04 tháng 5 2010

Biệt khu Hải Yến - Điểm sáng Đệ nhất VNCH

Di tích Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng


Vietnam / Dong Bang Song Cuu Long / Ca Mau /
 Lịch sửvùng, miền

Năm 1957 Ngô Đình Diệm thành lập biệt khu Hải Yến do Nguyễn Lạc Hóa cầm đầu với mục đích trấn áp lực lượng Cách mạng tại vùng Cà Mau.

Diện tích khoảng 30ha, nằm trên bờ sông Cái Đôi Giữa, ấp Thanh Đạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Đây là khu chứng tích tội ác chiến tranh được xây dựng từ cuối năm 1959 dùng để giam giữ, tra tấn, thủ tiêu những chiến sĩ cách mạng và thảm sát những người dân nghèo vô tội.
Trải qua bao thăng trầm biến đổi, hiện khu còn sót lại những chứng tích như: Cây cầu vĩnh biệt (nơi dẫn các tù nhân từ nhà giam qua cây cầu này đến hố chôn người), các hố chôn người tập thể...
Các thành phố lân cận: TX Vĩnh Châu-T Sóc TrăngThành phố Cần ThơTP. Biên Hòa
Toạ độ:   8°53'36"N   104°51'42"E


Biệt khu Bình Hưng - Chứng tích chiến tranh Mỹ ngụy

Năm 1957, tên cố đạo Nguyễn Lạc Hóa cùng 80 hộ dân theo Thiên Chúa di cư đến định cư hai bên kinh xáng Thọ Mai (xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước) thành lập xứ đạo Phú Mỹ. Sau khi nghiên cứu, Nguyễn Lạc Hóa thấy rằng khu Dinh Điền Phú Mỹ nằm cách xa khu rừng 388.

Muốn khống chế khu rừng này, khống chế khu căn cứ cách mạng nên Nguyễn Lạc Hóa dời nhà thờ và khu Dinh Điền Phú Mỹ đến ấp Thanh Đạm, xã Tân Hưng Tây, huyện Cái Nước, thành lập khu Dinh Điền Cái Cám; đồng thời Nguyễn Lạc Hóa đưa gần 100 hộ dân di cư từ Quảng Nam đến Cái Đôi Giữa, ấp Thanh Đạm, thành lập khu Dinh Điền Bình Hưng. Và, cũng vào thời điểm này tên Nguyễn Lạc Hóa vận động, lôi kéo 120 gia đình di cư người dân tộc thiểu số Trung Quốc đến kinh Mị Nương thành lập khu Dinh Điền Bình Hưng.

Tại khu Dinh Điền Cái Cám và khu Dinh Điền Bình Hưng, chúng bắt dân đào kinh đắp nền nhà, nhà cách nhà 40 m. Chúng cấp cho mỗi gia đình 30 công đất, 1 con trâu, 2 lu đựng nước, 1 chiếc xuồng, gạo ăn 6 tháng và cất cho 1 căn nhà. Tại đây, chúng tiếp tục nhận thêm nhiều gia đình di cư và dựng lên hai nhà thờ lớn, xây tượng Đức mẹ và thánh giá.
Đài tưởng niệm khu di tích biệt khu Hải Yến - Bình Hưng.  Ảnh: TRẦM NGHĨ

Năm 1958, với số dân di cư khá đông, các khu Dinh Điền được thành lập đưa vào quy củ, kiểm soát chặt chẽ..., Nguyễn Lạc Hóa chủ động đề nghị Phủ tổng thống và được Ngô Đình Diệm chuẩn y cho xây dựng biệt khu trên cơ sở khu Dinh Điền Bình Hưng.

Trong 2 năm (1959-1960), được cấp trên chấp thuận, Nguyễn Lạc Hóa tuyển mộ những phần tử ác ôn trong dân di cư và một số thanh niên tại xứ đạo thành lập các trung đội lính địa phương, xin cấp trên - Phủ tổng thống trang bị súng ống, phục vụ cho yêu cầu xây dựng biệt khu Bình Hưng...

Năm 1965, quân số của biệt khu Bình Hưng dao động từ 1.200-1.800 tên, gồm các thứ quân: bảo an, thủy quân lục chiến, bảo vệ, thám báo, biệt kích Mỹ, dân vệ, phòng vệ dân sự, bảo vệ hương thôn, phượng hoàng, đội chiến tranh tâm lý xây dựng nông thôn và các ban chuyên môn: điều tra, hậu cần, hộ tịch, hiến binh, công binh, giao thông, hệ thống gián điệp - điềm chỉ viên - mật báo - mật vụ...

Bình Hưng là chỉ huy sở, chung quanh Bình Hưng có 23 đồn: Kinh Mới - Quảng Phú - Vàm Đình - Dinh Điền - Đường Cày - Cái Đôi Vàm - Sào Lưới - Cái Bát - Rạch Chèo - Tân Quảng - Gò Công - Kinh Đứng - Hào Xuận - Thọ Mai - Ba Tiệm.

Nguyễn Lạc Nghiệp em của Nguyễn Lạc Hóa là phụ tá đắc lực của Nguyễn Lạc Hóa, với chức danh "ông đại diện" cùng với một số tên ác ôn khát máu: Phòn A Dưỡng, Vòng Cá Hồ, Cai Xài, Cai Xồi... cùng với các tên trước là cán bộ của ta chạy ra đầu hàng, đầu thú trở thành những tên phản động, khét tiếng gian ác: Bùi Văn Trứ - Nguyễn Văn Dật - Trần Văn Trạng - Tên cố đạo Nguyễn Lạc Hóa kích động, dung dưỡng, khuyến khích bọn này lao vào gây tội ác, tự do bắn giết, hãm hiếp, chặt đầu, mổ bụng moi gan lấy mật và dùng nhiều cực hình khác vô cùng dã man, gây biết bao đau thương tang tóc cho đồng bào.

Ngày 15/1/1960, bọn Bình Hưng biệt kích vào ấp Công Nghiệp, gặp hai anh Trần Văn Tiến và Quế Sơn, chúng xả súng bắn anh Tiến bị thương rồi chúng đè anh Tiến xuống dùng dao mổ bụng móc gan, mật. Sau đó chúng bắt anh Quế Sơn lôi đi, dùng nhiều cực hình tra tấn rất tàn nhẫn. Chưa thỏa mãn thú tính, chúng vào nhà anh Nguyễn Văn Đức, lấy cây búa chặt đầu anh Sơn đem về sân cơ quan hội đồng xã làm trái bóng cho bọn chúng đá banh rồi đem đầu anh Sơn treo trên đầu cầu và vấn thuốc cho hút.

Ông Lương Minh Trung, nguyên lính bảo an Bình Hưng kể: Một lần hành quân ra Cái Đôi Vàm, gặp ông Hai Sến là dân thường, tên chỉ huy hỏi: Có thấy Việt cộng ở đâu không? Sến trả lời không thấy. Khi đi càn đụng du kích, chúng quay lại bắt anh Sến và xả súng bắn anh chết và bắn một phụ nữ đang nhổ bồn bồn ngoài ruộng ngã chết tại chỗ, tên chỉ huy ra lệnh cho đám lính thẻo lỗ tai chị phụ nữ mang về đồn. Trong cuộc càn này chúng còn bắn chết một người phụ nữ lớn tuổi tên Giác một cách vô cớ.

Một lần khác, bọn lính bảo an càn qua Tân Quảng bắt 5 người, trên đường dẫn về Bình Hưng, dọc đường chúng biểu từng người lội sông qua bên kia bờ lấy ổ cò cho chúng... nhưng vừa bước xuống mé sông là chúng bắn chết. Cứ như vậy 5 lần chúng kêu 5 người lấy ổ cò cho chúng là 5 lần chúng bắn chết họ.

Tháng 6/1961, tại ấp Cái Bát, chúng bắn Lâm Văn Phiêu bị thương, chúng đè anh Phiêu xuống mổ bụng khi anh Phiêu còn sống, anh lấy tay đỡ lưỡi lê, chúng xẻ nát hai bàn tay anh. Anh Phiêu chửi rủa, chúng xẻ miệng anh. Cuối cùng chúng mổ bụng anh, moi gan của anh đem đến tiệm ông Trần Chon, xắt từng miếng chắm muối tiêu ăn sống, uống rượu.

Đêm 14/9/1961, bọn lính Bình Hưng và lính Vàm Đình biệt kích bao vây ngôi nhà bác Tám Sồi ở kinh Đất Sét, xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước, chúng bắn chết anh Lung và anh Phước (giao liên tỉnh). Cả bọn tràn vào nhà thay phiên hãm hiếp bác Tám gái, cô dâu mới sinh và cô con gái của bác Tám 15 tuổi.

Sau đó, chúng bắt tất cả 10 người trong nhà bác Tám ra sắp hàng trước sân, cả đám lính thi nhau nhả đạn chết tất cả. Sau đó, bác Tám trai cùng người con đi giăng câu ngoài đồng về, chúng bắt 2 cha con bác Tám về Bình Hưng tra tấn đến chết và thủ tiêu xác (trong trận thảm sát này có 6 trẻ em bị giết).

Bọn Bình Hưng nghi gia đình ông Bùi Văn Trứng chứa Việt cộng, giữa đêm mùng 6/12/1964, chúng vào nhà ông Trứng xả súng vào nhà giết chết cả 10 người, trong khi cả gia đình đang ngủ (trong đó có 2 phụ nữ mang thai và 6 cháu nhỏ).

Đêm 21/12/1961, bọn biệt kích Bình Hưng vào nhà chú Sáu Hòa, ở ấp Kết Nghĩa, xã Phú Tân (Cái Nước), chúng bắt thím Sáu và cô dâu mang thai gần sanh hãm hiếp. Sau đó, chúng bắt hết 6 người trong gia đình (trong đó có mẹ của chú Sáu 80 tuổi, hai con trai 10, 12 tuổi và cháu nội 2 tuổi). Chúng lấy lưỡi lê thọc huyết rồi lấy mềm trùm lên chế dầu đốt, thai nhi gần sinh vọt ra khỏi bụng mẹ.

Tháng 5/1963, bọn biệt kích của Biệt khu Bình Hưng vào Lung Môn, rượt đuổi bắn chết 8 người, chúng dùng dao chặt thi thể ra từng khúc quăng rải rác theo xóm.

Chuyện giết người, bắn giết người vô cớ của bọn khát máu Bình Hưng, không sao kể siết, không có sách sử nào ghi hết tội ác của chúng.

Biệt khu Bình Hưng xây một nhà tù 4 căn, dành cho tù nam 3 căn, dành cho tù nữ 1 căn. Trong nhà lao này lúc nào cũng chứa đầy người, có nhiều khi chật như nêm, muốn nằm phải nằm nghiêng mới đủ chỗ hoặc phải ngồi suốt ngày đêm. Đặc biệt, ở Bình Hưng chúng có nhiều hình thức tra tấn, hành hình tù nhân không giống bất cứ nhà tù nào.

Khi chúng muốn thủ tiêu tù nhân nào thì tù nhân đó được gọi "Đi công tác Đồng Cùng" - chúng đưa cho tù nhân đó bước qua "cầu vĩnh biệt - cây cầu bắc qua con kinh Mỵ, phía Tây biệt khu, giết rồi quăng xác tù nhân xuống hầm đào sẵn (hiện nay tại đây còn hai hầm đầy xương người). Một số nhân chứng: ông Phù Mìn, ông Lý Tài Phương lính của đặc khu Bình Hưng kể lại.

Trong số lính Tàu Tưởng có tên Pà Phán, là người nấu ăn cho Nguyễn Lạc Hóa và Nguyễn Lạc Nghiệp cho biết: hai tên Hóa và Nghiệp rất thích ăn gan người. Những tù nhân bị thủ tiêu chúng sai lính lấy gan về xào ăn. Ông Quách Văn Đằng (tù nhân của đặc khu) kể: Ông chứng kiến "nhiều lần bọn lính thám báo Bình Hưng lấy tim, gan người về đồn xào, nấu ăn, uống rượu, khi no say chúng ra ngồi ở vọng gác xỉa răng, mắt đỏ ngầu".

Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ) của Bảo tàng tỉnh: 1.675 cán bộ và đồng bào bị bọn Bình Hưng thảm sát giết hại. Biệt khu Bình Hưng được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 24/11/2000./.
Phạm Văn Tri
Nguồn: Baocamau
BIỆT KHU HẢI YẾN BÌNH HƯNG

1. Tên di tích: Địa Điểm Chứng Tích Tội Ác Mỹ Ngụy Ở Biệt Khu Hải Yến Bình Hưng
2. Loại công trình:  Nhà tưởng niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 30/2000/QĐ-BVHTT ngày 24  tháng 11 năm 2000

5. Địa chỉ di tích: Ấp Thanh Đạm ,Xã Tân Hải , Huyện Phú Tân . Tỉnh Cà Mau .
6. Tóm lược thông tin về di tích :
Di tích Chứng tích tội ác Mỹ – Ngụy Biệt khu Hải Yến Bình Hưng nằm ở tọa độ: VQ 856.846 với tổng diện tích khoảng 80 ha (hiện nay còn khoảng 30 ha), lý do cấp đất cho nhân dân sản xuất. Di tích tọa lạc ấp Thạnh Đạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Sau khi quân đội Pháp thất bại ở miền Bắc, một lực lượng đông đảo đồng bào theo đạo Thiên chúa, bọn phản động tay sai và một số tàn quân Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch bị Pháp mua chuộc chạy vào miền Nam tiếp tục chống phá cách mạng của ta.
Đế quốc Mỹ cầm đầu âm mưu tiến hành phá hoại Hiệp định Giơ - ne – vơ lập nên Chính quyền Ngô Đình Diệm, một chính quyền tay sai đắc lực cho Mỹ tiếp tục thực hiện nhiều âm mưu đàn áp nhân dân, chống phá cách mạng, chia rẽ tôn giáo, gây hận thù dân tộc. Thực hiện âm mưu đen tối của Mỹ, tập đoàn tay sai gia đình Ngô Đình Diệm, ra sức đàn áp phật giáo, các phong trào cách mạng của ta, chia rẽ tinh thần đoàn kết tôn giáo. Chúng phát triển mạnh mẽ lực lượng đạo Thiên chúa ở khắp miền Nam.
    Ngày 06/5/1959, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10/59 đưa quân đi đàn áp khủng bố, bắt bớ, chém giết nhân dân và cán bộ cách mạng một số nơi. Ở Cà Mau, bọn tay sai và phản động ráo riết đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng và nhân dân. Nhóm Bình Hưng ráo riết thực hiện những cuộc càn quét, bắt bớ, chém giết rất mang rợ chúng đã đưa về đây một cuộc tra tấn giết người bằng nhiều cách hết sức dã mang và tàn nhẩn không còn tính đồng loại. Chúng đã dùng vũ lực mạnh để thẳng tay càng quét đốt phá , chém giết với nhiều hình thức dã man như: Chặt đầu, mỗ bụng lấy gan ăn, nghi ngờ có liên quan đến cách mạng thì giết cả gia đình...
        Đứng trước những tội ác tàn bạo đẫm máu của bọn Bình Hưng đang đè nặng lên người dân ở hai xã Phú Mỹ và Tân hưng Tây. Ngày 23/8/1959 tỉnh Ủy Cà Mau do đồng chí Vũ Đình Liễu làm Bí thư, đồng chí Phan Ngọc Sến Phó Bí thư ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên, vùng dậy, trừ gian, diệt ác, đập tan chính quyền vô nhân đạo, bạo lực, tay sai đế quốc.  Lời kêu gọi của tỉnh Ủy do đồng chí Nguyễn Phong Triều chánh văn phòng Tỉnh ủy chấp bút “Hỡi đồng bào bấy lâu nay ngậm đắng ,nuốt hờn đã đến lúc chúng ta phải vùng dậy, chúng ta không thể sống dưới cảnh khủng bố đàn áp, bị bắt, bị giết lúc nào không hay, sống nay chết mai…….” với lời kêu gọi trên khắp nơi trên toàn tỉnh đồng loạt đứng lên đấu tranh bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước. Nhân dân Phú Mỹ, Tân Hưng Tây tập trung xây dựng ấp chiến đấu làm hàng rào tre gai cô lập bao vây khu Bình Hưng tổ chức lại hầm chông cậm bẫy, đạp lôi súng ngựa trời nuôi ông bầu vẽ trên các tuyến đường đi càn của địch đồng thời lập trận địa chiến đấu bố trí các trạm gác canh phòng bí mật để báo động từ xa.
             Do công tác bố phòng của ta chu đáo nên mỗi lần địch đi càn ta đều đối phó được.  Ngày 01/11/1963 tập đoàn tay sai gia đình Ngô Đình Diệm bị lật đỗ.          
    Chúng ta có được cuộc sống hôm nay một phần nhờ sự hy sinh cao cả của những người con Minh Hải bị bọn Bình Hưng giết hại, linh hồn của họ luôn nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ tội ác của chúng ta biến đau thương thành hành động cách mạng, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử nói trên.
          Thực hiện kế hoạch chăm sóc di tích lịch sử “ Địa Điểm Chứng Tích Tội Ác Mỹ Ngụy Biệt Khu Hải Yến Bình Hưng”, Ban giám hiệu trường THCS Tân Hải đã chỉ đạo Liên đội nhà trường  thực hiện kế hoạch như sau:
           Giáo dục cho Đoàn viên, đội viên truyền thống đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”, lòng tự hào, biết ơn ông cha đã làm nên sự nghiệp vẻ vang của địa phương và góp phần vào sự nghiệp chung cho cả dân tộc.
             Giáo dục cho học sinh hiểu biết giá trị về bảo tồn cảnh quang môi trường thiên nhiên và du lịch sinh thái.
            Giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa thông qua những việc làm cụ  thể khi tham gia chăm sóc. Chi Đoàn, Liên đội phối hợp với Ban văn hóa xã Tân Hải để xây dựng nội dung hoạt động cụ thể phù hợp với yêu cầu của khu di tích và tâm lí của Đoàn viên, Đội viên của trường.
Kế hoạch hoạt động cụ thể chăm sóc Khu di tích trong năm học 2011 – 2012 như sau:
Đoàn viên, Đội viên sẽ tham gia lao động chăm sóc nhiều đợt trong năm:
+  Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập truyền thống và tìm hiểu về khu di  tích.
+ Tổ chức dâng hương tưởng niệm đến các vị anh hùng đã hi sinh vì dân tộc .
+ Tham gia trồng hoa trong khuôn viên khu di tích.
+ Chăm sóc vườn hoa trong khuôn viên khu di tích.
+ Tổ chức cho học sinh lao động dọn vệ sinh khuôn viên khu di  tích.
    Một số hình ảnh học sinh chăm sóc di tích






8. Đề xuất kiến nghị
       Để khu “Di Tích Chứng Tích Tội Ác Mỹ Ngụy Biệt Khu Hải Yến Bình Hưng” có tác dụng giáo dục cho học sinh, thuận tiện cho việc tham quan, học tập, BGH trường THCS Tân Hải xin đề xuất một số kiến nghị sau:
-    Phục hồi lại cây cầu Vĩnh Biệt vì đó là điểm quan trọng trong khu di tích nhưng qua thời gian,cây cầu bị hư gần hết.
-    Cần làm con đường vào khu di tích để thuận lợi cho việc đi lại.
9.    Xin vui lòng cung cấp thêm các thông tin sau:
 1. Họ và tên hiệu trưởng :         Bùi Chinh Chiến
     Chuyên ngành đào  tạo đại học sư phạm toán năm tốt nghiệp đại học/CĐ 2002
     Điện thoại: 0913619285
     Địa chỉ email: thcstanhai_phutan@yahoo.com.vn.
2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội :     Phạm Hồng Danh
     Chuyên ngành đào tạo cao đẳng giáo dục thể chất  năm tốt nghiệp 10/2007
     Điện thoại:         01659986999
3. Địa chỉ trường : Ấp Thanh Đạm, Xã Tân Hải, Huyện Phú Tân,Tỉnh Cà Mau

Một bài ca ngợi tên đao phủ:

Nguyễn Lạc Hóa và Làng Bình Hưng

Trong một tổ chức, một hội đoàn, một làng xã, hay một nước đang trong thời kỳ thay đổi hoặc đang bị biến cố khủng hoảng, nếu người lãnh đạo là một người có kinh nghiệm, khôn ngoan, biết thế nào là lợi ích cho dân, có uy tín thu hút dân (charisma), và có tài lãnh đạo thì hội đoàn, hoặc tổ chức, hoặc đất nước được phát triển và vương lên. Câu chuyện của album này dạy cho ta một bài học điển hình về sự lãnh đạo của một tu sĩ người Hoa trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nhờ tài lãnh đạo của người “tu sĩ chiến đấu” (a fighting priest) này mà một làng được dựng lên giữa nơi sình lầy, nằm ngay giữa lãnh thổ của phía thù địch, mà lại phát triển mạnh mẽ. Báo chí Tây Phương đặt tên làng này là “một làng không chịu chết” (a village that refused to die).

Cha Nguyễn Lạc Hóa và Làng Bình Hưng
Cha Augustine Nguyễn Lạc Hóa là một tu sĩ Công Giáo người Hoa gốc Quảng Đông. Cha sinh ngày 18 tháng 8 năm 1908 tại một làng bên nước Trung Hoa gần biên giới Việt Nam và vịnh Bắc Bộ. Tên tiếng Quảng Đông của cha Hóa là Yun Loc Fa, hoặc tiếng Quan Thoại thì gọi là Yuan Lo-Hua. Sau một thời gian tu học tại Penang, Mã Lai Á, cha Hua được thụ phong linh mục tại Hồng Kông vào năm 1935. Khi chiến tranh chống Phát Xít Nhật bùng nổ, cha Hua bị động viên và phải ngưng làm tu sĩ để tham gia chiến tranh với chức Thiếu Úy chỉ huy một toán du kích trong quân đội của Tưởng Giới Thạch. Khi Nhật đầu hàng thì cha Hua được thăng chức Thiếu Tá. Trong cuộc nội chiến giữa phía Cộng Sản dưới Mao Trạch Đông và Quốc Dân Đảng dưới Tưởng Giới Thạch, cha Hua được thăng chức Trung Tá, nhưng chưa được chức thực thụ thì phía Quốc Dân Đảng bắt đầu thua cuộc và quân đội tan rã. Cha Hóa lấy cơ hội đó để từ chức và về quê tiếp tục cuộc đời tu sĩ. Sau đó, cha bị phía CS bắt bỏ tù với tội phản động vì lúc đó Mao đã bắt đầu đưa ra chính sách sở hữu hoá các tôn giáo, và muốn ly khai giáo hội Công Giáo ra khỏi Vatican.
Sau một năm tù, cha Hua với sự giúp đở của một số giáo dân đã trốn bằng thuyền tới Hải Ninh, Bắc Việt Nam vào năm 1950. Tại Việt Nam, cha lấy tên Việt là Nguyễn Lạc Hóa và bắt đầu vận động để giúp các tín đồ Công Giáo bên Trung Hoa trốn sang Việt Nam. Sau 6 tháng, cha Hóa đã giúp được tổng cộng 450 gia đình, tức 2174 giáo dân người Hoa tới Việt Nam. Khi nhóm Việt Minh bắt đầu bành trướng và hoạt động mạnh với sự giúp đỡ của Mao Trạch Đông, cha và đa số giáo dân của cha khoảng 2100 người rời Việt Nam sang Cam Bốt và tái định cư tại Snoul, tỉnh Kratie. Sau 7 năm sống tại đó, chính quyền Cam Bốt bắt đầu chính sách trung lập chính trị và công nhận Trung Hoa nằm dưới quyền của Cộng Sản và Mao Trạch Đông. Sợ rằng giáo dân của cha có thể sẽ bị trả về Trung Hoa, cha Hóa bắt đầu tìm đường sang miền Nam Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ vào năm 1958 giữa cha và Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do sự dàn xếp của một người bạn tên là Bernard Yoh, TT Diệm quyết định giúp cha Hóa và giáo dân của cha tái định cư.
TT Diệm cho cha Hóa chọn ba chổ để định cư. Cha chọn nơi có nhiều đất trống để khai thác và dễ trồng trọt lúa gạo vì vùng đất phì nhiều và nhiều nước, đó là vùng Cà Mau, tỉnh An Xuyên. Nhưng vùng này cũng được coi là nơi nguy hiểm nhất trong ba chổ để chọn, vì sau khi ký hiệp định Geneve 1954, Việt Minh đã chọn vùng Cà Mau làm nơi tập kết quân du kích và đã lưu trữ nhiều vũ khí và đạn dược tại đó. Với sự trợ giúp của chính quyền Sài Gòn và sau 3 tháng lao động cực khổ ngày đêm đắp đất cho cao để xây làng, cha Hóa và giáo dân đã hoàn tất được 200 căn nhà và đặt tên làng là Bình Hưng, để biểu hiệu sự san bằng đất sình lầy và xây cất một nơi có thể sinh sống. Với kinh nghiệm của một cựu quân nhân đã từng tham chiến, cha Hóa thiết kế làng theo hình vuông để dễ phòng thủ, và xây một lạch nước xuyên qua giữa làng với một cây cầu để dân có thể đi qua đi lại dễ dàng. Cha chia dân làng thành những toán dân tự vệ nhỏ với mỗi toán gồm 5 người canh gát từng khu làng.
Lúc đầu Việt Cộng để yên, nhưng sau khi thấy làng đã xây cất xong và làm lễ khánh thành với cờ vàng ba sọc đỏ, họ bắt đầu gửi những toán nhỏ đến làng để vừa tuyền truyền chiêu dụ vừa quấy nhiễu. Lúc đầu dân làng chỉ có dao và chọc nhọn bằng gỗ, nhưng vẫn đẩy lui được những toán Việt Cộng này vì một số dân làng đã từng có kinh nghiệm đi lính bên Trung Hoa trong thời chống Phát Xít Nhật, và biết cách đánh xáp lá cà dùng dao và chọc nhọn. Sau những vụ quấy nhiễu như thế, chính quyền Sài Gòn bắt đầu cấp vũ khí. Mới đầu là 6 quả lựu đạn và 12 khẩu súng trường củ, rồi sau thêm 50 khẩu súng trường, hai súng trung liên, và 7 súng tiểu liên. Ngoài ra, cha Hóa và dân làng cũng bắt đầu giao tế với các làng người Việt lân cận để vừa tương trợ lẫn nhau và vừa trao đổi tin tức khi bị du kích Việt Cộng tấn công. Trong suốt năm 1960, làng thường bị tấn công và bị bắn tỉa bởi Việt Cộng. Nhưng với tù binh bắt được, làng đã xây một tường đất bao quanh làng với chòi canh gác để giúp bảo vệ làng. Chính quyền Sài Gòn cũng cung cấp thêm 50 súng trường Lebel của Pháp, và 120 khẩu súng Springfield đã tịch thu được từ nhóm Bình Xuyên. Với đạn dược còn thiếu, Bernard Yoh cho cha Hóa một máy ráp đạn cũ mà ông đã thường dùng để làm đạn đi săn bắn, để làng Bình Hưng tạm thời tự làm đạn lấy. Dùng kinh nghiệm chiến đấu, cha Hoá không muốn chờ cho kẻ thù địch tấn công mình, nên đã truyền lịnh dân tự vệ làng phải chia toán đi tuần hành hằng ngày để tìm du kích Việt Cộng rồi tiêu diệt.
Ngày 3 tháng giêng năm 1961, một lực lượng Việt Cộng khoảng 400 người tấn công một toán 90 người dân tự vệ của làng Bình Hưng. Trận đánh gồm những cuộc phục kích qua lại giữa hai bên. Sau 3 ngày, lực lượng Việt Cộng đã bị tổn thất với 172 người bị giết. Trong trận đánh này, Chuẩn Tướng Không Quân Mỹ Edward Lansdale có viếng thăm làng Bình Hưng và đã làm một bài tường trình ca ngợi thành tích chiến đấu của dân làng. Sau đó, TT Diệm đã cho phép Mỹ viện trợ thêm quân sự và vật liệu để giúp dân làng củng cố phòng thủ với đầy đủ vũ khí, đạn, thuốc men, và thức phẩm. Tháng 6 năm 1961, dân tự vệ làng Bình Hưng chính thức được chính quyền Sài Gòn chấp nhận là Nhóm Nhân Dân Tự Vệ 1001, và cho hợp vào quân đội VNCH. Cha Hóa từ chối không nhận chức vụ và lương bỗng của một sĩ quan chỉ huy, nhưng cha tình nguyện làm người chỉ huy quân đội vô chức vụ. Cha Hoá cũng đề nghị và TT Diệm đồng ý đổi tên nhóm từ Nhân Dân Tự Vệ 1001 thành lực lượng Hải Yến (Sea Swallow), vì mầu trắng đen của loài chim này tương tự áo đen của tu sĩ với cổ trắng, và loài chim này giúp nhà nông bằng cách ăn những sâu bọ phá mùa màng. Trước khi chấp nhận trách nhiệm chỉ huy quân đội, cha Hoá đã tham khảo ý kiến Bề Trên của cha. Mặc dầu, Đức Giám Mục không cho phép nhưng vì thấy sự sống còn của làng lệ thuộc vào sự lãnh đạo và kinh nghiệm quân sự của cha, Đức Giám Mục làm ngơ để cha Hoá lãnh trách nhiệm này.
Ban đầu vào năm 1959, TT Diệm đã trực tiếp dùng quỹ riêng để trả một ít lương cho lực lượng 180 dân tự vệ, nhưng lương bỗng bắt đầu được trả chính thức cho lực lượng 300 dân tự vệ vào năm 1961 với khoảng $12 đô mỗi người một tháng. Sĩ quan hoặc lính đều được trả lương bằng nhau. Ngoài ra cha Hóa cũng dùng quỹ riêng của cha để trả thêm 40 dân tự vệ khác. Những thành phần mới tham gia lực lượng và còn đang huấn luyện thì chỉ được cung cấp thực phẩm mà thôi. Tổng cộng, lực lượng nhân dân tự vệ Hải Yến của làng Bình Hưng có 340 người, với thêm 80 người mới tham gia và đang học tập. Ngoài ra, để giúp cho dân làng sinh sống và có áo quần để mặc, cha Hóa và người bạn Bernard Yoh đã phải vay nợ cá nhân lên tới hơn $100 ngàn đô vào giữa năm 1961. Sau khi được yểm trợ tài chánh khá hơn, cha Hóa bắt đầu đi khắp miền Nam để chiêu dụ thêm lính cho làng. Mặc dầu cha đã báo trước cuộc sống mới sẽ có nhiều vụ tham chiến, với lương ít ỏi, và có thể nguy hiểm tới tính mạng, khoảng 242 người dân Thượng tình nguyện tham gia cùng với và một đại đội gồm 132 người Nùng. Sau này, theo tài liệu mật thì nhóm người Nùng này thật ra là những cựu chiến binh Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
Vừa là một người lãnh đạo quân sự mang nón sắt, vừa là một ông cha mang áo dòng, cha Hóa đã dựng lên một lực lượng võ trang chống du kích rất hữu hiệu. Kế hoạch quân sự của cha là trận chiến không thể thắng nếu chỉ thụ động chờ địch thù tới, mà phải mang chiến tranh tới địch thủ của mình. Nhóm Hải Yến đi tuần hành hàng ngày hàng đêm bất cứ thời tiết nào, để tìm Việt Cộng và phục kích. Một hệ thống tình báo với sự giúp đở đưa tin tức của những nhà nông người Việt lân cận và một số gián điệp nằm vùng giúp báo trước những hoạt động và di chuyển của phía Việt Cộng trong vùng.
Với Bernard Yoh vận động không ngừng các hội đoàn từ thiện và chính quyền tại Sài Gòn để giúp đở về quân sự, thuốc men, sửa, bột và dầu nấu ăn, làng đã phát triển gấp 4 lần trong vòng hai năm từ khi được dựng lên, với số dân tị nạn người Hoa và người Việt bắt đầu dọn về để sống dưới sự lãnh đạo của cha Hóa. Đối với một nhà báo nước ngoài tới thăm làng vào tháng giêng năm 1962, cảnh làng và các ấp chung quanh của Biệt Khu Hải Yến nhìn có vẽ khó phòng thủ và thường bị Việt Cộng quấy nhiễu, nhưng cha Hóa lúc nào cũng có tự tin, lính phòng thủ ai cũng vui vẻ mặc dầu phải đương đầu với cái chết hàng ngày bất cứ lúc nào, và dân làng có vẽ mãn nguyện. Những yếu tố này đã làm cho làng Bình Hưng khác hẳn với những làng xã khác trên khắp miền Nam Việt Nam. Với tiếng tăm chiến đấu không sợ chết ngay giữa lòng địch, trực thăng bắt đầu chở các khách quan và nhà báo tới viếng thăm thường xuyên, cha Hóa bắt đầu tạo một nhóm 56 lính vệ binh danh dự để đón khách quan trọng tới thăm làng. Người ngoài được chứng kiến một lực lượng tự vệ chỉ trong vòng một năm đã phát triển từ 340 dân tự vệ nay tới 500 lính mặc đồng phục khaki, rất có kỷ luật, trang bị với súng trường M1 hoặc Carbine. Họ chào nhau bằng cách chào của hướng đạo với ba ngón tay giữa. Ngoài ra có một số nữ ý tá thường đi theo tuần hành với lính Hải Yến. Tất cả đều có tinh thần đồng đội cao và can đảm để chiến đấu. Khi hỏi tại sao những người lính này lại muốn tình nguyện cho một cuộc sống cực khổ và nguy hiểm như thế, cha Hoá trả lời, “Con người sinh ra với mục đích là để làm một cái gì đó” (Man was born to do something).
Cha Hóa thường nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để chống du kích là tấn công khi địch thủ còn đang tập trung, vì lúc đó địch thủ đang thiếu tổ chức và dễ bị đánh. Cha Hóa khoe rằng những hoạt động của Việt Cộng quanh vùng lân cận của làng đã gần như bị dẹp tắt bởi lính của làng Bình Hưng. Cha cũng nói lực lượng Hải Yến của cha đã lên tới 1 ngàn người, trong số này có 600 người là cựu chiến binh trong phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch với nhiều kinh nghiệm chiến đấu chống Phát Xít Nhật và Cộng Sản Trung Quốc. Hai năm vừa qua, lực lượng Hải Yến mất chỉ 27 người trong khi phía Việt Cộng có khoảng 500 người bị giết. Đa số những tổn thất của nhóm Hải Yến là do mìn và bẫy chống cá nhân. Cha Hóa rất thỏa mãn khi nghe tin cấp lãnh đạo Cộng Sản đã không hài lòng với hoạt động của Việt Cộng trong vùng và đã quyết định tăng cường lực lượng của họ với những lính du kích từ nơi khác. Ngày hôm trước, lực lượng của cha đã tham chiến với một nhóm từ vùng khác tới, nhưng cha tin rằng nhóm Hải Yến của cha sẽ giết hoặc bắt làm tù binh những nhóm Việt Cộng đó.
Tù binh Việt Cộng được chứa trong một căn nhà dài không có cửa sổ. Với một khu riêng chứa khoảng 40 lính Cộng Sản cứng đầu và nguy hiểm nhất, và số 108 còn lại chỉ dùng căn nhà này để ngủ ban đêm và ban ngày họ phải làm việc ngoài đồng 5 tiếng mỗi ngày và 2 tiếng phải học tập về sự thật của Cộng Sản, thế nào là dân chủ và tự do. Đa số những tù binh này chỉ là những người làm nông không biết gì về chủ nghiã chính trị như Cộng Sản hoặc dân chủ. Khi cha Hóa cảm thấy họ đã thấm nhuần những bài học thì cha thả họ tự do về làng của họ. Mốt số xin tình nguyện tham gia lực lượng Bình Hưng và cha đã cho phép một số nhỏ ở lại định cư trong làng.
Khi làng Bình Hưng và những thôn xã lân cận bắt đầu phát triển và lực lượng tự vệ càng ngày càng lớn mạnh, chính quyền Sài Gòn cho đây là một ví dụ điển hình cho những làng khác noi gương theo, và cha Hóa đã trở thành một người có tiếng trong vùng. Tháng 2 năm 1962, nhóm Hải Yến được nâng lên thành Nhân Dân Tự Vệ Biệt Khu Hải Yến. Một vùng với diện tích khoảng 400km vuông, với 21 làng xã, và 25 ngàn dân. Khi làng Bình Hưng được thiết lập vào năm 1959, cha Hóa ước tính khoảng 90 phần trăm dân trong vùng Hải Yến là thân Cộng hoặc bị Việt Cộng đe dọa nên phải ủng hộ. Nhưng mỗi khi đi tuần hành, lực lượng của cha Hóa càng đi xa vô các chiến khu của địch thủ và bình định hóa những khu đó. Vào cuối năm 1963, lực lượng Hải Yến đã kiểm sóat được khoảng 200km vuông, nghĩa là 50 phần trăm khu Hải Yến và 60% dân số. Hai chiến khu chính Việt Cộng vẫn kiểm soát 40 phần trăm dân và đất trong vùng và phòng thủ bởi khoảng 400 quân du kích.
Trong số 18 ngàn dân dưới sự kiểm soát của nhóm Hải Yến, cha Hóa không phân biệt giữa 3,7 ngàn dân Công Giáo và dân ngoài Công Giáo. Cha Hóa nói, “Trong chiến dịch này chúng ta không thể phân biệt người Phật Giáo với Công Giáo. Nếu chúng ta chiến đấu cho tự do, chúng ta phải tin rằng tất cả mọi người đều phải được tự do”. Trong khi có những chuyện xích mích và bạo động tôn giáo tại các nơi khác trong năm 1963, vùng Biệt Khu Hải Yến lại không xảy ra vấn đề đụng độ giữa các tôn giáo.
Tới đầu năm 1964 thì vùng Hải Yến đã xây xong một phi trường với phi đạo dài khoảng 700m và 1m cao trên vùng sình lầy. Các vùng nông thôn bắt đầu phát triển càng ngày càng xa ra từ làng Bình Hưng vô tới Tân Hưng Tây. Biệt Khu Hải Yến lúc bấy giờ là khu mạnh nhất của chinh quyền Sài Gòn trong vùng Cà Mau về mặt quân sự và chính trị, mặc dầu xưa nay vùng này vốn nằm dưới sự kiểm soát của Việt Cộng. Vào giữa năm 1964, chính quyền Sài Gòn gửi 2 Thiếu Tá người Nùng và cũng là bạn của cha Hóa tới Biệt Khu Hải Yến để lãnh trách nhiệm chỉ huy quân sự, và chính quyền yêu cầu cha Hóa nhận chức vụ cha Tuyên Úy và Cố Vấn. Cha Hóa đã chấp nhận và nói, “tôi muốn được thôi những trách nhiệm khó khăn phức tạp và tôi muốn lực lượng tự vệ vẫn được giữ nguyên vẹn, nhưng người tu hành không nên liên hệ với quân sự”.
Rộng lượng đối với các dân tộc và các tôn giáo là lý tưởng mà cha Hóa và dân của cha đã bảo tồn từ khi lập ra làng Bình Hưng. Một lực lượng tự vệ với hơn 1,1 ngàn lính là kết quả của một người tu sĩ tị nạn trong một cuộc đấu tranh cho tự do. Đối với cha Hóa và những người theo cha, những lời cha đã chọn để ghi trên đài tưởng niệm các chiến sĩ trận vong của làng, trích từ một học giả của lịch sử Trung Hoa tên là Wen T’ien-hsiung trước khi bị xử tử, “Kể từ khi con người sinh ra, ai đã thoát khỏi sự chết? Tốt hơn là chết cho một lý tưởng xứng đáng để làm ví dụ cho lịch sử về sau”.
Tháng 8 năm 1964 Manila
Dịch vắn tắt từ website viết về tiểu sử của cha Hóa bởi tổ chức giải thưởng Ramon Magsaysay,
http://www.rmaf.org.ph/Awardees/Biography/BiographyHoaAug.htm

Ghi chú thêm tin tức từ những nguồn khác:
1. Theo nguồn Wikipedia, năm 1961, sau khi Edward Lansdale thăm cha Hóa và làng Bình Hưng rồi trở về Hoa Thịnh Đốn tường trình tình hình, Tổng Thống John Kennedy đã chú ý đặc biệt về cha Nguyễn Lạc Hóa và làng cha đã tạo ra. Thị trấn Newburyport thuộc tiểu bang Massachusetts nhận làng Bình Hưng làm một cộng đồng kết nghĩa (sister community).
2. Năm 1964, cha Hóa được giải thưởng Ramon Magsaysay trong phần phục vụ cộng đồng. Giải Ramon Magsaysay được đặt tên cho vị tổng thống đầu tiên của Phi Luật Tân để nâng cao tinh thần thanh liêm trong chính quyền, can đảm trong việc phục vụ dân, và thực dụng ly tưởng của một xả hội dân chủ. Giải thưởng hàng năm này được tạo ra bởi Quỹ Rockefeller Brothers Fund ở Nữu Ước.
3. Theo nguồn Taiwan Review, là một kẻ thù đối với chủ nghĩa Cộng Sản, Cha Hóa đã từng viết khoảng 10 lá thư gửi cho Mao Trạch Đông. Một trong những lá thư đó cha có viết, “Ông Mao à, tôi muốn cảm ơn ông vì ông đã dạy cho tôi biết thế nào là ý nghĩa của sự tự do. Bây giờ, tôi là một kẻ thù đời đời của ông. Tôi sẽ thuyết phục càng thêm nhiều người mỗi ngày để họ trở thành địch thủ của ông cho tới khi nào chính ông và những ý tưởng ác độc của ông không còn nữa”. Theo nguồn Taiwan Review, những tù binh và ngay cả cán bộ nồng cốt Việt Cộng đã có ấn tượng tốt đối với cha Hoá, vì họ được cấp giường ngũ, mền, và mùng. Tù binh chỉ phải làm khoảng 6 tiếng mỗi ngày và được nghỉ ngày Chúa Nhật. Họ được ăn mỗi ngày 3 bửa và được thuốc lá với một ít tiền xài vặt. Dân làng rất thân thiện với tù binh và thường hay cung cấp thêm thực phẩm. Có mấy lần Việt Cộng gửi gián điệp và thành phân VC chìm gồm có những cô gái trẻ đẹp vô để thám thính và quấy nhiễu làng, nhưng không được nhiều hiệu quả tốt vì chính những người này cũng quay lại đi theo nhóm Hải Yến một khi họ đã chứng kiến cuộc sống của làng này.
4. Cha Nguy ễn Lạc Hóa đã qua đời vào năm 1989 với tuổi thọ là 81 tuổi.
5. Theo nhiếp ảnh gia Stan Atkinson, với tình thế phức chính trị tại Sài Gòn ngày càng hỗn độn và đồi trụy. Cha Hóa nhận thấy giấc mơ sống tự do sẽ không thành đạt tại Việt Nam. Mặc dầu cha vẫn là một người thanh liêm, nhưng sự tuyên truyền mạnh mẽ của Việt Cộng đã thành công trong việc móc nối tiếng tăm của cha với chính quyền tham nhũng ở Sài Gòn. Cha Hóa cảm thấy cơ hội đạt được sự mong muốn tự do tại Việt Nam càng ngày càng thấp. Chán nản với thời thế, cha rời khỏi làng Bình Hưng và hồi hưu tại một giáo xứ Công Giáo ở Đài Bắc thủ đô nước Đài Loan và đã qua đời tại đó. Theo ông Stan Atkinson, trong suốt cuộc đời làm nhiếp ảnh gia đi khắp nơi trên thế giới, ông chưa gặp một người nào ngay cả những lãnh đạo như cha Hoá, một người mà ông cho là khó quên nhất.
6. Về phía VNCHXHCN, Nguyễn Lạc Hóa được cho là "đã chỉ đạo tàn sát nhiều người và hãm hiếp, mổ bụng, lấy mật, ăn gan nạn nhân trong thời kỳ là người đứng đầu khu dinh điền Bình Hưng" (nay thuộc tỉnh Cà Mau). Khu dinh điền Bình Hưng được Việt Nam Cộng Hòa lập nên để đưa người của Quốc gia vào các khu căn cứ kháng chiến của những người Cộng sản.
7. Về phiá VNCHXHCN, Nguyễn Lạc Hóa được cho là "đồ tể" đột lốt thầy tu, đã tàn sát hơn 1600 người với hình thức giết người man rợ. Ngày nay tại khu làng Bình Hưng, Nhà Nước có xây một tượng đài gọi là di tích lịch sử cấp quốc gia để tưởng niệm những liệt sĩ và dân lành đã bị nhóm Hải Yến giết tại đó. Theo Nhà Nước, thi trong thời chiến, làng này có một cây cầu gọi là Cầu Vĩnh Biệt vì tù binh nào đi qua cầu đó là biết sẽ bị tra tấn và giết chết.
Thích

