Hiển thị các bài đăng có nhãn 1954. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 1954. Hiển thị tất cả bài đăng

07 tháng 5 2014

Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát

Báo Lao động từ 2004:

Name:  5119220661_a6c222068f_o.jpg
Views: 1511
Size:  100.7 KB

Name:  dbp 01.jpg
Views: 1888
Size:  63.0 KB

Name:  dbp 02.jpg
Views: 3500
Size:  41.3 KB


Thiếu tướng Lê Mã Lương nói về chuyện tôn trọng lịch sử
07/05/2009 06:51 (GMT + 7)

(TuanVietNam)- Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm.
Lá cờ đã thấm máu của chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.


Lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.

- Chùm bài: Những kỷ vật thời chiến
Những bức thư "đi xuyên" lửa đạn
Những bức ảnh “Chúng tôi tiến vào dinh Độc Lập”

Thiếu tướng Lê Mã Lương, giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, đã bắt đầu câu chuyện với Tuần Việt Nam như thế.

"Những điều chưa chính xác từ trước, chúng tôi đã bằng các phương pháp tiếp cận với nhân chứng, với tài liệu, bằng phương pháp khoa học và thái độ khách quan, trả lại cho lịch sử những điều vốn có của nó.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu. Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm suy giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này”, Thiếu tướng khẳng định.

Biểu tượng chiến thắng…





Thiếu tướng Lê Mã Lương và lá cờ Quyết chiến quyết thắng

Thiếu tướng Lê Mã Lương kể: Lịch sử ghi nhận rằng, khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao 5 lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho 5 đại đoàn (Đại đoàn công pháo 351, Đại đoàn 304, Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Đặc biệt, trong đó có một lá cờ liên quan đến Đại đoàn 312, trung đoàn 209, tiểu đoàn 130, đại đội 366 và tiểu đội Thọc sâu (tiểu đội trưởng Trần Can).
Ngày 10/3/1954 tại Sở chỉ huy Đại đoàn ở km 70 có một cuộc họp gồm chỉ huy và chính ủy các trung đoàn, trong đó có trung đoàn 209 (trung đoàn trưởng là Hoàng Cầm, chính ủy là Trần Quân Lập).
Trong cuộc họp đó, chính ủy Đại đoàn 312 Trần Độ đã trao cho chính ủy trung đoàn 209 Trần Quân Lập lá cờ Quyết chiến quyết thắng. Sau đó, vì lý do một trận đánh có thể cần rất nhiều lá cờ, ông cũng giao cho một nhóm văn công của đại đoàn tìm vải đỏ là lập tức may một lá cờ khác, cũng thêu chữ Quyết chiến quyết thắng để giao cho trung đoàn 209.
Sau khi chính ủy trung đoàn Trần Quân Lập xuống kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của đại đội 366, chính ủy đã trực tiếp trao lá cờ này cho tiểu đội Thọc sâu.
Ngày 12/3/1954, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, trung đoàn 209 cùng với một trung đoàn bạn và các lực lượng khác có nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ Him Lam. Đây là căn cứ tiền tiêu đầu cầu và giữ một vị trí rất quan trọng, bằng mọi giá quân ta phải đột phá căn cứ này để làm bàn đạp tấn công trên các hướng, trong đó có đồi Độc Lập.
Chiều ngày 12/3/1954, các đơn vị bước vào trận địa xuất phát tấn công, triển khai hầm hào công sự chờ lệnh nổ súng xung phong. Đến chiều ngày 13/3, trung đoàn 209 đã tiếp cận vị trí xuất phát tấn công rất thuận lợi, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị, trong đó có trung đoàn 209 nổ súng.
Và suốt từ 17h5’ đến 22h30’ ngày 13/3, trận đánh đã diễn ra, sau khi được lệnh của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 130 ra lệnh cho đại đội 366 tổ chức đột phá. Trận đánh kết thúc giòn giã chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ, quân ta đã làm chủ căn cứ Him Lam.
Tiểu đội trưởng Trần Can tổ chức cho tiểu đội Thọc sâu tấn công các mục tiêu, yểm trợ cho chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh cầm lá cờ Quyết chiến quyết thắng cắm trên nóc hầm chỉ huy của tên thiếu tá chỉ huy căn cứ Him Lam.

