Ngày xửa ngày xưa tổ tiên ta bị giặc cướp phá sách vở, hủy hoại chữ viết nên văn hiến chỉ được truyền lại qua ngôn ngữ truyền khẩu.
Sau khi khôi phục Tự chủ hồi thế kỷ X, tổ tiên ta lại làm sách vở nhưng sách vở chữ viết đời trước không còn suốt hàng ngìn năm, nên cơ sở để dựng lại lịch sử VN từ Thời đại Hồng Bàng (鴻龐, 2879 - 258 TTL) đến thời Vua An Dương rồi đến trước thời Tự chủ đều là chép lại từ dã sử, huyền sử, truyền thuyết, thần tích, hoặc sách vở, tài liệu lịch sử TQ. Các sách của ta kể cả chính sử ra đời muộn hơn nhiều so với các sách của TQ cho nên các sự tích và tên tuổi, địa danh... chắc là có sự chép lại từ sách TQ.
Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến... nếu tước đi cái vỏ tôn giáo thì đằng sau câu chuyện của các thần linh lại bao trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa. Tuy là cuốn sách viết về những chuyện thần linh nhưng "Việt điện" lại biên soạn có thiên hướng khoa học, chép dẫn một cách trung thực từ nguồn tài liệu sách dẫn và tiếp tục được nhiều nho sĩ đời sau ra công tục biên, bổ sung, hoặc sửa chữa, thêm bớt, thành ra sách có thêm các phần "Tục biên" (hay "Tục bổ"), "Trùng bổ", "Phụ lục" gồm 4 quyển, tổng cộng 41 truyện.
Vào cuối thời Trần, cuốn sách Hán - Nôm thứ hai tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian thời cổ còn giữ được: "Lĩnh Nam chích quái" (嶺南摭怪, "Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam", viết tắt "Lĩnh Nam") được xuất bản. Theo "Việt Giám vịnh sử tập" ("Tập thơ vịnh sử làm tấm gương soi của nước Việt", của Hoàng giáp 黃甲 Đặng Minh Khiêm [鄧鳴謙, 1456 - 1522, đỗ năm Đinh Mùi 1487 dưới triều Lê Thánh Tông, năm Tân Dậu 1501, làm Thị thư Hàn lâm viện [翰林院, cơ quan chuyên trách việc soạn thảo văn kiện triều đình như chiếu, chỉ, sắc, dụ, chế, cùng với các cơ quan học thuật khác đảm nhiệm trọng trách nghiên cứu, giảng dạy kinh vện, phụ trách việc khoa cử, thị tùng văn học, khi cần còn đảm nhận trách nhiệm Khâm sai {欽差, chức vụ tạm thời do vua đặc phái ra ngoài để giải quyết các công việc nội chính hoặc ngoại giao}], vâng mệnh đi sứ sang nhà Minh, năm Kỷ Tỵ 1509 đi sứ sang nhà Minh lần thứ 2, khi về, được thăng chức Tả Thị lang [左侍郎, cùng với Hữu Thị lang 右侍郎 là chức quan phó cho quan đứng đầu trong một bộ] Bộ Lại [吏部, cơ quan giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn], rồi Thượng thư [尚書, chức quan đứng đầu một bộ] Bộ Lễ [禮部, cơ quan giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc, phiên dịch, tiếp tân sứ thần cống nạp, khách khứa nước ngoài] kiêm Phó Tổng tài Sử quán và coi việc ở Chiêu Văn cục); Sách "Kiến văn tiểu lục" ("Chép vặt những điều thấy nghe", của "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến", Tam nguyên 三元 Lê Quý Đôn [黎貴惇, 1726 - 84], ông đỗ đầu kỳ thi Hương 1743 - Giải nguyên 解元, thi Hội 會 1752 - Hội nguyên 會元 và thi Đình 1752 ông đỗ Bảng nhãn nhưng vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như ông đỗ đầu - Đình nguyên, cả ba kỳ thi đều đỗ đầu thì gọi là Tam nguyên, ông vốn tên Lê Danh Phương, vì không muốn trùng tên với thủ lĩnh nông dân đang nổi lên chống triều đình Nguyễn Danh Phương [阮名芳, 1690 - 1751, tức Quận Hẻo], nên sau khi đỗ Giải nguyên năm 1743 ông đổi tên thành Lê Quý Đôn); và "Lịch triều hiến chương loại chí" (歷朝憲章類誌, "Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại", viết tắt "Lịch triều", bách khoa toàn thư đầu tiên của VN, ghi chép dữ liệu lịch sử từ Thời đại Hồng Bàng đến thời Lê mạt của nhà bác học Phan Huy Chú [潘輝注, 1782 - 1840, tác giả "Hoàng Việt dư địa chí" và nhiều sách khác] gồm 49 quyển, soạn xong năm 1821) cho là "Lĩnh Nam" do Trần Thế Pháp (陳世法, một danh sĩ ở khoảng cuối đời Trần, sách sử biên chép rất ít về ông, chỉ biết ông là người nổi tiếng văn chương, được cử làm một chức quan nhỏ tại Tàng thư Quốc tử giám [國子監, cơ quan dạy dỗ đào tạo con em giới cầm quyền, được xem là trường đại học đầu tiên thành lập đầu thời nhà Lý]) biên soạn.
Nguyên là việc khoa cử 科舉 được mở ra từ đời nhà Lý, đến đời Hoàng đế thứ sáu nhà Lý, Anh Tông (英宗皇帝, 1138 - 75, Lý Thiên Tộ (李天祚, 1136 - 75]) triều đình đã tổ chức cho các học sinh đến học ở nhà Thái học, cũng gọi là nhà Quốc học, tức là sinh viên ở trường đại học quốc gia duy nhất của thời đó, tham dự khoa thi Thái học sinh 太學生, thi đỗ gọi là đỗ Thái học sinh, học vị Thái học sinh được xem là tương đương học vị Tiến sĩ 進士 sẽ đặt ra từ khoa thi Đại tỷ Thủ sĩ (gọi tắt là Đại tỷ [thi lớn], hay Đại khoa) năm Giáp Dần 1374, người đỗ đầu được xem là tương đương Trạng nguyên (狀元, về sau còn gọi là Đình nguyên 鼎元 hay Điện nguyên 殿元). Từ khoa thi Quý Sửu 1213 năm thứ ba niên hiệu 年號 Kiến Gia (建嘉, 1210 - 24) đời Hoàng đế thứ tám nhà Lý, Huệ Tông (惠宗皇帝, 1211 - 24, Lý Sảm 李旵, hay Lý Hạo Sảm, 1194 - 1226), để phân biệt cao thấp, học vị Thái học sinh được chia làm Tam giáp 三甲: Đệ nhất giáp 一甲, Đệ nhị giáp 二甲, Đệ tam giáp 三甲. Đệ nhất giáp Thái học sinh được xem là tương đương Trạng nguyên, cho nên bảng danh dự ghi tên những người đỗ đạt (Khoa bảng 科榜) trong hạng Tam giáp được ghi vào Chính bảng còn gọi là Giáp bảng (甲榜, còn lại ghi vào Phó bảng [副榜, phụ bảng, cũng gọi là Ất bảng 乙榜]). Giáp - Ất ngày xưa dùng làm số đếm như 1 - 2, hay để gọi ai đó không rõ tên: anh Giáp - anh Ất, nay vẫn còn câu nói "không biết giáp ất gì ...". Thi Thái học sinh duy trì cho đến khoa thi Canh Thìn đời Hoàng đế đầu tiên nhà Hồ [胡朝, 1400 - 07], Thánh Nguyên [聖元皇帝, 1400, Lê Quý Ly 黎季犛 / Hồ Quý Ly 胡季犛 / Hồ Nhất Nguyên 胡一元, 1336 – 1407] năm 1400).
Sang nhà Trần, ngay từ đời Hoàng đế đầu tiên nhà Trần, Thiện Hoàng (善皇皇帝, 1225 - 58, sau đổi thành Văn Hoàng 文皇, nguyên húy là Trần Bồ [陳蒲, 1218 - 77] sau đổi thành Trần Cảnh 陳煚, con thứ hai nên còn được gọi là Trần Nhị Lang 陳二郎, Miếu hiệu Thái Tông [太宗, nên sử sách chép ông là Trần Thái Tông 陳太宗]), việc giáo dục và khoa cử đã tổ chức chu đáo hơn triều Lý, khoa thi Thái học sinh Nhâm Thìn 1232 năm thứ 8 niên hiệu Kiến Trung (建中, 1225 - 32, đời Trần Thái Tông) triều đình sửa thứ bậc học vị Tam giáp thời Lý: Đệ nhất giáp gọi là Trạng nguyên, Đệ nhị giáp là Hoàng giáp, Đệ tam giáp là Thái học sinh. Để rộng đường khoa cử, ngoài phép thi Thái học sinh ba kỳ như đời trước lại định phép thi Đại tỷ để lấy học trò, gồm hai giai đoạn, được tổ chức cho:
Từ năm thứ 15 niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình (天應政平, 1232 - 51 đời Trần Thái Tông), Bính Ngọ 1246 các khoa thi Đại tỷ được mở xen lẫn với các khoa thi Thái học sinh, tổ chức quy củ, định niên hạn 7 năm một khoa, xuất thân theo thứ bậc, lại đặt Đệ nhất giáp ra ba bặc: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa 探花, gọi là Tam khôi (三魁, được thực hiện qua một kỳ thi do triều đình tổ chức tại Đình điện Hoàng cung, cho nên gọi là thi Đình 狀, nhưng thi Đình lúc này còn là kỳ thi cuối cùng của khoa thi Đại tỷ chưa tách ra thành một khoa thi riêng). Người đỗ các khoa thi Đại tỷ, trừ Tam khôi, Hoàng giáp còn lại đều gọi là đỗ Thái học sinh, hai khoa trước chỉ chia bậc Giáp, Ất, nay mới lấy Tam khôi, tên yết trong Chính bảng.
Sách "Lĩnh Nam" cũng như "Việt điện" chép những truyện thần thoại từ thời thái cổ gắn với nguồn gốc, di tích văn hóa dân tộc Việt đến những sự tích thời Bắc thuộc, thần tích liên quan với những nhân vật lịch sử thời Lý - Trần, nhưng có nhiều khác biệt. "Lĩnh Nam" có nhiều truyện mang tư tưởng, tình cảm phóng khoáng hơn. "Việt điện" và "Lĩnh Nam" có nhiều cổ tích về Kẻ Chợ, nhất là "Lĩnh Nam" chứa tới hai phần ba cuốn sách, cũng như "Việt điện", "Lĩnh Nam" cũng được nhiều nho sĩ đời sau ra công tục biên, bổ sung, hoặc sửa chữa, thêm bớt.
"Việt điện" được nhuận chính lớn vào triều Hoàng đế thứ sáu nhà Trần, Hiến Tông (憲宗皇帝, 1329 - 1341, Trần Vượng [陳旺, 1319 - 1341]), Lý Tế Xuyên đã ra công sưu tầm rộng khắp những tục truyền, tài liệu dân gian, những bản thần tích, thần phả, sử dụng và viết lại một số truyện vốn đã được ghi chép trong các bộ sưu tập của những tác giả TQ và thời Bắc thuộc và sách mới trong nước, soạn nối theo phần cuối "Việt điện", kể về công tích 27 vị thần được thờ trong các đền miếu thời Lý - Trần, gồm 27 thiên (truyện), chia làm 3 mục "Hạo khí anh linh" (sự tích thiêng liêng), "Nhân quân" (vua), "Nhân thần" (bề tôi). Theo bài "Tựa đề" năm Khai Hựu (開祐, 1329 - 41) nguyên niên đời Trần Hiến Tông, 1329 của Lý Tế Xuyên thì ông đã chọn kể theo phương châm:
"Đại Việt" được xem là bộ sử chính thống đầy đủ đầu tiên, do Thái thượng hoàng đế (太上皇帝, hay Thái thượng hoàng 太上皇, gọi tắt Thượng Hoàng 上皇) nhà Trần, Thái Tông (1258 - 77) và Hoàng đế thứ hai nhà Trần, Thánh Tông (聖宗皇帝, 1258 - 78, Trần Hoảng [陳晃 / Trần Uy Hoảng 陳威晃, 1240 - 90]) chính thức sai nhà sử học được xem là đầu tiên, Lê Văn Hưu biên soạn quốc sử để để nhà Trần có thể học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ của Đại Việt trong việc cai trị và củng cố nền độc lập của đất nước trước các triều đại phương Bắc. Có một giai thoại về Lê Văn Hưu thuở bé:
Sau khi thi đỗ, Lê Văn Hưu được giữ chức Kiểm pháp quan, làm đến Thượng thư Bộ Binh, rồi giữ chức Hàn lâm viện học sĩ (翰林院學士, theo "Lịch triều", mục "Quan chức chí", quan chế đời Trần trong Hàn lâm viện có chức "Hàn lâm viện học sĩ" [có chữ "viện" 院] và "Hàn lâm học sĩ phụng chỉ" [翰林學士奉旨, không có chữ "viện"] là chức chưởng quan, trên chức Hàn lâm viện học sĩ) kiêm Giám tu Quốc sử (Giám tu: 監修, chức quan đứng đầu Quốc sử viện [國史院, cơ quan lo việc biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ] gọi ngắn là Giám tu Quốc sử 監修國史), trong thời gian biên soạn "Đại Việt" Lê Văn Hưu đã có cơ hội chứng kiến một trong những sự kiện chủ yếu trong thời Trần là cuộc kháng chiến của Đại Việt chống quân Đại Nguyên (Ön Yehe Monggul Ulus / 大元朝 1271 - 1368) lần thứ nhất năm 1258 cũng như các mối đe dọa liên tục từ nhà Nguyên sau đó.
Điều kiện lịch sử giai đoạn này giải thích lý do vì sao "Đại Việt" chọn thời điểm khởi đầu từ khi Triệu Đà (趙佗, 257 - 137 TTL) lập nước Nam Việt (南越國, 204 - 111 TTL). Căn cứ vào nền độc lập của Nam Việt trong thời Hán (漢朝, 206 TTL - 220), Lê Văn Hưu coi Triệu Đà là người đầu tiên và là một điển hình tốt trong số các quân chủ biết quan tâm đến nền độc lập của đất nước. Các nhà sử học sau này từ Ngô Thì Sĩ (吳時仕, 1726 - 80, nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, cháu nội Ngô Trân, người cùng Ngô Chi Thất đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là "Ngô gia văn phái" 吳家文派, nhóm các nhà văn thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam [nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội], hoạt động từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ thứ XX, cũng là tên một bộ sách tập hợp các tác phẩm của các thành viên trong "Ngô gia văn phái" do Ngô Thì Chí [吳時俧, 1753 - 88 con thứ Ngô Thì Sĩ] đề xướng và khởi công biên soạn tập đầu tiên], được Phan Huy Chú đánh giá là người có "Học vấn sâu rộng, văn chương hùng sĩ, làm rạng rỡ cho tông phái nho gia, là một đại gia ở Nam Châu [Sơn Nam Thượng]" trong các nhân vật ở thế kỷ XVIII) đến hiện đại sẽ phê phán quan điểm này vì các quân chủ Nam Việt đều là người Hán.
"Đại Việt" được Lê Văn Hưu biên soạn theo hình thức cuốn sử TQ "Tư trị thông giám" (資治通鑑, của Tư Mã Quang [司馬光, 1019 - 86, nhà sử học, Thừa tướng nhà Tống] và cộng sự), chép cho tới Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của nhà Lý, Chiêu Hoàng (昭皇皇帝, 1224 - 25, Lý Phật Kim [李佛金, sau đổi là Lý Thiên Hinh {李天馨, 1218 - 78}], Nữ Hoàng đế duy nhất của VN nhưng không phải vua bà đầu tiên, nếu như tính Vua Bà Trưng, "Nữ Hoàng đế" và "Nữ Vương" đều có nghĩa là vị quân chủ mang giới tính nữ, nhưng Hoàng đế thì lớn hơn Vương, giải thích sau, Bà Trưng à Nữ vương, còn Chiêu Hoàng là Nữ hoàng đế, cả hai bà đều là người duy nhất mang tước hiệu của mình, đều là Nữ quân chủ).
"Đại Việt" hoàn thành và dâng lên Hoàng đế Trần Thánh Tông tháng Giêng năm 1272, được Hoàng đế xuống chiếu ban khen và ban thưởng rất hậu.
"Sử ký" và "Đại Việt ngoại sử" đều đã mất và chưa có bằng cớ gì chứng tỏ có quan hệ với "Đại Việt". Chỉ có "Việt chí" và "Sử lược" là có ít nhiều liên hệ với "Đại Việt", song "Việt chí" cũng đã mất, còn mối quan hệ giữa "Đại Việt" và "Sử lược" thì ý kiến các chuyên gia sử học chưa nhất trí được. Sách "Chí lược" chép:
P. V. Pozner thì cho răng năm 1272, Sử thần Lê Văn Hưu đã tiến hành xử lý lại toàn bộ công trình của Đỗ Thiện - Trần Phổ theo quan điểm của Nho giáo, loại bỏ đoạn cuối viết về thời gian trị vì của Lý Chiêu Hoàng, hoàn thành vào năm 1278. Tuy nhiên, quan điểm của Lê Văn Hưu ít tính chất Nho giáo hơn nhiều so với các sử thần đời sau, nhất là từ thời Hậu Lê, gần như hoàn toàn dựa trên quan điểm Nho giáo, sở dĩ như vậy vì mối quan tâm chủ yếu của Lê Văn Hưu luôn là nền độc lập và sự bình đẳng của Đại Việt trước láng giềng phương Bắc. Do đó bộ "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu được xem là tác phẩm cần thiết khẳng định nền tự chủ của người Việt.
