30 tháng 4 2014

Việt Nam Cộng Hòa – Quốc Gia trẻ trung của Đông Nam Á

Việt Nam Cộng Hòa – Quốc Gia trẻ trung của Đông Nam Á

Đường Nguyễn Huệ và toà Đô Chính năm 1960
Nhà nước Việt Nam Cộng Hoà ra đời không bao lâu sau khi nền đô hộ thực dân của người Pháp kết liễu tại Đông Dương vào giữa thập niên 1950.
Hình ảnh cuộc di cư vào Nam 1954
Từ đó đến ngày 30-4-1975, trên phần lãnh thổ miền Nam Việt Nam, nhiều người Việt đã chung tay gầy dựng nên một xã hội năng động, cầu tiến chưa từng thấy trước nay.  Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi không nhắc về cuộc chiến giữ gìn bờ cõi kiêu hùng và chánh đáng của quân lực VNCH, cũng không chủ ý làm các phép so sánh đối chiếu với những nước lân bang trong cùng thời gian. 

Chỉ xin mời bạn cùng điểm qua vài cột mốc với ít nhiều ý nghĩa, có thể là các ghi nhận sơ khởi về những đóng góp khả quan, hữu ích của VNCH trong dòng lịch sử Việt.

Thành công trước hết của VNCH cần phải kể có lẽ là nỗ lực đón nhận gần 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư sau Hiệp định Geneva 1954.
Ghi nhận thì dễ dàng, nhưng ngay cả với một cường quốc như Hoa Kỳ ngày nay, việc tái định cư, ổn định đời sống về mọi mặt (nhà ở, công ăn việc làm, y tế, giáo dục…) cho cả triệu dân là một thách thức ghê gớm. Chánh phủ Ngô Đình Diệm có công lớn trong sứ mạng này.
Có lẽ không gì ngạc nhiên khi nhiều gia đình người Bắc di cư đến nay vẫn dành nhiều ưu ái cho vị tổng thống đầu tiên của VNCH.
Người ta nhận xét người Việt ở miền Nam thường hào sảng và… hào hoa. 
Đặc điểm này dường như cũng đúng với chế độ VNCH. 
Mặc dù trong khung cảnh chiến tranh điêu linh, miền Nam Việt Nam vẫn kịp khai triển một nền văn hoá nghệ thuật độc đáo, đậm chất Việt, cách riêng trong các ngành văn chương, âm nhạc, hội hoạ… 
Có hai lý do lớn góp phần thúc đẩy sự viên mãn này: công việc giáo dục nhân bản, và một nền báo chí tự do. 
Thiếu nữ Việt Nam Cộng Hoà

Cả miền Nam thời đó có khoảng 50 tờ nhật báo và hằng trăm tạp chí lớn nhỏ đủ loại, tạo sân chơi cho nhiều tài năng trẻ mặc sức tung hoành.
Chính trong môi trường này, dưới thời VNCH rất nhiều tác phẩm quý đã ra đời, vẫn còn chỗ đứng đến ngày nay.
Có hằng trăm, thậm hằng ngàn tên tuổi thành danh vào lúc tuổi đời chỉ ngoài đôi mươi, điều sau này hiếm gặp lại.
Trong sân trường nữ Gia Long, Sài Gòn
Sự có mặt của người Mỹ và các nước bạn đồng minh, cùng nhu cầu chiến cuộc, giúp VNCH có một mạng lưới đường xá, cầu cống, và các công trình kiến trúc khang trang, rộng khắp xứ sở. 
Hệ thống hạ tầng cơ sở này hầu như còn nguyên trạng, trở thành trục xương sống của nền kinh tế Việt Nam kéo dài đến sau này, khoảng đầu thập niên 1990.
Những nhân tài trẻ măng của một thời…
Kinh tế nước Việt Nam thời hậu chiến rập khuôn mô hình Nga Sô cũ, khiến đời sống dân chúng cơ cực bần hàn, dẫn đến quyết định “cải tổ”, “mở cửa”, và thu hút “đầu tư” năm 1986.
Nhìn lại, các nhà hoạch định kinh tế của VNCH đã đi trước đó đến 30 năm.
Từ 1957, chánh phủ VNCH đã ban hành nhiều chánh sách mạnh mẽ, kêu gọi đầu tư ngoại quốc lẫn tư nhân, giúp canh tân mở mang nước nhà.
Chính nhờ những quyết sách nhạy bén này, trong 20 năm kế tiếp, miền Nam Việt Nam trong thế vô vàn khó khăn, vẫn nỗ lực xiển dương một nền công nghệ riêng tuy quy mô còn khiêm tốn.
Ta có thể nhắc những cái tên lừng lẫy của một thời như: Khu kỹ nghệ Biên Hòa, Khu kỹ nghệ An Hòa, Khu kỹ nghệ Phong Đình, nhà máy giấy Cogido An Hảo, các xưởng dệt Vinatexco và Vimytex, nhà máy thủy tinh Khánh Hội, hai nhà máy xi măng Hà Tiên và Thủ Đức… 
VNCH cũng kịp xây đập thủy điện Đa Nhim từ đầu thập niên 1960, là một trong những lý do giúp phát triển mạng lưới điện lên ít nhất 10 lần. (Do Nam Triều Tiên, Nhật bản làm mới hoành)

Kỹ nghệ dầu hoả cũng manh nha đầu thập niên 1970 với hãng Mobil của Mỹ chuẩn bị khai thác dầu tại giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu. (xem chi tiết nền giáo dục VNCH tại Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (III))
Một thành quả khá độc đáo khác, thường được nhiều người nhắc nhở, là sản phẩm xe hơi “La Dalat”. 
Khởi thuỷ là một cơ xưởng của Citroen mở từ năm 1936. Đến đầu thập niên 1970, hãng này gọi là “Citroen Xe Hơi Công Ty”, đóng nhiều phiên bản xe La Dalat khác nhau, mở cửa hoạt động đến năm 1975. 
Ngày nay, vẫn có nhiều người chơi xe cổ sưu tập các xe La Dalat này, đặc biệt ở Sài Gòn. Chiếc xe tí hon, đơn giản, song ít nhiều gợi niềm hoài cảm, và hãnh diện cho người miền Nam một thuở, đã bước vào kỹ nghệ đóng xe hơi từ rất sớm. (xem chi tiết nền giáo dục VNCH tại Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (III))

Theo ước tính trong năm 1969 lính Mỹ tại SG chi tiêu khoảng 30triệu USD mỗi tháng.

Mại dâm từng được xem là hoạt động kinh doanh giải trí hợp pháp ở miền Nam trước năm 1975 để giúp binh sỹ VNCH, Hoa Kỳ cùng các đồng minh vượt qua sự khắc nghiệt của cuộc chiến tranh. Đây được xem là thời kỳ các giá trị văn hóa bị suy đồi nghiêm trọng nhất.

Prostitution was seen as a formal entertainment business in South of Vietnam for U.S and their alliances to overcome the harsh environment of war. This was seen as a worst period of Vietnamese traditional value decadence.










Một điểm son đặc biệt thời VNCH là chương trình “Người Cày Có Ruộng” khởi sự năm 1970. Đây là tương phản lớn với cuộc “cải cách ruộng đất” đẫm máu ở miền Bắc với chánh sách cộng sản.
Ở miền Nam Việt Nam, chánh phủ VNCH nghĩ ra cách bán công khố phiếu, lấy tiền đó mua lại ruộng đất của điền chủ, rồi đem chia cho nông dân miễn phí.
Chương trình này giúp khoảng bốn triệu nông dân có đất ruộng riêng, đời sống được cải thiện đáng kể. 
Nhiều học giả sau này đánh giá “Người Cày Có Ruộng” là một trong những chương trình cải cách điền địa quy mô, mang nhiều tham vọng, và thực thi hiệu quả nhất tại một quốc gia thuộc thế giới thứ ba. (xem chi tiết chương trình “Người Cày Có Ruộng” tại Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (II))

Trong những thành tựu này, có thể nói, không gì sánh bằng nền giáo dục VNCH. Tuy non trẻ, ảnh hưởng của nó còn kéo dài, vị ngọt của nó còn thấm đẫm theo nhiều thế hệ người Việt ở hải ngoại lẫn quốc nội sau này. 
VNCH là một trong những quốc gia đưa giáo dục vào chính hiến pháp, bảo đảm công dân được học hành miễn phí, và nền đại học không bị chi phối bởi chánh trị. 
Giáo dục thời VNCH chú trọng các yếu tố nhân bản, dân tộc, và khai phóng. (xem chi tiết nền giáo dục VNCH tại Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (III))

Có thể kể vài con số ước lượng sơ khởi vào đầu thập niên 1970. VNCH có 2.5 triệu học trò tiểu học, trên nửa triệu học trò trung học, và hơn 100 ngàn sinh viên đại học. 
Trên cả nước, số người biết đọc / viết chiếm khoảng 70% dân số. Ngành giáo dục VNCH có đến 3 máy chấm bài thi trắc nghiệm điện tử IBM thế hệ đầu của Mỹ. 
Lúc đó Singapore mới có 1 máy, và ở VN hơn ba mươi năm sau mới biết sử dụng trở lại. 
VNCH có hệ thống trường học cả công lẫn tư rất mạnh, ở mọi cấp học. 
Nhiều trường còn lưu danh đến ngày nay như: Viện Đại học Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Vạn Hạnh, Viện Đại học Minh Đức, Học viện Quốc gia Hành chánh, trường Quốc gia Âm nhạc, trung học Pétrus Ký, Chu Văn An, Gia Long, Quốc Học (Huế), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Lasan Taberd, Regina Pacis, Regina Mundi, Bác ái, v.v… (ngon lành thế mà sau 30/4/1975, Cách mạng phải hộc xì dầu để xóa mù chữ)

Tuy chỉ hiện diện trong khoảng 20 năm ngắn ngủi, nước Việt Nam Cộng Hoà cũng kịp ghi lại nhiều dấu ấn. 
Các chánh phủ VNCH, ở thời đệ Nhất và đệ Nhị Cộng hoà, dù đối diện vô vàn thách thức, dù phải đương đầu với võ lực xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản từ phương bắc, vẫn đủ sức điều hành một xứ sở với gần 20 triệu người một cách hiệu quả trong chừng mực có thể. 
Với các thành tựu điểm qua trong bài này, ở những lãnh vực kỹ nghệ, giáo dục, văn hoá… VNCH đóng góp một cái nền, một cái khung chắc chắn. 
Sự ảnh hưởng của nó lên cách tổ chức, ý thức, và đời sống người Việt về sau này sẽ cần thêm thời gian để người ta nhận biết rõ. 
Thời VNCH cũng tạo ra một lớp người mới, có tri thức, chánh trực, hết lòng phụng sự quốc gia. 

Chỉ tiếc rằng sau một cơn biến động, đa phần trong số họ không có cơ hội giúp phục hưng xứ sở, thậm chí còn phải hứng chịu nhiều sự trả thù ác hiểm. 
Thế cho nên, dù đã thôi tồn tại 36 năm rồi, VNCH vẫn còn được nhiều người nhắc nhở, nửa như niềm hãnh diện chưa phôi phai, nửa như nỗi lưu luyến dịu dàng, về một thời thanh xuân cũ, về cái buổi ban đầu trẻ trung nhiều hứa hẹn… 
Và có lẽ, từ nỗi nhớ nhung nhẹ nhàng này của nhiều người Việt, sẽ bật ra những tia hy vọng, hướng về một tương lai khác hơn, về sự phục sinh của các giá trị đẹp, và sự rõ ràng sòng phẳng với nhiều sự thật lịch sử còn ẩn khuất.
Caption: Street vendors in Saigon, 1971.
Photo: Richard E. Wood Collection - Vietnam Center and Archive
Source: Mannhai
Original photos.
Thought I'd post a little mini-feature on Saigon street vendors. Man, look at all of the stuff on sale! What was the most prized and/or memorable item that you purchased from a street vendor?




Richard Carvell Watermelon, anyone?
Richard Carvell I purchased this bird, made of twisted and shaped plastic, at Sanctuary de Phu My in Saigon and put it on my Christmas tree at Tan Son Nhut in 1970. It has found a place on our Christmas tree every year since. The man who made it was a TB patient at Phu My who crafted the animal figures for sale on the streets of Saigon. 


Ngày 29.12.1972, Nhà Trắng chính thức tạm ngưng chiến dịch không kích kéo dài 12 ngày đêm nhằm đánh phá miền Bắc Việt Nam. 
Sau khi mục tiêu không đạt được, Washington chỉ còn hướng đến một thỏa thuận ngừng bắn và kết quả là Hiệp định Paris 1973 đã được các bên ký kết vào tháng 1.1973. 
Điều này đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ phải sớm rút khỏi Việt Nam và không được can dự vào chiến trường Việt Nam.
Vì thế, Washington phải tái phối trí lực lượng quân sự tại khu vực Đông Nam Á để thực thi theo Hiệp định Paris 1973. 
Tuy nhiên, theo tài liệu của không quân Mỹ lưu trữ, Washington vẫn đồn trú một lực lượng lớn chiến đấu cơ tại Thái Lan, đặc biệt là “pháo đài bay” B-52, để sẵn sàng can thiệp vào Việt Nam và sẵn sàng đánh phá miền Bắc Việt Nam. 
Thậm chí, Tổng thống Richard Nixon còn ra lệnh sẵn sàng tạm ngưng thực thi các thỏa thuận trong hiệp định bằng cách viện cớ miền Bắc Việt Nam vi phạm thỏa thuận. 
Cụ thể, Tổng thống Nixon yêu cầu quân đội chuẩn bị nối lại việc do thám, tạm ngưng rà phá thủy lôi, oanh tạc cơ B-52 trong tháng 4.1973 sẽ lại xuất kích ném bom Lào. 
Tuy nhiên, vụ Water Gate đã khiến Nixon phải tạm ngưng các dự định trên của mình.
Kể từ đây, Lầu Năm Góc chính thức tái phối trí lực lượng tham gia chiến tranh Việt Nam. 
Toàn bộ lực lượng chiến đấu cơ chiến thuật, máy bay trinh sát, oanh tạc cơ… đều lần lượt chuyển sang đồn trú ở nhiều căn cứ ở châu Á hoặc chuyển quyền điều phối. 
Tuy nhiên, trong khoảng nửa đầu năm 1973, Washington vẫn tiến hành nhiều phi vụ hỗ trợ Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Đến đầu tháng 4.1975, không quân Mỹ một lần nữa đẩy mạnh hiện diện ở Việt Nam nhưng để phục vụ công tác di tản.
Kế hoạch chi viện
Trước khi tiến hành rút khỏi Việt Nam, Mỹ từ sớm đã lên kế hoạch tăng cường chi viện cho VNCH. 
Theo tài liệu The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1971 - 1973 được lưu trữ bởi Lầu Năm Góc, trước các diễn tiến trên chiến trường vào đầu năm 1972 và báo cáo từ Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, Tổng thống Richard Nixon cùng Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird đều muốn thúc đẩy chương trình chi viện cho quân đội VNCH. 
Theo đó, Washington muốn quân đội VNCH sẽ đủ sức từng bước đảm đương các hoạt động tác chiến đang được thực hiện bởi Mỹ.
Sau quá trình bàn thảo, bộ sậu quân đội và chính phủ xứ cờ hoa đưa ra chương trình chi viện ENHANCE gồm 3 gói giải pháp. Gói 1 là các trang thiết bị và hỗ trợ để đảm bảo quân đội VNCH giữ vững vị thế trên chiến trường. 
Gói 2 nhằm đảm bảo khả năng tác chiến cho không quân Sài Gòn trong trường hợp Lầu Năm Góc từ 2 - 4 tháng phải lập tức triệt thoái lực lượng khỏi Việt Nam. 
Gói thứ 3 bổ sung các khí tài để khẳng định quyết tâm của Mỹ trên chiến trường Việt Nam. 
Ba gói này trị giá lần lượt 110 triệu USD, 220 triệu USD và 400 triệu USD. 
Chưa dừng lại ở đó, kế hoạch ENHANCE về sau còn được dự kiến bổ sung thêm nhiều khí tài tối tân khác như 2 phi đội trực thăng vận tải CH-47, 11 xe tăng M-88, 3 tiểu đoàn pháo binh 175 mm, 2 phi đội chiến đấu cơ F-5.
Kế hoạch ENHANCE Plus
Đến cuối năm 1972, để khẳng định hơn nữa quyết tâm ủng hộ Sài Gòn và tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến của quân đội VNCH, Washington đưa ra kế hoạch chi viện ENHANCE Plus. 
Gói chi viện bao gồm các phần sau:
Lục quân: 72 xe tăng M48, 30 xe tăng M41, 30 pháo nòng kép 40 mm, 44 pháo 105 mm, 4.769 súng phóng lựu, 700 pháo 60 mm, 8 pháo 175 mm, 12 pháo 155 mm, 6.476 súng trường M-16, 96 súng máy 12,7 mm, 117 xe bọc thép M113, 75 xe vận tải loại 5 tấn, 35 xe chở nhiên liệu, 178 vận xa chiến thuật M151, 1.302 chiếc xe tải loại 2,5 tấn, 8 xe chống đạn M706, 5 xe chống đạn M548, gần 10 ngàn máy vô tuyến liên lạc các loại, 120 máy phát điện.
Không quân: 19 chiến đấu cơ A-1, 22 chiếc máy bay chiến đấu AC-119K, 90 chiến đấu cơ A-37, 32 máy bay vận tải C-130, 126 chiến đấu cơ F-5, 177 trực thăng tấn công UH-1, 855 phương tiện di chuyển khác…
Kế hoạch này dựa trên sự lo ngại của Tổng thống Nixon về việc không kịp bổ sung vũ khí cho VNCH khi một lệnh ngừng bắn có thể sắp được thực thi. 
ENHANCE Plus gần như tăng cường vũ khí toàn diện cho cả lục quân lẫn không quân cùng nhiều thiết bị cần thiết khác đảm bảo cho việc tác chiến. 
Lầu Năm Góc còn quyết tâm hoàn thành việc bàn giao số vũ khí trong kế hoạch này trước tháng 11.1972. 
Để đáp ứng điều đó, Washington phải tạm rút bớt một số vũ khí vốn dành cho các đồng minh khác để chuyển giao cho VNCH. 
Đây có thể xem là một trong các cơ số vũ khí chi viện chủ lực sau cùng để quân đội VNCH “tự thân vận động” trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam.

3 gói giải pháp của kế hoạch ENHANCE

Gói 1
Nhóm A gồm: 32 trực thăng chiến đấu UH-1, 30 máy bay cất/hạ cánh đường băng ngắn, 850 khẩu pháo 60 mm, 30 hệ thống tên lửa chống tăng.
Nhóm B gồm: 5 chiến đấu cơ F-5, 48 chiến đấu cơ A-37, 70 hệ thống tên lửa chống tăng, 4 tàu tuần tra cao tốc.
Gói 2
Nhóm A gồm: thúc đẩy chuyển giao 14 máy bay trinh sát RC-47, thúc đẩy chuyển giao 23 máy bay chiến đấu AC-119K, thúc đẩy chuyển giao 23 máy bay do thám EC-47; thúc đẩy chuyển giao 2  chiến hạm; 12 máy bay tuần tra biển C-119G, 1 tiểu đoàn pháo binh loại 175 mm, 64 pháo phòng không 20 mm.
Nhóm B gồm: thúc đẩy chuyển giao 28 máy bay vận tải C-7, thúc đẩy chuyển giao một tàu chiến, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo binh 175 mm, 64 pháo phòng không 20 mm.
Gói 3: 144 trực thăng chiến đấu Cobra, 160 trực thăng quân sự hạng nhẹ, 182 trực thăng chiến đấu UH-1, 4 hệ thống tên lửa phòng không HAWK, 56 máy bay cường kích A-4B, 3 phi đội chiến đấu cơ F-4.
Đến tháng 4/1975, Không lực VNCH được xây dựng và trang bị khá hiện đại, là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Theo tài liệu Bộ tư lệnh Không quân VNCH, ở thời điểm cao nhất, lực lượng này được trang bị 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5, 594 trực thăng UH-1 và 32 máy bay vận tải C-130).