Khoảnh khắc lịch sử




Thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương kể chuyện(Ảnh: Đinh Phương Linh)

Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định: “Bằng những tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng (trong đó có một nhân chứng rất quan trọng là trung tướng Trần Linh, nguyên là chính trị viên tiểu đoàn đánh đồi Him Lam), chúng tôi đã trả lại đúng lịch sử vốn có của lá cờ.
Trước đây, một số nhân chứng lịch sử, một số tài liệu, cuốn sách đã in nói rằng người cầm cờ là Tiểu đội trưởng Trần Can, nhưng điều đó không chính xác. Tiểu đội trưởng Trần Can chỉ được cầm lá cờ ấy với tư cách là tiểu đội trưởng Thọc sâu, và đã giao lá cờ đó cho chiến đấu viên của mình là Nguyễn Hữu Oanh”.
Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử VN. Lá cờ đã thấm máu của chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.

Ông cũng nói, nhiều tài liệu trước đây đã nhầm lẫn về việc này. (Ngay trong cuốn sách "Những kỷ vật kháng chiến (Sự im lặng lên tiếng)", NXB Công an nhân dân, trang 41, có bài viết "Lá cờ quyết chiến quyết thắng" của Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng từng khẳng định tiểu đội trưởng Trần Can là người cắm cờ).

Như vậy, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói, lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.
Trong lịch sử, ngày 7/5/1954, đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu một lực lượng của đại đội mình, trong đó có chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh vào hầm Đờ Cát ra lệnh cho Bộ tham mưu và tướng Đờ Cát ra hàng.
Sau này, khi Karmen dựng lại những hình ảnh đó cho bộ phim, ông đã giao lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho một chiến đấu viên của đại đội cầm lá cờ xông lên. Từ đó, trong tâm tưởng của mọi người đều nghĩ rằng có lá cờ cắm trên nóc hầm của tướng Đờ Cát.

“Tất nhiên, suy cho đến cùng, sau một trận đánh, một chiến dịch, hoặc khi chúng ta có cả một chiến thắng vĩ đại, thì máu xương của dân tộc Việt Nam đã đổ, xương đã chất thành núi, máu đã chảy thành sông, đó là chiến công của cả dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu.

Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này”.


Thiếu tướng Lê Mã Lương quả quyết: Sau khi Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ghi nhận chính xác điều đó, chúng tôi đã cất lá cờ tung bay trên nóc hầm Đờ Cát trước đây có trưng bày ở bảo tàng. Đó chỉ là một biểu tượng của chiến thắng. Phải tôn trọng sự thật. Ngay cả khi làm tư vấn lịch sử cho một dự án ở di tích Điện Biên Phủ, tôi cũng góp ý rằng không nên có hình ảnh chiến sĩ ta cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát, vì lịch sử không có chuyện đó”.

Đinh Phương Linh (ghi)

Mọi người hãy chú ý đoạn in đậm,màu đỏ!


Thứ năm, 7/5/2009 | 09:31 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Hồi ức người quay phim chiến trường Điện Biên Phủ

