Báo Lao động từ 2004:
Thiếu tướng Lê Mã Lương nói về chuyện tôn trọng lịch sử
07/05/2009 06:51 (GMT + 7)
(TuanVietNam)- Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là lá cờ duy nhất được cắm.
Lá cờ đã thấm máu của chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.
Lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ là biểu
tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi”
của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.
- Chùm bài:
Những kỷ vật thời chiến
Những bức thư "đi xuyên" lửa đạn
Những bức ảnh “Chúng tôi tiến vào dinh Độc Lập”
Thiếu tướng Lê Mã Lương, giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, đã bắt đầu câu chuyện với
Tuần Việt Nam như thế.
"Những điều chưa chính xác từ trước, chúng tôi đã bằng các phương
pháp tiếp cận với nhân chứng, với tài liệu, bằng phương pháp khoa học và
thái độ khách quan, trả lại cho lịch sử những điều vốn có của nó.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa
cầu. Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm suy
giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này”, Thiếu tướng khẳng định.
Biểu tượng chiến thắng…
Thiếu tướng Lê Mã Lương và lá cờ Quyết chiến quyết thắng
Thiếu tướng Lê Mã Lương kể: Lịch sử ghi nhận rằng, khi bước vào chiến
dịch Điện Biên Phủ, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao 5 lá cờ Quyết
chiến quyết thắng cho 5 đại đoàn (Đại đoàn công pháo 351, Đại đoàn
304, Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).
Đặc biệt, trong đó có một lá cờ liên quan đến Đại đoàn 312, trung đoàn
209, tiểu đoàn 130, đại đội 366 và tiểu đội Thọc sâu (tiểu đội trưởng
Trần Can).
Ngày 10/3/1954 tại Sở chỉ huy Đại đoàn ở km 70 có một cuộc họp gồm chỉ
huy và chính ủy các trung đoàn, trong đó có trung đoàn 209 (trung đoàn
trưởng là Hoàng Cầm, chính ủy là Trần Quân Lập).
Trong cuộc họp đó, chính ủy Đại đoàn 312 Trần Độ đã trao cho chính ủy
trung đoàn 209 Trần Quân Lập lá cờ Quyết chiến quyết thắng. Sau đó, vì
lý do một trận đánh có thể cần rất nhiều lá cờ, ông cũng giao cho một
nhóm văn công của đại đoàn tìm vải đỏ là lập tức may một lá cờ khác,
cũng thêu chữ Quyết chiến quyết thắng để giao cho trung đoàn 209.
Sau khi chính ủy trung đoàn Trần Quân Lập xuống kiểm tra công tác
chuẩn bị chiến đấu của đại đội 366, chính ủy đã trực tiếp trao lá cờ này
cho tiểu đội Thọc sâu.
Ngày 12/3/1954, thực hiện mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, trung
đoàn 209 cùng với một trung đoàn bạn và các lực lượng khác có nhiệm vụ
tiêu diệt căn cứ Him Lam. Đây là căn cứ tiền tiêu đầu cầu và giữ một vị
trí rất quan trọng, bằng mọi giá quân ta phải đột phá căn cứ này để làm
bàn đạp tấn công trên các hướng, trong đó có đồi Độc Lập.
Chiều ngày 12/3/1954, các đơn vị bước vào trận địa xuất phát tấn công,
triển khai hầm hào công sự chờ lệnh nổ súng xung phong. Đến chiều ngày
13/3, trung đoàn 209 đã tiếp cận vị trí xuất phát tấn công rất thuận
lợi, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị, trong đó có trung
đoàn 209 nổ súng.
Và suốt từ 17h5’ đến 22h30’ ngày 13/3, trận đánh đã diễn ra, sau khi
được lệnh của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 130 ra lệnh cho đại đội 366 tổ
chức đột phá. Trận đánh kết thúc giòn giã chỉ trong vòng 4 tiếng đồng
hồ, quân ta đã làm chủ căn cứ Him Lam.
Tiểu đội trưởng Trần Can tổ chức cho tiểu đội Thọc sâu tấn công các mục
tiêu, yểm trợ cho chiến đấu viên Nguyễn Hữu Oanh cầm lá cờ Quyết chiến
quyết thắng cắm trên nóc hầm chỉ huy của tên thiếu tá chỉ huy căn cứ
Him Lam.
Khoảnh khắc lịch sử
Thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương kể chuyện(Ảnh: Đinh Phương Linh)
Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định:
“Bằng những tư liệu, gặp gỡ các
nhân chứng (trong đó có một nhân chứng rất quan trọng là trung tướng
Trần Linh, nguyên là chính trị viên tiểu đoàn đánh đồi Him Lam), chúng
tôi đã trả lại đúng lịch sử vốn có của lá cờ.
Trước đây, một số nhân chứng lịch sử, một số tài liệu, cuốn sách đã
in nói rằng người cầm cờ là Tiểu đội trưởng Trần Can, nhưng điều đó
không chính xác. Tiểu đội trưởng Trần Can chỉ được cầm lá cờ ấy với tư
cách là tiểu đội trưởng Thọc sâu, và đã giao lá cờ đó cho chiến đấu
viên của mình là Nguyễn Hữu Oanh”.
Theo thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến thắng Điện Biên Phủ, chỉ có lá cờ trên đồi Him Lam là
lá cờ duy nhất được cắm,
hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử VN. Lá cờ đã thấm máu của chiến
đấu viên Nguyễn Hữu Oanh, ngoài ra không còn một lá cờ nào khác.
Ông cũng nói, nhiều tài liệu trước đây đã nhầm lẫn về việc này. (Ngay
trong cuốn sách "Những kỷ vật kháng chiến (Sự im lặng lên tiếng)", NXB
Công an nhân dân, trang 41, có bài viết "Lá cờ quyết chiến quyết thắng"
của Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng từng khẳng định tiểu đội trưởng Trần
Can là người cắm cờ).
Như vậy, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói, lá cờ cắm trên nóc hầm Đờ Cát chỉ
là biểu tượng, xuất hiện lần đầu trong bộ phim “Việt Nam trên đường
thắng lợi” của nhà quay phim Liên Xô Roman Karmen.
Trong lịch sử, ngày 7/5/1954, đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu một
lực lượng của đại đội mình, trong đó có chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh vào hầm
Đờ Cát ra lệnh cho Bộ tham mưu và tướng Đờ Cát ra hàng.
Sau này, khi Karmen dựng lại những hình ảnh đó cho bộ phim, ông đã
giao lá cờ Quyết chiến quyết thắng cho một chiến đấu viên của đại đội
cầm lá cờ xông lên. Từ đó, trong tâm tưởng của mọi người đều nghĩ rằng
có lá cờ cắm trên nóc hầm của tướng Đờ Cát.
“Tất nhiên, suy cho đến cùng, sau một trận đánh, một chiến dịch,
hoặc khi chúng ta có cả một chiến thắng vĩ đại, thì máu xương của dân
tộc Việt Nam đã đổ, xương đã chất thành núi, máu đã chảy thành sông, đó
là chiến công của cả dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến
thắng vĩ đại, chấn động địa cầu.
Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề làm giảm một
chút nào ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này”.
Thiếu tướng Lê Mã Lương quả quyết:
Sau khi Bảo tàng Lịch sử quân sự
Việt Nam ghi nhận chính xác điều đó, chúng tôi đã cất lá cờ tung bay
trên nóc hầm Đờ Cát trước đây có trưng bày ở bảo tàng. Đó chỉ là một
biểu tượng của chiến thắng. Phải tôn trọng sự thật. Ngay cả khi
làm tư vấn lịch sử cho một dự án ở di tích Điện Biên Phủ, tôi cũng góp ý
rằng không nên có hình ảnh chiến sĩ ta cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát, vì
lịch sử không có chuyện đó”.
Đinh Phương Linh (ghi)
Mọi người hãy chú ý đoạn in đậm,màu đỏ!
Thứ năm, 7/5/2009 | 09:31 GMT+7
Hồi ức người quay phim chiến trường Điện Biên Phủ
"Lòng
chảo lúc đó ngổn ngang như nghĩa địa bởi xác người và xe tăng. Những
đường hào zíc zắc nhìn từ trên xuống cũng thấy cháy đen thui...", NSND
Nguyễn Ngọc Quỳnh, người tham gia quay những thước phim chiến trường
Điện Biên Phủ kể với VnExpress.net.
