Hiển thị các bài đăng có nhãn văn học nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn học nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

06 tháng 11 2013

Vụ án 2.000 ngày

Nhân bác Thiềm Thừ Thiềm Thừ Nhớ lại Vụ án vườn điều
Vụ Nguyễn Thanh Chấn là một vụ án oan sai nghiêm trọng. Nhưng vụ án oan vào loại lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam, phải là VỤ ÁN VƯỜN ĐIỀU. Tổng cộng 10 người thuộc 3 thế hệ trong một gia đình bị khởi tố, 8 người bị bắt giam, 1 người bị chết khi chưa được giải oan. Đó cũng là vụ án, những người làm báo có thể nhắc tới với sự tự hào



Khoằm cũng nhớ lại một vở kịch đã xem hồi năm 1988, “Vụ án 2.000 ngày” của cố soạn giả tài danh Lưu Quang Vũ khi mới được công diễn, đông nghẹt.

Tác giả Hồ Hồng Tuyến và các bài báo của mình viết về vụ án 2.000 ngày oan trái

Năm 1988, trong một lần gặp ông Nguyễn Sỹ Huỳnh (bố đẻ của ông Lý), tác giả Hồ Hồng Tuyến biết được nỗi oan khuất của ông Lý nên đã viết bài báo đầu tiên có tựa đề Phiên tòa ngày mai đăng tải trên báo Tiền Phong.
Sau đó, ông viết tiếp ba kỳ với tựa đề Người vô danh đăng trên báo Tiền phong số 14, 15 và 16 năm 1988. Từ bài báo này, Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã viết thành Trái tim trong trắng (khi dựng vở có tên là "Hai ngàn ngày oan trái”).
Lưu Quang Vũ khi mới viết kich bản lấy tên là "Trái tim trong trắng", Đoàn Kịch nói Hải Phòng dựng vở, công diễn có tên là “Vụ án 2.000 ngày”, các đoàn kịch khác dựng thì có đoàn lấy tên là "Hai ngàn ngày oan trái”.

Anh đã qua đời ngày 29-8-1988 vì tai nạn ở cầu Phú Lương trên đường về Hà Nội khi còn chưa kịp xem duyệt vở diễn của mình.

Mùa hè cuối cùng của Lưu Quang Vũ 29/8/1998, ngày tang tóc của gia đình Lưu Quang Vũ cũng là ngày những người yêu sân khấu chung nỗi đau thương tiếc nuối một tài năng đã sớm ra đi.

Nếu anh không đốt lửa VanVN.Net - Nhà thơ, Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988), qua đời cách đây tròn 25 năm. Với khoảng 50 tác phẩm sân khấu, Lưu Quang Vũ là một trong những gương mặt xuất sắc của sân khấu đương đại Việt Nam. Anh đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.

 Ông Nguyễn Sỹ Lý kể lại sự đời oan trái của mình
 Ông Cao Tiến Mùi người bạn tù đã tìm cách giải oan cho ông Lý

Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ diễn ra từ ngày 9 đến 16/9/2003 nhằm tưởng niệm 25 năm ngày mất của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) và hưởng ứng Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ IV (16-9).

Tám đoàn Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội, Đoàn Cải lương Hải Phòng, Nhà hát Kịch Việc Nam, Nhà hát Kịch quân đội, Đoàn Kịch Nam Định, Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế sẽ biểu diễn tại các điểm rạp quen thuộc của Hà Nội (Đại Nam, Công Nhân, Nhà hát Tuổi Trẻ) các vở 
Ngọc Hân công chúa, Mùa hạ cuối cùng, Nàng Si Ta, Lời thề thứ 9, Hồn Trương Ba da hàng thịt, 2.000 ngày oan trái, Ông không phải bố tôi

Liên hoan Các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức nhằm tưởng niệm 25 năm ngày mất của kịch tác gia xuất sắc này.

Liên hoan diễn ra từ 9 đến 16/9/2013 tại Hà Nội, thu hút chín đoàn nghệ thuật như Kịch Việt Nam, Kịch Hà Nội, Nhà hát Tuổi Trẻ, Chèo Hà Nội, Cải lương Hải Phòng, Kịch nói Nam Định, Ca kịch Huế… tham dự.


Có 12 vở diễn dựa trên chín kịch bản của tác giả Lưu Quang Vũ đã được dàn dựng và làm mới, thuộc nhiều thể loại như kịch nói, chèo, cải lương, kịch hình thể như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Trái tim trong trắng, Ông không phải bố tôi, Mùa hạ cuối cùng…

DSC08641-3156-1379303578.jpg
NSND Hoàng Dũng (thứ hai từ phải sang) đem lại cái nhìn mới về vở kịch của Lưu Quang Vũ. Ảnh: Thành Trương.

Kịch:Trái Tim Trong Trắng (2000 ngày oan trái)
Biểu diễn:Nhà hát kịch Hà Nội


Cải Lương:Trái Tim Trong Trắng
Biểu diễn:Nhà hát Cải Lương Trần Hữu Trang














(đang viết)

03 tháng 11 2013

Lê Đức Thọ - một nhà thơ


Bà Huyện Thanh Quan có làm bài thơ Qua Đèo Ngang nổi tiếng, giang hồ, nho sĩ bấy lâu tâm đắc cũng nhiều, cãi nhau cũng lắm, nhưng ít nghe nói chuyện có ai đó họa vần bài này.

Cái phong vận thơ Đường luật, phải có xướng họa thì mới hay. Cho nên, có thể lúc đương thời, có tay cóc xoài mía ổi nào họa vần với bà Huyện, giờ tư liệu thất lạc đâu đó, nên mọi người ít biết.

Dù vậy, thời hiện đại có nhà thơ Lê Đức Thọ từng họa vần bài thơ này, hình như cũng không nhiều người biết, bài họa này trong tập “thơ Lê Đức Thọ” (1983), đọc thấy khẩu khí Đường thi hào sảng, họa vần đắc ý và có thần thái của người chiến sĩ cách mạng. 

Qua Đèo Ngang (bài xướng)

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
cỏ cây chen đá lá chen hoa
lom khom dưới núi tiều vài chú
lác đác bên sông rợ(*) mấy nhà
nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
thương nhà mỏi miệng cái da da
dừng chân đứng lại trời non nước
một mảnh tình riêng ta với ta.

Bà Huyện Thanh Quan

(*) Có bản chép là “chợ”.

Qua Đèo Ngang (bài họa)

Quân vượt đèo Ngang quyết diệt tà
chiến công nối tiếp nở như hoa
bom rơi chật đất thù muôn thuở
máu đổ tràn sông hận mỗi nhà
đã quyết hy sinh cho đất nước
quản gì nát thịt với tan da
ngày vui thống nhất không xa nữa
nam bắc sum vầy ta gặp ta

Lê Đức Thọ

Bài thơ Bà Huyện xưa kia làm trong trạng thái hoài cổ, man mác tình non sông, len lén buồn trước quang cảnh đất nước. Còn họ Lê làm thơ nghe như tiếng quân ra trận. Lại khoan khoái ở chỗ Bà Huyện Thanh Quan dụng ý cụm từ “ta với ta” thường làm bối rối những nhà nho muốn họa, ở đây Lê Đức Thọ họa bằng cụm từ “ta gặp ta” để nói ngày Thống nhất, quả nhiên lợi hại.

Trong tập thơ nói trên còn đôi bài thơ mà những người lính biên thùy phía Bắc vẫn luôn mang theo trong hành trang của mình.

Ác-si-met đã nói: Hãy cho tôi điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả trái đất lên. Chỉ vậy thôi cũng thấy sức mạnh của điểm tựa rồi. 

Mùa đông năm 1982 khi đi công tác thăm chốt tại Khau Chia - Cao Bằng, bác Lê Đức Thọ nói:“Tôi đến đây nhưng không mang quà cáp gì cả, chỉ có bài thơ này xin tặng mọi người, nhan đề của nó là Điểm Tựa".

Thắng Còng: Nhờ có bài thơ này mà lính biên giới phía Bắc được ăn gạo 100% không phải ăn bo bo và nắp hầm(*) nữa. Nghe các anh lính cũ kể lại giai thoại là khi các anh lính xuống đón Cụ Lê Đức Thọ lên chốt đã mặc quần đằng sau ra đằng trước để giấu các vết rách ở đầu gối. Khi Cụ hỏi thì anh lính nhoẻn miệng cười và nói "Ưu tiên phía trước mà thủ trưởng" và thế là bài thơ "Điểm Tựa" ra đời, phía trước được ưu tiên.

ĐIỂM TỰA
Hàn thử biểu chỉ độ không
Đêm nay trời rét lắm…
Cái rét biên thùy lạnh buốt thịt da
Cả núi rừng chìm đắm giữa sương khuya
Gió vi vu thổi qua khe cửa nhỏ
Trằn trọc mãi thâu đêm không ngủ
Thương anh nhiều, anh chiến sĩ tôi ơi…

Điểm tựa trên cao, anh đứng giữa đỉnh đồi
Một mảnh áo bông thay nhau khi đổi gác
Súng lạnh buốt tay, mắt hướng về phía trước
Tai lắng nghe từng tiếng động trong đêm…

Tôi nhớ buổi chiều anh cõng tôi lên
Thân tôi yếu, không thể nào leo hết dốc
Mỗi bước anh đi tôi đếm từng nhịp thở
Hai trái tim thì thầm to nhỏ
Hơi ấm lưng anh sưởi ấm cả lòng tôi…

Khau Chỉa đây rồi anh nở nụ cười tươi
Ngồi sát bên anh bao lời tâm sự
Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc
Xa quê hương đã trọn mấy xuân rồi
Cuộc sống chiến trường năm tháng thêm vui…

Đời chiến sĩ đang còn nhiều khổ cực
Quần áo mỏng manh, cơm có bữa chưa no…
Đường dốc gập ghềnh lắm suối nhiều khe
Đôi lúc hỏng xe hàng không tới được
Gạo sấy khoai mì và bát canh toàn quốc
Nước chấm đại dương cũng đỡ lúc đói lòng…
Cũng có khi thịt ấm chân răng
Nhưng có bữa cơm toàn muối trắng
Sinh hoạt tinh thần còn bao thiếu thốn
Cả năm trời mới được một lần phim…

Báo chí báo đài ít có để xem
Điệu múa lời ca còn xa vời vợi
Ngày lại ngày nghe chim hót đầu non
Cả đơn vị anh không một cây đàn…
Mấy tháng một lần thư nhà mới đến
Mẹ lại bảo về vì mấy sào ruộng khoán
Thiếu bàn tay lao động để tăng gia…

Thư của người yêu… anh mỏi mắt chờ đợi
Mực đã cạn lại thiếu tờ giấy viết
Mối tình thắm cũng có khi phai nhạt
Nhưng thời gian rồi tất cả cũng trôi qua…
Đôi mắt anh nhìn khoảng trời xa
Nói đến anh tôi bỗng cười xòa
Đất nước khó khăn quân thù còn đó
Mộ liệt sĩ năm nào còn xanh ngọn cỏ
Nhưng giờ đây ấm áp nghĩa trang…
Ôi hồn anh là tâm hồn thời đại
Còn khó khăn nào hơn thế nữa không anh…

Tạm biệt anh trong vòng tay siết chặt
Anh hôn tôi một cái hôn thắm thiết
Mắt long lanh như thầm gửi điều gì…
Hạt mưa rơi trên đầu cây ngọn cỏ
Vườn nhà ai đào chớm nở những nụ hoa
Đi giữa dòng đời mà sao lòng cứ băn khoăn day dứt
Làm thế nào để anh được ấm thêm đôi chút…

Cứ mỗi độ gió mùa đông bắc sang
Chắc điểm tựa nay rét nhiều anh nhỉ
Gió ơi gió nhắn đôi lời thủ thỉ
Gửi tới anh bao nỗi nhớ tình thương…

Lê Đức Thọ
1982

(*): Bột mì hay mạch được năn thành hình như bánh bao sau đó ấn cho bẹp xuống rồi luộc lên, khi chín trông giống như cái nắp hầm tránh bom ở các đô thị miền Bắc hồi Mỹ ném bom và cứng có lẽ cũng chẳng thua beton khi để lâu.

Rõ ràng là bài thơ nói về tình cảm của bác Thọ với các chiến sỹ nơi biên cương, nhưng ngẫm sâu xa hơn thì đó chính là tình cảm thân thiết gần gũi đầy nhân bản giữa người lãnh đạo, đồng bào và chiến sỹ. 

Sau khi trở về, bác Thọ vẫn còn nhớ tới những người lính nơi biên cương xa xôi để rồi một năm sau bác viết bài thơ "Thăm anh" để thăm hỏi xem 

Cung cấp ưu tiên lên phía trước
Hay còn phân phối cảnh bình quân?
Khẩu phần đến đủ tay người nhận?
Tiêu cực bao phen có giảm dần?

Cánh lính biên giới phía Bắc như Thắng Thắng Còng cho hay các bác ấy luôn vui vẻ nói "Cơm ăn ba bữa quần áo mặc cả ngày" 

THĂM ANH

Vừa mới ngày nào lên điểm tựa
Đến nay đã trọn một mùa xuân
Đường đi biên giới đâu xa lắm
Nhưng khó thăm anh lại một lần

Mở đài nghe báo tin thời tiết
Đợt rét mùa này rét rét thêm,
Tôi ở miền Nam tràn nắng ấm,
Ước gì nắng ấm cả vùng biên.

Buổi ấy gặp anh lưu luyến mãi,
Mỗi độ đông về lại nhớ mong.
Chăn lạnh, bông thêm chừng mấy lạng?
Hở sườn mặc áo có còn chăng?

Mỗi năm gà, lợn nuôi bao lứa?
Khoai sắn tăng gia mấy mảnh vườn?
Hai bữa cơm ăn còn đói bụng?
Rau trồng liệu đủ bát canh suông?

Báo Đảng, báo Đoàn lên có tới?
Văn công, phim ảnh mấy tuần xem?
Thư nhà gửi đến mau hay chậm?
Đài mở nghe tin được mấy lần?

Cung cấp ưu tiên lên phía trước
Hay còn phân phối cảnh bình quân?
Khẩu phần đến đủ tay người nhận?
Tiêu cực bao phen có giảm dần?

Xa anh biết anh làm sao nhỉ?
Muốn hỏi thăm anh rõ ngọn ngành;
Cuộc sống ngày càng mong đổi mới
Cho rừng thêm đẹp, lá thêm xanh.

Đời anh bộ đội đầy mưa gió,
Đất nước thanh bình họa chửa yên,
Tay súng, tay cày thêm vững chắc,
Đạp bằng hiểm trở quyết vươn lên.

Tết này, anh hẳn vui hơn trước,
Tổ quốc bàn thờ ảnh Bác treo,
Giò mỡ, bánh chưng, cành mận trắng,
Tiếng đàn, giọng hát, suối mừng reo.

Hậu phương rộng lớn thương anh lắm,
Đồng ruộng đơm bao hạt lúa vàng,
Nhà máy, công trường ngày rộng mở,
Xuân về hoa thắm ngát trăm hương.

Thư anh, tôi gửi từ Minh Hải,
Anh ở biên thùy tận núi cao,
Đất nước hai đầu xa vạn dặm,
Mà lòng thương nhớ vẫn bên nhau.

Lê Đức Thọ
Minh Hải
Ngày 12 tháng 12 năm 1983.

28 tháng 8 2013

Trở về

Về phim của Đặng Nhật Minh

Rüdiger Tomczak (*)


Thời gian đã chín để đánh giá tổng quan các tác phẩm của đạo diễn lớn nhất Việt Nam Đặng Nhật Minh. Dù đã nhiều cố gắng, tới nay tôi mới chỉ được xem một phần các tác phẩm của ông. Sẽ là đầy đủ hơn nếu có thể xem cả những phim tài liệu và một số phim dựng ngay trong thời chiến tranh. Tới nay tôi đã xem các phim được chiếu ngoài Việt Nam từ 1984. Như thế vẫn thiếu hai phim mà tôi cho là quan trọng: Thị xã trong tầm tay (1982) và một bộ phim vidéo về một tù binh Mỹ: Chỉ một người còn sống (1989).
Đáng giận và buồn khi Việt Nam là một chủ đề trong lịch sử điện ảnh Mỹ, nhưng một cái nhìn từ bên trong của đất nước này đến nay vẫn hạn hẹp trong giới nghiên cứu lịch sử điện ảnh phương Tây. Việt Nam, từ điểm nhìn chính thống, nhất là với "các chuyên gia điện ảnh châu Á" phương Tây, các phim của Đặng không có một lobby nào cả. Phần lớn các phim của Đặng (với ngoại lệ các tác phẩm bậc thầy sau này Thương nhớ đồng quê vàMùa ổi) đều được dựng trong những điều kiện kỹ thuật và tài chính khó khăn. Nhưng những phim đó vẫn đầy ấn tượng. Sự phát hiện ra các bộ phim của Đặng là một trong sự kiện lớn đời tôi trong những năm vừa qua.

Trở về, Việt Nam/Anh 1994

Tôi xem bộ phim này không có phụ đề trong nguyên bản tiếng Việt, ngoại trừ một bản tóm tắt ngắn, tôi buộc phải dựa vào mắt và tai mình. Cái đó cũng có những hiệu ứng kỳ lạ, làm tôi nhớ đến phim như một giấc mơ. Dù phụ đề dễ chịu thế nào - khi người ta bị buộc thiếu nó, người ta xem phim bằng con mắt khác.
Chỉ riêng cách quan sát dũng cảm và chính xác một Việt Nam hiện đại đã làm cho những bộ phim của Đặng Nhật Minh đáng xem. Tôi thấy mình giống như khi xem phim Ozu: đôi khi chỉ xem kỹ một vài nhân vật, xem họ ăn uống hoặc nói năng là đã hòa nhập được vào tinh thần phim.
Bộ phim bắt đầu trên xe lửa. Loan, một cô gái trẻ, từ miền Nam về với gia đình ở Hà Nội. Chuyện phim là hồi ức của cô, là chuyến đi của nhận thức.
Đó cũng là chuyện của Hùng, người Loan từng yêu lúc đầu phim, rồi vượt biên, rồi trở về khi là một doanh nhân thành đạt.
Nhiều năm sau, Loan đã làm việc ở miền Nam và lấy Tuấn, cũng là doanh nhân. Người đàn bà vốn xuất thân từ một gia đình nghèo nay sống trong một bối cảnh có thể gọi là của những người giàu mới. Người ta vẫn còn nhớ lúc đầu phim luôn có người quanh cô, bạn bè, họ hàng và lũ trẻ học trò cô dạy. Bây giờ cô đi qua những căn phòng sang trọng mà trống trải trong căn hộ đắt tiền nơi cô sống chung cùng Tuấn.
Cô sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi đầy đặc điểm của một xã hội tiêu thụ. Những biển hiệu của những hãng ngoại quốc lớn, các quán xá khách sạn đắt tiền chứng tỏ sự thay đổi của Việt Nam, khiến tôi nhớ đến Tokyo trong phim của Ozu. Trong nhận thức của những người như Tuấn dường như không còn tồn tại một Việt Nam khác với những ác mộng thời hậu chiến của đa số nông dân đói nghèo. Một lần người bố đã già của Loan đến thăm đôi vợ chồng trẻ. Ông già hút điếu cày trong nhà tắm lát gạch men. Tuấn, lúc đó đã nằm với Loan trên giường, thấy khó chịu. Điều đó khởi đầu những mâu thuẫn đầu tiên của họ. Rồi Loan cùng bố đến một nghĩa trang xa, nơi người cha muốn chôn cất nắm xương của một trong những người con trai ông, đã chết trong chiến tranh. Trong khi Loan châm hương, và ông già làm lễ cúng, Tuấn (*) ngồi trong chiếc ô tô đắt tiền của mình và nghe một bài nhạc nhảy ngu ngốc tiếng Anh. Anh ta không hiểu được những đau khổ của ông già và cô gái. Những kẻ đang hưởng thụ sự sung túc mới ở Việt Nam đã quên những tổn thất từng có để Việt Nam có thể tồn tại.
Hùng, người tình cờ làm ăn lớn cùng Tuấn, gặp lại Loan. Không có lời nào trao đổi giữa họ, họ chỉ "nói" bằng mắt. Dù cũng giàu như Tuấn, ánh mắt Hùng có gì như ẩn ức. Sự trở lại quê hương càng khiến anh đau đớn nhận ra rằng anh đã mất nó.
Nếu người ta gặp nhau, thương mến nhau, thường có sự ôm, hay hôn. Tôi hay ấn tượng ở Đặng Nhật Minh về sự mâu thuẫn trong cách nhìn của ông về những thiếu hụt trong một xã hội Việt Nam đang phát triển và cách nhìn trìu mến, gần như yêu thương của ông với những nhân vật của mình.
Trước khi Loan chia tay chồng, có cảnh vợ chồng cô trên giường. Cô quay trái, không nhìn chồng, khi ấy đang nhìn trần nhà.
Ở đầu phim có cảnh Loan và Hùng yêu nhau trên bậc thang. Nhiều năm sau, khi Hùng quay lại, anh ta đi cùng một phụ nữ khác qua đúng căn phòng ấy. Đột nhiên anh ta nhớ tới Loan và những gì từng là gốc rễ của mình và bỏ đi khỏi phòng. Trong sự tương phản giữa Hùng và Loan, người cuối cùng cũng đi đến "cội rễ" của mình, cũng hơi giống mối quan hệ giữa Nhâm, cậu nông dân trẻ và Quyên, thuyền nhân sống sót về tìm quê thời thơ ấu. Và Hùng cũng chỉ có thể nhận ra, Việt Nam trong ký ức anh đã là một giấc mơ đã mất.
Cuối cùng, khi Loan chia tay chồng, cô đóng rèm và đóng cửa: con chó nhỏ mà cô vừa cho ăn, cô mang sang bà hàng xóm. Cái tuyệt diệu trong những khoảnh khắc ấy là Đặng vừa nghiêm túc với quyết định đau xót của cô, vừa trân trọng những dịu dàng với con thú nhỏ. Những lúc như thế rất tiêu biểu cho sự phê phán Việt Nam hiện tại, vừa tinh tế vừa lạnh lùng, nên nhiều thuyết phục. Bởi nó, sự phê phán ấy, là kết quả một tình yêu sâu đậm của ông và sự bắt rễ sâu xa với đất nước mình.
Trích Về phim của Đặng Nhật Minh - Rüdiger Tomczak
bia
Tác giả và đạo diễn Đặng Nhật Minh
Nhà báo Đức chuyên về điện ảnh Rüdiger Tomczak sinh năm 1959, nghiện ngập phim (cinephile) từ thời thơ ấu và viết nhiều nhất về phim châu Á. Tạp chí riêng của chàng shomingeki (là để suy tưởng đến Ozu và một vài đại diện điện ảnh Nhật Bản khác làm phim về những bi kịch đời thường). Shomingeki ra đời từ 1995. Tới nay chàng đã viết về Hou Hsiao Hsien,  Đặng Nhật Minh, Yasujiro Ozu, Hiroshi Shimizu, Satyajit Ray, Aparna Sen, Yang Yonghi và thời gian mới đây đặc biệt hay viết về Terrence Malick.

Shomingeki xuất bản không đều kỳ bằng tiếng Đức, khoảng 4 số/năm, ISSN 1430-1229, giá 7€/số có thể mua tại các nhà xuất bản hoặc hiệu sách chuyên về điện ảnh tại Đức. Tháng 8 năm 2011 Đặng Nhật Minh đến Berlin chiếu phim "Đừng đốt" tại nhà Việt Nam, Viethaus, ông đã lần đầu tiên gặp Rüdiger Tomzack tại đây. 

Bản dịch các bài viết đã được Đặng Nhật Minh xem trước.
Người dịch: Đỗ Quang Nghĩa
Berlin tháng 11.2011

(*) - Rüdiger Tomczak có nhầm về người đàn ông ngồi nghe nhạc nước ngoài trong xe hơi chờ Loan và bố cô trở lại, người đàn ông đó không phải là Tuấn - chồng Lan - mà là một người cho thuê xe hơi kiêm tài xế - Khoằm.



Trở về” 
Người Anh vốn bị coi là lạnh lùng nhưng chính họ lại là người đầu tiên trên thế giới bỏ tiền ra cho một đạo diễn Việt Nam làm phim. Nếu không có họ, tôi đã không có phim Trở về sau 6 năm gián đoạn. Tôi nghe một Việt kiều ở Anh về kể lại: năm 1989 Đài truyền hình Anh quốc giới thiệu phim Cô gái trên sông. Trước khi chiếu người giới thiệu có nói đôi lời về tôi rồi thông báo tôi vừa được bầu làm Tổng Thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam và kết luận: Nhưng chúng tôi nghĩ rằng nước Việt Nam cần ông Minh đạo diễn hơn là ông Minh Tổng Thư ký. Có phải vì vậy chăng mà họ sốt ruột khi thấy tôi lâu không làm phim.
Đầu năm 1994, kênh 4 Đài truyền hình Anh cử người sang Việt Nam thông báo cho biết kênh 4 sẽ tài trợ cho tôi một số tiền để giúp tôi làm một bộ phim. Hãy chuẩn bị kịch bản với điều kiện: đấy là một kịch bản làm tôi ưa thích, về những vấn đề mà tôi quan tâm. Tôi lập tức chuyển ngay truyện ngắn Trở về thành kịch bản phim (Trong thời gian gián đoạn làm phim tôi có viết một số truyện ngắn, bất cứ truyện nào cũng đều có thể chuyển thành phim được cả. Tôi gọi đó là những bộ phim trên giấy). Kịch bản được gửi sang Anh và chỉ một tháng sau người ta đã chuyển tiền về cho tôi làm (số tiền này được chuyển về cho Hãng phim truyện Việt Nam quản lý).

Hình 10. Một cảnh trong phim Trở về
Sau khi phim làm xong, ông Rod Stoneman, đại diện kênh 4 Đài truyền hình Anh sang Việt Nam nghiệm thu và tỏ ra rất hài lòng. Bộ phim này ở Việt Nam ít người được xem vì nó ra đời vào lúc các rạp chiếu bóng đóng cửa chuyển sang chiếu phim video. Nhưng về sau nó được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên Đài truyền hình Trung ương và các Đài truyền hình Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh v trn truyền hình nhiều nước. Năm 1994 phim tham dự Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương ở Sydney (Úc) và nhận được Giải đặc biệt của Ban Giám khảo. Sau này ông Philip Noyce, đạo diễn Úc, thành viên trong Ban giám khảo cho biết ông là một trong 3 người của Ban giám khảo bỏ phiếu cho phim Trở về được giải cao nhất, nhưng bốn người còn lại không nhất trí. Cuối cùng giải Grand Prix (Giải thưởng lớn) thuộc về bộ phim Ẩm thực, đàn ông, đàn bà của đạo diễn Ang Lee người Đài Loan. Tôi đã xem phim này ở một Liên hoan phim quốc tế và thấy nó được Grand Prix là xứng đáng. Cũng chính vì cái duyên nợ đó mà năm 2001 khi sang Việt Nam làm phim Người Mỹ trầm lặng, đạo diễn Philip Noyce đã mời tôi hợp tác với tư cách là đạo diễn đội quay thứ hai trong khi quay tại Việt Nam.
Tôi cảm thấy hài lòng vì trong phim này tôi đã khái quát khá đầy đủ gương mặt của xã hội Việt Nam đương đại trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường với những “người hùng” của thời đại mới: đó là những ông giám đốc công ty vốn là các phó tiến sĩ, tiến sĩ COCC suốt những năm dài ăn học ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu nay trở về nhảy sang làm kinh doanh, chẳng ai thiết theo đuổi con đường khoa học. Họ nhan nhản khắp nơi quanh tôi. Nhân vật chính của phim là Loan, một cô gái Hà Nội được phân công vào dạy học tại một thị trấn ở miền Nam cách Sài Gòn không xa. Hùng, anh ruột của một nữ giáo viên cùng trường, bạn thân với Loan định đi vượt biên nhưng không thành. Anh trốn về lánh tại thị trấn nơi Loan dạy học. Anh yêu Loan và không muốn trở về với người vợ cũ. Anh cho biết sở dĩ anh đi vượt biên cũng là để cắt đứt với người vợ mà anh không còn chút tình cảm. Trong lúc đó vợ Hùng tìm mọi cách đe dọa, thuê người cưỡng ép bắt anh phải vượt biên lần nữa cùng cả gia đình. Hùng đành ra đi nhưng vẫn mang theo những tình cảm đối với Loan mà đối với anh đó là những tình cảm duy nhất đã ràng buộc anh với mảnh đất này. Loan trở ra Hà Nội nghỉ hè. Cô tình cờ gặp Tuấn, người bạn học cũ thời phổ thông. Anh vừa tốt nghiệp phó tiến sĩ ở Liên Xô về. Anh xin vào Nam làm việc. Nhờ sự nhanh nhẹn thích ứng với cơ chế thị trường, anh thăng tiến rất nhanh, trở thành giám đốc một công ty thương mại. Loan chấp nhận lời đề nghị của Tuấn thành lập gia đình. Cô thôi dạy học, trở thành một bà vợ giám đốc. Tuấn chạy theo cuộc sống thực dụng. Tình cờ Tuấn gặp Hùng với tư cách là một đối tác đại diện cho một công ty nước ngoài để ký kết một hợp đồng bán hàng với công ty Tuấn. Tuấn đã yêu cầu Hùng nâng giá bán trong hợp đồng để kiếm lợi cho mình. Hùng tỏ ra khinh bỉ nhưng cũng chấp thuận vì điều đó không có hại gì cho công ty của anh cả. Hùng lại càng thất vọng hơn khi biết Tuấn là chồng của Loan, một người mà anh vẫn còn ngưỡng mộ yêu mến. Sau khi Hùng trở về Úc, Tuấn ra ngoại quốc khảo sát. Loan trở ra Hà Nội, trở về với ngôi nhà thân thuộc, trở về với các em học sinh hồn nhiên và trong sáng của mình. Cô đã trở về với chính mình sau những ngày sóng gió, chia tay hẳn với chồng, “người hùng” mới của xã hội hiện thời. Tâm trạng cô chính là tâm trạng trong hai câu ca dao xưa mà cô giảng cho các em học sinh trong giờ giảng văn:
           Trèo lên cây khế nửa ngày
           Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Tâm đắc nhất trong phim này đối với tôi là trường đoạn ở nghĩa trang liệt sĩ Long An và chiếc xe khách từ Long An về Thành phố Hồ Chí Minh. Những người có mặt trên chiếc xe là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam. Ở đó có già, có trẻ, có người Bắc kẻ Nam, có người sống và người chết (hài cốt người chiến sĩ trong chiếc túi xách), có kẻ bên này và kẻ từng ở bên kia (người phế binh ngụy đi bán vé số trên xe). Tôi đã cho người phế binh này hát bài Rừng lá thấp một bài hát rất quen thuộc ở Sài Gòn trước năm 1975 với những lời ca rất xúc động:

Sao không hát cho những bà mẹ già mỏi mắt chờ con...
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua...

Đây là một bộ phim lần đầu tiên được quay suốt từ Nam chí Bắc, pha lẫn giọng nói của cả hai miền.
Trích Hồi ký điện ảnh
Đặng Nhật Minh

05 tháng 8 2013

Chuyện từ góc công viên

Đạo diễn, NSND Trần Văn Thuỷ sinh năm Canh Thìn - 1940 tại Nam Định. Ông từng có thời gian làm phóng viên chiến trường.
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông: Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ câu bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig (1970). Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988.Chuyện tử tế (1985) được đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thuỷ. Bộ phim đoạt giải Bồ câu bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài ví như “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig”. Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43. Chuyện từ một góc phố(2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường.
Hà Nội trong mắt ai bị cấm lưu hành từ năm 1982 đến 1987. Bộ phim tập hợp nhiều tích chuyện hay trong sử sách, vì vậy mà bị coi là “nhân chuyện xưa nói việc nay”. Chẳng hạn, trong mắt vua Quang Trung, quốc gia chỉ có thể trường tồn và hưng thịnh khi kẻ dưới dám nói những điều ngay thẳng, còn bề trên biết nghe theo lẽ phải. Hay là chuyện bức tượng ở Chùa Bộc (Hà Nội) bây giờ vẫn lưu giữ, trên đầu tượng có đề chữ Tâm. Trước đây nhiều nhà nghiên cứu đều chịu, không biết tượng tạc ai. Về sau cụ Trần Huy Bá mới đặt giấy bản sau bức tượng rồi dùng than củi chà lên, mới hiện ra dòng chữ: “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng”. Tức là đúng vào cái năm Gia Long truy diệt tất cả những gì liên quan đến nhà Tây Sơn thì dân chúng Thăng Long vẫn dựng tượng Quang Trung... Rồi cả những chuyện tại sao Nguyễn Siêu lại cho dựng Tháp Bút bên Hồ Gươm; tại sao Tổng đốc Hoàng Diệu lại cho đặt tấm bia ở Ô Quan Chưởng cấm các chức quan sách nhiễu dân...

5/10/09

tôi với đạo diễn Trần Văn Thủy


Tôi biết tới đạo diễn Trần văn Thủy qua Má tôi. Má tôi có vé đi xem phim " cấm" ở nhà chiếu phim tư liêu Phan Kế Bính. Má đươc xemChuyện tử tế của đao diễn. Má về mách tôi. Hay không thể tưởng.Tôi còn nhớ Má đưa tay lên ngưc xoa xoa như lên cơn đau tim khi kể nói tôi nghe về cảm xúc khi con phim Tử tế. Tôi đòi coi. Má trơn mắt. Phim cấm. Hồi đó, cái gì cấm. là hay. Tôi cứ thầm ước đươc coi Tử tế.

2005, khi tôi về Việt Nam. Nhân vụ Việt Nam đang phát động nhân dân ủng hộ cuôc kiện cáo về Da cam, tôi "gặp" đươc đao diễn Trần Van Thủy qua màn ảnh tv. Người ta mời ông lên phát biểu về cuốn phim Chuyện từ một góc công viên của ông. Bữa đó trưc tiếp. Ông lên, nói gì thì tôi không nhớ. Chỉ nhớ mỗi vụ này. Ông cầm micro, phát biểu với cái giong bưc tức." Tôi nói thật nhá. Tôi làm phim này rồi đưa ra nước ngoài giới thiệu toàn bằng tiền của tôi. Các ông lãnh đạo chẳng có ai giúp đâu nhá". TV vụt tắt. Để rồi quay lai với cô xướng ngôn viên tươi cười lãng qua chuyện khác. Tôi đang ngồi với Má. Lặng người đi vì khí phách của ông. Bâng khâng mãi là sau đó ông có bi việc gì không.

Về Mỹ. Bắt đầu truy tìm tông tích của đao diễn trên mạng. Nhưng lúc đó thất vong quá. Chẳng có gì nhiều.

Lần này thì tôi găp đao diễn ở hôi thảo về chất độc da cam ở Riverside hôm qua. Đươc găp người, chứ không qua lời Má hay trên TV nữa.

Ông được mời đến hội thảo để một lần nữa giới thiệu bô phimChuyện từ một góc công viên cho dân RiverSide.

Bô phim hay, xúc động . Tôi khóc. Phim làm lâu rồi. Nhưng với tôi là mới. Với nhiều người trong buổi hội thảo đó. Là mới. Biết bao điều trong đó, hơn 14 năm rồi. Nói lại, cứ như là mới tinh.Tôi sẽ review cuốn phim trong entry khác vậy.

Tôi hỏi là làm sao tôi có thể coi vài cuốn phim của ông. Thật bất ngờ. Hôm sau, ông gói ghém gói quà này tặng tôi. Gói ghém chu đáo quá. làm tôi xúc động.

Ông nói trong này có mấy bộ phim ông làm.Trong đó có phim Tử tế, Chuyện từ một góc công viên, và một bộ phim làm về Mỹ Lai. Thế là cái ước mơ hồi con nít " đươc xem phim Tử tế" của ông tới bữa nay coi như toai nguyện. À, còn một cái khăn choàng ông mang từ Hà nội. Ông còn gởi lời thăm Má tôi nữa.


Phim Tử tế có bao nhiêu người đã từng coi. Nhưng.

Tôi có hẳn đao diễn Trần văn Thủy tặng nhá. Chuyên tử tế trong phim ông làm cũng hơn 20 năm rồi. Nhưng coi lai, việc" tử tế" với nhau, vẫn cứ là một đề tài nóng hổi. Chả trách, Tử tế là một trong những phim hay nhất của Việt nam và cả của thế giới nữa.

nhớ nhất một câu chuyện ông kể trong hội thảo.

Thường thì khi người nước ngoài hỏi những nhà làm phim ở Việt Nam găp những khó khăn gì. Thì người ta hay nhận đươc câu trả lời. Một là kinh phí. Hai là máy móc lac hậu. Ba là chế độ kiểm duyệt. Nhưng ông cho rằng cái khó khăn nhất là "mình làm phim từ trái TIM".

tâm đắc, tâm đắc.

Sống sao cho tử tế. Cái dấu hỏi to thù lù cho tôi sao khi xem phim của ông.Ngồi mà gậm nhấm hai chữ Tử tế. Viết ra chắc bao nhiêu cái entry cho đủ.

Xin cám ơn ông rất nhiều.
Chuyện từ góc công viên
Đạo diễn: Trần Văn Thủy - Hồ Trí Phổ

NSND Trần Văn Thủy sống trong một ngõ nhỏ yên tĩnh trên đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội, nhưng nơi cư ngụ lại là một ngôi nhà cao ráo và rộng rãi, cây trứng gà trước hiên nhà đã xum xuê tỏa bóng.

Ông nói, ngôi nhà này được xây cất bằng chính tiền làm phim với nước ngoài của mình, sau bao nhiêu lận đận vất vả với phim trường trong nước. Bởi có dạo khó khăn và cô đơn quá, mẹ ông đã khóc: “Con ơi, sao cái nghề của con khổ thế”. Nhưng ông vẫn bền bỉ với con đường của mình. Mỗi khi tiếp khách, ông thường trọng thị thắp hương trước bàn thờ tổ tiên mình, như một thói quen, và cũng có thể như muốn phác một cử chỉ rằng, những điều chúng ta trao đổi với nhau đều là chân thành và tử tế.

Trần Văn Thủy là một người xem trọng những việc tử tế. Ông là ân nhân của nhiều học sinh nghèo, những em bé tật nguyền, và đã chắt chiu từng đồng tiền kiếm được để xây bảy cây cầu nhỏ và xây trường học cho những nơi khốn khó.

Gần hai mươi năm qua, ông đã góp phần xây được tám cây cầu to, rộng, đẹp, bền chắc, xây trường tiểu học, trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, khu văn hóa, gần một trăm giếng bơm nước sạch, nhiều ngàn mét vuông bê tông đường làng, trợ cấp cho người nghèo và các cháu bị hậu quả chất độc da cam, xây dựng lăng mộ tổ, lập ấp, và nhiều việc khác nữa. Ông không nghĩ đó là việc từ thiện, vì hai chữ từ thiện khiến ông có cảm giác đó là sự ban ơn. Ông coi việc mình làm chỉ là tiến hành những điều hiếu nghĩa. Bền bỉ đánh thức sự tử tế xung quanh, và ông đã trở thành một người tử tế từ bao giờ cũng không rõ nữa.

Một số giải thưởng đã đạt được

- Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường khu Năm, đoạt giải Bồ câu Bạc tại LHP Quốc tế Leipzig (1970).
- Phản bội, giải Vàng LHP Việt Nam 1980, giải Đạo diễn xuất sắc.
- Hà Nội trong mắt ai, giải Vàng LHP Việt Nam 1988, giải Biên kịch xuất sắc Nhất, Đạo diễn xuất sắc Nhất, Quay phim xuất sắc Nhất.
- Chuyện tử tế (1985), giải Bồ câu Bạc LHP quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam”, được hơn 10 đài truyền hình lớn trên thế giới mua bản quyền và được chiếu rộng rãi ở châu Âu, Nhật Bản, Úc và Mỹ...
- Chuyện từ góc công viên, Giải Vàng LHP Hội Điện ảnh năm 1996.
- Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (1999), giải Vàng LHP châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43.

Ông được trao tặng danh hiệu “Chứng nhân của thế giới” tại hội thảo “The Robert Flaherty” dành cho 200 nhà làm phim tài liệu độc lập, tại New York (Mỹ) năm 2003.

Những ký ức của rồng
 Trần Văn Thủy (phải) và Ðỗ Minh Tuấn ở Boston.
Nếu không có cơ hội sống chung với Trần Văn Thủy, chắc tôi chẳng bao giờ hiểu hết những chuyện đời đằng sau những thước phim đầy máu và nước mắt của anh. Có những ngày hai anh em ngồi nói chuyện cả buổi sáng, anh kể tôi nghe về một thời quay phim trong lửa đạn. Có khi địch càn, ba người ôm máy và phim chui xuống hầm, bị ngạt thở phải chui lên thì lại thấy một tên lính Mỹ cạo râu trước chiếc gương to, đành phải nín thở bò trườn qua chuồng bò, hố tiêu, cỏ dại. Hút chết! Rồi những ngày bị ốm, thèm rau muống, một đồng nghiệp đi công tác mấy ngày, khi về mang cho anh một mớ rau hai phần ba héo úa! Người yếu đến mức tiêm B1 vào ngất xỉu, phải ôm phim ra Bắc.
 
Trên đường đói quá, thấy con cua của đứa trẻ buộc ở cột đầu võng, đấu tranh tư tưởng mãi rồi cuối cùng quyết định ăn trộm con cua ấy nhai nghiến ngấu; phải nằm ngủ giữa đường để nếu chết có người còn biết. Đói và mệt vô cùng, nhưng lúc nào cũng phải ôm khư khư cái bọc đựng 27 cuốn phim đã quay. Nhiều khi đói quá đành tặc lưỡi ăn cả gạo rang chống ẩm trong túi đựng phim. Có lúc phải đổi quần dài lấy mật ong để ăn, mặc quần đùi áo cộc bị muỗi đốt khắp người.
Ra đến Hà Nội, ngồi thẫn thờ ở góc công viên mãi mới gọi xe xích lô. Người đạp xích lô thấy anh nhem nhuốc quá phải lật chiếu lên, không cho anh ngồi lên vì sợ bẩn. Về đến nhà, bà chị không nhận ra. Hôm sau, bố đến ôm lấy cái chân trắng bợt của anh mà khóc. Sau đó, bộ đội đến cho lên xe com-măng-ca đưa vào bệnh viện, tiếp máu và điều trị liền  ba tháng. Trong khi đó, ở nhà lại có dư luận Trần Văn Thủy quay cho hết cơ số phim để chạy khỏi chiến trường nên chắc 27 cuộn phim anh mang ra chẳng có gì đáng xem đâu! Vì thế người ta định vứt đi. May có ông tráng phim thấy tiếc giấu mọi người tráng hộ, nhưng tráng hỏng. Như trời sắp đặt, những cảnh tráng hỏng lại có một hiệu quả hình ảnh rất đặc biệt, khó mà làm lại được.
Khi xem những đoạn tráng hỏng đó trong phim Những người dân quê tôi, đạo diễn Carmen đã nói bộ phim sẽ được giải vì chính những cảnh hỏng này! Y như rằng, bộ phim Những người dân quê tôi của anh đã đoạt giải Bồ câu Bạc tại LHP Leipzig. Những câu chuyện của anh đằng sau bộ phim này đã cho tôi thấy một cách sống động thế nào là những tác phẩm làm bằng máu và nước mắt, khiến tôi biết trân trọng hơn tác phẩm của những người đồng nghiệp như anh.
Trần Văn Thủy cũng tâm sự nhiều với tôi về gia đình anh, về người bố nhân hậu từng nuôi mấy chục người cơ nhỡ trong nhà, về chuyện anh xin tiền tài trợ xây trường, xây cầu cho quê hương! Rồi anh tâm sự cả những nỗi niềm riêng, lo khi về nước, con trai đã đi sang Ba Lan, một mình anh ở cái nhà mênh mông thì buồn lắm. Anh lo cháu nội ra nước ngoài từ bé sẽ không biết tiếng Việt, rồi lo chuyện dời mộ bố mẹ ở quê hương.
 
Càng sống với Trần Văn Thủy, tôi càng thấy ở anh một người tử tế, một nhân cách trí thức, một nghệ sĩ hành động. Không giống như những nghệ sĩ con buôn tham nhũng cả tiền bạc và cả vinh quang, luôn muốn đem cả thế giới đắp cho riêng mình, Trần Văn Thủy luôn trăn trở lo toan cho quê hương, cho bạn bè, đồng nghiệp. Và mặc dù chịu bao nhiêu bất công, bị bao điều xúc phạm, anh vẫn sống đàng hoàng, tự tin và nhân hậu như một thiền sư đắc đạo, không cuống cuồng gây sự hay kiện cáo vì tác phẩm của mình bị đánh giá sai.
Nhân vật đi theo đạo diễn khắp mọi nơi
Chuyến đi của hai anh em đến Philadelphia chiếu phim cho sinh viên đại học để lại nhiều ấn tượng khó quên. Tuyết trắng phủ kín nhà cửa, xe cộ, cây cối suốt chặng đường đi, dường như con tàu đang lao trong một sa mạc tuyết. Rồi những hình ảnh dữ dội về sự kiện Thiên An Môn trong bộ phim tài liệu dài bốn giờ đồng hồ mà chúng tôi đã được xem cùng sinh viên. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là bộ phim Chuyện ở góc công viên của anh.
 
Chuyện một em bé nạn nhân chất độc da cam vẫn vượt lên những đau đớn thể chất để luyện tập chơi đàn đã khiến tôi và tất cả khán giả trong phòng giàn giụa nước mắt. Không một hình ảnh nào mang dáng dấp hàng hóa chiến tranh lạnh xuất siêu như trong phim của một số người. Sao một bộ phim làm đã lâu, hay như vậy mà đến tận khi sang đất Mỹ tôi mới có dịp xem?
 
Dường như những nhân vật của Trần Văn Thủy trên khắp thế giới này đều là những con người bình thường, nghèo đói, khổ đau nhưng tử tế và thánh thiện. Từ người nông dân xả thân chiến đấu giữ quê hương, người làm gạch nổi giận trước sự dối trá của nghệ thuật, ông giáo bán rau khuyên học trò tử tế trong mọi cảnh ngộ, người bạn đồng nghiệp lạc quan trên giường bệnh nhìn cái chết đến gần, đến anh cựu chiến binh Mỹ Mike yêu Việt Nam, ghét tiền bạc và quyền lực…
 
Tất thảy đều trần trụi hiện ra với nhân cách cao cả trước một thế giới luân phiên giữa lửa đạn chiến tranh và kim tiền lạnh giá. Có thể nói, tất cả những kiếp người mong manh cao quý trong phim Trần Văn Thủy đều trở thành những đám mây ngũ sắc lấp lánh ánh sáng của nhân cách, của tình người. Anh là con rồng bay dũng mãnh miên man giữa những đám mây của những phận người nghèo đói và cao cả.
Những nhân vật của anh dù cách nhau nửa vòng trái đất và khác nhau một trời một vực, tất thảy họ đều trở thành những người bạn của anh. Những bà xơ trong phim Người tử tế đã bước ra đời, tìm đến anh, đưa cả bao tải tiền quyên góp được giúp anh xây trường học, xây cầu cho quê hương. Mike Bohem, nhân vật trong bộ phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai đã đưa Trần Văn Thủy về làng của mình thăm ngôi trường anh học lúc ấu thơ, thăm thác nước ngày xưa mỗi khi giận bố anh vẫn đi lang thang ra đó, thăm một hồ nước cạnh rừng cây lá vàng và thảm cỏ xanh mướt, nơi Mike đã từng suýt chết vì ngã xuống hố băng…
Không phải con rồng nào cũng có cơ duyên được bay đến những chân trời lộng lẫy trong ký ức và ước mơ của bao số phận. Không phải đạo diễn nào cũng đồng cảm với nhân vật của mình và có được tình bạn sâu sắc với họ như vậy. Phải là một con người xứng đáng được chia sẻ, tin yêu. Có lẽ vì thế mà khi tiễn Trần Văn Thủy về lại Boston, Mike Bohem đã ôm lấy anh và nói: “Trước tôi chỉ biết anh như một đạo diễn. Giờ đây, tôi hiểu anh như một con người”.       
Trích 
Sáu tháng ở Boston với Trần Văn Thủy
của
Đỗ Minh Tuấn

03 tháng 8 2013

Chuyện tử tế


"CHUYỆN TỬ TẾ" – TẬP 2(!) CỦA “HÀ NỘI TRONG MẮT AI” 

“Các đồng chí ạ, trong giờ giải lao vừa rồi, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã gặp đạo diễn Trần Văn Thuỷ. Tổng Bí thư tỏ ra rất thích Hà Nội trong mắt ai...”. “Tôi không bảo thích "Hà Nội trong mắt ai" mà bảo anh Thuỷ làm tiếp phần hai” - Tổng Bí thư cắt lời.
Tôi đứng lên rất lễ phép nói: “Thưa Tổng Bí thư, thưa các anh chị, tập hai sẽ là Chuyện tử tế...”. Tôi cảm thấy tôi là một “thằng” rất... lưu manh. Bây giờ mọi người xem sẽ rất buồn cười vì hai bộ phim này chủ đề khác nhau, nội dung khác nhau, khung cảnh và phong cách cũng khác nhau... [lờiđạo diễn Trần Văn Thuỷ].

Ra đời cùng một thời với Hà Nội trong mắt ai, song ít người biết đến Chuyện tử tế và càng ít người đã từng xem phim tài liệu này.

Chuyện tử tế là một bộ phim tài liệu của đạo diễn Trần Văn Thủy. Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng bị cấm cho tới năm 1987 mới được công chiếu rộng rãi, ra đời cùng một thời với “Hà Nội trong mắt ai”, song ít người biết đến “Chuyện tử tế” và càng ít người đã từng xem phim tài liệu này.

Được coi là phần 2 của bộ phim tài liệu gây tiếng vang Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế tiếp tục là một tác phẩm phản ánh những suy nghĩ của Trần Văn Thủy về cuộc sống và xã hội thời bao cấp. Bộ phim đã khắc họa hình ảnh của những người dân nghèo khổ trong xã hội để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: "Thế nào là sự tử tế?". 

Cả Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế đều chỉ đến được với đông đảo khán giả sau khi có sự can thiệp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vào năm 1987. Tác phẩm sau đó đã giành giải Bồ câu bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức và được nhiều đài truyền hình mua bản quyền để phát lại. 

Cho đến nay đây vẫn được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy.

Năm 1982 Trần Văn Thủy cho ra đời bộ phim tài liệu mượn chuyện xưa để nói chuyện nay có tên Hà Nội trong mắt ai. Nội dung phản ánh chân thực cuộc sống thời bao cấp khó khăn và những suy nghĩ sâu sắc của Trần Văn Thủy về xã hội đã khiến bộ phim bị cấm chiếu ngay khi chiếu duyệt lần đầu tiên. 

Bộ phim bị cấm chiếu này đã khiến Trần Văn Thủy gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc, thậm chí nhiều bạn bè đồng nghiệp còn tưởng ông chuẩn bị bị bắt giam. Bất chấp những khó khăn gặp phải, đạo diễn Trần Văn Thủy vẫn tiếp tục làm bộ phim tài liệu tiếp theo của mình với tựa đề Chuyện tử tế vào năm 1985, đây được coi là phần 2 của Hà Nội trong mắt ai

Đạo diễn phải thực hiện bộ phim này trong điều kiện hết sức thiếu thốn và khó khăn. Theo Trần Văn Thủy, ông làm Chuyện tử tế vì ông nghĩ con người phải biết sống tử tế với nhau, nhất là trong hoàn cảnh có rất nhiều người bất hạnh trên sự vô lý. 

Nhân vật xuất hiện ở đầu bộ phim, Đồng Xuân Thuyết, cũng giúp đỡ rất tích cực cho đạo diễn Trần Văn Thủy mặc dù anh đã mắc ung thư giai đoạn cuối, thậm chí trên giường bệnh anh còn thảo luận với Trần Văn Thủy về những góc máy quay cần thiết để thực hiện cảnh đám ma của chính mình. 

Cái tên Chuyện tử tế của bộ phim được đạo diễn nghĩ ra sau khi ông hoàn thành vì nghĩ rằng tác phẩm của mình có khả năng sẽ bị cấm chiếu, và cái tên hơi "quái" của bộ phim sẽ khiến cơ quan duyệt phim phải cấm một "chuyện tử tế".

Chuyện tử tế mở đầu bằng hình ảnh của đạo diễn Trần Văn Thủy cùng các nhà làm phim thắp hương trước ngôi mộ của một đồng nghiệp của họ là nhà quay phim Đồng Xuân Thuyết nhân ngày giỗ đầu của anh. 

Trước khi qua đời vì căn bệnh ung thư, Đồng Xuân Thuyết đã đề nghị các bạn của mình thực hiện một bộ phim tài liệu thực sự có ý nghĩa về tình thương yêu giữa con người và con người hoặc xuất phát từ nỗi đau nhân thế, anh cũng đọc cho các bạn nghe một đoạn trích về tâm hồn con người trong tiểu thuyết Xô viết Quy luật của muôn đời. Tiếp đó, bộ phim xoay quanh câu hỏi: "Thế nào là sự tử tế?". 

Đạo diễn tìm câu trả lời thông qua nhiều con người, hoàn cảnh sống khác nhau. Từ người thành phố bình thường tới những người lao động lam lũ nơi thôn quê và cả những người bị bệnh phong, một căn bệnh khiến họ bị cả xã hội xa lánh. 

Qua chuyến đi tìm câu trả lời ấy, Trần Văn Thủy đã bộc lộ sự trăn trở trước cuộc sống khó khăn và thiếu đi sự tử tế giữa con người và con người. Bộ phim chứa đựng rất nhiều cảnh đời của những người nghèo khổ ở đáy xã hội, từ một cậu bé chăn vịt vì lỡ để đàn vịt phá ruộng hợp tác để rồi phải mang lý lịch xấu tới một giáo viên dạy Toán giỏi phải đi bán rau kiếm sống hay những cựu chiến binh từng chiến đấu dũng cảm nay phải đi đạp xích lô hay làm nghề sửa xe đạp. Chuyện tử tế kết thúc bằng hình ảnh đám tang của Đồng Xuân Thuyết và những lời tâm sự của anh về lòng ham muốn được tiếp tục sống để chứng kiến bộ phim hoàn thành.

Phong cách phim tài liệu của ĐD Trần Văn Thủy là một phong cách khó có thể phân loại được. Dường như phim tài liệu là ngôn ngữ để phát ngôn, để nói những điều uẩn khúc trong lòng mình theo cách vòng vèo hơn và như vậy cũng trở nên an toàn hơn chút ít. Cách làm phim như thế có thể khiến người xem hiện đại cảm thấy phim dở, phim nói quá nhiều mà không tận dụng được lợi thế của hình ảnh. Cũng có phần đúng. Nhưng đối với phim của Trần Văn Thủy hay đối với nhiều bộ phim khác, chúng đã trở thành biểu tượng về dấu ấn của một thời. Phim có thể không hay, nhưng không có nghĩa là nó không đúng. 

Chuyện tử tế được diễn tả theo phong cách tự sự. Nếu như trong Hà Nội trong mắt ai, Trần Văn Thủy mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, thỉnh ra những Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Quang Trung Nguyễn Huệ để nói đến người thời nay, thì Chuyện tử tế chỉ toàn chuyện nay. Nó nhắc đến những người, những cảnh tử tế, những chuyện tử tế mà không hiểu sao luôn thấy lấp ló đằng sau những kẻ không tử tế, dù đôi khi họ không tử tế là do niềm tin của họ, hoặc do dạ dày của họ.

Trần Văn Thủy kể chuyện ông đi quay phim về công việc lao động nặng nhọc mà vinh quang của một ông thợ làm gạch. Rồi một buổi sáng, ông thợ chạy ra quát tháo và đuổi đoàn làm phim đi. Ông ta nói “Tại sao các ông không quay cảnh thực xem chúng tôi đang sống như thế nào? Các ông chỉ tô vẽ những điều không có thật, còn chúng tôi sống như thế nào thì mặc kệ”. Đó là dấu ấn của nền văn nghệ minh họa, khi người nghệ sỹ sáng tác theo đơn đặt hàng, theo những gì mà “người ta” muốn. Để làm mặt này sáng đẹp hơn, họ phải tạm lờ tịt cái mặt kia của đời sống đi, coi như không thấy. Nhưng như thế là không tử tế.

Phim có diễn biến chậm, lại dây cà ra dây muống, tưởng như không đi vào một cái gì. Hóa ra ông đạo diễn làm thế mà khôn. Nếu đi vào “một cái gì”, Trần Văn Thủy sẽ sớm đi vào tù vì những gì ông nói có thể bị coi là “nghe đài địch”, “chống phá chế độ”, “gây dư luận xấu trong nhân dân”… Cứ làm lửng lơ với những câu hỏi lơ lửng, ai là người tử tế, đâu là chuyện tử tế rồi người xem khắc tự hiểu. Khoảng trống ấy thành ra đắt giá.

Cũng như Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế sau khi ra đời đã không thể đến với công chúng. Tới tháng 10 năm 1987, đạo diễn Trần Văn Thủy được gặp riêng ông Nguyễn Văn Linh, trong cuộc gặp này Tổng bí thư đã tỏ ý ủng hộ Hà Nội trong mắt ai và đề nghị Trần Văn Thủy làm ngay phần tiếp theo của phim. 

Nhờ vậy cả Hà Nội trong mắt aiChuyện tử tế được cùng công chiếu vào năm này. Do trong cuộc gặp với Tổng bí thư, Trần Văn Thủy được ông Nguyễn Văn Linh đề nghị là làm tiếp Hà Nội trong mắt ai Tập 2 nên Trần Văn Thủy đã nảy ra ý tưởng rằng Chuyện tử tế sẽ chính là tập thứ hai đó, vì vậy tiêu đề của phim, Chuyện tử tế, luôn đi kèm với chữ Tập 2 trong khi bộ phim chỉ có một tập duy nhất.

Chuyện tử tế được nhiều người coi là tác phẩm thành công nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy. 

Tháng 11 năm 1988 ông được cử đi dự Liên hoan phim Quốc tế Leipzig ở Cộng hòa Dân chủ Đức theo thư mời, tuy nhiên họ lại cấm ông mang theo bản phim Chuyện tử tế đi tranh giải. 

Cuối cùng bằng quan hệ riêng Trần Văn Thủy đã tìm cách để Chuyện tử tế được chiếu ở Leipzig, bộ phim đã gây tiếng vang rất lớn và được trao giải Bồ câu bạc, giải thưởng lớn thứ hai của Liên hoan phim. 

Theo Trần Văn Thủy thì nếu Chuyện tử tế không giành giải thì có lẽ ông đã không dám quay trở về Việt Nam. Được một số báo chí quốc tế ví như "Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig" và đánh giá là một trong mười phim tài liệu hay nhất Thế giới, Chuyện tử tế đã được nhiều đài truyền hình nước ngoài mua bản quyền để phát lại. 

Sau khi được chiếu rộng rãi ở Việt Nam, Chuyện tử tế cùng Hà Nội trong mắt ai được đánh giá là có giá trị nghệ thuật cao, mang tính đột phá trong thể loại phim tài liệu Việt Nam và chứng tỏ sự dũng cảm tuyệt vời của những nhà làm phim trong việc phản ánh hiện thực xã hội và suy nghĩ của người dân. 

Chuyện tử tế cũng góp phần làm thay đổi cách suy nghĩ của một số Việt kiều về hình ảnh đất nước nay đã có những thay đổi.

Năm 2008 Chuyện tử tế đã được chọn chiếu tại Liên hoan phim Viennale, liên hoan phim hàng đầu của Áo trong chương trình vinh danh những nhân vật đặc biệt và lịch sử điện ảnh. 

Theo các nhà tổ chức, bộ phim được chọn vì nó nổi tiếng và rất hợp với thời cuộc. Việc tìm kiếm bản phim để chiếu ở Viên đã diễn ra rất khó khăn vì bản phim nhựa gốc lưu giữ ở Việt Nam của bộ phim đã bị hỏng, cuối cùng người ta đã phải sử dụng một bản DVD chất lượng tốt của bộ phim do một đạo diễn người Mỹ lưu giữ. 

Năm 2009 Chuyện tử tế cũng được chọn chiếu tại Hà Nội trong loạt phim tiêu biểu của các cựu học viên người Việt Nam của Đại học Điện ảnh Quốc gia Liên bang Nga (VGIK).

Những chuyện không tử tế trên đời xem bao giờ cho hết. Chỉ biết, đằng sau mỗi khung hình là những lời gan ruột của Trần Văn Thủy và các đồng đội.

Chừng nào vẫn còn những kẻ chỉ biết chăm sóc cho bộ da của mình, và vẫn còn những người với đôi chút lương tâm tồn tại trên trái đất, người ta vẫn sẽ còn nhắc đến Chuyện tử tế, dù là dưới dạng này, hay dạng khác, dù không đi kèm với cái tên Trần Văn Thủy.



Đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thuỷ:
“Làm phim tài liệu phải... quái một chút”

Chuyện tử tế giống như một tờ giấy thông hành cho tôi đi toàn thế giới.
Một mình tôi đi trên con đường không giống những người khác. Những chuyện xảy ra, tôi dùng một chữ chính xác là ly kỳ như tiểu thuyết kiếm hiệp chứ không chỉ là chuyện làm phim. Để những bộ phim của mình đến được với công chúng, tôi phải lấy lòng người này, đối phó, thậm chí lường gạt người kia...” - nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thuỷ bộc bạch.
Hành trình từ bị cấm đến... giải thưởng
Hà Nội trong mắt ai trước khi đoạt giải vàng tại Liên hoan phim quốc gia, đoạt giải đạo diễn, biên kịch, quay phim hay nhất đã bị kết luận là “có vấn đề” và cấm lưu hành. Đúng vậy không, thưa ông?
Bộ phim bị quy kết là chống Đảng, dạy Đảng cầm quyền... Tôi nghe mà thấy hết hồn.
Có một điều rất hiếm hoi là năm 1983, khi phim bị cấm lưu hành, các cụ lão thành cách mạng của Câu lạc bộ Thăng Long đã mời tôi đến chiếu phim và nói chuyện. Khi xem phim xong, các cụ nói: Bộ phim này có gì mà phải cấm?
Hồi tháng 6, tháng 7 năm 1987, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã xem phim của tôi và ông hỏi: “Chỉ có vậy thôi hả?”.
Giai đoạn ấy, nghe nói giới nghệ thuật dành khá nhiều thời gian bàn tán xem bao giờ ông... bị bắt?
Không chỉ bàn tán, họ còn hỏi thẳng tôi và vợ tôi ấy chứ! Bộ phim dù đã được cố Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng can thiệp nhưng vẫn bị cấm. Hà Nội trong mắt ai là một “án” lớn trong văn học nghệ thuật thời kỳ đó.
Điều lạ là sau đó phim lại đoạt những giải danh giá nhất tại một liên hoan phim danh giá nhất trong nước. Bị “kết tội” như vậy mà sao ông “thoát” được?
(cười lớn) Thế mà hay! tôi không ngờ những người trong ban giám khảo chấm tôi đoạt giải cũng chính là những người từng phê phán tôi gay gắt nhất đấy. Để những bộ phim của mình đến được với công chúng, tôi đã phải lấy lòng người này, rồi đối phó, thậm chí lường gạt người kia...

Quay phim trong hoàn cảnh “nghẹt thở”
Chuyện tử tế là phim nổi tiếng nhất của ông. Nghe nói vì sự cần thiết của nó mà ông đã chấp nhận đánh đổi mọi thứ?
Năm 1985, tôi đi quay Chuyện tử tế trong khi tôi không còn gì. Lúc đó, nhà tôi không còn gạo ăn, vợ tôi lúc đó bơ phờ, bạn bè thì xa lánh, nghi ngại, máy móc không có, ngay cả niềm tin cũng không có nốt... Nói thật, thần kinh phải bằng thép thì mới quay được phim trong hoàn cảnh “nghẹt thở” như thế.
Cho đến nay bộ phim này vẫn là phim vĩ đại nhất của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam, theo quan niệm của nhiều người. Đây cũng là một trong 10 bộ phim hay nhất được thế giới bình chọn năm 1992. Bộ phim giống như một tờ giấy thông hành cho tôi đi toàn thế giới.
Không ít người nhận xét là ông... điên đấy!
Tôi làm Chuyện tử tế chỉ bằng linh tính mách bảo rằng con người phải ăn ở tử tế với nhau, rằng có bao nhiêu con người bất hạnh, bất hạnh trên sự vô lý. Mọi người có thể tìm trong tất cả các bộ phim của tôi không bộ phim nào thoát khỏi thân phận con người. Bất kể điều gì không đi đến tận cùng của thân phận con người thì không thể hay được.
Khi dựng xong, tôi còn không biết đặt tên phim là gì. Tôi bỗng nhớ ra một chữ rất xưa, rất cũ, rất quen là “tử tế”. Nói thật, nếu làm phim tài liệu mà thật thà quá cũng không làm được, cần phải hơi... “quái” một chút. Tôi đã hình dung ra đây là bộ phim khó xài, “khó nuốt”, nếu phim bị cấm thì các bố đã cấm... chuyện tử tế (Cười).

Nhờ Tổng Bí thư “tiếp sức”
Xin ông kể tiếp câu chuyện làm sao mà Chuyện tử tế ra lò được?
Tháng 10-1987, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh triệu tập tất cả những văn nghệ sĩ lớn nhất của miền Bắc và lắng nghe mọi người than thở, “kể khổ” trong hai ngày. Giờ giải lao, Lưu Quang Vũ tìm tôi bảo ông Nguyễn Văn Linh muốn gặp tôi. Khi gặp, ông Linh nói rất đơn giản: “Đồng chí ạ, đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao người ta cấm phim của đồng chí”. Và ông nói tôi nên làm tiếp phần hai. Tôi tinh quái đáp: “Thưa Tổng Bí thư, tôi sẽ cố gắng”.
Chuông reo, mọi người vào trong hội trường. một người có vai vế đứng lên và nói với tất cả mọi người: “Các đồng chí ạ, trong giờ giải lao vừa rồi, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã gặp đạo diễn Trần Văn Thuỷ. Tổng Bí thư tỏ ra rất thích Hà Nội trong mắt ai...”.
“Tôi không bảo thích Hà Nội trong mắt ai mà bảo anh Thuỷ làm tiếp phần hai” - Tổng Bí thư cắt lời.
Trời xui đất khiến sao lại có sự may mắn đến thế! Đây là một cái triện to đùng, nếu không làm sao Chuyện tử tế ra đời được. Tôi đứng lên rất lễ phép nói: “Thưa Tổng Bí thư, thưa các anh chị, tập hai sẽ là Chuyện tử tế...”. Thế là ai cũng biết phần hai của Hà Nội trong mắt ai là Chuyện tử tế. Tôi cảm thấy tôi là một “thằng” rất... lưu manh. Bây giờ mọi người xem sẽ rất buồn cười vì hai bộ phim này chủ đề khác nhau, nội dung khác nhau, khung cảnh và phong cách cũng khác nhau.

 
Nhưng rồi cả Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế đều đã rất thành công khi công chiếu, thưa ông?
Đúng vậy. Trong lịch sử điện ảnh chưa có bao giờ hai bộ phim tài liệu chiếu đồng loạt trên toàn quốc, tạo nên một “hội chứng” như thế. Tháng 3-1988, Liên hoan phim (LHP) quốc gia được tổ chức tại Đà Nẵng đã mời tất cả các đoàn đại biểu lớn của CHDC Đức, Nga, Cuba... tới dự. Trước đó, phóng viên của một hãng thông tấn Đức đã viết bài liên tục gửi về Đức và nhiều người khi ấy muốn sang Việt Nam chỉ để tìm hiểu xem Chuyện tử tế như thế nào. Nhưng trong LHP này lại không chiếu, mặc dù trong danh sách chương trình là có. Hà Nội trong mắt ai thì tưng bừng với hàng loạt giải thưởng.

Làm phim: Nghề hèn và mọn
Hình như việc đưa Chuyện tử tế tới tham gia LHP Leipzig tới giờ vẫn còn là câu chuyện có nhiều dị bản. Là người trong cuộc, ông nói sao?
Đầu tháng 11-1988, tôi được Cục Điện ảnh gọi lên để cử tôi đi tham gia LHP Leipzig, theo thư mời. Tuy nhiên, Cục khi ấy lại không cho tôi... mang phim Chuyện tử tế đi và cử ông Cao Nghị đi cùng để phụ trách. Tuy nhiên, như các bạn biết đấy, phim của tôi vẫn có mặt...
Bằng cách nào, thưa ông?
Mãi đến gần đây, một đồng nghiệp của tôi, người đã quay phim Chuyện tử tế, tới nhà vẫn hỏi tôi: “Bản phim chiếu ở Leipzig là của Việt kiều gửi đến hả anh?” (cười).
Cảm giác của ông khi đoạt giải thế nào?
Phải nói thật là khi đặt chân đến thành phố Leipzig cho đến khi biết được phim có giải thưởng, tôi không ăn không ngủ được. 350 phim tham dự LHP nhưng chỉ có một giải vàng, hai giải bạc. Tôi ở trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, nếu phim không đoạt giải, tôi phải sống lưu vong là cái chắc. Mà tôi thực sự không thể sống ở nước ngoài được, tôi yêu Việt Nam vì giọt nắng, giọt mưa, vì mồ mả ông cha...
Khi công bố Chuyện tử tế đoạt giải thưởng Bồ câu bạc, tôi nhớ khi đó mình đã không kìm nén được mà hét toáng lên “Tôi được về nước rồi!”.
Vì tôi bận một số công việc khác, ông Cao Nghi về nước trước phải “chịu trận” thay tôi. Khi tôi về, mọi người cũng hỏi tôi bằng cách nào mà Chuyện tử tế có mặt ở LHP. Tôi chỉ trả lời: “Tôi cũng không hiểu nổi!”.
Một thời gian sau, LHP Leipzig lại mời tôi sang Đức với tư cách làm chủ tịch LHP đó. Ngay sau đó, hơn 12 đài truyền hình trên thế giới mua bản quyền Chuyện tử tế. Một đài của Pháp mua bản quyền chiếu một lần trả 70 ngàn franc, trong khi họ phải làm tít, phụ đề. Đài của Anh chiếu một lần trả 50 ngàn USD...
Trong bộ phim Chuyện tử tế ông có nói nghề làm phim là nghề hèn và mọn. Tại sao vậy, nghề làm phim mang lại cho ông tiếng tăm đến thế cơ mà?
Đoạn mở đầu của phim này, sau khi đoàn làm phim của tôi bị một chủ lò gạch xua đuổi, ông ấy bảo: các anh đi chỗ khác cho chúng tôi nhờ, không có quay kiếc gì ở cái lò gạch này cả. Các anh có giỏi thì quay cảnh chúng tôi sống thật như thế nào. Cứ bày đặt ra như thế mà không biết xấu hổ à?”.
Thế là chúng tôi đi trong cảnh tự quay, đi lang thang thất thểu, ngồi đờ đẫn, buồn rầu với nhau và có cái câu là “nghề của chúng tôi cũng là nghề hèn, mọn”. Hèn vì nghĩ nhiều mà không dám nói ra. Mọn vì làm ra cũng chẳng mấy ai cần đến.

III
Sau hơn 20 năm ra đời, bộ phim Chuyện tử tế (The Story of Kindness) của đạo diễn Trần Văn Thủy được trình chiếu vào ngày 25/10/2008 tại LHP Viennale – Vienna International Film Festival (Áo) với những lời đánh giá: “Chúng tôi sẽ sớm trình chiếu tại LHP bộ phim nổi tiếng và rất hợp thời cuộc của ông, Chuyện tử tế ” (John Gianvito).
Thưa đạo diễn, được biết đạo bộ phim Chuyện tử tế của ông vừa được trình chiếu tại LHP Viennale(Áo)?
Vâng. Chuyện tử tế được trình chiếu tại LHP Viennale (Áo) vào ngày 25/10 vừa rồi. Theo BTC, đây là LHP quốc tế lớn nhất và lâu đời nhất của Áo được tổ chức 2 năm 1 lần. LHP không tranh giải, chương trình bao gồm khoảng 120 phim truyện và phim tài liệu dài, và khoảng 50 phim ngắn từ khắp nơi trên thế giới. Các phim được LHP chú ý là những bộ phim mang tính nghệ thuật và chính trị.
LHP Viennale chỉ trình chiếu những phim được sản xuất 2 năm gần đây, trong khi Chuyện tử tế đã ra đời cách đây hơn 20 năm?
Vâng, đây cũng là câu hỏi mà tôi băn khoăn khi nhận được lời mời. Chuyện tử tế khởi quay cách đây 23 năm và ra đời cách đây 21 năm (1987). Tôi đã email cho ban tổ chức và nhận được câu trả lời cụ thể. LHP Viennale trình chiếu những phim được sản xuất trong năm 2007 – 2008, nhưng bên cạnh đó, mỗi kỳ LHP còn vinh danh một số cá nhân đặc biệt cùng những chương trình về lịch sử điện ảnh. Chuyện tử tế được trình chiếu trong mục này.
Do đâu LHP này biết tới Chuyện tử tế và họ đánh giá như thế nào về tác phẩm  này?
Bà Verena, BTC LHP đã email cho tôi rằng, Chuyện tử tế được chọn bởi một đạo diễn người Mỹ - ông John Gianvito (đaọ diễn phim The Mad Songs of Fernanda HusseinProfit Motive and the Whispering Wind), người chịu trách nhiệm một số chương trình của LHP. Chương trình này bao gồm các phim: Chuyện tử tế (Trần Văn Thủy, 1987), Time of the Locust (Petern Gessner, Mỹ, 1966), Interviews by My Lai Veterans (Joseph Strick, Mỹ, 1970) và Say KomSay (Robert Kramer, Pháp, 1998). Chương trình này có tên là Lessions and lesions: Vietnam. Bà Verena cũng nói rằng họ mong muốn được biết nhiều hơn về Việt Nam, nền điện ảnh Việt Nam để có được những cái nhìn mới so với quan điểm dập khuôn trước đây. Tôi cũng nhận được thư của John Gianvito. Chúng tôi đã từng quen nhau tại Hội thảo phim Robert Flaherty vào năm 2003 tại New York. John nói rằng, sở dĩ ông chọn Chuyện tử tế để trình chiếu ở LHP Viennale vì nó “nổi tiếng và rất hợp thời cuộc”.
LHP quốc tế chắc hẳn sẽ đòi hỏi một bản phim đảm bảo chất lượng, Chuyện tử tế có gặp khó khăn gì không?
LHP đã tìm kiếm mọi nơi để có bản 35mm tốt nhất. Họ liên lạc với Nhật, nơi từng chiếu Chuyện tử tế năm 1989 trong khuôn khổ khai mạc LHP tài liệu Yamagata lần thứ nhất (Yamagata International Documentary Film Festival). Bản phim là bản 35mm được bảo quản rất tốt nhưng lại phụ đề tiếng Nhật. Họ lại liên lạc với Pháp, nơi từng mua bản quyền chiếu bản phim nhựa trong khuôn khổ LHP Cinéma du Réel nhưng bản này phụ đề tiếng Pháp. Họ tìm cả ở Đức, bộ phim được LHP Leizig chiếu và trao giải Bồ câu Bạc năm 1988 nhưng cũng không được, các bản của các đài Chanel4 (Anh), SBS (Úc) phụ đề tiếng Anh nhưng lại không phải phim nhựa. Họ liên lạc với tôi để tìm bản gốc ở Việt Nam, nhưng bản gốc hiện giờ đã bị hỏng và thủ tục để xin được bản này sẽ rất phức tạp. Tôi cũng hỏi rằng, có nhất thiết phải chiếu bản 35mm hay không thì nhận được trả lời là họ luôn cố gắng trình chiếu bộ phim như khi nó được sản xuất, cũng là để thể hiện sự tôn trọng với bộ phim cùng các yếu tố âm thanh, hình ảnh…Họ cũng rất quan tâm đến việc phục hồi phim thông qua việc giữ gìn các bản phim tại các viện phim Châu Âu.
Cảm xúc của ông khi Chuyện tử tế được nhớ tới?
Một bộ phim đã ra đời từ rất lâu mà vẫn được người ta mất công để tìm xem như vậy là một niềm vui đối với chúng tôi. Chuỵên tử tế cũng là một bộ phim đặc biệt trong cuộc đời làm phim tài liệu của tôi. Đây là bộ phim khác thường từ khi ra đời và cũng có rất nhiều kỳ bí quanh cuộc sống của nó. Chuyện tử tế đi cùng trời cuối đất, trên generic bao giờ cũng có chữ “Tập 2”. Mọi người sẽ đều hỏi không biết tập 1 của nó đâu. Dòng chữ này chính là sự ra đời li kỳ của bộ phim. Tháng 10/1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chủ trì cuộc họp gồm các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu chuẩn bị cho việc ra Nghị quyết 05 giải phóng cho văn nghệ sỹ. Giờ giải lao, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói với tôi rằng tôi nên làm tập 2 cho Hà Nội trong mắt ai. Khi ý này được đề cập đến trong cuộc họp, tôi đã lóe lên ngay trong đầu mình và bật lên rằng: “tập 2 của Hà Nội trong mắt ai sẽ có tên là Chuyện tử tế ạ!”. Tôi cũng rất nhớ tới các đồng nghiệp của tôi: Hồ Chí Phổ, Lê Văn Long, Đỗ Duy Hùng, Lê Huy Hòa, Phan Minh Hương … đã cùng tôi vượt mọi gian nan để thực hiện bộ phim này.

Theo Pháp luật TPHCM