Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảng Cộng Sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảng Cộng Sản. Hiển thị tất cả bài đăng

09 tháng 2 2012

Trí phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ

Chúng ta thường nghe giới chóng cọng rêu rao rằng:

"Phú Trí Địa Hào
Đào tận gốc trốc tận rể"

Và "Phong trào “Xô Viết Nghệ Tỉnh” là cuộc nổi dậy đầu tiên do Đảng Cộng Sản lãnh đạo với khẩu hiệu “Trí, phú , địa , hào, phải đào tận gốc trốc tận rễ” tức là cứ theo thứ tự bất lợi cho cách mạng thì tầng lớp trí, được “ưu tiên” rồi đến ,phú địa, hào đều phải được giết sạch thì thành phần vô sản mới có thể đẩy mạnh phong trào Cộng Sản trên khắp cả nước"

Hà Sỹ Phu còn làm bài vè:
"Bốn anh Trí Phú Địa Hào
Chỉ riêng anh Trí lao đao đến giờ
Đảng ta thương Trí ngu ngơ
Cho Công – Nông - Trí chung cờ liên minh
Trông lên Liềm - Búa hai hình
Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu
Quay sang tìm Phú, Địa, Hào
Thấy ba bụng phệ… đã vào… Đảng ta!"

Thế nhưng, có thật như thế?

Liền sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cao trào cách mạng 1930-1931 diễn ra rầm rộ trên quy mô cả nước mà đỉnh điểm là Xô viết Nghệ Tĩnh. 

Nhiều công trình nhỏ, to của các học giả trong và ngoài đã đề cập đến sự kiện này dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ hôm nay, thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với độ lùi trên 80 năm, chúng ta bình tĩnh, khách quan nhìn lại sự kiện trọng đại đó.

Nhìn lên bản đồ nước Việt chúng ta, Nghệ Tĩnh là giải đất hẹp nằm kẹp giữa một bên là dãy Trường Sơn và một bên là biển Đông. 

Đây là mãnh đất không được thiên nhiên ưu đãi, nắng lắm, bão tố, lụt lội nhiều. 

Yếu tố địa quy định tính cách con người quần tụ nơi đây. 

Họ muốn trụ được và tồn tại trên mãnh đất này trước hết là họ phải cố kết thành những cộng đồng người để chinh phục thiên nhiên. 

Dần dà trong cộng đồng người đó hình thành một tính cách căn bản – bất khuất trước thiên nhiên khắc nghiệt. 

Nét đặc trưng đó của người xứ Nghệ trở thành một tài sản tinh thần vô giá - bất khuất trước cường quyền, bất công trong xã hội. 

Xem trong lịch sử xứ Nghệ, chỉ thời kỳ lịch sử cận hiện đại thôi, cũng đầy những bằng chứng về sự bất khuất trước sự xâm lược của ngoại bang và trước cường quyền. 

Khi ở đây chưa có thực dân Pháp, Trần Tấn và Đặng Như Mại đã dựng cờ nghĩa với lời thề chém đá: “Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”. 

Và khi kẻ thù xuất hiện, người Nghệ Tĩnh đã hội tụ, chiến đấu dưới lá cờ nghĩa của Phan Đình Phùng trong phong trào Cần Vương từ đầu chí cuối. 

Trong phong trào chống thuế Trung Kỳ 1908, phong trào chống thuế khi vượt qua Đèo Ngang đã nhuốm màu bạo động. 

Rồi người xứ Nghệ xốc tới cao trào cách mạng năm 1930 như ta đã thấy. 

Cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh diễn ra trong bầu không khí cách mạng đã được hâm nóng từ phong trào chống thuế Trung Kỳ năm 1908 và cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học tháng 2 năm 1930. 

Có lẽ, con người trên mãnh đất này không thích thỏa hiệp, chỉ thích quyết đấu. Nó là sản phẩm của lịch sử hàng nghìn năm. 

Nó như con dao hai lưỡi, tốt ở hoàn cảnh này, nhưng không tốt trong trạng huống kia. 

Những biểu hiện hướng tả trong cải cách ruộng đất, trong duy ý chí thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội qua câu nói nổi tiếng gần xa của Bí thư Huyện ủy Quỳnh Lưu Nguyễn Văn Đợi: “Mo cơm, quả cà và tấm lòng cộng sản

Nếu như phong trào chống thuế diễn ra ở các tỉnh miền Trung, hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng diễn ra rời rạc với thời gian tồn tại vài ba tháng ở các tỉnh châu thổ sông Hồng và trung du Bắc Kỳ, thì cao trào cách mạng 1930-1931 diễn ra trên một năm với cường độ mạnh ở 25 tỉnh thành khắp trên cả nước và đạt tới đỉnh điểm trên đất Nghệ Tĩnh bằng việc thiết lập chính quyền của những người bị áp bức, bóc lột, khác xa với các loại chính quyền hiện thời và trước đó, để lại những ký ức khó phai mờ trong lòng người dân đất Việt và hơn thế nữa để lại một hình mẫu chính quyền mà dân ta muốn hướng tới.

Một vấn đề đặt ra là một mô hình chính quyền hợp lòng dân đó sao lại chỉ có thể đứng vững trong một thời gian ngắn? 

Đó là một câu hỏi khó mà xưa nay các nhà khảo cứu đã tìm cách giải mã, nhưng đều chưa thỏa đáng, chỉ có thể làm thỏa mãn câu hỏi đặt ra đó khi ta tiếp cận từ nhiều khía cạnh, đặc biệt từ hai khía cạnh quan trọng nhất: lực lượng nào dẫn dắt nó và môi trường sinh ra nó.

Các cương lĩnh chính trị của Đảng như "Chánh cương vắn tắt" và "Luận cương chánh trị" của Đảng năm 1930 và cả trong "Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng" của Nguyễn Ai Quốc đều cho rằng chính thể cách mạng của giai đoạn đầu là Chính phủ công nông binh. 

Đó là chủ trương không phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 

Có ý kiến cho rằng mô hình nhà nước công nông binh, chính quyền Xô viết ở Nghệ Tĩnh, các công hội đỏ, nông hội đỏ, tự vệ đỏ và khẩu hiệu “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” là sản phẩm của "Luận cương chánh trị". 

Ý kiến ấy là không đúng, không khách quan. 

Vì "Luận cương chánh trị" đến tháng cuối tháng 10-1930 mới được thông qua, trong khi đó, cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh đến tháng 10-1930 đã tới đỉnh cao và chuyển sang sang thoái trào. 

Chủ trương thành lập chính phủ công nông binh nếu là giáo điều, “tả” khuynh thì đó điều đã ghi ở "Chánh cương vắn tắt" và trong "Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng" của Nguyễn Ái Quốc rồi.

"Chánh cương vắn tắt" cho rằng “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa c.m đánh trúc bọn bọn đại địa chủ và phong kiến”. “Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản c.m thỉ phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản c.m (Đảng Lập hiến, v.v...) thì phải đánh đổ”. “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp...”(1). “Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác”(2). 

Đoạn trích đó thể hiện "Chánh cương vắn tắt" có quan điểm giai cấp rất “rạch ròi”, có sự phân biệt và “dè dặt” trong tập hợp lực lượng cách mạng.

"Luận cương chánh trị" ghi: “bọn tư bổn thương mại… đứng về một phe với đế quốc chủ nghĩa và địa chủ mà chống cách mạng. Bọn tư bổn công nghệ…vì sức lực yếu kém, có dính dáng với địa chủ, sợ phong trào vô sản ... cho nên chúng nó không thể đứng về quốc gia cách mạng mà chỉ đứng về mặt quốc gia cải lương”. “Bọn thủ công nghiệp thì thái độ của chúng nó đối với cách mạng rất do dự”. Bọn tiểu thương thì không tán thành cách mạng, bọn trí thức, tiểu tư sản, học sanh,v.v “hăng hái cách mạng nhưng chỉ lúc đầu”(3).

Những điều đó chứng tỏ "Luận cương chánh trị" chưa thực sự coi trọng vai trò và khả năng cách mạng của tầng lớp trí thức, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ ở một nước thuộc địa. 

Chưa thực sự coi trong, song không hẳn là “tả” khuynh. 

Vì nếu “tả” khuynh như một số người hiểu thì làm sao Trung ương Đảng lại có sự phê phán Xứ ủy Trung kỳ là: “Xứ ủy Trung Kỳ, nhất là đồng chí Bí thư, ra chỉ thị thanh Đảng viết rõ từng chữ: thanh trừ trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rẽ, như vậy thì gốc đâu mà đào, xem rễ ở đâu mà trốc, quả là một ý nghĩ mơ hồ, một chỉ thị võ đoán và là một lối hành động quàng xiên chi tướng”(4).

 Chân dung đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (Nguồn: Internet)

Đồng chí Trần Phú sinh năm 1904, con một nhà quan nho học có lòng yêu nước, thương dân, lên 4 tuổi đã mồ côi cha, lên 6 tuổi mồ côi mẹ,  9 tuổi mới được đi học nhưng học rất giỏi. 18 tuổi (1922), đỗ thủ khoa kỳ thi Thành chung Trường Quốc học Huế và đi vào nghề dạy học, đó cũng là thời kỳ bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước.

Trần Phú lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan. Vào những năm đầu thế kỷ XX, nhất là những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp ngày càng gia tăng áp bức, bóc lột thuộc địa. Sưu cao, thuế nặng và lao dịch hà khắc đổ lên đầu dân bản xứ. Các phong trào yêu nước bị đàn áp dã man. 

Ngay từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, Trần Phú đã cảm nhận được những gì đã xảy ra. Cha của anh - cụ Trần Văn Phổ - một đương kim tri huyện của chính phủ Nam triều đã tự vẫn trước công đường để phản đối sưu dịch nặng nề và lệnh đàn áp của chính quyền thực dân phong kiến, cũng là để bày tỏ thái độ không cam chịu thân phận làm nô lệ ở chốn quan trường. 

Bản thân Trần Phú, lúc bước vào nghề dạy học, đã từng được một thầy giáo cũ của mình, gửi tặng hai câu thơ của một nhà chí sĩ thời đó:

"Sinh ư nô lệ sinh do tử
Tử yếu tự do tử nhược sinh"

Có nghĩa:

"Sống mà nô lệ, sống như chết
Chết vì tự do, chết là sống"


Truyền thống gia đình và quê hương đã nung nấu trong Trần Phú tinh thần yêu nước, chí hướng làm cách mạng. Không theo con đường học để làm quan, Trần Phú chọn nghề dạy học, rồi làm cách mạng chuyên nghiệp. 

Năm 1925, cùng một số đồng chí khác, thành lập Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam). 

Năm 1926, bước ngoặt lớn đã diễn ra sau khi Trần Phú được cử sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc giảng dạy, được bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, được kết nạp vào Cộng sản Đoàn - hạt nhân của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên. 

Năm 1927, được cử sang Liên Xô, học ở Trường đại học Phương Đông. Cuối năm 1929, được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động. 

Thế là, giống như Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú đã từ chủ nghĩa yêu nước tiến tới bắt gặp lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và suốt đời trung thành với lý tưởng đó. Tinh thần yêu nước và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa hòa quyện vào nhau tạo nên một động lực tinh thần to lớn của cách mạng Việt Nam.

Tháng 10/1929, cùng với Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú bị tòa án Nam triều kết án tử hình vắng mặt vì “tội” làm cộng sản. Cộng sản lúc bấy giờ không còn là bóng ma ám ảnh mà đã trở thành nỗi sợ hãi thật sự của chính quyền thực dân, phong kiến.

Bất chấp sự săn lùng của kẻ thù, từ Mátxcơva, Trần Phú vẫn tìm đường về nước, hoạt động ngay giữa lòng địch ở Hà Nội và Sài Gòn, tham gia lãnh đạo xây dựng Đảng và có nhiều công lao suốt cả năm 1930 và những tháng đầu năm 1931.

Năm 1930, ngay sau khi về nước, được bổ sung vào Ban Chấp ủy lâm thời và được giao dự thảo "Luận cương chánh trị" của Đảng, đồng chí Trần Phú khẩn trương xúc tiến tổ chức các cuộc trao đổi với các đồng chí lãnh đạo trên các lĩnh vực, các vùng và nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai (Quảng Ninh), Thái Bình… 

Chỉ trong vòng 3 tháng, Trần Phú đã hoàn thành bản dự thảo  "Luận cương chánh trị" để Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10/1930) thông qua, được Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương bầu làm Tổng bí thư.

"Luận cương chánh trị" của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí được Đảng giao soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10-1930), chỉ rõ: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản”(5). 

"Luận cương chánh trị" chỉ rõ tính chất cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, do giai cấp công nhân lãnh đạo. 

Nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. 

"Luận cương chánh trị" cũng chỉ rõ nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Đông Dương là sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên hệ với quần chúng…

"Luận cương chánh trị" đã vận dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trong "Chánh cương vắn tắt" và "Sách lược vắn tắt" do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua Hội nghị thành lập Đảng. 

"Luận cương chánh trị" cùng với "Chánh cương vắn tắt" và "Sách lược vắn tắt" thực sự là ngọn cờ chiến đấu của Đảng ta thời dựng Đảng.

Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương, tầm quan trọng của kỷ luật Đảng đã được khẳng định: “Cái trách nhiệm của đảng viên và các đảng bộ là giữ theo kỷ luật của Đảng một cách rất nghiêm khắc. Tất cả đảng viên phải chấp hành các nghị quyết của Q.T (Quốc tế Cộng sản) của Đảng Đại hội, của Trung ương, của các thượng cấp cơ quan. Trước khi chưa nghị quyết thì tất cả các vấn đề ở trong Đảng đều được tự do thảo luận”(6). 

Để kịp thời đối phó với âm mưu thâm độc của kẻ thù và uốn nắn những lệch lạc “tả khuynh” cũng như “hữu khuynh”, tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3-1931), đồng chí Trần Phú đã phê phán chủ trương “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” là sai lầm và kiên quyết chỉ đạo khắc phục, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, kỷ luật của Đảng, lấy lại lòng tin trong nhân dân để tiếp tục tập hợp và xây dựng lực lượng cách mạng. 

Trong giai đoạn đó, tổ chức, kỷ luật của Đảng được chú trọng củng cố, vai trò lãnh đạo của hệ thống tổ chức Đảng ngày càng được khẳng định trong đấu tranh cách mạng. 

Vì vậy, ngày 11-4-1931, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã ra Nghị quyết công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một chi bộ trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

Ngày 18/4/1931, Tổng Bí thư Trần Phú bị địch bắt, tra tấn dã man, đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6/9 năm ấy.

Từ khi nhận nhiệm vụ Tổng bí thư cho đến khi bị địch bắt, thời gian không đầy 6 tháng nhưng Trần Phú đã làm rất nhiều việc trong chỉ đạo thực tiễn. 

Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3/1931) đã phân tích, đánh giá sâu sắc phong trào cách mạng sôi nổi đang diễn ra khắp nơi, cả những ưu điểm và thiếu sót, đặc biệt là các phong trào nông dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Mỹ Tho, Bến Tre…

Về Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Tổng bí thư một mặt đánh giá cao phong trào, mặt khác phê phán nghiêm khắc sai lầm của khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, coi đó là sai lầm “tả” khuynh, cô lập, hẹp hòi, tước bỏ bạn đồng minh, gây thêm khó khăn cho cách mạng. 

Có thể coi đó là sự phê phán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong buổi đầu cách mạng.

Các hội nghị Thường vụ Trung ương do Trần Phú chủ trì còn ra nhiều quyết định cụ thể khác: Xuất bản báo Cờ vô sản và báo Cộng sản, làm cơ quan tuyên truyền và lý luận của Trung ương; tổ chức công tác giao thông liên lạc từ Trung ương đến các xứ ủy, tỉnh ủy và từ Trung ương đến Quốc tế Cộng sản; tiến hành công tác vận động công nhân và thành lập Ban Công vận Trung ương do chính Trần Phú làm Trưởng ban…

Do Ngô Đức Trí phản bội khai báo (xem Về những phần tử phản bội, chỉ điểm trong Cộng sản Đảng), Trần Phú đã bị bắt tại Sài Gòn ngay sau Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Bằng những thủ đoạn tra tấn cực kỳ dã man, thậm chí rạch da thịt, rồi nhét bông tẩm dầu mà đốt, kẻ thù hòng khai thác từ người đứng đầu Đảng ta nhiều điều bí mật, Trần Phú vẫn một mực không khai: “Ta không thể đem công việc của Đảng ta nói cho các người nghe” (7). 

Tại phiên tòa xét xử, mặc dù đã thừa biết tên thật người bị bắt, tên quan tòa vẫn gặng hỏi mãi. Trần Phú thản nhiên: “Ông đã tha thiết muốn biết tên tôi quá như thế, thì đây, tên tôi là Trần Phú” (8). Rồi im bặt, không thêm một lời nào nữa.

Gần 5 tháng bị giam cầm tại nhà lao, trước những đòn tra tấn dã man và chế độ nhà tù khắc nghiệt, cộng thêm bệnh lao tái phát, Trần Phú đã kiệt sức.

Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Trần Phú còn gửi tới các đồng chí, đồng bào lời nhắn nhủ: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!”.
 Tổng Bí thư Trần Phú.

Nghiên cứu tiến trình phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ta có một nhận xét khái quát: những biểu hiện căn bệnh ấu trĩ tả khuynh chỉ xuất hiện vào lúc phong trào đang đứng trước sự tấn công điên cuồng của thực dân Pháp và bề lũ tay sai. 

Trong sự quyết đấu đó, để tiếp tục đưa phong trào tiến lên, những người cộng sản cần phải tỉnh táo đề ra những giải pháp uyển chuyển, thì trái lại, đưa ra giải pháp quá cứng rắn, không phải đối với kẻ thù, mà đối với chính những người lãnh đạo phong trào: “Trí, Phú, Địa, Hào; Đào tận gốc, trốc tận rễ”, từ đó dẫn tới Chỉ thị “ Thanh Đảng”, tức làm trong sạch nội bộ Đảng trước bước ngoặt của phong trào. 

Năm 1930 - 1931, Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Mặc dù có rất nhiều thành tích, nhưng vẫn còn những biểu hiện tả khuynh, đặc biệt là vấn đề thanh Đảng, năm 1931, trước âm mưu khủng bố trắng của thực dân Pháp và phong kiến, đáng tiếc thay Xứ ủy Trung Kỳ đã phạm một số sai lầm tả khuynh. 

Dù thời gian xảy ra yếu điểm đó rất ngắn ngủi (khoảng một tháng) nhưng nó đã gây ra tổn thất cho phong trào bấy giờ: 

Chỉ thị thanh Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ ra đời đầu tháng 4-1931. 

Trong chỉ thị này có câu “Trí phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Đuổi sạch sành sanh ra ngoài hết thảy những bọn trí phú địa hào. Nếu đồng chí nào muốn làm cách mạng, tự nguyện đứng về phía giai cấp vô sản mà phấn đấu cũng không cho đứng trong Đảng.” 

Sau khi nhận được chỉ thị thanh Đảng, các đảng viên thuộc thành phần lớp trên không tránh khỏi đột ngột, đã gây tổn thất trong nội bộ Đảng.

Ta bắt gặp những trang hồi ký đẫm nước mắt của những người trong cuộc như bà Tôn Thị Quế khi đón nhận Chỉ thị đó. 

Bà Tôn Thị Quế, nguyên là Tỉnh ủy viên Nghệ An, người có công lớn trong công tác xây dựng cơ sở Đảng ở huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã kể lại: “Khi nhận được quyết nghị hạ tầng công tác của Tỉnh ủy, tôi bàng hoàng cả người. Trở lại công tác ở Ngọc Lâm, lòng tôi vô cùng đau xót. Ngày đêm tôi không ăn, không ngủ được. Biết tôi là một cán bộ bị hạ tầng, quần chúng đối đãi khác hẳn.” (9)

Hoặc lời khai của Phan Sĩ Liêm: “ Vào cuối năm 1930, thiếu úy Trưởng đồn Thanh Quả đến nhà bắt tôi…Tôi trốn trong núi trước Võ Liệt…Tôi ở đấy đến đầu năm…thì Bí thư Chi bộ Yên Trường đến nói với tôi rằng có lệnh của Đảng cấm những người giàu và trí thức không được hoạt động và do đó tôi không còn thuộc chi bộ anh ta nữa” (10) 

Sự thái quá trong lý luận và thực tiễn thời Xô viết Nghệ Tĩnh không phải xa lạ, mà thuộc một căn bệnh thường gặp trong phong trào cộng sản quốc tế, căn bệnh “tổ tông”, đã được V.I. Lênin cảnh báo trong tác phẩm Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản xuất bản vào tháng 6 năm 1920. 

Trong tác phẩm đó, Lênin đã từng căn dặn những người cộng sản: “Chỉ có thể thắng một kẻ địch mạnh hơn bằng một nỗ lực hết sức lớn, và với điều kiện bắt buộc là phải lợi dụng một cách hết sức tỷ mỷ, hết sức chăm chú, hết sức cẩn thận, hết sức khôn khéo bất cứ một “rạn nứt” bé nhỏ nhất nào giữa các kẻ thù…cũng như phải lợi dụng mọi khả năng dù nhỏ bé nhất để có được một bạn đồng minh tạm thời bấp bênh, có điều kiện, ít chắc chắn và đáng tin cậy” (11) 

Căn bệnh đó xuất phát từ sự nhận thức không đến nơi đến chốn lý luận mác xít về chuyên chính vô sản và việc vận dụng máy móc nó vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước. 

Sự nhận thức không thấu đáo đó đã dẫn tới hai dạng tả khuynh khác nhau trên hai vùng của thế giới. 

Ở các nước phát triển lúc đầu xuất hiện khuynh hướng “tả”, rồi dần dần tới “cực tả”, được biểu hiện trọn vẹn trong chủ nghĩa Trốt xki, đề cao thái quá vai trò của giai cấp vô sản trong tiến trình cách mạng vô sản, điều đó dẫn tới chủ nghĩa biệt lập. 

Ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, như chúng ta, xuất hiện một khuynh hướng quá nhấn mạnh yếu tố giai cấp, hạ thấp yếu tố dân tộc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Ở nước ta căn bệnh đó được biểu hiện sớm nhất trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. 

Vậy phong trào này về tư tưởng chịu ảnh hưởng của lực lượng chính trị nào, của chính đảng nào? 

Từ trước tới nay trong các công trình nghiên cứu về phong trào cách mạng 1930-1931 chỉ thấy nói một cách chung chung là Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Nói như thế có lẽ không hoàn toàn chính xác. 

Cao trào cách mạng này trước tiên chịu ảnh hưởng tư tưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ. 

Cao trào này khởi phát từ cuộc đấu tranh của 3.000 công nhân ở đồn điền Phú Riềng dưới sự lãnh đạo của Trần Tử Bình, một trong những đảng viên thuộc chi bộ cộng sản đầu tiên ở Nam Kỳ, được Ngô Gia Tự, phái viên của Đông Dương Công sản Đảng , tổ chức. 

Tiếp đó là cuộc đấu tranh cuả công nhân Nam Định và Vinh - Bến Thủy là hai trung tâm công nghiệp ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, địa bàn hoạt động của Đông Dương Cộng sản Đảng. 

Những phái viên của Đông Dương Cộng sản Đảng có mặt đầu tiên ở Vinh - Bến Thủy là Trần Văn Cung, Nguyễn Phong Sắc, tiếp đó là Nguyễn Đức Cảnh. 

Họ chính là những người sáng lập Chi bộ cộng sản đầu tiên trong nước và là trụ cột của Đông Dương Cộng sản Đảng. 

Như vậy, cao trào cách mạng 1930-1931- quy mô toàn quốc và phong trào Xô viết- quy mô địa phương, đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của Đông Dương Cộng sản Đảng. 

Như chúng ta điều biết, thời Việt Nam cách mạng Thanh niên, Kỳ bộ thanh niên Bắc Kỳ là mạnh nhất, không chỉ đông hội viên hơn, mà mạnh về chất lượng và hoạt động thực tiễn. 

Đây là nơi sản sinh ra phong trào “vô sản hóa” góp phần đẩy nhanh quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân. 

Vì thế, trên mảnh đất này những người lãnh đạo sau khi tiếp nhận các Nghị quyết của Đại hội VI Quốc tế Cộng sảng năm 1928, đã sớm nhận ra sự cần thiết phải thành lập Đảng Cộng sản. 

Họ đã thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên làm hạt nhân cho cuộc vận động đó. 

Khi vấn đề thành lập ĐCS mà họ nêu lên tại Đại hội I Thanh niên không được chấp nhận, họ bỏ đại hội ra về và công bố Tuyên ngôn giải thích cho hội viên lý do không tiếp tục dự đại hội. 

Nửa tháng sau, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập và thông qua những văn kiện nền tảng như Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ. 

Tuyên ngôn xác định tính chất của Đảng là: “Đảng cách mệnh đại biểu cho tất cả anh chị em vô sản giai cấp (tức là thợ thuyền) ở Đông Dương…Đảng CS là Đảng bênh vực cho toàn giới vô sản giai cấp, dân cày nghèo và tất cả những người làm lụng bi bóc lột và đè nén”.

Những vấn đề lý luận nêu lên trong các văn kiện có tính cương lĩnh của Đông Dương Cộng sản Đảng về căn bản là đúng, nhưng có nhiều điểm quá đơn giản và chưa chính xác, đặc biệt không nhận thức được yếu tố dân tộc, mà quá nhấn mạnh yếu tố giai cấp theo nhận thức không thấu đáo loại hình cách mạng ở các nước thuộc địa như chúng ta. 

Sự thiên lệch đó đã dẫn tới những biểu hiện tả khuynh và biệt lập trong đường lối và hành động thực tiễn. 

Điều này được biểu hiện rõ trong thái độ của Đảng đối với các giai cấp khác ngoài công nông. 

Chẳng hạn, đối với giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản không có sự phân biệt rạch ròi giữa địa chủ yêu nước và địa chủ phản động, giữa tư sản dân tộc và tư sản mại bản để có thái độ đúng nhằm phân hóa, lôi kéo họ về phia cách mạng hoặc đối với trí thức có những nhận định không đúng khi cho rằng “cách mạng càng tiến lên, thì tụi đó cứ dần dần lui về”. 

Với những tư tưởng chỉ đạo đó, Đông Dương Cộng sản Đảng giỏi lắm chỉ xây dựng được khối liên minh công nông, chứ không thể xây dựng được một mặt trận dân tộc thống nhất rộng lớn. 

Chúng ta hoàn toàn hiểu và thông cảm với họ, bởi lẽ Đông Dương Cộng sản Đảng vừa mới thoát thai từ Thanh niên cần phải tỏ ra là cộng sản, lấy tính giai cấp làm tiêu chí phân biệt, mà không thấy được vấn đề cốt tử là những người cộng sản ở các nước thuộc địa đang lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, vì thế yêu tố dân tộc ở đây là trên hết, trước hết, lợi ích dân tộc phải được đặt trên lợi ích giai cấp. 

Sự thiên lệch đó hay nói cách khác mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, đã được giải quyết thỏa đáng khi Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. 

Từ đó chúng ta mới có Mặt trận Việt Minh và dẫn tới thắng lợi trong cách mạng tháng Tám. 

Nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi chúng ta lại phạm phải tả khuynh trong cải cách ruộng đất, cải tạo tư bản tư doanh và chống nhóm Nhân văn giai phẩm. 

Những sai lầm tả khuynh đó tạo ra một sự sinh hoạt chính trị mới chưa từng có trước đó, theo nghĩa xấu, đặc biệt ở khu vực nông thôn. 

Chẳng hạn, trong cải cách ruộng đất, những người cố nông, bần nông là những người không biết chữ lên nắm chính quyền làng xã. 

Và chúng ta biết xã hội vận động như thế nào khi những người không biết chữ nắm giử chính quyền. 

Vấn đề ở đây là chính quyền đứng trên lập trường của giai cấp nào chứ không phải là giai cấp nào nắm chính quyền. 

Sự đảo lộn các giá trị xã hội bắt đầu từ sự nhận thức thô thiển đó. 

Từ đó, theo thời gian, trên bình diện tư tưởng, lại xuất hiện một biến thái khác của khuynh hướng tả – duy ý chí, đề cao quá đáng yếu tố con người. 

Duy ý chí xuất hiện trong bối cảnh khi ta đang đứng trên “ đỉnh cao muôn trượng” sau thắng Mỹ, tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội và hâu quả như thế nào chúng ta đã từng nếm trải.

Khía cạnh quan trọng thứ hai là môi trường sinh ra tư tưởng tả khuynh và duy ý chí, đó là xứ Nghệ. 

Như trên đã viết, cao trào cách mạng 1930-1931 diễn ra trên 25 tỉnh thành khắp cả nước, nhưng đến xứ Nghệ nó đâm hoa kết trái bằng sự thành lập chính quyền Xô viết. 

Đó là điều chúng ta phải suy ngẫm, xem xét, trước hết là hai yếu tố: Địa và Nhân.

Nghiên cứu đặc điểm Đảng ta và tìm hiểu thành phần xuất thân của lớp đảng viên đầu tiên ở Nghệ Tĩnh như Trần Phú, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sỹ Sách, Nguyễn Tiềm v.v… phần lớn họ là trí thức tiểu tư sản thuộc các gia đình khá giả. 

Chính họ đã tiếp thu truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Nguyễn Ái Quốc vào phong trào yêu nước. 

Phần đông trong số họ giữ cương vị chủ chốt trong các cấp bộ Đảng. 

Vì vậy chỉ thị thanh Đảng của Xứ uỷ Trung Kỳ đánh vào lực lượng nòng cốt của Đảng. “Tuy các địa phương không khai trừ đảng viên song việc chuyển vị trí và hạ tầng công tác nhất loạt hầu hết đảng viên thuộc đối tượng thanh Đảng ra khỏi các cương vị chủ chốt trong cấp ủy và thay thế bằng những đảng viên thành phần bần cố nông trình độ quá thấp. Trong tình hình địch khủng bố trắng lúc bấy giờ đã gây trở ngại và tổn thất không nhỏ.” (12)

Có thể nói chỉ thị thanh Đảng của Xứ uỷ Trung Kỳ trong thời kì cuối của Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sai lầm lớn về công tác xây dựng Đảng. 

Chỉ thị đó bộc lộ tư tưởng cô độc, hẹp hòi nghiêm trọng và sự ấu trĩ về nguyên lý xây dựng Đảng, về nhận thức đặc điểm của Đảng ta.

Trong hoàn cảnh đó, Trung ương Đảng đã kịp thời ra chỉ thị uốn nắn phong trào. 

Chỉ thị về vấn đề thanh Đảng Trung kỳ ngày 20/5/1931 của Thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Xứ uỷ Trung Kỳ, nhất là đồng chí Bí thư ra chỉ thị thanh Đảng viết rõ từng chữ: thanh trừng trí phú, địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ, như vậy thì lấy gốc đâu mà đào, xem rễ ở đâu mà trốc, quả là một ý nghĩ mơ hồ, một chỉ thị võ đoán và là một lối hành động quàng xiên chi tướng”. 

Các địa phương đã báo cáo về Xứ ủy có hiện tượng một số đảng viên thuộc đối tượng thanh Đảng ra đầu thú với địch, hoặc chuẩn bị ra đầu thú. Xứ uỷ Trung Kỳ phải tuyền lệnh thu hồi chỉ thị đó.

Trên thực tế ở hầu khắp các địa phương có cơ sở Đảng tại Nghệ An, không có hiện tượng khai trừ Đảng viên: “Theo điều tra của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh uỷ Nghệ An, cả Đảng bộ Thanh Chương - Đảng bộ có số lượng đảng viên đông nhất tỉnh, không có trường hợp nào khai trừ đảng viên theo chỉ thị thanh Đảng” và sáng suốt thay “đã không xảy ra một cuộc thanh trừng, sát phạt trong các Đảng bộ” (13)

Sau khi đi dự Hội nghị Trung ương Đảng trở về, đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ đã triệu tập hội nghị cán bộ chủ trì để báo cáo tình hình. 

Đồng chí Nguyễn Thị Duệ đã đi dự hội nghị từ ngày 21 đến ngày 29 tháng 4 năm 1931 để tiếp thu ý kiến chỉ đạo, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng trong giai đoạn mới.

Sau cuộc Hội nghị của Xứ ủy Trung kỳ, các đồng chí lãnh đạo chủ trì của Xứ ủy, Tỉnh ủy như Lê Mao, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Trần Thâm và nhiều đồng chí khác đều bị sa lưới, người bị bắt, người bị bắn lén. 

Đồng chí Lê Viết Thuật làm Bí thư Xứ ủy Trung kỳ thay đồng chí Nguyễn Phong Sắc, làm việc trong chiếc lán tại cánh đồng Trẽn. 

Đồng chí Nguyễn Thị Duệ mang bí danh là Sửu, làm Bí thư Khu ủy Bến Thủy, thường xuyên qua lại báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bí thư Xứ ủy. 

Nguyễn Thị Duệ hoạt động trong điều kiện cực kỳ gian khổ, thiếu thốn và nguy hiểm. 

Bọn mật thám luôn rình mò, lùng sục quyết bắt cho bằng được các đồng chí lãnh đạo phong trào để được thăng chức và nhận thưởng. 

Ngày 7/12/1931, hai đồng chí Lê Viết Thuật và Nguyễn Thị Duệ đã bị bắt đem về giam tại nhà lao Vinh.

Lần thứ hai phải trở lại nhà lao Vinh, thực dân Pháp đã có đủ bằng chứng để buộc tội chị. 

Sau những lần Nguyễn Thị Duệ bị lôi đi hỏi cung, bị tra tấn hết sức dã man, nhưng cuối cùng chúng đều bắt lực trước tấm lòng thuỷ chung son sắt với Đảng, tinh thần kiên cường bất khuất của đồng chí. 

Ngày 8/1/1932, toà án phong kiến Nam triều tỉnh Nghệ An đã kết án Nguyễn Thị Duệ khổ sai chung thân (theo hồ sơ của Bản án số 28).

Tháng 3/1934, nhân dịp Vua Bảo Đại cưới vợ, đã có lệnh giảm án cho tù chính trị, nhiều đồng chí bị bắt trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã được tha, trong đó có Nguyễn Thị Duệ. 

Được ra tù, như chim sổ lồng, chị vội đi bắt liên lạc ngay với các chị Hoàng Thị Ái, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Nhuận, Nguyễn Thị Nhã để vận động, khôi phục lại phong trào ở các huyện Nghi Lộc, Thanh Chương, phủ Anh Sơn và thành phố Vinh.

Từ những điều sau nhiều năm suy ngẫm đã được trình bày ở trên có thể rút ra một nhận định khái quát là:  Những biểu hiện ấu trĩ tả khuynh trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh thuộc một căn bệnh thường gặp ở thời kỳ đầu của nhiều Đảng Cộng sản trên thế giới, nhưng đồng thời phản ánh một cá tính đặc thù của cư dân bản địa. 

Những người lãnh đạo ở địa phương này cần phải tính đến cái đặc sản tinh thần đó khi phát động một phong trào.

---
Ghi chú: 
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, 1930, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 4.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng, T2, Sđd, trang 6.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng, T2, Sđd, trang 96-97 
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 3, 1931, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, trang 157
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, T2, Sđd, trang 110.
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, T2, Sđd, trang  127.
(7), (8) Dẫn theo Chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước: Trần Phú - Tiểu sử, Sđd, trang 144, 161-162.
(9) Chỉ một con đường - Hồi kí của Tôn Thị Quế. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh ủy Nghệ An, xuất bản năm 1972, trang 54.
(10) Dẫn theo, Lê Thị Hạnh Phúc, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học 65 năm Xô việt Nghệ Tĩnh, Vinh, 1996, trang 304.
(11) V.I. Lênin. Toàn Tập, tập 41. Nxb Tiến bộ, M,1977, trang 69.
(13) Trích bài “Nhìn lại một số sự kiện về Xô Viết Nghệ Tĩnh trong thời kỳ chống khủng bố trắng” của Bùi Ngọc Tam, Ban sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ An trong tập kỉ yếu 65 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, trang. 262.
(14) Bài của Bùi Ngọc Tam trong tập Kỷ yếu 65 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, sách đã dẫn, trang 260.

Mục lục tham khảo:

03 tháng 1 2012

Lực lượng An ninh - Vũ trang Singapore


Những tài liệu cũ viết về Xin-ga-po rất sơ sài và tên gọi hòn đảo này cũng không thống nhất. Theo tài liệu viết bằng tiếng Hoa, Xin-ga-po được gọi là Pu-luo-chung, dịch từ tiếng Mãlai Pulau Ujong có nghĩa là “đảo tận cùng của bán đảo”.

Theo Trường ca Java Negarakretagama, đảo có tên là Temasek, thị trấn Nước. Theo Biên niên sử Mãlai (Sejarah Melayu), Quốc vương xứ Palembang, nay là In-đô-nê-xia, trong một chuyến tuần dương, đã đổ bộ lên hòn đảo này để tránh bão. Bỗng dưng, ông ta nhìn thấy một con vật giống như con sư tử xuất hiện từ dưới biển. Sau khi trở về nước, Quốc vương nọ bèn quyết định thành lập một xứ chư hầu trên đảo và gọi là Singapura, “Thị trấn Sư tử”. Chính vì thế mà từ cuối thế kỷ XIV, hòn đảo này thường được biết đến với cái tên Singapura.

Trong suốt thế kỷ XIV, Xin-ga-po là địa bàn tranh chấp giữa hai vương quốc Xiêm và Palembang. Cuối cùng, Vương quốc Palembang đã giành thắng lợi và kiểm soát toàn bộ bán đảo Mãlai. Tiếp theo đó, Xin-ga-po thuộc Vương quốc Malacca.

Vào giữa thế kỷ XVIII, Anh bắt đầu mở rộng thuộc địa ở Ấn Độ và tăng cường buôn bán với Trung Quốc. Để ngăn chặn bước tiến của Hà Lan ở Đông Ấn Độ và bảo vệ thương hạm của mình, Anh cần có một cảng trung chuyển trong khu vực. Chính vì vậy, họ đã lập thương cảng Penang năm 1786, chiếm toàn bộ vùng Malacca từ tay Hà Lan năm 1795 và thành lập cảng Xin-ga-po năm 1819. Trước đó năm 1818, Ngài Hasting, Toàn quyền Anh xứ Ấn Độ đồng ý ‎để cho Phó Toàn quyền Stamford Raffles lập một trạm buôn bán tại cực nam bán đảo Mãlai. Ngày 29 tháng 01 năm 1819, Raffles đổ bộ lên đảo Xin-ga-po sau khi khảo sát các đảo xung quanh. Tiếp sau đó, ông ta đã k‎ý ‎ hiệp ước sơ bộ với Vương hầu (Temenggong) Abdu’r Rahman để thành lập thương cảng tại đây. Ngày 6 tháng 2 năm 1819, một hiệp ước chính thức đã được k‎ý kết với Quốc vương xứ Johor và Vương hầu Abdu’r Rahman, một người trị vì về pháp lý và một người quản lý thực tế hòn đảo này.

Cho đến đầu thế kỷ XIX, đảo Xin-ga-po vẫn rất hoang vắng. Năm 1819 khi ông Stanford Raffles cập bến sông Xin-ga-po, chỉ có khoảng vài trăm người sinh sống bằng nghề chài lưới dọc theo hai bờ sông. Chỉ sau khi Xin-ga-po trở thành thương cảng tự do và hoạt động buôn bán nhộn nhịp thì dân số trên đảo mới tăng nhanh. Trước hết, người Hoa và người Mãlai di cư từ Malacca đến ; tiếp theo đó là người In-đô-nê-xia đến từ các đảo lân cận và đảo Java. Người dân gốc Ấn Độ đến từ Penang và một số là lính phục vụ dưới quyền của ông Stanford Raffles.

Năm 1824, hai văn bản pháp l‎ý ‎ đã được ký kết và Xin-ga-po chính thức trở thành thuộc địa của Anh. Hiệp ước thứ nhất được k‎ý kết với Hà Lan theo đó Hà Lan không phản đối Anh chiếm toàn bộ Xin-ga-po; Hiệp ước thứ hai với Quốc vương Johor và Vương hầu Abdu’r Rahman, đồng ý nhượng bán toàn bộ hòn đảo cho Anh. Năm 1826, ba vùng đất: Malacca, Penang và Xin-ga-po hợp thành thuộc địa Straits của Anh và năm 1832, Xin-ga-po trở thành thủ phủ của thuộc địa Straits. Từ năm 1854, chính quyền thuộc địa Anh đã cho thành lập ở Xin-ga-po Binh đoàn xạ thủ tình nguyện Xin-ga-po (Xin-ga-po Volunteer Rifle Corps) để phòng vệ vùng lãnh thổ này. Ngày 01 tháng 4 năm 1867, thuộc địa Straits chính thức thuộc Vương quốc Anh dưới quyền Tài phán của Cơ quan Thuộc địa (Colonial Office) ở Luôn Đôn.

Với việc phát minh tầu hơi nước vào giữa những năm 60 thế kỷ XIX và việc khai thông kênh đào Xuyê, Xin-ga-po trở thành thương cảng trung chuyển giữa châu Âu và Đông Á. Tiếp đến, vào những năm 70 của thế kỷ XIX khi các đồn điền cao su phát triển mạnh, Xin-ga-po trở thành trung tâm giao dịch về sản phẩm này. Sự phát triển của thương cảng đã thúc đẩy nhanh việc nhập cư. Từ một hòn đảo chỉ có ngư dân thưa thớt, năm 1860 Xin-ga-po đã có 80.792 dân trong đó người Hoa chiếm 61,9%, người Mãlai 13,5%, người Ấn Độ 16,05% và người thuộc các sắc tộc khác là 8,55%.

Cội nguồn các cơ quan an ninh Xin-ga-po có lẽ bắt đầu từ năm 1919, khi chính quyền thuộc địa Anh lập ra trong cơ quan cảnh sát ở đây Phòng Đặc vụ (Special Branch). Tiếp đó, năm 1922, chính quyền thuộc địa Anh cho xây dựng ở Woodland một căn cứ hải quân và một căn cứ không quân.

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đã chấm dứt quá trình phát triển liên tục của Xin-ga-po trong suốt gần một thế kỷ kể từ năm 1860. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản bắt đầu ném bom hòn đảo này và ngày 15 tháng 2 năm 1942 chiếm đóng toàn bộ đảo, kể từ ngày 10 tháng 2 năm 1942à đổi tên thành "Ánh sáng phương Nam". Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh; ngay sau đó quân Anh đổ bộ lên Xin-ga-po tái thiết lập hệ thống cai trị của mình bằng chế độ quân quản, Xin-ga-po là nơi đặt trụ sở Cơ quan an ninh Mã Lai. Từ đó mãi cho đến giữa năm 1946 Xin-ga-po nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Anh, sau đó mới được giao lại cho Bộ Thuộc địa. Chính sách của Anh đối với Xin-ga-po sau chiến tranh khác với chính sách đối với Malay. Ho dự tính cho Malay tiến tới độc lập nhưng lại quyết định rằng việc cải cách chính trị ở Xin-ga-po cần phải được kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho Xin-ga-po được một chính quyền tự trị rất hạn chế. Có 3 lý do chính về sự khác biệt chính sách này:

- Thứ nhất là việc tiếp tục kiểm soát trực tiếp Xin-ga-po được coi là sống còn đối với quyền lợi thương mại của Anh ở vùng Đông Nam Á.
- Thứ hai: Xin-ga-po là một căn cứ hải quân chiến lược ở Đông Nam Á.
- Thứ ba cộng động người Hoa chiếm đa số ở đây là mối đe dọa cho quyền lợi người Anh, không phải chỉ ở Xin-ga-po mà còn ở cả Malay nữa.

Khi chế độ quân quản chấm dứt vào tháng 3 năm 1946, Xin-ga-po tách khỏi thuộc địa Straits và trở thành thuộc địa riêng trong khi đó Penang và Malacca sát nhập vào Liên hiệp Mãlai (Malayan Union) năm 1946, rồi Liên bang Mãlai (Federation of Malaya) năm 1948. Tháng 7 năm 1947, dưới áp lực của giới thương nhân, Hội đồng Lập pháp và Hành pháp (Executive and Legislative Councils) tách làm đôi. Tháng 3 năm 1948, cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành tại Xin-ga-po để bầu chọn 6 thành viên của Hội đồng Lập pháp. Xin-ga-po được công nhận là một đơn vị hành chính độc lập và tới ngày 23/8 cùng năm, tại đây đã lập ra Cơ quan đặc vụ, được coi là tiền thân của các cơ quan an ninh đương đại ở quốc đảo này. Khi ấy có tới 90% số cảnh sát Xin-ga-po là người Mã Lai. Chính quyền không chấp nhận Hoa kiều vào làm cảnh sát vì sợ các thành viên của Hội Tam Hoàng trà trộn vào.

Sự thành công của Đảng Cộng Sản Malay trong hàng ngũ công nhân ở Xin-ga-po ngay sau những năm hậu chiến càng củng cố thêm cho quan điểm của người Anh cho rằng Xin-ga-po sẽ là cái ổ của Cộng sản Trung Quốc và tầng lớp cai trị của Ấn Độ đều bị khủng hoảng vì chủ nghĩa Cộng Sản đã đe dọa quyền lợi của họ y như đối với quyền lợi của người Anh. Tháng 6 năm 1948, Đảng Cộng sản Mãlai muốn giành chính quyền bằng bạo lực đã tiến hành nổi dậy ở Xin-ga-po và Malay dẫn đến việc tình trạng khẩn cấp đã được ban bố và kéo dài 12 năm tại Ma-lai-xia và Xin-ga-po. Cuộc chiến tranh lạnh nổ ra từ 1947 và sự kiện Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc năm 1949, sức mạnh của những liên đoàn Lao động dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng Sản vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 cùng với cuộc khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Malay được nhìn trong bối cảnh sự tự hào ngày càng lớn của những người Hoa ở hải ngoại về những thành tựu của chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc và phe những người theo chủ nghĩa dân tộc thất bại chạy sang Đài Loan đang cạnh tranh khốc liệt để giành sự ủng hộ của người Hoa ở Hải ngoại. Các mối quan hệ của Quốc Dân Đảng với hội Tam hoàng xuất hiện từ những ngày trước chiến tranh ở Thượng Hải, khi tướng Tưởng Giới Thạch dùng họ để chống phá cộng sản. Bọn họ theo ông ta ra Đài Loan. Mafia Đài Loan đã ra đời và bám rễ. Một lần nữa Xin-ga-po là lại tiền đồn sống còn trong chiến dịch vùng Đông Nam Á càng củng cố quan điểm của Anh cho rằng Xin-ga-po là một nước phản bội theo Cộng sản ở Đông Nam Á. Họ tin rằng một nước Xin-ga-po độc lập sẽ nhanh chóng nằm dưới quyền kiểm soát của Cộng sản và sau đó Xin-ga-po sẽ được dùng làm bàn đạp nhằm phá hoại quyền lợi của phương Tây ở Malay, Indonesia và những nước khác trong vùng Đông Nam Á.

Tới cuối năm 1950, tình hình chính trị nội địa đã buộc chính quyền thuộc địa Anh phải cải cách lại cơ cấu của Cơ quan cảnh sát Xin-ga-po và phá vỡ thế độc quyền của người Mã Lai trong tổ chức này. Để tương ứng với cơ cấu dân tộc trong cư dân Xin-ga-po, chính quyền đã đưa vào Cơ quan cảnh sát Xin-ga-po cả Hoa kiều, người châu Âu mang quốc tịch sở tại và Ấn Độ kiều... Tình trạng khẩn cấp naỳ và luật Nội an của Hội đồng Nội an (Internal Security Council) đã được Lý Quang Diệu khéo léo sử dụng dể bắt giam những người cộng sản trong đảng của ông ta và các đảng phái đối lập để giành độc quyền thống trị về cho mình và đảng Nhân dân Hành động (People’s Action Party- PAP) sau này. Được lãnh đạo bởi Lý Quang Diệu, một luật sư trẻ được tốt nghiệp ở Cambridge, Đảng Nhân dân Hành động là chính đảng của một thành phần nồng cốt mới, được đào tạo ở Anh Quốc và bắt đầu xuất hiện trong thập kỷ 1950. Vốn chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng dân chủ xã hội Âu Châu, Đảng Nhân dân Hành động đã hoạch định cho sự phát triển của Xin-ga-po dựa trên cơ sở một nhà nước hùng mạnh và sự can thiệp vào kinh tế của nhà nước để hình thành một nước Xin-ga-po công nghiệp hóa.

Ngày 22 tháng 9 năm 1951, Xin-ga-po được công nhận là một Thành phố (City). Cuối năm 1953, Chính phủ Anh lập ra một ủy ban dưới sự điều hành của George Rendel để xem xét lại quy chế pháp l‎ý của Xin-ga-po. Những kiến nghị của ủy ban này được Chính phủ Anh chấp thuận và tạo cơ sở cho việc thành lập một Chính phủ tự trị rộng rãi hơn ở Xin-ga-po trong tương lai. Năm 1954, tức là 4 năm trước khi quyết định trao trả quyền tự trị cho mảnh đất này, người Anh cho thành lập Lực lượng vũ trang Xin-ga-po (Xin-ga-po Military Force-SMF) gồm những người bản địa trong thành phần quân thường trực Anh tại Xin-ga-po. Mục đích của người Anh lúc đó là muốn từng bước "bản địa hoá" Lực lượng vũ trang Xin-ga-po, một mặt là để giảm bớt gánh nặng ngân khố quốc gia, mặt khác là nhằm đào tạo họ thành lực lượng hạt nhân cho một quân đội bản địa độc lập sau này.

Khi thành lập vào năm 1954, đảng Nhân dân Hành động là một liên minh chính trị giữa các lãnh đạo công đoàn cánh tả và một nhóm chuyên gia, trí thức tiểu tư sản, gồm Lý Quang Diệu, được đào tạo từ nền giáo dục Anh (British-educated professionals). Liên minh này hoạt động dưới ngọn cờ chung (common banner) là chống thực dân. Nhóm trí thức tiểu tư sản này chịu ảnh hưởng giáo dục của người Anh, họ không nói được tiếng Hoa và họ chỉ là thiểu số trong cộng đồng người Hoa vì thế họ không xâm nhập được giới thợ thuyền người Hoa. Họ cần lôi kéo được quần chúng người Hoa để được phiếu bầu. Trong số chính trị gia nói được tiếng Hoa có Lâm Thanh Tường là người giỏi ăn nói trước quần chúng và lôi cuốn được quần chúng. Những người thuộc giới nghiệp đoàn cần những người nói giỏi tiếng Anh để có thể quan hệ được với người Anh và để làm bình phong cho người Anh thấy đó không phải là phong trào cộng sản. Và sự kết hợp của một nhóm trí thức tiểu sư sản và nhóm chính trị thiên tả hoạt động trong giới nghiệp đoàn của thợ thuyền ra đời.

Lâm Thanh Tường vào năm 1950 bị đuổi học vì tham gia vào một phong trào của những người có tư tưởng chống lại nền thống trị của đế quốc Anh ở Xin-ga-po và bắt đầu tham gia công tác công đoàn với vị trí là một tổ chức viên của Công đoàn những công nhân xe buýt Xin-ga-po và Công đoàn những công nhân nhà máy và cửa hiệu Xin-ga-po. Khả năng nói tiếng Trung lưu loát của ông là một nhân tố quan trọng khiến Lâm Thanh Tường chiếm được cảm tình của đông đảo người dân thuộc cộng đồng Hoa kiều chiếm đa số ở Xin-ga-po. Tất cả những điều này khiến Lý Quang Diệu tuyển ông vào Đảng Nhân dân Hành động vào năm 1954. Danh tiếng của ông nhanh chóng nổi như cồn và ông trở thành lãnh tụ của giới công nhân Hoa kiều, các nghiệp đoàn và sinh viên Xin-ga-po trong thập niên 1950.

Chính quyền tự trị hạn chế của Xin-ga-po được hình thành vào năm 1955. Cuộc bầu cử năm 1955 là cuộc tranh cử tự do đầu tiên trong lịch sử Xin-ga-po. Số người đăng ký đi bỏ phiếu tăng từ 75.000 lên 300.000 người, đặc biệt là người Hoa, vốn trước đây không quan tâm đến chính trị. Mặt trận Lao động (Labour Front) giành được 10 ghế, đảng Nhân dân Hành động được 3 ghế. Lâm Thanh Tường lúc này mới 22 tuổi, đã trúng cử đại biểu Hội đồng Lập pháp với tư cách là đại biểu của Bukit Timah và cùng với Lý Quang Diệu là hai đại diện của Đảng Nhân dân Hành động trong buổi thảo luận về nội dung Hiến pháp Xin-ga-po tổ chức tại Luân Đôn năm 1956.

David Marshall trở thành Bộ trưởng Thứ nhất (Chief Minister) đầu tiên của Xin-ga-po ngày 06 tháng 4 năm 1955 với liên minh chính trị bao gồm Mặt trận Lao động (Labour Front) do Marshall lãnh đạo, Tổ chức Dân tộc Mãlai Thống nhất (The United Malays National Organisation) và Liên hiệp người Hoa Mãlai (Malayan Chinese Association). Trong năm này, Lâm Thanh Tường và người cộng sự thân cận Phương Thủy Song phát động một cuộc đình công của công nhân xe buýt mà về sau phát triển thành một cuộc bạo động của công nhân xe buýt Phúc Lợi. Về sau ông còn tham gia lãnh đạo Cuộc bạo động của sinh viên trung học người Hoa năm 1956 với mức độ còn cao hơn trước. Thủ hiến của Xin-ga-po lúc này là Lâm Hữu Phúc đã đàn áp hết sức tàn bạo các cuộc bạo loạn này; Lâm Thanh Tường cùng nhiều thủ lĩnh cánh tả khác đã bị bắt giam.

Ngày 06 tháng 6 năm 1956, Marshall từ chức sau khi cuộc đàm phán về quyền tự trị đầy đủ của Xin-ga-po tại Luân Đôn bị thất bại. Lim Yew Hock, phó của Marshall kiêm bộ trưởng Lao động trở thành Bộ trưởng Thứ nhất. Tháng 3 năm 1957, cuộc đàm phán về Hiến pháp mới của Xin-ga-po do Lim Yew Hock tiến hành đã diễn ra ở Luân Đôn và kết thúc thành công. Ngày 28 tháng 5 năm 1958, Hiệp định về Hiến Pháp (constitutional Agreement) đã được k‎ý kết tại Luân Đôn. Trước những khó khăn trong việc duy trì hệ thống thuộc địa và vấp phải phong trào đấu tranh của các lực lượng yêu nước Xin-ga-po, năm 1959, Chính phủ Anh buộc phải trao quyền tự trị cho hòn đảo này. Chính phủ tự trị được thành lập tháng 5 năm 1959.

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã được tổ chức nhằm bầu ra 51 thành viên của Quốc hội lập Hiến (Legislative Assembly) Xin-ga-po. Đảng Nhân dân Hành động cần sự giúp đỡ của Lâm Thanh Tường trong kỳ vận động tranh cử đã giúp ông được thả. Đảng PAP giành được 43 ghế chiếm 53,4% phiếu bầu. Lâm Thanh Tường được thả sau khi Đảng Nhân dân Hành động giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên. Ngày 03 tháng 6 năm 1959, Hiến pháp mới công nhận Xin-ga-po là một quốc gia tự trị có hiệu lực và Toàn quyền William Goode trở thành Quốc trưởng đầu tiên. Chính phủ đầu tiên của quốc gia tự trị Xin-ga-po nhậm chức ngày 05 tháng 6 năm 1959 và ông Lý Quang Diệu đảm đương chức vụ Thủ tướng.

Đảng PAP của ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền trong một mặt trận liên minh với những người cộng sản nhằm chống lại thực dân Anh. Nhưng nội bộ PAP lúc đó rất phức tạp và chia thành hai phe. Những người ôn hòa chủ trương một Xin-ga-po thực sự độc lập trong một nước Ma-lai-xia không cộng sản trong khi đó những người thân cộng sản muốn chiếm toàn bộ chính quyền. Tình hình căng thẳng đã nổ ra công khai Lâm Thanh Tường bị nhóm lãnh đạo Đảng Nhân dân Hành động của Lý Quang Diệu trục xuất, và ông cùng những người cùng chí hướng với mình quyết định thành lập một đảng cánh tả riêng mang tên Barisan Sosialis vào ngày 17 tháng 9 năm 1961.

Những năm đầu thập niên 1960, nước Anh đang tìm một phương thức để chấm dứt sự cai trị trực tiếp ở Xin-ga-po nhưng đồng thời vẫn bảo vệ được những lợi ích về chiến lược và thương mại của họ ở đây, áp lực về nền độc lập Xin-ga-po rất nặng nề. Ngoài ra, Anh Quốc còn phải đối mặt với vấn đề của các bang Sabah và Sarawak ở Borneo. Trong thời kỳ của sự phi thực dân hóa, nước Anh cần tìm giải pháp cho những vấn cẫn đề thuộc địa ở Xin-ga-po và Borneo. Ngày 27 tháng 5 năm 1961, Thủ tướng Ma-lai-xia, ông Tunku Abdul Rahman đưa ra một đề nghị hợp tác chặt chẽ về chính trị và kinh tế trong một liên hiệp bao gồm Liên bang Mãlai, Xin-ga-po, Sarawak, North Borneo và Brunei. Những nguyên tắc liên hiệp đã được Tunku Abdul Rahman và Lý Quang Diệu chấp thuận theo đó quốc phòng, ngoại giao và an ninh thuộc chính phủ trung ương còn giáo dục và công ăn việc làm thuộc chính quyền địa phương. Một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại Xin-ga-po và cử tri hoàn toàn ủng hộ kế hoạch liên hiệp này. Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1961 về việc sát nhập Xin-ga-po vào Ma-lai-xia, Lâm Thanh Tường và nhiều bạn chiến đấu của ôn, tông cộng hơn 100 nhân vật hoạt động chính trị cánh tả quan trọng hoặc nổi tiếng bị Hội đồng Nội an do đảng Nhân dân hành động cầm quyền giật dây bắt giam trong cái gọi là chiến dịch Operation Cold Store diễn ra vào ngày 2 tháng 2 năm 1963. Chiến dịch này được thực hiện bởi Hội đồng Nội an mà Ma-lai-xia nắm giữ một lá phiếu quyết định trong hội đồng gồm 7 người (có 3 từ chính phủ Xin-ga-po và 3 là các nhân viên người Anh). Do đó, mặc dù Lý Quang Diệu có mặt trong buổi họp quyết định bắt giữ, ông đã tránh được trách nhiệm của mình trong biến cố này.

Trong khoảng thời gian Xin-ga-po là một bang của Ma-lai-xia, đảng Barisan Sosialis đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử Xin-ga-po năm 1963. Họ là một đối thủ nặng kí của đảng Nhân dân hành động cầm quyền, tuy nhiên cái tai họa Coldstore là một đòn nặng vào Barisan Sosialis. Lý Quang Diệu khẳng định chắc chắn rằng Lâm Thanh Tường đúng là một đảng viên cộng sản, nhưng Lâm luôn luôn phủ định việc này. Ông cho rằng việc dán cái mác Cộng sản lên người mình là cách nhanh nhất và dễ nhất để chính quyền Lý Quang Diệu triệt hạ ông mà không cần phải mắc công đưa ra tòa án xét xử. Trần Bình, lãnh tụ của Đảng Cộng sản Ma-lai-xia chưa bao giờ công nhận Lâm là một đảng viên Cộng sản, Trần Bình cũng khẳng định rằng Đảng Cộng sản Ma-lai-xia chưa bao giờ có ý định khống chế Lâm Thanh Tường và Barisan Sosialis như lâu nay chính quyền Lý Quang Diệu vẫn tố cáo. Tổ chức của Đảng tại Miền Nam Thái Lan cũng chưa bao giờ thực thi ảnh hưởng của mình lên các hoạt động của những người cánh tả Xin-ga-po. Lý Quang Diệu từng cho rằng Lâm Thanh Tường sẽ là một Thủ tướng trong tương lai của Xin-ga-po, tuy nhiên sau đó Lý triệt hạ ông vì rõ ràng, Lâm Thanh Tường là một đối thủ chính trị nặng ký đe dọa đến quyền lực của Lý Quang Diệu, Lâm Thanh Tường lúc ấy là một thần tượng của chủ nghĩa dân tộc trong lòng đông đảo tầng lớp công nhân và sinh viên Xin-ga-po. Uy tín cao của Lâm trong quần chúng nhân dân đã khiến Lý Quang Diệu lo sợ rằng Lâm sẽ thay thế vị trí lãnh đạo của ông ta.

Một tài liệu mật của Anh quốc gần đây mới được công bố xác nhận rằng Lâm Thanh Tường không phải là một đảng viên Cộng sản như chính quyền Lý Quang Diệu gán cho ông suốt bao nhiêu lâu nay [Comet in our Sky: Lim Chin Siong in History Editor: Tan Jing Quee & Jomo K. S. Publisher: Selangor Darul Ehsan (Ma-lai-xia)]. Sau sự kiện này, đảng Barisan Sosialis suy yếu dần và tan rã. Một bộ phận đảng viên gia nhập vào Đảng Công nhân Xin-ga-po hiện nay. Giáo sư Greg Poulgrain của Đại học Griffith nói rằng viên Toàn quyền Anh tại Xin-ga-po cùng với Tổng thư ký của ông ta báo cáo với Luân Đôn rằng cảnh sát không tìm thấy bất cứ bằng chứng gì cho thấy Lâm Thanh Tường là một người cộng sản. Trong thời kỳ ông tham gia chính trường với tư cách là chính trị gia đối lập, người Anh và Thủ hiến Lâm Hữu Phúc, tức những thế lực chống cộng, đã ngầm kích động những thành viên công đoàn và sinh viên trong phong trào của Lâm thực hiện những hành động quá khích. Lý Quang Diệu đã vin vào những vụ như thế này để dán cái mác Cộng sản cho Lâm Thanh Tường và bắt bỏ tù ông để đối phó lại với việc Lâm cùng phần lớn đảng viên Đảng Nhân dân Hành động rút ra khỏi đảng nhằm thành lập Barisan Sosialis. Thế là từ một đồng sáng lập viên và một lãnh đạo của Đảng Nhân dân Hành động, Lâm bị chính những cựu đồng đảng của mình đàn áp và sau đó bị trục xuất sang Anh. Ngày 28 tháng 7 năm 1969 Lâm Thanh Tường được phóng thích nhưng ông bị trục xuất sang Luân Đôn và bị cấm tham gia hoạt động chính trị tại Xin-ga-po. Năm 1979 ông và gia đình trở về cố quốc. Chín năm sau, cựu đảng của ông, Barisan Sosialis, chính thức gia nhập Đảng Công nhân Xin-ga-po.

Ngay sau vụ bắt giữ và đàn áp, PAP tổ chức một cuộc bầu cử đột xuất. Kết quả là Barisan được 33,3% phiếu bầu và dành được 13 ghế, PAP dành được 46,9% phiều bầu và được 37 ghế. Khi quốc hội mới ra tuyên thệ, 3 dân biểu của Barisan đã bị bắt và 2 phải bỏ trốn ra nước ngoài. Tổng thư ký đảng Barisan đã tẩy chay vị trí đại biểu quốc hội của mình. Sau đó, việc 7 dân biểu Barisan còn lại lần lượt từ chức đã cho phép PAP nắm giữ thêm (hoàn toàn) ghế trong quốc hội và từ đó không còn những tiếng nói chính trị đối lập nào nữa.

Việc hình thành nước Ma-lai-xia xem ra giải quyết được mọi vấn đề của nước Anh. Xin-ga-po, Sabah và Sarawak sẽ hợp nhất với Malay để thàn lập quốc gia mới Ma-lai-xia. Những người Hoa chiếm đa số ở Xin-ga-po sẽ bị cân đối bởi Malay và những tộc người bản xứ chiếm đa số ở Malay và các bang của Borneo. Quả là một giải pháp chính trị gọn nhẹ. Những thành phần nồng nốt của Anh Quốc và Xin-ga-po cũng xem đó là sự hoàn tất tình trạng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế vốn đã phát triển hơn từ một trăm năm giữa Malay và Xin-ga-po. Xin-ga-po sẽ giữ quyền kiểm soát một số lĩnh vực trọng yếu, trong đó có giáo dục và giao thông liên lạc, nhằm bù trừ cho tỉ lệ số ghế của họ trong quốc hội của Liên bang Ma-lai-xia đã bị giảm sút ít đi so với tỉ lệ dân số của họ. Malay cảm thấy được sự xoa dịu về sự chiếm ưu thế của người Hoa, trong đó có Đảng Nhân dân Hành động lại củng cố Xin-ga-po một tư thế còn mạnh hơn là một chính quyền tiểu bang.

Năm 1963, người Anh rời khỏi Xin-ga-po và do thị trường nội địa quá nhỏ hẹp, lại thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, ngày 16 tháng 9 năm 1963, Xin-ga-po tự nguyện gia nhập Liên bang Ma-lai-xia. Phòng Đặc vụ Xin-ga-po trở thành một đơn vị trong Cục Đặc vụ Ma-lai-xia. Liên hiệp được thành lập ngày 16 tháng 9 năm 1963, bao gồm Liên bang Mãlai, Xin-ga-po, Sarawak, North Borneo, riêng Brunei không tán thành. In-đô-nê-xia và Phi-lip-pin phản đối việc thành lập Liên hiệp và bản thân Tổng thống Sukarno chống đối quyết liệt cho đến khi Liên hiệp tan rã do những mâu thuẫn nảy sinh giữa giai cấp tư sản người Hoa và những người theo chủ nghĩa Liên bang; đặc biệt, chính sách bảo hộ mậu dịch của Chính phủ Liên bang làm cản trở sự phát triển của Xin-ga-po nên ngày 9 tháng 8 năm 1965, Xin-ga-po tách ra khỏi Liên bang Ma-lai-xia và trở thành “quốc gia độc lập, chủ quyền và dân chủ” nằm trong Khối thịnh vượng Anh.

Về mặt thủ tục thì việc Xin-ga-po tách khỏi Ma-lai-xia là do sự thỏa thuận giữa chính quyền Liên Bang Ma-lai-xia và chính quyền Bang Xin-ga-po. Nhưng về mặt thực tế thì Xin-ga-po bị buộc phải ra riêng. Hai năm của cuộc hôn nhân này là những năm tháng không hạnh phúc. Các nước Malay càng ngày càng lo sợ rằng Xin-ga-po muốn thao túng Ma-lai-xia, và sợ rằng Đảng Nhân dân Hành động đang cố gắng tham gia vào những lực lượng của đảng đối lập của người Hoa đang chiếm đa số ở bán đảo Malay nhằm mục đích chiếm đa số ghế trong quốc hội liên bang. Họ sợ sẽ có sự thay đổi về hiến pháp, từ đó khống chế những đặc quyền lớn của người Malay. Đó là hai năm cực kỳ nhậy cảm, với sự cạnh tranh của các sắc tộc và với nỗi sợ hãi của người Malay rằng đất nước của họ sẽ bị “người ngoại quốc” thôn tính. Bản thân Lý Quang Diệu cũng bị sốc trước việc Xin-ga-po tách khỏi Ma-lai-xia. Với sự khôn ngoan của mình, Xin-ga-po nhận thấy rằng nền kinh tế của họ có mối liên kết rất chặt chẽ với kinh tế của bán đảo Malay, nên sự phồn vinh về kinh tế sẽ tùy thuộc vào mối liên kết này có còn liếp tục hay không. Xin-ga-po e sợ rằng nền kinh tế của họ quá nhỏ bé và dễ bị tổn thương trước thái độ chống lại người Hoa của những người Indonesia và Malay láng giềng.

Từ đây, Xin-ga-po tham gia các tổ chức quốc tế với tư cách quốc gia thành viên đầy đủ:

- Trở thành thành viên Liên hợp quốc ngày 21 tháng 9 năm 1965,
- Tham gia Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth of Nations) ngày 15 tháng 10 năm 1965.

Ngày 22 tháng 12 năm 1965, Xin-ga-po trở thành một nước cộng hòa đầy đủ và ông Yusof bin Ishak trở thành Tổng thống đầu tiên. Phòng Đặc vụ Xin-ga-po lại nằm trong thành phần Bộ Nội vụ và Quốc phòng. Tới ngày 17/2/1966, nó được tổ chức thành Cục An ninh Nội bộ (Internal Security Department). Cũng trong năm thành lập Cục Tình báo quân sự (Department of Military Intelligence, viết tắt là DMI). Về mặt tổ chức, DMI bao gồm Phòng Nghiên cứu (Research Branch) và Phòng An ninh thực địa (Field Security Branch). DMI là một phần của Bộ Tình báo và An ninh (Security and Intelligence Division, viết tắt là SID). Chẳng bao lâu sau DMI được cải tổ cơ cấu và các bộ phận mới được lập ra là Phòng Bản đồ, Phòng Chụp ảnh hàng không và Phòng Đối ngoại với quân đội nước ngoài...

Sau khi tách ra khỏi Ma-lai-xia và trở thành quốc gia độc lập, Xin-ga-po đứng trước hàng loạt khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và quốc phòng. Mặc dù đã được người Anh tích cực xúc tiến xây dựng từ rất sớm, nhưng sau khi tuyên bố độc lập, lực lượng Quân đội Singapre cũng chỉ vẻn vẹn có khoảng 1.000 binh lính và 60 sĩ quan, chia thành 2 trung đoàn bộ binh số 1 và số 2 (SIR I và SIR II). Cả hai trung đoàn này trước năm 1965 đều là các đơn vị trong Quân đội Ma-lai-xia, đồn trú và làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực Xin-ga-po. Sau khi Xin-ga-po tách ra khỏi Ma-lai-xia thành quốc gia độc lập, 2 trung đoàn này tạm thời vẫn nằm trong thành phần của Quân đội Ma-lai-xia và chịu sự điều hành của Ma-lai-xia. Có thể nói, những năm đầu sau khi giành được độc lập, toàn bộ nền quốc phòng của Xin-ga-po vẫn chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ và bảo hộ của Quân đội Anh.

Năm 1967, Anh tuyên bố sẽ rút quân khỏi Xin-ga-po vào 1972, thêm vào đó, tình hình chính trị trong nước ngày càng trở nên rối ren: Các cuộc bạo loạn giữa người Xin-ga-po gốc Hoa và người Ma-lai-xia nổ ra liên tiếp (kể cả trong các doanh trại quân đội); tình trạng phân biệt chủng tộc đang nổi lên gay gắt ở Ma-lai-xia và có nguy cơ lan tràn sang Xin-ga-po, v.v... Nhằm ứng phó kịp thời tình hình, đồng thời bảo vệ vừng chắc nền độc lập của Xin-ga-po trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ Xingapo, đứng đầu là Thủ tướng Lý Quang Diệu đã ban hành sắc lệnh thành lập Lực lượng vũ trang Xin-ga-po. Sau khi cân nhắc tất cả các phương án do Hội đồng chính phủ và những viên chức hàng đầu của ngành cảnh sát và quân đội đề ra, Chính phủ Xin-ga-po cho rằng, Xin-ga-po là một quốc đảo, tài nguyên thiên nhiên, sức người, sức của có hạn, nếu chỉ tập trung xây dựng một quân đội thường trực đủ mạnh, làm công cụ bảo vệ đất nước thì chi phí sẽ rất lớn, vượt quá khả năng cho phép của đất nước. Hơn thế nữa, điều đó sẽ làm cho nhiều người hiểu rằng, công việc bảo vệ đất nước là của nhà binh và sẽ là cơ hội để tâm lý "hảo hán bất đăng binh" (người tốt không đi lính) vốn tồn tại từ lâu trong cộng đồng người Hoa chiếm đa số ở Xin-ga-po có lí do để phát triển. Vì vậy, ngay sau khi sắc lệnh có hiệu lực, Xin-ga-po đã đề ra chiến lược phát triển quốc phòng toàn dân, trên cơ sở lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Công việc đầu tiên trong việc thực thi chiến lược này là xây dựng lại từ đầu Quân đội Xin-ga-po.

Trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng lực lượng quân đội cho riêng mình có khả năng bảo vệ đất nước. Thủ tướng Lý Quang Diệu nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ của Ấn Độ. Tuy nhiên, đáp lại New Delhi chỉ cam kết giúp đỡ về mặt ngoại giao và từ chối viện trợ quân sự. Trong tình thế đó, “thủ tướng Lý Quang Diệu chợt nghĩ tới Israel, một quốc gia Trung Đông có hoàn cảnh địa chính trị giống với Xin-ga-po: bị bao bọc giữa các quốc gia Hồi giáo”. Vào năm 1966, ông đã bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Goh Keng Swee, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng và chỉ thị Goh Keng Swee tìm cách liên lạc với Mordechai Kidron, cựu Đại sứ Israel tại Thái Lan mà ông từng quen biết để đặt vấn đề giúp đỡ quân sự. Chỉ vài ngày sau, Kidron cùng với Hezi Carmet, điệp viên Mossad bí mật đến Xin-ga-po mang theo thông điệp vô cùng có ý nghĩa: Israel đồng ý giúp đỡ Xin-ga-po xây dựng quân đội.

Thiếu tướng Rehavam Ze’evi, Phó chỉ huy Ban chiến dịch đặc biệt thuộc Bộ Quốc phòng Israel được giao chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Ngày 14/9/1965, Ze’evi - người còn được biết đến với mật danh Gandhi – có chuyến thăm bí mật đến Xin-ga-po để thảo luận với ông Lý Quang Diệu và Goh Keng Swee về chương trình trợ giúp quân sự của Israel. Trước khi rời Xin-ga-po, Ze’evi gửi lại cho người Xin-ga-po 2 quyển sách học thuyết quân sự của Israel: sách Nâu liên quan đến học thuyết chiến đấu và sách Xanh nói về việc thành lập Bộ Quốc phòng và Cơ quan tình báo để nghiên cứu và đưa ra quyết định liệu có chấp nhận sự giúp đỡ của Israel hay không. Đầu tháng 10/1965, một phái đoàn quân sự của Xin-ga-po đến Israel đưa ra lời mời chính thức các chuyên gia quân sự Israel đến Xin-ga-po để trực tiếp giúp đỡ nước này xây dựng lực lượng quân đội. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 24/12/1965, một nhóm 6 sĩ quan quân đội Israel và gia đình họ được lệnh xuất phát cho một nhiệm vụ bí mật ở nước ngoài. Đại tá Elazari được Ze’evi cử làm trưởng nhóm.

Đến Xin-ga-po, nhóm chuyên gia Israel, còn được các quan chức Xin-ga-po gọi với mật danh “Người Mexico”, nhanh chóng bắt tay vào thực hiện 3 mục tiêu chính. Trước tiên, phải đào tạo cấp tốc các sĩ quan chỉ huy người Xin-ga-po. Thứ hai, là biên soạn giáo án huấn luyện. Cuối cùng, tổ chức việc huấn luyện trên thao trường sẽ do chính các sĩ quan Xin-ga-po trực tiếp huấn luyện. Việc đầu tiên được tiến hành là lấy lại 2 trung đoàn bộ binh SIR I, SIR II để làm nồng cốt ban đầu cho quân đội Xin-ga-po, tiến hành khôi phục tính đồng nhất về bản sắc quốc gia-dân tộc Xin-ga-po để đảm bảo lòng trung thành của binh lính. Một nhóm 50 người có kinh nghiệm chiến đấu và sẵn sàng trở thành quân nhân chuyên nghiệp được tuyển mộ cho khoá đào tạo sĩ quan đầu tiên, kéo dài 3 tháng. Đến cuối năm 1966, tổng cộng 200 chỉ huy được “tốt nghiệp”. Trước đó, vào tháng 4/1966, căn cứ quân sự đầu tiên của Xin-ga-po đã được xây dựng với sự giúp đỡ của Israel.

Tháng 2 năm 1967, Chính phủ Xin-ga-po đã sửa đổi và thông qua Luật nghĩa vụ quân sự mới. Tháng 5 năm 1967, Xin-ga-po tiến hành chương trình tuyển quân đầu tiên. Chương trình này áp dụng mô hình của Israel, theo đó, độ tuổi nhập ngũ từ 18 đến 24. Sau khi hoàn thành quân dịch, mọi người lính phải sẵn sàng tái nhập ngũ trong vòng 13 năm sau đó trong trường hợp đất nước cần huy động lực lượng dự bị cho đến khi quá 33 tuổi. Trong đợt tuyển quân này, các hội đồng tuyển quân trên toàn quốc đã tuyển được hơn 9.000 nam thanh niên trong độ tuổi. Tháng 8 năm 1967, 900 trong số 9.000 thanh niên trúng tuyển đã được tập trung huấn luyện quân sự. Nhằm giảm bớt định kiến xấu đối với nghề lính, Chính phủ Xin-ga-po đã tổ chức các buổi lễ tiễn đưa tân binh hết sức long trọng tại các trung tâm dân cư. Các nghị sĩ, bộ trưởng và những người đứng đầu cộng đồng đã tới tận nơi để cổ vũ, khuyến khích và tiễn đưa tân binh lên đường, thậm chí họ còn dành một khoảng thời gian nhất định ban đầu để cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt và huấn luyện với binh lính. Với cách làm như vậy cùng với những chính sách phù hợp và nhất quán trong chế độ quân dịch, chỉ trong một thời gian ngắn, Xingapo đã xây dựng được một quân đội tương đối mạnh, đủ sức đảm đương công việc phòng thủ đất nước. Điều quan trong hơn là các chính sách và biện pháp đó đã từng bước xoá được những định kiến không tốt về nghề lính trong đại bộ phận dân chúng Xin-ga-po.

Bên cạnh việc giúp đỡ xây dựng quân đội Xin-ga-po, nhóm cố vấn quân sự Israel cũng không quên “giới thiệu” các loại vũ khí của Israel để trang bị cho SAF. Do được trang bị hết sức thô sơ, Xin-ga-po phải mua sắm ồ ạt khí tài quân sự cho quân đội của mình. Một hiệp định mua vũ khí giữa Xin-ga-po và Israel đã được bí mật ký kết, trong đó Xin-ga-po mua của Israel 72 xe tăng hạng nhẹ AMX-13 của Pháp, 3 máy bay trực thăng Alouette, súng phòng không 40 ly, súng trường bán tự động Uzi. Toàn bộ chi phí mua sắm vũ khí này được lấy từ số tiền viện trợ 50 triệu bảng của chính phủ Anh dành cho Xin-ga-po như là một sự “bồi thường cho sự ra đi vội vã của Quân đội Anh” và khoản tín dụng đặc biệt mà Israel cấp cho Xin-ga-po. Trong hai năm 1968 - 1969, trên cơ sở số vũ khí hạng nặng mua từ Isarel, Xin-ga-po được bước đầu xây dựng được binh chủng thiết giáp với 72 xe tăng AMX 13 và và 170 xe thiết giáp V200.

Bên cạnh việc mua sắm các trang thiết bị hiện đại, Quân đội Xin-ga-po cũng hết sức chú trọng tới việc huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ trong quân đội. Từ cuối năm 1967, đầu 1968, Xin-ga-po bắt đầu cho xây dựng một số trung tâm huấn luyện quân sự cơ bản để huấn luyện tân binh và đào tạo đội ngũ hạ sĩ quan. Ngoài ra, nước này còn đề nghị Anh, Ấn Độ, Israel, ... giúp họ đào tạo một số sĩ quan cho các quân, binh chủng như không quân, hải quân, phòng không, công binh, v.v...

Nhìn chung, sau khi giành được độc lập, Quân đội Xin-ga-po thế hệ đầu tiên đã được định hướng phát triển theo mấy hướng cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, thay thế những trang bị đã quá cũ kỹ và lạc hậu bằng những trang bị vũ khí, khí tài hiện đại.
- Thứ hai, tăng cường huấn luyện quân sự cho quân nhân theo mô hình của các nước phương Tây, đặc biệt là Anh, nhằm nâng cao khả năng tác chiến cho bộ đội; xây dựng lực lượng chính quy từng bước hiện đại hoả theo hướng cơ động, gọn nhẹ, chuyên nghiệp và hiệu quả; xây dựng lực lượng thường trực đủ mạnh làm nòng cốt. Bên cạnh đó, tập trung phát triển lực lượng dự bị (chiếm tới hơn 80% dân sô) nhằm khai thác tối đa khả năng vốn rất có hạn của đất nước vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Thứ ba, mở rộng hợp tác quân sự với các nước, lấy phương châm "hoà bình và thân thiện" với các nước láng giềng và các nước trong khu vực làm nền tảng phòng thủ; tranh thủ tối đa nguồn tiềm lực công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của các nước để hiện đại hoá quân đội. Đặc biệt, chính sách thân Mỹ của Xin-ga-po thời kỳ này đã đem lại cho nước này nhiều lợi ích. Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, Mỹ đã viện trợ cho Xin-ga-po hàng trăm triệu đô la, chỉ tính riêng từ năm 1970 đến năm 1985, Mỹ đầu tư trực tiếp vào Xin-ga-po 7,9 tỉ đô la. Trên lĩnh vực an ninh-quốc phòng, nhờ chính sách thân Mỹ và là căn cứ hậu cần quan trọng của Mỹ, Xin-ga-po đã được Mỹ viện trợ nhiều loại vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu F16, tàu ngầm, tàu hộ tống các loại. Bên cạnh đó, Xin-ga-po còn được Mỹ đầu tư xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại.

Như vậy, với chính sách quân dịch phù hợp, cùng với những khoản đầu tư thích đáng cho phát triển quân đội, chỉ trong gần 10 năm (từ năm 1965 đến năm 1975), Quân đội Xin-ga-po thế hệ thứ nhất đã có một cơ sở tương đối mạnh. Riêng lực lượng lục quân đến năm 1971 đã có tới 17 tiểu đoàn thường trực (16.000 người) và 14 tiểu đoàn dự bị (11.000 người). Ngoài ra còn có các đơn vị biệt kích, pháo binh, một số đơn vị xe tăng, xe thiết giáp, các đơn vị công binh, hậu cần,v.v... Lực lượng không quân và hải quân cũng đã được trang bị các loại vũ khí, khí tài tương đối hiện đại.

Năm 1973, DMI được nâng cấp thành Tổng cục. Ngày 1/9/1976, dưới ảnh hưởng của phương Tây, DMI được chuyển thành G2-MINDEFF và trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Năm 1980, tại Xin-ga-po thành lập Cục Tình báo không quân (Air Intelligence Department) và năm 1982, thành lập Cục Tình báo hải quân (Naval Intelligence Department). Năm 1988, tại Bộ Quốc phòng Xin-ga-po thành lập JID (Tổng cục Tình báo), tập trung các cơ quan tình báo của ba quân binh chủng. G2-MINEFF được đổi tên thành Tình báo Quân đội (G-2 Army)...

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan an ninh Xin-ga-po là đảm bảo an ninh về thông tin (chống lại gián điệp kỹ thuật) trong các công sở và các cơ cấu thương mại của đất nước. Chính vì thế trong hệ thống an ninh Xin-ga-po còn có một cơ quan nữa là Commercial and Industrial Security Corporation (CISCO). Đây là một cơ quan của Bộ Nội vụ. Nhiệm vụ của nó là đảm bảo an ninh thông tin của các cơ quan Nhà nước và các cơ cấu thương mại. CISCO có chi nhánh tại Sri Lanka, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Nam Phi

Xin-ga-po là một nước cộng hòa nghị viện dựa theo mô hình Westminster của Anh. Đến năm 1990, Lý Quang Diệu xuống làm thủ tướng. Sau đó đến ngày 28/08/1993 cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của Xin-ga-po được tiến hành với kết quả là Ong Teng Cheong là người đứng đầu quốc gia. Trước năm 1993, Xin-ga-po theo mô hình thể chế của nước Anh, trong đó thủ tướng là người nắm quyền hành pháp điều hành mọi hoạt động trong nước. Từ 1993 với luật mới của Xin-ga-po tổng thống được bầu ra là người có quyền phủ quyết những vấn đề quốc gia và chỉ định các quan chức trong guồng máy hành chính. Nhiệm kỳ của tổng thống là 6 năm. Một Hội đồng Cố vấn Tổng thống được chỉ định để tư vấn cho tổng thống trong các hoạt động của nhà nước. Đến năm 1999 S.R. Nathan được công nhận là tổng thống vì là người duy nhất đủ tư cách tham gia ứng cử cho nhiệm kỳ này.

Hệ thống chính trị Xin-ga-po hoạt động dựa trên nguyên tắc đa đảng, nhưng gần giống với chế độ dân chủ độc đảng vì kể từ khi giành được độc lập đến nay, Đảng Nhân dân Hành động (People’s Action Party-PAP) liên tục cầm quyền trong khi đó phe đối lập lại quá yếu. Xin-ga-po hiện có 24 đảng đăng k‎ý hoạt động chính thức, nhưng ngoài đảng cầm quyền (PAP) ra thì chỉ có ba đảng là có hoạt động đáng kể. Đó Đảng Lao động (Workers’ Party-WP), Đảng Dân chủ Xin-ga-po (Xin-ga-po Democratic Party-SDP) và Liên minh Dân chủ Xin-ga-po (Xin-ga-po Democratic Alliance-SDA). Chính quyền ở Sịngapore có khuynh hướng cưỡng chế hơn rất nhiều so với chính quyền ở các nước phương Tây. Một số nhà bình luận cho rằng Đảng Nhân dân Hành động đã gây nhiều khó khăn khi chính đảng đối lập có sự thách thức đối với chính quyền của họ. Đôi khi người ta vận dụng Đạo luật Nội an, vốn do người Anh đưa vào đây, để bắt bớ và cầm tù những người bị coi là nguy hiểm cho nhà nước. Nhiều nhà quan sát phương Tây, và cả rất nhiều những người Xin-ga-po, xem chính quyền ở đây là gia trưởng và đôi khi độc đoán nữa.

Đến thập kỷ 1990 Xin-ga-po là quốc gia giàu có nhất trong vùng Đông Nam Á (không kể ngoại lệ của quốc gia nhỏ bé Brunei). Đó là một xã hội đầy những mâu thuẫn. Về nhiều mặt, đó là một đất nước Khổng giáo hiện đại – hầu như gia trưởng, đôi lúc độc đoán và người dân có ý thức rất cao về bổn phận đối với đất nước. Lãnh đạo ở đây là những thành phần tinh hoa đoàn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng về Đảng Nhân dân Hành động. Nhà nước giữ quyền hạn tác động ngay cả vào số lượng người trong gia đình, vào mối quan hệ cá nhân của người dân cũng như cấu trúc của nền kinh tế đất nước. Nhà nước trực tiếp sở hữu hoặc kiểm soát những bộ phận lớn trong nền kinh tế và thông qua một công ty đầu tư của nhà nước có cổ phẩn trong những công ty ở Xin-ga-po cũng như nước ngoài, là nhà vô địch về tự do kinh doanh, rộng cửa đón nhận những công ty đa quốc gia ở nước ngoài và nuôi dưỡng những công ty đa quốc gia của chính họ. Nước này có những thành tích đáng nể trong việc cung cấp nhà ở với giá thấp, sự giáo dục chất lượng cao và dịch vụ y tế rộng rãi cho mọi công dân. Thế nhưng chế độ phúc lợi xã hội ở đây hầu như không tồn tại, vì họ buộc mỗi cá nhân đều phải làm việc tích cực và tự lực cánh sinh. Đã thế, qua những chính sách như Quỹ Dự phòng Trung ương, trong đó người lao động và người sử dụng lao động phải cùng đóng góp 40% lợi tức của họ vào quỹ lương trợ cấp, nhà nước này tạo ra một lượng dự trữ quốc gia rất lớn, cũng may là người lao động có thể mượn tiền trong số họ đã góp vào.

Đó là một đất nước khuyến khích những hoạt động kinh tế năng nổ và đãi ngộ đối với những năng lực và thành tựu cá nhân. Tuy nhiên đó lại là một đất nước vô cùng khắt khe về đạo đức, với sự kiểm soát của nhà nước đối với những phương tiện truyền thông địa phương và sự kiểm duyệt gắt gao đối với phương tiện truyền thông từ nước ngoài. Công chúng ở đây rất quan ngại đối với sự tha hóa đạo đức của lớp trẻ do những ảnh hưởng văn hóa của phương Tây. Nhìn chung, dưới thời Lý Quang Diệu, Xin-ga-po đã phát triển thành một trong những quốc gia sạch đẹp, an toàn và thịnh vượng về kinh tế nhất ở châu Á. Tuy nhiên sự cai trị nghiêm khắc cũng dẫn đến sự phê phán của những người cho rằng sự hưng thịnh của đất nước có được là nhờ vào việc trả giá bằng tự do cá nhân.


Tham khảo từ Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á và một số trang web khác
Communitarian Ideology and Democracy in Xin-ga-po, Beng Huat Chua, London: Routledge, 1995
The Xin-ga-po Story: Memoirs of Lee Kuan Yew. Lee, Kuan Yew, Xin-ga-po 1998
Memoirs of, from Thrid World to First, The Xin-ga-po Story: 1965-2000, Lee Kuan Yew, Xin-ga-po Press holdings, 2000
Lim Chin Siong vs Lee Kuan Yew: The true and shocking history http://singaporedemocrat.org/articlelimchinsionghistory_part1.html