Hiển thị các bài đăng có nhãn Hấp Diêm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hấp Diêm. Hiển thị tất cả bài đăng

08 tháng 5 2010

Hồng Quân Hấp Diêm


Phim về vụ phụ nữ Berlin bị hãm hiếp bởi Hồng quân trong WW2
A Woman in Berlin (2008)
A Woman In Berlin 2008 DVD Disc Cover
http://www.covershut.com/DVD-Covers/26388-A-Woman-In-Berlin-2008-Disc.html
A Woman In Berlin 2008 Chec DVD Front Cover
http://www.listal.com/viewimage/1127517hDas Wunder Von Berlin 2008 German HD DVD Front Cover
Chúng ta thường sẽ đọc tháy như sau:
Kể từ khi tiến vào nước Đức (1944-1945), ngoài việc cướp nhà dân và cửa hiệu Hồng quân Liên Xô đã hãm hiếp trên 2 triệu phụ nữ và trẻ em người Đức, từ 8 đến 80 tuổi. Tại các tỉnh miền Đông nước Đức và biên giới Phổ có hơn 1,4 triệu phụ nữ bị hãm hiếp; riêng ở Berlin là hơn 100 ngàn, các tỉnh còn lại hơn nửa triệu. Rất nhiều nạn nhân trong số này bị từ 10 đến 12 lính Hồng quân hãm hiếp tập thể, và đa số bị hãm hiếp trên 70 lần.
Khoảng 10% nạn nhân chết sau đó do tự sát, hay chết do chấn thương nặng, hoặc bị giết ngay sau khi bị hãm hiếp. Việc hãm hiếp phụ nữ Đức được xem là chiến tích, và để đàn áp tinh thần nhân dân Đức. Những cô gái Đức bị hãm hiếp nếu có thai còn bị cấm phá thai dưới mọi hình thức, để tăng thêm phần sỉ nhục. Mãi đến năm 1948 các người chỉ huy quân đội Liên Xô mới có biện pháp để giảm hành động tội ác này của binh sĩ.
Tác giả Norman Naimark viết rằng: "Tâm lý xã hội của phụ nữ Đông Đức được đánh dấu bởi tội ác hãm hiếp và cưỡng bức của Hồng quân Liên Xô kể từ những ngày đầu chiếm đóng, qua năm 1949 khi mà Đông Đức được thành lập, cho đến tận ngày nay".
Ở Hungary, hơn 50 ngàn phụ nữ và trẻ em đã bị Hồng quân Liên Xô hãm hiếp chỉ riêng ở thủ đô Budapest. Nhiều nhà sử học đã lý giải cho hành động của Hồng quân Liên Xô ở Đức và Hungary rằng "họ có mối căm thù sâu sắc đối với Đức Quốc Xã"; tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Hồng quân Liên Xô còn đã hãm hiếp luôn cả phụ nữ Nga, Ba Lan, Do Thái, Belarus, Ukraina, hay bất cứ sinh vật giống cái nào họ tìm được khi giải phóng các trại tập trung. Dù Hồng Quân Liên Xô chỉ "đi ngang qua một phần nhỏ" của Nam Tư, đã có 121 vụ hãm hiếp tập thể được ghi lại, và 111 nạn nhân trong số đó bị giết tại chỗ, số nạn nhân phụ nữ thực tế có thể cao hơn nhiều.
Tác giả Catherine Merridale đã bình luận rằng "hãm hiếp và cướp bóc không phải là điều lạ trong chiến tranh, nhưng điều đáng nói là sự khác nhau giữa khẩu hiệu, lý tưởng mà người Bolsheviks đã nói và những gì Hồng quân của họ đã thật sự làm". Những thông tin này được giấu kín cho đến khi Liên Xô tan rã và các hồ sơ bí mật dần được tiết lộ. Khi bị một sĩ quan than phiền về việc quân sĩ cướp bóc và hãm hiếp quá ghê, Stalin đã trả lời rằng "Ông ta không hiểu nổi à? Lính của ta vượt qua hàng ngàn dặm, qua máu và lửa, hiếp dâm và ăn cướp chút ít có sao đâu?".
Hồi ký của bà Marta Hillers, một nạn nhân trực tiếp của những cuộc hãm hiếp của Hồng quân Liên Xô, đã mô tả lại sự kinh hoàng và cố gắng để sống sót trong thời đó ở Berlin. Bà đã cho phép xuất bản cuốn hồi ký và yêu cầu giấu tên mình, nhưng tên tuổi bà mới được tiết lộ sau khi chết
Một học giả người Anh xác nhận vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến, Hồng Quân Liên Xô đã hiếp dâm khoảng 2.000.000 phụ nữ và con gái người Đức và một số người Nga vừa được giải thoát từ những trại tập trung.
Cái con số 2 mil chị em Đức bị Hồng quân hấp diêm vốn từ bài báo "Red Army troops raped even Russian women as they freed them from camps." tác giả Daniel Johnson đăng trên Daily Telegraph (London) số ra ngày 26/1/2002. Tựa đề thì thôi khỏi nói nhưng nguyên văn cái đoạn liên quan đến con số 2 mil là thế này:"The total number of women who were raped by the Red Army necessarily remains unknown, but Beevor points out that there were about two million illegal abortions performed in Eastern Germany from 1945-1948 -- an astounding number considering that there were only about 15 million women in East Germany." Tạm dịch: "Tổng số chị em bị Hồng quân hấp diêm thực sự không thể biết được, nhưng Beevor chỉ ra rằng có khoảng 2 mil trường hợp nạo thai bất hợp pháp ở Đông Đức từ năm 1945 đến 1948 - 1 con số đáng kinh ngạc nếu so sánh với số phụ nữ toàn Đông Đức chỉ là 15 mil."
Thế đấy, từ số nạo thai qua nhào nặn của 01 số web "mà ai cũng biết là ai đấy" biến thành Hồng quân hấp diêm, suy luận thông minh ác. Chắc khi chiếm đóng Đông Đức Hồng quân đã tiến hành triệt sản toàn thể anh em thổ dân!
Seach trên mấy cái scholarly database online (không phải wiki ) với cả cuốn sách của ông Beevor đưa thì thấy có mấy điểm sau:
- Chuyện lính Hồng quân rape phụ nữ Đức và dân các vùng trên đường tiến quân của họ là có, tuy nhiên số liệu rất khác nhau, và hình như không đến 2 triệu.
- Chuyện rape xảy ra ở cả hai phía Hồng quân và quân Đồng minh Anh-Mỹ, tuy nhiên rape do phía LX thực hiện thường được mô tả như hành động trả thù có phần tàn bạo, thú tính (rape cả làng, cả bệnh viện, rape không từ trẻ em 8 tuổi cho đến bà già, rape nhiều lần v.v...) Còn những vụ việc do phía Anh-Mỹ thì ít ra cũng do phụ nữ Đức có nửa phần tình nguyện nhằm đánh đổi lấy miếng cơm và sự an toàn.
Về quy mô của những vụ hãm hiếp này, sử dụng đầu óc phân tích thông thường cũng có thể thấy được một số điểm bất hợp lý về con số 2 triệu:
2 triệu = bao nhiêu phần trăm dân số Đức, phụ nữ Đức thời bấy giờ?
 
Nếu là thật thì vụ đó phải kinh hoàng lắm, gần như toàn bộ dân Đức lúc đó ai cũng biết và chắc phải ít nhiều kể lại cho con cháu nghe. Thế mà sao mình chả bao giờ nghe báo đài (phương Tây) nói đến nhỉ?
 
Thậm chí chỉ cần một phần mười cũng đã nổi đình nổi đám lắm rồi. Vụ Nam Kinh chưa bằng được như thế mà cả thế giới đều biết, chính phủ Tàu ra rả đòi Nhật xin lỗi. Bên Hàn Quốc có mấy người phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục nay đang tới tấp đòi bồi thường. Vậy sao phụ nữ Đức lại im lặng một cách "dễ thương" vậy không biết?
 
Còn dân bị hại ở các nước Đông Âu thì sao?
 
Bảo hồi trước còn sợ ông anh cả LX, nay LX sụp rồi chính là cơ hội tốt để các nước này quay lại chơi Nga một vố, sao không thấy tận dụng?
 
Rồi truyền thông phương Tây nữa, chẳng thấy đâu cả. Ngoài một vài bản báo cáo lèo tèo hồi năm 45, 46, thông tin về vụ này chỉ rộ lên vào đợt kỷ niệm 50 năm chiến thắng phát xít; cơ hội tốt để "xét lại" một cách có chủ đích) rồi sau đó lại chìm vào dĩ vãng...
 
Ô, phải công nhận là tinh thần "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" của chính phủ Đức còn triệt để hơn Việt Nam ta nhiều.

Hồi ức của cựu quan chức Nam Tư

Milovan Djilas
Nói chuyện với Stalin
Phạm Minh Ngọc dịch
Có lẽ tôi đã không phải đi Moskva lần thứ hai và gặp lại Stalin nếu tôi không trở thành nạn nhân của tính bộc trực của chính mình.
Cụ thể là sau khi Hồng quân tiến vào Nam Tư và giải phóng Belgrad vào mùa thu năm 1944 đã xảy ra nhiều vụ cướp bóc, hãm hiếp nghiêm trọng, cá nhân cũng có mà tập thể cũng có. Đối với chính quyền mới và Đảng cộng sản Nam Tư thì điều đó đã trở thành vấn đề chính trị.
Những người cộng sản Nam Tư trước đó vẫn coi Hồng quân là lí tưởng, còn chính trong hàng ngũ của mình thì những kẻ hiếp dâm và cướp bóc thường bị trừng phạt rất nghiêm khắc. Dĩ nhiên, họ cảm thấy choáng váng hơn là những người dân thường vì theo kinh nghiệm từ xa xưa để lại thì đội quân nào cũng cướp bóc và hãm hiếp cả. Nhưng vấn đề còn phức tạp hơn vì những kẻ chống cộng đã lợi dụng những hành động của Hồng quân để chống lại chính quyền non trẻ và chống chủ nghĩa cộng sản nói chung. Còn một vấn đề nữa, đấy là các cấp chỉ huy Hồng quân đã bỏ qua những lời phàn nàn và phản đối, có cảm giác như họ cố tình dung dưỡng những vụ cướp bóc và những tên hiếp dâm vậy.
Ngay khi Tito trở về từ Rumania, ông đã ghé qua Moskva và lần đầu tiên gặp Stalin, vấn đề lập tức được đặt lên bàn nghị sự.
Trong cuộc họp tại phòng làm việc của Tito, ngoài Kardel và Rankovic, còn có cả tôi. Chúng tôi quyết định nói chuyện với tướng Korneev, trưởng phái đoàn quân sự Liên Xô. Để Korneev tiếp thu vấn đề một cách thật nghiêm túc, quyết định được đưa ra là không chỉ Tito mà cả ba người chúng tôi và hai viên tướng nổi tiếng của Nam Tư là Peko Dapcevic và Koca Popovic cũng sẽ có mặt trong buổi tiếp.
Tito trình bày với Korneev một cách rất nhẹ nhàng và lịch sự và vì vậy, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi ông ta phủ nhận một cách thẳng thừng với lời lẽ xúc phạm. Chúng tôi đã mời ông ta như một người đồng chí, như một người cộng sản, thế mà ông ta lên giọng quát tháo:
Thay mặt chính phủ Liên Xô, tôi tuyên bố phản đối những hành động vu khống Hồng quân, một quân đội…
Dù chúng tôi có cố gắng thuyết phục thế nào cũng vô ích, trước mặt chúng tôi đã hiện nguyên hình đại diện đang phát khùng của một lực lượng vĩ đại, một đạo quân “giải phóng”.
Tôi nói:
Vấn đề khó khăn là ở chỗ kẻ thù của chúng ta đã lợi dụng việc này nhằm chống lại chúng ta, họ đã so sánh Hồng quân với các sĩ quan Anh. Chúng nói rằng quân Anh không làm như thế
Korneev không muốn hiểu và phản ứng đặc biệt dữ dội với câu này:
Tôi kiên quyết phản đối những hành động xúc phạm Hồng quân bằng cách so sánh với quân đội của các nước tư bản!
Phải một thời gian sau chính quyền Nam Tư mới thu thập được các tài liệu về những hành động phạm pháp của Hồng quân: theo báo cáo của dân chúng thì đã có 121 vụ hiếp dâm, trong đó 111 trường hợp bị giết sau khi cưỡng hiếp và 1.204 vụ cướp gây thương tật; những con số ấy không phải là nhỏ bởi vì lúc đó Hồng quân mới chỉ xâm nhập vào phần Đông - Bắc Nam Tư mà thôi. Lãnh đạo Nam Tư buộc phải coi đấy là vấn đề chính trị và phải phản ứng vì nó đã trở thành vấn đề đấu tranh trong nội bộ Đảng nên càng đặc biệt nghiêm trọng. Những người cộng sản chúng tôi còn coi đây là vấn đề đạo đức nữa: chẳng lẽ Hồng quân mà chúng tôi coi là lí tưởng và chờ đợi từ bao lâu nay lại thế này ư?
Cuộc gặp với Korneev không đem lại kết quả nào, mặc dù sau đó chỉ huy các đơn vị Hồng quân có tỏ ra nghiêm khắc hơn đối với những hành động vô kỉ luật của binh sĩ dưới quyền. Nhưng ngay khi Korneev vừa đi ra thì các đồng chí đã phản ứng, người thì nhẹ nhàng, kẻ thì quyết liệt với câu nói của tôi. Bản thân tôi dĩ nhiên là không bao giờ có ý so sánh quân đội Liên Xô với quân Anh vì thực ra họ chỉ là phái đoàn quân sự ở Belgrad mà thôi. Tôi chỉ dựa trên các sự kiện rõ ràng, tôi đã nhắc lại các sự kiện và tỏ thái độ đối với vấn đề chính trị đã bị thái độ thiếu thông cảm và ngang bướng của Korneev làm cho phức tạp thêm. Hơn nữa, tôi không hề có ý xúc phạm Hồng quân, lúc đó tôi cũng yêu Hồng quân không khác gì tướng Korneev nữa kia. Dĩ nhiên, tôi không thể, nhất là địa vị của tôi lúc đó càng không cho phép, tỏ ra bình thản trước những hành động hiếp dâm mà tôi vốn cho là một trong những tội ác kinh tởm nhất; tôi không thể tỏ ra bình thản trước những hành động lăng nhục các chiến sĩ của chúng ta, cướp bóc tài sản của chúng ta.
Câu nói đó của tôi cùng với một vài việc khác đã trở thành nguyên nhân của những mối bất hoà đầu tiên giữa lãnh đạo Liên Xô và Nam Tư. Mặc dù còn có những nguyên nhân xác đáng hơn, nhưng các nhà lãnh đạo Liên Xô và đại diện của họ thường hay nhắc đến câu nói của tôi. Nhân tiện xin nói thêm rằng vì thế mà chính phủ Liên Xô đã không thưởng cho tôi và một số ủy viên khác của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Nam Tư huân chương Suvorov. Tướng Peko Dapcevic cũng không được thưởng huân chương vì lí do đó, nhằm làm dịu bớt tình hình, tôi và đồng chí Rankovic đã phải đề nghị Tito phong Dapcevic danh hiệu Anh hùng. Không nghi ngờ gì rằng câu nói của tôi đã là nguyên nhân của những tin đồn rằng tôi là một phần tử Trotskist do các gián điệp Liên Xô tung ra vào đầu năm 1945. Sau này, họ đã ngừng chiến dịch bôi nhọ tôi vì quan hệ giữa Liên Xô và Nam Tư đã được cải thiện cũng như đã nhận ra sự vô lí của những lời cáo buộc đó.
Ngay sau buổi họp đó, tôi đã rơi vào tình trạng gần như bị cô lập, đấy không chỉ là do các đồng chí thân cận đã phê bình tôi, những lời phê bình dĩ nhiên là quá nghiêm khắc, cũng không phải là do các cấp lãnh đạo Liên Xô đã thổi phồng và làm cho tình hình thêm căng thẳng mà còn do những dằn vặt nội tâm của chính tôi nữa.
Vấn đề là lúc đó tôi đã rơi vào một cuộc xung đột nội tâm mà bất kì người cộng sản trung thực, những người chấp nhận lí tưởng cộng sản một cách vô tư nào cũng phải trải qua; trước sau gì những người như thế cũng nhận thấy sự bất nhất giữa lí tưởng cộng sản và hành động của các cấp lãnh đạo đảng. Trong trường hợp của tôi, vấn đề không chỉ là mâu thuẫn giữa những quan niệm mang tính lí tưởng về Hồng quân và hành vi của những người đại diện cho nó. Chính tôi cũng hiểu rằng dù Hồng quân có là đội quân của xã hội “phi giai cấp” đi nữa, nó cũng chưa thể hoàn toàn như ý, “vẫn” còn mang trong mình “tàn dư của quá khứ”. Xung đột nội tâm của tôi bắt nguồn từ thái độ bàng quan, nếu không nói là dung túng, của lãnh đạo cũng như các cấp chỉ huy Liên Xô đối với các vụ hiếp dâm, đặc biệt là việc họ không chịu công nhận, chứ chưa nói còn tỏ ra tức giận, khi chúng tôi chỉ ra một cách rõ ràng. Thái độ của chúng tôi là chân thành, chúng tôi chỉ muốn giữ uy tín cho Hồng quân và giữ uy tín cho Liên Xô mà thôi; uy tín đó đã được bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản Nam Tư xây đắp trong biết bao năm trời. Thái độ chân thành đó đã gặp phản ứng ra sao? Lỗ mãng và bác bỏ thẳng thừng, đặc trưng của mối quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, giữa kẻ yếu và kẻ mạnh.
Các đại diện Liên Xô càng sử dụng những lời nói, mà thực chất là đầy thiện ý, của tôi như một cái cớ cho thái độ thù địch với ban lãnh đạo Nam Tư thì cuộc xung đột nội tâm của tôi càng nặng nề thêm, càng sâu sắc hơn.
Thế là thế nào? Tại sao các đại diện Liên Xô không thể hiểu được chúng tôi? Tại sao câu nói của tôi lại bị thổi phồng và xuyên tạc đi như thế? Tại sao họ lại xuyên tạc và sử dụng nó cho mục đích chính trị của mình khi khẳng định rằng các nhà lãnh đạo Nam Tư là những kẻ vô ơn với Hồng quân, đội quân đóng vai trò quyết định trong việc giải phóng thủ đô Belgrad và đã có công giúp họ đứng vững tại đây?
Chuyện đó và trên cơ sở như thế câu trả lời rõ ràng là không thể có được.
Một số hành động khác của các đại diện Liên Xô làm nhiều người, trong đó có tôi, băn khoăn không kém. Thí dụ, Bộ chỉ huy Liên Xô tuyên bố rằng họ giúp Belgrad khá nhiều bột mì. Nhưng hoá ra đấy là số bột mì do quân Đức trưng thu của nông dân và vẫn nằm trong kho trên lãnh thổ Nam Tư. Bộ chỉ huy Liên Xô coi đấy và nhiếu thứ khác nữa là chiến lợi phẩm. Tình báo Liên Xô còn tuyển mộ nhiều kiều dân vốn là bạch vệ và người Nam Tư làm gián điệp cho họ, thậm chí họ tiến hành tuyển mộ ngay những người đang làm việc trong Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Nam tư nữa. Để làm gì? Để chống ai? Trong Ban tuyên truyền và vận động do tôi làm lãnh đạo cũng xảy ra nhiều mâu thuẫn với các đại diện Liên Xô. Báo chí Liên Xô đánh giá không đúng và trình bày sai lạc một cách có hệ thống cuộc đấu tranh của những người cộng sản Nam Tư, trong khi các đại diện Liên Xô, lúc đầu còn thận trọng nhưng càng ngày càng công khai, đòi bộ máy tuyên truyền của chúng tôi phải phục vụ các nhu cầu của Liên Xô, ép chúng tôi phải theo khuôn mẫu của họ. Những cuộc nhậu nhẹt của các đại diện Liên Xô, họ muốn lôi kéo cả các nhà lãnh đạo cao cấp của chúng tôi tham gia nữa, càng ngày càng trở nên xa hoa, chỉ càng khẳng định, với tôi và một số người khác, sự chính xác của những nhận xét của tôi về sự bất nhất giữa lí tưởng và hành động, giữa đạo đức mà họ rao giảng với những hành vi phi luân trên thực tế mà thôi.
Giai đoạn tiếp xúc ban đầu giữa hai phong trào cách mạng và hai chính phủ, dù có cùng lí tưởng và hoàn cảnh xã hội tương tự nhau, cũng không thể nào trơn tru ngay được. Nhưng vì điều đó xảy ra trong một hệ tư tưởng khép kín nên các mâu thuẫn nhất định phải thể hiện dưới hình thức tiến thoái lưỡng nan về đạo đức và thắc mắc về việc trung tâm chính giáo không hiểu những ý định tốt lành của đảng đàn em, của nước nghèo hơn.
Nhưng người ta không chỉ phản ứng bằng nhận thức. Lúc đó, tôi bất ngờ “phát hiện” ra mối liên hệ không gì chia cắt được của con người với thiên nhiên vì thế tôi bắt đầu trở lại với việc đi săn như thời còn trai trẻ và tôi nhận ra rằng cái đẹp có mặt khắp nơi chứ không phải chỉ có trong đảng và cách mạng.
Nhưng giai đoạn buồn đau mới chỉ bắt đầu.

Hồi ức của các cựu Hồng Quân:

Hồi ức của Ivan Yakushin
...
Ngay sau khi chúng tôi tiến vào Đông Phổ, Tkalenko tập hợp tất cả sĩ quan của trung đoàn lại và bảo chúng tôi: "Tôi nghĩ rằng giờ đây chúng ta có thể gửi tay sĩ quan NKVD của mình đi nghỉ phép. Có một lệnh bất thành văn rằng các chiến sĩ có thể thoải mái nghe theo tiếng gọi trong tim mình khi ở trên đất địch. Nếu ai đó muốn trả thù, các anh cần bỏ lơ đi?. Mọi sĩ quan đều hiểu thông điệp này. Bọn Đức đã đem đến biết bao đau khổ, chết chóc và huỷ diệt tới đất nước ta!" có người trong trung đoàn tôi cả gia đình bị giết sạch!" nên rất nhiều người muốn trả thù. Do đó, khi tiến vào Đông Phổ, các tội ác do lính Hồng quân thực hiện được xem là các trường hợp trả thù. Nhưng việc này không kéo dài, bởi các mệnh lệnh chính thức cũng tới sau đó yêu cầu phải đối xử tốt với dân cư địa phương.
Tôi không nghe được bất cứ điều gì về các vụ hãm hiếp do lính trung đoàn tôi thực hiện, nhưng có thể hình dung những vụ như vậy sẽ diễn ra thế nào. Hầu hết là do lính hậu cầu làm: họ có quá nhiều thời gian, trong khi chúng tôi luôn phải hành quân. Chúng tôi cũng phải chăm sóc lũ ngựa và trang bị khí tài, việc này tiêu tốn khá nhiều thời gian và sức lực. Tuy nhiên, tôi có thể xác nhận rằng nhiều sĩ quan đã hẹn hò với phụ nữ Đức. Những quý bà ấy có lẽ khá vui vẻ khi sống với sĩ quan Xôviết (tất cả đàn ông Đức đều đang ở mặt trận) và theo tôi thì họ lập luận như sau: ?oNếu tôi sống với một sĩ quan Xôviết, đám lính thường sẽ không dám làm gì xấu ở nhà tôi.?
...


Bổ sung:

Cac tác phẩm có nhiều ghi chép về vụ việc: Vasily Grossman - Nhà văn nơi chiến trường - http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=7705.95
800 ngày trên Mặt trận phía Đông - Nikolai Litvinhttp://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=17004.110


Tháng Tư 1944 Đức Quốc Xã bại trận, lình Đức ở Pháp chạy về Đức, bỏ những cô đầm Pháp ở lại chịu trận, bị đàn ông Pháp hành hạ, làm nhục vì tội giao thiệp thân mât với những quân nhân Đức Quốc Xã. Tội chính của những người phụ nữ Pháp bị hành hạ này là tội lấy lính Đức, sống chung với lính Đức, đem thân xác phục vụ lính Đức; đổi thân xác lấy bơ thừa, sưã cặn của lính Đức. Những cô đầm này bị lôi ra cắt tóc, cạo trọc đầu ở giữa đường. Các cô, với những cái đầu trọc, bị bắt đi riễu phố. Có cô bị lột truồng. Nhiếu tấm ảnh ghi lại những cảnh đáng buồn cho đàn ông Pháp.


Tài liệu ghi có đến 20.000 cô đầm bị cạo trọc trên toàn nước Pháp trong Tháng Năm 1945. Ở những nước Âu châu bị Quân đội Hitler chiếm đóng, như Ý, Na Uy ..v..v.. cũng có chuyện những phụ nữ lấy lính Đức bị hành hạ nhưng không nhiều, không tàn nhẫn như ở Pháp. Nhiều cô đầm Pháp bị cạo trọc sau đó đã tự tử.


Tháng Năm 1945 Lính Mỹ vào Paris. Những cô đầm Paris chào mừng các chàng GI. Um hun thấm thít.
https://hoanghaithuy.files.wordpress.com/2014/05/soldier2.jpg Nhưng chưa quá 12 tháng, Paris đã có những tấm biểu ngữ “USA GO HOME.”
https://hoanghaithuy.files.wordpress.com/2014/05/frenchwoman.jpg Một trong những cô đầm Pháp can tội lấy Lính Đức bị cạo trọc đầu giữa đường.


One resident stated that "With the Germans, the men had to camouflage themselves -- but with the Americans, we had to hide the women." U.S. troops committed 208 rapes and about thirty murders in the department of Manche. French men also raped women perceived as collaborators with the Germans.
Bất lực để phụ nữ nước mình bị "đồng minh" hấp.


Vậy mà sau chiến tranh cái đám tự nhận là "tự do" nó đối xử với những phụ nữ từng qua lại với lính Đức như như vậy đây


Ai là người trên trái đất này đã chặn đứng Hitler

Tại sao loài người trên thế giới không bao giờ quên sự sinh to lớn của nước Nga.

Albert Axell, là một nhà văn, một sử gia quân sự Mỹ và cũng là tác giả một cuốn sách viết về nguyên soái Zhukov: The Man Who Beat Hitler – Người đánh Hitler, ông là người giải thích tai sao lại có nhiều người phương Tây đánh giá thấp về những đóng góp của Liên Xô vào chiến thắng Đức quốc xã trong thế chiến II.
Các bạn có tin là loài người vẫn còn quan tâm đến thế chiến II, một cuộc chiến mà đã qua đi từ lâu?
Người bạn của tôi, một giáo sư người Anh, anh ấy nói chuyện với tôi về một cuộc khảp sát đã chứng tỏ rằng, mọi người hoàn toàn không biết gì: 95 phần trăm các bạn trẻ ở nước Anh cho rằng, Đức là một nước đồng minh với nước Anh trong thế chiến thứ hai, trong khi đó, Liên Xô là kẻ thủ của họ. Ngày nay, hầu hết người Mỹ không hề biết gì về nguyên soái Zhukov. HIện nay, tôi chỉ mong muốn thế hệ đương thời ở phương Tây, tất cả đều nhận thức được đầy đủ về những người mà chúng ta đã phải mang ơn họ, vì họ đã đem lại sự sinh tồn cho chúng ta. Đó là lý do, để tôi viết những cuốn sách của mình.
Khi viết ra những trang sách của mình, bạn cần phải đánh giá thật công bằng, và cần phải thừa nhận về vai trò chủ chốt của Liên Xô đối với chiến thắng trong thế chiến II, đó là những lời khuyên nhủ chân thành của rất nhiều người quan sát trung kiên. Tôi có nghe nhiều nhà báo, nhà sử học người người Anh nói rằng, mặc dù đến mãi gần đây, vai trò của Liên Xô trong thế chiến II đã được dần tự chủ, cậu cần phải đẩy mạnh nó lên đến đúng điểm mà nó cần phải đứng.
Tôi có nói một cách đáng tin cậy rằng, hầu hết các nhà sử học phương Tây, những người mà không có dính líu đến chính trị, ho đã chia sẻ với tôi rất nhiều cách nhìn nhận về mọi vấn đề. Không một dân tộc nào khác trên thế giới, đã chuẩn bị được cho mình những nố lực anh hùng và hy sinh cao cả như người dân Nga. Ở nước Anh, trong thế chiến II đã tổn thất khoảng 300,000 lính và dần thường, trong khi đó ở Liên Xô thì con số tổn thất lên đến 27 triệu người. Điều này có phải là cái giá "cường điệu" mà người Nga phải trả cho chiến thắng?
Năm mươi năm chiến tranh lạnh đã làm phai mờ mất danh tiếng của họ, với Bức màn Sắt đã làm cho Liên Xô che phủ đi. Tôi thật sự ngạc nhiên, khi một lần tôi mở cuốn bách khoa toàn thư tiếng Anh ở Đài Loan vào thời kỳ Tưởng Giới Thạch, thì hoàn toàn không có một từ nào trong đó viết về Mao Trạch Đông.
Một lần khác, tôi được mời nói chuyện trên đài truyền thanh BBC. Người được mời tiếp theo được giới thiệu là "một nhà sự học quân sự có thẩm quyền" tên là Antony Beevor, người đã viết Berlin: Sự Sụp Đổ, 1945 (Berlin:The Downfall, 1945), trong đó ông ta đã miêu tả về Hồng Quân như là những kẻ cướp phá và hãm hiếp tàn bạo. Nhà sử học này nói rằng, khi quân đội Liên Xô tấn công vào Đức, những người lính Nga đã cưỡng hiếp hai triệu phụ nữ Đức. Ông ta còn trích dẫn ra một nguông tin nói rằng: "Những người lính Nga đã hãm hiếp tất cả phụ nữ Đức từ tám tuổi đến 80 tuổi". Thông tin chính xác là thế nào: Là tất cả những người phụ nữ Đức - không một ai cần phải có một sự chống cự nào!
Joseph McCabe, một nhà lịch sử và trí thức người Anh, chính thức được coi như là một trong những người có trí tuệ lỗi lạc nhất của thế kỷ 20, ông nói rằng, thế chiến II vốn là một cơn khủng hoảng nhân loại to lớn nhất, nó đã từng tồn tại ngay từ khi đế chế La Mã bị thất bại cho đến khi nó bùng nổ. Và nước Nga, theo như McCabe, thì họ là những người dẫn đầu trên con đường vượt qua cơn khủng hoảng đó. Những nhà sử học quân sự thì cho rằng, nguyên soái Zhukov chính là người đã làm thay đổi dòng lịch sử. Đến khi cuộc chiến tranh kết thúc, Georgiy Zhukov là một người nổi tiếng trong các nước Đồng minh, có nhiều nước phương Tây còn nói đùa rằng, Zhukov có thể thắng cử chức tổng thống Mỹ. Bất luận như thế nào, nếu Georgiy Zhukov đứng ở một vị trí lãnh đạo hàng đầu ở Liên Xô, thì cuộc chiến tranh lạnh có thể sẽ không xảy ra, hoặc ít ra nó không ác liệt và kéo dài liên miên đến như vậy.
Mọi người có thể được nghe rằng, Liên Xô chiến thắng trong chiến tranh bởi tính tàn nhẫn của các sĩ quan chỉ huy, họ đã đưa binh lính của mình vào chỗ chết với một số lượng lớn, hơn là sự tài tình của những vị tướng lãnh cao cấp. Những lời lẽ khác, đó là chiến thắng của Liên Xô là dựa trên số lượng đông người, chứ không phải là có trí tuệ hơn người. Các bạn có thể đồng ý với những quan điểm trên?.
Không. Cuộc chiến tranh đó không thể mang lại chiến thắng trong bất kỳ một chách nào khác. Cuộc chiến đó không thể chặn đứng Hitler, nếu sự không có sự mất mát lớn lao của loài người. Pháp, là một nước có quân đội mạnh nhất châu Âu, vậy mà họ đã phải đầu hàng chỉ sau có 6 tuần giao tranh. Pháo đài Brest của Xô Viết thì lại trụ vững ròng rã hơn một tháng trời, chỉ với một lực lượng quá nhỏ. Lúc này, nếu như Pháp cũng chiến đầu với những ý chí hy sinh quyên mình như vậy, và trụ vững lâu hơn nữa trên "pháo đài" của họ, thì nước Nga có thể đã không phải tổn thất lớn lao đến như vậy.
Để cho chúng ta không bao giờ quên, ở đây có nêu ra hai điểm chính: đầu tiên là, chúng ta ở Mỹ và Anh, không hề giống như ở nước Nga, chúng ta không phải đi chiến đấu ở ngay trên nơi chôn nhau cắt rốn của chúng ta. Nếu chúng ta cũng gặp hoàn cảnh tương tự, thì tôi hoàn toàn tin chắc rằng, chúng ta sẽ không bao giờ đối xử với kẻ xâm lược ngôi nhà của ta, với những cử chỉ mềm mỏng được. Thứ hai, Hitler có một kế hoạch rất kinh khủng đó là, tiêu diệt hết 100 triệu người Slavơ, cùng với những người Do Thái, người Gipsy và các hạng thuộc "loại người hạ đẳng" khác. Đây là sự khác biệt chủ yếu cảu Liên Xô phải gánh vác so với các quốc gia khác. Khi quân Đồng minh đang vật lộn ở Ardennes, thì Churchill phải cầu viện với Moskva: "Làm ơn hãy giúp đỡ chúng tôi!", và Stalin cũng với Zhukov, đã đến giải thoát cho họ bằng cách đưa quân đánh dữ dội trên mặt trận phía Đông. Trận tấn công này đã làm cho phía Liên Xô phải tổn thất hàng tấn máu. Nhưng bù lại, họ đã giúp quân Đồng minh thoát khỏi cơn hoạn nạn. Churchill đã phải cảm kích mà thốt lên rằng, thật cảm ơn sâu sắc đến nhân dân Liên Xô.

Mọi người nghĩ thế nào về Josef Stalin?

Ngày nay, có rất nhiều tranh cãi rằng Stalin còn tàn khốc hơn cả Hitler. Điều này thực sự là chỉ đúng có một phần cực tiểu. Cho dù bạn có ưa chuộng Stalin hay không, thì bạn cũng cần phải thừa nhận những sự thật mà chúng vốn đã hiện hữu. Stalin phải đối mặt với một bổn phận, mà có thể nói là luôn bị đe dọa nhất trong chiều dài lịch sử, ông phải lãnh đạo một đất nước, mà hầu như từ đêm hôm qua mới chỉ là một nước sân sau của thế giới, để rồi đưa đất nước đó sánh ngang với những quốc gia hàng đầu thế giới, và với tới những tầm cao mới – những tầm cao mà để nước Nga có khả năng chiến thắng trong thế chiến II một cách diệu kỳ. Nếu như nước Nga Xô Viết không thể đững vươn lên được, thì đất nước này bị loại trừ ngay lập tức. Có nhiều người vô tội đã phải chịu cảnh cơ hàn dưới thời của Stalin. Chỉ có một điều rằng, tuy nhiên rất rõ ràng: Dưới sự lãnh đạo của ông, nước Nga trước đây là một mảnh đất với những công cụ bằng gỗ, đã trở thành một cường quốc hạt nhân. Điều đó dã tự nói lên tất cả.
Đừng có bao giờ nghe những người đó giảng đạo rằng, nước Nga sẽ phải hộ thẹn về lịch sử của mình trong thế kỷ 20. Thật đáng buồn, cũng có một số không nhỏ người Nga cảm thấy "xấu hổ", và bắt đầu phỉ báng ngay cả quá khứ của mình, họ quên đi những vấn đề khác, những chiến công của họ trong thế chiến thứ II. Mãi mãi nhớ đến những thắng lợi của các bạn, và những người anh hùng của các bạn đã quên đi những nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương để, để làm những nhiệm vụ cao cả nhất. Những điều đó có nghĩa là, nước Nga là một đất nước có khả năng cần thiết cho mọi người trên thế giới. Và lịch sử đã hơn một lần chứng minh, nước Nga có khả năng giành được lòng ngưỡng mộ trên toàn thế giới.
nthach dịch từ http://rbth.ru/

06-10-2013

Gái giải sầu Hungary phục vụ quân đội Liên Xô trong Thế chiến thứ Hai

Ngày 03/10, đài truyền hình quốc gia Hungary cho chiếu bộ phim tư liệu nói về tội ác của quân đội Liên Xô trong Đệ Nhị Thế Chiến đối với phụ nữ Hungary. Đây là một đề tài cấm kỵ ít được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu lịch sử của Hungary.
"Sự ô nhục bị che đậy" của nữ đạo diễn trẻ Skrabski Fruzsina đề cập đến một tấn thảm kịch xưa nay chưa được chính thức nghiên cứu một cách có hệ thống tại Hungary.
Chưa có những dữ liệu chính xác, tuy nhiên theo bộ phim, ước tính cho thấy có chừng 400-800 ngàn phụ nữ Hungary đã bị Hồng quân Liên Xô cưỡng hiếp và làm nhục khi quân đội Xô-viết tràn vào đất Hung. Đạo diễn bộ phim cho rằng, trong số triệu quân nhân Liên Xô có mặt tại chiến trường Hungary, cứ 10 người lại có một người đã cưỡng bức phụ nữ, và sự cưỡng bức diễn ra nhiều lần.
Thứ Ba, ngày 17 tháng 3 năm 2015

Hãm hiếp hậu chiến: Lính Mỹ có tệ như lính Liên Xô?

Klaus Wiegrefe
Trong hình dung quen thuộc, lính Mỹ ở Đức thời hậu chiến được yêu quý và cư xử tử tế. Nhưng một cuốn sách mới khẳng định rằng lính Mỹ đã hãm hiếp tới 190 nghìn phụ nữ vào lúc kết thúc Thế chiến II. Có chút sự thật nào trong lời cáo buộc gây tranh cãi đó không?
Những gã lính tới vào lúc tối trời. Họ xộc vào nhà và cố gắng lôi hai người phụ nữ lên gác. Nhưng Katherine W. và cô con gái 18 tuổi Charlotte đã vùng chạy thoát được.
Nhưng những gã lính không dễ dàng bỏ cuộc. Họ bắt đầu lục soát mọi ngôi nhà trong vùng và cuối cùng tìm thấy hai người phụ nữ ở trong một cái buồng nhỏ của một nhà hàng xóm ngay trước lúc nửa đêm. Những gã đàn ông lôi họ ra và quăng họ lên hai cái giường. Tội ác mà sáu tên lính đã thực hiện vào tháng Ba 1945, ngay gần trước khi Thế chiến II kết thúc. Cô gái kêu cứu: “Mẹ ơi. Mẹ ơi.” Nhưng không có ai tới.
Hàng trăm ngàn, có thể là hàng triệu những người phụ nữ Đức đã trải qua số phận tương tự cùng lúc đó. Thường thì những cuộc hãm hiếp tập thể được buộc tội cho Hồng quân ở phía Đông nước Đức. Nhưng trường hợp này thì khác. Những tên hiếp dâm là lính của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và tội ác diễn ra ở Sprendlingen, một làng nhỏ gần sông Rhine ở miền Tây.
Vào lúc chiến tranh chấm dứt, khoảng 1,6 triệu lính Mỹ đã tiến vào sâu trong nước Đức, và cuối cùng đã gặp cánh quân Liên Xô ở sông Elbe. Ở Mỹ, những người đã giải phóng châu Âu khỏi ách phát xít được gọi là “Thế hệ Vĩ đại nhất”. Và người Đức cũng phát triển hình ảnh tích cực của những người tiếp quản/chiếm đóng: những người lính dễ thương phân phát kẹo cao su cho trẻ em và làm vui các quý cô người Đức bằng nhạc jazz và nylon.
Nhưng hình ảnh đó có đồng nhất với thực tế? Nhà sử học người Đức Miriam Gebhardt, nổi tiếng ở Đức với cuốn sách về nhà nữ quyền hàng đầu Alice Schwarzer và phong trào nữ quyền, vừa xuất bản một cuốn sách mới gây nên sự nghi ngờ về phiên bản được chấp nhận lâu nay của vai trò của nước Mỹ trong lịch sử hậu chiến Đức.
GIs watch German girls swimming in July, 1945 in this image, part of a photo essay for  Life  magazine. GIs watch German girls swimming in July, 1945 in this image, part of a photo essay for Life magazine.
Lính Mỹ xem các cô gái Đức bơi, 7/1945. Ảnh trong phóng sự ảnh của tạp chí Life.

 
Những bản báo cáo từ Kho lưu trữ Thiên chúa giáo
Tác phẩm vừa ra mắt hôm thứ Hai ở Đức, đã đưa ra một cái nhìn gần cận hơn về việc hãm hiếp phụ nữ Đức của cả bốn tứ cường chiến thắng khi Thế chiến II kết thúc. Đặc biệt, cái nhìn của tác giả về hành vi của lính Mỹ làm người đọc sửng sốt. Gebhardt tin rằng lính Mỹ đã hãm hiếp tới 190 nghìn phụ nữ Đức cho tới lúc Tây Đức giành được quyền tự quyết vào năm 1955, với hầu hết các vụ xâm hại diễn ra trong những tháng ngay sau khi người Mỹ xâm chiếm nước Đức Quốc xã.
Tác giả đưa ra các cáo buộc dựa trên số lượng lớn những bản báo cáo do các linh mục xứ Bavaria lập vào mùa hè năm 1945. Tổng giám mục Munich và Freising đã yêu cầu giới tu sĩ lưu giữ các báo cáo về việc đổ bộ của quân Đồng minh và tòa Tổng giám mục đã xuất bản các phần trích lục từ Kho lưu trữ vài năm trước.
Michael Merxmüller, một linh mục ở làng Ramsau gần Berchtesgaden, đã viết vào ngày 20/7/1945, ví dụ: “Tám cô gái và phụ nữ bị hãm hiếp, vài người bị trước mặt bố mẹ họ”.
Cha Andreas Weingand, ở Haag an der Amper, một ngôi làng nhỏ bé ngay phía bắc sân bay Munich ngày nay, đã viết vào ngày 25/7/1945: “Sự kiện đau lòng nhất trong cuộc đổ bộ là ba vụ hãm hiếp, một phụ nữ đã có chồng, một phụ nữ độc thân và một cô bé 16 tuổi rưỡi trong trắng. Họ đều bị hiếp bởi những người Mỹ say rượu bí tỉ”.
Cha Alois Schiml ở Moosburg viết ngày 1/8/1945: “Do quy định của chính quyền quân sự, một danh sách mọi nhân khẩu và tuổi của họ phải được dán ở cửa mỗi nhà. Kết quả của lệnh này không khó để hình dung ra. …Những cô gái mười bảy tuổi hay những người phụ nữ … được đưa đến bệnh viện, bị lạm dụng tình dục một hoặc nhiều lần”.
Nạn nhân trẻ nhất được đề cập trong bản ghi chép là một đứa bé bảy tuổi. Già nhất là một phụ nữ 69 tuổi.
Những dục vọng của con đực
Các bản ghi chép đã dẫn tác giả Gebhardt tới việc so sánh hành vi của lính Mỹ với những sự làm nhục đầy bạo lực gây ra do Hồng quân ở nửa phía Đông đất nước, nơi những vụ hãm hiếp tập thể tàn bạo và những phi vụ cướp bóc bao trùm lên sự tiếp nhận của đại chúng đối với sự chiếm đóng của Liên Xô. Tuy nhiên Gebhardt nói rằng những vụ hãm hiếp xảy ra ở vùng Thượng Bavaria cho thấy chẳng có gì khác mấy ở phía Nam và Tây Đức hậu chiến cả.
Nhà sử học cũng tin rằng các động cơ cũng tương tự. Cũng như các đồng minh Hồng quân của mình, lính Mỹ, bà tin rằng, kinh hãi về tội ác của người Đức, cay đắng vì những nỗ lực vô nghĩa và nguy hiểm đến tính mạng của họ để bảo vệ đất nước tới phút cuối, và giận dữ về mức độ thịnh vượng khá cao của nước này. Hơn nữa, sự tuyên truyền ở thời điểm đó chuyên chở ý tưởng rằng phụ nữ Đức hấp dẫn lính Mỹ, vì thế thôi thúc những dục vọng đàn ông.
Những ý kiến của Gebhardt có gốc rễ vững chắc trong hệ thống chủ lưu của giới nghiên cứu hiện nay. Khi vụ scandal tra tấn tù nhân ở Abu Ghraib và các tội ác chiến tranh khác do lính Mỹ gây ra ở Irag và Afghanistan bùng lên, nhiều nhà sử học đưa ra cái nhìn phê phán hơn về hành vi của quân đội Mỹ trong những ngày ngay trước và sau khi Thế chiến II kết thúc ở Đức. Những nghiên cứu trong những năm gần đây đã rọi ánh sáng vào những vụ liên quan đến việc lính Mỹ cướp phá nhà thờ, giết thường dân Ý, giết tù binh Đức và hãm hiếp phụ nữ, thậm chí khi họ tiến quân qua Pháp.
Mặc dù có những phát giác như vậy, người Mỹ vẫn được xem như có kỷ luật tương đối khá so với Hồng quân và lính Pháp – sự khôn ngoan thường tình mà Gebhardt hi vọng có thể nghi vấn. Dẫu vậy, mọi bản ghi chép được thu thập trong Nhà thờ Công giáo Bavaria chỉ thêm vào được vài trăm trường hợp. Hơn nữa, các tu sĩ thường khen hành vi “rất đúng đắn và đáng kính” của lính Mỹ. Các ghi chép của họ dường như cho thấy việc lạm dụng tình dục của lính Mỹ có tính ngoại lệ hơn là bản chất.
Vậy thì làm thế nào mà nhà sử học đi tới chỗ có con số gây sốc là 190 nghìn vụ hãm hiếp đó?
Bằng chứng đầy đủ?
Con số tổng không phải là kết quả của một nghiên cứu sâu trong lưu trữ khắp đất nước. Nó là một phép ngoại suy thì đúng hơn. Gebhardt đưa ra sự ước định rằng 5 phần trăm số “trẻ em chiến tranh” được sinh ra có mẹ là những phụ nữ không có hôn thú ở Tây Đức và Tây Berlin vào giữa thập niên 1950 là sản phẩm của hãm hiếp. Nó đưa đến kết quả tổng cộng 1900 trẻ em có bố là người Mỹ. Gebhardt còn suy luận xa hơn rằng tính trung bình, cứ 100 vụ hãm hiếp thì có một ca sinh. Kết quả bà đưa ra là con số 190 nghìn nạn nhân.
Một kết quả như thế, thực vậy, dường như khó mà thừa nhận được. Khi con số thực sự cao như thế, nó hầu như chắc chắn phải có nhiều báo cáo về hãm hiếp trong hồ sợ của các bệnh viên hay các nhà chức trách y tế, hoặc phải có nhiều hơn những báo cáo của các nhân chứng. Gebhardt không thể đưa ra bằng chứng nào có số lượng đầy đủ như vậy.
Một sự ước lượng khác, xuất phát từ giáo sư ngành tội ác học Mỹ Robert Lilly, người đã nghiên cứu các vụ hãm hiếp bị xử ở các tòa án binh Mỹ, có con số là 11 nghìn vụ xâm hại tình dục nghiêm trọng diễn ra vào tháng 11 năm 1945 – một con số ngay bản thân nó cũng đủ kinh khủng.
Nhưng Gebhardt chắc chắn đúng ở một điểm: Đã quá lâu, nghiên cứu lịch sử bị áp đảo bởi ý kiến rằng các vụ hãm hiếp do lính Mỹ gây ra là không thể nào có vì phụ nữ Đức chỉ muốn nhảy ngay lên giường với họ.
Tuy vậy, người ta sẽ diễn dịch lời phàn nàn được ghi lại của một người chủ khách sạn ở Munich ngày 31/5/1945 như thế nào đây? Bà ta ghi lại rằng lính Mỹ trưng dụng vài phòng và có bốn phụ nữ “chạy vòng quanh, hoàn toàn trần truồng” và “đổi phòng vài lần”. Có thực sự là tình nguyện không?
Ngay cả nếu không phải người Mỹ đã gây ra tới 190 nghìn vụ tội ác tình dục, vẫn là điều đúng đối với các nạn nhân hãm hiếp hậu chiến – là không thể chối cãi rằng có một hiện tượng phổ biến lúc Thế chiến II kết thúc, không có “văn hóa của trí nhớ, không có sự ghi nhận công khai, không có lấy một lời xin lỗi” từ những kẻ chiếm đóng, Gebhardt viết. Và ngày nay, 70 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, điều không may là không có vẻ như tình hình sẽ sớm thay đổi.
Nguyễn Trương Quý dịch từ báo Đức Spiegel International - http://www.spiegel.de/international/germany/book-claims-us-soldiers-raped-190-000-german-women-post-wwii-a-1021298.html


09-05-2015

Các vụ hãm hiếp tại Đức sau chiến tranh

Sau chiến tranh, vấn đề phụ nữ bị hãm hiếp tại nước Đức là một chủ đề tế nhị, nhất là trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Vì lý do tuyên truyền, người ta chỉ tố cáo Hồng quân Liên Xô. Thế nhưng, trên thực tế, binh sĩ các nước Mỹ, Anh, Pháp cũng không phải là mẫu mực gì và cũng đầy kỳ thị đối với thường dân nước chiến bại.
Khoảng 860.000 phụ nữ đã bị hãm hiếp trong giai đoạn sau chiến tranh bởi quân đội của bốn nước Đồng minh tham chiến chống lại nước Đức phát xít của Hitler. Nhận định này của nhà sử học Miriam Gebhardt trong cuốn sách « Khi binh sĩ kéo tới » cho thấy các vụ bạo hành, hãm hiếp đã diễn ra một cách ồ ạt tại nước Đức bị chiếm đóng.
Trong một thời gian dài, chỉ có Hồng quân Liên Xô bị tố cáo và quả thực là đa số các vụ hãm hiếp là do binh sĩ Liên Xô tiến hành. Thế nhưng, quân đội Mỹ, Anh, Pháp cũng không phải là vô can. Thực tế này đã không được nói đến trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Những hành động này không thể biện minh là do muốn trả thù tội ác của phát xít Đức.
Nhà sử học Miriam Gebhardt nhận định :« Không phải chỉ có phụ nữ Đức bị hãm hiếp. Binh sĩ Mỹ cũng hãm hiếp cả phụ nữ Anh, Pháp, vợ của các binh sĩ thuộc quân đồng minh. Quân Liên Xô thì hãm hiếp phụ nữ Ba Lan và cả những phụ nữ vừa ra khỏi trại tập trung. Không thể giải thích những hành động này là do ý muốn trả thù và lòng căm thù ».
Các nạn nhân thường giữ im lặng, không nói về những gì mà họ phải hứng chịu. Nếu mang thai, họ lại còn bị lên án mạnh hơn lúc sinh con. Nếu vụ việc vỡ lở, họ bị tố cáo đã ngủ với kẻ thù, sinh con mà không có chồng.
Ngay cả những phụ nữ Đức có quan hệ tình ái và đồng thuận với một binh sĩ quân đồng minh, cũng không sống dễ dàng. Quân đồng minh chiến thắng không chấp nhận có quan hệ thân thiết với thường dân nước chiến bại. Việc kết hôn lập gia đình rất hiếm. Những đứa con của các gia đình này, theo thẩm định có khoảng 200.000 trẻ, thường sống với người mẹ độc thân và thường bị tẩy chay, xa lánh khi người ta biết được tông tích của chúng.
Margot Jung, con gái một quân nhân Pháp đóng tại Coblence, sau chiến tranh cho biết : « Ở trường, người ta thường xuyên hỏi tên của bố và mẹ. Tôi thường trả lời thày giáo là tôi không có bố. Thế là thày giáo nhắc nhở : Em phải có bố, ai cũng có một người cha ».
Vào thời kỳ đó, binh sĩ Pháp thường ở nhà dân. Do vậy, các cuộc gặp gỡ, làm quen dễ dàng hơn. Khác với những nước khác, Paris muốn sử dụng những đứa trẻ này vào mục đích làm tăng dân số, sẵn sàng cấp quốc tịch và đưa chúng về Pháp. Do vậy, những bà mẹ Đức lại càng phải kín tiếng để giữ con.
Cho đến thập niên vừa qua, Margot Jung mới biết được sự thật. Người cha của bà đã qua đời, nhưng cuộc gặp với hai người em gái cùng cha khác mẹ tại Pháp đã mang lại cho bà một gia đình mới.
« Giờ đây, tôi đã tự hòa giải với bản thân mình. Tôi có thể nói về việc này một cách thoải mái. Trước đây thì không thể vì quá xấu hổ và nhục nhã. Tôi rất biết ơn về món quà này. Tôi yêu quí các em tôi. Tôi đã biết bố tôi là ai. Tôi là một ví dụ về việc kiên trì tìm kiếm và thành công ».
Thế nhưng đối với nhiều người khác, việc tìm kiếm không thành hoặc là họ bị chính người cha, gia đình mới khước từ thừa nhận.