Hiển thị các bài đăng có nhãn Nỗi đau mất mát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nỗi đau mất mát. Hiển thị tất cả bài đăng

27 tháng 7 2013

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người


Sau chiến tranh nhiều gia đình có nhu cầu tìm kiếm người thân bị chết hoặc mất tích, họ phải đến nhờ vả những người có khả năng đặc biệt giúp đỡ, do đó, các nhà ngoại cảm có cơ hội xuất hiện khắp nơi tại Việt Nam và có nhiều bằng chứng khá thuyết phục về khả năng kỳ lạ của họ. Trước thực tế này, Nhà nước Việt Nam đã cho thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.

Trung tâm được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1996 tại địa chỉ số 10 đường Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội (Viện Vật lý Việt Nam) do Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đạt Tam làm Giám đốc và sau này (2007) là Giáo sư Tiến sĩ Đào Vọng Đức, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý (Việt Nam), làm Giám đốc, Trung tâm có ba bộ môn: Năng lượng sinh học, Thông tin dự báo và Cận tâm lý.

Bộ môn cận tâm lý do Tiến sĩ Nguyễn Chu Phác Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, làm chủ nhiệm và Đại tá Hàn Thụy Vũ. Bộ môn này, sau khi tìm hiểu, khảo sát và sàng lọc, đã tập hợp lại các nhà ngoại cảm để dùng các khả năng đặc biệt của họ trong các đề tài khoa học như tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ - đáng chú ý là đề tài TK08a và TK08b "Xác minh tên liệt sĩ trên mộ vô danh". Ban chủ nhiệm đề tài đã cùng một số nhà ngoại cảm đi đến các nghĩa trang liệt sĩ Kim Tân (Thanh Hoá), Phú Long (Ninh Bình), Mai Dịch và Đông Kim Ngưu (Hà Nội). Thành công lớn của bộ môn là trong 4 nghĩa trang này các nhà ngoại cảm đã tiếp xúc được với 60 vong linh, hỏi được họ tên của các vong linh, quê quán và cả tên họ của thân nhân gia đình hiện đang còn sống.

Cho tới nay, theo những nhà khoa học tự nhiên - ngoại cảm thì những nhà ngoại cảm thuộc trung tâm này, đặc biệt là các nhà ngoại cảm trong bộ môn cận tâm lý, đã giúp tìm được hơn mười ngàn bộ hài cốt liệt sĩ quy tập về nghĩa trang, và cũng đã thành công trong việc tìm lại mộ của một số danh nhân như tướng quân Hoàng Công Chất, nhà cách mạng Lương Ngọc Quyến, nhà văn Nam Cao, nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh v.v., cũng như nhiều người khác. Trong nhiều trường hợp trung tâm hoặc người nhà đã đi xác định bằng phương pháp thử ADN (DNA) và cho kết quả chính xác 100%.

Một số bài báo:

Những người làm "khoa học kỳ lạ" - QUỐC VIỆT - ĐỨC BÌNH - Tuổi tẻ Online - 1 tháng 8 năm 2005.

Những người làm "khoa học kỳ lạ"

08/01/2005 13:00 GMT+7
TTCN - “Ngày xưa Galillée đã “điên” khi nói Trái đất tròn, nhưng bây giờ Trái đất tròn thật. Nếu nghiên cứu khoa học mà chỉ bảo thủ tin vào những gì đang có, đang giải thích rõ ràng được thì có lẽ 100 năm, thậm chí 1.000 năm sau, khoa học vẫn chỉ giậm chân tại chỗ”.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2005/01/08/Pj6ievfL.jpg
Giáo sư Lê Xuân Tú
TTCN - “Ngày xưa Galillée đã “điên” khi nói Trái đất tròn, nhưng bây giờ Trái đất tròn thật. Nếu nghiên cứu khoa học mà chỉ bảo thủ tin vào những gì đang có, đang giải thích rõ ràng được thì có lẽ 100 năm, thậm chí 1.000 năm sau, khoa học vẫn chỉ giậm chân tại chỗ”. 
GS-TS Đào Vọng Đức - nguyên viện trưởng Viện Vật lý Hà Nội, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người - đã nói như thế về công việc của mình và đồng nghiệp. Phóng sự này phản ánh thực tế nỗ lực của họ, còn kết quả như thế nào thì như lời của chính họ đã nói: “Cứ dấn thân vào đi, rồi sự thật sẽ sáng tỏ”.
Căn phòng 107 nhỏ bé lọt thỏm trong khu nhà đồ sộ của Viện Vật lý ở số 10 Đào Tấn, Đống Đa, Hà Nội. Vật dụng đơn sơ với vài chiếc tủ hồ sơ, máy vi tính, bàn ghế cũ kỹ. Không gian quạnh quẽ, mốc thếch mùi thời gian, ít ai tin nổi đó lại là trụ sở của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Một cơ quan thuộc Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật VN bao gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học và những người có khả năng khác thường chuyên đi tìm câu trả lời cho những việc mà... hiện nay chưa trả lời được.
Trồng lúa bằng...nhân điện
Trong hàng loạt đề tài “kỳ lạ” trung tâm này nghiên cứu, gần đây có một đề tài “Nghiên cứu tác động nông nghiệp đối với cây” mà nói rõ hơn là “trồng lúa bằng nhân điện” đã và đang được rất nhiều người chú ý. Chúng tôi tìm gặp GS-TSKH Lê Xuân Tú, trưởng bộ môn năng lượng sinh học của trung tâm, kiêm chủ nhiệm đề tài này, không khó. Hình như ông cũng muốn công việc “kỳ lạ” của mình và cộng sự được rõ ràng hơn trước lắm ý kiến khen, chê ngược xuôi.
“Đó là phương pháp trồng lúa mà chỉ bón phân, chăm sóc bằng ánh mắt”. GS-TSKH Tú ngồi đối diện chúng tôi với đôi mắt nhìn thẳng nghiêm túc sau tròng kính cận. Ông kể chương trình nghiên cứu này đã được thực hiện hơn hai năm tại các cánh đồng ở Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Khởi đầu phương pháp này cũng không hề khác truyền thống với giống má, thửa ruộng, đất đai, nước...
Điểm khác biệt chỉ là cách trồng lúa truyền thống phải bón phân, phun thuốc trừ sâu, còn lúa trồng bằng năng lượng sinh học (nhân điện) thì hoàn toàn không cần trợ lực bởi các “ngoại vật” này. Hằng tuần, những người thực hiện (người có khả năng truyền năng lượng sinh học) sẽ đến nhìn lúa trên thửa ruộng đó khoảng 1-2 phút. “Tất cả chỉ có thế thôi, chẳng bí thuật, bí quyết gì cả. Nhưng không phải ai cũng làm được”. Ông Tú nhấn mạnh và cho biết đó là những người phải qua tập luyện đạt đến mức độ thu nhận, phát truyền được năng lượng sinh học của vũ trụ.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2005/01/08/YiSgGU6G.jpg
TS Lê Xuân Cuộc, Trung tâm nghiên cứu cây đặc sản (Bộ NN & PTNT) kiểm tra thành công của giống lúa Bắc thơm được nhóm nghiên cứu trồng (6-2004)
Theo ông, nhận thức cũng như thực hành về năng lượng sinh học ở VN còn ít nhiều tranh luận, nhưng trên thế giới nó đã tồn tại từ lâu. Đây là nguyên khí của vũ trụ có nhiều ảnh hưởng về sinh học lên sinh vật. Ở Ấn Độ, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc... đều có các trung tâm nghiên cứu, thực hành và bộ môn giảng dạy hẳn hoi. Nếu con người không có những dạng năng lượng sinh học khác nhau làm sao người ta đo được điện não đồ, tâm đồ...
Trở lại ứng dụng trong nông nghiệp, ông Tú cho biết cụ thể các ruộng lúa “bón bằng mắt” đã được thử nghiệm ở các địa phương Đan Thầm, Mỹ Hưng, Duyên Thái, Song Phượng, tỉnh Hà Tây; Châu Phong, Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc... Song song với các thửa ruộng trồng lúa bằng nhân điện, nhóm nghiên cứu cũng thuê luôn đất ruộng ở sát bên và trồng theo phương pháp truyền thống để so sánh. Kết quả là lúa “bón bằng mắt” vẫn lên xanh tốt như lúa trồng bón phân, xịt thuốc, năng suất đạt 5-6 tấn/ha. Nhưng cái hơn rõ ràng là lúa “năng lượng sinh học” cho ra thóc sạch, gạo sạch, lâu thiu, còn độ thơm dẻo thì như bình thường.
Trong quá trình trồng, người tò mò, chờ đợi kết quả nhiều, người phản bác cũng không ít. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn kiên trì công việc “lạ đời” của mình. Ngay từ đầu, họ đã mời các nhà khoa học nông nghiệp đến tham quan, kiểm tra tại ruộng. Sau thu hoạch, hạt gạo cũng được gửi đến Viện Công nghệ sau thu hoạch, Viện Cơ điện để phân tích cho kết quả tốt. Đặc biệt, Viện Thổ nhưỡng tham gia nghiên cứu cũng cho thấy đất trồng lúa “năng lượng sinh học” vẫn đảm bảo độ phì nhiêu như đất trồng lúa thường sau hai vụ “trồng chay” và thu hoạch.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi là đến nay có thể khẳng định kết quả đề tài như thế nào, GS-TSKH Tú cho biết một hội đồng khoa học sẽ nghiệm thu trong tháng 1-2005. Riêng ông khẳng định đã đi đúng đường và gặt hái kết quả tốt. “Đó là tiền túi, công sức của cả một tập thể. Ban đầu chỉ thử nghiệm trên 2m2, sau đó tăng 200m2, 900m2, rồi lên đến 20.000m2 sau bốn vụ...”.
Tâm sự với chúng tôi, ông Tú rất hi vọng vào kết quả cuối cùng được thừa nhận, khi ấy sẽ góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp quốc gia. “Phương pháp đơn giản. Vấn đề lớn nhất là con người thực hiện, và chúng tôi đang đào tạo những con người này. Nếu thành công, chắc chắn chúng tôi không chỉ áp dụng trên cây lúa”.
Tìm hài cốt liệt sĩ từ xa
Chuyện những người có khả năng ngoại cảm tìm kiếm, xác minh hài cốt thật sự đã rộ lên suốt hai thập niên qua ở VN với nhiều tên tuổi khắp Bắc - Trung - Nam. Kéo theo đó là hàng loạt người tin, hàng loạt cuộc tìm kiếm có kết quả cũng như... hàng loạt ý kiến phản bác. Ngay từ khi ra đời năm 1996, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người đã xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm mà họ phải lý giải trên cơ sở khoa học và các chứng minh thực nghiệm.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2005/01/08/aHAxiSS3.jpg
Giáo sư Đào Đức Vọng
Nó thuộc bộ môn nghiên cứu cận tâm lý do tiến sĩ - thiếu tướng Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm. Năm nay đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn cùng các cộng sự Dương Mạnh Hùng, Phan Thị Bích Hằng, Lê Khắc Bảy, Thẩm Thúy Hoàn... lặn lội khắp đất nước để thực nghiệm và tìm hiểu sự thật trong một loạt đề tài TK05, TK06, TK07...
Trong nhóm họ, Dương Mạnh Hùng là lương y ở Hà Nội. Năm 20 tuổi, anh chết sau một trận sốt cao và đã được tẩm liệm (gia đình anh còn lưu giữ các bức ảnh này). Ông bác ở quê ra trễ nên lật tờ giấy bản trên mặt cháu để được nhìn lần cuối cùng. Bỗng thấy tờ giấy lay động, ông gọi người nhà nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Việt - Đức cấp cứu.
Sau lần thoát chết ấy, anh Hùng tiếp tục học nghề thuốc và đi chữa bệnh. Một lần, trong lúc bắt mạch người bệnh, trong đầu anh tự nhiên như hiện lên cả một đoạn phim về gia đình bệnh nhân cả người còn sống lẫn người đã mất. Trong đầu thấy gì, miệng anh cứ thốt lên như thế, người bệnh ngạc nhiên đến hốt hoảng, còn anh cũng thấy sợ chính mình. Sau đó anh liên tục phát xuất khả năng này mỗi khi bắt mạch thái tố cho bệnh nhân... Riêng Thẩm Thúy Hoàn mới sinh năm 1977 nhưng cũng có khả năng nhìn thấy những điều người khác không thể thấy được như anh Hùng ngay từ năm cô mới... 11 tuổi.
Trong quá trình đi tìm kiếm hài cốt, họ thường phối hợp với nhau, thậm chí mời thêm cả các cộng tác viên như nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Nhã cùng tham gia từ xa để kiểm chứng mức độ chính xác. Đây cũng là điểm khác biệt với những người đi tìm hài cốt riêng lẻ để có thể đối chiếu, so sánh, tổng kết các kết quả khoa học. Có đề tài họ đi tìm người đã mất theo nguyện vọng của người còn sống. Nhưng có đề tài họ “thấy và nghe được” người chết vô danh để tìm kiếm thân nhân còn sống.
Ở nghĩa trang Mường Thanh, nhóm nghiên cứu (gồm tướng Nguyễn Chu Phác, Hàn Thụy Vũ, nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Khắc Bảy) sau khi đọc điếu văn và làm lễ tạ ơn các liệt sĩ, đã chia thành hai tốp xuống các ngôi mộ vô danh. Ở một ngôi mộ, anh Hùng bỗng “thấy và nghe” một người nói: “Tôi là liệt sĩ La Đình Hưởng, quê ở Bắc Cạn, năm 1952 hi sinh ở đường 6, trận Pheo, Hòa Bình. Tôi có bạn thân tên Nguyễn Nguyên Huân, học viên khóa 4, Trường lục quân Trần Quốc Tuấn, hiện vẫn còn sống ở số nhà 66 Triệu Việt Vương...”.
Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người được thành lập theo giấy phép số 572 ngày 9-3-1996 của Bộ Khoa học - công nghệ & môi trường. Các bộ môn nghiên cứu chính của trung tâm là cận tâm lý do tiến sĩ - thiếu tướng Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm; năng lượng sinh học do GS-TSKH Lê Xuân Tú làm chủ nhiệm; dự báo và thông tin tư liệu do nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải làm chủ nhiệm; cảm xạ học do lương y Nguyễn Hồng Quang làm chủ nhiệm...
Sau đó, anh Hùng về Hà Nội xác minh và gặp đúng ông Huân xác nhận có bạn là liệt sĩ La Đình Hưởng. Ngoài ra, anh Hùng còn “thấy và nghe” được một liệt sĩ khác tự xưng tên là Trần Văn Chính, nhắn lời hỏi thăm đồng đội Trần Thọ Vệ hiện còn sống ở thôn Phú Điền, xã Phú Hộ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Sau này khi nghe anh Hùng chuyển lời hỏi thăm, ông Vệ đã khóc và cho biết liệt sĩ Chính cùng quê với ông. Cả hai là dân công hỏa tuyến...
Trao đổi với chúng tôi, GS-TS Đào Vọng Đức cho biết các nhà ngoại cảm thành viên hoặc cộng tác viên của trung tâm có nhiều đặc điểm khác nhau. Người thì “thấy” khi bắt mạch cho người bệnh. Người thì “thấy” khi đến tận nơi, thậm chí nhiều người còn “thấy” ở cách xa khi có người nhà thật tâm nhờ tìm kiếm. Khả năng này lúc mạnh, lúc yếu, thậm chí có lúc “mất sóng” hoàn toàn, nhưng mỗi người trong họ đều đã tìm kiếm thành công ít nhất hàng trăm trường hợp. Trong đó có nhiều liệt sĩ vô danh tập trung ở các nghĩa trang liệt sĩ lớn như Mai Dịch, Đông Kim Ngưu (Hà Nội), Kim Tân (Thanh Hóa), Phú Long (Ninh Bình)...
Tuy nhiên, những trường hợp được đưa vào đề tài nghiên cứu đều phải qua kiểm chứng, xác minh, phản biện rất kỹ, bởi nội dung chính của đề tài là “nghiên cứu độ tin cậy về khả năng tìm mộ của các nhà ngoại cảm”. Ngoài việc đã tìm kiếm được hơn 1.000 hài cốt liệt sĩ và nhân dân, các nhà ngoại cảm của trung tâm còn tham gia giúp đỡ tìm kiếm những người mất tích, chữa cai nghiện ma túy...
Vĩ Thanh
“Bởi chúng tôi đang cố gắng lý giải những vấn đề mà khoa học hiện nay chưa có khả năng trả lời cụ thể, nên ai muốn nói đúng cũng được, nói sai cũng được. Nhưng đến giờ chúng tôi có thể khẳng định là hoàn toàn thanh thản với những gì mình đã làm...”.
GS-TS Đức nhẹ nhàng tâm sự với chúng tôi và cho biết nguyên tắc hàng đầu của trung tâm là phi lợi nhuận không ai có lương từ đây. Ông không khẳng định tất cả những gì mình và đồng nghiệp làm là đúng hoặc tương lai sẽ hoàn toàn đúng, “nhưng những nhà khoa học chúng tôi cảm thấy sẽ có lỗi với thế hệ sau nếu không làm...”.
Qua phóng sự này, chúng tôi chỉ muốn kể về những con người đang “đốt đuốc lao vào đêm tối”. Họ có thể tìm được con đường đi tới ánh sáng hay họ có thể vấp ngã, nhưng ít ra họ đã dám dũng cảm đốt đuốc để dấn bước...
QUỐC VIỆT - ĐỨC BÌNH


Người có hiện tượng lạ: Khoa học, không phải huyễn hoặc! - Ngọc Huyền -  VietNamNet - 11 tháng 6 năm 2006, bản gốc đã bị gỡ.


Bịt mắt nhưng vẫn đọc được...người có hiện tượng lạ như trên là chuyện có thật mà khoa học đang lý giải, chứ không phải huyễn hoặc!
>> Leonardo da Vinci có thể người gốc Ả Rập
>> Muốn sống lâu, hãy giảm thân nhiệt 
Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người giải thích về một số hiện tượng lạ ở người nhưng có thật tại Việt Nam. 
Gần đây, báo chí đưa tin về những con người có khả năng kỳ lạ, như bịt mắt mà vẫn nhìn thấy và đọc được... Là nhà khoa học, ông có tin vào những chuyện như thế không? Liệu đó có phải là trò ảo thuật?
 
Nhà khoa học NGuyễn Phúc Giác Hải. (Ảnh: N.Huyền)
Nguyễn Phúc Giác Hải: Những người có khả năng kỳ lạ thì có nhiều như nhận biết ý nghĩ của người khác, định vị địa điểm khác để tìm những người mất tích, xác định vật bị thất lạc hay tìm mộ từ xa.
Những trường hợp này Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người đã giới thiệu rất nhiều. Thế nhưng, gần đây có hiện tượng một người phụ nữ là chị Hoàng Thị Thiêm, 40 tuổi ở Lương Sơn, Hòa Bình.
Chị Thiêm có khả năng bịt mắt mà vẫn đọc được.
Tuy nhiên, người được thực nghiệm luôn đòi hỏi không được bịt ở giữa trán, hai nhân trung và một chút xuống khoang mũi giữa hai khóe mắt.
Vì vậy, chúng tôi đã bịt khăn trễ xuống một chút ở trán và chị phải đọc ngang trục mắt.
Sau đó, chúng tôi còn tự chế ra một cái kính bằng cách dùng kính đeo mắt thông thường có lót bên trong một tấm xốp dày. Đồng thời, lót hai lần mút đen có độ khoét hở một chút trán (ấn đường) và buộc dây thật chắt ở phía sau.
Trước khi đưa vào thực nghiệm, chúng tôi đã đưa cho những người khác để thử.
Hơn nữa, chúng tôi thử chị bằng cách đưa các tài liệu chỉ riêng tôi có và bằng các góc độ khác nhau thì chị vẫn đọc được. Chiếc kính do chúng tôi tự chế buộc trục mắt của chị Thiêm luôn đi theo tầm ngang, chứ không phải trên hoặc dưới để chị có thể nhìn qua khe được.
 
Chị Hoàng Thị Thiêm đang đọc báo. (Ảnh: Nguyễn Phúc Giác Hải)
Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều lần khả năng đọc của chị Thiêm khi được bịt mắt.
Mới đầu, chị Thiêm chỉ "nhìn" được bằng "ấn đường", tức phần trên trán. Sau đó, để tờ giấy bên cạnh thái dương, chị cũng nhìn được. Bịt kín cả mặt, nhưng không che vùng trán và chỉ để hở tý mũi, chị cũng đọc được. Cũng nên lưu ý, mắt của chị Thiêm cũng như mắt của mọi người bình thường khác, nghĩa là không nhìn thấy trong bóng tối. Khi tắt đèn đi thì chị Thiêm không đọc được, dù bịt mắt hay không bịt mắt!
Có thể đó là những vùng trên đầu của chị Thiêm có chức năng tiếp nhận thông tin. Thế nhưng thông tin ấy được truyền hình ảnh trong não như thế nào thì đó là vấn đề đặt ra. Cần phải có nhiều nghiên cứu thêm nữa để đưa ra được cách lý giải phù hợp về mặt khoa học.
Tuy nhiên, tôi khẳng định đây là một hiện tượng phi thường, chứ không phải là một trò ảo thuật!.
- Như trường hợp của chị Thiêm, một số tờ báo cho là hiện tượng "lạ" nhưng cũng có báo như tờ An Ninh thủ đô số 1870 (2705) ngày 3/11 cho biết "thực tế người phụ nữ "ba mắt" này có dấu hiệu của một trò lừa bịp hơn là một khả năng phi thường của con người"... Ý kiến của ông như thế nào?
- Tôi cho rằng đó là ý kiến cá nhân của họ.
Điều thứ nhất, khả năng kỳ lạ của chị Hoàng Thị Thiêm đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu của Liên hiệp Tin học Ứng dụng UIA, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người trong hai năm nay.
Trong một số cuộc kiểm chứng, còn có sự chứng kiến của  nhiều người và kể cả các nhà báo. Thậm chí, một số phóng viên báo chí đã trực tiếp làm thí nghiệm với chị Thiêm, nhưng chị vẫn vượt qua các cuộc kiểm tra và vẫn đọc được khi bị bịt mắt lại.
Vậy thì đó không phải là dấu hiệu lừa bịp!
Trong khi đó, có một bác sỹ đến từ Hưng Yên đã phản đối khả năng của chị Thiêm. Ông cho rằng, chị Thiêm làm được thì ông cũng làm được. Thế nhưng khi chúng tôi yêu cầu được thử nghiệm với ông thì ông đã từ chối. Nếu ông có khả năng thực sự như vậy thì đó là một điều may mắn cho chúng tôi vì đã phát hiện thêm một người nữa có khả năng kỳ lạ! 
 
Đeo kính có lớp xốp dày và hai miếng mút màu đen lót bên trong nhưng vẫn... đọc được.  (Ảnh: Nguyễn Phúc Giác Hải)
Thứ hai, nếu ai đó không tin, họ có thể đề nghị được thực nghiệm lại khả năng của chị Thiêm nhưng không cần lời đề nghị này, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục khảo sát hiện tượng kỳ lạ này.
Thứ ba, nhiều phóng viên đã thử bằng những cách khác nhau như dùng tay bịt hai mắt chị vẫn đọc được... 
- Thế nhưng, khoa học lý giải như thế nào về những hiện tượng kỳ lạ đó?
- Đối với khả năng đặc biệt của chị Thiêm có thể đọc được bằng ấn đường, để bên cạnh thái dương. Tức là chị có cảm giác đó là những vùng có thể tiếp nhận thông tin. Nhưng những thông tin đó được truyền hình ảnh trong não như thế nào đó là vấn đề chúng tôi cần phải tiếp tục có thêm nhiều nghiên cứu nữa để đưa ra những giả thuyết thích hợp.  
 

Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải sinh năm 1934 tại Hải Phòng. Năm 1957, ông theo bố mẹ lên Hà Nội học tập và công tác. Năm 1954, sinh viên Khoa sinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội) sau đó chuyển sang Khoa sinh Trường Đại học Sư Phạm I Hà Nội. Từ 1956-1958: Giáo viên Trường Sư phạm Trung cấp Trung Ương. Từ 1958-1964: Giáo viên Trường Bổ túc Văn hóa Công nông Trung Ương. 1964-1999: Nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Sau 1999: Nghỉ hưu.
Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải đã từng đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký đầu tiên Hội Di truyền học Việt Nam; Ủy viên BCH TW Hội các ngành Sinh học Việt Nam; Ủy viên BCH Hội Thiên văn Vũ trụ - Hội Vật lý Việt Nam; Hội viên phong tặng "Hội Thiên văn Quốc tế Thái Bình Dương" . Ông cũng là tác giả công trình nghiên cứu "Nguồn gốc tên nước Việt Nam" và các quyển sách như  "Những kỳ lạ trong thế giới sinh vật" NXB giáo dục 1964; "Từ nguyên tử đến con người" (NXB Từ điển Bác khoa- 2006) và quyển "Lý thuyết mã số vũ trụ" sắp xuất bản.
Khả năng bịt mắt đọc sách của chị Thiêm không những đặc biệt mà còn gọi là phi thường. Sở dĩ như vậy là do hiện nay,  trên thế giới, chưa phát hiện trường hợp tương tự. 
Chúng ta không nên bỏ qua, không nghiên cứu hiện tượng này! 
Thử giải thích về mặt khoa học. Chúng ta có hai cây đàn dựng đứng cạnh nhau.Khi đánh dây son ở một cây đàn và bịt dây đàn lại thì cây đàn bên cạnh cũng rung lên nốt "son". Người ta gọi đó là hiện tượng "cộng hưởng". 
Tôi đã từng được biết những hiện tượng kỳ lạ như trường hợp một cặp song sinh.
Người anh là Đ.T.Q, hiện đang là Trưởng phòng biên tập của một tờ báo báo ở Hà Nội. Còn người em là Đ.T.M, hiện đang là bác sỹ thú y. Anh có nhọt trên đầu em cũng có nhọt trên đầu. Anh đí đánh nhau người ngoài đường bị đau tay thì tay của em ở nhà cũng bị đau!
Tôi cho rằng đây là hiện tượng cộng hưởng như đã nêu trên.
Chúng ta thử nêu giả thuyết, giữa con người có cùng tần số bước sóng suy nghĩ thì họ có thể đưa ý nghĩ của họ sang cho người kia nhận. 
Đối với người có khả năng ngoại cảm, họ có thể điều khiển tần số trong não của họ như một máy nhận - phát sóng của họ để bắt vào sóng của người kia. 
Đó là cách giải thích và là giả thuyết để nghiên cứu.
- Ở Việt Nam, những người có khả năng kỳ lạ có nhiều không? Các nhà khoa học có khảo sát và nghiên cứu đến nơi, đến chốn tất cả những trường hợp đó không?
- Đã gọi là khả năng kỳ lạ thì không có nhiều. Mỗi một khả năng khác nhau, chúng tôi có cách khảo sát khác nhau.
Trường hợp người đọc được ý nghĩ của người khác, chúng tôi đã thực nghiệm bằng cách viết ý nghĩ của mình ra giấy ở một phòng khác và gấp lại. Chỉ có chúng tôi biết nội dung đã ghi trong tờ giấy nhưng người này vẫn đọc ra được những chữ đó. Rõ ràng, họ đã đọc được những ý nghĩ mà chúng tôi gửi vào trong tờ giấy đó.
Cũng có một số người có khả năng "lạ" như khi họ đến một ngôi nhà, họ có thể cảm thấy trường khí của ngôi nhà này hợp hay không hợp với chủ nhân của ngôi nhà. Người ta gọi những người này là "cảm xạ phong thủy". Rồi có người có khả năng phát ra năng lượng để điều chỉnh rối loạn sinh học của người khác (người dùng năng lượng để chữa bệnh). Cũng có người có khả năng nhận biết suy nghĩ người khác, gọi là người có thần giao cách cảm. Lại cũng có người có khả năng điều khiển ý nghĩ của người khác gọi là tâm lý điều khiển.
Bây giờ tôi quay lại vấn đề nghiên cứu hiện tượng lạ... chúng ta không thể đòi hỏi một lúc mà xuyên suốt các công việc.
Chúng tôi mới chỉ đi những bước đầu tiên. Việc nghiên cứu các hiện tượng "lạ" này thường gặp khó khăn do nhận thức của mọi người, vì thế, phải dũng cảm chịu những búa rìu dư luận... Có trường hợp cấp trên đã "mở", đã cho phép nghiên cứu nhưng do người ta không truyền đạt cho cấp dưới tạo điều kiện nghiên cứu nên một số trường hợp nhà nghiên cứu đành phải bỏ dỡ...
 
Bịt mắt bằng khẩu trang dày nhưng vẫn có thể nhìn thấy để đọc (Ảnh: N.P.G.Hải)
Điển hình, có một trường hợp "đầu thai" ở Thanh Hóa. Một đứa bé đẻ ra nói rằng trước đây là con của một gia đình ở cách nơi nó sinh ra mấy chục cây số. Trung tâm tiềm năng lập tức cử người đến nghiên cứu. Thế nhưng khi đến nơi, địa phương đã không cho tiếp xúc.
Hay như trường hợp ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, xảy ra hiện tượng một nữ sinh bị ngất thì hàng chục nữ sinh bị ngất theo gây rối loạn tập thể.
Tôi giải thích đó là sự cộng hưởng. Trong khi đó, ngành y tế giải thích là rối loạn của tuổi dậy thì. Nếu giải thích như thế, rối loạn chỉ có thể xảy ra ở một người chứ tại sao lại xảy ra hiện tượng ngất dây chuyền, hàng loạt như thế? Đây là cách nhìn của nhà khoa học nghiên cứu ngoại cảm, nhưng một vài người trong ngành y tế bó hẹp và giải thích, công chúng không nghe.
- Theo chúng tôi được biết ở nước ngoài khi nghiên cứu những khả năng kỳ lạ của con người họ được trang bị phòng cách ly, hệ thống đo điện não hiện đại... Vậy ở Việt Nam, có đủ điều kiện nghiên cứu những người có khả năng kỳ lạ chưa? 
- Ở nước ngoài, họ có phòng nghiên cứu và đầy đủ thiết bị nghiên cứu. Còn ở Việt Nam có rất nhiều hạn chế do tổ chức nghiên cứu chưa chính quy. Trang thiết bị nghiên cứu của chúng tôi chỉ có máy ghi âm, máy ảnh, máy ghi hình.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp có thể sử dụng thêm điện kế, người đặc biệt thì đưa đi đo điện não, một số trường hợp phân tích biến chuyển về tác động của năng lượng sinh học đối với các hoạt động cơ thể thì chúng tôi đưa đi phân tích chỉ số sinh hóa có gì biến đổi không.... Và kết quả xét nghiệm cho thấy, khi thực hiện các hiện tượng "lạ", năng lượng sinh học ở những người này có biến đổi.  
Trung tâm Nghiên cứu Tiềm Năng con người - Được thành lập tháng 11/1996, Giám đốc Trung tâm là GS.TS Đào Vọng Đức. Nhiệm vụ: - Điều tra, phát hiện những con người Việt Nam có khả năng kỳ lạ. Xác minh đưa vào thừ tiễn. - Xây dựng những giả thuyết lý luận để giải thích các hiện tượng kỳ lạ mà Khoa học chưa giải thích được. - Kinh phí hoạt động của Trung tâm được trích từ kinh phí hoạt động khoa học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. - Những đề tài đặc biệt được Chính phủ cấp kinh phí riêng thông qua Bộ Khoa học và Công nghệ và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Năm 2006, Trung tâm được Nhà nước cấp kinh phí 400 triệu đồng.  

Hơn nữa, Trung tâm thiếu cơ sở để đưa những người có khả năng kỳ lạ về Trung tâm để thực nghiệm. Ví dụ như người có khả năng chữa bệnh không dùng thuốc muốn theo dõi họ phải có những hội trường lớn để bệnh nhân đến chữa bệnh và theo dõi...
Ngoài ra, có sự hạn hẹp về kinh phí nghiên cứu và sự nhận thức của xã hội về các hiện tượng người có khả năng kỳ lạ.
- Cho đến nay Việt nam có ghi chép và thống kê những người có khả năng kỳ lạ này không? Số lượng khoảng bao nhiêu?
- Có vì đây là nhiệm vụ chính của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người điều tra và phát hiện những con người Việt Nam có khả năng kỳ lạ.
Trong 10 năm hoạt động, Trung tâm đã phát hiện được khoảng 20 người có khả năng kỳ lạ thực sự. Còn lại, chỉ là hoang tưởng vì không đạt tiêu chuẩn.
- Thế nhưng, những nghiên cứu nói trên chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu khoa học thôi sao... Liệu chúng có khả năng ứng dụng được gì trong thực tế cuộc sống không?
- Chúng tôi vừa có nghiên cứu vừa đưa vào ứng dụng...
Ví dụ người có khả năng dùng năng lượng để chữa bệnh thì chúng tôi khai thác chắc chắn để xác nhận khả năng của họ. Tuy nhiên, việc đưa vào thực tiễn chữa bệnh thì nhiều khi lại vướng thủ tục hành nghề. Do vậy, những người này cũng không phát huy được khả năng của họ. Hơn nữa, có khi họ còn bị làm phiền, rắc rối và lây sang cả những người xung quanh.
Riêng vấn đề "tìm mộ bằng ngoại cảm" lúc đầu có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng trước những bằng chứng hết sức thuyết phục và nhất là do yêu cầu bức xúc của gia đình thân nhân liệt sỹ như vậy vấn đề này cần được thực hiện để phát huy.
Còn việc một số nhà ngoại cảm có khả năng định vị sinh học, tìm người mất tích và giúp các cơ quan điều tra tìm hung thủ thì đã có thật trong thực tế. Tuy nhiên, việc này vẫn còn được các cơ quan chức năng giữ kín!
Trờ lại vấn đề người có hiện tượng "lạ" như bịt mắt mà vẫn đọc được, chẳng hạn,  trên thế giới hiện nay chưa có ai bịt mắt mà đọc sách được. Nhân đây, tôi đề nghị các cơ quan khoa học tiếp tục nghiên cứu và có thể mời một số nhà khoa học trên thế giới cùng tham gia kiểm chứng, khảo nghiệm.
- Xin cảm ơn ông! 


Cập nhật lúc 14h00' ngày 02/10/2006
Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã triển khai nghiên cứu và đưa vào ứng dụng ba đề tài khoa học về năng lượng cảm xạ, gồm: nghiên cứu sự ảnh hưởng của âm nhạc dân tộc trong phương pháp trị liệu bởi rung động thư giãn cảm xạ học; nghiên cứu ứng dụng cảm xạ địa sinh học trong đời sống; ứng dụng vỗ huyệt bằng năng lượng cảm xạ điều trị đau trong các chứng bệnh vùng cổ vai.
Việc nghiên cứu tìm hiểu những tính năng này để khai thác năng lực tiềm ẩn trong cơ thể con người kết hợp với việc luyện tập dưỡng sinh sẽ đem lại kết quả hữu ích tăng cường sức khỏe và phòng chữa bệnh tật.
Với đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của âm nhạc với đời sống con người và loài vật, các nhà khoa học đã dẫn chứng nhiều ví dụ khẳng định tác động tích cực của âm nhạc giúp trẻ em có trí nhớ tốt hơn, phản xạ tốt hơn những em không được học nhạc. Theo lý giải, âm nhạc có thể đã kích thích vào bán cầu não trái - nơi điều khiển khả năng tiếp thu của trẻ tiết ra nhiều hormone có ích hơn.

Theo TTXVN, Tuổi trẻ


Kính báo về chương trình tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm - An ninh Thế giới ngày 2 tháng 4 năm 2007.
Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống Kính báo về chương trình tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm
2:02, 02/04/2007



Để tiện cho việc tìm mộ của hàng hài cốt liệt sĩ, thân nhân của các liệt sĩ cần phải biết một số quy định. Chúng tôi xin giới thiệu những quy định chung trong việc tìm hài cốt liệt sĩ và địa chỉ những nơi có thể liên hệ tìm hài cốt.
Ba cơ quan (Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống) đã nhận được hàng ngàn bức thư của các gia đình liệt sĩ và người có công, đề nghị cơ quan hỗ trợ việc tìm hài cốt thân nhân mất tích bằng phương pháp ngoại cảm.
Chúng tôi rất xúc động và cảm thông trước những tình cảm thiêng liêng mà các gia đình dành cho người thân đã mất, và xin cảm ơn sự tín nhiệm đối với các nhà ngoại cảm và đối  với cơ quan chúng tôi.
Tuy nhiên, vì số thư quá nhiều, do vậy chưa thể trả lời riêng cho từng gia đình được, chúng tôi xin phép được trả lời chung và hướng dẫn phương thức đăng ký tìm mộ bằng khả năng đặc biệt cho các đối tượng có nhu cầu như sau:
Để việc tìm kiếm mộ mất tích đạt hiệu quả cao, các gia đình cần thực hiện chu đáo các quy trình, gồm:
1- Công tác chuẩn bị: Việc tìm mộ liệt sĩ và người  thân mất tích trước hết phải xuất phát từ tình cảm thương nhớ, quý kính, hoặc hiếu thảo đối với người đã khuất, phải xác định đây là nghĩa cử thiêng liêng, không nên đi tìm chỉ vì phong trào, hoặc vì nghĩa vụ khiên cưỡng, hoặc vì cầu lợi cá nhân...
2 - Người chủ trì công việc tìm kiếm: Phải là người có vai trò và quan hệ mật thiết nhất đối với người đã khuất, nếu vì lý do chính đáng mà không thể tham gia trực tiếp được thì phải thắp hương ủy quyền cho người có vai trò tiếp theo.
3 - Chuẩn bị về kinh phí:  Trong chương trình khảo nghiệm tìm mộ mất tích bằng khả năng đặc biệt, cả ba cơ quan chúng tôi chỉ đạo không thu lệ phí dưới bất kỳ hình thức nào. Nơi nào thu lệ phí thì nơi đó không thuộc sự bảo trợ của chương trình nghiên cứu khảo nghiệm này.
- Các gia đình có lòng hảo tâm, muốn bồi dưỡng trực tiếp cho các nhà ngoại cảm thì phải xuất phát từ sự tự nguyện, thiện tâm, không gượng ép và không được nghe theo bất kỳ hình thức gợi ý nào.
- Trong quá trình đi tìm phải rất tiết kiệm, giản dị, tránh ăn uống lãng phí và tránh  ở khách sạn sang trọng. Thực tế đã chứng minh: những gia đình nào khi đi tìm liệt  sĩ mà tiêu pha, ăn ở tốn kém hoặc kêu ca, ngại khó ngại khổ... thì xác suất thành công rất ít, mọi người thường gọi hiện tượng này là “liệt sĩ cảnh cáo đấy”.
4 - Quá trình đi tìm: Cần đến trực tiếp gặp các nhà ngoại cảm theo sự giới thiệu của cơ quan. (Riêng đối với nhóm  nhà ngoại cảm của Nguyễn Văn Nhã thì chỉ cần liên lạc bằng điện thoại).
- Đối với các nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Đỗ Bá Hiệp, Vũ Minh Nghĩa, Dương Thị Năng, Hoàng Thị Thiêm, Phạm Huy Lập, Trần Văn Tìa... thì không cần phải có ảnh, thậm chí cũng không cần khai tên hoặc tiểu sử, mà chỉ cần nói họ của người muốn tìm là đủ.  Riêng đối với nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng thì cần mang theo tấm ảnh của người cần tìm.
- Vì hiện nay nhu cầu tìm mộ liệt sĩ rất đông, mọi người cần phải xếp hàng theo thứ tự, phải quý kính và coi tất cả các liệt sĩ của gia đình khác cũng như là liệt sĩ của gia đình mình, đều được coi là linh khí quốc gia, đều phải được trân trọng như nhau. Những người chen ngang không theo sắp xếp của tổ chức thì đi tìm tại hiện trường rất vất vả mà hiệu quả thành công lại rất ít. Mọi người gọi hiện tượng này là “các liệt sĩ không hài lòng với việc chen ngang nên làm nhiễu thông tin”. Riêng các liệt sĩ tình báo thường được làm nhanh và thông tin rõ nét hơn. Mọi người cho rằng có lẽ Hội đồng tâm linh “ưu tiên” cho các liệt sĩ tình báo vì gia đình đã chịu nhiều sự thiệt thòi!!!
- Các nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Dương Thị Năng, Hoàng Thị Thiêm, Phạm Huy Lập, Trần Văn Tìa... không cần đến hiện trường mà chỉ ngồi ở nhà vẫn có thể vẽ được sơ đồ nơi có mộ.
Riêng Vũ Thị Minh Nghĩa  thì  thường trực  tiếp  tìm  kiếm  các liệt sĩ, sau đó các liệt sĩ mới “thông báo” ngược lại cho gia đình  (gọi là hiện tượng liệt sĩ đi tìm thân nhân).
- Khi nhận được băng ghi âm và bản vẽ hướng dẫn của nhà ngoại cảm thì các gia đình phải khẩn trương đi tìm, nếu để lâu sẽ kém hiệu quả. Đến hiện trường thì phải thường xuyên liên lạc bằng điện thoại để điều chỉnh tọa độ. Đa số các trường hợp tìm mộ đều phải điều chỉnh nhiều lần thì mới thành công.
- Chương trình khảo nghiệm mời vong linh của các liệt sĩ tạm gá (nhập) vào người thân của mình để đi tìm mộ (còn gọi là áp vong) đang được khảo nghiệm và bước đầu đã có một số ca thành công. Khi xác suất độ tin cậy đủ lớn thì đây sẽ là giải pháp rất thuận lợi giúp cho việc tìm mộ thất lạc được nhanh chóng. Kết quả của phương pháp này sẽ được kính báo sau.
5 - Các gia đình liệt sĩ có thể nhận được các kênh thông tin khác từ các đồng đội, hội cựu chiến binh, từ các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội bằng cách đưa thông tin và truy cập trang website nhắn tìm đồng đội (www.nhantimdongdoi.org), www.uia.edu.vn.
6- Một số  nhà ngoại cảm đã được tặng thưởng gương Huyền Thông (là giải thưởng dành cho các nhà ngoại cảm đã tìm được trên 1.000 thông tin về mộ liệt sĩ thất lạc) như: Nguyễn Văn Liên, Phan Bích Hằng, Nguyễn Thị Nguyện, Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Văn Nhã, Vũ Thị Minh Nghĩa...
7- Địa chỉ, điện thoại của một số nhà ngoại cảm:
- Nguyễn Thị Nguyện (tạm cắt, vì quá đông): Nhà 12, ngách 45, ngõ 6, đường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Phan Bích Hằng (tạm cắt vì quá đông): Phòng kế toán, Trường ĐHQTKD, phường Vĩnh Tuy, Hai Bà, Hà Nội.
- Đỗ Bá Hiệp (tạm cắt vì quá đông): Số 1, Đông Tác,  Kim Liên, Hà Nội.
- Hoàng Thị Thiêm (tạm cắt vì quá đông ): Số 1, Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội.
- Vũ Minh Nghĩa:   0903616818.         
- Nguyễn Văn Nhã, 0903905957, 73 An Bình, TP HCM.
- Phạm Huy Lập: 0903746547 (nhóm anh Nhã).
- Trần Văn Tìa: 0913786781 (nhóm anh Nhã).
- Nguyễn Văn Liên: 0320864011 - 1900561518, tạm về quê Tứ  Kỳ, Hải Dương.
Áp vong liệt sĩ vào thân nhân để đi tìm mộ: Số 1, Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội.
Tra thông tin về liệt sĩ trên trang Website www.uia.edu.vn
www. nhantimdongdoi.org



Sử dụng tiềm năng con người - viễn tưởng hay hiện thực?

TP - Nhân Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người (NC&ƯDTNCN) được thành lập, PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với Viện trưởng, GS.TSKH.VS Phạm Minh Hạc, về nhiều vấn đề tưởng như bí ẩn nhưng lại hết sức nghiêm túc đối với các nhà khoa học.
Tiềm năng con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học, song đây dường như là vấn đề rất mới mẻ và nhạy cảm nữa. Xin GS cho biết ý tưởng và mục đích thành lập Viện NC&ƯDTNCN?
Tiềm năng con người là vấn đề rất lớn của từng con người, của thực tiễn xã hội, do đó, nó cũng là vấn đề của nhiều môn khoa học như Triết học, Tâm lý học, Vật lý học, Y học, Sinh vật học... Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, vấn đề phát triển, phát huy tiềm năng con người được nhiều quốc gia đặc biệt chú trọng.
Ở nước ta, Nghị quyết Đại hội Đảng XI cũng xác định trong thời kỳ 2011-2020, phải tập trung vào nhân lực có trình độ cao, vấn đề này cũng liên quan tiềm năng con người.
Tiềm năng con người còn là vấn đề của văn hoá. Khoảng vài thập kỷ nay, nổi lên vấn đề văn hoá phương Đông.
Văn hoá Việt Nam thuộc văn hoá phương Đông, với rất nhiều vấn đề liên quan đến tiềm năng con người như văn hoá tâm linh, phong thuỷ, dịch học... Viện NC&ƯDTNCN ra đời trong bối cảnh trên, mục đích không ngoài đáp ứng được những bài toán đặt ra từ thực tiễn cuộc sống.
Xin GS điểm qua cơ cấu tổ chức của Viện?
Viện NC&ƯDTNCN là một tổ chức phi chính phủ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Ngoài các phòng ban hành chính, chúng tôi bước đầu lập ra một số bộ môn để nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người như: Phương pháp luận; Cận tâm lý học - văn hoá tâm linh; Khoa học dự báo; Văn hoá phương Đông; năng lượng sinh học; Nghiên cứu các hiện tượng siêu hình.
Không thể phủ nhận đóng góp của những người có khả năng đặc biệt đối với đời sống xã hội, chẳng hạn đóng góp của những nhà ngoại cảm đối với công tác tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Tuy nhiên, đây luôn là đề tài nhạy cảm. Đã xuất hiện cả những “trung tâm” tìm kiếm hài cốt liệt sỹ mang màu sắc mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo, bịp bợm, Tiền Phong từng có loạt bài phản ánh. Viện NC&ƯDTNCN có phương án gì để phát huy được năng lực của những nhà ngoại cảm đích thực, và ngăn chặn được những người “giả danh ngoại cảm”, thưa GS?
Trong các lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi, có văn hoá tâm linh, trong đó có vấn đề “giao tiếp giữa người dương và người âm”.
Các nhà ngoại cảm đích thực sẽ tiếp tục đóng góp sức lực của mình để đáp ứng các nhu cầu văn hoá tâm linh của người dân, trong đó có các gia đình liệt sỹ.
Viện chúng tôi sẽ kiên trì định hướng khoa học, loại trừ mọi biểu hiện mê tín dị đoan, giả dối bịp bợm.
Trong tháng qua, chúng tôi đã có thảo luận về chủ đề ngoại cảm và tìm mộ; quan điểm của chúng tôi, để có cơ sở khoa học đánh giá vấn đề này, nhất thiết phải giám định ADN, và chúng tôi đang tìm kinh phí để tiến hành việc này.
Chữa bệnh bằng năng lượng sinh học cũng được rất nhiều người quan tâm, và đây cũng là đề tài nhạy cảm, thật giả khó lường. Viện NC&ƯDTNCN có hướng đi nào cho vấn đề này, thưa GS?
Như đã nói, chúng tôi có bộ môn Năng lượng sinh học, phạm vi nghiên cứu gồm nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề chữa bệnh. Vấn đề này không mới, từ lâu nó đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, và đã có nhiều ứng dụng.
Các nhà khoa học đã chứng minh, trong từng tế bào con người có năng lượng, năng lượng đó tạo ra năng lượng tâm lý, năng lượng tinh thần, tạo ra sức mạnh tinh thần của con người.
Trong Hội đồng khoa học của Viện chúng tôi, có một nữ GS-TS chuyên nghiên cứu về năng lượng sinh học. Cá nhân tôi cũng có nghiên cứu về vấn đề này (luận văn Tiến sỹ khoa học của tôi từ năm 1977 có tên “Hành vi và hoạt động”; đầu năm 2013 này, tôi cũng mới phát hành cuốn “Học thuyết và Tâm lý học Xich-mua Frớt”). Tuy nhiên phải nhận thấy viện chúng tôi mới thành lập, cán bộ chưa đông, tài chính eo hẹp.
Chúng tôi sẽ cố gắng tối đa để phục vụ nhu cầu của người dân về việc chữa bệnh bằng năng lượng sinh học, hy vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ nhoi nào đó để cải thiện sức khoẻ của người dân, trên cơ sở khoa học, khách quan, trung thực.
Thưa GS, còn có rất nhiều lĩnh vực có thể ứng dụng tiềm năng con người, không thể không nói đến công tác khám phá những vụ án mạng. Viện NC&ƯDTNCN sẽ nghiên cứu cả vấn đề này?
Trong cuốn sách “Sự thật tưởng như huyền thoại” hơn 600 trang do NXB Văn học phát hành đầu năm nay, có đề cập đến những vụ án mạng được khám phá với sự góp sức của các nhà ngoại cảm.
Trong Hội đồng khoa học Viện chúng tôi có Thiếu tướng Nguyễn Tiến Quý, hiện là Viện trưởng Viện Khoa học hình sự Bộ Công an. Chắc chắn chúng tôi sẽ có nghiên cứu vấn đề tiềm năng con người ứng dụng vào khoa học hình sự, và vấn đề này sẽ được nghiên cứu bởi bộ môn Cận tâm lý học.
Xin cám ơn GS. 
Cập nhật lúc 08h38' ngày 29/01/2013
Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người ngày 27/1.

Viện hoạt động trên hai lĩnh vực chủ yếu là nghiên cứu và ứng dụng những khả năng đặc biệt của con người vào phục vụ đời sống xã hội. Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Minh Hạc - người được bổ nhiệm là Viện trưởng cho biết, viện sẽ tiến hành nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn những vấn đề liên quan đến khả năng đặc biệt của con người và phát triển tiềm năng con người bằng biện chứn khoa học hiện đại.
Trong công tác ứng dụng, viện sẽ triển khai các kết quả nghiên cứu, nhằm đưa những khả năng đặc biệt của con người vào phục vụ đời sống xã hộ theo bản sắc văn hóa dân tộc, tiến hành tư vấn, bồi dưỡng, phổ biến tri thức, hợp tác với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, thực hiện nhiệm vụ của viện là phát huy tiềm năng con người.
Theo đánh giá của Viện trưởng Phạm Minh Hạc, phần lớn các nghiên cứu về khả năng đặc biệt của con người ở nước ta thời gian qua mới dừng lại ở mức quan sát, ghi nhận, thống kê những khả năng và chưa tiếp cận được bản chất và cơ sở khoa học của những khả năng đặc biệt, những điều còn bí ẩn với con người.
"Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề này là mục tiêu lớn của viện", giáo sư Hạc nhấn mạnh. Tính khoa học và thực tiễn, phục vụ thiết thực đời sống xã hội sẽ được viện tập trung trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng.
Theo Vietnamnet




Ngoài ra, bạn đọc có thể tải bản PDF của M Schlecker bằng tiếng Anh tại đây:

Psychic Experience, Truth, and Visuality in Post-war Vietnam

03 tháng 12 2011

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure





“Hoàng Sa Việt Nam - nỗi đau mất mát” là tên một bộ phim tài liệu quí về cuộc sống và những nỗi đau mất mát của ngư dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tác giả bộ phim là André Menras- Hồ Cương Quyết và đài truyền hình TP. HCM (HTV) thực hiện năm 2011.
Các bạn thân mến,Tôi rất vui mừng báo tin với các bạn rằng, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của một số thân hữu của tôi, mà kể từ hôm nay, các bạn có thể vào You Tube để xem trọn bộ phim” Hoang Sa Vietnam: La meurtrissure, Painfull loss, Noi dau mat mat”, phiên bản tiếng Việt.
Bất chấp việc cấm đoán thô bạo của chính quyền ở TP. HCM, và sau đó là thái độ im lặng khó hiểu của họ khi tôi đề nghị được giải thích, bất chấp việc tôi không thể nào tiếp cận được với các giới chức đã trì hoãn buổi chiếu phim của tôi ở Hà Nội, cuối cùng bộ phim cũng được phổ biến rộng rãi cho mọi người Việt Nam trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Không ai có thể ngăn chận mãi tiếng nói của sự thật!
Tôi hy vọng bộ phim mà tôi đã hoàn thành với tất cả tâm huyết này sẽ mang đến cho mọi người cái nhìn khái quát và chân thật về tình cảnh khốn khó và đầy hiểm nguy mà các ngư dân cùng người thân của họ đang phải đối mặt từng ngày, từ đó các bạn sẽ có hành động hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất , nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau thương mất mát của đồng bào ta.
Về phía mình, tôi long trọng cam kết sẽ là nhịp cầu nối đáng tin cậy cho hoạt động tương thân tương ái này, với sự đảm bảo và giúp sức tận tình của các bạn bè của tôi…
Hồ Cương Quyết, André Menras
Đây là một phim tài liệu về cuộc đời hàng ngày của anh chị em ngư dân miền Trung (Bình Châu và Lý Sơn). Nó cho thấy rõ hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và nguy hiểm của việc hành nghề biển xa bờ tại vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 

Đa số nhân vật trong phim là vợ góa của những ngư dân "mất tích" tại biển cả, do hải quân Trung Quốc bắt giữ hoặc bắn giết. Chỉ nghe họ nói không cần suy diễn thêm cũng đã biết rõ bản chất trần trụi của "16 vàng – 4 cái tốt" kiểu nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với ngư dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Phim được Bộ Ngoại giao Việt Nam duyệt để xuất khẩu đúng theo luật báo chí Việt Nam. Và tôi đã bắt đầu giới thiệu nó cho khán giả Pháp. Dựa vào bộ phim, Hiệp hội ADEP France Vietnam mà tôi làm Chủ tịch đã bắt đầu quyên góp một quỹ để hỗ trợ các bà vợ góa và trẻ em mồ côi cha tại Bình Châu và Lý Sơn... 

Báo Thanh niên đã đăng một loạt bài về bộ phim. Tạp chí Thế giới điện ảnh cũng đã viết một bài dài để giới thiệu nó. Nhưng bản tiếng Việt của phim chưa được công chiếu tại Việt Nam! Tôi đã chờ đợi lâu rồi để “cấp trên” bật đèn xanh cho phép Đài truyền hình TFS tại TP Hồ Chí Minh. Tất nhiên tôi không có hy vọng vào Hãng truyền hình Quốc gia VTV1 vì họ còn bận nhiều chuyện “to tát” khác. Tôi cũng không chút hy vọng vào Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội khi mà đến những người trí thức tiêu biểu tham gia biểu tình chống bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh họ cũng sẵn sàng đưa hình lên để bôi nhọ và chửi bới.

Thời gian chờ đợi lâu đến nỗi tôi tin là bộ phim đã bị bỏ vào một ngăn kéo của Hãng phim TFS mất rồi. Trong khi đó, hải quân Trung Quốc tiếp tục uy hiếp ngư dân mình, tiếp tục cấm vùng biển của mình. Tôi đã đọc bức thư rất xúc động và cụ thể của ngư dân Bình Châu Lê Văn Huy bị "tàu không lạ" bắt giữ, ngược đãi, đòi tiền chuộc... Tôi quyết định đưa phim lên mạng để đông đảo mọi người, đặc biệt tại Việt Nam, có thể nghe trực tiếp tiếng nói của đồng bào dân chài miền Trung, để tiếp tục đứng vững bên cạnh họ, bảo vệ họ, hỗ trợ họ nhiều hơn nữa... Còn về nhà cầm quyền Việt Nam mà tôi là một công dân, tôi chỉ xin nói thẳng một điều: nhiệm vụ thiêng liêng của một nhà nước là bảo vệ công dân của nhà nước đó. Và cho dù "nhạy cảm" đến mức nào, việc giữ im lặng trước những tội ác hàng ngày của bọn xâm lược, theo cách nói công văn báo chí là “giữ nguyên hiện trạng”, là sự bỏ mặc phũ phàng số phận của đồng bào mình đang hành nghề hiền hòa trên vùng biển của đất nước vào trong các thứ nanh vuốt hung dữ của một “thế lực thù địch” thật sự. Nhà nước Việt Nam phải có gấp một Luật Biển, một chiến lược mạch lạc, rõ ràng và toàn diện để bảo vệ ngư dân mình, vì chính họ đang ngày ngày khẳng định quyền chủ quyền của Tổ quốc trong những vùng biển đảo tại biển Đông. Không thể “xã hội hóa” trách nhiệm chủ chốt theo kiểu đó!
Rất cám ơn các bạn.
Thân mến,
H.C.Q. A.M

André Menras - Hồ Cương QuyếtHoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát09/07/2011 22:12André Menras (Hồ Cương Quyết), người mang hai quốc tịch Việt - Pháp, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp - Việt (ADEP), vừa thực hiện xong bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát tại Lý Sơn và Bình Châu.Ngày 28.6 vừa qua, tại Paris, lần đầu tiên phim được chiếu cho cộng đồng những người bạn Pháp ủng hộ Việt Nam và kiều bào xem trong buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở biển Đông". Tọa đàm do Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV), Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức. Nhân dịp này, Thanh Niên thực hiện cuộc phỏng vấn André Menras về bộ phim do chính ông viết kịch bản và đạo diễn.Ý tưởng thực hiện bộ phim về ngư dân ở vùng đảo Lý Sơn và Bình Châu đến với ông từ lúc nào? Điều gì thôi thúc ông thực hiện cuốn phim này? Năm 2006, qua báo chí Việt Nam, tôi đọc được nhiều trường hợp ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đã bị các tàu đánh cá, tàu quân sự của Trung Quốc uy hiếp và bắt, tịch thu tàu thuyền, dụng cụ làm nghề bắt cá, đòi tiền chuộc đến tán gia bại sản. Tôi đi từ tâm trạng ngạc nhiên đến phẫn nộ, nhiều đêm không ngủ được. Tôi đã liên tục theo dõi thông tin, thực hiện các nghiên cứu tìm tòi và ngày càng cảm thấy lo ngại về tình trạng này. Vì thế, tôi đã quyết định phải dấn thân vào việc bảo vệ các ngư dân vì tôi nghĩ rằng, bảo vệ ngư dân cũng là bảo vệ độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Và rồi, tôi quyết định làm một phóng sự về họ.
 
Ông André Menras phỏng vấn vợ một ngư dân mất tích, trước ngôi mộ gió ở Bình Châu (Quảng Ngãi) - Ảnh: Lê Hưng
Tôi đã lên kế hoạch ra khơi đánh cá cùng các ngư dân ở đảo Lý Sơn và đã đến đảo 2 lần nhưng đều không thực hiện được, dù biên phòng tại đảo không cấm trực tiếp, dù một số ngư dân ủng hộ kế hoạch của tôi hết mình. Tuy nhiên, tôi biết, vì một lý do nào đó nên họ đã từ chối cho tôi đi cùng. Lần thứ 3 tôi đi Bình Châu (cũng trong năm 2011 này), được một người bạn giới thiệu gặp một ngư dân tại đó. Tôi đã có những ngày cùng sống, trò chuyện, ăn cơm với gia đình ngư dân tốt bụng này, tuy nhiên tôi vẫn chưa thể thực hiện giấc mơ ra vùng biển Hoàng Sa, có thể do người ta lo lắng cho sự an toàn của tôi chăng. Trở lại Lý Sơn lần nữa, tôi gần như trở thành vị khách quen thuộc của cư dân đảo, họ hiểu tình cảm cũng như tấm lòng của tôi đối với những mất mát của gia đình ngư dân ở đây. Cuối cùng, tôi đã được một số bạn Việt Nam yêu nước giúp đỡ, trở về Lý Sơn lần thứ tư để thực hiện bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát.Ngoài những nhân vật chính trong phim là bà vợ góa, những đứa trẻ có chồng/cha là ngư dân mất tích ngoài biển, thông điệp nào ông muốn chia sẻ ở bộ phim này? 

Tôi không cầm được nước mắt khi nghe ngư dân Tiêu Viết Là kể từng bị tàu Trung Quốc bắt 4 lần, bị đánh đến thương tật, bị giam giữ, đòi tiền chuộc đến phá sản và nay còn nợ 400 triệu đồng. Nhưng anh vẫn hồn nhiên nói: Hoàng Sa gần đây lắm, làm sao không nhớ, là một phần của quê hương Việt Nam mà
 

Vấn đề ngư dân ở Bình Châu, Lý Sơn nói riêng và ngư dân ở miền Trung nói chung đều có những hoàn cảnh hết sức éo le, đau khổ. Cần sự đồng tâm, đồng lòng của người Việt ở trong và ngoài nước quan tâm giúp đỡ, bởi họ là bằng chứng sống động nhất khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại vùng biển Đông Nam Á. Điều tôi muốn nói ở đây là gì ? Đằng sau những mất mát, những số phận con người là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển đảo của mình. Đây là vấn đề lớn và cấp bách. Qua phim này, tôi muốn cho mọi người thấy rõ sự thật hằng ngày của ngư dân Bình Châu và Lý Sơn. Sự thật đó chính là nỗi đau, nỗi sợ hãi, sự phản kháng, niềm kiêu hãnh, đó chính là lòng dũng cảm, tình yêu nước của họ. Thông điệp đó rất rõ ràng: "Hãy nhìn những người này, nhìn sự đau khổ của họ, nhìn thấy họ bám víu vào biển để sống ra sao. Hãy nhìn xem họ đã sống kiên định thế nào, họ xứng đáng được giúp đỡ, được ủng hộ và bảo vệ!". Từ kết quả này, tôi muốn lập một quỹ đoàn kết, trước mắt là với những gia đình ngư dân ở vùng biển Địa Trung Hải quê hương tôi, hỗ trợ các ngư dân ở miền Trung, đặc biệt vùng Bình Châu và Lý Sơn.   Điều gì khiến ông ấn tượng nhất khi thực hiện bộ phim này?Dù tôi đã được nghe kể về những hoàn cảnh, mất mát của các gia đình ngư dân trên đảo, dù tôi đã nhận được nhiều lá thư viết vội của các cháu mồ côi cha gửi đến tôi, khi biết tôi là Chủ tịch ADEP, tuy nhiên, lúc trực tiếp phỏng vấn làm phim, tôi không cầm được nước mắt. Những bà vợ góa mất chồng, những đứa trẻ mất cha trên biển, kể lại với tôi hoàn cảnh gia đình bằng những câu đứt quãng rất xúc động. Họ ra biển ngóng chồng mỗi chiều dù chồng biệt tích cả nửa năm, 1 năm qua. Hết kiên nhẫn, họ trở về dựng những ngôi mộ gió và ngày đêm nhang khói đều đặn. Điều gì khiến họ làm điều đó? Đó là sức mạnh của niềm tin. Họ có tình yêu nước, tinh thần không nhượng bộ, tinh thần đoàn kết và sự chung thủy rất đẹp của con người. Tôi hỏi ông Bùi Thượng, năm nay đã 73 tuổi, được mệnh danh là "vua lặn" của đảo Lý Sơn: "Theo ông, cái nguy hiểm nhất trong nghề đi lặn là gì?". Ông Thượng nói: "Là khi gặp con cá mập lớn, mình đừng vội bỏ chạy, phải nhìn trừng vào mặt nó, nó sẽ không tấn công mình...". Câu trả lời của ông Thượng khiến tôi liên tưởng đến hoàn cảnh Việt Nam những khi gặp kẻ mạnh uy hiếp, gây hấn: "Hãy nhìn trừng vào con cá mập" để tồn tại! Có một chi tiết khiến tôi và anh em quay phim không cầm được nước mắt khi nghe ngư dân Tiêu Viết Là (Bình Châu) kể từng bị tàu Trung Quốc bắt 4 lần, bị đánh đến thương tật, bị giam giữ, đòi tiền chuộc đến phá sản và nay còn nợ 400 triệu đồng. Nhưng anh vẫn hồn nhiên nói: Hoàng Sa gần đây lắm, làm sao không nhớ, là một phần của quê hương Việt Nam mà".Kế hoạch cụ thể của ông với bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát như thế nào?Ngày 28.6 vừa qua, bộ phim được chiếu tại buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở biển Đông" cho đông đảo bạn bè Pháp, cộng đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận xem. Tọa đàm này do Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV), Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức. Những hình ảnh chân thực của phim tài liệu dài 56 phút này đã khiến nhiều người xem rất xúc động. Tôi cho là bước đầu công chiếu rất tốt. Tôi có một kế hoạch ngắn hạn là trình chiếu tại Pháp, trên kênh truyền hình Pháp nhằm lập một quỹ đoàn kết giúp những người vợ góa, những đứa trẻ mồ côi và những ngư dân mất tài sản có thể tiếp tục bám biển, tiếp tục tự hào là ngư dân Việt Nam ở các vùng biển miền Trung. Song song đó, tôi cũng mong bản phim tiếng Việt được chiếu tại Việt Nam càng sớm càng tốt. Đây là vấn đề cấp bách lắm rồi!Ông tin vào hiệu quả của phim?Nếu không có niềm tin thì không làm. Đây không phải là phim hoàn hảo về kỹ thuật, về nội dung, nhưng nó là tấm lòng của tôi, của những người bạn đã hỗ trợ tôi một cách chuyên nghiệp để quay và dựng phim trong thời gian rất ngắn. Cách đây hơn 40 năm tôi đã treo ngọn cờ của kháng chiến quân ngay giữa lòng Sài Gòn bị chiếm đóng như một sự phẫn nộ, một lời tố cáo sự tàn bạo của kẻ xâm lược, một hành động đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Nay, tôi xem bộ phim này như một ngọn cờ nhỏ của sự đoàn kết. Tôi tin ngọn cờ này sẽ kêu gọi nhiều ngọn cờ khác, vì không một con người văn minh nào chấp nhận được nạn bạo quyền, gây hấn ở thế kỷ 21 này. Bộ phim là tiếng nói chống lại sự áp bức để tôn trọng con người, tôn trọng quyền của các dân tộc. Và những việc làm của các bạn, của tôi lúc này đã góp phần nhỏ trong tiếng nói chính đáng đó!Ngự Hà (thực hiện)