27 tháng 7 2013

Mộ bia nhiều như nấm


Những năm trước 1975, Trịnh Công Sơn qua tiếng hát của Khánh Ly như một lời kêu gọi khẩn thiết về hòa bình. Những ca khúc đó còn là sự ủi an, chia sẻ với những phận người vô tội. Khát vọng hòa bình là một mạch chảy trong “Ca khúc da vàng”.

Sự xuất hiện của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trong giai đoạn của cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã được giới truyền thông nước ngoài ví như đôi danh ca Bob Dylan và Joan Baez ở Mỹ với những ca khúc kêu gọi chấm dứt chiến tranh làm rung động bao triệu trái tim người Việt Nam, nhất là tầng lớp thanh niên, là những người sẽ phải đối diện với chiến tranh, với cái chết hơn ai hết. 

Bao nhiêu thanh niên Việt Nam mê nhạc Trịnh, thuộc nhạc Trịnh vì lời ca ông viết ra là những con chữ đã xoáy xoay vào tâm thức tuổi trẻ trong giai đoạn đất nước có nhiều nghịch lí.

Cùng với phong trào sinh viên đấu tranh, ca khúc của Trịnh Công Sơn đi vào công chúng, tạo thành làn sóng phản chiến mạnh mẽ đến nỗi chính quyền Sài Gòn coi ông như một phần tử nguy hiểm. 

Trong bút ký “Như con sông từ nguồn ra biển”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ghi lại chi tiết ông nhận được bài báo đưa từ Sài Gòn lên rừng, trong đó có mẩu đối thoại giữa nhân vật Giao (Trịnh Công Sơn) với cảnh sát:
- Tại sao anh lại làm bài hát ca ngợi hòa bình vào lúc này?
- Ủa, thế chẳng lẽ ông lại bảo tôi ca ngợi chiến tranh?
- Nhưng anh có biết rằng lúc này, ai nói hòa bình là trung lập, trung lập là cộng sản không? Tôi nhắc lại cho anh rõ: Sắc luật ngày 7.5.1965 của chính phủ đã đặt hòa bình ra ngoài vòng pháp luật.
- Chính vì các ông đặt hòa bình ra ngoài vòng pháp luật của các ông, nên nó phải đi vào trong tiếng hát của chúng tôi.

Lời nói đó như một cam kết của đời mình, với đất nước, và Trịnh Công Sơn đã thực hiện với tất cả trách nhiệm công dân cùng với tấm lòng và tài năng của một nghệ sĩ.


Ca khúc “Tôi sẽ đi thăm”, Trịnh Công Sơn mang niềm hân hoan về sự thống nhất: “Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi không ngừng. Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam, tôi đi chung cuộc mừng. Và mong sẽ quên, chuyện non nước mình”.

"Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm, tôi sẽ đi thăm, đi thăm nhiều nghĩa địa buồn. đi xem mộ bia nhiều như nấm"

"Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, Mẹ già lên núi tìm xương con mình"


Tôi sẽ đi thăm - Trịnh Công Sơn

Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm,
tôi sẽ đi thăm, một phố đầy hầm,
đi thăm một con đường nhiều hố
Khi đất nước tôi không còn chiến tranh
bạn bè mấy đứa vừa xanh nấm mồ

Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm,
tôi sẽ đi thăm, cầu gẫy vì mìn,
đi thăm hầm chông và mã tấu.
Khi đất nước tôi không còn giết nhau
Trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường.

Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi không ngừng
Sài gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam,
tôi đi chung cuộc mừng
và mong sẽ quên chuyện non nước mình.

Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm,
tôi sẽ đi thăm,
đi thăm nhiều nghĩa địa buồn
đi xem mộ bia nhiều như nấm 


Khi đất nước tôi không còn chiến tranh
Mẹ già lên núi tìm xương con mình


Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm,
tôi sẽ đi thăm, làng xóm thành đồng
đi thăm từng khu rừng cháy nám
Khi đất nước tôi không còn giết nhau
Mọi người ra phố mời rao nụ cười

Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi không ngừng
Sài gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam,
tôi đi chung cuộc mừng
và mong sẽ quên chuyện non nước mình.



VIET NAM REVISITED

When my land has peace
I shall go visiting,
I shall go visiting
Along a road with many foxholes.
When my land is no longer at war
I shall visit the green graves of my friends.
When my land has peace
I shall go visiting
I shall go visiting
Over bridges crushed by mines,
Go visiting
Bunkers of bayonets and pungi sticks;
When my people are no longer killing each other
The children will sing children's songs
Outside on the street.

Trinh Cong Son
"I Shall Go Visiting"
in Don Luce, John C. Schafer, and Jacquelyn Chagnon
We Promise One Another (1971:92).

6 nhận xét:

  1. Ghé nhà chơi nhóa: gianhovat blogspot

    Trả lờiXóa
  2. Mở đầu tập Ca khúc da vàng viết năm 1967, Trịnh Công Sơn bày tỏ nỗi đau thống thiết:

    “Tất cả đã bể, đã vỡ toang.

    Tiếng thét đã chìm xuống biển thành tiếng nói trầm tư, thành lời kêu uất về thânthế Việt Nam.

    Tiếng nói vang lên từ những hố bom đào lên cùng khắp.

    Ơi những bạn bè thân yêu đã chết từ đỉnh cao hay vực thẳm.

    Con người đã hóa thân làm vết thương.

    Cái chết hóa thân làm biểu tượng vô nghĩa.

    Đã biến hình đổi dạng từ những cơn hiểm họa cay nghiệt nhất của nhân loại.

    Lìa cha mẹ, anh em, bằng hữu yêu dấu vô cùng.

    Hãy kết hỏa châu làm đèn đãi ngộ quỷ dữ.

    Đốt đuốc cho người điên ấm phố mùa đông.

    Cả một hành trình hùng vĩ của giống nòi từ miền Triết Giang đổ về bây giờ như thế đó.

    Hỡi người yêu da vàng của tôi hãy duỗi tay thật dài về phía hố thẳm vốc lấy những hạt đất mềm mỏng đó mà hôn.

    Tôi sẽ làm người tiều phu đi nhặt từng cánh tay, bàn chân, từng đốt xương, sọ người vung vãi khắp nơi về làm củi đốt sáng cho đêm tìm lại dấu vết của một hành tinh Việt Nam da vàng bặt tăm.

    Ám khí dày đặc, làm sao thấy rõ mặt nhau.

    Hãy thử bắt đầu bằng tiếng hát như ca dao của tổ tiên ta ngày xưa đó”.

    "Da vàng ca khúc"
    Trịnh CôngSơn

    Trả lờiXóa
  3. Viết như vậy thì bọn DLV nó hiểu sao được bác Mit

    Trả lờiXóa