Hiển thị các bài đăng có nhãn người. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người. Hiển thị tất cả bài đăng

09 tháng 5 2014

Hồ sơ WWII : Thiên tài hay kẻ bịp bợm

Auchinleck, Richard O’Connor, Benard Montgomery là những viên tướng của quân đội Anh đã đi vào lịch sử trong trận chiến sa mạc những năm 1940 -1943.Trong số những tài liệu viết về giai đoạn này, cuốn “Những viên tướng sa mạc” của tác giả Correlli Barnett đã gây ra nhiều tranh cãi khi đề cập đến vai trò của trung tướng Benard Montgomery trong chiến thắng của trận Alamein thứ hai. Tướng Montgomery đã chỉ huy quân đồng minh, cụ thể là quân Anh, giành chiến thắng trong trận chiến này, song tác giả Barnett lại cho rằng, tướng Montgomery chỉ là một người khoa trương, đã giành lấy công lao của người khác và che giấu sự yếu kém của mình trong việc chỉ huy sai, thiếu niềm tin.
Tướng O’Connor – Người không gặp thời
Năm 1942, khi quân đồng minh, dưới sự chỉ huy của tướng Claude Auchinleck (21/6/1884 – 23/3/1981), đang giành được những lợi thế trên chiến trường thì có sự thay đổi ở cấp chỉ huy. Tướng Montgomery trở thành người lãnh đạo mới của quân đồng minh và đã chỉ huy quân đồng minh giành chiến thắng trong trận Alamein thứ hai (23/10 – 3/11/1942). Tuy nhiên, theo tác giả Barnett, tướng Montgomery cần phải chia sẻ thành công này với những người tiền nhiệm. Trận Alamein cũng bị đánh giá là một trận chiến đầy tốn kém, không cần thiết và thiếu sự phối hợp hiệu quả.
O'Connor Tướng Richard O’Connor.
Trận chiến sa mạc mở màn với đợt tấn công vào Ai Cập của quân đội Italia từ ngày 13 – 18/9/1940. Bất chấp việc có được lợi thế về mặt quân số, quân đội của tướng Rodolfo Graziani (11/8/1882 – 11/1/1955), một trong những chỉ huy của trùm phát xít Benito Mussolini làm nhiệm vụ tại những chiến trường thuộc địa của Italia tại Libi và Êthiôpia trước và trong Thế Chiến II, chỉ tiến được một đoạn ngắn sau khi vượt qua biên giới Libi. Sau đó, cánh quân này đã đóng dọc từ thị trấn Sidi Barrani đến khu vực sa mạc.
Benard Montgomery Tướng Benard Montgomery theo dõi đơn vị xe tăng quân Anh triển khai trên chiến trường Bắc Phi.
Trước tình thế này, tướng Archibald Wavell, Tổng chỉ huy mặt trận trung tâm và phía đông của Anh, sắp đặt và triển khai lại các lực lượng nhằm đối chọi với hai mũi giáp công của quân Italia, một từ phía Libi của Graziani, một từ phía Ethiôpia. Theo đánh giá của tác giả Barnett, tướng Wavell là “một trong những chiến binh vĩ đại nhất trong lịch sử quân đội Anh và là một trong những nhân vật kiệt xuất trong Thế Chiến II”.
Chỉ huy trên chiến trường của Wavell cùng với lực lượng sa mạc miền Đông là thiếu tướng Richard O’Connor, người được đánh giá là “một người đàn ông có ngoại hình nhỏ bé và luôn giữ thái độ nhã nhặn”. Dưới sự chỉ huy của O’Connor, tình thế trên chiến trường đã có những xoay chuyển. Điều này được thể hiện rõ trong khoảng thời gian 10 tuần, từ 9/12/1940 đến 9/2/1941. Lực lượng của O’Connor’, gồm 31.000 quân, 275 xe tăng và 120 khẩu pháo, với sự yểm trợ của Không quân và Hải quân Hoàng gia, đã đột phá được tuyến phòng thủ của quân Italia ở Sidi Barrani.
Tobruk Quân đồng minh chiến đấu tại thị trấn Tobruk.
Trước sức tấn công mãnh liệt của quân Anh, vốn giành được ưu thế nhờ sức mạnh của những chiếc xe tăng Matilda, quân Italia đã bị đẩy ra khỏi Ai Cập vào giữa tháng 12. Dưới sự chỉ huy của tướng Wavell, quân của O’Connor đã bao vây và chiếm được thị trấn duyên hải Bardia. Tiếp đó, quân Anh đã giành chiến thắng trong những trận chiến ở Tobruk và Beda Fomm. Như vậy là chỉ trong hai tháng, đoàn quân do Wavell và O’Connor chỉ huy đã tiến được 800 dặm, tương đương 1.300 km, tiêu diệt được 10 sư đoàn của Italia, bắt giữ được 130.000 tù binh, 1.290 khẩu súng và 400 xe tăng. Chỉ với 30.000 quân song dưới sự chỉ huy của tướng O’Connor, thế trận phòng ngự của quân Italia đã bị đột phá. Theo thống kê, quân của O’Connor mất 476 người, 1.255 người bị thương và 43 người mất tích.
Nhận xét về trận chiến này, tác giả Barnett viết: “Đây là một chiến dịch mang tầm vóc hiện đại. Bắt đầu bằng cách dàn xếp các đơn vị quân, tiếp đó là việc tăng cường sức tấn công sau khi cải thiện được nguồn cung. Trận chiến kết thúc bằng một chiến lược táo bạo. Đó là một trận chiến không khoan nhượng”.
Tướng O’Connor từng khẳng định với cấp trên rằng ông có thể đánh thẳng tới Tripôli và chấm dứt cuộc chiến ở Bắc Phi. Trên thực tế, điều này đã có thể xảy ra. Trong chiến tranh, thời khắc tiến hành tấn công phụ thuộc vào sự mệt mỏi về tinh thần và kiệt quệ về thể xác của đối phương. Đó là thời điểm bên thua thường lui về cố thủ. Tuy nhiên, bên muốn tiến công cũng gặp những vấn đề về hậu cần, như nguồn cung cấp nước, nhiên liệu, đạn dược và quân tiếp ứng cho tiền tuyến. Vào đầu tháng 2/1941, tất cả lực lượng của quân Trục tại Bắc Phi đã bị tiêu diệt và những tàn quân không còn ý chí chiến đấu. Song điều ảnh hưởng tới mong muốn tiến thẳng tới Tripôli của tướng O’Connor chính là quyết định của Thủ tướng Anh Winston Churchill, người đã điều bớt quân sang tăng cường cho chiến trận ở Hy Lạp. Nhờ vậy, quân Trục đã có thời gian để chỉnh đốn lại hàng ngũ.
