28 tháng 8 2013

Trở về

Về phim của Đặng Nhật Minh

Rüdiger Tomczak (*)


Thời gian đã chín để đánh giá tổng quan các tác phẩm của đạo diễn lớn nhất Việt Nam Đặng Nhật Minh. Dù đã nhiều cố gắng, tới nay tôi mới chỉ được xem một phần các tác phẩm của ông. Sẽ là đầy đủ hơn nếu có thể xem cả những phim tài liệu và một số phim dựng ngay trong thời chiến tranh. Tới nay tôi đã xem các phim được chiếu ngoài Việt Nam từ 1984. Như thế vẫn thiếu hai phim mà tôi cho là quan trọng: Thị xã trong tầm tay (1982) và một bộ phim vidéo về một tù binh Mỹ: Chỉ một người còn sống (1989).
Đáng giận và buồn khi Việt Nam là một chủ đề trong lịch sử điện ảnh Mỹ, nhưng một cái nhìn từ bên trong của đất nước này đến nay vẫn hạn hẹp trong giới nghiên cứu lịch sử điện ảnh phương Tây. Việt Nam, từ điểm nhìn chính thống, nhất là với "các chuyên gia điện ảnh châu Á" phương Tây, các phim của Đặng không có một lobby nào cả. Phần lớn các phim của Đặng (với ngoại lệ các tác phẩm bậc thầy sau này Thương nhớ đồng quê vàMùa ổi) đều được dựng trong những điều kiện kỹ thuật và tài chính khó khăn. Nhưng những phim đó vẫn đầy ấn tượng. Sự phát hiện ra các bộ phim của Đặng là một trong sự kiện lớn đời tôi trong những năm vừa qua.

Trở về, Việt Nam/Anh 1994

Tôi xem bộ phim này không có phụ đề trong nguyên bản tiếng Việt, ngoại trừ một bản tóm tắt ngắn, tôi buộc phải dựa vào mắt và tai mình. Cái đó cũng có những hiệu ứng kỳ lạ, làm tôi nhớ đến phim như một giấc mơ. Dù phụ đề dễ chịu thế nào - khi người ta bị buộc thiếu nó, người ta xem phim bằng con mắt khác.
Chỉ riêng cách quan sát dũng cảm và chính xác một Việt Nam hiện đại đã làm cho những bộ phim của Đặng Nhật Minh đáng xem. Tôi thấy mình giống như khi xem phim Ozu: đôi khi chỉ xem kỹ một vài nhân vật, xem họ ăn uống hoặc nói năng là đã hòa nhập được vào tinh thần phim.
Bộ phim bắt đầu trên xe lửa. Loan, một cô gái trẻ, từ miền Nam về với gia đình ở Hà Nội. Chuyện phim là hồi ức của cô, là chuyến đi của nhận thức.
Đó cũng là chuyện của Hùng, người Loan từng yêu lúc đầu phim, rồi vượt biên, rồi trở về khi là một doanh nhân thành đạt.
Nhiều năm sau, Loan đã làm việc ở miền Nam và lấy Tuấn, cũng là doanh nhân. Người đàn bà vốn xuất thân từ một gia đình nghèo nay sống trong một bối cảnh có thể gọi là của những người giàu mới. Người ta vẫn còn nhớ lúc đầu phim luôn có người quanh cô, bạn bè, họ hàng và lũ trẻ học trò cô dạy. Bây giờ cô đi qua những căn phòng sang trọng mà trống trải trong căn hộ đắt tiền nơi cô sống chung cùng Tuấn.
Cô sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi đầy đặc điểm của một xã hội tiêu thụ. Những biển hiệu của những hãng ngoại quốc lớn, các quán xá khách sạn đắt tiền chứng tỏ sự thay đổi của Việt Nam, khiến tôi nhớ đến Tokyo trong phim của Ozu. Trong nhận thức của những người như Tuấn dường như không còn tồn tại một Việt Nam khác với những ác mộng thời hậu chiến của đa số nông dân đói nghèo. Một lần người bố đã già của Loan đến thăm đôi vợ chồng trẻ. Ông già hút điếu cày trong nhà tắm lát gạch men. Tuấn, lúc đó đã nằm với Loan trên giường, thấy khó chịu. Điều đó khởi đầu những mâu thuẫn đầu tiên của họ. Rồi Loan cùng bố đến một nghĩa trang xa, nơi người cha muốn chôn cất nắm xương của một trong những người con trai ông, đã chết trong chiến tranh. Trong khi Loan châm hương, và ông già làm lễ cúng, Tuấn (*) ngồi trong chiếc ô tô đắt tiền của mình và nghe một bài nhạc nhảy ngu ngốc tiếng Anh. Anh ta không hiểu được những đau khổ của ông già và cô gái. Những kẻ đang hưởng thụ sự sung túc mới ở Việt Nam đã quên những tổn thất từng có để Việt Nam có thể tồn tại.
Hùng, người tình cờ làm ăn lớn cùng Tuấn, gặp lại Loan. Không có lời nào trao đổi giữa họ, họ chỉ "nói" bằng mắt. Dù cũng giàu như Tuấn, ánh mắt Hùng có gì như ẩn ức. Sự trở lại quê hương càng khiến anh đau đớn nhận ra rằng anh đã mất nó.
Nếu người ta gặp nhau, thương mến nhau, thường có sự ôm, hay hôn. Tôi hay ấn tượng ở Đặng Nhật Minh về sự mâu thuẫn trong cách nhìn của ông về những thiếu hụt trong một xã hội Việt Nam đang phát triển và cách nhìn trìu mến, gần như yêu thương của ông với những nhân vật của mình.
Trước khi Loan chia tay chồng, có cảnh vợ chồng cô trên giường. Cô quay trái, không nhìn chồng, khi ấy đang nhìn trần nhà.
Ở đầu phim có cảnh Loan và Hùng yêu nhau trên bậc thang. Nhiều năm sau, khi Hùng quay lại, anh ta đi cùng một phụ nữ khác qua đúng căn phòng ấy. Đột nhiên anh ta nhớ tới Loan và những gì từng là gốc rễ của mình và bỏ đi khỏi phòng. Trong sự tương phản giữa Hùng và Loan, người cuối cùng cũng đi đến "cội rễ" của mình, cũng hơi giống mối quan hệ giữa Nhâm, cậu nông dân trẻ và Quyên, thuyền nhân sống sót về tìm quê thời thơ ấu. Và Hùng cũng chỉ có thể nhận ra, Việt Nam trong ký ức anh đã là một giấc mơ đã mất.
Cuối cùng, khi Loan chia tay chồng, cô đóng rèm và đóng cửa: con chó nhỏ mà cô vừa cho ăn, cô mang sang bà hàng xóm. Cái tuyệt diệu trong những khoảnh khắc ấy là Đặng vừa nghiêm túc với quyết định đau xót của cô, vừa trân trọng những dịu dàng với con thú nhỏ. Những lúc như thế rất tiêu biểu cho sự phê phán Việt Nam hiện tại, vừa tinh tế vừa lạnh lùng, nên nhiều thuyết phục. Bởi nó, sự phê phán ấy, là kết quả một tình yêu sâu đậm của ông và sự bắt rễ sâu xa với đất nước mình.
Trích Về phim của Đặng Nhật Minh - Rüdiger Tomczak
bia
Tác giả và đạo diễn Đặng Nhật Minh
Nhà báo Đức chuyên về điện ảnh Rüdiger Tomczak sinh năm 1959, nghiện ngập phim (cinephile) từ thời thơ ấu và viết nhiều nhất về phim châu Á. Tạp chí riêng của chàng shomingeki (là để suy tưởng đến Ozu và một vài đại diện điện ảnh Nhật Bản khác làm phim về những bi kịch đời thường). Shomingeki ra đời từ 1995. Tới nay chàng đã viết về Hou Hsiao Hsien,  Đặng Nhật Minh, Yasujiro Ozu, Hiroshi Shimizu, Satyajit Ray, Aparna Sen, Yang Yonghi và thời gian mới đây đặc biệt hay viết về Terrence Malick.

Shomingeki xuất bản không đều kỳ bằng tiếng Đức, khoảng 4 số/năm, ISSN 1430-1229, giá 7€/số có thể mua tại các nhà xuất bản hoặc hiệu sách chuyên về điện ảnh tại Đức. Tháng 8 năm 2011 Đặng Nhật Minh đến Berlin chiếu phim "Đừng đốt" tại nhà Việt Nam, Viethaus, ông đã lần đầu tiên gặp Rüdiger Tomzack tại đây. 

Bản dịch các bài viết đã được Đặng Nhật Minh xem trước.
Người dịch: Đỗ Quang Nghĩa
Berlin tháng 11.2011

(*) - Rüdiger Tomczak có nhầm về người đàn ông ngồi nghe nhạc nước ngoài trong xe hơi chờ Loan và bố cô trở lại, người đàn ông đó không phải là Tuấn - chồng Lan - mà là một người cho thuê xe hơi kiêm tài xế - Khoằm.



Trở về” 
Người Anh vốn bị coi là lạnh lùng nhưng chính họ lại là người đầu tiên trên thế giới bỏ tiền ra cho một đạo diễn Việt Nam làm phim. Nếu không có họ, tôi đã không có phim Trở về sau 6 năm gián đoạn. Tôi nghe một Việt kiều ở Anh về kể lại: năm 1989 Đài truyền hình Anh quốc giới thiệu phim Cô gái trên sông. Trước khi chiếu người giới thiệu có nói đôi lời về tôi rồi thông báo tôi vừa được bầu làm Tổng Thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam và kết luận: Nhưng chúng tôi nghĩ rằng nước Việt Nam cần ông Minh đạo diễn hơn là ông Minh Tổng Thư ký. Có phải vì vậy chăng mà họ sốt ruột khi thấy tôi lâu không làm phim.
Đầu năm 1994, kênh 4 Đài truyền hình Anh cử người sang Việt Nam thông báo cho biết kênh 4 sẽ tài trợ cho tôi một số tiền để giúp tôi làm một bộ phim. Hãy chuẩn bị kịch bản với điều kiện: đấy là một kịch bản làm tôi ưa thích, về những vấn đề mà tôi quan tâm. Tôi lập tức chuyển ngay truyện ngắn Trở về thành kịch bản phim (Trong thời gian gián đoạn làm phim tôi có viết một số truyện ngắn, bất cứ truyện nào cũng đều có thể chuyển thành phim được cả. Tôi gọi đó là những bộ phim trên giấy). Kịch bản được gửi sang Anh và chỉ một tháng sau người ta đã chuyển tiền về cho tôi làm (số tiền này được chuyển về cho Hãng phim truyện Việt Nam quản lý).

Hình 10. Một cảnh trong phim Trở về
Sau khi phim làm xong, ông Rod Stoneman, đại diện kênh 4 Đài truyền hình Anh sang Việt Nam nghiệm thu và tỏ ra rất hài lòng. Bộ phim này ở Việt Nam ít người được xem vì nó ra đời vào lúc các rạp chiếu bóng đóng cửa chuyển sang chiếu phim video. Nhưng về sau nó được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên Đài truyền hình Trung ương và các Đài truyền hình Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh v trn truyền hình nhiều nước. Năm 1994 phim tham dự Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương ở Sydney (Úc) và nhận được Giải đặc biệt của Ban Giám khảo. Sau này ông Philip Noyce, đạo diễn Úc, thành viên trong Ban giám khảo cho biết ông là một trong 3 người của Ban giám khảo bỏ phiếu cho phim Trở về được giải cao nhất, nhưng bốn người còn lại không nhất trí. Cuối cùng giải Grand Prix (Giải thưởng lớn) thuộc về bộ phim Ẩm thực, đàn ông, đàn bà của đạo diễn Ang Lee người Đài Loan. Tôi đã xem phim này ở một Liên hoan phim quốc tế và thấy nó được Grand Prix là xứng đáng. Cũng chính vì cái duyên nợ đó mà năm 2001 khi sang Việt Nam làm phim Người Mỹ trầm lặng, đạo diễn Philip Noyce đã mời tôi hợp tác với tư cách là đạo diễn đội quay thứ hai trong khi quay tại Việt Nam.
Tôi cảm thấy hài lòng vì trong phim này tôi đã khái quát khá đầy đủ gương mặt của xã hội Việt Nam đương đại trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường với những “người hùng” của thời đại mới: đó là những ông giám đốc công ty vốn là các phó tiến sĩ, tiến sĩ COCC suốt những năm dài ăn học ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu nay trở về nhảy sang làm kinh doanh, chẳng ai thiết theo đuổi con đường khoa học. Họ nhan nhản khắp nơi quanh tôi. Nhân vật chính của phim là Loan, một cô gái Hà Nội được phân công vào dạy học tại một thị trấn ở miền Nam cách Sài Gòn không xa. Hùng, anh ruột của một nữ giáo viên cùng trường, bạn thân với Loan định đi vượt biên nhưng không thành. Anh trốn về lánh tại thị trấn nơi Loan dạy học. Anh yêu Loan và không muốn trở về với người vợ cũ. Anh cho biết sở dĩ anh đi vượt biên cũng là để cắt đứt với người vợ mà anh không còn chút tình cảm. Trong lúc đó vợ Hùng tìm mọi cách đe dọa, thuê người cưỡng ép bắt anh phải vượt biên lần nữa cùng cả gia đình. Hùng đành ra đi nhưng vẫn mang theo những tình cảm đối với Loan mà đối với anh đó là những tình cảm duy nhất đã ràng buộc anh với mảnh đất này. Loan trở ra Hà Nội nghỉ hè. Cô tình cờ gặp Tuấn, người bạn học cũ thời phổ thông. Anh vừa tốt nghiệp phó tiến sĩ ở Liên Xô về. Anh xin vào Nam làm việc. Nhờ sự nhanh nhẹn thích ứng với cơ chế thị trường, anh thăng tiến rất nhanh, trở thành giám đốc một công ty thương mại. Loan chấp nhận lời đề nghị của Tuấn thành lập gia đình. Cô thôi dạy học, trở thành một bà vợ giám đốc. Tuấn chạy theo cuộc sống thực dụng. Tình cờ Tuấn gặp Hùng với tư cách là một đối tác đại diện cho một công ty nước ngoài để ký kết một hợp đồng bán hàng với công ty Tuấn. Tuấn đã yêu cầu Hùng nâng giá bán trong hợp đồng để kiếm lợi cho mình. Hùng tỏ ra khinh bỉ nhưng cũng chấp thuận vì điều đó không có hại gì cho công ty của anh cả. Hùng lại càng thất vọng hơn khi biết Tuấn là chồng của Loan, một người mà anh vẫn còn ngưỡng mộ yêu mến. Sau khi Hùng trở về Úc, Tuấn ra ngoại quốc khảo sát. Loan trở ra Hà Nội, trở về với ngôi nhà thân thuộc, trở về với các em học sinh hồn nhiên và trong sáng của mình. Cô đã trở về với chính mình sau những ngày sóng gió, chia tay hẳn với chồng, “người hùng” mới của xã hội hiện thời. Tâm trạng cô chính là tâm trạng trong hai câu ca dao xưa mà cô giảng cho các em học sinh trong giờ giảng văn:
           Trèo lên cây khế nửa ngày
           Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Tâm đắc nhất trong phim này đối với tôi là trường đoạn ở nghĩa trang liệt sĩ Long An và chiếc xe khách từ Long An về Thành phố Hồ Chí Minh. Những người có mặt trên chiếc xe là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam. Ở đó có già, có trẻ, có người Bắc kẻ Nam, có người sống và người chết (hài cốt người chiến sĩ trong chiếc túi xách), có kẻ bên này và kẻ từng ở bên kia (người phế binh ngụy đi bán vé số trên xe). Tôi đã cho người phế binh này hát bài Rừng lá thấp một bài hát rất quen thuộc ở Sài Gòn trước năm 1975 với những lời ca rất xúc động:

Sao không hát cho những bà mẹ già mỏi mắt chờ con...
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua...

Đây là một bộ phim lần đầu tiên được quay suốt từ Nam chí Bắc, pha lẫn giọng nói của cả hai miền.
Trích Hồi ký điện ảnh
Đặng Nhật Minh

25 tháng 8 2013

South Vietnam Air Force - One aircraft only, no longer in service. Named the Tien Phong "Pioneer"

Không lực VNCH từng ráp một chiếc máy bay dùng để huấn luyện căn bản các phi công, dự trù sẽ trang bị cho Trường Phi Hành của Bộ Chỉ Huy Huấn Luyện VNCH, do ngân sách quốc gia VNCH đài thọ, máy bay dựa theo Phi cơ huấn luyện Pazmany PL-2 “Blueprint” của hãng Pazmany ở California.
South Vietnam TP-1 (based on PL-2 design)

Phần thiết kế dự án do Bộ Tư Lệnh Không Lực/Văn Phòng Tham Mưu Phó Tiếp Vận phụ trách. Công tác thực hiện được phân phối cho Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận và các Sư Đoàn Không Quân.

Kỹ sư trưởng của công trình này là ông Nguyễn Tú, loại máy bay này được chế tạo theo kiểu máy bay cánh thấp giống khu truc, có hai ghế ngồi gần nhau với hai cần điều khiển song hành và có khả năng nhào lộn nhẹ nhàng thích hợp cho một chiến đấu cơ căn bản.

Chiếc máy bay được ráp từng phần ở 3 căn cứ khác nhau trước khi được ráp khâu cuối ở Tân Sơn Nhất.

Máy bay có tên là "Tiền Phong" có nghĩa là “ngọn gió đi trước”, mã là “Tiền Phong 001”, vì dự định sau đó sẽ chế tạo thêm Tiền Phong 002, Tiền Phong 003 và 004 ..v.v..

Buổi giới thiệu chiếc máy bay của Không lực VNCH

Cockpit

Chuyến bay thử nghiệm được thực hiện vào ngày 01/7/1972 (hoặc 1973), máy bay đã bay nhiều vòng trên bầu trời Sài Gòn. Không biết ai làngười đầu tiên bay chiếc máy bay này, nhưng biết rõ chỉ có ba người đã bay trên Tiền Phong 001: là các ôngVõ Xuân Lành, Lê Xuân Lan,và Nguyễn Tú.

Tiền Phong 001 trên bầu trời.

Nguồn: Wikipedia
 South Vietnam


Máy bay made in Việt Nam ra đời từ gần 30 năm trước

Sau thống nhất, trong hoàn cảnh bị cấm vận, VN đã chế tạo máy bay trinh sát và chỉ huy chiến đấu Tự lực TL-1 chở được 4 người. Nó đã cất cánh thành công tới 23 lần. Ai muốn tìm hiểu, ra bảo tàng PK-KQ sẽ thấy hiện vật gốc.
Ba chiếc máy bay HL-1, HL-2 và VNS-41 ở Bảo tàng Phòng không-Không quân. Phạm Thủy-Lê Nam.

TL-1 là máy bay trinh sát-liên lạc cánh quạt một động cơ loại nhỏ, được Viện Kỹ thuật không quân thuộc Bộ quốc phòng Việt Nam thiết kế, sản xuất. TL-1 là viết tắt của nhiệm vụ máy bay là trinh sát-liên lạc, số 1 biểu thị chiếc đầu tiên của loại này. Theo thiết kế, máy bay có 4 chỗ ngồi, hình dạng phỏng theo kiểu máy bay Raely 220 của Pháp.

Đầu năm 1978 Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) đã lập dự án "Xây dựng cơ sở thiết kế và chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ". Một trong những kỹ sư tham gia chế tạo máy bay TL-1 là Lê Kiên Thành, con trai của Tổng bí thư Lê Duẩn.
Hình ảnh Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’ số 2
Ngày 4 tháng 3 năm 1978, Quân ủy Trung ương đã họp phê chuẩn dự án này và giao cho Quân chủng PK-KQ chủ trì thực hiện. Ông Nguyễn Văn Phúc, công trình sư thiết kế máy bay của Pháp nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ dự án với vai trò cố vấn thiết kế kỹ thuật. Ngày
Hình ảnh Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’ số 3
15 tháng 5 năm 1978, Quân chủng thành lập Ban X chuyên trách thực hiện dự án này, gồm Thiếu tá-Phó tiến sĩ Trương Khánh Châu (sau này là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) làm chủ nhiệm dự án và 13 kỹ sư.

Here is the first airplan TL -1 made in Vietnam in 1978 by VPA. But the engine was imported from France.

Sau 3 năm kiên trì thiết kế, chế tạo theo tiêu chuẩn Luật Hàng không Liên bang Far-25 Mỹ, chiếc máy bay loại trinh sát liên lạc TL-1 đầu tiên ra đời.

Tháng 8/1980, chiếc máy bay được chế tạo xong và đưa bay thử nghiệm tại sân bay Hòa Lạc.
Hình ảnh Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’ số 5
Ngày 25 tháng 9 năm 1980, máy bay TL-1 cất cánh lần đầu tiên tại sân bay Hoà Lạc.

Với 102 phút trên không, 13 lần hạ cất cánh, máy bay TL-1 đã hoàn thành chương trình bay thử hai giai đoạn: bay thử khả năng và bay thử tính năng bay.

Phi công thử nghiệm là Nguyễn Xuân Hiển (sau này là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không VN).
Thành công của máy bay HL-1 do Việt Nam sản xuất có sự đóng góp của phi công bay thử nghiệm Nguyễn Duy Lê Thành công của máy bay HL-1 do Việt Nam sản xuất có sự đóng góp của phi công bay thử nghiệm Nguyễn Duy Lê
Bức
Sau đó, Bộ Quốc phòng còn giao cho Viện Kỹ thuật Không quân chế tạo thành công máy bay huấn luyện HL-1, bay thử 23 chuyến an toàn và triển khai chương trình chế tạo máy bay HL-2 có thể đỗ và cất cánh trên mặt nước.

Chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng chụp ảnh kỷ niệm với các cán bộ Viện KTKQ và nhóm thiết kế (TS Nguyễn Văn Hải hàng đứng thứ tư từ trái sang) ngày 24/7/1984
Hình ảnh Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’ số 6
Đến tháng 4 năm 1987, máy bay HL-1 đã bay thử thành công, nhưng do điều kiện tài chính nên đến cuối năm 1987, chương trình hoàn thiện máy bay HL-2 tạm ngừng, Bộ Quốc phòng quyết định dừng chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay.
Hình ảnh Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’ số 7
Năm 1996, Việt Nam đã chế tạo thành công mục tiêu bay M-96, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành kỹ thuật hàng không nước này. Mục tiêu bay không chỉ dùng cho nhiệm vụ huấn luyện đơn vị phòng không, mà còn là nền tảng để Việt Nam thiết kế UAV trinh sát.

Sau một thời gian nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm, năm 1996, những chiếc mục tiêu bay ra đời đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành kỹ thuật hàng không Quân chủng Phòng không-Không quân.

Đến nay, không chỉ dừng lại ở các loại mục tiêu bay, máy bay không người lái (UAV) phục vụ huấn luyện, Quân chủng Phòng không - Không quân còn là nơi nghiên cứu, chế tạo ra các UAV tham gia mục đích quân sự. Thành công đó đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước Đông Nam Á thiết kế, chế tạo thành công UAV.

Trước đây, sau những mùa bắn đạn thật của các lực lượng phòng không, không quân, các đơn vị rất phấn khởi là hiệu suất tiêu diệt mục tiêu tương đối cao và ổn định. Tuy nhiên, những người đứng đầu Quân chủng Phòng không - Không quân lúc bấy giờ lại hết sức trăn trở. Khoa học kỹ thuật quân sự ngày càng phát triển, hoạt động tác chiến của đối phương ngày càng tinh vi, nhất là các phương tiện tiến công hoả lực đường không. Nếu không kịp thời đổi mới nâng cao huấn luyện thì rất khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
TL
Do đó, việc nghiên cứu, sản xuất mục tiêu bay là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, năm 1996, Quân chủng Phòng không - Không quân đã mua tổ hợp thiết bị bay DF-16 của Israel và giao cho Ban Giáo dục Quốc phòng (Bộ Tham mưu Phòng không - Không quân) nghiên cứu, học tập. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Quân chủng giao cho cơ quan này phối hợp với Nhà máy A40 nghiên cứu, chế tạo mục tiêu bay.
Các
Sau 3 năm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm, cuối năm 1999, hai chiếc mục tiêu bay ký hiệu M-96 (bay ngày) và M-96D (bay đêm) đã được Nhà máy A40 xuất xưởng và bay thử thành công trên bầu trời Miếu Môn (Hà Nội). Loại mục tiêu này có sự hỗ trợ của kính TZK, điều khiển bằng tay và thực hiện bay bằng trong tầm quan sát bằng mắt thường. Và kể từ đó, mục tiêu M-96 và M-96D được Quân chủng PK-KQ sản xuất hàng loạt phục vụ cho các lực lượng tên lửa, pháo cao xạ huấn luyện.

Tuy nhiên, so với các loại mục tiêu bay trên thế giới dùng cho lực lượng phòng không, không quân huấn luyện, M-96 có nhiều hạn chế như: tầm bay ngắn, trần bay thấp và tốc độ nhỏ. Do đó, M-96 tiếp tục được nghiên cứu cải tiến và nâng cấp với tầm hoạt động rộng, trần bay cao, tốc độ lớn hơn, đặc biệt là thiết bị này bay theo chương trình tự động định sẵn. Quân chủng tiếp tục giao cho các kỹ sư từng tham gia sản xuất M-96.

Sau khi Ban nghiên cứu Mục tiêu bay của Viện Kỹ thuật Phòng không-Không quân (VKTPK-KQ) được thành lập, Đại tá Trịnh Xuân Đạt được bổ nhiệm làm trưởng ban, Trung tá Nguyễn Thanh Tịnh làm phó ban, Ban được cấp kinh phí cùng với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất.
Đại tá Trịnh Xuân Đạt-Trưởng ban Nghiên cứu mục tiêu bay là một trong những người có công trong việc chế tạo máy bay không người lái Việt Nam

Sau gần nửa năm nghiên cứu Viện đã hoàn thành nhiệm vụ nâng M-96 thành M-100CT, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Trong chương trình bay báo cáo được tiến hành vào tháng 7 năm 2004, Viện đã biểu diễn thành công các chuyến bay của mục tiêu M-100CT. Chương trình cải tiến mục tiêu M-96 lên M-100CT thành công là cả một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chế tạo mục tiêu bay, đây là tiền đề vững chắc để các nhà khoa học Quân chủng tiến tới hiện thực hoá giấc mơ chế tạo thành công Máy bay Không người Lái.

Đầu năm 2001, VKTPK-KQ đã khởi động dự án "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo MBKNL điều khiển chương trình", ký hiệu M-400CT. Thiết bị này có nhiều điểm tương đồng với Tổ hợp thiết bị bay DF-16 do Israel sản xuất. Cho đến khi thử nghiệm thành công M-100CT, Viện giao cho Ban nghiên cứu mục tiêu bay tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.

Đại tá Trịnh Xuân Đạt cho biết, đây là một nhiệm vụ khó, đòi hỏi phải đầu tư công sức và trí tuệ nhiều, khó nhất là thiết kế, chế tạo chương trình điều khiển tự động. Trong khi đó, các linh kiện này không có ngoại nhập, trong nước thì càng khan hiếm, bởi vậy các kỹ sư đã nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều linh kiện khác nhau. Còn phần chế tạo vỏ, thân máy bay, khác với mục tiêu bay, lần này Viện phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng chất liệu composit (thay cho chất liệu gỗ như trước), chất liệu này vừa rẻ vừa giảm được trọng lượng của máy bay xuống, nâng khả năng mang nhiên liệu của máy bay lên.

M-400 là một loại máy bay không người lái do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo. Được thiết kế bởi Viện công Nghệ Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam và sản xuất bởi Viện công Nghệ Quân chủng Phòng không-Không quân và Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Dự án bắt đầu năm 2001 và kết thúc năm 2005 khi 2 mẫu thử nghiệm chính thức được bay thử và đã thành công.

Dự án phát triển máy bay lưỡng dụng (thủy phi cơ, là một loại máy bay có thể hạ cánh trên mặt đất và mặt nước) nhẹ được nhà máy A41 thuộc cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu sản xuất dựa vào kiểu máy bay của Nga là Che-22 "Korvet" mà Việt Nam đã mua lại từ Philippines, bắt đầu vào tháng 6 năm 2003 và tháng 9 năm 2005 thì thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Hình ảnh Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’ số 8
Máy bay dài 6,970 mét, cao 2,535 mét, tầm bay tối đa 200–300 km, trần bay 3.000m và chở được 2 đến 3 người.

Máy bay được gắn hai động cơ Rotax-582 (64 sức ngựa) của Áo, bình trữ nhiên liệu có khả năng chứa 80 lít, cho phép nó bay trong 4 tiếng đồng hồ và có thể bay được với vận tốc từ 120 đến 135 km một giờ.
Hình ảnh Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’ số 9
Máy bay cần lấy đà khoảng từ 50 đến 70 trên mặt đất để cất cánh và 200 đến 300 mét dưới mặt nước. Trọng lượng cất cánh tối đa là 780 kg.

Toàn bộ thân chính, thân đuôi, cánh giữa của máy bay được làm bằng vật liệu composite cao cấp với mức độ nội địa hóa là 70%. Máy bay được dùng cho tuần tra rừng và các mục đích nông nghiệp cũng như cho thể thao, du lịch và sử dụng thương mại,
Hình ảnh Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’ số 10
Sau 4 năm nghiên cứu, thử nghiệm, ngày 15/9/2005, 2 chiếc MBKNL M400-CT mang phiên hiệu 405, 406 đã bay báo cáo thành công các bài bay tại sân bay Kép (Bắc Giang), với độ cao 2.000m, bán kính hoạt động 15 km.

Máy bay M-400 UAV có hình dáng nhỏ thường được dùng trong mục đích do thám, trinh sát, theo dõi mục tiêu của đối phương hay do thám những vùng hiểm trở, nguy hiểm, những vùng mà máy bay do thám cỡ lớn hay trực thăng không thể vào được. Ngoài ra nó còn phục vụ dân sự như quay phim, chụp ảnh địa hình, quan trắc môi trường, tìm kiếm cứu nạn v.v...

Sau đó, VKTPK-KQ tiếp tục cải tiến và nâng cấp M-400CT lên độ cao 3.000m, tốc độ 250 – 280 km/h, bán kính hoạt động 30 km, có thể cất hạ cánh trên đường băng (đất hoặc bê tông). Cùng với việc chế tạo MBKNL, Viện cũng đã thiết kế và chế tạo thành công các hệ thống bệ phóng (dùng cho các trường hợp không có đường băng cất cánh) bằng những nguyên vật liệu có trong nước, nhẹ và dễ cơ động.
http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/49686961.jpg
Với thành công này, ngày 15/9/2005 được lấy làm ngày khai sinh của MBKNL và những thành công này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong số ít nước Đông Nam Á chế tạo được MBKNL. Hiện nay, VKTPK-KQ là đơn vị sản xuất mục tiêu bay, MBKNL phục vụ cho công tác huấn luyện của các lực lượng phòng không, không quân và lực lượng phòng không lục quân.

So với thế hệ mục tiêu và MBKNL trước đây, hiện nay chúng đã được cải tiến và nâng cấp nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các loại khí tài mới và hiện đại. Cùng với việc sản xuất mục tiêu bay, MBKNL phục vụ mục đích quân sự, VKTPK-KQ cũng đã thiết kế, chế tạo ra các loại MBKNL phục vụ các mục đích dân sự như: bay phun thuốc trừ sâu, bay quay phim, chụp ảnh địa hình...

Tính đến năm 2012 đã có 12 chiếc M-400 được chế tạo nhưng do thiếu thiết bị GPS và một số bộ phận quan trọng khác nên hiện nay nó đã tạm thời ngừng hoạt động và sản xuất, còn VNS-41 là loại máy bay được sản xuất thành công và được đưa vào sử dụng thương mại tại Việt Nam.

Hình ảnh Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’ số 1

Máy bay TL – 1

TL – 1 là máy bay cánh quạt trinh sát loại nhỏ, bắt đầu được quân chủng không quân (nay là quân chủng PK – KQ) triển khai thực hiện từ tháng 3/1978, chế tạo xong vào tháng 7/1980 và bay thử thành công tháng 9/1980.
TL
Các thông số cơ bản của máy bay TL-1: Trọng lượng rỗng 830kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 1100kg. 4 chỗ ngồi. Tốc độ bay bằng tối đa 265km/h. Tốc độ hạ cánh 98km/h. Tốc độ lên thẳng 5m/s. Trần bay 4.500m.

Máy bay HL-1
Các
HL-1 là máy bay huấn luyện phi công sơ cấp 2 chỗ ngồi, khi cần có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát liên lạc và chỉ điểm. HL-1 được thiết kế từ năm 1981, chế tạo xong vào tháng 5/1984 và bay thử thành công tháng 6/1984.
HL-1
Các thông số cơ bản của máy bay HL-1: Trọng lượng rỗng 824kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 1132kg. Tốc độ bay bằng tối đa 275km/h. Tốc độ cực đại của máy bay khi bổ nhào 365km/h. Tốc độ hạ cánh 90 đến 100km/h. Trần bay 4.600m.

Máy bay HL-2
HL-2
HL-2 là máy bay đậu nước (thủy phi cơ), được thiết kế trên cơ sở của HL-1 để phục vụ công tác biển đảo. HL-2 cớ sơ đồ khí động và tính năng kỹ chiến thuật tương tự HL-1, điểm khác biệt là có lắp bộ càng phao và hai cánh có góc vểnh lớn hơn để tăng tính ổn định.
HL-2
HL-2 được thiết kế từ đầu năm 1985, tháng 3/1987 được chế tạo xong và tháng 4/1987 bay thử thành công.
Các
Các thông số cơ bản của máy bay HL-2. Trọng lượng máy bay 1.300kg. Vận tốc rời nước (rời đất) 120km/h (100km/h). Vận tốc tiếp nước (tiếp đất) 105km/h (90km/h). Đường chạy đà trên nước (trên đất) 480m (180m). Đường hãm đà trên nước (trên đất) 185m (280m).

Máy bay VNS-41

VNS-41 là máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ, có thể cất cánh và hạ cánh trên mặt nước.
Máy
VNS-41 được thiết kế từ tháng 2/2004, chế tạo hoàn chỉnh và bay thử thành công trong tháng 12/2004.

Các thông số cơ bản của máy bay VNS-41: Tổ bay 2 người. Trọng lượng rỗng 528kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 780kg. Tốc độ bay bằng tối đa 115km/h. Trần bay 3.000m.

Các máy bay VAM-1/2/3 

Tận mục 3 máy bay quân sự đầu tiên “made in Vietnam“
A41 Factory VNS-41
Thủy phi cơ VNS-41 bay kiểm tra tại hồ Trị An
Máy bay không người lái “Made in Việt Nam”
Máy bay không người lái Việt Nam gia nhập thị trường UAV
Vietnam produces 1st hydroplanes