Một thế lực ghê gớm (Permanent Government) lấy máu để giải quyết hầu đạt cho bằng được cuộc “Mỹ Hoá Chiến Tranh” bằng sách lược CIP (Counter Intergency Plan - Chống Nổi Dậy) phía quân sự gọi là chiến dịch “Commando Vaught” 1959-1973. Chính sách nầy được nghiên cứu rất hệ thống bởi một nhóm học giả tài ba kiệt xuất do Harriman ra công tuyển lựa và nuôi dưỡng từ 1950. Trên trục thế Chiến lược toàn cầu đã phải thay đổi qua Á châu 1950, vào giai đoạn 2 của “Eurasian Great Game” – Miền Nam hết còn là tiền đồn chống Cộng Sản của Thế Giới Tự Do, và biến Việt Nam thành nơi thí nghiệm đối đầu với Liên Xô bằng cuộc “Chiến tranh lạnh biến thể” qua sự dàn dựng của Kiến trúc sư William Averell Harriman. Là một nhà ngoại giao huyền thoại kiệt xuất, vô địch có một không hai (Freewheeling Diplomat). Nhóm tham mưu của Harriman đã đưa ra kế hoặc theo lộ trình “Eurasian” (xem trọn bộ “The New Legion” để biết thêm chi tiết) sẽ thống nhứt Việt Nam sau khi Hoa Kỳ hốt được khá nhiều lợi nhuận bằng cuộc chiến tranh lạnh biến thể, rằng muốn có độc lập tự do VN phải trả một giá phải chăng, vì “Freedom is not for free!”. Thế cho nên tám bức thư của cụ Hồ Chí Minh gởi TT Truman đều bị bỏ vào sọt rác.
Cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa-Kỳ (National Security Council) “định mệnh” hồi đời TT Eisenhower, ngày 21/September/1960 mang tới thảm họa cho người dân Việt vô tội trong khi thế giới đương thời hầu hết đã giành được độc lập trên tay thực dân: Anh, Pháp, Hòa Lan, Bồ đào nha… nhưng Việt Nam phải bị rước lấy tai họa vì quyền lợi của Tập đoàn Tư bản WIB gây chiến thủ lợi. Vì quyền lợi của họ (American First) cho nên cậy vào thế Siêu cường của Thế Giới Tự Do, nhúng tay thao túng vào chính trường Miền Nam, dùng Việt Nam như một thế đất để dụng võ, thí nghiệm nhiều loại vũ khí, và trắc nghiệm việc thao túng nội tình, rút kinh nghiệm để áp dụng sau nầy trên các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ bằng ‘bửu bối’ gây xáo trộn nội bộ bằng cái gọi là “Dân quyền Dân chủ”.
Chúng ta chỉ ao ước được sinh tồn trên nền tảng chủ quyền Quốc-gia do người dân tự quyết mà không yên với người bạn lớn; thay vì giúp như một Hiệp sĩ (Noble-cause) họ lại phá hoại nội tình để dễ bề thao túng, hầu lấy đất nước nầy làm một tử thi để thí nghiệm cho cuộc thực tập giải phẩu. Chúng ta phải can đảm, thành thật với chúng ta khi người Mỹ đã đem vào Nam Việt Nam số lính trên nửa triệu mà không ai mời, là xâm lược chớ gì? Phải dẹp tự ái dân tộc của chúng ta (VNCH) mà nhìn nhận rằng: Chính phủ “bù nhìn” và loại lính Lê-Dương của thực dân mới, từ đôi giày, quân phục, chiến cụ, lương bổng cho đến những khóa đào luyện chuyên môn cũng từ tiền Dollar Mỹ mà ra.
Trận Ấp Bắc là một chiến trận được ghi vào Quân sử cận đại của một dân tộc quật khởi chống lại quân xâm lược mà Ngũ Giác Đài (Pentagon) đã trân trọng soạn thảo ghi chép vào “Học thuyết Quân sự” về chiến tranh “du kích”. Báo chí quốc-tế và kể cả sách báo Việt Cộng cũng nhắc nhiều về Ấp Bắc. Đó là một trong những trận đụng độ quan trọng giữa Đại đội 7 M113 của Việt Nam Cộng Hòa và quân Việt Cộng tại Khu Chiến thuật Tiền Giang. Nói rõ hơn là tại mật khu Đồng Tháp Mười thuộc miền Tây Nam Bộ của Việt Cộng, cách xa quận Cai Lậy Mỹ Tho trên dưới chỉ 10 cây số về hướng Đông Bắc.
Không giống như những lần trước, với những cuộc đụng độ cấp Trung đội hay Đại đội, lần này, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh QLVNCH đã phải sử dụng cả một Trung đoàn, lần đầu mở ra cuộc hành quân “Trực Thăng Vận” với một Tiểu đoàn Bảo An của Tiểu khu Mỹ Tho tăng cường mà Đại đội 7 M113 của Sư đoàn 7 làm nỗ lực chính để đối đầu với Việt Cộng.
Trung tá John Paul Vann và Trận Ấp Bắc:
Trận Ấp Bắc là trận chiến mà người Mỹ can thiệp thô bạo vào chủ quyền miền Nam qua hành động trịch thượng của John Paul Vann.
Ba ngày sau lễ Giáng Sinh năm 1962, Sư Đoàn 7 nhận lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu phải mở cuộc hành quân trên vùng trách nhiệm. Ngay sau khi nhận được nguồn tin mật báo đáng tin cậy, Việt Cộng đang tập trung tại vùng Ấp Tân Thới, cách 25 cây số về phía Tây Bắc Mỹ Tho. Nguồn tin nầy cũng được báo ngay qua văn phòng của Tướng Harkin; Phi Cơ trắc giác Otters thuộc đơn vị số 3 Bộ Binh vô tuyến tìm hướng phát hiện ra nơi xuất phát của Việt Cộng tại vùng nói trên. John Paul Vann và những cộng sự viên được tin hấp dẫn nầy nên vô cùng sốt ruột chờ đợi lệnh mở cuộc hành quân tấn công vào cứ điểm:
Cuộc hành quân nầy có nhiều đặc điểm ‘hơi lạ’, vì cái gì cũng ‘mới’:
- Đầu năm mới, sáng tinh sương ngày 2/1/1963 mở cuộc hành quân.
- Chiến thuật ‘Trực Thăng Vận’ mới có lần đầu tiên trên thế giới, tại chiến trường VN.
- Chiến thuật ‘Thiết Xa Vận’ mới có lần đầu tại Nam Việt Nam
- John Paul-Vann mới bắt đầu ‘Mỹ hóa’ chiến tranh ‘nữa nạc, nữa mở’.
- Trung Tá Bùi Đình Đạm mới vinh thăng Đại Tá. Và cũng mới nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB
- Đại Úy Richard-Ziegler, mới lần đầu tiên thiết kế hành quân cho mặt trận thật tại VN
Đại Tá Đạm, là người Công giáo, Miền Bắc được Tướng Huỳnh Văn Cao tin cẩn đề nghị lên Tổng Thống Diệm, và được TT chấp thuận ngay; Vì Đại Tá tên là Đạm, cho nên tánh tình rất là điềm đạm, khôn ngoan, mối giao hòa giữa Việt - Mỹ vẫn luôn luôn tốt đẹp trong sự tôn trọng lẫn nhau; Vann đề nghị, tiếp tục kế hoạch hành quân đang bỏ dở trong thời gian Tướng Cao còn nắm quyền Tư lệnh Sư đoàn, Đại tá Đạm am hìểu tình thế nên đành vui vẽ chấp nhận, nhưng trong bụng không vui tí nào vì cái hành động rất trịch thượng kẻ cả của người Mỹ. Vann gọi Phone cho Đại Úy Ziegler, cựu cầu thủ đá banh có tiếng tại trường Sĩ quan West Point, ông nầy có khả năng thiết kế phóng đồ hành quân, hiện đang nghĩ phép tại khách sạn Trung Thu Hồng Kông, buộc phải trở về lại SàiGòn gấp trong chuyến bay sớm nhất.
Theo hệ thống quân giai, Đại tá Đạm phải trình kế hoạch hành quân của Đại Úy Richard-Ziegler cho Tướng Cao duyệt xét; Dĩ nhiên là phải O.K thôi; Tuy nhiên, Đại tá Đạm e ngại Việt Cộng có nhiều thì giờ để chuẩn bị đối phó nên đề nghị cuộc hành quân phát xuất sớm hơn 24 tiếng đồng hồ, nhưng có được đâu, Vann dẫy nẩy, lớn giọng không chịu “Làm như vậy là kéo đầu mấy thằng Phi công Trực thăng H-21 phải thức dậy 4 giờ sáng, của đầu năm mới, mà trong khi tâm trí họ còn đang lâng lâng mùi vị ngày tết của năm mới”. Hay nói toạc móng heo ra, đây là sơ khởi cuộc Mỹ hóa chiến tranh theo kiểu nữa nạc, nữa mở, mà Quân Lực VNCH là con cờ dưới ngón tay trỏ của Vann… muốn đi lên đi xuống đi dọc đi ngang gì tùy ý. Thật cay đắng cho cuộc chiến trên đất nước mình, mà người ta xử dụng mình như một con cờ không hơn không kém.
Ngày 2/1/1963, sau một đêm dài tỉnh mịch, vào một buổi sáng tinh sương, không khí chiến tranh lại tái diễn như mọi ngày, với bụi khói mịt mù hòa lẫn với tiếng xe nổ máy rú ga, tiếng động cơ trực thăng phản lực UH-1A xé không gian, cùng tiếng máy nổ nhức óc của Trực thăng H-34, tiếng cánh quạt chặt gió nghe bành bạch bao trùm khắp sân bay Tân Hiệp, Mỹ Tho. Qua rồi của một sáng sớm êm dịu, mát mẻ trên vùng Bắc châu thổ sông Cửu Long. Bây giờ mọi người buộc phải cuộn mình trổi dậy sau một đêm dài mệt mõi để lo đi kiếm sống; Trên nền trời xanh thẳm, tiếng động cơ nổ đều đều của một chiếc L.19 nghe như quen thuộc đối với người dân địa phương, đó đây có vài cụm mây Cumulus lảng vãng trôi dạt về một phương trời vô định như muốn cuốn theo biết bao oan hồn Tử sĩ vất vuởng, sẽ đang chờ được siêu thoát!
Đúng 6 giờ 30 sáng, Phi cơ cất cánh tại phi trường Tân Hiệp, Vann xông xáo ngồi ghế sau của một chiếc Phi Cơ L.19 Army Hoa Kỳ, với một niềm tin là sẽ hốt trọn ổ bọn Việt Cộng. Tay phải cẩn thận nắm chặt tấm phóng đồ hành quân, để theo dỏi tình hình khi một Đại đội đầu tiên của Sư đoàn 7 đáp xuống vùng hành quân nằm phía Bắc của ấp Tân Thới.
Tướng Harkin và Ban Tham Mưu cũng như Vann đều nghĩ rằng: Việt Cộng cũng giống như mọi Da Đỏ ngày xưa hồi “Tây tiến” chỉ cần bắn vài phát súng là chúng hùa nhau chạy có cờ, mà theo ngôn từ trịch thượng của họ là “Those raggedy-ass little bastards” nhưng sự thật sẽ trái ngược không như họ tưởng, vì nơi đây là Thánh địa chống ngoại xâm Nhật Pháp, Quân đội Việt Minh không cho phép ngoại nhân được lò mò đến vùng đất bất khả xâm phạm nầy. Vì cách đây chưa đầy 3 tháng (October) một trung đội Biệt Động Quân đã bị phục kích gây thiệt hại và Việt Cộng rút lui rất êm ái trong đêm tối, dù rằng Pháo binh và Không quân có can thiệp.
Đúng 7 giờ 5 phút, 10 chiếc Trực Thăng trái Chuối H.21 thả một Đại đội Bộ binh xuống một đám ruộng có nước ao tù lầy lội bỏ hoang. Phi công Hoa kỳ thiếu kinh nghiệm, nên họ đáp đại giữa ruộng cho dễ, nhưng cũng may là chỗ nầy không có VC, nếu không thì chỉ tội cho lính Bộ binh phải chịu cảnh bị bắn sẻ, đến khi mà lội lỏm bỏm chân thấp chân cao vào được tới bờ đê thì không còn bao nhiêu Lính nữa. Những chiếc Trực thăng H-21 nầy, chả lẽ Hoa Kỳ đem quẳng vào thùng rác! Bèn đem qua VN để dùng tập trận (training aid) rồi sau đó sẽ phế thải tại chỗ (400 chiếc) Thân hình thì to lớn kình càng, khi bay thì lại chậm rì, xê dịch thì lại khó khăn, chỉ chở được 8 anh Lính là ì à, ì ạch mới cất cánh nỗi, thế nên Phi công cứ lựa chỗ nào rộng rãi dễ đáp thì sà xuống đáp ngay, mặc kệ cho số mạng của mấy anh Lính VN… thật là tội nghiệp!
Những chiếc Trái Chuối cứ lề mề bay qua bay lại vì bị lạc lối, cũng như chưa quen với địa thế ở vùng, giống như bầy Ruồi Xanh nhỡn nha trước miệng Chó, thì làm sao chúng không bị táp cho được. Ngày hôm nay, Việt Cộng đang bị dồn vào bức tường, nên sống chết gì họ cũng phải chơi một trận cho nể mặt anh hùng, vùng đất bất khả xâm phạm và cũng để giữ vững niềm tin của đồng đội, cũng như dân làng đã từ lâu che chở cho họ, trong đó cũng có con em ruột thịt của họ. Vào khoảng 10 giờ tối đêm qua, Tiểu Đoàn Trưởng 261 Chủ Lực Miền đã thuyết trình cách ứng xử chiến thuật tác chiến trên vùng nước có lau sậy phải ẩn náu kín đáo dưới các mương, dọc theo hàng Dừa, như phải dùng ống Sậy, ống Trúc để thở dưới nước, chỉ cần tấn công khi địch nằm trong tầm đạn và ngụy trang kín đáo là phương cách tối ư là quan trọng. Ngay đến tên của Tiểu đoàn-trưởng cũng hoàn toàn phải giữ kín và đó cũng là truyền thống trong tổ chức của Việt Minh, họ chỉ gọi nhau bằng anh Hai… anh Ba… anh Năm mà thôi.
Trên chiếc Phi cơ trắc giác Otters, có Jim Drummond, là một Sĩ Quan quân báo của Vann và bên phía VN có Đại Úy Lê Nguyễn Bình, báo cáo cho Vann biết rằng: “vùng Tân Thới là nơi đầu não của Việt Cộng, và nơi đây đang tăng cường thêm 120 tay súng nữa". Kế hoạch hành quân của Zeigler là tấn công 3 hướng, một Tiểu đoàn của Sư đoàn khoảng 330 người sẽ được Trực thăng vận chuyển xuống phía Bắc, tấn công xuống mục tiêu. Cùng lúc, 2 Tiểu đoàn Địa phương tiến lên từ phía Nam, nhưng chia ra bằng 2 đường tiến sát, và sau cùng là một Chi đoàn thiết vận xa M.113 gồm có 13 chiếc, có Bộ Binh tùng thiết tiến dọc từ hướng Nam cạnh sườn Tây. Nhiệm vụ tùng thiết cơ động nầy là lực lượng phản ứng nhanh khi VC lộ diện là xung trận ngay; Nhìn chung theo lý thuyết nhà trường thì okay, nhưng thực tế sẽ ra sao… xin chờ xem giữa lý thuyết nhà trường và thực tế nơi chiến trận ra sao?
Với một lực lượng hùng hậu như thế nầy, bằng 3 mũi giáp công, gồm có 1 Tiểu đoàn Bộ Binh, 2 Tiểu đoàn Địa phương quân, như vậy đủ dư sức để tiêu diệt, chỉ có 1 Đại đội VC. Ngoài ra, còn có một lực lượng cơ động can thiệp ngay khi có chạm súng, rồi còn có Phi cơ và Pháo binh yểm trợ nữa thì làm gì mà không đem đến chiến thắng cho được?
Còn ở tại Phi trường Tân Hiệp, có 2 Đại đội ứng trực, khi khẩn cấp sẽ được Trực thăng vận xuống ngay trận địa. Chả lẽ không tìm ra được 120 lính VC hay sao? Tin tức thì rất chính xác 100% là đúng; không lẽ tin tức dõm! Vì đài trắc giác đã xác định đến 3 lần có tin như vậy! Việt Cộng đang bí mật giàn quân xuống sâu từ Tân Thới tới Ấp Bắc, cho nên chiến trận nầy có tên là trận Ấp Bắc thay vì Tân Thới
Vị chỉ huy Tiểu đoàn của VC, 261 và nhóm Tham Mưu đã thành lập một lực lượng phòng thủ hỗn hợp gồm có 1 thành phần của Tiểu đoàn 320 chủ lực Miền và du kích địa phương; ngoài ra họ được tăng cường thêm dân công của 30 làng ấp nằm san sát ở cạnh vùng đó để thay thế di tản thương binh, cũng như khuân vác tiếp liệu đạn dược, giao liên đưa tin…
Tỉnh ủy VC đã thông báo trước cho Tiểu đoàn trưởng biết ngày và giờ địch sẽ tấn công (rạng sáng ngày 2/January/1963) để chuẩn bị, tuy nhiên không biết rõ chính xác nơi nào là mục tiêu xuất phát, nhưng chắc chắn cũng lẩn quẩn đâu đó thuộc vùng phụ cận Ấp Bắc và Tân Thới. Họ đã dự trù, tới mùa khô, quân VNCH sẽ mở chiến dịch hành quân càn quét dọc theo con kinh lớn Tổng Đốc Lộc, người dân địa phương thường gọi là Kinh Bà Bèo; một dãy toàn các Làng, Ấp nằm kế cận nhau như một vòng đai thuộc ranh giới phía Đông của “cánh đồng Lau Sậy”.Vừa rồi tình báo Tỉnh ủy VC ở Định Tường có cho họ biết rằng: có 70 chiếc Xe GMC chở đạn dược và tiếp liệu từ Sàigòn xuống. Vào những ngày đầu năm, hội đồng Tỉnh ủy VC đã đúc kết tin tức chắc chắn địch sẽ tấn công vào sáng mai, đúng như ngày nói trên.
Việt Cộng điều nghiên bộ máy chiến tranh Mỹ và Chính quyền Miền Nam, ôn lại những chiến thuật đã làm thất vọng mưu toan của địch, ra sức nhiều gian khổ hơn nữa để tìm cách giáo dục bảo vệ niềm tin cho Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh lính, nếu họ bị rơi vào một tình cảnh sa sút tinh thần hoặc hoảng sợ, phải lanh lẹ biểu diễn những kỹ thuật điêu luyện khi phòng thủ cũng như khi ngụy trang, chướng ngại vật thiêng liêng ưu đãi của vùng Châu thổ bao la, và là nơi dung thân tốt nhất khi lâm trận cũng như phối hợp điều quân hay lẩn trốn. Bài học đầu tiên vẫn còn nóng hổi là: phục kích môt trung đội thiện chiến Biệt Động Quân địch, ở một Ấp chỉ cách vài cây số vào vùng Tây bắc Tân Thới và bắn hạ 2 Trực thăng trái Chuối chuyển quân tiếp viện, trong đó có một chiếc mà John Paul Vann đã có lần ngồi trên đó. Nhưng đó chỉ là thành quả của một đơn vị nhỏ (Đại đội 1 của Tiểu đoàn địa phương 514). Sáng hôm nay Đại đội 1/514 nầy cũng đang chờ đợi để chiến đấu thử sức một lần nữa.
Ấp Bắc và Tân Thới là khu giải phóng nổi tiếng trên vùng đồng bằng sông Cửu Long và cũng là cái nôi của Cách Mạng VN, Việt Minh cố tạo ra cách tốt nhất là làm trở ngại chán nản khi quân đội Sàigòn có mưu đồ lấn chiếm vùng giải phóng bằng cách trì hoãn bước tiến của quân đội Sàigòn, qua những chướng ngại vật thiên nhiên như Lau Sậy cao hơn đầu người, dựa vào Chông Mìn, và bắn sẻ, dùng ‘Mo cau’ làm phương tiện trượt bùn để thoát chạy, hoặc dụ địch vào bẩy phục kích. Vì cấp chỉ huy không những chỉ bảo vệ đất đai mà còn phải chiến đấu để tìm sự sống bằng những thao dượt sẳn có trong chiến thuật và điều binh; Họ cũng cần đụng trận để rút thêm nhiều kinh nghiệm và họ sẳn sàng chấp nhận hy sinh chờ đợi trong chiến đấu.
Mãnh đất nầy vẫn có nhiều thuận lợi, dù rằng mùa khô sắp đến, có vô số con rạch và kinh đào của cánh đồng Lau sậy vẫn quanh năm giữ được cho đồng ruộng có nước, để giúp cho người dân ở đây sống dễ thở với Tôm Cá bạt ngàn. Cái điều cốt lõi là người dân của 2 Ấp nầy có nhiều thuận lợi qua những ngõ ngách quen thuộc với tinh thần bất khuất để bảo vệ quyền sống còn, và bảo toàn mãnh đất, mà đã qua nhiều đời của Cha ông họ đã trìu mến nhắn nhủ để lại. Và đây cũng là điều thuận tình, thuận lý của lòng người và lòng trời!
Việt Cộng của 2 làng nầy cũng có lợi điểm chung là bà con chòm xóm, cùng chung vai góp sức để bảo vệ xóm làng. Nhưng du kích quân là người của vùng Châu Thổ, gồm cả Sĩ quan và Quân lính, Cán bộ CS trong Tiểu Đoàn 514 của địa phương, trong đó có Đại đội 1 túc trực án ngữ tại Ấp Tân Thới và cũng là Tiểu đoàn nồng cốt của Tỉnh ủy Định Tường. Một nửa binh lính của Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 261 chủ lực, đang chờ đợi tại Ấp Bắc, còn một số khác đang án ngữ để đợi lệnh tại vùng phụ cận, và một Trung đội khác cũng đang tăng cường tiếp viện từ ranh giới Bến Tre, đang băng qua sông Mê Kông.
Đây là cuộc chiến sống còn, có tính cách quyết định vận mạng đi vào lịch sử của họ; Những người dân Nông thôn, thuộc vòng đai của chuỗi dài, gồm có vô số Làng, Ấp, dọc theo phía Đông của cánh đồng Lau Sậy, mà họ đã theo Việt Minh từ lúc phát động cuộc kháng chiến chống Pháp tại vùng đồng lầy nầy từ tháng 11 năm 1940. Quân đội Pháp đã bẻ gãy nhiều cuộc nỗi dậy bằng cách cày nát bằng bom đạn, hủy diệt hoàn toàn những Làng Ấp nơi đây, dùng xuồng máy có gắn Đại Liên cày nát và bắt tất cả Thanh niên trong làng bỏ trên các xà lan kéo theo sau. Tất cả tù binh đều bị đưa về Sàigòn trên một chiếc Xà lan và bị lôi xuống Cảng vào ban đêm, dưới ánh đèn mù mờ. Họ bị thực dân Pháp, cột chùm với nhau, bằng cách là xỏ dây kẻm qua lòng bàn tay của tù binh kết thành một hàng dài lê thê, hết sức là tàn nhẫn. Còn dân quê thì bị hù dọa đủ thứ; Trong cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm, họ đã được tự hào với danh nghĩa là “Việt Minh”, CIA lại không muốn người dân phân biệt định nghĩa rõ hai chữ Việt Minh và Việt Cộng.
Vann rất bằng lòng vì lý do VC chịu chấp nhận giao tranh với Quân Lực VNCH. Vì họ không có con đường nào khác phải bảo toàn niềm tin nơi dân làng, cũng như đồng đội đã đặt hết trách nhiệm nơi họ. Vann cũng muốn trắc nghiệm sự mới mẽ xuất hiện của 2 loại phương tiện cơ động của ‘Trực Thăng Vận’ và ‘Thiết Xa Vận’ trên phần đất vùng Bắc Châu Thổ sông Cửu Long. Ông cũng tự mãn cho rằng với sự ‘hòa nhịp’ của bản nhạc kích động nầy, gồm giữa những người phụ tá của ông như tình báo tin tức, Drummond và thiết kế phóng đồ hành quân, Zeigler sẽ như chiếc Đũa Thần làm thay đổi cục diện chiến trường! Và Việt Cọng sẽ bàng hoàng kinh hãi nhắm mắt không kịp lời trăn trối! Nghĩa là sau đó phải tái hội thảo học tập đường lối Quân sự mới thích hợp với tình hình, vì 2 loại phương tiện cơ động nhanh nầy (chủ tâm của Nhóm Học giả Harriman là Trực Thăng H-21 đã quá cũ bay không nổi dùng để tập trận rồi bỏ, số bất khả dụng sẽ không đủ để yễm trợ hành quân gây nhiều trở ngại còn Thiết Vận xa không cho trang bị bức chắn đạn, cũng như cản lội bùn như thế sẽ giới hạn, trì trệ bớt khả năng di động hửu hiệu, và người chỉ huy sẽ đem lại thất bại vì thiếu khả năng điều động, có thất bại thì mới có lý do áp lực hành pháp Kennedy gởi Lính qua đây tập trận theo đúng phương châm “Muốn củng cố hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh”)
Vào lúc 4 giờ sáng, có vài du kích giao liên, bung ra xa vài cây số, từ 2 Ấp nầy đề dò la tin tức, với mật khẩu chuyên nghiệp qua ám hiệu riêng của du kích. Họ có nghe tiếng máy nổ của quân xa cũng như máy tàu đang dồn dập lớn dần; Vị chỉ huy của Tiểu đoàn bèn ra lệnh, quân lính cứ giàn trận theo đội hình như đã thực tập ngày hôm qua. Khi được lệnh, mọi người đều thủ vũ khí chạy ùa vào nơi ấn định để triễn khai thế trận; người dân quê đã lo giúp cho họ việc đào những hầm cá nhân, và ngụy trang dưới những hàng cây của ngày trước đó; Ấp Tân Thới được nối liền với Ấp Bắc bằng một con lạch dính liền, với hàng cây chạy dọc theo hai bên bờ, tạo thành một đường di chuyển khá kín đáo, dù rằng giữa ban ngày.
Nhưng 2 làng nầy cũng có thể tương quan yểm trợ lẫn nhau khi xung trận; Vị chỉ huy của Tiểu Đoàn điều động phân nữa chủ lực mạnh nhất, có nghĩa là nguyên một Đại đội 1 của Tiểu đoàn, tăng cường thêm vài Tiểu đội Cảm tử và một Trung đội nằm cạnh Tiểu đoàn có được 1 Đại liên M.30 và súng cối 60 ly, ở trong vòng phạm vi của Ấp Bắc; vì nơi đây vị thế rất khó để phòng thủ. Tin tức cho biết rằng: Quân đội Miền Nam sẽ tấn công Ấp nầy từ hướng Nam hoặc là hướng Tây.
Căn cứ theo địa hình, phía Nam của Ấp Bắc, có một con suối, nhưng bị ngắt quảng ở đầu hướng Tây, tuy nhiên hàng cây hai bên vẫn chạy dài ra theo đó. Tiều đoàn trưởng đặt nơi đó một Trung đội dưới 2 hàng cây được ngụy trang cẩn thận, dọc theo bờ của con suối. Nơi đây tầm quan sát của Trung đội xung kích được trải rộng xuống khắp đồng ruộng ở phía Nam, không có một chướng ngại vật nào nằm trên đường tiến sát cả. Tuyến phòng thủ về phía Tây của Ấp, có một con kinh đào rất lớn, nó chạy thẳng từ Nam đến Bắc. Và có một bờ đê khá lớn chạy dài xuống tận kinh đào, bề ngang nhỏ nhất là 1 thước rưởi, riêng các chỗ khác có thể trải rộng ra thêm đến 2, 3 thước, và trên bờ đê nầy mọc lên những cây dừa cành lá xum xê um tùm nối thành hàng dài. Nơi đây người chỉ huy đặt lực lượng còn lại nằm rải rác, dọc theo trên các bờ đê, dưới những hầm trú ẩn bán thân, vị thế ngồi để bắn sẻ, được ngụy trang rất cẩn thận, vì bờ đê ở thế đất cao hơn nên rất thuận tiện cho việc quan sát trận chiến trước mặt, lại thêm một lợi điểm khác để phòng thủ là bờ đê có nhiều đoạn hình zic-zac, nên xạ thủ có thể đổi hướng mà vẫn có chướng ngại vật là cạnh bờ đê để che thân, rất dễ ứng xử khi địch đền gần trong tầm đạn. Nơi đây người chỉ huy Tiểu đoàn đặt 2 Trung liên BAR để tác xạ chéo góc khi quân đội Sàigòn xung phong; chỉ huy cũng điều động phân nữa lực lượng của 1 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 514 Địa phương, chia ra từng Trung đội cách khoảng nhau để yểm trợ qua lại.
Ở trên trời nhìn xuống, hay ở xa ngoài ruộng nhìn vào, cả 2 Ấp Bắc và Tân Thới đều không có dấu hiệu gì là một thành lũy kiên cố cả. Hầu hết những cây cối mọc dọc theo các bờ đê là các hàng Dừa, Cau, Chuối. Dọc theo các mái nhà tranh thì cây lá xum xê, um tùm chằng chịt những bụi Tre, những cây ăn quả mọc đều hàng thẳng lối, bên cạnh đó còn có cả ao nước, dưới ao đều có những lá đài Sen trông rất là hiền hòa mộc mạc.
Phải thành thật nhìn nhận người chỉ huy điều động cuộc phòng thủ nầy thật là tài tình, vì đã qua nhiều kinh nghiệm của thời quá khứ chống Nhật, Pháp, chỉ huy đã chỉ vẽ cho người dân cũng như du kích, cách đào hầm trú ẩn mà không đụng đến các cảnh vật chung quanh như các cành lá thiên nhiên ở trên đầu, đằng trước cũng như đằng sau, những đất mới xúc lên đều phải dấu đi, hoặc là phải bỏ xa nơi khác, cho nên nếu không đến gần thì không thể nào dùng con mắt phàm tục mà phát hiện được, ngoài ra nơi trú ẩn nào mà thiếu cây cảnh thiên nhiên, thì họ phải chặt những cành lá phủ lên trên ấy, vì là đất bùn nên họ dễ dàng trồng quanh đó bằng gốc chuối, hoặc cành tre. Thế nên dù Phi cơ quan sát L.19 hoặc Trực thăng có bay thấp đến đâu cũng không thể nào phát hiện ra được “Tất cả ngoại cảnh đều thiên nhiên… hiền hòa, mộc mạc”!
Những hố (hầm) cá nhân đào sâu vừa đủ, để một người có thể đứng ở trong mà không bị trở ngại khi cần tác xạ; riêng hầm súng Đại liên M.30 hoặc là Trung Liên BAR thì rộng hơn, để cho ít nhất là 2 binh lính (xạ thủ và nạp đạn) và cũng có phần sâu hơn để che chở, và tránh Phi cơ hoặc Pháo binh oanh kích. Nếu muốn giết một người nằm trong hầm với vị thế như vậy, thì đòi hỏi phải thả chính xác và phải ngay hầm, còn như bom lửa (napalm) thì ít ra cũng phải gần kề nơi miệng hầm; Còn như Pháo binh nổ chụp trên đầu thì cũng phải chụp trên mục tiêu với một góc cạnh chạm thẳng, trừ khi người núp sơ ý mà nhỗng người đứng dậy thì mới bị thiệt mạng, còn như giữ yên tại chỗ thì Hỏa tiển 2.75 cũng như súng máy trên Trực thăng vỏ trang cũng chẳng ăn thua gì mà chỉ gây ra tiếng nổ ồn ào vô ích thôi.
Con kinh đào nầy là một đường hầm nỗi, rất lý tưởng để liên lạc, binh lính có thể tiến lên, rút xuống rất là kín đáo bên 2 mép của bờ đê; và có thể tiêu diệt đối phương trong tầm mắt dễ nhắm. Thêm một con kinh lạch nhỏ nữa, bề ngang khoảng 2 thước và nước lấp xấp qua khỏi bụng, du kích có thể lội qua, rất là lý tưởng để khi cần tiến thối cũng như dùng bè để chuyển tiếp liệu hoặc là thương binh. Khi Phi cơ quan sát đến, họ có thể dùng ống trúc hay ống tre hoặc là ống sậy ngậm vào miệng và nằm sâu dưới nước để lẫn tránh Phi cơ, hoặc nơi cạn thì họ chỉ mặc quần đùi và trét bùn quanh người để ngụy trang. Nếu có đủ thì giờ thì họ lẩn vào rừng Tre, hoặc Dừa cạnh đó; Con kinh đào lớn vẫn là đường huyết mạch để khi cần phải tiếp tế đạn duợc, nhưng chỉ vào lúc màn đêm bao phủ, hoặc sương mù, Cán bộ, Đảng viên rà lên rà xuống để khích động tinh thần chiến đấu của binh lính họ.
Hầu hết Phụ nữ và trẻ em vào khoảng 6.000 người của 2 Ấp chạy sang cái Vùng Đầm lầy cách xa đó để mà tránh đạn, khi có lệnh hành quân, nhưng đàn ông khỏe mạnh thì ở lại, để thi hành nhiệm vụ đưa tin hoặc là giúp tản thương khi du kích bị nạn.
Sương mù vào buổi sáng hôm ấy là một yếu tố quan trọng, đã thay đổi hẳn cục diện chiến trường. Khắp nơi, đâu đâu cũng bị sương mù dày đặc; từ trên cao cảnh vật mờ ảo một màu trắng đục bao phủ khắp đồng ruộng, thỉnh thoảng ẩn hiện vài mái tranh như Thượng Đế muốn che lấp tầm nhìn của con Diều hâu sẳn sàng chụp gắp một bầy chuột con lố nhố dưới đồng ruộng. Vann có tham vọng muốn huy động một lần 30 chiếc H.21 trái Chuối để đổ bộ được 1 Tiểu đoàn, nhưng thất vọng vì bị trở ngại, việc bảo trì Phi cơ nằm ụ quá nhiều. Thế nên, Vann phải có kế hoạch đổ quân từng một Đại đội 1 lần về phía Bắc của Ấp Tân Thới
Ngay ngày hôm ấy, Tướng Harkins cũng ra lệnh ưu tiên mở cuộc hành quân gọi là: “Tên Lửa” (Burning-arrow) 1.250 lính nhảy Dù và một Tiểu đoàn Bộ Binh sẽ được Trực Thăng Vận xuống ‘mật khu’ của Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN) một vùng rừng già bị mưa lũ quanh năm, có tên là chiến khu C, là một thành trì kiên cố của vùng Tây Bắc Sàigòn, chiến khu Dương Minh Châu, sau một cuộc oanh tạc dữ dội cày nát vùng hành quân. Cuộc hành quân có tên nghe hùng quá, nhưng lại bị thất bại: ‘tên lửa’ mà không có đủ lửa để nhìn thấy được ‘bộ chỉ huy đầu nảo của TƯCMN’, nên đành bye-bye rút về.
Thượng Đế lúc nào cũng che chở cho kẻ yếu thế, sương mù ngày hôm nay cứ vẫn còn bao phủ dày đặc trên Phi trường Tân Hiệp nhỏ bé nầy, nhưng nơi đây là bóng Ma của sự chết chóc. Phi công Hoa kỳ cực lực từ chối, vì thiếu An phi nên có thể xãy ra tai nạn; Vừa rồi Phi công phải cố gắng lắm mới thả bừa xuống một Đại đội, sau khi may mắn tìm ra được một khoảng trống giữa ruộng phía dưới, trong sự hồi hộp của Vann từ trên chiếc L.19 nhìn xuống lúc ẩn lúc hiện, cũng may là không trúng vào ổ kiến lửa.
Thượng Đế hình như muốn đình trệ sự chém giết, nên lớp sương mù vẫn bao phủ mỗi lúc một dày đặc thêm lên, hậu quả Đại tá Đạm và Trung tá Vann phải dời lại cuộc đổ quân đến 2 tiếng rưởi sau, theo kinh nghiệm, phải chờ đợi cho mặt trời phải lên cao mới mong sương mù tan bớt. Trong khi đó, 1 Đại Đội lẻ loi buộc phải tiến quân theo đội hình của một Tiểu đoàn với đầy đủ quân số, tiến xuống dọc theo phía Nam đến án ngữ tại Bắc Tân Thới. Với số quân chỉ có một Đại đội, thói đời thường nói tiền hung thì hậu sẽ kiết, nhưng kỳ nầy chắc không ‘kiết’xãy ra? Vì sự chậm trễ nầy, dọc theo hàng cây, trên bờ đê của tuyến phòng thủ của Ấp Tân Thới, một Trung đội VC của địa phương di chuyển theo con suối nhỏ đến để tăng cường nhóm du kích tiền đạo của chu vi phòng thủ, họ giàn thế trận theo đường tiến sát về đồng ruộng hướng Bắc, mà một Đại đội Bộ binh Sàigòn đang di chuyển xuống hướng Nam. Ngay khi Toán Tiền đạo biết có lực lượng tăng cường đến tiếp viện, người chỉ huy Tiểu đoàn của VC ra lệnh cho Đại đội trưởng đóng tại Ấp Bắc phải mau ra lệnh cho Trung đội dưới quyền, phải núp kín bên cạnh dòng suối và là đơn vị Tiên phuông nổ súng trước. Phía VC nhờ chiếm được máy truyền tin SCR-300 của binh lính Sàigòn, nên đã theo dõi được diễn tiến cuộc hành quân, vã lại phía Sàigòn cũng không mã hóa tất cả các mật mã hành quân nên dễ bị VC điều nghiên các hoạt động của đối phương.
Bộ chỉ huy của Tiểu đoàn VC nghe được sự di chuyển của quân đội Sàigòn, qua theo dõi từng diễn tiến của tọa độ đã ghi chép, và đánh dấu trên bản đồ, nhờ vậy mà các toán tăng cường, cũng như đưa tin băng ngang trước mặt của quân đội Miền Nam, hoặc chạy thoát một cách êm ái và bí mật. Việt Cộng từ những hầm trú ẩn, dưới những lùm cây nhiều lá bao quanh, cuối cùng họ cũng phát hiện ra một Tiểu đoàn địa phương quân của Miền Nam đang tiến gần về hướng họ, trên một con đê qua lối mòn sình lầy, băng ngang qua những con đê nhỏ của các thửa ruộng. Nhanh như chớp, toán du kích của VC vùng phía cánh phải, đang ẩn núp dưới hàng Dừa sẳn sàng trong đội hình tác chiến, họ được căn dặn rõ rệt “bằng mọi giá phải kềm hãm sự tiến quân của địch, ở cạnh sườn bờ đê nầy, để cho chủ lực quân của Tiểu đoàn VC tấn công, gây bất ngờ cho địch ở trước mặt”. Vị Đại úy của Tiểu đoàn Địa phương quân Miền Nam, đang khả nghi về hàng cây trước mặt, nên báo động cho toàn thể Tiểu đoàn tiến quân trong sự thận trọng có thể bị phục kích trước mặt, khi tiến gần vào tầm đạn của VC, thì Đại úy Tiểu đoàn trưởng ra lệnh dừng quân trên một bờ đê của một đám ruộng, xong ra lệnh cho một toán nhỏ tiền đạo ra xa ngoài thửa ruộng để quan sát, trong khi thành phần còn lại nằm án ngữ yểm trợ cho toán cách bờ đê khoảng 15 thước. Toán du kích của VC án ngữ tiền đạo để chờ cho toán thám sát của địa phương quân lọt vào tầm đạn khoảng từ 30 thước là phát hỏa ngay. Đến khi toán thám sát của ĐPQ lội bì bỏm trên vũng nước bùn lầy, để đến một bờ đê an toàn trước mặt, thì lập tức Trung đội Tiền phương của VC, từ dưới các hầm trú ẩn, nơi dãy hàng Dừa bên cạnh, đồng loạt nỗ súng. Hai Sĩ quan Đại đội trưởng và phó chết ngay tại chỗ; Toàn thể tiểu đoàn ĐPQ còn lại đang nằm yểm trợ bên bờ đê đối diện cùng đồng loạt bắn chống trả một cách mãnh liệt, vào 2 cạnh sườn trước mặt và bên trái; Vị Đại úy TĐT của địa phương quân ra lệnh rút lui để tái phối trí lại và kêu Pháo binh đến yểm trợ tác xạ; Lúc nầy là 7 giờ 45 sáng, sương mù vẫn còn bao phủ vùng chiến địa.
Vào khoảng 2 giờ sau, thì có lệnh của Thượng cấp báo phải thanh toán mục tiêu, Đại úy Tiểu đoàn trưởng ĐPQ phải mưu toan bứng gốc lực lượng của VC ra khỏi Ấp nầy bằng cách xử dụng tối đa Pháo binh do Tiểu đoàn của ông chịu trách nhiệm hướng dẫn tác xạ, nếu cần thì có thể bắn hàng loạt vào một tụ điểm và chịu trách nhiệm hướng dẫn bãi đáp Trực thăng xa phòng tuyến hay nói cách khác là phải xa tầm súng của VC. Cuộc điều quân của Đại úy phải xong trước 10 giờ sáng nay, trong khi ông cũng đang bị thương nhẹ ở nơi chân.
Trong khi Vann chưa biết gì về một cuộc đụng độ vừa mới xãy ra ở phía Nam của Ấp Bắc, dọc theo dãy hàng Dừa, cho đến khi kết thúc, thì đã gây tử thương cho một số Sĩ quan của Đại đội. Còn Thiếu tá Lâm Quang Thơ, Tiểu khu trưởng Định Tường, là người chịu trách nhiệm về diện địa của Tiểu khu, trên cơ sở lý thuyết, ông như người thay mặt cho Đại tá Đạm, vào các cuộc hành quân, nhưng cũng không quan tâm đến sự thông báo cho vị Đại tá Tư lệnh biết về sự việc vừa mới xãy ra, Thiếu tá Thơ là người mà TT Diệm tin tưởng, nên đã giao cho ông trách nhiệm Lữ đoàn Thiết kỵ để phòng khi chống đảo chánh, bởi vì dòng họ Thơ là gia đình giàu có, là điền chủ ở Miền Châu thổ Delta, và cũng đã có những kết cấu sâu đậm với gia đình họ Ngô, cho nên Thơ rất lạnh nhạt, khi phải gởi đi tăng cường cho cuộc chiến thêm một Tiểu đoàn ĐPQ nữa, trong khi đó Tiểu đoàn đầu tiên chờ tăng cường như người ở Sa mạc nóng bức trông chờ mưa xuống! Vị Tiểu đoàn trưởng ĐPQ đầu tiên đang nóng lòng chờ Tiểu đoàn ĐPQ thứ 2 đến để cùng nhau phối hợp thanh toán chiến trường, nhưng vô ích; Dĩ nhiên, Thiếu tá Thơ ít ra cũng có chỗ dựa vững chắc nên không ái ngại gì đến vị Tư lệnh chiến trường. Thêm vào đó có một Trung úy cố vấn của Hoa Kỳ cùng đi theo cuộc hành quân, đã chụp máy kêu gọi Thiếu tá Thơ can thiệp gởi gấp Tiểu đoàn thứ 2 đến để phối hợp cùng xung phong nhưng vô ích.
Sự lủng củng giữa Việt-Mỹ, đã gây ra thiệt hại cho những ai đã trực tiếp chiến đấu và thua trận trong sự nhục nhã; Sau khi đúc kết lại sự thiệt hại sơ khởi, thì phía ta có 8 người chết và 14 người bị thương, gồm có một Tiểu đoàn trưởng bị thương nhẹ nơi chân. Thiếu tá Thơ quá cẩn thận ra lệnh chậm chạp theo thủ tục hành chánh, ông không đá động gì đến một Tiểu đoàn thứ 2 ĐPQ mà gọi máy đề nghị với Đại tá Đạm, gởi 2 Đại đội trừ bị tại sân bay Tân Hiệp vào ứng chiến, và đáp xuống ngay hậu trường phía Nam dọc theo hàng Dừa của tuyến phòng thủ, nhưng rất bất lợi cho tầm súng trên trục tiến sát của VC.
Đứng trên học thuyết quân sự, đổ quân ở tuyến sau của VC, có nghĩa là dồn Chó vào chân tường bắt buộc chúng phải rời bỏ nơi phòng thủ; đây là một chiến thuật cấm kỵ khi điều quân, nhưng Thiếu tá Thơ đã quên rằng, làm như vậy không khác gì buộc VC phải một mất một còn, tử thủ vì rời nơi đây không khác gì phải chịu cảnh bị tàn sát trên đường lui binh bằng phi pháo của Saigon. Hơn nữa VC đã chuẩn bị và tử thủ nơi nầy, ít ra cũng còn tới 7 tiếng đồng hồ nửa, vì mặt trời còn mọc, rồi khi màn đêm buông xuống VC sẽ rút lui êm ái như đã có kinh nghiệm trong tháng 10 vừa qua khi đụng độ với BÐQ.
Và Thiếu tá Thơ cũng quên rằng: đổ quân trên một đám ruộng trống trải như vậy, thì càng dễ cho Phi công Hoa kỳ thiếu kinh nghiệm chuyên môn, nhưng càng nguy hiểm cho Bộ binh, vì phải hứng chịu bị bắn sẻ khi đang chân thấp chân cao lội bì bỏm vào bờ; chính trên bờ đê có hàng Dừa chạy dài nầy là nơi tử địa cho quân lấn chiếm, VC đã sẳn sàng phối trí với các lực lượng mạnh nhất và cũng từ nơi ẩn núp phòng thủ kiên cố nhất để sống chết với quân lực Miền Nam.
Vann đang bay ở phía ghế sau của L.19 quan sát vùng Bắc Tân Thới, theo dõi sự tiến quân của Đại đội thứ 3 vừa mới thả xuống cách đây khoảng 10 phút. Tại một Tăng lều của chỉ huy, nơi sân bay Tân Hiệp, tôi đang túc trực hành quân, nghe Ziegler nóng lòng gọi máy kêu Vann về đáp, để chọn bãi đáp cho lực lượng tăng cường ứng chiến, qua sự yêu cầu của Thiếu tá Thơ và Đại tá Đạm cũng muốn như vậy. Vann chưa vội về đáp và đang nghiên cứu về phía Nam của Ấp Bắc nguy hiểm hơn Ấp Tân Thới; cũng có thể VC quy tụ về Ấp Bắc mà rời bỏ Ấp Tân Thới chăng! Vì cuộc đụng độ vừa rồi, ở hàng Dừa trên bờ đê về hướng Nam; nếu quả như vậy thì Ấp Bắc phải là nơi tập trung quân của VC
Trước khi về đáp, Vann bỏ thêm 15 phút để lượn quanh quan sát thật kỷ, những ranh giới của hàng cây, người Phi công Hoa kỳ không hài lòng cho lắm, vì chỉ có một cái Ấp nhỏ xíu mà cứ rà qua rà lại không biết bao nhiêu lần, đôi khi Vann bảo bay thật thấp hơn nữa để ông nhìn từng ngọn cây cho rõ hơn, phải chúi mũi xuống giảm bớt tăng tốc lực để ở ghế sau Vann có thể ghé cổ nhìn được tổng quát, thấp như vậy là tối đa rồi, còn muốn thêm nữa thì chỉ có cách bay “độn thổ” mà thôi. Trên thực tế dù bay qua lại cả triệu lần cũng vô ích vì Vann cũng chẳng thấy gì dù rằng chỉ một du kích; Ông chỉ biết VC xuất hiện ở phía Nam vì nơi ấy vừa mới bị đụng trận và những viên đạn khắc nghiệt từ hướng nào bay đến không biết được. Con kinh đào dẫn nước từ hướng Tây mới đáng ngại, vì kinh nghiệm cho ta biết chắc chắn dọc trên bờ đê đã có vô số hầm trú ẩn dưới các dãy hàng Dừa nầy. Chiếc L.19 sơn màu xanh lá cỏ mạ đang lượn qua lượn lại không biết bao nhiêu lần như để thử nhữ mồi, nhưng VC rất khôn ngoan, chỉ cần một viên đạn bắn lên thôi, thì ván bài của họ sẽ phải trả giá quá nặng, cho nên VC không muốn vẩn đục không khí trong lành. Cảnh vật dưới đây thật hoàn toàn tỉnh mịt, nhưng Vann đâu có dễ dàng tin một sự lắng đọng vô cùng đáng sợ như vậy! Vann vẫn thầm nghĩ: “tuyến hàng Dừa phía Tây là nơi sẽ xãy ra máu lửa", ông nói Phi công trước khi về đổ xăng, hãy liên lạc cho chiếc khác thay thế để ông tiếp tục hướng đẫn Trực thăng vận cho Đại đội tổng trừ bị thứ nhứt vào vùng hành quân trên 10 chiếc H.21 trái Chuối.
Bay yểm trợ cho các Trực thăng H.21 do một Phi đội gồm 5 chiếc Trực Thăng võ trang UH-1C, loại mới vào thời buổi nầy, đây là loại Trực Thăng phản lực đầu tiên của thế hệ mới nhất đang được phát triễn trên Thế Giới, do hãng Bell chính thức đặt tên là HU.1 Iroquois, nó mới được sản xuất trong vòng 6 tháng và đang được trắc nghiệm hành quân cùng những chiếc trước như HU.1 loại A và B đã ra trước nó cũng không lâu lắm.
Đây là loại HU.1-C, cánh quạt ngắn hơn, nhưng bề ngang lại rộng ra đôi chút để tăng thêm tốc lực cũng như vị thế cần uyển chuyển linh động hơn khi nhào lộn bắn phá. Trên chiếc võ trang nầy được trang bị 2 súng Trung liên 7 ly 62, điều khiển tự động xoay chiều bằng điện, gắn hai bên thành của Phi Cơ, trên đó là 2 bó hỏa tiễn 2,75 inch, nhưng có điều hơi lạ là người bắn lại chính là Phi công phụ.
Có ai hiểu rằng, trên Thế giới nầy, nhất là chính phủ Hoa kỳ (siêu chánh phủ) sẽ bắt đầu ký hợp đồng làm ra 10.000 chiếc, trong đó gần 4.000 chiếc sẽ dùng vào huấn luyện như một trợ huấn cụ (training-aids) và sau đó sẽ phế thải tại chiến trường Việt Nam, để làm nãn lòng Liên Xô khi muốn bỏ tiền ra để chạy đua vũ trang với Mỹ! Và Hoa kỳ nhất quyết không mang chúng về để thực hành thế chiến lược đổi vùng (surrogate) mà kiến Trúc Sư Averell-Harriman, tự ngầm cho là “Cuộc chiến tranh lạnh biến thế”. Vì không muốn đem chiến cụ về Mỹ, cho nên Nhóm học giả tham mưu cho nó một cái tên có tính cách chính trị gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” rồi sau cùng biến thành những khối sắt vụng vì không có phụ tùng sửa chửa. Trích trong tài liệu "The flying Dragons, The South Vietnamese Air-Force" của Robert C. Mikesh, sau trận Ấp Bắc cùng hai vụ ám sát TT Diệm và Kennedy, Công ty Bell đã nhận được đơn đặt hàng của Chính phủ gần 10.000 chiếc Hueys, riêng tại VN tổng số là 7.013 chiếc, tất cả chiếc HU.1 nầy phải được cải bổ thêm 4 chỗ ngồi cho hai bên hông phía đàng sau, dành riêng cho cuộc thực tập chiến trận như những ly dĩa bằng giấy (training-aid) phải tiêu dùng cho cuộc Pinic “thao dượt chiến trường” và sẽ dứt khoát không đem về trở lại Mỹ, coi như kết toán xong (inventory) và phải bỏ lại tại chỗ, vào thùng rác của hiện trường. Khi nói đến UH.1 thì người ta hiểu ngay là chiến tranh VN, mọi người ở Miền Nam VN từ thôn quê cho đến tới vùng hẽo lánh xa xôi cũng như dọc theo dãy Trường Sơn, đồng bào thiểu số không ai đã ít nhứt một lần nhìn thấy Trực Thăng HU.1 bay ngang.
Vann chỉ thị cho vị Sĩ quan trưởng của Phi hành đoàn Trực thăng H.21 đổ một Đại đội trừ bị, phải đáp xuống bãi đáp cách 300 thước, xa đường ranh của dãy hàng Dừa đầy dẫy cạm bẩy, về hướng Tây Nam của mục tiêu; Vann cũng hướng dẫn đoàn Trực thăng lấy trục từ hướng đáp cũng như hướng cất cánh để tránh xa tầm đạn của địch. Vì rằng phía Hoa kỳ chưa thiết lập hệ thống chỉ huy thống nhất nên rất khó để phối hợp hành quân trong nội bộ của họ (nhóm học giả, trong ống kính buộc hành pháp Mỹ sẽ phải thành lập Bộ chĩ huy phối hợp hành quân, và sự liên lạc vô tuyến trì trệ, không đồng nhứt giữa L-19 với thiết vận xa M-113), Vann không hiểu về kỷ thuật bay cho nên ông không thể nắm quyền điều động mà phải để cho Sĩ quan có kinh nghiệm Phi hành điều khiển, thế nên có những sự đụng chạm trong lúc hành quân, đôi khi làm cho Vann cảm thấy khó chịu, vì không ai chịu nghe theo người không hiểu về kinh nghiệm bay. Thế nên dân bay không bao giờ chịu nghe lời người ở dưới đất cố vấn dạy bảo về kỷ thuật bay, như phải đáp chỗ nầy, chỗ nọ, bao nhiêu thước, hướng nào … nầy nọ.
Kết quả, người Trưởng Phi hành đoàn đã đáp gần hơn lời căn dặn của Vann, là 200 thước, cạnh lằn ranh của hàng Dừa, và ngay tại hướng Tây của mục tiêu, thay vì Tây Nam. Trong khi đó là do sự ước tính của Vann, 300 thước là khoảng cách mà đạn Đại liên M.30 không có hiệu quả gì cả, kể cả những loại đạn súng trường, như trong tầm đạn 100 thước có thể gây tử thương nếu chẳng may nhảy xuống trúng phải giữa tầm đạn. Quả thật Trưởng toán trực thăng đã đáp đúng ngay vào tầm đạn, cho nên tôi tự cho đó là ‘bãi đáp do định-mệnh’ đã an bày!
Trong khi Vann đang bận chuyển lệnh điều động thì người chỉ huy của VC ra lệnh phải bắn hạ các Trực thăng, vì nó to lớn kềnh càng quá, nên dễ bị bắn hạ “bằng mọi giá phải bắn hạ các máy bay lên thẳng của địch” Nhờ có máy SCR-300, nên VC đã theo dõi biết được giờ giấc và hướng Trực thăng sẽ đáp ở hướng Tây. Đúng 10 giời 20 sương mù đã hoàn toàn tan biến, nhường lại ánh nắng chói chan ẩm thấp, nên hình thù chiếc Trực thăng trái Chuối càng hiện rõ như con mồi mập béo hấp dẫn, lờn vờn trước mắt của các xạ thủ đã sẳn sàng chồm súng phục kích từ lâu.
Trung Sỹ Nhất Amold Bowers, 29 tuổi, cư ngụ tại cánh đồng nổi tiếng nuôi bò sửa tại tiểu bang Minnesota, thuộc đơn vị Sư Đoàn 101 Dù, nghe một tiếng ‘crack’ như bánh tráng bể, viên đạn thứ nhất xuyên qua khung phòng bằng nhôm của Trực thăng H.21, trong lúc Trực thăng đang ở vị thế cận tiến 50 bộ cách mặt đất. Browers đang ngồi trên chiếc Trực thăng thứ 2 của hợp đoàn 10 chiếc, đối với hắn, đây là cuộc chiến tranh đầu tiên mà hắn đang tham dự; suốt một chuổi dài 8 tháng rưởi chưa bao giờ hắn dự trận, hoặc bị ai rình mò bắn sẽ cả. Tiếng đạn thình lình liên hồi ghim vào thành vỏ của Trực thăng… rồi vào bộ phận máy, trước khi bánh xe càng đáp của Trực thăng chạm đất, trên một đám ruộng ngập nước, Browers nhảy theo Tiểu đội của Bộ binh, nước dưới ruộng ngập tới đầu gối, hắn cố bám sát bên cạnh ngưới Đại đội trưởng VN với niềm tin là gởi gấm tấm thân bồ tượng của hắn; Hắn như là cái bia biết di động cho VC. Tai Browers không còn nghe tiếng nổ ù ù của động cơ Trực thăng nữa, nhưng thay vào đó là tiếng nổ dòn tan của các loại súng mà do mẫu quốc hắn làm ra, đủ thứ từ Trung liên BAR cho đến M.30 Đại liên mà hắn hình dung có nhiều ỗ bao quanh những nòng súng, từ rừng cây cao cao, như một bức tường xanh um tùm dựng đứng trên bờ đê, bắn tua tủa ra phía trước mặt, không biết bao nhiêu là viên đạn, với tiếng rít lên xuyên qua không khí, làm ù cả tai, nhức cả đầu, và không biết giây phút nào đạn sẽ ghim vào mình đây? Hắn đang nhủi tới nằm sà đại trên lớp bùn đen, lún xuống gần nữa thân hình, và đôi giày Boots của hắn cũng đang nhét đầy nhẹp bùn lầy trong đó, càng làm cho đôi chân thêm nặng hơn; Hắn sực nhớ tới lý thuyết của quân trường căn dặn: “phải linh động và nhanh nhẹn để hy vọng sống còn là phải tiếp tục bò trườn tới, tay súng vẫn bóp cò nhã đạn cho đến khi hắn trườn đến mục tiêu và tiêu diệt đối phương”. Hắn nhũ thầm không biết lý thuyết và thực hành có bao giờ giống nhau không!
Nhưng người Sĩ quan của Đại đội trưởng thì lại phản xạ khác hẳn, tất cả Đại đội đều nằm sấp bên cạnh bờ đê để tránh lằn đạn; đàng trước mặt cho đến nơi chạm tuyến ở hàng Dừa, còn phải trải qua nhiều bờ ruộng đầy sình nước lấp xấp; Từ lúc chạm đất cho tới giờ, mà mới có cách xa chỗ đáp chưa tới 20 thước; Trung Sĩ Bowers thét lên gọi Trung úy Đại đội trưởng “Chúng ta phải bắn trả mãnh liệt, rồi rút ra khỏi chỗ đồng trống, không thì sẽ chết hết cả lũ ở đây". Vị Trung úy Đại đội trưởng, coi như không có hắn bên cạnh, nên làm cho hắn càng thêm ngớ ngẫn, ngu ngơ bực tức, hắn nghĩ thầm: “Hồi ở Phi trường Tân Hiệp, trong khi chờ đợi lên Trực thăng, viên Trung úy nầy nói tiếng Anh giỏi lắm mà... sao bây giờ kỳ vậy?” Vả lại viên Trung úy nầy cũng đã từng tốt nghiệp khóa Đại đội Trưởng ở trường Bộ binh Fort Benning Hoa Kỳ! Bowers không hiểu gì hết đành cũng phải bò trườn theo để mà chịu trận, có thế thôi!
Trung Sĩ Bowers ở trong biệt đội Tham mưu, Cố vấn, nhưng hắn lại thích tình nguyện đi hành quân, nhất là tuần tra hoặc xung kích; Sáng nay, Vann có hỏi hắn có thích đi hành quân với Đại đội trừ bị nầy hay không? Hắn đã mau mắn đồng ý ngay, vì Đại đội cũng đang cần có một Cố vấn như bình thường; Vann ngưỡng mộ vì sự nhanh nhẹn tháo vác của hắn; Bowers đang thét lên gọi vị Trung úy ĐĐT một lần nữa; Vị Trung úy nhìn lại với đôi mắt còn đang bối rối trong tầm đạn phục kích, ông ấn mạnh thêm thân hình nhỏ thó lún sâu xuống bùn một chút nữa để được bao che những lằn đạn như mưa phủ tới, từ hàng Dừa trước mặt.
Quá thất vọng, lạc lỏng, Bowers bèn đánh mắt nhìn qua phía bên phải, vị Trung sĩ già Trung đội trưởng, từ một chiếc Trực thăng vừa đáp xuống ở đằng xa, nhanh nhẹn hướng dẫn Trung đội tiến vào một bờ ruộng cạnh đó và đang đến giao điểm của tuyến hàng Dừa ở tận bờ đê của hướng Nam. Trung đội nầy trông có vẽ thiện chiến và đang trườn dọc theo con đê. Bowers cảm thấy nên giao mạng sống cho Trung Sĩ già đầy kinh nghiệm hơn Sĩ quan mới ra trường; Hắn nhảy xổm đứng dậy, mặc cho đạn tránh người, chớ ngưới không thể tránh đạn, và với hy vọng lớp sình lầy ngấm vào quân phục được ngụy trang đôi chút, khi buộc phải phóng mình đi tìm sự sống trong sự chết, hắn bay tới nằm ì bên cạnh viên Trung sĩ già, hắn bắt đầu thở hổn hển để phục hồi lại sức lực, lấy lại tinh thần. Vị Trung sĩ già ra lệnh với âm thanh hùng dũng không già tí nào cả. Và rồi cả Trung đội tiến nhanh vào mục tiêu trước mặt; Lúc nầy Bowers mới nhớ lại hồi xuất phát, hắn cũng đã nghĩ ra là nên đặt niềm tin vào nơi ngưòi có gương mặt gân guốc như một nông dân chất phát, hơn là một gương mặt còn non choẹt của một Sĩ Quan mới ra trường, hay nói cách khác nên tin vào Hạ sĩ quan hơn là tin vào Sĩ quan.Theo ý nghĩ riêng tư của Bowers, chỉ có người ít học mới thích chiến đấu hơn người có học?
Bowers nghĩ rằng: lần tiến quân nầy hắn phải trườn tới như muốn chui sâu xuống bùn để tới được mục tiêu nơi rặng rừng Dừa trưóc mặt, cũng không cách xa hơn chỗ nầy bao nhiêu, nhất là cái mông đít của hắn thường nhấp nhô trên mặt ruộng trông dễ hứng đạn của VC. Chẳng bao lâu, Trung đội của hắn đã đến được vùng tương đối an toàn hơn, có nghĩa là mé dãy hàng Dừa, nằm trên bờ đê với vô số chướng ngại vật thiêng liêng che chở. Và đang tiến về cạnh sườn Tây có VC nằm chần dần trước mặt, thế nào cũng sẽ xãy ra một cuộc chạm súng dữ dội, trong khi đó Trung đội bạn cũng đang nằm án ngữ như một bức tường thành. Cả hai Trung đội nầy đang chuẩn bị, không phải là xung phong, nhưng sẽ bắn yểm trợ với cường độ dữ dội để làm nhẹ áp lực cho Đại đội vượt qua khỏi vùng tử địa; Nhưng VC vẫn không chịu từ bỏ ý định nằm bám trụ để tận diệt toàn bộ đầu não; Đại đội vẫn còn bị áp lực, không thể tiến hoặc thối được. Bowers mừng thầm, “nếu mình không khôn hồn phóng theo Trung sĩ già nầy thì chắc sẽ bị bắn bể đít!”. Từng tràng đạn Đại liên rồi Trung liên BAR… ôi thôi đủ loại, thỉnh thoảng lại có tiếng nổ của súng cối 60 ly, nhưng chỉ tập trung vào một điểm của Trung úy Đại đội trưởng, chỉ còn cách có hàng Dừa khoảng 150 thước, nhưng không làm cách nào để trườn tới cho được, nếu không nhờ bờ ruộng che chở thì coi như mọi người trong Toán nầy đều bị sát hại cả. Bowers thấy có một người chạy băng qua hàng cây trước mặt, nhưng không biết là ai, cũng có thể là người đưa tin giao liên của VC; Vì trước khi lên Trực thăng, hắn đâu có được nghe thuyết trình để hiểu được địch tình như thế nào! Nhưng theo linh tính của giác quan, hắn suy đoán, có thể VC ở dọc theo con suối bên phía bờ Đông. Hai trung đội sẽ phải tiến quân băng qua theo con suối từ Tây sang Đông để thanh toán mục tiêu, vì vừa rồi người đưa tin đã chạy ù qua phía bên đó mà không biết hai Trung đội đang án binh bất động chờ lệnh tấn kích, nơi đây họ được dãy hàng Dừa che chở cũng giống như VC trước đó.
Thình lình Trung sĩ Trung đội Trưởng ra ám hiệu cho cả Trung đội nằm lẩn quẩn đâu đó chừng 15 cho đến 20 thước là phải lui binh, Bowers nhìn qua Trung Sĩ như cố tìm hiểu, viên Trung sĩ ra dấu cho hắn phải rút lui không cần giải nghĩa. Người mang máy truyền tin giải nghĩa bằng ám hiệu là ra dấu bằng tay, chỉ chỏ cho hắn biết là phải rút lui về hướng Trung úy Đại đội trưởng vì đây là lệnh Thượng cấp, Bowers chưởi thề loạn xạ, và hắn chán nản vì ám ảnh sợ bị ăn đạn, hắn học đâu được vài chữ tiếng Việt, nên hắn la lên ‘Đi… Đi…’ có nghĩa là cứ tiếp tục tiến quân; hoặc là nằm chờ, chớ đừng trở lại qua đó sẽ bị chết hết cả đám. Hắn vẫy tay ra dấu cho Trung sĩ tiến tới, nhưng vô ích vì hắn không phải là cấp chỉ huy, Bowers bò trườn tới hàng cây một lần nữa, nhưng rồi cũng phải lẻo đẻo bò trườn tiếp theo sau đuôi. Có ai hiểu thấu nổi khổ tâm của một người Mỹ không hiểu tiếng Việt trong hoàn cảnh nầy! Trung đội đang lui quân về Đại đội cơ hữu
Vann từ trên chiếc L.19 nhìn xuống tuyệt vọng, không thể làm cách nào để tránh khỏi thiệt hại khi đoàn Trực thăng trái Chuối cứ chàng ràng trước mũi súng của VC. Cả hàng tháng nay, Cán bộ VC đã bỏ biết bao nhiêu công sức để thực tập bắn xuyên táo máy bay lên thẳng và đây là cơ hội nghìn vàng tốt nhất và dễ dàng nhất để VC bắn hạ. Suốt cả các cuộc đổ quân bằng Trực thăng trong mấy tháng vừa qua, có một chuyên viên Cơ Phi trên Trực Thăng H.21 vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một VC đang quỳ một chân trong tư thế bắn lên Trực thăng, hắn cố nhắm cho được người Mỹ đứng ngay cửa và cứ như thế mà bắn mãi, dĩ nhiên làm sao mà trúng được vì tốc độ của Phi cơ đang bay. Khi người Cơ phi thông báo cho các Phi hành đoàn đều biết… thì tất cả đều bật lên cười rộ! Có vẽ khinh thường! Nhưng hoàn cảnh nầy thì ai nấy trong phi hành đoàn đều thót dái lên cần cổ!
Nhưng đặc biệt là ngày hôm nay, nụ cười khinh thường ấy sẽ đổi lại bằng một sự lo âu, như tim phi hành đoàn Mỹ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, khi bay đổ quân ở Ấp Bắc. Vào ngày 20/7/1962, quân đội Miền Nam đã hành quân và tịch thu được tài liệu giảng dạy của Cán bộ Cộng Sản dạy về cách bắn máy bay, tại biên giới Việt-Miên, bằng Đại liên 50 (12ly7) đồng thời sau đó không lâu, họ đổi qua thế dùng súng cá nhân để bắn phi cơ. Và đặc biệt về cách bắn hạ Trực thăng H.21 trái Chuối thì rất dễ, vì sự to lớn quá kềnh càng, cho nên điều kiện dễ hạ nhất là khi máy bay đang lúc cất cánh cũng như lúc sắp đáp xuống; Kinh nghiệm của một sát thủ chuyên nghiệp bắn hạ H.21 cho rằng: “cứ nhắm vào một phần ba phía trước của Trực Thăng mà bắn thì tất cả đạn đều ghim vào trong đó”.
Người chỉ huy Phi hành đoàn Trực thăng không chịu nghe lời hướng dẫn của Vann, mà tự ghim trong đầu, và quả quyết rằng: VC ở bìa rừng cây phía Nam vì nơi ấy mới vừa đụng độ, cho nên hắn tự quyết định ở phía Tây tương đối không có địch, trong khi đó ở dưới Ấp Tân Thới, thì thành phần còn lại của Tiểu Đoàn 514 địa phương đang có lệnh tập trung lại, và quyết hạ cho được đoàn Chuồn Chuồn sắt đang bay nhởn nha nhởn nhơ, muốn giởn mặt với tử thần. 10 chiếc trái Chuối rà thấp như muốn đáp gần đâu đó, quả thật không bao lâu, đoàn Trực thăng bay thấp và hạ dần đến phía rìa cây hàng Dừa tận bờ Tây của Ấp, rồi tuần tự đáp đại xuống hai thửa ruộng ngập nước. Trong khi đó VC thừa thời gian để phối trí lực lượng và quyết tâm bắn hạ cho hết đoàn Chuồn Chuồn lạc lối, bay rà qua rà lại thêm ngứa mắt; Kết quả, tất cả chúng đều bị trúng đạn, vì thân hình quá lớn, nên khắp thân đều bị ghim dấu đạn, nhưng cũng còn bay được, duy chỉ có một chiếc H.21 sau cùng là bị quá nhiều vết đạn nên phải nằm ụ dưới ruộng như con Khủng Long bị ngã qụy trên hoang đảo.
Thế là hai Phi công và hai chuyền viên của Hoa Kỳ đeo sát theo Đại đội trừ bị, lội bì bỏm dưới ruộng nước. Tuy nhiên có lệnh khẩn cấp là bằng mọi giá phải đem đoàn viên Phi hành nầy ra khỏi vùng hành quân, dù rằng, họ đang được bao quanh bởi quân bạn. Thình lình trơ trọi một chiếc H.21 quay trở lại để đón bạn, nhưng lại không cứu được ai, mà một mình chịu trận với hàng chục khẩu súng nhắm vào đến đổi phải lại nằm ù tại chỗ, cách chiếc trước chưa đầy 100 thước.
Lại thêm một lệnh khẩn cấp thứ 2 truyền ra, là phải cấp cứu tất cả 2 đoàn viên Phi hành H.21 về Hậu cứ gấp. Vị phi tuần Trưởng trực thăng võ trang nói trong vô tuyến, để đích thân ông sẽ đi cứu họ; Vann bảo Phi công L.19 bay thật thấp trên đầu địch và lấy trọng tâm nơi 2 chiếc Trực Thăng bị rớt làm trung tâm bay vòng tròn. Dù rằng Vann chẳng sợ súng đạn, nhưng súng đạn của VC lại "sợ" Vann nên không "dám" bắn lên. ‘Đây là một trò chơi chiến tranh rất khôn ngoan của VC’. Còn đối với Hoa kỳ lại là 1 bài học vở lòng, ở trang đầu về học thuyết chiến tranh du kích. Vann vô cùng tức giận: “Sao họ (phi hành đoàn) lại không chịu nghe lệnh của mình?”.
Đúng ra, Phi hành đoàn phải tuyệt đối nghe theo lệnh của vị Tư lệnh chiến trường, hơn nữa Vann nắm vững tình hình chiến trận, vì ông đã ngồi quan sát trên 2 chiếc L.19 thay phiên nhau bao vùng hành quân từ lúc tờ mờ sáng tới giờ lựng. Nhưng có điều hơi lạ, là Vann biết chắc vị Sĩ quan chỉ huy Phi hành đoàn sẽ không để ý gì đến huấn lệnh của ông, nhưng tại sao Vann không bàn thẳng thắn ngăn chận hủy bỏ cuộc đỗ quân, hay điều động họ đáp qua chỗ khác, mà trong phóng đồ hành quân đã ấn định? Đây cũng là một bài học đáng kể, nhưng trước sau gì thì Hoa kỳ cũng sẽ kiện toàn lại cơ cấu chỉ huy, tại chiến trường VN, sự học hỏi về chiến thuật du kích của họ đã phải hy sinh oan uổng cho một số binh sĩ của VNCH. Đó cũng nằm trong kế hoặch về tham mưu của Nhóm Harriman để ép buộc TT Kennedy phải cho quân đội Mỹ tập trận thiệt tại thao trường thật tiển tại Việt Nam
Vị Sĩ quan chỉ huy của Toán Trực thăng UH.1 đang bay vòng chung quanh trên 2 chiếc trái Chuối đã bị bắn nằm ụ dưới ruộng nước (Phi hành đoàn UH.1-A gồm có 3 người) để tìm kiếm 2 đoàn viên Trực thăng H.21 đang lẩn quẩn dưới đó, trong khi 4 chiếc Võ trang UH-1C đang nhã đạn và hỏa tiển theo dọc hàng cây quanh đó, để áp đảo VC, đồng thời cũng yểm trợ cho một chiếc UH-1A đáp xuống để cứu 2 Phi hành đoàn H.21. Chiếc HU.1-A của Phi đội Trưởng đang giảm máy làm vòng cận tiến xuống thấp để đáp. Khi chiếc UH.1-A toan đáp, nhưng không biết rõ địch tình, quá tin tưởng vào 4 chiếc Võ trang đang quần thảo áp đảo VC mà quên rằng bên dãy hàng Dừa và ở các bụi Tre gai, nơi đó có vô số hầm trú ẩn được ngụy trang rất là cẩn thận chắc chắn dưới các gốc Tre bao phủ dưới đó. Lúc chiếc UH.1-A gần như ngóc đầu khựng lại để đáp thì chỉ trong vòng một phút thôi, tất cả xạ thủ của VC đều ra khỏi hầm và tập trung hỏa lực vào chiếc UH.1-A nầy, vô số đạn ghim vào Trực thăng đến nỗi nó phải lật úp qua bên phải và nằm một đống, cách 50 thước sau 2 chiếc H.21.
Chiếc HU-iA đâm xuống ruộng nước, văng đầu transmission ra xa cách đó khoảng vài chục thước nhưng may mắn không bị phát nổ, khi Bowers vào cứu Phi hành đoàn.
Hôm nay VC đã lập được thành tích trong chiến tranh là đã bắn rơi được 4 chiếc Trực thăng; Chiếc H.21 thứ 3 vì trúng đạn quá nặng nên trên đường về, phải đáp ép buộc xuống trên một thửa ruộng, cách đây vào khoảng 5 cây số về hướng nam, Phi hành đoàn được cứu thoát, bình an vô sự. Du kích của VC đã hồ hởi khi nhắm vào một đoàn Trực thăng, gồm 15 chiếc thì có 14 chiếc đã bị trúng đạn, chỉ trừ có 1 chiếc UH.1-C là đã may mắn không trúng viên nào cả! Phi công Hoa kỳ chắc chắn đã tởn mặt cho biết thế nào là lễ độ, không còn dám cười khinh khĩnh khi nghe người Cơ phi thông báo cho họ biết là đã thấy một du kích, trong vị thế quỳ một chân để bắn lên Trực Thăng.
Trung Sĩ Bowers, nhún mình đứng dậy chạy phóng tới chiếc UH.1-A vừa mới bị bắn rớt, nước dưới ruộng cạn lấp xấp như kéo chân hắn lại, không cho hắn đến để tiếp cứu đồng đội. Hắn mừng thầm trong bụng, chắc Chúa đánh động hay sao mà hắn được đi chung với một Tiểu đội gan dạ và nhạy bén trong chiến đấu như vậy. Chiếc UH.1-A, nằm nghiêng một đống bên phải như một con quái vật nỗi lên trên hồ nước. Trên cánh đồng ngập đầy nước giống như một cái đập được chấn ngang bằng bờ đê khá lớn, nơi đó tiếng động cơ của Phản lực gầm thét tức tối vì bị rớt gãy văng ra khỏi buồng máy; Với cái trớn vẫn còn quay của cánh quạt chính, đang bị cong vòng, chém xuống mặt ruộng rời rạc, dẫy dụa oằn oại như một con quái vật dẫy chết; Bowers đang lo sợ sẽ bị phát hỏa và nổ tung, vì số xăng JP-4 vẫn còn nhiều ở giữa bụng Trực thăng. Viên Phi công phụ, ngồi bên ghế trái, chưa hoàn hồn, hắn lui cui mò mẩm để tìm lối thoát ra ngoài, và đang lom khom chạy đến mô đất khá to gần đó để tránh đạn.
Bowers la to gọi người Phi công phụ, nhưng nó cũng chẳng ơi hởi trả lời mà cứ ngồi lì nơi đó như kẻ mất hồn; Hắn thấy không trông mong gì về viên Phi công phụ nầy sẽ cùng chung phụ lực để lôi đoàn viên ra, vì còn kẹt ở trong buồng lái. Con quái vật hoàn toàn nằm bẹp lún sâu xuống ruộng, nằm nghiêng hẳn về phía trái. Cũng may cánh cửa bên phải đã gãy một phần rơi cách đó không xa mấy. Bowers cố gắng đẩy phần còn lại của cánh cửa, và mở dây nịt an toàn, lôi mạnh viên Phi công ra, Phi công trưởng đang ở trong trạng thái thẩn thờ, ngớ ngẩn, gần như mất hồn không còn biết gì cả; Ông bị thương ở chân vì lúc rơi ngã về bên phải, nhưng cũng còn lại được chút ít trí khôn để quàng qua vai Bowers, cà nhắc đi vào mô đất cùng với viên Phi công phụ mới vừa thoát hiểm.
Bowers hấp tấp trở lại để cứu viên Cơ phi, viên Trung sĩ già, da đen có cái tên trên túi áo là William Deal; Tiếng máy phản lực UH-1 vẫn còn nỗ gầm thét như muốn đe dọa sẽ nỗ tung ra từng mãnh. Trước khi UH.1 rơi, Deal ngồi nai nịt cẩn thận, bắn trả lại với khẩu súng trung liên trong tay, Bowers nghĩ rằng: chắc khi rơi xuống đất quá mạnh nên hắn bị bất tỉnh và đang ngồi ở vị thế ngồi chổng ngược, theo vị thế khung phòng Trực-thăng bị vặn uốn cong queo, Bowers nghĩ làm cách nào lôi nó ra trước khi Trực thăng phát hỏa. Chỉ còn một cách duy nhất là, đi từ trước ra sau; và lôi nó ra ngược lại về phía trước; Bowers đạp mạnh mớ kiếng nhựa vụn bể dỡ dang ở đằng trước trực thăng, xong ông leo vào trong. Deal vẫn ngồi chổng ngược, nên Bowers cho rằng Deal bị bất tỉnh, vì lúc rơi chạm xuống đất quá mạnh. Chiếc nón bay bằng nhựa cứng và sợi dây nghe đang xoắn tréo vào cổ của Deal trong thế ngồi bị chổng ngược. Bowers gở sợi dây nịt an toàn, và sợi dây dưới cằm của Deal ra và lột cái nón bay ra khỏi đầu của hắn để không còn vướng mắc khi phải kéo lê hắn ra khỏi Trực thăng; Trong khi Bowers lột chiếc nón bay của Deal ra khỏi đầu hắn, thì lúc đó Bowers mới phát hiện ra là vì “Ông đang cố gắng hết mình để cứu một người bạn đã chết, mà không sợ trực thăng phát hỏa!” Deal đã bị một viên đạn khắc nghiệt ghim ngay vào đầu, và chết ngay tức khắc, lổm chổm gần quanh đó có vô số vết đạn ghim thủng.
Thình lình, tiếng động cơ của phản lực sau một thời gian gầm thét, giờ thì cũng đã tắt lịm vì đã hết nhiên liệu. Dù sao đi nữa, Bowers cũng phải rán gồng mình kéo lê cái xác của Deal ra khỏi Trực thăng. Bowers là người nhà quê, khỏe mạnh của Tiểu bang Minnesota, thói đời thường khinh rẽ chê bai người nhà quê nầy nọ, nhưng thử nghĩ có được mấy nhà trí thức, mà làm được những việc như Bowers đã làm? Bowers là người Nông dân nên gân guốc nỗi lên cuồn cuộn; Thuộc thế hệ thứ 3 của dòng dỏi có 2 dòng máu Đức và Do Thái, từ lowa di chuyển qua Minnesota, dòng họ Bowers xuất thân từ công nhân mỏ than ở North Dakota. Bowers cao, khoẻ, vạm vỡ hơn Vann rất nhiều; Còn Vann, chỉ cân nặng có 150 cân Anh, dạng người Mỹ như vậy là quá mảnh khảnh, nhưng cái đầu thì nặng hàng tấn.
Deal, vì quá nặng, nên Bowers ì à, ì ạch mãi mới kéo được Deal ra khỏi Trực thăng, sức cũng đã cạn dần, nhưng Ông vẫn tiếp tục, một tay sốc nách, còn tay kia nắm chặt chiếc áo bay màu xám Phi hành của Deal, kéo lê người chiến hữu vắng số qua khỏi phần ruộng nuớc… đến một mô đất cao, để nhập chung với 2 Phi công đang ngồi bệt trên đó trông như kẻ mất hồn, thình lình có tiếng nổ ì đùng sau khi nghe tiếng rú, dường như bazooka của VC đang nhắm bắn về hướng mô đất mà Bowers và Phi hành đang cố bám để ẩn núp? Bowers tự nhũ “Sao mình đần độn đến thế, Deal đã chết rồi mà. Mình không thể cứu hắn sống lại được!" Và hắn vội thả nhẹ Deal nằm xuống dưới ruộng khô mà lòng vẫn còn bị cắn rứt vì đã không tôn trọng người vắng số; Nhưng có ai nỡ trách Bowers trong hoàn cảnh phải tự bảo vệ lấy mạng sống của mình chứ, dù sao thì Deal cũng đã chết rối, Bowers đang cùng ẩn núp dưới mô đất với 2 Phi công.
Tại Hoa Kỳ, xuất TV đầu tiên trình chiếu cuộc chiến nóng bỏng tại Việt Nam, và đứa con trai lên 7 tuổi của Deal, nhà ở Mays Landing, New Jersey, nó nhìn thấy được hình ảnh của Cha nó đang tham dự hành quân và bị tử thương. Gia đình Deal, cùng mọi người đang chăm chú theo dõi truyền hình, khi thấy rõ chiếc Trực thăng UH.1-A bị bắn rớt, thì thằng nhỏ 7 tuổi thét lên! “Coi kìa, Cha tôi!” và nó đã òa lên khóc nghe rất thảm thiết, 6 tiếng đồng hồ sau, gia đình Deal đã nhận được một tin sét đánh, từ Ngũ Giác Đài báo về xác nhận Deal đã chết.
Bowers trườn đến chiếc Trực thăng H.21 thứ 2 bị rơi cách đó không xa, hắn thấy rõ người xạ thủ của Phi hành đoàn đang nằm núp dưới nước sau bánh xe của Trực thăng H.21, bỗng dưng tiếng rít gió của tạc đạn hỏa pháo Bazooka nỗ đoành cách đó khoảng trăm thước, nhưng chỉ làm nước văng lên tung tóe, hắn hụp đầu xuống bùn trong giây lát rồi lại tiếp tục trườn đến Trực thăng. Người chỉ huy của VC điều động một Tiểu đội chạy dọc xuống hàng cây, song song hướng Bắc của các Trực thăng bị nằm ụ, và bắn từng phát một những trái phóng lựu đến Trực thăng, toan phá hũy để làm di tích chiến thắng, nhưng rất tiếc là tầm đạn đạo không đến được, nên chỉ phát nổ lưng chừng hoặc làm bùn nước văng lên tung tóe khi chạm nổ.
Bây giờ cảnh vật đồng quê trở lại thanh vắng lạ thường, xem ra ngay đến một trái đạn rơi gần nơi đó cũng không thấy; sự thật chẳng qua đây là lần đầu tiên họ sữ dụng súng cối vì trái đạn nầy rất quý hiếm, làm gì họ có cơ hội để luyện tập! Khi Bowers vừa bò trườn tới chiếc H.21 thứ 2 thì tiếng súng hoàn toàn yên lặng đến dễ sợ, Bowers suy diễn một hồi lâu, có lẽ VC đã tìm cách rút lui vì chúng không còn hoả lực mạnh và rút lui để bảo toàn lực lượng, chúng cũng rất khôn ngoan không dại gì chịu bị một trận địa pháo hay phi cơ oanh kích.
Người Binh nhất, xạ thủ trẻ đang run rẩy cố dìm thân mình xuống sâu hơn dưới nước bùn một tí nữa để tránh đạn, lấp ló đôi mắt cạnh bánh xe Trực Thăng nhìn về phía có tiếng xào xạc đang trườn tới của Bowers; trông ngoại cảnh như một con quái vật khổng lồ đang dẫm một chân nghiền nát con mồi. Bowers la to lên như muốn trấn an người chiến hữu cùng một Tổ quốc đang thi hành chính sách quân dịch G.I (government issue: quân dịch) “Họ đâu cả rối?” Người lính trẻ thều thào trả lời tiếng được tiếng không: “Phi công đã bỏ chúng tôi chạy theo Bộ Binh VN rồi!” Vừa nói nó vừa chỉ tay về hướng bờ đê bên trái "nhưng tôi không thể nào bỏ bạn tôi một mình ở nơi đây!“. Chỉ là một chiến sỉ quân dịch G.I mà còn nêu cao tình đồng đội như vậy, không bỏ anh em, không bỏ bạn bè trong lúc nguy nan nầy, thật cảm động và đáng khen cho tình nghĩa phi hành!
Bowers ngắt lời hỏi ngay “Hắn đâu rổi!” hắn đang bị thương, tôi không thể trèo lên đem hắn xuống, vì đã nhiều lần tôi toan nhảy lên thì VC bắn vào xối xã nên tôi phải nằm xuống nước núp lại, vừa nói hắn vừa chỉ ngón tay về phía rừng Tre trước mặt. Bowers chỉ tay về phía sau lưng, nơi mô đất mà 2 Phi công đang núp ở đó và bảo “Anh bò trườn tới mô đất ở đàng kia, núp ở đó chờ Tôi… và anh sẽ gặp Trung úy Đai đội trưởng và 2 người bạn anh ở nơi đó!”
Bowers uốn mình, nhanh như chớp phóng lên sàn Trực thăng, có vài tràng đạn súng nhỏ rời rạc bay đến nhưng rơi lỏm bỏm xuống nước ở đàng xa, trên mặt ruộng nước tạo thành những vòng tròn, giống như vài con cá to đang trồi mình lên ăn móng. Bowers cũng lăn cuộn tròn trên sàn nhôm, cố đến gần người thanh niên trẻ đang bị thương, hắn bàng hoàng khi nhìn thấy khung phòng Trực thăng bị vô số mảnh đạn xé nát; Rồi không khí trở nên im lặng một cách kỳ lạ đến khó thở! VC đã bỏ ý định bắn vô ích vào một chiếc Trực thăng đã nằm ngã quỵ bất động trên ruộng nước tự bao giờ; Cơ phi Braman như kẻ mất hồn bàng hoàng nhìn Bowers với đôi mắt cầu cứu nơi quới nhân, nhưng trông hắn không có vẻ gì là bị thương trầm trọng. Hắn vừa mới bị trúng đạn khi anh dũng bắn trả hết băng đạn Carbine và đang nạp vào băng đạn thứ 2, khi lom khom cuối xuống thì một viên đạn xuyên qua bả vai bên phải, buộc hắn ngã bật ngữa trên sàn nhôm.
Rốt cuộc, phi hành đoàn H.21, gồm 4 người mà chả giúp gì được nhau Bowers lấy dao rọc cắt chiếc áo phi hành dài xuống tận lưng của Braman và đang chăm chú nhìn vào tình trạng vết thương để tìm cách săn sóc. Dường như nó không có gì gọi là trầm trọng cho lắm, chiếc áo giáp thì lố nhố nhiều vết đạn của mẫu quốc chế tạo, xa ra khỏi viền áo là 1 viên đạn xuyên qua ngọt ngào dưới cánh xương bả vai để lại một lổ tròn đang rỉ máu. Mọi người lính chiến đấu ai cũng phải được trang bị một loại băng cứu thương, thế nên Bowers chụp ngay băng cứu thương nơi dây nịt của Braman, mở toạc ra úp ngay vết thương, rồi Bowers lấy cuộn băng của mình băng vào lổ sau lưng của vết thương, cuốn quanh nơi cổ và nách để giữ chặt vết thương khỏi bị nhiễm trùng. Rồi thì Bowers đặt nhẹ lưng Braman xuống sàn tàu để giữ vết thương bớt rỉ máu
Bowers đang suy gẩm một hồi lâu, rồi đi đến kết luận, Braman phải ở lại trong long cabin Trực thăng để được an toàn hơn vì ra ngoài vết thương có thể trở nên trầm trọng, dễ bị làm độc bởi nước bùn quá dơ bẩn khi thấm vào. Bowers ôn tồn giải nghĩa cho người Cơ phi trẻ tuổi và được sự gục đầu hiểu biết của Braman.
Bowers lấy bình nước của mình đưa cho Braman hớp vài ngụm và nằm bên cạnh hắn giây lát để an ủi qua những câu chuyện tâm tình tự nhiên hơn bao giờ hết, Braman cảm thấy quá gần gủi và thân mật với Bowers. Hắn tâm tình và dường như muốn nhắn nhủ điều gì với Bowers; Braman vói tay qua bên cánh tay không bị thương một cách khó khăn, lấy ra trong bóp một chiếc ảnh vợ của hắn và nói: “Gee, tôi hy vọng sẽ được trở về nước sớm để gặp lại nàng!” Với cặp mắt tin tưởng bao đảm của Bowers: “Đừng lo, anh không đến nổi gì trầm trong... chắc chắn sẽ gặp lại nàng thôi” Bowers nói tiếp cho hắn vững lòng: “Đừng lo, Chúng tôi sẽ tìm mọi cách đưa anh ra khỏi chỗ nầy càng sớm càng tôt!” Và Bowers nói hắn nằm yên nơi đây chờ đợi, Bowers phải rời khỏi nơi đây để tìm cách cứu phi hành đoàn, cũng không xa lắm quanh quẩn đâu đây, hứa chắc không bỏ rơi hắn, Bowers bò trên sàn tàu đến cửa Trực thăng, và lăn nhào xuống ruộng nước, lại thêm một tràng đạn vô ích, nổ rời rạc bay tới rơi lỏm bỏm xuống nước.
Trước đó không lâu (September/1961) Vann đã có yêu cầu nơi Bộ Tham Mưu của Tướng Paul Harkin cung cấp cho các Thiết đoàn M.113 các cầu di động tháo ráp dễ dàng để hành quân trong vùng đồng lầy, nhưng không được. Cứ mỗi lần trên L.19 nhìn xuống thấy Binh sĩ phải đi chặt từng cành cây mà lót dưới đường bùn lầy, Vann lắc đầu ê chề, không còn ý chí để tiêu diệt VC nữa, thế nhưng ông chưa bao giờ lóe ra một ý nghĩ là dùng lực lượng Bộ binh vừa thả xuống để đến giải vây đồng đội đúng lúc và nhanh hơn. Vann vẫn giữ quan điểm là không cho VC chạy thoát về hướng Bắc; giữ mãi trong đầu Lực lượng cơ động M.113 phải đến để tiêu diệt và giải cứu cho quân bạn, đồng thời với Hỏa lực hùng mạnh sẽ cày qua các Làng Ấp tiêu diệt cho hết VC ở 2 Ấp nầy; con người của Vann vô cùng háo thắng mà quên đi quân bạn đang thiệt hại nặng, và cần tản thương. Hy vọng 13 con Cua sẽ tiến về Ấp Bắc như tan dần trong mây khói.
Lúc nầy, Vann đang suy nghĩ về Đai úy Bá, lý do nào con người hùng như đã từng chứng minh mà tự nhiên thay đổi thái độ hành quân. Chi đoàn của Bá đã được chỉ định đặt dưới quyền xử dụng của Sư đoàn 7; hay là lệnh từ Sư đoàn chưa đủ hiệu quả? Phải thêm lệnh của Thiếu tá Lâm Quang Thơ mới quan trọng, ông người Sỉ quan rất trung thành với TT Diệm nữa mới chắc ăn là lệnh sẽ được thi hành.
Vann cũng như bất cứ người Mỹ nào cũng thường dựa vào báo chí, cho rằng Quân đội, nhất là Sĩ quan đều được TT Diệm chọn để chống đảo chánh, nhưng họ đã quên rằng ai là Tổng Tư Lệnh Quân đội vậy thì Sĩ Quan nghe lệnh ai, dù rằng Bá đặt dưới sự điều động của Sư đoàn 7 nhưng đừng quên đơn vị gốc của mình là Thiết giáp, Thiếu tá Thơ nỗi giận thì cũng phiền hà lắm đấy, điều nầy Bá thừa hiểu. Hướng về quá khứ trong cuộc Đảo chánh thất bại năm 1960 của Lực lượng Nhảy Dù, hồi đó Bá cũng là người Phật giáo có dính dấp nhưng không chứng cớ, nên bị TT Diệm nghi ngờ giữ lại cái cấp bực Thiếu tá. Làm sao quý vị nầy hiểu nỗi, hiện đang có 3 xu hướng Chính trị đối chọi nhau quyết liệt như những lời tuyên bố qua báo chí của TT Diệm, ông Cố vấn Nhu và lời đối đáp dứt khoát của TT Kennedy về sự kiện rút Cố vấn Mỹ về nước! Sự thương lượng nầy có làm hài lòng Siêu Chánh Phủ (Permanent Government) hay không? Hay nói rõ hơn, “chính sách” có nghĩa là đi đôi với quyền lợi của “Tâp đoàn Tư bản”? Chuyện gì sẽ xãy ra, khi 3 xu hướng Chính trị phải đi đến một giai đoạn quyết liệt là chỉ còn cách duy nhứt lấy máu để giải quyết!
Sau hơn nữa tiếng đồng hồ la thét, Vann thất vọng đành xuống trở lại Phi trường Tân Hiệp mong điều động Địa phương quân đẩy lùi VC ra khỏi Ấp Bắc, trước khi về đáp, Vann ra lệnh cho Phi công L.19 sà 2 vòng trên đầu Tiểu đoàn Địa phương quân đang tiến về Ấp Bắc, bên cạnh con suối về hướng Nam của Ấp. Vann có thể thấy được Binh lính đang chúi đầu sát vào cạnh bờ đê, nằm lúp xúp dưới bùn non, có nghĩa là VC đang ẩn núp kín đáo dưới các hầm hố nơi gốc rừng Tre trước mặt, hay ngồi chờ bắn sẻ trên đọt bẹ Dừa. Họ hoàn toàn giữ im tiếng súng chờ Binh lính Miền Nam tiến vào tầm đạn tìm sát của họ. Vann đoán rằng VC có thể đang kềm chân Tiểu đoàn Sàigòn đứng yên tại chỗ, nên Vann dự trù sẽ đổ một Đại đội trừ bị sau lưng VC để đánh thóc trở xuống về hướng Nam.
Nhưng dầu sao đi nữa thì Tiểu đoàn cũng đang ở vị trí tương đối an toàn nhờ vào con đê dài bên phải bảo vệ sườn Bắc, khá xa tầm đạn từ hàng cây hướng trước mặt đe dọa tỉa xuống; qua đó Vann cũng đoán chắc VC đang giàn quân dọc theo con kinh đào ở cạnh bờ Tây của Ấp, Vann gọi máy về cho Ziegler bảo Đại tá Đạm ra lệnh cho Thiếu tá Thơ điều động Tiểu đoàn Địa phương quân tấn kích vào chung quanh cạnh sườn đáng nghi ngờ có VC lẫn tránh nơi đó.
Người Sĩ quan Tham mưu của Vann cùng đồng hành với Tiểu đoàn ĐPQ, đang liên lạc được khi Phi cơ Vann bay vòng tròn trên đầu, nhận rõ chỉ thị lúc 10giờ 20, Đại đội trừ bị sẽ được Trực thăng vận xuống cạnh sườn Tây của Tiểu đoàn. Một điều thật vô cùng lạ lùng khó hiểu, không nghe một tiếng súng nào cả khi đoàn Trực thăng đáp xuống. Ngay sau khi nhảy xuống, Đại đội trừ bị tấn chiếm dãy rừng Dừa trước mặt, đúng theo ý của Vann và viên Sĩ quan Cố vấn theo Đại đội. Bây giờ Lực lượng ĐPQ rất mạnh có thể tấn kích vào mục tiêu theo đà tiến triển của mũi dùi xung kích; nhưng bất ngờ, lệnh giật ngược của Thiếu tá Thơ là phải án binh bất động, có thể là lệnh của ông cố vấn Ngô Đình Nhu? Tội nghiệp cho Tiểu đoàn ĐPQ đi đánh trận mà chịu cảnh “trên đe dưới búa”, thật là một điều khó hiễu cho sự ‘điều hợp’ quái gở của cấp trên Việt-Mỹ, mạng sống của biết bao con người mà họ cứ xem như là trò chơi con nít. Sự thật, Thiếu tá Thơ đã nhận chỉ thị từ Sàigòn, Vann đem một số Lính VN ra nướng như vậy là nhiều lắm rồi, Thơ được lệnh “án binh bất động ngay tức khắc” Thế nên khi Đại tá Đạm ra lệnh, Thơ lờ như không nghe biết gì cả!
Ngồi ghế sau chiếc L.19, Vann cố lỏ mắt nhìn xuống theo dõi Tiểu đoàn ĐPQ thứ 2 đang tiến lên từ hướng Tây Nam và lục soát từng nhà một, trong khi đó Thiếu tá Thơ không có chút thái độ hâm nóng mặn mà nào cho cuộc tiến chiếm Ấp Bắc. Trong khi một Tiểu đoàn Bộ binh của SĐ 7 đang từ từ tiến về hướng Nam, nhưng cũng chưa lục soát được gì ở Ấp Tân Thới, nằm hướng Bắc của Ấp Bắc nối liền bằng con kinh lạch. Thình lình trong máy nghe của Vann, vang lên một tràng tiếng Anh của Trung úy Đại đội Trưởng. Vann, tai ấn vào ống nghe, hai bắp đùi kẹp cứng máy phát tuyến, hỏi lại thêm một lần nữa, bằng bạch văn không ám hiệu. “Hai đoàn viên Phi hành bị thương rất nặng cần Trực thăng tải thương gấp… gấp” Vann rán tìm mọi cách để giữ liên lạc, chờ có thêm tin tức. Tuy nhiên, do sự cố ý âm thanh qua chiếc máy SCR-300 bổng ngắt đứt ngay tức khắc, đến tiếng rè rè thật yếu ớt cũng không nghe được, thế nên những câu hỏi dồn dập của Vann chỉ vô ích trong ánh mắt đỏ ngầu bực dọc của Vann hiện ra như con Gà đang thua trận đá độ.
Vann ra lệnh cho Phi công bay trở lại 13 chiếc M.113, bay vòng tròn thật thấp, cũng với gương mặt đỏ ngầu như con Gà te tua xù lông, sự thất vọng mệt mõi cũng như hơi thở muốn dồn lên lổ tai, khi thấy 13 con Cua không nhúc nhích như dậm chân tại chỗ. Lúc nầy là 11 giờ 10, đã 45 phút nặng nề trôi qua, từ khi chiếc HU-1A bị VC bắn lật nhào một bên, Vann đã gọi Đại úy Lý Tòng Bá mau mau dùng khối bức tường thép di động M113 đến khẩn cấp để giải cứu cho Phi hành đoàn bị thương, nhưng đại úy Bá lại dám đủ can đảm từ chối sự hợp tác tiếp cứu nầy … tại sao?
Mới vừa rồi, chỉ được có 10 phút để xuống đất đổ Xăng và thay đổi Phi cơ, Vann đã điều động xong Lực lượng diện địa vây quanh Ấp Bắc quyết không cho VC dù một tên cũng không được thoát vòng vây, Vann ra lệnh cho Ziegler thay mặt ông yêu cầu đại tá Đạm chỉ thị cho đại úy Bá bằng điện đàm qua máy truyền tin chỉ huy tại tăng lều Tân Hiệp, phải chính đích thân Đạm nói thẳng với Bá mong rằng M.113 đến đây để giải cứu đồng đội.
Vann bay thấp đến nổi có thể phát hiện được, Đại úy Mays đứng trên pháo tháp cùng với Bá với niềm tin lần nầy Bá không thể nào không mau mắn tiến thẳng đến mục tiêu, Vann với giọng chậm rải: “Walrus, đây Topper Six gọi… trả lời?” Mays nhận ra tiếng của Vann, chưa kịp trả lời, thì Vann lại tiếp: “Cái đít của thằng bạn anh có chịu nhúc nhích chưa?”. Mays trả lời: “Chưa được Topper Six! Hắn vẫn chưa qua được con kinh trong lúc nầy, hắn đề nghị nên dùng Lực lượng cơ hữu của Sư đoàn thì nhanh hơn!”. Vann không thể chịu đựng được nữa, nổi cáu, “Walrus, anh có thể điều động cướp quyền qua mặt hắn [Ðại úy Bá] rối dẫn 13 con Cua tới đây được không … Walrus có thể làm việc đó… có thể làm việc đó được không, trời ơi! Tức muốn chết!” tiếng rống của Vann chui sâu vào lỗ tai Mays như gào thét giận dữ pha lẩn với tiếng như nấc khóc tức tưởi.
Mays vô cùng bối rối vì sự đòi hỏi gần như áp chế của Vann buộc hắn phải cướp quyền chỉ huy Chi đoàn, đúng vậy, Mays có thể hướng dẫn Chi đoàn đến mục tiêu, nhưng làm sao Lính VN chịu nghe lệnh Mays? Họ chỉ theo lệnh cấp chỉ huy của họ mà thôi và như vậy mới đúng nghĩa là nghiêm lệnh và danh dự của Quân lực VNCH chớ? Vừa cảm thông, vừa sợ Vann nỗi giận, nên Mays trả lời đại cho xong: “Rất hiểu, Topper Six… tôi có thể thi hành ngay!” Vann rống lên: “Được rồi, tôi chờ đẩy đít con Chó chết nhát tiến nhanh lên!” Mays không muốn trả lời dù chỉ một câu Mays nhìn về Bá, hai người đã là bạn rất thân với nhau dù mới chỉ có bốn tháng Mays làm Cố vấn cho Chi đoàn, Bá cũng chẳng muốn nói một lời dù rằng cuộc đàm thoại giữa hai người Mỹ thiếu kinh nghiệm chiến đấu đã chui nhức nhối vào lỗ tai của Bá. Sắc mặt của Bá như bao hàm một sự uất ức với tròng mắt đỏ ngầu thách thức: “Mầy dám bắn tao!” Nhưng Mays rất ôn tồn, gần như năn nỉ “Hồi sáng nầy, mình lội qua con Kinh kép, thay vì bình tỉnh mình chỉ cần vượt một lần thôi là đủ!”. Tại sao họ không chịu quay trở lại và từ đây chỉ tiến về hướng Đông Bắc là đến Âp Bắc, cuối cùng Bá và Mays đồng ý ra lệnh cho 13 con Cua đổi hướng, gài vào số thấp, bươn qua các vũng sình lầy lội trực chỉ về hướng Đông Bắc.
Lúc nầy cơn điên giận như được nguôi dần, Vann đang nghĩ đến số phận của Phi hành đoàn đang bị thương và nằm chờ trên gò đất của đám ruộng nước. Tin tức liên lạc thường xuyên qua tần số cấp cứu, lải nhải kêu gọi của toán ở dưới đất, mong Trực thăng đến càng sớm càng tốt để bốc đi những cái của nợ nầy, hầu họ rảnh tay lo chuyện điều binh tấn kích vào mục tiệu. Phi công cho biết phải về Tân Hiệp đổ Xăng, Vann đành phải về lại nhưng lần nầy quyết chuẩn bị chu đáo hơn và phải họp ba mặt một lời: Sĩ quan chỉ huy của Phi hành đoàn và Sĩ quan Tham mưu hành quân, Đại Úy Ziegler. Vann đang có ý nghĩ về thế trận, thêm một Đại đội trừ bị sẳn sàng lâm trận.
Từ lúc Tiểu đoàn ĐPQ tiến từ hướng Nam lên Bắc, không bị đụng độ hoặc nghe một phát súng nào; có lẽ VC đã vận dụng rút lui một cách êm thắm khi không còn bóng dáng chiếc Phi cơ quan sát L.19 trên không nữa? Nhưng lầm to! Vann đổi sang tần số Sư đoàn để liên lạc với Trung úy Đại đội trưởng về hiện tình sống chết ra sao của Bowers, nếu hắn không sao thì cho ông được trực tiếp nói chuyện với hắn để biết thêm tin tức rõ ràng hơn. Nhưng ngặt nổi Trung úy không cho Vann thêm nhiều chi tiết vì máy đang bận liên lạc với các đơn vị bạn nên đành phải cắt liên lạc; Vann vẫn cảm nhận trách nhiệm nặng nề đối với những chiến hữu Mỹ đồng hương đang bị thương và cần Vann chuyền hơi thở cho họ, dù rằng VC đã bỏ đi xa không để lại dấu vết từ biệt.
Vann đưa ra một phương án và tự xem là diệu kế, Ông và Phi công L.19 là cái phao nhữ mồi, bay sà thấp nhiều vòng trên các hàng Dừa, lũy Tre gai để khiêu khích VC bắn lên may ra tìm được nơi tập trung của chúng. Họ bắt đầu sà sát ngọn Tre, mong tìm ra và nghe được tiếng súng, nhưng VC cũng đâu có dại gì bắn lên cho động ổ. Sau khi lượn gần một chục vòng, Phi công bèn phàn nàn với Vann, “chúng ta làm cò mồi hay là hình thức tự sát?” Tuy nói vậy nhưng hắn cũng ngoan ngoản thi hành phi vụ; Chỉ còn 3 chiếc Trực thăng vỏ trang đang bắn phá dọc theo cạnh sườn hướng Bắc của ĐPQ. Chiếc Hueys thứ 4 đã bị trúng đạn vào yếu điểm của bộ phận máy nên cần phải bay về sửa chửa.
Chiếc L.19 đã sà quá nhiều vòng để lôi cuốn sự khiêu khích mà không thấy VC bắn lên, có nghĩa là không còn Lực lượng VC án ngử tại Âp Bẳc nữa? Hai chiếc H.21 trái Chuối đang nhìn xuống thấy Trực thăng võ trang đang oanh kích dọc theo bìa phía Tây và dãy hàng Dừa trước mặt của quân bạn để áp đảo VC, nghi ngờ chúng còn ở đó, vì nơi đây, chúng đã bắn hạ chiếc H.21 thứ 2. Thình lình, một chiếc H.21, tách rời sà xuống thấp, chiếc còn lại vẫn giử nguyên cao độ, nhìn tổng quát đề phòng nếu có chuyện gì bất trắc xãy ra… Làm sao tim họ không đập loạn xạ được dưới tầm mắt 3 chiếc Trực thăng bị hạ đang nằm chình ình dưới ruộng nước; Nhưng bằng mọi giá, họ phải xuống để cứu đoàn viên đang kẹt ở dưới đó.
Những người ở trên không trung làm sao biết được địch tình bằng Bowers ở dưới đất! Hắn biết chắc chắn VC vẫn còn nằm ẩn trú dưới hầm hố kiên cố, ở phía Tây dãy hàng Dừa trước mặt hắn, vì chính hắn là nhân chứng những dấu đạn đan rổ trên khung phòng Trực thăng khi leo lên sàn nhôm săn sóc Braman. Bowers từ gò đất trườn qua trở lại chiếc H.21 mà Braman đang nằm yên chờ đợi, khi hắn nhún người lấy đà phóng lên sàn nhôm, lại một loạt đạn từ hàng Dừa bắn tới tấp đến, hắn đang bâng khuâng không hiểu Phi công có biết chỗ đó là ổ Kiến lửa để mà tránh ra không? Đáp ở hướng sau lưng, trờ tới thì mới mong được tạm an toàn để cứu đoàn viên.
Bowers hỏi Braman vết thương có còn đau lắm không! Hắn thở hổn hển, buông những lời buồn bả, “khi anh rời nơi đây… mọi vật đều vắng lặng, tôi cứ nghĩ rằng mọi người sẽ bỏ rơi tôi tại chổ nầy, nhưng tôi vẩn phải chịu đựng nằm yên như vậy… sợ động đến vết thương, máu sẽ tuôn ra, thỉnh thoảng tôi cố gõ đế Giày Bốt lên sàn Nhôm để mong có ai nghe thấy… vì chính tôi cũng sợ anh có mệnh hệ nào thì ai đâu mà biết tôi đang bị thương nằm tại chỗ nầy!” Bowers cho hắn biết tình hình, mọi người đều nằm núp chờ tăng viện, chớ không ai dám đi ra xa, Braman nện gót Giày xuống để gây sự chú ý của một ai đó, nhưng mà lỡ VC nghe được thì nhào tới và coi như là tới số! vì VC vẫn còn quanh quẩn đâu đây, ở nơi dãy hàng Dừa mà chúng vừa bắn xối xả vào Trực thăng của Braman, đôi mắt Bowers đang nhìn lên phía trần trên của Trực thăng với lố nhố vô số lỗ đạn, xé nát một phần trên, biết bao tia chói sáng từ trần rọi song song xuống sàn Nhôm.
Tình trạng vết thương cho là tạm ổn, máu bớt rỉ ra, Bowers xem lại vết thương một lần nữa cho yên lòng; sắc mặt Braman bớt hơ hải vì sự cảm xúc cô đơn thanh vắng mong chờ trong tuyệt vọng đã qua. Bowers cầm Bi-đông nước cho Braman uống vài ngụm, xong lại một lần nữa nằm bên cạnh trò chuyện để an ủi người chiến hữu, Bowers thều thào “Người ta đang tìm cách cứu chúng mình ngay bây giờ, đừng lo” Braman cảm thấy ở trên Trực thăng tương đối an toàn hơn nếu đừng gây ra tiếng động; Hắn đang nghĩ sẽ có ngày cám ơn Bowers đúng nghĩa hơn ở đây, nếu như Bowers dìu hắn lê bước trên ruộng nước, thì khả năng bị VC bắn thêm một lần nữa, sẽ dễ dàng xãy ra, hay vết thương sẽ nhiểm trùng trầm trọng vì nước bùn lầy dơ dáy thì nguy to.
Rồi Bowers phải ra đi để tìm phương cách giải thoát, hắn lại để bình Bi đông nước bên cạnh Braman, nơi Braman có thể lấy được dễ dàng và không quên dặn dò, khi nào khát nhớ lấy uống. Không biết vì lý do gì, khi Bowers nhảy tỏm xuống ruộng nước, VC không bắn dù chỉ một phát súng; vừa chạm nước, Bowers trườn vào bờ ruộng, nhũi tới gò đất, nhưng trong ý nghĩ, VC vẫn theo dõi hắn.
Vann và viên Phi-công cứ lờn vờn trên đầu VC, như chiếc phao câu cá thả nổi chập chờn trên mặt nước, dưới đáy nước, lủ cá khôn ngoan ranh mảnh không thèm nhìn, để mắt vào nơi khác như đã ăn no cành bụng. Vann thất vọng, vì mọi vật đều yên lặng, dù rằng chỉ một sự lay động nhẹ trên cành lá; Với con mắt cú vọ của Vann dù muốn đâm thủng cành lá cũng chẳng thấy được gì, Vann nghỉ ra kế, bảo Phi công bay sà thấp trên những Trực thăng bị hạ, với trục song song với hàng Dừa cạnh rìa bờ Tây, phơi bày hình thù rõ ràng của chiếc L.19, hai lần sà như vậy rồi mà VC không chịu bắn, lần thứ ba đổi trục 45 độ để phơi thân Phi cơ rõ hơn nửa, với hy vọng VC ở dưới gốc hàng Tre, ở phía Nam sẽ bắn lên “Không có gì cả, dù chỉ một phát súng nỗ cho vui tai” Rõ ràng VC được lệnh, không được bắn Phi cơ Trinh sát. Hãy chờ xem trò chơi ngoạn mục nầy sẽ xảy ra như thế nào!
Tai Bowers nghe được tiếng chặt gió cánh quạt của Trực thăng, H.21 đến gần từ sau lưng hắn, vừa quay lưng lại thì bắt gặp ngay một chiếc H.21 đang sà xuống đáp ngay sau lưng Phi Công vận dụng đáp xuống gần chiếc Huey, giữa hàng cây phía Tây của thửa ruộng nước. Cùng một lúc, 3 chiếc Võ trang Hueys, tác xạ vào đám Tre, hàng Dừa trước măt. những trái Hỏa tiễn 2.75 inches nổ oành bốc khói trắng đục trên các rặng cây mờ ảo, ở hướng Tây và Nam, làm cho tinh thần của quân bạn được thêm phấn khởi. Nhưng sự phấn khởi vừa chớm nở trong giây lát bổng vội tắt lịm, vì Trực thăng vỏ trang Hueys đã tác xạ không trúng mục tiêu; Vào lúc nầy, mọi người đều nghe tiếng súng dòn tan, dồn dập đủ loại, từ trung liên Bars đến Đại liên M.30, Garant M.1, Carbine kể cả Thompson… từ dưới hầm trú ẩn, trên ngọn cây Dừa, vị thế tầm đạn trên bờ đê cũa con kinh lớn dẫn thủy nhập điền bắn chéo xuống xối xả… ở dưới các gốc Tre, Dừa Tiểu đoàn trưởng của VC cho tổng khai hỏa khi chiếc H.21 vừa chạm đất, vì VC đã theo dõi được tiến trình cấp cứu những đoàn viên Mỹ còn bị kẹt tạị bãi chiến trường, nên họ chờ đợi một cuộc phục kích ‘không địa’ ngoạn mục, sẽ phải xảy ra. Trực thăng vỏ trang đã sử dụng hơn một nữa hỏa lực vô ích nơi hàng Dừa phía Nam không có VC, những trái Hỏa tiển chạm nổ trên ngọn Tre, chẳng hề hấn gì tới VC núp dưới hố cá nhân bởi vì rể cây Tre bao che vững chắc. Người chỉ huy VC, cố bám giữ bằng mọi giá chiếc Huey bị lật nhào để làm chiến lợi phẩm quý giá cho Quân sử sau nầy, vì Huey là Trực thăng phản lực mới phát minh, tối tân nhất thời buổi bấy giờ. Thế nên khi Phi công H.21 vừa chuẩn bị đáp cho đến khi cách 30 thước sau chiếc Huey là cuộc phục kích không địa bắt đầu khai hỏa.
Lập tức Phi công được lệnh phải cất cánh rời ngay vùng nguy hiểm để Hỏa lực Pháo binh và Phi cơ chiến thuật tác xạ; Chiếc H.21 to chần dần nên lãnh khá nhiều vết đạn, Phi công cất cánh lại nhưng chao đảo khó khăn vì bộ phận thủy điều của cần lái bị hư hại. Trên trời chiếc L.19 hướng dẫn chiếc H.21 lết về hướng M.113 của Bá, cách đó đúng khoảng ba cây số để làm phương cách đáp ép buộc, đoàn viên được an toàn cứu thoát liền sau đó.
Bây giờ, đúng Ngọ 12 giờ trưa Du kích VC lại ghi thêm một chiến công mới: chỉ mới có 5 tiếng đồng hồ mà họ đã bắn hạ được 5 chiếc Trực Thăng. Làm nhục lần thứ Nhì cho cái gọi là danh nghĩa ‘Cố vấn’ của Vann. Chủ trương của Siêu chánh phủ Hoa kỳ cho đây là đúng kế của họ, để cuộc chiến từ nữa Nạc nữa Mở có lý do trở thành một cuộc chiến Mỹ hoá 100% Với câu nhật tụng từ những trường Ðại học quân sự: “Muốn bảo vệ Hòa bình phải chuẩn bị Chiến tranh” Muốn chuẩn bị chiến tranh phải đem các thằng Boy Mỹ qua đây tập trận thì phải sản xuất hàng tỷ hộp C-Ration [đả sản xuất hàng tỷ khẩu phần C-Ration vào năm vừa qua 1961-1962] và hàng ngàn chiếc UH1 để thao dượt, nhưng điều cần thiết phải chuẩn bị chu đáo là lấy máu để giải quyết, vì TT Kennedy ra lệnh cúp viện trợ cho Nam Việt Nam. (October/1963 bắt đầu có hiệu lực thì làm sao thi hành CIP?) “Muốn vượt qua hai chướng ngại vật trước mắt, SCP phãi lấy máu để giải quyết hai vị tổng thống nầy bằng mọi giá” Thế là hai vị nầy đang nằm trong ống kính của W.A Harriman và Prescott Bush, Chủ tịch và Phụ tá Hội Đồng Kỹ Nghệ Chiến Tranh (War Industries Board) Theo lộ trình phải có gần ba triệu hành khách booked trước cho sự chuyển tiếp Hàng Không Dân Dụng từ chong chóng qua thế hệ phản lực để nâng đở chương trình phát triển không bị Bankrupcy, Westmoreland đem quân tác chiến qua và Abrams đem lính về, như vậy là hoàn thành định kiến 3 (axiom-3: “The US could not have won the war under any circumstances”.
Lại một lần nữa, Vị tiểu đoàn trưởng T/Đ 261 Chủ lực và bộ Tham mưu Tỉnh ủy, sau khi phục kích ‘địa không’ thành công, họ bắt đầu thiết lập kế hoặc rút lui êm thắm. Những phương cách rút lui lại tái diễn giống như cách đây chưa đầy 3 tháng (5/Oct1962) sau khi phục kích thành công làm thiệt hại nặng nề một Trung đội Biệt Động quân, cách đây không lâu của chính phủ Miền Nam. Nhưng đăc biệt lần nầy, họ không dám rút lui giữa ban ngày mà phải dựa vào những hầm núp kiên cố, sâu dưới gốc Tre để che chở, chờ màn đêm buông xuống mới tìm cách thoát thân. Với tổng quân số 350 người, vị chỉ huy liền ra lệnh rút lui từ từ, kín đáo vào những hầm trú ẩn đã đào sẳn vào ngày hôm trước, để bảo toàn Lực lượng chờ vào đêm tối, có nghĩa là sau 7 giờ 30 chiều tối hôm nay, ông đang bâng khuâng… rồi đi đến quyết định không được rút về hướng Bắc, vì một Tiểu đoàn của chính phủ VNCH đang tiến vào Ấp Tân Thới.
12 giờ 15 Tiểu đoàn Bộ binh đã có mặt lục soát tại Tân Thới và chạm trán mãnh liệt với 1 Đại đội VC của Tiểu đoàn 514 địa phương đang chờ sẳn dưới những bờ đê cũng như hầm hố kiên cố xung quanh bờ rìa, về hướng Bắc của Ấp Tân Thới. Toán du kích tỉnh đang bị Bộ binh của SĐ7 chận ngang không dám rút về, nhập với Đại đội T.Đ 514 mà chỉ có một đường rút lui duy nhất là chạy về hướng Đông, nơi đồng ruộng và đầm lầy trống rỗng. Họ thừa hiểu, bất cứ một sự toan tính nào chạy ra đồng trống sẽ làm mồi cho bom đan giữa ban ngày.
Hai Đại đội VC tăng viện trấn giữ Ấp Bắc và Tân Thới được điều động, án ngữ ở vị thế tương quan yểm trợ cho nhau khi đụng địch. Thế nên bất cứ một sự ‘chém vè’ chạy tán loạn của bất cứ Đại đội nào cũng gây ra sự khủng hoảng tinh thần của Đại đội kia. Dẫu rằng họ có bị tứ bề thọ địch, thì họ cũng chấp nhận sự chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, dù phải ở trên phần đất trách nhiệm của bất cứ Ấp nào. Trong khi Vann nghiến răng moi óc để rửa hận, tìm mọi cách để VC chạy tán loạn hầu tiêu diệt, thì người Chỉ huy T.Đ 261 đang tìm mọi phương án để cứu 350 sinh mạng. Dĩ nhiên phải chấp nhận một sự thiệt hại nào ít nhất; bằng mọi giá phải chiến đấu thật kiên cường, mưu mẹo… chờ màn đêm buông xuống, trời sẽ cứu họ; Họ không dại gì bỏ chạy giữa ban ngày với quân số nhiều như vậy để bị tiêu diệt; Người chỉ huy đã đem tất cả những kinh nghiệm của những năm chống Nhựt Pháp để nêu gương, rèn đúc thế hệ sau, phải sống chiến đấu và bảo vệ quê hương một cách anh dũng như tiền nhân đã dạy.
Một Trung đội du kích địa phương đang dàn trận xa về con rạch ở hướng Nam của Ấp Bắc đã đụng hồi sáng, người chỉ huy gan dạ của Trung đội đã bị thương, nhưng không trầm trọng lắm và được đồng đội khiêng về trở lại Đại đội để săn sóc vết thượng. Trong khi đó trung đội du kích còn lại vẫn chiến đấu một cách đơn độc nhưng hào hùng trước hỏa lực cường tập của Tiểu đoàn ĐPQ chận cạnh sườn trái và đang bị đe dọa bởi Đại đội trừ bị mới vừa thả xuống ở đàng sau. Nhưng, có một tin vui từ một người du kích chạy qua đưa tin, các đồng chí của chúng vừa gây thiệt hại đáng kể cho ĐPQ của phía chính phủ Saigon, nhờ nương tựa vào bờ đê lớn của con kinh, có nhiều chướng ngại vật che chở, trong khi quân chính phủ đang bị phơi bày ngoài đồng trống trong tầm đạn của địch. Chúng được báo động cho biết thêm một Tiểu đoàn ĐPQ, đang từ phía Nam tiến lên Ấp Bắc, và một cây Trung liên Bars đang kẹt đạn không tài nào sửa được, Trung đội nầy báo cáo khẩn cấp tình trạng nguy ngập của Trung đội có thể bị thảm hại, và xin được tăng viện một Trung đội Miền đang án ngữ gần đó. Lệnh của người chỉ huy Tiểu đoàn VC cho phép 2 Trung đội nầy được giải tỏa áp lực bằng cách chạy thoáng qua bờ đê lớn của con kinh mà núp vừa phục kích chờ địch bươn tới; Như vậy là được an toàn ẩn núp dước các hầm kiên cố đã được đào sẳn, nơi đó bớt quan tâm ở cạnh sườn hướng Nam.
Một du kích vụng về không ngụy trang kín đáo, khiến quan sát viên L.19 của Không quân VN phát hiện và gọi Phi cơ chiến thuật đến oanh kích; một trận oanh kích ác liệt gây cho Trung đội thêm nhiều thương vong, và chạy tán loạn vào những nơi có thể an toàn ẩn núp được, nhưng cũng may là Phi cơ chiến thuật đã trút hết bom đạn. Hai Trung đội nầy tự phối hợp để rút đi xa khỏi vùng vừa bị oanh kích, tiến về phía bắc Tân Thới thay vì phải tập trung với Đại đội Ấp Bắc. Một du kích đưa tin có lệnh đưa họ tập trung về Đại đội gốc nhưng họ quá sợ hải nên từ chối không chịu về. Đại đội trưởng cảm thấy phòng thủ bị yếu thế không thể chống lại với M.113 cùng Tiểu đội tùng thiết đang tiến từ từ vào Đại đội. Thiếu tá Thơ đã cho lệnh Tiểu đoàn ĐPQ tấn công vào bờ kinh mà 2 trung đội VC đã vừa chém vè; trong khi trên trời Vann thúc giục người Mỹ Cố vấn Tiểu đoàn phải tốc chiến tốc thắng vào mục tiêu. Người Đại đội trưởng VC chỉ huy Ấp Bắc đang yêu cầu được tăng viện của Đại đội trấn đóng tại Tân Thới, vì ông đang vừa bị thiệt hại mất gần một Trung đội; Nhưng người chỉ huy Tiểu đoàn VC đành phải từ chối vì không đủ quân số để phân tán mỏng, và hiện tại tình hình rất nguy khốn cho phía VC; Cả hai Ấp đang trong tình trạng hấp hối, nhưng người chỉ huy VC đành ra lệnh bằng mọi giá phải tử thủ tại chổ chờ đến đêm tối.
Toán du kích Tỉnh án ngử tại con kinh đào Ấp Bắc đã bị thiệt hại 5 người cho cuộc đụng trận hồi sáng; họ đang mất tinh thần vì bị Phi pháo cũng như Pháo binh dồn dập oanh tạc dù rằng đạn chạm nổ không chính xác. Làm sao họ chận hay tiêu diệt được M.113 bọc thép bằng súng nhỏ? Từ lúc Trực thăng toan đáp xuống để cứu Phi hành đoàn nhưng bị thất bại, Vann như không còn bình tỉnh sáng suốt để nhận định ở đâu là có địch đang trú ẩn ở dưới hầm, nơi phần đất rất kiên cố nằm dưới gốc Tre. Ông cho lệnh pháo binh giả đều vào hàng cây phía Tây với những trái đạn xuyên nổ với sức công phá thật mạnh. Vann đang điên tiết cũng như đứa bé vừa té xuống sàn nhà, và chỉ biết dơ tay đập mạnh xuống chỗ đó mà quên lửng mấy ngón tay mình đau điếng. Mặc cho Sỉ quan Pháo binh điều chỉnh tác xạ đã nhiều lần nhắc nhở Vann hãy để cho Tiền sát viên và L.19 VN làm việc; những lúc cần có pháo hiệu quả thì Vann làm những việc không ra gì, không đúng nguyên tắc Quân sự như Vann đã học trong trường. Những trái pháo chỉ rơi trúng cháy nhà của Dân, trong hai Ấp, cũng may là tất cả Dân đều chạy trốn ở cánh đồng lầy trống trải ở phía Đông. Tình hình đánh đấm bậy bạ vô chiêu như thế nầy không thể kéo dài mãi, Đại tá Đạm cho lệnh Sỉ quan Pháo binh Sư đoàn giành lại quyền điều chỉnh Pháo binh qua Phi cơ quan sát L.19 VN và Sỉ quan Pháo binh thi hành nhiệm vụ chuyên môn của binh chủng. Vann cảm thấy quê dạng, quá nhẹ ký, nên đành nghiến răng chịu đựng qua những sự việc vừa thất bại vì thiếu kinh nghiệm, đem nướng oan uổng một số lớn Binh lính Miền Nam. Lúc nầy bộ máy hành quân phối hợp nhịp nhàng cùng với L.19 điều chỉnh Pháo binh khi phát hiện du kích; một trái bom đầu tiên đã rơi trúng vào mục tiêu cạnh con kinh đào, làm nổ tung nhiều hầm trú ẩn; Chiếc L.19 đã thành Thiên Thần của chiến trận nhưng có một điều quá hối tiếc vì đã muộn màng.
Các Phi công chiến thuật Hoa kỳ của Tướng Không Quân Anthis (2nd Air-Division) và Phi cơ L.19 quan sát, điều không tiền tuyến của VN đang hướng dẫn oanh tạc ngay vào những hàng Dừa, rừng Tre vào những nơi mà VC ẩn núp, như ụ đất dọc bờ kinh đào, VC không cách nào thoát khỏi những trận oanh kích sau nầy, đành nằm sâu dính chặt trong các công sự hầm hố và phải chui rúc như những con Chuột đồng, để chờ đêm tối mới chém vè; khác với Vann cho Pháo binh dội vào nhà dân, cùng với bom Napalm tiêu hủy nhà cửa; nhìn tổng quát ở trên không thì thấy rõ thành quả, qua nhà cửa, các chuồng Trâu Bò bị bốc cháy, các cuộn khói trắng đục bốc lên nghi ngút, nhưng VC có dại gì ở trong nhà để lảnh bom đạn? Những cảnh nầy lại tái diễn như thời kỳ chống Pháp; Các chiếc Khu trục Hellcat, Bearcat F8F, oanh tạc cơ B.26 Marauder chúi đầu thả xuống những trái bom vào mục tiêu như nhà cửa, trong khi đó Việt Minh chạy ra, nằm ở ngoài ruộng đưa mắt nhìn lên, khi những trái bom chạm nổ, họ cũng không hiểu kết quả như thế nào, chỉ thấy những cột khói bốc lên trên các hàng cây bao quanh làng Ấp, chỉ hơi khác đôi chút là lần nầy VC phải bám sát những hầm hố, dưới đất sâu, cạnh các gốc rễ Tre để được che chở.
Vann gọi cầu cứu Tướng Harkins để được điều động trực tiếp hướng dẫn Phi công chiến thuật Hoa Kỳ dễ dàng bằng một ngôn ngữ tiếng Mẹ đẻ, nhưng không được chấp thuận vì Vann đã tạo ra quá nhiều khó khăn và thiệt hại cho đơn vị Bạn; hơn nữa Tướng Không quân Anthis lại tin vào Không quân VN hơn Trung tá Bộ binh, Vann chưa bao giờ nắm giữ Trung đoàn, Sư đoàn, thì làm sao có khả năng điều động một cuộc hành quân ‘hổn hợp’ Liên binh chủng? Tuy ở trên không trung, nhưng Vann không cảm thấy được một chút nào không khí dịu mát, mà lại nóng hổi như quả bom Napalm đang bùng lửa dưới đó, khó thở như sức lửa khói đã hút mất hết dưỡng khí.
Bây giờ là 1:00 giờ trưa, cảnh vật nơi đây như một “Hỏa ngục trần gian” bom đạn như muốn nổ tung vũ trụ, từng đợt phi tuần nhào xuống múc lên làm vẩn đục bầu trời xanh biếc, những cuộn khói trắng đục ngầu ác độc dật dờ như lũ Ma trơi hăm dọa kiếp người.
Người chỉ huy VC, lúc nầy cảm thấy vô cùng nguy kịch, “làm sao bảo vệ mạng sống của 350 Binh lính dưới quyền” Xe bọc thép M.113 từ từ tiến tới, đang băng qua các thửa ruộng! Vẫn phải còn chờ đợi hơn 6 tiếng đồng hồ nữa, mặt trời mới chịu lặn! Làm sao chống đở được với những con Cua sắt nầy? Chút nữa đây nó sẽ dùng dây mắc xích cày lên mọi thế đất; Đứng trên cơ sở khoa học VC không thể thắng trận Ấp Bắc vì M.113 là pháo đài di động bằng sắt, không súng nào của VC cơ hữu mà phá hủy được, sẽ bị Đại liên 50 với tầm tiêu diệt hơn gấp đôi Đại liên M.30, súng phun lửa và kế đến là cặp dây xích sắt cày xới lên tiêu diệt. Cũng may! nhờ Thượng Đế phù Suy nên mới xuất hiện một tên chỉ huy ngu dại, thiếu kinh nghiệm chiến đấu, nó cho Trực thăng đổ xuống trước, nên mình mới thắng được keo đầu… còn như nó cho mấy con Cua nầy nhào vô trước, thì chúng mình chỉ có một nước đi thăm Bác Lenin! Canh bạc nầy dù sao cũng lấy vốn được chiến công đầu bằng bắn hạ được một số Trực thăng và cầm chân quân Saigon!
Người chỉ huy VC đang nặn óc tìm phương pháp quyết tử với loại chiến tranh mới nầy, ông ra lệnh, hãy can đảm chờ đợi cho M.113 đến gần dùng lựu đạn hoặc súng nhỏ bắn sẻ vào tài xế cũng như người xạ thủ Đại liên 50 caliber. Vì chúng chỉ còn có 2 yếu điểm: Một, người xạ thủ không có bảo vệ từ lưng đến đầu, bằng mọi giá phải bình tỉnh bắn chính xác vào ngực của hắn – Hai, người tài xế thường thường ló đầu ra ngoài lái mau hơn, thú vị mát mẽ hơn, đây cũng là một thuận điểm dễ nhắm hơn là bắn xuyên qua lỗ quan sát của tài xế. Nhưng nếu người tài xế chết nhát, hắn đậy nấp tháp lại mà chạy thì khó mà tiêu diệt được, vì nếu hắn dùng kiếng phản xạ thì phải chạy thật chậm và cũng bị hạn chế tầm nhìn trong phạm vi 100 độ ở trước mặt. Thế nên, cũng giống như phục kích Trực thăng, chờ M.113 đến thật gần, rồi chia ra từng Tiểu đội, dùng đủ loại súng nhỏ cùng lựu đạn phối hợp tấn kích nhịp nhàng leo lên pháo tháp.
Chiếc M.113 đem qua Việt Nam, vào thời buổi đó được xem là Hỏa lực tuyệt đối áp đảo VC với Đại liên M-30 và súng ngắn thì coi như Châu chấu đá Xe. Đại liên 50 caliber, tầm tác xạ gấp 2 lần M.30 và cường độ hủy diệt mạnh gấp 3 lần, nói cách khác VC chỉ từ thua đến thua mà thôi. Tuy nhiên, xạ thủ khi tác xạ vào mục tiêu, nhất là với thân hình nhẹ ký của người Việt chúng ta khi bấm cò, như ngồi trên lưng con Ngựa chứng, với sức ‘phản hồi’ của Đại liên 50, các viên đạn thay vì vào mục tiêu, thì nó lại bay lên không trung; trong khi đó người xạ thủ phải trì chân vào phần dưới của thành Sắt mới kềm hãm được, nhưng chắc chắn không chịu đựng được lâu.
Tại tuyến lửa nầy, người chỉ huy Tiểu đoàn VC với quân số 76 người và 2 cây Đại liên M.30 đang ẩn núp kín đáo dưới các hầm của một con đê dẫn nước. Trước mặt là những chiếc M.113 đang điên cuồng chạy đến; ông đang nhắm con Cua đầu tiên đang bò tới ngay gốc bờ Nam của Ấp rồi quẹo góc phải của bìa làng vào hàng Dừa đầu tiên hướng trực diện với Ấp Bắc nơi đây con đê lớn của kinh đào khá cao, có thể là một chướng ngại vật che chở hiệu quả, người chỉ huy VC đặt cây Đại liên M.30 tại một hố lộ thiên, ông đặt cây Đại liên M.30 thứ 2 tại một địa điểm 400 thước, chỉa về phía trống trải ngoài đồng ruộng, xuống dọc theo hàng cây chạy về hướng Bắc. 2 cây Đại liên nầy có thể bắn chéo gốc để yểm trợ tiếp cận cho nhau.
Ông ra sức cố gắng điều binh nhịp nhàng như hồi sáng xung trận, yếu tố giữ vững tinh thần với quyết tâm là lối đánh du kích hữu hiệu và cần thiết nhất. Khi Đại đội lập công đầu bắn rơi 3 chiếc Trực thăng tại chỗ, ông dùng người giao liên truyền ngay tin tức thắng trận cho đồng đội biết để lên tinh thần chiến đấu hăng say hơn nữa, nhất là phải truyền cho được tin chiến thắng đến Đại đội ở phía Bắc, trấn thủ Ấp Tân Thới, sẳn sàng chuẩn bị tinh thần và niềm tin ác chiến với 1 Tiểu đoàn bộ binh của S.Đ/7 đang cày xuống từ hướng Bắc. Sau khi Đại đội và nhóm du kích địa phương chận đứng được Tiểu đoàn B/Binh tại ấp Tân Thới, họ cũng dùng giao liên đưa tin chiến thắng về lại cho vị chỉ huy VC và sẳn sàng giao chiến với chiến xa M.113.
Đại đội, Trung đội và Tiểu đội Trưởng tại Ấp Bắc đang linh động khai thác con đê khá lớn,(2 thước bề ngang) như một đường hầm nổi để giao liên, họ lội dưới con lạch, nước lấp xấp tới ngực, ôm sát thành đê để tránh Phi cơ quan sát, di động từ chỗ ẩn núp nầy qua chỗ ẩn núp nọ, họ dặn nhau phải vô cùng cẩn thận khi phải đụng trận với M.113; nhưng họ vẫn có khả năng triệt hạ loại Cua nầy, chỉ còn cách phải bình tỉnh khi Xạ thủ lú đầu lên thì tất cả bóp cò ngay, nhưng phải chính xác để tiết kiệm hỏa lực. Họ nhắn nhủ nhau, bằng mọi giá phải quyết tử chiến, vì không còn chỗ nào để dung thân, ngoại trừ màn đêm buông xuống. Chúng ta chỉ còn có một con đường sống chết để bảo vệ phẩm giá cuộc cách mạng, hơn là phải chém vè để bị tiêu diệt như con vật bị hành quyết; Họ chuẩn bị kiểm soát hoặc bảo trì lại vũ khí trong tình trạng tác xạ tốt, sẳn sàng quyết tử! Các dân công khuân vác đem lại từng hố cá nhân những thùng đạn dược cướp được, từ trên những chiếc xuồng con, bè bằng Tre, bẹ Chuối, chống chèo theo dọc bờ đê phân phát. Hai Lính của Đại đội đang bị thương được đưa đi trên một chiếc xuồng nhỏ, liền lúc đó hai du kích Địa phương được thay thế ngay; Trên xuồng nầy, ba Cán bộ đã bị thương hồi sáng, họ vì nêu gương nên không chịu đưa về nơi an toàn, chẳng qua họ là Đảng viên nồng cốt cũa vùng nầy.
Các con Cua lột vỏ nầy chạy chậm quá vì thiếu dụng cụ cầu ráp nối theo mưu đồ của SCP (đánh giặc theo kiểu nhà giàu nhưng không được xài tiền theo ý muốn). Dù rằng Bá cố gắng tìm cách mau nhất để lội qua các con kinh; bây giờ thì cũng tạm là khá gần vùng hành quân, Vann bay vòng tròn trên vùng hành quân mà ruột gan như tơ vò trăm mối, nhìn xuống mọi hoạt động như ngừng lại, Ông lo âu không biết M.113 có đến đây được không, mọi hoạt cảnh nơi đây như có chiều xuống dốc thẳng đứng. Giữa 1 Tiểu đoàn Bộ binh đang bị địch cầm chân tại chỗ về phía Bắc Tân Thới và 1 Tiểu đoàn ĐPQ đang do dự như không muốn tiến quân từ hướng Tây Nam lên Ấp Bắc.
Vann bay thấp xuống trở lại trên đầu 13 chiếc M.113, nghe lải nhải tiếng hối thúc của Mays và Scanlon như lấy lệ vì sợ Vann nổi giận thêm, trong tâm tư 2 người Mỹ nầy cũng không ưa gì cái nguyên tắc dùng quân lực VNCH như con múa rối dưới ngón tay điều khiển quá vụng về của Trung tá Vann. Mays và Scanlon cố làm bộ thay phiên nhau thúc dục Bá mau lên… mau lên, tìm những chỗ cạn để băng qua được con kinh, nhưng không có! Thay vào đó Lính phải chặt bụi cây, rồi thân cây để chèn dưới dây xích; lính quá mệt mỏi đành phải ngừng tay nghỉ mệt, chớ đâu phải cái máy. Người lính cảm thấy buồn tủi như cấp Sỉ quan của họ, là làm công cụ cho ngoại bang, họ chiến đấu vì người ta mướn họ; Tại sao họ phải hy sinh mạng sống để giết đồng bào họ, rồi chết một cách vô nghĩa; Họ phải chậm rải, từ từ đến mục tiêu để mong VC sẽ lẩn trốn đi xa khỏi nơi chiến địa; Chính sách Hoa kỳ đã tước đoạt chủ quyền của chính phủ VNCH qua thủ đoạn nhúng tay vô cùng thô bạo vào Miền Nam VN, biến các Chiến sỉ ta thành những loại: “Lính Lê Dương Mới”.
Đại úy Lý Tòng Bá có lý do riêng nên không thúc dục Binh sỉ dưới quyền, chờ lệnh cho đến phút chót là chỉ độc nhất lệnh của Thiếu tá Lâm Quang Thơ. Đến 1 giờ trưa, Thiếu tá Thơ cho lệnh Bá thi hành tiến vào tấn kích Ấp Bắc thì cũng đã quá muộn màng. Khi 13 chiếc M.113 băng ngang con kinh cuối cùng để tấn kích vào Ấp Bắc, đến cách 500 thước từ phía Tây Nam của 3 chiếc Trực thăng bị bắn rớt và 700 thước từ con kinh đào dẫn thủy; Nơi đây, người Tiểu đoàn trưởng VC đành phải lấy ra những trái đạn dành dụm quý giá để hy vọng cản bước tiến của M.113. Vài trái đạn súng cối 60 ly rơi gần 2 chiếc đi đầu làm các Binh sỉ ngồi trên hoảng sợ phải nhảy xuống cabin, dù gì thì VC chỉ bắn cầu may, hên xui như chim mỗ, chớ làm gì họ có đủ đạn dược để tập dượt, vã lại súng Cối là loại súng bắn gián tiếp bằng đường đạn đạo cầu vòng, chịu ảnh hưởng của sức gió, thì khó vào đúng được mục tiêu. Dỉ nhiên không dễ gì cản bước tiến của các con Cua sắt. VC chỉ còn phương cách cảm tử một mất một còn là xử dụng điêu luyện, hiệu quả bằng súng nhỏ và lựu đạn mà đây là lần đầu tiên họ phải thử lửa.
Đại Úy Mays chẳng biết gì cả, cứ tưởng là của phe ta bắn quá đà nên nhầm lẩn trên lưng M.113, nên la hoảng gọi máy: “Topper Six, xin quân bạn ngưng bắn Súng Cối vì M.113 đã vào đến mục tiêu!” Vann liền trả lời với giọng lưởi đầy khó chịu của người lãnh đạo: “Walrus, không phải từ quân bạn mà từ thằng Xấu… Walrus hiểu chưa?”. Trong khi Mays bận liên lạc với Vann, Scanlon ngồi trên tháp súng một chiếc M.113 khác nghe được sự việc, nhưng cũng đinh ninh rằng VC làm gì có Súng cối; vì từ lúc băng qua con kinh tới giờ mọi việc đều yên ổn không có tiếng súng, từ chổ Trực thăng nằm ụ cho đến vùng phía Nam của dãy hàng cây, nơi một Trung đội VC đã có mặt hồi sáng để bắn Trực thăng cũng yên tịnh.
Tất cả có vẽ yên tịnh, xa bìa làng Lính ĐPQ đang nấu cơm trưa, bây giờ nhiệm vụ của Bá là lo tìm cứu đoàn viên Phi hành và những người bị thương; tuy nhiên Binh lính vẫn còn thấm mệt vì đã quá vất vả khi phải nhanh chóng chặt những thân cây để lót đường cho Xe chạy, rồi lần lượt họ đi ra bờ kinh nhìn Phi Cơ AD.6 chúi xuống thả bom để nghĩ ngơi cho thanh thản được đôi chút. Trong tâm tư Vann với những ám ảnh lẫn ngoại cảnh hiện ra trước mắt, như những đoàn viên Phi hành và Chiến sỉ VN đang bị thương chờ di tản, rồi từng đợt những Phi tuần chiến thuật trút bom đạn xuống trên đầu địch, VC có chịu chém vè hay không?
Phải cần đến 45 phút nữa, các con Cua sắt mới hoàn toàn vượt qua hết con kinh. Trong thời gian nầy, Bá điều động trực tiếp chỉ huy Đại đội Bộ binh tùng thiết, không quên đích thân kiểm soát lại các cây Đại liên 50 trên M.113 để áp chế Đại liên M.30 của VC. Bây giờ 2 người Mỹ Cố vấn mới xác định thêm một lần nữa sự gan dạ kiêu hùng của Bá, sau khi nhận rỏ lệnh của cấp Chỉ huy trực tiếp (Thiếu tá Lâm Quang Thơ). Trong đầu Bá vẫn đinh ninh VC đã phải rời khỏi xa nơi nầy, vì VC rút kinh nghiệm đã bị thảm bại các lần trước khi bị đụng độ với M.113, hơn nữa nơi dãy hàng cây mà VC bắn Trực thăng hồi sáng vẫn im lặng không nghe một tiếng súng nào. Theo nguyên tắc các trái đạn súng Cối 60 ly bắn ra với hình thức chiến thuật lui binh? Sự chậm trễ băng ngang con kinh, có nghĩa là VC có đủ thì giờ lui về hướng Bắc để hợp lực với đồng bọn ở Ấp Tân Thới? – Trận chiến ở Tân Thới sẽ bùng nổ ác liệt?Cuộc họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa-Kỳ (National Security Council) “định mệnh” hồi đời TT Eisenhower, ngày 21/September/1960 mang tới thảm họa cho người dân Việt vô tội trong khi thế giới đương thời hầu hết đã giành được độc lập trên tay thực dân: Anh, Pháp, Hòa Lan, Bồ đào nha… nhưng Việt Nam phải bị rước lấy tai họa vì quyền lợi của Tập đoàn Tư bản WIB gây chiến thủ lợi. Vì quyền lợi của họ (American First) cho nên cậy vào thế Siêu cường của Thế Giới Tự Do, nhúng tay thao túng vào chính trường Miền Nam, dùng Việt Nam như một thế đất để dụng võ, thí nghiệm nhiều loại vũ khí, và trắc nghiệm việc thao túng nội tình, rút kinh nghiệm để áp dụng sau nầy trên các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ bằng ‘bửu bối’ gây xáo trộn nội bộ bằng cái gọi là “Dân quyền Dân chủ”.
Chúng ta chỉ ao ước được sinh tồn trên nền tảng chủ quyền Quốc-gia do người dân tự quyết mà không yên với người bạn lớn; thay vì giúp như một Hiệp sĩ (Noble-cause) họ lại phá hoại nội tình để dễ bề thao túng, hầu lấy đất nước nầy làm một tử thi để thí nghiệm cho cuộc thực tập giải phẩu. Chúng ta phải can đảm, thành thật với chúng ta khi người Mỹ đã đem vào Nam Việt Nam số lính trên nửa triệu mà không ai mời, là xâm lược chớ gì? Phải dẹp tự ái dân tộc của chúng ta (VNCH) mà nhìn nhận rằng: Chính phủ “bù nhìn” và loại lính Lê-Dương của thực dân mới, từ đôi giày, quân phục, chiến cụ, lương bổng cho đến những khóa đào luyện chuyên môn cũng từ tiền Dollar Mỹ mà ra.
Trận Ấp Bắc là một chiến trận được ghi vào Quân sử cận đại của một dân tộc quật khởi chống lại quân xâm lược mà Ngũ Giác Đài (Pentagon) đã trân trọng soạn thảo ghi chép vào “Học thuyết Quân sự” về chiến tranh “du kích”. Báo chí quốc-tế và kể cả sách báo Việt Cộng cũng nhắc nhiều về Ấp Bắc. Đó là một trong những trận đụng độ quan trọng giữa Đại đội 7 M113 của Việt Nam Cộng Hòa và quân Việt Cộng tại Khu Chiến thuật Tiền Giang. Nói rõ hơn là tại mật khu Đồng Tháp Mười thuộc miền Tây Nam Bộ của Việt Cộng, cách xa quận Cai Lậy Mỹ Tho trên dưới chỉ 10 cây số về hướng Đông Bắc.
Không giống như những lần trước, với những cuộc đụng độ cấp Trung đội hay Đại đội, lần này, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh QLVNCH đã phải sử dụng cả một Trung đoàn, lần đầu mở ra cuộc hành quân “Trực Thăng Vận” với một Tiểu đoàn Bảo An của Tiểu khu Mỹ Tho tăng cường mà Đại đội 7 M113 của Sư đoàn 7 làm nỗ lực chính để đối đầu với Việt Cộng.
Trung tá John Paul Vann và Trận Ấp Bắc:
Trận Ấp Bắc là trận chiến mà người Mỹ can thiệp thô bạo vào chủ quyền miền Nam qua hành động trịch thượng của John Paul Vann.
Ba ngày sau lễ Giáng Sinh năm 1962, Sư Đoàn 7 nhận lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu phải mở cuộc hành quân trên vùng trách nhiệm. Ngay sau khi nhận được nguồn tin mật báo đáng tin cậy, Việt Cộng đang tập trung tại vùng Ấp Tân Thới, cách 25 cây số về phía Tây Bắc Mỹ Tho. Nguồn tin nầy cũng được báo ngay qua văn phòng của Tướng Harkin; Phi Cơ trắc giác Otters thuộc đơn vị số 3 Bộ Binh vô tuyến tìm hướng phát hiện ra nơi xuất phát của Việt Cộng tại vùng nói trên. John Paul Vann và những cộng sự viên được tin hấp dẫn nầy nên vô cùng sốt ruột chờ đợi lệnh mở cuộc hành quân tấn công vào cứ điểm:
Cuộc hành quân nầy có nhiều đặc điểm ‘hơi lạ’, vì cái gì cũng ‘mới’:
- Đầu năm mới, sáng tinh sương ngày 2/1/1963 mở cuộc hành quân.
- Chiến thuật ‘Trực Thăng Vận’ mới có lần đầu tiên trên thế giới, tại chiến trường VN.
- Chiến thuật ‘Thiết Xa Vận’ mới có lần đầu tại Nam Việt Nam
- John Paul-Vann mới bắt đầu ‘Mỹ hóa’ chiến tranh ‘nữa nạc, nữa mở’.
- Trung Tá Bùi Đình Đạm mới vinh thăng Đại Tá. Và cũng mới nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB
- Đại Úy Richard-Ziegler, mới lần đầu tiên thiết kế hành quân cho mặt trận thật tại VN
Đại Tá Đạm, là người Công giáo, Miền Bắc được Tướng Huỳnh Văn Cao tin cẩn đề nghị lên Tổng Thống Diệm, và được TT chấp thuận ngay; Vì Đại Tá tên là Đạm, cho nên tánh tình rất là điềm đạm, khôn ngoan, mối giao hòa giữa Việt - Mỹ vẫn luôn luôn tốt đẹp trong sự tôn trọng lẫn nhau; Vann đề nghị, tiếp tục kế hoạch hành quân đang bỏ dở trong thời gian Tướng Cao còn nắm quyền Tư lệnh Sư đoàn, Đại tá Đạm am hìểu tình thế nên đành vui vẽ chấp nhận, nhưng trong bụng không vui tí nào vì cái hành động rất trịch thượng kẻ cả của người Mỹ. Vann gọi Phone cho Đại Úy Ziegler, cựu cầu thủ đá banh có tiếng tại trường Sĩ quan West Point, ông nầy có khả năng thiết kế phóng đồ hành quân, hiện đang nghĩ phép tại khách sạn Trung Thu Hồng Kông, buộc phải trở về lại SàiGòn gấp trong chuyến bay sớm nhất.
Theo hệ thống quân giai, Đại tá Đạm phải trình kế hoạch hành quân của Đại Úy Richard-Ziegler cho Tướng Cao duyệt xét; Dĩ nhiên là phải O.K thôi; Tuy nhiên, Đại tá Đạm e ngại Việt Cộng có nhiều thì giờ để chuẩn bị đối phó nên đề nghị cuộc hành quân phát xuất sớm hơn 24 tiếng đồng hồ, nhưng có được đâu, Vann dẫy nẩy, lớn giọng không chịu “Làm như vậy là kéo đầu mấy thằng Phi công Trực thăng H-21 phải thức dậy 4 giờ sáng, của đầu năm mới, mà trong khi tâm trí họ còn đang lâng lâng mùi vị ngày tết của năm mới”. Hay nói toạc móng heo ra, đây là sơ khởi cuộc Mỹ hóa chiến tranh theo kiểu nữa nạc, nữa mở, mà Quân Lực VNCH là con cờ dưới ngón tay trỏ của Vann… muốn đi lên đi xuống đi dọc đi ngang gì tùy ý. Thật cay đắng cho cuộc chiến trên đất nước mình, mà người ta xử dụng mình như một con cờ không hơn không kém.
Ngày 2/1/1963, sau một đêm dài tỉnh mịch, vào một buổi sáng tinh sương, không khí chiến tranh lại tái diễn như mọi ngày, với bụi khói mịt mù hòa lẫn với tiếng xe nổ máy rú ga, tiếng động cơ trực thăng phản lực UH-1A xé không gian, cùng tiếng máy nổ nhức óc của Trực thăng H-34, tiếng cánh quạt chặt gió nghe bành bạch bao trùm khắp sân bay Tân Hiệp, Mỹ Tho. Qua rồi của một sáng sớm êm dịu, mát mẻ trên vùng Bắc châu thổ sông Cửu Long. Bây giờ mọi người buộc phải cuộn mình trổi dậy sau một đêm dài mệt mõi để lo đi kiếm sống; Trên nền trời xanh thẳm, tiếng động cơ nổ đều đều của một chiếc L.19 nghe như quen thuộc đối với người dân địa phương, đó đây có vài cụm mây Cumulus lảng vãng trôi dạt về một phương trời vô định như muốn cuốn theo biết bao oan hồn Tử sĩ vất vuởng, sẽ đang chờ được siêu thoát!
Đúng 6 giờ 30 sáng, Phi cơ cất cánh tại phi trường Tân Hiệp, Vann xông xáo ngồi ghế sau của một chiếc Phi Cơ L.19 Army Hoa Kỳ, với một niềm tin là sẽ hốt trọn ổ bọn Việt Cộng. Tay phải cẩn thận nắm chặt tấm phóng đồ hành quân, để theo dỏi tình hình khi một Đại đội đầu tiên của Sư đoàn 7 đáp xuống vùng hành quân nằm phía Bắc của ấp Tân Thới.
Tướng Harkin và Ban Tham Mưu cũng như Vann đều nghĩ rằng: Việt Cộng cũng giống như mọi Da Đỏ ngày xưa hồi “Tây tiến” chỉ cần bắn vài phát súng là chúng hùa nhau chạy có cờ, mà theo ngôn từ trịch thượng của họ là “Those raggedy-ass little bastards” nhưng sự thật sẽ trái ngược không như họ tưởng, vì nơi đây là Thánh địa chống ngoại xâm Nhật Pháp, Quân đội Việt Minh không cho phép ngoại nhân được lò mò đến vùng đất bất khả xâm phạm nầy. Vì cách đây chưa đầy 3 tháng (October) một trung đội Biệt Động Quân đã bị phục kích gây thiệt hại và Việt Cộng rút lui rất êm ái trong đêm tối, dù rằng Pháo binh và Không quân có can thiệp.
Đúng 7 giờ 5 phút, 10 chiếc Trực Thăng trái Chuối H.21 thả một Đại đội Bộ binh xuống một đám ruộng có nước ao tù lầy lội bỏ hoang. Phi công Hoa kỳ thiếu kinh nghiệm, nên họ đáp đại giữa ruộng cho dễ, nhưng cũng may là chỗ nầy không có VC, nếu không thì chỉ tội cho lính Bộ binh phải chịu cảnh bị bắn sẻ, đến khi mà lội lỏm bỏm chân thấp chân cao vào được tới bờ đê thì không còn bao nhiêu Lính nữa. Những chiếc Trực thăng H-21 nầy, chả lẽ Hoa Kỳ đem quẳng vào thùng rác! Bèn đem qua VN để dùng tập trận (training aid) rồi sau đó sẽ phế thải tại chỗ (400 chiếc) Thân hình thì to lớn kình càng, khi bay thì lại chậm rì, xê dịch thì lại khó khăn, chỉ chở được 8 anh Lính là ì à, ì ạch mới cất cánh nỗi, thế nên Phi công cứ lựa chỗ nào rộng rãi dễ đáp thì sà xuống đáp ngay, mặc kệ cho số mạng của mấy anh Lính VN… thật là tội nghiệp!
Những chiếc Trái Chuối cứ lề mề bay qua bay lại vì bị lạc lối, cũng như chưa quen với địa thế ở vùng, giống như bầy Ruồi Xanh nhỡn nha trước miệng Chó, thì làm sao chúng không bị táp cho được. Ngày hôm nay, Việt Cộng đang bị dồn vào bức tường, nên sống chết gì họ cũng phải chơi một trận cho nể mặt anh hùng, vùng đất bất khả xâm phạm và cũng để giữ vững niềm tin của đồng đội, cũng như dân làng đã từ lâu che chở cho họ, trong đó cũng có con em ruột thịt của họ. Vào khoảng 10 giờ tối đêm qua, Tiểu Đoàn Trưởng 261 Chủ Lực Miền đã thuyết trình cách ứng xử chiến thuật tác chiến trên vùng nước có lau sậy phải ẩn náu kín đáo dưới các mương, dọc theo hàng Dừa, như phải dùng ống Sậy, ống Trúc để thở dưới nước, chỉ cần tấn công khi địch nằm trong tầm đạn và ngụy trang kín đáo là phương cách tối ư là quan trọng. Ngay đến tên của Tiểu đoàn-trưởng cũng hoàn toàn phải giữ kín và đó cũng là truyền thống trong tổ chức của Việt Minh, họ chỉ gọi nhau bằng anh Hai… anh Ba… anh Năm mà thôi.
Trên chiếc Phi cơ trắc giác Otters, có Jim Drummond, là một Sĩ Quan quân báo của Vann và bên phía VN có Đại Úy Lê Nguyễn Bình, báo cáo cho Vann biết rằng: “vùng Tân Thới là nơi đầu não của Việt Cộng, và nơi đây đang tăng cường thêm 120 tay súng nữa". Kế hoạch hành quân của Zeigler là tấn công 3 hướng, một Tiểu đoàn của Sư đoàn khoảng 330 người sẽ được Trực thăng vận chuyển xuống phía Bắc, tấn công xuống mục tiêu. Cùng lúc, 2 Tiểu đoàn Địa phương tiến lên từ phía Nam, nhưng chia ra bằng 2 đường tiến sát, và sau cùng là một Chi đoàn thiết vận xa M.113 gồm có 13 chiếc, có Bộ Binh tùng thiết tiến dọc từ hướng Nam cạnh sườn Tây. Nhiệm vụ tùng thiết cơ động nầy là lực lượng phản ứng nhanh khi VC lộ diện là xung trận ngay; Nhìn chung theo lý thuyết nhà trường thì okay, nhưng thực tế sẽ ra sao… xin chờ xem giữa lý thuyết nhà trường và thực tế nơi chiến trận ra sao?
Với một lực lượng hùng hậu như thế nầy, bằng 3 mũi giáp công, gồm có 1 Tiểu đoàn Bộ Binh, 2 Tiểu đoàn Địa phương quân, như vậy đủ dư sức để tiêu diệt, chỉ có 1 Đại đội VC. Ngoài ra, còn có một lực lượng cơ động can thiệp ngay khi có chạm súng, rồi còn có Phi cơ và Pháo binh yểm trợ nữa thì làm gì mà không đem đến chiến thắng cho được?
Còn ở tại Phi trường Tân Hiệp, có 2 Đại đội ứng trực, khi khẩn cấp sẽ được Trực thăng vận xuống ngay trận địa. Chả lẽ không tìm ra được 120 lính VC hay sao? Tin tức thì rất chính xác 100% là đúng; không lẽ tin tức dõm! Vì đài trắc giác đã xác định đến 3 lần có tin như vậy! Việt Cộng đang bí mật giàn quân xuống sâu từ Tân Thới tới Ấp Bắc, cho nên chiến trận nầy có tên là trận Ấp Bắc thay vì Tân Thới
Vị chỉ huy Tiểu đoàn của VC, 261 và nhóm Tham Mưu đã thành lập một lực lượng phòng thủ hỗn hợp gồm có 1 thành phần của Tiểu đoàn 320 chủ lực Miền và du kích địa phương; ngoài ra họ được tăng cường thêm dân công của 30 làng ấp nằm san sát ở cạnh vùng đó để thay thế di tản thương binh, cũng như khuân vác tiếp liệu đạn dược, giao liên đưa tin…
Tỉnh ủy VC đã thông báo trước cho Tiểu đoàn trưởng biết ngày và giờ địch sẽ tấn công (rạng sáng ngày 2/January/1963) để chuẩn bị, tuy nhiên không biết rõ chính xác nơi nào là mục tiêu xuất phát, nhưng chắc chắn cũng lẩn quẩn đâu đó thuộc vùng phụ cận Ấp Bắc và Tân Thới. Họ đã dự trù, tới mùa khô, quân VNCH sẽ mở chiến dịch hành quân càn quét dọc theo con kinh lớn Tổng Đốc Lộc, người dân địa phương thường gọi là Kinh Bà Bèo; một dãy toàn các Làng, Ấp nằm kế cận nhau như một vòng đai thuộc ranh giới phía Đông của “cánh đồng Lau Sậy”.Vừa rồi tình báo Tỉnh ủy VC ở Định Tường có cho họ biết rằng: có 70 chiếc Xe GMC chở đạn dược và tiếp liệu từ Sàigòn xuống. Vào những ngày đầu năm, hội đồng Tỉnh ủy VC đã đúc kết tin tức chắc chắn địch sẽ tấn công vào sáng mai, đúng như ngày nói trên.
Việt Cộng điều nghiên bộ máy chiến tranh Mỹ và Chính quyền Miền Nam, ôn lại những chiến thuật đã làm thất vọng mưu toan của địch, ra sức nhiều gian khổ hơn nữa để tìm cách giáo dục bảo vệ niềm tin cho Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh lính, nếu họ bị rơi vào một tình cảnh sa sút tinh thần hoặc hoảng sợ, phải lanh lẹ biểu diễn những kỹ thuật điêu luyện khi phòng thủ cũng như khi ngụy trang, chướng ngại vật thiêng liêng ưu đãi của vùng Châu thổ bao la, và là nơi dung thân tốt nhất khi lâm trận cũng như phối hợp điều quân hay lẩn trốn. Bài học đầu tiên vẫn còn nóng hổi là: phục kích môt trung đội thiện chiến Biệt Động Quân địch, ở một Ấp chỉ cách vài cây số vào vùng Tây bắc Tân Thới và bắn hạ 2 Trực thăng trái Chuối chuyển quân tiếp viện, trong đó có một chiếc mà John Paul Vann đã có lần ngồi trên đó. Nhưng đó chỉ là thành quả của một đơn vị nhỏ (Đại đội 1 của Tiểu đoàn địa phương 514). Sáng hôm nay Đại đội 1/514 nầy cũng đang chờ đợi để chiến đấu thử sức một lần nữa.
Ấp Bắc và Tân Thới là khu giải phóng nổi tiếng trên vùng đồng bằng sông Cửu Long và cũng là cái nôi của Cách Mạng VN, Việt Minh cố tạo ra cách tốt nhất là làm trở ngại chán nản khi quân đội Sàigòn có mưu đồ lấn chiếm vùng giải phóng bằng cách trì hoãn bước tiến của quân đội Sàigòn, qua những chướng ngại vật thiên nhiên như Lau Sậy cao hơn đầu người, dựa vào Chông Mìn, và bắn sẻ, dùng ‘Mo cau’ làm phương tiện trượt bùn để thoát chạy, hoặc dụ địch vào bẩy phục kích. Vì cấp chỉ huy không những chỉ bảo vệ đất đai mà còn phải chiến đấu để tìm sự sống bằng những thao dượt sẳn có trong chiến thuật và điều binh; Họ cũng cần đụng trận để rút thêm nhiều kinh nghiệm và họ sẳn sàng chấp nhận hy sinh chờ đợi trong chiến đấu.
Mãnh đất nầy vẫn có nhiều thuận lợi, dù rằng mùa khô sắp đến, có vô số con rạch và kinh đào của cánh đồng Lau sậy vẫn quanh năm giữ được cho đồng ruộng có nước, để giúp cho người dân ở đây sống dễ thở với Tôm Cá bạt ngàn. Cái điều cốt lõi là người dân của 2 Ấp nầy có nhiều thuận lợi qua những ngõ ngách quen thuộc với tinh thần bất khuất để bảo vệ quyền sống còn, và bảo toàn mãnh đất, mà đã qua nhiều đời của Cha ông họ đã trìu mến nhắn nhủ để lại. Và đây cũng là điều thuận tình, thuận lý của lòng người và lòng trời!
Việt Cộng của 2 làng nầy cũng có lợi điểm chung là bà con chòm xóm, cùng chung vai góp sức để bảo vệ xóm làng. Nhưng du kích quân là người của vùng Châu Thổ, gồm cả Sĩ quan và Quân lính, Cán bộ CS trong Tiểu Đoàn 514 của địa phương, trong đó có Đại đội 1 túc trực án ngữ tại Ấp Tân Thới và cũng là Tiểu đoàn nồng cốt của Tỉnh ủy Định Tường. Một nửa binh lính của Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 261 chủ lực, đang chờ đợi tại Ấp Bắc, còn một số khác đang án ngữ để đợi lệnh tại vùng phụ cận, và một Trung đội khác cũng đang tăng cường tiếp viện từ ranh giới Bến Tre, đang băng qua sông Mê Kông.
Đây là cuộc chiến sống còn, có tính cách quyết định vận mạng đi vào lịch sử của họ; Những người dân Nông thôn, thuộc vòng đai của chuỗi dài, gồm có vô số Làng, Ấp, dọc theo phía Đông của cánh đồng Lau Sậy, mà họ đã theo Việt Minh từ lúc phát động cuộc kháng chiến chống Pháp tại vùng đồng lầy nầy từ tháng 11 năm 1940. Quân đội Pháp đã bẻ gãy nhiều cuộc nỗi dậy bằng cách cày nát bằng bom đạn, hủy diệt hoàn toàn những Làng Ấp nơi đây, dùng xuồng máy có gắn Đại Liên cày nát và bắt tất cả Thanh niên trong làng bỏ trên các xà lan kéo theo sau. Tất cả tù binh đều bị đưa về Sàigòn trên một chiếc Xà lan và bị lôi xuống Cảng vào ban đêm, dưới ánh đèn mù mờ. Họ bị thực dân Pháp, cột chùm với nhau, bằng cách là xỏ dây kẻm qua lòng bàn tay của tù binh kết thành một hàng dài lê thê, hết sức là tàn nhẫn. Còn dân quê thì bị hù dọa đủ thứ; Trong cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm, họ đã được tự hào với danh nghĩa là “Việt Minh”, CIA lại không muốn người dân phân biệt định nghĩa rõ hai chữ Việt Minh và Việt Cộng.
Vann rất bằng lòng vì lý do VC chịu chấp nhận giao tranh với Quân Lực VNCH. Vì họ không có con đường nào khác phải bảo toàn niềm tin nơi dân làng, cũng như đồng đội đã đặt hết trách nhiệm nơi họ. Vann cũng muốn trắc nghiệm sự mới mẽ xuất hiện của 2 loại phương tiện cơ động của ‘Trực Thăng Vận’ và ‘Thiết Xa Vận’ trên phần đất vùng Bắc Châu Thổ sông Cửu Long. Ông cũng tự mãn cho rằng với sự ‘hòa nhịp’ của bản nhạc kích động nầy, gồm giữa những người phụ tá của ông như tình báo tin tức, Drummond và thiết kế phóng đồ hành quân, Zeigler sẽ như chiếc Đũa Thần làm thay đổi cục diện chiến trường! Và Việt Cọng sẽ bàng hoàng kinh hãi nhắm mắt không kịp lời trăn trối! Nghĩa là sau đó phải tái hội thảo học tập đường lối Quân sự mới thích hợp với tình hình, vì 2 loại phương tiện cơ động nhanh nầy (chủ tâm của Nhóm Học giả Harriman là Trực Thăng H-21 đã quá cũ bay không nổi dùng để tập trận rồi bỏ, số bất khả dụng sẽ không đủ để yễm trợ hành quân gây nhiều trở ngại còn Thiết Vận xa không cho trang bị bức chắn đạn, cũng như cản lội bùn như thế sẽ giới hạn, trì trệ bớt khả năng di động hửu hiệu, và người chỉ huy sẽ đem lại thất bại vì thiếu khả năng điều động, có thất bại thì mới có lý do áp lực hành pháp Kennedy gởi Lính qua đây tập trận theo đúng phương châm “Muốn củng cố hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh”)
Vào lúc 4 giờ sáng, có vài du kích giao liên, bung ra xa vài cây số, từ 2 Ấp nầy đề dò la tin tức, với mật khẩu chuyên nghiệp qua ám hiệu riêng của du kích. Họ có nghe tiếng máy nổ của quân xa cũng như máy tàu đang dồn dập lớn dần; Vị chỉ huy của Tiểu đoàn bèn ra lệnh, quân lính cứ giàn trận theo đội hình như đã thực tập ngày hôm qua. Khi được lệnh, mọi người đều thủ vũ khí chạy ùa vào nơi ấn định để triễn khai thế trận; người dân quê đã lo giúp cho họ việc đào những hầm cá nhân, và ngụy trang dưới những hàng cây của ngày trước đó; Ấp Tân Thới được nối liền với Ấp Bắc bằng một con lạch dính liền, với hàng cây chạy dọc theo hai bên bờ, tạo thành một đường di chuyển khá kín đáo, dù rằng giữa ban ngày.
Nhưng 2 làng nầy cũng có thể tương quan yểm trợ lẫn nhau khi xung trận; Vị chỉ huy của Tiểu Đoàn điều động phân nữa chủ lực mạnh nhất, có nghĩa là nguyên một Đại đội 1 của Tiểu đoàn, tăng cường thêm vài Tiểu đội Cảm tử và một Trung đội nằm cạnh Tiểu đoàn có được 1 Đại liên M.30 và súng cối 60 ly, ở trong vòng phạm vi của Ấp Bắc; vì nơi đây vị thế rất khó để phòng thủ. Tin tức cho biết rằng: Quân đội Miền Nam sẽ tấn công Ấp nầy từ hướng Nam hoặc là hướng Tây.
Căn cứ theo địa hình, phía Nam của Ấp Bắc, có một con suối, nhưng bị ngắt quảng ở đầu hướng Tây, tuy nhiên hàng cây hai bên vẫn chạy dài ra theo đó. Tiều đoàn trưởng đặt nơi đó một Trung đội dưới 2 hàng cây được ngụy trang cẩn thận, dọc theo bờ của con suối. Nơi đây tầm quan sát của Trung đội xung kích được trải rộng xuống khắp đồng ruộng ở phía Nam, không có một chướng ngại vật nào nằm trên đường tiến sát cả. Tuyến phòng thủ về phía Tây của Ấp, có một con kinh đào rất lớn, nó chạy thẳng từ Nam đến Bắc. Và có một bờ đê khá lớn chạy dài xuống tận kinh đào, bề ngang nhỏ nhất là 1 thước rưởi, riêng các chỗ khác có thể trải rộng ra thêm đến 2, 3 thước, và trên bờ đê nầy mọc lên những cây dừa cành lá xum xê um tùm nối thành hàng dài. Nơi đây người chỉ huy đặt lực lượng còn lại nằm rải rác, dọc theo trên các bờ đê, dưới những hầm trú ẩn bán thân, vị thế ngồi để bắn sẻ, được ngụy trang rất cẩn thận, vì bờ đê ở thế đất cao hơn nên rất thuận tiện cho việc quan sát trận chiến trước mặt, lại thêm một lợi điểm khác để phòng thủ là bờ đê có nhiều đoạn hình zic-zac, nên xạ thủ có thể đổi hướng mà vẫn có chướng ngại vật là cạnh bờ đê để che thân, rất dễ ứng xử khi địch đền gần trong tầm đạn. Nơi đây người chỉ huy Tiểu đoàn đặt 2 Trung liên BAR để tác xạ chéo góc khi quân đội Sàigòn xung phong; chỉ huy cũng điều động phân nữa lực lượng của 1 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 514 Địa phương, chia ra từng Trung đội cách khoảng nhau để yểm trợ qua lại.
Ở trên trời nhìn xuống, hay ở xa ngoài ruộng nhìn vào, cả 2 Ấp Bắc và Tân Thới đều không có dấu hiệu gì là một thành lũy kiên cố cả. Hầu hết những cây cối mọc dọc theo các bờ đê là các hàng Dừa, Cau, Chuối. Dọc theo các mái nhà tranh thì cây lá xum xê, um tùm chằng chịt những bụi Tre, những cây ăn quả mọc đều hàng thẳng lối, bên cạnh đó còn có cả ao nước, dưới ao đều có những lá đài Sen trông rất là hiền hòa mộc mạc.
Phải thành thật nhìn nhận người chỉ huy điều động cuộc phòng thủ nầy thật là tài tình, vì đã qua nhiều kinh nghiệm của thời quá khứ chống Nhật, Pháp, chỉ huy đã chỉ vẽ cho người dân cũng như du kích, cách đào hầm trú ẩn mà không đụng đến các cảnh vật chung quanh như các cành lá thiên nhiên ở trên đầu, đằng trước cũng như đằng sau, những đất mới xúc lên đều phải dấu đi, hoặc là phải bỏ xa nơi khác, cho nên nếu không đến gần thì không thể nào dùng con mắt phàm tục mà phát hiện được, ngoài ra nơi trú ẩn nào mà thiếu cây cảnh thiên nhiên, thì họ phải chặt những cành lá phủ lên trên ấy, vì là đất bùn nên họ dễ dàng trồng quanh đó bằng gốc chuối, hoặc cành tre. Thế nên dù Phi cơ quan sát L.19 hoặc Trực thăng có bay thấp đến đâu cũng không thể nào phát hiện ra được “Tất cả ngoại cảnh đều thiên nhiên… hiền hòa, mộc mạc”!
Những hố (hầm) cá nhân đào sâu vừa đủ, để một người có thể đứng ở trong mà không bị trở ngại khi cần tác xạ; riêng hầm súng Đại liên M.30 hoặc là Trung Liên BAR thì rộng hơn, để cho ít nhất là 2 binh lính (xạ thủ và nạp đạn) và cũng có phần sâu hơn để che chở, và tránh Phi cơ hoặc Pháo binh oanh kích. Nếu muốn giết một người nằm trong hầm với vị thế như vậy, thì đòi hỏi phải thả chính xác và phải ngay hầm, còn như bom lửa (napalm) thì ít ra cũng phải gần kề nơi miệng hầm; Còn như Pháo binh nổ chụp trên đầu thì cũng phải chụp trên mục tiêu với một góc cạnh chạm thẳng, trừ khi người núp sơ ý mà nhỗng người đứng dậy thì mới bị thiệt mạng, còn như giữ yên tại chỗ thì Hỏa tiển 2.75 cũng như súng máy trên Trực thăng vỏ trang cũng chẳng ăn thua gì mà chỉ gây ra tiếng nổ ồn ào vô ích thôi.
Con kinh đào nầy là một đường hầm nỗi, rất lý tưởng để liên lạc, binh lính có thể tiến lên, rút xuống rất là kín đáo bên 2 mép của bờ đê; và có thể tiêu diệt đối phương trong tầm mắt dễ nhắm. Thêm một con kinh lạch nhỏ nữa, bề ngang khoảng 2 thước và nước lấp xấp qua khỏi bụng, du kích có thể lội qua, rất là lý tưởng để khi cần tiến thối cũng như dùng bè để chuyển tiếp liệu hoặc là thương binh. Khi Phi cơ quan sát đến, họ có thể dùng ống trúc hay ống tre hoặc là ống sậy ngậm vào miệng và nằm sâu dưới nước để lẫn tránh Phi cơ, hoặc nơi cạn thì họ chỉ mặc quần đùi và trét bùn quanh người để ngụy trang. Nếu có đủ thì giờ thì họ lẩn vào rừng Tre, hoặc Dừa cạnh đó; Con kinh đào lớn vẫn là đường huyết mạch để khi cần phải tiếp tế đạn duợc, nhưng chỉ vào lúc màn đêm bao phủ, hoặc sương mù, Cán bộ, Đảng viên rà lên rà xuống để khích động tinh thần chiến đấu của binh lính họ.
Hầu hết Phụ nữ và trẻ em vào khoảng 6.000 người của 2 Ấp chạy sang cái Vùng Đầm lầy cách xa đó để mà tránh đạn, khi có lệnh hành quân, nhưng đàn ông khỏe mạnh thì ở lại, để thi hành nhiệm vụ đưa tin hoặc là giúp tản thương khi du kích bị nạn.
Sương mù vào buổi sáng hôm ấy là một yếu tố quan trọng, đã thay đổi hẳn cục diện chiến trường. Khắp nơi, đâu đâu cũng bị sương mù dày đặc; từ trên cao cảnh vật mờ ảo một màu trắng đục bao phủ khắp đồng ruộng, thỉnh thoảng ẩn hiện vài mái tranh như Thượng Đế muốn che lấp tầm nhìn của con Diều hâu sẳn sàng chụp gắp một bầy chuột con lố nhố dưới đồng ruộng. Vann có tham vọng muốn huy động một lần 30 chiếc H.21 trái Chuối để đổ bộ được 1 Tiểu đoàn, nhưng thất vọng vì bị trở ngại, việc bảo trì Phi cơ nằm ụ quá nhiều. Thế nên, Vann phải có kế hoạch đổ quân từng một Đại đội 1 lần về phía Bắc của Ấp Tân Thới
Ngay ngày hôm ấy, Tướng Harkins cũng ra lệnh ưu tiên mở cuộc hành quân gọi là: “Tên Lửa” (Burning-arrow) 1.250 lính nhảy Dù và một Tiểu đoàn Bộ Binh sẽ được Trực Thăng Vận xuống ‘mật khu’ của Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN) một vùng rừng già bị mưa lũ quanh năm, có tên là chiến khu C, là một thành trì kiên cố của vùng Tây Bắc Sàigòn, chiến khu Dương Minh Châu, sau một cuộc oanh tạc dữ dội cày nát vùng hành quân. Cuộc hành quân có tên nghe hùng quá, nhưng lại bị thất bại: ‘tên lửa’ mà không có đủ lửa để nhìn thấy được ‘bộ chỉ huy đầu nảo của TƯCMN’, nên đành bye-bye rút về.
Thượng Đế lúc nào cũng che chở cho kẻ yếu thế, sương mù ngày hôm nay cứ vẫn còn bao phủ dày đặc trên Phi trường Tân Hiệp nhỏ bé nầy, nhưng nơi đây là bóng Ma của sự chết chóc. Phi công Hoa kỳ cực lực từ chối, vì thiếu An phi nên có thể xãy ra tai nạn; Vừa rồi Phi công phải cố gắng lắm mới thả bừa xuống một Đại đội, sau khi may mắn tìm ra được một khoảng trống giữa ruộng phía dưới, trong sự hồi hộp của Vann từ trên chiếc L.19 nhìn xuống lúc ẩn lúc hiện, cũng may là không trúng vào ổ kiến lửa.
Thượng Đế hình như muốn đình trệ sự chém giết, nên lớp sương mù vẫn bao phủ mỗi lúc một dày đặc thêm lên, hậu quả Đại tá Đạm và Trung tá Vann phải dời lại cuộc đổ quân đến 2 tiếng rưởi sau, theo kinh nghiệm, phải chờ đợi cho mặt trời phải lên cao mới mong sương mù tan bớt. Trong khi đó, 1 Đại Đội lẻ loi buộc phải tiến quân theo đội hình của một Tiểu đoàn với đầy đủ quân số, tiến xuống dọc theo phía Nam đến án ngữ tại Bắc Tân Thới. Với số quân chỉ có một Đại đội, thói đời thường nói tiền hung thì hậu sẽ kiết, nhưng kỳ nầy chắc không ‘kiết’xãy ra? Vì sự chậm trễ nầy, dọc theo hàng cây, trên bờ đê của tuyến phòng thủ của Ấp Tân Thới, một Trung đội VC của địa phương di chuyển theo con suối nhỏ đến để tăng cường nhóm du kích tiền đạo của chu vi phòng thủ, họ giàn thế trận theo đường tiến sát về đồng ruộng hướng Bắc, mà một Đại đội Bộ binh Sàigòn đang di chuyển xuống hướng Nam. Ngay khi Toán Tiền đạo biết có lực lượng tăng cường đến tiếp viện, người chỉ huy Tiểu đoàn của VC ra lệnh cho Đại đội trưởng đóng tại Ấp Bắc phải mau ra lệnh cho Trung đội dưới quyền, phải núp kín bên cạnh dòng suối và là đơn vị Tiên phuông nổ súng trước. Phía VC nhờ chiếm được máy truyền tin SCR-300 của binh lính Sàigòn, nên đã theo dõi được diễn tiến cuộc hành quân, vã lại phía Sàigòn cũng không mã hóa tất cả các mật mã hành quân nên dễ bị VC điều nghiên các hoạt động của đối phương.
Bộ chỉ huy của Tiểu đoàn VC nghe được sự di chuyển của quân đội Sàigòn, qua theo dõi từng diễn tiến của tọa độ đã ghi chép, và đánh dấu trên bản đồ, nhờ vậy mà các toán tăng cường, cũng như đưa tin băng ngang trước mặt của quân đội Miền Nam, hoặc chạy thoát một cách êm ái và bí mật. Việt Cộng từ những hầm trú ẩn, dưới những lùm cây nhiều lá bao quanh, cuối cùng họ cũng phát hiện ra một Tiểu đoàn địa phương quân của Miền Nam đang tiến gần về hướng họ, trên một con đê qua lối mòn sình lầy, băng ngang qua những con đê nhỏ của các thửa ruộng. Nhanh như chớp, toán du kích của VC vùng phía cánh phải, đang ẩn núp dưới hàng Dừa sẳn sàng trong đội hình tác chiến, họ được căn dặn rõ rệt “bằng mọi giá phải kềm hãm sự tiến quân của địch, ở cạnh sườn bờ đê nầy, để cho chủ lực quân của Tiểu đoàn VC tấn công, gây bất ngờ cho địch ở trước mặt”. Vị Đại úy của Tiểu đoàn Địa phương quân Miền Nam, đang khả nghi về hàng cây trước mặt, nên báo động cho toàn thể Tiểu đoàn tiến quân trong sự thận trọng có thể bị phục kích trước mặt, khi tiến gần vào tầm đạn của VC, thì Đại úy Tiểu đoàn trưởng ra lệnh dừng quân trên một bờ đê của một đám ruộng, xong ra lệnh cho một toán nhỏ tiền đạo ra xa ngoài thửa ruộng để quan sát, trong khi thành phần còn lại nằm án ngữ yểm trợ cho toán cách bờ đê khoảng 15 thước. Toán du kích của VC án ngữ tiền đạo để chờ cho toán thám sát của địa phương quân lọt vào tầm đạn khoảng từ 30 thước là phát hỏa ngay. Đến khi toán thám sát của ĐPQ lội bì bỏm trên vũng nước bùn lầy, để đến một bờ đê an toàn trước mặt, thì lập tức Trung đội Tiền phương của VC, từ dưới các hầm trú ẩn, nơi dãy hàng Dừa bên cạnh, đồng loạt nỗ súng. Hai Sĩ quan Đại đội trưởng và phó chết ngay tại chỗ; Toàn thể tiểu đoàn ĐPQ còn lại đang nằm yểm trợ bên bờ đê đối diện cùng đồng loạt bắn chống trả một cách mãnh liệt, vào 2 cạnh sườn trước mặt và bên trái; Vị Đại úy TĐT của địa phương quân ra lệnh rút lui để tái phối trí lại và kêu Pháo binh đến yểm trợ tác xạ; Lúc nầy là 7 giờ 45 sáng, sương mù vẫn còn bao phủ vùng chiến địa.
Vào khoảng 2 giờ sau, thì có lệnh của Thượng cấp báo phải thanh toán mục tiêu, Đại úy Tiểu đoàn trưởng ĐPQ phải mưu toan bứng gốc lực lượng của VC ra khỏi Ấp nầy bằng cách xử dụng tối đa Pháo binh do Tiểu đoàn của ông chịu trách nhiệm hướng dẫn tác xạ, nếu cần thì có thể bắn hàng loạt vào một tụ điểm và chịu trách nhiệm hướng dẫn bãi đáp Trực thăng xa phòng tuyến hay nói cách khác là phải xa tầm súng của VC. Cuộc điều quân của Đại úy phải xong trước 10 giờ sáng nay, trong khi ông cũng đang bị thương nhẹ ở nơi chân.
Trong khi Vann chưa biết gì về một cuộc đụng độ vừa mới xãy ra ở phía Nam của Ấp Bắc, dọc theo dãy hàng Dừa, cho đến khi kết thúc, thì đã gây tử thương cho một số Sĩ quan của Đại đội. Còn Thiếu tá Lâm Quang Thơ, Tiểu khu trưởng Định Tường, là người chịu trách nhiệm về diện địa của Tiểu khu, trên cơ sở lý thuyết, ông như người thay mặt cho Đại tá Đạm, vào các cuộc hành quân, nhưng cũng không quan tâm đến sự thông báo cho vị Đại tá Tư lệnh biết về sự việc vừa mới xãy ra, Thiếu tá Thơ là người mà TT Diệm tin tưởng, nên đã giao cho ông trách nhiệm Lữ đoàn Thiết kỵ để phòng khi chống đảo chánh, bởi vì dòng họ Thơ là gia đình giàu có, là điền chủ ở Miền Châu thổ Delta, và cũng đã có những kết cấu sâu đậm với gia đình họ Ngô, cho nên Thơ rất lạnh nhạt, khi phải gởi đi tăng cường cho cuộc chiến thêm một Tiểu đoàn ĐPQ nữa, trong khi đó Tiểu đoàn đầu tiên chờ tăng cường như người ở Sa mạc nóng bức trông chờ mưa xuống! Vị Tiểu đoàn trưởng ĐPQ đầu tiên đang nóng lòng chờ Tiểu đoàn ĐPQ thứ 2 đến để cùng nhau phối hợp thanh toán chiến trường, nhưng vô ích; Dĩ nhiên, Thiếu tá Thơ ít ra cũng có chỗ dựa vững chắc nên không ái ngại gì đến vị Tư lệnh chiến trường. Thêm vào đó có một Trung úy cố vấn của Hoa Kỳ cùng đi theo cuộc hành quân, đã chụp máy kêu gọi Thiếu tá Thơ can thiệp gởi gấp Tiểu đoàn thứ 2 đến để phối hợp cùng xung phong nhưng vô ích.
Sự lủng củng giữa Việt-Mỹ, đã gây ra thiệt hại cho những ai đã trực tiếp chiến đấu và thua trận trong sự nhục nhã; Sau khi đúc kết lại sự thiệt hại sơ khởi, thì phía ta có 8 người chết và 14 người bị thương, gồm có một Tiểu đoàn trưởng bị thương nhẹ nơi chân. Thiếu tá Thơ quá cẩn thận ra lệnh chậm chạp theo thủ tục hành chánh, ông không đá động gì đến một Tiểu đoàn thứ 2 ĐPQ mà gọi máy đề nghị với Đại tá Đạm, gởi 2 Đại đội trừ bị tại sân bay Tân Hiệp vào ứng chiến, và đáp xuống ngay hậu trường phía Nam dọc theo hàng Dừa của tuyến phòng thủ, nhưng rất bất lợi cho tầm súng trên trục tiến sát của VC.
Đứng trên học thuyết quân sự, đổ quân ở tuyến sau của VC, có nghĩa là dồn Chó vào chân tường bắt buộc chúng phải rời bỏ nơi phòng thủ; đây là một chiến thuật cấm kỵ khi điều quân, nhưng Thiếu tá Thơ đã quên rằng, làm như vậy không khác gì buộc VC phải một mất một còn, tử thủ vì rời nơi đây không khác gì phải chịu cảnh bị tàn sát trên đường lui binh bằng phi pháo của Saigon. Hơn nữa VC đã chuẩn bị và tử thủ nơi nầy, ít ra cũng còn tới 7 tiếng đồng hồ nửa, vì mặt trời còn mọc, rồi khi màn đêm buông xuống VC sẽ rút lui êm ái như đã có kinh nghiệm trong tháng 10 vừa qua khi đụng độ với BÐQ.
Và Thiếu tá Thơ cũng quên rằng: đổ quân trên một đám ruộng trống trải như vậy, thì càng dễ cho Phi công Hoa kỳ thiếu kinh nghiệm chuyên môn, nhưng càng nguy hiểm cho Bộ binh, vì phải hứng chịu bị bắn sẻ khi đang chân thấp chân cao lội bì bỏm vào bờ; chính trên bờ đê có hàng Dừa chạy dài nầy là nơi tử địa cho quân lấn chiếm, VC đã sẳn sàng phối trí với các lực lượng mạnh nhất và cũng từ nơi ẩn núp phòng thủ kiên cố nhất để sống chết với quân lực Miền Nam.
Vann đang bay ở phía ghế sau của L.19 quan sát vùng Bắc Tân Thới, theo dõi sự tiến quân của Đại đội thứ 3 vừa mới thả xuống cách đây khoảng 10 phút. Tại một Tăng lều của chỉ huy, nơi sân bay Tân Hiệp, tôi đang túc trực hành quân, nghe Ziegler nóng lòng gọi máy kêu Vann về đáp, để chọn bãi đáp cho lực lượng tăng cường ứng chiến, qua sự yêu cầu của Thiếu tá Thơ và Đại tá Đạm cũng muốn như vậy. Vann chưa vội về đáp và đang nghiên cứu về phía Nam của Ấp Bắc nguy hiểm hơn Ấp Tân Thới; cũng có thể VC quy tụ về Ấp Bắc mà rời bỏ Ấp Tân Thới chăng! Vì cuộc đụng độ vừa rồi, ở hàng Dừa trên bờ đê về hướng Nam; nếu quả như vậy thì Ấp Bắc phải là nơi tập trung quân của VC
Trước khi về đáp, Vann bỏ thêm 15 phút để lượn quanh quan sát thật kỷ, những ranh giới của hàng cây, người Phi công Hoa kỳ không hài lòng cho lắm, vì chỉ có một cái Ấp nhỏ xíu mà cứ rà qua rà lại không biết bao nhiêu lần, đôi khi Vann bảo bay thật thấp hơn nữa để ông nhìn từng ngọn cây cho rõ hơn, phải chúi mũi xuống giảm bớt tăng tốc lực để ở ghế sau Vann có thể ghé cổ nhìn được tổng quát, thấp như vậy là tối đa rồi, còn muốn thêm nữa thì chỉ có cách bay “độn thổ” mà thôi. Trên thực tế dù bay qua lại cả triệu lần cũng vô ích vì Vann cũng chẳng thấy gì dù rằng chỉ một du kích; Ông chỉ biết VC xuất hiện ở phía Nam vì nơi ấy vừa mới bị đụng trận và những viên đạn khắc nghiệt từ hướng nào bay đến không biết được. Con kinh đào dẫn nước từ hướng Tây mới đáng ngại, vì kinh nghiệm cho ta biết chắc chắn dọc trên bờ đê đã có vô số hầm trú ẩn dưới các dãy hàng Dừa nầy. Chiếc L.19 sơn màu xanh lá cỏ mạ đang lượn qua lượn lại không biết bao nhiêu lần như để thử nhữ mồi, nhưng VC rất khôn ngoan, chỉ cần một viên đạn bắn lên thôi, thì ván bài của họ sẽ phải trả giá quá nặng, cho nên VC không muốn vẩn đục không khí trong lành. Cảnh vật dưới đây thật hoàn toàn tỉnh mịt, nhưng Vann đâu có dễ dàng tin một sự lắng đọng vô cùng đáng sợ như vậy! Vann vẫn thầm nghĩ: “tuyến hàng Dừa phía Tây là nơi sẽ xãy ra máu lửa", ông nói Phi công trước khi về đổ xăng, hãy liên lạc cho chiếc khác thay thế để ông tiếp tục hướng đẫn Trực thăng vận cho Đại đội tổng trừ bị thứ nhứt vào vùng hành quân trên 10 chiếc H.21 trái Chuối.
Bay yểm trợ cho các Trực thăng H.21 do một Phi đội gồm 5 chiếc Trực Thăng võ trang UH-1C, loại mới vào thời buổi nầy, đây là loại Trực Thăng phản lực đầu tiên của thế hệ mới nhất đang được phát triễn trên Thế Giới, do hãng Bell chính thức đặt tên là HU.1 Iroquois, nó mới được sản xuất trong vòng 6 tháng và đang được trắc nghiệm hành quân cùng những chiếc trước như HU.1 loại A và B đã ra trước nó cũng không lâu lắm.
Đây là loại HU.1-C, cánh quạt ngắn hơn, nhưng bề ngang lại rộng ra đôi chút để tăng thêm tốc lực cũng như vị thế cần uyển chuyển linh động hơn khi nhào lộn bắn phá. Trên chiếc võ trang nầy được trang bị 2 súng Trung liên 7 ly 62, điều khiển tự động xoay chiều bằng điện, gắn hai bên thành của Phi Cơ, trên đó là 2 bó hỏa tiễn 2,75 inch, nhưng có điều hơi lạ là người bắn lại chính là Phi công phụ.
Có ai hiểu rằng, trên Thế giới nầy, nhất là chính phủ Hoa kỳ (siêu chánh phủ) sẽ bắt đầu ký hợp đồng làm ra 10.000 chiếc, trong đó gần 4.000 chiếc sẽ dùng vào huấn luyện như một trợ huấn cụ (training-aids) và sau đó sẽ phế thải tại chiến trường Việt Nam, để làm nãn lòng Liên Xô khi muốn bỏ tiền ra để chạy đua vũ trang với Mỹ! Và Hoa kỳ nhất quyết không mang chúng về để thực hành thế chiến lược đổi vùng (surrogate) mà kiến Trúc Sư Averell-Harriman, tự ngầm cho là “Cuộc chiến tranh lạnh biến thế”. Vì không muốn đem chiến cụ về Mỹ, cho nên Nhóm học giả tham mưu cho nó một cái tên có tính cách chính trị gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” rồi sau cùng biến thành những khối sắt vụng vì không có phụ tùng sửa chửa. Trích trong tài liệu "The flying Dragons, The South Vietnamese Air-Force" của Robert C. Mikesh, sau trận Ấp Bắc cùng hai vụ ám sát TT Diệm và Kennedy, Công ty Bell đã nhận được đơn đặt hàng của Chính phủ gần 10.000 chiếc Hueys, riêng tại VN tổng số là 7.013 chiếc, tất cả chiếc HU.1 nầy phải được cải bổ thêm 4 chỗ ngồi cho hai bên hông phía đàng sau, dành riêng cho cuộc thực tập chiến trận như những ly dĩa bằng giấy (training-aid) phải tiêu dùng cho cuộc Pinic “thao dượt chiến trường” và sẽ dứt khoát không đem về trở lại Mỹ, coi như kết toán xong (inventory) và phải bỏ lại tại chỗ, vào thùng rác của hiện trường. Khi nói đến UH.1 thì người ta hiểu ngay là chiến tranh VN, mọi người ở Miền Nam VN từ thôn quê cho đến tới vùng hẽo lánh xa xôi cũng như dọc theo dãy Trường Sơn, đồng bào thiểu số không ai đã ít nhứt một lần nhìn thấy Trực Thăng HU.1 bay ngang.
Vann chỉ thị cho vị Sĩ quan trưởng của Phi hành đoàn Trực thăng H.21 đổ một Đại đội trừ bị, phải đáp xuống bãi đáp cách 300 thước, xa đường ranh của dãy hàng Dừa đầy dẫy cạm bẩy, về hướng Tây Nam của mục tiêu; Vann cũng hướng dẫn đoàn Trực thăng lấy trục từ hướng đáp cũng như hướng cất cánh để tránh xa tầm đạn của địch. Vì rằng phía Hoa kỳ chưa thiết lập hệ thống chỉ huy thống nhất nên rất khó để phối hợp hành quân trong nội bộ của họ (nhóm học giả, trong ống kính buộc hành pháp Mỹ sẽ phải thành lập Bộ chĩ huy phối hợp hành quân, và sự liên lạc vô tuyến trì trệ, không đồng nhứt giữa L-19 với thiết vận xa M-113), Vann không hiểu về kỷ thuật bay cho nên ông không thể nắm quyền điều động mà phải để cho Sĩ quan có kinh nghiệm Phi hành điều khiển, thế nên có những sự đụng chạm trong lúc hành quân, đôi khi làm cho Vann cảm thấy khó chịu, vì không ai chịu nghe theo người không hiểu về kinh nghiệm bay. Thế nên dân bay không bao giờ chịu nghe lời người ở dưới đất cố vấn dạy bảo về kỷ thuật bay, như phải đáp chỗ nầy, chỗ nọ, bao nhiêu thước, hướng nào … nầy nọ.
Kết quả, người Trưởng Phi hành đoàn đã đáp gần hơn lời căn dặn của Vann, là 200 thước, cạnh lằn ranh của hàng Dừa, và ngay tại hướng Tây của mục tiêu, thay vì Tây Nam. Trong khi đó là do sự ước tính của Vann, 300 thước là khoảng cách mà đạn Đại liên M.30 không có hiệu quả gì cả, kể cả những loại đạn súng trường, như trong tầm đạn 100 thước có thể gây tử thương nếu chẳng may nhảy xuống trúng phải giữa tầm đạn. Quả thật Trưởng toán trực thăng đã đáp đúng ngay vào tầm đạn, cho nên tôi tự cho đó là ‘bãi đáp do định-mệnh’ đã an bày!
Trong khi Vann đang bận chuyển lệnh điều động thì người chỉ huy của VC ra lệnh phải bắn hạ các Trực thăng, vì nó to lớn kềnh càng quá, nên dễ bị bắn hạ “bằng mọi giá phải bắn hạ các máy bay lên thẳng của địch” Nhờ có máy SCR-300, nên VC đã theo dõi biết được giờ giấc và hướng Trực thăng sẽ đáp ở hướng Tây. Đúng 10 giời 20 sương mù đã hoàn toàn tan biến, nhường lại ánh nắng chói chan ẩm thấp, nên hình thù chiếc Trực thăng trái Chuối càng hiện rõ như con mồi mập béo hấp dẫn, lờn vờn trước mắt của các xạ thủ đã sẳn sàng chồm súng phục kích từ lâu.
Trung Sỹ Nhất Amold Bowers, 29 tuổi, cư ngụ tại cánh đồng nổi tiếng nuôi bò sửa tại tiểu bang Minnesota, thuộc đơn vị Sư Đoàn 101 Dù, nghe một tiếng ‘crack’ như bánh tráng bể, viên đạn thứ nhất xuyên qua khung phòng bằng nhôm của Trực thăng H.21, trong lúc Trực thăng đang ở vị thế cận tiến 50 bộ cách mặt đất. Browers đang ngồi trên chiếc Trực thăng thứ 2 của hợp đoàn 10 chiếc, đối với hắn, đây là cuộc chiến tranh đầu tiên mà hắn đang tham dự; suốt một chuổi dài 8 tháng rưởi chưa bao giờ hắn dự trận, hoặc bị ai rình mò bắn sẽ cả. Tiếng đạn thình lình liên hồi ghim vào thành vỏ của Trực thăng… rồi vào bộ phận máy, trước khi bánh xe càng đáp của Trực thăng chạm đất, trên một đám ruộng ngập nước, Browers nhảy theo Tiểu đội của Bộ binh, nước dưới ruộng ngập tới đầu gối, hắn cố bám sát bên cạnh ngưới Đại đội trưởng VN với niềm tin là gởi gấm tấm thân bồ tượng của hắn; Hắn như là cái bia biết di động cho VC. Tai Browers không còn nghe tiếng nổ ù ù của động cơ Trực thăng nữa, nhưng thay vào đó là tiếng nổ dòn tan của các loại súng mà do mẫu quốc hắn làm ra, đủ thứ từ Trung liên BAR cho đến M.30 Đại liên mà hắn hình dung có nhiều ỗ bao quanh những nòng súng, từ rừng cây cao cao, như một bức tường xanh um tùm dựng đứng trên bờ đê, bắn tua tủa ra phía trước mặt, không biết bao nhiêu là viên đạn, với tiếng rít lên xuyên qua không khí, làm ù cả tai, nhức cả đầu, và không biết giây phút nào đạn sẽ ghim vào mình đây? Hắn đang nhủi tới nằm sà đại trên lớp bùn đen, lún xuống gần nữa thân hình, và đôi giày Boots của hắn cũng đang nhét đầy nhẹp bùn lầy trong đó, càng làm cho đôi chân thêm nặng hơn; Hắn sực nhớ tới lý thuyết của quân trường căn dặn: “phải linh động và nhanh nhẹn để hy vọng sống còn là phải tiếp tục bò trườn tới, tay súng vẫn bóp cò nhã đạn cho đến khi hắn trườn đến mục tiêu và tiêu diệt đối phương”. Hắn nhũ thầm không biết lý thuyết và thực hành có bao giờ giống nhau không!
Nhưng người Sĩ quan của Đại đội trưởng thì lại phản xạ khác hẳn, tất cả Đại đội đều nằm sấp bên cạnh bờ đê để tránh lằn đạn; đàng trước mặt cho đến nơi chạm tuyến ở hàng Dừa, còn phải trải qua nhiều bờ ruộng đầy sình nước lấp xấp; Từ lúc chạm đất cho tới giờ, mà mới có cách xa chỗ đáp chưa tới 20 thước; Trung Sĩ Bowers thét lên gọi Trung úy Đại đội trưởng “Chúng ta phải bắn trả mãnh liệt, rồi rút ra khỏi chỗ đồng trống, không thì sẽ chết hết cả lũ ở đây". Vị Trung úy Đại đội trưởng, coi như không có hắn bên cạnh, nên làm cho hắn càng thêm ngớ ngẫn, ngu ngơ bực tức, hắn nghĩ thầm: “Hồi ở Phi trường Tân Hiệp, trong khi chờ đợi lên Trực thăng, viên Trung úy nầy nói tiếng Anh giỏi lắm mà... sao bây giờ kỳ vậy?” Vả lại viên Trung úy nầy cũng đã từng tốt nghiệp khóa Đại đội Trưởng ở trường Bộ binh Fort Benning Hoa Kỳ! Bowers không hiểu gì hết đành cũng phải bò trườn theo để mà chịu trận, có thế thôi!
Trung Sĩ Bowers ở trong biệt đội Tham mưu, Cố vấn, nhưng hắn lại thích tình nguyện đi hành quân, nhất là tuần tra hoặc xung kích; Sáng nay, Vann có hỏi hắn có thích đi hành quân với Đại đội trừ bị nầy hay không? Hắn đã mau mắn đồng ý ngay, vì Đại đội cũng đang cần có một Cố vấn như bình thường; Vann ngưỡng mộ vì sự nhanh nhẹn tháo vác của hắn; Bowers đang thét lên gọi vị Trung úy ĐĐT một lần nữa; Vị Trung úy nhìn lại với đôi mắt còn đang bối rối trong tầm đạn phục kích, ông ấn mạnh thêm thân hình nhỏ thó lún sâu xuống bùn một chút nữa để được bao che những lằn đạn như mưa phủ tới, từ hàng Dừa trước mặt.
Quá thất vọng, lạc lỏng, Bowers bèn đánh mắt nhìn qua phía bên phải, vị Trung sĩ già Trung đội trưởng, từ một chiếc Trực thăng vừa đáp xuống ở đằng xa, nhanh nhẹn hướng dẫn Trung đội tiến vào một bờ ruộng cạnh đó và đang đến giao điểm của tuyến hàng Dừa ở tận bờ đê của hướng Nam. Trung đội nầy trông có vẽ thiện chiến và đang trườn dọc theo con đê. Bowers cảm thấy nên giao mạng sống cho Trung Sĩ già đầy kinh nghiệm hơn Sĩ quan mới ra trường; Hắn nhảy xổm đứng dậy, mặc cho đạn tránh người, chớ ngưới không thể tránh đạn, và với hy vọng lớp sình lầy ngấm vào quân phục được ngụy trang đôi chút, khi buộc phải phóng mình đi tìm sự sống trong sự chết, hắn bay tới nằm ì bên cạnh viên Trung sĩ già, hắn bắt đầu thở hổn hển để phục hồi lại sức lực, lấy lại tinh thần. Vị Trung sĩ già ra lệnh với âm thanh hùng dũng không già tí nào cả. Và rồi cả Trung đội tiến nhanh vào mục tiêu trước mặt; Lúc nầy Bowers mới nhớ lại hồi xuất phát, hắn cũng đã nghĩ ra là nên đặt niềm tin vào nơi ngưòi có gương mặt gân guốc như một nông dân chất phát, hơn là một gương mặt còn non choẹt của một Sĩ Quan mới ra trường, hay nói cách khác nên tin vào Hạ sĩ quan hơn là tin vào Sĩ quan.Theo ý nghĩ riêng tư của Bowers, chỉ có người ít học mới thích chiến đấu hơn người có học?
Bowers nghĩ rằng: lần tiến quân nầy hắn phải trườn tới như muốn chui sâu xuống bùn để tới được mục tiêu nơi rặng rừng Dừa trưóc mặt, cũng không cách xa hơn chỗ nầy bao nhiêu, nhất là cái mông đít của hắn thường nhấp nhô trên mặt ruộng trông dễ hứng đạn của VC. Chẳng bao lâu, Trung đội của hắn đã đến được vùng tương đối an toàn hơn, có nghĩa là mé dãy hàng Dừa, nằm trên bờ đê với vô số chướng ngại vật thiêng liêng che chở. Và đang tiến về cạnh sườn Tây có VC nằm chần dần trước mặt, thế nào cũng sẽ xãy ra một cuộc chạm súng dữ dội, trong khi đó Trung đội bạn cũng đang nằm án ngữ như một bức tường thành. Cả hai Trung đội nầy đang chuẩn bị, không phải là xung phong, nhưng sẽ bắn yểm trợ với cường độ dữ dội để làm nhẹ áp lực cho Đại đội vượt qua khỏi vùng tử địa; Nhưng VC vẫn không chịu từ bỏ ý định nằm bám trụ để tận diệt toàn bộ đầu não; Đại đội vẫn còn bị áp lực, không thể tiến hoặc thối được. Bowers mừng thầm, “nếu mình không khôn hồn phóng theo Trung sĩ già nầy thì chắc sẽ bị bắn bể đít!”. Từng tràng đạn Đại liên rồi Trung liên BAR… ôi thôi đủ loại, thỉnh thoảng lại có tiếng nổ của súng cối 60 ly, nhưng chỉ tập trung vào một điểm của Trung úy Đại đội trưởng, chỉ còn cách có hàng Dừa khoảng 150 thước, nhưng không làm cách nào để trườn tới cho được, nếu không nhờ bờ ruộng che chở thì coi như mọi người trong Toán nầy đều bị sát hại cả. Bowers thấy có một người chạy băng qua hàng cây trước mặt, nhưng không biết là ai, cũng có thể là người đưa tin giao liên của VC; Vì trước khi lên Trực thăng, hắn đâu có được nghe thuyết trình để hiểu được địch tình như thế nào! Nhưng theo linh tính của giác quan, hắn suy đoán, có thể VC ở dọc theo con suối bên phía bờ Đông. Hai trung đội sẽ phải tiến quân băng qua theo con suối từ Tây sang Đông để thanh toán mục tiêu, vì vừa rồi người đưa tin đã chạy ù qua phía bên đó mà không biết hai Trung đội đang án binh bất động chờ lệnh tấn kích, nơi đây họ được dãy hàng Dừa che chở cũng giống như VC trước đó.
Thình lình Trung sĩ Trung đội Trưởng ra ám hiệu cho cả Trung đội nằm lẩn quẩn đâu đó chừng 15 cho đến 20 thước là phải lui binh, Bowers nhìn qua Trung Sĩ như cố tìm hiểu, viên Trung sĩ ra dấu cho hắn phải rút lui không cần giải nghĩa. Người mang máy truyền tin giải nghĩa bằng ám hiệu là ra dấu bằng tay, chỉ chỏ cho hắn biết là phải rút lui về hướng Trung úy Đại đội trưởng vì đây là lệnh Thượng cấp, Bowers chưởi thề loạn xạ, và hắn chán nản vì ám ảnh sợ bị ăn đạn, hắn học đâu được vài chữ tiếng Việt, nên hắn la lên ‘Đi… Đi…’ có nghĩa là cứ tiếp tục tiến quân; hoặc là nằm chờ, chớ đừng trở lại qua đó sẽ bị chết hết cả đám. Hắn vẫy tay ra dấu cho Trung sĩ tiến tới, nhưng vô ích vì hắn không phải là cấp chỉ huy, Bowers bò trườn tới hàng cây một lần nữa, nhưng rồi cũng phải lẻo đẻo bò trườn tiếp theo sau đuôi. Có ai hiểu thấu nổi khổ tâm của một người Mỹ không hiểu tiếng Việt trong hoàn cảnh nầy! Trung đội đang lui quân về Đại đội cơ hữu
Vann từ trên chiếc L.19 nhìn xuống tuyệt vọng, không thể làm cách nào để tránh khỏi thiệt hại khi đoàn Trực thăng trái Chuối cứ chàng ràng trước mũi súng của VC. Cả hàng tháng nay, Cán bộ VC đã bỏ biết bao nhiêu công sức để thực tập bắn xuyên táo máy bay lên thẳng và đây là cơ hội nghìn vàng tốt nhất và dễ dàng nhất để VC bắn hạ. Suốt cả các cuộc đổ quân bằng Trực thăng trong mấy tháng vừa qua, có một chuyên viên Cơ Phi trên Trực Thăng H.21 vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một VC đang quỳ một chân trong tư thế bắn lên Trực thăng, hắn cố nhắm cho được người Mỹ đứng ngay cửa và cứ như thế mà bắn mãi, dĩ nhiên làm sao mà trúng được vì tốc độ của Phi cơ đang bay. Khi người Cơ phi thông báo cho các Phi hành đoàn đều biết… thì tất cả đều bật lên cười rộ! Có vẽ khinh thường! Nhưng hoàn cảnh nầy thì ai nấy trong phi hành đoàn đều thót dái lên cần cổ!
Nhưng đặc biệt là ngày hôm nay, nụ cười khinh thường ấy sẽ đổi lại bằng một sự lo âu, như tim phi hành đoàn Mỹ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, khi bay đổ quân ở Ấp Bắc. Vào ngày 20/7/1962, quân đội Miền Nam đã hành quân và tịch thu được tài liệu giảng dạy của Cán bộ Cộng Sản dạy về cách bắn máy bay, tại biên giới Việt-Miên, bằng Đại liên 50 (12ly7) đồng thời sau đó không lâu, họ đổi qua thế dùng súng cá nhân để bắn phi cơ. Và đặc biệt về cách bắn hạ Trực thăng H.21 trái Chuối thì rất dễ, vì sự to lớn quá kềnh càng, cho nên điều kiện dễ hạ nhất là khi máy bay đang lúc cất cánh cũng như lúc sắp đáp xuống; Kinh nghiệm của một sát thủ chuyên nghiệp bắn hạ H.21 cho rằng: “cứ nhắm vào một phần ba phía trước của Trực Thăng mà bắn thì tất cả đạn đều ghim vào trong đó”.
Người chỉ huy Phi hành đoàn Trực thăng không chịu nghe lời hướng dẫn của Vann, mà tự ghim trong đầu, và quả quyết rằng: VC ở bìa rừng cây phía Nam vì nơi ấy mới vừa đụng độ, cho nên hắn tự quyết định ở phía Tây tương đối không có địch, trong khi đó ở dưới Ấp Tân Thới, thì thành phần còn lại của Tiểu Đoàn 514 địa phương đang có lệnh tập trung lại, và quyết hạ cho được đoàn Chuồn Chuồn sắt đang bay nhởn nha nhởn nhơ, muốn giởn mặt với tử thần. 10 chiếc trái Chuối rà thấp như muốn đáp gần đâu đó, quả thật không bao lâu, đoàn Trực thăng bay thấp và hạ dần đến phía rìa cây hàng Dừa tận bờ Tây của Ấp, rồi tuần tự đáp đại xuống hai thửa ruộng ngập nước. Trong khi đó VC thừa thời gian để phối trí lực lượng và quyết tâm bắn hạ cho hết đoàn Chuồn Chuồn lạc lối, bay rà qua rà lại thêm ngứa mắt; Kết quả, tất cả chúng đều bị trúng đạn, vì thân hình quá lớn, nên khắp thân đều bị ghim dấu đạn, nhưng cũng còn bay được, duy chỉ có một chiếc H.21 sau cùng là bị quá nhiều vết đạn nên phải nằm ụ dưới ruộng như con Khủng Long bị ngã qụy trên hoang đảo.
Thế là hai Phi công và hai chuyền viên của Hoa Kỳ đeo sát theo Đại đội trừ bị, lội bì bỏm dưới ruộng nước. Tuy nhiên có lệnh khẩn cấp là bằng mọi giá phải đem đoàn viên Phi hành nầy ra khỏi vùng hành quân, dù rằng, họ đang được bao quanh bởi quân bạn. Thình lình trơ trọi một chiếc H.21 quay trở lại để đón bạn, nhưng lại không cứu được ai, mà một mình chịu trận với hàng chục khẩu súng nhắm vào đến đổi phải lại nằm ù tại chỗ, cách chiếc trước chưa đầy 100 thước.
Lại thêm một lệnh khẩn cấp thứ 2 truyền ra, là phải cấp cứu tất cả 2 đoàn viên Phi hành H.21 về Hậu cứ gấp. Vị phi tuần Trưởng trực thăng võ trang nói trong vô tuyến, để đích thân ông sẽ đi cứu họ; Vann bảo Phi công L.19 bay thật thấp trên đầu địch và lấy trọng tâm nơi 2 chiếc Trực Thăng bị rớt làm trung tâm bay vòng tròn. Dù rằng Vann chẳng sợ súng đạn, nhưng súng đạn của VC lại "sợ" Vann nên không "dám" bắn lên. ‘Đây là một trò chơi chiến tranh rất khôn ngoan của VC’. Còn đối với Hoa kỳ lại là 1 bài học vở lòng, ở trang đầu về học thuyết chiến tranh du kích. Vann vô cùng tức giận: “Sao họ (phi hành đoàn) lại không chịu nghe lệnh của mình?”.
Đúng ra, Phi hành đoàn phải tuyệt đối nghe theo lệnh của vị Tư lệnh chiến trường, hơn nữa Vann nắm vững tình hình chiến trận, vì ông đã ngồi quan sát trên 2 chiếc L.19 thay phiên nhau bao vùng hành quân từ lúc tờ mờ sáng tới giờ lựng. Nhưng có điều hơi lạ, là Vann biết chắc vị Sĩ quan chỉ huy Phi hành đoàn sẽ không để ý gì đến huấn lệnh của ông, nhưng tại sao Vann không bàn thẳng thắn ngăn chận hủy bỏ cuộc đỗ quân, hay điều động họ đáp qua chỗ khác, mà trong phóng đồ hành quân đã ấn định? Đây cũng là một bài học đáng kể, nhưng trước sau gì thì Hoa kỳ cũng sẽ kiện toàn lại cơ cấu chỉ huy, tại chiến trường VN, sự học hỏi về chiến thuật du kích của họ đã phải hy sinh oan uổng cho một số binh sĩ của VNCH. Đó cũng nằm trong kế hoặch về tham mưu của Nhóm Harriman để ép buộc TT Kennedy phải cho quân đội Mỹ tập trận thiệt tại thao trường thật tiển tại Việt Nam
Vị Sĩ quan chỉ huy của Toán Trực thăng UH.1 đang bay vòng chung quanh trên 2 chiếc trái Chuối đã bị bắn nằm ụ dưới ruộng nước (Phi hành đoàn UH.1-A gồm có 3 người) để tìm kiếm 2 đoàn viên Trực thăng H.21 đang lẩn quẩn dưới đó, trong khi 4 chiếc Võ trang UH-1C đang nhã đạn và hỏa tiển theo dọc hàng cây quanh đó, để áp đảo VC, đồng thời cũng yểm trợ cho một chiếc UH-1A đáp xuống để cứu 2 Phi hành đoàn H.21. Chiếc HU.1-A của Phi đội Trưởng đang giảm máy làm vòng cận tiến xuống thấp để đáp. Khi chiếc UH.1-A toan đáp, nhưng không biết rõ địch tình, quá tin tưởng vào 4 chiếc Võ trang đang quần thảo áp đảo VC mà quên rằng bên dãy hàng Dừa và ở các bụi Tre gai, nơi đó có vô số hầm trú ẩn được ngụy trang rất là cẩn thận chắc chắn dưới các gốc Tre bao phủ dưới đó. Lúc chiếc UH.1-A gần như ngóc đầu khựng lại để đáp thì chỉ trong vòng một phút thôi, tất cả xạ thủ của VC đều ra khỏi hầm và tập trung hỏa lực vào chiếc UH.1-A nầy, vô số đạn ghim vào Trực thăng đến nỗi nó phải lật úp qua bên phải và nằm một đống, cách 50 thước sau 2 chiếc H.21.
Chiếc HU-iA đâm xuống ruộng nước, văng đầu transmission ra xa cách đó khoảng vài chục thước nhưng may mắn không bị phát nổ, khi Bowers vào cứu Phi hành đoàn.
Hôm nay VC đã lập được thành tích trong chiến tranh là đã bắn rơi được 4 chiếc Trực thăng; Chiếc H.21 thứ 3 vì trúng đạn quá nặng nên trên đường về, phải đáp ép buộc xuống trên một thửa ruộng, cách đây vào khoảng 5 cây số về hướng nam, Phi hành đoàn được cứu thoát, bình an vô sự. Du kích của VC đã hồ hởi khi nhắm vào một đoàn Trực thăng, gồm 15 chiếc thì có 14 chiếc đã bị trúng đạn, chỉ trừ có 1 chiếc UH.1-C là đã may mắn không trúng viên nào cả! Phi công Hoa kỳ chắc chắn đã tởn mặt cho biết thế nào là lễ độ, không còn dám cười khinh khĩnh khi nghe người Cơ phi thông báo cho họ biết là đã thấy một du kích, trong vị thế quỳ một chân để bắn lên Trực Thăng.
Trung Sĩ Bowers, nhún mình đứng dậy chạy phóng tới chiếc UH.1-A vừa mới bị bắn rớt, nước dưới ruộng cạn lấp xấp như kéo chân hắn lại, không cho hắn đến để tiếp cứu đồng đội. Hắn mừng thầm trong bụng, chắc Chúa đánh động hay sao mà hắn được đi chung với một Tiểu đội gan dạ và nhạy bén trong chiến đấu như vậy. Chiếc UH.1-A, nằm nghiêng một đống bên phải như một con quái vật nỗi lên trên hồ nước. Trên cánh đồng ngập đầy nước giống như một cái đập được chấn ngang bằng bờ đê khá lớn, nơi đó tiếng động cơ của Phản lực gầm thét tức tối vì bị rớt gãy văng ra khỏi buồng máy; Với cái trớn vẫn còn quay của cánh quạt chính, đang bị cong vòng, chém xuống mặt ruộng rời rạc, dẫy dụa oằn oại như một con quái vật dẫy chết; Bowers đang lo sợ sẽ bị phát hỏa và nổ tung, vì số xăng JP-4 vẫn còn nhiều ở giữa bụng Trực thăng. Viên Phi công phụ, ngồi bên ghế trái, chưa hoàn hồn, hắn lui cui mò mẩm để tìm lối thoát ra ngoài, và đang lom khom chạy đến mô đất khá to gần đó để tránh đạn.
Bowers la to gọi người Phi công phụ, nhưng nó cũng chẳng ơi hởi trả lời mà cứ ngồi lì nơi đó như kẻ mất hồn; Hắn thấy không trông mong gì về viên Phi công phụ nầy sẽ cùng chung phụ lực để lôi đoàn viên ra, vì còn kẹt ở trong buồng lái. Con quái vật hoàn toàn nằm bẹp lún sâu xuống ruộng, nằm nghiêng hẳn về phía trái. Cũng may cánh cửa bên phải đã gãy một phần rơi cách đó không xa mấy. Bowers cố gắng đẩy phần còn lại của cánh cửa, và mở dây nịt an toàn, lôi mạnh viên Phi công ra, Phi công trưởng đang ở trong trạng thái thẩn thờ, ngớ ngẩn, gần như mất hồn không còn biết gì cả; Ông bị thương ở chân vì lúc rơi ngã về bên phải, nhưng cũng còn lại được chút ít trí khôn để quàng qua vai Bowers, cà nhắc đi vào mô đất cùng với viên Phi công phụ mới vừa thoát hiểm.
Bowers hấp tấp trở lại để cứu viên Cơ phi, viên Trung sĩ già, da đen có cái tên trên túi áo là William Deal; Tiếng máy phản lực UH-1 vẫn còn nỗ gầm thét như muốn đe dọa sẽ nỗ tung ra từng mãnh. Trước khi UH.1 rơi, Deal ngồi nai nịt cẩn thận, bắn trả lại với khẩu súng trung liên trong tay, Bowers nghĩ rằng: chắc khi rơi xuống đất quá mạnh nên hắn bị bất tỉnh và đang ngồi ở vị thế ngồi chổng ngược, theo vị thế khung phòng Trực-thăng bị vặn uốn cong queo, Bowers nghĩ làm cách nào lôi nó ra trước khi Trực thăng phát hỏa. Chỉ còn một cách duy nhất là, đi từ trước ra sau; và lôi nó ra ngược lại về phía trước; Bowers đạp mạnh mớ kiếng nhựa vụn bể dỡ dang ở đằng trước trực thăng, xong ông leo vào trong. Deal vẫn ngồi chổng ngược, nên Bowers cho rằng Deal bị bất tỉnh, vì lúc rơi chạm xuống đất quá mạnh. Chiếc nón bay bằng nhựa cứng và sợi dây nghe đang xoắn tréo vào cổ của Deal trong thế ngồi bị chổng ngược. Bowers gở sợi dây nịt an toàn, và sợi dây dưới cằm của Deal ra và lột cái nón bay ra khỏi đầu của hắn để không còn vướng mắc khi phải kéo lê hắn ra khỏi Trực thăng; Trong khi Bowers lột chiếc nón bay của Deal ra khỏi đầu hắn, thì lúc đó Bowers mới phát hiện ra là vì “Ông đang cố gắng hết mình để cứu một người bạn đã chết, mà không sợ trực thăng phát hỏa!” Deal đã bị một viên đạn khắc nghiệt ghim ngay vào đầu, và chết ngay tức khắc, lổm chổm gần quanh đó có vô số vết đạn ghim thủng.
Thình lình, tiếng động cơ của phản lực sau một thời gian gầm thét, giờ thì cũng đã tắt lịm vì đã hết nhiên liệu. Dù sao đi nữa, Bowers cũng phải rán gồng mình kéo lê cái xác của Deal ra khỏi Trực thăng. Bowers là người nhà quê, khỏe mạnh của Tiểu bang Minnesota, thói đời thường khinh rẽ chê bai người nhà quê nầy nọ, nhưng thử nghĩ có được mấy nhà trí thức, mà làm được những việc như Bowers đã làm? Bowers là người Nông dân nên gân guốc nỗi lên cuồn cuộn; Thuộc thế hệ thứ 3 của dòng dỏi có 2 dòng máu Đức và Do Thái, từ lowa di chuyển qua Minnesota, dòng họ Bowers xuất thân từ công nhân mỏ than ở North Dakota. Bowers cao, khoẻ, vạm vỡ hơn Vann rất nhiều; Còn Vann, chỉ cân nặng có 150 cân Anh, dạng người Mỹ như vậy là quá mảnh khảnh, nhưng cái đầu thì nặng hàng tấn.
Deal, vì quá nặng, nên Bowers ì à, ì ạch mãi mới kéo được Deal ra khỏi Trực thăng, sức cũng đã cạn dần, nhưng Ông vẫn tiếp tục, một tay sốc nách, còn tay kia nắm chặt chiếc áo bay màu xám Phi hành của Deal, kéo lê người chiến hữu vắng số qua khỏi phần ruộng nuớc… đến một mô đất cao, để nhập chung với 2 Phi công đang ngồi bệt trên đó trông như kẻ mất hồn, thình lình có tiếng nổ ì đùng sau khi nghe tiếng rú, dường như bazooka của VC đang nhắm bắn về hướng mô đất mà Bowers và Phi hành đang cố bám để ẩn núp? Bowers tự nhũ “Sao mình đần độn đến thế, Deal đã chết rồi mà. Mình không thể cứu hắn sống lại được!" Và hắn vội thả nhẹ Deal nằm xuống dưới ruộng khô mà lòng vẫn còn bị cắn rứt vì đã không tôn trọng người vắng số; Nhưng có ai nỡ trách Bowers trong hoàn cảnh phải tự bảo vệ lấy mạng sống của mình chứ, dù sao thì Deal cũng đã chết rối, Bowers đang cùng ẩn núp dưới mô đất với 2 Phi công.
Tại Hoa Kỳ, xuất TV đầu tiên trình chiếu cuộc chiến nóng bỏng tại Việt Nam, và đứa con trai lên 7 tuổi của Deal, nhà ở Mays Landing, New Jersey, nó nhìn thấy được hình ảnh của Cha nó đang tham dự hành quân và bị tử thương. Gia đình Deal, cùng mọi người đang chăm chú theo dõi truyền hình, khi thấy rõ chiếc Trực thăng UH.1-A bị bắn rớt, thì thằng nhỏ 7 tuổi thét lên! “Coi kìa, Cha tôi!” và nó đã òa lên khóc nghe rất thảm thiết, 6 tiếng đồng hồ sau, gia đình Deal đã nhận được một tin sét đánh, từ Ngũ Giác Đài báo về xác nhận Deal đã chết.
Bowers trườn đến chiếc Trực thăng H.21 thứ 2 bị rơi cách đó không xa, hắn thấy rõ người xạ thủ của Phi hành đoàn đang nằm núp dưới nước sau bánh xe của Trực thăng H.21, bỗng dưng tiếng rít gió của tạc đạn hỏa pháo Bazooka nỗ đoành cách đó khoảng trăm thước, nhưng chỉ làm nước văng lên tung tóe, hắn hụp đầu xuống bùn trong giây lát rồi lại tiếp tục trườn đến Trực thăng. Người chỉ huy của VC điều động một Tiểu đội chạy dọc xuống hàng cây, song song hướng Bắc của các Trực thăng bị nằm ụ, và bắn từng phát một những trái phóng lựu đến Trực thăng, toan phá hũy để làm di tích chiến thắng, nhưng rất tiếc là tầm đạn đạo không đến được, nên chỉ phát nổ lưng chừng hoặc làm bùn nước văng lên tung tóe khi chạm nổ.
Bây giờ cảnh vật đồng quê trở lại thanh vắng lạ thường, xem ra ngay đến một trái đạn rơi gần nơi đó cũng không thấy; sự thật chẳng qua đây là lần đầu tiên họ sữ dụng súng cối vì trái đạn nầy rất quý hiếm, làm gì họ có cơ hội để luyện tập! Khi Bowers vừa bò trườn tới chiếc H.21 thứ 2 thì tiếng súng hoàn toàn yên lặng đến dễ sợ, Bowers suy diễn một hồi lâu, có lẽ VC đã tìm cách rút lui vì chúng không còn hoả lực mạnh và rút lui để bảo toàn lực lượng, chúng cũng rất khôn ngoan không dại gì chịu bị một trận địa pháo hay phi cơ oanh kích.
Người Binh nhất, xạ thủ trẻ đang run rẩy cố dìm thân mình xuống sâu hơn dưới nước bùn một tí nữa để tránh đạn, lấp ló đôi mắt cạnh bánh xe Trực Thăng nhìn về phía có tiếng xào xạc đang trườn tới của Bowers; trông ngoại cảnh như một con quái vật khổng lồ đang dẫm một chân nghiền nát con mồi. Bowers la to lên như muốn trấn an người chiến hữu cùng một Tổ quốc đang thi hành chính sách quân dịch G.I (government issue: quân dịch) “Họ đâu cả rối?” Người lính trẻ thều thào trả lời tiếng được tiếng không: “Phi công đã bỏ chúng tôi chạy theo Bộ Binh VN rồi!” Vừa nói nó vừa chỉ tay về hướng bờ đê bên trái "nhưng tôi không thể nào bỏ bạn tôi một mình ở nơi đây!“. Chỉ là một chiến sỉ quân dịch G.I mà còn nêu cao tình đồng đội như vậy, không bỏ anh em, không bỏ bạn bè trong lúc nguy nan nầy, thật cảm động và đáng khen cho tình nghĩa phi hành!
Bowers ngắt lời hỏi ngay “Hắn đâu rổi!” hắn đang bị thương, tôi không thể trèo lên đem hắn xuống, vì đã nhiều lần tôi toan nhảy lên thì VC bắn vào xối xã nên tôi phải nằm xuống nước núp lại, vừa nói hắn vừa chỉ ngón tay về phía rừng Tre trước mặt. Bowers chỉ tay về phía sau lưng, nơi mô đất mà 2 Phi công đang núp ở đó và bảo “Anh bò trườn tới mô đất ở đàng kia, núp ở đó chờ Tôi… và anh sẽ gặp Trung úy Đai đội trưởng và 2 người bạn anh ở nơi đó!”
Bowers uốn mình, nhanh như chớp phóng lên sàn Trực thăng, có vài tràng đạn súng nhỏ rời rạc bay đến nhưng rơi lỏm bỏm xuống nước ở đàng xa, trên mặt ruộng nước tạo thành những vòng tròn, giống như vài con cá to đang trồi mình lên ăn móng. Bowers cũng lăn cuộn tròn trên sàn nhôm, cố đến gần người thanh niên trẻ đang bị thương, hắn bàng hoàng khi nhìn thấy khung phòng Trực thăng bị vô số mảnh đạn xé nát; Rồi không khí trở nên im lặng một cách kỳ lạ đến khó thở! VC đã bỏ ý định bắn vô ích vào một chiếc Trực thăng đã nằm ngã quỵ bất động trên ruộng nước tự bao giờ; Cơ phi Braman như kẻ mất hồn bàng hoàng nhìn Bowers với đôi mắt cầu cứu nơi quới nhân, nhưng trông hắn không có vẻ gì là bị thương trầm trọng. Hắn vừa mới bị trúng đạn khi anh dũng bắn trả hết băng đạn Carbine và đang nạp vào băng đạn thứ 2, khi lom khom cuối xuống thì một viên đạn xuyên qua bả vai bên phải, buộc hắn ngã bật ngữa trên sàn nhôm.
Rốt cuộc, phi hành đoàn H.21, gồm 4 người mà chả giúp gì được nhau Bowers lấy dao rọc cắt chiếc áo phi hành dài xuống tận lưng của Braman và đang chăm chú nhìn vào tình trạng vết thương để tìm cách săn sóc. Dường như nó không có gì gọi là trầm trọng cho lắm, chiếc áo giáp thì lố nhố nhiều vết đạn của mẫu quốc chế tạo, xa ra khỏi viền áo là 1 viên đạn xuyên qua ngọt ngào dưới cánh xương bả vai để lại một lổ tròn đang rỉ máu. Mọi người lính chiến đấu ai cũng phải được trang bị một loại băng cứu thương, thế nên Bowers chụp ngay băng cứu thương nơi dây nịt của Braman, mở toạc ra úp ngay vết thương, rồi Bowers lấy cuộn băng của mình băng vào lổ sau lưng của vết thương, cuốn quanh nơi cổ và nách để giữ chặt vết thương khỏi bị nhiễm trùng. Rồi thì Bowers đặt nhẹ lưng Braman xuống sàn tàu để giữ vết thương bớt rỉ máu
Bowers đang suy gẩm một hồi lâu, rồi đi đến kết luận, Braman phải ở lại trong long cabin Trực thăng để được an toàn hơn vì ra ngoài vết thương có thể trở nên trầm trọng, dễ bị làm độc bởi nước bùn quá dơ bẩn khi thấm vào. Bowers ôn tồn giải nghĩa cho người Cơ phi trẻ tuổi và được sự gục đầu hiểu biết của Braman.
Bowers lấy bình nước của mình đưa cho Braman hớp vài ngụm và nằm bên cạnh hắn giây lát để an ủi qua những câu chuyện tâm tình tự nhiên hơn bao giờ hết, Braman cảm thấy quá gần gủi và thân mật với Bowers. Hắn tâm tình và dường như muốn nhắn nhủ điều gì với Bowers; Braman vói tay qua bên cánh tay không bị thương một cách khó khăn, lấy ra trong bóp một chiếc ảnh vợ của hắn và nói: “Gee, tôi hy vọng sẽ được trở về nước sớm để gặp lại nàng!” Với cặp mắt tin tưởng bao đảm của Bowers: “Đừng lo, anh không đến nổi gì trầm trong... chắc chắn sẽ gặp lại nàng thôi” Bowers nói tiếp cho hắn vững lòng: “Đừng lo, Chúng tôi sẽ tìm mọi cách đưa anh ra khỏi chỗ nầy càng sớm càng tôt!” Và Bowers nói hắn nằm yên nơi đây chờ đợi, Bowers phải rời khỏi nơi đây để tìm cách cứu phi hành đoàn, cũng không xa lắm quanh quẩn đâu đây, hứa chắc không bỏ rơi hắn, Bowers bò trên sàn tàu đến cửa Trực thăng, và lăn nhào xuống ruộng nước, lại thêm một tràng đạn vô ích, nổ rời rạc bay tới rơi lỏm bỏm xuống nước.
Trước đó không lâu (September/1961) Vann đã có yêu cầu nơi Bộ Tham Mưu của Tướng Paul Harkin cung cấp cho các Thiết đoàn M.113 các cầu di động tháo ráp dễ dàng để hành quân trong vùng đồng lầy, nhưng không được. Cứ mỗi lần trên L.19 nhìn xuống thấy Binh sĩ phải đi chặt từng cành cây mà lót dưới đường bùn lầy, Vann lắc đầu ê chề, không còn ý chí để tiêu diệt VC nữa, thế nhưng ông chưa bao giờ lóe ra một ý nghĩ là dùng lực lượng Bộ binh vừa thả xuống để đến giải vây đồng đội đúng lúc và nhanh hơn. Vann vẫn giữ quan điểm là không cho VC chạy thoát về hướng Bắc; giữ mãi trong đầu Lực lượng cơ động M.113 phải đến để tiêu diệt và giải cứu cho quân bạn, đồng thời với Hỏa lực hùng mạnh sẽ cày qua các Làng Ấp tiêu diệt cho hết VC ở 2 Ấp nầy; con người của Vann vô cùng háo thắng mà quên đi quân bạn đang thiệt hại nặng, và cần tản thương. Hy vọng 13 con Cua sẽ tiến về Ấp Bắc như tan dần trong mây khói.
Lúc nầy, Vann đang suy nghĩ về Đai úy Bá, lý do nào con người hùng như đã từng chứng minh mà tự nhiên thay đổi thái độ hành quân. Chi đoàn của Bá đã được chỉ định đặt dưới quyền xử dụng của Sư đoàn 7; hay là lệnh từ Sư đoàn chưa đủ hiệu quả? Phải thêm lệnh của Thiếu tá Lâm Quang Thơ mới quan trọng, ông người Sỉ quan rất trung thành với TT Diệm nữa mới chắc ăn là lệnh sẽ được thi hành.
Vann cũng như bất cứ người Mỹ nào cũng thường dựa vào báo chí, cho rằng Quân đội, nhất là Sĩ quan đều được TT Diệm chọn để chống đảo chánh, nhưng họ đã quên rằng ai là Tổng Tư Lệnh Quân đội vậy thì Sĩ Quan nghe lệnh ai, dù rằng Bá đặt dưới sự điều động của Sư đoàn 7 nhưng đừng quên đơn vị gốc của mình là Thiết giáp, Thiếu tá Thơ nỗi giận thì cũng phiền hà lắm đấy, điều nầy Bá thừa hiểu. Hướng về quá khứ trong cuộc Đảo chánh thất bại năm 1960 của Lực lượng Nhảy Dù, hồi đó Bá cũng là người Phật giáo có dính dấp nhưng không chứng cớ, nên bị TT Diệm nghi ngờ giữ lại cái cấp bực Thiếu tá. Làm sao quý vị nầy hiểu nỗi, hiện đang có 3 xu hướng Chính trị đối chọi nhau quyết liệt như những lời tuyên bố qua báo chí của TT Diệm, ông Cố vấn Nhu và lời đối đáp dứt khoát của TT Kennedy về sự kiện rút Cố vấn Mỹ về nước! Sự thương lượng nầy có làm hài lòng Siêu Chánh Phủ (Permanent Government) hay không? Hay nói rõ hơn, “chính sách” có nghĩa là đi đôi với quyền lợi của “Tâp đoàn Tư bản”? Chuyện gì sẽ xãy ra, khi 3 xu hướng Chính trị phải đi đến một giai đoạn quyết liệt là chỉ còn cách duy nhứt lấy máu để giải quyết!
Sau hơn nữa tiếng đồng hồ la thét, Vann thất vọng đành xuống trở lại Phi trường Tân Hiệp mong điều động Địa phương quân đẩy lùi VC ra khỏi Ấp Bắc, trước khi về đáp, Vann ra lệnh cho Phi công L.19 sà 2 vòng trên đầu Tiểu đoàn Địa phương quân đang tiến về Ấp Bắc, bên cạnh con suối về hướng Nam của Ấp. Vann có thể thấy được Binh lính đang chúi đầu sát vào cạnh bờ đê, nằm lúp xúp dưới bùn non, có nghĩa là VC đang ẩn núp kín đáo dưới các hầm hố nơi gốc rừng Tre trước mặt, hay ngồi chờ bắn sẻ trên đọt bẹ Dừa. Họ hoàn toàn giữ im tiếng súng chờ Binh lính Miền Nam tiến vào tầm đạn tìm sát của họ. Vann đoán rằng VC có thể đang kềm chân Tiểu đoàn Sàigòn đứng yên tại chỗ, nên Vann dự trù sẽ đổ một Đại đội trừ bị sau lưng VC để đánh thóc trở xuống về hướng Nam.
Nhưng dầu sao đi nữa thì Tiểu đoàn cũng đang ở vị trí tương đối an toàn nhờ vào con đê dài bên phải bảo vệ sườn Bắc, khá xa tầm đạn từ hàng cây hướng trước mặt đe dọa tỉa xuống; qua đó Vann cũng đoán chắc VC đang giàn quân dọc theo con kinh đào ở cạnh bờ Tây của Ấp, Vann gọi máy về cho Ziegler bảo Đại tá Đạm ra lệnh cho Thiếu tá Thơ điều động Tiểu đoàn Địa phương quân tấn kích vào chung quanh cạnh sườn đáng nghi ngờ có VC lẫn tránh nơi đó.
Người Sĩ quan Tham mưu của Vann cùng đồng hành với Tiểu đoàn ĐPQ, đang liên lạc được khi Phi cơ Vann bay vòng tròn trên đầu, nhận rõ chỉ thị lúc 10giờ 20, Đại đội trừ bị sẽ được Trực thăng vận xuống cạnh sườn Tây của Tiểu đoàn. Một điều thật vô cùng lạ lùng khó hiểu, không nghe một tiếng súng nào cả khi đoàn Trực thăng đáp xuống. Ngay sau khi nhảy xuống, Đại đội trừ bị tấn chiếm dãy rừng Dừa trước mặt, đúng theo ý của Vann và viên Sĩ quan Cố vấn theo Đại đội. Bây giờ Lực lượng ĐPQ rất mạnh có thể tấn kích vào mục tiêu theo đà tiến triển của mũi dùi xung kích; nhưng bất ngờ, lệnh giật ngược của Thiếu tá Thơ là phải án binh bất động, có thể là lệnh của ông cố vấn Ngô Đình Nhu? Tội nghiệp cho Tiểu đoàn ĐPQ đi đánh trận mà chịu cảnh “trên đe dưới búa”, thật là một điều khó hiễu cho sự ‘điều hợp’ quái gở của cấp trên Việt-Mỹ, mạng sống của biết bao con người mà họ cứ xem như là trò chơi con nít. Sự thật, Thiếu tá Thơ đã nhận chỉ thị từ Sàigòn, Vann đem một số Lính VN ra nướng như vậy là nhiều lắm rồi, Thơ được lệnh “án binh bất động ngay tức khắc” Thế nên khi Đại tá Đạm ra lệnh, Thơ lờ như không nghe biết gì cả!
Ngồi ghế sau chiếc L.19, Vann cố lỏ mắt nhìn xuống theo dõi Tiểu đoàn ĐPQ thứ 2 đang tiến lên từ hướng Tây Nam và lục soát từng nhà một, trong khi đó Thiếu tá Thơ không có chút thái độ hâm nóng mặn mà nào cho cuộc tiến chiếm Ấp Bắc. Trong khi một Tiểu đoàn Bộ binh của SĐ 7 đang từ từ tiến về hướng Nam, nhưng cũng chưa lục soát được gì ở Ấp Tân Thới, nằm hướng Bắc của Ấp Bắc nối liền bằng con kinh lạch. Thình lình trong máy nghe của Vann, vang lên một tràng tiếng Anh của Trung úy Đại đội Trưởng. Vann, tai ấn vào ống nghe, hai bắp đùi kẹp cứng máy phát tuyến, hỏi lại thêm một lần nữa, bằng bạch văn không ám hiệu. “Hai đoàn viên Phi hành bị thương rất nặng cần Trực thăng tải thương gấp… gấp” Vann rán tìm mọi cách để giữ liên lạc, chờ có thêm tin tức. Tuy nhiên, do sự cố ý âm thanh qua chiếc máy SCR-300 bổng ngắt đứt ngay tức khắc, đến tiếng rè rè thật yếu ớt cũng không nghe được, thế nên những câu hỏi dồn dập của Vann chỉ vô ích trong ánh mắt đỏ ngầu bực dọc của Vann hiện ra như con Gà đang thua trận đá độ.
Vann ra lệnh cho Phi công bay trở lại 13 chiếc M.113, bay vòng tròn thật thấp, cũng với gương mặt đỏ ngầu như con Gà te tua xù lông, sự thất vọng mệt mõi cũng như hơi thở muốn dồn lên lổ tai, khi thấy 13 con Cua không nhúc nhích như dậm chân tại chỗ. Lúc nầy là 11 giờ 10, đã 45 phút nặng nề trôi qua, từ khi chiếc HU-1A bị VC bắn lật nhào một bên, Vann đã gọi Đại úy Lý Tòng Bá mau mau dùng khối bức tường thép di động M113 đến khẩn cấp để giải cứu cho Phi hành đoàn bị thương, nhưng đại úy Bá lại dám đủ can đảm từ chối sự hợp tác tiếp cứu nầy … tại sao?
Mới vừa rồi, chỉ được có 10 phút để xuống đất đổ Xăng và thay đổi Phi cơ, Vann đã điều động xong Lực lượng diện địa vây quanh Ấp Bắc quyết không cho VC dù một tên cũng không được thoát vòng vây, Vann ra lệnh cho Ziegler thay mặt ông yêu cầu đại tá Đạm chỉ thị cho đại úy Bá bằng điện đàm qua máy truyền tin chỉ huy tại tăng lều Tân Hiệp, phải chính đích thân Đạm nói thẳng với Bá mong rằng M.113 đến đây để giải cứu đồng đội.
Vann bay thấp đến nổi có thể phát hiện được, Đại úy Mays đứng trên pháo tháp cùng với Bá với niềm tin lần nầy Bá không thể nào không mau mắn tiến thẳng đến mục tiêu, Vann với giọng chậm rải: “Walrus, đây Topper Six gọi… trả lời?” Mays nhận ra tiếng của Vann, chưa kịp trả lời, thì Vann lại tiếp: “Cái đít của thằng bạn anh có chịu nhúc nhích chưa?”. Mays trả lời: “Chưa được Topper Six! Hắn vẫn chưa qua được con kinh trong lúc nầy, hắn đề nghị nên dùng Lực lượng cơ hữu của Sư đoàn thì nhanh hơn!”. Vann không thể chịu đựng được nữa, nổi cáu, “Walrus, anh có thể điều động cướp quyền qua mặt hắn [Ðại úy Bá] rối dẫn 13 con Cua tới đây được không … Walrus có thể làm việc đó… có thể làm việc đó được không, trời ơi! Tức muốn chết!” tiếng rống của Vann chui sâu vào lỗ tai Mays như gào thét giận dữ pha lẩn với tiếng như nấc khóc tức tưởi.
Mays vô cùng bối rối vì sự đòi hỏi gần như áp chế của Vann buộc hắn phải cướp quyền chỉ huy Chi đoàn, đúng vậy, Mays có thể hướng dẫn Chi đoàn đến mục tiêu, nhưng làm sao Lính VN chịu nghe lệnh Mays? Họ chỉ theo lệnh cấp chỉ huy của họ mà thôi và như vậy mới đúng nghĩa là nghiêm lệnh và danh dự của Quân lực VNCH chớ? Vừa cảm thông, vừa sợ Vann nỗi giận, nên Mays trả lời đại cho xong: “Rất hiểu, Topper Six… tôi có thể thi hành ngay!” Vann rống lên: “Được rồi, tôi chờ đẩy đít con Chó chết nhát tiến nhanh lên!” Mays không muốn trả lời dù chỉ một câu Mays nhìn về Bá, hai người đã là bạn rất thân với nhau dù mới chỉ có bốn tháng Mays làm Cố vấn cho Chi đoàn, Bá cũng chẳng muốn nói một lời dù rằng cuộc đàm thoại giữa hai người Mỹ thiếu kinh nghiệm chiến đấu đã chui nhức nhối vào lỗ tai của Bá. Sắc mặt của Bá như bao hàm một sự uất ức với tròng mắt đỏ ngầu thách thức: “Mầy dám bắn tao!” Nhưng Mays rất ôn tồn, gần như năn nỉ “Hồi sáng nầy, mình lội qua con Kinh kép, thay vì bình tỉnh mình chỉ cần vượt một lần thôi là đủ!”. Tại sao họ không chịu quay trở lại và từ đây chỉ tiến về hướng Đông Bắc là đến Âp Bắc, cuối cùng Bá và Mays đồng ý ra lệnh cho 13 con Cua đổi hướng, gài vào số thấp, bươn qua các vũng sình lầy lội trực chỉ về hướng Đông Bắc.
Lúc nầy cơn điên giận như được nguôi dần, Vann đang nghĩ đến số phận của Phi hành đoàn đang bị thương và nằm chờ trên gò đất của đám ruộng nước. Tin tức liên lạc thường xuyên qua tần số cấp cứu, lải nhải kêu gọi của toán ở dưới đất, mong Trực thăng đến càng sớm càng tốt để bốc đi những cái của nợ nầy, hầu họ rảnh tay lo chuyện điều binh tấn kích vào mục tiệu. Phi công cho biết phải về Tân Hiệp đổ Xăng, Vann đành phải về lại nhưng lần nầy quyết chuẩn bị chu đáo hơn và phải họp ba mặt một lời: Sĩ quan chỉ huy của Phi hành đoàn và Sĩ quan Tham mưu hành quân, Đại Úy Ziegler. Vann đang có ý nghĩ về thế trận, thêm một Đại đội trừ bị sẳn sàng lâm trận.
Từ lúc Tiểu đoàn ĐPQ tiến từ hướng Nam lên Bắc, không bị đụng độ hoặc nghe một phát súng nào; có lẽ VC đã vận dụng rút lui một cách êm thắm khi không còn bóng dáng chiếc Phi cơ quan sát L.19 trên không nữa? Nhưng lầm to! Vann đổi sang tần số Sư đoàn để liên lạc với Trung úy Đại đội trưởng về hiện tình sống chết ra sao của Bowers, nếu hắn không sao thì cho ông được trực tiếp nói chuyện với hắn để biết thêm tin tức rõ ràng hơn. Nhưng ngặt nổi Trung úy không cho Vann thêm nhiều chi tiết vì máy đang bận liên lạc với các đơn vị bạn nên đành phải cắt liên lạc; Vann vẫn cảm nhận trách nhiệm nặng nề đối với những chiến hữu Mỹ đồng hương đang bị thương và cần Vann chuyền hơi thở cho họ, dù rằng VC đã bỏ đi xa không để lại dấu vết từ biệt.
Vann đưa ra một phương án và tự xem là diệu kế, Ông và Phi công L.19 là cái phao nhữ mồi, bay sà thấp nhiều vòng trên các hàng Dừa, lũy Tre gai để khiêu khích VC bắn lên may ra tìm được nơi tập trung của chúng. Họ bắt đầu sà sát ngọn Tre, mong tìm ra và nghe được tiếng súng, nhưng VC cũng đâu có dại gì bắn lên cho động ổ. Sau khi lượn gần một chục vòng, Phi công bèn phàn nàn với Vann, “chúng ta làm cò mồi hay là hình thức tự sát?” Tuy nói vậy nhưng hắn cũng ngoan ngoản thi hành phi vụ; Chỉ còn 3 chiếc Trực thăng vỏ trang đang bắn phá dọc theo cạnh sườn hướng Bắc của ĐPQ. Chiếc Hueys thứ 4 đã bị trúng đạn vào yếu điểm của bộ phận máy nên cần phải bay về sửa chửa.
Chiếc L.19 đã sà quá nhiều vòng để lôi cuốn sự khiêu khích mà không thấy VC bắn lên, có nghĩa là không còn Lực lượng VC án ngử tại Âp Bẳc nữa? Hai chiếc H.21 trái Chuối đang nhìn xuống thấy Trực thăng võ trang đang oanh kích dọc theo bìa phía Tây và dãy hàng Dừa trước mặt của quân bạn để áp đảo VC, nghi ngờ chúng còn ở đó, vì nơi đây, chúng đã bắn hạ chiếc H.21 thứ 2. Thình lình, một chiếc H.21, tách rời sà xuống thấp, chiếc còn lại vẫn giử nguyên cao độ, nhìn tổng quát đề phòng nếu có chuyện gì bất trắc xãy ra… Làm sao tim họ không đập loạn xạ được dưới tầm mắt 3 chiếc Trực thăng bị hạ đang nằm chình ình dưới ruộng nước; Nhưng bằng mọi giá, họ phải xuống để cứu đoàn viên đang kẹt ở dưới đó.
Những người ở trên không trung làm sao biết được địch tình bằng Bowers ở dưới đất! Hắn biết chắc chắn VC vẫn còn nằm ẩn trú dưới hầm hố kiên cố, ở phía Tây dãy hàng Dừa trước mặt hắn, vì chính hắn là nhân chứng những dấu đạn đan rổ trên khung phòng Trực thăng khi leo lên sàn nhôm săn sóc Braman. Bowers từ gò đất trườn qua trở lại chiếc H.21 mà Braman đang nằm yên chờ đợi, khi hắn nhún người lấy đà phóng lên sàn nhôm, lại một loạt đạn từ hàng Dừa bắn tới tấp đến, hắn đang bâng khuâng không hiểu Phi công có biết chỗ đó là ổ Kiến lửa để mà tránh ra không? Đáp ở hướng sau lưng, trờ tới thì mới mong được tạm an toàn để cứu đoàn viên.
Bowers hỏi Braman vết thương có còn đau lắm không! Hắn thở hổn hển, buông những lời buồn bả, “khi anh rời nơi đây… mọi vật đều vắng lặng, tôi cứ nghĩ rằng mọi người sẽ bỏ rơi tôi tại chổ nầy, nhưng tôi vẩn phải chịu đựng nằm yên như vậy… sợ động đến vết thương, máu sẽ tuôn ra, thỉnh thoảng tôi cố gõ đế Giày Bốt lên sàn Nhôm để mong có ai nghe thấy… vì chính tôi cũng sợ anh có mệnh hệ nào thì ai đâu mà biết tôi đang bị thương nằm tại chỗ nầy!” Bowers cho hắn biết tình hình, mọi người đều nằm núp chờ tăng viện, chớ không ai dám đi ra xa, Braman nện gót Giày xuống để gây sự chú ý của một ai đó, nhưng mà lỡ VC nghe được thì nhào tới và coi như là tới số! vì VC vẫn còn quanh quẩn đâu đây, ở nơi dãy hàng Dừa mà chúng vừa bắn xối xả vào Trực thăng của Braman, đôi mắt Bowers đang nhìn lên phía trần trên của Trực thăng với lố nhố vô số lỗ đạn, xé nát một phần trên, biết bao tia chói sáng từ trần rọi song song xuống sàn Nhôm.
Tình trạng vết thương cho là tạm ổn, máu bớt rỉ ra, Bowers xem lại vết thương một lần nữa cho yên lòng; sắc mặt Braman bớt hơ hải vì sự cảm xúc cô đơn thanh vắng mong chờ trong tuyệt vọng đã qua. Bowers cầm Bi-đông nước cho Braman uống vài ngụm, xong lại một lần nữa nằm bên cạnh trò chuyện để an ủi người chiến hữu, Bowers thều thào “Người ta đang tìm cách cứu chúng mình ngay bây giờ, đừng lo” Braman cảm thấy ở trên Trực thăng tương đối an toàn hơn nếu đừng gây ra tiếng động; Hắn đang nghĩ sẽ có ngày cám ơn Bowers đúng nghĩa hơn ở đây, nếu như Bowers dìu hắn lê bước trên ruộng nước, thì khả năng bị VC bắn thêm một lần nữa, sẽ dễ dàng xãy ra, hay vết thương sẽ nhiểm trùng trầm trọng vì nước bùn lầy dơ dáy thì nguy to.
Rồi Bowers phải ra đi để tìm phương cách giải thoát, hắn lại để bình Bi đông nước bên cạnh Braman, nơi Braman có thể lấy được dễ dàng và không quên dặn dò, khi nào khát nhớ lấy uống. Không biết vì lý do gì, khi Bowers nhảy tỏm xuống ruộng nước, VC không bắn dù chỉ một phát súng; vừa chạm nước, Bowers trườn vào bờ ruộng, nhũi tới gò đất, nhưng trong ý nghĩ, VC vẫn theo dõi hắn.
Vann và viên Phi-công cứ lờn vờn trên đầu VC, như chiếc phao câu cá thả nổi chập chờn trên mặt nước, dưới đáy nước, lủ cá khôn ngoan ranh mảnh không thèm nhìn, để mắt vào nơi khác như đã ăn no cành bụng. Vann thất vọng, vì mọi vật đều yên lặng, dù rằng chỉ một sự lay động nhẹ trên cành lá; Với con mắt cú vọ của Vann dù muốn đâm thủng cành lá cũng chẳng thấy được gì, Vann nghỉ ra kế, bảo Phi công bay sà thấp trên những Trực thăng bị hạ, với trục song song với hàng Dừa cạnh rìa bờ Tây, phơi bày hình thù rõ ràng của chiếc L.19, hai lần sà như vậy rồi mà VC không chịu bắn, lần thứ ba đổi trục 45 độ để phơi thân Phi cơ rõ hơn nửa, với hy vọng VC ở dưới gốc hàng Tre, ở phía Nam sẽ bắn lên “Không có gì cả, dù chỉ một phát súng nỗ cho vui tai” Rõ ràng VC được lệnh, không được bắn Phi cơ Trinh sát. Hãy chờ xem trò chơi ngoạn mục nầy sẽ xảy ra như thế nào!
Tai Bowers nghe được tiếng chặt gió cánh quạt của Trực thăng, H.21 đến gần từ sau lưng hắn, vừa quay lưng lại thì bắt gặp ngay một chiếc H.21 đang sà xuống đáp ngay sau lưng Phi Công vận dụng đáp xuống gần chiếc Huey, giữa hàng cây phía Tây của thửa ruộng nước. Cùng một lúc, 3 chiếc Võ trang Hueys, tác xạ vào đám Tre, hàng Dừa trước măt. những trái Hỏa tiễn 2.75 inches nổ oành bốc khói trắng đục trên các rặng cây mờ ảo, ở hướng Tây và Nam, làm cho tinh thần của quân bạn được thêm phấn khởi. Nhưng sự phấn khởi vừa chớm nở trong giây lát bổng vội tắt lịm, vì Trực thăng vỏ trang Hueys đã tác xạ không trúng mục tiêu; Vào lúc nầy, mọi người đều nghe tiếng súng dòn tan, dồn dập đủ loại, từ trung liên Bars đến Đại liên M.30, Garant M.1, Carbine kể cả Thompson… từ dưới hầm trú ẩn, trên ngọn cây Dừa, vị thế tầm đạn trên bờ đê cũa con kinh lớn dẫn thủy nhập điền bắn chéo xuống xối xả… ở dưới các gốc Tre, Dừa Tiểu đoàn trưởng của VC cho tổng khai hỏa khi chiếc H.21 vừa chạm đất, vì VC đã theo dõi được tiến trình cấp cứu những đoàn viên Mỹ còn bị kẹt tạị bãi chiến trường, nên họ chờ đợi một cuộc phục kích ‘không địa’ ngoạn mục, sẽ phải xảy ra. Trực thăng vỏ trang đã sử dụng hơn một nữa hỏa lực vô ích nơi hàng Dừa phía Nam không có VC, những trái Hỏa tiển chạm nổ trên ngọn Tre, chẳng hề hấn gì tới VC núp dưới hố cá nhân bởi vì rể cây Tre bao che vững chắc. Người chỉ huy VC, cố bám giữ bằng mọi giá chiếc Huey bị lật nhào để làm chiến lợi phẩm quý giá cho Quân sử sau nầy, vì Huey là Trực thăng phản lực mới phát minh, tối tân nhất thời buổi bấy giờ. Thế nên khi Phi công H.21 vừa chuẩn bị đáp cho đến khi cách 30 thước sau chiếc Huey là cuộc phục kích không địa bắt đầu khai hỏa.
Lập tức Phi công được lệnh phải cất cánh rời ngay vùng nguy hiểm để Hỏa lực Pháo binh và Phi cơ chiến thuật tác xạ; Chiếc H.21 to chần dần nên lãnh khá nhiều vết đạn, Phi công cất cánh lại nhưng chao đảo khó khăn vì bộ phận thủy điều của cần lái bị hư hại. Trên trời chiếc L.19 hướng dẫn chiếc H.21 lết về hướng M.113 của Bá, cách đó đúng khoảng ba cây số để làm phương cách đáp ép buộc, đoàn viên được an toàn cứu thoát liền sau đó.
Bây giờ, đúng Ngọ 12 giờ trưa Du kích VC lại ghi thêm một chiến công mới: chỉ mới có 5 tiếng đồng hồ mà họ đã bắn hạ được 5 chiếc Trực Thăng. Làm nhục lần thứ Nhì cho cái gọi là danh nghĩa ‘Cố vấn’ của Vann. Chủ trương của Siêu chánh phủ Hoa kỳ cho đây là đúng kế của họ, để cuộc chiến từ nữa Nạc nữa Mở có lý do trở thành một cuộc chiến Mỹ hoá 100% Với câu nhật tụng từ những trường Ðại học quân sự: “Muốn bảo vệ Hòa bình phải chuẩn bị Chiến tranh” Muốn chuẩn bị chiến tranh phải đem các thằng Boy Mỹ qua đây tập trận thì phải sản xuất hàng tỷ hộp C-Ration [đả sản xuất hàng tỷ khẩu phần C-Ration vào năm vừa qua 1961-1962] và hàng ngàn chiếc UH1 để thao dượt, nhưng điều cần thiết phải chuẩn bị chu đáo là lấy máu để giải quyết, vì TT Kennedy ra lệnh cúp viện trợ cho Nam Việt Nam. (October/1963 bắt đầu có hiệu lực thì làm sao thi hành CIP?) “Muốn vượt qua hai chướng ngại vật trước mắt, SCP phãi lấy máu để giải quyết hai vị tổng thống nầy bằng mọi giá” Thế là hai vị nầy đang nằm trong ống kính của W.A Harriman và Prescott Bush, Chủ tịch và Phụ tá Hội Đồng Kỹ Nghệ Chiến Tranh (War Industries Board) Theo lộ trình phải có gần ba triệu hành khách booked trước cho sự chuyển tiếp Hàng Không Dân Dụng từ chong chóng qua thế hệ phản lực để nâng đở chương trình phát triển không bị Bankrupcy, Westmoreland đem quân tác chiến qua và Abrams đem lính về, như vậy là hoàn thành định kiến 3 (axiom-3: “The US could not have won the war under any circumstances”.
Lại một lần nữa, Vị tiểu đoàn trưởng T/Đ 261 Chủ lực và bộ Tham mưu Tỉnh ủy, sau khi phục kích ‘địa không’ thành công, họ bắt đầu thiết lập kế hoặc rút lui êm thắm. Những phương cách rút lui lại tái diễn giống như cách đây chưa đầy 3 tháng (5/Oct1962) sau khi phục kích thành công làm thiệt hại nặng nề một Trung đội Biệt Động quân, cách đây không lâu của chính phủ Miền Nam. Nhưng đăc biệt lần nầy, họ không dám rút lui giữa ban ngày mà phải dựa vào những hầm núp kiên cố, sâu dưới gốc Tre để che chở, chờ màn đêm buông xuống mới tìm cách thoát thân. Với tổng quân số 350 người, vị chỉ huy liền ra lệnh rút lui từ từ, kín đáo vào những hầm trú ẩn đã đào sẳn vào ngày hôm trước, để bảo toàn Lực lượng chờ vào đêm tối, có nghĩa là sau 7 giờ 30 chiều tối hôm nay, ông đang bâng khuâng… rồi đi đến quyết định không được rút về hướng Bắc, vì một Tiểu đoàn của chính phủ VNCH đang tiến vào Ấp Tân Thới.
12 giờ 15 Tiểu đoàn Bộ binh đã có mặt lục soát tại Tân Thới và chạm trán mãnh liệt với 1 Đại đội VC của Tiểu đoàn 514 địa phương đang chờ sẳn dưới những bờ đê cũng như hầm hố kiên cố xung quanh bờ rìa, về hướng Bắc của Ấp Tân Thới. Toán du kích tỉnh đang bị Bộ binh của SĐ7 chận ngang không dám rút về, nhập với Đại đội T.Đ 514 mà chỉ có một đường rút lui duy nhất là chạy về hướng Đông, nơi đồng ruộng và đầm lầy trống rỗng. Họ thừa hiểu, bất cứ một sự toan tính nào chạy ra đồng trống sẽ làm mồi cho bom đan giữa ban ngày.
Hai Đại đội VC tăng viện trấn giữ Ấp Bắc và Tân Thới được điều động, án ngữ ở vị thế tương quan yểm trợ cho nhau khi đụng địch. Thế nên bất cứ một sự ‘chém vè’ chạy tán loạn của bất cứ Đại đội nào cũng gây ra sự khủng hoảng tinh thần của Đại đội kia. Dẫu rằng họ có bị tứ bề thọ địch, thì họ cũng chấp nhận sự chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, dù phải ở trên phần đất trách nhiệm của bất cứ Ấp nào. Trong khi Vann nghiến răng moi óc để rửa hận, tìm mọi cách để VC chạy tán loạn hầu tiêu diệt, thì người Chỉ huy T.Đ 261 đang tìm mọi phương án để cứu 350 sinh mạng. Dĩ nhiên phải chấp nhận một sự thiệt hại nào ít nhất; bằng mọi giá phải chiến đấu thật kiên cường, mưu mẹo… chờ màn đêm buông xuống, trời sẽ cứu họ; Họ không dại gì bỏ chạy giữa ban ngày với quân số nhiều như vậy để bị tiêu diệt; Người chỉ huy đã đem tất cả những kinh nghiệm của những năm chống Nhựt Pháp để nêu gương, rèn đúc thế hệ sau, phải sống chiến đấu và bảo vệ quê hương một cách anh dũng như tiền nhân đã dạy.
Một Trung đội du kích địa phương đang dàn trận xa về con rạch ở hướng Nam của Ấp Bắc đã đụng hồi sáng, người chỉ huy gan dạ của Trung đội đã bị thương, nhưng không trầm trọng lắm và được đồng đội khiêng về trở lại Đại đội để săn sóc vết thượng. Trong khi đó trung đội du kích còn lại vẫn chiến đấu một cách đơn độc nhưng hào hùng trước hỏa lực cường tập của Tiểu đoàn ĐPQ chận cạnh sườn trái và đang bị đe dọa bởi Đại đội trừ bị mới vừa thả xuống ở đàng sau. Nhưng, có một tin vui từ một người du kích chạy qua đưa tin, các đồng chí của chúng vừa gây thiệt hại đáng kể cho ĐPQ của phía chính phủ Saigon, nhờ nương tựa vào bờ đê lớn của con kinh, có nhiều chướng ngại vật che chở, trong khi quân chính phủ đang bị phơi bày ngoài đồng trống trong tầm đạn của địch. Chúng được báo động cho biết thêm một Tiểu đoàn ĐPQ, đang từ phía Nam tiến lên Ấp Bắc, và một cây Trung liên Bars đang kẹt đạn không tài nào sửa được, Trung đội nầy báo cáo khẩn cấp tình trạng nguy ngập của Trung đội có thể bị thảm hại, và xin được tăng viện một Trung đội Miền đang án ngữ gần đó. Lệnh của người chỉ huy Tiểu đoàn VC cho phép 2 Trung đội nầy được giải tỏa áp lực bằng cách chạy thoáng qua bờ đê lớn của con kinh mà núp vừa phục kích chờ địch bươn tới; Như vậy là được an toàn ẩn núp dước các hầm kiên cố đã được đào sẳn, nơi đó bớt quan tâm ở cạnh sườn hướng Nam.
Một du kích vụng về không ngụy trang kín đáo, khiến quan sát viên L.19 của Không quân VN phát hiện và gọi Phi cơ chiến thuật đến oanh kích; một trận oanh kích ác liệt gây cho Trung đội thêm nhiều thương vong, và chạy tán loạn vào những nơi có thể an toàn ẩn núp được, nhưng cũng may là Phi cơ chiến thuật đã trút hết bom đạn. Hai Trung đội nầy tự phối hợp để rút đi xa khỏi vùng vừa bị oanh kích, tiến về phía bắc Tân Thới thay vì phải tập trung với Đại đội Ấp Bắc. Một du kích đưa tin có lệnh đưa họ tập trung về Đại đội gốc nhưng họ quá sợ hải nên từ chối không chịu về. Đại đội trưởng cảm thấy phòng thủ bị yếu thế không thể chống lại với M.113 cùng Tiểu đội tùng thiết đang tiến từ từ vào Đại đội. Thiếu tá Thơ đã cho lệnh Tiểu đoàn ĐPQ tấn công vào bờ kinh mà 2 trung đội VC đã vừa chém vè; trong khi trên trời Vann thúc giục người Mỹ Cố vấn Tiểu đoàn phải tốc chiến tốc thắng vào mục tiêu. Người Đại đội trưởng VC chỉ huy Ấp Bắc đang yêu cầu được tăng viện của Đại đội trấn đóng tại Tân Thới, vì ông đang vừa bị thiệt hại mất gần một Trung đội; Nhưng người chỉ huy Tiểu đoàn VC đành phải từ chối vì không đủ quân số để phân tán mỏng, và hiện tại tình hình rất nguy khốn cho phía VC; Cả hai Ấp đang trong tình trạng hấp hối, nhưng người chỉ huy VC đành ra lệnh bằng mọi giá phải tử thủ tại chổ chờ đến đêm tối.
Toán du kích Tỉnh án ngử tại con kinh đào Ấp Bắc đã bị thiệt hại 5 người cho cuộc đụng trận hồi sáng; họ đang mất tinh thần vì bị Phi pháo cũng như Pháo binh dồn dập oanh tạc dù rằng đạn chạm nổ không chính xác. Làm sao họ chận hay tiêu diệt được M.113 bọc thép bằng súng nhỏ? Từ lúc Trực thăng toan đáp xuống để cứu Phi hành đoàn nhưng bị thất bại, Vann như không còn bình tỉnh sáng suốt để nhận định ở đâu là có địch đang trú ẩn ở dưới hầm, nơi phần đất rất kiên cố nằm dưới gốc Tre. Ông cho lệnh pháo binh giả đều vào hàng cây phía Tây với những trái đạn xuyên nổ với sức công phá thật mạnh. Vann đang điên tiết cũng như đứa bé vừa té xuống sàn nhà, và chỉ biết dơ tay đập mạnh xuống chỗ đó mà quên lửng mấy ngón tay mình đau điếng. Mặc cho Sỉ quan Pháo binh điều chỉnh tác xạ đã nhiều lần nhắc nhở Vann hãy để cho Tiền sát viên và L.19 VN làm việc; những lúc cần có pháo hiệu quả thì Vann làm những việc không ra gì, không đúng nguyên tắc Quân sự như Vann đã học trong trường. Những trái pháo chỉ rơi trúng cháy nhà của Dân, trong hai Ấp, cũng may là tất cả Dân đều chạy trốn ở cánh đồng lầy trống trải ở phía Đông. Tình hình đánh đấm bậy bạ vô chiêu như thế nầy không thể kéo dài mãi, Đại tá Đạm cho lệnh Sỉ quan Pháo binh Sư đoàn giành lại quyền điều chỉnh Pháo binh qua Phi cơ quan sát L.19 VN và Sỉ quan Pháo binh thi hành nhiệm vụ chuyên môn của binh chủng. Vann cảm thấy quê dạng, quá nhẹ ký, nên đành nghiến răng chịu đựng qua những sự việc vừa thất bại vì thiếu kinh nghiệm, đem nướng oan uổng một số lớn Binh lính Miền Nam. Lúc nầy bộ máy hành quân phối hợp nhịp nhàng cùng với L.19 điều chỉnh Pháo binh khi phát hiện du kích; một trái bom đầu tiên đã rơi trúng vào mục tiêu cạnh con kinh đào, làm nổ tung nhiều hầm trú ẩn; Chiếc L.19 đã thành Thiên Thần của chiến trận nhưng có một điều quá hối tiếc vì đã muộn màng.
Các Phi công chiến thuật Hoa kỳ của Tướng Không Quân Anthis (2nd Air-Division) và Phi cơ L.19 quan sát, điều không tiền tuyến của VN đang hướng dẫn oanh tạc ngay vào những hàng Dừa, rừng Tre vào những nơi mà VC ẩn núp, như ụ đất dọc bờ kinh đào, VC không cách nào thoát khỏi những trận oanh kích sau nầy, đành nằm sâu dính chặt trong các công sự hầm hố và phải chui rúc như những con Chuột đồng, để chờ đêm tối mới chém vè; khác với Vann cho Pháo binh dội vào nhà dân, cùng với bom Napalm tiêu hủy nhà cửa; nhìn tổng quát ở trên không thì thấy rõ thành quả, qua nhà cửa, các chuồng Trâu Bò bị bốc cháy, các cuộn khói trắng đục bốc lên nghi ngút, nhưng VC có dại gì ở trong nhà để lảnh bom đạn? Những cảnh nầy lại tái diễn như thời kỳ chống Pháp; Các chiếc Khu trục Hellcat, Bearcat F8F, oanh tạc cơ B.26 Marauder chúi đầu thả xuống những trái bom vào mục tiêu như nhà cửa, trong khi đó Việt Minh chạy ra, nằm ở ngoài ruộng đưa mắt nhìn lên, khi những trái bom chạm nổ, họ cũng không hiểu kết quả như thế nào, chỉ thấy những cột khói bốc lên trên các hàng cây bao quanh làng Ấp, chỉ hơi khác đôi chút là lần nầy VC phải bám sát những hầm hố, dưới đất sâu, cạnh các gốc rễ Tre để được che chở.
Vann gọi cầu cứu Tướng Harkins để được điều động trực tiếp hướng dẫn Phi công chiến thuật Hoa Kỳ dễ dàng bằng một ngôn ngữ tiếng Mẹ đẻ, nhưng không được chấp thuận vì Vann đã tạo ra quá nhiều khó khăn và thiệt hại cho đơn vị Bạn; hơn nữa Tướng Không quân Anthis lại tin vào Không quân VN hơn Trung tá Bộ binh, Vann chưa bao giờ nắm giữ Trung đoàn, Sư đoàn, thì làm sao có khả năng điều động một cuộc hành quân ‘hổn hợp’ Liên binh chủng? Tuy ở trên không trung, nhưng Vann không cảm thấy được một chút nào không khí dịu mát, mà lại nóng hổi như quả bom Napalm đang bùng lửa dưới đó, khó thở như sức lửa khói đã hút mất hết dưỡng khí.
Bây giờ là 1:00 giờ trưa, cảnh vật nơi đây như một “Hỏa ngục trần gian” bom đạn như muốn nổ tung vũ trụ, từng đợt phi tuần nhào xuống múc lên làm vẩn đục bầu trời xanh biếc, những cuộn khói trắng đục ngầu ác độc dật dờ như lũ Ma trơi hăm dọa kiếp người.
Người chỉ huy VC, lúc nầy cảm thấy vô cùng nguy kịch, “làm sao bảo vệ mạng sống của 350 Binh lính dưới quyền” Xe bọc thép M.113 từ từ tiến tới, đang băng qua các thửa ruộng! Vẫn phải còn chờ đợi hơn 6 tiếng đồng hồ nữa, mặt trời mới chịu lặn! Làm sao chống đở được với những con Cua sắt nầy? Chút nữa đây nó sẽ dùng dây mắc xích cày lên mọi thế đất; Đứng trên cơ sở khoa học VC không thể thắng trận Ấp Bắc vì M.113 là pháo đài di động bằng sắt, không súng nào của VC cơ hữu mà phá hủy được, sẽ bị Đại liên 50 với tầm tiêu diệt hơn gấp đôi Đại liên M.30, súng phun lửa và kế đến là cặp dây xích sắt cày xới lên tiêu diệt. Cũng may! nhờ Thượng Đế phù Suy nên mới xuất hiện một tên chỉ huy ngu dại, thiếu kinh nghiệm chiến đấu, nó cho Trực thăng đổ xuống trước, nên mình mới thắng được keo đầu… còn như nó cho mấy con Cua nầy nhào vô trước, thì chúng mình chỉ có một nước đi thăm Bác Lenin! Canh bạc nầy dù sao cũng lấy vốn được chiến công đầu bằng bắn hạ được một số Trực thăng và cầm chân quân Saigon!
Người chỉ huy VC đang nặn óc tìm phương pháp quyết tử với loại chiến tranh mới nầy, ông ra lệnh, hãy can đảm chờ đợi cho M.113 đến gần dùng lựu đạn hoặc súng nhỏ bắn sẻ vào tài xế cũng như người xạ thủ Đại liên 50 caliber. Vì chúng chỉ còn có 2 yếu điểm: Một, người xạ thủ không có bảo vệ từ lưng đến đầu, bằng mọi giá phải bình tỉnh bắn chính xác vào ngực của hắn – Hai, người tài xế thường thường ló đầu ra ngoài lái mau hơn, thú vị mát mẽ hơn, đây cũng là một thuận điểm dễ nhắm hơn là bắn xuyên qua lỗ quan sát của tài xế. Nhưng nếu người tài xế chết nhát, hắn đậy nấp tháp lại mà chạy thì khó mà tiêu diệt được, vì nếu hắn dùng kiếng phản xạ thì phải chạy thật chậm và cũng bị hạn chế tầm nhìn trong phạm vi 100 độ ở trước mặt. Thế nên, cũng giống như phục kích Trực thăng, chờ M.113 đến thật gần, rồi chia ra từng Tiểu đội, dùng đủ loại súng nhỏ cùng lựu đạn phối hợp tấn kích nhịp nhàng leo lên pháo tháp.
Chiếc M.113 đem qua Việt Nam, vào thời buổi đó được xem là Hỏa lực tuyệt đối áp đảo VC với Đại liên M-30 và súng ngắn thì coi như Châu chấu đá Xe. Đại liên 50 caliber, tầm tác xạ gấp 2 lần M.30 và cường độ hủy diệt mạnh gấp 3 lần, nói cách khác VC chỉ từ thua đến thua mà thôi. Tuy nhiên, xạ thủ khi tác xạ vào mục tiêu, nhất là với thân hình nhẹ ký của người Việt chúng ta khi bấm cò, như ngồi trên lưng con Ngựa chứng, với sức ‘phản hồi’ của Đại liên 50, các viên đạn thay vì vào mục tiêu, thì nó lại bay lên không trung; trong khi đó người xạ thủ phải trì chân vào phần dưới của thành Sắt mới kềm hãm được, nhưng chắc chắn không chịu đựng được lâu.
Tại tuyến lửa nầy, người chỉ huy Tiểu đoàn VC với quân số 76 người và 2 cây Đại liên M.30 đang ẩn núp kín đáo dưới các hầm của một con đê dẫn nước. Trước mặt là những chiếc M.113 đang điên cuồng chạy đến; ông đang nhắm con Cua đầu tiên đang bò tới ngay gốc bờ Nam của Ấp rồi quẹo góc phải của bìa làng vào hàng Dừa đầu tiên hướng trực diện với Ấp Bắc nơi đây con đê lớn của kinh đào khá cao, có thể là một chướng ngại vật che chở hiệu quả, người chỉ huy VC đặt cây Đại liên M.30 tại một hố lộ thiên, ông đặt cây Đại liên M.30 thứ 2 tại một địa điểm 400 thước, chỉa về phía trống trải ngoài đồng ruộng, xuống dọc theo hàng cây chạy về hướng Bắc. 2 cây Đại liên nầy có thể bắn chéo gốc để yểm trợ tiếp cận cho nhau.
Ông ra sức cố gắng điều binh nhịp nhàng như hồi sáng xung trận, yếu tố giữ vững tinh thần với quyết tâm là lối đánh du kích hữu hiệu và cần thiết nhất. Khi Đại đội lập công đầu bắn rơi 3 chiếc Trực thăng tại chỗ, ông dùng người giao liên truyền ngay tin tức thắng trận cho đồng đội biết để lên tinh thần chiến đấu hăng say hơn nữa, nhất là phải truyền cho được tin chiến thắng đến Đại đội ở phía Bắc, trấn thủ Ấp Tân Thới, sẳn sàng chuẩn bị tinh thần và niềm tin ác chiến với 1 Tiểu đoàn bộ binh của S.Đ/7 đang cày xuống từ hướng Bắc. Sau khi Đại đội và nhóm du kích địa phương chận đứng được Tiểu đoàn B/Binh tại ấp Tân Thới, họ cũng dùng giao liên đưa tin chiến thắng về lại cho vị chỉ huy VC và sẳn sàng giao chiến với chiến xa M.113.
Đại đội, Trung đội và Tiểu đội Trưởng tại Ấp Bắc đang linh động khai thác con đê khá lớn,(2 thước bề ngang) như một đường hầm nổi để giao liên, họ lội dưới con lạch, nước lấp xấp tới ngực, ôm sát thành đê để tránh Phi cơ quan sát, di động từ chỗ ẩn núp nầy qua chỗ ẩn núp nọ, họ dặn nhau phải vô cùng cẩn thận khi phải đụng trận với M.113; nhưng họ vẫn có khả năng triệt hạ loại Cua nầy, chỉ còn cách phải bình tỉnh khi Xạ thủ lú đầu lên thì tất cả bóp cò ngay, nhưng phải chính xác để tiết kiệm hỏa lực. Họ nhắn nhủ nhau, bằng mọi giá phải quyết tử chiến, vì không còn chỗ nào để dung thân, ngoại trừ màn đêm buông xuống. Chúng ta chỉ còn có một con đường sống chết để bảo vệ phẩm giá cuộc cách mạng, hơn là phải chém vè để bị tiêu diệt như con vật bị hành quyết; Họ chuẩn bị kiểm soát hoặc bảo trì lại vũ khí trong tình trạng tác xạ tốt, sẳn sàng quyết tử! Các dân công khuân vác đem lại từng hố cá nhân những thùng đạn dược cướp được, từ trên những chiếc xuồng con, bè bằng Tre, bẹ Chuối, chống chèo theo dọc bờ đê phân phát. Hai Lính của Đại đội đang bị thương được đưa đi trên một chiếc xuồng nhỏ, liền lúc đó hai du kích Địa phương được thay thế ngay; Trên xuồng nầy, ba Cán bộ đã bị thương hồi sáng, họ vì nêu gương nên không chịu đưa về nơi an toàn, chẳng qua họ là Đảng viên nồng cốt cũa vùng nầy.
Các con Cua lột vỏ nầy chạy chậm quá vì thiếu dụng cụ cầu ráp nối theo mưu đồ của SCP (đánh giặc theo kiểu nhà giàu nhưng không được xài tiền theo ý muốn). Dù rằng Bá cố gắng tìm cách mau nhất để lội qua các con kinh; bây giờ thì cũng tạm là khá gần vùng hành quân, Vann bay vòng tròn trên vùng hành quân mà ruột gan như tơ vò trăm mối, nhìn xuống mọi hoạt động như ngừng lại, Ông lo âu không biết M.113 có đến đây được không, mọi hoạt cảnh nơi đây như có chiều xuống dốc thẳng đứng. Giữa 1 Tiểu đoàn Bộ binh đang bị địch cầm chân tại chỗ về phía Bắc Tân Thới và 1 Tiểu đoàn ĐPQ đang do dự như không muốn tiến quân từ hướng Tây Nam lên Ấp Bắc.
Vann bay thấp xuống trở lại trên đầu 13 chiếc M.113, nghe lải nhải tiếng hối thúc của Mays và Scanlon như lấy lệ vì sợ Vann nổi giận thêm, trong tâm tư 2 người Mỹ nầy cũng không ưa gì cái nguyên tắc dùng quân lực VNCH như con múa rối dưới ngón tay điều khiển quá vụng về của Trung tá Vann. Mays và Scanlon cố làm bộ thay phiên nhau thúc dục Bá mau lên… mau lên, tìm những chỗ cạn để băng qua được con kinh, nhưng không có! Thay vào đó Lính phải chặt bụi cây, rồi thân cây để chèn dưới dây xích; lính quá mệt mỏi đành phải ngừng tay nghỉ mệt, chớ đâu phải cái máy. Người lính cảm thấy buồn tủi như cấp Sỉ quan của họ, là làm công cụ cho ngoại bang, họ chiến đấu vì người ta mướn họ; Tại sao họ phải hy sinh mạng sống để giết đồng bào họ, rồi chết một cách vô nghĩa; Họ phải chậm rải, từ từ đến mục tiêu để mong VC sẽ lẩn trốn đi xa khỏi nơi chiến địa; Chính sách Hoa kỳ đã tước đoạt chủ quyền của chính phủ VNCH qua thủ đoạn nhúng tay vô cùng thô bạo vào Miền Nam VN, biến các Chiến sỉ ta thành những loại: “Lính Lê Dương Mới”.
Đại úy Lý Tòng Bá có lý do riêng nên không thúc dục Binh sỉ dưới quyền, chờ lệnh cho đến phút chót là chỉ độc nhất lệnh của Thiếu tá Lâm Quang Thơ. Đến 1 giờ trưa, Thiếu tá Thơ cho lệnh Bá thi hành tiến vào tấn kích Ấp Bắc thì cũng đã quá muộn màng. Khi 13 chiếc M.113 băng ngang con kinh cuối cùng để tấn kích vào Ấp Bắc, đến cách 500 thước từ phía Tây Nam của 3 chiếc Trực thăng bị bắn rớt và 700 thước từ con kinh đào dẫn thủy; Nơi đây, người Tiểu đoàn trưởng VC đành phải lấy ra những trái đạn dành dụm quý giá để hy vọng cản bước tiến của M.113. Vài trái đạn súng cối 60 ly rơi gần 2 chiếc đi đầu làm các Binh sỉ ngồi trên hoảng sợ phải nhảy xuống cabin, dù gì thì VC chỉ bắn cầu may, hên xui như chim mỗ, chớ làm gì họ có đủ đạn dược để tập dượt, vã lại súng Cối là loại súng bắn gián tiếp bằng đường đạn đạo cầu vòng, chịu ảnh hưởng của sức gió, thì khó vào đúng được mục tiêu. Dỉ nhiên không dễ gì cản bước tiến của các con Cua sắt. VC chỉ còn phương cách cảm tử một mất một còn là xử dụng điêu luyện, hiệu quả bằng súng nhỏ và lựu đạn mà đây là lần đầu tiên họ phải thử lửa.
Đại Úy Mays chẳng biết gì cả, cứ tưởng là của phe ta bắn quá đà nên nhầm lẩn trên lưng M.113, nên la hoảng gọi máy: “Topper Six, xin quân bạn ngưng bắn Súng Cối vì M.113 đã vào đến mục tiêu!” Vann liền trả lời với giọng lưởi đầy khó chịu của người lãnh đạo: “Walrus, không phải từ quân bạn mà từ thằng Xấu… Walrus hiểu chưa?”. Trong khi Mays bận liên lạc với Vann, Scanlon ngồi trên tháp súng một chiếc M.113 khác nghe được sự việc, nhưng cũng đinh ninh rằng VC làm gì có Súng cối; vì từ lúc băng qua con kinh tới giờ mọi việc đều yên ổn không có tiếng súng, từ chổ Trực thăng nằm ụ cho đến vùng phía Nam của dãy hàng cây, nơi một Trung đội VC đã có mặt hồi sáng để bắn Trực thăng cũng yên tịnh.
Tất cả có vẽ yên tịnh, xa bìa làng Lính ĐPQ đang nấu cơm trưa, bây giờ nhiệm vụ của Bá là lo tìm cứu đoàn viên Phi hành và những người bị thương; tuy nhiên Binh lính vẫn còn thấm mệt vì đã quá vất vả khi phải nhanh chóng chặt những thân cây để lót đường cho Xe chạy, rồi lần lượt họ đi ra bờ kinh nhìn Phi Cơ AD.6 chúi xuống thả bom để nghĩ ngơi cho thanh thản được đôi chút. Trong tâm tư Vann với những ám ảnh lẫn ngoại cảnh hiện ra trước mắt, như những đoàn viên Phi hành và Chiến sỉ VN đang bị thương chờ di tản, rồi từng đợt những Phi tuần chiến thuật trút bom đạn xuống trên đầu địch, VC có chịu chém vè hay không?
Lại thêm một lần nữa sự bất đồng xãy ra giữa Mỹ và Việt, khi thì cho rằng Bá là con Gà nuốt dây thung, bây giờ Vann cho Bá là quá mạo hiểm, thật là khó hiểu chỉ có một con người, một khối óc mà lập trường nhận xét quây đổi như chong chóng. Nhưng khi nhận được lệnh trên rồi Bá phải theo chỉ thị của Vann, dù rằng Vann đã bị ngay đến người đồng hương (Tướng Anthis) cũng chê rằng một Trung tá còn quá non nớt trong chiến trận. Tuy suy nghĩ vậy nhưng Bá phải tuân lệnh Vann; Khi Mays báo cáo lên L.19 cho Vann biết tình hình, Bá muốn càn quét VC càng sớm càng tốt để bảo đảm chu vi an toàn ra xa hơn, hầu cấp cứu đoàn viên lâm nạn; nên đang dùng Bộ binh Tùng thiết tấn kích vào bìa rừng cây hướng Bắc của 3 chiếc Trực thăng lâm nạn.
Mays vô cùng ngạc nhiên khi nghe Vann văng tục trong vô tuyến: “không được! Phải chờ tập hợp cho đủ 13 chiếc M.113 rồi giàn quân xung phong, nhớ gắn chặc mấy cây Đại liên 50 vào M.113… mau lên!” Bá hiểu ngay, Vann muốn đưổi VC ra ngoài đồng trống như đuổi Vịt, không dễ tiêu diệt VC như vậy đâu!
“Walrus, tôi muốn Walrus chạy mau lại ngồi trên M.113 sẳn sàng chờ lệnh Topper Six!” Bá vẫn có thể hình dung trong tâm trí Vann, một khi mà các con Cua giàn hàng ngang xung phong vào Ấp Bắc, du kích và chủ lực VC sẽ bắn hoảng bừa bải rồi chạy tán loạn. Và đây lệnh là lệnh… chỉ có thi hành thôi
Bây giờ là 1 giờ 45 trưa, đã mất hết 3 giờ 20 phút từ lúc Vann hốt hoảng khẩn cấp gọi Bá đem tất cả 13 con Cua đến chỉ cách ở đây khoảng 2 cây số, nhưng giờ nầy chỉ được có 3 chiếc qua được con kinh, gồm có chiếc của Bá và 2 chiếc khác. Chi đội Trưởng, Trung Úy Cho ở chiếc thứ 2 là Sỉ Quan Chi Đội gan dạ nhất, Mays nhảy lên chiếc của Cho và bắt đầu tiến về hướng Trực thăng lâm nạn, trong khi Bá đang hì hục kéo chiếc thứ 4 bằng giây cáp (cable) Trung úy Cho muốn càng sớm càng tốt đem các người bị nạn núp ẩn trong hầm M.113 để được bảo vệ, trong khi Bá lo điều động đem tất cả Cua qua con kinh dẫn nước.
Tiểu đoàn trưởng VC ra lệnh mọi người phải chuẩn bị súng đạn trong vị thế sẳn sàng trong thế “bốn chậm một lẹ,” có nghĩa chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng nhưng khi xung trận phải nhanh như sấm chớp. Khi 2 chiếc M.113 đầu tiên xuất phát băng qua cánh đồng ruộng ngập nước tiến gấp về những chiếc Trực thăng đã rụng rớt. Có lẽ người chỉ huy chỉ còn 3 trái đạn 60 ly cuối cùng đang rót vào một cách vô vọng đến mục tiêu mà mục tiêu nào chính người xạ thủ VC cũng không biết, có nghĩa là bắn cầu âu? Mays và Cho ngồi trên tháp M.113 đầu tiên không màng nghe tiếng cối 60 ly, kềm giữ chặc cây Đại liên 50 và cứ như thế mà tiến tới giữa những mắc xích điên cuồng quay tích như ngụy trang che dấu bằng những luồng xoáy bùn đất văng tung tóe hai bên.Trung úy Cho đang tìm thấy 3 người đoàn viên Trực thăng đang núp dưới mô đất cạnh gần nhất hàng cây, trước đầu một chiếc H.21, xem như đang đậu nguyên vẹn không hề hấn gì. Trung úy Cho ra lệnh tài xế băng ngang hông và ngừng lại bên phải của chiếc H.21, Mays hất hàm hỏi: “còn có ai bị thương nữa không?” Sỉ quan Phi công phải chịu trách nhiệm về quân số của đoàn viên mình và hiểu ai bị thương để được ưu tiên tản thương sớm; Nhưng 2 Phi công ‘gà mờ’của chiếc Huey, như kẻ mất hồn chưa hồi tỉnh, và người thứ 3 là xạ thủ Binh nhất quân dịch của H.21 cất giọng thay thế: “chúng tôi đâu có biết gì số phận của những người khác! Tôi chỉ biết có người bạn tôi, Braman đang bị thương nằm trong chiếc H.21” Mays nghe được như điên tiết nổi giận, thì tiếng lỏm bỏm dội lại trên mặt nước xóa tan cơn bực tức, Mays nhìn xa cách đó chừng 100 thước, Trung Sĩ Bowers vừa rẽ nước bươn tới và nói rằng: “chúng ta cần tản thương gấp một Cơ phi đang bị thương nằm trong chiếc Trực thăng nầy” vừa nói Bowers vừa chỉ vào chiếc H.21 sau lưng chúng.
Đại úy Mays nhảy vội ra khỏi chiếc M.113, bước mau đến chiếc Trực thăng trước mặt, đang lỏm bỏm trên mặt ruộng, bỗng thình lình Tiểu đoàn trưởng VC ra lệnh khai hỏa, một trận mưa đạn vút bay ra từ hàng cây trước mặt, xé tan bầu không khí im lặng tự nãy giờ, Bowers khom lưng xuống thấp nhưng vẫn mau bước, Mays núp đi sau lưng hắn như ráng nén kềm giữ sự bình tỉnh cần có lúc nầy, mặc cho một số đạn chạm vào thành tàu H.21 như rải cát. Trung úy Cho phản ứng tức khắc, các họng súng 12 ly 7 quạt vào quyết liệt nơi VC vừa mới bắn ra, Cho xung phong 2 chiếc M.113 tiến dần về mục tiêu để cày nát địch quân; tiếng đạn đạo giao tranh giữa 2 loại Đại liên M.30 và 50 như tiếng trống đồng giọng đều thách thức không chút sợ sệt của Toán VC từ bên phải gốc cạnh của con đê kinh đào bắn ra như mưa.
Sau 3 tiếng rưởi chờ đợi trong thất vọng, thình lình hoảng hốt vì tiếng đạn nổ kinh hoàng khắp hướng, Braman nhìn ra thấy Bowers và một người đồng hương vừa nhảy phóc lên sàn tàu, làm hắn cảm thấy như sắp qua khỏi cơn hấp hối và đang được cứu rổi? “Ðây mới chỉ là ý nghĩ của Bowers đặt mình vào tình trạng Braman” Nhưng sự thật Braman đã vừa mới tắt thở, Bowers tê dại trong lòng vì hắn không thể tin đây là sự thật; Bowers lật ngược thân hình Braman xem đâu là nguyên nhân đưa đến cái chết cho Braman, thằng bé nầy đâu có bị một vết đạn nào ghim vào lần thứ 2 và vết thương nơi vai không có dấu hiệu nào chảy ra nhiều máu. Khi mọi cảnh vật trả lại bầu không khí yên tỉnh, có nghĩa là vài giờ sau, Bowers hối tiếc với ám ảnh, tại hắn mà Braman phải chết, vì sợ làm độc vết thương nên buộc Braman phải nằm lại trên phi cơ. Bowers tự trách mình: “Có thể, nếu mình dìu Braman tới bên cạnh những người bạn của hắn… có lẻ hắn sẽ được an tâm với niềm hy vọng sống sót nhiều hơn… và tới giờ nầy hắn vẫn còn sống ở bên cạnh chúng ta!” Bowers tự trách và hối hận suốt cuộc đời cũng vì sự lổi lầm của nó mà gây ra cái chết của Braman! Tại sao! điềm gì mà Braman đưa hình vợ của hắn ra với lời như trân trối trước đó?
Mays giựt mạnh cánh tay Bowers như đem hắn trở về thực tại, hắn đứng xỏng lưng như người hành khách đang đứng chờ lên phi cơ du lịch, một tràng đạn nhắm vào hắn như trượt qua trong gang tấc, 2 khối thịt nhảy nhanh xuống mặt ruộng lún sâu dưới bùn lầy qua khỏi mắt cá, chới với gượng lại như muốn ngã xuôi theo xuống ruộng nước. Mays với giọng không bình tỉnh cho lắm, thét ra lệnh cho đoàn viên Phi hành leo vào bên trong chiếc M.113 gần nhất. Bowers phụ giúp Mays thúc dục đoàn viên leo lên, nhưng khỏi thúc dục, họ phóng lên còn nhanh hơn tiếng pháo lệnh. Cánh cửa sau của M.113 vừa sập xuống ruộng, nước văng tung tóe thì đã có người phóng vào nhanh như chớp.
Trung úy Cho quyết định, không thể quá điên rồ khi phải cứu thêm người trong lúc nầy hai người đã chết rồi như Braman và Deal phải chờ cơ hội thật an ninh mới nghĩ tới, còn lại không còn ai đang bị thương để phải bận tâm. Riêng Bowers cảm thấy không an toàn khi ngồi trong M.113, hắn tự động như cái máy mau bước đi theo Trung úy ĐĐT, và đang bò trườn xuống bờ đê cùng với Đại đội mà hắn có trách nhiệm Cố vấn.
Nhưng khi Mays bước lại M.113 thì phát hiện người tài xế của chiếc M.113, hắn đã trúng một viên đạn xuyên qua đầu chết tốt; Trung úy Cho rời pháo tháp để liên lạc với Bá, trời! chả lẻ lúc nầy mà Cho không ôm chặt khẩu Đại liên 50 nơi tay, hay hắn ngại số phận cũng giống như anh tài xế nầy, vì Trung úy Cho là người anh hùng thứ thiệt mà! Sức mấy mà Cho sợ chết; Tiếng đạn rãi vào chất hợp kim (alloy) của thân M.113 mỗi lúc một ác liệt hơn, những viên đạn cứ tiếp tục rãi vào như những hạt cát khá lớn, với âm thanh, Bum, bum, bum
Trong khi đó, Mays báo cáo cho Vann đã cứu được đoàn viên gồm 3 người còn sống và 2 Cơ phi đã chết, tiếng Phi cơ L.19 của Vann rỏ ràng đang bay ù ù trên đầu đây mà, nhưng sao không thấy trả lời. Cuối cùng hắn phát hiện cần antenne đã bị đạn VC đem đi chơi chỗ khác; Bá ra lệnh cho 2 con Cua mới vượt qua con kinh phải chạy hết tốc lực đến tiếp viện, trên chiếc cuối có Đại úy Scanlon. 2 chiếc nầy đang bọc vòng bên trái của các chiếc Trực thăng, để yểm trợ và che chở cho cánh sườn của quân bạn, chiếc của Scanlon bọc trước mũi Trực thăng để yểm trợ phối hợp khi cần. Dù sao 3 người Mỹ nầy (Scanlon, Bowers, Mays) cũng có ít nhiều kinh nghiệm hoặc can đảm vì họ đã từng chiến đấu ở chiến tranh Triều Tiên, nhưng tại chiến trường VN họ chỉ xử dụng được súng Lục Cold.45, vì là chức vụ Cố vấn, tuy vậy nhưng đụng trận họ cũng không có gì chứng nhận là “lạnh cẳng”dù rằng chiến trận đang ở trên thế đất khác lạ, trên vùng nước lau sậy lầy lội trên tay vẩn hiên ngang lâm le khẩu súng lục Cold.45 để nghênh chiến.
Lệnh của Đại úy Bá, 2 chiếc vừa mới đến phải chạy vòng bên Trái Trực thăng, tấn kích thẳng vào ổ súng lộ thiên 700 thước bên Trái của con kinh mà các họng súng đang hướng ra ruộng nước nhắm vào Trực thăng đang đậu. Bên cánh phải, 2 chiếc M.113 của Cho cũng đang hướng mũi súng vào mục tiêu như 2 chiếc kia. 4 chiếc ngừng hẳn, các bửng cửa sau mở ra, từng Tiểu đội của toán quân tùng thiết nhảy xuống, bắt đầu thành lập đội hình tấn kích. Tất cả Xe và người đang trong vị thế sẳn sàng xung phong.
Có một điều ngộ nghỉnh trong chiến cuộc VN, Scanlon, người đầu tiên nhảy xuống ruộng nước, tay cầm khẩu Cold 45 trong khi tay kia phụ mở cánh cửa sau (cửa nầy mở bằng hệ thống thủy điều) hắn bắt đầu đi theo Tiểu đội tùng thiết sau lưng M.113, với khẩu súng Lục nầy hắn chẳng bắn được ai, và viên đạn bắn ra chỉ được gần 100 thước thì rơi tỏm xuống nước, nhưng làm như vậy là phản ứng tự nhiên để giữ vững tinh thần. Trận chiến vẩn tiếp tục xãy ra quyết liệt, một binh lính trong Tiểu đội vừa chạy ra khỏi tầm bao che của M.113, đả bị trúng đạn ngã ngửa trên mặt ruộng, tiếng Đại liên 50 nổ liên hồi lẩn lộn với âm thanh bắn trả của các loại súng. Đến giờ này, các con Chuột đồng mới thật sự chui lên khỏi hang, nhưng lần nầy thì VC tập trung một tụ điểm là “rừng Chuối” trước mặt, riêng những rừng cây Tre, Dừa và Cau thì không còn bóng dáng VC, “Họ đổi chiến thuật chăng, hay vì sợ Phi Cơ Chiến Thuật sẽ dội bom lên các lùm cây Tre, Dừa, Cau?” Khẩu Đại liên 50 quạt lên không trung rồi hạ dần xuống hàng cây, cắt ngọt các ngọn Chuối, có tiếng đạn dường như Đại liên M.30 nổ dòn bên hông trái của M.113, người xạ thủ không còn nghi ngờ gì nửa, di chuyển họng súng vào hàng cây bên trái, quạt ngang dọc dưới các gốc cây, làm bay mất những bụi cây quanh đó; nhưng VC vẩn ẩn núp an toàn sau con đê dẩn thủy, bắn trả quyết liệt, những viên đạn tha chết đang bay trên đầu họ hoặc chui vào dưới thành con đê, nhờ được chướng ngại vật là con đê che chở, tinh thần VC càng say men chiến đấu. Đây là lợi điểm của thế thủ, trong sân nhà, một có thể chọi lại năm hoặc hơn nửa; Từ lúc đụng trận cho tới giờ, cả Mỹ lẩn Việt, chả ai thấy được anh VC mặt mũi ra sao, mà chỉ thấy một màu xanh lá cây trước mặt, đoán mò ra rằng chúng đang ẩn núp kín đáo dưới những lùm cây um tùm, mà tiếng súng thì nổ chát chúa khắp nơi không thể đoán được.
Khi đã lọt vào tằm đạn phục kích, người lính thủ cây trung liên BAR trên nóc M.113 trúng đạn ngã quỵ bên cạnh người xạ thủ Đại liên 50, rồi anh nầy cũng hồn vía lên mây, tự động chui xuống pháo tháp tránh đạn, nhưng vẩn bóp cò súng mặc cho đạn muốn đi đâu thì đi. Lúc nầy Scanlon cãm thấy vô cùng nguy hiểm như đầu Bò ngu dại húc vào vách tường sắt, nên lỏm bỏm vài tiếng Việt kêu gọi lính Bộ binh tùng thiết chui lại vào cabin M.113 để tránh đạn, “mau lên! mau lên!” Những hy vọng M.113 cán lên đầu VC đều tiêu tan theo mây khói và chính anh ta cũng bị lôi cuốn vào cảnh hoảng sợ như con Gà đá độ bị thua đang xù lông.
Scanlon vẻ ra một bức tranh đen tối trong đầu: khi màn đêm buông xuống, quân bạn sẽ có một số chết và bị thương nếu như cứ tiếp tục ủi vô như thế nầy. Hắn gọi ơi ới viên Trung Sỉ trưởng xa và các chiếc khác nên lui ra xa khỏi con đê để tránh tầm đạn nhỏ, nhưng trước mặt lại có một binh lính đang trúng đạn bị thương ngã nằm trên ruộng nước, Scanlon và một binh lính can đảm của chiếc khác đang chạy tới dìu anh lên bửng cánh cửa sau của chiếc gần nhất, để nằm tạm trên sàn xe, cũng chẳng ai ngó ngàng tới vì đang bị bấn sút sít. Trong khi toán đang dìu một người lên sàn xe thì một anh lính khác đang trúng đạn bên hông phải của M.113 đi đầu và người lính thủ cây Trung liên BAR của chiếc thứ 2 cũng bị trúng đạn. Nhưng cũng may nhờ sự can đảm của anh xạ thủ Đại liên 50 bắn xối xã vào rừng Chuối trước mặt nên VC đã không còn bắn trả. Cảnh vật trở lại yên tỉnh đến độ hải hùng, hay là đã xa khỏi hiệu lực của tầm đạn, nên VC không muốn phí đạn; 2 chiếc M.113 lui lại núp đàng sau 2 chiếc H.21 để chỉnh đốn đội hình tấn công lại, kỳ nầy không tấn kích về phía bên Phải của Trực thăng, vì nơi nầy đã có đủ Hỏa lực của 2 chiếc của Trung úy Cho. Viên Trung Sỉ trưởng xa cho tấn kích thẳng về phía trước mũi Trực thăng, tuy rằng trên M.113 đả có 3 thương binh đang chờ cơ hội tản thương về Bệnh viện Cộng Hòa.
Dù rằng ở trên M.113 vẩn được tương đối bảo đảm hơn, nhưng Scanlon tự nhiên nhìn thấy 3 thương binh nằm dưới sàn đâm ra lạnh cẳng, nên khi hắn thấy Bowers lấp ló dưới bờ đê, quắc tay bảo hắn nhảy xuống, hắn bèn tự động nhảy xuống như người máy. 2 người Mỹ rù rì với nhau, như ý muốn của Bowers là Scanlon nên làm Cố vấn cho Đại đội nầy, Scanlon hỏi, đoàn viên trực thăng đâu rồi? Bowers, vì xa tầm đạn từ bờ rừng, nên hắn và Scanlon nhỏng lưng chạy qua mô đất, nơi đoàn viên đang núp cách Trực thăng chưa đầy 20 thước, mà nãy giờ họ đã mục kích chiến trận qua sự di động cũng như tiếng súng qua lại của đôi bên.
Đại úy Bá đang dẫn mấy con Cua băng ngang cạnh sườn Phải, hiệp lực với 2 chiếc của Cho, sau khi trục kéo từng chiếc một qua con kinh, Bá đang hùng dũng ngồi trên pháo tháp với cây Đại liên 50 như sẳn sàng nhả đạn. Cho đề nghị với Bá, nên tấn kích ngang hông con đê, có như vậy đường tiến sát được quang đảng hơn, VC không còn dịp dựa vào chướng ngại-vật con đê mà chống trả phủ đầu chúng ta được; và như vậy sẽ tuần tự dứt điểm từng cụm một, thay vì phải bị đụng trận cùng một lúc cường độ hỏa lực tối đa.
Thật vậy, Cho có lý, khi đánh thọc ngang hông, bây giờ mới thấy rỏ ổ súng Đại liên M.30, những hố cá nhân dọc dài theo đó, các Trung liên BAR quay ngược lại 90 độ, VC làm sao thoát khói hỏa lực Đại liên 50 có tầm cường sát xa hơn. Bắt buộc VC phải xung phong tới để diệt cây Đại-liên 50 nầy, chớ không lẽ núp chờ đạn tới để bị tiêu diệt
Sau khi thuyết giản đội hình qua vô tuyến, 4 chiếc M.113 xong trận, thì thình lình chiếc dẩn đạo của đại úy Bá băng qua một ô đất cao rồi tụt xuống lỗ khá sâu của bờ ruộng, làm bộ phận nặng nhất của khẩu Đại liên 50 đập rất mạnh vào trán Bá, ông ta bất tỉnh trong đôi phút. Cuộc tấn kích không người chỉ huy xảy ra không lâu lắm, người Sỉ quan phụ tá, Trung úy Cho sẽ cầm quân tiếp tục chỉ huy trận chiến. Trong 20 phút giao tranh ác liệt, người anh cả bất khả dụng lôi kéo theo tinh thần binh sỉ, cuộc chiến đáng lẽ thượng phong thành hạ phong, vì những tay súng ngồi trên nóc tháp là những mục tiêu hấp dẫn cho các họng súng chụm về hướng họ và các Trung sỉ Trưởng xa thì thiếu kinh nghiệm chiến đấu, còn Tiểu đội bộ binh tùng thiết thì chỉ núp thật kín sau lưng M.113, không thấy địch tình trước mặt. Người Trung sỉ gan dạ thay Bá nhảy lên thủ cây Đại liên 50 quạt qua lại dưới chân cũa con đê, bay mất các bụi Chuối non, rải đạn tới tấp vào cánh phải của hàng cây. Sau vài phút bổng dưng hắn rơi xuống gầm M.113 với trạng thái như là bị tử thương, nhìn kỷ vào hắn mới phát hiện một viên đạn bắn xuyên qua cuống họng, thật cái thế lực ghê gớm trong bóng tối muốn quân miền nam phải bị thiệt hại hay ít nhứt phải trì trệ trong cuộc chiến đấu tạo ra lý do phải có cuộc huấn luyện tập trận cho quân đội, nên Mỹ cố tình không trang bị thiết bị lội bùn và bức chắn đạn cho xạ thủ trên M-113?
Ở trên không trung, Vann bực tức đi đến không còn sáng suốt để giải quyết vấn đề mà chẳng một ai tin tưởng ông để giải quyết, Vann tuyệt vọng nhìn xuống thấy lần lượt người xạ thủ nầy rơi rụng đến người xạ thủ khác… rồi không còn xạ thủ nửa, thôi đành lui xe từng chiếc một như con cua gảy càng. Vann vô cùng ngạc nhiên, bức tường sắt và hỏa lực trội hẳn như vậy mà bỏ chạy, thật quá sức tưởng tượng của Vann; Trong khi Vann muốn liên lạc với cố vấn M.113 thì không được, ông tức cành hông muốn ói máu, vì có miệng mà như câm, dù rằng trước đây Vann đã nhiều lần khuyến cáo Sàigòn nên trang bị vô tuyến giữa L.19 và M.113 có cùng một loại máy và tần số.
Sự thật, VC cũng chẳng có Thần thánh gì, họ phải quyết tử chiến để dành sự sống có thế thôi, vì không còn con đường nào khác; Sau cùng, đại úy Bá lấy lại thăng bằng, bình tỉnh, bây giờ phối họp 8 chiếc cùng một lượt tấn kích lại, mũi dùi tiến công là cạnh sườn bên hông Phải của các công sự phòng thủ của VC. Bá đếch cần nghe lời kêu gọi của những người Mỹ ngu dốt về chiến tranh mà quá ồn ào trong vô tuyến làm rối loạn cho sự điều động chỉ huy; Họ luôn luôn bị ám ảnh đến nổi hình dung ra nhiều bức tranh kinh dị như M.113 có thể bị lún ngập xuống ruộng nước rồi VC dở nắp tháp M.113 quăng lựu đạn xuống, hoặc từng người lính trong xe chui ra rồi bị VC bắn như lủ Chuột bị động ổ, còn như Vann có ý kiến đóng cửa pháo tháp kín mích chạy loạn xạ vô rừng cán càn lên hầm hố VC, kiếng chấn hậu không đủ tằm nhìn xa, bị mắc kẹt, loay hoay, rồi VC tự do leo lên phá hủy, dù sao đại úy Bá cũng đả tốt nghiệp cả 2 trường thiết giáp nổi tiếng của Pháp và Mỹ, liệng lựu đạn vào các điểm nhược của M.113, nói tóm lại họ chỉ có trù ẻo chớ chẳng giúp được gì cho quân đội miền Nam. Bá nhìn người Trung sĩ quả cảm trung tín ngả gục trên sàn, Bá điên tiết nghiến răng ra lệnh xung trận, tất cả các cây Đại liên và Trung liên rải vào dưới thấp tận cùng của con đê, trong khi Tiểu đội tùng thiết bắn xả vào trước mặt, chiếc M.113 sẽ cẩn thận leo lên con đê vì có thể tuột nhào xuống con kinh, chắc chắn VC ở dưới hố bắt buộc chui lên nếu không sẽ bị cày nát. Các mắc dây xích bắt đầu xoáy động tiến qua các vũng bùn lầy, ruộng nước, trên các bờ đê lồi lỏm.
20 phút vừa qua đem lại sự thất bại vẫn còn ám ảnh nơi các Chiến sỉ đang dấn thân xung tới, cho nên lôi cuốn ít nhiều tinh thần tiêu cực gây cho Bá nhiều khó khăn khi xung kích; Cuộc tấn kích có vẽ trong tình trạng do dự hơn là mục tiêu trước mặt cần sự quyết định chiến thắng. Tuy nhiên các M.113 cũng bắn chéo qua lại để yểm trợ lẫn nhau, lần nầy có lẽ VC thấy nhiều xe nên ẩn núp có vẻ sâu và cẩn thận hơn? Không phải vậy, mà nhớ rằng: VC đang dừng lại đợi M.113 vào trong tầm đạn rồi mới xung phong quyết tử; Cái bất thường mà các tài xế M.113 chưa quen là tấn kích bằng cách dùng kiếng phản xạ nhìn về phía trước, nên năng kiến độ và tốc lực có vẻ chậm chạm hơn, ngay đến giữ khoảng cách song hành cũng khó để di chuyển. Có vài xạ thủ Đại liên phải thay đổi vì không chịu đựng được lâu sức phản hồi quá mạnh của súng. Tuy nhiên, VC chịu đựng chống trả rất tài tình và điêu luyện, họ không chia hỏa lực vào chổ nào khác lạ, mà duy chỉ một mục tiêu độc nhất là xạ thủ trên nóc M.113 không có bức chắn đạn; Nhưng lần nầy phía M.113 đã đổi chiến thuật thì VC phải ứng xử ra sao đây? Ba chiếc M.113 đi đầu gồm có đại úy Bá đã còn cách bờ Đê có 15, 20 thước (con Đê bề ngang hơn 2 thước) thêm một giây lát nữa thôi, con quái vật 10 tấn nầy sẽ cày nát lên các hầm hố của VC; Thế rồi như một bầy kiến vở tổ, Tiểu đội trưởng VC Dũng tìm cách chận lại con quái vật dẩn đầu, hắn nhảy nhanh ra khỏi hố cá nhân, với xác người bằng xương thịt đứng trước con quái vật bằng sắt, rút quả lựu đạn nơi thắt lưng quăng lên nóc xe, tiếng nỗ chát chúa, nhưng con quái vật vẫn gầm thét cày lên, xuống, qua, lại các hố cá nhân, (Cảnh nầy đã lập lại nơi Đồi 31 Hạ Lào 1971, các chiến sĩ Dù thuộc TĐ-3 đã phải hy sinh như vậy khi trung đoàn 24B/BV tấn công lên bằng PT-76). Cả Tiểu đội chạy theo Dũng để xung phong leo lên M.113 tìm chỗ nhược điểm của con quái vật mà hủy diệt. Tất cả 3 xe đều có phần tận hưởng những trái lựu đạn nỗ rải rác trên nóc. Một du kích cảm tử tên Sơn, từ dưới bờ Đê phóng lên trên cao bắn phóng lựu xuống chiếc cuối, 2 tiếng nỗ long trời nhưng con quái vật cứ thản nhiên trờ tới, Tiểu đội trưởng Dũng không hề hấn gì? Nhưng 3 du kích đã chết ngay tại chỗ còn lại tất cả đều bị thương, phần lớn do mảnh lựu đạn chính họ quăng ra phản hồi lại. Dù sao đi nữa thì đoàn viên M.113 cũng hú hồn hú vía; đại úy Bá cho lịnh rút về nơi an toàn vì cũng không còn gì để mà tiến tới, nhưng chịu thêm 2 xạ thủ bị thương; Lúc nầy là 2 giờ 30 trưa.
Nghe tin động trời, vì từ xưa tới giờ làm gì có chỉ một buổi sáng mà bị rơi tới 4 chiếc Trực Thăng, phải ăn nói làm sao với TT Diệm đây? Vì Tướng Cao phải chịu trách nhiệm, là vì Tư lệnh Vùng, ông và người cố vấn Dan. Porter vội vàng lên Phi Cơ đáp xuống phi trường Tân Hiệp gấp, Tướng Cao bực mình vì Đạm và Vann đưa ông vào vị trí sẽ bị quở trách của TT Diệm; Tại sao Tướng Cao không tuân lệnh của Vị tổng tư lệnh tối cao quân đội là TT Diệm? Tướng Cao cho rằng: sự thua trận là do tổ chức hành quân thiếu kinh nghiệm, điều dễ hiểu là biết mình và phải biết kẻ địch, kẻ địch có gì? những loại súng của VC chỉ gỏ ồn ào ngoài vỏ của M.113; khi biết VC chốt ở chổ nào, không cần dùng hoả lực mà chỉ dùng 10 tấn sắt cày qua lại 10 lần là xong mục tiêu? Còn như muốn tấn kích, đâu cần tấn kích trước mặt, phía nào họ sơ hở thì tấn kích vào.
Liền sau đó khi nghe tin Bá không hoàn thành được mục tiêu đẩy lui được VC ra khỏi Ấp-Bắc, Tướng Cao thêm giận dữ toan giải nhiệm Bá ngay mặt trận và lấy người khác thay thế ngay, Vann trong khi bay vòng tròn trên đầu M.113 quan sát tiến trình tấn kích của Trung úy Cho vào mục tiêu có họng súng Đại liên M.30, nơi gốc Phải của con Đê, nghe được tiếng của Dan. Porter cho Vann biết, Tướng Cao đang yêu cầu Bộ Tỗng Tham Mưu cho tăng viện một Tiểu đoàn Dù. Trong đầu Vann có ngay một kế hoặch là thả xuống vùng đầm lầy ở ngay hướng Đông của 2 Ấp (Tân Thới và Ấp Bắc) vì nơi đây người chỉ huy Tiểu đoàn VC không bao giờ di chuyển qua đồng trống giữa ban ngày, nhưng chắc chắn họ sẽ rút lui trong đêm tối sẽ bị Dù thanh toán. Porter trả lời: “Topper Six, tôi đã nói với Tướng Cao về việc nầy nhưng Cao cho biết sẽ điều động Tiểu đoàn Dù nhảy xuống nơi khác cũng gần đó!”. Vann mau mắn: “Tôi sẽ đáp xuống Tân Hiệp liền thưa Ông!” Vann ra lệnh cho Phi công L.19 về đáp ngay, nhưng trong lòng Vann vẫn hình dung ra ý định của Cao; Tướng Cao không có ý định xử dụng Tiểu đoàn Dù để giăng bẩy phục kích hay tiêu diệt VC mà chỉ để phô trương Lực lượng với ý đồ cho VC phân tán hay chấm dứt trò chơi.
Tại Tân Hiệp, chong chóng của chiếc L.19 chưa ngừng hẳn, Vann đã vội vàng nhảy xuống đi một mạch thẳng vào Tăng lều, khi gặp tướng Cao, ông từ tốn nói: “ngày hôm nay tôi đã gây ra sự đổ máu cho binh sỉ mà không được trả giá gì hơn! Tôi muốn phải tiêu diệt chúng không còn một móng” Dan. Porter bênh vực cho Vann, cả hai biện luận rằng, Vann tiếp: “Thiếu Tướng nên thả Tiểu Đoàn Dù ở điểm nầy!” Vừa nói Vann vừa chỉ ngón tay vào chiếc bản đồ lớn, đó là vùng đầm lầy ở hướng Đông của hai ấp đang giao tranh. Tướng Cao sắc mặt hầm hầm, giựt tấm bản đồ trên tay Vann đặt trên cái bàn, chán nản lắt đầu lia lịa: “như vầy là không được rồi! Như vầy là không được rồi! tốt nhất là nên thả Tiểu đoàn Dù vào Phía Tây thay vì phía Đông… vì phía Tây sau M.113 giử cho họ đáp xuống được an toàn và bắt tay với ĐPQ... vì đây, tôi muốn Dù là lực lượng tăng viện chớ không phải để truy kích, thiệt hại như vậy là đủ rồi!”.
Vann chua chát với ý nghĩ mà Cao cho là hợp lý, vì đây chỉ là hình thức cũng cố sự thất bại không hơn không kém; Vann bất bình gào lên: “Trời ơi, Thiếu tướng biết rằng chúng sẽ chạy thoát trong đêm nay … bộ Tướng sợ chiến đấu, Tướng có biết chúng sẽ chạy thoát về hướng Đông trong đêm nay, có phải Tướng không muốn đụng trận?”. Tướng Cao không còn giữ được sự bình tỉnh, ông phán ra lời của một Tướng Lảnh Tư lệnh Vùng mà nói với một Trung tá rằng: “Trung Tá ‘nướng lính’ của tôi như vậy đủ rồi! Tôi là Tư Lệnh mà đây là sự quyết định của người có thẩm quyền... Trung tá hiểu chưa”.
Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm từ Tổng Tham Mưu bay xuống cũng giữ nguyên ý kiến của Tướng Cao vì đã hiểu ngầm tư tưởng của TT Diệm, dù rằng Vann cố gắng hết lời giải thích. Tướng Paul Harkin muốn lánh mặt nên không chịu xuống đây để bênh vực Vann và Porter, trong khi phía VN lấy Sao đè Tá, Tướng Paul Harkin lánh mặt là phải, vì sự thiếu khả năng binh nghiệp với cấp bực và chức vụ không tương xứng trong việc làm thì sự thất bại đương nhiên phải có. Tuy nhiên, Tướng Cao làm lành dịu giọng “Chúng ta sẽ thả Tiểu đoàn Dù vào khoảng 16 giờ trưa nay” Vann ôm mối tức tưởi trong lòng, lững thững bước trở lại chiếc L.19 mà lòng vừa đau nhức nhối vừa nhục vô ngần.
Hơi thở Vann hổn hển trải qua một cách chậm chạm nặng nề vào một buổi trưa oi ả của mùa Đông nhưng đầu nóng hổi, cố mong thuyết phục Cao, Đạm, Thơ với hy vọng biến cuộc bại trận trở thành thắng trận, ông đang nhìn về phía chân trời như trông ngóng những Thiên thần Mủ Đỏ rửa nhục giùm ông. Vann vẫn còn cơ hội có thể tạo ngược thế cờ, bằng cách sử dụng 2 Tiểu đoàn ĐPQ và Đại đội tùng thiết của Bá, phối họp tấn công vào Ấp Bắc. Nhưng lực lượng của Bá quá mệt mỏi, tinh thần đang hoang mang vì không có người tài giỏi thiết kế hành quân, đưa lính vào lò sát sinh. Với hỏa lực áp đảo của Đại liên 50 yểm trợ, VC không chịu nổi cùng một lúc tấn công 3 mặt; Nếu đem lại một chiến thắng nào để bù lại sự hy sinh của nhửng người đã chết hay trúng thương thì gở gạt được phần nào cho danh dự, nhưng…
Tiểu đoàn ĐPQ thứ 2 đã đến được Ấp Bắc nhờ áp lực được giải tỏa của Bá, viên Tiểu đoàn Trưởng là một Trung Úy rất trẻ, điều nầy làm cho người Mỹ ngạc nhiên vì chức Tiểu đoàn trưởng phải là Trung tá; thời kỳ TT Diệm cấp bực rất khó lên nên càng tăng thêm giá trị của Sỉ quan0 Người Sỉ quan trẻ tuổi nầy liền cho Tiểu đoàn yểm trợ phía cánh Mặt của Bá và đang vượt qua các công sự phòng thủ của VC mà không bị một sự chống trả nào, đang tiến sâu vào Ấp Bắc. Ông gọi máy nhiều lần cho Thiếu tá Thơ xin lệnh tấn kích vào Ấp, nhưng Thơ chỉ thị phải chờ lệnh. Sau nhiều đợt oanh kích rồi pháo binh dội vào, cuối cùng là M.113 cày xới lên VC đã bỏ chạy đi nơi khác; Phi cơ chiến thuật AD.6 đã hủy diệt hoàn toàn các ụ súng M.30 ở bên gốc Phải của con kinh đào lúc 3 giờ 40 phút.
Đại tá Đạm ra lệnh Phi cơ.L19 VN đợi ông tại sân bay Tân Hiệp, ông sẽ ngồi ghế sau để điều không tiền tuyến bằng Phi cơ FAC của VN để được hiệu quả hơn. Oanh tạc cơ B.26 Marauder từ Phi đoàn Biệt kích (Air Commando Squadron) ở Biên Hòa đang trên đường bay xuống Ấp Bắc. Một cuộc oanh tạc ác liệt xãy ra trên những công sự phòng thủ được đào sâu dưới gốc cây Tre, Cau, Dừa, những ổ súng máy dọc trên kinh đào, Sau khi B.26 thả hết bom napalm, bom nổ; bây giờ đang chúi xuống, những tràng đạn 12, ly 7 từ 8 nòng súng trước mũi rãi đều lối mòn dọc trên con lạch, sau cùng B.26 giải toả một lần (salvo) hết những hỏa tiển vào gốc quẹo của con Đê, VC ngả ra chết và bị thương dưới tầm mắt của quan sát viên Đạm. Sau khi tất cả B.26 rời vùng trở về lại Biên Hòa, thì pháo lại tiếp tục dội tiếp.
Thỉnh thoảng, Vann hối thúc Ziegler chạy đi hỏi, chừng nào Tiểu đoàn Dù bắt đầu nhảy, Tướng Cao ló đầu ra khỏi lều, nhìn lên trời về hướng Bắc “đáng lẻ họ phải nhảy xuống rồi sau không thấy gì cả… hà!” Sau cùng tướng Cao biết được họ sẽ nhảy xuống lúc 6 giờ chiều, có nghĩa chỉ còn ánh mặt trời thêm một tiếng nữa là màn đêm chụp xuống VC sẽ chém vè. Cuối cùng, họ đang nhảy lúc 6 giờ 5 phút chiều, từ các chiếc vận tải cơ của Sư đoàn 2 thuộc Đệ thất Không lực, phi cơ 2 máy, hình con cá Voi C.123 Providers, cửa nhãy ở phía sau đuôi.
Người chỉ huy Tiểu đoàn VC đả trộm nghe được qua máy vô tuyến SCR/300 mà họ cướp được, Hai giờ nữa quân nhảy Dù sẽ xuống đây nhưng không biết địa điểm nào; Thế nên, ông điều động Đại đội trấn giử ở Ấp Tân Thới, chuyển khẩn cấp qua tình trạng chuẩn bị giao chiến, nếu Dù là cơ nguy cho Đại đội, vì các lực lượng ở Ấp Bắc đã quá mệt khi bị đụng trận liên tục. Còn như Đại đội nầy chưa đụng trận nào đáng kể, nên có dịp để tạo nên chiến thắng, còn như nếu không bị cơ nguy khiêu khích thì áng binh bất động chờ đêm tối cùng toàn thể “chém vè” một lược về hướng đông để bảo toàn lực lượng.
Sỉ quan Cố vấn đi theo Tiểu Đoàn BB của Sư Đoàn 7, đã tiến vào Ấp Tân Thới hồi sáng nầy, Đại Úy Kenneth Good, 32 tuổi, tiểu bang California, tốt nghiệp trường West Point 1952, đã bị trúng đạn, vết thương vừa bị nhiểm trùng, vừa bị chảy máu không cầm lại được, khi được Trực thăng bốc về tới phi trường thì Kenneth cũng vừa tắt thở.
Không biết vì cơ duyên nào hay ý đồ chiến lược của “đỉnh cao trí tuệ” muốn quân miền nam bị xa lầy để có cớ Mỹ hoá cuộc chiến, hoặc Thượng đế phải binh kẻ yếu thế, lỗi Phi công hay lỗi người ra lệnh nhảy ra khỏi Phi cơ sớm hơn một phút, hay gió tạt về tây nam quá mạnh, đưa quân Dù bê ra xa hơn một cây số, vài lính Dù nhảy ngay trên đầu VC. Lại tái diễn cái cảnh hồi sang nầy, vài con ruồi dật dờ trước miệng chó. Tiểu đoàn Dù rơi ngay về phía Tây và Tây Bắc ấp Tân Thới, ngay chổ một đại đội VC vừa được điều quân qua đang phục kích, thay vì sau lưng Tiểu Đoàn ĐPQ hoặc sau lưng M.113 của đại úy Bá, theo như kế hoặch ấn định của Tướng Cao. Thật là tội nghiệp cho các Chiến Sỉ Thiên thần phải bị ngã gục khi còn lênh đênh trên không trung; Thảm bại cho quân Dù 19 chết và 33 bị thương một cách oan uổng, gồm có 1 Đại Úy và 1 Trung Sỉ Mỹ.
Cái danh từ trịch thượng mà người Mỹ khinh khi lính VC phải trả một giá nào đó để cho họ có thì giờ suy gẫm câu xấc láo (raggedy-ass little bastards). Chỉ có 350 tay súng mà chiến đấu kiên cường đối đầu với vũ khí tối tân hơn 5 lần, gồm có M.113, Pháo binh, Oanh tạc cơ B-26, Tìm kích AD-6, Trực Thăng vỏ trang. Trong khi đó vũ khí mạnh nhất của VC là súng cối 60 ly đã chứng tỏ sự chiến đấu kiên cường dù phải chịu một sự thiệt hại khiêm nhường nào đó. 18 chiến sỉ VC chết và 39 bị thương đổi lại Mỹ và VNCH phải sử dụng hàng ngàn viên đạn súng máy, 600 tạc đạn pháo binh, 13 phi vụ chiến thuật, bom lửa và đủ loại bom nổ, 5 Trực Thăng vỏ trang, dùng 8.400 viên đạn và 100 hỏa tiến 2.75 công hảm trên rừng Dừa, Tre, Cau, Chuối. So ra thì VC thắng trận trong vẽ vang, gây ra cho quân đội miền nam, 109 bị thương và 63 tử thương.
Màn đêm đã hoàn toàn buông xuống trên vùng chiến địa, nhưng Tiểu đoàn trưởng VC phải tìm mọi cách tập họp các đồng đội để điểm danh, các du kích giao liên đã liên lạc được với nhau đúng 10 giờ khuya là bắt đầu rút và tập họp tại nhà ‘Anh Mười’ ở cuối tận cùng phía Nam của Ấp Tân Thới. Rút trước tiên là Đại đội cơ động vừa đụng độ với lực lượng Thiết vận xa của Bá, theo đường mòn dọc con lạch dính liền với Ấp Tân Thới; trong khi rút lui một Trung đội phải giữ an toàn bọc hậu; tới phiên Đại đội ở Tân Thới cũng rút và cũng phải có một trung đội cơ hữu giữ an toàn phía sau phòng có thể tao ngộ chiến với quân VNCH. Tiểu đoàn trưởng đã chuẩn bị xuồng nhỏ đợi ở con kinh đào để chuyển các thương binh, mọi đơn vị đều có du kích địa phương hướng dẫn bằng ám hiệu trong đêm, Họ rút về hướng Đông đúng theo sự ước đoán của Vann. Nhưng Tướng Cao chắc có chỉ thị của Tổng Thống Diệm nên quyết định thả quân Dù sau lưng M.113 và Tiểu đoàn ĐPQ, ở hướng Tây; cũng giống như Thiếu tá Thơ không chịu cho lệnh Tiểu đoàn ĐPQ tiến lên Ấp Bắc, dù rằng nhiều lần vị Tiểu đoàn Trưởng ĐPQ xin lệnh tiến công.
Một cái nhà lá khá rộng, dành làm một Bệnh xá Dã chiến, và Du kích địa phương sẽ cũng là Tiểu đội tản thương trên tuyến đường quen thuộc và an toàn nhất để đến Bệnh xá. Đích thân Tiểu đoàn trưởng VC cùng một Tiểu đội đi trở lại vùng hành quân để tìm xác đồng đội trong đó có Tiểu đội trưởng Dũng. Ông muốn tất cả phải đưa về hậu cứ để tuyên dương chôn cất theo nghi lễ, vì họ đã anh dũng chống trả trong khi bom đạn cày lên đầu họ. Nhưng ông và Tiểu đội trở lại với tay không kể cả xác Dũng cũng không tìm thấy vì trời tối đen như mực và sợ gây ra tiếng động M.113 của Đại úy Bá sẽ cho nổ súng, vã lại ánh đèn pha của M.113 làm họ sợ bị lộ diện; quân lính của Bá đang đóng quân cạnh bìa rừng của hàng Chuối, nơi Dũng đã oanh liệt tử trận (Theo QGP thì Tiểu đội trưởng Dũng tên là Dừng: Đến 13h30 phút, tiểu đoàn B của địch và xe M113 mở cuộc tiến công vào đội hình đại đội ID 261. Ngay phút đầu ta bắn cháy 1 xe và hư 2 chiếc. Nhưng ở trận địa của tiểu đội 3 trung đội 1 đã có 3 xe M113 và một tốp bộ binh địch tiến sát đến công sự ta. Đồng chí Dừng, tiểu đội trưởng cho hỏa lực kìm chế, rồi anh cùng 2 đồng chí nữa bí mật và bất ngờ nhảy lên xe M113 mở nắp thả thủ pháo, kết quả ta phá hủy 1 xe và diệt 5 tên, 2 xe còn lại hốt hoảng tháo chạy. 3 đồng chí trở về công sự thì bị hy sinh. Nhân dân Mỹ Tho đặt tên cho tổ này là "TỔ GANG THÉP NGUYỄN VĂN DỪNG").
Đúng 10 giờ tối, 2 Đại đội đi hàng dọc nối đuôi nhau về lại Mật khu “cánh đồng Lau Sậy”. Dân làng của 2 Ấp nầy đang ẩn nấu về hướng Đông, đồng loạt mỗi người một tay giúp họ di hành vào những đầm Sen, đi đường tắt dưới hàng Dừa nước. Quân chủ lực của Tiểu Đoàn 261 đi đầu, các Trung đội đi giữa khiêng người bị thương và xác chết đã tìm thấy được, kế đó Tiểu đoàn Du kích Địa phương 514 tập hậu. Họ là những chiến binh chuyên đi đêm nên đã đến đúng hẹn; Những chiếc xuồng nhỏ đang chờ sẳn ở bờ kinh, và những thương binh đang được chuyển qua thuyền máy đuôi tôm; Đoàn quân tiếp tục lội lỏm bỏm, vì nước ngập ngang lưng, chân đều bước cho mau kịp đến nơi hậu cứ và cuối cùng Họ đã từ nhà anh Mười đến được nơi an toàn mà không bị phát hiện. Bây giờ là 7 giờ sáng.
Họ đã vượt qua biết bao khó khăn và thử thách, Họ đã thắng trận một cách vẻ vang, đúng như Tổ tiên chúng ta đã chống ngoại xâm Tàu, Mông Cổ, Pháp, Nhật và bây giờ là Mỹ! Sau khi được tin, 5 Trực thăng bị bắn rơi, 1 Tiểu đoàn Dù bị thả lạc trên đầu VC, một tin khó tin nhưng là chuyện thật, được các hảng thông tấn ngoại quốc ghi nhận để mau chóng gởi về xứ họ. Trong đó có phóng viên Phạm Xuân Ẩn mà có ai biết con mẹ gì đâu? Nguyển Ngọc Rao của UPI, Võ Hùynh NBC, Hà Thúc Cẩn của CBS, Nicholas Turner của Reuters, và Nguyển Xuân Ẩn lập công đầu được Hà Nội qua Tư Cang đề nghị tuyên dương. Những nhà báo nầy trên đường tới Tân Hiệp, họ rù rì với nhau “nếu VC chận đường ban đêm thì sao…? VC bắt mình mà có giết không! Hay bắt bỏ tù mà không có ngày ra!”
Trận Ấp Bắc, trên thực tế, đã kết thúc ngay trong ngày đầu. Qua ngày hôm sau, mồng 3-1-1963, các phóng viên Hoa Kỳ mới đến vùng hành quân khai thác tin tức; Họ không hề hay biết gì hơn về cuộc hành quân này ngoài những điều mà họ đã khai thác được qua "báo cáo sau khi chạm địch" của các cố vấn Hoa Kỳ. Nhưng tiếc thay, những báo cáo này lại được viết trong khi các Cố vấn còn đang bực bội về vụ các cấp chỉ huy VNCH đã bỏ lỡ cơ hội chiến thắng. Trong báo cáo sau cuộc hành quân, trung tá John Paul Vann, cố vấn sư đoàn 7 BB, nhận định như sau:
- Quân đội VNCH thiếu kinh nghiệm tác chiến, thiếu phối hợp nên đã để tiểu đoàn 514 VC vượt thoát.
- Chi đoàn 7 Cơ giới đã trì trễ: Trong suốt 3 tiếng rưỡi đồng hồ, thiết quân vận chỉ tiến được 1.500 thước mặc dù địch trang bị vũ khí nhẹ..
HẬU QUẢ
Lý Tòng Bá viết: Không bao giờ tôi quên những khó khăn, gian khổ mà tôi và những anh em binh sĩ thuộc quyền, tưởng là không tài nào vượt qua được với nhiều lần các M113 thay nhau kẹt xích, kẹt bùn, loay hoay giữa ruộng. Có lần hơn cả hai ngày đêm, anh em các xa đội với quần áo trận đang mặc, từ ướt rồi khô, rồi từ khô đến ướt; Cứ miệt mài thay nhau liên tiếp móc kéo xe ra khỏi từng vũng bùn, khỏi vùng nguy hiểm.
Trong thời gian này, trực thăng CH.21 không được võ trang và trực thăng võ trang UH-1C Hueys, trang bị 2 đại liên 30 và 14 hỏa tiễn cỡ 2.75in, không có xạ thủ mà chỉ copilot điều khiển hoả lực cũng “chỉ được bắn địch sau khi địch khai-hỏa trước” hay nói khác đi nếu địch có bắn thì mới được bắn lạị để trả đủa. (Trang 67 Vietnam War, The 1963 Debacle, Richard F. Newcomb, 1987 Part of the explanation for Ấp Bắc, Harkins said, was the rule that helicopters could not fire until fired upon, and the Mohawks were unarmed)
Theo Dave R. Palmer trong Summons of the Trumpet, trang 33, để chống lại trực thăng, VC được trang bị tối thiểu 2 đại liên 50 và súng tự động đủ loại, xạ thủ đã được huấn luyện cẩn thận về kỹ thuật chống máy baỵ.
Bài viếtcủa Neil Sheehan về trận Ấp Bắc trong nguyệt san "The New Yorker" với bài "After the war was over", bài viết có đoạn P. Vann, một sĩ quan cố vấn, nóng nảy hồ đồ, hăng say quá trớn, sợ bị qui trách nhiệm … Mục tiêu của trận đánh “thua chiến thuật, thắng chiến lược”. Vì thế sau nầy tuy bị giải ngũ nhưng J.P Vann vẫn lên tướng dân sự theo sự ban thưỡng của Permanent Government, một hiện tượng hiếm có trong chiến tranh. Theo hồi ký của các cán bộ chiến sĩ QGP tham gia trận Ấp Bắc thì trong trận này họ chưa được trang bị AK, lúc này họ chỉ có 01 cối 60mm (với 12 viên đạn), 01 đại liên, còn lại là trung liên và súng trường có từ thời Pháp. "Sự lừa dối hào nhoáng" của Neil Sheehan có nhiều thông tin về trận này, theo Neil Sheehan thì QLVNCH đánh nhau quá tệ, vũ khí hơn hẳn, có xe M113, trực thăng mà thua mấy ông bộ đội địa phương và du kích không có vũ khí chống tăng, không có pháo.
Sau cuộc chiến thảm hại tại Ấp Bắc, Trung tá John Paul Vann bị Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Maxwell Taylor triệu hồi về Pentagon họp cùng tất cả vị Tư-lệnh: April/1963, Vann vẽ lại phóng đồ hành quân với màu sắc rõ rệt trên những chạm tuyến với dãy hàng Dừa, hàng Tre, Cau để khống chế và tiêu diệt, chỉ có một Đại đội của Tiểu đoàn 261 Chủ lực VC. Và thuyết trình diển tiến trong phòng họp Quân sự tối mật tại Ngủ Giác Đài. Vì thua trận nên ông phải bị giải ngũ, nhưng trên bình diện chiến lược, Vann sẽ được một thế lực sau hậu trường nâng đỡ, sẽ là tướng dân sự tương đương 3 sao.
Cuộc chiến tuy nhỏ nhưng đã làm rung chuyển Ngũ Giác Đài, và Ngũ Giác Đài buộc phải điều nghiên học hỏi ghi chép trong Học viện Quân sự, thuộc khoa nghiên cứu chiến thuật. Đây là khúc quanh lịch sử, khi người Mỹ đã chuẩn bị nhúng sâu vào chính tình VN, giữa sự mâu thuẩn đẫm máu: “chính sách và hành pháp chỏi ngược (political conflict) trong nội bộ Hoa Kỳ”
Ngay sau chiến thắng trận Ấp Bắc, từ đó trở đi, một số lớn VC từ bỏ gia đình đi theo Cách Mạng, lôi cuốn theo một số dân làng trở lại hồi kháng chiến chống Nhật Pháp; họ đồng lòng nhất trí kêu gọi những Cán bộ nòng cốt đã tập kết từ Miền Bắc, nên mau mau trở về Nam để thành lập chính quyền tại đây, hầu chiến đấu tiếp tục giữ vững vùng giải phóng, không bị chính quyền bù nhìn Miền Nam cai trị. Họ cương quyết phải hủy diệt Mỹ, dù Mỹ có nhiều loại vũ khí giết người tinh vi hơn; Thế là trò chơi chiến tranh giữa hai đấu pháp CIP và NLF sẽ trở nên ác liệt, đúng theo khởi điểm từ tháng 4/1959 .
Ngay sau khi chiến thắng trận Ấp Bắc, lực lượng chủ lực vừa từ Bắc vào qua Đường mòn HCM hiệp cùng du kích địa phương, thừa thắng xông lên đánh chiếm và cướp được từ các cuộc công đồn đả viện thâu được vũ khí vừa đủ để trang bị cho đồng đội. Lúc nầy Việt Cộng dùng súng Mỹ cướp được, sẽ có AK và B-40 sau.
Tướng Harkin đã không thèm kiểm soát để ý đến một số lớn vũ khí bị thất thoát khi trao xuống tận Tiểu Khu và Chi Khu, VC đã tuyển mộ được 2.500 người tình nguyện vào các tiểu đoàn tân lập địa phương. Hầu hết Bộ đội Việt Cộng đều được trang bị các loại vũ khí như: Súng bán tự động Garant M-1, Carabines, hoặc Tiểu Liên Thompson. Mỗi Đại Đội đều có tiêu chuẩn 1 Đại Liên M-30 và một giây đạn, và hầu như tất cả Trung đội đều có một cặp Trung Liên BAR (Browning Automatic Rifles).
Nhưng đối với Đảng viên CS thuộc vùng Bắc Châu Thổ Sông Cửu Long thì cho rằng Tướng Cao đã lầm lẫn khi mở cuộc hành quân, thay vì bao vây để tiêu diệt từng cụm nhỏ như theo ý của Trung ương Sàigòn, trong khi ngược lại Vann đã bao lần đòi hỏi phải tấn công sớm hơn nhưng vô ích.
John Paul Vann đã nhận xét về trận chiến này: “Họ (quân Giải phóng) thật dũng cảm, họ đã cho chúng ta một hình ảnh đẹp về bản thân họ ngày hôm nay”. Nhà báo Neil Sheehan, phóng viên hãng UPI và tờ Thời báo (Mỹ) viết “Họ đã làm được nhiều hơn việc thắng một trận, mang về một thắng lợi theo kiểu Việt Nam, cũng như tổ tiên họ đã làm từ nhiều thế kỷ. Họ đã chiến thắng quân địch mạnh hơn họ…”
Về quân số:
Quân Giải Phóng:
Theo Lịch sử chiến thuật Quân đội Nhân dân Việt Nam 1944 - 1975 - Tập 2:
Địa phương quân của tỉnh Mỹ Tho và du kích tại Ấp Bắc:
- Đại đội 1 Tiểu đoàn 514, quân số 115 đồng chí, do đồng chí Năm Diệp làm đại đội trưởng.
- Trung đội địa phương huyện Châu Thành có 50 đồng chí.
Quân khu 8:
- Đại đội 1 Tiểu đoàn 261, quân số 120 đồng chí, do đồng chí Bảy Đen làm đại đội trưởng (ghi lại khá đầy đủ trong cuốn nhật ký đã trở nên vô giá của ông).
Vũ khí rất thô sơ, chỉ 1 khẩu đại liên, còn lại là cối, trung liên và súng trường có từ… thời Pháp.
Harkins đã huy động lực lượng mạnh của VNCH, sử dụng hơn 2.000 quân của sư đoàn 7 bộ binh ngụy, hơn 20 cố vấn Mỹ, 3 tàu chiến, 46 máy bay các loại, 13 xe lội nước M.113, 6 pháo 105 ly…
Bộ binh: 3 tiểu đoàn của Sư đoàn 7, 2 đại
đội biệt động quân, 4 đại đội lính bảo an biệt kích, 4 đại đội lính bảo
an tỉnh, 3 đại đội dân vệ biệt kích, 1 tiểu đoàn lính dù.
- Tàu xe: 3 tàu gồm FOM, LCVP, LCM, 13 xe lội nước M.113.
- Máy bay: 2 chiếc B26, 6 chiếc khu trục, 4 chiếc L19, 14 chiếc C47, 20 máy bay trực thăng gồm: 10 chiếc H21, 5 chiếc H34, 5 chiếc HU1A.
- Pháo, cối: 6 khẩu pháo 105 ly, 4 khẩu cối 106,7 ly. Bộ chỉ huy hành quân gồm có:
- Tàu xe: 3 tàu gồm FOM, LCVP, LCM, 13 xe lội nước M.113.
- Máy bay: 2 chiếc B26, 6 chiếc khu trục, 4 chiếc L19, 14 chiếc C47, 20 máy bay trực thăng gồm: 10 chiếc H21, 5 chiếc H34, 5 chiếc HU1A.
- Pháo, cối: 6 khẩu pháo 105 ly, 4 khẩu cối 106,7 ly. Bộ chỉ huy hành quân gồm có:
- Chỉ huy trưởng hành quân đóng tại sân
bay Thân Cửu Nghĩa (Chi khu Tân Hiệp) do đại tá Bùi Đình Đạm chỉ huy; cố
vấn cuộc hành quân là thiếu tá John Paul Vann, cố vấn của Sư đoàn 7
ngụy.
Sau khi trận chiến nổ ra có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Quân đoàn 4, đến vào lúc 9 giờ sáng. Đại tướng Lê Văn Tỵ đến lúc 3 giờ chiều.
Sau khi trận chiến nổ ra có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh Quân đoàn 4, đến vào lúc 9 giờ sáng. Đại tướng Lê Văn Tỵ đến lúc 3 giờ chiều.
- Chỉ huy trực tiếp mặt trận chính do
Thiếu tá Lâm Quang Thơ, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Định Tường đóng
ở Thuộc Nhiêu (xã Dưỡng Điềm).
- Thiếu tá Tươi, tỉnh phó nội an, chỉ huy pháo binh đóng ở Lộ 33.
- Thiếu tá Bách chỉ huy trực thăng đổ bộ đóng ở khu di cư Long Định.
- Thiếu tá Tươi, tỉnh phó nội an, chỉ huy pháo binh đóng ở Lộ 33.
- Thiếu tá Bách chỉ huy trực thăng đổ bộ đóng ở khu di cư Long Định.
Theo A Bright Shining Lie của Neil Sheehan:
Harkins ra lệnh cho Sư Đoàn 7, gồm 2.500 quân sĩ, do Đại Tá Bùi Đình Đạm chỉ huy, đi tìm tiêu diệt một đài phát thanh của Việt Cộng ở Ấp Tân Thới, được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Việt Cộng vào khoảng 300 người.
Harkins ra lệnh cho Sư Đoàn 7, gồm 2.500 quân sĩ, do Đại Tá Bùi Đình Đạm chỉ huy, đi tìm tiêu diệt một đài phát thanh của Việt Cộng ở Ấp Tân Thới, được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Việt Cộng vào khoảng 300 người.
Kết quả trận đánh
* Thiệt hại của Mỹ-ngụy:
- Chết và bị thương 450, trong đó có 13 cố vấn Mỹ (chết 3).
- 3 xe lội nước M113 bị hư hỏng nặng - 8 máy bay trực thăng bị bắn rơi (tại mặt trận 3, các nơi khác 5).
- 1 tàu bị chìm, 2 chiếc bị hỏng.
- 3 xe lội nước M113 bị hư hỏng nặng - 8 máy bay trực thăng bị bắn rơi (tại mặt trận 3, các nơi khác 5).
- 1 tàu bị chìm, 2 chiếc bị hỏng.
* Thiệt hại của Quân Giải Phóng:
- 12 hy sinh, trong đó có 1 tiểu đội trưởng, 1 tiểu đội phó, 1 cứu thương.
- 13 bị thương (có 1 trung đội phó).
- 11 người dân chết, 14 người bị thương.
- 29 nhà bị cháy hoặc hư sập. Tính chung thiệt hại về nhà cửa, đồ đạc, trâu bò heo, gà bị chết ước 1 triệu đồng lúc bấy giờ.
- 13 bị thương (có 1 trung đội phó).
- 11 người dân chết, 14 người bị thương.
- 29 nhà bị cháy hoặc hư sập. Tính chung thiệt hại về nhà cửa, đồ đạc, trâu bò heo, gà bị chết ước 1 triệu đồng lúc bấy giờ.
* Chiến lợi phẩm Quân Giải Phóng thu được:
- 8 súng các loại, 1 máy bộ đàm, trên 100 cây dù và trên 10.000 đạn các loại.
Khẩu đại liên đã bắn hạ 8 máy bay Mỹ trong trận Ấp Bắc. Ảnh: TTXVN
"Sự lừa dối hào nhoáng" của Neil Sheehan.
TRẬN ẤP BẮC: Thực-tế và Huyền-thoại (cựu Chuẩn-tướng Lý Tòng Bá) trong «THÉP và MÁU, Thiết-Giáp trong chiến-tranh Việt-Nam» do cựu Đại-tá Thiết-giáp HÀ MAI VIỆT soạn.
Trận Ấp Bắc ngòi nổ cuộc chiến đẩm máu - KQ: TRUONG VAN VINH