http://truongthaidu.wordpress.com/2011/12/30/trum-vi%E1%BB%87t-gian/
Trích trong hồi ký linh mục Cao Văn Luận:
Tôi đến phòng nhà đoan để khai giấy tờ. Trên phiếu khai bằng tiếng Pháp, nơi dòng ghi quốc tịch, tôi viết thật đậm nét hai tiếng: Việt Nam.
Người thư ký nhà đoan gạch hai chữ đó, nhìn tôi trâng tráo hỏi:
- Cha người Cochinchinois, Annamites hay Tonkinois?
Tôi trừng mắt nhìn người thư ký nhà đoan, gắt giọng:
- Tôi người Việt Nam.
Người thư ký nhà đoan cau mày, mấp máy như sắp gắt gỏng với tôi, rồi chẳng hiểu sao lại mỉm cười, giải thích dài dòng:
- Xin lỗi cha, lệnh quan trên bây giờ bắt buộc mọi người lên bến phải khai rõ là người Cochinchinois, Annamite du Centre, hay Tonkinois. Cha hiểu cho, đó chỉ là bệnh quan trên, chúng tôi có muốn bắt ép ai làm gì đâu.
Tôi chán ngán đau đớn:
- Quê tôi ở Hà Tĩnh, thầy ghi sao đó cũng được. Người thư ký nhà đoan viết nắn nót: Annamite du Centre. Tôi chua xót vì hiểu ra âm mưu định gây chia rẽ Nam Bắc trở lại của người Pháp. Mình không được quyền làm người Việt Nam nữa. Mình phải bị bắt buộc làm người Trung kỳ, Bắc kỳ. Người Pháp muốn có 3 nước Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ!
31 tháng 12 2011
30 tháng 12 2011
TRỜI ƠI! KINH KHỦNG QUÁ!! - Ngô Đức Thọ'BLOG - Ngô Đức Thọ - Yahoo! 360plus
http://vn.360plus.yahoo.com/ngoducthohannom/article?mid=342
Thấy họ thi nhau chửi ông nghị Hoàng Hữu Phước về vụ cụ Phan Bội Châu và cụ Lương Khải Siêu, lại còn dùng bài của một ông giáo nào đó trên Rờ Fát Anh để chửi nữa chứ, Khoằm mới táng hai phát cái link bên Đông Tác giao lưu vào, không biết họ có để lại không?
Một phát ở link trên và 1 phát ở đây THƯ NGỎ GỬI BẠN ĐỌC NGUYỄN XUÂN DIỆN BLOG ĐÃ ĐỌC BÀI PHẢN HỒI CỦA TÔI
Thế là hai ông cùng Hán Nôm cả.
Còn đây là link bên Đông Tác giao lưu Lương Khải Siêu và Phan Bội Châu
Thấy họ thi nhau chửi ông nghị Hoàng Hữu Phước về vụ cụ Phan Bội Châu và cụ Lương Khải Siêu, lại còn dùng bài của một ông giáo nào đó trên Rờ Fát Anh để chửi nữa chứ, Khoằm mới táng hai phát cái link bên Đông Tác giao lưu vào, không biết họ có để lại không?
Một phát ở link trên và 1 phát ở đây THƯ NGỎ GỬI BẠN ĐỌC NGUYỄN XUÂN DIỆN BLOG ĐÃ ĐỌC BÀI PHẢN HỒI CỦA TÔI
Thế là hai ông cùng Hán Nôm cả.
Còn đây là link bên Đông Tác giao lưu Lương Khải Siêu và Phan Bội Châu
Hải Phòng dưới bom Mỹ
Chỉnh lý, Bổ sung nhân dịp 60 năm Hải Phòng giải phóng - 13/5/2015 từ bài ở Già-khú blog năm 2011:
Hải Phòng dưới bom Mỹ
Category: Hải Phòng, Tag: Hình ảnh Hải Phòng,Kháng chiến chống Mỹ
12/30/2011 10:12 am https://googledrive.com/host/0B92gZVH685pjNDRYWE9ZOFhIbUk/2011-12-30-1100269.html
Gần 120.000 lần trong vòng ba năm rưỡi, các “Giôn xơn” (Johnsons) – như nông dân Bắc Việt gọi máy bay chiến đấu Mỹ – đã bay để đánh phá nước cộng hòa của Hồ Chí Minh.
Trên một triệu rưỡi tấn bom nổ và bom cháy, bom mảnh – mới – và napalm, bom tấn và hỏa tiển đã đào xới gần như mỗi một mét vuông của đất nước có độ lớn như nước Cộng hòa Liên bang không có bang Bayern – nhiều hơn bom đã rơi xuống toàn châu Âu trong Đệ nhị thế chiến.
Người Mỹ đã mất trên 900 máy bay, trong đó là những loại hiện đại nhất “Phantom” và “F-111″, trong cuộc chiến tranh trên không lớn nhất trong lịch sử; chỉ riêng tổn thất vật chất đã vượt quá tám triệu Mark – nhiều hơn là toàn bộ đoàn “Starfighter” đắt tiền của quân đội Đức đã ngốn mất.
Trên 600 phi công đã chết hay bị quân đỏ bắt giam – việc đào tạo mỗi một người như thế tiêu tốn mất trên một triệu Mark.
Không đáng công: theo các ước lượng lạc quan của giới quân đội Mỹ, ném bom Bắc Việt Nam chỉ làm giảm khả năng chiến đấu và tiếp tế trên chiến trường trong rừng rậm Nam Việt Nam vào khoảng 15 đến 20%. Mặt khác, cuộc chiến tranh ném bom lại đẩy Liên bang Xô viết lại gần với Bắc Việt Nam hơn và có thể leo thang trở thành một cuộc chiến tranh nguyên tử. Nó phá vỡ yêu cầu của Hoa Kỳ, là một cường quốc có tinh thần trách nhiệm, và nó làm hao mòn lòng tin của Mỹ vào chính sức mạnh của mình.
Trong đêm rạng sáng ngày thứ sáu vừa rồi, 1363 ngày sau mệnh lệnh xuất kích đầu tiên, vị tổng thống sắp thôi nhiệm rút lại mệnh lệnh tiến hành cuộc chiến tranh trên không, “quyết định gây tranh cãi nhiều nhất và có hậu quả nặng nề nhất trong nhiệm kỳ năm năm của ông ấy”. Trong một bài diễn văn trên truyền hình, ông ấy tuyên bố chấm dứt toàn bộ tất cả các cuộc ném bom lên Bắc Việt Nam, và qua đó đã bước bước đầu tiên “trên con đường có thể dẫn đến một giải pháp chính trị ở Đông Nam Á” (“New York Times”).
Năm ngày trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, Lyndon Johnson qua đó cũng cố gắng giúp người phó đứng ở vị trí thứ hai và người được ông ấy nâng đỡ là Hubert Humphrey. Nhưng trước hết là: ba tháng trước lần từ giã chính thức của mình, ông ấy cố gắng chỉnh sửa hình ảnh của mình cho lịch sử.
Liệu ông ấy có thành công hay không, điều đấy dường như là đáng nghi ngại. Quyết định đấy thật là đã đến quá muộn. Johnson có quyết định điều gì bây giờ thì thật ra là ông ấy – với nhiều triển vọng thành công hơn – đã có thể làm điều đấy trước đây hàng tháng rồi, có lẽ là hàng năm. Qua đó, lẽ ra ông ấy đã có thể giữ được mạng sống của hàng chục ngàn người và có thể đã tránh được cho Hoa Kỳ điều ô nhục có lẽ là lớn nhất trong lịch sử của họ.
Chiến dịch ném bom ngay từ đầu đã là một điều ô nhục cho cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Chỉ trong vòng sáu tuần, một đại tá thuộc bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn đã bảo đảm như thế với SPIEGEL vào ngày 7 tháng 2 năm 1965, ngày đầu tiên của những lần xuất phát ném bom, người Bắc Việt sẽ quỳ xuống, Hà Nội sẽ bị “bỏ bom đến bàn đàm phán”.
Trong vòng sáu tuần, thượng nghị sĩ Fulbright, sau này là người chống đối chính sách ngoại giao bỏ bom kịch liệt nhất, cũng đã nhắc đến vào lúc đấy, Hà Nội sẽ không chịu đựng được nữa và sẽ nhân nhượng.
Thế nhưng khi các chiếc máy bay phản lực đầu tiên của Mỹ tấn công cảng tàu và giao điểm đường sắt thì Hồ Chí Minh đang có khách đến thăm ở Hà Nội: chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Xô viết Kosygin.
Người Nga này tức giận, vì cường quốc tư bản lại ném bom một quốc gia cộng sản đúng vào lúc người sếp của chính phủ cường quốc cộng sản lại có mặt ở đó. Moscow, bị người Trung Quốc buộc tội đồng lõa với Washington, không thể để cho đất nước anh em bị ném bom tan nát mà không bị mất uy tín trong luồng ý kiến cộng sản trên thế giới. Vì thế mà Liên bang Xô viết hứa sẽ đưa cho người Bắc Việc mọi sự giúp đỡ cần thiết.
Liên bang Xô viết giữ lời hứa của mình. Họ trang bị cho Bắc Việt Nam mạng lưới phòng không hiện đại nhất trong lịch sử chiến tranh, cái bắn hạ ngày càng nhiều “Giôn xơn” hơn. Cứ một chiếc xe tải bị phá hủy thì người Nga cung cấp cho hai chiếc mới; khi cuộc chiến tranh ném bom đạt đến một đỉnh cao – vào đầu năm nay –, thì người Cộng sản cũng mạnh nhất về quân sự.
Người Mỹ không dám ngăn chận dòng chảy tiếp tế. Để làm việc đấy, họ phải phá hủy cảng Hải Phòng – cảng mà lúc nào cũng có tàu Xô viết thả neo đậu ở đó: việc đánh chìm một chiếc tàu chở hàng của người Nga có thể mang lại mối hiểm họa của một thế chiến.
Nhưng nếu không bỏ bom toàn phần thì tác dụng chỉ có giới hạn. Chỉ ba tháng sau khi chiến dịch bắt đầu, Johnson đã cố gắng phá vỡ vòng lẫn quẫn này. Trong tháng 5 năm 1965 – và sau đó tổng cộng là tám lần – Tổng thống Hoa Kỳ đã ra lệnh tạm ngưng ném bom, để mang Bắc Việt Nam lại bàn đàm phán – hoài công. Bị thúc đẩy bởi các “diều hâu” cực đoan, những người cho rằng mỗi một lần ngưng ném bom là một món quà cho Hà Hội và là một mối nguy hiểm cho mạng sống của những người lính Mỹ, Johnson lại ra lệnh bay mới.
“Chúng ta biết rằng”, ông ấy bảo vệ đường lối của mình, “chúng ta không thể đạt đến những mục đích của chúng ta chỉ với những cuộc không kích. Nhưng với những nhận thức và niềm tin tốt nhất của chúng ta, chúng là một đoạn cần thiết trên con đường an toàn nhất dẫn đến hòa bình. Chúng ta hy vọng rằng hòa bình sẽ đến một cách nhanh chóng.”
Hồ Chí Minh diễn giải chiến thuật của Johnson như là một thế yếu. Ông ấy muốn dựa trên sự chán ngán chiến tranh ngày càng tăng của nước Mỹ (và có lẽ đã đánh giá quá cao những người chống chiến tranh ở Hoa Kỳ), dựa trên ý kiến chống chiến tranh ném bom của thế giới và dựa trên sức mạnh quân sự của chính mình.
Việc không thể hiểu nỗi đã xảy ra, tính toán của người thống trị trên 20 triệu nông dân châu Á chống lại cường quốc Mỹ đã thành công. Trong tháng 2, quân đỏ trong một cuộc tấn công lớn đã tràn ngập mỗi một thành phố quan trọng của Nam Việt Nam và đã giữ thành phố Huế, từng là thủ đô, bốn tuần liền. Mãi đến bây giờ Johnson mới hiểu rằng ông ấy không thể thắng cuộc chiến này được, nếu như ông ấy không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn phần và qua đó có thể là cho một xung đột nguyên tử trên thế giới.
Vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, Johnson rút ra những quyết định; ông ấy tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình với Hà Nội, ra lệnh ngưng ném bom một phần (có hiệu lực cho ba phần tư Bắc Việt Nam) và công bố quyết định của ông ấy, không ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa.
Sáu tuần sau đó, các đối thoại đầu tiên giữa Washington và Hà Nội đã bắt đầu ở Paris. Nước Mỹ đã không mang người Bắc Việt mà đã mang chính mình đến bàn đàm phán. Đối với người Mỹ, đấy là những cuộc đàm phán về hòa bình, trong khi Hà Nội chỉ muốn nói về việc “chấm dứt vô điều kiện các cuộc ném bom và tất cả các hoạt động chống Bắc Việt Nam khác” và ngoài ra thì không về điều gì cả.
Qua 28 cuộc họp, các đối tác đàm phán đã làm cho nhau kiệt quệ với bài thuyết trình về những quan điểm không thể hòa hợp được. Cuộc chiến, cái đã cướp đi nửa triệu sinh mạng con người trong tám năm, vẫn tiếp tục diễn ra.
Ngay trong tháng 7, hai tháng sau khi đàm phán bắt đầu, trưởng phái đoàn đàm phán của Johnson, Harriman, đã đề nghị với tổng thống, rằng ông ấy nên chấm dứt toàn bộ việc ném bom Bắc Việt Nam, để khởi động những cuộc đàm phán hòa bình thật sự. Nhưng lúc đấy Johnson vẫn còn tin rằng ông ấy đã thực hiện những bước đi trước đã đủ rồi, người Bắc Việt phải đi nước cờ kế tiếp.
Họ không làm việc đó. Thế nhưng khi các cuộc bầu cử tổng thống và lần từ giã của ông ấy càng tiến đến gần thì Johnson lại càng gấp rút tìm kiếm một giải pháp. Vì lần tự hy sinh của ông ấy ở ngày 31 tháng 3 sẽ là vô nghĩa, nếu như vào cái ngày mà người tổng thống rời Tòa Nhà Trắng vẫn còn những người Mỹ trẻ chết không có một triển vọng cho chiến thắng hay chiến tranh sẽ kết thúc ở châu Á.
Cuối tháng 9, Johnson báo cho đối thủ Hồ của ông ấy biết rằng ông ấy sẽ chấm dứt ném bom hoàn toàn, nếu như Hà Nội bảo đảm sẽ không lợi dụng bước đi này cho các lợi thế về quân sự, đàm phán nghiêm chỉnh và cũng đồng ý cho chính phủ Nam Việt Nam tham gia các cuộc đàm phán tại Paris. Trong trường hợp này, người Mỹ cũng sẽ chấp nhận Việt Cộng ở tại các cuộc đàm phán.
Hà Hội trì hoãn. Chính phủ Pháp đứng ra làm trung gian – họ lúc nào cũng biết rõ tin tức về diễn tiến của các cuộc đối thoại vì de Gaulle đã cho nghe lén các bên của hội nghị –, và Moscow khuyên Hà Nội nên có hạn chế.
Về phần mình, Johnson để cho các cơ quan mật vụ của ông ấy xác nhận rằng người Bắc Việt trên thực tế đã giảm bớt các cố gắng quân sự của họ – người ta cho rằng họ đã rút 40.000 quân lính từ Nam Việt Nam về trong những tuần vừa rồi. Tại một hội nghị bí mật trong Tòa Nhà Trắng vào tuần rồi, Tổng Thống đã tạo dịp cho vị tổng chỉ huy Việt Nam của mình, tướng Abrams, tuyên bố rằng chấm dứt ném bom sẽ không làm gia tăng con số nạn nhân trong quân lính Mỹ, mặc dù cho tới nay Johnson luôn luôn khẳng định điều ngược lại.
Vào ngày thứ năm lúc 8 giờ tối – ở New York thì trước đó 22 phút, vì một công ty truyền hình không chú ý đến thời hạn cấm – Tổng Thống ban lệnh ngừng tất cả các hoạt động quân sự chống nước Cộng hòa Bắc Việt kể từ thứ sáu, 14 giờ giờ mùa Hè Trung Âu.
Johnson: “Những gì mà chúng ta chờ đợi và những gì mà chúng ta có quyền đòi hỏi là những cuộc đàm phán có hiệu quả, nghiêm chỉnh và có cường độ cao … những cái không thể diễn ra trong một bầu không khí mà trong đó các thành phố bị bắn phá.”
Rồi vị nguyên thủ quốc gia yêu cầu thính giả của mình hãy cầu nguyện để “bước đi này dẫn đến một nền hòa bình dài lâu và đầy danh dự ở Đông Nam Á”.
Những lời cầu nguyện dường như là cần thiết. Vì trong khi Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom thì du kích quân cộng sản lần đầu tiên từ nhiều tuần nay đã bắn phá thủ đô Sài Gòn của Nam Việt Nam bằng hỏa tiễn. Họ bắn trúng một nhà thờ Công giáo đầy người – 23 người chết, trên 70 người bị thương.
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 45/196: http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45935137.html
Bị thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, Lầu Năm góc đã vạch kế hoạch tấn công miền Bắc bằng cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Mỹ mở đầu bằng sự dàn dựng lên "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" vu cáo hải quân ta tấn công tàu chiến Mỹ trên hải phận quốc tế đêm 4 rạng 5/8/1964. Bắt đầu từ trưa 5/8/1964, không quân Mỹ mở cuộc tấn công miền Bắc với chiến dịch: "Mũi tên xuyên" bằng sử dụng 64 lần chiến phản lực cơ từ hai tàu sâu bay cất canh đánh bom một số căn cứ ta - mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất từ 5/8/1964.
Cảng Hải Phòng là mục tiêu chính trong âm mưu phong tỏa thành phố của đế quốc Mỹ nhưng số tàu vận tải của nước ngoài ra vào cảng vẫn tiếp tục tăng: Số hàng nhập qua cảng năm 1965 đạt 1,7 triệu tấn; năm 1966 đạt 1,9 triệu tấn; năm 1967 đạt 2,1 triệu tấn. Vượt qua những hàng rào ngăn chặn bằng thủy lôi, bom mìn của địch, các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt nhận hàng từ Cảng Hải Phòng, ngày đêm tỏa đi các địa phương, hướng về chiến trường, mang đến với đồng bào, chiến sĩ miền Nam tất cả sức mạnh vật chất, tinh thần của hậu phương lớn miền Bắc. Vượt Trường Sơn, mỗi năm hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ con em nhân dân Hải Phòng bước tiếp bước lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu.
Theo đại tá Hoàng Xuân Lâm, nguyên Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, năm 1964, sau khi thua đau ở miền Nam, Mỹ điên cuồng ném bom bắn phá miền Bắc bằng không quân, hải quân hòng triệt phá đường chi viện của ta. Chúng cho quân đánh phá đảo Bạch Long Vỹ, mở đầu chiến dịch đánh phá Hải Phòng.
Để làm thất bại âm mưu của địch, Công an Hải Phòng đã tổ chức lực lượng, thường trực chiến đấu, đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc thông suốt. Cử CBCS đến từng khối dân cư vận động nhân dân, các nhà máy, xí nghiệp đi sơ tán. Nhiều địa phương, cảnh sát khu vực được nhân dân tin cậy trao gửi cả chìa khóa nhà, trông coi hộ tài sản để yên tâm đi sơ tán…
Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc, đánh phá tất cả các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, quân sự hòng ngăn chặn chi viện của hậu phương lớn cho miền Nam ruột thịt. Hải Phòng trở thành mục tiêu tấn công bằng không quân của máy bay Mỹ.
Ngày 5/8/1964, Mỹ viện cớ “Sự kiện vịnh bắc bộ” tiến hành chiến dịch “Mũi tên xuyên” đánh phá miền bắc Việt Nam. Sự kiện này mở đầu cho các chiến dịch phá hoại miền bắc Việt Nam kéo dài gần 10 năm (1964 – 1973) của không quân và hải quân Mỹ.Tháng 10/1964, máy bay Mỹ tấn công thăm dò đánh tàu công trình Hạ Long đang thi công ở cảng Bến Thủy (Nghệ An). Sau đó chúng mở rộng diện và quy mô đánh phá Khu IV.
Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam nước ta, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Sau thất bại ngày 26-3-1965, chỉ 3 ngày sau, đế quốc Mỹ mở đợt đánh phá mới. Trong hơn 1 giờ, 42 lượt chiếc máy bay phản lực của hải quân Mỹ chia thành nhiều tốp liên tục, trút bom xối xả xuống đảo Bạch Long Vỹ. Hơn 100 căn nhà của nhân dân ở đảo phía Tây bị phá hủy. Hố bom chồng chất làm thay đổi cả địa hình bề mặt đảo. Nhưng, quân dân đảo Bạch Long Vỹ chiến thắng, 5 máy bay phản lực của Mỹ bị bắn rơi. Cả thành phố bừng lên niềm vui, niềm tự hào và niềm tin vào thắng lợi.
Kể từ trận đầu đánh máy bay Mỹ trên đảo Bạch Long Vỹ (26-3-1965) đến cuối năm 1966, cuộc chiến đấu của nhân dân và lực lượng vũ trang Hải Phòng chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của giặc Mỹ ngày càng trở nên ác liệt. Với ý đồ cô lập thành phố Cảng Hải Phòng, chia cắt Hải Phòng với Thủ đô Hà Nội, ngăn chặn sự vận chuyển hàng hóa vừa làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, vừa hạn chế sự chi viện cho miền Nam của chúng ta, đế quốc Mỹ tập trung đánh phá các cầu Lai Vu, Phú Lương, đường số 5. Phối hợp với các lực lượng bảo vệ đường số 5, quân và dân Hải Phòng đã bắn rơi 17 chiếc máy bay Mỹ.
Nhận thấy việc bảo vệ bầu trời miền Bắc là nhiệm vụ cấp thiết, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chủ trương: Nhanh chóng phát triển các lực lượng phòng không, hoàn chỉnh thế trận tác chiến phòng không bảo vệ miền Bắc, nhất là hai yếu địa lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Thực hiện chủ trương trên, ngày 19-5-1965, tại Đoạn Xá, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, Bộ tư lệnh PK Hải Phòng, nay là Sư đoàn PK 363 được thành lập trên cơ sở Trung đoàn pháo Cao xạ 240 được tăng cường cán bộ và một số đơn vị. Nhiệm vụ của sư đoàn là cùng các lực lượng khác chiến đấu bảo vệ vùng trời Đông Bắc Tổ quốc, trọng tâm là TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.
Tháng 02/1965, máy bay Mỹ đánh hải đăng Cửa Gianh và các công trình giao thông vận tải, các phương tiện vận tải biển ở khu vực Quảng Bình cũng bị phá hủy nặng nề.
Ngày 11/5/1965, Mỹ ném bom và bắn rocket vào tàu Đoàn Kết, trọng tải 800 tấn, đang dỡ hàng lương thực tại cảng Bến Thủy. Các sà lan biển B6, B8 cũng bị đánh đắm sau đó. Tiếp đó, chúng đánh uy hiếp tàu Hữu Nghị, tàu VTB2 và bắt đầu đánh thường xuyên các phao tiêu, nhà đèn, các đảo ven bờ, cửa biển vùng Khu IV.
Với quy mô đánh phá của Mỹ ở thời kỳ này nhằm triệt phá khu vực vận tải đầu mối đến chiến trường miền Nam, chặn đứng sự chi viện từ phía Bắc vào vùng đầu mối giao thông Khu IV và thăm dò dư luận quốc tế để đánh lấn. Lúc đầu, phía ta có lúng túng cách đối phó nên bị động và thiệt hại. Tuy nhiên, từng nơi, từng lúc chúng ta vẫn có những biện pháp chống trả, phòng tránh để duy trì sự có mặt của vận tải biển chi viện chiến trường và phục vụ việc khôi phục và xây dựng miền Bắc XHCN.
Các nhà máy điện, trong đó có Nhà máy điện Cửa Cấm trở thành trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhất. Máy bay Mỹ đã tập trung oanh tạc dữ dội, liên tục, gần 30 trận đánh hủy diệt trút xuống hai cơ sở điện Cửa Cấm và Thượng Lý.
Đế quốc Mỹ mở rộng đánh phá theo kiểu leo thang ra các tuyến giao thông vận tải phía Bắc, chúng đánh phá ác liệt vào các hải đăng phía Bắc. Chiến tranh bước vào những tháng ngày ác liệt, khó khăn thêm chồng chất. Với quyết tâm mở luồng, thông tuyến, chống phong tỏa bằng thủy lôi của địch đảm bảo an toàn cho công tác vận tải đường biển, công nhân quản đăng đều trở thành những chiến sỹ. Những khẩu hiệu thể hiện ý chí kiên cường, sắt đá của người công nhân gác đèn biển như: “Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng”, hoặc “Ra đi mang nặng lời thề, thủy lôi chưa sạch chưa về quê hương”. Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể dũng cảm, bất khuất trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường biển.
Có những người như công nhân Lê Văn Lợi đã 2 lần được tập thể làm “Lễ truy điệu sống” trước khi lái tàu đi phá thủy lôi để mở đường thông tuyến chống phong tỏa của giặc Mỹ. Ba cô gái: Huệ, Kim, Vây ở tổ trinh sát Hoàng Châu-Cát Hải đã hiên ngang dũng cảm đếm từng quả thủy lôi do do địch thả và đánh dấu chúng trên hải đồ để giao cho đồng đội đi rà phá đảm bảo thông luồng. Các phân đội rà phá thủy lôi của Ty bảo đảm hàng hải như phân đội Lê Mã Lương, phân đội Quyết Thắng đã ra quân là đánh thắng.
Hàng đêm, công nhân bảo đảm dùng đèn pin biến mình thành “đăng tiêu sống” để dẫn luồng cho tàu tránh thủy lôi. Công nhân đảo đèn Long Châu (sống trên diện tích chưa đầy 1 km2) đã phải chiến đấu 238 trận với 5 nghìn tấn bom đạn dội xuống đảo nhưng vẫn bảo đảm đèn luôn sáng. Đảo đèn Hòn Dáu bị đánh 116 trận, đèn chính bị đánh sập, nhưng chỉ sau 24 giờ ngọn hải đăng tạm thời đã lại chớp sáng để chỉ dẫn tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng.
Trong cuộc chiến khốc liệt đó, Bảo đảm ATHH Việt Nam đã có 2 liệt sỹ hy sinh trong lúc trực tiếp rà phá thủy lôi của địch, 10 liệt sỹ hy sinh trong lúc đang quan sát thủy lôi, 13 thương binh trong rà phá; 3 ca-nô bị đánh chìm, 10 tàu phá lôi bị hư hỏng.
Tiêu biểu trong thời kỳ này là Trạm đèn biển Long Châu Anh hùng Lao động và Tiểu đoàn tự vệ Ty Bảo đảm hàng hải Anh hùng đã được Nhà nước phong tặng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Sau này, Bảo đảm ATHH Việt Nam được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật công trình phá thủy lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông (1967-1972) do Chủ tịch nước trao tặng cùng với một số cá nhân được tặng bằng khen.
Đầu năm 1966, cảng Bến Thủy và cảng Gianh (Quảng Bình) bị phá hủy hoàn toàn, sự chuyển hướng hoạt động của Cảng còn lúng túng thì đồng thời bị địch tấn công vào các nơi neo đậu tàu thuyền như Biển Sơn, Lạch Quèn, Lạch Trào, Lạch Trường… Chúng mở những đợt đánh phá ồ ạt vào hệ thống các kho xăng dầu dự trữ của ta ở Đức Giang (Hà Nội), Thượng Lý (Hải Phòng), Kinh Môn, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Bắc, Thái Nguyên, làm cho miền Bắc cạn kiệt nhiên liệu.Một số tàu biển của ta ở phía Bắc cũng bị đánh phá hỏng hoặc chìm như GP1, GP2, HC12, TC5…
Ngày 20-3-1966, máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá các đảo đèn Long Châu, hòn Dáu và hệ thống đèn dẫn đường vào Cảng Hải Phòng. Từ tháng 3-1966 đến tháng 6-1966, máy bay Mĩ đã ném bom, bắn rốc két xuống hòn Dáu hàng chục lần . Tự vệ đảo đèn hòn Dáu đã chiến đấu ngoan cường, đánh máy bay địch, giữ vững ánh sáng của ngọn hải đăng dẫn đường tầu ra vào Càng Hải Phòng an toàn.
Nghiêm trọng hơn là tháng 4/1966 chúng đánh vào hải đăng Long Châu, Hòn Dáu, Cô Tô, cảng Hòn Gai, Cẩm Phả, phá hoại hệ thống phao tiêu luồng tàu vào cảng Hải Phòng. Các tàu Hải quân ở khu vực Hạ Long đã bắn rơi 23 chiếc, bắn bị thương 38 chiếc. Chúng đánh vào tàu vận tải và một số cảng phía Bắc, đánh hủy diệt các cảng vùng Khu IV, cảng Gianh, Nhật Lệ…; truy lùng đánh phá các tàu vận tải và nơi trú ẩn ở tuyến phía Nam, chúng tung tin thăm dò dư luận để tiến tới đánh hủy diện các đầu mối giao thông vận tải phía Bắc hòng chặn đứng đường vận tải chi viện từ Bắc vào Nam, ngăn chặn sự chi viện của bè bạn quốc tế và các nước XHCN thông qua đường biển đến Hải Phòng.
Mặc dù bị thất bại liên tiếp trên cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục leo thang chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Chúng đưa Tập đoàn không quân số 7 mới thành lập tháng 4-1966 vào tăng cường đánh phá miền Bắc. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của nhân dân ta ngày càng gay go, quyết liệt. Đó không chỉ là cuộc đọ sức thuần tuý mà còn là cuộc đọ ý chí, trí thông minh giữa Việt Nam với đế quốc Mỹ.
Từ tháng 4/1966, sau khi thành lập đúng một năm, Trung đoàn tên lửa phòng không 238 - (Ðoàn Hạ Long) - trung đoàn tên lửa thứ hai của binh chủng tên lửa Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là đơn vị bắn rơi máy bay B52 đầu tiên của không quân Mỹ trong lịch sử.- với 4 Tiểu đoàn 81, 82, 83, 84 trong đội hình chiến đấu ở khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng nhận nhiệm vụ hành quân vào Quảng Bình, Vĩnh Linh đối mặt trực tiếp với B52 để tìm cách đánh B52. Bộ đội tên lửa hiểu rõ nhiệm vụ nặng nề “phải vào tận hang để bắt cọp”, quyết tâm bắn rơi bằng được B52. Cuộc hành quân của các tiểu đoàn tên lửa gồm tất cả các khí tài, đạn pháo to lớn, cồng kềnh vượt qua những chặng đường dài gập ghềnh bom đạn, vượt sông, vượt núi nên đến đầu năm 1967 mới vào tới Vĩnh Linh. Tuy nhiên, cả 4 Tiểu đoàn đều bị tổn thất lớn cả về khí tài và người bởi máy bay địch bắn phá ngày đêm. Tiểu đoàn 84, cánh quân đầu tiên vượt sông Gianh vào tới Vĩnh Linh vào tháng 8 năm 1967, nhưng xe, pháo bị bom đánh dọc đường bị hư hỏng nặng. Khi đến vị trí tập kết, vừa xây dựng xong trận địa ở Phủ Định, chưa kịp phóng đạn đã bị tên lửa của địch đánh trúng, khí tài hỏng hoàn toàn sau hai ngày bị máy bay địch đánh phá với tần suất hàng trăm lần mỗi ngày. Tiểu đoàn 84 phải quay ra Hà Nội nhận lại khí tài mới. Địch muốn chặn đứng không cho tên lửa ta vào Vĩnh Linh để tiếp cận với B52. Trận địa tên lửa mới xây dựng của tiểu đoàn 83 Cổ Kiềng cũng bị bắn phá dữ dội. Khí tài phải trang bị lại.
Từ tháng 5-1966 trở đi, bên cạnh việc gia tăng cường độ đánh phá toàn bộ các mục tiêu quân sự, dân sự trên miền Bắc, Tổng thống Mỹ L.Giônxơn ra lệnh ném bom hệ thống kho nhiên liệu của ta, nhằm làm tê liệt hoạt động của miền Bắc, buộc Đảng, Chính phủ và nhân dân ta nao núng ý chí quyết tâm đánh Mỹ.
Trước âm mưu và hành động tăng cường chiến tranh của địch, Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định đưa tên lửa vào hoạt động trong địa bàn Quân khu IV; tổ chức các cụm chiến đấu cơ động dọc theo quốc lộ 1 phía bắc và phía nam Hà Nội và các tỉnh Hà Bắc, Thái Nguyên, vừa để bảo vệ giao thông, vừa sẵn sàng cơ động về bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng.
Đến tháng 5/1966 ở vùng Khu IV và Quảng Bình, các tàu vận tải biển cỡ nhỏ của Trung ương bị đánh hư hỏng nhiều, tàu thuyền địa phương bị hư hại hàng nghìn chiếc. Mỹ đồng thời gây sức ép với tàu nước ngoài đến các cảng phía Bắc, ném bom gần tàu Trung Quốc, bắn rocket vào mũi tàu Liên Xô, khiêu khích ngăn chặn các tàu nước ngoài trên đường vào các cảng miền Bắc Việt Nam. Trên luồng Nam Triệu, Mỹ thường xuyên dùng máy bay thả pháo sáng và săn lùng tàu nội địa, bắn hỏng ca-nô và các tàu hoa tiêu. Chúng tung biệt kích vào phá hoại tuyến vận tải phía Nam, cho khu trục hạm xâm nhập khiêu khích luồng phía Bắc.
Giữa năm 1966, Mỹ cho máy bay bắn phá Hải Phòng cả ngày lẫn đêm, tập trung vào các cơ sở kinh tế, văn hóa, các tuyến giao thông huyết mạch: Cảng Hải Phòng, Quốc lộ 5, cầu Xi Măng, chợ Sắt... Ngày 29-6-1966, đế quốc Mỹ đã đánh phá vào trung tâm thành phố với mục tiêu phá hủy kho xăng dầu và ngăn chặn việc vận tải xăng dầu từ nước ngoài vào Cảng Hải Phòng, từ Hải Phòng đi các địa phương và vào chiến trường, nhiều tốp máy bay địch mở các cuộc tiến công vào kho xăng Đức Giang, Đông Anh, Thượng Lý...
Những ngày đầu, lực lượng phòng không mặt đất đánh trả chưa có hiệu quả. Cả hai kho Đức Giang và Thượng Lý đều bị tổn thất. Một số đơn vị đang cơ động tác chiến vòng ngoài được điều gấp về tăng cường bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Trong khi đó, một số đơn vị bộ đội tên lửa được lệnh cơ động vào sâu trong Quân khu IV, tới Vĩnh Linh, Quảng Bình để nghiên cứu cách đánh máy bay B.52. Trên đường hành quân, các đơn vị này liên tiếp tham gia đánh địch ở Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh,... bắn tan xác một số máy bay Mỹ. Ở Khu vực xung quanh Hà Nội, Hải Phòng, nhiều trận đánh diễn ra liên tiếp, ác liệt.
Hải Phòng là cửa ngõ giao thông chính của miền Bắc. Cũng trong giai đoan này, một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an giao cho Công an Hải Phòng là bảo vệ tuyệt đối bí mật các mục tiêu quân sự, các tài liệu về hoạt động xếp dỡ hàng tại cảng, mọi con đường vận tải hàng hoá cho chiến trường…
Đại tá Hoàng Xuân Lâm nhớ lại trận chúng thả bom đánh vào kho xăng dầu Thượng Lý, Sở Dầu, khói lửa bốc cao nghi ngút tới 5, 7km. Trong khi tất cả lực lượng PCCC được huy động chữa cháy, thì máy bay địch lại tiếp tục thả bom, cả khu vực gần như chìm trong biển lửa. Nhưng được sự trợ giúp của nhân dân, bất chấp hiểm nguy, toàn dân xông vào kho vần hàng trăm, ngàn thùng xăng ra vị trí an toàn, biển lửa nhanh chóng được dập tắt. Trận đó, quân ta đã cứu được hơn 1 ngàn tấn xăng dầu, nhựa đường chứa trong kho vận chuyển đến nơi an toàn. Và để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bom mìn Mỹ gây ra, khi Mỹ ném bom bắn phá thành phố thì công an đã bí mật bố trí lực lượng, làm chòi trên các nóc nhà cao tầng để quan sát, đếm, xác định vị trí, tình trạng bom đã nổ hay chưa nổ để đánh dấu, kết hợp với lực lượng quân đội tiến hành rà phá bom, hướng dẫn nhân dân phòng tránh...
Trước nguy cơ thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa” ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ tiến hành phong tỏa bằng thủy lôi ở miền Bắc Việt Nam với quy mô chưa từng có. Chúng coi đó là hành động quân sự có tính chất quyết định. Kẻ thù mở rộng âm mưu phong tỏa với ưu thế về số lượng phương tiện, hiện đại về kỹ thuật và hiệu quả cao về tính sát thương phá hoại với các loại bom từ trường phong tỏa dày đặc trên các tuyến giao thông thủy-bộ, cầu phà, sân bay, nhà ga, bến bãi, từ cửa biển đến dòng sông. Chúng phong tỏa từ phía Nam ra phía Bắc, từ tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn cho đến các tuyến giao thông ven biển. Song song với phong tỏa thủy lôi, chúng tăng cường đánh phá bằng các loại bom phá, bom bi quả ổi, quả dưa, bom đinh, bom xuyên, rocket và pháo kích từ, pháo hạm ngoài biển vào… nhằm tạo thành một thế trận bao vây phá hoại ta rất ác liệt, dã man và tàn bạo. Ác liệt dã man đến nỗi bạn bè quốc tế và chính người Mỹ cũng không thể tưởng tượng nổi nhân dân Việt Nam sẽ chịu đựng như thế nào…
Trong trận đánh ngày 7-7-1966 trên khu vực Sông Cấm, Bến Bính các tàu T195, T197, T199, T201 sau hơn một giờ chiến đấu đã bắn rơi 4 chiếc, góp phần cùng quân và dân Hải Phòng, Hà Nội bắn rơi 11 máy bay Mỹ.
Ngày 19-7-1966, nhiều tốp máy bay lao tới đánh khu vực cầu Giẽ, Vạn Điểm, kho dầu Đông Anh... Các đơn vị tên lửa, pháo phòng không và không quân đã hiệp đồng chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, bắn hạ một số máy bay địch. Sau cuộc chiến đấu, Tiểu đoàn 61 Trung đoàn tên lửa 236 được công nhận là đơn vị đầu tiên bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ và được nhận cờ “Làm theo lời Bác, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Sau trận đánh ở nam - bắc Hà Nội, lực lượng phòng không trên các hướng đều liên tiếp lập công. Ngày 20-7-1966, Tiểu đoàn tên lửa 72 thuộc Trung đoàn tên lửa 285 bố trí trận địa ở Vô Tranh, bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay trinh sát điện tử EB66.
Những ngày đầu tháng 8-1966, các đơn vị tên lửa bố trí ở Thái Nguyên, Vĩnh Phú đều bắn rơi máy bay. Trong hai trận chiến đấu ngày 2-8-1966, lực lượng phòng không Hải Phòng trong năm phút chiến đấu đã bắn tan xác năm máy bay, riêng Trung đoàn pháo phòng không 252 do Trung đoàn trưởng Lâm Văn Kiếm chỉ huy đã hạ bốn chiếc. Thời kỳ này, trung bình mỗi tháng, hàng chục chiếc máy bay các loại của không quân và hải quân Mỹ bị bắn rơi. Chỉ tính từ ngày 17-7 đến ngày 17-8-1966, đã có 138 máy bay Mỹ bị đền tội.
Sau hơn một tháng ném bom hệ thống kho dầu của ta, cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ báo cáo là 70% khả năng xăng dầu của Bắc Việt Nam bị tiêu huỷ. Những người cầm quyền Mỹ rất phấn khởi khi nhận được tin này. Song, mùa Hè đi qua, miền Bắc Việt nam vẫn có đủ xăng dầu để bảo đảm mọi hoạt động bình thường và tăng cường chi viện cho miền Nam. Vì nhiên liệu nhập từ Liên Xô, Trung Quốc, quân và dân miền Bắc đã chứa vào các phuy và bể, phân tán khắp các vùng nông thôn và dọc hai bên đường số 1, trên các nẻo đường liên tỉnh hướng vào Nam. Đánh phá hệ thống kho nhiên liệu ở miền Bắc là bước leo thang quan trọng trong cuộc chiến tranh không quân của Mỹ, nhưng rõ ràng là “việc oanh tạc các kho dầu đã thất bại, v.v... Không có bằng chứng gì chứng tỏ Bắc Việt Nam đã có thời kỳ khốn đốn về dầu” (Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, VNTTX phát hành, Hà Nội, 1971, t.2, tr.149.).
Tháng 9-1966, địch tập trung đánh phá dữ dội tuyến đường 1 từ Ninh Bình đến Thanh Hoá. Sư đoàn phòng không cơ động 367 cùng bộ đội tên lửa và các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã chiến đấu hàng trăm trận, hạ 24 máy bay, bảo vệ nhiều mục tiêu trên tuyến giao thông huyết mạch này.
Mờ sáng 21-9-1966, biên đội bốn chiếc Mig-17 do Nguyễn Văn Bảy chỉ huy được lệnh chuyển từ Gia Lâm xuống Kiến An (Hải Phòng). Theo phương án, không quân Mỹ từ biển vào Quảng Ninh, Bắc Giang đánh đường số 1. Mig-17 của ta được lệnh cất cánh bí mật tiếp cận. Sau đó, 16 chiếc F105 cùng tám chiếc F4 bao vây ông và phi công Mẫn. Ông thông báo với phi công Mẫn “hai chiếc F4 bay úp”, rồi cùng đồng đội lao thẳng vào giữa vòng vây làm xáo trộn đội hình địch. Máy bay Mỹ ra sức rải bom mù mịt bầu trời. Lúc đó, phía trước Mig-17 của phi công Mẫn là một chiếc F4, phía sau là chiếc F105. Chiếc F105 lập tức nã tên lửa vào Mig-17 của Mẫn. Ông ra lệnh cho Mẫn ra khỏi tầm ảnh hưởng. Hai quả tên lửa địch lao trúng chiếc F4 phía trước làm nó bị gãy đôi. Lúc này, Nguyễn Văn Bảy bị kẹp giữa tám chiếc F4. Ông đột ngột quay ra phía sau đối thủ. Vừa bám được đuôi chiếc này thì bị chiếc khác bám đuôi mình. Chúng phóng tên lửa chằng chịt cả bầu trời. Lúc đó ông nghĩ phải tìm cách chơi lại nó. Chọn một chiếc của địch, ông bóp cò, chiếc F4 bốc cháy. Đây có lẽ là trận đánh đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông.
Đông Xuân 1966-1967, đế quốc Mỹ thất bại nặng nề trong chiến lược mùa khô lần thứ 2, chúng điên cuồng đánh phá miền Bắc dữ dội, tập trung mọi khả năng để leo đến nấc thang tội ác mới - đánh phá trên toàn miền Bắc, kể cả Hà Nội, Hải Phòng và thực hiện phong tỏa thủy lôi. Giặc Mỹ thua to ở miền Nam, thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, tàu chiến Mỹ bị đánh trả, máy bay Mỹ bị bắn rơi ngày càng nhiều, hàng trăm phi công Mỹ bị bắt sống. Hòng cứu vãn tình thế, giặc Mỹ leo thang đánh hủy diệt một số cảng và bến sơ tán phía Bắc, phá hoại cảng Hòn Gai, Cửa Ông, đánh vào cảng Hải Phòng; đánh hủy diệt các hải đăng phía Bắc; khống chế luồng vận tải biển quốc tế vào Hải Phòng, đánh vào các luồng chuyển tải từ Hải Phòng đi các tỉnh kể cả sông, sắt và đường bộ; đánh uy hiếp tàu nước ngoài, truy lùng tàu nội địa, thường xuyên tìm kiếm kho tàng và nơi cất giấu tàu thuyền các tuyến phía Nam…
Năm 1966 có 773 chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ trên vùng trời miền Bắc.Giặc Mỹ với ý đồ thực hiện bước leo thang phiêu lưu độc ác cuối cùng nhằm phá hủy hoàn toàn cơ sở vật chất kinh tế-kỹ thuật vận tải của ta, cô lập Hải Phòng thành một hòn đảo, triệt phá toàn bộ các tuyến vận tải vào Nam hòng ngăn chặn sự chi viện của ta vào tiền tuyến nhằm giành lại thế chủ động đã mất trên chiến trường. Cuối cùng, giặc Mỹ thực hiện phong tỏa thủy lôi các loại như MK50, MK52, MK42…, nhất là bom từ trường MK47 trên phạm vi và quy mô chưa từng có. Các loại bom mìn của Mỹ phong tỏa rất hiện đại, gây sát thương, phá hoại cao. Loại MK42 (bom từ trường) khi thả xuống sông biển thành thủy lôi, thả trên bộ thành địa lôi từ tính rất nguy hiểm.
Bước sang năm 1967, năm có tầm quan trọng chiến lược đối với ta và địch, không quân Mỹ tập trung đánh vào sáu hệ thống mục tiêu trên miền Bắc: điện lực, công nghiệp, giao thông vận tải, kho dự trữ nhiên liệu, sân bay và các trận địa phòng không, các cơ sở quân sự. Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai trên chiến trường miền Nam, đưa cuộc chiến tranh cục bộ lên đỉnh cao, đồng thờiTổng thống Mỹ Giôn-xơn cũng bí mật cho rải thủy lôi ở các cửa sông, bến cảng phía Bắc. Tất cả các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện ở nội thành thực hiện sơ tán khẩn trương và triệt để về vùng nông thôn, tổ chức sản xuất và đời sống ở khu vực sơ tán phù hợp với tình hình cuộc chiến tranh phá hoại còn ác liệt và lâu dài.
Theo kết quả kiểm tra sau Tết Nguyên đán Đinh Mùi (1967), toàn thành phố có trên 400.000 hầm tập thể và hố cá nhân, 640.000 mét giao thông hào được xây dựng khắp các cơ quan, xí nghiệp, trường học, đường phố và từng gia đình. Tính trung bình, mỗi người dân Hải Phòng có ba vị trí trú ẩn và đánh địch. Để tăng cường hơn nữa lực lượng chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng, Bộ Tổng tham mưu đã điều về Hải Phòng một số biên đội chiến đấu của không quân, đơn vị pháo cao xạ, bộ đội chủ lực sẵn sàng cơ động chiến đấu.
Ba tháng đầu năm 1967, trời rét đậm. Thời tiết dù không thuận lợi, nhưng máy bay Mỹ vẫn tăng cường hoạt động đánh cắt giao thông, tập trung vào khu vực từ Ninh Bình đến Đò Lèn (Thanh Hoá).
Tháng 2-1967, Tổng thống Mỹ L.Giônxơn chuẩn y đề nghị của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho phép mở rộng phạm vi đánh phá trong khu vực Hà Nội, Hải Phòng; tiến hành rải mìn trên các luồng sông, cửa biển; dùng hải quân khống chế gắt gao khu vực ven biển từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20. Để tăng sức uy hiếp từ biển, trong năm 1967, Mỹ huy động tới tám chiếc tuần dương hạm và tàu khu trục chuyên bắn vào các mục tiêu trên bờ biển miền Bắc. Các cuộc bắn phá của hải quân Mỹ ngày càng ác liệt, nhất là khu vực từ nam sông Gianh trở vào. Có những thời kỳ cao điểm, mỗi ngày, tàu địch dội vào đất liền hàng nghìn quả đạn pháo. Ngoài ra, máy bay B52 và pháo binh từ bờ nam sông Bến Hải đánh phá dữ dội khu vực Hồ Xá, Vĩnh Linh.
Những ngày cuối tháng 2-1967, pháo binh địch từ bờ nam sông Bến Hải bắn phá Hồ Xá, Vĩnh Linh; máy bay hải quân Mỹ rải thuỷ lôi ở cửa sông Cả, sông Gianh, sông Mã, sông Kiến Giang và Cửa Sót... Đồng thời, một bộ phận lực lượng của Tập đoàn không quân số 7 đánh phá các mục tiêu công nghiệp miền Bắc, đặc biệt là Khu gang thép Thái Nguyên, Khu công nghiệp Việt Trì, Nhà máy điện Hồng Gai, Nhà máy điện Bắc Giang...
Ngày 26/02/1967, những quả thủy lôi đầu tiên được Mỹ thả xuống Hải Phòng, mở đầu cho chiến dịch phong tỏa các cảng sông miền Bắc. Mỹ sử dụng hỗn hợp nhiều loại thủy lôi: thủy lôi từ trường, thủy lôi âm thanh, thủy lôi chạm nổ, thủy lôi áp suất… nhằm mục tiêu đánh chìm nhiều loại tàu chiến, tàu vận tải của ta, ngăn chặn việc chi viện cho chiến trường miền Nam và sự giúp đỡ của các nước XHCN đối với Việt Nam. Tiếp đến chúng chọn các cửa sông Mã, sông Gianh, cửa Hội, Nhật Lệ... là những đầu mối giao thông quan trọng của ta lúc bấy giờ để thả thủy lôi.
Ngày 27/02/1967, máy bay Mỹ thực hiện các phi vụ thả thủy lôi dọc bờ biển và các cửa biển ở Khu IV, sông Gianh, Nhật Lệ… (tin điện của đại diện Bộ K4). Ngày 28/02/1967, máy bay Mỹ bay sát mặt sông theo hướng ra biển vào lúc tối trời để thả thủy lôi MK50, MK52 phong tỏa Lạch Trào, Cửa Hội, Cửa Gianh.
Tháng 3-1967, máy bay địch tập trung đánh phá các khu công nghiệp ở Thái Nguyên, Việt Trì, Hà Bắc. Trên mặt trận vùng ven biển, vào tháng 3-1967, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam chuyển trọng tâm hoạt động bảo vệ vùng ven biển Hải Phòng và vùng biển Đông Bắc. Nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng biển từ nam vĩ tuyến 20 trở vào chủ yếu do lực lượng pháo binh bờ biển đảm nhiệm. Trên vùng biển này, ngoài lực lượng pháo binh bờ, các tàu, thuyền đánh cá và vận tải của quốc doanh, của các hợp tác xã được tổ chức thành các đơn vị vừa làm nhiệm vụ sản xuất, vừa sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ vùng ven biển. Các đơn vị này được trang bị súng cối pháo ĐKB, súng chống tăng B.40, súng máy cao xạ 12,7mm. Tại các vùng trọng điểm ven bờ, nhân dân tích cực làm công tác phòng không như sơ tán người già và trẻ em; đào đắp, xây dựng hầm hào, dựa vào đó để bám trụ sở sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển quê hương.
Ngày 05/3/1967, Mỹ tiếp tục thả thủy lôi ở Lạch Trào. Đồng thời, tại các đầu mối giao thông thủy-bộ quan trọng vùng ven biển Khu IV, vùng Quảng Bình, Vĩnh Linh và tuyến Trường Sơn chúng phong tỏa các loại mìn, bom nổ chậm, bom từ trường MK42 (còn gọi là bom chờ nổ). Tại các cửa biển phía Bắc, máy bay Mỹ liên tục thăm dò trinh sát và thả vật nghi binh.
Từ ngày 26/02 đến ngày 21/5/1967, liên tiếp nhiều đêm máy bay của Mỹ lẻn vào thả tổng cộng 160 quả.
Hồi 14h ngày 19/4/1967 thả 12 vật nghi binh ngoài phao số 0 luồng Nam Triệu. Tiếp đó, ngày 20-4-1967, chúng mở đợt tiến công dữ dội thành phố Hải Phòng, máy bay địch đánh phá thị xã Đồ Sơn. Lực lượng phòng không trên địa bàn đánh trả quyết liệt, bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Tên giặc lái nhảy dù xuống đông bắc đảo hoàn Dáu. Bất chấp bom đạn địch. Tự vệ HTX Duyên Hải phối hợp với bộ đội chèo thuyền ra khơi bắt sống giặc lái Mỹ. Chiến công này đã động viên tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân thị xã..
Nhiều tốp máy bay A.4, A.6, F.4, F.8 từ hướng đông nam lao tới ném bom xuống trận địa phòng không, Nhà máy điện Cửa Cấm, Nhà máy sắt tráng men, Nhà máy xi măng, cầu Hạ Lý và một số khu phố ở Hồng Bàng, Ngô Quyền, đế quốc Mỹ đã huy động 125 lần chiếc máy bay đánh thẳng vào trung tâm thành phố nhằm hủy diệt các cơ sở công nghiệp, đánh phá cầu Hạ Lý. Trong trận này, quân và dân Hải Phòng đã đánh thắng vẻ vang, trừng trị đích đáng bước leo thang mới của giặc Mỹ.
Trong ký ức của những cán bộ, công nhân Nhà máy điện Cửa Cấm ngày ấy, không thể quên trận đánh lúc 11h trưa ngày 20/4/1967. Máy bay Mỹ tập trung đánh phá hầu hết các nhà máy dọc sông Cấm trên chiều dài gần 10km. Nhà máy điện Cửa Cấm là điểm bị đánh phá nặng nhất. Cùng thời kỳ này, cả Hải Phòng là một trận địa khổng lồ, không ngày nào bom đạn không đánh phá hệ thống đường dây và trạm. Nhà máy điện Cửa Cấm bị tàn phá nặng nề và đã phải ngừng hoạt động. Nhưng trước đó, Đại đội tự vệ Nhà máy đã phối hợp với lực lượng phòng không không quân bắn cháy 3 máy bay Mỹ.
Do được chuẩn bị tốt, lực lượng phòng không bảo vệ thành phố cảng đã phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả, đánh trả mãnh liệt những tên giặc trời, bắn rơi năm chiếc máy bay. Thành tích đó của quân, dân Hải Phòng đã được Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam kịp thời biểu dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen. Trong thư, Người căn dặn: “Đồng bào, cán bộ và bộ đội không được vì thắng lợi mà chủ quan. Phải nâng cao cảnh giác làm tốt công tác phòng không nhân dân, đánh giỏi, thắng lớn hơn nữa”(Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.12, tr.261.)
Sau đợt đánh phá dữ dội Hải Phòng, từ ngày 24-4-1967, không quân Mỹ liên tiếp mở các đợt đánh phá nhằm vào Hà Nội, Hải Phòng, năm máy bay Mỹ ném bom Hải Phòng, bị lực lượng phòng không của ta bắn cháy. Trận đánh Mig-17 các phi công Mỹ nhớ nhất diễn ra ở ven biển, gần Hải Phòng. 24-4-1967. từ sân bay dã chiến Kiến An, đơn vị Nguyễn Văn Bảy đã chiến đấu với tốp máy bay Mỹ đánh cảng Hải Phòng, ở hai lần bắn cuối cùng trong đời, Nguyễn Văn Bảy tiếp tục hạ một chiếc F8C và một chiếc F4H của địch, F-8C No 146915 do phi công E.J.Tucker lái bị anh đánh bất ngờ (Tucker bị thương sau đó chết trong trại tù binh).
Các F-4 hộ tống lao vào phản công, chứng kiến đẳng cấp của phi công Việt Nam, họ miêu tả: Bẩy lắc mình tránh hai đợt tên lửa, lao thẳng vào chiếc F-4 hộ tống do C.E. Southwick và Ens. J.W. Land lái, hạ chiếc này (cả hai đều được cứu). Bẩy bắn ở tầm rất gần đến mức ngòi nổ an tòan của đạn không kích nổ để bảo vệ người bắn, tức chỉ vài chục mét, luồn xuống dưới mục tiêu thoát hiểm (ngòi nổ này đã cứu hai phi công trên). Cả hai phi công Mỹ đều không kịp hiểu cái gì bắn rơi họ. Ngày hôm sau, Bẩy lại cùng đồng đội hạ hai A-4C. Số 147799 lái bởi Lt. C.D. Stackhouse bị bắt làm tù binh và số 151102, lái bởi Lt(jg) A.R. Crebo, cứu được. Với những chiến công lẫy lừng ấy, năm 1967, ông là một trong ba phi công đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Ông cũng là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp “ách” trong kháng chiến chống Mỹ (“ách” (aces) là danh hiệu công nhận cho các phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ năm trở lên. Danh hiệu “ách” có từ chiến tranh thế giới thứ nhất).
Tiếp đó, ngày 25-4-1967, giữa lúc nhân dân Hải Phòng đang nô nức đi bầu cử Hội đồng nhân dân thành phô thì từng đàn máy bay Mỹ ập vào vùng trời thành phố, tập trung bom đạn chế áp các trận địa tên lửa, pháo cao xạ, các đài ra-đa, sân bay Kiến An…Để vô hiệu hóa lưới lửa phòng không của ta, chúng thả nhiễu dày đặc tạo thành vành đai nhiễu dài hàng chục km, đồng thời dùng tên lửa có điều khiển Shrike với tầm bắn xa, độ chính xác cao, bắn vào các trận địa ra-đa, tên lửa, pháo cao xạ, kết hợp với ném bom bi, bom sát thương… Toàn thành phố mờ mịt khói bom. Phối hợp với hoả lực phòng không mặt đất, trong ngày 19 và 25-5, Không quân Nhân Dân Việt Nam xuất kích đánh địch trên vùng trời Hải Phòng, bắn rơi sáu máy bay. Trận đánh ngày 25-4-1967 đi vào lịch sử Hải Phòng với chiến thắng oanh liệt: đánh lui ba đợt oanh kích của 175 lần máy bay phản lực Mỹ, bắn rơi 12 chiếc, trong đó có chiếc thứ 1.800 bị bắn rơi trên miền Bắc, bắt sống giặc lái.
Các đợt đánh phá Hà Nội, Hải Phòng trong tháng 4-1967 của không quân Mỹ không đạt được yêu cầu đề ra ban đầu. Ngày 2-5-1967, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ lệnh cho Tập đoàn không quân số 7 mở tiếp các đợt đánh phá mới. Mục tiêu trọng điểm của đợt đánh phá Hà Nội tháng 5-1967 là cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Nhà máy điện Yên Phụ. Âm mưu của Mỹ là cắt đứt mạch máu giao thông Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - các tỉnh biên giới Việt - Trung; đồng thời triệt nguồn năng lượng chủ yếu của Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm làm ngừng trệ sản xuất và gây khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân thành phố.
14h ngày 15/5/1967, có hai máy bay thả một số vật nghi binh xuống cửa Lạch Giang theo hướng Đông-Tây, sau đó chúng thả tiếp vật nghi binh xuống luồng Hòn Gai. Ta phải tiến hành xác minh việc nghi binh của Mỹ trên các luồng lạch, nếu không sẽ có tác động đến các tàu quốc tế ra vào khu vực cảng biển Hải Phòng, Hòn Gai, Cửa Ông…
Từ tháng 6/1967, địch dùng bom từ trường thay thế thủy lôi. Đồng thời chúng mở chiến dịch đánh phá phong tỏa cảng Hải Phòng bằng máy bay, kết hợp rải hàng ngàn bom từ trường trên các luồng sông, cửa biển, bến phà... tạo thành vành đai ngăn chặn hoạt động các phương tiện vận chuyển đường thủy. Máy bay B52 và máy bay A6A ngày đêm ném bom và thả ngư lôi phong tỏa cửa sông, cảng biển ở nhiều tỉnh phía Bắc. Ngày 4-8-1967, giặc Mỹ lần đầu thả thủy lôi xuống một số đoạn sông ở phía Bắc thành phố, đánh dấu sự mở đầu cuộc chiến chống phong tỏa của quân và dân Hải Phòng. Đến 22/8/1967, Mỹ phong tỏa MK42 xuống cửa Đáy; ngày 23/8/1967, phong tỏa Lạch Giang; ngày 01/9/1967 tiếp tục phong tỏa MK42 xuống Lạch Trào.
Bước sang tháng 9-1967, trong khi vẫn duy trì nhịp độ đánh phá như lệ thường trên toàn miền, địch tập trung một lực lượng lớn máy bay đánh phá nhiều khu vực mục tiêu ở Hải Phòng, đặc biệt là hệ thống giao thông thuỷ, bộ nhằm bao vây cô lập thành phố Hải Phòng với bên ngoài, chặn đường chi viện bằng đường biển của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cho nhân dân ta. Nhiều cây cầu dẫn vào thành phố như cầu Rào, cầu Niệm, cầu Hoa Lư, cầu Thượng Lý... liên tục bị máy bay Mỹ oanh tạc dữ dội. Đồng thời, hàng nghìn quả mìn chờ nổ được rải xuống sông Lạch Trạy, sông đào Hạ Lý, sông Tam Bạc... Trong khi đó, các hệ thống mục tiêu giao thông dọc theo các tuyến đường 5, đường 10 nối Hải Phòng với các địa phương khác vẫn tiếp tục bị máy bay Mỹ đánh phá, khống chế gắt gao.
Chiến sự ở Hải Phòng diễn ra quyết liệt suốt nửa cuối tháng 9 và đầu tháng 10-1967. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố cảng, được chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức, lực lượng phòng không của ta chiến đấu dũng cảm, gây cho địch tổn thất nặng nề về máy bay, người lái. Phối hợp chặt chẽ với hoả lực mặt đất, biên đội máy bay Mig-17 của Không quân nhân dân Việt Nam thuộc Trung đoàn không quân 923 từ sân bay Kiến An xuất kích đánh địch trên vùng trời phía bắc thành phố, bắn rơi hai chiếc F.4B. Trong tháng 9-1967, lực lượng phòng không ba thứ quân thành phố Hải Phòng đã bắn rơi 31 máy bay các loại của Mỹ, lập kỷ lục về tháng hạ nhiều máy bay trong các tỉnh, thành trên toàn miền Bắc.
Tháng 10/1967, Mỹ phong tỏa ác liệt vùng biển Hải Phòng và một số tuyến trọng điểm phía Bắc… Ngày 10-10-1967, các chiến sĩ tự vệ công binh Ty Bảo đảm hàng hải tháo được đầu nổ quả bom từ trường đầu tiên. Chỉ sau đó 10 ngày, các cán bộ kỹ thuật và công nhân cơ khí và bưu điện Hải Phòng đã chế tạo thành công bộ khí tài phá bom từ trường. Sử dụng bộ khí tài này, các chiến sĩ và lực lượng dân quân, tự vệ của ta đã quét sạch số bom chờ nổ địch rải trên các tuyến phố, dưới lòng sông, bến phà Tiên Cựu, bến phà Kiền, khu vực cảng, cầu Niệm An Dương, sông đào Hạ Lý, sông Lạch Tray, bến Vượt…
Vòng vây phong tỏa thành phố bằng bom mìn bị phá tan. Lực lượng rà quét bom mìn giải tỏa đường đến đâu, lực lượng sửa chữa cầu đường gồm công nhân giao thông, thanh niên xung phong và nhân dân trong khu vực nhanh chóng san lấp hố bom, khôi phục các tuyến đường bộ, đường sông, các điểm vượt sông. Từ Cảng Hải Phòng, các đoàn tàu hỏa, ca nô và sà lan, các đoàn ô tô vận tải lại theo đường 5, đường 10, đường 18 và các tuyến đường sông, ven biển, tấp nập chuyển hàng đi các địa phương, ra chiến trường.
Năm 1967, đế quốc Mỹ đã huy động trên 400 lần chiếc máy bay, thả hàng ngàn tấn bom đạn, hy vọng hủy diệt nhanh chóng các cơ sở công nghiệp quan trọng của Hải Phòng, nhưng không đạt được mục đích. Chúng đã tập trung lực lượng hòng đè bẹp mọi sự đối phó của súng phòng không của ta, những thế trận chiến tranh nhân dân với sự phối hợp tuyệt vời của mọi lực lượng bảo vệ thành phố, cả không quân và pháo binh, cả chủ lực và dân quân tự vệ, với phương châm đánh gần, đánh chắc thắng, bắn rơi máy bay ngay từ loạt đạn đầu, thế trận đó ngày càng vững vàng phát triển, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.
Ngay giữa những ngày giặc Mỹ đánh phá ác liệt vào trung tâm thành phố, nhân dân và các lực lượng vũ trang Hải Phòng vẫn một lòng hướng về tiền tuyến lớn miền Nam, quyết đánh bại âm mưu leo thang chiến tranh của địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ vững một đầu cầu tiếp nhận và vận tải hàng vào chiến trường. Xuất phát từ Cảng Hải Phòng, mỗi ngày vẫn có hàng trăm chuyến hàng vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển lên Hà Nội và vào các tỉnh phía Nam.
Để góp phần nhanh chóng đưa hàng vào đến chiến trường, Bộ tư lệnh 350 (Hải Phòng) đã cử những phân đội có nhiều kinh nghiệm rà phá bom mìn dưới nước vào hỗ trợ các tỉnh Khu bốn khơi thông luồng vận chuyển. Cảng Hải Phòng cử những đội bốc xếp giỏi nhất tăng cường cho các cảng phía Nam. Trung đoàn 5, mang danh hiệu “Đoàn dũng sĩ Cát Bi”, được thành lập để luyện con em người Hải Phòng chi viện cho chiến trường.
Năm 1967 và những tháng đầu năm 1968 là thời kỳ chiến đấu ác liệt nhất và cũng là thời gian bắn rơi nhiều máy bay nhất của các lực lượng phòng không thành phố trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ, Mỹ phong tỏa khu vực Hải Phòng gần 1.500 quả, các tuyến khác là 6.680 quả bom từ trường và thủy lôi các loại. Có những ngày, địch tập trung tới 70% tổng số lần cất cánh máy bay chiến đấu đánh phá miền Bắc vào khu vực Hải Phòng. Đế quốc Mỹ hy vọng hủy diệt nhanh chóng các cơ sở công nghiệp quan trọng của Hải Phòng. Thế nhưng, chúng đã thất bại. Có những thời điểm như tháng 9-1967, quân và dân Hải Phòng bắn rơi tới 32 chiếc máy bay, lập kỷ lục tháng bắn rơi nhiều máy bay nhất của một tỉnh trên miền Bắc.
Kẻ thù mở rộng âm mưu phong tỏa với ưu thế về số lượng phương tiện, hiện đại về kỹ thuật và hiệu quả cao về tính sát thương phá hoại với các loại bom từ trường phong tỏa dày đặc trên các tuyến giao thông thủy-bộ, cầu phà, sân bay, nhà ga, bến bãi, từ cửa biển đến dòng sông. Chúng phong tỏa từ phía Nam ra phía Bắc, từ tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn cho đến các tuyến giao thông ven biển. Song song với phong tỏa thủy lôi, chúng tăng cường đánh phá bằng các loại bom phá, bom bi quả ổi, quả dưa, bom đinh, bom xuyên, rocket và pháo kích từ, pháo hạm ngoài biển vào… nhằm tạo thành một thế trận bao vây phá hoại ta rất ác liệt, dã man và tàn bạo. Ác liệt dã man đến nỗi bạn bè nước ngoài và chính người Mỹ cũng không thể tưởng tượng nổi nhân dân Việt Nam sẽ chịu đựng như thế nào…
Theo tính toán của một số tác giả Mỹ, đến cuối năm 1967, Mỹ đã ném xuống miền Bắc Việt Nam 1.630.000 tấn bom các loại (Don Obocdoifer: Tết, Nxb. An Giang trích dịch, 1988, tr.55.), nhiều hơn khối lượng bom đạn mà Mỹ ném xuống chiến trường châu Âu trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, gấp hai lần số bom ném xuống Triều Tiên, gấp ba lần số bom ném xuống chiến trường Thái Bình Dương trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. “Cái thác bom dội xuống Việt Nam đạt tới mức cứ mỗi dặm vuông hứng chịu tới 12 tấn ở cả miền Bắc và miền Nam, và khoảng 100 pao (50 kg) chia cho mỗi đầu người dân Việt Nam kể cả đàn bà và trẻ con mà rất nhiều người trong số họ không nặng tới trọng lượng đó, kể cả máu, thịt và xương!”(Don Obocdoifer: Tết, Nxb. An Giang trích dịch, 1988, tr.55.)
Cuộc chiến tranh ném bom của Mỹ
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 45/1968 (04/11/1968)Gần 120.000 lần trong vòng ba năm rưỡi, các “Giôn xơn” (Johnsons) – như nông dân Bắc Việt gọi máy bay chiến đấu Mỹ – đã bay để đánh phá nước cộng hòa của Hồ Chí Minh.
Trên một triệu rưỡi tấn bom nổ và bom cháy, bom mảnh – mới – và napalm, bom tấn và hỏa tiển đã đào xới gần như mỗi một mét vuông của đất nước có độ lớn như nước Cộng hòa Liên bang không có bang Bayern – nhiều hơn bom đã rơi xuống toàn châu Âu trong Đệ nhị thế chiến.
Người Mỹ đã mất trên 900 máy bay, trong đó là những loại hiện đại nhất “Phantom” và “F-111″, trong cuộc chiến tranh trên không lớn nhất trong lịch sử; chỉ riêng tổn thất vật chất đã vượt quá tám triệu Mark – nhiều hơn là toàn bộ đoàn “Starfighter” đắt tiền của quân đội Đức đã ngốn mất.
Trên 600 phi công đã chết hay bị quân đỏ bắt giam – việc đào tạo mỗi một người như thế tiêu tốn mất trên một triệu Mark.
Không đáng công: theo các ước lượng lạc quan của giới quân đội Mỹ, ném bom Bắc Việt Nam chỉ làm giảm khả năng chiến đấu và tiếp tế trên chiến trường trong rừng rậm Nam Việt Nam vào khoảng 15 đến 20%. Mặt khác, cuộc chiến tranh ném bom lại đẩy Liên bang Xô viết lại gần với Bắc Việt Nam hơn và có thể leo thang trở thành một cuộc chiến tranh nguyên tử. Nó phá vỡ yêu cầu của Hoa Kỳ, là một cường quốc có tinh thần trách nhiệm, và nó làm hao mòn lòng tin của Mỹ vào chính sức mạnh của mình.
Trong đêm rạng sáng ngày thứ sáu vừa rồi, 1363 ngày sau mệnh lệnh xuất kích đầu tiên, vị tổng thống sắp thôi nhiệm rút lại mệnh lệnh tiến hành cuộc chiến tranh trên không, “quyết định gây tranh cãi nhiều nhất và có hậu quả nặng nề nhất trong nhiệm kỳ năm năm của ông ấy”. Trong một bài diễn văn trên truyền hình, ông ấy tuyên bố chấm dứt toàn bộ tất cả các cuộc ném bom lên Bắc Việt Nam, và qua đó đã bước bước đầu tiên “trên con đường có thể dẫn đến một giải pháp chính trị ở Đông Nam Á” (“New York Times”).
Năm ngày trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, Lyndon Johnson qua đó cũng cố gắng giúp người phó đứng ở vị trí thứ hai và người được ông ấy nâng đỡ là Hubert Humphrey. Nhưng trước hết là: ba tháng trước lần từ giã chính thức của mình, ông ấy cố gắng chỉnh sửa hình ảnh của mình cho lịch sử.
Liệu ông ấy có thành công hay không, điều đấy dường như là đáng nghi ngại. Quyết định đấy thật là đã đến quá muộn. Johnson có quyết định điều gì bây giờ thì thật ra là ông ấy – với nhiều triển vọng thành công hơn – đã có thể làm điều đấy trước đây hàng tháng rồi, có lẽ là hàng năm. Qua đó, lẽ ra ông ấy đã có thể giữ được mạng sống của hàng chục ngàn người và có thể đã tránh được cho Hoa Kỳ điều ô nhục có lẽ là lớn nhất trong lịch sử của họ.
Chiến dịch ném bom ngay từ đầu đã là một điều ô nhục cho cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Chỉ trong vòng sáu tuần, một đại tá thuộc bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn đã bảo đảm như thế với SPIEGEL vào ngày 7 tháng 2 năm 1965, ngày đầu tiên của những lần xuất phát ném bom, người Bắc Việt sẽ quỳ xuống, Hà Nội sẽ bị “bỏ bom đến bàn đàm phán”.
Trong vòng sáu tuần, thượng nghị sĩ Fulbright, sau này là người chống đối chính sách ngoại giao bỏ bom kịch liệt nhất, cũng đã nhắc đến vào lúc đấy, Hà Nội sẽ không chịu đựng được nữa và sẽ nhân nhượng.
Thế nhưng khi các chiếc máy bay phản lực đầu tiên của Mỹ tấn công cảng tàu và giao điểm đường sắt thì Hồ Chí Minh đang có khách đến thăm ở Hà Nội: chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Xô viết Kosygin.
Người Nga này tức giận, vì cường quốc tư bản lại ném bom một quốc gia cộng sản đúng vào lúc người sếp của chính phủ cường quốc cộng sản lại có mặt ở đó. Moscow, bị người Trung Quốc buộc tội đồng lõa với Washington, không thể để cho đất nước anh em bị ném bom tan nát mà không bị mất uy tín trong luồng ý kiến cộng sản trên thế giới. Vì thế mà Liên bang Xô viết hứa sẽ đưa cho người Bắc Việc mọi sự giúp đỡ cần thiết.
Liên bang Xô viết giữ lời hứa của mình. Họ trang bị cho Bắc Việt Nam mạng lưới phòng không hiện đại nhất trong lịch sử chiến tranh, cái bắn hạ ngày càng nhiều “Giôn xơn” hơn. Cứ một chiếc xe tải bị phá hủy thì người Nga cung cấp cho hai chiếc mới; khi cuộc chiến tranh ném bom đạt đến một đỉnh cao – vào đầu năm nay –, thì người Cộng sản cũng mạnh nhất về quân sự.
Người Mỹ không dám ngăn chận dòng chảy tiếp tế. Để làm việc đấy, họ phải phá hủy cảng Hải Phòng – cảng mà lúc nào cũng có tàu Xô viết thả neo đậu ở đó: việc đánh chìm một chiếc tàu chở hàng của người Nga có thể mang lại mối hiểm họa của một thế chiến.
Nhưng nếu không bỏ bom toàn phần thì tác dụng chỉ có giới hạn. Chỉ ba tháng sau khi chiến dịch bắt đầu, Johnson đã cố gắng phá vỡ vòng lẫn quẫn này. Trong tháng 5 năm 1965 – và sau đó tổng cộng là tám lần – Tổng thống Hoa Kỳ đã ra lệnh tạm ngưng ném bom, để mang Bắc Việt Nam lại bàn đàm phán – hoài công. Bị thúc đẩy bởi các “diều hâu” cực đoan, những người cho rằng mỗi một lần ngưng ném bom là một món quà cho Hà Hội và là một mối nguy hiểm cho mạng sống của những người lính Mỹ, Johnson lại ra lệnh bay mới.
“Chúng ta biết rằng”, ông ấy bảo vệ đường lối của mình, “chúng ta không thể đạt đến những mục đích của chúng ta chỉ với những cuộc không kích. Nhưng với những nhận thức và niềm tin tốt nhất của chúng ta, chúng là một đoạn cần thiết trên con đường an toàn nhất dẫn đến hòa bình. Chúng ta hy vọng rằng hòa bình sẽ đến một cách nhanh chóng.”
Hồ Chí Minh diễn giải chiến thuật của Johnson như là một thế yếu. Ông ấy muốn dựa trên sự chán ngán chiến tranh ngày càng tăng của nước Mỹ (và có lẽ đã đánh giá quá cao những người chống chiến tranh ở Hoa Kỳ), dựa trên ý kiến chống chiến tranh ném bom của thế giới và dựa trên sức mạnh quân sự của chính mình.
Việc không thể hiểu nỗi đã xảy ra, tính toán của người thống trị trên 20 triệu nông dân châu Á chống lại cường quốc Mỹ đã thành công. Trong tháng 2, quân đỏ trong một cuộc tấn công lớn đã tràn ngập mỗi một thành phố quan trọng của Nam Việt Nam và đã giữ thành phố Huế, từng là thủ đô, bốn tuần liền. Mãi đến bây giờ Johnson mới hiểu rằng ông ấy không thể thắng cuộc chiến này được, nếu như ông ấy không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn phần và qua đó có thể là cho một xung đột nguyên tử trên thế giới.
Vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, Johnson rút ra những quyết định; ông ấy tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình với Hà Nội, ra lệnh ngưng ném bom một phần (có hiệu lực cho ba phần tư Bắc Việt Nam) và công bố quyết định của ông ấy, không ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa.
Sáu tuần sau đó, các đối thoại đầu tiên giữa Washington và Hà Nội đã bắt đầu ở Paris. Nước Mỹ đã không mang người Bắc Việt mà đã mang chính mình đến bàn đàm phán. Đối với người Mỹ, đấy là những cuộc đàm phán về hòa bình, trong khi Hà Nội chỉ muốn nói về việc “chấm dứt vô điều kiện các cuộc ném bom và tất cả các hoạt động chống Bắc Việt Nam khác” và ngoài ra thì không về điều gì cả.
Qua 28 cuộc họp, các đối tác đàm phán đã làm cho nhau kiệt quệ với bài thuyết trình về những quan điểm không thể hòa hợp được. Cuộc chiến, cái đã cướp đi nửa triệu sinh mạng con người trong tám năm, vẫn tiếp tục diễn ra.
Ngay trong tháng 7, hai tháng sau khi đàm phán bắt đầu, trưởng phái đoàn đàm phán của Johnson, Harriman, đã đề nghị với tổng thống, rằng ông ấy nên chấm dứt toàn bộ việc ném bom Bắc Việt Nam, để khởi động những cuộc đàm phán hòa bình thật sự. Nhưng lúc đấy Johnson vẫn còn tin rằng ông ấy đã thực hiện những bước đi trước đã đủ rồi, người Bắc Việt phải đi nước cờ kế tiếp.
Họ không làm việc đó. Thế nhưng khi các cuộc bầu cử tổng thống và lần từ giã của ông ấy càng tiến đến gần thì Johnson lại càng gấp rút tìm kiếm một giải pháp. Vì lần tự hy sinh của ông ấy ở ngày 31 tháng 3 sẽ là vô nghĩa, nếu như vào cái ngày mà người tổng thống rời Tòa Nhà Trắng vẫn còn những người Mỹ trẻ chết không có một triển vọng cho chiến thắng hay chiến tranh sẽ kết thúc ở châu Á.
Cuối tháng 9, Johnson báo cho đối thủ Hồ của ông ấy biết rằng ông ấy sẽ chấm dứt ném bom hoàn toàn, nếu như Hà Nội bảo đảm sẽ không lợi dụng bước đi này cho các lợi thế về quân sự, đàm phán nghiêm chỉnh và cũng đồng ý cho chính phủ Nam Việt Nam tham gia các cuộc đàm phán tại Paris. Trong trường hợp này, người Mỹ cũng sẽ chấp nhận Việt Cộng ở tại các cuộc đàm phán.
Hà Hội trì hoãn. Chính phủ Pháp đứng ra làm trung gian – họ lúc nào cũng biết rõ tin tức về diễn tiến của các cuộc đối thoại vì de Gaulle đã cho nghe lén các bên của hội nghị –, và Moscow khuyên Hà Nội nên có hạn chế.
Về phần mình, Johnson để cho các cơ quan mật vụ của ông ấy xác nhận rằng người Bắc Việt trên thực tế đã giảm bớt các cố gắng quân sự của họ – người ta cho rằng họ đã rút 40.000 quân lính từ Nam Việt Nam về trong những tuần vừa rồi. Tại một hội nghị bí mật trong Tòa Nhà Trắng vào tuần rồi, Tổng Thống đã tạo dịp cho vị tổng chỉ huy Việt Nam của mình, tướng Abrams, tuyên bố rằng chấm dứt ném bom sẽ không làm gia tăng con số nạn nhân trong quân lính Mỹ, mặc dù cho tới nay Johnson luôn luôn khẳng định điều ngược lại.
Vào ngày thứ năm lúc 8 giờ tối – ở New York thì trước đó 22 phút, vì một công ty truyền hình không chú ý đến thời hạn cấm – Tổng Thống ban lệnh ngừng tất cả các hoạt động quân sự chống nước Cộng hòa Bắc Việt kể từ thứ sáu, 14 giờ giờ mùa Hè Trung Âu.
Johnson: “Những gì mà chúng ta chờ đợi và những gì mà chúng ta có quyền đòi hỏi là những cuộc đàm phán có hiệu quả, nghiêm chỉnh và có cường độ cao … những cái không thể diễn ra trong một bầu không khí mà trong đó các thành phố bị bắn phá.”
Rồi vị nguyên thủ quốc gia yêu cầu thính giả của mình hãy cầu nguyện để “bước đi này dẫn đến một nền hòa bình dài lâu và đầy danh dự ở Đông Nam Á”.
Những lời cầu nguyện dường như là cần thiết. Vì trong khi Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom thì du kích quân cộng sản lần đầu tiên từ nhiều tuần nay đã bắn phá thủ đô Sài Gòn của Nam Việt Nam bằng hỏa tiễn. Họ bắn trúng một nhà thờ Công giáo đầy người – 23 người chết, trên 70 người bị thương.
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 45/196: http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45935137.html
Bị thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, Lầu Năm góc đã vạch kế hoạch tấn công miền Bắc bằng cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Mỹ mở đầu bằng sự dàn dựng lên "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" vu cáo hải quân ta tấn công tàu chiến Mỹ trên hải phận quốc tế đêm 4 rạng 5/8/1964. Bắt đầu từ trưa 5/8/1964, không quân Mỹ mở cuộc tấn công miền Bắc với chiến dịch: "Mũi tên xuyên" bằng sử dụng 64 lần chiến phản lực cơ từ hai tàu sâu bay cất canh đánh bom một số căn cứ ta - mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất từ 5/8/1964.
Hải Phòng trong "Cuộc chiến tranh ném bom của Mỹ"
Hải Phòng có hải cảng lớn, vùng biển rộng và một số đảo tiền tiêu đã sớm bước vào cuộc chiến đấu với không quân và hải quân Mỹ. Chống phong tỏa đường biển là một bộ phận của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là cuộc chiến đấu thực sự diễn ra vô cùng gay go ác liệt giữa một bên là đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành Đường biển Việt Nam chống lại bên kia là kẻ thù xâm lược Mỹ, một đội quân nhà nghề, tiến hành cuộc chiến tranh phong tỏa giao thông vận tải miền Bắc Việt Nam vô cùng dã man tàn bạo, liều lĩnh, phi nghĩa và đầy ảo tưởng.Cảng Hải Phòng là mục tiêu chính trong âm mưu phong tỏa thành phố của đế quốc Mỹ nhưng số tàu vận tải của nước ngoài ra vào cảng vẫn tiếp tục tăng: Số hàng nhập qua cảng năm 1965 đạt 1,7 triệu tấn; năm 1966 đạt 1,9 triệu tấn; năm 1967 đạt 2,1 triệu tấn. Vượt qua những hàng rào ngăn chặn bằng thủy lôi, bom mìn của địch, các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt nhận hàng từ Cảng Hải Phòng, ngày đêm tỏa đi các địa phương, hướng về chiến trường, mang đến với đồng bào, chiến sĩ miền Nam tất cả sức mạnh vật chất, tinh thần của hậu phương lớn miền Bắc. Vượt Trường Sơn, mỗi năm hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ con em nhân dân Hải Phòng bước tiếp bước lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu.
Theo đại tá Hoàng Xuân Lâm, nguyên Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, năm 1964, sau khi thua đau ở miền Nam, Mỹ điên cuồng ném bom bắn phá miền Bắc bằng không quân, hải quân hòng triệt phá đường chi viện của ta. Chúng cho quân đánh phá đảo Bạch Long Vỹ, mở đầu chiến dịch đánh phá Hải Phòng.
Để làm thất bại âm mưu của địch, Công an Hải Phòng đã tổ chức lực lượng, thường trực chiến đấu, đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc thông suốt. Cử CBCS đến từng khối dân cư vận động nhân dân, các nhà máy, xí nghiệp đi sơ tán. Nhiều địa phương, cảnh sát khu vực được nhân dân tin cậy trao gửi cả chìa khóa nhà, trông coi hộ tài sản để yên tâm đi sơ tán…
Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc, đánh phá tất cả các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, quân sự hòng ngăn chặn chi viện của hậu phương lớn cho miền Nam ruột thịt. Hải Phòng trở thành mục tiêu tấn công bằng không quân của máy bay Mỹ.
Ngày 5/8/1964, Mỹ viện cớ “Sự kiện vịnh bắc bộ” tiến hành chiến dịch “Mũi tên xuyên” đánh phá miền bắc Việt Nam. Sự kiện này mở đầu cho các chiến dịch phá hoại miền bắc Việt Nam kéo dài gần 10 năm (1964 – 1973) của không quân và hải quân Mỹ.Tháng 10/1964, máy bay Mỹ tấn công thăm dò đánh tàu công trình Hạ Long đang thi công ở cảng Bến Thủy (Nghệ An). Sau đó chúng mở rộng diện và quy mô đánh phá Khu IV.
Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam nước ta, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Sau thất bại ngày 26-3-1965, chỉ 3 ngày sau, đế quốc Mỹ mở đợt đánh phá mới. Trong hơn 1 giờ, 42 lượt chiếc máy bay phản lực của hải quân Mỹ chia thành nhiều tốp liên tục, trút bom xối xả xuống đảo Bạch Long Vỹ. Hơn 100 căn nhà của nhân dân ở đảo phía Tây bị phá hủy. Hố bom chồng chất làm thay đổi cả địa hình bề mặt đảo. Nhưng, quân dân đảo Bạch Long Vỹ chiến thắng, 5 máy bay phản lực của Mỹ bị bắn rơi. Cả thành phố bừng lên niềm vui, niềm tự hào và niềm tin vào thắng lợi.
Kể từ trận đầu đánh máy bay Mỹ trên đảo Bạch Long Vỹ (26-3-1965) đến cuối năm 1966, cuộc chiến đấu của nhân dân và lực lượng vũ trang Hải Phòng chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của giặc Mỹ ngày càng trở nên ác liệt. Với ý đồ cô lập thành phố Cảng Hải Phòng, chia cắt Hải Phòng với Thủ đô Hà Nội, ngăn chặn sự vận chuyển hàng hóa vừa làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, vừa hạn chế sự chi viện cho miền Nam của chúng ta, đế quốc Mỹ tập trung đánh phá các cầu Lai Vu, Phú Lương, đường số 5. Phối hợp với các lực lượng bảo vệ đường số 5, quân và dân Hải Phòng đã bắn rơi 17 chiếc máy bay Mỹ.
Nhận thấy việc bảo vệ bầu trời miền Bắc là nhiệm vụ cấp thiết, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chủ trương: Nhanh chóng phát triển các lực lượng phòng không, hoàn chỉnh thế trận tác chiến phòng không bảo vệ miền Bắc, nhất là hai yếu địa lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Thực hiện chủ trương trên, ngày 19-5-1965, tại Đoạn Xá, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, Bộ tư lệnh PK Hải Phòng, nay là Sư đoàn PK 363 được thành lập trên cơ sở Trung đoàn pháo Cao xạ 240 được tăng cường cán bộ và một số đơn vị. Nhiệm vụ của sư đoàn là cùng các lực lượng khác chiến đấu bảo vệ vùng trời Đông Bắc Tổ quốc, trọng tâm là TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.
Tháng 02/1965, máy bay Mỹ đánh hải đăng Cửa Gianh và các công trình giao thông vận tải, các phương tiện vận tải biển ở khu vực Quảng Bình cũng bị phá hủy nặng nề.
Ngày 11/5/1965, Mỹ ném bom và bắn rocket vào tàu Đoàn Kết, trọng tải 800 tấn, đang dỡ hàng lương thực tại cảng Bến Thủy. Các sà lan biển B6, B8 cũng bị đánh đắm sau đó. Tiếp đó, chúng đánh uy hiếp tàu Hữu Nghị, tàu VTB2 và bắt đầu đánh thường xuyên các phao tiêu, nhà đèn, các đảo ven bờ, cửa biển vùng Khu IV.
Với quy mô đánh phá của Mỹ ở thời kỳ này nhằm triệt phá khu vực vận tải đầu mối đến chiến trường miền Nam, chặn đứng sự chi viện từ phía Bắc vào vùng đầu mối giao thông Khu IV và thăm dò dư luận quốc tế để đánh lấn. Lúc đầu, phía ta có lúng túng cách đối phó nên bị động và thiệt hại. Tuy nhiên, từng nơi, từng lúc chúng ta vẫn có những biện pháp chống trả, phòng tránh để duy trì sự có mặt của vận tải biển chi viện chiến trường và phục vụ việc khôi phục và xây dựng miền Bắc XHCN.
Các nhà máy điện, trong đó có Nhà máy điện Cửa Cấm trở thành trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhất. Máy bay Mỹ đã tập trung oanh tạc dữ dội, liên tục, gần 30 trận đánh hủy diệt trút xuống hai cơ sở điện Cửa Cấm và Thượng Lý.
Đế quốc Mỹ mở rộng đánh phá theo kiểu leo thang ra các tuyến giao thông vận tải phía Bắc, chúng đánh phá ác liệt vào các hải đăng phía Bắc. Chiến tranh bước vào những tháng ngày ác liệt, khó khăn thêm chồng chất. Với quyết tâm mở luồng, thông tuyến, chống phong tỏa bằng thủy lôi của địch đảm bảo an toàn cho công tác vận tải đường biển, công nhân quản đăng đều trở thành những chiến sỹ. Những khẩu hiệu thể hiện ý chí kiên cường, sắt đá của người công nhân gác đèn biển như: “Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng”, hoặc “Ra đi mang nặng lời thề, thủy lôi chưa sạch chưa về quê hương”. Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể dũng cảm, bất khuất trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường biển.
Có những người như công nhân Lê Văn Lợi đã 2 lần được tập thể làm “Lễ truy điệu sống” trước khi lái tàu đi phá thủy lôi để mở đường thông tuyến chống phong tỏa của giặc Mỹ. Ba cô gái: Huệ, Kim, Vây ở tổ trinh sát Hoàng Châu-Cát Hải đã hiên ngang dũng cảm đếm từng quả thủy lôi do do địch thả và đánh dấu chúng trên hải đồ để giao cho đồng đội đi rà phá đảm bảo thông luồng. Các phân đội rà phá thủy lôi của Ty bảo đảm hàng hải như phân đội Lê Mã Lương, phân đội Quyết Thắng đã ra quân là đánh thắng.
Hàng đêm, công nhân bảo đảm dùng đèn pin biến mình thành “đăng tiêu sống” để dẫn luồng cho tàu tránh thủy lôi. Công nhân đảo đèn Long Châu (sống trên diện tích chưa đầy 1 km2) đã phải chiến đấu 238 trận với 5 nghìn tấn bom đạn dội xuống đảo nhưng vẫn bảo đảm đèn luôn sáng. Đảo đèn Hòn Dáu bị đánh 116 trận, đèn chính bị đánh sập, nhưng chỉ sau 24 giờ ngọn hải đăng tạm thời đã lại chớp sáng để chỉ dẫn tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng.
Trong cuộc chiến khốc liệt đó, Bảo đảm ATHH Việt Nam đã có 2 liệt sỹ hy sinh trong lúc trực tiếp rà phá thủy lôi của địch, 10 liệt sỹ hy sinh trong lúc đang quan sát thủy lôi, 13 thương binh trong rà phá; 3 ca-nô bị đánh chìm, 10 tàu phá lôi bị hư hỏng.
Tiêu biểu trong thời kỳ này là Trạm đèn biển Long Châu Anh hùng Lao động và Tiểu đoàn tự vệ Ty Bảo đảm hàng hải Anh hùng đã được Nhà nước phong tặng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Sau này, Bảo đảm ATHH Việt Nam được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật công trình phá thủy lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông (1967-1972) do Chủ tịch nước trao tặng cùng với một số cá nhân được tặng bằng khen.
Đầu năm 1966, cảng Bến Thủy và cảng Gianh (Quảng Bình) bị phá hủy hoàn toàn, sự chuyển hướng hoạt động của Cảng còn lúng túng thì đồng thời bị địch tấn công vào các nơi neo đậu tàu thuyền như Biển Sơn, Lạch Quèn, Lạch Trào, Lạch Trường… Chúng mở những đợt đánh phá ồ ạt vào hệ thống các kho xăng dầu dự trữ của ta ở Đức Giang (Hà Nội), Thượng Lý (Hải Phòng), Kinh Môn, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Bắc, Thái Nguyên, làm cho miền Bắc cạn kiệt nhiên liệu.Một số tàu biển của ta ở phía Bắc cũng bị đánh phá hỏng hoặc chìm như GP1, GP2, HC12, TC5…
Ngày 20-3-1966, máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá các đảo đèn Long Châu, hòn Dáu và hệ thống đèn dẫn đường vào Cảng Hải Phòng. Từ tháng 3-1966 đến tháng 6-1966, máy bay Mĩ đã ném bom, bắn rốc két xuống hòn Dáu hàng chục lần . Tự vệ đảo đèn hòn Dáu đã chiến đấu ngoan cường, đánh máy bay địch, giữ vững ánh sáng của ngọn hải đăng dẫn đường tầu ra vào Càng Hải Phòng an toàn.
Nghiêm trọng hơn là tháng 4/1966 chúng đánh vào hải đăng Long Châu, Hòn Dáu, Cô Tô, cảng Hòn Gai, Cẩm Phả, phá hoại hệ thống phao tiêu luồng tàu vào cảng Hải Phòng. Các tàu Hải quân ở khu vực Hạ Long đã bắn rơi 23 chiếc, bắn bị thương 38 chiếc. Chúng đánh vào tàu vận tải và một số cảng phía Bắc, đánh hủy diệt các cảng vùng Khu IV, cảng Gianh, Nhật Lệ…; truy lùng đánh phá các tàu vận tải và nơi trú ẩn ở tuyến phía Nam, chúng tung tin thăm dò dư luận để tiến tới đánh hủy diện các đầu mối giao thông vận tải phía Bắc hòng chặn đứng đường vận tải chi viện từ Bắc vào Nam, ngăn chặn sự chi viện của bè bạn quốc tế và các nước XHCN thông qua đường biển đến Hải Phòng.
Mặc dù bị thất bại liên tiếp trên cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục leo thang chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Chúng đưa Tập đoàn không quân số 7 mới thành lập tháng 4-1966 vào tăng cường đánh phá miền Bắc. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của nhân dân ta ngày càng gay go, quyết liệt. Đó không chỉ là cuộc đọ sức thuần tuý mà còn là cuộc đọ ý chí, trí thông minh giữa Việt Nam với đế quốc Mỹ.
Từ tháng 4/1966, sau khi thành lập đúng một năm, Trung đoàn tên lửa phòng không 238 - (Ðoàn Hạ Long) - trung đoàn tên lửa thứ hai của binh chủng tên lửa Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là đơn vị bắn rơi máy bay B52 đầu tiên của không quân Mỹ trong lịch sử.- với 4 Tiểu đoàn 81, 82, 83, 84 trong đội hình chiến đấu ở khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng nhận nhiệm vụ hành quân vào Quảng Bình, Vĩnh Linh đối mặt trực tiếp với B52 để tìm cách đánh B52. Bộ đội tên lửa hiểu rõ nhiệm vụ nặng nề “phải vào tận hang để bắt cọp”, quyết tâm bắn rơi bằng được B52. Cuộc hành quân của các tiểu đoàn tên lửa gồm tất cả các khí tài, đạn pháo to lớn, cồng kềnh vượt qua những chặng đường dài gập ghềnh bom đạn, vượt sông, vượt núi nên đến đầu năm 1967 mới vào tới Vĩnh Linh. Tuy nhiên, cả 4 Tiểu đoàn đều bị tổn thất lớn cả về khí tài và người bởi máy bay địch bắn phá ngày đêm. Tiểu đoàn 84, cánh quân đầu tiên vượt sông Gianh vào tới Vĩnh Linh vào tháng 8 năm 1967, nhưng xe, pháo bị bom đánh dọc đường bị hư hỏng nặng. Khi đến vị trí tập kết, vừa xây dựng xong trận địa ở Phủ Định, chưa kịp phóng đạn đã bị tên lửa của địch đánh trúng, khí tài hỏng hoàn toàn sau hai ngày bị máy bay địch đánh phá với tần suất hàng trăm lần mỗi ngày. Tiểu đoàn 84 phải quay ra Hà Nội nhận lại khí tài mới. Địch muốn chặn đứng không cho tên lửa ta vào Vĩnh Linh để tiếp cận với B52. Trận địa tên lửa mới xây dựng của tiểu đoàn 83 Cổ Kiềng cũng bị bắn phá dữ dội. Khí tài phải trang bị lại.
Từ tháng 5-1966 trở đi, bên cạnh việc gia tăng cường độ đánh phá toàn bộ các mục tiêu quân sự, dân sự trên miền Bắc, Tổng thống Mỹ L.Giônxơn ra lệnh ném bom hệ thống kho nhiên liệu của ta, nhằm làm tê liệt hoạt động của miền Bắc, buộc Đảng, Chính phủ và nhân dân ta nao núng ý chí quyết tâm đánh Mỹ.
Trước âm mưu và hành động tăng cường chiến tranh của địch, Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định đưa tên lửa vào hoạt động trong địa bàn Quân khu IV; tổ chức các cụm chiến đấu cơ động dọc theo quốc lộ 1 phía bắc và phía nam Hà Nội và các tỉnh Hà Bắc, Thái Nguyên, vừa để bảo vệ giao thông, vừa sẵn sàng cơ động về bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng.
Đến tháng 5/1966 ở vùng Khu IV và Quảng Bình, các tàu vận tải biển cỡ nhỏ của Trung ương bị đánh hư hỏng nhiều, tàu thuyền địa phương bị hư hại hàng nghìn chiếc. Mỹ đồng thời gây sức ép với tàu nước ngoài đến các cảng phía Bắc, ném bom gần tàu Trung Quốc, bắn rocket vào mũi tàu Liên Xô, khiêu khích ngăn chặn các tàu nước ngoài trên đường vào các cảng miền Bắc Việt Nam. Trên luồng Nam Triệu, Mỹ thường xuyên dùng máy bay thả pháo sáng và săn lùng tàu nội địa, bắn hỏng ca-nô và các tàu hoa tiêu. Chúng tung biệt kích vào phá hoại tuyến vận tải phía Nam, cho khu trục hạm xâm nhập khiêu khích luồng phía Bắc.
Giữa năm 1966, Mỹ cho máy bay bắn phá Hải Phòng cả ngày lẫn đêm, tập trung vào các cơ sở kinh tế, văn hóa, các tuyến giao thông huyết mạch: Cảng Hải Phòng, Quốc lộ 5, cầu Xi Măng, chợ Sắt... Ngày 29-6-1966, đế quốc Mỹ đã đánh phá vào trung tâm thành phố với mục tiêu phá hủy kho xăng dầu và ngăn chặn việc vận tải xăng dầu từ nước ngoài vào Cảng Hải Phòng, từ Hải Phòng đi các địa phương và vào chiến trường, nhiều tốp máy bay địch mở các cuộc tiến công vào kho xăng Đức Giang, Đông Anh, Thượng Lý...
Những ngày đầu, lực lượng phòng không mặt đất đánh trả chưa có hiệu quả. Cả hai kho Đức Giang và Thượng Lý đều bị tổn thất. Một số đơn vị đang cơ động tác chiến vòng ngoài được điều gấp về tăng cường bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Trong khi đó, một số đơn vị bộ đội tên lửa được lệnh cơ động vào sâu trong Quân khu IV, tới Vĩnh Linh, Quảng Bình để nghiên cứu cách đánh máy bay B.52. Trên đường hành quân, các đơn vị này liên tiếp tham gia đánh địch ở Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh,... bắn tan xác một số máy bay Mỹ. Ở Khu vực xung quanh Hà Nội, Hải Phòng, nhiều trận đánh diễn ra liên tiếp, ác liệt.
Hải Phòng là cửa ngõ giao thông chính của miền Bắc. Cũng trong giai đoan này, một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an giao cho Công an Hải Phòng là bảo vệ tuyệt đối bí mật các mục tiêu quân sự, các tài liệu về hoạt động xếp dỡ hàng tại cảng, mọi con đường vận tải hàng hoá cho chiến trường…
Đại tá Hoàng Xuân Lâm nhớ lại trận chúng thả bom đánh vào kho xăng dầu Thượng Lý, Sở Dầu, khói lửa bốc cao nghi ngút tới 5, 7km. Trong khi tất cả lực lượng PCCC được huy động chữa cháy, thì máy bay địch lại tiếp tục thả bom, cả khu vực gần như chìm trong biển lửa. Nhưng được sự trợ giúp của nhân dân, bất chấp hiểm nguy, toàn dân xông vào kho vần hàng trăm, ngàn thùng xăng ra vị trí an toàn, biển lửa nhanh chóng được dập tắt. Trận đó, quân ta đã cứu được hơn 1 ngàn tấn xăng dầu, nhựa đường chứa trong kho vận chuyển đến nơi an toàn. Và để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bom mìn Mỹ gây ra, khi Mỹ ném bom bắn phá thành phố thì công an đã bí mật bố trí lực lượng, làm chòi trên các nóc nhà cao tầng để quan sát, đếm, xác định vị trí, tình trạng bom đã nổ hay chưa nổ để đánh dấu, kết hợp với lực lượng quân đội tiến hành rà phá bom, hướng dẫn nhân dân phòng tránh...
