Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đình Đạt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đình Đạt. Hiển thị tất cả bài đăng

29 tháng 4 2010

Ảnh của nhân chứng lịch sử 30-4-1975 Nguyễn Đình Đạt (II)

Xem trước: Ảnh của nhân chứng lịch sử 30-4-1975 Nguyễn Đình Đạt

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn Giải Phóng,chúng tôi gặp nhau và kể từ ấy ...biết bao nhiêu thay đổi,mời các bác xem hình cho vui nhé.
tháng 8-1975,buổi tối trời mưa đứng trên balcon nhà mình tại 181 Đồng Khởi (đối diện K/S Continental) lúc đó đường vẩn còn mang tên Tự Do và xe chạy hai chiều,nay là đường Đồng khởi 
[​IMG]

Đạt và bà xã ngày ấy.Hôm đó hình như bị cúp điện
[​IMG]

khoản 19h thì đường phố sẻ không còn người nào,nếu không được phân công nhiệm vụ của Ban Quân Quảng.
xăng củng không còn bán tự do nên có xe hơi thì củng vứt bỏ,bán thì rẻ mạc cở hai chiếc xe đạp mà thôi,lúc này xe đạp quý lắm,nằm mơ củng không thấy. 
Góc đường vẩn còn bản đường Tự Do Ks Continental ngày ấy.
[​IMG]

chỉ vài ngày sau giải phóng,người dân đem những đồ coi là không cần thiết ra bán trước cửa nhà mình để lấy tiền mua gạo ăn qua ngày.

Ảnh: lần đầu tôi thấy thanh niên học sinh tụ họp cầm biểu ngữ theo hướng dẩn của cán bộ phụ trách thanh niên,đi tuần hành trên đường phố kêu gọi thanh niên tham gia học tập theo cách mạng.
góc trái ảnh là lá cờ giải Phóng nửa xanh nửa đỏ,ở giữa sao vàng.
bên dưới là người dân đem đồ nhà ra bán lấy tiền.
[​IMG]

Cuộc sống của người dân,luôn quan tâm theo dõi tin tức báo chí,rất nhiều người phải ra đường mưu sinh bằng nghề đạp xích lô.nhìn bác này tôi nhận xét :không phải chuyên nghiệp
ảnh chụp trước cửa nhà KS Continental
[​IMG]


Kể từ đó,lệnh giới nghiêm từ 20h đến 6h sáng được thông báo trên radio,ti vi đen trắng phát sóng từ 19h đến 20h sau đó dần dần được tăng lên nhiều giờ hơn.

cuộc sống bị đảo lộn,không riêng ai mọi người đều lo lắng cho miếng ăn 2 bửa hàng ngày.
một ngày không có gạo thì sẻ ra sao?một tuần,một tháng thì sẻ như thế nào.có trong hoàng cảnh đó mới thấu hiểu,

Hôm nay,lục lại hình xưa những ngày tháng đó thì cảm súc của tôi thật khó tả,mùi giấy ảnh mấy chục năm vẩn còn nguyên,đúng cái mùi ngày xưa tôi hửi thường xuyên mỗi ngày khi làm ảnh.

một thời gian mấy tháng không có gì để làm ngoài ăn 2 bửa cơm,buồn chán,lo sợ cho những ngày tới..

[​IMG]

xuốc ngày ở trong nhà,không dám ra xa nhà,tuổi lúc ấy còn quá trẻ nên chỉ biết ngồi nghe nhạc cho đở buồn nhưng không được nghe nhạc VN chế độ củ.

[​IMG]




[​IMG]Hình ảnh này : các cảnh sát giao thông chế độ củ được mặt quân phục cảnh sát giao thông màu vàng của chế độ mới để điều hoà giao thông trong thành phố. Có khác biệt là không được trang bị súng,và không có quân hàm cấp bậc

Sau ngày 30-4-1975,các nhà hàng khách sạn hầu như đóng cửa hết.Chỉ những khách sạn do nhà nước quản lý hoạt động thì chỉ để tiếp đón các đoàn khách quốc tế của nhà nước và các cơ quan được phép đối ngoại.ngưòi không phận sự thì tuyệt không được nói chuyện ,dao du với người nước ngoài.
ăn chơi nhảy múa thì đừng nghĩ tới,những năm sau ấy cấm khiêu vũ ,dancing,nhảy đầm.
Bia bọt thì chỉ vô của hàng quốc doanh,ép buột mua một dĩa mồi thì được mua kèm 2 chai bia.và ở đâu củng vậy,thời gian sau các cửa hàng có cạnh tranh nên treo bản: một đỉa 3 chai 

còn hình này là tại khách sạn Quốc Tế REX Quốc tế có nghĩa là chỉ dành cho khách quốc tế.VN thì đừng bén mãn tới.K/S được canh gác cẩn mật.
khi có đoàn khách Quốc Tế thì sẻ có ban nhạc phục vụ và chỉ ca hát những bài hát trong khối xã hội chủ nghĩa,nhạc cách mạng mà thôi.

người ngồi cầm đàn Violon là bà xã của Đạt và Nhạc sĩ Hoàng Trọng ngồi bên
phía sau là nhạc sĩ Lê Đô nhạc trưởng ,là bố của bà xã Đạt
Khách Sạn REX 1978
[​IMG]
Ngày ấy,tuy còn trẻ nhưng lại đi cái xe rất đắt tiền và củng may là rất mê nhiếp ảnh.Lúc nào củng máy ảnh.
Hình: khoản đầu năm 1975 trên đường nguyễn huệ,Đạt đang xem phim Slide
và xe là Peugeot 404 GL safari 1972
[​IMG]


Tại các nhà máy công nghiệp.
Công nhân bắc đầu đi làm việc lại.
thời ấy ai được làm công nhân viên nhà nước là điều thật hạnh phúc vì được cấp phát gạo và nhu yếu phẩm,nếu là dân thường thì chỉ được mua khoản 5kg gạo/người/tháng

[​IMG]


Công nhân nhà máy dệt Thắng Lợi.
[​IMG]

Đầu năm 1976,Tuy gia đình bên Nội thuộc diện có công với cách mạng,hai người bác và chú kế ba tôi là biệt động thành.đả hy sinh,có giấy chứng nhận Gia Đình Liệt Sỉ nhưng vì không có việc làm nên gia đình tôi phải ly tán các nơi.anh trai về Bến Tre quê vợ,em gái về Tây ninh quê chồng.
thông tin liên lạc bị cắt đức hoàn toàn,chỉ được gởi thơ qua đường bưu điện.
từ Bến tre thư về Saigòn nhanh cũng 10 ngày vì chờ duyệt!!!
những bức thư của anh trai tôi gởi về SG từ tỉnh bến tre cách SG 100km
[​IMG]


Em gái tôi về quê chồng tại Tây Ninh
đám con cháu bên chồng
[​IMG]

Đi lao động trồng bắp (ngô).năm đó,lương thực thiếu thốn mọi người phải ăn cơm độn khoai lang,khoai mì,bobo (hạt làm ra bột mì).đến lúc khó khăn hơn nữa thì cắt giãm lương thực,(gạo) chỉ còn 20 ngày ăn.các cơ quan phải cho CBCNV đi lao động tăng gia sản xuất để có thêm lương thực gọi là chương trình tự túc lương thực 10 ngày trong tháng.

Những chiếc xe tải thùng hiệu Desoto chở chúng tôi đến khu vực trường bắn Thủ Đức để trồng bắp.xe không có băng ghế gì cả,đứng ngồi thoải mái nhưng nóng kinh khũng .
[​IMG]

Tới nơi,mọi người tập trung nghe phân công .

[​IMG]




[​IMG]


Trước khi lao động,mọi người cùng hát lên bài hát..lâu quá quên mất tên rồi
][​IMG]

[​IMG]

mọi người lao động cật lực,không đủ dụng cụ thì dùng tay luôn.
[​IMG]


Những cô gái SaiGon có lẻ không quen với công việc đồng án nên một số người trông thật bơ phờ và có nhiều người đã ốm nặng sau đó

[​IMG]
----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
Đại Hội Xã Viên Hợp Tác Xã ngành thủ công mỹ nghệ tại huyện thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 1976
Tất cả các hộ kinh doanh tư nhân đều vào Hợp Tác Xã
[​IMG]

Một diễm phúc to lớn khi mọi người ước ao được làm CBCNV nhà nước.
Nếu không có việc làm thì phải đi Kinh Tế Mới tức là lên rừng tìm vùng đất hoang để khai phá sinh sống lập nghiệp
Đầu năm 1976 Đạt được bảo lảnh vào làm cong nhân lái xe cho Tổng Nha Ngoại Thương.Đạt ngồi hàng đầu bên trái.
[​IMG]


Cuộc sống đả từ từ thay đổi,chúng tôi cảm thấy hạnh phúc hơn
[​IMG]

[​IMG]

trồng được cây nho tại nhà 1984
[​IMG]

Sau ngày Miền Nam Giải phóng nối liền hai miền Nam Bắc nhưng đi lại còn rất khó khăn,xe khách chưa có,đi đường phải có giấy phép của chính quyền hoặc đơn vị đang công tác.Ngày ấy tôi đả được nhận vào làm việc cho cơ quan nhà nước,nhờ vậy nên đựoc đi đây đó khắp nơi từ Nam tới Bắc nhìn đựoc toàn cảnh đất nước sau chiến tranh và luôn kèm theo cái máy ảnh(vật bất ly thân)để ghi lại những hình ảnh cho mai sau.tuy nhiên thời ấy phim chụp ảnh rất hiếm.Một đám cưới chỉ dám sử dụng 1 cuộng phim đen trắng là quý lắm rồi,có khi chỉ vài ba ảnh là cùng nhưng củng nhờ những hình ảnh tư liệu của mình tôi đả được thưởng những thước phim cuộn 35mm loại dùng cho máy quay phim tài liệu do TTXVN cung cấp.
Thành Nội Huế,tháng 2-1977
[​IMG]


[​IMG]


Thành nội lúc này chưa được trung tu bảo quản .đường phố,hàng quán vắng tanh
[​IMG]

Lái xe liên tục 4 ngày 3 đêm,mệt thì ăn nghĩ dọc đường vì khi đi đả chuẩn bị gaovà lương thực khô.Xăng phải chở đủ cho chuyến đi vì dọc đường không có bán xăng.thời đó,cơ quan nhà nước tuyệt đối không cấp tiền mua xăng chợ đen.Đường đi rất sấu,có những đoạn phải qua suối ngầm vì chưa có cầu và luôn có xe quân đội túc trưc để kéo xe qua suối ngầm
Cuối ngày thứ tư của chuyến hành trình,được nhìn thấy Hànội.năm ấy mình được 22tuổi,và người Hànội thật hiếm hoi khi thấy người thanh niên Saigòn sau ngày Giải Phóng.
Nhớ lại,mình được ăn ở theo tiêu chuẩn khách,sử dụng nhà vệ sinh riêng biệt dành cho khách!!
Chụp tại trước cửa cơ quan tại 37 Lý Thường Kiệt Hànội
[​IMG]


Hồ Hoàng Kiếm,gần như vắng bóng người
[​IMG]


[​IMG]

Cách trung tâm HàNội 5km
[​IMG]

Thật vinh dự,khi được cơ quan làm thủ tục liên hệ cho mình vào thăm Lăng Bác.khi ấy người Hànội vẩn chưa đựoc tự do vào thăm Lăng Bác,phải đăng ký rất khó khăn vì Lăng củng mới chỉ cho khách Quốc tế khối XHCN và các đoàn thể cấp cao trong nước (không được chụp ảnh trong Lăng Bác)
[​IMG]

Năm ấy gần tết 1977 trời rất lạnh nhiệt độ còn 7 độ ,học sinh được nghỉ học.Đường phố vẩn vắng tanh!
[​IMG]

Kết thúc chuyến đi,để xe lại HàNội tôi được trở về bằng máy bay (IL18 với 4 động cơ chong chóng của Liên Xô)với món quà đem về Saigòn là cành Đào Nhật Tân.
Nhất định mang bằng được cành đào khi máy bay không cho chở và củng chưa có ai chở cây đào vào Nam năm ấy.Cuối cùng tôi được giải quyết cho ôm lên khoang máy bay và giao cho cô tiếp viên quản lý.Xuống sân bay ,mọi người trầm trồ và hỏi mua với giá rất cao nhưng minh vẩn không bán và đem về nhà tặng Gia Đình.Hôm ấy đúng ngày 28 tết.Nhớ lại,mẹ tôi và rất nhiều người rất vui mừng khi nhìn thấy cành đào sau bao năm chia cắt đất nước
Những thành viên hội Nhiếp Ảnh (Hội Văn Nghệ TP.Hồ Chí Minh)1977

Đạt đứng ngoài cùng bên trái ảnh
[​IMG]

Nghệ sỉ nhân dân Diệp Minh Châu đang vẽ tranh chân dung cho bà xã Đạt trong dịp triển lãm ảnh nghệ thuật Vì Tuyến Đầu Tổ Quốc 1979
[​IMG]


[​IMG]


[​IMG]
----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
Vường Tao Đàn năm 1979.
[​IMG]


Bà xã và con gái đầu (1979)
[​IMG]


[​IMG]



[​IMG]

Truyền hình màu đầu tiên tại VN 1986
đời sống dần lên cao,mua được cái Tivi màu Thomson nhản hiệu của pháp nhưng truyền hình chỉ phát trắng đen sau đó phát thủ 1 giờ vào các ngày thứ 7 hàng tuần.canh me mãi mới chục được tấm ảnh này,thật là hạnh phúc .
[​IMG]

một chuyến công tác tại Daklak 1986
Dinh Bảo Đại được làm nhà khách Tỉnh Uỷ
[​IMG]

Chiếc xe Mec 280 SE đời 1975 mới 100% của phủ tổng thống chế độ củ duy nhất tại VN.
Người lái đầu tiên sau giải phóng là ông Phạm Phú Ngọc Trai sau đó ông về làm Tổng Giám Đốc IBC Pepsicola.do vậy nên ông trai được cư dân mạng coi là người chỉ dùng xe Mec cho tới nay mà chẳn hiểu nguyên do từ đâu.
[​IMG]

Ảnh của nhân chứng lịch sử 30-4-1975 Nguyễn Đình Đạt

Nhân chứng lịch sử Nguyễn Đình Đạt và những bức ảnh trong ngày lịch sử 30-4-1975

Xa lộ,trước nhà máy xi măng Hà tiên
[​IMG]

chiếc xe này đang đi từ hướng saigòn ra hướng thủ Đức
[​IMG]

Khu vực lăng Bà Chiểu,trước bệnh viện Nguyễn thái Học.đường Chi Lăng,nay là đường Phan Đăng Lưu.
[​IMG]
Cây xăng Võ Di Nguy (Nguyễn Kiệm)Ngã tư Phú Nhuận

[​IMG]

Ngã tư Yên Đổ(Lý Chính Thắng)-Hai Bà Trưng-Trần Quang Khãi
[​IMG]

Gặp nhóm Phóng Viên Pháp.
[​IMG]
Hình anh Bộ Đội giải phóng và chiéc nón của anh,khi anh đang trực gác bảo vệ cầu Thị Nghè.Làm quen với anh,hỏi thăm tên và quê quán của anh nhưng đả quá lâu nên quên mất rồi.Bây giờ anh ra sao?

[​IMG]


Chiếc nón và dòng chử khẩu hiệu của anh
[​IMG]


Buổi chiều 30-4-1975 tại ngã tư hàng Xanh
[​IMG]
Ngã tư Trần quốc Thảo-Điện biên Phủ
[​IMG]

Những anh lính chế độ củ đả tự trở về nhà sau khi kết thúc chiến tranh,chia cắt đất nước sau 20 năm.
[​IMG]

Đường phố dơ bẩn vì các loại rác thải và những gì mà người dân Saigòn thời ấy không muốn lưu lại trong nhà mình.Quần áo,súng đạn,xe oto,thậm chí cả những kỷ vật không hợp thời thì củng vứt ra đường hết.
[​IMG]

vài ngày sau thì đường phố vắng bóng người,mua bán chợ búa hầu như tê liệt.người có gạo lương thực thì phải để dành tối đa.Bửa cơm không còn để ăn ngon,mà..ăn để mà sống.
[​IMG]