"Lòng chảo lúc đó ngổn ngang như nghĩa địa bởi xác người và xe tăng. Những đường hào zíc zắc nhìn từ trên xuống cũng thấy cháy đen thui...", NSND Nguyễn Ngọc Quỳnh, người tham gia quay những thước phim chiến trường Điện Biên Phủ kể với VnExpress.net.
Chiều 5/5, trong căn nhà ở khu tập thể Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), NSND Nguyễn Ngọc Quỳnh hồi hộp nhớ lại hình ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 55 năm. Khi đó, ông mới 22 tuổi, người thấp bé, quần áo bộ đội đều phải cắt xén mới mặc vừa.
Được tham gia lớp quay phim, chụp ảnh chỉ 15 ngày nên mọi kiến thức khác, người nghệ sĩ đều phải học lỏm từ những thợ ảnh ngoài phố. Nhóm quay phim của ông chỉ được cấp phát chiếc Paillard Bolex 16 ly của Thụy Sĩ (loại gia đình có điều kiện kinh tế dùng quay chơi) để tác nghiệp. Phim được cấp it, nhóm quay phim liên tục phải kêu gọi anh em góp tiền mua. Bấm cảnh quay nào đều phải cân nhắc vì sợ lãng phí.
nghe-sy-1-1348814685_480x0.jpg
Nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Ngọc Quỳnh kể lại câu chuyện cảm động ghi lại những hình ảnh ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại nhà riêng. Ảnh: Hà Anh.
Hồi đó, nhóm quay phim chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chỉ có 4 người gồm: đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi - quay chính; Ngọc Quỳnh và Quý Lục - phụ quay và Nguyễn Sinh làm nhiệm vụ vác máy. Đầu năm 1954, những chàng lính trẻ này hành quân theo đại đoàn 308 vượt qua vực sâu, núi cao của đại ngàn Tây Bắc. Qua Lũng Lô, Pha Đin vút thẳng lên cao cuối cùng đoàn làm phim cũng đến được vòng vây của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Theo ông Quỳnh, khó khăn nhất với nhóm quay phim chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là làm sao bảo vệ được chiếc máy quay. "Cẩn thận nhất vẫn là anh Quý Lục, dùng gạo rang khô để chống ẩm cho máy. Mỗi khi có bom đạn dội xuống, anh lại giấu máy ôm vào lòng. Cách bảo vệ đó khiến máy quay 16 ly khi kết thúc chiến dịch vẫn không gặp bất cứ sự cố nào", ông Quỳnh hào hứng nói.
Với tốp quay phim ngày đó, hồi hộp nhất vẫn là thời khắc chuẩn bị nổ súng. Tháng 3/1954, bộ đội đánh đồn Him Lam mở màn chiến dịch. Diễn biến trận chiến hầu như trong bóng tối. Ông Quỳnh cho hay, mỗi khi pháo dội cháy sáng ông cùng những đồng nghiệp lại nhanh tay bấm máy, chớp được khoảnh khắc những khẩu pháo 105 ly hay giàn pháo thần kỳ của ta nã vào lòng địch.
Ngồi kể câu chuyện vài chục năm trước, đôi mắt người nghệ sĩ gần 80 tuổi hấp háy niềm vui. Chốc chốc, người bạn đời của ông chạy từ trong nhà ra để được thêm một lần nghe câu chuyện hào hùng mà chồng bà cùng những người đồng đội đã làm được.
Ông Quỳnh bảo, trong những trận đánh ở chiến dịch, kỷ niệm ông nhớ nhất khi đứng quay ở khu đồi phía Đông. Đứng trên các đồn bốt ở đây, ông cùng quay phim Lợi và phụ quay Lục có thể nhìn thấy toàn cảnh lòng chảo Mường Thanh. "Lòng chảo lúc đó ngổn ngang như nghĩa địa bởi xác người và xe tăng. Những đường hào zíc zắc nhìn từ trên xuống cũng thấy cháy đen thui...".
vv
Đoàn quay phim chọn góc quay. Ảnh: Thể thao Văn hóa.
Có kinh nghiệm chiến trường, ông Quỳnh xung phong trinh sát đi tìm các vị trí quay phim thích hợp nhất để tránh bị địch phát hiện. Bom đạn nổ vang trời. NSND Ngọc Quỳnh cùng đồng đội phải leo lên nhiều nóc hầm để lia máy xuống. "Đi đâu, chúng tôi cũng như kiềng 3 chân để truyền hơi ấm và sức mạnh cho nhau. Mỗi khi bấm máy, tôi và Lục luôn đứng bên cạnh động viên để sao anh Lợi có những thước phim giá trị nhất...", ông Quỳnh nói.
Khi quay những cảnh đầu hàng và đồn bốt của địch cháy cảm thấy tự hào và phấn khích bao nhiêu thì gặp anh em đồng đội của mình nằm tử nạn tại chiến trường lại cảm thấy đau xót bấy nhiêu. Ông Quỳnh nấc từng hồi khi kể về những người đồng đội chưa một lần biết tên.
"Dưới chân lô cốt của địch, mấy chiến sỹ của ta bị thương đang quằn quại đau đớn khiến tôi bật khóc. Không biết làm gì để cứu chữa, tôi gọi anh em đồng đội để đưa họ ra tuyến sau để băng bó. Mấy chục năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại hình ảnh đó không sao cầm được nước mắt", ông kể. Trên gương mặt người nghệ sĩ gần qua tuổi 80, những giọt nước mờ đục lăn dài trên gò má nhăn nheo.
Trong một lần đi quay tại chiến hào của địch vừa giành được, một loạt pháo sáng bỗng dội đến khiến ông Quỳnh ngất lịm. Khi tỉnh dậy, toàn thân ê ẩm, miệng đầy đất cát. Phải mất hơn 2 tiếng sau ông cùng đồng đội mới lết ra được ngoài.
nghe-si-1348814685_480x0.jpg
Chàng trai Nguyễn Ngọc Quỳnh đứng phía cuối cùng (áo sẫm màu) cùng đồng đội tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu, 50 hộp với hàng nghìn thước phim sống động đã được những nhà quay phim chiến trường ghi lại. Những cuốn phim tư liệu sống này theo chân đạo diễn Tiến Lợi sang Trung Quốc tráng và làm hậu kỳ.
Nửa năm sau, dưới tán rừng Việt Bắc, những thước phim Điện Biên lần đầu được mang ra phục vụ công chúng. 55 năm trôi qua, giờ đây mỗi khi xem lại, ông Quỳnh và những người đồng đội đều nhớ như in những cảnh đó được quay ở thời khắc nào. Những thước phim quý giá ngày đó chứa đầy máu và nước mắt.
"Sung sướng nhất vẫn là quay cảnh chiến sỹ của ta cắm cờ trên nóc hầm của tướng Đờ Cát. Họ hò hét sung sướng, Còn tôi cảm thấy tự hào vì mình là một trong những người ghi lại thời khắc lịch sử đầy ý nghĩa này", ông Quỳnh nói.
Gối đã mỏi, mắt không còn tinh như chàng thanh niên thủa nào nhưng ông vẫn ước ao lại có dịp quay trở lại chiến trường xưa để chứng kiến những thay da đổi thịt nơi đây. "Điện Biên, Điện Biên - hai tiếng thiêng liêng đó lúc nào cũng trong ký ức của tôi", ông cười rạng rỡ.
Hà Anh
 Tem ĐBP phát hành tháng 10-1954 không có cờ trên nóc hầm, mà ở chỗ khác:

