Medvedev ủng hộ việc điều tra hình sự đối với những đảng viên quốc xã già nua và nói về tội phạm Đức Quốc xã ở Đức và các nơi khác trong xã hội rằng:
“Đây là vấn đề trách nhiệm đạo đức của chúng ta trước các thệ hệ tương lai, và, nếu chúng ta hiện nay nhắm mắt làm ngơ trước các tội ác này, thì trong tương lai những tội ác như thế có thể sẽ lặp lại – như thế này hay thế khác, dưới hình thức này hay hình thức khác, ở các nước khác nhau, Bởi vậy, có lẽ, tất cả điều này nói ra nghe thật găy gắt, nhưng những tội ác này thực tế không được biết về mốc thời gian xa xưa, và những ai đã từng gây nên tội ác, cần phải chịu trách nhiệm cho dù họ đã có bao nhiêu tuổi”. |
Vấn đề là tớ chẳng thấy trong bài trả lời phỏng vấn của Medvedev cho báo "Izvestia" có chữ nào là CS cả, tớ thấy Medvedev nói tới "Đức Quốc xã" còn trong bài của BÁO TỔ QUỐC và entry của callaflowers thì "Đức Quốc xã" biến mất và thay vào đó là CS, thế là sao nhể?
Đó là sự trung thực trong truyền thông chống Cộng?
Thế mà các "nhà chống Cộng" ấy lại cứ lôi CS ra chửi!
Anonymous # 9. May 2010, 22:09
Clava bogu writes:
Mình đã đọc qua bài báo tại trang http://www.izvestia.ru/pobeda/article3141617/ và nghe ông Medvedev nói, thì chẳng có điều nào ông nói "Tội ác cộng sản không bao giờ hết thời hiệu pháp lý" cả, đây chỉ là sự xuyên tạc sự thật mà thôi.
Tôi nghe ông Medvedev nói và xin dịch sơ qua cho mọi người cùng hiểu, quan điểm của ông đối với những người cộng sản. Từ đó thì có thể đánh giá được bài báo trong "Báo tổ quốc" bịa đặt hay là không nhé.
Quân phát xít đã muốn chúng ta thành tro tàn ... nhưng vấp phải sự chống trả quyết liệt bằng lòng quả cảm và sức mạnh. Những phòng tuyến phòng ngự tại Leningrat, Moskva, Ctalingrat, Kurt. Đấy không phải chỉ đơn giản là những giai đoạn của cuộc chiến tranh này,... niềm vui chiến thắng, thương vong và hi sinh của những người đồng đội.
Và chỉ có một sự lựa chọn: Một là chiến thắng hay là trở thành những kẻ nô lệ. Cuộc chiến tranh này đã đưa cho chúng ta sức mạnh, mỗi ngày mỗi giờ, mỗi phút mọi người đều hiểu được lời giải đáp.
Tôi đặc biệt phải có trách nhiệm cho số phận của những người lính cựu binh của chúng ta cho đến hết cuộc đời. Những người cựu chiến binh vẫn tiếp tục là những người quan trọng, họ đã đem lại cho chúng ta tự do. Thời gian có quyền lực to lớn nhưng vẫn kém hơn "человеческий память không biết dịch tiếng việt là gì --->" trí nhớ của con người(kí ức của chúng tôi với các bạn).
Chúng tôi không bao giờ quên ơn những người lính đã ở trên chiến trường, những người vợ có chồng làm việc trong các công xưởng, và những đứa trẻ gì gì đó, "đoạn này nghe không rõ lắm". Tất cả họ là những người anh hùng. Năm 45 không phải chỉ đơn thuần là chiến tranh mà còn có niềm vui chiến thắng, một chiến thắng hoàn toàn. Để có điều đó là cả sự đấu tranh của toàn bộ những người cộng sản và liên minh thời bấy giờ.
Ngày hôm nay trong cuộc diễu binh, đi cùng với những người lính của Nga là những người bạn cùng chí hướng như nước (chắc mấy nước thuộc liên xô cũ), cùng liên kết thành một khối và sẽ đấu tranh cho nền hòa bình của thế giới, không cho phép thêm những sự tổn thất khác. Chiến tranh đã quyết định số phận của 10 triệu người dân ở Boctok và của rất nhiều đất nước khác. Riêng nước Nga cũng có rất nhiều gia đình có người chết và thương vong...
Với những điều này thì không có gì có thể đo được, và chúng ta không thể nào quên. Đây là những tượng đài vĩnh cửu. Và chúng ta cần phải nhớ rằng, chiến tranh không bắt đầu trên 1 phần nào...
Chỉ có sự đoàn kết mới bảo vệ được sự àn toàn cho thế giới. Và cuộc sống của những thế hệ trẻ sẽ được tự do và hạnh phúc. nhưng người cựu binh đáng kính, 65 năm trước các đồng chí đã cứu cả thế giới,đất nước chúng ta và cho chúng tôi cuộc sống ngày hôm nay, hãy nhận sự "низкий вам поклон- không biết dịch câu này- nghĩa là cúi chào theo kiểu tôn trọng" của chúng tôi. Chúc mừng các bạn nhân ngày chiến thắng. Lời của chiến thắng URA...
Tôi cố gắng dịch theo sát nghĩa của câu nên câu cú hơi lủng củng. Nhưng qua đây để thấy được sự xuyên tạc vô cùng bậy bạ của mấy tờ báo trên.
Anonymous # 9. May 2010, 22:24
Mai writes:
@DinhPhDc :
Theo link của bạn mình đọc thấy đoạn này:
Советский Союз был очень сложным государством. Если говорить прямо, тот режим, который сложился в СССР, иначе, как тоталитарным, назвать нельзя. К сожалению, это был режим, при котором подавлялись элементарные права и свободы. И не только применительно к своим людям (часть из которых после войны, будучи победителями, переехала в лагеря). Так было и в других странах соцлагеря тоже. И, конечно, из истории это не вычеркнутьTạm dịch:
Liên Xô khi ấy là một nhà nước phức tạp. Nói thẳng ra đó là chế độ chuyên chế không thể gọi khác được. Thật không may, chế độ ấy đàn áp các quyền cơ bản và tự do, không chỉ cho người dân của mình (một số người chiến thắng sau chiến tranh bị đưa vào trại) mà còn đối với các nước khối Đông Âu. Và, tất nhiên, điều đó không phù hợp với lịch sửChỉ là một thái độ đáng tiếc, không phải lên án mạnh mẽ vậy mà trên trang vietcatholic lại viết:
Liên Xô (lúc ấy) có một cấu trúc rất phức tạp. Người ta có thể miêu tả chính quyền Stalin như là một chế độ toàn trị. Các quyền cơ bản và quyền tự do đã bị đàn áp. Stalin đã giết dân mình hàng loạt, tội ác này không tha thứ được.
Ôi báo của Chúa!
Cuộc phỏng vấn ông Medvedev của nhật báo Nga “Izvesti"
Tôi xin trích vài đoạn để so sánh với các bản dịch.
Đoạn về thời hiệu pháp lý của tội ác:
V. Abramov: Sau các vụ án xử những tội phạm phát xít ồn ào cách đây không lâu ở Đức và các nước khác trong xã hội xuất hiện cuộc tranh luận – có nhất thiết phải xử các ông già lụ khụ nữa không? Đã đến lúc tha thứ tất cả những người bây giờ vẫn còn sống, thậm chí cả những kẻ tội phạm Nadi để cái thời khủng khiếp ấy, cuối cùng, lùi hẳn hoàn toàn vào quá khứ? D. Medvedev: Ông có ý nói những tội ác mà hiện nay vì nó người ta đang xét xử Demyanyuk nào đó phải không? Vấn đề không nằm ở những tên tuổi cụ thể. Những tội ác như vậy không bao giờ hết thời hiệu pháp lý, cho dù chúng ta nói đến ai đi chăng nữa. Đây là vấn đề trách nhiệm đạo đức của chúng ta trước những thế hệ mai sau, và, nếu chúng ta bây giờ nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác như thế này, thì trong tương lại những tội ác như thế có thể lặp lại – như thế này hay thế khác, dưới hình thức này hay hình thức khác, ở các quốc gia khác nhau. Bởi vậy, có lẽ, điều này nói lên có vẻ gay gắt, nhưng các tội ác này thực tế không bao giờ biết thời hiệu pháp lý, và những kẻ phạm tội cần phải chịu trách nhiệm cho dù họ bao nhiêu tuổi đi chăng nữa. |
Đoạn về Stalin:
V. Bramov: Trong thời gian gần đây có những câu hỏi đưa ra cho Nga về vai trò của Stalin trong Chiến thắng. “Izvestia” cũng không thể trảng lánh vấn đề này. Và trong ngữ cảnh như thế này. Vâng, Stalin đã lãnh đạo đất nước chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Nhưng liệu cái quyền này có thể biến một bạo chúa đã từng gây nên các tội ác chống lại nhân dân của mình thành anh hùng được không? Hitle, ví dụ, đã tránh cho nước Đức thoát khỏi nạn thất nghiệp, đã xây dựng các xa lộ. Tuy nhiên ở đó không có xa lộ nào mang tên Hitle.Còn những tấm áp phích với chân dung của Stalin trong những ngày lễ không được treo. D. Medvedev: Có những vấn đề tuyệt đối rõ ràng – nhân dân của chúng ta, chứ không phải Stalin và thậm chí các tướng lĩnh với tất cả tầm quan trọng mà họ nắm giữ, đã chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc. Vâng, vại trò của họ, tất nhiên, vô cùng quan trọng, nhưng đồng thời nhân dân bằng cái giá của những cố gắng phi thường, bằng cái giá tổn thất của biết bao sinh mạng đã chiến thắng. Còn liên quan đến vai trò của Stalin thì như thế nào, có thể đánh giá vai trò của Stalin theo các cách khác nhau. Ai đó cho rằng vai trò của vị Tổng tư lệnh tối cao vô cùng to lớn, người nào đó nói rằng điều đó không phải như vậy. Vấn đề không nằm ở chỗ này, mà ở chỗ chúng ta nhìn chung đánh giá chính nhân vật Stalin như thế nào.Nếu nói đánh giá về mặt nhà nước, về điều rằng lãnh đạo đất nước hiện nay nhận xét về Stalin như thế nào trong những năm gần đây, kể từ khi xuất hiện một quốc gia Nga mới, thì nhận xét ở đây hoàn toàn rõ ràng – Stalin đã phạm vô số các tội ác chống lại nhân dân của mình. Và mặc dù ông ta làm được rất nhiều việc, mặc dù dưới sự lãnh đạo của Stalin đất nước đã đạt được nhiều thành tích, thì những gì ông ta gây ra liên quan đến nhân dân của mình, là không thể tha thứ được. Đó là điều thứ nhất. Thứ hai. Những người yêu quý Stalin hay căm ghét Stalin, đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình. Và rằng có nhiều cựu chiến binh, những con người của thế hệ những người chiến thắng có thái độ tốt với Stalin – điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Tôi cho rằng họ có quyền về điều đó. Mỗi người đều có quyền có những nhận xét của riêng mình. Một vấn đề khác nữa là những đánh giá cá nhân kiểu đó không gây áp lực lên các đánh giá của chính phủ. Còn cá nhân tôi thêm lần nữa nói lại điều này. Tôi có cảm giác, đôi khi đề tài này bị “bơm”. Nếu nói về quan niệm về Stalin và một số nhà lãnh đạo riêng lẻ khác, thì trong những năm 1990s đã có không ít những người kính nể con người này, và không một ai nói về renessans (phục hưng - Khoằm) chủ nghĩa Stalin. Còn bây giờ bỗng nhiên người ta bắt đầu nói. Vâng, những nhân vật lịch sử có thể trở thành đối tượng của sự thần thánh hóa, của thế hệ. Đôi lúc thanh niên, đặc biệt thanh niên có xu hướng “cánh tả” thường làm việc này. Nhưng, cuối cùng, đó là việc của họ. Mặc dù, rất nhiên, đối với đa số người trên thế giới hình tượng Stalin đã rõ ràng, nó không hề gây nên bất kỳ những cảm xúc nồng ấm nào cả. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể nói rằng chủ nghĩa Stalin đang quay lại trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, rằng chúng ta quay lại với biểu tượng này, rằng chúng ta đang chuẩn bị những áp phích nào đó, còn làm thêm cái gì đó. Điều này là không thể có và không thể xảy ra. Và, nếu các bạn muốn, thì hệ tư tưởng của quốc gia hiện nay và đánh giá của tôi như là đánh giá của Tổng thống LB Nga nằm ở chỗ đó. Bởi vậy tôi ở đây luôn luôn muốn tách biệt đánh giá về mặt nhà nước ra khỏi những đánh giá mang tính cá nhân. |
Sau khi bác bạn đọc bản dịch trên, có thể các bạn có bản dịch khác, hãy so sánh và rút ra kết luận về câu hỏi của tôi ở topic này.
Xin nói rõ quan điểm của tôi, tôi chỉ thắc mắc về sự trung thực trong truyền thông mà thôi, không bênh vực cho bất kỳ một tư tửơng, phe cánh nào, cộng sản hay chống cộng. Sự thắc mắc này đã làm phiền đến một người bạn, người dã dịch bản tin mà tôi để linhk ở trên, chỉ là một người bạn online, thậm chí tôi không biết tên thật của người bạn này, xin cảm ơn bạn, kichbu của tôi!
Các bạn còn nhớ một số nước, ở đó đã xảy ra sự anh hùng hóa những kẻ tội phạm Đức quốc xã. Đây là điều rất buồn. Vâng, tất nhiên, không ai lý tưởng hóa vai trò của Liên Xô trong thời kỳ hậu chiến. Nhưng không thể xem những kẻ đồ tể là những nạn nhân trong bất kỳ trường hợp nào. Những người xem vai trò của Hồng quân và vai trò của quân xâm lược phát xít cũng như nhau đã phạm phải tội ác đạo đức. Tôi muốn nhấn mạnh rằng những người Đức trong ý nghĩa này cư xử đàng hoàng hơn rất nhiều so với các đại diện của các quốc gia vùng Pribaltics, mặc dù đối với họ đây là đề tài đau lòng. Mặt khác, có những quyết định thời hậu chiến đã không thể thay đổi được và tôi tin tưởng, chúng sẽ không bao giờ thay đổi được, bao gồm cả các quyết định của tòa án Nyurnberg. Chính ở đó các tội ác của những kẻ theo chủ nghĩa Nadi đã được phân loại như những tội ác chống loài người. Những tội ác này không bao giờ hết thời hiệu pháp lý, và vì nó tinh thần trách nhiện cần được thể hiện ngay lập tức. |
Tội phạm giết người không hết thời hiệu Vào tháng tháng 3/2010 vừa qua, Viện công tố quân sự Nga trong phúc trình trả lời Toà án Nhân quyền châu Âu ở Strasbourg về đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại của thân nhân những nạn nhân Ba Lan trong vụ thảm sát Katyn, khẳng định rằng, vụ thảm sát xảy ra từ năm 1940 đã hết thời hiệu pháp lý và nước Nga ngày hôm nay không thể chịu trách nhiệm cho một chính thể trong thời gian trên. Tuyên bố hôm nay của Medvedev đã ngược lại hoàn toàn với lập trường của chính phủ Nga trước đó. - “Nếu ngày hôm nay, nhắm mắt trước các tội ác này, thì trong tương lai những tội ác như vậy có thể lặp lại – muốn hay không, ở dạng này hay dạng khác, ở các nước khác nhau. Vì vậy, mặc dù điều này diễn tả tuy gay gắt, nhưng tội ác như vậy là không bao giờ hết thời hiệu. Những kẻ gây ra chúng sẽ phải chịu trách nhiệm, bất kể đã xảy ra cách đây bao nhiêu năm” – Medvedev nói. - ‘Đối với những tội phạm như vậy không có thời hiệu – bất kể người gây ra nó là ai. Đây là vấn đề của trách nhiệm đạo đức cho các thế hệ tương lai của chúng ta” – Ông nói. |
Một nước nhỏ, độc tài, toàn trị như Việt Nam khó bao giờ được những cường quốc dân chủ tin cậy, có quan hệ đồng minh thật lòng và chơi hết mình. Trong khi đó, để giữ vững chế độ, Đảng Cộng sản Việt Nam lại còn cam chịu cúi đầu hèn hạ trước mọi sự bức hiếp, lấn lướt của lãnh đạo Bắc Kinh trong kinh tế cũng như chính trị. Làm sao trong hoàn cảnh như thế nước Việt Nam có thể giữ được chủ quyền! Mặt khác, từ vụ thảm sát Katyn cách đây 70 năm, những cuộc đối đầu bền bỉ và khó khăn của dân tộc Ba Lan trên con đường công khai hoá sự thật, và cùng với nhận định hôm nay của Tổng thống Nga Medvedev, người Việt chúng ta, trước hết là các nhà sử học, phải có trách nhiệm lột trần các tội ác mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra và đưa chúng ra ánh sáng công lý, chưa phải hôm nay thì trong tương lai. Trước sinh mạng của hàng trăm ngàn người vô tội bị giết oan trong Cải cách Ruộng đất, hàng ngàn người bị thảm sát tập thể trong Tết Mậu Thân 1968, hàng ngàn (hoặc hàng chục ngàn?) người chết vì bị lừa gạt trong chiến dịch bán bãi lấy vàng/vượt biên bán chính thức, v.v… Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ nhìn nhận tội ác của mình, không hề có ý định thành tâm xin lỗi nhân dân, mà ngược lại, bao che, bưng bít và đàn áp thẳng tay những ai đi tìm sự thật. Những điều mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang làm hoàn toàn giống các đảng cộng sản anh em của họ một thời trong khối xã hội chủ nghĩa. Nhưng sự thật có thể giấu giếm nhưng không bao giờ có thể xoá bỏ nó khỏi lịch sử! Nguồn tin tham khảo: Nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza 7/05/2010. Toàn bộ cuộc phỏng vấn của nhật báo Nga “Izvestia” nằm tại link: http://www.izvestia.ru/pobeda/article3141617 |
Tổng thống Nga lên án chế độ toàn trị ở Liên Xô http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/2010...an-tri-lien-xo
Quà của báo “Tin tức” tặng tổng thống Dmitry Medvedev - ảnh chụp phóng viên chiến tuyến Pavel Troshkin – do tổng biên tập tòa báo Vitaly Abramov trao (phóng viên nhiếp ảnh: Ekaterina Shtukina /”Izvestia”)
Dmitry Medvedev: “Chúng ta không phải ngại ngùng kể sự thật về chiến tranh, sự thật mà vì nó chúng ta đã chịu quá nhiều đau khổ”
Phóng viên phỏng vấn Vitaly Abramov
V.A.: Dmitry Anatolievich kính mến! Trước đây chúng ta quen nói: ở Liên Xô không có một gia đình nào mà chiến tranh không chạm tay vào. Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đã để lại dấu ấn gì trong gia đình ngài?
D.M.: Tôi cũng cho câu nói đó hoàn toàn chính xác. Đó không phải câu nói mỹ miều, sáo rỗng. Chiến tranh đã động chạm tới mỗi gia đình Xô Viết ở mức độ khác nhau. Đối với một bộ phận nhân dân rất đông đảo - chiến tranh đi kèm sự mất mát người thân, đối với những người khác – là những khó khăn mà tất cả những ai sống ở Liên Xô thời kỳ đó đều phải đương đầu.
Họ hàng cả nội ngoại của tôi đều chịu tác động của chiến tranh. Cả hai ông nội (Afanasy Fiođorovich) và ngoại (Venhiamin Sergheevich) đều tham gia chiến tranh, cả hai đều trải qua những thử thách chinh chiến khác nhau. Lúc tôi còn nhỏ, mỗi lần về chơi nhà ông nội Afanasy ở Krasnodar, ông đều kể chuyện chiến tranh, khiến tôi xúc động mạnh. Ông nói chân thật, không giấu nước mắt. Ông kể những chuyện thời đó ít ai dám nói. Ông chiến đấu ở nhiều nơi, bị thương nặng, đã được tặng các huân và huy chương khác nhau. Tôi ghi nhớ các câu chuyện của ông, bởi tôi tiếp nhận chúng từ chính người ruột thịt của mình.
Và ông ngoại Venhiamin cũng kể cho tôi nghe nhiều về chiến tranh, về những cảm xúc của ông lúc đó. Tôi vẫn nhớ rõ: ông kể cho tôi nghe chuyện phải khó khăn lắm mới quen với việc bắn vào con người, những cảm giác nặng nề như thế nào khi phải hành động như thế, mặc dù hiểu là để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những người thân khỏi kẻ thù xâm lược đất nước chúng ta, giết đồng bào của chúng ta, đốt cháy các thành phố và làng mạc của chúng ta. Đó là câu chuyện rất riêng tư mà lúc còn trẻ tôi ít nghĩ tới. Song với tuổi tác tôi hiểu ra - trận nghĩa là gì, khi mặt đối mặt với kẻ thù.