Chiều 5/5, trong căn nhà ở khu
tập thể Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), NSND Nguyễn Ngọc Quỳnh hồi hộp
nhớ lại hình ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 55 năm. Khi đó, ông
mới 22 tuổi, người thấp bé, quần áo bộ đội đều phải cắt xén mới mặc vừa.
Được tham gia lớp quay phim, chụp ảnh chỉ 15 ngày nên
mọi kiến thức khác, người nghệ sĩ đều phải học lỏm từ những thợ ảnh
ngoài phố. Nhóm quay phim của ông chỉ được cấp phát chiếc Paillard Bolex
16 ly của Thụy Sĩ (loại gia đình có điều kiện kinh tế dùng quay chơi)
để tác nghiệp. Phim được cấp it, nhóm quay phim liên tục phải kêu gọi
anh em góp tiền mua. Bấm cảnh quay nào đều phải cân nhắc vì sợ lãng phí.
|
Nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Ngọc Quỳnh kể lại câu chuyện
cảm động ghi lại những hình ảnh ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại
nhà riêng. Ảnh: Hà Anh.
|
Hồi
đó, nhóm quay phim chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chỉ có 4 người gồm:
đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi - quay chính; Ngọc Quỳnh và Quý Lục - phụ quay
và Nguyễn Sinh làm nhiệm vụ vác máy. Đầu năm 1954, những chàng lính trẻ
này hành quân theo đại đoàn 308 vượt qua vực sâu, núi cao của đại ngàn
Tây Bắc. Qua Lũng Lô, Pha Đin vút thẳng lên cao cuối cùng đoàn làm phim
cũng đến được vòng vây của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Theo ông Quỳnh, khó khăn nhất với nhóm quay phim chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ là làm sao bảo vệ được chiếc máy quay. "Cẩn
thận nhất vẫn là anh Quý Lục, dùng gạo rang khô để chống ẩm cho máy. Mỗi
khi có bom đạn dội xuống, anh lại giấu máy ôm vào lòng. Cách bảo vệ đó
khiến máy quay 16 ly khi kết thúc chiến dịch vẫn không gặp bất cứ sự cố
nào", ông Quỳnh hào hứng nói.
Với tốp quay phim ngày đó, hồi hộp nhất vẫn là thời
khắc chuẩn bị nổ súng. Tháng 3/1954, bộ đội đánh đồn Him Lam mở màn
chiến dịch. Diễn biến trận chiến hầu như trong bóng tối. Ông Quỳnh cho
hay, mỗi khi pháo dội cháy sáng ông cùng những đồng nghiệp lại nhanh tay
bấm máy, chớp được khoảnh khắc những khẩu pháo 105 ly hay giàn pháo
thần kỳ của ta nã vào lòng địch.
Ngồi kể câu chuyện vài chục năm trước, đôi mắt người
nghệ sĩ gần 80 tuổi hấp háy niềm vui. Chốc chốc, người bạn đời của ông
chạy từ trong nhà ra để được thêm một lần nghe câu chuyện hào hùng mà
chồng bà cùng những người đồng đội đã làm được.
Ông Quỳnh bảo, trong những trận đánh ở chiến dịch, kỷ
niệm ông nhớ nhất khi đứng quay ở khu đồi phía Đông. Đứng trên các đồn
bốt ở đây, ông cùng quay phim Lợi và phụ quay Lục có thể nhìn thấy toàn
cảnh lòng chảo Mường Thanh. "Lòng chảo lúc đó ngổn ngang như nghĩa địa
bởi xác người và xe tăng. Những đường hào zíc zắc nhìn từ trên xuống
cũng thấy cháy đen thui...".
|
Đoàn quay phim chọn góc quay. Ảnh: Thể thao Văn hóa.
|
Có
kinh nghiệm chiến trường, ông Quỳnh xung phong trinh sát đi tìm các vị
trí quay phim thích hợp nhất để tránh bị địch phát hiện. Bom đạn nổ vang
trời. NSND Ngọc Quỳnh cùng đồng đội phải leo lên nhiều nóc hầm để lia
máy xuống. "Đi đâu, chúng tôi cũng như kiềng 3 chân để truyền hơi ấm và
sức mạnh cho nhau. Mỗi khi bấm máy, tôi và Lục luôn đứng bên cạnh động
viên để sao anh Lợi có những thước phim giá trị nhất...", ông Quỳnh nói.
