Hiển thị các bài đăng có nhãn hậuquảchiếntranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hậuquảchiếntranh. Hiển thị tất cả bài đăng

04 tháng 3 2013

Nỗi Đau Da Cam


Sau tất cả những gì đã gây ra cho VN mà hậu quả để lại, tính từ bây giờ trở đi còn chưa biết đến bao giờ mới có thể khắc phục hết, thế nhưng ở VN vẫn tồn tại 1 lượng không nhỏ tư tưởng tin yêu và tôn sùng Mỹ điên cuồng, thì thực sự đó là 1 gánh nặng cho chính quyền.

VN mình có truyền thống yêu nước và bất khuất chẳng kém ai, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại 1 "truyền thống" bán nước và làm tay sai cho giặc cũng chẳng kém ai nốt!

Một chiếc trực thăng UH-1D từ Công ty Hàng không 336 phun một loại thuốc làm rụng lá trên một diện tích rừng dày đặc   đồng bằng sông Cửu Long. (Bộ Quốc phòng Mỹ / Brian K. Grigsby, SPC5)

Bí mật chiến dịch rải chất diệt lá của Mỹ tại Việt Nam (1)


Chiến dịch Ranch Hand là mật danh chỉ hoạt động phun hoá chất khai quang của không quân Mỹ xuống Việt Nam từ năm 1962 đến 1971. Hợp chất có chứa độc tố kinh khủng nhất mà con người biết đến là dioxin này đã gây ra những hậu quả dai dẳng đối với con người và môi trường ở Việt Nam.

Trước chiến dịch này, đã có một cuộc tranh cãi gay gắt trong Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ. Một bên cho rằng chất diệt lá là phương tiện hiệu quả và kinh tế nhất để phá hoại những khu rừng đang che chở cho quân đội của đối phương, nhưng một bên lại nghi ngờ tính hiệu quả của chiến thuật này và lo ngại chiến dịch có thể ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Mỹ với người dân Việt Nam. Theo những người phản đối, hoạt động này cũng sẽ khiến Mỹ bị buộc tội đang tiến hành một hình thức của cuộc chiến tranh hoá học.

Máy bay Mỹ đang rải chất độc diệt lá xuống Việt Nam 
trong Chiến dịch Ranch Hand.


Bộ Quốc phòng Mỹ nhìn chung ủng hộ kế hoạch phá hoại bằng hóa chất mùa màng và cây cối có lợi cho quân đội miền bắc Việt Nam. Nhưng một số nhân vật có ảnh hưởng trong Bộ Ngoại giao Mỹ, mà nổi bật là Roger Hilsman và Averell Harriman, lại kiên quyết phản đối ý định này. Theo họ không có cách nào có thể đảm bảo rằng chỉ có mùa màng và cây cối của "Việt Cộng" (cách mà phía Mỹ gọi lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam) mới bị tiêu diệt. Ngoài ra những sai lầm không thể tránh khỏi trong hoạt động này sẽ khiến nông dân ở miền nam Việt Nam trở nên căm ghét người Mỹ.

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.

Nhưng ngày 30/11/1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã thông qua trên nguyên tắc việc sử dụng chất diệt lá tại chiến trường Việt Nam. Đến ngày 2/10/1962, Nhà Trắng cho phép bắt đầu tiến hành rải một cách hạn chế loại hoá chất diệt lá thông qua Chiến dịch Ranch Hand. Bản thân cái tên Ranch Hand không có ý nghĩa gì đặc biệt và chỉ là một trong những mật danh tương tự như kiểu Farm Gate hay Barn Door mà quân đội Mỹ từng sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.

Biệt đội thực hiện Chiến dịch Ranch Hand được thành lập với 6 máy bay. Giai đoạn đỉnh cao của chiến dịch này vào năm 1969, biệt đội có tới 25 máy bay đặc chủng các loại. Cơ cấu tổ chức của biệt đội thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn cao điểm nhất của hoạt động rải chất diệt cỏ và rụng lá từ 1966-1970 nó được biết đến với tên gọi Phi đội biệt kích đường không số 12 (12th Air Commando Squadron) hay Phi đội chiến dịch đặc biệt số 12 (12th Special Operations Squadron). Về mặt nhân sự và phương tiện, Ranch Hand là một phần trong toàn bộ các chiến dịch của không quân Mỹ ở vùng Đông Nam Á.

Mục tiêu của Mỹ trong việc sử dụng chất diệt lá là tạo ra những vùng đất mà cây cối không thể mọc ở miền nam Việt Nam. Qua đó loại bỏ lớp nguỵ trang tự nhiên của quân đội từ miền bắc Việt Nam đang âm thầm tiến vào giải phóng miền nam tổ quốc.

Dọc các con đường, kênh rạch, và đường sắt huyết mạch, quân đội Mỹ cũng dùng hoá chất khai quang cây cối, nhằm tạo ra những "khu vực trắng" rộng hàng trăm mét gây khó khăn cho hoạt động phục kích của quân du kích.

Những cánh rừng trụi lá ở Việt Nam.

Trên chiến trường Lào, Mỹ cũng dùng chất diệt lá để xoá sổ những khu rừng đang che chở cho mạng lưới giao thông và đường mòn bí mật che cho quân giải phóng miền nam Việt Nam. Ngoài ra, họ còn có ý định qua đó khiến đối phương dễ dàng lộ diện và bị tấn công từ trên không. Những khu vực nghi có các căn cứ của quân giải phóng đều bị Mỹ tập trung rải dày đặc loại hoá chất diệt lá. Nhưng có một điều mà từ các nhà khoa học đến người dân bình thường đều có thể hình dung ra, đó là khi hoá chất độc hại đã được rải xuống môi trường thì không chỉ có cây cối, mùa màng mà chính những thường dân không hề có bất cứ phương tiện bảo vệ nào cũng sẽ bị nhiễm độc.
Bí mật chiến dịch rải chất diệt lá của Mỹ 
tại Việt Nam (2)

Cho đến năm 1964, chiến dịch phá hoại mùa màng và cây cối tại Việt Nam của quân đội Mỹ vẫn diễn ra tương đối hạn chế. Nhưng sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, hoạt động này được mở rộng và thường xuyên hơn. Cũng từ đây, Chiến dịch Ranch Hand vấp phải những phản ứng gay gắt của công luận.


Máy bay Mỹ rải hoá chất độc xuống Việt Nam.

Không quân Mỹ sử dụng các loại máy bay như C-47, T-28, B-26 và C-123 để rải hoá chất. Trong 9 năm tiến hành Chiến dịch Ranch Hand, Mỹ phun tổng cộng khoảng 19 triệu gallon chất diệt lá (tương đương 68.000 m³) xuống 20% diện tích rừng nhiệt đới và 36% khu rừng đước ở miền nam Việt Nam. Có 11 triệu gallon trong số này là chất độc Da cam (theo Operation Ranch Hand, Herbicides in Southeast Asia 1961-1971 của William A Buckingham trên website cpcug.org).

Bên cạnh những cánh rừng, mục tiêu của Chiến dịch Ranch Hand còn là tiêu diệt các cánh đồng lúa nhằm phá hoại nguồn lương thực của quân đội giải phóng Việt Nam. Quá trình mở rộng hoạt động phá hoại này tỷ lệ thuận với sự dính líu ngày càng sâu của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Cuối năm 1965, Chiến dịch Ranch Hand bắt đầu tiến hành rải chất diệt lá xuống hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Khoảng một năm sau, hoạt động phá hoại mùa màng ở Lào cũng trở thành một phần nhiệm vụ của biệt đội Ranch Hand. 

Hai chiếc C-123 đang bay thấp để rải chất diệt lá xuống rừng Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand.

Trong năm 1966 và 1967, Washington thông qua quyết định cho phun thuốc diệt lá tại khu vực phi quân sự, nơi chia cắt giữa miền bắc và miền nam Việt Nam. Mức độ hoạt động của Chiến dịch Ranch Hand do đó tăng lên đều đặn và lên đến đỉnh cao vào năm 1967, thời điểm mà không quân Mỹ rải chất diệt lá trên phạm vi diện tích 1,7 triệu acre (tương đương 7.000 km vuông).

Mỹ vấp phải phản ứng dữ đội đầu tiên của công luận trong việc sử dụng chất diệt lá vào tháng 2/1963, khi nhà báo Richard Dudman viết một loạt bài về chính sách của Mỹ tại châu Á đăng trên tờ St. Louis Post-Dispatch và các báo khác. Một trong những bài báo này cáo buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang sử dụng chiến thuật "chiến tranh bẩn thỉu" để chống lại miền bắc Việt Nam, gồm việc rải chất độc trong Chiến dịch Ranch Hand để phá hoại những cánh đồng lúa và khai quang khu vực quanh các con đường chính. 

Bài báo của Richard Dudman đã tác động sâu sắc đến một nghị sĩ bang Wisconsin là Robert W. Kastenmeier, khiến ông viết thư cho Tổng thống Kennedy để hối thúc ông chủ Nhà Trắng từ bỏ việc sử dụng chất diệt lá ở Việt Nam và gọi đây là vũ khí hoá học. 

Tháng 5/1964, Chiến dịch Ranch Hand tiếp tục bị báo chí Mỹ công kích dữ dội. Bài báo của phóng viên Jim G. Lucas thuộc hãng tin Scripps-Howard tố cáo một máy bay thuộc biệt đội Ranch Hand đã rải cả chất diệt lá xuống một ngôi làng không phải của đối phương ở đồng bằng sông Cửu Long, phá hoại cánh đồng lúa và vùng trồng dứa của người địa phương. 


Quân nhân Mỹ đang nạp hoá chất lên một chiếc máy bay C-123 tại căn cứ Tây Sơn Nhất để chuẩn bị đem phun, năm 1965

Tờ Washington Post cho đăng lại câu chuyện trên của Jim G. Lucas và đăng bài xã luận kêu gọi chấm dứt việc sử dụng chất diệt lá ở miền nam Việt Nam. Tờ báo cho rằng, chất độc diệt lá không thể nào phân biệt được đâu là quân du kích đâu là người địa phương để tấn công.

Sự chỉ trích của cộng đồng các nhà khoa học dân sự cũng là một trở ngại đối với Chiến dịch Ranch Hand. Đầu năm 1964, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ phản đối việc sử dụng chất diệt lá ở Việt Nam và cho rằng, Mỹ đang lợi dụng cuộc chiến như một cơ hội để thí nghiệm chiến tranh bằng vũ khí sinh học và hoá học. 

Tháng 1/1966, Giáo sư John Edsall của Đại học Harvard cùng một nhóm 29 nhà khoa học Boston lên tiếng phản đối việc phá hoại mùa màng ở Việt Nam. Họ cho đây là hành động dã man và tấn công bừa bãi vào cả dân thường lẫn những người tham gia cuộc chiến đấu. Khoảng một năm sau, Cố vấn khoa học của tổng thống Mỹ nhận được bản kiến nghị có chữ ký của hơn 5.000 nhà khoa học, gồm 17 người được giải Nobel và 129 thành viên Viện hàn lâm khoa học quốc gia. Họ hối thúc Tổng thống Johnson phải ngưng việc sử dụng các loại hoá chất gây sát thương và phá hoại mùa màng ở Việt Nam. 

Tuy nhiên, vào thời điểm đó của cuộc chiến, sự phản ứng của công luận không thể ngưng được việc Mỹ mở rộng Chiến dịch Ranch Hand. Hoạt động phun hoá chất độc của không quân Mỹ xuống các cánh đồng và khu rừng ở Việt Nam vẫn tiếp tục bất chấp dư luận. 

Bí mật chiến dịch rải chất diệt lá của Mỹ 
tại Việt Nam (3)

Khi chính quyền Nixon bắt đầu thực hiện chính sách giảm dần sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vào năm 1969, Chiến dịch Ranch Hand cũng vì đó chịu nhiều sức ép và cuối cùng phải chấm dứt. 

Máy bay Mỹ rải chất độc diệt lá có chứa dioxin xuống Việt Nam

Cuối năm 1969, biệt đội rải hoá chất độc của không quân Mỹ xuống Việt Nam nhận được lệnh giảm bớt 30% hoạt động. Trong thời gian này, Thượng viện Mỹ cũng đang tranh cãi về việc thông qua Công ước Geneva cấm tiến hành chiến tranh bằng vũ khí sinh học và hoá học. Tổng thống Nixon ủng hộ việc phê chuẩn nhưng muốn đảm bảo rằng, Công ước Geneva không áp dụng đối với chất diệt lá và những "hoá chất chống bạo loạn". Lúc đó chính quyền Nixon cũng có nhiều lý do chính trị để muốn dừng hoàn toàn Chiến dịch Ranch Hand.

Năm 1969, một nghiên cứu của Mỹ được công bố cho thấy, khi thí nghiệm trên chuột thì những thành phần của chất độc da cam sẽ dẫn tới việc sinh con quái thai, hoặc thai nhi chết ngay khi sinh. Trong khi đó, báo chí miền nam Việt Nam cũng đăng tải nhiều thông tin về việc chất độc da cam đã gây ra những khiếm khuyết của trẻ sơ sinh địa phương

3 chuyến bay cuối cùng của những chiếc C-123 trong Chiến dịch Ranch Hand rải chất diệt lá và phá hoại mùa màng ở Việt Nam diễn ra vào ngày 7/1/1971, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Đến ngày 31/10 cùng năm, chiếc trực thăng chuyên đi rải chất diệt lá của Mỹ cũng tiến hành chuyến bay cuối cùng tại Việt Nam. Sau đó, hoạt động bị dư luận chỉ trích và lên án này bị ngưng vĩnh viễn sau 9 năm liên tục. 

Nhưng sự chấm dứt của Chiến dịch Ranch Hand cũng không thể kết thúc cuộc tranh cãi về việc rải chất độc diệt lá trên diện rộng tại Việt Nam đã ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái và sức khỏe con người địa phương, cũng như những người Mỹ từng phục vụ tại đó. Theo một quyết định của quốc hội Mỹ, năm 1970 Bộ Quốc phòng nước này hợp đồng với Học viện khoa học quốc gia để nghiên cứu những ảnh hưởng của chất diệt lá tại Việt Nam, một cuộc nghiên cứu mà các nhà khoa học dân sự mong muốn từ lâu. Sau 3 năm, họ cũng thừa nhận chất diệt lá có gây ra những ảnh hưởng đối với trẻ em

Lê Thị Linh, một nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Linh đã 16 tuổi nhưng nặng chỉ khoảng 30kg. Cô bé bị câm và điếc.

Vấn đề tác hại của chất diệt lá ở Việt Nam đối với sức khoẻ con người được khơi dậy vào ngày 22/3/1978, khi truyền hình Chicago phát một bản tin cho biết, có 41 cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam sống ở Midwest bị ảnh hưởng vì phơi nhiễm chất độc da cam trong Chiến dịch Ranch Hand. Những năm sau đó, ảnh hưởng của chất diệt lá đối với các cựu binh trở thành một chủ đề được quan tâm rộng rãi của giới khoa học và chính trị tại Mỹ.

Những người phản đối việc sử dụng chất diệt lá trong chiến tranh Việt Nam tiếp tục đặt câu hỏi về tác hại của nó, đặc biệt là chất độc da cam, đối với sức khoẻ con người. Theo nhiều tài liệu, quân đội Mỹ sử dụng 10 loại chất diệt lá khác nhau tại Việt Nam, phần lớn là biến thể của chất 2,4-D (D chỉ dichlorophenoyxyacetic acid) hoặc 2,4,5-T (T chỉ trichlorophenoxyacetic acid). Các tên gọi như "chất độc da cam", "chất độc hồng", "chất độc lục", "chất độc tía", "chất độc xanh"... là căn cứ trên những dải sơn của các thùng hoá chất sử dụng trong Chiến dịch Ranch Hand (mỗi thùng chứa 55 gallon). Trong đó, những thùng sơn màu da cam được xem là nguy hiểm nhất vì có chứa dioxin. 

Ngày 17/4/1995, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, sau khi Mỹ rải hoá chất diệt lá ở Việt Nam thì mức độ dioxin có trong những người sống ở miền nam cao gấp 900 lần so với những người sống ở miền bắc. Phát hiện này cho thấy,những người ở miền nam Việt Nam từng bị phơi nhiễm trong chiến dịch rải hoá chất của Mỹ có nguy cơ rất cao mắc chứng bệnh ung thư, các căn bệnh về đường sinh sản và những vấn đề sức khoẻ khác

Tài liệu tham khảo

1. Ranch Hand của Walter J. Boyne, tạp chí Airforce tháng 8/2000
2. Operation Ranch Hand and The Law of War của Averil Charles Ramsey, The Vulcan Historical Review 4 (năm 2000).
3. Operation Ranch Hand, Herbicides in Southeast Asia 1961-1971 của William A Buckingham, đăng trên website www.cpcug.org
4. Các website: globalsecurity.org và landscaper.net.
Tận mắt những vật chứng kinh hoàng 
gây nên 'nỗi đau da cam'

Hàng chục hiện vật nguyên gốc, là vật chứng cho sự tàn khốc cuả chiến tranh hoá học với sự huỷ diệt môi sinh khủng khiếp đã được đưa ra trước công chúng, đem lại cho người xem trải nghiệm trải nghiệm sâu sắc về nỗi đau mà chất độc da cam gây ra cho tới ngày hôm nay. 

Từ ngày 26/7, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam diễn ra triển lãm chuyên đề mang tên “Nỗi đau da cam”, quy tụ hơn 300 hiện vật, hình ảnh và tư liệu quý tập trung vào 3 chủ đề lớn: Quân đội Mỹ gây ra thảm hoạ da cam ở VN; VN khắc phục hậu quả chất độc da cam và Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam. 

Đáng chú ý tại triển lãm là sự có mặt của hàng chục hiện vật nguyên gốc, là vật chứng cho sự tàn khốc cuả chiến tranh hoá học với sự huỷ diệt môi sinh khủng khiếp lần đầu tiên được đưa ra trước công chúng. Chúng đem lại cho người xem trải nghiệm trải nghiệm sâu sắc về nỗi đau mà chất độc da cam gây ra cho tới ngày hôm nay. 

Đến nay có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị huỷ hoại trực tiếp hoặc gián tiếp bởi chất độc da cam. Những con số này do chính những người nước ngoài ghi nhận, trong đó đáng kể là các tổ chức chống hiểm hoạ chất độc hoá học da cam ở châu Mỹ và châu Âu.

Một số hình ảnh được ghi nhận:

Thùng phuy chứa chất độc CS, Mỹ sản xuất và sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam ta thu được trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, năm 1968.
Chất độc CS không tàn phá môi trường mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của con người.

Can nhựa đựng chất độc CS do Mỹ sản xuất và trang bị cho quân đội. 
Ta thu được vào tháng 6/1970.

Thùng chiến thuật E158 - R2 được Mỹ thả từ máy bay lên thẳng làm có khả năng làm ô nhiễm 
một khu vực rộng lớn lên tới 6500m2, với thời gian nhiễm độc từ 10 - 15 phút.

Những đầu đạn có chứa chất độc hoá học quận đội Mỹ đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam.

Đầu đạn hoả tiễn hoá học 2,75 inch WP của Mỹ, ta thu được trong trận Cầu Ván, Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, Cần Thơ tháng 4/1966.

Mặt nạ phòng độc M 10C2, Mỹ sản xuất và trang bị cho lực lượng tác chiến trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Một trong hàng chục tài liệu của địch về việc sử dụng chất độc da cam trong chiến tranh được trưng bày tại triển lãm.

Bộ khí tài phòng da L1, chiến sĩ Tiểu đoàn 903, Binh chủng Hoá học trong quá trình tham gia khắc phục xử lý chất độc CS do Mỹ để lại sau chiến tranh tại khu vực đèo Cù Mông, Bình Định, tháng 11/2005.

Những hình ảnh ghi lại các di chứng nặng nề của chất độc da cam tác động đến nhiều thế hệ, với các bệnh da liễu, nứt đốt sống, dị tật cơ thể và tâm thần.

Những nạn nhân của chất độc da cam đã được xã hội quan tâm và giúp đỡ với nhiều hình thức phong phú cả về vật chất và tinh thần. Cuộc vận động sáng tác ca khác "Vì nạn nhân chất độc da cam" năm 2010-2011 là một ví dụ.

Nụ cười của những em nhỏ bị di chứng chất độc da cam tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương.

Chị Phạm Thị Vượng sinh năm 1978 ở xã Bình Trung, Bình Sơn, Quảng Ngãi là một nạn nhân của chất độc màu da cam. Chị chỉ cân nặng 12kg, cao 0,8m, bị bại liệt bẩm sinh nửa người dưới nhưng vẫn tự học văn hoá, nữ công gia chánh, bán hàng nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.

Triển lãm cũng đã trưng bày các sản phẩm do chính các nạn nhân của chất độc da cam làm ra. Trong ảnh là một món quà lưu niệm do nạn nhân chất độc ca cam ở cơ sở khuyết tật An Phúc - Bình Hưng Hoà - TP HCM thực hiện.

Người Mỹ bị bưng bít thông tin về nạn nhân
da cam ở Việt Nam


'Người Mỹ bị bưng bít thông tin về nạn nhân da cam ở Việt Nam', đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Hiền, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam sau khi kết thúc cuộc Hành trình đòi công lý kéo dài hơn một tháng trên đất Mỹ.

Chuyến đi kéo dài hơn một tháng, qua 7 thành phố lớn của Mỹ gồm: Los Angeles, Chicago, Atlanta, Washington, New York, San Francisco và Seattle. Theo bà Hiền, những người cựu chiến binh (CCB) Mỹ rất nhiệt tình và hăng say cổ vũ cho đoàn đi đòi công lý. Ông Geof, Chủ tịch hội CCB Mỹ tại chiến trường Iraq, đã đưa đoàn đến gặp các Nghị sĩ Quốc hội và tuyên bố với họ: “Bây giờ mới chỉ là bắt đầu thôi, chúng ta sẽ còn gặp nhau nhiều. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng công lý vẫn chiến thắng”. 

Bà Hiền (bên trái), các thành viên trong đoàn và những người CCB Mỹ trong cuộc “Hành trình đòi công lý” trên đất nước Mỹ. (Ảnh do bà Nguyễn Thị Hiền cung cấp).

Đại đa số người dân Mỹ đều rất bức xúc vì lâu nay bị bưng bít thông tin về hậu quả của chất độc hóa học đối với nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, ngày 20/4, sau khi nghe một nhân chứng sống nói chuyện, một bạn sinh viên trường Jones College Prep (thuộc thành phố Chicago), bức xúc: “Tại sao Chính phủ Mỹ lại che giấu chuyện này? Tại sao không công khai cho chúng tôi biết? Người Mỹ chúng tôi cảm thấy xấu hổ vì những gì mà Chính phủ Mỹ đã gây ra ở Việt Nam. Công ty Dow (Công ty sản xuất chất dioxin cho quân đội Mỹ ) thật tồi tệ, Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm với việc này”. Kết thúc buổi nói chuyện này, có khoảng gần 100 sinh viên trường Western Washington cùng bà con Việt kiều đã xuống đường biểu tình đòi công lý.

Chuyến đi vừa qua, đoàn đã gặp 10 Nghị sĩ Quốc hội Mỹ. Hầu hết các Nghị sĩ Mỹ đều cho biết, họ chỉ mới nghe và nhìn thấy các vấn đề về hậu quả của chất độc hóa học trong các văn bản báo cáo của Công ty Dow (đa số báo cáo đều sơ sài và phản ánh không đúng sự thật). “Khi chúng tôi đưa ra các bức ảnh chụp về các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học da cam Việt Nam, nhiều Nghị sĩ đã rơi nước mắt”, bà Hiền nói. Một nghị sĩ người Ancador đã nói với chúng tôi: “Nếu chúng tôi gặp và biết các bạn sớm hơn thì sẽ mời các bạn đến tham dự buổi điều trần nói về chất độc da cam và công ty Dow. Chúng tôi ủng hộ các bạn”. 

Bà Hiền cho hay, trong vụ kiện sắp tới, ngoài các yếu tố “lý và tình”, chúng ta còn được dư luận quốc tế và rất nhiều người yêu chuộng hòa trên thế giới ủng hộ. 

Theo DVO
Ở xứ xở sương mù, có một nhà hoạt động xã hội từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản chiến trong chiến tranh ở Việt Nam, đó là ông Len Aldis. Lúc ấy, ông mong ước được đến Việt Nam để tận mắt thấy những điều diễn ra ở đất nước mà ông yêu mến. 

Năm 1989, lần đầu tiên ông đến Việt Nam, chứng kiến nỗi bất hạnh của những người bị nhiễm chất độc da cam. Khi trở về nước, ông đã cùng những người bạn Anh yêu mến Việt Nam thành lập Hội Hữu nghị Anh - Việt vào năm 1992 mà ông là Tổng thư ký Hội. Từ đó đến nay, Hội Anh - Việt đã tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển, giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở các tỉnh Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tây, Nam Định, Hải Phòng, Hà Tĩnh, giúp nạn nhân chất độc da cam ở Làng Hòa Bình và các địa phương khác. 

Ở Anh, ông Len Aldis thường xuyên đến nói chuyện ở các trường đại học, các hội, nhóm, tổ chức triển lãm ảnh, chiếu phim về hậu quả của chất độc da cam nhằm để mọi người biết về hậu quả của chất độc giết người này. Ông đã làm cầu nối kêu gọi các tổ chức phi chính phủ Anh, như “Tổ chức trợ giúp y tế và khoa học cho Việt Nam, Campuchia, Lào” giúp dự án, vận động gởi giáo viên tình nguyện giúp các tỉnh miền núi. Ngoài ra, ông thường xuyên tổ chức bán hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam để gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. 

Ông Len Aldis được đông đảo người dân Việt Nam biết đến qua sáng kiến ký tên đòi công lý petitiononline. Ông đã tập hợp hàng triệu chữ ký của những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên khắp thế giới dành cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, trong đó có nhiều nghị sĩ Quốc hội Anh. Ông nói, đây là cuộc đấu tranh vì hòa bình, công lý và là vấn đề vô cùng lớn, do đó rất cần có sự chia sẻ, tiếp sức và giúp đỡ của nhiều người trên thế giới.

Ông cùng Hội Hữu nghị Anh - Việt đã kêu gọi tất cả các nghị sĩ Nghị viện châu Âu vận động chính phủ Anh đề nghị Liên Hiệp Quốc lấy ngày 10/8 hàng năm là “Ngày Quốc tế các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Trong cuộc vận động này, có nhiều người bạn trên thế giới đã đồng tình và ủng hộ sang kiến cần có một ngày để toàn thế giới quan tâm tới nạn nhân da cam. Ông đã gửi thư kêu gọi Tòa Phúc thẩm Mỹ đem lại sự công bằng cho các nạn nhân chất độc da cam, và chuyển toàn bộ số chữ ký và địa chỉ trực tuyến trên trang web petitiononline đến Tòa án Phúc thẩm New York, góp tiếng nói đòi công lý cho các nạn nhân Việt Nam.

Ông Len Aldis đã đến TPHCM nhiều lần, thăm trẻ em bị nhiễm chất độc da cam Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ. Trong cuộc gặp gỡ bạn bè thế giới nhân lễ kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông bày tỏ: “Chiến tranh đã kết thúc, nhưng vẫn còn một cuộc chiến khác. Tại bảo tàng, tôi đã xem những hình ảnh và gặp nhiều nạn nhân chất độc da cam còn sống. Tôi xin dành thời gian còn lại của tôi để làm điều gì đó cho những nạn nhân này”. 

Ông dự đám cưới Đức – Tuyền, dự Tọa đàm “Bạn bè quốc tế đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”, gặp gỡ thanh niên, sinh viên, phóng viên báo chí, chia sẻ kinh nghiệm về cuộc đấu tranh đòi công lý cùng các biện pháp giúp đỡ nạn nhân, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam.

Tháng 4 vừa qua, chính ông Len Aldis cùng Hội Hữu nghị Anh - Việt phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (LSE) tổ chức buổi tọa đàm về hậu quả của chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tại Việt Nam. Đông đảo sinh viên Việt Nam, sinh viên Anh và các nước đã theo dõi phim tư liệu “Những nẻo đường công lý” (Path to Justice) và những hình ảnh nói về hậu quả của chất độc da cam/dioxin mà nhiều thế hệ người Việt Nam hiện đang phải gánh chịu. Ông Len Aldis cũng giới thiệu về quá trình Việt Nam theo đuổi vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ sản xuất ra chất diệt cỏ có chứa dioxin được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, trao đổi những vấn đề liên quan đến tính pháp lý, những bằng chứng và triển vọng của vụ kiện với các sinh viên và bạn bè quốc tế. Ông tâm sự: “Đây là một cuộc chiến đấu bền bỉ, chúng ta không được phép dừng lại, không được cho phép mình bỏ cuộc”. 

Đã hơn 30 lần ông Len Aldis đến thăm Việt Nam. Hai thập kỷ qua, ông luôn làm hết sức mình để nhiều người trên thế giới hiểu về tình hình những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ông cho biết, điều ông trăn trở là tuy chiến tranh đã lùi xa, nhưng di chứng của chất độc da cam vẫn còn hiện hữu trên hàng trăm ngàn nạn nhân. Ông đã viết thư cho Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Kofi Anna, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, Quốc hội Mỹ, Công ty Monsanto, các công ty hóa chất của Mỹ, tòa án Mỹ, kêu gọi trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Trong bức thư gởi Tổng thống Obama ngày 8/12/2008, ông viết: “Ngài Tổng thống, công lý sẽ đòi hỏi ngay trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên là giúp những nạn nhân đau khổ này - và gia đình của họ - nhận được những đền bù mà họ hết sức xứng đáng. Với hàng ngàn người đã chết, công lý đã bị chối từ. Tôi khẩn thiết đề nghị ngài, đừng chờ đợi bất cứ phán xét của tòa án Mỹ nào nữa, các nạn nhân đã đợi chờ và chịu đựng đủ lâu rồi”.

Ngày 30/4/2009, Ông Len Aldis đã lập đơn kiến nghị trực tuyến gởi cho Tổng thống Barack Obama và các nghị sĩ Mỹ, phản đối phán quyết của tòa án Mỹ, đến nay đơn kiến nghị này được nhiều người Việt Nam và bạn bè quốc tế ký tên ủng hộ.

Với những đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hữu nghị. UBND TPHCM đã trao tặng huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh cho ông. Ông Len Aldis khẳng định sẽ tiếp tục dành thời gian để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Nguyễn Thị Mỹ Tiên
(Tổng thư ký Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM)

Trang web do Len Aldis sáng lập http://www.lenaldis.co.uk/ 

14:30, Thứ Sáu, 24/2/2012

Theo eastlondonadvertiser.co.uk, các nạn nhân chất độc da cam ( thứ chất diệt cỏ mà máy bay Mỹ rải xuống trong cuộc chiến tranh Việt Nam vào những năm 1960) đã chính thức gửi thư cho các nhà tổ chức Thế vận hội Olympics London 2012 trong tuần này, để phản đối công ty Dow Chemical tham gia tài trợ 7 triệu bảng Anh.

Hội các nạn nhân chất độc da cam Hà Nội đã yêu cầu Ủy ban tổ chức Thế vận hội Olypics London 2012 do Huân tước Coe làm chủ tịch khước từ Dow Chemical, công ty đã sản xuất chất độc da cam.
Nạn nhân của chất độc da cam tại tỉnh Bình Phước. Ảnh minh họa

Bức thư nhấn mạnh: “Thế vận hội Olympics là biểu tượng chiến thắng của trí tuệ và thể lực của con người khi các vận động viên tham gia thi đấu. Dow là một trong những công ty chính sản xuất và cung cấp các loại hóa chất độc cho quân đội Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam, các loại thuốc diệt cỏ được gọi chung là chất độc da cam có chứa dioxin, một trong những hóa chất độc hại nhất mà khoa học được biết đến. Hàng triệu người đã thiệt mạng và hàng trăm ngàn trẻ em sinh ra với các dị tật bẩm sinh."

Bức thư này được gửi đi tiếp theo sau một cuộc bỏ phiếu của Hội đồng khu Tower Hamlets vào tháng trước kêu gọi Ủy ban Thế vận hội Olympics khước từ công ty Dow với tư cách là đối tác tài trợ, để đáp lại sự uỷ nhiệm của ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt./.

Võ Thắng


Người dân Ấn Độ tẩy chay Olympic London 2012
Thứ ba, 28/02/2012, 11:33 (GMT+7)
Hãng tin AFP ngày 28-2 cho biết, khoảng 20.000 nhà hoạt động và nạn nhân còn sống sót trong vụ rò rỉ khí độc năm 1984 tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty sản xuất hóa chất Dow Chemical ở Bhopal (Ấn Độ), đã nộp đơn thỉnh cầu yêu cầu chính phủ Anh loại công ty Dow Chemical khỏi danh sách nhà tài trợ cho Thế vận hội Olympic London 2012.

Trước đó, những người này đã kêu gọi Ấn Độ không tham gia Olympic London để phản đối việc công ty Dow tài trợ cho đại hội thể thao này.


Chiến dịch đòi công lý cho các nạn nhân của Dow Chemical được phát động từ cuối năm qua, nhân dịp kỷ niệm 27 năm ngày xảy ra tai nạn công nghiệp tệ hại nhất thế giới giết chết hàng ngàn người và gây bệnh cho hàng ngàn người khác. Công ty Dow Chemical của Mỹ trả cho Ấn Độ 470 triệu USD để bồi thường cho các nạn nhân. Tuy nhiên, các nạn nhân tại Bhopal nói rằng như vậy vẫn chưa đủ. 
H.Xuân


Thêm một tiếng nói vì nạn nhân da cam
Thứ sáu, 09/03/2012, 03:04 (GMT+7)
LTS: Cuối tháng 2 vừa qua, hàng chục ngàn nhà hoạt động xã hội, nạn nhân sống sót trong vụ rò khí độc tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Công ty Hóa chất Dow Chemical ở Bhopal, Ấn Độ (năm 1984) đã yêu cầu Ủy ban Olympic và Paralympic London 2012 loại Dow Chemical khỏi danh sách nhà tài trợ Olympic. Mới đây, Thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, ông Len Aldis, đã gửi một bức thư đến các thành viên của ủy ban trên, lên án nhà tài trợ Dow Chemical, công ty đã sản xuất chất độc da cam cho quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam và nay đang phủ nhận mọi tội ác của mình. Ông Len Aldis đã gửi riêng Báo SGGP bức thư này.
Chỉ còn vài tháng nữa, 336 tấm biển quảng cáo lớn cho một công ty chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm ngàn người sẽ bao quanh các sân vận động tổ chức Olympic. Đó là Dow Chemical, công ty mà bất kỳ ai cũng biết qua các phiên tòa mới đây xét xử về tội xả hàng tấn chất thải độc hại vào sông, hồ gần các nhà máy của công ty này ở Mỹ. 

Ngoài ra, Dow Chemical còn được quốc tế quan tâm qua các vụ kiện của các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ, những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Nhưng tôi xin được nhắc các vị (thành viên ủy ban tổ chức) rằng tội ác lớn nhất của Dow Chemical và 35 công ty hóa học khác (đứng đầu bởi Monsanto) là sản xuất chất độc da cam tàn phá miền Nam Việt Nam trong thời gian 10 năm. Vâng! Quân đội Mỹ đã rải 80 triệu lít hóa chất giết người lên các khu rừng, đồng ruộng, làng mạc, người dân từ tháng 8-1961 đến năm 1971. Hàng ngàn người chết, trong đó không ít bào thai đã chết lưu. 

Hậu quả ghê rợn của chất độc da cam vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thế hệ thứ 4 của người Việt Nam khi không ít trẻ em sinh ra với dị tật trên cơ thể. Những tổn thương các em phải chịu đựng được truyền từ ông bà, cha mẹ của các em, những người mang trong mình chất độc da cam.

“Di sản” mà Dow Chemical và các công ty hóa chất khác để lại cho Việt Nam là 4 triệu người bị ảnh hưởng. Kể từ năm 1989, lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi đã chứng kiến rất nhiều những thảm kịch mang tên chất độc da cam. Những trẻ sơ sinh không có chân tay; kích thước của đầu to gấp 4 lần bình thường, não bộ bị chết dần chết mòn… đều là nạn nhân của chất độc da cam. Tôi đã gặp gỡ những thanh niên không có chân tay, cả cuộc đời họ phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn. Họ không thể tự chăm lo cho bản thân mình. 


Ở Đồng Nai, tôi đã gặp một người mẹ với 2 cô con gái không thể đi lại, không thể nói. Một cô năm nay 42 tuổi, cô còn lại 36 tuổi. Trong hơn 40 năm qua, người mẹ đã chăm sóc các con mình. Tôi đau xót tự hỏi rằng đến khi bà mẹ già đó qua đời, ai sẽ là người chăm lo cho 2 người con gái? Thật sự đau lòng và phẫn nộ khi chiến tranh đã kết thúc mà hậu quả để lại bởi chất độc da cam quá tàn khốc cho người Việt Nam.

Đó là những gì mà Dow Chemical đã làm với người dân Việt Nam. Dường như mỗi người trong các vị đang rất ủng hộ việc để Dow Chemical là nhà tài trợ của Olympic và Paralympic, sự kiện thể thao của hành tinh vào ngày 27-7 tới tại London. Các vị đang làm một công việc mà rất nhiều các quốc gia, tổ chức trên thế giới phản đối mạnh mẽ. Thật đáng hổ thẹn! 

LEN ALDIS
ĐỖ VĂN (dịch)


Bản tiếng Anh của bức thư có thể đọc trên trang web của Len Aldis An Open Letter to British Athletes and the 2012 Olympics.

Những hình ảnh quá đau lòng về “nỗi đau da cam” VN

Wed, 24 Apr 2013 06:29:00 GMT
(Kienthuc.net.vn) - Những hình ảnh về di chứng của chất độc da cam do nhiếp ảnh gia huyền thoại Philip Jones Griffiths thực hiện ở VN năm 1980 sẽ khiến nhiều người sốc…

Bà Vũ Thị Lam với cô con gái tên Liên (8 tuổi) và Hiền (6 tuổi) ở Nam Định, cả hai đều sinh ra không có tròng mắt. Cha của các em, ông Đàm Việt Thước bị nhiễm chất độc da cam khi tham gia lái xe ở đường Trường Sơn trong chiến tranh Việt Nam.

 Ba anh chị em ruột mắc các triệu chứng gây biến dạng chi được nuôi dưỡng tại trại trẻ mồ côi số 6, TP. HCM. Chúng đã bị cha mẹ bỏ rơi gần bệnh viện Từ Dũ.

Cơ sở nghiên cứu của bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP. HCM là nơi lưu giữ nhiều thi thể hài nhi đã chết do di chứng chất độc da cam.

Một cặp song sinh dính liền và dị dạng do hậu quả chất độc da cam được bảo quản trong dung dịch formaldehyde ở bệnh viện từ Dũ.

Một hài nhi có hai khuôn mặt.

 Những thân thể không còn rõ hình dáng con người.

Có lẽ, những hình ảnh đau lòng như thế này có thể làm rúng động những người có trái tim sắt đá nhất.
  Đứa con trai dị dạng của bà Lê Hữu Thìn vừa ra đời tại bệnh viện Việt Đức. Chồng bà, ông Nguyền Văn Oanh làm lái xe ở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời gian cao điểm của hoạt động rải chất độc hóa học của Mỹ.

ột em bé sinh ra với bộ não nhỏ, môi sứt, tai và khung xương sườn dị dạng ở TP. HCM. Em đã qua đời một ngày sau đó.
 Vẻ mặt thất thần của một sản phụ trẻ, người đã sinh ra đứa trẻ ở bức ảnh trước. 
 iấy xét nghiệm kèm ảnh của một nạn nhân chất độc da cam tên Đoàn Thị Liên, hiện vật bảo tàng chứng tích chiến tranh, TP HCM.
 Nỗi đau da cam sẽ còn ám ảnh người Việt Nam trong nhiều năm nữa…


31 tháng 7 2012

Chiến tranh đã đi qua hơn 1/4 thế kỷ thế nhưng đến nay nhiều hài cốt các liệt sĩ mới được khai quật, tìm thấy

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/07/ba-ho-chon-tap-the-o-khu-trai-linh-my/
Tại khu vực đồn trú của lính Mỹ trước đây, cơ quan chức năng phát hiện nhiều hài cốt kèm theo một số vật dụng của quân giải phóng bị chôn ở tư thế ngồi.

Đây có thể là các chiến sĩ giải phóng bị tra tấn rồi chôn sống.

Chiến tranh đã đi qua hơn 1/4 thế kỷ thế nhưng đến nay nhiều hài cốt các liệt sĩ mới được khai quật, tìm thấy ở khu vực miền Trung. Ảnh: Trí Tín.

04 tháng 5 2011

Giáo dục Cách mạng và Xoá mù chữ ở Nam Bộ

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dù chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt, nhưng nền giáo dục cách mạng vẫn được duy trì. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, dù bom rơi, đạn lạc, nhưng ở nhiều vùng kháng chiến những con chữ vẫn được gieo đều đặn. Từ phong trào này đã tạo ra những hạt giống đỏ, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi.

Thành phố Hồ Chí Minh

Sài Gòn trước năm 1975 là nơi tập trung của cải và trí tuệ của chế độ cũ nhưng tồn tại cùng với nó là một bộ phận cư dân không hề nhỏ sống ở xóm nước đen, gầm cầu nghèo khó, thất học, đầy dẫy tệ nạn. Trẻ em 7-8 tuổi còn chưa được đến trường, người lớn mù chữ nhiều vô kể. Do vậy, ngay sau giải phóng, xóa mù chữ được xem là nhiệm vụ cấp bách. Theo đó, những lớp học gieo ánh sáng văn hóa được mở ra ở khắp nơi trong thành phố. Thầy Nguyễn Hữu Danh, người trực tiếp đứng lớp xóa mù chữ những ngày đó nhớ lại: từ 7 giờ tối là lớp học đã được mở đến khuya, người dân thuận giờ nào học giờ đó. Ở đâu có người học là ở đó có lớp, có khi ở nhà dân, lúc ở nhà thầy, trụ sở cũng biến thành lớp học. Lớp học chỉ có vài người cũng dạy, cả người lớn học chung với trẻ nhỏ. Dưới ánh đèn dầu leo loét, từ trẻ nhỏ, dến những cụ già đeo kính lão, các chị phụ nữ bụng mang dạ chữa, bế con... theo học lớp xóa mù.

Cả người học người dạy đều có chung mong muốn tốt đẹp nhất là biết chữ, có văn hóa để xây dựng đất nước, nhờ vậy mà chỉ sau một năm thành phố đã căn bản xoá nạn mù chữ. “Mình tổ chức những đoàn đi xóa mù chữ, phổ cập ở xóm lao động nghèo, vùng sâu vùng xa. Ban đêm chia 4 đoàn đi ra 4 phía, hết giờ làm việc ở Sở đoàn đi phổ cập có khi đến 11-12 giờ đêm mới về… nhất là khu vực ngoại thành như Củ Chi, đến 9 giờ đêm người dân mới đi làm đồng về, mình vận động người dân ra lớp xóa mù chữ nửa tiếng đến một tiếng”, thầy Nguyễn Hữu Danh nói. Không chỉ phong trào xóa mù chữ có độ lan tỏa mà số lượng học sinh ở những năm học đầu tiên sau giải phóng cũng tăng đột biến và có sức sống vô cùng mạnh mẽ. Bởi người dân đã động viên con em của mình đi học phổ thông, có trình độ, kiến thức để sau này còn góp phần xây dựng đất nước. Tuy nhiên, chưa kịp mừng thì nỗi lo đã tới. Bởi lúc bấy giờ số trường học không đủ đáp ứng đông đảo người dân đang trong tinh thần hăng hái quyết tâm tìm con chữ. Đặc biệt, còn khu vực ven đô, ngoại thành nhiều trường cũ tạm bợ, phòng ốc rất thiếu thốn, trang thiết bị dạy học hầu như không có gì.

Quê gốc Sài Gòn, năm 1955 thầy Nguyễn Hữu Danh là một trong những người tập kết ra Bắc, được cử học đi học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, dạy Trường học sinh miền Nam Đông Triều. 20 năm sau, thầy là một trong những người nhận nhiệm vụ tiếp quản giáo dục Sài Gòn và xây dựng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong nổi tiếng hiện nay. Thầy Danh kể lại, 11h30 ngày 30/4/1975 thành phố Sài Gòn được giải phóng. 17h30 chiều hôm đó, đoàn giáo dục có 5 người gồm thầy, cô Minh Đoài, cô Loan, thầy Bảy, thầy Trung nhận quyết định về tiếp quản giáo dục Sài Gòn. Lúc đó, Tố Hữu thay mặt Bộ Chính Trị dặn mọi người “bằng bất cứ giá nào phải làm tất cả những cái làm được cho nhân dân Sài Gòn”. Ngày 2/5/1975, đoàn giáo dục cùng khoảng 600 người ở tất cả các ngành xuống tàu biển cấp tốc vào Sài Gòn tiếp quản.

Trở về quê sau 20 năm, vốn thông thạo ngoại ngữ trong quá trình học phổ thông (tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức), nhiệm vụ đầu tiên thầy được giao là giúp Sở Y tế phân loại thuốc thu được từ chế độ cũ. Sau đó, thầy được phân công làm ở phòng THPT, phòng bổ túc văn hóa (sở GD-ĐT), đồng thời giảng dạy chính trị cho cán bộ, xóa mù chữ: “Chúng tôi thống kê, năm 1976 – 1977, TP.HCM có khoảng 40.000 trẻ em thất học chưa kể người lớn không biết chữ. Nếu thực hiện xóa mù theo lớp thì mỗi năm chỉ tối đa dạy được 9.000 trẻ. Sở Giáo dục quyết định mở lớp đêm, từ 7h tối đến khuya, người dân thuận giờ nào học giờ đó. Xong công việc ở sở, đêm đến sở chia 4 đoàn đi 4 phía khác nhau, vào tận góc xóm, ở đâu có người học ở đó có lớp, lúc học ở nhà dân, nhà văn hóa, hội trường… Khu vực ngoại thành như Củ Chi, Hóc Môn chúng tôi chờ người dân đi làm đồng về rồi vận động ra lớp xóa mù đến 11-12 giờ đêm mới về” thầy Danh nhớ lại.

Thầy Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT, những năm đó công tác tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu huyện Hóc Môn kể: Thời gian đầu sau ngày giải phóng miền Nam, một số lớp học dựng tạm bằng tranh tre nứa lá, phải học tăng ca, ca 3, ca 4 mới đủ xoay vòng. Hình ảnh giáo viên chạy ngược xuôi ra vô nội - ngoại thành trên những xe đạp cà tàng hoặc bám vào thanh ngang của xe đò để kịp giờ lên lớp là rất phổ biến. “Lúc đó, trường vừa thiếu vừa ọp ẹp nên không đủ chỗ cho các cháu học, thường học buổi sáng, buổi chiều là hai buổi, xen vào khoảng giữa đó là lớp học ca trưa, cuối buổi chiều có thêm một ca nữa để tận dụng cơ sở vật chất trong điều kiện còn thiếu. Sau giải phóng tinh thần là huy động trẻ ra lớp để đảm bảo tất cả trẻ trong độ tuổi đều được đến trường mà trong khi nhu cầu số lượng học sinh trong độ tuổi đến trường lại nhiều, cho nên phải tăng công suất sử dụng của một phòng học”, thầy Ngai nhớ lại.

Bên cạnh nhiệm vụ xóa mù chữ, từng bước nâng cao dân trí, một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục sau giải phóng là thay thế nội dung, chương trình giáo dục của chế độ cũ bằng chương trình, sách giáo khoa của chế độ mới phù hợp với thực tiễn đất nước, xây dựng con người mới XHCN. Tuy cơ sở vật chất khó khăn nhưng không khí giảng dạy và học tập lại sôi động, đầy nhiệt huyết. Các buổi hội họp, tập huấn được tổ chức dày đặc để thông tin kịp thời, phát huy kinh nghiệm thực tế. Cô Nguyễn Thị Yến Thu, người con miền Nam ra Bắc học tập và trở về sau ngày giải phóng và gắn bó với sự nghiệp giáo dục ở bất cứ nơi nào cần đến mình. Cô không thể quên không khí sôi nổi của thầy và trò với phương châm giáo dục khá mới mẻ như: “học đi đôi với hành”, “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”, “nhà trường gắn liền với xã hội”: “Đưa vào áp dụng ở thành phố mình, học sinh xuống nông thôn giúp nông thôn làm thủy lợi để gắn liền với lao động sản xuất. Học đi đôi với hành là học được thì làm được, nhà trường gắn liền với xã hội như xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ thì học trò tham gia những công việc phù hợp”.

Vấn đề nan giải của ngành giáo dục sau giải phóng là đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đứng lớp cũng đã được từng bước giải quyết với chính sách tái tuyển và tái sử dụng trên 80% giáo viên chế độ cũ. Đồng thời ngành tiếp nhận nguồn giáo viên chi viện từ miền Bắc, cộng với việc tuyển và đào tạo cấp tốc giáo viên mới nên đã giải được bài toán thiếu giáo viên. Mặc dù ở thời điểm đời sống đầy khó khăn thiếu thốn nhưng giáo viên đã hoàn thành tốt sứ mệnh trồng người của mình. Thầy Hồ Thiệu Hùng - nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP chia sẻ: Sau giải phóng, mức lương của giáo viên trong những năm đầu chưa được đưa vào thang bậc lương cụ thể, chỉ khoảng 40-50 đồng/tháng, so với tương quan chung thì không cao và hiếm khi giáo viên nhận lương đúng hạn. Tiêu chuẩn chỉ được 2 kg gạo mỗi tháng, phải ăn độn bo bo khiến ai cũng gầy gò, sau những buổi lên lớp là chăn nuôi heo gà trong công trình phụ nhưng giáo viên vẫn sử dụng ngày nghỉ của mình phụ đạo cho học sinh.

Với cái tâm trong sáng, với tấm lòng tất cả vì học sinh thân yêu, người thầy luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. “Lúc bấy giờ, nơi nào trả được lương giáo viên đúng hạn tức là cuối tháng có lương giáo viên là thủ trưởng vui mừng như tổ chức kì thi thành công. Có thời kì thành phố còn phải ăn độn nữa, nhưng các thầy cô vẫn gắn bó với trường, thế mới thấy thầy cô mình là quý. Tâm lý lúc bấy giờ là cứ xốc tới mà làm, làm cho hoàn thành nhiệm vụ, mà hoàn thành tốt thì càng tốt, không chỉ cán bộ lãnh đạo mà giáo viên bình thường có thể làm việc quá giờ, có những cuộc họp nòng cốt đến 12 giờ đêm để bàn công việc của trường”, thầy Hồ Thiệu Hùng cho biết.

Mặc dù những năm sau giải phóng còn nhiều gian khó nhưng công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ được tiến hành về mọi mặt nên những năm học đầu tiên sau giải phóng đã được khai giảng ở tất cả các trường học đúng với quy định của Bộ GD-ĐT. Chỉ sau một thời gian ngắn, việc xóa mù tại TP.HCM được làm triệt để, được UNESCO công nhận. Năm 1979, một hội nghị quốc tế đầu tiên về công tác xóa mù chữ nhằm lấy kinh nghiệm truyền lại cho các nước trong khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại TP.HCM. Bản lĩnh và quyết tâm của ngành GD-ĐT TP cũng chính là nền tảng để ngành vươn lên dẫn đầu trong giai đoạn sau. Sau "xóa cũ - thay mới", kể từ sau năm 1986, là một thành phố năng động, sáng tạo, ngành GD TP chuyển mình và có những bước tiến vượt bậc để từng bước đưa nền giáo dục hội nhập với quốc tế.

Khu Tây Nam Bộ

Sau phong trào đồng khởi 1960, liên Tỉnh uỷ miền Tây chủ trương xây dựng phong trào giáo dục trong tình hình mới. Ban Tuyên Văn Giáo thuộc liên Tỉnh uỷ đã mở một lớp đào tạo cán bộ giáo dục đầu tiên cho các tỉnh miền Tây tại ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Thuận - Rạch Giá, do đồng chí Cao Thanh Viễn (tức Mười On), Uỷ viên Uỷ ban trực tiếp phụ trách.

Từ năm 1961-1962 hoạt động giáo dục tập trung vào việc phát triển trường lớp cấp I và xoá mù chữ ở các vùng giải phóng; biên soạn, sách giáo khoa trong khi chưa có sách của R đưa về. Được sự giúp sức của hai đồng chí Hoàng Đào và Dương Minh Hồ, cán bộ giáo dục từ R về công tác, tiểu ban mở một lớp đào tạo giáo viên cấp I và một lớp cán bộ quản lý giáo dục cho các tỉnh. Để có một lớp thanh - thiếu niên được đào tạo chính quy, chu đáo phục vụ cuộc kháng chiến trước mắt và lâu dài, Khu uỷ và Ban Tuyên huấn Khu chủ trương mở một trường nội trú để đào tạo con em cán bộ, chiến sĩ. Trong Khu từ năm 1961-1962 đã có Trường Thiếu Sinh Quân đặt ở Rạch Gốc, xã Tân Ân (Cà Mau), khởi đầu là cấp I.

Năm 1963-1964, một số cán bộ giáo dục, giáo viên được đưa đi đào tạo ở miền R - tên gọi mật danh các cơ quan Trung ương Cục miền Nam. Thời gian này, Tiểu ban Giáo dục được thành lập gồm các đồng chí đầu tiên là Cao Thanh Viễn (Mười On), Hồ Thế Phương (Hai Hành), Trần Thị Ngảnh (Ba Sinh) và một số cán bộ khác như: Tám Lai, Lý Ba, Út Hậu, Sáu Ánh, Hai Ánh, Chín Văn Thông... Năm 1964 Trường Thiếu Sinh Quân chuyển về vùng Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, trường phát triển lên cấp II và đổi tên thành Trường Lý Tự Trọng. Các lớp học của Trường Lý Tự Trọng đều được phân tán trong xóm, ấp. Học sinh được tổ chức theo nền nếp "Quân sự hoá". Thầy vượt khó, trò chăm chỉ học tập rèn luyện, tự cải thiện, gắn bó với nhân dân, chiến trường càng ác liệt thì mọi sinh hoạt của trường càng được tổ chức quy củ, bảo đảm an toàn và liên tục, khoá tốt nghiệp cấp II đầu tiên ra trường năm 1967.

Đại hội giáo dục năm 1965 và tiếp theo là Hội nghị giáo dục toàn khu tháng 3/1966 đã đánh giá đầy đủ tình hình và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu về vận động quần chúng đi học, xây dựng trường lớp, giảng dạy, xoá mù chữ, bổ túc văn hoá và nội trú.

Năm 1966, những cán bộ, giáo viên đầu tiên do Trung ương Cục chi viện về miền Tây Nam Bộ, thế là bộ máy giáo dục được bổ sung thêm các đồng chí Lê Đức Kế (Chín Dũng), Nguyễn Thanh Bình (Út Bình) từ Cà Mau lên, Năm Chuôn ở Khmer vận khu sang. Đồng chí Lê Đức Kế thay đồng chí Cao Thanh Viễn làm Trưởng Tiểu ban Giáo dục (C6), các đồng chí Hai Hành, Út Bình là phó tiểu ban.

Năm 1968, phong trào giáo dục phát triển khá đều, có hệ thống và nền nếp. Toàn khu Tây Nam Bộ có 96.000 học sinh cấp I (trong đó có 3.600 học sinh Khmer) và khoảng 500 học sinh cấp I, II ở các trường nội trú do khu và tỉnh quản lý. Sau Tết Mậu Thân, thời kỳ địch áp dụng chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và chiến dịch "Nhổ cỏ U Minh", "Bình định cấp tốc" đánh phá ác liệt vùng giải phóng, giáo viên bỏ việc, học sinh theo gia đình lánh nạn, nên đến cuối năm 1970 chỉ còn 13.000 em.

Năm 1970, trường Trường Thiếu Sinh Quân chuyển lên cấp III (hệ 10 năm) có thêm lớp dành cho học sinh Khmer, đến ngày phải phóng miền Nam 30/4/1975 có 9 khoá và số học sinh được đào tạo là 700 em.

Năm 1972 bổ sung đồng chí Trần Văn Đăng (Sáu Đăng), Lê Văn Ánh (Ba Ánh) làm Uỷ viên Ban. Từ thực tế tình hình, Khu uỷ và Tiểu ban Giáo dục chuyển hướng chỉ đạo nhằm duy trì, khôi phục trường lớp, tổ chức chương trình dạy và học phù hợp với hoàn cảnh, đã giúp khắc phục bớt khó khăn. Kết quả đến cuối năm 1972, số học sinh trong khu nhích lên 34.000 em.

Từ sau Hiệp định Paris, được sự chỉ đạo của Khu uỷ và Ban Tuyên huấn Khu, tháng 10/1973, Tiểu ban Giáo dục triệu tập hội nghị đánh giá tình hình và đề ra chủ trương, biện pháp nhằm khôi phục giáo dục. Cuối năm 1973 thêm đồng chí Nguyễn Công Thành (Sáu Thành) từ miền Bắc về... Như vậy cho thấy, Đảng bộ khu Tây Nam Bộ lúc đó rất đặt nặng công tác giáo dục - đào tạo cán bộ ở khu.

Tháng 8/1974, ta mở hội nghị giáo dục toàn Khu, có đủ đại biểu 8 tỉnh miền Tây (thêm 2 tỉnh Bạc Liêu và Châu Hà mới thành lập). Khu uỷ, Mặt trận và các đoàn thể đánh giá tình hình và đưa ra biện pháp khôi phục, phát triển giáo dục. Lúc này trong khu đã có 63.000 học sinh phổ thông. Tất cả học sinh đều được điều động đến công tác ở các cơ quan, đơn vị bộ đội và được tiếp tục đào tạo chuyên môn kỹ thuật (điện đài, cơ yếu, y tế, điện ảnh, báo chí, văn nghệ...). Nhiều học sinh trưởng thành vượt bậc như Tiến sĩ Phan Thị Việt Nga (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang) và nhiều cán bộ lãnh đạo Đảng, thành phố, tỉnh và Trung ương. Đặc biệt có Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Việt Hồng là chiến sĩ biệt động, hy sinh anh dũng tại TP Cần Thơ năm 1969, khi mới 19 tuổi.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trình độ dân trí của người dân An Giang còn rất thấp. Trường học ít, nạn mù chữ rất trầm trọng. Giai đoạn này có trên 150 ngàn trẻ trong độ tuổi đi học không được đến trường. Khi đó, mạng lưới trường học chỉ được tập trung ở các vùng thị tứ và chủ yếu đào tạo số học sinh, sinh viên chuyển tiếp từ giai đoạn trước giải phóng. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học hàng năm khoảng 30%, hiệu quả đào tạo còn rất thấp.

Trước tình hình đó, ngành Giáo dục bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nhân lực và cơ sở vật chất cho năm học đầu tiên sau giải phóng. Khi đó, giáo dục được tỉnh ta xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, công tác xóa mù chữ được đặc biệt quan tâm và diễn ra rộng khắp. Tuy nhiên, số lượng giáo viên cũng rất ít, chỉ khoảng hơn 2.900 giáo viên cấp I, 620 giáo viên cấp II và 137 giáo viên cấp III. Riêng giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp còn thiếu trầm trọng nên trường sư phạm đã tiến hành đào tạo các lớp cấp tốc, ngắn hạn và hình thành thêm một số cơ sở giáo dục khác theo nhu cầu lúc bấy giờ.

Dù tỉnh đã hết sức cố gắng, nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh biên giới Tây Nam và trận lũ lịch sử 1978 nên hoạt động xóa mù chữ tạm lắng và tình trạng tái mù chữ xuất hiện trở lại. Vào năm 1980- 1981, khi đời sống người dân bắt đầu ổn định hơn, những khó khăn do chiến tranh và thiên tai đã phần nào giảm bớt nên nhu cầu học tập khởi sắc trở lại, quy mô giáo dục của tỉnh bắt đầu chuyển mình. Giai đoạn này, các lớp học mầm non được phủ rộng khắp các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Trường cấp I tăng gấp đôi so với năm 1975- 1976, giáo dục phổ thông cũng được phát triển rộng khắp đến các xã xa xôi. Song, các trường phân bố vẫn chưa hợp lý, chưa thật sự đồng đều. Một số điểm dân cư mới chưa có trường học, nhiều trường phải ghép cấp I và cấp II. Ngoài ra, còn phát sinh nhiều lớp học ca ba và cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy.

Bên cạnh đó, lại thêm những chính sách thay đổi vĩ mô trong ngành Giáo dục, như: Xóa bao cấp trong giáo dục, thực hiện thu một phần học phí, triển khai cải cách nội dung và chương trình, đánh giá nghiêm túc kết quả học tập, thi cử của học sinh, chống ngồi nhầm lớp… Trước tình hình đó, mỗi năm, tỉnh ta có hàng ngàn giáo viên bỏ việc. Tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học vẫn còn rất cao, công tác phổ cập giáo dục cũng giảm sút. Giai đoạn này, đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn còn thấp (cấp mầm non khoảng 1,78%, tiểu học 36,03%, THCS 41,38%, THPT 81,2%). Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp nên chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Đến tháng 3-1978, An Giang được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành xóa nạn mù chữ trên phạm vi toàn tỉnh.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bến Tre là một tỉnh bị tàn phá nặng nề, cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu. Trường lớp bằng bê tông lúc bấy giờ chỉ có ở thị trấn, các xã ở huyện, thị xã nhưng rất ít. Ở các vùng nông thôn rất ít điểm trường, trẻ em phần lớn chỉ học biết chữ hoặc hết cấp 1, khi học cấp 2, cấp 3, phải lên thị trấn huyện hoặc thị xã. Năm 1975, trường lớp ở Bến Tre thiếu thốn, trẻ em nghèo ít được đến trường, người lớn mù chữ đâu đâu cũng thấy. Số người mù chữ ở Bến Tre có hơn 45.000 người, là vấn đề khó trong điều hành, xây dựng phát triển kinh tế xã hội. Đường giao thông đi lại khó khăn, mức sống người dân bấy giờ thấp nên trẻ em nghèo rơi rớt dần việc học. Thực hiện lời Bác Hồ dạy “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, học hành”, Tỉnh ủy Bến Tre chủ trương xây dựng trường lớp tạm thời bằng vật liệu có được, chỉ trong một thời gian ngắn đã có nhiều phòng học bằng cây lá được dựng lên ở xã mới giải phóng, vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến, đáp ứng phần nào nhu cầu học tập của con em lao động.

Khắc phục trình trạng này, Tỉnh ủy Bến Tre đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU mở chiến dịch “Đồng khởi diệt dốt” lãnh đạo toàn Đảng toàn quân, dân Bến Tre vượt qua khó khăn, quyết tâm hoàn thành mục tiêu thanh toán nạn mù chữ trước thời hạn Trung ương quy định. Thực hiện chỉ thị, ngành Giáo dục kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, vận động đi vào chiều sâu thực hiện chỉ thị. Các địa phương từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn để thành lập Ban chỉ đạo xóa mù chữ do Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa xã hội làm trưởng ban. Ban chỉ đạo tiến hành điều tra nắm chắc đối tượng trong diện: Nam từ 50 và nữ từ 45 tuổi trở xuống và đối tượng ngoài diện. Ở các xã đều có giáo viên phụ trách xóa mù chữ cho người lớn.

Cái khó khi tiếp quản ngành Giáo dục là lực lượng giáo viên kháng chiến chỉ có gần 300 người, không đủ bố trí các cấp học. Tiểu ban giáo dục của tỉnh kêu gọi giáo viên chế độ cũ nhanh chóng trở lại nhiệm sở. Tỉnh mở nhiều lớp sinh hoạt chính trị nhằm giúp họ hiểu biết về cách mạng, về chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, về nhiệm vụ của người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa; thành lập Hội đồng tuyển dụng giáo viên dưới chế độ Sài Gòn ở 8 huyện, thị xã. Lần lượt hầu hết giáo viên chế độ cũ đều được tuyển dụng, trừ một số ít là sĩ quan do địch biệt phái vào nhà trường để theo dõi, kìm kẹp giáo viên hướng về cách mạng. Cạnh đó tỉnh gấp rút đào tạo cấp tốc giáo viên mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hóa đáp ứng nhu cầu giảng dạy của năm học mới và những năm học tiếp theo. Đồng thời tỉnh tiếp nhận giáo viên miền Bắc chi viện miền Nam; giáo viên cấp 2, 3 của tỉnh Vĩnh Phúc kết nghĩa, giáo viên cấp 3 là con em Bến Tre tập kết ra Bắc, học tập ở miền Bắc trở về. Tỉnh đã có một lực lượng giáo viên gần 4.500 người đáp ứng nhu cầu khai giảng năm học mới. Cái khó của ngành học phổ thông là khâu quản lý, điều hành. Giáo viên chế độ cũ có gần 3.000 người. Giáo viên cách mạng quá mỏng không đủ bố trí khắp các trường. Bước vào năm học đầu tiên sau giải phóng, các trường đều chưa có ban giám hiệu. Thầy Nguyễn Kiên Cường cán bộ Tiểu ban giáo dục bấy giờ đề xuất thành lập Ban điều hành do giáo viên chế độ cũ đảm trách, cán bộ giáo viên cách mạng rải ra làm cố vấn, lãnh đạo chỉ huy. Mô hình Ban điều hành được tỉnh báo cáo với Bộ Giáo dục, được Bộ nhân rộng khắp cả nước.

Thầy Phạm Trường Thắng nguyên Phó trưởng ty giáo dục phụ trách xóa mù chữ cho biết: Nhờ quyết tâm của lãnh đạo các địa phương và nhiệt tình của các đoàn thể trong các ban chỉ đạo. Việc học xóa mù được linh hoạt hóa về giờ giấc học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho các người lớn mù chữ học nhanh đạt kết quả. Do vậy, số người trong độ tuổi xóa mù chữ ra lớp rất đông. Nhưng năm ấy chưa có điện lưới quốc gia nhưng người đến lớp xóa mù với ngọn đèn dầu leo lét rất đông vui.

Với phương thức tổ chức chặt chẽ và sức mạnh tổng hợp như vậy, tinh thần “Đồng khởi diệt dốt” tiếp tục phát huy khí thế Đồng khởi đánh Mỹ năm xưa, trở thành quyết tâm lớn, thành cao trào cách mạng. Chỉ 50/55 ngày đêm cuối năm 1976, tỉnh đã đạt mục tiêu chiến dịch xóa dốt. Tháng 5/1977, Bến Tre được Bộ giáo dục công nhận đạt mục tiêu xóa mù chữ trước thời hạn. Là tỉnh đứng hạng thứ ba trong 21 tỉnh thành phía Nam. Tỉnh có 44.198 người thoát mù chữ, đạt tỉ lệ 98,06%. Xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách và xã Bình Nguyên, thị xã Bến Tre là hai đơn vị đạt mục tiêu xóa mù chữ sớm nhất của tỉnh. Năm 1996, Thủ tướng Phan Văn Khải có chuyến công tác Bến Tre, yêu cầu tỉnh báo cáo thực trạng trường lớp. Thầy Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Sở lúc bấy giờ báo cáo rõ tình trạng trường lớp tạm bợ, xuống cấp ở từng địa phương. Sau hội nghị ấy, cán bộ Văn phòng Chính phủ gặp Giám đốc Sở cho biết: Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính cho Bến Tre mượn tiền xây trường với điều kiện UBND tỉnh bảo lãnh (Lúc này chưa có kinh phí Trung ương cấp xây trường chuẩn quốc gia).

Sau ngày giải phóng, tháng 8/1975, Tiểu ban Giáo dục chính thức giải thể tại TP Cần Thơ. Cán bộ, giáo viên của tiểu ban được bố trí về các tỉnh, thành phố tiếp tục nhiệm vụ trong thời kỳ mới. TP Cần Thơ được hình thành sau 3 lần điều chỉnh về địa giới hành chính. Giáo dục và đào tạo thành phố Cần Thơ từ sau khi giải phóng tập trung vào xóa mù chữ, năm học đầu tiên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975 - 1976 đã đón tiếp trên 112 ngàn học sinh các cấp. Cơ sở vật chất thiếu thốn việc đào tạo học sinh hệ chuyên nghiệp và đại học cũng mới bắt đầu chuyển sang chương trình đào tạo mới.

Khu Đông Nam Bộ

Ông Nguyễn Xuân Vinh, nguyên Phó tiểu ban giáo dục Thủ Dầu Một nhớ lại, phong trào giáo dục tỉnh Thủ Dầu Một phát triển mạnh từ cuối năm 1962 đến 1966, đỉnh cao là 1965-1966. Để tránh bom đạn của kẻ thù, thầy trò phải đào hầm, giao thông hào xung quanh lớp học. Thời đó, chiến tranh vốn ác liệt, hơn nữa, trường lớp là mục tiêu địch đánh phá bằng phi pháo nên có nhiều nhà giáo, học sinh đã ngã xuống. Đầu năm 1965 phong trào giáo dục toàn tỉnh phát triển mạnh, vì vùng giải phóng của ta được mở rộng. Đến tháng 4-1973, Tiểu ban giáo dục thành lập trường nội trú dạy cho con em cán bộ và gia đình chính sách, trường đóng ở ấp Giáng Hương (xã An Lập, Dầu Tiếng bây giờ), được làm bằng tranh, tre, nứa lá.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, nguyên Hiệu trưởng trường thời kỳ đầu còn nhớ, tuy là vùng giải phóng nhưng giặc vẫn oanh kích tự do, vẫn có biệt kích, giặc vẫn thả bom, bắn pháo. Để bảo đảm an toàn, thầy trò cùng nhau đào hầm, xây dựng căn cứ để tránh bom. Thời gian này rất thiếu giáo viên, trường chỉ có 3 giáo viên thay nhau dạy. Vì vậy trường sử dụng số học sinh lớp lớn hướng dẫn kỹ năng giảng dạy để dạy cho lớp nhỏ. Để bảo đảm an toàn thầy, trò cùng nhau đào hầm, xây dựng căn cứ để tránh bom, đạn của kẻ thù. Lớp học ban đầu chỉ có khoảng 20 học sinh, cao điểm có khoảng 60 học sinh.

Trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm như vậy, nhưng khát khao được học tập vẫn hừng hực trong mỗi học trò. Chị Nguyễn Hồng Nhung là một trong số những lứa học sinh đầu tiên của trường còn nhớ, dưới làn bom, mũi đạn của kẻ thù, hoạt động dạy học vẫn diễn ra sôi nổi, có những kỷ niệm thật sâu sắc mà những người như chị không bao giờ quên. Những ngày đó, trường lớp được làm bằng tranh tre, thầy trò cùng vô rừng cắt tranh, chặt cây về dựng lớp học. Cứ giặc bắn phá cháy trụi thì thầy trò cùng dựng lại. Lớp học phía trên, hầm phía dưới, có lúc đang học giặc pháo kích thầy trò cùng chui vô hầm tránh đạn. Trong chiến tranh, điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn, vừa học, các học sinh vừa sản xuất, tự túc lương thực, học sinh lớn làm nuôi học sinh nhỏ. Dù cực khổ, nhưng ai cũng quyết tâm học, bởi học tập cũng là thể hiện tinh thần yêu nước, có kiến thức văn hóa mới mở mang được tầm nhìn, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Để chuẩn bị cho công tác tiếp quản và điều hành tỉnh Biên Hòa sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, ngày 24/4/1975, tại Gia kiệm, Thường vụ Khu ủy miền Đông công bố Nghị quyết của Khu ủy Miền Đông về chủ trương tổ chức Ủy ban Quân quản các tỉnh và thành phố.

Ngày 03/5/1975, hội nghị Ban Thường vụ và cán bộ chủ chốt Khu ủy miền Đông do đồng chí Lê Quang Chữ, Bí thư Khu ủy chủ trì công bố Quyết định thành lập Ủy ban Quân quản các tỉnh và thành phố Biên Hòa, như sau:
Ủy ban Quân quản tỉnh Biên Hòa do đồng chí Võ Văn Lượng làm Chủ tịch.
Ủy ban Quân quản tỉnh Bà Rịa – Long Khánh do đồng chí Phạm Lạc làm Chủ tịch.
Ủy ban Quân quản tỉnh Tân Phú do đồng chí Võ Tấn Vịnh làm Chủ tịch.
Ủy ban Quân quản thành phố thành phố Vũng Tàu do đồng chí Phạm Văn Hy làm Chủ tịch.
Ủy ban Quân quản thành phố Biên Hòa do đồng chí Lê Đình Nhơn, Phó Bí thư Khu ủy làm Chủ tịch. Các đồng chí Phan Văn Trang, Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Việt Hoa, Phó Tư lệnh Quân khu, làm Phó Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Quý Nam, Ủy viên Ban an ninh Khu và đồng chí Nguyễn Hồng Kỳ, Phó Bí thư Thành ủy, làm Ủy viên.

Những ngày đầu giải phóng, vùng đất đất Đồng Nai ngày nay thuộc địa giới của các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa-Long Khánh, Tân Phú, thành phố Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu. Mỗi tỉnh đều do Ủy ban Quân quản điều hành. Đến cuối năm 1975, tình hình kinh tế xã hội ổn định, chính quyền cách mạng ở xã ngày càng được củng cố; Ủy ban Quân quản tỉnh , huyện hoàn thành nhiệm vụ giữ vững ổn định tình hình ở vùng mới giải phóng và chuyển giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành xã hội cho Ủy ban nhân dân cách mạng các tỉnh.

Ngày 29/9/1975, Hội nghị Ban chấp hành Trung Đảng ra Nghị quyết số 24-NQ/TW về “nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới”, trong đó Nghị quýết chỉ rõ:…”hợp nhhất các tỉnh thành đơn vị hành chính-kinh tế với quy mô cần thiết”. Về công tác cán bộ, Nghị quyết Trung ương chỉ đạo:”…điều động và phân bố lại cán bộ theo tình hình mới, nhằm đảm bảo lợi ích chung của cách mạng cả nước; nâng cao kiến thức kinh tế cho cán bộ quân đọi, chuyển một số ra làm kinh tế. ..”

Căn cứ Nghị quyết 24 của Trung ương, ngày 20/9/1975, Trung ương cục miền Nam ra Nghị quyết số 16/QĐ.75 về việc giải thể khu, sát nhập tỉnh. Đến tháng 01/1976, Trung ương có quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh Biên Hòa, Tân Phú, Bà Rịa - Long Khánh, gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là thành phố Biên Hòa, Thị xã Vũng Tàu và các huyện: Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Tân Phú, Long Thành, Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc, Duyên Hải.

Đến tháng 1/1976, ba tỉnh trên được Trung ương hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai. Sau nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính, từ năm 1995, địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm 1 thành phố (Biên Hòa), 8 huyện (Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Tân Phú, Định Quán, Long Khánh, Xuân Lộc). So với hiện nay, địa bàn tỉnh Đồng Nai lúc đó rộng hơn, bao gồm các địa phương: toàn bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), huyện Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Nai lúc thành lập là 8360 km2 , dân số trên 1.223.683 người. Toàn tỉnh có 154 đơn vị hành chính cấp xã (bao gôm xã, phường, thị trấn).

Khi thành lập tỉnh Đồng Nai, ông Lê Quang Chữ được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy.

Ngày 24/3/1976, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Quyết định số 21/QĐ-76 về việc công nhận Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Đồng Nai theo đề nghị của Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Đồng Nai, gồm các vị sau đây:
- Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Lá, tức Nguyễn Văn Trung (Sáu Trung)
- Các Phó Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Có, tức Nguyễn Văn Hòa (Năm Hòa)
Ông Lê Thành Ba (Ba Bùi)
Ông Hoàng Vĩnh Phú (Bảy Phú)
Ông Lê Đình Nghiệp (Năm Nghiệp)
- Ủy viên thư ký: Ông Nguyễn Văn Dinh (Năm Dân)
- Các Ủy viên khác: Ông Nguyễn Hoàng Vân (Mười Vân)
Ông Lê Văn Ngọc (Sáu Ngọc)
Ông Lê Ngọc Bạch (Chín Hồng)
Ông Hồ Sĩ Hành (Hai Huỳnh)
Bà Lê Thị Hoa (Năm Thường)

Để giúp việc cho Ủy ban nhân dân cách mạng lãnh đạo điều hành, tỉnh đã hình thành ngay bộ máy giúp việc ban đầu với 34 đơn vị quản lý Nhà nước và 5 đơn vị đoàn thể cấp tỉnh. Đến cuối năm 1976, bộ quản lý chuyên ngành của tỉnh có 39 Ty, ban ngành và tương đương, gồm: Văn phòng Uỷ banhành chính tỉnh; Ty Công nghiệp, Ty Giao thông vận tải, Ty Giáo dục, Ty Lâm nghiệp, Ty Nông nghiệp, Ty Thủy lợi, Ty Lao động, Ty Thương binh- xã hội, Ty Tài chính, Ty Thương nghiệp, Ty Văn hóa - thông tin, Ty Xây dựng, Ty Bưu điện, Ty Lương thực, Ty Thủy sản, Ủy ban Vật giá, Ủy ban Xây dựng cơ bản, ty Công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Liên hiệp công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Ủy Ban kế hoạch, Ủy Ban vật giá, Chi cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ban Cải tạo nông nghiệp, Ban Liên hiệp xã, Ban Ngoại vụ-chuyên gia, Ban pháp chế, Ban Thanh tra, Ban Thi đua, Ban Tổ chức chính quyền.

Đúng 10 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, Bộ chỉ huy tiền phương gồm các đồng chí Phan Văn Trang, Nguyễn Việt Hoa, Hoàng Việt Thắng, Nguyễn Quý Nam và Trung đoàn 5 tiến vào tiếp quản tòa hành chính tỉnh Biên Hòa. Khu ủy miền Đông về đóng cơ quan tại dinh tên trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 (nay là Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh) để lãnh đạo.

Nhiệm vụ chủ yếu cấp bách trong thời gian đầu là tiếp quản vùng giải phóng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, ổn định đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên từng khu vực, nhằm từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo vệ an toàn các nhà máy, xí nghiệp. Trong ngày đầu tiên tiếp quản, Ủy ban Quân quản thành phố Biên Hòa chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Ban an ninh triển khai kế hoạch ổn định trật tự trong thành phố; các lực lượng vũ trang (bộ đội, an ninh) được triển khai chốt chặn các đầu mối giao thông và các tuyến đường trọng yếu như ngã 3 Tam Hiệp, ngã 3 đi Vung Tàu, cầu Đông Nai, cầu Gành, cầu Rạch Cát; các đội thông tin của Ủy ban Quân quản tăng cường tuyên truyền chính sách 10 điểm của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam, chính sách hòa hợp dân tộc của Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền giao nộp vũ khí, đăng ký trình diện; lực lượng công binh Quân khu tập trung tháo gỡ bom, mìn; thu gom vũ khí, quân trang, quân dụng của địch còn gài lại; lực lượng an ninh Khu miền Đông phối hợp với bộ đội chủ lực và dân quân tự vệ tích cực truy lùng, truy bắt và triệt phá các tổ chức phản động, tình báo của Mỹ cài lại; triệt phá các băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp; các ổ chứa mại dâm, các đối tượng xì ke, ma túy...do chế độ cũ để lại; kêu gọi các công chức, viên chức chế độ cũ, nhất là ngành kinh tế, y tế, giáo dục và các cơ sở hạ tầng như điện, nước.. ra đăng ký làm việc trở lại sau một đợt học chính trị từ 2 đến 3 ngày ...Chỉ 3 ngày sau giải phóng, các cơ sở sản xuất điện, nước ở Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa-Vũng Tàu đi vào hoạt động, tình hình xã hội ổn định, mọi hoạt động của nhân dân trở lại bình thường.

Trong thời kỳ đầu mới giải phóng, do hậu quả của chiến tranh để lại, hàng trăm ngàn đồng bào từ nông thôn bỏ quê hương chạy về thành thị sống bằng con đường buôn bán, thêm vào đó hàng trăm ngàn ngụy quân, ngụy quyền của bộ máy chiến tranh và gia đình họ trước đây sống dựa chủ yếu vào viện trợ Mỹ, nay nguồn đó không còn, vì vậy tỷ lệ người thất nghiệp quá lớn, trong khi đó diện tích canh tác ở nông thôn phần lớn bị bỏ hoang, toàn tỉnh chỉ có gần 40.000 ha đất canh tác, bình quân lương thực đầu người đầu năm 1976 (bao gồm cả màu quy thóc) chỉ đạt 89 kg/ đầu người, thấp nhất cả nước…, cho nên tình trạng thiếu lương thực trở nên gay gắt, nạn đói xảy ra. Trước tình hình nạn đói đe dọa, đầu năm 1976, một mặt tỉnh phải xin Trung ương chi viện 35.000 tấn lương thực để cứu đói cho nhân dân, mặt khác phát động đợt tuyên truyền, vận động nhân dân ở đô thị chưa có việc làm trở về quê cũ sản xuất nông nghiệp, đi xây dựng vùng kinh tế mới. Bên cạnh đó, tỉnh chủ trương mở rộng khai hoang, phục hóa trồng các cây lương thực để khắc phục nạn đói. Đồng thời vận động nhân dân tham gia phong trào làm thủy lợi, đào vét kênh mương, xây dựng hồ chứa nước để thâm canh, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất lao động. Kết quả chỉ trong vòng 2 năm 1976 đến 1977, Đồng Nai đã phục hóa hơn 44.456 ha đất sản xuát nông nghiệp. Nhờ đó, từng bước cân đối được lương thực trên địa bàn, khắc phục nạn đói, ổn định đời sống các tầng lớp đân cư.

Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp: ngay từ ngày đầu mới giải phóng, Ủy ban Quân quản đã ra lời kêu gọi công nhân bảo vệ nhà máy, xí nghiệp. Tiếp theo đó tỉnh thành lập Ban khôi phục sản xuất công nghiệp Biên Hòa để phục vụ tiếp quản trọn vẹn khu kỹ nghệ Biên Hòa; tổ chức điều hành, thực hiện các biện pháp cần thiết để nhanh chóng khôi phục sản xuất công nghiệp. Vì vậy, ngay sau ngày 30/4/1975 đã có 38/94 nhà máy trong khu kỹ nghệ Biên Hòa đi vào hoạt động; nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngành nghề truyền thống trở lại sản xuất bình thường…, giải quyết được nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động. Cùng với nhiệm vụ ổn định chính trị, trật tự xã hội, khôi phục và phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Nai quan tâm sâu sắc đến xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục, y tế nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Ty văn hóa thông tin các tỉnh được thành lập, các đội thông tin cổ động lưu động đi xuống các huyện xã để tuyên truyền chính sách mới của cách mạng, phát động phong trào thu gom các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy do chế độ cũ để lại. Thành lập Đài phát thanh giải phóng Biên Hòa, Báo Đồng Nai để thông tin đến quần chúng nhân dân, hướng dẫn dư luận quần chúng trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống mới xã hội chủ nghĩa…

Ngành giáo dục miền Đông lúc bấy giờ đặt dưới sự chỉ đạo của Sở giáo dục khu Đông Nam bộ, bao gồm 5 tỉnh: Biên Hòa, Vũng Tàu, Bà Rịa - Long Khánh, Tân Phú và Thủ Dầu Một đã tiếp quản toàn bộ các cơ sở giáo dục do chế độ cũ để lại. Sở Giáo dục miền Đông, Ban Giáo dục các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa- Long Khánh, thị xã Vũng Tàu, Tân Phú mở các lớp bồi dưỡng chính trị cho 3.747 giáo viên, tập huấn nghiệp vụ, định hướng chương trình, nội dung giảng dạy cho 3.292 giáo viên; khôi phục 480 trường học các cấp, với 189.614 học sinh trở lại học đường. Ngày 21/9/1975, tỉnh đã tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đầu tiên 1974-1975 dưới chính quyền cách mạng cho 3.199 học sinh đăng ký dự thi. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện chương trình xóa mù chữ theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Chính quyền và nhân dân các tỉnh miền Đông đã nhanh chóng sữa chữa trường lớp bị hư hại do chiến tranh và chuẩn bị xây dựng thêm trường học cho các vùng kinh tế mới ở tỉnh Bà Rịa - Long Khánh và Thủ Dầu Một.

TỈ NH
Cấp I
Cấp II, III
Số trường
Phòng học
Số trường
Phòng học
Thủ Dầu Một
211
763
16
189
Vũng Tàu
35
169
12
221
Bà Rịa - Long Khánh
123
600
-
-
Tân Phú
19
211
-
27
Biên Hòa
209
607
42
370
Tổng cộng
597
2350
100
1007

Về đội ngũ giáo viên, Sở giáo dục khu Đông Nam bộ đã vận động 7.047 giáo viên từng giảng dạy trước năm 1975 ra đứng lớp, gồm: 5.118 giáo viên cấp I, 1.432 giáo viên cấp II và 497 giáo viên cấp III. Hầu hết các tỉnh đều thiếu giáo viên (tổng cộng thiếu 1.441 giáo viên các cấp), nhưng đã nhanh chóng có những biện pháp khắc phục như: đào tạo giáo viên cấp tốc, vận động dạy thêm giờ, thêm buổi...

Ngày 17 - 6 - 1975, Ban bí thư TW Đảng đã có chỉ thị 221 - CT/TW về “Công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày hoàn toàn giải phóng” và chỉ thị 222 - CT/TW về “Công tác giáo dục Đại học và Chuyên nghiệp ở miền Nam trong thời gian tới”.

Chỉ thị 221 - CT/TW Ban bí thư nêu rõ nhiệm vụ của nền giáo dục cách mạng miền Nam là “Nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu và phản động của nền giáo dục Mỹ - ngụy ở vùng mới giải phóng, tích cực góp phần xây dựng con người mới và cuộc sống mới, đáp ứng yêu cầu cấp bách và lâu dài của cách mạng trên các mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng”. Chỉ thị cũng chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể: Tích cực xóa mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa; phát triển mạnh và đều khắp các trường phổ thông; tiếp bước xây dựng ngành mẫu giáo; xây dựng thật tốt các trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên;

Đồng thời, nêu lên vấn đề trước mắt về tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục là: Cải tạo cơ sở giáo dục cũ của Mỹ - ngụy; xây dựng bộ máy giáo dục các cấp; tiến hành điều tra cơ bản về giáo dục để có cơ sở chuẩn bị tốt cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục trong những năm tới; phát động phong trào quần chúng tham gia giáo dục.

Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, ngành giáo dục các tỉnh khu Đông Nam bộ đã nhanh chóng triển khai thực hiện chỉ thị 221 - CT/TW của Ban Bí thư, khôi phục toàn bộ các cơ sở trường lớp do chế độ cũ để lại, cải tạo hệ thống tư thục, trường lớp; mở rộng mạng lưới trường học ở các vùng giải phóng cũ, vùng kinh tế mới, phát động phong trào toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống trường lớp BTVH cho cán bộ và thanh niên, tách các trường mẫu giáo ra khỏi các trường phổ thông để hình thành trường mẫu giáo hoàn chỉnh, tiến hành bồi dưỡng và tuyển dụng lại đội ngũ giáo chức vùng mới giải phóng, khôi phục Trường trung học sư phạm Bà Rịa và xúc tiến việc xây dựng Trường cao đẳng sư phạm, Trường sư phạm mẫu giáo tại thành phố Biên Hòa để đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cho tỉnh, xây dựng bộ máy giáo dục các cấp, triển khai công tác điều tra cơ bản để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo những năm sau, tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền động viên toàn thể nhân dân tham gia xây dựng giáo dục, thành lập các “Ban vận động xóa mù chữ”, “Hội bảo trợ nhà trường”, “Hội cha mẹ học sinh”...

Sau 5 tháng chuẩn bị, ngày 19 - 10 - 1975, cùng với toàn miền Nam, các tỉnh miền Đông đã khai giảng năm học mang tính lịch sử 1975 - 1976. Sau đây là số học sinh các cấp so với năm học 1974 - 1975:


TỈNH
Học sinh cấp I
Học sinh cấp II
Học sinh cấp III
74 – 75
75 - 76
74 - 75
75 - 76
74 - 75
75 - 76
Thụ Dầu Một
Vũng Tàu
Bà Rịa - Long Khánh
Tân Phú
Biên Hòa
47.090
12.400
33.122
8.990
84.700
48.350
11.866
50.464
10.590
84.000
15.080
4.360
3.811
1.100
20.346
18.790
4.234
6.077
1.155
20.346
2.856
1.650
1.900
 -
6.445
5.056
1.445
2.900
 -
6.445
Tổng cộng
186.302
205.450
42.697
47.602
12.851
15.844

Như vậy, so với năm học trước ngày miền Nam giải phóng, học sinh các cấp của miền Đông Nam bộ, mà địa bàn chủ yếu là tỉnh Đồng Nai sau đó, hầu hết đều tăng. Ở cấp I, tăng hơn 10%; cấp II và III, tăng hơn 14%. Sở giáo dục khu Đông Nam bộ giải thích là do dân số trong khu vực tăng hơn trước, nhưng nguyên nhân chính là do đông đảo con em nông dân trước đây thất học nay được đi học lại.

Trước đó, ngành giáo dục đã tổ chức thi hết lớp Năm cho 19.457 học sinh và thi tuyển vào lớp Sáu. Kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 năm học 1974 - 1975 cũng đã được tổ chức nghiêm túc cho 4.691 học sinh 4 tỉnh miền Đông. Tỉnh Biên Hòa là nơi có số học sinh thi hết lớp Năm (7.800) và hết lớp Mười hai (2.268) cao nhất các tỉnh.

Công tác bình dân học vụ và bổ túc văn hóa đã được ngành giáo dục đặc biệt chú trọng ngay sau khi tiếp quản các vùng tạm chiếm. Tỉnh có nhiều khó khăn như Tân Phú nhưng đã phát động được phong trào sôi nổi trong toàn dân tham gia xóa mù chữ và bổ túc văn hóa. Đến tháng 10.1975, tỉnh Tân Phú đã huy động 361 giáo viên dạy cho 525 học viên bổ túc văn hóa và 626 học viên mù chữ.

Sau ba năm học đầu tiên sau giải phóng (1975 - 1976, 1976 - 1977, 1977 - 1978), sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh Đồng Nai đã đạt được những thành tựu to lớn:
- Hoàn thành việc tiếp quản và cải tạo hệ thống trường lớp của chế độ cũ để lại.
- Công lập hóa 64 trường tư thục, bao gồm 4 trường mẫu giáo, 46 trường tiểu học, 14 trường trung học.
- Sắp xếp, thu gọn lại 78 trường tiểu học (chủ yếu là trường ấp) và 8 trường trung học có qui mô quá nhỏ để xây dựng thành trường có qui mô phù hợp.
- Tách 71 trường trung - tiểu học (C1+2+3 hoặc C1+2) để hình thành hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông riêng biệt.
- Tách 96 cơ sở mẫu giáo gắn với các trường phổ thông để hình thành lại trường mẫu giáo độc lập.
- Sắp xếp lại 6 trường kỹ thuật, trong đó tập trung xây dựng 3 trường lớn ở Biên Hòa là Kỹ thuật Tân Mai, Trung học kỹ thuật Biên Hòa và Nữ công gia chánh Biên Hòa.
- Củng cố Trường trung học sư phạm Bà Rịa, hoàn thành việc đào tạo chuyển tiếp cho 305 giáo sinh đã học từ trước giải phóng.
- Xây dựng mới hệ thống trường phổ thông ở các vùng giải phóng cũ, vùng kinh tế mới của tỉnh, bao gồm 1 trường PTTH cho huyện Tân Phú, 17 trường tiểu học và trung học cơ sở cho các xã thuộc vùng kháng chiến cũ và kinh tế mới ở các huyện: Xuyên Mộc, Châu Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành, Xuân Lộc, Long Đất.
- Xây dựng Trường sư phạm cấp 2 và Trường sư phạm mẫu giáo Đồng Nai để đào tạo giáo viên cấp 2 và giáo viên mẫu giáo cho tỉnh. Xây dựng hai trường BTVH tập trung tỉnh, 4 trường BTVH tập trung và 8 trường BTVH tại chức tại các huyện và thành phố Biên Hòa. Mở các lớp xóa mù chữ rộng khắp trong toàn tỉnh.
- Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quản lý từ Sở đến các trường học bao gồm cơ quan ty, 11 phòng giáo dục (Biên Hòa, Châu Thành, Duyên Hải, Long Đất, Long Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Vũng Tàu, Xuân Lộc, Xuyên Mộc) và 468 ban giám hiệu các trường học.
- Tuyển dụng lại 3.071 giáo chức của chế độ cũ, đào tạo mới 2.006 giáo viên THCS, tiểu học và mẫu giáo. Xin chi viện từ các tỉnh bạn 287 giáo viên, chủ yếu là giáo viên PTTH và sư phạm.
- Ngoài ra, các địa phương còn tổ chức đào tạo cấp tốc gần 500 giáo viên cho các trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
- Xây dựng mới 793 phòng học, trong đó có 95 phòng kiên cố, 698 phòng bán kiên cố và tạm thời.

Trong ba năm học này, ngành giáo dục cũng đã tổ chức thi tốt nghiệp cho 6.278 học sinh lớp 12, 17.843 học sinh lớp 9, 66.263 học sinh lớp 5 và 2.175 giáo sinh sư phạm của tỉnh. Mở gần 30 lớp xóa mù cho 4.753 học viên, hoàn thành về cơ bản xóa mù chữ cho cán bộ, thanh niên trong độ tuổi, được Nhà nước thưởng 3 huân chương Lao động hạng 3 về công tác xóa mù chữ (một cho toàn tỉnh, hai cho xã Ngãi Giao, huyện Châu Thành và phường Thống Nhất, thị xã Vũng Tàu).

Đến cuối năm 1978, hệ thống giáo dục - đào tạo Đồng Nai đã được xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện chương trình dạy học, sách giáo khoa thống nhất do Bộ giáo dục chỉ đạo. Hệ thống giáo dục của tỉnh lúc bấy giờ như sau:

NGÀNH HỌC
SỐ TRƯỜNG
PHÒNG HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Mẫu giáo
Tiểu học
THCS
PTTH
BTVH
Kỹ thuật
Sư phạm
129
216
88
15
14
3
3
569
2.139
441
151
24
37
38
914
3.696
916
280
 -
73
59
30.577
189.271
40.087
7.481
5.721
547
1.746
Tổng cộng
468
3.399
6.065
275.430
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, trong muôn vàn khó khăn, cả nước nói chung, Sông Bé (trước đây) nói riêng bắt tay vào kiến thiết đất nước. Đi cùng với đó, nền giáo dục cách mạng cũng sớm được điều chỉnh, không để việc học của học sinh bị gián đoạn. Giai đoạn này, vô vàn khó khăn. Cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn, mất cân đối, đội ngũ giáo viên thiếu trầm trọng. Ngay sau ngày đất nước thống nhất, ban điều hành của ngành giáo dục tỉnh đã tiến hành điều chỉnh, cải tạo cơ sở vật chất, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp và tổ chức bộ máy các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ khung để hình thành các phòng giáo dục, giáo viên thiếu trầm trọng, để khai giảng năm học đầu tiên, Ty Giáo dục phải đào tạo cấp tốc đội ngũ giáo viên.

Ông Nguyễn Đức Danh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Sông Bé nhớ lại, đội ngũ giáo viên giảng dạy được huy động từ nhiều nguồn, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của nền giáo dục mới, trong khi các trường sư phạm chưa hình thành. Trước tình hình trên, lãnh đạo tỉnh đã quyết định mở 3 lớp đào tạo giáo viên cấp tốc, gồm 1.234 giáo viên cấp I, 284 giáo viên cấp II. Cùng với đó, ngành tiến hành bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên ở vùng mới giải phóng, nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của nền giáo dục cách mạng. Sau khi tiếp quản các cơ sở giáo dục từ trước 1975, để kịp thời phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục những năm đầu sau giải phóng, ngành GD-ĐT đã tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, song song với sắp xếp lại mạng lưới trường lớp và hình thành các cấp học. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập và quy mô phát triển giáo dục, trong 5 năm ngành đã xây dựng được 942 phòng học, trong đó 37% phòng học kiên cố và bán kiên cố. Đến năm 1985 tỉnh không còn xã trắng về giáo dục, đó là một cố gắng lớn của Đảng bộ và nhân dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Để thay đổi cuộc sống, con người cần có trình độ học vấn. Với mục tiêu nâng cao trình độ dân trí cho người dân, những năm đầu tiên sau giải phóng, tỉnh tập trung cho công tác xóa mù chữ. Năm học 1975-1976 toàn tỉnh xóa mù chữ cho 14.277 người. Đến tháng 12-1977 căn bản hoàn thành xóa mù chữ cho 30.992 người. Thực hiện Nghị quyết 221/CT-TW và Chỉ thị 115/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tỉnh Sông Bé đã có Chỉ thị số 03/CT-TV của Thường vụ Tỉnh ủy về “đẩy mạnh xóa mù chữ cho nhân dân lao động và bổ túc văn hóa cho cán bộ thanh niên”, ngành bổ túc văn hóa bắt đầu hình thành và phát triển. Năm học 1976- 1977 có 3 trường bổ túc công nông được thành lập, tiếp theo đó là sự ra đời của trường bổ túc văn hóa cán bộ tỉnh, các trường bổ túc văn hóa tập trung ở huyện chủ yếu là bổ túc văn hóa cơ sở. Đến năm 1985 toàn tỉnh có 14 trường bổ túc, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ cho mọi đối tượng.

Số học sinh của trường nội trú được đưa về trung tâm TX.Thủ Dầu Một, tiếp quản cơ sở của bộ phận an ninh tình báo chế độ cũ tại đường Lý Thường Kiệt (nay là Trung tâm dạy nghề của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh) làm trường tạm. Trong thời gian này, đội ngũ giáo viên được tăng cường. Sau đó tỉnh tiếp quản một trường nuôi trẻ mồ côi của chế độ cũ (hiện nay là Bệnh viện Đa khoa TX.Bến Cát) lấy tên là trường Nội trú và chuyển toàn bộ học sinh trong chiến khu về trường tiếp tục học tập. Tháng 8-1976, học sinh trường Thiếu sinh quân cũng được gia nhập về trường Nội trú đồng thời tiếp nhận thêm con, em liệt sĩ vào học. Năm 1977, trường Nội trú Bến Cát đổi tên thành trường cấp 1, 2 Nguyễn Văn Lên. Do trường chỉ giảng dạy đến cấp 2 nên số học sinh học hết cấp phải ra trường cấp 3 Bến Cát học, nhưng vì chiến tranh mới kết thúc, phương tiện đi lại khó khăn, việc con em liệt sĩ tự đi học bên ngoài không bảo đảm an toàn nên lãnh đạo tỉnh quyết định chuyển nhóm học sinh học hết cấp 2 về trường Bổ túc công nông (sau có tên là trường Bổ túc văn hóa thanh niên thuộc phường Hòa Lợi, TX.Bến Cát hiện nay) và lần lượt từng nhóm học sinh học hết cấp được chuyển dần về trường Bổ túc công nông. Đến năm 1983, số học sinh còn lại được đưa về trường Bổ túc văn hóa thanh niên tiếp tục học tập, trường chính thức giải thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Trong 10 năm, bậc phổ thông cơ sở đã thành lập được 164 trường. Ngành học phổ thông trước giải phóng chỉ tập trung ở những địa bàn trung tâm và khu vực có điều kiện thuận lợi, sau 10 năm đã phát triển rộng khắp các địa bàn. Bậc THPT, các huyện thị đều có từ 1 - 3 trường. Chất lượng giáo dục ở 2 bậc học này có sự chuyển biến rõ rệt. Từ năm 1981-1985, tỉnh có 10 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp toàn quốc. Thời gian này, phong trào thi giáo viên giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học cũng được phát triển mạnh.




Nguồn
Đài Tiếng Nói Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh
Báo An Giang
Báo Bến Tre
Báo Bình Dương
Báo Cà Mau
Báo Cần Thơ
Kỷ yếu Chính quyền nhân dân tỉnh Đồng Nai 1945-2004, Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai
Địa chí Đồng Nai‎, ‎Tập 5: Văn hóa Xã hội‎, ‎Chương 7: Giáo dục‎, ‎4. Giáo dục Đồng Nai thời Độc lập - Xây dựng (1975 - 1998)‎ -