Name:  23571991_product.jpg
Views: 1964
Size:  26.3 KB

Không nhớ mạng nào đó có trích dẫn một nhà sử học VN nói: Sau này cũng có một cảnh đã được dựng ở Sơn Tây năm 1968?

Name:  5120230686_14837a227e_o.jpg
Views: 1530
Size:  74.7 KB

Name:  01584569_product.jpg
Views: 1525
Size:  18.7 KB


Ông Karmen quả là dựng phim rất giỏi!  https://www.google.com.vn/search?hl=vi&tbm=vid&q=%C4%91%E1%BA%A1o+di%E1%BB%85n+roman+karmen&spell=1&bav=on.2,or.r_cp.&cad=b&biw=1338&bih=838&dpr=1&ech=1&psi=yzBLVY_cNoTamAWW9ICQBg.1430991183689.3&ei=TzFLVbKxNeXQmwWDxYGwAg&emsg=NCSR&noj=1


Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình, Cao Bằng).

Trong phim "Việt Nam", Karmen cũng chỉ có thêm mấy tấm ảnh màu:

Name:  1944 03.jpg
Views: 1542
Size:  64.3 KB

Name:  1944 02.jpg
Views: 1517
Size:  68.3 KB

Name:  1944 01.jpg
Views: 1640
Size:  70.6 KB

Mấy tấm hình này quá mờ, khó biết thêm được điều gì. Chỉ có điểm hơi lạ là tât cả mọi người đều giơ tay trái để tuyên thệ?

Trong cuốn hồi ký Ánh sáng đây rồi, tác giả Nông Văn Lạc kể:

Người cao, thấp, khác nhau. Quần áo đủ màu. Súng nhiều loại, có khẩu súng máy nhỏ mới toanh, đồng chí Hoàng Sâm được cầm.

Nghe tiếng hô chào cờ mấy chục cặp mắt nhìn theo lá cờ từ từ kéo lên. Ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đồng chí đại biểu liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng, ban khu, ban châu, tổng, xã tiếng vỗ tay lại náo nhiệt. Đồng chí Văn đứng ra tuyên bố và đọc chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của đoàn thể.

Lời thề danh dự của hơn ba mươi đồng chí vang lên khắp khu rừng.


