Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Chí Minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Chí Minh. Hiển thị tất cả bài đăng

21 tháng 4 2010

Giữ gì sự trong sáng của tiếng Việt - Hồ Chí Minh

Vì sao Hội Hồng Thập Tự được đổi tên thành Hội Chữ Thập Đỏ?


Hồng Thập Tự là một từ mượn của tiếng Hán (红十字会 Hồng Thập Tự Hội, tương ứng với tên tiếng Pháp của tổ chức này là Société de la Croix-Rouge). Từ này vào tiếng Việt từ  đầu thế kỷ 20. Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:248) cắt nghĩa hồng thập tự là chữ thập đỏ, biểu hiệu của cuộc y tế trong quân đội.

Hội Hồng Thập Tự Việt Nam được thành lập tháng 11 năm 1946 và được hợp pháp hóa bằng quyết định số 77-NV/NĐ (ngày 31 tháng 5 năm 1947) của Bộ Nội Vụ. Cũng chính bộ này ra quyết định 15-NV (ngày 24 tháng 1 năm 1966) đổi tên Hội Hồng Thập Tự thành Hội Chữ Thập Đỏ. Căn cứ của việc thay đổi tên hội là quyết nghị nhất trí của đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hồng Thập Tự Việt Nam lần thứ ba (ngày 15 tháng 12 năm 1965). Không phải tự nhiên mà Hội thấy cần phải tổ chức đại hội để thông qua một quyết định có tính lịch sử như vậy.
Do thấy trong một bài báo của Người, Bác viết “Hội Chữ thập đỏ”, báo Nhân dân thấy rất hay liền chữa lại trên một bản tin gửi đến đăng báo. “Hội Hồng thập tự Việt Nam” thành “Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”. 
Ngay buổi sáng báo ra, một cán bộ ở văn phòng hội này đến gặp và phàn nàn với Ban thư ký biên tập. Anh ấy nói đại ý: “Các anh làm thế này gây cho chúng tôi không biết bao khó khăn: phải làm lại biển treo ở trụ sở hội, phải bỏ đi và in lại tất cả giấy thư, phong bì và các giấy in sẵn khác, tốn kém rất nhiều! Được phép Ban biên tập, cán bộ Ban thư ký biên tập nói rõ báo Nhân dân làm theo Bác Hồ và thấy như vậy là rất hay, rất đúng văn phong của ta. Anh cán bộ của hội bèn “bớt giận”, rồi tỏ vẻ đồng tình và cảm ơn, ra về!(Nguyễn Đức Thi – Bác Hồ chống bệnh nói chữ)
Tuy nhiên tên gọi Hội Hồng Thập Tự vẫn được lưu hành trong vùng giải phóng ở miền Nam Có thể chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam muốn tránh mọi liên tưởng bất lợi cho vị thế chính trị của mình. 

Cũng có thể tình thế cách mạng miền Nam chưa đến lúc thuận tiện để gây xáo trộn trong sinh hoạt ngôn ngữ. Hội Hồng Thập Tự Giải Phóng được thành lập từ tháng 10/1962 tiếp tục tồn tại cho đến cuộc hội nghị 31/7/1976 mới bị giải thể và hợp nhất với Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. 

Từ đó chỉ còn một danh xưng thống nhất là Hội Chữ Thập Đỏ. 

Từ Hồng Thập Tự hiện nay được các từ điển đánh dấu là từ cũ. (Hoàng Phê, 2006:463)

Tại sao không thể nói cứu hỏa mà phải nói chữa cháy?

Cứu hỏa  chữa cháy (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:105).  

Người miền Nam cho đến năm 1975 vẫn không thấy chữa cháy, chữa lửa và cứu hỏa có gì khác nhau (Thanh Nghị, 1967b:279 và 375). 



Người đời sau kể lại và tán rằng như vậy đủ thấy sự quan tâm của Bác Hồ và cơ quan lập pháp đối với công tác PCCC. 

Năm 1959 chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm tuyến đảo Đông Bắc.
Khi tàu rời cảng, Bác bảo dẫn Bác đi xem tàu. Tôi giới thiệu với Bác lần lượt vị trí của các ngành kỹ thuật chiến đấu trên tàu, đến ngành vũ khí dưới nước. Tôi thưa với Bác đây là ngành “thủy vũ”. Bác hỏi:- Thủy vũ” là ngành nhảy múa dưới nước phải không chú?- Thưa Bác đây là ngành sử dụng vũ khí dưới nước, gọi tắt là “thủy vũ” ạ. Tôi trả lời.Bác cười vui:- Chú mà nói “thủy vũ”, thì Bác cũng chỉ hiểu là nhảy múa dưới nước. Các chú đã học Hải quân và nhất là công tác ở nhà trường, các chú phải nghiên cứu từ ngữ của Hải quân, cho nó mới, nó phù hợp. Từ ngữ của dân tộc ta không thiếu đâu.Bác quay lại nói với đồng chí Nguyễn Lương Bằng:- Ngành đường sắt còn dùng các từ “liệt xa”, “hỏa xa”, “xa trường”, “xa viễn”… nữa đấy.Rồi quay lại anh em chúng tôi, Bác bảo:- Các chú đã dốt lại hay dùng chữ.
Thủy vũ, liệt xa, hỏa xa, xa trường, xa viễn... đều là từ ngữ mượn của Trung Quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sao có thể hiểu thủy vũ là nhảy múa dưới nước

Chẳng qua là Người thấy từ đó không phù hợp, cần có từ  ngữ khác cho nó mới, nó phù hợp. Từ ngữ của dân tộc ta không thiếu đâu.

Thủy vũ do Trung Quốc viện trợ, cố vấn Trung Quốc dạy cách sử dụng.
Ông Trương Thế Hùng quê ở Vinh - Nghệ An, đượcHải quân Việt Nam cử đi học chuyên ngành vũ khí dưới nước ở Trung Quốc từ năm1955. 
Bác Hồ  không thích từ thủy vũ nên từ này về sau được thay bằng vũ khí dưới nước chứ năm năm trước đó hải quân Việt Nam sang Trung Quốc chỉ có thể học thủy vũ và sử dụng từ thủy vũ ít ra là cho đến khi Bác ra thăm các đảo Đông Bắc.

Cũng trong năm 1955 hàng ngàn công nhân Trung Quốc tham gia thi công tuyến đường sắt Hà Nội – Hữu Nghị Quan. Chỉ trong vòng bốn tháng, họ đã làm xong 167 km đường ray. 

Ngày 28/2/1955 chuyến tàu tốc hành đầu tiên nối Hà Nội – Bắc Kinh – Mạc Tư Khoa – Bá Linh rời ga Hà Nội.

Trung Quốc cũng giúp Việt Nam làm tuyến đuờng sắt Hà Nội – Vân Nam dài 386 km với 713 cây cầu) (Fall, 1960:122). 

Đó là lý do vì sao thuật ngữ đường sắt Việt Nam thời ấy toàn lấy từ tiếng Trung Quốc, khiến Bác Hồ phải bực mình.

Lệ thuộc ra mặt không phải là điều hay ho gì.


Sao không ai phân loại dân quân theo cách của Bác Hồ?



Bác Hồ không gọi chị em dân quân là nữ dân quân.


Người gọi họ là dân quân gái, tháng 2-1968, được tin 11 nữ dân quân tự vệ Thành phố Huế đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu giải phóng Thành phố, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen tặng bốn câu thơ:

Thư khen của Chủ tịch nước cũng sử dụng cụm từ này:

Các cụ già tham gia dân quân được Bác gọi là dân quân già, không nêu giới tính trai gái trong bài Chiến đấu giỏi. Thắng lợi to đăng trên Báo Nhân dân, số 4530, ngày 1-9-1966 hay trong "Bài nói tại cuộc mít tinh trọng thể kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944) và ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) (26-12-1967)" hay thư khen của Chủ tịch nước lại dùng cụm từ lão dân quân và cũng không nói rõ đó là trai hay gái.


Trước và sau Bác Hồ không ai gọi dân quân theo cách ấy, nếu cần phải nói rõ giới tính hay tuổi tác của người ta.

Không ít người (Vụ trưởng Vụ Báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Thế Lượng, Đỗ Đức Thuần) trích dẫn chuyện Bác Hồ hỏi tại sao không nói là đường to thay cho đại lộ
Ưu điểm của các cô, các chú không ít. Nhưng khuyết điểm thì cũng còn nhiều. Trong các đồng chí cũng còn có người hoặc ít hoặc nhiều chưa thoát khỏi ảnh hưởng tư sản và tiểu tư sản, cho nên nắm vấn đề chính trị không được chắc chắn. Nói về vǎn nghệ, Bác thú thật có ít thì giờ xem các bài vǎn nghệ. Có lẽ vì thế mà có lúc xem đến thì thấy cách viết thường ba hoa, dây cà dây muống; và hình như viết là để đếm dòng lấy tiền, có những bài nhạt nhẽo thế nào ấy. Còn viết về chính trị thì khô khan và có hai cái tệ: một là rập khuôn, hai là dùng quá nhiều chữ nước ngoài. Cái bệnh dùng chữ là phổ biến trong tất cả các ngành. Đáng lẽ báo chí phải chống lại cái bệnh đó, nhưng trái lại, báo chí lại tuyên truyền cho cái tệ đó. Cố nhiên, có những chữ không thể dịch được thì ta phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: những chữ kinh tế, chính trị, v.v., thì ta phải dùng. Hoặc có những chữ nếu dịch ra thì mất cả ý nghĩa, như chữ "độc lập". Nếu "Việt Nam độc lập" mà nói "Việt Nam đứng một" thì không thể nghe được. Nhưng có những tiếng ta sẵn có, thì tại sao lại dùng chữ nước ngoài. Ví dụ: vì sao không nói "đường to" mà lại nói "đại lộ", không nói "người bắn giỏi" mà lại nói "xạ thủ", không nói "hát múa" mà lại "ca vũ"?Những ví dụ như vậy nhiều lắm, nhiều lắm.  
Các báo Nhân dân, Thời mới, Quân đội, v.v., đều dùng chữ nhiều lắm. Tóm lại, chúng ta dùng chữ nhiều quá, có khi lại còn dùng sai nữa. Mong rằng báo chí cố gắng sửa đổi cái tệ ấy đi. Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi. 
Khoa học ngày càng phát triển, có những chữ mới mà ta chưa có, thì ta phải mượn. Ví dụ: ta phải nói "kilô", vì nếu nói "cân", thì không đúng nghĩa là 1.000 gram. Song những chữ dùng tiếng ta cũng đúng nghĩa thì cứ dùng tiếng ta hơn. Có những người hình như sợ nói tiếng ta thì nó xấu hổ thế nào ấy! Họ làm cho các cháu học sinh cũng bị lây bệnh nói chữ, như "phụ đạo", "giáo cụ trực quan", v.v.. 
Thật là tai hại.

Cái nguyên nhân để đường to không thay được đại lộ cũng giống như việc Bác phong ông Giáp làm 
Đại tướng chứ không gọi ông là tướng to.

Có những chỗ giản dị, dễ hiểu là hay. Có những chỗ lại không hay. Nhờ giữ được sự phân biệt tế nhị đó mà sau này ta có đại lộ Hồ Chí Minh, đại lộ Nguyễn Văn Linh, đại lộ Võ Văn Kiệt... 

Tất cả đều là đường to mà không ai gọi là đường to.