Nói vậy cho nó chảnh thôi chứ nếu mỹ mà giá cả phải chăng thì cũng thích quá đi chứ, dù Nga vẫn là đối tác truyền thống đáng tin cậy, nhưng đa phương vẫn hơn.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đã được các nước tôn trọng thực sự. Ảnh: Nguyễn Hưng
Việt Nam không quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Việt Nam không đi với nước này để chống nước kia".
- Vậy còn quan hệ với Mỹ? Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói “nâng tầm hợp tác Việt Nam”. Hợp tác quốc phòng sẽ được chú trọng như thế nào trong quan hệ 2 nước thưa ông? - Hợp tác nói chung thì có hợp tác quốc phòng. Đây là điều quan trọng để giữ lòng tin. Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ sẽ được tăng cường trong thời gian tới. Chúng ta hợp tác quốc phòng với mỗi nước khác nhau, với những nội dung và mức độ khác nhau. Với Mỹ trước hết là xây dựng lòng tin. Thứ hai, tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau, cả những điểm đồng và cả những sự khác biệt để cùng phát triển.
Có những người hỏi tôi là Việt Nam rất muốn mua sắm trang bị của Mỹ. Liệu bao giờ và với điều kiện nào Mỹ cho phép Việt Nam mua? Tôi trả lời là Việt Nam không có mối quan tâm lớn trong việc mua những trang thiết bị từ phía Mỹ. Nếu Mỹ bán thì tốt, không bán thì Việt Nam vẫn tự lo được bằng khả năng và các mối quan hệ khác. Tôi tin rằng, sẽ có ngày các nhà kỹ nghệ Mỹ sang Việt Nam mời chúng tôi mua và lúc đó chúng tôi sẽ xem xét cái gì cần, tiện lợi và rẻ thì mua. Còn đắt thì không mua. Đây không phải là nhu cầu ưu tiên của Việt Nam.
- Việc mua sắm trang bị khí tài vừa qua được hiểu là chúng ta tăng cường tiềm lực quân sự để bảo vệ chủ quyền hay còn mang ý nghĩa răn đe? - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, Việt Nam mua sắm vũ khí không phải để chạy đua vũ trang. Đây là quan điểm nhất quán. Việt Nam không chạy đua vũ trang vì chạy đua vũ trang là tăng cường tiềm lực nhằm tạo áp lực răn đe đối với nước khác. Ta không tăng cường tiềm lực quân sự theo nghĩa ấy. Việc mua sắm vũ khí của quốc gia là điều đương nhiên và hết sức cần thiết. Những năm vừa rồi, trong khi nền kinh tế thế giới đi xuống thì kinh tế của Việt Nam lại có bước phục hồi nhanh. Ta trích ra mua tàu ngầm Kilo, máy bay Su-30, hệ thống phòng không hiện đại S300… Sắp tới sẽ tiếp tục mua theo khả năng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, tỷ lệ mua sắm Quốc phòng chỉ khoảng 1,8% GDP, vẫn ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Chủ trương của chúng ta là tiếp tục mua sắm khí tài quân sự, trang bị quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ, hiện đại. Với những quân binh chủng mũi nhọn và những ngành cần thiết như không quân, hải quân, thông tin thì đi thẳng lên hiện đại. - Ông có thể chia sẻ, điều ông lo ngại nhất là gì? - Điều tôi lo ngại nhất là một quốc gia bị sự lệ thuộc về chính trị. Bị nước khác chi phối về chính trị thì sẽ dẫn đến mất chủ quyền, mất độc lập tự chủ, mất chế độ xã hội và dẫn đến mất nước. Sự lệ thuộc chính trị có thể đến từ nhiều hướng, theo nhiều cách, trên nhiều lĩnh vực, nếu chúng ta không cảnh giác thì sẽ bị lệ thuộc, mất luôn cả chủ quyền đất nước.
Nếu Mỹ bán thì tốt, không bán thì Việt Nam vẫn tự lo được bằng khả năng và các mối quan hệ khác.
Trả lờiXóaNguyễn Chí Vịnh.
Việt Nam bỏ 2 tỷ đô mua vũ khí mỗi năm
Trả lờiXóaNói vậy cho nó chảnh thôi chứ nếu mỹ mà giá cả phải chăng thì cũng thích quá đi chứ, dù Nga vẫn là đối tác truyền thống đáng tin cậy, nhưng đa phương vẫn hơn.
Thì đấy "bán thì tốt", he he.
Trả lờiXóaCòn đây là nguồn thông tin mà Bà Buôn Cải trích dẫn ở trên:
Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đã được các nước tôn trọng thực sự. Ảnh: Nguyễn Hưng
Việt Nam không quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Việt Nam không đi với nước này để chống nước kia".
- Vậy còn quan hệ với Mỹ? Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói “nâng tầm hợp tác Việt Nam”. Hợp tác quốc phòng sẽ được chú trọng như thế nào trong quan hệ 2 nước thưa ông?
- Hợp tác nói chung thì có hợp tác quốc phòng. Đây là điều quan trọng để giữ lòng tin. Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ sẽ được tăng cường trong thời gian tới. Chúng ta hợp tác quốc phòng với mỗi nước khác nhau, với những nội dung và mức độ khác nhau. Với Mỹ trước hết là xây dựng lòng tin. Thứ hai, tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau, cả những điểm đồng và cả những sự khác biệt để cùng phát triển.
Có những người hỏi tôi là Việt Nam rất muốn mua sắm trang bị của Mỹ. Liệu bao giờ và với điều kiện nào Mỹ cho phép Việt Nam mua? Tôi trả lời là Việt Nam không có mối quan tâm lớn trong việc mua những trang thiết bị từ phía Mỹ. Nếu Mỹ bán thì tốt, không bán thì Việt Nam vẫn tự lo được bằng khả năng và các mối quan hệ khác. Tôi tin rằng, sẽ có ngày các nhà kỹ nghệ Mỹ sang Việt Nam mời chúng tôi mua và lúc đó chúng tôi sẽ xem xét cái gì cần, tiện lợi và rẻ thì mua. Còn đắt thì không mua. Đây không phải là nhu cầu ưu tiên của Việt Nam.
- Việc mua sắm trang bị khí tài vừa qua được hiểu là chúng ta tăng cường tiềm lực quân sự để bảo vệ chủ quyền hay còn mang ý nghĩa răn đe?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, Việt Nam mua sắm vũ khí không phải để chạy đua vũ trang. Đây là quan điểm nhất quán. Việt Nam không chạy đua vũ trang vì chạy đua vũ trang là tăng cường tiềm lực nhằm tạo áp lực răn đe đối với nước khác. Ta không tăng cường tiềm lực quân sự theo nghĩa ấy.
Việc mua sắm vũ khí của quốc gia là điều đương nhiên và hết sức cần thiết. Những năm vừa rồi, trong khi nền kinh tế thế giới đi xuống thì kinh tế của Việt Nam lại có bước phục hồi nhanh. Ta trích ra mua tàu ngầm Kilo, máy bay Su-30, hệ thống phòng không hiện đại S300… Sắp tới sẽ tiếp tục mua theo khả năng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, tỷ lệ mua sắm Quốc phòng chỉ khoảng 1,8% GDP, vẫn ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực.
Chủ trương của chúng ta là tiếp tục mua sắm khí tài quân sự, trang bị quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ, hiện đại. Với những quân binh chủng mũi nhọn và những ngành cần thiết như không quân, hải quân, thông tin thì đi thẳng lên hiện đại.
- Ông có thể chia sẻ, điều ông lo ngại nhất là gì?
- Điều tôi lo ngại nhất là một quốc gia bị sự lệ thuộc về chính trị. Bị nước khác chi phối về chính trị thì sẽ dẫn đến mất chủ quyền, mất độc lập tự chủ, mất chế độ xã hội và dẫn đến mất nước. Sự lệ thuộc chính trị có thể đến từ nhiều hướng, theo nhiều cách, trên nhiều lĩnh vực, nếu chúng ta không cảnh giác thì sẽ bị lệ thuộc, mất luôn cả chủ quyền đất nước.