Khi quay những cảnh đầu hàng và đồn bốt của địch cháy
cảm thấy tự hào và phấn khích bao nhiêu thì gặp anh em đồng đội của mình
nằm tử nạn tại chiến trường lại cảm thấy đau xót bấy nhiêu. Ông Quỳnh
nấc từng hồi khi kể về những người đồng đội chưa một lần biết tên.
"Dưới chân lô cốt của địch, mấy chiến sỹ của ta bị
thương đang quằn quại đau đớn khiến tôi bật khóc. Không biết làm gì để
cứu chữa, tôi gọi anh em đồng đội để đưa họ ra tuyến sau để băng bó. Mấy
chục năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại hình ảnh đó không sao cầm được nước
mắt", ông kể. Trên gương mặt người nghệ sĩ gần qua tuổi 80, những giọt
nước mờ đục lăn dài trên gò má nhăn nheo.
Trong một lần đi quay tại chiến hào của địch vừa giành
được, một loạt pháo sáng bỗng dội đến khiến ông Quỳnh ngất lịm. Khi
tỉnh dậy, toàn thân ê ẩm, miệng đầy đất cát. Phải mất hơn 2 tiếng sau
ông cùng đồng đội mới lết ra được ngoài.
|
Chàng trai Nguyễn Ngọc Quỳnh đứng phía cuối cùng (áo sẫm màu) cùng đồng đội tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
|
Ngày
chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu, 50 hộp với hàng nghìn
thước phim sống động đã được những nhà quay phim chiến trường ghi lại.
Những cuốn phim tư liệu sống này theo chân đạo diễn Tiến Lợi sang Trung
Quốc tráng và làm hậu kỳ.
Nửa năm sau, dưới tán rừng Việt Bắc, những thước phim
Điện Biên lần đầu được mang ra phục vụ công chúng. 55 năm trôi qua, giờ
đây mỗi khi xem lại, ông Quỳnh và những người đồng đội đều nhớ như in
những cảnh đó được quay ở thời khắc nào. Những thước phim quý giá ngày
đó chứa đầy máu và nước mắt.
"Sung sướng nhất vẫn là quay cảnh chiến sỹ của ta cắm
cờ trên nóc hầm của tướng Đờ Cát. Họ hò hét sung sướng, Còn tôi cảm thấy
tự hào vì mình là một trong những người ghi lại thời khắc lịch sử đầy ý
nghĩa này", ông Quỳnh nói.
Gối đã mỏi, mắt không còn tinh như chàng thanh niên
thủa nào nhưng ông vẫn ước ao lại có dịp quay trở lại chiến trường xưa
để chứng kiến những thay da đổi thịt nơi đây. "Điện Biên, Điện Biên -
hai tiếng thiêng liêng đó lúc nào cũng trong ký ức của tôi", ông cười
rạng rỡ.
Hà Anh
Tem ĐBP phát hành tháng 10-1954 không có cờ trên nóc hầm, mà ở chỗ khác:
Không nhớ mạng nào đó có trích dẫn một nhà sử học VN nói: Sau này cũng có một cảnh đã được dựng ở Sơn Tây năm 1968?
Ông Karmen quả là dựng phim rất giỏi! https://www.google.com.vn/search?hl=vi&tbm=vid&q=%C4%91%E1%BA%A1o+di%E1%BB%85n+roman+karmen&spell=1&bav=on.2,or.r_cp.&cad=b&biw=1338&bih=838&dpr=1&ech=1&psi=yzBLVY_cNoTamAWW9ICQBg.1430991183689.3&ei=TzFLVbKxNeXQmwWDxYGwAg&emsg=NCSR&noj=1
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình, Cao Bằng).
