Đỗ Doãn Hoàng
Báo Lao Động
Nguyễn Minh Chánh - người phụ trách Đội K92 của Tỉnh đội
Kiên Giang tiết lộ, ông có gặp Bảy Nhu một lần để “tham vấn” ý kiến của
ông ta trong việc định hướng đào tìm hài cốt. Than ôi, có những mồ chôn
tập thể khai quật rồi phát hiện tới 500 di cốt người tù đã “vị quốc vong
thân”.
Tên cai ngục Trần Văn Nhu.
Lời thú tội rùng rợn của tên cai ngục tàn ác bậc nhất lịch sử Việt Nam
Hai lần kỳ công tìm gặp “thượng sĩ bẻ răng” Trần Văn Nhu
Có lẽ, chúng tôi sẽ không sợ mình đã hồ đồ, khi nói: Lao Động là tờ báo đầu tiên công bố một bức chân dung xác thực nhất, cụ thể nhất, sinh động nhất về viên cai ngục tàn ác bậc nhất trong lịch sử Việt Nam Trần Văn Nhu (tức Bảy Nhu). Từ những thông tin như huyền thoại, từ các tác phẩm đậm chất văn chương của các nhà văn, nhà báo nổi tiếng như Chu Lai, Xuân Ba…, từ lời kể của hàng vạn tù nhân cộng sản và yêu nước từng bị giam giữ ở địa ngục trần gian “Trại tù binh Phú Quốc” (tỉnh Kiên Giang), người ta đã biết trên đời có một “ác quỷ Bảy Nhu”. Nhưng hình hài ông ta ra sao, ông ta còn sống hay đã chết, những “chiến tích” tra tấn tù nhân gồm 24 ngón đòn được “sử sách lưu danh” của “quỷ sa tăng” kia cụ thể ra sao? Khi chúng tôi cất bước lần tìm Bảy Nhu, hầu như ai cũng bảo đó là hành động mò kim đáy bể. Bấy giờ, lên mạng Internet tìm kiếm, gõ tên của Bảy Nhu (Trần Văn Nhu) thì tuyệt nhiên không thấy một tấm ảnh nào, ngoài vài dòng miêu tả hoặc ghi theo ký ức của những nạn nhân từng bị Bảy Nhu hành hạ.
Những ngày lang thang ở đảo Phú Quốc, chúng tôi tình cờ gặp được đại tá
Nguyễn Minh Chánh - người phụ trách Đội K92 của Tỉnh đội Kiên Giang. Anh
Chánh đang chỉ huy việc đào bới tìm kiếm di cốt của rất nhiều trong số
khoảng 4.000 người tù cộng sản và yêu nước từng bị “tập đoàn quỷ sa
tăng” do Trần Văn Nhu đầu têu giết hại. Ông Chánh tiết lộ, ông có gặp
Bảy Nhu một lần để “tham vấn” ý kiến của ông ta trong việc định hướng
đào tìm hài cốt. Than ôi, có những mồ chôn tập thể khai quật rồi phát
hiện tới 500 di cốt người tù đã “vị quốc vong thân”. Một ý nghĩ lóe lên
trong tôi: Bảy Nhu giờ ân hận, đang lẩn lút, ăn chay trường niệm Phật để
sám hối, hắn ta muốn chuộc lỗi với cách mạng bằng cách “chỉ điểm” cho
cán bộ đào tìm ở những nơi hắn đã vùi thây tù nhân. Vậy thì tôi sẽ đóng
vai một người viết sử đi ghi lại sự kiện bi tráng này. Sau nhiều ngày dò
dẫm, cuối cùng cán bộ quân đội ngoài công trường đào mộ khổng lồ ở Phú
Quốc đã giới thiệu tôi đến gặp ông Hai M - một người từng tham gia làm
tiếp quản cho Trại tù binh (đã bị cải tạo), giờ là chủ hãng nước mắm có
tiếng của Kiên Giang. Ông Hai M dè dặt nhận lời giúp.
Đặc điểm của Bảy Nhu là luôn lẩn tránh người lạ, ông ta sẵn sàng tọt ra vườn sau khi đàn chó dữ sủa ầm ĩ báo tin có khách. Đã có lần ông ta mắc võng nằm mấy ngày ngoài đồi vắng, chỉ để đỡ phải gặp một ai đó. Hồi mới giải phóng, sau khi đi cải tạo về, nghĩ rằng mình đang bị chửi rủa, sẽ bị hắt hủi và trả thù, Bảy Nhu còn gài lựu đạn trên bờ rào dây thép gai quanh nhà mình để đề phòng. Ai ngờ trong đi mua rượu cho bố uống quên sầu, con trai ông ta đã vướng vào và cụt một chân.
Trần Văn Nhu đã ngoài 80 tuổi, quê gốc ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng
Tháp. Sau này, lên Sài Gòn sống rồi đi lính quân cảnh, sợ vào bộ binh dễ
mất mạng nên ông ta đồng ý ra Trại tù binh Phú Quốc làm cai ngục. Khi
gặp chúng tôi, Bảy Nhu thừa nhận nhiều ngón đòn dã man đã được mình và
cộng sự thực thi, như: Đập vỡ xương bánh chè, ép ván vỡ lồng ngực, đốt
dương vật, đốt miệng cho chín lưỡi những người tù vì tội không chịu khai
báo… Thỉnh thoảng tức giận cái gì, đám cai ngục lại cho bắn vài quả đạn
cối, giết mấy chục người “bướng bỉnh” khênh đi ném bỏ ngoài bìa rừng.
Có khi chúng bắt người tù phải ăn cơm chấm với phân và máu của họ. Lũ đồ
tể cũng sẵn sàng nướng người trên than hồng, luộc người trong chảo nước
sôi, đập vỡ hết các mắt cá chân và xương bánh chè, cắt da “chỗ kín” của
người tù, nhét đỉa sống vào rồi khâu lại, nướng thanh sắt đỏ rồi xuyên
liên tục qua bắp chân, mổ bụng moi gan người mà chúng coi là “ương
bướng”. Đặc biệt là trò dùng “gậy biệt ly” và “vồ sầu đời” (coi tra tấn,
giết người như một thú chơi, nên bọn chúng đều đặt tên cho từng dụng
cụ) ghè từng chiếc răng trong miệng tù nhân, bắt họ uống máu họ rồi nhè
từng chiếc răng ra nộp cho “thầy cai”. “Thầy” mua vui bằng cách đeo nó
trong ống bơ sữa bò treo tung tăng trên cổ. Mỗi lúc Bảy Nhu sắp đến tra
tấn ai, họ đều nghe tiếng lóc xóc của hàng trăm chiếc răng bỏ trong lon
sữa bò. Những bức ảnh khoang miệng người tù lởm chởm, không còn chiếc
răng nào nguyên vẹn sau khi gặp Bảy Nhu có thể khiến bất cứ ai toát mồ
hôi hột.
Ông Vũ Minh Tằng (hiện sống ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) có lẽ là
người duy nhất trên thế giới này có 9 cái răng đang trưng bày ở bảo
tàng. Sau khi giúp gần 100 cán bộ ta vượt ngục Phú Quốc, Bí thư chi bộ
Vũ Minh Tằng đã bị Bảy Nhu tóm gọn khi vừa nhô ra khỏi đường hầm bí mật.
Bảy Nhu đã đập vỡ bánh chè, bắt ông Tằng ăn cơm trộn phân và máu, thậm
chí hắn còn trực tiếp bắt ông Tằng há miệng để hắn đủng đỉnh “lấy” lần
lượt 9 cái răng rồi bắt ông nuốt cả máu lẫn chùm răng đó. “Một giọt máu
chảy ra ngoài, tao sẽ giết mày, ném xác xuống biển” - Bảy Nhu nó cứ rít
lên” - ông Tằng kể. Ông Tằng đã bới phân mình, giắt 9 cái răng đó trong
cạp quần suốt gần chục năm tù đày và hơn 30 năm được phóng thích theo
Hiệp định Paris rồi sống ở vùng chiêm trũng Vụ Bản. Ông giữ vì muốn ghi
dấu tội ác của giặc, muốn sau này mình về với các cụ có đủ bộ phận cơ
thể vào… quan tài. Thế rồi, những người bạn từng ở địa ngục trần gian
Phú Quốc sống sót trở về đã vận động ông Tằng hiến 9 cái răng kia cho
“Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày” của ông Lâm Văn Bảng
ở Phú Xuyên (Hà Nội).
Khi bài viết “Chín cái răng lưu lạc” đăng trên báo Lao Động, nhân vật
đau khổ Vũ Minh Tằng đã được hỗ trợ 30 triệu đồng làm bộ răng giả, 90
triệu đồng xây dựng lại mấy gian nhà để tiếp tục nuôi vợ yếu và cậu em
trai tàn tật từ nhỏ. Cũng từ ý tưởng và kinh phí của độc giả, chúng tôi
đã đưa ông Tằng trở lại đảo Phú Quốc sau gần 40 năm “xa cách” để gặp lại
Bảy Nhu. Tại đây, trước máy quay, máy ảnh và hàng chục nhân chứng, Bảy
Nhu đã bất ngờ nhận ra người tù quật cường Vũ Minh Tằng. Ông Tằng chửi
bới, rút hàm răng giả ra căm phẫn gí vào mặt Bảy Nhu. Nhưng rồi cả hai
đều khóc. Bởi như Bảy Nhu nói: “Bấy giờ tôi hành động như thằng điên.
Tôi bị chúng nó bắt phải làm như con chó săn thế. Tôi xin lỗi ông Tằng
và đồng đội của ông. Ngực tôi đây, mặt tôi đây, ông muốn đánh bao nhiêu
cũng được, ông giết tôi, tôi cũng phải chịu. Lúc tra tấn các ông, tôi bị
chúng nó ép phải làm thế, chứ thấy các ông can đảm, quật cường, một
lòng vì nước vì dân, trong lòng tôi cũng kính trọng lắm chớ…”.
Sau khi Lao Động vào cuộc, tính đến nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục bộ phim “làm” về Bảy Nhu và ông Vũ Minh Tằng. Cái gì của lịch sử, xin hãy trả nó cho lịch sử, dù đau đớn và thao thức dằn vặt bao nhiêu đi nữa. Và, mới đây khi cùng ông Tằng trở lại “Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày”, chúng tôi đã được ông Lâm Văn Bảng cho xem một tài liệu thuyết phục cùng những bức ảnh rợn người liên quan đến “bức chân dung của quỷ”, đến “bóng ma đang sống Trần Văn Nhu”. Với mong muốn, “cái gì của lịch sử hãy trả nó cho lịch sử”, chúng tôi xin tiếp tục cung cấp hầu như nguyên văn tài liệu quý này để độc giả tự suy ngẫm.
Bấy giờ “tôi như một con thú độc”, cứ giết người tàn ác như vậy thôi
Tài liệu được ông Bảng đóng khung, treo lên bờ tường đó, viết như sau:
“Sau hai mươi năm, đồng chí Đoàn Thanh Phương, một “tử tù” bị tra tấn tàn độc trong Trại tù binh cộng sản Phú Quốc (nay là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) đã gặp lại với tên cai ngục khủng khiếp Trần Văn Nhu.
Lời giới thiệu của đồng chí Bí thư Huyện ủy Phú Quốc và Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Kiên Giang:
Xin giới thiệu với ông Bảy đây là phái đoàn của các tỉnh và bảo tàng của Bộ Quốc phòng, đến gặp ông để nghe kể lại sự thật đã diễn ra trong nhà tù Phú Quốc. Ngày trước đây ông làm Trưởng trại giam tù binh Phú Quốc. Ông kể đúng sự thật, thật sự khách quan, để chúng tôi ghi lại, để đời sau con cháu ta biết được tội ác của Mỹ - ngụy, đồng thời các cán bộ cũng có cơ sở để để xây dựng Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc.
Thượng sĩ nhất - viên cai ngục khét tiếng Trần Văn Nhu đáp: “Tôi ra đây
làm Giám thị trưởng năm 1970. Đúng là tôi có đánh đập anh em tù binh, có
bỏ họ biệt giam vào chuồng cọp, có đánh nhiều anh em, rồi giam riêng
cho họ đói khát. Tôi cũng hành hạ, đánh đập, (nhổ) lấy móng tay, lấy
móng chân, đục lấy răng của họ. Tôi có đánh roi cá đuối, rọi bóng đèn
làm nổ con ngươi của mắt, dùng chày “vồ sầu đời” đánh vào đầu gối, bàn
tay, bàn chân, mắt cá, cùi chỏ của họ. Vì khi đó thằng trung úy Hiển bảo
tôi phải làm như vậy. Bấy giờ tôi như một con vật, loài thú độc ác cứ
“ăn thịt người” và giết người như vậy thôi. Nay, tôi xin nhận tội lỗi
của tôi. Nhờ ơn Đảng và Nhà nước, tất cả anh em tù binh thương tôi thì
để tôi sống. Nếu không thương tôi thì giết tôi cũng được. Vì tôi có lỗi
với các anh tù binh, tội của tôi đáng chết”.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương hỏi: “Có phải ông Bảy Nhu ra đây làm giám thị khu B2 không? Tôi nói lại cho ông biết ông ra đây năm 1967. Tôi nói cho ông nhớ lại nhé: Phía buồng giam bên kia là thượng sĩ Ty quản lý, đó là khu A2; bên này là ông Giám thị trưởng khu B2; còn chính giữa là trung sĩ Thu làm Giám thị trưởng khu A4 và trung sĩ Danh (phụ trách nhà dù); còn thượng sĩ nhất tên là Trần Văn Nhu phụ trách cái gì chắc ông biết rõ hơn tôi?”.
Trần Văn Nhu đáp: “Đúng. Nhưng có điều ông nói không đúng. Không phải tôi ra Phú Quốc năm 1967. Mà tôi ra năm 1970”.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương hỏi: “Như vậy ông có biết trung tá Phước đang ngồi cạnh ông đây không? Tôi giới thiệu cho ông biết ngày trước ông gọi em Phước này là “con nít con mà đi làm cộng sản”.
Thượng sĩ nhất Trần Văn Nhu đáp: “Vì ngày đó ông Phước còn nhỏ, tôi xin lỗi ông, tôi không nhớ vì tôi hiện nay đã già, đã lớn tuổi rồi”.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương: “Tôi sẽ kể cho ông nghe. Tức là ông ra Phú Quốc năm 1967 làm giám thị cho khu B2 như hồi nãy nói mà ông không chịu công nhận. Giờ tôi sẽ nói cho ông biết là trung sĩ Thu, trung sĩ Sanh làm giám thị của khu A4. Ngày 28.5.1968, tôi tự giới thiệu cho ông biết là, tôi tên trong tù là Đoàn Văn Công, ông nhớ chứ, ông từng bỏ biệt giam chuồng cọp, tôi đã từng vượt ngục ông nhớ chứ?”.
Thượng sĩ nhất Trần Văn Nhu hoảng hốt, xỉu lật ngửa ra phía sau rồi gục
đầu xuống khóc: “Xin lỗi, tha tội chết cho tôi vì hồi đó tôi ác quá. Tôi
nhớ ra rồi. Ông Đoàn Thanh Phương cho phép tên Nhu này được quyền gọi
ông bằng chú em, vì tuổi tác tôi đã cao. Thưa chú Phương, chú kể lại thì
tôi nhớ ra. Đúng rồi, tôi ra đây năm 1967, lâu quá tôi quên. Giờ tôi
già quá nên nó lẫn lộn. Phải rồi, chính tôi đánh chú, tôi đánh, bỏ biệt
giam chú 4 lần và chú vượt ngục 4 lần. Tôi bỏ biệt giam chuồng cọp chú,
hành hạ đánh đập chết đi sống lại. Nhiều lần tôi bỏ chú đói khát, phơi
nắng phơi mưa, lột hết lớp da này đến lớp da khác. Tôi còn nhổ bỏ móng
tay, móng chân, đục răng, đánh gãy hai bẹ sườn, đánh gãy xương đòn, đánh
dùi cui vào đầu, vào người chú. Đánh chày vồ vào hai bàn chân, bàn tay,
mắt cá, cùi chỏ, đầu gối, đánh roi cá đuối, đánh bể đầu, đánh không
biết bao nhiêu mà kể cho hết. Tôi tính đánh đòn hiểm như thế là chú đã
chết, tôi không ngờ bây giờ chú vẫn còn sống. Tôi nhớ hồi đó là thằng
trung úy Hiển bảo tôi nên có tội ác như vậy. Xin lỗi tha tội cho tôi”.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương lên xe, Bảy Nhu chạy theo xin lỗi tha thứ cho những tội ác trong quá khứ.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương nói: “Nếu tôi giết ông thì tôi đã giết từ lâu rồi. Ông nên nhớ rằng Đảng ta sẽ tha thứ kẻ có tội mà biết nhận lỗi, biết được như thế thì sẽ được khoan hồng. Chỉ sợ có tội mà không nhận tội, đó mới là người xấu. Hiện nay tôi còn sống như ông thấy, và tôi đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng quân đội”.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương quay lại nói với những người xung quanh: “Yêu cầu tất cả anh em tù binh của chúng ta không được có hành động gì quá khích với tên Trần Văn Nhu, để sau khi bảo tồn di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc, Trần Văn Nhu sẽ là nhân chứng sống (viên cai ngục tàn ác) trong chiến tranh vệ quốc của người Việt Nam. Việc “ác quỷ” Trần Văn Nhu được sống đến hôm nay, nó cũng là bằng chứng về chủ trương nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta”.
Biên bản viết tháng 2.1993 tại nhà Trần Văn Nhu (những người có mặt ký tên)
Lời tác giả: Trong văn bản có bị mờ, theo suy luận của chúng tôi thì có lẽ năm ấy là năm 1993. Vì như tiêu đề của tài liệu, “sau 20 năm tử tù gặp lại”, tức là ông Phương cùng đồng đội được phóng thích sau Hiệp định Paris năm 1973 (nhà tù Phú Quốc hết sứ mệnh giam giữ tù binh), hai mươi năm gặp lại là năm 1993. Điều này cũng phù hợp với nội dung kể trên, nói về việc đoàn cán bộ bảo tàng, lãnh đạo Sở Văn hóa Kiên Giang đi tìm hiểu, làm hồ sơ cấp bằng di tích cho “nhà lao”, để rồi 2 năm sau, năm 1995, Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận như hôm nay chúng ta đã thấy.
Có lẽ, chúng tôi sẽ không sợ mình đã hồ đồ, khi nói: Lao Động là tờ báo đầu tiên công bố một bức chân dung xác thực nhất, cụ thể nhất, sinh động nhất về viên cai ngục tàn ác bậc nhất trong lịch sử Việt Nam Trần Văn Nhu (tức Bảy Nhu). Từ những thông tin như huyền thoại, từ các tác phẩm đậm chất văn chương của các nhà văn, nhà báo nổi tiếng như Chu Lai, Xuân Ba…, từ lời kể của hàng vạn tù nhân cộng sản và yêu nước từng bị giam giữ ở địa ngục trần gian “Trại tù binh Phú Quốc” (tỉnh Kiên Giang), người ta đã biết trên đời có một “ác quỷ Bảy Nhu”. Nhưng hình hài ông ta ra sao, ông ta còn sống hay đã chết, những “chiến tích” tra tấn tù nhân gồm 24 ngón đòn được “sử sách lưu danh” của “quỷ sa tăng” kia cụ thể ra sao? Khi chúng tôi cất bước lần tìm Bảy Nhu, hầu như ai cũng bảo đó là hành động mò kim đáy bể. Bấy giờ, lên mạng Internet tìm kiếm, gõ tên của Bảy Nhu (Trần Văn Nhu) thì tuyệt nhiên không thấy một tấm ảnh nào, ngoài vài dòng miêu tả hoặc ghi theo ký ức của những nạn nhân từng bị Bảy Nhu hành hạ.
Ông Nguyễn Văn Vạn (Bến Lức, Long An) từng bị Bảy Nhu tẩm xăng đốt miệng. |
Đặc điểm của Bảy Nhu là luôn lẩn tránh người lạ, ông ta sẵn sàng tọt ra vườn sau khi đàn chó dữ sủa ầm ĩ báo tin có khách. Đã có lần ông ta mắc võng nằm mấy ngày ngoài đồi vắng, chỉ để đỡ phải gặp một ai đó. Hồi mới giải phóng, sau khi đi cải tạo về, nghĩ rằng mình đang bị chửi rủa, sẽ bị hắt hủi và trả thù, Bảy Nhu còn gài lựu đạn trên bờ rào dây thép gai quanh nhà mình để đề phòng. Ai ngờ trong đi mua rượu cho bố uống quên sầu, con trai ông ta đã vướng vào và cụt một chân.
Một tù nhân khác bị Bảy Nhu móc mắt đang được đồng đội cõng đi. |
Dựng lại cảnh tra tấn tù nhân dã man tại Côn Đảo. |
Gặp chúng tôi, Bảy Nhu thừa nhận nhiều ngón đòn dã man
đã được mình và cộng sự thực thi, như: Đập vỡ xương bánh chè, ép ván vỡ
lồng ngực, đốt dương vật, đốt miệng cho chín lưỡi những người tù vì tội
không chịu khai báo… Thỉnh thoảng tức giận cái gì, đám cai ngục lại cho
bắn vài quả đạn cối, giết mấy chục người “bướng bỉnh” khênh đi ném bỏ
ngoài bìa rừng. Có khi chúng bắt người tù phải ăn cơm chấm với phân và
máu của họ. Lũ đồ tể cũng sẵn sàng nướng người trên than hồng, luộc
người trong chảo nước sôi, đập vỡ hết các mắt cá chân và xương bánh chè,
cắt da “chỗ kín” của người tù, nhét đỉa sống vào rồi khâu lại, nướng
thanh sắt đỏ rồi xuyên liên tục qua bắp chân, mổ bụng moi gan người mà
chúng coi là “ương bướng”… |
Sau khi Lao Động vào cuộc, tính đến nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục bộ phim “làm” về Bảy Nhu và ông Vũ Minh Tằng. Cái gì của lịch sử, xin hãy trả nó cho lịch sử, dù đau đớn và thao thức dằn vặt bao nhiêu đi nữa. Và, mới đây khi cùng ông Tằng trở lại “Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày”, chúng tôi đã được ông Lâm Văn Bảng cho xem một tài liệu thuyết phục cùng những bức ảnh rợn người liên quan đến “bức chân dung của quỷ”, đến “bóng ma đang sống Trần Văn Nhu”. Với mong muốn, “cái gì của lịch sử hãy trả nó cho lịch sử”, chúng tôi xin tiếp tục cung cấp hầu như nguyên văn tài liệu quý này để độc giả tự suy ngẫm.
Bấy giờ “tôi như một con thú độc”, cứ giết người tàn ác như vậy thôi
Tài liệu được ông Bảng đóng khung, treo lên bờ tường đó, viết như sau:
“Sau hai mươi năm, đồng chí Đoàn Thanh Phương, một “tử tù” bị tra tấn tàn độc trong Trại tù binh cộng sản Phú Quốc (nay là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) đã gặp lại với tên cai ngục khủng khiếp Trần Văn Nhu.
Lời giới thiệu của đồng chí Bí thư Huyện ủy Phú Quốc và Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Kiên Giang:
Xin giới thiệu với ông Bảy đây là phái đoàn của các tỉnh và bảo tàng của Bộ Quốc phòng, đến gặp ông để nghe kể lại sự thật đã diễn ra trong nhà tù Phú Quốc. Ngày trước đây ông làm Trưởng trại giam tù binh Phú Quốc. Ông kể đúng sự thật, thật sự khách quan, để chúng tôi ghi lại, để đời sau con cháu ta biết được tội ác của Mỹ - ngụy, đồng thời các cán bộ cũng có cơ sở để để xây dựng Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc.
Lời thú tội của tên cai ngục Trần Văn Nhu. |
Đồng chí Đoàn Thanh Phương hỏi: “Có phải ông Bảy Nhu ra đây làm giám thị khu B2 không? Tôi nói lại cho ông biết ông ra đây năm 1967. Tôi nói cho ông nhớ lại nhé: Phía buồng giam bên kia là thượng sĩ Ty quản lý, đó là khu A2; bên này là ông Giám thị trưởng khu B2; còn chính giữa là trung sĩ Thu làm Giám thị trưởng khu A4 và trung sĩ Danh (phụ trách nhà dù); còn thượng sĩ nhất tên là Trần Văn Nhu phụ trách cái gì chắc ông biết rõ hơn tôi?”.
Trần Văn Nhu đáp: “Đúng. Nhưng có điều ông nói không đúng. Không phải tôi ra Phú Quốc năm 1967. Mà tôi ra năm 1970”.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương hỏi: “Như vậy ông có biết trung tá Phước đang ngồi cạnh ông đây không? Tôi giới thiệu cho ông biết ngày trước ông gọi em Phước này là “con nít con mà đi làm cộng sản”.
Thượng sĩ nhất Trần Văn Nhu đáp: “Vì ngày đó ông Phước còn nhỏ, tôi xin lỗi ông, tôi không nhớ vì tôi hiện nay đã già, đã lớn tuổi rồi”.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương: “Tôi sẽ kể cho ông nghe. Tức là ông ra Phú Quốc năm 1967 làm giám thị cho khu B2 như hồi nãy nói mà ông không chịu công nhận. Giờ tôi sẽ nói cho ông biết là trung sĩ Thu, trung sĩ Sanh làm giám thị của khu A4. Ngày 28.5.1968, tôi tự giới thiệu cho ông biết là, tôi tên trong tù là Đoàn Văn Công, ông nhớ chứ, ông từng bỏ biệt giam chuồng cọp, tôi đã từng vượt ngục ông nhớ chứ?”.
Ông Vũ Minh Tằng và khoang miệng bị Bảy Nhu bẻ hết răng. |
Ông Tằng trong một lần trở lại Phú Quốc. |
Đồng chí Đoàn Thanh Phương nói: “Nếu tôi giết ông thì tôi đã giết từ lâu rồi. Ông nên nhớ rằng Đảng ta sẽ tha thứ kẻ có tội mà biết nhận lỗi, biết được như thế thì sẽ được khoan hồng. Chỉ sợ có tội mà không nhận tội, đó mới là người xấu. Hiện nay tôi còn sống như ông thấy, và tôi đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng quân đội”.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương quay lại nói với những người xung quanh: “Yêu cầu tất cả anh em tù binh của chúng ta không được có hành động gì quá khích với tên Trần Văn Nhu, để sau khi bảo tồn di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc, Trần Văn Nhu sẽ là nhân chứng sống (viên cai ngục tàn ác) trong chiến tranh vệ quốc của người Việt Nam. Việc “ác quỷ” Trần Văn Nhu được sống đến hôm nay, nó cũng là bằng chứng về chủ trương nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta”.
Biên bản viết tháng 2.1993 tại nhà Trần Văn Nhu (những người có mặt ký tên)
Lời tác giả: Trong văn bản có bị mờ, theo suy luận của chúng tôi thì có lẽ năm ấy là năm 1993. Vì như tiêu đề của tài liệu, “sau 20 năm tử tù gặp lại”, tức là ông Phương cùng đồng đội được phóng thích sau Hiệp định Paris năm 1973 (nhà tù Phú Quốc hết sứ mệnh giam giữ tù binh), hai mươi năm gặp lại là năm 1993. Điều này cũng phù hợp với nội dung kể trên, nói về việc đoàn cán bộ bảo tàng, lãnh đạo Sở Văn hóa Kiên Giang đi tìm hiểu, làm hồ sơ cấp bằng di tích cho “nhà lao”, để rồi 2 năm sau, năm 1995, Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận như hôm nay chúng ta đã thấy.
Đọc bài này, lại phải chửi ĐỊT MẸ THẰNG LẬP
Trả lờiXóaChửi mạnh!
Xóađịt mẹ thằng lập
XóaĐọc bài này hôm kia mà không biết còm thế nào. Nhớ lại bố mẹ Kichbu kể mỗi người bị 2 lần ngồi tù vì can tội chống phong kiến và chống Pháp. Quả là sức mạnh tinh thần của người cách mạng thật vĩ đại!
Trả lờiXóa