02 tháng 6 2012

Chuyện hoax về một tấm ảnh máu me!



Bà Lê Hiền Đức gây rối tại Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội


Cập nhật lúc: 02/06/2012-17:32:24

Bà Đức đập vỡ cửa kính phòng làm việc của Sở TT&TT

KTĐT - Hôm nay 2/6, Cơ quan công an quận Đống Đa đã tiến hành điều tra làm rõ hành vi gây rối trật tự, phá hoại tài sản của bà Lê Hiền Đức tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vào chiều 1/6 và rạng sáng 2/6.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chánh thanh tra Sở TT&TT Hà Nội cho biết: Vào chiều 1/6, Thanh tra sở TT&TT Hà Nội có mời ông Nguyễn Xuân Diện lên làm việc liên quan đến trang blog cá nhân của ông này. Theo chương trình của buổi làm việc, chỉ có ông Diện được mời. Tuy nhiên, khi ông Diện đến làm việc, mặc dù không thuộc đối tượng và không liên quan đến nội dung buổi làm việc nhưng bà Lê Hiền Đức và luật sư Hà Huy Sơn cũng đòi tham dự. Theo quy định của nội quy cơ quan, chúng tôi đã mời luật sư Sơn và bà Đức ra ngoài. Thời điểm đó, chỉ có luật sư Sơn chấp hành còn bà Đức không ra.

“Chúng tôi đã phải vận động, thuyết phục rất nhiều thời gian song bà Đức cố chây ỳ, bất hợp tác. Bà ngồi trước cửa phòng Thanh tra và thường xuyên kéo cửa, gây rối mất trật tự không cho đoàn làm việc. Đến 5h chiều 1/6, khi hết giờ làm việc, chúng tôi mời bà Đức ra ngoài nhưng bà vẫn không ra mà ngồi chửi bới, lăng mạ hết người này đến người khác. Chúng tôi đã động viên, thuyết phục nhưng bà Đức vẫn không chịu mà còn dùng ghế kéo gây tiếng ồn, rồi đập vỡ cửa kính, đập ổ khóa của phòng làm việc…”- ông Minh nói.

Vị trí cửa kính bị bà Lê Hiền Đức đập vỡ.

Ông Bùi Văn Đại, Trưởng công an quận Đống Đa cho biết: Sau khi tiếp nhận được nội dung sự việc, Công an quận đã cử lực lượng xuống phối hợp cùng với Công an phường Cát Linh thu thập hồ sơ. Qua xác minh cho thấy, bà Lê Hiền Đức (tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ), sinh năm 1932, hiện trú tại ngõ 56, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Theo hồ sơ hiện có cho thấy, bà Đức đã có hành vi chửi bới, lăng mạ cán bộ. Đến 23 giờ, bà còn có hành vi dùng guốc đập vào cửa kính, sau đó lại dùng chân đạp vào cửa kính tự gây thương tích cho bản thân.

“Chúng tôi đã mời bà hợp tác lập biên bản tại hiện trường nhưng bà Đức không ký. Chúng tôi mời bác sỹ bệnh viện Đống Đa đến băng bó nhưng bà không chịu. Bà yên cầu đưa đến bệnh viện Việt- Xô nên chúng tôi đã phải cử 2 chiến sỹ đi kèm xe taxi đưa bà tới bệnh viện Việt- Xô. Theo thông tin từ bệnh viện, vết thương của bà Đức chỉ xây xát nhẹ nhưng bà cố tình làm to chuyện”- ông Đại cho biết.

Cũng theo ông Đại, hành vi của bà Lê Hiền Đức đã vi phạm Nghị định 73 của Chính phủ vì đã đến trụ sở cơ quan nhà nước gây rối, cản trở hoạt động, vi phạm điều 143 Bộ luật Hình sự. Đáng ra, cơ quan công an phải bắt giữ bà Đức theo đúng quy định của pháp luật nhưng vì bà đang nằm bệnh viện nên khi nào ra viện, chúng tôi sẽ mời bà Đức đến Công an quận làm việc và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Công Minh
Bây giờ chờ xem đám No-U, Ba Xàm Xỡ nói sao về vụ "tóe máu" này?

ngaidetinh wrote on Jun 2, '12
Nghe bà này ngồi giữa sở VHTTDL Hà Nội gọi đt cho các hãng thông tấn thấy buồn cười.
Khổ thân cụ lẫn rồi mà còn bị mấy thằng khốn nạn lời dụng :))

dinhphdc wrote on Jun 2, '12, edited on Jun 2, '12
Nhân đây Khoằm lưu lại bài trên blog Lê Hiền Đức, biết đâu chủ blog lại chơi bài Cu Vinh - Tiên Lãng thì sao!
Thứ sáu, ngày 01 tháng sáu năm 2012

Tin Khẩn

Theo giấy mời của thanh tra Sở Văn hóa Thông tin thì chiều nay tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đi cùng cụ Hiền Đức tới trụ sở 185 Giang Võ - Hà Nội để làm việc.


Nhưng hiện nay theo thông tin những ACE cùng đi thì bảo vệ nơi đó đã hành xử côn đồ khiến cụ Lê Hiền Đức bị trật khớp tay, đập đầu xuống đất... 

Rất mong loan tin thông báo để mọi người cùng hiệp thông bằng cách kéo đến xem chúng hành xử ra sao và ai ở xa thì có thể gọi vào só máy sau để chất vấn: ĐT nóng: 0984656390 hay số cơ quan: 0435123536

Chúng ta cần thể hiện thái độ trước bất cứ hành xử coi thường và vi phạm pháp luật. Mong mọi người cùng hiệp thông theo nhiều cách.

Trân trọng!




An Ninh trong cơ quan Văn hoá.



Tình hình cụ Lê Hiền Đức đang trong tình trạng tụt huyết áp,tay bị trẹo,mọi người xin vào thăm ,bảo vệ không cho,gọi công an 113 thì không thấy đến .


















‎18h10: Cụ Đức vẫn bên trong sở 4T, đói và mệt, bà con gửi 2 hộp sữa nước lên nhưng bảo vệ không cho đưa vào. Cụ Đức có thể bị tụt huyết áp vì đói.










Giáo sư Ngô Đức Thọ vừa đến
"Nó khiêng tôi như một con lợn, quăng bịch đầu xuống đất" - Lời cụ Đức trả lời đài nước ngoài từ bên trong sở 4T.


18h35: Bảo vệ sở 4T bảo bà con vào đưa cụ Đức ra đưa đi khám nhưng bà con không dại gì "măc mưu thế lực thù địch". Cụ Đức có làm sao ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc sở 4T hoàn toàn chịu trách nhiệm.


19h07: 5 người đã lên tòa nhà sở 4T để đưa cụ Đức xuống. Mọi người lên đưa cụ về, nhưng sở 4 T lại không cho vào với lý do là hết giờ, vậy là cụ Đức nhịn đói nhịn khát từ trưa đến giờ, ai cũng lo cho ức khỏe và tính mạng của cụ Đức.


20h10: Sau khi bà con đến CA phường Cát Linh trình báo sự việc, 2 công an phường đã đến trụ sở Sở 4T. Bà con không ai được vào cùng ngoại trừ luật sư Hà Huy Sơn.‎


20h20: 2 anh công an phường Cát Linh ra thông báo với bà con: Lãnh đạo công an đang tiếp cụ Lê Hiền Đức ở bên trong. 2 anh hết nhiệm vụ và ra về.


Vẫn chờ và đã cử người ra đồn công an phường sở tại .
20h35: Chị Phuong Dang Bich mua đồ ăn để vào đưa trực tiếp cho cụ Lê Hiền Đức nhưng lãnh đạo công an ở trong sở 4T không cho mang vào.


Sở 4T đã bị gắn mác No-U 






21h42 Trời mưa to, anh chị em và bà con vẫn ở bên ngoài sở 4T. Mọi người hiệp thông nhé.


10h00 Đã có 1 xe cấp cứu đỗ ở bên ngoài s ở 4T...


Cụ Đức bị nó nhốt trong phòng kín, tắt điện, cụ đập cửa kêu cứu, bà con ngoài cổng hô ầm ĩ định phá cổng xông vào nhưng chúng nó chặn lại.

02/6/2012
1h10 
Sở TTTT có 2 cổng, 1 cổng chính đã đóng từ sau giờ làm việc, một cổng phụ còn lố nhố an ninh đứng bên trong canh gác. Trong tòa nhà không dự báo chính xác được số an ninh đang ở trong, nhưng ít nhất là trên 10 thằng... một số đã trà trộn vào sở từ lúc chiều... công an phường, 113, xe cấn cứu đã đến, nhưng sau một hồi ngó quanh lại về. Hiện đang có rất nhiều xe con lảng vảng chạy chậm xung quanh khu vực để soi xét nhưng người đi đòi thả cụ Đức... Hiện trường lực lượng rất mỏng... một số đã rất mệt và đói, hết pin đt, máy ảnh, máy tính... đang tản ra để kiếm chỗ nạp.... rất cần sự hiệp thông của mọi người...




  • KHẨN: Vào lúc 1h15 sáng, một bác sĩ đã đến sở TTTT, dáng vẻ rất vội vã. Từ khi bị giữ từ 14h hôm qua, cụ Lê Hiền Đức chưa ăn gì, bị đánh đập và không cho tiếp tế. Chúng tôi đang rất lo lắng cho sức khoẻ của cụ!

    1h35


    • Công an 113 vừa đưa một bác sỹ đến, vào cấp cứu cho cụ Đức.


      Chân cụ Đức toe toét máu sau khi bị giam.


      3h00' Vừa có 1 xe taxi phóng ào ra đưa cụ Đức về bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô... anh em đang đuổi theo
      Xe taxi chở Cụ Đức ra khỏi sở 4T, di ra BV Việt Xô. Trên xe có: Cụ Đức, con rể cụ, 1 BS và 1 CA (8h58' Đính chính: Trên xe taxi chở cụ Đức không có con rể cụ. Anh ấy đi xe của anh em bên ngoài đuổi theo phía sau. Xe chở cụ Đức toàn công an và người của sở 4T.)

      3h20′ - Sau khi xe tới bệnh viện, đưa cụ Đức vào, vị công an và bác sĩ trở ra về luôn, bác sĩ cũng không biết là được công an đưa vào. 

      3h30' Công an đã rút sạch, chỉ còn 10 anh em đang thay nhau chăm sóc cụ

      6h00' Rất nhiều bà con dân oan kéo vào khoa cấp cứu của bênh viện Hữu Nghị để vấn an cụ Đức

      Hiện tại đến giờ 3h10' Bà Đức được con gái thứ hai đón về ăn cơm trưa. Về nhà vừa chợp mắt một lát thì bà con Văn giang đến thăm cụ. Hiện có đông bà con đang ở nhà cụ.

      Hiện tại sức khỏe của cụ đã tạm ổn... Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn đến tình hình của cụ Lê Hiền Đức.

      Xin khép lại chủ đề này tại đây. Nếu có thông tin gì mới, chúng tôi sẽ thông báo đến quý vị sau.

      BBT
Hiện trên blog Lê Hiền Đức đã
Trích:
Không cho phép có nhận xét mới.
Cho đến tối nay, Ba Xàm Xỡ vẫn còn:
Trích:
Từ bài viết của Basam
:
Tiếp theo tin NÓNG ngày hôm qua, 3h sáng: Một xe taxi đã tới chở cụ Lê Hiền Đức đi bệnh viện Hữu Nghị. Trên xe đi cùng cụ Đức có 1 công an và 1 bác sĩ của công an.

Một số người thân tập trung bên ngoài trụ sở thanh tra 4T đã lên xe máy phóng theo.

3h20′ – Sau khi xe tới bệnh viện, đưa cụ Đức vào, vị công an và bác sĩ trở ra về luôn, bác sĩ của bệnh viện cũng không biết là cụ được công an đưa vào. Hình ảnh bên, do CTV gửi tới, là bàn chân cụ Đức bị tóe máu trong khi bị “giam” ở thanh tra sở 4T = >




Còn đây là mấy clip cụ Lê Hiền Đức đập cửa kêu cứu tại Sở Thanh Tra Văn Hóa & Thông Tin

Trích:
Từ bài viết của Facebook Anh Chí
- Sở Thông Tin Truyền Thông Hà Nội giam giữ trái pháp luật cụ bà Lê Hiền Đức từ 14h00 ngày 1/6 đến 03h00 ngày 2/6/2012. Dưới áp lực của bà con và người nhà, sở 4T cho xe taxi vào chở cụ chạy thẳng đến bệnh viện mà không cho người nhà đi cùng. Sau khi đến bệnh viện, họ bỏ mặc cụ Đức cho các sỹ bệnh viện Việt Xô, không làm thủ tục bàn giao bệnh nhân với bệnh viện. Khi người và bà con đuổi theo xe taxi đến bệnh viện thì công an và bảo vệ sở 4T đã lẳng lặng bỏ đi hết, mặc bà cụ với các bác sỹ. Nếu bà con và người nhà không chạy theo sau xe taxi, không biết liệu công an có cho taxi chở cụ chạy quá ra ngoài bờ sông Hồng không nữa!

– 23h55: Cụ Đức đập cửa kêu cứu nhưng không được ra. Cụ vừa gọi điện ra nói bị chảy máu. Mọi người lại xông vào đòi thả đưa cụ ra đi cấp cứu.

Tin khẩn lúc 23h05: Cụ Hiền Đức bị nhốt vào phòng kín, tắt hết điện. Cụ đập cửa kêu cứu. Bà con dưới đường xông vào cổng đòi lên cứu nhưng lực lượng an ninh và bảo vệ chặn cửa không cho vào. Xảy ra xô xát giữa bà con với lực lượng bảo vệ. Mọi người đến hiệp thông gấp.
Clip có tiêu đề: "cụ Lê Hiền Đức đập cửa kêu cứu tại Sở Thanh Tra Văn Hóa & Thông Tin"


Quái, có cái sở nào tên như vậy không nhỉ?





Trích:
Từ bài viết của Mai Xuân Dũng
- "...Trăm nghe không bằng một thấy. Sáng nay nhiều người tận mắt thấy cụ bà Lê Hiền Đức, người từng là liên lạc của “ông Ké” thời chống Pháp, từng là chiến sỹ an ninh cách mạng, người từng được tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao Giải Liêm chính bị người của sở 4T đánh cho tóe máu..."

Điều đáng nói là sau khi người của sở 4T đánh tóe máu cụ Đức, họ còn không cho thân nhân của cụ được vào chăm sóc. Chi tiết này dễ cho người ta liên tưởng đến sự tàn bạo vô nhân của cơ quan Gettapo dưới thời Đức Quốc xã.

Thông tin mới nhất cho biết khi bị sức ép của gia đình, con cháu và người thân, công an cùng bác sỹ (cũng của công an) đã chở cụ Đức đến bệnh viện, bỏ cụ xuống và thản nhiên phóng xe về không thèm bàn giao nạn nhân với cơ quan Y tế.

Đạo đức của ông công an và bác sỹ ngành công an này thật "đáng nể" vô cùng. Cha mẹ, vợ con mấy ông đó đã có cơ hội để mà nở mày nở mặt với hàng xóm, bạn bè khắp đó đây.

Mấy lời nói thêm: Lướt mạng xã hội Facebook thấy có một bạn bình luận về việc này như sau: “Buổi làm việc của cán bộ sở 4T với Ts Nguyễn Xuân Diện giống như buổi làm việc của của những tay “anh chị” giang hồ với người tử tế” và “Rất may cho cụ Đức là người nhà của cụ rất khôn ngoan khi bám sát chiếc xe cứu thương nên cụ đã được công an thả xuống bện viện Việt xô chứ nếu không có lẽ chúng đã đưa cụ ra sông Hồng không biết chừng”.

dinhphdc wrote on Jun 2, '12
Bà Buôn Cải lúc 10:48 GMT - thứ bảy, 2 tháng 6, 2012 dẫn lời Chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh nói với BBC từ Hà Nội hôm thứ Bảy rằng: "Không có sự xô xát nào đối với nhân viên và bà Đức cả."

"Vết thương ở chân bà là do bà đập phá tài sản cơ quan chúng tôi," ông Minh cáo buộc.

Báo Pháp Luật và Xã Hội chiều nay cũng đăng bài
Thứ Bảy, 02/06/2012 18:06
CA quận Đống Đa, Hà Nội

Đang làm rõ vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội


(PL&XH) - Mặc dù không có tên trong giấy mời, nhưng bà Phạm Thị Dung Mỹ (SN 1932, tên thường gọi là Hiền Đức) vẫn đi vào trụ sở. Nhân viên bảo vệ của Sở TT&TT TP Hà Nội đã mời bà Mỹ ra ngoài. Nhưng...

Khoảng 22h40 ngày 1-6-2012, CA phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội nhận được tin báo về việc tại Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Hà Nội (số 185, phố Giảng Võ, Hà Nội) có một cá nhân gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản. Ngay sau khi nhận được tin báo, CA phường Cát Linh đã báo cáo và phối hợp với CA quận Đống Đa xuống hiện trường điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Bước đầu, CQCA xác định, khoảng 13h30 chiều 1-6-2012, Đoàn Thanh tra của Sở TT&TT TP Hà Nội có mời anh Nguyễn Xuân Diện (SN 1972, trú tại khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) đến trụ sở cơ quan tại 185 Giảng Võ làm việc về các hoạt động liên quan đến việc quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử Internet theo quy định của Nhà nước.

Mặc dù không có tên trong giấy mời, nhưng bà Phạm Thị Dung Mỹ (SN 1932, tên thường gọi là Hiền Đức) vẫn đi vào trụ sở. Nhân viên bảo vệ của Sở TT&TT TP Hà Nội đã mời bà Mỹ ra ngoài. Nhưng bà Mỹ vẫn cố tình vào khu vực làm việc của cơ quan và nơi làm việc của Đoàn Thanh tra Sở. Theo CQCA, bà Mỹ còn có những lời nói, hành động cản trở nhân viên bảo vệ và cản trở hoạt động của Đoàn Thanh tra Sở.

Đến 16h40 cùng ngày, sau khi làm việc với Đoàn Thanh tra Sở, anh Diện đã ra về, nhưng bà Mỹ vẫn cố tình ở lại và có những lời lẽ xúc phạm các nhân viên bảo vệ cơ quan. Các nhân viên bảo vệ cũng như cán bộ Sở TT&TT TP Hà Nội đã nhiều lần thuyết phục bà Mỹ về vì cơ quan đã hết giờ làm việc và phải đóng cửa nhưng bà Mỹ vẫn không chịu rời đi.

Đến 22h30' cùng ngày, bà Mỹ đã có hành vi đập vỡ cửa kính ra vào của phòng R405 của Sở TT&TT TP Hà Nội. Sau đó, bà Mỹ còn tiếp tục tự gây thương tích cho mình vào cẳng chân.

Hiện vụ việc đang được CA phường Cát Linh hoàn tất hồ sơ để chuyển lên công an quận Đống Đa điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Vũ

ngaidetinh wrote on Jun 2, '12
Khổ thân cụ, đây là dịp cho mấy thằng thợ nổ nó nổ banh trời.
Tự nhiên đi nhập bọn với hội này nghe chúng nó bơm đểu rồi cuối cùng ra nông nỗi này.
Sau này ra viện về nhà, đọc lại mấy cái tin vị mà cậu quote chắc cũng phải tỉnh ra thôi

dinhphdc wrote on Jun 3, '12
Khổ thân cụ, đây là dịp cho mấy thằng thợ nổ nó nổ banh trời.
Tự nhiên đi nhập bọn với hội này nghe chúng nó bơm đểu rồi cuối cùng ra nông nỗi này.
Sau này ra viện về nhà, đọc lại mấy cái tin vị mà cậu quote chắc cũng phải tỉnh ra thôi
Video của HTV1:

dinhphdc wrote on Jun 3, '12
Trên kênh youtube của cu cậu ăn bánh dầy dạo tụ tập Bờ Hồ, cậu ta viết thế này:
Trích:
Các bạn hãy lên google tìm hiểu về các sự kiện bất công trong xã hội gần đây như biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, sự kiện Đoàn Văn Vươn, vụ nông dân Văn Giang - Hưng Yên, phản đối điện hạt nhân, tình trạng phổ biến công an đánh chết dân lành...
Ráp nối lại để có cái nhìn toàn cảnh về sự thật đằng sau những bản tin thời sự kiểu như này. Bản chất để "giết gà dọa khỉ" nhằm bị mồm, khống chế cộng đồng blogger cất lên tiếng nói nhằm cải tạo xã hội tốt đẹp hơn mà thôi.
Trích:
Thứ ba, bộ phận truyền hình đã cố tình cắt ghép các đoạn video clip, đưa các đoạn có lợi cho chính quyền vào, đồng thời sử dụng ngôn từ như kiểu công an : đối tượng, nhóm đối tượng... cơ quan về truyền thông và thông tin sao lại có ngôn từ kiểu công an như thế, hay từ lâu chính quyền coi nhân sỹ trí thức như những " đối tượng đặc biệt " cần phải loại trừ; đồng thời các ấy phải hiểu rằng việc viết blog là những cái thuộc về quyền riêng tư và việc đó được pháp luật bảo hộ, thế nhé!
Trích:
Tớ là người chứng kiến vụ việc này, cũng có thể hiểu là một phần của sự thật còn lại. Trước hết, một người khi có giấy mời của cơ quan nhà nước thì có quyền hỏi rõ mục đich mời, nếu có liên quan đến vấn đề pháp lý thì có thể mời luật sư đi cùng, có thể mời thêm những người có hiểu biết về pháp luật đi cùng để chứng kiến. Thứ hai, sẽ an toàn hơn; trong tình hình nhiều người được/bị mời lên cơ quan nhà nước đã bị thương tích, chết tại trụ sở là bài học nhãn tiền để mọi người nên đi cùng nhau.
www.youtube.com/watch?v=9fkDN8AOfB8&feature=plcp và thế là một số vị nhảy vảo đổ cho đài là "cắt ghép", "xuyên tạc" sự thật, chửi bới đài loạn xạ!

ngaidetinh wrote on Jun 4, '12
Đông Hải Long Vương à?
Chú này hình như cũng là Đảng viên mà. Ở cái quất thứ 3 của cậu thì thằng này nguy hiểm thật, đây là ở Sở TTTT chứ có phải cơ quan công an đâu mà mới luật sư với người hiểu biết pháp luật :))

dinhphdc wrote on Jun 4, '12
Đông Hải Long Vương à?
Uh, cậu ta đó, cứ suy diễn theo lời cậu ta thì đài HN "bố láo" thật, ông nhà báo HUỲNH NGỌC CHÊNH nói về vụ việc của công dân Lê Hiền Đức thế này cơ mà:
Trích:
...vì đi theo làm chứng cho một blogger trẻ,cụ còn bị ngườicủa chính quyền giam đói trái phép suốt đêm .Sau khi đã ĐÁNH CHO TRẸO XƯƠNG ,RÁCH THỊT...

dinhphdc wrote on Jun 4, '12
dinhphdc said
Sau khi cụ Liêm chính đến bệnh viện, bác sĩ khâu rồi chụp ảnh khủng thế này:

Một số ảnh do bác sỹ chụp và gửi đến trang tin (cứ tự nhận là trang tin đi cho máu, rồi đến lúc ...) Lê Hiền Đức






Theo các công an và thanh tra của 4 T nói với báo chí thì như thế này được gọi là xây xước nhẹ. Họ còn nói với báo chí rằng : cứ để sau khi bà Lê Hiền Đức ra viện sẽ điều tra, xử lý !

Việc sở 4 T giam giữ một bà già 82 tuổi trong phòng kín từ sau 2 giờ chiều đến 3 giờ sáng hôm sau liệu có đúng luật pháp ? Không cho người nhà, con cháu tiếp cận, đưa về, công an phường Cát Linh, cảnh sát 113 được gọi nhiều lần từ 4 giờ chiều đến lập biên bản sự việc nhưng đã không đến, 12 giờ đêm một nhóm 4 người gồm 2 cảnh sát giao thông, hai cảnh sát 113 đến nhưng lại về luôn sau khi " hội ý" với mấy người mặc đồng phục dưới cổng sau - vậy họ sẽ phải trả lời công luận ra sao ?

Những chứng cứ về việc vi phạm pháp luật của lãnh đạo và nhân viên sở 4 T, sự vô trách nhiệm của công an phường Cát Linh, cảnh sát 113 đã được các nhân chứng tập hợp để sắp tới sẽ đưa lên công luận, giúp độc giả nắm được chi tiết về vụ việc xảy ra tại sở 4 T vừa rồi.

ngaidetinh wrote on Jun 4, '12
Vừa xem HTV1 đưa tin cụ ko chịu về nhưng bọn ở ngoài cứ đòi thả cụ. Thế này là thế nào nhỉ?

dinhphdc wrote on Jun 4, '12
Vừa xem HTV1 đưa tin cụ ko chịu về nhưng bọn ở ngoài cứ đòi thả cụ.
Đọc ngay bài của trang tin Lê Hiền Đức mà tớ lưu bên trên, dưới bài của báo KTĐT sẽ có lời giải.

sunwah1964 wrote on Jun 6, '12
Khoằm ạ . Đầy đủ quá làm Gina cười vỡ bụng như xem kịch Thúy Nga và Minh Nhí vậy . haaaaaaa ...

dinhphdc wrote on Jun 22, '12
Bố cu Hưng là một bloger điềm đạm vốn rất ít khi nào động chạm đến các vị chí không ngủ, ấy thế mà gần đây Bố cu Hưng phải tuột ra đến mấy bài viết về các vị chí không ngủ, tỉ như: TRÍ THỨC NÚP VÁY (or quần) BÀ GÌA
Không được mời cũng đến. Không cho vào phòng họp thì alo cho hết ông này tới ông kia. Giải thích không nghe, đá chân vào cửa kính và dọa đập hết máy vi tính vi tiếc. Oang oang rằng ta đây cả thế giới biết, phải cho ta vào...Kính vỡ lủng một lỗ, kẹt chân vào đấy thì bị kính cắt chân rồi nằm vạ.

Dĩ nhiên người già thì có quyền lẫn, dù rằng hành vô lối và bất xứng nhưng cũng không ai chấp làm gì.

Thế nhưng lố bịch là một vài trí thức trẻ, già và sắp già, quần đùi và quần dài (mình chả nhớ tên lẫn công trình của các vị, đành phân biệt bằng trang phục) cũng đến ăn hôi. Sao cứ phải vay mượn hình ảnh bà già lẫn thẩn kia cho "cuộc đấu tranh" là thế nào nhỉ?

Bạn BBC thì bảo truyền thông tấn công cụ già. Người già làm sai cũng phải phê chứ. Chẳng lẽ cứ để trí thức quần ngắn quần dài oang oang trên mạng?

Dân chủ núp váy bà già thì con đường thành công chắc ở Mai Dịch.

Dẫn link cái video "danh nhân thế giới" ở chốn công đường cho khỏi mất công cãi nhau rằng ai đàn áp ai, ai tấn công ai.

(BBC là chúa hay đưa clip và các bạn ấy làm báo Tây, hẳn biết trực quan sinh động bao giờ cũng dễ thuyết phục độc giả, sao không dẫn clip này nhỉ?)

http://tv.vtc.vn/594-335793/truyen-hinh/ban-chat-vu-viec-ba-le-hien-duc-tai-so-tttt-ha-noi.htm

Bin Laden - Shoot to kill

01 tháng 6 2012

hacao.net: Công an và lá ngón

http://www.hacao.net/2012/05/cong-va-la-ngon.html

........

Chúng mày hãy nhìn vào blog anh mày dạo này xem, anh mày đã vứt những Lập Chi Sàm Chông Chênh vỡ nát vào thùng rác có tên là dĩ vãng. Chúng mày có nghe ai đó hát câu “Người ơi dĩ vãng đã xa” chưa?

Đấy! Chúng nó không còn là đối tượng để anh mày mang ra sỉ vả nữa rồi. Bây giờ mà anh em nhà thằng Lập có vì tiền mà cấu dái lẫn nhau đến rách quần sứt dây kéo, anh mày cũng chỉ cười cái là xong. Anh mày không quan tâm. Vì sao chúng mày biết không?

Bởi việc đó đáng ra của bên Công An nhưng gần đây anh nghe bên Công An bảo họ không thấy những đối tượng này có khả năng gây ảnh hưởng đến an ninh nước nhà. Họ đã bảo thế thì thôi, stop là chuẩn đẹp.

Song, dù thế (vốn sâu sắc chả hạn) ta cũng có chút băn khoăn, nghĩ ngợi rằng ô hay giữa thế giới đang mỗi ngày một văn minh này có ngành an ninh nào hồn nhiên đến thế không nhỉ!?

Nhẽ nào, phải đợi an ninh nước nhà bị ảnh hưởng thì công an mới ra tay, còn không thì vẫn cứ để thế, mặc ai muốn làm gì làm (dù có vi phạm pháp luật đi chăng nữa). Nghe cứ như các anh các chị đang tham quan bảo tàng ấy nhỉ, tuyệt đối không sờ mó hiện vật.

Với một tinh thần làm việc hăng say và trách nhiệm thế không lấy gì làm khó hiểu khi xã hội ta đang mỗi ngày một yên bình và quy cũ dần lên.

........

29 tháng 5 2012

QUAN HỆ VIÊT-TRUNG: NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI RA

QUAN HỆ VIÊT-TRUNG

 “NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI RA”.

                                                                                               Tiến sĩ Vũ Cao Phan
Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít  nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước. Một ví dụ là ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu chuyện về tướng Lý Ông Trọng, một người to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan hệ ấy. Trong tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh loạt bài viết dưới mái chung: “Những điều không thể không nói ra” mà Tạp chí“Tri thức thế giới” của Trung Quốc đăng tải vào dịp này năm ngoái. Đó là các bài: “Lịch sử và sự thật: Diễn biến quan hệ Trung – Việt trước năm 1949” (Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện KHXH Trung Quốc) – “Quan hệ Trung – Việt từ 1949 đến nay” ( Vu Hướng Đông, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa Mác, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) – “Những biến thiên trăm năm qua trong chiến lược ngoại giao với các nước lớn của Việt Nam” ( Tôn Hồng Niên, Vương Thâm, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) – “Viện trợ Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ” (Lục Đức An, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) và “Vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á” (Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tế Nam).
ất cả được đăng trong số 14, ra tháng 7 năm 2011. Như cách đặt vấn đề và như chúng tôi có thể hiểu, các tác giả muốn vẽ lên một bức tranh chân thực về những gì diễn ra trước hết trong quan hệ Việt – Trung, và sau nữa là trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, qua đó góp phần điều chỉnh nhận thức của người này người khác, ở phía bên này hoặc bên kia.Ý định ấy là tốt và cần thiết. Lời lẽ trong các bài viết cũng tương đối vừa phải, trừ vài ngoại lệ.
Chú thích: Những chữ để nghiêng trong bài này là trích từ “Những điều không thể không nói ra” hoặc từ các cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc (TG).
 Tuy nhiên, hoặc do quan điểm, nhận thức, hoặc do nguồn tư liệu dựa vào thiếu khách quan, nhiều nội dung trong loạt bài này đã không phản ánh sự thật, làm hỏng mục đích mà người viết có thể muốn đặt ra.
Vì một số lý do, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa có ý định trao đổi toàn bộ và triệt để các vấn đề mà “Những điều không thể không nói ra” đã đề cập. Chúng ta còn có nhiều dịp và nhiều cách để cùng nhau tìm đến sự thật.
*
*   *
1.  Lịch sử thành văn của nước Việt – nghĩa là những điều được ghi lại trên giấy trắng mực đen – xuất hiện khá muộn, hàng ngàn năm sau công nguyên. Hai lý do chủ yếu: chữ viết xuất hiện muộn và cả một thiên niên kỷ mất độc lập được gọi là “thời kỳ Bắc thuộc” – một ngàn năm Bắc thuộc. Lịch sử Việt Nam trong những năm tháng này còn là một phần lịch sử Trung Hoa, điều dù muốn hay không cũng phải thừa nhận. Và dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, với Việt Nam một ngàn năm ấy là một ngàn năm không bình yên, nói một cách khiêm tốn. Liệu có cần thiết phải nhắc lại những chuyện “ sát phu, hiếp phụ”, “bỏ xác cho hổ đói lên rừng bắt chim chả, chặt ngà voi; chịu để giao long ăn thịt xuống biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi” cung phụng các quan cai trị? Rồi một ngàn năm độc lập, những cuộc xâm lược từ phương Bắc đã để lại những gì tưởng chỉ cần nhắc đến một câu của thi hào Nguyễn Trãi thế kỷ thứ XV, “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ dưới hầm tai họa”, viết trong “ Đại cáo bình Ngô”. Những cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam đều hết sức khốc liệt, đâu có phải quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ này“trên tổng thể là hòa bình, hữu nghị”. Tác giả của “Diễn biến quan hệ Việt – Trung trước năm 1949”chỉ thừa nhận một cuộc xâm lược đến từ phía Bắc, đó là cuộc xâm lược của nhà Nguyên trong thời kỳ này (và lịch sử chính thống của Trung Quốc cũng chỉ thừa nhận như vậy) còn thì “phần nhiều những cuộc xung đột và chiến tranh giữa hai nước là do giới phong kiến Việt Nam quấy nhiễu biên giới Trung Quốc gây ra”. Cần phải nói rõ những điều này. Một, chỉ một lần duy nhất nhà nước phong kiến Việt Nam có cuộc Bắc phạt và cũng chỉ với một mục đích duy nhất là phá cuộc chuẩn bị xâm lược Việt Nam của nhà Tống. Đó là vào ngay thời kỳ đầu sau Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý (Việt Nam) phát hiện nhà Tống (Trung Quốc) lập các tiền đồn tích trữ  binh lương ở Quảng Tây nhằm chuẩn bị tiến đánh “Giao Châu” (nước Việt) nên đã xuất quân, đánh xong lập tức rút ngay về phòng ngự mà vẫn không tránh khỏi cuộc tiến quân ồ ạt sau đó của nhà Tống. Hai, có lẽ chỉ dựa vào chính sử do các triều đại phong kiến Trung Quốc để lại mà các tác giả của “Những điều không thể không nói ra” không thừa nhận có các cuộc xâm lược Việt Nam của Tống, Minh, Thanh. Bởi vì “chính sử” luôn tìm cách mô tả đấy là những cuộc hành binh khôi phục trật tự, lập lại ngôi vương chính danh được các triều đình phong kiến Trung Quốc thừa nhận (nhưng là những phế để, phế triều đã bị sóng triều lịch sử Việt Nam gom về bến rác). Sự thực như thế nào? Lấy ví dụ cuộc tiến quân dưới danh nghĩa “phù Trần, diệt Hồ” của nhà Minh đầu thế kỷ XV. “Phù Trần diệt Hồ” ở chỗ nào khi diệt xong cha con Hồ Quý Ly rồi liền bắt các kỳ hào, bô lão ký vào một tờ biểu dâng lên rằng: “Nay họ Trần không còn ai nữa, vả đất An Nam vốn là Giao Châu ngày trước, xin được đặt lại quận huyện như cũ” (theo “Minh sử”). Nhưng có một thực tế là con cháu nhà Trần vẫn nổi lên ầm ầm chống lại quân Minh, lập nên một triều đại được lịch sử gọi là “kỷ Hậu Trần” thì người Minh lại gọi là “giặc” và phái binh đàn áp! Một thời kỳ “Bắc thuộc mới” kéo dài 20 năm với chính sách đồng hóa quyết liệt (tất cả sử sách nước Nam đều bị thu hết về Kim Lăng), với sưu cao thuế nặng, bắt phu khai mỏ vàng mỏ bạc rồi “chim chả, ngà voi” tận thu tận diệt khiến dân tình vô cùng khổ sở. Phải một cuộc kháng chiến gian khổ máu xương dằng dặc 10 năm của Lê Lợi – Nguyễn Trãi cuối cùng mới đưa được “cuộc phù Trần” về bên kia biên giới. Làm sao có thể nói trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam ở thiên niên kỷ thứ hai, “giới thống trị Trung Quốc bấy giờ hoàn toàn không chủ động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam” được? Và ngay trong thời kỳ được coi là giao kết hòa hiếu giữa hai nước trong quan hệ “tông phiên” thì các triều đình phong kiến Việt Nam vẫn luôn bị sách nhiễu, áp lực. Chỉ riêng việc đòi hỏi cung phụng, cống nạp – nhất là những sản vật quý hiếm – cũng trở thành gánh nặng tài chính cho nước Việt, gánh nặng khổ ải cho thứ dân, không thể nói là “không đáng kể”, “tổng giá trị (của các đồ cống nạp) luôn thấp hơn đồ “hồi tặng”(từ phía triều đình Trung Quốc)” được.
Năm 1950, khi đích thân tiếp và tiễn đoàn cố vấn quân sự của nước Trung Hoa nhân dân sang giúp Việt Nam kháng Pháp, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn: “Các đồng chí phải nói với nhân dân Việt Nam rằng tổ tiên chúng ta đã có lỗi với Việt Nam, chúng ta xin tạ tội và nguyện một lòng một dạ ra sức giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp” (trích Hồi ký bằng tiếng Hán của các Cố vấn Trương Quang Hoa, Vũ Hóa Thẩm, Đặng Kim Ba). Thủ tướng Chu Ân Lai trong lần đầu tiên sang thăm Việt Nam năm 1955, việc đầu tiên mà ông làm là đến thắp hương Đền thờ Hai Bà Trưng, những nữ tướng Việt Nam kiệt xuất trong thế kỷ thứ nhất cầm quân nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán và đã anh dũng hy sinh. Thiết nghĩ không cần phải dẫn thêm những ý kiến phát biểu của các nhà lãnh đạo khác như Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh … xung quanh vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, mối quan hệ tổng thể giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc suốt mấy ngàn năm lịch sử không phải là một bức tranh tối màu, nhất là quan hệ dân gian. Trong sự phát triển và trưởng thành của mình, người Việt, nước Việt đã tiếp thu và học tập được nhiều từ nền văn hóa – văn minh Trung Hoa. Đấy cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến sự gần gụi, hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đấy cũng là thực tế hiển nhiên không thể phủ định. Không thể có chuyện giới nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong trăn trở tìm về nguồn cội lại bỏ qua những giá trị xác định để thay bằng những lập luận“khoác lác”“hư cấu”? Càng không thể tưởng tượng ra rằng nó có mục đích “đưa vào nội dung giáo dục quốc dân” để làm băng hoại quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.

2.    Nửa sau của thế kỷ trước (thế kỷ XX), Việt Nam đã phải liên tục chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh không cân sức: Kháng Pháp và kháng Mỹ. Cùng với nhân dân toàn thế giới, Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả về cả vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm, khi Mỹ trực tiếp đổ quân vào tham chiến – có lúc lên đến hơn nửa triệu – nhiều chính phủ và tổ chức nhân dân trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng gửi quân chí nguyện đến giúp đỡ Việt Nam, nếu được phía Việt Nam chấp nhận. Với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và cũng xét tới các hệ lụy, Chính phủ Việt Nam không chủ trương nhận quân tình nguyện chiến đấu, đặc biệt là bộ binh, và đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến thiện chí năm châu. Những quân nhân nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa phòng không, không quân …), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên mà lãnh đạo nước này mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu. Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội hậu cần (công binh) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc. Trung Quốc cũng đề nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó khăn ác liệt vì bạn chưa quen. Thời kỳ đó, không quân Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các tuyến giao thông phía bắc đường số 5. Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt – Trung. Các lực lượng chí nguyện Quân Giải phòng Trung Quốc đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, quên mình vì nghĩa lớn, đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, không chỉ góp phần khắc phục đường sá bị phá hoại, giúp Việt Nam làm mới nhiều con đường, nhiều công trình mà còn tham gia chiến đấu, trực tiếp bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ. Tổng cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần) trong đó hơn 1000 chiến sĩ hy sinh (hơn 4000, bao gồm cả các chiến sĩ bị thương). Theo đề nghị của phía Trung Quốc, các liệt sĩ Trung Quốc đã được chôn cất tại trên 40 nghĩa trang ở Việt Nam và hiện nay vẫn được chính quyền và nhân dân các địa phương coi sóc, tu tạo.
3. Phía Trung Quốc từng xuất bản một cuốn sách công bố 7 lần xuất quân ra nước ngoài của Quân Giải phóng Nhân dân từ sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, trong đó quá nửa là xuất quân sang Việt Nam. Điều đau lòng là, hầu hết những lần xuất quân đến Việt Nam ấy đều được mô tả là để “đánh trả”, “trừng phạt” cái quốc gia mà Trung Quốc từng coi là anh em (đến bây giờ có lẽ vẫn là “anh em” vì lãnh đạo hai bên nói chung vẫn ôm hôn nhau theo kiểu “các nước anh em” thường làm).
Chúng tôi sẽ không đề cập đến ở đây bản chất các cuộc “đánh trả” và “trừng phạt” ấy – xin trở lại một dịp khác, nếu cần thiết – mà chỉ xin trao đổi những gì liên quan được nêu ra từ các bài viết trong “Những điều không thể không nói ra”.
Thứ nhất, phải khẳng định rằng, trừ cuộc “tiến quân” trong giai đoạn 1965 -1968 nhằm chi viện nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tôi vừa đề cập, tất cả các cuộc tiến quân khác (1974: đánh chiếm Hoàng Sa – Trung Quốc gọi là Tây Sa; 1979: Chiến tranh biên giới Việt – Trung; 1983 - 1984: đánh chiếm các điểm cao chiến lược ở tỉnh Hà Giang - Trung Quốc gọi là Lão Sơn (và xung quanh); 1988: đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa – Trung Quốc gọi là Nam Sa) đều do Trung Quốc âm thầm khởi binh rồi bất ngờ đánh úp, nhằm lúc đối phương chưa sẵn sàng chuẩn bị. Tất cả đều giống nhau, không ngoại lệ. Làm gì có cái gọi là “sự xâm lăng, khiêu khích từ phía Việt Nam”? Mưu kế chiến tranh từ thời Tôn Tử đã chẳng lạ gì phương sáchmà sau này L.Hart và nhiều tác gia quân sự đông tây phải ngả mũ, “Nguyên cớ ư ? Ở ta!”
 Thêm nữa, sau năm 1975, mặc dù giành được nguyện vọng ngàn đời là độc lập dân tộc, thống nhất non sông, Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ bởi ba mươi năm chiến tranh (nền kinh tế Việt Nam bị tụt đến đáy trong thập niên 75 - 85 là một minh chứng). Lo ăn, lo mặc cho dân mình còn chưa xong lẽ nào Việt Nam còn muốn mang sức kiệt đi đánh nước người? Mà đó lại là quốc gia hùng mạnh Trung Quốc và còn hơn thế nữa, một đất nước đã có sự ủng hộ to lớn cho Việt Nam trong kháng chiến! Ơn vừa mới đó mà đã quên được ư? Trọng ơn là truyền thống của dân tộc này, không ai có thể bới ra được chứng cứ ngược lại!
Và do đó phải thừa nhận là Việt Nam đã bị bất ngờ khi cuộc chiến tranh tháng 2/1979 xảy ra. Có thể có xung đột cường độ thấp nhưng là cả một cuộc chiến tranh với sự tiến quân ồ ạt của hàng chục sư đoàn đối phương trên toàn tuyến biên giới là điều chưa được phía Việt Nam tiên liệu.
Thứ hai, cần phải nói rõ một điều: Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) là của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Và càng không có việc Việt Nam đã “hoàn toàn thay đổi lập trường” về vấn đề này. Câu chuyện như sau: Năm 1958, sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về lãnh hải 12 hải lý, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ tuyên bố ấy, chỉ đơn giản như vậy. Sự ủng hộ đó là thiện chí nếu tính tới cuộc xung đột giữa nước Trung Hoa nhân dân với Đài Loan trong vùng Kim Môn, Mã Tổ lúc bấy giờ. Còn trong năm 1974, khi xảy ra sự việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (Tây Sa), chính các bên đang quản lý thực tế vùng biển này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Thứ ba. Bắt đầu từ sự xâm lược của thực dân Pháp thế kỷ XIX lập nên xứ Đông Dương thuộc Pháp rồi tiếp đến là cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra giữa thế kỷ XX mà mà vận mệnh của ba nước Đông Dương gắn chặt với nhau: chung một kẻ thù, chung một mục đích giải phóng và độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chung, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân Lào, nhân dân Campuchia anh em và Việt Nam cũng hết lòng vì đất nước và nhân dân bạn. Làm theo lời dạy đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp bạn là giúp mình”, hàng chục vạn chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã không tiếc xương máu chiến đấu quên mình trên đất nước Lào và đất nước Campuchia, không nhằm một mục đích tiểu bá, đại bá hay Liên bang Đông Dương nào hết. Một khi chiến tranh kết thúc, tình hình yên ổn trở lại và được nhân dân bạn cho phép, tất cả các lực lượng này đã rút hết về nước, bao gồm cả những liệt sĩ đã nằm xuống trên đất Lào, Campuchia cũng được quy tập về đất mẹ Việt Nam (con số được quy tập đến nay đã là gần 50.000 liệt sĩ). Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay lại cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển đất nước mình, với tư cách là những quốc gia độc lập, có chế độ chính trị riêng biệt, điều mà cả thế giới đều thấy rõ.
Đáng ngạc nhiên là trong bài “Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á”, tác giả gợi lại vấn đề không có thực là “lãnh thổ K.K.K” và “một phần đất đai Campuchia bị mất vào tay Việt Nam”. Với mục đích gì vậy? Tác giả có biết rằng trong tháng 8 năm 2012 vừa qua chính đại diện của nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu được có tiếng nói tại tổ chức quốc tế này của cái gọi là “phong trào K.K.K”? Sự trung thực cộng sản – nếu có thể gọi như vậy – là ở chỗ nào?
 Thứ tư. Có những sự thực ít người biết đến, nhưng chẳng lẽ những người chủ trì một tạp chí có tên tuổi trong ngành như “Thế giới tri thức” lại ở trong trường hợp như vậy? Tôi muốn đề cập câu chuyện về điểm cao khống chế 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Trong bài “Quan hệ Việt – Trung từ năm 1949 đến nay”, tác giả đã mô tả những trận đánh đẫm máu, ác liệt để giành khu vực này vào năm 1984 như là cuộc chiến đấu vinh quang chống lại sự xâm lược của quân đội Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi còn được biết, nơi đây nay đang trở thành một điểm du lịch của phía Trung Quốc với những trưng bày và thuyết minh bất chấp chân lý, bất chấp mọi sự nhẫn nhịn, trên thực tế phá hoại quan hệ Việt-Trung mà các bạn bày tỏ muốn vun đắp. Liệu có cần phải đánh thức “sự thật lịch sử”?
Cuối cùng, về câu chuyện hoang đường “Việt Nam bắt nạt Trung Quốc”, “Việt Nam luôn áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước không lùi”, để thay lời kết luận, tôi xin kể hai chuyện nhỏ : Tháng 1/1979, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch phản công đánh trả cuộc xâm lấn toàn diện của chế độ Pôn Pốt với một tốc độ tiến quân mà các hãng thông tin trên thế giới mô tả là nhanh như điện sẹt, các mũi tiến công và vu hồi đã sẵn sàng khép chặt biên giới Campuchia – Thái Lan trong “tích tắc”, thì lập tức nhận được lệnh buông lỏng, nhờ đó mà bộ sậu lãnh đạo Khơme đỏ chạy thoát. Nhưng mục đích đã đạt được: Không để một ai trong số hàng ngàn chuyên gia cố vấn quân sự và dân sự “người nước ngoài” bị kẹt lại hoặc bị bắt giữ. Câu chuyện thứ hai là tháng 2 năm ấy (1979), bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của Quân đội Trung Quốc, các lực lượng phòng ngự Việt Nam tạm thời bị đẩy lui khỏi tuyến biên giới. Nhưng ngay sau cuộc phòng ngự, bộ đội Việt Nam đã tổ chức phản công và một chiến dịch – chiến lược tiến công quy mô với lực lượng mạnh cả xung lực lẫn hỏa lực nhằm vào đối phương đang tập trung ở một thành phố biên giới đã được triển khai. Mọi sự đã sẵn sàng và đây chắc chắn là một đòn giáng trả mạnh mẽ, gây thương vong nặng nề. Chỉ ít giờ trước thời điểm nổ súng, chiến dịch được hủy bỏ khi phía Trung Quốc tuyên bố bắt đầu cuộc triệt thoái.
Thẳng thắn và mà nhìn nhận, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bản chất là một mối quan hệ tích cực và cần phải như vậy. Xin được đề cập đến vào một dịp khác. Bài viết này của tôi không có mục đích tranh luận, ngay cả về phương diện học thuật. Nó đơn giản chỉ là “những điều không thể không nói ra”, không thể không làm rõ vậy thôi.





GOOGLE.TIENLANG: TUYỂN TẬP THƠ BẠN ĐỌC TẶNG XUÂN DIỆN+QUANG VINH

http://googletienlang.blogspot.com/2012/05/tang-ku-dien.html