25 tháng 5 2019

Từ Trang An Biên đến Kẻ Chợ: Nước Xích Quỷ và con số chín

Tiếp tục về địa giới nước Xích Quỷ và nói chuyện con số chín trong văn hiến Việt.

Về sông Dài, như đã nói trong "Ngày xửa ngày xưa", là con sông Cái, sông Mẹ của người Việt cổ, đoạn hạ lưu có một hồ lớn, nông kích thước thay đổi theo mùa đóng vai trò là hồ điều hòa của sông Dài, gọi là hồ Động Đình, nằm giữa hai tỉnh được đặt tên căn cứ theo vị trí hồ: Hồ Nam và Hồ Bắc (湖北, "phía bắc hồ", tên gọi tắt chính thức là Ngạc [鄂, lấy theo tên nước Ngạc {鄂國, ~1200 - 863 TTL} chư hầu của nhà Thương, nay là thành phố Ngạc Châu 鄂州市 ở phía đông của tỉnh], tên gọi tắt không chính thức là Sở [楚 theo tên nước Sở {楚國, còn gọi là nước Kinh 荆國 hay Kinh Sở 荆楚; Phạn: श्रीक्रुंग / Srikrung, 1030 - 223 TTL}]). Chính xác thì hồ Động Đình nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hồ Nam. Cư dân ban đầu ở khu vực Ngạc Châu vốn là người Việt cổ, đã canh tác lúa nước trên quy mô rộng tạo nên nền Văn hóa Đại Khê (大溪文化, 4500 - 3000 TTL) trải dài từ miền tây Hồ Bắc đến miền đông Tứ Xuyên và đồng bằng sông Châu (珠江, con sông dài thứ ba TQ, chảy qua Lưỡng Quảng, Vân Nam 雲南, Quý Châu 貴州, một phần các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây [江西, "phía tây Giang Nam"]), di chỉ Văn hóa Đại Khê có dấu tích về hào và tường thành quanh khu định cư, niên đại sớm nhất Viễn Đông.

Về Ba Thục, như đã nói trong "Ngày xửa ngày xưa", là hai nước Ba và Thục (hay Cổ Thục 古蜀國, Thục Sơn 蜀山國). Nước Ba khởi thủy là một liên minh lỏng lẻo hoặc là một tập hợp các tù trưởng, bao gồm một số thị tộc của người Ba độc lập cùng công nhận một vị quân chủ, theo huyền sử TQ, là Hàm Điểu con thứ Bào Hy, hình thành quốc gia liên minh bộ lạc cùng thời với Xích Quỷ và Cổ Thục. Trong “Sơn Hải kinh” có ghi:
Tây Nam có Ba quốc, Thái Hạo sinh Hàm Điểu, Hàm Điểu sinh Thừa Ly, Thừa Ly sinh Hậu Chiếu, Hậu Chiếu thị thủy vi Ba nhân (Hậu Chiếu được xem là thủy tổ của người Ba)
cho rằng Bào Hy là tổ tiên xa xôi của người Ba và nguồn gốc nước Ba là từ phía tây Hồ Bắc ở các khu vực tại vùng trung lưu lưu vực sông Hán (漢江, còn gọi là Hán Thủy 漢水, sông nhánh dài nhất của sông Dài, bên tả ngạn), đến đời Hậu Chiếu mới di cư đến khu vực miền Đông Tứ Xuyên, sau này là Ba quận. Các thị tộc người Ba rất đa dạng, bao gồm nhiều sắc tộc. Nước Thục cũng khai quốc từ thời kỳ Tam Hoàng tại đồng bằng Thành Đô (成都), do thị tộc Thục Sơn (蜀山氏, bộ lạc Nhiễm) làm quân chủ. Dân cư chủ yếu ở Thục là người Khương (羌族, sách cổ TQ gọi là Tây Khương 西羌, Tây Nhung [西戎, "giống man di mọi rợ phía Tây", thuật ngữ miệt thị của tộc Hoa Hạ, chữ "Nhung" 戎 trong chữ Hán cổ vốn có bộ thủ "khuyển" 犭nay đã lược bỏ], Khương Nhung 羌戎 - rợ Khương), số ít Việt cổ, và tiền thân Hoa Hạ.

Như vậy, lãnh thổ Xích Quỷ trải từ Đồng bằng sông Dài (長江三角洲: "Trường giang Tam giác châu", tạo thành từ trầm tích của sông Dài) qua Cao nguyên Vân - Quý (雲貴高原: Vân Quý cao nguyên) Đồng bằng sông Châu (珠江流域, "Châu giang Tam giác châu" hay Đồng bằng sông Việt [tức "sông Quảng Đông"], 粵江三角洲: "Việt giang Tam giác châu", tạo thành từ trầm tích của sông Châu) đến Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Mã với địa hình đồi núi sông ngòi đầm lầy xem kẽ. Thời bấy giờ khí hậu Hoa Nam vẫn còn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, cư dân Xích Quỷ là hậu duệ những người Hòa Bình (Hoabinhiens, 17 - 7 NN) ăn ốc sò điệp, đánh bắt cá, săn thú nhỏ, hái lượm củ quả đã thuần hóa lúa nước, các loại khoai, thuần hóa trâu, chó, lợn, gà, gác tre gỗ làm nhà sàn để ở, điều kiện thiên nhiên thuận lợi tạo cho cư dân bản tính thuần hậu, chất phác.

Trong đó Đồng bằng sông Dài, Cao nguyên Vân - Quý, Đồng bằng sông Châu quen gọi là Hoa Nam (華南: miền Nam 南 Trung Hoa). Đường đẳng nhiệt 0 độ trong tháng 1 và đường đẳng giáng thủy 800 mm tại TQ tạo thành một đường gần trùng với Hoài Hà - rặng Tần Lĩnh được coi như là đường phân chia tự nhiên giữa Hoa Nam và Hoa Bắc (華北: miền Bắc 北 Trung Hoa, địa bàn phát tích của tộc Hoa Hạ, ven Hoàng Hà. Hoài Hà (淮河, hay Hoài Thủy 淮水) là con sông lớn thứ ba ở TQ, bắt nguồn từ Đồng Bách Sơn tỉnh Hà Nam, chảy qua miền nam tỉnh Hà Nam, miền bắc các tỉnh An Huy (安徽, tên gọi tắt là Hoàn 皖) và Giang Tô (江蘇, tên gọi tắt là Tô 苏, theo tên Cô Tô 姑苏, nay là Tô Châu 蘇州, cái nôi của văn hóa Ngô [吴, Câu Ngô 句吴, hay Cú Ngô 句吴, Công Ngô 工吴, 攻吾…]) đổ vào sông Dài tại khu vực Tam Giang Doanh (thuộc thị xã Giang Đô 江都 thành phố Dương Châu tỉnh Giang Tô). Rặng Tần Lĩnh (秦嶺) là dãy núi chính chạy theo hướng đông - tây ở phía nam tỉnh Thiểm Tây (陝西, tên gọi tắt là Thiểm 陝 hoặc Tần 晋, theo tên nước Tần [晉國, 900 - 221 TTL]). Thiểm Tây cũng được gọi là Tam Tần (三秦, ba trong số 18 nước 十八国 hình thành từ các bộ phận của đế quốc Tần sau sự sụp đổ của nhà Tần), gồm Ung (雍, trung tâm Thiểm Tây và phía đông Cam Túc [甘肅, ghép tên hai châu 州 Cam, Túc thời Hán, tên gọi tắt là Cam hay Lũng 陇 / 隴, cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc]; Tắc [塞, phía đông bắc Cam Túc] và Địch [翟, phía bắc Cam Túc].

Khu vực Tam Tần nằm ở khu vực trung tâm của đế chế Tần, còn gọi là Quan Trung (關中, tức Bình nguyên Quan Trung 關中平原 hay Bình nguyên Vị Hà 渭河平原, tương ứng với thung lũng hạ du Vị Hà 渭河, chi lưu lớn nhất của Hoàng Hà), gọi là "Quan Trung" để phân biệt với "Quan Đông", tức Bình nguyên Hoàng thổ (華北平原, tức Bình nguyên Hoa Bắc 華北平原, đồng bằng phù sa lớn nhất Đông Á tạo thành từ trầm tích của đất vàng Hoàng Hà). Trầm tích đất vàng của Hoàng Hà tạo thành Cao nguyên Hoàng Thổ (黃土高原, tại thượng và trung lưu Hoàng Hà), đất tơi xốp như bụi bay, nổi tiếng là trồng cao lương và Bình nguyên Hoàng Thổ tại trung và hạ lưu Hoàng Hà, một trong các vùng nông nghiệp quan trọng nhất của TQ với các loại cây trồng như ngô, lúa miến, lúa mì vụ đông, rau, và bông.

Cao nguyên Hoàng Thổ chiếm phần lớn các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây cũng như nhiều phần của Cam Túc, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (寧夏回族自治區) và Khu tự trị Nội Mông Cổ (Övör Mongolyn Öörtöö Zasakh Oron / 内蒙古自治区). Cư dân ở đây sống trong các diêu động (窰洞, tạo nên bằng cách đục khoét vào lớp đất hoàng thổ, ấm vào mùa đông, mát về mùa hè). Bình nguyên Hoàng Thổ trải rộng trên phần lớn các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Đông, cư dân sống trong căn lều tạo nên bằng cách đào xuống đất hoàng thổ đầm kỹ, bên trên gác cây que lợp da thú tạo thành mái. Sau này khi đã có rơm rạ từ lúa kê, lúa miến thì trộn bùn rơm mà đắp mái. Thủ đô Bắc Kinh (北京, "Kinh đô phía Bắc", tên gọi tắt Kinh 京) nằm ở rìa đông bắc của bình nguyên, Thiên Tân (天津, thành phố công nghiệp và cảng biển quan trọng) nằm ở bờ biển phía đông bắc bình nguyên.

Địa lý của vùng Bình nguyên Hoàng Thổ có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và chính trị TQ. Không giống như các khu vực ở Hoa Nam, Bình nguyên Hoàng Thổ không bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi, lại có khá ít sông, do vậy việc thông tin liên lạc khá nhanh chóng dẫn đến, ngôn ngữ tương đối đồng nhất, tương phản với tình trạng có nhiều ngôn ngữ hay phương ngữ ở Hoa Nam nên trung tâm chính trị của TQ thường được đặt ở đây. Do đất đai màu mỡ của vùng Bình nguyên Hoàng Thổ tiếp đến Cao nguyên Hoàng Thổ dần dần chuyển sang vùng thảo nguyên và sa mạc ở Trung Á mà không có ranh giới tự nhiên giữa các vùng, nên Bình nguyên Hoàng Thổ dễ dàng bị xâm nhập từ Trung Á, Bắc Á và Mãn Châu, điều này đã thúc đẩy việc xây dựng thành quách để chống xâm nhập mà Vạn Lý Trường Thành (萬里長城: "Thành dài vạn lý", gọi tắt là Trường Thành) là tiêu biểu.

Mặc dù đất đai của Bình nguyên Hoàng Thổ màu mỡ song là nơi giao nhau của luồng khí ẩm từ Thái Bình Dương và luồng khí khô từ vùng nội địa châu Á khiến dễ bị lũ lụt cũng như hạn hán, lại khó tiên định khí hậu. Hơn nữa, sự bằng phẳng khiến nó phải hứng chịu các trận lụt lớn khi các công trình thủy lợi bị hư hỏng cũng như dễ dàng triển khai nhiều quân lính để xâm lược hoặc chống xâm lược. Tình trạng lụt lội của Hoàng Hà tồi tệ hơn rất nhiều so với khu vực dọc sông Dài về hướng nam. Cư dân sống gần Hoàng Hà phải chống chịu với thiên nhiên khắc nghiệt hơn để chế ngự lũ lụt và tưới tắm mùa màng.

Ở bất kỳ mức độ nào, Bình nguyên Hoàng Thổ là vùng lớn nhất với số dân cư tập trung đông đảo nhất. Ở những nơi con người sản xuất ra được nhiều lương thực hơn nhu cầu của họ, các chiến binh đã được thúc đẩy phát triển, không chỉ chống lại các bộ lạc du mục từ thảo nguyên mà còn để đi cướp đoạt tài sản, chinh phục đất đai các bộ lạc xung quanh. Do đó các vị thủ lĩnh chinh phục bắt đầu nổi lên ở Bình nguyên Hoàng Thổ cũng như tình trạng ở phía tây châu Á. Những điều này đã kích thích một nỗ lực tổ chức tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của một nhà nước tập trung hóa nhằm quản lý các kho lương thảo, bảo trì các công trình thủy lợi và chống lại cũng như tiến hành các cuộc chinh phạt.

Trở lại với Vua Kinh Dương, Mẫu (Mẹ) Thoải (母水, chữ "thoải" là đọc chệch từ chữ "thủy", vị nữ thần dân gian chịu trách nhiệm quản lý các miền sông nước, tức Thủy cung Thánh Mẫu 水宮聖母 còn gọi là Mẫu Đệ Tam) trong một lần du ngoạn biển Đông đã bắt gặp một con rắn có bốn chân và một cặp sừng trên đầu. Thích thú trước hình dạng lạ kì của nó, bà liền thu phục và biến nó thành thú cưỡi của mình, đặt tên là Thần Long. Sau này Thần Long lập được nhiều công lớn, được đích thân Ông Giời cho hóa thành hình người, phong làm Động Đình Quân, cho ở hồ Động Đình phụ giúp Mẫu Thoải cai quản sông hồ đầm phá. Người Việt cổ đã sử dụng thần thoại Thần Trụ Giời để giải thích về nguồn gốc  thế giới cũng như khái niệm Ông Giời:
Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật. Giời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần dùng đầu đội giời lên cao. Rồi thần đắp đất đá thành một cái cột để chống giời. Cột càng được đắp lên cao bao nhiêu thì bầu giời càng cao rộng ra bấy nhiêu. Thần hì hục đào đắp để nâng vòm giời lên mãi lên mãi...
Từ đó, giời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, giời tròn như chiếc bát úp (gốc của thuyết "Thiên viên địa phương" 天圜墬方: "trời tròn đất vuông", nói sau). Nơi giời đất giáp nhau gọi là chân giời. Khi giời đất đã ổn định, rạch ròi, thần phá đi cái cột, hất tung đất đá khắp nơi. Vì thế, cột trụ giời bây giờ không còn nữa, nhưng vết tích của cột vẫn còn ở núi Yên Phụ (Kim Môn, Hải Dương, Yên Phụ là núi cha, Yên Tử là núi con).
Còn những nơi đất đá văng đến, thì thành núi đồi, gò đống; những chỗ bị đào thì thành biển sâu hồ rộng. Rồi những thần khác xuất hiện nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển... Dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác: 
Ông đếm cát, Ông tát bể, Ông kể sao, Ông đào sông, Ông trồng cây, Ông xây ru (núi rừng), Ông trụ giời, Ông cời cua, Ông lùa chim, Ông tìm sâu, Ông xâu cá ... Ông ... Ông (nhiều lắm)
Ông Giời là vị Vua của Thiên đình, cai quản toàn bộ bầu giời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ, đứng đầu tất cả các Thần, Tiên, Thánh, Nhân, có quyền lực tối cao với các quyền năng tự nhiên như mây mưa sấm chớp, nước lửa... Ông Giời có quyền ra lệnh cho các vị thần thực hiện các ý định của mình, thường là những điều tốt đẹp. Ông Giời cũng là người xét phong cho các vị thần, hoặc xét phạt các thần tiên và thánh nhân. Dân gian Việt Nam có rất nhiều bài thơ có chữ giời. Thường nhất là những câu mà giời dùng để chỉ toàn bộ cảnh vật thiên nhiên tồn tại quanh con người, trước hết là không gian và cảnh vật trên không. Bên cạnh đó giời như một lực lượng siêu tự nhiên, một đấng quyền uy quyết định tất cả. Giời còn làm ra vạn vật, thậm chí cả cái sướng khổ của con người. Trong ca dao Việt có nhiều câu nhắc đến đạo giời, vì là đạo nên đạo giời cũng có vị trí, giá trị trong tâm linh người Việt như những đạo khác nên Giời và Bụt (Phật) thường được đặt gần nhau, được xem như những đấng thiêng liêng như nhau, những đạo giống nhau.

