21 tháng 12 2011

Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (II)

http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=6027
Note này Khoằm để sưu tầm tài liệu tham gia vào link Liệu VNCH sẽ được như Nam Hàn nếu còn tồn tại? - Lịch Sử Việt Nam trên.

Vì câu cửa miệng quen thuộc của các bạn thủi thây ma VNCH: Made in Vietnam! - Citroën La Dalat

Trích:








Từ con số không năm 1954, VNCH đã là quốc gia đầu tiên trong vùng Đông Nam Á đã lắp ráp chiếc xe LaDalat vào những năm đầu của thập niên 70, khi mà Nam Hàn chưa có tí kỹ nghệ xe chi cả.

Hình xe Citroën La Dalat trưng bày ở Vương Quốc Bỉ - nguồn: Passion-Citroën.
nên Khoằm sẽ làm cuộc khảo cứu nho nhỏ (tài tử thôi), về lĩnh vực công nghiệp cả 2 miền Việt Nam trước năm 1975, xem trình độ Nam Bắc ra sao?

Khoằm sẽ không bàn về việc VNCH vs Nam Hàn ở đây.



dinhphdc wrote on Dec 20, '11, edited on Jan 12, '12

Đầu tiên là về ngành dầu khí.



Từ cuối thế kỷ XIX và những thập niên đầu của thế kỷ XX, người Pháp đã tổ chức điều tra địa chất, tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam trong đó có dầu khí. Tuy nhiên, người Pháp chưa có đánh giá gì về khả năng tồn tại các mỏ dầu khí ở Việt Nam, vì thế dầu mỏ ở Việt Nam chỉ là giấc mơ xa vời của người Pháp.

Cho đến năm 1945 Sở Hầm Mỏ - Hà Nội đã tìm thấy nhiều vết dầu lửa thấm từ những cấu tạo sa thạch ở 4 vùng Đông Dương: một ở phía Bắc, hai ở Hạ Lào và một ở ven biển miền Trung. Nhưng những nghiên cứu khoan giếng tìm dầu (có khi sâu đến 174m ở quốc lộ số 9 xuyên Lào Việt, phía Bắc Huế năm 1935) không đem lại một kết quả nào cả.

Ngay khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954, dựa vào một số tài liệu ít ỏi (từ kho lưu trữ tài liệu cũ) của các nhà địa chất Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu phải xây dựng được ngành công nghiệp dầu khí mạnh để góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.

Tại miền Bắc, năm 1959, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, năm 1960 Chính phủ Liên Xô cử chuyên gia địa chất dầu khí Kitovani S.K. sang Việt Nam cùng với các đồng nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát địa chất dầu khí ở miền Bắc Việt Nam.

Sau hai năm 1960 - 1961, khảo sát trên 11 tuyến với 25.000km lộ trình, công trình tổng hợp báo cáo về địa chất và triển vọng dầu khí đầu tiên ở Việt Nam đã được hoàn thành, đó là “Địa chất và triển vọng dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.

Trên cơ sở công trình này, ngày 27-11-1961, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271- ĐC thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa 36 (quen gọi là Đoàn Địa chất 36 hay Đoàn 36), đây là tổ chức đầu tiên có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Việt Nam. Ban đầu đoàn 36 có 15 chuyên gia Liên Xô, 22 kỹ thuật, 123 công nhân, 36 kỹ sư và trung cấp nghiệp vụ. Trụ sở đầu tiên của đoàn 36 ở Bắc Ninh, sau chuyển về Hưng Yên và phải di chuyển liên tục vì chiến tranh. Hầu hết đều là nhà tranh vách đất, chỉ một ít có tường xây để bảo quản máy móc. Còn các lãnh đạo, kỹ sư, công nhân đều vui vẻ ở trong các gian nhà “dễ nhìn ngắm bầu trời” vì mái tranh thủng dột...

Mũi khoan số 1 nghiên cứu cấu tạo địa chất ở Khoái Châu, Hưng Yên, bằng máy khoan Liên Xô viện trợ, ngày 14-2-1962 khởi công khoan và kết thúc vào ngày 15-4-1963. Rất nhiều bài toán mới mẻ phải giải đáp như địa chất công trình, lắp ráp giàn khoan. Nhưng cuối cùng khoan đã đạt đến độ sâu 803m, vượt chỉ tiêu ban đầu 650m và vượt luôn cả công suất máy giàn khoan. Tuy chưa tìm thấy dấu hiệu dầu khí nhưng mũi khoan đã phát hiện vỉa than gầy và khí mêtan...

Cũng trong năm này, Ngày 25-6-1962, phát nổ địa chấn phục vụ khảo sát dầu khí đã bùng lên ở làng Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

 Những mũi khoan đầu tiên của Đoàn thăm dò Dầu lửa 36, tại miền võng Hà Nội

Vừa hoàn tất giếng khoan số 1, các kỹ sư khoan bắt tay chuẩn bị thực hiện ngay giếng khoan số 2 ở xã Trường Chinh, Phù Cừ, Hưng Yên. Khởi công khoan từ ngày 12-4-1964 và kết thúc ngày 20-3-1965. Chiều sâu khoan dự kiến đến 1.200m, một kỷ lục của ngành khoan dầu khí VN thời điểm đó.

Mọi việc ban đầu rất thuận lợi. Người dân địa phương háo hức chờ đợi kết quả. Họ vui vẻ đem khoai sắn, gà vịt ra chiêu đãi anh em làm việc suốt ngày đêm để tìm tài nguyên. Tuy nhiên, khi mũi khoan đạt đến độ sâu 1.182,5m thì sự cố xảy ra. Mũi khoan bị kẹt cứng ở độ sâu này.

Việc cứu kẹt suốt từ tháng 6 đến tháng 8-1964 vẫn không thành công. Sau đó, sự cố đặc biệt nữa lại xảy ra khi nguồn phóng xạ công trình bị mất một cách bí ẩn, trong khi bên ngoài có nguồn tin phát tán đó là “đồng đen” quý hiếm. Sự việc phải báo khẩn cấp lên trên. Một chiến dịch tuyên truyền phóng xạ nguy hiểm được thực hiện ở khắp xã lân cận. Cuối cùng, đoàn khảo sát xạ hiếm phát hiện nguồn phóng xạ được bí mật “trả lại” trên cánh đồng gần giếng khoan.

Được sự giúp đỡ của Liên Xô, hoạt động của Đoàn 36 ngày càng lớn mạnh, nên ngày 9-10-1969, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất, có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai nghiên cứu tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước, nhất là tập trung ở đồng bằng sông Hồng.

Bắt đầu ngày 23-9-1970 sau gần hai năm ròng rã chuẩn bị, cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia Liên Xô, Đoàn thăm dò Dầu lửa 36 đã bắt đầu đào một giếng sâu trên 3.000m.

Phương án thiết kế thi công được duyệt từ tháng 1/1969, nhưng khi so sánh với thiết bị từ Romania đưa về, mọi người đều lo lắng. Giàn khoan 4LD - 150D của Romania khoan sâu 3.200m, nhưng không rõ nguyên nhân nào mà thực nhận hầu hết thiết bị chỉ đạt được 50% công suất, kể cả những thứ quan trọng như choòng khoan, ống thông, hóa chất chuyên dụng... lại phải nhập thêm từ Liên Xô và mất nhiều thời gian vận chuyển.

Hàng cập cảng Hải Phòng, lại đối mặt ngay “bài toán” khó vận chuyển giàn khoan siêu trọng 1.000 tấn từ cảng về làng Khuốc, Thái Bình. Mọi thiết bị vận chuyển, đường sá, cầu cống lúc đó đều rất thiếu kém trong khi có những vật tư siêu trọng, siêu trường nặng đến 25 tấn, từng đoạn tháp khoan dài 18m. Tổng vật tư cho giếng khoan này nặng đến 2.000 tấn. Khả năng xe cộ, cầu cống lúc bấy giờ thì nhiệm vụ bất khả thi.

Mọi lực lượng thủy, bộ được phối hợp để vận chuyển thiết bị, kể cả sẵn sàng bốc dỡ, giấu vật tư khi bị máy bay đánh. Nhiều đoạn đường phải mở, ruộng phải phá, nhà phải dời để vận chuyển thiết bị cồng kềnh, nhưng dân đều sẵn lòng cống hiến và náo nức chờ đợi.

Việc gia cố nền đỡ giàn khoan siêu trọng trên nền đất bùn yếu phải đóng đến 32 ống thép lớn 299mm và dài 40-45m. Chuẩn bị từ đầu năm 1969, mãi đến tháng 9-1970 việc xây lắp giàn mới hoàn tất với chiều cao 63m sừng sững giữa cánh đồng Thái Bình. Mọi người phải đào hầm chống bom để làm việc trong lúc miền Bắc bị ném bom

Thiết bị thiếu thốn, kinh nghiệm khoan sâu chưa có. Giếng khoan số 100 ở làng Khuốc mấy lần bị trục trặc, kể cả cần khoan thép D không đủ chịu tải, phải tạm dừng chờ tăng cường khoan thép K từ Liên Xô. Giàn khoan ba động cơ, mỗi máy 700 mã lực đều đã chạy quá giờ, thiếu phụ tùng thay thế. Miền Bắc lúc đó chỉ có nhà máy Bộ Quốc phòng sửa chữa động cơ xe tăng 450 mã lực. Có lần máy bay Mỹ đánh bom sát công trình, may mà không thương vong, hư hỏng nặng. Đốc công khoan Serdukov (Liên Xô) là người đầu tiên hi sinh trong lịch sử dầu khí VN, ông trượt chân ngã trên giàn và qua đời sau 10 ngày nằm viện.

Sau bốn năm ròng rã săn tìm dưới lòng đất, giếng khoan làng Khuốc tạm dừng giữa năm 1972 ở độ sâu 3.303m trong hoàn cảnh miền Bắc đang bị Mỹ leo thang ném bom ác liệt. Việc tháo dỡ, di chuyển giàn khoan mất rất nhiều thời gian và công sức trong điều kiện vừa làm vừa tránh bom cho cả người và máy móc.

Sau đó nhiều giếng sâu khác cũng được đào, thành quả là khám phá ra khí dầu thiên nhiên ở mỏ Tiền Hải C, tỉnh Thái Bình năm 1975.

 Các chuyên gia Liên Xô hỗ trợ tìm kiếm, thăm dò.

Từ trước năm 1975, mũi tên trên bản đồ tìm kiếm dầu khí ở miền Bắc cũng đã tiến ra biển, bắt đầu từ năm 1968 đã có đoàn khảo sát ven biển Nam Định, Thái Bình. Ban ngày, đoàn tham gia kéo lưới bắt cá kết hợp khảo sát đo đạc chiều sâu biển, theo dõi quy luật, cường độ sóng gió và thủy triều, vẽ bản đồ các đảo, đoàn khảo sát khắp cửa Ba Lạt, rồi cồn Lu, cồn Thông, cồn Đen, cồn Thủ.

Năm 1968, đoàn cùng chuyên gia Liên Xô chuẩn bị thực hiện giếng khoan sâu tìm kiếm dầu khí ở cồn Đen. Thời điểm triều rút, canô không thể cập sát cồn được, mọi người phải trung chuyển bằng xuồng máy. Họ mải mê khảo sát khu vực đặt giếng khoan quên cả giờ giấc.

Đến chập tối, đoàn tìm canô về đất liền thì không thấy đâu. Không có bộ đàm, mọi người khản giọng gọi, rồi đốt lửa báo hiệu cũng chẳng thấy bóng canô. Cuối cùng họ phải ngủ đêm lại đảo, may mà có bọc gạo mang theo trong balô để nấu cháo trắng cầm hơi.

Sáng hôm sau, đoàn ra lại bờ biển thì thấy canô và mọi người đang dáo dác tìm. Thì ra do không liên lạc được với nhau, canô cũng lùng sục họ cả đêm. Sự việc được báo động đến công an, quân đội. Cấp trên chỉ thị bằng mọi giá phải tìm được nhóm khảo sát. Nếu bị biệt kích giết phải tìm ra thi thể, còn bị bắt cóc cũng phải tìm ra dấu vết truy tìm. Nhóm khảo sát không chỉ có các nhà khoa học hiếm hoi của ngành dầu khí bấy giờ, mà còn cả chuyên gia Liên Xô, và các thông tin mật về hoạt động thăm dò dầu khí miền Bắc.

Sau khi khảo sát địa vật lý, các mũi khoan sâu tìm kiếm dầu khí cũng lần lượt xuống lòng đất ven biển Bắc bộ. Ngày 3-2-1975, giếng khoan 61 ở huyện ven biển Tiền Hải, Thái Bình được khởi công. Bộ máy khoan BU - 75 của Liên Xô nặng 600 tấn, tháp khoan cao 50m và khoan sâu được 2.400m. Lúc này miền Bắc không còn bị đánh phá nên tiến độ khoan khá nhanh. Ở độ sâu 1.000m đầu vẫn chưa thấy gì. Tuy nhiên, ngay ngày 18-3-1975, những người săn tìm “vàng đen” đã vui mừng tìm thấy lưu lượng khí khá cao chứa dòng khí thiên nhiên và condensat có giá trị thương mại ở độ sâu 1.148 - 1.150m. Ngày 4-8-1975, mũi khoan đã xuống đến độ sâu 2.400m và chính thức phát hiện mỏ khí có trữ lượng 1,3 tỉ m3.

Trong lúc hoạt động thăm dò dầu khí hối hả ở đồng bằng và hướng ra biển, trên vùng núi Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh cũng có đoàn khảo sát địa vật lý trèo đèo lội suối đi tìm dầu khí. Kết quả ban đầu cho thấy đây cũng là khu vực có triển vọng dầu khí ở miền Bắc và cần tiếp tục nghiên cứu. Trước đó, người Pháp cũng tìm thấy vết lộ dầu ở Yên Bái.

 Một lần thử vỉa tại giếng khoan 61, Tiền Hải, Thái Bình

Đây là giếng khoan thăm dò đầu tiên đã cho phát hiện khí tự nhiên tại cấu tạo Tiền Hải C, trong trầm tích Mioxen, hệ tầng Tiên Hưng, ở chiều sâu 1.146-1.156 m với lưu lượng trên 100 nghìn m3/ngày đêm.

Ở miền Nan, từ trước năm 1957, đã có nhiều công ty nước ngoài khảo sát địa vật lý và khoan thăm dò ở thềm lục địa Nam Việt Nam, trong đó có hai giếng đã phát hiện dầu thương mại

Nhưng ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn tiến hành thăm dò dầu khí hơi khác, đầu tiên chính quyền Sài Gòn đầu tư xây dựng đạo luật dầu hỏa để làm cơ sở luật pháp cho các hoạt động tiếp theo.

Tư liệu lưu giữ cho thấy hoạt động khảo sát địa vật lý biển miền Nam bắt đầu lại từ năm 1967. Đầu tiên là khảo sát toàn bộ thềm lục địa phía Nam của cơ quan hải dương học Hoa Kỳ.

Năm 1967, nha tài nguyên thiên nhiên, bộ kinh tế chính quyền Sài Gòn đã được giao nhiệm vụ soạn thảo đạo luật dầu hỏa trong khi thăm dò dầu khí mới chỉ khảo sát địa vật lý mà chưa có mũi khoan nào chạm được dòng dầu.

Năm 1968, không quân Mỹ đo đạc từ hàng không vùng đồng bằng sông Cửu Long và biển nông ven bờ. Đồng thời chuyên gia Anh với tàu biển, thiết bị địa vật lý cũng sang khảo sát địa chấn vùng biển Đông và vịnh Thái Lan. Kết quả cho thấy triển vọng tương đối khả quan với tầng trầm tích dày 3-4 km và các cấu trúc kiến tạo với nếp gãy địa chất thuận lợi cho chứa dầu”.

Đặc biệt, Công ty địa vật lý GSI còn đề nghị khảo sát chi tiết vùng đồng bằng sông Cửu Long. Họ tin có thể tìm thấy dầu ở đất trũng này, vì nó nằm cùng bể trầm tích kéo dài ra biển gồm cả mỏ Bạch Hổ mà sau này đã tìm thấy dầu.

Từ năm 1967 đến năm 1970, 4 cuộc thăm dò, khảo sát theo địa chấn, trọng trường , từ trường v.v… đã xác nhận được 3 bồn trầm tích có khả năng chứa dầu lửa quan trọng là bồn Cửu Long, bồn Sài Gòn – Brunei (Saigon-Sarawak), mới chỉ được định danh và xác định lại diện tích phân bố bể Saigon-Sarawak trong công trình tổng hợp của Hồ Đắc Hoài, Ngô Thường San, 1975 (sau này bồn Brunei – Saigon được đặt tên lại là bồn Nam Côn Sơn vì nghiên cứu chi tiết cho thấy không phải chỉ có một bồn mà là hai bồn cách biệt nhau là bồn Brunei và bồn Nam Côn Sơn) .

Ngày 1-12-1970, đạo luật dầu hỏa số 011/70 được chính quyền Sài Gòn ban hành. Luật gồm sáu chương với 66 điều. Dựa kinh nghiệm luật dầu khí Iran, Mỹ, “linh hồn” đạo luật dầu hỏa của chính quyền Sài Gòn là hợp đồng đặc nhượng. Nội dung này ấn định các công ty dầu hoạt động ở miền Nam phải thanh toán cho chính quyền tiền nhượng tô (thuê đất) 12,5% và thuế lợi tức 45-55% số lượng dầu sản xuất.

Luật cũng quy định thời gian thăm dò là năm năm, có thể gia hạn thêm năm năm và thời gian hoạt động khai thác 30 năm, có thể gia hạn thêm 10 năm. Quyền đặc nhượng do người đứng đầu chính quyền quyết định.

Thời điểm ấy miền Nam chưa có công ty trong nước nào có khả năng tìm kiếm, khai thác dầu khí ngoài khơi nên “sân chơi” chủ yếu chỉ dành cho công ty quốc tế. Muốn xin cấp quyền đặc nhượng, họ phải đóng trước 500 USD hoặc 137.000 đồng được xem là tiền chữ ký. Diện tích đặc nhượng tìm kiếm được chia thành từng nhượng địa. Mỗi nhượng địa không quá 20.000km2...

Trong lúc hoạt động khảo sát dầu khí tiến hành ngoài biển, Tổng cuộc Dầu hỏa ở Sài Gòn cũng hối hả xúc tiến gọi thầu quốc tế. Vùng biển phía Nam rộng khoảng 300.000km2 vào thời điểm đó được phân thành 60 lô nhỏ và một lô lớn để đấu thầu. Số liệu này là kết quả đo địa vật lý của Công ty Geophysical năm 1970 ở thềm lục địa Nam VN.

Vào cuối những năm 1970, có nhiều công ty như AGIP (Ý), DIMINEX (CHLB Đức), BOW VALLEY (Canada) đã thăm dò 5 lô dầu ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Sau đó đến 1979, các công ty trên chấm dứt hoạt động.

Kết quả khảo sát tiềm năng dầu khí, rồi tình hình khai thác thành công ở những nước lân cận đã thu hút các công ty dầu quốc tế, nhưng khi đấu thầu lại không đơn giản. Năm 1970, Công ty Conoco, Mỹ đã gặp riêng những người có trách nhiệm tại Tổng cuộc Dầu hỏa ở Sài Gòn và đề xuất được cấp các lô lớn để khai thác tối ưu.

Họ “khuyên” không nên quan tâm đến các công ty dầu khí lớn chỉ “xí chỗ” để đấy trong khi đầu tư các nơi khác. Cuối buổi, Conoco lật “bài ngửa” đề nghị chính quyền Sài Gòn cấp cho lô lớn ít nhất là 10.000 km2 mà không qua đấu thầu. Không được như ý, về sau Conoco không tham gia thầu.

Đầu năm 1971, Ủy ban quốc gia dầu hỏa được thành lập, sau đó là Tổng cuộc Dầu hỏa và khoáng sản để đại diện chính quyền làm việc với các công ty quốc tế và xây dựng dần lực lượng chuyên môn. Do chưa trực tiếp tham gia thăm dò nên lực lượng ngành dầu hỏa miền Nam lúc đó không đông bằng miền Bắc, nhưng cũng tập hợp được nhiều kỹ sư, chuyên viên trong nước và học nước ngoài về.

Ngoài các kỹ sư địa chất, hóa học, công nghệ, còn có cả các luật sư, bác sĩ, nhà quản trị kinh doanh. Đây cũng là thời gian luật biển được nghiên cứu để chuẩn bị cơ sở pháp lý khai thác dầu khí trên thềm lục địa...

Tháng sáu năm 1971, chính quyền Sài Gòn công bố chính thức tô nhượng khai thác dầu lửa.

Đợt gọi thầu lần nhất năm 1971 không thành. Đến ngày 24-4-1973, Tổng cuộc Dầu hỏa nhận 37 thư trả lời mời thầu lần bổ sung. Sau khi loại 10 thư mà trong đó có một thư lập chứng thư giả, tổng cuộc mời các công ty đến nhận hồ sơ dự thầu và giải đáp thắc mắc vào ngày 2-7-1973.

Tuy nhiên, suốt buổi sáng trôi đi rồi qua giờ chiều vẫn không thấy công ty nào. Gần hết giờ làm việc chiều, bất ngờ xe Esso đến, rồi 18 công ty hối hả vào đông đến nỗi văn phòng đấu thầu không kịp tiếp. Lý do họ tới dự thầu trễ dù đã tới Sài Gòn hôm trước nhưng không muốn nhận hồ sơ dự thầu sớm là vì họ sợ có thay đổi chính trị gì xảy ra sẽ mất trắng những cam kết trong tín dụng thư bất khả hoàn.

Cuộc săn tìm dầu khí ở miền Nam bắt đầu khi tháng 8-1974, giàn khoan đầu tiên đến thềm lục địa là Ocean Prospector của Pecten và gặp ngay khó khăn do biển động. Pecten khoan bốn giếng Hồng 1X, Dừa 1X, Dừa 2X, Mía 1X. Trong đó, giếng Hồng 1X “mở hàng” khoan đầu tiên, đến độ sâu 1.609m đụng biểu hiện dầu khí nhưng không đủ sản lượng công nghiệp.

Ngày 15-9-1974, tuần san kinh tế Tài Chính Sài Gòn có bài viết đặc biệt:
Trích:
Giàn khoan Ocean Prospector đã tìm thấy dầu ở giếng khoan Hoa Hồng 1X đầu tiên. Giàn khoan nửa nổi nửa chìm này đến miền Nam ngày 15-8-1974, hoạt động tự động không cần tàu kéo với tốc độ 10 hải lý/giờ. Giàn khoan do Hãng Pecten thuê của Công ty Mitsubishi Heavy, Nhật. Trên giàn có phòng thí nghiệm dầu, sức chứa 81 người, lương thực dự trữ được hai tuần. Ngày 17-8-1974 bắt đầu khoan với tốc độ 40-80m/giờ. Ngày 25-8-1974, khoan ở độ sâu 1.400m đã gặp đá có chất dầu. Suốt hai ngày 26 và 27 sau đó đều khoan trong tầng dầu... Một mẫu dầu đã gửi về cho Hãng Pecten, một mẫu gửi cho Tổng cuộc Dầu hỏa Sài Gòn và mẫu thứ ba gửi cho Mitsubishi Heavy. Sau đó, giàn Ocean di chuyển để khoan tiếp giếng Dừa 1X cách đó 50km...
Đến giếng khoan Dừa 1X, Pecten may hơn khi xuống độ sâu 4.500m giữa tháng 10-1974, phát hiện lưu lượng 2.200 thùng dầu cùng 480.000m3 khí/ngày đêm. Chỉ thời gian tám tháng, Pecten đã khoan được bốn giếng, và mũi khoan cuối cùng ở giếng Dừa 2X dở dang ở độ sâu 1.800m thì nhổ neo trong tháng 4-1975.

Chậm chân sau Pecten, mãi đầu năm 1975 Mobil mới đưa giàn khoan Glomar IV đến giếng Bạch Hổ 1X, nhưng đã phát hiện lưu lượng 2.400 thùng dầu, kết quả thử vỉa đối tượng cát kết Miocen dưới ở chiều sâu 2.755-2.819m cho dòng dầu công nghiệp lưu lượng đạt 342m3/ngày, 25.000m3 khí/ngày đêm, Mobil đốt dầu thô và khí thiên nhiên cháy đỏ một góc trời Biển Đông.

Chuyên viên Tổng cuộc Dầu hỏa thay nhau ra giàn khoan mỗi tuần để học hỏi kinh nghiệm. Các giàn khoan tự hành thuộc loại hiện đại lúc bấy giờ và ra vào đất liền đều bằng máy bay trực thăng. Mobil dự kiến khai thác dầu thương mại ở Bạch Hổ sau ba năm. Nhưng cũng giống Pecten, họ rút lui giữa chừng ở giếng khoan Đại Hùng giữa tháng 4-1975. Riêng Công ty Esso và Sunningdale chậm hơn, chưa kịp khoan giếng nào.

Ngày 3/5/1975, có 1 cuộc gặp mặt tại Sài gòn giữa một tiến sĩ địa vật lý miền Bắc mặc đồ bộ đội đối diện một kỹ sư địa chất miền Nam trang nghiêm trong áo trắng bỏ vào quần. 

Người mặc đồ bộ đội là tiến sĩ địa vật lý Trần Ngọc Toản, sau này là viện trưởng Viện Dầu khí VN, trang nghiêm trong áo trắng bỏ vào quần là giáo sư Trần Kim Thạch, sau đó TS Toản gặp gỡ các kỹ sư Nguyễn Văn Vĩnh, Phí Lệ Sơn của Tổng cuộc Dầu hỏa Sài Gòn, TS Toản vẫn mặc đồ bộ đội và không hề xưng danh mình là TS địa vật lý nhiều năm thăm dò dầu khí miền Bắc. Lúc đầu các kỹ sư miền Nam còn có vẻ nghĩ anh bộ đội không thể hiểu chuyên môn, sau khi nói chuyện, anh bộ đội đã đưa ra các số liệu khảo sát địa chất, khoan thăm dò, thử vỉa tìm dầu của miền Nam, sau anh bộ đội đã lộ ra mình chuyên môn rất sâu về dầu khí, các kỹ sư miền Nam phải ngẩn người ra rồi sau đó 2 bên hào hứng bàn vào chuyên ngành.

Chỉ ba tháng sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Tổng bí thư Lê Duẩn đã có tầm nhìn rất rộng khi chủ trương vừa hợp tác với Liên Xô vừa quan hệ đa phương và tự lực để đẩy nhanh tiến độ khai thác dầu khí đất nước. Ông yêu cầu dành một số lô trên thềm lục địa để VN tự lực, còn các lô khác mời công ty quốc tế tham gia, nếu Mỹ quay lại cũng sẵn sàng hợp tác.

Ngày 4/8/1975, mũi khoan tại giếng khoan 61 Tiền Hải - Thái Bình đã xuống đến độ sâu 2.400m và chính thức phát hiện mỏ khí có trữ lượng 1,3 tỉ m3.  Mỏ này đã đi vào lịch sử của ngành Dầu khí Việt Nam khi khai trương dòng khí công nghiệp đầu tiên của đất nước.

Ngày 3.9.1975, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170 về việc thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là PetroVietnam), trên cơ sở nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước.

Sau ngày thống nhất, mũi khoan thăm dò dầu khí đầu tiên đi xuống lòng đất đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn khảo sát 22 được thành lập do TS địa vật lý Trương Minh làm trưởng đoàn. Trụ sở ban đầu ở Vĩnh Long, sau dời về Cần Thơ.

Năm 1976 công ty địa vật lý CGG (Pháp) đã khảo sát 1.210,9 km theo các con sông của đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu-Côn Sơn, và kết quả là đã khẳng định sự tồn tại của bể Cửu Long với chiều dày trầm tích Đệ Tam dày.

Năm 1978, công ty Geco (NaUy) đã thu nổ địa chấn trên một số lô với tổng số chiều dài 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng lưới tuyến 2x2, 1x1. Deminex cũng đã hợp đồng thu nổ địa chấn và khoan 4 giếng trên các cấu tạo triển vọng của lô 15 và kết quả là gặp các biển hiện dầu khí trong cát kết Miocen sớm và Oligocen.

Ngày 9-12-1978, trong lúc biên giới phía Nam đang nóng bỏng thì tại ấp Cà Cối, xã Long Vĩnh, huyện Cầu Ngang, tỉnh Cửu Long (nay thuộc Trà Vinh) đã diễn ra sự kiện quan trọng: giếng khoan Cửu Long 1 được khởi công.

Đây là giếng khoan sâu đầu tiên trên đất liền miền Nam hoàn toàn do kỹ sư VN thiết kế, vận hành mà không có sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài. Giàn khoan F200-2DH do Romania sản xuất là loại hiện đại của miền Bắc chuyển vào Nam.

Đường bộ không đáp ứng nổi, toàn bộ thiết bị được vận chuyển bằng đường sông. Ngày 9-8-1979, sự cố đã xảy ra khi rơi cần khoan dài 182m và phải để lại trong giếng. Sau sự cố này, mũi khoan dừng lại và kết thúc ở độ sâu 2.350m để tiếp tục với giếng khoan Hậu Giang 1 tại xã Hưng Điền, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Giếng khoan này được thực hiện bởi giàn BU-80 do Liên Xô sản xuất, có thể đến độ sâu 2.800m. Tuy nhiên, khởi công từ ngày 17-12-1979 đến ngày 24-4-1980 buộc phải dừng lại ở độ sâu 1.190m do gãy cần khoan. Kỹ sư đội trưởng Nguyễn Văn Việt đã cho khắc phục sự cố này gần 1.000 giờ nhưng không thành, buộc phải bỏ giếng khoan giữa chừng.

Tổng cục dầu khí đã hợp tác với các Công ty Bow Valley (Canada), Agip (Ý), Deminex (Cộng hòa liên bang Đức)... Hai năm 1979-1980, các công ty này đã khảo sát địa chấn và khoan nhiều giếng với tổng chiều sâu khoảng 35.000m. Đặc biệt, Deminex đã tìm thấy biểu hiện dầu ở một giếng, Agip cũng thấy khí trong ba giếng. Tuy nhiên, do bối cảnh cấm vận lúc đó, đặc biệt tình hình địa chính trị khu vực chuyển biến phức tạp nên các nhà thầu rút lui giữa chừng.

Trong lúc này, hợp tác hoạt động dầu khí với Liên Xô vẫn phát triển. Ngày 13-7-1980, Hiệp định hợp tác dầu khí giữa Chính phủ VN và Liên Xô được ký kết dẫn đến sự kiện ra đời Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô. Sau những nỗ lực dang dở của các công ty quốc tế, Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô đã đảm nhiệm vai trò chủ lực tìm kiếm dầu khí.

Năm 1981, bắt đầu khai thác những mét khối khí đầu tiên của Việt Nam từ mỏ khí Tiền Hải - Thái Bình này. Sau thời gian triển khai công tác thẩm lượng và phát triển khai thác, ngày 19/4/1981, dòng khí công nghiệp đầu tiên đã được đưa vào buồng đốt turbin nhiệt điện công suất 10MW tại Tiền Hải để thử nghiệm phát điện.

Sau hàng loạt khảo sát địa vật lý trên thềm lục địa và phân tích tài liệu các nhà thầu quốc tế để lại, ngày 31-12-1983 tàu khoan Mirchin, Liên Xô bắt đầu đưa mũi khoan xuống giếng Bạch Hổ 5 nằm gần Bạch Hổ 1X mà Mobil từng khoan thấy dầu năm 1975. Tàu Mirchin được thiết kế định vị động học, không cần thả neo, chịu được sức gió 40 hải lý/giờ và khoan những nơi có mực nước biển sâu 90m trở lên. Nhưng đáy biển vùng Bạch Hổ chỉ sâu 50m nên không phát huy được tối đa hiệu quả tàu khoan. Thời tiết cuối năm 1983 đầu 1984 cũng hay thất thường, nhiều lần tàu phải vào tránh ở Vũng Tàu.

Giếng khoan Bạch Hổ 5 chính thức khởi công ngày 2-1-1984 trong sự hồi hộp chờ đợi. 4g sáng 26-4-1984, mũi khoan đến độ sâu 2.775m. Dấu dầu vẫn bặt tăm. 19g15, một cơn mưa lớn và gió mạnh đột ngột đến 28 hải lý/giờ. Hệ thống neo động học báo ngừng khoan.

Ngày 27 rồi 28 trôi qua vẫn chưa thấy gì... 20 giờ đêm 30-4-1984, mũi khoan đến 2.828m. Mẫu đá được lấy lên. TS Của đã xúc động run tay với dầu rỉ từ mẫu đá. “Thấy dầu rồi!”. Mọi người trên tàu hét lên. TS Của chạy vội đi gọi điện cho Tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí Nguyễn Hòa. Đầu dây kia ông Hòa cũng hồi hộp, xúc động đến run giọng. Thế nhưng họ cố nén vui, giữ thông tin nội bộ ngành. Phải kiểm tra cẩn thận.

Ngày 26-5-1984, dòng dầu công nghiệp đầu tiên của đất nước ở mỏ Bạch Hổ 5 đã rừng rực cháy trên đuốc khoan và cả nước biết tin vui! Thế rồi, niềm vui thấy dầu ở Bạch Hổ vừa bùng lên, người trong cuộc đã lo âu. Lưu lượng dầu khí thử ở mỏ này chỉ 20 tấn/ngày, bằng 1/15 lưu lượng mà Mobil công bố trước năm 1975. Tại sao? Một số người le lói suy nghĩ: “Phải chăng chính quyền Sài Gòn đã làm tài liệu giả để tuyên truyền?”. Các giàn MSP- 1, MSP- 2 cũng đã được kéo ra Bạch Hổ để khai thác dầu. Niềm vui tấn dầu công nghiệp Bạch Hổ đầu tiên được bơm lên ngày 26-8-1986 vừa lóe thì sản lượng khai thác tụt nhanh. Giàn MSP-1 ở Bạch Hổ khai thác chưa đến 100 tấn dầu/ngày và có dầu hiệu tắt dần. Bên nửa kia trái đất, Matxcơva cũng quan tâm sát sao. Nhiều chuyên gia Liên Xô bị thuyên chuyển công tác.

Trước tình hình giàn khai thác MSP - 1 đang tụt nhanh sản lượng ở Bạch Hổ 1, các chuyên gia dầu khí VN và Liên Xô quyết định mở rộng khoan thăm dò trên vùng thềm lục địa mà các công ty quốc tế từng tìm thấy dầu trước năm 1975. Tàu khoan Mirchink từng tìm thấy dầu ở Bạch Hổ 1 được điều đến khu vực giếng Bạch Hổ 6, mũi khoan bắt đầu đi xuống thềm lục địa với chiều sâu thiết kế dự kiến 3.800m.

16g ngày 5-5-1986, mũi khoan kết thúc ở độ sâu 3.533m. Sau đó một tuần, mọi người trên tàu hồi hộp thử vỉa ở độ sâu 3.508-3.515m. Kết quả thật bất ngờ: lưu lượng dầu phun lên 505 tấn và hơn 23.000m3 khí/ngày đêm. Mọi người nghi ngờ tìm thấy dầu dưới độ sâu vỉa đáy của giếng Bạch Hổ 6 nên thử lại lần hai trong ngày 24-5-1986. Và kết quả gần tương đương khi lưu lượng dầu phun lên gần 478 tấn và 31.700m3 khí/ ngày đêm ...

Dầu từ đâu ra? Trước đó ít ai nghĩ, ngay cả tài liệu dầu khí quốc tế cũng hiếm thấy tìm được dầu từ tầng phong hóa trong đá móng. Đặc biệt, tài liệu khoan thăm dò dầu khí trước năm 1975 của chính quyền Sài Gòn cũng không đề cập dầu dưới tầng đá này.

Đầu tháng 8-1988, giếng Bạch Hổ 1 được khoan lại. Đây là giếng đã khai thác dầu từ năm 1986 nhưng cho sản lượng thấp dần. Trước đó, quá trình khoan giếng này cũng có nhiều đột phá khi lần đầu sử dụng đất sét và vỏ trấu nhét vào kẽ nứt và hang hốc dưới giếng khoan. Sự sáng tạo này đem lại niềm vui cho nông dân khi đất sét được mua tận Lâm Đồng, còn trấu thì mua ở Bà Rịa và chở ra biển bằng trực thăng MI8.

Sau khoảng một tháng khoan lại thì sự kiện lịch sử quan trọng nhất của ngành dầu khí VN đã diễn ra trong ngày 6-9-1988. Từ tầng phong hóa của đá móng, dòng dầu công nghiệp cực mạnh bất ngờ phun lên với lưu lượng khoảng 2.000 tấn/ngày. Cả giàn khoan rung chuyển vì áp lực dầu và không thể đóng giếng được do thiết bị không đủ chịu áp suất này.

Bắt đầu từ điểm mốc 1988, cuộc trường chinh tìm “vàng đen” của Tổ quốc đã chuyển sang một trang mới với hoạt động thăm dò chính xác hơn và khai thác quy mô công nghiệp lớn để góp phần phát triển đất nước. Không còn giai đoạn mò mẫm tìm kiếm như trước nữa, ngay cuối năm 1988, sản lượng khai thác dầu khí VN đã gần đạt ngưỡng 1 triệu tấn, sang năm 1989 vọt lên mức 1,5 triệu tấn và tiếp tục tăng trưởng mạnh.
-----
Đến đây xin kết thúc khảo cứu về ngành dầu khí 2 miền. Khoằm sẽ khảo cứu thêm về các lĩnh vực khác sau.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (I)

Note này Khoằm để sưu tầm tài liệu tham gia vào link Liệu VNCH sẽ được như Nam Hàn nếu còn tồn tại? - Lịch Sử Việt Nam trên.

Vì câu cửa miệng quen thuộc của các bạn thủi thây ma VNCH: Made in Vietnam! - Citroën La Dalat

Trích:



Từ con số không năm 1954, VNCH đã là quốc gia đầu tiên trong vùng Đông Nam Á đã lắp ráp chiếc xe LaDalat vào những năm đầu của thập niên 70, khi mà Nam Hàn chưa có tí kỹ nghệ xe chi cả.


 Hình xe Citroën La Dalat trưng bày ở Vương Quốc Bỉ - nguồn: Passion-Citroën.
nên Khoằm sẽ làm cuộc khảo cứu nho nhỏ (tài tử thôi), về lĩnh vực kinh tế - xã hội cả 2 miền Việt Nam trước năm 1975, xem trình độ Nam Bắc ra sao?

Thực ra khoa học kĩ thuật của miền Bắc rất phát triển vào thời đó. Công nghiệp nặng tiếp thu sẵn cơ sở hạ tầng của Pháp và học hỏi của Liên Xô và khối XHCN. Máy công cụ, máy cơ khí, luyện kim, ... Thật tréo ngheo nhưng thực ra thời bao cấp sau đó, hoà bình độc lập, tỉ trọng công nghiệp nặng và khoa học kĩ thuật của Việt Nam mới chính là không bằng được hồi đó.

Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ trước 1975 đã phát triển hơn nhiều so với miền Bắc
Chính vì thế nên Johnson mới đòi đánh cho VN trở về thời kì đồ đá. Nhà máy, phân xưởng sản xuất của Việt Nam ngày đó bị đánh phá liên tục. Thử nghĩ xem, một đất nước nông nghiệp, con trâu cái cày thì đâu có khác gì thời kì đồ sắt. 

Johnston đánh bom cho đồ sắt trở về thành đồ đá thì thật buồn cười. Nói cho đúng hơn Johnson đánh bom cho thời kì công nghiệp hoá trở về thời kì đồ đá, tức là phá tan cơ sở hậu cần công nghiệp.

Khoa học kĩ thuật của miền Nam mới là không phát triển bằng miền Bắc thời đó, vì mọi thứ đã có người Mỹ lo giùm. 

Ngành công nghiệp phục vụ sản xuất và chiến tranh do người Mỹ đứng đầu ở miền Nam thời đó có thể nói là khoa học kĩ thuật vượt trội so với miền Bắc cả về số lượng và trình độ. nhưng do người Việt đứng đầu thì có thể nói thẳng là chẳng có gì cả.

Dân Việt chống cộng hô hào là quân Bắc Việt đông hơn quân Nam Việt đến gấp đôi gấp ba, nhưng thực ra là ngược lại. Chính quân Nam Việt mới đông hơn quân Bắc Việt đến gấp đôi, nhưng quá nửa đều là đi lính để mong lãnh lương, đụng đánh nhau là chạy nên thành ra số lính đánh nhau thực sự mới ít hơn quân Bắc Việt.

Chúng ta thường nghe là nền kinh tế VNCH là 1 nền kinh tế sống nhờ vào trợ cấp, nền kinh tế phục vụ chiến tranh. Thực ra điều đó chưa đúng lắm. VNCH thực sự có một nền kinh tế sản xuất chứ không phải chỉ trông cậy vào viện trợ và cung cấp dịch vụ cho quân đội Mỹ. Tuy vậy nền kinh tế sản xuất này chỉ phát triển được trong giai đoạn đầu sau đó lụn bại dần. Giai đoạn sau của chiến tranh VNCH mới phải sống hoàn toàn nhờ trợ cấp của Mỹ. Nếu không có viện trợ thì nền kinh tế VNCH hoàn toàn không thể đứng được.

dinhphdc wrote on May 26, '12

Mới đào được cái mộ cổ từ năm 2005 ở TTVNOL, các mem chém nhau tơi bời về kinh tế 2 miền Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000, Khoằm sẽ lại tài tử làm khảo cứ bổ xung vào đó một cách từ từ.

Hôm nay Khoằm khảo cứu về giai đoạn 1954 - 1960.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Việt Nam đã được ký kết. Đất nước chia làm hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời: miền Bắc và miền Nam.

Miền Bắc bước vào giai đoạn phục hưng và xã hội chủ nghĩa hoá nền công nghiệp. Thời kỳ 1955-65 có thể được chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn phục hưng 1955-57, và giai đoạn cải cách cơ cấu 1958-60.

Trong thời kỳ phục hưng, chính sách phát triển công nghiệp Miền Bắc đặt mục đích nâng cao sản lượng của các ngành công nghiệp trên việc cải cách cơ cấu sản xuất (thiết lập xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã). Và trong thời kỳ này trọng tâm của các công trình xúc đẩy sản xuất tập trung vào các ngành kỷ nghệ nhẹ và các kế hoạch thực thi cho các ngành kỷ nghệ nặng còn giới hạn trong phạm vi xây dựng cơ bản sản xuất. Qua giai đoạn cải cách cơ cấu sản xuất trong các năm 1958-60 thì chính phủ bắt đầu xúc tiến mạnh công trình thiết lập xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Chính trong thời kỳ này khái niệm ‘công tư hợp doanh’ được đề xướng và cho đến năm 1960 đã biến đổi tất cả công ty tư nhân thành xí nghiệp công tư hợp doanh hoặc hợp tác xã.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nền kinh tế đã phát triển rõ rệt, số lượng xí nghiệp quốc doanh tăng từ 41 năm 1954 lên 281 năm 1958 và 1.012 năm 1960 với hơn 125 nghìn công nhân. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1960 bằng 25 lần năm 1955.

Nông nghiệp chẳng những đã được khôi phục, mà sản lượng quy thóc năm 1956 đã vượt qua mức kỷ lục năm 1939 (hơn 4 triệu tấn), tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo.

Trong thời kỳ này, ĐCSVN cũng đã thừa nhận một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, vội vã trong cải tạo tiểu thương…

Nền kinh tế nước ta vốn là nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề. Trong các vùng nông thôn mới giải phóng, hậu quả do các cuộc càn quét của địch để lại hết sức nghiêm trọng: Khoảng 14 vạn héc ta ruộng đất bị bỏ hoang; hệ thống thủy lợi hư hỏng nặng, khiến 200.000 héc ta ruộng đồng không nước tưới tiêu, cằn cỗi và úng ngập; thôn xóm tiêu điều, xơ xác; nhân công, nông cụ và trâu bò bị thiếu nghiêm trọng.

Từ cuối năm 1954 đến nửa đầu năm 1955, nạn đói lan rộng tới trên 200 xã. Các thành thị vừa mới tiếp quản mang nặng tính chất buôn bán, tiêu thụ là chủ yếu. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc thiếu thốn. Gần 50% kho tàng, công sở bị phá hoại. Thương nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ tích trữ, nâng giá lũng đoạn thị trường diễn ra phổ biến. Tiền tệ chưa thống nhất, nền kinh tế quốc dân mất cân đối gay gắt. Hơn 50.000 lao động thất nghiệp. Hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh thiếu đói.

Ở các vùng tự do cũ trong kháng chiến, tuy công nghiệp và nông nghiệp có phát triển, nhưng quy mô nhỏ bé, kĩ thuật lạc hậu nên năng suất rất thấp, không thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao của nhân dân.

Trong khi đó, các phần tử tề ngụy rã đám chưa qua cải tạo, lực lượng thổ phỉ và bọn gián điệp, đặc vụ nước ngoài được cài lại vẫn ngấm ngầm hoạt động... càng làm cho tình hình chính trị xã hội thêm phức tạp.

Tình hình trên đặt ra cho miền Bắc một nhiệm vụ hết sức nặng nề là khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Muốn vậy, nhiệm vụ trước mắt là phải tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất. Trong hoàn cảnh đấu tranh để thống nhất nước nhà, việc thực hiện cải cách ruộng đất vừa phải thoả mãn quyền lợi về kinh tế và chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, vừa phải mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Tại kì họp lần thứ 4 (3-1955), Quốc hội thông qua Nghị quyết tán thành điều chỉnh và bổ sung của Chính phủ về cải cách ruộng đất: Dùng hình thức toà án thay cho những cuộc đấu tố của nông dân, thu hẹp diện tịch thu và trưng thu, mở rộng diện trưng mua, chiếu cố những địa chủ kháng chiến và gia đình địa chủ có con em là bộ đội, cán bộ, viên chức cách mạng.

Trên cơ sở đó, đợt 6 giảm tô và đợt 2 cải cách ruộng đất là những đợt đầu tiên được tiến hành trong hoà bình. Từ lúc này trở đi, cuộc phát động quần chúng nông dân bắt đầu lan rộng vào vùng trung du và đồng bằng mới giải phóng. Ngày 20-7- 1956, đợt 5 cải cách ruộng đất kết thúc. Đây là đợt cuối cùng và là đợt lớn nhất trong cải cách ruộng đất được tiến hành trên phạm vi 1.732 xã với 6 triệu dân ở 20 tỉnh và 2 thành phố.

Trong quá trình cải cách ruộng đất, miền Bắc đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài. Sau khi phát hiện sai lầm (4-1956), ĐCSVN đã có chỉ thị sửa sai. Sau một năm sửa sai (1957), công cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, tịch thu, trưng thu và trưng mua 810.000 ha ruộng đất, trên 100.000 trâu bò, 1.800.000 nông cụ từ trong tay giai cấp địa chủ chia cho 2.200.000 hộ nông dân lao động (chiếm 72,8% số hộ ở nông thôn được chia ruộng đất).

Nhiệm vụ khôi phục kinh tế được tiến hành trong điều kiện hết sức gay gắt của một xã hội vốn là thuộc địa vừa trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề. Vì vậy, ngay từ tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết vạch rõ nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc là ổn định trật tự xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường. Yêu cầu của nhiệm vụ khôi phục kinh tế là sau hai năm về cơ bản phải đưa mức sản xuất lên ngang bằng mức trước chiến tranh (1939), nhằm giảm bớt khó khăn, nâng cao một bước đời sống của nhân dân; phát triển kinh tế một cách có kế hoạch; mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước. Sản xuất nông nghiệp được đặc biệt coi trọng. 

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) nhấn mạnh: Phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tính chất rất trọng yếu của sản xuất nông nghiệp đối với cả nền kinh tế nước ta hiện nay và sau này. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp để giải quyết vấn đề lương thực (trước mắt là cứu đói và phòng đói) làm cơ sở cho việc khôi phục và phát triển công – thương nghiệp. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp và làm nghề phụ ở nông thôn để nâng cao sức sống của nông dân; thông qua đó, củng cố công nông liên minh.

Nhân dân ta có những cố gắng phi thường, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn để khôi phục và phát triển sản xuất. Nhà nước cho nhân dân vay vốn để đầu tư vào sản xuất, ổn định đời sống. Nhờ đó, đến cuối năm 1957, những vết thương chiến tranh trên đồng ruộng đã được hàn gắn: 125.000 mẫu ruộng hoang được đưa vào sản xuất, 12 hệ thống nông giang được sửa chữa cùng với việc xây dựng thêm những công trình thuỷ nông mới. Một hệ thống đê điều với chiều dài 3.500 km được tu sửa và bồi đắp.

Những kết quả trên đã góp phấn tăng nhanh sản lượng lương thực và hoa màu. Tính đến năm 1956, miền Bắc sản xuất được khoảng 4 triệu tấn lương thực (vượt xa so với năm 1939: 2,4 triệu tấn). Tổng sản lượng hoa màu quy ra thóc đạt bình quân hằng năm là 680.000 tấn (gấp 3 lần mức năm 1939: 220.000 tấn). Nạn đói có tính chất kinh niên ở miền Bắc bước đầu được giải quyết; đời sống nhân dân được cải thiện một bước.

Về công nghiệp,miền Bắc chủ trương trước tiên phải chú trọng khôi phục và phát triển công nghiệp nhẹ; đồng thời củng cố và phát triển các cơ sở công nghiệp nặng trong phạm vi cần thiết và có khả năng. Trong ba năm (1955-1957) đã khôi phục hầu hết các xí nghiệp quan trọng. Nhiều cơ sở công nghiệp cũ không những được phục hồi, mà còn tăng thêm trang thiết bị hiện đại (mỏ than Hòn Gai, dệt Nam Định, xi măng Hải Phòng...).

Miền Bắc còn xây dựng thêm nhiều cơ sở công nghiệp mới, cho đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 xí nghiệp công nghiệp do Trung ương quản lí.

Cùng với công nghiệp, thủ công nghiệp gần như bị phá sản trong thời gian chiến tranh đã được phục hồi rất nhanh chóng. Đến năm 1957, miền Bắc đã có gần 460.000 người tham gia sản xuất thủ công nghiệp (gấp hai lần số thợ thủ công năm 1941, là năm phát triển cao nhất); cung cấp 58,8% sản phẩm tiêu dùng trong nước.

Về thương nghiệp, miền Bắc chủ trương chuyển hoạt động sang hướng phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân; tăng cường mậu dịch quốc doanh, làm cho mậu dịch quốc doanh phát huy tác dụng tốt đối với đời sống nhân dân và sản xuất. Theo phương hướng đó, chỉ trong thời gian ngắn, miền Bắc đã đạt được nhiều kết quả: Giá cả thống nhất và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán không ngừng mở rộng và cung cấp nhiều mặt hàng cho nhân dân.

Việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong nước được tăng cường. Hoạt động ngoại thương dần dần tập trung trong tay Nhà nước. Quan hệ buôn bán với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Tính đến năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ thương mại với 27 nước.

Về giao thông vận tải, đến cuối năm 1957, miền Bắc đã khôi phục được 681 km đường sắt, khôi phục và xây dựng thêm 10.607 km đường ô tô. Các bến cảng (Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy) được tu sửa và mở rộng, góp phần rất quan trọng trong giao lưu hàng hoá, phục hồi kinh tế.

Cùng với thắng lợi trong nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, cơ cấu kinh tế cũng như quan hệ sản xuất miền Bắc cũng bước đầu có sự thay đổi. Đến cuối năm 1957, đã có 1/4 số hộ nông dân vào tổ đổi công, hơn 50% số thợ thủ công vào các tổ sản xuất và các hợp tác xã1. Thành phần kinh tế quốc doanh chiếm 58% giá trị sản lượng công nghiệp, 100% trong các lĩnh vực ngân hàng, xây dựng cơ bản, bưu diện, đường sắt, 97% trong ngoại thương. Như vậy, kinh tế quốc doanh đã nắm được toàn bộ hoặc phần lớn những ngành then chốt và giữ vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong thời kì khôi phục kinh tế, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế cũng có những bước chuyển biến quan trọng. Hơn một triệu người đã thoát nạn mù chữ. Cùng với giáo dục phổ thông hệ 10 năm, nền đại học cũng được chú ý phát triển. Công tác y tế được coi trọng; các bệnh truyền nhiễm được đẩy lùi.

Những thắng lợi giành được trong thời kì khôi phục kinh tế có tác dụng tăng cường sức mạnh Nhà nước dân chủ nhân dân. Khối đoàn kết toàn dân được mở rộng, đánh dấu bằng sự ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (9-1955). Đó là những nhân tố rất quan trọng đảm bảo cho quân và dân ta đập tan mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực phản cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Trước ngày Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, thực dân Pháp liên tục cho máy bay thả vũ khí, lương thực điện đài cho bọn phản động cài lại để đánh phá ta. Chúng tiếp tục gây phỉ, tổ chức hoạt động gián điệp, biệt kích, tránh gặp bộ đội, nếu bị đánh mạnh thì cất giấu vũ khí lẩn trốn, trên đường rút sang Lào hoặc trá hàng. Lực lượng phỉ ở Lào Cai có 5.025 tên, Hà Giang 798 tên, Yên Bái 147 tên...

Theo số liệu thống kê [25 năm Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, Tổng Cục Thống kê, 1970.] thì vào năm 1957 mức sản xuất công nghiệp Miền Bắc đã vượt đến 2,7 lần mức sản xuất trong năm 1955 và khôi phục lại được mức sản xuất tối cao trước chiến tranh (năm 1938). Tổng sản lượng công nghiệp trong thời kỳ 1955-60 ước lượng gia tăng 37% trung bình hàng năm.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, cùng với nguồn viện trợ Mỹ, tư bản nước ngoài cũng đầu tư vào Sài Gòn và vùng phụ cận, lên đến 1,2 tỉ USD trong hai năm 1958 - 1959. Nhiều cơ sở công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ được xây dựng khá hiện đại, như Xí nghiệp Dược phẩm Roussel, Vina-Spécia, Hoechst, các xí nghiệp pin-accu, bóng đèn... Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển nhanh.

Số gạo sản xuất năm 1954 là 2.565.540 tấn và năm 1960 là 4.955.000 tấn, tỉ lệ gia tăng đến 93,1%. Về xuất cảng năm 1955 là 2.424.000 tấn; 1960 là 2.995.000 tấn. Nhập cảng 9.212.000 tấn (1955), 8.412.000 tấn (1960).

Miền Nam Việt Nam đã thực hiện chính sách tư hữu hóa ruộng đất cho các tá điền qua công cuộc Cải Cách Điền Địa do Tổng thống Ngô Đình Diệm thực hiện trong những năm 1955-1963. Hai điều luật chủ yếu là điều luật số 2 (thông qua ngày 8 tháng 1 năm 1955) và số 7 (thông qua ngày 5 tháng 2 năm 1955) quy định chính sách giảm tô, thu hồi ruộng đất bỏ hoang, và bảo đảm hợp đồng cho tá điền. Diện tích ruộng bỏ hoang lúc bấy giờ là 1,3 triệu mẫu.

Tính đến thập niên 1950 tại miền Nam Việt Nam thì tình hình sở hữu ruộng đất có nhiều chênh lệch: 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng trong khi 73% tiểu điền chủ chia nhau 15%

Trong hai năm 1955 – 1956, chính phủ Mỹ đã cử một phái đoàn cố vấn do W. Ladejinsky (một chuyên gia về cải cách điền địa đã từng giúp Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách điền địa ở Đài Loan) sang miền Nam Việt Nam giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa soạn thảo chính sách ruộng đất. Báo Công Luận ra ngày 7 tháng 7 năm 1969 cho biết từ năm 1955 đến năm 1960 Mỹ đã viện trợ 12 triệu USD cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa để thực hiện chính sách trên.

Trước khi đợt cải cách điền địa lần đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm thi hành, tại các vùng Việt Minh kiểm soát ở phía nam vĩ tuyến 17 - dẻo đất Trung Bộ và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long - Việt Minh đã tịch thu các nông trại trồng lúa của Pháp và của những người theo chính quyền thuộc địa Pháp và chia những vùng đất này cho tá điền.

Ở hầu hết các vùng còn lại, bao gồm những vùng đã từng thuộc về các giáo phái, những người nông dân cũng tự thực hiện cải cách ruộng đất. Nhiều địa chủ đã bỏ những cánh đồng của mình lên thành phố ở để tránh các cuộc xung đột vũ trang và tìm sự an toàn. Những người nông dân đã chia nhau những vùng ruộng đất này hoặc chấm dứt nộp tô cho những khu ruộng mà họ đang trồng cấy.

Ngày 7 tháng 7 năm 1955, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chánh phủ và ban hành 2 Dụ, số 2 và số 7 năm 1955, liên quan đến vấn đề thuê ruộng vì từ trước, ở Việt Nam, việc thuê ruộng không có giấy tờ hợp đồng giữa người thuê mướn và chủ ruộng nên thường chủ ruộng lấn ép làm thiệt hại quyền lợi của người thuê. Giá thuê ruộng từ 40% đến 60%, tùy theo ruộng tốt xấu, trên số lúa thu hoạch. Luật về thuêu ruộng qui định lại rõ qui chế tá điền. Từ nay, – giá thuê ruộng từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa / năm; - giá thuê từ 15 đến 25% cho mùa gặt chánh của ruộng 2 mùa / năm.

Nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm chủ yếu trong ba đạo dụ:

Dụ số 2 (8/1/1955) và số 7 (5/2/1955) buộc nông dân lập khế ước tá điền

Loại A (thời hạn 5 năm, tăng tô 15% - 20%)
Loại B (đối với ruộng hoang có chủ)
Loại C (đố với ruộng hoang vắng chủ có công).

Vì chiến tranh nhiều người bỏ ra thành thị nên số ruộng bỏ hoang tính ra lên đến 500 000 mẫu tây. Trong thời gian Chánh phủ cho kiểm kê, nếu chủ ruộng vẫn vắng mặt, số ruộng này bị trưng thu để cấp phát cho tá điền.

Sau khi lên làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956 qui định Chánh sách Cải cách Điền địa theo đó, điền chủ có quyền giữ cho mỗi người 100 mẫu đất ruộng và 15 hecta ruộng hương hỏa, phải canh tác 30%, số còn lại cho mướn theo điều kiện luật hợp đồng đã ban hành. Thời hạn hợp đồng là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả ruộng và phải báo trước chủ ruộng 6 tháng. Chủ ruộng muốn lấy ruộng lại phải báo trước tá điền 3 năm.

Ruộng truất hữu, chủ ruộng được bồi thường theo giá ruộng, 10% bằng tiền mặt, 90% trả bằng trái phiếu với lãi xuất 3% / năm. Người giữ trái phiếu có quyền sử dụng trong các dịch vụ như trao đổi, kinh doanh, mua bán, …

Ruộng truất hữu bán lại cho tá điền trả góp trong 12 năm vốn và lãi xuất 3% như đối với điền chủ cũ.

Với chính quyền Ngô Đình Diệm thì thực chất dụ số 2 và dụ số 7 không phải là mới mẻ gì vì "phần lớn chương trình cải cách điền địa năm 1956 chỉ là sao chép chương trình cải cách trước kia của Bảo Đại".

Chánh sách Cải cách Điền địa ở trong Nam làm cho nhều tá điền hài lòng. Số ruộng đất do Việt Minh trước đây tịch thu phát cho tá điền vì chủ ruộng vắng mặt, nay Chánh quyền đem trả lại cho chủ và bồi hoàn tiền nếu bị truất hữu.

Như vậy dụ số 2 và dụ số 7 chỉ là "luật pháp cho phép địa chủ và thực dân chiếm đoạt loại 750.000 ha mà Việt Minh đã chia cho nông dân và buộc hàng chục vạn gia đình nông dân lao động trở lại vị trí tá điền với mức tô phổ biến tăng lên".

Điều luật 57, thông qua ngày 22 tháng 10 năm 1956 ấn định thể thức phân phát ruộng. Theo đó thì chủ điền chỉ được giữ tối đa là 100 mẫu, trong đó 30 mẫu phải trực canh và 70 mẫu còn lại phải cho tá điền thuê theo quy chế tá canh. Tổng cộng là 2.033 điền chủ sở hữu 425.000 mẫu bị ảnh hưởng. Thêm vào đó là 245.000 mẫu của 430 điền chủ mang quốc tịch Pháp cũng thuộc vào trường hợp phải nhượng lại cho chính phủ. Diện tích quá 100 mẫu luật pháp quy định phải bán lại cho người không có ruộng. Chính phủ đề ra bốn diện ưu tiên nhận ruộng theo thứ tự sau đây: người đã tá canh hơn hai năm, cựu chiến binh, dân di cư và người thất nghiệp.

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa lúc đó đã bồi thường số đất bị truất hữu (tước quyền sở hữu) cho chủ điền bằng 10% tiền mặt và 90% công trái phiếu hạn 12 năm. Tá điền được giảm địa tô xuống thành 25% và có quyền mua trả góp vốn và lãi trong vòng 12 năm, số ruộng đất tối đa là 5 mẫu với giá tiền chính phủ bồi thường chủ điền.

Với chương trình cải cách điền địa này, chính phủ Ngô Đình Diệm đã thu lại tất cả các vùng đất mà Việt Minh đã chia cho các tá điền, tịch thu tất cả tài sản từng thuộc về người Pháp. Những vùng đất này được phân chia lại. Rất nhiều đất được dành cho những người di cư từ miền Bắc thay vì nông dân miền Nam. Hầu hết phần còn lại quay trở lại về tay các chủ đất cũ người Việt hoặc tới tay những người có khả năng mua trong số những người ủng hộ chính quyền mới (tuy theo quy định, mỗi người chỉ được giữ tối đa 100 mẫu, nhưng sở hữu lớn của một gia đình địa chủ có thể được ngụy trang bằng cách chia nhỏ cho các thành viên)

Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng tham mưu trưởng của chính phủ Ngô Đình Diệm – đồng thời cũng là một địa chủ bị chính quyền Diệm truất hữu, đã nói: "Dòng họ nhà Trần chúng tôi có hơn 1.500 mẫu đất bị truất hữu số đó được chia thành từng lô, mỗi lô 5 mẫu để bán lại. Nhưng chính phủ lại đem bán cho những người Bắc Việt di cư chứ không phải bán lại cho số 400 tá điền cũ của dòng họ nhà tôi, gốc Nam Bộ".

Chính phủ còn tịch thu và trả lại cho chủ đất cũ những vùng đất bị bỏ lại mà nông dân địa phương đã chiếm, những người nông dân này lại trở thành người không có ruộng. Trong số những người tá điền, số ít ỏi được chia đất thì phải mua phần đất đó với tiền trả dần từng năm.

Thông qua chương trình "Cải cách điền địa" Tổng thống Diệm đã trực tiếp làm cho riêng mình và dòng họ Ngô trở lên giàu có nhờ truất hữu ruộng đất địa chủ và mua lại của Pháp. "Ai ai cũng tin rằng gia đình Diệm đã làm giàu với cuộc cải cách điền địa cho nên mọi người đều căm ghét những quan chức và quân đội của Diệm".

Miền Nam nhận viện trợ Mỹ qua sở USOM tức United States Operations Mission, tạm hiểu là phái đoàn công tác Hoa Kỳ. Sở USOM là chi nhánh tại Saigon của cơ quan AID tức Agency For International Development, tạm hiểu là cơ quan phát triển quốc tế của chính phủ Hoa Kỳ, phụ trách viện trợ các nước khác, để thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. USOM tại Saigon phái chuyên viên Mỹ đến giúp làm cố vấn cho hầu hết các ngành hoạt động của các cơ quan trong chính quyền miền Nam. Thí dụ, các giáo sư Mỹ thuộc đại học công lập Michigan, như ông Wesley Fishel ăn lương theo hợp đồng ký với USOM giúp thành lập Viện Quốc Gia Hành Chánh để đào tạo cán bộ hành chánh, và huấn luyện cảnh sát. Sau này, một học viện chuyên huấn luyện công an – cảnh sát cũng được thiết lập. Tiểu ban giáo dục của USOM giúp cho bộ giáo dục xây thêm trường, huấn luyện giáo chức, nhất là ở bậc tiểu học, chọn lựa sinh viên qua Hoa Kỳ du học hay giáo chức đi tu nghiệp.

Người Mỹ đứng đầu sở USOM thường có chức vụ là cố vấn hay chuyên viên kính tế tại toà đại sứ Mỹ ở Saigon. Tòa đại sứ Mỹ gồm nhiều tham vụ ngoại giao, cố vấn, tùy viên và nhiều nhân viên thừa hành dưới quyền đại sứ. Những đại sứ Mỹ ở Saigon có thể là các nhà ngoại giao chuyên nhiệp như các ông Donald Red Heath (7/1950-7/1955), Frederick Rheinhardt (5/1955-3/1957), Elbridge Durbrow (3/1957-12/1960), Frederick Nolting (5/1961-8/1961), hay tướng lãnh làm đại sứ như tướng Joe Lawton Collins (8/1954-6/1955) hay đại sứ như tướng Maxwell Taylor sau năm 1963, hay chính trị gia chuyên nghiệp như Henry Cabot Lodge (8/1963-7/1954, 7/1965-4/1967).

Đại sứ Mỹ lãnh đạo, nói chung, tất cả hoạt động của Hòa Kỳ tại Saigon và Nam VN. Tại tòa đại sứ thường đệ nhất tham vụ là trưởng nhiệm sở cùa CIA, trước kia, đại tá Edward Lansdale chính thức là một tùy viên không quân, nhưng nhiều người biết ông chỉ huy một phái đoàn công tác đặc biệt của sở trung ương tình báo Hoa Kỳ tức CIA. Tại tòa đại sứ, CIA là bộ phận quan trọng, nhất là tại các nước làm tiền đồn chống CS như miền Nam, vì phải thực hiện nhiều công tác mật và bán công khai. Hoa Kỳ càng can thiệp trực tiếp vào VN, nhiệm sở CIA tại Saigon càng trở nên đông đảo hơn và mở rộng phạm vi hoạt động.

Khi hiệp định Geneva được ký kết trong tháng 7/1954, tại Saigon và miền Nam có tất cả 342 người Mỹ dân sự và quân sự. Nhưng dần dần chỉ nhiệm sở CIA không thôi đã có đến 70 người Mỹ từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) lên đến độ 300 điệp viên Mỹ, nam và nữ, nhiều người nói thông thạo tiếng Pháp và một số rành tiếng Việt nữa. Ngoài ra, còn có một số nhân viên người Việt làm việc toàn thời gian, hay là cộng tác viên đưa tin tức rồi nhận tiền hay không, và được tòa đại sứ đề cử nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam, nhất là sau 1963. Tại Saigon, các điệp viên CIA thường đi xe hơi loại Ford Pinto, được cung cấp xăng miễn phí và sống thoải mái. Nhiệm sở CIA có trách nhiệm giúp đỡ chính phủ miền Nam tổ chức một hệ thống tình báo tối tân, huấn luyện các lực lượng bán quân sự cho các hoạt động mật, và thâu lượm tin tức về kẻ thù là CS Hanoi và CS quốc tế. Trong khi ấy, CIA cũng theo dõi ngầm các nhân vật chính trị và quân sự miền Nam để chi phối họ, và cả phe chống đối chính quyền. Sở CIA vừa làm công tác tình báo và phản gián để thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Những năm 1954-55, đại tá Edward Lansdale cầm đầu phái đoàn quân sự Saigon, tức toán đặc nhiệm của CIA, thực thi chính sách của chính quyền Eisenhower là giúp ông Ngô Đình Diệm chống CS tại miền Nam. Đến năm 1963, CIA vận động các tướng đảo chánh và giết hại ông Diệm theo chủ trương của chính quyền Kennedy. Trong 9 năm cầm quyền, TT Diệm và cố vấn Nhu có đề phòng chặt chẽ, nhưng CIA cũng mua chuộc một số viên chức thân tín của chế độ làm việc trong dinh Độc Lập, gần gũi ông Diệm, ông Nhu và bà Nhu và cả ông Cẩn ở Huế, để biết phản ứng và thái độ của các vị này trước tình thế, và đối với các đề nghị và kế hoạch của người Mỹ đưa ra. CIA cũng bí mật gắn máy thâu và phát thanh tối tân tại nhiều bộ, tổng, nha, cư xá và tại nhà của các vị cao cấp trong chính quyền, và ngay cả trong các bức tường dinh Độc Lâïp đang xây cất lại sau khi bị ném bom đầu năm 1962.

Nam Việt Nam là một miền nông nghiệp, không có nhiều mỏ và kỹ nghệ như tại miền Bắc, nhưng chính phủ cũng khai thác mỏ than Nông Sơn. Nền giáo dục cũng phát triển. Vào năm 1957, số sinh viên đại học lên đến 3.823, tăng 40% so với năm 1955, số học sinh trung học là 60.860 tại 136 trường trung học, cũng tăng 40%, còn số học sinh tiểu học là 671.585 học tại 3.473 trường tiểu học, tức gia tăng 60%. Các trường kỹ thuật và dạy nghiề có số học sinh tăng gấp đôi.

Luật pháp của chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà quy định các trẻ em từ 6 đến 14 tuổi phải học cho đến hết ba năm đầu của bậc tiểu học, còn mọi công dân từ 13 đến 50 tuổi phải học đọc và viết trong thời gian 2 năm nếu mù chữ.

CIA dần dần đột nhập vào các tổ chức, cơ quan bằng cách này hay cách khác. Trong vụ nhảy dù đảo chánh hụt 11/11/1960, vai trò của CIA cũng đáng nói đến. Một điệp viên CIA là ông George Carver, chính thức là viên chức USOM, có bổn phận liên lạc với các phe phái chống đối chính quyền ông Diệm, nhận lời mời của luật sư Hoàng Cơ Thụy đến gặp những nhân vật dân sự của phe đảo chánh tại nhà ông. Trong khi ấy một cán bộ CIA khác, ông Russel Miller, liên lạc với các sĩ quan dù đang đảo chánh và nghe lén các tin tức bằng điện thoại giữa các đơn vị dù bao vây dinh Độc Lập và hành dinh của họ. George Carver muốn góp ý với phe đảo chánh là đánh chiếm ngay dinh Độc Lập và lật đổ TT Diệm. Nhưng cả hai ông Geroge Carver và Russel Miller nhận được lệnh của đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow qua trưởng nhiệm sở CIA là William E. Colby rằng chính phủ Hoa Kỳ muốn phe đảo chánh điều đình với TT Diệm và không được đổ máu nữa. Sau khi đảo chánh thất bại, ông George Carver đem luật sư Hoàng cơ Thụy đến giấu tại một nhà an toàn của CIA tại Saigon, rồi sau đấy bỏ ông Thụy trong một túi vải lớn đựng thư để đưa ông ra khỏi Saigon và miền Nam, trong chiếc phi cơ của tùy viên không quân sự Mỹ.

Cơ quan trung ương tình báo CIA, từ trụ sở trung ương tại Langley, tiểu bang Virginia, có thể chỉ thị cho nhiệm sở CIA Saigon thực thiện một công tác mật nào đó, hay phái điệp viên đột lốt du khách, nhà báo, viên chức đến thực hiện công tác. Ngoài CIA, người Mỹ cũng có những sở tình báo khác như sở tình báo của bộ quốc phòng, bộ tư lệnh Mỹ Thái Bình Dương đóng tại Honolulu, tiểu bang Hawaìi, cũng có ngành tình báo nhắm vào quân sự, lục quân Mỹ và bộ tư lệnh MACV tại Saigon cũng có cơ sở tình báo. Còn bộ ngoại giao Mỹ cũng bao gồm một sở tình báo và nghiên cứu. Có khi các sở tình báo lại đưa ra những bản thẩm định tình thế khác nhau hay mâu thuẫn với nhau.

Phần quan trọng nhất của viện trợ Mỹ nhắm vào an ninh, tức sự tổ chức và trang bị cho quân đội miền Nam, tổ chức quân đội theo phương thức Mỹ, tức lập sư đoàn theo cấp số 3, mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn gồm 3 đại đội, mỗi đại đội gồm 3 trong đội và mỗi trung đội gồm 3 tiểu đội với 11 binh sĩ cho mỗi tiểu đô.i. Tại miền Nam, trung bình 2 sư đoàn lập thành một quân đoàn. Toàn lãnh thổ miền Nam, từ biến Hải đến mũi Cà Mâu, gồm 42 tỉnh được chia làm 4 vùng chiến thuật cho quân đoàn, với bản doanh tại Đà Nẵng cho quân đoàn I, Pleiku cho quân đoàn II, Biên Hòa cho quân đoàn III, và Cần Thơ cho quân đoàn IV. Các quân đoàn được đặt dưới quyền bộ tổng tham mưu đóng tại trại Trần Hưng Đạo, gần phi trường Tân Sơn Nhất. Ngoài các sư đoàn bộ binh, còn có lữ đoàn rồi sư đoàn dù, thủy quân lục chiến, các đơn vị thiết giáp, pháo binh, công binh cùng với các tiểu đoàn biệt động quân, địa phương quân và dân vệ tại các tỉnh lỵ, quận và xã, và các binh chủng là hải quân và không quân.

Để huấn luyện và trang bị cho quân đội Việt, người Mỹ lập ra Military Assistance Advisory Group viết tắt là MAAG (toán cố vấn viện trợ quân sự) dưới quyền tướng 2 sao. Dần dần người Mỹ đến nhiều hơn, với cả đơn vị phi cơ và trực thăng nên một bộ tư lệnh các lực lượng viễn chinh Mỹ được thành hình gọi là Military Assistance Command Vietnam, tức MACV có nhiệm vụ làm cố vấn cho chính quyền miền Nam về hành quân tác chiến. Những tổ chức trình bày trên đây là những cơ quan chính của người Mỹ, ngoài ra có những cơ sở phụ thuộc khác như bệnh viện hải quân, sở cung cấp hàng hóa PX, các câu lạc bộ sĩ quan, với các máy đánh bạc, hiệu ăn, hộp đêm …vv…

Các cơ quan nói trên, từ tòa đại sứ, USOM, MAAG và MACV, thực hiện chương trình viện trợ Hoa Kỳ cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Số tiền viện trợ trong năm 1955 là 322.4 triệu Mỹ kim mà 87% của số tiền qua một chương trình gọi là Commodity hay Commercial Import Program tức CPI, (chương trình nhập cảng hàng hóa). Đại khái theo chương trình này, Hoa Kỳ cung cấp một số lượng Mỹ kim cho chính phủ miền Nam, bao nhiêu tùy theo nhu cầu từng năm. Chính phủ miền Nam bán lại số mỹ kim cho các nhà nhập cảng Việt để lấy một số bạc Việt với gía hối xuất bằng ½ gía chính thức. Chính phủ dùng số bạc Việt này để trả lương cho bộ máy chính quyền và quân đội. Ngoài ra, chính phủ còn thu được một số tiền bạc khác từ quan thuế đánh vào hàng hóa nhập cảng. Trong những năm đó, Mỹ kim được bán ra với gía 35 đồng một Mỹ kim, mỗi Mỹ kim hàng nhập cảng thâu thêm cho chính phủ trung bình số tiền bằng 18 Mỹ kim quan thuế.

Năm 1958, đường xe lửa xuyên VN từ Saigon chạy ra Huế, và giáp đến vỹ tuyến 17 hoạt động trở lại, và đường xa lộ Saigon – Biên Hòa cũng được khánh thành trong năm này. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng bắt đầu thực hiện một “kế hoạch 5 năm”, từ 1957 đến 1961, để kỹ nghệ hóa xứ sở. Kế hoạch này làm gia tăng sự sản xuất lúa gạo trên 4 triệu tấn, cao su trên 70.000 tấn. Miền Nam bắt đầu xuất cảng không những lúa gạo và cao su mà cả những sản phẩm khác như heo nữa.

Nhiều nhà máy dệt, nhà máy giấy, các viện bào chế dược phẩm, nhà máy ván ép, nhà máy điện với các máy móc và kỹ thuật tối tân nhất được xây cất. Nền giáo dục đạt được những thánh tích rất khả quan. Đến năm 1961, số trường và học sinh tiểu học tăng gấp đôi so với năm 1957, số trường và học sinh trung học tăng lên gấp 3 lần. Ngô Đình Diệm cho mở thêm hại đại học: đại học công lập Huế và đại học tư thục thiên Chúa Đà Lạt, và số sinh viên tăng lên gấp bốn.

Chương trình CIP có mục đích tài chánh là đài thọ ngân sách chính phủ và ngăn chặn lạm phát, còn mục tiêu chính trị là cung cấp cho dân chúng miền Nam nói chung, và giới trung lưu và thượng lưu nói riêng, số hàng hóa tiêu dùng mà họ cần và có khả năng mua được, để lôi cuốn được sự ủng hộ của họ. Người Mỹ cũng muốn chứng minh rằng, là đồng minh của Hoa Kỳ, nhận viện trợ Mỹ, thì đời sống sung túc như vậy, trái với sự thiếu thốn và mức sống rất thấp của dân miền Bắc dưới chế độ CS mà Mỹ tuyên truyền lúc đó.

Từ 1955 đến 1961, viện trợ kinh tế Mỹ lên đến 447 triệu mỹ kim, phần lớn qua chương trình CIP. Số tiền viện trợ chương trình này rất đầy đủ, nên chính phủ ông Diệm vào năm 1960 còn dư đến 216.4 triệu mỹ kim trong qũy CIP. Các chính quyền tay sai sau vụ đảo chánh đã phung phí số tiền dư lại nói trên rất nhanh chóng. Một số quan sát viên Việt và ngoại quốc, cũng như vua xứ Ma Rốc Mohammed V có nói về mối nguy cớ tùy thuộc qúa nhiều vào chỉ một đồng mình mà thôi. Lời chỉ trích này đúng. Người Mỹ có thể dùng viện trợ như một phương tiện vũ khí để chi phối chính quyền miền Nam, như trong vụ đảo chánh năm 1963, hay như TT Richard Nixon dùng để dọa ông Nguyễn văn Thiệu sau này.

Ngoài các cơ sở công thương nghiệp miền Nam được xây dựng bằng viện trợ Mỹ ra, phần còn lại của nền kinh tế miền Nam phần lớn đều nằm trong tay người gốc Hoa, có câu mô tả tứ trụ miền Nam như sau: Nhất Hỏa, nhì Đàm, Tam Xường (hay Tường), tứ Ích.

Trong những năm đầu sau Hiệp định Genève, từ 1955 đến 1960, Mỹ viện trợ cho Diệm gần 2 tỷ USD. Dưới tác động của viện trợ Mỹ, kinh tế của Sài Gòn phát triển khá nhanh theo chiều hướng kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Nhà máy mọc lên khá nhiều: 70% trong tổng số 12.000 cơ sở công nghiệp của toàn miền Nam tập trung tại vùng Sài Gòn - Gia Định - Biên Hòa. Công cuộc sản xuất ở thành phố sớm bộc lộ nhiều nhược điểm nghiêm trọng, như phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài (Mỹ, Nhật...) về nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị và cả về kỹ thuật; phát triển một cách què quặt (vì thiếu những ngành then chốt như cơ khí chế tạo máy, hóa chất cơ bản, sản xuất nguyên liệu kỹ thuật) và mất cân đối, không những không chú trọng toàn bộ nền kinh tế mà ngày cả trong từng ngành, từng xí nghiệp (như thiếu sợi cho công nghiệp dệt, thiếu bột giấy cho công nghiệp giấy...). Từ khi chiến tranh lan rộng, những ngành nghề trực tiếp hay gián tiếp phục vụ chiến tranh có điều kiện phát triển mạnh, còn nhiều ngành nghề khác bị chựng lại hay suy sụp. Mặt khác, do viện trợ, Mỹ cũng buộc Sài Gòn phải mua hàng của Mỹ rồi bán hàng đó mà lấy tiền trả lương cho công chức, binh lính... khiến hàng sản xuất trong nước không cân sức với hàng ngoại nhập.

Sau này các tác giả của Tài liệu mật Lầu Năm Góc kể công: "Không có sự giúp đỡ của Mỹ, gần như chắc chắn là Diệm không thể củng cố được chỗ đứng của mình ở miền Nam trong thời gian 1955 và 1956 (...) Không có viện trợ của Mỹ trong những năm sau đó, chắc chắn là chế độ Diệm (...) không thể sống sót được". Họ kết luận một cách không úp mở: "Về cơ bản, miền Nam Việt Nam là sản phẩm do Mỹ tạo ra".

Đến năm 1958, Ngô Đình Diệm đã khôi phục được kiểu sở hữu đất tại đồng bằng Nam Bộ về lại như thời trước chiến tranh khi 2% chủ đất sở hữu 45% đất đai và khoảng một nửa số người cày không có ruộng.

Ngày 30 tháng 6 năm 1959, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long số khế ước tá điền lập được đã lên tới 774.286 ha (Loại A: 576.856 ha, loại B và C: 197.530 ha), liên quan tới khoảng ¾ số tá điền [Tuần san Phòng thương mại Sài Gòn số 196, ngày 7/4/1961].

Khế ước quy định mức tô là 25%, nhưng ngay mức tô này thực chất cũng chỉ là một các tăng tô phổ biến. Trong thực tế thì địa chủ bắt ép nông dân nộp tô hơn mức quy định rất nhiều. Mức tô phổ biến trong giai đoạn này là 25% - 40% hoa lợi. Còn theo báo Tự Do (báo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa) số ra ngày 3/3/1961 thừa nhận: "Tuy khế ước quy định tô 15% nhưng thực tế địa chủ đã thu tô 45 – 50% như cũ, những năm mất mùa cũng không được giảm tô".

Vào năm 1961, khi chương trình này trên thực tế đã chấm dứt. Tổng thống Diệm đã thu được 422.000 ha cộng với ruộng đất của Pháp, thành ra vào khoảng 650.000 ha. Trong số này chỉ 244.000 ha được chia lại sau cuối năm 1958, chủ yếu cho người di cư Thiên Chúa giáo miền Bắc hoặc cho những binh lính cũ hoặc những người mới tới… Ruộng đất của Pháp là thứ ruộng tốt nhất vẫn còn nằm trong tay Việt Nam Cộng hòa và không được chia lại.

Tính chung cả niềm Nam, theo bộ Điền Thổ và cải cách điền địa cho biết đến hết ngày 15 tháng 5 năm 1960 đã đo đạc xong 424.081 ha và bán lại cho 123.979 nông dân. So với 1 triệu hộ tá điền ở đồng bằng sông Cửu Long thì rõ ràng dụ 57 về cơ bản không ảnh hưởng bao nhiêu.

Theo tạp chí Chấn Hưng Kinh Tế[số 173 ngày 16/6/1960] đã thống kê như sau:

Diện tích truất hữu (2.035 chủ điền) = 430.319 ha (chiếm 94%)
Diện tích đã được bồi thường = 340.744 ha
Diện tích có đơn xin mua = 297.018 ha
Diện tích đã cấp bán (123.193 tá điền) = 345.851 ha
Diện tích mua trực tiếp của chủ điền (2857 tá điền) = 6.362 ha
Diện tích mua của điền chủ Pháp = 220.842 ha (Thỏa ước Việt-Pháp ngày 10/9/1958)
Số tiền bồi thường bằng chi phiếu = 165.497.567 đồng
Số tiền bồi thường bằng trái phiếu = 1.195.380.000 đồng

Tiếp theo Chánh sách Cải cách Điền địa, Chánh quyền Đệ I Cộng Hòa ban hành Chánh sách Dinh Diền và Khu Trù mật. Hoa kỳ, Pháp và Tổ chức Y Tế Quốc tế giúp thực hiện Chương trình này. Chỉ trong vòng từ 1957-1961, Chánh phủ thành lập được 169 Trung tâm định cư đồng bào di cư trong đó có 25 Khu Trù mật, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cữu long. Dinh Điền phục hồi hoặc khai thác những vùng đất bị bỏ hoang hoặc đất mới khai phá, đem lại 109.379 mẫu, nuôi sống 50.000 gia đình gồm 250.400 người.

Khu Trù mật là nơi tập trung dân sống hẻo lánh, thiếu phương tiện cần thiết cho đời sống như chợ búa, trường học, trạm xá y tế, điện, nước, …Mỗi Khu Trù mật gồm từ 3.000 đến 3.500 người.

Một ngân hàng nông thôn, Quốc Gia nông tín cuộc, được thành lập để yểm trợ Chương trình Dinh Điền và Khu Trù mật bằng cách cho vay với lãi xuất nhẹ.

Cải cách Điền Địa, Dinh Diền và Khu Trù mật đã biến 176.130 gia đình nông dân nghèo trở thành chủ ruộng đất từ ít nhất 1 mẫu trở lên.

Sản xuất ở các Khu Trù mật dần dần vượt qua khuôn khổ địa phương nhỏ hẹp để trao đổi trên qui mô vùng.

Còn lại hơn 400 ngàn mẫu đất đã truất hữu để tư hữu hóa cho nông dân, nhưng bỏ hoang.

Nhờ vậy, từ 1954 đến 1960, kinh tế miền Nam khá ổn định, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 5%, giá cả ít biến động. Sản lượng gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn hàng năm đạt trên 300.000 tấn. Chất lượng hàng tiêu dùng khá đa dạng và phong phú.

Miền Bắc sau ba năm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế (1955 - 1957), bước vào thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trung tuần tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ của miền Bắc là "đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh; đồng thời ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh..." .

Lúc này tình hình kinh tế và xã hội của Miền Bắc ổn định, sản xuất công nghiệp có tăng, có 117 xí nghiệp quốc doanh và 60.000 công nhân, khoa học và kỹ thuật có phát triển, có 8 Viện Nghiên cứu, 6 trường Đại học, một số trường Trung học chuyên nghiệp và khoảng 2.000 cán bộ KHKT trình độ đại học.

Phong trào cải tiến kỹ thuật của quần chúng công nông bắt đầu nảy nở. Mọi mặt có chuyển biến tốt, nhưng tình trạng lạc hậu vẫn chưa xoá bỏ được. Giá trị sản lượng công nghiệp mới chiếm gần 20% tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp. Năng xuất lao động còn thấp chất lượng sản phẩm chưa cao. Trình độ văn hoá của cán bộ và nhân dân còn thấp. Lực lượng KHKT còn nhỏ bé, trình độ còn hạn chế.

Từ mùa thu năm 1958, Miền Bắc tiến hành đợt thí điểm đầu tiên cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Tiếp đó, với Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 (ll-1958) và lần thứ 16 (4-1959), phong trào hợp tác nông nghiệp được đẩy mạnh. Trong năm 1959, Miền Bắc tổ chức đợt Giáo dục mùa thu, cho nông dân học tập chính sách hợp tác hoá nông nghiệp và tranh luận rộng rãi về hai con đường, bước đầu giải quyết vấn đề "ai thắng ai" trên mặt trận tư tưởng. Sau đợt học tập này, trung nông gia nhập hợp tác xã. Cũng từ đó, cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp trở thành cao trào rộng khắp.

Trong quá trình vận động hợp tác hoá nông nghiệp, với quan điểm của Lênin: "Một chế độ xã hội chỉ nảy sinh với điều kiện là được một giai cấp nhất định nào đó giúp đỡ về tài chính " , Nhà nước đã dành cho chế độ hợp tác hoá nông nghiệp một số đặc quyền về kinh tế, tín dụng ngân hàng. Trong ba năm (1958 - 1960), Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp 180 triệu đồng, cho nông dân vay 138 triệu đồng, cung cấp cho nông dân 30 vạn tấn phân hoá học, 6 vạn trâu, bò cày, 4 triệu nông cụ các loại 2, xây dựng 19 công trình thuỷ lợi, bảo đảm việc tưới nước cho 153 vạn ha ruộng đất.

Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã xây dựng được 41.401 hợp tác xã, với khoảng 86% số hộ nông dân và 76% diện tích ruộng đất; trong đó có gần 12% số hộ tham gia vào hợp tác xã bậc cao. Tại các địa phương miền núi, do có những đặc điểm riêng, Miền Bắc chủ trương tiến hành cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ. Tính đến tháng 6-1961, toàn miền núi có 357.753 hộ nông dân vào hợp tác xã, chiếm 75,64% tổng số hộ nông dân; trong đó có 20,63% số hộ vào hợp tác xã bậc cao.

Cùng với công cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công - thương nghiệp tư bản tư doanh cũng diễn ra tốt đẹp. Với phương pháp cải tạo hoà bình, về kinh tế, Nhà nước không tịch thu tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản, mà dùng chính sách chuộc lại và trả dần dưới hình thức định tức. Về chính trị, ĐCSVN coi tư sản dân tộc là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trong quá trình cải tạo hoà bình theo hướng xã hội chủ nghĩa, ĐCSVN chú trọng kết hợp các biện pháp kinh tế, hành chính và giáo dục, biến những người tư sản thành những người lao động. Đi đôi với chính sách chuộc lại, Đảng và Nhà nước còn chú ý sắp xếp công ăn việc làm cho người tư sản trong các xí nghiệp, tức là tạo điều kiện cho họ trở thành người lao động. Đến cuối năm 1960, đã có 97% số hộ tư sản vào công tư hơn doanh. Cùng thời gian này, có 87,9% số thợ thủ công và 45% số hộ tiểu thương tham gia các hình thức hợp tác xã.

Kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đã đưa đến những biến đổi về chất trong xã hội miền Bắc. Quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa được xác lập và về cơ bản đã xoá bỏ được chế độ người bóc lột người. Tiềm lực mọi mặt của miền Bắc được tăng cường.

Cùng với nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong thời kì 1958 - 1960, Miền Bắc cũng đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá. Nhà nước tập trung phần lớn số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong công nghiệp. Trong ba năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958 - 1960), mức đầu tư vào công nghiệp tăng gấp 3 lần so với ba năm trước (1955 - 1957).

Vì thế, từ 97 xí nghiệp quốc doanh trong năm 1957, đến năm 1960 đã tăng lên 172 xí nghiệp do Trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí. Trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp năm 1960, công nghiệp quốc doanh chiếm 89,9%. Thành phần quốc doanh trong nông nghiệp cũng tăng lên: Từ 16 nông trường quốc doanh trong năm 1957, đến năm 1960 đã có 59 cơ sở.

Tốc độ phát triển sản xuất được giữ vững. Trong ba năm, dù dầu năm 1960 có thiên tai lớn, nhưng sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 5,6%; sản xuất công nghiệp tăng bình quân 21,7%. Công nghiệp địa phương tăng gấp 10 lần so với năm 1957. Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm tăng 60,4%. Phần lớn hàng tiêu dùng trước đây phải nhập ngoại, đến lúc này miền Bắc đã tự cung cấp cho nhu cầu trong nước. Hệ thống các ngành công nghiệp nặng (điện lực, luyện kim, hoá chất...) bắt đầu được xây dựng.

Ngành Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển khá nhanh. Năm 1956, miền Bắc chỉ có 7 cơ sở hợp tác xã với 258.062 xã viên, đến cuối năm 1959, số hợp tác xã mua bán lên tới 258 cơ sở, bao gồm trên 4.000 cửa hàng và tổ thu mua ở khắp các tỉnh, với 1 500.000 xã viên. Từ một Sở mậu dịch quốc doanh trong kháng chiến chống Pháp, đến năm 1959, đã có 12 Tổng công ty chuyên nghiệp, bao gồm 1.400 cửa hàng.

Bên cạnh những thành tựu trong việc cải tạo và phát triển kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa, trong ba năm (1958 - 1960), nhân dân miền Bắc còn đạt được nhiều thành quả to lớn về văn hoá, giáo dục, y tế. Những cơ sở nghiên cứu di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc được xây dựng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghệ thuật cũng như công tác bảo tồn các di tích lịch sử và văn hoá được chú trọng.

Về giáo dục, công tác thanh toán nạn mù chữ được đẩy mạnh. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã căn bản xoá bỏ được nạn mù chữ cho những người dưới 50 tuổi. Trên cơ sở đó, công tác bổ túc văn hoá phát triển mạnh mẽ, tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục cấp I cho toàn dân, trước hết là trong cán bộ và thanh niên. Giáo dục phổ thông phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đến cuối năm 1960, số học sinh phổ thông tăng gấp 2 lần so với năm 1957; số học sinh trung học chuyên nghiệp và đại học đều tăng gấp 4 lần.

Ở các địa phương miền núi, các trường, lớp phổ thông các cấp cũng phát triển vượt bậc. Các dân tộc thiểu số (Thái, Tày, Nùng, Hmông) được Nhà nước giúp đỡ, đã cải tiến hoặc xây dựng chữ viết riêng).

Công tác y tế có nhiều tiến bộ lớn. Miền Bắc đã đạt được một số thành tựu mới trong lĩnh vực nghiên cứu y học. Cơ sở y tế (bệnh viện, lệnh xá, trạm xá, cơ sở hộ sinh) tăng gấp 11 lần so với năm 1955. Đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân miền Bắc được cải thiện rõ rệt. Trong thời gian từ năm 1957 đến năm 1959, thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người tăng 19,3%; tiền lương thực tế của công nhân viên chức tăng 33%; thu nhập bình quân của nông dân tăng 14,8%. Sức mua bình quân theo đầu người tăng 66,2% so với năm 1955.

Theo số liệu thống kê [25 năm Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, Tổng Cục Thống kê, 1970.] trên phương diện cải cách cơ cấu sản xuất, vào năm 1960 trên toàn Miền Bắc đã xây dựng được 1012 xí nghiệp quốc doanh và 2760 hợp tác xã. Cho đến năm 1960 đã biến đổi 729 xí nghiệp tư nhân thành xí nghiệp công tư hợp doanh (661) hoặc hợp tác xã (68).

Như đã quan sát bên trên, năm năm đầu của công trình phát triển công nghiệp Miền Bắc đã tiến hành một cách nhanh chóng trên cả hai mặt sản xuất và cải cách cơ cấu. Trên mặt sản xuất, suất tăng 37% hàng năm là suất tăng cao nhất nền công nghiệp Việt Nam đã đạt được trong suốt 30 năm kể từ ngày xã hội chủ nghĩa thành lập ở Miền Bắc.

Về mặt cải cách cơ cấu công nghiệp, khó tìm ra được trong các quốc gia trên thế gới một trưòng hợp tương tự trong đó trên một ngàn xí nghiệp quốc doanh được thiết lập và trên 700 xí nghiệp tư nhân được cải biến thành hình thức quản trị xí nghiệp theo hướng xã hội chủ nghĩa chỉ trong vòng năm năm.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.