20 tháng 1 2012

Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Thông tin khác


anhoanp wrote on Jan 20, '12
Ô hay, tks
Thế mà om mãi chả chịu nói ngay từ đầu làm mất công đọc trên nguyencuving.wordpress.com
kichbu wrote on Jan 20, '12
Lấn biển, quai đê...ra biển Đông.
Chỉ bọn theo Khựa (viết hoa chữ K hẳn hoi nhé) mới sợ!

Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển

dinhphdcwrote on Jan 30, '12
Chỉ có ở ĐS&PLThứ Năm, 22/07/2010-8:33 AM
Anh Vươn (bên trái) và tác giả bên cống Rộc
Đã biết về anh cách đây mấy năm, biết về cuộc đời đầy sóng gió và bão táp, biết cả những nỗi đau và day dứt hằn sâu tâm can con người anh, nhưng tôi chưa có dịp tìm hiểu sâu về cuộc đời nhiều bi hùng ấy. Trung tuần tháng 7 vừa qua, tôi lại có dịp về Tiên Lãng, đúng vào ngày có dự báo cơn bão Conson chuẩn bị đổ bộ vào nước ta, để ngồi với anh, nghe anh kể về cuộc chinh phục lời nguyền của biển...
Chinh phục "thần" biển
Câu tôi nói vui với anh, ngay khi biết về những việc anh đã làm, là cái tên anh nó vận vào đời anh nhiều quá. Anh tên là Đoàn Văn Vươn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, T.P Hải Phòng. Dường như, khi cha mẹ sinh ra anh đã có dự cảm về cuộc đời đứa con mình nên đã đặt cho anh cái tên lạ lạ: Vươn. Cái tên như gửi gắm một hi vọng: anh sẽ vươn ra biển khơi, chinh phục cuộc đời, chinh phục biển cả để thoả lòng mong mỏi của người cha già với nguyện ước "con hơn cha, nhà có phúc".
Đối với người dân vùng biển, biển luôn là người mẹ nuôi dưỡng những khát khao. Biển cũng là nguồn tài nguyên thuỷ hải sản vô giá và cũng là nỗi lo sợ, ám ảnh trước những cơn bão tố. Một trận cuồng phong có thể san bằng tất cả! Hơn ai hết, Đoàn Văn Vươn, người con của một vùng biển nghèo hiểu rõ điều đó. ở tuổi hừng hực chí trai, sức trẻ, anh đã đầu quân đi bộ đội. Môi trường quân đội đã thêm một lần nữa rèn giũa ý chí, nghị lực cho anh. Rời quân ngũ năm 1986, trở về địa phương, anh chỉ có một khát khao duy nhất, chinh phục chính miền đất quê mình để làm kinh tế. Để có cái ăn, để có cái mặc. Mặc dù đã nhanh chóng trang bị kiến thức bằng một tấm bằng đại học Nông lâm, nhưng anh lại từ chối làm cán bộ Nhà nước. Từ bỏ mộng quan trường ở thời điểm đó là một quyết định “lạ đời”, nhất là khi có bằng cấp trong tay. Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một người nông dân thực thụ. Quyết làm một điều mà trước anh không ai dám nghĩ đến, chứ đừng nói là bắt tay làm.
Bỏ bằng đại học đi làm nông dân
Tiên Lãng có một địa danh gắn với sự dữ dội của biển và nghèo khó của con người: cống Rộc. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển, gió biển ào ạt ngập lụt, đói kém thì sự cùng cực mà người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong kiệt quệ tinh thần, vật chất không gì diễn tả nổi. Trên một con đê trải dài ngút ngát, cống Rộc như một hiệp sỹ dũng cảm đối đầu với biển cả để bao bọc, chở che cho những người dân trót gắn đời mình vào phận biển. Nhưng sức mạnh khủng khiếp của thiên tai đã không biết bao lần bắt cống Rộc phải đầu hàng và cũng vì thế nó thành nỗi khiếp sợ mỗi khi bão biển, nước biển vượt qua phòng tuyến này. Lúc đó chỉ là mênh mông trời nước. Lòng người cũng dậy sóng theo từng con nước lớn.
Hiểu rõ điều đó, Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một điều gần như không tưởng: chinh phục "thần" biển. Chinh phục cả nỗi khát khao không chịu đầu hàng số phận. Thế là từ cuối những năm 80, những viên đá đầu tiên được chàng trai Đoàn Văn Vươn mang đến trong cuộc trường chinh lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Chuyện đời, đâu dễ như nói.
Bằng cách nào để khuất phục biển? Đó là câu hỏi ngày đêm Đoàn Văn Vươn trăn trở. Anh đã bỏ hàng tháng trời để ăn biển, nằm biển, lắng nghe từng cơn sóng thuỷ triều lên, xuống, mải miết tìm đáp án. Không có sách vở nào dạy, không có kinh nghiệm tiền lệ nào để học theo. Chỉ có một điều đang dần lớn lên - Đó là ý chí. Bão lòng người đang dần lớn hơn bão biển. Nó dường như muốn phá tung khao khát đang bùng cháy trong anh. Đoàn Văn Vươn đối diện với hàng ngàn thách thức, suy tư. Khi đã hiểu rõ quy luật con nước, hiểu rõ thời điểm nào cần "ra tay" để bắt đầu, thì anh vấp phải không ít sự dèm pha.
Cái sự dám khuất phục "thần" biển của Đoàn Văn Vươn chả hiểu thế nào lại lan ra khắp vùng, lan ra cả các địa phương khác, trong đó có vùng đất Tiền Hải của tỉnh Thái Bình. Anh kể: "Lúc đó có một người chuyên khai thác các vùng đất ven biển của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, để làm ăn. Khi biết tôi có ý định chinh phục vùng biển quê Tiên Lãng này, người ấy đã thông qua nhiều người thách thức tôi, rằng nếu tôi làm được, sẽ sẵn sàng mất cho tôi một chiếc xe máy đẹp. Người ấy mỉa mai, diễu cợt việc làm của tôi. Người vùng biển, nói là làm, người kia thách thức tôi chắc vì nghĩ tôi không làm nổi. Mặt khác, tôi hiểu đây còn là một sự thách đấu. Lúc đó, một chiếc xe máy đẹp có thể ví như con xe Camry bây giờ. Người thách đấu tôi không sợ, chỉ sợ Trời thách đố tôi thôi", anh nói, mắt nhìn xa xăm. "Đã thế tôi càng quyết tâm làm".
Đã có người bảo Vươn dại như con vích. Một con vật kỳ lạ của biển, là hay lôi ngược lại người ta. Nếu muốn bắt nó vào bờ, thì thay vì lôi nó vào bờ, người ta lôi nó ra... biển để nó đi theo chiều ngược lại. Cũng có người bạo mồm nói, thằng Vươn dám đi khuất phục "thần" biển là việc làm mạo hiểm.
"Vui sao nước mắt lại trào"
Nhiều năm trờiN, người dân nơi đây chứng kiến Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng quần quật lao vào cuộc trường chinh lấn biển. Có khi hôm trước làm, hôm sau sóng biển san thành bình địa. Hôm sau nữa lại làm, sóng biển lại biến sức người thành bong bóng. Có khi nhìn thấy ít đất, đá còn bám trụ sau con sóng mà rơi nước mắt, Vươn đã tự đặt câu hỏi, thế này thì đến bao giờ? Hay là mình thất bại? Cứ thế, cứ thế, từng hạt đất bám trụ, từng viên đá trơ gan bám trụ là lại thêm một tia hi vọng. Một ngày trôi qua là khắc khoải chờ đợi một ngày mới, công sức bỏ ra không biết bao nhiêu mà kể hết.
Nói với chúng tôi, anh bồi hồi nhớ lại: "Nếu tính sơ sơ, đã có trên 20.000 m3 đất, đá được đưa đến đây, trên vùng đất ven biển Tiên Lãng mà các anh đang đứng trong cuộc chinh phục biển cả của tôi. Nói ra chính tôi cũng ngỡ ngàng, tôi làm như mê, như say. Bởi chỉ còn phía trước để tiến, chỉ còn biển để vươn ra. Tôi không có đường lùi, bởi thành công chỉ có cách duy nhất với tôi, đó là vươn ra biển".
Anh Đoàn Văn Vươn
Ngoài hàng chục ngàn m3 đất, đá đó, là biết bao sức người, sức của. Vừa lấn biển, chỉnh trị dòng nước triều dâng, vừa trồng cây bám đất, đã biết bao lần cây trồng lên lại bị biển nuốt trôi. Mất sạch. Tiếp tục trồng lại từ đầu, hàng ngàn cây bần, cây vẹt đã theo con sóng lẫn vào trùng khơi. Tiếp đó, không chỉ đất đá, hàng trăm tấn xi măng được đưa vào để tiếp thêm sức gắn kết thô mộc của đất và đá... Cuối cùng Trời không phụ lòng người, dòng chảy của biển ngoài đê biển cống Rộc đã bị khuất phục mà chuyển hướng. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Không có tiếng vỗ tay.
Ngày nhìn thấy thành công trong mắtN, trong lòng, thoả khát khao của ước mơ ngàn đời "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều", lại là ngày nước mắt ầng ậc tuôn trào. Một nỗi đau câm nín, ngày đón nhận sự thành công mà có người đã nói là không tưởng đó, Đoàn Văn Vươn đã một mình đi lang thang ven biển. Đi trên chính phần đất bồi ven biển mà công sức anh đã tạo nên. Một mình vừa đi vừa lẩm nhẩm gọi tên đứa con gái xinh xắn dễ thương của mình, để tưởng nhớ đến nỗi đau và mất mát của riêng anh. Con gái anh, đứa con gái 8 tuổi ngây thơ và thân thương, nó cũng mang trong mình dòng máu chinh phục biển cả của bố đã vĩnh viễn ra đi. Và lý do cũng chính vì con nước biển trào dâng dẫn đến việc cháu chết đuối ở cống Rộc, trong chính những ngày bão tố ầm ầm, khi đó cũng là lúc anh đang chinh phục biển. Nỗi khiếp đảm khi nhắc lại chữ cống Rộc với người dân xứ này giờ trở nên thanh bình kỳ lạ. Anh đã thành công, cống Rộc trở nên yên ả trước phong ba, bão tố. Còn anh, một mình hứng nỗi đau câm lặng.
Anh không nói, nhưng vị đồng nghiệp đi cùng bảo, sự thành công trong việc trồng rừng chắn sóng, lấn biển của anh đã khiến người Nhật quan tâm. Một số chuyên gia nguời Nhật cũng đã tìm đến anh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Ngẫm ra, anh cũng là bậc kỳ tài rồi. Vậy mà 3 năm gặp lại, kể từ ngày biết anh, anh vẫn thế, mộc mạc và thuần hậu. Những việc anh làm có trời biết, đất biết. Còn việc đời và mất mát của anh, tôi cũng chỉ chia sẻ được phần nào. Bởi có những lúc, lòng người còn dậy sóng hơn biển cả. Đứng với anh trên con đê nơi có cống Rộc, phóng tầm mắt nhìn ra, ngút ngát một mầu xanh, mầu xanh tươi từng thấm đẫm cả máu, mồ hôi và công sức. Phía xa hình như đang có một cơn giông...
Quang Trung
kichbu wrote on Jan 30, '12
Báo đối ngoại Vietnam Economic News (VEN) (Bộ Công Thương) ngay từ năm 2008, báo đã có loạt bài phóng sự “Cống Rộc - Thách thức không đến từ biển”. Trên cơ sở đơn thư khiếu nại khẩn thiết của người dân, Tòa soạn đã cử phóng viên về “ba chung” tại Cống Rộc và nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ, thực hiện chặt chẽ các quy trình trước khi cho đăng trên ấn phẩm Kinh tế Việt Nam, sau đó đăng lại trên trang điện tử http://www.ven.vn - thuộc Báo Đối ngoại Vietnam Economic News.
dinhphdc wrote on Jan 30, '12, edited on Jan 30, '12
kichbu said
“Cống Rộc - Thách thức không đến từ biển” 

VỀ VINH QUANG NGÀY CẬN TẾT…


Đăng ngày: 01:23 19-01-2012

VỀ VINH QUANG NGÀY CẬN TẾT…

(Tác giả gửi riêng cho Biển Nhớ)

Vượt qua quãng đường chừng 40 km từ nội thành Hải Phòng, chúng tôi ghé vào một quán ăn sáng cổng chợ Vàm Láng (thuộc xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng) dự định nạp thêm chút “năng lượng” chuẩn bị cho buổi làm việc tại xã Vinh Quang, nơi còn cách 5 km nữa. Trong quán, dăm cụ ông đang quây quần bên chiếc bàn trà. Chuyền nhau chiếc điếu cày, các cụ sôi nổi thảo luận về bài phỏng vấn cụ Đại tướng Lê Đức Anh, cụ trung tướng Nguyễn Quốc Thước mới công bố trên báo. Chúng tôi lân la làm quen. Rít một mồi thuốc lào, ông Phạm Đình Soạn, 65 tuổi, cựu chiến binh ở thôn Thái Hòa khẳng khái:

Các nhà báo cứ thoải mái chụp ảnh, ghi âm ý kiến chúng tôi, rằng người dân Tiên Lãng bức xúc lắm. Chúng tôi không am hiểu cặn kẽ về pháp luật. Chỉ biết rằng anh Vươn là người có công khai hoang, lấn biển thì không có lý gì nay lại bị tịch thu trắng. Quân đội là để chống giặc ngoại xâm chứ không thể để làm lực lượng chống lại người nông dân chân lấm tay bùn. Chúng tôi là nông dân nhưng nhiều nhà cũng có máy tính nối mạng nên đừng ai hy vọng có thể bịt miệng, che mắt dân.”

 Cựu chiến binh Phạm Đình Soạn

Tại khu bãi bồi ven biển xã Vinh Quang, nơi chúng tôi định tiếp cận đầu tiên là khu phía Nam Cống Rộc, địa điểm diễn ra vụ nổ súng sáng 05/1. Từ triền đê quốc gia rẽ xuống chừng hơn 200 m, chúng tôi bị ngăn lại bởi một số người mặc thường phục đi ra từ căn nhà cấp 4, vốn là trụ sở của Tổng đội thanh niên xung phong trước đây. Ghé vào căn nhà, trên 5- 6 tấm nệm được trải trên nền xi măng có 6 thanh niên. Họ cho biết, trong số này có 2 công an xã và 4 người được UBND xã Vinh Quang thuê từ 05/1 để “giữ an ninh” 24/24, không cho những người lạ vào khu đầm anh Vươn. Chúng tôi hỏi, vậy những ai được phép vào? Người thì trả lời “phải có giấy của chủ tịch huyện”, người khác bảo “giấy của chủ tịch xã”. Một vị là công an xã chốt lại: “Chúng tôi phải gọi điện báo cáo để chủ tịch xã quyết định.”

Ngày 17/1, trả lời báo chí, ông Đỗ Trung Thoại – PCT UBND TP Hải Phòng khẳng định rằng “nhân dân bức xúc đã phá sập ngôi nhà của anh Vươn, anh Quý”. Điều khẳng định đó thật hài hước vì suốt từ 05/1 đến nay không có “người lạ” nào được đi qua chốt chặn này chứ đừng nói tới máy xúc, máy ủi!

 Trụ sở cũ củaTổng đội TNXP- nơi công an xã đóng chốt

 Một góc khu đầm của Đoàn Văn Vươn

Kế bên khu đầm của ông Vươn là khu đầm của ông Nguyễn Văn Phao, 54 tuổi, người gốc thôn Kỳ, xã Vinh Quang. Ông là bộ đội phục viên. Thấy anh Vươn ra chiến đấu với biển, năm 1994, ông cũng quyết định dựng lều ngoài bờ đê để “đẩy lùi con sóng”. “Lúc đó cũng sợ lắm chứ. Ngoài đê nước biển mênh mông. Nhưng thấy chú Vươn quyết tâm, mình cũng vững lòng. Chú ấy là kỹ sư nông nghiệp, có nhiều bè bạn là chuyên gia ở Sở Thủy sản. Họ đã cụm đầu lập ra một Đề án khoa học, quyết tâm nắn dòng chảy ở cửa sông Văn Úc nhằm chống xói lở cho đê biển Vinh Quang.”

 Ông Nguyễn Văn Phao

Ông Lương Văn Trong, 55 tuổi, người xã Đông Hưng, Phó CT Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng thuộc Hội Nghề cá TP Hải Phòng nhớ lại: “Cũng như chú Vươn, cả 5 bố con tôi đánh vật với biển 20 năm nay. Những năm đầu, nhiều lần đã đắp bờ vùng khá cao nhưng chỉ qua 1 đêm, sáng mai thủy triều đã giật vỡ. Nhiều lúc cũng đã nản, nghĩ bụng phải trả đất về với hoang hóa như nó vốn có. Theo cách của chú Vươn, tôi mang những cây đước, cây bần, cây trang trồng thành các hàng chắn sóng. Ổn định được các bờ gần thì lại tiến đến bờ xa. Cứ vậy, hàng chục năm mới có được khu đầm vùng thế này…” Được chính quyền và dân địa phương coi như người tiên phong mở đất, ông Trong từng là cá nhân tiêu biểu được bầu đi gặp mặt Thủ tướng và đến năm 2002 ông vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Phan Văn Khải.

 Ông Lương Văn Trong


Khoát tay chỉ ra hướng biển, ông Nguyễn Văn Phao tự hào, nói: “Trước khi có các dự án của chúng tôi thì sóng biển ì oạp ngày đêm vỗ vào đê biển quốc gia.

Nhưng nay, như các anh chứng kiến, biển đã lùi ra rất xa.

Các đầm nuôi thủy sản ổn định của chúng tôi đã tiến ra biển được trên 5km tính từ đê quốc gia. Khoảng 5km tiếp theo là khu đầm chưa được ổn định lắm.”


Ông Vũ Văn Luân, 50 tuổi, người dân thôn Chử Khê, xã Hùng Thắng, thư ký Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng cho biết: “Đa số anh em trong Liên chi hội, kể cả anh Vươn, là những người lính từ quân đội trở về. Chỉ có lòng kiên trì của người lính Cụ Hồ mới giúp chúng tôi vượt qua được sóng dữ của biển cả. Đọc những ý kiến tâm huyết của Đại tướng Lê Đức Anh, của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, chúng tôi thấy nhẹ lòng đi rất nhiều. Có lẽ bởi những vị tướng lĩnh - những vị thủ trưởng cũ của chúng tôi thấu hiểu đến tâm can những người lính trên mặt trận kinh tế như chúng tôi hôm nay.”


Chúng tôi tạt vào một căn nhà ở thôn Kỳ, xã Vinh Quang. Khi hỏi về chuyện anh Vươn, bà Vũ Thị Tuyết, 65 tuổi, hội phó hội người cao tuổi thôn xuýt xoa: “Tiếc quá, bà Mai Thị Hoa, bí thư chi bộ thôn ở ngay gần đây nhưng bà ấy vừa đi vắng. Nếu không, tôi dẫn các chú sang hỏi bà ấy cho khách quan. Từ hôm xảy ra vụ nổ súng đáng tiếc, các đảng viên chi bộ tôi thường trao đổi với nhau. Bà bí thư và hầu hết đảng viên trong chi bộ cùng nhân dân thôn Kỳ đều không đồng tình với việc cưỡng chế thu hồi đầm chú Vươn.” Theo lời bà kể, hình ảnh xưa của thôn Kỳ, thôn cuối cùng của đất liền dần dần hiện ra. “Trước đây cực lắm các chú ạ. Nhà nào cũng phải có thuyền, có bè tre. Khi nghe đài báo báo là phải sơ tán hết người già, trẻ con vào sâu trong làng. Lực lượng thanh niên thì ra túc trực trên đê, sẵn sàng ứng phó. Chục năm trở lại đây, nhờ có chú Vươn và các chủ đầm, biển đã lùi xa cả chục cây số. Khu vùng đầm của chú Vươn và anh em không chỉ che chở cho thôn Kỳ mà cho cả thôn Kim, thôn Chùa, thôn Vam, thôn Thái Ninh và cả xã
Vinh Quang. Vinh Quang đổi mới hôm nay là có công rất lớn của chú Vươn. Do vậy, một vị cao niên ở Vinh Quang đã từng đề nghị dựng tượng chú Vươn.”

 Bà Vũ Thị Tuyết


Quả thực, Vinh Quang hôm nay đang đổi mới mạnh mẽ. Con đường 14 km từ trung tâm huyện, đoạn chạy qua trước cửa UBND xã ra đến tận đê biển quốc gia ở vị trí Cống Rộc vừa được nâng cấp, trải nhựa, rộng thênh thang. Bên đường, các cửa hàng đang mọc lên mang dáng dấp sầm uất của 1 thị trấn, thị tứ.

8.Các cửa hàng trên đường ra Cống Rộc.JPG Đường ra Cống Rộc hôm nay

6.Trên đê quốc gia tại Cống Rộc.JPG Đê quốc gia tại Cống Rộc

Người miền biển Vinh Quang hôm nay không còn phải lo chạy bão. Nỗi lo về cái ăn, cái mặc dường như đã bị đẩy lùi. Thay vào đó là các nhu cầu về giải trí, văn hóa. Và, một trong số đó là thú thưởng thức về hoa. Thật bất ngờ, ở phía cuối cùng của con đường, ngay gần Cống Rộc là một cửa hiệu bán hoa tươi. Cô thôn nữ vùng biển xinh đẹp Phạm Thị Hiền bên luống hoa rực rõ trong vườn nhà mình e thẹn tâm sự: “Từ đây đến khu đầm của anh Vươn chỉ hơn vài trăm mét, qua bên kia sườn đê. Nếu không có khu đầm của anh Vươn thì gia đình em cũng không thể yên ổn ở đây chứ nói gì đến hoa…”

7.Vườn trồng hoa của chị Hiền.JPG Chị Phạm Thị Hiền bên luống hoa trong vườn nhà mình


Hoa ngay bên đê biển quốc gia đang nở chuẩn bị đón Xuân về. Nhưng người mở đất giữ đê, giữ làng nay ở đâu?


PHAN ANH CƯỜNG

Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Báo Đối ngoại VEN đã “vào cuộc” từ năm 2008


http://www.ven.vn/vu-viec-o-tien-lang-hai-phong-bao-doi-ngoai-ven-da-vao-cuoc-tu-nam-2008_t77c440n26725tn.aspx
Báo đối ngoại Vietnam Economic News (VEN) (Bộ Công Thương) ngay từ năm 2008, báo đã có loạt bài phóng sự “Cống Rộc - Thách thức không đến từ biển”. Trên cơ sở đơn thư khiếu nại khẩn thiết của người dân, Tòa soạn đã cử phóng viên về “ba chung” tại Cống Rộc và nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ, thực hiện chặt chẽ các quy trình trước khi cho đăng trên ấn phẩm Kinh tế Việt Nam, sau đó đăng lại trên trang điện tử http://www.ven.vn - thuộc Báo Đối ngoại Vietnam Economic News.



dinhphdc
 wrote on Jan 20, '12, edited on Feb 5, '12

Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Báo Đối ngoại VEN đã “vào cuộc” từ năm 2008


Cập nhật lúc: 10:10 17/01/2012


(VEN) - Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc diễn ra ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5/1/2012. Vụ việc chống lại người thi hành công vụ lực lượng cưỡng chế thuộc khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng diễn ra làm 6 cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội bị thương.

Đã có nhiều luồng thông tin khác nhau về sự việc nhưng chủ yếu là những thông tin diễn ra sau ngày 5/1 hoặc một số vấn đề ngay trước đó mà chưa có dịp tiếp cận với những gì đã có từ nhiều năm trước - khi Cống Rộc còn là “nỗi kinh hoàng” của người dân Tiên Lãng.

Dẫu vậy, bằng nhiều nguồn khác nhau, bản chất của sự việc dần được nêu ra tường tận.

Báo đối ngoại Vietnam Economic News (VEN) (Bộ Công Thương) ngay từ năm 2008, báo đã có loạt bài phóng sự “Cống Rộc - Thách thức không đến từ biển”. Trên cơ sở đơn thư khiếu nại khẩn thiết của người dân, Tòa soạn đã cử phóng viên về “ba chung” tại Cống Rộc và nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ, thực hiện chặt chẽ các quy trình trước khi cho đăng trên ấn phẩm Kinh tế Việt Nam, sau đó đăng lại trên trang điện tử http://www.ven.vn - thuộc Báo Đối ngoại Vietnam Economic News.

Tổng Biên tập Báo Đối ngoại VEN - cho biết: “Dù đã gần 4 năm, nhưng vẫn nhớ rất rõ vì đã phải xem xét kỹ càng hồ sơ vụ việc tới từng chi tiết trước khi duyệt đăng những bài này”.

Đúng ra, loạt phóng sự này ban đầu gồm 6 kỳ. Tuy nhiên, do là tuần báo và theo đề nghị của Ban biên tập nên sau đó tác giả loạt phóng sự này đã rút thành 3 kỳ.

Để có tài liệu và hình ảnh cho loạt phóng sự, phóng viên đã phải nhiều lần tới Vinh Quang cùng sống, ăn, ngủ những người dân giữa đầm nuôi tôm (khu vực mới bị cưỡng chế). Trong lần nghỉ lại giữa đầm tôm này, phóng viên đã có lúc phải cùng người dân thức trắng đêm do muỗi và mưa to bất ngờ ập đến. Cũng trong các chuyến công tác, phóng viên không ít lần phải giấu đi những giọt nước mắt khi nghe câu chuyện về quá trình lấn biển của ông Vươn cũng như chứng kiến tận mắt nỗi vất vả, khó khăn của những người dân nơi đây.

Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc và nhằm cung cấp thêm thông tin liên quan đến “sự kiện 5/1/2012” ở Hải Phòng, Tòa soạn xin đăng tải lại 3 kỳ “Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển” đã xuất bản trên ấn phẩm Kinh tế Việt Nam số 30 (ra ngày 22/7/2008), số 31 (ra ngày 29/7/2008), số 32 (ra ngày 5/8/2008) trên trang tin điện tử http://www.ven.vn./.


Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương. Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
Chí Trung
dinhphdc wrote on Jan 20, '12, edited on Jan 20, '12

Cống Rộc - Thách thức không đến từ biển


Cập nhật lúc: 09:40 22/07/2008

 Cống Rộc – nơi từng gây nên nỗi kinh hoàng đối với người dân ở Tiên Lãng.

(VEN) - Ôm theo gần 2kg đơn thư, tài liệu cầu cứu của những người dân ven biển huyện Tiên Lãng, chúng tôi đến Hải Phòng đúng ngày trời đổ mưa lớn đầu mùa. Vượt qua những quãng đường đất đá dưới cơn mưa tầm tã, cuối cùng chúng tôi cũng đã đến và biết được câu chuyện cảm động của những người “mở đất” và việc một số cá nhân ở huyện Tiên Lãng đang bất chấp quy định của pháp luật và đạo lý, muốn biến hàng trăm ha đất cùng hàng chục tỷ đồng của những người dân nơi đây thành việc của… “biển”.

Kỳ I: Người mang tên Vươn và hàng trăm ha đất ở Tiên Lãng đã “vươn” ra biển như thế nào?



Theo tài liệu của UBND huyện Tiên Lãng, thì hơn 100ha đất bồi thuộc khu vực bãi triều ven biển (ngoài đê) thuộc khu vực cống Rộc (xã Vinh Quang, Tiên Lãng) trước đây là nơi “đầu sóng ngọn gió”, mênh mông nước biển, thường xuyên đe dọa đến sự an nguy của những người dân địa phương. Mặc dù ở đây có một con đê chắn sóng quốc gia, nhưng do phía ngoài đê trống trải nên mỗi lần gió Nam mạnh cũng làm đê sạt lở, chưa nói khi mùa bão lũ đến. Người dân nơi này không ít lần chứng kiến cảnh vỡ đê và thường đi sơ tán mỗi khi nghe tin bão về.

Ông Mai Công Chính - 82 tuổi, nguyên cán bộ Sở Thuỷ sản Hải Phòng - kể: “Đã bao nhiêu năm gia đình tôi ở đây nên biết rất rõ nỗi cơ cực do sóng biển đe dọa. Trước đây phía Nam cống Rộc này rất đáng sợ. Chỗ nhà tôi từng bị nước biển tràn vào và chịu cảnh ngập lụt không biết bao nhiêu lần”. Còn ông Phạm Văn Danh – 79 tuổi, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Vinh Quang, nguyên Thường vụ huyện uỷ Tiên Lãng – thì cho biết: “Cống Rộc khi trước kinh hãi lắm, nước biển mênh mông. Không ai dám nghĩ có ngày ở đó được yên ổn chứ nói gì đến việc bỏ công sức ra đầu tư để sản xuất đâu”. Ông Danh còn kể: Khi nghe tin anh Vươn tuyên bố nhận làm ở khu cống Rộc, ông Đinh Quang Hiên - người nhiều năm đầu tư khai thác vùng ven biển ở Tiền Hải (Thái Bình) và phía Bắc xã Vinh Quang – thách đố: “Nếu thằng Vươn làm thành công tôi sẽ mất với nó một chiếc xe máy đẹp”. Đó là câu chuyện diễn ra cách nay đã hơn 15 năm.

Còn ngày nay, đứng trên đê quốc gia nhìn ra biển, bất cứ ai cũng có thể nhận ra những đầm nuôi trồng thuỷ sản đã được hình thành vững chắc, ổn định với diện tích rộng hàng trăm ha. Ông Chính bảo: “Nhờ có việc đầu tư công sức và hàng chục tỷ đồng của anh Vươn và những hộ dân nên tuyến đê biển này đã thực sự an toàn, người dân trong vùng được yên tâm sinh sống”. Còn để chỉnh trị vùng ven biển này, ông Chính khẳng định: “Quá trình anh Vươn làm ở đây, những con đê bảo vệ cũng vỡ nhiều lần. Có khi đắp sáng, chiều vỡ, đắp tối thì sáng hôm sau vỡ. Việc làm bấy giờ của anh ấy ví như con dã tràng xe cát. Bây giờ không thể nào nói hết công lao của anh ấy”. Ông Danh tiếp lời: “Nhiều người gàn lắm. Tôi cũng ngăn cản. Không ai ngờ là anh ấy làm được đâu. Anh Vươn như đi cải tạo 6-7 năm trời. Cả gia đình anh ấy cũng lao đao, khổ theo. Ngay đứa con gái đầu lòng của anh ấy cũng chết ở ngoài đó”... Những người dân ở Tiên Lãng vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện này mỗi khi nhớ về quá trình lấn biển ở vùng cống Rộc. Còn với “người trong cuộc” Đoàn Văn Vươn thì sao?

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng (Tiên Lãng), định mệnh đã gắn cuộc đời của ông với biển khơi, như chính cái tên “Vươn” cùng bao khát vọng chinh phục biển – điều mà cha ông - một cán bộ đảng lâu năm – mong muốn. Sau khi rời quân ngũ năm 1986, chàng thanh niên Đoàn Văn Vươn trở về địa phương với quyết tâm tìm cách chế ngự thiên nhiên, biến nỗi kinh hoàng của biển khơi thành tiềm năng phục vụ con người.

 Ông Đoàn Văn Vươn bên đầm nuôi trồng thuỷ sản ở Vinh Quang (Tiên Lãng)

Đã không ít người hồ nghi và coi việc làm của Vươn khi ấy chỉ là sự ngông cuồng của tuổi trẻ. Ông Vươn kể: “Sau khi nghiên cứu địa hình, tôi cho rằng nếu làm được, thì khu vực ấy (cống Rộc) không những sẽ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội lớn. Do đó, tôi đã lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và huy động mọi nguồn lực để tiến hành cắt dòng chảy, từng bước khoanh vùng đắp đập ngăn nước”. Hơn nửa năm trời, người ta chứng kiến hơn 750 nhân công cùng 13 tàu, xe cơ giới ngày đêm vật lộn với sóng biển ở cống Rộc. Ước tính đã có trên 23.000m3 đất đá được chuyển từ Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) và trong vùng đổ xuống biển. Từ năm 1994-1998 hàng ngàn cây giống đã được ông bỏ công sức chuyển từ đất liền ra trồng, nhưng tất cả đều bị sóng biển cuốn trôi. Không nản chí, ông tiếp tục nghiên cứu và từng bước kiên trì để tạo nên hàng rào chắn sóng bằng hàng chục tấn đất đá, cùng khoảng 140 tấn xi măng để xây kè và hàng nghìn cây bần, vẹt. Để rồi, máu cùng nước mắt có ngày được đền công: dòng chảy phía ngoài cống Rộc chuyển hướng, chân đê từ chỗ sâu 1,65m (cốt âm) được nâng lên cốt dương và hàng chục ha đất bồi cùng 60ha rừng vẹt ngăn sóng hình thành. Thành công từ việc trồng rừng chắn sóng của ông Vươn còn được các chuyên gia Nhật Bản đến tìm hiểu, nghiên cứu.

Nam cống Rộc được chế ngự đã giúp cho hàng trăm ha đất ven biển ở Tiên Lãng được bồi đắp mạnh hơn, tuyến đê biển được đẩy lùi vào hàng chục nghìn mét và trở nên vững chãi. Cảm khái trước tâm huyết và công sức của con người dũng cảm dám đối đầu với thiên nhiên, tết năm 1994, người con cao tuổi nhất bấy giờ của làng Chùa (Vinh Quang) đã đem pháo ra cống Rộc đốt và nói: “Việc làm của anh Vươn đã làm thay đổi cuộc sống của người dân Vinh Quang. Con cháu chúng tôi sẽ phải ghi nhớ công ơn này. Và nếu được, tôi đề nghị phải đắp tượng anh Vươn”.

Tuy nhiên, để biến ước mơ thành hiện thực, ông Vươn đã phải chấp nhận chuyển cả gia đình đến sống chung với bão lũ; và để có vốn, ông đã phải bán những tài sản có giá trị của gia đình, vay lãi ngân hàng, huy động người thân vào công việc lấn biển và việc ông mất đi cô con gái đầu lòng cho biển cống Rộc.

Sự nỗ lực góp phần chỉnh trị dòng chảy, giữ an toàn cho tuyến đê biển và tạo nên những đầm nuôi trồng thuỷ sản như hiện nay của ông Vươn là cả một quãng thời gian dài với bao công sức, tiền của. Những ngày đầu năm 2008, ông vẫn tiếp tục đầu tư hơn 100 triệu đồng để kè đá cho đầm tôm. Cùng với ông Vươn, ở Tiên Lãng hiện còn nhiều hộ gia đình đang sử dụng đất bồi ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có không ít những người như ông Vươn. Điều muốn nói ở đây là họ đã và đang đối mặt với những thách thức mới, không những từ biển mà còn từ những việc làm không tuân thủ pháp luật, thiếu tình người của một số người có trách nhiệm ở Tiên Lãng./.

Đón đọc kỳ II: Những việc làm ngẫu hứng khiến lòng người nổi sóng

Chí Trung
dinhphdc wrote on Jan 20, '12, edited on Jan 20, '12

Cống Rộc đang “độc” vì ai?


Cập nhật lúc: 09:46 29/07/2008

 Một khúc kè đầm nuôi trồng thuỷ sản do ông Vươn mới đầu tư xây dựng tháng 5/2008

(VEN) - Là người có công trong việc mở mang diện tích đất bồi ven biển và có luận chứng kinh tế, hồ sơ về thuỷ lợi, nên ngày 4/10/1993, UBND huyện Tiên Lãng đã có Quyết định số 447/QĐ-UB giao 21ha bãi bồi ven biển thuộc xã Vinh Quang (cống Rộc) cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng vào mục đích nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

Kỳ II: Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển



Ngày 1/12/2007, ông Vươn nhận được Thông báo số 225/TB-UBND của UBND huyện Tiên Lãng về việc dừng đầu tư vùng nuôi trồng thuỷ sản với lý do thời hạn giao đất ghi 14 năm đã hết. Tiếp đó, ngày 23/4/2008 UBND huyện Tiên Lãng lại có Quyết định số 460/QĐ-UB về việc thu hồi và yêu cầu phải bàn giao lại toàn bộ 21ha đất đang sử dụng cùng các công trình có trên đất cho xã Vinh Quang quản lý trong thời gian… 15 ngày.

Điều đáng nói là, theo đề án và luận chứng kinh tế kỹ thuật mà ông Vươn cung cấp thì thời gian ông đăng ký nhận đầu tư 21ha đất bồi là 30 năm. Đặc biệt, theo quy định của pháp luật thì, đối với loại đất bãi triều ven biển và đất mặt nước ven biển (ngoài đê) là đối tượng được khuyến khích đầu tư sử dụng và được Nhà nước hỗ trợ. Nội dung này được thể hiện khá rõ trong Luật Đất đai, Quyết định số 327-CT, ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và tại Quyết định số 567/QĐ-UB, ngày 22/4/1992 của UBND TP. Hải Phòng. Cụ thể, tại khoản 1, Điều 67 Luật Đất đai năm 2003 ghi “Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15/10/1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày 15/10/1993”. Tại điểm 3, mục I, Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT, ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng đã hướng dẫn cụ thể về điều này.

 Đơn thư, tài liệu do người dân cung cấp

Chưa cần dẫn chiếu các văn bản khác cũng có thể thấy Quyết định 460/QĐ-UB, ngày 23/4/2008 của UBND huyện Tiên Lãng là trái với tinh thần của pháp luật hiện hành về thời hạn giao đất. Chưa hết, tại Điều II quyết định này, UBND huyện Tiên Lãng còn giao Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND xã Vinh Quang làm thủ tục thu hồi đất cùng toàn bộ công trình có trên đất, mà không bồi thường gì (!).

Điều này là không đúng với quy định. Bởi, tại Điều 9 Quyết định số 327-CT ghi “Đối với các dự án sử dụng bãi bồi, đất trống ven biển, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có quy mô khoảng 700ha, ngang mức dân một xã, mỗi hộ gia đình được giao một số đất để nuôi tôm, cua, rau câu và 700m2 đất để làm vườn. Nhà nước đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc hoàn vốn bằng khấu hao. Việc xây dựng công trình nội đồng, nuôi trồng thuỷ sản do hộ gia đình đầu tư bằng vốn tự có hoặc vay vốn ngân hàng. Các bãi bồi, mặt nước nhỏ dưới 700ha do địa phương đầu tư hoặc giao cho các hộ tự làm”. Căn cứ vào nội dung của quyết định này thì gia đình ông Vươn thuộc diện được ưu tiên, tạo điều kiện để quản lý, sử dụng và còn được Nhà nước hỗ trợ trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đối với diện tích đất trên.

Trong khi “Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty và các hộ tư nhân, kể cả liên doanh giữa công ty hoặc tư nhân với nước ngoài đầu tư vào việc trồng trọt, chăn nuôi ở vùng đất mới” (Điều 11, Mục B Quyết định 327-CT) và tại khoản 3, Điều 67 Luật Đất đai quy định “Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng…”, nhưng UBND huyện Tiên Lãng lại không xem xét tới những điều này của Luật Đất đai và Quyết định 327-CT. Qua tìm hiểu, được biết, kể từ khi được giao đất vào năm 1993 đến nay, gia đình ông Vươn luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý và sử dụng đất. Thậm chí, ông còn bỏ khá nhiều công sức, tiền của để củng cố đê kè, góp phần tích cực cải tạo vùng đất bồi hiệu quả và giữ yên cho cả vùng. Mặt khác, ông Vươn còn được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng từ năm 1993 đến nay và ông đã có nhiều đơn xin được tiếp tục giao 21ha trên để sản xuất, nhưng không được giải quyết. Vậy nguyên nhân và động cơ nào khiến UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định 460/QĐ-UB?

Trước quyết định “ngẫu hứng” này, ông Vươn tiếp tục khiếu nại, nhưng tất cả vẫn bị rơi vào quên lãng. Ông Vươn phẫn uất: “Tôi đã bỏ bao tâm huyết, tiền bạc vào đây, chấp nhận để cả gia đình cơ cực để lo làm ăn, góp phần giữ đất, giữ quê. Thậm chí, con gái tôi cũng chết vì khu cống Rộc này, vậy mà… Nhưng ở đây còn nhiều người khác cũng đang khổ sở, như ông Luân, ông Trong, ông Tin, ông Đọc, ông Tiêu….”. Còn những người dân ở Vinh Quang thì lại bất bình và bức xúc cho ông. Đối với nguyên Uỷ viên thường vụ Huyện uỷ Tiên Lãng Phạm Văn Danh thì: “Khi anh Vươn trình dự án lên UBND huyện năm 1993, huyện cho rằng hão huyền. Vậy mà làm được, góp phần làm bồi nhanh cho cả khu vực”. Ông Danh bức xúc tuyên bố: “Nếu theo quyết định của Chủ tịch huyện (Quyết định 460/QĐ-UB) là cướp trắng của người ta”.

Sự phẫn nộ về những quyết định và việc làm kỳ quặc được phát ra từ UBND huyện Tiên Lãng sẽ còn được đề cập trong bài viết tiếp sau. Ở đây chỉ nói lên một thực tế là niềm tin của người dân nơi đây đối với chính quyền địa phương đang bị phai nhạt dần vì một số vụ việc va chạm giữa dân và các cơ quan chính quyền địa phương đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trong thời gian có mặt ở Hải Phòng, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến nỗi bức xúc và tiếp nhận một khối lượng lớn đơn thư, tài liệu do người dân cung cấp xung quanh những quyết định liên quan đến vấn đề đất đai do UBND huyện Tiên Lãng ban hành./.

Kỳ cuối: Hàng trăm hécta đất cùng nhiều tỷ đồng của dân có phải là việc của… biển?

Liêu Chí Trung
dinhphdc wrote on Jan 20, '12

Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển


Cập nhật lúc: 10:00 05/08/2008

(VEN) - Như đã đề cập, cùng với gia đình ông Vươn, chúng tôi còn nhận được đơn thư và phán ánh của hơn 20 hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiên Lãng.

Kỳ cuối: Hàng trăm hécta đất cùng nhiều tỷ đồng của dân có phải là việc của… biển?



 Lá đơn tập thể của hơn 20 hộ gia đình ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Trong lá đơn dài 11 trang của ông Vũ Văn Luân (xóm 9, xã Hùng Thắng, Tiên Lãng) gửi các cơ quan chức năng, có đoạn viết: “Căn cứ vào Quyết định số 471 ngày 2/8/1999 và căn cứ vào Quyết định giao đất số 415 ngày 10/3/2000, chúng tôi khẳng định UBND huyện Tiên Lãng giao đất trái pháp luật”. Cùng với việc phân tích về những việc làm “chẳng giống ai” của chính quyền địa phương, ông Luân cho biết, gia đình ông đã làm nhiều đơn thư và được các cơ quan có trách nhiệm ở trung ương yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng giải quyết dứt điểm vụ việc theo đúng pháp luật, nhưng đã hơn 2 năm vẫn không có hồi âm. Chung cảnh ngộ với hộ ông Vươn, ông Luân, còn có gia đình các ông Lương Văn Trong, Hoàng Văn Tin, Nguyễn Văn Tiêu, Nguyễn Thế Đọc… cũng đang chịu nỗi cơ cực vì “bão tố” không đến từ biển. Xin lưu ý, từ tháng 1/1992 đến trước ngày 15/10/1993 – trước khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực – UBND huyện Tiên Lãng đã làm thủ tục giao đất nuôi trồng thủy sản cho 18 hộ với tổng diện tích trên 370ha.

Ngày 2/6/2008, chúng tôi tìm đến UBND huyện Tiên Lãng để tìm câu trả lời của những người có trách nhiệm. Trước những bức xúc của các hộ gia đình đang nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang, ông Ngô Văn Khánh – Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng – khẳng định “Những đầm đến bây giờ hết hạn, chúng tôi sẽ thu hồi để giao cho địa phương, cho xã quản lý, để đỡ gây nên phức tạp. Hơn nữa, quản lý của huyện thực tế cũng không thường xuyên, trực tiếp”. Giải thích về việc tại sao huyện lại không giao cho hộ ông Vươn và những hộ khác thời gian 20 năm như quy định của pháp luật mà chỉ là 12 đến 15 năm, ông Khánh trả lời bằng cách… chuyển đề tài, rồi lấy lý do bận việc và giới thiệu chúng tôi đến gặp lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, vì “đó là nơi trực tiếp quản lý tài liệu, giấy tờ”.

Vẫn với những thắc mắc trên, chúng tôi nhận được giải thích từ Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng - Phạm Văn Trống: “Trong quyết định có ghi thời hạn giao đất, nên khi hết thời hạn thì Nhà nước thu hồi theo Điều 38, Điều 45 của Luật Đất đai”. Nhưng khi đối chiếu với Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác, chúng tôi không tìm thấy quy định nào phù hợp hoặc liên quan đối với trường hợp này. Khi được hỏi: “Vì sao các hộ gia đình ông Vươn, ông Trong, ông Tin…, dù chấp hành tốt các quy định, được giao đất trước ngày 15/10/1993 và đã có đơn xin tiếp tục được giao đất nhiều lần lại không được chấp nhận. Trong khi, tại Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 25/12/2006 (sau khi có Kế hoạch 58/KH-UB) lại có 18 hộ ở Vinh Quang được huyện giao mới 67,45ha đất với thời hạn… 20 năm?”. Ông Trống “giải thích” rằng: “Đối với 18 hộ ở Vinh Quang, anh em tôi có ra quyết định giao, cho thuê đất. Đến thời điểm này quyết định vẫn chưa thực hiện và anh em tôi cũng đang báo cáo để xem xét lại việc giao đất năm 2005”.

Xin nói thêm, một trong những “căn cứ” để thu hồi đất của các hộ nói trên là Kế hoạch số 58/KH-UB, được UBND huyện này ban hành vào ngày 1/12/2004. Chưa nhắc tới nội dung, ngay từ khi ra đời văn bản này đã có vấn đề. Theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đất đai năm 2003 thì “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp”. Tuy nhiên, Kế hoạch 58/KH-UB của UBND huyện Tiên Lãng lại không được gửi cho UBND TP. Hải Phòng, nhưng vẫn được dùng làm cơ sở để ban hành hàng loạt các quyết định quy hoạch, giao và thu hồi đất (!). Chưa hết, trong phần thu hồi đất, Kế hoạch 58 ghi “Không được đền bù tiền đất và công trình xây dựng đã đầu tư trên diện tích thu hồi”. Điều này có nghĩa, những hộ gia đình được giao đất trước ngày 15/10/1993 ở Vinh Quang sẽ bị thu hồi mà không được bồi thường. Như vậy là trái với quy định của Điều 41, Điều 42 Luật Đất đai.

Về quyết định thu hồi đối với diện tích đất giao cho các hộ (từ 12 đến 15 năm) trước ngày 15/10/1993, trái với quy định tại Điều 67, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật, ông Trống cho rằng “tùy từng địa phương, người ta giao cho bao nhiêu, quyết định thời hạn là bao nhiêu, mà không cứ phải 20 năm”.

Chưa kể, theo “quan điểm” mà “Kế hoạch 58” đưa ra thì huyện Tiên Lãng chủ trương sẽ xé nhỏ hàng trăm ha đất mà các hộ gia đình đang được giao sử dụng ổn định để cho đấu thầu theo các lô, có diện tích từ 1-5ha/lô. Nghe qua, tưởng hay, nhưng điều này là vô cùng nguy hiểm. Bởi, diện tích đất trên không giống như nền trụ sở UBND huyện Tiên Lãng, mà là đất bồi ven biển - mới được hình thành hơn 10 năm gần đây, nền đất còn nhiều biến động. Càng phi thực tế hơn khi những nền đất này để hình thành nên những đầm nuôi trồng thủy sản ven biển - vốn cần quy hoạch chắc chắn, có thời gian đầu tư lâu dài ổn định. Điều này còn mâu thuẫn với mong muốn “hình thành một vùng nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả theo hướng công nghiệp” như các văn bản mà chính quyền huyện Tiên Lãng dùng để báo cáo với cấp trên và làm cơ sở để quy hoạch phát triển.

Cũng cần nói thêm, thời gian qua UBND huyện Tiên Lãng đã giao hàng trăm ha đất cho Công ty Việt Mỹ và hàng chục ha cho Tổng đội thanh niên xung phong với thời hạn từ 27 đến 40 năm, cùng với mục đích nuôi trồng thủy sản, nhưng vẫn chưa sử dụng có hiệu quả. Trong khi đó, các hộ gia đình như ông Vươn, ông Luân, ông Tin, ông Đọc… không những đã có công trong việc đầu tư, khai khẩn, đang làm ăn ổn định và mong muốn được tiếp tục nhận giao đất để sản xuất theo đúng quy định của pháp luật thì lại bị từ chối theo cái “lý” của UBND huyện Tiên Lãng (?!)

Xin chuyển những vấn đề này tới các cơ quan có thẩm quyền với mong muốn những băn khoăn của người dân sẽ sớm được làm rõ./.

Chí Trung




10 tháng 1 2012

Phong Thủy của Thăng Long | Blog của 5xu

http://5xublog.org/2007/11/06/phong-thuy-thang-long/
Phần I: Cao Biền Trấn Yểm Tô Lịch

Các pháp sư Giao Chỉ tại sao phải lừa Cao Biền, và lừa như thế nào:

Cao Biền là con nhà dòng dõi, văn võ song toàn, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, quan hệ rộng với giới trí thức lúc bấy giờ.Ông được vua Đường cử làm Tiết độ sứ cai quản đất Giao Châu trong 9 năm.Đất Giao Châu khi đó đang ở thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 2. Rất may mắn là trước đó chúng ta đã trải qua một thời kỳ tuy ngắn nhưng rực rỡ của nước Vạn Xuân – Lý Nam Đế. Chúng ta đã có nước riêng, bờ cõi riêng, và vua của riêng mình.Trong thời kỳ bắc thuộc lần thứ 2, tuy là sống ách nô lệ, nhưng khát khao xây dựng một thủ đô riêng cho chính mình, nơi ấy có long mạch vượng được cả ngàn năm, vẫn là khát khao âm thầm mà mãnh liệt trong lòng trí thức đỉnh cao hồi đấy. Mà trí thức đỉnh cao hồi đấy thì rõ là các pháp sư ảnh hưởng mạnh của phái Mật Tông rồi.Đặc biệt là thời kỳ trước khi Cao Biền qua làm Tiết Độ Sứ, quân Nam Chiếu hàng chục năm trời tấn công hòng chiếm đọat Giao Chỉ từ tay nhà Đường. Lưu ý Nam Chiếu, tiền thân của vương quốc Đại Lý, là một vương quốc mà từ trên xuống dưới theo Phật Giáo Mật Tông.

Tức là Nam Chiếu hẳn đã nhìn thấy đất Giao Chỉ có địa linh nhân kiệt, phong thủy cực đẹp, nên mới kiên trì đánh chiếm như thế.

May mắn là sau đó Cao Biền đánh bại được Nam Chiếu. Đánh xong Nam Chiếu, chắc ông cũng nhận ra lý do tại sao Nam Chiếu có tham vọng chiếm Giao Chỉ. Và ông âm thầm xây dựng một cái gì đó cho riêng mình. Chính cái mộng chiếm đọat Giao Chỉ đã bị lây từ Nam Chiếu vào lòng Cao Biền như vậy. Sau tham vọng này bị lộ, Cao Biền bị gọi ngược về Trung Hoa, để lại một lực lượng quân đội đang xây dựng dở dang mà sau này được truyền thuyết hóa thành đội quân âm binh Cao Biền dậy non.

Trong 9 năm ở đất Giao Chỉ, Cao Biền đã có hành vi ứng xử tốt với dân sở tại. Dạy dân làm nghề. Trừng trị tham nhũng. Xây dựng đô thị. Giấc mộng làm vương đất Giao Chỉ của ông đã được hiện thực hóa một phần khi dân Giao Chỉ gọi ông là Cao Vương.

Tất nhiên là những gì Nam Chiếu và Cao Biền nhìn thấy ở Giao Chỉ thì các pháp sư Giao Chỉ cũng thấy, thậm chí còn thấy rõ hơn, xa hơn.

Các pháp sư của chúng ta đã nhìn thấy đất Thăng Long có địa thế đẹp thế nào, Bạch Long, Thanh Hổ ra sao. Các pháp sư của chúng ta quyết định phải xây dựng một đô thị mới ngay trên đất Thăng Long ở bên này sông Nhĩ Hà (thời Vạn Xuân kinh đô của chúng ta ở bên kia sông Hồng) thì mới trường tồn được.

Thế là các cụ nghĩ ra cách mượn sức Cao Biền để thực hiện ý mình. Hằng ngày các cụ pháp sư họp ở đền Tản Viên. Cao Biền có biết các cụ họp, nhưng tưởng chỉ oánh tổ tôm xóc đĩa, nên thi thoảng ghé qua chơi để khoe trình pháp thuật và học mót các cụ. Các cụ toàn đuổi Cao Biền đi. Sau này truyền thuyết hóa thành Đức Thánh Tản mắng chửi Cao Biền.

Thành Đại La trước thời Cao Biền đã có, nhưng nhỏ và dở dang. Cao Biền tự mình cũng nhận ra đây là đất đẹp nên quyết tâm xây cho hoàn chỉnh. Các cụ pháp sư nhà mình quyết không để cho Cao Biền tự xây theo ý mình. Cao Biền xây đến đâu đêm các cụ cho người phá đến đấy. Cao Biền lo lắng đến tột đỉnh. Thế là các cụ đóng kịch, giả làm thần Bạch Mã, cưỡi ngựa trắng chạy đi chạy lại theo đúng vết quy họach theo ý các cụ. Cao Biền cứ thế xây theo, các cụ không sai người phá nữa (đúng ý rồi mà). Thế là xây được thành Đại La, lại còn thêm được đền thờ thần Bạch Mã (chính là thờ các cụ). Mọi người thấy các cụ giỏi chưa.

Sau đó các cụ thấy đất Đại La vẫn còn bị thoát khí. Phải trấn yểm để giữ vượng khí ở lại trong vùng đất giữa sông Tô Lịch và sông Nhị Hà, cụ thể là tụ vào khu Hoàng Thành. Các cụ tính toán một hồi thấy phải trấn yểm vào đúng chỗ sông Tô Lịch mà báo chí đang um lên mấy hôm nay. Tuy nhiên các cụ không tự ra tay trấn yểm được. Nên lại dùng mưu, rình một hôm Cao Biền đang đi thuyền du lịch trên sông Tô Lịch, các cụ lại đóng kịch làm thần Long Đỗ hiện ra. Thế là Cao Biền lại dựng đền thờ Long Đỗ và đóng cọc trấn yểm.

Sau này Cao Biền ngồi nghỉ ngơi uống rượu, bỗng trong óc có cái đèn dầu lạc lóe ra một phát, vỗ đùi đứng dậy than là bị các pháp sư Giao Chỉ mượn tay mình làm lợi cho người. Cay lắm, mới đi trấn yểm để phá. Nhưng Cao Biền phá thì các cụ hóa giải. Việc này sau truyền thuyết hóa thành bà cụ già đốt béng 100 nén hương của Cao Biền trong một ngày.

Sau này vua Lý, vốn được phái trí thức Mật Tông hậu thuẫn, đã ra chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

Lưu ý là vua Lý Thái Tổ sinh ra ở Chùa Cổ Pháp, được sư Lý Khánh Văn nhận nuôi, đặt tên là Lý Công Uẩn. Sau này anh của Lý Khánh Văn là sư Vạn Hạnh hậu thuẫn cho vào triều đình làm quan triều Lê. Sau Lê Long Đĩnh tàn ác, sư Vạn Hạnh hậu thuẫn Lý Công Uẩn lên làm vua.

Sư Vạn Hạnh là một trong những thiền sư mật tông dòng Tì Ni Đa Lưu Chi nổi tiếng nhất thời kỳ đó. Danh tiếng của ông về sau này ngang ngửa với thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Sau khi lên làm vua, Lý Công Uẩn cho người xem lại phong thủy của Thăng Long. Thấy cần lập trận đồ bát quái một lần nữa để tái trấn yểm cửa Tây thành Thăng Long. Đúng vào chỗ Cao Biền trấn yểm ngày xưa. Việc trấn yểm này có thể dùng cả hiến sinh người sống nên sau này được truyền thuyết hóa thành truyện ông Dầu bà Dầu. Chính có lễ trấn yểm lần hai mà giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhầm nên cho rằng đây là trận đồ của nhà Lý chứ không phải của Cao Biền.

Phần II: Thiền Tông Giao Chỉ

Mã Viện (14BC-49)quyết triệt nền văn minh Văn Lang (cột đồng Mã Viện, bỏ Việt Luật thay bằng Hán Luật). Mà hắn gần như triệt được thật (bằngchứng là hiện nay chúng ta cóc biết qué gì về thời kỳ vua Hùng).

Nhưng một lần nữa lại xảy ra vết đứt văn hóa. Văn hóa Trung Hoa không bị cưỡng hiếp nổi văn hóa Văn Lang như Nguyễn Huy Thiệp phát biểu. Mà một lần nữa, văn hóa mọi rợ của TQ hồi đó bị hóa giải và triệt tiêu.

Không những triệt tiêu tham vọng đồng hóa của người Tàu, Phật Giáo Giao Chỉ còn là quốc giáo của những người yêu nước âm thầm tìm cách đánh đổ ngoại bang. Chính các tướng lĩnh và trí thức yêu nước thời Hai Bà Trưng đã thay tên đổi họ tránh truy sát, về quê làm ruộng hoặc làm sư. Một lần nữa họ lại biến đổi Mật Giáo Giao Chỉ thành một đạo của người Việt yêu nước.

Luy Lâu (Bắc Ninh), thủ phủ của Giao Chỉ thuộc thời kỳ bắc thuộc lần 2 (602-937), trở thành trung tâm Phật Giáo Luy Lâu. Tất cả các nhà truyền giáo đi từ Ấn qua Trung Hoa đều tạt qua và nghỉ chân ở Luy Lâu. Rất nhiều kinh phật được dịch qua tiếng Hoa tại Luy Lâu trước khi được mang qua Trung Quốc để truyền giáo. Nhiều cuốn có thể được dịch từ bản tiếng Việt qua tiếng Hoa chứ không phải dịch thẳng từ tiếng Sankrit.

Các quan cai trị Luy Lâu như Chu Phù, Sĩ Nhiếp đều bị ảnh hưởng của Phật Giáo Luy Lâu và văn minh Âu lạc mà dần dần trở nên dị biệt về ý thức hệ với mẫu quốc Trung Hoa.

Cho tới lúc đó, Luy Lâu có vai trò với Trung Hoa y như Singapore với Việt Nam bây giờ. Rất nhiều du học sinh từ TQ đã đến Luy Lâu để du học (nghe đồn có tới 20 chùa và 500 tăng ở Luy Lâu vào thời kỳ ấy, đại khái giống như 20 trường đại học và 500 ông giáo sư). Các tri thức có tư tưởng tiến bộ (chống Nho giáo) hoặc li khai đều chạy qua Luy Lâu sống tị nạn.

Sau này rất nhiều trí thức đấy quay lại Trung Quốc và thành đạt. Họ đã mang Phật Giáo và Văn Minh của Giao Chỉ trở ngược lại Trung Quốc. Các trí thức tiêu biểu này có thể kể đến Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Những người này đã mang một làn sóng văn hóa và tư tưởng vượt trội về Trung Quốc và từ đó Trung Quốc phát triển tàm tạm gọi là ổn cho đến nay. Tuy nhiên bọn này đông dân, lại chịu khó viết lách ghi chép, nên bây giờ ai cũng nghĩ là bọn nó văn minh lắm, cái gì cũng từ nó mà ra.

Như vậy Phật Giáo Trung Quốc là hậu sinh của Phật Giáo Giao Chỉ. Sau đó phát triển theo hướng khác, có thể rực rỡ hơn (do đông dân và lobby chính trị tốt hơn), nhưng bản chất chưa chắc đã hay bằng Phật Giáo Giao Chỉ Gốc (Mật Tông + Đa Thần). Ít ra cũng không thể có được một hình ảnh Đức Phật rất giản dị và thương người, thậm chí còn hơi ngô ngố như Đức Phật có tên gọi Ông Bụt trong dân gian Việt Nam. (Bụt hiện lên hỏi: vì sao con khóc?)

Phần III: Phong Thủy của Thăng Long

Riêng phần các bộ hài cốt tìm thấy ở sông Tô Lịch thì sao? Việc này liên quan đến tục hiến sinh của hầu hết các dân tộc cổ. Hiến sinh xuất hiện ở các dân tộc thờ đa thần, có mục đích khá siêu nhiên là dâng hiến linh hồn sống và máu cho các thần. Một số ít dân tộc có tục hiến sinh người sống, trong đó có dân tộc Hoa. Chuyện người Hoa chôn người sống làm thần giữ của là quá phổ biến rồi. Trong khi đó người Việt cổ cùng lắm là hiến sinh súc vật. Tàn tích của hiến sinh súc vật còn tồn tại ở Đồ Sơn với lễ hội chọi trâu, con trâu thắng cuộc được vứt xuống vực. Ngay cả người dân tộc ở Tây nguyên có lễ đâm trâu cũng chỉ là hiến sinh súc vật. Còn người Việt ở đồng bằng bắc bộ còn duy trì tục hiến sinh cho tận tới ngày nay: cúng tổ tiên hay cúng giao thừa thì bao giờ cũng làm thịt một con gà trống. Vừa là hiến sinh vừa là cho vào bụng. Rất tiện. Ngoài ra còn hiến sinh bằng lương thực. Cúng xong hay quăng và rắc muối + gạo ra xung quanh nhà hoặc quanh chùa.

Các cụ Pháp Sư nhà mình biết trước là nếu mượn tay Cao Biền đi trấn yểm thì chắc chắn Cao Biền sẽ làm lễ hiến sinh người sống. Mà người bị Cao Biền bắt cho lễ hiến sinh này chắc chắn sẽ là những trinh nữ trẻ khỏe đẹp nhất, các nam đồng khôi ngô nhất. Các cụ pháp sư Giao Chỉ phải cân nhắc rất lâu, cuối cùng quyết định là hy sinh vài người cho tương lai. Sau đó mới cử một cụ bơi giỏi nhất, canh lúc Cao Biền đi thuyền du lịch trên sông, mới bơi ra giả làm thần Long Đổ. Chính vì vậy mà hai vở kịch Bạch Mã và Long Đổ mới xảy ra ở hai khoảng thời gian cách quãng nhau.

Phần IV: Nguồn gốc của Phong Thủy và Kinh Dịch.

+ Việc Mã Viện xóa bỏ cả một nhà nước và nền văn hóa đi kèm theo nó (tịch thu và nung chảy tất cả các trống đồng) là tiền đề của việc đẩy cả một nền văn minh Văn Lang đi vào dĩ vãng.

+ Vào thế kỷ 15, khoảng 100 năm sau khi đế quốc Khmer suy yếu, người Xiêm nổi dậy chống ách áp bức của người Khmer đã tàn sát 100% sinh vật (người, gia súc) của Đế Đô Angkor Vat (1431-1432). Đưa Đế Đô này thành một thành phố chết và bị chính người Khmer quên lãng. Mãi đến 500 năm sau, các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy tàn tích của Đế Đô Angkor Vat (Đế Thiên Đế Thích). Angkor Vat ngày nay là một điểm du lịch nổi tiếng. Thành phố cổ kỳ lạ này được cho là do Alexander Đại Đế hoặc quân của ông xây dựng. Người Khmer bị người Xiêm thôn tính hoàn toàn, xóa bỏ hoàng tộc, xóa bỏ chữ viết (tiếng Sankrit cổ) bằng cách giết sạch những người biết đọc biết viết.

+ Trước khi bị người Xiêm xóa bỏ, người Khmer của vương quốc Chân Lạp, dưới thời vua Bhavavarman đã thôn tính một nền văn minh khác (năm 627). Đó là vương quốc Phù Nam (Funan, Phnom, Phù Nam là phiên âm hán việt của Phnom như trong Phnom Pen, thủ đô Kampuchia ngày nay). Vua Bhavavarman là người xóa bỏ cái tên Phù Nam khỏi bản đồ và suýt nữa tiêu giệt toàn bộ hoàng tộc Phù Nam. May mà dân Phù Nam giỏi đi biển nên hoàng tộc Phù Nam chạy thoát qua Java và xây dựng triều đại Sailendra ở đấy. Tuy nhiên, nghề đi biển của dân Phù Nam mất hẳn. Tương tự như nghề sông nước, tục xăm mình của người Văn Lang cũng mất hẳn sau thời Mã Viện. Trước khi xóa bỏ Phù Nam, Chân Lạp của người Khmer chỉ là một xứ phiên thuộc Phù Nam. Trước khi xóa bỏ Angkor Vat, người Xiêm chỉ là nô lệ của người Khmer.

+ Bên Xiêm ngày càng lấn áp bên Khmer. Vua Khmer lúc đó là Chey Chetta II phải mượn quân đội của chúa Nguyễn là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên để tỉn nhau với dân Xiêm. Tất nhiên là thắng. Sau đó Sãi Vương gả con gái của mình cho vua Khmer. Nhờ quyền lực của hoàng hậu người Việt, dân Việt Nam tràn vào sinh sống và làm ăn ở vùng đất Nam Việt Nam bây giờ. Nhờ đó chúa Nguyễn cai quản được Sài Gòn (Prey Nokor) và Bến Nghé (Kas Krobey).

+ Năm 1658, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần chính thức cầm quân đánh nhau với Chân Lạp. Triều đình Chân Lạp lúc đó lại quay lại thân với người Xiêm, áp bức người Việt ở Thủy Chân Lạp (Nam Việt Nam). Hiền Vương đánh thắng quân Chân Lạp. Chiếm luôn Thủy Chân Lạp, phong vương cho người Khmer thân Việt lên làm vua ở Lục Chân Lạp. Chính thức tạo ra bờ cõi nước Việt ngày nay. Phần Lục Chân Lạp trở thành Cao Miên, Campuchia ngày nay.

Người Việt, Hoa, Khmer ở miền nam ngày nay vẫn đến đền bà chúa Xứ ở An Giang để tưởng nhớ đến vương quốc Phù Nam xa xưa. Bà chúa Xứ được truyền tụng là quốc mẫu Soma của vương quốc Phù Nam. Nữ chúa Soma là người bản địa, đã lấy một võ tướng đi truyền giáo người Ấn Độ tên là Kaundinya, đẻ ra vị vua đầu tiên của vương quốc Phù Nam. Vị vua này có tên hiệu là Kampu.

Ngày Giỗ Tổ ở đâu ra? | Blog của 5xu

http://5xublog.org/2010/04/16/ngay-gi%E1%BB%97-t%E1%BB%95-%E1%BB%9F-dau-ra/
Thấy 5xu và Trương Thái Du tranh luận vui vui bê về đây để.

Giỗ Tổ (10 tháng 3)

“Những ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.

***

Đại khái là ngày 10/3 này cũng được quốc lễ hóa chưa lâu lắm. Cụ thể là năm 1917 vua Khải Định mới ký sắc lệnh coi ngày này là ngày giỗ tổ trên cả nước. Công văn của vua Khải Định cũng là dựa vào công văn đề xuất ý kiến của tuần phủ Phú Thọ.

Ngày 10 tháng 3 thì trong ca dao nói đến nhiều rồi.

Nhưng ông Lê Văn Lan nói (từ cái công văn của vua Khải Định ) là ở bia cổ đền Hùng có ghi ngày là ngày 11/3. Sau đó tính toán lịch mới lịch cũ thế nào đấy thì ra ngày 10/3. Cho nên dân cả nước thì giỗ tổ mùng 10, còn dân địa phương vẫn giỗ 11.

Thế nên cái câu ca dao kia ra đời sau năm 1917?!

Còn nếu ra đời trước thì hóa ra cái lập luận của công văn Khải Định mà ông Lê Văn Lan nói lại hóa ra là sai (hoặc ăn theo ca dao nhưng cũng biện chứng tí cho khoa học)?!

09 tháng 1 2012

Nguyên nhân gây cháy xe có thể từ đây chăng ????????

http://www.otofun.net/threads/312102-nguyen-nhan-gay-chay-xe-co-the-tu-day-chang
Thưa các Cụ, sáng nay Em vừa ngồi với một Anh bạn làm nghề “ Ve chai “ cũng có số má trong làng Ve chai Việt nam.

Sau khi café xong thì Em bảo đi đổ xăng để đi sang nhà máy bên Bắc Ninh thì Anh có bảo là sang Bắc Ninh đừngng có đổ xăng ở các cây nhỏ nhé ko cẩn thận cháy xe đấy ……

Em quyết định moi bằng được thông tin này, sau khi lòng vòng một hồi thì Anh ấy vẽ cho Em cái nguyên lý làm xăng Trung Quốc như sau :



Sau đó giải thích như sau :

Nguyên lý :
- Giá tiền mua máy : khoảng 700.000.000 – 800.000.000VND
- Mua dầu FO thải ở mọi nơi
- Mua chất VNK với giá 260.000d/kg
- Trộn dầu FO và VNK vói tỷ lệ 1 tần dầu FO thì cho 1kg chất VNK sau đó cho vào máy lọc ly tâm
- Chuyển sang máy ép ly tâm và thành xăng mang tên TQ
- Giá thành chỉ 12.000VND/lít
- Các cây xăng pha tỷ lệ < 20% thì ko sao
- Các cây xăng pha tỷ lệ > 40% thì ko nói được điều gì cả
Nguyên nhân xe trong thời gian vưa qua cháy nhiều thì theo Anh ta nói là:
- Chất VNK ( nhập từ TQ ) là chất gây bắt lửa cực nhậy nhưng lại giảm khói rất tốt
- Bản thân trong dầu FO hàm lượng lưu huỳnh cao chất này bắt lửa là nhất
- Chất VNK + Lưu huỳnh gặp nhau thì khỏi phải nói cháy to thôi rồi
Kết luận là ko nên đổ cây xăng của tư nhân trong thời gian này còn cây xăng nhà nước thì có thể tin hơn. Và giải thích thêm chất VNK còn gọi là xăng non.Trước dân buôn lậu nhập trực tiếp xăng kiểu này từ TQ sau đó bị bắt nhiều họ mua máy về sản xuất luôn tại VN và còn tiết lộ rằng một cơ sợ hiện đang ở Hà Tây cũ đang sản xuất loại xăng này để cung cấp ra thị trường.

Em chỉ viết lại những gì Em nghe thấy, các Cụ thử suy luận xem có đúng không.

Nghệ sỹ Tiến Hợi với vai Bác Hồ