Hiển thị các bài đăng có nhãn đông tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông tây. Hiển thị tất cả bài đăng

28 tháng 6 2013

Về bức tường Berlin

Conrad Schumann defects

conrad-schumann

August 15 1961. It was two days after East Germany sealed off its border with the Berlin Wall. The 19-year old Hans Conrad Schumann was guarding the construction of Berlin Wall, then in its third day of construction, at the corner of Ruppinerstraße and Bernauerstraße*.

At that stage of construction, the Berlin Wall was only a low barbed wire fence. For hours, the nervous young non-commissioned officer paced back and forth, his Kalashnikov slung over his shoulder, smoking one cigarette after another. Around 4 p.m., as the people on the western side shouted Komm über! (“come over”), Schumann jumped the barbed wire and was driven away at high speeds by an awaiting West Berlin police car.

There were many press photographers, but the above photo, which hit the West Berlin tabloids in hours, making the frontpage of Bild, was taken by Peter Leibing, also a nineteen-year old. Only that morning, he had just arrived to Berlin from Hamburg, and had been tipped off that an East German soldier had signaled to spectators on the West Berlin side of the barrier that he was going to make a break. He waited for an hour and a half to get this photo:

“I had him in my sight for more than an hour. I had a feeling he was going to jump. It was kind of an instinct. … I had learned how to do it at the Jump Derby in Hamburg. You have to photograph the horse when it leaves the ground and catch it as it clears the barrier. And then he came. I pressed the shutter and it was all over.”

His photo — taken ironically with an East German Exacta camera as Schumann threw away his rifle — became an enduring image of the Cold War. The camera had no motor-drive and it was the only image he had time to shoot, although the next frame was that of Schumann when he got out of the police car. The main photo won the Overseas Press Club Best Photograph award for 1961. Schumann later settled in Bavaria and after the fall of the Berlin Wall he returned to his birthplace in Saxony. Unwelcomed by his parents and brothers and sisters and shunned by his hometown for what he had done, Schumann eventually hanged himself in 1998.

* In the early days of the divided Berlin, West Berlin firemen waited at Bernauerstraße with safety nets for people would jump out from the apartment buildings in the Soviet sector into the street which was in the French sector. Less than month after Schumann defected, however, the East German Volkpolizei moved in with workmen to seal up doors and windows and ordered 2,000 residents to leave their homes; later the buildings themselves were demolished to create a fire-zone. Despite increased security, Bernauerstraße became the scene of the most successful escape attempt, when in October 1964, fifty-seven people escaped through a 145-metre tunnel, dug by students from a disused bakery on the street.

The original uncropped version:


Đằng sau "ánh hào quang nhân tạo" của Conrad Schumann là một cuộc sống cô đơn, mệt mỏi. 

Khoảnh khắc định mệnh 

Không chủ định trước, khoảng 4h chiều ngày 15/8/1961, anh lính Conrad Schumann 19 tuổi bất ngờ nhảy qua ranh giới ngăn cách hai miền Đông Đức - Tây Đức trong Chiến tranh lạnh. Khi đó, Schumann đang nhận nhiệm vụ canh gác công trường xây dựng bức tường Berlin ở góc phố Ruppinerstraße and Bernauerstraße. 

Ranh giới này trong ngày thứ 3 xây dựng mới chỉ là một hàng rào dây thép gai thấp tè, nằm sát mặt đất. Phía bên kia, những người Tây Đức hét lên với Schumann "Qua đây đi". Và trong một tích tắc, người lính trẻ băng qua ranh giới. Khoảnh khắc đó tình cờ được nhiếp ảnh gia Peter Leibing ghi lại. Nó trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất thời Chiến tranh lạnh. 

Bức ảnh nổi tiếng ghi lại khoảnh khắc Conrad Schumann vượt qua Bức tường Berlin.

Đặt chân sang miền Tây Đức, Schumann lập tức lao vào một chiếc ô tô cảnh sát đã chờ sẵn. Về sau, người đàn ông này nhớ lại thời khắc làm thay đổi cả cuộc đời mình: "Tâm trí tôi căng thẳng tột cùng. Tôi rất sợ hãi. Tôi nhảy qua, lao vào xe trong... 3, 4 giây và mọi thứ vụt qua đi". Sự giải thoát cuối cùng Sang Tây Đức, Schumann định cư tại Bavaria. Hai năm sau, ông cưới vợ và có 1 cậu con trai. 

Ông liên tục thay đổi công việc trong thời gian đầu mới sang và cuối cùng là làm việc tại nhà máy lắp ráp ô tô của Audi trong 27 năm
 
Rời bỏ Đông Đức mang theo rất nhiều hy vọng về một cuộc sống mới, nhưng thực tế, Conrad Schumann đã không tìm thấy cái mình trông đợi. Thứ đầu tiên Schumann hỏi xin ở trụ sở cảnh sát Tây Đức chỉ là một chiếc bánh sandwich. Và tất cả những gì ông mang trong mình khi sang bên kia bức tường Berlin, là sự đau khổ cùng cực vì đã phản bội lời thề và bỏ lại đồng đội của mình. 

Cô đơn và tuyệt vọng, Schumann chỉ biết tìm đến rượu để khuây khỏa suốt những ngày tháng sau này. Bức ảnh và sự nổi tiếng "bất đắc dĩ" đã thay đổi cuộc đời Conrad Schumann, nhưng có lẽ không theo cách mà ông mong muốn. Ông được mời xuất hiện trong nhiều sự kiện, ký tên trên các áp phích có tên mình và tham dự hàng trăm cuộc phỏng vấn mà phần nhiều nội dung chỉ xoay quanh sự kiện ngày 15/8/1961. 

Nhưng đằng sau "ánh hào quang nhân tạo" là một cuộc sống cô đơn, mệt mỏi. Ông đã bị giới chức Tây Đức "vắt kiệt như một quả chanh" trong các cuộc thẩm vấn tìm kiếm thông tin mà ông không hề nắm giữ. Thậm chí, khi từng có ý muốn vượt sang phía bên kia bức tường Berlin để về thăm nhà, ông đã bị cảnh sát Tây Đức phát hiện và ngăn chặn ở phút cuối. 


Sau khi bức tường Berlin được dỡ bỏ, Schumann quyết định quay trở về sống ở quê nhà. 

Bộ máy tuyên truyền phương Tây đã tô vẽ để ông trở thành một "người hùng", "biểu tượng của tự do". Nhưng với những người dân ở quê hương, ông mãi là kẻ phản bội đê hèn. "Có nhiều người không nói chuyện với tôi", ông nói. 

Những đồng đội cũ không muốn giao du với ông. Thậm chí, ông cũng không được chào đón ở chính gia đình của mình. Anh lính trẻ Schumann khi đó đã trở thành một người đàn ông trung niên béo lùn, hai cánh tay đầy hình xăm. 
Bức ảnh chụp khoảnh khắc Schumann nhảy qua ranh giới Đông - Tây vẫn là một bức ảnh nổi tiếng, được phát hành với số lượng lớn và bán rất chạy cho du khách tới thăm di tích Bức tường Berlin. Nhưng nhân vật chính đã thay đổi đến mức khó có thể nhận ra. 

Một buổi sáng thứ 7 năm 1998, vợ Schumann tìm thấy xác chồng mình treo trên một cành cây gần nhà tại Kipfenberg. Ông đã tự tử ở tuổi 56 mà không để lại lời trăng trối. Cảnh sát cho biết, họ không tìm thấy bất cứ điểm gì đáng chú ý, động cơ cũng không rõ ràng. 

Người ta cho rằng, sự xa lánh của những người xung quanh và áp lực dư luận đè nặng đã khiến ông trầm cảm và cuối cùng tự giải thoát bằng cái chết.

German photographer Peter Leibing poses in his home in the northern German village of Oerel, about 100 km south-west of Hamburg August 15, 2001, as he displays his famous picture of the East German soldier Conrad Schumann jumping over the Berlin Wall. Leibing's photograph of the 19-year-old East German border guard throwing away his rifle as he hurled over barbed wire on his way into West Berlin was taken on August 15, 1961, two days after East Germany sealed off its border with the wall.

Thống kê về bức tường Berlin

bởi Karel Phùng (Ghi Chú) viết vào ngày 6 tháng 1 2013 lúc 5:30
Từ năm 1961 đến năm 1989 có khoảng 136 người bị chết ở bức tường Berlin hoặc cái chết của họ có liên quan tới biên phòng của đông Đức. Ngoài ra còn có 251 người bị thiệt mạng khi qua lại kể cả từ bên đông lẫn bên tây trước, sau và kể cả lúc đã có trạm kiểm tra biên giới giữa đông và tây Berlin.

Trong danh sách này không tính tới nhiều trường hợp không rõ số liệu cũng như lý do về một số trường hợp bị tác động do bức tường mà trở nên bi quan hoặc lo lắng dẫn đến qua đời vì lý do khác nhau.

Đây là con số thống kê mới nhất nằm trong kế hoạch của khu tưởng niệm bức tường Berlin kết hợp với trung tâm nghiên cứu lịch sử của Postdam do ủy ban văn hóa và truyền thông thuộc chính quyền liên bang hỗ trợ và khởi xướng. Mục đích là tìm hiểu tất cả các cái chết có liên quan tới bức tường Berlin. Cơ sở dữ liệu dựa trên con số thống kê của các cơ quan và danh sách những người bị chết. Ngoài ra còn dựa vào những nguồn điều tra độc lập và các nhân chứng lịch sử. Cho tới nay đã có 575 trường hợp được lập hồ sơ và kiểm tra.

Cho tới nay có rất nhiều danh sách với sự chênh lệch con số khác nhau: Tùy theo tính tóan của mỗi nơi, như bên công tố Berlin ghi ít nhất 86 trường hợp, cảnh sát Berlin ít nhất 92, cơ quan thống kê tại Salzgitter khoảng 114, Trung tâm điều tra chống tội phạm có tổ chức 122 và các cộng tác viên: 200.

Mục đích của cuộc điều tra này nhằm giảm thiểu sự chênh lệch của các con số giữa các nơi, tìm hiểu rõ con số những người bị chết tại bức tường Berlin, những mảnh đời và những nguyên nhân dẫn tới cái chết ở bức tường từ các nguồn tin đáng tin cậy. Nhờ đó mới có sơ lược về 136 nạn nhân trong danh sách này.
Chương trình này nhằm đưa ra một khái niệm kép về "Nạn nhân của bức tường Berlin": Cái chết của họ hoặc là do trốn chạy, hoặc có liên quan mật thiết với sự có mặt của chính quyền DDR về không gian cũng như là thời gian.

Nhờ vào đó mà có thể chia ra làm 5 trường hợp:

1. Những người tìm cách vượt biên ở khu vực lính biên phòng có vũ trang và bị bắn chết hoặc bị chết bởi yếu tố biên giới, chẳng hạn như mìn.

2. Những người vượt biên không bị giết mà vì tai nạn qua đời. Ví dụ bị ngã, vì say rượu, bị chết đuối, bị nhồi máu cơ tim, bị ngạt thở,.....

3. Những người vi phạm khu vực biên giới. Chẳng hạn những công dân tây Đức, tây Berlin vi phạm đường biên khi họ trèo qua tường, hoặc trèo qua hàng rào, hoặc thậm chí cả công dân của đông Đức bị nhầm lẫn là người vượt biên nên bị bắn oan.

4. Một số là lính biên phòng có liên quan tới việc vượt biên và bị bắn chết

5. Những người bị chết liên quan tới đồn biên phòng, ví dụ trong lúc kiểm tra ở biên giới.

Điều quan trọng ở đây là cái chết của họ có liên quan việc vượt biên, hoặc có nguyên nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp ví dụ họ vi phạm khu vực đường biên.

*************************************************
Để các bạn có thể hiểu rõ về những nạn nhân của bức tường Berlin, tôi xin giới thiệu sơ lược hai trường hợp đặc biệt.

1. Nạn nhân đầu tiên của bức tường: Bà Siekmann, Ida, sinh ngày 23. tháng 8 năm 1902, tại huyện Marienwerder, tây Preußen, thuộc Ba lan ngày nay.

Lý do chết: Bị tai nạn chết khi nhảy từ tầng 3 ở số ngà 48 đường Bernauer vào ngày 22.08.1961

Diễn biến: Khi phân chia biên giới, căn nhà của bà nằm ở đông Đức, nhưng từ vỉa hè trở ra là do tây Đức chiếm đóng. Điều đó có nghĩa rằng bà mở cửa trước, bước ra ngòai đường là tây Đức, trong khi đó các chị em của bà lại ở bên kia đường một đoạn. Trước ngày 18 tháng 8 bà cũng như nhiều người khác vẫn qua lại bình thường, nhưng tới ngày đó toàn bộ cửa ra vào bị đóng đinh hoặc xây bịt lại. Thay vì đó họ mở cho bà một lối ra sân phía sau. Trong lúc hoảng sợ rất nhiều người trong căn nhà đã nhảy ra, riêng bà từ tầng 3, sau khi ném hết chăn đệm xuống, bà hoảng sợ nhảy vì có lẽ sợ bị phát hiện nên đã qua đời trên đường vào bệnh viện.

2. Nạn nhân cuối cùng của bức tường:  Freudenberg, Winfried, sinh ngày 29.  tháng 8 năm 1956 tại Osterwieck
Lý do chết: Bị tai nạn do rơi khí cầu vào ngày 8 tháng 3 năm 1989

Sau chuyến thăm người thân ở bên tây Đức trở về và cưới vợ sau đó, anh quyết định một mình sẽ ra khỏi DDR và tìm sang tây Đức định cư. Vì nhiều lý do đã dẫn tới Balon không điều khiển được, bay quá cao với nhiệt độ lạnh lại vào lúc nửa đêm một thời gian dài trên không trung và đã rơi xuống một khu vực ở tây Berlin cách biên giới sang DDR chỉ có 100 mét. 



Một nửa nguời đông Đức cho rằng họ bị "bắt cóc" theo tây Đức.

bởi Karel Phùng (Ghi Chú) viết vào ngày 31 tháng 12 2012 lúc 5:51
20 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, có đến quá nửa người dân tòan Đức thèm khát hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân như DDR thời trước. Gần 40% dân đông Đức mong muốn quay trở lại thời kỳ xã hội chủ nghĩa.

Gần 50% người dân đông Đức cho biết, họ đã bị bắt buộc phải theo hệ thống của tây Đức. Chỉ có 43% dân số cho rằng  không phải vậy. 39% dân đông Đức và 24% dân tây Đức cho rằng nên quay trở lại với chế độ XHCN như DDR.

Đó là kết quả của cuộc điều tra của quĩ vì tự do Friedrich-Naumann theo đảng FDP khởi xướng, nằm trong chương trình "Deutschen Monitor" cứ hai năm tiến hành một lần. Cuộc điều tra vào tháng 10 năm 2008 được tiến hành với 3000 người

Quá nửa dân số đông Đức không bằng lòng với chính quyền hiện tại.

"Tự do" là khái niệm mà đại đa số dân chúng cho rằng quan trọng, chiếm tới 71%. Giá trị của quyền tự quyết của mỗi công dân là điều quan trọng, chiếm tới 60% và giảm so với trước đây khoảng 5-8%.
Tổng thể cả nước về ổn định chính trị có tới 2/3 dân số đồng tình, riêng đông Đức có 53% cho rằng chỉ tạm ổn. Các đảng phái chính trị xa rời dân và thiếu sự tiếp cận cử tri với các đảng phái chính trị.
67% dân chúng được hỏi ở tây Đức cho rằng cho rằng hệ thống pháp luật là tốt và 51% dân đông Đức không bằng lòng. Luật quá nhiều nhưng thực sự không  có bảo vệ được an ninh cũng như hệ thống pháp luật trừng phạt quá nhẹ khiến cho tội phạm phát triển nhiều thêm.
Về bình đẳng trong xã hội thì đa số người dân đông Đức không bằng lòng, tây Đức đa số cảm thấy tốt. Điểm mà người dân chỉ trích nhiều nhất bao gồm chính sách xã hội khiến cho trở thành gánh nặng mà con cháu đời sau phải gánh chịu chiếm tới 88%, về chính sách thu thuế chiếm 85% và riêng về giáo dục có tới 69% dân chúng cảm thấy bị thiệt thòi.

Phê phán chính sách tiền lương

Kinh tế thị trường xã hội của Đức được tới 58% dân chúng được hỏi đồng tình, 59% ở tây và 50% ở đông Đức. Nhưng sự mất cân bằng trong thu nhập là điểm nóng chiếm được sự đồng tình của 83%. Khi hỏi về cân nhắc giữa cạnh tranh và an toàn trong nền kinh tế có tới 47% cho rằng phải có nền kinh tế khỏe và 25% cho cạnh tranh và 25% muốn cả hai.
Cuộc điều tra này được tiến hành trong tuần đầu tiên của khủng hoảng tài chính.


KP dịch

31 tháng 8 2010

Liên Xô bắn máy bay của Nam Triều Tiên các năm 1978, 1983

Câu chuyện về các chuyến bay của Hãng hàng không Nam Triều Tiên số hiệu 902 và 007

Vào năm 1978 và năm 1983 lần lượt hai chiếc máy bay dân dụng của Hãng hàng không Nam Triều Tiên đã bị bắn hạ bởi máy bay chiến đấu của Liên Xô vì xâm nhập trái phép không phận của Liên Xô và bất tuân lệnh phải thay đổi đường bay của chính quyền Liên Xô.

Trong sự kiện năm 1978, chỉ có 2 hành khách trong số 109 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Tuy nhiên trong sự kiện năm 1983, tất cả 269 hành khách và phi hành đoàn trên tàu đều thiệt mạng.

Hầu như trong vòng 20 - 30 năm sau các tai nạn bi kịch đối với những chiếc máy bay dân dụng của Nam Triều Tiên, đã có rất nhiều câu hỏi cốt yếu được đặt ra, nhưng những chuyên gia lão luyện nhất vẫn chưa có lời giải đáp. Có một câu hỏi được đặt ra là, nếu như các chiếc máy bay hành khách cố tình lạc đường bay vào vùng trời của Liên Xô, thì để làm gì?

Thật đáng ngạc nhiên tại sao các phi công ưu tú (đều là cựu phi công quân sự) điều khiển 2 chuyến bay đó của Hãng hàng không Nam Triều Tiên không thực hiện các đường bay chính xác và cùng một lúc, không vâng lời các lệnh thay đổi đường bay để tránh bị bắn hạ!

Cách đây không lâu, tờ “Facti” cũng đã đăng tải một tin tức, có một vụ đánh bom khủng bố trên một chiếc Boeing dân dụng 737 tại sân bay Bangkok, làm chết một hành khách và làm bị thương 7 người khác đang có mặt trên máy bay.
Máy bay đánh chặn Liên Xô
Sukhoi Su-15 "Flagon"
Trong sự kiện bi kịch vào năm 1983, một chiếc máy bay chiến đấu của Xô Viết đã ngăn chặn bằng cách phóng tên lửa không đối không vào một chiếc Boeing 747, làm 269 hành khách và phi hành đoàn bị tử nạn, thi thể của họ cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Phóng viên của “Facti” đã phỏng vấn một số nhân viên của tổ điều tra tấn thảm kịch:

Trung tướng Valeri Kaminski, Tổng Tham Mưu trưởng kiêm Chỉ huy phó Lực lượng Phòng không Ucrainia, ông cũng nguyên là Tham Mưu trưởng một Sư đoàn Phòng không trên các chiến dịch quân sự vùng Viễn Đông của Liên Xô hơn hai mươi năm trước đây:
Bất cứ ai muốn biết về lý do chiếc máy bay hành khách của Nam Triều Tiên bị bắn rơi, thì ít nhất cũng đều nhận biết được một cách tổng quát về tình hình thực tế của các lực lượng phòng Xô Viết thời bấy giờ.
Năm 1978, một chiếc Boeing 707 cũng của hãng hàng không Nam Triều Tiên, đang trên đường bay từ Paris đến Xơun qua Anchorage, chiếc máy bay này đã lạc vào không phận của Liên Xô trên bán đảo Kola.
Chiếc Boeing của Nam Triều Tiên đã bay vào các căn cứ hải quân bí mật của hạm đội Biển Bắc Liên Xô. 

Một chiếc máy bay chiến đấu SU-15 TM của Xô Viết lập tức cất cánh, để bắn chặn hai quả tên lửa không đối không vào chiếc máy bay của Nam Triều Tiên, và làm bị thương cánh trái của nó, buộc nó phải hạ cánh khẩn cấp xuống hồ Korpijärvi đang đóng băng ở thị trấn Kem tại Karelia.
Sau vụ tấn công trên không đó, có hai hành khách bị tử nạn, và làm bị thương một số người khác.

Chuyến bay 902 của Hãng hàng không Nam Triều Tiên (ngày 20 tháng 4 năm 1978)

Phác họa KAL 902 bao quanh bởi 2
máy bay chiến đấu Xô Viết Sukhoi Su-15
Vào ngày 20 tháng 4, 1978, như thường lệ, chiếc Boeing 707, mang số hiệu 902 (KAL 902, KE 902) của Hãng hàng không Nam Triều Tiên (Korea Airlines), chở theo 97 hành khách và phi hành đoàn gồm 10 người, được điều khiển bởi Kim Chang Kỳ, bắt đầu hành trình từ Pari (Pháp) đến thành phố Anchorage thuộc bang Alaska (Mỹ). Theo lịch trình, chiếc Boeing sẽ tiếp nhiên liệu trước khi bay đến ga cuối ở Xơun (Nam Triều Tiên).
Đại tướng Vladimir Dmitriev, Tư lệnh Tập đoàn quân phòng không số 10
tin rằng chuyến bay qua Karelia là một sự khiêu khích chính trị nhằm phá vỡ
cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí chiến lược giữa Mỹ và Liên Xô.
Theo chỉ huy, phi công khẳng định rằng vô tình đi lạc tuyến đường do một lỗi
điều hướng. Kim Chang Kỳ chính thức công nhận vi phạm bầu trời Liên Xô
khi thẩm vấn ở Mátxcơva, sau đó phi hành đoàn đã được phép trở về nhà.

Tuy nhiên chiếc máy bay đã bay về phía bắc qua Trạm Cảnh báo của Canada, tọa lạc ​​400 dặm cách Bắc Cực. Khi bay đến điểm cách Bắc Cực khoảng 780 km, cơ quan kiểm soát không lưu Canađa thông báo cho các phi công Nam Triều Tiên rằng họ đã chệch khỏi đường bay đã định.

Thay vì nỗ lực điều chỉnh máy bay trở lại quỹ đạo ban đầu, và vì chiếc máy bay không được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, thì tổ lái lại mắc thêm sai lầm khi xác định phương hướng đã không lưu ý vị trí của mặt trời, khiến chiếc nó gần như lệch 180 độ ra khỏi nơi mà nó cần phải tới, cứ bay về phía nam bay xa thêm vào bầu trời trên biển Bering, không hướng tới Anchorage nằm ở 149°53'W, mà theo hướng ngược lại về phía Murmansk ở 33°5'E, cứ dần xâm phạm sâu thêm vào bầu trời Liên Xô.

Sau khi xâm phạm vùng trời Liên Xô, ban đầu hệ thống radar phòng không của Liên Xô cho rằng máy bay này thuộc Không quân Hải quân Liên Xô, nhưng sau xác định chiếc máy bay là loại Boeing 747 và phái một máy bay chiến đấu Sukhoi Su-15 'Flagon' xuất phát để chặn nó lại, nó đã bị máy bay chiến đấu của Liên Xô bay theo hộ tống, nhưng tổ lái của nó đã "không hiểu tiếng Nga" nên cứ đi theo hành trình tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô, phòng không Liên Xô lại nhầm lẫn xác định nó thuộc Không lực Hoa Kỳ và ra lệnh bắn hạ, nó bị bắn vào cánh trái gần Murmansk. Hai hành khách đã thiệt mạng.

Theo lời giải thích chính thức của Nam Triều Tiên, các phi công trong tính toán điều hướng đã sai lệch là đúng sự thật. Điều này khiến chiếc máy bay phải lượn một vòng cung rất lớn xoay về bên phải, và cuối cùng khiến chiếc máy bay phải bay về phía bắc từ Vương quốc Anh hướng tới Iceland, xung quanh vùng Scandinavia và hướng tới biển Barents vào không phận của Liên Xô.
Chuyến bay KAL-902 thực sự đã lượn một vòng cung qua Iceland và bay theo hướng ngược lại. Người duy nhất nghi ngờ rằng có điều gì đó sai vào thời điểm này, là một hành khách tên Kishio Otani. Nhìn ra cửa sổ, ông rất ngạc nhiên khi mặt trời tỏa sáng Bắc Cực ở phía bên trái, nhưng không lấy làm quan trọng và lặng lẽ chìm vào giấc ngủ.
Khoảng 23h5’ ngày 20/4/1978, nó hạ cánh bằng bụng xuống mặt băng của hồ Korpijärvi nằm cách Murmansk khoảng 400km về phía nam và cách biên giới Liên Xô - Phần Lan khoảng 32km. 107 người sống sót đã được cứu bởi máy bay trực thăng của quân đội Liên Xô. Khi máy bay hạ cánh, Cơ trưởng Kim Chang Kỳ đã giải thích với hành khách rằng nguyên nhân sự cố là do la bàn trên máy bay bị hỏng và họ đã bay sai hướng trong suốt 4 tiếng đồng hồ. Cho đến thời điểm hiện nay, các báo cáo của Liên Xô và Mỹ về vụ việc này là hết sức trái chiều.
KAL 902 và vết trượt trên mặt hồ Korpijärvi. Lưu ý như sau: Cơ trưởng Kim Chang Kỳ cạnh các thiết bị hạ cánh. Tại thời điểm dừng mũi Boeing cán bờ hồ. Ảnh được chụp ngày 21 tháng tư năm 1978 bằng máy bay trực thăng quân sự.
Với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc bầu trời, hệ thống radar phòng không khu vực Murmansk của Liên Xô đã sớm phát hiện ra vị khách không mời mà đến này. Theo lệnh của cấp trên, Đại úy Alexander Bosov điều khiển chiếc máy bay chiến đấu Su-15 vút lên thực hiện nhiệm vụ, máy bay chiến đấu Su-15 đã bám sát máy bay đột nhập, được xác định là một máy bay quân sự của Mỹ, loại RC-135, một chiếc máy bay có chung kiểu cơ sở với Boeing 707, giống như nhiều máy bay khác của quân đội Mỹ.
Korean plane in Russia 8
Địa điểm hạ cánh được viếng thăm bởi các đại diện của tất cả các cơ quan an ninh Liên Xô
Theo thông tin do phía Liên Xô đưa ra sau vụ việc thì Đại úy Alexander Boskov sau khi tiếp cận kẻ đột nhập đã báo cáo về trung tâm xác định đó là một chiếc máy bay do thám điện tử RC-135. Vào thời điểm đó máy bay do thám điện tử loại RC-135 và đa số máy bay vận tải cỡ lớn của Không lực Hoa Kỳ đều được cải tiến từ Boeing 707.Bộ Chỉ huy Phòng không Murmansk sau khi nhận được báo cáo của Đại úy Alexander Boskov đã ra lệnh cho Đại úy Alexander Boskov buộc kẻ đột nhập đó phải hạ cánh xuống sân bay gần nhất. Đại úy Alexander Boskov đã liên tục phát tín hiệu yêu cầu kẻ đột nhập hạ cánh khẩn cấp đồng thời tiếp cận gần với nó và bật đèn hạ cánh để hướng dẫn.
Korean plane in Russia 4
Tên lửa phá hỏng cánh bên trái
Theo thông tin phía Mỹ công bố thì sau khi máy bay chiến đấu của Liên Xô phát hiện ra kẻ đột nhập đã không phát tín hiệu hay đèn thông báo yêu cầu hạ cánh khẩn cấp. Ngay sau đó máy bay chiến đấu của Liên Xô đã phóng tên lửa nhằm vào kẻ đột nhập.
Korean plane in Russia 5
Đầu đạn phá hủy động cơ thủy lực cánh trái

Theo báo cáo của Liên Xô, kẻ đột nhập nhiều lần bỏ qua các lệnh do máy bay đánh chặn liên tục phát đi, kể cả tín hiệu buộc hạ cánh khẩn cấp cũng không nhận được hồi âm mà kẻ đột nhập không có phản ứng gì và tiếp tục bay theo hướng bán đảo Kola. Rồi nó đột nhiên chuyển hướng bay sang phía Phần Lan. Sự việc ngay lập tức được cấp báo về Bộ chỉ huy ở Murmansk. Bộ Chỉ huy Phòng không Murmansk đã báo cáo tình hình với Trung tướng Dimitriev, Tư lệnh Tập đoàn quân phòng không số 10 và được lệnh tấn công kẻ đột nhập ngay lập tức.
Cánh trái của KAL 902 bị hư hỏng nặng do tên lửa Liên Xô đánh trúng.

Khi Đại úy Alexander Bosov nhìn thấy những ký tự chữ Hán ở đuôi của kẻ đột nhập, ông đã cố gắng thuyết phục cấp trên của mình ở dưới mặt đất chiếc máy bay không phải là một mối đe dọa quân sự. Dù vậy, Vladmir Tsarkov, chỉ huy Quân đoàn Phòng không số 21 Liên Xô, vẫn ra lệnh cho Bosov hạ chiếc máy bay. Lúc này, kẻ đột nhập đột nhiên lại ra tín hiệu xin được hạ cánh và bật đèn chuẩn bị cho việc hạ cánh, nhưng đã quá muộn. Đại úy Alexander Bosov đã nhận được lệnh bắn lần thứ hai. Chiếc Su-15 khai hỏa, hai quả tên lửa R-60 điều khiển bằng tia hồng ngoại phóng đi nhằm vào kẻ đột nhập.
Những vết thủng trên chiếc KAL 902 do mảnh tên lửa R-60 gây ra.
Theo tư liệu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thì viên phi công lái chiếc Su-15 đã nhiều lần báo cáo về trung tâm chỉ huy rằng, chiếc Boeing 707 chỉ là một máy bay dân dụng bị bay lạc hướng. Phía Mỹ đã do thám được đoạn liên lạc giữa phi công điều khiển chiếc Su-15 báo cáo về trung tâm rằng “căn cứ các biểu hiện thì đó là một chiếc máy bay dân sự Boeing 707” và đã nhiều lần đề nghị hủy bỏ lệnh tấn công. Khi nhận được mệnh lệnh từ trung tâm chỉ huy phòng không là bắn hạ “kẻ xâm phạm không phận” lần thứ hai, máy bay chiến đấu của Liên Xô đã phóng tên lửa nhằm vào kẻ đột nhập.
Korean plane in Russia 6
Vết thủng nhìn từ bên ngoài
Tên lửa thứ nhất đã bị trượt mục tiêu còn tên lửa thứ hai đã bắn trúng cánh bên trái của kẻ đột nhập khiến cánh trái bị hư hỏng nặng.
Vladimir Polehin, từng là người đứng đầu bộ phận đặc biệt của Sư đoàn Phòng
không số 5, là một trong những nhân viên đầu tiên của KGB, thực hiện các yêu
cầu tại chỗ hạ cánh máy bay Boeing. Ông đã nói chuyện bằng tiếng Nga với
phi công Nam Triều Tiên, nhờ sự giúp đỡ của một trong những hành khách
 - một sinh viên người Pháp đã từng nghiên cứu ở Liên Xô

Nhiều mảnh tên lửa đã xuyên vào thân chiếc máy bay làm áp suất không khí bên trong khoang hành khách bị thay đổi đột ngột khiến 2 hành khách bị thiệt mạng.

Đó là một thương nhân người Nam Triều Tiên và một khách du lịch người Nhật ngồi gần chỗ thủng.

Mặc dù phần đầu của cánh bên trái bị hỏng do trúng tên lửa nhưng động cơ bên trái vẫn còn.

Sau khi trúng đạn, kẻ đột nhập vẫn tiếp tục bay. Cơ trưởng Kim Chang Kỳ ra lệnh hạ độ cao khẩn cấp, từ 7.000 m xuống còn 1.500 m.

Những đám mây dày đặc đã khiến chiếc máy bay chiến đấu Liên Xô bị mất mục tiêu và nhờ vậy kẻ đột nhập an toàn.

Máy bay chiến đấu của Liên Xô mất mục tiêu đành trở về căn cứ.

Kẻ đột nhập tiếp tục bay ở tầm thấp tới bán đảo Kola (nằm giữa biên giới Nga và Na Uy), vừa bay vừa tìm nơi hạ cánh khẩn cấp.

Lúc 23:05, 40 phút sau khi tên lửa tấn công, kẻ đột nhập bị buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống mặt băng của hồ Korpijärvi gần thị trấn Kem bởi một máy bay chiến đấu Liên Xô Sukhoi SU-15TM (được điều khiển bởi Anatoly Kerefov), cách thành phố Murmansk khoảng 400 km về phía nam và cách biên giới với Phần Lan khoảng 32 km. Sau một cú trượt dài khoảng 300 m trên mặt hồ Korpijarvi, kẻ đột nhập dừng lại an toàn. 107 hành khách và phi hành đoàn người thở phào nhẹ nhõm. Lúc đó, đồng hồ chỉ 23 giờ 5 phút.
Korean plane in Russia 9
Vị trí chính xác nơi chiếc máy bay hạ cánh năm 1978
Hai tiếng sau, lực lượng quân đội Liên Xô đã có mặt tại tại hiện trường và tiến hành công tác cứu hộ. 2 hành khách thiệt mạng cùng trẻ em và những người bị thương được đưa đến một bệnh viện ở thị trấn Kem gần đó bằng trực thăng. Những hành khách khác và phi hành đoàn được bố trí nghỉ tạm trong những căn lều dã chiến rồi được đưa về một doanh trại quân đội.
Vị trí chính xác nơi chiếc máy bay hạ cánh 30 năm sau, 2008. Sử học địa phương có thể đặt một đài tưởng niệm ở đây.
Ngày 22/4/1978, tại sân bay Murmansk, phía Liên Xô đã trao trả toàn bộ 95 hành khách trên chiếc KAL 902 cho đại diện Lãnh sự quán Mỹ và hãng hàng không Pam-American tại Leningrad. Những hành khách này sau đó đã lên chiếc Boeing 727 của hãng hàng không Pam-American bay sang thủ đô Henxinhki của Phần Lan, trước khi về đến điểm cuối của cuộc hành trình là thủ đô Xơun (Nam Triều Tiên). Kém may mắn hơn, tổ lái của chiếc KAL 902 đã bị phía Liên Xô giữ lại để điều tra và trao trả sau khi giải thích về sai sót của họ đồng thời đưa ra lời xin lỗi về hành vi xâm phạm không phận Liên Xô.
Ông Vitaly Dimov, cựu chỉ huy máy bay chiến đấu Trung đoàn Không quân Vệ binh 7:
"Tất cả các hồ sơ của các cuộc nói chuyện trên sóng vô tuyến điện đã bị hủy bỏ"
Họ thừa nhận là đã nhận được tín hiệu buộc hạ cánh khẩn cấp từ máy bay chiến đấu của Liên Xô, nhưng không hiểu lí do nên không chấp hành hiệu lệnh của máy bay đánh chặn của Liên Xô. Cơ trưởng Kim Chang Kỳ cho rằng, sở dĩ chiếc KAL 902 bay chệch hướng suốt 4 tiếng là do la bàn trên máy bay bị hỏng.

