Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế - xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế - xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

21 tháng 12 2011

Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (I)

Note này Khoằm để sưu tầm tài liệu tham gia vào link Liệu VNCH sẽ được như Nam Hàn nếu còn tồn tại? - Lịch Sử Việt Nam trên.

Vì câu cửa miệng quen thuộc của các bạn thủi thây ma VNCH: Made in Vietnam! - Citroën La Dalat

Trích:



Từ con số không năm 1954, VNCH đã là quốc gia đầu tiên trong vùng Đông Nam Á đã lắp ráp chiếc xe LaDalat vào những năm đầu của thập niên 70, khi mà Nam Hàn chưa có tí kỹ nghệ xe chi cả.


 Hình xe Citroën La Dalat trưng bày ở Vương Quốc Bỉ - nguồn: Passion-Citroën.
nên Khoằm sẽ làm cuộc khảo cứu nho nhỏ (tài tử thôi), về lĩnh vực kinh tế - xã hội cả 2 miền Việt Nam trước năm 1975, xem trình độ Nam Bắc ra sao?

Thực ra khoa học kĩ thuật của miền Bắc rất phát triển vào thời đó. Công nghiệp nặng tiếp thu sẵn cơ sở hạ tầng của Pháp và học hỏi của Liên Xô và khối XHCN. Máy công cụ, máy cơ khí, luyện kim, ... Thật tréo ngheo nhưng thực ra thời bao cấp sau đó, hoà bình độc lập, tỉ trọng công nghiệp nặng và khoa học kĩ thuật của Việt Nam mới chính là không bằng được hồi đó.

Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ trước 1975 đã phát triển hơn nhiều so với miền Bắc
Chính vì thế nên Johnson mới đòi đánh cho VN trở về thời kì đồ đá. Nhà máy, phân xưởng sản xuất của Việt Nam ngày đó bị đánh phá liên tục. Thử nghĩ xem, một đất nước nông nghiệp, con trâu cái cày thì đâu có khác gì thời kì đồ sắt. 

Johnston đánh bom cho đồ sắt trở về thành đồ đá thì thật buồn cười. Nói cho đúng hơn Johnson đánh bom cho thời kì công nghiệp hoá trở về thời kì đồ đá, tức là phá tan cơ sở hậu cần công nghiệp.

Khoa học kĩ thuật của miền Nam mới là không phát triển bằng miền Bắc thời đó, vì mọi thứ đã có người Mỹ lo giùm. 

Ngành công nghiệp phục vụ sản xuất và chiến tranh do người Mỹ đứng đầu ở miền Nam thời đó có thể nói là khoa học kĩ thuật vượt trội so với miền Bắc cả về số lượng và trình độ. nhưng do người Việt đứng đầu thì có thể nói thẳng là chẳng có gì cả.

Dân Việt chống cộng hô hào là quân Bắc Việt đông hơn quân Nam Việt đến gấp đôi gấp ba, nhưng thực ra là ngược lại. Chính quân Nam Việt mới đông hơn quân Bắc Việt đến gấp đôi, nhưng quá nửa đều là đi lính để mong lãnh lương, đụng đánh nhau là chạy nên thành ra số lính đánh nhau thực sự mới ít hơn quân Bắc Việt.

Chúng ta thường nghe là nền kinh tế VNCH là 1 nền kinh tế sống nhờ vào trợ cấp, nền kinh tế phục vụ chiến tranh. Thực ra điều đó chưa đúng lắm. VNCH thực sự có một nền kinh tế sản xuất chứ không phải chỉ trông cậy vào viện trợ và cung cấp dịch vụ cho quân đội Mỹ. Tuy vậy nền kinh tế sản xuất này chỉ phát triển được trong giai đoạn đầu sau đó lụn bại dần. Giai đoạn sau của chiến tranh VNCH mới phải sống hoàn toàn nhờ trợ cấp của Mỹ. Nếu không có viện trợ thì nền kinh tế VNCH hoàn toàn không thể đứng được.

dinhphdc wrote on May 26, '12

Mới đào được cái mộ cổ từ năm 2005 ở TTVNOL, các mem chém nhau tơi bời về kinh tế 2 miền Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000, Khoằm sẽ lại tài tử làm khảo cứ bổ xung vào đó một cách từ từ.

Hôm nay Khoằm khảo cứu về giai đoạn 1954 - 1960.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Việt Nam đã được ký kết. Đất nước chia làm hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời: miền Bắc và miền Nam.

Miền Bắc bước vào giai đoạn phục hưng và xã hội chủ nghĩa hoá nền công nghiệp. Thời kỳ 1955-65 có thể được chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn phục hưng 1955-57, và giai đoạn cải cách cơ cấu 1958-60.

Trong thời kỳ phục hưng, chính sách phát triển công nghiệp Miền Bắc đặt mục đích nâng cao sản lượng của các ngành công nghiệp trên việc cải cách cơ cấu sản xuất (thiết lập xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã). Và trong thời kỳ này trọng tâm của các công trình xúc đẩy sản xuất tập trung vào các ngành kỷ nghệ nhẹ và các kế hoạch thực thi cho các ngành kỷ nghệ nặng còn giới hạn trong phạm vi xây dựng cơ bản sản xuất. Qua giai đoạn cải cách cơ cấu sản xuất trong các năm 1958-60 thì chính phủ bắt đầu xúc tiến mạnh công trình thiết lập xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Chính trong thời kỳ này khái niệm ‘công tư hợp doanh’ được đề xướng và cho đến năm 1960 đã biến đổi tất cả công ty tư nhân thành xí nghiệp công tư hợp doanh hoặc hợp tác xã.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nền kinh tế đã phát triển rõ rệt, số lượng xí nghiệp quốc doanh tăng từ 41 năm 1954 lên 281 năm 1958 và 1.012 năm 1960 với hơn 125 nghìn công nhân. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1960 bằng 25 lần năm 1955.

Nông nghiệp chẳng những đã được khôi phục, mà sản lượng quy thóc năm 1956 đã vượt qua mức kỷ lục năm 1939 (hơn 4 triệu tấn), tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo.

Trong thời kỳ này, ĐCSVN cũng đã thừa nhận một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, vội vã trong cải tạo tiểu thương…

Nền kinh tế nước ta vốn là nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề. Trong các vùng nông thôn mới giải phóng, hậu quả do các cuộc càn quét của địch để lại hết sức nghiêm trọng: Khoảng 14 vạn héc ta ruộng đất bị bỏ hoang; hệ thống thủy lợi hư hỏng nặng, khiến 200.000 héc ta ruộng đồng không nước tưới tiêu, cằn cỗi và úng ngập; thôn xóm tiêu điều, xơ xác; nhân công, nông cụ và trâu bò bị thiếu nghiêm trọng.

Từ cuối năm 1954 đến nửa đầu năm 1955, nạn đói lan rộng tới trên 200 xã. Các thành thị vừa mới tiếp quản mang nặng tính chất buôn bán, tiêu thụ là chủ yếu. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc thiếu thốn. Gần 50% kho tàng, công sở bị phá hoại. Thương nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ tích trữ, nâng giá lũng đoạn thị trường diễn ra phổ biến. Tiền tệ chưa thống nhất, nền kinh tế quốc dân mất cân đối gay gắt. Hơn 50.000 lao động thất nghiệp. Hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh thiếu đói.

Ở các vùng tự do cũ trong kháng chiến, tuy công nghiệp và nông nghiệp có phát triển, nhưng quy mô nhỏ bé, kĩ thuật lạc hậu nên năng suất rất thấp, không thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao của nhân dân.

Trong khi đó, các phần tử tề ngụy rã đám chưa qua cải tạo, lực lượng thổ phỉ và bọn gián điệp, đặc vụ nước ngoài được cài lại vẫn ngấm ngầm hoạt động... càng làm cho tình hình chính trị xã hội thêm phức tạp.

Tình hình trên đặt ra cho miền Bắc một nhiệm vụ hết sức nặng nề là khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Muốn vậy, nhiệm vụ trước mắt là phải tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất. Trong hoàn cảnh đấu tranh để thống nhất nước nhà, việc thực hiện cải cách ruộng đất vừa phải thoả mãn quyền lợi về kinh tế và chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, vừa phải mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Tại kì họp lần thứ 4 (3-1955), Quốc hội thông qua Nghị quyết tán thành điều chỉnh và bổ sung của Chính phủ về cải cách ruộng đất: Dùng hình thức toà án thay cho những cuộc đấu tố của nông dân, thu hẹp diện tịch thu và trưng thu, mở rộng diện trưng mua, chiếu cố những địa chủ kháng chiến và gia đình địa chủ có con em là bộ đội, cán bộ, viên chức cách mạng.

Trên cơ sở đó, đợt 6 giảm tô và đợt 2 cải cách ruộng đất là những đợt đầu tiên được tiến hành trong hoà bình. Từ lúc này trở đi, cuộc phát động quần chúng nông dân bắt đầu lan rộng vào vùng trung du và đồng bằng mới giải phóng. Ngày 20-7- 1956, đợt 5 cải cách ruộng đất kết thúc. Đây là đợt cuối cùng và là đợt lớn nhất trong cải cách ruộng đất được tiến hành trên phạm vi 1.732 xã với 6 triệu dân ở 20 tỉnh và 2 thành phố.

Trong quá trình cải cách ruộng đất, miền Bắc đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài. Sau khi phát hiện sai lầm (4-1956), ĐCSVN đã có chỉ thị sửa sai. Sau một năm sửa sai (1957), công cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, tịch thu, trưng thu và trưng mua 810.000 ha ruộng đất, trên 100.000 trâu bò, 1.800.000 nông cụ từ trong tay giai cấp địa chủ chia cho 2.200.000 hộ nông dân lao động (chiếm 72,8% số hộ ở nông thôn được chia ruộng đất).

Nhiệm vụ khôi phục kinh tế được tiến hành trong điều kiện hết sức gay gắt của một xã hội vốn là thuộc địa vừa trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề. Vì vậy, ngay từ tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết vạch rõ nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc là ổn định trật tự xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường. Yêu cầu của nhiệm vụ khôi phục kinh tế là sau hai năm về cơ bản phải đưa mức sản xuất lên ngang bằng mức trước chiến tranh (1939), nhằm giảm bớt khó khăn, nâng cao một bước đời sống của nhân dân; phát triển kinh tế một cách có kế hoạch; mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước. Sản xuất nông nghiệp được đặc biệt coi trọng. 

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) nhấn mạnh: Phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tính chất rất trọng yếu của sản xuất nông nghiệp đối với cả nền kinh tế nước ta hiện nay và sau này. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp để giải quyết vấn đề lương thực (trước mắt là cứu đói và phòng đói) làm cơ sở cho việc khôi phục và phát triển công – thương nghiệp. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp và làm nghề phụ ở nông thôn để nâng cao sức sống của nông dân; thông qua đó, củng cố công nông liên minh.

Nhân dân ta có những cố gắng phi thường, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn để khôi phục và phát triển sản xuất. Nhà nước cho nhân dân vay vốn để đầu tư vào sản xuất, ổn định đời sống. Nhờ đó, đến cuối năm 1957, những vết thương chiến tranh trên đồng ruộng đã được hàn gắn: 125.000 mẫu ruộng hoang được đưa vào sản xuất, 12 hệ thống nông giang được sửa chữa cùng với việc xây dựng thêm những công trình thuỷ nông mới. Một hệ thống đê điều với chiều dài 3.500 km được tu sửa và bồi đắp.

Những kết quả trên đã góp phấn tăng nhanh sản lượng lương thực và hoa màu. Tính đến năm 1956, miền Bắc sản xuất được khoảng 4 triệu tấn lương thực (vượt xa so với năm 1939: 2,4 triệu tấn). Tổng sản lượng hoa màu quy ra thóc đạt bình quân hằng năm là 680.000 tấn (gấp 3 lần mức năm 1939: 220.000 tấn). Nạn đói có tính chất kinh niên ở miền Bắc bước đầu được giải quyết; đời sống nhân dân được cải thiện một bước.

Về công nghiệp,miền Bắc chủ trương trước tiên phải chú trọng khôi phục và phát triển công nghiệp nhẹ; đồng thời củng cố và phát triển các cơ sở công nghiệp nặng trong phạm vi cần thiết và có khả năng. Trong ba năm (1955-1957) đã khôi phục hầu hết các xí nghiệp quan trọng. Nhiều cơ sở công nghiệp cũ không những được phục hồi, mà còn tăng thêm trang thiết bị hiện đại (mỏ than Hòn Gai, dệt Nam Định, xi măng Hải Phòng...).

Miền Bắc còn xây dựng thêm nhiều cơ sở công nghiệp mới, cho đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 xí nghiệp công nghiệp do Trung ương quản lí.

Cùng với công nghiệp, thủ công nghiệp gần như bị phá sản trong thời gian chiến tranh đã được phục hồi rất nhanh chóng. Đến năm 1957, miền Bắc đã có gần 460.000 người tham gia sản xuất thủ công nghiệp (gấp hai lần số thợ thủ công năm 1941, là năm phát triển cao nhất); cung cấp 58,8% sản phẩm tiêu dùng trong nước.

Về thương nghiệp, miền Bắc chủ trương chuyển hoạt động sang hướng phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân; tăng cường mậu dịch quốc doanh, làm cho mậu dịch quốc doanh phát huy tác dụng tốt đối với đời sống nhân dân và sản xuất. Theo phương hướng đó, chỉ trong thời gian ngắn, miền Bắc đã đạt được nhiều kết quả: Giá cả thống nhất và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán không ngừng mở rộng và cung cấp nhiều mặt hàng cho nhân dân.

Việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong nước được tăng cường. Hoạt động ngoại thương dần dần tập trung trong tay Nhà nước. Quan hệ buôn bán với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Tính đến năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ thương mại với 27 nước.

Về giao thông vận tải, đến cuối năm 1957, miền Bắc đã khôi phục được 681 km đường sắt, khôi phục và xây dựng thêm 10.607 km đường ô tô. Các bến cảng (Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy) được tu sửa và mở rộng, góp phần rất quan trọng trong giao lưu hàng hoá, phục hồi kinh tế.

Cùng với thắng lợi trong nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, cơ cấu kinh tế cũng như quan hệ sản xuất miền Bắc cũng bước đầu có sự thay đổi. Đến cuối năm 1957, đã có 1/4 số hộ nông dân vào tổ đổi công, hơn 50% số thợ thủ công vào các tổ sản xuất và các hợp tác xã1. Thành phần kinh tế quốc doanh chiếm 58% giá trị sản lượng công nghiệp, 100% trong các lĩnh vực ngân hàng, xây dựng cơ bản, bưu diện, đường sắt, 97% trong ngoại thương. Như vậy, kinh tế quốc doanh đã nắm được toàn bộ hoặc phần lớn những ngành then chốt và giữ vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong thời kì khôi phục kinh tế, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế cũng có những bước chuyển biến quan trọng. Hơn một triệu người đã thoát nạn mù chữ. Cùng với giáo dục phổ thông hệ 10 năm, nền đại học cũng được chú ý phát triển. Công tác y tế được coi trọng; các bệnh truyền nhiễm được đẩy lùi.

Những thắng lợi giành được trong thời kì khôi phục kinh tế có tác dụng tăng cường sức mạnh Nhà nước dân chủ nhân dân. Khối đoàn kết toàn dân được mở rộng, đánh dấu bằng sự ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (9-1955). Đó là những nhân tố rất quan trọng đảm bảo cho quân và dân ta đập tan mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực phản cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Trước ngày Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, thực dân Pháp liên tục cho máy bay thả vũ khí, lương thực điện đài cho bọn phản động cài lại để đánh phá ta. Chúng tiếp tục gây phỉ, tổ chức hoạt động gián điệp, biệt kích, tránh gặp bộ đội, nếu bị đánh mạnh thì cất giấu vũ khí lẩn trốn, trên đường rút sang Lào hoặc trá hàng. Lực lượng phỉ ở Lào Cai có 5.025 tên, Hà Giang 798 tên, Yên Bái 147 tên...

Theo số liệu thống kê [25 năm Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, Tổng Cục Thống kê, 1970.] thì vào năm 1957 mức sản xuất công nghiệp Miền Bắc đã vượt đến 2,7 lần mức sản xuất trong năm 1955 và khôi phục lại được mức sản xuất tối cao trước chiến tranh (năm 1938). Tổng sản lượng công nghiệp trong thời kỳ 1955-60 ước lượng gia tăng 37% trung bình hàng năm.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, cùng với nguồn viện trợ Mỹ, tư bản nước ngoài cũng đầu tư vào Sài Gòn và vùng phụ cận, lên đến 1,2 tỉ USD trong hai năm 1958 - 1959. Nhiều cơ sở công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ được xây dựng khá hiện đại, như Xí nghiệp Dược phẩm Roussel, Vina-Spécia, Hoechst, các xí nghiệp pin-accu, bóng đèn... Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển nhanh.

Số gạo sản xuất năm 1954 là 2.565.540 tấn và năm 1960 là 4.955.000 tấn, tỉ lệ gia tăng đến 93,1%. Về xuất cảng năm 1955 là 2.424.000 tấn; 1960 là 2.995.000 tấn. Nhập cảng 9.212.000 tấn (1955), 8.412.000 tấn (1960).

Miền Nam Việt Nam đã thực hiện chính sách tư hữu hóa ruộng đất cho các tá điền qua công cuộc Cải Cách Điền Địa do Tổng thống Ngô Đình Diệm thực hiện trong những năm 1955-1963. Hai điều luật chủ yếu là điều luật số 2 (thông qua ngày 8 tháng 1 năm 1955) và số 7 (thông qua ngày 5 tháng 2 năm 1955) quy định chính sách giảm tô, thu hồi ruộng đất bỏ hoang, và bảo đảm hợp đồng cho tá điền. Diện tích ruộng bỏ hoang lúc bấy giờ là 1,3 triệu mẫu.

Tính đến thập niên 1950 tại miền Nam Việt Nam thì tình hình sở hữu ruộng đất có nhiều chênh lệch: 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng trong khi 73% tiểu điền chủ chia nhau 15%

Trong hai năm 1955 – 1956, chính phủ Mỹ đã cử một phái đoàn cố vấn do W. Ladejinsky (một chuyên gia về cải cách điền địa đã từng giúp Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách điền địa ở Đài Loan) sang miền Nam Việt Nam giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa soạn thảo chính sách ruộng đất. Báo Công Luận ra ngày 7 tháng 7 năm 1969 cho biết từ năm 1955 đến năm 1960 Mỹ đã viện trợ 12 triệu USD cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa để thực hiện chính sách trên.

Trước khi đợt cải cách điền địa lần đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm thi hành, tại các vùng Việt Minh kiểm soát ở phía nam vĩ tuyến 17 - dẻo đất Trung Bộ và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long - Việt Minh đã tịch thu các nông trại trồng lúa của Pháp và của những người theo chính quyền thuộc địa Pháp và chia những vùng đất này cho tá điền.

Ở hầu hết các vùng còn lại, bao gồm những vùng đã từng thuộc về các giáo phái, những người nông dân cũng tự thực hiện cải cách ruộng đất. Nhiều địa chủ đã bỏ những cánh đồng của mình lên thành phố ở để tránh các cuộc xung đột vũ trang và tìm sự an toàn. Những người nông dân đã chia nhau những vùng ruộng đất này hoặc chấm dứt nộp tô cho những khu ruộng mà họ đang trồng cấy.

Ngày 7 tháng 7 năm 1955, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chánh phủ và ban hành 2 Dụ, số 2 và số 7 năm 1955, liên quan đến vấn đề thuê ruộng vì từ trước, ở Việt Nam, việc thuê ruộng không có giấy tờ hợp đồng giữa người thuê mướn và chủ ruộng nên thường chủ ruộng lấn ép làm thiệt hại quyền lợi của người thuê. Giá thuê ruộng từ 40% đến 60%, tùy theo ruộng tốt xấu, trên số lúa thu hoạch. Luật về thuêu ruộng qui định lại rõ qui chế tá điền. Từ nay, – giá thuê ruộng từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa / năm; - giá thuê từ 15 đến 25% cho mùa gặt chánh của ruộng 2 mùa / năm.

Nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm chủ yếu trong ba đạo dụ:

Dụ số 2 (8/1/1955) và số 7 (5/2/1955) buộc nông dân lập khế ước tá điền

Loại A (thời hạn 5 năm, tăng tô 15% - 20%)
Loại B (đối với ruộng hoang có chủ)
Loại C (đố với ruộng hoang vắng chủ có công).

Vì chiến tranh nhiều người bỏ ra thành thị nên số ruộng bỏ hoang tính ra lên đến 500 000 mẫu tây. Trong thời gian Chánh phủ cho kiểm kê, nếu chủ ruộng vẫn vắng mặt, số ruộng này bị trưng thu để cấp phát cho tá điền.

Sau khi lên làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956 qui định Chánh sách Cải cách Điền địa theo đó, điền chủ có quyền giữ cho mỗi người 100 mẫu đất ruộng và 15 hecta ruộng hương hỏa, phải canh tác 30%, số còn lại cho mướn theo điều kiện luật hợp đồng đã ban hành. Thời hạn hợp đồng là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả ruộng và phải báo trước chủ ruộng 6 tháng. Chủ ruộng muốn lấy ruộng lại phải báo trước tá điền 3 năm.

Ruộng truất hữu, chủ ruộng được bồi thường theo giá ruộng, 10% bằng tiền mặt, 90% trả bằng trái phiếu với lãi xuất 3% / năm. Người giữ trái phiếu có quyền sử dụng trong các dịch vụ như trao đổi, kinh doanh, mua bán, …

Ruộng truất hữu bán lại cho tá điền trả góp trong 12 năm vốn và lãi xuất 3% như đối với điền chủ cũ.

Với chính quyền Ngô Đình Diệm thì thực chất dụ số 2 và dụ số 7 không phải là mới mẻ gì vì "phần lớn chương trình cải cách điền địa năm 1956 chỉ là sao chép chương trình cải cách trước kia của Bảo Đại".

Chánh sách Cải cách Điền địa ở trong Nam làm cho nhều tá điền hài lòng. Số ruộng đất do Việt Minh trước đây tịch thu phát cho tá điền vì chủ ruộng vắng mặt, nay Chánh quyền đem trả lại cho chủ và bồi hoàn tiền nếu bị truất hữu.

Như vậy dụ số 2 và dụ số 7 chỉ là "luật pháp cho phép địa chủ và thực dân chiếm đoạt loại 750.000 ha mà Việt Minh đã chia cho nông dân và buộc hàng chục vạn gia đình nông dân lao động trở lại vị trí tá điền với mức tô phổ biến tăng lên".

Điều luật 57, thông qua ngày 22 tháng 10 năm 1956 ấn định thể thức phân phát ruộng. Theo đó thì chủ điền chỉ được giữ tối đa là 100 mẫu, trong đó 30 mẫu phải trực canh và 70 mẫu còn lại phải cho tá điền thuê theo quy chế tá canh. Tổng cộng là 2.033 điền chủ sở hữu 425.000 mẫu bị ảnh hưởng. Thêm vào đó là 245.000 mẫu của 430 điền chủ mang quốc tịch Pháp cũng thuộc vào trường hợp phải nhượng lại cho chính phủ. Diện tích quá 100 mẫu luật pháp quy định phải bán lại cho người không có ruộng. Chính phủ đề ra bốn diện ưu tiên nhận ruộng theo thứ tự sau đây: người đã tá canh hơn hai năm, cựu chiến binh, dân di cư và người thất nghiệp.

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa lúc đó đã bồi thường số đất bị truất hữu (tước quyền sở hữu) cho chủ điền bằng 10% tiền mặt và 90% công trái phiếu hạn 12 năm. Tá điền được giảm địa tô xuống thành 25% và có quyền mua trả góp vốn và lãi trong vòng 12 năm, số ruộng đất tối đa là 5 mẫu với giá tiền chính phủ bồi thường chủ điền.

Với chương trình cải cách điền địa này, chính phủ Ngô Đình Diệm đã thu lại tất cả các vùng đất mà Việt Minh đã chia cho các tá điền, tịch thu tất cả tài sản từng thuộc về người Pháp. Những vùng đất này được phân chia lại. Rất nhiều đất được dành cho những người di cư từ miền Bắc thay vì nông dân miền Nam. Hầu hết phần còn lại quay trở lại về tay các chủ đất cũ người Việt hoặc tới tay những người có khả năng mua trong số những người ủng hộ chính quyền mới (tuy theo quy định, mỗi người chỉ được giữ tối đa 100 mẫu, nhưng sở hữu lớn của một gia đình địa chủ có thể được ngụy trang bằng cách chia nhỏ cho các thành viên)

Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng tham mưu trưởng của chính phủ Ngô Đình Diệm – đồng thời cũng là một địa chủ bị chính quyền Diệm truất hữu, đã nói: "Dòng họ nhà Trần chúng tôi có hơn 1.500 mẫu đất bị truất hữu số đó được chia thành từng lô, mỗi lô 5 mẫu để bán lại. Nhưng chính phủ lại đem bán cho những người Bắc Việt di cư chứ không phải bán lại cho số 400 tá điền cũ của dòng họ nhà tôi, gốc Nam Bộ".

Chính phủ còn tịch thu và trả lại cho chủ đất cũ những vùng đất bị bỏ lại mà nông dân địa phương đã chiếm, những người nông dân này lại trở thành người không có ruộng. Trong số những người tá điền, số ít ỏi được chia đất thì phải mua phần đất đó với tiền trả dần từng năm.

Thông qua chương trình "Cải cách điền địa" Tổng thống Diệm đã trực tiếp làm cho riêng mình và dòng họ Ngô trở lên giàu có nhờ truất hữu ruộng đất địa chủ và mua lại của Pháp. "Ai ai cũng tin rằng gia đình Diệm đã làm giàu với cuộc cải cách điền địa cho nên mọi người đều căm ghét những quan chức và quân đội của Diệm".

Miền Nam nhận viện trợ Mỹ qua sở USOM tức United States Operations Mission, tạm hiểu là phái đoàn công tác Hoa Kỳ. Sở USOM là chi nhánh tại Saigon của cơ quan AID tức Agency For International Development, tạm hiểu là cơ quan phát triển quốc tế của chính phủ Hoa Kỳ, phụ trách viện trợ các nước khác, để thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. USOM tại Saigon phái chuyên viên Mỹ đến giúp làm cố vấn cho hầu hết các ngành hoạt động của các cơ quan trong chính quyền miền Nam. Thí dụ, các giáo sư Mỹ thuộc đại học công lập Michigan, như ông Wesley Fishel ăn lương theo hợp đồng ký với USOM giúp thành lập Viện Quốc Gia Hành Chánh để đào tạo cán bộ hành chánh, và huấn luyện cảnh sát. Sau này, một học viện chuyên huấn luyện công an – cảnh sát cũng được thiết lập. Tiểu ban giáo dục của USOM giúp cho bộ giáo dục xây thêm trường, huấn luyện giáo chức, nhất là ở bậc tiểu học, chọn lựa sinh viên qua Hoa Kỳ du học hay giáo chức đi tu nghiệp.

Người Mỹ đứng đầu sở USOM thường có chức vụ là cố vấn hay chuyên viên kính tế tại toà đại sứ Mỹ ở Saigon. Tòa đại sứ Mỹ gồm nhiều tham vụ ngoại giao, cố vấn, tùy viên và nhiều nhân viên thừa hành dưới quyền đại sứ. Những đại sứ Mỹ ở Saigon có thể là các nhà ngoại giao chuyên nhiệp như các ông Donald Red Heath (7/1950-7/1955), Frederick Rheinhardt (5/1955-3/1957), Elbridge Durbrow (3/1957-12/1960), Frederick Nolting (5/1961-8/1961), hay tướng lãnh làm đại sứ như tướng Joe Lawton Collins (8/1954-6/1955) hay đại sứ như tướng Maxwell Taylor sau năm 1963, hay chính trị gia chuyên nghiệp như Henry Cabot Lodge (8/1963-7/1954, 7/1965-4/1967).

Đại sứ Mỹ lãnh đạo, nói chung, tất cả hoạt động của Hòa Kỳ tại Saigon và Nam VN. Tại tòa đại sứ thường đệ nhất tham vụ là trưởng nhiệm sở cùa CIA, trước kia, đại tá Edward Lansdale chính thức là một tùy viên không quân, nhưng nhiều người biết ông chỉ huy một phái đoàn công tác đặc biệt của sở trung ương tình báo Hoa Kỳ tức CIA. Tại tòa đại sứ, CIA là bộ phận quan trọng, nhất là tại các nước làm tiền đồn chống CS như miền Nam, vì phải thực hiện nhiều công tác mật và bán công khai. Hoa Kỳ càng can thiệp trực tiếp vào VN, nhiệm sở CIA tại Saigon càng trở nên đông đảo hơn và mở rộng phạm vi hoạt động.

Khi hiệp định Geneva được ký kết trong tháng 7/1954, tại Saigon và miền Nam có tất cả 342 người Mỹ dân sự và quân sự. Nhưng dần dần chỉ nhiệm sở CIA không thôi đã có đến 70 người Mỹ từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) lên đến độ 300 điệp viên Mỹ, nam và nữ, nhiều người nói thông thạo tiếng Pháp và một số rành tiếng Việt nữa. Ngoài ra, còn có một số nhân viên người Việt làm việc toàn thời gian, hay là cộng tác viên đưa tin tức rồi nhận tiền hay không, và được tòa đại sứ đề cử nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam, nhất là sau 1963. Tại Saigon, các điệp viên CIA thường đi xe hơi loại Ford Pinto, được cung cấp xăng miễn phí và sống thoải mái. Nhiệm sở CIA có trách nhiệm giúp đỡ chính phủ miền Nam tổ chức một hệ thống tình báo tối tân, huấn luyện các lực lượng bán quân sự cho các hoạt động mật, và thâu lượm tin tức về kẻ thù là CS Hanoi và CS quốc tế. Trong khi ấy, CIA cũng theo dõi ngầm các nhân vật chính trị và quân sự miền Nam để chi phối họ, và cả phe chống đối chính quyền. Sở CIA vừa làm công tác tình báo và phản gián để thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Những năm 1954-55, đại tá Edward Lansdale cầm đầu phái đoàn quân sự Saigon, tức toán đặc nhiệm của CIA, thực thi chính sách của chính quyền Eisenhower là giúp ông Ngô Đình Diệm chống CS tại miền Nam. Đến năm 1963, CIA vận động các tướng đảo chánh và giết hại ông Diệm theo chủ trương của chính quyền Kennedy. Trong 9 năm cầm quyền, TT Diệm và cố vấn Nhu có đề phòng chặt chẽ, nhưng CIA cũng mua chuộc một số viên chức thân tín của chế độ làm việc trong dinh Độc Lập, gần gũi ông Diệm, ông Nhu và bà Nhu và cả ông Cẩn ở Huế, để biết phản ứng và thái độ của các vị này trước tình thế, và đối với các đề nghị và kế hoạch của người Mỹ đưa ra. CIA cũng bí mật gắn máy thâu và phát thanh tối tân tại nhiều bộ, tổng, nha, cư xá và tại nhà của các vị cao cấp trong chính quyền, và ngay cả trong các bức tường dinh Độc Lâïp đang xây cất lại sau khi bị ném bom đầu năm 1962.

Nam Việt Nam là một miền nông nghiệp, không có nhiều mỏ và kỹ nghệ như tại miền Bắc, nhưng chính phủ cũng khai thác mỏ than Nông Sơn. Nền giáo dục cũng phát triển. Vào năm 1957, số sinh viên đại học lên đến 3.823, tăng 40% so với năm 1955, số học sinh trung học là 60.860 tại 136 trường trung học, cũng tăng 40%, còn số học sinh tiểu học là 671.585 học tại 3.473 trường tiểu học, tức gia tăng 60%. Các trường kỹ thuật và dạy nghiề có số học sinh tăng gấp đôi.

Luật pháp của chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà quy định các trẻ em từ 6 đến 14 tuổi phải học cho đến hết ba năm đầu của bậc tiểu học, còn mọi công dân từ 13 đến 50 tuổi phải học đọc và viết trong thời gian 2 năm nếu mù chữ.

CIA dần dần đột nhập vào các tổ chức, cơ quan bằng cách này hay cách khác. Trong vụ nhảy dù đảo chánh hụt 11/11/1960, vai trò của CIA cũng đáng nói đến. Một điệp viên CIA là ông George Carver, chính thức là viên chức USOM, có bổn phận liên lạc với các phe phái chống đối chính quyền ông Diệm, nhận lời mời của luật sư Hoàng Cơ Thụy đến gặp những nhân vật dân sự của phe đảo chánh tại nhà ông. Trong khi ấy một cán bộ CIA khác, ông Russel Miller, liên lạc với các sĩ quan dù đang đảo chánh và nghe lén các tin tức bằng điện thoại giữa các đơn vị dù bao vây dinh Độc Lập và hành dinh của họ. George Carver muốn góp ý với phe đảo chánh là đánh chiếm ngay dinh Độc Lập và lật đổ TT Diệm. Nhưng cả hai ông Geroge Carver và Russel Miller nhận được lệnh của đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow qua trưởng nhiệm sở CIA là William E. Colby rằng chính phủ Hoa Kỳ muốn phe đảo chánh điều đình với TT Diệm và không được đổ máu nữa. Sau khi đảo chánh thất bại, ông George Carver đem luật sư Hoàng cơ Thụy đến giấu tại một nhà an toàn của CIA tại Saigon, rồi sau đấy bỏ ông Thụy trong một túi vải lớn đựng thư để đưa ông ra khỏi Saigon và miền Nam, trong chiếc phi cơ của tùy viên không quân sự Mỹ.

Cơ quan trung ương tình báo CIA, từ trụ sở trung ương tại Langley, tiểu bang Virginia, có thể chỉ thị cho nhiệm sở CIA Saigon thực thiện một công tác mật nào đó, hay phái điệp viên đột lốt du khách, nhà báo, viên chức đến thực hiện công tác. Ngoài CIA, người Mỹ cũng có những sở tình báo khác như sở tình báo của bộ quốc phòng, bộ tư lệnh Mỹ Thái Bình Dương đóng tại Honolulu, tiểu bang Hawaìi, cũng có ngành tình báo nhắm vào quân sự, lục quân Mỹ và bộ tư lệnh MACV tại Saigon cũng có cơ sở tình báo. Còn bộ ngoại giao Mỹ cũng bao gồm một sở tình báo và nghiên cứu. Có khi các sở tình báo lại đưa ra những bản thẩm định tình thế khác nhau hay mâu thuẫn với nhau.

Phần quan trọng nhất của viện trợ Mỹ nhắm vào an ninh, tức sự tổ chức và trang bị cho quân đội miền Nam, tổ chức quân đội theo phương thức Mỹ, tức lập sư đoàn theo cấp số 3, mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn gồm 3 đại đội, mỗi đại đội gồm 3 trong đội và mỗi trung đội gồm 3 tiểu đội với 11 binh sĩ cho mỗi tiểu đô.i. Tại miền Nam, trung bình 2 sư đoàn lập thành một quân đoàn. Toàn lãnh thổ miền Nam, từ biến Hải đến mũi Cà Mâu, gồm 42 tỉnh được chia làm 4 vùng chiến thuật cho quân đoàn, với bản doanh tại Đà Nẵng cho quân đoàn I, Pleiku cho quân đoàn II, Biên Hòa cho quân đoàn III, và Cần Thơ cho quân đoàn IV. Các quân đoàn được đặt dưới quyền bộ tổng tham mưu đóng tại trại Trần Hưng Đạo, gần phi trường Tân Sơn Nhất. Ngoài các sư đoàn bộ binh, còn có lữ đoàn rồi sư đoàn dù, thủy quân lục chiến, các đơn vị thiết giáp, pháo binh, công binh cùng với các tiểu đoàn biệt động quân, địa phương quân và dân vệ tại các tỉnh lỵ, quận và xã, và các binh chủng là hải quân và không quân.

Để huấn luyện và trang bị cho quân đội Việt, người Mỹ lập ra Military Assistance Advisory Group viết tắt là MAAG (toán cố vấn viện trợ quân sự) dưới quyền tướng 2 sao. Dần dần người Mỹ đến nhiều hơn, với cả đơn vị phi cơ và trực thăng nên một bộ tư lệnh các lực lượng viễn chinh Mỹ được thành hình gọi là Military Assistance Command Vietnam, tức MACV có nhiệm vụ làm cố vấn cho chính quyền miền Nam về hành quân tác chiến. Những tổ chức trình bày trên đây là những cơ quan chính của người Mỹ, ngoài ra có những cơ sở phụ thuộc khác như bệnh viện hải quân, sở cung cấp hàng hóa PX, các câu lạc bộ sĩ quan, với các máy đánh bạc, hiệu ăn, hộp đêm …vv…

Các cơ quan nói trên, từ tòa đại sứ, USOM, MAAG và MACV, thực hiện chương trình viện trợ Hoa Kỳ cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Số tiền viện trợ trong năm 1955 là 322.4 triệu Mỹ kim mà 87% của số tiền qua một chương trình gọi là Commodity hay Commercial Import Program tức CPI, (chương trình nhập cảng hàng hóa). Đại khái theo chương trình này, Hoa Kỳ cung cấp một số lượng Mỹ kim cho chính phủ miền Nam, bao nhiêu tùy theo nhu cầu từng năm. Chính phủ miền Nam bán lại số mỹ kim cho các nhà nhập cảng Việt để lấy một số bạc Việt với gía hối xuất bằng ½ gía chính thức. Chính phủ dùng số bạc Việt này để trả lương cho bộ máy chính quyền và quân đội. Ngoài ra, chính phủ còn thu được một số tiền bạc khác từ quan thuế đánh vào hàng hóa nhập cảng. Trong những năm đó, Mỹ kim được bán ra với gía 35 đồng một Mỹ kim, mỗi Mỹ kim hàng nhập cảng thâu thêm cho chính phủ trung bình số tiền bằng 18 Mỹ kim quan thuế.

Năm 1958, đường xe lửa xuyên VN từ Saigon chạy ra Huế, và giáp đến vỹ tuyến 17 hoạt động trở lại, và đường xa lộ Saigon – Biên Hòa cũng được khánh thành trong năm này. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng bắt đầu thực hiện một “kế hoạch 5 năm”, từ 1957 đến 1961, để kỹ nghệ hóa xứ sở. Kế hoạch này làm gia tăng sự sản xuất lúa gạo trên 4 triệu tấn, cao su trên 70.000 tấn. Miền Nam bắt đầu xuất cảng không những lúa gạo và cao su mà cả những sản phẩm khác như heo nữa.

Nhiều nhà máy dệt, nhà máy giấy, các viện bào chế dược phẩm, nhà máy ván ép, nhà máy điện với các máy móc và kỹ thuật tối tân nhất được xây cất. Nền giáo dục đạt được những thánh tích rất khả quan. Đến năm 1961, số trường và học sinh tiểu học tăng gấp đôi so với năm 1957, số trường và học sinh trung học tăng lên gấp 3 lần. Ngô Đình Diệm cho mở thêm hại đại học: đại học công lập Huế và đại học tư thục thiên Chúa Đà Lạt, và số sinh viên tăng lên gấp bốn.

Chương trình CIP có mục đích tài chánh là đài thọ ngân sách chính phủ và ngăn chặn lạm phát, còn mục tiêu chính trị là cung cấp cho dân chúng miền Nam nói chung, và giới trung lưu và thượng lưu nói riêng, số hàng hóa tiêu dùng mà họ cần và có khả năng mua được, để lôi cuốn được sự ủng hộ của họ. Người Mỹ cũng muốn chứng minh rằng, là đồng minh của Hoa Kỳ, nhận viện trợ Mỹ, thì đời sống sung túc như vậy, trái với sự thiếu thốn và mức sống rất thấp của dân miền Bắc dưới chế độ CS mà Mỹ tuyên truyền lúc đó.

Từ 1955 đến 1961, viện trợ kinh tế Mỹ lên đến 447 triệu mỹ kim, phần lớn qua chương trình CIP. Số tiền viện trợ chương trình này rất đầy đủ, nên chính phủ ông Diệm vào năm 1960 còn dư đến 216.4 triệu mỹ kim trong qũy CIP. Các chính quyền tay sai sau vụ đảo chánh đã phung phí số tiền dư lại nói trên rất nhanh chóng. Một số quan sát viên Việt và ngoại quốc, cũng như vua xứ Ma Rốc Mohammed V có nói về mối nguy cớ tùy thuộc qúa nhiều vào chỉ một đồng mình mà thôi. Lời chỉ trích này đúng. Người Mỹ có thể dùng viện trợ như một phương tiện vũ khí để chi phối chính quyền miền Nam, như trong vụ đảo chánh năm 1963, hay như TT Richard Nixon dùng để dọa ông Nguyễn văn Thiệu sau này.

Ngoài các cơ sở công thương nghiệp miền Nam được xây dựng bằng viện trợ Mỹ ra, phần còn lại của nền kinh tế miền Nam phần lớn đều nằm trong tay người gốc Hoa, có câu mô tả tứ trụ miền Nam như sau: Nhất Hỏa, nhì Đàm, Tam Xường (hay Tường), tứ Ích.

Trong những năm đầu sau Hiệp định Genève, từ 1955 đến 1960, Mỹ viện trợ cho Diệm gần 2 tỷ USD. Dưới tác động của viện trợ Mỹ, kinh tế của Sài Gòn phát triển khá nhanh theo chiều hướng kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Nhà máy mọc lên khá nhiều: 70% trong tổng số 12.000 cơ sở công nghiệp của toàn miền Nam tập trung tại vùng Sài Gòn - Gia Định - Biên Hòa. Công cuộc sản xuất ở thành phố sớm bộc lộ nhiều nhược điểm nghiêm trọng, như phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài (Mỹ, Nhật...) về nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị và cả về kỹ thuật; phát triển một cách què quặt (vì thiếu những ngành then chốt như cơ khí chế tạo máy, hóa chất cơ bản, sản xuất nguyên liệu kỹ thuật) và mất cân đối, không những không chú trọng toàn bộ nền kinh tế mà ngày cả trong từng ngành, từng xí nghiệp (như thiếu sợi cho công nghiệp dệt, thiếu bột giấy cho công nghiệp giấy...). Từ khi chiến tranh lan rộng, những ngành nghề trực tiếp hay gián tiếp phục vụ chiến tranh có điều kiện phát triển mạnh, còn nhiều ngành nghề khác bị chựng lại hay suy sụp. Mặt khác, do viện trợ, Mỹ cũng buộc Sài Gòn phải mua hàng của Mỹ rồi bán hàng đó mà lấy tiền trả lương cho công chức, binh lính... khiến hàng sản xuất trong nước không cân sức với hàng ngoại nhập.

Sau này các tác giả của Tài liệu mật Lầu Năm Góc kể công: "Không có sự giúp đỡ của Mỹ, gần như chắc chắn là Diệm không thể củng cố được chỗ đứng của mình ở miền Nam trong thời gian 1955 và 1956 (...) Không có viện trợ của Mỹ trong những năm sau đó, chắc chắn là chế độ Diệm (...) không thể sống sót được". Họ kết luận một cách không úp mở: "Về cơ bản, miền Nam Việt Nam là sản phẩm do Mỹ tạo ra".

Đến năm 1958, Ngô Đình Diệm đã khôi phục được kiểu sở hữu đất tại đồng bằng Nam Bộ về lại như thời trước chiến tranh khi 2% chủ đất sở hữu 45% đất đai và khoảng một nửa số người cày không có ruộng.

Ngày 30 tháng 6 năm 1959, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long số khế ước tá điền lập được đã lên tới 774.286 ha (Loại A: 576.856 ha, loại B và C: 197.530 ha), liên quan tới khoảng ¾ số tá điền [Tuần san Phòng thương mại Sài Gòn số 196, ngày 7/4/1961].

Khế ước quy định mức tô là 25%, nhưng ngay mức tô này thực chất cũng chỉ là một các tăng tô phổ biến. Trong thực tế thì địa chủ bắt ép nông dân nộp tô hơn mức quy định rất nhiều. Mức tô phổ biến trong giai đoạn này là 25% - 40% hoa lợi. Còn theo báo Tự Do (báo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa) số ra ngày 3/3/1961 thừa nhận: "Tuy khế ước quy định tô 15% nhưng thực tế địa chủ đã thu tô 45 – 50% như cũ, những năm mất mùa cũng không được giảm tô".

Vào năm 1961, khi chương trình này trên thực tế đã chấm dứt. Tổng thống Diệm đã thu được 422.000 ha cộng với ruộng đất của Pháp, thành ra vào khoảng 650.000 ha. Trong số này chỉ 244.000 ha được chia lại sau cuối năm 1958, chủ yếu cho người di cư Thiên Chúa giáo miền Bắc hoặc cho những binh lính cũ hoặc những người mới tới… Ruộng đất của Pháp là thứ ruộng tốt nhất vẫn còn nằm trong tay Việt Nam Cộng hòa và không được chia lại.

Tính chung cả niềm Nam, theo bộ Điền Thổ và cải cách điền địa cho biết đến hết ngày 15 tháng 5 năm 1960 đã đo đạc xong 424.081 ha và bán lại cho 123.979 nông dân. So với 1 triệu hộ tá điền ở đồng bằng sông Cửu Long thì rõ ràng dụ 57 về cơ bản không ảnh hưởng bao nhiêu.

Theo tạp chí Chấn Hưng Kinh Tế[số 173 ngày 16/6/1960] đã thống kê như sau:

Diện tích truất hữu (2.035 chủ điền) = 430.319 ha (chiếm 94%)
Diện tích đã được bồi thường = 340.744 ha
Diện tích có đơn xin mua = 297.018 ha
Diện tích đã cấp bán (123.193 tá điền) = 345.851 ha
Diện tích mua trực tiếp của chủ điền (2857 tá điền) = 6.362 ha
Diện tích mua của điền chủ Pháp = 220.842 ha (Thỏa ước Việt-Pháp ngày 10/9/1958)
Số tiền bồi thường bằng chi phiếu = 165.497.567 đồng
Số tiền bồi thường bằng trái phiếu = 1.195.380.000 đồng

Tiếp theo Chánh sách Cải cách Điền địa, Chánh quyền Đệ I Cộng Hòa ban hành Chánh sách Dinh Diền và Khu Trù mật. Hoa kỳ, Pháp và Tổ chức Y Tế Quốc tế giúp thực hiện Chương trình này. Chỉ trong vòng từ 1957-1961, Chánh phủ thành lập được 169 Trung tâm định cư đồng bào di cư trong đó có 25 Khu Trù mật, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cữu long. Dinh Điền phục hồi hoặc khai thác những vùng đất bị bỏ hoang hoặc đất mới khai phá, đem lại 109.379 mẫu, nuôi sống 50.000 gia đình gồm 250.400 người.

Khu Trù mật là nơi tập trung dân sống hẻo lánh, thiếu phương tiện cần thiết cho đời sống như chợ búa, trường học, trạm xá y tế, điện, nước, …Mỗi Khu Trù mật gồm từ 3.000 đến 3.500 người.

Một ngân hàng nông thôn, Quốc Gia nông tín cuộc, được thành lập để yểm trợ Chương trình Dinh Điền và Khu Trù mật bằng cách cho vay với lãi xuất nhẹ.

Cải cách Điền Địa, Dinh Diền và Khu Trù mật đã biến 176.130 gia đình nông dân nghèo trở thành chủ ruộng đất từ ít nhất 1 mẫu trở lên.

Sản xuất ở các Khu Trù mật dần dần vượt qua khuôn khổ địa phương nhỏ hẹp để trao đổi trên qui mô vùng.

Còn lại hơn 400 ngàn mẫu đất đã truất hữu để tư hữu hóa cho nông dân, nhưng bỏ hoang.

Nhờ vậy, từ 1954 đến 1960, kinh tế miền Nam khá ổn định, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 5%, giá cả ít biến động. Sản lượng gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn hàng năm đạt trên 300.000 tấn. Chất lượng hàng tiêu dùng khá đa dạng và phong phú.

Miền Bắc sau ba năm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế (1955 - 1957), bước vào thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trung tuần tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ của miền Bắc là "đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh; đồng thời ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh..." .

Lúc này tình hình kinh tế và xã hội của Miền Bắc ổn định, sản xuất công nghiệp có tăng, có 117 xí nghiệp quốc doanh và 60.000 công nhân, khoa học và kỹ thuật có phát triển, có 8 Viện Nghiên cứu, 6 trường Đại học, một số trường Trung học chuyên nghiệp và khoảng 2.000 cán bộ KHKT trình độ đại học.

Phong trào cải tiến kỹ thuật của quần chúng công nông bắt đầu nảy nở. Mọi mặt có chuyển biến tốt, nhưng tình trạng lạc hậu vẫn chưa xoá bỏ được. Giá trị sản lượng công nghiệp mới chiếm gần 20% tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp. Năng xuất lao động còn thấp chất lượng sản phẩm chưa cao. Trình độ văn hoá của cán bộ và nhân dân còn thấp. Lực lượng KHKT còn nhỏ bé, trình độ còn hạn chế.

Từ mùa thu năm 1958, Miền Bắc tiến hành đợt thí điểm đầu tiên cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Tiếp đó, với Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 (ll-1958) và lần thứ 16 (4-1959), phong trào hợp tác nông nghiệp được đẩy mạnh. Trong năm 1959, Miền Bắc tổ chức đợt Giáo dục mùa thu, cho nông dân học tập chính sách hợp tác hoá nông nghiệp và tranh luận rộng rãi về hai con đường, bước đầu giải quyết vấn đề "ai thắng ai" trên mặt trận tư tưởng. Sau đợt học tập này, trung nông gia nhập hợp tác xã. Cũng từ đó, cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp trở thành cao trào rộng khắp.

Trong quá trình vận động hợp tác hoá nông nghiệp, với quan điểm của Lênin: "Một chế độ xã hội chỉ nảy sinh với điều kiện là được một giai cấp nhất định nào đó giúp đỡ về tài chính " , Nhà nước đã dành cho chế độ hợp tác hoá nông nghiệp một số đặc quyền về kinh tế, tín dụng ngân hàng. Trong ba năm (1958 - 1960), Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp 180 triệu đồng, cho nông dân vay 138 triệu đồng, cung cấp cho nông dân 30 vạn tấn phân hoá học, 6 vạn trâu, bò cày, 4 triệu nông cụ các loại 2, xây dựng 19 công trình thuỷ lợi, bảo đảm việc tưới nước cho 153 vạn ha ruộng đất.

Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã xây dựng được 41.401 hợp tác xã, với khoảng 86% số hộ nông dân và 76% diện tích ruộng đất; trong đó có gần 12% số hộ tham gia vào hợp tác xã bậc cao. Tại các địa phương miền núi, do có những đặc điểm riêng, Miền Bắc chủ trương tiến hành cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ. Tính đến tháng 6-1961, toàn miền núi có 357.753 hộ nông dân vào hợp tác xã, chiếm 75,64% tổng số hộ nông dân; trong đó có 20,63% số hộ vào hợp tác xã bậc cao.

Cùng với công cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công - thương nghiệp tư bản tư doanh cũng diễn ra tốt đẹp. Với phương pháp cải tạo hoà bình, về kinh tế, Nhà nước không tịch thu tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản, mà dùng chính sách chuộc lại và trả dần dưới hình thức định tức. Về chính trị, ĐCSVN coi tư sản dân tộc là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trong quá trình cải tạo hoà bình theo hướng xã hội chủ nghĩa, ĐCSVN chú trọng kết hợp các biện pháp kinh tế, hành chính và giáo dục, biến những người tư sản thành những người lao động. Đi đôi với chính sách chuộc lại, Đảng và Nhà nước còn chú ý sắp xếp công ăn việc làm cho người tư sản trong các xí nghiệp, tức là tạo điều kiện cho họ trở thành người lao động. Đến cuối năm 1960, đã có 97% số hộ tư sản vào công tư hơn doanh. Cùng thời gian này, có 87,9% số thợ thủ công và 45% số hộ tiểu thương tham gia các hình thức hợp tác xã.

Kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đã đưa đến những biến đổi về chất trong xã hội miền Bắc. Quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa được xác lập và về cơ bản đã xoá bỏ được chế độ người bóc lột người. Tiềm lực mọi mặt của miền Bắc được tăng cường.

Cùng với nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong thời kì 1958 - 1960, Miền Bắc cũng đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá. Nhà nước tập trung phần lớn số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong công nghiệp. Trong ba năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958 - 1960), mức đầu tư vào công nghiệp tăng gấp 3 lần so với ba năm trước (1955 - 1957).

Vì thế, từ 97 xí nghiệp quốc doanh trong năm 1957, đến năm 1960 đã tăng lên 172 xí nghiệp do Trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí. Trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp năm 1960, công nghiệp quốc doanh chiếm 89,9%. Thành phần quốc doanh trong nông nghiệp cũng tăng lên: Từ 16 nông trường quốc doanh trong năm 1957, đến năm 1960 đã có 59 cơ sở.

Tốc độ phát triển sản xuất được giữ vững. Trong ba năm, dù dầu năm 1960 có thiên tai lớn, nhưng sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 5,6%; sản xuất công nghiệp tăng bình quân 21,7%. Công nghiệp địa phương tăng gấp 10 lần so với năm 1957. Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm tăng 60,4%. Phần lớn hàng tiêu dùng trước đây phải nhập ngoại, đến lúc này miền Bắc đã tự cung cấp cho nhu cầu trong nước. Hệ thống các ngành công nghiệp nặng (điện lực, luyện kim, hoá chất...) bắt đầu được xây dựng.

Ngành Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển khá nhanh. Năm 1956, miền Bắc chỉ có 7 cơ sở hợp tác xã với 258.062 xã viên, đến cuối năm 1959, số hợp tác xã mua bán lên tới 258 cơ sở, bao gồm trên 4.000 cửa hàng và tổ thu mua ở khắp các tỉnh, với 1 500.000 xã viên. Từ một Sở mậu dịch quốc doanh trong kháng chiến chống Pháp, đến năm 1959, đã có 12 Tổng công ty chuyên nghiệp, bao gồm 1.400 cửa hàng.

Bên cạnh những thành tựu trong việc cải tạo và phát triển kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa, trong ba năm (1958 - 1960), nhân dân miền Bắc còn đạt được nhiều thành quả to lớn về văn hoá, giáo dục, y tế. Những cơ sở nghiên cứu di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc được xây dựng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghệ thuật cũng như công tác bảo tồn các di tích lịch sử và văn hoá được chú trọng.

Về giáo dục, công tác thanh toán nạn mù chữ được đẩy mạnh. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã căn bản xoá bỏ được nạn mù chữ cho những người dưới 50 tuổi. Trên cơ sở đó, công tác bổ túc văn hoá phát triển mạnh mẽ, tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục cấp I cho toàn dân, trước hết là trong cán bộ và thanh niên. Giáo dục phổ thông phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đến cuối năm 1960, số học sinh phổ thông tăng gấp 2 lần so với năm 1957; số học sinh trung học chuyên nghiệp và đại học đều tăng gấp 4 lần.

Ở các địa phương miền núi, các trường, lớp phổ thông các cấp cũng phát triển vượt bậc. Các dân tộc thiểu số (Thái, Tày, Nùng, Hmông) được Nhà nước giúp đỡ, đã cải tiến hoặc xây dựng chữ viết riêng).

Công tác y tế có nhiều tiến bộ lớn. Miền Bắc đã đạt được một số thành tựu mới trong lĩnh vực nghiên cứu y học. Cơ sở y tế (bệnh viện, lệnh xá, trạm xá, cơ sở hộ sinh) tăng gấp 11 lần so với năm 1955. Đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân miền Bắc được cải thiện rõ rệt. Trong thời gian từ năm 1957 đến năm 1959, thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người tăng 19,3%; tiền lương thực tế của công nhân viên chức tăng 33%; thu nhập bình quân của nông dân tăng 14,8%. Sức mua bình quân theo đầu người tăng 66,2% so với năm 1955.

Theo số liệu thống kê [25 năm Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, Tổng Cục Thống kê, 1970.] trên phương diện cải cách cơ cấu sản xuất, vào năm 1960 trên toàn Miền Bắc đã xây dựng được 1012 xí nghiệp quốc doanh và 2760 hợp tác xã. Cho đến năm 1960 đã biến đổi 729 xí nghiệp tư nhân thành xí nghiệp công tư hợp doanh (661) hoặc hợp tác xã (68).

Như đã quan sát bên trên, năm năm đầu của công trình phát triển công nghiệp Miền Bắc đã tiến hành một cách nhanh chóng trên cả hai mặt sản xuất và cải cách cơ cấu. Trên mặt sản xuất, suất tăng 37% hàng năm là suất tăng cao nhất nền công nghiệp Việt Nam đã đạt được trong suốt 30 năm kể từ ngày xã hội chủ nghĩa thành lập ở Miền Bắc.

Về mặt cải cách cơ cấu công nghiệp, khó tìm ra được trong các quốc gia trên thế gới một trưòng hợp tương tự trong đó trên một ngàn xí nghiệp quốc doanh được thiết lập và trên 700 xí nghiệp tư nhân được cải biến thành hình thức quản trị xí nghiệp theo hướng xã hội chủ nghĩa chỉ trong vòng năm năm.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

22 tháng 9 2010

Hiệp ước Plaza 1985

Trong giao dịch ngoại thương, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền chưa hẳn phản ánh chính xác sức mua của chúng. Lấy ví dụ chuyện hớt tóc, giá một lần hớt tóc ở Việt Nam chỉ vào khoảng 50.000 đồng trong khi ở Mỹ mất khoảng 10 đô-la. Nếu giả dụ toàn bộ giao thương giữa Mỹ và Việt Nam chỉ xoay quanh chuyện hớt tóc và giả dụ người ta có quyền chọn lựa bất kỳ nơi nào để hớt tóc mà không phải lo các chi phí khác, chắn chắn dân Mỹ sẽ đổ sang Việt Nam, lấy chừng hơn 1 đô-la, đổi sang tiền Việt để được hớt tóc với giá quá hời. Cũng chắc chắn trong tình hình đó, giới hớt tóc ở Mỹ sẽ phản đối dữ dội, đòi đồng nghiệp ở Việt Nam nâng giá hớt tóc lên 500.000 đồng hay nếu không, đòi Việt Nam phải nâng giá tiền đồng lên để đạt tỷ giá chừng 50.000 đồng ăn 1 đô-la Mỹ.
Trong quá khứ chuyện tương tự đã từng xảy ra. Năm 1985, năm nước Pháp, Đức, Nhật, Anh, Mỹ qua Hiệp ước Plaza đồng ý định giá lại đồng đô-la Mỹ trong tương quan với đồng yên Nhật và đồng mark Đức vì lúc đó hàng hóa của Nhật đang tràn ngập thị trường nhờ giá rẻ và Mỹ đang chịu cảnh thâm hụt mậu dịch lớn với nước này. Ngay lập tức đồng yên lên giá mạnh, từ 239 yên/1 đô-la vào năm 1985 lên 128 yên/1 đô-la vào năm 1988, một mức tăng gần gấp đôi. Chúng ta hãy xem xét chi tiết hơn trường hợp này.
Sự suy giảm của đồng đô-la vào cuối thập niên 70 kết hợp với Cuộc Cách mạng ở Iran và chiến tranh Iran- Iraq đã để lại những di chứng nặng nề lên nền kinh tế thế giới: lạm phát trên toàn cầu, lãi suất tăng vọt, kèm theo đó là một trong những đợt phục hồi kéo dài nhất và mạnh nhất của đồng đô-la Mỹ. Mặc dù giảm 75% trong giai đoạn 1981-1986, nhưng trước đó, giá dầu đã tăng vọt 200% trong hai năm cuối thập niên 70, nguyên nhân là do đồng đô-la bị mất giá 20%. Đợt tăng giá trong một khoảng thời gian tương đối ngắn đó là minh chứng cụ thể nhất cho sự mất ổn định của nền kinh tế thế giới và thúc đẩy lạm phát lan rộng trên toàn cầu dưới sự trợ lực của một đồng đô- la suy yếu trong suốt giai đoạn 1977-1979.
Bên cạnh việc OPEC cắt giảm sản lượng dầu, lạm phát cũng bị đẩy lên do chiến tranh Việt Nam, chủ trương dồn tiền cho chương trình Đại Xã hội [Great Society] của chính quyền Lyndon Johnson, yêu sách đòi tăng lương từ phía các tổ chức công đoàn vượt cả mức tăng trưởng sản xuất, và cuối cùng là hành động liên tục bơm tiền vào nền kinh tế được Cục Dự trữ Liên bang thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Arthur Burns. Tỉ lệ lạm phát tăng lên 11,3%, 13,5%, rồi 10,4% lần lượt vào các năm 1979, 1980 và 1981. Chỉ số giá cả tại các nền kinh tế lớn khác cũng tăng theo lần lượt là 9,5% , 12,3%, và 10,2%.
Khi niềm tin vào đồng đôla gần như tan vỡ, người ta tuyệt vọng trông chờ vào một chính quyền mới cùng với những những chính sách mới. Mỹ đã tìm thấy cả hai điểm này khi Tổng thống Jimmy Carter chỉ định Paul Volcker vào ghế chủ tịch Hệ thống Dự trữ Liên bang vào tháng 8/1979 và Ronald Reagan trúng cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/1980. Khi Paul Volcker được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang trong nhiệm kỳ của tổng thống Jimmy Carter thì lạm phát ở mức 14%. Phải mất đến hai tháng, Cục Dự trữ Liên bang mới ý thức được tính chất cấp bách của việc thông qua các biện pháp cứng rắn nhằm chống lại sự tàn phá của vấn nạn giá cả leo thang đối với thu nhập và sức mua. Chính sách thiết lập mức lãi suất mục tiêu đã không còn đạt hiệu quả trong việc ổn định mức tăng trưởng của tiền tệ trong khoảng lý tưởng 1,5% – 4,5%. Vào mùa thu năm 1979, lạm phát tăng tới mức 13%, vượt qua mức cao nhất của năm 1974 và lập kỷ lục trong vòng 32 năm. Khi FED quyết định nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 5 năm là 10,9%, khối tiền M-l (tổng hợp chi tiêu tiền cơ bản) đạt mức 8,0%.
Tháng Mười năm 1979, Cục Dự trữ Liên bang ban hành một quyết định mang tính chất lịch sử là áp dụng một hệ thống hoạt động mới có nhiệm vụ tính toán lượng cung tiền mục tiêu thay vì thiết lập mức lãi suất mục tiêu. Khi Fed áp đặt mục tiêu cho lượng tiền (cung tiền) và từ bỏ việc ấn định giá cả của tiền (lãi suất), lãi suất đã trải qua một đợt biến động rõ nét chưa từng có kể từ sau chiến tranh. Một vài tuần sau quyết định của Fed, lãi suất cơ bản của Fed nhảy vọt lên 17% chỉ trong một ngày, rồi giảm xuống 14% vào ngày hôm sau, trước khi bật lại 17% rồi trở về mức 10%. Liều thuốc mới mang tên chính sách tiền tệ thắt chặt có tác dụng trong 2 năm đã đẩy lãi suất cơ bản của FED lên tới mức 20% vào năm 1981.
Khi mức lãi suất của Mỹ cao hơn so với các nước công nghiệp khác, nhu cầu đối với đồng bạc xanh cũng theo đó mà tăng lên, nguyên do là vì giới đầu tư toàn cầu đang tìm kiếm mức lợi tức cao hơn để bù đắp cho mức lạm phát hai con số hiện thời. Từ tháng Giêng năm 1980 tới tháng Hai năm 1985, chỉ số đô-la đã vọt lên 49%. Một đô-la có thể đổi được 238,45 yên vào đầu giai đoạn này trước khi tăng lên 259,45 yên vào 5 năm sau đó. So với đồng mác Đức, đồng đô-la Mỹ đã leo từ mức 1,7245 mác lên 3,2980 mác đổi 1 đô-la trong khi nó cũng tăng hơn gấp đôi so với bảng Anh, từ 45 cent lên 93 cent.
Đồng đô-la đã tăng vọt lên trong suốt nửa đầu thập niên 1980 do lãi suất Mỹ tăng cao và khiến các quốc gia khác phải bỏ ra nhiều nội tệ hơn để nhập khẩu dầu.
Hình trên thể hiện diễn biến của đồng đô-la Mỹ so với yên Nhật, mác Đức và bảng Anh. Vào năm 1981, khi giá dầu tăng đột biến do châu Âu và Nhật mạnh tay cắt giảm lãi suất, đồng tiền của các khu vực này cũng giảm giá so với đồng bạc xanh. Sự lên giá của đồng đô-la càng gia tăng gánh nặng đối với những người mua dầu ngoài nước Mỹ vì họ phải trả tiền mua nhiên liệu bằng đồng đô-la lúc này có giá trị cao hơn so với đồng tiền đang bị mất giá của nước mình.
Mối tương quan khác biệt giữa lãi suất của đồng bạc xanh với lãi suất của các đồng tiền còn lại trên thế giới đóng vai trò quan trọng trong diễn biến của đồng đô-la. Tháng Mười năm 1979, Fed giữ lãi suất ở mức 15,5% so với mức 7,0% của Đức và 6,2% của Nhật. Lợi tức của đồng đô-la cũng tăng vọt lên sau khi Fed nâng lãi suất lên 20,0% so với mức 9,5% và 9,0% của Đức và Nhật. Sau đợt suy giảm giá tạm thời về mức 8,5% vào tháng Sáu năm 1980, lãi suất của Mỹ lại bật trở lên mức 20% trong hơn 10 tháng sau đó khi mức lạm phát 2 con số bắt đầu khó kiểm soát. Một lần nữa, chính sách tiền tệ thắt chặt lại khiến lãi suất Mỹ tăng gấp đôi so với mức lãi suất mà Đức và Nhật đưa ra khi NHTW các nước này đã ngừng tăng lãi suất. Sự khác biệt về bức tranh lãi suất giữa Mỹ và các nước còn lại chính là yếu tố chủ yếu đằng sau sự tăng giá chóng mặt của đồng đô-la vào đầu thập niên 1980.
Đồng đô-la tăng với tỷ lệ cao kéo theo nhu cầu nắm giữ đồng tiền này tăng. Chỉ số USD thể hiện trên đồ thị chính là mức lãi suất của Fed trừ đi lãi suất trung bình của Nhật và Tây Đức.
Hình trên mô tả vai trò của việc nâng lãi suất của Mỹ trong việc thúc đẩy sự hồi phục của đồng bạc xanh. Trong phần lớn trường họp, đồng đô-la không chỉ phục hồi khi lãi suất của Mỹ tăng mà ngay cả khi lãi suất của Mỹ xuống thấp hơn so với các quốc gia khác. Chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang hướng đến việc thiết lập hạn mức cung tiền, đã khiến cho lãi suất tăng lên gấp đôi đạt 20%. Lợi nhuận cao của đồng đô-la đã kích thích nhu cầu nắm giữ chúng.
Tình hình lạm phát theo đường xoắn ốc trong giai đoạn 1979- 1980 đã khiến các NHTW phải tăng gấp đôi lãi suất, và nền kinh tế toàn cầu phải đón nhận một đợt suy giảm đột ngột vào đầu năm 1981.
Tác động kép từ sự gia tăng lạm phát cùng với tỷ lệ thất nghiệp đã gây ra những hiệu ứng vô cùng tiêu cực, buộc các NHTW vào thế phải đối đầu với chính phủ, trong khi NHTW tập trung tập trung hơn vào mục tiêu chống lại lạm phát bằng cách tiếp tục đẩy lãi suất lên cao thì mối quan tâm hàng đầu của chính phủ lại là tìm cách khống chế tỷ lệ thất nghiệp thông qua các chính sách tài khóa nới lỏng. Liều thuốc mang tên chính sách tiền tệ thắt chặt của Paul Volcker với thời gian 2 năm đã thành công trong việc khống chế tỷ lệ lạm phát từ mức cao nhất trong vòng 30 năm qua, nhưng lại đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất kể từ sau chiến tranh ở mức 10,7%.
Khi tình trạng suy thoái ngày càng trầm trọng hơn và tỷ lệ lạm phát lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 1980, Fed bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong vòng 3 năm, giảm bớt lãi suất từ mức 20% vào tháng Năm năm 1981 xuống còn 3% vào tháng Hai năm 1984. Mặc dù lãi suất suy giảm tới 87% nhưng đồng đô-la vẫn không hạ nhiệt trong suốt khoảng thời gian đó, vẫn tăng gấp đôi so với đồng mác Đức và bảng Anh, và tăng 9% so với yên Nhật. Mức tăng khiêm tốn nhất so với yên là bởi vì những ảnh hưởng tích cực từ sự tăng vọt kim ngạch xuất khẩu của Nhật và thực sự thì trước đó, lãi suất của Nhật cũng đã giảm so với Đức và Nhật.
Đối với các quốc gia còn lại, sự tăng giá của đồng đô-la sẽ khiến cho nội tệ của nước họ giảm giá và tỷ lệ lạm phát tăng lên. Cú sốc dầu thứ hai trong giai đoạn 1978-1979 đã làm tăng giá trị của các hóa đơn nhập khẩu dầu trên toàn thế giới. Khi đồng đô-la mạnh lên, các quốc gia phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua những hàng hóa được định giá bằng đồng đô-la. Những tác động bên ngoài của lạm phát đã buộc các NHTW phải duy trì mức lãi suất cao hơn mức bảo đảm của kinh tế quốc gia, đặc biệt là hai cường quốc Tây Đức và Nhật đang thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách. Trong cuộc chiến chống lại áp lực lạm phát do giá dầu tăng, Tây Đức đã nâng lãi suất từ mức 3,5% năm 1979 lên mức 9,5% năm 1980, khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này bị sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi lên 2,3 triệu người vào năm 1982. Số lượng người thất nghiệp của châu Âu chiếm một nửa trong tổng số 32 triệu người thất nghiệp tại các nước thuộc OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development). Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nhật không bị sụt giảm là nhờ vào sự khởi sắc của xuất khẩu. Nhưng mức tăng GDP vẫn mấp mé ở ngưỡng suy thoái, theo quy định là tỷ lệ tăng trưởng dưới 3%.
Phản ứng trước cái chết dần chết mòn của hệ thống Bretton Woods, các quốc gia chủ lực ở Tây Âu đã bắt đầu một cuộc hành trình tìm kiếm sự thống nhất tiền tệ kéo dài 30 năm, đỉnh điểm là sự ra đời ở EU và đồng Euro, ch1inh thức được công bố vào năm 1999. Khi châu Âu từng bước chập choạng tiến đến sự ổn định tiền tệ thì hai cái neo song sinh trước đây của hệ thống tiền tệ thế giới, đôla Mỹ và vàng, vẫn còn ở rất xa mục tiêu ấy. Mặc cho những kỳ vọng về tăng trưởng và việc làm xuất phát từ việc phá giá đồng đôla, nước Mỹ vẫn phải chịu đựng thêm ba cuộc suy thoái kinh tế từ năm 1973 đến năm 1981. Tổng cộng sức mua của đồng đôla từ năm 1977 đến năm 1981 giảm đến 50%. Giá dầu tăng gấp bốn lần trong khảong thời gian suy thoái từ năm 1973 đến năm 1975 và tiếp tục tăng ấp đôi từ mức đó vào năm 1979. Giá vàng thường niên trung bình nhảy từ 40,80 đôla/ounce vào năm 1971 lên đến 612,56 đôla/ounce vào năm 1980, trong đó bao gồm một cú nhảy vọt ngắn hạn lên mức 850 đôla/ounce vào tháng 1/1980.
Trong con mắt của nhiều người, thế giới thật sự trở nên điên đảo. Một thuật ngữ mới, “đình lạm, hay lạm phát đình đốn (stagflation)”, đã được dùng để mô tả sự kết hợp chưa từng xảy ra giữa lạm phát cao và tăng trưởng trì trệ ở Mỹ. Cơn ác mộng kinh tế từ năm 1973 đến năm 1981 là sự đối lập hoàn toàn với sự tăng trưởng bằng con đường xuất khẩu mà hành động phá giá đồng đôla hướng tới. Những động cơ của phá giá đã hoàn toàn phá sản.
Volcker đã giữ vai trò Thứ trưởng Ngân khố từ năm 1969 đến năm 1974 và cũng đã tham gia sâu vào các quyết định bãi bỏ Bản bị vàng và thả nổi đồng đôla trong khoảng thời gian từ 1971 đến 1973. Giờ đây ông ta phải sống với hậu quả của những quyết định đó, nhưng kinh nghiệm bản thân đã giúp ông hoàn toàn tự tin sử dụng các đòn bẩy lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở và hạn mức hoán đổi để đảo ngược tình thế khủng hoảng của đồng đôla, giống như ông ta và Arthur Burns đã thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng đồng Bảng Anh vào năm 1972.
Đối với lạm phát, Volcker đã áp dụng chiến thuật “buộc garô và xiết chặt để cầm máu”. Ông tăng lãi suất FED lên mức đỉnh 20% vào tháng 6/1981 và liệu pháp sốc này đã có tá dụng. Một phần nhờ Volcker, lạm phát hàng năm giảm mạnh từ 12,5% vào năm 1980 xuống còn 1,1% vào năm 1986. Vàng cũng theo sau, giá trung bình rơi từ 612,56 đôla năm 1980 xuống còn 317,26 đôla vào năm 1985. Lạm phát đã bị đánh bại và vàng cũng bị chinh phục. Hoàng đế đôla đã trở lại.
Mặc dù những nỗ lực của Volcker là vô cùng quả cả, nhưng đây không phải là lý do duy nhất làm giảm tình trạng lạm phát và làm cho đồng đôla mạnh hơn. Ngoài ra còn phải kể đến tín ụng công bằng, có được do việc giảm thuế và các ch1inh sách giảm điều tiết Nhà nước của chính quyền Ronald Reagan. Tổng thống chính thức điều hành công việc vào tháng 1/1981, vào thời điểm mà niềm tin vào nền kinh tế của Mỹ đã bị đập tan do các cuộc suy thoái, tình trạng lạm phát và giá dầu tăng trong thời kỳ Nixon – Carter.
Mặc dầu FED hoàn toàn độc lập với Nhà Trắng nhưng Reagan và Volcker đã cùng nhau xây dựng một đồng đôla vững mạnh, thi hành một chính sách thuế thấp, điều được cho là một liều thuốc tăng lực cho nền kinh tế Mỹ, và đã đưa nước Mỹ bước vào một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử. Các chính sách thắt chặt tiền tệ của Volcker cùng với việc cắt giảm thuế của Reagan đã giúp GDP tăng trưởng liên tục, đạt mức 16,6% trong vòng 3 năm, từ 1983 đến 1985. Nền kinh tế Mỹ chưa bao giờ có được mức tăng trưởng như vậy trong một khoảng thời gian 3 năm bất kỳ kể từ khi ấy.
Đồng đôla mạnh không hề gây tác hại mà dường như còn đẩy mạnh tăng trưởng, thông qua việc kết hợp với các chính sách ủng hộ tăng trưởng khác. Tuy nhiên, nạn thất nghiệp vẫn còn cao rtong nhiều năm sau khi đợt suy thoái cuối cùng trong ba đợt suy thoái kết thúc vào năm 1982. Thâm hụt thương mại với Đức và Nhật Bản đang tăng lên do đồng đôla mạnh hơn đã khiến người Mỹ mua xe hơi Đức và đồ điện tử Nhật Bản, cùng những hàng hóa khác.
Đến đầu năm 1985, việc các ngành công nghiệp Hoa Kỳ cùng nhau tìm kiếm sự bảo hộ trước hàng nhập khẩu, kết hợp với việc người Mỹ tìm kiếm việc làm đã dẫn đến việc Công đoàn các chính trị gia thuộc các bang công nghiệp liên tục kêu gọi phá giá đồng đôla để thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Việc chính sách này đã từng thất bại thảm hại vào năm 1973 đã không hề làm nhụt chí đám đông ủng hộ một đồng đôla yếu. Sự cám dỗ của một giải pháp nhanh chóng cho các ngành công nghiệp đang suy yếu và những ngành công nghiệp thiếu năng lực tổ chức thực sự khó cưỡng, xét về mặt chính trị. Vì vậy, theo sự hướng dẫn của một Bộ trưởng Ngân khố khác đến từ Texas, James A. Baker, một người kế nhiệm xứng tầm với John Connally, Mỹ lại yêu cầu thế giới để có được một đồng đôla rẻ.
Lần này phương pháp phá giá hoàn toàn khác biệt. Không còn bất kỳ tỷ giá hối đoái cố định hay tỷ lệ chuyển đổi vàng – đôla nào nữa để loại bỏ. Các đồng tiền đã được mua bán trao đổi một cách tự do với nhau và tỷ giá hối đoái được thiết lập bởi thị trường hối đoái, bao gồm hầu hết những ngân hàng quốc tế lớn và những khách hàng công ty. Một phần sức mạnh của đồng đôla vào đầu những năm 80 bắt nguồn từ sự kiện các nhà đầu tư nước ngoài muốn có đôla để đầu tư vào Mỹ do sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của quốc gia này. Đồng đôla mạnh là một lá phiếu tạo nên sự tự tin cho nước Mỹ, chứ không phải là một vấn đề cần phải được giải quyết. Tuy nhiên, các quan điểm chính trị trong nước đã gán ghép một số phận khác cho đồng đôla, một điều lặp đi lặp lại trong các cuộc chiến tranh tiền tệ. Do đồng đôla đang lên giá trên thị trường nên để giảm giá nó thì bắt buộc chính quyền phải can thiệp vào các thị trường hối đoái trên diện rộng! Kiểu can thiệp sâu rộng này đòi hỏi sự nhất trí và hợp tác của các chính quyền các nước có liên quan.
Tây Âu và Nhật Bản không hề mong muốn việc phá giá đồng đôla; tuy nhiên, ký ức về Cú sốc Nixon vẫn như còn mới và không ai có thể chắc rằng Baker sẽ không sử dụng đến khoản thuế suất nhập khẩu như Connally đã làm năm 1971. Hơn nữa, Tây Âu và Nhật Bản vẫn còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ trong vấn đề phòng vệ và vấn đề an ninh quốc gia như họ đã từng ở trong tình thế đó vào những năm 1970. Tóm lại, tốt hơn là nên thương lượng với Mỹ về việc phá giá đồng đôla, hơn là lại bị… ngạc nhiên lần nữa.
Trong quá trình phát triển kéo dài gần suốt nửa cuối thế kỷ XX của Nhật Bản, bước ngoặt xảy ra dưới tác động đột phá của sự lên giá đồng Yên sau Hiệp ước Plaza 1985. Từ một nền kinh tế hoang tàn sau chiến tranh Thế giới thứ II, đến giữa thập niên 1980, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và “tham gia vào bộ ba quyền lực đứng đầu thế giới gồm Mỹ, Tây Đức và Nhật Bản (K. Seitz 2004). Yếu tố cơ bản tạo ra điều thần kỳ đó chính là mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu mà một trong những trụ cột quan trọng nhất là chính sách tỷ giá hối đoái “đồng Yên yếu”. Việc Chính phủ Nhật Bản kiên trì duy trì một đồng Yên yếu so với đồng USD kéo dài mấy thập niên đã giúp cho hàng hóa Nhật Bản tăng sức cạnh tranh so với hàng hóa của các nền kinh tế phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ.
Nhờ đó, trong suốt thập niên 1970 và nửa đầu thập niên 1980, Nhật Bản đánh bại hầu như tất cả các địch thủ kinh tế ở bất cứ lĩnh vực nào mà các công ty Nhật Bản chọn làm chiến trường cạnh tranh. Các nền kinh tế - đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản bị mất dần thị phần của nhiều sản phẩm mang tính biểu tượng vào tay Nhật Bản. Được mệnh danh là “những kẻ luôn luôn chiến thắng”, các ngành công nghiệp và các công ty Nhật Bản đã đẩy đối thủ phương Tây vào cuộc tháo chạy kéo dài, kể cả ở những mặt trận vốn được coi là niềm tự hào của họ. Ô tô và hàng điện tử gia dụng là những ví dụ điển hình cho chiến thắng kinh tế huy hoàng của Nhật Bản và là nỗi cay đắng của các đối thủ cạnh tranh Mỹ và Tây Âu trong giai đoạn này1. “Chẳng có quốc gia công nghiệp nào có được thặng dư mậu dịch về sản phẩm chế tạo với Nhật Bản” (L. Thurow 1994). Đặc biệt, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng nặng nề trong quan hệ buôn bán với Nhật.
Khi phân tích nguyên nhân sinh ra mối đe dọa từ phía Nhật Bản, một cường quốc công nghiệp bị chiến tranh tàn phá chỉ mới phục hồi nhưng lại luôn luôn có thặng dư thương mại với phần còn lại của thế giới, các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách hàng đầu của các nền kinh tế phương Tây nhận thấy vai trò đặc biệt to lớn, thậm chí có thể coi là quyết định, của chính sách tỷ giá hối đoái mà Chính phủ Nhật Bản áp dụng. Thực tế của Nhật Bản phù hợp với nguyên tắc lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thành tích xuất, nhập khẩu, được phản ánh trong một nguyên lý kinh tế học đơn giản, thông thường nhưng rất hiệu quả: một chế độ tỷ giá, trong đó, đồng nội tệ bị “đánh giá thấp” so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác động thúc đẩy xuất khẩu và kiềm chế nhập khẩu, giúp nền kinh tế thu được thặng dư thương mại; ngược lại, đồng nội tệ được “đánh giá cao” trong quan hệ tỷ giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và cản trở xuất khẩu, trở thành một trong những nguyên nhân chính gây thâm hụt mậu dịch.
Nhận thức được sức mạnh thực tiễn của nguyên lý đó trong trường hợp Nhật Bản, các Chính phủ phương Tây đã sử dụng chính nó để "phản đòn". Họ đi tới kết luận vốn rất thông thường về mặt lý thuyết rằng việc thay đổi tỷ giá theo hướng giảm giá đồng USD, tăng giá đồng yên sẽ “triệt tiêu” động lực tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản, giúp các nền kinh tế phương Tây thoát khỏi tình trạng thâm hụt mậu dịch trường kỳ trong quan hệ thương mại với Nhật.
Nhận định trên là cơ sở để 5 cường quốc tài chính là Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật gặp nhau ngày 22/9/1985 tại khách sạn New Yorker Plaza để tìm kiếm một giải pháp nhằm chặn đứng xu hướng gia tăng thặng dư thương mại theo cấp số nhân của Nhật và giảm thiểu mức độ tăng thâm hụt thương mại tương ứng của Mỹ. Giải pháp được chọn để đạt mục tiêu là phá giá mạnh đồng đôla, tăng giá các đồng tiền khác, trong đó, đích ngắm chính là đồng Yên. Hiệp ước Plaza là kết quả của những nỗ lực đa phương nhằm hạ giá đồng đôla. Các Bộ trưởng Tài chính Tây Đức, Nhật Bản, Pháp và Anh đã gặp gỡ với Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ tại khách sạn Plaza ở New York để vạch ra một kế hoạch phá giá đồng đôla, chủ yếu là là so với đồng Yên Nhật và đồng Mark Đức. Các ngân hàng trung ương đã cam kết số tiền hơn 10 tỷ đôla cho vụ này, sẽ được thực hiện theo kế hoạch trong vòng vài năm.
Tại cuộc gặp, trước áp lực rất mạnh của Mỹ và các đối tác châu Âu, Nhật Bản buộc phải chấp nhận nâng giá đồng Yên. Hiệp ước Plaza có tác dụng tức thì. Giá trị đồng Yên nhanh chóng tăng vọt, trong năm 1985, đồng Yên lập tức tăng giá 30%. Và chỉ sau đó chưa đầy một năm rưỡi, đồng Yên lại tăng giá thêm 50%. Từ cuối năm 1985 đến đầu năm 1987, giá trị tỷ giá của đồng Yên đã nhân đôi. Từ năm 1985 đến năm 1988, đồng đôla giảm 20% so với Mark Đức, 40% so với đồng Franc Pháp và 50% so với Yên Nhật. Thật sự đã diễn ra một sự đảo ngược tỷ giá.
Tỷ giá Yên - đôla (P.A. Donnet 1991, K. Seitz 2004):
Thời điểm 1971 1985 1986 1/1987
Yên/1 đôla 60 245 200 121
Theo lý thuyết, không có động lực tăng trưởng xuất khẩu nào có thể tồn tại sau cú đòn tỷ giá mang tính “hủy diệt” như vậy. Một “thảm họa” xuất khẩu hay đại loại như vậy là điều được nhiều người dự báo sẽ nhanh chóng xảy ra đối với nền kinh tế Nhật Bản với việc áp dụng giải pháp “đảo ngược” tỷ giá. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Và chính cái sự không - xảy - ra như vậy lại tạo nên một trong những điều “thần kỳ” ấn tượng nhất trong toàn bộ sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản diễn ra trong các thập niên 1950-1980.
Hiệp ước Plaza là một thành công nếu được đánh giá riêng biệt như là một cách thức phá giá, nhưng các kết quả kinh tế lại gây thất vọng. Tình trạng thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao – 7% vào năm 1986, trong khi tốc độ tăng trưởng thì chậm chạp đáng kể, chỉ ở mức 3,2% vào năm 1987. Một lần nữa, một giải pháp “ăn xổi” đã tỏ ra hão huyền; và một lần nữa cái giá đắt phải trả là lạm phát, chầm chậm bắt đầu ngay sau Hiệp ước Plaza, vọt lên mức 6,1% vào năm 1990. Phá giá và các cuộc chiến tranh tiền tệ chưa bao giờ mang lại sự tăng trưởng hay việc làm như được hứa hẹn, mà chỉ chắc chắn mang lại lạm phát.
Hiệp ước Plaza được các bên đánh giá là cực kỳ thành công và được điều chỉnh lần cuối nhằm ngăn chặn việc xuống dốc nhanh chóng của đồng đôla vào năm 1985. Nhóm G7, bao gồm các bên đã ký Hiệp ước Plaza, cộng thêm Canada và Ý, đã họp ở Louvre, Paris vào đầu năm 1987 để ký Hiệp ước Louvre, nhằm ổn định đồng đôla ở một mức giá mới, thấp hơn. Với Hiệp ước Louvre, Chiến tranh Tiền tệ lần thứ II đã kết thúc, khi các Bộ trưởng Tài chính của nhóm G7 quyết định mọi chuyện đã quá đủ sau hai mươi năm hỗn loạn.
Đến năm 1987, vàng không còn thuộc hệ thống tài chính quốc tế, đồng đôla bị phá giá, đồng Yen và đồng Mark nắm ưu thế, đồng Bảng bất ổn, đồng Euro có triển vọng và Trung Quốc vẫn chưa có chỗ đứng riêng của mình trên sàn diễn. Từ đây, hòa bình tương đối được lập lại đối với các vấn đề tiền tệ quốc tế, nhưng cái gọi là hòa bình này lại chẳng dựa trên thứ gì lớn lao hơn niềm tin vào đồng đôla như là phương tiện cất trữ, dựa trên một nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển và chính sách tiền tệ ổn định của Hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ. Những điều kiện ày phổ biến suốt những năm 1990 và sang cả đầu thế kỷ XXI, bất chấp hai cuộc suy thoái nhẹ trong quãng thời gian đó. Các cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra đã không hề dính dáng đến đồng đôla, như là khủng hoảng đồng Bảng Anh vào năm 1992, khủng hoảng Peso Mexico vào năm 1994, và khủng hoảng tài chính Á – Nga và năm 1997 – 1998. Không có cuộc khủng hoảng nào trong số này đe dọa đồng đôla – trên thực tế, đồng đôla đã trở thành nơi trú ẩn khi khủng hoảng xảy ra. Dường như chỉ có sự sụp đổ trong tăng trưởng (của nước Mỹ) hoặc sự nổi lên của một cường quốc kinh tế khác, hoặc cả hai, mới có thể đe dọa được uy quyền của đồng đôla Mỹ mà thôi. Và thực tế là khi những yếu tố này cùng xảy ra vào năm 2010, kết quả là một cơn sóng thần tiền tệ quốc tế.
Trên thực tế, tác động của chính sách tăng giá đồng Yên có làm cho thâm hụt xuất khẩu của Mỹ giảm đi phần nào nhờ tăng trưởng xuất khẩu từ Tây Âu giảm xuống (vì các đồng tiền Tây Âu cũng bị lên giá mạnh) và xuất khẩu từ Nhật Bản bị chững lại. Song chính nhờ thay đổi tương quan tỷ giá, nước Nhật, các công ty Nhật và người Nhật trở nên giàu lên, cũng đột ngột như sự lên giá của đồng Yên. Thực chất của vấn đề là: việc tăng giá đồng Yên làm tài sản của người Nhật và nước Nhật tăng tương ứng. Sau hơn hai thập niên trường kỳ tăng trưởng với tốc độ cao, Nhật Bản đã kịp tích luỹ một khối lượng tài sản tài chính khổng lồ. Khối lượng tài sản đó được chuyển đổi từ đồng Yên sang đồng USD và nhờ "đòn tỷ giá" đã nhân đôi chỉ sau hai năm. Đó đích thực là bước nhảy thần kỳ, làm ngỡ ngàng cả những bộ óc lạnh lùng nhất.
Năm 1982, trong bảng xếp hạng ngân hàng toàn cầu, hai ngân hàng lớn nhất thế giới đều là của Mỹ - NY Citicorp và Bank of America. Còn các ngân hàng Nhật Bản xếp hạng cao nhất chỉ đứng thứ 8 và 10.
Tuy nhiên, đến 1989, trật tự xếp hạng đã đảo ngược: cả 10 ngân hàng lớn nhất đều của Nhật Bản. Trật tự cũng tương tự như vậy với các hãng kinh doanh chứng khoán: 4 hãng lớn nhất là của Nhật Bản: Nomura, Daiwa, Nikko và Yamaichi; sau đó mới là các hãng Mỹ đã từng đứng đầu, gồm Merrill Lynch (K.Seitz. 2004, tr. 93). Như vậy là từ một cường quốc xuất khẩu, chỉ sau một thời gian rất ngắn, ngắn đến mức khó tưởng tượng cho cả những bộ óc giàu trí tưởng tượng, Nhật Bản đã trở thành một siêu cường tài chính và công nghiệp toàn cầu. Đằng sau bước nhảy kỷ lục này là vai trò nổi bật của “cú đòn tỷ giá Plaza 1985”.
Trở thành cường quốc tài chính, nước Nhật có điều kiện (và buộc phải) thay đổi mô hình tăng trưởng. Từ chỗ chỉ dựa vào xuất khẩu hàng hóa, sau Hiệp ước Plaza, mô hình tăng trưởng của Nhật Bản chuyển sang dựa mạnh hơn vào cầu trong nước. Trong mô hình đó, xuất hiện một trụ cột tăng trưởng mới: đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Dòng FDI từ Nhật Bản đã tăng vọt kể từ năm 1986 một cách nhanh chóng và đạt mức cao nhất vào năm 1989 là 67,5 tỷ USD. . Chính sự bùng nổ dòng FDI này của Nhật Bản đã giúp các nền kinh tế ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái lan và Indonesia) có điều kiện và cơ hội trỗi dậy mạnh mẽ để trở thành “rồng” trong thập niên 1970-1980. Có nghĩa là sự đột phá phát triển của nền kinh tế Nhật Bản đã gây hiệu ứng lan tỏa phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á. Tất nhiên, sự trỗi dậy của các nền kinh tế ASEAN đó không có nguyên nhân đơn nhất từ dòng FDI của Nhật Bản. Phải có thêm những điều kiện bên trong chín muồi - sự sẵn sàng các điều kiện vật chất, kỹ thuật, nhân lực, một khát vọng và quyết tâm phát triển mạnh mẽ cộng với một thái độ chính sách thu hút FDI tích cực (điều kiện cần) thì dòng FDI của Nhật Bản (điều kiện đủ) mới có thể phát huy tác dụng gây bùng nổ.
Nhưng sang thập niên 90 của thế kỉ XX, sự sụp đổ nền kinh tế “bong bóng” đã đẩy Nhật Bản vào một thời kỳ cực kỳ khó khăn, kéo theo lượng FDI của Nhật cũng giảm đi đáng kể. Năm 1990 so với năm 1989 giảm 15,6% còn 56,9 tỷ USD; năm 1991 giảm mạnh 26,9% còn 41,6 tỷ USD; năm 1992 giảm tiếp 17,9% còn 34,1 tỷ USD. Song xu hướng suy giảm này đã chấm dứt vào năm 1993 khi FDI của Nhật Bản tăng lên 5,5% đạt mức 36,025 tỷ USD. Tuy giảm mạnh như vậy, song số lượng tuyệt đối FDI của Nhật Bản vẫn là con số rất lớn và điều đáng lưu ý là FDI của Nhật Bản chỉ giảm mạnh ở thị trường các nước tư bản phát triển. Chẳng hạn, năm 1989, Mỹ chiếm tới 48,2% trong tổng FDI của Nhật, thì năm 1990 chỉ còn 45,9%, năm 1991 còn 43,3%; năm 1992 còn 40,5%. Còn FDI của Nhật vào Châu Á vẫn tăng.
Nhật đã thu lợi lớn từ việc gia tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài. Thay vì xuất khẩu hàng hóa, giờ đây, nước Nhật còn là cường quốc xuất khẩu vốn. Tiềm lực sản xuất và tiềm lực vốn to lớn bảo đảm cho Nhật Bản đứng vững trên hai cột trụ quan trọng nhất của nền kinh tế hiện đại: xuất khẩu và đầu tư. Giờ đây, trong cuộc cạnh tranh với Nhật Bản, thế giới rơi vào thế lưỡng nan: nếu tỷ giá cao (đồng Yên bị đánh giá thấp), Nhật Bản tăng cường xuất khẩu hàng hóa, đẩy thế giới lâm vào tình trạng thâm hụt mậu dịch; nếu tỷ giá thấp (đồng Yên được đánh giá cao), các công ty Nhật Bản sẽ đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài, tổ chức sản xuất và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài tại chỗ để thu lợi.
Tóm lại, nền kinh tế Nhật Bản đã có một sự đột phá cực kỳ mạnh mẽ từ một giải pháp- sự cố giống như là đơn nhất: tăng giá đồng tiền. Giá trị to lớn của sự đột phá này không bị giới hạn lại một cách đơn giản ở thành tích thúc đẩy tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài thay cho thành tích tăng trưởng xuất khẩu, cho dù chỉ sự thay thế này cũng đã đủ tạo nên một kỳ tích phát triển, hiểu theo nghĩa nó giúp nền kinh tế Nhật Bản thoát hiểm trước sự phản công quyết liệt của tất cả các đối thủ cạnh tranh. Trên một tầm rộng lớn hơn, thực tế cho thấy rằng thông qua sự thay đổi chính sách tỷ giá, nền kinh tế Nhật Bản đã thay đổi cả một mô hình tăng trưởng.
--------------
Nguồn tham khảo:
P.A. Donnet. Nước Nhật mua cả thế giới. NXB Thông tin Lý luận 1991
MITI và sự thần kỳ Nhật Bản - Chalmer Johnson
Tại sao Nhật Bản thành công - M. Morishima
Đối đầu - L. Thurow, 1994
James Rickards – Các cuộc chiến tranh tiền tệ