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng
       Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, với diện tích khoảng 30ha, nằm trên bờ sông Cái Đôi Giữa, ấp Thanh Đạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Biệt khu này được xây dựng từ cuối năm 1959 dùng để giam giữ, tra tấn, thủ tiêu những chiến sĩ cách mạng và thảm sát những người dân nghèo vô tội.
       Sau ngày hòa bình lập lại (1954), với ý đồ chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, Mỹ - Diệm ban hành nhiều sắc lệnh, trong đó chúng đưa ra chính sách lập khu dinh điền, khu trù mật, mục đích là đẩy nhân dân ta ra khỏi nơi họ sinh sống và đưa người của Quốc gia vào các khu căn cứ kháng chiến để “tát nước bắt cá”, biến nơi đây thành thánh địa của Quốc gia. 
       Năm 1957, Nguyễn Lạc Hóa cùng 80 hộ dân theo đạo Thiên Chúa di cư đến hai bên kinh xáng Thợ May, xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước và thành lập xứ đạo Phú Mỹ. Sau khi nắm được tình hình, thấy khu dinh điền Phú Mỹ nằm xa khu rừng 388, xa khu căn cứ cách mạng, Nguyễn Lạc Hóa cho di dời nhà thờ và khu dinh điền Phú Mỹ về ấp Thanh Đạm, xã Tân Hưng Tây, huyện Cái Nước thành lập khu dinh điền Cái Cám. Cùng thời gian này, Nguyễn Lạc Hóa đưa trên 80 hộ dân di cư từ Quảng Nam đến Cái Đôi Giữa, ấp Thanh Đạm thành lập khu dinh điền Bình Hưng. Nguyễn Lạc Hóa vận động và thu nhận 120 gia đình dân tộc thiểu số Trung Hoa, di cư đến kinh Mỵ Nương thành lập khu quân sự. 
       Năm 1958, với số dân cư khá đông và được kiểm soát chặt chẽ, quy củ và đủ điều kiện thành lập biệt khu quân sự, do đó Nguyễn Lạc Hóa chủ động đề nghị phủ Tổng thống Diệm chuẩn y xây dựng biệt khu trên cơ sở khu dinh điền Bình Hưng. 
       Từ năm 1959 - 1960, Nguyễn Lạc Hoá tập hợp về biệt khu những thành phần bất hảo trong xã hội, những đối tượng bị thất sủng của chế độ Sài Gòn. Những ai theo Nguyễn Lạc Hoá được cấp đất, xây nhà và cấp phát súng ống, lương thực; tất cả đều được Mỹ - Nguỵ tài trợ. 
       Năm 1965, biệt khu Hải Yến Bình Hưng có quân số dao động từ 1.200 - 1.800 quân, gồm: Tiểu đoàn bảo vệ, Thủy quân lục chiến, Bảo an, Thám báo, biệt kích Mỹ, Dân vệ, Phòng vệ dân sự, Bảo vệ hương thôn, Phượng hoàng, đội xây dựng nông thôn và 6 ban chuyên môn: Điều tra, Hậu cần, Hộ tịch, Hiến binh, Công binh, Giao thông, ngoài ra còn có hệ thống Tình báo, Gián điệp, Điềm chỉ, Mật vụ. Cao điểm tại nơi đây, quân số lên đến trên 2.000, có cả sân bay lên thẳng hiện đại.
       Bình Hưng là chỉ huy sở, xung quanh Bình Hưng có 23 đồn như: Kinh Mới, Quảng Phú, Vàm Đình, Dinh Điền, Đường Cày, Cái Đôi Vàm, Sào Lưới, Cái Bát, Rạch Chèo, Tân Quảng, Gò Công, kinh Đứng, Hào Xuân, Thợ May, Ba Tiệm.
       Phụ tá đắc lực của Nguyễn Lạc Hóa là Nguyễn Lạc Nghiệp (em ruột của Nguyễn Lạc Hóa) với chức danh là người đại diện, cùng với một số cộng sự khác là Phòn A Dưỡng, Vòng Cá Hồ, Cai Xài, Cai Xồi. Trong số cán bộ đầu hàng phản bội trở nên gian ác và cộng tác đắc lực với Nguyễn Lạc Hóa có các tên Bùi Văn Trứ, Nguyễn Văn Dạt, Trần Văn Trạng. 
       Trong thời gian tồn tại, Biệt Khu Hải Yến Bình Hưng nổi tiếng những tội ác tài trời, mà cầm đầu là tên cố đạo Nguyễn Lạc Hóa. Nguyễn Lạc Hóa kích động, dung dưỡng cho bọn lính Bình Hưng tự do bắn giết, hãm hiếp, chặt đầu, mổ bụng lấy mật, moi gan, gây biết bao đau thương, mất mát đối với nhân dân, chiến sĩ của ta.
 
Những dịp lễ, Tết các đồng chí Cán bộ và nhân dân huyện Phú Tân thường đến thắp hương tưởng niệm những CB,CS và nhân dân đã hy sinh tại nơi đây (Ảnh: Cẩm Hường)
      Một trong số những người lính Bảo an Bình Hưng ngày xưa kể lại: Trong một lần hành quân ra Cái Đôi Vàm, gặp Hai Sến là dân thường, chúng hỏi: “Có thấy Việt cộng đâu không?”. Hai Sến trả lời “không thấy”. Sau đó, chúng gặp phải du kích, chúng đã quay lại bắt Hai Sến bắn chết. Gặp một phụ nữ đang nhổ bồn bồn, chúng đã bắn và thẻo tai mang về. Có lần bọn chúng càn qua Tân Quảng, bắt 5 người đưa về Bình Hưng, dọc đường chúng kêu lội lấy ổ cò, nhưng vừa mới đi mấy bước chúng nổ súng bắn chết, cứ lần lượt như thế, chưa tới Bình Hưng chúng đã bắn chết cả 5 người. 
       Tháng 6/1961, tại ấp Cái Bát, chúng bắn Lâm Văn Phiêu, du kích xã Tân Hưng Tây bị thương, chúng đè anh mổ bụng khi anh còn sống. Anh lấy tay đỡ lưỡi lê, chúng xẻ nát hai bàn tay anh, anh chửi, chúng xẻ miệng anh, đem gan của anh đến tiệm ông Trần Chon xắt từng miếng chấm muối tiêu, kẹp với gừng ăn sống, uống rượu. 
       Tư liệu của Bảo tàng tỉnh Cà Mau cho biết: Đêm 14/9/1961, bọn Bình Hưng kết hợp với lính Vàm Đình bao vây nhà bác Tám Sồi ở kinh Đất Sét, xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước. Chúng bắn chết anh Lung và anh Phước (giao liên tỉnh), bắt bác gái, cô dâu mới sinh và cô con gái út 15 tuổi để thi nhau hãm hiếp. Sau đó, chúng bắt 10 người trong gia đình xếp hàng trước sân (có 6 trẻ em) rồi bắn chết tất cả. Gặp bác Tám Sồi cùng đứa con đi giăng câu về, chúng bắt về Bình Hưng tra tấn bác trai đến chết và giấu mất xác.
       Ngày 21/12/1961, địch thảm sát tại ấp Kết Nghĩa, xã Tân Hưng Tây, gồm mẹ, vợ của ông Phan Thái Hoà cùng cô con dâu và hai cháu nhỏ. Sau khi hãm hiếp phụ nữ, chúng lôi tất cả 5 người vào đống lửa đốt thành tro cùng với căn nhà. 
       Khoảng tháng 5/1963, chúng biệt kích vào Lung Môn, bắn chết một lượt 8 người, chặt khúc quăng rải rác khắp nơi. Còn chuyện vô cớ giết người thì vô kể, khi càn vào Nhà Di, chúng bắn chết một phụ nữ, đứa con nhỏ còn sống, leo qua, leo lại bú mẹ, mặt mũi đầy máu. Trong một trận càn, chúng gặp 2 phụ nữ là Lê Thị Phải và Bốn, chúng kêu ghé lại xin 5.000 đồng, hai chị không có tiền, chúng bắn chết cả hai.
       Tháng 3/1965, chúng thảm sát tại nhà ông Lê Văn Chữ, kinh Đoàn Dong, tất cả 6 người từ 3 đến 15 tuổi đều chết dưới mũi súng dã man.
        Tại Biệt khu Hải Yến Bình Hưng, Nguyễn Lạc Hóa cho xây một nhà tù gồm có 4 căn, 3 căn dành cho nam, một căn dành cho nữ, lúc nào cũng đầy người, chỉ có thể nằm nghiêng hoặc ngồi. Những ai chúng muốn thủ tiêu thường được gọi đi công tác Đầm Cùng, chúng đưa nạn nhân qua cầu Vĩnh Biệt bắt qua kinh Mỵ, phía tây Biệt khu, đem ra phía sau để giết. Mấy hôm sau lại được thay thế bằng số tù nhân khác (hiện nay vẫn còn hai hầm xương). 
        Ngoài việc bắn giết tù nhân, bọn chúng còn mổ bụng lấy tim, gan xào ăn. Theo một số nhân chứng còn sống như ông Phù Mìn, Lý Tài Phương là lính Bình Hưng và tù nhân kể lại, trong bọn Tàu Tưởng, có tên Pà Phán chuyên nấu ăn cho Hóa và Nghiệp, rất thích ăn gan người, những ai bị thủ tiêu, bọn chúng thường lấy gan để xào ăn.
       Những tội ác dã man của bọn Bình Hưng không sao kể hết, cách thức và thủ đoạn của chúng hết sức man rợ. Chúng xem tính mạng con người không khác gì súc vật, thẳng tay bắn giết. Ghê gợn nhất, khinh khiếp nhất là hình thức giết người theo kiểu “Biểu tượng của sự tự do” với 14 cách giết, trong đó có 3 hình thức giết người không nơi nào có là mổ bụng lấy gan xào ăn; chế nước sôi “cạo lông” rồi nấu người như nấu gà; giết người xẻo vành tai chiên ăn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bảo tàng tỉnh Cà Mau, đã có 1.675 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào bị giết.
       Trải qua bao thăng trầm biến đổi, hiện khu vực này còn sót lại những chứng tích như: Cây cầu vĩnh biệt (nơi dẫn tù nhân từ nhà giam qua đến hố chôn người), các hố chôn người tập thể...
         Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 24/11/2000. Việc xây dựng Khu Di tích Biệt khu Hải Yến Bình Hưng là một việc làm cần thiết. Đây là nơi ghi dấu tội ác Mỹ - Ngụy, giáo dục truyền thống yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc cho thế hệ trẻ Phú Tân. Thông qua đó hình thành trong các em lòng biết ơn thế hệ đi trước đã chiến đấu anh dũng để giành lại nền hòa bình hôm nay.
 Cẩm Hường THPT Phú Tân

NĂM 1962 MỸ ĐÃ THẤY MẤT VIỆT NAM 
Một  Lý Do Chính Là Vì Nhà Ngô Làm Hỏng Ấp Chiến Lược 

Foreign Relations of the United States, 1961–1963
Volume II, Vietnam, 1962, Document 268
alt

(LỜI NGƯỜI DỊCH: Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, do Joseph A. Mendenhall viết. Ông là cố vấn chính phủ Kennedy về chính sách Mỹ ở Việt Nam và Lào. Bản Ghi nhớ số  268 cho thấy tình hình VNCH bi đát từ năm 1962, đặc biệt chính sách ấp chiến lược bị hỏng vì nhà Ngô.
Bản Ghi nhớ nầy được viết vào giữa tháng 8 năm 1962, sau Tuyên Ngôn “Caravelle” lên án chế độ (26-4-1960), sau vụ Binh biến của binh chủng Nhảy Dù (11-11-1960) và sau Cuộc oanh kích Dinh Độc Lập để mưu sát toàn gia họ Ngô (27-2-1962), nên tác giả cũng đã khuyến nghị (recommendation) giải pháp loại bỏ (get rid of) ông Diệm và vợ chồng ông Nhu. Đặc biệt, lúc đó,chưa xảy ra biến cố đàn áp Phật giáo ở Huế (8-5-1963) dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện tại miền Nam.
Ghi nhận từ Bản Ghi Nhớ các điểm sau:
● Năm 1959, quân đội Việt Nam Cọng Hòa kiểm soát toàn bộ Miền Nam Việt Nam, trừ Đồng Tháp Mười. Năm 1962, chỉ còn kiểm soát các thành thị, vì quân Việt Cọng đã kiểm soát phần lớn nông thôn.
● Tại nơi hẻo lánh, chỉ duy một mô hình an ninh thành công là Giáo xứ của Linh Mục Nguyễn Lạc Hóa, được ông Diệm phong cấp Thiếu Tá, biến thành Biệt Khu Hải Yến, cho lập quân đội riêng.
● Mỹ thấy viễn ảnh tất yếu sẽ mất Việt Nam về tay Việt Cọng, vì gia đình ông Ngô Đình Diệmđa nghi, kém hiệu quả, mất lòng dân.
● Chính sách Ấp Chiến Lược bị làm sai từ căn bản: chạy theo thống kê, không lo cải thiện mức sống của dân, bầu cử gian lận, cưỡng ép dân lao động vô ích...
● Mendenhall đề nghị đảo chánh ông Diệm là cách duy nhất; nếu không, trước sau gì Mỹ cũng thua, và Việt Nam sẽ bị nhuộm đỏ.
Phó bản Bản Ghi Nhớ 268 sẽ đính kèm dưới bản dịch này. Bản Việt dịch do Cư sĩ Nguyên Giác.)

BẮT ĐẦU BẢN DỊCH
alt268. Bản Ghi Nhớ Từ Cựu Cố Vấn Chính Trị Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam (Joseph A. Mendenhall) Trình Lên Phụ Tá Thứ  Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Viễn Đông Vụ Edward E. Rice. (1)
Washington, Ngày 16 Tháng 8 Năm 1962
ĐỀ TÀI: Việt Nam – Đánh giá và Khuyến nghị
Tôi viết bản ghi nhớ này theo lời yêu cầu của ngài để ghi lại những gì tôi nhìn thấy về vấn đề VN. Nơi đây chỉ nói những điểm căn bản thôi, và không có ý nhìn về những khía cạnh khác có tính quan trọng tương đối.
1. Tinh Hình
Thời kỳ 1959-1962. Việt Cộng đã tăng quân số trong lực lượng vũ trang thường trực tại Nam VN từ khoảng 2.000 trong cuối năm 1959 tới khoảng 20.000 bộ đội bây giờ. Con số sau này tương đối không đổi trong năm 1962, nhưng theo giải thích của VNCH là VC thương vong nặng nề mỗi tháng thì VC hiển nhiên tiếp tục có khả năng thay quân để bù đắp các thiệt hại lớn. Xâm nhập từ Bắc VN không bị xem là nhỏ, như một nguồn của sức mạnh này, nhưng đa số quân VC đã được tuyển mộ từ địa phương và tiếp tục như thế.
Vào cuối năm 1959, quân VNCH đã kiểm soát hiệu quả hầu hết vùng Nam VN (ngoại trừ các căn cứ CS cũ, như trong Đồng Tháp Mười). Lúc đó, người ta có thể du lịch, ít nhất là ban ngày, gần như ở mọi nơi tại Nam VN mà không cần an ninh hộ tống; và ở Miền Trung VN, an ninh gần như tuyệt hảo. [Nhưng] Bây giờ, VC đã kiểm soát hiệu quả đa số khu vực nông thôn ngoại trừ khi quân VNCH tiến vào với số lượng lớn, và đa số phần còn lại ở miền quê là lắc lư dao động giữa hai bên. VNCH kiểm soát thực sự phần lớn là ở các thành thị.
Khuynh Hướng Hiện Nay. Trong khi sự suy sụp nhanh chóng hồi tháng 9 và tháng 10-1961, đặc biệt về tinh thần chống Cộng, được chận lại nhờ sự tăng viện quân sự của Mỹ và sự cải tiến khả năng quân sự VNCH, khuynh hướng an ninh hiện nay vẫn tiếp tục suy sụp dần.
Tại các tỉnh đồng bằng Miền Trung VN, an ninh suy sụp tệ hại trong năm 1962. Mặt khác, các tỉnh cao nguyên Miền Trung VN tình hình đỡ hơn vào cuối năm 1961, nhưng như thế có thể vì, một phần, do VC chuyển tập trung từ các nơi này xuống vùng đồng bằng, nơi tìm lương thực và tuyển bộ đội từ sắc tộc Kinh dễ dàng.
Tại Miền Nam VN (các tình phía nam và giáp phía bắc Sài Gòn) tình hình quân sự bề ngoài là ngang ngửa, nhưng thực sự vẫn bất lợi cho chúng ta khi các trận do VC khởi ra tiếp tục ở mức độ cao và dân chúng không được quân VNCH bảo vệ hiệu quả. Các khu vực hẻo lánh (như vùng của Cha Hóa ở Cà Mau, mỏm phía nam của VN) đã cải thiện, nhưng đó là trường hợp ngoại lệ, không phải quy lệ.
[LND: Nhân vật “Cha Hóa” trong báo cáo này là Linh Mục Augustinô Nguyễn Lạc Hóa, sinh năm 1908 ở Quảng Ninh, cai quản một số giaó xứ ở Miền Bắc VN. Năm 1954, LM Hóa cùng một số tàn quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng di tản sang Cam Bốt, lập chiến khu; năm 1957, bị Vua Sihanouk trục xuất, LM Hóa đưa dân trong giáo xứ về Cà Mau, được ông Diệm giúp lập Biệt Khu Hải Yến, cho lập quân đội riêng, dao động khoảng 1.200-1.800 quân. Ông Diệm phong LM Hóa là Thiếu Tá Tư Lệnh Biệt Khu Hải Yến. Quân Biệt Khu Hải Yến bị VC đánh bại năm 1966; sau đó, LM Hóa về Sài Gòn làm mục vụ. LM Hóa về Đài Loan năm 1972, và từ trần năm 1989.
altaltalt
Cha Hóa đang tuần tiểu trong Biệt Khu Hải Yến - Với sự trợ giúp của quân đội Mỹ]
Viễn Ảnh. Khuynh hướng tương lại có vẻ như sẽ tiếp tục suy sụp dần dần, với có lẽ thỉnh thoảng là một trận đánh lớn do VC tung ra có mục đích tuyên truyền. Không có viễn ảnh gần nào cho thấy VC sẽ chuyển quân du kích sang quân quy ước chiến, nhưng họ có thể cảm thấy điều đó không cần thiết cho việc chiếm gọn Miền Nam VN.
Thay vào đó, họ có thể quyết định sẽ dựa vào sự mệt mỏi chiến tranh tại Nam VN và/hoặc tại Hoa Kỳ. Nếu chiến tranh kéo dài với suy sụp dần dần và không có hy vọng chiến thắng, nguy hiểm là sẽ dẫn tới cảm thức chính trị trong giới trí thức Nam VN từ lập trường chống Cộng mạnh mẽ sang đòi hỏi trung lập như cách duy nhất để ngừng cuộc chiến. Từ quan điểm Hoa Kỳ, tôi (Mendenhall) thấy như thế sẽ là tai họa, vì trung lập hóa riêng Nam VN sẽ mau chóng dẫn tới việc Bắc VN nhuộm đỏ cả nước VN.
2. Tại Sao Chúng Ta Thua?
Yếu Tố Căn Bản. Tổng Thống Diệm và những nhược điểm của ông ta tiêu biểu cho lý do nền tảng của khuynh hướng chống lại chúng ta trong cuộc chiến này. Trong hoàn cảnh hiện nay, phẩm chất xuất sắc của ông về sự thông minh và can đảm đã bị đè bẹp bởi 2 nhược điểm lớn: a) kém hiệu quả về mặt tổ chức trong chính phủ gây ra từ việc ông có tính bất quyết, từ chối trao quyền cho nhân viên thực hiện, thiếu chuỗi quyền lực (hàng dọc), không chịu nhận lỗi, không tin người khác; và b) ông không có khả năng huy động quần chúng hỗ trợ, vì yếu kém trong vai trò một chính trị gia.
Để chiến thắng Cộng sản, chính phủ Nam VN phải hoặc là có hiệu quả hoặc là được quần chúng ủng hộ, nhưng chính phủ của Tổng Thống Diệm không có được điểm nào như thế.
Ai cũng biết rằng cần phải có ủng hộ từ dân, chúng ta mới thắng nổi cuộc chiến. Bởi vì chính phủ Nam VN hiện nay không được dân ủng hộ, nên không có đủ tin tình báo từ dân chúng để đánh bại VC, và quân địch vẫn tiếp tục duy trì được sức mạnh xuyên qua tuyển mộ bộ đội từ dân.
Để phá vỡ vòng tròn khắc nghiệt này, VNCH phải tìm được ủng hộ từ dân làng bằng cách cho họ sự bảo vệ thích nghi và giúp họ cải thiện mức sống. Chương trình ấp chiến lược này lập ra để làm như thế, nhưng chính phủ ông Diệm không tổ chức hiệu quả và phương pháp chính trị yếu kém chỉ đã cho một chút hứa hẹn rằng chương trình sẽ thực hiện hiệu quả bởi chính phủ của ông.
Bất kể Hoa Kỳ thường xuyên hối thúc nhiều tháng qua, đã không có ưu tiên thực sự nào cho việc thiết lập các ấp chiến lược được đưa ra, và việc phân phối thiếu hệ thống các nguồn taì nguyên quân sự và dân sự nhằm hỗ trợ chương trình. Thay vào đó, các quan chức đang thúc đẩy mọi nơi cùng một lúc, nhằm hoàn tất số liệu cần thiết để làm hài lòng áp lực từ Sài Gòn, bất kể là về hầu hết các phương diện quan trọng, nhiều ngôi làng này – có lẽ nên nói là hàng loạt ngôi làng này – không thích nghi để đạt mục tiêu của họ và dân chúng thường bị cưỡng ép lao động vô ích.
Phương pháp chính trị áp dụng theo chỉ thị của ông Nhu tại các ấp chiến lược (lập các tổ chức quần chúng và dựa vào ‘tự lực’, tức là, lao động cưỡng ép) nhiều phần thường là mất lòng dân, hơn là được lòng dân, và việc bầu cử các quan chức ấp chiến lược bằng phiếu bầu bí mật trong bầu không khí ở VN chỉ là trò gian lận thôi.
Thành tố xã hội và kinh tế của chương trình – quan yếu để được ủng hộ tích cực từ dân -- tới giờ vẫn hầu như không được chính phủ ông Diệm chú trọng, chỉ trừ trong vài ấp chiến lược kiểu mẫu, và trong hai vùng mà chúng ta đã tảo thanh và bình định, nơi chúng ta hợp tác cận kề với người Việt.
Tất cả những lý do đó là cơ nguy nghiêm trọng đang làm hỏng chương trình ấp chiến lược, dưới mắt của mọi người.
Không có cơ may nào thay đổi phương pháp chính trị của ông Diệm và Nhu, hay phương pháp tổ chức và quản trị công quyền của họ. Ông Diệm đã quá già, và dính cứng vào kiểu quan triều phong kiến. Cả ông và Nhu đều tin rằng họ hiểu Việt Nam nhiều hơn bất kỳ ai khác, và do vậy chỉ thỉnh thoàng mới nghe lời khuyên. Cả hai người đều không tin cậy bất kỳ ai ngoài gia đình của họ tới nổi họ hoàn toàn không muốn thay đổi phương pháp quản trị chính phủ bằng cách “chia để trị.”
3. Kết luận và Khuyến nghị
Kết Luận: Rằng chúng ta không thể thắng cuộc chiến này với các phương pháp Diệm-Nhu, và chúng ta lại không thể thay đổi các phương pháp này, bất kể bao nhiêu áp lực chúng ta thúc đây họ.
Khuyến Nghị: Loại trừ ông Diệm, cả ông bà Nhu và phần còn lại trong gia đình nhà Ngô.
Giải pháp khác:
  1. Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ và Tướng Dương Văn Minh như một liên minh, với ông Thơ thắng cử hợp hiến vào ngôi Tổng Thống và Tướng Minh, vị Tướng được dân chúng ưa chuộng nhất, chỉ huy quân lực. Giải pháp này nên chọn nhất.  Ông Thơ có phẩm chất của một chính khách và sự linh động của ông sẽ đánh bạt các nhược điểm của ông. Cũng quan trọng tương đương, là tuy chính phủ của Thơ và Minh có thể sẽ không hiệu quả như chính phủ ông Diệm, họ sẽ cho phép cố vấn Mỹ hoạt động sát cận với quân và dân VNCH, và như thế sẽ cho chúng ta cơ hội (mà phần lớn cơ hội này đã bị Diệm và Nhu bác bỏ) để tăng hiệu quả hoạt động của VNCH.
  2. Tướng Lê Văn Kim và Tướng Dương Văn Minh. Nếu Phó Tổng Thống Thơ từ chối hợp tác trong việc lật đổ ông Diệm (và không ai có thể nói là ông Thơ sẽ quyết định thế  nào về việc đó, trừ phi ông ta nói ra), rồi thì sự kết hợp Tướng Kim (viên tướng thông minh nhất trong các viên tướng VNCH) và Tướng Minh sẽ là giải pháp thứ nhì. Hiện nay, Tướng Kim làm phụ tá cho Tướng Minh ở Bộ Tổng Tham Mưu, và Tướng Minh có thể đồng ý cho Tướng Kim nắm chính phủ và Tướng Minh nắm quân đội.
  3. Trần Quốc Bửu. Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Công Nhân Thiên Chúa Giáo (LND: Mendenhall ghi nhầm, đoàn thể của ông Bửu không có tính tôn giáo dù có người cho rằng hai chữ “Lao Công” hàm ý “Lao động Công giáo” , tên đúng phải là Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam). Chỉ huy tổ chức quan trọng duy nhất tại VN nằm ngoàì kiểm soát của chính phủ, ông Bửu có phẩm chất của một chính khách tài năng, biết cách vận dụng quần chúng. Sát cánh với ông Nhu trong việc tổ chức Đảng Cần Lao thời kỳ đầu, ông Bửu không còn thân cận với nhà Ngô nữa, nhưng cũng chưa dứt lìa hoàn toàn. Chúng ta không rõ quan hệ của ông Bửu với quân đội VNCH, nhưng không ai biết điều gì cho tới khi thăm dò xem ý ông có sẵn sàng lãnh đạo một cuộc đảo chánh hay không.
Các rủi ro đối chiếu: Các rủi ro trong việc chuyển từ Diệm sang một giải pháp thay thế sẽ là lớn, vì quân Cộng sản có thể mạnh hơn trong lúc rối loạn (đặc biệt nếu khủng hoảng kéo dài). Nhưng điều này có thể ngăn cản, ít nhất là một phần, bằng cách để quân Mỹ can thiệp tạm thời trong khi khủng hoảng để không cho VC chiếm các thị trấn.
Cũng có rủi ro đảo chánh thất bại, với ảnh hưởng xấu trong quan hệ tương lai của chúng ta với Diệm. Nhưng ông Diệm không có chỗ nào để dựa, chỉ trừ tìm Mỹ để hỗ trợ.
Và rủi ro tràn ngập cần thấy là: phần chắc là sẽ mất VN vào tay Cộng sản nếu chúng ta gắn bó với ông Diệm.
4. Cách Nào Để Thực Hiện Đảo Chánh (2)
(Tôi chưa bao giờ thực hiện một cú đảo chánh, và cũng không phải chuyên gia lĩnh vực này. Tôi khuyến nghị một cách có thể làm như thế -- cách tốt nhất theo tôi thấy – nhưng có thể có cách khác tốt hơn.)
Nên giấu bàn tay của Mỹ tới mức tối đa có thể, trong cuộc đảo chánh đó. Chúng ta muốn tránh bất kỳ cái nhìn công chúng nào rằng tân chính phủ là búp-bê của chúng ta. Tuy nhiên, không nên để nỗi sợ bị lộ ngăn cản sự liên hệ ẩn tàng của chúng ta. Chúng ta sẽ luôn luôn bị tố cáo bởi một số liên hệ (y hệt như chúng ta đã bị quy chụp về nỗ lực đảo chánh tháng 11-1960 và vụ dội bom Dinh Tổng Thống tháng 2-1962) (3). Quy luật có tính nguyên tắc là, sẽ không thú nhận công khai về sự liên hệ.
Các viên chức Hoa Kỳ thích nghi sẽ lặng lẽ tiết lộ với vài viên chức VN đã chọn cẩn trọng (như ông Thơ và Tướng Minh) về khả thể của cuộc đảo chánh, và nếu cần sẽ bày tỏ lòng sẵn sàng hỗ trợ cuộc đảo chánh vào lúc thích hợp. Với khuyến khích như thế, một số viên chức VN đó sẽ mời một số người Việt khác tham dự. Liên lạc của Mỹ sẽ rất hạn chế để giấu vai trò của chúng ta. Chúng ta sẽ cố vấn sau hậu trường về việc tổ chức, và sẽ để người Việt thực hiện toàn bộ.
Mục tiêu sẽ là bắt giữ toàn bộ anh em nhà Ngô và bà Nhu, và để họ tức khắc ra khỏi VN nếu họ không bị bắt giữ. Tiến trình bắt giữ sẽ có thể dễ dàng hơn, khi Diệm và Nhu rời Dinh trong khi đi lại trong VN. Việc thực hiện sẽ tốt hơn, khi anh em ông Ngô Đình Thục (Tổng Giám Mục) và Ngô Đình Luyện (Đại sứ VN tại Anh) đang ở ngoài VN, bởi vì họ sẽ đơn giản bị từ chối nhập cảnh về lại VN. Nguyễn Đình Thuần (Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống) và Trần Kim Tuyến (Chỉ huy Mật Vụ) sẽ bị bắt giữ để khỏi chống lại đảo chánh, nhưng có thể được thả ra sau khi đảo chánh hoàn tất bởi vì không chắc họ sẽ nguy hiểm thực cho chính phủ mới hay không.
Bởi vì quân đội là quyền lực thực sự duy nhất tại VN, nên sẽ cần sắp xếp trước để hỗ trợ đảo chánh càng nhiều đơn vị chính yếu càng tốt. Cần dè dặt khi tìm quá rộng rãi sự hỗ trợ [từ nhiều đơn vị như thế], nhưng vì các kế hoạch bắt giữ gia đình họ Ngô có thể bị hỏng từ đầu, việc dè dặt nên quân bình với nhu cầu sử dụng quân lực rộng lớn và để đạt mục tiêu là không cho gia đình nhà Ngô cơ hội kêu gọi các đơn vị quân đội chính yếu về giảỉ cứu.
Hoa Kỳ nên sẵn sàng đưa quân tác chiến vào Nam VN để ngăn cản việc VC chiếm các thành phố trong khi khủng hoảng. Nếu cần thực hiện bước này, Hoa Kỳ nên công khai loan báo sự trung lập, không thiên lệch về ai trong các lực lượng chống Cộng ở VN. Chúng ta không nên bị ngăn cản khỏi bước này chỉ vì không có yêu cầu từ phía chính phủ VN.
Thời điểm đảo chánh cực kỳ quan trọng. Cuộc đảo chánh nên thực hiện khi có khuynh hướng hiển lộ công khai kình chống chính phủ ông Diệm trong cuộc chiến chống Cộng, bởi vì có thêm nhiều người Việt về mặt tâm lý đã sẵn sàng để ủng hộ đảo chánh trong hoàn cảnh này. Cũng không nên kéo dài thời gian giữa việc lập kế hoạch đảo chánh rộng rãi với việc thực hiện  đảo chánh, vì cơ nguy bị lộ. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là Mỹ có thể không làm việc bí mật với một số người Việt trong việc soạn kế hoạch đảo chánh một thời gian trước khi liên lạc rộng rãi và việc thực hiện.
Thân nhân của các viên chức Mỹ nên di tản ra khỏi VN trước khi thực hiện kế hoạch đảo chánh. Nếu không, chúng ta có thể thấy họ bị bắt làm con tin bởi chính phủ Diệm, và họ sẽ không do dự khi dùng con tin để áp lực chúng ta.
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Hồ sơ Trung ương, 751K.00/8-1662. Mật. Được soạn và trình lên bởi Mendenhall.
(2) Kế bên tiểu đề mục này có ghi thêm “(Nghe như một việc rất phức tạp và khó giữ bí mật. ER).” (LND: Chữ viết tắt ER là tên ông Edward Rice)
(3) Về vụ thả bom tháng 2 vào Dinh Tổng Thống, nên xem các Hồ sơ 87-97; về hồ sơ đảo chánh tháng 11-1960, nên xem ở kho dữ kiện Foreign Relations, 1958-1960, vol. I, pp. 631 ff.
HẾT BẢN DỊCH

Xung quanh Biệt khu Hải Yến có lưới thép gai từ 5 đến 7 lớp. Trong có khu nhà ở từng dãy: Nhà cố vấn Mỹ, nhà bộ chỉ huy, nhà ở cho sĩ quan và binh lính, nhà làm việc hành chánh, nhà thờ, nhà chứa, nhà kho tàng, nhà tra tấn những người chúng tình nghi, nhà giam, khám tối, chợ, bệnh xá… hàng ngàn con người tạp chủng được Mỹ - Diệm trang bị theo cấp số ưu tiên một (muốn gì được nấy) nhiều năm tập trung trong biệt khu quân sự mang tên Én Biển, ngày đêm mưu toan dùng thi thể, gan, mật con người thí nghiệm cho một cuộc chiến tranh đơn phương phản khoa học, làm tiền đề cho Luật 10/59, loại những người đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình thống nhất đất nước ra ngoài vòng pháp luật… 
Đứng đầu bọn tội phạm chiến tranh này là Nguyễn Lạc Hóa. Vậy Nguyễn Lạc Hóa là ai? 
Theo thẻ căn cước và sổ thông hành của đương sự: Nguyễn Lạc Hóa sinh ngày 28/8/1908 ở Bắc Phần (Việt Nam) trong gia đình người Hoa gốc Quảng Tây (Trung Quốc), con của ông Nguyễn Phương Ngôn và bà Linh Thị Chi, cư ngụ 144, Trần Hoàng Quân (Sài Gòn); tháng 3/1970 ở 256 Trần Hưng Đạo (Sài Gòn); tháng 12/1973 ở KBC 6.071, ở 207 Nguyễn Tri Phương, ở 104 Đại lộ Khổng Tử (Sài Gòn) và nhiều nơi khác… Nghề nghiệp linh mục. Học vấn (không rõ).
Theo lời kể của ông Hồ Bắc Sáng (người Việt gốc Hoa) lính pháo binh quân đội Diệm, có mặt ở khu Hải Yến (Bình Hưng) năm 1962: Nguyễn Lạc Hóa theo tiếng Tàu gọi là Vĩnh Lộc Hoa và em trai Nguyễn Tài Nghiệp tiếng Tàu gọi Vĩnh Thùi Niệp… 
Là người cùng quê với ông ở Hải Ninh - tỉnh Quảng Tây. Nguyễn Lạc Hóa cùng du học với Ngô Đình Diệm, đỗ đạt linh mục. Khi Chính phủ Hồ Chí Minh tiếp thu miền Bắc năm 1954, Pháp rút quân, Nguyễn Lạc Hóa cùng số tàn quân Tưởng Giới Thạch chạy sang Campuchia làm ăn.
Campuchia bấy giờ theo chính sách trung lập, thiếp lập quan hệ ngoại giao với mọi chính quyền trên thế giới, hạn chế sự mất lòng với các cường quốc. Sự hình thành một khu định cư chiêu tập các tàn quân Trung Quốc Quốc Dân Đảng trên đất Campuchia dễ tạo ra mối xung đột với chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hùng mạnh. Vì vậy, năm 1957, Thủ tướng Norodom Sihanouk ra lệnh trục xuất các nhóm định cư Quốc dân Đảng của linh mục Hóa.
Nguyễn Lạc Hóa viết thư cho người bạn cũ Ngô Đình Diệm, bấy giờ đã là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, xin được tị nạn và cùng hỗ trợ chống Cộng. Tổng thống Diệm đồng ý cho phép ông và các giáo dân qua Việt Nam định cư tại các khu dinh điền vào năm 1957, "trang bị" cho linh mục Hóa mọi phương diện, biến Hóa trở thành nhà quân sự chính thống với cấp bậc thiếu tá. Từ nhà tu bất đắc dĩ Hóa trở thành tên đồ tể giết người khét tiếng trong lịch sử chiến tranh Mỹ - Việt.
Cuối năm 1957, Hóa cùng 80 hộ dân theo đạo Thiên Chúa di cư đến Khu dinh diền Phú Mỹ ở hai bên kinh xáng Thợ May, xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước và thành lập xứ đạo. Một thời gian sau, Hóa cho di dời nhà thờ và khu dinh điền Phú Mỹ về ấp Thanh Đạm, xã Tân Hưng Tây, huyện Cái Nước, thành lập Khu dinh điền Cái Cám. Cùng thời gian này, Hóa đưa trên 80 hộ dân di cư từ Quảng Nam đến khu vực kinh Mỵ Nương ở Cái Đôi Giữa, ấp Thanh Đạm, thành lập Khu dinh điền Bình Hưng.
Với sự hỗ trợ từ chính phủ Ngô Đình Diệm, với chính sách hỗ trợ giáo dân Công giáo định cư, tại các khu dinh điền Cái Cám và Bình Hưng, mỗi gia đình được 30 công đất, 1 con trâu, 2 lu đựng nước, 1 chiếc xuồng, gạo ăn 6 tháng và cất cho 1 căn nhà. Mỗi khu đều xây dựng một nhà thờ lớn, xây tượng Đức mẹ và thánh giá.
Quy mô của các khu dinh điền này ngày càng mở rộng khi tiếp nhận thêm 120 gia đình dân tộc thiểu số Trung Hoa. Năm 1958, với số dân cư khá đông và được kiểm soát chặt chẽ, quy củ và đủ điều kiện thành lập biệt khu quân sự, linh mục Hóa chủ động đề nghị Tổng thống Diệm chuẩn y xây dựng biệt khu trên cơ sở khu dinh điền Bình Hưng, lấy tên là Biệt khu Hải Yến.
Từ năm 1959 - 1960, linh mục Hóa được chấp thuận tuyển mộ để thành các trung đội địa phương quân. Tổng thống Diệm cũng đặc biệt ưu tiên cấp phát trang thiết bị, súng đạn, phục vụ cho việc xây dựng Biệt khu Hải Yến Bình Hưng. Linh mục Hóa cũng được Tổng thống Diệm phong làm Tư lệnh Biệt khu Hải Yến và đồng hóa với cấp bậc thiếu tá.
Biệt khu quân sự được xây dựng vững chắc với diện tích gần 80 ha, xung quanh có bờ thành bao bọc cao 1,2 mét, rộng 04 mét, trên bờ thành được bố trí nhiều chòi gác, phía ngoài có 5 – 7 hàng rào dây chì gai, có đóng đồn bót chốt giữ những nơi có đường giao thông huyết mạch để khống chế và kiểm soát mọi hoạt động của đối phương. Bên trong căn cứ là một hệ thống cơ quan dân sự và quân sự được trang bị khá hiện đại như: Sân bay, Sở chỉ huy, Cố vấn Mỹ, Nhà thờ, Khu gia đình, Trại giam, Bệnh viện và nhiều loại vũ khí hạng nặng, tàu tuần tiểu…
Tháng 1 năm 1961, trùm tình báo CIA Edward Lansdale đã thăm linh mục Hóa ở Bình Hưng. Khi trở về Washington, ông ta ngạc nhiên khi biết tổng thống Mỹ John F. Kennedy có mối quan tâm đối với cá nhân đối với báo cáo của ông về linh mục Hóa, và muốn báo cáo này được xuất bản trong Saturday Evening Post.[Al Santoli, To Bear Any Burden, Dutton, 1985, pp. 78-81Bài báo viết về "một sĩ quan Mỹ."[An American Officer, "The Report the President Wanted Published,"Saturday Evening Post, May 20, 1961] Thị trấn Newburyport, Massachusetts đã quyết định chọn Bình Hưng là một cộng đồng kết nghĩa,[Don Schanche, "Last Chance for Vietnam", Saturday Evening Post, January 6, 1962] và Post đã tiếp theo với một câu chuyện khác về Hóa.[Don Schanche, "Father Hoa's Little War," Saturday Evening Post, February 17, 1962] Other correspondents who took up the story of the Sea Swallows included Dickey Chapelle[Dickey Chapelle, "The Fighting Priest of South Vietnam," Reader's Digest, July 1963] và Stan Atkinson,["The Village That Refused to Die"] người đã nhớ lại linh mục Hóa nhiều thập kỷ sau như "nhân vật đáng nhớ nhất" mà ông từng gặp trong các chuyến đi của ông.
Thành công của linh mục Hóa đã tạo cảm hứng cho các nhóm khác gia nhập Hải Yến, bao gồm nhóm người "những người bộ tộc Nùng." Tài liệu được giải mật tiết lộ rằng các chiến binh người Nùng thực sự là một đội ngũ chiến sĩ Quốc Dân Đảng Trung Quốc[George MacTurnan Kahin, Intervention: How America Became Involved in Vietnam, Knopf, 1986].
Ta hãy xem mối quan hệ giữa "linh mục" họ Nguyễn và nhà "chí sĩ" họ Ngô - tác giả của đạo dụ 57 cướp đất dân cày và Luật 10/59 sát hại lương dân. Đây là những dòng chữ chính Ngô Đình Diệm đương kiêm Tổng thống ngự tại Phủ Đầu Rồng, viết thẳng trên nhiều đơn từ, công điện, phiếu trình, thư tay của "cha Hóa" xin vũ khí và binh cụ chiến tranh. 
Dưới bản đề nghị xin vũ khí, Hóa ký tên, bút phê nguệch ngoạc của Diệm như ta đã thấy: "Ông Hùng nói Tổng tham mưu cho liền, vì lúc này cần gấp". Ông Hùng mà Diệm chỉ thị qua bút phê này là Trung tá Lê Như Phùng - tự Như Hùng - Biệt bộ Tham mưu Tổng thống phủ, người kề cận để chấp hành và triển khai mọi mệnh lệnh của Diệm thời ấy.
Trong bản kê, Hóa xin 120 súng trường US17. Bút phê Diệm ghi thêm (180 súng trường US17-180 lưỡi lê US17)… Thật là "hảo tâm!".
Ở hàng dưới con số 180 Diệm vừa nhấn mạnh, phần II: "Vũ khí loại Mỹ hiện không được dự trữ dồi dào, Bộ Tổng Tham mưu phải vận dụng số lượng còn lại ở kho thêm vào số lượng mà MAAG gửi sang (MAAG đã gửi một số Carbine sang Việt Nam bằng phi cơ) để trang bị cho bảo an, các trung đoàn bộ binh đang thành lập và các đơn vị sắp được thành lập theo kế hoạch mới". 
Văn thư  "Kính Tổng thống phủ" ngày 26/4/1961 bộc lộ rõ chân tướng Nguyễn Lạc Hóa không phải là một linh mục làm sáng danh Đức Chúa và mang hòa bình cho người lành dưới thế như kinh Thánh giảng dạy, mà Thiếu tá Nguyễn Lạc Hóa đã bán linh hồn mình cho quỹ dữ, cùng với Diệm mưu cầu giàu sang, danh vọng qua cuộc chiến tranh đẫm máu nhân dân do Mỹ giựt dây.
Công điện khẩn ngày 27/1/1961: Nguyễn Lạc Hóa xin súng săn, chỉ ngày hôm sau (28/1/1961) bút phê Diệm ghi rõ cho loại gì, cho như thế nào, còn dặn thuộc cấp "cho súng tốt".
Phiếu trình Hóa viết tại Sài Gòn ngày 23/3/1961 gửi thẳng cho Tổng thống, xin cho vũ trang 2 chiếc tàu của Biệt khu Hải Yến: "Vụ hai chiếc tàu Hải Hưng và Hải An, chúng tôi đã được Tổng thống chấp thuận cho tiền tu bổ… Kính xin Tổng thống chấp thuận cho Hải quân trang bị hai chiếc tàu này, để chúng tôi cập thời có tàu để tuần phòng Duyên Hải của biệt khu". 
Việc này rất khó cho Diệm vì trang bị tàu tuần cho Hóa là sai trái nhiều thứ quy định của quân đội Diệm hiện thời. Bút phê của Diệm đề: "Cách gì?", Trung tá hải quân Hồ Tấn Quyền có phiếu trình ngày 5/4/1961 phản ứng Diệm: "Sự kiện này chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho ta đối với Ủy hội quốc tế, mà trên phương diện quân sự sẽ không đem lại mấy lợi ích…"
Sự tồn tại của Biệt khu Hải Yến là một cái gai ngăn trở việc xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng của những người Cộng sản tại Cà Mau. Nhân sự ủng hộ của những người dân bất mãn với sự lộng hành và tàn ác của các binh sĩ-giáo dân Biệt khu Hải Yến, các chỉ huy quân sự Cộng sản đã nhiều lần tiến hành các vụ tập kích vào các đồn thuộc Biệt khu, thậm chí kể cả chỉ huy sở biệt khu. Tuy nhiên, nhờ sự hậu thuẫn trực tiếp của Tổng thống Diệm, vốn ưu tiên trang bị vũ khí cho biệt khu và đã ra lệnh cho các đơn vị quân trong vùng phải ưu tiên chi viện, nên Biệt khu Hải Yến vẫn duy trì được sự tồn tại của mình, Hóa bị cáo buộc phạm các tội ác chiến tranh, đã dung dưỡng cho các binh sĩ dưới quyền thi hành những hành động tàn bạo đối với đối phương, thậm chí đối với dân thường bị nghi ngờ. Theo tài liệu thống kê tại Khu di tích Biệt khu Hải Yến, đã có 1.675 đảng viên, thường dân bị các binh sĩ Biệt khu Hải Yến giết hại bằng những biện pháp tàn bạo như dùng búa để đập đầu, chặt đầu, dùng dao, lê để mổ bụng lấy gan mật, cắt lỗ tai, thọc huyết…
Sau Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963, mất đi người bảo trợ nhiệt thành, cộng với sự thiếu quan tâm của chính quyền mới, Biệt khu Hải Yến bị tấn công mạnh, dần dần thu hẹp vùng kiểm soát.
Năm 1965, Biệt khu Hải Yến có quân số dao động từ 1.200 - 1.800 quân, gồm: Tiểu đoàn bảo vệ, Thủy quân lục chiến, Bảo an, Thám báo, biệt kích Mỹ, Dân vệ, Phòng vệ dân sự, Bảo vệ hương thôn, Phượng hoàng, đội xây dựng nông thôn và 6 ban chuyên môn: Điều tra, Hậu cần, Hộ tịch, Hiến binh, Công binh, Giao thông, ngoài ra còn có hệ thống Tình báo, Gián điệp, Điềm chỉ, Mật vụ. Bình Hưng là chỉ huy sở, xung quanh Bình Hưng có 23 đồn như: Kinh Mới, Quảng Phú, Vàm Đình, Dinh Điền, Đường Cày, Cái Đôi Vàm, Sào Lưới, Cái Bát, Rạch Chèo, Tân Quảng, Gò Công, kinh Đứng, Hào Xuân, Thợ May, Ba Tiêm.
Giữa năm 1966, Tiểu đoàn U Minh 2 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành phục kích và đánh tiêu diệt gần như hoàn toàn lực lượng chủ lực của Biệt khu Hải Yến. Sau thất bại này, chính quyền Sài Gòn ra lệnh giải tán Biệt khu Hải Yến, đưa các đơn vị còn lại sát nhập vào Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Linh mục Hóa trở về đời sống thuần túy tôn giáo, lên Sài Gòn làm công tác mục vụ.

Đến khoảng năm 1973, do tuổi già sức yếu cộng với sự bi quan về chế dộ Việt Nam Cộng hòa tham nhũng, thấy được sự bế tắc của "công cuộc chống Cộng" ở Việt Nam, linh mục Hóa xin được về Đài Loan tị nạn và chết năm 1989.

Nhớ ngày tiếp quản Chi khu Hải Yến Cập nhật ngày: 02/05/2014 09:39:05
Lên cơ quan Huyện uỷ Cái Nước công tác năm 14 tuổi, làm thư ký đánh máy văn phòng hơn 2 năm, cận kề ngày giải phóng, tôi được giao phụ trách thông tin điện đài, cảm thấy thích thú vô cùng. Vì đó là nhiệm vụ quan trọng, được lãnh đạo tin tưởng. Qua truyền đạt của các anh Tư Ân, anh Hoàng và anh Hoàng Anh ở Thông tin điện đài Huyện đội Cái Nước, tôi học cách giải mã các nhóm chữ số vừa nhận được điện và ngược lại một cách nhanh chóng. Ngoài trực điện đài, tôi còn làm nhiệm vụ đánh máy giúp chị Huệ ở văn phòng.
Cuối tháng 3 và giữa tháng 4/1975, Văn phòng Huyện uỷ luôn tất bật công việc. Chúng tôi tổng hợp tin chiến thắng, thông báo đến các xã, các cơ quan, đơn vị trong huyện, kèm theo phác hoạ sơ đồ chiến sự, diễn biến từ Buôn Ma Thuột đến Huế - Đà Nẵng… Tin chiến thắng dồn dập, nức lòng đồng bào cả nước, đưa đến chiến thắng vang dội, giải phóng Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng!
Cầu Vĩnh Biệt - một chứng tích man rợ của Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, đến sau giải phóng, người dân vẫn còn trào dâng sự căm thù nên đập phá nó đi, giờ chỉ còn lại thế này.       Ảnh tư liệu
Tỉnh uỷ điện khẩn, chỉ đạo cho Huyện uỷ Cái Nước bố trí lực lượng tiếp quản khu Bình Hưng và cứ điểm Đồng Cùng. Chú Hồ Văn Bỉ (Năm Lài), Phó Bí thư Huyện uỷ Cái Nước, chỉ đạo văn phòng và Ban An ninh huyện cho 2 chiếc vỏ lãi gắn máy BS-9 theo hướng chợ Cái Nước trở vô ngọn, vòng quanh chạy xuống địa bàn xã Tân Hưng Tây rộng lớn thời chiến tranh.
Được lệnh mang theo một ăng-ten dù máy PRC-25 đang sử dụng, tôi đi cùng chú Năm với anh Nguyễn Văn Hai (Hai Minh), Chánh Văn phòng Huyện uỷ; anh Trần Văn An (Định), bảo vệ chú Năm; anh Hảo, chiến sĩ đội phòng thủ… Khi đến Cái Bát, trời đã tối. Trong lúc chú Năm làm việc với Xã uỷ Tân Hưng Tây, tôi dựng ăng-ten dù, dò tìm sóng điện đài Chi khu Bình Hưng đến nửa đêm vẫn không gặp. Tôi bực cái thằng truyền tin chi khu trốn đâu biệt vô âm tín, nhưng sau này nghĩ lại, lúc đó chế độ Sài Gòn sụp đổ rồi, thằng chi khu còn biết liên lạc với ai mà mình tìm.
Sáng sớm ngày 1/5/1975, chiếc vỏ lãi chạy ra sông Quảng Phú, ghé vào một tiệm tạp hoá cách chi khu vài cây số, tôi gắn ăng-ten 7 đoạn tiếp tục dò tìm. Ngay lúc đó, dưới sông có một chiếc xuồng gắn máy Kole 4 từ hướng chi khu chạy đến, vài người mặc thường phục ngồi trên xuồng. Bà con cơ sở cho biết, đó là mấy tên tề xã. Ta gọi họ ghé lại, chú Năm hỏi vài điều… Sau đó, chú đưa tôi tấm giấy ghi sóng điện đài chi khu. Tôi chỉnh đúng sóng đã ghi, gọi một lúc thì có tín hiệu. Tôi hỏi:
- Phải điện đài Chi khu Bình Hưng không?
 - Đây là Phòng Truyền tin Chi khu Hải Yến - trong máy có tiếng trả lời.
- Anh cho gặp Thiếu tá An.
- Xin chờ máy.
Tôi reo lên: “Đúng rồi, chú Năm ơi!”. Tôi đưa tổ hợp máy cho chú Năm. Sau khi bắt được liên lạc, tôi nghe chú Năm nói vào máy:
- Tối chúng tôi sẽ đến gặp các anh làm việc cụ thể hơn. Đề nghị các anh gom toàn bộ súng ra sân, tập hợp binh sĩ thành hàng dọc và giương cờ trắng lên.
Chú Năm trao đổi với các anh trong đoàn một lúc rồi lệnh cho chúng tôi xuống vỏ lãi chạy thẳng ra chi khu. Hai chiếc xuồng máy cặp bến trước cổng đồn. Không thấy hàng dọc lính nào, cũng không có cờ trắng như quy định. Cảnh tàn cuộc chiến trông thảm bại. Hai khẩu pháo 105 ly trơ nòng. Hàng chục khẩu súng bị vứt ngổn ngang ở khoảng sân, gần cột cờ. Chúng tôi gần chục người cùng chú Năm đi thẳng vào đồn, bên trong chỉ thấy vài tên sĩ quan đang chờ cách mạng đến và cũng chỉ còn vài tên lính ở lại đây.
Trong lúc chú Năm và các anh trực tiếp tiếp nhận sự đầu hàng của mấy tên sĩ quan chi khu. Mang máy PRC-25 nên tôi chú ý và đi thẳng vào phòng truyền tin, thấy một khẩu súng M16, nhiều máy PRC-25 và các loại máy thông tin khác, sau mới biết là máy PRC-9 và PRC-10. Tôi gỡ ngay 1 máy PRC-25 còn mới, mở hộp thay vào cục pin khối mới, gắn vào giá máy sẵn - nếu có lệnh cần đi đâu, tôi sẽ xách thêm máy mới này. Tôi nghĩ bụng: “Tụi nó xài sang, toàn máy mới, pin khối đặc chủng, còn mình xài 12 cục pin con ó nên mau hết pin…”.
Tên Thiếu tá An, Chi khu trưởng Hải Yến, cùng mấy tên cấp uý khác có yêu cầu bàn giao toàn bộ vũ khí Mỹ cho lực lượng cách mạng, gồm 2 khẩu pháo, hơn 100 khẩu súng các loại, nhiều đạn dược và mấy vô tuyến điện ở chi khu này.
Đến trưa, nhìn bên sông phố chợ Cái Đôi Giữa, hàng chục thanh niên mặc quần ống loa, áo sơ mi bông, sọc đủ kiểu thản nhiên đi vào đồn. Tôi thắc mắc: “Sao không ai ngăn số thanh niên này để họ vào đồn càng đông vậy?”. Hồi sau biết, đó là lính chi khu tự tan rã, vừa cởi bỏ quân phục, được gọi trở lại đồn.
Chi khu Hải Yến còn 1 Tiểu đoàn Bảo an với hơn 100 quân, đang lao nhao tập hợp, đứng thành nhiều hàng không chỉnh tề, cười nói râm ran, có người đá chân vào mấy khẩu súng M16, Carbine mà nói:
- Súng bây giờ như củi bỏ đầy…
Một tên cấp uý bước ra nói:
- Các anh em ổn định, nghe chỉ huy nói chuyện.
Nhìn chú Năm Lài tóc bạc trắng, dáng cao gầy, mặc đồ bà ba đen, không giống sĩ quan chỉ huy, trong số họ có người tỏ ra xem thường. Có người còn mang kính đen, tay thọt túi quần, chân đứng nhịp nhịp, mặt vênh váo… Tên Thiếu tá An chỉ huy, bước lên phía trước nói:
- Thưa các anh em! Cuộc chiến nào cũng đến hồi kết thúc. Hôm nay chiến tranh kết thúc. Chi khu Hải Yến phải bàn giao cho cách mạng. Từ nay cách mạng quản lý chi khu. Các anh em được về gia đình. Sau đây mời Thiếu tá Dũng nói chuyện với anh em…
Chú Năm Lài bước lên, đưa tay ra dấu như để gây chú ý, rồi dõng dạc nói:
- Thưa anh em sĩ quan, binh sĩ, Thiếu tá Dũng, Huyện đội trưởng được tôi phân công đi làm nhiệm vụ nơi khác. Thay mặt Uỷ ban Nhân dân cách mạng huyện Cái Nước, tôi nói chuyện với anh em…
Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam được 4 bên ký kết từ ngày 27/1/1973. Nhưng do chính quyền Sài Gòn vi phạm hiệp định, cố tình phá hoại việc thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Đầu năm 1975, quân giải phóng miền Nam tấn công thần tốc giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung… Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Sài Gòn được giải phóng. Trưa ngày hôm qua, 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng miền Nam. Chế độ Sài Gòn đã sụp đổ. Chi khu Hải Yến đã giải phóng. Tất cả anh em binh sĩ được tự do trở về nhà. Và khi cần, chính quyền sẽ thông báo tập trung học tập cải tạo, anh em học tập tốt sẽ trở thành người có ích và sớm sum họp gia đình…
Khi chú Năm nói chuyện, tất cả họ đều lắng nghe, có người lột kính đen cầm tay, đứng lặng im, sắc mặt tái dần. Sau khi hoàn tất đăng ký vào danh sách, họ cùng lê bước chậm chạp, ra về…
Đài tưởng niệm khu di tích Biệt Khu Hải Yến - Bình Hưng.    Ảnh: MINH TẤN
Chị Út Bảnh, năm đó là Phó Ban Tuyên huấn huyện Cái Nước, nhớ lại ngày đang trên đường đi chiến dịch giải phóng thị xã Cà Mau, ra gần tới Rạch Rập thì được lệnh ngay lập tức quay trở về tiếp quản Chi khu Hải Yến. Mấy chục cán bộ các cơ quan, ban, ngành huyện đi cả chục chiếc xuồng phải cấp tốc lớp chèo, lớp bơi suốt đêm về tới Cái Đôi Giữa. Gánh Tuyên huấn tiếp quản chi thông tin quận của giặc, chị Út Bảnh nói: "Khi đến nơi, tụi nó bỏ trốn hết, không còn thằng lính nào ở đây".
Cứ điểm này có nguồn gốc là Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng trực thuộc phủ Tổng thống ở Sài Gòn, khét tiếng là sát sinh của bọn Tào Phù từng giết người man rợ như: chặt đầu, mổ mật, moi gan, khoét mắt, ăn thịt người, hãm hiếp… gây vô vàn tội ác đối với đồng bào ta. Sự căm thù của Nhân dân cao độ, giữa những năm 60 đến sau Hiệp định Paris 1973, với nhiều trận đánh, các lực lượng vũ trang cách mạng đã tiêu diệt, xoá sổ bọn Tào Phù. Từ biệt khu, bọn giặc chuyển thành Chi khu Hải Yến trực thuộc Tiểu khu An Xuyên (Cà Mau) và rút bỏ vị trí Bình Hưng, dời vô Cái Đôi Giữa như tàn quân, mất nguồn tiếp tế, cho đến ngày giải phóng hoàn toàn 30/4/1975./.
Trần Văn Út

“Xứ đâu thị tứ bằng xứ Kinh cùng

                        Tràm xanh củi lụt, anh hùng thiếu chi...”

     Nói lên tình nghĩa của những người đồng cảnh ngộ:

                        “Cũng là phiêu dạt theo nhau

                        Về đây chót mũi Cà Mau gặp cò...”

     Nghe câu hát ru, nhìn từng đàn cò trắng đậu kín rừng đước; mãi cho đến sau này khi đã trưởng thành, Trầm chẳng bao giờ quên những năm tháng ấy.

     Một nhà báo tố cáo với dư luận:

     “... Những ngày đen tối nhất ở miền đất cuối cùng này với các cuộc càn quét, bắn giết cực kỳ dã man diễn ra liên miên. Ngô Đình Diệm sử dụng tên ác ôn khét tiếng Nguyễn Lạc Hóa, nguyên là tàn quân của Tưởng Giới Thạch đội lốt thầy tu. Hóa xây dựng “Biệt khu Bình Hưng”, suốt ngày cho quân vây bố, hãm hiếp phụ nữ rồi chặt đầu, mổ bụng, moi gan. Có ngày, hàng chục người bị giết, bêu đầu giữa chợ. Gia đình ông Tám Sồi có chín người, chúng giết một lúc bảy người, chỉ có hai người trốn thoát...”.

     “... Ở Đầm Dơi, chúng giết một lúc mười chín người. Ở Vàm Đình, chúng mổ bụng bốn người, bắt cả ngàn đồng bào chứng kiến. Chúng bắt phụ nữ, đóng đinh chân tay vào cây thập tự rồi cho cả tốp lính hiếp tới chết. Hai thanh niên bị chúng nhốt trong lu nước rồi đổ nước sôi đóng nắp lại. Trong một đêm, ở Sông Đốc, chúng chặt đầu, mổ bụng lấy tim gan mật của tám người rồi thả xác trôi sông, trong số này có chị Danh Thị Tươi, ba mốt tuổi, là mẹ của bảy con nhỏ, một con còn đang bú. Bên bờ kinh xáng Đội Cường, chúng bêu mười đầu thanh niên và hàng chục bàn tay đã bị chặt cụt hết ngón...”.

     Chúng tự hào về Biệt khu Bình Hưng. Ngô Đình Diệm kêu bằng “Biệt khu Hải Yến” bất khả xâm phạm. Bọn Mỹ gọi đó là “ngôi sao của thế giới tự do”. Còn đối với đồng bào ta, đó là địa ngục trần gian Mỹ - Diệm - Tưởng. Tội ác của chúng chồng chất vẫn không khuất phục được ý chí của người dân Đất Mũi. Đồng bào chở che cho du kích đánh giặc đêm ngày trên sông, trong thị trấn, tận sào huyện của giặc.

     Một chiếc xuồng máy của bọn Bình Hưng bị đánh chìm trên đoạn sông uốn cong hình đuôi tôm. Chúng phát hiện ra hai du kích chạy về hướng Xẻo Đước. Nguyễn Lạc Hóa cho quân lục soát cả buổi mà không bắt được Việt Cộng. Chúng sục vào nhà Hai Mắm. Hai Mắm cùng cánh đàn ông trong ấp đi biển chưa về, Đước và Trầm đi học ở thị trấn. Chúng bắt Hường cùng sáu phụ nữ đem về Biệt khu Bình Hưng dâng cho Nguyễn Lạc Hóa. Năm ấy, Hường ba chín tuổi nhưng chị còn rất trẻ, đẹp mặn mòi. Bọn lính lùa bảy chị em xuống xuồng máy cùng với cả đống tôm cá khô, rượu, gà mà chúng vơ vét được. Nhân lúc chúng say sưa nhậu nhẹt, Hường cùng sáu chị em nhảy xuống sông. Ba người bị bắn chết ngay trên mặt sông. Ba người khác bị bắt lại và bị hãm hiếp đến chết ngay đêm hôm ấy. Duy chỉ có Hường nhờ giỏi lặn nên may mắn trốn thoát trong rừng đước. Chị cắt rừng mà đi, đi ra hướng biển. Chị đi suốt đêm, khúc sông nào cũng có bọn Nguyễn Lạc Hóa vây ráp. Đến tảng sáng, chúng phát hiện ra chị. Chị chạy đại vào rừng đước. Đây là khu rừng cổ thụ, đã bị khai thác hết cây lớn, chỉ còn lại cây nhỏ mươi năm tuổi. Hường nghe súng nổ quanh mình. Chị cắm đầu chạy. Trong đầu chị hiện lên hình ảnh Hải và con thuyền neo ở hòn đảo nhỏ ngoài khơi giữa đêm trăng mênh mông trời biển. Cái đêm họ hòa với nhau làm một, cái đêm tuyệt vời trước ngày hai vợ chồng tìm đến xứ rừng đước lập nghiệp. Hiện lên hình ảnh hai đứa con trai từ bốn giờ sáng đã thức dậy ăn cơm để chèo xuồng đi học. Cả hai giống cha như đúc. Thằng anh lầm lì hơn em. Trầm thì đa cảm, nó giống chị, hay thương người. “Phải thoát! Thà chết chứ không để rơi vào tay lũ mặt người dạ thú”. Chị tự nhủ và gắng sức vượt lên. Trước mặt chị là khu rừng lầy thụt. Đước ở đây rất to, có cây hai người ôm; vậy mà không ai dám vô đến, vì xen kẽ trong rừng đước có những bãi bùn thụt. Ai rớt xuống đó là bị chìm nghỉm ngay tức khắc.

     Bọn giặc đã đuổi rát phía sau. Không còn đường chạy nữa rồi. Hường nhắm mắt lao vào khu rừng thụt. Chị kịp chui vào bộ rễ của cây đước lớn nhất và nhận ra khoảng cách rất đều nhau theo hình ngôi sao còn bốn cây đước lớn như cây mà chị đang núp. Nghe rõ tiếng giặc la hét:

     - Nó kia rồi!

     - Bắn chết mẹ nó cho rồi! Chớ có dại mà vô rừng này, chết chìm trong sình đó!

     Một tên giặc nâng khẩu súng lên, nó bóp cò, hết một băng đạn. Chị tắt thở. Hai bàn tay bám chặt lấy rễ đước, đôi mắt rực lên căm thù cứ mở trừng trừng...

     Hai Mắm cùng bà con trong ấp Xẻo Đước mai táng Hường ở ngay điểm giữa của năm cây đước cổ thụ hình ngôi sao năm cánh. Trầm khóc hết nước mắt. Trong khi đó, mắt Đước ráo hoảnh, cả tuần liền Đước lặng câm, không nói một lời.

     Đước trốn ba, đi theo du kích, trước khi đi chỉ viết lại mấy dòng: “Ba ơi! Đau thương và căm thù quá đỗi, con lén Ba ra đi để trả thù cho Má! Ba ráng lo cho thằng Trầm học. Sau này nó sẽ đỡ khổ! Con thương Ba, nhưng con phải đi. Ba đừng giận con! Dù cho rừng này hết đước thì con cũng không quên mối thù này!”.

     Năm ấy, Đước tròn mười chín tuổi. Hai Mắm đã tròn năm mươi.

*

*    *

     Năm 1960, Lê Văn Đước dẫn tiểu đội du kích của mình cùng với lực lượng của tỉnh, tấn công bọn “Tàu phù” Nguyễn Lạc Hóa. Đước trả được mối thù cho mẹ. Biệt khu Bình Hưng tan rã, ta bắt sống bảy chục tên, thu được toàn bộ vũ khí. Ấp Xẻo Đước có phân nửa số hộ bỏ ấp vô rừng lập thành làng rừng. Ông Hai Mắm và một số bà con trụ lại vừa lo sản xuất, vừa lo tiếp tế cho làng rừng.

     Đước vừa là bí thư chi bộ của làng rừng, vừa phụ trách du kích. Gan dạ đến liều lĩnh, Đước lặn lội khắp vùng tìm giặc mà đánh. Tháng chín năm 1963, anh tham gia tấn công tiêu diệt Chi khu Đầm Dơi và Chi khu Cái Nước. Hãng Roitơ ngày 12-9 nói rằng:“Việt Cộng đã biến sở chỉ huy Đầm Dơi thành một cái nhà xác thực sự”. Cuối năm ấy, anh được Văn Bông tuyển vào đoàn vận tải quân sự theo đường Trường Sơn trên biển.

     Bốn năm trời, vừa đánh giặc, vừa xây dựng làng rừng, Đước đã học xong chương trình trung học mà anh bỏ dở để đi theo du kích. Vào đoàn vận tải quân sự, ngay từ chuyến vượt biển ra Bắc đầu tiên, Đước đã tỏ ra là một thủy thủ dày dạn kinh nghiệm đi biển. Năm 1966 anh làm thuyền phó. Năm 1968 là thuyền trưởng. Hành trình của tàu Hai Đước từ Đất Mũi đến Hải Phòng và ngược lại. Từ Hải Phòng, theo ven biển Nam Trung Hoa, qua đông bắc đảo Hải Nam, rẽ tay phải trực chỉ hướng nam, qua phía đông quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, qua phía nam Côn Đảo, rồi ngoặt vào cửa sông Đất Mũi. Đó là tuyến thứ tư, tuyến dài nhất của đường Trường Sơn trên biển.

     Năm 1968, ông Lê Văn Hải mua nhà ở Sài Gòn cho Trầm lên đó ăn học. Đến năm 1974, Trầm tốt nghiệp, cùng lúc nhận hai bằng đại học. Đồng thời với tin vui ấy, ông Hải mua đất, xây dựng một xưởng đông lạnh tại Sài Gòn. Đước hiểu rằng, đây là đỉnh cao nhất mà một ngư dân tài giỏi như ba anh đã đạt được. Anh đâu có ngờ rằng, niềm vui ấy, vài năm sau biến thành đại họa, làm tan nát gia đình anh...

     Năm 1975, Đước tham gia giải phóng Côn Đảo, rồi ở lại xây dựng đảo. Anh luôn nhận được thư của ba và của em trai. Ông Hải động viên Đước cứ yên tâm công tác. Anh kính phục ba đã nuôi được Trầm, không bị bắt lính và học được hai bằng đại học. Cuối năm 1975 anh về thăm nhà. Cha con gặp nhau ở căn nhà cũ đầy kỷ niệm tại ấp Xẻo Đước. Đước đi thăm mộ má, rồi trở ra đảo ngay, không lên Sài Gòn thăm Trầm được. Đầu năm 1976, nhân một chuyến biển, ông Hải đích thân lái tàu ghé Côn Đảo thăm con. Ông nhắc Đước, nếu chỉ huy bộ đội làm kinh tế thì phải lo nuôi vích. Côn Đảo nhiều vích vô cùng. Phải nuôi vích xuất khẩu. Côn Đảo phải trở thành hòn đảo làm mọi dịch vụ biển.

     Bọn Pônpốt gây chiến tranh ở biên giới Tây Nam. Đơn vị của Đước đi án ngữ ở đảo Thổ Chu, bảo vệ vùng biển Tây Nam Tổ quốc. Bẵng đi một thời gian dài, Đước không hề nhận được thư nhà. Đến cuối năm bảy mươi tám, anh được chuyển ngành về Sở Thủy sản. Theo nguyện vọng, anh được cử về phòng thủy sản Mỏ Tôm. Lúc này, anh mới hay rằng ba anh đã bỏ đi biệt tích.

     Căn nhà ông Hải mua từ năm sáu mươi tám nằm ở mặt tiền, bên hông nhà là con hẻm sâu hun hút đi vào khu phố nghèo nổi tiếng: khu Cống Bà Phán. Từ ngày ông Hải cho Trầm lên ăn học, Trầm đã quen và thân với Chuẩn, bạn học cùng lớp. Nhà Chuẩn ở ngay phía sau căn nhà của Trầm. Cũng như hầu hết những gia đình phải sống chui rúc trong khu Cống Bà Phán, nhà Chuẩn rất nghèo. Ba má Chuẩn làm công nhân ở Sở Vệ sinh. Ba Chuẩn bị tai nạn xe hơi, chết lúc má Chuẩn vừa sinh đứa con gái út. Chuẩn là con trai đầu. Đứa em gái kế Chuẩn mắc bệnh chết khi tròn sáu tuổi. Sinh con gái út được một tháng thì tự nhiên má Chuẩn lâm bệnh nặng rồi lòa cả hai con mắt. Chuẩn thi rớt tú tài, phải đi lính. Nhờ có Trầm, Chuẩn biết tiếng Anh, nên được làm phiên dịch ở phi trường Tân Sơn Nhất. Chuẩn được tụi Mỹ cho hút thuốc lá có tẩm xì ke, rồi mắc nghiền. Ngày hòa bình, Chuẩn nói Trầm: “Tao chết vì nghiền quá rồi, Trầm ơi!”.

     Trầm đưa Chuẩn vào cai xì ke ở Trung tâm Bình Triệu, rồi tìm mọi cách giúp bé Tư mới mười lăm tuổi nuôi bà mẹ mù lòa. Bé Tư rất xinh, đặc biệt là mái tóc dày, dài, đen huyền, đôi môi đỏ thắm.

     Hai Đước bước vào nhà, không thấy Trầm ở nhà. Căn nhà vắng vẻ, sạch sẽ. Bé Tư thấy khách đến nhà Trầm, vội chạy tới. Cô nhận ra Đước ngay vì Đước và Trầm rất giống nhau. Nhiều lần Trầm đã kể cho bé Tư nghe về người anh của mình. Bé Tư mở cửa mời Đước vào nhà, đon đả:

     - Chú bộ đội kiếm anh Trầm phải không?

     - Phải, Trầm có nhà không cô?

     - Dạ thưa, anh Hai cháu đi vắng. Chú là anh Hai...

     - Tôi là anh Hai của Trầm!

     - Ô! Chú là anh Hai Đước? - Cô bé reo lên! - Anh Hai cháu kể cho cháu nghe hoài à! Hèn chi, ngó chú giống ghê! Cháu nhận ra liền à! Mời chú vô!

     Út Tư líu lo như chim, mừng rỡ như chính anh ruột của mình đi xa mới về.

     Hai Đước xem xét phòng trong phòng ngoài căn nhà: Đồ đạc không có gì ngoài sách. Cả một phòng đầy sách. Anh giật mình khi nhận ra dòng chữ của Trầm đề dưới tấm ảnh cha: “Ngày 18... tháng mười hai”. Ủa! Ngày giỗ má! Sao Trầm lại ghi ngày giỗ má vào dưới tấm ảnh của cha?

     Có tiếng xe Honda lao vào sân, rồi Trầm ùa vào như cơn lốc.

     - Anh Hai!

     - Trầm!

     Họ ôm nhau. Trầm nức nở:

     - Anh Hai ơi! Ba... đi mất rồi!...

     Bé Tư đứng sững nhìn cảnh gặp gỡ. Khi nghe Trầm đau xót báo tin, cô cũng vụt khóc òa lên.

     “... Ba rất mừng khi ngày hòa bình đến với quê hương. Ba trẻ lại trước những điều ba mong ước về tương lai của xứ sở. Ba đã rất hồ hởi khi Trầm đọc cho ba nghe Nghị quyết về đường lối chính sách cải tạo, về cái gọi là cùng tồn tại năm thành phần kinh tế... Nhưng ba đã lầm! Ôi! Thật đau xót. Các con ơi! Không có gì đau xót hơn lúc đã gần kề thế giới bên kia rồi mà còn lầm! Không lẽ cả cuộc đời ba lao động lương thiện, nay kết thúc như vậy sao?

     Nhưng nếu ba không lầm? Mà chắc chắn là ba không lầm đâu các con! Thế thì phải có một phía lầm chứ! Người trưởng đoàn đến cải tạo ba là ai? Hắn ta nhân danh ai? Ba không tin người ấy, các con ạ. Hẳn các con còn nhớ, má các con thường hát ru: “Trời xanh, cây cứng, lá dai. Gió lay mặc gió, chiều ai ta chẳng chiều”, và cha mẹ đặt tên các con là Đước, là Trầm. Bà con ngư dân ấp Xẻo Đước đặt tên ba là Hai Mắm. Cha mẹ của ba, tức là ông bà nội các con, đặt tên ba là Hải. Ôi những cái tên gửi gắm bao nhiêu khí phách và tình thương yêu...

     Tái bút: Ba nhắc Trầm không được viết thư báo tin cho anh con. Hãy để cho anh con yên lòng làm nhiệm vụ. Khi nào Đước về phép, hãy cho anh con biết. Nhớ lời ba!”.

     Hai Đước đọc đến thuộc lòng lá thư của ba. Anh bắt Trầm thuật lại từng chi tiết nhỏ từ ngày ông Hải tự nguyện nộp đơn xin hiến tài sản cho Nhà nước, đến ngày ông ra đi...

     - Lá thư cuối cùng của ba mà anh nhận được đề ngày mười bốn tháng mười năm bảy mươi sáu. Trong thư ấy, ba báo tin là tình hình sản xuất của xưởng đông lạnh rất khả quan. Nhờ mối quan hệ thân thiết với bà con ngư dân, nhờ ba duy trì được hệ thống đáy và ghe tàu đánh bắt, nên nguyên liệu từ Mỏ Tôm đưa về kịp thời, sản lượng đảm bảo như trước tháng tư năm bảy mươi lăm. Ba nói rằng, giới tư sản ở Sài Gòn đang hoang mang ghê lắm! Riêng ba, chỉ là một tiểu chủ, ba có ý định hiến toàn bộ xưởng đông lạnh cho Nhà nước. Ba hỏi ý kiến anh. Anh đã viết thư trả lời, nói rõ ý với ba...

     - Em có đọc lá thư ấy. - Trầm nhìn Đước, giọng thật buồn - Ngay từ đầu, ba, em và anh đều nhất trí với nhau về chuyện hiến xưởng đông lạnh; vậy mà người ta đáp lại tấm lòng của gia đình mình bằng thái độ trắng trợn đến vậy. Ba nói với em: “Một người lao động chân chính như ba vẫn có thể làm ăn phát đạt. Nhưng bây giờ... Ai làm giàu là có tội!”.

(còn tiếp)

Nguồn: Trả giá. Tiểu thuyết của Triệu Xuân. NXB Văn học, in lần thứ 8 năm 2007.

Anh Đức
Bức thư Cà Mau
Gởi anh Nguyễn Tuân
Anh mà nhận lá thư này của tôi được phát qua Đài phát thanh Giải phóng, chắc anh ngạc nhiên rồi thốt lên: "Lạ quá!"
Vâng, tôi đả đọc bày ký của anh trong một đêm tối trong rừng đước, dưới ánh sáng của ngọn nến trắng. Và biển ở gần sát đó cứ ầm ầm như có trận dông lớn đang đi tới. Biển của mũi đất mà anh đã ví như "ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm" ấy.
Anh Tuân ạ! Sau lúc đọc bài của anh, tôi đã đặt tờ báo Văn Nghệ số 12 năm 1963 đó lên ngực mà suy tưởng, mà ngẫm nghĩ, mà cảm động vô hồi. Bởi vì anh nói với nhân vật Lý, Trần, Lê của anh rằng: anh chưa hề đặt chân tới Cà Mau bao giờ. Nhờ địa lý và lịch sử, nhờ tiếp xúc với những anh như Lý, nhất là nhờ tình yêu của anh dành cho mũi Cà Mau mà anh viết lên những chữ nói về đất, về nước, về lò than, về cây đước, về những con người cầm súng đứng dậy ở đây. Anh cũng nói khá sát, khá đúng. Lâu nay tôi tưởng chẳng có anh nào ở miền Bắc hiểu nổi giá trị của một ca nước ngọt ngày nắng hạn ở nơi đây. Tôi cứ tưởng các anh chỉ có thể nghe nói tới cái địa danh Thới Bình, chớ không thể nào biết ở đó có một ngã ba sông. Với lại các anh thì làm sao biết được cái bầu trời ong ong tái tái chỉ có chốn cuối đất này mới có. Tôi cảm động chính là vì anh nói đến mọi thứ đó, những cái mà ở đây hầu như chúng tôi nghỉ tới nó hàng ngày, là mùi bùn bốc lên từ các bãi bồi, là vị muối trong hơi thở của các con kinh ăn ra biển cả, là vị ngọt cùa ca nước ngọt từ sông Hởu chở đến trong tháng nắng, là đất phân U Minh dày hai, ba thước, mùa khô thường cháy ruỗng bên dưới. Tôi cảm động hơn nữa là vì nhận ra sức mạnh của văn học vời tình yêu không nén nổi, nó đã cất lên cái tiếng nói ứng nghiệm lạ thường. Anh Tuân! Anh đã nghe nói tới cái lò thanh Năm Căn và cũng đã hình dung ra làn khói thoát ra từ các lò than ấy. Xin báo thêm cho anh biết: ngay bây giờ trong cuộc chiến đấu, các dãy nhà lò ở Năm Căn ngày đêm vẫn đỏ hồng củi đước. Muốn cho cây được trở thành than, công việc đầu tiên là chuyển cây đước ở rừng về, rồi cưa thành khúc, rồi chất những khúc đước dài chừng non một thước đó vào lò. Lò than hình bán cầu, tợ như cái chén úp, có lỗ thông hơi. Người thợ lò than sẽ gầy lửa đốt suốt ngày đêm, rồi anh ta ngửi mùi con là thân đã chín chưa. Công việc đại thể là như vậy. Nhưng chính trong những dãy lò ấy, con người thì thế nào? Phải nói là con người vừa đốt than vừa đánh giắc. Có lần tôi đã nhìn thấy một anh thợ đốt lò chiến đấu với khẩu súng tự tạo, lấy lò than của mình làm công sợ. Sau khi cùng toàn đội đẩy lùi cuộc tàn, anh bị thương nặng từ trong lò bò ra, người anh bám đầy than đen, ngực anh đầm đìa những máu. Trước lúc chết, anh bảo vợ bồng đứa con gái nhỏ lại gần, anh kề miệng hôn đứa con mình lần cuối. Một vệt than in trên má của con anh, sau đó anh chết. Kỷ niệm cuối cùng của anh để lại trên đời là vất than trên má đứa bé. Những cái chết tương tự như vậy có rất nhiều. Hồi năm 1959 đen tối ở Cà Mau, có lần bọn Mỹ - Diệm đã từng sát hại nguyên một lò than người. Nói vậy để lúc nào anh đó dịp cầm lên trong tay một mẩu than Năm Căn, anh sẽ có một ý niệm về than đước sâu xa hơn. Một mẫu than đước mang trên mình có cái ý nghĩa lớn: lao động hòa bình và tính chiến đấu tự vệ vẻ vang.
Anh Tuân à! ở mũi Cà Mau, ngày nào cũng có máu hòa vào các dòng kinh nước mặn, ngày nào cũng có đạn rốc két nổ phụp xuống rừng đước, ngày nào cũng có từng đống dây thép gai vây quanh các ấp chiến lược bị cuốn tung lên... ở ngoài đó các anh thường nghe tin về các cuộc đấu tranh trực diện với hàng bao lượt người rầm rộ tràn qua đồn bót, thị trấn tràn vô Cà Mau, nhưng anh vẫn chỉ nghe nói, chớ chưa thấy các cảnh các mẹ, các chị, các cô bơi xuồng ào ào ra Cà Mau đâu. Khí thế chính trị của ta là ở cái mái chèo vỗ sóng vỗ nước, ở rừng xuồng ghe lao mũi tới như tên bắn, ở sự ung dung tự tin của các bà mẹ ngồi trên xuồng đi đấu tranh vẫn điềm nhiên ngoáy trầu ăn, và các cô gái vừa bơi vừa sửa lại khăn đội đầu cho ngay ngắn. Có khi vật đấu tranh chở dưới xuồng là mấy quả đạn 105 ly của địch bắn vô xóm bị lép, có khi là những thi hài bà con bị chúng mổ bụng. Bà con cơm đùm cơm nắm lên đường từ khuya, nơi nào xa thì phải đi tờ chiều hôm trước để kịp đến Cà Mau lúc tan sương. Bình minh là cuộc đấu tranh bùng nổ. Kẻ địch có lần đã mò xuống xuồng để cướp thi hài, hầu phi tna tội ác của chúng. Tức thì lúc đó các đoàn thuyền vây bọc xung quanh chiếc thuyền chở thi hài ken khít lại hơn. Trên mặt sông dàn ra một trận thế vô cùng vững chắc. Mặt sông vang lên những khẩu hiệu đòi nhận đơn, đòi bồi thường tài sản, nhân mạng. Bọn địch nổ súng, lúc đầu chúng bắn dọa, là đạn bay trên cao, bà co cặp xuồng vô bờ đổ bộ lên, bọn địch hạ thấp mũi súng xuống. Súng nổ có người té sấp ở vệ sông. Thế là người ta nhảy từ trên xuồng xuống ôm xác người chết đưa lên đi tới. Cuộc đấu tranh giằng co nhiều khi tới xế chiều. Trong chợ xuất hiện nhiều người bán bánh đi lẫn vào đoàn người, đó là hình thức tiếp tế của bà con ở ngoài chợ. Bánh trái ăn khỏi trả tiền. Một khi cuộc xô xát xảy ra, bà con còn giả cách bưng từng rổ mía chặt khúc đem vô bán, đó là cách tranh bị gậy gộc cho bà con biểu tình khéo léo nhất. Mỗi người cầm lấy một khúc mía làm võ khí tùy thân đánh nhau với lính. Cuộc đấu tranh biến cả chợ thành một cái tổ ong vở náo động cả lên, cho kỳ tới lúc tỉnh trưởng bối rối nhận đơn chịu bồi thường mới thôi. Tôi đã nhìn thấy bà con đem về những khúc mía gãy giập sau cuộc xô xát. Đặc biệt có nhưng tấm áo lịch sử. Một lần nọ chúng vây bắt một số bà con ta torng cuộc biểu tình, chúng lấy nước sơn viết lên áo của bà con dòng chữ "Toàn dân tham gia diệt cộng". Bà con vùng vẫy cưỡng lại, dòng chữ viết ép uổng ngoằn ngoèo chữ nào không ra chữ nào. Sau đó chúng thả bà con ra. Đi ngang phố bà con ghé vào hiệu nhuộm dùng nước thuốc để xóa hết các dòng chữ trái lòng trái dạ kia. Chuyện đấu tranh còn nhiều cái vui lắm, anh Tuân ạ. Giá có anh ở đây, các em, các chị sẽ kể cho anh nghe. Mà họ kể hồn nhiên lắm kia. Các chị vừa thoăn thoát tay đan lưới, vừa kể vừa cười rúc rích. Câu chuyện đấu tranh nghe như chẳng có cái gì là nguy hiểm chết người cả. Nhưng có những chị vừa cười vừa nói hồn nhiên với ta đó có khi vào hôm sau ta không gặp lại họ nữa. Họ có thể ngã xuống ở hàng đầu cuộc đấu tranh. Họ có thể bị bắt giam, bị đánh bằng gậy sắt, bị quay điện, bị ghim kim vào đầu ngón tay v.v... ấy vậy mà ngày ngày họ vẫn vui cười. Tiếng hát tiếng hò của hộ vẫn thường vút lên trên các dòng kênh hoặc những cánh đồng đã cấy. Cuộc chiến đấu ở mũi đất xa xôi nầy được cái nó trẻ trung, nó tươi đầy. Với giặc thì căm thù xốc tới, với ta thì yêu thương trìu mến. Và vì khát vọng có được một cuộc sống như ở ngoài Bắc nên con người ta dám chết. Hàng ngày Cà Mau rấn lên bùn đất và trong cơn máu đổ. Vậy mà Cà Mau vẫn xanh rờn màu mạ cấy, vẫn sáng loáng những đồng lúa vun cao, vẫn cắm cọc hàn sông ngăn tàu và cẫn bố trí hầm chông giữa ruộng. Nhưng lúc nào bà con cũng lảo đảo vì bắn chìm mấy chiếc thuyền nhựa của bọn công an duyên hải, một lát sau đã đình huỳnh ngồi tại một trại đáy ăn tôm lụi, uống vài ly rượu anít nhãn hiệu "Rồng xanh" cho ấm. Chả là anh ta phải trầm mình dưới kênh về, vì tụi giặc còn lại nó xổ trung liên như mưa theo anh.
Bầu trời Cà Mau cũng vậy, chẳng phải lúc nào cũng ong ong tái tái đâu. Cũng tùy mùa. Sáu tháng nắng, sáu tháng mưa mà. Mùa mưa bầu trời như se lại, bất cứ lúc nào cũng có thể đổ ào xuống một trận mưa to. Các ánh đồng kể cả rừng đước, vẹt, kể cả rừng tràm xứ U Minh Thượng, U Minh Hạ đều nhứ dầm chân trong nước. Không phải lo cho cây lúa, lúa cứ luôn luôn vượt khỏi mặt nước mà sống. Hầm chông, hố chông trong ruộng tựa như được nước lụt che, thằng giặc chẳng biết đâu mà rờ. Trong mùa nước, thằng giặc Mỹ - Diệm đổ bộ từ trực thăng xuống bị sụp chông, máu cứ loang đỏ trên mặt nước, trên màu mạ cấy.
Anh Tuân ạ! Vừa rồi ở trong nầy tôi may mắn được đọc tập "Sông Đà" và một số bài lẻ từ kháng chiến của anh. Trên mạn sông Đà, nếu anh có dịp theo một chiếc thuyền than nào đó xuôi sông Quỳnh Nhai, hoặc giả anh bắt gặp mây Mèo trên các triều núi Tây Bắc thì nay nếu anh mà đến được Cà Mau, tôi tin rằng anh sẽ gặp nhiều cái gợi anh nghĩ đến rất nhiều thứ chất liệu dành cho ký sự. Anh sẽ gặp bà má Năm Căn ngày đêm mong mỏi được ra thăm Hồ Gươm, anh sẽ gặp ông già cao niên nhất ở Viên An chuyên sống nghề hạ bạc, nghề làm củi. Các ông già ấy thể nào cũng cầm giữ anh lại ở trại đáy, cho anh ăn cua biển gạch son hoặc tôm lóng lớn bằng ngón chân cái luộc dấm. Các ông lão không quên đãi anh một vài ly rượu nếp cội (ở đây thì gọi là rượu mắt mèo, và nó trong lắm, trong như mắt con mèo vậy). Anh cứ lưu lại ở đó chơi qua một đêm. Khi đôi mắt của những ông già đã hoe hoe đỏ, khi bếp củi phựt sáng, rơi vạc than hồng, là lúc các ông ấy sắp dẫn anh đi ngược lại cái thuở ban sơ đến đây lập nghiệp, sau khi dời các sứ xa khổ ải, họ đã tới đây dựng lên hàng lưới, hàng đáy ra sao, dựng lên những lò than nung nấu cây đước ở chốn nê địa như thế nào. Anh nên đến đấy lắm, để nhìn xem tàu lá dừa nước óng mượt bụm nước U Minh đỏ ngầu như rượu vang. Rồi đây sẽ không bao giờ trở lại với ta nữa những đêm đi theo xuồng một chuyến giao liên, mỗi lúc cô giao liên khuấy chèo là vẽ lên một dòng sáng rực trên con kinh nước mặn. Có lẽ sau này khó mà nghe lại những hồi mõ, hồi trống nổi lên trong một vùng tranh chấp. Anh cần đến đây để tham quan cái hàng rào vĩ đại của bà con làm bằng cây đước, cây vẹt, vây chặt lấy biệt khu Bình Hưng của lũ giặc Mỹ - Diệm - Tưởng. Và ngày chủ nhật, ở vùng ven Bình Hưng, nghe thấy tiếng chuông nhà thờ từ trong cái địa ngục ấy vọng ra. Con chiên đi lễ là lũ giặc lóp ngóp chui qua từ các hệ thống hầm ngầm, vọng gác. Có tên trước lúc đến nhà thờ mới vừa ăn xong gan người xào, có tên trước giờ xưng tội còn tranh thủ giội nước sôi vô chiếc lu nhốt người cho người chịu tội bóc tuột da ra mà lũ giặc gọi là "làm lông" để sau khi đi nhà thờ về là chúng bắt tay pha thịt nấu nướng. Những chuyện về bọn Nguyễn Lạc Hóa khiến tôi nhớ tên Đèo Văn Long trong bài Một chút tiểu sử và một bản lý lịch và bài Xòe của anh. ở Tây Bắc, người con gái bị giết sau tối xòe đã là chuyện bi thảm rồi. Nhưng ở Bình Hưng ngày nay, chúng nó chẳng cằn xòe hát gì cả, chúng nó đi càn quét các vùng lân cận bắt con em chúng ta về lập nên nhà chứa cho lính. Tên lính nào vô nhà chứa mấy lần đều có ghi sổ, tới cuối thành tên Nguyễn Lạc Hóa sẽ khấu trừ vào số lương của họ. Chuyện Bình Hưng là cả một chuyện đau lòng, rùng rợn về con người. Bởi vì chúng nó cũng là con người. Bọn ăn thịt người tới mức độ đã biết ngon, biết chế biến ra cách xào nấu, biết lỗ tai người và bàn tay người là ngon nhất. Giành nhau một cái mật người, chúng có thể đâm nhau, bắn nhau, bởi vì một cái mật có thể bán 1.000 đồng, nghe nói nay đã lên tới 1.500 đồng, 1.800 đồng. ở Sài Gòn có một bọn thầu mua, chẳng sợ ế! Bọn Diệm thường gọi Bình Hưng là "Biệt khu Hải Yến bất khả xâm phạm". Bọn Kennơđi tặng Bình Hưng tên "Ngôi sao của thế giới tự do". Chỉ có bà con Cà Mau gọi Bình Hưng đúng với cái tên của nó, "Địa ngục Mỹ - Diệm - Tưởng". Lũ giặc Bình Hưng trong cơn say chếnh choáng giữa bữa tiệc thịt người thường vỗ ngực nói rằng:
- Nếu Việt Cộng đánh được Bình Hưng thì Việt Cộng mới lấy được miền Nam.
Mới đây nghe tin lực lượng võ trang ta triệt hạ hai chi khu quân sự Đầm Dơi, Cái Nước, thì Bình Hưng bị pháo kích dữ dội, 80 tên giặc vừa chết vừa bị thương, bọn Bình Hưng đâm hoảng bảo nhau:
- Việt Cộng nó đã đánh Đầm Dơi, Cái Nước, thì ở đây nguy đến nơi!
Hẳn là như vậy rồi, sớm muộn rồi Bình Hưng củng bị tiêu diệt, lực lượng võ trang của ta đã báo trước cho Bình Hưng biết điều đó. lực lượng ta lớn mạnh mau chóng thật, anh Tuân ạ. Chỉ huy trẻ trung, chiến sĩ trẻ măng, đôi mươi, có khi còn trẻ hơn nữa. Nhất là các chú trinh sát đặc công. Trong cuộc chiến đấu này, con em ta đã ra tiền tuyến trước tuổi. Đó là điều khiến tấm lòng các bà mẹ vừa kiêu hãng lại vừa xót xa. Một bà má ở U Minh vừa tiễn con trai 17 tuổ đi bộ đội, bảo tôi với giọng nghẹn ngào:
- Biết làm sao bây giờ? Má sợ con má nó chết lắm, nhưng má không thể giữ nó ở nhà với má được!
Bà mẹ U Minh nói như vậy, anh Tuân ạ. Về văn học, cái mâu thuẫn xâu xé trong cõi lòng bà mẹ miền Nam như vậy thì gọi là gì hở anh? sự thật thì chẳng có bà mẹ nào muốn con mình chết cả, chẳng qua là vì lẽ sống ở đây đòi đổi lấy bằng máu, không thể kỳ kèo tiếng một tiếng hai với kẻ thù được. Trong trận tiêu diệt chi khu Cái Nước tôi có tham dự, chiến sĩ giải phóng quân ở nhà anh nào anh nấy coi hiền lành, cù mì củ mỷ lắm. Đóng quân trong xóm, các anh bị các cô trê cứ đỏ mặt lên hết. Thế mà ở mặt trận thì họ khác hẳn, anh nào coi cũng dữ, cũng quyết liệt, họ hét, họ tuốt lê lao lên, họ dồn tờng tên địch vào góc tường rồi xốc tới trói nghiến lấy. Trận tấn công Cái Nước hôm đó mau lẹ đến nỗi điện đài địch không kịp kêu cứu về Cà Mau. Theo dõi Rađiôphôni nghe thấy một cái đồn lân cận, là đồn Rau Dừa kêu về Cà Mau báo tin chi khu Cái Nước bị tấn công dữ dội. Bọn Cà Mau điện trả lời:
- Hiện thời mọi chi khu đều biến động, chỗ nào nấy lo không thể tiếp cứu được.
Chi khu Cái Nước vừa bị hạ thì xuồng của đồng bào dân công đã bơi ào ào xông ra chở tù binh, chở chiến lợi phẩm. Con rạch dẫn ra Cái Nước, xuồng ghe chật cứng như nêm. Bà con gặp bộ đội, câu hỏi đầu tiên là:
- Sao? anh em mình có sao không?
Một số tù binh nghe các câu hỏi như thế cúi gằm mặt xuống. Bởi suốt cuộc đời lính cho Mỹ - Diệm, họ không sao kiếm ra một câu hỏi như vậy. Tất nhiên một trận đánh diệt ngót 200 địch ở Cái Nước, ta hy sinh năm chiến sĩ thì không có gì đáng kể. Thế nhưng có cái gì rất xót lòng, anh Tuân ạ! Tôi có đến nơi tẫn liệm năm chiến sĩ ấy. Lúc đó lối chừng hai giờ khuya. Dưới ánh sáng của những ngọn nến trắng cỡ lớn, năm anh chiến sĩ nằm gần nhau, mặt anh nào cũng phủ lá cờ Mặt trận. Xung quanh là các má, các chị, người lo thay quần áo cho anh em, xé vải liệm. Một bà má ngồi bên nhẹ tay vén là cờ nhìn mặt từng anh. Má lắc đầu, nước mắt lã chã. Má thương các anh quá. Tôi trông dáng bà má lúc ấy như đang tìm kiếm cái gì trên nét mặt của những đứa con mình. Có một anh chừng hai mươi tuổi chết rồi mà mắt cứ mở. Bà má vuốt mắt anh nhưng mí mắt anh vẫn không khép lại. Má đưa tay vuốt mặt lần nữa. Vừa vuốt má vừa thì thầm câu gì. Tôi nghe hình như má nói:
- Ngủ đi, ngủ đi con!
Cặp mắt anh chiến sĩ cuối cùng khép lại. Các má các chị lần lượt nâng con em mình đặt vào hòm. Tiếng khóc nấc lên giữa đêm sắp hầu tàn. Tôi cùng các má lội nước đưa các anh ấy ra nghĩa trang, và tôi giã từ những mộ phần mới đó ra đi trong đêm tối nhợt dần. Sáng ra rồi, tôi vẫn thấy ánh nến chập chờn, thấy đôi mắt của các chiến sĩ nuối nhìn cuộc sống, thấy các má các chị tới lui tất tưởi.
Đêm miền Nam là như vậy. Lứa tuổi trẻ ở miền Nam ngã xuống có anh chưa biết tình yêu là gì, chưa viết cái hơi thở ấm áp của một cô gái phả vào mặt mình, chưa hề cầm nắm một bàn tay khác lạ, nói chi đến chuyện hẹn hò nhau vào những chiều thứ bảy, nói chi đến chuyện dắt nhau đi dạo chơi trong công viên ngày chủ nhật. Sau những đêm như thế, khi ngày rạng, tôi thấy thiên nhiên cũng đổi khác. Nhìn sang rừng đước, tôi thấy dường như nó cắm sâu xuống lòng đất hơn, con rạch, vầng lá hình như cũng nhuộm thắm thêm cái màu sắc lãng mạn của cuộc chiến đấu.
Anh Tuân ơi,
Trong bài viết của anh, anh có nhắc tới những thằng Mỹ đem thân bón cho cây đước Cà Mau. Vào lúc tôi viết bức thư này cho anh, thì số tên lính Mỹ vùi thây dưới đất bãi bồi này tăng lên rất nhiều rồi. Trận gần đây nhất là trận Chà Là. 15 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Một kỷ lục cao nhất về bắn hạ máy bay, có hàng chục phi công Mỹ chết theo máy bay của chúng. Có cả vợ quan lái tàu bay Mỹ đi vào vùng ta tìm kiếm thây chồng chết trận này. Mới đây, anh em đưa về chỗ chúng tôi một mớ tài liệu giấy tờ của hai tên Mỹ lái hai phi cơ phóng pháo bị du kích ta bắn rơi. Một trong hai tên phi công đó bị một viên đạn bắn xuyên qua cổ. Hai du kích bắn, một anh bắn khẩu Lơben, một anh bắn khẩu Garăng Mỹ. Tên phi công chết tốt. Chiếc máy bay cằm đầu xuống một cửa biển. Hai an du kích, anh nào cũng quả quyết là do chính khẩu súng của mình bắn hạ. Nhưng chẳng ai phân xử nổi. Tới chừng vớt xác tên Mỹ lên, thì vết đạn ở họng hắn lại chính là vết đạn Lơben. Loại súng này vốn là loại súng trường cổ lỗ của Tây, anh em gọi nó là "Quảng tầm sào", vì nó dài lêu nghêu như cây sào. Anh du kích bắn Lơben khoái trá nhảy cỡn lên mà la:
- Thấy chưa? Thấy cây "Quảng tầm sào" của tôi chưa? Đừng có khi dễ nó mà!
Tên Mỹ xấu số đó là trung úy Uyliam Xtadi, còn tên thứ hai là trung úy Vôn Hăngri Nétxi cũng bị hạ cùng chiếc phi cơ phóng pháo B.26 tại xã Khánh Bình Đông. Cả mớ tài liệu gồm có thẻ quân nhân, thẻ ăn sáng, thẻ câu lạc bộ hàng không ở Nêvađa, bản đồ, sổ ghi số bom đạn mang theo bao nhiêu, đã ném bao nhiêu và một số ảnh của vợ con chúng. Chiếc thẻ quân nhân của Uyliam Xtadi do Bộ Quốc phòng Mỹ cấp có dán ảnh hắn. Tên này trạc ba mươi tuổi. Đầu hắn hớt cua, mày rậm và hai mắt hơi lộ, trắng dã. Đôi mắt của hắn lúc ng mà đã như nhìn về cõi chết. Bức ảnh của tên Hăngri Nétxi bị tróc nham nhở, có lẽ bị thấm nước ruộng Khánh Bình Đông nên tôi không nhận ra được dung mạo của hắn. Trong quyển sổ võ khí có trang ghi: bom napan đã ném 20 quả, đạn rốc két đã bắn 43 trái. Thế có nghĩa là ngày hôm ấy nhà cửa đồng bào đã cháy, các em bé và các bà mẹ đã chết, cây ăn quả ngã gục. Dòng chữ ghi một cách ngắn gọn, tàn nhẫn. Tội ác của chúng được cụ thể hóa bằng số liệu bom và đạn. Vì vậy cái chết của chúng chẳng có gì là quá đáng. Vật cuối cùng tôi chú ý hơn cả là mấy bức ảnh của vợ con chúng, mấy bức ảnh được bọc rất kỹ trong giấy nhựa. Bọn giết người cũng viết nâng niu hình ảnh vợ con chúng. Một bức ảnh chụp người thiếu nữ Mỹ độ hai mươi ba tuổi, mặc áo hở ngực, đó đôi mắt sâu thẳm. ở người thiếu nữ này vẫn có cái gì tươi trẻ như mọi cô gái khác trên trái đất. Cô đang lâm vào một số phận đáng thương. Tôi biết vậy, nhưng lòng sao cứ ngây ngấy nổi lên mối ác cảm. Người thiếu phụ thứ hai lớn tuổi hơn có vẻ là người đàn bà nội trợ, đang nửa ngồi nửa nằm trên ghế sôpha, miệng cười chúm chím. Bức ảnh cuối cùng khiến lòng tôi se lại. ảnh chụp hai đứa bé, một trai, một gái. Đứa trai chừng năm tuổi, đứa gái chừng ba tuổi... Hai đứa nắm tay nhau đứng nhoẻn miệng cười trên bãi cỏ. Con của bé giết người cũng có nụ cười ngây thơ dễ thương như mọi đứa trẻ khác. Chúng ta đã mồ côi cha!
Tôi tự nghĩ rằng từ đây, nếu hai đứa trẻ ấy hỏi đến cha nó, thì liệu mẹ nó phải nói như thế nào? Chị ta có thể bảo thật với nó rằng: Cha chúng đã chết ở miền Nam Việt Nam không? Không, chắc người đàn bà ấy không đáp được câu hỏi của con mình. Tôi tính chị ta sẽ úp mặt vào lòng bàn tay mình mà nức nở, anh Tuân ạ. Và có lẽ đêm đó, người đàn bà đáng thương kia lại mường tượng tới mỏm Cà Mau xa lạ.
Anh Tuân! Mỏm đất đấy thì chúng ta biết rõ, nhất là tôi. Còn anh, anh cũng đi tới rồi đó, anh. Anh đi tới mũi Cà Mau với cây đèn đất lịch sử soi trên bản đồ địa lý, với trái tim nhịp đập theo sự kiện chạy ngày một khỏe của Cà Mau. Anh đến với mũi đất này như thế cũng quý hóa lắm rồi... Tính tới năm 1963 nầy, người dân Cà Mau đã trải qua ngót 20 năm đánh giặc rồi anh Tuân ạ. Nếu không cò thằng Mỹ, thì cuộc đời đã vui tươi sung túc bằng mấy. Nhưng từ nay bước vào cuộc kháng chiến gian khổ lâu dài, dân Cà Mau vẫn lạc quan theo đuổi đến cùng. Ngày ngày những con gió bão lớn nhứt thổi hắt vào mặt họ, nhưng tay cầm tay, họ đứng vững chân trên đất hệt như cây đước. Vấn đề là ở chỗ phải đứng chắc chắn như cái thế của cây đước. ở Cà Mau đã lâu, tôi chưa hề gặp một cây đước nào bị dông gió thổi bật, cho dù là một trận dông lớn nhất sức gió cũng không thể nhổ bật được hàng trăm rễ đước cắm sâu xuống lòng đất. Vả chăng có cây đước nào đứng riêng lẻ đâu? Nó đứng cạnh nhau, che chở cho nhau. Chỗ đứng đầu sóng ngọn gió sản sinh ra loại cây khả dĩ có thể chống chọi được sóng gió. Con người sinh ra ở đây cũng như vậy. Theo tôi, họ là những người Việt Nam thống khổ nhất, bị áp bức gai cấp mà đi riết các chỗ hết đất hết trời. Tôi cả tin ở lời anh nói rầng: những người tới đất Cà Mau sớm nhất có thể là một anh lính thú, một cung nữ thất sủng, hoặc là những kẻ bất hạnh. Tôi xin bổ sung thêm là gần đây vào thời lịch sử nước ta bị chia cắt lần thứ hai, tại mũi đất cuối cùng này lại đến thêm những con người bất hạnh mới. Đó là những bà con miền Bắc trong cuộc di cư cưỡng ép cuối năm 1945. Sau khi trải qua không biết bao nhiêu cảnh khổ, họ đã trôi dạt tới đây. Bà con này bị Mỹ - Diệm tập trung trong các khu dinh điền. Nhờ lực lượng võ trang ta đánh vào và bà con tự phá ra chạy vô vùng giải phóng. bà con ấy đã định cư làm ăn, tham gia cách mạng. Bà con lại đi bộ đội, du kích. Có người được kết nạp vào Đảng Nhân dân cách mạng, được cử vào Mặt trận ở địa phương. Là nào rụng về cội ấy. Người Cà Mau giúp đỡ, đùm bọc những người trước kia sống ở đồng bằng sông Nhị, sông Chu, hoặc ở những nơi đồng chiêm trắng nước tỉnh Hà Nam. Bà con miền Bắc này vẫn hay nhắc tới cái cổng xây, cái đình làng họ, cái giếng nước làng họ. Cho dù gặp con cá con tôm mập béo ở xứ đất màu mỡ, họ vẫn nhớ con cua con cáy. Tại Sào Lưới, một xóm nhỏ của Cà Mau nằm bên vịnh biển Thái Lan ầm ầm sóng vỗ, một hôm tôi đã nghe một ông cụ người quê Kẻ Sặt (Hải Dương) nói:
- Chiều chiều tôi nhìn những đám mây mà nhứ làng nhớ quê quá cậu ạ.
Tôi hỏi:
- Thưa cụ, cụ nói những đám mây kia?
Ông cụ gật đầu, đáp giọng như lạc đi:
- Phải, những đám mây đang trôi về quê tôi đấy, cậu ạ.
Chiều hôm đó, tôi mới vở lẽ ra ông cụ Kẻ Sặt có rất nhiều buổi chiều ngồi nhìn lên như thế. Ông cụ trông về phương Bắc... Mà thôi, tôi chẳng nói về ông già Kẻ Sặt ấy viết thư về cho những người thân thường bảo rằng "Ngày Bắc đêm Nam".Cũng đều giống nhau cả, kẻ đàng trong nhớ ra đàng ngoài, kẻ đàng ngoài nhớ vọng vô trong. Thư này tôi viết cho anh đã dài, mà những điều muốn nói về Cà Mau thì lại càng dài hơn. Có lẻ tôi tạm ngừng ở đây chăng? Một dịp khác tôi sẽ lại viết tiếp cho anh. Giờ đây đêm đã khuya, mưa đang đổ lớn, biển động dữ dội. Dạo này, đêm Cà Mau, gió mưa cứ tầm tã, ở ngoài đó chắc đã lập đông rồi, phải không? Mặt nước Hồ Gươm mùa đông có đẹp không anh. Lát nữa trời sẽ rạng sáng. Dù chưa biết Hồ Gươm, tôi vẫn nhớ Hồ Gươm và đoàn rằng lúc ấy Hồ Gươm sẽ đẹp hơn cả mọi lúc, vì khi ấy Tháp Rùa sẽ hiện ra trong sương sớm như xuất hiện từ trong câu chuyện thần thoại của bản thân nó. Cây đước của bà má Năm Căn có ở đó không anh nhỉ? Chừng nào thì xuất hiện cây đước với vòm lá xanh rì của nó, chừng nào thì rễ đước bắt đầu bén đất Hồ Gươm?
Chừng nào? Cái câu hỏi ấy, mỗi người đều phải đặt lấy, định lấy. ở tôi, ở anh, ở tất cả thảy chúng ta trên hai miền Nam Bắc. Tin rằng: Thời gian sẽ ủng hộ chúng ta. Để anh có thể vô thăm Cà Mau sớm hơn. Và tôi có thể ra viếng Tháp Rùa một thể cùng một chuyến với các bà mà Năm Căn, vai đeo bị bàng đựng những trái đước giống.
Chúc anh sức khỏe.
Cà Mau tháng 11 năm 1963.



Enhanced by Zemanta

Cho tớ cắc cớ hỏi các bạn chút nha - tớ thấy có tiết mục hòa hợp của các bạn chống + như thế này - bạn nào đồng ý để hòa hợp xin giơ chân, ý lộn giơ tay!

Симонов, Константин Михайлович - Открытое письмо. 1943

Симонов, Константин Михайлович - Открытое письмо. 1943

Женщине из г. Вичуга

Я вас обязан известить,
Что не дошло до адресата
Письмо, что в ящик опустить
Не постыдились вы когда-то.

Ваш муж не получил письма,
Он не был ранен словом пошлым,
Не вздрогнул, не сошел с ума,
Не проклял все, что было в прошлом.

Когда он поднимал бойцов
В атаку у руин вокзала,
Тупая грубость ваших слов
Его, по счастью, не терзала.

Когда шагал он тяжело,
Стянув кровавой тряпкой рану,
Письмо от вас еще все шло,
Еще, по счастью, было рано.

Когда на камни он упал
И смерть оборвала дыханье,
Он все еще не получал,
По счастью, вашего посланья.

Могу вам сообщить о том,
Что, завернувши в плащ-палатки,
Мы ночью в сквере городском
Его зарыли после схватки.

Стоит звезда из жести там
И рядом тополь — для приметы...
А впрочем, я забыл, что вам,
Наверно, безразлично это.

Письмо нам утром принесли...
Его, за смертью адресата,
Между собой мы вслух прочли —
Уж вы простите нам, солдатам.

Быть может, память коротка
У вас. По общему желанью,
От имени всего полка
Я вам напомню содержанье.

Вы написали, что уж год,
Как вы знакомы с новым мужем.
А старый, если и придет,
Вам будет все равно ненужен.

Что вы не знаете беды,
Живете хорошо. И кстати,
Теперь вам никакой нужды
Нет в лейтенантском аттестате.

Чтоб писем он от вас не ждал
И вас не утруждал бы снова...
Вот именно: «не утруждал»...
Вы побольней искали слова.

И все. И больше ничего.
Мы перечли их терпеливо,
Все те слова, что для него
В разлуки час в душе нашли вы.

«Не утруждай». «Муж». «Аттестат»...
Да где ж вы душу потеряли?
Ведь он же был солдат, солдат!
Ведь мы за вас с ним умирали.

Я не хочу судьею быть,
Не все разлуку побеждают,
Не все способны век любить,—
К несчастью, в жизни все бывает.

Ну хорошо, пусть не любим,
Пускай он больше вам ненужен,
Пусть жить вы будете с другим,
Бог с ним, там с мужем ли, не с мужем.

Но ведь солдат не виноват
В том, что он отпуска не знает,
Что третий год себя подряд,
Вас защищая, утруждает.

Что ж, написать вы не смогли
Пусть горьких слов, но благородных.
В своей душе их не нашли —
Так заняли бы где угодно.

В отчизне нашей, к счастью, есть
Немало женских душ высоких,
Они б вам оказали честь —
Вам написали б эти строки;

Они б за вас слова нашли,
Чтоб облегчить тоску чужую.
От нас поклон им до земли,
Поклон за душу их большую.

Не вам, а женщинам другим,
От нас отторженным войною,
О вас мы написать хотим,
Пусть знают — вы тому виною,

Что их мужья на фронте, тут,
Подчас в душе борясь с собою,
С невольною тревогой ждут
Из дома писем перед боем.

Мы ваше не к добру прочли,
Теперь нас втайне горечь мучит:
А вдруг не вы одна смогли,
Вдруг кто-нибудь еще получит?

На суд далеких жен своих
Мы вас пошлем. Вы клеветали
На них. Вы усомниться в них
Нам на минуту повод дали.

Пускай поставят вам в вину,
Что душу птичью вы скрывали,
Что вы за женщину, жену,
Себя так долго выдавали.

А бывший муж ваш — он убит.
Все хорошо. Живите с новым.
Уж мертвый вас не оскорбит
В письме давно ненужным словом.

Живите, не боясь вины,
Он не напишет, не ответит
И, в город возвратись с войны,
С другим вас под руку не встретит.

Лишь за одно еще простить
Придется вам его — за то, что,
Наверно, с месяц приносить
Еще вам будет письма почта.

Уж ничего не сделать тут —
Письмо медлительнее пули.
К вам письма в сентябре придут,
А он убит еще в июле.

О вас там каждая строка,
Вам это, верно, неприятно —
Так я от имени полка
Беру его слова обратно.

Примите же в конце от нас
Презренье наше на прощанье.
Не уважающие вас
Покойного однополчане.

По поручению офицеров полка
К. Симонов

1943
La mujer de la g. Вичуга

Yo le deberá notificar,
Que no llegó a su destino
La carta, que en un cajón de tragar
No постыдились usted en algún momento.

Su marido no ha recibido la letra,
Él no fue herido por la palabra пошлым,
No se estremeció, no se ha vuelto loco,
No maldijo todo lo que había en el pasado.

Cuando él levantó a los combatientes
En el ataque junto a las ruinas de la estación de tren,
Aburrido de la brutalidad de sus palabras
Él, por suerte, no терзала.

Cuando él caminó pesadamente,
Стянув sangrienta de trapo de la herida,
Carta de usted sigue todo lo que pasaba,
Todavía, por suerte, era temprano.

Cuando las piedras se cayó
Y la muerte оборвала aliento es,
Él todavía no he recibido,
Por suerte, su посланья.

Te puedo informar de lo
Que, завернувши en el manto de tiendas de campaña,
Estamos por la noche en la plaza de ciudad
Él fue echado después de la lucha.

Vale la pena la estrella de hojalata, allí
Y al lado de el álamo - para la seña de...
Y sin embargo, me olvidé de que usted,
Probablemente, es indiferente.

La carta nos la mañana trajo...
Por la muerte del destinatario,
Entre ellos hemos leído en voz alta -
Tan usted perdone a nosotros, los soldados.

Puede ser que la memoria es corta
Tienes. En general желанью,
En nombre de todo el estante
Yo te recuerdo содержанье.

Usted escribió, que mucho de año,
Como usted está familiarizado con el nuevo marido.
Y el viejo, si vendrá
Usted le importa innecesario.

Que no conoce los males,
Vive bien. Y por cierto,
Ahora hay necesidad de
No лейтенантском certificado.

Para cartas él no esperó a que el
Y usted no утруждал sería de nuevo...
Eso es exactamente: «no утруждал»...
Usted побольней buscado palabras.

Y todos. Y nada más.
Nos перечли su paciencia,
De todas esas palabras, que para él
En la hora de la separación en el alma del que ha encontrado usted.

«No утруждай». «El esposo». «El certificado»...
Sí, donde el ferrocarril que el alma se ha perdido?
Después de todo, él mismo era un soldado, soldado!
Ya que estamos por que con ellos murieron.

Yo no quiero ser juez,
No todos separación de conquistar,
No todos son capaces de un siglo de amor,-
Desgraciadamente, en la vida todo pasa.

Bueno, bien, que no amamos,
Aunque es más que innecesario,
Dejar de vivir se va con otro,
Dios está con él, no con su marido, si no con su esposo.

Pero los soldados no tienen la culpa
Es que el lanzamiento no sabe,
Que el tercer año de sí mismo consecutivos,
Usted protegiendo, se.

Bueno, deja usted no podrían
Deje que las amargas palabras, pero noble.
En su alma no se ha encontrado -
Así ocuparían donde quieras.

En la patria nuestra, afortunadamente, hay
Muchas femeninos ducha de alta,
Son de la b que tuvo el honor de
Le escribió b estas líneas;

Son de la b por usted de la palabra encontrado,
Para aliviar la nostalgia de otra persona.
De nosotros arco de él hasta la tierra,
Reverencia por el alma de su mayor.

No a usted, mientras las mujeres de otros,
De nosotros отторженным guerra,
Acerca de nosotros queremos escribir,
Hágales saber - usted lo виною,

Que sus maridos en el frente, aquí,
A veces en el alma luchando con vosotros,
Con невольною la ansiedad de la espera
De la casa de correos antes de la pelea.

Somos su no al bien leído,
Ahora tenemos la secreta amargura duele:
Y, de repente, no estás sola podido,
De repente alguien conseguirá?

En el tribunal distantes de sus esposas
Le enviaremos. Usted клеветали
En ellos. Usted dudar de ellos
Nosotros en el minuto ocasión de dalí.

Deje que pondrá a usted en la culpa,
Que el alma птичью se escondían,
Que a causa de la mujer, la esposa,
Sí mismos, siempre daban.

Mientras que el ex marido de su - él es asesinado.
Todo bien. Vivir con el nuevo.
Tan muerto usted no sería ofender
En la carta sido innecesario de la palabra.

Vivir sin temor a la culpa,
No se escribirá, no responde
Y, en la ciudad vuelve con la guerra,
Con otro de tu mano no es la inflación.

Sólo uno más de perdonar
Tiene su por que,
Probablemente, con un mes de traer
Aún te será cartas mail.

Tan nada que hacer aquí -
La carta de медлительнее de la bala.
A usted cartas en septiembre vendrán,
Y él es asesinado en julio.

De allí que cada línea
Es cierto, desagradable -
Así yo, en nombre de regimiento
Tomo sus palabras de nuevo.

Acepte la misma a finales de nosotros
Презренье nuestro para nada.
No уважающие usted
El difunto hablar -- autenticación.

En nombre de los oficiales del regimiento de
A. Simonov

1943
Thư ngỏ
(Gửi một người phụ nữ ở thành phố Vitruc)

Tôi bắt buộc phải báo cho chị rõ
Rằng lá thư chị đã không xấu hổ
Bỏ vào hòm gửi tới nơi đây
Không đến được tay người cần nhận nó

Chồng chị đã không phải đọc thư,
Không bị thương bởi lời đê tiện,
Không kinh hoàng sửng suốt phát điên lên,
Không gào thét rủa nguyền người khác.

Khi ở cạnh nhà ga đổ nát
Anh ấy dẫn đầu trung đội xung phong,
Sự bạo tàn bất nhẫn trong thư
May sao, không bắt anh đau đớn.

Khi anh ấy gượng bước nặng nề, tay ghì giữ
Mảnh giẻ đầm đìa máu ở vết thương,
Thư chị còn chưa kịp tới chiến trường,
May sao, lúc ấy hãy còn quá sớm.

Khi anh ấy ngã đậ­p đầu xuống đá
Và bặt ngừng hơi thở, cứng đờ đi,
Anh ấy còn chưa nhậ­n được, may sao,
Chưa nhận được lá thư chị gửi.

Tôi có thể báo cho chị rõ
Rằng trong công viên thành phố đêm qua,
Chúng tôi đã làm lễ chôn anh ấy;
Thay cho quan tài - mấy chiếc áo mưa,

Ngôi sao bằng sắt thay mộ chí
Và cây tôpơn đứng bên cạnh cúi đầu...
Nhưng tôi quên mất, với chị giờ chắc hẳn
Điều này còn có nghĩa gì đâu

Chỉ sáng nay họ mới mang thư đến...
Và thay người đồng đội đã hy sinh,
Chúng tôi đọc thành tiếng cho nhau nghe.
Thôi thì chị hãy thứ tha cho chúng tôi - người lính!

Trí nhớ chị có lẽ là chẳng tốt
Nên bây giờ theo yêu cầu chung,
Tôi nhân danh tất cả trung đoàn
Nhắc cho chị nội dung thư đã viết.

Chị viết rằng thấm thoắt đã gần năm
Kể từ khi chị biết anh chồng mới,
Còn chồng cũ, có may mà trở lại,
Chị cũng không cần, nói chi chuyện không may...

Rằng chị không hề gặp khó khăn,
Rằng chị sống hoàn toàn hạnh phúc,
Rằng "tôi giờ không chút nào cần thiết
Cái đồng lương trung uý của anh...".

Để anh ấy thôi khỏi mong thư chị,
Thôi "quấy rầy" đời chị từ nay...
Phải, chị đã gắng công và tìm thấy
Cái từ như dao cứa "quấy rầy".

Chỉ thế thôi. Không có gì hơn.
Chúng tôi đã đọc kiên trì nhẫn nại
Hệt những lời trong lúc chia tay
Chị tìm thấy và gửi cho anh ấy.

"Đừng quấy rầy", "chồng", "lương trung uý"
Trời, ở xó xỉnh nào chị đã đánh mất lòng đi?
Anh ấy là ngườ lính, là người lính cơ mà!
Anh ấy cùng chúng tôi chiến đấu hy sinh cho chị!

Tôi không muốn phán xét hay kết án
Đâu phải mọi người đều đủ sức thắng chia ly,
Đâu phải ai cũng biết yêu trọn kiếp trọn đời, -
Trong cuộc sống, đáng tiếc thay, mọi sự đều có thể.

Nhưng tôi không hiểu nổi, sao chị nơ nhẫn tâm,
Chẳng chút sợ hãi, đồng loã cùng cái chết,
Bất ngờ thờ ơ gử­i tới chiến trường
Chiếc phong bì chứa đầy bệnh dịch?

Thì đành rằng anh ấy hết được chị yêu,
Đành rằng chị thôi không chút cần anh ấy,
Đành rằng chị sống vui vẻ cùng người khác
Như với chồng hay như với ai ai...

Nhưng chẳng lẽ lính chúng tôi có lỗi
Vì không hay nghỉ phép là chi,
Vì ba năm rồi liên tục, chúng tôi
Bảo vệ chị, tự quấy rầy mình đến thế?

Một khi chị đã không tìm nổi
Những lời xót xa nhưng cao thượng của con người,
Một khi trong mình chị đã không tìm thấy chúng,-
Chị sẽ là gì, chị sẽ là ai?

Trên Tổ quốc ta may sao, không thiếu
Những tấm lòng phụ nữ thanh cao,
Họ có thể viết những dòng này cho chị,-
Hãy coi đây là vinh dự lớn lao!

Họ có thể thay chị tìm lời
Làm dịu bớt bất hạnh đời người khác.
Trước họ, chúng tôi sẵn sàng quỳ sát đất
Để cảm ơn tâm hồn ngọc sáng ngời.

Không phải cho chị đâu, cho những người phụ nữ ấy,
Những người vợ phải xa chồng vì khói lửa chiến tranh,
Chúng tôi muốn viết về chuyện chị
Để họ biết rằng, chính chị - nguyên nhân

Khiến chồng họ, ở đây, ngoài tiền tuyến,
Đôi lúc phân vân, trăn trở, âm thầm,
Bất giác lo âu khi mong ngóng chờ trông
Thư nhà tới trước lúc vào trậ­n đánh.

Chúng tôi đã không may đọc dòng thư chị
Và nỗi sợ đắng cay sẽ bám riết từ đây
Lỡ không chỉ mình chị có thể làm như thế,
Lỡ sẽ có người thứ hai phả chịu cảnh này?

Chúng tôi lôi chị tới phiên toà
Của những người vợ đang sống nơi xa ngái:
Chị đã vu khống họ. Đã trong giây phút
Khiến chúng tôi ngờ vực tình người.

Hãy để họ kết cho chị tội
Che giấu lòng nhỏ mọn xấu xa,
Tội đã dám cả gan dối trá
Làm phụ nữ và làm vợ tới ngày nay.

Còn chồng chị thì - anh ấy đã hy sinh,
Thế là ổn phải không? Cứ sống cùng chồng mới.
Người đã khuất không thể nào viết nổi
Trong thư lời trách giận hoài hơi.

Chị cứ sống, không lo đền tội lỗi,
Anh ấy sẽ chẳng viết gì đâu, sẽ chẳng trả lời,
Ngày thắng lợi sẽ không trở về thành phố
Và thấy chị trên hè đang sánh bước cùng ai.

Chỉ còn một việc này chị phải
Tha thứ nốt cho anh ấy mà thôi -
Dăm ba tháng nữa thư anh ấy
Mới theo đường bưu điện tới nơi.

Làm sao được, biết làm sao được,
Thư đi thường chậm hơn đạn bay.
Tháng chín này, chị mới nhậ­n được thư,
Còn anh ấy đã hy sinh từ tháng bảy.

Trong thư dòng nào cũng dành cho chị,
Điều đó hiển nhiên chỉ khiến chị bực mình thôi.
Vậ­y nhân danh tất cả trung đoàn,
Tôi xin thu hết những lời anh ấy lại.

Và cuối cùng, nhậ­n từ chúng tôi mau
Sự khinh bỉ trước khi vĩnh biệt, -
Những người không tôn trọng chị chút nào,
Đồng đội cùng trung đoàn với người đã khuất!
Thay mặt các sỹ quan trung đoàn.

Konstantin Simonov
1943

Chiến tranh giải phóng Việt Nam: I-si-ca-oa Bu-ny-ô Phần XII

Đây là cuốn sách ảnh "Chiến tranh Giải phóng Việt Nam" của I-si-ca-oa Bu-ny-ô (Ishikawa Bunyo - The war of the liberation of Vietnam) xuất bản tại Nhật.

Cuốn sách này sẽ được trình bày theo đúng trình tự của nó.
Khổ ảnh: Chiều ngang tối đa 1600 pixel

Người sưu tầm tài liệu: Lonesome@ttvnol.com Cám ơn chú em NguyenQuangHuy_Korea đã săn được cuốn này và tặng anh (Lonesome) từ 2003

Cám ơn bác tuaans Dienthai@ttvnol.com đã dày công ngồi scan hết hơn 400 trang của cuốn Album này.

Chỉnh sửa: Excocet@ttvnol.com