Nguồn: http://www.phunuonline.com.vn/2011/Pages/cuon-hoi-ky-hiem-hoi-ve-ngay-lich-su-22121944.aspx
Name:  1248a%20(3)_jpg.jpg
Views: 2962
Size:  96.2 KB

Nếu căn cứ vào đoạn trên, chắc phải có cột cờ, thì cờ mới được "từ từ kéo lên" chứ!?

Theo thông tin được các nhân chứng kể lại:
Khi làm lễ, lúc đó khoảng 5h chiều, lại ở trong rừng, mùa đông nên trời tối, không nhìn mặt hết tất cả mọi người...

Nguồn: http://giadinh.net.vn/20100901093642386p0c1000/doi-viet-nam-tuyen-truyen-giai-phong-quan-chi-co-34-nguoi.htm
Nếu đúng vậy, thì thật khó chụp ảnh rõ thế này:

Name:  DoivienVNtuyentruyenGPQ.jpg
Views: 1473
Size:  100.7 KB



Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát (Nguyễn Đoàn - Lao Động)

Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát

Trận Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu. Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này.
Đồng chí Hoàng Đăng Vinh được
Bác Hồ gắn huân chương và huy hiệu
sau chiến dịch Điện Biên Phủ. 
Từ một bài báo...

Tôi đọc tạp chí "Lịch sử quân sự" số 5-2001 trang 19 có bài của đại tá Trần Quang Vĩ, viết: "14 giờ chiều ngày 7.5.1954, Đại đội 360 vượt hàng rào bùng nhùng, bất ngờ tiến công cứ điểm 507. Địch chống cự yếu ớt rồi bỏ súng giơ tay hàng. Không đầy 15 phút, cứ điểm 507 đã bị đánh chiếm. Ngay sau đó, đài quan sát trung đoàn báo cáo phát hiện có cờ trắng cả hai bên sông Nậm Rốm. Thời cơ đã đến, Ban chỉ huy trung đoàn hạ quyết tâm phải thừa thắng xông lên, lệnh cho Tiểu đoàn 130 và 154 vượt qua các cứ điểm 508, 509, cầu Mường Thanh tiến thẳng vào sở chỉ huy của Đờ Cát.

Nhận lệnh của trung đoàn, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy trung đội của Chu Bá Thệ vượt cầu Mường Thanh, mặc cho khẩu đại liên 12 ly 7 của địch đang khạc đạn, tiến thẳng vào hầm Đờ Cát. Lúc đầu có đồng chí Vinh và Nhỏ, sau đồng chí Luật tới thì cả năm người (Luật, Vinh, Nhỏ, Lam, Hiếu) xông vào hầm. Đồng chí Luật nói tiếng Pháp bắt tướng Đờ Cát đầu hàng cùng toàn bộ ban tham mưu của ông ta".

Như vậy không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát như trong phim, ảnh. Sự thực thì khi đó mỗi tiểu đoàn chỉ được phát một lá cờ đỏ sao vàng dưới có thêu chữ "Quyết chiến quyết thắng" và không phải chỉ có Đại đội 360 được giao nhiệm vụ đánh vào sở chỉ huy của địch nên đại đội cũng không có lá cờ nào để cắm trên nóc hầm Đờ Cát lúc đó. Ông Vinh cho biết chưa bao giờ, khi kể chuyện bắt sống Tướng Đờ Cát, lại nói đến việc đã cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy. Ông cũng đã báo cáo với Tổng cục Chính trị tháng 5.1984, nói với cán bộ Viện Lịch sử Quân sự VN khi về làm việc năm 1983 và trước Hội nghị các nhà báo họp tại Điện Biên tháng 3.1994 về vấn đề này. Ông nói: Sự việc diễn ra vào lúc 5 giờ chiều, ở miền núi đã hết bóng nắng nên cũng không ai cắm cờ để chụp ảnh. Việc chụp ảnh và quay phim là do nhà điện ảnh Karmen (Liên Xô) phối hợp với điện ảnh ta quay phim. Khi quay, kịch bản có cảnh cắm cờ để làm rõ chủ đề chiến thắng. Ba chiến sĩ được chọn ra để phất cờ và vác súng trên nóc hầm Đờ Cát như lâu nay ta thường thấy trong ảnh không phải là nhóm chiến sĩ của đồng chí Luật mà là các chiến sĩ của Đại đoàn 316 dựng lại giờ phút vinh quang của chiến thắng".

... đến việc cố gắng ghi dấu khoảnh khắc lịch sử
Từ bài báo trên, tôi rất băn khoăn về việc có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát hay không? Vì từ năm 1954 đến nay, trong ảnh, tranh, cho đến cả con tem bưu chính và các văn hoá phẩm khác khi nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ đều lấy cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát của Karmen quay làm hình ảnh tiêu biểu. Riêng tem bưu chính phát hành 20 mẫu tem trong 6 đợt về Điện Biên Phủ, thì có đến 9 mẫu tem có vẽ hình ảnh cắm cờ. Để tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này, tôi đã đi tìm nhân chứng sống là Tạ Quốc Luật, Đại đội trưởng, Hoàng Đăng Vinh và đồng chí Nhỏ, Đào Văn Hiếu và đồng chí Lam ở Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 hồi ấy thì được biết nay đồng chí Nhỏ và đồng chí Luật đã mất, đồng chí Lam từ khi vào chiến trường miền Nam không rõ nay ở đâu, chỉ còn xác định được địa chỉ của đồng chí Đào Văn Hiếu ở Ngọc Hưng - Nga Sơn - Thanh Hoá, Hoàng Đăng Vinh nay là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Bắc Ninh. Tôi đến gặp ông Vinh và được ông Vinh kể lại toàn bộ diễn biến trận đánh và khẳng định: "Không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát vì thứ nhất tiểu đội chúng tôi không mang theo cờ, đại đội của tôi cũng không mang theo cờ, thứ hai là lúc đó đã chiều rồi, cả khu trung tâm đó không có một nhà nào, toàn giao thông hào, tù binh đã được áp giải ra hết và đơn vị chúng tôi cũng rút ra theo".

Như vậy, giờ phút cuối cùng của cuộc chiến này, bộ đội ta chỉ xông vào hầm sở chỉ huy của địch bắt sống Đờ Cát và toàn bộ đội ngũ sĩ quan của ông ra rồi áp giải đi, không có chuyện các chiến sĩ xông lên phất cờ trên nắp hầm Đờ Cát, mà đó là cảnh nhà quay phim Karmen dựng thêm khi quay phim.
Nguyễn Đoàn
Xem thêm:
 
Vào lúc 16h20', ngày 7/5/1954, Đại đội 360 thuộc Tiểu đoàn 130 đã tiến công thẳng
vào hầm ngầm của Thiếu tướng Đờ Cát-xtơ-ri, bắt sống toàn bộ Ban Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm của Pháp và phất cao ngọn cờ "Quyết chiến, quyết thắng" trên nóc hầm chỉ huy của Tướng Đờ Cát-xtơ-ri báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng (Ảnh: tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)

06 tháng 5 2010

Việt Nam 1948 - 1954

Supplétifs en Indochine
6-1948 Hong Kong Emperor Bao Dai of Annam lighting cigarette.
6-1948 Hong Kong Emperor Bao Dai of Annam sitting in chair
  7-1948 Annamite soldier guarding the Terres Touges rubber plantation, in French Indo China.
7-1948 Center of frontier town, displaying a drawing of Mickey Mouse on building, in French Indo China
  7-1948 Dong Dang Enemy leaving railroad ties torn from the tracks, in French Indo China.
  7-1948 Engine sandwiched between two sets of flat-cars loaded with sand, allowing detonation of any mines hooked on to the tracks by the Vietminh, in French Indo China
  7-1948 French propaganda poster hanging on building, in French Indo China. Saigon
  7-1948 Gutted houses left standing in village, in French Indo China
7-1948 Hoa Hao women troops in training, in French Indo China
7-1948 Hoa Hao women's troops practicing their techniques, in French Indo China
7-1948 Hoa Hao women's troops training for jungle war with sabers, in French Indo China
7-1948 Pope and troops standing in front of temple, in French Indo China 7-1948 Soldier guarding a tower on highway, in French Indo China
7-1948 Troops going through chow line, in French Indo China
8-1948 Hong Kong Refugee Emperor Bao Dai of Annam shaking hands with dog
1948 Annamete ladies walking among the palms
1948 Couples jitterbug dancing at local club. Saigon
1948 Elegant country club, reminding people of the elegant life once enjoyed by European Colonists, in French Indo China
1948 Exterior view of Hotel deVille, in French Indo China
1948 French missionaries walking along street, in French Indochina
1948 In French Indo China, oxen pulling carts down the street
1948 In French Indo China, racks of bicycles lining the street. Saigon
1948 Large French transport sitting among local vessels, with fruit vendors selling their wares in foreground, in French Indo China
1948 Locals enjoying the horse races on a Sunday afternoon, in French Indo China
1948 Locals enjoying the town garden, in French Indochina
1948 Locals riding the street car, in French Indochina. Saigon
1948 Man walking over an arched bridge, in French Indochina
1948 Man watching shop in store while others sit and talk, in French Indochina
1948 Movie house advertising movie, 'Till The Clouds Roll By,' in French Indo China
1948 Native laborers working cementing gun emplacements, in French Indo China
1948 Natives crossing bridge, in French Indochina
1948 Natives shopping at local vendors, in French Indochina
1948 Patrons having drinks at local swimming pool
1948 People sitting in street café
1948 Saigon French soldiers sitting in sidewalk cafe, in French Indochina
1948 Two large French coastal patrol ships sitting among local vessels, in French Indo China
1948 Typical street in Saigon, with cyclists and Tarzan movie advertising at local theatre
1948 Vessels working in the harbor, in French Indo China
1948 Vietnamese Cyclo-rickshaw boy sleeping in front of hotel, waiting on fare, in French Indochina
1948 Young boy sleeping during siesta time, in French Indo China
1949 Vietnamese men perching like birds atop an iron fence to watch the Sunday pony races
3-1950 A local citizen driving a cart moved by two bulls through the streets
3-1950 A picture of Bao Dai hanging on the Saigon city hall
3-1950 Bao Dai's picture adorning the city hall
3-1950 Boats stacked about and floating in the harbor of the Saigon river
3-1950 People walking around on the main street of Cholon.
3-1950 Saigon The jammed up Saigon river passing through Saigon
3-1950 The General's Headquarters standing behind a field of grass
4-1950 Admiral Russel S. Berkey (L) walking with Emperor of Indo-China Boa Dai (R) along the deck of the U.S.S. Stickell.
4-1950 Admiral Russel S. Berkey drinking champaing while sitting with Emperor Bao Dai (R).
4-1950 Admiral Russel S. Berkey sitting with Emperor Bao Dai
4-1950 Admiral Russel S. Berkey visiting with Emperor of Indo-China Bao Dai (2L).
4-1950 Saigon (L to R) Admiral Russel S. Berkey, Bao Dai, Edmund A. Gullion, Indonesian President Tran Van Huu consulting on issues
29-5-1950 Time cover of Emperor Bao Dai
1950 A Chinese family having dinner somewhere in the city.
1950 A local woman selling oysters while peering into the distance
1950 People going wild in a night club called 'Le Florence.'
1950 Phat Diem (L-R) Catholic Bishops Le Huu Tu and Pham Ngoc Chi
1950 Spanish Ball of the foreign colony
1950 The marketplace scene in where sugar cane is for sale
1950 Vietnamese Catholic Bishop Le Huu Tu.
Cholon 3-1950 Chinese nationalist flags flying side by side with French colors in city of Cholon, French Indo China
General Jean de Lattre Tassigny, commamner in chief of French forces in Vietnam, at headquarters. Hanoi 1950
General Jean de Lattre Tassigny, commander in chief of French forces in Indochina, standing outside headquarters holding map of Indochina. Hanoi 1950























Bishop Le Huu Tu




Emperor of Indo-China Bao Dai


12-1953 Formations of Vietnam people being marched through the French attacked village. during French Indochina War.
12-1953 Vietnam refugee women and children sitting on the grassy surface during the French attack on Vietminh forces during French Indochina war
1953 Dien Bien Phu Two Vietnamese are standing in the field while the tanks and troops are passing by
French paratroopers floating down onto the highly military covered ground during French Indochina war.Dien Bien Phu 11-1953
3-1954
3-1954 Emperor, Bao Dai tailed by Gen. Rene Cogny and Indo Chinese officals, making brief inspection visit to an air field in wartorn Indo China
3-1954 Emperor, Bao Dai, nattily attired in well-tailered suit, sun glasses, sport shoes, and tailed by Gen. Rene Cogny (C) and Indo Chinese officals
3-1954 Gen. Rene Cogny, French Army commander, face very serious and rather sad, as he futifully walks behind the absentee playboy ruler of Annam, Bao Dai
3-1954 In French Indo China War, American F-84 fighter planes given to France by US.
7-1954
7-1954 A view of the conference room where the peace talks are taking place
7-1954 French jeeps captured by Vietnamese soldiers
7-1954 French soldier and Vietnamese soldier on guard during the peace talks.
7-1954 Photographers taking pictures at the French-Vietnamese peace talks.
7-1954 Vietminh personnel attending peace talks
7-1954 Vietminh personnel attending peace talks
7-1954 Vietnamese General Van Tien Dung (2L) relaxing during the peace talks with France.
7-1954 Vietnamese General Van Tien Dung (R) speaking at the peace talks with France.
7-1954 Vietnamese General Van Tien Dung (R) speaking at the peace talks with France
7-1954 Vietnamese General Van Tien Dung attending the peace talks with France.

7-1954 Vietnamese General Van Tien Dung attending the peace talks with France
7-1954 Vietnamese General Van Tien Dung speaking at the peace talks
Vietnamese troops retreating from NamDinh to Hanoi. 7-1954
Mrs. Christian Castries packing a box of toiletries to sent to her husband. 1954
Boy walking past wall with writing that urges people to flee south from the Communists. Hanoi 10-1954
Women walking beside a wall bearing political sayings. 10-1954



Operation Passage to Freedom, October 1954

Vietnamese refugees board LST 516 for their journey from Haiphong, North Vietnam, to Saigon, South Vietnam during Operation Passage to Freedom, October 1954. This operation evacuated thousands of Vietnamese refugees from the then newly created Communist North Vietnam to the Democratic South Vietnam. By the end of the operation, the Navy had carried to freedom more then 293,000 immigrants, vehicles, and other cargo. The Naval Historical Center and Surface Navy Association are seeking Navy veterans and former Vietnamese refugees who witnessed and participated in this little known rescue. U.S. Navy photo. (RELEASED).
Vietnamese refugee in a topsides food service line on board USS Bayfield (APA-33), while enroute from to Saigon, Indochina, August 1954.
A Navy Hospital Corpsman administers medical treatment to a Vietnamese refugee with an painfully infected arm, while en route from Haiphong to Saigon, Indochina, on board USS Bayfield (APA-33), 7 September 1954.
Vietnamese refugee receives medical treatment from a Navy Hospital Corpsman, while en route from Haiphong to Saigon, Indochina, on board USS Bayfield (APA-33), 7 September 1954.
Young Vietnamese refugee lends a helping hand to a sailor chipping paint on board USS Bayfield (APA-33), while enroute from Haiphong to Saigon, Indochina, 7 September 1954.
Vietnamese refugee children coax for candy, while en route from Haiphong to Saigon, Indochina, on board USS Bayfield (APA-33), circa September 1954.
USS Bayfield (APA-33) docks at Saigon, Indochina, to offload refugees following a trip from Haiphong, September 1954.
Each holding a package of rice and fish, Vietnamese refugees leave USS Bayfield (APA-33) at Saigon, Indochina, after a trip from Haiphong, September 1954
A Vietnamese mother and baby are helped down the gangway of USS Estes (AGC-12), as refugees arrive at Saigon after being evacuated from the North.
Vietnamese refugees receive food on board USS Bayfield (APA-33) while en route to Saigon, Indochina, from Haiphong, circa September 1954.
Four crewmen display a welcoming banner for Vietnamese refugees coming on board USS Bayfield (APA-33) for passage to Saigon, Indochina, from Haiphong, 3 September 1954.
A Sailor assists a heavily burdened Vietnamese refugee boarding USS Bayfield (APA-33) for passage to Saigon, Indochina, from Haiphong, 3 September 1954.
Navy Chaplain Lieutenant Francis J. Fitzpatrick assists Vietnamese refugees on board USS Bayfield (APA-33), circa September 1954. He acted as their intrepreter during their voyage to Saigon, Indochina, from Haiphong.
A crewmen rations out water for Vietnamese refugees on board USS Bayfield (APA-33) during their journey to Saigon, Indochina, from Haiphong, circa September 1954
Saigon Warships floating in the Saigon river in the harbor.
The jammed up Saigon river passing through Saigon.

TIME cover 11-22-1954 illustration of Ho Chi Minh