29 tháng 6 2013

Bức tường Berlin - Câu chuyện về hình thành và sụp đổ


Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít”, là một phần của biên giới nội địa nước Đức. 

Nó chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989, với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin. 

Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. 

Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ 86 đến 200 người.

Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta, do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin, đã là thủ đô của Đế chế Đức, cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông và Tây cũng đã bắt đầu trên nhiều bình diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa các cơ quan tình báo của cả hai phe. 

Trong năm 1948, cuộc phong tỏa Berlin của Liên bang Xô Viết là một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Lạnh.


Cuộc phong toả Berlin kéo dài từ ngày 24 tháng 6, 1948 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, là một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế chính đầu tiên của Chiến tranh Lạnh và là cuộc khủng hoảng đầu tiên gây ra tổn thất.


Năm 1948, Stalin muốn giành toàn bộ thành phố Berlin cho Đông Đức nên đã ra lệnh phong tỏa tất cả đường bộ từ phía Tây Đức đến Tây Berlin nhằm bỏ đói dân Tây Berlin để họ phải đầu hàng Đông Đức. 

Phương Tây không vừa, họ thiết lập một cầu không vận, vận chuyển 1,5 triệu tấn lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm,... cho người dân phần Tây Berlin, tính ra trên 120.000 chuyến bay đến thành phố này trong vòng 10 tháng. Phong tỏa Berlin thất bại.

Trong năm 1949, khi nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập trên ba vùng chiếm đóng ở phía tây. Ngay sau đó nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập trong vùng phía đông do Liên bang Xô Viết chiếm đóng. 

Biên giới bắt đầu được cả hai bên tăng cường củng cố và canh phòng. Hai quốc gia được thành lập đã tạo nền tảng cho việc chia cắt nước Đức về chính trị. Đầu tiên, chỉ có cảnh sát biên phòng và lực lượng quân đội biên phòng được giao nhiệm vụ canh gác giữa Đông Đức và Tây Đức. 

Sau đấy Đông Đức bắt đầu xây dựng nhiều rào chắn. Về mặt hình thức, Berlin mang thể chế của một thành phố bao gồm bốn khu vực và là thành phố phi quân sự đối với quân đội Đức, đồng thời cũng là một thành phố độc lập so với cả hai quốc gia Đức – nhưng thật ra điều này không còn giá trị trong thực tế. 

Trên nhiều phương diện, Tây Berlin gần như mang thể chế của một tiểu bang, thí dụ như việc có đại diện (nhưng không có quyền bỏ phiếu) trong Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag). Đi ngược lại hiệp định đã được ký kết, Đông Berlin trở thành thủ đô của nước Đông Đức.


Lính gác ở bức tường Berlin

Khi cuộc Chiến tranh Lạnh leo thang dẫn đến nhiều việc như cấm vận kỹ thuật cao COCOM cho khối Đông Âu, chiến tranh ngoại giao liên tục và đe dọa về quân sự, phía Đông đã tăng cường đóng kín biên giới. Biên giới này không còn chỉ là một biên giới giữa hai phần nước Đức mà đã trở thành biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Cộng đồng châu Âu, giữa khối NATO và khối Warsaw, tức là giữa hai thế lực khác nhau về tư tưởng chính trị, kinh tế và văn hóa, đã chính thức đối mặt thù địch nhau trong cuộc Chiến tranh Lạnh.

Từ khi Đông Đức được thành lập, người Đông Đức chạy sang Tây Đức ngày càng nhiều. Bắt đầu từ năm 1952 biên giới giữa hai nước Đức được bảo vệ bằng hàng rào và có lực lượng canh phòng. Một khu vực cấm dọc theo biên giới có chiều ngang 5 km được thành lập, người dân chỉ được phép đi vào khi có giấy phép đặc biệt – thông thường là chỉ cho những người dân cư trong vùng. 

Về hướng biên giới là một giải đất bảo vệ rộng 500 m và tiếp theo ngay sau đó, trực tiếp cạnh biên giới, là một giải đất canh phòng có chiều ngang 10 m. Trong khi đó tại Berlin, ranh giới của các khu vực chiếm đóng giữa Tây Berlin và Đông Berlin lại vẫn còn bỏ ngỏ, vì thế mà gần như không thể kiểm soát được và trở thành một lỗ hổng để người dân từ Đông chạy qua Tây Berlin. 

Từ 1949 cho đến 1961 khoảng 2,6 triệu người đã rời bỏ Đông Đức và Đông Berlin, trong số đó vẫn còn 47.433 người chạy trốn chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng 8 năm 1961. 

Ngoài ra Tây Berlin cũng là cửa ngỏ đi đến phương Tây cho nhiều người Ba Lan và Tiệp Khắc. Vì những người này thường là những người trẻ tuổi và được đào tạo tốt, nên việc di dân này là mối đe dọa cho sức mạnh kinh tế của Đông Đức và cho sự tồn tại của quốc gia này.

Thêm vào đó khoảng 50.000 người dân Đông Berlin tuy hằng ngày làm việc ở Tây Berlin nhưng lại sinh sống và cư ngụ dưới những điều kiện rẻ tiền hơn ở Đông Berlin hay ở những vùng ngoại thành Berlin. 

Vào ngày 4 tháng 8 năm 1961, Hội đồng thành phố Đông Berlin ban quy định bắt buộc những người này phải đăng ký và phải trả tiền nhà cũng như những phí tổn phụ (điện, nước) bằng tiền Mark của Tây Đức (Deutsche Mark). 

Trước khi bức tường được xây dựng, lực lượng Công an Nhân dân của Đông Đức tại Đông Berlin cũng đã kiểm soát nghiêm ngặt các con đường và phương tiện giao thông đi qua phần phía tây của thành phố để ngăn chặn những người “chạy trốn cộng hòa” và “buôn lậu”. 

Ngược lại, nhiều người ở Tây Berlin và người Đông Berlin nhưng làm việc tại Tây Berlin đã dùng tiền Mark Đông Đức được đổi với giá rẻ trên thị trường chợ đen – tỷ giá hối đoái thời điểm đấy là 1:4 – để mua lương thực thực phẩm tương đối rẻ và các hàng hóa tiêu dùng cao cấp ít ỏi ở Đông Berlin. 

Qua đó hệ thống kinh tế theo chế độ kinh tế kế hoạch của Đông Đức lại càng suy yếu đi. 

Bức tường được xây dựng để phục vụ cho ý định của những người cầm quyền Đông Đức, là đóng kín cửa biên giới để chấm dứt cái được gọi một cách bình dân là “bỏ phiếu bằng chân”, hay nói cách khác là người dân rời bỏ “quốc gia công nông xã hội chủ nghĩa”.

Bức tường được xây dựng theo chỉ thị của lãnh đạo Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands – SED), dưới sự bảo vệ và canh phòng của lực lượng Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân Quốc gia, và trái với những lời cam đoan của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước của Đông Đức, Walter Ulbricht. 

Ông này là người trong một cuộc họp báo quốc tế tại Đông Berlin vào ngày 15 tháng 6 năm 1961 đã trả lời câu hỏi của nữ nhà báo Tây Đức Annamarie Doherr:
Tôi hiểu câu hỏi của bà là có hay không những người ở Tây Đức muốn chúng tôi huy động công nhân xây dựng tại thủ đô nước Đông Đức để lập nên một bức tường? 
Tôi không biết có một ý định như thế, vì những người công nhân xây dựng của thủ đô đã dốc toàn lực của họ để xây chủ yếu nhà dân cư. 
Không một ai có ý định dựng lên một bức tường cả!
Vậy là, Ulbricht chính là người đầu tiên sử dụng khái niệm bức tường trong việc này – hai tháng trước khi nó được dựng lên.

Sau đó, theo thông điệp chính thức được phát ra ngày 12/8/1961 của Nước cộng hòa dân chủ Đức (Deutsche Demokratische Republik – DDR): 

«Để dễ dàng cho việc kiểm soát sự di cư của người dân Đông Đức, chúng ta sẽ đặt ra một dạng đường biên giới ngay phần đất giới hạn của DDR và SED, qua đó xác định được số người dân qua lại, khi mà họ sử dụng đường bộ hành.»

Vào buổi sáng ngày chủ nhật 13/8/1961, những dây thép gai và cột gỗ được chuyển đến vùng đất ranh giới giữa Đông và Tây Đức, trong khi cảnh sát ngăn cản người dân băng qua biên giới: hàng rào được tạo nên từng bước một.

Sau đó, dây thép gai được thay thế bằng một bức tường đá với kích cỡ khá to, những cánh cổng và cửa sổ của các khu nhà phố Bernauer (Bernauer Straße) ở đấy cũng góp phần vào việc phân chia rõ biên giới. 

Những lề đường thuộc về quận Wedding (thuộc Đông Đức) trong khi các khu nhà lại thuộc về quận Mitte (nằm ở địa phận Tây Đức). 

Người dân ở đấy nếu muốn đi vào nhà họ thì đầu tiên phải được phép đi qua các cửa khẩu để qua phía bên kia biên giới. 

Ngày hôm trước họ còn nói chuyện với người hàng xóm, ngày hôm sau đã không được phép sang thăm nhau nữa vì ngôi nhà đó thuộc về một đảng phái chính trị khác.

Trong suốt năm 1961 và sau đó, có rất nhiều nhà ở vùng biên giới bị bắt phải dọn đi.

Tuy quân đội Đồng Minh phía Tây đã có thông tin về kế hoạch của “những biện pháp cứng rắn” nhằm để phong tỏa Tây Berlin thông qua những người tin cậy, nhưng họ vẫn ngạc nhiên về thời điểm cụ thể và quy mô của rào cản này. Do quyền ra vào Tây Berlin không bị cắt xén nên phương Tây đã không can thiệp bằng quân sự. 

Cơ quan tình báo Liên bang Đức (Bundesnachrichtendienst – BND) cũng đã nhận được nhiều thông tin tương tự ngay từ giữa tháng 7. Sau khi Ulbricht viếng thăm Nikita Sergeyevich Khrushchyov trong thời gian của cuộc họp cấp cao các nước trong khối Warsaw tại Matx-cơ-va từ 3 tháng 8 đến 5 tháng 8, báo cáo hằng tuần của BND vào ngày 9 tháng 8 đã ghi lại:

Thông tin cho thấy chế độ Pankow đang cố gắng đạt được sự đồng ý của Mátxcơva để tiến hành nhiều biện pháp ngăn cản có hiệu quả hơn – thuộc vào trong số đó đặc biệt là việc thắt chặt biên giới của các khu vực chiếm đóng ở Berlin và làm gián đoạn giao thông tàu điện ngầm và tàu nhanh ở Berlin
Trong tuyên bố của các quốc gia thành viên trong hội nghị của khối Warsaw đã có lời đề nghị:
phải chặn đứng các hoạt động phá hoại ngấm ngầm chống lại các nước phe xã hội chủ nghĩa tại biên giới Tây Berlin, và phải đảm bảo canh gác và kiểm soát có hiệu quả vùng Tây Berlin.
Vào ngày 11 tháng 8 Quốc hội của Đông Đức chấp thuận kết quả của hội nghị Matx-cơ-va và ủy nhiệm cho Hội đồng Bộ trưởng tiến hành tất cả các biện pháp tương ứng. 

Ngày 12 tháng 8 Hội đồng Bộ trưởng quyết định sử dụng các «lực lượng vũ trang» để canh phòng biên giới với Tây Berlin và để xây dựng rào chắn biên giới.

Trong ngày thứ Bảy 12 tháng 8, cơ quan BND nhận được thông tin từ Đông Berlin, rằng:
vào ngày 11 tháng 8 năm 1961 đã có cuộc họp các bí thư các nhà xuất bản thuộc Đảng và các cán bộ Đảng khác tại Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức. 
Tại đấy, ngoài những việc khác là tuyên bố: Do tình hình dòng người di tản tăng liên tục, việc khóa kín phần phía đông của Berlin và khu vực chiếm đóng phía đông cần phải thực hiện trong những ngày sắp đến – một thời điểm cụ thể không được nêu ra – chứ không như theo kế hoạch là đến 14 ngày nữa.“
Trong đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 8 năm 1961 Quân đội Nhân dân Quốc gia, người của Cảnh sát biên phòng (tiền thân của Lực lượng Biên phòng sau này), người thuộc Công an Nhân dân và người thuộc lực lượng công nhân vũ trang bắt đầu phong tỏa các đường bộ và đường sắt dẫn đến Tây Berlin. 

Quân đội Xô Viết được đặt trong tình trạng báo động và hiện diện tại các cửa khẩu biên giới của Đồng Minh. Tất cả các liên kết giao thông còn tồn tại giữa hai phần Berlin đều bị gián đoạn.

Erich Honecker vào thời điểm đó dưới cương vị là bí thư trung ương Đảng về an ninh, đã nhân danh ban lãnh đạo Đảng chịu trách nhiệm chính trị về việc lên kế hoạch và thực hiện việc xây bức tường. 

Ngay trong cùng ngày Thủ tướng Liên bang Konrad Adenauer đã kêu gọi qua đài phát thanh yêu cầu người dân hãy bình tĩnh và thận trọng, nhắc đến việc sẽ phối hợp cùng với lực lượng Đồng Minh để có phản ứng tiếp theo. Mãi hai tuần sau khi bức tường được xây dựng ông mới viếng thăm Tây Berlin. 

Chỉ riêng thị trưởng Berlin đương nhiệmWilly Brandt đã cực lực phản đối, nhưng cuối cùng ông cũng bất lực trước việc xây bức tường bao quanh Tây Berlin chia cắt thành phố. 

Ngay trong năm đó, các tiểu bang Tây Đức đã thành lập Trung tâm Thu thập của Hành chánh Tư pháp Tiểu bang (Zentrale Erfassungsstelle der Landesjustizverwaltungen) tại Salzgitter để ghi nhận lại các vi phạm về quyền con người trên lãnh thổ Đông Đức. 

Vào ngày 16 tháng 8 năm 1961, Willy Brandt và 300.000 người dân Tây Berlin đã biểu tình trước Tòa thị chính Schöneberg.

Đồng Minh phía tây phản ứng rất chậm chạp: mãi 20 tiếng sau đó, lực lượng quân sự mới xuất hiện tại biên giới. 

Sau 40 tiếng một bức thư mới được gửi đến Ban chỉ huy quân sự Xô Viết Berlin, và mãi đến 72 tiếng sau đó, để cho đầy đủ về mặt hình thức, các phản đối mang tính ngoại giao của phe Đồng Minh phía tây mới được gửi đến Matx-cơ-va. 

Có nhiều tin đồn cho rằng trước đó Liên bang Xô Viết đã bảo đảm với phe Đồng Minh phía tây là Liên bang Xô Viết sẽ không đụng chạm đến quyền lợi của họ ở Tây Berlin. 

Trên thực tế, từ kinh nghiệm của Cuộc phong tỏa Berlin, trong mắt của Đồng Minh phía Tây, thể chế của Tây Berlin luôn luôn bị đe dọa. 

Việc xây bức tường chính là tuyên ngôn bằng hiện vật của nguyên trạng đương thời, cái mà giờ đây chỉ được xây nền tảng bằng bê tông theo đúng nghĩa đen của nó. 

Có thể thấy rõ rằng Liên bang Xô Viết đã từ bỏ yêu cầu về một thành phố Berlin “tự do”, phi quân sự được thể hiện trong tối hậu thư của Khrushchyov năm 1958.

Phản ứng quốc tế năm 1961:

* “Một giải pháp không hay lắm nhưng vẫn tốt hơn chiến tranh hằng ngàn lần.” John F. Kennedy, Tổng thống Mỹ.

* “Người Đông Đức chận dòng người tỵ nạn lại, và cố thủ sau một bức màng sắt dầy hơn. Điều đấy không có gì là phạm pháp cả.” Harold Macmillan, Thủ tướng Anh.

Tuy vậy Tổng thống John F. Kennedy cũng đã đứng sát cạnh với “thành phố tự do” Berlin. Ông gửi thêm lực lượng quân sự gồm 1.500 người đến Tây Berlin và tái động viên tướng Lucius D. Clay. Vào ngày 19 tháng 8 năm 1961 Clay và Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đến thăm Berlin.

Một cuộc chạm trán trực tiếp có vẻ nguy hiểm giữa quân đội Mỹ và Xô Viết xảy ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1961 tại Checkpoint Charlie trên đường Friedrich (Friedrichstraße) khi 10 chiếc tăng mỗi bên đã đỗ đối diện nhau ngay trước vạch ranh giới. 

Thế nhưng vào ngày hôm sau cả hai nhóm tăng đều được rút về, cả hai phe đều không muốn vì Berlin mà cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ leo thang hay cuối cùng là đi đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Từ ngày 1 tháng 6 năm 1952 dân cư trong Tây Berlin không còn được phép tự do vào Đông Đức. Sau nhiều cuộc thương lượng kéo dài Hiệp định giấy thông hành (Passierscheinabkommen) được ký kết năm 1963, tạo điều kiện cho hằng trăm ngàn người Tây Berlin thăm viếng họ hàng trong phần phía đông của thành phố vào dịp cuối năm.



Cấu trúc hệ thống bảo vệ biên giới tại Berlin

Biển cảnh báo tại vùng biên giới (Vùng biên giới, chỉ được phép vào với giấy phép đặc biệt.)

Bức tường Berlin được hoàn thiện bằng nhiều công trình rộng khắp ở cạnh biên giới với Tây Đức. 

Cũng như phần biên giới nội Đức còn lại, Bức tường Berlin được củng cố với nhiều hệ thống rộng lớn bao gồm hàng rào kẽm gai, hào, vật cản xe tăng, đường tuần tra và tháp canh. 

Chỉ riêng chó đặc nhiệm đã có khoảng 1.000 con đã được sử dụng cho đến đầu thập niên 1980. 

Các hệ thống này được liên tục mở rộng qua nhiều thập niên. Các ngôi nhà gần bức tường đều bị giật sập, dân cư trong các ngôi nhà đó đã bị bắt buộc di chuyển sang nơi khác trước đấy. 

Ngay cả Nhà thờ Hòa giải trên đường Bernau (Bernauer Straße) cũng bị giật sập vào ngày 28 tháng 1 năm 1985. 

Theo thông tin của Bộ An ninh Quốc gia trong mùa xuân 1989, hệ thống chung quanh Bức tường Berlin bao gồm:

* 41,91 km tường có chiều cao 3.60 m

* 58,95 km tường có chiều cao 3,40 m

* 68,42 km hàng rào bằng kim loại có chiều cao 2,90 m làm “vật cản trước”

* 161 km đường đi có hệ thống chiếu sáng

* 113,85 km hàng rào có hệ thống báo động

* 186 tháp canh

* 31 cơ sở chỉ huy
Lính Liên Xô đứng gác bức tường Berlin 1989

Trong tổng số 156,4 km biên giới với Tây Berlin, 43,7 km nằm trong thành phố Berlin và 112,7 km nằm trong tỉnh Potsdam. Có 63,8 km chạy qua khu vực có công trình xây dựng, 32 km xuyên qua vùng có rừng, 22,65 km qua đồng trống và 37,95 km nằm cạnh sông hay hồ.

Vào thời gian cuối, hệ thống bảo vệ biên giới bao gồm (từ hướng của Đông Đức):

* Tường bê tông hay rào sắt cao khoảng từ 2 đến 3 mét

* Dưới đất là hệ thống phát tín hiệu báo động khi chạm vào

* Rào sắt cao hơn đầu người có gắn kẽm gai và dây báo động

* Ngoài ra nhiều đoạn còn có chó đặc nhiệm, hào cản xe cơ giới và cản xe tăng, chỉ được hủy bỏ sau khi Tây Đức cho vay hằng tỉ đồng DM.

* Đường đi có chiếu sáng về đêm cho lực lượng biên phòng

* Tháp canh (tổng cộng 302 tháp vào năm 1989)

* Bức tường Berlin

* Trước đấy là vài mét lãnh thổ của nước Đông Đức.

Hệ thống bảo vệ biên giới này có chiều ngang tổng cộng khoảng từ 30 m đến khoảng 500 m (ở Quảng trường Potsdam) tùy thuộc vào địa hình. Mìn và hệ thống súng bắn tự động không được lắp đặt ở Bức tường Berlin nhưng được gắn dọc theo biên giới nội Đức.

Theo thông tin của Bộ An ninh Quốc gia (Đông Đức), lực lượng biên phòng của khu vực biên giới với Tây Berlin bao gồm 11.500 quân nhân và 500 nhân viên dân sự. 

Ngoài bộ tham mưu đóng ở Berlin-Karlshorst lực lượng này bao gồm 7 trung đoàn đóng tại Berlin-Treptow, Berlin-Pankow, Berlin-Rummelsburg, Hennigsdorf, Groß-Glienicke, Potsdam-Babelsberg và Kleinmachnow cũng như là 2 trung đoàn tập huấn tại Wilhelmshagen và Oranienburg.

Mỗi trung đoàn có 5 đại đội biên phòng, ngoài ra là mỗi một trung đội của các binh chủng công binh, truyền tin, vận tải, súng cối và pháo binh, súng phóng lửa và một đội chó đặc nhiệm. 

Ngoài ra còn có thể có một đại đội thuyền hải quân.

Lực lượng canh phòng biên giới có hơn 567 xe bọc thép chở quân, 48 súng cối, 48 đại bác chống tăng, 114 súng phóng lửa cũng như là 156 xe bọc thép hay xe công binh và 2.295 xe cơ giới khác, 992 chó đặc nhiệm.

Vào một ngày bình thường có khoảng 2.300 quân nhân nhận nhiệm vụ canh phòng trực tiếp tại biên giới và vùng cận biên giới.

Tại Bức tường Berlin có 25 nơi qua biên giới, 13 cửa khẩu cho đường ô tô, 4 cho tàu hỏa và 8 cửa khẩu đường sông, chiếm 60% tất cả các cửa khẩu biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức. Sau khi hai nước Đức thống nhất tiền tệ vào ngày 1 tháng 7 năm 1990, toàn bộ các cửa khẩu biên giới nội địa Đức được hủy bỏ, một vài phần còn lại được giữ làm kỷ niệm
Một góc của bức tường


Bắt từ đầu thập niên 1970 với chính sách tiếp cận giữa Đông Đức và Tây Đức do Willy Brandt và Erich Honecker mở đầu, biên giới của hai quốc gia được mở rộng hơn một ít. 

Đông Đức bắt đầu cho phép đi du lịch dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những nhóm người “phi sản xuất” như những người đang nghỉ hưu và cho phép công dân Tây Đức thăm viếng một cách đơn giản hơn từ những vùng gần biên giới. 

Một quyền tự do du lịch rộng rãi bị Đông Đức gắn liền với việc công nhận thể chế là một quốc gia độc lập và với yêu cầu trao trả các công dân Đông Đức đi du lịch nhưng không muốn trở về nữa, Tây Đức đã không muốn thỏa mãn các yêu cầu này vì hiến pháp không cho phép.

Trong tuyên truyền, Đông Đức đã gọi bức tường này cũng như toàn bộ việc bảo vệ biên giới là “bức tường thành chống phát xít” (antifaschistischer Wall), bảo vệ nước Đông Đức chống lại việc “di dân, xâm nhập, gián điệp, phá hoại, buôn lậu, bán tống bán tháo và gây hấn từ phương Tây“.

Lý do dẫn đến việc mở cửa bức tường, một mặt là vì các cuộc biểu tình tuần hành rộng lớn và yêu cầu tự do đi lại trong Đông Đức trước kia, mặt khác là vì việc “bỏ trốn Cộng hòa” (Republikflucht) liên tục của một số lớn người dân từ Đông Đức sang Tây Đức theo cách vòng qua nước ngoài như Hungary – nước đã mở cửa biên giới với Áo từ ngày 11 tháng 9, hay trực tiếp từ Tiệp Khắc từ đầu tháng 11, hoặc qua các đại sứ quán Đức tại các thủ đô của các quốc gia ở Đông Âu, trong đó là các đại sứ quán tại Praha và Warsaw.

Sau khi bản dự thảo cho Luật đi lại mới (Reisegesetz) được công bố vào ngày 6 tháng 11 vấp phải phản đối cực lực, và bị lãnh đạo Tiệp Khắc ngày càng phản đối mạnh mẽ bằng con đường ngoại giao về việc công dân Đông Đức bỏ đi thông qua lãnh thổ Tiệp Khắc, Bộ chính trị của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức quyết định thay đạo luật mới bằng một quy định về việc ra nước ngoài. 

Một bản dự thảo cho quyết định này, có thêm phần về việc xuất ngoại để thăm viếng, được Bộ chính trị xác nhận và chuyển tiếp đến Hội đồng Bộ trưởng. 

Tại đấy, theo như dự tính thì bản dự thảo trình Hội đồng Bộ trưởng cần được hoàn thành và thông qua ngay trong ngày, để có thể được công bố bắt đầu từ lúc 4 giờ ngày hôm sau qua hãng thông tấn xã nhà nước ADN. 

Thế nhưng trong quy trình thông qua đã có ý kiến phản đối từ Bộ Tư pháp. Song song với việc này, bản dự thảo trình Hội đồng Bộ trưởng được đưa ra bàn thảo vào buổi chiều ngày hôm đó trong Ủy ban Trung ương Đảng và được sửa đổi nhỏ. 

Phiên bản này của dự thảo được Egon Krenz trao cho thành viên của Bộ Chính trị Günter Schabowski, người vắng mặt trong các cuộc họp trước đó của Bộ chính trị và Ủy ban Trung ương Đảng, trước khi Schabowski tổ chức họp báo về kết quả của lần họp Ủy ban Trung ương Đảng.

Cuộc họp báo với Günter Schabowski trong Sở Báo chí/Trung tâm Báo chí Quốc tế trên đường Mohren (Mohrenstraße) số 38 tại Đông Berlin (hiện nay là một phần của Bộ Tư pháp Liên bang) được truyền hình trực tiếp và được nhiều người theo dõi, và chính là ngòi nổ mở cửa bức tường. 

Vào cuối cuộc họp báo vào lúc 18 giờ 57, gần như là việc phụ, Schabowski đọc từ tờ giấy được đưa cho ông bản dự thảo dành cho Hội đồng Bộ trưởng:
Có thể làm đơn xin du lịch cá nhân ra nước ngoài mà không cần có điều kiện như lý do xuất ngoại hay quan hệ họ hàng. 
Giấy phép sẽ được cấp trong thời hạn ngắn. Các ban phòng có thẩm quyền về hộ chiếu và khai báo cư trú của các cơ quan Công an Nhân dân cấp huyện trong nước Đông Đức có thể nhanh chóng cấp giấy thông hành ra nước ngoài thường xuyên theo như chỉ thị.  
Có thể liên tục ra nước ngoài tại tất cả các cửa khẩu biên giới giữa nước Đông Đức và Tây Đức.

- “Khi nào? Ngay lập tức?” Một nhà báo, Peter Brinkmann phóng viên thường trực của báo Bild tại Đông Đức, hỏi.

Schabowski (lục lọi trong chồng giấy tờ của ông): - “Theo như tôi biết – thì ngay lập tức, không chậm trễ”.

(Trích dẫn theo Hans-Hermann Hertle, Katrin Elsner trong quyển “Mein 9. November”, NXB Nicolai, Berlin,1999)

Dựa trên thông tin từ các đài truyền thanh và truyền hình của Tây Đức và Tây Berlin dưới tựa đề được diễn giải một cách sai lầm là “Bức tường đã mở!” hằng ngàn người dân Đông Berlin đã kéo đến các cửa khẩu và yêu cầu mở cổng. 

Vào thời điểm này, không những lực lượng biên phòng mà ngay cả các đơn vị kiểm tra hộ chiếu chịu trách nhiệm về thủ tục thuộc Bộ An ninh Quốc gia cũng hoàn toàn không được thông báo gì về vấn đề này. 

Dưới áp lực của số đông quần chúng, ngay sau 23 giờ, cửa khẩu biên giới tại đường Bornholmer (Bornholmer Straße) ở Berlin được mở đầu tiên mà không có lệnh hay chỉ đạo cụ thể, sau đấy là các cửa khẩu khác trong thành phố Berlin cũng như tại biên giới nội địa Đức. 

Ngay tối khuya đó, nhiều người đã theo dõi việc mở các cửa khẩu biên giới qua truyền hình và một phần đã bắt đầu ra đi. “Cơn bão” bắt đầu vào sáng ngày hôm sau, ngày 10 tháng 11 năm 1989, vì rất nhiều người vẫn còn đang ngủ khi biên giới được mở vào giữa đêm khuya.

Công dân Đông Đức đã được người dân Tây Berlin đón chào nồng nhiệt. 

Phần lớn các quán bia gần bức tường tự phát cho uống bia không phải trả tiền và trên đại lộ Kurfürstendamm là hằng đoàn ô tô bóp còi diễu hành, những người hoàn toàn xa lạ ôm choàng lấy nhau. 

Khi có thông tin về việc bức tường được mở cửa, Quốc hội Liên bang đã tạm ngừng phiên họp về ngân sách quốc gia và các nghị sỹ đã tự phát hát quốc ca.

Cho đến tháng 9 năm 1961, chỉ riêng từ lực lượng canh phòng đã có 85 người đào ngũ sang Tây Berlin, ngoài ra là khoảng 200 lần chạy trốn thành công của tổng cộng 400 người. 

Mãi mãi không quên là các bức ảnh nổi tiếng chụp những người chạy trốn được thả xuống từ các ngôi nhà lân cận bằng dây làm từ tấm vải trải giường hay của người cảnh sát biên phòng trẻ tuổi Conrad Schumann đang chạy qua hàng rào kẽm gai trên đường Bernauer (Bernauer Straße).

Thông tin về con số những người chết tại Bức tường Berlin chứa nhiều mâu thuẫn và cho đến ngày hôm nay vẫn chưa chắc chắn, năm 2000 Viện công tố Berlin cho biết con số có thể minh chứng được của những nạn nhân đã chết vì bạo lực tại Bức tường Berlin là khoảng 100 người. 

Từ tháng 8 năm 2005 một dự án được Hội Bức tường Berlin (Verein Berliner Mauer) cùng với Trung tâm nghiên cứu lịch sử đương đại Potsdam tiến hành với mục đích điều tra con số chính xác của những nạn nhân bức tường và lịch sử của những nạn nhân này. 

Theo một công bố vào ngày 8 tháng 8 năm 2006, 125 người chết trong số 268 vụ việc điều tra đã có thể được minh chứng rõ ràng, 62 vụ việc có trong nhiều danh sách nạn nhân có thể được loại bỏ vì không đúng và 81 vụ việc cần phải được tiếp tục điều tra thêm. 

Một nửa nạn nhân đã chết trong vòng 5 năm đầu tiên sau khi bức tường được xây dựng, khoảng 2/3 trong thời gian cho đến năm 1969, phần lớn nạn nhân là nam giới dưới 30 tuổi. 

Tiếp theo sau công bố này tranh cãi đã bùng nổ gay gắt về con số nạn nhân và về các phương pháp điều tra những vụ việc đã xảy ra tại bức tường. 

Cộng đồng Ngày 13 tháng 8 (Arbeitsgemeinschaft 13. August), tổ chức với một danh sách có tổng cộng 262 nạn nhân, cho rằng dự án này đã cố tình “tính toán” số nạn nhân nhỏ đi vì lý do chính trị. 

Ngược lại Cộng đồng Ngày 13 tháng 8, tổ chức không có chuyên gia về lịch sử tham gia vào trong các điều tra, bị cho rằng đã đưa vào trong danh sách nhiều trường hợp không rõ ràng, không được minh chứng có liên quan trực tiếp đến các vụ việc xảy ra tại biên giới hay ngay cả những vụ việc mà hiện nay đã bị phản chứng.

Nạn nhân đầu tiên của Bức tường là Ida Siekmann, người đã tử nạn khi nhảy từ cửa sổ của một căn nhà trên đường Bernau (Bernauer Straße) xuống vào ngày 22 tháng 8 năm 1961

Vào ngày 24 tháng 8 năm 1961 các phát súng đầu tiên đã bắn chết Günter Litfin, 24 tuổi, trong khi anh cố chạy trốn ở gần Nhà ga trên đường Friedrich. 

Một năm sau khi tường Berlin được xây dựng, Peter Fechter, khi đó 18 tuổi, cùng bạn là Helmut Kulbeik quyết định chạy trốn khỏi nước Đông Đức để đến Tây Đức, chỉ cách nhau một bức tường cao gần 2m có dây thép quấn ở trên. 

Trưa ngày 17 tháng 8 năm 1962, họ trốn trong xưởng của một thợ gỗ để theo dõi các lính biên phòng Đông Đức.


Khi cả 2 người cùng chạy ra và leo lên tường, họ bị lính biên phòng Đông Đức cùng nhắm bắn. 

Kulbeik nhảy được qua bên phía kia, nhưng Fechter bị bắn trúng vào lưng trước sự chứng kiến của nhiều nhân chứng, cậu rơi xuống lại bên phía đông bức tường, vướng trong dây thép gai, Fechter khóc và kêu cứu, nhưng lính Đông Đức bỏ mặc cậu. 

Sau khi bị để cho chảy máu đến chết trong 1 giờ đồng hồ, tiếng kêu khóc nhỏ dần và Fechter chết trong lúc nhân dân Tây Đức thành lập một cuộc biểu tình hàng trăm người ở bên kia bức tường và hét to “Lũ giết người!”.

Trong lúc người phía Tây không thể sang cứu do súng chĩa vào họ, một sĩ quan Mỹ ở Tây Đức cũng nhận được lệnh của thượng cấp “không được hành động”, phía Đông thì chỉ ra dọn xác chết cả giờ đồng hồ sau đó vì sợ bốc mùi thối.

Sau khi Peter Fechter chết, mọi người mới bắt đầu tỏ ra thương tiếc, nhưng đa phần chỉ có phía Tây tỏ ra thương tiếc. Tỉnh trưởng Tây Berlin ông Herbert Frahm (Willy Brandt) đi đặt vòng hoa, mặc dù họ đã chẳng làm gì để cứu. Sau khi Đông Đức sụp đổ, một nơi tưởng niệm được lập ra ngay tại nơi Fechter bị bỏ mặc đến chết.


Trong năm 1966 hai trẻ em 10 và 13 tuổi đã bị bắn chết bởi 40 phát súng. 

Nạn nhân cuối cùng bị bắn chết là Chris Gueffroy vào ngày 6 tháng 2 năm 1989.
Bức tường Berlin

Tháng 7-1965, Tây Đức phát hành một con tem diễn tả cảnh người Đông Đức chạy sang miền Tây: 

Name:  01.jpg
Views: 131
Size:  97.5 KB

Đây là một bì thư dán con tem trên gửi từ Tây Đức đi Frankfurt đúng ngày phát hành: 

Name:  02.jpg
Views: 130
Size:  47.1 KB


Con tem được hủy hoàn toàn theo nghĩa đen; dấu "Zuruck" (Trả lại người gửi) được đóng lên mặt trước. 

Name:  03.jpg
Views: 128
Size:  58.8 KB

Mặt sau có hai dấu "Không thấy phố ở Frankfurt " và "Tìm không được."

Nước Đức có hai Frankfurt, Frankfurt trên sông Main thuộc về Tậy Đức, thời kỳ đầu chiến tranh lạnh, thành phố này được dự định chọn làm thủ phủ Tây Đức, nhưng sau đó lại chọn Bonn.
Còn Frankfurt trên sông Oder thuộc về Đông Đức, khoảng những năm 1980 tại Việt Nam có cuốn tiểu thuyết "Mùa xuân trên sông Ô đe" được dịch từ tiếng Nga, sông Ô đe (Oder) là con sông chảy qua thành phố Frankfurt/Oder.


Hãy phá đổ bức tường này” (Tear down this wall) là bài diễn văn nổi tiếng của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan tại Cổng Brandenburg, bên cạnh Bức tường Berlin vào ngày 12 tháng 6 năm 1987. 

Ông đã thách thức nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov hãy phá bỏ Bức tường Berlin, để biểu hiện sự ước muốn của Gorbachev trong việc gia tăng sự tự do tại khối Xô Viết. Hoa Kỳ luôn xem Xô Viết phải có trách nhiệm phá vỡ Bức tường Berlin, vì tất cả quyền hành trong chính phủ Đông Đức đều cho Xô Viết kiểm xoát.
General Secretary Gorbachev, if you seek peace, if you seek prosperity for the Soviet Union and Eastern Europe, if you seek liberalization, come here to this gate. Mr. Gorbachev, open this gate. Mr. Gorbachev, tear down this wall!
"Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông muốn tìm hòa bình, nếu ông muốn tìm thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu ông muốn tìm giải phóng, hãy đến tại cổng này. Ông Gorbachev, hãy mở cánh cổng này. Ông Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!"
Có nhiều tranh cãi về sức ảnh hưởng về sự thách thức Tổng thống Reagan mang đến, có nguồn cho rằng bài diễn văn là điểm bắt đầu cho sự thay đổi và sự sụp đổ Bức tường Berlin, những nguồn khác thì cho rằng bài diễn văn của Reagan chỉ đơn giản cùng chung một thời điểm. 

Tuy nhiên, không ai nghi ngờ sự chống đối cương quyết của Reagan với giới lãnh đạo Xô Viết là một yếu tố chính trong việc lật đổ các chính thể cộng sản, điều này đã xảy ra trong hai năm ngay sau khi ông rời nhiệm sở tại Nhà trắng.

Vào ngày 18 tháng 10 năm 1989, nhà lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker từ chức. 

Các lãnh đạo mới của Đông Đức nới lỏng hạn chế cho dân Đông Đức rời khỏi quốc gia, ngay lập tức đánh dấu sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11, 1989. 

Bức tường sụp đổ trong đêm thứ Năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989,sau hơn 28 năm

Bức tường chính thức được phá vào ngày 13 tháng 6 năm 1990. Nhiều người tham gia với sự khởi đầu của 300 người lính biên phòng RDA và 600 lính Bundeswehr. Nhiều thiết bị khác như 13 xe máy ủi, 65 chiếc cần cẩu và 175 xe camion đã san bằng bức tường phân đôi Berlin vào ngày 30-11, để lại 6 phần với mục đích tưởng niệm.

Sau khi Cộng hoà Dân chủ Đức giải tán tháng 10 năm 1990, vợ chồng Honecker ở với gia đình vị mục sư Lutheran Uwe Holmer. 

Sau đó Honecker sống trong một bệnh viện quân sự Liên xô gần Berlin trước khi bỏ trốn với Margot Honecker tới Moscow, để tránh bị truy tố vì các trách nhiệm tội ác thời Chiến tranh Lạnh. 

Sau sự sụp đổ của Liên xô tháng 12 năm 1991, Honecker vào tị nạn trong đại sứ quán Chile tại Moscow, nhưng đã bị chính phủ Yeltsin trục xuất về Đức năm 1992. 

Sau khi thống nhất nước Đức, các vụ án xử những người ra lệnh bắn kéo dài cho đến mùa thu năm 2004. 

Theo nhiều dự tính, khoảng 75.000 người đã phải ra tòa án trong Đông Đức vì tội chạy trốn, tội mà theo điều 213 Bộ Luật hình sự nước Đông Đức có thể lãnh án đến 8 năm tù, những ai giúp đỡ chạy trốn còn có thể bị án tù chung thân.
Thuộc vào trong số những người chịu trách nhiệm bị xử án là Erich Honecker, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và người kế nhiệm Egon Krenz, các thành viên của Hội đồng Quốc phòng Erich Mielke, Willi Stoph, Heinz Keßler, Fritz Streletz và Hans Albrecht, bí thư tỉnh Suhl, cũng như là một vài tướng lãnh như cựu chỉ huy lực lượng biên phòng (1979-1990), đại tướng Klaus-Dieter Baumgarten. 

Tổng cộng có 35 người được trắng án, 44 người bị tù treo và 11 người lãnh án tù, trong đó Albrecht, Streletz và Kessler cũng như là Baumgarten đã lãnh án từ 4 năm 6 tháng đến 7 năm 6 tháng tù giam. Trong tháng 8 năm 2004 Hans-Joachim Böhme và Werner Lorenz, cựu thành viên của Bộ Chính trị, đã nhận án treo từ Tòa án Berlin (Landgericht Berlin).

Ông Honecker bị chính phủ Đức buộc tội liên quan tới những cái chết của 192 người Đông Đức tìm cách bỏ trốn trái phép sang Cộng hoà Liên bang Đức. 

Tuy nhiên, khi phiên toà chính thức mở ra đầu năm 1993, Honecker đã được thả ngày 13 tháng 1 vì sức khoẻ kém. Ông sang Chile sống cùng con gái Sonja, cùng người chồng người Chile Leo Yáñez, và con trai Roberto. Ông chết trong cảnh lưu vong vì ung thư gan tại Santiago ngày 29 tháng 5 năm 1994.

Honecker sinh tại Max-Braun-Straße ở Neunkirchen, hiện là Saarland, con trai một người thợ mỏ, Wilhelm và Caroline Catharina Weidenhof. 

Ông gia nhập Liên đoàn Cộng sản Thanh niên Đức (KJVD) năm 1926 và giới trẻ của Đảng Cộng sản Đức (KPD) KPD năm 1929. Từ 1928 tới 1930 ông làm thợ lợp nhà, nhưng không qua được bậc học nghề. Sau đó ông sang Moscow để học tại Trường Quốc tế Lenin và trong suốt cuộc đời còn lại luôn làm một chính trị gia chuyên nghiệp.

Ông quay trở lại Đức năm 1931 và bị bắt giữ năm 1935, hai năm sau khi phe Phát xít lên nắm quyền. Năm 1937, ông bị kết án mười năm tù vì các hoạt động cộng sản và tiếp tục ở tù cho tới khi Thế chiến II chấm dứt. 

Sau khi chiến tranh kết thúc, Honecker nối lại các hoạt động trong đảng dưới sự lãnh đạo của Walter Ulbricht. 

Năm 1946, Honecker trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa Đức (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, SED), được hình thành sau sự hợp nhất của KPD và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong vùng chiếm đóng Xô viết của Đức.

Sau chiến thắng của SED trong cuộc bầu cử tháng 10 năm 1946, Honecker trở thành một những lãnh đạo đầu tiên của SED trong nghị viện Đông Đức thời hậu chiến, Đại hội Nhân dân Đức (Deutscher Volkskongress). 

Cộng hoà Dân chủ Đức được tuyên bố thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1949 với việc thông qua hiến pháp mới, thành lập một hệ thống chính trị giống với hệ thống chính trị Liên xô. Năm 1958, ông đã là một thành viên đầy đủ của Bộ chính trị.

Năm 1961, Honecker, với tư cách thư ký Ủy ban Trung ương về các vấn đề an ninh, chịu trách nhiệm xây dựng Bức tường Berlin. 

Năm 1971, ông khởi động cuộc đấu tranh quyền lực với sự hỗ trợ của Liên xô, dẫn đến việc hay thế Walter Ulbricht trong chức vụ Thư ký thứ nhất Uỷ ban Trung ương SED và chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. 

Năm 1976, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Vorsitzender des Staatsrats der DDR) và trên thực tế là lãnh đạo quốc gia.

Dưới thời Honecker, Cộng hoà Dân chủ Đức tiến hànhchương trình “chủ nghĩa xã hội tiêu dùng,” dẫn đến sự cải thiện đáng kể tiêu chuẩn sống vốn đã cao trong các nước thuộc khối Đông Âu. 

Ông đặt chú ý nhiều vào sự sẵn có của hàng tiêu dùng, và việc xây dựng nhà cửa được đẩy nhanh, với lời hứa của Honecker “đặt vấn đề nhà cửa như một vấn đề của xã hội.” 

Tuy thế, dù có tiêu chuẩn sống được cải thiện, sự bất đồng nội bộ không được khoan dung. Khoảng 125 công dân Đông Đức đã bị giết hại trong giai đoạn này khi tìm cách vượt biên trái phép vào Tây Đức hay Tây Berlin.

Về quan hệ nước ngoài, Honecker từ bỏ mục tiêu thống nhất nước Đức và chấp nhận một quan điểm “phòng thủ” của ý thức hệ Abgrenzung (phân chia ranh giới). Ông kết hợp sự trung thành với Liên xô cùng sự mềm dẻo với tình trạng giảm căng thẳng, đặc biệt trong quan hệ với Tây Đức. 

Tháng 9 năm 1987, ông trở thành lãnh đạo nhà nước đầu tiên của Đông Đức viếng thăm Tây Đức.

Cuối thập niên 1980, lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev đưa ra các cải cách “glasnost” và “perestroika”, để tự do hoá chủ nghĩa Cộng sản. Tuy nhiên, Honecker và chính phủ Đông Đức từ chối áp dụng các cải cách tương tự tại Cộng hoà Dân chủ Đức.

Theo thông báo Honecker đã nói với Gorbachev: “Chúng tôi đã tiến hành cải tổ của mình, chúng tôi chẳng có gì phải cơ cấu lại.” Ông còn cho rằng: “Bức Tường sẽ đứng trong 50 thậm chí 100 năm, nếu các lý do cho nó không được giải quyết.” (Berlin, 19 tháng 1 năm 1989) (Nguyên văn: “Die Mauer wird in 50 und auch in 100 Jahren noch bestehen bleiben, wenn die dazu vorhandenen Gründe noch nicht beseitigt sind”)

Tuy nhiên, khi phong trào cải cách lan rộng khắp Trung và Đông Âu, những cuộc tuần hành lớn chống chính phủ Đông Đức diễn ra, đáng chú ý nhất là cuộc tuần hành thứ 2 năm 1989 tại Leipzig. 

Đối mặt với tình trạng bất ổn dân sự, các đồng chí trong Bộ chính trị của Honecker kết luận cần phải thay thế ông. Honecker khi ấy đã già và ốm yếu bị buộc phải từ chức ngày 18 tháng 10 năm 1989, và được thay thế bởi Egon Krenz.
Bức tường Berlin ở Đức sau khi bị phá đổ năm 1989 đã không còn dấu vết. Công trình Đường mòn Bức tường Berlin đã hoàn thành để gợi lại một thời kỳ lịch sử của nước Đức. Dọc theo tuyến đường là những biển báo chỉ dẫn các di tích lịch sử.

Theo chính trị gia M.Cramer tại Berlin và cũng là người đưa ra ý tưởng xây dựng đường mòn:
Bức tường Berlin là một phần của quá khứ và chúng ta không thể xóa bỏ nó. Đó không chỉ là lời nhắc nhở về sự chia cắt mà còn là ký ức về chuyện bức tường đã bị phá đổ một cách hòa bình như thế nào”.
Viện bảo tàng Bức tường Berlin tại Checkpoint Charlie ngay tại biên giới nội địa Đức ngày trước được nhà sử học Rainer Hildebrandt khai trương trong năm 1963 và do Cộng đồng Ngày 13 tháng 8 chịu trách nhiệm vận hành. 

Viện bảo tàng là một trong những viện bảo tàng có du khách đến tham quan nhiều nhất của Berlin. Viện trưng bày hệ thống bảo vệ biên giới, tư liệu về các cuộc chạy trốn thành công và các phương tiện đã được sử dụng để bỏ trốn như khinh khí cầu, ô tô hay một tàu ngầm nhỏ. Giám đốc hiện nay là góa phụ của người sáng lập, bà Alexandra Hildebrandt.

Khu tưởng niệm Bức tường Berlin tại đường Bernau được hoàn thành vào cuối thập niên 1990 bao gồm đài tưởng niệm, Trung tâm tư liệu Bức tường Berlin và ngôi nhà thờ hòa giải.

Đài tưởng niệm xuất phát từ một cuộc thi đua do Liên bang tổ chức và được khánh thành vào ngày 13 tháng 8 năm 1998 sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt kéo dài. 

Trung tâm tư liệu do một hiệp hội vận hành và được khai trương vào ngày 9 tháng 11 năm 1999. 

Nhà thờ hòa giải của Cộng đồng hòa giải Tin Lành được khánh thành vào ngày 9 tháng 11 năm 2000 và được xây dựng trên nền móng của Nhà thờ hòa giải đã bị giật sập trong năm 1985.


Phần còn lại của bức tường


Các con số lấy từ Wikipedia, tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn.

28 tháng 6 2013

Về bức tường Berlin

Conrad Schumann defects

conrad-schumann

August 15 1961. It was two days after East Germany sealed off its border with the Berlin Wall. The 19-year old Hans Conrad Schumann was guarding the construction of Berlin Wall, then in its third day of construction, at the corner of Ruppinerstraße and Bernauerstraße*.

At that stage of construction, the Berlin Wall was only a low barbed wire fence. For hours, the nervous young non-commissioned officer paced back and forth, his Kalashnikov slung over his shoulder, smoking one cigarette after another. Around 4 p.m., as the people on the western side shouted Komm über! (“come over”), Schumann jumped the barbed wire and was driven away at high speeds by an awaiting West Berlin police car.

There were many press photographers, but the above photo, which hit the West Berlin tabloids in hours, making the frontpage of Bild, was taken by Peter Leibing, also a nineteen-year old. Only that morning, he had just arrived to Berlin from Hamburg, and had been tipped off that an East German soldier had signaled to spectators on the West Berlin side of the barrier that he was going to make a break. He waited for an hour and a half to get this photo:

“I had him in my sight for more than an hour. I had a feeling he was going to jump. It was kind of an instinct. … I had learned how to do it at the Jump Derby in Hamburg. You have to photograph the horse when it leaves the ground and catch it as it clears the barrier. And then he came. I pressed the shutter and it was all over.”

His photo — taken ironically with an East German Exacta camera as Schumann threw away his rifle — became an enduring image of the Cold War. The camera had no motor-drive and it was the only image he had time to shoot, although the next frame was that of Schumann when he got out of the police car. The main photo won the Overseas Press Club Best Photograph award for 1961. Schumann later settled in Bavaria and after the fall of the Berlin Wall he returned to his birthplace in Saxony. Unwelcomed by his parents and brothers and sisters and shunned by his hometown for what he had done, Schumann eventually hanged himself in 1998.

* In the early days of the divided Berlin, West Berlin firemen waited at Bernauerstraße with safety nets for people would jump out from the apartment buildings in the Soviet sector into the street which was in the French sector. Less than month after Schumann defected, however, the East German Volkpolizei moved in with workmen to seal up doors and windows and ordered 2,000 residents to leave their homes; later the buildings themselves were demolished to create a fire-zone. Despite increased security, Bernauerstraße became the scene of the most successful escape attempt, when in October 1964, fifty-seven people escaped through a 145-metre tunnel, dug by students from a disused bakery on the street.

The original uncropped version:


Đằng sau "ánh hào quang nhân tạo" của Conrad Schumann là một cuộc sống cô đơn, mệt mỏi. 

Khoảnh khắc định mệnh 

Không chủ định trước, khoảng 4h chiều ngày 15/8/1961, anh lính Conrad Schumann 19 tuổi bất ngờ nhảy qua ranh giới ngăn cách hai miền Đông Đức - Tây Đức trong Chiến tranh lạnh. Khi đó, Schumann đang nhận nhiệm vụ canh gác công trường xây dựng bức tường Berlin ở góc phố Ruppinerstraße and Bernauerstraße. 

Ranh giới này trong ngày thứ 3 xây dựng mới chỉ là một hàng rào dây thép gai thấp tè, nằm sát mặt đất. Phía bên kia, những người Tây Đức hét lên với Schumann "Qua đây đi". Và trong một tích tắc, người lính trẻ băng qua ranh giới. Khoảnh khắc đó tình cờ được nhiếp ảnh gia Peter Leibing ghi lại. Nó trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất thời Chiến tranh lạnh. 

Bức ảnh nổi tiếng ghi lại khoảnh khắc Conrad Schumann vượt qua Bức tường Berlin.

Đặt chân sang miền Tây Đức, Schumann lập tức lao vào một chiếc ô tô cảnh sát đã chờ sẵn. Về sau, người đàn ông này nhớ lại thời khắc làm thay đổi cả cuộc đời mình: "Tâm trí tôi căng thẳng tột cùng. Tôi rất sợ hãi. Tôi nhảy qua, lao vào xe trong... 3, 4 giây và mọi thứ vụt qua đi". Sự giải thoát cuối cùng Sang Tây Đức, Schumann định cư tại Bavaria. Hai năm sau, ông cưới vợ và có 1 cậu con trai. 

Ông liên tục thay đổi công việc trong thời gian đầu mới sang và cuối cùng là làm việc tại nhà máy lắp ráp ô tô của Audi trong 27 năm
 
Rời bỏ Đông Đức mang theo rất nhiều hy vọng về một cuộc sống mới, nhưng thực tế, Conrad Schumann đã không tìm thấy cái mình trông đợi. Thứ đầu tiên Schumann hỏi xin ở trụ sở cảnh sát Tây Đức chỉ là một chiếc bánh sandwich. Và tất cả những gì ông mang trong mình khi sang bên kia bức tường Berlin, là sự đau khổ cùng cực vì đã phản bội lời thề và bỏ lại đồng đội của mình. 

Cô đơn và tuyệt vọng, Schumann chỉ biết tìm đến rượu để khuây khỏa suốt những ngày tháng sau này. Bức ảnh và sự nổi tiếng "bất đắc dĩ" đã thay đổi cuộc đời Conrad Schumann, nhưng có lẽ không theo cách mà ông mong muốn. Ông được mời xuất hiện trong nhiều sự kiện, ký tên trên các áp phích có tên mình và tham dự hàng trăm cuộc phỏng vấn mà phần nhiều nội dung chỉ xoay quanh sự kiện ngày 15/8/1961. 

Nhưng đằng sau "ánh hào quang nhân tạo" là một cuộc sống cô đơn, mệt mỏi. Ông đã bị giới chức Tây Đức "vắt kiệt như một quả chanh" trong các cuộc thẩm vấn tìm kiếm thông tin mà ông không hề nắm giữ. Thậm chí, khi từng có ý muốn vượt sang phía bên kia bức tường Berlin để về thăm nhà, ông đã bị cảnh sát Tây Đức phát hiện và ngăn chặn ở phút cuối. 


Sau khi bức tường Berlin được dỡ bỏ, Schumann quyết định quay trở về sống ở quê nhà. 

Bộ máy tuyên truyền phương Tây đã tô vẽ để ông trở thành một "người hùng", "biểu tượng của tự do". Nhưng với những người dân ở quê hương, ông mãi là kẻ phản bội đê hèn. "Có nhiều người không nói chuyện với tôi", ông nói. 

Những đồng đội cũ không muốn giao du với ông. Thậm chí, ông cũng không được chào đón ở chính gia đình của mình. Anh lính trẻ Schumann khi đó đã trở thành một người đàn ông trung niên béo lùn, hai cánh tay đầy hình xăm. 
Bức ảnh chụp khoảnh khắc Schumann nhảy qua ranh giới Đông - Tây vẫn là một bức ảnh nổi tiếng, được phát hành với số lượng lớn và bán rất chạy cho du khách tới thăm di tích Bức tường Berlin. Nhưng nhân vật chính đã thay đổi đến mức khó có thể nhận ra. 

Một buổi sáng thứ 7 năm 1998, vợ Schumann tìm thấy xác chồng mình treo trên một cành cây gần nhà tại Kipfenberg. Ông đã tự tử ở tuổi 56 mà không để lại lời trăng trối. Cảnh sát cho biết, họ không tìm thấy bất cứ điểm gì đáng chú ý, động cơ cũng không rõ ràng. 

Người ta cho rằng, sự xa lánh của những người xung quanh và áp lực dư luận đè nặng đã khiến ông trầm cảm và cuối cùng tự giải thoát bằng cái chết.

German photographer Peter Leibing poses in his home in the northern German village of Oerel, about 100 km south-west of Hamburg August 15, 2001, as he displays his famous picture of the East German soldier Conrad Schumann jumping over the Berlin Wall. Leibing's photograph of the 19-year-old East German border guard throwing away his rifle as he hurled over barbed wire on his way into West Berlin was taken on August 15, 1961, two days after East Germany sealed off its border with the wall.

Thống kê về bức tường Berlin

bởi Karel Phùng (Ghi Chú) viết vào ngày 6 tháng 1 2013 lúc 5:30
Từ năm 1961 đến năm 1989 có khoảng 136 người bị chết ở bức tường Berlin hoặc cái chết của họ có liên quan tới biên phòng của đông Đức. Ngoài ra còn có 251 người bị thiệt mạng khi qua lại kể cả từ bên đông lẫn bên tây trước, sau và kể cả lúc đã có trạm kiểm tra biên giới giữa đông và tây Berlin.

Trong danh sách này không tính tới nhiều trường hợp không rõ số liệu cũng như lý do về một số trường hợp bị tác động do bức tường mà trở nên bi quan hoặc lo lắng dẫn đến qua đời vì lý do khác nhau.

Đây là con số thống kê mới nhất nằm trong kế hoạch của khu tưởng niệm bức tường Berlin kết hợp với trung tâm nghiên cứu lịch sử của Postdam do ủy ban văn hóa và truyền thông thuộc chính quyền liên bang hỗ trợ và khởi xướng. Mục đích là tìm hiểu tất cả các cái chết có liên quan tới bức tường Berlin. Cơ sở dữ liệu dựa trên con số thống kê của các cơ quan và danh sách những người bị chết. Ngoài ra còn dựa vào những nguồn điều tra độc lập và các nhân chứng lịch sử. Cho tới nay đã có 575 trường hợp được lập hồ sơ và kiểm tra.

Cho tới nay có rất nhiều danh sách với sự chênh lệch con số khác nhau: Tùy theo tính tóan của mỗi nơi, như bên công tố Berlin ghi ít nhất 86 trường hợp, cảnh sát Berlin ít nhất 92, cơ quan thống kê tại Salzgitter khoảng 114, Trung tâm điều tra chống tội phạm có tổ chức 122 và các cộng tác viên: 200.

Mục đích của cuộc điều tra này nhằm giảm thiểu sự chênh lệch của các con số giữa các nơi, tìm hiểu rõ con số những người bị chết tại bức tường Berlin, những mảnh đời và những nguyên nhân dẫn tới cái chết ở bức tường từ các nguồn tin đáng tin cậy. Nhờ đó mới có sơ lược về 136 nạn nhân trong danh sách này.
Chương trình này nhằm đưa ra một khái niệm kép về "Nạn nhân của bức tường Berlin": Cái chết của họ hoặc là do trốn chạy, hoặc có liên quan mật thiết với sự có mặt của chính quyền DDR về không gian cũng như là thời gian.

Nhờ vào đó mà có thể chia ra làm 5 trường hợp:

1. Những người tìm cách vượt biên ở khu vực lính biên phòng có vũ trang và bị bắn chết hoặc bị chết bởi yếu tố biên giới, chẳng hạn như mìn.

2. Những người vượt biên không bị giết mà vì tai nạn qua đời. Ví dụ bị ngã, vì say rượu, bị chết đuối, bị nhồi máu cơ tim, bị ngạt thở,.....

3. Những người vi phạm khu vực biên giới. Chẳng hạn những công dân tây Đức, tây Berlin vi phạm đường biên khi họ trèo qua tường, hoặc trèo qua hàng rào, hoặc thậm chí cả công dân của đông Đức bị nhầm lẫn là người vượt biên nên bị bắn oan.

4. Một số là lính biên phòng có liên quan tới việc vượt biên và bị bắn chết

5. Những người bị chết liên quan tới đồn biên phòng, ví dụ trong lúc kiểm tra ở biên giới.

Điều quan trọng ở đây là cái chết của họ có liên quan việc vượt biên, hoặc có nguyên nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp ví dụ họ vi phạm khu vực đường biên.

*************************************************
Để các bạn có thể hiểu rõ về những nạn nhân của bức tường Berlin, tôi xin giới thiệu sơ lược hai trường hợp đặc biệt.

1. Nạn nhân đầu tiên của bức tường: Bà Siekmann, Ida, sinh ngày 23. tháng 8 năm 1902, tại huyện Marienwerder, tây Preußen, thuộc Ba lan ngày nay.

Lý do chết: Bị tai nạn chết khi nhảy từ tầng 3 ở số ngà 48 đường Bernauer vào ngày 22.08.1961

Diễn biến: Khi phân chia biên giới, căn nhà của bà nằm ở đông Đức, nhưng từ vỉa hè trở ra là do tây Đức chiếm đóng. Điều đó có nghĩa rằng bà mở cửa trước, bước ra ngòai đường là tây Đức, trong khi đó các chị em của bà lại ở bên kia đường một đoạn. Trước ngày 18 tháng 8 bà cũng như nhiều người khác vẫn qua lại bình thường, nhưng tới ngày đó toàn bộ cửa ra vào bị đóng đinh hoặc xây bịt lại. Thay vì đó họ mở cho bà một lối ra sân phía sau. Trong lúc hoảng sợ rất nhiều người trong căn nhà đã nhảy ra, riêng bà từ tầng 3, sau khi ném hết chăn đệm xuống, bà hoảng sợ nhảy vì có lẽ sợ bị phát hiện nên đã qua đời trên đường vào bệnh viện.

2. Nạn nhân cuối cùng của bức tường:  Freudenberg, Winfried, sinh ngày 29.  tháng 8 năm 1956 tại Osterwieck
Lý do chết: Bị tai nạn do rơi khí cầu vào ngày 8 tháng 3 năm 1989

Sau chuyến thăm người thân ở bên tây Đức trở về và cưới vợ sau đó, anh quyết định một mình sẽ ra khỏi DDR và tìm sang tây Đức định cư. Vì nhiều lý do đã dẫn tới Balon không điều khiển được, bay quá cao với nhiệt độ lạnh lại vào lúc nửa đêm một thời gian dài trên không trung và đã rơi xuống một khu vực ở tây Berlin cách biên giới sang DDR chỉ có 100 mét. 



Một nửa nguời đông Đức cho rằng họ bị "bắt cóc" theo tây Đức.

bởi Karel Phùng (Ghi Chú) viết vào ngày 31 tháng 12 2012 lúc 5:51
20 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, có đến quá nửa người dân tòan Đức thèm khát hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân như DDR thời trước. Gần 40% dân đông Đức mong muốn quay trở lại thời kỳ xã hội chủ nghĩa.

Gần 50% người dân đông Đức cho biết, họ đã bị bắt buộc phải theo hệ thống của tây Đức. Chỉ có 43% dân số cho rằng  không phải vậy. 39% dân đông Đức và 24% dân tây Đức cho rằng nên quay trở lại với chế độ XHCN như DDR.

Đó là kết quả của cuộc điều tra của quĩ vì tự do Friedrich-Naumann theo đảng FDP khởi xướng, nằm trong chương trình "Deutschen Monitor" cứ hai năm tiến hành một lần. Cuộc điều tra vào tháng 10 năm 2008 được tiến hành với 3000 người

Quá nửa dân số đông Đức không bằng lòng với chính quyền hiện tại.

"Tự do" là khái niệm mà đại đa số dân chúng cho rằng quan trọng, chiếm tới 71%. Giá trị của quyền tự quyết của mỗi công dân là điều quan trọng, chiếm tới 60% và giảm so với trước đây khoảng 5-8%.
Tổng thể cả nước về ổn định chính trị có tới 2/3 dân số đồng tình, riêng đông Đức có 53% cho rằng chỉ tạm ổn. Các đảng phái chính trị xa rời dân và thiếu sự tiếp cận cử tri với các đảng phái chính trị.
67% dân chúng được hỏi ở tây Đức cho rằng cho rằng hệ thống pháp luật là tốt và 51% dân đông Đức không bằng lòng. Luật quá nhiều nhưng thực sự không  có bảo vệ được an ninh cũng như hệ thống pháp luật trừng phạt quá nhẹ khiến cho tội phạm phát triển nhiều thêm.
Về bình đẳng trong xã hội thì đa số người dân đông Đức không bằng lòng, tây Đức đa số cảm thấy tốt. Điểm mà người dân chỉ trích nhiều nhất bao gồm chính sách xã hội khiến cho trở thành gánh nặng mà con cháu đời sau phải gánh chịu chiếm tới 88%, về chính sách thu thuế chiếm 85% và riêng về giáo dục có tới 69% dân chúng cảm thấy bị thiệt thòi.

Phê phán chính sách tiền lương

Kinh tế thị trường xã hội của Đức được tới 58% dân chúng được hỏi đồng tình, 59% ở tây và 50% ở đông Đức. Nhưng sự mất cân bằng trong thu nhập là điểm nóng chiếm được sự đồng tình của 83%. Khi hỏi về cân nhắc giữa cạnh tranh và an toàn trong nền kinh tế có tới 47% cho rằng phải có nền kinh tế khỏe và 25% cho cạnh tranh và 25% muốn cả hai.
Cuộc điều tra này được tiến hành trong tuần đầu tiên của khủng hoảng tài chính.


KP dịch