Đoàn người Di tản từ miền Trung
Helicopter Evacuation From the American Embassy
Dân Di Tản Chạy ra Tr ực Thăng tại Trụ sở DAO, Saigon
Dân Di Tản đến Midway bằng trực thăng Hoa Kỳ

 Một máy bay VNCH chở người di tản đáp xuống Midway
Một Thuyền Đánh Cá chở người Di Tản được Midway tiếp cứu
Trước năm 1975, Mỹ đã viện trợ cho quân đội Sài Gòn hàng trăm tàu chiến lớn nhỏ. 
Trong số hàng trăm tàu chiến Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, chiếm đa số đều là các tàu cỡ nhỏ, số tàu tải trọng lớn còn lại, phần lớn là loại tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.
Sau này, qua các tài liệu cả chính thức và không chính thức, ít nhất 30 chiếc đã chạy sang Philippines và gia nhập hải quân nước này. 
Trong đó, khu trục hạm HQ 01 Trần Hưng Đạo là soái hạm của Philippines.
VÀI HÌNH ẢNH HQ/VNCH TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CHIẾN TRANH VN: 
 TÀI LIỆU HQ/VNCH hải hành tập đội đi Subic Bay (Philippine)
Cuộc phỏng vấn Đ/T Đổ Kiểm (Đài SBTN)
Tài liệu nên xem
Cuốn phim "The Lucky Few" nói về cuộc di tản cũa HQ/VNCH trong ngày 30-4-1975 


Chuyến hải hành sau cùng của Hải Quân VNCH Tháng 4-1975
Trong tập sách nhỏ 'Tổ Quốc Đại Dương', viết năm 1999 để tặng một số thân hữu Hải Quân tại Portland, Oregon (Hoa Kỳ), chúng tôi đã dành chương sau cùng để viết về cuộc di tản của Hải Quân VNCH trong những ngày sau cùng của cuộc chiến. Bài viết, khi đó, dựa trên một số tài liệu sưu tầm được (rất hạn hẹp), đa số từ các sách báo Mỹ-Việt ở vào thời điểm chưa có Wikepedia, và Internet chưa phát triển như ngày nay..
Bài viết đã đưa ra một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu Hải sử (trong Hội đồng Hải sử, tập Hải sử Tuyển tập chỉ phát hành vào năm 2004) cho là chưa thật chinh sac, nhất là các đoạn viết về vai trò của HQ Đại Tá Đỗ Kiễm., của Ông Richard Armitage trong việc 'tổ chức di tản'..
Đến nay đã hơn 37 năm, một số tài liệu về cuộc chiến tranh VN đã được giải mật, đồng thời rât nhiều nhân chứng đã sông và đã chứng kiến cuộc di tản viết lại những sự kiện đã xẩy ra.. trên nhiều bài hồi ký phổ biến trên nhiều tạp chi, tập san tại hải ngoại.
Tựa đề bài viêt ' Cuộc Hải hành sau cùng' có lẽ thich hợp hơn là 'Di tản' (Riêng Tác giả Điệp Mỹ Linh, trong tập Hải Quân VNCH ra khơi, đã dùng một tựa đề khác, rất chính xác là ' Chuyến Ra khơi cuối cùng của Hải Quân VNCH .
Để tránh việc trùng lập, chúng tôi xin chỉ 'thu gọn' một số sự kiện đã viết trong 'Tổ Quốc Đại Dương'.
Đối với Hoa Kỳ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã thực sự chấm dứt từ ngày họ ký Hiệp Định Paris (28 tháng Giêng 1973) và số phận VNCH chỉ còn là vân đề thời gian. Những lời hứa hẹn 'riêng' của TT Nixon với TT Thiệu về việc sẽ 'can thiệp' khi BV vi phạm Hiệp Định Paris chỉ là..hứa cho có, cho xong việc..
Phó Đô đốc (Tướng 3 sao) Chung tấn Cang được chuyển từ chức vụ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô về làm Tư lệnh Hải Quân, nhậm chức ngày 24 tháng 3 năm 1975, Tướng Cang được xem là người 'tín cẩn' của TT Thiệu, và có thể TT Thiệu đã nghĩ dến việc phải di tản Chính phủ về Miền Tây ? (Tâm tư TT Thiệu-Nguyển Tiến Hưng trang 125).
Ngày 29 tháng 3, VNCH rút bỏ Đà Nẵng : Vùng 1 tan rã và sau đó là những cuộc lui binh liên tục..
Tình trạng Việt Nam Cộng Hòa vào những ngày cuối tháng Tư năm 1975 ở vào giai đoạn tuyệt vọng..
- Ngày 21 tháng 4 : Tuyến phòng thủ Xuân Lộc tan rã
Ngày 23 tháng 4, năm 1975 TT Thiệu từ chức và sau đó rời VN ngày 25 tháng 4 cùng với cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đi Đài Bắc bằng chiêc phi cơ C-118 (phi cơ riêng của Đại sứ Martin).
Tổng Thống kế nhiệm Trần văn Hương, chỉ được 2 ngày đã phải nhường chức vụ TT cho Ông Dương văn Minh (28 tháng 4 năm 1975)..Đại tướng Cao văn Viên TTM Trưởng QL VNCH từ nhiệm và ra Hạm đội Mỹ từ 27 tháng 4. Trung Tướng Đổng văn Khuyên, Tổng Tham mưu Phó, xử lý thường vụ TTM trưởng di tản vào 29/4..
Chiều 28 tháng 4 Ông Dương văn Minh nhận chức Tổng thống VNCH..
Sáng 29 thàng 4, Ngoại trưởng Vũ văn Mẫu đọc bản văn yếu cầu Hoa Kỳ..rút khỏi VNCH..Kế hoạch di tản hay đúng hơn ..tháo chạy 'Frequent Wind' của HK bằng trực thăng bắt đầu.
12 giờ trưa ngày 29 tháng 4: Bộ TTM QL VNCH hoàn toàn tan rã và không còn ai có thẩm quyền quyết định (Phạm Bá Hoa- Đôi dòng ghi nhớ, trang 270)
3 giờ chiều 29/4, Tường Vĩnh Lộc vào nhận chức TTM trưởng.. nhưng chẳng còn..ai.Tường Vĩnh Lộc phong cho bất kỳ sĩ quan nào còn lại những chức vụ cần thiết ..
Ngày 24 tháng 4 năm 1975, theo yêu cầu của Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Erich von Marbod, Richard Armitage đã đáp chuyến bay cuối cùng của PanAm để đến Sàigòn với nhiệm vụ 'tối mật' là tìm cách đưa ra khỏi VN các chiến cụ 'càng nhiều càng tốt'
Von Marbod lo phần Không Quân, và Armitage lo phần Hải Quân. 
Armitage vốn là một sĩ quan hải quân HK, đã từng phục vụ tại VN 4 nhiệm kỳ liên tiếp, có nhiều liên lạc mật thiết với các sĩ quan hải quân VNCH cao cấp. 
Tuy chỉ đóng vai trò sĩ quan liên lạc giữa HQ Mỹ và HQ VN, nhưng trên thực tế, Ông là một giới chức quan trọng tại Bộ Quôc Phòng Mỹ.
Armitage đã tìm gặp HQ Đại Tá Đỗ Kiểm Tham mưu Phó Hành Quân có trách vụ điều hành và theo dõi các hoạt động của các chiến hạm từng ngày tùy theo kế hoạch hành quân để hoạch định một kế hoạch di tản tổng quát.
Armitage cũng bàn một số công việc với Phó Đô đốc Cang (Counterpart-Đỗ Kiểm trang 198)
Công việc tổ chức 'di tản' cần phải giữ 'bí mật' tối đa, tránh mọi sự hoảng loạn rất dễ xẩy ra. 
Để sửa soạn 'ngầm', các cuộc tuần phòng của HQ được thu hẹp để các chiến hạm tuần duyên có thể được tập trung nhanh hơn. 
Các nhu cầu tu bổ đại kỳ được tạm ngưng để tập trung tu sửa cho các chiến hạm có thể ra đi được.
Các Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4, Tuần dương hạm Phạm Ngũ Lão HQ 15, Hai Hộ tống hạm Kỳ Hòa HQ 09 và Hà Hòi HQ 3, Ba Dương vận hạm HQ 501, 503 và 504 và Hai Hải vận Hạm Ninh Giang HQ 403, Tiền Giang HQ 405 đang nằm trên ụ tàu để đại tu sẽ phải bỏ lại. 
Số phận chiếc Lam Giang HQ 402 với một máy đang hỏng chưa được quyết định.
Duyệt xét sơ khởi cho thấy khoảng trên 30 chiến hạm trong tổng số 45 chiếc cở lớn của HQ VN có thể ra đi được..
Và số chiến hạm này được phân bố vừa tại bến Sàigòn, vừa tại vùng biển Vũng Tàu và tại vùng biển Phú Quốc.
Việc di tản khó khăn nhất được đặt ra cho những chiến hạm đang đậu tại bến Bạch Đằng, ngay trưốc Bộ Tư lệnh HQ..
- Diễn tiến cuộc Di tản tại Bến Bạch Đằng:
Chiều 26 tháng 4, HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn Tư lệnh Hạm đội bị cách chức do tin tức chuẩn bị di tản bị lộ. 
Người thay thế là HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê.
5 giờ chiều 28 tháng 4 TT Dương văn Minh họp với Phó Đề đốc Tư lệnh phó HQ Diệp Quang Thùy (đại diện Tương Cang) đồng ý để HQ di tản và gửi theo các Tướng Nguyễn Xuân Hoàng, Mai Hữu Xuân và Đại tá Nguyễn hồng Đài (con rể Ô. Minh). 
Lệnh di tản HQ được công bố vào khoảng 2 giờ chiều ngày 29 tháng 4.
Thủy thủ được cho phép về nhà sắp xếp và nếu muốn ra đi có thể đem theo gia đình trong khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ..
Tướng Cang quyết định HQ sẽ chính thức ra đi vào lúc 6 giờ chiều ngày 29 tháng 4 và cuộc di tản dự trù sẽ hoàn tất vào lúc 22 giờ đêm. 
Điểm hẹn là Côn Sơn.
Nhìn xuống bờ sông: 8 chiến hạm đang nằm chờ:
5 chiếc tại cầu tàu A (không theo thứ tự): HQ 601, HQ 11, HQ 504, 502, 501.
3 chiếc tại cầu tàu B đậu từ trong ra ngoài : HQ 1 (tại vị tri số 1 gần sát đường lộ, mặt tiền Bộ Tư lệnh HQ, bên cạnh là HQ 3 và ngoài cùng là HQ 2.
Xa hơn nữa là cầu tàu C. 
Các cầu tàu D và E nằm trong HQ c6ng xưởng, cách sân cờ Bộ Tư lệnh khoảng 200m.
Tại cầu tàu E của Hải Quân Công Xưởng có các chiến hạm HQ 400 (đậu trước Câu lạc bộ HQ) và HQ 500
Chiến hạm HQ 402 đậu tại cầu tàu D
Ngoài ra còn một số Chiến hạm thả neo tại Nhà Bè.
Lúc này bên Bạch Đằng đông nghẹt người đang chờ được di tản.
* Cầu tàu B :
Tuần dương hạm HQ 2 Trần Quang Khải là chiến hạm đầu tiên do HQ Tr/Tá Đinh Mạnh Hùng điều khiển tách bến. 
Trên chiến hạm có Phó Đề đốc Nguyễn Hữu Chí , Phụ tá Hành quân lưu động biển của HQ VNCH. 
Trên tàu còn có một số tướng lãnh như Lâm Quang Thi, Lâm Quang Thơ, Nguyển Bảo Trị, Nguyển Đức Thắng, Phạm quốc Thuần, Nguyển Đức Khánh (KQ) (theo Nguyễn Kim : Di tản về Miền Tây và Hy vọng; tuy nhiên trong The Twnty-five Year Century, Tương Lâm Quang Thi cho biêt Ông và các Tương trên được HQ Trung Tá Văn Trung Quan đưa lên HQ 1?). 
Sau khi tập trung tại Côn Sơn, HQ 2 được giao nhiệm vụ vơt một sà lan, nhưng đã từ chối thi hành; sau đó trợ giúp HQ 402 và sau cùng kéo HQ 329 và sau đó tự động tách riêng không còn nhận lệnh từ Hạm đội để đi thẳng đến Subic Bay (Hải sử tuyển tập trang 53-536)
Khoảng 7 giờ chiều, Tuần dương hạm Trần Nhật Duật HQ 3 do Hạm trưởng HQ TrTá Nguyễn Kim Triệu điều khiển, rời bờ. 
Trên chiến hạm có các Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng và Hoàng Cơ Minh. Tàu chở đầy người.
Khu trục hạm HQ 1 Trần Hưng Đạo, tuy được dự trù sẽ là soái hạm, kéo cờ Tư lệnh trên kỳ đài, nhưng chưa tách bến vì còn chờ Hạm trưởng HQ Trung tá Nguyển Địch Hùng vắng mặt, do đón gia đình chưa về đến. 
Trên tàu đã có mặt Đề đốc Lâm Nguơn Tánh (Cựu Tư lệnh HQ), Phó Đề đốc Nguyễn Thanh Châu.
Do dân chúng tràn ngập trên bờ nên các Tướng Cang và Thùy không thể lên tàu. 
Cuối cùng Phó Đề đốc Châu ra lệnh tách bến (khoảng 8 giờ chiều). 
Trên đường ra biển, HQ 1 , do một máy bị hỏng, đã lủi vào bờ và mắc cạn tại bờ hữu ngạn sông Lòng Tảo, phải nhờ HQ 801 (sau khi nghe lời kêu cứu của Đề đốc Tánh) quay lại và giúp kéo ra.
Sau đó chiến hạm do HQ Đ tá Phan Phi Phụng điều khiển đã ra đến điểm hẹn Côn Sơn.
Cầu tàu A:
Tình trạng hỗn loạn và căng thẳng diển ra trên bờ. 
Trong khi đó dưới sông, ba chiến hạm còn chờ: Dương vận hạm Qui Nhơn HQ 504 đậu ngoài cùng trống trơn vì Hạm trưởng (HQ Tr/ tá Nguyễn như Phú) không chịu ra đi, và cũng không tách rời để 2 chiến hạm phia trong có thể tách bến.
Nhờ uy tín cá nhân Đại Tá Đỗ Kiểm đã giúp giải quyết tình trạng bế tắc kể cả việc dùng tiền VNCH thu góp của người di tản để mua chuộc các thủy thủ của HQ 504 chịu tháo giây, dời tàu để các chiến hạm phía trong có thể ra đi.
Hệ thống chỉ huy của HQ cũng rối loạn: Nhiều Đại Tá như Trịnh Xuân Phong 'tự phong' thành Tư lệnh Hạm đội để ra lệnh cho các tàu phải ở lại.
Đ Tá Trần Bình Phú (TM Phó Nhân viên), cũng trở thành Tư lệnh Hành Quân để bắt các tàu giữ nguyên vị tri chờ lệnh. 
Đ Tá Nguyễn văn Tân (Trưởng Khối An Ninh) Tư lệnh HQ sau cùng (do Tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham Mu trưởng sau cùng của QL VNCH , phong) cũng xuất hiện để cấm di tản (?).
Tình trạng hỗn loạn tại Bến Bạch Đằng cũng như các sự việc xẩy ra được kể lại trong các tác phẩm Counterpart của ĐTá Đỗ Kiểm, Hải Quân VNCH ra khơi của Điệp Mỹ Linh và Bút ký 'Di tản về miền Tây' của Phạm Kim.
Các Tướng HQ Cang và Thùy sau khi không lên được HQ 1 đã lên Tuần duyên hạm Tiên mới HQ 601. 
HQ 601 do Hạm trưởng HQ Đại Úy Trần Minh Chánh (Con Đề đốc Trần văn Chơn, cựu Tư lệnh HQ) điều khiển, tuy đã quyết định sẽ không di tản, ở lại cùng gia đình gồm cả Tương Chơn, vẫn điều hành chiến hạm và đưa các Tường Cang và Thùy (trên tàu còn có ĐTá HQ Nguyễn xuân Sơn, cựu Tư lệnh Hạm đội) ra Vũng Tàu. 
Sau khi chuyển đoàn tư lệnh HQ lên HQ 3. 
Hạm trưởng Chánh đã đưa tàu trở lại Bến Bạch Đằng (Trần Minh Chánh-Chuyến hải hành cuối cùng của Chiê hạm PGM HQ 601- Đặc san Lướt sóng số 51) (Tuần duyên hạm=PGM là loại tàu nhỏ nhất để được gọi là chiến hạm).
Sau khi HQ 504 chịu tháo dây: Tuần duyên hạm Chi Linh II HQ 11 cũng ra đi vào khoảng 11 gìờ đêm, do hạm trưởng HQ Thiếu tá Phạm Đình San điều khiển, mang theo Đại Tá Đỗ Kiểm. 
Trên đoạn đường từ Sài gòn ra biển, Ông đã tạm dùng hệ thống vô tuyến của chiến hạm để chỉ huy việc di chuyển của đoàn tàu (Theo Counterpart, chiến hạm neo bên ngoải HQ 11 là chiếc HQ 503, trong khi đó theo 'Hải quân VNCH ra khơi' thì là chiếc HQ 504).
Dương vận hạm Thị Nại HQ 502, sau những điều đình với thủy thủ của HQ 501 , cột giây bên ngoài nhưng không chịu ra đi và sau cùng HQ 502 do HQ Tr tá Nguyễn văn Tánh làm hạm trưởng cũng rời bến vào khoảng 1 gìờ đêm 29, rạng sáng 30 tháng 4. 
Sau một số trục trặc về may móc, tàu được sự trợ giúp của một tàu giòng của Ty Quân Cảng đã ra được giữa dòng sông để theo ra cửa biển.
Trên đường đi, vớt được Đ Tá Trịnh Quang Xuân (Tư lệnh vùng 3 Sông ngòi) từ một PBR, Phó Đề đốc Nghiêm xuân Phú.
Sau cùng với tình trạng hỏng máy, HQ 502 được HQ 17 kéo đi Subic Bay. (Phan Lạc Tiếp -'Giã từ Saigon' trên KBC số 19)
Hải Quân Công Xưởng:
Các chiến hạm HQ 400 và HQ 500 rời bến khoảng 2 giờ sáng ngày 30 tháng 4.
Hải vận hạm Lam Giang HQ 402 đang trong giai đoạn tu sửa, đã được một số sĩ quan và thủy thủ sửa chữa gấp rút và sau cùng đã tách bến được vào lúc 3 giờ chiều ngày 30 tháng 4 (sau khi DV Minh đã ra lệnh đầu hàng. HQ Trung Úy Cao thế Hùng đã điều khiển chiến hạm ì ạch ra đi, chở theo trên 1,000 người. 
5 giờ chiều ngày 30 tháng 4, tàu còn đón được HQ Đ tá Lê Hữu Dõng từ một LCM 8 và sau đó Phó Đề đôc Nghiêm văn Phú.
Sau cùng sáng 1 tháng 5, HQ 402 cũng ra được biển Vũng Tàu. 
Sau khi liên lạc được với Hạm đội VN và Hạm đội Hoa Kỳ, những người trên HQ 402 đã được chuyển sang HQ 2 và HQ 402 đã được đánh chìm vào lúc 3 giờ chiều ngày 2 tháng 5 ngoải khơi Côn sơn (Những bài về HQ 402: 'Hải vận hạm Lam Giang HQ 402, một huyền thoại -Điệp Mỹ Linh; ' Chuyến Hải hành cuôi cùng'- Đỗ Kim Bảng - KBC số 60).
Các Tướng Vĩnh Lộc, Trần văn Trung đến Bến Bạch Đằng vào sáng 30 tháng 4 và dùng một LCM của giang cảnh để tìm đường ra biển. 
LCM được Tuần duyên hạm Tây Sa HQ 615 vớt vào tối 30/4. 
Nhưng đến sáng 1/5 HQ 615 bị hết dầu khi còn đang ở trong hải phận Vũng Tàu. 
Sau cùng được HQ 17 chịu quay lại cứu. 
HQ 17 vớt được trên 300 người từ HQ 615 và 200 người từ HQ 470. 
Sau đó cả 2 chiếc 65 và 470 đều bị đánh chìm.
Nhà Bè:
- Dương vận Hạm Mỹ Tho (HQ 800), do dự định sẹ được dùng làm Bộ Chỉ huy HQ khi cần, nên được trang bị đầy đủ cùng nhân viên cơ hữu. 
Hạm trưởng HQ Trung Tá Dương Hồng Võ mới được bổ nhiệm ngày 26 tháng 4, thay vị tiền nhiệm vì đưa gia đình lên chiến hạm trước (ngày 25 tháng 4). 
HQ 800 nhận lệnh trực tiếp từ Tư lệnh HQ và cũng lặng lẽ ra đi..
Vùng biển Vũng Tàu:
Tại vùng biển Vũng tàu, những chiến hạm hiện diện gồm HQ 5, HQ 802, HQ 16, HQ 7, HQ 12, HQ 505, HQ 400.
Các tàu chở dầu HQ 470, 471.
Tất cả đều thả neo ngoài khơi.
Cuộc di tản tại Vũng Tàu tuy không gặp những hỗn loạn như tại Bến Bạch Đằng SàiGòn , vì chiến hạm đậu ngoài khơi: dân chúng di tản phải dùng các ghe đánh cá để chạy ra tàu.
Tuy nhiên sự ra đi của các chiến hạm tùy thuộc vào từng Hạm trưởng. 
Tư lệnh Vùng 3 Duyên Hải, Phó Đề đốc Vũ Đình Đào không có những quyết định chính thức nào về vấn đề di tản. 
Sáng sớm ngày 29 tháng 4, Ông đã cùng bộ tham mưu lên chiến hạm HQ 802.
Ngày 29 tháng 4 , hai Tuần dương hạm Ngô Quyền HQ 17 và HQ 14, về đến Vũng Tàu, sau khi được lệnh bỏ dở chuyến tuần tiễu Trường Sa. 
Trưa 29 được lệnh từ Hải đội 3 cho tự do vận chuyển toàn quyền tự quyết định, không cần thông báo (một hình thức rã ngũ?) HQ 17 do Hạm trưởng HQ TrTá Trương Hữu Quýnh đành quay đầu về hướng Côn Sơn.
Tại đây tàu tiếp nhận khoảng 3,000 người tỵ nạn một số thủy thủ xin rời tàu trở về vơi gia đình.
HQ 17 theo đoàn tàu HQ VNCH di chuyển đi Phillipines, và trong khi di chuyển còn trở lại vùng biển Vũng Tàu để tiếp cứu chiếc PGM hết dầu chết máy đang trôi dạt.
Đây là chiếc PGM HQ 615 có chở trên 300 người trong đó có các Tướng Vĩnh Lộc, Trần văn Trung.
Dương vận hạm Nha Trang HQ 505 (Hạm trưởng HQ Tr Tá Nguyễn văn Nhượng) thả neo bên ngoài Cửa Vũng Tàu chờ đợi. 
Từ sáng 28, ghe của dân chạy ra rất nhiều và xin lên chiến hạm. 
Trưa 29, xe tăng tại bãi biển Vũng Táu bắn ra nên HQ 505 lui ra xa hơn.
Trực thăng KQVN cũng đáp xuống. 
Ngày 29, HQ 505 rời vùng biển Vũng Tàu theo lệnh 'Vận chuyển tự do' của Vùng 3 Duyên hải di chuyển về Phú Quốc. 
Tại vùng biển này HQ 505 vớt thêm được một số người và quyết định trở lại Côn sơn sau khi đã dàn xếp chuyển những người muốn trở về qua các tàu thuyền đánh cá. 
HQ 505 về đến Côn Sơn trưa ngày 2 tháng 5, lúc này đoàn tàu HQ VNCH đã đi về hướng Philippines. 
Sau cùng HQ 505 đã liên lạc được với một chiến hạm của HQ Hoa Kỳ và được hộ tống đi Subic Bay (Nguyễn Nhật Cường- 'Tháng Tư, Cả một đời người trước' Biển Khơi Số tháng 4/2009). 
HQ 505 di chuyển về Phú Quốc để đón Tr/Tá Hậu Chỉ huy trưởng căn cứ An Thới đang bị kẹt lại trên đảo. 
HQ 505 đã đón được nhóm này chạy ra biển bằng một LCM 8, lúc 5 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 5, miễn cưỡng phải nhận thêm những người cùng chạy theo Tr/tá Hậu. 
Hạm trưởng HQ 505 dự trù đi Pháp nên không muốn vớt thêm người tuy nhiên sau đó quyết định đi Phi và những thủy thủ, đoàn viên muốn trở về đã dùng chiêc LCM8 để vào bờ. (Lê văn Mạnh-'Cuộc trùng phùng kỳ diệu'. Tac giả ghi nhầm số hiệu của chiến hạm đã vơt LCM8 504 thay vì 505, chiếc 504 ở lại Saigon không di tản).
Tại Căn cứ Hải Quân Cát Lở (nơi trú đóng của Bộ Tư lệnh HQ Vùng 3 Duyên hải): Phó Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại đã dùng PCF rời căn cứ để ra Cơ Xưởng hạm Vĩnh Long (HQ 802) neo sẵn ngoài khơi vào đêm 29 tháng 4, cùng đi có Tướng Trần văn Nhựt. 
Trên tàu đã có Tương Nguyễn duy Hinh và còn thêm 2 Tương Hoàng Xuân Lãm, Phan hòa Hiệp được Tướng Nguyễn văn Toàn gửi theo (Hồ văn Kỳ Thoại trong Can trường trong chiên bại). 
Tư lệnh vùng 3 Duyên hãi cũng di tản trên chiến hạm này. 
HQ 802 rời Vũng Tàu và đi thẳng đến Subic Bay, không đến điểm hẹn Côn Sơn (Giờ thứ 25 của Người linh biển-Nguyễn Hữu Chí trong Hải sử Tuyển tập)
Hải vận hạm Hát giang HQ 400, nhổ neo lúc 3 giờ chiều ngày 24 để lui ra xa.
Tàu chở đầy đạn và người. 
Hạm trưỡng xin lệnh vứt đạn xuống biển, nhưng không giới chức nào cho lệnh.
Tàu tự di chuyển đi đến điểm hẹn Côn Sơn..
HQ 7: Khi có lệnh 'tự do vận chuyển' Hạm trưởng quyết định ra đi, nhưng gặp sự chống đối của một số nhân viên nên đã dùng phương thức trao hết tiền trong quỹ dự trữ của chiến hạm đồng thời thả tàu nhỏ (wizard) cho những người muốn trở về vào lại bờ.
Vùng biển Phú Quốc:
Tình hình Phú Quốc bắt đầu suy sụp khi có tin nhân viên Đài Việt Nam được đưa ra đảo bằng phi cơ. 
Phú Quốc đã phải tiếp nhận gần 40 ngàn dân tỵ nạn từ Miền Trung.
Chiều tối (19 giờ 31) Chiến hạm Dubuque của HQ HK đến vùng biển Phú Quốc, để nhận một nhiệm vụ đặc biệt: yểm trợ, tiếp tế xăng dầu cho các trực thăng của KQ VNCH cần bay sang Thái Lan, đồng thời dùng làm Đài Không lưu hướng dẫn cho các phi cơ VNCH di tản sang Thái.
Ngày 29 tháng 4, nhân viên Đài Mẹ VN được đưa ra Thương thuyền American Challenger đậu ngoài khơi. 
Trong vùng biển Phú Quốc còn có các thương thuyền và tàu vận tải của Mỹ khác như Greenville Victory, Sergeant Miller, Pionneer Contender. 
Trên đảo đã trở thành rối loạn hơn.
Và sau đó trưa 30/4 khi TT Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng thì Hải Quân Vùng 4 Duyên hải cũng tự động tan hàng và tự tìm đường thóát thân, chỉ những người thân tín với HQ Đại Tá Nguyễn văn Thiện, Tư lệnh mới có phương tiện di tản mang theo cả những hành lý 'cồng kềnh'. 
Đa số nhân viên HQ chạy thoát bằng ghe đánh cá, tiểu đỉnh sang Thái Lan (Nguyễn Tấn Hưng-Trong cảnh sống còn) (Nguyễn tân Hưng còn cho biết Tướng Đỗ Mậu và gia đình cũng ở tại trại tạm cư Thái, nhưng không cho biết đến Thái bằng phương tiện nào?)
Trong những ngày cuối cùng của VNCH, lực lượng Hải Quân tại Phú Quốc gồm 4 chiến hạm :
Trợ Chiến hạm Nguyễn Ngọc Long HQ 230 Hạm trưởng HQ Th tá Nguyễn Nguyên
Giang pháo hạm Tầm sét HQ 331 (Th tá Phan Tấn Triệu)
Giang pháo hạm Lôi công HQ 330 (Th tá Nguyễn văn Anh)
Tuần duyên hạm Minh Hoa HQ 602 (Đại Úy Ngô Minh Dương).
Bộ Tư lệnh Vùng 4 Duyên Hải có 2 cầu tầu lơn: HQ 330 đậu tại cầu phía Nam và HQ 230, cầu phía Bắc.
Các chiến hạm rời bến ngay khi HQ tan hàng. 
Đ Tá Thiện và gia đình lên HQ 230.
Sau khi tách bến HQ 330 chạy vòng quanh phia Nam Phú Quốc để về điểm hẹn ngoài khơi Hòn Khoai. 
HQ 331 bị cháy cả 2 máy, trên tàu có khoảng 200 người, nên được HQ 330 kéo theo. 
Sau khi mât liên lạc với nhóm tàu dự trù đến Côn sơn, đoàn tàu 4 chiếc do HQ 330 dẫn đầu kéo theo 331, tiếp đó là HQ 230 và sau cùng HQ 602 quyết định đi Singapore..
Đoàn tàu thả neo tại Singapore để xin tỵ nạn, tại đây HQ 330 tiếp nhận thêm một số người từ 2 LCM của Quân vận VNCH (rời Tân Cảng Sài gòn ngày 30 tháng 4) cũng vừa đến đây. 
Tư lệnh phó Vùng 4 DH cũng từ HQ 230 chuyển sang HQ 330.
Sau 5 ngày chờ đợi, Singapore từ chối yêu cầu tỵ nạn, cung câp thêm nước và yêu cầu đoàn tầu rởi Singapore. 
Đoàn tàu quyết định đi Úc. 
Trên hải trình đi Úc, thủy thủ của HQ 602 đã nổi loạn, giết hạm trưởng, vứt xác xuống biển và lái tàu trở về.
Khi được tin Úc công nhận MT GPMN, đoàn tàu còn lại 3 chiếc đảng đi về hướng Philippines. 
Sau 17 ngày lênh đênh đến được Subic Bay (Nguyễn Hữu Duyệt - 'Vùng 4 Duyên hải, những ngày cuối' Lươt sóng Số 51)
Hạm đội 21 tại Cần thơ:
Hạm đội đặc nhiệm 21 Vùng 4 Sông ngòi được đặt dưới quyền chỉ huy của Phó Đề đốc Đặng Cao Thăng. 
Bộ Tư lệnh đặt tại Bến Ninh Kiều trong Căn cứ HQ Cần Thơ.
Trưa 29 tháng 4, Tòa Lãnh sự Mỹ tại Cần Thơ đã dùng 2 LCM để chở nhân viên di tản ra ngoài khơi. 
2 LCM bị chặn lại nhưng sau đó qua sự can thiệp trực tiếp của Tổng Lãnh sự Terry Mc Namara Tướng Thăng đã đồng ý để 2 chiếc LCM này tiếp tục ra đi (theo Marc Leepson trong 'Escape to the Sea', VietNam Veterans of America Publications thì khi đoàn LCM bị HQ VNCH chặn xét theo lệnh Tương Nguyẽn Khoa Nam, Lãnh sự MacNamara có mặt trên 1 trong 2 LCM đã từ chối không cho HQ lên lục soát và yêu cầu gặp Phó Đđ Thăng để giải quyêt. (MacNamara đã giúp di tản gia đình Tương Thăng từ nhiều ngày trước) 2 LCM này chở khoảng 300 người Việt, 16 người Mỹ và 6 người Phi. Các LCM này sau đó cặp vào được Thương thuyền Pionneer Contender đây là chiêc tàu Mỹ duy nhất có mặt trong vùng.)
6 giờ chiều 29/4 Trợ Chiến hạm Đoàn Ngọc Tảng HQ 228 do Hạm trưởng HQ Th Tá Nguyễn Hoàng Be điểu khiển được điều động về Bộ Tư lệnh.
10 giờ đêm: Liên lạc với Bộ Tư lệnh HQ tại Sài Gòn, tin trực tiếp cho biết Hải Quân VNCH rã ngũ.
11 giờ đêm 29/4 Phó Đề đốc Đặng Cao Thăng tập họp nhân viên trong phạm vi Bộ Tư lệnh Hạm đội 21 và công bố tan hàng, tùy nghi quyết định ra đi hay ở lại.
0 giờ 20 sáng 30 tháng 4 Những người di tản cùng gia đình xuống HQ 228  và HQ 228 đi ra biển.
1 giờ 15 phút sáng 30 tháng 4: Trên đài chỉ huy của HQ 228, qua máy khuếch đại âm tần của máy PRC 46, tướng Nguyễn Khoa Nam phát ra lệnh 'kêu gọi các Tư lệnh Quân, Binh chủng, quân nhân các cấp không được tự ý rời nhiệm sở sẽ bị kết tội 'đào ngũ trong thời chiến.
Tất cả đều im lặng vô tuyến.
Trên HQ 228 còn có Chuẩn tướng Chương Dzềnh Quay, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4.(Nguyễn Tạ Quang'Hạm đội 21, những ngày cuối cùng. Lướt sóng Số 51)
HQ 231: Trợ chiến hạm Nguyễn đưc Bổng HQ 231 do HQ Đ/úy Nguyễn Văn Phước điều khiển, 10 giờ đêm ngày 29 tháng 4 có lệnh di chuyền từ Cần Thơ về Căn cứ Đồng Tâm. Mỹ Tho. 
Khi DV Minh tuyên bố đầu hàng, Hạm trưởng quyết định rời vùng Mỹ Tho, ra đi và ra biển theo đường Cửa Tiểu. 
Nhân viên và thủy thủ không muốn ra đi đều được đưa vào bờ để tùy nghi di tản.
HQ 229: Trợ chiên hạm Lưu Phú Thọ HQ 229 cũng rời vùng trách nhiệm ra đi sau lệnh buông súng của DV Minh, tàu đi ngang Căn cứ Đồng Tâm, hương dẫn một số PCF chạy theo sau và cũng theo Cửa Tiểu để đến điển hẹn ngoài khơi Côn Sơn.
Từ Côn Sơn đi Philippines: Các chiến hạm VNCH tập trung tại Côn Sơn và hoàn toàn chưa có chương trình kế tiếp cho đến khi liên lạc với Hạm đội Hoa Kỳ (ngoại trừ HQ 802 đã lên đường đi thẳng sang Subic Bay).
Ngày 2 tháng 5, Hạm đội HQVNCH gồm 26 chiếc, đặt duới quyền chỉ huy của Tướng Cang, chia thành 3 hải đội :
Một do Tướng Cang chỉ huy
Một do Tướng Lâm nguơn Tánh (trên HQ 1) chỉ huy
Một do Tướng Hoàng cơ Minh (trên HQ 3)
Chạy theo đoàn tàu còn có thêm 2 tàu đánh cá tư nhân.
Hải Quân Hoa Kỳ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm: Hạm đội Destroyer's Squadron 23 do Đề đốc Donald Roane, đặt bộ chỉ huy trên Chiến hạm Kirk (DE-1097) để yểm trợ cho Hạm đội VN Các chiếc hạm trong lực lượng này ngoài USS Kirk ( DE-1087), còn có USS Tuscaloosa (LST 1187), USS Cook, USS Deliver (ARS-23), USS Abnaki (ATF-96), USNS Lipan (T-ATF-85). 
Một số chiến hạm khác tuy không thuộc lực lượng đặc nhiệm này nhưng cũng góp phần vào công tác y tế và tiếp liệu cho đoàn tàu VN: USS Mobile (LKA-115), USS Balbour County (LST-1195) USS Vega (AF-59) và USS Denver (LPD-9). 
USS Kirk đã trực tiếp yểm trợ cho HQ 3, HQ 402 trươc khi bị đanh chìm và thương thuyền Tân Nam Việt.
USS Vega tiêp tế cho cac tàu YFU-69, HQ 3 , HQ 800, HQ 801.
Chuyến hải hành từ Côn Sơn đi Phi dự trù sẽ kéo dài trong 5 ngày. 
Ngay trong ngày đầu, các phi cơ phóng pháo Liên sô đã bay trên đoàn tàu, tuy nhiên không có những hành vi thù nghịch.
Bộ Quốc phòng HK, tuy đã sắp xếp trước để yêu cầu Chinh phủ Phi trợ giúp trong việc nhận khoảng 50 ngàn người tỵ nạn Việt và Campuchia tạm trú và sau đó sẽ được chuyển từ Phi sang Guam, nhưng lại không xin phép Chinh phủ Phi để đưa một đoàn chiên hạm đến Subic Bay. 
Tổng Thống Phi Ferdinand Marcos và Ngoại trưởng Carlos Romulo đều không muốn 'đụng chạm' với Chế độ 'mới' tại Nam VN.
Trong khi hạm đội VNCH đang từ từ di chuyển về hướng Phi, Chinh Phủ HK đã tìm được giải pháp: viện dẫn một điều khoản ghi trong các văn kiện chuyển giao chiến hạm từ HK sang cho VNCH là 'chủ quyền của chiến hạm sẽ được giao hoàn lại cho HK khi VNCH không còn dùng chung trong các hoạt động quân sự nữa.
Và theo tinh thần này thì đoàn tàu HQ VNCH nay thuộc HK và có quyền đến Căn cư Subic Bay.
Tuy nhiên CS Nam VN cũng chính thức lên tiếng đòi chủ quyền trên các chiến hạm đang di tản.
Trong khi các cuộc thương thuyết ngoại giao đang tiến hành, HQ HK đã nghĩ đến việc đưa cả đoàn tàu đi Guam, nhưng vơi số lượng người khoảng gần 30 ngàn và tình trạng thiêu an toàn về kỹ thuật của một sô chiến hạm VNCH, kế hoạch này khó thực hiện được.
Ngày 7 tháng 5, khi đoàn tàu gần đến hải phận Phi, cuộc tranh chấp vể chủ quyền giữa HK và CS Nam VN vẫn chưa được giải quyết. 
Ngoại trưởng Phi dọa sẽ 'bắt giữ' đoàn chiến hạm nhưng khi Đại sứ HK tại Phi bàn đến số phận của gần 30 ngàn người tỵ nạn trên các tàu sẽ là một 'gánh nặng' mà Phi chưa bao giờ  nghĩ tới và cũng chưa sửa soạn để đối phó thì Ngoại trưởng Romulo đành chấp nhận giải pháp chuyển các chiến hạm VN thành chiến hạm HK và theo đó trườc khi vào lãnh hải Phi, đoàn tàu sẽ phài vưt bỏ đạn dược, xóa bỏ tên và số hiệu của từng chiến hạm, thay thế cờ VNCH bằng cờ HK.
12 giờ trưa 7 tháng 5, những buổi lễ 'hạ kỳ' đã được tổ chức trong trang nghiêm và buồn thảm trên từng chiến hạm VNCH. 
Mỗi chiến hạm có sự hiện diện của 2 nhân viên HQ HK để nhận bàn giao. 
Cờ Mỹ được kéo lên, và các tàu nhỏ của HQ HK tiến hành việc xóa số hiệu.
Các quân nhân HQ VN tử thay bỏ quân phục.
HQ VNCH không còn nữa.
Và nếu theo công pháp quốc tế: 'chiến hạm là lãnh thổ quốc gia' thì VNCH tồn tại cho đến trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975.
Vai trò của Richard Armitage và Hoa Kỳ trong cuộc di tản của HQ VNCH
Theo 'Hải sử tuyển tập' (trang 511-515) trong bài 'Phỏng vấn Phó Đô đốc Chung tấn Cang 'Một đời quân ngũ và cuộc lui binh vẹn toàn' một số sự kiện đã được đưa ra :
'Đoàn tàu VN rời Sài gon, đem theo hầu như tât cả chiên hạm khiển dụng vơi hơn 27 ngàn quân nhân và đồng bảo. 
Ra đi đúng lúc, không sớm, trước khi quá muộn. 
Đó là cuộc lui binh đẹp đẽ, đầy kỷ luật' (trên thực tê, chỉ có khoảng trên 10 chiến hạm, ra đi từ Sàigòn, số còn lại từ Vũng Tàu, Phú Quốc.
Cuộc di tản cũng gặp những trường hợp vô kỷ luật như đạ mô tả trong phần trên; trong Counterpart trang 208 có kể lại khi Tướng Cang, không lên được HQ 1, dự trù làm soái hạm, Đ tá Kiểm phải thay đổi kế hoạch đưa Tướng Cang và gia đình lên HQ 601. 
Nhưng HQ 601 lại do Hạm trưởng Chánh, con Đề đốc Chơn cựu TL HQ lảm hạm trưởng lúc đầu Đ úy Chánh từ chối nhưng sau đó chịu sự thuyêt phục yêu cầu giúp để đưa Tương Cang ra đi. 
Ngoài ra một câu hỏi được nêu là trong khi Tường Cang đang ở trên Chiến hạm trên đường di tản co nhiều Đại Tá đã lên hệ thống liên lạc vô tuyến tự phong là Tư lệnh HQ ra lệnh cho các chiến hạm phải ở lại hay trở vể bến nhưng không thấy Tướng Cang, tuy là Tư lệnh chính thức ban hành lệnh nào cả?
Về kế hoạch di tản, bài viết: 'Khi đất nước đã đến lúc phải tính chuyện đi hay ở, người giúp tôi soạn thảo kế hoạch là ông Chí, ông Sơn, ông Kiểm, ông Luân và ông Khuê. (Trong 'Counterpart, từ trang 195 đến 199, Đ tá Đỗ Kiểm đã ghi lại kha nhiều chi tiết về kế hoạch di tản, kể cả buổi họp riêng giữa Ông và Tương Cang .Riêng Ông Sơn (Đ tá Tư lệnh Hạm đội, người có 'tần số liên lạc với Hạm đội HK' đã bị cách chức ngày 28/4. Kê hoạch di tản đã được bàn thảo khá nhiều, trong bí mật giữa Ông Kiểm và Richard Armitage, kể cả điểm hẹn ngoài khơi Côn Sơn.)
Về vai trò của ông Richard Armitage, Tương Chơn cho biết: 'Mưi đây có người nói là Ông Richard Armitage lo cho đoàn tàu. Sai. Ông ta chỉ là một sĩ quan liên lạc giữa HQ Mỹ và đoàn tàu HQ VN không hơn, không kém. 
Tướng Chơn cho biêt thêm: '...Khi đoàn tàu vào hải phận Phi, Chah phủ Phi không cho vào. Chinh tôi đã đề nghị trả lại tàu chiến cho Mỹ...'. 
Trong 'Hải Quân VN ra khơi' của Điệp Mỹ Linh, trang 276-277 có bài phỏng vấn ông Richard Armitage (có tên VN là Trần văn Phú) về cuộc di tản của HQ VNCH, sau khi xác nhận là ông tháp tùng Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng HK Erich von Marbod đến VN để lo di chuyển quân cụ.
Những đoạn đáng chú ý như: '...kế hoạch giúp HK giúp HQ di tản rất hạn hẹp. HK chỉ chuẩn bị một cách tổng quát cho một cuộc di tản với nhân số phỏng định chứ không có kế hoạch tỉ mỉ. Chương trình giúp HQ VN được phác hoạ vào giờ phút chót...', '...Lúc đó vì Chinh phủ HK chưa dự trù một phương kế nào cho HQ VN cả nên tôi chỉ thông báo với HQ VN là: nếu tình thế bắt buộc, hãy cố gắng đến Côn Sơn, tôi sẽ gặp tất cả ở đó' (ghi chú của người viêt: Armitage có cho một số sĩ quan cao cấp HQVN, biết tần số liên lạc vơi Hạm đội 7 của HK). 
Armitage cũng cho biết thêm 'Mọi quyết định liên quan đến Hạm đội VN từ Côn Sơn cho đến Phi đều do những biến chuyển tình hình lúc đó tạo nên chứ không hề có một sự chuẩn bị nào cả..'. 
Bài viết 'Frequent Wind ' của USS Kirk (Chiến hạm chính đã trợ giúp và hộ tống đoàn tàu VNCH) Association có một số chi tiết về vai trò của Armitage.
Richard Armitage rời Sàigon chiều 29/4 bằng trực thăng và đáp xuống chiến hạm USS Blue Ridge, soái hạm của Hạm đội 7. 
Tuy không có giấy tờ tùy thân, ông vẫn yêu cầu gặp Đô đốc Donald Whitmire, Tư lệnh Hạm đội 7 tại Thái Bình dương, và xin liên lạc với Ngũ giác đài, xác nhận lý lịch đồng thời xin phép trợ giúp HQVN.
Sau khi được phép của Ngũ giác đài, Richard Armitage đã được chuyển từ Blue Ridge sang USS Kirk vào nửa đêm ngày 30 rạng 1/5. 
Tuy chỉ là một nhân viên dân sự, nhưng Armitage vẫn có thẩm quyển đề yêu cầu hạm trưởng USS Kirk, một tướng 2 sao quay tàu trở lại Côn Sơn, nơi tập trung của đoàn tàu VN và sau đó Armitage sang HQ 3 để giúp di tản đoàn tàu VN đi Philippines (Richard Armitage sau đó trở thành Phụ tá cho Bộ trưởng Quốc Phòng HK Colin Powell, thời TT Bush)
Tổng kết:
Theo các bài viết của Tác giả Phan Lạc Tiếp thì đoàn tàu VN gồm 27 chiếc đã từ vùng tập trung tại Côn Đảo để cùng dự chuyến hải hành cuối cùng đi Phillipines. 
Cùng đi theo trong đoàn còn có thêm 2 tàu đánh cá. 
Báo cáo của Khu trục hạm Cook về cho TF 76 ngày 2 tháng 5 ghi nhận: 'Đoàn tàu di tản của HQVN gồm 26 chiến hạm và một Khinh tốc đỉnh. Vị trí đoàn tàu tại Vĩ độ 09* 35'N và kinh độ 108* 55'E..
Hải sử Tuyển tập, trang 553: Danh sách các chiến hạm di tản vào tháng 4 năm 1975 liệt kê 43 chiến hạm trong đó có các chiếc trở về như HQ 602, H 609 và những chiếc hư hỏng phải đánh chìm gồm HQ 402, 406, 604, 474 và 702..
Tập Dự án Hải Sử ghi lại trong đoạn Từ Hạm đội/HQ VNCH sang Hạm đội HQ Phi số hiệu và tên của 30 chiến hạm VN.
Đối chiếu với các tài liệu ngoại quốc như Jane's Fighting Ships.
Danh sách các Chiến hạm chạy khỏi VN (bao gồm những Chiến hạm đi theo đoàn từ Côn sơn, hoặc tự đến Subic Bay (như HQ 802), hoặc tự tách khỏi đoàn (HQ 2) , hoặc đến trễ hơn như nhom tàu từ Phú Quốc...) gồm:
1 Khu trục hạm Trần Hưng Đạo HQ 1 (chuyển thành BRP Rajah Lankandula-PS-4)
5 Tuần dương hạm (WHEC):
- Trần Quang Khải HQ 2 (thành BRP Diego Silang PS-9)
- Trần Nhật Duật HQ 3 (tuy được chuyển giao cho HQ Phi nhưng bị phế thải để lấy các cơ phận thay thế dùng sữa chữa cho các chiến hạm khác của HQ Phi)
- Trần Bình Trọng HQ 5 (thành BRP Francisco Dagohoy PF-10)
- Trần Quốc Toản HQ 6 (cùng số phận như HQ 3)
- Lý thường Kiệt HQ 16 (thành BRP Andres Bonifacio, PF-7)
- Ngô Quyền HQ 17 (thành BRP Gregorio del Pilar PF-8)
5 Hộ tống hạm (PCE):
- Đống Đa II HQ 07(thành BRP Sultan Kudarat PS-22)
- Chi Lăng II HQ 08 (thành BRP Magat Salamat PS-20)
- Chí Linh HQ 11 (thành BRP Datu Tupas PS-18)
- Ngọc Hồi HQ 12 (thành BRP Miguel Malvar PS-19)
- Vạn Kiếp HQ 14 (thành BRP Datu Marikudo PS-23)
5 Dương vận hạm (LST):
- Cam Ranh HQ 500 (thành BRP Zamboanga Del Sur LT-86)
- Thị Nại HQ 502 (thành BRP Cotabato Del Sur LT-87)
- Nha Trang HQ 505 (thành BRP Agusan Del Sur LT-54)
- Mỹ Tho HQ 800 ( thành BRP Sierra Madre LT-57)
- Cần Thơ HQ 801 (thành BRP Kalinga Apayao LT-516)
1 Cơ Xưởng hạm (ARL)
- Vĩnh Long HQ 802 (thành BRP Yakal AR-617)
3 Hải vận hạm (LSM):
- Hát giang HQ 400 (thành BRP Western Samar LP-66)
- Hàn giang HQ 401 (dùng lấy cơ phận)
- Hương giang HQ 404 (thành BRP Batanes LP-65)
3 Trợ chiến hạm (LSSL):
- Đoàn Ngọc Tảng HQ 228 (thành BRP La Union LF-50)
- Lưu Phú Thọ HQ 229 (HQ Phi dùng để lấy cơ phận thay thế sử dụng cho các chiến hạm khác)
- Nguyễn Đức Bổng HQ 231 (thành BRP Camarines Sur LF-48)
3 Giang pháo hạm (LSIL):
- Thiên kích HQ 329
- Lưi công HQ 330
- Tầm sét HQ 331
(Hai chiếc 329 và 330 có trong danh sách của HQ Phi, chiếc 331 được ghi là không rõ số phận)
2 Hỏa vận hạm (YOG)= sà lan tự hành để chở dầu:
- HQ 470 và HQ 471
1 Tuần duyên hạm (PGM):
- Hòn trọc HQ 618 (thành BRP Basilan PG-60)
Ghi chú:
Trong danh sách Chiến hạm HQ Phi tiếp nhận vào tháng 5-1975, có một Chiến hạm của HQ Kmer: Chiếc PC Submarine Chaser , số hiệu E-312. Sau đó đổi thành Negros Oriental PS-26. Không thấy có tài liệu nào viết về chiến hạm này khi chạy sang Phi?
Trợ chiến hạm Nguyễn Ngọc Long HQ 230 không ghi trong danh sách trên, nhưng được ghi trong Hải sử Tuyển tập trang 564 là do HQ Tr tá Nguyễn Nguyên làm hạm trưởng, không thuộc đoàn tàu di tản của Bộ Chỉ Huy HQ . Chiến hạm được chuyển thành BRP Sulu LF-49)
Trong danh sách Hỏa vận hạm YOG HQ Phi tiếp nhận có ghi thêm HQ 474.
WPB Chiến đỉnh Huỳnh văn Đức HQ 702 đến được Philippines và phế thải tại Subic Bay ngày 19 tháng 5 năm 1975.
'Dự án Hải sử' không ghi về các PGM 600, 604 và 605, tuy nhiên 'Hải sử tuyển tập' ghi các chiến hạm này có mặt trong đoàn tàu của Bộ chỉ huy HQ(?) : Phú Dự (HQ 600), Keo Ngựa (HQ 604), và Kim Quy (605) không có tên trong danh sách các chiến hạm HQ Phi tiếp nhận?
Trần Lý (3/2012)

Chuyện những con tàu: Trợ Chiến Hạm - Trần Lý

Trong số những chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, Trợ Chiến Hạm có lẽ là loại chiến hạm có mặt từ ngày thành lập HQVNCH và tiếp tục hoạt động cho đến ngày VNCH kh6ng còn là một quốc gia.

Trợ Chiến Hạm là tên Việt cho các tàu đổ bộ loại LSSL (Landing Ship Support Large) của HQ Hoa Kỳ.


Trong thời kỳ Thế Chiến thứ hai, HQ Hoa Kỳ đã sử dụng nhiều loại chiến hạm đổ bộ gọi chung là Landing Ship như LST (Landing Ship Tank), LCT (Landing Craft Tank), LSD (Landing Ship Dock) sau đó phát triển thêm những loại LCI (L) =Landing Craft Infantry (Large)…

Những LCI này được gắn nhiều loại súng khác nhau từ phóng rocket, súng cối, đại liên, đại bác… 
Và sau cùng được bổ sung và phát triển hơn nữa thành một loại chiến hạm có cấu trúc lớn hơn, trang bị hỏa lực mạnh hơn để trở thành đúng nghĩa là một chiến hạm LCS (L) với tên phụ là Mighty Midget.

Khi Thế Chiến II chấm dứt 123 chiếc LCS(L) ở trong tình trạng còn hoạt động được, sau đó do nhu cầu của cuộc Chiến Tranh 'Lạnh' giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản, các LCS(L) được đưa ra tái sử dụng dưới ký danh mới LSSL và Hoa Kỳ đã viện trợ những chiến hạm này cho các quốc gia đồng minh như Pháp, Ý, Nhật, Đài Loan... qua các chương trình quân viện như Mutual Defence Assistance, SecurityAssistance.
Trợ Chiến Hạm trong Hải Quân Pháp tại Việt Nam
Trong chiến tranh VN, Pháp đã nhận được quân viện từ Hoa Kỳ và Hải Quân Pháp cũng nhận một số chiên hạm để sử dụng tại chiến trường Đông Dương.

Ngày 25 tháng7 năm 1950, 6 chiếc LSSL được bàn giao cho Pháp tại Puget Sound: đó là những chiếc LSSLs 2, 4, 9, 10, 28 và 80. Sau chuyến hải hành vượt Thái Bình Dương, các chiến hạm này cặp bến SàiGòn vào ngày 17 tháng 9.
Lúc đầu HQ Pháp đánh số các chiến hạm này từ 1 đến 6, nhưng sau đó (cuối 1951) đổi thành các số 9021 đến 9026 và đến 1953 dùng tên các võ khi thời Trung Cổ để đặt cho các chiến hạm này. (Trước đó HQ Pháp đã có 3 chiếc LSSL, với 6 chiếc mới nhận HQ Pháp có được 9 LSSL để sử dụng trên chiến trường Đông Dương)

Các chiến hạm của HQ Pháp mang những tên: Arbalete (9021), Arquebuse (9022), Hallebarde (9023), Javeline (9024), Pertuisane (9025), Rapière (9026) và vào 1953 thêm 3 chiếc được Hoa Kỳ chuyển cho Pháp là những chiếc Etendard, Oriflamme và Framée.
Các LSSL được dùng để yểm trợ cho các Dinassault (Hải đoàn xung phong) trong các trận đánh chống lại lực lượng Việt Minh tại những vùng sông rạch Bắc VN như các khu vực Sông Đáy, Sông Hồng. đồg thời hoạt động tuần phòng ven biển từ Trung ra Bắc và trên sông Cửu Long tại miền Nam.
Trong thời gian từ 1952-1954, các chiến hạm này đã yểm trợ nhiều cuộc hành quân của Lực lượng Liên Hiệp Pháp.

Sau khi Hiệp Định Geneve được ký kết, phân chia VN thành hai miền, chiến hạm Pertuisane đã được dùng để chuyên chở người di cư từ Bắc vào Nam.
Trợ Chiến Hạm của Hải Quân VNCH:
- Các Trợ Chiến Hạm do Pháp chuyển giao: Khi vai trò của Pháp chấm dứt, họ đã chuyển một số chiến hạm trong đó có các LSSL cho Việt Nam.
Chiếc Arbalète là Trợ Chiến Hạm đầu tiên được chuyển giao cho HQVN vào ngày 12 tháng 10 năm 1954 tại Sài Gòn. HQVN đổi tên chiến hạm này thành Nỏ Thần HQ 225.
Với giai đoạn đầu của tổ chức HQVN chưa đủ nhân lực và còn thiếu kinh nghiệm để điều hành nên tuy được chinh thức xem là một chiến hạm của VN nhưng vẫn do sĩ quan và thủy thủ đoàn (25 người) Pháp kiểm soát và điều hành, thêm vào đó là 30 nhân viên HQVN xem như 'học nghề'.
Đến khoảng cuối năm 1955, chiến hạm trở thành 'không thể hải hành' nên được giải ngũ, chuyển cho Đài Loan để phế thải, lấy những cơ phận còn dùng được.

Chiếc Arquebuse được chuyển giao vào năm 1955 và trở thành Linh Kiếm HQ 226.
Chiếc thứ ba được Pháp chuyển lại là chiếc Framée, chuyển vào tháng 3 năm 1956, và thay thế cho chiếc Arbalete phế thải, HQVN vẫn dùng tên Nỏ Thần HQ 225 đặt cho chiếc này.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống Cộng, các chiến hạm này theo Đ/Tá Đỗ Cẩm ghi lại: 'LSSL là những chiến hạm thật sự chiến đấu đầu tiên mả HQVN tiếp nhận và là niềm hãnh diện cho HQVN. Hỏa lực của chiến hạm thật ghê gơm nhất là khi yểm trợ cận mục tiêu. Chiến hạm gây kinh hoàng cho VC trong những năm 50-60, và giúp rất nhiều cho các cuộc hành quân tại các vùng sông ngòi khi khả năng của KQVN và Pháo binh còn giới hạn...'

Các Trợ Chiến Hạm do Mỹ chuyển giao: Ngoài 3 Trợ Chiến Hạm kể trên, Hoa Kỳ cũng chuyển giao cho HQVNCH 4 chiếc nữa để tổng số Trợ Chiến Hạm lên đến 7 chiếc. Từ 1957, HQVNCH đã dùng tên các chiến sĩ HQ hy sinh để đặt cho các Trợ Chiến Hạm:
HQ 225 Nguyễn văn Trụ
HQ 226 Lê Trọng Đàm
HQ 227 Lê văn Bình
HQ 228 Đoàn Ngoc Tảng
HQ 229 Lưu Phú Thọ
HQ 230 Nguyễn Ngọc Long
HQ 231 Nguyễn Đức Bổng
Đặc tính chung của các Trợ Chiến Hạm:
-Trọng tải trung bình 250 tân, tối đa 384 tấn
-Kích thước: dài 158 ft, rộng 23.7 ft
-Vận chuyển: hai máy diesel, mỗi máy 1600 mã lực
-Vận tốc trung bình 14 hải lý/giờ, tối đa 16.5 hải lý/giờ
-Hỏa lực: 1 đại bác 76.2 mm, 4 khẩu 40 mm, 4 khẩu 20 mm và nhiều đại liên.
-Thủy thủ đoàn: 60-70 người
Vai trò và Nhiệm vụ cũa Trợ Chiến Hạm:
Trong những năm 1950, các Trợ Chiến Hạm thuộc HQ Pháp hoạt động trên chiến trường Đông Dương thường được giao những nhiệm vụ như tuần phòng ven biển, và do hỏa lực trang bị trên tàu khá mạnh nên được dùng vào việc yểm trợ cho các cuộc hành quân thủy bộ. Những 'dinassaut' của Pháp gồm một số chiến đỉnh nhỏ như LCT, LCM và LCVP gắn thêm nhiều đại liên, súng cối để tăng hỏa lực..Khi hành quân thường có thêm một LSIL để dùng làm nơi đặt Bộ Chỉ Huy, và khi có mặt của Trợ Chiến Hạm thì chiếc này sẽ giữ nhiệm vụ đó. Đài chỉ huy của Trợ Chiến Hạm khá cao, giúp tăng được tầm quan sát nhưng lại trở thành mục tiêu bị địch quân nhắm bắn.. Các nhân viên quan sát trên pháo tháp dễ bị 'băn sẻ'. Các Trợ Chiến Hạm rất hữu hiệu trong công Tác bảo vệ các đoàn tàu thuyền cần di chuyển trên những dòng sông bị CQ phục kích.. Lực lượng Việt Minh trong thời gian này chưa có những vũ khí nặng để gây tổn hại cho các đoàn công-voa trên sông. Nguy hiểm nhất chỉ là mìn thả trôi hoặc đặt vào tàu để phá hoại. Một số cuộc đụng độ giữa lực lượng VM và Pháp trên những vùng sông ngòi dều đưa đến những tổn thất nặng cho VM như các trận phục kinh trên Sông Đáy (11-1952), trận giải vây Mao Khê (23-3-1951), chiến dịch Phủ Lý-Ninh Bình (29-5-1951) giữa các SĐ 308 và 304 VM và Dinassaut 3 của Pháp.
Trong những năm 1953-54, các Trợ Chiến Hạm Pháp đã đụng độ rất nhiều trận với VM.tại những khu vực Phát Diệm, Bùi Chu, Thanh Hóa, Hưng Yên và những tiền đồn dọc Sông Hồng.
Sau Hiệp định Geneve, HQ VN tiếp nhận hai Trợ Chiến Hạm từ người Pháp và tiếp tục sử dụng các tàu này theo kiểu HQ Pháp, nghĩa là tuần ven biển, sông rạch và yểm trợ hành quân thủy bộ.
Từ 5-19 tháng 6, 1955, các giang đoàn xung phong 22, 23 và 25 được sử dụng trong các cuộc hành quân dẹp các lực lượng quân đội Giáo phái Hòa Hảo trong khu vực Cần Thơ, Long Xuyên. Bộ Chỉ Huy chiến dịch được đặt trên Chiến hạm Nỏ Thần.
Về nhiệm vụ tuần duyên, từ tháng 12-55, Nỏ Thần được giao nhiệm vụ tuần tra ven biển từ Vũng Tàu đến Mũi Bãi Bùng.
Vai trò yểm trợ hỏa lực và tiếp vận cho các tiền đồn xa xôi nơi vùng sông rạch giảm dần khi Không Quân VNCH lớn mạnh, các phi vụ Skyraider và trực thăng võ trang được sử dụng nhiều hơn.
Trong những tháng đầu năm 1970, các Trợ Chiến Hạm trỡ thành lực lượng chính bảo vệ các đoàn tàu tiếp tế cho Kampuchea trên thủy lộ Pnnompenh-NeakLuong. Chuyến tiếp vận sau cùng được thực hiện vào ngày 30 tháng Giêng 1975.
'Dự án Hải sử' (Vũ Hữu San) đã viết về sự hữu hiệu của Trợ Chiến Hạm và giang pháo hạm như sau:
' Trong vòng 25 năm chiến tranh, loại Trợ Chiến Hạm LSSL là loại chiến hạm có hỏa lực mạnh nhất trong sông ngòi VN, kế đó là các Giang phao hạm. Khi hành quân phối hợp với lực lượng bạn, hai loại tàu này thường được dùng như soái hạm lưu động cho CHT hành quân. Với hỏa lực hùng hậu, chiến hạm yểm trợ hải pháo rất đắc lực khi tiến quân..
Tuy vậy đôi khi tại vùng đồng bằng sông Cữu Long, các tàu này đã được sử dụng vào các công Tác tuần tiễu sông ngòi. Lâu lâu cấp chỉ huy còn dùng hai loại tàu này thường trực để yểm trợ cho lực lượng diện địa ven sông. Trong công Tác này chiến hạm thường đơn độc nên dễ dàng bị địch phục kích khi giang hành và cả khi neo lại nghỉ ngơi..'
Hạm đội HQVNCH được tổ chức thành 3 Hải Đội (Tuần duyên, Chuyển vận và Tuần dương). Giang pháo hạm thuộc Hải đội 1, tuần duyên (gồm cả các PGM=Tuần duyên hạm và LSIL=Giang pháo hạm).
Victor Croizant (Đại Tá TQLC Hoa Kỳ) trong 'The Brown Water Navy' đã viết một bài 'tiêu biểu' về hoạt động của Giang Đoàn Xung Phong 23 trong trận Hàm Luông 4 tháng 10 1965 như sau: 'Chiến hạm HQ 226 được giao nhiệm vụ tuần giang trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng 9 và 10, 1965. Các báo cáo từ Cố vấn Mỹ ghi nhận chiến hạm đã yểm trợ cho 3 công Tác trục vớt các tiểu đỉnh bị chìm, yểm trợ hải pháo cho 9 cuộc hành quân, cho hai chuyến tiếp liệu và tuần tra đơn độc 9 chuyến.Hoạt động đặc biệt hữu hiệu nhất của HQ 226 là yẩm trợ cuộc hành quân của Giang đoàn 23 trong cuộc đổ quân cho TĐ 41 BĐQ tại Hàm Luông, Kiến Hòa ngày 4 và 5 tháng 10. Trong trận này 21 chiến sĩ BĐQ và HQ hy sinh cùng 57 bị thương.. Cuộc hành quân bắt đầu từ 7 giờ sáng, xuất phát tại Bến Tre. BĐQ dùng tàu xuôi dòng để đổ bộ vào khu vực tìm và diệt một lực lượng VC đã bao vây tấn công một tiền đồn và xã ấp đêm hôm trước. Thời tiết không cho phép dùng trực thăng để đổ quân như dự trù.Lực lượng giang đoàn tiên công lúc 11 giờ sáng, hộ tống bởi một phi cơ quan sát của LQ HK. Phi cơ không ghi nhận được hoạt động của CQ. Lúc 12 giờ , HQ 226 dẫn đầu khởi pháo vào một mục tiêu nghi ngờ, lập tức VC nổ súng dự dội vào đoàn tàu từ bờ bên phải và vào HQ 226 từ bờ trái.Hai LCM chở quân trúng đạn, một ở tình trạng gần chìm phải kéo: cả hai ủi bãi vào bờ trái, BĐQ đổ bộ và tạo một vòng đai phòng thủ, các tiểu đỉnh tạm rút chỉ HQ 226 trụ lại để yẩm trợ cho toán BĐQ và phi cơ được gọi đến để oanh kích..Các LCM trở lại đổ thêm quân tiếp viện. HQ 226 ở lại chiến trường suốt đêm..Sáng 5/10, lực lượng VNCH thanh toán chiến trường..'
Lược sử và hoạt dộng của các Trợ Chiến Hạm
1) HQ 225 Nguyễn văn Trụ: 
-Chiến hạm được khởi đóng ngày 27 tháng Giêng 1945 tại cơ xưởng Commercial Iron Works, Portland (Oregon). 
-Hạ thủy ngày 7 tháng Hai, 1945. 
-Gia nhập HQHK ngày 5 tháng 3, 1945 và nhận ký hiệu USS LCS(L)(3)-105 sử dụng cho Lực lượng trừ bị. 
-Danh hiệu đổi thành Landing Ship Support Large USS LSSL-105 vào ngày 28 tháng Hai, 1949.
-Chuyển cho Lực lượng Tuần Duyên Ryukyu ngày 12-03-1952
-Chuyển cho HQ Pháp ngày 28 tháng 12, 1953 , được đặt tên là RFS Framée.
-Chuyển cho HQ VNCH năm 1957, cũng đặt tên là Nỏ Thần (HQ 225) , sau đó năm 1970 đổi tên thành Nguyễn văn Trụ. (HQ Trung Úy Nguyễn văn Trụ, Khóa 2 HQ/VN hy sinh trong một trận đánh thuộc chiến dịch Nguyễn Huệ tại Long xuyên vào tháng 12/1955).
-Bị đặc công CS đánh chìm ngày 30 tháng 7 năm 1970
Vài hoạt động của HQ 225:
(Danh số HQ 225 đã được dùng cho hai LSSL,chiếc thứ nhất tiền thân là Arbalète. Hoạt động của Nỏ thần (LSSL-2) được tóm lược trong phần trên).
-Từ 1956-57, HQ 225 thứ nhì thay cho chiếc thứ nhất phế thài, vẫn được đặt tên là Nỏ Thần, nhận những nhiệm vụ như tuần tra trên sông Cửu Long và dọc duyên hải Nam VN từ Vũng Tàu đến Hà Tiên, bảo vệ các thuyền đánh cá VN trong khu vực Vịnh Thái Lan chống các vi phạm của Cambodia. 
- 16 tháng Hai-1969 HQ 225 dùng hải pháo giúp đẩy lui cuộc tấn công của VC tại Vĩnh Long và 28 tháng 11 cũng đẩy lui cuộc phục kích của VC tại Tam Giang, Đầm Dơi.
-Từ 1970, HQ 225 được đặt dưới sự chỉ huy của Hải đội tại Căn cứ Năm Căn. Rạng sáng ngày 30 tháng 7 năm 1970, HQ 225 thả neo, cột giây tại căn cứ Năm Căn, nơi cửa sông Bồ Đề, và bị đặt mìn phá hoại, phát nổ lúc 2 giờ sáng. Tàu chìm nhanh xuống đáy nước. Hạm Trưởng Nguyễn Ngọc Quyền kể lại: ' Tôi cho lệnh đào thoát, bỏ tàu khi nước ngập 1/3 tàu trong vài phút; một số thủy thủ không thoát kịp vì lo thu nhặt vật dụng cá nhân' . Công cuộc tiếp cứu tuy diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên 17 nhân viên thũy thủ đoàn bị mất tích và được xem là hy sinh theo tàu.. Do nước chảy xiết và khu vực kém an toàn nên việc trục vớt chiến hạm không được thực hiện. Điều tra sau đó tìm thấy những sợi dây nylông dài cột theo dây neo và tàu bị chìm do đặc công 'thủy' VC gài mìn.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong 'Năm Căn, vùng xôi đậu' đã kể lại vụ chìm tàu như sau: 'Đêm thứ hai của một chuyến nghỉ bến sau đó, giữa lúc Hải và Trung sĩ Hoan đang đội mưa đi từ câu lạc bộ về phòng, thì bỗng giật mình vì hai tiếng nổ liên tiếp kinh hồn xen lẫn với những tiếng sấm chớp ầm ầm của cơn mưa miền nhiệt đới, cả hai chạy vội ra cầu tầu. Cảnh náo loạn hãi hùng đang diễn ra trước măt mọi người: chiếc LSSL, nằm giữa giòng sông, nghiêng hẳn phía tả hạm; trên boong chính nhân viên nhôn nháo, cố kiếm cách nhảy xuống..Chiếc PCF trực ứng chiến rà đến. Hải và Hoan cũng vội vã nhảy xuông PCF của mình, gỡ dây, nổ máy phóng ra chiến hạm, chỉ đủ thì giờ cùng chiếc PCF trực, đón được một số nhân viên và vị hạm trưởng ..vẫn còn ngơ ngác chưa hoàn hồn vì chấn động của tiếng nổ..'
2) HQ 226 Lê Trọng Đàm:
-Khởi đóng ngày 5 tháng 7, 1944 tại George Lawley&Sons Corp. Neponset, MA.
-Hạ thủy: 15 tháng 7, 1944
-Gia nhập HQHK ngày 11 tháng 8 1944 , nhận ký hiệu USS LCS(L)(3)-4 
-Hoạt động trong khu vực Thái bình dương trong Thế chiến 2
-Đình động sau thế chiến, lưu giữ tại LL Trừ bị (Columbia Reserve Group, Astoria OR
-Nhận ký hiệu mới USS LSSL-4 ngày 28 tháng Hai, 1949.
-Chuyển cho HQ Pháp ngày 15-8-1950 đổi thành RFS LSSL-2 và sau đó thành RFS Arquebuse (L-9022)
-Chuyển cho HQVN năm 1955, đổi tên là RVNS Linh Kiếm (HQ-226) và sau đó đổi thành Lê Trọng Đàm
-Bị đánh chìm ngày 3 tháng 10, 1970
Vài hoạt động:
HQ 226 Linh Kiếm được giao nhiệm vụ thuộc Hải lực HQVN. Một trong những nhiệm vụ của Lực lượng này là tuần phòng trên sông và yểm trợ cho các Giang đoàn xung phong trong các cuộc hành quân.
Vai trò yểm trợ của Trợ Chiến Hạm được chứng minh cụ thể trong trận Hàm Luông (4-5 tháng 10, 1965): Trong trận này Giang đoàn Xung phong 23 được giao nhiệm vụ đổ bộ TĐ 41 BĐQ gần khu vực Bến Tre nơi sông Hàm Luông (Kiến Hòa) để tìm và diệt một TĐ Công quân hoạt động tại đây. Chiến hạm Linh Kiếm đã được sử dụng làm hỏa lực yểm trợ, giúp đẩy lui lực lượng Cộng quân đang phục kích đoàn tàu từ cả hai ven bờ.
HQ 226 cũng nhận nhiệm vụ tuần tra trên sông Sài Gòn bảo vệ tàu thuyền di chuyển qua khu vực Rừng Sát.
Trong năm 1968, HQ 226 Linh Kiếm luôn luôn 'bận rộn'. Hạm Trưởng Lê văn Rạng điều khiển chiến hạm tham dự nhiều cuộc hành quân trong khu vực sông Cửu Long, kể cả yểm trợ bảo vệ các tỉnh, thị xã trong Tết Mậu Thân. Từ 3 đến 5 tháng Hai, HQ 226 ngăn chặn các cuộc tấn công của VC vào Vĩnh Long từ ngã sông Cổ Chiên. Riêng trong thời gian từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng 3/68, Chiến hạm đã yểm trợ hỏa lực trong 36 vụ đụng độ với CQ.. do những chiến công này Đ/Úy Rạng đã được ân thưởng huy chương Bronze Star with Combat V của TT HK.
Ngày 6 tháng 5, 1968, HQ 226 bị VC phục kích trên sông Cổ Chiên từ cả hai bên bờ. Chiến hạm phản kích diệt nhiều VC để chỉ bị tổn thất nhẹ với 5 chiến sĩ bị thương.
Ngày 3 tháng 10 năm 1970, HQ 226 trong khi đang thả neo trên sông Cổ Chiên, đã bị đặc công thủy VC bơi lặn, thả trôi xuôi giòng từ Cồn Giai, đặt mìn vào giây neo. Vụ nổ gây một lỗ hổng lớn nơi mũi tàu, gây tử thương cho hai thủy thủ và làm tảu chìm sâu dưới 8m. Chiến hạm bị hủy bỏ và không được trục vớt.
3) HQ 227 Lê văn Bình:
-Khởi đóng ngày 10 tháng 8, 1944 tại George Lawley & Sons Corp, Neponset, MA
-Hạ thủy: 19 tháng 8, 1944
-Gia nhập HQ HK ngày 10 -9- 1944, ký hiệu USS LCS(L)(3)-10 sau đó đưa vào đình động trong Lực lượng HQ Trừ Bị thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Ký hiệu được đổi thành USS LSSL-10 ngày 28 tháng Hai, 1949.
-Đưa ra tái hoạt động và chuyển (cho mượn) cho HQ Pháp ngày 15 tháng 8 năm 1950, đặt tên là RFS Javeline (L-9024)
-Pháp trả lại HK vào năm 1955
-HK chuyển cho Nhật ngày 7 tháng 5, 1956, đặt tên là JSDFS Hinageshi.
-Nhật trả lại HK và HK chuyển cho HQVN ngày 15 tháng 9,1956 và trở thành HQ-227 Lê văn Bình. (HQ Trung Úy Lê văn Bình, Khóa 10 HQ/Nha trang thuộc GĐ 28 XP, tử trận tại Cà Mau năm 1965 khi chiếc LCM 6 chở Pháo Binh đi hành quân bị trúng mìn.) 
-Bị chìm ngày 2 tháng 10, 1966.
Vài hoạt động:
Vào lúc 2 giờ 31 sáng ngày 2 tháng 10, 1966: HQ 227 thả neo ở khoảng 800 m trên sông, phia Tây Căn cứ Giang đoàn27 ở Mỹ Tho. Chiến hạm đã bị đặc công VC (giả dạng binh sĩ Điạ Phương Quân đi trên tàu) đặt mìn phá hoại. Hai quả mìn phát nổ gây tàu chìm, nhưng vì mực nước không sâu nên phần boong còn trên mặt nước. Nhân viên cơ khí đã dùng bơm để tháo nước, vá tạm lỗ thủng để đưa tàu lên mặt nước. HQ Trung Tá Trần văn Triết, Tư lệnh GĐ 27 đã trực tiếp chỉ huy cuộc trục vớt, sau đó HQ 227 được LCM 8 kéo về Sai Gon để sửa chữa, nhưng vì tổn thất quá nặng nên đành bị phế thải.
4) HQ 228 Đoàn Ngọc Tảng:
-Khởi đóng 7-7-1944 tại George Lawley & Sons corp
-Hạ thủy: 17-8-1944
-Gia nhập HQ HK 6 tháng 9, 1944. Ký hiệu USS LCS(L)(3)-9
-Tham dự các cuộc hành quân trong vùng biển Thái bình Dương, sau đó được đình động và tồn trữ trong LL Trừ bị.
-Ký hiệu đổi thành USS LSSL-9 ngày 28-9-1949
-Chuyển cho HQ Pháp ngày 15-8-1950, thành RFS Hallebarde (L-9023)
-Trả lại HK năm 1955
-HK chuyển cho Nhật (7-5-56) đổi tên thành JFDSF Asagao
-Nhật trả lại HK để HK chuyển cho HQVN (15-9-56) để trở thành HQ 228 Đoàn Ngọc Tảng
-Di tản đến Philippines (4-1975), HQ Phi đổi tên thành RPS La-Union (LF-50), dùng lấy cơ phận và phế thải vào năm 1980.
Vài hoạt động:
- 4 tháng 6-1967, HQ 228 giúp đẩy lui cuộc tấn công của một đại đội VC vào đồn Đức Mỷ, khoảng 26 km phia Nam Vĩnh Long, và ngày 17 tháng 6 , HQ 228 cùng hai PBR giúp giữ vững tiền đồn Lo Xe bị hai ĐĐ VC bao vây.
5) HQ 229 Lưu Phú Thọ:
-Khởi đóng ngày 6 tháng Giêng,1945 tại Commercial Iron Works, Portland Oregon
-Hạ thủy 27-1-45
-Gia nhập HQ HK 13-2-45, ký hiệu USS LCS(L)(3)-101
-Đình động và tồn trữ trong LL Trừ bị Astoria OR
-Đổi ký hiệu (28-2-49): USS LSSL-101
-Chuyển cho HQ Nhật (30-4-53) thành JDS Tsutsuji
-Nhật trả lại HK để chuyển cho HQ VN (28-4-56) trở thành HQ 229 Lưu Phú Thọ (Khóa 10 HQ/NT) 
-Di tản sang Philippines (4-75), phế thải để lấy cơ phận rời.
Vài hoạt động:
HQ 229 ngoài những nhiệm vụ yểm trợ hành quân, lịch sử chiến hạm còn có thêm một 'sự kiện' đặc biệt: Tháng 12, 1966 Hạm Trưởng HQ 229 nhận được lời yêu cầu của một quận trưỏng (bạn thân của Hạm Trưởng) chở tiếp liệu đến cho một tiền đồn trong vùng xa xôi nơi VC bao vây cắt cả đường bộ lẫn đường sông. Đây không phải là nhiệm vụ của chiến hạm. Trong chuyến tiếp tế này tàu còn chở thêm 1 bò đực và 4 bò cái để binh sĩ tiền đồn nuôi thêm, làm thực phẩm dự trữ. Chuyến đi gặp trở ngại do sóng gió nên hai con bò sút giây, chạy loạn trong tầu và bị gẫy chân; tuy cả 5 con đều đến được tiền đồn nhưng tin bị lộ nên Hạm Trưởng bị truy tố ra tòa án Quân Sự về tội danh 'chở súc vật trái phép'. Hạm Trưởng sau đó được miễn tố nhưng vẫn bị phạt.
6) HQ 230 Nguyễn ngọc Long:
-Khởi đóng 18-12-44 tại Commercial Iron Works 
-Hạ thủy 6-1- 45
-Gia nhập HQ HK 24-1-45 ký hiệu USS LCS(L)(3)-96
-Hoạt động tại vùng Thái Bình Dương
-Đình đông và đổi ký hiệu (28-2-49) thành USS LSSL-96
-Chuyển cho Nhật (30-6-53) thành JDS Shobu
-Trả lại HK để chuyển cho VN ngày 28-4-65 trở thành HQ 230 Nguyễn ngọc Long
-Di tản đến Philippines (4-75) HQ Phi đổi thành RPS Sulu (LF-49)
7) HQ 231 Nguyễn Đức Bổng:
-Khởi đóng 5-12-44 tại George Lawley & Sons Corp.
-Hạ thủy 13-12-44
-Gia nhập HQ HK 31-12-44 ký hiệu USS LCS(L)(3)-129
-Hoạt động trong khu vực Viễn Đông Thái Bình Dương cho đến đầu năm 1946 để đình động và xếp vào LL Trừ Bị.
-Đổi ký hiệu thành USS LSSL-129 (28-2-49)
-Chuyển cho Nhật (30-6-53) thành JDS Botan
-Trả lại HK 28-4-65 và HK chuyển cho HQVN ngày 19-6-66 để trở thành HQ 231 Nguyễn Đức Bổng. (HQ Trung Úy Nguyễn Đức Bổng, Khóa 10 HQ/NT hy sinh năm 1965 tại Bãi Ngao, Kiến Hòa).
-Di tản sang Phi (4-75) trở thành BRF Camarines Sur (LF-48)
Chuyến hải hành sau cùng của các Trợ Chiến Hạm:
Trong tổng số 7 Trợ Chiến Hạm của HQVNCH, ngoài 3 chiếc bị chìm do đặc công VC đặt mìn, 4 chiếc còn lại đều di tản được sang Philippines.
HQ 228:
-Thàng 4-1975: HQ 228 Đoàn Ngọc Tảng do HQ Thiếu Tá Nguyễn Hoàng Be làm hạm trưởng được điều động về công tác tại Vùng 4 Sông ngòi với nhiệm vụ chính yếu là yểm trợ Hạm đội 21. Chiến hạm thường xuyên hoạt động tại căn cứ HQ Cần Thơ.
-HQ 228 Tách bến Cần Thơ lúc 00 giờ 20 ngày 30 tháng 4-75 mang theo Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng, Tư lệnh Hạm đội 21 cùng Bộ Tham mưu, trên chiến hạm còn có Chuẩn tướng Chương Dzềnh Quay, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4. Chiến hạm trên đường ra biển dù 'trên máy PRC-46 của tàu vẫn phát lời kêu gọi cũa Tướng Nguyễn Khoa Nam..các quân nhân không được tự ý rời nhiệm sở..' Chiến hạm..giữ im lặng vô tuyến trên suốt thủy lộ đường ra biển. HQ 228 đến điểm tập trung ngoài khơi Côn Sơn và theo đoàn chiến hạm HQVN hải hành đến Subic Bay.
-HQ 228 đến Phi mang theo 149 người trong đó có 37 nhân viên thủy thủ đoàn..
HQ 229:
-HQ 229 Lưu Phú Thọ do HQ Th/Tá Vương Thế Tuấn lảm Hạm trưởng rởi VN theo Cửa Tiểu đến Subic Bay với 37 người gồm 34 thủy thủ và 3 người tị nạn (?)
-HQ 230:
Trong những ngày cuối cùng của VNCH, HQ 230 được Bộ tư lệnh Hạm đội biệt phái cho Bộ Tư lệnh Vùng 4 Duyên Hải.cùng 3 chiến hạm khác là các Giang pháo hạm HQ 330 và 331, Tuần duyên hạm HQ 602.
Tư lệnh V4 Duyên Hải là Đại Tá Nguyễn văn Thiện. Hạm trưởng HQ 230 là Thiếu Tá Nguyễn Nguyên.
Cuộc di tản ngày 30 tháng 4 của Vùng 4 Duyên Hải đã được ghi nhận với nhiều điểm trái ngược của những người trong cuộc.
- Đại Tá Thiện trong bài hồi ký '4 chiến hạm di tản từ đảo Phú Quôc ' (Trang Lưu niệm Khóa 7 Đệ Nhất Thiên Xứng) ghi lại: Ông đã họp với các Hạm trưởng của 4 Chiến hạm để định điểm hẹn là ngoải khơi cách Hòn Thơm chừng một hải lý về phía Tây. Ông đã dùng LCM 8 để cùng gia đình rời Bộ Tư lệnh sau khi họp tuyên bố giải tán Vùng 4 Duyên Hải, đến HQ 230 và di chuyển ngay về Poulo Panjiang. Ông cho biết là 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, một số gần 40 PCF từ Hải đội 5 Duyên Phòng (Năm Căn) và HĐ 4 DP do dò tìm tần số trên máy PRC-25 nghe được sự liên lạc giựa 4 chiến hạm nên đến với đoàn tàu (?) và được vớt lên các chiến hạm di tản. Đoàn tảu 4 chiếc do HQ 230 dẫn đầu, theo sau là HQ 330 giòng theo HQ 331 (dùng làm chiến hạm dự trữ) và sau cùng là HQ 602 hải hành về hướng Singapore.
- Trong bài 'Trong cảnh sống còn' phổ biến trên nhiều website hải ngoại và trong tập sách 'Một thuở làm trùm' tác giả Nguyễn Tấn Hưng, Trưởng Phòng 2 Bộ Tư lệnh V4 Duyên Hải đã ghi lại nhiều điều khác biệt hơn: ..' Trợ Chiến Hạm HQ 230 vừa kéo neo, chúng tôi chạy ra vừa kịp lúc. Cho ghe rà lại bên hông định cặp nhưng bị bắn đuổi. Tôi nhìn lên đài chỉ huy thấy ông hạm trưởng Nguyễn Nguyên (mới vài ngày qua dã đich thân lên xin tôi bản đồ vùng TBD). Tôi tin tưởng ở mình, đưa tay vẫy rồi kêu to: Commandant..cho tụi tôi lên với.. nhưng bị bắn đuổi..'
-Tác giả Nguyễn Hữu Duyệt trên HQ 330 ghi lại trong' Vùng 4 DH những ngày cuối' (Lướt sóng 40) : 'Sau khi Tách bến HQ 330 chạy vòng quanh phía Nam Phú Quốc để phối trí và đến điểm hẹn là Hòn Khoai, vớt được khoảng 400 người. HQ 331 bị cháy cả hai máy, bất khiển dụng, trên tàu có khoảng 300 người nên được HQ 330 kéo theo, dự trù sẽ chuyển số người này khi gặp được một dương vận hạm. HQ 330 dẫn đầu toán. Kéo theo HQ 331, sau đó là HQ 230 và HQ 602 đi về Singapore. Sau khi bị Singapore từ chối không cho tị nạn, đoàn tầu quyết định đi về Úc'.. Ông viết tiếp: ' Tôi nghĩ chiếc HQ 230 phải là chiếc dẫn đầu vì có vị TL V4 DH trên đó và ông đã hứa là sẽ dẫn đoàn tàu đến nơi đến chốn với kinh nghiệm của ông..nhưng HQ 330 vẫn được chỉ định dẫn đầu chạy với một chân vịt nhưng lại kéo thêm HQ 33, kế đó là HQ 230 và sau cùng là HQ 602.
- Theo Đ/Tá Thiện: 'Đoàn tảu chúng tôi rời An Thới với 4 chiến hạm và gần 3000 người, đến Subic bay với 3 tàu và khoản 2500 người tỵ nạn..' Tuy nhiên, trong List of RVNN ships evacuated to the Philippines on April 30, 75 (ht*p.Hoangsaparacels.blogspot.com) thì các con số do HK ghi nhận như sau:
-HQ 230: mang theo 145 người gồm 40 thủy thủ đoàn và 105 người tị nạn. HQ 330/ 331.. không rõ số người nhưng chắc chắn không thể có 2500 người trên hai tàu này.
Con số của Đ/Tá Thiện có lẽ bao gồm cả số người trên Tàu Trường Thanh (trên tàu có Tướng Lân TQLC cùng bộ tham mưu) cũng ghé Singapore xin tị nạn nhưng sau đó tự tìm đường đi Philippines (?)
HQ 231:
Chiến hạm HQ 231 Nguyễn Đức Bổng, do HQ Đ/Úy Nguyễn văn Phước làm Hạm trưởng, trong thời gian tháng 4 năm 1975 được tăng phái cho vùng 2 Duyên hải, giữ nhiệm vụ hộ tống và bảo vệ các Dương vận hạm trong khi làm công tác chuyẻn vận và di tản thường dân và các đơn vị quân đội thoát khỏi các vùng CQ sắp chiếm. Cuối tháng 4, HQ 231 di chuyển về Căn cứ Đồng Tâm và sau đó được giao nhiệm vụ ngược dòng Mekong về Cù lao An Long (Long Xuyên), biệt phái cho Bộ Chỉ huy Liên giang đoàn án ngữ tại Tân Châu. Tối 29-4 , chiến hạm được lệnh về Đồng Tâm, Mỹ Tho..Sáu giờ sáng 30, khi đến Đồng Tâm, căn cứ đã bị CQ nằm vùng khống chế, HQ 231 chạy quanh Mỹ Tho-Đồng Tâm và khi có lệnh 'buông súng' của DVM, chiến hạm chạy ra biển theo đường Cửa Tiểu, rồi đến Côn sơn và sau cùng đi Subic bay. HQ 231 đến Phi với 126 người gồm 58 thủy thủ và 64 người tị nạn.


Những Chiến Hạm Hải Quân VNCH còn laị trong Hải Quân Phi Luật Tân năm 2012
Biến cố 30-4-1975 đen tối như cơn lốc kéo đến tàn phá miền Nam Việt Nam, lúc bấy giờ đa số các chiến hạm Hải Quân VNCH (HQVNCH) còn đang công tác và trong tình trạng khiển dụng, đã rời khỏi Việt Nam, mang theo khoảng 30000 quân nhân và đồng bào thoát khỏi gông cùm cộng sản. Sau chuyến hải hành cuối cùng đó, đoàn chiến hạm HQVNCH trên 30 chiếc đã đến được Subic Bay, một căn cứ Hải quân của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân.
Trước đây những chiến hạm này được Hoà Kỳ chuyển giao cho HQVNCH trong chương trình viện trợ quân sự để bảo vệ đất nước, giờ thì họ phải thu hồi lại. Sau đó, từ tháng 11 năm 1975 đến năm 1977, Hoa Kỳ lần lượt chuyển giao hết số chiến hạm của HQVNCH di tản cho Hải Quân Phi Luật Tân (HQPLT).
Sau 37 năm, trên 30 chiến hạm của HQVNCH hoạt động trong HQPLT chỉ còn lại 7 chiếc.
Danh Sách các Chiến hạm HQVNCH còn laị trong HQPLT hiện nay:
Dương Vận Hạm LST:
- Zamboanga Del Sur LT-86, nguyên là DVH Cam Ranh HQ.500.
- BRP Cotabato Del Sur LT-87, nguyên là DVH Thị Nại HQ.502.
- BRP Kalinga Apayao LT-516, nguyên là DVH Cần Thơ HQ.801.
- BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802.
Hộ Tống Hạm PCE:
- BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là HTH Đống Đa II HQ.07.
- BRP Magat Salamat PS-20, nguyên là HTH Chi Lăng II HQ 08.
- BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là HTH Ngọc Hồi HQ.12.
    BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802   BRP Kalinga Apayao LT-516, nguyên là Dương vận hạm Cần Thơ HQ.801
  BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là HTH Đống Đa II HQ.07.                               BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là HTH Ngọc Hồi HQ.12
HQ 1 THD chuyễn giao cho HQ Philippinne - tên mới BRP-PS4
Có thể thống kê sơ bộ không dưới 30 tàu chiến các loại mà binh lính VNCH đã tháo chạy khỏi Việt Nam năm 1975 và Philippines đã trưng dụng cho lực lượng Hải quân của mình, gồm:
- 1 khu trục hạm Trần Hưng Đạo HQ 1 (chuyển thành BRP Rajah Lankandula-PS-4);
 
- 5 tuần dương hạm (WHEC):  Trần Quang Khải HQ 2 (thành BRP Diego Silang PS-9); Trần Nhật Duật HQ 3 (tuy được chuyển giao cho HQ Phi nhưng bị phế thải để lấy các cơ phận thay thế dùng sữa chữa cho các chiến hạm khác của HQ Phi); Trần Bình Trọng HQ 5 (thành BRP Francisco Dagohoy PF-10); Trần Quốc Toản HQ 6 (cùng số phận như HQ 3); Lý Thường Kiệt HQ 16 (thành BRP Andres Bonifacio, PF-7); Ngô Quyền HQ 17 (thành BRP Gregorio del Pilar PF-8);
- 5 Hộ tống hạm (PCE): Đống Đa II HQ 07 (thành BRP Sultan Kudarat PS-22); Chi Lăng II HQ 08 (thành BRP Magat Salamat PS-20); Chí Linh HQ 11 (thành BRP Datu Tupas PS-18); Ngọc Hồi HQ 12 (thành BRP Miguel Malvar PS-19); Vạn Kiếp HQ 14 (thành BRP Datu Marikudo PS-23).
- 5 Dương vận hạm (LST): Cam Ranh HQ 500 (thành BRP Zamboanga Del Sur LT-86); Thị Nại HQ 502 (thành BRP Cotabato Del Sur LT-87); Nha Trang HQ 505 (thành BRP Agusan Del Sur LT-54); Mỹ Tho HQ 800 ( thành BRP Sierra Madre LT-57); Cần Thơ HQ 801 (thành BRP Kalinga Apayao LT-516)
- 1 Cơ Xưởng hạm (ARL): Vĩnh Long HQ 802 (thành BRP Yakal AR-617)
 - 3 Hải vận hạm (LSM):  Hát giang HQ 400 (thành BRP Western Samar LP-66); Hàn giang HQ 401 (dùng lấy cơ phận); Hương giang HQ 404 (thành BRP Batanes LP-65)
- 3 Trợ chiến hạm (LSSL): Đoàn Ngọc Tảng HQ 228 (thành BRP La Union LF-50); Lưu Phú Thọ HQ 229 (HQ Phi dùng để lấy cơ phận thay thế sử dụng cho các chiến hạm khác); Nguyễn Đức Bổng HQ 231 (thành BRP Camarines Sur LF-48)
 - 3 Giang pháo hạm (LSIL): Thiên kích HQ 329; Lưu công HQ 330;  Tầm sét HQ 331
 - 2 Hỏa vận hạm (YOG), tức sà lan tự hành để chở dầu: HQ 470 và HQ 471
 - 1 Tuần duyên hạm (PGM): Hòn trọc HQ 618 (thành BRP Basilan PG-60)
Ngoài ra, còn một số tàu khác như trợ chiến hạm Nguyễn Ngọc Long HQ 230 BRP Sulu LF-49, HQ 474…
Trong số các tàu chiến lớn có hai tàu khu trục hộ tống lớp lớp Edsall là HQ-1 Trần Hưng Đạo và HQ-4 Trần Khánh Dư. Tàu lớp Edsall có lượng giãn nước 1.590 tấn, dài 93,3m. Tàu vũ trang 3 pháo hạm 76mm, 2 pháo phòng không 40mm, 8 pháo phòng không 20mm, 3 máy phóng ngư lôi 533mm, hệ thống cối chống ngầm.
Chiếc HQ-1 được Philippines sửa chữa nâng cấp (bỏ tháp pháo 76mm và thay bằng 2 tháp pháo 127mm) và chính thức đưa vào trang bị tháng 7/1976 với cái tên mới BRP Rajah Lakandula (PF-4).
Từ năm 1981-1988, BRP Rajah Lakandula trở thành soái hạm Hải quân Philippines. Con tàu chủ yếu tham gia nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biển, thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Năm 1988, con tàu loại ra khỏi biên chế hải quân và được sử dụng như doanh trại nổi vịnh Subic tới năm 1999 thì bị phá dỡ.
Trong biên chế Hải quân VNCH còn có 7 tàu chiến lớp Casco  được coi là những tàu lớn nhất. Thậm chí, VNCH còn gọi nó là “tuần dương hạm”, dù lượng giãn nước chỉ tương đương khinh hạm. Thực tế, trước khi chuyển cho VNCH, 7 tàu Casco được dùng cho lực lượng tuần duyên bảo vệ bờ biển Mỹ.
Tàu lớp Casco có lượng giãn nước 2.800 tấn, dài hơn 94m, thủy thủ đoàn gần 200 người. Hệ thống vũ khí hạng nhẹ: tháp pháo 127mm, pháo cối 81mm và súng máy.
Trong 6 chiếc lớp Casco, Philippines chỉ dùng 4 chiếc còn lại 2 chiếc được tháo dỡ lấy phụ tùng. Khinh hạm BRP Andres Bonifacio (PF-7) thuộc lớp Casco, tên cũ trong Hải quân VNCH là HQ-16 Lý Thường Kiệt.
Năm 1979, chính quyền Philippines quyết định hiện đại hóa toàn diện hệ thống vũ khí và điện tử và điện tử trên 4 tàu. Tàu lắp thêm pháo 20-40mm, thiết kế thêm sân đáp trực thăng ở đuôi tàu.
Tới cuối những năm 1980, Hải quân Philippines dự định trang bị thêm tổ hợp tên lửa hành trình RGM-84 Harpoon nhưng do khủng hoảng kinh tế nên không thực hiện được.
Giai đoạn 1991-1993 và năm 2003, cả bốn tàu lần lượt bị phá dỡ.
Hầu hết các tàu chiến cỡ lớn của VNCH trong Hải quân Philippines đều bị loại bỏ vào những năm 1990 nhưng vẫn có một số ít được hoạt động tới tận ngày nay. Tính đến năm 2012, chỉ còn 7 chiếc trong số này còn hoạt động trong biên chế hải quân Philippines, gồm:
Dương Vận Hạm LST:
 
Zamboanga Del Sur LT-86, nguyên là LST Cam Ranh HQ 500.
 
BRP Cotabato Del Sur LT-87, nguyên là LST Thị Nại HQ502.
 
BRP Kalinga Apayao LT-516, nguyên là LST Cần Thơ HQ 801.
 
BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ802.
Hộ Tống Hạm PCE:
 
BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là PCE Đống Đa II HQ 07.
 
BRP Magat Salamat PS-20, nguyên là PCE Chi Lăng II HQ 08.
 
BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là PCE Ngọc Hồi HQ 12.
Mặc dù đến nay đã ở tuổi ngoài 70 nhưng ba hộ tống hạm này vẫn chưa có dấu hiệu được nghỉ hưu
 
Một trong những tâm điểm của cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborought/Hoàng Nham là căn cứ nổi do một tiểu đội Thủy quân lục chiến Philippines đồng trú để xác định chủ quyền của mình. Căn cứ này thực tế là xác Dương Vận Hạm LST Mỷ Tho HQ-800, sau năm 1975 được Philippines đổi tên thành  BRP LT-52 .


CUỘC DI TẢN Ồ ẠT CŨA KHÔNG QUÂN VNCH NGÀY 29-4-75
Tập 'Quân sử Không Quân' trang 199 ghi lại: 'Về Không quân VNCH ngoài một số nhỏ quân nhân và gia đình được di tản bằng phi cơ C130, C141 của KQHK từ ngày 20/4, đa số còn lại chỉ di tản sau ngày 28/4/1975, khi Bộ Tư lệnh KQ không còn hoạt động theo đúng chức năng của một Bộ Tư lệnh nữa..
Số lượng phi cơ của KQVN bay thoát được sang Utapao, Thái Lan, do các tác giả đưa ra, không thống nhất, theo Robert Miskesh trong 'Flying Dragons: the South Vietnamese Air Force thì tổng cộng vào khoảng 132 chiếc, gồm khoảng 25 F5, 27 A37, 11 A1, 13 C47, 6 C130, 3 AC 119, 5 C7 và 45 UH1., trong khi đó Wayne Muntza, trong The A-1 Skyraider in Viet Nam: The Spad's Last War, và Ralph Wetterhahn trong 'Escape to Itupao thì con số máy bay được cho là 165 chiếc. thêm vào đo là các U-17 và O-1, ngoài ra không kể vài phi cơ dân sự của Air VN..
Cũng vào ngày cuối cùng, một số trực thăng đã bay ra đáp xuống các chiến hạm của HQHK, con số này được ước lượng là khoảng 100 chiếc, đa số là UH1 và CH47..Cũng có những chiếc tuy bay được ra biển nhưng do trục trặc kỹ thuật, hoặc hết nhiên liệu đã rớt xuống biển..Con số này được ước lượng là khoảng 18 chiếc..'
37 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các tài liệu quân sự được giải mật và những bài hồi ký, bút ký của nhiều tác giả trong cuộc đã giúp 'vẽ lại' toàn cảnh
 (tuy có thể chưa hoàn toàn chính xác) về cuộc di tản..hay đúng hơn là 'tự tan hàng' của KQVNCH.
ftp://motgoctr@motgoctroi.com/public_html/StLichsu/LSCandai/VNCH/QLVNCH/Vietvelinh/TrangVanThanhHuanLuyen.jpg
Cuộc di tản chiến thuật, rút bỏ Quân Đoàn 2, ngày 6 tháng 3 năm 1975 đã bỏ lại tại Pleiku 64 phi cơ các loại.
Ngày Quân Đoàn 1 tan hàng tại Đà Nẵng
 (30 tháng 3, 1975), 180 phi cơ đã bị bỏ lại.. trong số này có 33 phi cơ vận tải C-7 Caribou đang bị đình động còn bọc kin trong bao tồn trữ..
Trong những tháng cuối củng của cuộc chiến, khả năng chiến đãu của KQ VNCH càng ngày càng bị giơi hạn do không còn một Hệ thống chỉ huy và kiểm soát hữu hiệu. KQ VNCH không có những phi cơ trang bị hệ thống chỉ huy, dẫn đạo không trợ bay trên vùng cần yểm trợ hành quân
 (theo phương pháp của KQ HK, dùng các C-130 làm trạm chỉ huy trên vùng). Trong khi đó sự kiện bị mất các Đài Kiểm báo và Không trợ như Trung Tâm CRC (Combat Report Center) Panama Đà Nẵng, các Trạm CRP(Combat Report Point) Peacock PleiKu, Pyramid Ban Mê Thuột.. đã khiến Hệ thống Kiểm Báo Chiến Thuật trở thành tê liệt, vô hiệu.. Tuy Trung Tâm CRC Tân Sơn Nhất vẫn còn hoạt động nhưng nhiệm vụ chinh lại.. không phải là để điều hành cac phi vụ yểm trợ chiến trường, hoặc hương dẫn oanh tạc các mục tiêu dươi đất.. Các phi vụ oanh tạc tùy thuộc vào các phi cơ Quan sát FAC (Forward Air Controller= Điều không tiền tuyến) và tùy phi công có mặt trên vùng.. nhận định mục tiêu bằng mắt thường..
Vào thời điểm của Trận Xuân Lộc: KQVNCH còn 1492 phi cơ các loại, trong đó có 976 chiếc hoạt động được, 135 chiếc hư hỏng không bay được và 381 chiếc kể như phế thải.. Lực lượng phi cơ chiến đấu gồm 169 chiếc A-37 
(trong đó 92 chiếc khả dụng) và 109 F-5s (93 chiếc khả dụng).
Những phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH trên không phận Sài Gòn:
Trong những ngày cuối cùng của VNCH, KQVN vẫn còn hoạt động với một số phi vụ yểm trợ bộ binh và chống pháo kích. Đ/úy Phi công Trần văn Phúc PĐ 518 ghi nhận một số phi xuất trong những ngày 28 và 29 tháng 4 như:
PĐ 518 với Phi vụ Phi Long 51 do một phi tuần gồm 2 Skyraiders..(một do Đ/u Phúc và 1 do Th/tá Trương Phùng) bay vào sáng 29/4. Phi cơ của Th/tá Phùng bị phòng không BV bắn hạ. Ông đáp xuống ruộng gần cầu Bình Điền, bị bắt và sau đó bị CQ hành quyết vào ngày 30 tháng 4.
PĐ 514 với một phi tuần 2 Skyraiders cất cánh từ Cần Thơ để bay trên không phận Sài gòn vào sáng 29..do các Th/tá Hồ ngọc Ân và Đ/u Nguyễn Tiến Thụy điều khiển.
Những phi vụ Tinh Long của các AC-119 như Tinh Long 06, Tinh Long 07..
Tinh Long 07 (sáng 29) do Tr/u Trang văn Thành điều khiển đã bị SA-7 của CQ bắn hạ, phi cơ gẫy làm đôi và rơi ngày tại vòng đai phi trường.. Phi hành đoàn gồm 9 người, 8 hy sinh ngoại trừ nhân viên nhảy dù thoát được.
Theo Đ/u Phúc 'ngoài Tinh Long 07, còn có thể cò thêm 2 AC 119 khác bị bắn hạ (?) (một rơi tại đường Ngô Quyền, và một rơi tại Tân Tạo..).
Sáng 30 tháng 4, một phi xuất A-37 (PĐ 526) từ Cần Thơ, phối hợp với O-1 (PĐ112) từ Đồng Tâm..bay yểm trợ khu vực Hoàng Hoa Thám ngay trước giờ DV Minh tuyên bố đầu hàng..(A-37 do Tr/u Nguyễn Mạnh Dũng điều khiển); (O-1 do Đ/u Mai Tri Dung). Đây có thể là phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH..
(Xin xem bài: Những Phi vụ hành quân sau cùng của KQ VNCH, của Trần Lý)
Những giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư lệnh KQVNCH
Chiều 28 tháng 4, CSBV đã dùng 4 A-37 
(lấy được, từ Phan Rang) oanh kich Phi trường TSN, gây tổn hại cho 3 chiếc C-119 và nhiều C-47.
Tối 28 tháng 4: một sự kiện 'kỳ lạ' đầy bí ẩn đã xẩy ra tại TSN: Tác giả Thiên Lôi Ngô Đưc Cửu trong 'Chuyện 30 năm trước'
(website bgkq.net/hoiky) ghi lại như sau:
..'8 giờ tối 28 tháng 4 năm 1975..tôi trở về ụ đậu phi cơ đầu phi đạo 07 phải, nơi tạm trú của 3 Phi đoàn 524, 534 và 548 di tản từ các căn cứ về.. Bước xuống xe, tôi thấy các nhân viên phi đạo đang bận rộn kéo các A-37 trang bị đầy bom đạn từ trong vòm trú ẩn ra đậu hàng ngang dài phía trước, cách ụ 50 feet. Tôi bước đến hỏi Trưởng phi đạo tại sao dời phi cơ khỏi ụ ? Anh ta trả lời: theo lệnh Trung tá kỹ thuật và Bộ CH Hành quân.. Tôi vào phòng trong ụ, nhắc điện thoại gọi TT Hành quân, thì sĩ quan trực cho biết hình như lệnh của Bộ Tư lệnh KQ hay.. Bộ TTM..gì đó ? Tôi hỏi: Anh có biêt là hồi chiều phi đạo 07 vừa bị dội bom không ?..Tôi liên lạc với Đ/tá Ước, nhưng không được.. Trở lại bãi đậu,tôi yêu cầu Trưởng phi đạo di chuyển phi cơ trở lại ụ, nhưng không được..
Tôi tự hào trong hàng ngũ phi công khu trục KL VNCH, nhất là KĐ 92 có các PĐ 524, 534, 548 cho đến giờ phút này: 22 giờ 18 tối 28 tháng 4 tất cả phi công đều có mặt ứng chiến, không thiếu một ai.
Suốt đêm tất cả anh em 3 phi đoàn chờ đợi, điều động cất cánh..nhưng tuyệt nhiên không một tiếng điện thoại reo..
Nửa đêm VC bắt đầu..pháo kích.. và hơn 50 chục A-37..bị phá hủy.. Giờ đây hơn trăm phi công chiến đấu bằng tay không ư?
6 giờ 15 sáng 29, tât cả phi công lên xe chạy về Bộ Chỉ huy KĐ 33.. Đ/tá Thảo chạy vào rồi chạy trở ra.. Đến nơi các phòng vắng lặng, không còn ai cả.. Trở lại sân cờ KĐ 33, Đ/tá Thảo tuyên bố tạm thời tan hàng, anh em rán tự tìm lấy phương tiện di tản..
Mọi người xuống xe, nhưng chạy về đâu bây giờ ? Tan hàng, nghe thảm thiết quá. Một trong những đơn vị chiến đấu kiên cường nhất của QL VNCH, giờ đang bị bó tay. Lệnh ai sắp hàng ngang trên 50 chiếc A-37, cánh liền cánh, xăng nhớt, bom đạn trang bị đầy đủ để hủy diệt ? Nếu không cho chúng tôi chiến đấu thì cũng để chúng tôi có phương tiện ra khỏi vòng đai đang bủa quanh phi trường chứ ? Chúng tôi đâu có..rã ngũ ?..'
Sự kiện phi cơ bị 'tự hủy'(?) này cũng được ghi nhận trong 'Can trường trong Chiến bại' của Tướng Hải Quân Hồ văn Kỳ Thoại, trang 306-307' như sau:
'Tới đêm 28 tháng 4, tại căn cứ Duyên đoàn ở Vũng Tàu, một sĩ quan KQ cấp tá xin vào gặp tôi và cho biết có một số trực thăng đang đậu tại Vũng Tàu.. có Tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn trưởng SĐ 3 KQ muốn đến gặp tôi, cần trình bầy một sự kiện quan trọng..
Tương Tinh vào căn cứ duyên đoàn gặp tôi và các tướng lãnh khác 
(Nguyễn duy Hinh, Trần văn Nhựt..).. kể chuyện xẩy ra, rất bi thảm Ông không biết lịnh từ đâu..bỗng nhiên một số phi cơ phát nổ, sau đó được biết có lệnh của Saigon..cho phá hủy các phi cơ của KQ ?
Tướng Tính phân vân..không muốn về trình diện Bộ TLKQ.. khi ông chưa biết ai ra lệnh hủy phi cơ thuộc SĐ của ông ? Chúng tôi thuyết phục ông Tính liên lạc trực tiếp với Tướng Minh TL KQ..
Trong đêm 28, rạng sáng 29 tháng 4 CQ bắt đầu pháo kích vào Phi trường TSN phá hủy nhiều phi cơ..
Khoảng 8 giờ sáng, Tướng Phan Phụng Tiên, Sư đoàn trưởng SĐ5 KQ, đến gặp Tướng Minh, và sau đó bỏ đi.
10 giờ 30 phút sáng 29 tháng 4, sau khi họp riêng vơi Tướng Minh Tư lệnh KQVN, Tướng Nguyễn Cao Kỳ
 (không có một chức vụ chính thức nào trong Chính Phủ cũng như trong Quân lực VNCH), bay trực thăng riêng về Bộ TTM.. Thấy không còn ai.. Tướng Kỳ gặp Tướng Ngô Quang Trưởng.. ngồi không nên rủ Ông Trưởng cùng lên trực thăng, theo đoàn tùy tùng bay ra USS Midway đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu.
Khoảng 11 giờ, Trung tướng Nguyễn văn Mạnh Cựu TMT Liên quân cùng với Trung tướng Dư Quốc Đống vào gặp Tướng Minh.. Sau khi chờ không thấy HK liên lạc như đã dự trù, Tướng Minh cùng các Tướng Tá Bộ binh và KQ tùy tùng đã di chuyển sang DAO để chờ di tản..
Kể từ 1 giờ trưa: Trung Tâm Hành quân KQ kể như bỏ trống. Các Phi đoàn trưởng.. ra lệnh tự tan tan hàng.. phi công bay đi đâu hoặc chạy đâu, tự ý quyết định..
Riêng SĐ 4 KQ tại Trà Nóc Cần Thơ, còn hoạt động
 (cho đến sáng 30/4 một số phi vụ vẫn từ Cần Thơ bay lên yểm trợ chiến trường quanh Sài Gòn) và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần, Sư đoàn trưởng có thể được xem là vị Tư lệnh sau cùng của KQ VNCH (?)
Trong bài bút ký 
'Giây phút nát lòng' (Lý Tưởng Tháng 4/2002) Tác giả Không Quân Liệt Lão, Chỉ huy trưởng Phòng vệ BTLKQ đã kể lại những giây phút tan hàng tại Tân Sơn Nhất với những đoạn tạm trích như sau:
..' tôi lên trình diện Tư lệnh bộ, toan phúc trình tình hình phòng thủ, nhưng chẳng ai bận tâm. Người người nhìn nhau đăm chiêu dường như trong thâm tâm ai cũng muốn buông rơi tât cả.. Ai cũng thần sắc không còn, dũng khí tiêu tan như 'đại bàng xệ cánh'..'Tôi trông chờ một lệnh họp khẩn cấp, duyệt xét tình hình chung, lấy quyết định tối hậu 'Chiến' hay 'lui' Chiến thì chiến ra sao ? Lùi thì lùi thế nào ? Có tuần tự, trước sau, không bỏ một ai hay hỗn loạn.. mạnh ai nấy chuồn ?.. Tôi chờ lệnh, nhưng không có lệnh ?
Bài viết có thêm những chi tiết di tản của một số Tướng KQ và BB như:
..' Tôi đưa tay chào nghiêm túc theo quân cách, Cửu Long (danh hiệu của Tường Minh, Tư lệnh KQ), chào trả, ngập ngừng chân bước, ái ngại nhìn tôi và đột nhiên dứt khoát: - Toa ở lại, đi sau với Lành (Tương Võ Xuân Lành) nghe..
..' Tôi mỉm cười, quay bước vào phòng tình hình, lúc này chỉ còn Ông Linh, ông Lành; ông Lượng đã đi đâu lúc nào tôi không biết. Được một lúc khoảng 10 giờ gì đó, Ông Ươc 
(Đ tá Vũ văn Ươc) đáp trực thăng trên sân banh, chạy vội vào gặp ông Lành, xong cùng ông Lành trở ra, kéo luôn theo tôi, miệng nói: - Đi mày..
Tôi nhìn Lành, quay qua hỏi Ươc: - 
Đi dâu ?
-
 Qua Tổng Tham mưu xem tìmh hình ra sao ?
Ước nói và nắm tay tôi..lôi đi.. Tôi, Ước, Linh lên trực thăng qua đáp tại sân cờ trươc tiền đình Bộ TTM.Linh, Ươc chạy lên văn phòng TTM trưởng.. Tôi không theo..
Đảo mắt chỗ khác thấy trực thăng Tương Kỳ. Đàn em trước kia của tôi hiện là cận vệ ông Kỳ, vội từ trực thăng nhảy xuống chạy đến tôi nói nhỏ:
 - Trực thăng sẽ bay ra Blue Ridge.. ông hãy lên, cùng đi..
Tôi hỏi:
Tương đâu ?
- Họp trên văn phòng TTM Trưởng..
Tôi bước lại trực thăng, nhìn vào.. thấy Hà Xuân Vịnh 
(Đ tá) ngồi trên đó từ hồi nào.. Tôi leo lên ngồi cạnh.. Đang miên man suy nghĩ cho mạt vận của đất nước, mạt kiếp của mình thì ông Linh từ bộ TTM chạy ra một mình đến bên trực thăng có tôi và Vịnh đang ngồi đăm chiêu, mỗi người một ý nghĩ.. Linh cứ loanh quanh ở dưới chẵng chịu bước lên cùng chúng tôi. Tôi vội leo xuống, lại gần Linh nhỏ to:' Linh, Kỳ sẽ rút ra Đệ Thât hạm đội. Hảy lên, cùng đi. Hết cách thôi..'
Linh có điều gì bất ưng, nhất định không lên tàu..Tôi hỏi:
Sao ?
Linh nói:
- thiếu gì máy bay..
Tôi vội báo động:
Máy bay nào ?, còn duy nhất chiếc này thôi.
'Chiếc kia kìa',
Linh vừa nói vừa chỉ tay về chiếc trực thăng mà tôi, Ươc và Linh vừa đáp hồi nẫy..
'Tàu còn đó, hoa tiêu bỏ đi rồi..'
Tôi nói vơi Linh vì thấy họ phóng jeep ra khỏi TTM... Linh nhất định không lên tàu..tôi đành ở lại bên anh.. Tôi còn đang phân vân bàn thảo vơi Linh những bước kế tiếp, thì ông Kỳ, từ đại sảnh bộ TTM bước ra, hướng về trực thăng, dẫn theo số đông tương lãnh bay đi cùng Ươc.. để lại tôi và Linh tự quyết định lấy phận mình..
Tôi và Linh, đồng thời cả Đặng Duy Lạc
 (KĐ trưởng KĐ 62) không biết từ đâu chui ra, gọi QC/TTM yêu cầu hộ tống chúng tôi về lại Bộ TL KQ.. Xe rồ máy phóng đi trực chỉ cổng Phi Long..
Tinh cầu trên vai, Linh cho lệnh mở cửa..Quân ta phớt tỉnh.. không nghe. Đặng Duy Lạc ngồi yên như khúc gỗ.. Tình hình thực gây cấn.
Thấy ông Linh hết 'linh', tôi bước xuống xe tiến thẳng đến chỗ anh KQ bất tuân thượng lệnh, điềm đạm ra lệnh..mở cỗng. Anh liu riu vâng lời..
Chúng tôi vào Bộ Tư lệnh KQ gặp ông Lành..
Niềm tự hào của KQ đang ở chỗ này: Tương Lành, trước thế quân tan vỡ, quân binh đang đua nhau bỏ ngũ, ông vẫn trầm tĩnh, kiên trì thủ đài Chỉ huy Hành quân Chiến cuộc KQ. Ông giữ vững liên lạc vơi SĐ 4 KQ, SĐ KQ duy nhất còn hăng say chiến đấu trong khi nhiều đơn vị đã tự ngừng nghỉ.
Ông Linh tóm lược tình hình bên Bộ TTM cho ông Lành rõ.. ông đề nghị rút khỏi Tân Sơn Nhưt..Tướng Lành, nói vơi Linh trươc sự hiện diện của tôi và Đặng Duy Lạc:
- Moa chưa có lệnh..
Ông vẫn đợi lệnh.. phải chúng tôi vẫn đợi, vẫn chờ.. nhưng chờ lệnh ai đây ?. Mọi người đã bỏ đi cả rồi, tội cho ông Lành vẫn ngồi chờ lệnh.. mà lệnh của ai đây ? Tôi buột miệng:
Ông chờ lệnh ai ? còn ai đây nữa mà ra lệnh cho mình?
Ông Lành trầm ngâm không nói, chúng tôi lặng yên chờ.. 
(lại chờ) quyết định của ông, chợt Tướng Lê quang Lưỡng(Nhảy dù) xịch jeep đến, thấy tụi này còn đương nhìn nhau, hỏi:- Tụi toa định làm gì đây ?
Ông Lành ngượng nghịu chưa biết phải nói sao cho đỡ khó nói? Tôi nhìn thẳng Tướng dù nói nhanh:
- Tụi này zulu dây. Ông có theo thì cùng đi ?Zulu ? zulu bỏ mây đứa con (ý nói quân dù) lang thang..sao đành ?
Ông Lành hỏi:
- Toa còn mấy đứa con ?- Sáu đứa chung quanh Đô thành..
Lúc này trực thăng TQLC Mỹ đổ bộ và bốc người loạn cào cào trên không phận SàiGòn.. Tôi đỡ lời ông Lành:
- Tân sơn Nhất không giữ được..KQ chúng tôi phải rút khỏi tầm pháo địch trước đã..
Ông Lưỡng vội hỏi:
Tụi toa định rút đi đâu ?
Tôi nhanh nhẩu:
Có thể vùng 4..có thể đi luôn..- Chờ moa một chút, cho moa về thu xếp với mấy đứa con cái đã..
Nói xong, ông Lưỡng lên xe jeep về Sư đoàn Dù..
Trong khi chờ Tương Dù trở lại, các sĩ quan cấp Không đoàn và Tham mưu Bộ Tư lệnh KQ hiện diện cùng vơi một số binh sĩ thuộc Tổng hành dinh KQ vội tập họp quanh chúng tôi tại tiền đình Bộ TL.. bao quanh, nghe ngóng tình hình.. Tôi nói thẳng:
- Dưới áp lực của pháo Cộng, Bộ TLKQ buộc phải rút khỏi đây..Ai muốn đi theo, hãy sẵn sàng.. Kể từ giờ phút này, các anh không còn trách nhiệm gì với KQ nữa..Các anh có thể rời đơn vị lo cho sự an nguy của vợ con càng sơm càng tốt..
Cùng trong lúc đó, Tướng Dù đã trở lại. Chúng tôi thảo luận kế rút đi. Khi xét kỹ lại trong chúng tôi.. không ai là hoa tiêu vận tải. Tướng Lành, Thảo nâu, Duy Lạc..đều là hoa tiêu phóng pháo. Ông Linh đề nghị qua DAO.. Tôi hỏi nhỏ ông Linh:
- SĐ 5 KQ thì sao ?..
Các hoa tiêu đã tự ý rút cả rồi..Linh thở dài trả lời..
Sau phút suy tính, vị chỉ huy đoạn hậu BTLKQ cho lệnh rút..Tất cả lên 3 jeep trực chỉ DAO.
Tới cổng DAO, một dân sự Mẽo, mặc áo giáp, M17 cầm tay chặn lại:
Generals only.. Y hách dịch ra lệnh..
Hai Tướng KQ, một Tương Dù bước vào trong hàng rào kẽm gai.. Tôi lắc đầu quay ra, tự tay gỡ kẽm gai bước khỏi vùng phân ranh Mỹ-Việt.
Anh Mẽo gác cửa chẳng hiểu tại sao cái anh phi hành đã vào rồi lại bỏ ra..khi nhiều người muốn vào lại không được..
Tác giả sau đó, cùng một số sĩ quan cấp Tá quay lại BTL KQ để tìm phương cách khác tự di tản..
(Ghi chú:
Danh sách một số Tướng, Tá và chức vụ tại Bộ TLKQ, trong những ngày cuối cùng của VNCH:
- Trung Tướng Trần văn Minh, Tư lệnh KQVN
- Thiếu Tướng Võ Xuân Lành: Tư lệnh phó- Chuẩn Tướng Võ Dinh: TM Trưởng
- Ch/Tướng Đặng Đình Linh: TM Phó Kỹ thuật/Tiếp vận)
Bác sĩ Phạm gia Lữ trong bài 'Tân sơn Nhất trong giờ hấp hối' (Lý Tưởng, tháng 4/2002) kể lại một số diễn biến tại Trung Tâm Y Khoa KQ.. với nhiều tiết khá..chua chát của một đơn vị.. hầu như bị.. bỏ quên ?
..'chiều thứ hai 28 tháng tư..lệnh giới nghiêm 24/24 bắt đầu, cổng Phi Long đóng cửa.. Phi trường TSN vừa bị A-37 oanh kích trước đó..
Khoảng nửa đêm, Th/t L. nhào vào bô bô nói: 
Tình hình thế này mà các cậu ngủ được thì lạ thật. Đàn anh biến đi đâu hết rồi. (hắn ám chỉ các anh lớn của KQ).. họ đang lập cầu không vận đi Côn sơn kia kìa.. SĐ5 KQ đang tổ chức di tản cho thân nhân binh sĩ thuộc SĐ đi Côn sơn..
Đêm 28, CQ pháo kich vào phi trường.. gây thiệt hại cho nhiều máy bay..
..Khoảng 7 giờ sáng. 
(29/4) trong lúc quanh quẩn tại BCHHKQ, tôi gặp Đ/tá H Giám đốc Trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp KQ trước cửa văn phòng ông, vẻ buồn bã lộ trên nét mặt.. tuy thuộc cấp chỉ huy nhưng không cổ cánh, máy bay không có trong tay, nên cũng chẳng xoay sở gì được.. Đ/tá Th. Chỉ huy trưởng Trung Tâm Kiểm báo, cũng là người rất kỷ luật, cứ nằm lỳ trong đơn vị để làm gương cho thuộc cấp nên cũng bị kẹt trong cơn hấp hối của TSN..
Khoảng 10 giờ.. cùng Th/t Vũ BH thuộc trường CH/TM.. chúng tôi cùng lái xe..đi thăm tình hình..Trên đường chạy ra Phi đạo, một dẫy dài xe hơi bỏ trống, nối dài từ cửa chính vào văn phòng Tư lệnh ra đến ngoài đường..
Tôi gặp chiếc falcon màu vàng nhạt của Th/t Khoa 
(đen), vẫy tay ra hiệu cho anh ngưng lại và hỏi: - Đi đâu bây giờ ?'. Khoa trả lời vắn tắt: Theo moa...' Vừa khỏi vòng rào BTL, Kh quẹo phải rồi quẹo trái, thì ra anh ở nhà cũ của LCK, sau khi vợ con hành lý lên xe, chúng tôi nối đuôi nhau trở ra phi đạo. Trạm canh ra phi đạo không còn quân cảnh canh gác..'
Bay đi Utapao:
Để thoát khỏi Việt Nam, các phi cơ vận tải, phản lực.. nếu đủ nhiên liệu có thể tự bay sang Singapore 
(590 miles về phia Tây-Nam) hoặc gần hơn là sang Utapao (Thái Lan) (350 miles phia Tây-Bắc). Đa số các phi cơ vận tải và phản lực đã chọn Utapao, chỉ một số rất ít C-130 bay đến Singapore..
Bài viết chinh thức về cuộc di tản của các phi cơ VNCH đến Utapao trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến VN: Escape to Utapao của Tác giả Ralph Westerhaan đã được đăng trên Tập san Air and Space/ Smithsonian Số Dec-Jan 1997.
..' Vài ngày trước khi xẩy ra cuộc di tản của KQVNCH ra khỏi Sài gon, Tướng KQ HK Harry Aderholt, Chỉ huy trưởng Phái bộ Quân viện HK tại Thái Lan (MAC-Thai) đã gửi Đại úy KQ Roger L YoungBlood bay đến Phi trường Trat, nằm sát biên giới Thái-Miên. Bay trên một chiếc phi cơ AU-23 của Không lực Thái (AU -23 là một phi cơ cải biến từ loại Pilatus PC-6, có khả năng đáp được xuống những phi đạo thật ngắn) YoungBlood bay vòng vòng trên không phận Thái cùng một phi công phụ VNCH. Phi công phụ này giữ tần số vô tuyến và hướng dẫn các phi cơ VN bay về Utapao..'
Skyraiders A-1:
11 chiếc Skyraiders đã đến được Utapao, gồm 5 A-1E, một A-1G và 5 A-1H. Trong số này 7 chiếc thuộc Phi đoàn 514, 3 chiếc thuộc PĐ 518 và một thuộc PĐ 530:
Chiếc Skyraider A-1H, số hiệu 139606 thuộc PĐ 518 là chiếc Skyraider sau cùng bay khỏi VN đến Utapao, phi công đã chở cả gia đình 'nêm' chật cứng trong phòng lái 
(danh từ lóng của KQ Mỹ gọi đây là một hell hole).
Trên một chiếc A-1E, phi công
 (Th/tá Hồ văn Hiển PD 514) đã cất cánh, chở theo 15 người, nhét cứng trong..'blue room'.. Tác giả Phi Long 51 trong bài 'Chuyến bay định mệnh' (trên Diễn đàn Cánh thép) ghi lại:
..' Sáng 29..tôi trở lại Bộ chỉ huy Hành quân KQ sau 10 giờ và khám phá ra PĐ 518 đã cất cánh đi Cần Thơ. Tôi gặp Tr/tá NCP trong BCH và tìm phi cơ để đi.. Do cơ trưởng Lợi huớng dẫn, chúng tôi tìm được một AD-5 (chiếc này có 2 chỗ ngồi lái và một phòng trống khoảng 3x4x3 feet cao ở phía sau ghế pilot). Phi cơ trang bị đầy bom đạn..Sau khi thay bình điện, phi cơ rời ụ và tuy quá tải cũng cất cánh được, không liên lạc được với đài kiểm soát.. Phi cơ bay đi Cần Thơ xin đáp nhưng bị từ chối.. sau đó đành bay ra An Thới (Phú Quốc), thả bớt bom xuống biển.. Tại An thới phi cơ được bỏ bớt đạn đại bác, tạm bị giữ, không cho cất cánh.. Đến 10 giờ sáng, sau khi có lệnh đầu hàng, phi cơ bay đi Utapao.cũng vẫn vơi 15 người trên phi cơ..
Số Skyraiders bị bỏ lại là 40 chiếc, trong đó 26 chiếc bỏ lại ở TSN.
F-5s:
Trong số 26 chiếc F-5s bay thoát khỏi VN
 (gồm 22 chiếc F-5E và 4 chiếc F-5A/B), có 2 trường hợp đặc biệt được Anthony Tambini ghi lại trong F-5 Tigers over Việt Nam:
Một chiếc F-5F (loại 2 chỗ ngồi), đã chở theo 4 phi công trong 2 phòng lái, bằng cách tháo bỏ các dù, hạ ghế xuống thấp hết mức, một phi công ngồi và phi công thứ nhì đứng khom lưng đối mặt, lưng dựa vào cockpit.. Phi cơ cất cánh khi phi trường đang bị pháo kích: lúc đầu phi cơ định bay lên với hệ thống thắng để mở. Cảm nhận được tình hình không thể bay lên, phi công đã phải mở dù 'drag chute) để làm chậm vận tốc..sau đó đóng hệ thống thắng để phi cơ bay lên được và bay đi Thái Lan. Tuy nhiên, có lẽ hệ thống thắng đã bị hư hại khi bị pháo kích nên không còn sử dụng được..Phi cơ đáp xuống một phi dạo thô sơ và chật hẹp.. không ngừng được nên đâm vào cây và phát nổ, gây tử thương cho cả 4 phi công..(Các phi công tử nạn gồm các Th/tá Mai Tiến Đạt, Nguyễn Đức Toàn, Ngô văn Trung và Đ/u Lê Thiện Hữu..)
Một F-5A khác, cất cánh với 3 phi công, cất cánh ngược hướng bay, bay qua đầu các phi cơ đang đậu trên phi đạo chờ đến lượt bay lên..Phi cơ đến được Utapao..
Số F-5 bị bỏ lại gồm 87 chiếc, trong đó có 27 F-5E
A-37s:
Gần 50 chiếc A-37 đã bị hủy diệt trong đợt pháo kich đêm 28/4
 (xem phần trên) và Đ/tá Thảo (KĐ trưởng KĐ 33) đã cho lệnh tan hàng vào khoảng 8 giờ sáng 29..
Th/tá Ngô đức Cửu, đón được một L-19 và về được Trà Nóc 
(Cần Thơ).. Tại đây ông trình bày tình hình của Bộ Tư lệnh KQ Sàigòn (bỏ ngỏ..) và hướng dẫn các PĐ A-37 còn lại bay đi Utapao:
..' từ Bình Thủy đi Utapao, hướng 300, khoảng 45 phút là đến.. Anh em nên lấy bản đồ ra kiểm soát lại.. và ghi các chi tiết tần số tower..'
10 giờ sáng 30/4 khi có lệnh 'đâu hàng' Căn cứ Bình Thủy cũng tự động tan hàng..Bãi đậu phi cơ vắng lặng, không còn quân cảnh, không còn chuyên viên kỹ thuật..
..'tôi rất thán phục anh em A-37 Cần Thơ, có nôn nóng nhưng rất trật tự có thể nói là.. lịch sự.. Tôi lên tiếng vì nhu cầu, tất cả hoa tiêu A-37 phải rời VN, anh em bắt cặp lấy, mỗi phi cơ phải đi được 3 người, không dù không hành lý..ngoại trừ Phi công bay ghế trái phải đội helmet để liên lạc.. tất cả phi cơ phải bay ở 12 ngàn bộ, không cần dưỡng khí..'
Đa số phi cơ bình điện yếu, Th/tá Cửu và Th/tá Kim (Liên đoàn trưởng Kỹ thuật) đã dùng APU để khởi động từng phi cơ theo thứ tự.. Thiếu tá Cửu lên chiếc sau cùng.. rời phi đạo để cùng hợp đoàn gần 30 chiếc A-37 bay đi Utapao.
Đây có thể được xem là 'chuyến di tản' trật tự và 'thành công' nhất của KQ VNCH.
Ngoài ra, còn có một A-37 đáp xuống một xa lộ gần Căn cứ KQ Korat, phía Bắc Bangkok, gần một trường học, bom đạn còn đầy dưới cánh và Tướng Aderholt đã phải gửi một Đ/u phi công Mỹ đến để bay chiếc này về Căn cứ Udorn.

Theo thống kê 27 chiếc A-37 đến được Utapao..95 chiếc bị bỏ lại VN
Phi cơ vận tải:
Tân Sơn Nhất là căn cứ tập trung của nhiều Phi đoàn vận tải của KQVNCH.. Cuộc di tản cũng rất hỗn loạn, nhiều phi cơ bị bỏ lại vì không có phi công, không người đổ xăng.. có những trường hợp phi cơ không cất cánh nổi do quá tải, hay do quá vội. Một số phi cơ vận tải đã bay được sang Utapao do đã ở sẵn tại Côn đảo, tất cả đều chở vượt quy định.. có những C-47 bay đến Utapao với cả trăm hành khách 
(bình thường chỉ chở 30 binh sĩ)..bánh đáp bị gãy khi chạm đất..
Phi công Hungphan trong bài hồi ký 'Những giờ phút sau Tinh Long 07' ghi lại: Sáng 29/04/75
..' đồng loạt không ai bảo ai, chúng tôi tháo chạy về phia Không đoàn bộ (PĐ 437), cạnh một bên là đại bản doanh của PĐ 435, chúng tôi đang ngơ ngác tìm nơi trú ẩn, thì thấy ông PĐ trưởng Tr/tá MMC bước ra, nhìn chúng tôi lên tiếng..'Giờ này pilot quý lắm, ai ở phi đoàn nào..về phi đoàn nấy..' chúng tôi im lặng rút sâu vào tầng dưới của SĐ bộ.. thấy đủ mặt văn võ bá quan.. TT Vinh con 435, TT Vinh Trô 437, TrT Dinh, Đ/u Chư.. đã có mặt từ lúc nào ?.. gần giống một cuộc họp của Không đoàn..
Không biết thời gian nặng nề, dai dẵng này kéo dài bao lâu, thỉnh thoảng như để phá tan bầu im lặng, tiếng pháo lại vang lên phía bên ngoài.. bỗng nghe tiếng điện thoại reo vang trên lầu, rồi lại im lặng, tất cả mọi khuôn mặt không dấu vẻ lo lắng, đợi chờ.. tình hình căng thẳng.. khoảng mười phút sau, tiếng chuông điện thoại lại một lần nữa reo lên.. và chưa hết tiếng reo..bỗng một tiếng của.. ai đó hét to:
 "Ra xe".. (nghĩa là chưa ai nghe điện thoại..)..Không ai bảo ai, chúng tôi chạy nhanh và chen chân nhẩy lên xe..
Tôi cũng nhảy lên một step van, chạy một quãng, 4-5 anh phòng thủ, súng ống đầy mình chạy ra chận lại, có tiếng trong xe la lớn: '
ĐM, lên xe luôn, giờ này mà chặn cái gì?' thế là thêm đông.. Đến parking tôi chạy về chiếc GZA 027, Herky 027, mà tôi biết tàu tốt..vì tôi mơi bay về tối hôm qua...Trên phòng lái, có độ 10 ông pilot C-130.. phí thật..
Chỉ một phút sau, chúng tôi take-off..2 phút sau đã có cao độ an toàn 
(TT Nhân nhẩy vào ghế pilot thay Đ/u Chuân, ngồi co-pilot là Tr/T Đinh..)
(14 chiếc C-130 bị bỏ lại, 9 chiếc đến được Utapao,
ngoài ra còn 1 chiếc đã đào thoát sang Singapore từ khoảng đầu tháng 4)
Tác giả 'Không quân liệt lão' trong bài 'Giây phút não lòng(xem phần trên) ghi tiếp:
..Thảo bảo tôi: Mình ra khu trực thăng, moa thấy nhiều lắm, đậu phía gần phi đạo hướng Bà quẹo đó.. Đến khu trực thăng, lên chiếc nào mở máy cũng không..nổ.. tàu nào cũng khô ran..(Tướng Tiên cho lệnh rút xăng..khỏi tàu vì..sợ các phi công..tự động tan hàng).. Chọn trực thăng không xong, Thảo Nâu chở tôi trên jeep đi tìm Cessna..Gặp Cessna, Thảo leo lên, bảo tôi ngồi ghế phài..hắn quay máy, máy nổ. Bỗng nhiên con tàu xao động dữ dội.. Quan quân ở đâu đông thế đang dành nhau leo lên tàu..Cessna chỉ có 5 chỗ, làm sao chở nỗi cả chục người..Không ai chịu xuống..
Tôi tự quyết định.. nhường chỗ, mở cửa buớc xuống., leo lên jeep để lái đi,có QC Vân cùng bỏ Cessna lái đi.. tìm xem còn chiếc nào để quá giang..
Trên đường rời khỏi SĐ 5KQ, ngang qua văn phòng Tư lệnh phó SĐ, thấy có ánh đèn, cửa mở, tôi đậu xe bước vào.. Gặp Đinh thạch On ngồi thẫn thờ sau bàn giấy..Tôi hỏi:
- On, sao còn ngồi đây?
Tât cả bỏ đi hết rồi, anh cũng đi đi thôi..On như người mât hồn: C-130 tụi nó lấy trốn cả rồi..Tôi nhắc: còn C-47 mà..
On thở dài: Đã lâu lắm, tôi không lái C47.
.. Sau khi ngồi chờ ông On, lôi quyển kỹ thuật C-47..ra 'ôn bài', cả đám đi tìm C-47 để chạy..Đến bãi đậu, các phi cơ đều bất khả dụng: hoặc không xăng, hoặc bị trúng đạn pháo kích..Đang tuyệt vọng, cả đám tìm được một C-47 đang nằm trong hangar. khóa kín..Đó là chiếc phi cơ riêng của Tư lệnh Vùng 2..Sau đó có thêm Đ/u Qui chạy đến.. Phi cơ chở đến gần 80 người, cộng theo thiết bị linh tinh..cố gắng cất cánh..để sau cùng đến được..Utapao.
Nhóm của BS Phạm gia Lữ (xem phần trên) sau đó đến phi đạo C-47 để tìm máy bay di tản, có chiếc không khởi động được do bình điện yếu..Chiếc DC-6 'Bình Long Anh dũng' tuy nằm cạnh nhưng được.. canh giữ. Sau đó tìm được chiếc C-47 của Tư lệnh KQ, Kh bắn bể khóa.. Tất cả leo lên tàu để bay ra Côn sơn.. Sau những trục trặc như không có bản đồ phi hành, phi cơ hết dầu thắng (tìm được 2 gallon nơi đuôi phi cơ).. phi cơ đáp được xuống Côn sơn.. Th/t Khoa bay thêm một chuyến trở lại Saigon(TSN đã bỏ ngỏ) để đón thân nhân và bay lại ra Côn sơn.. Dùng nón sắt để chuyển xăng, phi cơ đã bay đi Utapao sáng 30/4 khi DV Minh ra lệnh đầu hàng..
Tác giả Nguyễn Cao Thiên trong bài 'PĐ 314, Chuyến bay không phi vụ lệnh '
(Đặc san Liên khóa 64SVSQ, 2009) ghi lại một số chi tiết mô tả tình trạng hoảng loạn, vô trật tự.. tại TSN khi phi trường bị pháo kich.. Sau khi PĐ phó Tấn từ KĐ trở về cho biết 'Trên đó có ai đâu ? vắng hoe ?'.. Mạnh ai nấy chạy.. tự tìm phi cơ để..bay đi.. Có phi cơ cất cánh quá vội, quên cả gỡ kẹp đuôi, nên bị..rơi ngay tại phi trường. Chiếc C-47 của PĐ 314 bay đến Utapao với trên 40 người..
(16 chiếc C-47, đủ loại kể cả EC, AC đến được Utapao.. 38 chiếc bỏ lại..)
Ngoài ra cũng có 3 AC-119 và 6 C-7A Caribou đến Utapao,
37 chiếc AC-119 cùng 6 chiếc C-119 vận tải bị bỏ lại..
Số Caribou lên đến 33 (trong tình trạng đình động..)
Tại Utapao còn có:
- 14 chiếc Cessna U-17 Skywagon
- 12 chiếc UH-1
- 3 chiếc O-1 Bird dog
Bảng tổng kết của HK ghi nhận:  số phi cơ của KQVN bỏ lại còn có: 
- 434 chiếc UH-1,
- 114 chiếc O-1,
- 32 chiếc CH-47 Chinook và
- 72 phi cơ các loại khác gồm U-17, O-2A, T-37, T-41 và cả U-6 Beaver..
Bay ra biển:
Các phi cơ trực thăng 
(UH-1 và Chinook), khi tự động tan hàng.. đa số tìm đường thoát bằng cách bay ra biển, để đáp xuống bất cứ tàu bè nào đang di chuyển ngoài khơi: đáp trên chiến hạm Mỹ, nếu có chỗ đáp là tốt nhất, đáp trên chiến hạm VN.. và trong tinh trạng 'bi thảm 'nhất' là đáp xuống biển..và phi công tự thoát, nếu may mắn sẽ được tiếp cứu và vớt lên tàu..
Trường hợp đặc biệt nhất được ghi vào lịch sử KQ và HQ Hoa Kỳ là trường hợp đáp của một L-19 chở đầy..'hành khách' trên Hàng Không Mẫu hạm..
Sau đây là một số trường hợp được kể lại trong các bài hồi ký:
Phi đoàn Thần Tượng 215 
Khoảng 10 giờ sáng 29 tháng 4, bộ chỉ huy Phi đoàn 215 đã dùng 3 trực thăng để 'di tản 'về Côn Sơn. Trên các trực thăng có Phi đoàn trưởng (Tr/tá Khưu văn Phát), PĐ phó (Th/tá Đức)..các phi đội trưởng.. Tuy nhiên do hết xăng nên cả 3 chiếc sau khi gặp Tàu chở dầu của hãng Shell, đã cố gắng thả người (nhảy từ máy bay xuống sàn tàu từ cao độ chừng 3 m) và phi công còn lại sau cùng đã đáp xuống biển, bơi thoát khỏi chiếc phi cơ đang chìm và được canô vớt..Cả 3 phi công (Đ/úy Chín, Đ/u Vĩnh và Th/tá Lương) đều được an toàn..(Vĩnh Hiếu: Phi đoàn Thần tượng Giờ thứ 25)
Phi đoàn Lôi Vũ 221:

 Phi đoàn di tản từ Biên Hòa về TSN trong đêm 27 tháng 4, khi phi trường bị pháo kích..Chiều 29 tháng 4, Tr/Tá Nguyễn văn Trọng, PĐT tuyên bố giải tán Phi đoàn.. 13 trực thăng của PĐ bay được ra Hạm đội HK..Trong đoàn di tản còn có các Đ/tá Phước, Đ/tá Vy (Sư đoàn phó SĐ 1 KQ) (Tâm tư Lôi Vũ -52, Van Nguyên).
Phi đoàn Lôi Thanh 237 (Chinook CH-47)
Ngày 29 tháng 4, lúc 4 giờ sáng, 4 trực thăng Chinook CH-47 đậu song song vơi nhau trước phi cảng Hàng Không dân sự. Các nhân viên phi hành.. chờ quyết định của Th/tá Nguyễn văn Ba, Phi đoàn phó.. nhưng ông vẩn trì hoãn chờ PĐ trưởng 
(Tr/tá Ch.)còn đang kẹt ở Biên Hòa.. Các sỉ quan tham mưu của PĐ đều vắng mặt.. Sau đó, ông quyết định di tản 4 phi cơ khả dụng đi Vũng Tàu.. khi 4 phi cơ vứa đáp xuống Vũng tàu.. thì phi trường này cũng vừa bị pháo kích.. Chỉ 3 phi cơ bay về Cần Thơ, một chiếc đã tự tách khỏi hợp đoàn.. 3 phi cơ đáp xuống Mỹ Tho, 1 bay trở lại Sàigòn để.. đón gia đình.. khi trở lại Mỹ Tho, phi cơ bị trục trặc nên đành bỏ lại nơi bờ sông..Hai chiêc còn lại cất cánh lúc 2 giờ trưa.. bay ra hạm đội HK.. thả người xuống chiến hạm Kirk,và phi công 'ditching' để sau đó được vớt (Chuyến bay cuối cùng-Nguyển văn Ba- Lý Tưởng Úc châu, số kỷ niệm Ngày Không Lực 1-7-2011)
O-1 Birđ Dog (L-19) đáp trên Hàng Không Mẫu hạm:
Một trường hợp đặc biệt nhất của cuộc di tản, được ghi vào quân sử Hoa Kỳ, phi cơ được lưu giữ tại Viện bảo tàng là trường hợp dùng L-19 đáp xuống Hàng không Mẫu hạm Midway của Thiếu tá Lý Bửng, Sĩ quan trưởng phòng hành quân của PĐ Sao Mai 114/ KĐ 62 CT/ SĐ 2 KQ.
Việc O-1 đáp trên Hàng không Mẫu hạm đang di chuyển là chuyện không thể tưởng tượng nổi, ngay cả với các phi công Hoa Kỳ và những chuyên viên thiết kế máy bay của hãng Cessna..
Điều gây 'kinh ngạc' hơn nữa là trên phi cơ còn có thêm 6 người 
(vợ và 5 đứa con) ngồi chật cứng trên ghế sau..
Phi công Lý Bửng kể lại như sau 
(Chuyến bay về vùng tự do của KQ Lý Bửng- Đặc san Lý Tưởng số 02/2010):
..'Sáng 29 tháng 4, tôi và Hường, Nhị cùng bay chiếc O-1 này ra Côn Sơn. Vợ con tôi đã ra Côn sơn bằng phương tiện trực thăng trước, hình như của PĐ 215..Chiếc O-1 này tình trạng máy tốt, chỉ có vô tuyên là không hoạt động được...Tôi cất cánh từ TSN trong lúc phi trường đang bị pháo kich.. Chúng tôi quyết định bay ra Côn sơn vì không rõ tình hình Cần Thơ.. Đêm nghỉ tại Côn sơn, chúng tôi chưa biết chắc sẽ đi Thái bằng phi cơ gì.. Sáng 30 tháng 4, có lệnh đầu hàng, tôi sắp xếp cho tất cả anh em PĐ 114 trật tự lên các C-123 và C-130 đi Thái Lan.. Tôi và gia đình dự trù sẽ đi chiếc C-123 sau cùng. .nhưng chiếc này bị hư không cất cánh được. Khoảng 130 người còn lại đành chờ tàu HQ.. Cảnh tượng xuống tàu rất hỗn loạn. Tôi quyết định dùng chiếc O-1 mà tôi đã bay ra Côn sơn hôm qua để chở cả gia đình để bay đi.. nhưng chưa biết đi đâu? Trời rất xấu, mưa mù mịt, tôi bay rase motte trên mặt biển, khoảng từ 500 đến 700 bộ. Trong lúc bay tôi thấy nhiều trực thăng bay ra biển. .tôi cũng lấy hướng bay này.. cho đến khi thấy chiếc hàng không mẫu hạm..
Chiếc O-1 bị hỏng hệ thống vô tuyến nên tôi không thể liên lạc được với ai..Tôi dùng phương thức bay qua đài kiểm soat của chiến hạm, lắc cánh để cho biết hệ thống vô tuyến bị hỏng và xin đáp. Dưới mẫu hạm bắn hỏa pháo đỏ liên tiếp ra dấu cho biết là họ không chấp thuận cho hạ cánh.. có lẽ vì không còn chỗ ? Tôi lấy bản đồ, giấy tờ trong máy bay viết chữ xin hạ cánh vì phi cơ còn có vợ con..và buộc vào botte để thả xuống.. sàn tàu. Sau đó nhân viên trên tàu xô một số trực thăng xuống biển và dọn các trực thăng khác để lấy chỗ cho tôi đáp.. Phi đạo họ dành cho cho tôi đáp là cạnh ngắn, khoãng 150 feet..'
Sau một lần đáp thử để ước lượng các thông số kỹ thuật, như gió ngang, sự di chuyển của mẫu hạm..Phi công Lý Bửng đã đáp thành công..xuống Mẫu hạm Midway trước sự kinh ngạc và thán phục của nhân viên thủy thủ trên tàu..
Trong 'chiến dịch di tản' Frequent Wind':
Hàng không mẫu hạm Midway đã tiếp nhận khoảng 60 trực thăng của KQ VNCH, trong đó có chiếc UH-1 của Tướng Kỳ và cả vài trực thăng của Air America..
Chiến hạm USS Kirk, trong thời gian yểm trợ đoàn tàu di tản của HQ VNCH đã là nơi đáp cho 16 chiếc trực thăng của KQ VNCH.. Sàn đáp của chiến hạm chỉ dành cho một trực thăng nên sau khi đáp, trực thăng phải đẩy xuống biển để lấy chỗ cho chiếc kế tiếp.. Ngoài 16 chiếc UH-1, còn có 1 Chinook sau khi thả người trên sàn đáp đã phải đáp xuống biển, phi công được cứu thoát.. Số người trên các trực thăng đáp xuống USS Kirk lên đến gần 200 người.. USS Kirk chở được về Subic Bay 3 chiếc UH-1..
Các chiến hạm khác như Blue Ridge, Mobile 
(LK 115).. đều tiếp nhận các trực thăng của KQVN..
Tài liệu của Air America ghi nhận một số trường hợp các phi công VN dùng súng..'tạm mượn' phi cơ của Air America để bay ra Hạm đội Hoa Kỳ: Chiếc UH-1H (69-16715) của Air America màng dấu hiệu ICSS (Ủy Ban Liên hợp 4 bên) đã do phi công VN bay ra đáp tại Chiến hạm Blue Ridge.. trưa ngày 29/4. Tất cả có 6 chiếc trực thăng bị phi công VN mượn tạm, trong đó 5 chiếc loại UH-1 và một chiếc Bell 204B (?), chiếc Bell này sau đó đáp trên USS Kirk. (Air America in South Viet Nam: The Collapse. Tác giả Joe Leeker)
Số phận những phi cơ..đến được Utapao: 

Ngay khi các phi cơ của KQ VNCH đáp xuống Utapao, vừa ngừng bánh, tắt máy..các nhân viên phi đạo lập tức sơn lại cờ.. chuyển từ VNCH sang thành máy bay của Hoa Kỳ. Người Thái không muốn 'chứa chấp' những người Việt vừa phải bỏ nước ra đi nên HK đã phải lập cầu không vận, dùng các C-141 để đưa người tỵ nạn sang Guam.
Một trục trặc nhỏ đã xẩy ra: 65 người, tất cả trên cùng một chuyến C-130 đến Utapao.. đã đòi trở về VN.. Dưới sự lãnh đạo của Tr/Uy Cao van Le (?), những nhân viên KQVN này.. khi bay khỏi TSN, không biết là họ sẽ phải..biệt xứ, trong khi gia đình còn kẹt lại tại VN..và dọa sẽ tự tử nếu không được như ý. Một Đại tá KQVN và một Tuyên úy QĐ HK đã giúp điều đình để giải quyết vấn đề và còn 13 người cương quyết đòi về.. Sau cùng cả 13 người đã được chích thuốc ngủ để đưa lên C-141 đi Guam..
CSVN đã lên tiếng đòi hỏi chủ quyền về những máy bay tỵ nạn tại Thái và Hà Nội đã đòi đưa một phái đoàn đến Thái để kiểm kê các phi cơ.. Chính quyền Thái, do áp lực của Hà Nội đã đòi' tạm giữ' các máy bay đang ở Utapao. Tướng Aderholt cho biết' các phi cơ này thuộc quyền sỡ hữu của HK theo một điều khoản có ghi trong Thỏa ước Viện trợ Quân sự Mỹ-Việt' nhưng chưa chắc Thái.. đồng ý nên ông tìm cách chuyển các phi cơ.. khỏi Thái.. càng nhanh càng tốt. Trước hết, Aderholt 'tặng' cho Tư lệnh KQ Thái 5 chiếc F-5 
(đễ..mua chuộc giới quân sự Thái, thật ra Aderholt..không có quyền.. nhưng trước chuyện đã rồi HK khó lấy lại được 5 phi cơ này). Và ngay khi Hàng không mẫu hạm Midway ghé một Căn cứ HQ Thái gần Utapao ngảy 5 tháng 5.. khoảng 140 phi cơ đủ loại đã được chở ra khỏi Thái (trong số này có lẽ gồm cả một số phi cơ, trong tổng số 93 chiếc của Không lực Kmer đã bay sang Thái khi Nam Vang thất thủ). 4 chiếc Skyraiders được Aderholt cho bay đi, cất giấu tại Căn cứ Takhli.. Mẫu hạm Midway đã chở về Guam 101 phi cơ của KQVN, trong đó có 21 chiếc F-5E..
Theo 'Escape to Utapao' một chiếc C-123K được đưa ra khỏi Thái 
(số đuôi 54-00592).. chiếc này hiện ở Phi trường Avra Valley và.. không ai biết về trường hợp này.. (Theo danh mục trong Flying Dragons trang 164 thì chiếc này của KQVN)
Tài liệu của Hải Quân Thái ghi nhận: trong danh mục phi cơ thuộc HQ Thái có một số phi cơ 'cũ' của KQVN như:
- C-47A (43-48101, VNAF)
- VC-47D (43-48777, VNAF 'EY'
- AC-47D (43-49095, VNAF 'EK'
- RC-47 (43-49701, VNAF) và (43-49925, VNAF 'EF') và (44-76418, VNAF 'EB')
- EC-47 P (45-1044, VNAF 'WA')
Ngoài ra còn 3 chiếc U-7 mang các số đuôi 71-1438; 71-1442 và 7-1455 được ghi là VNAF(?)

Trần Lý (tháng 4/2012)

Sau ngày thống nhất đất nước, Quân chủng Phòng không - Không quân nhanh chóng thu hồi chiến lợi phẩm để bảo vệ Tổ quốc.

Tính đến cuối tháng 5/1975, bộ đội ta đã thu hồi được hàng trăm máy bay gồm một số loại sau đây:
- Máy bay chiến đấu: 23 A-37, 41 F-5 (biến thể F-5A/E) và 5 AD-6
- Máy bay vận tải/chở khách: 28 C-7A, 36 C-119, 7 C-130, 21 C-47, 3 DC-3, 5 DC-4 và 2 DC-6.
- Máy bay trinh sát: biến thể trinh sát tiêm kích RF-5, RC-47, 15 U-17, 41 L-19- Máy bay huấn luyện: 18 T-41, 5 U-6A, 1 PL-1 
- Trực thăng: 50 UH-1 và 5 CH-47. Số còn lại trong hơn 1.000 chiếc máy bay của VNCH, một phần bị phá hủy trong chiến dịch tấn công, một phần bị binh sĩ VNCH lấy làm phương tiện tháo chạy, ngoài ra một số bị hư hỏng không thể khôi phục hoạt động.
Máy bay cường kích A-37 hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam.
Với số máy bay thu được, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập một loạt trung đoàn không quân mới. Ngày 30/5/1975, Bộ ra quyết định thành lập Trung đoàn Không quân Tiêm kích 935 sử dụng máy bay tiêm kích F-5 và Trung Đoàn Không quân Cường kích 937 dùng A-37. Bước đầu, 2 trung đoàn có nhiệm vụ tác chiến phòng không, tiến công đường không, giành và giữ quyền làm chủ bầu trời, chi viện bảo vệ lực lượng binh chủng hợp thành…
Ngày 5/7/1975, Bộ ra quyết định thành lập Trung đoàn Không quân Vận tải 918 trang bị máy bay C-130, C-47 và C-119. Trung đoàn làm nhiệm vụ vận tải và có thể tham gia tiến công đường không khi cần.
Ngày 20/7/1975, Trung đoàn Không quân 917 ra đời, trang bị trực thăng UH-1, CH-47 và máy bay trinh sát L-19, U-17. Đoàn 917 giao nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực, trinh sát đường không, chỉ thị mục tiêu, đổ bộ vận chuyển/vận tải đường không, cấp cứu.
Trên cơ sở các Trung đoàn mới, ngày 15/9/1972, Sư đoàn Không quân 372 thành lập biên chế 4 đơn vị trên.
Những trung đoàn không quân này góp công không nhỏ trong chiến dịch Biên giới Tây Nam năm 1979 và sau đó là truy quét tàn quân Khơ Me đỏ trong suốt những năm 1980. Hầu hết, trong các chiến dịch của bộ độ Việt Nam lúc đó đều có sự tham gia chi viện hỏa lực của máy bay F-5, A-37, UH-1, C-130, C-119.
Cuối những năm 1980, do nhiều điều kiện khác nhau mà chủ yếu là thiếu phụ tùng linh kiện, lần lượt các máy bay chiến lợi phẩm đều ngừng hoạt động và loại khỏi trang bị. Riêng trực thăng UH-1, giữa những năm 1990, Việt Nam đã khôi phục một số chiếc tiếp tục phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam hiện đại.
Hầu hết các máy bay VNCH thu được sau 1975 đều đưa vào sử dụng trên chiến trường Campuchia. Dưới đây là hình ảnh và thông tin một số máy bay chiến lợi phẩm sau 1975:

Sau 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam thu được 3 biến thể: tiêm kích F-5A/E và trinh sát RF-5. Trong đó, F-5A được coi là thế hệ đầu của dòng tiêm kích này, nó có nhược điểm thiếu radar điều khiển hỏa lực. Còn F-5E là thế hệ hai hiện đại hơn, có kích thước lớn hơn, hệ thống điện tử hàng không tinh vi, trang bị thêm radar điều khiển hỏa lực AN/APQ-153.
F-5A/E mang 3,2 tấn vũ khí trên 7 giá (2 ở đầu mút cánh, 4 dưới cánh và 1 dưới thân) treo được: tên lửa đối không AIM-9, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, rocket 70/127mm, bom không điều khiển.
Trong ảnh, phi đội F-5E cất cánh tiêu diệt quân Khơ me đỏ xâm lược biên giới Tổ quốc.
Tại chiến dịch Biên giới Tây Nam 1979 và cả những trận đánh trên đất Campuchia sau này, Không quân Nhân dân Việt Nam thường dùng F-5 cho vai trò tấn công mặt đất thay vì tiêm kích phòng không.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 do hãng Cessna thiết kế chế tạo từ những năm 1960.
Tương tự F-5, Quân đội Mỹ không sử dụng A-37 mà chủ yếu dùng xuất khẩu và viện trợ cho đồng minh.
A-37 thiết kế với 1 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm ở mũi và 8 giá treo trên cánh – thân mang 1,2 tấn vũ khí (gồm rocket, bom và tên lửa đối không AIM-9).
Lịch sử hoạt động A-37 trong Không quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu từ trước thời điểm 11h30 ngày 30/4/1975. Ngày 28/4, phi đội Quyết thắng gồm 5 chiếc A-37B xuất phát từ sân bay Thành Sơn đã oanh tạc vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại địch. Sau giải phóng, A-37 được không quân ta sử dụng nhiều trong chiến dịch Biên giới Tây Nam, truy quét tàn quân Khơ Me đỏ.
Máy bay cường kích AD-6 (A-1H Skyraider) do hãng Douglas thiết kế sản xuất từ giữa những năm 1940. AD-6 là trường hợp “hiếm” máy bay cánh quạt dùng rộng rãi trong Không quân Mỹ sau Thế chiến thứ 2.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Không quân - Hải quân Mỹ sử dụng loại máy bay này ném bom miền Bắc và miền Nam Việt Nam.AD-6 trang bị động cơ cánh quạt Wright R-3350-26WA cho phép đạt tốc độ 518km/h, tầm bay hơn 2.000km, trần bay 8.685m. AD-6 thiết kế 4 pháo 20mm và 15 giá treo mang 3,6 tấn vũ khí (bom, rocket, ngư lôi).Không có nhiều thông tin hoạt động chiến đấu của AD-6 sau 1975, nhiều khả năng số máy bay không thể khôi phục do thiếu phụ tùng linh kiện.
Máy bay vận tải C-47 do hãng Douglas thiết kế cho vai trò vận chuyển quân dù, chở hàng, tải thương.C-47 trang bị 2 động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ 360km/h, tầm bay 2.500km, trần bay hơn 8.000m. C-47 chở được 28 lính cùng vũ khí hoặc 2,7 tấn hàng hóa.
Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Mỹ từng triển khai biến thể cường kích AC-47 trang bị 3 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm và 10 trung liên Browning AN/M2 7,62mm để tấn công mục tiêu mặt đất.
Sau 1975, C-47 phục vụ chủ yếu cho vai trò vận tải, chở quân trong Không quân Nhân dân Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài).
Máy bay vận tải C-119 do hãng Fairchild phát triển làm nhiệm vụ chở hàng hóa, chở quân. C-119 trang bị 2 động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ 450km/h, tầm bay hơn 3.600km, tải trọng 4,5 tấn (hoặc chở 62 lính).
Tương tự C-47, trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ triển khai biến thể cường kích AC-119 trang bị 4 súng máy 6 nòng 7,62mm và 2 pháo 20mm cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Sau 1975, quân ta chủ yếu thu được máy bay C-119 và biến thể trinh sát RC-119. Để phục vụ cho các chiến dịch tấn công, truy quét Khơ Me đỏ, cán bộ kỹ thuật hàng không đã cải tiến thành công C-119 mang đạn cối công kích mục tiêu mặt đất (ảnh minh họa nước ngoài). Máy bay vận tải C-130 do hãng Lockheed phát triển đảm nhiệm vai trò chở quân, chở hàng hóa. Mỹ viện trợ cho VNCH vài chục chiếc loại này, nhưng tính tới sau năm 1975 ta chỉ thu giữ được 7 chiếc. Phần còn lại, một số bính lính VNCH lái bỏ chạy ra nước ngoài, một số bị phá hủy.
Trong quá trình khai thác sử dụng C-130, Không quân Nhân dân Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn để đảm bảo duy trì hoạt động của máy bay do thiếu phụ tùng thay thế, có thời điểm, C-130 thiếu lốp buộc cán bộ kỹ thuật phải tìm cách thay lốp máy bay vận tải C-123 (có nhiều trong kho) cho C-130 (ảnh minh họa). Để phục vụ cho công tác bảo vệ Trường Sa sau 1975, cán bộ kỹ thuật hàng không Việt Nam còn cải tiến C-130 làm nhiệm vụ ném bom.
Trong ảnh, phi công ta đang ngắm mục tiêu qua máy ngắm lắp trong khoang hàng C-130 cải tiến, bên cạnh là các kiện bom Mk-82.
  Máy bay trinh sát U-17 do hãng Cessna phát triển từ những năm 1960 từ biến thể dân sự Cessna 185E. Máy bay trang bị động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ 287km/h, tầm bay 1.300km. Trên cánh máy bay lắp các ống phóng rocket khói để chỉ điểm mục tiêu.
Sau 1975, quân ta dùng U-17 để trinh sát chiến trường, phát hiện quân địch sẽ phóng rocket khói đánh dấu cho F-5, A-37 oanh tạc. Máy bay U-6A là biến thể từ DHC-2 Beaver của hãng de Havilland Canado dành cho Quân đội Mỹ. Trong Không quân VNCH, U-6A thường được dùng cho nhiệm vụ trinh sát chiến trường.
Nhưng, sau 1975, nhà máy A41 khôi phục hoạt động 4 U-6A và cải tiến mang hệ thống phun thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp. 
Máy bay cánh quạt T-41 cũng do hãng Cessna sản xuất dùng cho huấn luyện đào tạo phi công. Sau 1975, hoạt động của nó vẫn giữ nguyên dùng để huấn luyện.
Trực thăng da dụng UH-1 do hãng Bell Helicopter phát triển cho vai trò vận tải, chở quân, trinh sát, hỗ trợ hỏa lực. Quân Mỹ sử dụng rộng rãi UH-1 trên chiến trường Việt Nam cho nhiều nhiệm vụ.
Sau 1975, ta thu được 50 chiếc UH-1 nguyên vẹn, cán bộ kỹ thuật nhanh chóng phục hồi hoạt động để phục vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Ngay từ khi quân Khơ Me đỏ mở cuộc tấn công biên giới Tây Nam nước ta, các trực thăng UH-1 tham gia hỗ trợ hỏa lực những trận đánh đầu tiên. Tới cuộc chiến bảo vệ nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, UH-1 liên tục có mặt cùng Mi-24, Mi-8 hỗ trợ hỏa lực quân tình nguyện Việt Nam.
Cuối những năm 1980, do thiếu phụ tùng, linh kiện, UH-1 đều ngừng hoạt động. Tới năm 1996, Nhà máy A-41 được Bộ Quốc phòng phê chuẩn kế hoạch khôi phục, sử dụng UH-1. Hiện đã có khoảng 12 chiếc UH-1 tái trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 do hãng Boeing phát triển cho vai trò vận tải, chở quân, cẩu hàng hóa - vũ khí. CH-47 có khả năng tải 12,7 tấn hàng hóa hoặc 33-55 lính.
Trong chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ nhiều lần dùng CH-47 cẩu pháo xe kéo tới căn cứ nằm ở địa hình hiểm trở.Sau 1975, bộ đội ta chỉ thu được 5 chiếc CH-47 dùng cho nhiệm vụ vận tải, chở quân. Trong ảnh, CH-47 cơ động chuyển quân bảo vệ Biên giới Tây Nam 1979. Nguồn: Tư liệu ảnh Bảo tàng Hậu Cần.
Cuối những năm 1980, tương tự UH-1, toàn bộ CH-47 đều không thể duy trì hoạt động do thiếu phụ tùng, linh kiện thay thế. Trong ảnh, một chiếc CH-47A loại biên chế nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất, bên cạnh là máy bay vận tải C-119 trong tình trạng tương tự.Theo một số nguồn tin không chính thức, các chuyên gia Boeing đã có cuộc viếng thăm chiếc CH-47 (ở Tân Sơn Nhất) để đánh giá tình trạng khung thân, nhằm đưa ra chương trình khôi phục hoạt động máy bay. Tuy nhiên, điều này là bất khả thi vì khung thân trực thăng hư hỏng quá nặng, không thể khôi phục.
Nguồn: Chinook-Helicopter