http://5xublog.org/2007/11/06/phong-thuy-thang-long/
Phần I: Cao Biền Trấn Yểm Tô Lịch
Các pháp sư Giao Chỉ tại sao phải lừa Cao Biền, và lừa như thế nào:
Cao Biền là con nhà dòng dõi, văn võ song toàn, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, quan hệ rộng với giới trí thức lúc bấy giờ.Ông được vua Đường cử làm Tiết độ sứ cai quản đất Giao Châu trong 9 năm.Đất Giao Châu khi đó đang ở thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 2. Rất may mắn là trước đó chúng ta đã trải qua một thời kỳ tuy ngắn nhưng rực rỡ của nước Vạn Xuân – Lý Nam Đế. Chúng ta đã có nước riêng, bờ cõi riêng, và vua của riêng mình.Trong thời kỳ bắc thuộc lần thứ 2, tuy là sống ách nô lệ, nhưng khát khao xây dựng một thủ đô riêng cho chính mình, nơi ấy có long mạch vượng được cả ngàn năm, vẫn là khát khao âm thầm mà mãnh liệt trong lòng trí thức đỉnh cao hồi đấy. Mà trí thức đỉnh cao hồi đấy thì rõ là các pháp sư ảnh hưởng mạnh của phái Mật Tông rồi.Đặc biệt là thời kỳ trước khi Cao Biền qua làm Tiết Độ Sứ, quân Nam Chiếu hàng chục năm trời tấn công hòng chiếm đọat Giao Chỉ từ tay nhà Đường. Lưu ý Nam Chiếu, tiền thân của vương quốc Đại Lý, là một vương quốc mà từ trên xuống dưới theo Phật Giáo Mật Tông.
Tức là Nam Chiếu hẳn đã nhìn thấy đất Giao Chỉ có địa linh nhân kiệt, phong thủy cực đẹp, nên mới kiên trì đánh chiếm như thế.
May mắn là sau đó Cao Biền đánh bại được Nam Chiếu. Đánh xong Nam Chiếu, chắc ông cũng nhận ra lý do tại sao Nam Chiếu có tham vọng chiếm Giao Chỉ. Và ông âm thầm xây dựng một cái gì đó cho riêng mình. Chính cái mộng chiếm đọat Giao Chỉ đã bị lây từ Nam Chiếu vào lòng Cao Biền như vậy. Sau tham vọng này bị lộ, Cao Biền bị gọi ngược về Trung Hoa, để lại một lực lượng quân đội đang xây dựng dở dang mà sau này được truyền thuyết hóa thành đội quân âm binh Cao Biền dậy non.
Trong 9 năm ở đất Giao Chỉ, Cao Biền đã có hành vi ứng xử tốt với dân sở tại. Dạy dân làm nghề. Trừng trị tham nhũng. Xây dựng đô thị. Giấc mộng làm vương đất Giao Chỉ của ông đã được hiện thực hóa một phần khi dân Giao Chỉ gọi ông là Cao Vương.
Tất nhiên là những gì Nam Chiếu và Cao Biền nhìn thấy ở Giao Chỉ thì các pháp sư Giao Chỉ cũng thấy, thậm chí còn thấy rõ hơn, xa hơn.
Các pháp sư của chúng ta đã nhìn thấy đất Thăng Long có địa thế đẹp thế nào, Bạch Long, Thanh Hổ ra sao. Các pháp sư của chúng ta quyết định phải xây dựng một đô thị mới ngay trên đất Thăng Long ở bên này sông Nhĩ Hà (thời Vạn Xuân kinh đô của chúng ta ở bên kia sông Hồng) thì mới trường tồn được.
Thế là các cụ nghĩ ra cách mượn sức Cao Biền để thực hiện ý mình. Hằng ngày các cụ pháp sư họp ở đền Tản Viên. Cao Biền có biết các cụ họp, nhưng tưởng chỉ oánh tổ tôm xóc đĩa, nên thi thoảng ghé qua chơi để khoe trình pháp thuật và học mót các cụ. Các cụ toàn đuổi Cao Biền đi. Sau này truyền thuyết hóa thành Đức Thánh Tản mắng chửi Cao Biền.
Thành Đại La trước thời Cao Biền đã có, nhưng nhỏ và dở dang. Cao Biền tự mình cũng nhận ra đây là đất đẹp nên quyết tâm xây cho hoàn chỉnh. Các cụ pháp sư nhà mình quyết không để cho Cao Biền tự xây theo ý mình. Cao Biền xây đến đâu đêm các cụ cho người phá đến đấy. Cao Biền lo lắng đến tột đỉnh. Thế là các cụ đóng kịch, giả làm thần Bạch Mã, cưỡi ngựa trắng chạy đi chạy lại theo đúng vết quy họach theo ý các cụ. Cao Biền cứ thế xây theo, các cụ không sai người phá nữa (đúng ý rồi mà). Thế là xây được thành Đại La, lại còn thêm được đền thờ thần Bạch Mã (chính là thờ các cụ). Mọi người thấy các cụ giỏi chưa.
Sau đó các cụ thấy đất Đại La vẫn còn bị thoát khí. Phải trấn yểm để giữ vượng khí ở lại trong vùng đất giữa sông Tô Lịch và sông Nhị Hà, cụ thể là tụ vào khu Hoàng Thành. Các cụ tính toán một hồi thấy phải trấn yểm vào đúng chỗ sông Tô Lịch mà báo chí đang um lên mấy hôm nay. Tuy nhiên các cụ không tự ra tay trấn yểm được. Nên lại dùng mưu, rình một hôm Cao Biền đang đi thuyền du lịch trên sông Tô Lịch, các cụ lại đóng kịch làm thần Long Đỗ hiện ra. Thế là Cao Biền lại dựng đền thờ Long Đỗ và đóng cọc trấn yểm.
Sau này Cao Biền ngồi nghỉ ngơi uống rượu, bỗng trong óc có cái đèn dầu lạc lóe ra một phát, vỗ đùi đứng dậy than là bị các pháp sư Giao Chỉ mượn tay mình làm lợi cho người. Cay lắm, mới đi trấn yểm để phá. Nhưng Cao Biền phá thì các cụ hóa giải. Việc này sau truyền thuyết hóa thành bà cụ già đốt béng 100 nén hương của Cao Biền trong một ngày.
Sau này vua Lý, vốn được phái trí thức Mật Tông hậu thuẫn, đã ra chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Lưu ý là vua Lý Thái Tổ sinh ra ở Chùa Cổ Pháp, được sư Lý Khánh Văn nhận nuôi, đặt tên là Lý Công Uẩn. Sau này anh của Lý Khánh Văn là sư Vạn Hạnh hậu thuẫn cho vào triều đình làm quan triều Lê. Sau Lê Long Đĩnh tàn ác, sư Vạn Hạnh hậu thuẫn Lý Công Uẩn lên làm vua.
Sư Vạn Hạnh là một trong những thiền sư mật tông dòng Tì Ni Đa Lưu Chi nổi tiếng nhất thời kỳ đó. Danh tiếng của ông về sau này ngang ngửa với thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Sau khi lên làm vua, Lý Công Uẩn cho người xem lại phong thủy của Thăng Long. Thấy cần lập trận đồ bát quái một lần nữa để tái trấn yểm cửa Tây thành Thăng Long. Đúng vào chỗ Cao Biền trấn yểm ngày xưa. Việc trấn yểm này có thể dùng cả hiến sinh người sống nên sau này được truyền thuyết hóa thành truyện ông Dầu bà Dầu. Chính có lễ trấn yểm lần hai mà giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhầm nên cho rằng đây là trận đồ của nhà Lý chứ không phải của Cao Biền.
Phần II: Thiền Tông Giao Chỉ
Mã Viện (14BC-49)quyết triệt nền văn minh Văn Lang (cột đồng Mã Viện, bỏ Việt Luật thay bằng Hán Luật). Mà hắn gần như triệt được thật (bằngchứng là hiện nay chúng ta cóc biết qué gì về thời kỳ vua Hùng).
Nhưng một lần nữa lại xảy ra vết đứt văn hóa. Văn hóa Trung Hoa không bị cưỡng hiếp nổi văn hóa Văn Lang như Nguyễn Huy Thiệp phát biểu. Mà một lần nữa, văn hóa mọi rợ của TQ hồi đó bị hóa giải và triệt tiêu.
Không những triệt tiêu tham vọng đồng hóa của người Tàu, Phật Giáo Giao Chỉ còn là quốc giáo của những người yêu nước âm thầm tìm cách đánh đổ ngoại bang. Chính các tướng lĩnh và trí thức yêu nước thời Hai Bà Trưng đã thay tên đổi họ tránh truy sát, về quê làm ruộng hoặc làm sư. Một lần nữa họ lại biến đổi Mật Giáo Giao Chỉ thành một đạo của người Việt yêu nước.
Luy Lâu (Bắc Ninh), thủ phủ của Giao Chỉ thuộc thời kỳ bắc thuộc lần 2 (602-937), trở thành trung tâm Phật Giáo Luy Lâu. Tất cả các nhà truyền giáo đi từ Ấn qua Trung Hoa đều tạt qua và nghỉ chân ở Luy Lâu. Rất nhiều kinh phật được dịch qua tiếng Hoa tại Luy Lâu trước khi được mang qua Trung Quốc để truyền giáo. Nhiều cuốn có thể được dịch từ bản tiếng Việt qua tiếng Hoa chứ không phải dịch thẳng từ tiếng Sankrit.
Các quan cai trị Luy Lâu như Chu Phù, Sĩ Nhiếp đều bị ảnh hưởng của Phật Giáo Luy Lâu và văn minh Âu lạc mà dần dần trở nên dị biệt về ý thức hệ với mẫu quốc Trung Hoa.
Cho tới lúc đó, Luy Lâu có vai trò với Trung Hoa y như Singapore với Việt Nam bây giờ. Rất nhiều du học sinh từ TQ đã đến Luy Lâu để du học (nghe đồn có tới 20 chùa và 500 tăng ở Luy Lâu vào thời kỳ ấy, đại khái giống như 20 trường đại học và 500 ông giáo sư). Các tri thức có tư tưởng tiến bộ (chống Nho giáo) hoặc li khai đều chạy qua Luy Lâu sống tị nạn.
Sau này rất nhiều trí thức đấy quay lại Trung Quốc và thành đạt. Họ đã mang Phật Giáo và Văn Minh của Giao Chỉ trở ngược lại Trung Quốc. Các trí thức tiêu biểu này có thể kể đến Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Những người này đã mang một làn sóng văn hóa và tư tưởng vượt trội về Trung Quốc và từ đó Trung Quốc phát triển tàm tạm gọi là ổn cho đến nay. Tuy nhiên bọn này đông dân, lại chịu khó viết lách ghi chép, nên bây giờ ai cũng nghĩ là bọn nó văn minh lắm, cái gì cũng từ nó mà ra.
Như vậy Phật Giáo Trung Quốc là hậu sinh của Phật Giáo Giao Chỉ. Sau đó phát triển theo hướng khác, có thể rực rỡ hơn (do đông dân và lobby chính trị tốt hơn), nhưng bản chất chưa chắc đã hay bằng Phật Giáo Giao Chỉ Gốc (Mật Tông + Đa Thần). Ít ra cũng không thể có được một hình ảnh Đức Phật rất giản dị và thương người, thậm chí còn hơi ngô ngố như Đức Phật có tên gọi Ông Bụt trong dân gian Việt Nam. (Bụt hiện lên hỏi: vì sao con khóc?)
Phần III: Phong Thủy của Thăng Long
Riêng phần các bộ hài cốt tìm thấy ở sông Tô Lịch thì sao? Việc này liên quan đến tục hiến sinh của hầu hết các dân tộc cổ. Hiến sinh xuất hiện ở các dân tộc thờ đa thần, có mục đích khá siêu nhiên là dâng hiến linh hồn sống và máu cho các thần. Một số ít dân tộc có tục hiến sinh người sống, trong đó có dân tộc Hoa. Chuyện người Hoa chôn người sống làm thần giữ của là quá phổ biến rồi. Trong khi đó người Việt cổ cùng lắm là hiến sinh súc vật. Tàn tích của hiến sinh súc vật còn tồn tại ở Đồ Sơn với lễ hội chọi trâu, con trâu thắng cuộc được vứt xuống vực. Ngay cả người dân tộc ở Tây nguyên có lễ đâm trâu cũng chỉ là hiến sinh súc vật. Còn người Việt ở đồng bằng bắc bộ còn duy trì tục hiến sinh cho tận tới ngày nay: cúng tổ tiên hay cúng giao thừa thì bao giờ cũng làm thịt một con gà trống. Vừa là hiến sinh vừa là cho vào bụng. Rất tiện. Ngoài ra còn hiến sinh bằng lương thực. Cúng xong hay quăng và rắc muối + gạo ra xung quanh nhà hoặc quanh chùa.
Các cụ Pháp Sư nhà mình biết trước là nếu mượn tay Cao Biền đi trấn yểm thì chắc chắn Cao Biền sẽ làm lễ hiến sinh người sống. Mà người bị Cao Biền bắt cho lễ hiến sinh này chắc chắn sẽ là những trinh nữ trẻ khỏe đẹp nhất, các nam đồng khôi ngô nhất. Các cụ pháp sư Giao Chỉ phải cân nhắc rất lâu, cuối cùng quyết định là hy sinh vài người cho tương lai. Sau đó mới cử một cụ bơi giỏi nhất, canh lúc Cao Biền đi thuyền du lịch trên sông, mới bơi ra giả làm thần Long Đổ. Chính vì vậy mà hai vở kịch Bạch Mã và Long Đổ mới xảy ra ở hai khoảng thời gian cách quãng nhau.
Phần IV: Nguồn gốc của Phong Thủy và Kinh Dịch.
+ Việc Mã Viện xóa bỏ cả một nhà nước và nền văn hóa đi kèm theo nó (tịch thu và nung chảy tất cả các trống đồng) là tiền đề của việc đẩy cả một nền văn minh Văn Lang đi vào dĩ vãng.
+ Vào thế kỷ 15, khoảng 100 năm sau khi đế quốc Khmer suy yếu, người Xiêm nổi dậy chống ách áp bức của người Khmer đã tàn sát 100% sinh vật (người, gia súc) của Đế Đô Angkor Vat (1431-1432). Đưa Đế Đô này thành một thành phố chết và bị chính người Khmer quên lãng. Mãi đến 500 năm sau, các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy tàn tích của Đế Đô Angkor Vat (Đế Thiên Đế Thích). Angkor Vat ngày nay là một điểm du lịch nổi tiếng. Thành phố cổ kỳ lạ này được cho là do Alexander Đại Đế hoặc quân của ông xây dựng. Người Khmer bị người Xiêm thôn tính hoàn toàn, xóa bỏ hoàng tộc, xóa bỏ chữ viết (tiếng Sankrit cổ) bằng cách giết sạch những người biết đọc biết viết.
+ Trước khi bị người Xiêm xóa bỏ, người Khmer của vương quốc Chân Lạp, dưới thời vua Bhavavarman đã thôn tính một nền văn minh khác (năm 627). Đó là vương quốc Phù Nam (Funan, Phnom, Phù Nam là phiên âm hán việt của Phnom như trong Phnom Pen, thủ đô Kampuchia ngày nay). Vua Bhavavarman là người xóa bỏ cái tên Phù Nam khỏi bản đồ và suýt nữa tiêu giệt toàn bộ hoàng tộc Phù Nam. May mà dân Phù Nam giỏi đi biển nên hoàng tộc Phù Nam chạy thoát qua Java và xây dựng triều đại Sailendra ở đấy. Tuy nhiên, nghề đi biển của dân Phù Nam mất hẳn. Tương tự như nghề sông nước, tục xăm mình của người Văn Lang cũng mất hẳn sau thời Mã Viện. Trước khi xóa bỏ Phù Nam, Chân Lạp của người Khmer chỉ là một xứ phiên thuộc Phù Nam. Trước khi xóa bỏ Angkor Vat, người Xiêm chỉ là nô lệ của người Khmer.
+ Bên Xiêm ngày càng lấn áp bên Khmer. Vua Khmer lúc đó là Chey Chetta II phải mượn quân đội của chúa Nguyễn là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên để tỉn nhau với dân Xiêm. Tất nhiên là thắng. Sau đó Sãi Vương gả con gái của mình cho vua Khmer. Nhờ quyền lực của hoàng hậu người Việt, dân Việt Nam tràn vào sinh sống và làm ăn ở vùng đất Nam Việt Nam bây giờ. Nhờ đó chúa Nguyễn cai quản được Sài Gòn (Prey Nokor) và Bến Nghé (Kas Krobey).
+ Năm 1658, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần chính thức cầm quân đánh nhau với Chân Lạp. Triều đình Chân Lạp lúc đó lại quay lại thân với người Xiêm, áp bức người Việt ở Thủy Chân Lạp (Nam Việt Nam). Hiền Vương đánh thắng quân Chân Lạp. Chiếm luôn Thủy Chân Lạp, phong vương cho người Khmer thân Việt lên làm vua ở Lục Chân Lạp. Chính thức tạo ra bờ cõi nước Việt ngày nay. Phần Lục Chân Lạp trở thành Cao Miên, Campuchia ngày nay.
Người Việt, Hoa, Khmer ở miền nam ngày nay vẫn đến đền bà chúa Xứ ở An Giang để tưởng nhớ đến vương quốc Phù Nam xa xưa. Bà chúa Xứ được truyền tụng là quốc mẫu Soma của vương quốc Phù Nam. Nữ chúa Soma là người bản địa, đã lấy một võ tướng đi truyền giáo người Ấn Độ tên là Kaundinya, đẻ ra vị vua đầu tiên của vương quốc Phù Nam. Vị vua này có tên hiệu là Kampu.
Hiển thị các bài đăng có nhãn tínngưỡngviệtnam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tínngưỡngviệtnam. Hiển thị tất cả bài đăng
10 tháng 1 2012
Ngày Giỗ Tổ ở đâu ra? | Blog của 5xu
http://5xublog.org/2010/04/16/ngay-gi%E1%BB%97-t%E1%BB%95-%E1%BB%9F-dau-ra/
Thấy 5xu và Trương Thái Du tranh luận vui vui bê về đây để.
Giỗ Tổ (10 tháng 3)
“Những ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.
***
Đại khái là ngày 10/3 này cũng được quốc lễ hóa chưa lâu lắm. Cụ thể là năm 1917 vua Khải Định mới ký sắc lệnh coi ngày này là ngày giỗ tổ trên cả nước. Công văn của vua Khải Định cũng là dựa vào công văn đề xuất ý kiến của tuần phủ Phú Thọ.
Ngày 10 tháng 3 thì trong ca dao nói đến nhiều rồi.
Nhưng ông Lê Văn Lan nói (từ cái công văn của vua Khải Định ) là ở bia cổ đền Hùng có ghi ngày là ngày 11/3. Sau đó tính toán lịch mới lịch cũ thế nào đấy thì ra ngày 10/3. Cho nên dân cả nước thì giỗ tổ mùng 10, còn dân địa phương vẫn giỗ 11.
Thế nên cái câu ca dao kia ra đời sau năm 1917?!
Còn nếu ra đời trước thì hóa ra cái lập luận của công văn Khải Định mà ông Lê Văn Lan nói lại hóa ra là sai (hoặc ăn theo ca dao nhưng cũng biện chứng tí cho khoa học)?!
Thấy 5xu và Trương Thái Du tranh luận vui vui bê về đây để.
Giỗ Tổ (10 tháng 3)
“Những ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.
***
Đại khái là ngày 10/3 này cũng được quốc lễ hóa chưa lâu lắm. Cụ thể là năm 1917 vua Khải Định mới ký sắc lệnh coi ngày này là ngày giỗ tổ trên cả nước. Công văn của vua Khải Định cũng là dựa vào công văn đề xuất ý kiến của tuần phủ Phú Thọ.
Ngày 10 tháng 3 thì trong ca dao nói đến nhiều rồi.
Nhưng ông Lê Văn Lan nói (từ cái công văn của vua Khải Định ) là ở bia cổ đền Hùng có ghi ngày là ngày 11/3. Sau đó tính toán lịch mới lịch cũ thế nào đấy thì ra ngày 10/3. Cho nên dân cả nước thì giỗ tổ mùng 10, còn dân địa phương vẫn giỗ 11.
Thế nên cái câu ca dao kia ra đời sau năm 1917?!
Còn nếu ra đời trước thì hóa ra cái lập luận của công văn Khải Định mà ông Lê Văn Lan nói lại hóa ra là sai (hoặc ăn theo ca dao nhưng cũng biện chứng tí cho khoa học)?!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)