Cha mẹ tôi đi sơ tán. Mẹ tôi từng sống ở Tadzikistan, lúc đó còn nhỏ, vẻn vẹn vài tuổi, khi xảy ra chiến tranh. Mẹ tôi cùng bà ngoại sống nơi sơ tán, các ông nội ngoại ra trận. Kỷ niệm gia đình, tất nhiên, luôn tạo ra bầu không khí đặc biệt, mỗi khi chúng tôi kỷ niệm 9 tháng năm. Ví dụ, tôi luôn nhớ năm 75, khi tôi lên mười. Năm đó kỷ niệm 30 năm ngày kết thúc chiến tranh. Các cựu chiến binh phấn khởi, ai nấy đeo huân huy chương. Nhạc được bật lên, họ ôm nhau, lúc đó họ còn rất đông. Chỗ nào chúng tôi đến, bất kể tượng đài Chiến thắng hay nghĩa trang Piscariov, chỗ nào cũng thấy rất đông các cựu chiến binh, và không khí ngày hội. Kỷ niệm về những ngày đó đọng lại mãi trong trí nhớ của tôi.
V.A.: Ngài sinh ra hai mươi năm sau chiến tranh. Có nghĩa, chiến tranh đối với Ngài là một bộ phận của lịch sử, chứ không phải lý lịch. Thái độ của Ngài về lịch sử chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đã thay đổi như thế nào với thời gian? Ai đã có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi đó và như thế nào?
D.M.: Nó không thay đổi một cách tận gốc. Về các tiêu chí cơ bản thái độ đó vẫn như trước.
Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại có ý nghĩa gì với chúng ta? Đó là sự tấn công của cả một bộ máy xâm lược khổng lồ, những kẻ mang đến nỗi đau và chết chóc. Ở đây không thể thêm hay bớt điều gì, bất chấp thời gian bao lâu đã trôi qua. Mặc dù tôi sinh ra sau khi chiến tranh kết thúc rất lâu và thế hệ ngày nay biết về chiến tranh chỉ qua sách vở, phim ảnh, chuyện các cựu chiến binh kể, song điều này, theo tôi, là hoàn toàn hiển nhiên với tất cả những ai sống ở nước Nga.
Vì lẽ đó, chiến tranh là một phần lịch sử, song đồng thời là một phần lịch sử diễn ra cách đây không lâu, điều tôi muốn nhấn mạnh. Có thể bàn cãi rằng sự kiện này khác có thể diễn ra theo các cách khác. Song riêng về các sự kiện chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại – thì đến tận bây giờ vẫn còn sống một số lượng khổng lồ những người từng tham gia chiến đấu và là nhân chứng sống cuộc chiến đã xảy ra. Đây không phải chuyện xảy ra 200, 300 năm trước, mặc dù lúc đó cũng xảy ra các thảm họa toàn cầu, những cuộc chiến tranh lớn.
Vì thế thái độ của tôi với các sự kiện thời gian đó thay đổi một cách không tận gốc.
Tất nhiên, không ai lý tưởng hóa vai trò của Liên Xô thời kỳ sau chiến tranh. Song không bao giờ được phép gọi nạn nhân là đao phủ. Những ai đặt vai trò của Hồng Quân và phát xít Đức lên cùng một thớt là phạm tội ác đạo đức.
Tất nhiên, nhiều tài liệu chỉ được công khai hóa vào cuối những năm 80, khi các tài liệu lưu trữ bắt đầu được đăng, khi chúng ta có khả năng tiếp cận một phần các nguồn từng là tuyệt mật. Một thời gian dài chiến tranh chỉ được tung hô như chiến thắng vĩ đại của nhân dân Xô Viết và Hồng Quân. Song chiến tranh còn là một khối lượng khổng lồ các nạn nhân và những tổn thất khổng lồ mà nhân dân Liên Xô phải hứng chịu cùng các nước châu Âu khác. Có thể, về phần này, thì tất nhiên có một số thay đổi.
V.A.: Cách đây không lâu Ngài tuyên chiến tệ nạn viết lại lịch sử bằng việc thành lập một ủy ban chuyên môn. Những hành động viết lại lịch sử nào thúc đẩy Ngài làm việc đó?
D.M.: Cách xử sự đáng xấu hổ của một số nhà chính trị, những người để đạt được những mục đích nhỏ mọn, thậm chí tôi có thể gọi là tiểu nhân, của mình, bắt đầu áp dụng những cách diễn giải khoa học giả hiệu khác nhau để đơn giản gặt hái uy tín chính trị. Song sự việc không chỉ ở chỗ bác lại các nhân vật cụ thể, mà còn ở chỗ họ có quyền có ý kiến riêng của mình. Vấn đề ở tương lai của chúng ta, chúng ta sẽ để lại kỷ niệm gì về mình, con cháu chúng ta sẽ nghĩ gì, họ sẽ biết gì về chiến tranh và các bài học nào từ cuộc chiến tranh này.
Đối với thế hệ tôi và các anh, đối với những người trưởng thành và còn trẻ, những từ như “phát xít”, “đảng viên quốc xã” chỉ có thể mang ý nghĩa tiêu cực. Song , đáng tiếc, bây giờ điều đó đối với tất cả không phải như vậy. Ở nhiều nước châu Âu đang diễn ra việc phục hồi phát xít. Thậm chí ở Nga cũng có một số quái thai sử dụng biểu tượng Đức quốc xã và tụ tập lực lượng dưới những khẩu hiệu như thế. Vì thế đây không còn là vấn đề nhàm tản. Song điều quan trọng nhất – chúng ta phải đưa được sự thật đến cho con người. Vậy sự thật về cái gì?
Nhân dân chúng ta không có cuộc lựa chọn khác. Họ là những người sống vào thời điểm đó ở nước ta, - họ có thể hoặc chết hoặc trở thành nô lệ. Không có khả năng thứ ba. Và đây là một sự thật hiển nhiên. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là câu hỏi ai khởi chiến và ai có tội trong chuyện đó? Đây cũng là một điều hoàn toàn hiển nhiên. Nó được công nhận không chỉ bằng hồ sơ vụ án Nuremberg Trials, trong các văn kiện, mà còn trong ký ức một số lượng người khổng lồ. Mưu toan đánh tráo các sự kiện lịch sử trông giống một ác ý.
Chúng ta phải đưa ra sự thật. Và điều này không có nghĩa phải đấu tranh với các cách diễn giải khác nhau các sự kiện chiến tranh hay với các học thuyết. Xin mời nêu ra và chứng minh những giả thiết mới, song có những bằng chứng không cần chứng minh – hoặc do tính hiển nhiên của chúng, hoặc do chúng được xác nhận bởi các văn bản quốc tế, như được tôi nhấn mạnh là các biên bản vụ án Nuremberg Trials. Về những vấn đề này thì tranh luận là không thể, bởi chúng được tiến hành theo hướng rất tồi tệ.
Nếu vào một lúc chúng ta sẽ cho rằng công việc đã kết thúc ở đây, thì ủy ban chuyên môn sẽ chấm dứt hoạt động.
V.A.: Các sự kiện ở các nước cộng hòa Baltic, Ucraine, Gruzia nói lên việc lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai được lý giải theo cách có lợi cho một số thế lực chính trị. Tuy nhiên, không thể không tính tới sự thật lịch sử các dân tộc. Lịch sử đó khác nhau. Phải làm gì để những người hy sinh trong chiến tranh chống Đức Quốc xã được tưởng nhớ với lòng biết ơn ở mọi nơi?
D.M.: Tất nhiên, mỗi nước mỗi lịch sử. Và không thể nói rằng các sự kiện thời sau chiến tranh đều mang lại phồn vinh cho tất cả các nước được giải phóng. Tuy nhiên ở đây có một điều láu lỉnh. Chúng ta phải hiểu: nếu Liên Xô không cùng các nước khác thuộc khối chống Hitle giải phóng châu Âu, châu Âu đã hoàn toàn khác. Đó có thể chỉ là một trại tập trung khổng lồ làm việc cho một quốc gia. Đa số người châu Âu đang sống đơn giản có thể không bao giờ được sinh ra trên đời.Tôi từng nói về chuyện đó mới đây, khi chúng tôi cùng đồng nghiệp Slovakia kỷ niệm ngày giải phóng. Song, mặt khác, các sự kiện sau chiến tranh đã là phần khác của lịch sử, nó bị tư tưởng hóa tuyệt đối, và thật dễ hiểu là Liên Xô, như một nhà nước, đã theo đuổi những mục đích của mình. Liên Xô là một quốc gia rất phức tạp. Nếu nói thẳng, thì chế độ được xây dựng ở Liên Xô không thể gọi cách khác, ngoài độc tài. Đáng tiếc, đó là một chế độ chà đạp các quyền và tự do cơ bản. Và không chỉ đối với các công dân của mình (sau chiến tranh một bộ phận nhân dân, là những người chiến thắng, đã bị đưa đến tù giam tại các trại tập trung). Ở các nước XHCN khác cũng như vậy. Và, tất nhiên, không thể xóa bỏ điều đó khỏi lịch sử.
Song nghệ thuật của nhà sử học, một mặt, sự tỉnh táo lý trí của người bình thường, mặt khác, chính ở chỗ tách biệt sứ mạng của Hồng Quân và nhà nước Xô Viết trong giai đoạn chiến tranh vơí cái xảy ra sau đó. Đúng vậy, trong cuộc sống chuyện đó được phân chia rất phức tạp, song cần thiết phải làm để một lần nữa nhấn mạnh: nếu không có vai trò của Hồng Quân, nếu không có sự hy sinh khủng khiếp mà nhân dân Xô Viết phải gánh chịu vì chiến tranh, châu Âu đã hoàn toàn khác. Ai cũng hiểu là một châu Âu hiện đại, phồn vinh, thịnh vượng, giàu có, phát triển tốt có thể không có. Và tôi nghĩ, chỉ người điếc mới không nghe thấy những luận cứ này.
Tôi nghĩ, ở đây chỉ cần chúng ta đơn giản, không phải ngại ngùng gì, kể về điều đó, không phải ngại ngùng trở về những sự kiện thời kỳ đó, nói về điều đó ở khắp các diễn đàn khác nhau nhất: cả ở Nga, cả ở các nước láng giềng, các quốc gia châu Âu, cả từ diễn đàn Liên Hợp Quốc, và trong bất kỳ cuộc gặp gỡ, hội thảo nào. Không nên ngại kể sự thật về chiến tranh, sự thật mà vì nó chúng ta chịu quá nhiều đau khổ. Tôi nghĩ, như thế sẽ trung thực và đúng sự thật hơn cả.
Anh nhắc tên các nước, nơi diễn ra việc anh hùng hóa bọn tội phạm Đức Quốc xã. Điều đó rất đáng buồn. Tất nhiên, không ai lý tưởng hóa vai trò của Liên Xô thời kỳ sau chiến tranh. Song cương quyết không được gọi nạn nhân là đao phủ. Những ai đặt vai trò của Hồng Quân và phát xít Đức lên cùng một thớt là phạm tội ác đạo đức.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng về mặt này người Đức xử sự xứng đáng hơn nhiều đại diện các quốc gia Cận Baltic, mặc dù đối với họ đây là đề tài rất nhạy cảm. Mặt khác, có những bản án sau chiến tranh chưa hề bị ai hủy (và tôi tin là chúng sẽ không bao giờ bị hủy), kể cả các bản án của The Nuremberg Trials . Chính ở đó các tội ác của Đức Quốc Xã được chỉ định là tội ác chống nhân loại. Những tội ác này không có thời điểm hết hạn, và trách nhiệm về chúng phải là vô thời hạn.
V.A.: Sau những vụ án ầm ỹ mới đây xử các nguyên đảng viên Đức Quốc Xã ở châu Âu, trong xã hội xuất hiện tranh luận: có nên xử mấy người già nua hay không? Đã đến lúc ân xá tất cả những ai còn sống, thậm chí tội phạm Đức Quốc Xã, để giai đoạn đáng sợ đó mãi chìm vào quá khứ?
D.M.: Anh ngụ ý những tội ác mà vì chúng người ta xử Demianhiuk bây giờ ai cũng biết? Song sự việc không chỉ ở các tên cụ thể. Những tội ác như thế không có thời điểm hết hạn, bất kể người phạm tội là ai. Đây là vấn đề trách nhiệm đạo đức của chúng ta trước các thế hệ tương lai, và, nếu bây giờ chúng ta nhắm mắt làm ngơ những tội ác này, trong tương lai chúng có thể được lặp lại, bằng cách này hay cách khác, dưới hình thức này hay hình thức khác, ở các quốc gia khác nhau. Vì thế, điều này có thể nghe tàn nhẫn, song những tội ác này quả không có mốc hết hạn, thì những ai phạm những tội ác đó, phải bị trừng phạt, bất kể họ bao nhiêu tuổi.
D.M.: Tôi cho rằng ở Nga về mặt này tương đối bình thường và, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau như tôi đã nói, nhìn chung không sức mạnh nào có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về Chiến thắng.
Sự thật là quân đội Hitler chịu gần ba phần tư tổn thất là ở hướng Đông, ở Liên Xô. Gần bảy mươi phần trăm tổn thất vật chất, vũ khí là do quân đội Liên Xô gây nên cho phát xít Đức. Sự thật chính ở chỗ đó!
Hay nói chung có thể làm phim về đề tài này. Hiển nhiên, nếu đủ trình độ làm việc này (mà người Mỹ làm việc này rất giỏi), thì kết quả sẽ là chiến thắng thuộc về phương Tây và chân lý cuối cùng sẽ là phim “Saving Private Ryan”. Đây là một bộ phim hay. Song điều đó không có nghĩa là nó nói sự thật. Đây là một blockbuster về chiến tranh, mặc dù các tác giả phim có thể còn theo đuổi các thiện ý nào khác. Song chúng ta phải luôn nhớ chuyện thực xảy ra như thế nào.
Tiện đây tôi muốn nói nền điện ảnh của chúng ta, cả Xô Viết và Nga hiện đại, về mặt này, theo tôi, có trình độ rất cao. Vào thời Liên Xô, mặc dù điện ảnh bị chính trị hóa nặng và không phải lúc nào cũng chịu được thử thách thời gian, song phim thời kỳ đó tuyệt vời về chất lượng: “Đàn sếu bay”, “Nhà ga Belorusy”, “Họ chiến đấu vì Tổ quốc”. Thậm chí cả bộ phim phiêu lưu như “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân”. Song đây đồng thời là bộ phim về chiến tranh, được làm một cách tài năng. Và chúng ta càng chiếu nhiều những bộ phim này bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.
Phải làm những bộ phim mới. Với công nghệ điện ảnh mới. Nói chung không nên sao chép cái đã có. Tôi cho rằng ở đây cho phép các thử nghiệm. Điều quan trong để họ đạt được đích, để họ kể sự thật.
Với sách giáo khoa cũng thế. Đây là một đề tài riêng, một lúc nào đó có thể tiếp tục câu chuyện về nó. Tôi nghĩ thái độ với Chiến tranh Thế giới thứ Hai quả thực được hình thành bởi sách, ở giai đoạn, khi trẻ bắt đầu đọc. Về mặt này sứ mệnh của sách giáo khoa, sách lịch sử là hoàn toàn quan trọng. Hiện nay có nhiều công trình về Chiến tranh Vệ quốc đã được in. Những công trình này được đổi mới và bổ sung: xuất hiện các nghiên cứu mới, những chứng cớ được chứng minh, nảy sinh các đề tài tranh luận.
Song thiết nghĩ, tinh túy của các công trình dạng đó phải được đưa vào sách giáo khoa, hơn nữa phải tính tới cái mà tôi và anh vừa nói tới, tính tới khả năng không cho phép việc đánh tráo các sự kiện hiển nhiên. Bởi trẻ em, bất kể chúng sống ở đâu, ở Nga hay các nước khác, như trang giấy trắng sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới. Nếu ngay từ lúc bé, chúng hấp thụ thông tin không đúng, sau đó rất khó thay đổi quan điểm. Như chúng ta đều biết là nhiều công dân Nga đã bị sốc như thế nào sau một số sự kiện, khi họ được chỉ cho thấy những trang lịch sử nước nhà hoàn toàn nặng nề, đầy kịch tính, liên can tới hoạt động của một số nhà lãnh đạo nhà nước Xô Viết.
Afanasy Fiodorovich Medvedev, ông nội tổng thống Dmitry Medvedev cùng bà nội Nadezhda Vasilievna và hai người con của họ Anatoly và Svetlana. Năm 1941.
D.M.: Đây là một chủ đề khó. Tôi còn nhớ rõ tập cuối của anh hùng ca điện ảnh “Giải phóng” kết thúc bằng một dòng chữ chạy – ai tổn thất gì trong thời gian Thế Chiến thứ Hai. Những con số đáng sợ. Và dòng cuối cùng về những thiệt hại của Liên Xô: “Số người dân Xô Viết chết là hơn hai mươi triệu”. Tất cả các con số: mười bốn triệu hay hai mươi triệu hoặc giả hai mươi bảy triệu – đều là những con số khổng lồ, nằm ngoài sức chịu đựng. Song chúng ta không thể giản lược hóa tình huống. Chúng ta phải tiến hành công việc này đến nơi đến chốn.
Đây là công việc gì? Phải xác định chính xác, chúng ta đang nói về những mất mát nào. Có những tổn thất trực tiếp trong chiến tranh – đó là những người đã hy sinh ngoài mặt trận. Có những người chết vì bị thương (cả trong và sau chiến tranh). Có những người chết trong trại tù binh, chết vì đói, vì bom, ở nơi chiếm đóng. Tất cả điều này đòi hỏi một công việc rất chính xác và công phu. Bây giờ tất cả các kho lưu trữ đã mở công khai, ở đây không còn vấn đề gì. Công việc tương tự cũng đang được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Tổng Tham mưu, nơi có hẳn một tổ công tác đặc trách. Tôi hy vọng nó sẽ hoàn thành trọn vẹn công việc. Song chúng ta phải làm việc đó một cách thận trọng tối đa.
V.A.: Gần đây nhiều người hỏi ngài về vai trò của Stalin trong chiến thắng. “Izvestia” cũng không bỏ qua cơ hội đó. Trong ngữ cảnh nào? Đúng là Stalin đã lãnh đạo một đất nước chiến thắng phát xít. Song điều dó không cho quyền biến bạo chúa phạm tội ác chống nhân loại thành anh hùng?
D.M.: Có những sự thật hiển nhiên – người chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là nhân dân chúng ta, chứ không phải Stalin và thậm chí không phải các tướng lĩnh với tính quan trọng của việc họ làm. Đúng thế, vai trò của họ hiển nhiên rất nghiêm túc, song chiến thắng chiến tranh chính là nhân dân bằng giá của những nỗ lực phi thường, giá sự sống của một số lượng người khổng lồ.
Còn về vai trò của Stalin, thì có thể đánh giá nó nhiều cách khác nhau. Có người cho vai trò của Tổng tư lệnh Tối cao là tuyệt đối, có người không cho như vậy. Vấn đề không phải ở đó, mà ở chỗ chúng ta đánh giá bản thân Stalin nói chung như thế nào. Nếu nói về sự đánh giá cấp nhà nước, về việc chính quyền chính thức nhà nước đánh giá Stalin như thế nào trong những năm gần đây, kể từ thời điểm khai sinh nhà nước Nga mới, thì ở đây có sự đánh giá rõ ràng – Stalin đã phạm vô vàn tội ác chống nhân loại. Và mặc dù ông ta làm việc nhiều, mặc dù dưới sự lãnh đạo của ông ta đất nước đạt được các thành tựu, song tội ác ông ta phạm chống nhân loại không thể được tha thứ. Đây là điều thứ nhất.
Điều thứ hai là những người yêu Stalin hay ghét Stalin đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình. Và không có gì đáng ngạc nhiên việc nhiều cựu chiến binh, những người thuộc thế hệ những người chiến thắng có thái độ tốt với Stalin. Tôi cho rằng đó là quyền của họ. Mỗi người có quyền đánh giá riêng. Song những đánh giá riêng đó không có quyền ảnh hưởng tới những đánh giá của nhà nước. Và tôi một lần nữa vừa đưa ra những đánh giá đó.
Đôi khi có cảm giác đề tài này bị khai thác quá tải. Nếu nói về thái độ về Stalin và một số nhà lãnh đạo khác, thì ngay những năm 90 có không ít những người sủng bái nhân vật này, song không ai nói về sự khôi phục chủ nghĩa Stalin. Song bây giờ người ta rộ lên nói. Đúng thế, các nhân vật lịch sử có thể trở thành đối tượng ngưỡng mộ, thần thánh hóa. Đôi khi người làm việc đó là chính thanh niên, đặc biệt thanh niên Tả khuynh. Song đó suy cho cùng là việc riêng của họ. Còn hiển nhiên đối với tuyệt đại đa số con người trên thế giới hình ảnh Stalin là rõ ràng, nó không gợi nên bất cứ tình cảm ấm áp nào.