Rommel – “Ác mộng” của quân Đồng minh
Ngày 24/3/1941, “cơn ác mộng” của quân Đồng minh đã xuất hiện. Tướng Erwin Rommel (1891-1944) khét tiếng đã được cử đến Libi vào đầu năm 1941 cùng với sư đoàn Tia chớp số 5, sau trở thành Sư đoàn Thiết giáp số 21, có nhiệm vụ hỗ trợ quân Italia đang sa sút tinh thần vì những thiệt hại do quân Đồng minh gây ra trong chiến dịch do tướng O’Connor chỉ huy. Được đánh giá một là trong những viên tướng có tài thao lược nhất của phát xít Đức trong Thế chiến thứ II, Rommel, người còn có biệt danh là “Cáo sa mạc”, đã quyết định tiến hành phản công. Với sức mạnh của Sư đoàn thiết giáp 21, quân Đức đã giáng những đòn sấm sét đầy bất ngờ vào quân của tướng O’Connor. Tình thế bất ngờ đảo chiều khi sư đoàn này vượt qua khu vực núi rừng Jebel Akhdar để tiến tới thành phố chiến lược Tobruk vào ngày 10/4. Trước sức tấn công mạnh mẽ của quân Đức và Italia, tướng O’Connor đã đi lạc vào khu vực kiểm soát của quân địch và bị bắt giữ.
Claude Auchinleck Tướng Claude Auchinleck.
Tuy vậy, đà tiến công của đội quân do Rommel chỉ huy cuối cùng cũng bị chặn lại ở Sollum vào ngày 14/4, nhưng những gì xảy ra đã thay đổi thế trận trên chiến trường. Tất cả thành quả mà đội quân của O’Connor giành được trong phút chốc đã tan biến.
Thất bại của quân Anh đã gia tăng sức ép lên tướng Wavell, buộc ông phải chuẩn bị phương án cho một cuộc phản công quân Đức ở thành phố cảng Tobruk, phía đông bờ Địa Trung Hải của Libi. Thất bại dự đoán được của tướng Wavell đã được dùng làm cơ hội để tướng Claude Auchinleck loại ông khỏi chiến trường. Đây cũng được coi là một cách nhằm tháo gỡ những sức ép từ chính trường. Nhận định về quyết định này, tác giả Barnett cho rằng đó là một sai lầm tai hại. Ông viết: “Không có lý do nào được đưa ra nhằm giảm nhẹ trách nhiệm cho Wavell. Quyết định thay thế Wavell được coi như vật hiến tế che đậy cho những sai lầm của cá nhân Thủ tướng Churchill”.
Gazala Xe tăng Đức tại chiến trường Gazala.
Sau đó, tướng Auchinleck lần đầu bổ nhiệm tướng Alan Cunningham (1/5/1887-30/1/1983) tới làm chỉ huy tại tập đoàn quân số 8 vừa mới thành lập. Trước đó, Cunningham từng thể hiện khá tốt vai trò trong chiến dịch Đông Phi, vì vậy tên tuổi của nhà chỉ huy này được biết đến nhiều hơn O’Connor của chiến dịch Hè năm 1941. Tuy nhiên, quy mô cuộc chiến ở sa mạc miền Đông, sự chuyên nghiệp của quân đoàn Phi châu, những thiết bị hiện đại của Đức và khả năng chỉ huy tài tình của tướng Rommel đã làm cho tướng Cunningham không thể hiện được gì nhiều kể từ sau khi được bổ nhiệm. Căng thẳng, mệt mỏi và mất bình tĩnh, tướng Cunningham đã vội vàng dồn lực cho cuộc tấn công “Crusader” trong nỗ lực lần thứ hai quân Anh tìm cách giành lại thành phố cảng Tobruk. Tuy nhiên, những thất bại trong các cuộc giao tranh với quân của Rommel đã làm cho tướng Cunningham mất chức, buộc tướng Auchinleck phải lên nắm quyền chỉ huy. Nhờ vậy, quân Anh đã kịp giành lại thế trận trước sức áp đảo của quân Đức.
Erwin Rommel 2 Tướng Erwin Rommel cùng các chỉ huy của quân Đức và Italia.
Nhờ những thay đổi ở cấp chỉ huy, quân Đồng minh giành lại lợi thế. Bất chấp những thiệt hại nặng nề, tập đoàn quân số 8 đã đẩy lùi quân Trục về thành phố duyên hải El Agheila. Sau đó, tướng Auchinleck bổ nhiệm tướng Neil Ritchie (29/7/1897-11/12/1983) làm chỉ huy tập đoàn quân số 8. Tuy nhiên, đây lại là một quyết định không mang lại thành công của tướng Auchinleck. Trong bối cảnh mặt trận ở thành phố Agedabia, phía đông bán đảo Cyrenaica, dần ổn định, Rommel quyết định tổ chức phản công, chọc thủng tuyến phòng ngự của quân Anh vào ngày 22/1/1942 và buộc tập đoàn quân số 8 phải lùi về Gazala vào ngày 4/2/1942. Cũng tại đây, bốn tháng sau đó, chiến trận trở nên bế tắc khi hai bên tranh thủ thời gian để chỉnh đốn lại quân ngũ và vũ khí chờ cơ hội tấn công.
Một trận chiến quyết liệt khác đã diễn ra khi tướng Rommel tấn công những vị trí của quân Anh ở Gazala trong giai đoạn từ 28/5 – 13/6/1942. Lần này, quân Anh đã phải rút lui. Một lần nữa, Auchinleck đã phải nắm quyền trực tiếp rồi chỉ huy một trận đánh nhằm trì hoãn đà tiến của đối phương ở thị trấn Mersa Matruh vào ngày 28/9 trước khi buộc phải lùi về Alamein-Alam Halfa. Tuy vậy, Tobruk đã thất thủ khi quân Anh giương cờ trắng vào ngày 21/6/1942.
Alamein – Nơi Auchinleck để lại dấu ấn
Tình hình của quân Anh tại chiến trường sa mạc đã gây ra nhiều trở ngại cho phe Đồng minh. Thị trấn El-Alamein chính là phòng tuyến cuối cùng trước khi quân Trục có thể tiến đến Alexandria, Cairo và kênh đào Suez. Lúc đó, Rommel đang âm mưu tiến hành một cuộc tấn công chiến lược mang tính quyết định. Vì vậy, viên chỉ huy này đã tính dùng những binh sĩ có kinh nghiệm chiến đấu trên sa mạc để tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào đoàn quân mà ông cho rằng đang mất tinh thần chiến đấu.
Tuy vậy, với địa hình hiểm trở, cụ thể nhất là vùng hoang mạc Quattara Depression, nơi được đánh giá là cứ điểm chiến lược của thị trấn Alamein và là nơi những phương tiện cơ giới cỡ lớn khó có thể băng qua, quân Anh đã tập trung phòng thủ ở phòng tuyến này. Từ đây, một loạt thị trấn như Miteiriya, Ruweisat và Alam Halfa đã trở thành những cứ điểm “vệ tinh” cho Alamein. Một tuyến phòng ngự kéo từ tây sang đông đã được quân Anh lập ra nhằm bảo vệ trận tuyến cũng như chờ cơ hội tiến hành phản công. Tướng Auchinleck, với sự hỗ trợ của Thiếu tướng Eric “Chinhk” Dorman-Smith, đã nhận thấy điểm đặc biệt ở Alamein, nơi Rommel đã phải dừng bước sau chiến thắng của quân Anh tại trận chiến đầu tiên tại Alamein trong giai đoạn 1-27/7/1942.
Một lần nữa, chiến trận lại trở nên căng thẳng song lần này, tất cả đã nằm trong sự toan tính của quân Anh. Theo đó, Thiếu tướng Dorman-Smoth đã thấy được tầm quan trọng trong việc phải chọc thủng thế trận của quân Italia, buộc tướng Rommel dùng đến những đơn vị tinh nhuệ của quân Đức nhằm hạn chế khoảng trống và tính toán về phương thức phản công. Vào thời điểm này, tướng Rommel không còn nghi ngờ gì về tài chỉ huy của đối phương. Trong bức thư gửi về cho vợ, tác giả Barnett đã viết: “Quân Anh sử dụng chủ yếu là bộ binh để tấn công lần lượt vào các vị trí của quân đội Italia và sau đó, quân Đức quá yếu để có thể tự duy trì thế trận”.
Như vậy, tướng Auchinleck đã chặn đứng được đà tiến của quân đối phương ngay trước cửa ngõ tiến vào Ai Cập. Sau đó, ông đã tính tới việc tăng cường lại sức mạnh để chuẩn bị cho một đợn tấn công. Tướng Dorman-Smith đã viết một báo cáo có tiêu đề “Đánh giá về tình thế ở chiến trường sa mạc phía đông” vào ngày 27/7/1942, trong đó kết luận rằng quân Anh không còn bị đe dọa, song quân đối phương vào thời điểm hiện tại còn quá mạnh để có thể phản công. Vì vậy, kế hoạch dài hạn chỉ ra rằng cần “huấn luyện những sư đoàn mới để tiến hành phản công, có thể là bắt đầu vào cuối tháng 9″.
Tuy nhiên, vào ngày 13/9/1942, trong chuyến thăm cá nhân của Thủ tướng Anh tới chiến trường sa mạc phía đông, tướng Auchinleck đã bị cho thôi chức. Quyết định này được cho là không phải do tình hình trên chiến trường mà là do một cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến Thủ tướng. Năm 1942, quân Anh hứng chịu ba thất bại lớn trên mặt đất. Đó là tại chiến trường Xinhgapo, Miến Điện và Tobruk.
Tại chiến trường Xinhgapo, quân Anh đã thúc thủ sau khi tướng Anh Arthur Percival đầu hàng quân Nhật do tướng Tomoyuki Yamashita chỉ huy. Khoảng 80.000 quân Anh và các nước đồng minh đã trở thành tù binh sau trận chiến, chưa kể 50.000 tù binh khác bị quân Nhật bắt trong trận chiến Malaixia. Với Thủ tướng Winston Churchill, đây là một “thảm họa tồi tệ nhất” và là “cuộc đầu hàng lớn nhất” trong lịch sử nước Anh. Vì vậy, khi 35.000 quân Anh đầu hàng tại Tobruk, đó là lần “bẽ mặt” thứ hai chỉ trong một thời gian ngắn đối với Thủ tướng Churchill. Chưa kể, khi nhận được tin báo từ chiến trường Bắc Phi về, nhà lãnh đạo của Anh đang ở Mỹ để hội đàm về tình hình chiến sự trên thế giới với Tổng thống Roosevelt. Những thất bại nặng nề này đã buộc Thủ tướng Churchill phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. Ngoài ra, năm đó cũng là một năm mất mát của quân Anh khi quân Nhật đã đánh đắm tàu chiến Prince of Wales và chiếc Repulse, chiến dịch tàu ngầm U-boat của Đức đã gây ra nhiều hoang mang cho phía Anh, trong khi những đợt không kích của quân Đức trong chiến dịch “Baedeker Raids” đã gây ra nhiều thương vong cũng như phá nát các di tích cổ tại nhiều thành phố của Anh trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 6.
Những sức ép từ chính trường trong nước, buộc Thủ tướng Churchill ra quyết định thay tướng Auchinleck bằng tướng Harold Alexander, còn Trung tướng Benard Montgomery đã trở thành chỉ huy của tập đoàn quân số 8. Sau đó, Thủ tướng Churchill đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, với 475 phiếu ủng hộ so với 25 phiếu chống. Đây cũng là thời điểm nhà lãnh đạo của Anh tính đến phương án gỡ lại thể diện. Ông yêu cầu giới tướng lĩnh ở mặt trận Bắc Phi phải đảm bảo rằng thị trấn chiến lược Tobruk sẽ không thất thủ. Song nhìn vào tương quan lực lượng hai bên, Thủ tướng Churchill cũng nhận thấy tài chỉ huy của tướng Rommel và sức mạnh của các loại vũ khí mà quân Đức sử dụng trên chiến trường là những vật cản lớn cho đà tiến công của quân Đồng minh. Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 27/7/1942, Thủ tướng Anh thừa nhận rằng chỉ huy quân đoàn Phi châu của Đức là một “nhân vật khó dò và có tài điều binh khiển tướng”.
Montgomery – “Kẻ bịp bợm” xuất sắc nhất?
Dĩ nhiên, những thất bại cũng giúp người Anh có cơ hội nhìn ra vấn đề. Churchill nhìn vào số lượng và chất lượng của vũ khí mà quân Anh sử dụng. Lý do đơn giản là trước khi những mẫu xe tăng Grant rồi Sherrman của Mỹ được sử dụng, Anh thiếu những mẫu xe tăng có thể đọ được với vũ khí chủ lực của quân Đức, những xe tăng Panzer Mark III và IV.
So với một đội quân sở hữu những chiếc xe tăng có hỏa lực mạnh, các đơn vị quân có khả năng chiến đấu cơ động và ứng biến nhanh với điều kiện thực tế, quân Anh lộ rõ sự yếu thế. Chưa kể, quân Anh thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa lực lượng bộ binh và các đơn vị tăng thiết giáp. Theo tác giả Barnett, tướng Auchinleck đã nhận ra vấn đề của quân Anh và cố gắng giải quyết những chênh lệch giữa vũ khí của quân Anh với đối thủ. Ông viết: “Quân đội phải duy trì tính cơ động. Các đơn vị phải gắn kết và hỗ trợ nhau hơn nữa. Auchinleck cho rằng số quân Anh đang đóng ở sa mạc cần phải tập trung vào tính cơ động trong mỗi trận chiến, trong khi giới chỉ huy cần tăng cường khả năng phán đoán và lanh lẹ trong việc đưa ra những quyết định”.
Benard Montgomery 2 Tướng Benard Montgomery.
Những thay đổi trong cách tiếp cận của tướng Auchinleck đã giúp cho tướng Montgomery thừa hưởng được một đội quân thay đổi theo phong cách hiện đại. Và với sức ép từ chính trường trong nước, giới lãnh đạo Anh yêu cầu tướng Montgomery tiến hành một cuộc tấn công nhưng nhân vật này đã từ chối. Khác với lần Auchinleck để mất Tobruk và bị cho thôi chức, Montogomery đã đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyết định không vội xua quân tấn công. Đây được đánh giá là dấu ấn đầu tiên của tướng Montgomery khi nắm quyền chỉ huy tập đoàn quân số 8.
Trong cuốn “Memoirs”, tướng Montgomery từng viết: “Tôi quyết định tập trung sức mạnh để giữ Alam Halfa. Nếu giữ được vị trí này, quân của Rommel sẽ không thể vượt qua được quân đội của tôi để tiến về Cairô. Nếu cố tấn công vào vị trí này, Rommel sẽ tự chuốc lấy thất bại”. Thực tế là vậy nhưng trước khi tướng Montgomery cân nhắc đến cứ điểm chiến lược này, tướng Auchinleck và tướng Dorman-Smith cũng từng nhìn ra tầm quan trọng của Alam Halfa và xây dựng một thế trận phòng thủ khá chắn chắn ở nơi đây.
Alamein. Quân Đức đầu hàng trong trận Alamein thứ 2.
“Sau đó, tôi quyết định rằng cánh quân phía nam cần phải cơ động hơn, do vậy sư đoàn thiết giáp số 7 sẽ giữ tiền tuyến và khi đối thủ tấn công, sư đoàn này có nhiệm vụ quấy phá từ phía đông sang phía nam”. Tưởng như đây là một quyết định được Montgomery tự mình nêu ra, song trong cuốn “Appreciation”, Dorman-Smith từng nói: “Tập đoàn quân số 8 có thể đối diện với kẻ địch ở cánh phía nam. Do vậy, chúng ta cần tổ chức một cánh quân có khả năng cơ động, được huấn luyện kỹ để phục vụ công tác phòng thủ, chờ cơ hội phản công”.
Trận chiến Alam Halfa, bắt đầu từ ngày 31/8 đến 3/9/1942, đã diễn ra theo đúng kế hoạch (của tướng Auchinleck). Tướng Rommel đã chỉ huy quân đội tấn công nhằm giành lợi thế trước quân Anh với số lượng thiết giáp được huy động nhằm đánh vào khu vực giữa hoang mạc Quattara Depression và thị trấn Alam Halfa. Tuy nhiên, nỗ lực này của Rommel đã không thành trước tuyến phòng ngự chắc chắn của quân Anh, nhờ những đơn vị quân được bố trí hợp lý và các sư đoàn thiết giáp cơ động. Sau trận chiến Alam Halfa, Thủ tướng Churchill muốn quân Anh tận dụng thời điểm để tiến công phe Trục trước khi quân Mỹ can thiệp. Tuy nhiên, tướng Montgomery vẫn giữ nguyên quan điểm của ông khi muốn mọi thứ phải đảm bảo trước khi tổ chức tấn công. Do vậy, cuộc tấn công đã bị lùi tới cuối tháng 10/1942, thời điểm Tập đoàn quân số 8 đã có được ưu thế về quân số và vũ khí.
Trước khi bước vào trận chiến El-Alamein thứ hai, quân của tướng Montgomery có 220.000 người so với 100.000 quân của tướng Rommel. Quân Anh cũng có 1.100 xe tăng, trong đó có 270 chiếc xe tăng Sherman mới và 219 chiếc xe tăng Grant. Ngoài ra, Tập đoàn quân số 8 còn có 1.000 khẩu súng cỡ vừa, 1.400 khẩu súng chống tăng. Anh cũng nhanh chóng thành lập đơn vị Không quân Sa mạc để giúp quân đội giành ưu thế trên chiến trường. Trận chiến đã kéo dài trong 13 ngày với phần thắng nghiêng về quân Anh. Tuy vậy, những sai sót từ giới chỉ huy của quân Anh được coi là một phần nguyên nhân trong việc để tướng Rommel trốn thoát khi trận chiến kết thúc.
Trong cuốn sách tái bản “Những vị tướng sa mạc”, tác giả Barnett một lần nữa lặp lại và nhấn mạnh vào những gì mà ông từng kết luận trước đó. Ông buộc tội Montgomery đã bóp méo những kế hoạch của các viên tướng tiền nhiệm, giành hết công cho mình trong việc đưa ra kế hoạch ở trận Alam Halfa, chỉ huy không hợp lý trận Alamein và không tuân theo những gì đã nêu ra trong kế hoạch của mình, gây ra thất bại ban đầu ở Alamein bằng việc điều bộ binh và thiết giáp đi qua những khu vực nhỏ hẹp chứa đầy mìn, thất bại trong việc giăng bẫy bắt Rommel ở thị trấn El-Alamein sau khi quân Anh giành lợi thế, chậm chạp và thận trọng không cần thiết khi chỉ huy quân tiến tới Tripôli.
Tác giả Barnett cho rằng, trong trận chiến sa mạc, quân Anh đã được chỉ huy bởi nhiều viên tướng, từ Wavell tới O’Connor, Auchinleck và Dorman-Smith. Tuy nhiên, việc chỉ có tướng Montgomery được nhắc đến như người đã giúp quân Anh giành chiến thắng trong cuộc chiến sa mạc, vốn “che lấp” công lao của những người khác, là một sự bóp méo trắng trợn sự thật và chính Montgomery phải chịu trách nhiệm chính cho sự bóp méo này.


16 tháng 6 2012

Nguyễn Hà Phan

Năm 1996 xảy ra vụ án Nguyễn Hà Phan (bí danh Phạm Văn Khoa), Ủy viên Bộ Chính trị, bị tố cáo có hành vi phản bội trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Nguyễn Hà Phan, lúc đó đảm nhiệm vị trí  Phó chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch QH Nông Đức Mạnh đã ký ban hành Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và Đại biểu Quốc hội của ông Nguyễn Hà Phan. Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 10 năm 1996. Chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng do ông Nguyễn Hà Phan giữ được giao lại cho ông Nguyễn Tấn Dũng, người nắm vị trí này đến tháng Tám 1997.

Khi đó, sau phiên họp trù bị của Quốc hội là truyền thông nước ngoài đã đưa tin Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hà Phan bị khai trừ khỏi Đảng, cách chức đại biểu QH. Nhưng trong nước không ai đưa tin cả, vì chưa có thông báo chính thức, mặc dù cả xã hội Việt Nam đều biết. Báo Tuổi Trẻ lúc đó ra 3 kỳ một tuần, số ra ngày Thứ Ba, tức là sau phiên khai mạc nếu mà không đưa được tin thì coi như thua, bởi nếu ngày hôm sau, có thông báo chính thức, các báo khác ra ngày Thứ Tư sẽ đăng hết, còn Tuổi Trẻ phải chờ tới Thứ Năm, còn gì mà đăng. Tuổi Trẻ đã quyết định buộc phải đăng vào số Thứ Ba. Nhưng bằng cách nào? Bàn đi bàn lại mãi, Huy Đức có sáng kiến tả cái bàn chủ tịch. Thời bấy giờ, đoàn chủ tịch được sắp xếp ngồi giữa là Chủ tịch QH Nông Đức Mạnh, bên trái là Phó Chủ tịch Phùng Văn Tửu, bên cạnh nữa là Phó Chủ tịch Nguyễn Phúc Thanh, còn ghế bên phải là của ông Nguyễn Hà Phan. Vào phiên khai mạc, người ta vẫn xếp 4 cái ghế như vậy, nhưng ghế của ông Phan để trống. Thế là Tuổi Trẻ tả rất kỹ cái bàn của đoàn chủ tịch, mà thường thì viết về QH chả ai để ý cả, viết rằng, theo thông lệ những kỳ họp trước đây, bàn chủ tịch có 4 cái ghế dành cho 4 vị nói trên, nhưng tại kỳ họp lần này chiếc ghế đó để trống. Khi bài báo đăng lên, độc giả ai cũng biết ông Phan bị cách chức, nhưng Tuổi Trẻ không phạm luật, không cầm đèn chạy trước ôtô.