Trước nguy cơ thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa” ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ tiến hành phong tỏa bằng thủy lôi ở miền Bắc Việt Nam với quy mô chưa từng có. Chúng coi đó là hành động quân sự có tính chất quyết định. Kẻ thù mở rộng âm mưu phong tỏa với ưu thế về số lượng phương tiện, hiện đại về kỹ thuật và hiệu quả cao về tính sát thương phá hoại với các loại bom từ trường phong tỏa dày đặc trên các tuyến giao thông thủy-bộ, cầu phà, sân bay, nhà ga, bến bãi, từ cửa biển đến dòng sông. Chúng phong tỏa từ phía Nam ra phía Bắc, từ tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn cho đến các tuyến giao thông ven biển. Song song với phong tỏa thủy lôi, chúng tăng cường đánh phá bằng các loại bom phá, bom bi quả ổi, quả dưa, bom đinh, bom xuyên, rocket và pháo kích từ, pháo hạm ngoài biển vào… nhằm tạo thành một thế trận bao vây phá hoại ta rất ác liệt, dã man và tàn bạo. Ác liệt dã man đến nỗi bạn bè quốc tế và chính người Mỹ cũng không thể tưởng tượng nổi nhân dân Việt Nam sẽ chịu đựng như thế nào…
Trong trận đánh ngày 7-7-1966 trên khu vực Sông Cấm, Bến Bính các tàu T195, T197, T199, T201 sau hơn một giờ chiến đấu đã bắn rơi 4 chiếc, góp phần cùng quân và dân Hải Phòng, Hà Nội bắn rơi 11 máy bay Mỹ.
Ngày 19-7-1966, nhiều tốp máy bay lao tới đánh khu vực cầu Giẽ, Vạn Điểm, kho dầu Đông Anh... Các đơn vị tên lửa, pháo phòng không và không quân đã hiệp đồng chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, bắn hạ một số máy bay địch. Sau cuộc chiến đấu, Tiểu đoàn 61 Trung đoàn tên lửa 236 được công nhận là đơn vị đầu tiên bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ và được nhận cờ “Làm theo lời Bác, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Sau trận đánh ở nam - bắc Hà Nội, lực lượng phòng không trên các hướng đều liên tiếp lập công. Ngày 20-7-1966, Tiểu đoàn tên lửa 72 thuộc Trung đoàn tên lửa 285 bố trí trận địa ở Vô Tranh, bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay trinh sát điện tử EB66.
Những ngày đầu tháng 8-1966, các đơn vị tên lửa bố trí ở Thái Nguyên, Vĩnh Phú đều bắn rơi máy bay. Trong hai trận chiến đấu ngày 2-8-1966, lực lượng phòng không Hải Phòng trong năm phút chiến đấu đã bắn tan xác năm máy bay, riêng Trung đoàn pháo phòng không 252 do Trung đoàn trưởng Lâm Văn Kiếm chỉ huy đã hạ bốn chiếc. Thời kỳ này, trung bình mỗi tháng, hàng chục chiếc máy bay các loại của không quân và hải quân Mỹ bị bắn rơi. Chỉ tính từ ngày 17-7 đến ngày 17-8-1966, đã có 138 máy bay Mỹ bị đền tội.
Sau hơn một tháng ném bom hệ thống kho dầu của ta, cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ báo cáo là 70% khả năng xăng dầu của Bắc Việt Nam bị tiêu huỷ. Những người cầm quyền Mỹ rất phấn khởi khi nhận được tin này. Song, mùa Hè đi qua, miền Bắc Việt nam vẫn có đủ xăng dầu để bảo đảm mọi hoạt động bình thường và tăng cường chi viện cho miền Nam. Vì nhiên liệu nhập từ Liên Xô, Trung Quốc, quân và dân miền Bắc đã chứa vào các phuy và bể, phân tán khắp các vùng nông thôn và dọc hai bên đường số 1, trên các nẻo đường liên tỉnh hướng vào Nam. Đánh phá hệ thống kho nhiên liệu ở miền Bắc là bước leo thang quan trọng trong cuộc chiến tranh không quân của Mỹ, nhưng rõ ràng là “việc oanh tạc các kho dầu đã thất bại, v.v... Không có bằng chứng gì chứng tỏ Bắc Việt Nam đã có thời kỳ khốn đốn về dầu” (Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, VNTTX phát hành, Hà Nội, 1971, t.2, tr.149.).
Tháng 9-1966, địch tập trung đánh phá dữ dội tuyến đường 1 từ Ninh Bình đến Thanh Hoá. Sư đoàn phòng không cơ động 367 cùng bộ đội tên lửa và các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã chiến đấu hàng trăm trận, hạ 24 máy bay, bảo vệ nhiều mục tiêu trên tuyến giao thông huyết mạch này.
Mờ sáng 21-9-1966, biên đội bốn chiếc Mig-17 do Nguyễn Văn Bảy chỉ huy được lệnh chuyển từ Gia Lâm xuống Kiến An (Hải Phòng). Theo phương án, không quân Mỹ từ biển vào Quảng Ninh, Bắc Giang đánh đường số 1. Mig-17 của ta được lệnh cất cánh bí mật tiếp cận. Sau đó, 16 chiếc F105 cùng tám chiếc F4 bao vây ông và phi công Mẫn. Ông thông báo với phi công Mẫn “hai chiếc F4 bay úp”, rồi cùng đồng đội lao thẳng vào giữa vòng vây làm xáo trộn đội hình địch. Máy bay Mỹ ra sức rải bom mù mịt bầu trời. Lúc đó, phía trước Mig-17 của phi công Mẫn là một chiếc F4, phía sau là chiếc F105. Chiếc F105 lập tức nã tên lửa vào Mig-17 của Mẫn. Ông ra lệnh cho Mẫn ra khỏi tầm ảnh hưởng. Hai quả tên lửa địch lao trúng chiếc F4 phía trước làm nó bị gãy đôi. Lúc này, Nguyễn Văn Bảy bị kẹp giữa tám chiếc F4. Ông đột ngột quay ra phía sau đối thủ. Vừa bám được đuôi chiếc này thì bị chiếc khác bám đuôi mình. Chúng phóng tên lửa chằng chịt cả bầu trời. Lúc đó ông nghĩ phải tìm cách chơi lại nó. Chọn một chiếc của địch, ông bóp cò, chiếc F4 bốc cháy. Đây có lẽ là trận đánh đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông.
Đông Xuân 1966-1967, đế quốc Mỹ thất bại nặng nề trong chiến lược mùa khô lần thứ 2, chúng điên cuồng đánh phá miền Bắc dữ dội, tập trung mọi khả năng để leo đến nấc thang tội ác mới - đánh phá trên toàn miền Bắc, kể cả Hà Nội, Hải Phòng và thực hiện phong tỏa thủy lôi. Giặc Mỹ thua to ở miền Nam, thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, tàu chiến Mỹ bị đánh trả, máy bay Mỹ bị bắn rơi ngày càng nhiều, hàng trăm phi công Mỹ bị bắt sống. Hòng cứu vãn tình thế, giặc Mỹ leo thang đánh hủy diệt một số cảng và bến sơ tán phía Bắc, phá hoại cảng Hòn Gai, Cửa Ông, đánh vào cảng Hải Phòng; đánh hủy diệt các hải đăng phía Bắc; khống chế luồng vận tải biển quốc tế vào Hải Phòng, đánh vào các luồng chuyển tải từ Hải Phòng đi các tỉnh kể cả sông, sắt và đường bộ; đánh uy hiếp tàu nước ngoài, truy lùng tàu nội địa, thường xuyên tìm kiếm kho tàng và nơi cất giấu tàu thuyền các tuyến phía Nam…
Năm 1966 có 773 chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ trên vùng trời miền Bắc.Giặc Mỹ với ý đồ thực hiện bước leo thang phiêu lưu độc ác cuối cùng nhằm phá hủy hoàn toàn cơ sở vật chất kinh tế-kỹ thuật vận tải của ta, cô lập Hải Phòng thành một hòn đảo, triệt phá toàn bộ các tuyến vận tải vào Nam hòng ngăn chặn sự chi viện của ta vào tiền tuyến nhằm giành lại thế chủ động đã mất trên chiến trường. Cuối cùng, giặc Mỹ thực hiện phong tỏa thủy lôi các loại như MK50, MK52, MK42…, nhất là bom từ trường MK47 trên phạm vi và quy mô chưa từng có. Các loại bom mìn của Mỹ phong tỏa rất hiện đại, gây sát thương, phá hoại cao. Loại MK42 (bom từ trường) khi thả xuống sông biển thành thủy lôi, thả trên bộ thành địa lôi từ tính rất nguy hiểm.
Bước sang năm 1967, năm có tầm quan trọng chiến lược đối với ta và địch, không quân Mỹ tập trung đánh vào sáu hệ thống mục tiêu trên miền Bắc: điện lực, công nghiệp, giao thông vận tải, kho dự trữ nhiên liệu, sân bay và các trận địa phòng không, các cơ sở quân sự. Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai trên chiến trường miền Nam, đưa cuộc chiến tranh cục bộ lên đỉnh cao, đồng thờiTổng thống Mỹ Giôn-xơn cũng bí mật cho rải thủy lôi ở các cửa sông, bến cảng phía Bắc. Tất cả các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện ở nội thành thực hiện sơ tán khẩn trương và triệt để về vùng nông thôn, tổ chức sản xuất và đời sống ở khu vực sơ tán phù hợp với tình hình cuộc chiến tranh phá hoại còn ác liệt và lâu dài.
Theo kết quả kiểm tra sau Tết Nguyên đán Đinh Mùi (1967), toàn thành phố có trên 400.000 hầm tập thể và hố cá nhân, 640.000 mét giao thông hào được xây dựng khắp các cơ quan, xí nghiệp, trường học, đường phố và từng gia đình. Tính trung bình, mỗi người dân Hải Phòng có ba vị trí trú ẩn và đánh địch. Để tăng cường hơn nữa lực lượng chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng, Bộ Tổng tham mưu đã điều về Hải Phòng một số biên đội chiến đấu của không quân, đơn vị pháo cao xạ, bộ đội chủ lực sẵn sàng cơ động chiến đấu.
Ba tháng đầu năm 1967, trời rét đậm. Thời tiết dù không thuận lợi, nhưng máy bay Mỹ vẫn tăng cường hoạt động đánh cắt giao thông, tập trung vào khu vực từ Ninh Bình đến Đò Lèn (Thanh Hoá).
Tháng 2-1967, Tổng thống Mỹ L.Giônxơn chuẩn y đề nghị của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho phép mở rộng phạm vi đánh phá trong khu vực Hà Nội, Hải Phòng; tiến hành rải mìn trên các luồng sông, cửa biển; dùng hải quân khống chế gắt gao khu vực ven biển từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20. Để tăng sức uy hiếp từ biển, trong năm 1967, Mỹ huy động tới tám chiếc tuần dương hạm và tàu khu trục chuyên bắn vào các mục tiêu trên bờ biển miền Bắc. Các cuộc bắn phá của hải quân Mỹ ngày càng ác liệt, nhất là khu vực từ nam sông Gianh trở vào. Có những thời kỳ cao điểm, mỗi ngày, tàu địch dội vào đất liền hàng nghìn quả đạn pháo. Ngoài ra, máy bay B52 và pháo binh từ bờ nam sông Bến Hải đánh phá dữ dội khu vực Hồ Xá, Vĩnh Linh.
Những ngày cuối tháng 2-1967, pháo binh địch từ bờ nam sông Bến Hải bắn phá Hồ Xá, Vĩnh Linh; máy bay hải quân Mỹ rải thuỷ lôi ở cửa sông Cả, sông Gianh, sông Mã, sông Kiến Giang và Cửa Sót... Đồng thời, một bộ phận lực lượng của Tập đoàn không quân số 7 đánh phá các mục tiêu công nghiệp miền Bắc, đặc biệt là Khu gang thép Thái Nguyên, Khu công nghiệp Việt Trì, Nhà máy điện Hồng Gai, Nhà máy điện Bắc Giang...
Ngày 26/02/1967, những quả thủy lôi đầu tiên được Mỹ thả xuống Hải Phòng, mở đầu cho chiến dịch phong tỏa các cảng sông miền Bắc. Mỹ sử dụng hỗn hợp nhiều loại thủy lôi: thủy lôi từ trường, thủy lôi âm thanh, thủy lôi chạm nổ, thủy lôi áp suất… nhằm mục tiêu đánh chìm nhiều loại tàu chiến, tàu vận tải của ta, ngăn chặn việc chi viện cho chiến trường miền Nam và sự giúp đỡ của các nước XHCN đối với Việt Nam. Tiếp đến chúng chọn các cửa sông Mã, sông Gianh, cửa Hội, Nhật Lệ... là những đầu mối giao thông quan trọng của ta lúc bấy giờ để thả thủy lôi.
Ngày 27/02/1967, máy bay Mỹ thực hiện các phi vụ thả thủy lôi dọc bờ biển và các cửa biển ở Khu IV, sông Gianh, Nhật Lệ… (tin điện của đại diện Bộ K4). Ngày 28/02/1967, máy bay Mỹ bay sát mặt sông theo hướng ra biển vào lúc tối trời để thả thủy lôi MK50, MK52 phong tỏa Lạch Trào, Cửa Hội, Cửa Gianh.
Tháng 3-1967, máy bay địch tập trung đánh phá các khu công nghiệp ở Thái Nguyên, Việt Trì, Hà Bắc. Trên mặt trận vùng ven biển, vào tháng 3-1967, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam chuyển trọng tâm hoạt động bảo vệ vùng ven biển Hải Phòng và vùng biển Đông Bắc. Nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng biển từ nam vĩ tuyến 20 trở vào chủ yếu do lực lượng pháo binh bờ biển đảm nhiệm. Trên vùng biển này, ngoài lực lượng pháo binh bờ, các tàu, thuyền đánh cá và vận tải của quốc doanh, của các hợp tác xã được tổ chức thành các đơn vị vừa làm nhiệm vụ sản xuất, vừa sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ vùng ven biển. Các đơn vị này được trang bị súng cối pháo ĐKB, súng chống tăng B.40, súng máy cao xạ 12,7mm. Tại các vùng trọng điểm ven bờ, nhân dân tích cực làm công tác phòng không như sơ tán người già và trẻ em; đào đắp, xây dựng hầm hào, dựa vào đó để bám trụ sở sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển quê hương.
Ngày 05/3/1967, Mỹ tiếp tục thả thủy lôi ở Lạch Trào. Đồng thời, tại các đầu mối giao thông thủy-bộ quan trọng vùng ven biển Khu IV, vùng Quảng Bình, Vĩnh Linh và tuyến Trường Sơn chúng phong tỏa các loại mìn, bom nổ chậm, bom từ trường MK42 (còn gọi là bom chờ nổ). Tại các cửa biển phía Bắc, máy bay Mỹ liên tục thăm dò trinh sát và thả vật nghi binh.
Từ ngày 26/02 đến ngày 21/5/1967, liên tiếp nhiều đêm máy bay của Mỹ lẻn vào thả tổng cộng 160 quả.
Hồi 14h ngày 19/4/1967 thả 12 vật nghi binh ngoài phao số 0 luồng Nam Triệu. Tiếp đó, ngày 20-4-1967, chúng mở đợt tiến công dữ dội thành phố Hải Phòng, máy bay địch đánh phá thị xã Đồ Sơn. Lực lượng phòng không trên địa bàn đánh trả quyết liệt, bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Tên giặc lái nhảy dù xuống đông bắc đảo hoàn Dáu. Bất chấp bom đạn địch. Tự vệ HTX Duyên Hải phối hợp với bộ đội chèo thuyền ra khơi bắt sống giặc lái Mỹ. Chiến công này đã động viên tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân thị xã..
Nhiều tốp máy bay A.4, A.6, F.4, F.8 từ hướng đông nam lao tới ném bom xuống trận địa phòng không, Nhà máy điện Cửa Cấm, Nhà máy sắt tráng men, Nhà máy xi măng, cầu Hạ Lý và một số khu phố ở Hồng Bàng, Ngô Quyền, đế quốc Mỹ đã huy động 125 lần chiếc máy bay đánh thẳng vào trung tâm thành phố nhằm hủy diệt các cơ sở công nghiệp, đánh phá cầu Hạ Lý. Trong trận này, quân và dân Hải Phòng đã đánh thắng vẻ vang, trừng trị đích đáng bước leo thang mới của giặc Mỹ.
Trong ký ức của những cán bộ, công nhân Nhà máy điện Cửa Cấm ngày ấy, không thể quên trận đánh lúc 11h trưa ngày 20/4/1967. Máy bay Mỹ tập trung đánh phá hầu hết các nhà máy dọc sông Cấm trên chiều dài gần 10km. Nhà máy điện Cửa Cấm là điểm bị đánh phá nặng nhất. Cùng thời kỳ này, cả Hải Phòng là một trận địa khổng lồ, không ngày nào bom đạn không đánh phá hệ thống đường dây và trạm. Nhà máy điện Cửa Cấm bị tàn phá nặng nề và đã phải ngừng hoạt động. Nhưng trước đó, Đại đội tự vệ Nhà máy đã phối hợp với lực lượng phòng không không quân bắn cháy 3 máy bay Mỹ.
Do được chuẩn bị tốt, lực lượng phòng không bảo vệ thành phố cảng đã phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả, đánh trả mãnh liệt những tên giặc trời, bắn rơi năm chiếc máy bay. Thành tích đó của quân, dân Hải Phòng đã được Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam kịp thời biểu dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen. Trong thư, Người căn dặn: “Đồng bào, cán bộ và bộ đội không được vì thắng lợi mà chủ quan. Phải nâng cao cảnh giác làm tốt công tác phòng không nhân dân, đánh giỏi, thắng lớn hơn nữa”(Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.12, tr.261.)
Sau đợt đánh phá dữ dội Hải Phòng, từ ngày 24-4-1967, không quân Mỹ liên tiếp mở các đợt đánh phá nhằm vào Hà Nội, Hải Phòng, năm máy bay Mỹ ném bom Hải Phòng, bị lực lượng phòng không của ta bắn cháy. Trận đánh Mig-17 các phi công Mỹ nhớ nhất diễn ra ở ven biển, gần Hải Phòng. 24-4-1967. từ sân bay dã chiến Kiến An, đơn vị Nguyễn Văn Bảy đã chiến đấu với tốp máy bay Mỹ đánh cảng Hải Phòng, ở hai lần bắn cuối cùng trong đời, Nguyễn Văn Bảy tiếp tục hạ một chiếc F8C và một chiếc F4H của địch, F-8C No 146915 do phi công E.J.Tucker lái bị anh đánh bất ngờ (Tucker bị thương sau đó chết trong trại tù binh).
Các F-4 hộ tống lao vào phản công, chứng kiến đẳng cấp của phi công Việt Nam, họ miêu tả: Bẩy lắc mình tránh hai đợt tên lửa, lao thẳng vào chiếc F-4 hộ tống do C.E. Southwick và Ens. J.W. Land lái, hạ chiếc này (cả hai đều được cứu). Bẩy bắn ở tầm rất gần đến mức ngòi nổ an tòan của đạn không kích nổ để bảo vệ người bắn, tức chỉ vài chục mét, luồn xuống dưới mục tiêu thoát hiểm (ngòi nổ này đã cứu hai phi công trên). Cả hai phi công Mỹ đều không kịp hiểu cái gì bắn rơi họ. Ngày hôm sau, Bẩy lại cùng đồng đội hạ hai A-4C. Số 147799 lái bởi Lt. C.D. Stackhouse bị bắt làm tù binh và số 151102, lái bởi Lt(jg) A.R. Crebo, cứu được. Với những chiến công lẫy lừng ấy, năm 1967, ông là một trong ba phi công đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Ông cũng là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp “ách” trong kháng chiến chống Mỹ (“ách” (aces) là danh hiệu công nhận cho các phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ năm trở lên. Danh hiệu “ách” có từ chiến tranh thế giới thứ nhất).
Tiếp đó, ngày 25-4-1967, giữa lúc nhân dân Hải Phòng đang nô nức đi bầu cử Hội đồng nhân dân thành phô thì từng đàn máy bay Mỹ ập vào vùng trời thành phố, tập trung bom đạn chế áp các trận địa tên lửa, pháo cao xạ, các đài ra-đa, sân bay Kiến An…Để vô hiệu hóa lưới lửa phòng không của ta, chúng thả nhiễu dày đặc tạo thành vành đai nhiễu dài hàng chục km, đồng thời dùng tên lửa có điều khiển Shrike với tầm bắn xa, độ chính xác cao, bắn vào các trận địa ra-đa, tên lửa, pháo cao xạ, kết hợp với ném bom bi, bom sát thương… Toàn thành phố mờ mịt khói bom. Phối hợp với hoả lực phòng không mặt đất, trong ngày 19 và 25-5, Không quân Nhân Dân Việt Nam xuất kích đánh địch trên vùng trời Hải Phòng, bắn rơi sáu máy bay. Trận đánh ngày 25-4-1967 đi vào lịch sử Hải Phòng với chiến thắng oanh liệt: đánh lui ba đợt oanh kích của 175 lần máy bay phản lực Mỹ, bắn rơi 12 chiếc, trong đó có chiếc thứ 1.800 bị bắn rơi trên miền Bắc, bắt sống giặc lái.
Các đợt đánh phá Hà Nội, Hải Phòng trong tháng 4-1967 của không quân Mỹ không đạt được yêu cầu đề ra ban đầu. Ngày 2-5-1967, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ lệnh cho Tập đoàn không quân số 7 mở tiếp các đợt đánh phá mới. Mục tiêu trọng điểm của đợt đánh phá Hà Nội tháng 5-1967 là cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Nhà máy điện Yên Phụ. Âm mưu của Mỹ là cắt đứt mạch máu giao thông Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - các tỉnh biên giới Việt - Trung; đồng thời triệt nguồn năng lượng chủ yếu của Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm làm ngừng trệ sản xuất và gây khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân thành phố.
14h ngày 15/5/1967, có hai máy bay thả một số vật nghi binh xuống cửa Lạch Giang theo hướng Đông-Tây, sau đó chúng thả tiếp vật nghi binh xuống luồng Hòn Gai. Ta phải tiến hành xác minh việc nghi binh của Mỹ trên các luồng lạch, nếu không sẽ có tác động đến các tàu quốc tế ra vào khu vực cảng biển Hải Phòng, Hòn Gai, Cửa Ông…
Từ tháng 6/1967, địch dùng bom từ trường thay thế thủy lôi. Đồng thời chúng mở chiến dịch đánh phá phong tỏa cảng Hải Phòng bằng máy bay, kết hợp rải hàng ngàn bom từ trường trên các luồng sông, cửa biển, bến phà... tạo thành vành đai ngăn chặn hoạt động các phương tiện vận chuyển đường thủy. Máy bay B52 và máy bay A6A ngày đêm ném bom và thả ngư lôi phong tỏa cửa sông, cảng biển ở nhiều tỉnh phía Bắc. Ngày 4-8-1967, giặc Mỹ lần đầu thả thủy lôi xuống một số đoạn sông ở phía Bắc thành phố, đánh dấu sự mở đầu cuộc chiến chống phong tỏa của quân và dân Hải Phòng. Đến 22/8/1967, Mỹ phong tỏa MK42 xuống cửa Đáy; ngày 23/8/1967, phong tỏa Lạch Giang; ngày 01/9/1967 tiếp tục phong tỏa MK42 xuống Lạch Trào.
Bước sang tháng 9-1967, trong khi vẫn duy trì nhịp độ đánh phá như lệ thường trên toàn miền, địch tập trung một lực lượng lớn máy bay đánh phá nhiều khu vực mục tiêu ở Hải Phòng, đặc biệt là hệ thống giao thông thuỷ, bộ nhằm bao vây cô lập thành phố Hải Phòng với bên ngoài, chặn đường chi viện bằng đường biển của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cho nhân dân ta. Nhiều cây cầu dẫn vào thành phố như cầu Rào, cầu Niệm, cầu Hoa Lư, cầu Thượng Lý... liên tục bị máy bay Mỹ oanh tạc dữ dội. Đồng thời, hàng nghìn quả mìn chờ nổ được rải xuống sông Lạch Trạy, sông đào Hạ Lý, sông Tam Bạc... Trong khi đó, các hệ thống mục tiêu giao thông dọc theo các tuyến đường 5, đường 10 nối Hải Phòng với các địa phương khác vẫn tiếp tục bị máy bay Mỹ đánh phá, khống chế gắt gao.
Chiến sự ở Hải Phòng diễn ra quyết liệt suốt nửa cuối tháng 9 và đầu tháng 10-1967. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố cảng, được chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức, lực lượng phòng không của ta chiến đấu dũng cảm, gây cho địch tổn thất nặng nề về máy bay, người lái. Phối hợp chặt chẽ với hoả lực mặt đất, biên đội máy bay Mig-17 của Không quân nhân dân Việt Nam thuộc Trung đoàn không quân 923 từ sân bay Kiến An xuất kích đánh địch trên vùng trời phía bắc thành phố, bắn rơi hai chiếc F.4B. Trong tháng 9-1967, lực lượng phòng không ba thứ quân thành phố Hải Phòng đã bắn rơi 31 máy bay các loại của Mỹ, lập kỷ lục về tháng hạ nhiều máy bay trong các tỉnh, thành trên toàn miền Bắc.
Tháng 10/1967, Mỹ phong tỏa ác liệt vùng biển Hải Phòng và một số tuyến trọng điểm phía Bắc… Ngày 10-10-1967, các chiến sĩ tự vệ công binh Ty Bảo đảm hàng hải tháo được đầu nổ quả bom từ trường đầu tiên. Chỉ sau đó 10 ngày, các cán bộ kỹ thuật và công nhân cơ khí và bưu điện Hải Phòng đã chế tạo thành công bộ khí tài phá bom từ trường. Sử dụng bộ khí tài này, các chiến sĩ và lực lượng dân quân, tự vệ của ta đã quét sạch số bom chờ nổ địch rải trên các tuyến phố, dưới lòng sông, bến phà Tiên Cựu, bến phà Kiền, khu vực cảng, cầu Niệm An Dương, sông đào Hạ Lý, sông Lạch Tray, bến Vượt…
Vòng vây phong tỏa thành phố bằng bom mìn bị phá tan. Lực lượng rà quét bom mìn giải tỏa đường đến đâu, lực lượng sửa chữa cầu đường gồm công nhân giao thông, thanh niên xung phong và nhân dân trong khu vực nhanh chóng san lấp hố bom, khôi phục các tuyến đường bộ, đường sông, các điểm vượt sông. Từ Cảng Hải Phòng, các đoàn tàu hỏa, ca nô và sà lan, các đoàn ô tô vận tải lại theo đường 5, đường 10, đường 18 và các tuyến đường sông, ven biển, tấp nập chuyển hàng đi các địa phương, ra chiến trường.
Năm 1967, đế quốc Mỹ đã huy động trên 400 lần chiếc máy bay, thả hàng ngàn tấn bom đạn, hy vọng hủy diệt nhanh chóng các cơ sở công nghiệp quan trọng của Hải Phòng, nhưng không đạt được mục đích. Chúng đã tập trung lực lượng hòng đè bẹp mọi sự đối phó của súng phòng không của ta, những thế trận chiến tranh nhân dân với sự phối hợp tuyệt vời của mọi lực lượng bảo vệ thành phố, cả không quân và pháo binh, cả chủ lực và dân quân tự vệ, với phương châm đánh gần, đánh chắc thắng, bắn rơi máy bay ngay từ loạt đạn đầu, thế trận đó ngày càng vững vàng phát triển, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.
Ngay giữa những ngày giặc Mỹ đánh phá ác liệt vào trung tâm thành phố, nhân dân và các lực lượng vũ trang Hải Phòng vẫn một lòng hướng về tiền tuyến lớn miền Nam, quyết đánh bại âm mưu leo thang chiến tranh của địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ vững một đầu cầu tiếp nhận và vận tải hàng vào chiến trường. Xuất phát từ Cảng Hải Phòng, mỗi ngày vẫn có hàng trăm chuyến hàng vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển lên Hà Nội và vào các tỉnh phía Nam.
Để góp phần nhanh chóng đưa hàng vào đến chiến trường, Bộ tư lệnh 350 (Hải Phòng) đã cử những phân đội có nhiều kinh nghiệm rà phá bom mìn dưới nước vào hỗ trợ các tỉnh Khu bốn khơi thông luồng vận chuyển. Cảng Hải Phòng cử những đội bốc xếp giỏi nhất tăng cường cho các cảng phía Nam. Trung đoàn 5, mang danh hiệu “Đoàn dũng sĩ Cát Bi”, được thành lập để luyện con em người Hải Phòng chi viện cho chiến trường.
Năm 1967 và những tháng đầu năm 1968 là thời kỳ chiến đấu ác liệt nhất và cũng là thời gian bắn rơi nhiều máy bay nhất của các lực lượng phòng không thành phố trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ, Mỹ phong tỏa khu vực Hải Phòng gần 1.500 quả, các tuyến khác là 6.680 quả bom từ trường và thủy lôi các loại. Có những ngày, địch tập trung tới 70% tổng số lần cất cánh máy bay chiến đấu đánh phá miền Bắc vào khu vực Hải Phòng. Đế quốc Mỹ hy vọng hủy diệt nhanh chóng các cơ sở công nghiệp quan trọng của Hải Phòng. Thế nhưng, chúng đã thất bại. Có những thời điểm như tháng 9-1967, quân và dân Hải Phòng bắn rơi tới 32 chiếc máy bay, lập kỷ lục tháng bắn rơi nhiều máy bay nhất của một tỉnh trên miền Bắc.
Kẻ thù mở rộng âm mưu phong tỏa với ưu thế về số lượng phương tiện, hiện đại về kỹ thuật và hiệu quả cao về tính sát thương phá hoại với các loại bom từ trường phong tỏa dày đặc trên các tuyến giao thông thủy-bộ, cầu phà, sân bay, nhà ga, bến bãi, từ cửa biển đến dòng sông. Chúng phong tỏa từ phía Nam ra phía Bắc, từ tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn cho đến các tuyến giao thông ven biển. Song song với phong tỏa thủy lôi, chúng tăng cường đánh phá bằng các loại bom phá, bom bi quả ổi, quả dưa, bom đinh, bom xuyên, rocket và pháo kích từ, pháo hạm ngoài biển vào… nhằm tạo thành một thế trận bao vây phá hoại ta rất ác liệt, dã man và tàn bạo. Ác liệt dã man đến nỗi bạn bè nước ngoài và chính người Mỹ cũng không thể tưởng tượng nổi nhân dân Việt Nam sẽ chịu đựng như thế nào…
Theo tính toán của một số tác giả Mỹ, đến cuối năm 1967, Mỹ đã ném xuống miền Bắc Việt Nam 1.630.000 tấn bom các loại (Don Obocdoifer: Tết, Nxb. An Giang trích dịch, 1988, tr.55.), nhiều hơn khối lượng bom đạn mà Mỹ ném xuống chiến trường châu Âu trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, gấp hai lần số bom ném xuống Triều Tiên, gấp ba lần số bom ném xuống chiến trường Thái Bình Dương trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. “Cái thác bom dội xuống Việt Nam đạt tới mức cứ mỗi dặm vuông hứng chịu tới 12 tấn ở cả miền Bắc và miền Nam, và khoảng 100 pao (50 kg) chia cho mỗi đầu người dân Việt Nam kể cả đàn bà và trẻ con mà rất nhiều người trong số họ không nặng tới trọng lượng đó, kể cả máu, thịt và xương!”(Don Obocdoifer: Tết, Nxb. An Giang trích dịch, 1988, tr.55.)
Haiphong, North Vietnam - 1968
This sign with the bomb (foreground) in downtown Haiphong, indicates that there are still unexploded bombs in the area and that it is "off limits" after US air raids. Photo was made in Haiphong by Nippon Depna News and released in Tokyo, ca. March 9 1968. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Bản đồ Hải Phòng 1968
A Detailed Map of Hai Phong in 1968.
Map of Hai Phong 1968 - GUIDE TO NUMBERED FEATURES
Map of Hai Phong 1968 - Index To Streets
Hãy so sánh không ảnh chụp máy bay Mỹ ném bom các khu vực kho tàng và bến tàu ở Hải Phòng, Bắc Việt Nam ngày 17-5-1972 bên dưới.
Cuối tháng 3-1968, do bị thất bại nặng nề trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta ở miền Nam và thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Cuộc chiến đấu của quân và dân thành phố Cảng chống chiến tranh phá hoại, ngăn chặn và phong tỏa lần thứ nhất của đế quốc Mỹ bắt đầu từ ngày 26-3-1965 đến ngày 27-3-1968, ngày máy bay Mỹ đánh trận cuối cùng ở Hải Phòng, vừa tròn 3 năm.
U1585564 - ca. March 9, 1968, Haiphong, North Vietnam --- After a Raid. Haiphong, North Vietnam: A youngster stands in front of main market which was destroyed during a US bombing raid on Haiphong City. Photo was made by photographer and released in Tokyo on March 9. ca. March 9, 1968. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Giặc Mỹ đã huy động 6.664 lần chiếc máy bay, đánh 982 trận (có 181 trận đánh đêm) vào 2.359 lượt mục tiêu. Chúng đã ném xuống thành phố trên 355.000 quả bom đạn (khoảng 8.000 tấn), phá hủy trên 1 vạn ngôi nhà ở, 11 bệnh viện, 4 nhà thờ, 4 trường học… Chúng tưởng có thể “làm tê liệt cảng Hải Phòng bằng việc ném bom và thả mìn… Mỹ đã sử dụng 200 lần chiếc máy bay, nhiều đợt tầu chiến bắn phá 300 trận với 40 quả bom phá, 500 bom bi, 89 quả tên lửa, 1.600 quả đạn pháo và rốc két đánh xuống địa bàn thị xã Đồ Sơn gây nhiều thiệt hại về người va của. Đảng bộ, quân, dân Đồ Sơn đã phối hợp với bộ đội chiên đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, tổ chức khắc phục hậu quả nhanh gọn, vững vàng trước bom đạn địch.
Nêu cao truyền thống “Trung dũng – Quyết thắng”, quân và dân thành phố Cảng đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không phát triển đến trình độ rất cao, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, bắn rơi 217 máy bay phản lực hiện đại Mỹ trên bầu trời thành phố. Nhiều tên giặc lái bị tiêu diệt và bắt sống. Lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ thành phố phát triển nhảy vọt về số lượng, tổ chức và trình độ chiến đấu. Trong mưa bom, bão đạn, Hải Phòng vẫn “hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu”, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu mới của kẻ thù, vừa bảo vệ thành công thành phố, vừa làm tròn nghĩa vụ với đồng bào, chiến sĩ miền Nam ruột thịt.
Bom đạn Mỹ đã gây ra cho miền Bắc những tổn thất nặng nề. Cơ quan phân tích Cục Tình báo Trung ương Mỹ ước tính, chiến dịch Sấm rền của không quân Mỹ đã sát hại 13.000 người miền Bắc trong năm 1965, 24.000 người trong năm 1966 và khoảng 29.000 người trong năm 1967; phần lớn trong số đó là dân thường (80%) (Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, VNTTX phát hành, Hà Nội, 1971, t.2, tr.185.).
Số liệu thống kê của Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, trong bốn năm chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ (1964-1968 ), 14.000 quân nhân và 60.000 dân thường miền Bắc đã bị bom đạn Mỹ giết hại (Tập thống kê số liệu về kháng chiến chống Mỹ, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.).
Ngoài tổn thất về sinh mạng, miền Bắc còn bị thiệt hại nặng nề về vật chất, của cải. Hầu hết hệ thống giao thông, cầu, đường, nhà ga, kho tàng, bệnh viện và nhiều cơ sở kinh tế, nhiều công trình công cộng, kể cả một số hệ thống thuỷ lợi như đê điều, đập nước bị Mỹ đánh phá nhiều lần, trong đó 391 trường học, 92 cơ sở y tế, 149 nhà thờ, 79 ngôi chùa, 25 trong số 30 thị xã và ba trong năm thành phố trên miền Bắc bị phá huỷ.
Đại tá Vũ Xuân Linh, nguyên Phó giám đốc Công an thành phố Hải Phòng cho biết: Từ cuối tháng 6-1969, Mỹ tăng cường máy bay bắn phá Hải Phòng, Sở Công an Hải Phòng và khu phố Hồng Bàng được giao nhiệm vụ PCCC, giải quyết hậu quả các trận bắn phá của địch. Tại các đầu mối giao thông, lực lượng công an hoạt động quyết liệt, bảo đảm hàng nghìn chuyến tàu ra vào cảng an toàn, hàng chục vạn chuyến xe vận tải chạy suốt ngày đêm.
Đặc biệt, ta đã bảo vệ bí mật, an toàn 4 cuộc chuyển quân lớn của bộ đội cùng những vũ khí hiện đại. Trong mịt mùng khói lửa đạn bom, Công an Hải Phòng đã cứu hàng vạn tấn xăng dầu và hàng chục con tàu của các nước bè bạn chở hàng viện trợ Việt Nam. Điển hình là tàu Jozef Conrad của Ba Lan, chở 7 nghìn tấn xăng dầu bị trúng bom Mỹ và tàu Alexan Grin của Liên Xô chở đầy phân đạm, bốc cháy tại cảng, có nguy cơ gây nhiễm độc cả thành phố. Hàng trăm chiến sỹ công an đã quả cảm trong khói độc, hơn 40 người bị thương, trong đó thượng sỹ Nguyễn Đình Thành và hạ sỹ Đỗ Duyên Thịnh đã dũng cảm hy sinh.
Tháng 7-1971, Trung đoàn tên lửa 238 rời chiến trường Khu 4 hành quân ra bắc, biên chế vào Sư đoàn Phòng không 363 thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực trọng yếu Hải Phòng - nơi đế quốc Mỹ đặc biệt "ưu tiên" đánh phá trong cuộc chiến tranh phá hoại. Thượng tá Nguyễn Duy Hiền, Phó Chính ủy trung đoàn cho biết, khi đó, nhiệm vụ đánh máy bay địch bảo vệ Hải Phòng là nhiệm vụ rất nặng nề đối với các đơn vị phòng không bởi nơi đây giáp biển - lợi thế cho máy bay địch, nhưng lại khó khăn cho lực lượng phòng không của ta. Hơn nữa, Hải Phòng là cửa ngõ của tuyến đường biển quan trọng ra quốc tế và là một tấm lưới chắn cho Thủ đô Hà Nội... Cùng với đó, do thất bại nặng nề trên chiến trường miền nam, đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá ác liệt miền bắc, tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.
Càng thua đau trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ càng tăng cường leo thang đánh phá miền Bắc, trong đó, máy bay B52 được sử dụng ngày càng thường xuyên hơn và hoạt động với quy mô, cường độ ngày càng lởn hơn.
Hải Phòng 1972
Ngày 10 tháng 2 năm 1972, một số phi vụ B52 đã được thực hiện trên bầu trời thành phố Vinh. Từ ngày 6 tháng 4, Ních-xơn huy động một lực lượng lớn máy bay, tàu chiến đánh ồ ạt nhiều vùng đông dân từ Quảng Bình đến Lạng Sơn, gây cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc. Ngày 10-4, máy bay B-52 Mỹ ném bom thành phố Vinh, ngày 13-4 ném bom Thanh Hóa.
Từ ngày 14 tháng 4 năm 1972, B52 mở các cuộc oanh tác vào các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế từ vĩ tuyến 17 đến sát phía nam Hà Nội; ngày 16-4 ném bom thành phố Hải Phòng. Đặc biệt ngày 8 tháng 5 năm 1972, Ních-xơn tuyên bố thực hiện cái gọi là “hành động quân sự có tính chất quyết định”, ra lệnh thả mìn phong tỏa vùng biển miền Bắc.
Đêm 15 rạng sáng ngày 16-4-1972, đế quốc Mỹ huy động một số lượng lớn máy bay, tronmg đó có máy bay ném bom chiến lược B.52 đánh phá với mức độ hủy diệt thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Cùng ngày, 4 tầu chiến Mỹ gồm 1 tuần dương hạm, 3 tàu khu trục tiến vào vùng biển Đồ Sơn. Lợi đụng điểm che khuất hòn Dáu và điểm cao 72, tầu địch dùng pháo cỡ lớn bắn phá khu Ngọc Hải, trung tâm thị xã và khu Bàng La. Cuộc chiến đấu của bộ đội phòng thủ bờ biển cùng dân quân thị xã đánh trả tàu chiến địch diễn ra quyết liệt. Tầu khu trục Del CIG 15 trúng đạn bốc cháy phải tháo chạy, 3 chiếc còn lại phải lùi ra xa. Đây là lần đầu tiên quân dân Đồ Sơn cùng với bộ đội bắn cháy tàu chiến Mỹ.
Theo cuốn "The Vietnam War", "ngày 16 tháng 4 năm 1972, lần đầu tiên Mỹ sử dụng B52 đánh vào cả Hà Nội và Hải Phòng... 18 máy bay B52 đã đánh phá các kho vũ khí gần cảng Hải Phòng. 60 máy bay ném bom vào các kho dự trữ xăng dầu gần Hà Nội vào các buổi chiều. Oa-sinh-tơn đã chỉ rõ Mỹ sẽ ném bom vào các mục tiêu quân sự ở hầu hết mọi nơi ở Việt Nam". . .
Theo thống kê của Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng, "trong ba đợt đánh phá bắt đầu từ 1 giờ 30 đêm 15 rạng ngày 16 đến chiều ngày 16 tháng 4 năm 1972, địch đã huy động 20 lần/chiếc máy bay chiến lược B52, 170 lần/chiếc máy bay cường kích chiến thuật, 4 tàu tuần dương và khu trục, ném hàng trăm tấn bom, bắn hàng ngàn quả đại bác, tên lửa, tàn phá hơn một nửa diện tích nội thành, thị trấn Đồ Sơn và 6 xã ven biển huyện Kiến Thụy, An Hải (Hải Phòng)".
Mỹ ném bom xuống ga Hải Phòng năm 1972 (Ảnh: Mai Nam, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)
Cuộc chiến tranh phong tỏa lần thứ 2, bắt đầu từ 09/5/1972.. Đầu năm, Tổng thống Mỹ Ních-xơn vội vã huy động không quân, hải quân tổ chức Đội đặc nhiệm số 11, mở chiến dịch ném bom, rải mìn ồ ạt với trận mở màn lúc 7h30 ngày 09/5/1972., máy bay Mỹ bắn vào hai tàu chở hàng của Liên Xô , máy bay, tàu chiến Mỹ thả mìn, thủy lôi phong tỏa vùng biển Đồ Sơn, Cát Bà và dọc luồng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng.
Riêng khu biển Đồ Sơn, địch thả trên 200 quả mìn và thủy lôi từ khu vực cống Họng đến Bàng La, 4 lần pháo kích lớn với 1790 quả đại bác 130 ly và 155 ly vào trung tâm thị xã, đội 50, Hòn Dáu, các khu Ngọc Hải, Đại Phong, Tiểu Bàng, Đồng Tiến… Bom đạn địch đã giết hại 23 người và làm bị thương 33 người. Hàng chục ngôi nhà, hàng chục thuyền cùng nhiều cơ sở sản xuất bị phá hủy. Sản xuất cá, muối năm này thật sự khó khăn.
36 tàu thuộc nhiều nước bị dồn ứ ở cảng. Rải mìn xong, Ních-xơn công bố thời gian an toàn của thủy lôi là 3 ngày để thúc giục tàu nước ngoài đang bốc dỡ hàng tại Hải Phòng phải nhanh chóng rời cảng. Những ngày sau đó, Mỹ tiếp tục phong tỏa 43 khu vực cảng biển và cửa sông thuộc 10 tỉnh của miền Bắc. Hành động ngang ngược đó của Mỹ chẳng những gây phẫn nộ cho những nước có tàu biển vào ra các cảng miền Bắc Việt Nam mà còn bị nhân dân khắp các nước trên thế giới lên án kịch liệt.
Ngày 11/5/1972, máy bay Mỹ tiếp tục rải mìn bịt luồng ra vào các cảng Hòn Gai, Cẩm Phả, các cửa sông và vùng ven biển miền Bắc nước ta. Từ ngày 09/5/1972 đến tháng 01/1973, địch đã thả hàng vạn quả bom từ trường, thủy lôi, mìn các loại ở 8 tỉnh-thành miền Bắc với 166 điểm; diện tích bị phong tỏa ở các khu vực trọng điểm gần 478km, suốt từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Cửa Tùng, Cửa Việt... Mỹ phong tỏa tuyến duyên hải 5.431 quả, Quảng Ninh 1.142 quả và tại Hải Phòng 1.735 quả bom từ trường và thủy lôi các loại. Chúng phong tỏa nhiều lần, nhiều hướng chồng chất và liên tục bổ sung. Mỹ công khai tuyên bố:… làm tê liệt cảng Hải Phòng bằng việc ném bom và thả mìn, làm tiêu hao và mòn mỏi ý chí của dân chúng bằng cách phơi bày một khu vực rộng lớn của Bắc Việt Nam vào cảnh thương vong và tàn phá…
Bombing of Haiphong Harbor, 17 May 1972
A US jet bombs warehouses and shipping areas in Haiphong, North Vietnam --- Image by © Bettmann/CORBIS
Từ tháng 6 đến tháng 8-1972, chiến dịch rà phá thủy lôi của dân quân, tự vệ thị xã được phát động, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng với tinh thần dũng cảm và sáng tạo. Mặt biển Đồ Sơn cơ bản được giải phóng, tạo điểu kiện cho hơn 400 chiếc tầu, thuyền ra khơi tiếp tục sản xuất. Tự vệ các HTX Duyên Hải, Quyết Tiến vinh dự được Bộ tư lệnh quân khu Tả Ngạn tặng cờ thi đua vũ trang về thành tích rà phá thủy lôi và được thành phố đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công.
Khu Phố Hạ Lý bị ném bom 3 ngày liền 29-30-31 tháng 7-1972
Bom 3000 cân Anh phá hủy khu Hạ Lý
Ngày 27-8-1972, vào hổi 22 giờ, địch cho tầu tuần dương News-CA148 và 3 tầu khu trục bắn phá đảo Cát Bà và Đồ Sơn. Bộ đội phòng hủ bờ biển và các khẩu đội pháo của tự vệ thị xã phối hợp với quân dân Cát Bà đánh trả quyết liệt, bắn cháy hai tàu, trong đó có tầu tuần dương hạm CA148.
Với tinh thần vượt lên bom đạn địch và rà phá thủy lôi chống phong tảo thắng lợi, các HTX nghề cá vẫn duy trì sản xuất. Sản xuất muối tiếp tục thu được những kết quả đáng kể. Các xã viên HTX vận tải dũng cảm bám thuyền, vận chuyển hàng hóa vạn tấn hàng phục vụ chiến đấu, sản xuất tại địa phương và hoàn thành nhiệm vụ chi viện tuyến lửa khu bốn. Công tác giáo dục, văn hóa- xã hội và đời sống nhân dân được đảm bảo.
Đương đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa của đế quốc Mỹ, quân và dân Đồ Sơn đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, phối hợp cùng với bộ đội bắn rơi 7 máy bay, bắt sống giặc lái, 2 lần bắn cháy tàu chiến. Lực lượng dân quân, tự vệ thị xã đã rà phá 30 quả thủy lôi, phối hợp với các lược lượng rà phá nhiều quả thủy lôi, phồi hợp với các lực lượng rà phá nhiều quả thủy lôi khác, góp phần xứng đáng vào chiến công đánh bại kẻ thù ngay trên vùng trời, vùng biển quê hương.
Xác một cậu bé được người đàn ông vớt lên từ bùn lầy sau trận dội bom tháng 8/1972 của Mỹ xuống Hải Phòng.
Trong những ngày tháng nóng bỏng của năm 1972, cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc nước ta ngày càng quyết liệt. Việc chống phá các loại bom mìn, thủy lôi để giải phóng các bến cảng, cửa biển đang là nhiệm vụ vô cùng cấp bách. Được cấp trên giao nhiệm vụ phá bom từ trường, Cục Vận tải đường biển đã nhanh chóng thành lập tổ nghiên cứu và tìm giải pháp phá bom từ trường.
Cục trưởng Cục Vận tải đường biển khi đó là ông Lê Văn Kỳ đã trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo tổ nghiên cứu phá bom từ trường. Các ông Nguyễn Thái Phong, Lê Gia Chửng, Hoàng Chương… là thành viên của tổ. Sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, tổ đã hoàn thành thiết bị tạo ra từ trường mạnh để gây nổ những quả bom từ trường, và trong lần thử nghiệm đầu tiên tại cảng Hải Phòng đã thành công vang dội.
Kết quả, nhiều chuyến tàu vận tải lương thực, vũ khí vào các bến cảng ở Quân khu 4 và miền Nam xuất phát từ cảng Hải Phòng, vượt qua nhiều bãi bom từ trường địch rải dày đặc, vẫn an toàn và đi đến đích đúng thời gian quy định, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà...
Cuộc chiến chống phong tỏa đường biển đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Chúng khiến cho âm mưu của kẻ thù “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá” bị thất bại thảm hại và không ngăn được bước chân giải phóng miền Nam của quân đội ta, nhân dân ta. Trong đội ngũ trùng trùng điệp điệp ấy có đội ngũ những người con ngành Hàng hải. Họ có thể tự hào, ngẩng cao đầu bước tiếp vì những năm tháng đầy thử thách cam go họ đã cống hiến hết mình cho Ngành, cho đất nước. Trong lịch sử nước nhà đã có một “Điện Biên Phủ trên không”, bẻ gãy ý chí chiến lược chiến tranh phá hoạt bằng không lực của kẻ địch, thì ngành Hàng hải cũng tự hào đã có một “Điện Biên Phủ dưới nước”, bẻ gãy ý chí chiến lược phong tỏa đường biển bằng thủy lôi của đế quốc Mỹ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi tại Hội nghị đàm phán Paris. Đây cũng là một bài học có ý nghĩa lịch sử trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại của dân tộc và kho tàng kỹ thuật quân sự nước nhà.
Trung đội cao xạ số 5
Haiphong Street - Sep 24, 1972
Hố tránh bom trên hè phố Hải Phòng 1972
Hải Phòng 1972 - Photo by Ishikawa Bunyo
Trong chiến dịch "Ðiện Biên Phủ trên không" năm 1972, dưới bom đạn cày xới của hàng trăm lượt máy bay chiến thuật Mỹ, đêm 19-12-1972, Tiểu đoàn 81 từ trận địa Minh Kha đã bắn rơi một máy bay F4 ở cửa sông Văn Úc - chiếc máy bay đầu tiên bị lực lượng tên lửa bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ thành phố Cảng. Trong cuộc đọ sức quyết liệt của quân và dân Hải Phòng suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972, Trung đoàn tên lửa 238 đóng góp tích cực vào hỏa lực tầng cao đánh B52 trên bầu trời thành phố Cảng, bắn rơi năm máy bay, trong đó có hai chiếc B52. Hồi 22 giờ 36 phút đêm 26-12-1972, Trung đoàn tên lửa 238 đánh trận cuối trong chiến dịch và Tiểu đoàn 81 đã tiêu diệt một máy bay B52 - chiếc máy bay cuối cùng của đế quốc Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời thành phố Cảng.
Haiphong 1972 - "Nixon must pay for the blood debt"
----------
Năm 1972, Trung đoàn 238 có hiệu suất bắn rơi máy bay chiến đấu cao nhất của Sư đoàn Phòng không 363 với 28 chiếc bị bắn hạ, trong đó có chiếc thứ 300 trên bầu trời Hải Phòng, chiếc thứ 3.800 trên bầu trời miền bắc. Những chiến công của trung đoàn đã góp phần tô thắm thêm trang vàng của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và bộ đội tên lửa nói riêng. Góp phần đập tan cuồng vọng về trận thắng quyết định bằng không quân trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán tại Pa-ri (Pháp), chấm dứt chiến tranh tại miền bắc. Những chiến công vang dội góp phần làm nên truyền thống Anh hùng LLVTND của trung đoàn còn có sự đóng góp xương máu của 394 anh hùng liệt sĩ trong đơn vị đã nằm lại tại các chiến trường.
Trong suốt chiến dịch 12 ngày đêm "Ðiện Biên Phủ trên không" năm 1972, Trung đoàn 238 vinh dự là đơn vị bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên và cũng là đơn vị bắn hạ chiếc máy bay Mỹ cuối cùng trên vùng trời Hải Phòng. Trong những năm tháng chiến tranh, trung đoàn đã cơ động, chiến đấu qua 18 tỉnh, thành phố trong nước và hai tỉnh của nước bạn Lào, bắn rơi 157 máy bay các loại trong đó có chín chiếc B52. Trung đoàn được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cùng nhiều Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công...
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn 363 đã bắn rơi 381 máy bay Mỹ, có 12 B-52, 1 F111, trong đó có 160 máy bay sư đoàn bắn rơi tại Hải Phòng. Trong hàng trăm chiến công của sư đoàn có nhiều chiến công xuất sắc, có ý nghĩa lịch sử như bắn rơi chiếc máy bay thứ nhất, thứ 50, thứ 100, 200, 300 của Hải Phòng, chiếc thứ 2.600 và 3.800 của miền Bắc. Mọi thủ đoạn của không quân địch dù bay bằng, bổ nhào, bay đường bay vẹt, đánh lén v.v.. sư đoàn đều đánh thắng. Loại vũ khí nào của sư đoàn cũng bắn hạ máy bay địch, đơn vị nào cũng lập công xuất sắc. Có trận chỉ trong 5 phút bắn rơi 5 chiếc như ngày 25-4-1967, có tháng sư đoàn bắn rơi 31 máy bay (tháng 9-1967).
Đặc biệt, có trận đạt hiệu suất chiến đấu cao, chỉ một quả đạn tên lửa đã bắn rơi tại chỗ 2 chiếc máy bay A4E như trận ngày 31-8-1967 của Tiểu đoàn 73 thuộc Trung đoàn 285, tại trận địa huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tiếp đó, tại trận địa Vĩnh Linh (Quảng Trị) ngày 17-9-1967, đơn vị bắn rơi chiếc máy bay B-52 đầu tiên trên bầu trời miền Bắc, làm cơ sở để Quân chủng PK-KQ viết cuốn "sách đỏ" chỉ ra cách đánh B-52.
Đêm 27-12-1972, tại trận địa Đại Chu (Yên Phong-Hà Bắc), Tiểu đoàn 72-Trung đoàn 285 hạ một máy bay B-52 ngay giữa thủ đô Hà Nội, máy bay rơi tại đường Hoàng Hoa Thám khi chúng chưa kịp cắt bom gây tội ác, đây là chiếc máy bay B-52 cuối cùng bị bắn rơi trong Chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972...
Bổ xung ngày 4/9/2012 lúc 12h.
Vài ảnh chụp cuốn sách "Bút ký Thành phố chống phong tỏa" - Nhật ký của Hoàng Tuấn Nhã (NXB. Thanh Niên, 1977)
Những ngày ấy ở HP thì thế này (sách đã dẫn)
This sign with the bomb (foreground) in downtown Haiphong, indicates that there are still unexploded bombs in the area and that it is "off limits" after US air raids. Photo was made in Haiphong by Nippon Depna News and released in Tokyo, ca. March 9 1968. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Bản đồ Hải Phòng 1968
A Detailed Map of Hai Phong in 1968.
Map of Hai Phong 1968 - GUIDE TO NUMBERED FEATURES
Map of Hai Phong 1968 - Index To Streets
Hãy so sánh không ảnh chụp máy bay Mỹ ném bom các khu vực kho tàng và bến tàu ở Hải Phòng, Bắc Việt Nam ngày 17-5-1972 bên dưới.
Cuối tháng 3-1968, do bị thất bại nặng nề trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta ở miền Nam và thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Cuộc chiến đấu của quân và dân thành phố Cảng chống chiến tranh phá hoại, ngăn chặn và phong tỏa lần thứ nhất của đế quốc Mỹ bắt đầu từ ngày 26-3-1965 đến ngày 27-3-1968, ngày máy bay Mỹ đánh trận cuối cùng ở Hải Phòng, vừa tròn 3 năm.
U1585564 - ca. March 9, 1968, Haiphong, North Vietnam --- After a Raid. Haiphong, North Vietnam: A youngster stands in front of main market which was destroyed during a US bombing raid on Haiphong City. Photo was made by photographer and released in Tokyo on March 9. ca. March 9, 1968. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Giặc Mỹ đã huy động 6.664 lần chiếc máy bay, đánh 982 trận (có 181 trận đánh đêm) vào 2.359 lượt mục tiêu. Chúng đã ném xuống thành phố trên 355.000 quả bom đạn (khoảng 8.000 tấn), phá hủy trên 1 vạn ngôi nhà ở, 11 bệnh viện, 4 nhà thờ, 4 trường học… Chúng tưởng có thể “làm tê liệt cảng Hải Phòng bằng việc ném bom và thả mìn… Mỹ đã sử dụng 200 lần chiếc máy bay, nhiều đợt tầu chiến bắn phá 300 trận với 40 quả bom phá, 500 bom bi, 89 quả tên lửa, 1.600 quả đạn pháo và rốc két đánh xuống địa bàn thị xã Đồ Sơn gây nhiều thiệt hại về người va của. Đảng bộ, quân, dân Đồ Sơn đã phối hợp với bộ đội chiên đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, tổ chức khắc phục hậu quả nhanh gọn, vững vàng trước bom đạn địch.
Nêu cao truyền thống “Trung dũng – Quyết thắng”, quân và dân thành phố Cảng đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không phát triển đến trình độ rất cao, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, bắn rơi 217 máy bay phản lực hiện đại Mỹ trên bầu trời thành phố. Nhiều tên giặc lái bị tiêu diệt và bắt sống. Lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ thành phố phát triển nhảy vọt về số lượng, tổ chức và trình độ chiến đấu. Trong mưa bom, bão đạn, Hải Phòng vẫn “hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu”, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu mới của kẻ thù, vừa bảo vệ thành công thành phố, vừa làm tròn nghĩa vụ với đồng bào, chiến sĩ miền Nam ruột thịt.
Bom đạn Mỹ đã gây ra cho miền Bắc những tổn thất nặng nề. Cơ quan phân tích Cục Tình báo Trung ương Mỹ ước tính, chiến dịch Sấm rền của không quân Mỹ đã sát hại 13.000 người miền Bắc trong năm 1965, 24.000 người trong năm 1966 và khoảng 29.000 người trong năm 1967; phần lớn trong số đó là dân thường (80%) (Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, VNTTX phát hành, Hà Nội, 1971, t.2, tr.185.).
Số liệu thống kê của Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, trong bốn năm chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ (1964-1968 ), 14.000 quân nhân và 60.000 dân thường miền Bắc đã bị bom đạn Mỹ giết hại (Tập thống kê số liệu về kháng chiến chống Mỹ, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.).
Ngoài tổn thất về sinh mạng, miền Bắc còn bị thiệt hại nặng nề về vật chất, của cải. Hầu hết hệ thống giao thông, cầu, đường, nhà ga, kho tàng, bệnh viện và nhiều cơ sở kinh tế, nhiều công trình công cộng, kể cả một số hệ thống thuỷ lợi như đê điều, đập nước bị Mỹ đánh phá nhiều lần, trong đó 391 trường học, 92 cơ sở y tế, 149 nhà thờ, 79 ngôi chùa, 25 trong số 30 thị xã và ba trong năm thành phố trên miền Bắc bị phá huỷ.
Đại tá Vũ Xuân Linh, nguyên Phó giám đốc Công an thành phố Hải Phòng cho biết: Từ cuối tháng 6-1969, Mỹ tăng cường máy bay bắn phá Hải Phòng, Sở Công an Hải Phòng và khu phố Hồng Bàng được giao nhiệm vụ PCCC, giải quyết hậu quả các trận bắn phá của địch. Tại các đầu mối giao thông, lực lượng công an hoạt động quyết liệt, bảo đảm hàng nghìn chuyến tàu ra vào cảng an toàn, hàng chục vạn chuyến xe vận tải chạy suốt ngày đêm.
Đặc biệt, ta đã bảo vệ bí mật, an toàn 4 cuộc chuyển quân lớn của bộ đội cùng những vũ khí hiện đại. Trong mịt mùng khói lửa đạn bom, Công an Hải Phòng đã cứu hàng vạn tấn xăng dầu và hàng chục con tàu của các nước bè bạn chở hàng viện trợ Việt Nam. Điển hình là tàu Jozef Conrad của Ba Lan, chở 7 nghìn tấn xăng dầu bị trúng bom Mỹ và tàu Alexan Grin của Liên Xô chở đầy phân đạm, bốc cháy tại cảng, có nguy cơ gây nhiễm độc cả thành phố. Hàng trăm chiến sỹ công an đã quả cảm trong khói độc, hơn 40 người bị thương, trong đó thượng sỹ Nguyễn Đình Thành và hạ sỹ Đỗ Duyên Thịnh đã dũng cảm hy sinh.
Tháng 7-1971, Trung đoàn tên lửa 238 rời chiến trường Khu 4 hành quân ra bắc, biên chế vào Sư đoàn Phòng không 363 thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực trọng yếu Hải Phòng - nơi đế quốc Mỹ đặc biệt "ưu tiên" đánh phá trong cuộc chiến tranh phá hoại. Thượng tá Nguyễn Duy Hiền, Phó Chính ủy trung đoàn cho biết, khi đó, nhiệm vụ đánh máy bay địch bảo vệ Hải Phòng là nhiệm vụ rất nặng nề đối với các đơn vị phòng không bởi nơi đây giáp biển - lợi thế cho máy bay địch, nhưng lại khó khăn cho lực lượng phòng không của ta. Hơn nữa, Hải Phòng là cửa ngõ của tuyến đường biển quan trọng ra quốc tế và là một tấm lưới chắn cho Thủ đô Hà Nội... Cùng với đó, do thất bại nặng nề trên chiến trường miền nam, đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá ác liệt miền bắc, tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.
Càng thua đau trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ càng tăng cường leo thang đánh phá miền Bắc, trong đó, máy bay B52 được sử dụng ngày càng thường xuyên hơn và hoạt động với quy mô, cường độ ngày càng lởn hơn.
Hải Phòng 1972
Ngày 10 tháng 2 năm 1972, một số phi vụ B52 đã được thực hiện trên bầu trời thành phố Vinh. Từ ngày 6 tháng 4, Ních-xơn huy động một lực lượng lớn máy bay, tàu chiến đánh ồ ạt nhiều vùng đông dân từ Quảng Bình đến Lạng Sơn, gây cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc. Ngày 10-4, máy bay B-52 Mỹ ném bom thành phố Vinh, ngày 13-4 ném bom Thanh Hóa.
Từ ngày 14 tháng 4 năm 1972, B52 mở các cuộc oanh tác vào các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế từ vĩ tuyến 17 đến sát phía nam Hà Nội; ngày 16-4 ném bom thành phố Hải Phòng. Đặc biệt ngày 8 tháng 5 năm 1972, Ních-xơn tuyên bố thực hiện cái gọi là “hành động quân sự có tính chất quyết định”, ra lệnh thả mìn phong tỏa vùng biển miền Bắc.
Đêm 15 rạng sáng ngày 16-4-1972, đế quốc Mỹ huy động một số lượng lớn máy bay, tronmg đó có máy bay ném bom chiến lược B.52 đánh phá với mức độ hủy diệt thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Cùng ngày, 4 tầu chiến Mỹ gồm 1 tuần dương hạm, 3 tàu khu trục tiến vào vùng biển Đồ Sơn. Lợi đụng điểm che khuất hòn Dáu và điểm cao 72, tầu địch dùng pháo cỡ lớn bắn phá khu Ngọc Hải, trung tâm thị xã và khu Bàng La. Cuộc chiến đấu của bộ đội phòng thủ bờ biển cùng dân quân thị xã đánh trả tàu chiến địch diễn ra quyết liệt. Tầu khu trục Del CIG 15 trúng đạn bốc cháy phải tháo chạy, 3 chiếc còn lại phải lùi ra xa. Đây là lần đầu tiên quân dân Đồ Sơn cùng với bộ đội bắn cháy tàu chiến Mỹ.
Theo cuốn "The Vietnam War", "ngày 16 tháng 4 năm 1972, lần đầu tiên Mỹ sử dụng B52 đánh vào cả Hà Nội và Hải Phòng... 18 máy bay B52 đã đánh phá các kho vũ khí gần cảng Hải Phòng. 60 máy bay ném bom vào các kho dự trữ xăng dầu gần Hà Nội vào các buổi chiều. Oa-sinh-tơn đã chỉ rõ Mỹ sẽ ném bom vào các mục tiêu quân sự ở hầu hết mọi nơi ở Việt Nam". . .
Theo thống kê của Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng, "trong ba đợt đánh phá bắt đầu từ 1 giờ 30 đêm 15 rạng ngày 16 đến chiều ngày 16 tháng 4 năm 1972, địch đã huy động 20 lần/chiếc máy bay chiến lược B52, 170 lần/chiếc máy bay cường kích chiến thuật, 4 tàu tuần dương và khu trục, ném hàng trăm tấn bom, bắn hàng ngàn quả đại bác, tên lửa, tàn phá hơn một nửa diện tích nội thành, thị trấn Đồ Sơn và 6 xã ven biển huyện Kiến Thụy, An Hải (Hải Phòng)".
Mỹ ném bom xuống ga Hải Phòng năm 1972 (Ảnh: Mai Nam, phần chú thích ảnh của tác giả được giữ nguyên)
Cuộc chiến tranh phong tỏa lần thứ 2, bắt đầu từ 09/5/1972.. Đầu năm, Tổng thống Mỹ Ních-xơn vội vã huy động không quân, hải quân tổ chức Đội đặc nhiệm số 11, mở chiến dịch ném bom, rải mìn ồ ạt với trận mở màn lúc 7h30 ngày 09/5/1972., máy bay Mỹ bắn vào hai tàu chở hàng của Liên Xô , máy bay, tàu chiến Mỹ thả mìn, thủy lôi phong tỏa vùng biển Đồ Sơn, Cát Bà và dọc luồng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng.
Riêng khu biển Đồ Sơn, địch thả trên 200 quả mìn và thủy lôi từ khu vực cống Họng đến Bàng La, 4 lần pháo kích lớn với 1790 quả đại bác 130 ly và 155 ly vào trung tâm thị xã, đội 50, Hòn Dáu, các khu Ngọc Hải, Đại Phong, Tiểu Bàng, Đồng Tiến… Bom đạn địch đã giết hại 23 người và làm bị thương 33 người. Hàng chục ngôi nhà, hàng chục thuyền cùng nhiều cơ sở sản xuất bị phá hủy. Sản xuất cá, muối năm này thật sự khó khăn.
36 tàu thuộc nhiều nước bị dồn ứ ở cảng. Rải mìn xong, Ních-xơn công bố thời gian an toàn của thủy lôi là 3 ngày để thúc giục tàu nước ngoài đang bốc dỡ hàng tại Hải Phòng phải nhanh chóng rời cảng. Những ngày sau đó, Mỹ tiếp tục phong tỏa 43 khu vực cảng biển và cửa sông thuộc 10 tỉnh của miền Bắc. Hành động ngang ngược đó của Mỹ chẳng những gây phẫn nộ cho những nước có tàu biển vào ra các cảng miền Bắc Việt Nam mà còn bị nhân dân khắp các nước trên thế giới lên án kịch liệt.
Ngày 11/5/1972, máy bay Mỹ tiếp tục rải mìn bịt luồng ra vào các cảng Hòn Gai, Cẩm Phả, các cửa sông và vùng ven biển miền Bắc nước ta. Từ ngày 09/5/1972 đến tháng 01/1973, địch đã thả hàng vạn quả bom từ trường, thủy lôi, mìn các loại ở 8 tỉnh-thành miền Bắc với 166 điểm; diện tích bị phong tỏa ở các khu vực trọng điểm gần 478km, suốt từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Cửa Tùng, Cửa Việt... Mỹ phong tỏa tuyến duyên hải 5.431 quả, Quảng Ninh 1.142 quả và tại Hải Phòng 1.735 quả bom từ trường và thủy lôi các loại. Chúng phong tỏa nhiều lần, nhiều hướng chồng chất và liên tục bổ sung. Mỹ công khai tuyên bố:… làm tê liệt cảng Hải Phòng bằng việc ném bom và thả mìn, làm tiêu hao và mòn mỏi ý chí của dân chúng bằng cách phơi bày một khu vực rộng lớn của Bắc Việt Nam vào cảnh thương vong và tàn phá…
Bombing of Haiphong Harbor, 17 May 1972
A US jet bombs warehouses and shipping areas in Haiphong, North Vietnam --- Image by © Bettmann/CORBIS
Từ tháng 6 đến tháng 8-1972, chiến dịch rà phá thủy lôi của dân quân, tự vệ thị xã được phát động, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng với tinh thần dũng cảm và sáng tạo. Mặt biển Đồ Sơn cơ bản được giải phóng, tạo điểu kiện cho hơn 400 chiếc tầu, thuyền ra khơi tiếp tục sản xuất. Tự vệ các HTX Duyên Hải, Quyết Tiến vinh dự được Bộ tư lệnh quân khu Tả Ngạn tặng cờ thi đua vũ trang về thành tích rà phá thủy lôi và được thành phố đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công.
Khu Phố Hạ Lý bị ném bom 3 ngày liền 29-30-31 tháng 7-1972
Bom 3000 cân Anh phá hủy khu Hạ Lý
Ngày 27-8-1972, vào hổi 22 giờ, địch cho tầu tuần dương News-CA148 và 3 tầu khu trục bắn phá đảo Cát Bà và Đồ Sơn. Bộ đội phòng hủ bờ biển và các khẩu đội pháo của tự vệ thị xã phối hợp với quân dân Cát Bà đánh trả quyết liệt, bắn cháy hai tàu, trong đó có tầu tuần dương hạm CA148.
Với tinh thần vượt lên bom đạn địch và rà phá thủy lôi chống phong tảo thắng lợi, các HTX nghề cá vẫn duy trì sản xuất. Sản xuất muối tiếp tục thu được những kết quả đáng kể. Các xã viên HTX vận tải dũng cảm bám thuyền, vận chuyển hàng hóa vạn tấn hàng phục vụ chiến đấu, sản xuất tại địa phương và hoàn thành nhiệm vụ chi viện tuyến lửa khu bốn. Công tác giáo dục, văn hóa- xã hội và đời sống nhân dân được đảm bảo.
Đương đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa của đế quốc Mỹ, quân và dân Đồ Sơn đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, phối hợp cùng với bộ đội bắn rơi 7 máy bay, bắt sống giặc lái, 2 lần bắn cháy tàu chiến. Lực lượng dân quân, tự vệ thị xã đã rà phá 30 quả thủy lôi, phối hợp với các lược lượng rà phá nhiều quả thủy lôi, phồi hợp với các lực lượng rà phá nhiều quả thủy lôi khác, góp phần xứng đáng vào chiến công đánh bại kẻ thù ngay trên vùng trời, vùng biển quê hương.
Xác một cậu bé được người đàn ông vớt lên từ bùn lầy sau trận dội bom tháng 8/1972 của Mỹ xuống Hải Phòng.
Trong những ngày tháng nóng bỏng của năm 1972, cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc nước ta ngày càng quyết liệt. Việc chống phá các loại bom mìn, thủy lôi để giải phóng các bến cảng, cửa biển đang là nhiệm vụ vô cùng cấp bách. Được cấp trên giao nhiệm vụ phá bom từ trường, Cục Vận tải đường biển đã nhanh chóng thành lập tổ nghiên cứu và tìm giải pháp phá bom từ trường.
Cục trưởng Cục Vận tải đường biển khi đó là ông Lê Văn Kỳ đã trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo tổ nghiên cứu phá bom từ trường. Các ông Nguyễn Thái Phong, Lê Gia Chửng, Hoàng Chương… là thành viên của tổ. Sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, tổ đã hoàn thành thiết bị tạo ra từ trường mạnh để gây nổ những quả bom từ trường, và trong lần thử nghiệm đầu tiên tại cảng Hải Phòng đã thành công vang dội.
Kết quả, nhiều chuyến tàu vận tải lương thực, vũ khí vào các bến cảng ở Quân khu 4 và miền Nam xuất phát từ cảng Hải Phòng, vượt qua nhiều bãi bom từ trường địch rải dày đặc, vẫn an toàn và đi đến đích đúng thời gian quy định, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà...
Cuộc chiến chống phong tỏa đường biển đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Chúng khiến cho âm mưu của kẻ thù “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá” bị thất bại thảm hại và không ngăn được bước chân giải phóng miền Nam của quân đội ta, nhân dân ta. Trong đội ngũ trùng trùng điệp điệp ấy có đội ngũ những người con ngành Hàng hải. Họ có thể tự hào, ngẩng cao đầu bước tiếp vì những năm tháng đầy thử thách cam go họ đã cống hiến hết mình cho Ngành, cho đất nước. Trong lịch sử nước nhà đã có một “Điện Biên Phủ trên không”, bẻ gãy ý chí chiến lược chiến tranh phá hoạt bằng không lực của kẻ địch, thì ngành Hàng hải cũng tự hào đã có một “Điện Biên Phủ dưới nước”, bẻ gãy ý chí chiến lược phong tỏa đường biển bằng thủy lôi của đế quốc Mỹ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi tại Hội nghị đàm phán Paris. Đây cũng là một bài học có ý nghĩa lịch sử trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại của dân tộc và kho tàng kỹ thuật quân sự nước nhà.
Trung đội cao xạ số 5
Haiphong Street - Sep 24, 1972
Hố tránh bom trên hè phố Hải Phòng 1972
Hải Phòng 1972 - Photo by Ishikawa Bunyo
Trong chiến dịch "Ðiện Biên Phủ trên không" năm 1972, dưới bom đạn cày xới của hàng trăm lượt máy bay chiến thuật Mỹ, đêm 19-12-1972, Tiểu đoàn 81 từ trận địa Minh Kha đã bắn rơi một máy bay F4 ở cửa sông Văn Úc - chiếc máy bay đầu tiên bị lực lượng tên lửa bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ thành phố Cảng. Trong cuộc đọ sức quyết liệt của quân và dân Hải Phòng suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972, Trung đoàn tên lửa 238 đóng góp tích cực vào hỏa lực tầng cao đánh B52 trên bầu trời thành phố Cảng, bắn rơi năm máy bay, trong đó có hai chiếc B52. Hồi 22 giờ 36 phút đêm 26-12-1972, Trung đoàn tên lửa 238 đánh trận cuối trong chiến dịch và Tiểu đoàn 81 đã tiêu diệt một máy bay B52 - chiếc máy bay cuối cùng của đế quốc Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời thành phố Cảng.
Haiphong 1972 - "Nixon must pay for the blood debt"
----------
dinhphdc wrote on Jan 3
Này ku anhoan, vào xem mà không nói gì à?
|
anhoanp wrote on Jan 3
Nói chung là dã man,
Trước đây mình ở Chợ Sắt, có hẳn 1 tòa nhà bị bỏ bom chỗ ngã tư Tôn Đảng - Phạm Hồng Thái có chữ như trên tường ngôi nhà này, ở đó còn có cả 1 tấm bảng ghi tội ác ĐQ Mỹ :d Hiện nay hình như không còn nữa thì phải (????) |
Năm 1972, Trung đoàn 238 có hiệu suất bắn rơi máy bay chiến đấu cao nhất của Sư đoàn Phòng không 363 với 28 chiếc bị bắn hạ, trong đó có chiếc thứ 300 trên bầu trời Hải Phòng, chiếc thứ 3.800 trên bầu trời miền bắc. Những chiến công của trung đoàn đã góp phần tô thắm thêm trang vàng của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và bộ đội tên lửa nói riêng. Góp phần đập tan cuồng vọng về trận thắng quyết định bằng không quân trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán tại Pa-ri (Pháp), chấm dứt chiến tranh tại miền bắc. Những chiến công vang dội góp phần làm nên truyền thống Anh hùng LLVTND của trung đoàn còn có sự đóng góp xương máu của 394 anh hùng liệt sĩ trong đơn vị đã nằm lại tại các chiến trường.
Trong suốt chiến dịch 12 ngày đêm "Ðiện Biên Phủ trên không" năm 1972, Trung đoàn 238 vinh dự là đơn vị bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên và cũng là đơn vị bắn hạ chiếc máy bay Mỹ cuối cùng trên vùng trời Hải Phòng. Trong những năm tháng chiến tranh, trung đoàn đã cơ động, chiến đấu qua 18 tỉnh, thành phố trong nước và hai tỉnh của nước bạn Lào, bắn rơi 157 máy bay các loại trong đó có chín chiếc B52. Trung đoàn được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cùng nhiều Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công...
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn 363 đã bắn rơi 381 máy bay Mỹ, có 12 B-52, 1 F111, trong đó có 160 máy bay sư đoàn bắn rơi tại Hải Phòng. Trong hàng trăm chiến công của sư đoàn có nhiều chiến công xuất sắc, có ý nghĩa lịch sử như bắn rơi chiếc máy bay thứ nhất, thứ 50, thứ 100, 200, 300 của Hải Phòng, chiếc thứ 2.600 và 3.800 của miền Bắc. Mọi thủ đoạn của không quân địch dù bay bằng, bổ nhào, bay đường bay vẹt, đánh lén v.v.. sư đoàn đều đánh thắng. Loại vũ khí nào của sư đoàn cũng bắn hạ máy bay địch, đơn vị nào cũng lập công xuất sắc. Có trận chỉ trong 5 phút bắn rơi 5 chiếc như ngày 25-4-1967, có tháng sư đoàn bắn rơi 31 máy bay (tháng 9-1967).
Đặc biệt, có trận đạt hiệu suất chiến đấu cao, chỉ một quả đạn tên lửa đã bắn rơi tại chỗ 2 chiếc máy bay A4E như trận ngày 31-8-1967 của Tiểu đoàn 73 thuộc Trung đoàn 285, tại trận địa huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tiếp đó, tại trận địa Vĩnh Linh (Quảng Trị) ngày 17-9-1967, đơn vị bắn rơi chiếc máy bay B-52 đầu tiên trên bầu trời miền Bắc, làm cơ sở để Quân chủng PK-KQ viết cuốn "sách đỏ" chỉ ra cách đánh B-52.
Đêm 27-12-1972, tại trận địa Đại Chu (Yên Phong-Hà Bắc), Tiểu đoàn 72-Trung đoàn 285 hạ một máy bay B-52 ngay giữa thủ đô Hà Nội, máy bay rơi tại đường Hoàng Hoa Thám khi chúng chưa kịp cắt bom gây tội ác, đây là chiếc máy bay B-52 cuối cùng bị bắn rơi trong Chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972...
01 Mar 1973, Haiphong, North Vietnam
Children help to carry away debris and search for reusable bricks from war-destroyed houses, photographed in March 1973 in the harbour city Haiphong in North Vietnam.--- Image by © Werner Schulze/dpa/Corbis
Vietnamese
people prepare their food in front of provisional huts at a fire sit,
photographed in March 1973 in the harbour city Haiphong. Image by ©
Werner Schulze/dpa/Corbis
Older girls prepare a meal on a poorly looking place between old huts,
photographed in March 1973 in Hai Phong, North Vietnam. Photo: Werner
Schulze --- Image by © Werner Schulze/dpa/Corbis
Street scene between ruins of war-destroyed buildings in the harbour
city Haiphong in North Vietnam, photographed in March 1973. Image by ©
Werner Schulze/dpa/Corbis
A woman and a traumatised girl stand in a landscape of ruins and bomb craters in front of war-destroyed buildings in the harbour city Haiphong in North Vietnam, photographed in March 1973. She wears a white head bandage as a sign for lost relatives. Image by © Werner Schulze/dpa/Corbis - Khu dân cư Thượng Lý, sát nhà máy xi măng Hải Phòng sau trận bom B-52. Ống khói là của nhà máy xi măng. Khu vực này có nhà máy xi măng, cột điện cao thế vượt sông Cấm và Trạm biến thế An Lạc - trọng điểm cho máy bay Mỹ ném bom
A Vietnamese family in the middle of war-destroyed buildings in the harbour city Haiphong in North Vietnam. Image by © Werner Schulze/dpa/Corbis
A woman and a traumatised girl stand in a landscape of ruins and bomb craters in front of war-destroyed buildings in the harbour city Haiphong in North Vietnam, photographed in March 1973. She wears a white head bandage as a sign for lost relatives. Image by © Werner Schulze/dpa/Corbis - Khu dân cư Thượng Lý, sát nhà máy xi măng Hải Phòng sau trận bom B-52. Ống khói là của nhà máy xi măng. Khu vực này có nhà máy xi măng, cột điện cao thế vượt sông Cấm và Trạm biến thế An Lạc - trọng điểm cho máy bay Mỹ ném bom
A Vietnamese family in the middle of war-destroyed buildings in the harbour city Haiphong in North Vietnam. Image by © Werner Schulze/dpa/Corbis
A Vietnamese family between a field of debris of war-destroyed houses
in Haiphong in North Vietnam. Image by © Werner Schulze/dpa/Corbis
Vài ảnh chụp cuốn sách "Bút ký Thành phố chống phong tỏa" - Nhật ký của Hoàng Tuấn Nhã (NXB. Thanh Niên, 1977)
Những ngày ấy ở HP thì thế này (sách đã dẫn)
Huong at 11/20/2012 07:16 pm comment
Chào bạn tôi đã ghé vào đây thăm bạn , và
tìm thông tin _ không có gì vội , khi nào bạn rảnh thì đăng _ tôi và mọi
người cùng đọc .Cám ơn bạn .
Mặt Bẩn at 11/21/2012 09:30 am reply
Bài lên rồi đấy bạn, lúc nửa đêm 20.
Nguyễn mộng Nhưng at 11/11/2012 06:05 am comment
Đầu năm nhân vụ Đoàn Văn Vơn ở Tiên Lãng,
blog Mai Thanh Hải có bài " Hải Phòng đó đau thương chỉ biết... gục
đầu". Người Hải Phòng bây giờ đã khác xưa chăng ?
Mặt Bẩn at 11/20/2012 11:20 am reply
Lại nói thêm một chút về "Hải Phòng đó đau thương chỉ biết... gục
đầu", nếu chỉ biết gục đầu thì sao có vụ ăn đất Đồ Sơn, ăn đất Quán Nam,
v.v được bóc gỡ, sao có vụ Đoàn Văn Vươn, và mới đây nhất là bắt giam
phó văn phòng huyện An Dương cũng vì ăn đất hả bác?
Mặt Bẩn at 11/13/2012 09:39 am reply
Bài hát xuyên tạc đó MB mới biết từ khi MTH đăng bài đó, là người HP.
ở HP, kể cả gần chục năm lang thang ở TP. HCM, dưới miền Tây Nam bộ,
chưa bao giờ MB nghe thấy ai hát xuyên tạc như thế cả, bác ạ.
Thiềm Thừ at 10/28/2012 11:33 am comment
16-4-1972 nhằm ngày 3 tháng Ba Nhâm Tý,
tiết hàn thực. Đang ngồi nặn bánh trôi bánh chay với mẹ thì báo động,
chạy nháo nhào. Đến trưa, nghe đài báo tin B52 rải thảm ở Hải Phòng, rất
nhiều người chết...
Mặt Bẩn at 10/30/2012 03:17 pm reply
Cảm ơn bác, nếu có tư liệu, xin bác viết bài nhé!
nguyen at 10/24/2012 12:05 pm comment
ảnh Hải Phòng xưa làm tôi sống lại những năm tháng hào hùng của dân tộc.
Mời bạn sang tôi chơi.
Mặt Bẩn at 11/22/2012 06:00 pm reply
Vâng, tôi đã sang bạn.
lao quangthau at 09/14/2012 05:51 pm comment
lao quangthau at 09/04/2012 09:54 pm comment
Đêm ngon giấc mộng đẹp Bạn nhé ![img]1[/img]
Ruồi Trâu at 09/03/2012 09:49 pm comment
16/4/1972 B52 rải bom khu vực Cát Bi; góc đông sân bay Cát Bi nơi hàng ngàn mộ của các nạn nhân.
Mặt Bẩn at 11/19/2012 08:41 am reply
Chào bạn Huong, tôi sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn, nhưng chưa ngay và luôn được, bạn chờ nhé.
Huong at 11/17/2012 06:25 pm reply
Chào bạn ! đọc bài của bạn làm tôi nhớ lại ngày 18/12/1972 kinh
hoàng nơi phố Khâm Thiên tôi ở - 12 ngày đêm mùa giáng sinh năm ấy .
Bạn có thể kể cho tôi biết về sự việc bọn biệt kích Mỹ nhảy dù xuống Sơn
Tây cướp tù binh - nhưng bất thành - không? cám ơn bạn , vì tôi mới chỉ
được nghe mẹ và các cô kể lại , chứ chưa đọc được ở đâu cả .
Mặt Bẩn at 09/04/2012 12:20 pm reply
Mỹ đánh rát lắm, chết rất nhiều người, chủ yếu là dân thường.
Những ngày đầu máy bay ném bom trở lại, dân thành phố hoảng loạn ghê
lắm, ùn ùn kéo nhau ra khỏi thành phố đến nỗi tắc cả con đường xuống
huyện Hải An qua lối Hồ Sen - hàng mấy nghìn con người gồng gánh, tay
nải hòm xiểng, con trẻ cõng trên lưng, đèo sau xe đạp lặc lè những gạo,
áo quần, xoong nồi... dồn ứ một cục lại hàng tiếng đồng hồ ngay cửa ngõ
thành phố.
Sau rồi cũng ổn định dần và tổ chức đánh trả khá hiệu quả.
Mặt Bẩn at 09/04/2012 12:11 pm reply
Chiến dịch Linerbacker bắt đầu vào ngày 16 tháng 4 năm 1972. Nhằm
giải tỏa áp lực tiến công của quân Giải phóng vào miền trung (Quảng
trị), Hoa kỳ quyết định ném bom miền bắc VN, thả thủy lôi phong tỏa cảng
Hải Phòng.
Ngày 16/04/1972 là ngày chủ nhật, lần đầu tiên B52 được sử dụng rải thảm
tại Hải phòng, lúc 2 giờ 15 phút ngày 16-4, hàng trăm máy bay cường
kích vào đánh phá.
2h28 phút, trên bảng tiêu đồ ghi tình báo của tổng trạm radar, những tốp
B-52 bắt đầu xuất hiện. Sau này ta mới biết đây là những tốp F-4 đóng
giả B-52.
2h32 phút, tổng trạm radar lại thông báo có B-52 hoạt động ở độ cao 9
đến 10km. Các đơn vị của trung đoàn 285, 238 đã bắn hết hơn 10 quả đạn.
Thấy không hiệu quả gì, sở chỉ huy sư đoàn nhắc nhở các đơn vị phải chú ý
đánh chắc thắng, tiết kiệm đạn. Nhưng ngay sau đó, các tốp B-52 thật
(30 chiếc) bắt đầu bay vào và loạt bom đầu tiên nổ vào lúc 2h56phút.
Chính lúc này lại không thấy các tiểu đoàn tên lửa phóng đạn. Sở chỉ huy
giục bắn thì các đơn vị báo cáo là không thấy gì hết cả. Mãi đến 3h36
phút, lúc loạt bom cuối cùng nổ và B-52 đã quay ra mới thấy có 5 quả đạn
phóng lên.
Trận đánh kết thúc, hai trung đoàn 285 và 238 đã bắn 10 quả tên lửa chỉ
để đổi lấy 1 chiếc B52 mà không phải rơi tại chỗ. Không quân Mỹ đã dùng
một thủ đoạn mới là dùng những máy bay F4 bay ổn định ở độ cao 10km theo
đội hình giống B52 để đánh lừa các chiến sĩ radar của ta.
Các khu vực như Thượng Lý, Sở Dầu, An Dương, Trại Chuối chìm trong bom
đạn, hàng ngàn người chết và bị thương, lửa cháy mấy ngày chưa tắt..
trong đợt này, từ hôm đó trở đi Mỹ đánh 3 lần lớn vào Hải Phòng bằng
B52.
Đợt bắn phá của Mỹ vào Hải Phòng ngày 16 tháng 4 là điều ta đã dự kiến
được. Có điều là tính chất ác liệt qui mô lớn thì chưa lường hết. Từ 23
giờ đêm 15 tháng 4 năm 1972, trên đã thông báo sẽ có B-52 ra đánh phá
Hải Phòng, Tư lệnh phòng không đã tin cho các bệnh viện những hoạt động
thăm dò của địch và ngay đêm 16 tháng 4 (trước khi địch bắn phá hai
giờ), bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã cấp tốc chuyển khoa Nhi (ở sát cầu
Quay) và các đơn vị gần Sở Dầu ra khỏi khu vực.
9 giờ 30 phút nhiều máy bay Mỹ đánh nội thành Hà Nội và đánh trở lại
cảng Hải Phòng. Các sân bay Nội Bài, Kép, Gia Lâm đều bị máy bay địch
khống chế. Khu chứa nhiên liệu Đức Giang (Gia Lâm, Hà Nội) bị đánh phá
ác liệt nhất, 12 trong số 14 bể xăng cùng 7.000 phuy dầu bị cháy, không
thể dập tắt được.
Người dân HP đã chết trong trận bom khốc liệt ấy nhiều hơn số dân thường
bị chết trong 3 năm chiến tranh phá hoại từ cuối 1965 đến đầu 1968.
B52 đã vạch những vệt chết chóc qua các khu tập thể Xi Măng, Cầu Quay,
qua thôn Phúc Lộc của huyện Kiến Thụy...
Nghĩa trang Thành phố hôm đó đã có hố chôn chung hàng trăm người, mà
nhiều người chỉ còn một phần thân thể.
Tất cả các khoa của bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ngày hôm đó đều biến
thành khoa mổ, máu đọng lép nhép trên sân trước các phòng cấp cứu, 9 giờ
sáng, máy bay Mỹ oanh tạc quanh khu bệnh viện, nhiều bom nổ ngay sát
tường khoa Tai mũi họng, bom rơi quanh khu vực bệnh viện, tường đổ, cửa
kính vỡ hàng loạt, nhưng các bàn mổ đặt ở tầng một của những ngôi nhà
cao tầng bệnh viện chính như khoa Sản và khoa Mắt vẫn làm việc bình
thường, vì không thể bỏ nạn nhân nặng, cũng không thể chuyển ngay bàn mổ
và cấp cứu đi nơi khác.
Hải Phòng hôm đó đã bắn rơi 10 chiếc máy bay Mỹ, trong đó có 1 chiếc
B.52, Thủ đô hạ 5 chiếc.
Xin bổ xung lên bài chính ảnh chụp cuốn sách "Bút ký Thành phố chống
phong tỏa" - Nhật ký của Hoàng Tuấn Nhã (NXB. Thanh Niên, 1977)
hoathaolis at 08/30/2012 02:06 pm comment
Nhìn cảnh đó mình sợ wá, bây giờ ở trong
phòng nghe có bước chân ai đó bên ngoài là sợ đứng tim rồi. Nhìn cảnh
tượng này k biết phải nhớ ơn người xưa như thế nào nữa? Chỉ biết sống
tốt, văn minh và cố giữ gìn quê hương bằng tất cả có thể.
lao quangthau at 08/20/2012 08:57 pm comment
Nhìn cái thời quá vãng đó thật đau lòng Bạn ạ . Đêm an lành Banh nhé !
Mặt Bẩn at 08/21/2012 11:27 am reply
Bây giờ em mới vào mạng, nên chúc bác trưa an lành vậy! [img]1[/img]
Minh at 08/20/2012 02:36 pm comment
Anh có nhầm ko? Năm 1966 ở Nhà hát lớn làm gì có xe mini Nhật màu đỏ? [img]4[/img]
Mặt Bẩn at 08/20/2012 05:05 pm reply
Do sai link ảnh nên bị lộn ảnh 1996 vào, đã bỏ ảnh đó ra, để cho vào entry khác.
MÕ at 08/13/2012 05:15 am comment
Bác có ảnh tư liệu quý quá!
Mặt Bẩn at 08/14/2012 12:23 pm reply
Em còn đang chuyển dần từ Multiply về, ngày xưa không lưu xuống máy
tính nên giờ nhiều hình bên Multiply mất link rồi bác ạ, không thì còn
nhiều nữa, em sẽ tìm lại dần vậy.
Rất giống tình yêu.... at 08/12/2012 02:40 pm comment
Nhân dân ta đã trải qua nhiều thời kỳ khó
khăn. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Tất cả đều là niềm tự hào dân
tộc. Chúc chủ nhà sức khỏe và nhiều niềm vui!
Mặt Bẩn at 08/14/2012 12:21 pm reply
Cảm ơn bạn, chúc vui!
Thời kỳ 1965-1975, hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ
trường do không quân Mỹ thả xuống các cửa sông, cửa biển từ Hải Phòng,
Quảng Ninh và các tỉnh lân cận đã được họ phá hủy, đảm bảo an toàn cho
tàu vận chuyển hàng hóa, lương thực cho miền Bắc và chi viện cho chiến
trường miền Nam chống Mỹ. Chiến công của họ đã góp phần không nhỏ vào
thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
9 năm chống phong tỏa, các kỹ sư, công nhân đường biển đã phá hủy gần 1.430 thủy lôi và bom từ trường, giải tỏa trên 80km luồng vận tải không còn bom mìn, rà quét trên 24 km2 bến bãi, đầu mối giao thông đưa vào khai thác an toàn. Ngoài việc kích nổ phá hủy dưới nước, đội ngũ tự vệ của ngành Vận tải đường biển còn tham gia cùng hải hải quân hoặc độc lập tháo gỡ thành công 23 quả thủy lôi và bom từ trường. Trong đó có 2 quả thủy lôi hiện đại nhất của Mỹ là MK52, đưa về nghiên cứu, làm dụng cụ trực quan cho việc tập huấn, chế tạo thiết bị phá thủy lôi cho công binh.
Không một ngày mặc áo lính, nhưng những người công tác trong ngành Đường biển đã làm nên bao kỳ tích trong cuộc chiến không cân sức chống lại chiến tranh phong tỏa của đế quốc Mỹ. Chín năm chống phong tỏa miền Bắc của đế quốc Mỹ, biết bao khó khăn, hy sinh mất mát. Với trí thông minh sáng tạo, dũng cảm kiên cường,bên cạnh Quân chủng Hải quân, những kỹ sư, công nhân ngành Đường biển đã đồng lòng vượt qua thử thách đã kịp thời giải tỏa Hải Phòng, giải tỏa giao thông vận tải, chưa bao giờ để Hải Phòng bị phong tỏa quá 30 ngày. Thậm chí, ban ngày địch phong tỏa thì chiều tối các lực lượng đã giải tỏa xong. Luồng vận tải này bị phong tỏa chưa phá được thì chúng ta có luồng dự bị thay thế, đã góp phần để Hải Phòng tiếp nhận đầy đủ hàng hóa, lương thực và vũ khí vận chuyển tiếp tế ra chiến trường và phục vụ dân sinh… góp phần vào chiến thắng mùa Xuân năm 1975 của dân tộc ta.
9 năm chống phong tỏa, các kỹ sư, công nhân đường biển đã phá hủy gần 1.430 thủy lôi và bom từ trường, giải tỏa trên 80km luồng vận tải không còn bom mìn, rà quét trên 24 km2 bến bãi, đầu mối giao thông đưa vào khai thác an toàn. Ngoài việc kích nổ phá hủy dưới nước, đội ngũ tự vệ của ngành Vận tải đường biển còn tham gia cùng hải hải quân hoặc độc lập tháo gỡ thành công 23 quả thủy lôi và bom từ trường. Trong đó có 2 quả thủy lôi hiện đại nhất của Mỹ là MK52, đưa về nghiên cứu, làm dụng cụ trực quan cho việc tập huấn, chế tạo thiết bị phá thủy lôi cho công binh.
Không một ngày mặc áo lính, nhưng những người công tác trong ngành Đường biển đã làm nên bao kỳ tích trong cuộc chiến không cân sức chống lại chiến tranh phong tỏa của đế quốc Mỹ. Chín năm chống phong tỏa miền Bắc của đế quốc Mỹ, biết bao khó khăn, hy sinh mất mát. Với trí thông minh sáng tạo, dũng cảm kiên cường,bên cạnh Quân chủng Hải quân, những kỹ sư, công nhân ngành Đường biển đã đồng lòng vượt qua thử thách đã kịp thời giải tỏa Hải Phòng, giải tỏa giao thông vận tải, chưa bao giờ để Hải Phòng bị phong tỏa quá 30 ngày. Thậm chí, ban ngày địch phong tỏa thì chiều tối các lực lượng đã giải tỏa xong. Luồng vận tải này bị phong tỏa chưa phá được thì chúng ta có luồng dự bị thay thế, đã góp phần để Hải Phòng tiếp nhận đầy đủ hàng hóa, lương thực và vũ khí vận chuyển tiếp tế ra chiến trường và phục vụ dân sinh… góp phần vào chiến thắng mùa Xuân năm 1975 của dân tộc ta.
Bom đạn của đế quốc Mỹ vẫn còn đến ngày nay:
Lực lượng công binh Hải Phòng tìm hiểu về quả bom - Ảnh: Giang Chinh
Quả bom được đưa lên xe ôtô chuyển về nơi xử lý bom mìn tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng - Ảnh: Giang Chinh
Quả bom 500 pounds (hơn 227 kg) còn sót lại từ thời chiến tranh, nằm ngay sát chân cầu Niệm, phía phường Lãm Hà, quận Kiến An.
Tài liệu tham khảo:
Văn Tiến Dũng, “Năm 1972: Hai thắng lợi chiến lược góp phần quyết định “Đánh cho Mỹ cút””, Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, H.: Quân đội nhân dân, 2005, tr. 322-348.
Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang, “Ngày 6 tháng 4 năm 1972, Mỹ tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay và tàu chiến lần thứ hai đối với miền Bắc nước ta”, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), H.: Giáo dục, 2006, tr. 451-452.
Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Tập 4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999. Số hoá: ptlinh, chuongxedap (CHỦ BIÊN: Đại tá NGUYỄN VĂN MINH, TÁC GIẢ: Đại tá ĐỖ XUÂN HUY, Thượng tá TRẦN TIẾN HOẠT, Trung tá NGUYỄN XUÂN NĂNG, Trung tá NGUYỄN HUY THỤC, Thượng tá PTS. HỒ KHANG)
Cảnh Dương, Đông A, "Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.", Nhà xuất bản: Công An Nhân Dân, 2007. Số hóa: ptlinh, dongadoan.
http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-dong-lich-su/2014/12/3A92445A/
http://www.vinamarine.gov.vn/Index.aspx?page=detail&id=1333
http://www.evn.com.vn/News/Truyen-thong-60-nam-EVN/Nhan-vat/Cau-chuyen-ben-dau-tich-Nha-may-dien-Cua-Cam2015123.aspx
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/quan-su-quoc-phong/xung-dang-la-su-doan-canh-troi-dong-bac/359018.html
http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_tintucsukien/item/531702.html
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=486063
http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/Anh-hung-phi-cong-Nguyen-Van-Bay-Ve-voi-nghe-nong-313751/
https://www.baohaiphong.com.vn/channel/4904/201504/quan-dan-thanh-pho-cang-hai-phong-tron-ven-trach-nhiem-nghia-tinh-voi-mien-nam-ruot-thit-2409431/
http://www.anhp.vn/van-de-du-luan-quan-tam/201504/ky-niem-40-nam-giai-phong-mien-nam-va-60-http://anhp.vn/vi-binh-yen-cuoc-song/201504/cong-an-hai-phong-gop-phan-xung-dang-trong-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-duong-dau-voi-chien-tranh-pha-hoai-582526/
http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=QDS&MenuID=7507&ContentID=28281
http://hoinguoidibien.vn/giai-phong-tu-luc-quyet-thang/vai-net-ve-3-doi-tau-giai-phong-tu-luc-quyet-thang-2596.aspx
http://nongnghiep.vn/nguoi-7-lan-ban-ha-may-bay-my-post105193.html
http://laodong.com.vn/xa-hoi/hai-phong-phat-hien-bom-khung-duoi-chan-cau-niem-302150.bld
http://vtv.vn/xa-hoi/hai-phong-phat-hien-qua-bom-hon-200kg-con-nguyen-ngoi-no-20150307052725084.htm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)