Những sách, sử của tổ tiên làm ra từ sau Tự chủ đến thế kỷ XV lại bị nhà Minh cướp mang về TQ hoặc hủy bỏ. Sau khi Lê Thải Tổ khôi phục độc lập, nội dung của sách vở trước đó chỉ còn truyền lại rời rạc trong các sách vở soạn từ đời Lê sơ.
Năm 1775 thời Lê Hiển Tông, Vua thứ 8 họ Trịnh, Tĩnh Đô (靖都王, 1767 - 82, Trịnh Sâm [鄭森, 1739 - 82]) lệnh cho các sử thần: Viện Quận công Nguyễn Hoàn (阮俒, 1713 - 92), Tả thị lang Bộ Lại Lê Quý Đôn, Tổng tài Quốc sử quán Vũ Miên (武檰, 1718 - 82) làm chủ biên, cùng Hiệu lý Viện Hàn lâm kiêm Hiệu chính quốc sử Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du (范阮攸, 1739 - 86, tên thật Phạm Vĩ Khiêm), Hiệu thảo thự Sơn Nam hiến sứ Ninh Tốn (寧遜, 1744 - 95) và Nguyễn Sá (còn có tên là Nguyễn Trạch; con trưởng Nguyễn Hoàn) biên soạn tiếp "Bản kỷ tục biên", ghi chép các sự kiện từ thời Hoàng đế thứ 21 nhà Hậu Lê và thứ 10 giai đoạn Trung hưng, Hy Tông (熙宗皇帝, 1675 - 1705, Lê Duy Cáp [黎維祫, 1663 - 1716)] đến hết đời Hoàng đế thứ 25 nhà Hậu Lê và thứ 14 giai đoạn Trung hưng, Ý Tông (懿宗皇帝, 1735 - 40, Lê Duy Thận [黎維祳, 1719 - 59]), nối vào bộ "Toàn thư", thảy 6 quyển, lấy tên Đại Việt sử ký tục biên (大越史記續編, viết tắt "Tục biên") đã được khắc in phổ biến. "Tục biên" sau lại được nối thêm từ đời Hoàng đế thứ 26 nhà Hậu Lê và thứ 15 cũng là áp chót giai đoạn Trung hưng, Hiển Tông (顯宗皇帝, 1740 - 86, Lê Duy Diêu [黎維祧, 1717 - 86]) đến hết thời Hoàng đế chót nhà Hậu Lê và cũng là chót giai đoạn Trung hưng, Chiêu Thống (昭統皇帝, 1786 - 89, Lê Duy Khiêm [黎維, 1765 - 93, khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ 黎維祁]). Sau giai đoạn chép từ năm 1676 đến năm 1789 được gọi là "Quốc sử tục biên".
Dưới triều Nguyễn Tây Sơn, "Tiền biên" được Thượng thư Bộ Binh Ngô Thì Nhậm (吳時任, 1746 - 1803, con Ngô Thì Sĩ, người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với nhà Thanh, người đã phát hiện miếu thờ Vua Bà Trưng được lập ở Nam TQ, cho đến nay còn có ở hơn 200 nơi, khi Nguyễn Phúc Hồng Nhậm [阮福洪任, 1829 - 83] lên ngôi Hoàng đế thứ tư nhà Nguyễn Gia Long, Tự Đức [嗣德皇帝, 1829 - 83], đổi tên thành Nguyễn Phúc Thì 阮福時 hơn 40 năm sau khi ông mất, do kỵ húy [Thì 時 và Nhậm 任] với Tự Đức mà người sau phải đọc và viết tên ông thành Ngô Thời Nhiệm 吳時壬) hiệu đính, khắc in năm 1800.
Đầu đời Nguyễn Gia Long "Tiền biên" được tái bản trên cơ sở ván khắc cũ của thời Nguyễn Tây Sơn, bị đục bớt một vài chữ như "Bắc Thành", "Cảnh Thịnh"… Năm 1838, Minh Mạng coi "Quốc sử tục biên" là "yêu thư, không phải là tín sử" vì quá đề cao họ Trịnh, cấm lưu hành và tiêu hủy, cả bản khắc in. Năm Tự Đức thứ 8 (1856) Phan Thanh Giản (潘清簡, 1796 - 1867) thừa chỉ đạo của Tự Đức làm chủ biên, biên soạn "Khâm định" theo thể "Thông giám cương mục" của Chu Hy (朱熹, 1130 - 1200) thời Tống biên soạn, chia ra "cương" (phần tóm tắt gọn và sáng) và "mục" (việc chép rộng ra cụ thể hơn), theo thứ tự năm, tháng, ngày ghi chép sự kiện lịch sử, tiểu sử các nhân vật, lời cẩn án giám định một số sự kiện, nhân vật và niên đại trên cơ sở khảo chứng các sách sử, tư liệu của VN: "Toàn thư", "Tục biên", "Tiền biên" và tham khảo khoảng trên 200 bộ sách khác, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... cùng các sách sử của TQ, lời chú thích tên người, tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính, rải rác có các lời phê của Tự Đức. Hoàn thành năm 1859, trải qua các lần "duyệt nghị" (1871), "duyệt kiểm" (1872), "phúc kiểm" (1876), "duyệt định" (1878), "kiểm duyệt", khắc in và ban hành năm 1884.
Sách TQ mà sách ta chép lại, ngoài những tài liệu lịch sử chính thống xưa nhất theo truyền thống của TQ là bộ "Tiền tứ sử" (前四史, bốn bộ sử ban đầu) bao gồm:
"Sử ký" (史記 / 史记) hay "Thái sử công thư" (太史公書, "Sách của quan Thái sử") do Tư Mã Thiên (司馬遷, 145 - 86 TTL) tiếp nối công trình của cha là Tư Mã Đàm (司馬談, ? - 86 TTL) biên soạn từ năm 109 TTL, hoàn thành năm 91 TTL, ghi lại lịch sử TQ từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝, 2852 - 2205 TTL, thời kỳ sơ khai tối cổ huyền thoại của TQ) cho tới thời ông sống;
"Hán thư" vốn là "Sử ký hậu truyện" do Ban Bưu 班彪 biên soạn, nối tiếp "Sử ký" của Tư Mã Thiên, được hơn 100 thiên thì mất, con Ban Bưu là Ban Cố (班固 32 - 92) tiếp tục biên soạn từ năm 58 tới năm 82. Sau khi Ban Cố mất năm 92, em gái là Ban Chiêu 班昭 cùng Mã Tục tiếp tục việc biên soạn cho đến năm 111 thì hoàn thành, còn được gọi là "Tiền Hán thư" để phân biệt với;
"Hậu Hán thư" do Phạm Diệp (hay Việp, 范曄, 398 - 445 / 446) trong thời kỳ bị giáng chức đã thu thập các bộ sử và văn bản trước đó, gồm cả những tác phẩm của họ Tư Mã, Ban và hậu duệ, như "Tây Vực trường sử" (Sử vùng Tây Vực) do Ban Siêu (班超, 32 – 102) biên soạn và con là Ban Dũng (班勇) tiếp tục biên soạn thêm một thời gian ngắn sau năm 127, "Hán sử" của nhiều tác giả biên soạn trong thế kỷ thứ II, "Hậu Hán sử" của Viên Hoành thế kỷ thứ VI... mà biên soạn ra. Lưu Chiêu (劉昭) ở thế kỷ thứ VI khi thực hiện phần chú giải "Hậu Hán thư" đã gộp thêm "Tiếp nối Hán thư" (Tục Hán thư) của Tư Mã Bưu (司馬彪) thế kỷ thứ II vào;
Và "Tam quốc chí" (三國志) do Trần Thọ (陳壽, 233 - 297) căn cứ vào các sử liệu cơ bản chép về thời kỳ Tam Quốc biên soạn vào khoảng năm 297 thành ba tác phẩm "Ngụy quốc chí" 30 quyển, "Thục quốc chí" 15 quyển, "Ngô quốc chí" 20 quyển thuật lại lịch sử TQ giai đoạn 184 - 280 với nội dung rất giản lược. Đến thời Nam - Bắc triều (南北朝, 420 - 589), nhiều sử liệu về thời Tam Quốc xuất hiện, sử quan nhà Lưu Tống (宋朝, 420 - 479) là Bùi Tùng Chi được lệnh chú giải. Bùi Tùng Chi đã tập hợp các sử liệu để bổ sung các phần mà ba tác phẩm của Trần Thọ không chép hoặc chép thiếu với khoảng 240 loại tài liệu, gấp 3 lần so với nguyên bản, kết quả được gọi là "Trần chí, Bùi chú". Các tác phẩm này còn được nhiều học giả ở các thời đại khác nhau tiếp tục chú thích, hiệu đính, bổ sung và khảo chứng thành bộ sử như ngày nay. Đến thời Bắc Tống, năm 1003 mới hợp nhất các tác phẩm và lấy tên "Tam quốc chí";
"Tiền tứ sử" cùng với các bộ sử tiếp theo gồm "Đường sơ bát sử", "Nguyên mạt tam sử" và các bộ sử khác, thảy 24 bộ, ghi chép cho đến hết đời Sùng Trinh đế (崇禎帝, 1627 - 44) nhà Minh, Chu Do Kiểm (朱由檢, 1611 - 44), được gọi là tổng tập "Nhị thập tứ sử";
Còn có các tài liệu khác có nguồn gốc niên đại rõ ràng như: "Giao Châu ngoại vực ký" (交州外域记, soạn khoảng sau năm 205, viết tắt “Ngoại vực”), không rõ tên tác giả, đã thất truyền, chỉ còn lại các trích dẫn trong các sách đời sau như "Thủy kinh chú" (水經注, nguyên là sách “Thủy kinh” của tác giả chưa biết tên thời Tam Quốc biên soạn, gồm 3 quyển ghi chép rất sơ lược về 137 con sông, mỗi sông được viết thành một thiên, dài ngắn không đều, có một số sai lầm, đến thời Bắc Ngụy [北魏朝, 386 - 534, còn gọi là Thác Bạt Ngụy 拓拔魏, Hậu Ngụy 後魏 hay Nguyên Ngụy 元魏], Lịch Đạo Nguyên [466 - 527] vào khoảng 515 - 527 đã đi nhiều nơi, sang cả Giao Chỉ [交趾, có đến vùng Mê Linh] sưu tầm rộng khắp các nguồn tư liệu để chú thích, bổ sung và phát triển thêm vào sách “Thủy kinh” thành một bộ sách đồ sộ, trình bày 1.252 con sông lớn nhỏ. gồm khoảng 30 vạn chữ, nhiều gấp 20 lần sách gốc, gọi là "Thủy kinh chú"; đầu thế kỉ XX, Dương Thủ Kính {1839 - 1915} và học trò là Hùng Hội Trinh {? - 1936} chú thích, bổ sung và phát triển thêm vào sách "Thủy kinh chú" thành "Thủy kinh chú sớ" {水經注疏 cũng gồm 40 quyển, với hơn 1.510.000 chữ, nhiều gấp 5 lần sách "Thủy kinh chú", gấp 100 lần sách gốc "Thủy kinh"]);
"Nam Việt chí" (南越志, soạn thời Bắc Ngụy); "Triệu công Giao Châu ký" của Đô hộ (都護, chức quan cai trị An Nam Đô hộ phủ [安南都護府, tên gọi nước ta thời thuộc nhà Đại Đường giai đoạn 679 - 866]) Triệu Xương [792 - 802, 804 - 806]) và "Tăng công Giao Châu ký" của Tiết độ sứ (節度使, chức quan cai trị Tĩnh Hải quân [靜海軍, 866 - 968, tên gọi nước ta từ cuối thời thuộc Đường giai đoạn 866 - 905 qua thời kỳ Tự chủ của họ Khúc {曲 905 - 938} đến hết thời "12 sứ quân tranh nhau làm trưởng" {十二使君爭長, 944 - 968}]) Tăng Cổn (878 - 880); "Giao Chỉ ký", "Báo cực truyện" (Tập truyện về lẽ cùng cực của báo ứng) thế kỷ thứ IX; "Thái bình ngự lãm" (太平御览, soạn vào thời Bắc Tống [北宋, 977 - 984]); "Quảng Châu ký"; "Nhật Nam truyện" ... thì có nhiều tài liệu, truyền thuyết của cả ta và TQ đều không rõ nguồn gốc, niên đại, chỉ phỏng đoán được đại khái vào thế kỷ thứ V, thứ VI hay thứ VII...
Sách TQ thì thảy đều ngạo mạn, nhận là những người đến "khai hóa" dân tộc ta, bằng những lời lẽ vô cùng xấc xược, coi dân tộc ta là "cầm thú", là "sâu bọ chồn cáo", là "man di mọi rợ", là "chó hoang"... Ngoài việc ngạo mạn, xấc xược, những tài liệu lịch sử chính thống TQ cũng đầy rẫy những điểm sai lệch về tình hình nước ta, thường không chép kỹ về các thất bại của họ trước dân tộc ta, chép linh tinh hoặc thiếu thừa mốc thời gian, sự kiện. Ví dụ về cái chết của Lý Nam Đế, Ngô Thì Sĩ trong "Tiền biên" đã vạch trần sự xuyên tạc của "Lương thư":
Là một nhà sử học người Miệt Nhi Khất (Merkit, 蔑兒乞 thuộc tộc Монгол Улс / Monggol Ulus / Mông Cổ), khi đảm nhận vai trò ngự sử đại phu và được giao chủ biên chỉnh lý ba bộ sử nói trên vào tháng Ba năm thứ ba niên hiệu Chí Chính (至正, 1341-1368) thời Huệ Tông đế (惠宗帝, 1333 - 70, Đại khả hãn thứ 16 của Đế quốc Mông Cổ, Ô Cáp Cát Đồ Hãn [烏哈噶圖汗, 1333 - 70], Borjigin Toghuntemür [孛兒只斤妥歡 贴睦爾, Bột Nhi Chỉ Cân Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ, 1320 - 70], vị Hoàng đế nhà Nguyên người Mông Cổ thứ 11 và cuối cùng cai trị TQ, tại vị hơn 36 năm trên lãnh thổ TH), Thoát Thoát đã đối xử ngang hàng với cả ba triều đại Khiết Đan (契丹國, 907 - 1125, do người Khiết Đan [Khất Đan, 契丹; Ba Tư: ختن; dân tộc du mục Khitan, hậu duệ của người Tiên Ty {鲜卑, dân tộc du mục ở phía bắc TQ}, từ Китай trong tiếng Nga, Cathay trong tiếng Anh, Catai trong tiếng Bồ Đào Nha, Catay trong tiếng Tây Ban Nha đều có nghĩa "Trung Quốc" và đều bắt nguồn từ tên gọi của dân tộc Khiết Đan] gây dựng ở phía bắc TQ đối kháng kéo dài với nhà Tống ở phía nam, năm 947 cải quốc hiệu thành Đại Liêu 大遼朝, năm 983 lại đổi về Khiết Đan, năm 1066 đổi lại Đại Liêu, năm 1125 bị nước Kim tiêu diệt, chạy sang phía tây tổ chức lại nhà nước mà sử TQ gọi là Tây Liêu [西遼, 1124 -1218], các tài liệu phương Tây gọi là Hãn quốc Kara Khiết Đan [Хар Хятан / Kara - Khitai], cuối cùng bị Đế quốc Mông Cổ [Ikh mongol uls / Монголын эзэнт гүрэн / Mongol-yn Ezent Güren / Đại Mông Cổ Quốc, 1206 - 1368] tiêu diệt năm 1218); Đại Kim (Nữ Chân cổ: ancun gurun; Mãn Châu chuẩn: aisin gurun / 大金朝, 1115 - 1234) do người Nữ Chân (Jurchen [女真, một bộ phận của nhóm các dân tộc Tungus {Thông Cổ Tư, 通古斯}], đến thế kỷ XVII tộc Nữ Chân đổi tên thành tộc Mãn Châu, tức dân tộc Mãn), nguyên là phiên thuộc của nhà Liêu, gây dựng ở phía bắc TQ, năm 1127 chiếm Bắc nhà Tống, khiến nhà Tống phải di tản về phía Nam lập lại triều đình, sử gọi Nam Tống [南宋, 1127 - 79], phải nhận là nước cháu, gọi Kim là nước chú, Kim bị liên quân Mông Cổ - Nam Tống đánh diệt năm 1234); Và Nam Tống, bị Mông Cổ, đã xưng Đại Nguyên năm 1271 đánh bại năm 1276, rút lui về phía nam, cuối cùng dừng lại ở khu vực tỉnh Quảng Đông ngày nay, trận thủy chiến Nhai Môn (崖门海战, trên vùng biển ngoài khơi Nhai Môn, Quảng Đông) năm 1279 chấm dứt hoàn toàn nhà Tống. Trước đó một số học giả người Hán cho rằng hoàng gia nhà Liêu xuất thân từ các bộ tộc du mục vì vậy bộ "Liêu sử" không xứng đáng góp mặt trong danh sách các bộ sử chính thống của TQ.
"Tống sử" cũng là cuốn sử đầu tiên của TQ công nhận sự độc lập của các triều đình ở Đại Việt, Thoát Thoát và nhóm biên soạn hơn 30 sử quan đã từ bỏ sự khinh miệt của các triều đại phong kiến TQ với các dân tộc phía Nam, giành một thiên trong "Liệt truyện" viết về Đại Việt và Đại Lý (Liệt truyện 247: "Ngoại quốc tứ - Giao Chỉ, Đại Lý" [Vương quốc Đại Lý {大理國, 937 - 1095; 1096 - 1253] của các dân tộc Thái - Kadai {Tãy / Tay / Tày / Thay; 傣族; ไทยสยาม}, hậu duệ Điền Việt 滇越, kế tiếp của nước Nam Chiếu {南詔國, 738 - 937}, vương quốc đã suy tàn từ năm 902 của người Bạch 白族 và người Di {彝族 / Lô Lô, hậu duệ người Khương cổ 古羌]).
Tháng 5 năm Chí Chính thứ 4 (1344), Thoát Thoát từ chức, Trung thư hữu Thừa tướng A Đồ Lỗ kế nhiệm, A Đồ Lỗ tuy mang danh là đô tổng tài song lại không am hiểu chữ Hán, việc hoàn thành sách chỉ có hai năm rưỡi, tháng 10 năm Chí Chính thứ 5 (1345) thì xong. Đến năm Chí Chính thứ 6 (1346), được khan khắc tại Giang Chiết hành tỉnh. Ba bộ sách này được hoàn thành trong thời gian rất ngắn khiến cho các học giả người Hán sau này chỉ trích Thoát Thoát về độ chân thực của cả ba bộ sử chính thống mà ông chủ biên. Như truyền thống sử TQ, "Tống sử"chỉ chép vắn tắt chiến thắng của Lê Đại Hành trước quân Tống năm 981:
Điều tương tự cũng được quân chủ Vương quốc Đại Hòa (大和国, Yamatō ["chân núi", "phía đông núi", 山東, chỉ vùng Miwayama ở phía đông bồn địa Nara, là nơi thị tộc Yamatō từng quần tụ và lấy làm cứ điểm để bành trướng rồi trở thành vương triều Yamatō cuối thế kỷ V], tức là Nhật Bản [にっぽんこく Nippon-koku / にほんこく Nihon-koku / Nhật Bản Quốc 日本国; 日: nichi {"Nhật": "Mặt Trời" hoặc "ngày"} + 本: hon {"Bản / Bổn": "nguồn gốc"} + 国: koku {"Quốc": "nhà nước" / "đất nước"} = "đất nước gốc của Mặt Trời" / "đất nước Mặt Trời mọc", do vị trí địa lý của nước này có thể nhìn thấy Mặt Trời mọc sớm nhất ở Đông Á, và cũng bởi tổ tiên trong tín ngưỡng theo truyền thuyết của người Nhật Bản {Nihonjin 日本人 Nhật Bản nhân, dùng Nihongo 日本語 Nhật Bản ngữ} là Nữ thần Mặt Trời A - ma - tê - ra - sư {Amaterasu 天照 Thiên Chiếu / Amaterasu - ōmikami 天照大御神 Thiên Chiếu Đại Ngự Thần / Ōhirume - no - muchi - no - kami 大日孁貴神 Đại Nhật Linh Quý Thần / "vị kami <thần> vĩ đại uy nghi tỏa sáng trên thiên đường"}]) hồi đầu thế kỷ thứ VII, Đại Hòa đại vương (大和大王, Yamatō - ōkimi, "Đại vương của Yamatō", về sau là Trị thiên hạ Đại vương (治天下大王; Ame - no - shita shiroshimesu ōkimi hoặc Sumera no mikoto, "Đại vương cai trị thiên hạ") bắt đầu được gọi là Thiên tử (tenshi hoặc 天子様 tenshi - sama), thể hiện qua những lá thư chính thức gửi đến triều đình TH với xưng hô khiến quân chủ TH nổi xung thiên:
Hệ thống triều đình của các quân chủ Việt cũng tương tự các triều đình của quân chủ TQ, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại TQ. Các vị quân chủ Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho quân chủ TQ như áo long bào màu vàng có rồng năm móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt... Chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được áp đặt lên dân TQ, ngược lại, quyền lực thần quyền của quân chủ TQ cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt thì chỉ tuân lệnh và trung thành với quân chủ Việt, thiên mệnh của quân chủ TQ chỉ kéo dài đến biên giới Việt - Trung. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ, cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử.
Tuy vậy, các triều đại phong kiến Việt trên danh nghĩa vẫn là một phiên thuộc của các triều đại phong kiến TQ, hầu hết các vị quân chủ Việt lên ngôi đều phải chịu sắc phong của TQ, hoặc phải để quân chủ TQ hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn Tây Sơn, Thái Tổ (太祖, Võ Hoàng đế [武皇帝, Quang Trung {光中, 1788 - 92, Nguyễn Huệ, 1753 - 92, tên dùng trong ngoại giao là Nguyễn Quang Bình}]). Các hoạt động cầu phong chỉ thực sự bắt đầu thực hiện từ thời Ngô Xương Ngập, sau khi người Việt đã thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến TQ, giành lại được nền độc lập hoàn toàn. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Đại Việt là cơ hội tốt để các triều đại quân chủ và phong kiến phương Bắc mượn cớ giúp quân chủ triều trước, không chịu sắc phong cho quân chủ mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là, chỉ khi nào bị thất bại về mặt quân sự, phải trao trả chủ quyền đất nước cho Đại Việt thì TQ mới chịu phong vương cho quân chủ Việt. Phan Huy Chú trong "Lịch triều" cũng đã chỉ rõ đặc điểm này:
Tiếp đó, việc phong vương sẽ diễn ra theo nghi thức, thủ tục rất long trọng tại kinh đô, thời Đinh, Lê là ở Hoa Lư, các đời sau diễn ra ở Thăng Long, các quân chủ triều Nguyễn Gia Long tuy đóng đô ở Phú Xuân (Huế) nhưng đều phải thân chinh ra Thăng Long để làm lễ tuyên thụ. Riêng đến thời Tự Đức thì nghi lễ tuyên phong đã được diễn ra ở Huế với những nghi thức trang trọng, tốn kém theo đúng thứ tự nghi lễ cổ xưa. Song dù được quy định nghiêm ngặt, nhưng việc thực hiện ra sao lại tùy thuộc vào tương quan so sánh lực lượng giữa hai bên cũng như vào tiềm lực và vị thế của bản thân hai nước. Từ Đinh Tiên Hoàng đến Quang Trung, sau khi lên ngôi hầu hết đều sai sứ sang TQ cầu phong, nhưng trong rất nhiều trường hợp, chính “Thiên triều” chủ động sai sứ sang sách phong chứ các quân chủ Việt không sang cầu phong, như các quân chủ triều Trần nhường ngôi nhau, chưa sang cầu phong: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
Khi mới dựng lại nước, quân chủ Việt từ thời họ Khúc, Dương Đình Nghệ (楊廷藝 / Dương Diên Nghệ 楊筵藝, sinh năm 874, nắm quyền 931 - 37), Kiều Công Tiễn (矯公羨 / 皎公羨, 870, 937 - 38) đến nhà Ngô (吳朝, 939 - 944, 950 - 965) và Dương Bình Vương (楊平王, 944 - 50, Dương Tam Kha 楊三哥 / Dương Thiệu Hồng 楊紹洪) thì TQ phong tước hiệu là "Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ", mặc dù cuối năm 938 Ngô Quyền đã xưng Vua. Từ đây, chức Tiết độ sứ là chỉ những viên quan có nhiệm vụ quản lý các lộ phủ vùng biên giới. Vua cũng không sai sứ sang cầu phong. Theo "Khâm định", vào năm 954, sau khi Vua Thiên Sách Ngô Xương Ngập mất, Vua Nam Tấn (南晉王, 950 - 65, Ngô Xương Văn (吳昌文, ? - 965) một mình trị nước, sai sứ sang giao hảo với Nam Hán (南漢朝, 917 - 71). Trung Tông đế (中宗帝, 943 - 58) nhà Nam Hán, Lưu Thịnh (劉晟, 920 - 58) nhận giao hảo của Vua Nam Tấn, phong Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ kiêm Đô hộ. Tuy không trực tiếp bình luận nhưng Lê Văn Siêu không đánh giá cao hành động chịu khuất phục mà giao hảo với Nam Hán nhỏ bé liền kề trong số các vương triều phương Bắc khi đó trong sách "Việt Nam văn minh sử".
Sách "Khâm định" căn cứ theo "Cựu Ngũ Đại sử" (旧五代史, cuốn thứ 18 trong "Nhị thập tứ sử" do nhà sử học thời Bắc Tống Tiết Cư Chính [薛居正, 912 - 81], chủ biên,chép về thời kỳ Ngũ Đại [五代, 907 - 60] - Thập Quốc [十國, 907 - 79], bắt đầu từ khi Chu Ôn [朱溫, 852 - 912, húy Chu Toàn Trung 朱全忠] kiến lập nhà Hậu Lương [後梁, 907 - 23] năm 907 đến khi Triệu Khuông Dận [hay Khuông Dẫn, 趙匡胤, 927 - 76] lên ngôi kiến lập nhà Tống năm 960, ban đầu tên là "Lương Đường Tấn Hán Chu thư"; về sau Âu Dương Tu [歐陽修, 1007 - 72] chủ biên soạn bộ sử chép về cùng thời kỳ, lấy tên "Ngũ Đại sử" 五代史, đến thời Càn Long nhà Thanh được xếp vào chính sử, bộ sử của Âu Dương Tu được đổi tên thành "Tân Ngũ Đại sử" 新五代史, bộ sử của Tiết Cư Chính là "Cựu Ngũ Đại sử") mục "Nam Hán thế gia" chép thêm sự kiện sau đó Lưu Thịnh âm mưu cho Cấp sự trung là Lý Dư làm sứ, cầm cờ "tinh" sang chiêu dụ nhận Tĩnh Hải quân là phiên thần và phong chức Tiết độ sứ cho hắn để cai quản Đô hộ cho Vua Nam Tấn. Được tin Lý Dư sắp vào đến cõi, Vua Nam Tấn cho ngay người đi lên biên giới ngăn lại. Hai bên gặp nhau ở Bạch châu, sứ của Vua bảo Lý Dư rằng:
Đến nhà Đinh - Tiền Lê, TQ chỉ phong "Kiểm hiệu Thái sư", "Giao Chỉ Quận vương" 交趾郡王 rồi tiến dần lên "Nam Việt vương" 南越王, "Nam Bình vương" 南平王. Để tránh cuộc đụng độ, năm Nhâm Thân 972 (có nguồn ghi năm Quý Dậu 973) Đinh Tiên Hoàng sai con trưởng là Vua Nam Việt Đinh Liễn (丁璉, ? - 979 hay Đinh Khuông Liễn 丁匡璉) sang cống Tống. Năm 975 nhà Tống sai sứ sang phong Đinh Tiên Hoàng làm "Giao Chỉ Quận vương", Vua Nam Việt làm "Kiểm hiệu Thái sư, Tĩnh hải quân Tiết độ sứ, An Nam Đô hộ" (theo "Tống sử", "Giao Chỉ truyện"). Từ đó Đại Cồ Việt giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Như vậy Tiên Hoàng bên ngoài thì xưng phiên thuộc nhưng trong nước thì vẫn xưng danh Đế. Sau lại gia phong Đinh Tiên Hoàng làm "Nam Việt vương" và Đinh Liễn làm "Giao Chỉ Quận vương".
Lê Đại Hành sau khi lên ngôi sai 2 sứ thần là Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ sang Tống thông báo. Năm 993 nhà Tống sai sứ sang phong "An Nam Đô hộ, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, Kinh triệu Quận hầu". Năm 985 nhà Tống sai sứ sang phong thêm chức "Kiểm hiệu Thái bảo sử trì tiết đô đốc Giao châu chư quân sự, Giao châu quản nội quan sát xử trí đằng sứ". 988 phong thêm "Kiểm hiệu Thái úy". 993 gia phong "Giao Chỉ Quận vương". 997 phong thêm "Nam Bình vương" kiêm "Thị trung". Sách "Nguyên sử" trong phần đầu tổng lược về lịch sử Đại Việt chép thiếu thời kỳ Tiền Lê của Hoàng đế Lê Đại Hành, truyền tới 3 đời, trải qua tới 29 năm:
Khi khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn thắng lợi quyết định, Vua Bình Định Lê Lợi đánh bại quân Minh do Tổng binh (總兵, thống lĩnh khoảng 15.000 quân) Vương Thông (王通, ? - 1452) chỉ huy trong trận Tốt Động - Chúc Động, Thông phải cố thủ trong thành Đông Quan. Để tìm cách kìm hãm sự phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chia rẽ nội bộ người Việt, Thông liền viện cớ tìm lại tờ chiếu của Vĩnh Lạc đế (永樂帝, 1402 - 24, ban đầu gọi là Minh Thái Tông 明太宗, Chu Đệ [朱棣, 1360 -1424]) nhà Minh năm 1407 khi đánh Đại Ngu, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần mà đòi Vua Bình Định phải lập con cháu nhà Trần mới đồng ý giảng hòa và rút quân về nước. Vua Bình Định bèn sai người tìm con cháu nhà Trần, theo sử sách, gặp lúc đó Hồ Ông (胡翁, hoặc Trần Địch 陳翟, không rõ là người ở đâu, con cái nhà ai) lánh nạn ở châu Ngọc Ma, tự xưng là cháu nội Trần Nghệ Tông, được tù trưởng châu Ngọc Ma là Cầm Quý tiến cử với Vua Bình Định.
Để đối phó với yêu sách của Thông, muốn quân Minh nhanh chóng rút về, tháng Một năm 1426, Vua Bình Định đồng ý lập Hồ Ông, với danh nghĩa kế tục nhà Hậu Trần (後陳朝, 1407 - 14, do Hoàng đế thứ nhất nhà Hậu Trần, Giản Định (簡定皇帝, 1407 - 09, Trần Ngỗi [陳頠, ? - 1410], con thứ Trần Nghệ Tông, sau 1409 làm Thượng hoàng cho tới khi bị địch bắt giết] được quân khởi nghĩa suy tôn, thành lập tháng Mười năm 1407 tại Ninh Bình sau khi nhà nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân đội nhà Minh xâm chiếm và tiêu diệt, nhằm đánh đuổi quân Minh, khôi phục nhà Trần, quân nhà Hậu Trần sau những chiến thắng ban đầu, dần thất thế, phải lui về Nam, thất bại hoàn toàn sau khi Hoàng đế thứ hai nhà Hậu Trần, Trùng Quang (重光皇帝, 1409 -14, Trần Quý Khoáng [陳季擴, ? – 1414, con của Vua Trang Định, Thái úy Trần Ngạc, cháu nội Trần Nghệ Tông, gọi Hậu Trần Giản Định là chú] bị Chinh Di tướng quân Tân Thành hầu nhà Minh, Trương Phụ [張輔, 1375 - 1449] bắt giữ, và Hậu Trần Trùng Quang trầm mình xuống biển tự vẫn trên đường áp giải sang TQ) lấy tên Trần Cảo 陳暠, đặt niên hiệu là Thiên Khánh (1426 - 1428), còn Vua Bình Định xưng là Vệ Quốc công.
Vua Bình Định tập trung vào chiến sự, sai quan Tả Bộc xạ là Bùi Quốc Hưng (hay Lê Quốc Hưng, 1360 - 1445) ở bên cạnh phò tá Trần Cảo, nhưng thực chất là để giám sát. Tháng Tám năm Bính Ngọ (1426), lúc chiến sự đang diễn ra, Vua Bình Định đứng tên Trần Cảo sai sứ sang nhà Minh cầu phong, Tuyên Đức đế (宣德帝, 1425 - 35, Chu Chiêm Cơ (朱瞻基, 1398 - 1435]) tuy biết Vua Bình Định không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đành đồng ý phong cho Trần Cảo "An Nam Quốc vương", liền sai sứ giả sang sắc phong. Trong khi đó, vì thất bại liên tiếp Vương Thông phải dự Hội thề Đông Quan ngày Hăm hai tháng Một năm Đinh Mùi (10/2/1427) với Vua Bình Định, lập lời thề rằng ngay sau Hội thề, Vương Thông lập tức dẫn quân trở về nước, còn nghĩa quân Lam Sơn không hãm hại quân Minh. Sau đó cả hai bên đều làm đúng theo lời thề, Vua Bình Định còn cấp ngựa xe thuyền cho quân Minh về nước, Đại Việt lập lại hòa bình sau 20 năm bị quân Minh đô hộ.
Về Trần Cảo, sách "Lam Sơn thực lục" (藍山實錄, tác phẩm được biên soạn theo lệnh Lê Thái Tổ, viết từ ngày mồng Sáu tháng Chạp năm Thuận Thiên thứ 4, 1431, kể lại quá trình khởi nghĩa đánh bại quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn, chưa rõ tác giả, sau được Hồ Sĩ Dương trùng tu) chép rằng:
Hoặc như về niên hiệu của Hoàng đế thứ nhất nhà Nguyễn Gia Long, Gia Long [嘉隆皇帝,1802 - 1820, Nguyễn Phúc Ánh [阮福暎, 1762 - 1820], thường gọi tắt Nguyễn Ánh 阮暎), dù khi vẫn còn đánh với nhà Nguyễn Tây Sơn, theo kế của Nguyễn Văn Thành (阮文誠, 1758 - 1817, công thần khai quốc nhà Nguyễn Gia Long, là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi) và Đặng Trần Thường (鄧陳常, 1759 - 1813, học trò của Ngô Thì Sĩ, công thần khai quốc nhà Nguyễn Gia Long), Nguyễn Ánh đã cho sứ đi ngoại giao với nhà Thanh, với mục đích lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống ở đó để mong nhà Thanh giúp mình đánh Tây Sơn, nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh là Ngô Nhơn Tịnh (吳仁靜, 1761 - 1813) và Phạm Thận theo thuyền buôn TQ sang đến Quảng Đông thì Lê Chiêu Thống đã mất nên trở về.
Ngay khi Cảnh Thịnh không chống nổi, bỏ chạy khỏi Thăng Long và sau đó bị bắt, Nguyễn Ánh chiếm được Thăng Long, lấy được ấn sách An Nam Quốc vương mà nhà Thanh đã phong cho Cảnh Thịnh, liền cho Chánh sứ An Toàn hầu Trịnh Hoài Đức (鄭懷德, 1765 - 1825) và Phó sứ Hoàng Ngọc Uẩn (黃玉蘊 hay 黃玉韞, ? - 1817), sang ngay nhà Thanh trình quốc thư và nộp trả ấn sách của Cảnh Thịnh. Lại sai Thượng thư Bộ Binh là Lê Quang Định (黎光定, 1759 - 1813) đi sứ sang nhà Thanh để xin phong vương và xin được đổi quốc hiệu là "Nam Việt", ban đầu Gia Khánh đế (嘉慶帝, 1796 -1820, Hãn hiệu Tát Y Thập Nhã Nhĩ Đồ Y Lỗ Cách Nhĩ Đồ hãn [萨伊什雅 尔图伊鲁格 尔图汗, Сайшаалт ерөөлт хаан], Tây Tạng tôn hiệu Văn Thù Hoàng đế 文殊皇帝, Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm 愛新覺羅 永琰, 1760 - 1820, húy Ngung Diễm 顒琰) không chấp nhận quốc hiệu "Nam Việt", lấy lý do để tránh lầm với nước Nam Việt của Triệu Đà lúc này đã gồm nhiều phần lãnh thổ của TQ. Sau Gia Khánh đổi "Nam Việt" thành "Việt Nam", phong cho Gia Long là Việt Nam Quốc vương. Gia Long thụ phong nhưng không được ưng thuận cho lắm vì đến năm 1813 thì triều đình hầu như vẫn dùng quốc hiệu Đại Việt. Thế mà "Thanh sử cảo" cho rằng:
Năm 1802, lấy được Thăng Long nhưng Nguyễn Ánh e ngại lòng người Bắc Hà nên quyết định đóng đô ở tại nơi cũ Phú Xuân không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Hà. Đến năm 1805, Nguyễn Ánh hạ Kinh thành Thăng Long làm trấn thành Bắc Hà, Nguyễn Văn Thành tiếp tục làm Tổng trấn Bắc Thành. Kinh thành đã chuyển làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi, nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong cả nước, nên Nguyễn Ánh cũng ngại, không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, đổi chữ “Long” như đã nói, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà Vua, nay Vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng”. Sau đó Nguyễn Ánh còn hạ lệnh phá bỏ Hoàng thành Thăng Long, vì Vua không đóng đô ở Thăng Long, mà Hoàng thành Thăng Long lại rộng lớn quá, Tổng trấn Bắc Thành tuân chỉ phá thành và xây thành nhỏ hơn. Ba mươi năm sau, con Nguyễn Ánh là Minh Mạng sẽ hoàn thành việc đổi tên, hạ bệ vị trí của Kinh thành Thăng Long, nhưng đó là nội dung trong những bài tiếp theo.
Như vậy sách sử nước ta chép lại sách TQ rất nhiều mà sách TQ thì như đã nói rồi, vậy Thời đại Vua Hùng có thật hay chỉ là huyền thoại? Đó là nội dung bài sau.
¤¤¤
Chôm chỉa từ:
Các tài liệu đã liệt kê trong "Ngày xửa ngày xưa", "Sách - sử" và:
¤ Địa danh:
- Lịch sử Thủ đô Hà Nội, Trần Huy Liệu (chủ biên), Hà Nội,1960
- Đường phố Hà Nội, Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá, 11/1979
¤ Lịch sử:
- Lịch sử thế giới (Tập II, chương Cách mạng Tân Hợi), Nguyên Hiến Lê, Nxb. Văn hóa, 1995
- Bạo Chúa Trung Hoa, Đông A Sáng, Nxb. Giáo dục, 1997
- Vương triều Hoàng đế Trung Quốc, Trương Tự Văn, Hồ Nam Sư phạm Đại học Xuất bản xã, năm 1998.
-- Nhà Tây Sơn, Quách Tấn - Quách Giao, Bảo tàng Quang Trung xuất bản, 2000
- Mười đại mưu lược gia Trung Quốc, Tang Du (chủ biên), người dịch: Phong Đảo, Nxb. Thanh niên, năm 2000
- Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới, Kha Xuân Kiều - Hà Nhân Học, biên dịch: Phan Quốc Bảo - Hà Kim Sinh, Nxb. Thanh niên, 2000
- Những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Tiêu Lê, Nxb. Đà Nẵng, 2000
- Các hoàng đế Trung Hoa, Đặng Huy Phúc, Nxb. Hà Nội, 2001
- Từ sự khởi dậy của tộc Mãn đến việc thành lập Đế quốc Thanh, Lý Hồng Bân, Thiên Tân Cổ tịch Xuất bản xã, năm 2003.
- Mười sáu hoàng đế triều Minh, Vương Thiên Hữu (chủ biên), Nxb. Văn hóa Thông tin, 2004
- Thuật mưu quyền, Quang Thiệu - Quang Ninh, Nxb. Lao động – Xã hội, năm 2006
- Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, Cát Kiếm Hùng (chủ biên), Nxb. Văn hóa Thông tin, 2006
- Hỏi đáp lịch sử Việt Nam, Trần Nam Tiến (chủ biên), Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007
- Kể chuyện Lưỡng - Tấn, Nam - Bắc triều, Thẩm Khởi Vĩ, Nbx. Đà Nẵng, 2007
- Lịch sử nội chiến 1771 - 1802, Tạ Chí Đại Trường, Nxb. Văn Sử Học, Sài Gòn, 1973 / Nxb. Công an Nhân dân, 2007
- Lịch sử thế giới cận đại, Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng, Nxb. Giáo dục, 2008
- Nửa đời đã qua (hồi ký), Ái Tân Giác La Phổ Nghi, Nxb. Thanh Niên, 2009
- Chính sử Trung Quốc qua các triều đại, Thương Thánh, Nxb. Văn hóa thông Tin, 2011
+ Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn, Nxb. Hà Nội, 2005:
- Lê Hoàn và chiến thắng Bạch Đằng năm 981, Nguyễn Quang Ngọc
- Đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong trận Bạch Đằng năm 981, Nguyễn Minh Tường
- Có một trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng năm 981, Lê Đình Sỹ
- Đại thắng mùa xuân năm 981 trên sông Bạch Đằng của quân dân Đại Cồ Việt qua một số thư tịch của Trung Quốc, Nguyễn Hữu Tâm
¤ Nhân vật:
- Ngô Thì Nhậm con người và thời đại, Văn Lang, Nxb. Hà Tây, 1974
- Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng, Nxb. Quân đội Nhân dân, 1976
- Chuyện những kẻ bạo tàn trong lịch sử, An Tác Chương, Nxb. Văn hóa Thông tin, 1996
- 12 danh tướng triều Nguyễn, Tôn Thất Bình, Nxb. Thuận Hóa, 2001
- Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, Đỗ Bang, Nxb. Thuận Hóa, 2005
- Quang Trung Nguyễn Huệ - Những di sản và bài học, Nhiều tác giả, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
- Vua Gia Long và người Pháp: khảo sát về ảnh hưởng của người Pháp trong giai đoạn triều Nguyễn, Thụy Khuê, Nxb. Hồng Đức, 2017
¤ Quan hệ Ngoại giao:
- Chuyện đi sứ tiếp sứ thời xưa, Nguyễn Thế Long , Nxb. Văn hóa Thông tin, 2001
- Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (ấn bản 2), Nguyễn Lương Bích, Nxb. Quân đội Nhân dân, 2003
- Văn thư ngoại giao thời Trần: Nội dung và nghệ thuật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, 2013
¤ Văn học:
- Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển,Trịnh Vân Thanh, Nxb. Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1967
- Văn học thế kỷ XVIII, Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, 2004
¤ Tạp chí Hán - Nôm:
• Vài nét về bộ sử của Vương triều Tây Sơn, Phan Huy Lê - Dương Thị The - Nguyễn Thị Thoa, 2001
¤ Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ:
• Hệ quả cuộc cách mạng 1789 đối với tiến trình thâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa tư bản Pháp và "tấn bi kịch Gia Long", Nguyễn Quang Trung Tiến, Số 1 (23), 1999
¤ Tạp chí Xưa và Nay - Nxb. Hồng Đức (ấn bản 3):
+ Triều Nguyễn và Lịch sử của chúng ta, 2013:
- Quan hệ ngoại giao giữa vua Gia Long và triều Thanh đầu thế kỷ XIX, Đinh Dung
¤ Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004
• Chiêu Dương:
- Mục từ "Trịnh Hoài Đức"
- Mục từ "Lê Quang Định"
• Quách ThịThu Hiền
- Mục từ "Ngô Nhân Tĩnh"
Sách sử ta:
Bộ "Sử lược" được tìm thấy thời Càn Long đế (乾隆帝, 1736 - 95, Hoàng đế thứ sáu nhà Thanh, Hoàng đế Mãn Thanh thứ tư sau khi vào TQ, Mãn hiệu Abkai Wehiyehe Huwangdi, Hãn hiệu Mông Cổ Tengerig Tetgech Khan [腾格里特古格奇汗; Đằng Cách Lý Đặc Cổ Cách Kỳ hãn], Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế 文殊皇帝, Thái thượng hoàng Đại Thanh [太上皇大清, 1796 - 99], Ái Tân Giác La Hoằng Lịch [爱新觉罗 弘曆, 1711 - 99]) trong "Khâm định tứ khố toàn thư" 欽定四庫全書 nhà Thanh. Để bổ cứu cho phần "Ngoại truyện" của "Tống sử" (宋史, cuốn thứ 20 trong "Nhị thập tứ sử", nằm trong bộ "Nguyên mạt tam sử" [元末三史, ba bộ sử chép về thời Tống), do Thoát Thoát [Тогтох / Tuotuo / 脱脱, 1314 - 55], Thái sư 太師 kiêm Ngự sử Đại phu cuối thời nhà Nguyên chủ biên, chỉnh sửa bộ "Tống sử" vốn đã được chỉnh sửa từ đầu thời nhà Nguyên, xong năm 1345) và "Nguyên sử" (元史, cuốn thứ 23 trong "Nhị thập tứ sử", do Tống Liêm [宋濂, 1310 - 81] và một số quan lại khác phụng mệnh Hồng Vũ đế [洪武帝, 1368 - 98] khai quốc nhà Minh, Chu Trùng Bát [朱重八 / Hưng Tông 興宗 / Nguyên Chương 元璋, 1328 - 98], biên soạn năm 1370), học giả Thanh triều Tiền Hy Tộ tiến hành hiệu đính "Sử lược", sửa tên nước Đại Việt 大越 thành An Nam 安南, viết bài "Tựa" cho bộ sách với giọng điệu thiên triều, đổi tên sách là "Việt sử lược" 越史略, cho khắc in, rồi đưa vào "Tứ khố toàn thư" (四庫全書, bộ sách đồ sộ gồm 4 phần lớn là Kinh 經 Sử 史 Tử 子 Tập 集, tập hợp trên 10.000 bản thảo từ các bộ sưu tập của những triều đại phong kiến TQ, kể cả 3.000 bản thảo bị đốt vì nghi có tư tưởng xúc phạm đến triều đình Mãn Thanh, thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, lịch sử, triết học và văn học nghệ thuật) nhờ vậy mà "Sử lược" còn tồn tại cho đến ngày nay, được xem là một phần còn lại của bộ "Đại Việt sử ký".Năm 1775 thời Lê Hiển Tông, Vua thứ 8 họ Trịnh, Tĩnh Đô (靖都王, 1767 - 82, Trịnh Sâm [鄭森, 1739 - 82]) lệnh cho các sử thần: Viện Quận công Nguyễn Hoàn (阮俒, 1713 - 92), Tả thị lang Bộ Lại Lê Quý Đôn, Tổng tài Quốc sử quán Vũ Miên (武檰, 1718 - 82) làm chủ biên, cùng Hiệu lý Viện Hàn lâm kiêm Hiệu chính quốc sử Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du (范阮攸, 1739 - 86, tên thật Phạm Vĩ Khiêm), Hiệu thảo thự Sơn Nam hiến sứ Ninh Tốn (寧遜, 1744 - 95) và Nguyễn Sá (còn có tên là Nguyễn Trạch; con trưởng Nguyễn Hoàn) biên soạn tiếp "Bản kỷ tục biên", ghi chép các sự kiện từ thời Hoàng đế thứ 21 nhà Hậu Lê và thứ 10 giai đoạn Trung hưng, Hy Tông (熙宗皇帝, 1675 - 1705, Lê Duy Cáp [黎維祫, 1663 - 1716)] đến hết đời Hoàng đế thứ 25 nhà Hậu Lê và thứ 14 giai đoạn Trung hưng, Ý Tông (懿宗皇帝, 1735 - 40, Lê Duy Thận [黎維祳, 1719 - 59]), nối vào bộ "Toàn thư", thảy 6 quyển, lấy tên Đại Việt sử ký tục biên (大越史記續編, viết tắt "Tục biên") đã được khắc in phổ biến. "Tục biên" sau lại được nối thêm từ đời Hoàng đế thứ 26 nhà Hậu Lê và thứ 15 cũng là áp chót giai đoạn Trung hưng, Hiển Tông (顯宗皇帝, 1740 - 86, Lê Duy Diêu [黎維祧, 1717 - 86]) đến hết thời Hoàng đế chót nhà Hậu Lê và cũng là chót giai đoạn Trung hưng, Chiêu Thống (昭統皇帝, 1786 - 89, Lê Duy Khiêm [黎維, 1765 - 93, khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ 黎維祁]). Sau giai đoạn chép từ năm 1676 đến năm 1789 được gọi là "Quốc sử tục biên".
Dưới triều Nguyễn Tây Sơn, "Tiền biên" được Thượng thư Bộ Binh Ngô Thì Nhậm (吳時任, 1746 - 1803, con Ngô Thì Sĩ, người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với nhà Thanh, người đã phát hiện miếu thờ Vua Bà Trưng được lập ở Nam TQ, cho đến nay còn có ở hơn 200 nơi, khi Nguyễn Phúc Hồng Nhậm [阮福洪任, 1829 - 83] lên ngôi Hoàng đế thứ tư nhà Nguyễn Gia Long, Tự Đức [嗣德皇帝, 1829 - 83], đổi tên thành Nguyễn Phúc Thì 阮福時 hơn 40 năm sau khi ông mất, do kỵ húy [Thì 時 và Nhậm 任] với Tự Đức mà người sau phải đọc và viết tên ông thành Ngô Thời Nhiệm 吳時壬) hiệu đính, khắc in năm 1800.
Đầu đời Nguyễn Gia Long "Tiền biên" được tái bản trên cơ sở ván khắc cũ của thời Nguyễn Tây Sơn, bị đục bớt một vài chữ như "Bắc Thành", "Cảnh Thịnh"… Năm 1838, Minh Mạng coi "Quốc sử tục biên" là "yêu thư, không phải là tín sử" vì quá đề cao họ Trịnh, cấm lưu hành và tiêu hủy, cả bản khắc in. Năm Tự Đức thứ 8 (1856) Phan Thanh Giản (潘清簡, 1796 - 1867) thừa chỉ đạo của Tự Đức làm chủ biên, biên soạn "Khâm định" theo thể "Thông giám cương mục" của Chu Hy (朱熹, 1130 - 1200) thời Tống biên soạn, chia ra "cương" (phần tóm tắt gọn và sáng) và "mục" (việc chép rộng ra cụ thể hơn), theo thứ tự năm, tháng, ngày ghi chép sự kiện lịch sử, tiểu sử các nhân vật, lời cẩn án giám định một số sự kiện, nhân vật và niên đại trên cơ sở khảo chứng các sách sử, tư liệu của VN: "Toàn thư", "Tục biên", "Tiền biên" và tham khảo khoảng trên 200 bộ sách khác, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... cùng các sách sử của TQ, lời chú thích tên người, tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính, rải rác có các lời phê của Tự Đức. Hoàn thành năm 1859, trải qua các lần "duyệt nghị" (1871), "duyệt kiểm" (1872), "phúc kiểm" (1876), "duyệt định" (1878), "kiểm duyệt", khắc in và ban hành năm 1884.
Sách Trung Quốc:
Như đã nói, sách vở của ta kể từ thế kỷ thứ X, bao gồm bộ sử biên niên thuộc hàng sớm nhất còn được lưu truyền cho đến nay cho tới "Khâm định", thảy đều có sao chép khảo chứng các sách sử, tư liệu của TQ. Sách TQ dù nguồn gốc rõ ràng hay không thì đều chứa nhiều mơ hồ, mâu thuẫn, cũng coi Thời đại Hồng Bàng là thời kỳ truyền thuyết, mà gốc của nó như nhà sử học Ngô Sĩ Liên nói là “ở dã sử”, còn Đào Duy Anh khi bàn về nguồn gốc của dân tộc thời kỳ này gọi là “nguồn gốc truyền kỳ".Sách TQ mà sách ta chép lại, ngoài những tài liệu lịch sử chính thống xưa nhất theo truyền thống của TQ là bộ "Tiền tứ sử" (前四史, bốn bộ sử ban đầu) bao gồm:
"Sử ký" (史記 / 史记) hay "Thái sử công thư" (太史公書, "Sách của quan Thái sử") do Tư Mã Thiên (司馬遷, 145 - 86 TTL) tiếp nối công trình của cha là Tư Mã Đàm (司馬談, ? - 86 TTL) biên soạn từ năm 109 TTL, hoàn thành năm 91 TTL, ghi lại lịch sử TQ từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝, 2852 - 2205 TTL, thời kỳ sơ khai tối cổ huyền thoại của TQ) cho tới thời ông sống;
"Hán thư" vốn là "Sử ký hậu truyện" do Ban Bưu 班彪 biên soạn, nối tiếp "Sử ký" của Tư Mã Thiên, được hơn 100 thiên thì mất, con Ban Bưu là Ban Cố (班固 32 - 92) tiếp tục biên soạn từ năm 58 tới năm 82. Sau khi Ban Cố mất năm 92, em gái là Ban Chiêu 班昭 cùng Mã Tục tiếp tục việc biên soạn cho đến năm 111 thì hoàn thành, còn được gọi là "Tiền Hán thư" để phân biệt với;
"Hậu Hán thư" do Phạm Diệp (hay Việp, 范曄, 398 - 445 / 446) trong thời kỳ bị giáng chức đã thu thập các bộ sử và văn bản trước đó, gồm cả những tác phẩm của họ Tư Mã, Ban và hậu duệ, như "Tây Vực trường sử" (Sử vùng Tây Vực) do Ban Siêu (班超, 32 – 102) biên soạn và con là Ban Dũng (班勇) tiếp tục biên soạn thêm một thời gian ngắn sau năm 127, "Hán sử" của nhiều tác giả biên soạn trong thế kỷ thứ II, "Hậu Hán sử" của Viên Hoành thế kỷ thứ VI... mà biên soạn ra. Lưu Chiêu (劉昭) ở thế kỷ thứ VI khi thực hiện phần chú giải "Hậu Hán thư" đã gộp thêm "Tiếp nối Hán thư" (Tục Hán thư) của Tư Mã Bưu (司馬彪) thế kỷ thứ II vào;
Và "Tam quốc chí" (三國志) do Trần Thọ (陳壽, 233 - 297) căn cứ vào các sử liệu cơ bản chép về thời kỳ Tam Quốc biên soạn vào khoảng năm 297 thành ba tác phẩm "Ngụy quốc chí" 30 quyển, "Thục quốc chí" 15 quyển, "Ngô quốc chí" 20 quyển thuật lại lịch sử TQ giai đoạn 184 - 280 với nội dung rất giản lược. Đến thời Nam - Bắc triều (南北朝, 420 - 589), nhiều sử liệu về thời Tam Quốc xuất hiện, sử quan nhà Lưu Tống (宋朝, 420 - 479) là Bùi Tùng Chi được lệnh chú giải. Bùi Tùng Chi đã tập hợp các sử liệu để bổ sung các phần mà ba tác phẩm của Trần Thọ không chép hoặc chép thiếu với khoảng 240 loại tài liệu, gấp 3 lần so với nguyên bản, kết quả được gọi là "Trần chí, Bùi chú". Các tác phẩm này còn được nhiều học giả ở các thời đại khác nhau tiếp tục chú thích, hiệu đính, bổ sung và khảo chứng thành bộ sử như ngày nay. Đến thời Bắc Tống, năm 1003 mới hợp nhất các tác phẩm và lấy tên "Tam quốc chí";
"Tiền tứ sử" cùng với các bộ sử tiếp theo gồm "Đường sơ bát sử", "Nguyên mạt tam sử" và các bộ sử khác, thảy 24 bộ, ghi chép cho đến hết đời Sùng Trinh đế (崇禎帝, 1627 - 44) nhà Minh, Chu Do Kiểm (朱由檢, 1611 - 44), được gọi là tổng tập "Nhị thập tứ sử";
Còn có các tài liệu khác có nguồn gốc niên đại rõ ràng như: "Giao Châu ngoại vực ký" (交州外域记, soạn khoảng sau năm 205, viết tắt “Ngoại vực”), không rõ tên tác giả, đã thất truyền, chỉ còn lại các trích dẫn trong các sách đời sau như "Thủy kinh chú" (水經注, nguyên là sách “Thủy kinh” của tác giả chưa biết tên thời Tam Quốc biên soạn, gồm 3 quyển ghi chép rất sơ lược về 137 con sông, mỗi sông được viết thành một thiên, dài ngắn không đều, có một số sai lầm, đến thời Bắc Ngụy [北魏朝, 386 - 534, còn gọi là Thác Bạt Ngụy 拓拔魏, Hậu Ngụy 後魏 hay Nguyên Ngụy 元魏], Lịch Đạo Nguyên [466 - 527] vào khoảng 515 - 527 đã đi nhiều nơi, sang cả Giao Chỉ [交趾, có đến vùng Mê Linh] sưu tầm rộng khắp các nguồn tư liệu để chú thích, bổ sung và phát triển thêm vào sách “Thủy kinh” thành một bộ sách đồ sộ, trình bày 1.252 con sông lớn nhỏ. gồm khoảng 30 vạn chữ, nhiều gấp 20 lần sách gốc, gọi là "Thủy kinh chú"; đầu thế kỉ XX, Dương Thủ Kính {1839 - 1915} và học trò là Hùng Hội Trinh {? - 1936} chú thích, bổ sung và phát triển thêm vào sách "Thủy kinh chú" thành "Thủy kinh chú sớ" {水經注疏 cũng gồm 40 quyển, với hơn 1.510.000 chữ, nhiều gấp 5 lần sách "Thủy kinh chú", gấp 100 lần sách gốc "Thủy kinh"]);
"Nam Việt chí" (南越志, soạn thời Bắc Ngụy); "Triệu công Giao Châu ký" của Đô hộ (都護, chức quan cai trị An Nam Đô hộ phủ [安南都護府, tên gọi nước ta thời thuộc nhà Đại Đường giai đoạn 679 - 866]) Triệu Xương [792 - 802, 804 - 806]) và "Tăng công Giao Châu ký" của Tiết độ sứ (節度使, chức quan cai trị Tĩnh Hải quân [靜海軍, 866 - 968, tên gọi nước ta từ cuối thời thuộc Đường giai đoạn 866 - 905 qua thời kỳ Tự chủ của họ Khúc {曲 905 - 938} đến hết thời "12 sứ quân tranh nhau làm trưởng" {十二使君爭長, 944 - 968}]) Tăng Cổn (878 - 880); "Giao Chỉ ký", "Báo cực truyện" (Tập truyện về lẽ cùng cực của báo ứng) thế kỷ thứ IX; "Thái bình ngự lãm" (太平御览, soạn vào thời Bắc Tống [北宋, 977 - 984]); "Quảng Châu ký"; "Nhật Nam truyện" ... thì có nhiều tài liệu, truyền thuyết của cả ta và TQ đều không rõ nguồn gốc, niên đại, chỉ phỏng đoán được đại khái vào thế kỷ thứ V, thứ VI hay thứ VII...
Sách TQ thì thảy đều ngạo mạn, nhận là những người đến "khai hóa" dân tộc ta, bằng những lời lẽ vô cùng xấc xược, coi dân tộc ta là "cầm thú", là "sâu bọ chồn cáo", là "man di mọi rợ", là "chó hoang"... Ngoài việc ngạo mạn, xấc xược, những tài liệu lịch sử chính thống TQ cũng đầy rẫy những điểm sai lệch về tình hình nước ta, thường không chép kỹ về các thất bại của họ trước dân tộc ta, chép linh tinh hoặc thiếu thừa mốc thời gian, sự kiện. Ví dụ về cái chết của Lý Nam Đế, Ngô Thì Sĩ trong "Tiền biên" đã vạch trần sự xuyên tạc của "Lương thư":
"Nói vua Lý Nam Đế ở trong động Khuất Liêu bị người trong động giết cắt tai dâng nhà Lương là nói khoác đấy"Hay như "Tống sử" (cùng với "Liêu sử" 辽史 và "Kim sử" 金史 hợp thành "Nguyên mạt tam sử") do Thoát Thoát chủ biên chỉnh lý, tuy nhận được sự khen ngợi của các học giả VN do phần chép về lịch sử VN buổi đầu dựng nước từ lúc Khúc Thừa Mỹ (hay Khúc Toàn Mỹ, 曲承美) nắm quyền Tiết độ sứ thứ ba (917 - 923 / 917 - 930) cai quản Tĩnh Hải quân trong thời kỳ Tự chủ cho đến khi nhà Trần thành lập, vì tương đối gần với những ghi chép của các văn bản chính sử của VN, nhưng do kế thừa những tư tưởng như đã nói của sách sử TQ trước đó, nên "Tống sử" cũng không tránh khỏi những điều ghi chép sai lệch hay giấu bại trước dân tộc ta.
Là một nhà sử học người Miệt Nhi Khất (Merkit, 蔑兒乞 thuộc tộc Монгол Улс / Monggol Ulus / Mông Cổ), khi đảm nhận vai trò ngự sử đại phu và được giao chủ biên chỉnh lý ba bộ sử nói trên vào tháng Ba năm thứ ba niên hiệu Chí Chính (至正, 1341-1368) thời Huệ Tông đế (惠宗帝, 1333 - 70, Đại khả hãn thứ 16 của Đế quốc Mông Cổ, Ô Cáp Cát Đồ Hãn [烏哈噶圖汗, 1333 - 70], Borjigin Toghuntemür [孛兒只斤妥歡 贴睦爾, Bột Nhi Chỉ Cân Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ, 1320 - 70], vị Hoàng đế nhà Nguyên người Mông Cổ thứ 11 và cuối cùng cai trị TQ, tại vị hơn 36 năm trên lãnh thổ TH), Thoát Thoát đã đối xử ngang hàng với cả ba triều đại Khiết Đan (契丹國, 907 - 1125, do người Khiết Đan [Khất Đan, 契丹; Ba Tư: ختن; dân tộc du mục Khitan, hậu duệ của người Tiên Ty {鲜卑, dân tộc du mục ở phía bắc TQ}, từ Китай trong tiếng Nga, Cathay trong tiếng Anh, Catai trong tiếng Bồ Đào Nha, Catay trong tiếng Tây Ban Nha đều có nghĩa "Trung Quốc" và đều bắt nguồn từ tên gọi của dân tộc Khiết Đan] gây dựng ở phía bắc TQ đối kháng kéo dài với nhà Tống ở phía nam, năm 947 cải quốc hiệu thành Đại Liêu 大遼朝, năm 983 lại đổi về Khiết Đan, năm 1066 đổi lại Đại Liêu, năm 1125 bị nước Kim tiêu diệt, chạy sang phía tây tổ chức lại nhà nước mà sử TQ gọi là Tây Liêu [西遼, 1124 -1218], các tài liệu phương Tây gọi là Hãn quốc Kara Khiết Đan [Хар Хятан / Kara - Khitai], cuối cùng bị Đế quốc Mông Cổ [Ikh mongol uls / Монголын эзэнт гүрэн / Mongol-yn Ezent Güren / Đại Mông Cổ Quốc, 1206 - 1368] tiêu diệt năm 1218); Đại Kim (Nữ Chân cổ: ancun gurun; Mãn Châu chuẩn: aisin gurun / 大金朝, 1115 - 1234) do người Nữ Chân (Jurchen [女真, một bộ phận của nhóm các dân tộc Tungus {Thông Cổ Tư, 通古斯}], đến thế kỷ XVII tộc Nữ Chân đổi tên thành tộc Mãn Châu, tức dân tộc Mãn), nguyên là phiên thuộc của nhà Liêu, gây dựng ở phía bắc TQ, năm 1127 chiếm Bắc nhà Tống, khiến nhà Tống phải di tản về phía Nam lập lại triều đình, sử gọi Nam Tống [南宋, 1127 - 79], phải nhận là nước cháu, gọi Kim là nước chú, Kim bị liên quân Mông Cổ - Nam Tống đánh diệt năm 1234); Và Nam Tống, bị Mông Cổ, đã xưng Đại Nguyên năm 1271 đánh bại năm 1276, rút lui về phía nam, cuối cùng dừng lại ở khu vực tỉnh Quảng Đông ngày nay, trận thủy chiến Nhai Môn (崖门海战, trên vùng biển ngoài khơi Nhai Môn, Quảng Đông) năm 1279 chấm dứt hoàn toàn nhà Tống. Trước đó một số học giả người Hán cho rằng hoàng gia nhà Liêu xuất thân từ các bộ tộc du mục vì vậy bộ "Liêu sử" không xứng đáng góp mặt trong danh sách các bộ sử chính thống của TQ.
"Tống sử" cũng là cuốn sử đầu tiên của TQ công nhận sự độc lập của các triều đình ở Đại Việt, Thoát Thoát và nhóm biên soạn hơn 30 sử quan đã từ bỏ sự khinh miệt của các triều đại phong kiến TQ với các dân tộc phía Nam, giành một thiên trong "Liệt truyện" viết về Đại Việt và Đại Lý (Liệt truyện 247: "Ngoại quốc tứ - Giao Chỉ, Đại Lý" [Vương quốc Đại Lý {大理國, 937 - 1095; 1096 - 1253] của các dân tộc Thái - Kadai {Tãy / Tay / Tày / Thay; 傣族; ไทยสยาม}, hậu duệ Điền Việt 滇越, kế tiếp của nước Nam Chiếu {南詔國, 738 - 937}, vương quốc đã suy tàn từ năm 902 của người Bạch 白族 và người Di {彝族 / Lô Lô, hậu duệ người Khương cổ 古羌]).
Tháng 5 năm Chí Chính thứ 4 (1344), Thoát Thoát từ chức, Trung thư hữu Thừa tướng A Đồ Lỗ kế nhiệm, A Đồ Lỗ tuy mang danh là đô tổng tài song lại không am hiểu chữ Hán, việc hoàn thành sách chỉ có hai năm rưỡi, tháng 10 năm Chí Chính thứ 5 (1345) thì xong. Đến năm Chí Chính thứ 6 (1346), được khan khắc tại Giang Chiết hành tỉnh. Ba bộ sách này được hoàn thành trong thời gian rất ngắn khiến cho các học giả người Hán sau này chỉ trích Thoát Thoát về độ chân thực của cả ba bộ sử chính thống mà ông chủ biên. Như truyền thống sử TQ, "Tống sử"chỉ chép vắn tắt chiến thắng của Lê Đại Hành trước quân Tống năm 981:
"Hoàn trá hàng để dụ (Hầu) Nhân Bảo (侯仁寶, ? - 981, giữ chức Giao Chỉ lộ Thủy lục kế độ Chuyển vận sứ, nghĩa là Tổng tư lệnh, chỉ huy cả thủy lục quân, sau khi chinh phạt được Đại Cồ Việt, nhà Tống chỉ gọi là Giao Chỉ, thì sẽ biến xứ này thành một lộ của Đại Tống và giao cho Hầu Nhân Bảo làm Chuyển vận sứ), Nhân Bảo bèn bị giết chết. Chuyển vận sứ Hứa Trọng Tuyên (Phó Tổng tư lệnh đóng tại hậu cứ ở bên đất Tống) dâng tấu chuyện này, bèn rút quân về"Tuy chỉ chép sơ sài như vậy, nhưng "Tống sử" vẫn cho thấy đây là một thất bại cay đắng TQ, khi các tướng khác đều bị xử tội rất nặng:
"Vua sai sứ đến hặc tội bọn Trừng (Lưu Trừng, Thứ sử Ninh Châu, chỉ huy lực lượng thủy quân), Thực (Giả Thực, Quân khí khố Phó sứ), Soạn (Vương Soạn, Cung phụng quan Các môn chi hậu). Ít lâu thì Trừng bị bệnh chết, còn bọn Thực bị chém ở ngoài chợ Ung Châu. Toàn Hưng (Tôn Toàn Hưng, Lan Châu Đoàn luyện sứ, chỉ huy lực lượng quân bộ) về đến cửa khuyết, cũng bị thuộc lại giết chết, những kẻ còn lại đều bị trị tội nhiều ít khác nhau. Nhân Bảo được tặng (tước) Công bộ Thị lang"Về mốc lịch sử khi TQ chính thức công nhận Đại Việt là một đất nước độc lập, có sự khác biệt lớn về sự kiện lần đầu phong quân chủ Đại Việt là "An Nam quốc vương" 安南国王. Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, TQ đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long từ đó Đại Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà TQ không thể sáp nhập bằng vũ lực, nhưng ngược lại, Đại Việt cũng phải công nhận TQ là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời (Thiên tử 天子), mạng trời cao hơn cho quân chủ TQ, tuy quân chủ Đại Việt vẫn xưng là con trời và vâng mệnh trời cai trị đối với dân nước Việt, tự ví mình với Mặt Trời như vua TQ.
Điều tương tự cũng được quân chủ Vương quốc Đại Hòa (大和国, Yamatō ["chân núi", "phía đông núi", 山東, chỉ vùng Miwayama ở phía đông bồn địa Nara, là nơi thị tộc Yamatō từng quần tụ và lấy làm cứ điểm để bành trướng rồi trở thành vương triều Yamatō cuối thế kỷ V], tức là Nhật Bản [にっぽんこく Nippon-koku / にほんこく Nihon-koku / Nhật Bản Quốc 日本国; 日: nichi {"Nhật": "Mặt Trời" hoặc "ngày"} + 本: hon {"Bản / Bổn": "nguồn gốc"} + 国: koku {"Quốc": "nhà nước" / "đất nước"} = "đất nước gốc của Mặt Trời" / "đất nước Mặt Trời mọc", do vị trí địa lý của nước này có thể nhìn thấy Mặt Trời mọc sớm nhất ở Đông Á, và cũng bởi tổ tiên trong tín ngưỡng theo truyền thuyết của người Nhật Bản {Nihonjin 日本人 Nhật Bản nhân, dùng Nihongo 日本語 Nhật Bản ngữ} là Nữ thần Mặt Trời A - ma - tê - ra - sư {Amaterasu 天照 Thiên Chiếu / Amaterasu - ōmikami 天照大御神 Thiên Chiếu Đại Ngự Thần / Ōhirume - no - muchi - no - kami 大日孁貴神 Đại Nhật Linh Quý Thần / "vị kami <thần> vĩ đại uy nghi tỏa sáng trên thiên đường"}]) hồi đầu thế kỷ thứ VII, Đại Hòa đại vương (大和大王, Yamatō - ōkimi, "Đại vương của Yamatō", về sau là Trị thiên hạ Đại vương (治天下大王; Ame - no - shita shiroshimesu ōkimi hoặc Sumera no mikoto, "Đại vương cai trị thiên hạ") bắt đầu được gọi là Thiên tử (tenshi hoặc 天子様 tenshi - sama), thể hiện qua những lá thư chính thức gửi đến triều đình TH với xưng hô khiến quân chủ TH nổi xung thiên:
"Thiên tử của đất nước Mặt Trời mọc gửi Thiên tử của đất nước Mặt Trời lặn"Từ đây, mô hình chính trị TH đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vàng ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam trị vì "Đế quốc phương Nam" theo mệnh trời. Các quân chủ Việt cũng chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với quân chủ TQ như thờ Trời, tế Trời ở đàn Nam Giao, cai quản các thần linh ở nước Việt, phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có quân chủ Việt còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ của quân chủ TQ để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của quân chủ TQ. Một số quân chủ khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong tay các vị vương công hoặc các đại thần và phe cánh, như triều Lê Trung hưng các Vua họ Trịnh vẫn luôn giữ tư thế đó. Trong lịch sử có lẽ chỉ ngoại trừ Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn Gia Long / thuộc Pháp, Đồng Khánh (同慶皇帝, 1885 -89, Nguyễn Phúc Ưng Thị [阮福膺豉, 1864 - 89 / Nguyễn Phúc Ưng Kỷ 阮福膺祺 / Nguyễn Phúc Ưng Đường 阮福膺禟, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện 阮福昪]) là vị quân chủ Việt duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi.
Hệ thống triều đình của các quân chủ Việt cũng tương tự các triều đình của quân chủ TQ, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại TQ. Các vị quân chủ Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho quân chủ TQ như áo long bào màu vàng có rồng năm móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt... Chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được áp đặt lên dân TQ, ngược lại, quyền lực thần quyền của quân chủ TQ cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt thì chỉ tuân lệnh và trung thành với quân chủ Việt, thiên mệnh của quân chủ TQ chỉ kéo dài đến biên giới Việt - Trung. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ, cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử.
Tuy vậy, các triều đại phong kiến Việt trên danh nghĩa vẫn là một phiên thuộc của các triều đại phong kiến TQ, hầu hết các vị quân chủ Việt lên ngôi đều phải chịu sắc phong của TQ, hoặc phải để quân chủ TQ hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn Tây Sơn, Thái Tổ (太祖, Võ Hoàng đế [武皇帝, Quang Trung {光中, 1788 - 92, Nguyễn Huệ, 1753 - 92, tên dùng trong ngoại giao là Nguyễn Quang Bình}]). Các hoạt động cầu phong chỉ thực sự bắt đầu thực hiện từ thời Ngô Xương Ngập, sau khi người Việt đã thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến TQ, giành lại được nền độc lập hoàn toàn. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Đại Việt là cơ hội tốt để các triều đại quân chủ và phong kiến phương Bắc mượn cớ giúp quân chủ triều trước, không chịu sắc phong cho quân chủ mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là, chỉ khi nào bị thất bại về mặt quân sự, phải trao trả chủ quyền đất nước cho Đại Việt thì TQ mới chịu phong vương cho quân chủ Việt. Phan Huy Chú trong "Lịch triều" cũng đã chỉ rõ đặc điểm này:
”Nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ, không được dự vào hàng chư hầu triều hội của nhà Minh đường. Rồi bị Triệu Đà kiêm tính, nhà Hán phong Đà làm Nam Việt Vương, chỉ được sánh với chư hầu của Trung Quốc, chứ chưa từng được nêu là một nước. Đến sau nội thuộc vào nhà Hán nhà Đường, bèn thành quận huyện. Đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ sách phong của Trung Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước“Như vậy, xét về thực chất, việc TQ phong vương cho quân chủ Việt trước hết là công nhận vị trí độc lập của Đại Việt theo điển lễ đã được xác định của TQ với các nước có quan hệ triều cống và thụ phong, đối với Đại Việt, nước có biên giới ngay sát đại đế quốc phong kiến TQ, lại đã từng bị TQ xâm chiếm hàng ngàn năm, thì việc cầu phong luôn được sử dụng như một phương sách ngoại giao để giữ mối quan hệ hòa hiếu, được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất. Cứ theo thông lệ bình thường, khi nước ta có quân chủ qua đời, quân chủ mới lên nối ngôi lại cử một sứ bộ sang TQ báo tang và một sứ bộ sang cầu phong. Hai sứ bộ này do hai vị quan cao cấp đứng đầu và cùng đi trong một đoàn. Về phía TQ, sau khi quân chủ nhận được biểu của quân chủ Việt thì cũng cử 2 bộ sứ bộ, một phong vương cho quân chủ mới và một sang tế quân chủ đã chết, trong đó có một trong hai vị chánh sứ làm trưởng đoàn chung. Theo sự thống kê của Phan Huy Chú trong "Lịch triều", sứ thần mà TQ cử sang có thể là một vị quan cao cấp trong triều như Thượng thư, Thị lang, hay cũng có khi là các quan đầu tỉnh biên giới gần nước ta như Tổng đốc Lưỡng Quảng hay Tuần phủ. Các sứ thần do quân chủ TQ cử sang mang sắc phong cho quân chủ Việt, nếu là triều đại mới lên nắm quyền thì được ban cho cả ấn vàng – tượng trưng cho quyền lực của Thiên triều.
Tiếp đó, việc phong vương sẽ diễn ra theo nghi thức, thủ tục rất long trọng tại kinh đô, thời Đinh, Lê là ở Hoa Lư, các đời sau diễn ra ở Thăng Long, các quân chủ triều Nguyễn Gia Long tuy đóng đô ở Phú Xuân (Huế) nhưng đều phải thân chinh ra Thăng Long để làm lễ tuyên thụ. Riêng đến thời Tự Đức thì nghi lễ tuyên phong đã được diễn ra ở Huế với những nghi thức trang trọng, tốn kém theo đúng thứ tự nghi lễ cổ xưa. Song dù được quy định nghiêm ngặt, nhưng việc thực hiện ra sao lại tùy thuộc vào tương quan so sánh lực lượng giữa hai bên cũng như vào tiềm lực và vị thế của bản thân hai nước. Từ Đinh Tiên Hoàng đến Quang Trung, sau khi lên ngôi hầu hết đều sai sứ sang TQ cầu phong, nhưng trong rất nhiều trường hợp, chính “Thiên triều” chủ động sai sứ sang sách phong chứ các quân chủ Việt không sang cầu phong, như các quân chủ triều Trần nhường ngôi nhau, chưa sang cầu phong: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
Khi mới dựng lại nước, quân chủ Việt từ thời họ Khúc, Dương Đình Nghệ (楊廷藝 / Dương Diên Nghệ 楊筵藝, sinh năm 874, nắm quyền 931 - 37), Kiều Công Tiễn (矯公羨 / 皎公羨, 870, 937 - 38) đến nhà Ngô (吳朝, 939 - 944, 950 - 965) và Dương Bình Vương (楊平王, 944 - 50, Dương Tam Kha 楊三哥 / Dương Thiệu Hồng 楊紹洪) thì TQ phong tước hiệu là "Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ", mặc dù cuối năm 938 Ngô Quyền đã xưng Vua. Từ đây, chức Tiết độ sứ là chỉ những viên quan có nhiệm vụ quản lý các lộ phủ vùng biên giới. Vua cũng không sai sứ sang cầu phong. Theo "Khâm định", vào năm 954, sau khi Vua Thiên Sách Ngô Xương Ngập mất, Vua Nam Tấn (南晉王, 950 - 65, Ngô Xương Văn (吳昌文, ? - 965) một mình trị nước, sai sứ sang giao hảo với Nam Hán (南漢朝, 917 - 71). Trung Tông đế (中宗帝, 943 - 58) nhà Nam Hán, Lưu Thịnh (劉晟, 920 - 58) nhận giao hảo của Vua Nam Tấn, phong Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ kiêm Đô hộ. Tuy không trực tiếp bình luận nhưng Lê Văn Siêu không đánh giá cao hành động chịu khuất phục mà giao hảo với Nam Hán nhỏ bé liền kề trong số các vương triều phương Bắc khi đó trong sách "Việt Nam văn minh sử".
Sách "Khâm định" căn cứ theo "Cựu Ngũ Đại sử" (旧五代史, cuốn thứ 18 trong "Nhị thập tứ sử" do nhà sử học thời Bắc Tống Tiết Cư Chính [薛居正, 912 - 81], chủ biên,chép về thời kỳ Ngũ Đại [五代, 907 - 60] - Thập Quốc [十國, 907 - 79], bắt đầu từ khi Chu Ôn [朱溫, 852 - 912, húy Chu Toàn Trung 朱全忠] kiến lập nhà Hậu Lương [後梁, 907 - 23] năm 907 đến khi Triệu Khuông Dận [hay Khuông Dẫn, 趙匡胤, 927 - 76] lên ngôi kiến lập nhà Tống năm 960, ban đầu tên là "Lương Đường Tấn Hán Chu thư"; về sau Âu Dương Tu [歐陽修, 1007 - 72] chủ biên soạn bộ sử chép về cùng thời kỳ, lấy tên "Ngũ Đại sử" 五代史, đến thời Càn Long nhà Thanh được xếp vào chính sử, bộ sử của Âu Dương Tu được đổi tên thành "Tân Ngũ Đại sử" 新五代史, bộ sử của Tiết Cư Chính là "Cựu Ngũ Đại sử") mục "Nam Hán thế gia" chép thêm sự kiện sau đó Lưu Thịnh âm mưu cho Cấp sự trung là Lý Dư làm sứ, cầm cờ "tinh" sang chiêu dụ nhận Tĩnh Hải quân là phiên thần và phong chức Tiết độ sứ cho hắn để cai quản Đô hộ cho Vua Nam Tấn. Được tin Lý Dư sắp vào đến cõi, Vua Nam Tấn cho ngay người đi lên biên giới ngăn lại. Hai bên gặp nhau ở Bạch châu, sứ của Vua bảo Lý Dư rằng:
"Giặc biển đương làm loạn, đường sá khó đi"thành thử Lý Dư không sang được tới nơi. Có lẽ Vua Nam Tấn đã ân hận trong việc thần phục kẻ địch từng thua bại dưới tay ông ngoại và cha mình, thấy Nam Hán không đủ mạnh để thần phục nên tìm cách không gặp sứ Nam Hán chăng? "Ngũ Đại sử" cũng gọi Vua Nam Tấn là "Xương Tấn", có lẽ vì chữ "Xương" 昌 trong "Xương Văn" và chữ "Tấn" 晉 trong "Nam Tấn vương" gần giống nhau nên Bắc sử chép lắm chăng?
Đến nhà Đinh - Tiền Lê, TQ chỉ phong "Kiểm hiệu Thái sư", "Giao Chỉ Quận vương" 交趾郡王 rồi tiến dần lên "Nam Việt vương" 南越王, "Nam Bình vương" 南平王. Để tránh cuộc đụng độ, năm Nhâm Thân 972 (có nguồn ghi năm Quý Dậu 973) Đinh Tiên Hoàng sai con trưởng là Vua Nam Việt Đinh Liễn (丁璉, ? - 979 hay Đinh Khuông Liễn 丁匡璉) sang cống Tống. Năm 975 nhà Tống sai sứ sang phong Đinh Tiên Hoàng làm "Giao Chỉ Quận vương", Vua Nam Việt làm "Kiểm hiệu Thái sư, Tĩnh hải quân Tiết độ sứ, An Nam Đô hộ" (theo "Tống sử", "Giao Chỉ truyện"). Từ đó Đại Cồ Việt giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Như vậy Tiên Hoàng bên ngoài thì xưng phiên thuộc nhưng trong nước thì vẫn xưng danh Đế. Sau lại gia phong Đinh Tiên Hoàng làm "Nam Việt vương" và Đinh Liễn làm "Giao Chỉ Quận vương".
Lê Đại Hành sau khi lên ngôi sai 2 sứ thần là Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ sang Tống thông báo. Năm 993 nhà Tống sai sứ sang phong "An Nam Đô hộ, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, Kinh triệu Quận hầu". Năm 985 nhà Tống sai sứ sang phong thêm chức "Kiểm hiệu Thái bảo sử trì tiết đô đốc Giao châu chư quân sự, Giao châu quản nội quan sát xử trí đằng sứ". 988 phong thêm "Kiểm hiệu Thái úy". 993 gia phong "Giao Chỉ Quận vương". 997 phong thêm "Nam Bình vương" kiêm "Thị trung". Sách "Nguyên sử" trong phần đầu tổng lược về lịch sử Đại Việt chép thiếu thời kỳ Tiền Lê của Hoàng đế Lê Đại Hành, truyền tới 3 đời, trải qua tới 29 năm:
"Nhà Tống phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ Quận vương, con là Liễn cũng làm vương. Truyền qua ba đời thị bị Lý Công Uẩn đoạt lấy"Về tuổi của một số vua VN, sử TQ cũng không nắm chính xác. Theo dịch giả - nhà nghiên cứu Châu Hải Đường (Lê Tiến Đạt, người đã tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến VN trong 17 bộ chính sử TQ để dịch và biên soạn thành cuốn "An Nam Truyện") các phần viết về VN trong các bộ sử TQ đều phản ánh quan điểm của các TQ xưa. Do nhiều bất cập quá trình thu thập, xử lý thông tin, điều kiện cách trở về thời gian, địa lý, hoàn cảnh đương thời như chiến tranh, loạn lạc, nên có rất nhiều điểm viết trong các bộ sử này sẽ không chính xác hoặc khác biệt so với ghi chép trong sử sách VN. Việc các vua nhà Lý hoặc cả nhiều vua triều sau mất cũng bị chép trong sử nhà Tống chậm một năm so với sử Việt:
"Thường việc mất của các vua Việt Nam ghi trong sử Trung Quốc bị chậm một năm. Do đường xá xa xôi, các sứ đoàn báo tang phải mất từ 7 - 8 tháng, có khi phải cả năm mới đến được kinh đô Trung Quốc. Sử quan Trung Quốc chép sự kiện vào thời điểm nhận được biểu tấu báo tang.Thời Lý, Lý Thái Tổ lên ngôi 1009, năm sau, 1010 nhà Tống phong "Kiểm hiệu Thái phó, Tỉnh hải quân Tiết độ sứ quan sát sứ, Xử trí sứ, An Nam Đô hộ, Ngư sử đại phu, Thượng trụ quốc, Giao Chỉ Quận vương". Sau thêm "Đồng binh chương sự". 1012 thêm "Khai phủ nghị đồng tam ti". 1014 thêm "Bảo Tiết Thủ Chính công thần". 1018 thêm "Kiểm hiệu Thái úy". 1022 thêm "Kiểm hiệu Thái sư". 1028 thêm "Thị trung Nam Việt vương". Nhưng khi Lý Thái Tổ mất, "Tống sử" ghi:
...
Ví dụ Đại Việt sử ký toàn thư chép là vua Lê Hoàn mất tháng Ba năm Ất Tị (1005), thì Tống sử chép là 'Năm Cảnh Đức thứ ba (1006), Hoàn chết, lập con thứ là Long Việt'"
"Công Uẩn chết, thọ 44 tuổi"trong khi sử ta cho biết Lý Thái Tổ sinh năm 974, thọ 55 tuổi. Lý Anh Tông năm 1138 sai sứ sang Tống cáo tang Lý Thần Tông, nhà Tống phong "Giao Chỉ Quận vương". Đến ngày Ba mươi tháng Chín năm 1164 cải phong là "An Nam Quốc vương". Lý Anh Tông là vị quân chủ đầu tiên nhà Tống phong làm "An Nam Quốc vương" 安南國王 và cũng lần đầu tiên gọi nước ta bằng "nước An Nam" (安南國, "An Nam quốc", trước đó "An Nam Đô hộ phủ" chỉ là một phủ mà thôi). Như đã thấy, trước đó TQ chỉ phong các quân chủ Việt là "Giao Chỉ Quận vương", sau mới lên "Nam Việt vương" rồi "Nam Bình vương", nhưng chưa được chữ "Quốc vương". Trong khi sử ta chép năm 1164, Hiếu Tông đế (孝宗帝, 1162 - 89) nhà Tống, Triệu Bá Tông (趙伯琮, 1127 - 94) phong Lý Anh Tông làm "An Nam Quốc vương", thì "Tống sử" ghi mốc lịch sử này lùi tới 10 năm:
"Tháng 2, năm Thuần Hy nguyên niên (1174) tiến phong Thiên Tộ (Lý Anh Tông) là An Nam Quốc vương, gia hiệu Thủ khiêm công thần. Năm thứ hai, ban tặng An Nam Quốc ấn"Kể từ đầu đời Hoàng đế thứ bảy nhà Lý, Cao Tông (高宗皇帝, 1175 - 1210, Lý Long Cán [hay Trát, 李龍翰, 1173 - 1210]) các triều TQ thường dùng tên "An Nam quốc" để chỉ nước Việt, và phong quân chủ Việt tước hiệu "An Nam Quốc vương". Đến triều Trần, 1229 Trần Thái Tông sai sứ sang thăm Tống, theo "Tống sử", nhà Tống phong "An Nam Quốc vương" ngay trong năm, còn "Tục tư trị thông giám" (續資治通鑑, do đại thần nhà Thanh là Tất Nguyên [毕沅, 1730 - 97] biên soạn, chép về lịch sử của bốn triều đại Tống, Liêu, Kim, Nguyên) chép là năm 1236. "Nguyên sử", "Giao Chỉ truyện" chép năm 1258 Đế quốc Mông Cổ phong Trần Thái Tông "An Nam Quốc vương". Ngay trong năm, Đế quốc Mông Cổ xua quân xâm lược Đại Việt, "Nguyên sử" chỉ chép vắn tắt chuyện quân Mông Cổ kéo vào, đánh bại thủy quân nhà Trần, quan quân nhà Trần rút lui khỏi kinh đô. Quân Mông Cổ vào thành Thăng Long:
"... tìm được hai sứ giả đang bị nhốt trong ngục, đều bị dùng những mảnh tre bó vào mình, đâm thủng cả da. Đến khi cởi trói, thì một sứ giả đã chết. Nhân bèn san phẳng thành ấy. Quân triều đình lưu lại 9 ngày, vì khí hậu oi nóng, bèn rút quân về" :)Năm 1261 Trần Thánh Tông sai sứ sang thăm Đế quốc Mông Cổ, Mông Cổ phong "An Nam vương". Qua năm sau 1262, nhà Tống phong Trần Thánh Tông "An Nam Quốc vương", gia phong Thượng hoàng Trần Thái Tông "An Nam Đại vương". Ở 2 chiến dịch xâm lược lần sau của quân Nguyên vào các năm 1285, 1288, "Nguyên sử" có chép chi tiết hơn, nhưng đa phần là khoe chiến thắng, đến cuối chỉ giải thích việc rút về ở lần thứ hai là do:
"... quan quân thiếu thốn, tử thương cũng lắm, quân kỵ của Mông Cổ cũng không thể thi thố được tài năng" :)Còn ở lần xâm lược thứ ba thì do chư tướng bàn rằng:
"Giao Chỉ không có thành trì để đóng giữ, không có kho vực để lấy lương ăn, các thuyền lương của Trương Văn Hổ lại không đến được, hơn nữa khí trời đã nóng, e rằng lượng cạn quân mệt, không lấy gì để duy trì lâu dài được, thì lại làm hổ thẹn cho triều đình, nên toàn quân mà về", và cuối cùng "Trấn Nam vương (Thoát Hoan) nghe theo" :)Và khi Thượng hoàng thứ hai nhà Trần, Thánh Tông (1278 - 90) băng, Hoàng đế thứ ba nhà Trần, Nhân Tông (仁宗皇帝, 1278 - 93, Trần Khâm [陳昑, 1258 - 1308]) sai Đình Giới sang báo tang thì nhà Nguyên vẫn còn dỗi, không cho sứ sang.
Khi khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn thắng lợi quyết định, Vua Bình Định Lê Lợi đánh bại quân Minh do Tổng binh (總兵, thống lĩnh khoảng 15.000 quân) Vương Thông (王通, ? - 1452) chỉ huy trong trận Tốt Động - Chúc Động, Thông phải cố thủ trong thành Đông Quan. Để tìm cách kìm hãm sự phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chia rẽ nội bộ người Việt, Thông liền viện cớ tìm lại tờ chiếu của Vĩnh Lạc đế (永樂帝, 1402 - 24, ban đầu gọi là Minh Thái Tông 明太宗, Chu Đệ [朱棣, 1360 -1424]) nhà Minh năm 1407 khi đánh Đại Ngu, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần mà đòi Vua Bình Định phải lập con cháu nhà Trần mới đồng ý giảng hòa và rút quân về nước. Vua Bình Định bèn sai người tìm con cháu nhà Trần, theo sử sách, gặp lúc đó Hồ Ông (胡翁, hoặc Trần Địch 陳翟, không rõ là người ở đâu, con cái nhà ai) lánh nạn ở châu Ngọc Ma, tự xưng là cháu nội Trần Nghệ Tông, được tù trưởng châu Ngọc Ma là Cầm Quý tiến cử với Vua Bình Định.
Để đối phó với yêu sách của Thông, muốn quân Minh nhanh chóng rút về, tháng Một năm 1426, Vua Bình Định đồng ý lập Hồ Ông, với danh nghĩa kế tục nhà Hậu Trần (後陳朝, 1407 - 14, do Hoàng đế thứ nhất nhà Hậu Trần, Giản Định (簡定皇帝, 1407 - 09, Trần Ngỗi [陳頠, ? - 1410], con thứ Trần Nghệ Tông, sau 1409 làm Thượng hoàng cho tới khi bị địch bắt giết] được quân khởi nghĩa suy tôn, thành lập tháng Mười năm 1407 tại Ninh Bình sau khi nhà nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân đội nhà Minh xâm chiếm và tiêu diệt, nhằm đánh đuổi quân Minh, khôi phục nhà Trần, quân nhà Hậu Trần sau những chiến thắng ban đầu, dần thất thế, phải lui về Nam, thất bại hoàn toàn sau khi Hoàng đế thứ hai nhà Hậu Trần, Trùng Quang (重光皇帝, 1409 -14, Trần Quý Khoáng [陳季擴, ? – 1414, con của Vua Trang Định, Thái úy Trần Ngạc, cháu nội Trần Nghệ Tông, gọi Hậu Trần Giản Định là chú] bị Chinh Di tướng quân Tân Thành hầu nhà Minh, Trương Phụ [張輔, 1375 - 1449] bắt giữ, và Hậu Trần Trùng Quang trầm mình xuống biển tự vẫn trên đường áp giải sang TQ) lấy tên Trần Cảo 陳暠, đặt niên hiệu là Thiên Khánh (1426 - 1428), còn Vua Bình Định xưng là Vệ Quốc công.
Vua Bình Định tập trung vào chiến sự, sai quan Tả Bộc xạ là Bùi Quốc Hưng (hay Lê Quốc Hưng, 1360 - 1445) ở bên cạnh phò tá Trần Cảo, nhưng thực chất là để giám sát. Tháng Tám năm Bính Ngọ (1426), lúc chiến sự đang diễn ra, Vua Bình Định đứng tên Trần Cảo sai sứ sang nhà Minh cầu phong, Tuyên Đức đế (宣德帝, 1425 - 35, Chu Chiêm Cơ (朱瞻基, 1398 - 1435]) tuy biết Vua Bình Định không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đành đồng ý phong cho Trần Cảo "An Nam Quốc vương", liền sai sứ giả sang sắc phong. Trong khi đó, vì thất bại liên tiếp Vương Thông phải dự Hội thề Đông Quan ngày Hăm hai tháng Một năm Đinh Mùi (10/2/1427) với Vua Bình Định, lập lời thề rằng ngay sau Hội thề, Vương Thông lập tức dẫn quân trở về nước, còn nghĩa quân Lam Sơn không hãm hại quân Minh. Sau đó cả hai bên đều làm đúng theo lời thề, Vua Bình Định còn cấp ngựa xe thuyền cho quân Minh về nước, Đại Việt lập lại hòa bình sau 20 năm bị quân Minh đô hộ.
Về Trần Cảo, sách "Lam Sơn thực lục" (藍山實錄, tác phẩm được biên soạn theo lệnh Lê Thái Tổ, viết từ ngày mồng Sáu tháng Chạp năm Thuận Thiên thứ 4, 1431, kể lại quá trình khởi nghĩa đánh bại quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn, chưa rõ tác giả, sau được Hồ Sĩ Dương trùng tu) chép rằng:
"Trước đó có tên Hồ Ông, là con đứa ăn mày, đổi tên là Cầm Quý, nhận bảo là con cháu vua Trần. Khi ấy người trong nước khổ vì những chính lệnh ngặt nghèo của giặc, mong tìm được người làm chủ. Mà nhà vua thì nóng lòng muốn diệt giặc cứu dân, bèn sai người đón dựng làm vua, để quyền nghi công việc một thì, nên ban đầu cũng chẳng kén chọn gì hiền hay ngu, thực hay giả. Sau khi giặc yên, các quan đều dâng sớ cố sức can. Cho là Hồ Ông không có công gì với dân, sao đáng ăn trên ngồi trước mọi người, nên trừ đi cho sớm.Tháng Ba năm Mậu Thân (1428) đoàn sứ giả nhà Minh mới đến được thành Đông Quan, Vua Bình Định lại sai sứ báo nhà Minh rằng Trần Cảo bệnh mà chết ngày Mười tháng Giêng năm Mậu Thân rồi. Ngày Mười lăm tháng Tư, Vua Bình Định lên ngôi Vua lớn Thuận Thiên không cần thông qua triều đình nhà Minh, xây dựng và tái thiết lại một đất nước điêu tàn vì bị quân nhà Minh phá hủy mọi thứ. Sau đó Lê Thái Tổ liên tiếp cử các đoàn sứ giả sang triều đình nhà Minh đòi lại người con gái ông bị bắt lúc 9 tuổi khi loạn lạc và hối thúc họ phong vương cho mình, với lý do con cháu nhà Trần đã tuyệt diệt. Ngược lại, nhà Minh sai sứ giả sang Đại Việt nói rằng con gái Lê Thái Tổ đã chết vì bệnh đậu mùa và dụ Lê Thái Tổ trả lại người bị bắt và vũ khí Đại Việt còn giữ lại. Lê Thái Tổ không trả vũ khí thu được trong chiến tranh cho nhà Minh, đến năm 1430, triều đình nhà Minh mới từ bỏ yêu sách đòi trả vũ khí. Đến ngày 15/7/1431 triều đình nhà Minh vẫn không chịu phong Vương cho Lê Thái Tổ, mà chỉ phong quyền cai quản nước An Nam, gọi là "Quyền thự An Nam Quốc sự". "Minh sử" chép:
Nhà vua biết thế là phải, nhưng lòng còn không nỡ, lại càng hậu đãi thêm.
Hắn tự biết người trong nước không phục, trong lòng hổ thẹn, bèn ngầm cùng tên giặc là Văn Duệ thông mưu làm phản, để cho mau đáng tội chết! Chẳng phải 'tự mình làm mình' thì đâu đến nỗi thế!"
"Lợi tuy nhận sắc mệnh (phong "Quyền thự An Nam Quốc sự"), nhưng ở trong nước vẫn xưng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Dựng hai kinh đô ở Đông, Tây, chia nước làm 13 đạo"Trong khi đó sử ta chép Vua Bình Định đóng đô ở Tây Kinh (còn gọi là Lam Kinh, ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa) từ khi còn lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, đến khi giành lại độc lập, Lê Thái Tổ "chia cả nước làm 5 đạo", phải đến thời Lê Thánh Tông mới chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Còn chuyện Lê Thái Tổ xưng Đế, "Khâm định" viết:
"Trước kia, khi Thái Tổ lên ngôi vua, bầy tôi làm tờ biểu dâng đế hiệu, Thái Tổ nhún nhường không chịu nhận, phàm cho ban hành tờ chiếu tờ cáo đều xưng là vương. Đến đời Thái Tông, Nhân Tông vẫn theo vương hiệu"Gần hơn, "Thanh sử cảo" 清史稿, bộ sử do Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc 中華民國大總統 thứ hai (1912 - 15, Viên Thế Khải [袁世凱, 1859 - 1916], Hoàng đế duy nhất của Hồng Hiến Đế chế [洪憲皇帝, 1915 - 1916]) năm 1914 lập ra Thanh sử quán, mời hơn 100 sử gia do Triệu Nhĩ Tốn (趙爾巽, 1844 - 1927) đứng đầu tới cùng biên soạn lịch sử nhà Thanh, bắt đầu từ khi thủ lĩnh bộ tộc Kiến Châu Nữ Chân (建州女真, sinh sống ở các khu vực nay thuộc tỉnh Cát Lâm [吉林, có lẽ bắt nguồn từ tiếng Mãn "Girin ula": "ven sông"; chuyển âm tiếng Hán thành Cát Lâm Ô Lạp {吉林烏拉, Jílín Wūlā}, rút ngắn thành Cát Lâm, nghĩa đen là "rừng tốt lành"]) Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Mãn: Nurhaci, 努爾哈赤, 1559 -1626), thống nhất các bộ tộc Nữ Chân (gồm Hải Tây Nữ Chân [海西女真, sinh sống ở khu vực Hải Tây {từ bờ đông sông Tùng Hoa 松花江 đến sông Hắc Long 黑龍江, Hắc Long Giang: "sông rồng đen", từ tiếng Mãn: Sahaliyan ula, "sông đen", tức là sông Amur}] và Dã Nhân Nữ Chân [野人女真, sinh sống ở các khu vực cực bắc TQ, lạc hậu hơn so với các bộ tộc trước] cùng một số họ tộc / bộ tộc khác) lên ngôi Đại Khả hãn, xưng Genggiyen Han ("Vị Hãn anh minh mang hạnh phúc cho cả quốc gia", 覆育列國英明汗: "Phúc Dục Liệt Quốc Anh Minh Hãn") đặt niên hiệu Thiên Mệnh (天命汗, Mãn: abkai fulingga, Mông Cổ: Тэнгэрийн Сүлдэт) lập ra nhà Đại Kim (Aisin gurun, 後金国, 1616 - 1636, còn gọi là Hậu Kim 後金, tự đặt họ là Ái Tân Giác La (Mãn: Aisin Gioro, 愛新覺羅, theo phong tục Mãn Châu, các dòng họ được nhận biết bởi Hala 哈拉: cáp lạp, là tên họ tộc / bộ tộc và Mukūn 穆昆: mục côn, phân loại mang đặc trưng của các gia đình, dòng tộc; với gia tộc Ái Tân Giác La, Hala là "Aisin", trong tiếng Mãn có nghĩa là "vàng", tức là "Kim" 金 do họ tự coi mình là hậu duệ của những người cai trị nhà Kim hồi thế kỷ XII - XIII, do đó từ khi nhà Thanh sụp đổ một số thành viên của dòng họ này đã chuyển họ thành Kim; Mukūn là Gioro, lấy từ địa danh nay là Y Lan huyện [依兰县 thuộc Cáp Nhĩ Tân 哈爾濱 thành phố thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, tên gọi tắt là Hắc 黑 Hēi], thị tộc Giác La gồm nhiều gia tộc: Y Nhĩ Căn Giác La [Irgen Gioro, 伊尔根觉罗, lớn nhất], Thư Thư Giác La [Susu Gioro, 舒舒觉罗] và Tây Lâm Giác La [Sirin Gioro, 西林觉罗] cùng một số dòng họ khác); Khả hãn kế vị Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích là con trai ông, Thiên Thông Hãn (Mông Cổ: Богд сэцэн хаан, 天聰汗, 1626 - 43, Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực [愛新覺羅 皇太極, 1592 - 1643] năm 1635 đổi tên tộc người Nữ Chân thành Mãn Châu, đổi quốc hiệu Đại Kim thành Đại Thanh quốc (大清國, 1636 - 1912) xưng Sùng Đức đế (崇德帝, 1636 - 43) cho đến khi Cách mạng Tân Hợi kết thúc sự thống trị của nhà Thanh năm 1911. Bản thảo tu chính được hoàn thành năm 1926, tuy nhiên chiến tranh khiến cho nguồn tài chính cho dự án biên soạn bị cắt từ năm 1927, buộc phải kết thúc sớm đem in năm 1928 dù vẫn còn ở trong giai đoạn sơ thảo, cho nên gọi là "Thanh sử cảo", cảo nghĩa là bản thảo, được xem là chính sử của TQ, tương đương nhưng không nằm trong "Nhị thập tứ sử", chép về sự kiện diễn ra trong những năm đầu phong trào Tây Sơn:
"Nguyễn Huệ bèn tự làm Thái Đức vương, Trịnh Đống (tức Vua Tĩnh Đô Trịnh Sâm) tự làm Trịnh Tĩnh vương, hai bên không chịu kém nhau, Duy Đoan (tức Lê Hiển Tông) không thể làm thế nào được"Trong khi chúng ta ai cũng biết Nguyễn Nhạc (阮岳, 1743 - 93, hay Hồ Nhạc 胡岳, còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc) mới là người xưng Hoàng đế Thái Đức (泰德皇帝, 1778 - 88) sáng lập nhà Nguyễn Tây Sơn, còn Nguyễn Huệ lúc đó mới chỉ được anh phong cho làm Tướng quân mà thôi, và còn Vua Nguyễn ở Đàng Trong nữa. Mà Hoàng đế Quang Trung từng viết biểu cầu hôn công chúa nhà Thanh và đề nghị nhà Thanh cắt đất Lưỡng Quảng 兩廣 cho Đại Việt, Hoàng đế cũng chuẩn bị sẵn binh lực để đánh lấy Lưỡng Quảng nếu nhà Thanh từ chối yêu cầu, vậy mà sử nhà Thanh vẫn chép sai.
Hoặc như về niên hiệu của Hoàng đế thứ nhất nhà Nguyễn Gia Long, Gia Long [嘉隆皇帝,1802 - 1820, Nguyễn Phúc Ánh [阮福暎, 1762 - 1820], thường gọi tắt Nguyễn Ánh 阮暎), dù khi vẫn còn đánh với nhà Nguyễn Tây Sơn, theo kế của Nguyễn Văn Thành (阮文誠, 1758 - 1817, công thần khai quốc nhà Nguyễn Gia Long, là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi) và Đặng Trần Thường (鄧陳常, 1759 - 1813, học trò của Ngô Thì Sĩ, công thần khai quốc nhà Nguyễn Gia Long), Nguyễn Ánh đã cho sứ đi ngoại giao với nhà Thanh, với mục đích lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống ở đó để mong nhà Thanh giúp mình đánh Tây Sơn, nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh là Ngô Nhơn Tịnh (吳仁靜, 1761 - 1813) và Phạm Thận theo thuyền buôn TQ sang đến Quảng Đông thì Lê Chiêu Thống đã mất nên trở về.
Ngay khi Cảnh Thịnh không chống nổi, bỏ chạy khỏi Thăng Long và sau đó bị bắt, Nguyễn Ánh chiếm được Thăng Long, lấy được ấn sách An Nam Quốc vương mà nhà Thanh đã phong cho Cảnh Thịnh, liền cho Chánh sứ An Toàn hầu Trịnh Hoài Đức (鄭懷德, 1765 - 1825) và Phó sứ Hoàng Ngọc Uẩn (黃玉蘊 hay 黃玉韞, ? - 1817), sang ngay nhà Thanh trình quốc thư và nộp trả ấn sách của Cảnh Thịnh. Lại sai Thượng thư Bộ Binh là Lê Quang Định (黎光定, 1759 - 1813) đi sứ sang nhà Thanh để xin phong vương và xin được đổi quốc hiệu là "Nam Việt", ban đầu Gia Khánh đế (嘉慶帝, 1796 -1820, Hãn hiệu Tát Y Thập Nhã Nhĩ Đồ Y Lỗ Cách Nhĩ Đồ hãn [萨伊什雅 尔图伊鲁格 尔图汗, Сайшаалт ерөөлт хаан], Tây Tạng tôn hiệu Văn Thù Hoàng đế 文殊皇帝, Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm 愛新覺羅 永琰, 1760 - 1820, húy Ngung Diễm 顒琰) không chấp nhận quốc hiệu "Nam Việt", lấy lý do để tránh lầm với nước Nam Việt của Triệu Đà lúc này đã gồm nhiều phần lãnh thổ của TQ. Sau Gia Khánh đổi "Nam Việt" thành "Việt Nam", phong cho Gia Long là Việt Nam Quốc vương. Gia Long thụ phong nhưng không được ưng thuận cho lắm vì đến năm 1813 thì triều đình hầu như vẫn dùng quốc hiệu Đại Việt. Thế mà "Thanh sử cảo" cho rằng:
"Nguyễn Ánh lấy được nước, phần nhiều là nhờ binh lực ở Gia Định và Vĩnh Long, vì vậy bèn lấy tên hai tỉnh ấy làm niên hiệu, gọi là Gia Long"Thật hài hước, theo bộ sử nhà Nguyễn Gia Long, "Đại Nam thực lục" 大南寔錄 ("Thực lục", "Tiền biên" và "Chính biên"), sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh làm lễ lên ngôi Hoàng đế tháng Năm năm Bính Dần (1806), chọn niên hiệu là Gia Long, mà Vĩnh Long thì mãi đến năm 1823, Minh Mạng mới cho đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành, mà lúc đó Minh Mạng vẫn chưa lập đơn vị hành chính "tỉnh". Còn Nicholas Tarling cũng khôi hài không kém khi viết trong "The Cambridge History of Southeast Asia", Cambridge University Press, 1999 rằng:
"Gia lấy từ Gia Định và Long lấy từ Thăng Long"Xét theo chữ Hán thì hai chữ Long trong Gia Long 嘉隆 và Thăng Long 昇龍 khác nhau, chữ Long 隆 mang nghĩa "long trọng" hoặc "thịnh vượng" chứ không có nghĩa là "Rồng" 龍 như trong Thăng Long. Về sau trong chính sách chung nhằm hạ bệ vị trí của Kinh thành Thăng Long trong dân chúng Bắc Hà nói chung và ngườ Kẻ Chợ nói riêng, Gia Long cũng đổi chữ Hán của Thăng Long thành 昇隆, làm đổi nghĩa từ “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao" thành "tăng thêm sự long trọng" (hoặc "thịnh vượng"). Mặc dù trước đó nhà Nguyễn Tây Sơn đóng Kinh đô ở Phú Xuân nên gọi Thăng Long là Bắc Thành nhưng không làm thay thay đổi ý nghĩa của Thăng Long.
Năm 1802, lấy được Thăng Long nhưng Nguyễn Ánh e ngại lòng người Bắc Hà nên quyết định đóng đô ở tại nơi cũ Phú Xuân không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Hà. Đến năm 1805, Nguyễn Ánh hạ Kinh thành Thăng Long làm trấn thành Bắc Hà, Nguyễn Văn Thành tiếp tục làm Tổng trấn Bắc Thành. Kinh thành đã chuyển làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi, nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong cả nước, nên Nguyễn Ánh cũng ngại, không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, đổi chữ “Long” như đã nói, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà Vua, nay Vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng”. Sau đó Nguyễn Ánh còn hạ lệnh phá bỏ Hoàng thành Thăng Long, vì Vua không đóng đô ở Thăng Long, mà Hoàng thành Thăng Long lại rộng lớn quá, Tổng trấn Bắc Thành tuân chỉ phá thành và xây thành nhỏ hơn. Ba mươi năm sau, con Nguyễn Ánh là Minh Mạng sẽ hoàn thành việc đổi tên, hạ bệ vị trí của Kinh thành Thăng Long, nhưng đó là nội dung trong những bài tiếp theo.
Như vậy sách sử nước ta chép lại sách TQ rất nhiều mà sách TQ thì như đã nói rồi, vậy Thời đại Vua Hùng có thật hay chỉ là huyền thoại? Đó là nội dung bài sau.
¤¤¤
Chôm chỉa từ:
Các tài liệu đã liệt kê trong "Ngày xửa ngày xưa", "Sách - sử" và:
¤ Địa danh:
- Lịch sử Thủ đô Hà Nội, Trần Huy Liệu (chủ biên), Hà Nội,1960
- Đường phố Hà Nội, Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá, 11/1979
¤ Lịch sử:
- Lịch sử thế giới (Tập II, chương Cách mạng Tân Hợi), Nguyên Hiến Lê, Nxb. Văn hóa, 1995
- Bạo Chúa Trung Hoa, Đông A Sáng, Nxb. Giáo dục, 1997
- Vương triều Hoàng đế Trung Quốc, Trương Tự Văn, Hồ Nam Sư phạm Đại học Xuất bản xã, năm 1998.
-- Nhà Tây Sơn, Quách Tấn - Quách Giao, Bảo tàng Quang Trung xuất bản, 2000
- Mười đại mưu lược gia Trung Quốc, Tang Du (chủ biên), người dịch: Phong Đảo, Nxb. Thanh niên, năm 2000
- Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới, Kha Xuân Kiều - Hà Nhân Học, biên dịch: Phan Quốc Bảo - Hà Kim Sinh, Nxb. Thanh niên, 2000
- Những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Tiêu Lê, Nxb. Đà Nẵng, 2000
- Các hoàng đế Trung Hoa, Đặng Huy Phúc, Nxb. Hà Nội, 2001
- Từ sự khởi dậy của tộc Mãn đến việc thành lập Đế quốc Thanh, Lý Hồng Bân, Thiên Tân Cổ tịch Xuất bản xã, năm 2003.
- Mười sáu hoàng đế triều Minh, Vương Thiên Hữu (chủ biên), Nxb. Văn hóa Thông tin, 2004
- Thuật mưu quyền, Quang Thiệu - Quang Ninh, Nxb. Lao động – Xã hội, năm 2006
- Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, Cát Kiếm Hùng (chủ biên), Nxb. Văn hóa Thông tin, 2006
- Hỏi đáp lịch sử Việt Nam, Trần Nam Tiến (chủ biên), Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007
- Kể chuyện Lưỡng - Tấn, Nam - Bắc triều, Thẩm Khởi Vĩ, Nbx. Đà Nẵng, 2007
- Lịch sử nội chiến 1771 - 1802, Tạ Chí Đại Trường, Nxb. Văn Sử Học, Sài Gòn, 1973 / Nxb. Công an Nhân dân, 2007
- Lịch sử thế giới cận đại, Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng, Nxb. Giáo dục, 2008
- Nửa đời đã qua (hồi ký), Ái Tân Giác La Phổ Nghi, Nxb. Thanh Niên, 2009
- Chính sử Trung Quốc qua các triều đại, Thương Thánh, Nxb. Văn hóa thông Tin, 2011
+ Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn, Nxb. Hà Nội, 2005:
- Lê Hoàn và chiến thắng Bạch Đằng năm 981, Nguyễn Quang Ngọc
- Đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong trận Bạch Đằng năm 981, Nguyễn Minh Tường
- Có một trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng năm 981, Lê Đình Sỹ
- Đại thắng mùa xuân năm 981 trên sông Bạch Đằng của quân dân Đại Cồ Việt qua một số thư tịch của Trung Quốc, Nguyễn Hữu Tâm
¤ Nhân vật:
- Ngô Thì Nhậm con người và thời đại, Văn Lang, Nxb. Hà Tây, 1974
- Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng, Nxb. Quân đội Nhân dân, 1976
- Chuyện những kẻ bạo tàn trong lịch sử, An Tác Chương, Nxb. Văn hóa Thông tin, 1996
- 12 danh tướng triều Nguyễn, Tôn Thất Bình, Nxb. Thuận Hóa, 2001
- Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, Đỗ Bang, Nxb. Thuận Hóa, 2005
- Quang Trung Nguyễn Huệ - Những di sản và bài học, Nhiều tác giả, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
- Vua Gia Long và người Pháp: khảo sát về ảnh hưởng của người Pháp trong giai đoạn triều Nguyễn, Thụy Khuê, Nxb. Hồng Đức, 2017
¤ Quan hệ Ngoại giao:
- Chuyện đi sứ tiếp sứ thời xưa, Nguyễn Thế Long , Nxb. Văn hóa Thông tin, 2001
- Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (ấn bản 2), Nguyễn Lương Bích, Nxb. Quân đội Nhân dân, 2003
- Văn thư ngoại giao thời Trần: Nội dung và nghệ thuật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, 2013
¤ Văn học:
- Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển,Trịnh Vân Thanh, Nxb. Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1967
- Văn học thế kỷ XVIII, Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, 2004
¤ Tạp chí Hán - Nôm:
• Vài nét về bộ sử của Vương triều Tây Sơn, Phan Huy Lê - Dương Thị The - Nguyễn Thị Thoa, 2001
¤ Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ:
• Hệ quả cuộc cách mạng 1789 đối với tiến trình thâm nhập Việt Nam của chủ nghĩa tư bản Pháp và "tấn bi kịch Gia Long", Nguyễn Quang Trung Tiến, Số 1 (23), 1999
¤ Tạp chí Xưa và Nay - Nxb. Hồng Đức (ấn bản 3):
+ Triều Nguyễn và Lịch sử của chúng ta, 2013:
- Quan hệ ngoại giao giữa vua Gia Long và triều Thanh đầu thế kỷ XIX, Đinh Dung
¤ Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004
• Chiêu Dương:
- Mục từ "Trịnh Hoài Đức"
- Mục từ "Lê Quang Định"
• Quách ThịThu Hiền
- Mục từ "Ngô Nhân Tĩnh"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét