Em Bé Hà Nội (1974)
Diễn viên: Lan Hương, Thế Anh, Trà Giang, Thanh Tú, Kim Xuân
Được quay giữa bối cảnh thực là Hà Nội ngay sau những trận bom B52 rải thảm, phim Em bé Hà Nội là câu chuyện xúc động và tràn đầy tình người về đời sống Thủ đô những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Truyện phim đi theo hành trình sơ tán và tìm bố của hai chị em Ngọc Hà, Thùy Dương sau khi mẹ của hai em đã hy sinh, ngôi nhà ở Khâm Thiên cũng đã tan nát sau trận bom B52.
Trên đường đi tìm bố, Ngọc Hà chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh và hai chị em cũng đã gặp những con người nồng hậu.
Bài hát mở đầu phim Em bé Hà Nội
Em đi trên phố phường
Chan chứa tình yêu thương
Em yêu những con đường
Của thành phố quê hương.
Nơi đây em đã sống
Những tháng ngày vinh quang
Của Hà Nội anh hùng
Của Tổ Quốc vinh quang.
Hà Nội ơi trong ánh bình minh lên
Mặt Hồ Gươm soi bóng cờ cao bay
Hà Nội của em xinh tươi
Tràn ngập niềm vui nơi nơi
Hà Nội ngày nay đang lớn
Ngày mai sẽ muôn vàn đẹp hơn.
Chào bạn ! Chúc mừng ngôi nhà mới, một thời Hà Nội với những kỉ niệm khó quên Bạn ạ.
Trả lờiXóaCảm ơn Lão nghé thăm tệ xá!
XóaChúc vui!
Ớt xanh xứ Quảng: 12 ngày đêm ...
Trả lờiXóa16:43 24 thg 12 2012
Mình ở Hà Nội trọn đủ 12 ngày đêm ác liệt năm 1972.
Lẽ ra mình cũng đi sơ tán ở Nhổn như bà chị mình nhưng rồi má thương mình bé quá nên đưa mình về ở Hà Nội với bà. Không ngờ “ăn” đủ 12 ngày đêm …Ờ nhà được 2 hôm đầu, hôm thứ 3 thì phải dạt sang nhà bà chị vì khu vực nhà mình gần ngay Tổng cục chính trị của quân đội.
Đêm nào cũng thế, có hôm chạy xuống hầm báo động đến mười mấy lần. Chắc tại còn nhỏ nên mình chả thấy khiếp, chả thấy sợ gì , chỉ bực vì đang nằm lơ mơ cứ thấy má khi thì xốc nách khi thì bồng mình chạy báo động. Cái tiếng loa phóng thanh vẫn ám ảnh mình “đồng bào chú ý …”. Đến khoảng 7,8 lượt gì đấy thì cả nhà (tuyền phụ nữ trẻ em) mệt phờ rồi nên muốn ra sao thì ra, trải chiếu luôn xuống gầm giường mà ngủ chứ không chịu chạy nữa.
Dấu ấn của chiến tranh đối với mình nói chung cũng như 12 ngày đêm năm ấy có lẽ chỉ là tiếng còi báo động và tiếng loa phóng thanh: “đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, máy bay địch cách xa Hà Nội 20 cây số, các lực lượng vũ trang chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu…”. Còn việc đi sơ tán, vẫn được chăm lo đầy đủ từng miếng cơm manh áo (tuy có khó khăn hơn bình thường chút), nên cũng coi như cuộc đi chơi dài ngày mà thôi. Chiến tranh chạm vào thể hệ bọn mình thoảng qua như thế. Hai cụ nhà mình thì khổ thật, nhưng nhờ trời cũng còn nguyên vẹn trở về. Đối với gia đình mình, sự vẹn toàn đó như thế đã là sự may mắn. Và may mắn lớn hơn chính là việc bởi sự an toàn đó đã giúp cho mình không nặng lòng với những hận thù tương tàn sau cuộc chiến.
Cũng có lẽ vì vậy, và có lẽ vì là trẻ con nên khi trở về quê là miền Nam sau giải phóng mình dễ dàng hòa nhập với bọn trẻ con trong này. Cái khoảng cách xung đột ta-ngụy này nọ cũng chỉ một thời gian đầu rồi lắng xuống. Bọn bạn trong này, kể cả những đứa sau này đã đi Mỹ diện HO giờ mỗi khi về nước vẫn đến thăm lớp trưởng cũ (là mình).
Nhưng …
Ông anh bạn mình có mẹ bị bom Mỹ giết hại năm 1972. Thằng bạn mình có bố là chiến sĩ tự vệ hy sinh bên bệ pháo 12 ly 7 vào năm 1972. Một thằng khác có bố hy sinh tại chiến trường Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972. …
Chiến tranh đã gieo cho họ nỗi đau thương và cùng với đó là nỗi uất hận khó có thể diễn tả bằng lời, khó có thể nguôi ngoai.
Mình biết họ đã rất khó khăn trong cuộc sống kể từ khi mất đi người thân và cũng vì thế không trách họ giờ cũng rất khó khăn khi buộc phải bắt tay với những kẻ trước đây từng ở phía đối phương và đã từng biến họ thành kẻ mồ côi.
Sự tha thứ, không dễ dàng như người ta mong tưởng. Sự hòa hợp không dễ dàng như người ta mong tưởng …
Mình có lúc đã nghĩ mọi người nên quên đi, nhưng có lúc lại tự phê bình mình là đứa mau quên.
Cho nên mình thấy thật khâm phục cho những con người có thể gác lại một bên những hận thù cá nhân để vượt lên trên đĩnh đạc đối mặt với cuộc sống với sự vị tha phi thường.