27 tháng 6 2013

Nhân bản vô tính bắt đầu từ Việt Nam?

Xin nói ngay là Không. Nhân bản vô tính (cloning) không phải bắt đầu từ Việt Nam.

Nói qua một chút về công nghệ vô tính, nếu như trước đây, quá trình biệt hóa các tế bào được mặc định như quá trình một chiều, diễn tiến theo hướng từ tế bào gốc thành các tế bào chuyên biệt. Điều này có thể được hình dung như việc một tảng đá lăn từ trên đỉnh xuống chân núi mà không thể có chiều ngược lại.

Hòn đá đó là tế bào khởi đầu, với động vật thì đó có thể là tế bào trứng sau khi được thụ tinh, trong quá trình lăn, hòn đá đó bị vỡ ra thành nhiều mảnh, tùy thuộc vào địa hình gập ghề lồi lóm khác nhau chúng gặp phải trên đường đi, mỗi mảnh sẽ lăn đến một vị trí khác nhau ở chân núi, quá trình này gọi là quá trình chuyên biệt hóa, có chức năng tạo ra các tế bào chuyên biệt, như tế bào cơ, tim, gan, thần kinh… từ một tế bào khởi đầu.
Quá trình phát triển thông thường của con người là quá trình biệt hóa tế bào một chiều, từ trứng đã thụ tinh thành bào thai và sau đó là người trưởng thành.
B. Waddington đã minh họa quá trình biệt hóa tế bào này như sau: tế bào gốc giống như một hòn đá lăn từ trên đỉnh núi xuốngchân và dừng lại ở những vị trí khác nhau, tương ứng với các loại tế bào khác nhau.
Cách minh họa này cho thấy tính chất một chiều của quá trình biệt hóa, giống như các hòn đá chỉ có thể lăn từ đỉnh xuống chân núi mà không thể tự lăn theo chiều ngược lại, và cũng không thể tự lăn ngang đến các vị trí khác, ứng với các loại tế bào khác nhau. [Scientific Background: Mature cells can be reprogrammed to become pluripotent, nobelprize.org.]

Con người đã từng chắc mẩm rằng đây là quá trình một chiều, từ tế bào gốc đa năng phát triển thành các tế bào chuyên biệt, giống như đá chỉ có thể lăn từ đỉnh núi xuống chân núi, chứ không thể có chiều ngược lại. Nhưng hai nhà khoa học nói trên đã chứng minh điều ngược lại cũng đúng: Tế bào trưởng thành cũng có thể được tái lập trình để trở thành tế bào gốc đa năng ban đầu! Như vậy, quá trình chuyên biệt hóa tế bào thực sự là quá trình hai chiều.

Ý tưởng và những công trình về nhân bản vô tính xuất hiện trước khi Wilmut tạo con cừu Dolly từ rất lâu. Đầu thập niên 1950s, Robert Briggs và Thomas King đã tạo ra một số con ếch bằng kĩ thuật nhân bản vô tính. [1952: Briggs & King clone tadpoles]

Năm 1962, John B. Gurdon thực hiện một thí nghiệm như sau: Loại bỏ nhân của một chiếc trứng ếch, và thay vào đó bằng nhân của một tế bào trưởng thành tách ra từ ruột của một con nòng nọc. Kỳ lạ thay, cái trứng ếch được đổi nhân đó đã phát triển thành một chú nòng nọc con hoàn toàn bình thường!

John Gurdon sử dụng tia tử cực tím để phá hủy nhân của trứng ếch (1).
Sau đó, ông thay thế nó bằng nhân lấy ra từ một tế bào ruột của một con nòng nọc (2).
Hầu hết các trứng được xử lý theo cách này đã không phát triển, nhưng một vài trứng trong số đó đã phát triển thành nòng nọc con hoàn toàn bình thường (3).
Điều này cho thấy, tất cả thông tin về gene cần thiết để tạo ra các tế bào khác nhau trong cơ thể của nòng nọc đều chứ đựng trong nhân của tế bào.
Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy, các động vật có vú cũng có thể được nhân bản theo cách này (4)[1962: Did Gurdon clone frogs?]

Thí nghiệm của John B. Gurdon không chỉ cho thấy việc tái lập trình một tế bào đã trưởng thành là hoàn toàn có thể, mà còn xác nhận bằng thực nghiệm rằng: nhân tế bào là nơi mang toàn bộ thông tin về sự sống, và nhân của mọi tế bào khác nhau đều mang cùng một bộ gene giống nhau. Công trình của Gurdon đã mở đường cho hàng loạt nghiên cứu mới về nhân bản vô tính, mà nổi tiếng nhất là công trình tạo ra chú cứu nhân bản vô tính Dolly năm 1996 bởi Ian Wilmut.

Đến năm 1979, Karl Illmensee tuyên bố rằng ông đã thành công nhân bản 3 con chuột, nhưng bằng chứng thì … chưa ai thấy. [1979: The Illmensee controversy.]


Trong những năm sau đó, rất nhiều nhóm trên thế giới cũng đạt chút thành công về mặt kĩ thuật trong nhân bản vô tính, nhưng mãi đến ngày 23/2/1997, nhóm của Ian Wilmut đã thành công tạo ra một con cừu hoàn chỉnh bằng kĩ thuật nhân bản vô tính sau rất nhiều lần thất bại và phải vượt qua bao nhiêu vấn đề về kĩ thuật.

Thật ra, nói Ian Wilmut cũng không công bằng, bởi vì trong thực tế ông không biết kĩ thuật nhân bản vô tính và ông cũng không phải là tác giả của kĩ thuật đó; ông chỉ là … sếp. Người thật sự có công trong công trình con cừu Dolly là Tiến sĩ Keith Campbell và Tiến sĩ Prim Singh, hai chuyên gia về sinh học phân tử.

Trong phiên tòa tranh chấp về tác quyền, ông Wilmut thú nhận rằng ông chỉ đóng vai trò giám thị, chứ không tạo ra con cừu Dolly (ông nói: "I did not create Dolly").

Nhưng trớ trêu thay, khi nói đến Dolly người ta chỉ biết đến Wilmut, chứ chẳng ai biết đến Campbell và Sing!

Đã đến lúc phải ghi nhận công của hai chuyên gia âm thầm này. Phiên tòa này là một bài học quí báu cho tình trạng cướp công trong khoa học vốn rất phổ biến ngày nay, ngay cả ở Việt Nam. Nghiên cứu sinh và cộng sự làm cật lực, nhưng các sếp thì nghieem nhiên kí tên mình như là người phát kiến!

Khi thế giới xôn xao vì chú cừu Dolly – sản phẩm của nhân bản vô tính, ở Việt Nam có một nhà khoa học ngậm ngùi buồn, đó là cố GS.Nguyễn Mộng Hùng - một giảng viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội - bởi trước đó 20 năm, ông đã tạo dòng vô tính thành công trên đối tượng cá chạch khi còn là nghiên cứu sinh tại Liên Xô, tờ Nature đã đăng công trình nhân tạo dòng vô tính cá Chạch của nhóm các nhà khoa học ở Nga gồm KG Gasaryan, Nguen Mono Hung, AA Neyfakh, và VV Ivanenkov, trong số báo ra ngày 16-8-1979, tác giả Nguyễn Mộng Hùng (bài báo viết sai tên) là tác giả thứ hai.[Nuclear transplantation in teleost Misgurnus fossilis L. K. G. GASARYAN, NGUEN MONO HUNG, A. A. NEYFAKH & V. V. IVANENKOV Nature - 280, 585-587 16 August 1979]

Quay trở lại năm 1979, nhóm bốn nhà khoa học ở Nga – trong đó có cố GS. Nguyễn Mộng Hùng, khi đó đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Tổng hợp Moscow - công bố một bài báo (Letter) 3 trang trên tạp chí Nature danh tiếng (số 280, trang 585-7), về một nghiên cứu nhân bản vô tính cá trạch, đó là công trình cấy nhân của một tế bào trưởng thành vào tế bào trứng cá trạch đã loại nhân trước đó. Trong bài báo này, nhóm các nhà khoa học ở Nga cũng đã trích dẫn các nghiên cứu của Gurdon trong phần tài liệu tham khảo.

Tuy công bố sau công trình tiên phong của Gurdon 17 năm, nhưng vào thời điểm năm 1979, thì đây là một lĩnh vực khoa học còn nhiều mới mẻ, nếu nhóm khoa học ở Nga có điều kiện theo đuổi và dấn sâu hơn thì có thể mang lại những khám phá lớn như đã được chứng minh cho các nhóm khoa học khác sau này.

Công trình tạo dòng vô tính thành công trên đối tượng cá chạch được công bố trước Wilmut 17 - 18 năm này có ý nghĩa đột phá trong lĩnh vực nhân bản vô tính nên trước đó đã được báo Công nghiệp Xã hội Chủ nghĩa (Nga) số ra ngày 21-12-1978 đã dành hẳn 1 trang để giới thiệu về nhà khoa học Việt Nam trẻ tuổi này, để có được khám phá quan trọng đó ông đã trải qua 1.500 lần thí nghiệm lặp đi lặp lại với những kim vi thao tác tự chế tạo.

Sau khi bảo vệ xong luận án, ông trở về Việt Nam với hoài bão tạo dòng cao sản các loại cá trê, mè, trắm... có giá trị kinh tế cao, thế nhưng lúc đó đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh nên cơ hội nghiên cứu tiếp và phát triển không còn nữa.

Tham gia giảng dạy tại Khoa Sinh trường Đại học Tổng hợp (nay là ĐHKHTN thuộc ĐHQG Hà Nội) ông đã không ngừng xây dựng đội ngũ nghiên cứu, trang bị lại phòng thí nghiệm và đặc biệt quan tâm đến việc trợ giúp các nhóm học sinh đi thi quốc tế về Sinh học. Những tấm huân chương của các cháu học sinh có mồ hôi, công sức quý giá của thầy Hùng.[1]

GS Nguyễn Lân Dũng, người cộng tác với ông trong việc thẩm định sách giáo khoa Sinh học bậc phổ thông cho biết "rất băn khoăn như ông vì không có quyền đóng góp về chương trình Sinh học, một chương trình rất không hợp lý và chả giống nước nào".[1]

Trong bất kỳ công việc nào ông cũng nhiệt tình, sôi nổi nhưng với thái độ rất nhã nhặn, hiền từ, đây ông dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu tế bào gốc phục vụ y tế và lôi cuốn các nhà khoa học nhiều trường, nhiều viện cùng tham gia. Nhà nước đã bắt đầu quan tâm và đầu tư khá thỏa đáng cho nhóm nghiên cứu của ông. Những thành công bước đầu của ông đã được báo Khoa học & Đời sống lựa chọn là một trong số 10 sự kiện khoa học nổi bật trong nước năm 2005.

Năm 2005, ông và các cộng sự tuyên bố đã tách và nhân nuôi tế bào gốc phôi chuột và sử dụng các tế bào gốc này để cứu sống chuột chiếu xạ liều gây chết. Thành công này mở ra triển vọng trong việc chữa trị nhiều căn bệnh ở người bằng tế bào gốc tại Việt Nam.

Hướng khoa học hoặc đề tài khoa học chủ yếu đã nghiên cứu của GS Hùng tập trung vào các nội dung: Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nóng ẩm lên sinh lý sinh sản chuột; sản xuất chế phẩm có hoạt tính sinh học: Huyết thanh ngựa chửa; tạo dòng vô tính ở cá xương; mẫu sinh ở cá; điều khiển giới tính động vật và công nghệ tế bào gốc động vật.

Ông đã công bố 26 bài báo khoa học và tham gia biên soạn 10 cuốn giáo trình và sách khoa học. Ngoài lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc ông còn tham gia vào nhiều đề tài có giá trị phục vụ ngay cho sản xuất. Chẳng hạn ông đã nghiên cứu cắt bỏ tuyến androgen ở tôm càng non nước ngọt để đảo giới tính tôm đực thành loại tôm cái giả. Hy vọng từ kết quả nghiên cứu này sẽ có thể tạo ra quần thể toàn là tôm càng đực (trọng lượng khi trưởng thành cao hơn tôm càng cái tới 30%)…

Các chương trình nghiên cứu về tế bào gốc đang ở giai đoạn tăng tốc thì ông lại vội vã đi xa vao trưa 20/6/2009, thọ 67 tuổi, Ông từng nhận các huy chương vì sự nghiệp Thuỷ sản, Giáo dục, Khoa học Công nghệ và các bằng khen của Bộ GD-ĐT với vai trò huấn luyện và dẫn đoàn học sinh Việt Nam đi thi Olympic quốc tế sinh học.

Tìm hiểu về ông mới thấy ngậm ngùi cho số phận của những nghiên cứu sinh ra ngoài học rồi về nước, hóa ra, số phận của nghiên cứu sinh hồi hương không phải chỉ xảy ra trong thời gian gần đây, mà đã xảy ra từ thập niên 1970s (và có thể trước đó), như trường hợp của GS Hùng.

Nước Việt Nam không thiếu những nhà khoa học tài giỏi. Những nhà khoa như Tôn Thất Tùng, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Văn Hiệu…. đều làm việc tại nước nhà và có nhiều cống hiến cho Tổ quốc, thế mà giai đoạn hiện nay, những nhà khoa học của chúng ta lại… nổi danh ở nước ngoài. Điều gì đã diễn ra để “nguyên khí quốc gia” phải xuất ngoại như vậy?

Làm nghiên cứu sinh ở Nga, trong lĩnh vực độc đáo và tiền phong, có công trình đăng trên Nature và vài tập san tiếng Nga, tuy chỉ là tác giả thứ hai trong bài báo trên Nature nói trên, nhưng do đã trực tiếp tham gia công trình này ở thời điểm còn rất sớm là năm 1979, nên nếu ông làm việc ở ở Anh hay Nhật, nếu ông là người Hàn Quốc hay ở Mĩ hay một nước Tây phương, thì chắc ông đã có một tương lai xán lạng, và có thể đóng góp nhiều cho khoa học quốc tế, nhiều khả năng sự nghiệp khoa học của ông đã phát triển rất tốt và gặt hái được những thành quả lớn hơn nữa.[2]

Thế nhưng, ông không phát huy được tài năng của mình ngay trên quê nhà. Suốt 4 thập niên sau đó, tên tuổi ông hầu như vắng bóng trên trường khoa học quốc tế. Đó là một kết cục đau buồn về sự nghiệp của một nhà khoa học đầy triển vọng, và đau buồn hơn là sự việc xảy ra ở Việt Nam.

Ông đã đi xa được hơn 4 năm, nhưng văng vẳng đâu đây vẫn như còn mơ ước của ông: có đủ điều kiện, cơ sở vật chất để nghiên cứu khoa học, công hiến cho đời.Nhưng đáng buồn hơn cả là giờ đây, khi đã là năm thứ 13 của thế kỷ XXI nhưng ước mơ nhỏ nhoi của ông khi về nước vẫn kéo dài đối với các nhà khoa học Việt Nam.

GS TSKH Lê Huy Bá - Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường, Đại Học Công nghiệp TP.HCM đã viết: “Nhà khoa học, kể cả được gửi đào tạo ở nước ngoài hay Việt kiều, họ đều mong muốn khi về nước, phải có đủ phương tiện, phòng thí nghiệm tối thiểu để làm việc, để khởi đầu hay thực thi ý tưởng khoa học mà họ nung nấu bấy lâu nay. Họ biết hoàn cảnh nước ta còn nghèo, lấy tiền đâu mà đòi hỏi cao! Nhưng vấn đề nơi làm việc và điều kiện làm việc là quan trọng nhất. Một số trường hợp khi về nước, về một cơ quan, sau một thời gian, không đủ điều kiện làm việc, đành rũ áo ra đi. Thậm chí, có trường hợp, giáo sư mà không có nổi một cái bàn làm việc và máy tính cho riêng mình, trong suốt nhiều năm. Điều này thật sự đáng lo ngại!

Trong thời gian 10 năm (từ 1996 - 2005), các nhà khoa học nước ta chỉ công bố 3.456 công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế theo chỉ số ISI. Kết quả này chỉ bằng 1/5 so với Thái Lan; 1/3 so với Malaysia; và 1/14 so với Singapore.

Trong thời gian từ 2006 đến 2010, VN chỉ có năm bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế.

Trong năm 2009, các nhà khoa học đã khám phá được 19 loài động vật mới ở Việt Nam cho khoa học thế giới, kết quả trên là công trình hợp tác nghiên cứu của các nhà nghiên cứu động vật đến từ nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp và Việt Nam.Vì sao chúng ta phải cần đến những sự hợp tác ấy, khi Việt Nam không thiếu các nhà nghiên cứu có tài, có tâm huyết và nhất là lợi thế ngay trên đất nước mình?

Nhìn sang hàng xóm, gần nửa số bài của Thái Lan là do các nhà khoa học Thái Lan viết và đứng tên tác giả. Trong khi đó, có đến 80% bài báo khoa học của các tác giả Việt Nam công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế là từ “hợp tác quốc tế”.

Trong lĩnh vực sinh học, 14 bài báo quốc tế công bố về các loài mới thì chỉ có 4 bài là các nhà nghiên cứu trong nước làm chủ bút, không có bài báo nào do các nhà nghiên cứu Việt Nam đứng tên độc lập bởi tất cả các khám phá giá trị này lại đều là công trình hợp tác của Việt Nam với các nước.

Điều này có thể xuất phát từ thực tế kinh phí cho nghiên cứu cơ bản ở nước ta còn hạn chế. Nhiều nhà nghiên cứu còn phải tự bỏ thêm tiền túi ra để có thể mở rộng không gian nghiên cứu cho mình. Nhưng liệu nghèo có phải là một lý do?

Thống kê cho thấy, kinh phí cho khoa học từ ngân sách nhà nước nay đã vượt 400 triệu USD/năm. Thế nhưng, các nhà khoa học Việt Nam chỉ độc lập đứng tên công bố quốc tế bình quân 80 bài báo khoa học/năm trong suốt 10 năm. Không chỉ thế, nếu xét riêng về công bố quốc tế từ nội lực (tức là tự mình làm được) – sự tụt hậu của chúng ta lại càng lớn hơn.

Về ngân sách nghiên cứu, năm 2006 là 428 triệu USD, chiếm khoảng 0,17% GDP; năm 2012 tăng lên 653 triệu USD (13.000 tỷ VND), chiếm khoảng 0,27% GDP, tỷ lệ này cao hơn so với mức độ đầu tư ở Indonesia (0,05% GDP) và Philippines (0,12% GDP), nhưng thấp hơn so với Thái Lan (0,3% GDP, 1,79 tỉ USD), Malaysia (0,5% GDP, 1,54 tỉ USD) và Singapore (2,2% GDP, 3 tỉ USD). [3]

Tính trung bình cứ một triệu USD thì VN công bố được tám công trình khoa học trên các tập san quốc tế. Hiệu suất này tương đương với Thái Lan và Indonesia, có phần cao hơn so với Malaysia và Philippines (6 bài/1 triệu USD), nhưng thấp hơn Singapore nơi có hiệu suất cao nhất với 13 bài báo/1 triệu USD.

Ngân sách Nhà nước dành tới 40% cho đầu tư phát triển nhưng còn sử dụng chưa đúng mục đích, cơ cấu phân bổ giữa trung ương và địa phương còn bất hợp lý (trung ương 43%, địa phương 57%). Nhiều địa phương sử dụng kinh phí dành cho KH - CN chưa đúng mục đích, hiệu quả kém, rút cuộc xảy ra hiện tượng trả lại tiền ngân sách đã cấp.

Trong hoàn cảnh ngân sách hạn hẹp, Chính phủ đã phải cắt giảm nhiều khoản chi từ chi thường xuyên, chi ngân sách đến đầu tư công. Khá nhiều cơ sở, ngành lao đao vì bị cắt giảm, đành giật gấu vá vai, tùng tiệm để hoàn thành nhiệm vụ.

Trong khi đó, theo các thông tin chính thức lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ lại thừa tiền, tiêu không hết! Bộ KH&CN cho biết, năm 2007 đã trả lại ngân sách Nhà nước 125 tỷ đồng kinh phí nghiên cứu khoa học! Con số tăng lên mỗi năm, theo báo cáo Ngân sách năm 2011 trước Quốc hội, tất cả các ngành đều chi tiêu vượt dự toán, riêng lĩnh vực khoa học thì trả lại Nhà nước gần 1 nghìn tỷ đồng.

TSKH Phạm Đức Chính công tác tại Viện Cơ học thuộc Viện KH và CN Việt Nam nói: “Quả thật, thiết bị nghiên cứu ở ta chưa thể đầy đủ và trang bị hoàn hảo như các nước tiên tiến: Anh, Nhật, Mỹ, châu Âu… Nhưng hãy nhìn thử xem biết bao thiết bị đắt tiền và 18 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia đã được đầu tư nhưng không được khai thác hiệu quả? Các thiết bị đó đã dẫn tới bao nhiêu bài báo công bố quốc tế và có được hiệu quả kinh tế - công nghệ bù đắp được giá trị các thiết bị được mua? Phải chăng các thiết bị được đầu tư chưa đúng lúc hay chưa đúng chỗ?



Nguồn tham khảo:
[1] - GS Nguyễn Lân Dũng, “Người công bố nhân bản vô tính cá trạch vừa đi xa”, Tạp chí Tia Sáng, 24/6/2009.
[2] - TS Giáp Văn Dương - Trao đổi riêng với GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, tối 8/10/2012.
[3] - Nguyễn Văn Tuấn & Phạm Thị Ly.
Thời báo Tài chính Việt Nam và các trang mạng nước ngoài đã dẫn link.


Trị bệnh bằng tế bào gốc còn quá xa vời?

07:43' 23/01/2008 (GMT+7)
 Đã có nhiều tiến bộ hơn, kể cả ở Việt Nam trong nghiên cứu chữa bệnh với nguồn "thuốc điều trị" từ tế bào gốc. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó, đáng kể nhất là yếu tố luật pháp.


Xoay quanh vấn đề trị bệnh bằng tế bào gốc, GS-TS Nguyễn Mộng Hùng, Khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội (ĐH Quốc gia Hà Nội), một trong những chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về lĩnh vực tế bào gốc trả lời phỏng vấn của phóng viên VietNamNet.
 
- Gần đây, đã có một số công bố về việc tạo tế bào gốc từ da người, hay từ phôi thai người, động vật... Có phải, điều này cho thấy nhân loại ngày càng tiến gần hơn đến ứng dụng các phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc? 

GS-TS Nguyễn Mộng Hùng: Tế bào gốc là loại tế bào chưa biệt hoá, có nhiều tiềm năng - có thể biến thành nhiều loại tế bào khác. Phân biệt tế bào gốc từ phôi, từ thai và từ cơ thể trưởng thành.

Thường người ta phân lập các tế bào gốc từ giai đoạn phôi. Những thành tựu khoa học mới đây nhất đã cho thấy, từ cơ thể trưởng thành chúng ta đã có thể tách thành các tế bào gốc và từ đó có thể chuyển hoá thành nhiều loại tế bào khác.

Cụ thể, là từ tế bào da của người trưởng thành chuyển hoá thành các tế bào gốc, thông qua phương pháp chuyển - mở một số gen trong nhân tế bào và làm cho chúng trở thành dạng sơ khai, dạng gốc ban đầu.

Việc này đưa lại nhiều triển vọng rất lớn trong trị liệu, ví như khi cơ thể của một ai đó bị thoái hoá các cơ tim chẳng hạn, thì người ta lấy tế bào gốc của chính người đó để chuyển hoá thành tế bào cơ tim và nuôi dưỡng chúng thành các cơ tim rồi làm các thủ thuật thay thế. Việc này đối với khoa học ngày nay là có thể làm được. Đặc biệt và mang tính cách mạng trong y sinh học là gần đây người ta đã có thể giữ lại bộ khung tim, gieo cấy tế bào gốc vào bộ khung đó và tạo được tim hoạt động.

Trong quá trình nghiên cứu, người ta đã phân lập ra được tế bào gốc từ nhiều loại tế bào khác nhau, từ phôi, thai, từ máu, từ tế bào máu kinh, gần đây là từ tế bào da của người trưởng thành. Và từ tế bào gốc, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu thành công việc chuyển hoá chúng thành các loại tế bào, các loại mô, cơ khác nhau của cơ thể như tế bào thần kinh, tế bào máu, cơ tim, giác mạc mắt v.v... Với tế bào gốc từ cuống dây rốn, người ta đã có thể chữa được một vài bệnh như bệnh liệt, tuỷ sống, bỏng...

Trên báo chí đã từng viết về những thành công như vậy trên người tại một số nơi trên thế giới, còn trên các tạp chí chuyên ngành hẹp thì việc công bố những thành tựu khoa học như vậy chưa có nhiều, thậm chí tôi còn chưa gặp.


- Hiện ở Việt Nam đang có những dự án thành lập ngân hàng tế bào gốc (NHTBG).... Như vậy, triển vọng trị liệu bằng tế bào gốc ở nước ta là một hiện thực rất gần. Là một chuyên gia, ông có nhận thấy đúng là như vậy không? 


- Mặc dù khoa học đã có khá nhiều thành công trong việc nghiên cứu tế bào gốc, nhưng không phải là mọi sự đã thuận lợi - vì khoa học còn chưa biết được - liệu các tế bào gốc sau khi được chuyển hoá thành các loại mô, cơ, tế bào khác thì sẽ tồn tại được bao nhiêu lâu, chúng có bị thoái hoá không, chúng có thể tiếp tục phát triển sang một hướng khác như trở thành các tế bào ung thư hay không v.v... Tất cả những điều này phải chờ thời gian và chờ những nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo mới rõ được. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu tế bào gốc trong quá khứ về cơ bản là được làm trên động vật, còn các nghiên cứu thực nghiệm trên người chỉ mới gần đây và còn rất hạn chế do nhiều yếu tố.

- Nhưng với các ngân hàng tế bào gốc sắp được thành lập ở Việt Nam theo như được biết thì các tế bào gốc sẽ được khai thác từ nguồn cuống dây rốn do các đối tượng gửi vào... Điều đó có mang lại một triển vọng lạc quan hơn? 


- Việc chữa bệnh với nguồn "thuốc điều trị" từ tế bào gốc của chính cơ thể người bệnh hay từ cơ thể người khác, là còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đáng kể nhất yếu tố luật pháp. Luật không cho phép thì không thể làm gì được - và nếu điều luật không "kín kẽ" sẽ dẫn đến việc người ra lợi dụng để buôn bán, thương mại hoá.

Về luật pháp, nhiều quốc gia trên thế giới không cho phép sử dụng phôi người, thai người (ngay cả thai đã được "nạo" bỏ đi) vào việc nghiên cứu hay sử dụng nó để tạo ra các sản phẩm thương mại... Còn với tế bào gốc khai thác từ cuống dây rốn (từ máu dây rốn, từ màng dây rốn, từ máu kinh nguyệt phụ nữ....) chắng hạn thì công việc thuận lợi hơn nhiều.


Nhà khoa học Phan Toàn Thắng đã nghiên cứu thành công trong phân lập, nhân nuôi và cho biệt hóa các tế bào gốc màng dây rốn và có patent (bằng sáng chế) nữa, nhưng việc chuyển giao các thành quả nghiên cứu này về nước cũng còn khá nhiều yếu tố cần quan tâm như ai tiếp quản, điều kiện tiếp quản, ai sẽ là người tiếp tục nghiên cứu hay ứng dụng thành quả nghiên cứu này...

Bên cạnh đó là nếu chúng ta thành lập NHTBG từ dây rốn của các cơ thể sơ sinh, thì phải làm quy củ, và thậm chí là phải mua công nghệ chứ. Đặc biệt, tế bào gốc từ dây rốn có thể chữa các bệnh về bỏng rất tốt, thay thế nhanh và do biểu bì da không có máu, tính xung khắc miễn dịch không cao... cho nên nếu sử dụng vào chữa bỏng thì rất tốt, hiệu quả - sau này nếu có chuyện đào thải của cơ thể thì cũng không sao vì khi đó các vết bỏng đã lành, các lớp biểu bì mới sẽ thay thế và đẩy lớp cũ đi.


Sơ đồ tạo tế bào gốc từ da người... Một thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc trong năm 2007. (Ảnh: NY Times)

- NHTBG gốc ở Việt Nam sẽ hoạt động như thế nào để đáp ứng nhu cầu trị bệnh? 

- Khi chúng ta có NHTBG thì mọi chuyện tiếp theo cũng đơn giản thôi. Các tế bào (từ cuống dây rốn của trẻ sơ sinh chẳng hạn) được tách ra, nuôi cấy và được lưu giữ trong ni-tơ lỏng. Những việc tiếp theo chỉ đơn giản là cần trả phí khoảng 100 USD/năm/1 hồ sơ là ổn.

Với hàng vạn, hàng triệu hồ sơ tế bào gốc từ cuống dây rốn của các trẻ sơ sinh, thì trong tương lai chúng ta có nhiều triển vọng hợp tác với các nước trên thế giới trong việc chữa bệnh cho chính những người có hồ sơ trong NHTBG - hoặc cho những người có dữ liệu về sinh học tương đồng.

- Khi đã có tế bào gốc trong NHTBG, thì việc thay thế một tổ chức cơ quan nào đó cho người bệnh được tiến hành có thuận lợi không, thưa giáo sư? 

- Việc thay thế một cơ quan nội tạng nào đó dựa trên nguồn tế bào gốc trên thực tế chỉ có thể áp dụng trong một số trường hợp, và cũng cần cả thời gian nữa, chứ không phải bệnh nào cũng chữa được.

Trong trường hợp cần thay tim ngay do tai nạn chẳng hạn, thì không thể chờ nhân nuôi và phát triển cả một quả tim từ tế bào gốc được. Tuy nhiên, ứng dụng sẽ dễ dàng thành công trong trường hợp các bệnh có thời gian để... chờ, như với bệnh suy tuỷ xương, hay vá da do bỏng, ghép giác mạc chẳng hạn..., nói tóm lại là với những loại bệnh không bị sức ép thời gian...

- Trên trường quốc tế, việc hình thành NHTBG của Việt Nam có đem lại điều gì đặc biệt không, thưa giáo sư? 

- Khi thành lập NHTBG, chúng ta sẽ hoà vào với cả mạng lưới NHTBG của thế giới, với những xét nghiệm, những cơ sở dữ liệu đầy đủ cho mỗi hồ sơ.

Từ đó, khi gặp những ca bệnh cần chữa trị thì việc đối chiếu các xét nghiệm, đối chiếu hồ sơ qua hệ thống dữ liệu của toàn hệ thống sẽ tìm ra được những hồ sơ tế bào gốc nào là thích hợp nhất, ít gây ra xung khắc miễn dịch nhất để đưa ra hướng giải quyết, điều trị bệnh.

Ví dụ như bệnh nhân A ở Ấn Độ có thể trao đổi, điều đình với chủ nhân B của hồ sơ tế bào gốc tại Việt Nam thông qua luật sư, khi vấn đề được giải quyết, cũng đồng nghĩa với việc có thu nhập. Tức là việc thương mại hoá vấn đề này trong tương lai là hoàn toàn có thể.

- Hiện ngày càng có nhiều thông tin về thành tựu nghiên cứu tế bào gốc trên thế giới... Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã có đạt được những kết quả gì trong lĩnh vực này?


- Từ năm 2003 đến nay, trong quá trình nghiên cứu về tế bào gốc, chúng tôi đã đạt được một số thành quả đáng kể. Có thể kể ra đây đề tài khoa học cấp nhà nước KC 04.24 về nghiên cứu công nghệ tế bào gốc với đối tượng nghiên cứu là gà  chuột. Chuyện tạo ra những chú gà khảm là một ví dụ.

Các tế bào gốc từ phôi gà Lương phượng (gà có lông màu đỏ) đã được các nhà khoa học tiêm cho phôi của gà ác tiềm (gà có lông trắng hoàn toàn). Gà con nở ra là gà khảm (con gà ác với bộ lông của gà Lương phượng). Một ví dụ khác của nghiên cứu với những con chuột được chiếu xạ liều 900 Rơnghen. Chỉ sau 1 tuần, chúng bị chết hết do tuỷ xương, hồng cầu, bạch cầu và các tế bào tạo máu bị phá huỷ. Tuy nhiên, khi lấy tế bào gốc từ phôi chuột tiêm vào những con chuột bị chiếu xạ đó thì chúng được cứu sống - chứng minh được là tế bào gốc của chuột có thể tạo máu, hay nói cách khác, có thể thay thế các tế bào bị chết trong cơ thể bằng tế bào gốc. Điều này mở ra triển vọng điều trị nhiều căn bệnh trên người bằng tế bào gốc. 

Những chú gà khảm 1 ngày tuổi được các nhà khoa học VN tạo ra với mục đích dùng gà để sản xuất thuốc (Ảnh: Tạp chí Hoạt động khoa học) 

Nói gọn thì trên thế giới có 2 hướng liên quan đến công nghệ tế bào gốc: hướng nghiên cứu tế bào gốc nhằm mục đích trị liệu (đang được nhắc đến nhiều trong dư luận xã hội) và hướng nghiên cứu thứ hai (ít được nói đến hơn) - đó là hướng nghiên cứu tế bào gốc để tạo ra những loài động vật chuyển gen.

Thực tế giải Nobel vừa rồi là đi theo hướng thứ hai này - tạo những động vật chuyển gen, nhưng là những mô hình bệnh, nếu sử dụng tế bào gốc để xử lý, để nuôi tế bào gốc in-vitro rất thuận lợi (ví dụ tế bào có gien gây bệnh thiếu máu, gien gây bệnh Alhizemer...) và đánh bật gien gây bệnh ra bằng cách thay gien lành vào, Các tế bào này sẽ cứu sống được con vật đó - Đó cũng là triển vọng rất lớn của hướng nghiên cứu này (dùng tế bào gốc để tạo động vật chuyển gien). Hướng nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích dùng động vật để tạo ra những protein của người (ví như việc sử dụng chuột để sản xuất kháng thể, có thể chữa được bệnh cho người là chuyện khoa học đã giải quyết được rồi...)

- Để phát triển các nghiên cứu về tế bào gốc thì kinh phí đầu tư kinh phí tối thiểu là bao nhiêu, và có điều gì cần bàn quanh vấn đề khung pháp lý không, thưa giáo sư?

-
 Một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc ủng hộ việc tạo ra phôi người qua nhân bản vô tính, rồi từ đó tách tế bào gốc để điều trị bệnh. Kinh phí đầu tư lên tới hàng trăm triệu đôla, với đội ngũ chuyên gia lên tới hàng trăm người.

Còn với chúng ta, việc đầu tư cho các trang thiết bị nghiên cứu là không lớn, để có được một phòng thí nghiệm có thể nghiên cứu về tế bào gốc thì tối thiểu cần 5-7 tỉ đồng. Nhưng có nhiều việc đằng sau chuyện đầu tư kinh phí, ví như cơ chế tuyển người làm việc, hay quyền của người chủ trì công việc giữ lại những chuyên gia tay nghề cao do chính mình đào tạo chẳng hạn, thì lại rất quan trọng.

Làm các nghiên cứu về tế bào gốc trên động vật thì đơn giản hơn. Nhưng sau này, khi tạo ra những sản phẩm dược liệu (tế bào hay dược chất) có thể đem ứng dụng chữa bệnh cho người được thì rất cần đến nhiều xét nghiệm mà khung pháp lý đòi hỏi. Ngoài việc đưa ra các số liệu về lợi ích, về thành quả của các nghiên cứu của mình, nhà khoa học cần phải tính toán đến cả những yếu tố trái chiều để cảnh báo xã hội.

- Xin cảm ơn Giáo sư.
  • Hà Hiệp thực hiện 


Lý lịch khoa học Gs Nguyễn Mộng Hùng

(ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

I - Sơ lược tiểu sử bản thân.


1. Họ và tên:                Nguyễn Mộng Hùng               
2. Ngày, tháng, năm sinh:         15 – 01 – 1942,  Giới tínhNam, Dân tộc : Kinh
3. Đảng viên Đảng CSVN: Không
4. Quê quán:    Song hồ, Thuận thành, Bắc ninh
5. Chỗ ở hiện nay:        611 Đường La thành, Tổ 2B, phường Thành công, Ba đình, Hà nội
6. Địa chỉ liên hệ:          Bộ môn Tế bào-Mô-Phôi và Lý sinh học, Khoa Sinh học
                                   trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội
7. Cơ quan công tác hiện nay:  Khoa Sinh họcTrường Đại học Khoa học Tự nhiên
                                                           Đại học Quốc gia Hà nội.
8. Địa chỉ cơ quan:                   334. Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà nội
9. Điện thoại:    Cơ quan (04)5588479, Nhà riêng: (04) 7843631, Di động: 0904243556
10. Địa chỉ E-mail:                   monghung333@hn.vnn.vn
11.  Chức vụ hiện nay: Giáo sưTrưởng Phòng Công nghệ Tế bào Động vật Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Bộ môn (1997-2003)
12. Năm được cấp bằng đại học: 1967, thuộc ngành: Động vật học, chuyên ngành: Phôi sinh học
      Năm được cấp bằng thạc sỹ: 1967, thuộc ngành: Động vật học, chuyên ngành: Phôi sinh học
       Năm được cấp bằng tiến sỹ: 1978, thuộc ngành: Động vật học, chuyên ngành: Phôi sinh học
13. Năm được phong Phó Giáo sư: 1991, phong Giáo sư : 2005
14. Hệ số lương hiện nay:                    7,64

II. Quá trình công tác

Thời gian
Chức vụ, nơi công tác

1967-1970

1971-1975

1975-1978


1978- 1983

1983-1986

1986 tới nay


Cán bộ nghiên cứu. Phòng Sinh học, Viện nghiên cứu Liên hợp, UBKH &KT Nh à nước (nay là  TT KHCN Quốc gia)
Cán bộ giảng dạy. Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà nội

Nghiên cứu sinh tại  Khoa Sinh học , ĐHTHợp Mat xcơ va, Liên xô (cũ)

Cán bộ giảng dạy. Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà nội

Chuyên gia giáo dục tại Khoa Y, ĐHTHợp Angola, Châu Phi

Khoa Sinh, ĐHTHợp Hà nội, nay là ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội


III. Thành tích khoa học


1. Các hướng khoa học hoặc đề tài khoa học chủ yếu đã nghiên cứu :

-  Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nóng ẩm lên sinh lý sinh sản chuột.
-  Sản xuất chế phẩm có hoạt tính sinh học:  Huyết thanh ngựa chửa
-  Tạo dòng vô tính  ở cá xương
-  Mẫu sinh ở cá .
-  Điều khiển giới tính động vật
-  Công nghệ tế bào gốc động vật

2. Các sách đã biên soạn:

Phôi sinh học hiện đại.  NXB Khoa học và Kỹ thuật.  Tác giả Bodemer. Dịch từ tiếng Nga. 1978
1.      Di truyền học . NXB Nông nghiệp, 1982. Tác giả :Petrov. Dịch từ tiếng Nga
2.      Những vấn đề Sinh lý sinh thái cá. 1983. Viết cùng một số tác giả khác.
3.      Bài giảng Sinh học Phát triển. NXB KH và KT , 1993.
4.      Sinh học. NXB Giáo dục, 1997. Sách dịch từ tiếng Anh. Hiệu đính toàn bộ và tham gia dịch một phần.
5.      Công nghệ tế bào phôi động vật. 2004. NXB Đại học Quốc gia.
6.      Thực tập sinh học Phát triển. (Chủ biên). 2004. NXB Đại học Quốc gia.
7.      Công nghệ sinh học tế bào (Vũ văn Vụ, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Mộng Hùng), 2005, NXB Giáo dục
8.      Công nghệ sinh học phân tử . NXB KH&KT , 2007. (sách dịch từ Molecular Biotechnology. Tác giả Glick B.R., Pasternak J.J. . ASM press, Washington DC, 2003)

3. Một số các công trình khoa học chủ yếu

1.      Nguyen Mong Hung, Gasaryan, K.G. Transplantation of somatic cell nuclei in the activated teleostean (Misgurnus fossilis L.) eggs. The soviet Journal of Developmental Biology, V. 9, N0. 1, (1978).
2.      Gasaryan, K.G., Nguyen Mong Hung, Neyfakh, A.A., Ivanenkov, V.V. Nuclear transplantation in teleost Misgurnus fossilis LNature, Vol. 280, pp. 585-587 (1979).
3.      Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Xuân Cương, Nguyễn khắc Khánh. Điều chế và sử dụng huyết thanh ngựa chửa ở Việt namTuyển tập các công trình nghiên cứu, Viện Chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, (1980).
4.      Hung N.M., Ivanov, E.A., Dabagyan, I.V. Transplantation of nuclei of the goldfish blastomeres in the loach eggs. The soviet Journal of Developmental Biology, V. 12, N0 4, (1981).
5.      Nguyễn Mộng HùngNghiên cứu mẫu sinh ở cá trê ta Clarias fuscus và cá trê phi Clarias lasera. Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Số 2, (1985).
6.      Nguyễn Mộng Hùng. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật cấy nhân trên cá trê Clarias fuscus L. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 3, (1993).
7.      Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lai Thành. Nghiên cứu sự lưỡng tính ở lươn sống ở các khu vực ngoại thành Hà nội. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 3, (1995).
8.      Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lan Hương. Nghiên cứu kiểu nhân của lươn, Monopterus albus(Zuiew), sống ở hai miền Nam và Bắc Việt namTạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 4, (1996).
9.      Nguyễn Mộng Hùng, Hoàng Minh Hòa. Nghiên cứu hình thái và kiểu nhân cá sóc Orizias latipes (Temminsk & Schlegel, 1846) sống ở các khu vực ngoại thành Hà nộiTạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 1, (1997).
10.  Nguyễn Mộng HùngNghiên cứu khả năng mẫu sinh ở loài cá diếc Carassius auratus L. hồ Tây.Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 2, (1999).
11.  Võ Thương Lan, Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Dương Dũng. Nghiên cứu sự sai khác di truyền giữa hai tập đoàn lươn Monopterus albus (Zuiew) thuộc hai miền nam và bắc Việt nam bằng kỹ thuật RAPD-PCRTạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 2, (2000).
12.  Nguyễn Mộng Hùng, Võ thương Lan, Nguyễn Lai Thành,Trịnh Đình Đạt. Nghiên cứu sự sai khác di truyền giữa hai tập đoàn lươn, Monopterus albus (Zuiew), thuộc hai miền Nam và Bắc Việt namTuyển tập công trình Hội nghị Sinh học Quốc gia tháng 8 năm 2000, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, tr. 386-389 (2000).
13.  Nguyễn Mộng Hùng, Bùi Việt Anh. Ăn rau răm (Polygonum odoratum Lour) ảnh hưởng lên cấu trúc mô học tinh hoàn và buồng trứng chuột thí nghiệmTạp chí Y-Dược học quân sự, Tập 28, Số 3, tr. 23-26 (2003).
14.  Nguyễn Mộng Hùng, Chu Văn Trung. Ảnh hưởng của cắt mắt tới cấu trúc tuyến androgen ở tôm càng Macrobrachium nipponens de Haan. Tạp chí Sinh học, Tập 25, Số 2A, tr. 146-148 (2003).
15.  Nguyễn Mộng HùngHình thái và cấu trúc tuyến androgen ở tôm càng Macrobrachium nipponens de HaanTạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 1, (2003).
16.  Nguyễn Mộng Hùng, Lê Thị Nam Thuận. Nghiên cứu một số đặc điểm của quá trình phát triển mô học của dịch hoàn cá trê Clarius fuscus (Lacepède, 1803) ở tỉnh Thừa thiên – HuếTạp chí Sinh học, Tập 25, Số 1A, (2003).
17.  Nguyễn Mộng Hùng, Bùi Việt Anh. Cắt bỏ tuyến androgen gây chuyển đực sang cái ở tôm càngMacrobrachium nipponenese De HaanTạp chí Di truyền và ứng dụng, Số 1, tr. 31-36 (2004).
18.  Nguyễn Mộng Hùng, Chu Văn Trung, Bùi Việt Anh, Phan Ngọc Quang, Vũ Minh Đức, Hà Minh Hiệp, Thân Thị Trang Uyên, Nguyễn Hoàng Thịnh. Nuôi cấy tế bào gốc phôi gà (Gallus Gallus Domesticusin vitro. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sự sống định h­ướng sinh-y học. Tuyển tập Báo cáo Khoa học. NXB KH&KT, tr. 235-238 (2004).
19.  Nguyễn Mộng HùngTheo dõi tế bào gốc sinh dục trong phát triển phôi sớm ở gà và chim cút.Tạp chí Khoa học-Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà nội. T.XXI, Số 1, tr. 19-23 (2005).
20.   Nguyễn Mộng Hùng, Chu Văn Trung, Hà Minh Hiệp, Bùi Việt Anh, Phùng Đức Tiến, Bạch thị Thanh Dân, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Duy Điều. Tạo gà ác tiềm khảm Lương phượng bằng vi tiêm tế bào gốc phôi. Tạp chí Khoa học- Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà nội, T.XXI, Số 2, tr. 1-4 (2005).
21.   Phan Tuấn Nghĩa, Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Phương Ly. Xác định giới tính gà bằng kỹ thuật PCRTạp chí Khoa hcĐHQGHN, KHTN&CN. T.XX. Số 2 PT, tr. 156-161 (2004).
22.   Nguyễn Mộng Hùng, Phan Ngọc Quang, Nguyễn Thị Thơm. Phân lập và nuôi cấy tế bào gốc sinh dục ở gà. Tuyển tập báo cáo. Hội nghị khoa học toàn quốc 2005 – Công nghệ Sinh học trong nghiên cứu cơ bản – Hướng 8.2, Hà nội, tr. 241-244 (2005).
23.   Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Hoàng Thịnh, Bùi Việt Anh, Nguyễn Thị Hoa. Phân lập và nhân nuôi tế bào gốc phôi chuột nhắt trắng dòng SwissTạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 3, tr. 17-21 (2005).
24.   Nguyễn Hoàng Thịnh, Bùi Việt Anh, Nguyễn Mộng HùngSử dụng mô hình chuột chiếu xạ để nghiên cứu vai trò tạo máu của tế bào gốc phôiTuyển tập báo cáo. Hội nghị khoa học toàn quốc 2005 – Công nghệ Sinh học trong nghiên cứu cơ bản – Hướng 8.2, Hà nội, tr. 309-311 (2005).
25.   Nguyen Mong Hung. Obtaining chicken chimera Actiem-Luong phuong by the injection of embryonic stem cells. Proceeding of the 2nd Asian Reproductive Biotechnology Conference,Bangkok, Thailand. pp. 18-21 (2005).
26.   Lê Văn Ty, Hoàng Nghĩa Sơn, Nguyễn Mộng Hùng. Tạo phôi trâu đầm lầy Việt nam bằng thụ tinhin vitroTạp chí Sinh vật học, 27 (3), tr. 82-87 (2005).
27.  Tran Ngoc Tung, Nguyen Van Nhuong, Bui Viet Anh, Nguyen Hoang Thinh, Nguyen Mong HungThe transfection of pAcGFP1-actin vector into culturing chicken embryonic stem cellsProceedings of the 3th annual conference of the Asian Reproductive Biotechnology Society, Hanoi, Vietnam, pp. 20-23 (2006).
28.   Nguyen Hoang Thinh, Bui Viet Anh, Nguyen Mong HungThe use of mouse model for the study of the haemopoietic role of the embryonic stem cells. Proceedings of the 3th annual conference of the Asian Reproductive Biotechnology Society, Hanoi, Vietnam, pp. 122-124 (2006).

29.   Lê Văn Ty, Hoàng Nghĩa Sơn, Nguyễn Mộng Hùng. Kích thước quần thể nang nguyên thuỷ và phản ứng trả lời sự kích thích gây rụng nhiều trứng ở trâu và bò. Tạp chí Sinh vật học, 29, Số 1, tr. 51-54 (2007).

4. Công tác đào tạo

Hướng dẫn nhiều luận văn và khoá luận tốt nghiệp
Hướng dẫn thành công 3 luận văn thạc sỹ khoa học
Hướng dẫn thành công 1luận án tiến sỹ khoa học
Đang hướng dẫn 2 luận án tiến sỹ khoa học

IV. Khen thưởng:

- 1 huy chương vì sự nghiệp Thuỷ sản, - 1 huy chương vì sự nghiệp Giáo dục, - 1 huy chương vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ - 7 bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong công các huấn luyện và dẫn đoàn học sinh Việt nam đi thi Olympic quốc tế sinh học

26 tháng 6 2013

ALI HASHEM & SỰ THẬT SYRIA

ALI HASHEM & SỰ THẬT SYRIA


Ali Hashem, một người có quốc tịch Libang, làm việc thời gian dài cho kênh truyền hình của Al Jazeera vì không chịu nổi sự lừa dối dư luận và chính sách thù địch của kênh truyền thông này đã bỏ hết sự nghiệp ra đi.
Tháng 4 năm 2010, trước thời điểm xảy ra bất ổn tại Syria, ông từng có mặt tại biên giới giữa Libang- Syria và chứng kiến một sự kiện mà chính ông cũng không thể nào tin vào mắt của mình:
Hàng trăm, hàng trăm người có vũ khí tràn qua biên giới Liban sang lãnh thổ Syria ngay trước mặt ông!!!!
Phát biểu trên kênh Russia Today, ông nói:
"Một sự việc như vậy không thể nào chuẩn bị trong vòng một vài ngày là xong mà đòi hỏi có rất nhiều thời gian."
Trong khi ấy, ông không thể ngờ được rằng, tháng 3 năm 2011, sự kiện bất ổn tại Syria chính thức được châm ngòi. Điều đó cho thấy sự kiện Syria đã được bàn tay từ bên ngoài chuẩn bị rất kỹ".
Vấn đề mà chúng ta đáng nói ở đây: Vì sao ông Kofi Annan từng tuyên bố rằng "Cả hai bên phải hạ vũ khí?"
Chẳng cần suy nghĩ lâu chúng ta cũng thừa hiểu rằng, một thế lực nào đó đứng sau câu nói này!
Cho dù một chính quyền được dân ủng hộ thấp tới đâu đi nữa, thì họ vẫn có trách nhiệm phải bảo vệ biên cương lãnh thổ, dù họ không bảo vệ dân thì cũng phải cầm súng để bảo vệ cho chính mình, cho người thân của mình và cho những người ủng hộ mình. Như vậy, việc chính quyền Assad cầm súng để chống lại những kẻ ngoại bang xâm nhập để giết hại người dân Syria mà lại nói rằng họ cũng phải hạ súng xuống là sao?
Có một quốc gia nào, quân đội ngồi yên khi những kẻ xâm nhập từ bên ngoài vào để giết hại chính những người cha, người mẹ, người vợ và con, họ hàng của mình hay chăng?
Đầu năm 2012, ông Christoph Hörstel (Nhân vật mà tôi đã có lần nhắc tới, ai chưa biết có thể tìm hiểu) có mặt tại Syria và ông cho biết tình hình đã yên ổn hơn rất nhiều. Chính quyền Assad đã dẹp gần như hết những kẻ trong đội quân với cái tên "nổi dậy". Đài truyền hình Syria cũng bình luận công khai về đề tài này và trong  40 phút phỏng vấn trên đài truyền hình quốc gia Syria, ông cũng thẳng thắng đề nghị việc cải tổ đất nước và được chính phủ Assad cùng các nhân viên truyền hình và cả người dân Syria tán thành.
Điều đặc biệt hơn cả, ngày 19 tháng 3 khi ông đang ở Syria thì có một vụ nổ tại Damaskus, 150m sau bộ thông tin, mà báo chí lấy nguồn từ Al Jazeera nói rằng có hàng 80 người chết là giả mạo! Ngày hôm ấy ông C. Hörstel có mặt ở gần đó và vụ nổ đó chỉ có khoảng 1-2 người chết và được Al Jazeera thổi phồng lên thành đánh bom tự sát.
Để đối phó với những thành phần có quốc tịch nước ngoài xâm nhập trái phép Syria, tổng thống đương nhiệm, tiến sĩ Bashar Al Assad bắt đầu cho tiến hành ra luật trừng phạt người ngoại quốc xâm nhập trái phép lãnh thổ Syria. Tuy rằng muộn, nhưng còn hơn không có! Đáng lý ra bộ luật này phải được ra đời sớm hơn, ngay từ khi bắt đầu phát hiện ra những trường hợp các đối tượng có quốc tịch nước ngoài trong đội quân mà phương tây cho là "nổi dậy".
 
-KP-

20 tháng 6 2013

Đ/c Bu Tin bỏ bạn gái ở nhà, hẹn hò với ai đây?


Tổng thống Nga Putin chuẩn bị tới thăm TP Hannover  đã có một cuộc phỏng vấn với ông Jörg Schönenborn, tổng biên tập đài truyền hình WDR (Đức), trong đó ông có nói về việc vì sao mô hình dân chủ kiểu phương tây không thích hợp với Nga. 
 Ông Jörg Schönenborn và ông Putin trong buổi phỏng vấn trước khi ông Putin lên đường sang Đức.

Trên kênh ARD ông trả lời về việc một số người thuộc tổ chức phi chính phủ theo truyền thông nói rằng họ bị bắt, ông trả lời:
"Không có việc đe dọa tổ chức phi chính phủ và cũng không có ai bị bắt. Luật về chống gián điệp ngoại bang tại Nga cũng giống như luật tại Hoa kỳ. Các cơ quan hữu quan họ chỉ làm công việc của họ để ổn định xã hội. Một mô hình dân chủ được sử dụng tại nước này muốn mang sang nước khác áp dụng là điều vô cùng khó khăn." 
 Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng "nước Nga có mô hình dân chủ riêng của nước Nga".  Ứng cử viên thủ tướng của Đức, ông Peer Steinbrück cũng từng phát biểu rằng mô hình dân chủ của phương tây không phù hợp với Nga và vì thế cũng không nên chỉ trích. (nguồn trích dẫn câu nói của ông P. Steinbrück: Steinbrück: Westliche Demokratie-Maßstäbe nicht auf Russland übertragbar)

Điều ngạc nhiên ở đây hai người nói về đề tài này chẳng có chỗ nào khác nhau.  Có thể nói câu nhận xét của ông Peer Steinbrück sẽ là cách để nhìn nhận và đánh giá quan hệ giữa Nga và phương tây, đặc biệt là Đức nếu như kỳ tới SPD thắng cử và ông Peer Steinbrück trở thành thủ tướng Đức. 

Tờ Die Welt có đoạn: 
Với cách nhìn của ông Putin, nước Nga cần có một cách lãnh đạo cứng rắn, tương tự như một vị sa hoàng để tránh rơi vào hỗn loạn. Với ông, dân chủ kiểu phương tây là một thứ virus, một dịch bệnh với một cơ thể con người. (Nguyên văn tiếng Đức trên tờ Die Welt Wie Deutsche in Russland Demokratie verhindern: "Demokratische Werte werden als ein Fremdkörper dargestellt, als ein Virus aus dem Westen.") 
 Ông Putin nói trên video phỏng vấn: 
"Tôi có phải là một người dân chủ không? Đương nhiên, hoàn toàn là vậy. Vấn đề ở chỗ tôi chỉ có một mình theo cách riêng của mình trên cả thế giới này. Bạn xem việc gì xảy ra ở bắc Mỹ, thật là tồi tệ.... người vô gia cư, Guantanamo, tra tấn, người dân ngồi tù mà không qua xét xử. Hay bạn nhìn xem châu Âu ra sao. Hành xử man rợ với những người biểu tình, bắn đạn cao su, hơi cay ở hết thủ đô nước này tới thủ đô nước khác. Người biểu tình bị giết ngay trên đường phố. Kể từ khi Mahatma Gandhi qua đời, tôi không còn biết nói chuyện với ai" 
 Về lính Mỹ tại Đức, ông Putin nói: 
"Hàng trăm năm qua họ đã tuyên truyền để người ta nói rằng người Nga xấu xa, rằng chúng tôi bị tẩy não, rằng là người Mỹ tốt, người Nga xấu. Tất cả đều là dối trá! Tại sao nước Mỹ còn duy trì 75.000 quân tại Đức, trong khi Nga không còn một ai? Chiến tranh đã qua đi trên 60 năm và họ vẫn mượn cớ để ngồi lỳ ở đó. Đó là đội quân chiếm đóng để nhằm cưỡng ép nước Đức. Nước Đức làm gì có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ mà là thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Làm ơn đừng nói với tôi rằng qua sự có mặt của lính Mỹ sẽ tạo thêm công ăn việc làm, bởi vì chi phí là do nước Đức trả, không phải Mỹ. Bọn lính Mỹ chó chết ấy còn ở Đức để làm cái quái gì? Họ hãy cút đi, chào tạm biệt! Bây giờ họ lại còn mang hệ thống tên lửa sang lắp để nhằm đe dọa nước Nga. Ai là xấu và ai là tốt đây?" 
Về việc Mỹ mang hệ thống tên lửa tới một số nước châu Âu, ông Putin nói: 
"Chúng tôi đã rút toàn bộ hệ thống vũ khí của Nga về nước sang bên kia rặng núi Ural và quân số giảm 300.000 quân. Chúng tôi đã chấp thuận làm theo yêu cầu của ACAF. Đáp lại đó là gì? Đông Âu nhận thêm vũ khí hiện đại, rồi lại có thêm hai căn cứ quân sự mới tại Rumania và Bulgaria và hai căn cứ tên lửa, hệ thống Radar tại Séc và hệ thống tên lửa tại Ba lan. Bây giờ chúng ta cùng đặt câu hỏi "Có chuyện gì vậy?". Nước Nga giải trừ quân bị đơn phương. Nhưng chúng tôi cũng mong các đối tác tại châu Âu nhìn vào đó mà làm theo. Đáng tiếc là sự việc ngược lại, châu Âu được bơm thêm vũ khí và đương nhiên việc đó phải làm chúng tôi e ngại."
Karel Phùng lược dịnh từ video và các bài báo trong dẫn trong bài.

Viên công sứ Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình

Giao Blog

CANH ĐỘC NHÀN TRUNG TẠP LỤC


Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách

20/06/2013


Chuyện kể hiện đại về viên công sứ Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình (1913-2013)

Lời dẫn: Có một viên công sứ Pháp được cử về Thái Bình hồi đầu thế kỉ XX. Tổng đốc Thái Bình lúc đó là ông Phạm Văn Thụ. Hai ông, một Pháp và một Việt đã đi thị sát dân sinh vùng vỡ đê. Vỡ đê và chạy lụt là chuyện cơm bữa ở vùng đất Thái Bình.

Cuối cùng, viên công sứ đã quyên sinh vì tự thấy mình có lỗi. Xin được chết để chia sẻ với người nông dân bản xứ.

Đó là câu chuyên lưu truyền trong dân gian, bây giờ đã đi vào truyện ngắn của nhà văn Đức Hậu. Hãy đọc đúng như là văn học, tạm bỏ qua những gì như là truy vấn hiện thực lịch sử ở trong đầu.

---

Ngài công sứ



30-01-2013 06:53:40 PM
----
Trích đoạn cuối:




Giờ đây ngồi nhớ lại tất cả, Perret thấy lòng quặn thắt buồn đau. Có lẽ Destenay cố tình bắt ông phải chờ đợi điện đàm để tỏ rõ quyền uy của ông ta. Ông ta không thể không biết điều gì đã xẩy ra với sinh mạng của hàng vạn người dân. Chắc chắn chánh mật thám Jean Gasket đã báo cho ông ta rồi. Perret thấy người như ngây ngấy sốt, cố lê bước tới chiếc ghế bành quen thuộc. Không dám nghĩ tiếp nữa. 
Người thư ký từ phòng trong bước ra thưa: “Thưa ngài, quan Thống đã ở đầu dây ạ”. 
Perret vừa cầm máy, thống sứ Destenay liền nói ngay: “Chào ngài Công sứ, ngài vất vả quá. Tình hình dưới đó ra sao?” 
Perret thuật lại sự việc, nhấn mạnh thiệt hại về người và tài sản và nguy cơ nạn đói cận kề. Thống sứ cắt ngang: “Tóm lại ngài cần gì, hay nói cách khác, tôi giúp gì được ngài?” 
Perret nói: “Thưa ngài, không phải tôi, mà người dân cần giúp đỡ lương thực để sống, tiền bạc để đắp lại đê điều, sửa chữa nhà ở. Tôi khẩn thiết xin ngài xuất quốc khố ra giúp dân qua cơn hoạn nạn này”. 
Thống sứ hỏi: “Kho lẫm của tỉnh không còn gì sao?” 
Perret nói: “Thưa ngài, từ năm 1911 ngài Toàn quyền Klobukowski đã bãi bỏ ngân sách hàng tỉnh, sưu thuế thu cả về trung ương, hai năm nay tỉnh không có ngân sách cũng như lương thảo dự trữ. Điều này hẳn ngài biết rõ chứ ạ”. 
Phía đầu dây Hà Nội im lặng  hồi lâu, rồi Thống sứ nói: “Hãy huy động sức dân, để họ cứu giúp nhau. Người An Nam có câu lá lành đùm lá rách đó thôi. Quốc khố dùng cho việc làm cầu đường, hỏa xa, khai thác mỏ, xây dựng bến cảng và các công trình Quốc gia. Dân phải tự nuôi sống và đóng góp cho Quốc khố, thưa ngài Công sứ”. 
Perret gần như thét lên: “Nhưng thưa ngài, người dân đã kiệt quệ rồi!” 
Thống sứ Destenay giọng dịu dàng: “Cầu Chúa cứu giúp người dân của ngài, ngài Công sứ.  Hãy tìm ra cách gì đó. Đây là lúc cần đến tài cai trị của ngài đó, thưa ngài Perret”. Thống sứ cúp máy. 
Công sứ Peret ném điện thoại xuống sàn, loạng choạng bước ra ngoài. Anh bồi Julient bưng liễn cháo đỗ xanh bốc hơi thơm phức lên, múc ra cái bát sứ và nói: “Thưa quan lớn, mời ngài ăn một chút cho lại sức ạ”. 
Người thư ký và anh bồi đứng chờ. Vừa húp được thìa cháo, Công sứ kêu lên: “Trời ơi Julient, anh cho tôi ăn món gì  mà đắng thế này?”. 
Julient xin phép nếm thử và nói: “Thưa quan lớn, cháo nấu với nước gà hầm ngon đấy chứ ạ”. 
Perret bưng bát cháo lên, ăn thêm một thìa rồi bỏ xuống: “Đắng lắm, không thể nuốt được”. 
Viên thư ký và anh bồi kinh hãi nhìn nhau. Thấy cái nhìn của họ, Công sứ nói: “Hai người ra ngoài cả đi.  Dặn lính gác là khi tôi không gọi thì không ai được vào.Tôi cần nghỉ một lát. Cảm ơn”.  
Viên thư ký và anh bồi chạy đi tìm bác sĩ Caseaux thuât lại sự việc. Bác sĩ  kêu lên: “Quan lớn nguy mất”. Ông vơ vội túi thuốc rồi cùng hai người chạy đến dinh Công sứ. 
Giữa buổi trưa yên tĩnh, một tiếng súng nổ vang trong phòng Công sứ. Khi viên bác sĩ và hai người đến nơi đã thấy một tốp lính đứng vây quanh cánh cửa khóa kín. Viên cai sai lính đi tìm người hầu phòng và nhà chức trách. 
Một lát, tổng đốc Phạm Văn Thụ và chánh mật thám Jean Gasquet cùng hớt hải chạy bộ đến. Người hầu mở cửa phòng rồi cúi đầu lui ra. Tất cả lính gác và người bồi đứng ngoài cửa, tổng đốc Thụ cùng chánh mật thám, bác sĩ Caseaux và viên thư ký vào phòng. Công sứ Perret còn mặc nguyên bộ quần áo bùn đất nằm gục trên bàn, tay trái đặt trên một tờ giấy, tay phải cầm hờ khẩu súng lục, mái tóc vàng nhuộm máu che kín mặt. 
Tất cả đứng chết lặng trước cảnh bi thương được chiếu sáng bởi ánh nắng thu chói lọi hắt qua cửa kính. Jean Gasquaet thận trọng cầm tờ giấy dưới tay người quá cố đưa cho tổng đốc Phạm Văn Thụ. Đó là bút tích của  ngài công sứ viết bằng tiếng Pháp. 
“Tôi được bổ về Thái Bình giúp dân khai hóa, sống an hòa ấm no. Vỡ đê Phú Chử làm chết hại bao dân lành có phần trách nhiệm của tôi, mà tôi không thể làm gì giúp dân trong nỗi thống khổ này. Tôi xin lấy cái chết để chia sẻ với người dân”. 
Công sứ Perret để lại chỉ có thế. Ông chết ngày 16 tháng 8 năm 1913, đúng vào ngày Rằm tháng Bẩy năm Quý Sửu, ngày tết Vu Lan của người Việt Nam. Tin đồn về cái chết của ông nhanh chóng lan truyền trong dân chúng. Nhiều nhà dân đã sắp lễ cúng ông bên cạnh lễ cúng tổ tiên. Ban đêm, trên con đê bao  thị xã, người dân coi đê thắp hương cúng ông đỏ rực cả một vùng. 
Một trăm năm đã trôi qua, nông thôn Thái Bình đã đô thị hóa, Phú Chử nay trở thành một thị tứ sầm uất với phố xá tràn ngập hàng hóa và san sát nhà cao tầng. Lớp người mới hôm nay ít biết về thảm họa và cái chết trên quê người của một viên Công sứ. 
Những miếu thờ ông do người dân lập nên ở thị xã và Phú Chử ngày ấy nay không còn, nhưng vẫn còn một hồ nước lớn và sâu nơi đê vỡ, và cái chết của công sứ Perret đã được ghi trong Từ điển địa chí Thái Bình.
Tìm kiếm thông tin trên mạng về nhân vật Công sứ Thái Bình tên Perret Khoằm thấy có đoạn sau trong truyện ngắn “Tôi tự tử” (1938) của Nguyễn Công Hoan:
Có đoạn tôi đặt được những câu thống thiết, đến nỗi chính tôi cũng cảm động. Một ông Công sứ Thái Bình, vì để đê vỡ, lo phải cách, nên tự tử bằng súng lục. Một ông tướng ở Quy Nhân, vì không giữ nổi thành mà tự thiêu bằng thuốc đạn. Hai vị đó được bọn nịnh thần ca tụng, lập đền kỉ niệm. Thì tôi tự tử, dẫu không chết, song, tất được ít nhiều tiếng khen. 
Mấy tờ báo hàng ngày đang đói tin mà vớ được việc này, thì tha hồ mà phóng đại. Vậy tuy toà án lương tâm có trừng phạt tôi nghiêm ngặt, nhưng toà án dư luận sẽ tha bổng tôi. Và biết đâu, lại khen ngợi tôi là khác nữa. Và do thế, có lẽ tôi sẽ cũng vô tội với kỉ luật của quan trường chăng.
Trong truyện của "Ngài công sứ" Đức Hậu thấy có nhắc đến "Từ điển địa chí Thái Bình" tìm kiếm thì thấy có "TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH" toàn tập, tại mục 2903-3364, N - Q có chép:
3026. Pe-rê (Perret) 

Công sứ Thái Bình (1913), quan cai trị hạng ba. Tốt nghiệp trường Hành chính thuộc địa Paris (Pháp), vào hạng chính trị danh tiếng xứ Đông Dương. Nhậm chức ở Thái Bình từ ngày 2-4-1913, mới đi kinh lý được 3 phủ huyện, chưa kịp khám đến đê điều, thì đột nhiên h. Thư Trì báo vỡ đê Phú Chử. Công sứ Pê-rê, Tuần phủ Phạm Văn Thụ và Lục lộ đến thì chỗ vỡ đã to lắm rồi. 
Chỉ trong 1 ngày đã huy động được 10 vạn dân phu toàn tỉnh và điện lên Thống sứ Bắc Kỳ xin trợ cấp tiền gạo để hàn đê. Cách mấy hôm sau, nước lên mạnh quá, không thể đắp theo được nữa, mới chịu rút phu về đắp giữ quanh vòng thành phố. 
Phạm Văn Thụ kể lại trong tập Đàn Viên ký ức lục : “Quan Sứ thường ở các tỉnh thượng du, chưa từng thấy cảnh lụt lội. Lòng thương dân quá. Cứ kêu:- Không biết dân họ ăn ở thế nào cho sống được?” 
Đêm rằm tháng bẩy (17-8-1913), Pê-rê tự bắn vào thái dương. Bác sĩ Caseaux lập biên bản, nói: 

- Quan Sứ vì thương dân quá. Ba ngày đêm không ăn không ngủ, phát chứng điên, tự bắn mình chết. 

Người bồi nói với Phạm Văn Thụ: 

- Quan Sứ tiếp cơm quan Thống, xin các khoản điều tễ được cả. Duy khoản giảm thuế thì quan Thống không ưng. Xem ý quan Sứ lấy làm buồn. Nằm không yên. Gần sáng truyền đốt nến, viết bức thư để bàn quan Thống. Rồi lại đi nằm. Một lúc thì nghe tiếng súng nổ.  Nội dung bức thư ấy viết: “Tôi phụng mệnh về đây, cốt khai hóa cho tỉnh Thái Bình. Không giữ được đê Phú Chử, di hại cho dân. Xin chết thay cho dân Thái Bình”. 

Hết thảy xa gần, nghe nói đều thương tiếc. Nhân dân Thái Bình đã xây miếu thờ ông ở tx. Thái Bình và trên đê Phú Chử. Nay miếu không còn.
Đoạn trích trên cũng thấy trong mục Bạn đọc & Toà soạn của tạp chí Xưa & Nay số 343 (11/2009) trang 41-42, với người gửi ký tên Q. A. (st)


Tiếp tục tìm kiếm về trận "đại hồng thủy" năm 1913, Khoằm tìm thấy trên trang Minh Đạo bài viết "NHÌN LẠI PHẠM VĂN THỤ" của Nguyễn Văn Chiến, có đoạn:

Đến năm 1910 ông được bổ làm Tuần phủ Phúc Yên. Phạm Văn Thụ đã vận động các quan lại khác ủng hộ ông, cải tiến cách ăn mặc, họp hành chào tết nên vận áo chẽn xanh, bỏ lối mặc lụng thụng, cầu kỳ đi. Vừa nhậm chức chưa được bao lâu thì xảy ra vỡ đê An Hội. Lần này, ông đã xuất tiền nhà ứng trước để mộ phu từ Thái Bình. Vì đã quen việc giữ đê nên ông làm ngay trước mặt quan trên, mọi người đều khâm phục khi thấy đê được giữ chắc chắn … 
Ông còn trình bày theo địa đồ, chỗ nào không nên ngăn nước, chỗ nào có thể làm được. Nhân dịp này Phạm Văn Thụ đã xin xá thuế cho tỉnh Phúc Yên. Việc làm của Phạm Văn Thụ khi đó được đánh giá cao, nhiều lần được đề nghị tặng thưởng, nhưng ông từ chối, ông nói: “Đó chỉ là làm đủ bổn phận thôi, không đáng lấy thưởng”. 
Năm 1913, ở Thái Bình xảy ra ném tạc đạn, quan tuần phủ ở đó bị chết, cấp trên chuyển ông về Thái Bình thay thế và lo giải quyết hậu quả. Lần vỡ đê Phú Chử, ông đã huy động trong một ngày đủ mười vạn dân phu. Tất cả các quan về hưu, ông cử, ông tú, hào mục đều phải đi đôn đốc, các quan phân đoạn cùng làm. Ông xin thuyền, gạo phát chẩn cứu từng làng, lại xin cấp các khoản tiền cho dân, giảm kỳ thuế, tăng cường an ninh, tránh cướp bóc. Ông lại vận động những người giàu làm từ thiện. Số tiền sau này được đưa vào công quỹ xây trường học, tu bổ miếu tỉnh Thái Bình. 
Năm 1920, tỉnh Thái Bình đã yên ổn, ông được đổi sang làm Tổng đốc Bắc Ninh. Tám tháng sau, ông lại được chuyển về làm Tổng đốc Nam Định.
Ông quan phủ bị ném tạc đạn chết là ai?

Theo bài "ĐÀN VIÊN KÝ ỨC LỤC" của PHẠM ĐỨC DUẬT - Hội văn nghệ Thái Bình đăng trên Thông báo Hán Nôm học 2002, tr.102-107 thì:
Sau vụ Tuần phủ Nguyễn Duy Hàn bị ám sát trước dinh thự Thái Bình ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Sửu (13-3-1913), Phạm Văn Thụ được thăng Tổng đốc Thái Bình. Tháng 8 – 1923, ông vào Huế làm Thượng thư Bộ Hộ dưới triều Khải Định. Tháng 6 năm 1926, Phạm Văn Thụ về hưu ở quê làng Bạch Sam.
       Năm 1913, Tuần phủ Nguyễn Duy Hàn bị ám sát bằng tạc đạn ở cửa dinh, Phạm Văn Thụ ghi: “Năm 1913, mùng 6 tháng 2 Quý Sửu, tỉnh Thái Bình phát sự tạc đạn, cụ tuần Hành Thiện Nguyễn Duy Hàn bị hại. Ta phải đổi về chịu lấy gánh nặng, chối từ không được. Thầy tớ cũ phần nhiều lo thay cho ta. Vì tạc đạn đã lâu chỉ thấy đồn, chưa ai biết rõ hình dạng nó thế nào. Đột nhiên, một tiếng thực như sấm dậy đất bằng, ai cũng choáng váng. Vậy mà ta khổ tâm đối phó, nhất ngôn nhất động, may trúng cơ nghi...”       
Mùa nước năm ấy (Quý Sửu 1913), đê Phú Chử huyện Thư Trì bị vỡ, mấy huyện bị lụt, công sứ Perret tự tử. Sau nạn lụt lớn này, Phạm Văn Thụ làm bài thơ song thất lục bát gần một trăm câu để uý lạo đồng bào.
Theo Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, Paris: Nam Á, 2002. trang 1665 thì vào trưa ngày 19 Tháng Tư, 1913 Phạm Văn Tráng và Phạm Đề Quy ám sát quan tuần phủ tỉnh Thái Bình Nguyễn Duy Hàn bằng tạc đạn.

Theo sách 284 ANH HÙNG HÀO KIỆT CỦA VIỆT NAM của tác giả Vũ Thanh Sơn, Nxb Công an Nhân dân 01/2009 thì các ông Phạm Văn Tráng và Phạm Đề Quy là hội viên Việt Nam Quang phục hội.
Nguyễn Khắc Cần tức Nguyễn Văn Túy, quê ở xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội. Ông là hội viên Việt Nam Quang phục hội. Mùa đông năm Nhâm Tý (1913), Nguyễn Khắc Cần sang Trung Quốc nhận mệnh lệnh của Trung ương Việt Nam Quang Phục hội thi hành bản án tử hình đối với tên trùm thực dân Abbert Sarraut và các tên tay sai đầu sỏ Hoàng Trọng Phu, Nguyễn Duy Hàn. 
Ngày 25/4/1913, Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Thụy điều tra biết bọn sĩ quan Pháp thường tụ tập ăn uống ở khách sạn Hotel tại đường Paulbert, nay là phố Tràng Tiền. Nguyễn Văn Thụy cảnh giới Nguyễn Khắc Cần liệng bom vào, giết chết hai trung tá Pháp là Monggơra và Sapuy (Chapuis) chết tại chỗ, một số tên Pháp và tay sai người Việt bị thương(1). Thi hành xong bản án lợi dụng lúc bọn giặc đang hoảng loạn, la hét, hai chiến sĩ ung dung đi bộ trên đường rồi lên một chiếc xe tay kéo nhanh qua Gia Lâm về Yên Viên. Hai anh em ẩn náu ở Yên Viên, vài hôm thấy giặc không lùng sục, Nguyễn Khắc Cần và Phạm Văn Thụy được lệnh trở về Trung Quốc nhận nhiệm vụ mới.  
Trên đường đi, ngày 7/5/1913, hai ông vừa từ trên ga xe lửa bước xuống một ga xép thì bị lính kín áp tới lục soát. Vì trong người hai ông có một số giấy tờ khả nghi, nên chúng bắt cả 2 người giải về Hà Nội. 
Sau hành động làm kinh hoàng giặc Pháp và bọn Việt gian bán nước ở Thái Bình và Hà Nội, giặc Pháp điên cuồng khủng bố các cơ sở Việt Nam Quang Phục hội ở trong nước. Chúng bắt cả những người chúng nghi ngờ có liên quan đến phong trào Đông du và vụ Hà Thành đầu độc. Tại các tỉnh Bắc Kỳ, các nhà tù chật ních các chiến sĩ cách mạng. Tổng số chiến sĩ Việt Nam Quang phục hội ở Hà Nội và những người có liên quan lên tới 254 người. Tất cả những người bị bắt đều bị chúng tra tấn dã man để ỉấy khẩu cung. 
Ngày 5/9/1913, Hội đồng Đề hình Pháp họp mở phiên tòa tra hỏi 84 người trong số 254 người được coi là liên quan. Chúng xử tử 7 người với tội danh: âm mưu ám sát hoặc đồng lõa ám sát là: Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng, Phạm Đệ Quý, Vũ Ngọc Thịnh, Phạm Hoàng Khuê (Quế) Phạm Hoàng Triết, Phạm Văn Tiên - người ám sát chủ đồn điền Đặng Vũ Hành ngày 25/5/1913. Lương Văn Phúc bị kết tội đồng mưu trong vụ ném bom ở Thái Bình chỉ bị kết án khổ sai chung thân vì mới 18 tuổi. 8 người bị lưu đày trong đó có ông Tư Diếc ở Quan Nhân, 5 người phát phối, 2 người bị kết án 5 năm, 11 án khổ sai hữu hạn, 5 án cầm cố, 9 án tù từ 20 tháng đến 2 năm. 
Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng và các đồng chí của hai ông tuy chưa đạt được mục tiêu mà Trung ương Việt Nam Quang Phục hội đề ra, đế quốc Pháp khủng bố, lực lượng Việt Nam Quang Phục hội bị thiệt hại nặng nề nhưng đã thức tỉnh lòng yêu nước của đồng bào Hà Nội cũng như đồng bào cả nước.
 (1) Sách "Nhân Chính trên những chặng đường lịch sử”, Nxb Chính trị quốc gia viết quả bom (lựu đạn) do Nguyễn Khắc Cần ném là do ông Tư Diếc (Nguyễn Vãn Diếc) ở làng Mọc Quan Nhân chế tạo, giặc Pháp bắt ông đày đi Côn Đảo.
Sách Việt Nam nghĩa liệt sử, Đặng Đoàn Bằng viết "Hiệp sĩ Nguyễn Khắc Cần" viết quả tạc đạn ném ở khách sạn Hà Nội là do Hán Minh (?) ném nhầm vào quan binh Pháp. Pháp truy nã ráo riết người đảng, bọn chó săn cũng đề phòng rất nghiêm ngặt, nên ông không thục hiện được kế hoạch của mình. Ông lại cùng Nguyễn Thế Trung định ra ngoại quốc. Đến Lạng Sơn thì gặp phải người Pháp, nên cả hai bị bắt. Nguyễn Khắc Cần muốn cho Hán Minh chạy thoái cho nên mới nhận với người Pháp chính ông là người ném tạc đạn ở khách sạn. Vì vậv ông bị giết cùng Nguyền Thế Trung.


18 tháng 6 2013

Giỡn chơi với EXIF

Đây là tấm ảnh Khoằm chụp tối 27 tháng 5 bằng điện thoại Sony Ericson X10-mini.

Nhấn link này để coi online Exif của tấm ảnh, hãy chú ý chỗ Khoằm vẽ khung màu đỏ trong hình chụp màn hình mà Khoằm chụp trang web trên bên dưới đây, bạn có thể so sánh với nội dung trang web mà bạn mở bằng link bên trên.

Tiếp tục chơi, Khoằm lấy đại một ảnh bạn nào đó pót trên tường Khoằm bên facebook, xem cái exif nó ra răng hè, he he, nó giống như hình trên!

Đến đây có lẽ sẽ có người hỏi lý do Khoằm giỡn chơi với exif?

Từ từ rồi khoai nó sẽ nhừ!

Hehe!


Xem mấy hình trên hẳn các bạn đã thấy thông tin về ngày tháng mà Khoằm nói từ đầu nó quen quen, phải không ạ?

Bên dưới phần comment, tính đến nay có 2 comment nhắc đến Hoàng Ngọc Diêu, bác Beo thậm chí còn phải nhắc Khoằm nữa, heha!

Thưa mọi người, Khoằm có trả lời bên dưới rồi nên không nói tiếp về Diêu nữa, và mọi người hẳn cũng biết lý do mà Khoằm giỡn rồi, Hoàng Ngọc Diêu quăng trái bom này và đội rận dính miểng tùm lum cả, có thể xem comment này Nặc danh6/18/2013 06:08:00 SA (được các bạn ý rải khắp nơi), comment này đầu tiên do một tay có nick giangnamlangtu chộp được quả bom Hoàng Ngọc Diêu quăng bèn bê về blog:



Và để thấy các bạn "bất động chán kiến" thật sự Dumb and Stupid ra sao, mời xem bài của các bạn trẻ bên google.tienglang HOÀNG NGỌC DIÊU & CHIÊU TRÒ VU KHỐNG BỊ LẬT TẨY

Một số hình ảnh mà các bạn "bất động chán kiến" làm để nâng bi Hoàng Ngọc Diêu:

Hình đầy đủ:


Còn dưới đây là một số hình ảnh mà các bạn trẻ đã thực hiện trong mấy ngày qua nhằm lật tẩy trò bẩn của các bạn "bất động chán kiến":






ảnh chụp báo Nhân dân bên dưới đây


Bây giờ chúng ta vào phòng giam, bác Giao có để ý đến Chiếc quạt cây ở góc buồng của anh Dặm, lão thợ cạo thì soi hình ảnh của Truyền thông về nơi ở Cù Huy Hà Vũ làm cho Khoằm nhớ ra một chi tiết mà khi làm bài này cứ lo cái ICC khỉ gió mà quên mất, đó là nóc cái tivi trong phòng.

Đây, ảnh trên vnexpress.net và tuoitre.vn quý bạn tự đánh giá:






Kính thưa quý bạn, cảm ơn đã đọc, màn giỡn đến đây chấm dứt!

Bonus: