Trong lịch sử, quân dân Liên Xô đã phải đổ bao nhiêu công sức và cả máu để bảo vệ biên giới tổ quốc, ngày nay, hậu nhân Liên Xô không còn làm như thế nữa.
Lãnh đạo Trung Quốc, dù Quốc hay Cộng đều ra sức giáo dục nhân dân về lãnh thổ ĐẠI HÁN, sách giáo khoa lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho các lớp trung học xuất bản năm 1952 đưa ra bản đồ, mà trên đó đánh dấu các vùng lãnh thổ bị các đế quốc tước đoạt:
Dưới đây, là một vài tài liệu về xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc.
Về cơ bản lãnh thổ và biên giới của Trung Quốc hình thành ổn định vào triều đại Mãn Thanh (1644-1911).
Sau cải cách nông nô năm 1861, nước Nga tiến nhanh vào chủ nghĩa tư bản; cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đế quốc Nga - “đế quốc phong kiến - quân phiệt” đã mở rộng lãnh thổ của mình sang Châu Âu, Châu Á, nhiều nhất là về phía Đông (khu vực Xibêri và Viễn Đông) và phát triển ảnh hưởng ở Đông Bắc Á.
Pierre Đại đế, tiếng Nga Пётр Великий (1672-1725) là người đã tiến hành cuộc cải tổ vĩ đại ở nước Nga Sa hoàng, làm cho nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường. Sau khi trở thành cường quốc, Nga muốn tìm một lối thoát ra biển để tranh giành ảnh hưởng với các nước Tây Âu. Thoát ra Đại Tây Dương thì bị Anh chặn, thoát xuống Địa Trung Hải thì bị cả Anh và Pháp chặn ở eo biển Dardanelles, lên phía bắc thì Bắc Băng Dương đóng băng quanh năm. Nga chỉ còn một cách là ngoi qua phía Đông, vượt Sibérie mà ra Thái Bình Dương.
Khoảng giữa thế kỉ 17, Nga đã tiến tới Hắc Long Giang (sông Amur) rồi bị Mãn Thanh chặn lại, hai bên ký với nhau Điều ước Nertchinsk (tiếng Nga: Нерчинский договор) vào ngày 27 /8/1689. Theo điều ước này Nga chấp nhận từ bỏ khu vực phía bắc Hắc Long Giang để giữ lấy khu vực giữa sông Argun và Hồ Baikal.
Vào thời vua Đạo Quang (vua nhà Thanh trị vì từ năm 1821 đến 1850) nhân lúc Trung Quốc có nội loạn, Nga tìm cách lấn thêm đất. Nga lập thêm nhiều đồn doanh ở Hắc Long Giang, cắm cờ Nga, nhận là đất của Nga. Đến năm 1858 nhà Thanh đương bối rối vì loạn Thái Bình Thiên Quốc, Nga ép Trung Quốc ký với họ Hiệp ước Ái Huy. Đây là một hiệp ước bất bình đẳng, theo đó Trung Quốc phải nhượng cho Nga tất cả mọi vùng đất ở phía bắc sông Hắc Long Giang cùng với một phần lãnh thổ ở phía đông sông Ussuri.
Năm 1860 Trung Quốc buộc phải ký với Anh và Pháp Điều ước Bắc Kinh. Nga viện lý do đã có công làm trung gian giúp nhà Thanh trong cuộc thương lượng với Anh và Pháp nên đòi ghi thêm vào Điều ước 15 khoản nữa. Những khoản chính có thể kể ra như sau:
Thấy dễ ăn quá, mà miếng nào cũng ngon cả, Nga lại càng dấn tới. Năm 1871 (đời vua Đồng Trị), mặc dầu chẳng có loạn gì cả, Nga cũng viện cớ để duy trì sự trị an ở biên cảnh, tiến quân vào Y Lê, tuyên bố “tạm chiếm Y Lê, đợi khi nào nhà Thanh có đủ khả năng cai trị miền đó thì sẽ trả lại”. Y Lê là tên gọi một vùng đất xung quanh lưu vực sông Y Lê (Ili river). Sông này bắt nguồn trong dãy núi Thiên Sơn, chảy về phía đông một đoạn ngắn rồi đột ngột quay về phía tây, sau đó vượt hơn một nghìn cây số trước khi đổ vào Hồ Balkhas (Озеро Балхаш).
Bảy năm sau, vào năm 1878 (đời vua Quang Tự) sau khi đã bình định được Tân Cương, nhà Thanh xin Nga trả lại Y Lê. Nga không chịu. Từ Hi Thái Hậu chuẩn bị chiến tranh với Nga. Nước Anh đứng ra dàn xếp để hai bên ký Điều ước Y Lê ở kinh đô Nga:
Trong khoảng thời gian từ sau Chiến tranh Nha phiến giữa Trung Quốc với Anh (1840-1842) đến cách mạng Tân Hợi năm 1911, do suy yếu, bạc nhược và thất bại, triều đình phong kiến Mãn Thanh Trung Quốc đã buộc phải ký rất nhiều hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc thực dân Âu - Mỹ mà kết quả là mất nhiều đất, phải bồi thường chiến phí và phụ thuộc vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ, Hồng Kông trở thành thuộc địa của Anh, Ma Cao là thuộc địa của Bồ Đào Nha, Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản…
Thời kỳ trước Đại chiến Thế giới thứ nhất, nước Nga có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc, các biểu hiện là: năm 1895 Nga thành lập Ngân hàng Nga - Trung, 1896 Nga Hoàng và Mãn Thanh ký Hiệp ước liên minh chống Nhật Bản, Nga xây dựng và khai thác tuyến đường sắt Đông Trung Quốc (từ Hắc Long Giang, Cát Lâm đến Hải Sâm Uy), 1898 Trung Quốc cho Nga thuê bán đảo Liêu Đông và pháo đài Đại Liên, 1900 Nga Hoàng đưa quân tới Mãn Châu Lý, 1903 Nga và Nhật đàm phán về số phận Mãn Châu Lý và Triều Tiên không đi đến kết quả (ИСТОРИЯ РОССИИ, Москва, МГУ, 2003, с. 311.). Tất cả những biến cố lịch sử ở trên để lại những dấu ấn sâu sắc trong các thế hệ người Trung Quốc, chỉ chờ có cơ hội là bùng phát. Và cơn bùng phát đó đã nổ ra, trận đánh ngày 2/3/1969 giữa một đơn vị biên phòng Xô Viết và các lực lượng Trung Quốc xảy ra ác liệt trên hòn đảo Damansky (Остров Даманский) nằm giữa dòng sông Ussuri đã đẩy hai nước đến bên bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện.
Năm 1917, nước Nga Xô Viết thành lập sau thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1921 với sự giúp đỡ của nước Nga Xô Viết, Mông Cổ làm cách mạng thành công và tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1922 Liên Xô ra đời. Lãnh đạo Trung Quốc luôn có ý định sát nhập Mông Cổ vào Trung Quốc. Điều này gặp phải sự phản đối của Liên Xô và chính Mông Cổ. Các nhà lãnh đạo Xô Viết phản đối Trung Quốc “thôn tính” Mông Cổ do Liên Xô cần một đồng minh láng giềng Mông Cổ tồn tại, cần Mông Cổ làm “phên dậu” ngăn cách giữa Liên Xô với Trung Quốc và không bao giờ muốn có một nước Trung Quốc hàng xóm mở rộng biên giới quốc gia, lớn mạnh.
Năm 1936, khi nói chuyện với nhà báo Hoa Kỳ E. Snow, lãnh tụ Mao Trạch Đông đã khẳng định dự định sau khi Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền ở Trung Quốc sẽ đưa Mông Cổ gia nhập nước Trung Hoa mới (E. Snow, Red Star over China, New York, 1937, p. 102).
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Quốc với khoảng 600 triệu, là nước đông dân nhất thế giới vậy mà từng quỳ gối để cho một nhóm người của đội quân phát xít Quan Đông “làm cỏ”… bởi huyết thống “binh đao nội chiến” của mình. Vào thời điểm đó, Liên Xô luôn vận động, hối thúc Mao Trạch Đông thành lập một liên minh với Trung Hoa dân quốc do Tưởng Giới Thạch đứng đầu – người kế nhiệm lãnh tụ Tôn Trung Sơn để chống chủ nghĩa phát xít tự cứu dân tộc mình. Thế nhưng, Mao không nghe và cuộc nội chiến trong lòng Trung Quốc diễn ra giữa 2 phe, bỏ mặc cho nhân dân bị phát xít hành hạ thảm sát.
Trong 8 năm chiến tranh, Trung Quốc thiệt hại khoảng 25 triệu người chết và nền kinh tế gần như kiệt quệ hoàn toàn. Hồng quân Liên Xô đã nhanh chóng mở mặt trận phía đông đánh tan đội quân Quan Đông của phát xít Nhật, cứu nhân dân Trung Quốc ra khỏi thảm họa diệt vong. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Stalin - người đứng đầu nhà nước Liên Xô khuyên Mao Trạch Đông đừng nên mưu toan giành lấy quyền lực, mà nên thương lượng để chung sống hòa bình với Trung Hoa dân quốc để đoàn kết dựng xây đất nước. Mao chấp thuận khôn khéo ngoài mặt nhưng thực tế thì làm ngơ lời khuyên đó bằng cách tiếp tục đánh đuổi Tưởng Giới Thạch khỏi lục địa Trung Quốc ra đảo Đài Loan và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10/1949.
Mùa xuân 1949 khi thắng lợi trong nội chiến Quốc - Cộng đã nằm trong tầm tay Đảng Cộng sản, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nêu kiến nghị với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Stalin về việc sát nhập Mông Cổ vào Trung Quốc, Stalin trả lời Mao Trạch Đông rằng Liên Xô không nghĩ đến việc Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ sẽ từ bỏ nền độc lập của mình và việc Mông Cổ gia nhập Trung Quốc hoàn toàn công việc nội bộ, tự quyết của nhân dân Mông Cổ (Проблемы Дальнего Востока, 1995, № 2.). Vấn đề biên giới Xô - Trung trở thành một vấn đề quan trọng trong quan hệ Xô - Trung. Đã diễn ra sự tranh chấp và giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trong thời gian Chiến tranh Lạnh.
Các tài liệu Trung Quốc luôn luôn khẳng định Mông Cổ là một phần của Trung Quốc. Trong sách “Tóm tắt lịch sử các dân tộc Mông Cổ” xuất bản năm 1977 tại Trung Quốc ở trang đầu khẳng định, Mông Cổ là một bộ phận của Trung Quốc; trong tạp chí “èýớóúửỗú” in ở Trung Quốc số 2-1994, khi phân tích các sự kiện xảy ra ở hồ Khaxan năm 1938 và khu vực sông Khankingôn năm 1939 (nơi xảy ra chiến tranh giữa liên quân Liên Xô - Mông Cổ với quân đội Nhật Bản) tác giả bài viết đã khẳng định rằng: Mông Cổ là một bộ phận của Trung Quốc và được gọi là Nội Mông(КИТАЙ В МИРОВОЙ ПОЛИТИКЕ, Москва, МГИМО, 2001, с. 151-152.).
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được ký vào 14 tháng 2-1950. Chính phủ Liên Xô cho Trung Quốc vay dài hạn 520 triệu rúp – một lượng tiền khổng lồ thời đó, giúp Trung Quốc xây dựng mới 15 xí nghiệp công nghiệp và cung cấp thiết bị để cải tạo, mở rộng 141 xí nghiệp và liên minh quân sự 30 năm (Nguyễn Huy Quý, Lịch sử hiện đại Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 65.).
Liên Xô đã giúp đỡ từ tài chính, chuyên gia trên mọi lĩnh vực giúp Trung Quốc khôi phục sau chiến tranh, mở các nhà máy công nghiệp như gang thép, khai khoáng, lọc hóa dầu, nghiên cứu năng lượng hạt nhân phục vụ hòa bình, xây dựng nhà máy ô tô Trường Xuân lớn nhất châu Á, giúp chế tạo máy bay phản lực MiG, xe tăng, tàu thủy, các vũ khí như pháo binh, các loại vũ khí bộ binh tối ưu như súng phóng lựu B40- B41, AK phiên bản của Liên Xô, cũng được chuyển giao công nghệ sản xuất. Liên Xô còn giúp TQ đào tạo nhiều chuyên gia kỹ thuật, công nghệ và các ngành khác một cách vô tư. Một chuyên gia tốt nghiệp Đại học Năng lượng Moscow sau này trở thành Thủ tướng, nhiều lãnh đạo cao cấp trong các lĩnh vực ở Trung Quốc cũng trưởng thành từ đó. Liên Xô thực sự cứu “con hổ” Trung Quốc ra khỏi thảm họa phát xít 1945, khôi phục phát triển kinh tế thì đáp lại Trung Quốc đã nuôi dã tâm “đền ơn” bằng những toan tính chính trị hòng làm bá chủ thế giới, từ thập niên 1950.
Trung Quốc bắt đầu từ ý tưởng “đại nhảy vọt“ nhằm vượt mặt “ân nhân” để tự cho mình là “thiên tử” phải làm bá chủ thế giới. Năm 1951 Trung Quốc xuất bản “Bản đồ các tỉnh Trung Quốc” trong đó nhiều lãnh thổ đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng xung quanh như Triều Tiên, Mông Cổ, Cadắcxtan, Cưdơgưxtan, Ápganixtan, Ấn Độ, Liên Xô… được xem là phần đất của Trung Quốc.
Theo yêu cầu của Trung Quốc năm 1952, Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh đã chuyển cho Chính phủ Trung Quốc bản đồ chi tiết biên giới Xô - Trung do Liên Xô vẽ trên đó ghi nhiều điểm Liên Xô đang chiếm giữ, theo quan điểm của Liên Xô là đất của Liên Xô mà Trung Quốc tự nhận là lãnh thổ của mình theo Át lát Trung Quốc 1951; về bản đồ này Trung Quốc không có ý kiến phản bác(См. П. Прохоров, К вопросу о советско - китайской границе, Москва, 1975, с. 212.).
Do sự phản đối từ các nước láng giềng, năm 1953 Trung Quốc in bản đồ Trung Quốc mới với một số sửa chữa so với bản đồ năm 1951, nhiều vùng đất đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã được Trung Quốc “trả lại” như với Ápganixtan (là tỉnh Bađátxan), đối với Liên Xô (là tỉnh miền núi Bađátxan)… Theo bản đồ này, biên giới Xô - Trung theo hệ thống núi phía bắc khu vực Carátcôrun và vùng Ur-Ben là “chưa xác định”.
Cần lưu ý rằng trong thời gian này, lãnh đạo Trung Quốc không công nhận các hiệp ước bất bình đẳng mà nhà Thanh đã ký với các cường quốc Âu, Mỹ vì Bắc Kinh cho rằng trong các hiệp ước này các nước đế quốc thực dân đã “lấy và cướp đi” rất nhiều đất của Trung Quốc. Trong vấn đề biên giới quốc gia, Trung Quốc không thừa nhận các hiệp định mà triều đình Mãn Thanh đã ký với thực dân Anh cuối thế kỷ 19 lấy dãy Himalaya làm biên giới giữa Trung Quốc với các thuộc địa của Anh và Hiệp ước Lítva ký năm 1879 phân định biên giới giữa Nga Hoàng và Trung Quốc Mãn Thanh (Е.Д. Степанов, Пограничная политика КНР, КИТАЙ В МИРОВОЙ ПОЛИТИКЕ, указ., соч., с. 155-158.).
Năm 1953, lãnh tụ Liên Xô Stalin qua đời, Mao Trạch Đông là người lão làng nhất trong thế giới CS nên muốn tranh giành ảnh hưởng vị trí Anh cả Đỏ với Liên Xô. Mao cũng là người tiên phong chống lại phe "Chủ nghĩa xét lại" đứng đầu là Bí thư thứ nhất Nikita Khrubshev của Đảng CS Liên Xô.
Năm 1954, khi Trung Quốc kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tham dự của đoàn đại biểu Liên Xô và đoàn đại biểu Mông Cổ tại Bắc Kinh Trung Quốc lại đặt vấn đề trên với Liên Xô, Mông Cổ và Liên Xô, Mông Cổ đã bác bỏ yêu cầu đó (Проблемы Дальнего Востока, 1974, № 1.).
Căng thẳng dần dần lên cao dẫn tới việc đến đầu những năm 1960, Liên Xô đã rút hết hoàn toàn các chuyên gia của họ từ Trung Quốc về nước và chấm dứt trợ giúp mọi mặt cho Trung Quốc. Trong giai đoạn 1960-1969, quan hệ Liên Xô và Trung Quốc xấu đi, hai nước thi hành chính sách đối đầu, thù địch với nhau và đã xảy ra chiến tranh biên giới Xô - Trung năm 1969.
Cuộc đàm phán lần thứ nhất về biên giới Xô - Trung được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1964, trong vòng đàm phán này hai bên đã trao đổi bản đồ, đạt được sự nhất trí miệng về đường biên giới phía Đông, nhưng chưa ký được hiệp định chính thức nào coi như hội đàm không có kết quả (Quá trình bình thường hóa quan hệ Trung - Xô, Thông Tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế, số tháng 10-2007, tr. 17.). Do đó, tháng 9-1964, Trung Quốc yêu cầu xét lại các vùng lãnh thổ Châu Á mà các hoàng đế Trung Hoa đã để mất vào tay Nga Hoàng ở thế kỷ XIX (Viện Thông tin khoa học xã hội, Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh phân tích và dự báo (tập 1), Hà Nội, 2001, tr. 5.).
Tháng 8-1968 quân đội khối Vácxava do Liên Xô lãnh đạo vào thủ đô Praha và cứu chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, ngày 23-8-1968 trong buổi tiếp Đại sứ Rumani tại Bắc Kinh Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lần đầu tiên đã gọi Liên Xô là “đế quốc xã hội chủ nghĩa”, “Đại bá Xô Viết” (А.А. Свешников, Концепции КНР в области внешней политики и национальной безопасности, КИТАЙ В МИРОВОЙ ПОЛИТИКЕ, указ., соч., с. 99.).
Cậy thế có biển người lớn nhất thế giới, Trung Quốc gây hấn với Liên Xô bằng việc đưa quân đội áp sát gia tăng căng thẳng biên giới trong cuối thập niên 1960, hai bên cũng đồng thời đồn trú quân suốt dọc tuyến biên giới dọc từ East Turkestan đến Vladivostok dài 4.380 km với số lượng đến hàng chục sư đoàn mỗi bên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tổng số có 658.000 quân Xô Viết phải đối đầu với 814.000 quân Trung Quốc. Mặc dù vẫn viện trợ đều đặn cho Việt Nam suốt giai đoạn chống Mĩ nhưng đồng thời với việc nhóm lãnh đạo có khuynh hướng thân Nga trong Đảng CS Việt Nam giai đoạn những năm 60, 70 ngày càng lớn mạnh và củng cố quyền lực thì viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cũng ngày một lớn dần so với viện trợ từ phía Trung Quốc. Đồng thời với tình đồng chí gọi là "môi hở răng lạnh" Việt - Trung cũng ngày càng nhạt dần, nhất là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969.
Căng thẳng Xô-Trung lên cao đến đỉnh điểm khi ngày 2/3/1969, Trung Quốc đã tấn công hòng chiếm đảo Damanski - Остров Даманский (người Trung Hoa gọi là Trân Bảo) trên dòng sông Ussuri thuộc vùng Amour viễn Đông của Nga - khu vực tranh chấp giữa hai nước, nơi quân đội Liên Xô đang kiểm soát, khiến 31 binh sĩ Liên Xô thiệt mạng và 14 bị thương. Trước sự hung hăng táo tợn trở mặt đó, Liên Xô đã lập tức dạy cho Trung Quốc bài học “lấy oán trả ân” bằng một trận pháo phản lực BM-21 loại vũ khí hiện đại được quân đội Xô Viết dùng trong thế chiến 2 có tên con gái là “Cachiusa”, được mệnh danh là mưa đá với một trận dội lửa chí tử còn dày hơn mưa đá vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và đảo Damanski (Trân Bảo), Trung Quốc trả giá bằng 800 binh sỹ tử vong. Đồng thời Liên Xô tuyên bố rằng Quân đội Trung Quốc dùng chiến thuật lấy dân thường làm lá chắn khi tiến công. Trận “mưa đá” của hữu nghị Xô – Trung trên dàn nhạc “Cachiusa” là bài học đích đáng nhớ đời nhưng vẫn chưa làm thay đổi bản chất trở mặt trâng tráo Trung Quốc.
Thứ hai 3/3/1969, báo Sự Thật (Правда) xuất bản kèm theo 4 trang phụ trương in hình ảnh xác các binh lính và sĩ quan Xô Viết, cái cụt đầu, cái bị xẻo tai xẻo mũi với đủ cách hành xử dã man thời trung cổ.
Sau một vài lần đụng độ liên tiếp ở Damanski, tại khu vực Dalanacôn (Cadắcxtan) vào tháng 8-1969 và một số điểm khác trên biên giới Xô - Trung trong khu vực Trung Á, mỗi bên chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân... Xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc ở biên giới được chấm dứt sau khi diễn ra cuộc gặp giữa Thủ tướng Liên Xô Côxưgin và người đồng cấp Trung Quốc Chu Ân Lai tại sân bay Bắc Kinh ngày 11-9-1969, lãnh đạo hai nước đạt thỏa thuận về đình chiến ở biên giới và mở cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp (Ю.С. Песков, СССР - КНР: от конфронтации к партнерству, указ., соч., с. 16.).
Tháng 12/1967, chiến sĩ Liên Xô I. Skladnyuk ở đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka thuộc phân khu Dalnerechenski (Imanski) quan sát tình hình sau khi ngăn chặn các cuộc xâm nhập lãnh thổ của công dân Trung Quốc.
Tháng 1/1969. lực lượng dự bị của đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka và Sopki Kulebyakiny tập trung trên xe bọc thép trước khi đẩy lùi dân Trung Quốc ra khỏi đảo Damanski trên dòng sông Ussury - khu vực tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Quốc.
Tháng 12/1967, phái viên Trung Quốc yêu cầu ngừng bắn để sang xác minh vụ việc 5 người Trung Quốc được cho là bị xe quân sự Liên Xô đâm thiệt mạng.
25/1/1969, trực thăng Liên Xô tuần tra trên khu vực đảo Damanski.
Tháng 3/1969, đài quan sát của đồn biên phòng Sopki Kulebyakiny.
Tháng 3/1969, tuyết phủ trắng đảo Damanski.
Tháng 2/1969, phóng viên chiến trường N. Petrov đang chụp ảnh đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka ở Dalnerechenski (Imanski). Ít lâu sau, anh đã bị lính Trung Quốc giết chết.
Lính Trung Quốc di chuyển trên băng ở Damanski. Đây là một trong những bức ảnh cuối cùng của N. Petrov.
Thi thể Thượng úy I.I. Strelnikov, bị quân Trung Quốc giết ngày 2/3/1969.
Ngày 3/3/1969, thi thể hàng chục chiến sĩ Liên Xô hi sinh sau cuộc đụng độ với quân Trung Quốc.
Những vết tích của cuộc đụng độ với lính Trung Quốc.
Ngày 6/3/1969, tang lễ của các tử sĩ đảo Damanski được tổ chức tại đồn biên phòng ở Dalnerechenski.
Ngày 6/3/1969, thi hài của Thượng úy I.I. Strelnikov và N.M. Buinevich trong tang lễ diễn ra tại Iman (nay là Dalnerechinsk), khu vực Primorski.
I.I. Strelnikov và N.M. Buinevich đã hi sinh trong cuộc đối đầu với quân Trung Quốc ngày 2/3/1969.
Các đồng đội tiễn đưa hai chiến sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng.
11/3/1969, Liên Xô chuyển quân về mặt trận Damanski.
Ngày 14/3/1969, một trong những hình ảnh cuối cùng của đại tá D.V. Leonov. Lúc này ông đang đứng trên mặt nước đóng băng của sông Ussury, cạnh đảo Damanski. Leonov đã hi sinh trong ngày 14 trong cuộc đối đầu với quân Trung Quốc.
Tháng 3/1969. Đám tang Đại tá Leonov ở Iman.
Ngày 15/3/1969, sau cái chết của đại tá D.V. Leonov, các chiến sĩ ở đồn Nizhne-Mikhailovka dưới quyền chỉ huy của Trung tá A.D. Konstantinov chuẩn bị thực hiện cuộc phản kích vào Damanski.
Tháng 4/1969. Trung tá E.I. Yanshin, chỉ huy lực lượng cơ giới ở Dalnerechenski đang nói chuyện với những người lính.
Người dân viếng mộ các chiến sĩ Liên Xô hi sinh trong cuộc chiến ở Damanski, 1969.
Toàn cảnh đảo Damanski, tháng 5/1969. Lúc này Trung Quốc đã đẩy lùi, nhưng tình trạng căng thẳng vẫn thường trực.
Đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka năm 1970, sĩ quan biên phòng Liên Xô thăm mộ chiến sĩ đã hi sinh trong xung đột biên giới.
Cặp vợ chồng mới cưới viếng đài tưởng niệm các chiến sĩ biên phòng hi sinh năm 1969 ở thị trấn Dalnerechensk, nhiều thập niên sau cuộc chiến.
Lực lượng biên phòng Xô Viết ở Damanski, tháng 3/1969.
Bức ảnh của N. Petrov chụp lính Trung Quốc tiến đến biên giới Liên Xô ngày 2/3/1969, trước khi xung đột bùng nổ. Petrov bị giết chỉ vài phút sau khi chụp bức ảnh này. Cuộc chiến đã bùng nổ sau đó, khi 300 quân Trung Quốc tràn lên đảo Damanski.
Thi thể Thượng úy N.M. Buinevich, bị quân Trung Quốc giết ngày 2/3/1969.
Một chiến sĩ không rõ danh tính của Liên Xô bị quân Trung Quốc giết ngày 2/3/1969.
Vợ của Thượng úy I.I. Strelnikov sau khi nghe tin chồng mình hi sinh.
Một thiết bị quân sự bị bỏ lại ở khu vực xung đột.
Chôn cất các chiến sĩ hi sinh, ngày 7/3/1969.
Ngày 6/3/1969, thi hài các chiến sĩ Liên Xô trong lễ tang diễn ra ở Nizhne-Mikhailovka.
Người nhà các chiến sĩ nhìn mặt người thân yêu lần cuối cùng.
Các chiến sĩ cơ giới Liên Xô tuần tra ở Dalnerechenski, phía trước đảo Damanski, tháng 3/1969.
Ngày 12/3/1969, một xe thiết giáp của Liên Xô di chuyển tại Dalnerechenski.
Thi hài Đại tá Leonov được đưa bằng xe pháo trong tang lễ.
Cô Y.D. Leonova, con gái Đại tá Leonov trong tang lễ của cha mình.
16/3/1969. Cuộc họp của các chiến sĩ Liên Xô ở đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka.
Ngày 17/3/1969. Chân dung Trung tá A. D. Konstantinov, người đã có mặt trong cuộc xung đột với quân Trung Quốc.
Tại đồn Nizhne-Mikhailovka, giữa tình hình căng thẳng, các chiến sĩ vẫn bỏ phiếu cho cuộc Bầu cử đại biểu vào Hội đồng tối cao của Liên Xô như mọi công dân Xô viết khác.
Anh hùng Xô Viết Y.V. Babanski có mặt tại Damanski để thực hiện nhiệm vụ, tháng 4/1969.
Các chiến sĩ Liên Xô đi ngang qua những vòng hoa tưởng niệm đồng đội hi sinh ở Damanski.
1978, các cựu binh Xô viết của cuộc tranh biên giới 1969 hội ngộ.
Lực lượng Liên Xô đối phó với các cuộc đột nhập mang lớp vỏ dân sự của Trung Quốc bằng những chiếc cọc gỗ dài.
Lực lượng biên phòng Xô - Trung chạm trán trên mặt sông đóng băng trước đảo Damanski, trước khi chiến sự bùng nổ.
Lính Trung Quốc tiến vào Damanski.
Lính Trung Quốc di chuyển trên băng tuyết ở Damanski.
Lực lượng cơ giới Trung Quốc ở Damanski.
Xác xe tăng Liên Xô ở Damanski.
Các chiến sĩ biên phòng Liên Xô đứng trên bờ để đẩy lùi các cuộc xâm nhập của người Trung Quốc lên đảo Damanski.
Binh sĩ Trung Quốc chuẩn bị thực hiện chiến dịch ở Damanski.
Quân Trung Quốc nã pháo vào các điểm đóng quân của Liên Xô.
Một người lính Trung Quốc tạo dáng với súng chống tăng.
Nhóm lính Trung Quốc hả hê trước một chiếc mũ sắt lỗ chỗ vết đạn của biên phòng Liên Xô.
Trang bị của các chiến sĩ biên phòng Liên Xô bị Trung Quốc thu giữ sau trận chiến.
Một con tem xuất bản năm 1970 của Trung Quốc thể hiện hình ảnh binh sĩ Trung Quốc trong cuộc chiến ở đảo Damanski.
Không chỉ “báo ân” Liên Xô bằng xung đột vũ trang, mà suốt dọc đường biên giới của Trung Quốc gồm Triều Tiên, Mông Cổ, (sau khi Liên Xô ta rã thì Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan hưởng ân), Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam - hầu hết các nước láng giềng đều phải đương đầu với thói hung hăng gây chiến của Trung Quốc, đặc biệt có cuộc chiến tranh Trung - Ấn kéo dài nhiều thập niên về việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh.
Ngày nay những cái đầu nóng ở Trung Nam Hải vẫn đang toan tính thu hồi lại những lãnh thổ bị mất vào tay Nga Hoàng từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Nhiều tuyến đường bộ được thi công từ lãnh thổ Trung Quốc hướng về phía biên giới Nga, được đổ bằng bê tông, có khả năng vận chuyển các trang thiết bị và vũ khí quân sự. Khi các tuyến đường này được đưa vào sử dụng để vận chuyển lực lượng, trang thiết bị, vũ khí đến dọc biên giới Nga, Trung Quốc sẽ không có trở ngại nào nếu muốn thực hiện tập kích tấn công chiến lược. Nếu chiến tranh xảy ra, chỉ trong vòng 2-3 giờ, quân đội Trung Quốc có thể chiếm lĩnh được thành phố Khabarovsk. Khi thành phố này bị chiếm thì con đường sắt trên sông Amur cũng bị chiếm, các tuyến đường bộ, đường sắt khác trên con sông này cũng bị chiếm giữ. Như vậy, khu vực Viễn Đông sẽ hoàn toàn bị chia cắt.
Trên thực tế, Nga không có năng lực để giúp đỡ khu vực này. Phần lớn trang thiết bị quân sự, vũ khí ở khu vực Viễn Đông rất lạc hậu, lực lượng lại mỏng; vì vậy lá chắn bảo vệ vùng Đông Siberia và khu vực Viễn Đông hầu như bị bỏ rơi. Trung Quốc có từ tên lửa chiến lược cho đến vũ khí tấn công hiện đại. Tên lửa của Trung Quốc có thể bắn tới thủ đô Moskva và thành phố Hạ Novogorod. Còn các khu vực khác như Ural, Đông Siberia, Kamtratka và Viễn Đông đều nằm dưới tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc có thể tự do ra vào tại khu vực này bởi vì trên thực tế ở đó Nga không có lực lượng bảo vệ. Các tàu chiến của lực lượng Hải quân Trung Quốc về số lượng và chất lượng đã đuổi kịp và thậm chí còn vượt cả Nga. Tàu ngầm của Trung Quốc có thể tự do ra vào gần hải phận của Nga. Quân đội Trung Quốc có 2.250 triệu người, nhưng khi chiến tranh xảy ra, con số này sẽ là 208 triệu người. Quân đội Trung Quốc nếu bắt đầu tấn công theo đường bộ và đổ bộ hàng không thì họ sẽ nhanh chóng giành được thắng lợi hoàn toàn tại khu vực này và có thể tấn công đến vùng Ural và vùng đất Nga ở Châu Âu.
Khoảng 300 lính Trung quốc đã tràn lên đảo. Sau khi Strelnikov bị bắn chết, hai bên đã giao tranh khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Một nhóm quân biên phòng do trung uý Vitaly Bubenin ở đồn gần đó đã đến tiếp viện.
Ngày 15/3 lại tiếp tục nổ ra giao tranh. Khoảng 60 chiến sĩ biên phòng Xô viết chống trả sự tấn công của mấy trăm lính Trung quốc.Đến chiều thì đạn dược của quân biên phòng Xô viết bị hết và họ đành rút lui. Quân Trung quốc lại tràn lên đảo. Và khi đó thì "Grad"(một dạng Cachiusa cải tiến) bắt đầu lên tiếng.
Sau sự kiện đảo Damanski, Grechukhin ở lại mảnh đất nhỏ này để tiếp tục công việc.
Những chiến sỹ tham gia trận ngày 2 tháng 3 năm 1969 trở lại thăm Đồn cũ(1973):
Cồn nổi(đảo)Damanski:
Trận chiến đang diễn ra:
Một trong những kiểu chiến thuật biển người khá quen thuộc:
Ảnh chụp khi xung đột, từ phía TQ:
Tốp tăng T-62 của Nga tiếp viện, chạy trên mặt sông đóng băng:
Bản đồ 1:
Bản đồ 2:
Bản đồ 3:
Chú dẫn ký hiệu trên các bản đồ:
Tôi tìm thấy bài thơ viết về trận này pót lên để tham khảo, chưa kịp dịch, nếu không thích hợp , nhờ Mod xử lý dùm.
ПАМЯТЬ
Борис Дубровин (опубликовано в газете «Правда» 22 марта 1969 г.)
Только ребята
Вышли в наряд –
Вкось из засады
Пули свистят.
В марте, второго,
На Уссури
Снят был и сорван
Полог зари:
Слева, по склону,
Видит наряд –
Полбатальона
Пьяных солдат.
Будто бы глухи
(Пьяный храбрей!)
Шапки-треухи
Ниже бровей…
К речке туманной
Бросило крик.
Остров Даманский:
Снег и тальник.
Только обоймы
С лету – на лед.
Стрельников:
- К бою!
Цепью – вперед!
Стрельников рухнул,
Пал Коржуков.
Красным набухли
Пятна следов.
Лед намерзает
Крепче брони…
Жены узнают –
Вдовы они.
Скоро
Бесстрастно,
Словно волна,
Снег этот красный
Смоет весна.
Только
Не скоро
Память сотрет
Взорванный
И окровавленный лед.
http://www.ozon.ru/
Даманский и Жаланашколь. Советско-китайский вооруженный конфликт 1969 года
Серия: Фонд военного искусства
С этим товаром часто покупают
Tinh thần lạc quan ;
Sự hi sinh vô giá :
"Người Tuyết" cũng có mặt :
Издательство: Экспринт, 2005 г.
Мягкая обложка, 40 стр.
ISBN 5-94038-072-7
Тираж: 2000 экз.
Формат: 70x100/16
Оставь отзыв первым! (Отзывов ожидаeт 1 чел.)
сообщить о неточности в описании
Подписаться на отзывы
Поставить метку
Lãnh đạo Trung Quốc, dù Quốc hay Cộng đều ra sức giáo dục nhân dân về lãnh thổ ĐẠI HÁN, sách giáo khoa lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho các lớp trung học xuất bản năm 1952 đưa ra bản đồ, mà trên đó đánh dấu các vùng lãnh thổ bị các đế quốc tước đoạt:
Và vì thế, kể từ khi lập quốc năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiên trì đường lối của họ, luôn tìm cách cướp lại cái mà họ cho là bị tước đoạt.
- Assam trở thành lãnh thổ của Anh vào năm 1826
- khu Khabarovsk của LB Nga - lãnh thổ Nga bắt đầu vào năm 1858
- khu Primorsky - lãnh thổ Nga bắt đầu vào năm 1860
- Một phần của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan - trở thành lãnh thổ của Nga vào năm 1864
- Bhutan trở thành lãnh thổ của Anh vào năm 1865
- Melaka trở thành lãnh thổ của Anh vào năm 1875
- quần đảo Ryukyu - trở thành lãnh thổ của Nhật Bản vào năm 1879
- Việt Nam, Lào, Campuchia - trở thành lãnh thổ Pháp vào năm 1885
- Miến Điện trở thành lãnh thổ của Anh vào năm 1886
- Sikkim trở thành lãnh thổ của Anh vào năm 1889
- Đài Loan trở thành lãnh thổ của Nhật Bản vào năm 1895
- vùng núi cao Pamira - được phân chia giữa Anh và Nga vào năm 1896
- Nepal trở thành lãnh thổ của Anh vào năm 1898
- Thái Lan - có được độc lập dưới sự bảo hộ của chung của Anh và Pháp vào năm 1904
- Sakhalin chia giữa Nga và Nhật Bản vào năm 1905
- Hàn Quốc trở thành lãnh thổ của Nhật Bản vào năm 1910, và vân vân...
Dưới đây, là một vài tài liệu về xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc.
Về cơ bản lãnh thổ và biên giới của Trung Quốc hình thành ổn định vào triều đại Mãn Thanh (1644-1911).
Sau cải cách nông nô năm 1861, nước Nga tiến nhanh vào chủ nghĩa tư bản; cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đế quốc Nga - “đế quốc phong kiến - quân phiệt” đã mở rộng lãnh thổ của mình sang Châu Âu, Châu Á, nhiều nhất là về phía Đông (khu vực Xibêri và Viễn Đông) và phát triển ảnh hưởng ở Đông Bắc Á.
Pierre Đại đế, tiếng Nga Пётр Великий (1672-1725) là người đã tiến hành cuộc cải tổ vĩ đại ở nước Nga Sa hoàng, làm cho nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường. Sau khi trở thành cường quốc, Nga muốn tìm một lối thoát ra biển để tranh giành ảnh hưởng với các nước Tây Âu. Thoát ra Đại Tây Dương thì bị Anh chặn, thoát xuống Địa Trung Hải thì bị cả Anh và Pháp chặn ở eo biển Dardanelles, lên phía bắc thì Bắc Băng Dương đóng băng quanh năm. Nga chỉ còn một cách là ngoi qua phía Đông, vượt Sibérie mà ra Thái Bình Dương.
Khoảng giữa thế kỉ 17, Nga đã tiến tới Hắc Long Giang (sông Amur) rồi bị Mãn Thanh chặn lại, hai bên ký với nhau Điều ước Nertchinsk (tiếng Nga: Нерчинский договор) vào ngày 27 /8/1689. Theo điều ước này Nga chấp nhận từ bỏ khu vực phía bắc Hắc Long Giang để giữ lấy khu vực giữa sông Argun và Hồ Baikal.
Vào thời vua Đạo Quang (vua nhà Thanh trị vì từ năm 1821 đến 1850) nhân lúc Trung Quốc có nội loạn, Nga tìm cách lấn thêm đất. Nga lập thêm nhiều đồn doanh ở Hắc Long Giang, cắm cờ Nga, nhận là đất của Nga. Đến năm 1858 nhà Thanh đương bối rối vì loạn Thái Bình Thiên Quốc, Nga ép Trung Quốc ký với họ Hiệp ước Ái Huy. Đây là một hiệp ước bất bình đẳng, theo đó Trung Quốc phải nhượng cho Nga tất cả mọi vùng đất ở phía bắc sông Hắc Long Giang cùng với một phần lãnh thổ ở phía đông sông Ussuri.
Năm 1860 Trung Quốc buộc phải ký với Anh và Pháp Điều ước Bắc Kinh. Nga viện lý do đã có công làm trung gian giúp nhà Thanh trong cuộc thương lượng với Anh và Pháp nên đòi ghi thêm vào Điều ước 15 khoản nữa. Những khoản chính có thể kể ra như sau:
Người Trung Hoa coi những khoản đó là nhục nhã nhất. Không tốn một viên đạn, không mất một tên lính mà Nga chiếm thêm được trên 2.000.000 dặm vuông, cổ kim chưa có trường hợp ngoại giao nào kỳ cục như vậy.
- Miền Đông sông Ussuri cho tới bờ biển thuộc hẳn về Nga,
- Mở một nơi ở Tân Cương cho Nga lập thương điếm,
- Thương nhân Nga được tự do ra vào Bắc Kinh.
Thấy dễ ăn quá, mà miếng nào cũng ngon cả, Nga lại càng dấn tới. Năm 1871 (đời vua Đồng Trị), mặc dầu chẳng có loạn gì cả, Nga cũng viện cớ để duy trì sự trị an ở biên cảnh, tiến quân vào Y Lê, tuyên bố “tạm chiếm Y Lê, đợi khi nào nhà Thanh có đủ khả năng cai trị miền đó thì sẽ trả lại”. Y Lê là tên gọi một vùng đất xung quanh lưu vực sông Y Lê (Ili river). Sông này bắt nguồn trong dãy núi Thiên Sơn, chảy về phía đông một đoạn ngắn rồi đột ngột quay về phía tây, sau đó vượt hơn một nghìn cây số trước khi đổ vào Hồ Balkhas (Озеро Балхаш).
Bảy năm sau, vào năm 1878 (đời vua Quang Tự) sau khi đã bình định được Tân Cương, nhà Thanh xin Nga trả lại Y Lê. Nga không chịu. Từ Hi Thái Hậu chuẩn bị chiến tranh với Nga. Nước Anh đứng ra dàn xếp để hai bên ký Điều ước Y Lê ở kinh đô Nga:
Vậy là bỗng dưng Trung Hoa mất thêm trên 660.000 dăm vuông ở biên cương Tây Bắc vào tay Nga.
- Trung Quốc phải bồi thường 9 triệu rúp quân phí cho Nga.
- Cắt nhường miền Tây Y Lê cho Nga.
Trong khoảng thời gian từ sau Chiến tranh Nha phiến giữa Trung Quốc với Anh (1840-1842) đến cách mạng Tân Hợi năm 1911, do suy yếu, bạc nhược và thất bại, triều đình phong kiến Mãn Thanh Trung Quốc đã buộc phải ký rất nhiều hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc thực dân Âu - Mỹ mà kết quả là mất nhiều đất, phải bồi thường chiến phí và phụ thuộc vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ, Hồng Kông trở thành thuộc địa của Anh, Ma Cao là thuộc địa của Bồ Đào Nha, Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản…
Thời kỳ trước Đại chiến Thế giới thứ nhất, nước Nga có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc, các biểu hiện là: năm 1895 Nga thành lập Ngân hàng Nga - Trung, 1896 Nga Hoàng và Mãn Thanh ký Hiệp ước liên minh chống Nhật Bản, Nga xây dựng và khai thác tuyến đường sắt Đông Trung Quốc (từ Hắc Long Giang, Cát Lâm đến Hải Sâm Uy), 1898 Trung Quốc cho Nga thuê bán đảo Liêu Đông và pháo đài Đại Liên, 1900 Nga Hoàng đưa quân tới Mãn Châu Lý, 1903 Nga và Nhật đàm phán về số phận Mãn Châu Lý và Triều Tiên không đi đến kết quả (ИСТОРИЯ РОССИИ, Москва, МГУ, 2003, с. 311.). Tất cả những biến cố lịch sử ở trên để lại những dấu ấn sâu sắc trong các thế hệ người Trung Quốc, chỉ chờ có cơ hội là bùng phát. Và cơn bùng phát đó đã nổ ra, trận đánh ngày 2/3/1969 giữa một đơn vị biên phòng Xô Viết và các lực lượng Trung Quốc xảy ra ác liệt trên hòn đảo Damansky (Остров Даманский) nằm giữa dòng sông Ussuri đã đẩy hai nước đến bên bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện.
Năm 1917, nước Nga Xô Viết thành lập sau thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1921 với sự giúp đỡ của nước Nga Xô Viết, Mông Cổ làm cách mạng thành công và tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1922 Liên Xô ra đời. Lãnh đạo Trung Quốc luôn có ý định sát nhập Mông Cổ vào Trung Quốc. Điều này gặp phải sự phản đối của Liên Xô và chính Mông Cổ. Các nhà lãnh đạo Xô Viết phản đối Trung Quốc “thôn tính” Mông Cổ do Liên Xô cần một đồng minh láng giềng Mông Cổ tồn tại, cần Mông Cổ làm “phên dậu” ngăn cách giữa Liên Xô với Trung Quốc và không bao giờ muốn có một nước Trung Quốc hàng xóm mở rộng biên giới quốc gia, lớn mạnh.
Năm 1936, khi nói chuyện với nhà báo Hoa Kỳ E. Snow, lãnh tụ Mao Trạch Đông đã khẳng định dự định sau khi Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền ở Trung Quốc sẽ đưa Mông Cổ gia nhập nước Trung Hoa mới (E. Snow, Red Star over China, New York, 1937, p. 102).
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Quốc với khoảng 600 triệu, là nước đông dân nhất thế giới vậy mà từng quỳ gối để cho một nhóm người của đội quân phát xít Quan Đông “làm cỏ”… bởi huyết thống “binh đao nội chiến” của mình. Vào thời điểm đó, Liên Xô luôn vận động, hối thúc Mao Trạch Đông thành lập một liên minh với Trung Hoa dân quốc do Tưởng Giới Thạch đứng đầu – người kế nhiệm lãnh tụ Tôn Trung Sơn để chống chủ nghĩa phát xít tự cứu dân tộc mình. Thế nhưng, Mao không nghe và cuộc nội chiến trong lòng Trung Quốc diễn ra giữa 2 phe, bỏ mặc cho nhân dân bị phát xít hành hạ thảm sát.
Trong 8 năm chiến tranh, Trung Quốc thiệt hại khoảng 25 triệu người chết và nền kinh tế gần như kiệt quệ hoàn toàn. Hồng quân Liên Xô đã nhanh chóng mở mặt trận phía đông đánh tan đội quân Quan Đông của phát xít Nhật, cứu nhân dân Trung Quốc ra khỏi thảm họa diệt vong. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Stalin - người đứng đầu nhà nước Liên Xô khuyên Mao Trạch Đông đừng nên mưu toan giành lấy quyền lực, mà nên thương lượng để chung sống hòa bình với Trung Hoa dân quốc để đoàn kết dựng xây đất nước. Mao chấp thuận khôn khéo ngoài mặt nhưng thực tế thì làm ngơ lời khuyên đó bằng cách tiếp tục đánh đuổi Tưởng Giới Thạch khỏi lục địa Trung Quốc ra đảo Đài Loan và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10/1949.
Mùa xuân 1949 khi thắng lợi trong nội chiến Quốc - Cộng đã nằm trong tầm tay Đảng Cộng sản, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nêu kiến nghị với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Stalin về việc sát nhập Mông Cổ vào Trung Quốc, Stalin trả lời Mao Trạch Đông rằng Liên Xô không nghĩ đến việc Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ sẽ từ bỏ nền độc lập của mình và việc Mông Cổ gia nhập Trung Quốc hoàn toàn công việc nội bộ, tự quyết của nhân dân Mông Cổ (Проблемы Дальнего Востока, 1995, № 2.). Vấn đề biên giới Xô - Trung trở thành một vấn đề quan trọng trong quan hệ Xô - Trung. Đã diễn ra sự tranh chấp và giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trong thời gian Chiến tranh Lạnh.
Các tài liệu Trung Quốc luôn luôn khẳng định Mông Cổ là một phần của Trung Quốc. Trong sách “Tóm tắt lịch sử các dân tộc Mông Cổ” xuất bản năm 1977 tại Trung Quốc ở trang đầu khẳng định, Mông Cổ là một bộ phận của Trung Quốc; trong tạp chí “èýớóúửỗú” in ở Trung Quốc số 2-1994, khi phân tích các sự kiện xảy ra ở hồ Khaxan năm 1938 và khu vực sông Khankingôn năm 1939 (nơi xảy ra chiến tranh giữa liên quân Liên Xô - Mông Cổ với quân đội Nhật Bản) tác giả bài viết đã khẳng định rằng: Mông Cổ là một bộ phận của Trung Quốc và được gọi là Nội Mông(КИТАЙ В МИРОВОЙ ПОЛИТИКЕ, Москва, МГИМО, 2001, с. 151-152.).
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được ký vào 14 tháng 2-1950. Chính phủ Liên Xô cho Trung Quốc vay dài hạn 520 triệu rúp – một lượng tiền khổng lồ thời đó, giúp Trung Quốc xây dựng mới 15 xí nghiệp công nghiệp và cung cấp thiết bị để cải tạo, mở rộng 141 xí nghiệp và liên minh quân sự 30 năm (Nguyễn Huy Quý, Lịch sử hiện đại Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 65.).
Liên Xô đã giúp đỡ từ tài chính, chuyên gia trên mọi lĩnh vực giúp Trung Quốc khôi phục sau chiến tranh, mở các nhà máy công nghiệp như gang thép, khai khoáng, lọc hóa dầu, nghiên cứu năng lượng hạt nhân phục vụ hòa bình, xây dựng nhà máy ô tô Trường Xuân lớn nhất châu Á, giúp chế tạo máy bay phản lực MiG, xe tăng, tàu thủy, các vũ khí như pháo binh, các loại vũ khí bộ binh tối ưu như súng phóng lựu B40- B41, AK phiên bản của Liên Xô, cũng được chuyển giao công nghệ sản xuất. Liên Xô còn giúp TQ đào tạo nhiều chuyên gia kỹ thuật, công nghệ và các ngành khác một cách vô tư. Một chuyên gia tốt nghiệp Đại học Năng lượng Moscow sau này trở thành Thủ tướng, nhiều lãnh đạo cao cấp trong các lĩnh vực ở Trung Quốc cũng trưởng thành từ đó. Liên Xô thực sự cứu “con hổ” Trung Quốc ra khỏi thảm họa phát xít 1945, khôi phục phát triển kinh tế thì đáp lại Trung Quốc đã nuôi dã tâm “đền ơn” bằng những toan tính chính trị hòng làm bá chủ thế giới, từ thập niên 1950.
Trung Quốc bắt đầu từ ý tưởng “đại nhảy vọt“ nhằm vượt mặt “ân nhân” để tự cho mình là “thiên tử” phải làm bá chủ thế giới. Năm 1951 Trung Quốc xuất bản “Bản đồ các tỉnh Trung Quốc” trong đó nhiều lãnh thổ đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng xung quanh như Triều Tiên, Mông Cổ, Cadắcxtan, Cưdơgưxtan, Ápganixtan, Ấn Độ, Liên Xô… được xem là phần đất của Trung Quốc.
Theo yêu cầu của Trung Quốc năm 1952, Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh đã chuyển cho Chính phủ Trung Quốc bản đồ chi tiết biên giới Xô - Trung do Liên Xô vẽ trên đó ghi nhiều điểm Liên Xô đang chiếm giữ, theo quan điểm của Liên Xô là đất của Liên Xô mà Trung Quốc tự nhận là lãnh thổ của mình theo Át lát Trung Quốc 1951; về bản đồ này Trung Quốc không có ý kiến phản bác(См. П. Прохоров, К вопросу о советско - китайской границе, Москва, 1975, с. 212.).
Do sự phản đối từ các nước láng giềng, năm 1953 Trung Quốc in bản đồ Trung Quốc mới với một số sửa chữa so với bản đồ năm 1951, nhiều vùng đất đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã được Trung Quốc “trả lại” như với Ápganixtan (là tỉnh Bađátxan), đối với Liên Xô (là tỉnh miền núi Bađátxan)… Theo bản đồ này, biên giới Xô - Trung theo hệ thống núi phía bắc khu vực Carátcôrun và vùng Ur-Ben là “chưa xác định”.
Cần lưu ý rằng trong thời gian này, lãnh đạo Trung Quốc không công nhận các hiệp ước bất bình đẳng mà nhà Thanh đã ký với các cường quốc Âu, Mỹ vì Bắc Kinh cho rằng trong các hiệp ước này các nước đế quốc thực dân đã “lấy và cướp đi” rất nhiều đất của Trung Quốc. Trong vấn đề biên giới quốc gia, Trung Quốc không thừa nhận các hiệp định mà triều đình Mãn Thanh đã ký với thực dân Anh cuối thế kỷ 19 lấy dãy Himalaya làm biên giới giữa Trung Quốc với các thuộc địa của Anh và Hiệp ước Lítva ký năm 1879 phân định biên giới giữa Nga Hoàng và Trung Quốc Mãn Thanh (Е.Д. Степанов, Пограничная политика КНР, КИТАЙ В МИРОВОЙ ПОЛИТИКЕ, указ., соч., с. 155-158.).
Năm 1953, lãnh tụ Liên Xô Stalin qua đời, Mao Trạch Đông là người lão làng nhất trong thế giới CS nên muốn tranh giành ảnh hưởng vị trí Anh cả Đỏ với Liên Xô. Mao cũng là người tiên phong chống lại phe "Chủ nghĩa xét lại" đứng đầu là Bí thư thứ nhất Nikita Khrubshev của Đảng CS Liên Xô.
Năm 1954, khi Trung Quốc kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tham dự của đoàn đại biểu Liên Xô và đoàn đại biểu Mông Cổ tại Bắc Kinh Trung Quốc lại đặt vấn đề trên với Liên Xô, Mông Cổ và Liên Xô, Mông Cổ đã bác bỏ yêu cầu đó (Проблемы Дальнего Востока, 1974, № 1.).
Căng thẳng dần dần lên cao dẫn tới việc đến đầu những năm 1960, Liên Xô đã rút hết hoàn toàn các chuyên gia của họ từ Trung Quốc về nước và chấm dứt trợ giúp mọi mặt cho Trung Quốc. Trong giai đoạn 1960-1969, quan hệ Liên Xô và Trung Quốc xấu đi, hai nước thi hành chính sách đối đầu, thù địch với nhau và đã xảy ra chiến tranh biên giới Xô - Trung năm 1969.
Cuộc đàm phán lần thứ nhất về biên giới Xô - Trung được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1964, trong vòng đàm phán này hai bên đã trao đổi bản đồ, đạt được sự nhất trí miệng về đường biên giới phía Đông, nhưng chưa ký được hiệp định chính thức nào coi như hội đàm không có kết quả (Quá trình bình thường hóa quan hệ Trung - Xô, Thông Tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế, số tháng 10-2007, tr. 17.). Do đó, tháng 9-1964, Trung Quốc yêu cầu xét lại các vùng lãnh thổ Châu Á mà các hoàng đế Trung Hoa đã để mất vào tay Nga Hoàng ở thế kỷ XIX (Viện Thông tin khoa học xã hội, Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh phân tích và dự báo (tập 1), Hà Nội, 2001, tr. 5.).
Tháng 8-1968 quân đội khối Vácxava do Liên Xô lãnh đạo vào thủ đô Praha và cứu chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, ngày 23-8-1968 trong buổi tiếp Đại sứ Rumani tại Bắc Kinh Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lần đầu tiên đã gọi Liên Xô là “đế quốc xã hội chủ nghĩa”, “Đại bá Xô Viết” (А.А. Свешников, Концепции КНР в области внешней политики и национальной безопасности, КИТАЙ В МИРОВОЙ ПОЛИТИКЕ, указ., соч., с. 99.).
Cậy thế có biển người lớn nhất thế giới, Trung Quốc gây hấn với Liên Xô bằng việc đưa quân đội áp sát gia tăng căng thẳng biên giới trong cuối thập niên 1960, hai bên cũng đồng thời đồn trú quân suốt dọc tuyến biên giới dọc từ East Turkestan đến Vladivostok dài 4.380 km với số lượng đến hàng chục sư đoàn mỗi bên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tổng số có 658.000 quân Xô Viết phải đối đầu với 814.000 quân Trung Quốc. Mặc dù vẫn viện trợ đều đặn cho Việt Nam suốt giai đoạn chống Mĩ nhưng đồng thời với việc nhóm lãnh đạo có khuynh hướng thân Nga trong Đảng CS Việt Nam giai đoạn những năm 60, 70 ngày càng lớn mạnh và củng cố quyền lực thì viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cũng ngày một lớn dần so với viện trợ từ phía Trung Quốc. Đồng thời với tình đồng chí gọi là "môi hở răng lạnh" Việt - Trung cũng ngày càng nhạt dần, nhất là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969.
Căng thẳng Xô-Trung lên cao đến đỉnh điểm khi ngày 2/3/1969, Trung Quốc đã tấn công hòng chiếm đảo Damanski - Остров Даманский (người Trung Hoa gọi là Trân Bảo) trên dòng sông Ussuri thuộc vùng Amour viễn Đông của Nga - khu vực tranh chấp giữa hai nước, nơi quân đội Liên Xô đang kiểm soát, khiến 31 binh sĩ Liên Xô thiệt mạng và 14 bị thương. Trước sự hung hăng táo tợn trở mặt đó, Liên Xô đã lập tức dạy cho Trung Quốc bài học “lấy oán trả ân” bằng một trận pháo phản lực BM-21 loại vũ khí hiện đại được quân đội Xô Viết dùng trong thế chiến 2 có tên con gái là “Cachiusa”, được mệnh danh là mưa đá với một trận dội lửa chí tử còn dày hơn mưa đá vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và đảo Damanski (Trân Bảo), Trung Quốc trả giá bằng 800 binh sỹ tử vong. Đồng thời Liên Xô tuyên bố rằng Quân đội Trung Quốc dùng chiến thuật lấy dân thường làm lá chắn khi tiến công. Trận “mưa đá” của hữu nghị Xô – Trung trên dàn nhạc “Cachiusa” là bài học đích đáng nhớ đời nhưng vẫn chưa làm thay đổi bản chất trở mặt trâng tráo Trung Quốc.
Thứ hai 3/3/1969, báo Sự Thật (Правда) xuất bản kèm theo 4 trang phụ trương in hình ảnh xác các binh lính và sĩ quan Xô Viết, cái cụt đầu, cái bị xẻo tai xẻo mũi với đủ cách hành xử dã man thời trung cổ.
Sau một vài lần đụng độ liên tiếp ở Damanski, tại khu vực Dalanacôn (Cadắcxtan) vào tháng 8-1969 và một số điểm khác trên biên giới Xô - Trung trong khu vực Trung Á, mỗi bên chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân... Xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc ở biên giới được chấm dứt sau khi diễn ra cuộc gặp giữa Thủ tướng Liên Xô Côxưgin và người đồng cấp Trung Quốc Chu Ân Lai tại sân bay Bắc Kinh ngày 11-9-1969, lãnh đạo hai nước đạt thỏa thuận về đình chiến ở biên giới và mở cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp (Ю.С. Песков, СССР - КНР: от конфронтации к партнерству, указ., соч., с. 16.).
Dưới dây là một số hình ảnh về cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc được đăng tải trên trang Damanski-zhenbao.ru
Những hình ảnh do phía Liên Xô thực hiện:
Tháng 12/1967, chiến sĩ Liên Xô I. Skladnyuk ở đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka thuộc phân khu Dalnerechenski (Imanski) quan sát tình hình sau khi ngăn chặn các cuộc xâm nhập lãnh thổ của công dân Trung Quốc.
Tháng 1/1969. lực lượng dự bị của đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka và Sopki Kulebyakiny tập trung trên xe bọc thép trước khi đẩy lùi dân Trung Quốc ra khỏi đảo Damanski trên dòng sông Ussury - khu vực tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Quốc.
Tháng 12/1967, phái viên Trung Quốc yêu cầu ngừng bắn để sang xác minh vụ việc 5 người Trung Quốc được cho là bị xe quân sự Liên Xô đâm thiệt mạng.
25/1/1969, trực thăng Liên Xô tuần tra trên khu vực đảo Damanski.
Tháng 3/1969, đài quan sát của đồn biên phòng Sopki Kulebyakiny.
Tháng 3/1969, tuyết phủ trắng đảo Damanski.
Tháng 2/1969, phóng viên chiến trường N. Petrov đang chụp ảnh đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka ở Dalnerechenski (Imanski). Ít lâu sau, anh đã bị lính Trung Quốc giết chết.
Lính Trung Quốc di chuyển trên băng ở Damanski. Đây là một trong những bức ảnh cuối cùng của N. Petrov.
Thi thể Thượng úy I.I. Strelnikov, bị quân Trung Quốc giết ngày 2/3/1969.
Ngày 3/3/1969, thi thể hàng chục chiến sĩ Liên Xô hi sinh sau cuộc đụng độ với quân Trung Quốc.
Những vết tích của cuộc đụng độ với lính Trung Quốc.
Ngày 6/3/1969, tang lễ của các tử sĩ đảo Damanski được tổ chức tại đồn biên phòng ở Dalnerechenski.
Ngày 6/3/1969, thi hài của Thượng úy I.I. Strelnikov và N.M. Buinevich trong tang lễ diễn ra tại Iman (nay là Dalnerechinsk), khu vực Primorski.
I.I. Strelnikov và N.M. Buinevich đã hi sinh trong cuộc đối đầu với quân Trung Quốc ngày 2/3/1969.
Các đồng đội tiễn đưa hai chiến sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng.
11/3/1969, Liên Xô chuyển quân về mặt trận Damanski.
Ngày 14/3/1969, một trong những hình ảnh cuối cùng của đại tá D.V. Leonov. Lúc này ông đang đứng trên mặt nước đóng băng của sông Ussury, cạnh đảo Damanski. Leonov đã hi sinh trong ngày 14 trong cuộc đối đầu với quân Trung Quốc.
Tháng 3/1969. Đám tang Đại tá Leonov ở Iman.
Ngày 15/3/1969, sau cái chết của đại tá D.V. Leonov, các chiến sĩ ở đồn Nizhne-Mikhailovka dưới quyền chỉ huy của Trung tá A.D. Konstantinov chuẩn bị thực hiện cuộc phản kích vào Damanski.
Tháng 4/1969. Trung tá E.I. Yanshin, chỉ huy lực lượng cơ giới ở Dalnerechenski đang nói chuyện với những người lính.
Người dân viếng mộ các chiến sĩ Liên Xô hi sinh trong cuộc chiến ở Damanski, 1969.
Toàn cảnh đảo Damanski, tháng 5/1969. Lúc này Trung Quốc đã đẩy lùi, nhưng tình trạng căng thẳng vẫn thường trực.
Đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka năm 1970, sĩ quan biên phòng Liên Xô thăm mộ chiến sĩ đã hi sinh trong xung đột biên giới.
Cặp vợ chồng mới cưới viếng đài tưởng niệm các chiến sĩ biên phòng hi sinh năm 1969 ở thị trấn Dalnerechensk, nhiều thập niên sau cuộc chiến.
Lực lượng biên phòng Xô Viết ở Damanski, tháng 3/1969.
Bức ảnh của N. Petrov chụp lính Trung Quốc tiến đến biên giới Liên Xô ngày 2/3/1969, trước khi xung đột bùng nổ. Petrov bị giết chỉ vài phút sau khi chụp bức ảnh này. Cuộc chiến đã bùng nổ sau đó, khi 300 quân Trung Quốc tràn lên đảo Damanski.
Thi thể Thượng úy N.M. Buinevich, bị quân Trung Quốc giết ngày 2/3/1969.
Một chiến sĩ không rõ danh tính của Liên Xô bị quân Trung Quốc giết ngày 2/3/1969.
Vợ của Thượng úy I.I. Strelnikov sau khi nghe tin chồng mình hi sinh.
Một thiết bị quân sự bị bỏ lại ở khu vực xung đột.
Chôn cất các chiến sĩ hi sinh, ngày 7/3/1969.
Ngày 6/3/1969, thi hài các chiến sĩ Liên Xô trong lễ tang diễn ra ở Nizhne-Mikhailovka.
Người nhà các chiến sĩ nhìn mặt người thân yêu lần cuối cùng.
Các chiến sĩ cơ giới Liên Xô tuần tra ở Dalnerechenski, phía trước đảo Damanski, tháng 3/1969.
Ngày 12/3/1969, một xe thiết giáp của Liên Xô di chuyển tại Dalnerechenski.
Thi hài Đại tá Leonov được đưa bằng xe pháo trong tang lễ.
Cô Y.D. Leonova, con gái Đại tá Leonov trong tang lễ của cha mình.
16/3/1969. Cuộc họp của các chiến sĩ Liên Xô ở đồn biên phòng Nizhne-Mikhailovka.
Ngày 17/3/1969. Chân dung Trung tá A. D. Konstantinov, người đã có mặt trong cuộc xung đột với quân Trung Quốc.
Tại đồn Nizhne-Mikhailovka, giữa tình hình căng thẳng, các chiến sĩ vẫn bỏ phiếu cho cuộc Bầu cử đại biểu vào Hội đồng tối cao của Liên Xô như mọi công dân Xô viết khác.
Anh hùng Xô Viết Y.V. Babanski có mặt tại Damanski để thực hiện nhiệm vụ, tháng 4/1969.
Các chiến sĩ Liên Xô đi ngang qua những vòng hoa tưởng niệm đồng đội hi sinh ở Damanski.
1978, các cựu binh Xô viết của cuộc tranh biên giới 1969 hội ngộ.
Những hình ảnh do phía Trung Quốc thực hiện
Lực lượng Liên Xô đối phó với các cuộc đột nhập mang lớp vỏ dân sự của Trung Quốc bằng những chiếc cọc gỗ dài.
Lực lượng biên phòng Xô - Trung chạm trán trên mặt sông đóng băng trước đảo Damanski, trước khi chiến sự bùng nổ.
Lính Trung Quốc tiến vào Damanski.
Lính Trung Quốc di chuyển trên băng tuyết ở Damanski.
Lực lượng cơ giới Trung Quốc ở Damanski.
Xác xe tăng Liên Xô ở Damanski.
Các chiến sĩ biên phòng Liên Xô đứng trên bờ để đẩy lùi các cuộc xâm nhập của người Trung Quốc lên đảo Damanski.
Binh sĩ Trung Quốc chuẩn bị thực hiện chiến dịch ở Damanski.
Quân Trung Quốc nã pháo vào các điểm đóng quân của Liên Xô.
Một người lính Trung Quốc tạo dáng với súng chống tăng.
Nhóm lính Trung Quốc hả hê trước một chiếc mũ sắt lỗ chỗ vết đạn của biên phòng Liên Xô.
Trang bị của các chiến sĩ biên phòng Liên Xô bị Trung Quốc thu giữ sau trận chiến.
Một con tem xuất bản năm 1970 của Trung Quốc thể hiện hình ảnh binh sĩ Trung Quốc trong cuộc chiến ở đảo Damanski.
Một số hình ảnh trên báo chí Liên Xô về cuộc chiến năm 1969
Không chỉ “báo ân” Liên Xô bằng xung đột vũ trang, mà suốt dọc đường biên giới của Trung Quốc gồm Triều Tiên, Mông Cổ, (sau khi Liên Xô ta rã thì Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan hưởng ân), Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam - hầu hết các nước láng giềng đều phải đương đầu với thói hung hăng gây chiến của Trung Quốc, đặc biệt có cuộc chiến tranh Trung - Ấn kéo dài nhiều thập niên về việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh.
Ngày nay những cái đầu nóng ở Trung Nam Hải vẫn đang toan tính thu hồi lại những lãnh thổ bị mất vào tay Nga Hoàng từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Nhiều tuyến đường bộ được thi công từ lãnh thổ Trung Quốc hướng về phía biên giới Nga, được đổ bằng bê tông, có khả năng vận chuyển các trang thiết bị và vũ khí quân sự. Khi các tuyến đường này được đưa vào sử dụng để vận chuyển lực lượng, trang thiết bị, vũ khí đến dọc biên giới Nga, Trung Quốc sẽ không có trở ngại nào nếu muốn thực hiện tập kích tấn công chiến lược. Nếu chiến tranh xảy ra, chỉ trong vòng 2-3 giờ, quân đội Trung Quốc có thể chiếm lĩnh được thành phố Khabarovsk. Khi thành phố này bị chiếm thì con đường sắt trên sông Amur cũng bị chiếm, các tuyến đường bộ, đường sắt khác trên con sông này cũng bị chiếm giữ. Như vậy, khu vực Viễn Đông sẽ hoàn toàn bị chia cắt.
Trên thực tế, Nga không có năng lực để giúp đỡ khu vực này. Phần lớn trang thiết bị quân sự, vũ khí ở khu vực Viễn Đông rất lạc hậu, lực lượng lại mỏng; vì vậy lá chắn bảo vệ vùng Đông Siberia và khu vực Viễn Đông hầu như bị bỏ rơi. Trung Quốc có từ tên lửa chiến lược cho đến vũ khí tấn công hiện đại. Tên lửa của Trung Quốc có thể bắn tới thủ đô Moskva và thành phố Hạ Novogorod. Còn các khu vực khác như Ural, Đông Siberia, Kamtratka và Viễn Đông đều nằm dưới tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc có thể tự do ra vào tại khu vực này bởi vì trên thực tế ở đó Nga không có lực lượng bảo vệ. Các tàu chiến của lực lượng Hải quân Trung Quốc về số lượng và chất lượng đã đuổi kịp và thậm chí còn vượt cả Nga. Tàu ngầm của Trung Quốc có thể tự do ra vào gần hải phận của Nga. Quân đội Trung Quốc có 2.250 triệu người, nhưng khi chiến tranh xảy ra, con số này sẽ là 208 triệu người. Quân đội Trung Quốc nếu bắt đầu tấn công theo đường bộ và đổ bộ hàng không thì họ sẽ nhanh chóng giành được thắng lợi hoàn toàn tại khu vực này và có thể tấn công đến vùng Ural và vùng đất Nga ở Châu Âu.
Gặp chứng nhân của cuộc xung đột biên giới Xô - Trung
HUNGMGMI@NUOCNGA.NET
Hơn 40 năm trước, Trung Quốc đã cố gắng xâm chiếm đảo Damansky. 58 người lính biên phòng Xô viết đã ngã xuống để bảo vệ vùng đất nhỏ nhoi mà sau đó vào năm 1991, đã hoàn toàn thuộc về tay Trung Quốc.
Báo "Tin tức" đã tìm được một chứng nhân ở thành phố nhỏ Novoaltaisk: Vladimir Grechukhin là người duy nhất không cầm súng trên hòn đảo Damanski mà trong tay ông là chiếc máy ảnh. Cách đây không lâu ông vừa tròn 64 tuổi. Các phóng viên báo Tin tức tặng ông cuốn sách ảnh đăng những bức ảnh xuất sắc nhất của Tin tức trong 90 năm lịch sử toà báo.
Đáp lại, Grechukhin tặng các phóng viên tập thơ của mình và nói:"Tôi muốn tặng các anh cuốn album của tôi nhưng không thể. Phần lớn các bức ảnh hiện vẫn còn là bí mật". Được biết các bức ảnh của Grechukhin trong quá khứ được phục vụ cho công tác chính trị: Thủ tướng Liên xô Kosygin đã cho phía Trung quốc xem các bức ảnh để chứng minh rằng phía Liên xô không hề tấn công.
Ngày 28/2, người ta mang đến cho chúng tôi mũ sắt-Vladimir Grechukhin nhớ lại-còn trước đó, lính biên phòng chỉ có mũ kê-pi. Nhưng dẫu sao thì chúng tôi vẫn không nghĩ rằng sẽ có chiến trận. Thời điểm đó, người Trung hoa đã 2 năm giở trò khiêu khích.
Mùa xuân năm 1969, Vladimir Grechukhin là phóng viên ảnh của tờ "Biên phòng Thái bình dương" đã sửa soạn về nhà sau một thời gian dài công tác đầy nỗ lực. Nhưng có những sư kiện đã thay đổi cuộc đời anh.
Sáng 2/3, cơ quan đã có những thông tin về sự tấn công. Tôi biết tướng Vasily Lobanov đã chuẩn bị sẵn sàng trực thăng. Nhận lệnh, tôi lên đường đến máy bay trực thăng. Sau 40 phút chúng tôi đã sẵn sàng. Tướng Lobanov ra lệnh"Bay thôi!". Các phi công nói"Vâng, xin tuân lệnh".
Sáng đó, trên băng giá sông Ussury xuất hiện mấy người lính Tàu. Ba lính biên phòng Liên xô, trong đó có trưởng đồn biên phòng Nizhne Mikhailovk là Ivan Strelnikov tiến đến gặp họ và nói mấy câu tiếng Nga thân thiện.
Trong thời điểm này, Nikolai Petrov-người phụ trách tuyên truyền của đồn bắt đầu tiến hành chụp ảnh và ghi hình. Anh chụp 3 bức ảnh bằng máy ảnh Zorky, xong lấy máy ra quay. Sau này khi Petrov đã bị bắn chết, quân Trung quốc đã đến lấy máy quay đem đi. Còn máy ảnh thì chúng không nhìn thấy nên vẫn còn.
-Tôi vẫn dạy cho cậu ta là nên giữ máy ảnh dưới áo lông cộc để tránh băng tuyết-Grechukhin nói-Sau này tôi đã tìm thấy máy ảnh trong đó. Về đồn, tráng rửa phim thì thấy trong đó có 4 kiểu. Kiểu đầu là cuộc họp Komsomol, còn 3 kiểu tiếp theo chụp cảnh Strelnikov tiến đến gặp lính Trung quốc( xem ảnh duới). Và sau đó thì anh ấy đã bị bắn...
Khoảng 300 lính Trung quốc đã tràn lên đảo. Sau khi Strelnikov bị bắn chết, hai bên đã giao tranh khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Một nhóm quân biên phòng do trung uý Vitaly Bubenin ở đồn gần đó đã đến tiếp viện.
Xe thiết giáp bị trúng mìn của quân Trung quốc bị khựng lại và nhiều người đã hy sinh. Trung uý Bubenin dù bị thương chuyển ngay sang xe thiết giáp khác và tiếp tục đến điểm giao tranh. Quân Trung quốc sau đó đã phải rút chạy. Bubenin đúng là một người anh hùng. Sau khi tốt nghiệp Học viện, anh ấy lãnh đạo lực lượng đặc biệt ALFA và sau đó ít ai biết về công việc bí mật của anh ấy.
Grechukhin có mặt tại đảo khoảng nửa giờ sau khi kết thúc cuộc giao tranh. Khắp nơi bốc lên mùi máu, mùi thuốc súng, mùi tử khí...
Ngày mùng 5 và 6/3, người ta tiến hành chôn cất những người lính biên phòng hy sinh. Trên các bức ảnh của Grechukhin là hàng dãy quan tài. Khuôn mặt những người lính hy sinh có nét gì đó rất khắc khổ. Một vài người được phủ khăn lên mặt...
Ngày 15/3 lại tiếp tục nổ ra giao tranh. Khoảng 60 chiến sĩ biên phòng Xô viết chống trả sự tấn công của mấy trăm lính Trung quốc.Đến chiều thì đạn dược của quân biên phòng Xô viết bị hết và họ đành rút lui. Quân Trung quốc lại tràn lên đảo. Và khi đó thì "Grad"(một dạng Cachiusa cải tiến) bắt đầu lên tiếng.
Về sự tham gia của Grad-vũ khí hoả lực không nằm trong danh mục vũ khí của lính biên phòng-trong cuộc giao tranh biên giới này người ta chỉ dám nói thì thầm với nhau. Nguyên nhân rất đơn giản: Nếu như lính biên phòng giao tranh thì đó chỉ là tranh chấp biên giới. Còn khi một trong hai bên sử dụng hoả lực của quân đội thì đó đã là chiến tranh. Nhưng vào thời điểm 15/3/1969, không còn một sự lựa chọn nào khác.
Những cuốn phim chụp sự kiện giao tranh trên đảo Damanski sau này đã được người ta lấy đi và được coi là tối mật. Hiện chúng được lưu giữ tại Bảo tàng trung ương Biên phòng. Còn tác giả của những bức ảnh ngày xưa giờ chỉ còn lưu giữ các bức ảnh do bạn bè scan lại cho.
Sau sự kiện đảo Damanski, Grechukhin ở lại mảnh đất nhỏ này để tiếp tục công việc.
Phóng viên tờ Tin tức hỏi Grechukhin, rằng ông nghĩ gì về Damanski sau 40 năm. Người lính già trả lời:
-Về mặt luật pháp thì người Trung quốc đúng - ông nói - Biên giới trên sông phân định dựa vào lòng lạch. Đầu tiên dòng chảy thiên về bên lòng sông sâu thì đảo là của chúng ta. Thời điểm ngày đó, dòng chảy đã ở hiện trạng khiến cho đảo trên thực tế đã thuộc về Trung quốc. Năm 1969, lãnh đạo Liên xô đã có những thoả thuận về mặt nguyên tắc. Tôi hiểu điều đó quá chứ. Nhưng năm 1991, khi đảo Damanski được trao trả cho phía Trung quốc thì thật là đáng tiếc. Cho đến bây giờ tôi vẫn không ăn đồ Trung quốc, không mua thứ gì đồ của họ cả. Tôi, thực lòng mà nói, không tha thứ cho người Trung quốc về đảo Damanski. Vì đó không phải là chiến tranh, mà là một điều hèn mạt...
Theo lời Grechukhin, thời gian đầu xung đột biên giới, hai bên vẫn "tẩn nhau" như thường, nhưng chủ yếu dùng dùi cui và báng súng bọc cao su...
Đài tưởng niệm những chiến sĩ biên phòng Liên xô đã ngã xuống trên đảo Damanski |
Đọc trên mạng được biết thêm trung uý Vitaly Dmitrovich Bubenin, người chỉ huy đội quân biên phòng tiếp viện sau đó đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên xô. Sau này, ông nghỉ hưu với cấp bậc thiếu tuớng. Dưới đây là ảnh Bubenin tháng 5/1969:
Cartograph Thêm một số hình ảnh về trận chiến biên giới này.
Những người được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô:
Những chiến sỹ tham gia trận ngày 2 tháng 3 năm 1969 trở lại thăm Đồn cũ(1973):
Cồn nổi(đảo)Damanski:
Trận chiến đang diễn ra:
Một trong những kiểu chiến thuật biển người khá quen thuộc:
Ảnh chụp khi xung đột, từ phía TQ:
Tốp tăng T-62 của Nga tiếp viện, chạy trên mặt sông đóng băng:
Bản đồ 1:
Bản đồ 2:
Bản đồ 3:
Chú dẫn ký hiệu trên các bản đồ:
Tôi tìm thấy bài thơ viết về trận này pót lên để tham khảo, chưa kịp dịch, nếu không thích hợp , nhờ Mod xử lý dùm.
ПАМЯТЬ
Борис Дубровин (опубликовано в газете «Правда» 22 марта 1969 г.)
Только ребята
Вышли в наряд –
Вкось из засады
Пули свистят.
В марте, второго,
На Уссури
Снят был и сорван
Полог зари:
Слева, по склону,
Видит наряд –
Полбатальона
Пьяных солдат.
Будто бы глухи
(Пьяный храбрей!)
Шапки-треухи
Ниже бровей…
К речке туманной
Бросило крик.
Остров Даманский:
Снег и тальник.
Только обоймы
С лету – на лед.
Стрельников:
- К бою!
Цепью – вперед!
Стрельников рухнул,
Пал Коржуков.
Красным набухли
Пятна следов.
Лед намерзает
Крепче брони…
Жены узнают –
Вдовы они.
Скоро
Бесстрастно,
Словно волна,
Снег этот красный
Смоет весна.
Только
Не скоро
Память сотрет
Взорванный
И окровавленный лед.
Đây hẳn là cuốn sách Đỏ "danh tiếng" :
Cổ nhân đã dạy "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" - chỉ cần xem xét kỹ qua nét mặt, đã thấy rõ sự ngây thơ của những người lính biên phòng Nga và dã tâm của người Trung Quốc :
Cổ nhân đã dạy "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" - chỉ cần xem xét kỹ qua nét mặt, đã thấy rõ sự ngây thơ của những người lính biên phòng Nga và dã tâm của người Trung Quốc :
ПАМЯТЬ Борис Дубровин (опубликовано в газете «Правда» 22 марта 1969 г.) Только ребята Вышли в наряд – Вкось из засады Пули свистят. В марте, второго, На Уссури Снят был и сорван Полог зари: Слева, по склону, Видит наряд – Полбатальона Пьяных солдат. Будто бы глухи (Пьяный храбрей!) Шапки-треухи Ниже бровей… К речке туманной Бросило крик. Остров Даманский: Снег и тальник. Только обоймы С лету – на лед. Стрельников: - К бою! Цепью – вперед! Стрельников рухнул, Пал Коржуков. Красным набухли Пятна следов. Лед намерзает Крепче брони… Жены узнают – Вдовы они. Скоро Бесстрастно, Словно волна, Снег этот красный Смоет весна. Только Не скоро Память сотрет Взорванный И окровавленный лед. | KÝ ỨC Boris Dubrovin (đăng trên báo “Sự thật” ngày 22/03.1969) Mấy chàng chiến sĩ Vừa ra nhận ca Lọt ổ phục kích Đạn rít bên bờ Tháng 3, ngày 2 Ussuri ấy Bình minh trên sông Vừa lên đã cháy: Bên sườn dốc trái Thấy một hàng quân – Cỡ nửa tiểu đoàn Toàn quân say khướt Như là lũ điếc (Say nên yêng hùng!) Mũ vải kín tai Sụp che mí mắt… Vang vang tiếng thét Tới sông mù sương Đảo Đa-man-ky Tuyết và lau sậy. Chỉ có rừng đạn Bay xuống mặt băng. Strelnikov: - Vào trận! Xiết hàng! Tiến lên! Strelnikov đổ gục, Korzhukov ngã nhào. Vệt máu tuôn trào, Rực màu huyết đỏ. Mặt băng lạnh cứng Chắc hơn thép dày… Vợ hiền yêu dấu - Góa phụ từ đây. Rồi sẽ vô tình Như là con sóng, Tuyết đỏ bầm này Trời xuân tẩy trắng. Chỉ có ký ức Còn mãi Không phai Về mặt băng dày Nổ toang, nhuộm máu. |
__________________
Vania November 1, 2005 : “Here we are again! The editors of “Damanski-Zhenbao” are glad to inform, that our web-site starts again after a long interruption. We did a lot to renew and build-up our content. We promise to do our very best to make “Damanski-Zhenbao” a source of valuable and interesting information for everybody, who lives in present, remembers past and thinks about future!”
http://www.ozon.ru/
Даманский и Жаланашколь. Советско-китайский вооруженный конфликт 1969 года
Серия: Фонд военного искусства
С этим товаром часто покупают
Tinh thần lạc quan ;
Sự hi sinh vô giá :
"Người Tuyết" cũng có mặt :
Издательство: Экспринт, 2005 г.
Мягкая обложка, 40 стр.
ISBN 5-94038-072-7
Тираж: 2000 экз.
Формат: 70x100/16
Оставь отзыв первым! (Отзывов ожидаeт 1 чел.)
сообщить о неточности в описании
Подписаться на отзывы
Поставить метку
HUNGMGMI@NUOCNGA.NET
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ВНЕШНЯЯ ПОЛИТИКА РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ 1992-1999, Москва, МГИМО, 2000, 328 с.
2. ИСТОРИЯ РОССИИ, Москва, МГУ, 2003, 520 с.
3. История международных отношений и внешней политики СССР, Москва, “Международные отношениия”, 1979, 374 с.
4. КИТАЙ В МИРОВОЙ ПОЛИТИКЕ, Москва, МГИМО, 2001, 528 с.
5. В.А. Корсун, ВНЕШНЯЯ ПОЛИТИКА КИТАЯ НА ПОРОГЕ XXI ВЕКА, Москва, МГИМО, 2002, 197 с.
6. СОВРЕМЕННЫЕ МЕЖДУНАРОДНЫЕ ОТНОШЕНИЯ, Москва, МГИМО, 2001, 584 с.
7. Ю.С. Песков, СССР - КНР: от конфронтации к партнерству, Москва, Институт Дальнего Востока, 2002, 192 с.
9. Quá trình bình thường hóa quan hệ Trung - Xô, Thông Tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế, số tháng 10-2007, tr. 1-26.
1. ВНЕШНЯЯ ПОЛИТИКА РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ 1992-1999, Москва, МГИМО, 2000, 328 с.
2. ИСТОРИЯ РОССИИ, Москва, МГУ, 2003, 520 с.
3. История международных отношений и внешней политики СССР, Москва, “Международные отношениия”, 1979, 374 с.
4. КИТАЙ В МИРОВОЙ ПОЛИТИКЕ, Москва, МГИМО, 2001, 528 с.
5. В.А. Корсун, ВНЕШНЯЯ ПОЛИТИКА КИТАЯ НА ПОРОГЕ XXI ВЕКА, Москва, МГИМО, 2002, 197 с.
6. СОВРЕМЕННЫЕ МЕЖДУНАРОДНЫЕ ОТНОШЕНИЯ, Москва, МГИМО, 2001, 584 с.
7. Ю.С. Песков, СССР - КНР: от конфронтации к партнерству, Москва, Институт Дальнего Востока, 2002, 192 с.
9. Quá trình bình thường hóa quan hệ Trung - Xô, Thông Tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế, số tháng 10-2007, tr. 1-26.
Bổ sung 15/7/2014, 18:50
NHỮ ĐẲNG HÀNH KHAN THỦ BẠI HƯ...
Vladimir Vyatkin sinh năm 1951.Ông là một phóng viên ảnh nổi tiếng của Liên Xô và Nga, là chủ nhân của trên 160 giải thưởng ảnh trong nước và quốc tế. Có tờ báo đã gọi ông là "nhiếp ảnh gia vĩ đại" của nền báo chí LX và Nga sau này.
Năm 1979, khi mới 28 tuổi, trong vai trò là phóng viên hãng tin APN của Liên Xô, Vyatkin đã có mặt ở Việt Nam, chính xác hơn là ở biên giới phía Bắc, chụp ảnh về "cuộc chiến tranh đầu tiên của phe XHCN" giữa VN và TQ.
Lạc đề tí, rồi quay lại sau,
Hôm nay, mình tình cờ đọc một bài viết mới, khá dài trên báo Nga về "Mặt trận Trung Quốc của thời chiến tranh lạnh" nói về việc LX đã từng khổ sở thế nào khi đương đầu với hàng nghìn vụ xâm lấn biên giới của TQ với LX bắt đầu từ đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Vụ xâm lấn đầu tiên diễn ra năm 1960, tại vùng Buz Aigyr của nước cộng hòa Kirgizia (Liên Xô). Cũng trong năm này, LX ghi nhận hàng trăm vụ khiêu khích từ phía TQ tại biên giới. Năm 1962, con số này đã là 5000 vụ. Từ 1962-1968, chỉ riêng vùng biên giới vùng Thái Bình Dương của LX với TQ đã ghi nhận hơn 6000 vụ khiêu khích lấn chiếm biên giới với sự tham gia của hàng chục nghìn công dân TQ.
Vụ Trân Bảo Đảo (Damanski) năm 1969 sau đó là đỉnh điểm.
Bài báo trên cũng nhắc đến chiến tranh biên giới VN-TQ tháng 2/1979 và công bố bức ảnh của Vladimir Vyatkin, chụp ở VN năm 1979.
Mình tìm trên mạng Nga, có thấy ảnh của Vyatkin chụp ở VN thời kỳ đó, có ảnh các chiến sĩ VN truy kích, tiền cảnh là một xác lính Tàu. Có cả ảnh bà con dân tộc Nùng đang sơ tán khỏi nơi ở thời chiến tranh biên giới.
Mình chọn bức ảnh này, hiếm hoi không bị "đóng dấu" bản quyền của RIA Novosti (tên của hãng tin kế thừa APN). Trong ảnh là một tù binh Tàu Khựa cúi gằm mặt dưới nòng súng canh gác của một chiến sĩ VN.
Xem ảnh, mình bống nhớ đến câu thơ của Lý Thường Kiệt:"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".
Xin giới thiệu với các bác: