Hiển thị các bài đăng có nhãn chínhtrịxãhội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chínhtrịxãhội. Hiển thị tất cả bài đăng

04 tháng 8 2012

Nếu các bạn có tấm lòng hãy ủng hộ các em nhỏ vùng cao nhé

http://blog.yahoo.com/_JC5OH36AVR2HNFFWFFSKJSNVHE/articles/959572/index
Hôm nay lướt mạng,tôi đọc được một tin nói rằng:

- Có một số nhà hảo tâm ở Hà Nội đang quyên góp sách và bút cho trẻ em vùng cao xem đường link trên.

Đồ dùng học tập


Nhà vệ sinh (Điểm lẻ Chống Mần Mủ, xã Mồ Dề)


Lớp học tại điểm lẻ Chống Chề Mủ, hình ảnh có thể nói thay mọi điều


Tôi cóp ra đây hy vọng ai đó đọc qua,và không thờ ơ với sự thiếu thốn mà các cháu nhỏ trên vùng cao sẽ gặp trong năm học tới sắp đến.

Mong các bạn quan tâm đọc và cùng chia sẻ!

Trân trọng cảm ơn!

01 tháng 8 2012

KHÔN NHÀ DẠI CHỢ - TRẦN ĐĂNG KHOA

http://laokhoa.blogtiengviet.net/2012/07/29/kha_n_nha_daoni_charc
Tất nhiên, ai rồi cũng sẽ chết vì bệnh.

Nhưng những bệnh nhân đáng thương ấy không phải chết vì bệnh tật, mà vì bệnh …sùng ngoại.

Cái gì của nước ngoài cũng tốt.

Đến cả hàng hóa, vật dụng, hàng xách tay, hàng…ngoài luồng cũng đều …tốt cả.

Còn những gì của ta cũng đều rẻ rúng, “hâm đơ”. Hãm.

Từ hàng hóa, vật dụng, đến cả …con người.

Các Hoa hậu của ta, phần lớn cũng sắm…chồng ngoại.

Thế thì trách gì mấy bác nông dân chân lấm, tay bùn, bị nhức đầu, sổ mũi, hay cắt trĩ, truyền nước…, toàn những bệnh đơn giản, cũng phải kén bàn tay của bác sĩ ngoại, dù sự kén chọn ấy có phải trả cái giá ngất nghểu ở cái xứ …cung giăng thì cũng cứ chơi.

Không đủ tiền thì bán đất cát, nhà cửa.

Tính mạng còn chả tiếc thì tiếc gì mấy chuc …triệu bọ.

Xem phim Chủ Nghĩa Tư Bản : Một Câu Chuyện Tình- Capitalism: A Love Story

http://www.phimdata.com/xem-phim-chu-nghia-tu-ban-mot-cau-chuyen-tinh-online/44409.html
Mời các bạn xem phim Capitalism: A Love Story (CNTB: Một câu chuyện tình) của Micheal Moore.

Phim lột tả bức tranh toàn cảnh về CNTB ở Mỹ, cả mặt tốt và mặt xấu.

Phim này miêu tả sát thực xã hội Mỹ hiện đại, rất sát với thực tiễn hiện tại chứ không phải nói về lọai CNTB thực dân đế quốc thời bóc lột thuộc địa.

Phim cũng không có lý thuyết lý luận lý trấu mà chủ yếu trình bày thực tế.

27 tháng 7 2012

Một bài viết về ngày 27 tháng 7 xôn xao cộng đồng mạng

http://infonet.vn/truyen-thong/mot-bai-viet-ve-ngay-27-thang-7-xon-xao-cong-dong-mang/a25646.html

Nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ hiểu rằng chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.

>> Bức thư thiêng ở thành cổ Quảng Trị

'Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa'

Nhân ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7, Infonet đã nhận được một bài viết rất cảm động của độc giả Lê Thị Hương (25 tuổi, Chí Linh - Hải Dương) chia sẻ câu chuyện về người bố là thương binh hạng 2/4 của mình, bác Lê Anh Tuấn (nhập ngũ lần đầu năm 1974, lần 2 năm 1978, tham gia chiến đấu và bị thương ở chiến trường Campuchia). Bài viết còn là những suy nghĩ rất thật, rất chân thực về chiến tranh của một người trẻ tuổi, người chưa hề biết thế nào là chiến tranh. Hiện bài viết đang lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng và gây xúc động cho nhiều người.

Một bài viết về ngày 27 tháng 7 xôn xao cộng đồng mạng

Lê Thị Hương - Tác giả của bài viết đã gây xúc động mạnh trên cộng đồng mạng trong những ngày qua. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.

Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư - em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường.

Vài tháng sau, bố đi K (chiến trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.

Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.

Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.

Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét. Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ. Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.

Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét. Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được.

Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành. Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: "Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ". Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.

Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về. Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: "Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".

Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.

Lê Thị Hương

16 tháng 7 2012

Những điều mà dân chống cộng không dám thừa nhận - treonline.com

http://treonline.com/nhung-dieu-ma-dan-chong-cong-khong-dam-thua-nhan.htm
Có một điều rõ ràng rằng đã có nhiều thay đổi ở Đông Nam Á kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong suốt 25 năm qua, Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn. Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế toàn cầu thông qua tư cách hội viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới.

Mười điều bạn chưa biết về sự tăng trưởng của Việt Nam


Tác giả: MARCO BREU, RICHARD DOBBS

Dịch: CHÚC LINH

(Theo Foreign Policy)

13 tháng 7 2012

ĐÔNG LA: HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY HAI CHA CON TỰ ĐÀY ĐỌA MÌNH

http://donglasg.blogspot.com/2012/07/huynh-ngoc-tuan-huynh-thuc-vy-hai-cha.html

ĐÔNG LA
HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY
HAI CHA CON TỰ ĐÀY ĐỌA MÌNH


Mấy ngày gần đây, nhiều báo tiếng Việt hải ngoại trên mạng như BBC, Đàn Chim Việt v.v… và các blog “lề trái” đều đưa tin và phản đối chuyện Huỳnh Thục Vy bị công an bắt. Trước đây tôi cũng đã ngạc nhiên và băn khoăn tự hỏi: tại sao một cô gái trẻ trung, xinh xắn, tràn đầy sức sống như Vy sao không như chúng bạn ấp ủ, thực hiện những ước mơ hoài bão, xây dựng hạnh phúc cho riêng mình đồng thời cũng là góp phần dựng xây quê hương đất nước, mà lại đi làm “cách mạng”, cái việc mà nếu tỉnh táo và hiểu biết đầy đủ sẽ thấy thực sự là lầm đường lạc lối, là hành động phạm pháp.

***********

               Tôi viết bài này chỉ mong cha con Huỳnh Thục Vy tỉnh ngộ, các bạn hiểu được đúng sai, đừng có vì máu iêng hùng rơm mà phạm pháp, rồi “thân lại làm tội đời”. Rồi cũng đừng có phổng mũi nghe kẻ xấu ca ngợi, bởi thực chất là họ xúi dại vì đó là nghề kiếm cơm của họ, trong môi trường đó họ buộc phải làm vậy để tồn tại. Đức Phật đã dậy, vô minh chính là kẻ thù lớn nhất, chính nó tạo ra sự chấp ngã, và rồi chính cái ngã, cái tôi đó đã cầm tù, đày đọa ta trong tham, sân, si. Điều này còn khổ hơn cả vướng vào vòng lao lý, bởi đi tù thì đa phần chỉ có thời hạn, còn ta tự cầm tù ta trong ngu si thì sẽ là mãi mãi!


TPHCM


12-7-2012


ĐÔNG LA

29 tháng 6 2012

Toàn văn luật biển Việt nam

http://www.scribd.com/doc/98507083/ToanVanLuatBien

FBI giải cứu 79 cháu bé bị ép bán dâm. - KBC HẢI NGOẠI

http://kbchn.net/news/Tin-Noi-Bat-Trong-Ngay/FBI-giai-cuu-79-chau-be-bi-ep-ban-dam-5598/
Nhiều người Việt chống cộng và một số kẻ theo Việt tân thường rêu rao là chính quyền Việt nam buôn bán phụ nữ. Hãy đọc bài này để xem, nhân quyền ở Mỹ ra sao, trẻ em có bị lạm dụng hay không? PKN, NXN, ĐHĐ,... vẹt tân đâu cả rồi, ra mà bảo vệ trẻ em, bảo vệ phụ nữ đi kìa !!

FBI một lần nữa lại giáng một đòn vào những kẻ buôn bán trẻ em làm nô lệ tình dục trên toàn quốc, khi họ cứu được 79 em bé và bắt trên một trăm người có liên quan.

26 tháng 6 2012

Phép màu đã hết, cái máng lợn sứt mẻ lại lù lù hiện ra trước mặt.


Những cái xe tải IFA một thời cõng đạn ra chiến trường, một thời chạy khắp đất nước. Thiết bị mỏ, máy móc công nghiệp nặng, cho đến cái máy tiện máy phay CHDC Đức ngày nay vẫn còn chạy.

Có một cảnh ngộ chung của các nước Đông Âu và những xứ lạ. Một thời được Tây ca tụng trên mây những rồng những hổ. Nay tàn tạ ốm yếu, thậm chí đánh mất cả chủ quyền và độc lập tự do, những thứ họ có dưới thời CCCP.

Ba Lan, Ru, Bun, U, VN… là những quốc gia như vậy.

Một trong số đó là Latvia

Thủ đô Riga một thời là biểu tượng cất cánh với đủ những mỹ từ huyên náo ầm ĩ, nay im lìm đìu hiu như thị xã tỉnh lẻ. Nhiều thị dân đã bỏ đi nơi khác kiếm sống, cả đất nước vắng vẻ như trên hoang mạc không người. 2,7 triệu dân dưới thời Liên Xô, nay còn 2,2 triệu, nhưng con số thực tế còn thấp hơn nhiều: 1,8 triệu. Họ bỏ đi đâu? Dĩ nhiên là đến thiên đường phương tây cày thuê cuốc mướn, họ nhặt dâu tây đâu đó ở Ai-xơ-len, làm lao công ở Đức hay làm hộ lý ở Anh. Tương lai sáng láng một thời theo phương tây nay ảm đạm mờ mịt, những ước mộng xưa lặng lẽ rơi rụng.

Xưa kia, năm 1710, Sa Hoàng Peter đại đế đã chiếm thành phố trong cuộc Chiến tranh phương bắc, rồi sau đó trở thành thành phố cảng công nghiệp của đế chế Nga, thành phố lớn thứ 3 toàn Nga sau Mat-xcơ-va và St. Petersburg, giàu có và thịnh vượng từ đó cho đến tận WW-I. Dân chúng Latvia ngày nay chẳng còn nhớ, Sa Hoàng đã phải chuộc cho Vua Thụy điển 2 triệu thaler bạc để có được độc lập cho cả vùng đất phía bắc này.

Thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, Riga có tuyến đường sắt đầu tiên, trường Đại học tổng hợp đầu tiên, nhà máy Russo-Balt chế tạo ô tô, máy nông nghiệp, tàu thủy, động cơ diesel. Thời Liên Xô thậm chí còn huy hoàng hơn, cả Latvia là khu công nghiệp khổng lồ, họ có mọi thứ: xe tải, đài radio Popov, bán dẫn, máy bay, đầu máy xe lửa, dược phẩm, vải, dệt, mỹ phẩm, đồ tiêu dùng. Nhà máy điện lớn nhất Liên Xô ở đây VEF, có sản phẩm xuất khẩu đến 42 nước!

Kể từ khi tách ra độc lập một cách hòa bình năm 1991, có vẻ như tương lai sáng láng đang chào đón Latvia, họ có nền tảng công nghiệp vững chắc, nền khoa học kỹ thuật nhiều tiềm năng, đội ngũ nhân công, tri thức tay nghề rất cao. GDP của Latvia lúc đó xếp thứ 40 thế giới, đứng trên cả Ai-xơ-len.
Nhưng sau 20 năm về với phương tây thì mộng vỡ. Người ta giận giữ và mỉa mai cay đắng, thậm chí như ông cựu TT Guntis Ulmanis (1993-1999) chửi đổng: Latvia chúng ta chui từ cái lỗ trong quần của tôi ra! (cụ c ứt)

Mong ước độc lập tự do đã lâu và khi nó đến, chẳng ai biết làm gì với độc lập tự do. Thứ đó không ăn được! Giống như câu chuyện kể của ông Pat Buchanan về một cảnh thường thấy trong những bộ phim kinh điển Hollywood: Jack và Joh ngồi trong chiến hào, hút thuốc lào vặt và tám chuyện gẫu. Jack hỏi Joh: Joh à, cậu sẽ làm gì sau tất cả những chuyện này kết thúc?

