20 tháng 6 2013

Viên công sứ Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình

Giao Blog

CANH ĐỘC NHÀN TRUNG TẠP LỤC


Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách

20/06/2013


Chuyện kể hiện đại về viên công sứ Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình (1913-2013)

Lời dẫn: Có một viên công sứ Pháp được cử về Thái Bình hồi đầu thế kỉ XX. Tổng đốc Thái Bình lúc đó là ông Phạm Văn Thụ. Hai ông, một Pháp và một Việt đã đi thị sát dân sinh vùng vỡ đê. Vỡ đê và chạy lụt là chuyện cơm bữa ở vùng đất Thái Bình.

Cuối cùng, viên công sứ đã quyên sinh vì tự thấy mình có lỗi. Xin được chết để chia sẻ với người nông dân bản xứ.

Đó là câu chuyên lưu truyền trong dân gian, bây giờ đã đi vào truyện ngắn của nhà văn Đức Hậu. Hãy đọc đúng như là văn học, tạm bỏ qua những gì như là truy vấn hiện thực lịch sử ở trong đầu.

---

Ngài công sứ



30-01-2013 06:53:40 PM
----
Trích đoạn cuối:




Giờ đây ngồi nhớ lại tất cả, Perret thấy lòng quặn thắt buồn đau. Có lẽ Destenay cố tình bắt ông phải chờ đợi điện đàm để tỏ rõ quyền uy của ông ta. Ông ta không thể không biết điều gì đã xẩy ra với sinh mạng của hàng vạn người dân. Chắc chắn chánh mật thám Jean Gasket đã báo cho ông ta rồi. Perret thấy người như ngây ngấy sốt, cố lê bước tới chiếc ghế bành quen thuộc. Không dám nghĩ tiếp nữa. 
Người thư ký từ phòng trong bước ra thưa: “Thưa ngài, quan Thống đã ở đầu dây ạ”. 
Perret vừa cầm máy, thống sứ Destenay liền nói ngay: “Chào ngài Công sứ, ngài vất vả quá. Tình hình dưới đó ra sao?” 
Perret thuật lại sự việc, nhấn mạnh thiệt hại về người và tài sản và nguy cơ nạn đói cận kề. Thống sứ cắt ngang: “Tóm lại ngài cần gì, hay nói cách khác, tôi giúp gì được ngài?” 
Perret nói: “Thưa ngài, không phải tôi, mà người dân cần giúp đỡ lương thực để sống, tiền bạc để đắp lại đê điều, sửa chữa nhà ở. Tôi khẩn thiết xin ngài xuất quốc khố ra giúp dân qua cơn hoạn nạn này”. 
Thống sứ hỏi: “Kho lẫm của tỉnh không còn gì sao?” 
Perret nói: “Thưa ngài, từ năm 1911 ngài Toàn quyền Klobukowski đã bãi bỏ ngân sách hàng tỉnh, sưu thuế thu cả về trung ương, hai năm nay tỉnh không có ngân sách cũng như lương thảo dự trữ. Điều này hẳn ngài biết rõ chứ ạ”. 
Phía đầu dây Hà Nội im lặng  hồi lâu, rồi Thống sứ nói: “Hãy huy động sức dân, để họ cứu giúp nhau. Người An Nam có câu lá lành đùm lá rách đó thôi. Quốc khố dùng cho việc làm cầu đường, hỏa xa, khai thác mỏ, xây dựng bến cảng và các công trình Quốc gia. Dân phải tự nuôi sống và đóng góp cho Quốc khố, thưa ngài Công sứ”. 
Perret gần như thét lên: “Nhưng thưa ngài, người dân đã kiệt quệ rồi!” 
Thống sứ Destenay giọng dịu dàng: “Cầu Chúa cứu giúp người dân của ngài, ngài Công sứ.  Hãy tìm ra cách gì đó. Đây là lúc cần đến tài cai trị của ngài đó, thưa ngài Perret”. Thống sứ cúp máy. 
Công sứ Peret ném điện thoại xuống sàn, loạng choạng bước ra ngoài. Anh bồi Julient bưng liễn cháo đỗ xanh bốc hơi thơm phức lên, múc ra cái bát sứ và nói: “Thưa quan lớn, mời ngài ăn một chút cho lại sức ạ”. 
Người thư ký và anh bồi đứng chờ. Vừa húp được thìa cháo, Công sứ kêu lên: “Trời ơi Julient, anh cho tôi ăn món gì  mà đắng thế này?”. 
Julient xin phép nếm thử và nói: “Thưa quan lớn, cháo nấu với nước gà hầm ngon đấy chứ ạ”. 
Perret bưng bát cháo lên, ăn thêm một thìa rồi bỏ xuống: “Đắng lắm, không thể nuốt được”. 
Viên thư ký và anh bồi kinh hãi nhìn nhau. Thấy cái nhìn của họ, Công sứ nói: “Hai người ra ngoài cả đi.  Dặn lính gác là khi tôi không gọi thì không ai được vào.Tôi cần nghỉ một lát. Cảm ơn”.  
Viên thư ký và anh bồi chạy đi tìm bác sĩ Caseaux thuât lại sự việc. Bác sĩ  kêu lên: “Quan lớn nguy mất”. Ông vơ vội túi thuốc rồi cùng hai người chạy đến dinh Công sứ. 
Giữa buổi trưa yên tĩnh, một tiếng súng nổ vang trong phòng Công sứ. Khi viên bác sĩ và hai người đến nơi đã thấy một tốp lính đứng vây quanh cánh cửa khóa kín. Viên cai sai lính đi tìm người hầu phòng và nhà chức trách. 
Một lát, tổng đốc Phạm Văn Thụ và chánh mật thám Jean Gasquet cùng hớt hải chạy bộ đến. Người hầu mở cửa phòng rồi cúi đầu lui ra. Tất cả lính gác và người bồi đứng ngoài cửa, tổng đốc Thụ cùng chánh mật thám, bác sĩ Caseaux và viên thư ký vào phòng. Công sứ Perret còn mặc nguyên bộ quần áo bùn đất nằm gục trên bàn, tay trái đặt trên một tờ giấy, tay phải cầm hờ khẩu súng lục, mái tóc vàng nhuộm máu che kín mặt. 
Tất cả đứng chết lặng trước cảnh bi thương được chiếu sáng bởi ánh nắng thu chói lọi hắt qua cửa kính. Jean Gasquaet thận trọng cầm tờ giấy dưới tay người quá cố đưa cho tổng đốc Phạm Văn Thụ. Đó là bút tích của  ngài công sứ viết bằng tiếng Pháp. 
“Tôi được bổ về Thái Bình giúp dân khai hóa, sống an hòa ấm no. Vỡ đê Phú Chử làm chết hại bao dân lành có phần trách nhiệm của tôi, mà tôi không thể làm gì giúp dân trong nỗi thống khổ này. Tôi xin lấy cái chết để chia sẻ với người dân”. 
Công sứ Perret để lại chỉ có thế. Ông chết ngày 16 tháng 8 năm 1913, đúng vào ngày Rằm tháng Bẩy năm Quý Sửu, ngày tết Vu Lan của người Việt Nam. Tin đồn về cái chết của ông nhanh chóng lan truyền trong dân chúng. Nhiều nhà dân đã sắp lễ cúng ông bên cạnh lễ cúng tổ tiên. Ban đêm, trên con đê bao  thị xã, người dân coi đê thắp hương cúng ông đỏ rực cả một vùng. 
Một trăm năm đã trôi qua, nông thôn Thái Bình đã đô thị hóa, Phú Chử nay trở thành một thị tứ sầm uất với phố xá tràn ngập hàng hóa và san sát nhà cao tầng. Lớp người mới hôm nay ít biết về thảm họa và cái chết trên quê người của một viên Công sứ. 
Những miếu thờ ông do người dân lập nên ở thị xã và Phú Chử ngày ấy nay không còn, nhưng vẫn còn một hồ nước lớn và sâu nơi đê vỡ, và cái chết của công sứ Perret đã được ghi trong Từ điển địa chí Thái Bình.
Tìm kiếm thông tin trên mạng về nhân vật Công sứ Thái Bình tên Perret Khoằm thấy có đoạn sau trong truyện ngắn “Tôi tự tử” (1938) của Nguyễn Công Hoan:
Có đoạn tôi đặt được những câu thống thiết, đến nỗi chính tôi cũng cảm động. Một ông Công sứ Thái Bình, vì để đê vỡ, lo phải cách, nên tự tử bằng súng lục. Một ông tướng ở Quy Nhân, vì không giữ nổi thành mà tự thiêu bằng thuốc đạn. Hai vị đó được bọn nịnh thần ca tụng, lập đền kỉ niệm. Thì tôi tự tử, dẫu không chết, song, tất được ít nhiều tiếng khen. 
Mấy tờ báo hàng ngày đang đói tin mà vớ được việc này, thì tha hồ mà phóng đại. Vậy tuy toà án lương tâm có trừng phạt tôi nghiêm ngặt, nhưng toà án dư luận sẽ tha bổng tôi. Và biết đâu, lại khen ngợi tôi là khác nữa. Và do thế, có lẽ tôi sẽ cũng vô tội với kỉ luật của quan trường chăng.
Trong truyện của "Ngài công sứ" Đức Hậu thấy có nhắc đến "Từ điển địa chí Thái Bình" tìm kiếm thì thấy có "TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH" toàn tập, tại mục 2903-3364, N - Q có chép:
3026. Pe-rê (Perret) 

Công sứ Thái Bình (1913), quan cai trị hạng ba. Tốt nghiệp trường Hành chính thuộc địa Paris (Pháp), vào hạng chính trị danh tiếng xứ Đông Dương. Nhậm chức ở Thái Bình từ ngày 2-4-1913, mới đi kinh lý được 3 phủ huyện, chưa kịp khám đến đê điều, thì đột nhiên h. Thư Trì báo vỡ đê Phú Chử. Công sứ Pê-rê, Tuần phủ Phạm Văn Thụ và Lục lộ đến thì chỗ vỡ đã to lắm rồi. 
Chỉ trong 1 ngày đã huy động được 10 vạn dân phu toàn tỉnh và điện lên Thống sứ Bắc Kỳ xin trợ cấp tiền gạo để hàn đê. Cách mấy hôm sau, nước lên mạnh quá, không thể đắp theo được nữa, mới chịu rút phu về đắp giữ quanh vòng thành phố. 
Phạm Văn Thụ kể lại trong tập Đàn Viên ký ức lục : “Quan Sứ thường ở các tỉnh thượng du, chưa từng thấy cảnh lụt lội. Lòng thương dân quá. Cứ kêu:- Không biết dân họ ăn ở thế nào cho sống được?” 
Đêm rằm tháng bẩy (17-8-1913), Pê-rê tự bắn vào thái dương. Bác sĩ Caseaux lập biên bản, nói: 

- Quan Sứ vì thương dân quá. Ba ngày đêm không ăn không ngủ, phát chứng điên, tự bắn mình chết. 

Người bồi nói với Phạm Văn Thụ: 

- Quan Sứ tiếp cơm quan Thống, xin các khoản điều tễ được cả. Duy khoản giảm thuế thì quan Thống không ưng. Xem ý quan Sứ lấy làm buồn. Nằm không yên. Gần sáng truyền đốt nến, viết bức thư để bàn quan Thống. Rồi lại đi nằm. Một lúc thì nghe tiếng súng nổ.  Nội dung bức thư ấy viết: “Tôi phụng mệnh về đây, cốt khai hóa cho tỉnh Thái Bình. Không giữ được đê Phú Chử, di hại cho dân. Xin chết thay cho dân Thái Bình”. 

Hết thảy xa gần, nghe nói đều thương tiếc. Nhân dân Thái Bình đã xây miếu thờ ông ở tx. Thái Bình và trên đê Phú Chử. Nay miếu không còn.
Đoạn trích trên cũng thấy trong mục Bạn đọc & Toà soạn của tạp chí Xưa & Nay số 343 (11/2009) trang 41-42, với người gửi ký tên Q. A. (st)


Tiếp tục tìm kiếm về trận "đại hồng thủy" năm 1913, Khoằm tìm thấy trên trang Minh Đạo bài viết "NHÌN LẠI PHẠM VĂN THỤ" của Nguyễn Văn Chiến, có đoạn:

Đến năm 1910 ông được bổ làm Tuần phủ Phúc Yên. Phạm Văn Thụ đã vận động các quan lại khác ủng hộ ông, cải tiến cách ăn mặc, họp hành chào tết nên vận áo chẽn xanh, bỏ lối mặc lụng thụng, cầu kỳ đi. Vừa nhậm chức chưa được bao lâu thì xảy ra vỡ đê An Hội. Lần này, ông đã xuất tiền nhà ứng trước để mộ phu từ Thái Bình. Vì đã quen việc giữ đê nên ông làm ngay trước mặt quan trên, mọi người đều khâm phục khi thấy đê được giữ chắc chắn … 
Ông còn trình bày theo địa đồ, chỗ nào không nên ngăn nước, chỗ nào có thể làm được. Nhân dịp này Phạm Văn Thụ đã xin xá thuế cho tỉnh Phúc Yên. Việc làm của Phạm Văn Thụ khi đó được đánh giá cao, nhiều lần được đề nghị tặng thưởng, nhưng ông từ chối, ông nói: “Đó chỉ là làm đủ bổn phận thôi, không đáng lấy thưởng”. 
Năm 1913, ở Thái Bình xảy ra ném tạc đạn, quan tuần phủ ở đó bị chết, cấp trên chuyển ông về Thái Bình thay thế và lo giải quyết hậu quả. Lần vỡ đê Phú Chử, ông đã huy động trong một ngày đủ mười vạn dân phu. Tất cả các quan về hưu, ông cử, ông tú, hào mục đều phải đi đôn đốc, các quan phân đoạn cùng làm. Ông xin thuyền, gạo phát chẩn cứu từng làng, lại xin cấp các khoản tiền cho dân, giảm kỳ thuế, tăng cường an ninh, tránh cướp bóc. Ông lại vận động những người giàu làm từ thiện. Số tiền sau này được đưa vào công quỹ xây trường học, tu bổ miếu tỉnh Thái Bình. 
Năm 1920, tỉnh Thái Bình đã yên ổn, ông được đổi sang làm Tổng đốc Bắc Ninh. Tám tháng sau, ông lại được chuyển về làm Tổng đốc Nam Định.
Ông quan phủ bị ném tạc đạn chết là ai?

Theo bài "ĐÀN VIÊN KÝ ỨC LỤC" của PHẠM ĐỨC DUẬT - Hội văn nghệ Thái Bình đăng trên Thông báo Hán Nôm học 2002, tr.102-107 thì:
Sau vụ Tuần phủ Nguyễn Duy Hàn bị ám sát trước dinh thự Thái Bình ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Sửu (13-3-1913), Phạm Văn Thụ được thăng Tổng đốc Thái Bình. Tháng 8 – 1923, ông vào Huế làm Thượng thư Bộ Hộ dưới triều Khải Định. Tháng 6 năm 1926, Phạm Văn Thụ về hưu ở quê làng Bạch Sam.
       Năm 1913, Tuần phủ Nguyễn Duy Hàn bị ám sát bằng tạc đạn ở cửa dinh, Phạm Văn Thụ ghi: “Năm 1913, mùng 6 tháng 2 Quý Sửu, tỉnh Thái Bình phát sự tạc đạn, cụ tuần Hành Thiện Nguyễn Duy Hàn bị hại. Ta phải đổi về chịu lấy gánh nặng, chối từ không được. Thầy tớ cũ phần nhiều lo thay cho ta. Vì tạc đạn đã lâu chỉ thấy đồn, chưa ai biết rõ hình dạng nó thế nào. Đột nhiên, một tiếng thực như sấm dậy đất bằng, ai cũng choáng váng. Vậy mà ta khổ tâm đối phó, nhất ngôn nhất động, may trúng cơ nghi...”       
Mùa nước năm ấy (Quý Sửu 1913), đê Phú Chử huyện Thư Trì bị vỡ, mấy huyện bị lụt, công sứ Perret tự tử. Sau nạn lụt lớn này, Phạm Văn Thụ làm bài thơ song thất lục bát gần một trăm câu để uý lạo đồng bào.
Theo Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, Paris: Nam Á, 2002. trang 1665 thì vào trưa ngày 19 Tháng Tư, 1913 Phạm Văn Tráng và Phạm Đề Quy ám sát quan tuần phủ tỉnh Thái Bình Nguyễn Duy Hàn bằng tạc đạn.

