11 tháng 10 2010

Mời các bạn đọc bài viết về Đại lễ của Dâu Tây, kỹ thuật viết thượng thừa, chuyển tải nội dung quá tinh tế, hiểu Hà nội còn hơi ối dân Hà nội ta.

3 nhận xét:


  1. Những năm cuối của thế kỷ trước, đến bữa cơm chiều, nhà em bà ngoại ở Giảng Võ, hay nhà bà con ở Quỳnh Mai, truyền hình Hà Nội lại phát bài hát mở đầu chương trình chiều, bài nhớ về Hà Nội.

    Thật bình dị mà cao đẹp, thật lãng mạn mà bất khuất, những câu ca như :

    Nhớ những cơn mưa dài cuối đông,
    áo chăn chưa ấm thân mình.
    Và nhớ lúc bom rơi thời chiến tranh,
    đất rung ngói tan gạch nát.
    Em vẫn đạp xe ra phố,
    anh vẫn tìm âm thanh mới.
    Bài hát đôi ta là khúc quân ca,
    là ước mơ xa hướng lên Ba Đình,
    tràn niềm tin!

    Và :

    Ôi nhớ Thủ Đô năm ấy,
    ta đánh giặc trên mâm pháo,
    truyền thống cha ông gìn giữ non sông
    từ thuở Thăng Long vẫn mang trong lòng,

    Hà Nội ơi!

    Trả lờiXóa
  2. Những người Tràng An đích thực: Những người quyết không tăng giá dịp đại lễ

    Trong khi phần đông các điểm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ăn theo dịp Hà Nội nghìn năm đều tăng giá thì vẫn có những nơi quyết không bắt chẹt khách hàng.

    Chiều tối 9/10, một cặp vợ chồng cùng 2 con đến gửi xe tại phố Nhà Thờ (Hà Nội). Bác trông xe lịch sự dắt xe hộ, ghi vé và đưa cho cô gái bởi chỗ để xe khá đông. Khi trả tiền, khách hàng rất ngạc nhiên bởi bác trông xe nói: “3.000 đồng cháu ạ!”. Nhiều người khác vào bãi gửi xe này cũng vô cùng khó tin với mức giá gửi xe của địa điểm sát Hồ Gươm vào sát ngày diễn ra Đại lễ.

    Trong khi đó, một số người đứng sát ngay đầu bãi gửi xe này cò mồi: “Em gửi xe không, ra chỗ anh gửi, chỉ 10.000 đồng thôi”. Không ít người đã đi theo để gửi bởi họ nghĩ rằng, mức giá 10.000 đồng ở điểm sát Hồ Gươm cũng là rẻ lắm rồi. Ít người nghĩ là điểm gửi trước mặt họ còn thấp hơn.

    Ở nhiều địa điểm khác cũng gần khu vực Hồ Gươm, giá gửi xe dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng, cá biệt có nơi lên tới 100.000 đồng. Còn tại Mỹ Đình vào tối hôm bắn pháo hoa 10/10, giá phổ biến cho gửi xe máy từ 50.000 đến 70.000 đồng.

    Khi có người hỏi sao không lấy giá cao hơn, bác trông xe nói: "Tôi có lấy thêm được ít tiền thì cũng chẳng giàu được. Cứ lấy đúng giá lại hay vì cũng là nghìn năm có một mà. Vả lại, đây cũng là điểm trông xe của nhà nước, làm lộn xộn cũng không được”.

    Tại một quán giải khát trên đường Nguyễn Thái Học (gần Văn Miếu), trong suốt 2 ngày 9/10 và 10/10, khách đông nghẹt. Quán này bán một cốc nước mía với giá 8.000 đồng nên ông chủ khốn khổ vì không có đủ tiền lẻ, nhất là loại 1.000 và 2.000 đồng để trả lại cho khách. Nhiều người đến uống xong cũng không buồn lấy tiền lẻ được trả lại bởi phải chờ lâu, còn ông chủ thì tỏ vẻ lỗi khi không trả tiền thừa cho khách hàng.

    Tối 9/10, ông chủ cứ luống cuống vì không có 4.000 đồng trả cho người khách uống 2 cốc nước mía (đưa 20.000 đồng) và rút cục trả họ 5.000 đồng kèm lời xin lỗi vì đưa muộn. Một người khác thấy vậy bảo ông: “Anh cứ lấy 10.000 đồng một cốc, có chết ai đâu. Ngày lễ thế này, tăng giá một tí cũng chẳng ai phàn nàn gì đâu!”.

    Tuy nhiên, chủ quán nói: “Nhà này là của mình, có phải thuê đâu. Bán được nhiều thế này là lãi lắm rồi, tăng giá thêm nữa cũng thấy áy náy. Mà mấy hôm nay, quán tôi rất nhiều khách ngoại tỉnh, mình tăng được vài đồng mà mang tiếng bắt chẹt họ ngày đại lễ thì cũng xấu hổ lắm”.

    Trong khi đó, ở khu vực Mỹ Đình, giá một chai nước khoáng thường ngày là 5.000 đồng thì được bán với giá 30.000 đồng. Các địa điểm gần Hồ Gươm, giá bán đều từ 10.000 đồng trở lên.

    Sáng 10/10, mấy quán bún ốc, bún riêu vỉa hè gần điểm giao giữa đường Hoàng Hoa Thám và Văn Cao đông nghẹt khách. Phần đông những người đến ăn không phải dân quanh khu vực này mà là những người từ các tỉnh mới lên và ăn sáng trước khi đi xem diễu binh, diễu hành. Ở một quán bún riêu, khi khách vừa vào, bà chủ quán nói ngay: “Hôm nay bún riêu là 11.000 đồng nhé. Tôi đi lấy bún, giá tăng quá nên phải tăng giá chút ít”. Giá ngày thường của một bát bún riêu là 10.000 đồng.

    Nhưng cũng bởi mức giá 11.000 đồng này mà bà chủ quán cũng khốn khổ vì trả tiền thừa cho khách. Dù có dự trữ tiền lẻ nhưng lượng khách đến quá đông, bà không có đủ để trả nên nhiều lúc khách đành bỏ đi mà không lấy lại một vài nghìn tiền còn thừa. Sau khi một số khách không lấy tiền trả lại, bà chủ quá lại giảm giá còn 10.000 đồng một bát cho những khách ăn sau với lý do: “Mấy người trước đã trả hộ rồi”.

    Một bác tên Hồng vừa trả tiền bún riêu ở quán với giá 10.000 đồng, nói: “Ai cũng bán hàng như cô thì chắc chúng tôi còn thích lên Hà Nội chơi nhiều vào ngày lễ”. Bác Hồng là người Hà Tĩnh mới ra Hà Nội vào tối 9/10 để xem diễu binh, diễu hành và bắn pháo hoa vào đúng ngày diễn ra Đại lễ.

    Khánh Linh http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/Mua-sam/2010/10/3BA2171C

    Trả lờiXóa
  3. Lâu lắm rồi không đọc bài trên vnexpress, đâu ngờ hôm nay đọc được mấy bài thật ý nghĩa!

    Trả lờiXóa