"Sử lược" theo A. B. Polyakov thì từ "Sử ký" của Đỗ Thiện mà biên soạn ra:
Giáo sư Trần Quốc Vượng coi "Sử lược" là bản tóm tắt của "Đại Việt":
"Sử lược", như A. B. Polyakov nói, gồm ba quyển, chép các việc từ thượng cổ đến đời Hoàng đế Lý Huệ Tông (cha của Công chúa Thuận Thiên [順天公主, Lý Oanh {李罃, 1216 - 1248}, Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu {顯慈順天皇后, 1237 - 1248, Hoàng hậu thứ hai}] và Công chúa Chiêu Thánh [昭聖公主, Chiêu Thánh Hoàng hậu {昭聖皇后, 1225 - 1237, Hoàng hậu đầu tiên và Lý Phế hậu 李廢后 của Hoàng đế Trần Thái Tông, Phế hậu đầu tiên của nhà Trần năm 19 tuổi vì bà chưa sinh được con nối dõi}]); và một Phụ bản chép niên hiệu các Hoàng đế nhà Trần.
Giáo sư Nguyễn Khắc Thuần (nhà sử học, trưởng khoa Việt Nam học Đại học Bình Dương, tác giả của nhiều bộ sách lịch sử, văn hóa) viết về giá trị của sách trong "Lời bạt in" cuối sách "Đại Việt sử lược" (bản dịch của Nguyễn Gia Tường, Nguyễn Khắc Thuần hiệu đính) do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm1993:
Theo thần phả làng Đông Ngạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thì Phan Phu Tiên đỗ Thái học sinh năm 1396 dưới triều vị Hoàng đế thứ 11 và áp chót nhà Trần, Thuận Tông (順宗皇帝, 1388 - 98, Trần Ngung {陳顒 / Trần Nhật Hỗn [陳日焜, 1377 - 99]) và từng bổ chức quan.
Còn theo "Toàn Việt thi lục" ("Sao lục toàn tập thơ Việt", bộ hợp tuyển thơ chữ Hán từ nhà Lý đến đời Lê Thánh Tông, do Lê Quý Đôn, biên soạn) thì cho rằng Phan Phu Tiên đỗ khoa Hoành từ (lời văn dồi dào, rộng rãi, tỏ ra có học lực cao sâu, thi Hoành từ để chọn người văn hay, học rộng) tại hành doanh Bồ Đề (ở thôn Phủ Hựu, huyện Gia Lâm, Hà Nội, vì trong doanh có 2 cây bồ đề, nên gọi là Doanh Bồ Đề) năm 1426.
Nguyên Lê Lợi khi xưng Vua Bình Định lãnh đạo Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 27) đã nhận thức rõ muốn đuổi được giặc xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh cần có đội ngũ quan lại được đào tạo theo con đường khoa cử Nho giáo, nên trong khi đang khởi nghĩa đã tổ chức thi học trò văn học, ra đề bài thì là "Bảng văn dụ thành Đông Quan", lấy đỗ 50 người, bổ chức An phủ sứ các lộ bên ngoài và chức viên ngoại lang ở 6 bộ trong Kinh. Khoa này Đào Công Soạn (陶公僎, 1381 - 1458, người Tiên Lữ, Hưng Yên) đỗ đầu khi 46 tuổi, được bổ dụng làm An phủ sứ ngay, lại được lệnh đi sứ vào thành Đông Quan (thời nhà Hồ dời kinh đô nước Đại Ngu [大虞國, "Ngu" 虞: “sự yên vui, hòa bình"] vào Tây Đô [西都 hay Tây Kinh 西京, "Kinh đô phía Tây" trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá] nên đổi tên Thăng Long thành Đông Đô, "Kinh đô phía Đông"; Sau khi quân Minh xâm lược đánh bại cha con Hồ Quý Ly, năm 1408 vào đóng ở Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan, với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của nước ta, chỉ được ví là “cửa quan phía Đông” của nhà Minh).
Sau khi giành lại độc lập dân tộc, Vua Bình Định từ điện Tranh ở Bồ Đề vào thành Đông Quan, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, lấy lại quốc hiệu Đại Việt, đổi Đông Quan thành Đông Kinh, xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại vương, hiệu là Lam Sơn động chủ, đặt niên hiệu Thuận Thiên (順天, 1428 - 33), đã lưu tâm sắp đặt việc học ngay, xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học:
Sử chép Phan Phu Tiên đỗ thứ ba khoa thi này, được bổ làm Đồng tu sử ở Viện Quốc Sử. Bộ sử đầu tiên của nhà Hậu Lê được Phan Phu Tiên soạn nối tiếp "Đại Việt" bằng giai đoạn lịch sử từ năm 1223 khi Hoàng đế Trần Thái Tông lên ngôi cho đến khi quân Minh rút về nước năm 1427 sau chiến thắng của Vua Bình Định, gồm 10 quyển mang tên "Đại Việt sử ký tục biên" (大越史記續編, hay "Quốc sử biên lục") nhưng đã thất truyền.
Năm Quý Sửu 1433, Lê Thái Tổ định lệ 6 năm mở một khoa thi ở địa phương (cấp đạo, mà sau này là thi Hương), năm tiếp sau mở khoa thi ở kinh đô cho những người đỗ đạt năm trước (thi Hội), tuy nhiên vẫn chưa định phép thi Hương, thi Hội, chưa lấy đỗ Tiến sĩ.
Năm Thiệu Bình (紹平, 1434 - 1439) thứ nhất, 1434 đời Lê Thái Tông, định khoa thi chọn học trò, đặt ra thể lệ thi cử: Bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ 5, Mậu Ngọ 1438 tổ chức thi Hương ở các đạo, cứ 3 năm một lần thi lớn vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, coi đó làm quy định lâu dài. Phép thi Hương có 4 kỳ khác nhau, gọi là bốn trường: Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa; Kỳ II: chiếu, chế, biểu; Kỳ III: thơ phú; Kỳ IV: văn sách; Quan trường chấm bài thi thì xếp các thí sinh theo hạng ưu (hạng nhất), bình (hạng nhì), thứ (đủ để đỗ), và liệt (rớt). Thi xong kỳ nào chấm bài kỳ ấy, ai đỗ vào thi tiếp kỳ sau, ai trượt thì về. Thi đỗ kỳ III, vào kỳ IV không đỗ thì được nhận học vị Sinh đồ (生徒, dân gian gọi là ông Đồ).
Sinh đồ không được triều đình bổ dụng nhưng đối với trong làng, trong tổng thì địa vị đương sự thăng từ hạng thường dân lên hạng chức sắc, có chân trong hội đồng kỳ mục, được miễn sưu dịch, và khi có cỗ bàn trong đình thì được ngồi chiếu trên.
Sinh đồ tuy có tiếng thi đỗ nhưng không được bổ dụng nên nhiều người thi đi thi lại nhiều lần để cố đạt cho được học vị Hương cống. Lần thứ nhất đỗ gọi là "ông Đồ", lần thứ hai vẫn đỗ Sinh đồ thì gọi là "ông Kép", lần thứ 3 vẫn thế thì gọi là "ông Mền". Như cụ Đoàn Tử Quang (chuyện cụ rất hay, kể sau), mãi tới năm 49 tuổi, cụ mới lần đầu tiên trở thành ông Đồ và cũng chỉ trở thành ông Kép khi đỗ ông Đồ lần thứ hai lúc đã 66 tuổi và cuối cùng cụ đỗ Hương cống năm 82 tuổi. Hay cụ thân sinh Tam nguyên Yên Đổ 三元安堵 Nguyễn Khuyến (阮勸, 1835 - 1909, tên thật là Nguyễn Thắng 阮勝) là Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796 - 1853) thường gọi là Mền Khởi do đỗ ông Đồ ba khóa.
Thi qua cả bốn kỳ thì đỗ Hương cống (鄉貢, kẻ sĩ / học trò ở hương thôn để dâng lên, cống lên triều đình - ông Cống), thường mỗi khoa lấy đỗ 72 người, đỗ đầu gọi là Giải nguyên. Hương cống ngoài quyền lợi như Sinh đồ còn được bổ nhiệm làm quan trong những ngạch thuộc cửu phẩm, được ban áo mũ, làng xã phải phục dịch đón tiếp vinh quy và năm sau được dự thi Hội. Thể lệ thi Hương từ đời Lê Thái Tông sang đời Lê Nhân Tông quy định người nào do Sinh đồ mà đỗ Hương cống thì được sung vào Giám sinh, người nào đang là quân nhân mà đỗ Hương cống thì không được sung vào Giám sinh mà vẫn là Hương cống.
Sang năm Thiệu Bình thứ 6, 1438 tổ chức khoa thi cho Hương cống ở sảnh đường tại kinh đô, vào các năm Sửu, Mùi, Thìn, Tuất. Hương cống dự thi được gọi là Cống sinh (tức là học trò được tiến cống lên triều đình) hay Cống sĩ (kẻ sĩ được tiến cống), khoa thi gọi là "Hội thi Cống sĩ" (tức là người đã đỗ thi Hương tụ hội lại ở kinh đô để thi, do đó gọi là thi Hội). Phép thi Hội cũng bốn trường như thi Hương; Cống sĩ đậu ba kỳ là đậu Tam trường thi Hội, vì khoa thi Hội khó nên Tam trường thi Hội đã có thể được bổ nhiệm chức vụ quan trọng; Đậu cả bốn kỳ được công nhận là trúng cách thi Hội, được dự thi Đình, đã là đậu đại khoa, vì thi Đình chỉ xếp hạng Tiến sĩ chứ không loại bỏ ai (tuy nhiên có ngoại lệ, sẽ kể sau). Cống sĩ đỗ đầu gọi là Hội nguyên, nếu không tiếp tục thi Đình thì vẫn chỉ có học vị Cống sĩ.
Một tháng sau thi Hội tổ chức thi Đình tại cung điện để Hoàng đế xếp loại Tiến sĩ. Chỉ sau khi thi Đình, Cống sĩ trúng cách thi Hội mới được xếp loại Tiến sĩ và mới được công nhận là có học vị Tiến sĩ, ngoài Tam khôi và Hoàng giáp, còn lại đều được ban danh hiệu Đồng Tiến sĩ xuất thân (同進士出身, còn gọi là Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân, giống như Thái học sinh thời Lý - Trần), Tiến sĩ đỗ đầu gọi là Đình nguyên (tức Trạng nguyên). Thi Đình đến đây mới chính thức thành lập, học vị đặt ra rõ ràng, truyền đến thời nhà Nguyễn Gia Long.
Đến năm 1828 Minh Mạng đổi cách gọi Sinh đồ thành Tú tài - ông Tú, Hương cống gọi là Cử nhân (cất người, dâng người tài) - ông Cử. Nhà Nguyễn Gia Long cũng bỏ không lấy Trạng nguyên. Như bài trước đã nói, ai đậu cả Giải nguyên, Hội nguyên, Đình nguyên gọi là Tam nguyên, như Nguyễn Khuyến đậu Giải nguyên năm 1864, Hội nguyên và Đình nguyên năm 1871 (Hoàng giáp, khoa này không lấy cả Bảng nhãn, Thám hoa nên Hoàng giáp là Đình nguyên), được gọi là Tam nguyên Yên Đổ.
Bộ chính sử thứ hai của nhà Lê sơ và là bộ quốc sử chính thống cũ nhất còn được lưu truyền nguyên vẹn tới ngày nay, được Lê Thánh Tông vào tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 10 (Kỷ Hợi, 1479) sai sử quan trong Sử quán do Ngô Sĩ Liên đứng đầu, biên soạn. Ngô Sĩ Liên tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, từng giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Vua Bình Định cử đi giao thiệp với quân Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng, đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi Hội Nhâm Tuất, năm thứ 3 Đại Bảo (大寶 hay Thái Bảo 太寶, 1440 - 42) đời Lê Thái Tông, 1442, từng giữ chức Đô Ngự sử đời vị Hoàng đế thứ tư nhà Lê sơ, Thiên Hưng (天興皇帝, tháng mười 1459 - 6 tháng sáu 1460, Lê Nghi Dân [黎宜民, 1439 - 60]) và Lê Thánh Tông rồi bị giáng xuống làm Hữu Thị lang bộ Lễ, Tư nghiệp Quốc Tử Giám kiêm chức Tu soạn ở Sử quán.
Ngô Sĩ Liên đã dựa trên các tác phẩm của Lê Văn Hưu, Hồ Tông Thốc và Phan Phu Tiên chỉnh lý bổ sung tư liệu từ nhiều nguồn dã sử, truyền thuyết, các bản truyện chí, có thể là "Việt điện" hay "Lĩnh Nam" cùng với những lời truyền tụng để biên soạn bộ sử bao quát lịch sử trong hơn bốn thiên niên kỷ. Ngô Sĩ Liên rất mực đề cao “Việt sử cương mục”, tác giả của nó được xem là vượt cả Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, ông viết trong bài tựa:
"Ngoại kỷ toàn thư" (外紀全書, bắt đầu từ thời điểm truyền thuyết 2879 TTL đến hết năm 938, năm Ngô Quyền [吳權, 898 - 944, 1 trong 14 anh hùng dân tộc tiểu biểu] làm nên trận chung kết lịch sử toàn thắng của dân tộc trong cuộc đọ sức nghìn năm với phương Bắc rên vùng đất trang An Biên ở cửa sông Bạch Đằng [白藤江之战]; Trong khi Lê Văn Hưu thiết lập điểm khởi đầu cho lịch sử là sự việc Triệu Đà thành lập nước Nam Việt thì Ngô Sĩ Liên đi xa hơn nữa khi xác định Vua Kinh Dương và Lạc Long Quân trong truyền thuyết là tổ tiên của người Việt, họ Hồng Bàng là triều đại đầu tiên của người Việt, nghĩa là có trước nhà Hạ [夏朝, ~2100 - 1600 TTL, triều đại đầu tiên trong truyền thuyết của người Hoa Hạ] hơn 600 năm);
và "Bản kỷ toàn thư" (本紀全書, bắt đầu từ năm 939, năm Ngô Quyền lên ngôi Vua [吳王, 939 - 944] thành lập nhà Ngô [吳朝, 939 - 965], trở thành vị vua đầu tiên của dân tộc sau ngìn năm Bắc thuộc, "vua của các vua").
Vua Ngô Quyền không đặt Niên hiệu, không có Miếu hiệu, Thụy hiệu hay Tôn hiệu chính thức mà chỉ có Tôn hiệu không chính thức do các sử gia tôn gọi trong sử sách xưa nay là Ngô Tiên chúa, Vua Tiền Ngô 前吳王, về các "hiệu" này lại sẽ nói sau. Tuy nhiên, sách "Thiền Uyển tập anh" (禪苑集英, tài liệu lịch sử cổ nhất của Đạo Bụt hiện có, soạn quãng đời Lý - Trần, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần) tại Quyển Thượng chép về Thiền phái Vô Ngôn Thông (無言通, 759 - 826, một vị Thiền sư TQ, đệ tử của Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải [百丈懷海, 720-814], theo đúng dòng Thiền của Thiền sư Huệ Năng [慧能, 638 - 713], chủ trương đốn ngộ [giác ngộ nhanh chóng]), gồm 37 thiên, cả thảy 38 vị, trong thiên thứ năm "Đại sư Khuông Việt" có nhắc đến Hoàng đế Ngô Thuận.
Quốc sư Khuông Việt (匡越, 933 - 1011, hậu duệ nhà Ngô, nguyên tên là Ngô Chân Lưu [吳真流, người hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc, sau là thôn Đoài xã Da Hạ, huyện Kim Hoa phủ Bắc Hà, nay là thôn Thụy Hương, huyện Sóc Sơn, Hà Nội], tu chùa Phật Đà ở hương, thuộc đời [hay thế hệ] thứ 4 dòng thiền Vô Ngôn Thông). Ngô Chân Lưu là vị Thiền sư được phong Tăng thống (僧統, sư đứng đầu trông quản Đạo Bụt) đầu tiên trong lịch sử Đạo Bụt VN. "Sử lược" ghi:
Do bản gốc của "Đại Việt" được sử dụng trong các tác phẩm của Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên, nên rất khó phân biệt phần do Lê Văn Hưu viết và phần do người khác viết. Nội dung ban đầu của "Đại Việt" chỉ còn lại dưới hình thức 30 lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện và nhân vật lịch sử được ghi lại trong "Toàn thư" rằng: "Lê Văn Hưu viết..." (黎文休曰). Bóng dáng "Đại Việt sử ký tục biên" những lời bình luận của Phan Phu Tiên cũng có thể thấy trong phần ghi chép lịch sử từ Trần Thái Tông đến năm 1427. Ngô Sĩ Liên cho rằng hai bộ sách của họ Lê và họ Phan tuy
Xuất phát từ quan điểm Nho giáo, Ngô Sĩ Liên cũng thường đưa ra các nhận xét tiêu cực về các nhân vật lịch sử có hành vi trái ngược với quan điểm Nho giáo, có vẻ như Ngô Sĩ Liên cố gắng xác lập và giảng dạy các nguyên tắc đạo đức dựa trên các khái niệm của Nho giáo, nhiều lần đề cập khái niệm "tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức" của người quân tử, quân tử phải có cả phẩm chất tốt và cách cư xử công bằng. Ngô Sĩ Liên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của người quân tử bằng cách chỉ ra sự khác biệt giữa một người quân tử và một kẻ tiểu nhân hay xác định kết quả đạt được đối với một người quân tử. "Toàn thư" hoàn thành vào tiết đông chí, khoảng tháng Một năm Kỷ Hợi (13/12/1479), gồm 15 quyển, nhưng lại không được khắc in, xuất bản. Ngô Sĩ Liên sau đó còn biên soạn "Tam triều bản kỷ" 三朝本紀, ghi chép lịch sử ba triều Hoàng đế Lê Thái Tổ, Thái Tông và Nhân Tông.
Sách "Việt điện" lại được Tiến sĩ Nguyễn Văn Chất (1422 - ?, đỗ năm 1448 dưới triều Lê Nhân Tông, làm đến Tư nghiệp Quốc tử giám [đứng đầu là chức quan Tế tửu, Tư nghiệp đứng thứ hai sau Tế tửu] và đi sứ sang TQ) soạn thêm phần "Tục biên" gồm 3 truyện.