Theo sách 284 ANH HÙNG HÀO KIỆT CỦA VIỆT NAM của tác giả Vũ Thanh Sơn, Nxb Công an Nhân dân 01/2009 thì các ông Phạm Văn Tráng và Phạm Đề Quy là hội viên Việt Nam Quang phục hội.
Nguyễn Khắc Cần tức Nguyễn Văn Túy, quê ở xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội. Ông là hội viên Việt Nam Quang phục hội. Mùa đông năm Nhâm Tý (1913), Nguyễn Khắc Cần sang Trung Quốc nhận mệnh lệnh của Trung ương Việt Nam Quang Phục hội thi hành bản án tử hình đối với tên trùm thực dân Abbert Sarraut và các tên tay sai đầu sỏ Hoàng Trọng Phu, Nguyễn Duy Hàn. 
Ngày 25/4/1913, Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Thụy điều tra biết bọn sĩ quan Pháp thường tụ tập ăn uống ở khách sạn Hotel tại đường Paulbert, nay là phố Tràng Tiền. Nguyễn Văn Thụy cảnh giới Nguyễn Khắc Cần liệng bom vào, giết chết hai trung tá Pháp là Monggơra và Sapuy (Chapuis) chết tại chỗ, một số tên Pháp và tay sai người Việt bị thương(1). Thi hành xong bản án lợi dụng lúc bọn giặc đang hoảng loạn, la hét, hai chiến sĩ ung dung đi bộ trên đường rồi lên một chiếc xe tay kéo nhanh qua Gia Lâm về Yên Viên. Hai anh em ẩn náu ở Yên Viên, vài hôm thấy giặc không lùng sục, Nguyễn Khắc Cần và Phạm Văn Thụy được lệnh trở về Trung Quốc nhận nhiệm vụ mới.  
Trên đường đi, ngày 7/5/1913, hai ông vừa từ trên ga xe lửa bước xuống một ga xép thì bị lính kín áp tới lục soát. Vì trong người hai ông có một số giấy tờ khả nghi, nên chúng bắt cả 2 người giải về Hà Nội. 
Sau hành động làm kinh hoàng giặc Pháp và bọn Việt gian bán nước ở Thái Bình và Hà Nội, giặc Pháp điên cuồng khủng bố các cơ sở Việt Nam Quang Phục hội ở trong nước. Chúng bắt cả những người chúng nghi ngờ có liên quan đến phong trào Đông du và vụ Hà Thành đầu độc. Tại các tỉnh Bắc Kỳ, các nhà tù chật ních các chiến sĩ cách mạng. Tổng số chiến sĩ Việt Nam Quang phục hội ở Hà Nội và những người có liên quan lên tới 254 người. Tất cả những người bị bắt đều bị chúng tra tấn dã man để ỉấy khẩu cung. 
Ngày 5/9/1913, Hội đồng Đề hình Pháp họp mở phiên tòa tra hỏi 84 người trong số 254 người được coi là liên quan. Chúng xử tử 7 người với tội danh: âm mưu ám sát hoặc đồng lõa ám sát là: Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng, Phạm Đệ Quý, Vũ Ngọc Thịnh, Phạm Hoàng Khuê (Quế) Phạm Hoàng Triết, Phạm Văn Tiên - người ám sát chủ đồn điền Đặng Vũ Hành ngày 25/5/1913. Lương Văn Phúc bị kết tội đồng mưu trong vụ ném bom ở Thái Bình chỉ bị kết án khổ sai chung thân vì mới 18 tuổi. 8 người bị lưu đày trong đó có ông Tư Diếc ở Quan Nhân, 5 người phát phối, 2 người bị kết án 5 năm, 11 án khổ sai hữu hạn, 5 án cầm cố, 9 án tù từ 20 tháng đến 2 năm. 
Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng và các đồng chí của hai ông tuy chưa đạt được mục tiêu mà Trung ương Việt Nam Quang Phục hội đề ra, đế quốc Pháp khủng bố, lực lượng Việt Nam Quang Phục hội bị thiệt hại nặng nề nhưng đã thức tỉnh lòng yêu nước của đồng bào Hà Nội cũng như đồng bào cả nước.
 (1) Sách "Nhân Chính trên những chặng đường lịch sử”, Nxb Chính trị quốc gia viết quả bom (lựu đạn) do Nguyễn Khắc Cần ném là do ông Tư Diếc (Nguyễn Vãn Diếc) ở làng Mọc Quan Nhân chế tạo, giặc Pháp bắt ông đày đi Côn Đảo.
Sách Việt Nam nghĩa liệt sử, Đặng Đoàn Bằng viết "Hiệp sĩ Nguyễn Khắc Cần" viết quả tạc đạn ném ở khách sạn Hà Nội là do Hán Minh (?) ném nhầm vào quan binh Pháp. Pháp truy nã ráo riết người đảng, bọn chó săn cũng đề phòng rất nghiêm ngặt, nên ông không thục hiện được kế hoạch của mình. Ông lại cùng Nguyễn Thế Trung định ra ngoại quốc. Đến Lạng Sơn thì gặp phải người Pháp, nên cả hai bị bắt. Nguyễn Khắc Cần muốn cho Hán Minh chạy thoái cho nên mới nhận với người Pháp chính ông là người ném tạc đạn ở khách sạn. Vì vậv ông bị giết cùng Nguyền Thế Trung.


18 tháng 6 2013

Giỡn chơi với EXIF

Đây là tấm ảnh Khoằm chụp tối 27 tháng 5 bằng điện thoại Sony Ericson X10-mini.

Nhấn link này để coi online Exif của tấm ảnh, hãy chú ý chỗ Khoằm vẽ khung màu đỏ trong hình chụp màn hình mà Khoằm chụp trang web trên bên dưới đây, bạn có thể so sánh với nội dung trang web mà bạn mở bằng link bên trên.

Tiếp tục chơi, Khoằm lấy đại một ảnh bạn nào đó pót trên tường Khoằm bên facebook, xem cái exif nó ra răng hè, he he, nó giống như hình trên!

Đến đây có lẽ sẽ có người hỏi lý do Khoằm giỡn chơi với exif?

Từ từ rồi khoai nó sẽ nhừ!

Hehe!


Xem mấy hình trên hẳn các bạn đã thấy thông tin về ngày tháng mà Khoằm nói từ đầu nó quen quen, phải không ạ?

Bên dưới phần comment, tính đến nay có 2 comment nhắc đến Hoàng Ngọc Diêu, bác Beo thậm chí còn phải nhắc Khoằm nữa, heha!

Thưa mọi người, Khoằm có trả lời bên dưới rồi nên không nói tiếp về Diêu nữa, và mọi người hẳn cũng biết lý do mà Khoằm giỡn rồi, Hoàng Ngọc Diêu quăng trái bom này và đội rận dính miểng tùm lum cả, có thể xem comment này Nặc danh6/18/2013 06:08:00 SA (được các bạn ý rải khắp nơi), comment này đầu tiên do một tay có nick giangnamlangtu chộp được quả bom Hoàng Ngọc Diêu quăng bèn bê về blog:



Và để thấy các bạn "bất động chán kiến" thật sự Dumb and Stupid ra sao, mời xem bài của các bạn trẻ bên google.tienglang HOÀNG NGỌC DIÊU & CHIÊU TRÒ VU KHỐNG BỊ LẬT TẨY

Một số hình ảnh mà các bạn "bất động chán kiến" làm để nâng bi Hoàng Ngọc Diêu:

Hình đầy đủ:


Còn dưới đây là một số hình ảnh mà các bạn trẻ đã thực hiện trong mấy ngày qua nhằm lật tẩy trò bẩn của các bạn "bất động chán kiến":






ảnh chụp báo Nhân dân bên dưới đây


Bây giờ chúng ta vào phòng giam, bác Giao có để ý đến Chiếc quạt cây ở góc buồng của anh Dặm, lão thợ cạo thì soi hình ảnh của Truyền thông về nơi ở Cù Huy Hà Vũ làm cho Khoằm nhớ ra một chi tiết mà khi làm bài này cứ lo cái ICC khỉ gió mà quên mất, đó là nóc cái tivi trong phòng.

Đây, ảnh trên vnexpress.net và tuoitre.vn quý bạn tự đánh giá:






Kính thưa quý bạn, cảm ơn đã đọc, màn giỡn đến đây chấm dứt!

Bonus:

17 tháng 6 2013

Chuyện cũ nhưng mới về (2) bao cao su đã dùng qua vứt trong thùng rác.


Thứ hai, ngày 17 tháng sáu năm 2013

CÙ KON – CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ



***
Trong thâm tâm, Beo rất thích và tôn trọng luật sư Dương Hà. Bởi có một cái tích đồng cảm thế này.
Ngày ấy, Dương Thu Hương vừa ra tù. Phương tiện truyền thông ngoài luồng duy nhất là viết ra giấy, photocopy rồi tự tay phát tán. Và thư chửi tất cả những người Hương nghi, nghĩ là hại mình bay như bươm bướm. Beo nhớ nhất là bức chửi Nguyễn Quang Sáng, toàn nhấn vào  điểm yếu nhất về...hình thể của nhà văn này để đay nghiến.
Đương nhiên, ăn chửi nhiều nhất là công an.
Hương vào Sài gòn. Hội trí thức yêu nước, lúc ấy trụ sở ở đường Nguyễn Thông, đón Hương và tung hô như nguyên thủ.
Hương và Nhật Tuấn-đương kim phu quân của Beo khi ấy- dẫn nhau đi Đà lạt. Giai Xinh bé tẹo teo và Gái Đẹp đang nghênh ngang nằm trong bụng.
Anh chị tí toáy thế nào, công an chụp được hình (miễn tả).
Một chú A 25 mang tấm hình ấy đưa cho Beo, kích Beo bôi nhọ Hương.
Beo xé bức hình. Thản nhiên sau đó mời cơm Hương. Hương, rất tự chọng, không đến.
Cho tới tận giờ, cả hai đương sự chắc chắn chưa hề biết câu chuyện bức ảnh Đà lạt ngày ấy.
***
Vụ án Cù kon nổ ra bắt đầu bằng câu chuyện hai cái bao cao su.
Hãy nhìn bức hình. Có người đàn bà nào trên đời tin rằng chồng mình ăn mặc thế kia để vô tư làm việc với khách từ 8h tối đến 12 h đêm, trong phòng khách sạn máy lạnh chạy vù vù.
Thế mà có, Dương Hà.
Ngay sau đó, để bảo vệ danh dự chồng, Hà đã đưa cô gái ra Hà nội, chụp hình chung rồi tung lên mạng.
Beo suy ra từ mình, đó là những thời khắc cực kì đau đớn và khó khăn. Nó giật thon thót như bị dao cau cứa vào tay.
Có một điều ít ai biết, người quyết định dứt khoát không cho khai thác chi tiết hai cái bao cao su trong vụ án Cù kon chính là tướng Hưởng. Trả lời Beo, ông nói: Con bé ấy nó chưa có chồng, làm thế vô đạo đức.
***
Dương Hà mắc sai lầm nghiêm trọng khi tung tin Cù kon tuyệt thực trong tù.
Cơ quan chức năng cả chục ngày không đính chính, thì phải hiểu ra ngay đó là sự im lặng đáng sợ. Phải hiểu rằng họ chờ toàn thể các loại rân trủ trong ngoài nước, ra hết đòn gió.
Nhãn tiền, các nhà rân trủ dính vố đau.
Dương Hà đau hơn cả. Đau hơn dao cau cứa vào tay. Vì giấy phép vào gặp Cù kon lần này không phải với tư cách vợ thăm chồng, mà là  luật sư vào gặp thân chủ. Bịa thêm bất cứ điều gì đều...mắc quai các quy phạm pháp luật.
***
Đúng như những gì Beo đã nhận định trên blog này cách nay ba bốn năm, phong trào rân trủ nửa mùa ngày càng xuống cấp thảm hại. Phải dụng phải tung hô đến những Đức những Hằng thì quả, không có cách tự diệt nào tốt hơn nữa.
Thuở bô-shit nổi lên, Beo dùng từ thần kinh chính trị. Cho đến thời điểm này, chính trị chết hẳn chỉ còn thần kinh. Quá nhanh trong định lượng của Beo và quá ngắn cho cái gọi là: phong trào rân trủ.

16 tháng 6 2013

Lý do đ/c Bu Tin lý dí

Hôm trước nói chuyện đ/c Bu Tin lý dí. hôm nay giới thiệu với với mọi người bạn gái của đ/c ý nè - ảnh chụp năm 2008:


Daily Entertainment News nói rằng Vladimir Putin ly dị người vợ từ 1983 của ông Lyudmila bởi vì một cựu vận động viên Olympic tên là Alina Kabaeva.
Lyudmila Putina còn nói rằng Putin do 'ngoại tình' với điệp viên Anna Chapman nên không bao giờ nhìn thấy Lyudmila ở nơi công cộng.


Theo các diễn đàn chuyên về quốc phòng thì Alina Kabaeva, một chính trị gia Nga thanh lịch và nổi bật đã hạ sinh đứa con đầu tiên của cô với Vladimir Putin tại Moscow.





Alina Kabaeva 27 tuổi không chỉ là một nhà vô địch thể dục dụng cụ cũ mà còn phục vụ đất nước với tư cách thành viên Quốc hội từ đảng chính trị của Putins kể từ năm 2007.


Tên của bé trai mới sinh là Dimitry. Cậu bé này không được công bố công khai vì Kabaeva là một cô gái Hồi giáo một nửa, là con một người cha Tatar và Putin không muốn hủy hoại hình ảnh của mình trước công chúng của quốc gia Hồi giáo thuần túy vì có một người vợ người Hồi giáo một nửa.

Những tin đồn đã được lan  truyền từ năm ngoái, 56 tuổi Putin đã ly dị vợ, Ludmila - kết hôn với Alina nhưng ông Putin đã không bình luận về những vấn đề và sự im lặng của ông vẫn còn tiếp tục sau khi sinh em bé đầu tiên.

Alina hẹn hò với ông Putin kể từ thời điểm rút lui sự nghiệp thể thao của mình sau khi thực hiện lịch sử của thể dục bằng chiến thắng 2 huy chương Olympic và 18 huy chương vô địch thế giới.










Ngoài ra, Alina Kabaeva còn là một người mẫu nổi tiếng.
alina-kabaeva-mrussian-model-11

Golden girl: Alina Kabayeva, the alleged mistress of Vladimir Putin, is the cover star of Russian Vogue's January edition

Bổ đầu Lâm Xung video từ bạn Nina6/17/2013 03:10:00 CH


12 tháng 6 2013

Nếu không phải bàn tay bẩn thỉu của CIA thì cũng là FBI chứ ai vào đây!

Như chúng ta đã biết, mới đây các tờ báo như The Washington Post, The Guadrian, NewYork Time và một vài tờ báo khác đồng loạt đưa tin rằng Cơ quan giám sát an ninh quốc gia (DEA) và Cơ quan tình báo Mỹ bí mật sử dụng một chương trình theo dõi có tên là PRISM để giám sát hoạt động của người sử dụng internet toàn cầu.


Theo thông tin bị rò rỉ thì chương trình này được kết nối với dữ liệu máy chủ của các hãng công nghệ và internet lớn của thế giới như Google, Facebook, Yahoo, Apple để thu thập dữ liệu về các cuộc gọi audio và video, hình chụp, e-mail, tài liệu và cả các lịch sử kết nối nhằm xác định và phát hiện ra những phần tử hoặc tổ chức có thể gây hại cho an ninh quốc gia Mỹ.
Vào tháng 04/2012, phóng viên James Bamford của hãng tin Wired từng công bố một báo cáo với nội dung cho thấy, hai hãng công nghệ tư nhân Israel có liên kết rộng với các cơ quan tình báo Israel là Verint và Narus cũng tham gia vào chương trình giám sát PRISM của NSA với nhiệm vụ cung cấp các thiết bị phần cứng và phần mềm cho mạng lưới viễn thông của Mỹ.

Bằng cách này, các công ty Internet như Facebook, Google sẽ không cần phải cung cấp cho NSA quyền truy cập các hệ thống máy chủ của mình, do các nhà cung cấp viễn thông lớn như AT&T và Verizon đã cho phép NSA theo dõi tất cả các nguồn dữ liệu.

Theo tờ Wired, NSA đã thỏa thuận và xây dựng một phòng giám sát bí mật trong văn phòng của hãng viễn thông AT&T, Verizon cùng một số hãng khác, sau đó lắp đặt các thiết bị mới nhằm cho phép NSA khai thác dữ liệu được truyền đi trên đường truyền cáp quang và giám sát mọi lưu lượng truy cập. Tất cả các thiết bị trong các phòng giám sát bí mật của AT&T và Verizon được cung cấp bởi Narus (hiện thuộc sở hữu của hãng Boeing) và Verint. Narus và Verint đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và bán các công nghệ giám sát cho phép NSA triển khai chương trình PRISM. Qua đó, với sự hợp tác của các hãng viễn thông và thông qua các phòng nghe lén, giám sát bí mật, NSA có thể dễ dàng khai thác, theo dõi, và thu thập các nguồn dữ liệu điện thoại và Internet từ Mỹ. Đáng chú ý, phần lớn nguồn dữ liệu được gửi thông qua hệ thống của AT&T cho NSA là các thông tin trong nước.
Được biết, cả Verint và Narus đều được thành lập tại Israel vào những năm 1990, cung cấp các khả năng giám sát và nghe lén cho các nhà cung cấp dịch vụ và các cơ quan tổ chức chính phủ. Hai hãng này cũng tuyên bố thiết bị của họ có thể truy cập và lưu trữ lượng lớn thông tin của nhiều mục tiêu.

Theo đó, thông qua việc nghe lén trên các hệ thống viễn thông, NSA chỉ cần các hãng công nghệ như Microsoft, Google và Apple tham gia thỏa thuận một cách bị động, trong khi NSA vẫn có thể đánh chặn, lưu trữ và phân tích nguồn dữ liệu thông tin liên lạc của các hãng này. Tính gián tiếp này của thỏa thuận cho phép Google có thể phủ nhận tham gia vào chương trình PRISM một cách chính đáng như những phản hồi mới đây từ hãng tìm kiếm này. Với việc sử dụng nhà thầu nước ngoài để nghe lén mạng lưới viễn thông, NSA đã đạt được quyền truy cập vào hầu hết lưu lượng truy cập trong nước mà không cần tự triển khai bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào. Điều này cũng đưa ra lý do chính đáng khi NSA có thể phủ nhận liên quan đến các hoạt động giám sát trong nước, trong khi thực tế là NSA giám sát các dữ liệu sau khi đã truyền tải ra nước ngoài.

Thông tin quan trọng về vụ nghe lén này được một người là cựu nhân viên CIA và NSA tên Edward Snowden tiết lộ, ngay trong tháng Năm ông Snowden đã từ Mỹ trốn sang Hồng Kông.
Snowden được tờ The Guardian mô tả là đang làm việc cho hãng Booz Allen Hamilton (Mỹ), một nhà thầu quân sự của NSA. Vụ rò rỉ thông tin đầu tiên xuất hiện vào hôm 5.6, khi tờ The Guardian tường thuật về một văn bản tuyệt mật của tòa án yêu cầu công ty điện thoại Verizon chuyển giao cho NSA hàng triệu hồ sơ lưu trữ về các cuộc điện thoại. Kế tiếp là những tiết lộ của 2 tờ The Guardian và Washington Post về việc NSA trực tiếp thu thập dữ liệu từ máy chủ của 9 hãng internet, bao gồm Facebook, Google, Microsoft và Yahoo..., và theo dõi liên lạc trên mạng trong bằng hệ thống PRISM. Vụ bê bối đe dọa sẽ gây xích mích giữa châu Âu và Mỹ. Liên minh châu Âu dự định sẽ yêu cầu một lời giải thích từ phía Hoa Kỳ liên quan tới vụ việc này.
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng chủ đề theo dõi toàn cầu sẽ được đưa ra trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tuần tới tại Berlin. Ủy ban châu Âu tuyên bố rằng sẽ làm như thế trong cuộc gặp EU-Mỹ vào ngày 14 tháng 6 tại Dublin. Theo báo chí châu Âu, vụ bê bối có thể "dìm chết" thỏa thuận mới được ký kết giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu về bảo vệ dữ liệu điện tử.
Ở Đức, phe đối lập đòi cơ quan tình báo liên bang BND phải báo cáo là họ có biết về chương trình PRISM bí mật của Mỹ và mức độ mà hợp tác giữa tình báo nước nhà với NSA. Yêu cầu tương tự đã được nêu lên tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ và Hà Lan.

Hầu hết tất cả các châu Âu đều phẫn nộ vì sự tồn tại của hệ thống điện tử Boundless Informant, hoặc "Cung cấp thông tin vô biên" - công cụ chính để thu thập thông tin cho PRISM. Theo báo Anh Guardian, hệ thống Boundless Informant hoạt động trong tất cả các nước châu Âu. Nó là công cụ để thu thập dữ liệu, vào sổ các cuộc gọi điện thoại, ngày giờ cuộc gọi, nơi gọi và ghi âm cuộc trò chuyện.
Tại Washington, Tổng thống Barack Obama một lần nữa phải bảo vệ PRISM. Ông gọi chương trình này công cụ hữu ích cho sự an toàn của công dân Mỹ.

“Chúng tôi buộc phải lựa chọn như xã hội. Chương trình này giúp chúng ta dự đoán và ngăn chặn các hành vi khủng bố có thể. Từ quan điểm trừu tượng, tất nhiên, có thể khiếu nại các "anh lớn" khi một chương trình ra khỏi kiểm soát. Nhưng nếu nhìn vào chi tiết, có thể thấy rằng chúng ta duy trì sự cân bằng quyền lợi (lợi ích an ninh và cuộc sống cá nhân).”

Chủ tịch Ủy ban tình báo đặc biệt của Thượng viện Diane Feinstein thì yêu cầu NSA sửa đổi và thắt chặt các quy định về giám sát điện tử công dân Mỹ. Trong Quốc hội, hành động của Snowden được đánh giá là "sự phản bội."
Theo "Washington Times," nhiều quan chức cao cấp hiện tại và trước đây của NSA và CIA khẳng định rằng Snowden hoàn toàn không ngẫu nhiên mà đã chạy trốn sang Hồng Kông. Các chuyên gia nhận thấy trong hành động của cựu nhân viên CIA và NSA có "dấu ấn Trung Quốc": Snowden có thể chuyển cho Bắc Kinh thông tin bí mật vô giá.
Trong cơ quan mật vụ của Mỹ, "vụ Snowden" đã được so sánh với vụ đào tẩu của các nhân viên mật mã NSA là William Martin và Mitchell Bernon năm 1960. Họ đã tiết lộ nhiều phần mềm gián điệp của Mỹ. Cho đến nay, NSA coi vụ này là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử cơ quan mật vụ. Snowden có thể còn vượt qua Martin và Mitchell.

Xét theo tin tức từ Hồng Kông, Edward Snowden đã ra khỏi khách sạn, nơi ông sống trong vài tuần. Hiện tại không biết ông ta ở đâu. Trong cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, phản ứng trước tin này là gần như hoảng sợ. Nhà chức trách Nga hôm 11/6 đã lên tiếng nói rằng sẽ xem xét cho cựu nhân viên CIA Edward Snowden, người có nguy cơ bị Mỹ truy tố vì các tiết lộ về chương trình do thám khổng lồ của chính phủ Mỹ, tị nạn chính trị, theo tờ Kommersant, thế nhưng người tiết lộ bí mật động trời 'biến mất', hiện bạn gái của Snowden đang 'hoảng loạn'.

10 tháng 6 2013

Đồng chí Putin phải kéo áo vợ

Hôm trước photphet có làm quả ảnh về bà Yinh Lắc mà Khoằm đã lên bài Ảnh : CÁC ANH CHẾT VÌ BÀ YING LẮC

Mới đây nhân vụ bác Bu Tin lý dí,  Giao blogger làm quả Đồng chí Putin phải kéo áo vợ mời bà con thưởng lãm

Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách

09/06/2013


Đồng chí Putin phải kéo áo vợ

Trong một chuyến thăm Nga, ông Bush con thơm thân mật bà xã của đồng chí Putin. Nhưng cái thơm đó nhiệt tình quá, có thời lượng khá sốt ruột, nên đồng chí Putin đã phải kéo áo vợ để nhắc nhở.

Putin sốt ruột quá, phải kéo áo


Ông Bush còn nhiệt tình thơm bà xã của ông Giang Trạch Dân như thế này, khi ông Giang tới thăm Mĩ lần đầu tiên (ảnh trên, lúc ấy, ông Giang còn chưa chú ý) :



Để rồi, sau này, trong lần gặp lại, ông Giang phải giang tay bảo vệ bà xã như thấy trong ảnh.