Một trò đểu giả của bọn chó chết là dùng một số hình ảnh, video ở nước ngoài, hình ảnh, video ở chỗ khác không liên quan tới sự việc Mường Nhé lồng vào nhau để tạo ra cái gọi là "The Muong Nhe Massacre May 6 2011" mấy tháng sau đó.
Cập nhật 6/5/2013
Chủ Nhật, ngày 05 tháng 5 năm 2013
TRĂNG NƠI CUỐI RỪNG TỔ QUỐC-tiếp
Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo.
Điện biên không ngoài cuộc đua chen lên thành thành phố, nhưng nhìn đâu cũng vẫn đậm mầu tỉnh lẻ, vắng lặng tẻ nhạt.
Cách Điện biên chỉ hơn trăm cây, để đến được những bản tận cùng giáp biên giới Lào của huyện Mường nhé, phải đi hết non ngày.
Rừng Tây bắc giờ sạch sẽ toàn cỏ lác, giống như rừng Tây nguyên. Người Mông đốt rừng làm nương, thi thoảng xót lại những cây đại thụ cô quạnh cháy xém.
Cứu rừng bằng cách định canh cho người Mông, nhưng những người làm chính sách ngồi tận thủ đô và đám chống phá, núp sau đạo giáo, lợi dụng triệt để những khoảng cách giữa thực tế và chính sách. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bạo loạn Mường nhé hồi năm ngoái.
---------
Cập nhật 30/9/2013
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/Attachments/1092/cscodong.pdf
---------
Cập nhật 6/12/2013
-
Được đăng: 11 Tháng 11 2013
-
Lượt xem: 2926
SỰ DU NHẬP CỦA ĐẠO TIN LÀNH
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MÔNG VÀ NHỮNG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP Ở TÂY BẮC
TS. Phạm Văn Lực
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
1. Vài nét khái quát về Tây Bắc
Tây
Bắc là vùng đất nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc lấy Thủ đô Hà Nội làm
chuẩn. Cho đến nay tuy vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về địa giới của
khu Tây Bắc nhưng trong phạm vi của bài viết này chúng tôi đề cập đến
Tây Bắc chủ yếu bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,
Yên Bái, Hoà Bình.
Tây
Bắc một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam,
là địa bàn sinh sống lâu đời của trên 20 dân tộc anh em: Thái, Mông, Lự,
Hoa, Kinh, Mường, Tày, Nùng, Dao, La Ha, Khơ Mú, Kháng, Mảng, Lào, La
Hủ… Theo số liệu thống kê năm 2009, Tây Bắc có khoảng trên 4,3 triệu
dân. Các dân tộc Tây Bắc giàu truyền thống yêu nước và cách mạng có
những đóng góp to lớn vào công cuộc lao động xây dựng đất nước và đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc.
Trong
lịch sử Tây Bắc có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, nơi đây được coi
là vùng đất “Tam Mãnh” qua Lào vào Vân Nam (Trung Quốc) và Hưng Hoá.
Đúng như Nguyễn Bá Thống đã nhận xét trong bài phú Thiên Hưng Trấn: “Qua
ải Ai Lao, liên lạc tiện đường, biên giới Vân Nam khống chế mọi mặt.
Đây là nơi xung yếu của Bách Man, cửa ngõ của Lục Chiếu, che giữ cho
Trấn như giậu như phên, án ngữ miền thượng du làm then làm chốt… Lúa bát
ngát ruộng, dâu, gai mơn mởn thành hàng. Lông (Thú), cánh (chim), ngà
(voi), da tràn ngập sang lán quốc. Bạc, vàng, châu báu đầy dẫy chốn biên
cương…” [10, tr.233]. Hiện nay, Tây Bắc có tầm chiến lược quan trọng cả
về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và trong quan hệ giao lưu
quốc tế.
Xuất
phát từ tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đó nên Tây Bắc đã trở thành
đối tượng nhòm ngó, xâm lượccủa nhiều thế lực ngoại bang, nhất là trong
giai đoạn hiện nay các thế lực đế quốc tay sai phản động đã lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo gây mất ổn định an ninh, chính trị. Vì thế, để
ngăn chặn tình trạng truyền đạo trái phép, giữ vững an ninh chính trị ở
Tây Bắc luôn được Đảng, Nhà nước cùng các cấp , bộ, ngành quan tâm đặc
biệt.
2. Sự du nhập của đạo Tin Lành (Vàng Chứ) trong đồng bào Mông và những diễn biến phức tạp ở Tây Bắc
Đạo
Tin Lành được tách ra từ đạo Gia tô thế kỷ XVI, sau các cuộc cải cách
tôn giáo ở châu Âu; sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới và được
du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.
Khi
đạo Tin Lành du nhập vào vùng đồng bào dân tộc H’mông thì tôn giáo này
được gọi với tên “Vàng Chứ”, vì nó gắn bó mật thiết với tín ngưỡng
truyền thống
của đồng bào Mông luôn ao ước muốn có một ông Vua (Vangx) tài giỏi, công tâm để dẫn dắt người Mông tới cuộc sống thật sung sướng. Với cách “phù phép” đây duy tâm và siêu hình đó những người “sáng tác” ra khái niệm “Vàng Chứ” (Vua chủ, Vương chủ) hay “Vàng Chứ ntux” (Vua chủ trời, Vương chủ trời) đã khéo léo Mông hóa Đức chúa trời với ông Vua trong tưởng tượng của người Mông để họ lôi kéo, lừa mị một bộ phận người Mông phải theo cái gọi là “Vàng Chứ” như theo vị vua mới của mình. Sự gá lắp đó đã lôi cuốn được một bộ phận người nông dân dân tộc Mông vốn hiền lành chân thật đang khao khát chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, có một cuộc sống thực sự độc lập – tự do – hạnh phúc, bởi đồng bào tưởng viêc theo “Vàng Chứ” giống như các cuộc “Xưng vua” khởi nghĩa chống sự áp bức trong lịch sử. Nhưng càng về sau thì nội dung của Tin Lành càng biểu hiện rõ rệt về đối tượng tôn thờ, kinh thánh, nghi lễ của đạo Tin lành… Điều đó có nghĩa là, về bản chất “Vàng Chứ” chính là Tin Lành.
của đồng bào Mông luôn ao ước muốn có một ông Vua (Vangx) tài giỏi, công tâm để dẫn dắt người Mông tới cuộc sống thật sung sướng. Với cách “phù phép” đây duy tâm và siêu hình đó những người “sáng tác” ra khái niệm “Vàng Chứ” (Vua chủ, Vương chủ) hay “Vàng Chứ ntux” (Vua chủ trời, Vương chủ trời) đã khéo léo Mông hóa Đức chúa trời với ông Vua trong tưởng tượng của người Mông để họ lôi kéo, lừa mị một bộ phận người Mông phải theo cái gọi là “Vàng Chứ” như theo vị vua mới của mình. Sự gá lắp đó đã lôi cuốn được một bộ phận người nông dân dân tộc Mông vốn hiền lành chân thật đang khao khát chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, có một cuộc sống thực sự độc lập – tự do – hạnh phúc, bởi đồng bào tưởng viêc theo “Vàng Chứ” giống như các cuộc “Xưng vua” khởi nghĩa chống sự áp bức trong lịch sử. Nhưng càng về sau thì nội dung của Tin Lành càng biểu hiện rõ rệt về đối tượng tôn thờ, kinh thánh, nghi lễ của đạo Tin lành… Điều đó có nghĩa là, về bản chất “Vàng Chứ” chính là Tin Lành.
Ở Tây Bắc, địa phương đầu tiên đón nhận đạo Tin Lành Vàng Chứ là huyện Sông Mã (Sơn La), Thào Bả Hụ là người “có công” đầu truyền bá đạo Tin Lành Vàng Chứ vào Tây Bắc [9]. Năm 1986, gia đình Hụ có
con ốm chữa mãi không khỏi, sau khi nghe đài Manila (hay đài FEBC, phát
từ Philipin) và lời tuyên truyền của những người đi buôn từ Yên Bái
đến, Hụ đã cùng hai người H’mông ở đây sang nhà thờ Trạm Tấu (Yên Bái),
gặp Sùng Bla Giống để học “Cách cúng mới”. Giống đã dậy
họ hát thánh ca, đọc kinh thánh bằng chữ H’mông La tinh, các nghi lễ
hành đạo và cung cấp một số tranh ảnh chúa Jesus…Sau khi trở về 15 ngày,
Hụ bỏ bàn thờ tổ tiên, treo ảnh chúa và đọc kinh theo hướng dẫn của nhà
thờ. Tháng 5/1986, Hụ đã vận động trưởng bản đồng ý cho truyền đạo
trong dân bản và đã có 8/17 hộ trong bản tin theo, cuối 1986 lên đến
16/17 hộ và bắt đầu lan ra các bản H’mông trong toàn xã [9].
Từ
Sơn La, đạo Vàng Chứ nhanh chóng phát triển sang các xã của huyện Điện
Biên (tỉnh Lai Châu cũ). Năm 1986, 1987 ở các xã vùng cao Mường Lói tiếp
giáp với vùng Mường Và, Mường Lạn (Sốp Cộp- Sơn La) đã có 183 hộ theo
Vàng Chứ. Những người tích cực truyền đạo ở Tây Bắc là Hạng Chù Bá và Hạng A Dy ở
xã Phì Nhừ (Điện Biên). Họ lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục
tập quán lạc hậu, đời sống kinh tế khó khăn của đồng bào để tuyên truyền
lừa bịp, ép buộc nhân dân tin theo Vàng Chứ.
Năm
1988, đạo Vàng Chứ tiếp tục được truyền vào hai xã Ẳng Tơ và Mường Thín
của huyện Tuần Giáo (tỉnh Lai Châu cũ). Tiếp đó năm 1989, đạo này phát
triển rất nhanh, cùng một lúc vào 3 huyện Sìn Hồ, Mường Tè và Phong Thổ.
Chỉ trong vòng 3 tuần lễ của tháng 10/1989, ở huyện Sìn Hồ đã có 11 xã
với 29 bản và 533 hộ theo Vàng Chứ [6]. Đến 1990, đạo Vàng Chứ phát
triển sang huyện Mường Lay, Phong Thổ... Chỉ sau vài năm truyền đạo, đến
cuối 1990, toàn tỉnh Lai Châu (cũ) có 1.159 hộ ở 75 bản của 332 xã
thuộc 6/7 huyện theo Vàng Chứ [6]. Năm 1991-1992 đạo Tin lành ở Lai Châu
có chiều hướng suy giảm, thời điểm này chỉ có 3 huyện, 3 xã, 5 bản, 143
hộ theo Vàng Chứ [9].
Từ
1989-1990, đạo Tin Lành nhanh chóng lan tỏa ra khắp các địa phương của
đồng bào Mông và một số dân tộc vùng cao khác ở Tây Bắc và các tỉnh miền
núi phía Bắc:
+
Ở Lào Cai từ năm 1989-1990, nổi lên sự việc cúng đón Vàng chứ trong
đồng bào dân tộc H’mông. Đầu tiên hiện tượng này diễn ra ở 3 huyện là
Bảo Yên, Bắc Hà, Bảo Thắng sau đó phát triển ra các huyện Văn Bàn, Sa
Pa, Bát Sát và Than Uyên. Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo vào dân tộc
tỉnh Lào Cai, đến tháng 6/1998 có 14.034 người H’mông và 165 người Dao
theo Tin lành [8].
+ Ở
Yên Bái từ cuối 1989, đầu những năm 1990 đạo Tin Lành Vàng Chứ từ tỉnh
Lào Cai nhanh chóng lan rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các
huyện vùng cao có nhiều đồng bào Mông sinh sống như: Mù Cang Chải...
Từ
đầu những năm 2000-2001, hoạt động truyền đạo Tin Lành trái phép diễn
ra ngày càng phức tạp và diễn ra trên diện rộng trong đồng bào Mông.
Hiện nay (theo số liệu của Ban chỉ đạo Tây Bắc) ở Tây Bắc có 805 thôn bản, 242 xã, 42 huyện có đồng bào theo đạo Tin Lành, trong số tín đồ đạo Tin Lành, người Mông chiếm 96%. Qua khảo sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (Khoá XI) tại 6 tỉnh Tây Bắc có tổng cộng 52.970 người theo đạo Tin Lành và 35.181 người theo Công giáo trong đó Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La là những tỉnh có đông đồng bào theo đạo Tin Lành [6].
Có
thể nói, trước khi có sự du nhập của đạo Tin Lành vào cuộc sống của các
dân tộc Tây Bắc rất yên bình, về đời sống tâm linh phần lớn đồng bào
dân tộc theo tín ngưỡng dân gian truyền thống thờ cúng tổ tiên, thần
sông, thần núi, thần mưa, thần gió… mang đậm sắc thái văn hoá tín ngưỡng
“phồn thực” của cư dân nông nghiệp, cầu mong cho mưa thuận, gió hoà,
mùa màng bội thu.
Từ
khi đạo Tin Lành Vàng Chứ du nhập vào Tây Bắc (1986), nhất là từ 1990
đến nay vấn đề truyền đạo trái phép có những diễn biến hết sức phức tạp;
nhiều vụ “xưng vua”, “đón vua” và một số vụ lộn xộn có tính chất manh
động đã diễn ra trên địa bàn Tây Bắc, như: Nổi lên là hoạt động lôi kéo,
kích động đồng bào dân tộc Mông tụ tập đông người “Xưng vua”, “Đón
vua”, thành lập ‘‘Nhà nước Mông’’, điển hình như vụ việc tại bản Huổi
Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào tháng 5/2011),
Mường Chè, Lai Châu...[8]. Thực trạng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân:
+ Thứ nhất,
sự đói nghèo và lạc hậu của đồng bào các dân tộc, trong khi đó một bộ
phận cán bộ có chức có quyền ở địa phương thoái hóa biến chất tham ô
lãng phí, ức hiếp dân chúng... đã làm mất lòng tin của đồng bào các dân
tộc nói chung, dân tộc Mông nói riêng.
+ Thứ hai, các
cấp, các ngành, cán bộ và đồng bào các dân tộc chưa nhận thức đầy đủ
quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Bộ máy tổ chức và
cán bộ làm công tác tôn giáo tuy đã được kiện toàn, song chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới về công tác tôn giáo trong bối cảnh hội nhập quốc
tế; do vậy việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, kém hiệu quả.
+ Thứ ba trong
quá trình truyền giáo các tôn giáo đã tranh giành đức tin từ công chúng
bằng mọi cách, gây ra sự xáo trộn về tư tưởng, tâm lý của một bộ phận
đồng bào các dân tộc, xâm hại đến giá trị văn hoá truyền thống, trong đó
đồng bào dân tộc Mông chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo “Vàng Chứ”, nhiều
gia đình đã bỏ cả sản xuất, tụ tập mổ lợn, mổ bò ăn uống để đón “Vàng
Chứ” về cứu thế con người thoát khỏi nghèo đói. Niềm tin mù quáng của
một số người đã khiến họ trở thành nạn nhân của cái gọi là đạo “Vàng
Chứ”. Hơn nữa, hệ thống tuyên truyền từ bên ngoài bằng tiếng Mông của
đài Manila (Philippin), đài VOA và các vị chức sắc tôn giáo từ miền xuôi
lên trực tiếp truyền đạo lại có hình thức truyền đạo giản đơn, thiết
thực, kết hợp với làm từ thiện và tận dụng những nội dung của giáo luật
gần gũi với tâm lý của đồng bào nên số tín đồ theo đạo này ngày càng
đông.
+ Thứ tư âm
mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực đế quốc tay sai phản động nhằm
chống phá cách mạng Việt Nam thông qua chiến lược “diễn biến hoà bình”
để chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, chia rẽ giữa Đảng,
Nhà nước, quân đội, công an với nhân dân, chia rẽ giữa đồng bào miền
xuôi với miền ngược, giữa người Kinh với đồng bào tôn giáo và đồng bào
dân tộc thiểu số. Thủ đoạn của chúng được tiến hành lặng lẽ nhưng rất
ráo riết trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội,
quốc phòng, an ninh... Trong đó, lấy việc gây rối an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, làm mất ổn định tình hình ở các địa bàn chiến
lược các tỉnh phía Bắc là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chúng.
3. Một số giải pháp ngăn chặn hoạt động tôn giáo trái phép, giữ vững an ninh, chính trị ở Tây Bắc
Trước
những diễn biến phức tạp của tình hình các tỉnh miền núi phía Bắc và
trên địa bàn Tây Bắc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số
25-NQ/TƯ về công tác tôn giáo; Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo và Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 01-CT/TTg về
một số công tác đối với đạo Tin Lành. Như vậy Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng
và không tín ngưỡng, tự do theo đạo và không theo đạo của mọi công dân,
nghiêm cấm việc ép buộc đồng bào theo đạo hoặc bỏ đạo; đồng thời kiên
quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo hoặc đội lốt tôn giáo để kích động, lôi kéo
đồng bào gây chia rẽ dân tộc, chống phá đất nước.
Để ngăn chặn việc truyền đạo trái phép, tăng
cường củng cố Quốc phòng – An ninh, vùng chiến lược các tỉnh phía Tây
Bắc, nhất là trên địa bàn Tây Bắc, mục tiêu, yêu cầu đặt ra là giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, không để bị động
bất ngờ, không để bạo loạn xảy ra trong bất kỳ tình huống nào, theo
chúng tôi cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, tập
trung giải quyết nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, nhất là đồng
bào tôn giáo, dân tộc thiểu số. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; thực hiện có hiệu quả các
chương trình phát triển KT-XH gắn với củng cố QP-AN của Đảng, Chính phủ
như: Chương trình 135, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình
quân dân y kết hợp,…. Tập trung huy động nguồn nhân lực, vật lực cho đầu
tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc; ưu tiên
đầu tư cho chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở những vùng có
đông đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng
đặc biệt khó khăn; huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nước, và
chính quyền các địa phương chăm lo tốt hơn đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân; giải quyết những khó khăn, bức xúc của đồng bào. Thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc Mông gắn với
những chương trình cụ thể như: tập trung giải quyết đất sản xuất cho
đồng bào, giúp họ thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập; đẩy mạnh công tác khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ nhà ở, phát triển y tế, giáo dục;
có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc
thiểu số, tạo nguồn nhân lực trí thức để phát triển lâu dài. Cùng với
đó, cần đặc biệt quan tâm chăm lo đến đời sống văn hoá- tinh thần của
đồng bào các dân tộc thiểu số; tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân
tộc thiểu số tổ chức các lễ hội truyền thống và giao lưu văn hoá, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá của từng dân tộc... Đó là động lực to
lớn cho sự phát triển bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa
các dân tộc, đồng thời cũng là giải pháp quan trọng để củng cố mối quan
hệ bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
Thứ hai,
đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với tôn giáo đã
được thể hiện trong Nghị quyết số 25/NQ-TƯ về công tác tôn giáo; Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về một số công tác đối với đạo Tin lành. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền
chủ động đưa sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào có
nhu cầu tuân thủ sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng theo đúng quy
định của pháp luật. Tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ, nhà tu hành
thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của người công dân, tích
cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội và xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; các cấp
chính quyền và cơ quan làm công tác tôn giáo cần hướng dẫn để các tổ
chức tôn giáo hợp pháp hoạt động đúng pháp luật, khuyến khích các tôn
giáo phát huy nội dung tích cực của tôn giáo trên các lĩnh vực văn hoá,
đạo đức, hướng thiện; thực hiện phương châm tôn giáo gắn bó với dân tộc,
đoàn kết hoà hợp đồng bào có đạo và không có đạo cùng nhau xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba,
đấu tranh chống lại âm mưu, hành động của các thế lực thù địch và các
phần tử xấu lợi dụng tôn giáo để lừa bịp, lôi kéo đồng bào các dân tộc
gây rối trật tự ở khu dân cư; kiên quyết vạch trần âm mưu, thủ đoạn của
những kẻ lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị, tuyên truyền xuyên
tạc chủ trương, đường lối chính sách tôn giáo, đi ngược lại chính sách
đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Thứ tư,
kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến
huyện và xã, sắp xếp lựa chọn những người có năng lực, có trách nhiệm để
tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền về nhiệm vụ công tác tôn giáo trong
thời kỳ mới. Cần nhận thức đầy đủ nhiệm vụ của công tác tôn giáo không
chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn liên quan đến quốc tế. Đối với bộ phận
đồng bào bị lôi kéo, kích động, cần cẩn trọng trong việc giải quyết các
vướng mắc, lấy tuyên truyền, thuyết phục là chính, dựa vào vai trò của
những người có uy tín trong cộng đồng để cảm hoá đồng bào, tránh chủ
quan, áp đặt khi chưa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thứ năm,
tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở
vùng Tây Bắc. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, bởi thực hiện tốt
công tác dân tộc, chính sách dân tộc sẽ tạo bước phát triển ổn định, bền
vững về kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế cho vùng dân tộc và
miền núi, giúp cho đồng bào “về thể xác được ấm no; thong dong về tình
thần”.
Một
trong những giải pháp có tính chất mấu chốt để giải quyết vấn đề là
phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc, sớm
đưa vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Trước mắt cần
thực hiện tốt các chính sách 134, 135 và các chính sách khác, tạo điều
kiện để đồng bào hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Hoàng Bình Chính: Hưng Hoá xứ phong thổ lục (Bản dịch đánh máy tại
Phòng tư liệu Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội).
2. Đinh Xuân Lâm (1979), Điện Biên trong lịch sử, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2001). Đại cương lịch sử Việt Nam. Toàn tập. NXB GD. HN
4.
TS. Thào Xuân Sùng (2008)- Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết vấn
đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay. Tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo tỉnh ủy
Sơn La.
5.
Nguyễn Trãi (1959): Dư địa chí (Bản dịch của Phan Huy Tiếp; Hà Văn Tấn
chú thích và giới thiệu ). Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội.
6. Lê Vui, Tình hình tôn giáo ở Tây Bắc: thực trạng và giải pháp
7. F. Savina (1931): Histoire des Miaos. Huong Cang.
8. Tài liệu điền dã tại Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái) tháng 7/2009.
9.
Tài liệu điền dã tại Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Mộc Châu (Sơn La);
Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên); Lai Châu tháng 7/2009.
10. (1978) Thơ văn Lý-Trần (Tập 3). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội- Viện Văn học, Hà Nội.
Cập nhật 30/4/2014
Từ năm 1975 đến năm 1994, lợi dụng nước ta còn nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh, thiên tai nặng nề và tác độc tiêu cực của những biến động ở Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động đã tiến hành nhiều biện pháp chống phá cách mạng như bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập về ngoại giao; lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền…nhen nhóm các tổ chức phản động, lợi dụng ngọn cơ để chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ năm 1995 đến nay, sau những thất bại trong chống phá Việt Nam bằng những thủ đoạn cũ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã điều chỉnh chính sách và thủ đoạn chống phá cách mạng một cách quyết liệt hơn, trực tiếp hơn, phức tạp và khó lường hơn.
Ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch đã lợi dụng những sơ hở của ta trong
việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và những khó khăn của đồng
bào dân tộc thiểu số để xuyên tạc, đã kích, gây hoại nghi, chia rẽ quần
chúng nhân dân với Đảng, chính quyền. Từ đó sử dụng “ngọn cờ” nắm, kéo
quân chúng, tạo ra xu hướng và lực lượng đối lập chống phá ta. Thực tế
đã diễn ra vụ bạo loạn vào tháng 2 năm 2001; tháng 4 năm 2004 và vụ biểu
tình tháng 4 năm 2008. trong khi đã đang giải quyết tình hình khiếu
kiện, bóc gỡ cơ sở của FULRO, ngày 29/01/2001, bộ đội biên phòng Gia Lai
bắt giữ 2 đối tượng hoạt động FULRO ở xã Ia Piat, huyện Chư Prông, tỉnh
Gia Lai. Các đối tượng FULRO nằm vùng đã huy động lực lượng đến đồn
biên phòng biểu tình đòi thả hai đối tượng này, KSor Kơk cho rằng đây là
thời cơ bạo loạn nên chúng thống nhất chỉ đạo bọn hoạt động trong nước
đồng loạt nổi dậy ở Gia Lai (2/2/2001) và ở Đắc Lắk (3/2/2001). Việc
chúng đồng loạt nổi dậy gây bạo loạn với quy mô lớn trên phạm vi rộng
thể hiện rõ mục đích chính trị của bọn FULRO khi chúng giương các khẩu
hiệu, băng rôn đòi “Nhà nước Đêga độc lập”, “Đêga tự trị”.
Thất bại ở vụ bạo loạn tháng 2/2001 vẫn không làm chúng từ bỏ âm mưu,
thủ đoạn. Chúng tiếp tục, tổ chức vụ bạo loạn tháng 4/2004. Được sự hỗ
trợ từ bên ngoài, chúng tiếp tục khống chế, đe dọa cán bộ cơ sở, phát
triển lực lượng vào nội bộ, lội kéo học sinh, sinh viên người dân tộc
thiểu số tham gia.
Cuộc bạo loạn ngày 10/4/2004 có sự xúi giục và chỉ đạo của Mỹ và các thế
lực thù địch, với các khẩu hiệu kích động, li khai, tự trị, bài kinh.
Mục tiêu của chúng là đòi “Nhà nước độc lập”. Không dựng lại ở đó, các
thế lực thù địch ở bên ngoài tiếp tục chỉ đạo bên trong tiến hành biểu
tình tháng 4/2008. Cuối tháng 3/2008 bọn FULRO lưu vong liên tục chỉ
đạo, hối thúc số bên trong phải tổ chức biểu tình trên toàn Tây Nguyên.
Chúng đã kích động quần chúng gây rối ở 11 điểm thuộc 7 huyện của 3 tỉnh
Gia Lai, Đắc Lắk, Phú Yên. Trên cơ nắm vững tình hình, âm mư thủ đoạn
của bọn chúng, ta đã kịp thời thực hiện các biện pháp vận động để giải
tán đám đông, tuy nhiên nếu ta không có biện pháp kịp thời sẽ lan rộng,
không còn tập trung ở một vùng nữa.
Từ ngày 30/5 đến ngày 5/6/2011 trên địa bàn một số huyện Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên, một số phần tử cực đoan đã dùng nhiều thủ đoạn cưỡng bức
hàng ngàn đồng bào dân tộc Mông từ nhiều nơi kéo về khu vực bản Huổi
Khon, xã Nậm Kê, huyện Mường Nhé, để thực hiện âm mưu phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, kích động tư tưởng chống chính quyền, gây mất
trật tự xã hội.
Sau những thủ đoạn kích động, sử dụng đồng bào dân tộc thiểu số kém hiểu
biết, chúng sử dụng lực lượng tinh vi hơn, xúi giục giáo dân nổi loạn.
trong các ngày 30/8/2013 và 4/9/2013 hàng trăm giáo dân thuộc giáo sứ Mỹ
Yên và vùng lân cận đã kéo đến bao vây trụ sở ủy ban nhân xã Nghi
Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, trung băng rôn khẩu hiệu, gây mất
trật tự công cộng. Sau đó học còn xúc phạm và hành hung 6 cán bộ của
huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương trong giờ làm việc với những đòi hỏi
hết sức vô lí. Vụ việc trên lập gây chú ý trong dư luận, không ít những
cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh nước ngoài và các trang mạng
vu khống, xuyên tạc, cố ý bóp méo sự thật như một kế hoạch tiếp ứng có
bài bản của bên ngoài nhằm kích động, chống đối, gây mật ổn định an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trong chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam, Mỹ đã dội xuống hàng ngàn, hàng
triệu tấn chất độc, nhất là chất độc da cam Dioxin. Không chỉ tàn phá
môi trường mà nó còn để lại những di chứng vô cùng nặng nê đối với con
người cho đến ngày. Bao nhiêu em bé ra đời tật nguyền, dị hình, dị
dạng…; trong khi Liên Hợp Quốc ghi nhận và bầu Việt Nam làm chủ tịch Hội
đồng Nhân quyền với số phiếu gần như tuyệt đối, thì ở đâu đó vì những
mưu đồ xấu xa còn một số kẻ “cuồng ngôn” vẫn luôn miệng kêu gào, phá đám
dựng lên cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền” ở Việt Nam. Chúng còn lợi
dụng vào những cuộc biểu tình sinh viên yêu nước ở Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh…về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Việt Nam để kích động, xuyên
tạc rằng Chính phủ Việt Nam đàn áp dân chúng yêu nước, sợ kẻ thù.... Đặc
biệt trong thời gian qua, chúng triệt để lợi dụng Internet thông qua
các trang mạng xã hội, blogger… để tung tin, bịa đặt, xuyên tạc sự thật,
bôi nhọ, vu cáo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức
năng; cổ súy cho những đối tượng cơ hội, những hành vi chống phá… Tất cả
những điều đó cho thấy các thế lực thù địch chưa bao giờ ngừng chống
phá đất nước ta, mọi lúc, mọi nơi với thủ đoạn, hành vi ngày tinh vi,
thâm hiểm, đa dạng, khó lường.
Có gì hay ho ở đó?
Trả lờiXóaVietnam, Laos Uprising: 28 Hmong Protesters Killed
Washington, D.C., Bangkok, Thailand, and Vientiane, Laos, May 5, 2011
Center for Public Policy Analysis
http://www.cppa-dc.org/id67.html
Dân di cư tự do ồ ạt vào Mường Nhé
Trả lờiXóaThứ Tư, 28.4.2010 | 07:58 (GMT + 7)
(LĐ) - Tin từ UBND huyện Mường Nhé, Điện Biên ngày 27.4: Thống kê tạm thời từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện trên địa bàn huyện có hơn 100 hộ với gần 600 nhân khẩu đồng bào thiểu số, di cư tự do từ nơi khác đến.
Hầu hết số dân trên “nhảy dù” vào các xã mới chia tách, thành lập trên vùng ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào. Nguồn sống duy nhất của họ là phá rừng làm nương, săn bắt động vật quý hiếm bán cho các quán nhậu “đặc sản” đang ngày một mọc lên tại trung tâm huyện. Nhằm ngăn chặn tình trạng dân di cư tự do ồ ạt vào Mường Nhé, huyện đã chỉ đạo thành lập các chốt kiểm tra, phát hiện và vận động họ quay về quê cũ.
Tuy nhiên, do địa bàn hẻo lánh và rất khó kiểm soát, lượng người di cư vẫn xâm nhập bằng nhiều con đường mòn. Mấy tháng đầu năm 2010, dân di cư tự do đã phá 178ha rừng, trong đó 76,5ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Ngoài ra, nhiều tệ nạn xã hội, nhất là hành vi vận chuyển, mua bán và sử dụng ma tuý trái phép, cũng vì thế mà gia tăng.
Bạo Động Ở Mường Nhé - Điện Biên (Update 04/05/2011)#191 -
Trả lờiXóaGửi lúc 09:21, Hôm nayTopic này đã bị xóa bỏ khỏi muare.vn, đây là cache google: http://www.google.com.vn/search?hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Avi%3Aofficial&channel=s&biw=1136&bih=823&q=B%E1%BA%A1o+%C4%90%E1%BB%99ng+%E1%BB%9E+M%C6%B0%E1%BB%9Dng+Nh%C3%A9+-+%C4%90i%E1%BB%87n+Bi%C3%AAn+%28Update+04%2F05%2F2011%29&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&aq=f&aqi=&aql=&oq=
Đây là thông báo mới nhất về sự việc của TTXVN:
Trả lờiXóaTin đồn "thế lực siêu nhiên" gây mất an ninh Mường Nhé
05/05/2011 19:15 (Phien ban khong dau)
SGTT.VN - Người phát ngôn Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, ông Lê Thành Đô, phó chủ tịch kiêm chánh văn phòng UBND tỉnh Điện Biên, cho biết, thời gian gần đây, trong một bộ phận người H’Mông ở tỉnh Điện Biên, chủ yếu là ở Mường Nhé, có thông tin lan truyền, rằng trong những ngày đầu tháng 5, tại Mường Nhé sẽ xuất hiện một "Thế lực siêu nhiên".
Tag: bà con, vương quốc, bịa đặt, điện biên, mường nhé, lừa bịp, số phần tử, lê thành đô, một miền đất hứa, thế lực siêu nhiên Mường Nhé là huyện nghèo ở tỉnh Điện Biên. "Thế lực" này sẽ mang bà con về "một miền đất hứa", ở đó mọi người sẽ được ban sức khỏe, hạnh phúc, sự giàu sang và phú quý...
Từ đầu tháng 5, một số bà con do nhẹ dạ cả tin vào những thông tin bịa đặt, lừa bịp của kẻ xấu, đã rủ nhau cùng tụ tập về Mường Nhé để chờ đón sự xuất hiện của "Thế lực siêu nhiên." Lợi dụng tình hình đó, một số phần tử xấu đã kích động, vận động đòi thành lập “vương quốc” riêng của người H’Mông, gây mất trật tự, an ninh, an toàn ở địa phương.
Tình trạng tụ tập đông người trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu các tiện nghi sinh hoạt, ăn uống không bảo đảm vệ sinh, đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con.
Theo ông Lê Thành Đô, trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống vận động, thuyết phục bà con không nên tin vào những thông tin bịa đặt lừa bịp, cùng các luận điệu sai trái đối với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta do các phần tử xấu tung ra, sớm trở về nhà để tiếp tục công việc sản xuất, kinh doanh, sống bình yên như trước đây. Hiện nay một số bà con đã trở về nhà.
Tình hình tại Mường Nhé đang được các cấp ủy chính, quyền tiếp tục giải quyết để sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào. TTXVN
haza.. vấn đề dân tộc đúng không Anh ? Không lúc nào lơ là được.
Trả lờiXóaDân tộc là 1 chuyện, nhưng không nghiêm trọng, nghiêm trọng là có đạo Tin Lành (hay Dữ đây) thò tay vào.
Trả lờiXóaĐây, một anh em người H'mong
Trả lờiXóaHọ từ đâu di cư đến bác,
Trả lờiXóaTrước chỉ thấy họ di cứ từ Bắc vào Tây Nguyên, hay giờ từ bên Lào,... sang bác
"Chúng tôi là người Việt Nam, chúng tôi xin vào khu đất chưa có người ở của Việt Nam mình để sống. Không giết người, không ăn trộm ăn cắp, điều đó có gì là sai? Vả lại, Mường Nhé mới thành lập, toàn bộ huyện lỵ và trung tâm các xã, có bao nhiêu người Kinh sinh sống, buôn bán, họ cũng từ nơi khác đến, tại sao họ được phép ở đó còn chúng tôi thì không (?). Các anh đã đối xử không công bằng với chúng tôi!"
Trả lờiXóaNói kiểu này thì bọn người Kinh, cũng Kinh luôn roài,
Các bác phải về xem cụ Bá Kiến có mật kiến gì để sống chung với các anh ......này :-((
Đáng sợ thật!
Trả lờiXóaCo mot so nguoi chay nguoc tu Tay Nguyen ra, con lai da phan la nguoi o quanh mien Tay Bac nhay du vao.
Trả lờiXóaChinh quyen xa ngoi choi xoi nuoc huong hoa hongf ...
Trả lờiXóaÀ thì ra lợi dụng tín ngưỡng. Nhớ có xem phim KÝ SỰ BIÊN PHÒNG về A PA CHẢI và cột mốc biên giới cũng không thấy rừng. Có khi bị xử luôn rồi. Mấy Anh biên phòng kiêm luôn công tác dân vận giỏi , chỉ không mấy Bác chính quyền đâu rồi. Chán thế.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaỞ nhiều địa phương Chính quyền cũng lắm chuyện lắm, kiểu tư duy dự án, tư duy nhiệm kỳ nên nhiệm kỳ cũng tranh thủ chuyện này chuyện nọ, sinh chuyện bất công là có, thế nên mới phiền đến mấy chính sách lớn của TW.
Khi bể chuyện ra mới kêu cứu TW.
http://vitinfo.vn/MMuctin/Xahoi/CTXH/LA88054/default.html
Trả lờiXóaÔ hô, bác chủ tịch người H'mông này choảng hay quá,
Trả lờiXóaHÌnh như bác quá bức xúc, nên cứ vô tư tẩy não anh Nguyễn Hùng BBC
Ha ha ha ha ha
Dưng mà hơi cùn
Trả lờiXóaBác ý cáu mà Nguyễn Hùng BBC lại cứ xóay vào Cảnh sát cơ động với này kia, bảo sao bác ý không thế.
Trả lờiXóaBác chủ tịch này cực chuyên chính,
Trả lờiXóaSau vụ này thì bác chắc còn lên nữa
Nhà nước nên tạo điều kiện cho những người như bác này học tập và phát triển
Tình hình ở Mường Nhé đã ổn định
Trả lờiXóa“Mặc dù là vụ tụ tập đông người, gây rối, nhưng vẫn được giải quyết trong hòa bình. Tất cả đồng bào bị lôi kéo, dụ dỗ đều đã trở về quê quán”, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc cho biết. Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: “Tất cả đồng bào bị lôi kéo, dụ dỗ đều đã trở về quê quán”. Ảnh: TTXVN.
Phó thủ tướng cho biết, đến nay tình hình tại bản Huổi Khon (Mường Nhé) đã yên ổn. Mặc dù là vụ việc tụ tập đông người, gây rối, nhưng vẫn được giải quyết trong hòa bình. Tất cả đồng bào bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ đều đã trở về quê quán.
Nguyên nhân của vụ việc này theo Phó thủ tướng có nhiều, như trình độ của một số người còn hạn chế; do luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu… một số người nhẹ dạ, cả tin, hiếu kỳ đã nghe theo. Tuy nhiên, khi các cơ quan chức năng làm rõ những luận điệu tuyên truyền sai trái thì đồng bào đã tự trở về địa phương.
Phó thủ tướng cho biết đã chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền huyện Mường Nhé cần tiếp tục gặp gỡ, chia sẻ vui buồn, giúp đồng bào hiểu rõ những luận điệu, âm mưu của kẻ xấu để từ nay trở đi, không nghe theo luận điệu này nữa mà tin tưởng vào thông tin chính thống của các cấp chính quyền.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu chính quyền địa phương bảo đảm đời sống, không để đồng bào bị đói; quan tâm, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện cho con em đồng bào đi học, nhất là con em những người nhẹ dạ cả tin bị dụ dỗ, lôi kéo tập trung đông người, được tiếp tục trở lại học tập.
Ông Trọng khẳng định, Đảng và Chính phủ sẽ có những chính sách cụ thể để đầu tư nhằm cải thiện đời sống cho bà con vùng Tây Bắc, như về giao thông, cơ sở vật chất, tín dụng, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, giải quyết việc làm.
Theo ông Lê Thành Đô, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, gần đây trong một bộ phận người Mông ở huyện Mường Nhé có thông tin lan truyền rằng những ngày đầu tháng 5, tại Mường Nhé sẽ xuất hiện một “thế lực siêu nhiên”. Thông tin lừa bịp với nội dung “thế lực” này sẽ mang bà con tới miền đất hứa, ở đó mọi người sẽ được ban sức khỏe, hạnh phúc, sự giàu sang và phú quý…
Một số bà con do nhẹ dạ cả tin đã rủ nhau cùng tụ tập về Mường Nhé để chờ đón sự xuất hiện của “thế lực siêu nhiên”. Lợi dụng tình hình đó, một số phần tử xấu đã kích động, vận động đòi thành lập vương quốc riêng của người Mông, gây mất trật tự, an ninh, an toàn ở địa phương.
(Theo TTXVN)
Hết Tây Nguyên, Mường Nhé, bây giờ bọn chó khốn nạn RFA lại bày trò kích động người dân Khmer tại Việt Nam và Campuchea: https://rfavietnam.wordpress.com/2011/05/13/yeu-c%E1%BA%A7u-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-hun-sen-cho-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-l%E1%BB%85-qu%E1%BB%91c-h%E1%BA%ADn-46/
Trả lờiXóaNghề của nó mà,
Trả lờiXóa1 Năm nó tiêu mấy chục trriẹu $, thì nó phải làm gì thì mới đc QH Mỹ năm sau cấp tiếp chứ bác.
Chửi nó làm gì vì tiền, cuộc sống nên nó phải nói thế :d
Giống như các câu phát biểu, các tuyên bố, các lời khuyên của các bác Đầy tớ đó bác.
Dân gian có câu: Miệng................ = Trôn trẻ còn giề :d ha ha ha
Hì hì, cứ chửi phát cho thông ấy mà.
Trả lờiXóa"Người Mông sống du cư và là thủ phạm chính trong việc tàn phá rừng. Khi Tây Bắc làm quyết liệt chuyện bảo vệ rừng, người Mông chạy vào Tây Nguyên và chưa ai thống kê xem, mấy chục ngàn người này đã làm trọc biết bao diện tích rừng ở đây. "
Trả lờiXóaNguy thay nguy thay, hóa ra H'mông 6 cánh chạy vào Tây Nguyên cũng là thực hiện chiến lược của người anh em phương Bắc.
Viêtnam phải cảnh giác thì thống kê số người Khựa ở Tây Nguyên, nhớ cộng thêm đám người chọc tiết rừng 6 cánh này vào ĐỐI TƯỢNG
Buồn cười chết đi được :))
Trả lờiXóaKhông thấy bọn phóng tinh viên Bà Buôn Cải lên Mường Nhé nhưng chúng lại có ảnh và chú thích ảnh thế này:
Trả lờiXóaNhững đứa trẻ ngây thơ, không đủ áo mặc bên ngoài một căn nhà bản Huổi Khon. Đây là vùng nghèo loại nhất Việt Nam.
Bản Huổi Khon ở Mường Nhé sau bất ổn
Mẹ nó chứ, trẻ con VN đâu cứ phải "không đủ áo mặc" mới ở chuồng thế!
BBC: Bóp Buồi Chó :d
Trả lờiXóaChết thì trôn ở đâu? Xác đâu?
Trả lờiXóaHộ khẩu của quản lý kg?