Sách "Lĩnh Nam" cũng được nhuận chính vào những năm Hồng Đức đời Lê Thánh Tông, Tiến sĩ Vũ Quỳnh (武瓊, 1452 - 1516, đỗ năm Hồng Đức thứ 8, 1478, làm đến Thượng thư các bộ: Công [工部, cơ quan trông coi việc xây dựng thành lũy, đắp đê, xây dựng cầu cống đường sá, việc thổ mộc, tu sửa các công trình khi cần thiết, xây dựng cung điện, lăng tẩm], Binh [兵部, cơ quan quản lý việc binh bị, kén chọn, huấn luyện quan quân, ghi chép binh lính, khí giới, quân lệnh], Lễ, Tư nghiệp Quốc tử giám và Sử quan đô tổng tài) trong bài "Tựa", cho biết ông đã tìm được sách và tiến hành nhuận chính vào năm Hồng Đức thứ 23 (Nhâm Tý, 1492).
Cùng thời gian, Hoàng giáp Kiều Phú (1447 - ?, đỗ khoa Ất Mùi năm Hồng Đức thứ 6, 1476) cùng một số người khác cũng nhuận chính cho sách, đặt nhan đề "Lĩnh Nam chích quái truyện". Trong bài "Hậu tự" đề năm Hồng Đức thứ 24 (Quý Sửu, 1493), Kiều Phú nói rõ mức độ sửa chữa theo quan điểm của ông nhiều hơn, so với bản của Vũ Quỳnh.
Thời Hoàng đế thứ chín nhà Lê sơ, Tương Dực (襄翼皇帝, 1509 - 1516, Lê Oanh [黎瀠 / Lê Trừu 黎晭, 1495 - 1516]), vào năm thứ 3 niên hiệu Hồng Thuận (洪順, 1509 - 1516) 1511, Sử quán Đô Tổng tài Tiến sĩ Vũ Quỳnh soạn xong bộ quốc sử "Đại Việt thông giám thông khảo", gồm 26 quyển, nội dung và thời gian tương tự "Toàn thư" chỉ khác về mặt phân ranh giới giữa "Ngoại kỷ" và "Bản kỷ", bộ sách sau này thất truyền. Năm 1514, Tiến sĩ Lê Tung, (đỗ năm 1484, đời Thánh Tông, vốn tên là Dương Bang Bản, được ban quốc tính và đổi tên là Tung, giữ chức Thiếu bảo, tri Kinh diên sự, tước Đôn thư bá, Thượng thư Bộ Lễ, Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám đời Lê Tương Dực, ông có tham gia khởi nghĩa giúp Giản Tu công Lê Oanh chống Hoàng đế thứ tám nhà Lê sơ, Đoan Khánh [端慶皇帝, 1505 - 09, Lê Tuấn {黎濬, 1488 - 1509}], nổi tiếng là một bạo chúa và hoang dâm, người đời gọi là Quỷ vương 鬼王, Giản Tu công đánh bại tất cả các đạo quân do Đoan Khánh gửi đến, kéo quân vào kinh thành, Đoan Khánh sợ hãi trốn vào phường Nhật Chiêu được ít hôm bị một vệ sĩ cũ bắt được đem nộp cho Giản Tu công, liền giam Đoan Khánh vào cửa Lệ Cảnh, phế truất ngôi vị Hoàng đế, giáng xuống làm Mẫn Lệ công 愍厲公 rồi bức phải uống thuốc độc tự vẫn, xác Đoan Khánh bị đem đi nhét vào súng thần công bắn cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng, sau Lê Y [黎椅, 1506 - 27] lên ngôi Hoàng đế thứ 10 và áp chót nhà Hậu Lê giai đoạn Lê sơ, Chiêu Tông [黎昭皇宗, 1516 - 22] mới đặt tên thụy cho là Hoàng đế Uy Mục 威穆皇帝]), soạn "Việt giám thông giám tổng luận" (越鑑通考總論, trên cơ sở của bộ "Đại Việt thông giám thông khảo"), theo ghi chép của Phan Huy Chú:
Thời Lê Chiêu Tông, Hoàng giáp Đặng Minh Khiêm vâng mệnh sửa lại sách sử.
Thời Mạc, nho sinh Đoàn Vĩnh Phúc, từng làm việc ở Tú lâm cục, thuộc Hàn lâm viện cũng tham gia bổ sung cho "Lĩnh Nam", Phan Huy Chú viết trong "Lịch triều":
Khoa cử thời Mạc có mấy điều đáng chú ý: Khoa thi Hội không chỉ mở ở kinh đô mà còn được mở ở các địa phương, như Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙, 1491–1585) đỗ khoa thi Hội Ất Mùi 1535, năm thứ 6 niên hiệu Đại Chính (大正, 1530 - 40) đời Hoàng đế thứ hai nhà Mạc, Thái Tông (太宗皇帝, 1530 - 40, Mạc Đăng Doanh [莫登瀛, 1500 - 40]) tại Trường thi Hương trấn Hải Dương (làng Mậu Tài, tổng Mao Điền nay thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), vốn được lập ra từ giữa thế kỷ XV để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương, nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội ở đây;
Từ năm thứ tư niên hiệu Thuần Phúc (淳福, 1562 - 65) đời Hoàng đế thứ năm nhà Mạc, Anh Tổ (茂洽皇帝, 1562 - 92, Mạc Mậu Hợp [莫茂洽, 1560 - 92]) 1565, kỳ đệ tứ khoa thi Hội, bài phú phải làm bằng chữ Nôm, một sự kiện chưa từng có trong khoa cử nước ta;
Và nhà Mạc là triều đại duy nhất có người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa bảng Nguyễn Thị Ngọc Toàn (阮氏玉瓚, 1574 - 1654, tên khác Nguyễn Thị Duệ 阮氏叡 / Nguyễn Thị Du 阮氏游) giả trai để dự việc đèn sách, dự thi Hội năm Giáp Ngọ, 1594 đời Hoàng đế thứ tám nhà Mạc và Vua thứ hai họ Mạc thời hậu kỳ ở Cao Bằng, Càn Thống (1592 - 1625, Mạc Kính Cung [莫敬恭, ? - 1625]) và đỗ Thủ khoa.
Khoảng những năm Cảnh Trị ((景治, 1663 - 1671) đời Hoàng đế thứ 19 nhà Hậu Lê và thứ tám giai đoạn Trung hưng, Huyền Tông (玄宗皇帝, 1662 - 71, Lê Duy Vũ [黎維禑 / Lê Duy Hi 黎維禧, 1654 - 71]), Vua thứ ba họ Trịnh (主鄭 / 鄭王, 1599 - 1787, nhân dân, sách vở vẫn gọi là Chúa Trịnh, vọng tộc phong kiến cai trị Bắc Hà [北河, 1599 - 1787, vùng lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh, Quảng Bình trở ra Bắc, nhân dân, sách vở vẫn gọi là Đàng Ngoài], kinh đô tại Đông Kinh, và vì Đông Kinh là trung tâm hành chính và thương mại Bắc Hà nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Bắc Hà, Tonkinoise, Tunquini... tức là Vương quốc Đông Kinh hay nước An Nam 安南國) là Tây Định (西定王, 1657 - 82, Trịnh Tạc [鄭柞, 1606 - 82]) giao cho một nhóm văn quan, khảo đính các bộ quốc sử cũ đồng thời biên soạn quốc sử tiếp nối từ năm 1533 khi nhà Hậu Lê bắt đầu Trung hưng đến năm 1662 cuối đời Hoàng đế thứ 17 / 19 nhà Hậu Lê và thứ sáu / tám giai đoạn Trung hưng, Thần Tông (神宗皇帝, 1619 - 43 và 1649 - 62, Lê Duy Kỳ [黎維祺, 1607 - 62]) nhằm khắc in ban hành cho cả nước. Chủ biên là Quốc lão Thái bảo Yên Quận công, Phạm Công Trứ (范公著, 1600 - 75) đang giữ cương vị Tham tụng (参從, chức Tể tướng 宰相 thay cho tên gọi "Bình chương quân quốc trọng sự" [平章軍國重] bắt đầu từ thời Vua Trịnh thứ nhất, Bình An [平安王, 1599 - 1623, Trịnh Tùng {鄭松, 1550 - 1623}] cho đến Vua Trịnh thứ 10 Đoan Nam [端南王, 1782 - 86, Trịnh Tông {鄭棕 / Trịnh Khải 鄭楷, 1763 - 86}]).
Công việc khảo đính các bộ quốc sử cũ, theo Phạm Công Trứ, gồm trước tác của Ngô Sĩ Liên và Vũ Quỳnh, ghi chép lịch sử từ thời họ Hồng Bàng cho đến trước đời Lê Thái Tổ, năm 1428 và "sách trước" (前書: tiền thư, có lẽ là bản thảo của Quốc sử quán, có thể là "Tam triều bản kỷ" của Ngô Sĩ Liên, "Tứ triều bản kỷ" của Vũ Quỳnh và thậm chí có thể cả các bản thảo ghi chép trong khoảng 1527 - 1533 khi nhà Hậu Lê chưa Trung hưng) chép từ đời Lê Thái Tổ đến đời Hoàng đế thứ 11 nhà Hậu Lê và cuối cùng giai đoạn Lê sơ, Cung Hoàng (恭宗皇帝, 1522 - 27, Lê Xuân [黎椿, 1507 - 27]).
Theo ghi chép của Phạm Công Trứ bộ sử "Đại Việt thông giám thông khảo" của Vũ Quỳnh chép từ Thời đại Hồng Bàng đến Vua Vạn Thắng (萬勝王, 967 - 967, Đinh Bộ Lĩnh [丁部領, 924 - 979]) dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là "Ngoại kỷ" và "Bản kỷ" chép từ lúc Vua Vạn Thắng xưng Hoàng đế Đại Thắng Minh, lập ra nhà Đinh đặt tên nước là Đại Cồ Việt, triều đại mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ tự chủ với một chế độ đứng đầu bởi một Hoàng đế của nước Việt, mở nền chính thống cho thời đại phong kiến độc lập đến đầu thời Lê Thái Tổ. Phạm Công Trứ đã ảnh hưởng quan điểm này của Vũ Quỳnh và chép mở đầu phần "Bản kỷ" bộ quốc sử mới cũng từ triều Đinh. Trong văn bản bộ quốc sử mới, những lời bình luận các sự kiện lịch sử của Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh được chép rõ "sử thần Ngô Sĩ Liên bàn" 史臣吳士連曰, "Sử thần Vũ Quỳnh bàn" 史臣武瓊曰. Tổng luận của Lê Tung được các soạn giả đưa toàn bộ vào phần đầu của bộ quốc sử mới.
Để biên soạn tiếp nối quốc sử, ngoài "Tam triều bản kỷ", "Tứ triều bản kỷ" còn có những bản thảo ghi chép nhiều đời sau, bị sử gia theo nhau sao lục nhầm lẫn mà Phạm Công Trứ gọi là tệ: "hợi 亥 lầm ra thỉ 豕, ngư 魚 lầm ra lỗ 魯" (vì tự dạng chữ hợi 亥 gần giống chữ thỉ 豕, tự dạng chữ ngư 魚 gần giống chữ lỗ 魯 nên hay viết nhầm, chữ tác 作 đánh chữ tộ 祚, chữ ngộ 遇 thành chữ quá 過) cho nên phải hiệu đính để "rửa bỏ được thói quen theo nhau lâu dài ấy" (洗相沿之故習, tẩy tương duyên chi cố tập). Các soạn giả đã tìm đến khá nhiều các nguồn tư liệu bên ngoài triều đình như "Sử ký dã biên" 史記野編, "Dã sử của Đăng Bính", "sách sót lại của người đương thời dâng hiến" ... trong bộ quốc sử mới ghi rõ một lời bàn khá dài của Đăng Bính (lai lịch tới nay chưa rõ ràng) ở cuối phần "Bản kỷ thực lục", tỏ rõ thái độ phê phán nhà Mạc và Hoàng đế sáng lập Thái Tổ (太祖皇帝, 1527 - 29, Mạc Đăng Dung), bênh vực và ngợi ca nhà Lê trung hưng.
Bộ quốc sử hoàn thành vào mùa thu năm Ất Tỵ niên hiệu Cảnh Trị thứ 3, tức là năm 1665, cũng mang tên "Toàn thư", chép từ Thời đại Hồng Bàng đến hết năm 967 khi nhà Đinh được thành lập, thống nhất đất nước là "Ngoại kỷ" (hiệu đính sử cũ); "Bản kỷ toàn thư" (本紀全書, hiệu đính sử cũ) chép từ năm 968 đời Đinh Tiên Hoàng đến hết năm 1433 kết thúc triều đại Lê Thái Tổ; "Bản kỷ thực lục" (本紀寔錄, hiệu đính sử cũ và chỉnh lý sách trước) chép từ năm 1434 đời Lê Thái Tông đến hết năm 1527 khi nhà Lê sơ sụp đổ, nhà Mạc thành lập và phụ chép lịch sử từ năm 1527 đến năm 1532 khi nhà Hậu Lê chưa Trung hưng; "Bản kỷ tục biên" (本紀續編, viết mới) chép từ năm 1533 đời Lê Trang Tông đến khi Lê Thần Tông băng hà năm 1662, dài hơn 235 năm so với "Toàn thư" của Ngô Sĩ Liên, gồm 23 quyển. Năm 1676, sau khi Phạm Công Trứ mất, Vua Trịnh giao công việc sửa quốc sử cho Tham tụng kiêm Thượng thư Bộ Công Hồ Sĩ Dương (胡士揚, 1621 - 1681, hậu duệ Hồ Tông Thốc).
Khoảng năm 1679, Tiến sĩ Nguyễn Nam Kim đã làm thêm phần "Tục biên" cho "Lĩnh Nam" gồm 4 truyện. "Việt điện" được Tiến sĩ Cao Huy Diệu (người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nội tổ của danh sĩ Cao Bá Quát [高伯适, 1809 -1855], đỗ Sinh đồ năm 1707, Tiến sĩ năm 1715 đời Hoàng đế thứ 22 nhà Hậu Lê và thứ 11 giai đoạn Trung hưng, Dụ Tông [裕宗皇帝, 1705 - 1731, Lê Duy Đường {黎維禟 / 黎維禎, 1679 - 1731}]), được bổ làm tri huyện Quốc Oai, sau lần lượt trải chức Giám tu Quốc sử, Thị lang (侍郎, chức quan phó của quan đứng đầu) Bộ Lại (吏部, cơ quan giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn), Thượng thư (尚書, chức quan đứng đầu) Bộ Hộ (戸部, cơ quan giữ việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khoá, muối và sắt, điều hòa nguồn của cải nhà nước, có sách chép Bộ Lại), khi còn ở chức Giám tu, đã ra công viết bổ chú và phần tiếm bình. Tham gia sửa chữa với Cao Huy Diệu còn có người cùng thời là Lê Hữu Hỷ người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, đỗ Đồng tiến sĩ năm 1700, làm quan đến Giám sát ngự sử đốc đồng Sơn Tây.
Năm 1681, Hồ Sĩ Dương mất, đến khoảng năm 1697 công việc biên soạn quốc sử được Vua thứ tư họ Trịnh, Định Nam (定南王, 1682 - 1709, Trịnh Căn [鄭根, 1633 - 1709]) giao cho một nhóm văn thần do Tham tụng kiêm Thượng thự Bộ Hình Lê Hy (1646 - 1702) đứng đầu, khảo đính bộ "Toàn thư". Đối với thành quả của nhóm Phạm Công Trứ trước đó ba thập kỷ, Lê Hy tự nhận mình chỉ "chỗ nào sai thì sửa lại, chỗ nào đúng thì chép lấy" (訛者正之純者録之, ngoa giả chính chi, thuần giả lục chi) còn thế thứ, phàm lệ, niên biểu đều theo đúng như sử cũ.
Nhóm Lê Hy đã sửa lại nhiều chi tiết sai lệch về lịch pháp và thiên văn trong bản "Toàn thư" của nhóm Phạm Công Trứ, cô gọn lời văn, cắt bỏ hoặc bổ sung nhiều sự kiện lịch sử. Đồng thời "tìm kiếm chuyện cũ, tham khảo các sách dã sử loại biên" (蓃獵舊跡參諸野史, sưu liệp cựu tích tham chư dã sử) biên soạn tiếp lịch sử từ năm Cảnh Trị thứ nhất đời Lê Huyền Tông (1663) đến hết đời Hoàng đế thứ 20 nhà Hậu Lê và thứ 9 giai đoạn Trung hưng, Gia Tông (嘉宗皇帝, 1671 - 75, Lê Duy Cối [黎維禬, 1661 - 75]), nối tiếp "Bản kỷ tục biên". Bộ quốc sử hoàn thành vẫn lấy tên "Toàn thư", được khắc in toàn bộ toàn bộ 24 quyển và ban bố phát hành đầy đủ vào mùa đông năm thứ 18 niên hiệu Chính Hòa (正和, 1680 - 1705) đời Hoàng đế thứ 20 nhà Hậu Lê và thứ 9 giai đoạn Trung hưng, Hy Tông (僖宗皇帝, 1675 - 1705, Lê Duy Cáp [黎維祫, 1663 -1716]), Đinh Sửu 1697. Các bộ quốc sử sau này như "Đại Việt sử ký tiền biên" (大越史記前編, của Ngô Thì Sĩ, viết tắt "Tiền biên"), "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" (欽定越史通鑑綱, do Quốc sử quán triều Nguyễn Gia Long soạn thảo vào khoảng năm 1856 - 1884, viết tắt "Khâm định" ... đều được biên soạn dựa trên cơ sở của bộ "Toàn thư" này.
Năm thứ 10 niên hiệu Cảnh Hưng (景興, 1740 - 86) đời Hoàng đế thứ 26 nhà Hậu Lê và áp chót giai đoạn Trung hưng, Hiển Tông (顯宗皇帝, 1740 - 86, Lê Duy Diêu [黎維祧, 1717 - 86]), 1749, Vũ Đình Quyền phụng chỉ soạn thêm 2 truyện cho "Lĩnh Nam" ở phần "Tăng bổ".
Năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757), Ôn Quận công 温郡公 Vũ Khâm Thận (武欽慎, 1680 - 1731, đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân năm Đinh Mùi 1727, sau đổi tên là Lân) đã góp thêm nhiều truyện mới cho "Lĩnh Nam", ở truyện "Trành quỷ hiển linh truyện" có chua rõ là do Vũ Khâm Lân ghi lại.
Năm 1771, Kim Muội Liễn (không rõ lai lịch), đã phụng lục và kiểm xét cho "Việt điện". Danh sĩ họ Gia Cát ở Hồng Đô, tỉnh Hải Dương, từng làm Chủ bạ Bộ Lễ năm 1774 thêm vào non 20 truyện, bớt đi hoặc viết hẳn lại một số truyện, đặt lại tên sách là "Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập" (Sửa sang, mô phỏng và bình giải mới tập truyện về cõi u linh của nước Việt), viết bài "Tựa" có đoạn:
Cũng khoảng thời gian này, Ngô Thì Sĩ đã biên soạn các sách sử: "Việt sử tiêu án" (越史標案, "Những nghi án nêu lên trong sử Việt" hoàn thành năm 1775, chép những nghi án từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn ngoại thuộc nhà Minh, viết tắt "Tiêu án") và "Tiền biên". "Tiền biên" chép lịch sử từ Thời đại Hồng Bàng đến Ngô sứ quân gồm 7 quyển là "Ngoại kỷ", từ nhà Đinh đến hết thuộc Minh, gồm 10 quyển là "Bản kỷ". Phần đầu sách liệt kê danh sách các nhà sử học: Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Lê Tung, Tả tướng Nguyễn Nghiễm (阮儼, 1708 - 76), Ngô Thì Sĩ. Bình luận các sự kiện và nhân vật, người biên soạn có trích lời bàn của các sử gia trên, bài tổng luận của Lê Tung được chép toàn bộ,
Hai bộ sách này của Ngô Thì Sĩ là hai công trình có giá trị lớn, thể hiện rõ ông là nhà sử học vừa có tinh thần làm việc khoa học cẩn trọng, có nhiều phát hiện mới và suy nghĩ riêng, vừa có ngòi bút viết sử sinh động, lôi cuốn người đọc. Ông đã tra cứu bổ sung được khá nhiều sự kiện, góp phần cải chính khá nhiều sai lầm trong "Toàn thư" và kể cả sử TQ như "Lương thư" (梁書, cuốn thứ 8 trong "Nhị thập tứ sử", nằm trong bộ "Đường sơ bát sử" [唐初八史, tám bộ sử biên soạn từ năm 636 đến 659, chép về thời trước nhà Đường 唐朝, 618 - 907], do Diêu Tư Liêm [姚思廉, 557 - 637)] sống ở đầu đời Đường kế thừa cha là Diêu Sát đời Nam Trần [南朝陳, 557 - 589] biên soạn, ghi chép lịch sử hưng thịnh, suy vong Tiêu Diễn [蕭衍, 464 - 549] năm 502 kiến quốc nhà Lương thời Nam - Bắc triều, trở thành Lương Vũ Đế [梁武帝, 502 - 549] cho đến khi Lương Kính Đế [梁敬帝, 555 - 557, Tiêu Phương Trí {蕭方智, 543 – 558}] bị Trần Bá Tiên phế truất năm 557) mà chính bộ "Khâm định" về sau đã công nhận và bổ biên sửa chữa.
Những sách vở của ta trong đó có các bộ sách "Đại Việt" và "Sử lược" bị nhà Minh cướp mang về TQ hoặc hủy bỏ, tuy nhiên nội dung của "Đại Việt" cùng các lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện lịch sử đã được nhà sử học Phan Phu Tiên ghi lại và dùng làm tư liệu biên soạn bộ chính sử đầu tiên của nhà Hậu Lê, và tiếp tục truyền lại các bộ sử đời sau. Còn "Sử lược" thì sao? Đó là nội dung bài tiếp theo.
¤¤¤
Chôm chỉa từ:
Các tài liệu đã liệt kê trong "Ngày xửa ngày xưa" và:
¤ Ủy ban Khoa học Xã hội:
- Lịch sử văn học Việt Nam, Ủy ban Khoa học Xã hội, Nxb. Khoa học Xã hộii, Hà Nội, 2000
¤ Viện nghiên cứu Hán - Nôm:
- Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Trần Văn Giáp, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003
• Mục "Ngô gia văn phái"
- Văn học thế kỷ X - XIV, Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004
- Văn học thế kỷ XVIII, Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Nbx. Khoa học Xã hội, 2004
- Cơ sở văn bản học Hán - Nôm, Ngô Đức Thọ - Trịnh Khắc Mạnh, Nxb. Khoa học Xã hội, 2007
¤ Lịch sử:
- Việt sử lược và Đại Việt sử ký, Yamamoto Tatsuro, Đông Dương học báo, tháng 4/1932
- Đại Việt sử ký chí soạn tu dữ truyền bản; Soạn niên, tài liệu và truyền bản của An Nam chí lược, Trần Kính Hòa; in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (Tập 1), Nxb. Thanh Niên, 2012
- Lược khảo về khoa cử Việt Nam, Trần Văn Giáp ,1941
- Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990
- Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002
- Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2003
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Lê Mạnh Thát, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
- Mười cuộc cải cách, đổi mới trong lịch sử Việt Nam, Văn Tạo, Nxb. Đại học Sư phạm, 2006
- Đại Việt sử ký toàn thư: Tác giả - Văn bản - Tác phẩm, Phan Huy Lê, 2009
¤ Nhân vật:
- Lê Quý Đôn. Bùi Hạnh Cẩn, Nxb. Văn hóa, 1985
- Ngô Thì Sĩ, Trần Thị Băng Thanh, Nxb. Hà Nội, 1987
- Tiểu sử Lê Quý Đôn trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Tập 6), Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992
- Thư tịch Hán Nôm viết về Nguyễn Thị Ngọc Toàn, bà Tiến sĩ triều Mạc trong tập sách Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Nxb. Hà Nội, 1996
- Toàn tập Trần Thái Tông, Lê Mạnh Thát, Nxb. Thành phố Hồ Chí Mi nh, 2004
- Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006
- Hồ Tông Thốc, Nguyễn Trung Hiền (in trong Người xứ Nghệ Tập 2), Nxb Nghệ An, 2007
- Danh nhân trong lịch sử Việt Nam, Tạ Ngọc Liễn, Nxb. Thanh Niên, 2008
- Con người và sự nghiệp Lê Quý Đôn trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (Tập 3), Văn Tân, Nxb. Thanh Niên, 2012
¤ Văn học:
- Thơ văn Lý Trần, tập II - quyển thượng, Nguyễn Huệ Chi - Trần Thị Băng Thanh - Đỗ Văn Hỷ - Trần Tú Châu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988
- Thiền uyển tập anh (Anh tú Vườn Thiền), Ngô Đức Thọ đồng dịch, Nxb. Văn học, 1993
- Lĩnh Nam chích quái lục, trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (Tập 1), Nguyễn Đăng Na, Nxb. Giáo dục, 1997
- Nghiên cứu về Thiền Uyển tập anh, Lê Mạnh Thát, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999
¤ Tạp chí:
+ Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội:
• Số 101, tháng 8/1967
- Về quê hương của Ngô Quyền, Trần Quốc Vượng
¤ Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004:
• Nguyễn Huệ Chi:
- Mục từ "An Nam chí lược"
- Mục từ "Lĩnh Nam chích quái"
- Mục từ "Phan Phu Thiên"
- Mục từ "Trần Cảnh"
• Nguyễn Phương Chi:
- Mục từ "Việt điện U Linh tập"
• Phạm Ngọc Lan:
- Mục từ "Thiền Uyển tập anh"
• Nguyễn Lộc:
- Mục từ "Lê Quý Đôn"
• Bùi Duy Tân:
- Mục từ "Đặng Minh Khiêm
• Phạm Tú Châu:
- Mục từ "Phạm Thì Chí "
• Nguyễn Lộc:
- Mục từ "Ngô gia văn phái"
Sau khi khôi phục Tự chủ hồi thế kỷ X, tổ tiên ta lại làm sách vở nhưng sách vở chữ viết đời trước không còn suốt hàng ngìn năm, nên cơ sở để dựng lại lịch sử VN từ Thời đại Hồng Bàng (鴻龐, 2879 - 258 TTL) đến thời Vua An Dương rồi đến trước thời Tự chủ đều là chép lại từ dã sử, huyền sử, truyền thuyết, thần tích, hoặc sách vở, tài liệu lịch sử TQ. Các sách của ta kể cả chính sử ra đời muộn hơn nhiều so với các sách của TQ cho nên các sự tích và tên tuổi, địa danh... chắc là có sự chép lại từ sách TQ.
Từ truyện chí:
Những câu chuyện dân gian lưu truyền các truyền thuyết huyền thoại được ghi chép lại trong các văn bản thần tích và các sách Hán - Nôm, với hệ thống sự tích các nhân vật từ Thời đại Hồng Bàng cho đến những truyền thuyết: "Lý Thái Tổ", "Truyện Chu Văn An", "Sự tích chùa Một Cột", "Lê Quý Đôn", "Chùa Trấn Quốc"… thời Đại Việt. Tiêu biểu trong số các sách Hán - Nôm là cuốn sách tổng hợp các câu chuyện truyền thuyết, có thể là thần tích, cũng có thể là truyền miệng thời cổ còn giữ được: "Việt điện U linh tập", theo Giáo sư Dương Quảng Hàm (楊廣涵, 1898 - 1946, nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, được bổ nhiệm làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng của trường Bưởi, bị Pháp bắt đem giết sau ngày 19/12/1946) viết trong "Việt Nam văn học sử yếu", là của tác giả không rõ tên đời Lý tập hợp các truyền thuyết về thần linh nước Việt ở thời xa xưa.Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến... nếu tước đi cái vỏ tôn giáo thì đằng sau câu chuyện của các thần linh lại bao trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa. Tuy là cuốn sách viết về những chuyện thần linh nhưng "Việt điện" lại biên soạn có thiên hướng khoa học, chép dẫn một cách trung thực từ nguồn tài liệu sách dẫn và tiếp tục được nhiều nho sĩ đời sau ra công tục biên, bổ sung, hoặc sửa chữa, thêm bớt, thành ra sách có thêm các phần "Tục biên" (hay "Tục bổ"), "Trùng bổ", "Phụ lục" gồm 4 quyển, tổng cộng 41 truyện.
Vào cuối thời Trần, cuốn sách Hán - Nôm thứ hai tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian thời cổ còn giữ được: "Lĩnh Nam chích quái" (嶺南摭怪, "Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam", viết tắt "Lĩnh Nam") được xuất bản. Theo "Việt Giám vịnh sử tập" ("Tập thơ vịnh sử làm tấm gương soi của nước Việt", của Hoàng giáp 黃甲 Đặng Minh Khiêm [鄧鳴謙, 1456 - 1522, đỗ năm Đinh Mùi 1487 dưới triều Lê Thánh Tông, năm Tân Dậu 1501, làm Thị thư Hàn lâm viện [翰林院, cơ quan chuyên trách việc soạn thảo văn kiện triều đình như chiếu, chỉ, sắc, dụ, chế, cùng với các cơ quan học thuật khác đảm nhiệm trọng trách nghiên cứu, giảng dạy kinh vện, phụ trách việc khoa cử, thị tùng văn học, khi cần còn đảm nhận trách nhiệm Khâm sai {欽差, chức vụ tạm thời do vua đặc phái ra ngoài để giải quyết các công việc nội chính hoặc ngoại giao}], vâng mệnh đi sứ sang nhà Minh, năm Kỷ Tỵ 1509 đi sứ sang nhà Minh lần thứ 2, khi về, được thăng chức Tả Thị lang [左侍郎, cùng với Hữu Thị lang 右侍郎 là chức quan phó cho quan đứng đầu trong một bộ] Bộ Lại [吏部, cơ quan giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn], rồi Thượng thư [尚書, chức quan đứng đầu một bộ] Bộ Lễ [禮部, cơ quan giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc, phiên dịch, tiếp tân sứ thần cống nạp, khách khứa nước ngoài] kiêm Phó Tổng tài Sử quán và coi việc ở Chiêu Văn cục); Sách "Kiến văn tiểu lục" ("Chép vặt những điều thấy nghe", của "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến", Tam nguyên 三元 Lê Quý Đôn [黎貴惇, 1726 - 84], ông đỗ đầu kỳ thi Hương 1743 - Giải nguyên 解元, thi Hội 會 1752 - Hội nguyên 會元 và thi Đình 1752 ông đỗ Bảng nhãn nhưng vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như ông đỗ đầu - Đình nguyên, cả ba kỳ thi đều đỗ đầu thì gọi là Tam nguyên, ông vốn tên Lê Danh Phương, vì không muốn trùng tên với thủ lĩnh nông dân đang nổi lên chống triều đình Nguyễn Danh Phương [阮名芳, 1690 - 1751, tức Quận Hẻo], nên sau khi đỗ Giải nguyên năm 1743 ông đổi tên thành Lê Quý Đôn); và "Lịch triều hiến chương loại chí" (歷朝憲章類誌, "Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại", viết tắt "Lịch triều", bách khoa toàn thư đầu tiên của VN, ghi chép dữ liệu lịch sử từ Thời đại Hồng Bàng đến thời Lê mạt của nhà bác học Phan Huy Chú [潘輝注, 1782 - 1840, tác giả "Hoàng Việt dư địa chí" và nhiều sách khác] gồm 49 quyển, soạn xong năm 1821) cho là "Lĩnh Nam" do Trần Thế Pháp (陳世法, một danh sĩ ở khoảng cuối đời Trần, sách sử biên chép rất ít về ông, chỉ biết ông là người nổi tiếng văn chương, được cử làm một chức quan nhỏ tại Tàng thư Quốc tử giám [國子監, cơ quan dạy dỗ đào tạo con em giới cầm quyền, được xem là trường đại học đầu tiên thành lập đầu thời nhà Lý]) biên soạn.
Nguyên là việc khoa cử 科舉 được mở ra từ đời nhà Lý, đến đời Hoàng đế thứ sáu nhà Lý, Anh Tông (英宗皇帝, 1138 - 75, Lý Thiên Tộ (李天祚, 1136 - 75]) triều đình đã tổ chức cho các học sinh đến học ở nhà Thái học, cũng gọi là nhà Quốc học, tức là sinh viên ở trường đại học quốc gia duy nhất của thời đó, tham dự khoa thi Thái học sinh 太學生, thi đỗ gọi là đỗ Thái học sinh, học vị Thái học sinh được xem là tương đương học vị Tiến sĩ 進士 sẽ đặt ra từ khoa thi Đại tỷ Thủ sĩ (gọi tắt là Đại tỷ [thi lớn], hay Đại khoa) năm Giáp Dần 1374, người đỗ đầu được xem là tương đương Trạng nguyên (狀元, về sau còn gọi là Đình nguyên 鼎元 hay Điện nguyên 殿元). Từ khoa thi Quý Sửu 1213 năm thứ ba niên hiệu 年號 Kiến Gia (建嘉, 1210 - 24) đời Hoàng đế thứ tám nhà Lý, Huệ Tông (惠宗皇帝, 1211 - 24, Lý Sảm 李旵, hay Lý Hạo Sảm, 1194 - 1226), để phân biệt cao thấp, học vị Thái học sinh được chia làm Tam giáp 三甲: Đệ nhất giáp 一甲, Đệ nhị giáp 二甲, Đệ tam giáp 三甲. Đệ nhất giáp Thái học sinh được xem là tương đương Trạng nguyên, cho nên bảng danh dự ghi tên những người đỗ đạt (Khoa bảng 科榜) trong hạng Tam giáp được ghi vào Chính bảng còn gọi là Giáp bảng (甲榜, còn lại ghi vào Phó bảng [副榜, phụ bảng, cũng gọi là Ất bảng 乙榜]). Giáp - Ất ngày xưa dùng làm số đếm như 1 - 2, hay để gọi ai đó không rõ tên: anh Giáp - anh Ất, nay vẫn còn câu nói "không biết giáp ất gì ...". Thi Thái học sinh duy trì cho đến khoa thi Canh Thìn đời Hoàng đế đầu tiên nhà Hồ [胡朝, 1400 - 07], Thánh Nguyên [聖元皇帝, 1400, Lê Quý Ly 黎季犛 / Hồ Quý Ly 胡季犛 / Hồ Nhất Nguyên 胡一元, 1336 – 1407] năm 1400).
Sang nhà Trần, ngay từ đời Hoàng đế đầu tiên nhà Trần, Thiện Hoàng (善皇皇帝, 1225 - 58, sau đổi thành Văn Hoàng 文皇, nguyên húy là Trần Bồ [陳蒲, 1218 - 77] sau đổi thành Trần Cảnh 陳煚, con thứ hai nên còn được gọi là Trần Nhị Lang 陳二郎, Miếu hiệu Thái Tông [太宗, nên sử sách chép ông là Trần Thái Tông 陳太宗]), việc giáo dục và khoa cử đã tổ chức chu đáo hơn triều Lý, khoa thi Thái học sinh Nhâm Thìn 1232 năm thứ 8 niên hiệu Kiến Trung (建中, 1225 - 32, đời Trần Thái Tông) triều đình sửa thứ bậc học vị Tam giáp thời Lý: Đệ nhất giáp gọi là Trạng nguyên, Đệ nhị giáp là Hoàng giáp, Đệ tam giáp là Thái học sinh. Để rộng đường khoa cử, ngoài phép thi Thái học sinh ba kỳ như đời trước lại định phép thi Đại tỷ để lấy học trò, gồm hai giai đoạn, được tổ chức cho:
- Thái học sinh
- Thuộc quan ở Tam quán (cho con cái các quan ở ba quán [viện]: Sùng văn quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục [秀林局, trông nom, dạy bảo con các quan viên] được lấy vào vừa làm việc vừa học tập)
- Thị thần học sinh (con cái các quan được lấy vào vừa làm việc vừa học tập ở 6 cục Ngự tiền cận thị chi hậu, ở Trung thư giám)
- Tướng phủ học sinh (con cái của các thân vương, thân công, hoàng tử, công chúa, các tướng công hầu bá thuộc họ hàng thân thích của nhà vua được nhà nước cử học quan đến dạy tại phủ đệ của mình)
- và người làm quan có tước phẩm.
Từ năm thứ 15 niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình (天應政平, 1232 - 51 đời Trần Thái Tông), Bính Ngọ 1246 các khoa thi Đại tỷ được mở xen lẫn với các khoa thi Thái học sinh, tổ chức quy củ, định niên hạn 7 năm một khoa, xuất thân theo thứ bậc, lại đặt Đệ nhất giáp ra ba bặc: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa 探花, gọi là Tam khôi (三魁, được thực hiện qua một kỳ thi do triều đình tổ chức tại Đình điện Hoàng cung, cho nên gọi là thi Đình 狀, nhưng thi Đình lúc này còn là kỳ thi cuối cùng của khoa thi Đại tỷ chưa tách ra thành một khoa thi riêng). Người đỗ các khoa thi Đại tỷ, trừ Tam khôi, Hoàng giáp còn lại đều gọi là đỗ Thái học sinh, hai khoa trước chỉ chia bậc Giáp, Ất, nay mới lấy Tam khôi, tên yết trong Chính bảng.
Sách "Lĩnh Nam" cũng như "Việt điện" chép những truyện thần thoại từ thời thái cổ gắn với nguồn gốc, di tích văn hóa dân tộc Việt đến những sự tích thời Bắc thuộc, thần tích liên quan với những nhân vật lịch sử thời Lý - Trần, nhưng có nhiều khác biệt. "Lĩnh Nam" có nhiều truyện mang tư tưởng, tình cảm phóng khoáng hơn. "Việt điện" và "Lĩnh Nam" có nhiều cổ tích về Kẻ Chợ, nhất là "Lĩnh Nam" chứa tới hai phần ba cuốn sách, cũng như "Việt điện", "Lĩnh Nam" cũng được nhiều nho sĩ đời sau ra công tục biên, bổ sung, hoặc sửa chữa, thêm bớt.
"Việt điện" được nhuận chính lớn vào triều Hoàng đế thứ sáu nhà Trần, Hiến Tông (憲宗皇帝, 1329 - 1341, Trần Vượng [陳旺, 1319 - 1341]), Lý Tế Xuyên đã ra công sưu tầm rộng khắp những tục truyền, tài liệu dân gian, những bản thần tích, thần phả, sử dụng và viết lại một số truyện vốn đã được ghi chép trong các bộ sưu tập của những tác giả TQ và thời Bắc thuộc và sách mới trong nước, soạn nối theo phần cuối "Việt điện", kể về công tích 27 vị thần được thờ trong các đền miếu thời Lý - Trần, gồm 27 thiên (truyện), chia làm 3 mục "Hạo khí anh linh" (sự tích thiêng liêng), "Nhân quân" (vua), "Nhân thần" (bề tôi). Theo bài "Tựa đề" năm Khai Hựu (開祐, 1329 - 41) nguyên niên đời Trần Hiến Tông, 1329 của Lý Tế Xuyên thì ông đã chọn kể theo phương châm:
"những bậc sáng suốt, ngay thẳng mới gọi là thần; không phải những loại dâm tà, yêu quái, ma quỷ cũng gọi là thần đâu!..."Ngoài ra còn những sách khác nữa nhưng kể hai cuốn này thôi, vì về sau sẽ trích dẫn nhiều.
Đến sách sử:
Về sách sử, những sách vở hiện còn cho biết một số bộ sử xuất hiện sớm nhất, vào thời nhà Lý có: "Sử ký" (史記, của Đỗ Thiện) và "Đại Việt ngoại sử" (không rõ tác giả, được nhắc tới trong sách "Việt điện"). "Sử ký", theo nhà Việt Nam học Liên Xô A. B. Polyakov:"Vào khoảng các năm 1127 - 40 (khoảng triều Lý Nhân Tông và Hoàng đế thứ năm nhà Lý, Thần Tông [神宗皇帝, 1128 - 38, Lý Dương Hoán {李陽煥, 1116 - 38}]) Sử thần nhà Lý là Đỗ Thiện đã soạn ra, chép bao quát toàn bộ lịch sử nước Việt từ thời thượng cổ đến cuối triều Lý Nhân Tông."Việt chí" (越志, có lẽ là cuốn sử đầu tiên thời nhà Trần) được soạn khoảng đời Trần Thái Tông, sách "An Nam chí lược" (安南志略, "Lược ghi về An Nam", viết tắt "Chí lược", của Lê Tắc [hay Trắc hoặc Thực, 黎崱, 1263 - 1342] biên soạn khi sống lưu vong tại TQ, hoàn thành khoảng những năm 1330, ghi chép hỗn hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa từ đầu thời ngìn năm Bắc thuộc đến cuối đời Trần, có lẽ đây là một công trình khảo cứu về Đại Việt lâu đời nhất còn lại, do một người gốc Việt soạn) chép:
...
Bộ 'Sử ký' mang đậm tính chất truyền thống sử học Đạo Bụt"
"Trần Tấn (có bản chép Trần Phổ) được Thái Vương (Trần Thái Tông) dùng làm Tả tàng, thăng đến Hàn trưởng, từng làm (tác) sách 'Việt chí'..."Nhà Việt Nam học Liên Xô P. V. Pozner cho rằng Trần Phổ hoàn thành "Việt chí" vào khoảng 1233 khi Đạo Bụt còn thịnh hành. Các cuốn sử tiếp theo của nhà Trần là "Đại Việt sử ký" (大越史記, do Bảng nhãn 榜眼 Lê Văn Hưu [黎文休, 1230 - 1322] biên soạn, xong năm 1272, gồm 30 quyển,viết tắt "Đại Việt") và "Đại Việt sử lược" (大越史略, có sách ghi và "Việt sử lược", viết tắt "Sử lược", cuốn sử biên niên thuộc hàng sớm nhất còn được lưu truyền cho đến nay nhưng còn nghi vấn về tác giả).
"Đại Việt" được xem là bộ sử chính thống đầy đủ đầu tiên, do Thái thượng hoàng đế (太上皇帝, hay Thái thượng hoàng 太上皇, gọi tắt Thượng Hoàng 上皇) nhà Trần, Thái Tông (1258 - 77) và Hoàng đế thứ hai nhà Trần, Thánh Tông (聖宗皇帝, 1258 - 78, Trần Hoảng [陳晃 / Trần Uy Hoảng 陳威晃, 1240 - 90]) chính thức sai nhà sử học được xem là đầu tiên, Lê Văn Hưu biên soạn quốc sử để để nhà Trần có thể học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ của Đại Việt trong việc cai trị và củng cố nền độc lập của đất nước trước các triều đại phương Bắc. Có một giai thoại về Lê Văn Hưu thuở bé:
"Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy thấy vậy, bèn ra một vế đối:Lê Văn Hưu quả nhiên giành khôi nguyên, năm 17 tuổi dự khoa thi Đại tỷ Đinh Mùi, năm thứ 16 niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình (天應政平, 1232 - 51) đời Hoàng đế Trần Thái Tông, 1247, đỗ liền Bảng nhãn. Cùng đỗ với Lê Văn Hưu là Trạng nguyên 13 tuổi Nguyễn Hiền (阮賢, 1234 - 56), Thám hoa 13 tuổi Đặng Ma La (鄧麻羅, 1234 - 85), Tam khôi trẻ nhất trong lịch sử.
- Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt.
Lê Văn Hưu liền đối:
- Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi giành lấy khôi nguyên"
Sau khi thi đỗ, Lê Văn Hưu được giữ chức Kiểm pháp quan, làm đến Thượng thư Bộ Binh, rồi giữ chức Hàn lâm viện học sĩ (翰林院學士, theo "Lịch triều", mục "Quan chức chí", quan chế đời Trần trong Hàn lâm viện có chức "Hàn lâm viện học sĩ" [có chữ "viện" 院] và "Hàn lâm học sĩ phụng chỉ" [翰林學士奉旨, không có chữ "viện"] là chức chưởng quan, trên chức Hàn lâm viện học sĩ) kiêm Giám tu Quốc sử (Giám tu: 監修, chức quan đứng đầu Quốc sử viện [國史院, cơ quan lo việc biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ] gọi ngắn là Giám tu Quốc sử 監修國史), trong thời gian biên soạn "Đại Việt" Lê Văn Hưu đã có cơ hội chứng kiến một trong những sự kiện chủ yếu trong thời Trần là cuộc kháng chiến của Đại Việt chống quân Đại Nguyên (Ön Yehe Monggul Ulus / 大元朝 1271 - 1368) lần thứ nhất năm 1258 cũng như các mối đe dọa liên tục từ nhà Nguyên sau đó.
Điều kiện lịch sử giai đoạn này giải thích lý do vì sao "Đại Việt" chọn thời điểm khởi đầu từ khi Triệu Đà (趙佗, 257 - 137 TTL) lập nước Nam Việt (南越國, 204 - 111 TTL). Căn cứ vào nền độc lập của Nam Việt trong thời Hán (漢朝, 206 TTL - 220), Lê Văn Hưu coi Triệu Đà là người đầu tiên và là một điển hình tốt trong số các quân chủ biết quan tâm đến nền độc lập của đất nước. Các nhà sử học sau này từ Ngô Thì Sĩ (吳時仕, 1726 - 80, nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, cháu nội Ngô Trân, người cùng Ngô Chi Thất đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là "Ngô gia văn phái" 吳家文派, nhóm các nhà văn thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam [nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội], hoạt động từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ thứ XX, cũng là tên một bộ sách tập hợp các tác phẩm của các thành viên trong "Ngô gia văn phái" do Ngô Thì Chí [吳時俧, 1753 - 88 con thứ Ngô Thì Sĩ] đề xướng và khởi công biên soạn tập đầu tiên], được Phan Huy Chú đánh giá là người có "Học vấn sâu rộng, văn chương hùng sĩ, làm rạng rỡ cho tông phái nho gia, là một đại gia ở Nam Châu [Sơn Nam Thượng]" trong các nhân vật ở thế kỷ XVIII) đến hiện đại sẽ phê phán quan điểm này vì các quân chủ Nam Việt đều là người Hán.
"Đại Việt" được Lê Văn Hưu biên soạn theo hình thức cuốn sử TQ "Tư trị thông giám" (資治通鑑, của Tư Mã Quang [司馬光, 1019 - 86, nhà sử học, Thừa tướng nhà Tống] và cộng sự), chép cho tới Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của nhà Lý, Chiêu Hoàng (昭皇皇帝, 1224 - 25, Lý Phật Kim [李佛金, sau đổi là Lý Thiên Hinh {李天馨, 1218 - 78}], Nữ Hoàng đế duy nhất của VN nhưng không phải vua bà đầu tiên, nếu như tính Vua Bà Trưng, "Nữ Hoàng đế" và "Nữ Vương" đều có nghĩa là vị quân chủ mang giới tính nữ, nhưng Hoàng đế thì lớn hơn Vương, giải thích sau, Bà Trưng à Nữ vương, còn Chiêu Hoàng là Nữ hoàng đế, cả hai bà đều là người duy nhất mang tước hiệu của mình, đều là Nữ quân chủ).
"Đại Việt" hoàn thành và dâng lên Hoàng đế Trần Thánh Tông tháng Giêng năm 1272, được Hoàng đế xuống chiếu ban khen và ban thưởng rất hậu.
"Sử ký" và "Đại Việt ngoại sử" đều đã mất và chưa có bằng cớ gì chứng tỏ có quan hệ với "Đại Việt". Chỉ có "Việt chí" và "Sử lược" là có ít nhiều liên hệ với "Đại Việt", song "Việt chí" cũng đã mất, còn mối quan hệ giữa "Đại Việt" và "Sử lược" thì ý kiến các chuyên gia sử học chưa nhất trí được. Sách "Chí lược" chép:
"Lê Văn Hưu vừa có tài, vừa có hạnh, làm phó quan (và thầy học) của Vua lớn Chiêu Minh (昭明大王, Thừa tướng 宰相 Thượng tướng Thái sư 太師 Trần Quang Khải [陳光啓, 1241 -1294]), thăng làm kiểm pháp quan, sửa (tu) sách 'Việt chí'..."Dựa vào đó và một số tài liệu khác, một số nhà sử học trong đó có Yamamoto Tatsuro (Nhật Bản) và Trần Kính Hòa (Chen Ching Ho, Hồng Kông), cho rằng "Đại Việt" được biên soạn dựa trên cơ sở bộ "Việt chí".
P. V. Pozner thì cho răng năm 1272, Sử thần Lê Văn Hưu đã tiến hành xử lý lại toàn bộ công trình của Đỗ Thiện - Trần Phổ theo quan điểm của Nho giáo, loại bỏ đoạn cuối viết về thời gian trị vì của Lý Chiêu Hoàng, hoàn thành vào năm 1278. Tuy nhiên, quan điểm của Lê Văn Hưu ít tính chất Nho giáo hơn nhiều so với các sử thần đời sau, nhất là từ thời Hậu Lê, gần như hoàn toàn dựa trên quan điểm Nho giáo, sở dĩ như vậy vì mối quan tâm chủ yếu của Lê Văn Hưu luôn là nền độc lập và sự bình đẳng của Đại Việt trước láng giềng phương Bắc. Do đó bộ "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu được xem là tác phẩm cần thiết khẳng định nền tự chủ của người Việt.
"Sử lược" theo A. B. Polyakov thì từ "Sử ký" của Đỗ Thiện mà biên soạn ra:
"... vào khoảng năm 1223 - 40, sử thần nhà Trần là Trần Phổ đã hiệu đính lại tác phẩm này ('Sử ký') thành hai quyển I và II, đồng thời chép tiếp về nhà Lý, làm thành quyển III. Tác phẩm mới gồm 3 quyển này được gọi là 'Việt sử lược', chịu sự ảnh hưởng nhất định của Nho giáo, điều đó đặc biệt thấy rõ ở quyển III, là quyển do Trần Phổ đã biên soạn. Cuối cùng, trong khoảng năm 1377 - 88, bộ 'Việt sử lược' được Trần Phổ (hoặc một người khác) bổ sung thêm phần thế phổ nhà Trần (phụ bản), rồi đổi tên nó thành 'Đại Việt sử lược'"Nhà Thư tịch học Trần Văn Giáp (1902 - 73, từng làm việc tại EFEO chuyên về thời đại Trung cổ, cùng với học giả Hoàng Xuân Hãn [1908 - 96, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục, đồng thời là một kỹ sư, nhà toán học, người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học đầu tiên, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn với cụm công trình "Lịch sử và Lịch Việt Nam" [gồm: "Lý Thường Kiệt", "La Sơn Phu Tử", "Lịch và Lịch Việt Nam"]) và Vũ Hy Trác (1911 ~ 46, Trưởng ban dạy học Hội truyền bá quốc ngữ, Chủ tịch Lâm thời xã Khánh Thịnh, huyện Yên Khánh [nay là xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô], Ninh Bình sau Cách mạng tháng Tám, mất tích khoảng nằm 1946) sáng lập Hội Truyền bá Quốc ngữ, soạn cuốn "Vần quốc ngữ" đề xướng học chữ Việt theo phương pháp "i-tờ" năm 1938, rồi làm việc ở Bộ Giáo dục, Ban nghiên cứu Sử - Địa thuộc Vụ Văn học nghệ thuật, Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa, tiền thân của Viện Sử học, nghiên cứu các sách cổ chữ Nho và chữ Nôm, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về khoa học và công nghệ năm 2001) đoán định "Sử lược": "làm xong sau sách của Lê Văn Hưu" và tác giả có thể là Trần Chu Phổ (陳周普), vì tra trong "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書, viết tắt "Toàn thư", do nhà sử học thời Hậu Lê, Ngô Sĩ Liên 吳士連 chủ biên) thì thấy đời Trần Thái Tông có viên quan tên là Trần Chu Phổ thi đỗ Đệ tam giáp Thái học sinh khoa thi Nhâm Thìn năm Kiến Trung thứ 8, đến năm 1251 được bổ làm Sử quan, giữ chức Ngự sử Trung tướng (sau đổi là Trung úy), về sau làm đến chức Tư đồ, tước Phụ quốc công nên Giáo sư Trần Văn Giáp cho rằng Trần Tân hay Trần Phổ chính là Trần Chu Phổ.
Giáo sư Trần Quốc Vượng coi "Sử lược" là bản tóm tắt của "Đại Việt":
"Nói Lê Văn Hưu là tác giả bộ chính sử thứ nhất của Việt Nam vẫn là đúng đắn.... Trước 'Đại Việt sử ký' của ông, vẫn chưa có sách nào gọi là chính sử. Sách của Trần Chu Phổ có lẽ là sách 'Việt sử lược' hay 'Đại Việt sử lược', cũng chỉ được coi như loại sách sử riêng, làm xong sau sách của Lê Văn Hưu, không được triều đình công nhận là chính sử chăng, nên không được phổ biến (có lẽ vì thế mà Ngô Sĩ Liên không nhắc đến hay dựa vào). Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là giả thuyết thôi"Một số nhà nghiên cứu sau này căn cứ công bố của Phó Giáo sư Trần Ngọc Thêm về gia phả họ Trần ở Hà Tĩnh và công bố của Phó Giáo sư Trần Bá Chí dựa trên "Quan du tạp lục" (của Nguyễn Hoằng Nghĩa, 1785 - ?, đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi năm thứ 16 đời Hoàng đế thứ hai nhà Nguyễn Gia Long, Minh Mạng (明命皇帝, 1820 - 1841, Nguyễn Phúc Đảm 阮福膽 / Nguyễn Phúc Kiểu [阮福晈, 1791 - 1841), 1835, làm quan trải đến chức Hàn lâm viện Biên tu, Thự Tri phủ Tĩnh Gia [Thanh Hóa]) cho rằng tác giả "một người khác" là nhà sử học nổi tiếng đời Trần, Sử Huy Nhan (史希顏, ? - 1421, nhà văn, được xem là một Trạng nguyên vì đã đỗ đầu kỳ thi Hội năm Quý Mão 1363) vốn tên là Trần Hy Nhan, nhưng giỏi sử nên được nhà vua ban cho họ Sử, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng), viết "Sử lược" vào đời Hoàng đế thứ chín nhà Trần, Duệ Tông (睿宗皇帝, 1372 - 1377, Trần Kính 陳曔 / Trần Đoan [陳煓, 1337 - 1377]).
"Sử lược", như A. B. Polyakov nói, gồm ba quyển, chép các việc từ thượng cổ đến đời Hoàng đế Lý Huệ Tông (cha của Công chúa Thuận Thiên [順天公主, Lý Oanh {李罃, 1216 - 1248}, Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu {顯慈順天皇后, 1237 - 1248, Hoàng hậu thứ hai}] và Công chúa Chiêu Thánh [昭聖公主, Chiêu Thánh Hoàng hậu {昭聖皇后, 1225 - 1237, Hoàng hậu đầu tiên và Lý Phế hậu 李廢后 của Hoàng đế Trần Thái Tông, Phế hậu đầu tiên của nhà Trần năm 19 tuổi vì bà chưa sinh được con nối dõi}]); và một Phụ bản chép niên hiệu các Hoàng đế nhà Trần.
Giáo sư Nguyễn Khắc Thuần (nhà sử học, trưởng khoa Việt Nam học Đại học Bình Dương, tác giả của nhiều bộ sách lịch sử, văn hóa) viết về giá trị của sách trong "Lời bạt in" cuối sách "Đại Việt sử lược" (bản dịch của Nguyễn Gia Tường, Nguyễn Khắc Thuần hiệu đính) do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm1993:
"'Đại Việt sử lược' là một trong những tác phẩm xuất hiện sớm nhất của lịch sử học Việt Nam... Dẫu nhìn từ bất cứ góc độ nào thì 'Đại Việt sử lược' vẫn là một cuốn sách quý. Đọc 'Đại Việt sử lược, không những bạn sẽ hiểu được diện mạo kinh tế và xã hội cũng như thế thứ các đời, không những hiểu được đặc trưng văn hóa dân tộc với nhiều thành tố phong phú khác nhau, mà còn hiểu được quan hệ bang giao của đất nước với các quốc gia trong khu vực... đã diễn ra trước triều Trần..."Dưới triều Hoàng đế thứ tám nhà Trần, Nghệ Tông (藝宗皇帝, 1370 - 72, Trần Phủ (陳暊 / Trần Thúc Minh 陳叔明 1321 - 94] ở ngôi Thượng hoàng hơn 20 năm [1372 - 94], còn gọi là Nghệ Hoàng 藝皇)có Trạng nguyên Hồ Tông Thốc (胡宗簇, 1324 -1404, đỗ năm 1341) năm 1372 làm Hàn Lâm viện học sĩ, năm 1386 được phong làm Hàn Lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ, đã soạn các bộ sách sử "Việt Nam thế chí", "Việt sử cương mục" và tập thơ "Thảo nhàn hiệu tần". Hồ Tông Thốc là người đầu tiên đưa ra danh xưng "Việt Nam" với ý nghĩa là quốc hiệu, người đầu tiên có quan điểm độc đáo, đúng đắn về Thời đại Hồng Bàng cùng mối quan hệ giữa huyền thoại và lịch sử. Nguyên bản các bộ sách của Hồ Tông Thốc, theo thiên "Văn tịch chí" bộ "Lịch triều" đồ sộ, đã bị quân Minh cướp đem về Kim Lăng, nay đã mất, nhưng may mắn "Lời tựa" tác phẩm "Việt Nam thế chí" được Phan Huy Chú chép lại trong "Văn tịch chí", cho biết "Việt Nam thế chí" chép 18 đời Vua Hùng và các đời nhà Triệu:
“Huống chi đất Việt ta ở vào cõi xa, sự hiểu biết cũng khác, từ đời Hồng Bàng thời gian xa cách, trong lúc mở mang, sách vở chưa đủ, lễ nhạc chưa làm, nếu cho là có thực thì bởi đâu mà biết? Nếu cho là không có thì bởi đâu mà xét ra? Cho nên những chuyện cóp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang, chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ về phả ký từng đời mà thôi, còn những sự tích lờ mờ khó xét, tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau này, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Độc giả nếu lưu tâm nhận kỹ, có sức suy nghiệm thì ngọc & đá đều sẽ rõ ràng, những hình tiếng bóng vang của những chuyện quái đản không đợi phá cũng vỡ…”
Lại mất sạch sách vở và làm lại:
Đầu thế kỷ XV, quân Minh tràn xuống xâm lược nước ta, tiến hành cuộc cướp phá sách vở, hủy diệt những gì có chữ viết mà không mang đi được như bia đá... Các bộ sách "Đại Việt" và "Sử lược" cũng như những sách vở khác của ta bị nhà Minh cướp mang về TQ hoặc hủy bỏ nên thất truyền, tuy nhiên nội dung của "Đại Việt" cùng các lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện lịch sử đã được nhà sử học Phan Phu Tiên (潘孚先, 1370 - 1462) ghi lại và dùng làm tư liệu biên soạn bộ chính sử đầu tiên của nhà Hậu Lê, thừa mệnh Lê Nhân Tông.Theo thần phả làng Đông Ngạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thì Phan Phu Tiên đỗ Thái học sinh năm 1396 dưới triều vị Hoàng đế thứ 11 và áp chót nhà Trần, Thuận Tông (順宗皇帝, 1388 - 98, Trần Ngung {陳顒 / Trần Nhật Hỗn [陳日焜, 1377 - 99]) và từng bổ chức quan.
Còn theo "Toàn Việt thi lục" ("Sao lục toàn tập thơ Việt", bộ hợp tuyển thơ chữ Hán từ nhà Lý đến đời Lê Thánh Tông, do Lê Quý Đôn, biên soạn) thì cho rằng Phan Phu Tiên đỗ khoa Hoành từ (lời văn dồi dào, rộng rãi, tỏ ra có học lực cao sâu, thi Hoành từ để chọn người văn hay, học rộng) tại hành doanh Bồ Đề (ở thôn Phủ Hựu, huyện Gia Lâm, Hà Nội, vì trong doanh có 2 cây bồ đề, nên gọi là Doanh Bồ Đề) năm 1426.
Nguyên Lê Lợi khi xưng Vua Bình Định lãnh đạo Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 27) đã nhận thức rõ muốn đuổi được giặc xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh cần có đội ngũ quan lại được đào tạo theo con đường khoa cử Nho giáo, nên trong khi đang khởi nghĩa đã tổ chức thi học trò văn học, ra đề bài thì là "Bảng văn dụ thành Đông Quan", lấy đỗ 50 người, bổ chức An phủ sứ các lộ bên ngoài và chức viên ngoại lang ở 6 bộ trong Kinh. Khoa này Đào Công Soạn (陶公僎, 1381 - 1458, người Tiên Lữ, Hưng Yên) đỗ đầu khi 46 tuổi, được bổ dụng làm An phủ sứ ngay, lại được lệnh đi sứ vào thành Đông Quan (thời nhà Hồ dời kinh đô nước Đại Ngu [大虞國, "Ngu" 虞: “sự yên vui, hòa bình"] vào Tây Đô [西都 hay Tây Kinh 西京, "Kinh đô phía Tây" trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá] nên đổi tên Thăng Long thành Đông Đô, "Kinh đô phía Đông"; Sau khi quân Minh xâm lược đánh bại cha con Hồ Quý Ly, năm 1408 vào đóng ở Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan, với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của nước ta, chỉ được ví là “cửa quan phía Đông” của nhà Minh).
Sau khi giành lại độc lập dân tộc, Vua Bình Định từ điện Tranh ở Bồ Đề vào thành Đông Quan, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, lấy lại quốc hiệu Đại Việt, đổi Đông Quan thành Đông Kinh, xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại vương, hiệu là Lam Sơn động chủ, đặt niên hiệu Thuận Thiên (順天, 1428 - 33), đã lưu tâm sắp đặt việc học ngay, xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học:
"hạ chiếu cho trong nước dựng nhà dạy dỗ nhân tài, trong kinh có Quốc Tử giám, bên ngoài có nhà học các phủ. Nhà vua thân hành chọn con cháu các quan và thường dân tuấn tú sung bổ vào học sinh các cục chầu cận, chầu ở ngự tiền và sung vào Giám sinh ở Quốc Tử giám, lại hạ lệnh cho viên quan giữ trách nhiệm tuyển rộng cả con em nhà lương gia ở dân gian sung vào Sinh đồ ở các phủ, đặt sư nho để dạy bảo"Năm thứ nhất Thuận Thiên, Kỷ Dậu 1429 Vua lớn Thuận Thiên mở thi khoa Minh kinh bác học (Minh kinh tức là hiểu rõ nghĩa các kinh [sách], thi Minh kinh tức để chọn người hiểu nghĩa sách chắc chắn), hạ chiếu cho quân nhân các lộ và những người ẩn dật ở rừng núi, cùng các quan từ tứ phẩm trở xuống, ai thông kinh sử, thì đến cả sảnh đường ở Ðông Đô để thi. Thi kinh nghĩa hoặc luận, phú hay văn sách. Tùy tài bổ dụng, không kể thứ tự.
Sử chép Phan Phu Tiên đỗ thứ ba khoa thi này, được bổ làm Đồng tu sử ở Viện Quốc Sử. Bộ sử đầu tiên của nhà Hậu Lê được Phan Phu Tiên soạn nối tiếp "Đại Việt" bằng giai đoạn lịch sử từ năm 1223 khi Hoàng đế Trần Thái Tông lên ngôi cho đến khi quân Minh rút về nước năm 1427 sau chiến thắng của Vua Bình Định, gồm 10 quyển mang tên "Đại Việt sử ký tục biên" (大越史記續編, hay "Quốc sử biên lục") nhưng đã thất truyền.
Năm Quý Sửu 1433, Lê Thái Tổ định lệ 6 năm mở một khoa thi ở địa phương (cấp đạo, mà sau này là thi Hương), năm tiếp sau mở khoa thi ở kinh đô cho những người đỗ đạt năm trước (thi Hội), tuy nhiên vẫn chưa định phép thi Hương, thi Hội, chưa lấy đỗ Tiến sĩ.
Năm Thiệu Bình (紹平, 1434 - 1439) thứ nhất, 1434 đời Lê Thái Tông, định khoa thi chọn học trò, đặt ra thể lệ thi cử: Bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ 5, Mậu Ngọ 1438 tổ chức thi Hương ở các đạo, cứ 3 năm một lần thi lớn vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, coi đó làm quy định lâu dài. Phép thi Hương có 4 kỳ khác nhau, gọi là bốn trường: Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa; Kỳ II: chiếu, chế, biểu; Kỳ III: thơ phú; Kỳ IV: văn sách; Quan trường chấm bài thi thì xếp các thí sinh theo hạng ưu (hạng nhất), bình (hạng nhì), thứ (đủ để đỗ), và liệt (rớt). Thi xong kỳ nào chấm bài kỳ ấy, ai đỗ vào thi tiếp kỳ sau, ai trượt thì về. Thi đỗ kỳ III, vào kỳ IV không đỗ thì được nhận học vị Sinh đồ (生徒, dân gian gọi là ông Đồ).
Sinh đồ không được triều đình bổ dụng nhưng đối với trong làng, trong tổng thì địa vị đương sự thăng từ hạng thường dân lên hạng chức sắc, có chân trong hội đồng kỳ mục, được miễn sưu dịch, và khi có cỗ bàn trong đình thì được ngồi chiếu trên.
Sinh đồ tuy có tiếng thi đỗ nhưng không được bổ dụng nên nhiều người thi đi thi lại nhiều lần để cố đạt cho được học vị Hương cống. Lần thứ nhất đỗ gọi là "ông Đồ", lần thứ hai vẫn đỗ Sinh đồ thì gọi là "ông Kép", lần thứ 3 vẫn thế thì gọi là "ông Mền". Như cụ Đoàn Tử Quang (chuyện cụ rất hay, kể sau), mãi tới năm 49 tuổi, cụ mới lần đầu tiên trở thành ông Đồ và cũng chỉ trở thành ông Kép khi đỗ ông Đồ lần thứ hai lúc đã 66 tuổi và cuối cùng cụ đỗ Hương cống năm 82 tuổi. Hay cụ thân sinh Tam nguyên Yên Đổ 三元安堵 Nguyễn Khuyến (阮勸, 1835 - 1909, tên thật là Nguyễn Thắng 阮勝) là Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796 - 1853) thường gọi là Mền Khởi do đỗ ông Đồ ba khóa.
Thi qua cả bốn kỳ thì đỗ Hương cống (鄉貢, kẻ sĩ / học trò ở hương thôn để dâng lên, cống lên triều đình - ông Cống), thường mỗi khoa lấy đỗ 72 người, đỗ đầu gọi là Giải nguyên. Hương cống ngoài quyền lợi như Sinh đồ còn được bổ nhiệm làm quan trong những ngạch thuộc cửu phẩm, được ban áo mũ, làng xã phải phục dịch đón tiếp vinh quy và năm sau được dự thi Hội. Thể lệ thi Hương từ đời Lê Thái Tông sang đời Lê Nhân Tông quy định người nào do Sinh đồ mà đỗ Hương cống thì được sung vào Giám sinh, người nào đang là quân nhân mà đỗ Hương cống thì không được sung vào Giám sinh mà vẫn là Hương cống.
Sang năm Thiệu Bình thứ 6, 1438 tổ chức khoa thi cho Hương cống ở sảnh đường tại kinh đô, vào các năm Sửu, Mùi, Thìn, Tuất. Hương cống dự thi được gọi là Cống sinh (tức là học trò được tiến cống lên triều đình) hay Cống sĩ (kẻ sĩ được tiến cống), khoa thi gọi là "Hội thi Cống sĩ" (tức là người đã đỗ thi Hương tụ hội lại ở kinh đô để thi, do đó gọi là thi Hội). Phép thi Hội cũng bốn trường như thi Hương; Cống sĩ đậu ba kỳ là đậu Tam trường thi Hội, vì khoa thi Hội khó nên Tam trường thi Hội đã có thể được bổ nhiệm chức vụ quan trọng; Đậu cả bốn kỳ được công nhận là trúng cách thi Hội, được dự thi Đình, đã là đậu đại khoa, vì thi Đình chỉ xếp hạng Tiến sĩ chứ không loại bỏ ai (tuy nhiên có ngoại lệ, sẽ kể sau). Cống sĩ đỗ đầu gọi là Hội nguyên, nếu không tiếp tục thi Đình thì vẫn chỉ có học vị Cống sĩ.
Một tháng sau thi Hội tổ chức thi Đình tại cung điện để Hoàng đế xếp loại Tiến sĩ. Chỉ sau khi thi Đình, Cống sĩ trúng cách thi Hội mới được xếp loại Tiến sĩ và mới được công nhận là có học vị Tiến sĩ, ngoài Tam khôi và Hoàng giáp, còn lại đều được ban danh hiệu Đồng Tiến sĩ xuất thân (同進士出身, còn gọi là Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân, giống như Thái học sinh thời Lý - Trần), Tiến sĩ đỗ đầu gọi là Đình nguyên (tức Trạng nguyên). Thi Đình đến đây mới chính thức thành lập, học vị đặt ra rõ ràng, truyền đến thời nhà Nguyễn Gia Long.
Đến năm 1828 Minh Mạng đổi cách gọi Sinh đồ thành Tú tài - ông Tú, Hương cống gọi là Cử nhân (cất người, dâng người tài) - ông Cử. Nhà Nguyễn Gia Long cũng bỏ không lấy Trạng nguyên. Như bài trước đã nói, ai đậu cả Giải nguyên, Hội nguyên, Đình nguyên gọi là Tam nguyên, như Nguyễn Khuyến đậu Giải nguyên năm 1864, Hội nguyên và Đình nguyên năm 1871 (Hoàng giáp, khoa này không lấy cả Bảng nhãn, Thám hoa nên Hoàng giáp là Đình nguyên), được gọi là Tam nguyên Yên Đổ.
Bộ chính sử thứ hai của nhà Lê sơ và là bộ quốc sử chính thống cũ nhất còn được lưu truyền nguyên vẹn tới ngày nay, được Lê Thánh Tông vào tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 10 (Kỷ Hợi, 1479) sai sử quan trong Sử quán do Ngô Sĩ Liên đứng đầu, biên soạn. Ngô Sĩ Liên tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, từng giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Vua Bình Định cử đi giao thiệp với quân Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng, đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi Hội Nhâm Tuất, năm thứ 3 Đại Bảo (大寶 hay Thái Bảo 太寶, 1440 - 42) đời Lê Thái Tông, 1442, từng giữ chức Đô Ngự sử đời vị Hoàng đế thứ tư nhà Lê sơ, Thiên Hưng (天興皇帝, tháng mười 1459 - 6 tháng sáu 1460, Lê Nghi Dân [黎宜民, 1439 - 60]) và Lê Thánh Tông rồi bị giáng xuống làm Hữu Thị lang bộ Lễ, Tư nghiệp Quốc Tử Giám kiêm chức Tu soạn ở Sử quán.
Ngô Sĩ Liên đã dựa trên các tác phẩm của Lê Văn Hưu, Hồ Tông Thốc và Phan Phu Tiên chỉnh lý bổ sung tư liệu từ nhiều nguồn dã sử, truyền thuyết, các bản truyện chí, có thể là "Việt điện" hay "Lĩnh Nam" cùng với những lời truyền tụng để biên soạn bộ sử bao quát lịch sử trong hơn bốn thiên niên kỷ. Ngô Sĩ Liên rất mực đề cao “Việt sử cương mục”, tác giả của nó được xem là vượt cả Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, ông viết trong bài tựa:
"Riêng có bộ “Việt sử cương mục”của Hồ Tông Thốc làm là ghi chép thận trọng mà có phương pháp, bình luận sự việc thiết đáng mà không rườm rà, cũng gần hy vọng được. Nhưng sau cơn binh lửa, sách ấy không truyền”Không thấy Ngô Sĩ Liên nhận xét gì về tác phẩm "Việt Nam thế chí" của Hồ Tông Thốc, nhưng chính ông là người đã đi tiếp con đường Hồ Tông Thốc khai sáng, con đường đưa Thời đại Hồng Bàng vào sử, khi chia bộ sử thành hai phần:
"Ngoại kỷ toàn thư" (外紀全書, bắt đầu từ thời điểm truyền thuyết 2879 TTL đến hết năm 938, năm Ngô Quyền [吳權, 898 - 944, 1 trong 14 anh hùng dân tộc tiểu biểu] làm nên trận chung kết lịch sử toàn thắng của dân tộc trong cuộc đọ sức nghìn năm với phương Bắc rên vùng đất trang An Biên ở cửa sông Bạch Đằng [白藤江之战]; Trong khi Lê Văn Hưu thiết lập điểm khởi đầu cho lịch sử là sự việc Triệu Đà thành lập nước Nam Việt thì Ngô Sĩ Liên đi xa hơn nữa khi xác định Vua Kinh Dương và Lạc Long Quân trong truyền thuyết là tổ tiên của người Việt, họ Hồng Bàng là triều đại đầu tiên của người Việt, nghĩa là có trước nhà Hạ [夏朝, ~2100 - 1600 TTL, triều đại đầu tiên trong truyền thuyết của người Hoa Hạ] hơn 600 năm);
và "Bản kỷ toàn thư" (本紀全書, bắt đầu từ năm 939, năm Ngô Quyền lên ngôi Vua [吳王, 939 - 944] thành lập nhà Ngô [吳朝, 939 - 965], trở thành vị vua đầu tiên của dân tộc sau ngìn năm Bắc thuộc, "vua của các vua").
Vua Ngô Quyền không đặt Niên hiệu, không có Miếu hiệu, Thụy hiệu hay Tôn hiệu chính thức mà chỉ có Tôn hiệu không chính thức do các sử gia tôn gọi trong sử sách xưa nay là Ngô Tiên chúa, Vua Tiền Ngô 前吳王, về các "hiệu" này lại sẽ nói sau. Tuy nhiên, sách "Thiền Uyển tập anh" (禪苑集英, tài liệu lịch sử cổ nhất của Đạo Bụt hiện có, soạn quãng đời Lý - Trần, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần) tại Quyển Thượng chép về Thiền phái Vô Ngôn Thông (無言通, 759 - 826, một vị Thiền sư TQ, đệ tử của Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải [百丈懷海, 720-814], theo đúng dòng Thiền của Thiền sư Huệ Năng [慧能, 638 - 713], chủ trương đốn ngộ [giác ngộ nhanh chóng]), gồm 37 thiên, cả thảy 38 vị, trong thiên thứ năm "Đại sư Khuông Việt" có nhắc đến Hoàng đế Ngô Thuận.
Quốc sư Khuông Việt (匡越, 933 - 1011, hậu duệ nhà Ngô, nguyên tên là Ngô Chân Lưu [吳真流, người hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc, sau là thôn Đoài xã Da Hạ, huyện Kim Hoa phủ Bắc Hà, nay là thôn Thụy Hương, huyện Sóc Sơn, Hà Nội], tu chùa Phật Đà ở hương, thuộc đời [hay thế hệ] thứ 4 dòng thiền Vô Ngôn Thông). Ngô Chân Lưu là vị Thiền sư được phong Tăng thống (僧統, sư đứng đầu trông quản Đạo Bụt) đầu tiên trong lịch sử Đạo Bụt VN. "Sử lược" ghi:
"Năm Thái Bình (太平, 970 - 979, niên hiệu của Hoàng đế Đinh Tiên) thứ hai, 971 đặt phẩm trật cho quan văn quan võ, thầy tu và đạo sĩ""Việt sử Toàn thư" cũng chép:
"Năm Thái Bình thứ hai bắt đầu định phẩm cho văn võ Tăng đạo ... Tăng thống Ngô Chân Lưu được vua ban hiệu là Khuông Việt đại sư".Theo "Phả hệ họ Ngô Việt Nam" thì Thiền sư Khuông Việt vốn tên là Ngô Xương Tỷ, con cả Vua Thiên Sách (天策王, 951 - 954, Ngô Xương Ngập [吳昌岌, ? - 954]), anh của Sứ quân [使君, 965 - 968, Ngô Xương Xí [吳昌熾, 944 -> 950 - ?]). "Thiền Uyển tập anh" chép Thiền sư Khuông Việt thuộc dòng dõi Hoàng đế Ngô Thuận. Sách chú thích Hoàng đế Ngô Thuận chính là Vua Ngô Quyền, dù sử chưa từng chép Vua xưng Hoàng đế nhưng không biết vì sao sách lại chép như vậy, có lẽ là tôn xưng.
Do bản gốc của "Đại Việt" được sử dụng trong các tác phẩm của Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên, nên rất khó phân biệt phần do Lê Văn Hưu viết và phần do người khác viết. Nội dung ban đầu của "Đại Việt" chỉ còn lại dưới hình thức 30 lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện và nhân vật lịch sử được ghi lại trong "Toàn thư" rằng: "Lê Văn Hưu viết..." (黎文休曰). Bóng dáng "Đại Việt sử ký tục biên" những lời bình luận của Phan Phu Tiên cũng có thể thấy trong phần ghi chép lịch sử từ Trần Thái Tông đến năm 1427. Ngô Sĩ Liên cho rằng hai bộ sách của họ Lê và họ Phan tuy
"rõ ràng, có thể xem được" (蹟彰可鑒: chương chương khả giám)nhưng
"ghi chép còn có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi có chỗ còn chưa vừa ý" (而記志猶有未僃義例猶有未當文字猶有未安讀者不能無憾焉: nhi ký chí do hữu vị bị, nghĩa lệ do hữu vị thường, văn tự do hữu vị an, độc giả bất năng vô hám yên)vậy nên ông đã sửa chữa, chép lại hai bộ sách này
"có việc nào sót quên thì bổ sung thêm vào, có lệ nào chưa đúng thì cải chính lại, văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi đi, gián hoặc có việc hay dở có thể khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê mùa ở sau" (事有遺忘者補之例有未當者正之文有未安者改之間有善惡可以勸懲者贅鄙見於其後: sự hữu di vong giả bổ chi, lệ hữu vị đáng giả chính chi, văn hữu vị an giả cải chi, gian hữu thiện ác khả dĩ khuyên trừng giả, chuế bỉ kiến ư kì hậu)Mặc dù viết trong bài tựa "Toàn thư" - "Ngoại kỷ":
"Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi"Nhưng Ngô Sĩ Liên lấy văn hóa, văn minh Hoa Hạ làm hệ thống qui chiếu, tỏ rõ cái mặc cảm tự ti dân tộc, cái phong thái mà như Giáo sư Trần Quốc Vượng viết: “Nam nhân Bắc hướng". Trong khi Lê Văn Hưu dành mối quan tâm hàng đầu là nền tự chủ của đất nước trước TQ thì Ngô Sĩ Liên lấy lịch sử TQ làm tiêu chuẩn đánh giá các sự kiện trong lịch sử Việt. Khi bình luận về một sự kiện, một nhân vật Ngô Sĩ Liên thường trích dẫn một đoạn từ các tác phẩm kinh điển của Nho giáo hoặc các tác phẩm khác của TQ như "Tống thư" (宋書, cuốn thứ 6 trong "Nhị thập tứ sử" [二十四史, 24 sách lịch sử, được gọi chung là chính sử TQ], do Thẩm Ước [沈約, 441 - 513] người nhà Lương [梁朝, 502 - 557, còn gọi là nhà Nam Lương 南梁朝] thời Nam - Bắc triều [南北朝, 420 - 589], viết và biên soạn, ghi chép lại các sự kiện lịch sử 60 năm của nhà Lưu Tống [宋朝, 420 - 479]) để làm hoa mỹ thêm lời bình luận của mình.
Xuất phát từ quan điểm Nho giáo, Ngô Sĩ Liên cũng thường đưa ra các nhận xét tiêu cực về các nhân vật lịch sử có hành vi trái ngược với quan điểm Nho giáo, có vẻ như Ngô Sĩ Liên cố gắng xác lập và giảng dạy các nguyên tắc đạo đức dựa trên các khái niệm của Nho giáo, nhiều lần đề cập khái niệm "tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức" của người quân tử, quân tử phải có cả phẩm chất tốt và cách cư xử công bằng. Ngô Sĩ Liên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của người quân tử bằng cách chỉ ra sự khác biệt giữa một người quân tử và một kẻ tiểu nhân hay xác định kết quả đạt được đối với một người quân tử. "Toàn thư" hoàn thành vào tiết đông chí, khoảng tháng Một năm Kỷ Hợi (13/12/1479), gồm 15 quyển, nhưng lại không được khắc in, xuất bản. Ngô Sĩ Liên sau đó còn biên soạn "Tam triều bản kỷ" 三朝本紀, ghi chép lịch sử ba triều Hoàng đế Lê Thái Tổ, Thái Tông và Nhân Tông.
Sách "Việt điện" lại được Tiến sĩ Nguyễn Văn Chất (1422 - ?, đỗ năm 1448 dưới triều Lê Nhân Tông, làm đến Tư nghiệp Quốc tử giám [đứng đầu là chức quan Tế tửu, Tư nghiệp đứng thứ hai sau Tế tửu] và đi sứ sang TQ) soạn thêm phần "Tục biên" gồm 3 truyện.
Sách "Lĩnh Nam" cũng được nhuận chính vào những năm Hồng Đức đời Lê Thánh Tông, Tiến sĩ Vũ Quỳnh (武瓊, 1452 - 1516, đỗ năm Hồng Đức thứ 8, 1478, làm đến Thượng thư các bộ: Công [工部, cơ quan trông coi việc xây dựng thành lũy, đắp đê, xây dựng cầu cống đường sá, việc thổ mộc, tu sửa các công trình khi cần thiết, xây dựng cung điện, lăng tẩm], Binh [兵部, cơ quan quản lý việc binh bị, kén chọn, huấn luyện quan quân, ghi chép binh lính, khí giới, quân lệnh], Lễ, Tư nghiệp Quốc tử giám và Sử quan đô tổng tài) trong bài "Tựa", cho biết ông đã tìm được sách và tiến hành nhuận chính vào năm Hồng Đức thứ 23 (Nhâm Tý, 1492).
Cùng thời gian, Hoàng giáp Kiều Phú (1447 - ?, đỗ khoa Ất Mùi năm Hồng Đức thứ 6, 1476) cùng một số người khác cũng nhuận chính cho sách, đặt nhan đề "Lĩnh Nam chích quái truyện". Trong bài "Hậu tự" đề năm Hồng Đức thứ 24 (Quý Sửu, 1493), Kiều Phú nói rõ mức độ sửa chữa theo quan điểm của ông nhiều hơn, so với bản của Vũ Quỳnh.
Thời Hoàng đế thứ chín nhà Lê sơ, Tương Dực (襄翼皇帝, 1509 - 1516, Lê Oanh [黎瀠 / Lê Trừu 黎晭, 1495 - 1516]), vào năm thứ 3 niên hiệu Hồng Thuận (洪順, 1509 - 1516) 1511, Sử quán Đô Tổng tài Tiến sĩ Vũ Quỳnh soạn xong bộ quốc sử "Đại Việt thông giám thông khảo", gồm 26 quyển, nội dung và thời gian tương tự "Toàn thư" chỉ khác về mặt phân ranh giới giữa "Ngoại kỷ" và "Bản kỷ", bộ sách sau này thất truyền. Năm 1514, Tiến sĩ Lê Tung, (đỗ năm 1484, đời Thánh Tông, vốn tên là Dương Bang Bản, được ban quốc tính và đổi tên là Tung, giữ chức Thiếu bảo, tri Kinh diên sự, tước Đôn thư bá, Thượng thư Bộ Lễ, Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám đời Lê Tương Dực, ông có tham gia khởi nghĩa giúp Giản Tu công Lê Oanh chống Hoàng đế thứ tám nhà Lê sơ, Đoan Khánh [端慶皇帝, 1505 - 09, Lê Tuấn {黎濬, 1488 - 1509}], nổi tiếng là một bạo chúa và hoang dâm, người đời gọi là Quỷ vương 鬼王, Giản Tu công đánh bại tất cả các đạo quân do Đoan Khánh gửi đến, kéo quân vào kinh thành, Đoan Khánh sợ hãi trốn vào phường Nhật Chiêu được ít hôm bị một vệ sĩ cũ bắt được đem nộp cho Giản Tu công, liền giam Đoan Khánh vào cửa Lệ Cảnh, phế truất ngôi vị Hoàng đế, giáng xuống làm Mẫn Lệ công 愍厲公 rồi bức phải uống thuốc độc tự vẫn, xác Đoan Khánh bị đem đi nhét vào súng thần công bắn cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng, sau Lê Y [黎椅, 1506 - 27] lên ngôi Hoàng đế thứ 10 và áp chót nhà Hậu Lê giai đoạn Lê sơ, Chiêu Tông [黎昭皇宗, 1516 - 22] mới đặt tên thụy cho là Hoàng đế Uy Mục 威穆皇帝]), soạn "Việt giám thông giám tổng luận" (越鑑通考總論, trên cơ sở của bộ "Đại Việt thông giám thông khảo"), theo ghi chép của Phan Huy Chú:
"Vũ Quỳnh tiến sách Thông Khảo, Tương Dực đế muốn nhặt những điều cốt yếu để làm tổng luận cho tiện xem, mới sai Lê Tung làm sách này".Vũ Quỳnh còn soạn sách "Tứ triều bản kỷ" 四朝本紀, ghi chép lịch sử bốn triều Hoàng đế Lê Thánh Tông, Hiến Tông, Túc Tông (肅宗皇帝, 1504 - 05, Lê Thuần [黎㵮, 1488 - 1505]) và Lê Uy Mục.
Thời Lê Chiêu Tông, Hoàng giáp Đặng Minh Khiêm vâng mệnh sửa lại sách sử.
Thời Mạc, nho sinh Đoàn Vĩnh Phúc, từng làm việc ở Tú lâm cục, thuộc Hàn lâm viện cũng tham gia bổ sung cho "Lĩnh Nam", Phan Huy Chú viết trong "Lịch triều":
"... Hai quyển trước (ý nói của Vũ Quỳnh và Kiều Phú) là sách cổ truyền, một quyển sau là do người họ Đoàn thời ngụy Mạc, lấy ở U linh tập mà theo ý mình cắn xén để phụ vào sau"Nhà Mạc rất trọng khoa cử, mở nhiều khoa thi theo lệ nhà Lê ba năm một khoa, kén được nhiều nhân tài nên mới chống chọi được với nhà Lê mà giữ Đông Kinh (hay Kinh Kỳ), thời gian này đã trở thành một đô thị sầm uất, người phương Tây đến buôn bán đọc trại âm tên Hán - Việt Đông Kinh thành Tông Kinh (viết là Ton Kin, Ton Kin, Tongking, Tongkin, Tonkin, Tunquin, Tonquin, Tunquini tùy ngôn ngữ, họ cũng dùng Kecho hay Cachao để ghi Kẻ Chợ) trong 65 năm.
Khoa cử thời Mạc có mấy điều đáng chú ý: Khoa thi Hội không chỉ mở ở kinh đô mà còn được mở ở các địa phương, như Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙, 1491–1585) đỗ khoa thi Hội Ất Mùi 1535, năm thứ 6 niên hiệu Đại Chính (大正, 1530 - 40) đời Hoàng đế thứ hai nhà Mạc, Thái Tông (太宗皇帝, 1530 - 40, Mạc Đăng Doanh [莫登瀛, 1500 - 40]) tại Trường thi Hương trấn Hải Dương (làng Mậu Tài, tổng Mao Điền nay thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), vốn được lập ra từ giữa thế kỷ XV để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương, nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội ở đây;
Từ năm thứ tư niên hiệu Thuần Phúc (淳福, 1562 - 65) đời Hoàng đế thứ năm nhà Mạc, Anh Tổ (茂洽皇帝, 1562 - 92, Mạc Mậu Hợp [莫茂洽, 1560 - 92]) 1565, kỳ đệ tứ khoa thi Hội, bài phú phải làm bằng chữ Nôm, một sự kiện chưa từng có trong khoa cử nước ta;
Và nhà Mạc là triều đại duy nhất có người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa bảng Nguyễn Thị Ngọc Toàn (阮氏玉瓚, 1574 - 1654, tên khác Nguyễn Thị Duệ 阮氏叡 / Nguyễn Thị Du 阮氏游) giả trai để dự việc đèn sách, dự thi Hội năm Giáp Ngọ, 1594 đời Hoàng đế thứ tám nhà Mạc và Vua thứ hai họ Mạc thời hậu kỳ ở Cao Bằng, Càn Thống (1592 - 1625, Mạc Kính Cung [莫敬恭, ? - 1625]) và đỗ Thủ khoa.
Khoảng những năm Cảnh Trị ((景治, 1663 - 1671) đời Hoàng đế thứ 19 nhà Hậu Lê và thứ tám giai đoạn Trung hưng, Huyền Tông (玄宗皇帝, 1662 - 71, Lê Duy Vũ [黎維禑 / Lê Duy Hi 黎維禧, 1654 - 71]), Vua thứ ba họ Trịnh (主鄭 / 鄭王, 1599 - 1787, nhân dân, sách vở vẫn gọi là Chúa Trịnh, vọng tộc phong kiến cai trị Bắc Hà [北河, 1599 - 1787, vùng lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh, Quảng Bình trở ra Bắc, nhân dân, sách vở vẫn gọi là Đàng Ngoài], kinh đô tại Đông Kinh, và vì Đông Kinh là trung tâm hành chính và thương mại Bắc Hà nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Bắc Hà, Tonkinoise, Tunquini... tức là Vương quốc Đông Kinh hay nước An Nam 安南國) là Tây Định (西定王, 1657 - 82, Trịnh Tạc [鄭柞, 1606 - 82]) giao cho một nhóm văn quan, khảo đính các bộ quốc sử cũ đồng thời biên soạn quốc sử tiếp nối từ năm 1533 khi nhà Hậu Lê bắt đầu Trung hưng đến năm 1662 cuối đời Hoàng đế thứ 17 / 19 nhà Hậu Lê và thứ sáu / tám giai đoạn Trung hưng, Thần Tông (神宗皇帝, 1619 - 43 và 1649 - 62, Lê Duy Kỳ [黎維祺, 1607 - 62]) nhằm khắc in ban hành cho cả nước. Chủ biên là Quốc lão Thái bảo Yên Quận công, Phạm Công Trứ (范公著, 1600 - 75) đang giữ cương vị Tham tụng (参從, chức Tể tướng 宰相 thay cho tên gọi "Bình chương quân quốc trọng sự" [平章軍國重] bắt đầu từ thời Vua Trịnh thứ nhất, Bình An [平安王, 1599 - 1623, Trịnh Tùng {鄭松, 1550 - 1623}] cho đến Vua Trịnh thứ 10 Đoan Nam [端南王, 1782 - 86, Trịnh Tông {鄭棕 / Trịnh Khải 鄭楷, 1763 - 86}]).
Công việc khảo đính các bộ quốc sử cũ, theo Phạm Công Trứ, gồm trước tác của Ngô Sĩ Liên và Vũ Quỳnh, ghi chép lịch sử từ thời họ Hồng Bàng cho đến trước đời Lê Thái Tổ, năm 1428 và "sách trước" (前書: tiền thư, có lẽ là bản thảo của Quốc sử quán, có thể là "Tam triều bản kỷ" của Ngô Sĩ Liên, "Tứ triều bản kỷ" của Vũ Quỳnh và thậm chí có thể cả các bản thảo ghi chép trong khoảng 1527 - 1533 khi nhà Hậu Lê chưa Trung hưng) chép từ đời Lê Thái Tổ đến đời Hoàng đế thứ 11 nhà Hậu Lê và cuối cùng giai đoạn Lê sơ, Cung Hoàng (恭宗皇帝, 1522 - 27, Lê Xuân [黎椿, 1507 - 27]).
Theo ghi chép của Phạm Công Trứ bộ sử "Đại Việt thông giám thông khảo" của Vũ Quỳnh chép từ Thời đại Hồng Bàng đến Vua Vạn Thắng (萬勝王, 967 - 967, Đinh Bộ Lĩnh [丁部領, 924 - 979]) dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là "Ngoại kỷ" và "Bản kỷ" chép từ lúc Vua Vạn Thắng xưng Hoàng đế Đại Thắng Minh, lập ra nhà Đinh đặt tên nước là Đại Cồ Việt, triều đại mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ tự chủ với một chế độ đứng đầu bởi một Hoàng đế của nước Việt, mở nền chính thống cho thời đại phong kiến độc lập đến đầu thời Lê Thái Tổ. Phạm Công Trứ đã ảnh hưởng quan điểm này của Vũ Quỳnh và chép mở đầu phần "Bản kỷ" bộ quốc sử mới cũng từ triều Đinh. Trong văn bản bộ quốc sử mới, những lời bình luận các sự kiện lịch sử của Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh được chép rõ "sử thần Ngô Sĩ Liên bàn" 史臣吳士連曰, "Sử thần Vũ Quỳnh bàn" 史臣武瓊曰. Tổng luận của Lê Tung được các soạn giả đưa toàn bộ vào phần đầu của bộ quốc sử mới.
Để biên soạn tiếp nối quốc sử, ngoài "Tam triều bản kỷ", "Tứ triều bản kỷ" còn có những bản thảo ghi chép nhiều đời sau, bị sử gia theo nhau sao lục nhầm lẫn mà Phạm Công Trứ gọi là tệ: "hợi 亥 lầm ra thỉ 豕, ngư 魚 lầm ra lỗ 魯" (vì tự dạng chữ hợi 亥 gần giống chữ thỉ 豕, tự dạng chữ ngư 魚 gần giống chữ lỗ 魯 nên hay viết nhầm, chữ tác 作 đánh chữ tộ 祚, chữ ngộ 遇 thành chữ quá 過) cho nên phải hiệu đính để "rửa bỏ được thói quen theo nhau lâu dài ấy" (洗相沿之故習, tẩy tương duyên chi cố tập). Các soạn giả đã tìm đến khá nhiều các nguồn tư liệu bên ngoài triều đình như "Sử ký dã biên" 史記野編, "Dã sử của Đăng Bính", "sách sót lại của người đương thời dâng hiến" ... trong bộ quốc sử mới ghi rõ một lời bàn khá dài của Đăng Bính (lai lịch tới nay chưa rõ ràng) ở cuối phần "Bản kỷ thực lục", tỏ rõ thái độ phê phán nhà Mạc và Hoàng đế sáng lập Thái Tổ (太祖皇帝, 1527 - 29, Mạc Đăng Dung), bênh vực và ngợi ca nhà Lê trung hưng.
Bộ quốc sử hoàn thành vào mùa thu năm Ất Tỵ niên hiệu Cảnh Trị thứ 3, tức là năm 1665, cũng mang tên "Toàn thư", chép từ Thời đại Hồng Bàng đến hết năm 967 khi nhà Đinh được thành lập, thống nhất đất nước là "Ngoại kỷ" (hiệu đính sử cũ); "Bản kỷ toàn thư" (本紀全書, hiệu đính sử cũ) chép từ năm 968 đời Đinh Tiên Hoàng đến hết năm 1433 kết thúc triều đại Lê Thái Tổ; "Bản kỷ thực lục" (本紀寔錄, hiệu đính sử cũ và chỉnh lý sách trước) chép từ năm 1434 đời Lê Thái Tông đến hết năm 1527 khi nhà Lê sơ sụp đổ, nhà Mạc thành lập và phụ chép lịch sử từ năm 1527 đến năm 1532 khi nhà Hậu Lê chưa Trung hưng; "Bản kỷ tục biên" (本紀續編, viết mới) chép từ năm 1533 đời Lê Trang Tông đến khi Lê Thần Tông băng hà năm 1662, dài hơn 235 năm so với "Toàn thư" của Ngô Sĩ Liên, gồm 23 quyển. Năm 1676, sau khi Phạm Công Trứ mất, Vua Trịnh giao công việc sửa quốc sử cho Tham tụng kiêm Thượng thư Bộ Công Hồ Sĩ Dương (胡士揚, 1621 - 1681, hậu duệ Hồ Tông Thốc).
Khoảng năm 1679, Tiến sĩ Nguyễn Nam Kim đã làm thêm phần "Tục biên" cho "Lĩnh Nam" gồm 4 truyện. "Việt điện" được Tiến sĩ Cao Huy Diệu (người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nội tổ của danh sĩ Cao Bá Quát [高伯适, 1809 -1855], đỗ Sinh đồ năm 1707, Tiến sĩ năm 1715 đời Hoàng đế thứ 22 nhà Hậu Lê và thứ 11 giai đoạn Trung hưng, Dụ Tông [裕宗皇帝, 1705 - 1731, Lê Duy Đường {黎維禟 / 黎維禎, 1679 - 1731}]), được bổ làm tri huyện Quốc Oai, sau lần lượt trải chức Giám tu Quốc sử, Thị lang (侍郎, chức quan phó của quan đứng đầu) Bộ Lại (吏部, cơ quan giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn), Thượng thư (尚書, chức quan đứng đầu) Bộ Hộ (戸部, cơ quan giữ việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khoá, muối và sắt, điều hòa nguồn của cải nhà nước, có sách chép Bộ Lại), khi còn ở chức Giám tu, đã ra công viết bổ chú và phần tiếm bình. Tham gia sửa chữa với Cao Huy Diệu còn có người cùng thời là Lê Hữu Hỷ người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, đỗ Đồng tiến sĩ năm 1700, làm quan đến Giám sát ngự sử đốc đồng Sơn Tây.
Năm 1681, Hồ Sĩ Dương mất, đến khoảng năm 1697 công việc biên soạn quốc sử được Vua thứ tư họ Trịnh, Định Nam (定南王, 1682 - 1709, Trịnh Căn [鄭根, 1633 - 1709]) giao cho một nhóm văn thần do Tham tụng kiêm Thượng thự Bộ Hình Lê Hy (1646 - 1702) đứng đầu, khảo đính bộ "Toàn thư". Đối với thành quả của nhóm Phạm Công Trứ trước đó ba thập kỷ, Lê Hy tự nhận mình chỉ "chỗ nào sai thì sửa lại, chỗ nào đúng thì chép lấy" (訛者正之純者録之, ngoa giả chính chi, thuần giả lục chi) còn thế thứ, phàm lệ, niên biểu đều theo đúng như sử cũ.
Nhóm Lê Hy đã sửa lại nhiều chi tiết sai lệch về lịch pháp và thiên văn trong bản "Toàn thư" của nhóm Phạm Công Trứ, cô gọn lời văn, cắt bỏ hoặc bổ sung nhiều sự kiện lịch sử. Đồng thời "tìm kiếm chuyện cũ, tham khảo các sách dã sử loại biên" (蓃獵舊跡參諸野史, sưu liệp cựu tích tham chư dã sử) biên soạn tiếp lịch sử từ năm Cảnh Trị thứ nhất đời Lê Huyền Tông (1663) đến hết đời Hoàng đế thứ 20 nhà Hậu Lê và thứ 9 giai đoạn Trung hưng, Gia Tông (嘉宗皇帝, 1671 - 75, Lê Duy Cối [黎維禬, 1661 - 75]), nối tiếp "Bản kỷ tục biên". Bộ quốc sử hoàn thành vẫn lấy tên "Toàn thư", được khắc in toàn bộ toàn bộ 24 quyển và ban bố phát hành đầy đủ vào mùa đông năm thứ 18 niên hiệu Chính Hòa (正和, 1680 - 1705) đời Hoàng đế thứ 20 nhà Hậu Lê và thứ 9 giai đoạn Trung hưng, Hy Tông (僖宗皇帝, 1675 - 1705, Lê Duy Cáp [黎維祫, 1663 -1716]), Đinh Sửu 1697. Các bộ quốc sử sau này như "Đại Việt sử ký tiền biên" (大越史記前編, của Ngô Thì Sĩ, viết tắt "Tiền biên"), "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" (欽定越史通鑑綱, do Quốc sử quán triều Nguyễn Gia Long soạn thảo vào khoảng năm 1856 - 1884, viết tắt "Khâm định" ... đều được biên soạn dựa trên cơ sở của bộ "Toàn thư" này.
Năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757), Ôn Quận công 温郡公 Vũ Khâm Thận (武欽慎, 1680 - 1731, đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân năm Đinh Mùi 1727, sau đổi tên là Lân) đã góp thêm nhiều truyện mới cho "Lĩnh Nam", ở truyện "Trành quỷ hiển linh truyện" có chua rõ là do Vũ Khâm Lân ghi lại.
Năm 1771, Kim Muội Liễn (không rõ lai lịch), đã phụng lục và kiểm xét cho "Việt điện". Danh sĩ họ Gia Cát ở Hồng Đô, tỉnh Hải Dương, từng làm Chủ bạ Bộ Lễ năm 1774 thêm vào non 20 truyện, bớt đi hoặc viết hẳn lại một số truyện, đặt lại tên sách là "Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập" (Sửa sang, mô phỏng và bình giải mới tập truyện về cõi u linh của nước Việt), viết bài "Tựa" có đoạn:
"... tập sách này làm ra từ triều Lý, từ trước sách chép của Lê Văn Hưu, để ghi lại các sự việc... Kịp đến triều Trần, chàng họ Lý (chỉ Lý Tế Xuyên) lại làm nối theo phần cuối, sưu tầm rộng khắp, góp thành tập sách này..."Ngoài ra, còn có Lê Tự Chi, Tam Thanh quán đạo nhân, Nguyễn Hầu, Nguyễn Đình Giản, v.v... cũng đã đóng góp ít nhiều cho "Lĩnh Nam".
Cũng khoảng thời gian này, Ngô Thì Sĩ đã biên soạn các sách sử: "Việt sử tiêu án" (越史標案, "Những nghi án nêu lên trong sử Việt" hoàn thành năm 1775, chép những nghi án từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn ngoại thuộc nhà Minh, viết tắt "Tiêu án") và "Tiền biên". "Tiền biên" chép lịch sử từ Thời đại Hồng Bàng đến Ngô sứ quân gồm 7 quyển là "Ngoại kỷ", từ nhà Đinh đến hết thuộc Minh, gồm 10 quyển là "Bản kỷ". Phần đầu sách liệt kê danh sách các nhà sử học: Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Lê Tung, Tả tướng Nguyễn Nghiễm (阮儼, 1708 - 76), Ngô Thì Sĩ. Bình luận các sự kiện và nhân vật, người biên soạn có trích lời bàn của các sử gia trên, bài tổng luận của Lê Tung được chép toàn bộ,
Hai bộ sách này của Ngô Thì Sĩ là hai công trình có giá trị lớn, thể hiện rõ ông là nhà sử học vừa có tinh thần làm việc khoa học cẩn trọng, có nhiều phát hiện mới và suy nghĩ riêng, vừa có ngòi bút viết sử sinh động, lôi cuốn người đọc. Ông đã tra cứu bổ sung được khá nhiều sự kiện, góp phần cải chính khá nhiều sai lầm trong "Toàn thư" và kể cả sử TQ như "Lương thư" (梁書, cuốn thứ 8 trong "Nhị thập tứ sử", nằm trong bộ "Đường sơ bát sử" [唐初八史, tám bộ sử biên soạn từ năm 636 đến 659, chép về thời trước nhà Đường 唐朝, 618 - 907], do Diêu Tư Liêm [姚思廉, 557 - 637)] sống ở đầu đời Đường kế thừa cha là Diêu Sát đời Nam Trần [南朝陳, 557 - 589] biên soạn, ghi chép lịch sử hưng thịnh, suy vong Tiêu Diễn [蕭衍, 464 - 549] năm 502 kiến quốc nhà Lương thời Nam - Bắc triều, trở thành Lương Vũ Đế [梁武帝, 502 - 549] cho đến khi Lương Kính Đế [梁敬帝, 555 - 557, Tiêu Phương Trí {蕭方智, 543 – 558}] bị Trần Bá Tiên phế truất năm 557) mà chính bộ "Khâm định" về sau đã công nhận và bổ biên sửa chữa.
¤¤¤
Chôm chỉa từ:
Các tài liệu đã liệt kê trong "Ngày xửa ngày xưa" và:
¤ Ủy ban Khoa học Xã hội:
- Lịch sử văn học Việt Nam, Ủy ban Khoa học Xã hội, Nxb. Khoa học Xã hộii, Hà Nội, 2000
¤ Viện nghiên cứu Hán - Nôm:
- Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Trần Văn Giáp, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003
• Mục "Ngô gia văn phái"
- Văn học thế kỷ X - XIV, Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004
- Văn học thế kỷ XVIII, Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Nbx. Khoa học Xã hội, 2004
- Cơ sở văn bản học Hán - Nôm, Ngô Đức Thọ - Trịnh Khắc Mạnh, Nxb. Khoa học Xã hội, 2007
¤ Lịch sử:
- Việt sử lược và Đại Việt sử ký, Yamamoto Tatsuro, Đông Dương học báo, tháng 4/1932
- Đại Việt sử ký chí soạn tu dữ truyền bản; Soạn niên, tài liệu và truyền bản của An Nam chí lược, Trần Kính Hòa; in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (Tập 1), Nxb. Thanh Niên, 2012
- Lược khảo về khoa cử Việt Nam, Trần Văn Giáp ,1941
- Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990
- Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002
- Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Ban Liên lạc họ Ngô Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2003
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Lê Mạnh Thát, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
- Mười cuộc cải cách, đổi mới trong lịch sử Việt Nam, Văn Tạo, Nxb. Đại học Sư phạm, 2006
- Đại Việt sử ký toàn thư: Tác giả - Văn bản - Tác phẩm, Phan Huy Lê, 2009
¤ Nhân vật:
- Lê Quý Đôn. Bùi Hạnh Cẩn, Nxb. Văn hóa, 1985
- Ngô Thì Sĩ, Trần Thị Băng Thanh, Nxb. Hà Nội, 1987
- Tiểu sử Lê Quý Đôn trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Tập 6), Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992
- Thư tịch Hán Nôm viết về Nguyễn Thị Ngọc Toàn, bà Tiến sĩ triều Mạc trong tập sách Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Nxb. Hà Nội, 1996
- Toàn tập Trần Thái Tông, Lê Mạnh Thát, Nxb. Thành phố Hồ Chí Mi nh, 2004
- Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006
- Hồ Tông Thốc, Nguyễn Trung Hiền (in trong Người xứ Nghệ Tập 2), Nxb Nghệ An, 2007
- Danh nhân trong lịch sử Việt Nam, Tạ Ngọc Liễn, Nxb. Thanh Niên, 2008
- Con người và sự nghiệp Lê Quý Đôn trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (Tập 3), Văn Tân, Nxb. Thanh Niên, 2012
¤ Văn học:
- Thơ văn Lý Trần, tập II - quyển thượng, Nguyễn Huệ Chi - Trần Thị Băng Thanh - Đỗ Văn Hỷ - Trần Tú Châu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988
- Thiền uyển tập anh (Anh tú Vườn Thiền), Ngô Đức Thọ đồng dịch, Nxb. Văn học, 1993
- Lĩnh Nam chích quái lục, trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (Tập 1), Nguyễn Đăng Na, Nxb. Giáo dục, 1997
- Nghiên cứu về Thiền Uyển tập anh, Lê Mạnh Thát, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999
¤ Tạp chí:
+ Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội:
• Số 101, tháng 8/1967
- Về quê hương của Ngô Quyền, Trần Quốc Vượng
¤ Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004:
• Nguyễn Huệ Chi:
- Mục từ "An Nam chí lược"
- Mục từ "Lĩnh Nam chích quái"
- Mục từ "Phan Phu Thiên"
- Mục từ "Trần Cảnh"
• Nguyễn Phương Chi:
- Mục từ "Việt điện U Linh tập"
• Phạm Ngọc Lan:
- Mục từ "Thiền Uyển tập anh"
• Nguyễn Lộc:
- Mục từ "Lê Quý Đôn"
• Bùi Duy Tân:
- Mục từ "Đặng Minh Khiêm
• Phạm Tú Châu:
- Mục từ "Phạm Thì Chí "
• Nguyễn Lộc:
- Mục từ "Ngô gia văn phái"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét