Những cái xe tải IFA một thời cõng đạn ra chiến trường, một thời chạy khắp đất nước. Thiết bị mỏ, máy móc công nghiệp nặng, cho đến cái máy tiện máy phay CHDC Đức ngày nay vẫn còn chạy.
Có một cảnh ngộ chung của các nước Đông Âu và những xứ lạ. Một thời được Tây ca tụng trên mây những rồng những hổ. Nay tàn tạ ốm yếu, thậm chí đánh mất cả chủ quyền và độc lập tự do, những thứ họ có dưới thời CCCP.
Ba Lan, Ru, Bun, U, VN… là những quốc gia như vậy.
Một trong số đó là Latvia
Thủ đô Riga một thời là biểu tượng cất cánh với đủ những mỹ từ huyên náo ầm ĩ, nay im lìm đìu hiu như thị xã tỉnh lẻ. Nhiều thị dân đã bỏ đi nơi khác kiếm sống, cả đất nước vắng vẻ như trên hoang mạc không người. 2,7 triệu dân dưới thời Liên Xô, nay còn 2,2 triệu, nhưng con số thực tế còn thấp hơn nhiều: 1,8 triệu. Họ bỏ đi đâu? Dĩ nhiên là đến thiên đường phương tây cày thuê cuốc mướn, họ nhặt dâu tây đâu đó ở Ai-xơ-len, làm lao công ở Đức hay làm hộ lý ở Anh. Tương lai sáng láng một thời theo phương tây nay ảm đạm mờ mịt, những ước mộng xưa lặng lẽ rơi rụng.
Xưa kia, năm 1710, Sa Hoàng Peter đại đế đã chiếm thành phố trong cuộc Chiến tranh phương bắc, rồi sau đó trở thành thành phố cảng công nghiệp của đế chế Nga, thành phố lớn thứ 3 toàn Nga sau Mat-xcơ-va và St. Petersburg, giàu có và thịnh vượng từ đó cho đến tận WW-I. Dân chúng Latvia ngày nay chẳng còn nhớ, Sa Hoàng đã phải chuộc cho Vua Thụy điển 2 triệu thaler bạc để có được độc lập cho cả vùng đất phía bắc này.
Thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, Riga có tuyến đường sắt đầu tiên, trường Đại học tổng hợp đầu tiên, nhà máy Russo-Balt chế tạo ô tô, máy nông nghiệp, tàu thủy, động cơ diesel. Thời Liên Xô thậm chí còn huy hoàng hơn, cả Latvia là khu công nghiệp khổng lồ, họ có mọi thứ: xe tải, đài radio Popov, bán dẫn, máy bay, đầu máy xe lửa, dược phẩm, vải, dệt, mỹ phẩm, đồ tiêu dùng. Nhà máy điện lớn nhất Liên Xô ở đây VEF, có sản phẩm xuất khẩu đến 42 nước!
Kể từ khi tách ra độc lập một cách hòa bình năm 1991, có vẻ như tương lai sáng láng đang chào đón Latvia, họ có nền tảng công nghiệp vững chắc, nền khoa học kỹ thuật nhiều tiềm năng, đội ngũ nhân công, tri thức tay nghề rất cao. GDP của Latvia lúc đó xếp thứ 40 thế giới, đứng trên cả Ai-xơ-len.
Nhưng sau 20 năm về với phương tây thì mộng vỡ. Người ta giận giữ và mỉa mai cay đắng, thậm chí như ông cựu TT Guntis Ulmanis (1993-1999) chửi đổng: Latvia chúng ta chui từ cái lỗ trong quần của tôi ra! (cụ c ứt)
Mong ước độc lập tự do đã lâu và khi nó đến, chẳng ai biết làm gì với độc lập tự do. Thứ đó không ăn được! Giống như câu chuyện kể của ông Pat Buchanan về một cảnh thường thấy trong những bộ phim kinh điển Hollywood: Jack và Joh ngồi trong chiến hào, hút thuốc lào vặt và tám chuyện gẫu. Jack hỏi Joh: Joh à, cậu sẽ làm gì sau tất cả những chuyện này kết thúc?
Sau khi chuyện đó kết thúc, chẳng ai biết làm gì tiếp, cũng chẳng thể bỏ độc lập tự do vào nồi để nó thành món súp. Và thế là ý tưởng đầu tiên ra đời: ăp cắp cái đã. Ăn cắp gia tài của Liên Xô để lại để có cái bỏ vào nồi thành món súp, thành sơn hào hải vị.
Để ăn cắp được, cần cái tên quen thuộc và mỹ miều: “Tư nhân hóa!” Rất nhanh chóng, ý tưởng trộm cắp này phá hoại sạch sẽ hạ tầng công nghiệp Liên Xô để lại, khoét rỗng những nhà máy trình độ hàng đầu thế giới, chúng làm đội ngũ lao động có tay nghề và trưởng thành qua nửa thế kỷ thất nghiệp và bị tống cổ ra vỉa hè. Những kẻ nắm quyền làm cái việc cuối cùng: triệt hạ nốt những người ý thức được chúng đang phá hoại!
Những gì không ăn cắp được, không phá được thì bán rẻ cho các ông chủ nước ngoài. Cũng rất nhanh chóng, đám theo phát xít vốn tá túc bên phương tây, vất vưởng qua ngày bằng bơ thừa sữa cặn quay lại đòi quyền lợi, đòi tài sản. Với bản năng di truyền ghét Nga, chúng quét sạch những gì còn sót lại vốn dính dáng đến Nga.
Có khoảng 300 ngàn tên phát xít như thế, trong đám đó, không ít là tay sai của Anh-Mỹ. Chúng mang tư tưởng bài Nga (Russophobia) thay thế cho ý thức hệ đứng đắn. Thí dụ, kẻ đứng đầu cơ quan tình báo Latvia mang tên Cơ quan bảo vệ hiến pháp Latvia là tướng Janis Kazhotsinsh lại không hề là công dân Latvia, hắn có quốc tịch Anh. Thực sự cơ quan này có quyền lực vô hạn ở Latvia. Nó kiểm soát Quốc hội, Hội đồng an ninh quốc gia, kiểm soát mọi thứ của đất nước “độc lập-tự do” này.
Xem thêm:
Câu chuyện Sô Viết - Sự dối trá có hệ thống
Tiếp theo, đám chuyên gia, cố vấn kinh tế, chính trị xã hội từ phương tây kéo đến chỉ bảo và điều khiển những con rối lãnh đạo.
Tưởng như về với EU và NATO giàu có thì Latvia sẽ được giúp đỡ, nhưng không hẳn, cái tổ chức ích kỷ này chẳng giúp được gì ngoài ác mộng. Thứ ác mộng Liên Bang Xô Viết giờ đây còn tồi tệ hơn! Tự nhiên dân chúng xứ “độc lập tự do” Latvia thấy mình trong cái “Xô Viết mới” lạnh lùng, ích kỷ và tồi tệ cả vạn lần.
Giai đoạn 1 hoàn thành. Cái còn lại trên đất nước Latvia là một đống phế thải. Giai đoạn 2 còn đáng sợ hơn: con cừu non trong tay tài phiệt quốc tế!
Cho đến đầu 2000, chưa cần cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu năm 2008, Latvia đã nằm trọn trong tay đám tài phiệt tài chính quốc tế. Chúng bắt đầu xẻ thịt con mồi nhỏ cho bữa điểm tâm sáng, mua sạch mọi nhà băng, mọi tiếng xủng soảng của vàng và thiết lập Ngân hàng trung tâm kiểm soát toàn bộ dòng tiền tệ Latvia. Từ chỗ lạm phát bằng 0, đồng lats bắt đầu bị chúng cướp bóc bằng cách phá giá. Ngoại tệ được bơm căng đầy, chúng gõ cửa từng nhà và hỏi: Ồ! anh bạn vẫn chưa vay tiền của chúng tôi ư? Vay vô điều kiện mà, chỉ cần anh bạn có hộ chiếu.
Dân chúng sướng như điên, cuộc sống như thiên đường, sắm xe xịn toàn Lexus hay Porche, mua kim cương và ở biệt thự lắp bệ xí mạ vàng. Say sưa ăn chơi hưởng thụ, làm gì phải lo chứ, GDP của chúng ta đến người Đức cũng phải mơ mà! Một rừng media phương tây chẳng đang ca ngợi trên mây phép màu Latvia, con hổ Latvia sao? Người Nga đang thèm muốn ghen tỵ với chúng ta kìa!
Để có được dòng tiền lưu thông khổng lồ, bất động sản được định giá rất cao (trò này chúng diễn suốt mấy thế kỷ rồi!) tất cả bỏ bê sản xuất kinh doanh tử tế để nhảy vào bất động sản, trong khi đó đồng lats cứ mất giá dần dần và lạm phát vượt xa GDP khiến tăng trưởng thực đã âm từ lâu mà không kẻ nào nhận ra. Lợi nhuận thu được từ bất động sản khiến tất cả mờ mắt, 500% một năm đến buôn ma túy cũng chẳng bằng.
Nền kinh tế thực, tức là khối sản xuất chết rất nhanh chóng vì cái lợi nhuận bất động sản kia giống như bị ngộ sát. Những siêu thị khổng lồ bán hàng phương tây hút sạch tiền mặt, giới công nghiệp và sản xuất nội địa méo mặt đóng cửa vì không bán được hàng và cũng không tiền đầu tư sản xuất. Các khoản nợ ngoại tệ trong nhà băng lớn dần! Cái thòng lọng nô dịch kinh điển ngày càng xiết chặt!
Cho đến 2007, toàn bộ nền kinh tế-tài chính Latvia đã bị băng đảng tài phiệt quốc tế khống chế. “Các nhà bảo trợ" thay mặt EU, WTO, IMF lúc này ra mặt phá hủy nốt khối kinh tế thật Latvia. Sụp đổ bắt đầu, trách ai đây khi chính họ chui đầu vào thòng lọng!
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu. Dân chúng Latvia vĩnh biệt cuộc sống xa hoa bằng món nợ khổng lồ và bán xứ cày thuê cuốc mướn như câu chuyện kể trên. Giờ họ hiểu thế nào là nền kinh tế tân-tự do, là toàn cầu hóa! Thất nghiệp trên 25%, nợ quốc gia 130% GDP trong khi 75% sức mạnh kinh tế đã bán cho nước ngoài. Con hổ Latvia giờ như con chuột trong rọ.
Có câu chuyện cổ tích đã đến hồi kết, đó là chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng - Сказка о рыбаке и рыбке”, thơ của Puskin. Phép màu đã hết, cái máng lợn sứt mẻ lại lù lù hiện ra trước mặt.
...
На пороге сидит его старуха,
А пред нею разбитое корыто.
Ngồi trên ngưỡng cửa cũ của mình,
và trước cái máng vỡ của mình.