29 tháng 4 2011

30/4 với những người bỏ Nước ra đi

Ngày 30/4 và chuyện "hòa hợp, hòa giải"

Ba mươi năm trước, ghe chở tôi và 22 người khác, sau 3 ngày đêm lênh đênh trên biển, tấp bến Budi, một làng chài ở phía Nam Thái Lan, giáp ranh Mã Lai. Ở đó vài tuần, lên trại tị nạn Songkhla. Ở Songkhla vài tháng mới thấy thảm cảnh của dân mình. Nếu 100 người may mắn đến trại thì chắc có 20 người đã bỏ mạng trên biển cả. Bỏ mạng vì chìm ghe, vì hải tặc sát hại, vì hải quân Thái Lan hay Mã Lai tàn sát, v.v… 
Phải tận cảnh chứng kiến những khuôn mặt hớt hãi nhập trại mới cảm nhận được sự kinh hoàng của những “thuyền nhân”. Có biết bao em bé lên bờ thành mồ côi vì cha mẹ và anh chị đều chết. Có nhiều chiếc ghe mà chỉ có một người duy nhất đến bờ. Có vài phụ nữ cứ lẩm bẩm chẳng biết nói gì, như bị ám ảnh bởi thảm cảnh vừa trải qua. Có ngườilấm lét nhìn đàn ông như sợ hung thần sát nhân. 
Tôi đọc đâu đó ước tính rằng có gần 300 ngàn người Việt bỏ mạng trong thập niên 1980s và đầu 1990s. Có lẽ chưa bao giờ mà lịch sử VN ghi nhận một sự mất mát to lớn như thế. Cũng chưa bao giờ trong lịch sử chúng ta có một làn sóng người bỏ quê ra đi đông đảo như thế. Lúc đó tôi ghét Thái Lan lắm; tôi thậm chí thề có ngày sẽ ... ăn thua đủ với cái nước này để đền bù lại những gì dân VN mất vào tay nước này. Nhưng ông bà mình nói đúng: "ghét của nào, trời trao của đó". Sau này chính tôi lại là người giúp Thái Lan nhiều hơn là giúp VN! Điều này dạy tôi một bài học: không nên thù oán ai. Tôi thành đệ tử không chính thức của Phật.

Sau 3 ngày đêm lên đênh trên biển, ghe chúng tôi gồm 23 người cập bến Budi. Budi, sau này tôi mới biết là một làng chài ở phía nam Thái Lan, giáp biên giới Mã Lai. Budi không phải là lựa chọn của chúng tôi. Thật ra, lúc ra đi, đâu ai biết ghe mình sẽ đến đâu. Chỉ mong rằng nếu may mắn thì sẽ đến một vùng đất nào đó thuộc các nước Đông Nam Á có trại tị nạn của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) hay được một tàu hàng ngoại quốc thương tình cứu vớt; còn nếu không may mắn thì sẽ bỏ mạng trên biển. Chúng tôi sẵn sàng chết. Nhưng ghe chúng tôi may mắn. Khi nhìn thấy đất liền từ xa, tài công quyết định mở hết ga hai cái máy dầu trực chỉ thẳng đến đó. Chưa đến nơi thì gặp thuyền đánh cá của người địa phương, họ lấy hết dầu, hết gạo, và dĩ nhiên là luôn tài sản trên ghe, rồi chỉ đường cho chúng tôi vào bờ. Gần đến bờ thì ghe hết dầu, và chúng tôi phải lội (nếu ai biết lội) và giúp nhau bồng bế vào đất liền.

Lên bờ. Mừng hết lớn. Sau 3 ngày đêm trên chiếc ghe vốn được đóng để đi sông (chứ không đi biển) mà sống sót như thế thì quả là quá may mắn. Đói. Khát. Nhọc nhằn. Chúng tôi mệt nhừ. Có vài chị khi lên bờ chỉ biết nằm lăn ra vì đói quá. Nhìn toàn cảnh thật là thảm thương, vì ai cũng mặt mũi đen sậm (sau mấy ngày phơi nắng biển), quần áo lếch thếch, chẳng có giầy dép gì cả. Riêng tôi thì chỉ còn cái quần đùi và cái áo sơmi đã biến thành màu đen sau mấy ngày gần buồng máy.

Lên đến bờ chúng tôi chẳng biết làm gì. Đây là chiếc ghe tị nạn đầu tiên từ Việt Nam ghé đến làng này, cho nên người dân trong làng chài cũng chẳng biết làm gì. Thế là họ chạy đi kêu cảnh sát đến giải quyết. Cảnh sát địa phương đến, và việc đầu tiên là họ tìm một chỗ cho chúng tôi tá túc. Ở xã đâu có nhà tù nào chứa đến 23 người, cho nên cuối cùng thì họ sắp xếp cho chúng tôi tạm trú ngoài trời, trong một vườn dừa tại một bờ biển cách chỗ chúng tôi đổ bộ chỉ chừng vài trăm mét. Vì chúng tôi là nhóm người Việt đầu tiên đã lạc đến làng chài này, dân làng địa phương tò mò kéo đến vây quanh kín mít để ... nhìn mặt. Khác với những con người hung bạo mà chúng tôi gặp trên biển cả, họ là những người dân chài hiền lành, chất phác, luôn có nụ cười trên môi. Mặc dù khác biệt về ngôn ngữ và trở ngại trong trao đổi bằng tiếng Anh, dân chúng ở làng này, nói chung, đã đối xử với chúng tôi trong tình người trong lúc hoạn nạn: khi mới lên bờ, họ mang quần áo, gạo và thức ăn cho chúng tôi sống qua ngày. Chúng tôi có được 3 cái mùng để ngủ ban đêm.

Tuy nhiên, những ngày đầu cũng xảy ra vài chuyện cười ra nước mắt. Khi đêm đến, hàng đoàn đàn ông con trai trong làng vận xà-rông kéo nhau tới ngồi xổm, hai tay chống lên cầm, phì phèo thuốc lá và … trố mắt nhìn chúng tôi như nhìn những sinh vật xa lạ! Có người còn bạo dạn giở trò sàm sở [hay thân mật] lại gần sờ tay chân đàn bà con gái, gây ra náo loạn trong nhóm. Đám đàn ông và thanh niên nhận thấy tình thế không mấy an toàn, nên chúng tôi quyết định phải bảo vệ phái yếu. Ban ngày, một nhóm người đi làm kiếm gạo, cá và nước mắm, còn một nhóm đàn ông thì ở lại để bảo vệ. Ban đêm, chúng tôi ngủ vòng ngoài, phụ nữ ngủ vòng trong. Ấy vậy mà đêm thứ hai có một tên nào đó lại gần đưa tay sờ mó gặp nhằm anh thanh niên kia, anh ta “dằn” cho một trận và tên đó chạy mất trong đêm tối..


...

Nhưng, qua tìm hiểu tôi mới thấy những phồn vinh, náo nhiệt kia chẳng khác gì những lớp phấn son được sơn trét lên mặt những cô gái một cách vội vã để cố tình xóa lấp đi những nỗi ám ảnh của một quá khứ quá khủng khiếp. Thực vậy, lên đến Songkhla và có dịp nghe những câu chuyện thương tâm khác của đồng hương, tôi mới thấy chuyến đi của mình còn may mắn chán. Tôi nghe nhiều câu chuyện về cướp biển vô cùng khủng khiếp, mà chữ nghĩa có khi không tả hết được những tang thương người Việt Nam mình đã gánh chịu. Có nhiều trường hợp cả tàu bị thảm sát trên biển cả. Có trường hợp bọn cướp biển làm nhục phụ nữ ngay trước mặt người thân. Nhiều người bị bệnh tâm thần khi lên đến trại này. Tôi không nghĩ là mình có thể quên được những câu chuyện thương tâm của nạn nhân bọn cướp biển Thái Lan. Nếu tôi phải dùng một từ ngữ mạnh, đó là: không bao giờ quên và cũng không bao giờ tha thứ. Có thể nói tội ác của người Thái đối với người tỵ nạn Việt Nam sánh tương đương với bọn Đức Quốc Xã đối với người Do Thái, với bọn Pol Pot với dân Campuchea. Thế giới đã nghe nhiều về “holocaust”, "killing field" (cánh đồng chết chóc) nhưng thế giới chưa nghe hay biết nhiều về "killing sea" (sát hải). Vùng biển Thái Lan là nơi đã từng chôn vùi biết bao thân xác của đồng hương ta. Sau này, tôi có viết một bài trên báo Sydney Morning Herald để nhắc thế giới về những thảm cảnh của người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan trong thập niên 1980s mà tôi gọi là “killing sea”. Bài viết được trao giải thưởng gì đó (tôi quên) và tôi được tặng 500 đôla Úc!

Bị người ngoại bang sát hại đã là một sự nhục nhã, nhưng bị chính người tị nạn hành hạ lại còn nhục nhã và đau lòng hơn. Songkhla là nơi mà tôi đã chứng kiến những hành động xấu xa và dã man của những người Việt đối với người Việt. Ngày đầu vào trại, ngoài nhóm của chúng tôi đến từ Budi, còn có nhiều nhóm tị nạn từ các nơi xa xôi khác được chuyển về bằng xe bus. Từ ngoài cổng, chúng tôi đi vào vào trại chầm chậm theo hàng hai. Hai bên đường có đầy đồng hương đứng xem và ồn ào như một cái chợ. Người thì dán mắt tìm xem có thân nhân, bà con của mình mới sang không; người thì dò xét, nhận diện xem có kẻ thù năm xửa năm xưa nào đến trại hay không. Người có thân nhân thì nước mắt dàn dụa tay bắt mặt mừng. Người tìm được kẻ thù thì trở thành một kẻ hung bạo, tàn ác. Hôm tôi nhập trại, có một anh thanh niên nọ bị tố cáo là "cộng sản", anh ta bị lôi kéo ra khỏi hàng, và bị đánh ngay trên đường vào trại, trước sự mục kích của người đứng hai bên đường. Thấy không ai can ngăn và vì không chịu được cảnh tượng như thế, tôi bước ra hàng định cản, nhưng một trong ba người đang hành hung dí ngón tay vào trán tôi gằn từng tiếng (mà tôi nhớ y như ngày hôm qua): "Đ M, muốn gì? Mày cũng là cộng sản hả?". Anh tôi lôi ra ngoài, chứ không thì chắc tôi cũng bị đánh tơi bời ngày hôm đó. Anh thanh niên đó bị đánh đến nổi không còn đi được, chở vào nhà thương điều trị, và nghe nói sau này anh bị tật. Đó là lần đầu tiên tôi mục kích cảnh người đánh người tàn bạo, không thương tiếc như thế. Ngày xưa, chính tôi cũng từng bị cảnh sát đánh vài dùi cui cảnh cáo, chứ không đến nổi quá tàn nhẫn như vậy.

Sau cú sốc đó, tôi lại bị một cú sốc khác lớn hơn. Sau khi nhập trại, chúng tôi được dẫn độ vào một hội trường có nhân viên của Ban Trật Tự người Việt canh giữ chung quanh. Họ đóng cửa chính lại, nhưng phía ngoài cửa sổ thì có đầy người đứng xem. Mục đích của buổi họp này là nhằm phổ biến về nội qui sinh hoạt trong trại, nhưng thực tế thì lại là một cuộc thăm dò tìm kẻ thù, một trò khủng bố tinh thần. Người trên bục giảng là một ông chức sắc trong ban quản trị của trại và cũng là cựu quân nhân; bằng một giọng nói Bắc kì nghiêm trọng và vẻ mặt đằng đằng sát khí, ông ta yêu cầu chúng tôi phải khai báo thành khẩn là đã làm việc gì với chế độ cộng sản. Ông ta nói thêm rằng nếu không khai thì tình báo của ông ta cũng biết thôi, nhưng khai thì sẽ được khoan hồng. Tôi rất ngạc nhiên về thủ tục này, vì nghĩ là tất cả lời khai của mình đều đã được nhân viên Cao ủy Tị nạn LHQ ghi chép ở Budi; thế thì cuộc khai báo này là khai với ai? Tuy nhiên, tôi nghĩ vì từng làm với chế độ mới một thời gian, nên cũng định khai báo cho rõ ràng. Nhưng hôm đó, may mắn cho tôi: một người em họ nhập trại trước tôi vài tháng đang đứng bên cạnh cửa sổ và đưa tay làm kí hiệu cho tôi biết là đừng khai. Anh Ba Hà Nội ngồi cạnh tôi và có lẽ có kinh nghiệm hơn tôi về những trò này, cũng khuyên tôi là cứ lờ đi cái "lí lịch cộng sản" đó. Tôi và anh Ba Hà Nội thoát nạn. Nhưng không may mắn cho những người khác, trong đó có hai anh bạn của tôi, T và S trong tàu "Hải sản" từ Budi lên, những người đã thành thật khai báo là có làm việc sau 1975 như là tài công và thủy thủ. Hai anh bạn tôi, liền sau đó được "mời" lên Ban Trật Tự "làm việc". Cả hai bị đánh nhừ tử. Mặt mũi hai anh này bị sưng húp lên, mắt thì bầm, nhưng ánh mắt đầy vẻ hận thù. Tối hôm đó, tôi nằm ngủ bên cạnh hai anh phía ngoài căn chòi bên cái giếng nước, nghe anh T thề rằng sẽ có ngày trả thù bọn người mà anh ta cho là "lũ chó đẻ". Tôi ngao ngán cho số phận tị nạn. Hết bị người Thái hành hạ, giờ đến bị nhóm người đồng hương tự nhận là "yêu chuộng tự do" đánh đập. Sau lần T và S bị đánh, có một anh cựu sĩ quan đi chung thuyền với tôi, lân la tìm chỗ tôi trú ngụ và nói bâng quơ "Tao mà nói ra thì có thằng còn bị đánh nữa!" Ý anh ta muốn nói tôi và anh Ba Hà Nội. Tôi kinh tởm cho anh chàng sĩ quan này, vì anh ta là người "đi ké", và bị chê là hèn khi đi trên ghe và lười lao động khi ở Budi mà giờ này trở mặt mau như thế!

Có thể nói trại tị nạn Songkhla là một VNCH thu nhỏ. Nếu ngày xưa VNCH có tổng thống thì trại Songkhla có trưởng trại; ngày xưa có Bộ Nội vụ thì ngày nay có "Ban Trật tự"; Bộ Thông tin Văn hóa nay được được "đổi tên" thành "Ban Thông tin Văn hóa"; các anh quân nhân, sĩ quan VNCH ngày xưa nay trở thành "cựu quân nhân", có người còn tự cho mình lên chức (xưa là trung úy nay thành đại úy!) Ngày xưa VNCH có hối lộ và tham nhũng, thì ngày nay ngay trong trại tị nạn, cũng có tham ô và hối lộ. Có khi cường độ tham nhũng còn trắng trợn và tàn bạo hơn. Theo qui chế của UNHCR lúc đó, chúng tôi, những người mới nhập trại, đáng lẽ được cấp cho một cái áo thun, một cái quần, và vài lít gạo để sống. Nhưng nhóm Budi của chúng tôi chẳng được một món nào. Biết được người em họ nhập trại trước tôi đang làm trong ban phân phát hàng hóa, tôi hỏi nó tại sao tôi không được phát gì cả. Thằng em tôi ôm bụng cười ha hả như chưa bao giờ vui hơn, và nói đại ý là "Ở đây, bọn nó bán hết rồi, anh làm gì có được mấy thứ đó! Anh có tiền thì mới mua được." Tôi càng ngao ngán hơn và nghĩ chả lẽ mình phải chết đói ở đây. Nhưng thằng em tôi chạy đi đâu một lúc và mang về ba lít gạo cho anh em tôi đủ sống ít ngày. Ở trại tị nạn, Ban Bưu Tín cũng là một trung tâm khét tiếng ăn chận, ăn cắp hay nói đúng hơn là ăn cướp, tiền bạc của người tị nạn. Có nhiều thư từ và tiền bạc từ nước ngoài chẳng bao giờ tới tay thân nhân trong trại. Tôi cũng là một nạn nhân của ban Bưu Tín này. Và nếu có tới người thân thì cũng bị cắt xén, ăn chận. Trong khi các Ban có cơ hội ăn hối lộ, ăn chận đồng hương thì cũng có ban chuyên hành hạ đồng hương. Ban Trật Tự ở trại có lẽ là một nhóm người có thể nói là hung thần ác quỉ, là những người tay sai lưu manh cho bọn người Thái, chuyên khủng bố đồng hương. Họ đánh người một cách chuyên nghiệp, không nương tay, và vô cùng tàn nhẫn. Có tên còn lập công với cảnh sát Thái bằng những phương pháp tra tấn "hiện đại", hay thậm chí dẫn gái cho bọn chủ Thái của chúng hành lạc. Không biết bao nhiêu người tị nạn vô tội đã là nạn nhân của nhóm người ác độc này. Thù oàn nối tiếp thù oán. Những người đánh đập đồng hương cũng đi tị nạn ở nước thứ ba, nên một số họ không may mắn trốn thoát nạn nhân của mình thì bị đánh đập dã man ngay tại Úc, tại Mĩ; còn số khác thì xa lánh cộng đồng, vì sợ gặp nạn nhân cũ sẽ trả thù.



Hôm nay, Anh Cát Lợi thiệt hại ít nhất sáu tỷ bảng, tương đương mười tỷ Oa - sinh - tơn tệ vì cái đám cưới khỉ gió nào đó.

28 tháng 4 2011

MẤT GỐC

Sao phỏng ngữ nghĩa: phim người lớn, phim con heo, khiêu dâm, đồi trụy

Bài này riêng nói về từ ngữ nhạy cảm.

Tại sao bộ phận áo ngực che bầu ngực được gọi là cái cúp?

Từ gốc ở tiếng Anh là cup, đọc theo kiểu Việt Nam là cúp.
Tiếng Việt có một từ tương đương là quả áo ngực, nhưng chỉ ở miền Bắc dùng từ này thôi.
Ở miền Nam mà ra chợ hỏi quả áo ngực thì không ai biết là cái gì.

Tại sao áo nịt ngực phụ nữ được gọi là xu chiêng?

Xu chiêng là phiên âm của từ soutien-gorge tiếng Pháp.
Từ này vào tiếng Việt có các biến thể khác như xu chiên, xu cheng, xú cheng, xú chiêng....
Thanh Nghị (1967) không ghi nhận dạng nào cả mặc dù thời đó xu chiêng đã phổ biến lắm rồi. 
Từ điển Nguyễn Như Ý (1999), Hoàng Phê (2006) chỉ ghi nhận dạng xu chiêng. 
Nói chung, từ này nghe không được tao nhã bằng áo (nịt) ngực mặc dù không phải loại áo nịt ngực nào cũng là xu chiêng.
Cũng chính vì cái tên gọi mơ hồ này mà xu chiêng còn được gọi là cọc xê (hay coọc xê / coóc xê) trong khi đúng ra cọc xê (tiếng Pháp là corset) là loại trang phục lót nịt cả bụng và ngực:
* Cô thò tay trong yếm (năm 1910, cô Ba mặc yếm cũng như các bạn gái ta đời nay mặc coóc-xê vậy) cô rút ra phong thư bằng giấy Tây, mà cô đã viết đêm qua, và đã gấp lại thật nhỏ. (Nguyễn Vỹ, 2006:18)
* Mùa hè, ở bên đó, thiếu nữ toàn mặc váy ngắn, áo hở cổ, lại không có coóc xê. (Bùi Việt Sỹ, 2009:287)
Xu hướng bây giờ gọi xu chiêng là áo bra, nghe “sang trọng” hơn.
Các tiệm thời trang chỉ quảng cáo áo bra thôi, không ai rao bán xu chiêng cả.

Thạch nữ là gì?

Thạch (âm Hán Việt của 石) là đá. Đá là biểu tượng của vô sinh, vô dụng.
Người vô dụng không khác gì con chó đá (thạch cẩu, 石狗) không biết giữ nhà, không biết đi săn.
Thạch nhân  (石人) là người ngu ngốc, không biết gì cả (như cái tượng đá).
Ruộng đất cày cấy được gọi là điền (田). Thạch điền (石田) là ruộng không canh tác được, không thể sản sinh ra bất cứ thứ gì.
Thạch nữ (石女) là người đàn bà không sinh đẻ được gì cả (femme stérile) (Đào Duy Anh,  (2005:809).
Từ này cũng được dùng để chỉ người phụ nữ không có âm đạo hoặc dị tật âm đạo (màng trinh quá dày, ống âm đạo dính chặt...) nên không thể sinh hoạt chăn gối bình thường và không thể sinh con đẻ cái.
Theo quan điểm đời xưa cũng là vô dụng.

Phong nhũ phì đồn có gì xấu xa?

Phong nhũ phì đồn là vú to mông nở.
Người Việt dịch Phong nhũ phì đồn (丰乳肥臀) của Mạc Ngôn phải đổi tựa lại thành Báu vật của đời để khỏi ai nghĩ đến... vú to mông nở.
Phùng Nguyên (báo Tiền Phong) bảo phong nhũ phì đồn vốn không xấu:
Tín ngưỡng phồn thực của dân gian không hề dâm tục màthể hiện ước vọng về sự sinh sôi nảy nở, duy trì nói giống, còn phong nhũ phì đồnkiểu Bà Tưng không gì khác ngoài khơi gợi nhục cảm, nhục dục.
Có lẽ dân gian ngày xưa phải nhìn thấy (phong nhũ phì đồn kiểu) Bà Tưng thì nhục cảm, nhục dục mới trỗi dậy. Nhưng các cụ mà sống dậy được sẽ hỏi:
- Phùng Nguyên ơi, Bà Tưng thả rông thế kia để thể hiện ước vọng gì đấy?

Tại sao chỉ có nội y gợi cảm mà không có nội y khiêu dâm?

Các từ tiếng Pháp lingerie érotique, lingerie sexy, lingerie suggestive, lingerie de séduction (tương ứng với tiếng Anh là erotic lingerie, sexy lingerie, suggestive lingerie, seductive lingerie) cùng chỉ các loại trang phục lót mà người Việt gọi là nội y gợi cảm hay nội y quyến rũ.
Không có cái gọi là nội y khiêu dâm.
Báo đăng ảnh khiêu dâm có thể bị phạt hành chính, nhưng đăng ảnh gợi cảm thì bình yên vô sự.

Thế nào là gợi tình?

Thời gian gần đây Việt Nam du nhập rất nhiều phim ảnh (bao gồm cả phim hoạt hình), sách báo của Nhật Bản, một trong số đó có thể loại tình cảm lãng mạn, tâm lý học đường, thậm chí cả gợi tình, kiêu dâm nhẹ dành cho học sinh, sinh viên có tên Light Novel - tiếng Nhật: ライトノベル đọc là "raito noberu".
Light Novel là một dòng tiểu thuyết Nhật Bản vốn nhằm vào giới độc giả là các học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông. 
Cho đến nay, vẫn chưa hề có một định nghĩa chính xác cho thể loại này, nhưng đặc điểm chung dễ nhận thấy nhất ở Light Novel là chúng thường có khoảng 250 trang, với minh họa màu trên bìa sách mang phong cách manga đặc trưng của Nhật.
Cách diễn đạt của Light Novel dùng nhiều khẩu ngữ hằng ngày nên rất dễ hiểu, thích hợp với các bạn tuổi mới lớn.
Nội dung cũng rất đa dạng, từ tình cảm lãng mạn, tâm lý học đường cho đến trinh thám, thần bí, rùng rợn, lịch sử cũng có.
Light Novel là một họa chế Anh ngữ - wasei-eigo, tức là một từ tiếng Nhật được tạo nên bằng cách sử dụng những từ trong tiếng Anh, những từ loại này chỉ có nghĩa khi sử dụng ở Nhật Bản và sẽ rất bình thường nếu một người Anh chính cống ngớ cả người khi họ gặp từ này lần đầu tiên.
Người Nhật thường gọi tắt Light Novel là ranobe -: ラノベ hay rainobe ライノベ.
Mỗi Light Novel thường dài không quá 4 - 5 vạn từ, loại Light Novel ngắn hơn có độ dài tương đương với tiểu thuyết ngắn theo chuẩn của Hoa Kỳ, thường được xuất bản dưới dạng bunkobon, một loại sách có giấy khổ A6 105×148mm, rất thuận tiện trong việc mang theo trong người và thường có tranh minh họa.

Nội dung truyện thường được đăng một vài chương trên các tập san, trên blog cá nhân, trên các diễn đàn để trưng cầu ý kiến trước khi được các nhà xuất bản quyết định phát hành dưới dạng một tập tiểu thuyết hoàn chỉnh, trường hợp cá biệt có những bản thảo nhận được giải cao ở các cuộc thi dành cho Light Novel thường niên sẽ được các nhà xuất bản kí hợp đồng với tác giả ngay lập tức.
Có giả thuyết cho rằng thuật ngữ “Light Novel" bắt nguồn từ tranh luận của các độc giả SF.Fantasy của NIFTY SERVE(@NIFTY vào năm 1990, khi người điều hành nơi đây muốn tạo ra một cách gọi tổng quát cho những quyển truyện bỏ túi, gọn dễ bỏ vào trong cặp, túi... để mang đi, người ta có thể đọc nó ở rất nhiều nơi như ở trên tàu điện, xe buýt, bến xe...
Khi đó họ đã nghĩ ra một cụm từ tiếng Anh để chỉ loại truyện bỏ túi phổ biến thời đó, với hàm ý “dạng tiểu thuyết dễ đọc”.
Điều đó phù hợp với những nước phát triển như Nhật, nơi con người không có nhiều thời gian rảnh để có thể ngồi vào bàn đọc sách, cho người đọc chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh - sinh viên...
Có hai giả thuyết về sự ra đời của Light Novel. Một là từ tập san Sonorama Bunko của Asahi năm 1975, với các tay bút tiêu biểu như Takachiko Haruka và Kikuchi Hideyuki.
Giả thuyết thứ hai là từ phong cách mới lạ của hai nhà văn nữ Arai Motoko và Himuro Saeko khi họ bước chân vào văn đàn năm 1977.
Riêng Arai Motoko là người khai sáng cho dòng tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, được xem là sự đột phá của thời đó. Chính vì văn phong của Motoko ảnh hưởng rất lớn đến các tác giả đời sau, nên bà được nhiều người tôn là thủy tổ của thể loại Light Novel.
Theo thời gian, ranh giới cho định nghĩa Light Novel lại ngày một mờ nhạt hơn, ngày nay bạn có thể thấy rất nhiều loại hình văn học mang nhãn mác "Light Novel", khi một số truyện đã được xuất bản theo hình thái "văn chương" chính thức, và các tựa truyện truyền thống nay được tái bản với nhiều minh họa hơn trước.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Light Novel và các tác phẩm văn học là số lượng hình minh họa, khoảng mỗi 20 trang trong một Light Novel ta lại gặp một hình minh họa cho tình huống trong câu chuyện, và bìa truyện thường được tô màu bắt mắt để thu hút khách hàng khi họ xem lướt qua các kệ trưng bày.
Tầm ảnh hưởng của người họa sĩ có thể rất lớn trong việc xuất bản Light Novel, vì có một số người đọc đưa ra chọn lựa hoàn toàn dựa vào nét vẽ trên bìa truyện.
Nội dung của Light Novel rất đa dạng: từ truyện tình cảm lãng mạn cho đến trinh thám, phiêu lưu mạo hiểm. Light Novel chịu ảnh hưởng khá lớn từ Manga - Anime; cốt truyện thường giống với cốt truyện của Manga, ngoài ra các Light Novel cũng sử dụng rất nhiều hình minh hoạ theo phong cách Manga - Anime.
Rất nhiều Light Novel nổi tiếng đã được chuyển thể thành Anime và Manga; ngược lại các Anime hay Manga ăn khách cũng có thể được chuyển sang Light Novel.
Phong cách của Light Novel cũng hướng đến sự tiện lợi cho người đọc, các đoạn văn thường rất ngắn và chen vào giữa các đoạn hội thoại dài.

Thế nào là khiêu dâm?

Từ khiêu dâm được ghi nhận đầu tiên trong từ điển có lẽ là vào năm 1938 khi Đào Duy Anh (1950:1330) dịch từ pornographie của tiếng Pháp thành khiêu-dâm-học, chú chữ Hán là 跳淫學.
Khiêu dâm của tiếng Việt đồng hành với pornographie của tiếng Pháp từ đó.
Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL do Hoàng Anh Tuấn, bộ trưởng bộ văn hóa, thông tin, du lịch ký ngày 24 tháng 8 2010 giải thích từ ngữ như sau:
“Khiêu dâm” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7; điểm c khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 8; điểm e khoản 4 Điều 9; khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 3 Điều 12; điểm c khoản 3 Điều 15; điểm a khoản 5 Điều 16; điểm a, b khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 21; điểm c khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, b khoản 5, khoản 6 Điều 22; khoản 1, 2 Điều 23, là hành vi dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam bao gồm: mô tả bộ phận sinh dục, khoả thân, mô tả khoả thân hoặc không khoả thân nhưng kích thích tình dục, mô tả nhu cầu tình dục, thủ dâm dưới mọi hình thức.
Tự điển Việt Pháp phổ thông của Đào Văn Tập (1950:354) dịch khiêu dâm là obscène, pornographique, impudique.
Đào Đăng Vỹ (1964:487) cũng dịch khiêu-dâm là pornographique, impudique.
Thanh Nghị (1967b:763) cho ví dụ sách khiêu dâm = livre ponographique.
Trong từ điển Pháp Việt của Lê Khả Kế thì cả érotique và pornographique đều là khiêu dâm cả (Lê Khả Kế, 2001:624 và Lê Khả Kế, 2001:1278).
Trong các từ điển hiện nay, khiêu dâm được định nghĩa đơn giản chỉ là gây kích thích ham muốn về sắc dục, về xác thịt (Nguyễn Như Ý, 1999:904).
Hay ngắn gọn hơn một chút là gây kích thích sự ham muốn về xác thịt (Hoàng Phê, 2006:501), kích thích lòng ham muốn xác thịt (Nguyễn Kim Thản, 2005:641).
Khiêu dâm như vậy chẳng có gì xấu, thậm chí còn hiền lành hơn khêu gợi = có tác dụng gợi những ham muốn, thường là không lành mạnh. (Nguyễn Như Ý, 1999:898).
Có một độ chênh giữa định nghĩa của từ điển và cách hiểu của nhà cầm quyền.
Bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không có điều khoản nào phạt tội khiêu dâm, không có chỗ nào nhắc đến chuyện khiêu dâm.
Tuy nhiên sản xuất, tàng trữ, mua bán, lưu hành văn hóa phẩm có nội dung khiêu dâm lại là những hành vi bị xử phạt hành chính (Nghị định 88-CP năm 1995 thời thủ tướng Võ Văn Kiệt và gần đây hơn là nghị định 75 do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký năm 2010).
Điều 253 bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phạt tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy như sau:
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng
Nhưng luật không định nghĩa thế nào là đồi trụy, để cho quan tòa tùy tiện giải thích và vận dụng luật.

Thế nào là đồi trụy?

Theo cách hiểu thông thường thì đồi trụy là suy đồi và trụy lạc (Nguyễn Kim Thản, 2005:592).
Cả hai từ suy đồi và trụy lạc đều chẳng hay ho gì.
Suy đồi là suy tàn và đồi bại (Nguyễn Kim Thản, 2005:1422) và trụy lạc là sa ngã vì bị lối sống ăn chơi thấp hèn cuốn hút (Nguyễn Kim Thản, 2005:1697).
Sa ngã là trở nên hư hỏng về nhân cách, không tự giữ được mình trước những cám dỗ vật chất (Nguyễn Kim Thản, 2005:1371).
Cám dỗ là khêu gợi lòng ham muốn đến mức có thể làm cho sa ngã (Nguyễn Kim Thản, 2005:212).
Các định nghĩa của từ điển cứ lòng vòng, quẩn quanh như thế với những từ ngữ mang tính miệt thị dành cho những sự vật, hiện tượng bị coi là dưới chuẩn, lệch chuẩn, ngoài chuẩn.

Nhưng ai là người định chuẩn?

Nhảy đầm có đồi trụy không?

Nhảy đầm là từ ngữ cũ, có hơi hướng khẩu ngữ và có nghĩa là khiêu vũ (Nguyễn Kim Thản, 2005:1166).
Ngay sau ngày Giải Phóng, nhảy đầm là đồi trụy:
Nhảy đầm là mất văn minh,
Là phản tổ quốc, là khinh ông bà.
Người không may bị bắt vì tội nhảy đầm bị đeo bảng, dẫn đi bêu riếu khắp phố phường. Khiếp chưa?
Trước đó chỉ hơn mười năm, ngay trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhảy đầm cũng đã bị cấm bằng đạo luật Bảo Vệ Luân Lý (1962). 
Theo luật này thì nhảy đầm, ngừa thai, phá thai, mại dâm, quyền Anh, chọi gà, mê tín dị đoan bị bỏ chung một rọ những hành vi thương luân bại lý. 
Không chỉ tiệm nhảy bị đóng cửa mà nhảy đầm ở nhà cũng là có tội. 
Và không chỉ có người Việt Nam nhảy đầm bị trừng trị, người nước ngoài đến Việt Nam nhảy đầm cũng bị phạt nốt. 
Bà dân biểu Ngô Đình Nhu, tác giả của đạo luật Bảo Vệ Luân Lý, giải thích:
-          Người Á châu không quen thói dâm đãng giữa đàn ông và đàn bà, con trai và con gái...
và:
-          Người Mỹ đến Việt Nam là để giúp chúng tôi chứ không phải để nhảy đầm.

Khiêu vũ có đồi trụy không?

Người Việt bình thường hiểu khiêu vũ là nhảy đầm. Nhưng chỉ có tội nhảy đầm bị trừng phạt. Không ai bị dẫn đi bêu riếu với tấm bảng đề tội mê khiêu vũ.
Đầu thế kỷ 20 các nhà làm từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:278) định nghĩa ngắn gọn khiêu vũ là nhẩy múa. 
Bốn mươi năm sau đó, định nghĩa khiêu vũ vẫn không có gì thay đổi: nhảy múa, bước đi theo nhịp (Lê Văn Đức, 1970a:727) Nguyễn Kim Thản (2005:841) mô tả dông dài hơn một chút: làm những động tác tay chân nhịp nhàng và phối hợp với nhau theo nhạc và thường theo từng đôi nam nữ.
Các định nghĩa trên không giúp ta phân biệt được khiêu vũ theo nghĩa là nhảy đầm (tiếng Anh là ballroom dancing) với múa đôi, múa kết đoàn... 
Chúng cũng không giải thích được vì sao từ khiêu vũ bị né tránh và được thay thế bằng quốc tế vũ để chỉ đúng một chuyện là nhảy đầm.

Dâm ô là gì?

Dâm ô là dâm dục xấu xa (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:149), thậm chí có thể nói là dâm dục một cách xấu xa, nhơ nhuốc (Nguyễn Kim Thản, 2005:443; Hoàng Phê, 2006:245). Các nhà soạn từ điển làm như thể người Việt có thể dâm dục một cách tốt đẹp hay sạch sẽ được.
Bản thân từ dâm dục vốn chẳng có gì tốt đẹp. Đó là sự ham muốn thú nhục dục quá độ hoặc không chính đáng (Hoàng Phê, 2006:245), tức là nếu ham muốn vừa phải, chính đáng, đúng đắn, hợp lý... thì không bị gán cho tiếng dâm dục.

Ai có thể bị hiếp dâm và/hay cưỡng dâm?

Trong nhận thức của người Việt đầu thế kỷ 20, không có chuyện đàn ông bị hiếp dâm, cưỡng dâm hay cưỡng gian.
Hiếp dâm là cưỡng dâm đàn bà (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931: 237) và chỉ đàn bà mà thôi.
Cưỡng dâm là hiếp con gái đàn bà (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931: 104).
Từ ngữ dùng trong luật là cưỡng gian được định nghĩa là như cưỡng dâm (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931: 104).

Gần bốn mươi năm sau nhận thức của người Việt có sự thay đổi quan trọng.

Theo Lê Văn Đức (1970a:609), hiếp-dâm vẫn không khác gì cưỡng-dâm và cưỡng dâm là dâm-hãm, hiếp-dâm người khác giống (Lê Văn Đức, 1970a:25
Cưỡng-gian là danh từ dùng trong hình luật, được định nghĩa là như cưỡng-dâm.
Cưỡng-hiếp là ép người, hiếp người bằng sức mạnh nói chung, nhưng thường được hiểu là cưỡng-dâm.

Điểm tiến bộ là ở chỗ nạn nhân không nhất thiết phải là phụ nữ. 

Có điều các định nghĩa của Lê Văn Đức (1970a) vẫn chưa đề cập đến hiện tượng cưỡng hiếp người cùng giới tính.
Khi bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời (năm 1999), các định nghĩa hiếp dâm và cưỡng dâm đã tỏ ra công bằng hơn đối với các nạn nhân.
Hiếp dâm là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ (điều 111) và cưỡng dâm là dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu (điều 113).
Ranh giới giữa hiếp dâm và cưỡng dâm vẫn chưa thật rõ ràng: dùng vũ lực / đe dọa dùng vũ lực / lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đều là những thủ đoạn và miễn cưỡng giao cấu không khác gì với giao cấu trái ý muốn.
Ngoài ra luật cũng không định nghĩa thế nào là giao cấu.

Thế nào là giao cấu?

Pháp lệnh số 10/2003 không giải thích thế nào là giao cấu.
Giao cấu là từ Hán Việt, từ điển xưa rất e ấp, thẹn thùng khi phải định nghĩa giao cấu: nói giống đực giống cái đi lại với nhau (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:216).

Nhưng thế nào là đi lại?

Có phải là nói chung về việc chơi bời thăm viếng nhau (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:178) hay không? Hẳn là không rồi.
Thế thì tại sao cứ phải ngầm hiểu rằng hễ giống đực giống cái đi lại với nhau tất phải có chuyện giao cấu?
Nhưng theo từ điển tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (2005:671) thì giao cấu là giao nhau giữa bộ phận sinh dục ngoài của giống đực và của giống cái (ở động vật).
Giao hợp là giao cấu (chỉ nói về người) (Nguyễn Kim Thản, 2005:671).
Định nghĩa này về căn bản không khác gì các định nghĩa đã lưu hành từ trước đến nay:
Nói giống đực giống cái đi lại với nhau (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:216)
Đào Duy Anh (2005:298) định nghĩa là âm và dương giao hợp với nhau = trai gái làm tính giao với nhau (relations sexuelles).
Lê Văn Đức (1970a:554) định nghĩa giao hợp = giao cấu và giao cấu là ăn nằm, đi lại, lấy nhau giữa một nam một nữ hay một đực một cái (Lê Văn Đức, 1970a:553).
Nói giống đực giống cái lấy nhau (Thanh Nghị, 1967:589).
Như vậy các nhà soạn từ điển không thừa nhận quan hệ tính giao (relations sexuelles) giữa nam với nam, giữa nữ với nữ.
Hành vi tính giao giữa nam và nữ cũng chỉ được tính là thành sự khi xảy ra sự giao cấu tức là khi dương vật được đưa vào âm đạo.
Nhưng như vậy thì các hành vi tính dục phi giao cấu (cà phê ôm, bia ôm, hát ôm, thịt chó ôm, cà phê nhộng, cà phê chuồng, múa thoát y, sô hàng qua mạng...) giữa nam và nữ không chịu sự chi phối của pháp lệnh này.
Giữa nam và nam, giữa nữ và nữ, đương nhiên cũng không, kể cả khi cơ quan sinh dục của hai bên cùng cọ xát vào nhau. Và dù ai bán, ai mua đi nữa, nếu một bên dùng cơ quan sinh dục, bên kia dùng tay, miệng, hậu môn hay bất cứ bộ phận nào khác trên thân thể mà không phải cơ quan sinh dục thì đó nhất định không thể là giao cấu.
Do đó, theo tiêu chuẩn Việt Nam, việc nữ thực tập sinh Monica Lewinsky thổi kèn cho tổng thống Bill Clinton không phải là tính giao vì không xảy ra sự giao cấu.
Vẫn theo tiêu chuẩn Việt Nam, việc lắp đít người nữ bằng dương vật của người nam cũng không phải là giao cấu. Sinh sản, duy trì nòi giống là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động tình dục.
Trong nhận thức của người Việt, cái chức năng đó chiếm vị trí quan trọng nhất và trở thành nỗi ám ảnh duy nhất đè nặng lên các định nghĩa của giao cấu.

Giao cấu và dâm ô khác nhau thế nào?

Ông Đỗ Văn Đương, viện phó viện khoa học kiểm sát thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao, định nghĩa hành vi giao cấu như sau:
Hành vi giao cấu trong Pháp lệnh Phòng chống mại dâm không chỉ hiểu là giữa nam với nữ, mà diễn ra cả giữa những người đồng giới. Giao cấu được hiểu là việc đưa bộ phận sinh dục của người này chủ động tác động vào bất cứ bộ phận nào trên cơ thể người kia, không phân biệt là đồng giới hay khác giới. Như vậy, nếu một người chủ động sử dụng bộ phận sinh dục của mình để “quan hệ” với người khác (không nhất thiết phải là hai bộ phận sinh dục với nhau) thì là giao cấu. Còn nếu chỉ sử dụng tay, chân… tác động vào bộ phận sinh dục của người khác thì coi là dâm ô…
Giao cấu, theo cách ông Đỗ Văn Đương định nghĩa, thực chất là quan hệ tình dục, có điều ông không đủ can đảm để thay đổi từ ngữ trong luật (không thay giao cấu bằng quan hệ tình dục) trong khi vẫn định nghĩa ỡm ờ hành vi giao cấu bằng cách dùng từ quan hệ trong dấu nháy nháy.
Định nghĩa có phần tùy tiện của ông Đỗ Văn Đương vẫn rất bất tiện trên thực tế. Theo đó Bill Clinton có giao cấu với Monica Lewinsky (chủ động sử dụng bộ phận sinh dục của mình để quan hệ với người khác) nhưng cô thực tập sinh chỉ phạm tội dâm ô mà thôi (dùng miệng tác động vào bộ phận sinh dục của tổng thống). 
Kinh khủng nhất là vợ chồng có hôn thú hẳn hòi nếu chỉ sử dụng tay, chân… tác động vào bộ phận sinh dục của người khác thì coi là dâm ô, được cái tự tác động vào bộ phận sinh dục của mình thì không phải giao cấu cũng không phải dâm ô.
Các khía cạnh khác của tình dục không được người Việt xem là quan yếu, do đó không được nhà soạn từ điển đưa vào định nghĩa.
Trong khi đó các nhà từ điển học vẫn không theo kịp nhận thức của nhà lập pháp.

Thế nào là hiếp dâm và/hay cưỡng dâm?

Các định nghĩa hiếp dâm và cưỡng dâm của Nguyễn Kim Thản (2005) quay trở lại điểm xuất phát đầu thế kỷ 20, thể hiện quan điểm của một xã hội do người đàn ông thống trị:
Hiếp dâm là dùng sức mạnh buộc phụ nữ phải để cho mình thỏa mãn những ham muốn nhục dục (Nguyễn Kim Thản, 2005:745).
Cưỡng dâm là buộc người phụ nữ phải để cho mình thỏa mãn lòng ham muốn nhục dục (Nguyễn Kim Thản, 2005:423).
Cưỡng hiếp là cưỡng dâm và/hoặc hiếp dâm: buộc người phụ nữ phải để cho mình thỏa mãn lòng ham muốn nhục dục; cưỡng dâm, hiếp dâm (Nguyễn Kim Thản, 2005:423).
Hoàng Phê (2006) không có quan điểm rõ ràng, định nghĩa thiếu nhất quán:
Hiếp dâm là dùng sức mạnh bắt phải để cho thỏa sự dâm dục (Hoàng Phê, 2006:439).
Dâm dục là sự ham muốn nhục dục quá độ hoặc không chính đáng (Hoàng Phê, 2006:245).
Nhục dục là lòng ham muốn về xác thịt (Hoàng Phê, 2006:726).
Xác thịt là thể xác của con người (thường dùng để nói về khoái lạc vật chất tầm thường) (Hoàng Phê, 2006:1141). 
Nói chung các định nghĩa này phù hợp với quan niệm của nhà lập pháp trong bộ luật hình sự 1999. 
Nhưng cưỡng dâm vẫn cứ là cưỡng ép người phụ nữ phải để cho thỏa sự dâm dục (Hoàng Phê, 2006:233).

Vì sao phim đen không phải là phim đen?

Các nhà phê bình Pháp (Nino Frank) dùng thuật ngữ  film noir (phim đen) chỉ một thể loại phim phát triển ở Hollywood sau năm 1941, có nội dung na ná các tiểu thuyết trinh thám trong Série noire của Pháp. 
Khoảng cuối thập niên 1950 thể loại này lụi tàn. 
Ngày nay chỉ có những người lớn tuổi còn nhớ hoặc một số nhà nghiên cứu điện ảnh biết phim đen của Hollywood là gì.
Quãng những năm 1980 ở rộ lên các điểm chiếu vi-đê-ô. 
Trên báo chí bắt đầu xuất hiện các cụm từ vi-đê-ô đen, phim đen... để chỉ tất cả các bộ phim có tính bạo lực, khiêu dâm, phản động... 
Gần đây cụm từ phim đen chỉ có nghĩa là phim khiêu dâm.
Khó như thi làm diễn viên phim cấp 3 ở Nhật Bản - Ảnh 3Như vậy nếu dịch ra tiếng Pháp thì phim đen những năm 50 là film noir, phim đen những năm 1980 là film sans visa và phim đen bây giờ là film classé X hoặc film érotique, film pornographique.

Phim người lớn là gì?

Phim người lớn là phim (cho) người lớn xem.
Cuộc Sống Tình Dục Ở Nhật BảnRa rạp ở Việt Nam chỉ thấy có phim không dành cho trẻ em, phim cấm trẻ em dưới 16/18 tuổi... mà không có phim người lớn.

Phim hồng là phim gì?


Phim hồng là phim khiêu dâm nhẹ của Nhật Bản.

Thuật ngữ phim hồng là thuật ngữ điện ảnh được sao phỏng từ pink film tiếng Anh do người Nhật Bản nghĩ ra để phân loại các dòng phim người lớn khác nhau, tất cả các thể loại phim truyền hình, phim hành động, bạo lực, tình dục, … của Nhật đều có tên gọi rõ ràng: AV - phim người lớn, pink film - thể loại tình cảm, lãng mạn có pha nội dung khiêu dâm nhẹ nhàng.
Thể loại tình cảm, lãng mạn có pha nội dung khiêu dâm nhẹ nhàng này khi còn khối XHCN, được chiếu rạp ở Việt Nam với nhãn "tâm lý xã hội" và luôn đề "cấm trẻ em dưới 16 tuổi".

Từ pink film này được dịch từ tiếng Nhật là (ピンク映画 pinku eiga).

Pinku trong tiếng Nhật lại là một từ mượn âm tiếng Anh (pink).
Những năm đầu thập niên 1990 khi đầu băng VHS đang là mốt thịnh hành thì những phim cấp 3 của điện ảnh Hoa ngữ rất được ưa chuộng, đây có thể xem là định nghĩa dễ hiểu của “pink film" hay "pink sex” tạm dịch “tình dục màu hồng”.
Pink film của Nhật có thể tương đương với phim cấp 3 Hong Kong hay phim người lớn của Âu Mỹ là những phim người lớn có nội dung cốt truyện và cách diễn cũng như dàn dựng bối cảnh không khác gì “phim truyền hình” những trong phim có những phân đoạn làm tình “che những nơi nhạy cảm”.
Những năm 1960 đây được coi là thời kỳ hoàng kim của pink film và phim kinh dị , hành động , … khi các thể loại này phủ kín các rạp trên khắp đất nước mặt trời mọc
Để được coi là pink film đòi hỏi bộ phim cần có những yếu tố: có những cảnh quan hệ tình dục theo mô-típ  làm tình “che những nơi nhạy cảm”, yêu cầu có kịch bản với thời lượng tối thiểu là 60 phút, ngân sách hạn chế.

Phim cấp 3  là phim gì?

Từ năm 1988 luật pháp Hồng Kông bắt buộc tất cả phim ảnh đều phải được cơ quan quản lý ngành truyền hình và giải trí kiểm tra phân loại và vé vào rạp phải in rõ loại phim để tránh việc khán giả nhỏ tuổi xem phải loại phim không phù hợp. 
Hệ thống phân loại của Hồng Kông có ba cấp; về sau có điều chỉnh chút đỉnh trong nội bộ của cấp thứ hai, nhưng về căn bản vẫn là ba cấp với cấp cao nhất (vẫn gọi là category III - cấp 3) là những bộ phim cấm khán giả dưới 18 tuổi.
Ở Việt Nam người trên 18 tuổi cũng không được xem các phim cấm trẻ em Hồng Kông dưới 18 tuổi. Khái niệm phim cấp 3 dần dần được mở rộng để chỉ tất cả các loại phim cấm bất kể nguồn gốc.
Do đó mà có chuyện rủ nhau tải những bộ phim cấp 3 của Pháp, Mỹ, Nga... mặc dù các nước đó áp dụng những hệ thống phân loại và ký hiệu khác. 

Pháp có phim cấp 3 không?

Ở Pháp chẳng hạn, theo điều III sắc lệnh số 90-174 ngày 23/2/1990 có 5 loại phim:
- tous publics: ai xem cũng được, khỏi cần ai coi chừng;
- avertissement: ai xem cũng được nhưng người lớn dòm chừng một chút vẫn tốt hơn;
- interdit aux moins de 12 ans: cấm khán giả dưới 12 tuổi;
- interdit aux moins de 16 ans: cấm khán giả dưới 16 tuổi (gồm phần lớn các phim khiêu dâm nhẹ, tiếng Pháp là film érotique hay porno soft, với đội ngũ diễn viên trong trang phục của Adam và Eva, chỉ được phép gợi tả chứ không được đặc tả cơ quan sinh dục và cảnh giao hợp)
- interdit aux moins de 18 ans non classé X: không phải phim X nhưng vẫn cấm khán giả dưới 18 tuổi;
- interdit aux moins de 18 ans et classé X: phim X, cấm khán giả dưới 18 tuổi;
Như vậy đối với người Việt, phim cấm trẻ em Pháp dưới 16 tuổi đã là phim cấp 3 rồi.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng bộ phim L’amant sản xuất năm 1992 dựa theo tác phẩm cùng tên của Marguerite Duras, ở Pháp được xếp loại cấm trẻ em dưới 12 tuổi, nhưng khi được trình chiếu ở Việt Nam cho một số đối tượng rất hạn chế cũng bị cắt gần như toàn bộ các cảnh nóng. 
Trước đó báo chí Việt Nam dịch lại báo chí ngoại quốc, không ngớt lời bàn, nào là “khán giả đến nghẹt thở những cảnh quay táo bạo của cô đào Jane March và Lương Gia Huy”, nào là “cảnh quay công phu và nhiều hiệu ứng kỹ thuật” .... 
Rốt cục ai nấy đều bị tẽn, từ người xem đến anh nhà báo, sau này khi L’amant chiếu trên truyền hình cáp, không muốn coi lại vì nghĩ phim không hay bằng tiểu thuyết. 
Đến chừng coi xong mới hiểu là chẳng những bị mấy ông kiểm duyệt Việt lừa bịp đã đành mà còn tội nghiệp cho lao động nghệ thuật bị các ông ấy coi là độc hại, cắt xén lam nham khiến cho tác phẩm trở nên tẻ nhạt, vô vị. Nhưng đâu còn cách nào khác, nếu không muốn thảy bộ phim đó vào sọt phim cấp 3? 
Trên thực tế, người ở Việt Nam hiện nay muốn coi nguyên bản phim L’amant chỉ có một cách là ghé vào các trang web dành cho phim cấp 3.

Phim heo là phim gì?

Phim heo là từ dùng để gọi các tác phẩm điện ảnh có nội dung khiêu dâm.
Tùy mức độ miêu tả các cảnh ái ân mà có phim heo nhẹ nhàng, phim heo nặng đô, phim heo cực mạnh...
Căn cứ tính chuyên nghiệp của người làm phim, có phim heo tự quay, phim heo nghiệp dư, phim heo chuyên nghiệp.
Từ nguyên dân gian cho rằng diễn viên đóng các phim này trần truồng như heo nên thể loại điện ảnh đó có tên là phim heo.
Thật ra không phải như thế.
Phim heo là do người Việt thời xưa biết tiếng Pháp dịch sao phỏng cụm từ film cochon.
Sao phỏng ngữ nghĩa là việc người phiên dịch (phải dịch cụm từ film cochon của tiếng Pháp chẳng hạn) gán thêm ý nghĩa của từ ngữ trong ngôn ngữ gốc (nghĩa dâm tà bẩn thỉu của từ cochon trong tiếng Pháp) vào từ ngữ có sẵn trong ngôn ngữ đích (từ con heo của tiếng Việt).
Việc gán nghĩa này xảy ra trên cơ sở là từ ngữ gốc (cochon của tiếng Pháp) và từ ngữ đích (con heo của tiếng Việt ) đều có cùng ý nghĩa định danh trực tiếp (cùng chỉ con vật nuôi, móng guốc, ăn tạp thuộc họ Lợn). Kết quả của việc sao phỏng ngữ nghĩa này là cụm từ phim con heo (chỉ thể loại phim khiêu dâm bẩn thỉu).
Trong tiếng Pháp từ cochon vốn nghĩa là con heo còn có thể dùng để chỉ kẻ có thói dâm tà gớm ghiếc (pervers, từ ngữ bây giờ gọi là thằng biến thái).
Phim khiêu dâm đồi trụy (film pornographique) là phim toàn những chuyện dâm dục bẩn thỉu nên đáng bị gọi là film cochon (phim con heo).
Việc gán nghĩa này xảy ra trên cơ sở là từ ngữ gốc (cochon của tiếng Pháp) và từ ngữ đích (con heo của tiếng Việt) đều có cùng ý nghĩa định danh trực tiếp (cùng chỉ con vật nuôi, móng guốc, ăn tạp thuộc họ Lợn).
Kết quả của việc sao phỏng ngữ nghĩa này là cụm từ phim con heo (chỉ thể loại phim khiêu dâm bẩn thỉu).
Con heo của người Pháp sau khi nhập Việt tịch mất hẳn diện mạo ngoại quốc của nó. Con heo đối với người Việt cũng là một con vật bẩn thỉu. Không ai thắc mắc gì khi gọi phim khiêu dâm là phim con heo.
Người Việt bây giờ tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn gọi phim con heo là phim người lớn (adult movie).
Có điều người lớn ở Việt Nam không được phép xem phim người lớn của Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn... (tiếng Anh là adult movie hay adult video).

Ngoại tình, gian dâm,  thông dâm là gì?

Gian dâm được hiểu là quan hệ tình cảm với người khác giới ngoài hôn nhân, nói cách khác, gian dâm là hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân với người khác giới. 
Một người quan hệ với người không phải vợ/chồng mình (dù người thứ ba có gia đình hay không) thì coi là thông dâm.
Ngoại tình là từ Việt mượn Hán (外情).
Génibrel (1898:527) dịch sang tiếng Pháp là adultère,tội ngoại tình là crime d’adultère và con ngoại tình là enfant adultérin. Không thể tìm được cách dịch chuẩn xác hơn, nhưng sự thật là adultère của Pháp và ngoại tình của Việt Nam có chỗ không giống nhau.
Trong tiếng Pháp thời bấy giờ không chung thủy với vợ hay chồng (violement de la foi conjugale) đều là adultère (Dictonnaire de l’Académie, 5e édition (1789) và 7e édition (1935)).
Ngoại tình trong từ điển của Huình Tịnh Của (1868b:98) được cắt nghĩa là có tình ý riêng với trai, tội hòa gian.
Với định nghĩa như vậy, không có chuyện đàn ông ngoại tình, đàn ông nước ta ngày xưa không biết ngoại tình là gì.
Cho đến đầu thế kỷ 20 người ngoại tình vẫn cứ là người đàn bà có chồng mà còn có tình riêng với người khác (Đào Duy Anh, 2005:538), người đàn bà có chồng mà dan díu vụng trộm với người ngoài (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:389).
Trong quá khứ, người mắc tội gian dâm phải chịu nhiều hình phạt nặng nề, thậm chí, ở một số khu vực, phương thức trừng phạt tội gian dâm là ném đá cho đến chết. 
Xã hội Việt Nam thời phong kiến cũng đề ra các hình phạt cho tội gian dâm, như thời Hậu Lê, tội ngoại tình nặng thì bị xử tử, bị đi đày, làm kẻ chăn voi, hoặc bị thích chữ vào mặt cho ê chề hổ thẹn.
 Vụ án đầu tiên về quan hệ trai gái bất chính được chính sử ghi nhận thời Lê sơ là vào năm Ất Mão (1435) đời vua Lê Thái Tông:
Người đàn bà ở xã Thương Xá, lộ Quốc Oai  (nay thuộc Hà Nội – người dẫn chú) là Nguyễn Thị Ngọc đã có 8 con với chồng. Chồng bị bệnh hủi, Nguyễn Thị Ngọc không cứu chữa nuôi nấng, mà còn lấy trộm tài sản của chồng, tư thông với khố giám là Nguyễn Chiếm để mưu lấy chồng khác” (Trích Đại Việt sử ký toàn thư).
Với trường hợp này, Nguyễn Thị Ngọc sau đó đã “bị xử giảo”, tức là xử thắt cổ cho chết. Xem trong Hồng Đức thiện chính thư (Những chính sách tốt thời Hồng Đức), thì tội của Thị Ngọc ứng với tội “Thông dâm với chồng người”, trong đó “… Người đàn bà bị phạt đánh 50 roi, điền sản trả lại cho người chồng”.
Tuy nhiên, Thị Ngọc không chỉ phạm tội ngoại tình, mà còn hắt hủi người chồng bị bạo bệnh, lấy cắp tài sản của chồng, nên ứng với tội “Đàn bà ngoại tình”, tội này bị “xử giảo, phạt 80 roi, điền sản trả lại cho người chồng, theo luật thi hành không thể tha thứ”. Kết quả, Nguyễn Thị Ngọc phải đối mặt với dải lụa đào mà hồn lạc muôn kiếp.
Hai năm sau, chính sử tiếp tục ghi nhận một trường hợp nặng hơn khi con rể thông dâm với mẹ vợ:
Đinh Tỵ (1437) tháng 8, Hàn lâm viện đãi chế Vũ Văn Phỉ thông dâm với mẹ vợ là Nguyễn Thị, chuyện bị phát giác” (Theo Đại Việt sử ký toàn thư). 
Với tội này, áp dụng chương Thông gian (ngoại tình có đi lại với nhau) trong Quốc triều hình luật, tội của viên quan Vũ Văn Phỉ ứng với Điều 1: “Gian dâm với vợ người khác thì xử tội lưu hay tội chết” và Điều 5: “Thông gian với vợ người thì bị xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, bắt nộp tiền nhiều ít theo bậc cao thấp của người đàn bà, nếu sang hèn cách xa thì lại xử khác”, lại ứng với “Lệnh cấm đàn bà phản bội chồng, đàn ông gian dâm với vợ người khác” trong Thiên Nam dư hạ tập: “Gian dâm với vợ người thì xử lưu hoặc tử hình”.
Nhưng cụ thể và rõ ràng nhất thì tội của Phỉ được áp vào Điều 11 của Hồng Đức thiện chính thư: “Con rể thông dâm với mẹ vợ là việc đồi bại làm tổn hại đến luân thường đạo lý, theo luật phải xử chém”.
Tổng hợp lại những quy định ấy, tội của Vũ Văn Phỉ sau đó được tuyên là “phải xử tội chém”.
Tuy nhiên, chính sử cho hay, Vũ Văn Phỉ “xin được chuộc tội, cuối cùng bị đày ra châu xa”.
Đến năm Mậu Thìn (1448), khi vua Lê tổ chức thi Hội, rồi thi Đình chọn học vị Tam khôi, danh hiệu Trạng nguyên đã thuộc về Nguyễn Nghiêu Tư “Người làng Phù Lương, huyện Võ Giàng” (Theo Đại Việt Lịch triều đăng khoa lục, tức huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
Điều đáng nói là Nghiêu Tư từng thông dâm với mẹ vợ. Việc ấy dân quê ông đều biết. Nhưng khi ông giành học vị cao nhất của khoa cử, thì thiên hạ ai ai cũng hay.
Thế mới có chuyện nhiều người đã nhân đó mà báng bổ tân trạng nguyên họ Nguyễn. Có người ghi vào chuồng lợn là “Phường trạng nguyên”, có người hát ở đường cái rằng: “Trạng nguyên trư, Nguyễn Nghiêu Tư” để chế giễu.
Tuy nhiên, trường hợp của vị Trạng Lợn Nghiêu Tư lại không thấy chính sử đề cập đến việc ông bị phạt chuộc tội hay bị xử tội chém mà được tha. Nhưng thiết nghĩ, tòa án lương tâm và miệng lưỡi thế gian còn ghê gớm gấp trăm nghìn lần cái án chém mà luật nước có thể xử ông.
Năm Đinh Hợi (1467) thời vua Lê Thánh Tông ngồi ngai vàng, chẳng biết có phải là năm của con giáp đầy “phồn thực” hay chăng mà lại một sự vụ nữa diễn ra. Theo như tờ tâu của Hàn lâm viện trực học sĩ quyền Công khoa cấp sự trung Lương Thế Vinh lên vua Lê Thánh Tông để hặc tội đối với Trấn điện tướng quân Bùi Huấn cho hay:
Luân thường lớn của con người có năm điều trong đó. Nay Huấn đương lúc còn tang vợ mà đi lấy con gái của người về hàng bạn hữu, hơn nữa trước đây đã lấy con gái của người ấy làm vợ cả rồi. Tệ bạc trong ân ái vợ chồng, khinh miệt đạo cương thường đến thế. Việc này quan hệ tới phong hóa, làm rối loạn nhân luân, xin giao cho pháp ty trị tội”. 
Xét thấy lời tâu của Lương Thế Vinh đúng sự thật, vua Thánh Tông ra lệnh y theo luật mà xử viên quan võ Bùi Huấn. Tiếc rằng chính sử không cho hay hình thức xử lý cụ thể như thế nào.
Một năm sau, vào tháng 11 năm Mậu Tý (1468), có tên nội thần Phan Tông Trinh là kẻ hầu cận trong cung, nhưng lại cùng với bọn đồng cấp là Nguyễn Thư, Chu Đức Đại, Dương Minh Phong, Ngô Át quen thói ăn hối lộ, tội đáng phải xử tử.
Tuy nhiên, trừ Phan Tông Trinh, còn lại bọn Nguyễn Thư đều được vua Thánh Tông lệnh cho tha vì “còn mong một ngày kia chúng sửa lỗi, để phòng có khi sai khiến đến” (Trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục).
Sở dĩ tên quan hoạn giả như Phan Tông Trinh vẫn bị y án tội chết, bởi theo như Việt sử cương mục tiết yếu có viết: “Trinh là con nuôi của viên hoạn quan Hiền. Hiền chết, Trinh cướp lấy vợ Hiền. Năm trước Trinh lại thông dâm với cung nữ, chết là đáng rồi!”.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, thì Trinh dù là con nuôi của nội quan Hiền, nhưng khi “Hiền chết, xác còn hôi hổi đã thông dâm với vợ Hiền, cướp lấy làm vợ lẽ của mình; năm trước nó lại thông dâm với cung nữ là Nguyễn Mai”. Chính từ việc trái với nhân luân, thêm tội tư túi nên “cả hai tội đều nặng, giết là đáng rồi”.
Khi tra trong Hồng Đức thiện chính thư, xét tội của Phan Tông Trinh thì thấy ứng với Điều 9: “Con nuôi và con thừa tự thông dâm với mẹ nuôi, hoặc người làm thuê thông dâm với gia chủ thì xử tội chém”.
Bởi Tông Trinh là con nuôi hoạn quan Hiền, suy ra hắn ắt là con nuôi của vợ Hiền. Việc con nuôi thông dâm với mẹ nuôi rõ ràng trái luân thường nên mới ứng tội như vậy.
Lại trong Thiên Nam dư hạ tập, có Lệnh cấm đàn bà phản bội chồng, đàn ông gian dâm với vợ người khác, đã quy định: “Phản bội chồng trốn cha mẹ mà cải giá thì cha mẹ bị phạt đánh 80 trượng, người đàn bà đó bị sung làm Thung thất phụ”.
Tội ấy cũng ứng với Điều 34 trong Quốc triều hình luật có nội dung tương tự: “Có tang ông bà, cha mẹ và chồng, mà cố ý giấu không cử tang thì phải tội đồ làm khao đinh, đàn bà đồ làm tang thất phụ”.
Trong khi ấy, Tông Trinh tiếng là con, vợ nội quan Hiền tiếng là vợ, hai kẻ ấy khi cha – chồng chết mà không đoái hoài, lại thông dâm với nhau, tội càng nặng thêm. Đồng thời, Tông Trinh lại lấy mẹ nuôi làm vợ lẽ của mình, tội thêm tội, thế nên hắn mới “mua vui phút chốc” mà đã để lại hậu họa ngàn thu, đầu lìa khỏi cổ nơi pháp trường định tội, âu cũng là cái kết cho kẻ làm trái nhân luân.
Trên đây là những vụ án điểm về ngoại tình, thông dâm được chính sử ghi nhận lại. Còn trong nhân gian chắc hẳn cũng có không ít vụ việc tương tự. Cũng qua đây chúng ta thấy pháp luật nhà Lê sơ rất nghiêm ngặt và cứng rắn với loại tội này, hòng mong cho xã hội xây dựng trên nền tảng Nho giáo được bền vững, giữ được đạo lý làm người mà đấng nam nhi hay phận bồ liễu đều phải nhất nhật tuân theo.
Ở một số dân tộc ít người ở miền Nam Việt Nam đã từng tồn tại những cách trừng phạt người gian dâm rất nặng nề. Những tục lệ này vẫn còn tồn tại ở một số dân tộc đến ngày nay, giữ một phần quan trọng trong những phong tục chi phối đời sống của các dân tộc ít người.

Thông dâm bị bỏ máu trộn gạo lên đầu

Người Xê Đăng (Xơ Đăng) sống rải rác từ miên Tây Nam tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng suốt miền Tây tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi đến Kon Tum và chia làm nhiều bộ tộc: Rongao (R’ngao), Halang (H’lang), Dié (Gié) và Xê Đăng chính. 
Tục lệ cưới xin của người Xê Đăng rất khác người Kinh. Họ không theo hẳn chế độ phụ hệ hay mẫu hệ, vì thế, trai gái đôi bên thương yêu nhau, không phân biệt bên nào đến hỏi trước sau. Sau khi cưới xin, con rể phải về ở nhà bố mẹ vợ ít nhất 3 năm. 
Sự thông dâm tại dân tộc Xê Đăng bị trừng phạt rất nặng. Người thông dâm bị phạt trâu bò để giết thịt cho cả làng ăn. Đôi trai gái nếu lấy nhau chưa đầy năm, mà phạm tội thông dâm thì cả kẻ thông dâm lẫn người đồng lõa bị trừng phạt rất nghiêm. Họ bị đuổi ra khỏi làng và không bao giờ được đặt chân trở lại đất làng nữa. Chỉ đến khi nào kẻ phạm tội giết một con lợn trộn máu vào gạo, ngồi tại một nơi để tất cả dân làng đi qua, mỗi người bỏ một ít gạo trộn máu lên đầu kẻ phạm tội và nói: "Tao tha tội cho mày để từ sau không tội phạm nữa", kẻ phạm tội mới được trở về làng. 
Vì sự trừng phạt khắt khe nên mặc dù người Xê Đăng có tục trai gái ngủ chung tại nhà làng mà rất ít khi xảy ra những chuyện đồi bại đáng tiếc.

Phạt vục đầu ăn cơm trong máng lợn

Giữa khu vực Tây Nguyên và ven biển miền Trung suốt theo bờ biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận ngày nay là giang sơn của đồng bào thiểu số người Chăm.
Hôn lễ người Chăm rất tốn kém và phiền phức. Người Chăm cũng trừng phạt gắt gao những người mắc tội ngoại tình và loạn dâm. Một tài liệu nghiên cứu về con người Việt Nam viết: Người đàn bà Chăm có chồng còn ngoại tình phải nộp vạ hai con lợn, một con cho chồng và một con cho làng để làm thịt mời bà con làng nước tới ăn và làm lễ chuộc tội.
Ngoại tình với người trong thân tộc, tội nặng hơn, phải nộp hai con trâu, một con cho làng, một con để cúng Trời Đất. Họ cũng phải làm lễ thề sẽ chừa bỏ ngoại tình, lễ thề cử hành ở bên suối, kẻ ngoại tình giết một con gà trắng và nguyện không tái phạm.
Ngoài sự trừng phạt trên, gian phu, dâm phụ còn chịu thêm một hình phạt về thể xác. Bà con dân làng sẽ họp tại một địa điểm rộng, chia đứng sang hai bên, ở giữa là một mâm cho lợn ăn, trong mâm có cơm nước trộn lẫn lộn. Gian phu, dâm phụ đứng hai bên máng và phải vục đầu vào ăn như lợn. 
Hình phạt này có ý rằng tư cách hai phạm nhân không hơn gì con lợn, họ phải biết sửa mình tu tỉnh lại. Dân làng bà con thay nhau cầm roi quất vào hai người, hai người cứ phải vục đầu ăn cho hết chỗ cơm ở máng. Ăn xong hai người bỏ chạy vào rừng.
Sáu hình phạt thể xác này, sau khi nộp vạ như đã định, họ mới được trở về làng sống bình thường.

Khai trừ người ngoại tình khỏi thôn

Người Chăm Châu Đốc là những người Chăm ở mấy huyện Tân Châu, Châu Phú, thuộc tỉnh Châu Đốc (An Giang). Người Chăm Châu Đốc theo Hồi giáo, bởi vậy hôn lễ của họ cử hành theo nghi thức Hồi giáo. 
Trai gái Chăm Châu Đốc lập gia đình khi đã được coi như trưởng thành. Con trai được coi như trưởng thành khi đã chịu xong lễ cắt da quy đầu, con gái thì vào tuổi dậy thì, tức là 13, 14 tuổi.  
Việc hôn nhân của người Chăm Châu Đốc được thành tục nhờ mai mối, tương tự như tục lệ Việt Nam. Phong tục người Chăm Châu Đốc cấm hẳn sự yêu đương vụng trộm. Nếu có trường hợp yêu trộm giấu thầm, dân làng bắt được, người đàn ông buộc phải cưới cô gái kia.
Người Chăm Châu Đốc trừng phạt người ngoại tình rất nặng nề. Người chồng có quyền bỏ nếu người vợ ngoại tình. Người ngoại tình dù là đàn ông hay đàn bà đều bị khai trừ khỏi thôn ấp. Người đàn ông ngoại tình còn phải chịu một hình phạt khác là cưỡi một con bò cái, mắt nhìn về phía sau, bị dẫn đi từ đầu tới cuối làng, đồng thời có một vị chức sắc rêu rao. 

Gia đình nhà vợ phải lo vợ khác cho con rể

Người Bahnar (Ba Na) sống ở miền Đông Nam Kontum, Tây Bắc Pleiku và phía Tây Bình Định, gồm tất cả 7 tộc chính và nhiều chi phối nhỏ. 
Sự ngoại tình và thông dâm của người Bahnar (Ba Na) rất hiếm. Đàn bà có chồng còn ngoại tình, lần đầu tiên phải đền cho chồng và làng nước một con lợn. Nếu tái phạm, người ngoại tình phải đền nhiều hơn, có khi một con trâu. Trâu và lợn này được mổ thịt đãi dân làng.
Trong trường hợp ngoại tình nhiều lần, người chồng có quyền ly dị và gia đình nhà vợ phải lo vợ khác cho con rể.

Người ngoại tình sẽ bị sỉ vả

Người Djarai (Gia rai) cư ngụ ở phía Nam  KonTum, gần khắp tỉnh Pleiku, miền Bắc Dăl Lăk, Tây Bắc Phú Yên và Bắc Khánh Hòa. 
Phong tục của người Djarai rất phiền phức. Ở đây, câu "nam nữ thụ thụ bất thân" được tuyệt đối áp dụng cho trai gái thanh tân. Người Djarai trừng phạt tội ngoại tình và thông dâm cũng gần giống như người Chăm, nghĩa là bắt nộp vạ lợn, bò, trâu, dê, để mời dân làng ăn.
Về thể xác, sự trừng phạt khe khắt hơn nhiều: gian phu, dâm phụ phải ăn cơm trong máng lợn luôn ba tháng, bị sỉ vả và bị roi quất vào người. Tuy nhiên, việc ngoại tình và thông dâm ít xảy ra ở người Djarai.

Người vợ ngoại tình bị chồng coi như nô lệ

Người Stêng sống theo ranh giới Campuchia - Việt Nam, từ Tây Nam Lâm Đồng tới Bình Long (Sông Bé) Tây Ninh và ở rải rác tại các tỉnh Đồng Nai, không chia thành nhiều bộ tộc nhỏ. 
Với người Stêng, người chồng ngoại tình bị vợ bắt được quả tang, người vợ có quyền bắt vạ một con gà, nhưng không được xin ly dị. Người vợ ngoại tình trong rừng, bị chồng bắt được, gian phu phải nộp vạ bằng tiền, một con lợn và một vò rượu. Nếu việc gian dâm xảy ra ở trong nhà người chồng, gian phu sẽ bị phạt 4 con trâu và nộp làng một con lợn để mổ thịt.
Kể từ ngày ngoại tình, người vợ bị chồng coi như nô lệ, nếu tái phạm sẽ bị ly dị và phải trả của. Kẻ phạm gian bị phạt nếu không có tiền để nộp sẽ phải làm nô lệ cho gia đình người hưởng phạt suốt đời.

Định nghĩa ngoại tình từ giữa thế kỷ 20 có phần công bằng hơn cho phụ nữ.

Lê Văn Đức (1970b:1024) coi ngoại tình là trai gái với người khác (khi đã có vợ hay có chồng).
Như vậy từ giữa thế kỷ 20, tỷ lệ đàn ông ngoại tình đang ở số không tuyệt đối tăng vọt đột biến: ông nào đã có vợ mà nuôi bồ nhí cũng là ngoại tình rồi chứ không cần phải dính đến phụ nữ đã có chồng.
Các định nghĩa lỏng lẻo hiện nay lại càng bất lợi hơn cho đàn ông. Chỉ cần có quan hệ yêu đương bất chính khi đã có vợ hay có chồng (Nguyễn Như Ý, 1999:1202; Hoàng Phê, 2006:684) cũng có thể bị xem là ngoại tình.
Cắm sừng, dịch sao phỏng từ tiếng Pháp planter des cornes, là [ông] đi ăn chả hoặc [bà] đi ăn nem. Tương tợ ta có porter des cornesvà avoir des cornes của tiếng Pháp sang tiếng Việt thành mọc sừng để nói về nạn nhân của sự phản bội.
Bên tiếng Pháp là vậy nhưng ở Việt Nam khi xưa không có chuyện đàn ông ngoại tình mà chỉ có người đàn bà mới bị ghép tội này nên nói cắm sừng là nói người đàn bà làm cho chồng phải mang tiếng có vợ lấy trai (Thanh Nghị, 2967b:201).
Các từ điển tiếng Pháp hiện nay (Petit Robert 2007) tránh cách định nghĩa mang màu sắc tôn giáo (foi = đức tin / niềm tin), nói rõ là rapport sexuel volontaire d'une personne mariée avec une personne autre que son conjoint (quan hệ tình dục tự nguyện giữa một người đã kết hôn với người không phải là người phối ngẫu của mình).
Khi đã có vợ mà còn lên mạng chát, hẹn hò với em, thư qua điện thoại lại... thì hãy coi chừng vì tất cả những trò ấy đều là quan hệ yêu đương bất chính.
Cho đến nay các từ điển vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cái nếp nghĩ đó, tiếp tục lấy danh dự của người chồng làm điểm xuất phát cho định nghĩa: cắm sừng là đánh lừa chồng, ngoại tình (Nguyễn Kim Thản, 2005:228 ; Hoàng Phê, 2006:117), là đánh lừa chồng để có quan hệ ngoại tình trót lọt, dễ dàng(Nguyễn Như Ý, 1999:269).
Đàn ông Việt Nam bây giờ lại khổ hơn đàn ông Pháp.

Đồng tính là gì?

Đồng tính là cùng giống đàn ông hay cùng giống đàn bà với nhau ((Lê Văn Đức, 1970a:487), nói gọn là cùng giới tính (Hoàng Phê, 2006:344)
Đồng tính luyến ái là một tổ hợp Hán Việt với trung tâm là luyến ái (nghĩa là tình yêu) và đồng tính đóng vai trò thành phần phụ. Cả tổ hợp bốn chữ đó có nghĩa là tình yêu tha thiết, say mê, không rời nhau được giữa đôi bạn trai hay đôi bạn gái, một hiện tượng bất thường (Lê Văn Đức, 1970a:487). Người có quan hệ yêu đương, ham muốn tình dục với người cùng giới tính là người đồng tính luyến ái (Hoàng Phê, 2006:344).
Có lẽ vì cụm từ đồng tính luyến ái quá dài, người Việt hiện nay bỏ luôn hai chữ luyến ái (người đồng tính, bệnh đồng tính...) khiến cho hai tiếng đồng tính phải gánh thêm một ý nghĩa mà từ điển khó chấp nhận được. Cũng có thể đồng tính hiện nay được dịch thẳng từ same sex của tiếng Anh: same-sex marriage là hôn nhân đồng tính, same-sex kiss là nụ hôn đồng tính, same-sex love là tình yêu đồng tính tức đồng tính luyến ái...

Con đĩ, mại dâm là gì?

Tiếng Hán có 妓 (âm Hán Việt là kỹ), ứng với tiếng Việt là đĩ. Kỹ nữ là con đĩ. Kỹ viện là nhà thổ (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:269). Đây là nguồn gốc của cách đối xử bất công với phụ nữ khi các nhà soạn từ điển định nghĩa từ đĩ.
Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:269) định nghĩa đĩ là hạng đàn bà làm nghề rước khách làng chơi, mại dâm là bán cái dâm (Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:332) và cái dâm là sự say mê về sắc dục (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:148).
Đến Thanh Nghị (1967:875) đĩ vẫn là gái chơi bời, gái rước khách đàn ông để lấy tiền, mại dâm là bán dâm, nghề đĩ điếm và đĩ là gái chơi bời, gái rước khách đàn ông để lấy tiền” (Thanh Nghị, 1967:496); điếm cũng là đĩ (Thanh Nghị, 1967: 500).
Lê Văn Đức (1970a:445) định nghĩa đĩ là điếm, đàn bà làm nghề bán dâm cho khách làng chơi. Mại dâm, bán dâm và làm đĩ là một và đĩ là điếm, đàn bà làm nghề bán dâm cho khách làng chơi (Lê Văn Đức, 1970a:445).
Đào Duy Anh (2005:481) mô tả nghĩa của mại dâm là con gái đem thân-thể cho con trai chơi nhởn cho họ thỏa-mãn nhục-dục để kiếm tiền (se prostituer).
Gần đây hơn là Nguyễn Kim Thản (2005:555), đĩ vẫn là người đàn bà làm nghề mại dâm và đĩ điếm là phụ nữ làm nghề mại dâm, nói chung, định nghĩa mại dâm là bán thân, làm đĩ. Đĩ là người đàn bà làm nghề mại dâm Nguyễn Kim Thản (2005:1014).
Hoàng Phê (2006:315) lịch sự hơn thì đĩ  là người phụ nữ làm nghề mại dâm.
Như vậy, các nhà làm từ điển tiếng Việt chỉ công nhận một hình thức hoạt động tính dục. Đó là quan hệ tính dục giữa nam và nữ (không kể các hoạt động giữa hai người đồng giới). Chỉ loại quan hệ tính dục nam nữ có thể mua bán được và người bán chỉ có thể là phụ nữ, tức là đàn ông không bán dâm.
Điều 3 của Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 về phòng chống mại dâm do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua ngày 17 tháng 2 năm 2003 giải thích từ ngữ như sau:
1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.
Pháp lệnh số 10/2003 gộp cả hai khái niệm mua và bán vào từ mại, vốn chỉ có nghĩa là bán.
Tiền thì khó có thể hiểu nhầm, nhưng lợi ích vật chất khác là gì thì bao la, bát ngát vô chừng. Chị bác sĩ ngủ với thủ trưởng ở trung tâm y tế đường bộ 2 có được lợi ích vật chất gì không? Nếu có, chị có thuộc diện chi phối của pháp lệnh không?
Nữ hoàng nội y Ngọc Trinh Không đi làm, tôi vẫn sống dư dả vì có bạn trai lo thì để thoát khỏi phạm vi chi phối của pháp lệnh chỉ có một cách là không giao cấu với bạn ấy. Pháp lệnh không phân biệt giữa người nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của bạn tình một đêm (như người mẫu Hồng Hà) hay tiền hoặc lợi ích vật chất khác của bạn tình thường xuyên.
Người xưa có câu:
Con sâu bỏ rầu nồi canh,
Một người làm đĩ, xấu danh đàn bà.
Nhưng đó là chuyện đời xưa. Từ nhiều năm nay ai cũng biết là không chỉ có đàn bà bán dâm cho đàn ông mà có cả đàn ông bán cho đàn bà, đàn bà bán cho đàn bà và đàn ông bán cho đàn ông. Vậy tại sao từ điển vẫn không thoát nổi nguyên nghĩa?
Với tư cách là một công cụ chuẩn hóa, từ điển góp phần củng cố một cấu hình tư tưởng được các lực lượng thống trị xã hội ủng hộ. Các quan hệ xã hội (trong đó có quan hệ giữa người bán và người mua trên thị trường nhục dục) bị ép phải lọt qua cái khuôn mẫu đã được từ điển định sẵn, trước khi chạm đến ý thức của người sử dụng ngôn ngữ . Ý thức vì vậy không thể phản ánh hiện thực một cách chân thực. Nhưng đó là cái ý thức mà thế lực thống trị xã hội mong muốn.
Còn mày, mày là con cái đứa đánh đĩ thập phương, là con thằng khố rách áo ôm, cu-li poóc-tê. (Ma Văn Kháng, 2003V:535)
Cái đứa đánh đĩ thập phương chỉ có thể là phụ nữ. Vì vậy khi Ngọc Trinh, nữ hoàng nội y, tuyên bố Tôi còn phải chừa một phương lấy chồng chứ, người ta liên tưởng ngay lập tức đến nghề làm đĩ mặc dù có thể cô không làm nghề ấy. Đây không phải là thiên hạ ghen ăn tức ở gì với cô người mẫu. Chẳng qua chỉ vì chưa đến lúc việc bán dâm được xem như một nghề nghiệp chân chính và Ngọc Trinh lại phải thể hiện suy nghĩ trong khuôn khổ những từ ngữ khinh miệt chính phái tính của mình.

Ca ve sao không biết nhảy?

Từ cavalier của tiếng Pháp có nhiều nghĩa, nhưng chỉ có một nghĩa vào tiếng Việt qua đường mượn âm và chỉ ở dạng giống cái (cavalière): bạn nhảy nữ.
Hồi đầu thế kỷ 20 do quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân, hầu như không có phụ nữ Việt Nam chịu khiêu vũ nên bạn nhảy nữ đều là chuyên nghiệp.
Trong Kỹ Nghệ Lấy Tây ta thấy Vũ Trọng Phụng gọi họ là ca-va-li-e:
Nghe đâu bây giờ có một cô ả trong bọn ấy sang một tiệm nhảy ở Đáp Cầu xin vào làm ca-va-li-e.
Trong Truyện bốn người đăng trên báo Ngày nay số 87, Khái Hưng & Thạch Lam &  Hoàng Đạo & Thế Lữ (1937:1010) gọi là kỵ nữ (vì cavalier là kỵ sĩ):
Ai nấy chỉ nghĩ tới một việc, theo đuổi một mục đích : mời được, kéo được ra sân khiêu vũ một cô kỵ nữ.
Các cô cũng được gọi là vũ nữ:
Nhưng chàng thề với chàng rằng thế nào cũng tìm dịp gây sự để tặng cho kẻ tình địch một cái tát ở ngay trước mặt cô vũ nữ đáng ghét. (Khái Hưng & Thạch Lam &  Hoàng Đạo & Thế Lữ, 1937:1010)
Vũ nữ Hán Việt (làm việc ở vũ trường) nghe sang trọng hơn gái nhảy (làm việc ở tiệm nhảy).
Sau năm 1954 vũ trường biến mất ở miền Bắc nhưng thịnh dần ở miền Nam, từ ca-va-li-e biến mất, xuất hiện các từ ca ve và ca nhe, lấy âm tiết đầu và âm tiết cuối của từ gốc mà phát âm theo kiểu miền Nam. Thời này ca ve vẫn còn biết nhảy, làm việc chủ yếu ở vũ trường. Nếu có làm gì thêm ở đâu khác thì đó không phải là đặc điểm nghề nghiệp của họ.
Các em gái bán bar trước bẩy nhăm, những thôn nữ làm gái nhẩy ở vũ trường bây giờ đều chính danh là ca ve, có thẻ đóng dấu và được phép hành nghề. (Nguyễn Việt Hà, 2007:34)
Cuối những năm 80, khi các vũ trường xuất hiện trở lại, làm bạn nhảy vẫn là công việc chính của các cô vũ nữ. Từ điển Hoàng Phê (2006:97) chỉ ghi nghĩa này. Việc ra ngoài chơi với khách vẫn nằm ngoài phạm vi công việc của ca ve. Ai đi như thế chỉ có thể là nhảy dù / đi dù.
Từ điển Nguyễn Kim Thản (2005:194) mở ngoặc đơn là có khi, theo nghĩa xấu, còn bí mật kiêm hành nghề mại dâm.
Ca ve thời này nhảy đầm không lương, chỉ có tiền bo tùy tâm của khách nhảy (nếu tranh được khách) mà không nhảy dù thì làm sao sống?
Dần dần cái việc kiêm thêm lại thành việc duy nhất mà các cô ca ve biết làm. Bây giờ bất cứ cô gái nào đi khách cũng có thể được gọi là ca ve, không cần phải biết mặt mũi cái sàn nhảy ra sao.
Bác sĩ đi găng dày cộp, sợ bị nhiễm khuẩn cave. (Nhiều Tác Giả, 2010:130 - Võ Thị Xuân Hà)
Tùy theo địa bàn hoạt động của họ mà có ca ve đứng đường, ca ve mạng, ca ve vũ trường... Theo đẳng cấp thì có ca ve ngoại hạng, ca ve cao cấp, ca ve hạng sang, ca ve hạng bét lốp lét...
Theo mức độ thành thục, có ca ve mới vào nghề và ca ve lành nghề. Theo cường độ hành nghề, có ca ve chuyên nghiệp, ca ve bán chuyên, ca ve bán chính thức. Trong số ca ve bán chuyên lại có ca ve chân dài, ca ve văn phòng, ca ve sinh viên...
Tất cả các ca ve ấy khi dịch trở lại tiếng Pháp phải dùng từ pute, không dùng từ cavalière được.

Mất trinh, gái điếm, chuyển giới và các sự lạ khác ở thời Lê

Thân hữu của tôi là Vân Trai Trần Quang Đức tiên sinh, nhân buổi thư nhàn ngồi đọc sách, đã phát hiện ra trong thư tịch cổ nhiều điều thú vị mà hầu như chúng ta đều chưa biết tới và ghi chép thành mấy dòng tản mạn, như:

  • Lê Lợi làm mất kiếm ở Hồ Gươm
  • Gái điếm thời Lê
  • Con gái thời xưa đa số đã mất trình trước khi đi lấy chồng
  • Cột cờ Hà Nội không được người xưa coi trọng
  • Thời Lê đã có thuật chuyển đổi giới tính

Blog người hiếu cổ xin trích dẫn lại ghi chép về các sự việc trên để quý độc giả cùng thưởng thức, và có thêm tư liệu tham khảo cho những kiến văn của mình.

1) Vua Lê Lợi không hề trả kiếm tại Hồ Gươm

Sơn cư tạp thuật:"Hồ Gươm nằm ở phía Đông kinh thành, tương truyền buổi đầu thời Cao Hoàng đế (chỉ Lê Lợi), có con rùa to như cái lọng, nổi trên mặt nước, khấn yểm đều không khắc chế được. Cao Hoàng lấy kiếm chỉ vào nó, nó nghển cổ như ngóng nhìn. Cao Hoàng tức giận ném kiếm xuống hồ, con rùa liền lẩn đi. Vua sai tát cạn nước hồ, nhưng không thấy nó đâu, kiếm cũng chẳng biết ở nơi nào."
劍湖在京城之東,世傳高皇初,有大龜如蓋,浮水面,厭禱弗克。高皇以劍指之,龜矯首如有所望,高皇怒擲劍入湖,龜遂隱。帝命㪺水涸之,無所見,劍亦不知所在
Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cũng chép trong Tang thương ngẫu lục: "Hồ Hoàn Kiếm ở Thăng Long nằm cạnh phường Báo Thiên, thông với nước sông, thế rất rộng lớn, là nơi Thái tổ hoàng đế triều trước bị rơi kiếm vậy. Buổi đầu Thái tổ khởi nghĩa, được một thanh kiếm cổ, sau khi phục nước hay dắt bên người. Một hôm du thuyền trên hồ, thấy con rùa lớn nổi lên mặt nước, bắn nó không trúng,lấy kiếm chỉ nó, kiếm rơi chìm xuống, rùa bỏ đi theo kiếm. Vua nổi giận, sai bịt cửa hồ, xây đê tát nước, tìm vẫn không được. Đời sau nhân vết tích phân làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (ngóng trái ngóng phải, tìm mãi không thấy".
滄桑偶錄·還劍湖》昇龍還劍湖在報天坊側,與江水通,勢甚廣闊,先朝太祖皇帝墜劍處也。初太祖起義時,得古劍一口,得國後嘗以自佩。一日泛舟湖中,巨黿 浮水上,射之不中,以劍指之,墜水没,黿隨劍去。帝怒,命塞湖口,築堤竭水,求之不得。後世因其跡,分爲二左望、右望"

2) Gái điếm thành Thăng Long thời Lê 



Sơn cư tạp thuật:"Nước ta trước đây đĩ điếm phần nhiều tụ tập ở kinh thành và quân doanh, chỗ nào cũng có, riêng phố Hàng Chĩnh, Hàng Cau đông nhất. Đĩ phần nhiều bị giang mai, tục gọi là mụn Xiêm La. Tương truyền khi chinh phạt Xiêm La, tướng sĩ mắc chứng này, về lây cho nhau, đứa phóng đãng trăng hoa hay mắc phải, có khi chết người. Sau năm Mậu Thân (1788), tướng sĩ trấn Bắc Thành phần đông lây bệnh này, nguy cấp khôn cứu, cấm cũng không dứt được. Bèn lùng bắt đĩ khắp các phố phường, cạo đầu, phạt trượng rồi đuổi đi. Đó cũng là một cách làm hay."
《山居雜述·女閭》:我國從前娼妓多聚京師軍房,在在有之,唯㽀(直徑切,音鄭,釜別名)肆、榔肆尤盛。妓多楊梅瘡,俗言暹羅瘡。相傳征暹羅時,將士得此癥,還相傳染,浪夫蕩子多得之,有至卒死者。戊申以後,鎮北城將士多染是瘡,危殆不救,禁之不能止,遂索諸坊庯娼妓,髡其頭,杖而逐之。是亦一快擧。

 3) Con gái xưa thường đã mất trinh trước khi lấy chồng: 

"Ôi! Con gái thời xưa mười năm khuê các, sáng chẳng dời sân, khuya đi thắp lửa, lấy đó phòng thân mà vẫn chẳng tránh được điều dâm bôn lầm lỡ. Tục nước ta đối với việc phòng thân của đàn bà rất là sơ lược, đã lộ người hở mặt, lại còn cùng con trai chung đường chung giếng, giẫm cỏ xem trò, lại còn cùng con trai kề vai chạm lưng, đến khi có người mai mối, thì phần nhiều đã mất trinh rồi." (Sơn cư tạp thuật, viết vào khoảng 1786 - 1789)
越南黎末《山居雜述·女當謹嚴》嗚呼!古者女子十年不出,晝不遊庭,夜行以火,以此為防,猶未免有婬奔之失。國俗於女子防閑甚爲疏略。呈身露面而與男子同途共井,踏青看場,而與男子挨肩擦背,至於為所媒誘而失其身者多矣。"

4) Người xưa chê việc xây dựng Cột cờ Hà Nội 

"Ngắm cái cột cờ Hà Nội mấy lần mà chẳng thấy nó đẹp ở chỗ nào, trông rất thiếu thẩm mỹ. Nay đọc Tang thương lệ sử, mới biết ngày xưa cũng có nhiều cụ nghĩ như mình. Sách này viết: "Kỳ đài ở phía trước lầu Ngũ môn là di chỉ Tam môn triều Lý. Thời Gia Long dỡ bỏ Tam môn, đến năm thứ năm (1806) xây kỳ đài... Từ xa trông lại, giống hệt ống khói ở công xưởng, khiến người ta xót xa."
Nguyên văn: "旗臺在五門樓前,李朝三門故址也。嘉隆年間撤三門,五年筑旗臺...自遠望之,有如工廠之煙突,令人為惻然"

5) Thuật chuyển giới đã xuất hiện từ thời Lê trung hưng 


Tôi tối qua trộm nhàn xem sách, thấy có một việc kỳ thú. Chẳng là sách Thái bình quảng ký thời Nguyễn có chép một việc thế này: "Vào năm Đinh Sửu thời Lê Cảnh Hưng (1757), xã Nam Triệu, huyện Thủy Đường, trấn Hải Dương có người đờn bà đến tuổi cập kê, được gả cho người xã Trinh Hưởng. Chỉ hơn chục năm đã sinh được hai trai một gái. Đến năm 36 tuổi bèn lấy thiếp cho chồng, rồi làm căn nhà khác ở, mặt mũi mọc ra râu ria, dường trở thành một mỹ nam. Đoạn lại lấy con gái của người xã Nhân Giả làm vợ, sinh được một trai một gái, của nhà giàu có, thọ đến lục tuần mới mất".
Tác giả sách này gọi là người nửa âm dương, tức 'người đổi giới tính' theo cách gọi ngày nay vậy (tục nước ta gọi là người chuyển giới).
Nói vậy thì thuật đổi giới ở nước Việt ta đã có từ lâu rồi, mà người chuyển giới lại có thể sinh đẻ, thọ đến tuổi thuận tai.
Ôi!
So với y thuật của nước Xiêm bây giờ, khá biết bọn Xiêm man còn xa mới bằng ta vậy.
Đem so mọi việc, há chẳng lạ sao.
我昨晚偷閑看書見有一條奇聞趣事。皇阮古籍《太平廣記》載一事云:“黎景興嵗丁丑 (1757),海陽鎮水棠縣南肇社,有一女年已及笄,許嫁貞享社人。僅十餘年,生得二男一女。至三十六嵗,乃為其夫娶妾,而別造家室居住,面貌生出鬚髯, 宛成一美丈夫。自娶仁者社人之女為妻,生得一男一女,家道豐裕,壽至六旬而終” 。此書作者謂之‘半陰陽人’,即今所謂‘變性人’是也(我國俗号��轉界)。如此説來,變性之術在我越國由來已久而變性之人竟有生育之理,壽至耳順之年。 噫!較之當今暹國醫術則可知暹蠻遠不之及也。比事而觀,詎不異然."

Chính quyền thành phố Sài Gòn thời Pháp thuộc đã thu lợi từ các nhà thổ như thế nào?

Ngân sách thu từ các nhà thổ gồm ba khoản: thuế kinh doanh, phí khám bệnh, phí làm thẻ chụp ảnh. Dưới đây là số tiền thu về cho ngân sách thành phố (làm tròn đến hàng đơn vị) trong các năm 1929-1931:
Năm 1929 dự thu 10.000 đồng, thực thu 10.965 đồng (Ville de Saigon, 1930 , Compte administratif du maire pour l'exercice 1929, p.p. 18-19).
Năm 1930 dự thu 35.000 đồng, thực thu 18.278 đồng. Chú thích: số thu giảm là do ngành mại dâm được giảm thuế  (Ville de Saigon, 1931, Compte administratif du maire pour l'exercice 1930, p.p. 34-35).
Năm 1931 dự thu  25.000 đồng, thực thu 26.116 đồng. Chú thích: số thu tăng nhờ số khám sức khỏe (Ville de Saigon, 1932, Compte administratif du maire pour l'exercice 1931, p.p. 14-15).

Nhà thổ Nhật ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ 20 hoạt động như thế nào?

Theo bài thuyết trình của bác sĩ Roux (1905:203-210), nhà thổ Nhật hoạt động như sau:
Nhà thổ Nhật là nhà thổ... Nhật, nghĩa là chủ chứa Nhật, gái Nhật, không gian Nhật, tất cả đều Nhật, trừ người hầu hạ (người An Nam) và khách (người Tây). Gái điếm Nhật từ hạng thấp nhất đến cấp cao nhất đều coi thường người An Nam, tuyệt đối không tiếp khách An Nam. Người An Nam nếu có mặt trong nhà thổ Nhật chỉ để làm bồi mà thôi.
Trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19
Chủ chứa là một má mì. Người này có uy quyền tuyệt đối với gái và có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ các cô một cách chu đáo. Các cô cũng răm rắp nghe lời má không sai chạy.
Phần lớn gái Nhật ở Bắc kỳ ở độ tuổi 18. Cao nhất là 30. Ít tuổi nhất là 14. Luật Nhật cấm gái mại dâm dướí 16 nhưng đây là xứ Đông Dương thuộc Pháp.Vì chỉ tiếp khách Tây nên nhà thổ Nhật chỉ hoạt động ở các trung tâm đô thị có... đủ Tây đến chơi. Điều kiện là có tiền (dĩ nhiên) và không được nói xấu Thiên Hoàng (ai vi phạm thì bị đuổi cổ lập tức). Đông vui nhất là Hải Phòng. Đây là điểm đổ bộ của gái Nhật trước khi tỏa đi các nơi trên miền Bắc (có đủ khách Tây): Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai, Mông Tự. Nhà thổ Nhật ở Mông Tự được thành lập năm 1904.
Trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19
Gái Nhật lên miền ngược không hẳn đã là hàng dạt. Chỗ nào kiếm ăn được (hay được kiếm ăn cũng thế) thì họ đến. Không kiếm được hay không được kiếm thì đi.
Gái mắc bệnh ở Hải Phòng bị bác sĩ cấm hành nghề thì họ lân la lên Hà Nội hay lần mò sang các tỉnh khác thăm dò xem bác sĩ nơi ấy có dễ dãi hơn không. Gái Nhật có ưu điểm là thượng tôn pháp luật. Bác sĩ khám thấy có bệnh, bắt nghỉ là nghỉ, không lén lút đi khách, chèo kéo dụ dỗ thế nào cũng vô ích. Bác sĩ chỗ này khó tính bắt nghỉ thì họ sang chỗ khác xem bác sĩ khác có cho phép không chứ cương quyết không làm đĩ lậu.Cũng có khi họ đang làm ăn được trên mạn ngược nhưng không hợp khí hậu thì đành phải về xuôi. So với ở đồng bằng thì ở mạn ngược nguy cơ mắc sốt rét cao hơn. Mất mạng là một chuyện. Hao mòn sức khỏe, tốn kém thuốc thang đã đành. Riêng đàn bà con gái còn sợ vốn tự có bị xuống cấp. Gái Nhật bệnh sốt rét thường phải phấn son rất đậm. Đau khổ nhất là bị rụng tóc: bộ tóc của gái Nhật được chải bới rất công phu và họ có một loại gối đặc biệt để nâng đầu, giữ gìn bộ tóc đó khi nằm ngủ.

Trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19
So với các chủng loại gái điếm khác, gái Nhật thuộc hàng vô địch về sự ở sạch. Nhà cửa, phòng ốc của gái Nhật khang trang, ngăn nắp, sạch sẽ đã đành. Thân thể cũng sạch. Chỗ kín lại càng sạch. Họ có ý thức đi khám đúng kỳ, tự giác kiêng khem, thuốc men theo toa bác sĩ, làm đúng bổn phận mà pháp luật quy định.Họ không chỉ ở sạch mà bắt khách cũng phải sạch. Thấy khách có vẻ dơ dơ là từ chối. Thường là họ cẩn thận khám qua súng ống trước khi cho phép sử dụng.Vì sạch sẽ cẩn thận đúng mức như vậy nên tỷ lệ gái Nhật mắc bệnh hoa liễu rất thấp. Xui lắm mới có cô bị lậu mủ. Gái Nhật nói chung không bị hạ cam, chứng bệnh thường gặp ở gái An Nam, vô địch ở bẩn. Một điểm đặc biệt là gái Nhật miễn nhiễm với giang mai cứ như là cơ thể của họ có một thứ vắc xin di truyền (vaccin héréditaire) chứ chẳng lẽ vì quá sạch sẽ mà vi trùng giang mai không vào được!Khách chơi lấy sự sạch sẽ an toàn trên hết thì đến với gái Nhật vì ngoài cái sự ấy ra không còn gì đáng đồng tiền bát gạo nữa. Nguời Tây vốn rất dễ tính với hơi hướng lạ (exotique) cũng phải chê là gái Nhật xấu: mắt xếch, ngực và xương chậu không cân đối, đùi to chân ngắn, vú dài mau xệ (gái An Nam dù lớn tuổi vẫn gọn gàng và săn chắc), lông (chân và mu) rậm (gái An Nam thưa thớt hơn). Lên giường thì đơ như khúc gỗ cho đến khi xong việc và tuyệt đối không chơi kiểu. Xong việc thì thôi, không có chuyện vấn vương lòng thòng. Khách chơi dễ ngộ nhận rằng gái Nhật cực kỳ kém chuyện ấy.Sự thật không phải như thế. Có những cô được khách chuộc thân, quan hệ xác thịt nhờ yếu tố tình cảm mà trở nên thăng hoa, nồng nhiệt không kém gì ai. Chẳng những thế họ còn tận tụy phục dịch ân nhân, nói chung là ăn ở có trước có sau hết mực. Không thể so với việc ăn bánh trả tiền được.Các cô nói chung gốc con nhà nghèo cả. Người ta thường đồn là gái Nhật ra ngoại quốc bán dâm kiếm tiền rồi về nước gây dựng gia đình. Thực ra đều là đi kéo cày trả nợ cho cha mẹ. Thân giá khoảng 150 đồng biệt (piastre). Tiền này đã giao cho cha mẹ bên Nhật trước khi cô gái lên đường bán thân trả nợ. Người đã chuộc thân xong, muốn tiếp tục hành nghề có thể lãnh lương tháng 30 đồng. Nhưng thường là làm đến mãn đời cũng không trả nổi. May mắn thì có người chuộc ra cho. Dễ hiểu tại sao cô gái Nhật một lòng một dạ với ân nhân của mình.
Trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19
Đến nơi xa lạ các cô chỉ biết có một chỗ là cái nhà thổ, phải một thời gian sau mới biết rằng cái nghề mình làm bị xã hội đó xếp vào mạt hạng. Gái Nhật khi phải ra ngoài thường rất khép nép, kín đáo là vì vậy. Nhà thổ là nơi duy nhất các cô có thể sinh hoạt như ở Nhật. Khi nào không phải làm việc thì viết thư thăm nhà và đọc thư nhà, thế thôi, chứ biết đi đâu?

 Dương mai hay giang mai?

Sách báo hiện nay đều dùng từ giang mai để gọi chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục do thủ phạm là con vi trùng trê-pô-nem (Treponema pallidum).
Các từ điển cũ không có giang mai., chỉ có dương mai và định nghĩa là bệnh tim la (Huình Tịnh Của, 1868a:253);  Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:162; Lê Văn Đức, 1970a:392; Đào Duy Anh, 2005:212).

Hai là khuếch-trương nghề mãi-dâm, các nơi thành-trấn chỗ nào đông người đều cho mở nhà điếm người Nhật, người Triều-tiên, không có hạn-chế gì cả, đều được miễn thuế doanh-nghiệp để tỏ ý khuyến-khích, làm cho lan mãi nọc độc dương-mai ra. (Nam Phong Tạp Chí số 207, 1934:212)
Tiếng Trung Quốc là 梅毒 (âm Hán Việt: mai độc) nhưng dân gian hay gọi là 楊梅瘡. (âm Hán Việt: dương mai sang). Sang nghĩa là bệnh nhọt. Cây dương mai là một giống cây nhỡ, quả có hình dáng và màu sắc giống quả dâu; tiếng Pháp gọi là arbousier hay arbre à fraises. Tên bệnh như thế là do người bệnh phát nhọt màu đỏ trông như quả dương mai (梅毒所發之瘡,, 色紅, 似楊梅 mai độc sở phát chi sang, sắc hồng, tự dương mai).
Do trong tiếng Việt sự chuyển đổi ương-ang khá phổ biến (đương / đang, lên đường / lên đàng, an khương / an khang, cương thường / cang thường...), dương mai cũng có thể được nói là dang mai (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:162). Nói thì như thế nhưng viết lại là giang mai. Đến đây thì tên gọi mất đi sự liên hệ với ý nghĩa ban đầu.
Các từ điển hiện nay đều xem dương mai là từ cũ, giang mai mới là từ chính thức được lưu hành.
Dương mai được quy về giang mai và chỉ giang mai mới có định nghĩa (Nguyễn Như Ý, 1999:564), Nguyễn Kim Thản, 2005:490; Hoàng Phê, 2006:272).

Lục xì là gì?

Lục xì là một thiên phóng sự nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng viết về nơi chữa bệnh cho gái mại dâm.
Từ lục xì, có khi viết là lục xi (Lê Văn Đức, 1970a:846), ban đầu được gọi là nhà khám bệnh đàn bà (Gouzien, 1897:148)
Nguồn gốc của từ lục xì nay ai cũng rõ. Đó là cách người Hoa kiều phát âm hai từ tiếng Anh look, see. Cụm từ look see được họ dùng với nghĩa là xem xem/xem nào/xem đi.
Dans le prodigieux charabia de ces courtiers, toutes les choses qu'ils apportent prennent l'appellation étrange de looksee — prononcez louksi — des verbes anglais to look (regarder) et to see.
(Pimodan, 1900:364)
Người Việt đi khám bệnh, bắt chước người Hoa gọi là đi lục xi:
E khi bịnh hoạn không chừng,
Có quan thầy-thuốc mỗi tuần lục xi.
(Nguyễn Liên Phong, 1909:31)
Nhà khám bệnh tiếng Pháp là dispensaire, nhưng người Pháp ở Việt Nam nghe nhà lục xi/lục xì/ lục sì riết thành quen, cũng ghi là louksi (Gouzien, 1897:148).

Vì sao người đàn ông chăn dắt gái mại dâm không phải là ma cậu mà là ma cô?

Ma cô không phải là ma bà cũng chẳng phải ma ông. Ma cô là một từ gốc Pháp (maquereau) vào tiếng Việt với nghĩa là kẻ hành nghề dắt gái:
* Mấy phút sau, hai gã ma cô bảo kê cho mấy cô gái phóng xe đến đập cửa. (Tiêu Dao Bảo Cự , 2004:134)
Từ ma cô vào tiếng Việt từ những năm 30 của thế kỷ trước (Gustave Hue, 1937:540, Đào Duy Anh, 1950:1012) và ở yên trong từ điển từ ấy đến nay bất kể mọi đổi thay chế độ, thời cuộc. (Thanh Nghị, 1967:869;, Lê Văn Đức, 1970b:874; Nguyễn Như Ý, 1999:1079; Nguyễn Kim Thản, 2005:1007; Chu Bích Thu, 2006:150; Hoàng Phê, 2006 :603).
Ma cô nhập tịch Việt lâu rồi, không mấy ai nhớ đến nguồn gốc của nó nữa, nghĩ đã là ma ắt phải xấu xa. Nhiều khi những kẻ trông hung ác, côn đồ cũng bị gọi là ma cô mặc dù không hành nghề chăn dắt gái.
* Trông tướng ông ấy ma cô lắm, dì cẩn thận đấy. (Huệ Ninh, 2008:22)
Từ maquereau còn được phiên âm thành mặt rô. (Chu Bích Thu, 2006:150) hoặc mặc rô. Cũng như người anh của nó là ma cô, từ mặt rô ngoài nghĩa kẻ chăn dắt gái mại dâm phát triển thêm một nghĩa không có liên quan gì đến nghề tú ông:
Các chiêm tinh gia không khoái chuyện tiên tri này và thay vì trả lời sự thách thức của Gosh đã cho gọi bọn “mặt rô” (bouncers) đến tống tiễn ông vào bệnh viện. (Dương Ngọc Dũng, 2008:61)
Nguyễn Như Ý (1999:1083) có ghi nhận một dạng khác phiên âm từ maquereau là mạc cờ rô và giải nghĩa là như ma cô. Có vẻ như mạc cờ rô không được phổ biến bằng ma cô và mặt rô. Có thể mạc cờ rô (ma cô) vừa bị xung đột đồng âm với mạc cờ rô (macro) của dân chụp ảnh vừa xung đột đồng nghĩa với ma cô / mặt rô nên không bứt lên nổi trong cuộc cạnh tranh.

Binh lính đồn trú Điện Biên Phủ giải quyết sinh lý bằng cách nào?

Theo Lịch sử đảng bộ tỉnh Lai Châu (1945-2009), trong vòng một tháng sau khi tái chiếm Điện Biên Phủ lính Pháp đã gây ra 158 vụ hãm hiếp phụ nữ. 
Cùng với sự hình thành tập đoàn cứ điểm, bộ chỉ huy Pháp phải nghĩ đến chuyện giải quyết nhu cầu sinh lý của hơn một vạn quân trú đóng lâu dài.
Trang Web của VietnamCulture Travel viết không đúng:
The French even went to the extent of flying in an entire brothel of French women to keep the soldiers happy!
Không có gái mại dâm người Pháp trong nhà thổ lưu động ở Điện Biên Phủ. 
Chỉ có gái Việt và gái Bắc Phi (André Galabru, 2006:42 ; Alain Ruscio, 2006:345-346), tổng cộng 18 người. 
Toán thứ nhất là gái Việt, do một má mì từ Sài Gòn ra, tên Chính, tên khác là Marie Casse-croûte tuyển mộ và phụ trách theo máy bay từ Hà Nội lên vào giữa tháng 1-1954, được giao cho sĩ quan quân y lê dương quản lý. 
Toán thứ hai đến Điện Biên Phủ ngày 27-2.
Từ đầu tháng 2, vì sợ Việt Minh pháo kích, một số lính lê dương xung phong đào hầm cho gái (được miễn công tác tu bổ công sự chiến đấu). Hầm được xây dựng khá kiên cố, có đường đi lối lại, trang bị đầy đủ.
Một công văn được gửi ra, quy định ngày giờ mở cửa nhà thổ và thứ tự luân phiên các đơn vị, riêng các đơn vị ở xa sẽ có gái đến phục vụ tại chỗ. 
Ai cũng vui, chỉ có các linh mục tuyên úy phản đối chút đỉnh, đòi điều chỉnh thời gian biểu vui chơi sao cho không trùng với giờ đọc kinh hoặc làm lễ rửa tội.
Khi chiến sự nổ ra ác liệt, không ai còn hồn vía để vui chơi nữa. Các gái điếm vẫn thuộc quyền quản lý của quân y, ngưng làm công việc ủng hộ sinh lý để trở thành các hộ lý chăm sóc thương binh (Alain Ruscio, 2006:345-346).
Jacques Dalloz, tác giả quyển La Guerre d'Indochine (Points Seuil) cho rằng Việt Minh giết sạch số gái điếm bị bắt ở Điện Biên Phủ. Chuyện này hơi khó tin. Có lẽ là các gái điếm người Việt chỉ phải đi cải tạo.
Trong một thời gian dài Geneviève de Galard được xem là người phụ nữ duy nhất (seule femme) có mặt ở Điện Biên Phủ đến phút chót. 
Gần đây để tôn trọng sự thật lịch sử và để tỏ lòng kính trọng những người phụ nữ vô danh lạc loài giữa bom đạn, người ta nói lại rằng Geneviève de Galard là người phụ nữ Pháp duy nhất (seule Française) (Alain Ruscio, 1985:335-347), với hàm ý rằng Điện Biên Phủ còn những người phụ nữ khác, không phải người Pháp. 
Nhưng vẫn còn nhiều người không biết những người phụ nữ ấy đến Điện Biên Phủ làm gì.

Bìa trước