Trong phim "Việt Nam", Karmen cũng chỉ có thêm mấy tấm ảnh màu:
Mấy tấm hình này quá mờ, khó biết thêm được điều gì. Chỉ có điểm hơi lạ là tât cả mọi người đều giơ tay trái để tuyên thệ?
Trong cuốn hồi ký Ánh sáng đây rồi, tác giả Nông Văn Lạc kể:
Người cao, thấp, khác nhau. Quần áo đủ màu. Súng nhiều loại, có khẩu súng máy nhỏ mới toanh, đồng chí Hoàng Sâm được cầm.
Nghe tiếng hô chào cờ mấy chục cặp mắt nhìn theo lá cờ từ từ kéo lên.
Ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đồng chí đại biểu liên tỉnh
Cao-Bắc-Lạng, ban khu, ban châu, tổng, xã tiếng vỗ tay lại náo nhiệt.
Đồng chí Văn đứng ra tuyên bố và đọc chỉ thị thành lập Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân của đoàn thể.
Lời thề danh dự của hơn ba mươi đồng chí vang lên khắp khu rừng.
Nguồn: http://www.phunuonline.com.vn/2011/Pages/cuon-hoi-ky-hiem-hoi-ve-ngay-lich-su-22121944.aspx
Nếu căn cứ vào đoạn trên, chắc phải có cột cờ, thì cờ mới được "từ từ kéo lên" chứ!?
Theo thông tin được các nhân chứng kể lại:
Khi làm lễ, lúc đó khoảng 5h chiều, lại ở trong rừng, mùa đông nên trời tối, không nhìn mặt hết tất cả mọi người...
Nguồn: http://giadinh.net.vn/20100901093642386p0c1000/doi-viet-nam-tuyen-truyen-giai-phong-quan-chi-co-34-nguoi.htm
Nếu đúng vậy, thì thật khó chụp ảnh rõ thế này:
Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát (Nguyễn Đoàn - Lao Động)
Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát
Trận
Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu. Việc không
có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề giảm một chút nào ý nghĩa
lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này.
|
Đồng chí Hoàng Đăng Vinh được Bác Hồ gắn huân chương và huy hiệu sau chiến dịch Điện Biên Phủ.
|
Từ một bài báo...
Tôi đọc tạp chí "Lịch sử quân sự" số
5-2001 trang 19 có bài của đại tá Trần Quang Vĩ, viết: "14 giờ chiều
ngày 7.5.1954, Đại đội 360 vượt hàng rào bùng nhùng, bất ngờ tiến công
cứ điểm 507. Địch chống cự yếu ớt rồi bỏ súng giơ tay hàng. Không đầy 15
phút, cứ điểm 507 đã bị đánh chiếm. Ngay sau đó, đài quan sát trung
đoàn báo cáo phát hiện có cờ trắng cả hai bên sông Nậm Rốm. Thời cơ đã
đến, Ban chỉ huy trung đoàn hạ quyết tâm phải thừa thắng xông lên, lệnh
cho Tiểu đoàn 130 và 154 vượt qua các cứ điểm 508, 509, cầu Mường Thanh
tiến thẳng vào sở chỉ huy của Đờ Cát.
Nhận lệnh của trung đoàn,
Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy trung đội của Chu Bá Thệ vượt cầu
Mường Thanh, mặc cho khẩu đại liên 12 ly 7 của địch đang khạc đạn, tiến
thẳng vào hầm Đờ Cát. Lúc đầu có đồng chí Vinh và Nhỏ, sau đồng chí Luật
tới thì cả năm người (Luật, Vinh, Nhỏ, Lam, Hiếu) xông vào hầm. Đồng
chí Luật nói tiếng Pháp bắt tướng Đờ Cát đầu hàng cùng toàn bộ ban tham
mưu của ông ta".
Như vậy không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ
Cát như trong phim, ảnh. Sự thực thì khi đó mỗi tiểu đoàn chỉ được phát
một lá cờ đỏ sao vàng dưới có thêu chữ "Quyết chiến quyết thắng" và
không phải chỉ có Đại đội 360 được giao nhiệm vụ đánh vào sở chỉ huy của
địch nên đại đội cũng không có lá cờ nào để cắm trên nóc hầm Đờ Cát lúc
đó. Ông Vinh cho biết chưa bao giờ, khi kể chuyện bắt sống Tướng Đờ
Cát, lại nói đến việc đã cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy. Ông cũng đã báo
cáo với Tổng cục Chính trị tháng 5.1984, nói với cán bộ Viện Lịch sử
Quân sự VN khi về làm việc năm 1983 và trước Hội nghị các nhà báo họp
tại Điện Biên tháng 3.1994 về vấn đề này. Ông nói: Sự việc diễn ra vào
lúc 5 giờ chiều, ở miền núi đã hết bóng nắng nên cũng không ai cắm cờ để
chụp ảnh. Việc chụp ảnh và quay phim là do nhà điện ảnh Karmen (Liên
Xô) phối hợp với điện ảnh ta quay phim. Khi quay, kịch bản có cảnh cắm
cờ để làm rõ chủ đề chiến thắng. Ba chiến sĩ được chọn ra để phất cờ và
vác súng trên nóc hầm Đờ Cát như lâu nay ta thường thấy trong ảnh không
phải là nhóm chiến sĩ của đồng chí Luật mà là các chiến sĩ của Đại đoàn
316 dựng lại giờ phút vinh quang của chiến thắng".
... đến việc cố gắng ghi dấu khoảnh khắc lịch sử
Từ
bài báo trên, tôi rất băn khoăn về việc có chuyện cắm cờ trên nóc hầm
Đờ Cát hay không? Vì từ năm 1954 đến nay, trong ảnh, tranh, cho đến cả
con tem bưu chính và các văn hoá phẩm khác khi nói đến chiến thắng Điện
Biên Phủ đều lấy cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát của Karmen quay làm
hình ảnh tiêu biểu. Riêng tem bưu chính phát hành 20 mẫu tem trong 6 đợt
về Điện Biên Phủ, thì có đến 9 mẫu tem có vẽ hình ảnh cắm cờ. Để tìm
hiểu sâu thêm về vấn đề này, tôi đã đi tìm nhân chứng sống là Tạ Quốc
Luật, Đại đội trưởng, Hoàng Đăng Vinh và đồng chí Nhỏ, Đào Văn Hiếu và
đồng chí Lam ở Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312
hồi ấy thì được biết nay đồng chí Nhỏ và đồng chí Luật đã mất, đồng chí
Lam từ khi vào chiến trường miền Nam không rõ nay ở đâu, chỉ còn xác
định được địa chỉ của đồng chí Đào Văn Hiếu ở Ngọc Hưng - Nga Sơn -
Thanh Hoá, Hoàng Đăng Vinh nay là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Bắc
Ninh. Tôi đến gặp ông Vinh và được ông Vinh kể lại toàn bộ diễn biến
trận đánh và khẳng định: "Không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát vì
thứ nhất tiểu đội chúng tôi không mang theo cờ, đại đội của tôi cũng
không mang theo cờ, thứ hai là lúc đó đã chiều rồi, cả khu trung tâm đó
không có một nhà nào, toàn giao thông hào, tù binh đã được áp giải ra
hết và đơn vị chúng tôi cũng rút ra theo".
Như vậy, giờ phút cuối
cùng của cuộc chiến này, bộ đội ta chỉ xông vào hầm sở chỉ huy của địch
bắt sống Đờ Cát và toàn bộ đội ngũ sĩ quan của ông ra rồi áp giải đi,
không có chuyện các chiến sĩ xông lên phất cờ trên nắp hầm Đờ Cát, mà đó
là cảnh nhà quay phim Karmen dựng thêm khi quay phim.
Nguyễn Đoàn
Xem th
êm:
Vào lúc 16h20', ngày 7/5/1954, Đại đội 360 thuộc Tiểu đoàn 130 đã tiến công thẳng
vào
hầm ngầm của Thiếu tướng Đờ Cát-xtơ-ri, bắt sống toàn bộ Ban Chỉ huy
Tập đoàn cứ điểm của Pháp và phất cao ngọn cờ "Quyết chiến, quyết thắng"
trên nóc hầm chỉ huy của Tướng Đờ Cát-xtơ-ri báo hiệu chiến dịch Điện
Biên Phủ đã toàn thắng (Ảnh: tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)