Song không bao giờ có thể nói rằng chủ nghĩa Stalin đang trở lại đời sống hàng ngày của chúng ta, rằng chúng ta khôi phục lại biểu tượng chế độ cũ, rằng chúng ta chuẩn bị sử dụng những khẩu hiệu nào đó, và bao nhiêu thứ nữa. Tất cả những cái đó sẽ không bao giờ có. Điều đó tuyệt nhiên bị loại bỏ. Và đây, nếu các anh muốn, chính là hệ tư tưởng nhà nước hiện nay và sự đánh giá của tôi như Tổng thống Liên bang Nga. Vì thế trong vấn đề này tôi luôn tách rời đánh giá chính thức của nhà nước khỏi những đánh giá cá nhân.
V.A.: Đmitry Anatolievich, Ngài, như một nhà chính trị, có thể giải thích như thế nào việc Stalin suốt cả một năm làm ngơ nhiều cảnh báo về âm mưu xâm lược của nước Đức?
D.M.: Anh biết tôi không phải nhà sử học. Mặc dù như bất kỳ nhà chính trị nào, như bất kỳ người nào đứng ở vị trí lãnh đạo nhà nước, tôi tất nhiên rất quan tâm tới lịch sử đất nước.
Tôi không thể tự ý khẳng định tại sao ông ta làm ngơ, mặc dù về đề tài này người ta đã viết không ít sách và làm không ít phim. Tôi nghĩ, ông ta đơn giản muốn là không thể xảy ra nguy cơ đó. Ông ta tin rằng những hiệp ước này nọ của ông ta sẽ không bị bội ước bởiArthur Neville Chamberlain và Édouard Daladier , khi ký hiệp ước Munich Agreement. Song, như đã biết, họ ký cái họ không có ý định thực hiện. Sir Winston Leonard Spencer-Churchill từng có câu nổi tiếng về việc họ kén cá chọn canh giữa một bên là nỗi nhục bội ước với một bên là chiến tranh, song họ thoạt tiên nhận nỗi nhục bội ước, và sau đó vẫn là chiến tranh.
Với Stalin cũng thế - cuộc lựa chọn đầy khó khăn. Ông ta tính trì hoãn ngày xảy ra kết quả nặng nề này. Ở đâu đó, có thể, ông ta đã tính sai. Song rõ ràng là do hậu quả của đánh giá sai lầm đó đã buộc phải trả giá. Và cái giá thì khủng khiếp: đó là sinh mạng của đồng bào chúng ta. Dù sao chăng nữa, như chúng ta biết, lịch sử không biết giả định thuyết.
Venhiamin Sergheevich Shaposhnhikov, ông ngoại tổng thống Dmitry Medvedev
Đây là đề tài rất tinh tế. Tôi nhấn mạnh, đây đã không phải sự đánh giá Stalin như một cá nhân chịu trách nhiệm trước nhân dân Nga và lúc đó là Liên Xô, mà là sự đánh giá Stalin như nhà lãnh đạo thời kỳ đó. Ông ta có những giải pháp yếu, cũng như có những giải pháp rất mạnh, trong đó có cả thời kỳ chiến tranh. Không thể bác bỏ điều này được.
Mặt khác, đúng là ai cũng hiểu, để đề phòng chiến tranh với Hitler nước ta có thể chuẩn bị trước, kỹ lưỡng hơn, nếu không diễn ra việc thanh trừng các nhà lãnh đạo quân đội, nếu không nuôi ảo tưởng rằng Hitler không đời nào tấn công Liên Xô giai đoạn đó.
V.A.: Bất cứ cuộc chiến tranh nào suy cho cùng là bài học khó khăn cho cả người thắng lẫn kẻ thua. Tương lai của đất nước phụ thuộc nhiều vào việc các nhà chính trị lĩnh hội bài học đó như thế nào. Cá nhân Ngài, vị Tổng thống thứ Ba của nước Nga, rút ra những bài học gì từ lịch sử chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại?
D.M.: Bài học quan trọng nhất là ở chỗ chúng ta phải cùng các nước khác, các thành viên khác của cộng đồng thế giới cố gắng loại bỏ những nguy cơ như thế. Ý tưởng thuyết phục kẻ xâm lược, nhà độc tài từ bỏ dã tâm, như một quy luật, không bao giờ mang lại kết quả tích cực, đặc biệt khi tên độc tài này đã có đủ sức mạnh và đang say men hiếu chiến. Vì thế nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là xây dựng một hệ thống an ninh quốc tế ổn định. Nhiệm vụ đó là gì? Là tiếp xúc thường xuyên với thế giới và xây dựng những khuôn khổ quốc tế cho việc giải quyết những vấn đề như thế.
Loài người đã rút ra những bài học đầy thích đáng sau Thế chiến thứ Hai, và chúng ta có một công cụ quốc tế rất quan trọng. Ví dụ, tổ chức Liên hợp Quốc. Chúng ta có các tòa án quốc tế. Chúng ta có nhiều công ước quốc tế nhằm mục đích trừng phạt tội chống nhân loại gây nên bởi tội phạm quốc tế.
Song mặt khác, hệ thống an ninh quốc tế hiện nay không hoàn thiện, điều tôi nhiều lần buộc phải nói đến. Chính vì thế mới xuất hiện đề nghị của chúng ta xây dựng một cấu trúc an ninh châu Âu mới – Hiệp ước an ninh châu Âu. Tính tức thời của nó đã trở nên rõ như ban ngày, mặc dù nó gây phản ứng khác nhau. Ai đó cho rằng đây là trò bịa đặt láu lỉnh của những người Nga láu lỉnh nhằm mục đích làm Mỹ suy yếu, chia rẽ Mỹ và các nước châu Âu, chơi trò chơi nào đó của mình. Còn tôi đã nhiều lần nói rằng hiệp ước này theo đuổi những mục đích hoàn toàn khác. Chúng ta đơn giản phải tìm được một mặt bằng nơi có thể tựu trung tất cả các vấn đề khác nhau. Chúng ta phải tìm được phương thức giải quyết mâu thuẫn.
Rõ ràng là nếu chúng ta có những cơ cấu an ninh châu Âu hữu dụng, thì, có thể, những sự kiện xảy ra tháng Tám 2008 đã có thể tránh được. Có thể, một tòa án quốc tế nào đó đã diễn ra giữa các tỉnh của Gruzia muốn tự trị và Gruzia còn lại. Có thể, các cơ chế quốc tế đã được đưa vào sử dụng. Tất cả chuyện đó đã không xảy ra. Xảy ra cái khác, cái đau buồn – người chết, xung đột vũ trang, buộc phải giải quyết nó.
Vì thế, nhiệm vụ đảm bảo an ninh trên lục địa Âu không phải trừu tượng và không mang tính xã giao, nó hoàn toàn thực tế. Tôi nghĩ, những người đi trước chúng ta đã nghĩ về điều tương tự vào những năm 30, song họ không đủ dũng cảm thông qua các quyết định thích hợp. Kết quả ai cũng biết – cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu nhất trong lịch sử loài người. Chính vì thế chúng ta phải xây dựng các cơ chế quốc tế hiện đại.
Như chúng ta biết, sau chiến tranh, năm 1975, đã xuất hiện Hiệp ước An ninh và cộng tác Helsinki ở châu Âu. Song thời gian không dậm chân tại chỗ. Nhiều thời gian đã trôi qua từ thời đó. Phải làm gì? Phải xây dựng những khung mới, không bác bỏ cái cũ, vận dụng kinh nghiệm hiện đại.
D.M.: Trong bất cứ trường hợp nào, chuyện xảy ra 14-15 năm sau khi ký Công ước Helsinki đã giúp liên kết châu Âu. Đó là một.
Điều thứ hai là việc chấm dứt “chiến tranh lạnh”. Mà trong chiến tranh lạnh, về thực chất, tất cả đều thua. Việc nó chấm dứt thực chất là thắng lợi của tất cả, bởi không còn sự đối đầu như trước, không còn đe dọa chiến tranh trực tiếp, không còn căng thẳng trong bầu không khí châu Âu. Các dân tộc tự do giao tiếp, đến chơi nhà nhau. Về tổng thể chúng ta đang sống trong một châu Âu khác, và trong thực tế đúng là như thế. Song, tất nhiên, các sự kiện thời gian đó quá bi đát đối với nhiều nước châu Âu và nước Nga trong số đó. Là một phần của quốc gia Xô Viết rộng lớn, tất cả chúng ta trải qua thời kỳ tan rã đất nước khổng lồ đầy kịch tính và sự hình thành các quốc gia mới, trong đó có nước Nga hiện đại. Đây là một quá trình rất phức tạp.
Tất nhiên, mỗi người có cách đánh giá riêng chuyện đó: người thì cho chuyện đó mang tính nhục mạ với đa số nhân dân, người thì thấy trong đó điều tích cực. Tôi nghĩ chỉ lịch sử có thể có đánh giá cuối cùng thời kỳ đó. Chỉ có điều nếu người ta luôn tự suy diễn, thì chúng tôi trực tiếp tham gia các sự kiện ở các mức độ khác nhau. Dù chúng ta có thái độ thế nào với chuyện xảy ra, đó là những sự kiện vô cùng bi đát.
V.A.: Kể từ khi “bức màn sắt” không còn nữa, ở Nga thường có thể nghe thấy câu hỏi cay đắng: tại sao người chiến thắng sống tồi hơn những người thua trận? Trong suốt hai mươi năm qua không một nhà chính trị nào trả lời được nó.
D.M.: Tôi không thể chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra ở nhà nước ta từ thời điểm chấm dứt chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, bởỉ về mặt pháp lý và tinh thần tôi chỉ chịu trách nhiệm về giai đoạn mà tôi được trao vinh dự và trách nhiệm lãnh đạo quốc gia của chúng ta. Song, tất nhiên, như một người từng sống ở Liên Xô và hiện sống ở nước Nga, tôi có quan điểm của mình về vấn đề này. Quan điểm đó như sau:
Liên Xô đã đạt được mục đích quan trọng nhất trong thời kỳ chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là chiến thắng một kẻ thù rất mạnh, tiêu diệt nó và xây dựng điều kiện cho châu Âu tự do phát triển. Liên Xô đã đạt được mục đích đó bằng cái giá của những hy sinh khủng khiếp.
Tiếp theo Liên Xô đi bằng con đường của mình. Sống trong nó là một xã hội rất khắc nghiệt, về thực chất, độc tài, không cho phép nhiều quá trình kinh tế phát triển, chà đạp nhân quyền. Điều đó dẫn tới nhiều bất công và tất cả những gì liên quan tới độc tài.
Vì vậy, thời kỳ đó, tôi xin nhấn mạnh đây là đánh giá của tôi, thật đáng tiếc, không được tận dụng triệt để (bất chấp việc chúng ta đã khôi phục lại được nền kinh tế, chúng ta đã tạo ra được lượng trữ đáng kể để phát triển công nghiệp). Có thể phát triển quốc gia và nền kinh tế của nó theo cách khác, như cách chúng tôi làm đã hai mươi năm qua. Thời kỳ sau chiến tranh là thời kỳ của những thành tựu vĩ đại, song cũng là thời kỳ của những thử thách lớn lao, những vấn đề phức tạp. Tôi không cho rằng cấu trúc kinh tế tồn tại thời kỳ sau chiến tranh, cũng như chế độ chính trị lúc đó là thích hợp để phát triển bình thường. Chính do nguyên nhân này mà nảy sinh sự khác biệt về mức sống, về thái độ khác nhau của nhân dân đối với chế độ. Một thời kỳ đầy tủi nhục. Những cảm xúc như thế tất cả chúng ta đều cảm thấy, đặc biệt, khi lần đầu tiên ra nước ngoài. Song chúng ta đều hiểu sự phồn vinh châu Âu được tạo ra bằng cái giá như thế nào, sự thừa thãi vật chất, những quầy hàng lộng lẫy, những người dân sung túc, những nụ cười trên các khuôn mặt. Và chúng ta đã không tìm ra được câu trả lời thích đáng nhất cho câu hỏi: tại sao mọi sự ở nước ta không như thế.
Tuy nhiên cũng không nên bôi đen thời kỳ này: ông cha chúng ta từng sống và làm việc lúc đó , và cả chúng ta nữa. Từng có nhiều trang sử tươi sáng trong đó. Song, quả thực, đất nước thời kỳ đó đã không thể giải quyết được hàng loạt nhiệm vụ. Và cũng xin nói luôn, đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc Liên Xô chấm dứt sự tồn tại.
Nếu Liên Xô tỏ ra có tính cạnh tranh hơn, nếu nó tạo ra được những điều kiện để phát triển nhân cách, cũng như kinh tế theo những nguyên tắc hiện đại, thì Liên Xô có thể có số phận khác, có thể hấp dẫn hơn với chúng ta. Và lúc đó đã không xảy ra những sự kiện đầy kịch tính cuối những năm tám mươi, đầu chín mươi.
V.A.: Người dân đến tận giờ vẫn chưa hoàn toàn có khả năng tiếp cận một khối lượng khổng lồ các tài liệu chiến tranh. Đã đến lúc vi tính hóa chúng hay chưa? Khả năng nhận hay chỉ là cho biết yêu cầu qua internet (như cách người ta làm trên website về dịch vụ và đơn đặt hàng của nhà nước) có thể cho phép nhiều người biết được về số phận người thân, giúp họ viết sử gia đình mình.
D.M.: Thời điểm đó đã đến và chúng ta đã đang làm như thế ở khắp nơi. Tôi bản thân là người hâm mộ công nghệ số. Chúng rất tiện để lưu trữ lượng thông tin lớn. Trước đây, nếu để nhận được tài liệu nào đó, phải cầm một quyển sách to, đào bới, ghi chép. Việc này có nhiều ưu điểm, bởi một cách vô tình hay hữu ý con người làm quen với một loạt các tài liệu hay được trình bày trong sách hay tập tài liệu nào đó ở đấy.
Bây giờ việc đó trở nên đơn giản hơn: chỉ cần cất tập tài liệu trong một địa chỉ mạng nào đó, cũng như chỉ cần đánh trên phím chữ thông tin cần tìm – và ngay lập tức anh nhận được thông tin. Thật tiện lợi! Và chúng ta phải làm như thế, làm việc đó một cách công khai, xóa con dấu tuyệt mật khỏi các tài liệu thời kỳ đó. Sáu mươi năm trôi qua là đủ rồi, và nhân dân phải biết sự thật về chiến tranh, cũng như các sự kiện thời kỳ khác.
Chúng ta có thể nhớ lại thời kỳ trước chiến tranh, cũng như các sự kiện lúc bắt đầu chiến tranh. Chúng ta sẽ nói về chuyện gì xảy ra ở Katyn. Đây là một trang sử đen tối. Hơn nữa lại một trang đen tối song sự thật về nó không được nói. Đến tận nay, như tôi thấy, người ta một cách nghiêm túc nhất tiếp tục tranh luận về việc ai là người thông qua quyết định tử hình các quân nhân Balan. Mặc dù các tài liệu về chuyện đó đã được công khai hóa, song tôi một lần nữa đã ra chỉ thị đưa chúng lên mạng. Song người ta vẫn tranh luận. Tại sao? Bởi đề tài này từng bị giấu – là lý do thứ nhất, và thứ hai là nó được công khai hóa theo cách hoàn toàn tráo trở. Và đây chính là trường hợp giả mạo lịch sử! Bởi giả mạo lịch sử không chỉ là những người ngoài cuộc, không chỉ những người sống ở các nước khác. Bản thân chúng ta cũng ngụy tạo lịch sử. Và sự thật suy cho cùng phải được chỉ cho biết không chỉ công dân của chúng ta, mà cả người nước ngoài quan tâm.
Đây chỉ là một trang lịch sử, song có lẽ là trang rất quan trọng. Vì thể càng có nhiều tài liệu lưu trữ được công bố công khai trên mạng bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Suy cho cùng, tôi cho rằng chúng ta cần tạo ra một hệ thống lưu trữ tài liệu chiến tranh cho phép bất cứ công dân Nga nào và bất kỳ người nước ngoài quan tâm nào tự do lấy được mọi giấy tờ đã được xóa triện tuyệt mật, và bây giờ đã đến lúc hành động như thế với tất cả các tài liệu.
V.A.: Dmitry Anatolievich, liên minh chống Hitler đã liên hợp được các nước tưởng như không thể liên hợp về cấu trúc. Sự liên kết theo khối đã giúp chiến thắng một kẻ thù hùng mạnh và có tổ chức tốt. Chính sách các khối được áp dụng sau đó. Nước Nga hiện nay chỉ vào khối Collective Security Treaty Organisation có lực lượng vũ trang không thể so sánh được với NATO. Liệu nước Nga có thể vào một liên minh quân sự nào khác?
D.M.: Theo quan điểm của tôi, việc “chiến tranh lạnh” chấm dứt và hết thời của tư duy liên minh đã giúp thống nhất châu Âu, nhận được một châu Âu, nơi có thể sống tiện nghi và thú vị đến đó. Ý tôi muốn nói cả Tây Âu, cả Đông Âu, cả Liên bang Nga. Hệ thống liên minh khối không dẫn tới điều gì tốt đẹp. Mặc dù có quan điểm cho rằng nếu có các khối, sẽ có cân bằng. Ví dụ, từng có khối Warsaw Pact và NATO, và tất cả trong trạng thái cân bằng. Song một khối biến mất, bắt đầu chiến tranh, bắt đầu vẽ lại bản đồ. Đó là lập trường phiến diện, mặc dù, sự có mặt của các đối trọng trên thế giới hiển nhiên là cần thiết. Vấn đề ở chỗ những đối trọng này là gì, chúng phải thế nào, chúng nhất thiết phải có nền tảng vũ khí hay không, chúng có phải chỉ nhằm hạn chế chiến lược . Quan điểm của tôi là không.
Chính vì thế chúng ta mới nói về thế giới đa cực, bởi trong trường hợp ngược lại sẽ phải kết luận rằng chỉ một hệ thống an ninh khối có khả năng bảo đảm hòa bình và phồn vinh trên hành tinh chúng ta. Song không phải như thế. Các sự kiện những năm 90 - ở châu Âu, ở Cận Đông, ở Caucasus, ở các nơi khác chỉ ra rằng: không một khối nào bằng cách như vậy có thể giải quyết được các nhiệm vụ của mình và an ninh, đáng tiếc, nó không thể đảm bảo được ở mức cần thiết. Chính vì thế mới cần xây dựng những cơ chế có thể làm việc trong chế độ ngoài khối.
Song chúng ta có bổn phận đối tác: có Collective Security Treaty Organisation – tổ chức “Hiệp ước an ninh tập thể, mà thành phần của nó là các quốc gia gần gũi với chúng ta. Đây không phải là khối quân sự theo nghĩa truyền thống của từ này, song đây là tổ chức có nhiệm vụ bảo đảm an ninh các quốc gia liên hợp lại. Tôi xin nhắc là theo Cương lĩnh của Hiệp ước này và tổ chức tương ứng, việc tấn công một nước được coi là tấn công tất cả, giống NATO. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta phải trở lại tư duy khối và cố biến CSTO thành Warsaw Pact mới, bơm vào nó vũ khí, lực lượng và mãi mãi chạy đua với NATO. Chúng ta biết sự cạnh tranh này đã tác động thế nào tới Liên Xô, cuộc chạy đua vũ trang đã khiến nước ta kiệt quệ như thế nào và điều đó đã dẫn tới kết quả gì: nền kinh tế không hiệu quả, chạy đua vũ trang bất tận, nhà nước tan rã.
Tất nhiên, chúng ta phải giữ được các khả năng chiến lược của mình. Thế giới phức tạp, một loạt các nước muốn có vũ khí hạt nhân, ai đó thử vũ khí mới. Vì thế chúng ta không thể lãng quên an ninh. Vũ khí hạt nhân chiến lược của chúng ta là công cụ quá đỗi hiệu quả để bảo vệ các quyền lợi quốc gia. Chúng ta không cần phóng đại giá trị của nó, song cũng không được coi thường các khả năng và ảnh hưởng của nó tới cục diện các lực lượng. Chúng ta phải hoàn thiện hệ thống phòng thủ của mình và đồng thời thỏa thuận với các đối tác chính của chúng ta, điều chúng ta làm suốt thời gian qua, kể cả khi ký với người Mỹ Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược. Bằng cách đó chúng ta đạt được thỏa hiệp, điều cho phép chúng ta bảo vệ quyền lợi của chúng ta, cho người Mỹ bảo vệ quyền lợi của họ và đồng thời không phá vỡ tình huống xung quanh. Tôi cho rằng con đường này là đúng nhất.
V.A.: Thời “Perestroyka”, khi người Xô Viết mở cửa nhìn vào thế giới, có cảm giác rằng nền văn minh đã trưởng thành, cấu trúc thế giới đã vững chãi và sẽ không có chuyện gì tương tự chiến tranh thế giới thứ Hai sẽ xảy ra. Song đã hai mươi năm trôi qua. Và thế giới lại bị giằng xé bởi những mâu thuẫn. Theo Ngài, liệu có khả năng, dù chỉ là phỏng đoán, lặp lại xung đột quy mô tương tự chiến tranh thế giới thứ Hai?
D.M.: Đáng tiếc, khả năng xung đột như thế là có và điều đó liên quan tới việc tồn tại rất nhiều nước khác nhau với những quyền lợi rất khác nhau. Trên hành tinh có một khối lượng khổng lồ vũ khí, có những người đến tận bây giờ vẫn nhìn nhận chiến tranh với tư cách công cụ giải quyết các vấn đề chính trị của mình. Cuối cùng, có cả sự tình cờ. Vì thế chúng ta phải sẵn sàng cho tình huống đó. Cái gì cần cho việc đó?
Tôi đã nói về việc này: cần làm việc trong khuôn khổ cộng đồng quốc tế, trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, trên lục địa châu Âu trong khuôn khổ OSCE, ký các hiệp định mới tương tự Hiệp ước an ninh châu Âu. Chúng ta đang và sẽ tiệp tục làm việc này.
Và tất nhiên chúng ta phải rất mạnh. Chúng ta phải sẵn sàng cho tình huống xuất hiện các vấn đề nào đó. Đây là một điều bất di bất dịch. Dù chúng ta yêu hòa bình đến thế nào, chúng ta luôn phải trong tư thế sẵn sàng bảo vệ đất nước. Và đây là các lực lượng vũ trang, đây là sự quan tâm tới quân đội, xây dựng vũ khí hiện đại, đây là những điều kiện sống và trả lương lao động bình thường cho quân nhân, là quân đội có hiệu quả, năng động, song mạnh và được huấn luyện tốt, nơi những sỹ quan và binh lính được huyến luyện tốt phục vụ. Tất cả những thứ đó là mệnh lệnh tuyệt đối, là quyền ưu tiên vô song của xã hội chúng ta. Là Tổng tư lệnh Tối cao, tôi đã và sẽ dành sự quan tâm tối đa nhất cho việc đó, bởi nếu không chúng ta có thể yếu trước nguy cơ xuất hiện.
V.A.: Thời Liên Xô “chiến tranh lạnh” bất tận được lĩnh hội như điều khó chịu, dù hiện tượng thật dễ hiểu – cuộc đấu tranh của hai hệ thống chính trị đối lập. Đã hầu như hai mươi năm không còn cả Liên Xô lẫn chủ nghĩa cộng sản, song “chiến tranh lạnh” vẫn tồn tại. Tại sao Mỹ và nhiều nước khác vẫn không tin nước Nga?
D.M.: Tôi sẽ còn nói cho anh nghe hơn nữa: cả ở nước ta người ta cũng không tin cả Mỹ lẫn các nước khối Bắc Đại Tây Dương, một số cường quốc khác trên thế giới. Điều này liên quan tới cái gì? Nó liên quan tới lịch sử của chúng ta, cách chúng ta lĩnh hội nhau. Tất cả chúng ta đều nhớ chuyện gì đã xảy ra thời Xô Viết. Đây là một chuỗi quan điểm, khái niệm về nhau. Anh thử nhớ lại ở trường người ta đã nói gì cho chúng ta nghe về người Mỹ, người châu Âu! Đây là một lập trường tuyệt nhiên mang tính tư tưởng hệ. Nó không đúng hay, trong bất kỳ trường hợp nào, không phải đúng trong mọi sự. Nó theo đuổi những mục đích hoàn toàn cụ thể, đẻ chúng ta nhìn những người sống ở đó như những kẻ thù của chúng ta. Đây là phương pháp đảm bảo tính hiệu quả lãnh đạo trong một nhà nước, đồng thời đạt được những mục đích chính trị nào đó.
Ở các nước đó cũng y như thế. Và theo tôi, nếu nói về tình huống hiện tại, thì nó vẫn giữ trong mình những đặc tính các giáo điều cũ. Điều này đặc biệt điển hình với thế giới phương Tây. Bởi, nếu nói thẳng, nhiều người ở nước ta thời kỳ cuối những năm 80, đầu những năm 90 rất khao khát lối sống mới. Và đã từng có giai đoạn lãng mạn như thế trong mối tương giao với phương Tây. Chúng ta từng cho rằng người ta đợi chúng ta, rằng chúng ta cởi mở, hiện đại, đã không còn đe dọa ai, chúng ta sẽ nhanh chóng và đơn giản hòa vào loạt các quốc gia phát triển văn minh khác.
Đôi khi tóc phải dựng ngược, khi xem người ta thảo luận điều gì trong quốc hội và các cấu trúc chính trị các nước khác. Còn giữ y nguyên các công cụ “chiến tranh lạnh”, những sự ngu xuẩn, nếu nói thẳng, cả về phần những hạn chế mà vào thời của mình được gán cho Liên Xô, cả về phần khái niệm về cơ cấu xã hội ở nước ta, thậm chí ở cấp đời sống hàng ngày. Đôi khi tôi xem phim Hollywood sản xuất và kinh ngạc cách người ta dựng phim về nước Nga hiện đại. Đây đơn giản là một mớ những khái niệm viễn tưởng nào đấy. Trò viễn tưởng này, nó ăn sâu vào lý trí, người ta nhìn chúng ta qua lăng kính những sản phẩm quảng cáo, phim ảnh, sách báo: nước Nga là nước nơi thường xuyên mưa và tuyết rơi, nơi mọi sự hỗn độn, con người độc ác, uống vodka ừng ực hàng cốc, không có năng lực làm gì khác, hiếu chiến, thích đánh nhau, sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào, không thể chìa lưng cho họ, nếu không họ có thể cho ăn đòn từ phía sau. Đây là điều rất tồi tệ!
Tôi thậm chí hiểu là, có thể, người ta làm như thế không cố ý – nhằm cụng đầu các dân tộc. Song đây là những định kiến làm hại sự hiểu biết lẫn nhau và suy cho cùng đầu độc bầu không khí trên hành tinh. Và điều này không chỉ liên quan tới nước Nga. Những định kiến đó tồn tại trong cả một loạt các nước lớn đang phát triển khác, các nước láng giềng của chúng ta. Theo tôi, phải từ bỏ những định kiến đó. Ở đây chúng ta cũng có việc cần làm. Tôi không muốn ném đá chỉ về phía người Mỹ hay người Âu, chúng ta cũng có đủ loại lầm lẫn. Song tôi nghĩ là dù sao chúng ta cũng đã làm một bước quan trọng hơn nhiều về phía trước.
V.A.: Đến tận giờ giữa Nga và Nhật vẫn không có hiệp định hòa bình. Người Nhật gắn việc ký nó với việc trả đảo Nam-Kuril. Liệu có cơ hội tìm thỏa hiệp và ký hiệp định đó?
D.M.: Chúng ta và Nhật không trong trạng thái chiến tranh từ năm 56, khi ký Tuyên bố nổi tiếng. Mối quan hệ giữa hai nước được bình thường hóa, các tiếp xúc kinh tế và chính trị phát triển. Có những vấn đề, trong đó có vấn đề lãnh thổ ai cũng biết. Vấn đề hiệp định hòa bình mà người Nhật gắn vào việc giải quyết vấn đề lãnh thổ. Đây là vấn đề rất phức tạp, song không có nghĩa là bỏ mặc nó. Chúng ta vẫn cố nghiên cứu đề tài này, ngụ ý rõ những khái niệm của chúng ta về việc nó có thể được giải quyết bằng cách nào, trước hết phải tính tới quyền lợi của Liên bang Nga. Các đối tác Nhật cũng làm như thế.
Tôi nghĩ, nếu tích cực làm việc này, tôi nói thực, nếu từ bỏ cái gọi là các quan điểm cực đoan, thì suy cho cùng về mặt triển vọng lịch sử vấn đề này là giải quyết được.
V.A.: 7 tháng 5, tròn đúng hai năm từ thời điểm Ngài nhậm chức tổng thống Nga. Sự quan tâm về cựu chiến binh và hậu vệ binh, lương hưu và căn hộ cho họ - là một trong những thành tựu của hai năm qua. Theo Ngài, còn có những thành tích hiển nhiên nào trong hai năm này, khi Ngài lãnh đạo đất nước?
D.M.: Sẽ là tuyệt nhiên không khiêm tốn và đúng nếu tôi tự nói về những thành tích nào đó. Cần có thái độ phê phán với hoạt động của mình. Nếu làm được điều gì đó tốt – thì rất tốt. Song riêng về các cựu chiến binh tôi xin nói một điều mà tôi cho là thực sự quan trọng về nguyên tắc – đó là ngày 7 tháng 5 năm 2008, vào ngày nhậm chức, tôi đã ký sắc lệnh về việc giải quyết vấn đề căn hộ cho các cựu chiến binh. Và chúng ta đã làm việc đó. Trong thời gian gần nhất sẽ nhận được căn hộ những ai ghi danh sách sớm hơn, còn tất cả những người đứng tên sau 1 tháng 3 năm 2005 còn lại sẽ nhận được cũng trong tương lai gần nhất.
Các cựu chiến binh quả thật trong tầm quan tâm đặc biệt của chúng ta. Chúng ta cố thực hiện các chương trình khác nhau. Mới đây tôi thăm bệnh viện các cựu chiến binh Vệ quốc Vĩ đại, tôi thấy nó trông rất không tồi. Ở nước ta có hơn 50 bệnh viện như thế, nhà nước chi kinh phí cho chúng, chúng ta mua về dụng cụ y tế mới. Chúng ta thậm chí tổ chức cuộc thi, quyết định trợ giúp các bác sỹ làm việc ở đó bằng tiền.
Chúng ta bằng đôi chút gì đó đã giúp tô điểm số phận phức tạp xảy ra với các cựu chiến binh của chúng ta, cho dù chỉ bằng việc trả ơn họ bằng vật chất. Đây không phải là những món tiền khổng lồ, song việc cựu chiến binh Vệ quốc Vĩ đại, người tham gia chiến tranh hay thương bệnh binh hiện nhận trung bình tổng cộng tất cả các khoản gần 23 ngàn roubles hàng tháng (770USD), theo tôi, đây chỉ là một phần nhỏ trách nhiệm của chúng ta, bổn phận của chúng ta mà chúng ta phải làm trước các cựu chiến binh. Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc đó. Đây là điều cực kỳ quan trọng đối với tương lai của chúng ta. Để các thế hệ trong tương lai cũng đối xử đúng với các cựu chiến binh tương lai. Để không làm đứt sợi chỉ thời gian giữa con người, giữa các thế hệ, giữa thế hệ hiện đại và những người đã mang về cho chúng ta Chiến thắng gian nan như thế.
V.A.: Dmitry Anatolievich, ở Nga, các nước châu Âu khác có nhiều đài tưởng niệm các sự kiện và anh hùng chiến tranh thế giới thứ Hai. Đài tưởng niệm nào gây ấn tượng mạnh nhất cho Ngài?
D.M.: Tôi người Leningrad (St. Peterburg hiện tại), và, tất nhiên, đối với tôi các địa danh Leningrad có ý nghĩa đặc biệt. Thời học sinh và sau đó tôi thường đến nghĩa trang Piskaryovskoye. Một số lượng khổng lồ người được chôn cất ở đó. Chúng ta không chỉ không biết họ tên của họ, chúng ta thậm chí không biết tất cả họ có bao nhiêu người. Ở đó thậm chí không có cả bia mộ, đơn giản chỉ được viết: “Chôn cất năm 1941, 1942”. Điều đó thật đáng buồn và gây ấn tượng rất mạnh. Tiếng phách kế metronom vang nhịp ở đó, mỗi khi tiến lại tượng đài...
Ngoài nghĩa trang Piskaryovskoye ở Leningrad, tôi tất nhiên từng và vẫn đến những nơi khác. Không thể không ghi nhận Đồi mộ Mamaev Kurgan tuyệt nhiên hùng vĩ. Trong những năm gần đây tôi đến đó mấy lần. Đây là một địa danh độc đáo, và không chỉ từ góc độ sự ảnh hưởng của nó tới chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, tới sự phát triển của nó, mà còn về mặt hơi thở sự sống toát ra từ nó. Khi anh tiến lại gần nó, anh cũng cảm nhận được sự hòa âm, như chạm tay vào những sự kiện thời kỳ đó.
Không thể không nhắc tới một sự kiện xảy ra cách đây không lâu mà tôi trực tiếp tham gia. Đó là lễ đốt ngọn lửa Vĩnh cửu tưởng niệm Chiến sỹ Vô danh trong vườn Alexandrovsky sad sau thời gian tu sửa. Đó là những cảm xúc hoàn toàn riêng, song chúng mạnh đến mức tôi không thể không nói về nó. Như anh biết, đối với tôi, về mặt biểu cảm, đây có lẽ là một trong những ngày xúc động nhất trong đời tôi: trách nhiệm to lớn và trực tiếp chạm tay vào lịch sử đất nước. Tôi không bao giờ quên ngày đó.
V.A.: Cảm ơn Ngài, Dmitry Anatolievich, vì cuộc trả lời phỏng vấn. Xin chúc mừng Ngài nhân ngày chiến Thắng!
D.M.: Cảm ơn anh. Chúc anh và báo “Tin tức” thành tích. Và qua báo tôi muốn chân thành chúc tất cả các cựu chiến binh của chúng ta nhân ngày lễ sắp tới, chúc cả nước Nga, bởi Ngày Chiến thắng ở nước ta được tiếp nhận như ngày hội tuyệt nhiên của toàn dân.
Dinh thự Tổng thống “Gorki”
Người dịch và chú giải: theviewingplatform
ÐQAThái: Trong thời điểm thuyền nhân Việt Nam vượt biên lên tới cao điểm, dường như ông Thiệu có nói với một nhà báo người Mỹ hay người Anh là ông không mắc mớ gì tới những người thuyền nhân đó cả. Theo ông nếu quả tình đó là lời của ông Thiệu, tại sao ông Thiệu lại nói ra một câu gây ra sự căm phẫn trong dư luận của đồng bào hải ngoại như thế? T.S Nguyễn Tiến Hưng: Tôi còn nhớ vào mùa Thu năm 1979 khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1979 báo Việt Nam (tại Hoa Kỳ) lúc đó có chỉ trích ông Thiệu rất nặng nề vì câu mà anh Thái vừa kể. Tôi cũng giật mình cho rằng không hiểu sao một người như ông Tổng Thống Thiệu lại nói câu đó. Tôi định nhấc phone lên hỏi ông, nhưng cũng ngại vì telephone lúc đó đắt lắm, gọi sang bên Anh rất tốn tiền. May mắn là ngay 2, 3 hôm sau chúng tôi nhận được thư của tổng thống cho biết ông rất đau buồn vì đã bị hiểu lầm. Tổng thống có kể lại rằng chuyện đó từ đầu chí cuối do một ông nhà báo tên là Michael của báo “Now,” một tờ báo lớn ở bên London, đã năn nỉ ông để được phỏng vấn mấy câu thôi, rồi xuyên tạc ra nói câu đó. Câu chuyện đó là như thế này, “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân không?” Khi trả lời, ý ông Thiệu muốn diễn tả là “hiện nay tôi chẳng còn chính quyền, chẳng còn phương tiện và làm được gì đối với vấn đề thuyền nhân”. Kẹt là tiếng Anh, ông Tổng Thống Thiệu thích nói tiếng Anh lắm, tiếng Anh ông nói rất lưu loát nhưng có những sắc ý nhiều khi cũng khó, chữ kẹt là “for” and “with” đáng nhẽ phải nói rằng “I have nothing to do for them,” tôi không còn gì để mà làm cho họ, theo nhà báo nói thì ông lại nói rằng, “I have nothing to do with them” tiếng Việt dịch ra là tôi không còn làm gì mắc mớ đối với họ nữa. Ông Thiệu rất đau đớn, ông nói chính thằng này, ông gọi thằng... này đã phịa ra, ông bảo rằng ông đã nói for mà nó phịa ra with, báo dịch ra là đối với, cái đó làm cho ông đau đớn lắm. Ông Thiệu yêu cầu chúng tôi tìm dịp hay báo chí nào để cải chính, ông dùng chữ “clear up giùm tôi.” Ðó là chuyện làm cho ông Thiệu đau đớn nhất vì bị hiểu lầm trong lúc phong trào thuyền nhân đang lên cao mà ông tổng thống nói như vậy thì thật là ê chề. ÐQAThái: Thưa tiến sĩ nhưng có bằng chứng nào thật cụ thể cho thấy rằng Tổng Thống Thiệu đã nói như vậy mà báo chí viết sai đi không? T.S Nguyễn Tiến Hưng: Trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”, ngay lời mở đầu tôi có xin phép tổng thống ở thế giới bên kia cho chúng tôi được in lại bức thư này. Tôi nói rằng xin ông cho tôi được in lại ít nhất một thư này và tự tay chụp hình in lại chính văn thư nguyên bản để đồng bào thấy được sự thật của vấn đề. Nguồn: Cuốn sách sắp ra mắt của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng Đinh Quang Anh Thái/Người Việt (Thực hiện) |
Ôi chao, là báo giới chống Công! Đã không bênh cho Tổng thống của mình, lại còn chửi bới ông thê thảm, để tới tận bây giờ, qua Nguyễn Tiến Hưng, ông mới được "giải oan" (???), nhưng phải chờ đến 30 năm.
Ôi hô, ai tai!
Bản tham luận của ông Vũ Hải Triều phát biểu tại hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí năm 2010 tại Hà Nội. Có đoạn: “Lực lượng công an đã tăng cường các biện pháp an ninh, xác định gần 300 website, blog trong và ngoài nước có hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước…; phát hiện trên 100 website của Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban ngành ở trung ương và địa phương có nguy cơ bị cơ quan tình báo thâm nhập, để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn”
Ấy vậy mà các vị 'trí thức' nọ, tiêu biểu là Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vật ngửa ông Vũ Hải Triều ra để nhét cho được cái từ 'phá sập' thay cho từ 'xác định' vào miệng của ông ấy, để rồi thỏa thích bêu ông Vũ Hải Triều ở trên mạng:
Hôm nay, Bauxite Việt Nam đã đưa lại tin mà từ nhiều ngày nay rất nhiều trang thông tin điện tử (website và blog) đã đăng tải theo đó tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí Việt Nam năm 2010, Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh – Bộ Công an tuyên bố đã chỉ đạo bộ phận kỹ thuật phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân xấu! Thực tình khi mới đọc tin này, tôi vô cùng kinh tởm ông vì chỉ có loại dã man mới có hành vi phản văn minh đến như thế và hơn thế nữa, tôi coi ông là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì đã ngang nhiên hủy diệt Quyền Tự do Ngôn luận, Quyền Tự do Báo chí, Quyền được Thông tin của công dân được quy định tại Điều 69 Hiến pháp Việt Nam, thậm chí là tội phạm quốc tế nếu máy chủ của báo mạng và blog cá nhân nằm ở nước ngoài. Tóm lại, quan điểm của tôi là phải trừng trị ông bằng cách lột hàm sĩ quan, sa thải khỏi ngành Công an và đưa ra Tòa án xét xử để bỏ tù chung thân thì mới tương xứng với hành vi phạm tội của ông! ........... Sau một tuần kể từ hôm nay mà tôi không nhận được thư trả lời của ông, điều này đồng nghĩa với việc ông công nhận thông tin “Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh – Bộ Công an tuyên bố đã chỉ đạo bộ phận kỹ thuật phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân xấu là đúng sự thật! |
24 Điện Biên Phủ, Hà Nội
Email: havulaw@yahoo.com
ĐT: 0904350187
Hà Nội ngày 16/5/2010
Nguồn: Bọ Xít Vịt Ngan.
Quả thực cái trò mèo của các "nhà trí thức" bọ xít còn tồi tệ hơn bất kể trò tinh nghịch khờ dại của những đứa trẻ ranh nào.
Về quan hệ VN - TQ
Về quan hệ VN - Campuchia, http://www.rfavietnam.com/node/942
Làm cái loa nối dài cho tên diệt chủng Nuon Chea.
TTHN nhét chữ vào miệng Trầm Bê để lăng xê Quân làm pháo: http://www.tintuchangngay.org/2012/0...n-on-hoan.html
Nguyên văn câu trên ở Vietstock: "Tôi khẳng định là tôi chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất thiệt."
Đố ai tìm thấy bức tượng trong tấm hình này ở chùa Tây Phương!
Thông tấn xà Vàng Anh xạo sự sản xuất "Thông bố Chánh phủ"
Trước hết phải thừa nhận công phu của người sáng chế nội dung cái "Thông bố" này, mhưng nó lộ diện ở chỗ nhiều người để ý nhất là phần đầu và đuôi văn bản.
Ngay từ đầu, bên dưới chữ THÔNG BÁO là lỗi thằng đánh máy: Phó Thủ Thủ tướng... - không thể tin, dù là 1%!
Còn cái con dấu củ khoai TỐI MẬT - dấu chi mà lọa rứa? Hàng xịn đây nà: