Hiển thị các bài đăng có nhãn tríthức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tríthức. Hiển thị tất cả bài đăng

10 tháng 7 2014

Giữ gì sự trong sáng của tiếng Việt - Không “đặt tên” Việt cho các danh từ Trung Quốc!

Dù không phải là kẻ chuyên môn trong ngành khoa học xã hội, nhưng vì bực mình với những kiểu phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt lên Khoằm có sưu tầm loạt bài "Giữ gì sự trong sáng của tiếng Việt" trong đó có "Giữ gì sự trong sáng của tiếng Việt - TỪ HÁN VIỆT", bữa bay qua nhà bác Giao (nhà chuyên môn trong ngành khoa học xã hội), thấy có bài này, lại bê về đây cất làm "tư liệu" (tài liệu sưu tầm mới đúng ;) )

Từ đây trở xuống là chôm từ nhà bác Giao.


Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách

09/07/2014


Mượn lời bà chúa thơ Nôm, nhắn rằng: đã ngọng, thì đừng làm dáng kiểu "ấy cái uông" nữa !

Hôm trước, giật mình với một trí thức Việt kiều ở nước ngoài trong vấn đề công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, thì hôm nay lại phát hoảng với một trí thức đang ở trong nước lảm nhảm về tiếng Việt (xem bài ở dưới).

Trí thức Việt mình, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài, về căn tính gốc gác, tựa như bị lỗi ngay ở phần gen. Rất lạ. Cứ lấn sân mà gậy múa vườn hoang, hay làm nhà làm nhàm đến rờm cả tai.

Ai đời, ngọng đến thề này mà còn bàn chuyện ngôn ngữ với cả tiếng Việt. Nguyên văn: "Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm". Hay lại như, vẫn nguyên văn: "Đã qua rồi thời kỳ chữ Quốc ngữ nước ta phải mượn Hán-Nôm để phiên âm qua tiếng Việt". Chịu, hoàn toàn chịu, không thể hiểu nổi ý tưởng siêu phàm.

Sao không kêu gọi vứt bỏ hết từ Hán Việt trong tiếng Việt đi, để chỉ còn cái "tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm". 

Nếu vứt bỏ được, thì ông Lê Duẩn hẳn đã lệnh cho các nhà ngôn ngữ học đưa luôn một câu nào đó với hàm ý như vậy vào thẳng hiến pháp rồi.

Cụ thể hơn đọc ở dưới.


---

LƯU TƯ LIỆU



Không “đặt tên” Việt cho các danh từ Trung Quốc !

TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế Việt Nam

http://boxitvn.blogspot.jp/2014/07/khong-at-ten-viet-cho-cac-danh-tu-trung.html
Ngày 1/5/2014 đến nay, dàn khoan cướp biển khổng lồ mang tên khai sinh “Haiyang Shiyou 981” mà truyền thông nước ta gọi là “Hải Dương 981” viết tắt là HD 981, còn theo tiếng Anh là CNOOC 981. Như vậy giữa “Haiyang Shiyou 981”, “HD981” và “CNOOC 981” là những số hiệu hoàn toàn khác nhau, vì sao có chuyện đó, và làm sao để quốc tế thấu rõ điều này?!
Đừng thấy người “sang” bắt quàng làm “họ”!
Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm. Đã từ lâu tên Nước, tên Thủ đô, thành phố, tỉnh lỵ, tên các địa danh núi, sông, biển, đảo cho đến tên người của Trung Quốc hiện đang được phiên âm theo một quy tắc riêng một cách mỹ miều ưu ái đặc biệt làm cho người nước ngoài ngộ nhận, gây bất lợi cho phía Việt Nam trong quan hệ quốc tế và đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa /中华 ; phiên âm là Zhonghua. Tiếng Anh gọi là China, tiếng Nga gọi là Kytai, tiếng Nhật gọi là Chuka, tiếng Triều Tiên gọi là Junghwa, Chunghwa, tiếng Indonesia gọi là Tionghua, còn VN gọi là “Trung Quốc”. Thực tế với tên gọi “Trung Quốc” đã không phân biệt được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với chính thể tại Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc. Thủ đô là Beijing mà chúng ta lại cứ quen gọi là “Bắc Kinh”, thành phố như Shanghai thì gọi là “Thượng Hải”, tỉnh Guangxi thì gọi là “Quảng Tây”, rồi “Quảng Đông” … cứ như một tỉnh ở xứ “Quảng” miền Trung của VN ta vậy!
Đảo Hainan thì gọi là “Hải Nam”, đảo Taiwan thì gọi là “Đài Loan”, đảo Jinmenn thì gọi là “Kim Môn”, đảo Mazu Liedao thì gọi là “Mã Tổ”Sông Chang Jiang thì gọi là “Trường Giang” trùng với tên của một con sông ở Quảng Nam, nếu họ trâng tráo bịa đặt thì họ nói sông đó là của họ thì sao!?
Với các gọi như thế, “người ta” trịch thượng cho mình là “kẻ cả” để coi thường rằng “Thấy người sang bắt quàng làm họ” thì làm sao!? Điều đáng nói là trong tranh chấp chủ quyền biên giới, biển đảo, họ đã lợi dụng cách gọi “hữu nghị” một số địa danh thuộc chủ quyền của VN để vơ vào làm của mình hoặc đánh lừa công luận quốc tế.
Tiếng Việt trong các văn bản, sách vở đều gắn họ tên của nhiều nhân vật lịch sử, nhân vật chính khách của họ với những họ tên mỹ miều có dấu, có họ tên chữ lót hẳn hoi, ví dụ là Tào Tháo, Lưu Bị, Hàn Phức, Trương Như, Tôn Quyền, Vương Nguyên Cơ… hiện nay thì có Dương Khiết Trì, Hoa Xuân Oánh, Hồng Lỗi, Vương Quán Trung, Phó Oánh, La Viện, Bạc Lai Hy, Lưu Chí Quần, Từ Tài Hậu… đều là những cái tên rất VN vì có họ là Dương, Vũ, Lưu, Trần, Hoàng, Lâm, Đặng… Tên, rồi đến cả chữ lót cũng rất giống văn hóa VN ta!
Về khảo cổ học, VN không có ràng buộc họ hàng với nước láng giềng vì nước ta lưng tựa vào Trường Sơn, nằm ven biển Đông với các lưu vực sông Hồng, Sông Mã, Sông Lam, Sông Gianh… đều đánh dấu có nền văn minh lúa nước của người Việt cổ là một trong những chiếc nôi của loài người cách đây hàng ngàn năm. Về nhân chủng học, người VN không có huyết thống hay sắc tộc với những nước láng giềng. Từ thể hình, gương mặt, mi mắt, giọng nói đều khác biệt… Người Việt cổ có tiếng nói và chữ viết riêng biệt, song đã mất đi ký tự, nên trong thời kì ngàn năm Bắc thuộc đã phải dùng ký tự Hán để phiên âm qua chữ Nôm cho tiếng Việt. Qua thời kỳ Pháp, đã có chữ Quốc ngữ với các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, ô, ơ, ê... Tiếng Việt là thứ tiếng lâu đời của người Việt cổ tồn tại cho đến ngày nay khác hẳn với tiếng Hán hoàn toàn. Tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ thuần Việt của “Nam Quốc Sơn Hà” từ thời Vua Hùng dựng nước, Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, tuyên ngôn của Lý Thường Kiệt, Đại cáo bình Ngô, Hịch tướng sỹ, Tuyên ngôn Độc lập 1945 và nay đã trở thành ngôn ngữ chính thống của Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tiếng Việt vinh dự có tên trong danh mục dịch thuật trực tuyến translate.google của 80 nước, bình đẳng với tiếng UK, France, USA, Rossiya, Germania, Italia…
Phát âm tên, họ người Trung Quốc khác với ta, song khi phiên âm thì chúng ta lại gắn họ tên chữ lót giống như người Việt chúng ta để dễ đọc, để dễ nhớ …
Công bằng mà nói các nước có ký tự tượng hình giống Trung Quốc như Taiwan (ta gọi là Đài Loan), Japan (Nhật Bản), Korea (Triều Tiên)… nhưng khi phiên âm ra tiếng Việt lại khác nhau hoàn toàn, ví dụ về tên người Korea thì Lee Young Ae, Kim Soo Hyun, Taiwan thì Song Hye Kyo, Japan thì Keiko Matsuzaka…., tên thủ đô các nước đó là Tokyo, Seun… đâu có dấu!
Danh từ của các nước ASEAN và các nước Laos, Cambodia cũng được ta theo tập quán quốc tế như Kuala Lumpur, Singapore, Phnom Penh, Vientiane…, họ tên người cũng khác hẵn.
Không thể lấy Tiếng Việt đánh đổi “ hữu nghị” viễn vông!
Đã qua rồi thời kỳ chữ Quốc ngữ nước ta phải mượn Hán-Nôm để phiên âm qua tiếng Việt. Riêng về tên người và tên địa danh của ta là thuần Việt. Tên - Họ của 64 dân tộc ở VN được bảo tồn lưu giữ, các địa danh trong nước đều được viết bằng tiếng Việt với những cái tên rất đẹp. Quần đảo thiêng liêng thuộc máu thịt Tổ quốc mang tên rất đẹp Hoàng Sa có tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng với vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Quần đảo Hoàng Sa được chia làm hai nhóm đảo là nhóm đảo An Vĩnh và nhóm đảo Lưỡi Liềm. Có tài liệu chia quần đảo làm ba phần, trong đó ngoài hai nhóm trên thì còn có một nhóm nữa gọi là nhóm Linh Côn và các địa danh thuần Việt như bãi đá Bắcbãi Ốc Tai Voiđảo Tri Tônbãi Gò Nổi… mà không trộn lẫn được với China trong các tài liệu lịch sử của họ.
Trong cuốn sách De la Cochinchine, Tableau (Taberd) viết: "Beaucoup plus loin de la côte, en face de Hué, est l’archipel des Paracels ou de Kat-vang, rempli d’écueils. Enfin, les redoutables bancs de Macclesfield se trouvent à l’est des Paracels" (Xa hơn kể từ phía bờ biển, ở phía trước của Huế là Paracels hoặc Kat-vang, đầy đá ngầm. Cuối cùng, bãi ngầm Macclesfield đáng sợ nằm ở phía đông của Paracels).
Trên tất cả các bản đồ cổ do các nước châu Âu xuất bản đề có chữ la-tinh “Bai kat vang”, đó chính là Bãi cát vàng – tên của quần đảo Hàng Sa thuộc chủ quyền VN. Phiên âm đó đúng nghĩa, đúng tên gọi của chúng ta. Vì vậy, sử dụng tiếng Việt chuẩn xác trong quan hệ quốc tế cũng là điều rất quan trọng trong đấu tranh bằng biện pháp hòa bình và đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là biển đảo Tổ quốc.
clip_image001
Bản đồ cổ Châu Âu thể hiện chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.
“Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viễn vông”, vì vậy cũng không vì tình hữu nghị mà bỏ qua tập quán quốc tế về ngôn ngữ giao tiếp trong cách xưng hô địa danh quốc gia, tên núi tên sông tên đảo, tên người mang trọng trách thiêng liêng phân định rạch ròi chủ quyền quốc gia. Đặc biệt là khi sử dụng ngôn từ trong các văn bản khởi kiện hành vi độc chiếm biển Đông ra các toà Quốc tế!
Vì vậy không nên tuỳ tiện dùng tiếng Việt có dấu khi phiên âm các địa danh, tên người của nước ngoài, dù bất cứ nước nào có thể gây bất lợi cho chúng ta trong đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền. Vì vậy trong các văn bản quốc tế về ngoại giao, thương mại, kinh tế, an ninh – quốc phòng hay trong cách thể hiện trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí, ấn phẩm đều nên có sự thống nhất cách thể hiện danh dự quốc thể. Không để ai lợi dụng tình “hữu nghị” trong để lợi dụng hoặc đánh lừa dư luận quốc tế.
Sự kiện dàn khoan khổng lồ “Haiyang Shiyou 981” mà truyền thông nước ta gọi là “Hải Dương 981” viết tắt là HD 981, còn theo tiếng Anh là CNOOC 981. Như vậy giữa “Haiyang Shiyou 981”, “ HD981” và “CNOOC 981” vào biển Đông trái phép cùng việc công bố đường lưỡi bò 9 đoạn đang phơi bày toàn bộ dã tâm bành trướng, hung hăng, tàn ác bất chấp đạo lý dưới những chiêu bài “hòa bình hữu nghị”, đặc biệt là “16 chữ vàng” và quan hệ “bốn tốt”. Đây cũng là lúc người VN chúng ta cần phải có lòng tự tôn dân tộc trong cách nói, cách viết, dùng đúng tên theo chuẩn mực quốc tế để vạch mặt chỉ tên trước công luận quốc tế đồng thời cảnh giác với những âm mưu lợi dụng ngôn từ hòng xâm phạm chủ quyền của ta.
Đó là cách để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cũng là bảo vệ nền văn hóa Việt Nam!
Tiếng Việt mang giá trị văn hóa phi vật thể vô giá. Đây cũng là trách nhiệm làm trong sáng tiếng Việt và bảo vệ vốn ngôn ngữ độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ với giá trị cao quý của chúng ta!
T.Đ.B.
Tác giả gửi BVN



22 tháng 6 2012

Thằng xỏ lá | Blog | Ghi chép lại! - Yahoo! Blog

http://blog.yahoo.com/tranluuvan/articles/383740/index
Sáng hôm sau, mình nhận được tin nhắn của Phó, một câu ngắn: "thang xo la".

Mình nhắn lại: "Da, dung la xo la, da ban hang khong co hoa don ma con danh ngươi nua".

09 tháng 2 2012

Trí thức « Nguyễn Đình Đăng's Blog

Trí thức


Nguyễn Đình Đăng

Hồi còn là sinh viên năm thứ nhất (1976 – 1977) tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva [1], một lần ngay trong giảng đường vào giờ nghỉ, chúng tôi được yêu cầu khai lý lịch để nộp cho giáo vụ trường. Đến mục thành phần giai cấp của gia đình, tôi viết “trí thức” (интеллигенция), lại còn “trầm trọng” ghi chú “cha: thầy giáo, mẹ: bác sĩ” (отец – учителъ, мать – врач). Petya, cậu bạn Nga của tôi, thấy vậy bảo: “Ê, tiểu tư sản! Xoá đi mày! Ghi như tất cả chúng tao đây này: рабочий (lao động, công nhân).” Thấy tôi có vẻ băn khoăn, cậu ta giải thích: “Chúng tao gọi thầy giáo và bác sĩ là những người lao động trí óc (работники умственного труда).”

*

Phải nói thẳng một cách sòng phẳng như thế này. Trong lịch sử nhân loại chưa có một chế độ độc tài nào lại tôn trọng trí thức. Độc tài và trí thức không khác gì lửa và nước. Tần Thủy Hoàng từng ra lệnh đốt Kinh Thi và Kinh Thư, chôn sống hơn 460 Nho sĩ. Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị từng căm ghét trí thức đến nỗi muốn loại bỏ từ “trí thức” khỏi từ vựng của tiếng Nga: “Trí thức là một từ ghê tởm,” ông ta nói. Nhà độc tài kế tiếp ông, lãnh tụ cộng sản Lenin còn tiến một bước xa hơn khi đã không ngần ngại sử dụng một trong những từ thiếu sạch sẽ nhất để gán cho trí thức: Lenin gọi trí thức là cứt. Trong thư gửi Maxim Gorky ngày 15/9/1919, Lenin viết: “Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.” [2].

Khác với từ intellectuals trong tiếng Anh, thường được dùng chủ yếu để chỉ những người có nghề nghiệp chuyên môn trong các lĩnh vực lao động trí tuệ nhằm phân biệt họ với những người lao động chân tay, khái niệm trí thức (интеллигенция) trong tiếng Nga được dùng cho tầng lớp của những người không đơn thuần chỉ có học và lao động trí óc, mà còn phải có tư duy phê phán, phải gánh vác những lý tưởng cao cả. Các tính năng chính của trí thức Nga trước cách mạng tháng 10 mang đặc thù của những cứu tinh trong xã hội, bao gồm: 1) sự quan tâm tới số phận của đất nước (trách nhiệm dân sự), 2) thái độ và hành động hướng tới phê bình xã hội, tới cuộc đấu tranh với tất cả những gì cản trở sự phát triển quốc gia (vai trò của những người gánh vác lương tâm xã hội), và 3) khả năng đồng cảm với những ai “bị xúc phạm và bị xỉ nhục” (cảm giác đồng cảm về đạo đức).

Vốn có truyền thống tự chịu trách nhiệm về tương lai của đất nước như vậy, nên một số trí thức Nga đã có ảo tưởng ngây thơ rằng họ có thể hợp tác với chính thể độc tài, thuyết phục những người cầm đầu cải tổ theo chiều hướng tự do dân chủ. Họ chưa bao giờ thành công. Sau cách mạng tháng 10 Nga, các văn hào như Maxim Gorky và Vladimir Korolenko đã đích thân tới gặp Lenin với hy vọng thuyết phục ông ngừng khủng bố, nhưng họ đã thất bại.

Những người cầm đầu trong bộ máy quyền lực của chính thể cộng sản đã không bao giờ tha thứ thái độ “phản động” hay “phản cách mạng” của giới trí thức và đã nhanh chóng đàn áp họ. Thi sĩ nổi tiếng Nikolai Gumilev là nạn nhân đầu tiên. Năm 1921 ông đã bị buộc tội âm mưu chống lại chế độ Xô Viết và đã bị xử bắn. Cuộc đàn áp trí thức của chính quyền Xô Viết đã đẩy hàng loạt trí thức Nga di tản ra nước ngoài sau cách mạng tháng 10. Những đại diện xuất sắc của giới trí thức Nga thời đó, kể cả các triết gia và các văn hào lớn như Nikolai Berdyaev [3] – chủ bút tờ Vekhi (Вехи: Những cột mốc), cũng bị chính quyền trục xuất ra khỏi đất nước vào cuối năm 1922. Sự đàn áp này còn tiếp tục cho tới khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, với nhiều văn nghệ sĩ và trí thức bị tống giam, trục xuất, đày ải, trong đó có những cá nhân kiệt xuất như nhà vật lý Lev Landau (Nobel vật lý năm 1962, bị bắt giam 1 năm trong đợt thanh trừng 1936 – 1938), nhà thơ Iosif Brodsky (Nobel văn chương năm 1987, bị trục xuất năm 1972), nhà văn Alexandr Solzhenitsyn (Nobel văn chương năm 1970, bị bắt giam 11 năm tù 1945 – 1956, bị trục xuất năm 1974), nhà vật lý Andrei Sakharov (Nobel hoà bình năm 1975, bị bắt và bị quản thúc 6 năm 1980 – 1986),  v.v.

Dưới chính thể cộng sản, Đảng cộng sản cai trị toàn xã hội, không cho phép bất cứ đảng phái đối lập nào khác tồn tại, chưa nói cạnh tranh quyền lực, và thẳng tay trừng trị mọi tư tưởng khác quan điểm do đảng áp đặt, chứ chưa nói tới hành động, mà những người cộng sản cho rằng có thể đe doạ địa vị thống trị của họ. Chỉ riêng chế độ Stalin – người kế thừa Lenin – đã hành quyết và đầy ải đến chết hơn 20 triệu người [4], gấp đôi số nạn nhân đã chết trong các lò thiêu người và trại tập trung của phát-xít Hitler. Chính thể cộng sản quả thật là chính thể độc tài tàn bạo nhất trong thế kỷ thứ 20.

*

Bài học đau xót của trí thức dưới chính thể cộng sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã được lặp lại tại Việt Nam. Vào năm 1956, khi một số văn nghệ sĩ, luật sư, triết gia, bác sĩ, nhà giáo tại Hà Nội như Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Phan Khôi, Tử Phác, Phùng Quán, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, v.v. lên tiếng đề nghị Đảng cộng sản (lúc đó lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam) tôn trọng tự do sáng tạo, hành xử theo luật pháp v.v., họ đã bị đàn áp thẳng tay trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và vụ Nhân Văn Giai Phẩm là những đòn trí mạng giáng vào giới trí thức Việt Nam, và kết quả là đã “đào tận gốc trốc tận rễ” tầng lớp này trên miền Bắc. Còn sau năm 1975, Việt Nam là đất nước đã sinh ra cuộc di tản khổng lồ bằng thuyền khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại [5] với hơn 1.6 triệu người bỏ quê hương di tản ra ngoại quốc, trong đó có hàng ngàn trí thức miền Nam [6].

Trên thực tế, nếu hiểu giới trí thức như khái niệm интеллигенция, thì Việt Nam từ đó không còn giới trí thức nữa. Thay vào đó, cụm từ “trí thức xã hội chủ nghĩa (XHCN)” đã ra đời tại miền Bắc XHCN, và sau đó cụm từ này đã chết yểu. Nó cũng tương tự như việc thay thế chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật bằng “hiện thực XHCN” tại Liên Xô trước đây mà nhiều nước trong khối cộng sản đã bắt chước. “Hiện thực XHCN” đã hoàn toàn phá sản sau khi Liên Xô sụp đổ. Câu chuyện tiếu lâm dưới đây, mà tôi từng được nghe trong thời sinh viên tại Liên Xô, đã nêu rõ thực chất của thứ “hiện thực” này.

Thành Cát Tư Hãn sau khi chinh phạt thế giới, đã trở thành bá chủ một đế quốc mênh mông trải dài từ bờ biển Đông tới lưu vực sông Danube. Tuy nhiên, trong một lần chinh chiến, ông ta đã bị mất một mắt. Có lần vị hoàng đế nhà Nguyên này ban lệnh tìm hoạ sĩ giỏi để vẽ chân dung cho mình. Hoạ sĩ thứ nhất được tiến cử tới yết kiến Thành Cát Tư Hãn, và đã vẽ hoàng đế nhà Nguyên với đầy đủ cả hai mắt tinh. Sau khi bức tranh được hoàn thành và được đem trình hoàng đế xem, Thành Cát Tư Hãn khinh bỉ nói: “Sao lại có cái thứ lãng mạn chủ nghĩa đồi bại thế này?”, rồi ra lệnh chém đầu hoạ sĩ. Hoạ sĩ thứ hai được vời tới. Rút kinh nghiệm thảm khốc từ hoạ sĩ trước, hoạ sĩ này đã vẽ Thành Cát Tư Hãn giống y như thực, tức là với một mắt tinh và một mắt chột. Thành Cát Tư Hãn liếc nhình bức tranh rồi phán: “Tự nhiên chủ nghĩa tục tằn!” Hoạ sĩ thứ hai cũng bị bay đầu. Hoạ sĩ thứ ba đã vẽ chân dung Thành Cát Tư Hãn en profil (chân dung nhìn nghiêng), chỉ thấy con mắt tinh, còn con mắt chột được che khuất trong nửa không nhìn thấy của khuôn mặt. Hoàng đế nhà Nguyên xem tranh và khen: “Đây mới thực sự là hiện thực xã hội chủ nghĩa!”, rồi truyền ban thưởng cho hoạ sĩ.

Trong tác phẩm “Trí thức và vai trò của nó trong quá trình văn hoá”, Vitaly Tepikin đã tổng hợp và đề xuất 10 dấu hiệu của giới trí thức hiện đại là [7]

1 – có lý tưởng đi trước thời đại, nhạy cảm với người xung quanh, lịch sự nhũn nhặn trong biểu hiện;

2 – tích cực lao động trí óc và liên tục tự học;

3 – ái quốc dựa trên niềm tin vào nhân dân và có tình yêu quê hương sâu sắc;

4 – sáng tạo không mệt mỏi và có lối sống giản dị đến khổ hạnh;

5 – độc lập, có khát vọng đạt tới tự do biểu hiện, và tìm thấy mình trong khát vọng đó;

6 -  có quan hệ phê phán đối với chính quyền, lên án mọi biểu hiện của bất công, vô nhân đạo, phản nhân văn, phản dân chủ;

7-  trung thành với niềm tin do lương tâm mình mách bảo, ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất, kể cả phải hy sinh quyền lợi bản thân;

8 – nhận thức thực tế một cách mơ hồ, dẫn đến dao động về chính trị và đôi khi có biểu hiện bảo thủ;

9 – Có niềm oán hận lớn trước những gì không thực hiện được trên thực tế hoặc trong tưởng tượng, kết quả là đôi khi trở nên hoàn toàn khép kín tự cô lập mình;

10 – Các nhà hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau, và ngay cả trong cùng một lĩnh vực, thường hiểu lầm nhau, hậu quả là đôi khi nổi cơn ích kỷ hoặc bốc đồng.

Tepikin cho rằng một cá nhân có ít nhất một nửa số dấu hiệu trên đây có thể được gọi là “trí thức theo nghĩa đại khái của từ đó”. Chuyển sang ngôn ngữ Việt Nam đương đại, có thể tạm gọi những người thoả mãn 5/10 biểu hiện nêu trên là các “trí thức dự khuyết”.

Trong giới những người (thực sự) có học vấn của Việt Nam, đại đa số chắc hội đủ ba dấu hiệu cuối (8 – 10). Những người khoa bảng mà lúc đầu từng hoạt động chuyên môn nhưng sau bỏ để ra làm quan thì khó có thể giữ được các dấu hiệu 2, 4 – 10, nếu không nói rằng hai dấu  hiệu còn lại (1 và 3) đối với những người này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
*
Tương truyền, trong một lần thuyết giảng, triết gia cổ Hy Lạp Plato đã định nghĩa “con người là một động vật đi bằng hai chân và không có lông vũ.” Diogenes – một triết gia cổ Hy Lạp khác –  nghe vậy bèn bắt một con gà, vặt sạch lông, thả vào giảng đường, rồi nói: “Các người hãy nhìn kìa, đó là Con Người theo định nghĩa của Plato!” Nghe nói Plato sau đó đã phải thêm “có móng rộng và bẹt” vào định nghĩa “Con Người” của mình.

Gẩn đây có một vài ý kiến của một số “Plato Việt Nam” muốn xác định lại các tiêu chí thế nào là trí thức. Ngay lập tức họ được các “Diogenes Việt Nam” lên tiếng sửa gáy. Đội quân các “Diogenes Việt Nam” rất hùng hậu, có tới cả ngàn. Thay vì sống trong thùng tô nô, họ sống trong các blog. Họ cũng không xách đèn đi tìm người lương thiện giữa ban ngày [8], bởi dường như đã biết trước câu trả lời. Họ lại càng không có cơ hội để làm như Diogenes khi gặp Alexander Đại Đế. Theo sử gia Plutarch, khi Alexander Đại Đế tới Corinth, những người đứng đầu thành phố và các triết gia đã lũ lượt kéo nhau tới yết kiến Alexander, chỉ riêng Diogenes vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm Diogenes, và thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng bên cái thùng ông dùng làm chỗ ngủ. Khi Alexander Đại Đế hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi không?”, Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi.” Các triết gia và đám tùy tùng của Alexander Đại Đế nghe vậy cười phá lên, trong khi chính Alexander Đại Đế nói: “Nếu ta không phải là Alexander thì ta đã là Diogenes.”
Giovanni Battista Tiepolo, "Alexander Đại Đế và Diogenes", sơn dầu, 47 x 60 cm (1770). Bảo tàng Cung điện Yusupov tại Saint Petersburg.
Tới đây tôi chợt nhớ tới ca từ trong một bài hát của nhóm hip hop Dead Brez:

Bạn muốn có một chiếc Lexus hay Công Lý?
Một ước mơ hay của cải?
Một chiếc BMW, một chuỗi hạt xoàn, hay Tự Do? [9]

Ca từ này đúng hơn bao giờ hết tại Việt Nam đương đại. Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những “trí thức dự khuyết”, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này.

Tokyo, 25/1/2012





[1] Tên đầy đủ Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva mang tên M.V. Lomonosov (Московский Государственный Университет имени М.В. Ломоносова), viết tắt là MGU (МГУ).

[2] Nguyên văn tiếng Nga: “Интеллектуальные силы рабочих и крестьян растут и крепнут в борьбе за свержение буржуазии и ее пособников, интеллигентиков, лакеев капитала, мнящих себя мозгом нации. На деле это не мозг, а говно”. Trích từ V.I. Lenin, Thư gửi A.M. Gorky ngày 15/9/1919, Toàn tập, Tái bản lần thứ 5, NXB Văn học Chính trị, 1978, tập 51, trang 48-49 (В.И. Ленин, Из письма А.М. Горькому от 15 сентября 1919 года, Полное собрание сочинений, издание пятое Изд-во политической литературы, 1978 г. т. 51, стр. 48-49) (Xem bản tiếng Anh tại đây, tiếng Việt tại đây)

[3] Nikolai Alexandrovich Berdyaev (Николaй Алексaндрович Бердяев) (1874 – 1948) – triết gia Nga; thời Sa Hoàng, do tham gia nhóm Marxist nên từng bị bắt năm 20 tuổi và bị đày biệt xứ; năm 29 tuổi do chỉ trích Nhà Thờ Chính thống Nga nên bị kết tội báng bổ và bị đày đi Siberia; dưới thời Xô Viết do không chịu chấp nhận chính thể của đảng Bolshevik áp đặt sự thống trị của nhà nước độc tài lên tự do cá nhân, nên đã bị chính quyền Xô Viết trục xuất cùng hơn 160 nhà văn và học giả danh tiếng khác sang Đức bằng tàu thủy vào tháng 9/1922 (từ một danh sách gồm 280 người bị bắt trong đó có 32 sinh viên).

Heroes & Killers of 20the Century: Joseph Stalin:http://www.moreorless.au.com/killers/stalin.html

[5] Theo báo cáo của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, 1/3 số thuyền nhân  (boat people)  Việt Nam đã chết trên biển vì bị giết, bão, bệnh tật, đói. Thống kê của Cao ủy này cho biết chỉ riêng năm 1981 có 15095 thuyền nhân  Việt Nam đã vượt biên từ Việt Nam tới được Thái Lan trên 455 thuyền. Trong số đó có 352 thuyền (77%) bị bọn hải tặc tấn công. Số vụ tấn công là 1149 tức trung bình mỗi chiếc thuyền bị hải tặc tấn công hơn 3 lần. 571 người Việt Nam đã bị hải tặc giết. 599 phụ nữ Việt Nam đã bị hải tặc hãm hiếp. 243 người Việt Nam đã bị bắt cóc.

[6] Postwar Vietnam: Dynamics of a transforming society, Ed. Hy V. Luong, (Rowman & Littlefield Publishers Inc., 2003).

[7] Виталий Тепикин, Интеллигенция, ее роль в культурном процессе. Vitaly Tepikin là tiến sĩ lịch sử, chuyên gia về lý thuyết và lịch sử trí thức, giáo sư thuộc viện Tri thức khoa học tự nhiên Nga (Российская академия естествознания).

[8] Diogenes từng xách đèn đi ngoài phố giữa ban ngày. Khi được hỏi làm gì đấy, ông trả lời: “Tôi đi tìm một người lương thiện.” Tương truyền ông chỉ gặp toàn bọn bất lương và vô lại.

[9] Nguyên văn: You would rather have a Lexus or Justice? A dream or some substance? A Beamer, a necklace or Freedom?


Toàn văn bức thư trong đó Lenin gọi trí thức là cứt

Nguyễn Đình Đăng dịch từ nguyên văn tiếng Nga:
Полное собрание сочинений, т. 51, стр. 48-49

Lời giới thiệu của người dịch:

Trong cuộc nội chiến Nga sau cách mạng tháng 10, chính quyền bolshevik, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lenin, đã tiến hành cuộc Khủng bố Đỏ (1918 – 1923). Vào mùa thu năm 1919 hàng loạt trí thức tại Petrograd (tên của Saint Petersburg thời đó) đã bị cáo buộc âm mưu phản loạn và đã bị bắt. Nhà văn Maxim Gorki đã viết thư đề nghị Lenin ngừng khủng bố trí thức. Lenin đã viết bức thư trả lời dưới đây, trong đó ông gọi các trí thức thân Hiến Dân là cứt (Xem chú giải [1] về Đảng Hiến Dân).

Vậy những trí thức bị Lenin liệt vào loại “thân Hiến Dân” và bị Lenin gọi là cứt là những ai? Theo nhà văn Alexandr Solzhenitsyn (1918 – 2001) thì đó là 80% giới trí thức Nga. A. Solzhenitsyn từng bị giam 11 năm (1945 – 1956) trong các nhà tù và trại tập trung Xô-Viết. Được trao giải Nobel văn chương năm 1970 nhưng không thể đi nhận, ông nhận giải thưởng này năm 1974 tại Thụy Điển sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm đó. Ông quay trở lại tổ quốc năm 1994 sau khi Liên Xô sụp đổ.

Trong tác phẩm «Quần đảo GULAG», A. Solzhenitsyn viết: “Thân Hiến Dân có nghĩa là gì? Đó không phải là những người về phe chủ nghĩa quân chủ cũng chẳng phải những người của phe chủ nghĩa xã hội, mà đó là toàn bộ giới khoa học, đại học, văn nghệ sĩ, và tất nhiên là toàn bộ giới kỹ nghệNgoài các nhà văn cực đoan, những nhà thần học và các lý thuyết gia chủ nghĩa xã hội, toàn bộ giới trí thức còn lại, 80% của giới này, là những người thân Hiến Dân,” (Xem A. Solzhennitsyn, Quần đảo GULAG, Tập 1, trang 44, khổ thứ 3, từ dòng thứ 6).

Trong thư, Lenin lấy Korolenko làm mẫu người của trí thức tư sản. Chú giải [4] giải thích Korolenko là ai.
N.Đ.Đ.

Thư V.I. Lenin gửi A.M. Gorky
15/IX [1]

Alexei Maximưch thân mến,

Tôi đã tiếp Tonkov, và ngay cả trước khi tiếp ông ta và trước khi nhận được thư của Ông chúng tôi trong Trung Ương đã quyết định bổ nhiệm Kamenhev và Bukharin kiểm tra việc bắt các trí thức tư sản loại thân Hiến Dân [2] và để thả những ai có thể thả được. Bởi đối với chúng tôi rõ ràng là đã có những sai lầm trong việc này.

Và cũng rõ ràng rằng, việc bắt đám Hiến Dân (và thân Hiến Dân) là cần thiết và đúng đắn.

Khi tôi đọc quan điểm thẳng thắn của Ông về việc này, tôi đặc biệt nhớ lại câu nói của Ông đã in sâu vào đầu tôi trong những cuộc trò chuyện giữa chúng ta (tại London, ở Capri và sau đó):

“Giới nghệ sĩ chúng tôi là những người vô trách nhiệm.”

Chính thế đấy! Vì chuyện gì mà Ông lại nói những lời lẽ cực kỳ giận dữ như vậy? Vì chuyện vài chục (hoặc ngay cả vài trăm) ông kễnh Hiến Dân và thân Hiến Dân ngồi tù vài ngày để tránh âm mưu kiểu vụ đầu hàng Đồi Đỏ [3], những âm mưu đe dọa cái chết của hàng chục ngàn công nhân và nông dân.
Thật là thảm hoạ, cứ thử nghĩ mà xem! Thật là bất công! Cho bọn trí thức ngồi tù vài ngày hoặc thậm chí cả vài tuần đi nữa để tránh cho hàng chục ngàn công nhân và nông dân bị giết hại!

“Giới nghệ sĩ là những người vô trách nhiệm.”

Trộn lẫn “các lực lượng trí tuệ” của nhân dân với “lực lượng” trí thức tư sản là sai. Tôi lấy Korolenko [4] làm mẫu người của bọn trí thức tư sản: Gần đây tôi có đọc cuốn sách mỏng hắn viết vào tháng 8 năm 1917 nhan đề “Chiến tranh, Tổ quốc và Nhân loại.” Korolenko trên thực tế là một kẻ thân Hiến Dân nhất, gần như là một tên menshevik. Thật là một kiểu chủ chiến đê tiện, xấu xa, kinh tởm, được che đậy bằng những lời lẽ đường mật! Một con buôn bị cầm tù bởi những thành kiến tư sản. Đối với các ông kễnh này thì 10 triệu người bị giết trong cuộc chiến tranh đế quốc là việc đáng ủng hộ (bằng những việc trong các câu chữ đường mật “chống” chiến tranh), còn sự hy sinh của vài trăm ngàn người trong cuộc nội chiến chân chính chống bọn địa chủ và lũ tư bản thì lại gây nên những “ối”, “oái”, những tiếng hổn hển, và những cơn động kinh.
Không. Chẳng có gì là tội lỗi khi cho những “tài năng” như thế ngồi tù vài tuần, nếu đó là việc phải làm để tránh các âm mưu (kiểu vụ Đồi Đỏ) và cái chết của hàng chục ngàn người. Chính chúng tôi đã lật tẩy các âm mưu này của bọn Hiến Dân và thân Hiến Dân. Và chúng tôi biết bọn giáo sư thân Hiến Dân luôn luôn giúp đỡ bọn âm mưu phản loạn. Đó là sự thật.

Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.

Đối với “các lực lượng trí tuệ” mong muốn đem khoa học cho nhân dân, chứ không phải làm tôi tớ cho tư bản, chúng tôi trả tiền côngtrên mức trung bình. Đó là sự thật. Chúng tôi giữ gìn họ. Đó là sự thật. Chúng ta có hàng chục ngàn sĩ quan phục vụ Hồng quân và chiến thắng cho dù có hàng trăm tên phản bội. Đó là sự thật.

Còn về tâm trạng của Ông, “hiểu” thì tôi có hiểu (một khi Ông đã bắt đầu nói không biết liệu tôi có hiểu Ông không). Khi ở Capri và sau đó tôi đã nhiều lần nói với Ông: Ông quây quần với các phần tử xấu nhất của giới trí thức tư sản và nghe theo tiếng rên rỉ của chúng.

Ông nghe thấy và nghe theo  tiếng kêu la của vài trăm trí thức nhân vụ bắt bớ “khủng khiếp” trong vài tuần lễ, còn tiếng nói của quần chúng, của hàng triệu công nông, đang bị bọn Denikin, Kolchak, Liazonov, Rodzianko, bọn Đồi Đỏ âm mưu phản loạn, (và những tên Hiến Dân khác) đe doạ – tiếng nói đó thì Ông không nghe thấy và không nghe theo. Tôi hiểu lắm chứ, hiểu lắm chứ, rằng có thể sa đà không chỉ tới mức, kiểu như “Hồng quân cũng là kẻ thù của nhân dân chẳng khác gì bọn Bạch Vệ” (các chiến sĩ đấu tranh lật đổ bọn tư bản và địa chủ cũng là kẻ thù của nhân dân chẳng khác gì bọn địa chủ với bọn tư bản), mà còn tới mức tin vào Chúa Trời và bố già Sa Hoàng. Tôi hiểu lắm chứ.

Này, này, Ông sẽ chết đấy *) nếu không tự rứt ra khỏi bọn trí thức tư sản đó. Tôi chân thành mong Ông thoát ra mau mau.

Gửi Ông những lời chào tốt đẹp nhất!
Lenin của Ông
*) Bởi vì đúng là Ông không viết gì! Đối với một nghệ sĩ, phung phí bản thân mình cho tiếng rên rỉ của bọn trí thức thối nát và lại không viết thì thật chẳng phải là cái chết, là một sự nhục nhã hay sao?
Viết ngày 15/9/1919
Gửi đi Petrograd           
Công bố lần đầu tiên, theo bản thảo

Chú giải của người dịch:

[1] Vào năm 1919, Lenin 49 tuổi, Gorky 51 tuổi.

[2] Hiến Dân: кадет (đọc là “ka-điet”), tên viết tắt của Đảng Hiến pháp Dân chủ (Конституционно-демократическая партия), còn được gọi là Đảng Tự Do Nhân Dân (Партия Народной Свободы), thành lập năm 1905, chủ trương cải cách triệt để Nhà nước Nga thành nhà nước quân chủ lập hiến. Vào năm 1906, lúc đầu Đảng Hiến Dân chiếm đa số ghế trong Nghị viện Nga (Дума). Sau khi Sa Hoàng thoái vị sau cách mạng tháng 2/1917, Nghị viện Nga và Xô-Viết Petrograd (do Đảng Bolshevik – tức đảng cộng sản do Lenin đứng đầu – lãnh đạo) tranh giành quyền lực. Sau cách mạng tháng 10 Nga, những người bolshevik tuyên bố Đảng Hiến Pháp Dân chủ là “kẻ thù của nhân dân”, Lenin đã ra lệnh bắt và thủ tiêu các lãnh tụ Đảng Hiến Dân.

[3] Ngày 13/6/1919, khi cánh quân Bạch Vệ phía bắc của tướng A.P. Rodzyanko tấn công Petrograd, đội quân bảo vệ pháo đài Đồi Đỏ (Красная Горка) đã nổi dậy chống lại những người bolshevik. Nhưng 3 ngày sau, cuộc nổi dậy đã bị những người bolshevik dập tắt. Quân Bạch Vệ không kịp ứng cứu vì khi được tin về cuộc nổi dậy thì đã quá muộn.
Chân dung V.G. Korolenlo do Ilya Repin vẽ năm 1912
[4] Vladimir Galaktionovich Korolenko (Влaдимир Галактионович Короленко) (1853-1921) – nhà văn, nhà báo, nhà tranh đấu cho nhân quyền, người theo chủ nghĩa nhân đạo. Ông là người phê phán mạnh mẽ chế độ Sa Hoàng và chế độ bolshevik (cộng sản). Ông sinh tại Zhitomir, Ukraina, là con của một quan tòa địa phương. Do tham gia phong trào Dân Tuý, ông bị đuổi học khỏi cả hai trường đại học công nghệ Saint Petersburg (1871) và viện nông lâm Petrov tại Moscow (1874). Năm 1876 ông bị bắt đi đày tại Kronstadt. Ông còn bị chế độ Sa Hoàng đày ải thêm 2 lần nữa (1879, 1881 – 1884). Ông nổi tiếng về các truyện ngắn viết trong những năm 1879, 1885, 1892 – 1900. Từng là viện sĩ viện Hàn Lâm Văn học Nga, nhưng ông đã ly khai năm 1902 sau khi Maxim Gorky bị khai trừ khỏi viện Hàn Lâm vì tham gia cách mạng. Nhà văn Anton Chekhov cũng ly khai vì lý do này. Korolenko lúc đầu hoan nghênh cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, nhưng chẳng bao lâu sau khi những người bolshevik lộ rõ bản chất chuyên quyền bạo ngược, Korolenko đã lên tiếng chống lại họ. Trong cuộc nội chiến ông đã phê phán cả Khủng bố Đỏ (do chính quyền bolshevik tiến hành) và Khủng bố Trắng (của phe Bạch Vệ). Ông cổ vũ cho nhân quyền và chống lại những bất công và khủng bố của đấu tranh giai cấp. Ông mất tại Ukraina ngày 25/12/1921.

07 tháng 1 2012

Osin Huy Đức - beo - Yahoo! 360plus

Beo

Thứ Sáu, ngày 05 tháng 6 năm 2009

Hàng xóm

Trước khi vĩnh biệt 360, tớ điểm danh những hàng xóm cũ mà tớ hay lê la sang chơi nhất
...
7.
Osin. Lập luận, câu chữ kêu choang choang là ông này.
Tưởng bàn chuyện dân sinh nhưng thực ra toàn  chuyện chính trị.
Từ ngày cụ Sáu Dê mất, nguồn triều đình xuống của ông ấy đứt dù thiên hạ có dọa ông ấy còn nguồn từ ông Tư tới ông Mười mấy lận (đọc những gì ông ấy biên ra, tớ lại chả tin).
Còn nguồn từ dân đen lên, cuồng lên tìm vợ (do phụ nữ không dùng ông này để giải trí) nên lười đi.
Chân cật lơ lửng, ông ấy  rơi vào cảnh lộng ngôn và ngày càng thiếu nhân bản.
Cơ khổ, hay là cái nick nó ám, ông ấy muốn làm kiếp Osin (cho triều đình) thật ...

Osin Huy Đức

Thư mục: Tổng hợp |
Đăng ngày: 14:46 12-09-2009
Từ 25-8, tôi không còn là phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. Trong 21 năm làm báo, tôi đã từng bị mất việc nhiều lần.
Ngay cái hàng chữ đầu tiên, bạn Osin này đã nói dối và nói nửa sự thật. Đời làm báo của Osin từ thuở Tuổi Trẻ Thanh niên Nông thông ngày nay...chưa từng bị mất việc mà toàn là do bạn ấy đánh nhau rồi thua với một nhân vật nào đó trong tòa soạn, sau đó  tự xin chuyển hoặc thất bại trong kinh doanh báo mà tự động đóng cửa. Từ ngày 25/8, bạn í không còn là phóng viên nhưng, tội nghiệp một ngàn bạn tình nguyện đóng 10 ngàn/tháng nuôi bạn Osin, vẫn chưa bằng lương SGTT trả cho cộng tác viên Huy Đức đâu. Bạn í còn một đống bất động sản do công ty quân đội to đoành dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh đỡ đầu. Con bạn í du học Mỹ, nếu bạn í xộ khám cũng đã có bạn ở Cục thông tin quốc hội Hoa kỳ... đỡ đầu luôn. Bức tường Berlin chỉ là một hoạt cảnh cực khéo nhưng giá mà bức tường ấy nó sụp đổ sớm hơn thì con đường phía trước của Tổng Biên tập Tâm Chánh đỡ đen tối hơn.
Tác giả bức tranh báo chí hiện nay không phải hoàn toàn là Ban Tuyên giáo.
Câu này thì bạn Osin viết chính xác. Bởi vì bạn í là một trong những đồng tác giả bức tranh u ám hiện nay của báo chí. Tại sao tớ lại nói như vậy. Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, bạn Osin này là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người từ ngày ấy của công ty Bia Sài gòn nay còn kể vanh vách giai thoại Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Giá như chỉ dừng ở việc làm tiền thì OK, không có chuyện gì xảy ra cho cả bạn Huy Đức lẫn báo chí.

Huy Đức, cùng một vài bạn khác-có dịp tớ sẽ kể lần lượt- lấn sân sang chuyện chính trị. Đừng hiểu chính trị theo nghĩa sang trọng là đấu tranh cho tự do dân chủ công bằng xã hội xứ cừu nhé. Chính trị ở đây tức là dùng ngòi bút hỗ trợ các thế lực này nọ của thiên đình choảng nhau, nhất là sát gần đại hội Đảng. Vụ Năm Cam, vụ PMU 18 là hai ví dụ điển hình. Hai là quá đủ để Ban ra tay nhổ tuốt tuột cả cỏ lẫn hoa.Trong một entry tớ đã bảo bạn này làm nhà báo chả muốn lại muốn làm Osin cho triều đình. Ngoài đời, trong một lần caphe  tại số 5 Hàn Thuyên, tớ cũng rất chân tình can bạn ấy bằng tầm gương, 2h sáng ông Nguyễn Công Khế gọi điện cho tớ mà rằng: tại sao họ lại đối xử với anh như vậy. Ông Khế có một niềm tin thơ ngây của người không sinh ra trong lòng chế độ này, bạn Osin thì chơi trò 2 mang vì bạn í quá hiểu chế độ này.

Vậy ông chủ của Osin là ai?


Đầu tiên phải kể đến là  Lê Khả Phiêu. Cụ này  Osin quen biết từ thuở bên Campuchia, khá trống mồm nên một dạo Osin có rất nhiều tin độc.

 Thứ đến thì ai cũng biết là cụ Võ Văn Kiệt với chiêu bài viết hồi ký thuê. Cụ Kiệt chết là cú choáng váng với Osin bởi không chỉ mất chỗ chống lưng mà ngay sau đó, gia đình cụ than phiền với Văn phòng TW Đảng việc Osin cất giữ tài liệu của cụ. Osin phải hứa sau đây viết tất cả những gì về cụ Kiệt phải đưa cho VPTW ...duyệt. (he he he). Ông chủ thứ ba thì Osin còn cay đắng hơn rất nhiều. Ông Trương Tấn Sang đã phủi như phủi tà khi nhắc đến bạn Huy Đức dù thông qua một bạn bên Sàigon Giải phóng, mối lương duyên chủ tớ này coi bộ khá thắm thiết.

Còn một chủ nữa của Osin kiêm minh chủ của các bạn Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức ...nhân vật này hay đến độ tớ sẽ viết riêng một entry về  minh chủ và các đầy tớ sau.

Thân Osin, chủ nội thế là cũng oách. Nhưng bạn này còn có cả chủ ngoại nữa. Việc tớ ngừng chơi với bạn Osin  cũng bắt đầu từ một vụ liên quan đến chủ ngoại của bạn í.