Hãng thông tấn TASS của Liên Xô sau đó đã đưa tin công khai về sự kiện này. Theo TASS, phía Liên Xô đã có một cuộc điều tra kéo dài 10 ngày về việc chiếc KAL 902 xâm phạm không phận nước này. Kết quả không phát hiện trên chiếc KAL 902 có lắp đặt thiết bị trinh sát vô tuyến điện. Mátxcơva yêu cầu Xơun bồi thường 100.000 USD phí tổn chăm sóc những hành khách trên chiếc KAL 902 trong thời gian ở lại Liên Xô.

Konstantin Sorokin, Arthur BERZIN | Hình ảnh từ kho lưu trữ của các tác giả và Vladimir Dmitriev

Hành khách của chuyến bay KAL 902 có thể vẫn không thực sự biết lý do tại sao và làm thế nào, thay vì dừng ở Anchorage thì máy bay của họ lại đỗ trên băng mặt hồ trong rừng ở Karelia. Nhưng những người vẫn còn sống, nên nâng ly chúc mừng thí điểm của mình:

Chúng tôi cũng đã quyết định để kỷ niệm con số tròn của một trong những sự cố bí ẩn nhất của Chiến tranh Lạnh, và trên mặt đất. Nghiên cứu kỹ các tài liệu lưu trữ quân sự, chuẩn bị trang thiết bị, chất vào Land Rover Defender 110 - và lái xe về phía Bắc.

Đích - Hồ Korpijärvi. Từ Mátxcơva - hơn 2.000 km, và từ Karelia Louhi - rất gần.
Hồ gọi là Korpijärvi ở Karelia, và tìm thấy một người đàn ông có thể chỉ ngón tay vào một điểm cụ thể trên bản đồ chúng tôi không làm được thậm chí trong viện bảo tàng của lực lượng phòng không. Do đó chúng tôi đã đi, trên thực tế, không tìm thấy nơi nào. Cựu phi công, người "lái" trên bầu trời Karelia cùng một máy bay ở sân bay quân sự Poduzheme đã giúp.
Hai chuyến đi đến motosobake - và chúng tôi ở đây! Tọa độ của điểm mà tại đó Boeing 707 Nam Triều Tiênhạ cánh: N 66°02,893', E 033°04,321' (WGS 84)
Theo nhãn hiệu, đây là hàng ghế trên máy bay chở khách Boeing 707
Hơn 30 năm thiết bị trên máy bay chở khách Boeing 707 vẫn phục vụ dân làng Falcon (Сокол - Chim ưng), gần sân bay quân sự Poduzheme (Подужемье).

Xem bản đồ trong cửa sổ mới

Chuyến bay 007 của Hãng hàng không Nam Triều Tiên (ngày 1 tháng 9 năm 1983)

Vẫn là Hãng Hàng không Nam Triều Tiên, vẫn là chuyến bay từ điểm dừng tiếp nhiên liệu ở thành phố Anchorage (bang Alaska, Mỹ) đến ga cuối tại thủ đô Xơun (Nam Triều Tiên), vẫn là sai lầm trong việc xác định hướng bay, vẫn bị tấn công bởi một chiếc Su-15 trên bầu trời Liên Xô, nhưng KAL 007 không được may mắn như KAL 902.

Đó là câu chuyện của hơn 5 năm sau khi xảy ra sự kiện KAL 902. Chẳng ai, trong số 269 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay định mệnh ấy có cơ hội sống sót khi viên Trung tá phi công Liên Xô, G. Osipovich, người điều khiển chiếc máy bay chiến đấu Su-15 nhấn nút phóng và hai quả tên lửa đánh trúng mục tiêu.

Trở lại với sự kiện ngày 1/9/1983, những đài rađa trên bán đảo Kamchatka (Liên Xô) đang đang dõi theo chiếc máy bay do thám USAF RC-135, đột nhiên màn hình xuất hiện đốm sáng thứ 2. Ban đầu, họ cho rằng đó là một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135. Lẽ ra chiếc máy bay thứ 2 này phải tiếp cận với chiếc RC-135 để tiếp nhiên liệu, nhưng trên thực tế nó lại bay ổn định về phía bắc khu vực mà chiếc RC-135 thực hiện nhiệm vụ do thám. Cho nên, phía Liên Xô phán đoán đó có thể là một chiếc RC-135 khác, bay thám thính xem các đài rađa ven biển của Liên Xô có còn hoạt động được không sau khi bị một trận bão khủng khiếp tấn công trước đó. Đây quả là thách thức lớn mặc dù có một số sĩ quan Liên Xô nghi ngờ về khả năng đốm sáng thứ hai là một chiếc RC-135. Bởi nếu là một chiếc RC-135 thì sao nó lại cứ bay thẳng và giữ nguyên độ cao một cách “ngu dốt” đến vậy. Nhưng dầu sao vẫn phải cử máy bay tiêm kích lên thực hiện nhiệm vụ đánh chặn.

Trung tướng Valeri Kaminski, kể tiếp:
Vào mùa xuân năm 1983, chiếc hàng không mẫu hạm USS Midway của Mỹ đã tiến đến sát quần đảo Kuril, tại đây những chiếc máy bay Mỹ đã được phóng lên, và bay cắt qua biên giới để thọc sâu vào không phận của Liên Xô. Những chiếc máy bay phòng không của Liên Xô, đã không thể cất cánh đột ngột từ các sân bay của họ để ngăn chặn, do sương mù dày đặc.

Do đó, một Ủy ban Quốc gia của Nhà nước, đã hai lần từ Moskva đến tận nơi để tiến hành điều tra vụ việc. Bất chấp bên quân sự không có một sai sót nào, một số các sĩ quan cấp bậc cao thuộc các lực lượng Hải quân, và Phòng không đều bị đưa ra kỷ luật do có tình trạng trên xảy ra. Tôi cũng phải gánh chịu một sự trừng phạt, bằng cách ghi vào thẻ đảng cá nhân với một lỗi lầm là "Có những hành động không thỏa đáng về vấn đề máy bay không được cất cánh để ngăn chặn địch".

Ngày 1 tháng 9 năm 1983, một sĩ quan có trách nhiệm theo dõi các hoạt động trên không, đã báo cáo rằng, có một chiếc máy bay do thám RC-135 của Mỹ đã cắt ngang biên giới Liên Xô trên bán đảo Kamchatka, và đang bay trên bầu trời Sakhalin thuộc vùng biển Ochotsk. Tôi nghĩ, "Được rồi, mọi việc đã kết thúc. Trong đầu tôi không thể còn một cách nào khác, mà chỉ làm mọi việc bằng chính sức mạnh cuối cùng của mình". Lúc này vào khoảng hơn 4 giờ sáng. Khi tôi chuẩn bị bước lên xe, tôi nghe có ai đó gọi tên tôi. Đó là sư trưởng sư đoàn phòng không,anh ấy quyết định đi cùng với tôi.

Ngay khi chúng tôi đã lên xe, một người đàn ông cao gày trông giống như Triều Tiên xuất hiện ngay bên cửa xe. Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao anh ta lại đến đây sớm như vậy. Người đàn ông giải thích rằng, anh ta vốn là một lái xe tải, anh ta đang đưa những tân binh trên đường đi đến bãi tập luyện. Hiện giờ anh ta bị lạc đường, và đến hỏi xem chúng tôi có giúp đỡ được gì không. Sau này, khi nhớ lại sự kiện này tôi cảm thấy đây như là một điềm không lành đã bỗng nhiên xuất hiện.

Viên sĩ quan chịu trách nhiệm các hoạt động trên không của sư đoàn chúng tôi, lại báo cáo tình hình, vậy là chúng tôi tăng tốc độ và khi đến vị trí thì không ít hơn một giờ đồng hồ. Vào tại thời điểm này, chiếc máy bay do thám RC-135 của Mỹ đã bị phát hiện từ khoảng cách 450Km. Hai chiếc máy bay chiến đấu SU-15 TM và MIG-23 lập tức cất cánh để ngăn chặn. Họ đã được dẫn đường đến mục tiếu chiếc máy bay Mỹ. Chỉ huy đội bay là chiếc Su-15. Mọi người có mặt dưới mặt đất, tất cả đều chắc chắn đó là một chiếc máy bay do thám của Mỹ. Trên thực tế, chiếc máy bay do thám RC-135 và chiếc Boeing 747 hoàn toàn giống nhau như đúc. Chỉ khác là chiếc 747 có cái "bướu" ở trên thân. Sự khác biệt này không thể quan sát được trên màn hình Rada, và cũng rất khó nhận biết bằng mắt thường. Là một người đã tham gia trong sự kiện đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng, các sĩ quan chỉ huy của các đơn vị phòng không địa phương, họ đã tập trụng mọi nỗ lực để làm sáng tỏ tình hình.

Phi công của chiếc Su-15, thiếu tá Osipovitch đã báo cáo về đài kiểm soát mặt đất, "Tôi đã nhìn thấy bóng dáng của một chiếc máy bay lớn, có hàng đèn tín hiệu ở ống xả từ động cơ của nó". Đài kiểm soát mặt đất hỏi lại, "Anh có nhìn thấy cửa sổ cabin hành khách không?". Anh ấy trả lời, "Không". Lúc này là thời gian vẫn còn qua sớm, hành khách nhất định phải đi ngủ, do vậy các cánh che cửa sổ đã bị đóng xuống. Sau đó, báo cáo từ đội bay thông báo về là, chiếc Boeing không bật tín hiệu hàng không. Một tiêu đề của một bài báo đã viết là "Chiếc Boeing Không có Đèn tín hiệu Hàng không".

Đó không phải là sự thật. Chiếc Boeing có bật đèn tín hiệu, nhưng ở đây có một sự khác biệt nhỏ. Một chiếc máy bay do thám RC-135 cũng có thể có đèn tín y hệt để cải trang thành một chiếc máy bay dân dụng. Sĩ quan phi công Osipovich trên chiếc máy bay đánh chặn, đã quyết định bắn cảnh cáo bắng súng máy gắn trên máy bay. "Mục tiêu cố tình lẩn tránh" – Sĩ quan phi công của chiếc máy bay đánh chặn báo cáo về. Tại đúng thời điểm đó, phi cơ của anh ấy đang bay với tốc độ cao và đã bay qua chiếc máy may xâm phạm. Ngay vào thời khắc này, đài kiểm soát mặt đất đã ra lệnh phá hủy mục tiêu. Osipovich vốn không phải là một phi công điêu luyện, nên chiếc RC-135 có thể chạy thoát. Nhưng anh ấy vẫn có thể điều khiển được máy bay của mình và cũng có thể phóng được tên lửa. Một trong những quả tên lửa đã bắn trúng động cơ trái của chiếc máy bay xâm phạm, và đập vỡ phần cánh, trong đó có một tiếng nổ khác đánh trúng phần đuôi của nó. Vào lúc 6 giờ 47 phút chiếc Boeing rơi xuống theo hình xuắn ốc, chiếc máy bay to lớn rơi từ độ cao 11.000 mét chỉ trong vòng 14 phút. Một tiếng nổ lạnh lùng nữa phát ra, khi chiếc máy bay rơi xuống mặt nước, và chiếc máy bay tung ra từng mảnh.

Đó là một chiếc máy bay hành khách đã bị rơi tại Sakhalin, mà quân đội Xô Viết mới được biết từ đài truyền hình Nhật Bản đưa tin. Chương trình truyền hình đưa tin rằng, một chiếc Boeing dân dụng đang trên đường bay từ New York đến Seoul qua Anchorage, chiếc máy bay này chuyên chở 269 hành khách và phi hành đoàn đã bị mất tích vào thời gian nó phải hạ cánh, trên máy bay này còn có rất nhiều du khách Nhật Bản. Chương trình này còn đưa tin rằng, chiếc máy bay đã hạ cánh khẩn cấp xuống một trong những sân bay quân sự của Liên Xô.

Khi đó tôi đã nghe được mọi tin tức đó, tôi lại nhớ đến cuộc gặp gỡ với người lái xe, trông giống như người Triều Tiên vào buổi sáng hôm tại nạn, đó thực sự là một điềm gở. Vào thời gian này, ngoại trưởng Mỹ George Schultz đã phát biểu có hàm ý, cục tình báo Mỹ đã phát hiện ra chiếc Boeing đã bị phòng không Liên Xô bắn hạ. Sau đó, Tổng thống Mỹ Ronald Regan cũng tuyên bố rằng, mọi người trên toàn thế giới đã bị choáng váng trược sự kiện này. Những người phản đối đã đem đốt những lá cờ đỏ trên khắp các đường phố ở Nhật Bản.

Tờ Pravda của Liên Xô chính thức đưa tin về tai nạn với hàm ý, máy bay chiến đấu của phòng không Liên Xô, một vài lần đã đánh chặn một chiếc máy bay lạ. Theo như TASS ( hãng thông tấn chính thức của Liên Xô) đã tuyên bố những chiếc máy bay đánh chặn chỉ bắn một vài phát Canon cảnh cáo. Một cuốn băng ghi âm về những báo cáo của các phi công máy bay chiến đấu Liên Xô truyền về đài kiểm mặt đất, mà cục phòng vệ Nhật Bản thu được, đã được đem ra phát lại tại kỳ họp của Liên hiệp Quốc.


Trong cuốn băng nêu ra, chiếc máy bay bay cùa Nam Triều Tiên đã bị bắn rơi. Moskva xác nhận, thực sự chiếc máy bay đã bị bắn hạ muộn nhất là vào ngày 6 tháng 9, khi đó chiếc máy bay xâm phạm đã "Cố tình khiêu khích" nhằm mục đích "chạy đua vũ trang chưa từng thấy". Moskva cáo buộc Mỹ và Nam Triều Tiên đã sử dụng máy bay dân sự và mục đích tình báo.

Tại thời điểm này, đơn giản là những phán quyết cuối cùng chỉ có thể đưa ra sau khi "Hộp đen" của chiếc máy được tìm thấy. Những chiến hạm của Liên Xô, Mỹ và Nhật Bản bắt đầu tập trung tìm kiếm tại vị trí máy bay rơi.

Tại vùng lân cận của sân bay quân sự Sokol, nơi mà chiếc chiến đấu cơ Su-15 cất cánh vào đêm xảy tai nạn, có một số người trông như người Triều Tiên đã đến tìm để thẩm vấn phi công Osipovich. Nhưng anh ấy vội vàng chuyển đi. Để chuyển anh ấy vào đất liền, người ta đã phải dùng đến một chiếc máy bay Ilyshin Il-76. Người phi công yểm trở của Osipovich trên chiếc MiG-23 vào đêm xảy ra tai nạn, cũng được đi ngay sau đó.

Một vài cuốn hộ chiếu được cột lại với nhau, và một cánh tay phụ nữ đã tìm thấy tại nơi máy bay rơi ngay sau đó. Sau nó được xác nhận, đó là một nữ chiêu đãi viên trên chiếc máy bay của Nam Triều Tiên. Không một thi thể nào được tìm thấy. Khoảng 30 mảnh của phụ nữ và đàn ông cùng với một chiếc giày trẻ em được tìm thấy.
Căn cứ không quân Dolinsk-Sokol nằm trên địa bàn khu vực Sakhalin của Nga. Đây là một căn cứ quân sự nổi tiếng đặc biệt sau sự kiện một chiếc Su-15 của Không quân Liên Xô xuất phát từ Sakhalin Dolinsk-Sokol đã bắn hạ một chiếc máy bay chở khách Boeing 747 mang số hiệu 007 giết chết 246 hành khách và 23 thành viên phi hành đoàn.

Chiếc máy bay này đã vi phạm không phận của Liên Xô và Liên Xô cho rằng không tin chiếc máy bay này là dân sự, và cũng cho rằng việc chiếc máy bay này vi phạm không phận Liên Xô là một hành động cố ý khiêu khích của Hoa Kỳ với mục đích thử khả năng đáp trả quân sự của Liên Xô. Liên Xô cũng nhắc lại vụ chuyến bay số 902 của Korean Air, khiêu khích và cũng bị Liên Xô bắn trên bầu trời bán đảo Kola năm 1978.

Căn cứ Dolinsk-Sokol nằm cách phía nam khu vực Dolinsk khoảng 8 km về phía Nam. Đây là địa bàn, doanh trại hoạt động chính của Trung đoàn không quân đánh chặn số 365 của quân đội Nga nơi được biên chế các máy bay Su-15, MiG-23, và Su-27 trong hơn 40 năm kể từ khi được thành lập.

Hiện nay, đây là nhà của các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31, trực thăng vũ trang Mi-24, Mi-8 và nhiều loại máy bay khác.

Ông Gennadi Klimov giám đốc GNPP ‘Morskie Technologii” nhớ lại:

Tháng 9 năm 1983, chiếc tàu tìm luồng cá “Gidronavt” của Xô Viết, được trang bị tàu lặn TINRO-2 đang đợi ở cảng Vladivostok để tiếp nhiên liệu. Vào ngày 8 tháng 9, có một vài chiếc Volga màu đen đỗ lại bên canh chiếc tàu đang neo đậu. Những người từ trong những chiếc Volga đều mặc quân phục, họ đến nói chuyện với thuyền trưởng, rồi đến ngày hôm sau chiếc tàu rời khỏi cảng và chạy đến eo biển Tatar. Chúng tôi biết ngay là mình đang có niệm vụ đi tìm những mảnh vụn của chiếc Boeing,

Ông Vladimir Bondarev, nhà nghiên cứu Aquanaut nhớ lại:

Họ nói với chúng tôi rằng, chiếc hộp đen thực tế được sơn màu da cam. Chúng tôi được thông báo qua sóng vô tuyến rằng, vần quan tâm đến mọi thứ ở dưới mặt nước. Công việc được chúng tôi thực hiện ở dưới độ sâu từ 150 đến 400 mét. Để đánh lạc hướng các phương tiện theo dõi của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực, các chuyên viên quân sự Xô Viết đã lập ra một mật mã vô tuyến đặc biệt. Tất cả các bộ phận, và mọi vật thể có liên quan khác của chiếc máy bay, đều được mang mật hiệu của các loài cá… Mật hiệu "Cá bống biển" được dùng cho "hài cốt của người".

Trên thực tế, nhiều tình thế ngớ ngẩn lại xuất phát ra nhiều hơn so với dùng một loại mật hiệu. Tại mội vị trí, tôi nhìn thấy một cánh tay của người nào đó nằm dưới đáy nước. Tôi liền thông báo "Tôi nhìn thấy một con Cá Bống Biển", bộ phận kiểm soát phía trên liền hỏi: "Đó là một con", tội liền trả lời: "không chỉ một phần thôi". Chúng tôi tìm được nhiều mảnh vỡ không lớn lắm của chiếc máy bay. Tại một điểm khác, chúng tôi nhìn thấy nhiều tờ giấy bạc một trăm Đôla nằm rải rác dưới đáy. Chúng tôi còn nhìn thấy cả những mảnh hành lý, đồ chơi và một vài chiếc áo lót. Ở dưới đáy còn có rất nhiều những bộ da lông thú. Chúng tôi thực hiện 17 đợt lặn, nhưng không thể tìm thấy chiếc hộp đen. Sau đó họ lại thực hhiện các đợt lặn tìm kiếm ở Murmansk.

Ông Valeri Kaminski nhớ lại:

Vào năm 1992, khi tổng thống Boris Yeltsin chuẩn bị có chuyến thăm đến Nam Triều Tiên. Một ủy ban đặc biệt được thành lập, theo sự chỉ đạo của tổng thống, để timg hiểu lại tai nạn đối với chiếc Boeing 747 của Nam Triều Tiên. Tôi cũng là một thành viên của nhóm điều tra. Sau khi điều tra kỹ lưỡng toàn bộ những bằng chững có sẵn, bao gồm cả dữ liệu của chiếc hộp đen trên máy bay đã ghi lại. Tôi đi đến một kết luận rằng, chiếc máy bay vận tải hành khách của Nam Triều Tiên không thể có một cơ hội nào. Hàng loạt những sự kiện bị kịch được bắt đầu bằng việc, một chiếc máy bay do thám RC-135 của Mỹ đã hoạt động quanh bán đảo Kamchatka vào đúng ngày tai nạn. Nó đã bị theo dõi, và sau đó biến mất khỏi một trạm rada của Xô Viết. Sự thực là, chiếc máy bay này đang làm nhiệm vụ do thám, và được xác nhận chính thức bởi nó đã thông tin truyền qua sóng vô tuyến với đài kiểm soát mặt đất. Chiếc RC-135 đã từng bị biến mất khỏi màn hình rada, rồi lại xuất hiện dấu hiệu của chiếc vận tải Nam Triều Tiên. Đây là một sô mệnh trùng hợp hay là mục đích của một người nào đó thì chưa biết được.

Bên cạnh đó, nó còn bộc lộ một điều rằng, ngay sau khi chiếc máy bay của Nam Triều Tiên cất cánh khỏi sân bay, nó đã bị mất liên lạc với các trạm kiểm soát mặt đất. Hơn nữa, những thông báo về vị trí bay của nó trong hành trình bay, đều phải truyền qua một phi hành đoàn của một chiếc máy bay khác của hãng. Chỉ vài giây trước khi Osipovich nhấn nút tên lửa, phi hành đoàn của Nam Triều Tiên đã liên lạc vô tuyến với trạm kiểm soát mặt đất ở Nhật Bản, để xin phép được thay đổi cấp độ bay của nó. Khi đã nhận được phép, chiếc máy bay hành khách ngay lập tức chuyển hướng, làm cho phi công của máy bay đánh chặn Xô Viết nghĩ rằng nó đang tiến hành lẩn tránh. Một thông báo thời gian hạ cánh ở Seoul, được nghe thấy trong hộp đen vài giây trước khi bị tên lửa bắn, tteo sau là một tiếng la lớn "Lực nén", sự việc này có liên quan đến việc mất áp suất trong Cabin do phi công thông báo sau khi tên lửa bắn trúng vào chiếc máy bay. Những tiếng ồn ào cũng được ghi lại trong gây lát trước khi chấm hết.

Bản đồ của CIA cho thấy sự phân kỳ
giữa đường bay dự kiến (đường chấm) và đường bay thực tế
Trong hộp đen cũng ghi lại chiếc Boeing bị lạc đường bay, do hệ thống tự động lái của nó được kết nối với một la bàn. Một chuyến bay thử nghiệm của chiếc Il-76 đã được thực hiện, nó bay dọc theo hành trình của chiếc vận tải Nam Triều Tiên. Chuyến bay thực nghiêm này đã bộc lộ ra rằng, phi công Nam Triều Tiên sẽ bị che mờ, và không quan sát được máy bay của anh ta đã bay vào lạc vào đất liền, thay vì phải bay trên vùng biển, do đó các hệ thống rada rất dễ phát hiện ra.

Một vài lời cần phải nói thêm rằng, trong cuộc điều tra tai nạn của ICAO với sự tham gia của các chuyên gia Nga, Mỹ, Nam Triều Tiên và Pháp năm 1993. ICAO đã kết luận rằng, "phi hành đoàn của máy bay dân dụng Nam Triều Tiên, đã không thực hiện theo đúng các điều lệ hàng không" (sic) và không nhận biết được "sự lệch hướng của máy bay trong hành trình bay" (sic) điều đó chứng tỏ rằng "các sự phối hợp và nhận thức ở mức độ thấp đối các hoạt động trên máy bay"(sic).
Phục dựng hình ảnh KAL 007 trước khi bị bắn hạ.
Năm 1983, Mỹ liên tục có các hoạt động do thám Liên xô.

Hàng ngàn quả khinh khí cầu được thả bay qua lãnh thổ Liên Xô, những chuyến bay “nhầm đường” của máy bay dân dụng một số nước thân Mỹ trên không phận bán đảo Kamchatka, Turin, nơi có căn cứ tầu ngầm chiến lược Balaklava... lớn nhất thế giới., rồi máy siêu cao U2 ngang nhiên chụp ảnh không phận Liên xô cùng với các động thái bao vây tập trận của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ... khiến cho quân đội Xô viết phải có phương án cảnh giác cao độ bảo vệ lãnh thổ.

Vào đêm 31/8/1983, một máy bay Boeing-747 mang số hiệu KAL-007 của Nam Triều Tiên từ Mỹ đã bay vào vùng trời Liên xô trên vùng bán đảo Kamchtaka, bay qua không phận đảo Sakhalin. Thông thường, trên không phận Liên Xô vẫn hay xuất hiện việc máy bay lạ bay qua và từ những chiếc máy bay này phía quân đội Liên Xô thường nhận được thông báo là “bay nhầm đường”.


Nhưng lần này, chiếc Boeing-747 của Nam Triều Tiên đã xem thường những lời cảnh báo của hệ thống phòng không quân đội Liên Xô, sau khi bay qua hệ thống phòng không của Liên Xô, nó đã bay sát trên không phận căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất GTS 825 của Liên Xô ở Balaklava, đây là căn cứ tàu ngầm lớn nhất hành tinh và là căn cứ rất bí mật của Liên Xô dùng để đối phó với Mỹ khi chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Một máy bay tiêm kích Mig-23 và 3 chiếc Su-15 của quân đội Liên Xô đã cất cánh theo bám, phát tín hiệu thông tin quốc tế và bắn cả pháo hiệu cảnh báo, nhưng chiếc máy bay này vẫn không hề để ý, phớt lờ mọi lời cảnh báo và giữ nguyên hành trình bay qua căn cứ tầu ngầm Balaklava rồi giảm tốc độ, nâng độ cao lên 35.000 feets.

Khi chiếc Boeing ngang nhiên bay qua gần hết phần lãnh thổ Liên xô, nó đột nhiên tăng tốc hòng trốn thoát, trong hoàn cảnh đó, sau khi nhận được mệnh lệnh của cấp trên, chiếc Su-15 của Liên Xô đã bắn hai quả tên lửa về phía máy bay và làm nó bị thương, khi đó không quân Liên Xô không bắn hạ ngay chiếc máy bay này hoặc buộc nó phải hạ cánh gấp xuống một sân bay gần đó vì nếu cho nó nổ ngay trên không phận bán đảo Balaklava, có thể sẽ làm nổ tàu ngầm hạt nhân hoặc vũ khí hạt nhân ở các cơ sở quân sự khác gần đó, như vậy sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho phía Liên Xô.

Ngay lập tức Liên xô đã cho thợ lặn tìm vớt các mảnh xác máy bay cùng thi thể những người trên chiếc máy bay xấu số đó, một cuộc điều tra phân tích từ nhiều nước về hành trình của chiếc KAL-007, thân phận thật của nó cũng như danh sách những người tử nạn... một sự thật kinh hoàng khác dần được hé lộ về chuyến bay xâm phạm vùng trời Liên xô của chiếc máy bay Boeing 747 mang tên hãng hàng không Nam Triều Tiên.

Sau này, một uỷ ban quốc tế do nhiều nước tham gia tiến hành điều tra vụ việc này cũng đã cho rằng, cách làm của Liên Xô là phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, sau này cũng không có bất cứ tổ chức nào có sự chỉ trích chính thức đối với Liên Xô và Liên Xô cũng không có bất cứ hành động gì bồi thường cho các nạn nhân là gián điệp nói trên.
Sáng ngày mùng 1 tháng 9 chuyến bay KAL-007 phải đến Soul lúc 6 giờ 05 sáng, rất đông người đã tụ tập chờ đón ở sân bay, nhưng 6 giờ 5 phút, 7 giờ, rồi 9 giờ vẫn không có tin gì về chiếc Boing, cuối cùng 10 giờ sáng Bộ trưởng ngoại giao Nam Triều Tiên dựa vào nguồn tin của CIA thông báo: “Máy bay đã hạ cánh ở Sakhalin, đội bay và hành khách an toàn”.

Đám đông yên tâm tản ra chờ đợi người thân và phó chủ tịch hãng hàng không Nam Triều Tiên vội vã bay đi Nhật Bản để tổ chức đưa đội bay và hành khách trở về, khi ông ta bay đến Tokyo, Bộ ngoại giao Liên Xô chính thức tuyên bố chuyến bay KAL-007 không hề hạ cánh ở Sakhalin và hoàn toàn không biết gì về vị trí của nó hiện nay.

Phản ứng chính thức đối với vụ việc là thế này: ngày 3 tháng 9 hãng tin TASS tuyên bố có vi phạm không phận và sau đó máy bay biến mất khỏi màn hình ra đa.

Ngày 9 tháng 9 Liên Xô thừa nhận là máy bay chở khách của Nam Triều Tiên bị bắn sau khi cố tình vi phạm không phận để nghiên cứu hệ thống phòng không của Liên Xô ở vùng này, chiếc máy bay này đã được cảnh báo nhiều lần về hành động vi phạm nhưng nó đã phớt lờ trước khi bị bắn hạ.

Người Mỹ ngay lập tức bày tỏ quan điểm của họ như sau: phi công của chiếc Boing vô tình đi chệch đường bay và bọn Xô Viết khát máu đã giết họ, đồng loạt trên các phương tiện thông tin của Mỹ, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và nhiều nước phương Tây rộ lên chiến dịch lên án Liên xô vừa bắn rơi một chiếc máy bay dân dụng của hãng hàng không Nam Triều Tiên, làm 269 hành khách, trong đó có 69 người Mỹ tử nạn, những cuộc tuần hành lớn ở thủ đô Washington và Sơun đòi thế giới phải có hành động cương quyết với Liên Xô.

Một thông tin làm sửng sốt dư luận thế giới, những chi tiết chính xác và nhanh chóng đến khó ngờ đã vẩn đục bầu không khí những ngày tháng căng thẳng đó và đã đặt Liên xô vào những khó khăn nhất định trong lúc cuộc chiến tranh lạnh đang ở thời kỳ đỉnh điểm rất dễ dẫn đến xung đột vũ trang hạt nhân và Mỹ mau mắn buộc tội Liên Xô đã lạnh lùng giết hại người vô tội, thế giới đã đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân Xô - Mỹ, Liên Xô mãi mãi trở thành “đế chế độc ác” đối với thế giới phương Tây.

Báo chí Xô Viết phủ nhận việc máy bay bị bắn hạ nhưng nhầm lẫn rất nhiều, tai nạn này đã trở thành chủ đề đàm luận trong các gia đình Liên Xô trong một thời gian dài, người ta giận dữ tranh cãi – cái gì quan trọng hơn, bảo vệ lãnh thổ hay sinh mạng con người …

Nhưng không phải ai cũng tin vào tuyên bố của người Mỹ, chuyên gia hàng không người Pháp Michael Brun chú ý đến những thông tin trái ngược về thảm họa và đã tiến hành cuộc điều tra cá nhân trong suốt hơn mười năm thu thập và phân tích rất nhiều chứng cứ phủ nhận giả thuyết đã được nhiều người chấp nhận rồi viết thành cuốn sách “Vụ tai nạn Sakhalin”.

Theo ông, vào đêm hôm đó đã có một cuộc xâm nhập khiêu khích vào lãnh thổ Liên Xô và kết thúc bằng một trận không chiến thực sự làm ít nhất 9 máy bay bị bắn rơi, Brun công bố giả thuyết của mình đã vài năm trước đây nhưng gần đây cuốn sách của ông mới được xuất bản bằng tiếng Nga (nhà xuất bản Algorit) với tên gọi “Chiến tranh thế giới thứ ba ở Sakhalin hay là Ai đã bắn hạ máy bay Nam Triều Tiên”.

Và bắt đầu một chiến dịch tìm kiếm cứu nạn rất giống với hoạt động quân sự, hàng loạt hạm đội của Nhật, Mỹ và Liên Xô có không quân hỗ trợ đồng thời cùng tìm kiếm chiếc máy bay:
Một lực lượng đông đảo được huy động thừa sức cho một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ, tất cả chỉ để thực hiện một hành động nhân đạo là tìm kiếm cứu giúp các nạn nhân của chiếc máy bay chở khách gặp nạn.
Cuộc tìm kiếm rộng lớn nhất được tiến hành từ lúc nào đó có sử dụng những phương pháp hiện đại nhất kéo dài suốt hai tháng.

Ngày 10 tháng 11 năm 1983 các bên thống nhất chấm dứt công cuộc tìm kiếm. Họ không tìm thấy một mảnh vỡ nào của chiếc máy bay chuyến KAL-007. Độ sâu trung bình của vùng biển này chưa tới 160 mét và đáy biển hầu như bằng phẳng.

Sao họ lại không thể thấy chiếc máy bay nhỉ? Chiếc Boing 747 dường như đã bốc hơi.
Nhưng thế giới đã chia thành hai phe hoàn toàn quên mất phía thứ ba – Nhật Bản. Thế nhưng chính đất nước mặt trời mọc đang chăm chú dõi theo sự kiện, và giả thuyết của Nhật Bản ngay từ đầu đã khác với Mỹ.

Sau khi nghiên cứu kỹ tin tức ngay những giờ đầu và vài ngày sau tai nạn, Brun kết luận: khi bình luận về vụ việc, chính giới Nhật và Mỹ nói về … hai chiếc máy bay khác nhau, ông người Pháp tò mò này dẫn ra rất nhiều chi tiết, nhưng chủ yếu là trái ngược về thời gian chiếc Boeing bị bắn:
Theo giả thuyết của Mỹ thì chiếc máy bay bị bắn lúc 3:38 nhưng theo Nhật Bản thì lại sớm hơn 9 phút – lúc 3:29, hơn nữa, bên nào cũng có số liệu ra đa của mình làm bằng chứng.
Brun viết:
Mùa xuân và mùa hè năm 1985 khi đọc các tập báo trong thư viện quốc gia Nhật Bản, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là sự khác nhau giữa hai giả thuyết này nói lên một điều: không phải chỉ một vụ đánh chặn mà vài vụ, trên bầu trời Sakhalin không phải chỉ có một mà là vài chiếc máy bay bị bắn. Điều này làm thay đổi hoàn toàn bức tranh sự kiện.
Sau đó …
Sau khi xem xét tư liệu của báo chí Nhật Bản, chúng tôi tìm thấy ba thời điểm khác khác nhau khi nói về chiếc máy bay Nam Triều Tiên được coi là bị khống chế, bốn thời điểm tên lửa phóng trúng mục tiêu, bốn thời điểm chiếc máy bay chở khách được cho là biến mất khỏi màn hình ra đa và bốn quãng thời gian rơi khác nhau. Điều đó cho thấy có bốn vụ đánh chặn và có ít nhất bốn hay năm chiếc máy bay bị bắn rơi.

Chính những mảnh vỡ được tìm được ở nhiều nơi trong những tuần đầu cứu hộ khẳng định giả thiết này, vấn đề là ở chỗ có rất nhiều mảnh vỡ nhưng không có mảnh nào của chiếc Boing!

Mảnh vỡ số 31 là mẩu cánh tà của chiếc máy bay cỡ nhỏ hay cỡ trung bình, mép trước của nó vuông góc, loại máy bay duy nhất có mép cánh tà vuông góc là máy bay tiêm kích hai chỗ ngồi F-111 hay anh em sinh đôi của nó có trang bị vũ khí vô tuyến điện tử EF – 111.

Một mảnh vỡ khác chỉ có thể là của máy bay quân sự do Mỹ sản xuất, đó là ghế nhảy dù của phi công loại “Mc Donnal Douglas” có dấu vết thuốc nổ, vị chuyên gia của Lầu năm góc khi xem tấm ảnh đã nhận ra chiếc ghế ngay lập tức, thậm chí trước khi tôi kịp nói cho biết là nó được lấy ở đâu ra.

Vậy đây là vụ tai nạn máy bay quân sự Mỹ, phi công đã kịp nhảy dù. về sau, ngay từ đầu những năm 1990 các vận động viên bơi lặn xô viết còn đưa ra những chứng cớ không kém lạ lùng là những mảnh vỡ vớt được ở một nơi khác.
Brun kể tiếp:
Suốt hai ngày chúng tôi không thấy một thi thể người nào. Máy bay chất đầy máy móc nhưng tuyệt đối không hề có dấu vết của con người. Không hề có hành lý, thậm chí ngay cả đồ trang sức đeo tay . Thế nhưng lại có rất nhiều thứ mà chúng tôi không ngờ là lại bắt gặp trên một máy bay chở khách… Chúng tôi đã vớt được những cuộn băng dùng cho máy tính và máy ghi.
Brun cho biết:
Từ bộ khung này thợ lặn vớt được hai trăm sọt to chừng mét rưỡi đến hai mét đựng đầy tài liệu và thiết bị điện tử. – Brun kể tiếp – Việc tìm thấy nhiều tài liệu và thiết bị điện tử chứng tỏ đó là máy bay do thám loại giống như RC-135 chất đầy tài liệu mật”, họ tìm thấy tất thảy 9 bộ khung máy bay ở nhiều nơi khác nhau, tất cả đều là máy bay quân sự.
Thế là người Pháp này đi đến Nhật Bản để tìm mảnh vỡ của chiếc máy bay Nam Triều Tiên xấu số kia, nó phải ở đâu đó chứ?

Và ông đã tìm thấy, hàng chục mảnh vỡ lớn nhỏ khác nhau có cùng một loại vật liệu xốp dùng làm thân máy bay Boing được Brun tìm thấy ở miền duyên hải Nhật Bản gần thành phố Nigata, cách nơi mà trước đây người ta đã tìm kiếm chiếc máy bay chở khách về phía nam khá xa, gần 600 km.

Sau khi biết rằng ở đây suốt nhiều năm không có vụ tai nạn nào và sau khi nghiên cứu kỹ dòng hải lưu có thể đưa những mảnh vỡ vào gần bờ, ông kết luận: "chuyến bay KAL-007 không phải bị nổ ở Sakhalin mà ở ngay bờ biển Nhật Bản". Nhưng khi ấy đã xảy ra chuyện gì ở Sakhalin? Tên lửa đã phóng vào ai và ra đa Nhật Mỹ đã ghi được dấu vết của ai? Theo giả thuyết của Brun, đêm hôm đó quân đội Liên Xô đã phải chiến đấu thực sự:
Cội nguồn của kết luận này là những tài liệu được Nga chuyển cho Hiệp hội hàng không dân dụng quốc tế năm 1993.Phần lớn tài liệu của Nga là đoạn giải mã các cuộc trao đổi giữa các cấp chỉ huy mặt đất ở Sakhalin từ Tư lệnh không quân quân khu Viễn Đông đến những sỹ quan cấp thấp hơn… Tôi muốn tổng hợp các quan sát lại để độc giả có thể hình dung được bức tranh mở ra trước mắt các chỉ huy Liên Xô ở Sakhalin.

Họ phát hiện sáu chiếc máy bay vi phạm cùng đồng thời tiến vào đồng thời. Lúc 5.05 là chiếc thứ nhất, 5.07 là chiếc thứ hai. Bốn phút sau, lúc 5.11 phát hiện chiếc thứ ba, cũng ngay lúc đó kẻ xâm phạm thứ tư bị ra đa phát hiện - chiếc thứ tư. Cùng lúc đó phát hiện kẻ xâm phạm thứ năm đang cắt qua quần đảo Kuril. Và lúc 5.12 ra đa Nhật Bản bắt được kẻ xâm phạm thứ sáu.

Trong hoàn cảnh đó dễ dàng hiểu được tại sao các chỉ huy Xô Viết quyết định bắn ngay kẻ xâm phạm mà không cảnh cáo dài dòng. Có lẽ họ chỉ đơn giản là thực hiện mệnh lệnh.
Như vậy, Brun đã có kết luận gây chấn động: "trong số máy bay bị Liên Xô bắn hạ ở Sakhalin không có chiếc Boing tiếng tăm kia! Chuyến bay 007 đã kết thúc khá xa nơi được làm rùm beng". Hơn nữa, phiên liên lạc cuối cùng giữa chỉ huy chiếc Boing và điều độ viên không lưu Nhật Bản diễn ra sau khi chiếc Boing đã “chết” 50 phút. Nhưng ai đã bắn nó? Ai vậy?
Chiếc Boing đã ở ngoài tầm của máy bay đánh chặn Liên Xô, vậy nên khả năng Liên Xô tấn công là rất ít. Tai nạn do bị máy bay tiêm kích Liên Xô gây ra hư hỏng khi đánh chặn ở Sakhalin cũng rất thấp. Chiếc KAL-007 vẫn trao đổi thông báo thông thường, dẫu có hơi lạ lùng với các máy bay khác của Hàng không Nam Triều Tiên sau khi nó đã bay qua Sakhalin. Nó không hề phát đi tín hiệu gặp nạn, không một lần thông báo có trục trặc. Chiếc máy bay đột ngột biến mất, chỉ vài phút trước khi bay qua Nigata, không có nguyên nhân nào rõ ràng.

Hoặc là nó bị người Mỹ bắn rơi …

Hoặc là chính người Nhật bắn rơi nó khi họ cho rằng đây là máy bay Liên Xô đang đe dọa lôi kéo Nhật Bản vào cuộc xung đột quân sự sâu sắc giữa Nga và Mỹ.
Có thể chuyến bay KAL-007 là nạn nhân của một hành động khiêu khích? Brun tin chắc là không phải. Chắc là chỉ huy chuyến bay (trước đó là phi công quân sự Nam Triều Tiên) cố tình đi chệch đường bay và đã biết hành động đã được người Mỹ chuẩn bị. Anh ta làm thế để nhằm mục đích gì, Brun không biết. Nhưng ông tin chắc một điều: anh ta làm thế thật phí công:
Nếu như chiếc KAL-007 không chệch khỏi đường bay đã định cho nó … thì những nạn nhân đêm hôm đó rất có thể đã được sống.
Bao nhiêu người trên chuyến bay KAL-007 và trên những chiếc máy bay mà tôi nhắc kể đến và những người có thể đã bay hôm đó, có một điều rõ ràng: họ đã chết vì một hoạt động do thám được lên kế hoạch và tổ chức thực hiện tồi, một việc nói chung không nên làm.
Hoạt động này đã cướp đi người thân của rất nhiều người.
Và bởi vì tất cả họ đã chết, hành động che giấu sự thật đã làm cho người thân của họ không tìm được thi thẻ và không biết sự thật họ đã chết ra sao.
Cho dù họ là ai và họ đã chết như thế nào, bất kỳ cái chết vô ích nào cũng làm chúng ta đau lòng …
Các nhà khoa học hàng không Anh quốc, các chuyên gia của hàng không quốc tế ICAO.. .sau tai nạn đều đi đến kết luận việc chiếc Boeing 747 bay vào lãnh thổ Liên xô không phải sai sót của bộ phận quy nạp dữ liệu tọa độ mà là một hành động cố ý, bởi không có lý nào cả 7 điểm kiểm soát không lưu lại sai sót kéo dài tới hai tiếng rưỡi đồng hồ.

Còn các nhà nghiên cứu quân sự Liên xô thì sau nhiều năm đã công bố một tài liệu điều tra gây sốc, Giáo sư Alechxande Kolesnicov, nhà lịch sử quân sự, đã cho đăng trên tờ Sự thật thanh niên Moskova rằng chiếc máy bay Boeing 747 mang danh của hãng hàng không Nam Triều Tiên bị Liên xô bắn hạ thực chất là một chuyến bay gián điệp.

Theo kết quả điều tra của Kolesnicov thì thực tế trên chiếc máy bay Boeing-747 chỉ có 29 người, chứ không phải 269 người như phía Mỹ từng tuyên bố, 269 túi hành lý trên máy bay đều được buộc chặt với nhau với mục đích tránh bị trôi khi bị rơi xuống biển và cũng để có bằng chứng là trên máy bay có 269 người.

Qua điều tra chi tiết, các chuyên gia quân sự đã đi đến kết luận là chiếc Boeing-747 này tự phát nổ, chứ không phải do bị trúng tên lửa của Liên Xô mà nó bị phá hủy, bởi sau sự cố này, chiếc máy bay vẫn còn bay thêm được 17km và cuối cùng khi bay ra vùng nước trung lập mới phát nổ.

Các chuyên gia còn cho rằng, sức nổ bên trong của nó tương đương 4 tấn TNT, còn tên lửa của Liên Xô không thể có uy lực lớn như vậy, do trên máy bay Boeing-747 có thiết bị điều khiển từ xa tự phá hủy, vì vậy khi máy bay gặp rắc rối và nguy hiểm, thiết bị này sẽ tự làm nổ máy bay và như vậy tất cả các trang thiết bị bí mật và các thiết bị trinh sát trên máy bay sẽ không còn để lại dấu vết gì.

Một điều làm người ta nghi ngờ nữa về chiếc máy bay Boeing-747 có các hoạt động bất thường là khi cất cánh từ Mỹ, nó còn tiếp thêm 4 tấn nhiên liệu mà nếu chỉ bay thẳng đến Nam Triều Tiên sẽ không phải tốn nhiều nhiên liệu như vậy, sau khi máy bay này bay gần đến không phận Liên Xô, máy bay trinh sát của Mỹ cũng đã bay đến khu vực trên không phận Balaklava và qua phát hiện của các rađa Liên Xô thì chiếc máy bay này đã gửi các thông tin mật mã cho vệ tinh.

Thợ lặn Liên xô sau khi lặn tìm các mảnh vỡ máy bay và tìm được thi thể người chết trên chuyến máy bay xâm phạm, cùng hành lý, đã có những kết luận cuối cùng, 269 túi hành lý được buộc vào nhau trên chuyến bay bị bắn là sự ngụy tạo, thực tế “hành khách” trên chuyến bay xâm phạm vùng trời Liên xô chỉ có 28 nhân viên gián điệp Mỹ và phi công Nam Triều Tiên, thi thể của họ đã được vớt lên cùng hành lý.

Theo GS Kolesnicov, thông tin này nhanh chóng được thông báo cho phía Mỹ, biết âm mưu bị lộ tẩy, nhà cầm quyền Mỹ đã thảo thuận với Liên xô không công bố các tài liệu trên ra công chúng, vụ tuyên truyền đình đám về Liên Xô bắn vào máy bay dân dụng của Nam Triều Tiên cũng được nhanh chóng dẹp bỏ, Nhà nước Liên xô không phải đền bù bất cứ một khoản kinh phí nào cho vụ bắn hạ máy bay trên.

Còn đối với số phận chuyến bay của Boeing 747, mang số hiệu KAL-007 mang theo 269 hành khách đi Sơun đêm ấy thì sao?


Ngày 31 tháng 8 năm 1983, trên sân bay Anchorage, bán đảo Alaska, Mỹ, 296 hành khách gồm cả phi hành đoàn đã phải hoãn chuyến bay 1490, chiếc Boeing số hiệu KAL-007 từ Anchorage đi Sơun, Nam Triều Tiên bị chậm lại tới 40 phút, họ không biết rằng cùng thời điểm đó trên sân bay này cũng có một chiếc máy bay Boeing 747, mang số hiệu y hệt của hãng hàng không Nam Triều Tiên chở theo 269 túi tư trang hành lý và 28 nhân viên cất cánh cùng hành trình với họ.

Việc chuyến bay bị chậm lại tới 40 phút là để chờ vệ tinh do thám Ferret- D của Mỹ trên quỹ đạo trái đất bay vào đúng quỹ đạo theo dõi trên không phận Liên Xô, nó được giao nhiệm vụ nghe trộm thông tin liên lạc của các căn cứ tên lửa và tầu ngầm chiến lược của Liên xô với sự phối hợp của các nhân viên mật vụ Mỹ có mặt trên chuyến bay KAL-007 khi chiếc máy bay này bay trên khu vực các căn cứ quân sự đó.

Chỉ vài giờ cất cánh, chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Nam Triều Tiên phải đáp xuống sân bay trên đảo Okinawa, Nhật bản vì lý do kỹ thuật, số đông hành khách trên chuyến bay này là người Nhật Bản, tất cả mọi người được lệnh phải nộp các phương tiện điện tử và phương tiện thông tin cá nhân, họ cũng rất ngạc nhiên và lo lắng khi được đưa về nơi nghỉ với lý do phải 3,4 ngày nữa chuyến bay mới được tiếp tục.

Họ được phục vụ ăn uống chu đáo, được bồi thường vì sự cố chậm trễ của chuyến bay nhưng nghiêm cấm rời khỏi nơi nghỉ, sau đó hành khách được phân loại và đưa về nhà bằng các phương tiện khác trên đất Nhật, còn người Nam Triều Tiên được đưa về nhà bằng tầu chiến của hải quân Mỹ sau khi tất cả mọi người đã ký tên vào một bản cam kết không hé lộ cho ai biết về chuyến bay cũng như các dặn dò khác.

Thiếu tá không quân Liên xô Osipovich người lái chiếc máy bay Su-15 bắn chiếc máy bay Boeing 747 số hiệu KAL-007 giả hiệu của Nam Triều Tiên được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ và thăng hàm trung tá trước thời hạn, song điều lớn hơn như ông tâm sự là đã trút được sự dằn vặt về cái chết của gần 300 hành khách trên chuyến bay do mình gây ra, mà những ngày tháng sau đó dư luận thế giới sôi sục lên án như một hành động dã man của phi công Liên xô.

Biết bao uẩn khúc của vụ án gián điệp mang tên Boeing KAL 007 Nam Triều Tiên đã được giấu kín sau khi Mỹ và Liên xô thỏa thuận về vụ việc hy hữu này.


Sự kiện KAL 007, theo lời của cố Tổng thống Nga, Boris Elsin, trở thành thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh. Bởi nó đã làm dấy lên làn sóng phản đối Liên Xô mạnh mẽ, đặc biệt là từ Mỹ, đặt Mátxcơva vào hoàn cảnh khó khăn chồng chất. Nhằm tránh rắc rối, Bộ Quốc phòng Liên Xô đã cho soạn thảo một công văn bí mật quy định: Trong trường hợp chưa phân định được máy bay xâm phạm vùng trời Liên Xô có mục đích quân sự hay không, không được khai hỏa và ai đưa ra quyết định tấn công, người đó phải chịu trách nhiệm, thậm chí bị tống giam. Chính công văn này đã "bó chân bó tay" lực lượng phòng không không quân của Liên Xô, tạo điều kiện cho tên “tiểu tử" người Đức, Mathias Rust, điều khiển chiếc Cessna-172B Skyhawk xuyên thủng hệ thống phòng không được đánh giá là nghiêm mật nhất thế giới của Liên Xô, hạ cánh an toàn xuống Quảng trường Đỏ vào ngày 28/5/1987 trước sự sững sờ của cả thế giới.

Sau khi tai nạn xảy ra đối với chiếc máy bay hành khách của Nam Triều Tiên, đã có một số lời giải thích khác nhau. Theo như lập luận của Michael Brun, một cựu phi công và là một chuyên gia hàng không của Pháp, Phía Xô Viết có ý định bắn rơi một chiếc máy bay do thám RC-135 của Mỹ, trong khi đó thì chiếc vận tải của Nam Triều Tiên lại mắc sai lầm, hành động giống như một chiếc máy bay của không lực Mỹ, và nó lập tức phải bị bắn hạ. Lập luận của ông ta có thiên hướng về "sự áo giác của của phía Xô Viết". Còn theo như lập luận của John Koppel, một cựu nhân viên bộ ngoại giao Mỹ, thì cả hai chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ (RC-135 và EF-111A Raven) đều bị phòng không Xô Viết bắn vào đêm đó.

Theo phía quân sự Xô Viết, thì tai nạn đối với chiếc máy bay của Nam Triều Tiên có một hậu quả nhỏ. Osipovich được trao tặng huân chương Cờ Đỏ, và người sĩ quan có trách nhiệm quan sát hoạt động trên không vào đêm tai nạn cũng được trao tặng huân chương Sao Đỏ. Những người tham gia khác trong tại nạn này đều được nhận phần thưởng bằng tiền lương. KGB đã hủy toàn bộ tài liệu và giấy tờ có liên quan đến vụ tai nạn nói trên. Tất cả những thứ còn lại, chỉ là một vài băng ghi âm về những cuộc liên lạc giữa đài kiểm soát mặt đất với các phi công đánh chặn.


Vấn đề này vẫn còn nằm trong bí ẩn, là đã xảy ra như thế nào đối với phi hành đoàn và những hành khách. Theo như một giả thuyết đã đưa ra ngay sau khi có tiếng nổ của tên lửa, các phần đuôi và mũi của chiếc máy bay hành khách đã bị gãy ra, và thân giữa của chiếc máy bay chở thành một phần đường hầm thông gió, do vậy mọi người đã bị gió quét nằm rải rác khắp mặt đại dương. Vẫn chưa có một thi thể nào được tìm thấy, trong mọi hoạt động tìm kiếm. Câu hỏi được đặt ra, thực sự đã xảy ra như thế nào đối với mọi người có mặt trên máy bay sau khi bị bắn hạ, hiện vẫn chưa có bất kỳ một câu trả lời rõ ràng nào




Genadi Osipovich: “Tôi vẫn cho là mình đã bắn vào chiếc Boing

Sáng 1/9/1983, phi đội của Trung tá Osipovich được lệnh cất cánh khẩn cấp từ một căn cứ bí mật trên đảo Sakhalin lên ngăn chặn một kẻ xâm nhập trái phép vùng trời Liên Xô. Sau khi theo dấu chiếc máy bay không xác định nọ được gần 100 km, Osipovich quyết định tăng tốc. Chiếc Su-15 vọt lên. “Lúc đó, máy bay của tôi ở cùng độ cao (khoảng trên 10.000 m) và chỉ cách chiếc KAL 007 khoảng 150-200 m”, Osipovich nhớ lại. Osipovich cho biết thêm: “Tôi nhìn hai hàng cửa sổ bên thân máy bay và biết rằng đó là một chiếc Boeing, một chiếc máy bay dân sự. Nhưng đối với tôi, điều này không có nghĩa lý gì bởi người ta có thể dễ dàng hoán cải một chiếc máy bay dân sự thành một chiếc máy bay sử dụng cho mục đích quân sự. Hơn nữa, dưới mặt đất không hỏi tôi là đã phát hiện ra loại máy bay gì, nên tôi cũng không bảo với họ rằng đó là một chiếc máy bay Boeing”.

Vài phút sau Osipovich nhấn nút phóng hai quả tên lửa và KAL 007 cùng toàn bộ hành khách (240 người, trong đó có 60 người Mỹ, gồm cả nghị sĩ Lary McDonald), tổ lái (3 người), tiếp viên (20 người) và 6 phi công “quá giang” nổ tung. Sau khi bị bắn, KAL 007 có khoảng 20-25 giây để bay tới lãnh thổ trung lập. Mảnh vỡ chính của KAL 007 được tìm thấy tại vùng biển quốc tế, cách đảo Maneron 17 hải lý (hơn 31 km) về phía bắc, ở độ sâu 200 m.

Đại tá Osipovich đã nghỉ hưu đã từ lâu. Ông hiện đang sống ở Maikop và không thích nhắc đến chuyện nhiều năm trước. Nhưng tất nhiên là Genadi Nhikolaevich Osipovich biết đến cuộc điều tra của Michael Brun …
"Tôi không thể nói chính xác một trăm phần trăm là đã bắn vào chính chiếc Boing," - vị đại tá kể qua điện thoại. – "Lúc đó là sang sớm tinh mơ, tầm nhìn kém. Nhưng tuy nhiên tôi cũng thấy hai hàng cửa sổ sáng đèn, có thể là loại máy bay nào nữa kia chứ? Sau khi có lệnh tiêu diệt, tôi phóng vào đó hai quả tên lửa. Một quả trúng vào động cơ, một quả vào bụng. Tôi không nhìn thấy nó rơi, sau khi báo cáo là tên lửa đã trúng mục tiêu, tôi quay trở về căn cứ …"
Su-15 - loại máy bay được sử dụng để tấn công KAL 902 và KAL 007.
Đó là một cú sốc lớn khi nó xảy ra và có thể dễ dàng dẫn đến chiến tranh. May mắn thay, nó không. Thật không may cho các hành khách của KAL 007, đó là chuyến bay cuối cùng của họ và ngày cuối cùng của họ trên trái đất. Điều gì thực sự đã xảy ra? Nó không phải là một bí ẩn, nhưng các phương tiện truyền thông Mỹ đã làm tốt công việc - như họ vẫn thường làm - làm cho nó thành một bí ẩn.

Dưới đây là những gì bạn không bao giờ nghe nói tới:


Biên tập từ:
The Korean Boeing
↑ "The Worst, But Not The First." Time 122.11 (1983): 21. Academic Search Premier. Web. 9 Nov. 2012.
↑ "The Mystery Of Flight 902 Why Did A South Korean Jet Make a 180° Turn over the Arctic?." Time 111.18
Vụ máy bay Boing bị bắn rơi ở Sakhalin
Newsweek Rewind: When Korean Air Lines Flight 007 Was Shot Down
Korean Air Lines Flight 902 - Soviets shot down a 707
Stanislaw Petrow – Ein wahrer Held der Sowjetunion
Today in 1983
(1978): 35. Academic Search Premier. Web. 9 Nov. 2012.
War Scare: Russia and America on the Nuclear Brink
Константин СОРОКИН, Артур БЕРЗИН | Фото авторов и из архива Владимира ДМИТРИЕВА
Relevant History: The “Other Russian Shootdown” of a Passenger Plane in 1983