Dưới đây là một số thông tin thu thập được:

Ttvnol – Chủ đề: Tìm hiểu về tình báo phía bên kia trong chiến tranh Việt Nam
“Về vụ Nguyễn Hà Phan, có rất nhiều dòng dư luận trái chiều nhau, số thì bênh vực, số thì cho rằng ông NHP là tình báo bên kia cài lại. Theo tôi được biết, trước đây, trong thời kì chống Mỹ, ông NHP có bị địch bắt 1 lần, thường thì các đồng chí của chúng ta rất trung kiên, không khai báo gì có hại cho CM, không hợp tác với chúng…
Ông NHP cũng “gần” như vậy. Chúng hay có chiêu bài dụ dỗ các đồng chí này làm việc cho chúng, chúng sẽ thả ra. Ông NHP do đơn giản trong suy nghĩ, cứ nghĩ rằng phải tìm mọi cách ra tù để được tiếp tục hoạt động nên đã nhận bừa. Sau khi ra tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động CM và lập được nhiều chiến công lớn (ông không làm gì có hại cho CM, không thực hiện theo lời dụ dỗ của địch). Sau khi đất nước thống nhất, ông NHP đã giữ nhiều cương vị, trọng trách quan trọng, thậm chí lên đến UV BCT. Ông có cái sai lầm là do đơn giản trong suy nghĩ, nên đã không báo cáo đầy đủ về việc này. Sau quá trình thẩm tra lí lịch (do có đơn tố cáo từ 1 số cán bộ CM lão thành cùng thời), BCT đã thẩm tra và phát hiện ra vụ này. Ông NHP đã báo cáo lại trung thực toàn bộ sự việc, nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm. Tuy nhiên đã muộn. Vì ở cương vị, trọng trách quan trọng như vậy, không thể cho phép việc khai báo không trung thực này. Ban đầu, BCT dự định chỉ cách chức toàn bộ các chức vụ của ông (về hưu sớm) mà không khai trừ khỏi Đảng, tuy nhiên, khi đưa ra BCH TW để thảo luận, đa số các UV BCH không tán thành mà yêu cầu phải khai trừ ông. Vì vậy, không thể xếp ông NHP vào dạng TB bên kia cài cắm lại, mà đây chỉ đơn thuần là vấn đề về nhận thức chính trị, khai báo lí lịch không trung thực thôi. Đến khi ông mất, Đảng & NN ta cũng đã tổ chức tang lễ cho ông đàng hoàng, xứng đáng với những đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp CM VN.”
“Mình nghe nói cái chết của NHP là ra đi trong lặng lẽ. Thời ông ấy làm bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang, Hậu Giang phát triển khá tốt. Nhân dân HG cũng có cảm tình với ông ấy chỉ tiếc là lúc ông ấy tạ thế lại không được về với HG thôi.”
“Em không chắc bác hay em đúng vì em cũng chỉ là nghe lỏm thôi chắc có chức cớ gì. Theo em biết thì NHP sau khi bị địch bắt đã phản bội, đồng ý cộng tác với địch nhằm mục đích “leo cao-chui sâu”. Sau khi ra tù như bất kỳ một ai khác bác sẽ bị phân lập để thẩm tra, xác minh (đương nhiên). Địch cũng biết rõ điều đó nên đã “giữ kỹ” nhân vật này nhằm phục vụ cho công tác sau này. Thời thế thay đổi liên lạc có lẽ không thể duy trì được nên bác NHP mất liên lạc và cứ thế “đường ta ta cứ đi”. Sau này khi thẩm tra lại nhóm đã từng ở tù chung thời điểm đó, hình như 6 người, 5 đã mất, 1 tưởng đã mất nhưng không ngờ còn sống đã xác nhận bác NHP sau khi ở tù đã được chuyển đi nơi khác một thời gian rồi trở về nhưng bác Phan không thể giải thích, mọi sự rồi lần lần lộ ra. Lẽ ra bác NHP sẽ không bị lộ nếu bác không tiếp tục leo cao quá như vậy, hình như bác chuẩn bị vào BCT. vào đó thì việc thẩm tra gay gắt hơn rất nhiều so với trước. Thế là lộ. Bác Phan hoàn toàn bị cách ly, bị buộc tội phản quốc, bị cấm rời khỏi nhà riêng tại Hà Nội do đó không thể có chuyện tổ chức đám tang to được. Thậm chí e rằng chẳng có đám tang nào cả mà chỉ là lẳng lặng đem chôn thôi. Âu cũng là may mắn cho một kẻ phản quốc, ít nhất thì cũng không bị một phát đạn vào gáy và vứt xác xuống một cái hố nào đấy. Phần trên thì không dám chắc, phần dưới thì chắc vì chuyện này là một phần trong bài học của ông anh vợ em, sĩ quan … Không thể có chuyện oan rồi còn đưa vào tài liệu giảng dạy được. “
“Tôi không biết là ông ấy có phản bội hay không, nhưng chỉ biết rằng dù ông ấy bị quản thúc thì toàn bộ nhân sự của Đảng và Chính phủ do ông ẫy chuẩn bị, đề xuất và lựa chọn vẫn được Đảng ta sử dụng. Ko ai trong danh sách đó bị loại cả. Đấy là tôi cũng chỉ nghe được 1 người khác nói lại như vậy. Đua ra để nhờ các bác kiểm chứng hộ. “
“Bác NHP không phải là phản bội đâu. Trước đây tôi cũng đã nghe nhiều người nói NHP làm điệp viên cho địch, nhưng sau này, có may mắn được gặp và nói chuyện với một số lão thành cách mạng nhà ta, các bác ấy đều bảo NHP không phản bội tổ quốc, mà là khai báo lí lịch, quá trình hoạt động không trung thực. Với người bình thường thì tội này không nặng, nhưng với 1 người đang vào BCT như bác NHP, đây là vấn đề không chấp nhận được, nếu đánh giá nặng có thể bị quy vào tội gian dối. Chính vì thế nên bác đã bị khai trừ khỏi Đảng. Việc quản thúc ở khu vực ở là điều bình thường, vì bác biết nhiều chuyện cơ mật, trong 1 thời gian nhất định sau khi nghỉ, bác không được đi xa khi chưa được phép, không có người đi kèm là nhằm bảo mật thông tin, tránh những hậu quả đáng tiếc. Tang lễ của bác tất nhiên không công bố rộng rãi nhưng được tổ chức khá chu đáo, các bác nhà mình đều có gửi lời chia buồn đến gia quyến (Không đến trực tiếp vì vị trí không cho phép).”

Lichsuvn: Luồn cao trèo sâu-vì sao VNCH ko làm được? 
 Có 1 bài viết nhà tớ còn lưu lại như sau (có liên quan tới cuốn “Quận chúa biệt động” ầm ĩ 1 thời):
Chúng tôi muốn đi tìm hiểu về đời hoạt động của cụ Phạm văn Xô - một nhà lão thành cách mạng, nguyên phó bí thư Trung ương cục miền Nam, ” ông trùm kinh tài của cộng sản” nên đã đến thăm bà “Quận chúa biệt động” Đặng Hoàng Ánh, người đã từng hoạt động dưới sự chỉ huy của cụ Phạm văn Xô.
Trong lúc nhắc đến những ngày ở tù tại Côn Đảo, bà Ánh nhớ đến một sự kiện sau này liên quan đến Nguyễn Hà Phan. Do hoạt động cách mạng mà bị tù ở Côn Đảo, nhưng do là bác sỹ học ở Pháp về nên thỉnh thoảng bà được trưng dụng để chữa bệnh cho tù nhân.
Nguyễn Hà Phan là một tù cộng sản bị tra tấn rất dã man. Bà đã chữa bệnh cho Nguyễn Hà Phan và biết ông bị tra tấn gãy 2 cái xương sườn.Tuy nhiên, có một lần Nguyễn Hà Phan bị lôi đi tra tấn trong tình trạng tơi tả gần chết, vậy mà chỉ vài tuần sau Nguyễn Hà Phan được đưa trở về trại trong tình trạng khỏe mạnh hơn trước rất nhiều.
Bà Ánh còn nhận thấy có sự đổi khác, đó là tù nhân thường bị cho ăn uống rất kham khổ nên rất thèm chất. Bà Ánh thường được tiếp tế nên hay lén cho Nguyễn Hà Phan chà bông (miền bắc gọi là ruốc).  Mỗi lần như thế ông Nguyễn Hà Phan thường tỏ ra rất sung sướng. Nhưng Nguyễn Hà Phan sau lần tra tấn cuối cùng này lại tỏ ra rất thờ ơ với món chà bông bà Ánh cho.
Nhiều năm sau giải phóng, do một sự oan trái của người con nuôi, bà Ánh lặn lội ra tận Hà Nội để kêu oan. Tình cờ bà gặp Nguyễn Hà Phan tại trụ sở Trung Ương Đảng. Nguyễn Hà Phan cũng nhận ra bà và đưa bà vào gặp ông Vũ Oanh. Sau khi bà trình bày chuyện oan trái của người con, ông Vũ Oanh mời bà về nhà của gia đình ông ở tạm vì khi ra HN bà không có tiền, phải ngủ ở cổng chùa. Ông Vũ Oanh hỏi bà về mối quan hệ với Nguyễn Hà Phan, bà thật tình kể hết những hiểu biết và suy nghĩ của mình về Nguyễn Hà Phan, cả chi tiết 2 cái xương sườn gãy và sự thay đổi sau khi bị lôi đi tra tấn lần cuối.
Sau đó ít lâu bà nghe nói Nguyễn Hà Phan bị bắt khi đang trao tài liệu mật gì đó cho ai đó. Người ta đã kiểm tra sức khỏe, thấy Nguyễn Hà Phan này không có dấu vết của 2 cái xương sườn gãy. Thực ra trước đó đã có đơn của một số cán bộ cách mạng gửi lên Trung ương tố cáo rằng Nguyễn Hà Phan này là giả, do địch cài cắm vào hàng ngũ ta. Trước khi bị bắt, nghe nói Nguyễn Hà Phan được lựa chọn sẽ làm TBT Đảng.
Các tài liệu do cờ vàng vẽ thì cho biết:
Nguyễn Hà Phan bị chính quyền miền Nam bắt năm 1959 và được trả tự do năm 1964, vì chịu hợp tác cung cấp tin tức. Sau khi được tự do ông về cư ngụ tại thành phố Châu Đốc, sinh sống bằng nghề bán nước mía ép. 
Trong “Quận chúa biệt động” thì:
Nguyễn Hà Phan từ năm 1958 đã bị tù Côn Đảo
Sao lại:
bị chính quyền miền Nam bắt năm 1959
Cờ vàng dựa vào một số thông tin từ trong nước cũng vẽ rằng phe Nguyễn Hà Phan bị phe Võ Văn Kiệt, cũng là cán bộ Nam Bộ như Nguyễn Hà Phan, hạ đo ván trong cuộc tranh giành quyền lực.
Nguyễn Minh Tuấn – báo Đại Đoàn Kết: Về đồng chí Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt.
Thế nhưng với ông Nguyễn Hà Phan, thì đồng chí Võ Văn Kiệt quả là đại cao thủ. Ông Sáu Phan vốn là Bí thư Hậu Giang, sau làm Phó Chủ tịch Quốc hội, rồi Thường trực Ban bí thư.  Tại Đại hội 8 tháng 6 năm 1996, đã từng  nghe đồn thổi ông Sáu Phan sẽ làm Thủ tướng, thậm chí Tổng bí thư. Thế nhưng đồng chí Sáu Kiệt đã chỉ đạo bên an ninh, moi được lý lịch gì đó của ông Sáu Phan từ hồi còn chiến tranh, thế nên ông Sáu Phan về vườn thẳng, mất tất cả, chỉ là phó thường dân.
Ttvnol – Chủ đề: Tình báo trong chiến tranh Việt Nam
“Hà Phan lúc đó là trưởng ban trù bị đại hội Đảng toàn quốc hay là trưởng ban Nhân sự trù bị gì gì đấy. Hà Phan không chỉ bị mất phiếu mà còn bị loại Đảng và điều tra trước toà án binh.
Tớ đã nghe cuốn băng ghi lại cuộc nói chuyện của cán bộ Ban Dân vận Trung ương giải thích về vụ Hà Phan với Đảng Bộ một đơn vị không quân (xin dấu tên) trước kỳ đại hội đảng năm 1996 gì đấy.Khởi đầu vụ Hà Phan là có một cán bộ lão thành xem TV thấy Hà Phan đang phát biểu về họp trù bị cán bộ cho Đại hội Đảng lần thứ ?.Ông nhận ra Hà Phan chính là tên phản bội đã khai ra đường dây của ông năm 1950, và sau đó hơn 30 thành viên bị bắt và thủ tiêu. Sau đó 4 năm liền chẳng ai quan tâm, vì nghĩ chắc chuyện bôi xấu lãnh đạo. Nhưng ông lão thành này tiếp tục tìm kiếm bạn bè trong đương dây điệp báo còn sót lại và họ cùng viết đơn khẳng định, chính hắn!Bên an ninh lúc đó mới bắt đầu vào cuộc truy tìm hồ sơ thu được của địch sau năm 1954 và phát hiện ra hồ sơ về đường dây này. Hồ sơ của Hà Phan được lập sớm nhất (vì bị bắt đầu tiên, lúc đó có tên khác). Theo hồ sơ đó thì mới chỉ sau hơn một ngày bị tra tấn Hà Phan đã khai ráo trọi toàn bộ đường dây; và các hồ sơ tiếp theo cho thấy chỉ trong vòng một tuần, gần như toàn bộ các thành viên bị địch bắt tiếp. Trong hồ sơ cũng có bản viết tay (được cho là của Hà Phan – lúc đó ta đang giám định chữ viết) cung khai chi tiết về mọi hoạt động và thành viên của nhóm.
Theo ông cán bộ Dân vận TW này thì khi bị bắt và tra tấn quyết liệt, chắc chắn là vẫn phải khai dù anh dũng đến mấy, nhưng khai đến mức độ nào, biến báo thế nào tránh tổn hại đến đường dây là tài tình của cán bộ tình báo (ví dụ khai về chị giao liên: chị chỉ là người bán rau thông thường, bị tôi lợi dụng để chuyển giao tài liệu mà chính chị ấy không biết, …)
Sau 1954 thì Hà Phan trở lại công tác và leo dần lên. Đến lúc đó điều tra chưa kết thúc. Ta chưa có chứng cứ Hà Phan là cán bộ luồn sâu trèo cao của địch. Tiếp đó thế nào thì không có thông tin.
Băng ghi âm tớ được nghe vào cỡ hè năm 1996. Trong đó cũng đề cập đến cả Trường Sa, Cam Ranh,…”

Thân cò 76 tuổi!

Link

15 tháng 6 2012

Công Hàm 1958

Do Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Tổng thống Cộng Hòa Việt Nam Ngô Đình Diệm đề nghị thiết lập bình thường hóa quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc.




Thiếu 1 trang


Hồi đó mà thống nhất hai miền một cách hòa bình theo tinh thần của công hàm này thì có phải miền Nam sớm được tiến nhanh, tiến mạnh... trước đó 17 năm rồi nhỉ!
Enhanced by Zemanta

NGHIỆT NGÃ ĐỜI CỤ BÀ 93 TUỔI ĂN XIN ĐỂ MUA QUAN TÀI .

Link

19 tháng 12 2011

Người nhặt rác không màng 45 triệu đồng của rơi - VnExpress

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/12/nguoi-nhat-rac-khong-mang-45-trieu-dong-cua-roi/
Ông Cho làm nghề đạp xe thồ, ai thuê gì chở nấy để có tiền phụ giúp mẹ già bị bệnh tim thường xuyên phải vào cấp cứu. Không đủ tiền mua đất xây nhà, ông Cho cùng mẹ và em gái phải thuê nhà ở trọ, cuộc sống thiếu thốn đủ bề. Mới đây, Bộ đội Biên phòng thành phố giúp đỡ gia đình cất được căn nhà, ba mẹ con mừng ra mặt.

Một lần đang đạp xe thồ chở hàng cho khách, ông Cho bị tai nạn giao thông phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng. Khi chụp X-quang, các bác sĩ mới phát hiện trong đầu ông còn nhiều mảnh đạn nhỏ. “Năm 1968 tôi bị bắt đi lính Việt Nam Cộng hòa, rồi bị thương trong một trận chiến nhưng ngày đó chỉ được băng bó tạm thời nên giờ tuổi cao, sức yếu chân tay thường xuyên bị bủn rủn. Các bác sĩ bảo nếu không chữa trị kịp thời tôi sẽ bị liệt nhưng vì nhà không có tiền nên đành chịu vậy”, ông Cho kể.

Ông Cho bận rộn với công việc nhặt rác để mưu sinh và phụ giúp mẹ già chữa bệnh. Ảnh: Nguyễn Đông.

Sau tai nạn, không đủ sức đạp xe thồ, ông Cho sống bằng nghề nhặt rác. Hằng ngày, ông lặng lẽ cùng những vòng xe dạo khắp các ngõ hẻm nhặt rác kiếm 40-50 chục nghìn. Và mỗi ngày, ông lại chọn một niềm vui trong cuộc sống như giúp đỡ em bé đi qua đường, chở một cụ già đi trên đường không lấy tiền công, hay như chuyện trả lại cả cục tiền vô tình lượm được…

Trung tá Nguyễn Hữu Tiến, Trưởng công an phường Nam Dương, cho biết cơ quan đã tiếp nhận số tiền 45 triệu đồng còn bọc nguyên trong túi nylon từ ông Trần Văn Cho nhờ trả lại cho người bị mất. Sau đó công an đã thông báo và trả lại số tiền này cho chủ nhân là chị Phạm Thị Thanh Hải (phường Thạc Gián, quận Thanh Khê).

“Dù làm nghề nhặt rác, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn nhưng ông Cho đã không màng đến của rơi. Nghĩa cử của ông thật là đáng quý”, trung tá Tiến nói. Với nghĩa cử này, Công an quận Hải Châu đã trao bằng khen cùng số tiền thưởng 2 triệu đồng cho ông Cho.

Nói về việc làm của mình, ông Cho chỉ cười giản dị: “Việc làm của tôi cũng không có gì to tác đâu. Khi mất của thì ai chẳng thấy xót, muốn tìm lại cho kỳ được. Bởi thế khi nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất là việc nên làm".