11 tháng 4 2010

Thơ - nhạc VNCH chôm chỉa từ VNDCCH

Những bản nhạc VNCH thuổng của VNDCCH
(ngày nay gọi là đạo nhạc)

Bài "Tiếng Gọi Thanh Niên" của nhạc Lưu Hữu Phước (Huỳnh Minh Siêng) lời : Hoàng - Mai - Lựu (Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiễng, Lưu Hữu Phước). 

Ra đời khoảng năm 1939 - 1941 bị sửa thành "Tiếng gọi công dân" quốc ca của VNCH. 

Bài "Tiếng gọi công dân" đã bỏ hết các hình ảnh "Bắc Nam kết đoàn", "cờ nghĩa phất phới vàng pha máu". Chỉ giữ lại những câu kêu gọi công dân "mau hiến thân dưới cờ". Trong bài Tiếng Gọi Thanh Niên ý nghĩa chống giặc Pháp cướp nước thì bị sửa thành chống CS.

Tiếng gọi Thanh niên

Này thanh niên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi đi đi mở đường khai lối
Vì non sông nước xưa truyền muôn năm chớ quên
Nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn
Hồn thanh xuân như gương trong sáng
Đừng tiếc máu nóng tài xin ráng
Thời khó thế khó khó làm yếu ta
Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá
Đường mới kiếp phóng mắt nhìn xa bốn phương
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường

Điệp khúc:

Thanh niên ơi! Ta quyết đi đến cùng
Thanh niên ơi! Ta nguyền đem hết lòng
Tiến lên, đồng tiến, vẻ vang đời sống
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng

Nguồn gốc Nguyên thủy bài này là bài La Marche des Étudiants ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) trường trung học Petrus Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. 

La Marche des Étudiants

Étudiants! Du sol l'appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l'espace.
Des côtes d'Annam aux ruines d'Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu'au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie!
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l'avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.

Điệp khúc:

Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C'est notre but, c'est notre loi
Et rien n'ébranle notre foi!

Năm 1941, Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi Sinh viên hành khúc, chia thành 3 phần. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phần 1 của bài hát. 

Sinh viên Hành khúc

I.

Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!
Đồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá
Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường

Điệp khúc:

Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!

II.

Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn
Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn
Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám
Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền

Điệp khúc:

III.

Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng
Là sinh viên vun cây văn hoá,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá
Đời mới kiến thiết đáp lòng những ai
Hằng mong ta ra vững cầm tay lái
Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

Điệp khúc

Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi Tiếng gọi thanh niên hay Thanh niên hành khúc. Có rất nhiều tổ chức yêu nước khác ở miền Nam cũng lấy bài này sửa lại để làm ca khúc chính thức nên bài hát có rất nhiều dị bản.

Năm 1956, qua bàn tay gọt dũa tài tình của Cục Tuyên Truyền Tâm Lý Chiến Sài Gòn Thanh niên hành khúc biến thành Tiếng gọi công dân:

Tiếng gọi công dân

Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

Điệp khúc:

Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!

Tháng 2 năm 1965, Lưu Hữu Phước được cử vào Nam, giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, sau đó Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hoá của Chính phủ Cách Mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn này, ông đã sáng tác các bài hát nổi tiếng như Bài hát Giải phóng quân, Giờ hành động, Hành khúc giải phóng, Xuống đường, Tiến về Sài Gòn, đặc biệt là Giải phóng miền Nam, được xem là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. 

Sau năm 1975, ông trở về làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc (1978-1989), được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc Quốc gia, Thành viên Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, ngoài ra còn là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Phó chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. 

Ông mất năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

Bài hát Không quân Việt Nam của cố nhạc sĩ Văn Cao. 

Bài hát này được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác đầu thập niên 40, khoảng năm 1945, lúc binh chủng này còn chưa được thành lập tại Việt Nam. Cùng lúc, Văn Cao còn viết những ca khúc khác như Hải quân Việt Nam, Chiến sĩ Việt Nam...cho các binh chủng tương lai, trước khi ông lên Việt Bắc theo kháng chiến chống Pháp. 

Thời kỳ này cũng là thời kỳ Văn cao vừa chứng kiến sự bi thương của người dân chạy loạn tại hà Nội đang ăn chơi (Ông viết bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc năm 1946) vừa chứng kiến không khí hào hùng trước khởi nghĩa. 

Bài hát này được sử dụng làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hòa, sau đó Văn Cao bị chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ca khúc này không được phổ biến mấy tại miền Bắc.

Lời ca khúc

Giờ đoàn người từng vượt qua biên giới quyết chiến đấu 
Ðã chiếm chiến công ngang trời 
Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu 
Ði không lo gì xác rơi 
Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi 
Hối tiếc tấm thân làm chi 
Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến thắng 
Nhớ lấy phút giây từ ly 

Ta là đàn chim bay trên cao xanh 
Khi nhìn qua khói những kinh thành xa 
Ðôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh 
Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng 
Ðây đó hồn nước ơi! 
Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió 
U..u… u… u… u… u … 
Ôi phi công danh tiếng muôn đời 
Nhìn xa phi trường Việt Nam 
Không quân ra đi cánh bay rợp trời 
U..u… u… u… u… u … 

Xa giang sơn ngắm nhìn về khắp nơi 
Bầy chim dù bay ngàn phương cũng về 
Ðể rồi ngày ngày sống hòa nhịp đời 
Cùng ngàn kiếp chim 
Bầy ta càng đi càng xa 
Quyết khi về đem lại đây chiến công 
Dù thân mồ quên lấp chìm 

Nhận xét của Trần Quang Hải: Văn Cao, con người mơ mộng ấy thả hồn mình bay xa thực tại khi làm bài hát: Hải quân Việt Nam, Không quân Việt Nam vào năm ấy. Cái tình của ông đối với quân đội, với cách mạng, khát vọng của ông đã làm ông đi trước thực tế đến vài chục năm. Rồi kháng chiến toàn quốc, Văn Cao lên Việt Bắc, ở đó có Làng tôi, Ngày mai... những ca khúc thắm đượm tình yêu thương đối với làng quê rơm rạ, làng quê du kích... Trái tim lãng mạn xưa đã mở ra cùng một thế giới cảm xúc, nó khác với Bến xuân và Suối mơ của giấc mơ huyền ảo xưa. Bây giờ là chiến tranh, là chiến trận, là hy sinh mất mát, là tình cảm của nhân dân. Nhạc của ông giờ đây ngát đầy hương lúa mới, những cánh đồng quê trong máu lửa, nó là bản "giao hưởng đồng nội" trong tâm hồn nhạc sĩ .

- Bài Tiến Về Hà Nội của nhạc sĩ cách mạng Văn Cao, cây đại thụ của âm nhạc cách mạng VN nói về các bộ đội cụ Hồ về giải phóng Thủ Đô sau trận đại thắng ĐBP thì bị sửa lời rồi đem về hát cổ động cho ý đồ Bắc Tiến, hăm he đe dọa sẽ tiến ra "giải phóng Hà Nội". 

Nhiều bài hát khác của Văn Cao như bài Thiên Thai cũng bị ăn cắp đem về hát đầy ở Sài Gòn trước 1975 và sau này trong các băng đĩa Paris By Night, Asia tác phẩm của các nhạc sĩ cách mạng như Trần Tiến, Minh Châu, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Trần Hoàn, Nguyễn Văn Tý, Thanh Sơn v.v. đem ra hát đầy bên hải ngoại một cách trơ trơ như là của mình. Thậm chí còn sửa lời bài hát, sửa tựa đề bài hát, có bài không thèm đề tên nhạc sĩ tác giả, thậm chí không hỏi tác giả hoặc người thân của tác giả đến 1 tiếng, không xin phép tác giả đến 1 lời, vi phạm bản quyền trắng trợn.

- Bài Hồn Tử Sĩ của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ thời kháng Pháp đã được nhà nước VN dùng làm bài hát nghi thức trong các lễ tang chính thức. VNCH không tìm ra được bài nào khác, không nghĩ ra được bài nào khác, không sáng tác nổi bài nào hay hơn, nên đành ăn cắp luôn. Lỡ ăn cắp cái "quốc ca" rồi thì chôm luôn nhạc nghi lễ cũng đâu có sao! 

- Bài Lời Người Ra Đi của nhạc sĩ cách mạng Trần Hoàn tặng cho người vợ khi ông ra đi đánh Tây theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch đã bị sửa lời và phát hành trong Nam để cổ vũ binh lính lên đường ra "tiền tuyến" làm bia thịt chết thay cho quân đội viễn chinh Mỹ. 

Bài Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn nói về các mối tình thơ mộng giữa sơn nữ và du kích Việt Minh thì bị ăn cắp rồi sửa chữ "du kích" thành "lữ khách". Bài này do nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác dựa trên chính trải nghiệm thật của mình. 

Ngoài mấy chữ "du kích" đều bị đổi hết thành "lữ khách" còn có câu "Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra tay" bị đổi lại thành: "Hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây." Thế là một bài nhạc cách mạng, nói về tình yêu trong sáng giữa cô thôn nữ và anh du kích và cổ động cho "Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra tay" giải phóng đất nước đã bị bọn lưu manh văn hóa tuyên truyền thành như là một bài nhạc vàng. 
Vào một ngày mùa đông năm 1995, có người thiếu phụ Huế xinh đẹp bỡ ngỡ bước xuống sân bay Nội Bài. Chị vừa từ Mỹ trở về sau bao nhiêu năm xa cách quê hương. Đã bước sang tuổi lục tuần, chị vẫn giữ nguyên vẻ đẹp quý phái, thông minh, nhanh nhẹn của cô học sinh Quốc học Huế ngày nào.  
Sơn nữ ca
Cô bạn học cùng trường Quốc học Huế ngày xưa của nhạc sĩ Trần Hoàn đã trở thành giáo sư dạy piano ở Mỹ. Chị trở về nước với ước mơ mở lớp dạy nhạc cho thanh thiếu niên Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Văn hoá Trần Hoàn. Rất ít người biết được tình cảm thơ mộng học trò của chị ngày nào với nhạc sĩ đã tạo niềm cảm hứng để anh học sinh Trần Hoàn 17 tuổi sáng tác bài hát đầu tiên “Học sinh vui tươi” năm 1945. Chị chơi đàn piano theo bài hát anh sáng tác. Bài hát này đã được nhà trường trao giải. Có lẽ chính bài hát này cùng với giải thưởng đã quyết định sự dấn thân của Trần Hoàn trên con đường âm nhạc. Cách mạng Tháng Tám, rồi chiến tranh, họ xa nhau từ thuở ấy. Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhạc sĩ Trần Hoàn với những cô nữ sinh trường Phan Bội Châu ở chiến khu Quảng Bình đã gợi nhớ những kỷ niệm của một thời học sinh. Và bản nhạc “Sơn nữ ca” với giai điệu tănggô tha thiết đã ra đời. 
Nhạc sĩ Trần Hoàn được làng nhạc biết đến với bài “Sơn nữ ca” nổi tiếng khi anh mới tròn 20 tuổi. Rất ít nhạc sĩ nào gắn chặt với cuộc đời sáng tác âm nhạc với cuộc đời hoạt động chính trị như nhạc sĩ Trần Hoàn. Anh đến với cách mạng, với âm nhạc bằng cả niềm đam mê hăng hái của người học sinh Quốc học Huế.
Sơn nữ ơi!Đời ta như cánh chim chiềuPhiêu bạt thời gian, vun vút trời mây...
Nhạc sĩ Trần Hoàn gặp người vợ tương lai của mình ở một làng quê trung du Nghệ An. Chị là cô huyện uỷ viên 19 tuổi. Anh phụ trách thông tin tuyên truyền của tỉnh. 
Tình cờ, trong một lần đi công tác, anh gặp chị. “Đang mải vui cờ tướng reo hò ầm ĩ thì bà Thiệng (mẹ chị Hồng - TG) đã từ ngoài đi vào. Theo sau là một cô gái, quang gánh trên vai đi thẳng vào phía nhà ngang. 
Cô gái khá sắc sảo trong chiếc áo sơ mi màu nâu, tóc buông xoã ngang vai, đôi mắt bạo dạn miệng cười duyên dáng. Ba và các chú ngừng chơi cờ... Và các con biết không, từ đấy người con gái ấy đã từ từ đi vào đời ba, và đọng lại trong tim ba lúc nào không biết” (Nhạc sĩ Trần Hoàn – Những kỷ niệm khó quên).
Anh Trần Hoàn đánh liều viết những hàng chữ nắn nót đằng sau mảnh giấy thông cáo của Sở Thông tin:
“Hồng, em có nhận lời làm vợ anh không?”
Chị Hồng lúng túng đỏ mặt. Trong lần gặp đầu tiên, chị đã để ý người con trai thành phố đẹp trai, vui tính. Nhưng với chị, anh là cả một thế giới xa vời, khó hiểu. Chị ngập ngừng:
“Không, anh ạ”.
“Vì sao?”
“Vì anh là nghệ sĩ”.
Mình là nghệ sĩ ư? – Anh Trần Hoàn phân vân tự nghĩ – phải nói mình là cán bộ chính trị có nhiều tính nghệ sĩ thì đúng hơn.
Anh quê Quảng Trị, con trai một công chức nhỏ thời Pháp thuộc, có năng khiếu âm nhạc, biết hát tuồng, ca Huế. Mẹ anh hát dân ca miền Trung, hát ví dặm rất hay. Thời gian học trường Quốc học Huế, anh hoạt động trong các phong trào yêu nước của học sinh. Người giác ngộ cách mạng cho anh là các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu. 
Không khí đấu tranh sôi nổi của những ngày đầu cách mạng Tháng Tám in đậm dấu ấn trong các tác phẩm của anh. Những bài hát như Học sinh vui tươi, Trên đường về, Hồn nước ra đời vào những năm tháng ấy. Trong một cuộc thi âm nhạc, anh được giải với bài “Hồn nước”. Và cái tên Trần Hoàn đã xuất hiện (tên thật của anh là Nguyễn Tăng Hích). Mê bài hát Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao, anh đã lấy từ “trần hoàn” trong câu “Đào nguyên xưa Lưu Nguyễn quên trần hoàn” của ca khúc ấy làm bút danh.

Đây là lời nguyên bản: 

Một đêm trong rừng vắng 
Ánh trăng chếnh chếch đầu ghềnh thấp thoáng bóng cô Sơn nữ miệng cười xinh xinh
Một đêm trong rừng núi
Có anh du kích nhìn trời xa xa, ngắm trăng say đắm một mình bâng khuâng
Một đêm trong rừng vắng
Có cô Sơn nữ miệng cười khúc khích
Ngắm anh du kích nhìn trời xa xa
Biết đâu Sơn nữ nhìn mình đăm đăm. 

Sơn nữ ơi! 
Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây
Sơn nữ ơi! 
Đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn từ lâu nước mắt đầy vơi
Sơn nữ ơi! 
Thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng đầy hương bát ngát trời thu
Sơn nữ ơi! 
Đành lòng sống với bên rừng thơ mộng cùng với hoa với lá ngàn hương
Hãy nhìn trăng lên
Rồi lu mờ dần
Hãy nhìn mây bay 
Thiết tha về ngàn chờ đợi tay người Sơn nữ
Khi nhìn chim bay bay đi tìm đàn
Khi nhìn gió cuốn
Lá thu rời cành cuộn bay lên người Sơn nữ. 

Sơn nữ ơi! 
Làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian rồi thương rồi nhớ
Sơn nữ ơi! Thời cơ đến rồi đợi ngày ra tay.

Lời bị sửa thành:

Một đêm trong rừng vắng 
Ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng bóng cô sơn nữ miệng cười xinh xinh. 
Một đêm trong rừng núi 
Có anh lữ khách nhìn trời xa xa ngắm trăng say đắm một mình bâng khuâng. 
Một đêm trong rừng vắng 
Có cô sơn nữ miệng cười khúc khích ngắm anh lữ khách rồi lòng bâng khuâng. 
Một đêm trong rừng núi 
Có anh lữ khách nhìn trời xa xa biết đâu sơn nữ nhìn mình đăm đăm. 

Sơn nữ ơi! 
Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạc thời gian vun vút trời mây. 
Sơn nữ ơi! 
Đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn từ nay nước mắt đầy vơi. 
Sơn nữ ơi! 
Thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng đầy hương bát ngát trời thu 
Sơn nữ ơi! 
Đành lòng sống với bên rừng thơ mộng cùng hoa với lá ngàn hương. 

Hãy nhìn trăng lên, rồi lu mờ dần. 
Hãy nhìn mây bay, thiết tha về ngàn chờ đợi tay người sơn nữ. 
Khi nhìn chim bay, bay đi tìm đàn 
Khi nhìn gió cuốn lá thu rời cành cuộn bay lên người sơn nữ. 

Sơn nữ ơi! 
Làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian rồi thương rồi nhớ 
Sơn nữ ơi! 
Hoàng hôn xuống dần ... đợi chờ ai đây??? 

Có ý kiến khác cho rằng nhằm thổi luồng gió văn hóa lành mạnh của cách mạng vào miền Nam, cũng như sẻ chia những văn hóa phẩm của miền Bắc vào cho đồng bào miền Nam. Bạn của nhạc sĩ Trần Hoàn là ông Nguyễn Hữu Thuyết cùng với một số bằng hữu, đồng chí khác của Trần Hoàn đã phổ biến bài Sơn Nữ Ca vào trong Nam. 

Nhằm tránh bị VNCH trù dập bắt bớ đàn áp như họ đã làm với nhiều người bất đồng chính kiến khác, nhóm ông Thuyết và bạn bè của Trần Hoàn đã sửa lời bài hát, biến một bài hát trữ tình cách mạng thành một bài hát thuần túy về tình yêu nam nữ. Biến thôn nữ với du kích thành thôn nữ với "lữ khách". Câu "thời cơ đến rồi đợi ngày ra tay" biến thành "hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây". (câu này mà giữ thì chắc cả đám ông Thuyết xuống địa ngục trần gian Côn Đảo mà hát hò)

Lời Người Ra Đi
Sau Cách mạng, anh Trần Hoàn tham gia Đoàn tuyên truyền văn nghệ Trung bộ và Liên khu IV. Anh được kết nạp Đảng và công tác ở vùng địch hậu Bình Trị Thiên.
Chị Hồng, cô huyện uỷ viên xứ Nghệ ngày nào anh tỏ tình đã đồng ý cưới. Sau lễ cưới một tuần, anh phải ra Bắc nhận công tác ở Hội Văn nghệ Liên khu III và Hà Nội. Anh phụ trách hoạt động văn nghệ trong lòng địch vùng tả ngạn sông Hồng.
Chia tay nhau sau một tuần trăng mật ngắn ngủi, nỗi nhớ vợ thật da diết. Bài hát “Lời Người ra đi” anh tặng chị thành lời chia tay của người yêu với người yêu cho cả một thế hệ thanh niên thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 
Một chiều anh bước đi 
em tiễn đưa ra tận cuối đồi
nghe dặn lời 
rằng kháng chiến còn trường kỳ
rằng kháng chiến còn trường kỳ 
và còn gian khổ

Máu còn rơi xương còn rơi
bao lớp người tiền tuyến tuôn ra
ngăn quân thù dày xéo dân ta 
cho cuộc đời mới
Một ngày vui sẽ tới phơi phới

Như dòng sông ra đại dương 
qua bao ghềnh và đá cheo leo
Đấu tranh này còn dài em ơi 
mới đến ngày chiến thắng

Và xa xôi, em nhớ lời 
dù kháng chiến còn trường kỳ
dù kháng chiến còn trường kỳ 
và còn gian khổ

Và dù nơi chốn xa 
cho gió mưa có rơi dầm dề
em nhủ mình 
rằng muốn có một ngày về
thì chiến đầu đừng sờn lòng 
đừng lề gian khổ

Súng còn vang dân lầm than 
đây chiến trường thề quyết xông pha 
ánh dương bầu trời Việt Nam ta 
mong hoà bình tới 
để toàn dân vui sống lo ấm

Trên đồng xanh em cùng anh
Lấy sức người vượt sức thiên nhiên
Sống vui cùng đồng lúa nương khoai
Cho một mùa gió thắm
Và dâng lên bao tâm hồn 
đầy sức sống hoà tình đời
tình phơi phới mừng ngày 
về tràn đầy tin tưởng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương trêu Trần Hoàn:
- Hôn tạm biệt đi chớ.
Chị Hồng e thẹn, đỏ mặt. Anh Thương cười:
- Thôi hôn trán cũng được!
Từ ngày cưới đến hết chiến tranh, anh chị ít được ở gần nhau. Anh thường phải đi công tác xa: chiến khu III, chiến trường Bình Trị Thiên- Huế...
Sau này, bài ca ấy vẫn được các thế hệ thanh niên yêu thích. 
Trích "Chuyện tình của Bộ trưởng, nhạc sĩ Trần Hoàn" (báo Tiền Phong)
Ở Miền Nam, bản nhạc được phổ biến rộng rãi nhưng tinh thần kháng chiến của bài hát đã bị biến đổi. Dưới đây là lời hát được lấy trong cuốn "Những ca khúc một thời vang bóng" do NS Văn Giảng chủ biên, Saigon, 1971. 

Lời Người Ra Đi
Nhạc và lời: Trần Hoàn 
Thể loại: Nhạc Tiền Chiến

Nhịp 4/4 Hợp âm Rê thứ 

(chậm) 

1. 
Một chiều anh bước đi 
Em tiễn chân anh tận cuối đồi 
Nghe dặn lời 
Rằng chiến đấu đừng sờn lòng 
Rằng sóng gió đừng sờn lòng 
Đừng nề gian khổ ! 

(nhanh, cương quyết) 

Máu còn rơi xương còn rơi 
Bao lớp người tiền tuyến tuôn ra 
Ngăn quân thù giày xéo dân ta 
Cho một ngày mới 
Một nguồn vui tới 
Xuân phơi phới 

Như giòng sông 
Qua đại dương 
Qua bao gềnh và đá cheo leo 
Đấu tranh này bền lòng em ơi 
Mới tới ngày nắng ấm 

Và xa xôi em nhớ lời 
Rằng muốn có một ngày về 
Thì chiến đấu 
Đừng sờn lòng đừng nề gian khổ ... 

2. (chậm trở lại) 

Ngày nào nghe tiếng chim 
Ca líu lo trên cành hoa đào 
Em nhủ thầm 
Rằng bóng dáng người tình về 
Về đến bến đò đầu làng 
Là giờ anh về! 

(nhanh, cương quyết) 

Lá vàng rơi, mưa buồn rơi 
Bao tháng ngày hình bóng xa xôi 
Nay anh về mừng lắm anh ơi! 
Ta xây đời . . . mới 
Một nguồn vui . . . tới 
Ý phơi phới 

Như giòng sông qua đại dương 
Qua bao ghềnh và đá cheo leo 
Gió mưa đừng sờn lòng em ơi 
Mới đến ngày nắng ấm 

Và xa xôi em nhớ lời 
Rằng muốn có một ngày về 
Thì chiến đấu 
Đừng sờn lòng đừng nề gian khổ . . . 

3. 
(chậm trở lại) 

Và dù nơi chốn quê 
Hay ở xa nơi tận cuối đồi 
Em nhủ mình 
Rằng muốn có một ngày về 
Thề chiến đấu đừng sờn lòng 
Đừng nề gian khổ! 

(nhanh, cương quyết) 

Súng còn vang, dân lầm than 
Đây chiến trường thề quyết xông pha 
Ánh dương bầu trời Việt thân yêu 
Mong hòa bình . . . tới 
Để toàn dân . . . mới 
Sống ấm no 

Trong ngày xanh em cùng anh 
Lấy sức người gặt sức thiên nhiên 
Sống chan hòa đồng lúa nương khoai 
Cho một mùa gió thắm 

Và dâng lên bao tâm hồn 
Đầy sức sống hòa tình đời 
Tình phơi phới mừng ngày về 
Tràn đầy tin tưởng . . .

Từ bài thơ Nhà tôi đến nhạc phẩm Chuyện Giàn Thiên Lý 1&2

NHÀ TÔI 

Tôi đứng bên này sông. 
Bên kia vùng địch đóng. 
Làng tôi đấy xạm đen màu tiết đọng. 
Tre cau gầy rủ tóc ướt mưa sương. 
Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường. 
Nếp đình xưa người hởi đau gì không? 

Tôi là người lính chiến 
Rời quê hương từ thuở mới khỏi dòng. 
Buông tay gàu vui lại thuở bình Mông. 
Ghì nấc súng nhớ ôi ngày đắc thắng. 
Chân chưa vẹt trên nẽo đường vạn dậm. 
Áo nào phai chẳng xót chút màu xưa. 
Đêm hôm nay tôi về lành lạnh. 
Sông sâu mừng lấp lánh ánh sao thưa. 
Ngày xưa tôi có người vợ đẹp như thơ. 
Tuổi mới đôi mươi. 
Cưới buổi dâng cờ. 
Màu da trắng thơm thơm mùa lúa chín. 
Ai bước đi không từng bịn rịn. 
Rời yêu đương nào có mấy ai vui. 
Em lặng hồn nhìn với lúc chia phôi. 
Tôi lặng bước mà khóc thầm em ơi. 
Tôi còn người Mẹ. 
Tóc ngã màu bông. 
Tuổi già non thế kỹ. 
Lưng còng uốn nặng kiếp long đong. 
Nắng mưa từ độ tang chồng. 
Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon. 
Ôi xa rồi Mẹ tôi. 
Lệ nhoà mi mắt. 
Mong con phương trời. 
Có cùng chợt tỉnh đêm vơi. 
Nghe rền tiếng súng nhớ lời chia ly. 
Mẹ ơi con Mẹ tìm đi. 
Bao giờ chiến thắng con về Mẹ vui. 

Đêm hôm nay tôi về lành lạnh. 
Sông sâu mừng lấp lánh ánh sao thưa? 
Áo ngày xưa đã vá mộng giang hồ. 
Còn chi nữa những vui buồn thương nhớ. 

Tôi là anh lính chiến. 
Theo quân về gìn giữ quê hương. 
Mái đầu xanh đầy bụi viễn phương. 
Bứơc chân đạp xiêu đồn luỹ địch. 
Này anh đồng đội người bạn pháo binh. 
Đã đến giờ chưa nhỉ mà tôi nghe như trại giặc tan tành. 
Anh rót cho khéo kẻo nhầm nhà tôi. 
Nhà tôi ở cuối thôn đồi. 
Có giàn hoa lý có người tôi thương. 

1949
Yên Thao
NXB Giáo dục, 2005 

Trích "Nói chuyện với Yên Thao, tác giả bài thơ "Nhà Tôi" - phỏng vấn của Bích Huyền với Nhà thơ Yên Thao - thực hiện 1998
*Bích Huyền (BH): Thưa thi sĩ Yên Thao, bài thơ Nhà Tôi của thi sĩ cũng như Đôi Bờ, như Đôi Mắt Người Sơn Tây, như Màu Tím Hoa Sim...BH đã hơn một lần nhắc tới trong chương trình Thơ Nhạc do BH phụ trách trên Đài VOA. Những bài thơ nổi tiếng ấy đã theo làn sóng người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954...
*Nhà thơ Yên Thao (YT): Cảm ơn chị Huyền. Cảm ơn về sự ưu ái của chị về bài thơ Nhà Tôi. Đây không phải là lời nói xã giao mà là xúc động thật sự của người làm thơ đã có được một bài thơ qua gần nửa thế kỷ rồi. Còn một năm nữa là đúng một nửa thế kỷ mà vẫn còn người nhớ, nhất là người đó lại ở phương trời xa như chị Huyền. 
*BH : Không phải chỉ có một mình BH nhớ bài thơ ấy đâu ạ, mà còn rất nhiều người yêu thơ ở trong miền Nam nữa. BH xin cảm ơn thi sĩ cũng như cảm ơn những người chủ trương Giai Phẩm Mùa Thu Hà Nội. BH đã chép bài thơ Nhà Tôi trong tờ Giai phẩm này, phát hành năm 1964 tại Saigon. Hình như thế, năm đó...nếu BH nhớ không lầm!
*YT: Không biết có phải từ tập san đó hay sau này sao chép qua lại nên sau 1975, tôi có được đọc bài thơ Nhà Tôi, người ta có in sai nhiều từ, chị Huyền ạ !
*BH:Thật là một điều đáng tiếc. Thế nhưng chắc thi sĩ cũng thông cảm, vì đây chỉ là một bài thơ được truyền miệng, được ghi nhớ trong trí tưởng...cho nên sự sai lạc hẳn là phải có.Thưa thi sĩ YT, những từ ngữ dùng sai đó là những chữ nào ạ?
*YT: Trong đoạn đầu có câu:" Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường " Màu trăng" chứ không phải "Màu trắng". Vâng, đây là màu của ánh trăng trải trên những khung tường. Và từ "mùa" trong câu "Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín". Trong miền Nam có sách in là "mùi lúa chín".
*BH : Cảm ơn thi sĩ.Vâng, màu trắng và mùi lúa có vẻ rõ ràng và cụ thể quá ,phải không ạ? Từ ngữ "Màu trăng" và "Mùa lúa chín" mà thi sĩ dùng để diễn tả ý thơ, theo BH đây là những từ ngữ rất thơ. Bát ngát một trời thơ. Rất đẹp.Thưa thi sĩ, BH còn thấy có nơi dùng sai một chữ nữa trong câu cuối bài thơ "Nhà tôi ở cuối thôn Đoài ..." "Đoài " viết hoa như một danh từ riêng ạ. Đúng ra là "thôn đồi":Nhà tôi ở cuối thôn đồiCó giàn thiên lý có người tôi thương ...
*YT:Xin chị BH nếu có dịp một lần nữa phổ biến bài thơ Nhà Tôi trên đài VOA, hoặc trên báo chí ở nước ngoài, lưu ý hộ tôi những từ sai ấy.
*BH:Dạ vâng. Bây giờ thì xin thi sĩ cho biết một chút về..."lý lịch" của mình cũng như về xuất xứ của bài thơ Nhà Tôi?
*YT: Tên cúng cơm của tôi là Nguyễn Bảo Thịnh, sinh ngày 21-1-1927 quê Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhà tôi tên Đỗ Thị Phú (chứ không phải là Hà) sinh 17-1-1929, quê Đại Gia, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.Chúng tôi gặp nhau trong kháng chiến chống Pháp, cưới nhau ở Phú Thọ ngày 1-11-1953. Tôi và Phú đều là học sinh thoát ly gia đình đi kháng chiến. Bài thơ "Nhà Tôi" không phải là viết về chúng tôi. Chuyện thế này: 
Năm 1949, tôi công tác văn nghệ tại Quân đội liên khu 3, theo một đơn vị đánh vào một đồn binh Pháp đồn trú cạnh sông ở một làng đồi. Trong lúc đợi chờ giờ nổ súng, tôi trò chuyện với anh em và được biết ở đơn vị này có một cậu quê ở ngay làng đồi đó. Phía bên ấy đang còn mẹ và vợ. Cậu ta lấy vợ được chừng tháng thì chiến tranh bùng nổ. Chàng trai lên đường đi kháng chiến, chia tay người vợ trẻ. Trong câu chuyện, mấy lần cậu ta nhắc tới giàn thiên lý của nhà mình. Tôi rất thích câu chuyện và viết nên bài thơ "Nhà Tôi". Có lẽ người viết đã hoà nhập được với người kể nên bài thơ được đông đảo anh em lính thuộc và nhanh chóng được phổ biến cả vào các chiến trường Nam Bộ. Không chỉ lính xuất thân từ nông thôn, cả những lính thành phố cũng tìm thấy thấp thoáng trong bài thơ những nét hợp với mình.Rất nhiều người nghĩ đó là tôi viết về tôi, Bà xã tôi cũng nghĩ thế.Không biết khi đã rõ sự thật này, những người yêu thơ có giảm đi sự mến mộ đói với bài thơ không?
Hết trích 

Bài thơ Nhà Tôi đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc ra hai bài Chuyện Giàn Thiên Lý 1 và Chuyện Giàn Thiên Lý 2 

Chuyện Giàn Thiên Lý 1 

nhạc sĩ: Anh Bằng 
Ý thơ : Yên Thao - Nhà tôi 

Tôi đứng bên này sông 
Bên kia vùng lửa khói
Làng tôi đây bao năm dài chinh chiến
Từng lũy tre muộn phiền
Tôi có người vợ ngoan
Đẹp như trăng mười sáu
Cưới rồi đành xa nhau 

Nhớ đôi môi nàng hiền
Xinh xinh màu nắng
Má nàng hồng
Thơm mùi thơm lúa non
Ai ra đi mà không từng bịn rịn
Xa người yêu mà dễ mấy ai vui 

Em nhìn theo bằng nước mắt chia phôi
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ
Này anh lính chiến, người bạn pháo binh
Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn 

Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi
Nhà tôi ở cuối chân đồi
Có giàn thiên lý có người tôi thương 

Chuyện Giàn Thiên Lý 2 

nhạc sĩ: Anh Bằng 
Ý thơ : Yên Thao - Nhà tôi 

Đã nhiều năm qua rồi
Tôi là người lính chiến 
Quên thân mình giữ làng quê
Những chiều rừng hành quân
Thương về người em gái 
Chờ mãi tôi chưa lần về 

Nàng yêu loài hoa tên là Thiên Lý
Nên lấy phải chồng đi xa
Nhớ trước hiên nhà tranh
Có giàn hoa màu trắng
Em cười nói xinh xinh 

Đêm nay bước chân tôi trở lại làng xưa
Sao lấp lánh trên sông lành lạnh về khuya
Nhìn phiá bên kia bờ 
Đó làng tôi mờ mờ tựa như cánh đồng hoang 

Sau bao nhớ nhung mong gặp lại người thương
Nhưng khói súng bay bay mịt mù quê hương 
Chẳng biết em bây giờ có còn ôm mẹ già 
Ủi an như ngày xưa 

Chiến trường ôi điêu tàn
Ngôi đền thờ rách nát 
Thôi không còn những hồi chuông
Mái nhà nghèo tôi thương 
Bên một giàn Thiên Lý 
Buồn lắm biết đâu mà tìm
Người yêu còn không
Hay là đã chết trong khói lửa ngập quê hương
Thức trắng đêm hỏa châu
Khiến lòng thêm sầu nhớ
Ôi giàn Thiên Lý đâu?

Bài thơ cách mạng "Màu tím hoa sim" trong đó có câu "nàng có 3 người anh đi bộ đội", bị sửa lại thành "nàng có 3 người anh đi quân đội", 

Đoạn: 

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái 

Bị sửa thành:

Tôi người biệt động quân 
Xa gia đình 
Yêu nàng như tình yêu em gái ...

rồi coi như là của mình, đem hát đến mãi tận sau này trên PBN, Asia, các kênh truyền thông hải ngoại.

Màu tím hoa sim là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá, sau khi người vợ đầu tiên, bà Lê Đỗ Thị Ninh, qua đời chỉ hơn 3 tháng sau đán cưới.

Màu Tím Hoa Sim 
Hữu Loan 

Nàng có ba người anh đi bộ đội 
Những em nàng 
Có em chưa biết nói 
Khi tóc nàng xanh xanh 

Tôi người Vệ quốc quân 
xa gia đình 
Yêu nàng như tình yêu em gái 
Ngày hợp hôn 
nàng không đòi may áo mới 

Tôi mặc đồ quân nhân 
đôi giày đinh 
bết bùn đất hành quân 
Nàng cười xinh xinh 
bên anh chồng độc đáo 
Tôi ở đơn vị về 
Cưới nhau xong là đi 
Từ chiến khu xa 
Nhớ về ái ngại 
Lấy chồng thời chiến binh 
Mấy người đi trở lại 
Nhỡ khi mình không về 
thì thương 
người vợ chờ 
bé bỏng chiều quê... 

Nhưng không chết 
người trai khói lửa 
Mà chết 
người gái nhỏ hậu phương 
Tôi về 
không gặp nàng 
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối 
Chiếc bình hoa ngày cưới 
thành bình hương 
tàn lạnh vây quanh 

Tóc nàng xanh xanh 
ngắn chưa đầy búi 
Em ơi giây phút cuối 
không được nghe nhau nói 
không được trông nhau một lần 

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím 
áo nàng màu tím hoa sim 
Ngày xưa 
một mình đèn khuya 
bóng nhỏ 
Nàng vá cho chồng tấm áo 
ngày xưa... 

Một chiều rừng mưa 
Ba người anh trên chiến trường đông bắc 
Được tin em gái mất 
trước tin em lấy chồng 
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông 
Đứa em nhỏ lớn lên 
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị 
Khi gió sớm thu về 
cỏ vàng chân mộ chí 

Chiều hành quân 
Qua những đồi hoa sim 
Những đồi hoa sim 
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết 
Màu tím hoa sim 
tím chiều hoang biền biệt 
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa 
Áo anh sứt chỉ đường tà 
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu 

(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)

Phần viết tiếp bài thơ của nhà thơ Hữu Loan 50 năm sau...

...Ai hát
vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím
có chiều hoang biết
Chiều hoang tím
tím thêm màu da diết. ..
nhìn áo rách vai
tôi hát trong màu hoa:
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm. ..!"
Màu tím hoa sim tím
Tình tang lệ rớm. .. 

Ráng vàng ma và sừng rúc
điệu quân hành
Vang vọng chập chờn
theo bóng những binh đoàn
biền biệt hành binh
vào thăm thẳm chiều hoang màu tím... 

Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu?
- Áo anh nát chỉ dù. .. lâu!

Màu tím hoa sim được Nguyễn Bính đăng trọn vẹn lần đầu tiên trên báo Trăm hoa vào năm 1956. Các nhạc sĩ phổ nhạc: Dzũng Chinh (Những đồi hoa sim), Phạm Duy (Áo anh sứt chỉ đường tà - Bài này cũng được cộng đồng chấp nhận, xem như có giá trị rất cao, với những phần BIẾN TẤU đặc sắc, chuyển từ 2/4 sang 3/4 v.v.... 

Tuy vậy, theo thiển ý, với những đoạn "QUÂN HÀNH" ở đầu và đặc biệt là ở cuối bài hát, cái hồn của bài thơ vẫn chưa được diễn tả đúng !!! Một bài thơ "THƯƠNG XÓT VỢ HIỀN ĐÃ MẤT" mà kết thúc bằng nhịp quân hành thì e rằng có gì đó chưa ổn thật!), Anh Bằng (Chuyện hoa sim), Duy Khánh (Màu tím hoa sim - bài hát có lời theo sát nguyên bản nhất - nhưng sau này có một sự cố, gây LỖI NGHIÊM TRỌNG, khó chấp nhận được: Trong bài thơ là hình ảnh anh VỆ QUỐC QUÂN (Bộ đội), còn trong bài hát lại bị biến đổi thành anh lính CỘNG HÒA (biệt động quân) !!! 

Đây là lỗi nặng, khiến bài hát dù hay đến mấy cũng trở thành VÔ GIA TRỊ! Vì phản lại tinh thần của bài thơ, có lẽ do ai đó đã sửa lại lời hát như nói trên, không còn nguyên bản như khi ca nhạc sỹ Duy Khánh phổ nhạc.)... là những người đã phổ nhạc dựa trên ý thơ của bài. 

Riêng bài "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh và "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy, một bi ca, một hùng ca, cho đến nay vẫn là những tác phẩm nổi tiếng nhất dựa trên bài thơ Mầu tím hoa sim. 

Ngoài ra bài thơ này còn là đề tài gợi hứng cho các nhạc sĩ soạn các bài như: "Tím cả chiều hoang" (Nguyễn Đặng Mừng), "Tím cả rừng chiều" (Thu Hồ), "Chuyện người con gái hái sim"... Trong số đó bài "Tình thiên thu" (Trần Thiện Thanh) mang âm hưởng lạ với ý cảnh của câu chuyện giống như thế nhưng miêu tả tính cảm của đôi trai gái rất đặc sắc, và trong bài không hề có chữ 'tím' nào..

Cũng cần nói thêm là bài thơ này "nàng có 3 người anh đi bộ đội" thì 3 người anh đó là Đỗ Lê Khôi - tiểu đoàn trưởng hy sinh trên đồi Him Lam, Đỗ Lê Nguyên nay là Trung tướng Phạm Hồng Cư và Đỗ Lê Khang - nguyên Thường vụ Trung ương Đoàn. Những thông tin này ở miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại tới gần đây vẫn hoàn toàn bị bưng bít, trong hơn 200 tờ báo ở hải ngoại, không 1 tờ nào nhắc tới. 

Chỉ khi Internet trở nên phổ biến trong nước thì bên ngoài mới có một số người biết đến bài thơ và tác giả gốc cùng hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Cũng vì thế mà lời hát sau này của các bài bị sửa đã được đổi lại nhằm xóa dấu vết lời hát trước năm 1975.

Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà 
Nhạc: Phạm Duy 

Nàng có ba người anh đi quân đội lâu rồi 
Nàng có đôi người em có em chưa biết nói 
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh... 
Tôi là người chiến binh xa gia đình đi chinh chiến 
Tôi yêu nàng như yêu người em gái tôi yêu 
Người con gái tôi yêu, người em gái tôi yêu. 
Ngày hợp hôn tôi mặc đồ hành quân 
Bùn đồng quê bết đôi giầy chiến sĩ 
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về 
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về 
Nàng cười vui bên anh chồng kỳ khôi 
Thời loạn ly có ai cần áo cưới 
Cưới vừa xong là tôi đi. 
Cưới vừa xong là tôi đi. 

Từ chốn xa xôi nhớ về ái ngại 
Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại 
Mà nhỡ khi mình không về 
Thì thương người vợ, bé bỏng chiều quê. 
Nhưng không chết người trai chiến sĩ 
Mà chết người gái nhỏ miền xuôi 
Nhưng không chết người trai chiến sĩ 
Mà chết người gái nhỏ miền xuôi 
Nhưng không chết người trai chiến sĩ 
Mà chết người gái nhỏ miền xuôi 
Hỡi ôi ! Hỡi ôi ! 

Tôi về không gặp nàng 
Má ngồi bên mộ vàng 
Chiếc bình hoa ngày cưới 
Đã thành chiếc bình hương 
Nhớ xưa em hiền hoà 
Áo anh em viền tà 
Nhớ người yêu mầu tím 
Nhớ người yêu mầu sim. 
Giờ phút lìa đời 
Chẳng được nói một lời 
Chẳng được ngó mặt người... 

Nàng có ba người anh đi quân đội lâu rồi 
Nàng có đôi người em, những em thơ sẽ lớn 
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh 
Ôi một chiều mưa rừng trên chiến trường Đông Bắc 
Ba người anh được tin người em gái thương đau 
Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau. 

Chiều hành quân qua những đồi sim 
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim 
Tím cả chiều hoang biền biệt 
Rồi mùa Thu trên những dòng sông 
Những dòng sông, những dòng sông làn gió Thu sang 
Gió rờn rợn trên mộ vàng 
Chiều hành quân qua những đồi sim 
Những đoàn quân, những đoàn quân và tiếng quân ca 
Có lời nào ru ời ời : 
À ơi ! À ơi ! Áo anh sứt chỉ đường tà 
Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu 
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim 
Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim 
Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim 
Đồi tím hoa sim...

NHỮNG ĐỒI HOA SIM 
Nhạc: Dzũng Chinh 

Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt 
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai! 
Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến 
Ai hẹn được ngày về rồi một chiều mây bay 
Từ nơi chiến trường đông bắc đó 
lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi 

Những chiều hành quân ôi những chiều hành quân 
tím chiều hoang biền biệt 
Một chiều rừng mưa được tin em gái mất 
chiếc thuyền như vỡ đôi! 
Phút cuối không nghe được em nói 
không nhìn được một lần dù một lần đơn sơ 
Để không chết người trai khói lửa 
mà chết người em nhỏ hậu phương tuổi xuân thì 

Ôi ngày trở lại nhìn đồi sim nay vắng người em thơ 
ôi đồi sim tím chạy xa tít tan dần theo bóng tối 
Xưa xưa nói gì bên em . . . 
Một người đi chưa về mà đành lỡ ước tơ duyên 
Nói nói gì cho mây gió 
Một rừng đầy hoa sim nên để chiều đi không hết 

Tím cả chiều hoang nay tím cả chiều hoang 
đến ngồi bên mộ nàng 
Từ dạo hợp hôn nàng không may áo cưới 
thoáng buồn trên nét mi 
Khói buốt bên hương tàn nghi ngút 
Trên mộ đầy cỏ vàng 
Mà đường về thênh thang 
Đồi sim vẫn còn trong lối cũ 
Giờ thiếu người xưa ấy đồi hoang mới tiêu điều!

Đến nay, "Màu tím hoa sim" được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng.

Nhạc phẩm đầu tiên trong loạt nhạc phẩm ăn theo này tôi nghe là NHỮNG ĐỒI HOA SIM qua giọng ca Tuấn Vũ, sau đó đến Chuyện Hoa Sim với Như Quỳnh rồi Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà bởi giọng ca Ngọc Hạ và cuối cùng là Màu Tím Hoa Sim của Duy Khánh.
Màu Tím Hoa Sim
Nhạc: Duy Khánh

Nàng có ba người anh 
Đi quân đội 
Những em nàng còn chưa biết nói 
Khi tóc nàng xanh xanh. 

Tôi người chiến binh (có một số ca sỹ hát thành "biệt động quân")
Xa gia đình 
Yêu nàng như tình yêu em gái 
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới, 
Tôi mặc đồ quân nhân 
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân, 
Nàng cười xinh xinh 
Bên anh chồng độc đáo. 
Tôi ở đơn vị về 
Cưới nhau xong là đi! 

Từ chiến khu xa 
Nhớ về ái ngại 
Lấy chồng đời chiến chinh 
Mấy người đi trở lại 
Lỡ khi mình không về 
Thì thương người vợ chờ 
Bé bỏng chiều quê ... 

Nhưng không chết người trai khói lửa 
Mà chết người gái nhỏ hậu phương 
Tôi về không gặp nàng 
Má tôi ngồi bên mộ con 
Đầy bóng tối 
Chiếc bình hoa ngày cưới 
Thành bình hương 
Tàn lạnh vây quanh ... 

Tóc nàng xanh xanh 
Ngắn chưa đầy búi 
Em ơi! 
Giây phút cuối 
Không được nghe nhau nói 
Không được trông thấy nhau một lần. 

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím 
áo nàng màu tím hoa sim 
Ngày xưa một mình 
đèn khuya 
bóng nhỏ 
Nàng vá cho chồng tấm áo 
ngày xưa... 

Một chiều rừng mưa 
Ba người anh 
Trên chiến trường Đông Bắc, 
Biết tin em gái mất 
Trước tin em lấy chồng. 

Gió sớm thu về 
Rờn rợn nước sông 
Đứa em nhỏ lớn lên 
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị 
Khi gió thu về 
Cỏ vàng chân mộ chí. 

Chiều hành quân 
Qua những đồi sim .. 
Những đồi hoa sim ..., 
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết 
Màu tím hoa sim 
Tím cả chiều hoang biền biệt 
Nhìn áo rách vai 
Tôi hát trong màu hoa. 
Áo tôi sứt chỉ đường tà, 
Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu 

Như vậy ta có thể khẳng định bản nhạc đầu tiên cố ca nhạc sỹ Duy Khánh phát hành không có chữ "biệt động quân", nhưng chưa biết và có thể chẳng bao giờ biết được ai là người sửa thành "biệt động quân".

Có thể thấy trong các bản nhạc tương tự, chữ "kháng chiến" thường được sửa thành "chinh chiến". "bộ đội" sửa thành "quân đội". Và do mục đích cổ động, tuyên truyền, nhiều khi ý nghĩa của bài thơ gốc bị đảo ngược lại trong bản phổ nhạc.

Tác giả Đào Bích Nguyên trong bài "Nguyễn Sơn và Hữu Loan" đã kể:
Một chiều Đà Lạt, tôi đang thơ thẩn trên Đồi Cù thì chợt trông thấy một toán người, trong đó có một ông già, râu tóc bạc phơ đi tới. Tôi kinh hoàng nhận ra người đó là ai, vội ào chạy đến:
- Chú vào đây à? Thật là chú vào đây à?
Ông ngẩn người nhìn tôi một lát, rồi cũng thốt lên:
- Mày à? Chính mày à? Cha cha, trời đất dun dủi thế nào... Hay quá, tao đang sợ buồn... Có mày thì hay quá! Xong rồi!
Tôi chẳng biết ông bảo xong rồi là xong cái gì, nhưng nhìn gương mặt hớn hở của ông, tôi thấy yên tâm. Tôi đang cô đơn giữa cái cao nguyên xa lạ này, gặp được Hữu Loan, thật như được gặp bố mình. Tôi cũng nghĩ, xong rồi! Đêm đó, tôi bỏ khách sạn của mình, dời sang nhà nghỉ của ông, ngồi với anh chị em văn nghệ Lâm Đồng. Một đống lửa được đốt lên, và rượu, và thịt heo rừng nướng. Có cô gái ngồi ti tỉ hát bài Màu tím hoa sim với chiếc ghi ta gỗ bập bùng. Ông bỗng ghé tai tôi nói nhỏ:
- Hát thế, không phải là tao!
Tôi gật đầu, cảm thông. Bài hát với nét nhạc ấy phổ biến bao nhiêu năm ở các thành phố phương nam này đã xuyên tạc ông, đã làm khổ ông như thế nào, tôi biết. Ông bảo tôi:
- Hay là, mày đọc Đèo Cả đi!
Và tôi đã đọc Đèo Cả trong cái đêm lạnh Đà Lạt ấy. Tôi cảm thấy mọi người nhìn ông với những ánh mắt đầy khâm phục. Nhất là khi những câu thơ cuối vang lên:
Sau mỗi lần thắng
Những người trấn Đèo Cả
Về bên suối đánh cờ
Người hái cam rừng ăn nheo mắt
Người vá áo thiếu kim mài sắt
Người đập mảnh chai vểnh cằm cạo râu...
Suối mang bóng người soi những về đâu?...
Mọi người lặng đi giây lát, rồi đồng loạt vỗ tay. Ông vỗ vai tôi, nói với mọi người:
- Thằng này là đồng hương của tôi!
Thật là kiêu hãnh khi được là đồng hương của ông, nhà thơ Hữu Loan! Nhìn ông ngồi lặng im bên đống lửa, tôi chợt nhớ ngày xưa. Ngày ấy, tôi còn bé lắm, mới học lớp bảy trường phổ thông Nga Bạch. Các thầy giáo của tôi, toàn những người tốt và thông thái, đã có lần phạt tôi hạnh kiểm 4 vì tôi đọc bài Màu tím hoa sim trong một chiều chúng tôi đi đào kênh Hưng Long. Tôi cũng biết, tác giả bài thơ ấy đang đào đá, thồ đá ở núi Vân Hoàn, cách trường tôi không xa lắm. Tôi âm thầm chuẩn bị một kế hoạch để được nhìn thấy ông.
Và một buổi chiều, tôi rủ hai người bạn chí thân, đó là Lã Hoan và Đào Trọng Phán chạy bộ lên núi Vân Hoàn để mong nhìn thấy ông. Chúng tôi đứng từ xa, nhìn ông bốc những tảng đá lên xa cút kít, rồi gò lưng đẩy đi... Sau đó, tôi buồn suốt một tuần, bởi không thể lý giải được tại sao một nhà thơ như ông phải đi bốc đá. Phải nhiều năm sau, khi trưởng thành, tôi mới âm thầm tự hiểu.
Mùa hè năm nay, tôi có việc nhà, về thăm quê và lên thăm ông. Chiều chạng vạng, chúng tôi mới tới được nhà ông, đứng ngoài cánh cổng bằng tre gài sơ sài, tôi réo gọi tên ông thật to. Lát sau, ông lững thững đi ra, áo may ô ba lỗ màu cháo lòng, quần đùi lửng, tay cầm chiếc quạt mo. Ông nhìn lom khom vào mặt tôi, rồi chợt nhận ra, có vẻ rất vui, cười sảng khoái. Ông bảo, trừ tôi ra, không ai được réo gọi tên ông oang oang như vậy. Rồi ông nói thêm:
- Nghe nói cậu ốm, bỏ cả rượu, chỉ lo cậu chết thì phí quá!
Ông mời chúng tôi ngồi bên cái chõng, dưới gốc cây khế ngoài vườn, rồi lặng lẽ rót rượu ra các chén. Mái tóc bạc trắng, để dài xõa xuống ngang vai, trước trán găm một cái "bờm" bằng nhựa màu huyết dụ, chắc là của đứa cháu gái nào đem cho, trông rất ngộ. Bước sang tuổi 84 rồi mà mắt ông vẫn còn tinh anh, giọng ông còn vang khỏe, chỉ có điều, trông ông hơi hốc hác, những gân cổ và xương quai xanh nổi gồ cả lên, như đắp bằng thạch cao, như vạc bằng rìu. Nhìn ông, tôi lại chợt nhớ những câu thơ của ông:
Ăn với nhau bữa heo rừng
công thui
chấm muối
Trên sạp cây rừng
ngủ chung 
nửa tối
Biệt nhau
đèo heo
canh gà...
Chỉ có con người ấy, tâm tính ấy, tài năng ấy mới có thể viết những câu thơ hào sảng đến như vậy vào cái thời gian khổ nhưng rất đỗi oai hùng đó. 
Trích bài NHÀ THƠ HỮU LOAN - MỘT TÍNH CÁCH XỨ THANH
trong tập Lý luận-Phê bình: Đi dọc cánh đồng thơ Tập 1 tác giả Trịnh Thanh Sơn.

Không phải chỉ trong Nam, Màu Tím Hoa Sim mới phổ biến nhiều, ở ngoài Bắc, dù tác giả gặp nhiều khó khăn nhưng bài thơ vẫn theo hành tranh những người lính Cụ Hồ đi đánh Mỹ, xin trích bài báo "Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu tương ngộ thi sỹ Hữu Loan" của Xuân Ba đăng trên báo Tiến Phong tháng 1/2010:
TP - Bữa theo nhóm cựu binh nhân 22 - 12 tại nhà sàn Trần Đình Bá mạn Lương Sơn, chuyện gần chuyện xa rồi tự dưng rộ lên câu chuyện về nhà thơ Hữu Loan. 
Nhân một người hé ra cái tin dạo này thi sĩ đã yếu lắm, cựu binh thành cổ Quảng Trị nay là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu quyết định đánh độp rằng thứ bảy tuần tới vào Thanh thăm thi sĩ... Nhân một người hé ra cái tin dạo này thi sĩ đã yếu lắm, cựu binh thành cổ Quảng Trị nay là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu quyết định đánh độp rằng thứ bảy tuần tới vào Thanh thăm thi sĩ...

...

Thấy ánh mắt thi sĩ như dò hỏi, tôi định nói mấy câu nhưng chất giọng oang oang của ông Bộ trưởng đã cất trước: 

Thưa bác, 38 năm trước trong hành trang của chúng cháu vào chiến đấu ở chiến trường Thành cổ Quảng Trị, ngoài súng đạn lương khô còn có bài thơ cháu chép tay để trong túi áo ngực. Đó là bài “Màu tím hoa sim”. 

Trong rất nhiều ca khúc người lính vẫn hát như bài “Vì nhân dân quên mình”, “Giải phóng miền Nam” có mấy bài “Màu tím hoa sim” mà các nhạc sĩ đã phổ nhạc. Những bài hát ấy đã động viên chúng cháu vượt qua gian khó rất nhiều. Rất nhiều những người lính nằm lại chiến trường đã đọc bài thơ và đã hát bài Màu tím hoa sim của bác... 

Hình như tất thảy đều thở phào, hóa ra chúng tôi chỉ lo hão! Ông Bộ trưởng có cách nói của ông ấy. Bất đồ, tôi thấy đuôi mắt của thi sĩ ươn ướt... Từ cặp môi khô nẻ âm thanh lào phào... Lặng phắc đi một lúc, chúng tôi mới nghe thủng rằng anh đang làm gì? Ông Nguyễn Quốc Triệu đáp rõ ràng: Thưa bác, cháu làm Bộ trưởng Bộ Y tế... 

Ông Triệu nối ngay cái mạch vừa khơi: Xin phép bác cháu đọc bài thơ “Màu tím hoa sim”. Ngó ông cụng cựa, tôi tưởng ông đang rút ra bài thơ chép tay ngày nào nhưng ngài thượng thư cúi sát hơn xuống gương mặt thi sỹ mà lứa hậu sinh sau chúng tôi, chắc hẵng còn đắm đuối? Chất giọng ông Triệu vang mạnh, có lẽ ở chỗ khác thì hơi chuế nhưng trong khung cảnh này tự dưng thấy ổn. 

Nàng có ba người anh đi bộ đội... Chất giọng đọc theo trí nhớ ấy thi thoảng, lúc đầu thì thi sĩ phẩy tay hơi nhẹ, sau đó dường như không đủ sức, ông lắc nhẹ cái đầu... Rồi chúng tôi cũng hiểu ra được rằng, động thái ấy ông muốn chỉnh sửa những từ ông Bộ trưởng đọc nhầm! 

Cứ mỗi lần nhác thoáng như thế, ông Triệu biết ý cúi sát nữa xuống để nghe ông thầm thì chỉnh sửa lại. Khi ông Triệu đọc câu khi gió sớm thu về gờn gợn nước sông thi sĩ thầm thì nhưng nghe khá rõ khi gió sớm thu về rờn rờn nước sông. Rờn rờn chứ không phải gờn gợn! Nhớ chưa? Dạ cháu nhớ... Ông Triệu cười.

...
Chót năm dương lịch 2009 
Xuân Ba
Bản dịch Màu Tím Hoa Sim sang tiếng Anh:

The Blues of Blueberry

With three older brothers in the Army,
Younger siblings, one a babbling infant,
Herself she wore the hair of pubescent.

A National Guardsman away from home
I fell in love with her, a sister young.

The wedding day she asked for no new dress.
In military outfit and hobnailed shoes,
I was covered in fighting grime and mud
She smiled graceful beside her special groom.

I left my unit long enough to wed my bride
Heading right back after the marriage rite.
On far frontline deeply concerned I felt
For my new bride who lived in times of war.

How many men have not returned?
What if I should never come back
Then I'd feel pain of just leaving
Behind a frail war bride in vain waiting?

Yet not perished the man at war
But did pass on in peaceful rear
The bride that should find safety near.

When I came back she had long gone.
My Mom still by the dark tombstone
The flower vase for the wedding
Now censer cold on evening..
Her short young hair couldn't form a bun.

My love, why 's it on your last breath
We couldn't even hear just our voice,
Or look into each other's eyes?
You used to love blueberry blooms
The purple dress of blueberry.
Those days long gone you were so lone
A small shadow by midnight lamp.

You used to mend my shirts
those long gone days.

One rainy day in the jungle
Her three brothers from Northeast front
Learned of her death
Before they knew of her wedding.

As dawn fall breeze rippled the river's face
The young sibling now grown older
Puzzled at the photo of her older sister.

When the fall breeze blew on grassy headstones
The fight till dark raged through the berry hills
The blueberry stretching endlessly still.

O blues of blueberry!
Blending with dusk until eternity.

My shirt's shoulder was torn
I sang amidst colors of blooms,
"My old shirt's hem has come undone,
My wife deceased, old Mom has yet to mend."

Translated by Thomas D. Le
20 November 2004

Chuyện Hoa Sim
Nhạc: Anh Bằng 

Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím
Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim
Có người con gái xuân vời vợi
Tóc còn ngăn ngắn chưa đầy búi 

Ngày xưa nàng vẫn yêu màu tím
Chiều chiều lên những đồi hoa sim
Đứng nhìn sim tím hoang biền biệt
Nhớ chồng chinh chiến miền xa xăm 

ĐK:

Ôi lấy chồng chiến binh
Lấy chồng thời chiến chinh, mấy người đi trở lại
Sợ khi mình đi mãi, sợ khi mình không về
Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em nhỏ hậu phương
Mà chết người em gái tôi thương 

Đời tôi là chiến binh rừng núi
Thường ngày qua những đồi hoa sim
Thấy cành sim chín thương vô bờ
Tiếc người em gái không còn nữa 

Tại sao nàng vẫn yêu màu tím
Màu buồn tan tác phải không em
Để chiều sim tím hoang biền biệt
Để mình tôi khóc chuyện hoa sim.

Nhạc sỹ Anh Bằng, tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1927 tại Ninh Bình. Có người anh là Ðại úy Trần An Lạc, chỉ huy trưởng Lực Lượng Tự Vệ của Linh mục Lê Hữu Từ ở Bùi Chu - Phát Diệm. Sau Hiệp Ðịnh Genève, Anh Bằng đưa vợ con vào Nam. Lúc đó ông đã hai mươi tám tuổi, nhưng ông coi như mới có 18, để viết ca khúc "Nỗi lòng người đi"

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu 
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều 
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ 
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa 

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say 
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy 
Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng 
Nay khóc tơ duyên lìa tan 

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau 
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu 
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời 
ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi 
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ 

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui 
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi 
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời 
Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi 

Vào Nam, Anh Bằng phục vụ quân lực VNCH, ngành Công binh từ 1957, ở Quy Nhơn, là trưởng phòng 5 Liên Đoàn Công Binh. Sau đó được chuyển về Tiểu Ðoàn Chiến Tranh Tâm Lý nhờ sáng tác các vở kịch đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc của Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Giải ngũ năm 1962, khi đang được trọng dụng nhờ tài năng văn nghệ trong Tiểu Ðoàn Chiến Tranh Tâm Lý, Anh Bằng  cùng vợ con về sống tại Bà Chiểu. 

Trong khoảng thời gian 1956-1958, Anh Bằng soạn vở kịch thơ dài khoảng 3 giờ “Ðứa Con Nuôi” đoạt giải thưởng hạng nhất của giải thưởng văn học nghệ thuật và kịch nghệ của Tổng thống VNCH. Liên tiếp những năm sau đó, Anh Bằng soạn thêm những vở kịch nổi danh thời ấy như: Hoa Tàn Trên Ðất Ðịch, Lẽ Sống và Nát Tan... Những vở kịch này đã được các đài phát thanh diễn lại nhiều lần. Nhờ tài năng diễn xuất, được trọng dụng trong quân lực VNCH, là tác giả không ai ngờ được của các khẩu hiệu tuyên truyền, các bài viết chiến dịch cho “Binh Méo-Cai Tròn”, “Huynh Ðệ Chi Binh” thường được ban hài hước nổi tiếng nhất thời ấy là nhạc AVT trình bày, với mục đích nêu cao tâm tình của người lính VNCH, thế nhưng Anh Bằng lại phát triển hơn trong lãnh vực sản xuất âm nhạc, phát thanh, liên tiếp có nhiều tác phẩm best seller và lập nhiều cơ sở kinh doanh liên hệ đến ca nhạc, như 3 quán ca nhạc Làng Văn, Anh Bằng phát đạt vào hàng triệu phú thời đó.

Nếu Vắng Anh là ca khúc đầu tiên của Anh Bằng được in trên bản nhạc giấy với số lượng bán rất cao và cùng thời trên đĩa Sóng Nhạc - Asia qua tiếng hát Lệ Thanh. Ca khúc thứ nhì do Thanh Thúy trình bày mang tên: Giấc Ngủ Cô Ðơn, và kế đến là tác phẩm thứ ba mang tên: Ðôi Bóng với Phương Dung rồi sau đó đến Lẻ Bóng một lần nữa lại được Thanh Thúy trình bày. Nhưng trước khi cho ra mắt 4 tác phẩm được các ca sĩ thượng thặng thời đó trình bày, Anh Bằng còn có Tiếc Thầm, một ca khúc cổ võ cho cao trào đi quân dịch, ít người nghĩ đến tên tác giả, đã do ban AVT trình bày lần đầu được phát nhiều lần trên màn ảnh truyền hình mới ra đời được chiếu lớn trên toàn miền Nam cho đợt thử nghiệm truyền hình đen trắng, chưa hết lại còn những bài hài hước dựa trên ý thơ Hồ Xuân Hương, khiến ai cũng nhớ, cũng cười thoải mái với Em Tập Vespa, hoặc Ðánh Cờ... 

Mỗi lần có một chiến dịch do chính phủ VNCH đề ra, như "Người cày có ruộng", "Kêu gọi nhập ngũ", "Tố Cộng", "Chiêu hồi", là Anh Bằng có ngay bài hát thuộc loại chiến dịch, tuyên truyền. Chẳng hạn những bài viết cho chiến dịch chiêu hồi như Bóng đêm (Em chắp hai tay quỳ gối nguyện cầu, Cầu cho hai đứa mình sống bên nhau...), Đôi bóng (Tình thương gửi theo gió chiều, nhờ trao đến cho người yêu - Rừng sâu suốt đêm thâu, người đi đã bao lâu mà không biết tương lai về đâu..."), Nếu hai đứa mình (Nếu hai đứa mình không về cùng chung lối đường, Thì dù trăng sáng cũng là màu trắng khăn tang...), Nhật ký của hai đứa mình (Thức trắng đêm nay viết lại nhật ký của hai đứa mình...), Nếu ai có hỏi (Nếu ai có hỏi bao giờ chúng mình gần nhau), Giấc ngủ cô đơn (Nửa đêm nhớ anh, nằm nghe mưa khóc bên mành)... toàn là những bài viết cho chiến dịch chiêu hồi, lời nhắn gửi tha thiết của người vợ hiền, của người yêu nhỏ gửi những người trai lầm đường, lạc lối hãy quay về với yêu thương, về với người vợ hiền, với đàn con dại, với người yêu bé bỏng, v.v.v

Sau cuộc đảo chính giết chết Tổng thống Ngô Đình Điệm năm 1963, liên tiếp trong nhiều năm sau, tình hình chính trị miền Nam vô cùng rối ren. Nay đảo chính, mai chỉnh lý và nhất là vào giai đoạn cuối, Tổng thống và Thủ tướng, đều là người của quân lực, đã không đoàn kết với nhau mà lại còn hục hặc nhau luôn, Anh Bằng viết ca khúc Huynh Ðệ Chi Binh, một đề tài phẩm bình về sự chia rẽ trong quân lực VNCH, kêu gọi đoàn kết giữa hàng tướng lãnh để chống Cộng  “Huynh đệ chi binh là gì đó anh ơi ... Là từ đơ dem cùi bắp và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh. Tiến thối có nhau là huynh đệ chi binh. Sướng khó có nhau là huynh đệ chi binh...”. 

Chế độ VNCH lúc ấy chẳng phải là không chặt chẽ trong chủ trương kiểm duyệt ca nhạc: Các ca khúc trước khi được in, được phát trên các đài phát thanh, hoặc trước khi được thu dĩa, đều trải qua những con mắt kiểm duyệt gắt gao. Theo Anh Bằng “thậm chí có những sáng tác khi cho phát thanh, thu dĩa tạm gọi là “đầu Ngô mình Sở”, vì các con mắt kiểm duyệt, các sếp kiểm duyệt, mỗi viên chức, mỗi nhạc sĩ, thêm câu này, thay chữ kia, bớt, cắt chữ nọ, để thích hợp với chính sách... nâng cao tinh thần cùng chiến đấu. Thế nhưng nói riêng về mặt tuyên truyền thì chúng ta làm sao mà cản nổi khi cứ 3 ca khúc phản chiến, kêu gọi buông súng thì chúng ta mới có kịp một sáng tác nỗ lực chiến đấu như của Anh Bằng, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, 1 sáng tác chống tàn ác, bảo vệ tự do thì có ngay 3 ca khúc phản chiến kêu gọi buông súng hòa bình mọi giá!! khiến cán cân lực lượng tuyên truyền chúng ta bị xâm lấn bởi phe phản chiến, làm lợi cho đối phương..." 

Chẳng hạn, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mô tả cảnh “các bà mẹ chết vì chiến tranh vì bom đạn” để phản chiến, thì nhạc sĩ Anh Bằng vội vã soạn ngay cho ra đời ca khúc có những hình ảnh tương tự, nhưng dưới con mắt của một "chiến sĩ đấu tranh có chính nghĩa cho tự do": “Một bà mẹ ôm con chết trong tay mình nhưng cảm thông sự hy sinh chiến đấu của đất nước” là vì giặc phá hoại, và người dân Miền Nam, yêu chuộng tự do, nỗ lực “tự vệ”..., hoặc nói lên nỗi khổ chiến tranh qua ca khúc “Nó”, hoặc Ðêm Nguyện Cầu... Phải chăng trong vai trò Tâm Lý Chiến, tác giả Anh Bằng đối kháng với Trịnh Công Sơn, mỗi người một lý tưởng. Theo lời ông Trần Minh: “Nhạc Sĩ Anh Bằng muốn dùng nhạc của mình góp phần làm suy thoái tinh thần sát máu của các chiến binh sinh Bắc tử Nam, với ước mong miền Nam được yên bình, giặc từ Bắc không thể xâm lấn vô Nam... Những kẻ phản chiến, hình như, đã góp phần làm mất miền Nam, là nỗi đau đớn suốt trong quá trình những sáng tác phản chiến đó ra rả tại nhiều nơi trong và ngoài thành phố.” Thời gian này bộ ba: Lê Dinh, viên chức trọng yếu phụ trách Tân Nhạc của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, nhạc sỹ Minh Kỳ và nhạc sỹ Anh Bằng, được biết đến với tên ghép ba người: Lê-Minh-Bằng góp sức rất lớn cho nhạc phản - phản chiến. 

Ca khúc "Người thợ săn và đàn chim nhỏ" của nhóm Lê Minh Bằng, ký tên Vương Đức Long, lời ca do Anh Bằng viết, ông Lê Dinh kể: "nhằm nói lên việc đối xử không mấy tốt đẹp - đôi khi hơi tàn bạo - của một vài cảnh sát viên, tuy nói là bạn dân, nhưng thường hay có thái độ hằn học, không đẹp với dân chúng, đặc biệt là người xử dụng công lộ và nhất là những phụ nữ mua gánh bán bưng... Trong óc tưởng tuợng của anh - người cảnh sát không phải là bạn dân - khi có cây súng trên tay, như người thợ săn và hà hiếp dân chúng mà anh so sánh như đàn chim, để rồi anh viết lời ca: 

Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng 
Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi 
Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây 
Chim chết chim lạc bầy...

Sau năm 1975, ra hải ngoại, Anh Bằng khởi nghiệp ban đầu với người cháu là nhà tổ chức ca nhạc Trần Thăng, chung sức lập ra Trung Tâm Dạ Lan khoảng năm 1984. Ông vốn sẵn có tài, có sáng tạo và người cháu có tài chánh, nhiệt huyết và sáng kiến; nên những năm đầu tiên rất thành công đáng kể. Trong dịp này, con gái ông là Thy Vân cũng xuất hiện trên một số bìa băng cassett nhạc khi hát một vài ca khúc, nhưng sau đó Thy Vân tiến dần vào lãnh vực tổ chức. Cô có ý muốn phát triển lớn rộng hơn, và Asia ra đời từ đó. Khi rời Dạ Lan cũng là lúc Thy Vân không còn hát và bắt đầu điều hành, phát triển Asia dưới sự hướng dẫn và công sức của thân phụ.  

Anh Bằng đã giới hạn nhạc tình của mình để hướng vào góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp qua những ca khúc ca ngợi công cuộc chiến đấu chống Cộng mà ông theo đuổi. Theo lời cháu ông, Trần Thăng, giám đốc sáng lập Hollywood Night/Dạ Lan: những người như ông “không ngại chống lại một chủ nghĩa sai lầm (tức CS), với tiếng nói và tấm lòng chân thật.” Anh Bằng cũng có thổ lộ đôi lần: “Tương lai, một đất nước Việt Nam, rồi sẽ không còn CS, nhưng không hẳn chúng ta chỉ ngồi chờ đợi sự sụp đổ, ta phải góp phần tích cực thì ngày ấy sẽ đến”...

Trước 1975, Anh Bằng đã sáng tác “Chuyện Tình Lan và Ðiệp”, qua Hoa Kỳ Anh Bằng lại tiếp tục sáng tác Khúc thụy du (thơ Du Tử Lê), Cõi buồn, Mất nhau mùa Đông, Tango dĩ vãng, phổ thơ Chuyện giàn thiên lý, Hồi chuông xóm đạo, Bướm trắng (thơ của thi sĩ Nguyễn Bính), Chuyện hoa sim (phổ thơ Hữu Loan)... Những năm đầu khi chưa thành Trung Tâm Ca nhạc tại Hoa Kỳ, Anh Bằng đã có những ca khúc như: Huế Xưa, Cõi Buồn. 

Chuyện Hoa Sim là kỷ niệm vào nghề của Như Quỳnh, khi cô mới tới Hoa Kỳ. Như Quỳnh tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1970 tại Đông Hà. Quảng Trị. Do sự khuyến khích của mẹ cô và bạn bè, Như Quỳnh ghi tên tham dự cuộc thi Tiếng Hát Truyền Hình được tổ chức lần đầu tiên tại TP. HCM năm 1991. Như Quỳnh đã đoạt giải Đặc biệt . 

Tháng 4 năm 1993, theo bảo lãnh của bố thuộc diện HO - là một thiếu tá ngành an ninh quân đội QL VNCH - cùng với mẹ và các em định cư tại Hoa Kỳ. Khoảng giữa năm 1994, những người điều hành Asia là Trúc Hồ và Thy Vân mời Như Quỳnh sang California thử giọng. Sau lần thử giọng và nhất là nét mặt xinh xắn đầy vẻ hồn nhiên của cô đã chiếm được ngay cảm tình của ban giám đốc Asia. Như Quỳnh được mời ký giao kèo và ngay sau đó đã thu hình nhạc phẩm đầu tiên, Chuyện Hoa Sim trong chương trình Tác Giả Và Tác Phẩm. Thành công đã đến với Như Quỳnh và Như Quỳnh nổi lên cùng với dòng nhạc lãng mạn tình tứ của nhạc sỹ Anh Bằng. 

Trong 10 tình khúc nổi tiếng của Đoàn Chuẩn, thì có 9 tình khúc mùa thu. Duy nhất chỉ có Gửi người em gái là tình khúc mùa xuân. Gửi người em gái được biết vào mùa xuân Bính Thân (1956) và có lẽ đó là tình khúc cuối cùng mà Đoàn Chuẩn dành tặng cho một mối tình mê đắm nhất. Tình khúc viết xong đã được tài tử Ngọc Bảo thu thanh rồi phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh thống nhất. Sau khi xuất hiện, do đã được một số nhà phê bình " chăm sóc" khá chu đáo, nên tình khúc này chìm vào im lặng mấy chục năm ở miền Bắc. 

Vào mùa xuân năm 1956 ấy, vết thương chia cách đất nước chưa trở thành một nỗi đau phân lìa bởi vẫn còn nhiều hy vọng trong một cuộc trùng phùng. Những người yêu nhau vẫn chỉ coi sông bến Hải như một giới tuyến tạm thời chứ chẳng ai dám ngờ nó là nỗi đau chia lìa 2 miền đất nước trong suốt 20 năm. 

Gửi người em gái miền Nam
Sáng tác: Đoàn Chuẩn - Từ Linh 
Thể hiện: Ngọc Bảo

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng 
Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng 
Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rũ... mà chi 
Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê 
Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi 
Ngàn phía đến lễ đền 
Chạnh lòng tôi nhớ đến... người em 

Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương, 
mắt nồng rộn ý yêu thương, 
Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng kiều 
Ôi, tình yêu! 

Nhưng... một sớm mùa thu, khép giữa trời, tím ngắt 
Nàng đi... gót hài xanh 
Người đi trong dạ sao đành 
Đường xưa lối cũ ân tình... nghĩa xưa 

Rồi từ ngày sống xa anh nơi kim tiền 
Ngục trần gian hãm tấm thân xinh, đôi mắt hiền 
Đời nghèo không lối thoát, em đành thôi, cúi đầu... mà đi. 

Xuân đêm nay, đường đêm Ca-Ti-Na 
Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa 
Dần trắng xóa mặt đường 
Một người em gái nhớ người thương 

Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh khôn ai ngừng 
Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng 
Nụ cười trong gió sớm, anh đến chờ em... giữa cầu Hiền Lương 
Em tôi đi, màu son lên đôi môi 
Khăn san bay, lả lơi bên hai vai ai 
Trời thắm gió trăng hiền 
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên 

Em! Tháp Rùa yêu dấu 
Còn đó trơ trơ, lớp người đổi mới khác xưa, 
Thu đã qua những chiều, song ý thơ rất nhiều, 
Cả ... tình yêu ! 

Em... nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát 
Tình ta hết dở dang 
Đường xưa lối ngập lá vàng 
Đường nay thong thả bao nàng đón xuân 

Lòng anh như giấy trắng, thanh tao ép hoa tàn 
Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng 
Dịu lòng đàn dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi về em! 

Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian 
Em tôi mơ, miền xưa qua hương lan 
Đường phố lóa ánh đèn 
Một người trên đất Bắc chờ em!

Xuân vẫn trở về với đời sống, với lòng người. Hồ Gươm vẫn lung linh, Ngọc Sơn vẫn uy nghi, chuông vẫn reo ngân trong giờ khắc giao thừa, chỉ có lòng người: “Nhìn xác pháo bên thềm chạnh lòng tôi nhớ tới người em”. 

Có lẽ mọi người đều nghĩ rằng qua tình khúc này, Đoàn Chuẩn muốn gửi tới người tình đã biệt xa miền Bắc vào Nam, bởi vậy, nó mới có cái tên ban đầu nguyên vẹn là Gửi người em gái miền Nam. Khi Khánh Ly hát tình khúc này ở Sài Gòn thì mới đặt lại là Gửi người em gái với những ca từ không phải của Đoàn Chuẩn. 

Gửi người em gái
Sáng tác: Đoàn Chuẩn - Từ Linh 
Thể hiện: Khánh Ly

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
lượm đào phong kín cánh mong manh tấm hoa lòng
Hà Nội chờ đón tết vắng bóng người đi liễu rũ mà chi
đêm tân xuân Hồ Gươm sao long lanh
Hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa
đường phố vắng bóng đèn chạnh lòng tôi nhớ tới người em

Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương
mắt nồng rộn ý yêu thương
Đôi mắt em nói nhiều tha thiết như dáng kiều
ôi tình yêu
Nhưng một sớm mùa thu giữa chân trời xanh ngát
Nàng đi gót hài xanh nàng đi cho dạ sao đành
đừng quên lối cũ ân tình nghĩa xưa

Rồi từ ngày ấy nước sông ngăn cách đôi lòng
Chuyện tình vỡ lỡ bến cô đơn không ai ngờ
Tình nghèo xa cách mãi em tôi đành ôm mối sầu mà đi
Em tôi đi màu son lên đôi môi
Khăn soan bay lả lơi trên hai vai
Nhìn xác pháo bên thềm gợi lòng tôi nhớ tới người em 

Chúng ta có mấy nhạc sĩ xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (miền Nam) và đều đã hy sinh trong cuộc kháng chiến ấy, đó là: Nguyễn Mỹ Ca, Hiếu Nghĩa và Võ Hòa Khanh (miềnTrung?).

Tới bây giờ chưa có thống kê nào về nhạc sỹ Hiếu Nghĩa, không rõ ông để lại bao nhiêu bài. Vì trong thời kháng chiến, có những bài được phổ biến tại hậu phương, người trong thành (các vùng tề) không biết và ngay tại các vùng hậu phương không phải nơi nào cũng biết, vì nhiều lý do. Giao thông khó khăn, thành phần giai cấp tác giả, tác giả đã bỏ về thành rồi, trường hợp Phạm Duy chẳng hạn, đều là những lý do hạn chế sự phổ biến các tác phẩm, hoặc giả nếu là những tác phẩm đã được phổ biến rồi, người ta sẽ tìm cách thu hẹp lại bằng biện pháp cấm lưu trữ, trình diễn...

Đến nay, nhạc sỹ Hiếu Nghĩa chỉ có hai bài thực sự được nhiều người biết là “Chàng Ði Theo Nước”

Chiều xuân ấy chàng bước chân đi 
Theo hồn nước duyên tình nhớ chi 
Bao lời nói lòng em vẫn ghi 
Xuân về mai nở vàng ngoài sân mới về 
Lòng em say vì nhớ đến chàng 
Ðang hiên ngang tung hoành trong khói súng 
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng 
Vang vang lời chiến thắng muôn thu 
Danh chàng lừng lẫy núi sông 

Rồi Xuân đến dưới gốc mai xưa 
Nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa 
Em chào đón chàng về vinh quang 
Bên chàng say đắm một trời Xuân thanh bình

Và “Ông Lái Ðò” (tên khác “Hình Ảnh Hai Cuộc Ðời”). Bài “Ông Lái Ðò” là một trong những bài được coi là đánh dấu cho những sáng tác thời kháng chiến, còn được gọi là nhạc lãng mạn cách mạng (sau năm 1954 ở trong Nam người ta bắt đầu gọi bằng cái tên "tiền chiến", một cái sai mà tơi tận bây giờ, không riêng ở hải ngoại, trong nước cũng gọi nhạc lãng mạn cách mạng là "nhạc tiền chiến").

Về hình thức “Ông Lái Ðò” hoàn toàn mới lạ vì trước đó chưa có một ca khúc nào được viết như thế, không hoàn toàn là một bài thơ phổ nhạc, như một truyện kể, một vở kịch nhỏ, có đủ những nút thắt mở, được viết để trình diễn xen kẽ giữa “ngâm” (hoặc “kể”) và “hát”.

“Ông Lái Ðò” thích hợp để biểu diễn ở các sân khấu bất chợt: một sân đình, một góc chợ, một trường học, một nơi nghỉ chân trên dọc đường hành quân chẳng hạn. Người trình diễn có thể mở đầu bằng cách ngâm hay đọc đoạn thơ này:

Chậm, kể lể 
[2/4 Dm] 

(nói theo giọng thơ mới trong cung "Rê unir" thật êm) 

Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông

(bắt đầu vào nhạc và hát)

Một dĩ vãng tự nghìn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng

Mới ngày nào trên bến sông vắng lạnh
Ðời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông

Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không tiếng phân ưu

Ngâm (hoặc đọc theo giọng thơ mới trong cung "Rê unir") 

Và cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngày xưa tưởng ngủ muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Còn mong gì thấy lại ánh hồng tươi

Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng

(hát theo nhạc trở lại)

Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn run mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nỗi mừng vui không thốt được nên lời

Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
Bao nhiêu chiều đã đón khách sang sông
Những người khách không giống ngày xưa ấy
Họ về đây hồn nặng trĩu bên lòng

Ngâm (nói theo giọng thơ mới trong cung "Rê unir" thật êm)

Họ về đây bụi vương mình trên nếp áo
Ðường xa xăm tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấy buồn ảo não
Vì họ qua bến ấy một lần thôi

(hát theo nhạc trở lại)

Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngày xưa không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuyền theo bến nước
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông...

Trình bày: Hùng Cường http://www.youtube.com/watch?v=vBzEgyWFIDs

Nhạc sỹ Hiếu Nghĩa là người chiến tranh đã mang tới cho âm nhạc Việt Nam, ông sáng tác nhạc vào cuối thập niên 1940, rồi chiến tranh cũng mang ông đi mất.

“Đồng chí” là một bài thơ rất quen thuộc với chúng ta (vì nó nằm trong chương trình văn học ở bậc trung học phổ thông). Chính Hữu viết bài này vào đầu năm 1947, khi đó anh còn là một chính trị viên ở một đại đội tham gia chiến dịch Việt Bắc nên thấy rõ đời sống gian khổ của người lính: bộ đội chưa có dép, những con sốt rét dữ dội, trời đầy sương muối.... nên có những câu thơ: 

“.....Áo anh rách vai 
quần tôi có hai miếng vá 
miệng cười buốt giá 
chân không giầy 
thương nhau tay nắm lấy bàn tay....”

Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.

Chính Hữu tên là Trần Đình Đắc quê ở Can Lộc- Nghệ Tĩnh. Ông sáng tác ít nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Bất kể ai trong chúng ta đều rất quen thuộc với những vần thơ mộc mạc giản dị ở bài “Đồng chí”.

Vào quân đội, ông làm chính trị viên đại đội, đơn vị toàn là dân Hà Nội, học sinh sinh viên thành thị, mãi tới khi lên Việt Bắc mới thực sự tiếp xúc với nông dân, lắng nghe tâm sự của họ và dần dần ông đã tìm cho mình một cách nhìn khác trung thực hơn. Đó là cơ sở để ông có thể cất lên những vần thơ mộc mạc về những con người nơi “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá”. Chính Hữu trực tiếp tham gia chiến dịch ở Thái Nguyên. Đơn vị của ông có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến bám sát địch không cho chúng tiến sâu vào căn cứ của ta. Vì truy kích địch thường phải cắt rừng đi tắt nên cấp dưỡng theo không kịp, nhiều khi phải nhịn đói, ăn quả, củ rừng. Ông bị sốt rét ác tính nhưng không có thuốc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc. Sự ân cần của đồng chí đó khiến ông nhớ đến những lần đau ốm được mẹ được chị chăm sóc. Đấy là những gợi ý đầu tiên cho bài thơ “Đồng chí”. Tất cả những gian khổ thiếu thốn mà người lính phải chịu đựng trong bài đều xuất phát từ chính cuộc đời thực.

Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?

ĐỒNG CHÍ

Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ 
Đồng chí! 

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, 
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. 

Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! 

Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo.

(2-1948)

Vào những năm 1949 tờ Sự thật có đăng bài thơ này, tình cờ đến tay một chính trị viên trung đoàn 82 Bình Thuận (khu 6 cũ). Minh Quốc không phải là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, nhưng là người lính nên đồng cảm với bài thơ và phổ nhạc. Bản nhạc soạn khá nhanh trong một đêm trăng đến hôm sau là xong. Bài hát TÌNH ĐỒNG CHÍ lan đi rất nhanh vào cả vùng tạm chiến, đi sâu xuống các vùng Nam bộ. Ca sỹ Quốc Hương là người từng hát nhiều nhất bài này và những người yêu thích bài hát cũng không rõ ai là tác giả.

TÌNH ĐỒNG CHÍ
Nhạc: Minh Quốc 
Thơ: Chính Hữu

Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
Anh với tôi đôi người xa lạ, 
tự phương trời chẳng hẹn quen nhau 
Súng bên súng, đầu nép bên đầu 
Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ 
Đồng chí! 

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính 
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi 

Áo anh rách vai, 
quần tôi có hai mảnh vá 
Miệng còn cười buốt giá 
chân không giày 
Thương nhau ta nắm lấy bàn tay 
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Nằm kề bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo

Có lẽ trong sự nghiệp sáng tác của Minh Quốc chỉ có bài Tình Đồng Chí là còn đọng mãi trong lòng ngươi nghe theo năm tháng, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua không ai có thể quên được, nó đã ghi lại một thời hào hùng của lịch sử, thể hiện tình đồng đội, đồng chí rất cảm động trong những năm tháng kháng chiến trường kỳ gian khổ của dân tộc. 

Mãi đến năm 1985, Minh Quốc và Chính Hữu mới có dịp gặp nhau tại Hà Nội. Khi bài hát ra đời cả hai cùng lứa tuổi đôi mươi, nay gặp lại nhau hai mái đầu đã bạc. 

Chính Hữu nói: “Nhờ anh mà bài thơ tôi được chắp cánh....” 

Minh Quốc nói: “Nếu không có bài thơ của anh thì làm sao có bài hát của tôi được?”. 

Đúng là văn chương tri kỷ, bằng hữu tri âm. Có điều mọi người không ngờ rằng Minh Quốc được quần chúng phong tặng danh hiệu nhạc sỹ từ mấy chục năm nay, nhưng ông chưa phải là hội viên Hội nhạc sỹ Việt Nam.

Sau Hiệp định Giơ ne vơ , đất nước tạm ngăn đôi với 2 chế dộ khác nhau, tại miền Nam, như trên đã nói: "Bài hát TÌNH ĐỒNG CHÍ lan đi rất nhanh vào cả vùng tạm chiến, đi sâu xuống các vùng Nam bộ", bài hát bị sửa lại nhiều câu từ trong bài hát. Tất cả những từ "đồng chí" đều bị xóa sạch, tựa đề sửa thành "Tình Nước". 

Cố ca nhạc sỹ Duy Khánh là người thể hiện rất thành công bài hát bị sửa đổi này.

Võ Hòa Khanh không biết có bao nhiêu bài, nhưng phần lớn các thính giả chỉ biết có bài “Tình Nước”, đây là một bài thơ được Võ Hòa Khanh phổ nhạc, còn có một cái tên khác là “Trăng Treo Ðầu Súng”.

Khi bài hát này được ấn hành tại Sài Gòn (nhà xuất bản Tinh Hoa hay An Phú?) tác giả bài thơ chỉ được ghi là “khuyết danh”. 

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hề quen nhau
Lúc nguy khốn tình thắt chặt tình
Ðêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ
Vì nước ruộng nương anh bỏ bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ chàng trai làng ra lính
Tôi với anh đã từng cơn ấm lạnh
Rét run người vầng trán đẫm mồ hôi
Áo anh rách vai quần tôi có hai miếng vá
Miệng còn cười buốt giá chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...

Liệu Võ Hòa Khanh có phải là Vũ Hòa Thanh? 

Bản Tình Nước của ông trong tập nhạc An Phú ghi tên là Vũ Hòa Khanh, trong tập nhạc Tinh Hoa thì ghi là Vũ Hòa Thanh.

Tình Nước
Nhạc và lời: Vũ Hòa Thanh - Chung Quân

Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cầy lên sỏi đá 
Anh với tôi, hai người xa lạ 
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau 

Lúc nguy biến tình xiết chặt tình 
Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ 
Vì nước ruộng nương anh bỏ bạn thân (để vợ anh cầy) 
Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay 

Giếng nước dốc đá có (gốc đa nhớ) chàng trai làng ra lính 
Tôi với anh đã từng cơn ấm lạnh 
Rét run người vầng trán toát mồ hôi 
Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá 
Miệng mỉm cười buốt giá chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay 

Đêm nay đồng hoang sương xuống 
Mình ngồi (Nằm kề) bên nhau chờ trăng lên 
Lòng thấy nao nao 

Lần đầu tiên khi nghe cố ca nhạc sỹ Duy Khánh thể hiện bài này, thời đó nghe bằng đĩa nhựa, sau rồi tới băng cát-xét, tôi ngạc nhiên sao không giống với bài thơ, lúc đó nghĩ chắc nhạc sỹ phải làm thế cho hợp vần điệu.

Nhạc sỹ Nguyễn Mỹ Ca sinh năm 1917 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho. Là anh họ của giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê (theo Trần Quang Hải, con trai Trần Văn Khê), ông có học trường Petrus Ký tại Sài Gòn, sau ông tham gia nhóm nhạc sĩ sinh viên vào thập niên 1940 cùng Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Trần Văn Khê.

Cũng như phần lớn các thanh niên trí thức, theo kháng chiến, Nguyễn Mỹ Ca cũng muốn tự nguyện hòa mình với “cuộc sống mới”, nên đã viết “Tiếng Dân Cày”, nhưng “Tiếng Dân Cày” không phải là một bài dân ca, Nguyễn Mỹ Ca mất vào năm 1946 lúc vừa 29 tuổi, liệt sĩ Nguyễn Mỹ Ca trước lúc hy sinh còn để lại “Khúc khải hoàn” (viết cùng Lưu Hữu Phước).

Nhạc sỹ Nguyễn Mỹ Ca để lại hai ca khúc “Dạ Khúc” (lời Hoàng Mai Lưu), "Đến trường" và “Tiếng Dân Cày”, có lẽ “Dạ Khúc” đã được Nguyễn Mỹ Ca viết trước khi xảy ra cuộc Kháng chiến, nên đầy chất “lãng mạn tiểu tư sản thành thị” như cách nói người ta thường nghe thấy lúc bấy giờ, phần lớn những bài Dạ Khúc (Seranade) thường được viết trên nhịp 3/4 như Dạ Khúc của Schubert, của Torcelli... Trừ Dạ Khúc của Nguyễn Văn Quỳ viết trên nhịp 4/4 và điệp khúc chuyển đổi qua nhịp 3/4 dồn dập và có hơi hướng gipsy, Nguyễn Mỹ Ca lại khác ông soạn bài hát theo nhịp 3/4, trên âm giai Đô trưởng, uyển chuyển và trong sáng, điệu Boston chầm chậm.

Tân nhạc Việt Nam từ trước tới nay đã có không ít nhạc sĩ chọn đề tài về đêm để viết, chỉ tính riêng thế hệ nhạc sĩ thứ nhất, thứ hai đã thấy có Nguyễn Mỹ Ca, Phạm Duy, Nguyễn Văn Quỳ với ca khúc mang tựa đề Dạ khúc. 

Dạ khúc của Phạm Duy được viết lời từ tác phẩm Serenade của Schubert năm 1948, của Nguyễn Văn Quỳ sáng tác trong thập niên 1950, cả hai đều mang giai điệu phảng phất buồn, nhưng để lại một nỗi u sầu ám ảnh thì phải kể đến Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca sáng tác 1945.

Bài hát mở đầu như một nỗi bâng khuâng:

Gió gây hương nhớ,
Nâng tiếng đàn xa đưa, sầu vương vấn
Gây mơ khóc trên dây tơ...

Câu hát gợi nhớ tiếng vĩ cầm réo rắt, tiếng tơ chạm nhẹ như gió lướt qua. Đoạn mở chỉ dài 18 trường canh, để chuyển qua điệp khúc:

Đàn ai lên cung oán tang tình, gieo hờn
Đàn ai lên cung oán xế xang, gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối, lần dò chân theo lối mấp mô...
Rồi ông tài tình chuyển đoạn, từ trưởng qua thứ, và thứ qua trưởng, mỗi câu lại đi xuống từng nửa cung, như tiếng lòng gửi gấm trong tiếng đàn, thê thiết, đê mê đến đổ lệ. Và câu nhạc vút lên sau cùng như tâm hồn cũng muốn vút bay lên vầng trăng xa...

Ôi cung đàn réo, vang đêm trường
Giây tơ gào gió, đê mê lòng.
Lệ tràn vì đâu, bao tình tê tái
Nương làn gió, bay tìm ánh trăng sao...

Chúng ta hãy đặt lòng mình vào thời điểm của thập niên 1940, thời kỳ phôi thai của tân nhạc, khi các tác giả còn dùng nhạc Tây để hát thành bài Ta... hay là viết ca khúc trên cung Rê thứ ảm đạm, nhàm chán. Thời ấy, chỉ hay là nhờ lời ca mà thôi, chứ nhạc thuật thường còn non nớt. Nhớ lại như vậy, chúng ta mới thấy Nguyễn Mỹ Ca vô cùng uyên bác và vững vàng về nhạc thuật.

Cũng như nhiều nhạc sĩ đương thời, Nguyễn Mỹ Ca cũng bị tiếng đàn ám ảnh. Dẫu tiếng đàn hay tiếng lòng thì nó cũng chỉ diễn tả một nỗi niềm nhung nhớ…

Ôi cung đàn réo vang đêm trường 
Giây tơ gào gió đê mê lòng 
Lệ tràn vì đâu? 
Bao tình tê tái 
Nương làn gió bay tìm ánh trăng sao.

Rất nhiều ca sĩ trình bày Dạ Khúc - Nguyễn Mỹ Ca, từ Mộc Lan, Châu Hà đến Thái Thanh, Mai Hương, từ Anh Ngọc, Ngọc Long đến Duy Trác, Sĩ Phú... nhưng theo ý riêng không ai hát bài này thấm thía và tình cảm bằng nghệ sĩ Trần Văn Trạch.

Dạ Khúc

Nhạc Nguyễn Mỹ Ca (1917-1946)
Lời Hoàng Mai Lưu

Gió gây hương nhớ
Nâng tiếng đàn xa đưa
Sầu vương vấn
Gây mơ khóc trên dây tơ
Trong sầu nhớ bóng ai thoáng về cô phòng
Nào đâu thấy tình xưa mơ mòng

Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối
Lần dò chơn theo lối mấp mô

Ôi cung đàn réo vang đêm trường
Giây tơ gào gío đê mê lòng
Lệ tràn vì đâu ?
Bao tình tê tái
Nương làn gío bay tìm ánh trăng sao .

Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối
Lần dò chơn theo lối mấp mô 

Khi trình bày Dạ Khúc, cũng như nhiều bài khác, Trần Văn Trạch hát rặt giọng Nam ông không bao giờ bắt chước giọng Bắc để hát như đa số ca sĩ phải làm vào thời ấy, vì thế mà ngoài giọng hát có âm lượng đặc biệt, cách trình bày mới gợi cảm làm sao... ông phải là “gió gây hương nhớ”, mà là “gió gây hương nhớ”, nghe nó nhẹ hơn, êm hơn và duyên dáng hơn nhiều. 

Phải chăng vì Nguyễn Mỹ Ca là người miền Nam, nên cách trình bày đặc biệt Nam kỳ của Trần Văn Trạch mới “tới” như thế? Giống như hiếm thấy ai hát “Hướng Về Hà Nội” hơn Duy Trác vì chất Bắc của giọng ca vừa kể. Cũng như phải là người Huế như Hà Thanh thì hát “Hẹn Một Ngày Về” của Lê Hữu Mục mới là tuyệt!

Ngoài Trần Văn Trạch, Duy Trác  cũng là một ca sỹ thể hiện rất hồn Dạ Khúc, có lẽ khi nghe Duy Trác hát, người ta mới thấy hết nỗi buồn thấm đọng trên từng câu chữ, từng lời ca… Tác phẩm này một thời rất được ưa chuộng ở Hà Nội. 

Tài Liệu Tham Khảo: Dạ Khúc, nhạc Nguyễn Mỹ Ca (1917-1946) - lời Hoàng Mai Lưu
Tinh Hoa Huế ấn hành 1953

Nhân đây xin có đôi lời về "Nhạc Tiền Chiến", theo cách hiểu của miền Bắc, "Nhạc Tiền Chiến" chỉ những bản nhạc được sáng tác từ thời kỳ 1930 cho tới trước khi thành lập nước VNDCCH, với VNCH, họ cho rằng "Nhạc Tiền Chiến" là nhạc được sáng tác từ thời kỳ 1930 cho tới sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, vì vậy những bản nhạc, bài thơ thời 9 năm VNCH điềm nhiên gọi là "Nhạc Tiền Chiến", những bài thơ của Quang Dũng cũng được liệt vào hành "Tiền Chiến".

Thi sĩ Quang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Ðình Diệm, sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng tỉnh Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). 

Sau khi học Trường sư phạm tại Hà Nội, Quang Dũng làm nhạc công gánh hát rong và làm gia sư tại Hà Nội. 

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ông chiến đấu trên hai mặt trận: vừa là người cầm bút nhưng cũng vừa là người cầm súng chiến đấu. Năm 1947 ông từng là đại đội trưởng của Trung đoàn Thủ Đô. Ông cũng hoạt động văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến, từng là trưởng phòng văn nghệ Liên khu. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Sau 1954, ông làm biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học. 

Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc đó là mang hơi hướng "tiểu tư sản", thiếu tính chiến đấu, còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi. 

Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ Ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Em mãi là 20 tuổi được 3 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dzũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương ...

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. 

TÂY TIẾN 

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! 
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi 
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 
Mường Lát hoa về trong đêm hơi 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời 
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống 
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 

Anh bạn dãi dầu không bước nữa 
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! 
Chiều chiều oai linh thác gầm thét 
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói 
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi 

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
Có nhớ dáng người trên độc mộc 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu, anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành 

Tây tiến người đi không hẹn ước 
Đường lên thăm thẳm một chia phôi 
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy 
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. 

Phù Lưu Chanh, 1948 

Tây Tiến: Tên một đơn vị của Việt Minh được thành lập vào đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Lào - Việt và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và hỗ trợ cho những vùng khác trên đất Lào. Các chiến sĩ của Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Ðịa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng (từ Mai Châu, Châu Mộc, sang Sầm Nứa rồi vòng qua miền tây Thanh Hóa). 

TÂY TIẾN 
Nhạc: Phạm Duy 
Lời thơ: Quang Dũng 

Sông Mã xa rồi xa, xa rồi xa, xa rồi xa, xa mãi.. 
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi 
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 
Mường Lát hoa về trong đêm hơi 

Dốc lên khúc khuỷu, lên khúc khuỷu 
Dốc thăm thẳm sâu thăm thẳm sâu 
Heo hút tầng mây súng ngửi trời 
Heo hút tầng mây súng ngửi trời 

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống 
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 
Anh bạn dãi dầu không bước nữa 
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! 

Chiều chiều oai linh thác gầm thét 
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 
Hỡi ôi Tây tiến cơm lên khói 
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi 
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi 

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
Có nhớ dáng người trên độc mộc 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 

Tây tiến đoàn quân không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh 
Áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ôi khúc độc hành 
Khúc độc hành ôi khúc độc hành 

Tây Tiến, Tây tiến người đi không hẹn ước, người đi không hẹn ước 
Đường lên thăm thẳm một chia phôi 
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy 
Hồn về Sầm Nứa không về xuôi. 
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy 
Hồn về Sầm Nứa không về xuôi. 

Tây Tiến, Tây Tiến, Tây Tiến... 

Tây tiến (Phạm Duy - Quang Dũng) - Anh Dũng & Phạm Duy  http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=pbyrtEFgXb

Về chuyện Người con gái Sơn Tây, theo nhạc sỹ Phạm Duy (Bạn học của Quang Dũng ở trường Thăng Long Hà Nội - Quang Dũng ngồi sau Phạm Duy hai hàng ghế, người to con nhưng rất hiền) kể lại: Lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trung đoàn Tây Tiến đóng quân ở Hoà Bình. Vừa được nghỉ phép, về thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây ,anh tạt qua nơi có tên là Kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm người yêu cũ tên là Nhật, còn có một mỹ danh nữa là Akimi, nàng có hàng cà phê trong vùng cách mạng mà ông thường hay ghé uống. Nàng chính là người đẹp Sơn Tây, nguồn cảm hứng dạt dào cho Quang Dũng viết bài Đôi mắt người Sơn Tây, ông đã tặng nàng bài thơ có câu : 

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm 
Em đã bao ngày em nhớ thương 

Akimi Nhật sống cùng mẹ, trong cái quán nước đơn sơ này, nhà thơ thường hay lui tới, có lần Quang Dũng sáng tác ngay một bài thơ ca ngợi nàng và dán ngay lên vách nứa: 

Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền 
Khuấy nước kênh đào sóng nổi lên 
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo 
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên… 

(Đây là bài thơ mới phát hiện sau này do chính bà Nhật - định cư ở Hoa Kì cung cấp). 

Qua thơ, người thưởng thức vẫn thấy một bóng hình đẹp, lãng mạn của người con gái, tuy rằng không thấy mặt…?. Có lần Phạm Duy cùng Quang Dũng đi xe đạp về chợ Neo, hai người chạy song song trên đường làng. Thi sĩ kể về mối tình của mình với người đẹp Akimi và đọc lên bài thơ tặng nàng: 

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai 
Sông kia từng lớp lớp mưa dài 
Mắt kia em có sầu cô quạnh 
Khi gió heo về một sớm mai 

Sau này, chiến tranh lan rộng, Akimi theo mẹ về thành bỏ lại người xưa, tan vỡ một mối tình. 

Tới 1954, nàng di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, một thời là kiều nữ của nhà hàng Tự Do, đến 1975 sang Mỹ định cư. Nàng đi để lại cho Quang Dũng một nỗi nhớ ơ hờ chỉ biết. 

Bên nầy đất nước nhớ thương nhau 
Em đi áo mỏng buông hờn tủi 
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào… 

Bài thơ Càng nổi tiếng như cồn ở Miền Nam, khi nhạc sỹ Phạm Đình Chương phổ nhạc trở thành phổ biến trong quần chúng qua giọng hát truyền cảm của nam danh ca Duy Trác. Có người ngạc nhiên khi thấy ông phổ một lượt tới hai bài thơ trong đó: đoạn đầu lấy Đôi Bờ, phần sau là phần chính, phổ từ bài Đôi mắt người Sơn Tây, rất độc đáo, rất hiếm trong âm nhạc. 

Ðôi bờ 

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai? 
Sông xa từng lớp lớp mưa dài 
Mắt kia em có sầu cô quạnh 
Khi chớm heo về một sớm mai? 
Rét mướt mùa sau từng xuất ngự 
Kinh thành em có nhớ ta chăng 
Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến 
Hiu hắt chiều sông lạnh bến Tề 

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa 
Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ 
Thoáng hiện em về trong đáy cốc 
Nói cười như chuyện một đêm mơ 

Xa quá rồi em người mỗi ngả 
Bên này đất nước nhớ thương nhau 
Em đi áo mỏng buông hờn tủi 
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào? 

Đôi mắt người Sơn Tây 

Em ở thành Sơn chạy giặc về 
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi 
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt 
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì 

Vầng trán em mang trời quê hương 
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương 
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm 
Em đã bao ngày em nhớ thương? 

Mẹ tôi, em có gặp đâu không 
Bao xác già nua ngập cánh đồng 
Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ 
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông! 

Từ độ thu về hoang bóng giặc 
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn! 
Đất đá ong khô nhiều suối lệ 
Em đã bao ngày lệ chứa chan? 

Đôi mắt người Sơn Tây 
U ẩn chiều lưu lạc 
Buồn viễn xứ khôn khuây 

Tôi gửi niềm nhớ thương 
Em mang giùm tôi nhé 
Ngày trở lại quê hương 
Khúc hoàn ca rớm lệ 

Bao giờ trở lại đồn Bương Cấn 
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng 
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc 
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng 

Bao giờ tôi gặp em lần nữa 
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa 
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ 
Còn có bao giờ em nhớ ta? 

Nhạc phẩm "Ðôi Mắt Người Sơn Tây" do chính tác giả Hoài Bắc Phạm Ðình Chương trình bày. http://www.freewebtown.com/mylinh/DoiMatNguoiST_HoaiBac.wma

Đôi Mắt Người Sơn Tây
Phạm Đình Chương
Thơ: Quang Dũng 

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai 
Sông xa từng lớp lớp mưa dài 
Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh 
Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai 

Đôi mắt Người Sơn Tây 
U uẩn chiều luân lạc 
Buồn viễn xứ khôn khuây, 
Buồn viễn xứ khôn khuây 
Em hãy cùng ta mơ 
Mơ một ngày đất mẹ 
Ngày bóng dáng quê hương 
Đường hoa khô ráo lệ 

Tôi từ chinh chiến đã ra đi 
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì 
Sông Đáy chậm nguồn qua Phú Quốc 
Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay 

Em vì chinh chiến thiếu quê hương 
Sài Sơn , Bương Cấn mãi u buồn 
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm 
Em có bao giờ, Em có bao giờ, Em thương nhớ thương 

Đôi mắt Người Sơn Tây 
U uẩn chiều luân lạc 
Buồn viễn xứ khôn khuây
buồn viễn xứ khôn khuây 
Em hãy cùng ta mơ 
Mơ một ngày đất mẹ 
Ngày bóng dáng quê hương 
Đường hoa khô ráo lệ 

Đôi mắt Người Sơn Tây 
Đôi mắt Người Sơn Tây 
Buồn viễn xứ khôn khuây ...

Nhạc phẩm "Ðôi Mắt Người Sơn Tây" qua giọng hát của danh ca Thái Thanh 

2 bản nhạc phổ từ bài thơ "Bao giờ trở lại" của Nhà thơ Hoàng Trung Thông.

“Các anh đi/ Ngày ấy đã lâu rồi/Xóm làng tôi còn nhớ mãi”… 
…“Các anh về mái ấm nhà vui/Tiếng hát câu cười/Rộn ràng xóm nhỏ/ 
Các anh về tưng bừng trước ngõ/ Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau/ Mẹ già bịn rịn áo nâu/ Vui đàn con ở rừng sâu mới về”… 

Đó là những câu thơ trong bài thơ “Bao giờ trở lại” của Hoàng Trung Thông (1925-1993) và ấy cũng là câu hát trong ca khúc “Bộ đội về làng” của Lê Yên. Bài thơ được Hoàng Trung Thông viết sau ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Sức thu hút và lan tỏa của bài thơ thật sâu rộng. 

Nhà thơ Hoàng Trung Thông còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm, quê quán xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nguyên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam). 

Nhà thơ Hoàng Trung Thông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong phong trào Việt Minh, từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương; thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương; Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985). 

Năm 1952, nhạc sĩ Lê Yên đã hình thành bản hợp xướng hoành tráng, nổi tiếng “Bộ đội về làng”. Nhạc sĩ Phạm Duy, Văn Phụng… cũng đã phổ nhạc bài thơ này của Hoàng Trung Thông. Có thể nói, đây là bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và là ca khúc thành công nhất của Lê Yên. 

Nói đến bộ đội Cụ Hồ là chúng ta nghe vang rền giai điệu hành quân. Ấy là “Hành quân xa” (Đỗ Nhuận), “Hành khúc ngày và đêm” (Phan Huỳnh Điểu), “Hành quân đêm” (Xuân Hồng-Trí Thanh), “Đường ra trận mùa xuân” (Cẩm La), “Cùng anh tiến quân trên đường dài” (Huy Du-Xuân Sách), “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” (Huy Thục), “Hát mãi khúc quân hành” (Diệp Minh Tuyền)… 

Nhưng với Hoàng Trung Thông, anh chọn khoảnh khắc “Bộ đội về làng” trong nỗi chờ mong “Bao giờ trở lại”. Rõ ràng, để có “nỗi chờ mong” ấy, các anh bộ đội Cụ Hồ trước đó đã để lại ấn tượng rất đẹp đối với người dân. Bài thơ đầm ấm tình quân dân, ân tình chuyện hậu phương tiền tuyến mà mỗi làng quê Việt Nam là “quê hương anh bộ đội”. Thông thường khi chọn thơ để phổ nhạc, các nhạc sĩ chọn tư tưởng chủ đề của thơ trước yêu cầu của thời đại và hợp điệu với tâm hồn nhạc sĩ. 

Bên cạnh đó, thể thơ cũng có yêu cầu của công việc phổ nhạc. Hoàng Trung Thông viết “Bao giờ trở lại” theo thể thơ tự do. Ấy là một thử thách đối với nhạc sĩ phổ nhạc. Vốn là nhạc sĩ có tài và đậm chất dân ca truyền thống, Lê Yên đã thành công khi sáng tác “Bao giờ trở lại” thành hợp xướng “Bộ đội về làng”. 


Bao giờ trở lại?

Các anh đi 
Ngày ấy đã lâu rồi 
Xóm làng tôi còn nhớ mãi 
Các anh đi 
Bao giờ trở lại 
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong 

Làng tôi nghèo 
Nho nhỏ bên sông 
Gió bắc lạnh lùng 
Thổi vào mái rạ 
Làng tôi nghèo 
Gió mưa tơi tả 
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi 

Các anh về mái ấm nhà vui 
Tiếng hát câu cười 
Rộn ràng xóm nhỏ 
Các anh về tưng bừng trước ngõ 
Lớp đàn em hớn hở theo sau 
Mẹ già bịn rịn áo nâu 
Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về 

Từ lưng đèo 
Dốc núi mù che 
Các anh về 
Xôn xao làng tôi bé nhỏ 
Nhà lá đơn sơ 
Nhưng tấm lòng rộng mở 
Nồi cơm nấu dở 
Bát nước chè xanh 
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau 

Anh giờ đánh giặc nơi đâu 
Chiềng Vàng, Vụ Bản, hay vào Trị Thiên 
Làng tôi thắng lợi vụ chiêm 
Lúa thêm xanh ngọn, khoai lên thắm vồng 
Giảm tô hai vụ vừa xong 
Đêm đêm ánh đuốc dân công rực đường 
Dẫu rằng núi gió đèo sương 
So anh máu nhuộn chiến trường thấm chi 

Bấm tay tính buổi anh đi 
Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về? 
Lúa xanh xanh ngắt chân đê 
Anh đi là để giữ quê quán mình 
Cây đa, bến nước, sân đình 
Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường 
Hoa cau thơm ngát đầu nương 
Anh đi là giữ tình thương dạt dào 

Các anh đi 
Khi nào trở lại 
Xóm làng tôi 
Trai gái vẫn chờ mong 
Chờ mong chiến dịch thành công 
Xác thù chất núi bên sông đỏ cờ 
Anh đi chín đợi mười chờ 
Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?

Bộ đội về làng 
Lê Yên - Hoàng Trung Thông

Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi
xóm làng tôi còn nhớ mãi 
Ước mong sao đến khi trở lại . 
Đón mừng anh vui chiến thắng về qua 

Các anh về mái ấm nhà vui 
A tiếng hát câu cười rộn ràng trong xóm nhỏ ( ơ .. ơ ) 
Các anh về tưng bừng trước ngõ 
Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau 
mẹ già bịn rịn áo nâu
vui đàn con ở rừng sâu mới về 

Từ lưng đèo dốc đá mù che
Các anh về xôn xao làng tôi bé nhỏ ( ơ ) 
Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở ( ơ ơ ơ ơ ơ ) 
Nồi cơm nấu dở , bát nước chè xanh 
ngồi vui ( ơ ơ ) ta kể chuyện tâm tình bên ( ơ ) nhau 

Nhớ lời xưa xóm cũ dân nghèo 
Sống thầm đêm dài tăm tối
Mấy năm qua , ấm no mừng cuộc đời 
Cấy hái tốt tươi , vườn đất nhà vun xới. Hơ ơ! 

Các anh về đây quê mình nay hớn hở 
Ruộng đất quê ta như sóng dềnh biển cả ( ơ ơ ơ ơ ơ ơ ơ ) 
Giờ đây phấn khởi cuốc bẫm cày sâu
niềm tin thiết tha 
Ơn cụ Hồ muôn đời bao la (ư ..... la la )

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội, trong một gia đình có 8 người con mà ông là thứ hai. Thuở ấy, phong trào âm nhạc cải cách (tân nhạc) mới du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng. Văn Phụng đặc biệt có năng khiếu về tân nhạc nên được các giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng dìu dắt rất tận tình. 15 tuổi, ông đã nổi đình đám khi đoạt giải nhất độc tấu dương cầm với bản La Pirière d'une Viege tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 16 tuổi ông đã thi đậu tú tài. Ngặt nỗi ông bố (vốn là thông phán) lại quá nghiêm khắc, ông cấm không cho cậu con trai đi theo phường "xướng ca vô loài" mà chỉ muốn con mình làm... bác sĩ, nhưng Văn Phụng theo học ngành y chỉ được một năm rồi bỏ học đi theo tiếng gọi của âm nhạc. 

Năm 1948, Văn Phụng cho ra đời tác phẩm đầu tay Ô mê ly với tiết tấu sôi động, phấn chấn yêu đời Ô mê ly đời sống với cây đàn tình tình tang... Ô mê ly, mê ly đời ta. Ông thường cùng các bạn bè nam, nữ tụ tập đàn hát với nhau. Nếu như trong đám bạn trai, Văn Phụng như là một "chủ súy" bởi ngón đàn tài hoa thì trong đám bạn nữ vút lên một giọng hát rất đỗi "liêu trai" của Châu Hà, người thiếu nữ Hà Nội có mái tóc dài vẫn thường thả lỏng như một dòng suối. "Trai tài, gái sắc" cứ quấn quýt bên nhau, thế nhưng ông thông phán lại rất ác cảm với nghề xướng ca vô loài nên tìm đủ cách để ly gián tình yêu của con trai mình. Biết rằng gia đình Văn Phụng không chấp nhận mình, Châu Hà phẫn uất đi lấy chồng và theo chồng vào Sài Gòn để xa hẳn một quá khứ đẹp mà... buồn. 

Châu Hà đi rồi, một thời gian sau Văn Phụng cũng được bố mẹ cưới vợ. Ông chấp nhận như là để khỏa lấp những trống vắng mà Châu Hà đã để lại cho mình. Vợ ông cũng là người Hà Nội nổi tiếng "đẹp người, đẹp nết" rất được bố mẹ chồng thương quý. Đến khoảng đầu thập niên 1950, vợ chồng Văn Phụng đã có 2 người con gái. Những tưởng mọi sự đã an bài, nhưng tình xưa đâu dễ quên... Tất cả những nỗi nhớ thương đều được ông đưa vào các ca khúc của mình Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi. Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai. Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai. Tôi thấy em một đêm thu êm ái... Người em gái đứng im trong hồi lâu. Tôi ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu. Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau. Như chúng ta đôi đời hàn gắn thương yêu... (Suối tóc - 1954). 

Rồi không ngăn được tiếng gọi của con tim, Văn Phụng vào Nam. Châu Hà lúc này đã trở thành ca sĩ chuyên hát ở đài phát thanh và các phòng trà cùng thời với những Mộc Lan, Linh Sơn, Ánh Tuyết... Văn Phụng cũng mau chóng hòa nhập vào làng ca nhạc miền Nam. Không chỉ sáng tác ca khúc, ông còn thành lập ban tam ca nam đầu tiên ở Việt Nam với Văn Phụng - Anh Ngọc - Nhật Bằng (1953-1954). "Tình cũ không rủ cũng tới" nhưng... không phải dễ dàng gì bởi còn đó những trói buộc gia đình, còn những lời đàm tiếu, dị nghị chung quanh. 

Chính những lúc buồn nản nhất, Văn Phụng đã viết Tôi đi giữa hoàng hôn (1962) với điệu slow rock: Tôi đi giữa hoàng hôn, khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương. Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài mà lòng thấy u hoài... Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa, trên những đường xa, thường thường hai đứa nắm tay nhau tươi cười, như thầm hẹn nhau mùa sau.... Ở Tôi đi giữa hoàng hôn không hề có sự yếm thế, bi thảm mà là một nỗi buồn lâng lâng, siêu thoát. nhẹ nhàng và trầm ấm đầy chất phương Đông: ...Dù cho mưa gió bên mái tranh nghèo. Dù cho nắng, dù cho sương khói mịt mờ, niềm tin yêu hằng xin mãi mãi không hề phai. Nhớ... Nhớ... Nhớ đêm nao trên bến Hoàng Hoa, hai đứa nhìn nhau, không nói một câu... 

Chính tình yêu đó, cuối cùng, vượt qua mọi trở ngại, "Kim - Kiều" đã lại tái hợp, tạo nên một đôi uyên ương nổi tiếng trong làng ca nhạc Sài Gòn một thời. Văn Phụng - Châu Hà có với nhau 2 người con gái (với người vợ trước ông có 5 gái, 1 trai). 

Sau 1975, Văn Phụng định cư tại Mỹ, ở đường Baclick, Springfield, Virginia . Văn Phụng mất ngày 17/12/1999, để lại khoảng 60 ca khúc. 

Các Anh Đi
Văn Phụng
Khuyết Danh

Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi
Các anh đi, đến bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông
Làng tôi nghèo nho nhỏ ven sông
Gió bấc lạnh lùng thổi vào mái rạ
Làng tôi nghèo gió mưa tơi tả
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi
Các anh đi, mái ấm nhà êm
Câu hát tiếng cười rộn ràng trong xóm nhỏ
Các anh về, tưng bừng trước ngõ
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về
Làng tôi nghèo xóm nhà tre
Các anh về không chê làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu đỗ
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình xa xôi
Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi
Xóm làng tôi còn nhớ mãi
Hỡi đoàn người trai trẻ đấu tranh
Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi
Các anh đi, đến bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông

Tài liệu tham khảo: Tình Yêu & Quê Hương - Nhạc Tuyển 2 
(Văn Phụng - Đan Thọ - Nhật Bằng - Nguyễn Túc / Virginia 1996)

Hướng Về Hà Nội

Hà Nội ơi ! Hướng về thành phố xa xôi
Ánh đèn giăng mắc muôn nơi
Áo màu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi ! Phố phường giãi ánh trăng mơ
Liễu mềm nhủ gió ngây thơ
Thấu chăng lòng khách bơ vơ

Hà Nội ơi! Những ngày vui đã ra đi
Biết người còn nhớ nhung chi
Hết rồi giây phút phân ly
Hà Nội ơi! Dáng huyền tha thướt đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê
Biết đâu ngày ấy anh về

Một ngày mùa chinh chiến ấy
Chim đã xa bầy mịt mờ bên trời bay
Một ngày tả tơi hoa lá,
Ngóng trông về xa
Luyến thương hình bóng qua

Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi,
Nắng hè tô thắm lên môi
Thanh bình tiếng guốc reo vui
Hà Nội ơi! Kiếp đời muôn hướng buông trôi
Nhớ về người những đêm rơi
Nhắn theo ngàn cánh chim trời

II
Hà Nội ơi! Hướng về thành phố xa xưa,
Mắt buồn dâng những đêm mưa,
Não nùng mây gió đong đưa
Hà Nội ơi! Nỗi lòng gởi gấm cho nhau,
Nhớ hoài chỉ biết thương đau,
Đắm say chờ những kiếp sau.

Hà Nội ơi! những ngày thơ ấu trôi qua,
Mái trường phượng vĩ dâng hoa
Dáng chiều ủ bóng tiên nga.
Hà Nội ơi! Mắt huyền ngây ngất đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê,
Cứ tin ngày ấy anh về

Một ngày tàn hương chinh chiến,
Lửa khói lắng chìm
Tìm về nơi bờ bến
Một ngày hồng tươi hoa lá
Hát câu tình ca
Nói lên lời thiết tha

Hà Nội ơi! Biết người còn có trông mong,
Hướng về ai nữa hay không
Những ngày xa vắng bên sông.
Hà Nội ơi! Những chiều sương gió dâng khơi
Có người lặng ngắm mây trôi,
Biết bao là nhớ tơi bời ... 

Trên đây là một sáng tác của Hoàng Dương, do Duy Trác hát trên Đài Phát Thanh, dựa theo ấn bản lần đầu tiên, năm 1954, trong thời kỳ thiên hạ ùn ùn từ Bắc “theo Chúa” vào Nam! 

Ở trong đó, bản nhạc giấy do Tinh Hoa Miền Nam xuất bản do Duy Liêm vẽ, sắc nâu, chỗ đậm chỗ nhạt, với hình vẽ một thiếu nữ có chít khăn mỏ quạ! Bên trong bài hát, phía trên cùng có câu: "Riêng tặng Hoàng Trọng, bạn thân yêu, gửi đây niềm thương nhớ một mùa chia phôi...".

Phó giáo sư, nhà giáo ưu tú Ngô Hoàng Dương là một nghệ sĩ đàn cello, ông là người có công đầu xây dựng bộ môn cello và khoa đàn dây Nhạc viện Hà Nội, đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ đàn cello. Tên khai sinh của ông là Ngô Hoàng Dương, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1933, quê ở Từ Liêm, Hà Nội. Công tác tại Nhạc Viện Hà Nội, cư trú tại Hà Nội. Là Phí Giáo sư. Đã được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Ông viết nhiều tác phẩm khí nhạc như Hát ru, Mơ về trái núi Thiên Thai (cello và piano), Vũ khúc mùa xuân, Tây Nguyên tươi đẹp (accordeon), sonatine Bài thơ Hạ Long, Giai điệu quê hương,tổ khúc Tiếng hát sông hương (cello và dàn nhạc).

Ngay từ năm 1954, ông đã có ca khúc Hướng về Hà Nội rất nổi tiếng, mươi năm nay bên cạnh công việc nghiên cứu, ông có đam mê sáng tác ca khúc, trong đó có nhiều bài là phổ thơ.

Nghe Lê Dung, một trong những ca sĩ tài hoa của Hà Nội, được đào tạo tại Hà Nội, trình bầy bài hát "Hướng Về Hà Nội", người ta thấy một Hà Nội khác, không phải cái Hà Nội trong bài hát do Duy Trác hát. Khác chứ không phải hay, dở. Bởi vì nó tạo ra một vẻ đẹp khác.Khác vì, chẳng hạn như câu “Thanh bình tiếng ‘guốc’ reo vui” thường lại được đổi thành “Thanh bình tiếng ‘hát’ reo vui”, có lẽ vì Hà Nội ít ai đi guốc mộc nữa, người ta không còn nghe tiếng guốc mộc trên đường phố Hà Nội, cũng như khăn mỏ quạ, còn mấy ai chít nữa!

Ôi Giấc Mơ Xưa

Gặp nhau năm trước với ai ta hẹn hò
Kề vai cùng nói những câu thề ước
Đắm đuối đôi lòng chung hòa muôn tiếng tơ
Ta sẽ say đời với mộng và với thơ
Rồi đây gắn bó mối tơ duyên mặn nồng
Bao lời thề nguyện hòa theo mây với gió
Làn hương ngất ngây ru hồn ta đắm say
Ríu rít đàn chim ca vang giữa ngàn cây

Nhưng thôi còn đâu
Vì ai đã nỡ quên tình cũ
Mi ướt đêm thâu
Khóc thầm kiếp đời lắm buồn đau
Ôi duyên tình xưa
Còn đâu giây phút êm đềm ấy
Ôi giấc mơ xưa
Đã tàn phai rồi dưới chiều mưa

Đây đó đôi chim đang bay lượn cánh nhịp nhàng
Xây dệt mộng vàng
Còn riêng ra phiêu linh cuốn theo làn gió vi vút bay về đâu
Tim se lòng đau
Người ơi có biết ta còn nhớ
Muôn kiếp khôn nguôi
Vẫn chờ ai về với tình tôi.

Nụ Cười Sơn Cước

Tôi nhớ mãi một chiều xuân chia phôi
mây mờ buông xuống núi đồi 
và trong lòng mưa hơn cả ngoài trời. 
Cỏ cây hoa lá, 
thương nhớ mãi người đi 
và dâng sầu lên mi mắt người về . 

Thơ thẩn đàn chim ngừng tiếng hót, 
và mưa Xuân đang tưới luống u sầu
buồn cho dòng nước mờ xoá bóng chim uyên 
và gió chiều còn khóc thương mãi 
mối tình còn vấn vương. 

Ai về sau dãy núi Kim - Bôi, 
nhắn giùm tim tôi chưa phai mờ, 
hình dung một chiếc thắt lưng xanh, 
một chiếc khăn màu trắng trăng, 
một chiếc vòng sáng lóng lánh, 
với nụ cười nàng quá xinh. 

Nàng ơi, tôi đã rút tơ lòng, 
dệt mấy cung yêu thương 
gởi lòng trong trắng, 
của mấy bông hoa rừng 
đời đời không tàn với khúc nhạc lòng tôi. 

Nụ Cười Sơn Cước qua phần trình bày của Sỹ Phú, xin mời mọi người thưởng thức: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=WpXTw9vhAJ

Lời hát trên, cũng giống như số phận các ca khúc trong kháng chiến, bị gán cho chữ "tiền chiến", đến tên tác giả cũng có sự nhầm lẫn, ngày xưa Trung Tâm Thanh Lan (không phải Thanh Lan xinh xinh đóng phim Ván Bài Lật Ngửa) phát hành cuốn băng do ca sĩ Huyền Châu hát, đề tác giả là Trần Hoàn. Khánh Ly cũng hát bài hát này và cuốn băng cũng đề tác giả là Trần Hoàn.

Tuy nhiên, tác giả Sơn Nữ Ca lại không phải tác giả Nụ Cười Sơn Cước, người đã "dệt lên mấy cung yêu thương" này là người mà gần đây nổi danh trong giới blog cả trắng lẫn đen với biệt hiệu "thằng hèn".

Vâng, tác giả Nụ Cười Sơn Cước là nhạc sỹ Tô Hải, một cây đa cây đề trong giới văn nghệ sỹ kháng chiến, và mới đây, không biết có phải "người già tính trẻ" hay vì lý do nào khác mà ở tuổi 80 ông phóng ra "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn". Ông viết: "Nhà văn quân đội - Đại Tá Nguyễn Khải, trước khi qua đời đã tuyên bố: ”Miền Bắc đã cho tôi Độc Lập, miền Nam đã cho tôi Tự do…” Còn tớ, vẫn còn sống nhăn răng đây, tuyên bố: ”Miền Nam đã cho tớ cả Độc Lập, cả Tự Do và cả Hạnh phúc nữa”. Độc lập về tư duy, Tự do về viết lách và… không viết lách. Còn Hạnh Phúc thì … ”độc lập và tự do tìm kiếm hạnh phúc cho mình"… Tuy nhiên để có được ba điều thiêng liêng đó, tớ đã phải vứt bỏ biết bao điều mà trước kia, có cho… kẹo cũng chẳng dám nghĩ, dám làm ..."

Nhạc sỹ Tô Hải (tức Tô Đình Hải), một đảng viên Đảng Cộng sản sinh tại Hà Nội, quê ở Tiền Hải - Thái Bình, hiện sống tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Là chủ nhân của nhiều tác phẩm nhạc mà nổi tiếng là bản Nụ Cười Sơn Cước mà trước 1975 ca sỹ Sĩ Phú hay hát ở miền Nam và bản Đại hợp xướng Tiếng Hát Biên Thùy tại miền Bắc. Về các sáng tác của mình, ông chỉ nhận có ca khúc “Nụ cười sơn cước" là “nghệ thuật” còn lại là “vất đi”.

Hãy xem ông viết về đứa con tinh thần “nghệ thuật” của ông:
Lại cái chuyện "Nụ cười sơn cước" May 30, '09 1:07 PM for everyone 

LẠI CÁI CHUYỆN NỤ CƯỜI SƠN CƯỚC
Hôm nay,ngồi vào computer thấy mất tiêu đâu bài hát này,phục hồi lại để người nghe bản chính gốc thì lại mất tiêu đâu môt phần chính của bản thuyết minh.Đành viết lại có bổ xung thêm một số đau khổ mới khi vào Google gõ cái tên tớ và tên bài hát đó...vì những bài tán láo về nó.Rằng thì là: 1-Tớ cầm ghi ta hát lên (chứ không phải "viết lên"như cô bé Kim -rap-pơ tuyên bố viết (?)nhạc rap trên Tinhvi đâu?)Cái ngày đông rét mướt năm đó Tây nó đánh dữ dội lắm...Bô Tư Lệnh III mà tớ làm "lính kiểng"lúc đó phải rút vào tận Kim Bôi(Hòa Bình).Tớ đóng quân trong nhà một cô con gái có tên Đinh thị Phẩm,24 tuổi đời.Thích thì có thích nhưng chưa biết "tán gái" mà chỉ biết làm thơ,làmvài câu thơ rồi ngâm nó lên theo kiểu riêng của tớ gọi là ca khúc( như các cụ ngày xưa khi hát "Chèo lên trên núi thiên thai..."ấy mà.)Thế là,trước khi rời rừng núi về học Lục Quân Trần Quốc Tuấn tớ muốn nói lên mối "tình câm" của mình bằng ...vài câu thơ có giai điệu ...Thế thôi!,Như tớ đã viết trong bài "Khai lý lịch thật thà" trên blog,tớ là một kẻ đã bị tiêm nhiễm tư bé bởi những bài ca ở trường sơ,trường giòng,rồi sau này,làm "sói con("louveteau),"hướng đạo"(scout)bị các thứ âm nhạc đủ loại nó ăn sâu vào đầu óc,vào trái tim.Tớ hát và thuộc lòng đủ thứ, từ a capella nhà thờ "Gloria in excelsis đê..ê,ề...ồ",, đến "Laissez moi vous aimer","Oh!Rose Marie I love you!""But where are you?"rồi đến dến cả "Maréchal nous voilà"(thời chính phủ Vichy) sau đó là Aikoku","Shina no yoru"(thời Nhật lật Pháp)Nghĩa là tớ hát tất cả,thích đủ thứ âm nhạc chứ chẳng bao giờ chú ý đến cái "nhời"nó nói cái quái gì.Tóm lại tớ là một thanh niên yêu nước,ghét Tây,mê âm nhạc(mélomane)"...không có định hướng!Cho nên,sau này,đi lính,bí bài hát cho bộ đội nghe,tớ cứ "bịa"ra đủ thứ ca khúc ,rập khuôn theo các bài hát đã hát để tự hát ,tự xuất bản bằng mồm.Sáng tác của tớ đều ảnh hưởng của Nhà thờ,của Tây,của Nhật và đặc biệt của Mỹ với Bing Crosby,Bop Hope,..với các nhịp điệu,tiết tấu của swing,blues...rất thịnh hành những năm 40.Tớ với Ngọc Bích là "vua swing"ở sư đoàn 304 và Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn...Chẳng có biết dân tộc ,hiên đại là cái quái gi!Ấy vậy mà bài nào mới "bịa"ra cũng được "quân chung"hoan nghênh ra phết!Những lần xúc cảm về chuyện gì tớ đều "bịa"ra những "câu thơ có giai điệu",nhưng theo một khuôn khổ,hình thức nhất định mà tớ nhặt nhạnh được trong quá trình hát lên cho mình,cho bạn bè,đồng đội nghe...cho vui.Thế thôi!Nào ngờ..."Nụ cười sơn cước"lại được hoan nghênh đến thế và Ngọc Bích,Canh Thân ,Hoàng Thi Thơ..khi trút áo "lính cụ Hồ" ,thôi làm "đồng chí",đã mang nó vô thành (dân gian gọi là "dinh-tê") phổ biến khắp nơi.Để cho nó được chấp nhận bởi các cơ quan kiểm duyệt,họ xếp tớ vào loại tác giả tiền chiến!Và tư đó "Nụ cười sơn cứoc",một trong những "tình ca thời kháng chiến" của bọn tớ sống nhờ cái mác nhạc tiền chiến đến ngày nay ! Lại còn cái chuyện "địch" thu đĩa 78 vòng(chung với "Dư âm"của Nguyễn văn Tý)nữa chứ! .Tớ bị "đánh hội đồng" khắp nơi,nhất là tiền bản quyền thu đĩa (đúng một chỉ vàng)được gửi từ trong thành ra lại rơi vào đúng tay một CUV cùng chi bộ, "đông chí"(nhưng không đồng hướng)đã nhận được từ tay bà chị hắn chuyên làm kinh tài cho khu ủy Liên khu III,ra vào Thành như đi chợ!Tớ không mang tội "liên hệ với địch"là nhờ có hàng trăm "bức tranh cổ động bằng âm thanh" động viên lính chiến đấu trường kỳ có hiệu quả!Từ đó một loạt bài "thiếu tính chiến đấu"của tớ (sau này có được thu thanh trong cuốn băng cát-xét "Nửa trái tim tôi"mà tớ đã chuyển sang CD nhưng chưa biết cách làm thế nào để các friends nghe thử???)đều bị cấm bằng mồm,mặc dầu các tướng, tá lớn,bé trong Quân Đội vẫn nhớ tớ với những bài hát đã làm các vị ấy xúc động một thời.(Tháng 5/007 vừa qua,có một ông tướng mê nhạc của tớ ,trước lúc qua đời,có thu thanh 3 bài của tớ trong một đĩa VCD ,và dằn lại rằng "Thôi Nụ cười..."vì cần giưới thiệu những cái "cấm"khác hơn-Ông tướng này chỉ lên có đến Thiếu thôi ,có lẽ vì cái "lập trường văn nghệ" của ông ta thiếu ...vững vàng chăng?(VCD này tớ đang giữ nhưng cũng "ngu lâu"về computer nên chả biết làm sao để các friends nghe và xem đươc!Có ai đến giúp được tớ không?)Trở lại với "Nụ cười sơn cước"Nó ra đời như thế đó.Tình thì có,nhưng mà là tình câm,tình nhát(vì sợ kỷ luật)đã có gì đâu mà nhiều người viết về bài hát này cứ thêu dệt ra lắm chuyện,thậm chí còn đặt cả những cái tên Lò thị nọ, Nông Thị kia ra rồi thay cả địa điểm,nơi sinh,ngày sinh của nó nữa mới khổ tớ chứ!Làm bà xã cứ trách tớ":"Có thế mà anh cứ giấu em!"Tớ định kiện báo vì "vi phạm luật báo chí "xâm phạm đến đời tư không được phép"của tớ mấy lần.Nhưng đọc đi,đọc lại thì thấy:họ đều xuất phát từ tình yêu đối với một sáng tác của tớ đã bao năm tưởng chết nay lại hồi sinh,từ tình yêu đối với tớ.Đặc biệt có nhiều đồng đội cũ,nay về già ,nghĩ về quá khứ tươi đẹp đã qua,đã viết về "Nụ cười sơn cước"như để tranh thủ viết về một thời một thanh xuân đẹp nhất của chúng tớ .mà thôi.Vì vậy tớ lại lặng im..(trừ một lần tớ lên tiếng phản đối và được xin lỗi và cải chính trên báo An Ninh Thế Giới do quá nhiều điều bịa đặt không có lợi cho gia đình (cũ và mới)của tớ mà thôi).Tuy nhiên cái "sự tam sao thất bản" thì kiện ai?Hội Nhạc Sỹ VN,Rất nhiều Nhà Xuất Bản đã công bố bản chinh thức của tớ trên các "Tuyển tập ca khúc trữ tinh"..."Ca khúc vượt thời gian"...đăng đi,đăng lại trên báo chí...Vậy mà,các ca sỹ thời nay vẫn không chịu hát theo bản nhạc của tác giả!Trừ 2 người là Lê Dung và Đông Đào .Còn trên Tivi,trong các tiệm cà phê-ca nhạc,họ tha hồ "phiêu"bất tử,ngắt câu,ngắt đoạn tùy thích,nhất là bôi mỡ,đânh bóng các nốt nhạc nghe đến rợn người( Ánh Tuyết) Ngay trong câu "Và trong lòng mưa hơn ở ngoài trời..."của tớ,bà Lê Dung vẫn còn "nhịu"ra "mơ" (?)hơn ở ngoài trời".. nữa là!Huống hồ những vị ca sỹ không biết xướng âm thì làm sao sửa được những gì đã trót hát sai qua bản...truyền khẩu.Tớ chán quá nhưng lại nghĩ:Ôi dào!thời buổi này họ nhắc đến tên mấy ông nhạc sỹ già đã là may lắm rồi!Cứ kênh kiệu mãi chúng nó cho cả tác phẩm lẫn người vào sọt rác lịch sử như đã từng cho cả hàng ngàn bài ca ra đời cái thời "Tiếng hát át tiếng bom"cho biết mặt!Thua!Thua!Xin chào thua!
Tiện đây xin post lên bài báo của Thanh Niên tương đối chính xác vì có sự thông qua của "khổ chủ".
Nhạc sĩ Tô Hải với hồi ức buồn Nụ cười sơn cước
22:21:38, 28/05/2007
Hà Đình Nguyên

Nhân dịp đến dự lễ trao tặng xe lăn các tướng lĩnh và cán bộ có công do Báo Quân Đội Nhân Dân tổ chức, tôi thật sự xúc động khi thấy một ông già quân phục chỉnh tề, huân chương đỏ ngực, chống gậy lập cập lên nhận xe. Đó chính là nhạc sĩ Tô Hải, tác giả ca khúc nổi tiếng một thời" Nụ cười sơn cước"... Sau buổi đó, tôi đã đến gặp ông tại nhà riêng. 
Nhà của ông là căn hộ tập thể tận tầng lầu thứ 11 của chung cư Miếu Nổi (Q.Bình Thạnh - TP.HCM). 81 tuổi, đi đứng khó khăn do từng bị hoại tử khớp xương hông phải thay xương chậu, xương đùi bằng chất liệu titan do Pháp chữa trị... vì những lý do đó nên nhạc sĩ Tô Hải rất ít xuất hiện nơi này, nơi nọ. 
Thế nhưng, dù không đi đâu ông lại biết rất nhiều những sự kiện đang diễn ra trên toàn cầu. Với khả năng thông thạo 3 ngoại ngữ, mỗi ngày ông dành từ 10 đến 12 tiếng để đọc tin tức trên internet. Cô Lâm Ái, vợ ông, khoe: "Chỉ một mình anh ấy đọc nhưng sau bữa cơm trưa hoặc tối là tôi và con gái Tô Lâm Phượng (sinh năm 1993) đều biết hết mọi chuyện xảy ra trên thế giới...".
*Thế ông không còn cảm hứng để viết nhạc?
- Đã hơn 20 năm nay tôi không còn làm âm nhạc, vì âm nhạc của lứa chúng tôi không còn đất sống. Thời buổi bây giờ chẳng ai sử dụng ca khúc của lớp già chúng tôi: Chu Minh, Hoàng Vân, Nguyễn Đức Toàn, Huy Du, Hồ Bắc, Doãn Nho... trừ những ngày lễ lạc gì đó họ mới hát lại! Bọn chúng tôi trở nên lạc lõng, hỏi tên chẳng ai biết. Thôi thì, tự an ủi là bọn tôi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với một thời kỳ lịch sử.
* Ông đến với âm nhạc từ lúc nào?
- Thời tiểu học, tôi học hát và tham gia ban đồng ca Saint Joseph, từng đoạt giải thưởng âm nhạc Chim Sơn Ca của Hướng đạo sinh toàn Đông Dương. Đang học dở tú tài 2 thì tôi nhập ngũ ngày 19.8.1945. Tôi viết ca khúc đầu tay Trở về đô thành (1946) rồi Nụ cười sơn cước (1947) đều do bản năng và mê nhạc mà thành. Tôi luôn tự cho mình là một người lính làm nhạc cho mình, cho đồng đội mình hát. 
Chỉ đến năm 1951, khi về Đoàn văn công Khu 4, tôi có dịp gặp nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Được ông động viên khuyến khích, tôi thấy tự tin hơn để chuyên tâm vào sự nghiệp âm nhạc. Khi hòa bình lập lại, tôi được tham dự lớp sáng tác 18 tháng đầu tiên của Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam (1957-1958) do các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên dạy. Cùng lớp với tôi có các nhạc sĩ: Trọng Loan, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý, Lưu Cầu, Vũ Trọng Hối, Lương Ngọc Trác, Văn Chung, Nguyên Nhung, Vân Đông... 
Năm 1958, tôi là người đầu tiên viết bản giao hưởng đại hợp xướng gồm 4 phần (thể loại cantale) Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy. Dạo ấy, ở nước mình làm gì có trống định âm (Timpani), hạc cầm... nhưng tôi vẫn cứ viết. Bản giao hưởng này được biểu diễn năm 1959 và được hàng loạt giải thưởng. Có lẽ vì thế mà trong Bách khoa từ điển của Pháp (Encyclopédie de la Musique) xuất bản năm 1960 có tên tôi, họ ghi là "nhà soạn nhạc" (compositeur) cùng với 11 người viết ca khúc (chansonnier) thời ấy...
* Ca khúc Nụ cười sơn cước đã được ông sáng tác trong hoàn cảnh nào? Và "Ai về sau dãy núi Kim Bôi..." là ở đâu vậy?
- Kim Bôi là một dãy núi thuộc tỉnh Hòa Bình. Dạo đó đơn vị tôi ở nhờ một làng dân tộc Mường. Tôi được ở trong một gia đình có cô con gái rất đẹp, nàng tên là Phẩm. Cũng chỉ là "để ý" thầm vậy thôi! Khi đơn vị tôi chuyển quân, với tình cảm lưu luyến hết sức chân thành tôi đã: "hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trăng, một chiếc vòng sáng lóng lánh với nụ cười nàng quá xinh !" và chuyển những tình cảm này thành ca khúc, ca ngợi chung những bông hoa rừng mà tôi đã từng gặp.
* Sau này có bao giờ ông gặp lại nàng "sơn nữ" này?
- Có, và đó là nỗi ân hận của tôi. Năm 1973 hay 1974 gì đó tôi có lên Hòa Bình tìm lại "người xưa" dù biết rằng cô ấy đã có chồng con. Sau dãy núi Kim Bôi đã biến thành vùng công nghiệp khai thác suối nước nóng, đường sá mở rộng, người miền xuôi lên ở nhiều. Cô Phẩm ngày xưa giờ đã là một thiếu phụ luống tuổi, ăn mặc theo kiểu người Kinh và... chẳng biết tôi là ai cả ! Nhắc lại chỉ thêm buồn... Biết vậy, cứ hãy sống với kỷ niệm xưa.
* Đã ở bên kia ngưỡng tuổi 80. Nhìn lại hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật, ông có điều gì muốn tâm sự?
- Phương châm sống của tôi hiện nay là hãy quên đi quá khứ (để khỏi tiếc nuối, kể công với lịch sử), hãy sống với hiện tại (để luôn vui với những gì mình đang có) và đừng nghĩ đến tương lai (để khỏi thấy mình quá già, sắp chết). Tôi có một valy tác phẩm chưa hề sử dụng. Tôi dặn vợ: khi tôi chết hãy vẫn cứ để chiếc valy ở đấy cho đến khi nó có "duyên" tìm được tri kỷ hoặc có ai cần nghiên cứu về cái thời đẹp nhất đã xa xưa của lũ nhạc sĩ già chúng tôi thì cho mượn... Nhược bằng chẳng ai rỗi hơi "tìm về quá khứ" thì con gái tôi (Tô Lâm Phượng - chơi piano tàm tạm) sau này có điều kiện sẽ dựng lại... cho cháu chắt tôi nghe vậy !
Hà Đình Nguyên


P/S: xin để nguyên chữ của ông, chấm câu, phẩy đoạn.

Nụ cười sơn cước trình bày: Lê Dung http://mp3.xalo.vn/nghebaihat/112829862473/Nu-cuoi-son-cuoc-Le-Dung.html

TIẾNG HÁT QUAY TƠ
(Tử Phác)

Khoan Thai, nhẹ nhàng
3/4

Chiều không hương, buông mây lắng xuống đồng quê
Trời mênh mông, tím ngắt, thoi thóp pha hồng
Hàng nước mắt, lá rơi bên thềm
Vun vút bóng câu khắp trời, bát ngát khói hương

Thì thào lá biếc, có thương lá vàng
Tre ngà đưa võng, heo may hòa đàn
Ngập ngừng xe (xa) quay, run run in bóng dáng người

Người chiến sĩ ầm gió rít mưa bay,
Dấn mình trong khói súng,
Chiến trường áo mong manh,
Căm thù nuôi ấm thân,
Quyết gắng sức nâng cao sắc cờ (Quyết lấy máu pha tươi sắc cờ)

Chàng ra đi giữ miếng vườn này, giữ mái tranh này
Em về xa vắng thầm lo cho cánh chim bay
Chiều nghe vang lá siết em run ngỡ tiếng, ngỡ tiếng bước ai về

Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay, se áo rét dâng chàng
Rộn ràng tơ lướt tới người chiến sỹ yêu

Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay, chăn ấm cuốn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mối giây tình
Trong lòng em dâng người hiên ngang

[Nhịp xe quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Mình tơ êm óng chuốt như nắng hanh vàng
Mùa lá trút sắp qua nhớ chàng, quay gấp bánh xe
Tơ vàng chắn lối gió đông
Cho người chiến sỹ đêm không lạnh lùng]
Ơn lòng trai cứu nước
Gửi cùng áo ấm muôn vàn nhớ thương

Bản nhạc giấy: Tiếng Hát Quay Tơ, Lời và Nhạc Tử Phác, Tinh Hoa Huế xuất bản 1953. những chữ trong ngoặc tròn là theo bản được trình bày bởi tài tử Ngọc Bảo http://mp3.xalo.vn/nghebaihat/287699222253/Tieng-hat-quay-to-Ngoc-Bao.html đoạn trong ngoặc vuông có ở bản in của Tinh Hoa Huế không có trong bản tài tử Ngọc Bảo trình bày.

Nhạc của Từ Phác được biết rất ít. Theo tìm hiểu, ông chỉ viết bản "Tiếng hát quay tơ" và viết chung với Lương Ngọc Châu bản "Tiếng hát lênh đênh".

Tử Phác tên thật là Nguyễn Văn Kim khi viết văn thường ký bí danh Nguyễn Anh Chấn còn viết thơ và nhạc dùng bút hiệu Tử Phác. Ông sinh năm năm 1932 nhà ở phố Hàng Giấy Hà Nội khu chợ Đồng Xuân gần chân cầu sông Cái bắc qua sông Hồng. Thuộc nhiều thơ và say mê âm nhạc, nhưng ông cụ thân sinh cấm ngặt không cho các con học đàn hát. Tử Phác năn nỉ bà mẹ xin tiền mua giấu một cây vĩ cầm gửi ở nhà nhạc sĩ Lương Hàm Châu, thỉnh thoảng tạt qua tập dượt. Gia đình nhạc sĩ Châu có đàn dương cầm.

Hai người cùng nhau soạn nhiều bản nhạc thường Lương Hàm Châu làm nhạc còn Tử Phác viết lời. Vào thời đó, Tử Phác hay dạy các trẻ trong gia đình và ngoài khu phố những bài hát rước đèn Trung Thu tự mình sáng tác.

Sau nầy khi lập gia đình ở ngoài chiến khu, Tử Phác cưới vợ là em gái của Lương Hàm Châụ Gia đình họ Lương thuộc dòng dõi của cụ Lương Văn Can trong Đông Kinh Nghĩa Thục.

Còn bút hiệu Tử Phác có nghĩa người con của Phác, vì mẹ tên Trương Tần Phác, một hậu duệ của người hùng Gò Công Trương Công Định.

Mồ côi mẹ lúc 16 tuổi và cha ba năm sau, theo kháng chiến chống Pháp rất sớm năm 1945, vì viết nhạc viết văn làm thơ nên được giao công tác văn công quân đội.

Từ đó, Tử Phác di chuyển chỗ nầy chỗ khác khắp miền Bắc, chính trong thời gian nầy Tử Phác đã viết lời và nhạc bài "Tiếng Hát Quay Tơ" vào năm 1948. Ngay từ những buổi trình diễn đầu tiên bài hát "Tiếng Hát Quay Tơ" đã được hoan nghênh nhiệt liệt:

Chiều không hương buông mây lắng xuống đồng quê
Trời mênh mông tím ngát, thoi thóp pha hồng
Hàng nước mắt, lá rơi bên thềm, vun vút bóng cau
Khắp trời bát ngát khói sương
Thì thào lá biếc có thương lá vàng
Tre ngà đưa võng heo may hòa đàn... 

Ngập ngừng xe quay rung rinh in bóng dáng người
Ầm ầm... gió rét... mưa bay... 
Chàng ra đi... 
Em về xa vắng thầm lo cho cánh chim bay
Chiều nghe vang lá xiết em run
Ngỡ tiếng ngỡ tiếng bước ai về

Quay quay thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay se áo rét dâng chàng... 
Quay quay thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay chăn ấm quấn thân chàng

Mỗi một đường tơ là mỗi dây tình
Trong lòng em dâng người hiên ngang
Nhịp xe quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Mình tơ êm óng chuốt như nắng hanh vàng

Mùa lá trút sắp qua nhớ chàng quay gấp bánh xe
Tơ vàng chắn lối gió đông chọ..đêm không lạnh lùng
Gửi cùng áo ấm
Muôn vàn nhớ nhung...

Tử Phác, 1948

Khi nói về bài "Tiếng Hát Quay Tơ" nhà văn kiêm thi sĩ Hoàng Cầm đã viết: "Cả đoàn Việt Bắc đều thích hát cả ngày ca khúc Quay Tơ, có anh còn nhảy "valse"theo nhạc Quay Tơ nữa, nghe thật sang trọng hào hoa cuốn hút thắm thiết... "

Tử Phác nổi tiếng từ đó, nhưng cũng từ đó Tử Phác không còn thường sáng tác thơ nhạc vì đầu năm 49 được điều động vào Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu III. Năm 1950 lên Trung Ương giữ chức Trưởng Phòng Văn Nghệ thuộc Tổng Cục Chính Trị và năm 1952 làm Tổng Phụ Trách Văn Công Quân Đội cùng với Chính Hữu, Trần Dần và Hoàng Cầm trong Ban Chỉ Huy Tổng Đoàn.

Khi Trung Quốc tung ra phong trào "Trăm Hoa Đua Nở" Việt Nam cũng hùa theo và một số văn nghệ sĩ cùng nhau làm tờ báo "Nhân Dân Giai Phẩm" vào những năm 1957-1958. Tử Phác là Thư Ký Toà Soạn của báo Nhân Dân Giai Phẩm.

Lương Ngọc Trác trong bài "Lời nói và việc làm của Tử Phác" đăng trên Văn nghệ Quân đội, số 5 (tháng 5-1958), tr. 53-57 viết:
"Bí danh là Tử Phác tức Nguyễn Anh Chấn, tên thật là Trần Kim. Xuất thân từ một gia đình phong kiến quan lại, đời ông làm quan to ra đầu hàng Pháp. Bố sang Tây du học về Hà Nội làm Tham tá lục lộ. Mẹ con quan, có vốn buôn tơ lụa, vàng bạc. Nhà có của, bố mẹ lại mất sớm nên Tử Phác tha hồ ăn chơi và sớm trụy lạc, rượu chè, thuốc phiện, dần dần bế tắc về tư tưởng, nghiên cứu triết học Nietzsche và các thứ tôn giáo. Làn sóng cách mạng đến gỡ Tử Phác ra khỏi cuộc sống bế tắc đó, lôi cuốn Tử Phác vào cuộc sống mới, con đường hoạt động cách mạng. Trong những năm đầu cuộc kháng chiến, Tử Phác được kết nạp vào Đảng và phụ trách tờ báo Thủ đô của khu II. Sau một thời gian công tác Tử Phác mắc khuyết điểm: bao biện, độc đoán, làm báo theo lối tư sản, v.v… tờ báo bị đình bản. Đầu năm 49 được vào Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu III, công tác một ít lâu Tử Phác lại mắc khuyết điểm: bao biện, độc đoán, quan niệm công tác kiểu tư sản, v.v… và một lô khuyết điểm nữa như: tham ô, lãng phí, hủ hoá, v.v… cứ thế tiếp tục, Tử Phác còn thuyên chuyển qua nhiều cơ quan khác: báo Sự thật, báo Sức trẻ, cơ quan Trung ương Thanh niên, cơ quan tuyên huấn quân đội, phụ trách Đoàn văn công quân đội, v.v… Tới đâu Tử Phác cũng cố gắng được một thời gian rồi lại phạm vào những tật xấu đã quen mắc: bao biện, độc đoán, quan liêu, tham ô, lãng phí, hủ hoá, v.v… "
Năm 1959-1960 khi vụ Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra ông bị đưa đi cải tạo tại Hòa Bình. Sau khi cải tạo về Tử Phác không tìm được một việc làm nào. "Không có sinh kế, vợ con nheo nhóc, sống vất vưởng nhờ tiền trợ giúp của gia đình nội ngoại ở Pháp, đồ đạc trong nhà bán dần dần đến cả chiếc dương cầm, cái hương án... " (Vài Kỷ Niệm Về Nhà Thơ Và Nhạc Sĩ Tử Phác-Vân Uyên, 12/5/2002). Năm 1982, Tử Phác mất trong cảnh cô đơn, nghèo đói, đau đớn vì bệnh ung thư. Bài văn tế của Trần Dần có những câu như sau:

Ngày xửa, ngày xưa... có một chàng trai...
trong ầm ầm... gió rét... mưa bay...
động tâm vì những người chiến trường áo mong manh...
liều lấy cả tuổi xanh mình... tim thật mình... 
quay tơ... may áo...
ai ai đều nhớ...
mỗi một đường tơ là mỗi dây tình... 
dâng người hiên ngang... 
thế là khúc tâm ca thành áo ấm trữ tình
cho hơn một thế hệ những người áo mong manh chiến trường
những người hồi ấy hiên ngang kháng chiến...
Sự tích chàng trai chỉ cần có thế:
Tử Phác... Le Fier... Từ đầu...
Rồi khổ ải... khổ ải... 30... 
Hơn 30 năm sau... anh nằm đây...
Vẫn anh... Tử Phác... Le Fier... 
Anh đã sống- đã đau-anh đã thác
Yêu nghệ thuật-yêu thơ-yêu nhạc
Một đời anh thác chỉ vì... yêu
...... 
Anh để lại cho chúng tôi một thái độ
Chúng tôi ở lại... anh đi...
Âm dương không cách trở...

Trần Dần, 12-05-1982

Đạo diễn Bạch Diệp trong bộc bạch trên báo Tiếp Thị Gia Đình về tình yêu nhiều xa cách với nhạc sĩ Tử Phác:
"Trong những năm kháng chiến chống Pháp, tôi tiếp tục tham gia Ban chấp hành Hội phụ nữ khu ba và thường vụ liên khu ba. Năm 19 tuổi, tôi gặp anh Tử Phác. Anh được biết đến với bài hát Quay tơ và là một trong ba người viết nhạc nổi tiếng lúc đó (cùng với nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Duy).
Hôm ấy, trời mưa tầm tã, ai nấy đều vào hiên trú mưa. Tôi mặc chiếc áo len, khoác ba lô, thản nhiên rảo bước dưới mưa. Đường vắng tanh, tôi nhìn thấy một người đàn ông đi ngược đường, cũng để đầu trần, ra dáng phong sương. Tôi nhận ra đó là anh Tử Phác. Anh hỏi đi đâu thế. Tôi bảo đi công tác. Cùng nhau đi đến bến đò Yên Lệnh, anh mời tôi ăn trưa. Anh chẳng ăn mà cứ ngồi nhìn tôi đắm đuối.
Sau vài tuần lễ, tôi nhận được thư anh gửi. Anh sáng tác bài Mưa bay, cho người liên lạc đuổi theo tặng tôi. Trong thư, anh hẹn ngày về Thái Bình dự một buổi hòa nhạc và anh sẽ hát bài Mưa bay tặng riêng tôi. Việc không thành vì liên lạc viên không tìm được tôi...
Ngày ấy, tôi chẳng có khái niệm về văn nghệ sĩ. Gặp anh ở bến đò quê, tôi cảm mến rồi yêu. Nhiều người khuyên can rằng yêu văn nghệ sĩ chỉ "ba bảy hai mốt ngày" chứ không bao giờ nên vợ nên chồng. Ý nghĩ ấy gieo vào tôi nỗi lo sợ mơ hồ nên tôi từ chối tình cảm của anh."
Trên Thể Thao - Văn Hóa:
Nhưng mối tình đầu đó đã có một kết thúc buồn. Nhạc sĩ Tử Phác lập gia đình, nhưng hai người vẫn nhớ đến nhau. Nhạc sĩ đặt tên con theo tên của bà. Bà nói: "Sau này về Hà Nội chúng tôi gặp lại nhau, nhưng không có gì. Dù sao anh vẫn là người để lại trong tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc".
Cố nhạc sĩ Tử Phác rất nổi tiếng với ca khúc Tiếng hát quay tơ, giai điệu mượt mà, lời ca chau chuốt này được lưu truyền rộng rãi. Ông còn sáng tác một loạt các ca khúc như Tiếng hát lênh đênh, Gió Hồ Tây, Vượt sông Đà, Chiến thắng Điện Biên, Thả thuyền giấy, Đường Lên Tây Bắc... Nhạc sĩ Tử Phác tên thật là Nguyễn Văn Kim, quê ở Hà Nội, từng tham gia làm báo, sau phụ trách tập san Âm Nhạc, tiền thân của tạp chí Âm Nhạc, Hội Nhạc sĩ VN. Ngoài sáng tác, ông còn dịch thuật về lịch sử âm nhạc thế giới.
Nghệ sĩ Bạch Diệp nói: "Tôi giờ cũng già rồi, nhưng từ giờ đến khi ra đi, tôi mong ước là mình sẽ có nhiều tiền để có thể tổ chức một đêm nhạc Tử Phác. Gia đình anh ấy cũng ủng hộ tôi, nhưng giờ chưa có điều kiện. Nếu không làm được điều đó, tôi rất không yên lòng".
Tiếng Còi Trong Sương Đêm ký danh Lê Trực một bút danh của nhạc sỹ Hoàng Việt.

Quê nội ở huyện Phước Lễ, Bà Rịa - Vũng Tàu, miền “hào khí” Đồng Nai. Quê ngoại ở Tiền Giang nhưng Lê Trí Lực (tên thật của nhạc sỹ Hoàng Việt) sinh ra ở Chợ Lớn- đó là năm 1928. Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc Chị cả, Biệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha, về làm việc tại tổ quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau này ông mới bỏ chữ "Hận", thành bút danh Hoàng Việt. 

Những tác phẩm của nhạc sỹ Hoàng Việt đã góp vào một giọng điệu không trộn lẫn với bức tranh âm nhạc Nam Bộ kháng chiến. Những ca khúc của Hoàng Việt trong sáng mà đậm đà, sâu lắng, mang tính chiến đấu sắc bén nhưng không căng cứng, lên gân. 

Bao trùm lên tất cả là tình yêu chan chứa, nghị lực và niềm tin, lạc quan hy vọng Ca khúc của Hoàng Việt mang đậm hơi thở của cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ trong những ngày kháng chiến chống Pháp: 

Tiếng Còi Trong Sương Đêm
Sáng tác: Lê Trực

Bến nước gió rét đò thưa khách sang 
Lau xanh ven sông mờ run bóng trăng 
Đêm nay không gian chìm trong giá băng 
Con đò sang ngang... 

Kể lúc vắng bóng người chinh sĩ xưa 
Đã cắm giữa gió mùa thu thổi đưa 
Đêm nay đông sang mà tin vẫn chưa ... 
đưa đò ...về ... xưa 
Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương 
Hồi còi còn vang như hòa lẫn theo người lái đò ru: 

Tiếng còi trong sương đêm 
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn, 
nghe vi vu oán than 
Thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi ... 
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ đi rồi ... 

Con ơi lòng mẹ ủ ê thương cho chồng mấy dặm sơn khê 
Khi ra đi có hứa thu nay về 
Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn, 
Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn 

Hò hơ hớ ... Hò hơ hớ ... 
Tiếng còi trong sương đêm 
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn 
Nghe vi vu oán than 
Thôi khóc chi đau lòng, con cứ an giấc nồng 
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ bên lòng ... 
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ ...

1944-1945

Sau đó ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ (khu 8 - hi hi, viết số tám với đóng ngoặc đơn thì thành ) đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Vừa chiến đấu, Hoàng Việt vừa viết hàng chục bài hát, như Sở Thương Giang (1945), Lá Xanh (1950), Ai nghe chiến dịch mùa xuân (1950), Tin tưởng (1951), Mùa lúa chín (1952), Đêm mưa dầm (1951), Lửa sáng (1951), Nhạc rừng (1952), Lên ngàn (1953)... Trong số những bài hát ấy, nổi bật nhất và có giá trị lâu bền nhất là các bài hát Lá xanh, Nhạc rừng, Lên ngàn.

Bài Lá xanh gợi lên một không khí hào hùng, sôi nổi của tuổi trẻ Nam Bộ hăng hái đầu quân giết giặc những năm đầu và giữa cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài Nhạc rừng lấy cảm hứng từ cuộc sống chiến đấu hết sức gian khổ mà phơi phới, hồn nhiên của chiến sĩ miền Đông Nam Bộ. Có thể ít nhiều, tác giả đã thi vị hóa cuộc sống ấy nhưng làm sao khác được khi mà giữa trăm ngàn thiếu thốn nơi rừng sâu, người chiến sĩ vẫn thật sự rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, với tiếng chim "cúc cu", với dòng suối róc rách, với tiếng lá lao xao, để rồi tự hào được làm người lính bảo vệ những cái đó. Lên ngàn là tác phẩm được viết ra trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bão lụt miền Đông năm 1953, cây rừng gục đổ ngổn ngang, bộ đội hành quân lên Châu Thành để giúp đồng bào khắc phục hậu quả, gay go, khốc liệt, cùng một lúc diễn ra ở cả trận tuyến và hậu phương. Nhưng bài ca ấy vút lên những âm thanh trong trẻo: 

"... Em đi mót lúa trên ngàn
còn anh chiến đấu sa trường 
Kháng chiến nhất quyết thành công
mai ngày kháng chiến thành công
anh về, em thỏa lòng ước mong!" 

Và quả như lời tiên đoán ấy, chỉ một năm sau tin vui truyền đi khắp nước: Giặc Pháp đã thất bại đau đớn ở Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp đành phải ký với ta Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nửa đất nước phía Bắc đã được giải phóng... mở ra một trang sử mới.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên (sau này là Nhạc viện Hà Nội). 

Nền tân nhạc Việt Nam khai sinh khoảng cuối thập kỷ 30, bằng ca khúc, và từ đó tồn tại suốt già một phần tư thế kỷ cũng chỉ bằng những thể loại thuộc thanh nhạc như: ca khúc, hợp xướng hoặc ca cảnh. Cho đến năm 1965, các nhạc sĩ - kể cả những bậc tiền bối - chưa ai kịp viết giao hưởng thì có một nhạc sĩ, tuổi đời mới 37 đã viết bản giao hưởng đầu tiên của VN, mang tựa đề Quê hương. Đó chính là nhạc sĩ Hoàng Việt. 

Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện Sofia (Bungari). Chính trong thời gian này, ông bắt đầu viết những tác phẩm khí nhạc, đặc biệt là bản giao hưởng Quê hương và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng Quê hương. Sau khi ông trở về nước, bản giao hưởng "Quê hương" được trình diễn lần đầu tiên ở Việt nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt tự nguyện vào chiến trường miền Nam ác liệt cùng một số văn nghệ sỹ (trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Quang Sáng...) và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam. 

Trong bom đạn, ông viết càng hăng. Dưới bút danh Lê Quỳnh, ông đã hoàn chỉnh nốt bản tráng khúc Giết giặc Mỹ cứu nước khởi thảo từ năm 1965 và viết tiếp Bài ca thanh niên thành đồng 1966. Ông còn viết giao hưởng Cửu Long (bản giao hưởng thứ hai còn dang dở của ông) và cùng với Nguyễn Vũ, Huỳnh Minh Siêng (tức Lưu Hữu Phước) viết chung vở nhạc kịch Bông Sen.

Tháng 12/1967, Hoàng Việt dự định vượt đường 4 trở về bên sông Cửu Long để lấy thêm chất liệu cho việc hoàn thành bản giao hưởng số hai,bản giao hưởng Cửu Long ông đang viết thì bị rocket của máy bay Mỹ quật ngã trong một trận quần đảo của máy bay HU-1B, ngày 31/12/1967, Hoàng Việt đã vĩnh viễn nằm lại trên đất ở làng Mỹ Thiện, Cái Bè - Tiền Giang, quê ngoại giữa tuổi 39 với rất nhiều dự định sáng tác và khi tài năng đang độ chín.

Cố nhạc sỹ Hoàng Việt được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996

Hẳn nhiều người từng đắm chìm với giọng ca của Tài tử Ngọc Bảo, say mê qua những lời hát: http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ngay-ve-hoang-giac-ngoc-bao.CD_2z4wc1q.html

Những người lớn tuổi hẳn còn nhớ bài hát nhưng có lẽ ít người còn nhớ được tình cảnh của bài hát này.

Hoàng Giác, sinh năm 1924, gốc làng Chèm (xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội). Năm 1945, ông tốt nghiệp Trường Bưởi, bản nhạc đầu tay trong cuộc đời sáng tác của ông là để tặng cho một thiếu nữ trong Hà Đông, bài Mơ hoa.

Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ, Hoàng Giác hăng hái tham gia. Trong Tuần lễ vàng ở Hà Nội, Hoàng Giác đăng đàn diễn thuyết. Tài ăn nói của ông đã thu về nhiều thắng lợi cho ngân sách của chính phủ non trẻ. Trong đám đông đứng nghe, có một giai nhân ở đường Quán Thánh, cô lặng lẽ tháo tất cả vòng, xuyến bỏ vào thùng ủng hộ cách mạng. 


Đến khi toàn quốc kháng chiến, Hoàng Giác tham gia Đoàn Tuyên truyền xung phong và một tuyệt phẩm nữa được ra đời vào năm 1947, ca khúc Ngày về được ông làm trên đường công tác được về thăm nhà: 

Tung cánh chim tìm về tổ ấm 
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm 
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi 
luyến tiếc bao ngày xanh. 

Tha thiết mong tìm về bạn cũ 
nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió 
vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây 
mờ khuất xa xôi nghìn phương 

Trên đường tha hương, vui gió sương 
riêng lòng ta mang mối nhớ thương 
âm thầm thương tiếc cho ngày về 
tìm lại đường tơ nay đã dứt 

Nghe tiếng chim chiều về gọi gió 
như tiếng tơ lòng người bạc phước 
nhắp chén men say còn vương bóng quê hương 
dừng bước tha hương lòng đau. 

Lời 2:

Trong bốn phương mờ hàng lệ thắm 
mơ đến em một ngày đầm ấm 
nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau thương 
tìm đến em nay còn đâu. 

Năm tháng phai mờ lời hẹn ước 
trong gió sương hình người tình mến 
oán trách ai quên lời thề lúc ra đi 
thôi ước mơ chi ngày mai 

Phong trần tha hương bao nhớ thương 
tim buồn ta mơ đôi bóng uyên 
lưng trời âu yếm bay tìm đàn 
lòng nguyện giờ đây quên quên hết 

Ta sống không một lời trìu mến 
như bóng con đò lạc bến 
lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi pha 
duyên kiếp sau ta chờ mong.

Năm 1951, song thân của Hoàng Giác cậy nhờ mai mối đi hỏi cô Kim Châu “giai nhân đường Quán Thánh” cho con trai họ. Cả Hà Nội xôn xao. Bao nhiêu chàng trai thất vọng. Cũng có người can ngăn bố mẹ nàng không nên gả con gái cho “thằng nghệ sĩ nghèo rớt mồng tơi”. Thế nhưng có ai biết được ước mơ của nàng, và nàng đã hân hoan chấp nhận lời cầu hôn. Thế là người đẹp Kim Châu trở thành “bà Hoàng Giác” năm 19 tuổi.


Sau đó hoạt động âm nhạc của ông chủ yếu là dạy nhạc tư, hoạt động nghệ thuật như một nhạc sĩ và cũng là một ca sĩ được Hà thành hâm mộ, ông dạy guitare nhiều năm ở Trường Âm nhạc dân lập và dạy hai khóa đầu tiên của Trường Sư phạm Nhạc Họa. 

Cuộc sống êm đềm của đôi vợ chồng Hoàng Giác - Kim Châu chỉ kéo dài được khoảng hơn 15 năm thì tai họa ập xuống, khi chính quyền Sài Gòn thời ấy “cắc cớ” (sự cắc cớ này hẳn đã được tính toán kỹ lưỡng) chọn bài "Ngày về" làm nhạc hiệu cho chương trình “Tiếng chim gọi đàn” (tên một bài hát của nhạc sĩ Hoàng Quý) - một chương trình “chiêu hồi”. 

Dạo ấy, chính quyền miền Nam đã sử dụng khá nhiều ca khúc của “phía bên kia” như bài "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước trở thành quốc ca, rồi "Sơn nữ ca", "Lời người ra đi" của Trần Hoàn, "Thiên thai", "Bến xuân" của Văn Cao... nhưng "Ngày về" lại rơi vào trường hợp “nhạy cảm” nhất cho nên không chỉ tác giả mà cả gia đình của ông cũng chịu nhiều hệ lụy. Tai họa này đã biến bà Kim Châu từ một người vợ yếu đuối đã tự gắng gượng và trở thành “lao động chính”, một mình bà phải chạy vạy, lo toan chuyện cơm áo để nuôi sống chồng con. Đằng đẵng suốt bao nhiêu năm trời bà cặm cụi may vá, đan len thuê kể cả phết hồ dán bao bì. Bà không từ chối bất cứ việc gì, cho dù là nhỏ nhặt hoặc lao nhọc, miễn sao đem lại cho bà chút tiền để khả dĩ mua được thức ăn nuôi sống gia đình.

Báo Công an Nhân dân trong bài viết “Nhạc sĩ Hoàng Giác: Mãi giấc mơ hoa” có đoạn đề cập đên bản nhạc "Ngày về": 
“Sau khi được một số ca sĩ hát ở ngoài Bắc, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, rất ngẫu nhiên, giai điệu của "Ngày về" được chính phủ Việt Nam Cộng hòa chọn làm nhạc hiệu cho chương trình Chiêu hồi. Vì tình huống nhạy cảm này mà mãi đến sau 1975, bài "Ngày về" mới được hát trở lại ở ngoài Bắc với nhiều giọng ca nổi tiếng như tài tử Ngọc Bảo, Cao Minh, Lê Dung, Ngọc Tân…”
Cũng giống như một số nhạc sĩ cùng thời, Hoàng Giác sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 ca khúc, trong số đó có những bài hát nổi tiếng, vượt thời gian như Mơ hoa, Ngày về, Hương lúa đồng quê. Ông hiện sống ở Hà Nội và có người con trai là nhà thơ khá nổi tiếng Hoàng Nhuận Cầm. 

Ông đã được tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc năm 2003.

Bài hát Ngày về của Hoàng Giác do ca sĩ Thanh Long Bass trình bày http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ngay-ve-hoang-giac-thanh-long-bass.UrQbGYy0l2.html

Nói đến Thơ - Nhạc Việt Nam, không thể không nói tới nhạc sỹ Phạm Duy, dù đã nhắc đến ông rải rác trong các bài viết, tuy nhiên ông có quá nhiều tiếng tăm, thành tích trong đủ loại lĩnh vực, vả lại kiến thức bản thân còn mỏng nên tôi ngần ngừ mãi chưa viết về ông, dù biết thế nào cũng có bác đang thắc mắc sao chưa nhắc đến ông! Tôi rất muốn viết về ông nhưng lại ngại viết ít thì không đủ ý, viết nhiều thì sợ thành dông dài và sự non tay của bản thân sẽ làm phiền mắt các bạn, dầu vậy, cũng xin múa phím ít dòng, có gì thưa thớt mong các bạn lượng thứ!

Bây giờ xin bắt đầu, tuổi nhỏ với tôi thật vui, tôi đắm chìm trong lời hát, tiếng thơ của bà ngoại mỗi khi có dịp về chơi với bà. Dù bà chỉ tốt nghiệp Bình dân Học vụ nhưng bà thuộc rất nhiều thơ, bài hát, có những bài hát mà cho đến tận gần đây, 20 năm trở lại đây tôi mới được nghe, xong chúng đã thân thuộc với tôi từ nhỏ qua giọng hát mộc mạc của bà ngoại, trong những bài hát ấy, không ít bài sau này tôi mới biết là sáng tác của Phạm Duy.

Trong những bài bà hát, có bài với những câu:

Từ ngày chinh chiến mùa Thu
Từ ngày, từ ngày chinh chiến mùa Thu
Có chàng ra lính biên khu ai ơi tung hoành 
....
Chàng về nay đã cụt chân
Chàng về, chàng về nay đã cụt chân 
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù
Từ ngày chinh chiến mùa Thu

Hẳn các bạn thấy có gì đó không đúng trong đoạn trên, đây quả là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì tôi tìm được một giai thoại về cố ca nhạc sỹ Duy Khánh, tên thật là Nguyễn Văn Diệp sinh quán tại Quảng Trị, ông đã từng hát giống như bà ngoại tôi hát đoạn trên hồi năm 1952, nhân dịp về quê nghỉ hè, Duy Khánh đã tổ chức nhạc hội tại chùa Tỉnh Hội, ông diễn và hát bài Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy, trong đó có câu: "Chàng về nay đã cụt tay." Duy Khánh sửa lại: "Chàng về nay đã cụt chân", và nhảy cò cò trên sân khấu. http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Nho-Nguoi-Thuong-Binh-Duy-Khanh.IWZAB9U9.html

Bà tôi cũng có khiếu sửa lời bài hát, bây giờ gọi là xuyên tạc, cái khiếu ấy ngấm vào máu mẹ tôi và truyền đến tôi, có một đoạn thế này:

Bà cụ già, ra trước sân
Nắm áo cụ ông, quăng ngay xuống sông
Ối giời ơi, ông nhà tôi đôi mắt đã lòa vì quá là già

Cũng sau này mới biết đó là nhạc của Phạm Duy. 

Nhạc sỹ Phạm Duy, chơi thân với nhạc sỹ Văn Cao, ông tả về Văn Cao trong hồi ký của mình:
"Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày-tao với tôi, nhưng tôi thì có cái tật thích nói văng mạng (và văng tục) từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà xổ chữ nho. Nhưng Văn Cao bản tính lầm lỳ, ít nói, khi nói thì bàn tay gầy gò luôn luôn múa trước mặt người nghe. Anh ta thích hút thuốc lào từ khi còn trẻ, có lần say thuốc ngă vào tay tôi. Về sau, anh còn nghiện rượu rất nặng."
Ngoài việc cùng nhau ra vào chốn ăn chơi, ông và Văn Cao còn giúp nhau trong phương diện sáng tác, cùng nhau tham gia kháng chiến. Những nhạc phẩm đầu tay của ông có nhiều hùng ca: Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu... Bên cạnh đó còn có nhạc tình lãng mạn, trong đó có nhiều bài giúp ông trở nên nổi tiếng: Cây đàn bỏ quên, Khối tình Trương Chi, Tình kỹ nữ, Tiếng bước trên đường khuya...

Năm 1947, Phạm Duy bắt đầu sáng tác nhạc âm hưởng dân ca với mong muốn xâm nhập sâu vào chốn thôn quê hơn, từ đó cho ra đời nhiều bài mà ông gọi là "Dân ca mới", rất được đông đảo quần chúng yêu thích: Nhớ người thương binh (1947), Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều.

Nhớ Người Thương Binh

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi giết thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thu
Từ ngày, từ ngày chinh chiến mùa Thu
Có chàng ra lính biên khu ai ơi tung hoành (ư ư ừ)
Chiều về trên cánh đồng xanh.
Chiều quê hằng nhớ người trai
Và em nhìn tháng ngày trôi
Nhớ người xa, xa vời
Người vì non nước xa xôị

Một chiều, một chiều trên quãng đường xa
Bóng người anh dũng năm xưa ra đi chốn này (ư ư ừ)
Chàng về nay đã cụt tay
Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thụ
Người quê còn nhớ người chăng
Vì vào chốn tử sinh
Chiến trường quên, quên mình
Người về có nhớ thương binh.

Người về, người về có nhớ thương binh.
Tôi về tôi nhớ chiều xanh ra nơi sa trường (ư ư ừ)
Và ngày tôi đã bị thương
Và ngày, và ngày tôi đă bị thương
Thân tàn nay sống hậu phương ai ơi bên người (ư ư ừ)
Chiều về thương nhớ đầy vơi
Người xa gửi đến quà xa
Ngồi đây tưởng đến lệ rơi
Hỡi người xa, xa vời
Đẹp lòng tôi lắm ai ơi ! 

Vĩnh Yên 1947

Từ năm 1948, bên cạnh những bài có sắc thái tươi vui như: Gánh lúa, Đường ra biên ải... Ông có sáng tác thêm một thể loại mới: nói về sự đau khổ của những người sống trong chiến tranh. Những bài như: Bao giờ anh lấy được đồn Tây (sau đổi thành Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời ru... đều có hình ảnh làng quê và người dân quê nghèo khổ, đồng thời nói lên sự căm giận của người dân quê đối với quân giặc cướp nước, phá làng.

Những bài hát này tuy được quần chúng yêu thích và phổ biến rất rộng rãi, nhưng do nói về sự bi, sự khổ mà Phạm Duy bắt đầu bị sự chỉ trích của cấp trên thời kháng chiến. Đến năm 1949, Phạm Duy rời bỏ kháng chiến dinh tê về thành, cùng năm ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng. 

Lúc này Duy Khánh đỗ tiểu học, và cũng như các con nhà giàu quyền thế trong tỉnh, cha ông là Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh Quảng Trị, thường được biết đến với tên ông Trợ Triển là Hội trưởng hội Phật giáo tại tỉnh nhà, từng là dân biểu thời đệ nhị VNCH, có nhiều uy tín lớn trong tỉnh đã được cha mẹ cho vào Huế để học chương trình Trung học vì lúc bấy giờ, tại Quảng trị chưa có trường Trung học. Tại đất cố đô trầm mặc, Duy Khánh đã tìm cho mình con đường tiến thân đúng với khả năng thiên phú của mình, và hè năm 1952 ông đã hát và diễn nhạc Phạm Duy như đã kể bên trên, ông lấy biệt hiệu là Tăng Hồng, từng vào Sài Gòn tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong các rạp chiếu bóng. Ông hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai những bài ca rất đậm tình quê hương. 

Một thời gian sau đó, nhạc của Phạm Duy bắt đầu bị cấm ở vùng tự do kháng chiến. Ban đầu còn có những cuộc bàn cãi về việc cho hay không cho hát nhạc Phạm Duy, nhưng về sau thì cấm tiệt. Từ đó, nhạc Phạm Duy bị liệt vào hạng phản động, tên tuổi của ông được đem ra phê phán. Theo hồi ký của Phạm Duy thì lệnh cấm nhạc của ông bắt đầu từ bài Bên cầu biên giới, ra đời năm 1952, bài này bị chỉ trích là có thứ tình cảm bỉ mị buồn bã, làm nản lòng người. Sau khi được Nguyễn Xuân Khoát thông báo lệnh cấm, Phạm Duy bèn đem gia đình vào miền Nam rồi năm 1953, đi Pháp du học, ở đó ông bắt đầu quen biết giáo sư Trần Văn Khê. 

Trở lại miền Nam, ông tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long. Nhạc Phạm Duy phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam. Trong khoảng thời gian này, ca nhạc sỹ Duy Khánh tham gia một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hoà Bình, ông đã lần đầu tiên tiếp xúc với nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1955, ông đoạt giải nhất cuộc tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế qua bài hát Trăng Thanh Bình. Sau đó ông chuyển hẳn vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát với nghệ danh Hoàng Thanh rồi sau này là Duy Khánh, lấy từ tên một người bạn rất thân.

Duy Khánh bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "Dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=W8iG_5Bor1 , Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... 

Ngày trở về

Ngày trở về, anh bước lê
Trên quãng đường đê đến bên lũy tre
Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về
Mẹ lần mò, ra trước ao
Nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ
Tiếc rẵng ta đôi mắt đã loà vì quá đợi chờ
Ngày trở về, trong bếp vui
Anh nói chuyện nghe: chuyện đời chiến sĩ
Sống say mê, đường xa lắm khi nương hồn về quê
Chiều lặn tà, anh bước ra
Vườn khuya sáng mờ, ruộng đất hoang vu
Luống nghẹn ngào, hẹn sớm tinh mơ anh về đồng lúa.
Ngày trở về, có anh nông phu chống nạng cầy bừa
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ
Ngày trở về, lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ
Gió mát trăng thanh, ôi ngày trở về
Có anh thương binh sống đời hoà bình.
Ngày trở về, những đoá hoa
Thấm thoát mười năm nhớ anh vắng xa
Có nhiều khi đời hoa chóng già vì thiếu mặn mà
Đàn trẻ đùa bên lũ trâu
Tiếng hát bình minh thoáng trên bãi dâu
Gió về đâu, còn thương tiếc người giọng hát rầu rầu.
Người kể rằng : Ai hỡi ai
Ai nhớ chuyện ai, chuyện người con gái
Chiến binh ơi, vì sao nát tan gia đình yên vui
Đừng giận hờn, thôi tiếc thương
Vì Xuân đã về trên khắp quê hương
Chớ thẹn thuồng vì nếu tôi quen em ngoài đồng vắng.
Ngày trở về, có anh thương binh lấy vợ hiền lành
Người đẹp bên anh, ta cùng học hành
Những khi tan công, hết việc, xếp gánh
Ngày lại ngày có em vui tươi xách gạo bếp nước
Có nắm cơm ngon, ôi trời lạnh lùng
Có đôi uyên ương sống đời mặn nồng.

Năm 1965, Duy Khánh cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cùng hai người hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh. Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung. Tiếp đó là các nhạc phẩm Xin anh giữ trọn tình quê, Lối về đất mẹ, Huế đẹp Huế thơ, Tình ca quê hương, Biết trả lời sao, Bao giờ em quên. Cùng lúc, Phạm Duy cho ra đời nhạc mà ông gọi là Vỉa hè ca: Sức mấy mà buồn, Nghèo mà không ham, Ô kê Sa Lem, Ô kê nước mắm...

Sau ngày thống nhất đất nước, Học giả Trần Văn Khê từ Pháp có về hỏi Tố Hữu về vụ Phạm Duy, Tố Hữu nói: "Bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi", nghĩa là vẫn nên phổ biến sau khi bỏ hết những bài sáng tác thời Phạm Duy bỏ kháng chiến vào Nam. Phạm Duy đã sáng tác những bài hát cuối cùng trên đất nước: Trên đồi xuân, Mừng xuân, Tình hờ, Yêu là chết trong lòng, Ta yêu em lầm lỡ, Nửa đoạn tình buồn, Những cuộc tình tan vỡ, Yêu tinh tình nữ, Chỉ chừng đó thôi, Con chim nhỏ trên cành yêu đương... rồi ông vượt biên. 

Việc ông vượt biên đã khiến nhạc Phạm Duy bị cấm trên cả nước, ngoài ra bàn luận về Phạm Duy cũng bị cấm. Ông cùng với Hoàng Thi Thơ là hai nhạc sĩ đặc biệt nhất bị cấm toàn bộ về nhân thân trên toàn nước Việt Nam từ sau 1975. Đến Mỹ, ông và gia đình cư ngụ tại Midway (Quận Cam), California, nơi mà ông gọi là chốn "gió tanh mưa máu".

Còn ca nhạc sỹ Duy Khánh, sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến... Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời. Ông mất ngày 2 tháng 2 năm 2003 tại Hoa Kỳ.

Với Phạm Duy, năm 1994, nhà văn Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư, gửi lên tờ Tuổi trẻ chủ nhật bài thơ "Về thôi" có đề "Tặng P.D." bên cạnh. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đă phổ nhạc bài này. Rồi sau đó chính Phạm Duy cũng phổ nhạc với tên "Trăm năm bến cũ". Theo Phạm Duy, đây là bài thơ làm ông nghĩ nhiều tới việc về thăm Việt Nam, mà năm 2001 ông đă về lần đầu tiên.

Trăm Năm Bến Cũ
Thơ Lưu Trọng Văn

À a a á a à à
À a a á a à hò...
Trăm năm dầu lỗi hẹn hò
Chứ cây da bến cũ
Con đò khác đưa...

Thôn nữ CHỊ, đã qua cầu, thóc lép
Thôn nữ EM, như trăng tuột khỏi chồi tay
Thôn nữ ÚT, đã lên đòng, nào ai biết
Khúc tình xưa, xưa ấy đã xưa rồi
Con chuồn chuồn không lùng nhùng trong mạng nhện
Con bướm vàng nằm xoài dưới chân anh
Một vùng trăng cỏ non như níu áo
Ngọn tre xanh đủng đỉnh muộn màng.
Á a á a a, A á ạ à, Á à à a, Á à à a
Á a á a a, A á ạ à, Á à à a, À ạ à a

Nào đâu có trăm năm, đâu có trăm năm
Mà chờ mà đợi ? Mà chờ đợi ?
Nào đâu có kiếp sau, đâu có kiếp sau, mà đợi mà chờ ?
Đất MẸ, đất NÀNG, con sáo sang sông
Đất MẸ, đất NÀNG, con sáo sang sông...

Trăm năm bến cũ, có còn đó không ? Còn đó không ?
Cây da bến cũ còn lưa, bến cũ còn lưa
O đò năm trước đi mô không về 


Ngoài những tác phẩm lớn khiến ông có một địa vị chắc chắn trong nền tân nhạc Việt Nam như những trường ca: Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Hàn Mạc Tử, sau này là Minh họa Kiều, bản trường ca dài nhất và thời gian sáng tác lâu nhất của ông, minh họa lại Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, Minh họa Kiều 1: Rằng năm Gia tĩnh triều Minh, Ngày xuân con én đưa thoi, Thanh minh trong tiết thang ba, Ngổn ngang gò đống kéo lên, Sè sè nắm đất bên đường, Đau đớn thay phận đàn bà, Một vùng cỏ ấy ác tà, Dễ hay tình lại gặp tình, Gốc cây lại vạch một bài cỏ thi, Dùng dẳng nửa ở nửa về, Chàng Vân quen mặt ra chào, Tình trong như đã mặt ngoài còn e, Minh họa Kiều 2: Người đâu gặp gỡ, Lơ thơ tơ liễu, Cách tường một buổi, Biết đâu hợp phố, Đá biết tuổi vàng, Hán Sở tranh hùng, Tư mã phượng cầu, Này khúc kê khang, Chiêu Quân, Càng tỏ hương nồng, Trăng thề còn đó, Minh họa Kiều 3: Cơn Gia Biến, Tấm Lòng Kiều, Đã Bén Tay Phàm, Tú Bà (Vào Thanh Lâu), Trước Lầu Ngưng Bích, Minh họa Kiều 4: Kiều gặp Từ Hải, là những sáng tác tình ca, hương ca, đạo ca, v.v đồ sộ, nhạc sỹ Phạm Duy còn được xem là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam giỏi về nghệ thuật phổ nhạc vào thơ và đặt lời cho nhạc nước ngoài, nhạc bán cổ điển.

Những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông có thể kể đến "Ngậm ngùi" (thơ Huy Cận - nhà thơ Huy Cận từng gửi lời cám ơn ông về việc giúp bài thơ này nổi tiếng); "Ngày xưa Hoàng Thị" (thơ Phạm Thiên Thư); "Áo anh sứt chỉ đường tà" (thơ Hữu Loan); "Tiễn em" (thơ Cung Trầm Tưởng); "Tỳ bà" (thơ Bích Khê); "Vần thơ sầu rụng", "Tiếng thu" (thơ Lưu Trọng Lư); "Tình cầm" (thơ Hoàng Cầm); "Em hiền như Masoeur", "Thà như giọt mưa", "Hai năm tình lận đận" (thơ Nguyễn Tất Nhiên)...

Nhiều ca khúc nước ngoài nhờ ông đặt lời Việt mà trở nên phổ biến ở Việt Nam, như "Em đẹp nhất đêm nay" (La plus belle pour aller danser), "Khi xưa ta bé" (Bang bang), "Tình cho không biếu không" (L'amour c'est pour rien), "Tuyết Rơi" (Tombe la neige), "Tiếng Cười Trong Đêm" (La nuit), "Những Mùa Nắng Đẹp" (Seasons in The Sun), "Chuyện tình" (Love Story của Francis Lai),... Ngoài ra ông còn đặt lời cho dân ca của nhiều nước trên thế giới.

Những tác phẩm nhạc bán cổ điển, vốn là loại nhạc khó hoà nhập, thì ông cùng với tiếng hát Thái Thanh đã dễ dàng đưa đến số đông dân chúng: "Dạ khúc" (Nächtliches Ständchen của Franz Schubert), "Dòng sông xanh" (An der schönen blauen Donau op. 314 của Johann Strauss http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=-fyfYuGGh7 - trong một chương trình tuyển lựa ca sỹ của trung tâm Thúy Nga, nghệ sỹ hài Hoài Linh đã hát nhái giọng Thái Thanh bài hát này khiến Thái Thanh ngồi ghế giám khảo cười nghêng ngả vì giọng lên cao quá khiến Hoài Linh hụt hơi, cũng trong chương trình này, Hoài Linh còn nhái ca nhạc sỹ Duy Khánh từ dáng điệu, giọng nói đến lời ca bản Xin anh giữ trọn tình quê), "Mối tình xa xưa" (Célèbre Valse, hay bài số 15 trong "16 bài valse cho piano", của Johannes Brahms)...

Sau nhiều lần về thăm quê hương, ngày 17/5/2005 Phạm Duy chính thức trở về định cư tại Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai ca sĩ Duy Quang , Duy Cường. Công ty Phương Nam đã đứng ra mua bản quyền toàn bộ nhạc phẩm của Phạm Duy trong vòng 10 năm với giá hơn 400 nghìn đôla.

Năm 2006, Phạm Duy tổ chức đêm nhạc mang tên "Ngày trở về" tại nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, đêm nhạc tổ chức quy mô hoành tráng, được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Một thiểu số nhân vật đã phản đối sự đón nhận này.

Nhiều đêm nhạc Phạm Duy khác với quy mô lớn tiếp tục diễn ra: Con đường tình ta đi, Ngày trở về tại nhiều tỉnh miền Trung, những đêm giới thiệu Minh họa Kiều tại miền Bắc.. Tháng 3 năm 2009, đêm "Ngày trở về" đã tổ chức thành công ở nhà hát lớn, Hà Nội, nơi ông sinh ra, "Xong buổi diễn, tôi mới thực sự là người về hưu" - ông phát biểu.


Tổng hợp từ nhiều nguồn.