18 tháng 4 2011

NHỮNG TẤM BIA KỶ NIỆM




Tấm biển ghi "dấu ấn lịch sử" tại Bến Nghiêng, Đồ Sơn, TP. Hải Phòng

Mai Thanh Hải Blog - Hôm nay, những người bạn mang quốc tịch Pháp đi cùng mình đã sững sờ, cứng lưỡi và lẳng lặng quay ngoắt, bước lên xe đòi về lại Hà Nội, khi được đưa đến thăm di tích Bến Nghiêng, Đồ Sơn, Hải Phòng. Họ đã đọc được những dòng chữ khắc đậm, rành rọt trên nền đá bê tông trường tồn: "Những tên thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng" (có dịch ra tiếng Anh, nhưng không thấy tiếng Pháp và Trung Quốc như... phong trào ở đất Cảng bây giờ).<

Cuộc chiến tranh với cái gọi là "Thực dân Pháp" đã kết thúc gần 60 năm nay - quá dài để người ta còn đay nghiến hoặc "nuôi chí căm thù". Cuộc chiến chống Mỹ - Ngụy tuy mới đây, nhưng cũng kết thúc gần 40 năm và mình nhớ không lầm, trong phần giới thiệu - kết thúc của các tập trong phim "Biệt động Sài Gòn", giọng đọc đanh thép nhưng cũng chỉ dừng ở câu '"Những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam...", tuyệt nhiên không thấy "nâng tầm" thêm, đại loại: "Những tên lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam"...


Hình trên báo Thể thao - văn hóa với chú thích "binh linh Pháp rời khỏi Hà Nội"

Chiến tranh - Dĩ nhiên phải có máu, nước mắt và hận thù. Kết thúc chiến tranh - Điều đầu tiên và đơn giản nhất là người ta phải cất súng, cầm cày để cuốc đất, trồng lúa rau nuôi sống ngay chính bản thân mình. Con người ta sinh ra không phải để cầm súng bắn nhau và để chết. Mọi sự thù hận, rút cục đều phải xóa nhòa và những người đã từng bắn nhau, nay lại ngồi với nhau, bắt tay nhau hòa hợp...

<

Thực tế "hậu chiến" của bao quốc gia trên thế giới đã khẳng định điều đó. Việt Nam cũng hòa cùng dòng chảy "hợp tác quốc tế" và trên thực tế, Cộng hòa Pháp hiện nay được Việt Nam đánh giá là "Cường quốc hàng đầu về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ ở Châu Âu cũng như trên thế giới. Là một trong những quốc gia có vai trò quan trọng  trong quá trình xây dựng và phát triển của liên minh Châu Âu và là một trong những trụ cột hiện nay của liên minh này". Minh chứng rõ nhất, theo thống kê của Bộ Ngoại giao Việt Nam (10-2010), Pháp đang là nước đứng đầu Châu Âu trong lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam với hàng trăm dự án.

Trong quan hệ Chính trị, Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ năm1973. Pháp đã có 3 chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia sang Việt Nam (Tổng thống Mitterrand 1993, Tổng thống Chirac năm 1997 và 2004 (nhân Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VII các nước nói tiếng Pháp); Thủ tướng Fillon tháng 11/2009). Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Pháp năm 2000, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm 2002, Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1993, Thủ tướng Phan Văn Khải năm 1998 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007).

Đặc biệt, trong quan hệ kinh tế, Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả 3 kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố và cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP), Nghị định thư tài chính, Quỹ trợ giúp đặc biệt doanh nghiệp (FASEP). Pháp hiện là nhà tài trợ song phương ODA thứ hai cho Việt Nam, sau Nhật Bản. Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước hưởng ODA của Pháp. Đến cuối 2010, Pháp đã cấp cho Việt Nam vay ưu đãi trên 2 tỷ euro cho các dự án, trong đó đáng chú ý là dự án vệ tinh VNREDSAT1 (57,8 triệu euro), dự án tầu điện ngầm Hà Nội (280 triệu euro), dự án trường đại học khoa học công nghệ Hà Nội (100 triệu euro)... Năm 2008, Pháp đứng đầu trong số các nhà tài trợ song phương tại CG, cam kết viện trợ 380 triệu đô-la cho Việt Nam cho năm 2009 (tăng so với 228 triệu năm 2007)...



Ấy thế mà những người ông - người bố của những người Pháp đang giúp đỡ Việt Nam, bao năm nay vẫn bị gọi bằng cái tên mà người ta chỉ dùng trong trường hợp, không còn gì để gọi. Thậm chí cái từ nhục mạ ấy, được khắc to - in đậm ở ven biển lồng lộng, nới rất nhiều du khách đến thăm quan, chụp ảnh và cũng rất nhiều khách xa đến vui chơi, nhảy múa, thỏa mãn nhu cầu tình dục thông thường...

Xã hội muốn công bằng, dân chủ thì trước tiên cần phải văn minh theo đúng nghĩa. Không bắt anh quên đi lịch sử, nhưng anh cũng phải công bằng với lịch sử. Réo tên bố những người đã, đang giúp anh bằng những ngôn từ thô lỗ, thì khác gì anh nhục mạ họ, tổ tiên họ và đất nước của họ?..



Vẫn Báo Thể thao - văn hóa chú thích: "Những người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hà Nội"

Tại sao không đổi "Những tên thực dân Pháp" bằng "Những người lính Pháp" trên mặt đá còn mới cứng, sắc nét dấu búa chạm khắc kia. Để không chỉ thế hệ trong nước mai sau, có học hành "sự trong sáng của Tiếng Việt", cũng không phải thắc mắc về những gì mình đã học, xấu hổ vì tiền nhân... "thù dai", nói bậy. Mà ngay con cháu của những người Pháp đã rời khỏi Bến Nghiêng năm xưa, cũng phải khâm phục người Việt, đất nước Việt không quên quá khứ, nhưng cũng không mang quá khứ ra... phá tương lai.

----------------

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BẾN NGHIÊNG (ĐỒ SƠN, TP. HẢI PHÒNG)



Quán nước trà, trông xe vây xung quanh nơi dựng tấm bia Di tích LSQG Bến Nghiêng



Trên đường dẫn vào khu "Tổng hợp nhà nghỉ" chứa gái mại dâm và mua bán dâm công khai



Bến Nghiêng biến thành bến tàu chở khách du lịch đi thăm biển và đường nối vào 1 resort đang xây dựn


Đánh lưới, bắt cá - Hoạt động mưu sinh rất hiếm hoi của người dân Đồ Sơn tại Bến Nghiêng

Nguồn: Mai Thanh Hải Blog (http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/04/nhuc-ma-nuoc-phap-en-la-cung.html)

Đàn Sếu - Mark Bernes




Đàn sếu

Rasul Gamzatov

30 tháng 3 2011

Những bức ảnh trong thời Kháng chiến chống Mỹ có thể bạn chưa xem.

Nhà tù Cây Dừa, An Thới, Phú QuốcTrại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm ở cực nam đảo Phú Quốc, tại xã An Thới. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa.

Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ). http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A...A_Qu%E1%BB%91c




Enhanced by Zemanta

22 tháng 3 2011

Chuyện hoang đường của truyền thông!

dinhphdc wrote on Mar 25, '11, edited on Mar 25, '11 Sự thật về vụ mưu sát Lenin sau Thế chiến I
Cập nhật lúc 25/03/2011 06:26:00 AM (GMT+7)

Cách đây gần một thế kỷ, Anh bị buộc tội là chủ mưu vụ ám sát hụt Lenin và lật đổ chính quyền Bolshevik. Chính phủ Anh luôn phủ nhận việc này đồng thời nói câu chuyện chỉ là sự tuyên truyền của Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, những bằng chứng mới xuất hiện cho thấy, câu chuyện này có thể là thật.

Trong nhiều thập niên, cái gọi là "Âm mưu Lockhart" đã được mô tả rõ nét trong các tài liệu lưu trữ của Liên bang Xô viết, được dạy trong trường học và thậm chí là được lên phim.

Đầu năm 1918, vào những tháng cuối của Thế chiến I, chính phủ Bolshevik mới đang thương thuyết một hiệp ước hòa bình với Đức và sẽ rút quân khỏi mặt trận. Điều này khiến London không hài lòng. Hành động đó sẽ cho phép Berlin, đang chiến đấu trên 2 mặt trận, củng cố lực lượng ở phía tây. Quyết buộc Nga quay lại cuộc chiến và ở phía liên quân, Anh đã phái một nam giới trẻ, trong độ tuổi 30 tới làm đại diện của London ở Moscow. Tên người đàn ông này là Robert Bruce Lockhart.

Theo tài liệu mới, Robert Bruce Lockhart có thể tham gia mưu đồ này. "Âm mưu Lockhart" - một phụ nữ Nga bắn nhà lãnh đạo Bolshevik hai phát vào năm 1918, có thể là thật. Chuyện về cuộc sống của Lockhart tại Nga được cho là bị ảnh hưởng của các tiểu thuyết trinh thám mà tác giả là Ian Fleming song ông này luôn phủ nhận mình là một phần của âm mưu.

Các chuyên gia tin rằng sự thật nằm trong kho lưu trữ của chính phủ và có một số người cho rằng có một nỗ lực che giấu câu chuyện nên thông tin trên hiện vẫn bí mật.

Giáo sư Robert Service, nhà sử học đang điều tra vụ việc nói: "Nước Anh ngày nay có một chính sách dành cho lực lượng tình báo. Đó là công khai chống đối tới lật đổ chính phủ nước ngoài hoặc ám sát các nhà lãnh đạo chính trị ngoại quốc. Tôi đoán rằng suy nghĩ đó ở Whitehall là luôn trả vờ như không có. Đó là cách người Anh tỏ ra luôn trong sạch. Nhưng sự thật khong phải như vậy, họ cũng bẩn thỉu như bất cứ ai khác".

Lockhart được phái tới Nga để ngăn chặn chính quyền Bolshevik sát cánh bên Đức khi Thế chiến I gần kết thúc. Anh luôn phủ nhận chuyện này và cho rằng đó là chính sách tuyên truyền chống phương Tây. Tuy nhiên, trong một bức điện được gửi đi vào mùa hè năm 1918, Lockhart dường như đã thảo luận về việc ám sát với Lord Curzon, người khi đó là thành viên của Nội các chiến tranh Anh.

Tiết lộ sự ủng hộ của bản thân với một nhân vật địa phương chống đối chính quyền Bolshevik tên là Savinkov, Lockhart thảo luận về việc Anh tham gia âm mưu. Bức điện viết: "Savinkov đề xuất phản cách mạng. Kế hoạch là: với sự can thiệp của liên quân, lãnh đạo Bolshevik sẽ bị ám sát và chế độ độc tài quân sự sẽ được thành lập". Dưới thông điệp trên là một ghi chú với những chữ cái đầu của Lord Curzon.

Ghi chú viết: "Biện pháp của Savinkoff là quyết liệt, mặc dù nếu thành công có lẽ là hiệu quả song chúng ta không thể nói hay làm bất cứ việc gì cho tới khi việc can thiệp được quyết định".

Lockhart bị cảnh sát mật Nga bắt sau vụ việc trên. Tuy nhiên, trong hồi ký của ông này, đó là việc làm của Sidney Reilly, một điệp viên Nga khét tiếng làm việc cho Anh. Reilly, một nhân vật khoa trương, được biết tới dưới tên gọi Điệp viên vô địch, người được cho là gợi cảm hứng cho Fleming về điệp viên 007, đã bị bắn vì tham gia âm mưu ám sát.

Tuy nhiên, theo một bức thư mới xuất hiện trong kho lưu trữ của Mỹ, Lockhart dính líu khá nhiều vào các hoạt động với Reilly. Con trai của Lockhart là Robin viết: "Chính cha tôi đã tự mình khẳng định với tôi rằng ông hợp tác với Reilly chặt chẽ hơn nhiều những gì ông công khai thừa nhận".

Giáo sư Service, người tìm ra lá thư, cho biết, chỉ có một cách tìm ra sự thật. Đó là xem lại những ghi chép có từ thời xưa song tới giờ chính phủ Anh vẫn tiếp tục giữ kín các thông tin cần thiết.
  • Hoài Linh (Theo BBC, Mail)

dinhphdc wrote on May 11, '11, edited on May 11, '11
 
Trong một cuộc phỏng vấn với Russia Today gần đây, người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange đã đưa ra quan điểm của mình về tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi.

Đặc biệt, ông này cho rằng: “Mọi cuộc chiến trông trong vòng 50 năm trở lại đây đều là kết quả của sự dối trá truyền thông”.

Assange tuyên bố các tài liệu được công bố bởi WikiLeaks thậm chí không quan trọng và kêu gọi mọi người đừng tin rằng thông tin mà họ nhận được từ giới truyền thông là tất cả mọi thứ đang xảy ra.

“Chúng tôi chỉ công bố những tài liệu chưa được biết đến và đã được phân loại. Chúng tôi không có bất kỳ một tài liệu mật thực sự nào. Những gì thực sự trầm trọng và có thể gây phương hại không hề có trong bộ sưu tập của chúng tôi. Chúng tồn tại ngoài kia”.

Julian Assange, người đàn ông nổi tiếng của năm 2010.
Theo quan điểm của Julian Assange, chính hoạt động truyền thông với mục đích dối trá đã gây ra các cuộc chiến tranh suốt 50 năm qua.
Trích:
Phóng viên Russia Today: Cảm ơn Julian đã dành cho Russia Today một cuộc nói chuyện. Câu hỏi đầu tiên, qua quá trình làm công việc của mình, ông hiểu thế nào về cách thức giải quyết các vấn đề chính trị đang diễn ra trên khắp thế giới. Quan điểm của ông về một số biến động ở Trung Đông và Châu Phi gần đây? ông cho rằng điều chúng ta nhìn thấy là một tình trạng bất ổn xã hội hay nó đúng là các cuộc nổi dậy và nếu là vậy thì ai đứng sau tất cả những điều này?

Julian Assange: Có một thay đổi thực sự đã diễn ra ở một phần Trung Đông. Tôi nghĩ Ai Cập là trường hợp rõ ràng nhất. Tôi đã chú ý tới tình hình ở Ai Cập ngay từ đầu. Bạn có thể chỉ thấy chiếc ghế quyền lực đã thay đổi còn cơ cấu quyền lực như trước đây.

Sau khi Mubarak trốn khỏi Cairo, bạn đã thấy các cuộc cách mạng nhỏ xảy ra trong mọi cơ quan ở Ai Cập, từ Alexandria cho đến Cairo. Vì vậy đây là sự thay đổi không thể cứu vãn được. Những điều xảy ra tại một số nước khác lại có chút khác biệt.

Tình hình ở Libya rõ ràng dính líu tới những sự can thiệp từ các quốc gia bên ngoài. Đó là một sự “điều khiển” của bàn tay từ bên ngoài. Các quốc gia láng giềng luôn có các mối liên kết với nhau như quan hệ giữa các nhà hoạt động chính trị, các gia đình lớn, các doanh nghiệp trong các nước khác nhau. Giữa các nước luôn tồn tại những ảnh hưởng và tác động tới nhau, điều đó là bình thường.

Nhưng khi các lực lượng bên ngoài, từ rất, rất xa các nước này bắt đầu đóng một vai trò tích cực trong các vấn đề địa phương thì chúng ta phải nói điều này là không bình thường. Vì vậy, những gì đang diễn ra ở Libya là không bình thường.

Theo quan điểm của Julian Assange, chính hoạt động truyền thông với mục đích dối trá đã gây ra các cuộc chiến tranh suốt 50 năm qua.
- Theo ông, vai trò của mạng xã hội là gì? Ông có nghĩ những trang web như Facebook hay Twitter đang đóng một vai trò nào đó trong các cuộc cách mạng ở Trung Đông?

- Nói chung, Facebook là cỗ máy gián điệp kinh khủng nhất từng được phát minh. Ở đây, chúng ta có một cơ sở dữ liệu về con người toàn diện nhất hành tinh. Tên, tuổi, nơi ở, các mối quan hệ và nhiều thông tin khác về mọi người đều có thể bị tình báo Mỹ tiếp cận.

Facebook, Google hay Yahoo, tất cả các công ty lớn của Hoa Kỳ đều xây dựng các giao diện sử dụng riêng dành cho tình báo Mỹ. Đây hoàn toàn không phải là là sự thực thì cho một trát hầu tòa. Chúng là các giao diện được phát triển chỉ dành cho tình báo Mỹ.

Như vậy, trong trường hợp này, có phải Facebook thật sự bị điều khiển bởi tình báo Mỹ. Không, không phải vậy. chỉ đơn giản là tình báo Hoa Kỳ có thể dễ dàng tạo ra những áp lực về luật pháp hay chính trị lên nó. Và sẽ rất tốn kém cho Facebook nếu họ không tự động hóa việc cung cấp các thông tin cá nhân của người dùng cho bên tình báo. Mọi người nên hiểu rằng khi họ thêm bạn bè của họ vào Facebook, họ đang làm việc không công cho cơ quan tình báo Mỹ để xây dựng cơ sở dữ liệu cho họ.
Xem tiếp: 'Truyền thông dối trá gây chiến tranh' - Trung Hiếu (theo Russia Today)

Tin liên quan:

Blog Entry Assange được trao huy chương vàng vì hoạt động nhân quyền by Kibu