Trong đạo Mẫu, Ông Giời được gọi là Vua cha, là cha của Lâm Cung Thánh Mẫu  (林宮聖母, Công chúa Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Ngàn, Bà Chúa Thượng Ngàn, hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên) và Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Liễu Hạnh Công chúa 柳杏公主, một trong bốn vị Thánh quan trọng nhất [tứ bất tử] của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt, Bà được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn Gia Long cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân", dân gian gọi là Bà Chúa Liễu), là đấng thần chủ tối cao, ở và làm việc tại một cung điện trên giời gọi là Thiên Phủ, nơi có rất nhiều tiên nữ hầu hạ, và các thiên tướng, thiên binh canh gác. Là vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu nên Ông Giời thường có ban thờ riêng trong các đền và phủ thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ.

Truyện dân gian kể con cóc lên cầu Ông Giời làm mưa. Ông Giời nhận lời rằng mỗi khi cóc gọi làm mưa xuống trần gian, giải thích một hiện tượng thiên nhiên là sau khi cóc nghiến răng thì trời mưa, cao sự đoàn kết, chính nghĩa và cũng khuyên người ta nên bảo vệ cóc là loài động vật tuy xấu xí nhưng có ích:
Con cóc là cậu ông trời,
Hễ ai đánh cóc thì trời đánh cho
Câu chuyện nổi tiếng khác là "Ông Giời và người học trò nghèo" ca ngợi quyền năng và sự công bằng của Ông Giời. Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên nhận xét:
Ông Giời đối với người dân quê Việt Nam là nguồn gốc mọi sự sống và mọi lẽ công bằng. Đấy không phải là một vị thần trừu tượng và không thể hiểu. Người ta xem ông như một con người, vua của các vua. Ông có một triều đình, ông điều khiển tất cả cuộc sống trên trời và dưới đất. Ông trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt
Khi Ông Giời đi sang Hoa Kỳ, (á lộn, bàn phím BlackBerry nó cứ thấy "Hoa" thì móc thêm "Kỳ"), Hoa Hạ, được vẽ vời muôn hình vạn trạng, lại vốn người trần, tên Trương Hữu Nhân, trang chủ Trương Gia Loan, quận Thông Châu, Thủ đô Bắc Kinh. Vì có tính khiêm nhường và kiên nhẫn, được gọi là Trương Bách Nhẫn, do hay giúp đỡ người khác, tu luyện thành tiên nên được gọi là Đại Quý Nhân, còn có những danh xưng Đế Tể, Thượng Đế, Thiên Đế, hoàn toàn chỉ là một vị quân chủ cai quản cõi tiên giới, không có quyền năng sáng thế, sống trong cung điện tại chính giữa bầu trời, tại Thiên Cực Bắc. Đế Tể có một vợ họ Vương, tức Tây Vương Mẫu (西王母) và bảy cô con gái (七女 / Tua Rua / Pleiades, nói sau). Thuyết khác, nói vợ của Trương Hữu Nhân có hiệu là Thiên Hậu, có chín (lại chín) con trai. Ban đầu, theo bản chất tộc du mục, Tây Vương Mẫu có diện mạo là một vị nữ thần già hung dữ ngự trị ở phía Tây, chuyên gây tai vạ không khác gì một quái vật, được đề cập lần đầu tiên trong chữ giáp cốt thời nhà Thương, gọi là Tây mẫu (西母). Sách "Sơn hải kinh" (山海经, thời nhà Chu [周朝, 1046 - 249 TTL]), mô tả Tây mẫu là một nữ thần nửa người nửa thú, hình thù kỳ quái đuôi báo, răng hổ, tính khí dữ tợn, thường gây bệnh dịch, gọi là Yêu mẫu (妖母):
《山海经·大漠西经》:“西海之南,流沙之滨,赤水之后,黑水之前,有大山,名曰昆仑之丘。有神人面虎身,有文有尾,皆白,处之。其下有弱水之渊环之,其外有炎火之山,投物辄燃。有人戴胜,虎齿,有豹尾,穴处,名曰西王母。《Sơn Hải kinh - Đại Mạc Tây kinh》: "Phía nam Tây hải, bên cạnh bãi lưu sa, đằng sau xích thủy, phía trước hắc thủy, có một ngọn núi lớn. Có thần nhân mình hổ, có vằn và đuôi, tất cả đều trắng, ngự tại núi ấy. Bên dưới có một vực xoáy sâu, bên ngoài lại có một ngọn núi rực lửa, có một người đeo đầu chim đái thắng, răng hổ, đuôi báo, ở trong hang, gọi là Tây Vương Mẫu."
《山海经·西山经》:“赢母之山又西三百五十里,曰玉山,是西王母所居也。西王母其状如人,豹尾虎齿而善啸,蓬发戴胜,是司天之厉及五残。《Sơn Hải kinh - Tây Sơn kinh》: "Doanh mẫu chi sơn cách phía tây 350 dặm, gọi là Ngọc Sơn, tương truyền là nơi ở của Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu kì trạng như người, nhưng có đuôi báo, răng hổ, có đeo trăng sức trên bồng tóc. Bà có tính nghiêm khắc và tàn ác."
璞注:主知灾厉五刑残杀之气也。Quách Phác chú: "Chủ quản nghiêm trang trên trời và năm hình phạt tàn hại"
《山海经·海内北经》:“西王母梯几而戴胜。有三青鸟为取食。《Sơn Hải kinh - Hải Nội Bắc kinh》: "Tây Vương Mẫu lấy đầu chim đái thắng cài lên tóc, ăn Tam Thanh điểu để sống"
Khi Tên đạo ra đời Đế Tể mới có những tước vị tôn xưng cho vị quân chủ tối cao của bầu trời, là chủ của vạn vật trong quan niệm tín ngưỡng Tiên giáo, tức là Ngọc Hoàng Thượng đế (玉皇上帝 hay Ngọc Hoàng Đại đế 玉皇大帝), gọi tắt là Ngọc Hoàng (玉皇 hay Ngọc Đế 玉帝). Trong Tiên giáo, Ngọc Hoàng vẫn ở dưới Tam Thanh (三清), do Nguyên Thuỷ Thiên tôn (元始天尊, "Thiên tôn" được hiểu như là cách cung chúc đối với vị tối cao, tương tự tung xưng "vạn tuế" trong "Hoàng đế vạn tuế, vạn vạn tuế") chỉ định làm quân chủ thiên đình, ngự trên tòa điện ở trên mây mà cai quản chúng thần thánh của Tam giới. Đến thời nhà Tống, tôn hiệu đầy đủ của Ngọc Hoàng là Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng đế (昊天玉皇上帝). Trong tiểu thuyết "Tây du ký" (西遊記) Ngọc Hoàng được mô tả như một vị quân chủ nhân từ nhưng không có tài năng, không có chính kiến, chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của các thần tiên khác. Chính vì vậy mà Tôn Ngộ Không (孫悟空) đòi phế bỏ Ngọc Hoàng để mình lên thay. Tiên đạo cũng dần biến Tây Vương Mẫu thành một nữ thần hiền từ, trở thành một trong những nữ thần tối cao và tiêu biểu, thông thường được hình dung là một bà già hiền lành, sống ở tại núi Côn Lôn thuộc phía Tây, trong vườn trồng bàn đào là giống đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già. Hình tượng về Tây Vương Mẫu nổi lên trong thế kỉ II khi hình thành "Con đường tơ lụa" (絲綢之路, hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu). Rồi Ông Giời quay về Việt với những danh xưng Hoa Hạ đó và tín ngưỡng tín ngưỡng bản địa thờ Mẫu cũng chịu những ảnh hưởng ngoại lai từ Tiên giáo.

Trong truyền thuyết hiếm của người Choang (hậu duệ Âu Việt, một trong hai chủng Việt cổ lớn trong Bách Việt, tạo thành Âu Lạc) có một vị thần cai quản bầu trời tên là bố Lạc Đà (駱駝: LuoTuo, đọc giống như Lộc Tục) vốn là chim thần sống trên trời. Sải cánh của bố Lạc Đà đủ che lấp toàn bộ mặt đất, mỗi lần bố Lạc Đà đập cánh là giông bão lại nổi lên. Bằng đôi cánh của mình, bố Lạc Đà đã kéo bầu trời bay lên cao tách khỏi mặt đất, nhờ thế vạn vật mới có thể sinh trưởng được. Vì lẽ đó ngày tận thế chính là ngày mà "Trời Sập". Hình con chim Lạc trên Trống Đồng của người Việt chính là biểu tượng của bố Lạc Đà, có lẽ những hậu duệ Bách Việt từ Giang Nam không chịu bị Hoa Hạ đồng hóa lùi dần về Lĩnh Nam rồi Văn Lang - Đại Việt, sau này trở thành các quý tộc trong thời đại Lý - Trần đã mang theo và dùng hình ảnh của bố Lạc Đà để đặt tên cho giai đoạn huyền sử của mình là Hồng Bàng (Hồng chỉ loài chim trong bộ Hạc [Ciconiiformes, gồm những loài chim lội nước lớn có cổ cao, chân dài], còn lại trong câu nói truyền đến ngày nay: "chim Hồng chim Hộc"), Bàng cũng mang nghĩa là chim) cũng như tên gọi "Lạc" trong Lạc Việt, Lạc Long Quân.

Bố Lạc Đà có vợ là mẹ Hoa, sinh tám người con trai và một người con gái (lại chín), đều là thần Mặt Trời. Nhưng bảy người con trai đã bị nữ thần Đà Giang dùng cung tên bắn chết, người con trai cuối cùng nhờ bôi tro lên mặt trở thành Mặt Trăng nên mới được tha chết, để rồi chỉ còn lại một nữ thần Mặt Trời của thế gian. Bố Lạc Đà cũng có quan hệ với Vua Kinh Dương. Nguyên Thần Long Động Đình Quân có một người con gái xinh đẹp tên là Long Nữ. Vua Kinh Dương có tài đi dưới Thủy phủ, gặp được Long Nữ, được Động Đình Quân gả con gái cho làm vợ, hai người đã sinh ra tám người con. Một lần bố Lạc Đà đến thăm Vua Kinh Dương và tặng quà cho những đứa con trai của Vua Kinh Dương. Con trai cả nhận được quả trứng tiên, ở bên trong chính là con gái của bố Lạc Đà. Chim thần không quên dặn rằng khi quả trứng nở ra thì người đầu tiên mà con gái ông nhìn thấy sẽ chính là chồng của cô. Sau đó bố Lạc Đà chia tay mọi người ra về, nào ngờ đúng lúc đó đứa con trai út Sùng Lãm (崇纜) của Vua Kinh Dương ra đời (năm 2825 TTL, cả thảy chín người con, lại chín), vì chỉ chuẩn bị tám món quà nên bố Lạc Đà không còn cách nào khác bèn lấy tên của mình đặt cho Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân.

Khi Lạc Long Quân trưởng thành, Vua Kinh Dương chia nước Xích Quỷ thành chín (cũng chín) phần đem giao cho chín người con cai quản, dự định chọn ra người giỏi nhất làm Vua đời tiếp theo, người con cả cai quản một phần, lấy hiệu Âu Long Quân. Lạc Long Quân được giao cai quản vùng phía Nam. Theo sách ta cũng như sách TQ mà ta chép, Lạc Long Quân lên ngôi năm 2792 TTL, mốc thời gian này như đã nói trong "Thời đại Hồng Bàng", được “Sử lược” xác định là thời điểm các Vua Hùng lập nước Văn Lang, trong những bài sau sẽ đề cập việc khoa học xác minh thế nào về mốc thời gian này.

Tong một lần đi săn Vua Kinh Dương bị hổ cắn chết, các con không ai nhường ai đều xưng là Vua Kinh Dương, cho mình là người xứng đáng thừa kế ngôi báu của cha. Nước Xích Quỷ từ đó bị chia thành chín nước nhỏ không bao giờ hợp nhất lại được nữa. Từ chín nước nhỏ lại tiếp tục bị chia cắt nhiều hơn tạo thành các nước nhỏ hơn nữa tạo thành Bách Việt. Chỉ có Lạc Long Quân không tham gia tranh giành, lặng lẽ lui về sống ở vùng đất được cha giao cai quản, diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự. Về phần Âu Long Quân, dù chiến tranh loạn lạc liên miên nhưng vẫn không quên lời dặn của bố Lạc Đà, luôn mang theo quả trứng bên mình mọi lúc mọi nơi không bao giờ rời xa dù chỉ nửa bước và đặt tên nó là Âu Cơ. Âu Long Quân một lần kéo quân đến quấy nhiễu  vùng đất của Lạc Long Quân bị đánh bại, trên đường tháo chạy thì quả trứng rơi xuống đất vỡ nát, để lộ bên trong là một người con gái tí hon. Và rồi người đầu tiên cô gái thấy chính là Lạc Long Quân. Âu Long Quân đau lòng vì bại trận và mất đi người mình yêu quý nên mất sớm, vùng đất Âu Long Quân cai quản cũng rơi vào hỗn loạn. Âu Cơ quả nhiên càng lớn càng xinh đẹp, nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật thường xuyên theo Lạc Long Quân đi tứ phương chữa bệnh giúp người. Về sau Lạc Long Quân và Âu Cơ trở thành vợ chồng.

Theo sách ta và TQ thì là Âu Cơ khác. Trên Hoàng Hà khi đó là thời kỳ cai trị của Đế Lai (帝哀, hoặc Đế Ai, con Đế Nghi tức là anh em con chú con bác với Lạc Long Quân), Âu Cơ là con (có thuyết chép là thiếp) Đế Lai. Lúc bấy giờ Đế Lai có quần thần là Chiyou ("Trí Zờ" có nghĩa là "ông - cha", tước hiệu tương đương và quyền lực không ít hơn hoàng đế, trong tiếng Hán là Xi Vưu hay Xuy Vưu, 蚩尤: "chiến tranh") thủ lĩnh bộ lạc Cửu Di (九夷, lại chín, tượng hình hiện đại của chữ "Di" 夷 là chữ "đại" 大 "lớn" và bộ "cung" 弓 hợp lại, ý chỉ cung tên do người Cửu Di phát minh sớm nhất, có tài bắn tên cho nên mới nói Đông Di [東夷, "giống man di mọi rợ phía Đông", thuật ngữ miệt thị của tộc Hoa Hạ chỉ các bộ lạc ở phía Đông Bắc Trung Nguyên cổ đại, Đông Di là hậu duệ Cửu Di sau này phiêu tán ra phía Đông] là những người bắn tên ở miền Đông. Nhưng nguyên thủy "Di" trong chữ giáp cốt và kế thừa là chữ được khắc hoặc đúc trên đồ đồng thực tế gồm bộ "thi" 尸 hoặc bộ "nhân" 人, không có bộ "cung", thể hiện một người cong lưng đứng trên hai chân. Chữ "Di" bộ "cung" có thể là từ thời Hán thêm bớt mà thành, do người Cửu Di còn ở lục địa đã dung hợp với người Hoa Hạ từ thời Tần - Hán).

Cửu Di có nguồn gốc từ đâu không rõ, có khả năng từng thần thuộc Đế Xích hoặc từng gia nhập vào liên minh bộ lạc mà Đế Xích làm thủ lĩnh, nhưng có thể biết chắc rằng khi đó đã hùng mạnh dưới sự thống lĩnh của thủ lĩnh cuối cùng, Chiyou, người đã đổi tên bộ lạc thành Cửu Lê (九黎, vẫn chín). Cửu Lê được cho là có quyền lực đối với chín (lại chín) bộ tộc và (chín lần chín) 81 thị tộc, địa bàn cư trú ở đâu đó tại trung lưu Hoàng Hà, một trong các tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc; Hồ Nam và Giang Tô. Người Cửu Lê chế tạo ra các loại vũ khí như đao, kích, cung, nỏ và Chiyou thường dẫn bộ lạc đi xâm chiếm, cướp phá các bộ lạc khác. Ngày nọ Đế Lai sai Chiyou thay mình trông coi quốc sự rồi mang quân đánh xuống phía Nam. Sách "Toàn thư" phần "Ngoại kỷ" dẫn nguồn từ "Tư trị thông giám", đoạn chép về Hồng Bàng còn ghi lại chi tiết, đại khái:
... thuở ấy phương bắc có đế Lai là người hiếu chiến chuyên xua quân xâm lấn các bộ lạc láng giềng, tuy nước Xích Quỷ của Lạc Long Quân là em con chú ruột nhưng ông ta vẫn cất binh tiến đánh. Hai bên gặp nhau ngoài mặt trận coi như chẳng còn bà con thân thích gì lập tức cho quân đánh giáp lá cà ngay tức khắc, quân của đế Lai không hợp với thủy thổ phía nam nên chỉ chiến đấu vài trận đã bị ngã nước đau ốm la liệt không có sức tiếp tục nữa. Lạc Long Quân thấy vậy thúc quân đánh thật mạnh khiến đế lai thua to phải rút chạy về phương bắc, không rõ nguyên nhân gì mà khi đi đánh trận đế Lai lại mang cả con gái là nàng Âu Cơ đi theo. Lạc Long Quân thấy nàng xinh đẹp nết na hiền thục khác hẳn tính cách của cha liền lấy nàng làm vợ. Nếu phân tích dòng máu thì Âu Cơ phải gọi Lạc Long Quân bằng chú xưng cháu. Tuy nhiên hồi đó xã hội còn hoang sơ chưa có lễ giáo gì nên việc lấy nhau như vậy cũng đâu có phải chuyện lạ, Còn về phần đế Lai sau khi chạy lên phương bắc vẫn tiếp tục cai trị ở xứ ấy nhưng bớt hiếu chiến hơn trước...
Đến đây thì "bọc trăm trứng" trở lại trong sách "Lĩnh Nam", Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con, là gốc Bách Việt, còn "Toàn thư" ăn bớt yếu tố trăm trứng trong bọc, chỉ nói Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra trăm người con. Tuy nhiên ngay từ Ngô Sĩ Liên trong "Toàn thư" đã nêu nghi vấn về Động Đình Quân và con gái:
Xét 'Đường kỷ' chép: Thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi
Ngô Thì Sĩ trong "Tiền biên" viết Vua Kinh Dương, Động Đình Quân và Long Nữ có nguồn gốc từ "Liễu Nghị truyền thư" (柳毅傳書):
Nay xét phần Ngoại kỷ chép: Năm Nhâm Tuất thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào? Ghi chép tên húy Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân sao riêng lược bỏ Hùng Vương? Thời Ngũ Đế trở về trước thì chưa từng gọi là vương. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy lại tại kẻ hiếu sự thấy trong Liễu Nghị truyền thư. Trong truyện nói con gái vua Động Đình gả cho con thứ của Kinh Xuyên Vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đã có vợ chồng thì có cha con, vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng, và cho đó là sự thực. Phàm những chuyện lấy từ Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, cũng như Bắc sử lấy ở Kinh Nam Hoa và thiên Hồng Liệt đấy.
"Liễu Nghị truyền thư" hay "Liễu Nghị truyện" (柳毅傳, hoặc "Động Đình linh nhân truyện" 洞庭靈姻傳, "Động Đình tình ký" 洞庭情記) là tiểu thuyết truyền kỳ của tác giả Lý Triều Uy, sáng tác khoảng triều Đường Cao Tông (唐高宗, 628 - 683), tóm tắt như sau:
Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường về gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình. Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên.
Đến đời Nguyễn Gia Long, sách "Khâm định" viết:
Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong ‘Kỷ họ Hồng Bàng, vốn từ thời Thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với Liễu Nghị truyện của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ
Chuẩn tâu những lời của sử quan, Tự Đức đã nhận định đây là những
câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc
và cho loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Vua Hùng, để
cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi
Như đã nói từ trước, sách của ta kể cả chính sử ra đời muộn hơn nhiều so với các sách của TQ cho nên có sự chép lại từ sách TQ cũng không phải lạ gì. Vua Kinh Dương  là thủy tổ, được dân ta thờ cúng, tuy không phổ biến bằng tín ngưỡng thờ cúng Thần Nông, vị thần là cụ thủy tổ của Vua Hùng đồng thời là vị thần rất được sùng bái trong tín ngưỡng nông nghiệp ở Việt Nam, được các triều đại phong kiến lập Đàn Xã Tắc để tế lễ hàng năm. Di tích đình Thượng Lãng ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là di tích cổ nhất thờ Vua Kinh Dương, tương truyền có từ thời nhà Đinh. Lăng và Đền thờ Vua Kinh Dương ở Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại phong kiến Việt xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quan quân đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng.

Bây giờ nói về con số chín, con số của sự viên mãn, tròn đầy, đồng nghĩa với việc sẽ tiếp tục sinh sôi, phát triển. Trong số học, đây là số có một chữ số lớn nhất, và khi nhân số chín với bất kì số nào cho ra kết quả là một con số có hai chữ số trở lên thì những chữ số đó cộng lại với nhau đều cho ra kết quả là chín, ví dụ: 9 x 3 = 27 (2+7 = 9); 9 x 4 = 36 (3+6 = 9). Với tính chất đặc biệt đó, số chín mặc nhiên là đại diện cho sự trường tồn, vững chắc, lâu bền, vĩnh cửu, vì thế trong tiếng Hán, số chín đọc là cửu (九) đồng âm với chữ cửu (久: "vĩnh cửu", "trường cửu") tượng trưng cho đỉnh cao ở mọi phương diện. Theo quan niệm xưa, số lẻ thuộc dương, số chẵn thuộc âm, số chín là con số lớn nhất trong dãy số dương, nên được gọi là số cực dương, chứa đựng ý nghĩa tốt lành. Trong hệ Thái Dương chúng ta đang sống, trừ Mặt Trời thì có chín hành tinh bao gồm Trái Đất. Số chín tượng trưng cho Ông Giời, ngày vía Ông Giời là ngày Chín tháng Giêng.

Số chín do đó được lấy làm tượng trưng cho quyền lực chí cao vô thượng của bậc đế vương trong xã hội quân chủ phong kiến xưa. Quan lại toàn bộ triều đình chia làm chín phẩm, tức Cửu Phẩm Quan Giai. Hoàng cung nơi Thiên tử ở có chín cửa (cửu môn, 九門) ngăn cách với ngoại giới, trong sân rồng bày chín cái đỉnh (cửu đỉnh, 九鼎), ngai vàng của bậc Thiên tử đặt trên chín bậc (cửu trùng 九重), và luôn được đặt làm sao cho khi Thiên tử ngồi thì mặt lúc nào cũng nhìn về hướng Ngọ Môn, tức hướng chính Nam, ứng với con số chín. Mà tại sao lại nhìn về hướng chính Nam? Hướng chính Nam lại ứng với con số chín? Đó lại bắt nguồn từ phương Nam, các cụ ta xưa có câu:
Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam
vợ hiền hòa nghĩa là vợ hiền lành và hòa thuận, sẽ giúp gia đình được êm ấm, hạnh phúc. Có một dị bản là:
Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam
đã làm nhà thì phải là nhà hướng Nam, điều đó cũng hiển nhiên như việc lấy vợ phải là đàn bà. Có người vặn hỏi, "lấy vợ chẳng lấy đàn bà thì lấy đàn ông à!" Mặt khác, lấy vợ là phải lấy con gái, chứ lấy “đàn bà” thì... nhiều anh không thích! Lúc này, câu chuyện có thể xôm ra trò nếu bàn về vấn đề giới tính, đàn bà ở đây là phụ nữ, nhưng ngày nay không ít người đồng tính, không hiếm chị em trông xinh như hoa hồng mà nụ có nguồn gốc từ “cây chuối”. Nói vui vậy thôi, chứ ai cũng hiểu ý người xưa muốn nói, dù “vợ đàn bà” hay “vợ hiền hòa” thì bản chất vẫn là “nữ tính”, có ngoại hình và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ như dịu dàng, duyên dáng, khéo léo, xinh đẹp, tình cảm, vị tha, tế nhị, kín đáo, tề gia nội trợ…

“Lấy vợ hiền hòa” ai cũng mong muốn, vậy còn “làm nhà hướng Nam” là vì sao? Trước hết, do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa của phương Nam nên đối với hầu hết vùng, miền, hướng Nam là hướng thuận lợi nhất để xây dựng nhà cửa, đón được đầy đủ ánh sáng và gió mát hơn hẳn các hướng khác. Đặc biệt, nhà xây hướng Nam sẽ tránh được ánh nắng chói phía Đông vào buổi sáng, buổi chiều không bị nắng chiếu gay gắt từ phía Tây, đồng thời tránh được gió nóng (gió Lào) từ phía Tây thổi tới và không bị ảnh hưởng bởi gió lạnh từ phương Bắc tràn về. Mùa Hè đón được những ngọn gió mát từ hướng Đông Nam và hướng Nam. Dân gian có câu:
Trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió
Gió Nam chưa nằm đã ngáy
Nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn… 
nói lên lợi điểm của nhà hướng Nam. Từ thời nguyên thủy, con người đã biết tận dụng hướng Nam để được mát về mùa Hè, ấm về mùa Đông, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh sự xâm hại của tự nhiên đối với sức khỏe. Phần lớn hang động có người ở từ thời Văn hóa Hòa Bình trên khắp vùng Bắc Đông Nam Á và Hoa Nam, tức là bao gồm lãnh thổ Xích Quỷ, ngày nay phát hiện được đều quay về hướng Nam hoặc Đông Nam. Không một hang có người ở nào lại có cửa quay về hướng Bắc, bởi lẽ, gió mùa kèm theo giá rét từ phương Bắc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người. Mặt khác, hướng Nam là hướng mặt trời lên cao, tượng trưng cho lửa, dương lực, mùa hạ, sự ấm áp…, cũng chính là hướng tượng trưng cho thời kỳ mạnh mẽ nhất của cuộc đời con người, phát huy khả năng, sức mạnh của bản thân mỗi người. Địa vị xã hội, tiền tài, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, tài năng đều có liên quan đến hướng Nam. Những kinh nghiệm này của người Việt cổ được đúc kết lại thành thứ mà ngày nay ta biết dưới tên Kinh Dịch.

Trong Kinh Dịch, số chín thuộc quẻ thứ 30 là quẻ Ly 離, đồ hình |:||:|, Nội quái Ngoại quái đều là ☲, hành Hỏa 火, hướng chính Nam, biểu tượng của lửa, ánh sáng, như mặt trời trên cao, sáng láng, rực rỡ. Trong "Tiên thiên Bát quái" (先天八卦, còn gọi là Phục Hy bát quái 伏羲八卦, tộc Hoa Hạ nói là do Bào Hy vẽ ra, vận động về mặt hình học là ngược chiều kim đồng hồ), phía Nam có tượng là quẻ Càn (乾: Trời [天], quẻ số một trong Kinh Dịch,, đồ hình |||  Nội quái Ngoại quái đều là ☰), nên được coi là hướng của bậc Thiên tử. Trung thiên Bát quái 中天八卦 thất truyền nên không biết ra sao, một số nhà nghiên cứu đang cố tạo dựng lại lý thuyết, còn trong "Hậu thiên Bát quái" (后天八卦, còn gọi là Văn vương Bát quái 文王八卦, tộc Hoa Hạ nói là do Văn vương [文王, Cơ Xương 姬昌, 1152 - 1046 TTL] nhà Chu vẽ ra, vận động thuận chiều kim đồng hồ, Trên - Nam, Dưới - Bắc, Phải - Tây, Trái - Đông), hướng Nam có tượng là quẻ Ly, đã nói trên. Trong bộ môn Tử vi lý số, tốt nhất với cách "Tử vi cư Ngọ", là ngôi Thiên tử (sao Tử vi) đóng ở cung Ngọ (tức Thiên tử thiết triều luôn ngồi mặt nhìn về hướng chính Nam) cùng các ngôi sao tốt đẹp, sáng sủa khác cùng nhau chiếu về, tượng trưng cho quần thần, quan lại; tạo thành "Quân Thần Khánh Hội", làm nên lá số tử vi được xem là hoàn hảo, tuyệt vời nhất.

Do vậy, khi cướp văn hiến của người Việt cổ về, tộc Hoa Hạ ứng dụng ngay vào điều kiện Hoa Bắc dù không được chính xác cho lắm, tuy nhiên ít nhất thì các bậc Thiên tử Hoa Hạ cũng còn biết tọa Bắc hướng Nam, hướng về cái gốc của triết lý Việt cổ, hướng về lẽ sáng mà xử lý công việc, cai trị thiên hạ; cung điện, thành quách được xây theo hướng này nhằm bảo vệ vị trí chí cao vô thượng. Khi tế lễ các bậc Thiên tử Hoa Hạ cũng ở đàn Nam Giao hướng về phương Nam mà hành lễ, trong khi đó tại phương Nam người Việt chổng phao câu vào mặt Thiên tử Hoa Hạ mà hành lễ. Và như đã nói trong "Thời đại Hồng Bàng", Tư Mã Thiên cố gắng "thoát Việt" bằng cách chép về Tam Hoàng khác trong "Sử ký" - "Tam Hoàng bản kỷ" với đờ Hoàng thứ Tam là
... thị tộc Nhân Hoàng có chín anh em, chia nhau trị vì cửu (九, chín) châu (州 hoặc tỉnh), mỗi người đều có đất riêng
nhưng lại lòi ra chín châu là cướp từ chín phần của nước Xích Quỷ. Truyền thuyết kể rằng Đế Lai sau khi thua trận về Bắc thì thị tộc Thần Nông từ đó suy yếu, truyền ngôi đến đời Đế Du Võng (帝榆罔, cháu ba đời của Đế Nghi, như vậy Đế Du Võng là cháu gọi Lạc Long Quân bằng chú do Đế Nghi là anh Vua Kinh Dương và Vua Kinh Dương sinh ra Lạc Long Quân), cư trú tại vùng Khương Thủy ở tây bắc TQ, thì bạc nhược lắm rồi. Lúc ấy đang vào giai đoạn cuối của xã hội cộng sản nguyên thủy, của cải tích lũy được của dân chúng giao cho tù trưởng hay thủ lĩnh của bộ lạc cai quản. Dần dần những tài sản thặng dư đó để lâu thành của riêng gia đình thủ lĩnh đó, dân chúng nhiều người bất bình đòi hỏi trả lại hoặc chia đều cho mọi người thì họ không được đáp ứng, thế lâu ngày sinh biến và "con giun xéo lắm cũng quằn" người ta nổi dậy đấu tranh. Bộ lạc Du Võng đang trên đà xuống dốc không thể cản nổi những cuộc biểu tình của dân thường khiến nó trở thành đấu tranh vũ lực.

Nhân tình hình rối ren lúc đó Chiyou đem quân đến đánh, yêu cầu Du Võng phải thoái vị nhường ngôi thủ lĩnh liên minh bộ lạc cho mình. Du Võng không có cách gì chống lại nổi Chiyou, bèn ra lời kêu gọi các bộ lạc chư hầu giúp dẹp Chiyou. Các chư hầu không ai dám đương đầu với quân Cửu Lê vì họ rất thiện chiến, vả lại họ còn chế tạo ra nhiều loại vũ khí đặc biệt sát thương hàng loạt. Du Võng đành chạy đến Trác Lộc (涿鹿县, nay là huyện thuộc thành phố Trương Gia Khẩu 張家口, tỉnh Hà Bắc) xin thủ lĩnh bộ lạc Thiểu Điển (tức là con cháu Đế Xích, theo sự bổ sung của Tư Mã Trinh vào "Sử ký"), một trong những chư hầu có kinh tế phồn thịnh nhất của triều đại Thần Nông, giúp đỡ.

Lúc đó thủ lĩnh Thiểu Điển là người thị tộc Công Tôn 公孙氏, do sống ở gò nên gọi Hiên Viên 轩辕, tức Công Tôn Hiên Viên (公孙轩辕, 2719 - 2599 TTL), về sau được biết tới là Đế Hoàng. Hiên Viên là con Thiếu Điển, cũng là thủ lĩnh bộ tộc Thiếu Điển và con gái bộ tộc Hữu Kiệu là Phù Bửu 附宝, sinh ra ở đất Thọ Khâu (寿丘, tỉnh Sơn Đông). "Sử ký" chép:
Hoàng Đế giả, Thiếu Điển chi tử
Giữa Đế Viêm, vị Thần Nông đầu tiên đến   Hiên Viên Đế Hoàng là khoảng thời gian trên 500 năm mà "Quốc ngữ" - "Tấn ngữ tứ" chép:
... xưa Thiếu Điển cưới Hữu Kiểu thị, sinh Đế Hoàng, Đế Viêm
nói Hiên Viên là anh em với Đế Du Võng, vị quân chủ cuối cùng của thị tộc Thần Nông thì hợp lý hơn. Hiên Viên lúc trẻ làm thủ lĩnh bộ lạc Hữu Hùng (有熊氏 nay thuộc khu vực thị xã Tân Trịnh 新郑 thành phố Trịnh Châu tỉnh lỵ Hà Nam, cũng là tên thị tộc hợp thành), và lãnh đạo bộ lạc này một thời gian dài, "Sử ký tập giải" chép:
Hữu Hùng quốc quân, Thiếu Điển chi tử dã
Theo "Sơn Hải kinh", Hiên Viên có người vợ đầu tại đây, người thị tộc Tây Lăng 西陵氏 tên là Luy Tổ (hay Loa Tổ 嫘祖, tương truyền là người đầu tiên chế ra việc nuôi tằm dệt vải, nên gọi là Tiên Tằm 先蚕, 累 hay 螺 đều có chữ 糸 mịch tức sợi tơ nhỏ, nhưng một số người cho rằng các tên trên có thể phiên sai từ Lôi Tổ 雷祖, nghĩa là bà Tổ Sấm, sinh ra mấy người con trong đó có Huyền Hiêu 玄囂 là con trưởng và Xương Ý 昌意), lại có các vợ bé Mô Mẫu (嫫母, cũng người thị tộc Tây Lăng), Nữ Tiết (sinh ra Thiếu Hạo 少昊). Hiên Viên sau đó kế nghiệp cha làm thủ lĩnh bộ lạc Thiếu Điển, ban đầu sống ở ven Cơ Thủy (濟水), nhân đó lấy tên sông, "Cơ" 姬, làm "tính" (姓, "tánh").

Khi con người bắt đầu đặt ra họ tên thì có hai dạng họ, "tính" 姓 và "thị" 氏, dù cùng nghĩa là "họ" nhưng theo truyền thống lịch sử TQ, "tính" và "thị" (thị tộc) có nhiều khác biệt. Các "tính" có bộ thủ "nữ" (女: "con gái", tượng hình giống cô gái đang quỳ xuống, hai tay khoanh trước ngực để chờ nghe theo mệnh lệnh sai khiến), là chứng tích của xã hội mẫu hệ, khi ấy đứa con sinh ra chỉ biết mặt người mẹ nhưng không chắc chắn về nhân thân người cha, nên "tính" biểu đạt ý nghĩa "được mẹ sinh ra", truyền theo dòng mẹ. Cơ "tính" về sau trở thành họ của các vương tử nhà Chu, tuy chỉ xếp thứ 213 trong danh sách "Bách gia tính" (百家姓, ghi lại các họ phổ biến của TQ, soạn vào đầu thời Bắc Tống [北宋, 960 - 1127]) nhưng "Cơ" là một trong các "tính" có nguồn gốc cổ nhất, theo truyền thống thì chỉ có Chu vương mới được mang Cơ "tính" vì vậy có rất ít người mang họ Cơ, cho đến nay "Cơ" là một họ hiếm ở TQ.

Theo nghiên cứu sự thay đổi tự dạng trong chữ giáp cốt từ thời nhà Thương tới thời nhà Chu của nhà Hán học người Pháp, Léon Vandermeersch, có vẻ như bộ thủ nữ xuất hiện trong các chữ Hán tạo thành trong giai đoạn nhà Thương sang nhà Chu, ít nhất là ở thời kỳ đầu nhà Tây Chu 西周 (1046 - 771 TTL), để chỉ tới các nhóm sắc dân hoặc bộ lạc, và chỉ có ở nữ giới, tức là những người phụ nữ từ các bộ lạc khác nhau được gả vào họ nhà Chu, được gọi bằng tên bộ lạc mà họ sinh ra, tức là "tính". Trong khi nam giới được gọi bằng danh xưng hoặc thái ấp của họ, tức là "thị". Nhà Chu sau khi thành lập đề ra chế độ phong kiến (封建: phong tước, kiến địa), "phong tước" là hình thức ban tặng danh hiệu cho hoàng thân quốc thích hoặc công thần các tước vị: Công 公, Hầu 侯, Bá 伯, Tử 子, Nam 男 (hoặc Khanh 卿), thường được "cha truyền con nối". Đi kèm với phong tước là việc ban tặng đất đai làm thực ấp tức là "kiến địa", để kiến lập các nước chư hầu, gọi là "phong kiến thân thích", tạo nên các giai cấp địa chủ và nông dân.

Cho đến giữa thời Đông Chu (東周 770 - 249 TTL), "tính" chỉ có các bộ lạc quyền quý được sở hữu. Khi cấu trúc xã hội trở nên phức tạp hơn, với sự hình thành xã hội phụ hệ thì "thị" được dùng để đáp ứng nhu cầu phân biệt giữa những người chung một "tính". Cùng một "tính" sẽ có nhiều "thị" khác nhau, khi này một người xuất thân quyền quý sẽ vừa mang "thị" vừa mang "tính". Các vương tử một số nước chư hầu nhà Chu, vốn là hoàng thân quốc thích nhà Chu nên đều mang "tính" "Cơ", lấy tên đất được phong làm tên nước và "thị" của mình để phân biệt với những người cũng có "tính" là "Cơ" khác, ví dụ: nước Trịnh (鄭國, 806 - 375 TTL) một chi của vương tộc nhà Chu, ban đầu được phong tước Bá ở đất Trịnh Yển làm phụ dung nên gọi là Trịnh bá (鄭伯, đóng đô tại Hoa huyện 华县, tỉnh Sơn Tây), sau hậu duệ Trịnh bá được thăng lên tước Công thì thiên đô sang đất Tân Trịnh, lấy Trịnh 鄭 làm "thị" của mình. Cuối thời Chu, các tầng lớp thấp hơn trong xã hội cũng từ từ được mang họ, do đó sự khác biệt giữa "tính" và "thị" dần mờ nhạt đi, dẫn đến thuật ngữ bá tính (百姓, nghĩa đen "trăm họ"), "lão bá tính" (老百姓, nghĩa đen "người trăm họ") được dùng để chỉ "thường dân", "nhân dân", hoặc "bình dân", đến ngày nay ở TQ vẫn còn nhiều họ dạng "thị", trong đó có "Cơ".

Tại Thiểu Điển, Hiên Viên lại có thêm các vợ bé Phong Luy (封嫘), Đồng Ngư (彤魚), sau Hiên Viên dời bộ lạc Thiểu Điển tới vùng Trác Lộc, bắt đầu định cư, phát triển chăn nuôi, trồng trọt, lấy thêm vợ bé. Truyền thuyết kể rằng Rồng xuất hiện từ thời này, ngày đó mỗi bộ lạc đều lấy hình một con vật là Tộc huy cho bộ lạc của mình, bộ lạc của Hiên Viên chọn con rắn. Sau mỗi lần thu phục 1 bộ lạc, Hiên Viên sẽ trích 1 phần Tộc huy của bộ lạc đó để thêm vào Tộc huy của bộ lạc mình như một cách tượng trưng cho chiến thắng và uy danh. Vì vậy nên Tộc huy của Hiên Viên có thêm Sừng Nai, Mặt Ngựa, Vẩy Cá, Móng Chim Ưng... Lâu dần biến đổi thành Rồng.

Đáp ứng yêu cầu của Du Võng, Hiên Viên liên kết các bộ lạc, chuẩn bị lương thực, vũ khí, triển khai một trận quyết chiến với Chiyou trên cánh đồng Trác Lộc. Liên quân đánh với quân Cửu Lê nhiều trận kịch liệt bất phân thắng bại. Nước Thục cũng tham gia trong nhiều trận đánh kịch liệt, Xương Ý mấy lần được cử sang sứ nước Thục đã gặp người con gái của thủ lĩnh thị tộc Thục Sơn nước Thục là Xương Phó (hay Cảnh Bộc), đem lòng yêu mến, thủ lĩnh Thục Sơn thấy thế gả Xương Phó cho Xương Ý để thắt chặt tình hữu nghị đồng minh. Cuộc chiến kéo dài ròng rã nhiều năm trời khiến quân sĩ 2 bên đều thương vong vô số, sau cùng Liên quân Hiên Viên với nhiều cơ mưu túc trí đã đánh bại được Chiyou.

Trong trận chiến Trác Lộc, Chiyou đã thể hiện được uy lực trong chiến tranh, khiến cái tên Chiyou trở nên đồng nghĩa với từ "chiến tranh" trong tiếng Hán, những người tôn trọng thì xem Chiyou như là "chiến thần", còn những người bài xích thì xem như là "họa thủ". Chiyou sau này bị Nho gia Hoa Hạ xem là xấu xa, thần hóa thành nhân vật có hình tượng "đầu đồng trán sắt", "tám tay tám chân", "thân người móng trâu", "bốn mắt sáu đầu", "ăn cát sỏi", và thiện chiến, "chế tạo năm loại binh khí", "biến đổi mây mù", "làm ra sương mù dày đặc, trọn ba ngày", khiến cho Hiên Viên "chín lần chiến thì chín lần không thắng", "ba năm không hạ được thành". Sau khi Chiyou bại trận, người trong bộ tộc Cửu Lê lưu tán, một bộ phận quy phục Hiên Viên, dung hợp vào tập đoàn Viêm Hoàng, trở thành đồng tổ tiên tộc Hoa Hạ, còn lại di cư đến nơi khác.

Đến nay nguồn gốc Chiyou cũng như Cửu Lê vẫn rất phức tạp và gây tranh luận, có thể là tổ tiên tập đoàn Đông Di hoặc Tam Miêu (三苗, một nhóm dân tộc thuộc Bách Việt, theo các nhà dân tộc học, họ có thể là tổ tiên của các dân tộc H'Mông: TQ: Miêu / 苗; Lào: Lào Sủng / ລາວສູງ / Mèo; Thái Lan: แม้ว / Maew hay ม้ง / H'Mông ở VN, TQ, Lào, Miến, Thái… ngày nay) hay thậm chí là Nam Man (南蠻, "giống man di mọi rợ phía Nam"). Đông Di bao gồm cả Triều Tiên, Nhật Bản, người Nhật ngày xưa thường lùn nên còn gọi là Oa Di (夷倭, hay Uy Di, "oa" 倭 hay "nụy" là "lùn"). Cửu Di có thể là tổ tiên phân chi Đông Bắc Di của tập đoàn Đông Di, quan hệ tới Phù Dư (부여: Buyeo / Puyŏ; 夫餘, 238 TTL - 494), có thể cả Cao Câu Ly (고구려: Goguryeo / Koguryŏ; 高句麗, 37 TTL - 668), các quốc gia cổ trên bán đảo Triều Tiên. Năm 1979, tại Nam Triều Tiên xuất hiện cuốn sách lịch sử "Hoàn Đàn cổ ký" (환단고기, 桓檀古記), trong sách Chiyou được xem là Từ Ô Chi Hoàn Hùng (자오지 환웅, 慈烏支桓雄), đại quân chủ thứ 14 của Bột Đạt Quốc (배달국, 倍達國) trên bán đảo Triều Tiên. Cũng tại Nam Triều Tiên, năm 2007 xuất bản tiểu thuyết "Chiyou Thiên hoàng" (치우천왕기, 蚩尤天皇) viết rằng Chiyou là tổ tiên của dân tộc Triều Tiên và đã đánh thắng Hiên Viên, người TQ đương nhiên cho rằng đó là bóp méo lịch sử.

Căn cứ theo "Thượng thư" và "Quốc ngữ" cùng nhiều loại thư tịch cổ, Cửu Di chiến bại, tộc nhân lưu tán, phát triển thành Tam Miêu. Sách "Hậu Hán thư" - "Tây Khương truyện" cho biết một bộ phận Tam Miêu đã di chuyển về hướng tây, do vậy nếu Chiyou và Tam Miêu có quan hệ thì Chiyou có khả năng là tổ tiên của người Khương nước Cổ Thục. Căn cứ theo một số sử thi, ca dao, truyền thuyết của người H'Mông thi Chiyou là đại tổ thần của họ, có địa vị hết sức cao quý, Chiyou trong tiếng H'Mông là "Txiv Yawg", vị vua thần thoại có tính khôn ngoan của người H'Mông. Một số học giả, đặc biệt là học giả người H'Mông đề xuất rằng, tổ tiên của người H'Mông vào thời thượng cổ ban đầu cư trú tại lưu vực Hoàng Hà, do bị tộc Hoa Hạ đánh bại, buộc phải thiên di đến khu vực Quý Châu, phía tây tỉnh Hồ Nam và tây nam tỉnh Hồ Bắc.

Sau trận Trác Lộc, sự hiện diện của tộc Cửu Lê trên vũ đài lịch sử coi như kết liễu. Hiên Viên được nhiều bộ lạc ủng hộ, di bộ lạc Thiểu Điển về phía tây, được xem là mở đầu sự hình thành tộc Hoa Hạ. Nhưng sau đó 2 bộ lạc của Hiên Viên và Du Võng lại nảy ra xung đột, hai bên giao binh ở Phản Tuyền, đánh ba trận Du Võng đều bại, kéo theo sự cáo chung của triều đại Thần Nông. Đế Du Võng bị giáng phong ở một ấp bên bờ Lạc Hà (洛河, chi lưu Hoàng Hà), gọi là Lạc Ấp (洛邑, nay thuộc quận Tây Công 西工区, thành phố Lạc Dương 洛陽市 phía tây tỉnh Hà Nam) rồi chết ở đó. Hiên Viên thay thế Du Võng trở thành thủ lĩnh liên minh các bộ lạc vùng Hoàng Hà, mở đầu thời Ngũ Đế, chấm dứt thời Tam Hoàng và cũng tạm ngắt con số chín.

Ngũ Đế và con số chín là nội dung bài tiếp theo.

¤¤¤
Chôm chỉa từ:
Các tài liệu đã liệt kê trong các bài trước và:
¤ Viện Khảo cổ học:
• Văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam, Hoàng Xuân Chinh (chủ biên),Viện Khảo cổ học, Hà Nội, 1989
¤ Khảo cổ:
- Khảo cổ học Tiền sử và Sơ sử Việt Nam, Phạm Huy Thông
- Theo dấu các văn hóa cổ, Hà Văn Tấn, Nxb. Xã hội, 1998
- Thời đại nguyên thủy trên đất nước Việt Nam, Nguyễn Cảnh Minh, 2007
¤ Văn hóa:
- Thử xây dựng lại hệ thống huyền thoại Việt - Mường, Phan Ngọc - Phan Đăng Nhật, Tạp chí Văn hóa dân gian,số 33 - 34, 1991
- Chu Dịch với Dự Đoán học, Thiệu Vĩ Hoa, Mạnh Hà dịch, Nxb. Văn hóa. Hà Nội, 1995
- Bí ẩn của Bát Quái, Vương Ngọc Đức, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội,1996
- Văn hóa học đại cương và cơ sở VHVN, Phạm Đức Dương, Nxb. Khoa học Xã hội, 1996
- Mai Hoa Dịch tân biên, Vưu Sùng Hoa, Nxb. Văn hóa Thông tin. Hà Nội, 1997
- Chu Dịch tường giải, Nguyễn Quốc Đoan, Nxb. Văn hóa Thông tin. Hà Nội, 1998
- Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc, Dương Ngọc Dũng - Lê Anh Minh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội,1999
- Tìm về bản sắc VHVN, Trần Ngọc Thêm, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001
- Dịch học toàn tập, Chu Bá Côn, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội,2003
- Hán Việt từ điển giảng yếu, Đào Duy Anh, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2005
- Người cổ Đông Nam Á. Nguyễn Đức Hiệp, Khoa Văn hóa học, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
¤ Tạp chí:
+ Tạp chí Khảo cổ học, Ủy ban Khoa học Xã hội - Viện Khảo cổ họcxuất bản:
• Số 1 & 2, 1984:
- Năm mươi năm tìm hiểu văn hóa Hòa Bình, Phạm Huy Thông
- Dấu vết văn hóa Hòa Bình ở Đông Nam Á, Ngô Thế Phong






19 tháng 5 2019

Từ Trang An Biên đến Kẻ Chợ: Thời đại Hồng Bàng

Ngày xửa ngày xưa tổ tiên ta bị giặc cướp phá sách vở, hủy hoại chữ viết nên văn hiến chỉ được truyền lại qua ngôn ngữ truyền khẩu. Sau khi khôi phục Tự chủ hồi thế kỷ X, tổ tiên ta lại làm sách vở nhưng sách, sử của tổ tiên làm ra từ sau Tự chủ đến thế kỷ XV lại bị nhà Minh cướp mang về TQ hoặc thiêu hủy nên sách sử nước ta phải chép lại sách TQ rất nhiều. Rồi đến cuối đời nhà Nguyễn Gia Long, cuộc đốt phá thư khố quốc gia và thư khố của các Bộ sau cuộc tấn công vào đồn Mang Cá của thực dân Pháp năm 1875 tiêu hủy vô số sách vở. Sau những sự kiện đó, liệu có còn sót lại bao nhiêu sách vở để điều tra?

Do đó, việc khôi phục buổi bình minh của lịch sử VN, làm sáng tỏ hơn cội nguồn dân tộc và văn hóa VN trông cậy vào những ngành khoa học hiện đại, để xác minh những truyền thuyết, thần tích, tộc phả hay những vấn đề chưa rõ ràng trong tài liệu lịch sử. 

Thời đại Hồng Bàng (鴻龐氏) là thời đại nào?

Trước khi nhờ đến khoa học, chúng ta cùng lần giở sách cổ và truyền thuyết về buổi đầu dựng nước, vẫn thường nghe về “lịch sử bốn ngìn năm dựng nước”! Vậy Thời đại Hồng Bàng có phải cũng nằm trong giai đoạn đầu tiên đó?

Con số bốn ngìn năm này là theo cách tính toán của các cụ đời xưa, và chúng ta tin theo, chứ tính toán của các cụ đời trước chỉ cho chúng ta một ý niệm về lịch sử dựng nước lâu đời của tổ tiên, không cho chúng ta một niên đại chính xác. Chọn bốn ngìn năm cũng là cách chọn đại khái theo truyền thuyết, sách "Lĩnh Nam chích quái" có lẽ là sách ta đầu tiên chép về việc này, trong "Truyện họ Hồng Bàng" (鴻龐氏傳), truyện đầu tiên trong sách, còn trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, tất nhiên cũng dựa theo truyền thuyết thì cho rằng thủy tổ dân tộc Việt Nam, Vua Kinh Dương, hiện còn lăng mộ Đức Thủy Tổ tại làng An Lữ, xã Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh, bắt đầu dựng nước. vào năm Nhâm Tuất 2879 TTL, tính đến 2019 thì đã có đến 4.898 năm. Còn Vua Hùng lập nước Văn Lang được “Sử lược” xác định là xấp xỉ 2,7 ngìn năm cách ngày 1/1/1950 (NN), tính đến 2019 thì cũng có đến xấp xỉ 4.719 năm.

Tuy nhiên, trong dân gian hay trong giới nghiên cứu đều có các quan niệm về thời điểm khởi đầu của lịch sử đất nước không thật giống nhau. Theo quan niệm thông thường là từ khi có con người xuất hiện trên phạm vi lãnh thổ đất nước hiện nay là đất nước có sử từ thời điểm đó. Còn quan niệm chính thức của giới nghiên cứu thì chỉ khi nhà nước sơ khai đầu tiên xuất hiện thì coi đó là thời điểm mở đầu của lịch sử đất nước với tư cách là lịch sử của quốc gia dân tộc, còn trước đó gọi là thời nguyên thủy, chưa có giai cấp, chưa có nhà nước thì chưa tính. Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì nhà nước chỉ có thể ra đời khi phân hoá giai cấp đã phát triển đủ độ chín muồi. Mà phân hoá giai cấp chỉ phát triển cao trên nền tảng năng suất lao động và kinh tế phát triển. Năng suất lao động phát triển trên cơ sở sự thay đổi của công cụ sản xuất. Các nhà nước sơ khai trên thế giới thường ra đời ở giai đoạn thời đại đồ Sắt, đây là quy luật có tính phổ biến trên toàn thế giới.

Việc sử dụng sắt, để nấu chảy và rèn thành các công cụ, đã xuất hiện tại nền văn minh Nok ở Tây Phi vào khoảng năm 1200 TTL, được coi là khởi điểm của thời đại đồ Sắt. Thời đại đồ Sắt tại Trung Đông cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại cũng bắt đầu vào thế kỷ XII TTL. Vào thế kỷ VIII TTL tại Trung Âu và vào thế kỷ VI TTL tại Bắc Âu thì thời đại đồ sắt mới bắt đầu xuất hiện. Theo cổ sử TQ thì ở TQ có lẽ vào thế kỷ X TTL (đầu đời Chu) bắt đầu có nghề luyện sắt. Ngày nay nhiều người vẫn cho rằng tổ tiên ta không biết nghề luyện sắt và sản phẩm này là do văn minh TQ trong quá trình ngàn năm Bắc thuộc truyền sang.

Theo truyền thuyết Thánh Gióng thì tổ tiên ta đã biết dùng sắt rèn ngựa rèn roi rèn nón cho Thánh Gióng đánh giặc Ân. Truyền thuyết thì khó tin, lịch sử thành văn của nước ta thì giặc nước phá hủy, sách vở làm lại sau này bị ảnh hưởng quan điểm Nho giáo nên lấy TH là gốc, nhưng chớ vội không tin. Xét theo sách sử, lúc đó là đời Vua Hùng thứ VI, Vua Hùng Huy (雄暉王, 1712 - 1632 TTL, lăng mộ trên núi Nghĩa Lĩnh, nằm ở phía đông đền Thượng, tương truyền là mộ của Vua, vốn là một mộ đất, năm 1870, Tự Đức hạ lệnh cho xây mộ dựng lăng, mặt lăng quay theo hướng đông nam, năm 1922 lăng được trùng tu, ngày nay là một phần trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng), còn giặc Ân, như đã nói trong Ngày xửa ngày xưa là giai đoạn sau của nhà Thương, từ sau 1384 TTL, vẫn đang là đỉnh cao đồ đồng, còn nhà Chu đến 1123 TTL mới lập nước, khi đó vẫn đồ đồng. Người ta dựa vào "Sử ký", thiên "Nam Việt liệt truyện" 南越列傳:
… 與長沙接境, 高后時, 有司請禁南越關市鐵器 
(Nam Việt) giáp giới với quận Trường Sa, Thời Cao Hậu (高后, Lã hậu / Lữ hậu, 呂后, 241 - 180 TTL, vợ cả của người lập ra nhà Hán, Cao Tổ đế (高祖帝, 202 - 195 TTL, Lưu Bang [劉邦, 256 - 195 TTL], Hoàng hậu và Hoàng thái hậu nhà Hán), quan đương sự xin cấm không cho người Nam Việt vào mua đồ sắt
để nói rằng Việt không tự chế được sắt. Thời Cao Hậu, Triệu Đà mới chỉ chiếm được Phiên Ngung (蕃隅, nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh lỵ Quảng Đông). Sau khi Cao Hậu chết mới chiếm được Mân Việt (閩越 ở Phúc Kiến) và Tây Âu Lạc (vùng Quảng Tây) nên không có sắt là tất nhiên, điều đó không chứng minh là Âu Lạc không luyện được sắt. Có người lấy lý do không tìm thấy di tích khảo cổ về sắt trên đất nước ta để kết luận rằng cha ông ta không biết chế tạo sắt thép. Nên nhớ rằng, khác với đồ đá và đồ đồng, đồ sắt để lại rất ít trong các di tích khảo cổ trên thế giới. May chăng còn có cột sắt ngàn năm ở gần Dehli, Ấn Độ là còn tồn tại đến ngày nay, mà các nhà khoa học hiện đại cũng chưa giải mã được bí mật. Bởi chưng sắt là kim loại bị oxy hóa mạnh, dù có bị chôn vùi dưới bao lớp đất cũng bị hủy hoại. Ngay cả ở nước ta, "Toàn thư" chép Ngô Quyền (và Trần Hưng Đạo) đóng cọc gỗ nhọn bịt sắt cắm xuống sông Bạch Đằng thì các cọc đó ngày nay phát hiện được cũng không thấy có sắt nữa.

Nhưng nghề luyện sắt của ta có thể đã có từ trước thời Bắc thuộc, khi dân ta chưa biết dùng chữ Hán. Trong chữ Hán sắt viết là "thiết" 鐵, thép viết là "cương" 鋼, nếu sắt thép là do người Hoa Hạ truyền vào sau thời Bắc thuộc thì tất nhiên dân ta phải viết như là chữ Hán là "thiết", "cương", nhưng người Việt lại gọi là sắt thép. Chữ viết của tổ tiên bị mất nên không biết sắt thép được viết thế nào, chữ viết dù mất nhưng âm đọc vẫn còn, được truyền lại và ghi bằng chữ Nôm. Sắt là một chữ thuần Việt, 𨫊 đọc là sắt theo chữ Nôm, chữ này ngay từ điển "Khang Hy" cũng không có, mặc dù chữ Hán cũng có chữ đọc là "sắt" 瑟 nhưng để chỉ cây đàn sắt có 50 dây (sắt cầm 古瑟 hoặc cổ sắt 瑟琴, tiền thân của đàn tranh [彈箏 / 古箏: cổ tranh, còn được gọi là đàn thập lục, đàn tam thập lục):
Mang tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ - Truyện Kiều, Nguyễn Du
Thép cũng là một từ thuần Việt, chữ Nôm viết 𨨧 đọc là "thép", chữ này hoàn toàn không có âm và chữ tương tự trong Hán ngữ. Như vậy, người Việt phải biết đến kỹ thuật sắt thép hay các kỹ thuật luyện kim khác, như vàng, bạc, chì kẽm, trước biết dùng chữ Hán và vẫn tiếp nối phát triển qua thời Bắc thuộc, nên mới có tên gọi riêng của mình như vậy. Sử sách của nước ta bị quân Minh cướp và đốt hết từ năm 1407 nên không có cơ sở nào biết được trước đó có chép gì không. Nhưng sau khi quân Minh chiếm nước ta, lập thành quận huyện của TQ thì người Minh đã có ghi chép nhiều chi tiết về tổ chức kinh tế, xã hội, địa chí, sản vật của Giao Chỉ. Trong sách "Giao Chỉ tổng chí" (交阯縂志, sách tổng hợp về Giao Chỉ từ các sách trước đó, soạn vào đầu thế kỉ XV trong thời Minh thuộc, không rõ tên họ tác giả) đã ghi chép khá tỉ mỉ, như nhà Minh đã lập ra 6 Cục Kim Trường 金場局 để lo về việc luyện kim ở Giao chỉ. Về sắt sách này chép:
义安府 : 礦山在土黃縣‮٢#‬鐵… 鐵山在東城縣‮٢#‬鐵 
Phủ Nghệ An, tại huyện Thổ Hoàng (xưa là vùng đất rừng núi và thung lũng từ bến Tam Soa, tả ngạn Ngàn Phố trở về nam gồm toàn bộ lưu vực sông Ngàn Sâu, cuối đời Tự Đức mới đặt huyện Hương Khê năm 1868, nay là huyện Hương Khê, một phần Hương Sơn và miền thượng Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh) có núi Quặng (Khoáng Sơn) là nơi sản xuất sắt… tại huyện Đông Thành (có lẽ là vùng núi Thiên Nhận - Hồng Lĩnh ven sông Lam ngày nay) có núi Sắt (Thiết Sơn) cũng là nơi sản xuất sắt
Những ghi chép này cho ta thấy, ít nhất từ thời Trần nghề luyện sắt của người Việt đã khá phát triển. Sách "Giao Chỉ tổng chí" là cuốn sách không thể thiếu cho ai muốn nghiên cứu các phương diện: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, kiến trúc của đất Giao Chỉ thời Minh sơ. Tư liệu trong sách phong phú, như để đô hộ nước Việt, nhà Minh đã thiết lập 837 nha môn lớn nhỏ, 19 thành, 20 đồn. Phục vụ việc đồng hóa dân Việt lập 161 trường học, trong đó phủ 14 trường, châu 34 trường, huyện 113 trường, 861 chùa, quán, đền, miếu để truyền bá văn hóa Hán. Phục vụ việc chuyên chở những tài nguyên cướp đoạt được lập 374 “cấp đệ phô” (dịch trạm), 335 cầu, hai bên bờ Đông Tây của sông Lô ở Đông Quan, thuyền bè đầy bến, thường bị cản trở bởi sóng gió, Anh Quốc công Trương Phụ mới sáng kiến ra cầu nổi để tiện cho giao thông. Lại phụ thêm cách loại văn kiện đương thời như văn lộ bố, bảng văn, có mấy bài mà "Vĩnh Lạc thực lục" (永樂實錄, bộ biên niên sử ghi lại các sự kiện trong triều Vĩnh Lạc nhà Minh) không chép, đều là những tư liệu có giá trị. Quyển II mục "Cống phú" chép khá chi tiết về sản phẩm và tiền bạc phải nạp cho nhà Minh hàng năm, giúp cho người đọc thấy được cụ thể dã tâm bóc lột tại nước ta, quan lại thu thuế xuống tận các địa phương, dương cặp mắt cú vọ xăm xoi tước đoạt đủ mọi sản phẩm thuộc các ngành nghề.

Sách "Giao Chỉ tổng chí" có lẽ đã thất truyền, nhưng còn được chép lại trong "An Nam chí (nguyên)" (安南志[原], do Cao Hùng Trưng [高熊徵, Giáo thụ Nho học phủ Tư Minh, Quảng Tây thời Thanh sơ] tập hợp từ các sách "Quảng Tây thông chí", "Minh sử kỷ sự bản mạt" của Cốc Ứng Thái, "Sứ sự kỷ yếu" của Lí Tiên Căn và "Giao Chỉ tổng chí" mà soạn thành sách “An Nam chí" [安南志], sau đổi tên là "An Nam chí kỷ yếu" [安南志既要]). Năm 1932, EFEO xuất bản cuốn sách này tại Hà Nội, ghi nhầm tên sách là "An Nam chí nguyên", từ đó đến nay vẫn sai như vậy. Sách được Hoa Bằng dịch chú, in roneo năm 1961, lưu hành nội bộ, năm 2017 được Nxb. Đại học Sư phạm xuất bản. Chẳng những là luyện sắt, mà việc chế tác sắt (làm vũ khí) của ta thời bấy giờ đã đạt được trình độ cao, có thể vượt cả kỹ thuật của phương Bắc, "Minh sử" chép:
明史·兵志四:明成祖平交趾,得神机枪炮法. 特置神机营肄习。制用生熟赤铜相间。建铁柔为最, 西铁次之。大小不等。 大者发用车。 次及小者用架,用桩, 用托。 大利于守, 小利于战。 随宜而用为行军 要器  
quyển 92, Binh Chí Tứ chép: Minh Thành Tổ đánh Giao Chỉ, lấy được phép Thần Cơ Thương Pháo, đặt riêng Thần Cơ Doanh luyện tập. Chế tạo cần dùng đồng đỏ nguyên chất, cần nhất sắt dẻo, thứ cần nữa là sắt Tây Vực (西域, cách người Hoa Hạ gọi các nước nằm ở phía Tây TQ, nhà Thanh đã chinh phục hoàn toàn Tây Vực, đặt nó dưới sự quản lý hành chính của chính quyền trung ương, năm 1884, khu vực này được đặt thành một tỉnh của TQ, chính là Tân Cương [新疆: "biên cương mới"; Uyghur: شىنجاڭ Shinjang] nay là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương [新疆维吾尔自治区; Uyghur: شىنجاڭ ئۇيغۇر ئاپتونوم رايونى Shinjang Uyghur Aptonom Rayoni]). To nhỏ các loại, loại to dùng xe, nhỏ dùng giá, dùng cọc, tay nâng. Lợi lớn khi giữ, lợi nhỏ khi đánh, tùy mà dùng như vũ khí quan trọng khi cầm quân
Chuyện cướp công nghệ luyện và chế tác sắt thép làm vũ khí của nhà Minh còn được ghi chép trong "Minh thực lục" (明實錄, bộ biên niên sử ghi lại các sự kiện trong triều Minh từ khi thành lập đến tiêu vong), chuyện này xin kể sau, để quay lại với thời dựng nước. Vào trước Thời đại Hồng Bàng, con người đã biết chế ngự lửa để nấu chín thức ăn, biết xây cất nơi cư ngụ, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết. Do thực tế phát triển, loài người đã từ lối sống xã hội bầy đàn chuyển lên chế độ công xã nguyên thủy, tuy còn duy trì săn bắt và hái lượm truyền thống nhưng cũng đã có những cộng đồng nông nghiệp tự cung tự cấp dựa trên các mối quan hệ xã hội bình đẳng và quyền sở hữu chung. Khi đã biết tổ chức thành thị tộc, là những nhóm người gồm vài đến vài chục gia đình, có quan hệ họ hàng, gần gũi với nhau, thậm chí do cùng một bà mẹ đẻ ra, sống quây quần cùng làm chung ăn chung, chế độ công xã nguyên thủy tan rã, hình thành xã hội công xã thị tộc.

Trong nội bộ thị tộc, người ta không phân biệt đâu là của anh và đâu là của tôi, nhưng có sở hữu của thị tộc. Mỗi thị tộc chiếm cứ một khu vực xác định, tức lãnh thổ của thị tộc. Sự phát triển không đều của các thị tộc, gồm có hoặc phát triển lên và phân chia ra các thị tộc mới, hoặc tàn lụi do bệnh tật hay tai biến, dẫn đến lãnh thổ có thể thay đổi. Kể từ đó, những thị tộc du mục săn bắn ven Hoàng Hà mà về sau tự xưng là Hoa Hạ, luôn cố gắng chiếm đoạt đất đai của các thị tộc xung quanh và đồng hóa những thị tộc bị đoạt đất đó để tăng cường sức mạnh. Trong quá trình đó, các tộc đó đã tiếp thu (hay chiếm đoạt) nền văn minh nông nghiệp của cư dân bản địa.

Xuất phát bởi nhu cầu thực tế về khả năng có thể tập hợp nhân lực trong sản xuất cũng như chống lại các hiểm họa đến từ thiên nhiên, muông thú và thị tộc khác, nhiều thị tộc do có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau, tạo thành bộ lạc, trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc. Do đó bộ lạc thường có cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ. Điều này dẫn đến sự giải thể của công xã thị tộc, ra đời công xã nông thôn. Mặc dù chưa thật sự ổn định nhưng việc xác lập chủ quyền về mặt lãnh thổ là đặc trưng mới của bộ lạc so với thị tộc. Bộ lạc có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc, ngoài sở hữu riêng của thị tộc, bộ lạc còn có những sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ, nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi. Trong bộ lạc có một thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lý bộ lạc đều do hội nghị của hội đồng các tộc trưởng hay tù trưởng và thủ lĩnh quân sự quyết định.

Xuất phát bởi nhu cầu thực tế về điều hành bộ lạc, dần dần hình thành thể thức tuyển cử để lựa chọn một cá nhân có năng lực giữ vai trò thủ lĩnh với mục đích lãnh đạo các thành viên bộ lạc cùng chung sức sản xuất, tự vệ cũng như phân phối công sản theo bình quân sinh hoạt. Hình thức phát triển cao nhất của bộ lạc là liên minh bộ lạc được hình thành từ sự liên kết nhiều bộ lạc. Cũng bởi nhu cầu thực tế giống như việc thị tộc phát triền lên bộ lạc, từ liên minh bộ lạc, bắt đầu hình thành các quốc gia bộ lạc. Con người cũng sáng chế ra những công cụ lao động mới để có thể khai phá đất hoang tăng gia, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa. Một số người có khả năng lao động giỏi hơn, hoặc lợi dụng vị trí hay uy tín của mình để chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác và trở nên giàu có, còn một số người khác lại khổ cực thiếu thốn khiến xã hội phân hóa thành người giàu - người nghèo, trở nên có giai cấp. Công xã nông thôn tan rã, loài người chuyển sang xã hội có giai cấp.

Vào Thời đại Hồng Bàng, mới bắt đầu có sự phân hoá giai cấp, phân hoá xã hội nhưng chưa đủ độ chín muồi cho sự ra đời của nhà nước. Tuy nhiên, lúc này còn có hai yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm hơn là nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm và nhu cầu trị thủy, làm thuỷ lợi của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Dân tộc nào cũng có truyền thuyết khởi nguyên, mà đã là truyền thuyết thì ít nhiều đều mang yếu tố hoang đường, nhưng đó là hồn thiêng dân tộc. Với người Việt đó là sự tự hào con Rồng cháu Tiên, là đồng bào sinh ra từ "bọc trăm trứng", và Thần Nông được xem là thủy tổ của người Việt, người đầu tiên làm lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng). Tuy nhiên từ truyền thuyết đến sách vở của ta sau thời Bắc thuộc đều bị nhà Nho lồng vào ảnh hưởng Nho học, lấy TH làm chuẩn mực nên đều có màu sắc Thần thoại Hoa Hạ. Mà tộc Hoa Hạ từ thần thoại, chữ viết, văn hiến đều là đi cướp của thiên hạ (天下, "tất cả những gì dưới Trời") về làm giàu cho mình. Người Việt bị cướp hết rồi học lại thần thoại, chữ viết, văn hiến, kinh nghiệm, ký ức của tổ tiên đã bị tộc Hoa Hạ nhào nặn thành "Nho giáo". Dưới đây là truyền thuyết xưa nhất của người Việt cổ về Thần Nông, sự tích "bọc trăm trứng" và con Rồng cháu Tiên chưa bị nhà Nho can thiệp:
Thần Đất và Thần Rừng sinh được một người con gái tên là Thần Nông. Thần Nông lớn lên lấy con trai của Thần Nước và Thần Bão là Thần Rồng. Do gia đình hai bên đều thù ghét nhau nên ra sức ngăn cản cuộc hôn nhân này. Thần Rừng bèn cử bọn ma cây đến quấy rối nhưng cây nào đến thì cây đó đều bị Thần Nông chặt hết cả. Thần Rồng dùng đống gỗ đó xây nên một ngôi nhà thật to cho hai vợ chồng. Thần Bão tức giận lắm, bèn thổi bay căn nhà của con trai mình. Dù thế Thần Rồng vẫn không bỏ cuộc, Thần Bão có thổi bay căn nhà bao nhiêu lần thì ngày hôm sau Thần Rồng lại tiếp tục dựng lên một căn nhà mới thậm chí còn to hơn trước. Sau một khoảng thời gian không đếm xuể, cuối cùng đã xây nên một căn nhà mà Thần Bão không cách nào có thể thổi bay nó được, biết không thể thay đổi được suy nghĩ của con mình nên Thần Bão quay về.Thần Rồng đặt tên ngôi nhà này là gió với ngụ ý rằng bão tố cũng chỉ là một cơn gió nhỏ nhoi không bao giờ làm suy suyển được căn nhà này. Không lâu sau đó, Thần Nông mang thai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Thần Rồng chăm sóc vợ và các con mình được một thời gian thì cảm thấy nhớ nhà bèn quay trở lại biển cả. Sau đó Thần Rồng không bao giờ trở lại nữa, Thần Nông đau buồn lên núi nhìn về biển chờ chồng mãi. Còn các con của hai người chia nhau ra sinh sống khắp nơi, họ gọi nơi mình sinh sống là đất nước để gợi nhớ về nguồn cội và luôn giữ liên lạc với nhau hy vọng một ngày cha trở về.
Mẹ Thần Nông sinh "bọc trăm trứng" nở trăm con nên từ đây gọi ngắn gọn Mẹ Trứng, Mẹ Trứng là Tiên và Bố Rồng. Đi vòng Hoa Hạ, qua nghiên bút Hoa Nho, Mẹ Trứng - Bố Rồng hóa thành Tam Vương (三王, hoặc Tam Hoàng 三皇) trong Tam Vương Ngũ Đế (五帝), các vị quân chủ (君主; Anh: Monarch, nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp "μονάρχης", ý là "Người thống trị [ἄρχων] duy nhất [μόνος]", tương đương với tiếng La-tinh "monarcha" ["mona": "duy nhất", "arch": "người thống trị"], trong chế độ quân chủ, nguyên nghĩa tương đương chữ "Quân" 君 biểu thị người thống trị tối cao duy nhất) trong Thần thoại Hoa Hạ về giai đoạn 2852 - 2205 TTL Tộc Hoa Hạ ưa gọi Tam Hoàng còn ở ta con trẻ vẫn hát đồng dao:
Tam Vương Ngũ Đế 
Dắt dê đi tìm...
Tam Vương là ba vị thủ lĩnh thị tộc, lai lịch rất thần tiên, mơ hồ, là thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng các phép màu để giúp dân, do phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh vượng. Các học giả TQ không nhất trí với nhau về Tam Vương cụ thể là ai, phần lớn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các truyền thuyết dân gian. Tên của Mẹ Trứng, Thần Nông, theo ngữ pháp Trung văn thì phải là Nông Thần, vốn là tên anh thư văn hóa của người Việt trở thành tên một ông Nông thần "đầu bò, đầu bướu", chuyên về nông nghiệp và y học, còn bản thân Mẹ Trứng - Bố Rồng biến thành cặp vợ chồng thần với thân rồng thân rắn đầu người trong Tam Vương, theo "Vận đẩu xu" 運斗樞 và "Nguyên mệnh bao" 元命苞:
  1. Hy Vương (羲王, 4486 - 4365 TTL hay Hy Hoàng 羲皇 / Hoàng Hy 皇羲, thị tộc Phục Hy 伏羲氏 tức Phục Hy 伏羲, Bào Hy 庖羲 hoặc Thái Hạo 太昊) thủ lĩnh thị tộc cổ đại, theo truyền thuyết ở ngôi vị khoảng 115 năm, truyền được 15 - 16 đời tổng cộng 1.260 năm. Một số phân tích gần đây cho thấy có thể Bào Hy là tổ của một đại tộc trong Bách Việt, cũng dễ hiểu thôi, vì chôm Bố Rồng của Việt về vẽ vời thêm thành một vị thần với thân rồng đầu người, hoặc thân rắn đầu người, nhân thế được người Hoa Hạ tôn xưng là Long tổ 龍祖. Bào Hy được cho là người dạy dân cày bừa, nuôi gia súc, dùng lưới đánh cá, nấu ăn và săn bắn bằng vũ khí sắt (lại sắt), còn được cho là người đồng phát minh ra đàn sắt cùng với Thần Nông và Đế Hoàng. Bào Hy cũng phát minh ra chữ viết, do phát hiện cấu trúc Bát quái (八卦) từ các dấu trên lưng một con Long mã (có sách viết là một con rùa) nổi tên từ dưới Lạc Hà (洛河, một chi lưu của Hoàng Hà), cách sắp xếp Bát quái này đã sinh ra Kinh Dịch (易經, "Kinh" 經 nghĩa là một tác phẩm kinh điển, gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian, "Dịch" nghĩa là "thay đổi" của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi, căn cứ theo ngữ pháp Trung văn thì "Kinh Dịch" phải đọc / viết là "Dịch Kinh" 經易, lại một sáng chế của người Việt bị cướp đoạt) trong thời nhà Chu, phát kiến này còn được cho là nguồn gốc của thư pháp (書法, nghệ thuật viết chữ đẹp. Theo quan niệm cổ của người Hoa Hạ, Phục Hy là ca ca của Nữ Oa Thánh nhân;
  2. Oa Vương (媧王 hay Oa Hoàng 媧皇, thị tộc Nữ Oa 女媧氏 / Nữ Hy 女希氏 tức Nữ Oa 女媧, chữ Oa 媧 ý chỉ về một vị nữ thần), là em gái đồng thời cũng là vợ của Bào Hy, được coi là tổ tiên của loài người sau một trận đại hồng thủy. Mẹ Trứng - Bố Rồng của người Việt bị cướp mất "bọc trăm trứng", thay vào đó bà Nữ Oa dùng bùn của Hoàng Hà tạo ra con người. Tộc Hoa Hạ được sinh ra từ bùn đất vàng (黃土: hoàng thổ) của Hoàng Hà chứ không phải từ Mẹ Trứng - Bố Rồng như người Việt. Nữ Oa dần được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong Thần thoại TQ, thường được mô tả là đầu người thân rắn. Truyền thuyết về Nữ Oa được truyền tụng nhiều nhất qua điển tích "Luyện thạch bổ thiên" (煉石补天: luyện đá vá trời), "Sát Hắc long tế Ký châu" (殺黑龍濟冀州: giết Hắc long giúp Ký châu);.... và quan trọng nhất là lập nên hôn nhân, là Nữ thần bảo trợ cho gia đình. Rồi bà quay lại trong Thần thoại VN, "Bà Nữ Oa vá trời" là chuyện cổ tích phổ biến;
  3. Vua Thần Nông (神農王, 3220 - 3080 TTL, thị tộc Thần Nông 神農氏 / Liên Sơn 連山氏, tức Đế Xích 帝赤, "thần xứ nóng", còn gọi là Đế Viêm 帝炎, "thần lửa", con của Thiếu Điển 少典 thủ lĩnh thị tộc cổ đại Thiếu Điển), người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh, được tôn xưng là Dược vương (藥王). Trong "Kinh Dịch", Thần Nông được nói tới như là người trị vì sau khi kết thúc sự trị vì của thị tộc Bào Hy, là người phát minh ra cày bằng gỗ với lưỡi cong cũng bằng gỗ, truyền các kỹ năng canh tác cho dân chúng, lập chợ ban ngày, ông tổ nghề gốm sứ, được tôn xưng là Ngũ Cốc vương (五穀王), Ngũ Cốc Tiên đế (五穀先帝), Thần Nông Đại đế (神農大帝).
Trong cuốn sách cổ "Hoài Nam tử" (淮南子, bộ sách do Hoài Nam Vương [淮南王, 164 - 123 TTL, Lưu An {刘安, 179 - 122 TTL}], cháu nội Lưu Bang, Quốc vương 國王 thứ tư nước Hoài Nam chư hầu nhà Hán, tập hợp các học giả lại để biên soạn, có nhiều điểm tương đồng với các quan niệm về triết học tự nhiên của các triết gia Hy Lạp cùng thời, cùng với "Đạo Đức kinh" [道德經, được coi là do Lý Nhĩ {李耳, 571 - 471 TTL} Khai tổ 道祖 của Tiên giáo, được kính trọng gọi là Lão Tử 老子, "Lão" 老: "đáng tôn kính" / "già". "Tử" 子: "thầy"} viết ra] và "Nam Hoa kinh" [南華經, cuốn sách triết học nổi tiếng thường được cho là của Trang Chu {莊周, ~369 - 286 TTL} viết ra] tạo nên hệ thống quan điểm của của Tiên giáo TQ) viết rằng:
Trước khi có Thần Nông thì dân chúng mông muội, đói ăn và ốm đau bệnh tật; nhưng sau đó ông đã dạy dân chúng trồng ngũ cốc mà tự ông tìm ra, rồi việc nếm các loại cây cỏ, mà mỗi ngày có thể tới 70 loại khác nhau
Giống như bản thân Mẹ Trứng biến thành Nữ Oa, tên của Mẹ Trứng nữ thần người Việt biến thành tên của nam thần, Nho giáo, Tiên giáo còn thần thánh hóa thành vị thần huyền thoại, theo "Chinese Mythology" của Christie Anthony, Hamlyn Publishing, Feltham (1968):
神农也是头像牛头,尖角,铜额头,铁头,蝎尾,蜈蚣腿的人 
Thần Nông cũng là người có đầu giống đầu bò, sừng nhọn, trán đồng, đầu sắt, đuôi bọ cạp, chân rết
Từ thời Thần Nông, giai cấp trong xã hội đã phân biệt rõ hơn, có giai cấp thì có người cai trị, lúc đầu mới chỉ gọi người cai trị là "Quân" 君. Từ "Đế" 帝 dùng để gọi các nhân vật thần thánh, như "Thượng đế" (上帝, "Vị quân chủ ở trên cao", cũng gọi Thiên đế 天帝, "Vị quân chủ ở trên Trời") chúa tể cao nhất trong quan niệm tín ngưỡng Viễn Đông. Với con người, quân chủ gọi là "Hậu" 后, sau khi qua đời thì gọi là "Đế" 帝, Đế Viêm tức là "quân chủ tên Viêm đã chết". Ngũ Đế, năm vị quân chủ kế tiếp Tam Vương, tức là kế tiếp Đế Viêm đều tôn xưng là Đế cả. Chữ "Hoàng" 黃 trong "Tam Hoàng" 三皇, "Đế Hoàng" (帝黃, vị đầu tiên trong Ngũ Đế, anh hùng văn hóa sáng lập nền văn minh Hoa Hạ, được coi là tổ tiên của mọi người Hoa Hạ, Đế Viêm cũng được coi là ông tổ của tộc Hoa Hạ, họ coi cả hai đều là tổ tiên chung của mình với thành ngữ "Viêm Hoàng tử tôn" [con cháu Viêm Hoàng]) khác với "Hoàng" 皇 trong "Hoàng đế" 皇帝 do Tần Thủy Hoàng đặt ra sau này. Chữ "Hoàng" 黃 ở đây hàm nghĩa "sắc vàng", màu biểu trưng cho hành Thổ 土 trong Ngũ hành 五行, bởi vì đất phát tích của người Hoa Hạ là khu vực trầm tích đất vàng (黃土: hoàng thổ) của Hoàng Hà. "Đế Hoàng" tức là "Quân chủ tên Vàng đã chết". 

Theo Tư Mã Thiên trong "Sử ký" - "Tam Hoàng bản kỷ" thì các vị quân chủ ngay trước Đế Hoàng là từ một thị tộc (hay nhóm sắc tộc) Thần Nông. Sách "Sử lược" chép thị tộc Thần Nông truyền được 8 đời kéo dài 520 năm, cho đến khi Đế Hoàng nổi lên. Sách "Tư trị thông giám" phần "Ngoại kỷ" thậm chí còn ghi rõ từng đời hậu duệ của Đế Xích, nếu tính cả Đế Xích thì thị tộc Thần Nông truyền được cả thảy chín đời (lại là số chín). Nhưng tại sao lại là chín đời? Ðó là Tam Vương Ngũ Đế, ba đời Vương cộng với năm đời Đế tổng cộng tám đời, cộng cả Mẹ Trứng là chín. Sách "Lã thị Xuân Thu" (呂氏春秋, còn gọi là "Lã Lãm" 呂覽 do Lã Bất Vi [呂不韋, 292 - 235 TTL], Thừa tướng nước Tần thời Chiến Quốc [戰國時代, 476 - 221 TTL] chủ xướng biên soạn, sai các môn khách soạn ra những điều mình biết, hợp lại thành sách, hoàn thành vào năm thứ 8 đời Tần Vương [秦王, 247 - 221 TTL] Doanh Chính [嬴政, 259 - 210 TTL] tức 239 TTL) còn chép một số vụ bạo loạn khi Thần Nông nổi lên và quyền lực của thị tộc Thần Nông kéo dài tới 17 (tám cộng chín) thế hệ.

Tư Mã Trinh đời nhà Đường bổ sung vào "Sử ký" - "Tam Hoàng bản kỷ" rằng Đế Xích là người họ Khương (姜姓, chữ "Khương" trong chữ Hán cổ vốn gồm "khuyển" 犬: "chó" và "dương" 羊: "dê, cừu", tức là "bọn chó chăn cừu", nay đã thay "khuyển" bằng "nhân" 人: "người" thành 羌 gợi ý đó là "những người chăn cừu"), cai trị 140 năm, mất do nếm phải một loại độc thảo mà không kịp lấy thuốc chữa, sau một thời gian dài từng nếm rất nhiều các loại độc thảo khác nhau, táng tại thành phố Trường Sa (長沙, tọa lạc tại hạ lưu sông Tương [湘江, hoặc Tương Thủy 湘水, một trong bảy sông nhánh chính của sông Dài) thủ phủ tỉnh Hồ Nam (湖南, "phía nam hồ" Động Đình 洞庭湖 và phía Nam trung du sông Dài, tên gọi tắt là Tương 湘, theo tên sông Tương chảy trên địa bàn, có trên biển số xe của tỉnh). Kinh đô ban đầu đặt tại đất Trần (陳, sau là nước Trần [陳國, 1045 - 478 TTL] Công quốc [公國, nước có quân chủ mang tước Công 公爵] chư hầu [諸侯, nước nhỏ phụ thuộc lộ liễu vào nước lớn, Vương quốc 王國 / Đế quốc 帝國 nào đó] nhà Chu) ở khu vực miền đông tỉnh Hà Nam (河南, "phía nam" Hoàng Hà, tên gọi tắt là Dự 豫, đặt theo tên châu Dự có từ thời Hán, sau đổi là châu Trung 中朝 nay là thành phố tỉnh lỵ Trịnh Châu 鄭州), một phần tỉnh An Huy (安徽, tên gọi tắt là Hoản [Hoàn hay Hoán, 皖, theo tên nước Hoàn 皖國, đầu thời Tây Chu - giữa thời Xuân Thu], Bá quốc [伯國, nước có quân chủ mang tước Bá 伯爵] chư hầu nhà Chu) sau dời tới Khúc Phụ (曲阜市, thị xã thuộc thành phố Tế Ninh 濟寧市, tỉnh Sơn Đông ([山東, "phía đông Thái Hành Sơn" [太行山, dãy núi chạy ở cạnh phía Đông vùng thượng và trung du Hoàng Hà theo hướng đông bắc - tây nam qua các tỉnh Hà Nam; Sơn Tây [山西, "phía tây Thái Hành Sơn", tên gọi tắt là Tấn 晋, theo tên nước Tấn 晉國, 1042 - 678 TTL, Hầu quốc 侯國, nước có quân chủ mang tước Hầu 侯爵, chư hầu nhà Chu]; và Hà Bắc [河北, "phía bắc Hoàng Hà", tên gọi tắt là Ký 冀, theo tên nước Ký {冀國, giữa thời nhà Thương - giữa thời Xuân Thu} chư hầu nhà Thương sau là châu Ký thời nhà Hán]), Sơn Đông có tên gọi tắt là Lỗ 魯 theo tên nước Lỗ (魯国, ~1100 - 256 TTL, Bá quốc chư hầu nhà Chu).

Vẫn Tư Mã Trinh bổ sung, Đế Xích còn có người con gái tên là Tinh Vệ (精衛, một giống chim nhỏ mỏ đỏ chân trắng có hình dáng giống con quạ thường sinh sống ở các vùng duyên hải Viễn Đông, chuyên đi gắp những hạt cát rồi bay ra biển thả xuống). Theo "Sơn Hải kinh" thì một lần Tinh Vệ ra Đông Hải (東海) chơi chẳng may thuyền bị sóng đánh đắm mà chết đuối. Linh hồn nàng oán hận biển cả nên hóa thành một con chim xinh đẹp, ngày ngày nàng bay đến núi Tây ngậm đá mang thả xuống hòng lấp biển để trả thù. Từ đấy nhân gian gọi luôn giống chim này là Tinh Vệ, nghĩa bóng người ta dùng điển tích "Tinh Vệ điền hải" (精衛填海, nghĩa là chim Tinh Vệ ngậm đá để lấp biển, chỉ việc oán thù sâu xa). Trong văn học cổ điển Viễn Đông vẫn dùng tích "Bổ thiên điền hải" (補天填海, "Vá trời lấp biển" để ám chỉ những việc không thể làm được), vá trời là tích bà Nữ Oa còn lấp biển là chuyện chim Tinh Vệ này.

Dù làm biến dạng Mẹ Trứng - Thần Nông của người Việt nhưng tộc Hoa Hạ vẫn để sót dấu ấn của người Việt, "bọc trăm trứng" là gốc của từ "đồng bào" (同胞, "cùng một bọc", "cùng một bào thai") trong cái tên Bào Hy (庖羲) và tên Thần Nông cùng tên các Đế (Xích, Viêm, Hoàng, Nghiêu, Thuấn) theo ngữ pháp tiếng Việt. Họ cũng ghi nhận Thần Nông là ở phương Nam, thần của nông nghiệp lúa nước chứ không phải của săn bắn du mục, nông nghiệp khô (trồng cao lương, kê, các loại cây lương thực cần ít nước). Cái tên Đế Xích, Đế Viêm, là thần xứ nóng, thần lửa, chỉ đến tín ngưỡng thờ Trời, Ðất và Thần Lửa của người Việt, chứng tích còn thấy ở Ðền Hùng, theo "Trẩy Hội Ðền Hùng", Bảo Vân, YHTT, số 13, tháng 4, 1996:
Trên đền Trung là đền Thượng, tức Kính Thiên tĩnh điện (nơi các vua Hùng thờ Trời, Ðất và Thần Lửa) 
Những cái gì chép nhặt bao giờ cũng đầu Ngô mình Sở, đúng là lấy đầu của Ngô Việt ghép vào đuôi Sở Việt làm thành Hoa Hạ, chép nhặt bao giờ cũng dấu đầu lòi đuôi. Tác giả của "Sơn hải kinh" cố gắng "thoát Việt" bằng cách cho Bào Hy - Nữ Oa là người bình thường sống ở một ngọn núi hư cấu mang tên Côn Lôn. Một ngày, họ đốt lửa ở hai nhánh cây khác nhau và tự dưng hai ngọn lửa lại hòa làm một. Từ đó, họ quyết định trở thành vợ chồng, là vợ chồng nhưng lại nặn hình người bằng đất và ban sự sống cho. Còn Tư Mã Thiên thì cố gắng "thoát Việt" khi chép thêm về Tam Hoàng khác trong "Sử ký" - "Tam Hoàng bản kỷ":
Thị tộc Thiên Hoàng 天皇氏, có mười hai đầu, hóa phép cho nước bao phủ trái đất, trị vì 18.000 năm; 
Thị tộc Địa Hoàng 地皇氏 tức Hỏa Đức vương 火德王, có mười một đầu, tạo ra Hùng Nhĩ Sơn 熊耳山 và Long Môn Sơn 龍門山, trị vì 11.000 năm; 
Thị tộc Nhân Hoàng 人皇氏, có bảy đầu, cưỡi xe mây, miệng nhả ra thóc lúa, giòm chín (số chín là con số thiêng của người Việt, cũng được tộc Hoa Hạ cướp về, nói sau) anh em, chia nhau trị vì cửu (九, chín) châu (州 hoặc tỉnh), mỗi người đều có đất riêng, truyền qua 150 đời, 45.600 năm. 
Các sách Hoa Hạ đời sau cố gắng "thoát Việt" bằng cách thay thế Nữ Oa bằng nam thần, sách "Thượng thư đại truyện" (尚書大傳) và "Bạch hổ thông nghĩa" (白虎通義) thay thế Oa Vương bằng Toại Nhân (燧人, thị tộc Toại Nhân 燧人氏), người mà theo truyền thuyết đã phát minh ra lửa, theo "Cao Đài từ điển", "Toại" là khoan gỗ lấy lửa, "Nhân" là người. Sách "Đế vương thế kỷ" (帝王世紀) thay thế Oa Vương bằng Đế Hoàng. Sách "Thông giám ngoại kỷ" lại thay thế Oa Vương bằng Cộng Công (共公), tức là vị thần của nước. Sách "Bạch hổ thông nghĩa" còn có thuyết khác thay thế Oa Vương bằng Chúc Dung (祝融), tức là Hỏa thần. Việc thay thế Oa Vương, một nữ thần, bằng một vị nam thần có lẽ là kết quả của việc chuyển từ chế độ mẫu hệ thời cổ xưa sang chế độ phụ hệ, bởi vì sau khi chế độ phụ hệ thay cho chế độ mẫu hệ, vì mục đích tuyên dương sự vĩnh hằng của phụ hệ, chiều theo yêu cầu của xã hội đàn ông, các vị nữ thần bị bị Nho giáo, Tiên giáo đem cải tạo thành nam thần.

Cho dù bị biến dạng, Thần Nông trong văn hóa Việt vẫn mang đậm dấu ấn nông nghiệp lúa nước, lịch cổ thường vẽ một mục đồng (tức là Thần Nông) dắt một con trâu (tượng trưng cho nghề nông). Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Tư thiên giám (司天監, cơ quan quan sát và chiêm nghiệm các hiện tượng thiên văn, giữ sách thiên văn, tính nhật thực nguyệt thực, liệu đoán khí hậu, thời tiết, tính toán lịch pháp, coi ngày, báo giờ để định mùa vụ cho dân, giữ đồng hồ báo canh ở điện Cần Chánh, giữ trọng trách tư vấn triều đình về các vấn đề âm dương bói toán, địa lý và phong thủy, thời Gia Long đổi tên cơ quan Tư thiên giám thành Khâm thiên giám 欽天監, đặt các cơ quan Chiêm hậu ty 占候司 tại tỉnh) về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu. Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi một trong 5 màu vàng, trắng, đen, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ 土,Kim 金, Thủy 水, Mộc 木, Hỏa 火 tùy theo mỗi năm. Hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở các địa phương cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt vào ngày Lập xuân (立春, nên gọi Tế xuân).

Theo chỉ dụ của Minh Mạng, hàng năm sau tiết Đông chí 冬至, tòa Khâm thiên giám, các Chiêm hậu ty phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn tượng Thần Nông và trâu. Trước ngày lập xuân hai ngày, tại gần cửa thành Đông Ba (ngày nay là cửa chính Đông), các quan Khâm thiên giám cho lập một cái Đài hướng đông. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ phục, có quân lính mang gươm giáo, tàn lọng, cờ quạt theo hầu. Tới Đài thì một lễ đơn giản được cử hành, ngụ ý trình với Thổ Công (Thổ Địa hay Thổ thần hoặc Xã thần) về sự hiện diện của tượng Thần Nông và trâu. Sau đó, trâu và tượng Thần Nông lại được khiêng về kho cất. Hôm tế xuân, tượng và trâu lại được rước ra Đài, nhưng lần này đi rước là các quan Bộ Lễ và các quan phủ Thừa Thiên. Khi đám rước đi qua Hoàng cung, một viên thái giám vào tâu để Hoàng đế biết. Sau đó, đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua Bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc trâu phải làm việc. Tới Đài, các quan làm lễ tế Thần Nông theo như nghi lễ các cuộc tế khác. Tế Thần Nông xong, trâu và tượng Thần Nông được quân lính mang đi chôn sau buổi lễ. Tại các tỉnh, trong ngày Lập xuân cũng có lễ tế Thần Nông và lễ cũng được sửa soạn từ sau ngày Đông chí. Các quan tỉnh phụ trách việc hành lễ. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đem chôn. Người Dao Tuyển để cảm tạ công ơn và cầu xin cho mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc thì lễ hội ngày Sáu tháng Sáu là ngày cúng Thần Nông lớn nhất trong năm. Ngoài ra họ còn thờ cúng Thần Nông vào các ngày Một tháng Giêng và Chín tháng Chín hàng năm.

Sau khi bị Hoa Nho nhào nặn, Mẹ Trứng - Bố Rồng trở lại Việt dưới ngòi bút nhà Nho, người Việt đang từ con Mẹ Trứng Thần Nông bỗng trở thành cháu năm đời Đế Xích Thần Nông. Ngô Sĩ Liên, như các bài trước đã nói, một điển hình Nho gia "Nam nhân Bắc hướng", dựa vào các sách có trước ông, như đã nói trong các bài trước, viết trong lời tựa của "Toàn thư":
Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam - Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương
Theo các sách ta thì Đế Thừa (帝承) là cháu hai đời của Đế Xích Thần Nông sinh ra Đế Minh (帝明). Đế Minh sinh ra Lộc Nghi (祿釐), Lộc Long (祿龍). Sau Đế Minh nhân ngao du về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh (五岭, còn gọi là Nam Lĩnh 南嶺, loạt dãy núi ngăn cách vùng Lưỡng Quảng 两廣 với phần lãnh thổ phía bắc của vùng Giang Nam, phía nam dãy núi Nam Lĩnh gọi là Lĩnh Nam) lấy được con gái bà Vụ Tiên (武仙, tức là Vụ tiên nữ 鶩僊女), rồi trở về, sinh ra Lộc Tục (祿續), dung mạo đoan chính, thông minh phúc hậu. Đế Minh rất lấy làm lạ trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục, muốn cho nối ngôi mình, thế nhưng Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh bèn chia ba lãnh thổ, cho Lộc Long cai quản biển cả ở phương Đông tức là Đế Long (帝龍), lập Lộc Nghi làm quân chủ phương Bắc tức là Đế Nghi (帝釐), phong Lộc Tục, cai quản vùng phương Nam, lấy sông Dài làm ranh giới, tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng:
Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương
Năm 2879 TTL, Lộc Tục lên ngôi vị quân chủ đầu tiên là của Thời đại Hồng Bàng, tức là trước khi Đế Hoàng nhận ngôi quân chủ Hoa Hạ từ vị Đế thứ chín và cuối cùng của thị tộc Thần Nông, Đế Du Võng (帝榆罔) năm 2697 TTL 92 năm và trước nhà Hạ (夏朝, 2070 - 1600 TTL) 719 năm. Nhà Hạ là vương triều phong kiến đầu tiên theo chế độ thị tộc thế tập được ghi chép trong sách sử truyền thống TQ, song đến nay vẫn chưa phát hiện được chứng cứ trực tiếp để có thể công nhận sự tồn tại của nhà Hạ như văn tự thời kỳ đó hoặc di tích lăng tẩm, do đó giới lịch sử học cận hiện đại TQ còn nghi ngờ tính chân thực về sự tồn tại của triều Hạ, và tất nhiên triều đại Lộc Tục cũng thế.

Lộc Tục lẽ ra cũng là Đế Tục (帝續), song Lộc Tục không dùng hiệu này mà lấy hiệu Vua Kinh Dương, Đế Long cũng lấy hiệu Vua Rồng Biển Đông (東海龍王, Đông Hải Long vương), duy Đế Nghi vì không được cả giang sơn, bỏ về Bắc không biết hiệu "Vua" nên không xưng Vua, đời sau chỉ biết có Vua Rồng Biển Đông và Vua Kinh Dương mà thôi. Vua (王: Vương, tương đương tiếng Anh là King / Queen, ngày nay được hiểu là một danh từ để gọi các nguyên thủ quốc gia trong chế độ quân chủ). Tộc Hoa Hạ cho đến trước nhà Chu chưa biết đến chữ Vua, thời nhà Hạ quân chủ xưng Hậu 后, nhà Thương quân chủ xưng Ất 乙, từ nhà Chu do tiếp thụ chữ Vua từ văn minh Việt, quân chủ mới bắt đầu xưng Vương, mới đem chữ Vương tôn xưng Thụy hiệu cho từ các quân chủ Tam Hoàng đến trước nhà Chu. Vài giai thoại dân gian về chữ Vua, Nguyễn Hiền (阮賢, 1234 - 1256) đỗ Trạng nguyên khi 13 tuổi, Hoàng đế sau khi hỏi chuyện Trạng phán rằng:
 - Vì còn nhỏ mà Trạng nguyên ăn nói chưa biết lễ, cần cho về nhà học lễ 3 năm mới bổ dụng
Vì thế Trạng Hiền chưa được ban áo mão vinh quy, trở về quê nuôi dưỡng mẹ, ngày ngày đọc sách. Trạng vẫn rất ham chơi, thường lúc rỗi rãi vẫn cùng trẻ làng chơi khăng, thả diều... Một lần, triều đình tiếp sứ TQ, sứ thần đem một bài thơ ngụ ngôn ra thử nhân tài nước Nam::
Lưỡng nhật bình đầu nhật 
Tứ sơn điên đảo sơn 
Lưỡng vương tranh nhất quốc 
Tứ khẩu tung hoành gian
Dịch là:
Hai mặt trời bằng đầu 
Bốn trái núi điên đảo 
Hai vua tranh nhau một nước 
Bốn miệng ở trong khoảng dọc ngang
Hoàng đế và các quan trong triều không ai giải nghĩa được là gì. Một viên quan tâu với vua xin mời Trạng nguyên Nguyễn Hiền, mà vua cho là bé đang ở nhà để rèn luyện thêm, đến để hỏi nghĩa. Các quan đến quê mời, gặp ngay đám trẻ chăn trâu nghịch đất đầu làng, thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho chúng bạn đắp một con voi bằng đất mà bốn chân lẫn tai, vòi… có thể ngoe nguẩy được. Các quan đồ chừng đó là Trạng, một quan bèn buông một câu thăm dò:
Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?
Chủ ý của viên quan xuất một vế đối theo lối chiết tự chữ Hán. Chữ "tự" 字 có hai bộ phận, trên như cái giằng xay, dưới là chữ "tử" 子. Để nguyên "tự" có nghĩa là chữ, bỏ giằng trên còn lại chữ "tử" nghĩa là con, và gắn luôn với đoạn Nôm tiếp đó thành một câu hỏi nửa Hán nửa Nôm. Câu hỏi cũng có sắc thái của người trên hỏi kẻ dưới. Cậu bé nghe được, không ngước mặt lên, cũng thủng thẳng buông một câu:
Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!
Trạng cũng đối lại bằng cách chiết tự chữ Hán kết hợp với một phần Nôm: chữ "vu" 于 là "chưng" có hai nét ngang và một nét móc, bỏ nét ngang 一 ở giữa thành chữ "đinh" 丁, nghĩa là "đứa", "con ai con ấy?" đi với "đứa nào đứa này!" là một vế đối rất chỉnh và rất xược. Các quan biết đó chính là Trạng, bèn xuống ngựa, truyền lại ý Hoàng đế vời Trạng về kinh. Nhưng Trạng không chịu, viện lẽ rằng, trước Hoàng đế cho Trạng kém lễ buộc về, nhưng lần này Hoàng đế cho vời Trạng lên cũng không giữ đúng lễ:
- Trước đây Hoàng đế nói ta chưa biết lễ, thì nay chính Hoàng đế cũng không biết lễ. Không ai đi mời Trạng nguyên về kinh lại không có lễ nghĩa.
Quan về tâu lại với Hoàng đế, rồi đem đồ lễ và xe ngựa đến đón, Trạng mới chịu về kinh. Về đến kinh đô, Hoàng đế đưa bài thơ của sứ TQ ra, Trạng liền giải thích:
Câu thứ nhất có ý nói là hai chữ "nhật" 日 xếp ngang hàng nhau. Câu thứ hai nghĩa là bốn chữ "sơn" 山 xoay ngược xuôi. Câu thứ ba nói về hai chữ "vương" 王 xếp chéo lên nhau. Câu thứ tư là bốn chữ "khẩu" 口 xếp ngang dọc cạnh nhau. Tóm lại, tất cả bài thơ chỉ nói đến chữ "điền" 田, có nghĩa là ruộng đất.
Giải xong, Trạng viết thư đưa cho sứ TQ, ông ta phải chịu là nước Nam có nhân tài. Lại vào cuối thời Nguyễn Gia Long, từng có một người Pháp đưa ra câu đối có liên quan đến chữ Vương:
Vương là vua, rút ruột vua phân chia ba đoạn
Chữ "Vua" 王 nếu bỏ gạch ở chính giữa sẽ thành chữ "Tam" 三, nghĩa là ba (3), ý chê vua không có tài, để cho đất nước bị chia cắt làm ba miền. Một nho sinh Việt đối lại khá chỉnh:
Tây là tây, chặt đầu tây phanh thây bốn mảnh
Chữ "Tây" 西 bỏ đầu thì thành chữ "Tứ" 四, tức là bốn (4). Trở lại với Vua Kinh Dương, tục truyền quốc hiệu đầu tiên của đất nước được đặt khi Vua Kinh Dương lên ngôi là Xích Quỷ. Theo "Hán Việt Từ điển" do Đào Duy Anh biên soạn, Hàn Man Tử hiệu đính, Trường Thi xuất bản năm 1932, trang 168:
Từ Hán - Việt: Xích 赤 nghĩa là màu đỏ; Quỷ 鬼 có nghĩa là ma quỷ; Xích Quỷ là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú (28 vì sao đẹp) trên bầu trời
“Ngọc Phả truyền thư” của từ đường họ Nguyễn giải thích rằng chữ “Xích” là màu đỏ ngụ ý phương Nam, chữ “Quỷ” là từ ba chữ "Vua" 王 của người Việt cổ ghép lại thành chữ “Quỷ” 鬼. Vua Kinh Dương vì thấy ba anh em đều là quân chủ ở ba nơi, nên ghép ba chữ “Vua” tạo thành chữ “Quỷ”. Tên “Xích Quỷ” nêu rõ Vua ở xứ nóng, phương Nam, ngụ ý phương Nam đã có chủ. Nước Xích Quỷ địa bàn rộng lớn, phía đông giáp Biển Đông, tây tới Ba Thục (巴蜀), bắc tới sông Dài (gồm cả vùng hồ Động Đình), nam tới nước Hồ Tôn (胡孫).

Tính diện tích, giáp Biển Đông là kinh tuyến 118 Đông, tây tới Ba Thục, kinh tuyến 105 Đông, bắc tới sông Dài, vĩ tuyến 29 Bắc, nam tới nước Hồ Tôn, vĩ tuyến 11 Na, tổng cộng khoảng 2.900.000 km2. Dù hậu nhân đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích VN bây giờ tính cả trên biển, chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia. Dẫu chỉ là huyền sử thì không phải ngẫu nhiên mà các địa danh lại xuất hiện trong huyền sử. Một số nhà nghiên cứu cho rằng huyền sử này đã diễn tả lại một cuộc di dân của người Việt cổ về phương Nam trước sự xâm phạm của tộc Hoa Hạ, cũng như sự kết hợp và chia tách của hai chủng Việt cổ lớn thời bấy giờ. Những bài tiếp theo sẽ bàn về việc này.

Về địa giới, đừng nhầm Biển Đông thời Vua Kinh Dương với Biển Đông từ thời Âu Lạc trở về sau tức là Nam Hải (南海 hay 南中國海: "biển ở phía Nam Trung Hoa") mà ta vẫn gọi Bể Đông hay Bể Nam nhưng bằng chữ Nôm, với nghĩa là "bể (biển) nước Nam", khác biệt với Nam Hải bằng chữ Hán, Biển Đông thời Vua Kinh Dương bao gồm cả biển Hoa Đông tức Đông Hải của TQ (中國東海: "biển ở phía Đông Trung Hoa") và Bể Nam. Trong cuốn "Đại Nam Quốc sử Diễn ca" (1870), viết bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát, đoạn Vua An Dương mất nước Âu Lạc vào tay Triệu Đà viết (Bể Nam và Nam Hải tương đương về vần luật và dấu thanh, nhưng Bể Nam được dùng mà không phải là Nam Hải):
... Kim qui đâu lại hiện linh
Mới hay giặc ở bên mình không xa
Bây giờ Thục chúa tỉnh ra
Dứt tình, phó lưỡi Thái a cho nàng
(𣷭南) Bể Nam đến bước cùng đàng
Văn tê theo ngọn suối vàng cho xuôi ...
Về nước Hồ Tôn (, ? - thế kỷ I TTL, hay Hồ Tôn Tinh 胡猻精, "Vương quốc của người khỉ") "Lĩnh Nam chích quái" chép trong "Vua Dạ Xoa truyện" (夜叉王傳):
Xưa kia bên ngoài lãnh thổ Âu Lạc có một vương quốc mang tên Diệu Nghiêm. Vị vua của vương quốc này là Tràng Minh, hiệu Vua Quỷ (Dasanana) có mười đầu. Phía bắc vương quốc này có một vương quốc khác tên Hồ Tôn Tinh do vua Dasaratha cai trị. Hoàng tử Chung Tư (Rama), người kế vị vua Dasaratha, có một người vợ là công chúa Bạch Tinh (Sita). Công chúa Bạch Tinh có một sắc đẹp tuyệt trần không giống người phàm. Vua Quỷ, mê hồn trước sắc đẹp của Bạch Tinh, mang binh sang đánh nước Hồ Tôn Tinh và cướp công chúa về nước. Hoàng tử Chung Tư, quá căm giận, dẫn đầu một đoàn hầu binh xẻ núi băng biển tiến vào vương quốc Diệu Nghiêm, giết chết Vua Quỷ, đưa công chúa Bạch Tinh về.
Vương quốc Diệu Nghiêm có thể là một tiểu quốc sau này hợp thành Vương quốc Phù Nam (Phạn: नाम; Căm-pu-chia: ფუნანი; La-tinh hóa: Nokor Phnom, 68 - 550) do tăng lữ Bà-la-môn thành lập. Những quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ thời đó đều có sự tích giống nhau, tại Indonesia trong các đền thờ đạo Bà-la-môn lớn đều khắc truyện thần thoại này trên tường đá. Chuyện Vua Quỷ có mười đầu có lẽ chỉ là cách miêu tả thô thiển ngai vàng của các vị vua trong thần thoại Ấn Độ và Phù Nam thường có hình rắn hổ mang (naja) mười đầu. Theo nhận xét của Huber trong "La Légende du Ramayana en Annam, Etudes indochinoises" thì Hồ Tôn Tinh có thể là một trong các tên gọi của Vương quốc Chăm Pa (Phạn: चम्पा; Chăm: Campa; Hán: 占婆; Hán - Việt: Chiêm Bà) cổ, hoặc là một tiểu quốc sau này hợp thành Chăm Pa.

Trên là biên giới Đông và Nam, bài sau nói về biên giới Tây và Bắc.

¤¤¤
Chôm chỉa từ:
Các tài liệu đã liệt kê trong "Ngày xửa ngày xưa", "Sách - sử", "Sách - sử Ta và Trung Quốc" và:
¤Viện Nghiên cứu Hán Nôm:
- Di sản Hán Nôm Việt Nam, Trần Nghĩa
- Khảo cứu từ điển song ngữ Hán Việt Đại Nam Quốc ngữ, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2013
¤ Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian:
- Thông báo văn hóa dân gian 2001, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002
¤ Lịch sử:
- Việt Nam - quốc hiệu và cương vực qua các thời đại, Nguyễn Đình Đầu, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999
- Chiến Quốc sách, Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001
- Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Phương Thi Danh, Nxb. Thế giới, 2001
¤ Nhân vật:
- 100 người đàn ông có ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc, Tiêu Lê - Mã Ngọc Chu - Lã Diên Đào, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2004
¤ Văn hóa:
- Kinh Dịch - đạo của người quân tử, Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Văn học 1994
- Đại cương về tiến trình văn hóa Việt Nam, Đinh Gia Khánh, trong Các vùng văn hóa Việt Nam, Đinh Gia Khánh - Cù Huy Cận (chủ biên), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995 
- Vốn cổ Văn hóa Việt Nam, Trương Sỹ Hùng - Bùi Thiện, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1995
- Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001
¤ Văn học:
- Điển tích chim Tinh Vệ trong Từ điển Truyện Kiều, Đào Duy Anh
- Bản lược đồ Văn học Việt Nam (Quyển Thượng), Thanh Lãng, Nxb. Trình bày
- Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quyển Hai), Phạm Thế Ngũ, Quốc học Tùng thư xuất bản
- Thành ngữ điển tích từ điển, Diên Hương, Nxb. Đồng Tháp, 1992.
- 365 truyện cổ sử chọn lọc Trung Quốc, Chu Mục - Trần Thâm (chủ biên), Nxb. Thanh niên, 2003
- Tứ thư, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003
¤ Văn tự:
- Khái luận văn tự học chữ Nôm, Nguyễn Quang Hồng, Nxb. Giáo dục, 2008