Sau khi chuyện đó kết thúc, chẳng ai biết làm gì tiếp, cũng chẳng thể bỏ độc lập tự do vào nồi để nó thành món súp. Và thế là ý tưởng đầu tiên ra đời: ăp cắp cái đã. Ăn cắp gia tài của Liên Xô để lại để có cái bỏ vào nồi thành món súp, thành sơn hào hải vị.

Để ăn cắp được, cần cái tên quen thuộc và mỹ miều: “Tư nhân hóa!” Rất nhanh chóng, ý tưởng trộm cắp này phá hoại sạch sẽ hạ tầng công nghiệp Liên Xô để lại, khoét rỗng những nhà máy trình độ hàng đầu thế giới, chúng làm đội ngũ lao động có tay nghề và trưởng thành qua nửa thế kỷ thất nghiệp và bị tống cổ ra vỉa hè. Những kẻ nắm quyền làm cái việc cuối cùng: triệt hạ nốt những người ý thức được chúng đang phá hoại!

Những gì không ăn cắp được, không phá được thì bán rẻ cho các ông chủ nước ngoài. Cũng rất nhanh chóng, đám theo phát xít vốn tá túc bên phương tây, vất vưởng qua ngày bằng bơ thừa sữa cặn quay lại đòi quyền lợi, đòi tài sản. Với bản năng di truyền ghét Nga, chúng quét sạch những gì còn sót lại vốn dính dáng đến Nga.

Có khoảng 300 ngàn tên phát xít như thế, trong đám đó, không ít là tay sai của Anh-Mỹ. Chúng mang tư tưởng bài Nga (Russophobia) thay thế cho ý thức hệ đứng đắn. Thí dụ, kẻ đứng đầu cơ quan tình báo Latvia mang tên Cơ quan bảo vệ hiến pháp Latvia là tướng Janis Kazhotsinsh lại không hề là công dân Latvia, hắn có quốc tịch Anh. Thực sự cơ quan này có quyền lực vô hạn ở Latvia. Nó kiểm soát Quốc hội, Hội đồng an ninh quốc gia, kiểm soát mọi thứ của đất nước “độc lập-tự do” này.

Xem thêm: Câu chuyện Sô Viết - Sự dối trá có hệ thống


Tiếp theo, đám chuyên gia, cố vấn kinh tế, chính trị xã hội từ phương tây kéo đến chỉ bảo và điều khiển những con rối lãnh đạo.

Tưởng như về với EU và NATO giàu có thì Latvia sẽ được giúp đỡ, nhưng không hẳn, cái tổ chức ích kỷ này chẳng giúp được gì ngoài ác mộng. Thứ ác mộng Liên Bang Xô Viết giờ đây còn tồi tệ hơn! Tự nhiên dân chúng xứ “độc lập tự do” Latvia thấy mình trong cái “Xô Viết mới” lạnh lùng, ích kỷ và tồi tệ cả vạn lần.

Giai đoạn 1 hoàn thành. Cái còn lại trên đất nước Latvia là một đống phế thải. Giai đoạn 2 còn đáng sợ hơn: con cừu non trong tay tài phiệt quốc tế!

Cho đến đầu 2000, chưa cần cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu năm 2008, Latvia đã nằm trọn trong tay đám tài phiệt tài chính quốc tế. Chúng bắt đầu xẻ thịt con mồi nhỏ cho bữa điểm tâm sáng, mua sạch mọi nhà băng, mọi tiếng xủng soảng của vàng và thiết lập Ngân hàng trung tâm kiểm soát toàn bộ dòng tiền tệ Latvia. Từ chỗ lạm phát bằng 0, đồng lats bắt đầu bị chúng cướp bóc bằng cách phá giá. Ngoại tệ được bơm căng đầy, chúng gõ cửa từng nhà và hỏi: Ồ! anh bạn vẫn chưa vay tiền của chúng tôi ư? Vay vô điều kiện mà, chỉ cần anh bạn có hộ chiếu.

Dân chúng sướng như điên, cuộc sống như thiên đường, sắm xe xịn toàn Lexus hay Porche, mua kim cương và ở biệt thự lắp bệ xí mạ vàng. Say sưa ăn chơi hưởng thụ, làm gì phải lo chứ, GDP của chúng ta đến người Đức cũng phải mơ mà! Một rừng media phương tây chẳng đang ca ngợi trên mây phép màu Latvia, con hổ Latvia sao? Người Nga đang thèm muốn ghen tỵ với chúng ta kìa!

Để có được dòng tiền lưu thông khổng lồ, bất động sản được định giá rất cao (trò này chúng diễn suốt mấy thế kỷ rồi!) tất cả bỏ bê sản xuất kinh doanh tử tế để nhảy vào bất động sản, trong khi đó đồng lats cứ mất giá dần dần và lạm phát vượt xa GDP khiến tăng trưởng thực đã âm từ lâu mà không kẻ nào nhận ra. Lợi nhuận thu được từ bất động sản khiến tất cả mờ mắt, 500% một năm đến buôn ma túy cũng chẳng bằng.

Nền kinh tế thực, tức là khối sản xuất chết rất nhanh chóng vì cái lợi nhuận bất động sản kia giống như bị ngộ sát. Những siêu thị khổng lồ bán hàng phương tây hút sạch tiền mặt, giới công nghiệp và sản xuất nội địa méo mặt đóng cửa vì không bán được hàng và cũng không tiền đầu tư sản xuất. Các khoản nợ ngoại tệ trong nhà băng lớn dần! Cái thòng lọng nô dịch kinh điển ngày càng xiết chặt!

Cho đến 2007, toàn bộ nền kinh tế-tài chính Latvia đã bị băng đảng tài phiệt quốc tế khống chế. “Các nhà bảo trợ" thay mặt EU, WTO, IMF lúc này ra mặt phá hủy nốt khối kinh tế thật Latvia. Sụp đổ bắt đầu, trách ai đây khi chính họ chui đầu vào thòng lọng!

Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu. Dân chúng Latvia vĩnh biệt cuộc sống xa hoa bằng món nợ khổng lồ và bán xứ cày thuê cuốc mướn như câu chuyện kể trên. Giờ họ hiểu thế nào là nền kinh tế tân-tự do, là toàn cầu hóa! Thất nghiệp trên 25%, nợ quốc gia 130% GDP trong khi 75% sức mạnh kinh tế đã bán cho nước ngoài. Con hổ Latvia giờ như con chuột trong rọ.

Có câu chuyện cổ tích đã đến hồi kết, đó là chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng - Сказка о рыбаке и рыбке”, thơ của Puskin. Phép màu đã hết, cái máng lợn sứt mẻ lại lù lù hiện ra trước mặt.

...

На пороге сидит его старуха,
А пред нею разбитое корыто.

Ngồi trên ngưỡng cửa cũ của mình,
và trước cái máng vỡ của mình.

Câu chuyện Sô Viết - Sự dối trá có hệ thống

Edit 10/7/2014: Ni Na Cái tên "Механизм лжи" này nên dịch là "Cơ chế dối trá" thì hợp hơnKhoằm à

http://nhanvatkinhkhung.multiply.com/notes/item/408
А. Дюков, "THE SOVIET STORY" - Механизм лжи Tác giả: Alexander Dukov - Moskva 2008.

http://common.regnum.ru/documents/The_Soviet_Story.pdf

Bản dịch tiếng Anh: http://rugraz.net/index.php/ru/istoricheskoe-dostoinstvo/mifi-o-rossii-i-cccp/1009-alexander-dukov-the-soviet-story-the-tissue-of-lies





Bức tranh quảng cáo ở bìa DVD - mang nặng tính giật gân, gây sốc. Đập vào mắt khán giả là hình ảnh biểu trưng cho 2 giai cấp công nhân và nông dân, đang đứng trên núi xác người.





Hình ảnh lấy từ sovietstory.com - trang chủ của bộ phim. Phần tiếng Việt được chú thích với hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, thể hiện rõ bản chất chống Cộng cực đoan. (tolai_nd)
dinhphdc wrote on Jun 30, '12










  Hình ảnh của một bé gái sắp chết đói. Được chụp tại làng Nam Asekeevo, Nga vào mùa thu 1921 và được phân phối rộng rãi ở châu Âu bởi Quỹ cứu trợ của Nansen. Tấm ảnh này hiện nay được trưng bày ở Mỹ, tại Triển lãm về Viện trợ Nhân đạo cho Liên Xô trong nạn đói 1921-1923.

25 tháng 6 2012

Từ chủ trang trại điển hình phải trở về tay trắng

http://sgtt.vn/Thoi-su/165330/Tu-chu-trang-trai-dien-hinh-phai-tro-ve-tay-trang.html

SGTT.VN - Doanh nhân ấy có biệt danh là Tiềm “điên” với tên thật là Nguyễn Văn Tiềm, người dám đi vay hàng trăm triệu đồng vào năm 1998 chặn dòng một con suối ở sông Ông, Ninh Thuận tự mình làm thuỷ điện. Từ sức người, ông biến một vùng cằn cỗi mà chính dân địa phương còn thừa nhận là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành xưởng sản xuất nước đá, khu du lịch sinh thái theo mô hình trang trại nổi tiếng khắp nơi.


Tuy nhiên, trang trại ấy, phần lớn đã bị quy hoạch, bởi những quyết định lạnh lùng, lấy đất cho một doanh nghiệp khác làm thuỷ điện. Doanh nhân Nguyễn Văn Tiềm đi lên từ chân đất giờ trở về với chân đất. Gặp chúng tôi vào những ngày giữa tháng 6, ông Tiềm cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vì hy vọng sẽ đòi được công bằng theo suy nghĩ của mình. Như bao vụ giải toả khác, chuyện của ông Tiềm cũng để lại cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, ngậm ngùi khi mồ hôi nước mắt và tâm huyết của cả đời người bỗng chốc tan tành.


Ông Tiềm thẩn thờ bên đống hoang tàn.

20 tháng 6 2012

"Người Việt bị đánh chết mà không thấy truyền thông Việt phản ứng!" - KBC HẢI NGOẠI

http://kbchn.net/news/Tin-nguoi-Viet-Hai-Ngoai/Nguoi-Viet-bi-danh-chet-ma-khong-thay-truyen-thong-Viet-phan-ung-5285/
<

Tranhung - 19/06/2012 16:04

Đúng vậy nếu sự việc trên mà xảy ra ở Việt Nam thì báo chỉ truyền thông hải ngoại ra rã suốt tháng, lại thêm Luật Sư của hàng triệu dân oan là Bùi Kim Thành nhảy lam ba đa không ngưng nghĩ.. Rất tiệc là sự việc xảy ra ở bên Mỹ cho nên nó không nhằm mục tiêu chống cộng của cái đám nhố nhăng kia, chuyện đó không có gì lạ. Nhưngđáng tiêc là cái ban đại diện cộng đồng được nhân dân bầu ra để làm gì mà không nói lên tiếng nói của mình, như thế thì đừng có bầu ra ban này ban nọ vì nọ vì kia nữa nghe mà tức cười. Sự việc đã bộc lộ rõ cái giả tạo, phỉnh phờ lao toét của các ban đại diện chẳng làm gì có lợi cho cộng đồng, chỉ có việc xúi dục đóng góp quĩ này quĩ nọ, hay xúi dục biểu tình chống cộng để làm lợi hoặc đánh bóng tên tuổi mà thôi

09 tháng 6 2012

Người đàn ông chặn xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn bị tấn công bởi các phương tiện truyền thông

Người đàn ông chặn xe tăng
ở quảng trường Thiên An Môn
bị tấn công bởi các phương tiện truyền thông

Hình ảnh được tái sử dụng mạnh mẽ bởi các phương tiện truyền thông. 
homme au tank de tiananmen
Người đàn ông chặn xe tăng, còn được gọi là người đàn ông của Thiên An Môn là biệt danh của một người vô danh 23 tuổi, trở nên nổi tiếng thế giới khi ngăn chặn sự tiến tới của một đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, cuộc biểu tình chống tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc.
Không ai biết anh là ai hoặc những gì xảy ra với anh sau đó, do đó nâng cao huyền thoại của anh.
Hình ảnh này có thể được coi là một trong những ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX vì nó tượng trưng cho lòng can đảm và sức mạnh của bất bạo động khi đối mặt với đàn áp vũ trang. 
Giống như tất cả các hình ảnh mạnh mẽ của thế kỷ XX, người đàn ông chặn xe tăng truyền cảm hứng rất nhiều lần cho truyền thông trong suốt hai mươi mấy năm qua. 

Dưới đây là một số ví dụ:

Biếm họa của Crazy Crab nhắc lại bức ảnh “Tank Man” với chân dung các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào


1

Người đàn ông chặn xe tăng truyền cảm hứng cho quảng cáo


Pangeaday.org

Pangeaday là hiện tượng điện ảnh với mục tiêu để nhìn thế giới với nhiều góc nhìn khác nhau. Trailer cho phép chúng ta nhìn thấy sự kiện này qua con mắt của người điều khiển xe tăng, hiểu được sự căng thẳng về tình huống này.

CapeTimes
capetimes pub tiananmen square
CapeTimes cung cấp một góc độ khác về tin tức.

Tờ báo Tây Ban Nha El Pais
«Bạn cảm thấy đầy đủ thông tin? Có lẽ không. Nếu bạn đọc El Pais, bạn đã có thể có thông tin và chiều sâu của tình hình thế giới và bạn sẽ nhận thấy rằng quân đội của Puerto Rico đã không bao giờ tham gia vào cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989 ở Trung Quốc, Chai Ling sinh viên ngành phân tích tâm lý học cho rằng, chưa bao giờ có một người nào đó trong đoạn phim này và rằng các cuộc biểu tình đó không bao giờ chống lại Hoa Kỳ. 
Hãy nhớ rằng, có điều tồi tệ hơn không được thông báo, hãy tin rằng bạn đang có nó.»
Rất dễ dàng để nói điêu bằng hình ảnh.
Quảng cáo của tờ báo Tây Ban Nha El Pais

Hiệp hội Quốc tế vì Nhân quyền
"Khánh thành cuộc triển lãm quân sự lớn nhất tại Trung Quốc
Người ta có thể dễ dàng tạo thành hình ảnh điêu toa lần nữa. 

Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR) là một hiệp hội phi chính phủ hoạt động phi lợi nhuận cho nhân quyền. 

Thông điệp này là khá tương tự như của tờ báo El Pais: nhờ vào sự tự do báo chí, bạn biết những gì thực sự xảy ra.
Hiệp hội quốc tế về quyền con người

Hội đồng quản trị thư viện quốc gia Singapore  Hội đồng quản trị thư viện quốc gia Singapore kết hợp sức mạnh của tác động trên với lời nói của Marx: 
"Hãy để cho giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản! Vô sản không có gì để mất ngoài xiềng xích của họ.Karl Marx. Tuyên ngôn Cộng sản."

Hội đồng quản trị thư viện quốc gia Singapore

Tổ chức Ân xá Quốc tế
Tổ chức Ân xá Quốc tế - 10 năm kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn.


Obbo Kadir Aman một nông dân ở Arsi, Oromia
Gadaa.com
người đứng  trước một máy cày trên đất của mình, mà chính phủ Zenawi đã đánh cắp và trao cho chính phủ Djibouti; hành động của Aman cũng tương tự như người đàn ông đứng ở phía trước của xe tăng tại quảng trường Thiên An Môn để thách thức chế độ ở Trung Quốc vào năm 1989. Obbo Kadir Aman giờ sống mòn mỏi trong tù ở Zenawi.

Một số quảng cáo nhẹ hơn

Les canards jaunes remplacent les chars sur la place Tiananmen, dans ce cliché déniché sur les réseaux sociaux chinois par Rue 89
Vịt màu vàng thay thế các xe tăng tại quảng trường Thiên An Môn, ảnh này được khai quật trên mạng xã hội Trung Quốc Rue 89 CAPTURE D'ÉCRAN

Bức ảnh lịch sử

Một lịch sử tóm tắt ra theo bức ảnh lịch sử.
Bức ảnh lịch sử

One to One

Những gì John Lennon đã có thể làm để thúc đẩy hòa bình trên thế giới? 

Ông có thể là người đàn ông bình thường?


AACC: Tuần lễ Quảng cáo năm 2002 

Sự kết hợp của các cơ quan tư vấn truyền thông (AACC, có vai trò thúc đẩy ngành nghề truyền thông) nhại cảnh người đàn ông chặn xe tăng tố cáo (trớ trêu thay?) các chế độ độc quyền những thương hiệu trong xã hội tiêu dùng của chúng ta.

Pub d’AACC

Lego

50 năm, Lego tái sử dụng một số điểm nổi bật của sự việc nhân kỷ niệm nửa thế kỷ hãng ra đời.
Lego

Sản phẩm cạnh tranh với Lego

Volkswagen 
pub volkswagen touareg parodie de l'homme au tank de tiananmen
Người đàn ông trong bộ đồ phù hợp với ông ta 
ngăn chặn truy cập đến sự sang trọng Touareg? 

Thông điệp không rõ ràng.
Chick-fil-A

Hãng đồ ăn nhanh Mỹ Chick-fil-A khuyến khích chúng ta ăn nhiều thịt gà và ít thịt bò vì bò hài hước quá...

Hài hước này vẫn còn khá không chắc.

SKY 
publicité Sky homme au tank
Kênh SKY cho chúng ta một hình ảnh tốt nhất của bộ phim, âm nhạc và các sự kiện hiện tại đã đánh dấu lịch sử của truyền hình.


2

Chuyển hướng châm biếm.

Đồ đạc, tác phẩm nghệ thuật và phim hoạt hình




 Hình ảnh được thực hiện bởi Trung Quốc tạo sự tương phản với vị ngọt của hoa với độ cứng của xe tăng. montage tiananmen tank bouquet de fleurs

Stefano Boring
stefano boring tankman

Tác phẩm này của nghệ sĩ đường phố Banksy nhắc tới chiến tranh vùng Vịnh. 
Người đàn ông chỉ đường cho những chiếc xe tăng, như  thể họ đã sai đường từ Thiên An Môn:
Bansky

Nitrozac & Snaggy tố cáo những hạn chế công cụ tìm kiếm của Google ở Trung Quốc:
Nitrozac & Snaggy

Tình hình ở Iran 
Tiananmen: Smile! You are on YouTube!

Nhà báo Nikahang Kowsar, tay vẽ tranh biếm họa nổi tiếng người Iran vẽ.
Một bản vẽ của Nikahang Kowsar

Một tranh biếm họa ký tên Mike Luckovich lên án cuộc xung đột Iran:
Mike Luckovich


Chi tiêu quân sự của Mỹ 

Trong thời gian tại vị của mình, George Bush cũng có những người đàn ông Thiên An Môn, tượng trưng cho sự thái quá của chi tiêu chiến tranh đối với chi tiêu trong nước.
Lời chỉ trích về chi tiêu quân sự của Mỹ

Quân nổi dậy phố Wall
Quân nổi dậy phố Wall
insurgés de wall street parodie du tiananmen tank

Thế vận hội 2008
JO Pékin 2008 tiananmen tank Thế vận hội 2008 là một cơ hội mới để nhớ những gì đã xảy ra gần 20 năm trước đây ở một đất nước mà không thực sự đại diện cho tinh thần Olympic ...

Tinh thần thực sự của ngọn lửa Olympic.
JO Pékin 2008 tiananmen tank


3

Điều hành bởi một biểu tượng tiếp thị




Tự do kỳ quặc

Tự do điên cuồng, sản xuất áo thun với các thông điệp, tân trang lại hình ảnh này trên một áo thun mà bạn có thể mua được chỉ với 21,60 €, nghịch lý của một xã hội tiêu dùng, bán chạy một biểu tượng của sự bất tuân...
Liberty Maniacs


Gia đình Simpsons

krusty tank man Gia đình Simpsons có thể đủ khả năng rất nhiều thứ với danh tiếng của họ, chẳng hạn như nhại hai lần hiện trường  người đàn ông xe tăng ở Thiên An Môn! Trong tập phim "Ông Spitz tới Washington", chúng ta có thể thấy một loạt các hình ảnh của các hồ sơ lịch sử với Krusty the Clown, có người đàn ông xe tăng.
simpsons tiananmen square 1989  Trong tập "Goo Goo Gay Pan" ngược lại. Trước tiên chúng ta nhìn thấy một tấm bảng kỷ niệm Thiên An Môn, nơi mà "không có gì xảy ra vào năm 1989." 
Selma tank man simpsons tiananmen Một lúc sau, Selma đến mặt đối mặt với một xe tăng.

Vui một tí
Con lửng trả thùpanda tiananmen tank

Con mèo gào thét trong nhà làm từ xe tăng.


Tranh tường Thiên An Môn
Sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng của sự cố Thiên An Môn năm 1989, A.SignL từ nhóm Captain Borderline vừa hoàn thành bức tranh tường này tại Cologne, Đức để phản đối vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Chiếc xe tăng được tạo thành từ tất cả các loại hàng tiêu dùng giá rẻ "Made in China"

Người đàn ông đứng đangxách túi ghi "Hội chợ thương mại" 

Tác phẩm là một sự hợp tác với Tổ chức Ân xá Quốc tế và cuộc cách mạng Màu.


Một món quà nhỏ tặng các bạn đọc làm màn hình nền để kết thúc!

Bảo vệ môi sinhCorona: Tiananmen