Không lực VNCH từng ráp một chiếc máy bay dùng để huấn luyện căn bản các phi công, dự trù sẽ trang bị cho Trường Phi Hành của Bộ Chỉ Huy Huấn Luyện VNCH, do ngân sách quốc gia VNCH đài thọ, máy bay dựa theo Phi cơ huấn luyện Pazmany PL-2 “Blueprint” của hãng Pazmany ở California.
South Vietnam TP-1 (based on PL-2 design)
Phần thiết kế dự án do Bộ Tư Lệnh Không Lực/Văn Phòng Tham Mưu Phó Tiếp Vận phụ trách. Công tác thực hiện được phân phối cho Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận và các Sư Đoàn Không Quân.
Kỹ sư trưởng của công trình này là ông Nguyễn Tú, loại máy bay này được chế tạo theo kiểu máy bay cánh thấp giống khu truc, có hai ghế ngồi gần nhau với hai cần điều khiển song hành và có khả năng nhào lộn nhẹ nhàng thích hợp cho một chiến đấu cơ căn bản.
Chiếc máy bay được ráp từng phần ở 3 căn cứ khác nhau trước khi được ráp khâu cuối ở Tân Sơn Nhất.
Máy bay có tên là "Tiền Phong" có nghĩa là “ngọn gió đi trước”, mã là “Tiền Phong 001”, vì dự định sau đó sẽ chế tạo thêm Tiền Phong 002, Tiền Phong 003 và 004 ..v.v..
Buổi giới thiệu chiếc máy bay của Không lực VNCH
Cockpit
Chuyến bay thử nghiệm được thực hiện vào ngày 01/7/1972 (hoặc 1973), máy bay đã bay nhiều vòng trên bầu trời Sài Gòn. Không biết ai làngười đầu tiên bay chiếc máy bay này, nhưng biết rõ chỉ có ba người đã bay trên Tiền Phong 001: là các ôngVõ Xuân Lành, Lê Xuân Lan,và Nguyễn Tú.
Tiền Phong 001 trên bầu trời.
South Vietnam TP-1 (based on PL-2 design)
Phần thiết kế dự án do Bộ Tư Lệnh Không Lực/Văn Phòng Tham Mưu Phó Tiếp Vận phụ trách. Công tác thực hiện được phân phối cho Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận và các Sư Đoàn Không Quân.
Kỹ sư trưởng của công trình này là ông Nguyễn Tú, loại máy bay này được chế tạo theo kiểu máy bay cánh thấp giống khu truc, có hai ghế ngồi gần nhau với hai cần điều khiển song hành và có khả năng nhào lộn nhẹ nhàng thích hợp cho một chiến đấu cơ căn bản.
Chiếc máy bay được ráp từng phần ở 3 căn cứ khác nhau trước khi được ráp khâu cuối ở Tân Sơn Nhất.
Máy bay có tên là "Tiền Phong" có nghĩa là “ngọn gió đi trước”, mã là “Tiền Phong 001”, vì dự định sau đó sẽ chế tạo thêm Tiền Phong 002, Tiền Phong 003 và 004 ..v.v..
Buổi giới thiệu chiếc máy bay của Không lực VNCH
Cockpit
Chuyến bay thử nghiệm được thực hiện vào ngày 01/7/1972 (hoặc 1973), máy bay đã bay nhiều vòng trên bầu trời Sài Gòn. Không biết ai làngười đầu tiên bay chiếc máy bay này, nhưng biết rõ chỉ có ba người đã bay trên Tiền Phong 001: là các ôngVõ Xuân Lành, Lê Xuân Lan,và Nguyễn Tú.
Tiền Phong 001 trên bầu trời.
Nguồn: Wikipedia
- Vietnam Air Force - One aircraft only, no longer in service. Named the Tien Phong "Pioneer".[3]
Máy bay made in Việt Nam ra đời từ gần 30 năm trước
Sau thống nhất, trong hoàn cảnh bị cấm vận, VN đã chế tạo máy bay trinh sát và chỉ huy chiến đấu Tự lực TL-1 chở được 4 người. Nó đã cất cánh thành công tới 23 lần. Ai muốn tìm hiểu, ra bảo tàng PK-KQ sẽ thấy hiện vật gốc.
Ba chiếc máy bay HL-1, HL-2 và VNS-41 ở Bảo tàng Phòng không-Không quân. Phạm Thủy-Lê Nam.
TL-1 là máy bay trinh sát-liên lạc cánh quạt một động cơ loại nhỏ, được Viện Kỹ thuật không quân thuộc Bộ quốc phòng Việt Nam thiết kế, sản xuất. TL-1 là viết tắt của nhiệm vụ máy bay là trinh sát-liên lạc, số 1 biểu thị chiếc đầu tiên của loại này. Theo thiết kế, máy bay có 4 chỗ ngồi, hình dạng phỏng theo kiểu máy bay Raely 220 của Pháp.
Đầu năm 1978 Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) đã lập dự án "Xây dựng cơ sở thiết kế và chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ". Một trong những kỹ sư tham gia chế tạo máy bay TL-1 là Lê Kiên Thành, con trai của Tổng bí thư Lê Duẩn.
Ngày 4 tháng 3 năm 1978, Quân ủy Trung ương đã họp phê chuẩn dự án này và giao cho Quân chủng PK-KQ chủ trì thực hiện. Ông Nguyễn Văn Phúc, công trình sư thiết kế máy bay của Pháp nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ dự án với vai trò cố vấn thiết kế kỹ thuật. Ngày
15 tháng 5 năm 1978, Quân chủng thành lập Ban X chuyên trách thực hiện dự án này, gồm Thiếu tá-Phó tiến sĩ Trương Khánh Châu (sau này là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) làm chủ nhiệm dự án và 13 kỹ sư.
Here is the first airplan TL -1 made in Vietnam in 1978 by VPA. But the engine was imported from France.
Sau 3 năm kiên trì thiết kế, chế tạo theo tiêu chuẩn Luật Hàng không Liên bang Far-25 Mỹ, chiếc máy bay loại trinh sát liên lạc TL-1 đầu tiên ra đời.
Tháng 8/1980, chiếc máy bay được chế tạo xong và đưa bay thử nghiệm tại sân bay Hòa Lạc.
Ngày 25 tháng 9 năm 1980, máy bay TL-1 cất cánh lần đầu tiên tại sân bay Hoà Lạc.
Với 102 phút trên không, 13 lần hạ cất cánh, máy bay TL-1 đã hoàn thành chương trình bay thử hai giai đoạn: bay thử khả năng và bay thử tính năng bay.
Phi công thử nghiệm là Nguyễn Xuân Hiển (sau này là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không VN).
Sau đó, Bộ Quốc phòng còn giao cho Viện Kỹ thuật Không quân chế tạo thành công máy bay huấn luyện HL-1, bay thử 23 chuyến an toàn và triển khai chương trình chế tạo máy bay HL-2 có thể đỗ và cất cánh trên mặt nước.
Chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng chụp ảnh kỷ niệm với các cán bộ Viện KTKQ và nhóm thiết kế (TS Nguyễn Văn Hải hàng đứng thứ tư từ trái sang) ngày 24/7/1984
Đến tháng 4 năm 1987, máy bay HL-1 đã bay thử thành công, nhưng do điều kiện tài chính nên đến cuối năm 1987, chương trình hoàn thiện máy bay HL-2 tạm ngừng, Bộ Quốc phòng quyết định dừng chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay.
Năm 1996, Việt Nam đã chế tạo thành công mục tiêu bay M-96, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành kỹ thuật hàng không nước này. Mục tiêu bay không chỉ dùng cho nhiệm vụ huấn luyện đơn vị phòng không, mà còn là nền tảng để Việt Nam thiết kế UAV trinh sát.
Sau một thời gian nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm, năm 1996, những chiếc mục tiêu bay ra đời đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành kỹ thuật hàng không Quân chủng Phòng không-Không quân.
Đến nay, không chỉ dừng lại ở các loại mục tiêu bay, máy bay không người lái (UAV) phục vụ huấn luyện, Quân chủng Phòng không - Không quân còn là nơi nghiên cứu, chế tạo ra các UAV tham gia mục đích quân sự. Thành công đó đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước Đông Nam Á thiết kế, chế tạo thành công UAV.
Trước đây, sau những mùa bắn đạn thật của các lực lượng phòng không, không quân, các đơn vị rất phấn khởi là hiệu suất tiêu diệt mục tiêu tương đối cao và ổn định. Tuy nhiên, những người đứng đầu Quân chủng Phòng không - Không quân lúc bấy giờ lại hết sức trăn trở. Khoa học kỹ thuật quân sự ngày càng phát triển, hoạt động tác chiến của đối phương ngày càng tinh vi, nhất là các phương tiện tiến công hoả lực đường không. Nếu không kịp thời đổi mới nâng cao huấn luyện thì rất khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Do đó, việc nghiên cứu, sản xuất mục tiêu bay là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, năm 1996, Quân chủng Phòng không - Không quân đã mua tổ hợp thiết bị bay DF-16 của Israel và giao cho Ban Giáo dục Quốc phòng (Bộ Tham mưu Phòng không - Không quân) nghiên cứu, học tập. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Quân chủng giao cho cơ quan này phối hợp với Nhà máy A40 nghiên cứu, chế tạo mục tiêu bay.
Sau 3 năm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm, cuối năm 1999, hai chiếc mục tiêu bay ký hiệu M-96 (bay ngày) và M-96D (bay đêm) đã được Nhà máy A40 xuất xưởng và bay thử thành công trên bầu trời Miếu Môn (Hà Nội). Loại mục tiêu này có sự hỗ trợ của kính TZK, điều khiển bằng tay và thực hiện bay bằng trong tầm quan sát bằng mắt thường. Và kể từ đó, mục tiêu M-96 và M-96D được Quân chủng PK-KQ sản xuất hàng loạt phục vụ cho các lực lượng tên lửa, pháo cao xạ huấn luyện.
Tuy nhiên, so với các loại mục tiêu bay trên thế giới dùng cho lực lượng phòng không, không quân huấn luyện, M-96 có nhiều hạn chế như: tầm bay ngắn, trần bay thấp và tốc độ nhỏ. Do đó, M-96 tiếp tục được nghiên cứu cải tiến và nâng cấp với tầm hoạt động rộng, trần bay cao, tốc độ lớn hơn, đặc biệt là thiết bị này bay theo chương trình tự động định sẵn. Quân chủng tiếp tục giao cho các kỹ sư từng tham gia sản xuất M-96.
Sau khi Ban nghiên cứu Mục tiêu bay của Viện Kỹ thuật Phòng không-Không quân (VKTPK-KQ) được thành lập, Đại tá Trịnh Xuân Đạt được bổ nhiệm làm trưởng ban, Trung tá Nguyễn Thanh Tịnh làm phó ban, Ban được cấp kinh phí cùng với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất.
Đại tá Trịnh Xuân Đạt-Trưởng ban Nghiên cứu mục tiêu bay là một trong những người có công trong việc chế tạo máy bay không người lái Việt Nam
Sau gần nửa năm nghiên cứu Viện đã hoàn thành nhiệm vụ nâng M-96 thành M-100CT, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Trong chương trình bay báo cáo được tiến hành vào tháng 7 năm 2004, Viện đã biểu diễn thành công các chuyến bay của mục tiêu M-100CT. Chương trình cải tiến mục tiêu M-96 lên M-100CT thành công là cả một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chế tạo mục tiêu bay, đây là tiền đề vững chắc để các nhà khoa học Quân chủng tiến tới hiện thực hoá giấc mơ chế tạo thành công Máy bay Không người Lái.
Đầu năm 2001, VKTPK-KQ đã khởi động dự án "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo MBKNL điều khiển chương trình", ký hiệu M-400CT. Thiết bị này có nhiều điểm tương đồng với Tổ hợp thiết bị bay DF-16 do Israel sản xuất. Cho đến khi thử nghiệm thành công M-100CT, Viện giao cho Ban nghiên cứu mục tiêu bay tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.
Đại tá Trịnh Xuân Đạt cho biết, đây là một nhiệm vụ khó, đòi hỏi phải đầu tư công sức và trí tuệ nhiều, khó nhất là thiết kế, chế tạo chương trình điều khiển tự động. Trong khi đó, các linh kiện này không có ngoại nhập, trong nước thì càng khan hiếm, bởi vậy các kỹ sư đã nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều linh kiện khác nhau. Còn phần chế tạo vỏ, thân máy bay, khác với mục tiêu bay, lần này Viện phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng chất liệu composit (thay cho chất liệu gỗ như trước), chất liệu này vừa rẻ vừa giảm được trọng lượng của máy bay xuống, nâng khả năng mang nhiên liệu của máy bay lên.
M-400 là một loại máy bay không người lái do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo. Được thiết kế bởi Viện công Nghệ Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam và sản xuất bởi Viện công Nghệ Quân chủng Phòng không-Không quân và Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Dự án bắt đầu năm 2001 và kết thúc năm 2005 khi 2 mẫu thử nghiệm chính thức được bay thử và đã thành công.
Dự án phát triển máy bay lưỡng dụng (thủy phi cơ, là một loại máy bay có thể hạ cánh trên mặt đất và mặt nước) nhẹ được nhà máy A41 thuộc cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu sản xuất dựa vào kiểu máy bay của Nga là Che-22 "Korvet" mà Việt Nam đã mua lại từ Philippines, bắt đầu vào tháng 6 năm 2003 và tháng 9 năm 2005 thì thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Máy bay dài 6,970 mét, cao 2,535 mét, tầm bay tối đa 200–300 km, trần bay 3.000m và chở được 2 đến 3 người.
Máy bay được gắn hai động cơ Rotax-582 (64 sức ngựa) của Áo, bình trữ nhiên liệu có khả năng chứa 80 lít, cho phép nó bay trong 4 tiếng đồng hồ và có thể bay được với vận tốc từ 120 đến 135 km một giờ.
Máy bay cần lấy đà khoảng từ 50 đến 70 trên mặt đất để cất cánh và 200 đến 300 mét dưới mặt nước. Trọng lượng cất cánh tối đa là 780 kg.
Toàn bộ thân chính, thân đuôi, cánh giữa của máy bay được làm bằng vật liệu composite cao cấp với mức độ nội địa hóa là 70%. Máy bay được dùng cho tuần tra rừng và các mục đích nông nghiệp cũng như cho thể thao, du lịch và sử dụng thương mại,
Sau 4 năm nghiên cứu, thử nghiệm, ngày 15/9/2005, 2 chiếc MBKNL M400-CT mang phiên hiệu 405, 406 đã bay báo cáo thành công các bài bay tại sân bay Kép (Bắc Giang), với độ cao 2.000m, bán kính hoạt động 15 km.
Máy bay M-400 UAV có hình dáng nhỏ thường được dùng trong mục đích do thám, trinh sát, theo dõi mục tiêu của đối phương hay do thám những vùng hiểm trở, nguy hiểm, những vùng mà máy bay do thám cỡ lớn hay trực thăng không thể vào được. Ngoài ra nó còn phục vụ dân sự như quay phim, chụp ảnh địa hình, quan trắc môi trường, tìm kiếm cứu nạn v.v...
Sau đó, VKTPK-KQ tiếp tục cải tiến và nâng cấp M-400CT lên độ cao 3.000m, tốc độ 250 – 280 km/h, bán kính hoạt động 30 km, có thể cất hạ cánh trên đường băng (đất hoặc bê tông). Cùng với việc chế tạo MBKNL, Viện cũng đã thiết kế và chế tạo thành công các hệ thống bệ phóng (dùng cho các trường hợp không có đường băng cất cánh) bằng những nguyên vật liệu có trong nước, nhẹ và dễ cơ động.
Với thành công này, ngày 15/9/2005 được lấy làm ngày khai sinh của MBKNL và những thành công này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong số ít nước Đông Nam Á chế tạo được MBKNL. Hiện nay, VKTPK-KQ là đơn vị sản xuất mục tiêu bay, MBKNL phục vụ cho công tác huấn luyện của các lực lượng phòng không, không quân và lực lượng phòng không lục quân.
So với thế hệ mục tiêu và MBKNL trước đây, hiện nay chúng đã được cải tiến và nâng cấp nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các loại khí tài mới và hiện đại. Cùng với việc sản xuất mục tiêu bay, MBKNL phục vụ mục đích quân sự, VKTPK-KQ cũng đã thiết kế, chế tạo ra các loại MBKNL phục vụ các mục đích dân sự như: bay phun thuốc trừ sâu, bay quay phim, chụp ảnh địa hình...
Tính đến năm 2012 đã có 12 chiếc M-400 được chế tạo nhưng do thiếu thiết bị GPS và một số bộ phận quan trọng khác nên hiện nay nó đã tạm thời ngừng hoạt động và sản xuất, còn VNS-41 là loại máy bay được sản xuất thành công và được đưa vào sử dụng thương mại tại Việt Nam.
Máy bay TL – 1
TL – 1 là máy bay cánh quạt trinh sát loại nhỏ, bắt đầu được quân chủng không quân (nay là quân chủng PK – KQ) triển khai thực hiện từ tháng 3/1978, chế tạo xong vào tháng 7/1980 và bay thử thành công tháng 9/1980.
Các thông số cơ bản của máy bay TL-1: Trọng lượng rỗng 830kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 1100kg. 4 chỗ ngồi. Tốc độ bay bằng tối đa 265km/h. Tốc độ hạ cánh 98km/h. Tốc độ lên thẳng 5m/s. Trần bay 4.500m.
Máy bay HL-1
HL-1 là máy bay huấn luyện phi công sơ cấp 2 chỗ ngồi, khi cần có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát liên lạc và chỉ điểm. HL-1 được thiết kế từ năm 1981, chế tạo xong vào tháng 5/1984 và bay thử thành công tháng 6/1984.
Các thông số cơ bản của máy bay HL-1: Trọng lượng rỗng 824kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 1132kg. Tốc độ bay bằng tối đa 275km/h. Tốc độ cực đại của máy bay khi bổ nhào 365km/h. Tốc độ hạ cánh 90 đến 100km/h. Trần bay 4.600m.
Máy bay HL-2
HL-2 là máy bay đậu nước (thủy phi cơ), được thiết kế trên cơ sở của HL-1 để phục vụ công tác biển đảo. HL-2 cớ sơ đồ khí động và tính năng kỹ chiến thuật tương tự HL-1, điểm khác biệt là có lắp bộ càng phao và hai cánh có góc vểnh lớn hơn để tăng tính ổn định.
HL-2 được thiết kế từ đầu năm 1985, tháng 3/1987 được chế tạo xong và tháng 4/1987 bay thử thành công.
Các thông số cơ bản của máy bay HL-2. Trọng lượng máy bay 1.300kg. Vận tốc rời nước (rời đất) 120km/h (100km/h). Vận tốc tiếp nước (tiếp đất) 105km/h (90km/h). Đường chạy đà trên nước (trên đất) 480m (180m). Đường hãm đà trên nước (trên đất) 185m (280m).
Máy bay VNS-41
VNS-41 là máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ, có thể cất cánh và hạ cánh trên mặt nước.
VNS-41 được thiết kế từ tháng 2/2004, chế tạo hoàn chỉnh và bay thử thành công trong tháng 12/2004.
Các thông số cơ bản của máy bay VNS-41: Tổ bay 2 người. Trọng lượng rỗng 528kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 780kg. Tốc độ bay bằng tối đa 115km/h. Trần bay 3.000m.
Các máy bay VAM-1/2/3
Tận mục 3 máy bay quân sự đầu tiên “made in Vietnam“
A41 Factory VNS-41
Thủy phi cơ VNS-41 bay kiểm tra tại hồ Trị An
Máy bay không người lái “Made in Việt Nam”
Máy bay không người lái Việt Nam gia nhập thị trường UAV
Vietnam produces 1st hydroplanes