Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế VNCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế VNCH. Hiển thị tất cả bài đăng

21 tháng 12 2011

Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (I)

Note này Khoằm để sưu tầm tài liệu tham gia vào link Liệu VNCH sẽ được như Nam Hàn nếu còn tồn tại? - Lịch Sử Việt Nam trên.

Vì câu cửa miệng quen thuộc của các bạn thủi thây ma VNCH: Made in Vietnam! - Citroën La Dalat

Trích:



Từ con số không năm 1954, VNCH đã là quốc gia đầu tiên trong vùng Đông Nam Á đã lắp ráp chiếc xe LaDalat vào những năm đầu của thập niên 70, khi mà Nam Hàn chưa có tí kỹ nghệ xe chi cả.


 Hình xe Citroën La Dalat trưng bày ở Vương Quốc Bỉ - nguồn: Passion-Citroën.
nên Khoằm sẽ làm cuộc khảo cứu nho nhỏ (tài tử thôi), về lĩnh vực kinh tế - xã hội cả 2 miền Việt Nam trước năm 1975, xem trình độ Nam Bắc ra sao?

Thực ra khoa học kĩ thuật của miền Bắc rất phát triển vào thời đó. Công nghiệp nặng tiếp thu sẵn cơ sở hạ tầng của Pháp và học hỏi của Liên Xô và khối XHCN. Máy công cụ, máy cơ khí, luyện kim, ... Thật tréo ngheo nhưng thực ra thời bao cấp sau đó, hoà bình độc lập, tỉ trọng công nghiệp nặng và khoa học kĩ thuật của Việt Nam mới chính là không bằng được hồi đó.

Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ trước 1975 đã phát triển hơn nhiều so với miền Bắc
Chính vì thế nên Johnson mới đòi đánh cho VN trở về thời kì đồ đá. Nhà máy, phân xưởng sản xuất của Việt Nam ngày đó bị đánh phá liên tục. Thử nghĩ xem, một đất nước nông nghiệp, con trâu cái cày thì đâu có khác gì thời kì đồ sắt. 

Johnston đánh bom cho đồ sắt trở về thành đồ đá thì thật buồn cười. Nói cho đúng hơn Johnson đánh bom cho thời kì công nghiệp hoá trở về thời kì đồ đá, tức là phá tan cơ sở hậu cần công nghiệp.

Khoa học kĩ thuật của miền Nam mới là không phát triển bằng miền Bắc thời đó, vì mọi thứ đã có người Mỹ lo giùm. 

Ngành công nghiệp phục vụ sản xuất và chiến tranh do người Mỹ đứng đầu ở miền Nam thời đó có thể nói là khoa học kĩ thuật vượt trội so với miền Bắc cả về số lượng và trình độ. nhưng do người Việt đứng đầu thì có thể nói thẳng là chẳng có gì cả.

Dân Việt chống cộng hô hào là quân Bắc Việt đông hơn quân Nam Việt đến gấp đôi gấp ba, nhưng thực ra là ngược lại. Chính quân Nam Việt mới đông hơn quân Bắc Việt đến gấp đôi, nhưng quá nửa đều là đi lính để mong lãnh lương, đụng đánh nhau là chạy nên thành ra số lính đánh nhau thực sự mới ít hơn quân Bắc Việt.

Chúng ta thường nghe là nền kinh tế VNCH là 1 nền kinh tế sống nhờ vào trợ cấp, nền kinh tế phục vụ chiến tranh. Thực ra điều đó chưa đúng lắm. VNCH thực sự có một nền kinh tế sản xuất chứ không phải chỉ trông cậy vào viện trợ và cung cấp dịch vụ cho quân đội Mỹ. Tuy vậy nền kinh tế sản xuất này chỉ phát triển được trong giai đoạn đầu sau đó lụn bại dần. Giai đoạn sau của chiến tranh VNCH mới phải sống hoàn toàn nhờ trợ cấp của Mỹ. Nếu không có viện trợ thì nền kinh tế VNCH hoàn toàn không thể đứng được.

dinhphdc wrote on May 26, '12

Mới đào được cái mộ cổ từ năm 2005 ở TTVNOL, các mem chém nhau tơi bời về kinh tế 2 miền Nền Kinh Tế VN 1960 và 2000, Khoằm sẽ lại tài tử làm khảo cứ bổ xung vào đó một cách từ từ.

Hôm nay Khoằm khảo cứu về giai đoạn 1954 - 1960.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Việt Nam đã được ký kết. Đất nước chia làm hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời: miền Bắc và miền Nam.

Miền Bắc bước vào giai đoạn phục hưng và xã hội chủ nghĩa hoá nền công nghiệp. Thời kỳ 1955-65 có thể được chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn phục hưng 1955-57, và giai đoạn cải cách cơ cấu 1958-60.

Trong thời kỳ phục hưng, chính sách phát triển công nghiệp Miền Bắc đặt mục đích nâng cao sản lượng của các ngành công nghiệp trên việc cải cách cơ cấu sản xuất (thiết lập xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã). Và trong thời kỳ này trọng tâm của các công trình xúc đẩy sản xuất tập trung vào các ngành kỷ nghệ nhẹ và các kế hoạch thực thi cho các ngành kỷ nghệ nặng còn giới hạn trong phạm vi xây dựng cơ bản sản xuất. Qua giai đoạn cải cách cơ cấu sản xuất trong các năm 1958-60 thì chính phủ bắt đầu xúc tiến mạnh công trình thiết lập xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Chính trong thời kỳ này khái niệm ‘công tư hợp doanh’ được đề xướng và cho đến năm 1960 đã biến đổi tất cả công ty tư nhân thành xí nghiệp công tư hợp doanh hoặc hợp tác xã.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nền kinh tế đã phát triển rõ rệt, số lượng xí nghiệp quốc doanh tăng từ 41 năm 1954 lên 281 năm 1958 và 1.012 năm 1960 với hơn 125 nghìn công nhân. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1960 bằng 25 lần năm 1955.

Nông nghiệp chẳng những đã được khôi phục, mà sản lượng quy thóc năm 1956 đã vượt qua mức kỷ lục năm 1939 (hơn 4 triệu tấn), tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo.

Trong thời kỳ này, ĐCSVN cũng đã thừa nhận một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, vội vã trong cải tạo tiểu thương…

Nền kinh tế nước ta vốn là nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề. Trong các vùng nông thôn mới giải phóng, hậu quả do các cuộc càn quét của địch để lại hết sức nghiêm trọng: Khoảng 14 vạn héc ta ruộng đất bị bỏ hoang; hệ thống thủy lợi hư hỏng nặng, khiến 200.000 héc ta ruộng đồng không nước tưới tiêu, cằn cỗi và úng ngập; thôn xóm tiêu điều, xơ xác; nhân công, nông cụ và trâu bò bị thiếu nghiêm trọng.

Từ cuối năm 1954 đến nửa đầu năm 1955, nạn đói lan rộng tới trên 200 xã. Các thành thị vừa mới tiếp quản mang nặng tính chất buôn bán, tiêu thụ là chủ yếu. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc thiếu thốn. Gần 50% kho tàng, công sở bị phá hoại. Thương nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ tích trữ, nâng giá lũng đoạn thị trường diễn ra phổ biến. Tiền tệ chưa thống nhất, nền kinh tế quốc dân mất cân đối gay gắt. Hơn 50.000 lao động thất nghiệp. Hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh thiếu đói.

Ở các vùng tự do cũ trong kháng chiến, tuy công nghiệp và nông nghiệp có phát triển, nhưng quy mô nhỏ bé, kĩ thuật lạc hậu nên năng suất rất thấp, không thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao của nhân dân.

Trong khi đó, các phần tử tề ngụy rã đám chưa qua cải tạo, lực lượng thổ phỉ và bọn gián điệp, đặc vụ nước ngoài được cài lại vẫn ngấm ngầm hoạt động... càng làm cho tình hình chính trị xã hội thêm phức tạp.

Tình hình trên đặt ra cho miền Bắc một nhiệm vụ hết sức nặng nề là khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Muốn vậy, nhiệm vụ trước mắt là phải tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất. Trong hoàn cảnh đấu tranh để thống nhất nước nhà, việc thực hiện cải cách ruộng đất vừa phải thoả mãn quyền lợi về kinh tế và chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, vừa phải mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Tại kì họp lần thứ 4 (3-1955), Quốc hội thông qua Nghị quyết tán thành điều chỉnh và bổ sung của Chính phủ về cải cách ruộng đất: Dùng hình thức toà án thay cho những cuộc đấu tố của nông dân, thu hẹp diện tịch thu và trưng thu, mở rộng diện trưng mua, chiếu cố những địa chủ kháng chiến và gia đình địa chủ có con em là bộ đội, cán bộ, viên chức cách mạng.

Trên cơ sở đó, đợt 6 giảm tô và đợt 2 cải cách ruộng đất là những đợt đầu tiên được tiến hành trong hoà bình. Từ lúc này trở đi, cuộc phát động quần chúng nông dân bắt đầu lan rộng vào vùng trung du và đồng bằng mới giải phóng. Ngày 20-7- 1956, đợt 5 cải cách ruộng đất kết thúc. Đây là đợt cuối cùng và là đợt lớn nhất trong cải cách ruộng đất được tiến hành trên phạm vi 1.732 xã với 6 triệu dân ở 20 tỉnh và 2 thành phố.

Trong quá trình cải cách ruộng đất, miền Bắc đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài. Sau khi phát hiện sai lầm (4-1956), ĐCSVN đã có chỉ thị sửa sai. Sau một năm sửa sai (1957), công cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, tịch thu, trưng thu và trưng mua 810.000 ha ruộng đất, trên 100.000 trâu bò, 1.800.000 nông cụ từ trong tay giai cấp địa chủ chia cho 2.200.000 hộ nông dân lao động (chiếm 72,8% số hộ ở nông thôn được chia ruộng đất).

Nhiệm vụ khôi phục kinh tế được tiến hành trong điều kiện hết sức gay gắt của một xã hội vốn là thuộc địa vừa trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề. Vì vậy, ngay từ tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết vạch rõ nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc là ổn định trật tự xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường. Yêu cầu của nhiệm vụ khôi phục kinh tế là sau hai năm về cơ bản phải đưa mức sản xuất lên ngang bằng mức trước chiến tranh (1939), nhằm giảm bớt khó khăn, nâng cao một bước đời sống của nhân dân; phát triển kinh tế một cách có kế hoạch; mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước. Sản xuất nông nghiệp được đặc biệt coi trọng. 

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) nhấn mạnh: Phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tính chất rất trọng yếu của sản xuất nông nghiệp đối với cả nền kinh tế nước ta hiện nay và sau này. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp để giải quyết vấn đề lương thực (trước mắt là cứu đói và phòng đói) làm cơ sở cho việc khôi phục và phát triển công – thương nghiệp. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp và làm nghề phụ ở nông thôn để nâng cao sức sống của nông dân; thông qua đó, củng cố công nông liên minh.

Nhân dân ta có những cố gắng phi thường, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn để khôi phục và phát triển sản xuất. Nhà nước cho nhân dân vay vốn để đầu tư vào sản xuất, ổn định đời sống. Nhờ đó, đến cuối năm 1957, những vết thương chiến tranh trên đồng ruộng đã được hàn gắn: 125.000 mẫu ruộng hoang được đưa vào sản xuất, 12 hệ thống nông giang được sửa chữa cùng với việc xây dựng thêm những công trình thuỷ nông mới. Một hệ thống đê điều với chiều dài 3.500 km được tu sửa và bồi đắp.

Những kết quả trên đã góp phấn tăng nhanh sản lượng lương thực và hoa màu. Tính đến năm 1956, miền Bắc sản xuất được khoảng 4 triệu tấn lương thực (vượt xa so với năm 1939: 2,4 triệu tấn). Tổng sản lượng hoa màu quy ra thóc đạt bình quân hằng năm là 680.000 tấn (gấp 3 lần mức năm 1939: 220.000 tấn). Nạn đói có tính chất kinh niên ở miền Bắc bước đầu được giải quyết; đời sống nhân dân được cải thiện một bước.

Về công nghiệp,miền Bắc chủ trương trước tiên phải chú trọng khôi phục và phát triển công nghiệp nhẹ; đồng thời củng cố và phát triển các cơ sở công nghiệp nặng trong phạm vi cần thiết và có khả năng. Trong ba năm (1955-1957) đã khôi phục hầu hết các xí nghiệp quan trọng. Nhiều cơ sở công nghiệp cũ không những được phục hồi, mà còn tăng thêm trang thiết bị hiện đại (mỏ than Hòn Gai, dệt Nam Định, xi măng Hải Phòng...).

Miền Bắc còn xây dựng thêm nhiều cơ sở công nghiệp mới, cho đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 xí nghiệp công nghiệp do Trung ương quản lí.

Cùng với công nghiệp, thủ công nghiệp gần như bị phá sản trong thời gian chiến tranh đã được phục hồi rất nhanh chóng. Đến năm 1957, miền Bắc đã có gần 460.000 người tham gia sản xuất thủ công nghiệp (gấp hai lần số thợ thủ công năm 1941, là năm phát triển cao nhất); cung cấp 58,8% sản phẩm tiêu dùng trong nước.

Về thương nghiệp, miền Bắc chủ trương chuyển hoạt động sang hướng phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân; tăng cường mậu dịch quốc doanh, làm cho mậu dịch quốc doanh phát huy tác dụng tốt đối với đời sống nhân dân và sản xuất. Theo phương hướng đó, chỉ trong thời gian ngắn, miền Bắc đã đạt được nhiều kết quả: Giá cả thống nhất và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán không ngừng mở rộng và cung cấp nhiều mặt hàng cho nhân dân.

Việc giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong nước được tăng cường. Hoạt động ngoại thương dần dần tập trung trong tay Nhà nước. Quan hệ buôn bán với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Tính đến năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ thương mại với 27 nước.

Về giao thông vận tải, đến cuối năm 1957, miền Bắc đã khôi phục được 681 km đường sắt, khôi phục và xây dựng thêm 10.607 km đường ô tô. Các bến cảng (Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy) được tu sửa và mở rộng, góp phần rất quan trọng trong giao lưu hàng hoá, phục hồi kinh tế.

Cùng với thắng lợi trong nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, cơ cấu kinh tế cũng như quan hệ sản xuất miền Bắc cũng bước đầu có sự thay đổi. Đến cuối năm 1957, đã có 1/4 số hộ nông dân vào tổ đổi công, hơn 50% số thợ thủ công vào các tổ sản xuất và các hợp tác xã1. Thành phần kinh tế quốc doanh chiếm 58% giá trị sản lượng công nghiệp, 100% trong các lĩnh vực ngân hàng, xây dựng cơ bản, bưu diện, đường sắt, 97% trong ngoại thương. Như vậy, kinh tế quốc doanh đã nắm được toàn bộ hoặc phần lớn những ngành then chốt và giữ vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong thời kì khôi phục kinh tế, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế cũng có những bước chuyển biến quan trọng. Hơn một triệu người đã thoát nạn mù chữ. Cùng với giáo dục phổ thông hệ 10 năm, nền đại học cũng được chú ý phát triển. Công tác y tế được coi trọng; các bệnh truyền nhiễm được đẩy lùi.

Những thắng lợi giành được trong thời kì khôi phục kinh tế có tác dụng tăng cường sức mạnh Nhà nước dân chủ nhân dân. Khối đoàn kết toàn dân được mở rộng, đánh dấu bằng sự ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (9-1955). Đó là những nhân tố rất quan trọng đảm bảo cho quân và dân ta đập tan mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực phản cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Trước ngày Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, thực dân Pháp liên tục cho máy bay thả vũ khí, lương thực điện đài cho bọn phản động cài lại để đánh phá ta. Chúng tiếp tục gây phỉ, tổ chức hoạt động gián điệp, biệt kích, tránh gặp bộ đội, nếu bị đánh mạnh thì cất giấu vũ khí lẩn trốn, trên đường rút sang Lào hoặc trá hàng. Lực lượng phỉ ở Lào Cai có 5.025 tên, Hà Giang 798 tên, Yên Bái 147 tên...

Theo số liệu thống kê [25 năm Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, Tổng Cục Thống kê, 1970.] thì vào năm 1957 mức sản xuất công nghiệp Miền Bắc đã vượt đến 2,7 lần mức sản xuất trong năm 1955 và khôi phục lại được mức sản xuất tối cao trước chiến tranh (năm 1938). Tổng sản lượng công nghiệp trong thời kỳ 1955-60 ước lượng gia tăng 37% trung bình hàng năm.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, cùng với nguồn viện trợ Mỹ, tư bản nước ngoài cũng đầu tư vào Sài Gòn và vùng phụ cận, lên đến 1,2 tỉ USD trong hai năm 1958 - 1959. Nhiều cơ sở công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ được xây dựng khá hiện đại, như Xí nghiệp Dược phẩm Roussel, Vina-Spécia, Hoechst, các xí nghiệp pin-accu, bóng đèn... Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển nhanh.

Số gạo sản xuất năm 1954 là 2.565.540 tấn và năm 1960 là 4.955.000 tấn, tỉ lệ gia tăng đến 93,1%. Về xuất cảng năm 1955 là 2.424.000 tấn; 1960 là 2.995.000 tấn. Nhập cảng 9.212.000 tấn (1955), 8.412.000 tấn (1960).

Miền Nam Việt Nam đã thực hiện chính sách tư hữu hóa ruộng đất cho các tá điền qua công cuộc Cải Cách Điền Địa do Tổng thống Ngô Đình Diệm thực hiện trong những năm 1955-1963. Hai điều luật chủ yếu là điều luật số 2 (thông qua ngày 8 tháng 1 năm 1955) và số 7 (thông qua ngày 5 tháng 2 năm 1955) quy định chính sách giảm tô, thu hồi ruộng đất bỏ hoang, và bảo đảm hợp đồng cho tá điền. Diện tích ruộng bỏ hoang lúc bấy giờ là 1,3 triệu mẫu.

Tính đến thập niên 1950 tại miền Nam Việt Nam thì tình hình sở hữu ruộng đất có nhiều chênh lệch: 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng trong khi 73% tiểu điền chủ chia nhau 15%

Trong hai năm 1955 – 1956, chính phủ Mỹ đã cử một phái đoàn cố vấn do W. Ladejinsky (một chuyên gia về cải cách điền địa đã từng giúp Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách điền địa ở Đài Loan) sang miền Nam Việt Nam giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa soạn thảo chính sách ruộng đất. Báo Công Luận ra ngày 7 tháng 7 năm 1969 cho biết từ năm 1955 đến năm 1960 Mỹ đã viện trợ 12 triệu USD cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa để thực hiện chính sách trên.

Trước khi đợt cải cách điền địa lần đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm thi hành, tại các vùng Việt Minh kiểm soát ở phía nam vĩ tuyến 17 - dẻo đất Trung Bộ và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long - Việt Minh đã tịch thu các nông trại trồng lúa của Pháp và của những người theo chính quyền thuộc địa Pháp và chia những vùng đất này cho tá điền.

Ở hầu hết các vùng còn lại, bao gồm những vùng đã từng thuộc về các giáo phái, những người nông dân cũng tự thực hiện cải cách ruộng đất. Nhiều địa chủ đã bỏ những cánh đồng của mình lên thành phố ở để tránh các cuộc xung đột vũ trang và tìm sự an toàn. Những người nông dân đã chia nhau những vùng ruộng đất này hoặc chấm dứt nộp tô cho những khu ruộng mà họ đang trồng cấy.

Ngày 7 tháng 7 năm 1955, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chánh phủ và ban hành 2 Dụ, số 2 và số 7 năm 1955, liên quan đến vấn đề thuê ruộng vì từ trước, ở Việt Nam, việc thuê ruộng không có giấy tờ hợp đồng giữa người thuê mướn và chủ ruộng nên thường chủ ruộng lấn ép làm thiệt hại quyền lợi của người thuê. Giá thuê ruộng từ 40% đến 60%, tùy theo ruộng tốt xấu, trên số lúa thu hoạch. Luật về thuêu ruộng qui định lại rõ qui chế tá điền. Từ nay, – giá thuê ruộng từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa / năm; - giá thuê từ 15 đến 25% cho mùa gặt chánh của ruộng 2 mùa / năm.

Nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm chủ yếu trong ba đạo dụ:

Dụ số 2 (8/1/1955) và số 7 (5/2/1955) buộc nông dân lập khế ước tá điền

Loại A (thời hạn 5 năm, tăng tô 15% - 20%)
Loại B (đối với ruộng hoang có chủ)
Loại C (đố với ruộng hoang vắng chủ có công).

Vì chiến tranh nhiều người bỏ ra thành thị nên số ruộng bỏ hoang tính ra lên đến 500 000 mẫu tây. Trong thời gian Chánh phủ cho kiểm kê, nếu chủ ruộng vẫn vắng mặt, số ruộng này bị trưng thu để cấp phát cho tá điền.

Sau khi lên làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956 qui định Chánh sách Cải cách Điền địa theo đó, điền chủ có quyền giữ cho mỗi người 100 mẫu đất ruộng và 15 hecta ruộng hương hỏa, phải canh tác 30%, số còn lại cho mướn theo điều kiện luật hợp đồng đã ban hành. Thời hạn hợp đồng là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả ruộng và phải báo trước chủ ruộng 6 tháng. Chủ ruộng muốn lấy ruộng lại phải báo trước tá điền 3 năm.

Ruộng truất hữu, chủ ruộng được bồi thường theo giá ruộng, 10% bằng tiền mặt, 90% trả bằng trái phiếu với lãi xuất 3% / năm. Người giữ trái phiếu có quyền sử dụng trong các dịch vụ như trao đổi, kinh doanh, mua bán, …

Ruộng truất hữu bán lại cho tá điền trả góp trong 12 năm vốn và lãi xuất 3% như đối với điền chủ cũ.

Với chính quyền Ngô Đình Diệm thì thực chất dụ số 2 và dụ số 7 không phải là mới mẻ gì vì "phần lớn chương trình cải cách điền địa năm 1956 chỉ là sao chép chương trình cải cách trước kia của Bảo Đại".

Chánh sách Cải cách Điền địa ở trong Nam làm cho nhều tá điền hài lòng. Số ruộng đất do Việt Minh trước đây tịch thu phát cho tá điền vì chủ ruộng vắng mặt, nay Chánh quyền đem trả lại cho chủ và bồi hoàn tiền nếu bị truất hữu.

Như vậy dụ số 2 và dụ số 7 chỉ là "luật pháp cho phép địa chủ và thực dân chiếm đoạt loại 750.000 ha mà Việt Minh đã chia cho nông dân và buộc hàng chục vạn gia đình nông dân lao động trở lại vị trí tá điền với mức tô phổ biến tăng lên".

Điều luật 57, thông qua ngày 22 tháng 10 năm 1956 ấn định thể thức phân phát ruộng. Theo đó thì chủ điền chỉ được giữ tối đa là 100 mẫu, trong đó 30 mẫu phải trực canh và 70 mẫu còn lại phải cho tá điền thuê theo quy chế tá canh. Tổng cộng là 2.033 điền chủ sở hữu 425.000 mẫu bị ảnh hưởng. Thêm vào đó là 245.000 mẫu của 430 điền chủ mang quốc tịch Pháp cũng thuộc vào trường hợp phải nhượng lại cho chính phủ. Diện tích quá 100 mẫu luật pháp quy định phải bán lại cho người không có ruộng. Chính phủ đề ra bốn diện ưu tiên nhận ruộng theo thứ tự sau đây: người đã tá canh hơn hai năm, cựu chiến binh, dân di cư và người thất nghiệp.

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa lúc đó đã bồi thường số đất bị truất hữu (tước quyền sở hữu) cho chủ điền bằng 10% tiền mặt và 90% công trái phiếu hạn 12 năm. Tá điền được giảm địa tô xuống thành 25% và có quyền mua trả góp vốn và lãi trong vòng 12 năm, số ruộng đất tối đa là 5 mẫu với giá tiền chính phủ bồi thường chủ điền.

Với chương trình cải cách điền địa này, chính phủ Ngô Đình Diệm đã thu lại tất cả các vùng đất mà Việt Minh đã chia cho các tá điền, tịch thu tất cả tài sản từng thuộc về người Pháp. Những vùng đất này được phân chia lại. Rất nhiều đất được dành cho những người di cư từ miền Bắc thay vì nông dân miền Nam. Hầu hết phần còn lại quay trở lại về tay các chủ đất cũ người Việt hoặc tới tay những người có khả năng mua trong số những người ủng hộ chính quyền mới (tuy theo quy định, mỗi người chỉ được giữ tối đa 100 mẫu, nhưng sở hữu lớn của một gia đình địa chủ có thể được ngụy trang bằng cách chia nhỏ cho các thành viên)

Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng tham mưu trưởng của chính phủ Ngô Đình Diệm – đồng thời cũng là một địa chủ bị chính quyền Diệm truất hữu, đã nói: "Dòng họ nhà Trần chúng tôi có hơn 1.500 mẫu đất bị truất hữu số đó được chia thành từng lô, mỗi lô 5 mẫu để bán lại. Nhưng chính phủ lại đem bán cho những người Bắc Việt di cư chứ không phải bán lại cho số 400 tá điền cũ của dòng họ nhà tôi, gốc Nam Bộ".

Chính phủ còn tịch thu và trả lại cho chủ đất cũ những vùng đất bị bỏ lại mà nông dân địa phương đã chiếm, những người nông dân này lại trở thành người không có ruộng. Trong số những người tá điền, số ít ỏi được chia đất thì phải mua phần đất đó với tiền trả dần từng năm.

Thông qua chương trình "Cải cách điền địa" Tổng thống Diệm đã trực tiếp làm cho riêng mình và dòng họ Ngô trở lên giàu có nhờ truất hữu ruộng đất địa chủ và mua lại của Pháp. "Ai ai cũng tin rằng gia đình Diệm đã làm giàu với cuộc cải cách điền địa cho nên mọi người đều căm ghét những quan chức và quân đội của Diệm".

Miền Nam nhận viện trợ Mỹ qua sở USOM tức United States Operations Mission, tạm hiểu là phái đoàn công tác Hoa Kỳ. Sở USOM là chi nhánh tại Saigon của cơ quan AID tức Agency For International Development, tạm hiểu là cơ quan phát triển quốc tế của chính phủ Hoa Kỳ, phụ trách viện trợ các nước khác, để thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. USOM tại Saigon phái chuyên viên Mỹ đến giúp làm cố vấn cho hầu hết các ngành hoạt động của các cơ quan trong chính quyền miền Nam. Thí dụ, các giáo sư Mỹ thuộc đại học công lập Michigan, như ông Wesley Fishel ăn lương theo hợp đồng ký với USOM giúp thành lập Viện Quốc Gia Hành Chánh để đào tạo cán bộ hành chánh, và huấn luyện cảnh sát. Sau này, một học viện chuyên huấn luyện công an – cảnh sát cũng được thiết lập. Tiểu ban giáo dục của USOM giúp cho bộ giáo dục xây thêm trường, huấn luyện giáo chức, nhất là ở bậc tiểu học, chọn lựa sinh viên qua Hoa Kỳ du học hay giáo chức đi tu nghiệp.

Người Mỹ đứng đầu sở USOM thường có chức vụ là cố vấn hay chuyên viên kính tế tại toà đại sứ Mỹ ở Saigon. Tòa đại sứ Mỹ gồm nhiều tham vụ ngoại giao, cố vấn, tùy viên và nhiều nhân viên thừa hành dưới quyền đại sứ. Những đại sứ Mỹ ở Saigon có thể là các nhà ngoại giao chuyên nhiệp như các ông Donald Red Heath (7/1950-7/1955), Frederick Rheinhardt (5/1955-3/1957), Elbridge Durbrow (3/1957-12/1960), Frederick Nolting (5/1961-8/1961), hay tướng lãnh làm đại sứ như tướng Joe Lawton Collins (8/1954-6/1955) hay đại sứ như tướng Maxwell Taylor sau năm 1963, hay chính trị gia chuyên nghiệp như Henry Cabot Lodge (8/1963-7/1954, 7/1965-4/1967).

Đại sứ Mỹ lãnh đạo, nói chung, tất cả hoạt động của Hòa Kỳ tại Saigon và Nam VN. Tại tòa đại sứ thường đệ nhất tham vụ là trưởng nhiệm sở cùa CIA, trước kia, đại tá Edward Lansdale chính thức là một tùy viên không quân, nhưng nhiều người biết ông chỉ huy một phái đoàn công tác đặc biệt của sở trung ương tình báo Hoa Kỳ tức CIA. Tại tòa đại sứ, CIA là bộ phận quan trọng, nhất là tại các nước làm tiền đồn chống CS như miền Nam, vì phải thực hiện nhiều công tác mật và bán công khai. Hoa Kỳ càng can thiệp trực tiếp vào VN, nhiệm sở CIA tại Saigon càng trở nên đông đảo hơn và mở rộng phạm vi hoạt động.

Khi hiệp định Geneva được ký kết trong tháng 7/1954, tại Saigon và miền Nam có tất cả 342 người Mỹ dân sự và quân sự. Nhưng dần dần chỉ nhiệm sở CIA không thôi đã có đến 70 người Mỹ từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) lên đến độ 300 điệp viên Mỹ, nam và nữ, nhiều người nói thông thạo tiếng Pháp và một số rành tiếng Việt nữa. Ngoài ra, còn có một số nhân viên người Việt làm việc toàn thời gian, hay là cộng tác viên đưa tin tức rồi nhận tiền hay không, và được tòa đại sứ đề cử nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam, nhất là sau 1963. Tại Saigon, các điệp viên CIA thường đi xe hơi loại Ford Pinto, được cung cấp xăng miễn phí và sống thoải mái. Nhiệm sở CIA có trách nhiệm giúp đỡ chính phủ miền Nam tổ chức một hệ thống tình báo tối tân, huấn luyện các lực lượng bán quân sự cho các hoạt động mật, và thâu lượm tin tức về kẻ thù là CS Hanoi và CS quốc tế. Trong khi ấy, CIA cũng theo dõi ngầm các nhân vật chính trị và quân sự miền Nam để chi phối họ, và cả phe chống đối chính quyền. Sở CIA vừa làm công tác tình báo và phản gián để thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Những năm 1954-55, đại tá Edward Lansdale cầm đầu phái đoàn quân sự Saigon, tức toán đặc nhiệm của CIA, thực thi chính sách của chính quyền Eisenhower là giúp ông Ngô Đình Diệm chống CS tại miền Nam. Đến năm 1963, CIA vận động các tướng đảo chánh và giết hại ông Diệm theo chủ trương của chính quyền Kennedy. Trong 9 năm cầm quyền, TT Diệm và cố vấn Nhu có đề phòng chặt chẽ, nhưng CIA cũng mua chuộc một số viên chức thân tín của chế độ làm việc trong dinh Độc Lập, gần gũi ông Diệm, ông Nhu và bà Nhu và cả ông Cẩn ở Huế, để biết phản ứng và thái độ của các vị này trước tình thế, và đối với các đề nghị và kế hoạch của người Mỹ đưa ra. CIA cũng bí mật gắn máy thâu và phát thanh tối tân tại nhiều bộ, tổng, nha, cư xá và tại nhà của các vị cao cấp trong chính quyền, và ngay cả trong các bức tường dinh Độc Lâïp đang xây cất lại sau khi bị ném bom đầu năm 1962.

Nam Việt Nam là một miền nông nghiệp, không có nhiều mỏ và kỹ nghệ như tại miền Bắc, nhưng chính phủ cũng khai thác mỏ than Nông Sơn. Nền giáo dục cũng phát triển. Vào năm 1957, số sinh viên đại học lên đến 3.823, tăng 40% so với năm 1955, số học sinh trung học là 60.860 tại 136 trường trung học, cũng tăng 40%, còn số học sinh tiểu học là 671.585 học tại 3.473 trường tiểu học, tức gia tăng 60%. Các trường kỹ thuật và dạy nghiề có số học sinh tăng gấp đôi.

Luật pháp của chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà quy định các trẻ em từ 6 đến 14 tuổi phải học cho đến hết ba năm đầu của bậc tiểu học, còn mọi công dân từ 13 đến 50 tuổi phải học đọc và viết trong thời gian 2 năm nếu mù chữ.

CIA dần dần đột nhập vào các tổ chức, cơ quan bằng cách này hay cách khác. Trong vụ nhảy dù đảo chánh hụt 11/11/1960, vai trò của CIA cũng đáng nói đến. Một điệp viên CIA là ông George Carver, chính thức là viên chức USOM, có bổn phận liên lạc với các phe phái chống đối chính quyền ông Diệm, nhận lời mời của luật sư Hoàng Cơ Thụy đến gặp những nhân vật dân sự của phe đảo chánh tại nhà ông. Trong khi ấy một cán bộ CIA khác, ông Russel Miller, liên lạc với các sĩ quan dù đang đảo chánh và nghe lén các tin tức bằng điện thoại giữa các đơn vị dù bao vây dinh Độc Lập và hành dinh của họ. George Carver muốn góp ý với phe đảo chánh là đánh chiếm ngay dinh Độc Lập và lật đổ TT Diệm. Nhưng cả hai ông Geroge Carver và Russel Miller nhận được lệnh của đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow qua trưởng nhiệm sở CIA là William E. Colby rằng chính phủ Hoa Kỳ muốn phe đảo chánh điều đình với TT Diệm và không được đổ máu nữa. Sau khi đảo chánh thất bại, ông George Carver đem luật sư Hoàng cơ Thụy đến giấu tại một nhà an toàn của CIA tại Saigon, rồi sau đấy bỏ ông Thụy trong một túi vải lớn đựng thư để đưa ông ra khỏi Saigon và miền Nam, trong chiếc phi cơ của tùy viên không quân sự Mỹ.

Cơ quan trung ương tình báo CIA, từ trụ sở trung ương tại Langley, tiểu bang Virginia, có thể chỉ thị cho nhiệm sở CIA Saigon thực thiện một công tác mật nào đó, hay phái điệp viên đột lốt du khách, nhà báo, viên chức đến thực hiện công tác. Ngoài CIA, người Mỹ cũng có những sở tình báo khác như sở tình báo của bộ quốc phòng, bộ tư lệnh Mỹ Thái Bình Dương đóng tại Honolulu, tiểu bang Hawaìi, cũng có ngành tình báo nhắm vào quân sự, lục quân Mỹ và bộ tư lệnh MACV tại Saigon cũng có cơ sở tình báo. Còn bộ ngoại giao Mỹ cũng bao gồm một sở tình báo và nghiên cứu. Có khi các sở tình báo lại đưa ra những bản thẩm định tình thế khác nhau hay mâu thuẫn với nhau.

Phần quan trọng nhất của viện trợ Mỹ nhắm vào an ninh, tức sự tổ chức và trang bị cho quân đội miền Nam, tổ chức quân đội theo phương thức Mỹ, tức lập sư đoàn theo cấp số 3, mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn gồm 3 đại đội, mỗi đại đội gồm 3 trong đội và mỗi trung đội gồm 3 tiểu đội với 11 binh sĩ cho mỗi tiểu đô.i. Tại miền Nam, trung bình 2 sư đoàn lập thành một quân đoàn. Toàn lãnh thổ miền Nam, từ biến Hải đến mũi Cà Mâu, gồm 42 tỉnh được chia làm 4 vùng chiến thuật cho quân đoàn, với bản doanh tại Đà Nẵng cho quân đoàn I, Pleiku cho quân đoàn II, Biên Hòa cho quân đoàn III, và Cần Thơ cho quân đoàn IV. Các quân đoàn được đặt dưới quyền bộ tổng tham mưu đóng tại trại Trần Hưng Đạo, gần phi trường Tân Sơn Nhất. Ngoài các sư đoàn bộ binh, còn có lữ đoàn rồi sư đoàn dù, thủy quân lục chiến, các đơn vị thiết giáp, pháo binh, công binh cùng với các tiểu đoàn biệt động quân, địa phương quân và dân vệ tại các tỉnh lỵ, quận và xã, và các binh chủng là hải quân và không quân.

Để huấn luyện và trang bị cho quân đội Việt, người Mỹ lập ra Military Assistance Advisory Group viết tắt là MAAG (toán cố vấn viện trợ quân sự) dưới quyền tướng 2 sao. Dần dần người Mỹ đến nhiều hơn, với cả đơn vị phi cơ và trực thăng nên một bộ tư lệnh các lực lượng viễn chinh Mỹ được thành hình gọi là Military Assistance Command Vietnam, tức MACV có nhiệm vụ làm cố vấn cho chính quyền miền Nam về hành quân tác chiến. Những tổ chức trình bày trên đây là những cơ quan chính của người Mỹ, ngoài ra có những cơ sở phụ thuộc khác như bệnh viện hải quân, sở cung cấp hàng hóa PX, các câu lạc bộ sĩ quan, với các máy đánh bạc, hiệu ăn, hộp đêm …vv…

Các cơ quan nói trên, từ tòa đại sứ, USOM, MAAG và MACV, thực hiện chương trình viện trợ Hoa Kỳ cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Số tiền viện trợ trong năm 1955 là 322.4 triệu Mỹ kim mà 87% của số tiền qua một chương trình gọi là Commodity hay Commercial Import Program tức CPI, (chương trình nhập cảng hàng hóa). Đại khái theo chương trình này, Hoa Kỳ cung cấp một số lượng Mỹ kim cho chính phủ miền Nam, bao nhiêu tùy theo nhu cầu từng năm. Chính phủ miền Nam bán lại số mỹ kim cho các nhà nhập cảng Việt để lấy một số bạc Việt với gía hối xuất bằng ½ gía chính thức. Chính phủ dùng số bạc Việt này để trả lương cho bộ máy chính quyền và quân đội. Ngoài ra, chính phủ còn thu được một số tiền bạc khác từ quan thuế đánh vào hàng hóa nhập cảng. Trong những năm đó, Mỹ kim được bán ra với gía 35 đồng một Mỹ kim, mỗi Mỹ kim hàng nhập cảng thâu thêm cho chính phủ trung bình số tiền bằng 18 Mỹ kim quan thuế.

Năm 1958, đường xe lửa xuyên VN từ Saigon chạy ra Huế, và giáp đến vỹ tuyến 17 hoạt động trở lại, và đường xa lộ Saigon – Biên Hòa cũng được khánh thành trong năm này. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng bắt đầu thực hiện một “kế hoạch 5 năm”, từ 1957 đến 1961, để kỹ nghệ hóa xứ sở. Kế hoạch này làm gia tăng sự sản xuất lúa gạo trên 4 triệu tấn, cao su trên 70.000 tấn. Miền Nam bắt đầu xuất cảng không những lúa gạo và cao su mà cả những sản phẩm khác như heo nữa.

Nhiều nhà máy dệt, nhà máy giấy, các viện bào chế dược phẩm, nhà máy ván ép, nhà máy điện với các máy móc và kỹ thuật tối tân nhất được xây cất. Nền giáo dục đạt được những thánh tích rất khả quan. Đến năm 1961, số trường và học sinh tiểu học tăng gấp đôi so với năm 1957, số trường và học sinh trung học tăng lên gấp 3 lần. Ngô Đình Diệm cho mở thêm hại đại học: đại học công lập Huế và đại học tư thục thiên Chúa Đà Lạt, và số sinh viên tăng lên gấp bốn.

Chương trình CIP có mục đích tài chánh là đài thọ ngân sách chính phủ và ngăn chặn lạm phát, còn mục tiêu chính trị là cung cấp cho dân chúng miền Nam nói chung, và giới trung lưu và thượng lưu nói riêng, số hàng hóa tiêu dùng mà họ cần và có khả năng mua được, để lôi cuốn được sự ủng hộ của họ. Người Mỹ cũng muốn chứng minh rằng, là đồng minh của Hoa Kỳ, nhận viện trợ Mỹ, thì đời sống sung túc như vậy, trái với sự thiếu thốn và mức sống rất thấp của dân miền Bắc dưới chế độ CS mà Mỹ tuyên truyền lúc đó.

Từ 1955 đến 1961, viện trợ kinh tế Mỹ lên đến 447 triệu mỹ kim, phần lớn qua chương trình CIP. Số tiền viện trợ chương trình này rất đầy đủ, nên chính phủ ông Diệm vào năm 1960 còn dư đến 216.4 triệu mỹ kim trong qũy CIP. Các chính quyền tay sai sau vụ đảo chánh đã phung phí số tiền dư lại nói trên rất nhanh chóng. Một số quan sát viên Việt và ngoại quốc, cũng như vua xứ Ma Rốc Mohammed V có nói về mối nguy cớ tùy thuộc qúa nhiều vào chỉ một đồng mình mà thôi. Lời chỉ trích này đúng. Người Mỹ có thể dùng viện trợ như một phương tiện vũ khí để chi phối chính quyền miền Nam, như trong vụ đảo chánh năm 1963, hay như TT Richard Nixon dùng để dọa ông Nguyễn văn Thiệu sau này.

Ngoài các cơ sở công thương nghiệp miền Nam được xây dựng bằng viện trợ Mỹ ra, phần còn lại của nền kinh tế miền Nam phần lớn đều nằm trong tay người gốc Hoa, có câu mô tả tứ trụ miền Nam như sau: Nhất Hỏa, nhì Đàm, Tam Xường (hay Tường), tứ Ích.

Trong những năm đầu sau Hiệp định Genève, từ 1955 đến 1960, Mỹ viện trợ cho Diệm gần 2 tỷ USD. Dưới tác động của viện trợ Mỹ, kinh tế của Sài Gòn phát triển khá nhanh theo chiều hướng kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Nhà máy mọc lên khá nhiều: 70% trong tổng số 12.000 cơ sở công nghiệp của toàn miền Nam tập trung tại vùng Sài Gòn - Gia Định - Biên Hòa. Công cuộc sản xuất ở thành phố sớm bộc lộ nhiều nhược điểm nghiêm trọng, như phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài (Mỹ, Nhật...) về nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị và cả về kỹ thuật; phát triển một cách què quặt (vì thiếu những ngành then chốt như cơ khí chế tạo máy, hóa chất cơ bản, sản xuất nguyên liệu kỹ thuật) và mất cân đối, không những không chú trọng toàn bộ nền kinh tế mà ngày cả trong từng ngành, từng xí nghiệp (như thiếu sợi cho công nghiệp dệt, thiếu bột giấy cho công nghiệp giấy...). Từ khi chiến tranh lan rộng, những ngành nghề trực tiếp hay gián tiếp phục vụ chiến tranh có điều kiện phát triển mạnh, còn nhiều ngành nghề khác bị chựng lại hay suy sụp. Mặt khác, do viện trợ, Mỹ cũng buộc Sài Gòn phải mua hàng của Mỹ rồi bán hàng đó mà lấy tiền trả lương cho công chức, binh lính... khiến hàng sản xuất trong nước không cân sức với hàng ngoại nhập.

Sau này các tác giả của Tài liệu mật Lầu Năm Góc kể công: "Không có sự giúp đỡ của Mỹ, gần như chắc chắn là Diệm không thể củng cố được chỗ đứng của mình ở miền Nam trong thời gian 1955 và 1956 (...) Không có viện trợ của Mỹ trong những năm sau đó, chắc chắn là chế độ Diệm (...) không thể sống sót được". Họ kết luận một cách không úp mở: "Về cơ bản, miền Nam Việt Nam là sản phẩm do Mỹ tạo ra".

Đến năm 1958, Ngô Đình Diệm đã khôi phục được kiểu sở hữu đất tại đồng bằng Nam Bộ về lại như thời trước chiến tranh khi 2% chủ đất sở hữu 45% đất đai và khoảng một nửa số người cày không có ruộng.

Ngày 30 tháng 6 năm 1959, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long số khế ước tá điền lập được đã lên tới 774.286 ha (Loại A: 576.856 ha, loại B và C: 197.530 ha), liên quan tới khoảng ¾ số tá điền [Tuần san Phòng thương mại Sài Gòn số 196, ngày 7/4/1961].

Khế ước quy định mức tô là 25%, nhưng ngay mức tô này thực chất cũng chỉ là một các tăng tô phổ biến. Trong thực tế thì địa chủ bắt ép nông dân nộp tô hơn mức quy định rất nhiều. Mức tô phổ biến trong giai đoạn này là 25% - 40% hoa lợi. Còn theo báo Tự Do (báo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa) số ra ngày 3/3/1961 thừa nhận: "Tuy khế ước quy định tô 15% nhưng thực tế địa chủ đã thu tô 45 – 50% như cũ, những năm mất mùa cũng không được giảm tô".

Vào năm 1961, khi chương trình này trên thực tế đã chấm dứt. Tổng thống Diệm đã thu được 422.000 ha cộng với ruộng đất của Pháp, thành ra vào khoảng 650.000 ha. Trong số này chỉ 244.000 ha được chia lại sau cuối năm 1958, chủ yếu cho người di cư Thiên Chúa giáo miền Bắc hoặc cho những binh lính cũ hoặc những người mới tới… Ruộng đất của Pháp là thứ ruộng tốt nhất vẫn còn nằm trong tay Việt Nam Cộng hòa và không được chia lại.

Tính chung cả niềm Nam, theo bộ Điền Thổ và cải cách điền địa cho biết đến hết ngày 15 tháng 5 năm 1960 đã đo đạc xong 424.081 ha và bán lại cho 123.979 nông dân. So với 1 triệu hộ tá điền ở đồng bằng sông Cửu Long thì rõ ràng dụ 57 về cơ bản không ảnh hưởng bao nhiêu.

Theo tạp chí Chấn Hưng Kinh Tế[số 173 ngày 16/6/1960] đã thống kê như sau:

Diện tích truất hữu (2.035 chủ điền) = 430.319 ha (chiếm 94%)
Diện tích đã được bồi thường = 340.744 ha
Diện tích có đơn xin mua = 297.018 ha
Diện tích đã cấp bán (123.193 tá điền) = 345.851 ha
Diện tích mua trực tiếp của chủ điền (2857 tá điền) = 6.362 ha
Diện tích mua của điền chủ Pháp = 220.842 ha (Thỏa ước Việt-Pháp ngày 10/9/1958)
Số tiền bồi thường bằng chi phiếu = 165.497.567 đồng
Số tiền bồi thường bằng trái phiếu = 1.195.380.000 đồng

Tiếp theo Chánh sách Cải cách Điền địa, Chánh quyền Đệ I Cộng Hòa ban hành Chánh sách Dinh Diền và Khu Trù mật. Hoa kỳ, Pháp và Tổ chức Y Tế Quốc tế giúp thực hiện Chương trình này. Chỉ trong vòng từ 1957-1961, Chánh phủ thành lập được 169 Trung tâm định cư đồng bào di cư trong đó có 25 Khu Trù mật, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cữu long. Dinh Điền phục hồi hoặc khai thác những vùng đất bị bỏ hoang hoặc đất mới khai phá, đem lại 109.379 mẫu, nuôi sống 50.000 gia đình gồm 250.400 người.

Khu Trù mật là nơi tập trung dân sống hẻo lánh, thiếu phương tiện cần thiết cho đời sống như chợ búa, trường học, trạm xá y tế, điện, nước, …Mỗi Khu Trù mật gồm từ 3.000 đến 3.500 người.

Một ngân hàng nông thôn, Quốc Gia nông tín cuộc, được thành lập để yểm trợ Chương trình Dinh Điền và Khu Trù mật bằng cách cho vay với lãi xuất nhẹ.

Cải cách Điền Địa, Dinh Diền và Khu Trù mật đã biến 176.130 gia đình nông dân nghèo trở thành chủ ruộng đất từ ít nhất 1 mẫu trở lên.

Sản xuất ở các Khu Trù mật dần dần vượt qua khuôn khổ địa phương nhỏ hẹp để trao đổi trên qui mô vùng.

Còn lại hơn 400 ngàn mẫu đất đã truất hữu để tư hữu hóa cho nông dân, nhưng bỏ hoang.

Nhờ vậy, từ 1954 đến 1960, kinh tế miền Nam khá ổn định, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 5%, giá cả ít biến động. Sản lượng gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn hàng năm đạt trên 300.000 tấn. Chất lượng hàng tiêu dùng khá đa dạng và phong phú.

Miền Bắc sau ba năm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế (1955 - 1957), bước vào thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trung tuần tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ của miền Bắc là "đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh; đồng thời ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh..." .

Lúc này tình hình kinh tế và xã hội của Miền Bắc ổn định, sản xuất công nghiệp có tăng, có 117 xí nghiệp quốc doanh và 60.000 công nhân, khoa học và kỹ thuật có phát triển, có 8 Viện Nghiên cứu, 6 trường Đại học, một số trường Trung học chuyên nghiệp và khoảng 2.000 cán bộ KHKT trình độ đại học.

Phong trào cải tiến kỹ thuật của quần chúng công nông bắt đầu nảy nở. Mọi mặt có chuyển biến tốt, nhưng tình trạng lạc hậu vẫn chưa xoá bỏ được. Giá trị sản lượng công nghiệp mới chiếm gần 20% tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp. Năng xuất lao động còn thấp chất lượng sản phẩm chưa cao. Trình độ văn hoá của cán bộ và nhân dân còn thấp. Lực lượng KHKT còn nhỏ bé, trình độ còn hạn chế.

Từ mùa thu năm 1958, Miền Bắc tiến hành đợt thí điểm đầu tiên cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Tiếp đó, với Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 (ll-1958) và lần thứ 16 (4-1959), phong trào hợp tác nông nghiệp được đẩy mạnh. Trong năm 1959, Miền Bắc tổ chức đợt Giáo dục mùa thu, cho nông dân học tập chính sách hợp tác hoá nông nghiệp và tranh luận rộng rãi về hai con đường, bước đầu giải quyết vấn đề "ai thắng ai" trên mặt trận tư tưởng. Sau đợt học tập này, trung nông gia nhập hợp tác xã. Cũng từ đó, cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp trở thành cao trào rộng khắp.

Trong quá trình vận động hợp tác hoá nông nghiệp, với quan điểm của Lênin: "Một chế độ xã hội chỉ nảy sinh với điều kiện là được một giai cấp nhất định nào đó giúp đỡ về tài chính " , Nhà nước đã dành cho chế độ hợp tác hoá nông nghiệp một số đặc quyền về kinh tế, tín dụng ngân hàng. Trong ba năm (1958 - 1960), Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp 180 triệu đồng, cho nông dân vay 138 triệu đồng, cung cấp cho nông dân 30 vạn tấn phân hoá học, 6 vạn trâu, bò cày, 4 triệu nông cụ các loại 2, xây dựng 19 công trình thuỷ lợi, bảo đảm việc tưới nước cho 153 vạn ha ruộng đất.

Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã xây dựng được 41.401 hợp tác xã, với khoảng 86% số hộ nông dân và 76% diện tích ruộng đất; trong đó có gần 12% số hộ tham gia vào hợp tác xã bậc cao. Tại các địa phương miền núi, do có những đặc điểm riêng, Miền Bắc chủ trương tiến hành cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ. Tính đến tháng 6-1961, toàn miền núi có 357.753 hộ nông dân vào hợp tác xã, chiếm 75,64% tổng số hộ nông dân; trong đó có 20,63% số hộ vào hợp tác xã bậc cao.

Cùng với công cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công - thương nghiệp tư bản tư doanh cũng diễn ra tốt đẹp. Với phương pháp cải tạo hoà bình, về kinh tế, Nhà nước không tịch thu tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản, mà dùng chính sách chuộc lại và trả dần dưới hình thức định tức. Về chính trị, ĐCSVN coi tư sản dân tộc là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trong quá trình cải tạo hoà bình theo hướng xã hội chủ nghĩa, ĐCSVN chú trọng kết hợp các biện pháp kinh tế, hành chính và giáo dục, biến những người tư sản thành những người lao động. Đi đôi với chính sách chuộc lại, Đảng và Nhà nước còn chú ý sắp xếp công ăn việc làm cho người tư sản trong các xí nghiệp, tức là tạo điều kiện cho họ trở thành người lao động. Đến cuối năm 1960, đã có 97% số hộ tư sản vào công tư hơn doanh. Cùng thời gian này, có 87,9% số thợ thủ công và 45% số hộ tiểu thương tham gia các hình thức hợp tác xã.

Kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đã đưa đến những biến đổi về chất trong xã hội miền Bắc. Quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa được xác lập và về cơ bản đã xoá bỏ được chế độ người bóc lột người. Tiềm lực mọi mặt của miền Bắc được tăng cường.

Cùng với nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong thời kì 1958 - 1960, Miền Bắc cũng đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá. Nhà nước tập trung phần lớn số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong công nghiệp. Trong ba năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958 - 1960), mức đầu tư vào công nghiệp tăng gấp 3 lần so với ba năm trước (1955 - 1957).

Vì thế, từ 97 xí nghiệp quốc doanh trong năm 1957, đến năm 1960 đã tăng lên 172 xí nghiệp do Trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí. Trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp năm 1960, công nghiệp quốc doanh chiếm 89,9%. Thành phần quốc doanh trong nông nghiệp cũng tăng lên: Từ 16 nông trường quốc doanh trong năm 1957, đến năm 1960 đã có 59 cơ sở.

Tốc độ phát triển sản xuất được giữ vững. Trong ba năm, dù dầu năm 1960 có thiên tai lớn, nhưng sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 5,6%; sản xuất công nghiệp tăng bình quân 21,7%. Công nghiệp địa phương tăng gấp 10 lần so với năm 1957. Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm tăng 60,4%. Phần lớn hàng tiêu dùng trước đây phải nhập ngoại, đến lúc này miền Bắc đã tự cung cấp cho nhu cầu trong nước. Hệ thống các ngành công nghiệp nặng (điện lực, luyện kim, hoá chất...) bắt đầu được xây dựng.

Ngành Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển khá nhanh. Năm 1956, miền Bắc chỉ có 7 cơ sở hợp tác xã với 258.062 xã viên, đến cuối năm 1959, số hợp tác xã mua bán lên tới 258 cơ sở, bao gồm trên 4.000 cửa hàng và tổ thu mua ở khắp các tỉnh, với 1 500.000 xã viên. Từ một Sở mậu dịch quốc doanh trong kháng chiến chống Pháp, đến năm 1959, đã có 12 Tổng công ty chuyên nghiệp, bao gồm 1.400 cửa hàng.

Bên cạnh những thành tựu trong việc cải tạo và phát triển kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa, trong ba năm (1958 - 1960), nhân dân miền Bắc còn đạt được nhiều thành quả to lớn về văn hoá, giáo dục, y tế. Những cơ sở nghiên cứu di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc được xây dựng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghệ thuật cũng như công tác bảo tồn các di tích lịch sử và văn hoá được chú trọng.

Về giáo dục, công tác thanh toán nạn mù chữ được đẩy mạnh. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã căn bản xoá bỏ được nạn mù chữ cho những người dưới 50 tuổi. Trên cơ sở đó, công tác bổ túc văn hoá phát triển mạnh mẽ, tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục cấp I cho toàn dân, trước hết là trong cán bộ và thanh niên. Giáo dục phổ thông phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đến cuối năm 1960, số học sinh phổ thông tăng gấp 2 lần so với năm 1957; số học sinh trung học chuyên nghiệp và đại học đều tăng gấp 4 lần.

Ở các địa phương miền núi, các trường, lớp phổ thông các cấp cũng phát triển vượt bậc. Các dân tộc thiểu số (Thái, Tày, Nùng, Hmông) được Nhà nước giúp đỡ, đã cải tiến hoặc xây dựng chữ viết riêng).

Công tác y tế có nhiều tiến bộ lớn. Miền Bắc đã đạt được một số thành tựu mới trong lĩnh vực nghiên cứu y học. Cơ sở y tế (bệnh viện, lệnh xá, trạm xá, cơ sở hộ sinh) tăng gấp 11 lần so với năm 1955. Đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân miền Bắc được cải thiện rõ rệt. Trong thời gian từ năm 1957 đến năm 1959, thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người tăng 19,3%; tiền lương thực tế của công nhân viên chức tăng 33%; thu nhập bình quân của nông dân tăng 14,8%. Sức mua bình quân theo đầu người tăng 66,2% so với năm 1955.

Theo số liệu thống kê [25 năm Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, Tổng Cục Thống kê, 1970.] trên phương diện cải cách cơ cấu sản xuất, vào năm 1960 trên toàn Miền Bắc đã xây dựng được 1012 xí nghiệp quốc doanh và 2760 hợp tác xã. Cho đến năm 1960 đã biến đổi 729 xí nghiệp tư nhân thành xí nghiệp công tư hợp doanh (661) hoặc hợp tác xã (68).

Như đã quan sát bên trên, năm năm đầu của công trình phát triển công nghiệp Miền Bắc đã tiến hành một cách nhanh chóng trên cả hai mặt sản xuất và cải cách cơ cấu. Trên mặt sản xuất, suất tăng 37% hàng năm là suất tăng cao nhất nền công nghiệp Việt Nam đã đạt được trong suốt 30 năm kể từ ngày xã hội chủ nghĩa thành lập ở Miền Bắc.

Về mặt cải cách cơ cấu công nghiệp, khó tìm ra được trong các quốc gia trên thế gới một trưòng hợp tương tự trong đó trên một ngàn xí nghiệp quốc doanh được thiết lập và trên 700 xí nghiệp tư nhân được cải biến thành hình thức quản trị xí nghiệp theo hướng xã hội chủ nghĩa chỉ trong vòng năm năm.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

07 tháng 6 2011

Miền Nam dưới thời ngụy là 'giàu nhất châu Á'

Mỹ giàu nhất thế giới cộng với sức mạnh của một nước 'giàu nhất châu Á' mà không ngăn chặn được CS ở một nửa miền Nam thì hóa ra CS là thánh thật à?! Hãy thử tưởng tượng sức mạnh kinh tế của Mỹ và Nhật ngày xưa cộng lại thì nó sẽ là như thế nào?
Là một nước 'giàu nhất châu Á', nếu không tự sản xuất được vũ khí thì ngụy cũng phải có tiền mua chứ? Đằng này Mỹ dứt bình sữa viện trợ ra là tắt thở ngay là thế nào?!
Nếu giàu có và làm kinh tế có hiệu quả thì người ta đã tranh nhau đầu tư cho vay tiền chứ sao ngay cả Mỹ cũng bỏ của chạy lấy người là sao? Không lẽ tư bản Mỹ và thế giới ngu đến nỗi có tiền mà chẳng ai biết kiếm?!...
Kinh tế VNDCCH thôi thì mủi lòng bỏ qua. VNDCCH ra đời với di sản 1,2 triệu bạc Đông Dương rách nát và 2 triệu người chết đói . Tiền Ông Cụ trên danh nghĩa là dấu ấn độc lập tự chủ nước nhà; thực tế nó chỉ là nắm giấy lộn vật vã tìm đường sống giữa đám quốc tệ - quan kim hỗn xược theo chân quân giải giáp Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc và chết đuối không sủi tăm dưới xấp đầm xòe Ngân Hàng Đông Dương ngạo mạn khoác áo Thập Tự Chinh.
VNCH hoài thai bên hông súng đạn nước Mẹ Đại Pháp trong suốt 9 năm VNDCCH kháng chiến xác xơ tổ đỉa. Ngày lành tháng tốt, Việt quốc (gia) ra đời trong vòng tay âu yếm của người cha tỉ phú Mỹ, dưới lá Cờ Hoa bách chiến bách thắng cả 2 WW. Trong 20 năm tồn tại từ 1955 đến 1975, Mỹ viện trợ kinh tế cho VNCH gần 8 tỷ đô để dựng nước và viện trợ quân sự 16,762 tỉ đô để giữ nước. Ấy là chưa kể đến chi tiêu tại chỗ của lính Mỹ, hàng năm đã đổ thêm cả tỷ đô vào miền Nam Việt Nam. Đấy mới là số lẻ nói chơi, chưa bao gồm các khoản khác tổng cộng lên tới 950 tỷ đô (thời giá 2011) để sao cho VNCH xứng đáng là bang thứ 51 của Mỹ như Philippines đã từng. Trên Wiki, "Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa" có ghi, GDP bình quân đầu người là 150USD, cao hơn Thái - Mã - Nam Triều Tiên.

Sunday, May 1, 2011


Nhân ngày 30/4, đọc lại vài dữ liệu cũ


http://en.citizendium.org/images/thumb/0/0f/South_vietnam_ethnic_1972.jpg/180px-South_vietnam_ethnic_1972.jpgThấm thoát mà đã 36 năm. Tính từ ngày 30/4/1975. Nhân dịp đọc một cuốn sách cũ, tôi thấy có vài thông tin về kinh tế của miền nam Việt Nam trước 1975 cũng có ý nghĩa so sánh nào đó ...
Về thu nhập bình quần, theo số liệu kinh tế, GDP bình quân ở miền Nam vào thời trước 1975 là 150 USD.  Thu nhập này tuy chưa cao mấy thời đó, nhưng cao hơn ở các nước Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, và Pakistan.  Ba mươi sáu năm sau, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 1100 USD, thua xa Thái Lan (khoảng 4000 USD).

Về giáo dục đại chúng, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, năm 1973, tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết là 70%, rất cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó. Hiện nay, tỉ lệ dân số biết đọc và viết là 90%.  Ba mươi sáu năm, chỉ tăng 20%?

Hôm nọ, khi tôi viết rằng thời trước 1975, du học sinh Thái Lan sang đại học miền Nam học, còn bây giờ thì mình sang đó ... du học. Chẳng có gì xấu hổ. Người ta giỏi hơn mình thì mình học người ta.  Nhưng nói ra sự thật ấy làm tôi nao lòng và buồn về sử đổi đời. Có người từ miền Bắc hỏi tôi có bằng chứng gì giáo dục miền Nam tốt hơn bây giờ? Tôi nói chính tôi là sản phẩm của nền giáo dục thời trước 1975 đây.  Còn hàng vạn "sản phẩm" của nền giáo dục trước 1975 đang ở nước ngoài và họ cũng thành danh, thành tài. Đó là một bằng chứng của nền giáo dục trước kia.

Về trình độ của giới cầm quyền, 36 năm sau nước ta đã có 50% bộ trưởng có văn bằng tiến sĩ.  Thời trước 1975, tôi không có con số chính xác, nhưng chỉ nhớ số bộ trưởng có bằng tiến sĩ chỉ đếm đầu ngón tay.  Ngay cả ông Hoàng Đức Nhã với bằng thạc sĩ nhưng được giới báo chí và công chúng nể lắm rồi.  Nhưng theo Giáo sư Đặng Phong thì tuy họ học không cao, nhưng trình độ thật thì cao và đáng nể:  “Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm ... Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn. Bằng chứng là Nam VN khi đó đã có hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế, bảo hiểm ... trình độ quốc tế, hoạt động toàn cầu. Dân đã xài séc, các công cụ tín dụng, công sở xài máy tính IBM, tổ chức nền kinh tế đã sử dụng các phương tiện hiện đại, mà bây giờ chúng ta mới chập chững tiến vào.

Ngày xưa (thời VNCH) cũng có tham nhũng, nhưng hình như bản chất hơi khác với thời nay.  Ngày xưa, giới quan chức VNCH tham nhũng chủ yếu là ăn chận tiền tài trợ của Mĩ.  Thật ra, tham nhũng của VNCH là có lợi cho cách mạng, vì lợi dụng đó mà du kích mới có tiếp viện!  Tham nhũng thời VNCH theo Gs Đặng Phong là “một nguồn hậu cần quan trọng giúp chúng ta thành người chiến thắng”.  Còn ngày nay, cứ như báo chí phản ảnh thì quan chức ăn chận tiền của … dân.  Họ cũng ăn chận (hay ăn cắp?) tài nguyên đất nước.  Hình thức tham nhũng nào cũng nguy hiểm, nhưng ăn chận tiền dân và tài nguyên quốc gia thì đúng là nguy hiểm và […].  Giáo sư Đặng Phong nói: “Tham nhũng cũng là một cách ra đời tầng lớp hữu sản cho nên đạo lý kém hơn, chụp giật hơn, lưu manh hơn.

Ngày 30/4 thường được nhắc đến như là một “ngày chiến thắng”, “ngày giải phóng miền Nam”.  Đứng trên quan điểm kẻ thắng người thua, thì chắc cũng có lí do để gọi đó là ngày chiến thắng.  Nhưng thử hỏi với cả 4 triệu (?) người phải bỏ mạng trong cuộc chiến đó, cộng thêm hàng trăm ngàn bỏ mạng trên biển, và 3 triệu người lưu vong, thì chiến thắng đó có vẻ vang không?  Chẳng lẽ ăn mừng chiến thắng trên xác người?  Còn giải phóng thì có nghĩa là giải phóng từ nô lệ, gông cùm của bọn đế quốc, nhưng trong thực tế ngày xưa đâu có nô lệ, và bọn đế quốc Mĩ cũng đâu có gông cùm gì; chúng vẫn phát triển giáo dục tốt, hệ thống y tế tốt, kinh tế gia đình khá no ấm, học trò lễ phép, báo chí nói khá thoải mái (diễu cợt ông Thiệu, ông Kỳ liên miên).  Do đó, hai chữ “giải phóng” e rằng không thích hợp với thực tế của những con số vừa trình bày.

Hóa ra, thời trước 1975 cũng không đến nổi tệ, nếu không muốn nói là có nhiều khía cạnh tốt hơn hẳn ngày nay. Nhớ có lần bà con tôi là bộ độ tập kết vào tiếp quản miền Nam, các chú và cậu đem mấy con gà và vài lít gạo cho nhà tôi, vì tưởng tụi tôi đói khát lắm và nghèo lắm. Đến khi lên nhà, bà con tôi hết sức ngạc nhiên vì họ không ngờ tôi có xe Honda lại còn đeo đồng hồ 2 cửa sổ không người lái nữa chứ, còn gia đình tôi có độ 100 công đất và 3 chiếc máy cày!  Vài năm sau, tôi mất cái Honda, và lưu lạc xứ người, còn gia đình thì còn đúng 5 công đất. Ba mươi sáu năm mà vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiêm chỉnh để trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng may thay, có nghiên cứu của Gs Đặng Phong đã để lại vài dữ liệu có ý nghĩa. Xin xem bài trả lời phỏng vấn dưới đây của Gs Đặng Phong để có cái nhìn khách quan hơn về thời trước 1975.

NVT

====


Tư sản hôm qua, hữu sản hôm nay
Hân Hương thực hiện
Người Đô thị, Tháng 5/2008
Trong giới sử học, ông thuộc số ít viết sử kinh tế. Người như ông, GS Đặng Phong - tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế VN, còn ít hơn nữa. Ông bảo: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 phồn vinh thật nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Báo Người Đô Thị xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phỏng vấn GS Đặng Phong, thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội trong chuyên đề “Sài Gòn-TPHCM năm thứ 33: Nhận định bản sắc, phát triển tiềm năng”
Ông mời tôi ăn cơm trưa: "Có cá diếc kho tương và rau muống học trò vừa mang đến. Đừng ra quán, tôi mà thấy “chúng nó” hét dzô, dzô... không nuốt nổi". Ăn lối nhà quê, nhưng ông hút xì gà và có cả một bộ sưu tập tẩu Tây sang trọng.

Người ta sợ tôi bị “mua”
Thưa, ông học kinh tế trong nước, sao lại qua Pháp giảng dạy?
- GS Đặng Phong: Tôi học ĐH Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội, rồi làm tổng biên tập tờ Vật giá của Ủy ban Vật giá Trung ương. Đến 1988, cao trào thời kỳ đổi mới, Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp quốc (FAO) dành cho VN 2 suất học bổng Học viện Nông nghiệp Địa Trung Hải (TP Montpellier – Pháp). Trường này nổi tiếng, các tiền bối GS Nguyễn Mạnh Tường, GS Phạm Huy Thông, GS Đỗ Đình Thiện... ở đó ra. Tôi cũng bất ngờ vì họ chọn mình, luận văn kết thúc khóa học của tôi là: “Chế độ thu mua thóc ở VN”, được đánh giá tốt, có lẽ vì thế ông thứ trưởng Bộ Giáo dục Pháp mời tôi ở lại giảng ở trường ĐH Paris VII.
Nghe nói ông từng bị “đả đảo” ở Mỹ?
- Việc tôi du học Pháp, được họ giữ lại giảng dạy là “chuyện động trời” đối với một trí thức xã hội chủ nghĩa. Thêm chuyện trường ĐH Irvine (bang California - Mỹ) mời tôi từ Pháp qua luôn với họ, dư luận xôn xao rằng tôi đã “bị phương Tây mua rồi”. Ngại bị hiểu lầm, nên sau khi trao đổi thẳng thắn với một cán bộ đại sứ quán ta ở Pháp, tôi quyết định trở về nước. Rồi từ VN tôi mới qua Mỹ vào năm 1991.

Buổi giảng đầu tiên tại Irvine “Thực trạng kinh tế VN” khá ồn ào vì bị một số Việt kiều biểu tình “đả đảo”, đòi “Đặng Phong hãy nói về nhân quyền!” Họ đòi bằng được phải có đại diện vào giảng đường chất vấn. Tôi đồng ý, có ba người xấn vào nóng nảy lên án tình trạng tham nhũng ở VN và chính quyền tham quyền cố vị. Về tham những, tôi nói đúng có tham nhũng - nhưng chính quyền Sài Gòn trước kia tham nhũng gấp 10 lần cơ. Tôi làm sử kinh tế, có đầy đủ số liệu chứng minh, họ chịu. Còn tham quyền cố vị, thì chính quyền Thiệu, Kỳ... không hề muốn xuống ghế. Vì bản chất người cầm quyền có ai chịu tự nguyện rời chức vụ đâu? Tôi cũng chỉ là một công dân, có nguyện vọng chính quyền không nên tham quyền, và được bày tỏ nguyện vọng đó như mọi công dân khác.

Sau này trở thành bạn bè, thỉnh thoảng qua Mỹ tôi lại gặp họ trò chuyện. Tôi có một kinh nghiệm rằng đừng nổi nóng, đừng vội quy kết ta-địch, mình có sai lầm thì thừa nhận, sửa chữa - sự tử tế là cách thuyết phục nhau tốt nhất.

Nhặt tiền lẻ xây được nhà lầu?
Năm 1975 ở R về Sài Gòn, khá “choáng váng” trước cảnh phồn vinh của đô thị này, tôi được nghe giải thích sự phồn vinh ấy chỉ là giả tạo?
- Phồn vinh là thật đấy! Miền Nam VN dân số trước 1975 chừng 17 triệu, trừ số dân thuộc vùng giải phóng, còn khoảng 8 triệu người. Sở dĩ họ giàu là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính.

Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào Nam VN 1 tỉ USD. Con số đó không thấm tháp gì so với vốn nước ngoài bây giờ đầu tư vào VN – nhưng xin nhớ dân số VN nay khoảng 84 triệu. 1 tỉ USD chia bình quân cho 8 triệu người, vẫn là lớn. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính - thu nhập của họ rất cao. Cấp thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng.

Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi vãi vô khối ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí... là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam làm gì có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự.

Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800 USD/tháng. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Câu “nhất Mỹ, nhì lô, tam cô, tứ tướng” là vậy. Tôi quen một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ. Anh ta bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu và anh ấy có đến dăm cái tiệm như thế ở các quận Sài Gòn.

Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào... để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt v.v không trồng mía, bông – nhưng nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản... để sản xuất.

Có thể nói chiến tranh là bầu sữa quan trọng nhất của nền kinh tế Nam VN trước năm 1975. Nó tạo ra cuộc sống phồn vinh thật ở các đô thị miền Nam (vùng nông thôn rất nghèo khổ). Nhưng đó là nền kinh tế không nuôi nổi nó.

Bộ máy kinh tế giỏi
Không nuôi nổi nó, cần gì một bộ máy vận hành kinh tế giỏi?
-Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm..., Ngô Đình Diệm là ông quan của triều đại phong kiến. Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn. Bằng chứng là Nam VN khi đó đã có hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế, bảo hiểm... trình độ quốc tế, hoạt động toàn cầu. Dân đã xài séc, các công cụ tín dụng, công sở xài máy tính IBM, tổ chức nền kinh tế đã sử dụng các phương tiện hiện đại, mà bây giờ chúng ta mới chập chững tiến vào.

Theo ông, có thể kế thừa công nghệ quản lý nền kinh tế đó?
- Rất tiếc chúng ta xóa bỏ bộ máy điều hành kinh tế miền Nam nhanh quá. Tới Đại hội Đảng VI đã ghi nhận sai lầm do chủ quan, nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đã ra đi...

Nhưng bây giờ chúng ta lại có nhiều doanh nhân làm kinh tế giỏi?
- Marx nói “Giai cấp tư sản đã tạo ra sự phát triển trong 100 - 200 năm bằng tất cả lịch sử của nhân loại”. Tức là tư sản tạo ra sự tăng trưởng. Trước kia ta đánh tư sản mại bản (xuất nhập khẩu hàng hóa), giờ ta khuyến khích xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ và nhập máy móc của họ. So với mại bản trước 1975, thì mại bản bây giờ (trong công nghiệp, tài chính, hàng không) quy mô lớn hơn nhiều. Sự tăng trường ấy tốt về số lượng, nhưng quản lý tồi.

Chúng ta đánh đổ giai cấp tư sản cũ, nhưng phải xây dựng được tầng lớp hữu sản mới. Sự ra đời của tầng lớp này là cần thiết, chứ với chỉ “lực lượng lao động hợp tác xã” thì chết. Nhưng đó phải là một tầng lớp hữu sản có văn hóa và có lương tâm. Con đường ra đời giai cấp này trên thế giới khác ta- bằng cách cướp bóc thuộc địa, gây chiến tranh. Ở ta, ra đời bằng cách đánh đổ giai cấp tư sản cũ - nằm trong diễn biến chung của các nước xã hội chủ nghĩa.

Tham nhũng cũng là một cách ra đời tầng lớp hữu sản cho nên đạo lý kém hơn, chụp giật hơn, lưu manh hơn...

Nhưng chính quyền Sài Gòn trước 1975 tham nhũng ghê gớm?
- Đó là một trong các nguyên nhân lớn của sự sụp đổ. Quân đội thì nhận hàng của Mỹ, tuồn ra ngoài, lợi dụng chiến tranh nhiều rủi ro không kiểm soát nổi. Chính quyền dân sự thì ăn vào các dự án, bệnh viện Vì Dân (Thống Nhất bây giờ), sân bay Tân Sơn Nhất... là vài ví dụ. Tướng tá, quan chức thầu công trình, đường sá... rồi bán thầu cho Hoa kiều. Tướng Đồng Văn Khuyên thầu hết các bãi rác quanh các căn cứ quân sự (tivi, honda, tủ lạnh cũ...) chuyển thành hàng secondhand cho dân Sài Gòn v.v... Tất nhiên sự tham nhũng ấy có lợi cho ta. Nhờ thế ta mua được xăng, gạo, thuốc men, vũ khí... Đó một nguồn hậu cần quan trọng giúp chúng ta thành người chiến thắng.

Làng Yên Phụ cổ của ông giờ nằm kẹp giữa hai con đường đang mở. Đô thị hóa đến tận nhà rồi, miếng đất 150m² này đã đưa ông thành người hữu sản?
Năm 1975 dọn từ phố ra làng, tôi mua nó giá 1,5 cây vàng. Bây giờ 7 cây vàng/m2, tài sản của tôi tăng 1.000 lần, mà không cần làm gì. Chiếm hữu thật nhiều đất đai là cũng là con đường "nâng giai cấp" của người Việt hiện nay đấy, anh bạn.


Hơn và kém xưa
Tròn 33 năm giải phóng miền Nam, GS Đặng Phong nhận xét về đời sống người dân đô thị miền Nam trước 1975 và ngày nay:
- Mức sống vật chất bây giờ rõ ràng là cao hơn trước đây rất nhiều. Thu nhập, tiện nghi, nhà cửa, phương tiện đi lại, mức ăn, mặc... đều vượt xa Sài Gòn trước đây, nếu nhìn trên bình diện chung của toàn xã hội. Riêng một số tầng lớp trên - thì ngày xưa giới thượng lưu giàu có không nhiều và cũng không giàu như những triệu phú đô la ngày nay.
- Về mức an toàn của cuộc sống thì trước đây rất kém, vì có chiến tranh. Nhà nào cũng có người đi lính, nếu muốn tránh đi lính thì phải trốn, phải chạy vạy, đút tiền. Cái chết đe dọa, rình rập tất cả các gia đình ở thành thị. Xe của cảnh binh có khi chặn ngay ở các cửa trường để bắt lính. Đến năm 1975 thì hầu như nhà nào cũng có bàn thờ một hay hai đứa con chết trận. Còn bây giờ đã có hòa bình, người ta không sợ đi bộ đội, thậm chí người ta còn chạy vạy để được đi bộ đội, để học các trường sĩ quan. Vào quân đội bây giờ không bị cái chết đe dọa mà lại được đảm bảo cuộc sống, vị trí xã hội. Trong đời sống hiện nay cũng có nhiều khía cạnh không an toàn như những vụ trấn lột, chém giết, cướp bóc... Nhưng đó chỉ là những hiện tượng cá biệt, đột xuất. Cuộc sống hằng ngày của người dân nói chung rất an toàn. Thậm chí có thể nói cuộc sống ở VN là một trong những nơi an toàn nhất thế giới. Không có khủng bố, không có phe này phái kia đánh nhau, trừng trị nhau, không có lật đổ, không có bạo loạn... Mọi người được yên ổn làm ăn.
- Cuộc sống văn hóa và tinh thần thì có thể nói thời trước có hai mặt của nó. Một mặt là sự hiện diện của quân đội Mỹ và quân đội đồng minh để lại những ảnh hưởng rất xấu trong xã hội. Đó là tệ nạn đĩ điếm, ma cô, chạy theo đồng đô la một cách khá trắng trợn. Chính người dân miền Nam thời đó cũng phản ứng rất gay gắt. Nhưng mặt khác, cuộc sống xã hội và tinh thần trong nội bộ xã hội Việt Nam, trong trường học, trong công sở, trong các gia đình, xóm giềng, bạn hữu... lại là quan hệ có nề nếp, có văn hóa. Học trò lễ phép với thầy, vợ chồng, cha con, mẹ con thương yêu gắn bó với nhau. Thời đó học trò ra đường không hỗn láo như bây giờ. Không có hiện tượng chửi thề, các quan chức cũng có chơi bời nhưng không tệ hại tới mức như một số quan chức hiện nay. Công an thời đó ít có hiện tượng chặn đường để ăn tiền mãi lộ một cách phổ biến như ngày nay. Xin giấy tờ ở cấp này cấp kia cũng không phải đút lót một cách phổ biến, đặc biệt là trong trường học thì tình trạng chạy điểm, mua điểm, ném phao, quay cóp gần như không có. Có thể nói, so với xã hội trước đây thì trên một số khía cạnh nào đó, cuộc sống văn hóa và tinh thần hôm nay đã xuống cấp nghiêm trọng... Những trí thức trước đây, công chức trong công sở là những người có tư cách, đàng hoàng, cả nói năng và hành xử rất có văn hóa. Còn bây giờ, một tỉ lệ đáng kể công chức và cả một số trí thức cũng không có được một phong độ văn hóa như trước đây.
- Các nhà kinh doanh, trước đây hầu hết là tư nhân. Ngày nay kinh doanh tư nhân cũng phát triển khá mạnh, nhưng doanh nghiệp quan trọng nhất vẫn là doanh nghiệp quốc doanh. Xét riêng khu vực tư nhân thì trước đây những nhà kinh doanh tư nhân phần lớn là những người đã có truyền thống từ nhiều đời để lại. Họ có kinh nghiệm, họ có văn hóa, họ có bạn hàng, họ có thị trường, có những quy tắc nghiêm ngặt trong kinh doanh. Kinh doanh tư nhân hiện nay là một tầng lớp mới lên, đa số chưa có nhiều kinh nghiệm, không có truyền thống, mang nặng tính chất chụp giật, tạm bợ, số phận của họ cũng không ổn định.
- Về quản lý và điều hành nền kinh tế, như tôi đã nói sơ trên, cấp điều hành và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn. Họ hiểu luật pháp quốc tế vì đã từng tu nghiệp ở Mỹ, ở Pháp. Họ có phong độ của những nhà quản lý, có kiến thức quản lý. Họ có thể tham dự các cuộc đàm phán quốc tế không cần phiên dịch. Hệ thống quản lý của ta ngày nay về mặt đó là kém hơn. Phần lớn là các cán bộ chính trị của ta tri thức về quản lý vẫn còn bất cập so với những đòi hỏi của một cơ chế kinh tế thị trường hoàn hảo. Trình độ ngoại ngữ cũng như kiến thức chung về xã hội cũng vậy. Do đó, trong sự điều hành gặp nhiều vấp váp. Tình trạng lạm phát, những ách tắc trong đời sống kinh tế như nạn kẹt xe, xây cất lung tung, tai nạn xảy ra liên tục... thể hiện sự bất cập của hệ thống quản lý hiện nay.

Đặng Phong
Nguồn: Người Đô thị, Tháng 5/2008
Trong thời đại thông tin hiện nay chúng ta có cái gọi là 'thánh gúc'.  Có một bộ óc người và 'thánh gúc' thì không khó để tìm ra dữ liệu chuyên môn nhằm kiểm chứng độ xác thực của những tuyên bố trên mạng vì như trường hợp câu nói được nhét vào mồm LQD, người dùng óc người có thể dễ dàng nhận ra sự vô lý của nó.
1- Ngưỡng đói nghèo
Nếu lấy ngưỡng nghèo tuyệt đối của WB là 1USD/ngày thì GNP per capita 150USD chưa tới 0,5USD 1 ngày ===> phồn vinh Miền Nam qua bộ ảnh Sài Gòn lộng lẫy trước 1975 là giả tạo, như lâu đài trên cát. Chính vì giả tạo nên Sài Gòn sụp đổ rất nhanh, chỉ trong vòng 1 tháng tổng tiến quân của quân Bắc Việt.
2- Tỉ giá quy đổi: 150USD là giá trị quy đổi theo tỉ giá nhà nước.
Năm 1955, tỉ giá nhà nước 35:1, chợ đen tót lên 180, gấp gần 6 lần. Năm 1966, nhà nước 118/ chợ đen gần 1.000, năm 74 685/4.000 vì khi này Mỹ đã rút quân, cắt giảm viện trợ. Đồng tiền mất giá khủng khiếp.
3- Thống kê GNP của VNCH: Con số 150USD là trung bình cộng của các năm từ 1957 đến 1963:
- So sánh hơn với Nam Triều Tiên không có giá trị vì HQ kết thúc chiến tranh năm 53 với nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, đồng won mất giá chóng mặt, từ 15w ăn 1 đô năm 45 ngã nhào xuống 6.000w năm 1962. Trong khi ấy, Sài Gòn đã có 2 năm xây dựng Thiên Đường bằng tiền bạc Mỹ.
- Thống kê thiếu mất 2 năm đầu 1955 - 1956 và 11 năm cuối từ 1964 - 1974. Vắng tổng cộng 13 năm/20 năm nên con số GNP 150USD không thể đại diện cho VNCH để kết luận miền Nam trước 1975 giàu hơn cả Nam Triều Tiên - Thái.
3- Vai trò của viện trợ Mỹ: Ttrích từ các cuốn sách:
- Đặng Phong (1991), 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Nxb. Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, Hà Nội.
- Phạm Thu Nga (2004), Quan hệ Việt - Mỹ 1939 - 1954, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.
- Vũ Đăng Hinh (Cb), (2002), Chính sách kinh tế Mỹ dưới thời Bill Clinton, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nôi.
- Nguyễn Thái Yên Hương, (Cb), (2005), Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
3.1. Viện trợ của Hoa Kỳ cho thực dân Pháp và Chính phủ Bảo Đại
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở Đông Dương mặc dù bề ngoài Hoa Kỳ giữ thái độ trung lập nhưng thực chất bên trong, quốc gia này ngày càng quan tâm và chú ý đến Việt Nam và Đông Dương. Trước sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc và nhằm ngăn chặn nguy cơ cộng sản ở Đông Nam Á, Hoa Kỳ ủng hộ Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, Hoa Kỳ và Pháp bắt tay vào xây dựng và ủng hộ các chính quyền thân Pháp tại đây. Riêng ở Việt Nam, Hoa Kỳ và Pháp đã dựng nên chính quyền tay sai thông qua sự lựa chọn “giải pháp Bảo Đại”, do đó “cỗ xe” Bảo Đại “do Pháp kéo, Mỹ đẩy” [ĐP, tr. 187].
Ngày 30/9/1949, một phái đoàn nghị viện Hoa Kỳ được cử sang nghiên cứu việc trợ giúp Đông Dương. Ngày 28/11/1949, Hoa Kỳ chính thức mời Chính phủ quốc gia Bảo Đại sang thăm Hoa Kỳ. Trong vấn đề viện trợ cho Đông Dương, giới quân sự Hoa Kỳ, cụ thể là các tham mưu trưởng liên quân nhận định tình hình Đông Dương ngày càng xấu đi, họ gây sức ép buộc Quốc hội phê chuẩn nhanh viện trợ quân sự, kinh tế cho Pháp. Đồng thời nêu ra nguyên tắc viện trợ phải gắn liền với chương trình chính trị và kinh tế. Đầu năm 1950, Hoa Kỳ cử Philip Jessup và phái đoàn kinh tế, quân sự sang Việt Nam. Ngày 15/2/1950 Quốc hội Hoa Kỳ quyết định viện trợ cấp tốc 15 triệu USD cho chính quyền Bảo Đại. Cuối tháng 5/1950, một phái đoàn viện trợ Hoa Kỳ được quyết định thành lập có trụ sở tại Sài Gòn. Tháng 9/1950, phái đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở Việt Nam.
Từ tháng 7 - 8/1950, những chuyến hàng viện trợ đầu tiên đã cập bến Sài Gòn. Tiếp theo “những khoản viện trợ cấp tốc 25,5 triệu USD (được thực hiện từ tháng 6/1950), ngày 20/10/1950 Hoa Kỳ lại chấp thuận một khoản viện trợ bổ sung 275 triệu USD chiến phí đồng thời các chuyến hàng viện trợ ồ ạt cập bến cảng Việt Nam” [PTN, tr. 205].
Ngày 7/9/1951, Hội nghị hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính quyền Bảo Đại đã đi đến một văn bản quy định Hoa Kỳ sẽ viện trợ kinh tế và kỹ thuật trực tiếp cho Chính quyền Bảo Đại với tên gọi “Hiệp ước Hợp tác kinh tế Việt - Mỹ”. Sau khi hiệp định trên được ký kết, viện trợ của Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong ngân sách của Pháp ở Đông Dương “năm 1950 viện trợ của Hoa Kỳ là 50 tỷ France, bằng 19% ngân sách Pháp ở Đông Dương; năm 1951 là 62 tỷ, bằng 20%; năm 1952 tăng lên 200 tỷ, bằng 35%; năm 1953 là 285 tỷ, bằng 43%; năm 1954 là 555 tỷ, bằng 73%. Trong tài khoá năm 1954, Hoa Kỳ viện trợ thêm cho Pháp 1 tỷ USD” [PTN, tr. 206]. Tuy nhiên, diễn biến thực tế trên chiến trường Đông Dương lại cho thấy liều thuốc viện trợ cũng như hoạt động của hệ thống cố vấn Hoa Kỳ ở Đông Dương tỏ ra kém hiệu lực, không phát huy được tác dụng trong việc đánh thắng cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.
Tuy viện trợ của Hoa Kỳ cho thực dân Pháp và Chính phủ Bảo Đại đã không làm thay đổi cục diện trên chiến trường, nhưng tác động của nó lên đời sống xã hội Việt Nam ngày càng hiện rõ. Từ đây, người Việt Nam ngày càng nghe nói nhiều đến viện trợ Hoa Kỳ và trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa viện trợ Hoa Kỳ. Điều đó có thể nhận thấy trên bức tranh xã hội Việt Nam: “Ở các đô thị do Pháp chiếm đóng, người ta bắt đầu thấy ngày càng nhiều sữa bột Guigoz, bột Ovemaltine, rượu Whisky, thuốc lá Philip, bút máy Parker. Những thứ đó từ các đô thị bắt đầu lan ra tận các thị trấn nhỏ và các chợ nông thôn” [ĐP, tr. 23]. Trên các ngã đường hành quân của quân đội Pháp, người ta thấy những xe GMC chở lính Pháp mang súng Mỹ, “Qua mỗi năm viện trợ Mỹ một tăng lên nhanh chóng, dần dần nó trở thành nguồn cung cấp chủ yếu cho cuộc chiến tranh của Pháp. Theo tính toán của Pháp, viện trợ Mỹ đã chiếm 80% chiến phí của Pháp: tổng cộng khoảng 1.700 triệu USD” [ĐP, tr. 23].
Từ năm 1950 – 1954, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Chính phủ Bảo Đại 23 triệu USD bằng hàng hoá và khoảng 36 triệu USD bằng tiền Việt Nam (Hoa Kỳ có số tiền này do bán hàng, dịch vụ và do Chính quyền Bảo Đại đã cung cấp cho Hoa Kỳ một số ngân khoản để chi tiêu. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn viện trợ thẳng cho Bảo Đại khoảng 15 triệu USD vũ khí, “tuy nhiên, tổng số các loại viện trợ này, khoảng 75 triệu USD vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số viện trợ cho Pháp” [ĐP, tr. 26].
Với tổng số viện trợ chiếm 80% chiến phí chiến tranh xâm lược Đông Dương, trên thực tế, Hoa Kỳ đã biến cuộc chiến tranh của Pháp thành cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ, biến người bạn đồng minh thành kẻ đánh thuê, xâm lược thuê cho họ.
3.2. Viện trợ Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975)
Cũng như giai đoạn trước, trong giai đoạn 1954 - 1975, viện trợ của Hoa Kỳ ở Việt Nam không đúng với mục tiêu của khái niệm viện trợ phát triển chính thức do George C. Marshall khởi xướng năm 1947. Với mục tiêu ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và làn sóng “chủ nghĩa cộng sản”, quyết tâm của Hoa Kỳ đã được khẳng định trong tài liệu mật của Lầu Năm Góc: “Mỹ phải giữ lấy miền Nam Việt Nam, y như đã giữ Nam Triều Tiên và Đài Loan. Ba vùng đó có một tầm quan trọng quyết định đến vị trí của Mỹ ở Đông Nam Á” [ĐP, tr. 15 - 17].
Do đó, mục tiêu của viện trợ Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn này là để nuôi dưỡng bộ máy chính quyền bản xứ, thông qua các khoản tiền lương, bổng lộc để nuôi sống bộ máy chính quyền, cảnh sát, quân đội khổng lồ. Có vô số những cai, đội và lính trơn thời Pháp đã được thăng vọt lên cấp uý và cấp tá, “với vài ba trăm triệu USD hàng năm (1954 - 1960) mà dựng được cả bộ máy chính quyền bản xứ, nuôi dưỡng và sử dụng được hàng chục vạn quân đánh thuê là một giá rẻ, nếu thuê Pháp làm việc đó (điều mà Hoa Kỳ đã làm) thì đắt hơn” [ĐP, tr. 31].
Viện trợ và các chi phí của Hoa Kỳ lấy từ ngân sách, ngân sách là tiền đóng góp của nhân dân Hoa Kỳ thông qua thuế, nhưng Hoa Kỳ không đem thẳng tiền mặt cấp cho một nước nào nhận viện trợ cả. Viện trợ hay chi phí đều bằng hàng hoá mua của các công ty Hoa Kỳ vì vậy, viện trợ chỉ là cơ hội để lấy tiền túi của nhân dân Hoa Kỳ bỏ vào túi tư bản Hoa Kỳ.
Nam Triều Tiên là 1 nước bại trận. Sau bao nhiêu đô hộ bởi Nhật Bản, Triều Tiên bị chia cắt làm 2. Cuộc chiến 1950s đã làm kinh tế trì trệ. Xung quanh Seoul vào thời điểm này, không có nổi 1 động vât nào tồn tại. Bởi nếu nó tồn tại thì đã trở thành 1 món ăn tối hạnh phuc cho 1 gia dình may mắn.
Sau năm 1953, Mĩ đổ 3 tỉ USD thời gian hiện giờ là 53 tỉ USD. Số tiền nhanh chóng bay và tan biến như số tiền đổ vào bất cứ đất nước châu Phi nào. Tổng thống hiện giờ là Syngman Rhee với người vợ Italian. Trong số tiền 3 tỉ đô đó, 2,2 tỉ đã bị lãng phí vào việc vớ vẩn. 0,8 đã được chia đều cho các nhà chính trị.
Năm 1960, Nam Hàn với GDP trên đầu người là 155 USD (có vài sources nói là dưới 155 USD).

Năm 1961, Pác Chung Hi, lật đổ chính quyền. Việc đầu tiên ông làm là xử tử 24 quan chức và doanh nhân liên quan đến việc tham nhũng. Việc thứ 2 là bình thường hóa quan hệ với Nhật.
Nhật là ai? Đất nước là giết hơn mấy triệu người dân Triều Tiên. Gái Triều Tiên bị hiếp liên tục. Những đứa bé quá nhỏ thì sẽ bị dùng dao xẻ chỗ ấy to ấy để tiện việc. Trong gia đình cả nhà đang ăn, nếu linh Nhật nhảy vào, bố sẽ làm chuyện ấy với con gái. Con trai phải làm chuyện ấy với mẹ
Dự án Maruta bao gồm dự án 731, 738, tạo ra những nhà chứa gas giết gần 800.000 người Triều Tiên và Trung Quốc. Nhật đồng thời tạo ra chất hóa học để tiêm vào những đứa bé xem những đứa bé sẽ lớn lên thế nào khiến cho 1 bộ phận người
Nam Triều Tiên sống cả cuộc đời quái thai về tính cách và hình dạng.
Đối với người Châu Á thì không có gì nhục hơn việc cúi đầu trước kẻ thù, v
iệc Pác Chung Hi làm vậy là bắt 33 triệu dân Nam Triều Tiên cúi đầu xin xỏ từ kẻ thống trị Nhật Bản.
Pác Chung Hi mang văn hóa quân đội vào phong cách làm việc của nước này. Mọi người đều phải làm việc hết sức mình. Ai mà làm không chăm sẽ bị phê bình trước mặt mọi người. Sẽ bị tát vào đầu (vẫn rất phổ biến hiện giờ). Rồi bị chửi nặng nề. Thời bây giờ, người ta coi trọng danh dự bây giờ rất nhiều. Và người bị chửi sẽ nói là " vâng, tôi sẽ cố gắng hơn." Một số ngành do quân đội xây dựng, khi người lính làm việc không chăm, cấp trên có quyền bắn chết và đem ra trước mọi người như minh chứng của sự lười biếng. Sự lười biếng đồng nghĩa với phản công.
Những người dân
Nam Triều Tiên với chiều cao tầm 1m5 1m6 thời bây giờ làm việc quần quật từ sáng dến tối. Người vợ Nam Triều Tiên làm lụng thêm đẻ nuôi gia đình. 2 vợ chồng có chút thịt , mỡ, thì dành hơn cho con cái (không khác gì Việt Nam). Ai cũng dạy con mình là Nếu biết nhục cho đất nước, nếu biết thương bố mẹ, thì học cho giỏi.

Ttừ năm 1960 đến 1970, lương hầu như không tăng. Những người Nam Triều Tiên ăn cơm với kimchi (khác gì Việt Nam ăn cơm với dưa khú). Lương lúc này từ 155 tăng lên 288 sau 10 năm. Dân Nam Triều Tiên không từ bỏ. Những đứa con Nam Triều Tiên không phụ lòng bố mẹ. Họ ra đời rất nhiều kĩ sư, thợ điện,... rất giỏi. Những đứa con học từ Mỹ không lưu ở xứ người mà sẵn sàng về nước làm lại từ đầu. Kết quả là người Nam Triều Tiên có đủ người để phát triển công nghiệp nặng và hóa học.
Nhưng thiếu tiền!

Pác Chung Hi gửi 320.000 quân đến Việt Nam để đổi lấy 10 tỉ tiền từ Mĩ. Bảo vệ nước Nam Triều Tiên bấy giờ là 20.000 quân chính quy. Mĩ và Nhật bản lo sốt vó nếu Triều Tiên tấn công. Pác Chung Hi sau này viết trong nhật ký là bọn "yankee bastard" và bọn phát xít (Nhật) không bao giờ có thể hiểu là người dân Nam Triều Tiên sẵn sàng đánh cược mạng sống của họ để phát triển kinh tế.
Trải qua 21 năm, khối lượng viện trợ Hoa Kỳ cho Nam Việt Nam là rất lớn, đó là chưa tính đến phí tổn chiến tranh, chỉ riêng viện trợ kinh tế cho Chính quyền Sài Gòn lên đến 26 tỷ USD. Đây là con số cao nhất so với viện trợ Hoa Kỳ tại bất cứ nước nào khác trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu chúng ta đem so sánh số lượng viện trợ Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam với một số nước sẽ thấy rõ sự vượt trội đó: Ấn Độ, trong 20 năm (1950 - 1970) đã nhận được tổng số viện trợ của Hoa Kỳ là 9,3 tỷ USD; Philippines trong 22 năm viện trợ gần 2 tỷ USD (1945 - 1967); Thái Lan nhận được gần 1,2 tỷ USD, Inđonesia nhận được gần 1 tỷ USD. Ở châu Phi, tính trong 25 năm (1946 - 1970) tổng số viện trợ Hoa Kỳ cho tất cả các nước là 4,9 tỷ USD. Tại miền Nam Việt Nam, “thu nhập quốc dân chưa bao giờ vượt quá 2 tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng (1971 - 1975) viện trợ Hoa Kỳ hằng năm hơn 2 tỷ USD/năm, tức là lớn hơn tổng số của cải do miền Nam Việt Nam làm ra” [ĐP, tr. 66].
Mặt khác, số lượng viện trợ Hoa Kỳ thay đổi theo cường độ chiến tranh xâm lược và tỷ lệ rất cao của viện trợ cho không tại miền Nam Việt Nam là một hiện tượng không phổ biến. Đối với hoạt động thương mại và đầu tư, giai đoạn này “viện trợ không phải là biện pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu của chính sách thương mại, song nó cũng là một biện pháp sử dụng kết hợp để mở rộng thương mại và đầu tư” [VĐH, tr. 176]. Điều này có thể đúng một phần ở khía cạnh nền kinh tế Hoa Kỳ, bởi lẽ trong thời kỳ chiến tranh, việc tiêu thụ hàng hoá không những không gặp trở ngại mà lại có thêm điều kiện để mở rộng. Số viện trợ hàng chục tỷ USD và toàn bộ số phí tổn hàng trăm tỷ USD, suy cho cùng cũng là sự tiêu thụ một khối lượng hàng hoá khổng lồ.
Vì vậy, “phần lớn những khoản gọi là chi phí cho Việt Nam, thực ra lại là chi phí cho Hoa Kỳ. Phần lớn cái gọi là viện trợ cho Việt Nam thực ra lại rơi vào túi tư bản Hoa Kỳ, trong  6,1 tỷ USD viện trợ trong tài khoá 1960 - 1961, có 4,8 tỷ USD (80%) được chi ngay ở Mỹ. Sở dĩ như vậy vì 90% ngân khoản viện trợ quân sự đã ở lại nước Mỹ. Nếu không có viện trợ xuất cảng của Mỹ sẽ tụt 12%, nông phẩm thừa tăng lên đáng sợ. Vì vậy ngoại viện thực ra là sự trợ cấp cho nền kinh tế Mỹ” [ĐP, tr. 11].
Một điều cần nhấn mạnh là, viện trợ Hoa Kỳ ở miền nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 đã không thực hiện được các mục tiêu mà họ mong muốn. Trái lại, khoản viện trợ và chi phí khổng lồ đó đã làm suy yếu nền kinh tế Hoa Kỳ. Vì vậy, viện trợ càng kéo dài, càng tăng thì phong trào phản chiến của nhân dân Hoa Kỳ càng mạnh mẽ. Tất cả các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam mới nằm trong khuôn khổ của giai đoạn bình định, chưa chuyển sang giai đoạn khai thác. Do đó Hoa Kỳ đầu tư và tốn kém nhiều nhưng chưa thu được gì, điều đó nằm ngoài ý muốn ban đầu của họ. Đồng thời, sự lún sâu và thất bại của cuộc chiến đã làm chia rẽ nội bộ đất nước Mỹ “cuộc chiến tranh 30 năm đã chấm dứt một cách đầy kịch tính, đẩy nước Mỹ vào tình trạng thất vọng và hoang mang” [NTYH, tr. 331].
Viện trợ ngần ấy tiền để làm ra GDP 150USD/người/năm! Nực cười! Vậy lịch sử viết 'phồn vinh giả tạo' là đúng rồi còn gì vì kinh tế ngụy chỉ sống được khi có nguồn viện trợ và 500 ngàn lính Mỹ ở đó chi tiêu với ít nhất là một phần tiền lương khoảng 500 USD/người/tháng thôi.  Biện hộ bằng vài hình ảnh xe hơi ở trung tâm Sài gòn là rất ngu xuẩn và phản khoa học.
https://fbcdn-photos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xtf1/v/t1.0-0/11039211_1056564467692232_4700523093350447608_n.jpg?efg=eyJpIjoiYiJ9&oh=fc5764413d4fcaf752e8a0de7e4d75a0&oe=55D8719F&__gda__=1439728951_4d607eba6ec4e370a94077d5e7f92c6e Điều đó cũng như đưa ra hình ảnh một con chó được mặc quần áo đẹp rồi kết luận rằng nó giàu vậy! Dĩ nhiên khi có số lượng viện trợ trên 2 tỉ một năm ở thời điểm cao nhất và tiền lương lính Mỹ thì phải có một số người nhất định phất lên nhưng chuyện đó không thể dùng để đại diện cho sức mạnh của một nền kinh tế được!
Nếu không tính đến điều kiện tự nhiên so với Miền Bắc và Trung, như đồng bằng sông Cửu Long, đất phì nhiêu, đất rộng người thưa, phát triển cây công nghiệp, thì yếu tố thực dân Pháp đầu tư như thế nào tại Miền Nam so với Miền Bắc cần phải xem xét. VNCH cũng thừa hưởng hạ tầng cơ sở, hạ tầng công nghiệp, hạ tầng kinh doanh từ thời Pháp thuộc.
Nhìn toàn cảnh về 1 nền kinh tế cần có các chỉ số, tiếc là thời VNCH không có các con số như vậy. Ví dụ chỉ số công nghiệp/nông nghiệp/dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ giàu nghèo của xh, chi phí cho các vấn đề xh, nguồn thu ngân sách v.v. Có những xh có 1 số rất nhỏ rất giàu, nhưng đổi lại có biết bao nhiêu người rất nghèo. Con số GDP trên đầu người chưa phản ánh được nhiều.
Có 1 con số theo the Pentagon Papers là: As of 1960, 45% of the land remained concentrated in the hands of 2% of landowners, and 15% of the landlords owned 75% of all the land. - 45% đất đai nằm trong tay 2% địa chủ, 75% tổng số đất dai nằm trong tay 15% địa chủ. Mà đa phần dân Miền Nam nói riêng, VN nói chung thời kì đó là sống bằng nông nghiệp.
Nếu giàu vì thực lực thì mới là giàu thật, còn nhờ ăn bám nhà giàu ở một khoảng thòi gian nhất định mà có bề ngoài bóng bẩy tí thì gọi là 'phồn vinh giả tạo' là hoàn toàn chính xác rồi còn gì?
4- Sánh vai cùng các cường quốc năm châu
Dữ liệu từ wikipedia của Ngân hàng TG cho thấy từ năm 1960 GDP đầu người của Singapore đã gần gấp đôi VNCH và tiếp tục phát triển đều cho đến 1975 thì thành gấp 58 lần! Có thằng đồn thập niên 1960 Sing còn là nhà quê và LQD mơ ước Sing bằng được SG, như vậy mà cũng có khối thằng ngu nghe được! Theo logic thì có hai khả năng xảy ra ở đây, một là LQD bị mát dây, hai là có thằng nào đó chém gió mạnh quá thành bão luôn!
Từ 1960 đến 1963, khi Mỹ chưa đổ quân vào và do đó chưa có chiến tranh lan rộng tàn phá, ảnh hưởng lên nền kinh tế, GDP đầu người VNCH tự giảm đi một nửa và coi như dậm chân tại chỗ luôn sau đó. Đặc biệt là sau khi quân Mỹ cơ bản đã rút gần hết vào năm 1973 thì GDP đã đâm thằng xuống vực từ 200 USD xuống còn 89 USD và đến năm 1975 thì còn 44 USD trong lúc miền Bắc là 95 USD.
Có viện trợ dồi dào của Mỹ cộng với tiền lính Mỹ tiêu xài mà kinh tế èo uột như thế thì đúng ra là quản lý rất tệ.  Lạm phát năm 1973 là 200%! Bó tay với cái 'nền kinh tế mạnh nhất châu Á' của 'hòn' thật! Đây, VNCH quang vinh giàu có của chúng ta từ năm 1950-1970 nằm dưới cả Thái - In - Myan - Malay.

Biểu đồ này nằm trong tường trình của giáo sư Jean Pascal Bassino thuộc trường Ðại Học Paul Valery, Montpellier, Pháp Quốc, nói về kinh tế của Nam và Bắc Việt Nam, trước 1975, và có sự so sánh với các quốc gia trong vùng. Trong đó có đoạn:
The most important results are the following. South Vietnam per capita GDP appears as one of the highest of Asia at the end of the 19th century, close to Japan and the Philippines, higher than the figures for Taiwan, Korea, Indonesia, and Thailand. However, it is one of the lowest in the 1960s.
Tạm dịch: Kết quả quan trọng nhất (của phân tích của Madison - 1995)) là GDP đầu người của Nam Việt Nam cuối THẾ KỶ 19 vào loại cao nhất châu Á, ngang ngửa với Nhật - Phi, cao hơn Đài - Hàn - In - Thái; tuy nhiên, GDP đầu người của Nam Việt Nam trong thập kỷ 1960 đã giảm xuống, trở thành một trong những mức thấp nhất châu Á.

Trong những năm 1969-70 Nam Triều Tiên đã từng xây xa lộ ở VNCH và từng được mang tên Xa lộ Đại Hàn. Thời đó, trình độ công nghệ cầu đường của họ đã hơn hẳn VN (không tính miền Bắc VN). Năm 1972 họ từng xây dựng bệnh viện Bệnh viện Chợ Quán.
Năm 1974, Pác Chung Hi bị ám sát nhưng tránh được. Vợ thì bị ăn đạn. Thương vợ là thế (dù có bồ bịch sau này) nhưng Pác Chung Hi vài phút sau vẫn đứng lên diễn thuyết trong công chứng. Vợ thì chết một mình. Sau khi vợ chết vài tiếng, thì Pác Chung Hi mới đến thăm được xác. Thủ phạm gốc North Korean nhưng lại sinh sống ở Nhật. Pác Chung Hi đòi Nhật xin lỗi thì sứ giả không chịu xin lỗi. Pác Chung Hi sau viết vào nhật ký nói là nếu vợ của thủ tướng Trung Quốc mà bị ăn đạn thì thủ tướng Nhật đã quy gối lê lết từ Tokyo đến Bắc Kinh. Nhục quá Nhật khinh thường Nam Triều Tiên quá.
Những năm này, học sinh
Nam Triều Tiên liên tục biểu tình giống như Lybia, Thái Lan, các nước Nam Mĩ và giống lũ vichoco. Pác đán áp hết. Học sinh phản động thì bắn. Cả trường phản động thì bắt đi lính đẩy lên biên cương. Nhờ vậy mà kinh tế Nam Triều Tiên không bị ảnh hưởng , dân làm việc hết năng suất.
Tài liệu của World Bank cho thấy rõ ràng năm 1975, Nam Triều Tiên có GDP cao hơn Việt Nam. Theo số liệu của World Bank World Development Indicators do nhóm Oxford Economic Forecasting phân tích, thì năm GDP của Nam Triều Tiên năm 1975 là 100 tỉ USD (tính theo giá trị năm 2010), cao gấp 5.5 lần so với VN (lúc đó ước tính là 18.1 tỉ USD).  Cũng năm 1975, GDP của Thái Lan là 43.2 tỉ USD, tức đã hơn gấp 2 lần VN.
Theo tính toán của WB thì GDP đầu người năm 1975 của Nam Triều Tiên là 646 USD (thời giá 2010), Thái Lan là 351 USD. Đầu thạp niên 1980, Thái Lan hơn miền Nam rất xa. Thủ đô Bangkok của họ đã hơn hẳn Sài Gòn về qui mô và trình độ phát triển, gọi Sài Gòn là "Hòn ngọc Viễn Đông" chỉ là một cách tự ru ngủ mà thôi.
Park sau này bị ám sát vì câu nói 3.000 mạng là cái gì. 30.000 mạng cũng được để đổi lấy trật tự cho Cholla dể phát triển. Giám đốc KCIA nghe câu đó mà sợ. Park vì nỗi nhục đất nước (bị Tổng thống Mĩ ra sức ép này nọ, nỗi nhục vì Nhật) mà sẵn sàng theo đuổi chương trình bom nguyên tử. Vì chương trình bom nguyển tử sẽ tổn hại cho đất nước, nên giảm đốc KCIA lo ngại tương lai của Nam Triều Tiên mà bắn chết Park. Park chết nhưng nhờ những trò đàn áp dã man, tiền lương người Nam Triều Tiên đã lên dến 1.247 usd /month vào năm 1980. Park là độc tài, giết bao người, để đổi lấy trật tự và kỉ luật. Và kết quả là người Nam Triều Tiên cứ thế mà đi lên.
Năm 1997, Nam Triều Tiên bị dính khủng hoảng kinh tế châu Á nặng nề. Chính phủ kêu goi góp vàng. Người vợ Nam Triều Tiên thì đem công hiến đất nước nhẫn cứơi. Trẻ con có cái lắc quanh chân để giữ sức khỏe cũng đem đưa. Nợ IMF 60 tỉ thì tiền vàng dân nó đóng góp 22 tỉ rồi.
Cho tới giờ, lương tối thiểu của
Nam Triều Tiên so với mức sống rất thấp, khoảng 3-5 USD/h mặc dù đời sống người Nam Triều Tiên lên đến hơn 33.000 USD 1 năm. Những đứa nào cấp dưới láo lếu vẫn bị chửi ăn đòn. Biểu tình thì không ai nghe. Những đứa nào không sống được trong nước thì chạy ra các nước châu Á khác. Kết quả 5 triệu người ở nước ngoài, khoảng 10% dân số chạy ra nước ngoài. Những đứa nào không sống nổi thì có sông Hàn ngay đó.
Nam Triều Tiên giàu vì người dân sẵn sàng hi sinh danh dự cá nhân, lợi ích cá nhân mà làm. Họ sẵn sàng đánh đổi sinh mạng để sống cho con, cho cháu. Gái điếm Nam Triều Tiên bây giờ phần lón thậm chí chỉ ngủ với trai Triều Tiên chứ nó phỉ nhổ cả Nhật, da trắng và các chủng tộc khác. Du lịch Nam Triều Tiên sẽ thấy gái điếm thì nhiều mà ngủ được với nó thì khó.
VNCH có gì?

Bố mẹ thì sống hết phần con cái. Chỉ nghĩ cái lợi trước mặt, mua nhà cửa mà nghĩ gì tới con cái? Thời VNCH, saving rate như bằng 0. Dân có bao nhiêu tiền thì tiêu bấy nhiêu, đéo tiét kiệm để dành cho con cái gì cả. Gái điếm thì la liệt. Dân thì lười biếng đéo chịu làm việc. Tiền Mĩ nó đổ 1 năm vào VNCH thì phải gấp mấy lần nó đổ vào Nam Triều Tiên. Về giáo dục đại chúng, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, năm 1973, tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết là 70%, rất cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó. - Nếu vậy, sao sau Giải phóng, Cách mạng lại phải cố gắng đẩy mạnh Giáo dục và Xoá mù chữ ở Nam Bộ?
Ấy thế mà nhiều người vẫn nghe theo kiểu tuyên truyền chống cộng thời chiến tranh lạnh bằng vài tấm ảnh và nhai lại như những con vẹt. Vậy VN còn lạc hậu là đúng rồi còn gì vì có rất nhiều người như vậy, vẫn chưa biết dùng bộ óc người để suy luận một cách logic, tự biết tìm tòi dữ liệu chuyên môn để có thể đưa ra một kết luận chính xác.  Bất mãn chế độ thì tự nhiên lại quay sang xét lại lịch sử dùng thông tin của thành phần mang hận thù trở thành ngu muội ở hải ngoại!
Vậy ngu hơn cả ngu thì làm giàu thế nào được đây?!