Số là ngài đại sứ quán, thi thoảng ngẫu hứng tụ tập một nhóm  những người iêu nước Mỹ. Sau một cuộc gặp thế về, bạn Osin trình báo nội dung đàm đạo cho A 25. Osin đã tự cứu mình rất ngoạn mục nhưng  đường hoạn lộ của bạn Đức Hiển bên báo Pháp luật TP HCM, người tham dự cuộc đàm đạo,  đang lên phơi phới bỗng đứt dây và chưa biết bao giờ mới nối lại được sau những lời mách nhỏ của Osin. Theo tớ bạn Hiền bạn Nguyên bên sứ quán cũng nên cửn thựn có ngày Osin mách bà Clinton là toi công ăn việc làm.
Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện; những bài viết mà người làm báo tin rằng nó phụng sự xã hội.
Entry sau tớ sẽ  chỉ rõ từng bài Osin phụng sự các ông chủ thay vì phụng sự xã hội ra sao.

TRỀNH A SÁNG- NÓNG HỔI VỪA THỔI VỪA XEM ĐÊÊÊÊÊÊÊÊ!

Kinh thật. Beo còn đang rong ruổi lang thang tận hưởng tối đa tháng ăn chơi thì thiên hạ đã lao vào chính chị chính em như kiểu không nói nhanh hôm nay thì mai chết. Mới qua rằm, vẫn ủ mưu hành hương tới đỉnh Ngọa Vân ở Đông Triều, Quảng Ninh. Tương truyền đây mới chính là nơi Phật Hoàng tu niệm và đặt mộ tổ, Yên tử chỉ là mộ vọng. Đại đức trụ trì chùa Phật Tích đã hứa sẽ dẫn đi và hành lễ cho. Phải sớm, chứ cứ có cáp treo thành hội thành hè, nơi thanh sạch linh thiêng rồi cũng đầy xú uế, vì rác và vì hơi người, chen chúc.

*** Không rảnh để ngồi biên chuyện cả nước biết, Trềnh A Sáng là ai trong làng báo Việt. Vậy nên chỉ kể chuyện rất ít người biết.

Đàng trong đàng ngoài đều coi Trềnh này là bậc anh hùng nên khi Beo nổ phát pháo đầu tiên kể toạc móng heo bản chất Osin, thiên hạ điên Beo lắm lắm. Vì điên nên các fan Trềnh ít ai để ý những chi tiết Beo kể, như Osin không làm không công hay thủ thuật Osin kiếm tiền từ việc hầu chữ nghĩa. Beo phì cười khi có môn đệ kêu gọi lạc quyên nuôi Osin khi rời Sàigòn tiếp thị. Zời ạ, Osin vừa chẳng phải đi làm vừa ăn vừa chơi, đến Tết Cônggô cũng chưa hết lộc zời. Những tháng ngày thong thả sau khi Osin nghỉ việc, ở những nơi quýts tộc bậc nhất Sài thành, chắc cũng đủ để chứng minh điều Beo đã nói.

Vở diễn mới nhất là vụ hòa ca với Dương Thu Hương lồng lộn chuyện trym bướm .

Ngay sau khi bài cuối củaDương thị, mà chửa biết đã cuối chưa, Osin Huy Đức méc với công an bằng giấy trắng mực bút bi. Nào là trăm sự tại cái thằng Việt kiều Pháp Hà Dương Tường lẻo mép bịa đặt mang họa cho Osin, chứ Osin với phẩm chất kách mệnh cứ là chửi Dương Thu Hương như hát hay, không những không dây với mà còn khinh khi Dương thị ngang rác rưởi. Vở diễn này của Osin tạo ra rất nhiều khả năng, chú Việt kiều HDTường nào kia vì nhỡ mồm nhỡ miệng, sẽ hết đường về cố quốc trong tương lai. Y chang vở Osin từng giáng xuống chú Đức Hiển, bên báo Pháp luật TP, trước đây.

Rõ khổ, có lẽ khí lâu không được tiếp xúc với giới cao cấp, toàn các ẻm ban công tác bạn đọc hay láo nháo vỉa hè, rồi từ đó phân tích suy đóan kết luận đúc rút ra một điều mà bạn Beo chỉ cần hai dòng, là sổ toẹt sạch ráo. Nam nhi, sao phải khốn khổ giả tự dạng biên tay trái núp danh ảo cho thảm thế nhỉ.
hong ho: từ từ rồi khoai cũng nhừ
hong ho: đã bẩu là còn nhiều cái hay mờ
hien: nó cao thủ quá. xài ngay cái entry của mình, dùng chi tiết phủ nhận tổng thể
hong ho: không sao đâu em
hong ho: chị chỉ viết có 1/10 những gì mà chị chứng kiến thôi
hong ho: lão HĐ gọi phone
hong ho: chị đi ăn cơm không nghe máy
hien: thôi đừng nghe
hien: (chẳng nhẽ vừa năn nỉ em cải chính-dù chỉ một chi tiết, với ý đồ dùng chi tiết phủ nhận tổng thể. Lại vừa alo năn nỉ chị?)
hien: thất vọng quá
hong ho: bài này xưa rồi chú
hien: ông ấy giỏi, nhưng muốn nhiều quá, mà những cái ông ấy muốn lại mâu thuẫn với nhau
hien: đi hai chân trên hai băng chuyền
hien: nên có thể nó kéo nhân cách xuống
Trên đây là đoạn chat giữa Beo và Đức Hiển, chủ blog Bố cu Hưng, ngay sau khi đăng entry Beo kể chân tướng của Huy Đức trên blog này.

Đêm nay lại đi chơi, đầu tuần về kể tiếp chuyện Osin.

Nhà báo Huy Đức, Huỳnh Sơn Phước bị tố nhận tiền của Năm Cam, Liên Khui Thìn

Không biết ai là người đầu tiên lục lại hồ sơ vụ án Năm Cam, nhưng quả thật là ở thời hiện đại này chẳng có cái gì có thể lãng quên. Làm sao để lãng quên đây? 

Vnexpressbài tường thuật lại phiên tòa xét xử vụ Năm Cam. Ở phiên tòa này, bị cáo Hoàng Linh, nguyên là phóng viên báo Tuổi trẻ có khai rằng đã chuyển phong bì tiền của Liên Khui Thìn cho nhà báo Huy Đức và Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ lúc đấy Huỳnh Sơn Phước. Ngoài ra Hoàng Linh còn 3 lần đưa tiền của Năm Cam cho nhà báo Huy Đức.

Tôi không biết trong vụ Năm Cam này nhà báo Huy Đức và Huỳnh Sơn Phước có bị kỷ luật không, nhưng ông Phước vẫn giữ chức vụ Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ cho đến tận gần đây. Lúc ông Phước bị thiên chuyển không được làm Phó Tổng biên tập nữa, cũng có nhiều người bênh vực ông Phước, làm rầm rộ trên blog, cho rằng đây là một nhà báo chân chính. Ôi phải chăng đấy là cái chân chính trong quan niệm của các nhà báo!

Tôi luôn nghĩ rằng họa phúc không phải một sớm một chiều là xảy ra. Họa phúc có căn nguyên sâu xa, tích tụ bấy lâu nay. Khi có hiện tượng chớm xảy ra, đã không kiên quyết xử lý, thậm chí có thể còn bao che cho nhau, bao biện cho nhau. Đấy là đi trên sương mà không nghĩ tới băng giá đến. Bây giờ tôi nghĩ rằng nói rằng trong chốn nhà báo có nhà báo liêm khiết thì chẳng khác nào nói rằng ở chốn lầu xanh có người vẫn còn trinh. Mà để tình trạng như thế này xảy ra, trách nhiệm đầu tiên và trước hết thuộc về Hội Nhà báo Việt Nam. Nếu Hội Nhà báo Việt Nam còn tiếp tục im lặng, nếu Hội Nhà báo Việt Nam còn tiếp tục khoanh tay đứng nhìn, thì Hội Nhà báo Việt Nam có lý do gì để tồn tại?

Update 25-5-2008

Tôi tra Google vụ nhà báo Hoàng Linh này tìm được một số thông tin đáng quan tâm như dưới đây. Tuy vậy tôi vẫn chưa tìm được nguồn khẳng định thông tin mà blogger Osin cung cấp.

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam: phần Hoàng Linh

"Hoàng Linh khai nhận: Sau buổi làm việc với Liên Khui Thìn tại Công ty Epco cho tới khi Thìn bị bắt (đầu năm 1997), Hoàng Linh đã được Liên Khui Thìn cho 1 điện thoại di động Ericsson và nhiều lần cho tiền, do thời gian đã lâu nên Hoàng Linh không nhớ được cụ thể bao nhiêu lần nhưng tổng số tiền Hoàng Linh nhận khoảng 105 triệu đồng. Ngoài số tiền trên, từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh còn nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng. Tuy nhiên những người trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh (BL: V9 T1: 76-77, 119-123, 146-147)."

Nhận xét của Đông A: Hoàng Linh khai đưa tiền cho các nhà báo, các nhà báo không thừa nhận. Chuyện này giống như sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, nhưng khiến cho tôi nhớ đến chuyện "tứ tri" trong Cổ học tinh hoa. Chứng minh dường như là không thể. Nhưng có lý do gì mà khiến Hoàng Linh phải vu oan giá họa cho người khác, nhất là các đồng nghiệp, những người từng cùng cộng tác chứ?

Bài phỏng vấn nhà báo Hoàng Linh của Vnexpress:

- Nhưng hồi năm 1995-1996, Tuổi trẻ đã đăng bài của anh về hoạt động phạm tội của Năm Cam và bài phỏng vấn lãnh đạo ngành công an về việc đưa Năm Cam đi cải tạo?- Tôi và anh Huy Đức cùng thực hiện loạt bài này. Nhưng không vì vậy mà nói rằng tôi có quan hệ với Năm Cam.
Là bạn thân của Minh Diện, phóng viên báo Tiền Phong bị dính vào vụ Tamexo, anh đến thăm và Diện đã tâm sự khá nhiều, đưa hồ sơ nhờ giúp đỡ. Nhờ tư liệu này, anh đã đánh Diện không thương tiếc?- Tôi viết bài như vậy là theo lệnh của Ban biên tập Tuổi trẻ. Là người lính khi chỉ huy ấn vào tay mình một cây súng thì anh nghĩ sao?
Tôi đến thăm là với tư cách bạn bè, còn viết bài là với tư cách nhà báo. Tôi với Minh Diện chơi rất thân. Tôi đánh giá anh ta cao hơn đánh giá của người khác. Đến bây giờ, chúng tôi vẫn chơi rất thân với nhau. Lúc đó tôi không viết bài thì Ban biên tập sẽ nghĩ tôi cùng giuộc tiêu cực với Diện. Trong bài báo đánh Diện có một số trường đoạn có lợi cho anh ta đã bị ban biên tập cắt bỏ.

Nhận xét của Đông A: lý do gì mà báo Tuổi trẻ lại quan tâm đến chuyện Năm Cam bị đưa đi cải tạo để đăng báo chứ?

Bài học (chưa chắc) chót, từ Osin
Báo chí, trong một thời gian dài, rất dài, đã luyện tập cho bạn đọc một nếp nghĩ, phàm quan chức là tham nhũng, phàm giàu có là bất chính... Good news is  Bad news, nghề thế. Và thời gian đầu mở cửa, 99,9% là sự trong sáng, háo hức làm những Lục Vân Tiên thời đại. Nhưng rồi, đời mà, những con sâu xuất hiện. Tôi vẫn kết tội vì những con sâu này mà nồi canh ngon  biến thành nồi cám lợn, như hiện nay…


Đỉnh  điểm là vụ án Năm cam và PMU 18, báo chí đã góp một phần cực lớn vào việc tiêu diệt ba quan chức cao cấp. Sự trong sáng bị lợi dụng cũng có, sự lạm dụng cũng có và sự bất nhân với số phận con người, cũng có nốt.  Người dưng, tôi vẫn xót xa cho các ông. Và Huy Đức, cũng xót xa y như vậy, một cách rất thật lòng.

Có lẽ vì đó, Huy Đức đã chọn một con đường riêng.

Tạo ánh hào quang với các commenters cũng là  tạo luôn quần chúng cho mình bằng các bài viết thẳng vào những vấn đề dân sinh nóng nhất, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ xử dụng  giàu chất chính luận, Huy Đức khéo léo phản bác( not phản biện) lại hầu hết các quyết sách của chính quyền, rất sướng tai, đặc biệt là  một nhóm người hiện nay trong xã hội, bạ gì cũng chửi, xông vào chửi hôi mọi lúc mọi nơi  chửi luôn cả thằng đang đồng ca cùng mình.

Dừng lại ở đó thì  tôi dám đoan chắc, Huy Đức giờ này vẫn đàng hoàng nhận tấm thẻ nhà báo, xứng đáng với sự kính trọng của rất nhiều đồng nghiệp, trong đó có tôi. Nhưng, nếu thế, còn gì để tôi bôi ra đến 3 entry.

Bà ngoại tôi ngày xưa hay nói câu tử tế chả muốn…. Câu này áp vào vô cùng đúng  với Huy Đức. Bút lực ấy, nội công thâm hậu ấy, đâu cần đâm đầu tự nguyện làm thân Osin, rất thảm, vì thực tế không có ông chủ nào sai ông chủ nào khiến. Thế nên Osin sa vào hết lầm  này đến lẫn khác, như trong loạt bài nhắm vào Thủ tướng tôi đã dẫn chứng ở entry 2. Ở đây tôi mới chỉ nói thuần về nghề nghiệp và nhân cách thôi, còn việc lập lờ  hưởng lợi từ hào quang  các cụ cấp thiên triều, thấp hơn là một hai cụ bộ trưởng (nay đã hưu)…để làm kinh tế cá thể thì còn lắt léo nhiều chuyện nữa.

Khẳng định ngay, không nhà báo có máu mặt nào hiện nay trong làng báo  không chơi với A 25 nhỏ hơn là PA hay một vài quan chức cấp thứ bộ trưởng trong lĩnh vực nhà báo đó quan tâm. Bỏ qua quan hệ xã hội bình thường, quan hệ công việc là tương tác có văn hóa giữa đôi bên, văn hóa ở chỗ không ai khuynh loát áp đặt ai về chính kiến và nguyên tắc quan trọng bậc nhất là, không  mưu lợi về mọi phương diện từ nhau. Khi biện pháp nghiệp vụ ( của hai phía) phải giở ra thì dứt khoát một bên có vấn đề.

Tôi gọi mối quan hệ có văn hoá, giữa người với người, như trên là quan hệ  thật. Tôi chứng kiến cụ Trương Tấn Sang tới tận nhà thăm vợ chồng Minh Hiền, hồi  còn ở Nguyễn Thông,  khi chị ấy bệnh nặng, nhưng chưa một lần trực tiếp lẫn gián tiếp nghe chị ấy tận dụng mối quan hệ này bao giờ. Vài bạn nữa mà tôi thân ở truyền hình Hà nội, báo Tin tức…cũng có những mối quan hệ tương tự với các cụ nhất nhị phẩm quốc hội chính phủ, tính bền vững của các mối quan hệ thật này rất cao, toàn mười  lăm hai mươi năm đã.

Đối lập với thật ảo. Tôi dùng chữa ảo ở đây không chính xác nhưng  cho nó nhẹ nhàng,  đại để là quen biết thì có bảo kê thì không, nhưng anh lại cố tình đánh lận hai chữ in nghiêng kia để mưu lợi. Cấp thấp thì mưu danh mưu tiền, Huy Đức thêm toan tính chính trị,  thoạt tưởng sẽ thấy hơn người, là vì vậy.

Cũng vì khôn ngoan kiến tạo được vỏ bọc ảo này nên Huy Đức đã đánh lừa được nhiều người trong một thời gian rất dài,  ngay khi làng báo sóng gió nhất thì Osin vẫn vững vàng đi giữa lằn ranh  hai lề phải trái.

Sau vụ PMU 18, có ít nhất 2 bạn khi họ bị kỷ luật rồi tôi mới tá hỏa vì trước đó, tôi cũng như rất nhiều người khác đinh ninh các bạn ấy được bao bọc bởi quyền lực không thể đụng đến. Sự thật hoá ra cũng chỉ là quan hệ ảo. Ngay khi ấy tôi đã hình dung gần như chính xác kết cục nghiệp làm báo của Osin.

Thật tiếc, cái kết cục ấy lại không phải bằng hai chữ: tuẫn đạo.