09 tháng 1 2012

Những người từng bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị sau đó thế nào?

Những người từng bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng (sau này là Bộ Chính trị) sau đó ra sao?

Trong lịch sử Đảng đã có một số trường hợp những người từng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã bị cách chức hoặc bị mất chức vì nhiều lý do. Song sau đó số phận của họ ra sao không phải ai cũng biết. Có những người bị mất chức nhưng sau đó đã trở lại giữ chức vụ cũ hoặc được giữ trọng trách cao hơn, có người bị tuyên án tử hình, có người vẫn còn là đảng viên đến khi mất, có người bị khai trừ ra khỏi Đảng. Dưới đây là những người đó:

Năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 25/8 đến 24/9 quyết định tiến hành sửa chữa những sai lầm trong Cải cách ruộng đất. Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng ban. Tổng Bí thư Trường Chinh là Phó trưởng ban,nhưng phụ trách Đảng tổ Cải cách ruộng đất, là người cao nhất về Đảng lãnh đạo công cuộc Cải cách ruộng đất. Hai Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương là ông Hoàng Quốc Việt và ông Lê Văn Lương - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ trực tiếp chỉ đạo. Từ đợt 2, ông Hồ Viết Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương, Trưởng ban Liên lạc Nông dân toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Nông lâm được giao nhiệm vụ là Ủy viên thường trực điều hành công việc hàng ngày, từ tháng 7 năm 1954, ông Hồ Viết Thắng được giao trách nhiệm là Phó ban, trực tiếp phụ trách cơ quan Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương. Thành viên Uỷ ban Cải cách ruộng đấtTrung ương có một số Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương, người đứng đầu các Ban ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.

Cải cách ruộng đất đã đem lại những kết quả mang tính chiến lược song cũng phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Để lấy lại lòng tin của nhân dân, Đảng Lao động Việt Nam triển khai ngay hai việc: Một là thi hành kỷ luật những người trực tiếp chỉ đạo và điều hành công cuộc Cải cách ruộng đất.Hai là tiến hành sửa sai. Các ông Trường Chinh, Trưởng ban; ông Hồ Viết Thắng, Phó ban Thường trực; ông Lê Văn Lương, Ủy viên; ông Hoàng Quốc Việt, Ủy viên, Trưởng ban chỉ đạo thí điểm cải cách ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên bị thi hành kỷ luật.

- Ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đã đảm nhiệm từ năm 1941, sau đó được Bác Hồ và Trung ương Đảng giao nhiệm vụ đứng đầu Ban chỉ đạo công tác sửa sai, đến năm 1958 được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Năm 1960, ông lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bầu vào Bộ Chính trị, phụ trách công tác Quốc hội và công tác lý luận của Đảng, được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Năm 1976, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1981, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 14 tháng 7 năm 1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Trường Chinh được bầu làm quyền Tổng Bí thư Đảng thay cho ông Lê Duẩn vừa mất, ông Trường Chinh sau 30 năm lại làm Tổng Bí thư và là “người đặt nền móng cho công cuộc đổi mới đất nước” như dư luận trong nước và cả nhiều người nước ngoài đánh giá.

- Ông Hồ Viết Thắng là người thay mặt Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lúc đó, chịu trách nhiệm nặng nề nhất trước nhân dân trong Cải cách ruộng đất, bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, trở thành chuyên viên Văn phòng Trung ương Đảng. Gia đình ông Hồ Viết Thắng tất cả 9 nhân khẩu và gia đình ông Hoàng Du, nguyên là Chánh Văn phòng Ủy ban Cải cách ruộng đấtTrung ương, dọn ra ở xóm lao động bãi Nghĩa Dũng, ngoài đê sông Hồng. Hai gia đình ở trong ba gian nhà tranh không điện, không máy nước. Năm 1958, ông Hồ Viết Thắng được phân công về phụ trách trường Hợp tác xã nông nghiệp Trung ương thuộc Ban Công tác nông thôn Trung ương.Tháng 6/1961, sau một khóa học tại trưởng Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, ông Hồ Viết Thắng được bổ nhiệm làm Ủy viên, rồi Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ông làm Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Chủ nhiệm cơ quan này trong suốt hơn 20 năm. Tháng 3/1979, đang là thành viên Đoàn chuyên gia kinh tế văn hóa giúp Chính phủ Campuchia, ông được gọi về nhận nhiệm vụ mới. ÔngNguyễn Duy Trinh, Ủy viên Bộ Chính trị tiếp đón và thông báo cho ông biết Trung ương vừa quyết định bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Lương thực Thực phẩm. Tháng 12/1980, khi đã 62 tuổi, Bộ Lương thực Thực phẩm tách thành Bộ Lương thực và Bộ Công nghiệp Thực phẩm, ông trở lại Ủy Ban Kế hoạch Nhà nước. Về Ủy ban Kế hoạch nhà nước hay ở Bộ Lương thực Thực phẩm, ông đều phụ trách ngành liên quan đến nông nghiệp và nông thôn như trước đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Đầu năm 1983, ông Hồ Viết Thắngchính thức nghỉ hưu ở tuổi 65.

- Ông Lê Văn Lương phải rút khỏi Bộ Chính trị và Ban Bí thư, thôi làm Trưởng ban Tổ chức, chỉ còn là Ủy viên dự khuyết Ban Thường vụ Trung ương. Tháng 11 năm 1956, được chỉ định làm Bí thư Khu uỷ Tả ngạn. Tháng 8 năm 1957, làm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Đầu năm 1959, giữ chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu lần thứ III của Đảng, ông Lê Văn Lương là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu vào Ban Bí thư. Năm 1973, ông được được phân công kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Tổ chức Trung ương lần thứ 2. Từ năm 1976 đến năm 1986, ông được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Thường vụ Đảng bộ Hà Nội. Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đại biểu lần thứ IV của Đảng, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội ông được bầu làm Bí thư Thành ủy và đảm nhiệm chức vụ này liên tiếp 3 nhiệm kỳ cho đến khi về hưu cuối năm 1986, nhưng vẫn được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.

- Ông Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng từ năm 1941, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 năm 1956 đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị. Đến năm 1960, ông được bầu làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt - Trung. Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội IV của Đảng ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, không được bầu trở lại vào Bộ Chính trị. Ông giữ chức vụ Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977), Chủ tịch danh dự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1983) đến khi nghỉ hưu.

- Ông Nguyễn Văn Linh là Ủy viên Trung ương Đảng từ năm 1960, năm 1976 là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Trước Đại hội lần thứ V của Đảng ông bị phê phán là “đi theo con đường tư bản chủ nghĩa theo kiểu Nam Tư”, ra khỏi Bộ Chính trị và mất cả chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, được điều động ra Hà Nội làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa V, ông Nguyễn Văn Linh lại được bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 6 năm 1986, sau khi ông Lê Duẩn mất, ông Trường Chinh làm quyền Tổng bí thư, ông Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư. Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng. Thế là sau 6 năm ra khỏi Bộ Chính trị, ông Nguyễn Văn Linh đã trở lại cương vị cũ và còn được bầu vào vị trí cao hơn, là Tổng Bí thư của Đảng, đúng vào thời kỳ bắt đầu công cuộc Đổi Mới đất nước.

- Ngoài hai ông Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh, từng ra khỏi Bộ Chính trị nhưng sau đó đã trở lại Bộ Chính trị và đảm nhận cương vị cũ và cao hơn, còn có ông Trương Tấn Sang cũng bị kỷ luật "bằng hình thức khiển trách". Ông Trương Tấn Sang được bầu vào Bộ Chính trị năm 1996, giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000, ông trở thành Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Năm 2001, ông tiếp tục vào Bộ Chính trị và giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Tháng 1/2003, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa IX, ông Trương Tấn Sang đã bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật khiển trách vì "trong thời kỳ làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (khóa VI) chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ". Ba năm sau đó, năm 2006 ông được cử giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và năm 2011 ông được bầu làm Chủ tịch nước.

Những trường hợp dưới đây là những người bị kỷ luật ra khỏi Bộ Chính trị, có người bị tuyên án tử hình, có người vẫn còn là đảng viên đến khi mất, có người bị khai trừ ra khỏi Đảng:

- Ông Hoàng Văn Hoan, Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1956, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ năm 1958. Trong một chuyến đi nước ngoài năm 1979 ông ta đã phản bội lại Tổ quốc, bỏ trốn sang Trung Quốc, bị Tòa án Tối cao kết án tử hình vắng mặt. Ông ta đã chết tại Bắc Kinh năm 1991.

- Ông Trần Xuân Bách là Ủy viên Bộ Chính trị từ Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiều khóa liền. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 tháng 3 năm 1990, ông Trần Xuân Bách đã bị phê phán gay gắt về quan điểm chính trị và bị kỷ luật, cách chức Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương "vì đã tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây nhiều hậu quả xấu".

- Ông Nguyễn Hà Phan từng là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 1986, đến năm 1991 đã là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và năm 1992 là Phó Chủ tịch Quốc hội. Năm 1993 ông được bầu vào Bộ Chính trị, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư. Song trước khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VIII, ông Nguyễn Hà Phan bị nhiều đơn thư tố cáo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khi bị địch bắt đã đầu hàng, phản bộ và khai báo. Ngày 17/4/1996, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp nghe Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo kết quả kiểm tra và xác minh các đơn thư tố cáo đã biểu quyết khai trừ ông Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng, sau đó ông bị tước hết mọi chức vụ đã đảm nhiệm, về sống tại Cần Thơ, xem thêm ở đây https://fddinh.blogspot.com/2012/06/nguyen-ha-phan.html

- Ông Vũ Ngọc Hải được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI năm 1986. Năm 1987 làm Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Năng lượng. Ông cũng là bị can và bị án phạt 3 năm tù giam trong vụ án đường dây 500 kV vào những năm 90 của thế kỷ trước, vì tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", mà theo trả lời báo chí của ông thì ông đi tù vì chót phê vào đơn tham gia đấu thầu của một doanh nghiệp là "Đề nghị thứ trưởng, nếu thấy đủ điều kiện thì cho tham gia đấu thầu"..
Trong thời gian thụ án ông được Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào tận trại giam gắn kỷ niệm chương đường dây 500 kV; Phó Thủ tướng Thường trực Phan Văn Khải và 28 Bộ trưởng, Thứ trưởng vào thăm nom. Ông được đặc xá sau khi thụ án 1 năm tại Trại Thanh Xuân (V26, Bộ Công an).
Ông Vũ Ngọc Hải kể lại thời gian ở trong tù: 
Khi tôi nhập trại, ông Lê Minh Hương, khi đó là thứ trưởng bộ Nội vụ (nay là bộ Công an), vào kiểm tra trại giam và cho "giải phóng" một cái trạm xá cũ để tôi vừa ở vừa tiếp khách. Cái trạm xá này một nửa nằm trong trại, một nửa nằm nhô vào khu tập thể của cán bộ trại. Vì hàng ngày khách đến thăm tôi nhiều, thấy tôi tiếp khách trong phòng bất tiện nên anh em trong trại bố trí một phòng gần phòng làm việc của cán bộ trại giam. Tôi tiếp khách không có công an ngồi kèm đâu. Nhưng phòng đó chỉ tiếp khách thường, còn từ thứ trưởng, bộ trưởng trở lên lãnh đạo bố trí tiếp ở phòng tiếp khách của trại.
...
Tôi vào trại nhưng ngày nào cũng tiếp khách. Thấy thế anh em họ cũng ái ngại, bàn đi bàn lại sau đó quyết định dọn bỏ một cái gara ô-tô để làm chuồng gà cho tôi chăn nuôi. Tôi bàn với vợ mua vài chục gà giống, thức ăn mang vào. Thế là hàng ngày tôi chỉ phải làm mỗi việc là nuôi gà. Cứ vỗ béo xong thì "anh em" trong trại lại mang bán.
Tôi bị án ba năm tù, thụ án được một năm mấy ngày thì được đặc xá. Thông thường, khi đặc xá thì mỗi phạm nhân phải viết bảng tường trình ghi lại nhận thức về quá trình cải tạo của mình nhưng tôi chỉ viết là "tôn trọng quy chế của trại, tích cực lao động...". Ngay như giờ sinh hoạt của phạm nhân họ cũng cho tôi miễn. Hôm ra trại, tôi mới hỏi ông Hân (giám thị): "Vì sao trong các buổi sinh hoạt chung của trại không thấy triệu tập tôi?". Ông Hân bảo: " Thì anh biết rồi còn gì". Tôi cười: "Thế tôi đơán nhé, khi sinh hoạt, các phạm nhân ngồi dưới đất, còn cán bộ trại ngồi trên ghế. Như thế, tôi sinh hoạt mà các anh để tôi ngồi trên ghế cũng khó mà ngồi dưới đất cũng khó". Thế là anh em cười. Nói chung, "anh em" đối xử với tôi rất tốt.
Có lẽ do những việc phát sinh trên của ông Vũ Ngọc Hải trong Trại Thanh Xuân nên sau này trên Tam Đảo có trại giam đặc biệt dành cho những trại viên vip. Ra tù, ông được cử làm Đặc phái viên của Thủ tướng và Cố vấn của Bộ trưởng Năng lượng cho đến năm 1998, thì được cho nghỉ hưu, với mức lương hưu chuyên gia cao cấp bậc hai: 8,0 (Bộ trưởng là 8,2).

- Ông Hồ Đức Việt có lẽ là một trong số không nhiều Ủy viên Bộ Chính trị có học hàm Tiến sĩ, từng làm Phó trưởng khoa Toán – Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng từ Đại hội VII, năm 1991 và là Ủy viên Bộ Chính trị năm 2006, làm Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Khác với các trường hợp trên, ông không bị kỷ luật, nhưng tại Đại hội Đảng lần thứ XI (12-19/01/2011), ở tuổi 64 ông không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương và ngày 1 tháng 10 năm 2011 ông nghỉ hưu.

Các chàng họ Trương


*** Blogger Trương Duy Nhất viết thế này. (trích)

Các nhà báo đang say sưa bàn về số phận Hoàng Khương, ít ai thấy được “số phận” nghiệp báo của chính họ đang tuột dốc.

Phạm Đức Hải không thể dõng dạc như Lê Hoàng khi xảy ra vụ PMU 18: “Nguyễn Văn Hải sẽ mãi là người của Tuổi Trẻ, dù có bị giam cầm và lãnh án!”. Cũng như khó thấy lại hình ảnh trang blog của các nhà báo ở tòa soạn Tuổi Trẻ khi đó đồng loạt treo ảnh đồng nghiệp cùng dòng slogan “Nguyễn Văn Hải, chúng tôi luôn ở bên bạn”.

Sự kiện Nguyễn Văn Hải đã không lặp lại với Hoàng Khương, bởi Phạm Đức Hải không phải là Lê Hoàng, bởi Tuổi Trẻ và cả nền báo chí đã tuột phanh trôi quá xa so với thời PMU 18.

Không riêng Tuổi Trẻ, hàng loạt cán bộ tuyên giáo bỗng dưng thành Tổng Biên tập (1).Điều đáng nói là chiến dịch đổi mới hàng Tổng này đã vi phạm chính luật báo chí, ngang nhiên đưa hàng loạt những người chưa từng làm báo, chưa có thẻ nhà báo về cầm trịch các tờ báo lớn.

Lịch sử báo chí Việt, chưa thời nào “dân ngoại đạo” chen vào ngồi ghế Tổng biên tập đông như giai đoạn này (2). Chính những “nhà báo” bất đắc dĩ, những ông Tổng được bổ nhiệm sai luật báo chí như thế ngay tức khắc bẻ hướng các tòa báo… lao dốc!

Chiến dịch “tuyên giáo” hàng Tổng của ông Hợp chỉ qua một nhiệm kỳ đã hoàn thành mục tiêu phá hỏng hàng loạt tờ báo tên tuổi, thương hiệu. Ông Hợp hưu rồi, nhưng chiến dịch “tuyên giáo hóa” hàng Tổng vẫn chưa dừng. Nhiều tòa báo vẫn đang nằm trong tầm ngắm. Nhiều cán bộ tuyên giáo đang ngồi chơi xơi nước đã được vào danh sách nguồn (3) để sẵn sàng một hôm đẹp trời nào đó bỗng dưng nhảy vào làng báo thành… Tổng biên tập!

Sáng nào cũng vói tay lấy hai tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Lấy theo thói quen, chứ nhiều hôm lướt ngang liếc dọc vài phút rồi… vứt!

*** (1)Thanh niên, Tuổi trẻ, Người lao động, Tiền Phong, Lao động, Sàigòn tiếp thị, Saigon times, Việtnamnet, Vnexpress, Dân trí, Đại đoàn kết, Tuổi trẻ Thủ đô, Phụ nữ TP HCM, Pháp luật TP HCM.

VTV, HTV, VOV, Nhân dân, Thông tấn xã, Công an nhân dân, Sàigòn giải phóng, Hà nội mới.

Bóng đá, Mốt và cuộc sống, Tiếp thị gia đình, Thế giới văn hóa, Thuốc và sức khỏe, Khoa học phổ thông.

Trong các đơn vị báo chí  kể trên, các bạn thử thống kê xem có bao nhiêu phần trăm Tổng biên tập xuất thân là dân tuyên giáo để dẫn tới kết luận là hàng loạt.

Có 2 điều cần nói thêm: Các đơn vị báo chí kể trên chiếm thị phần 99% làng báo SG, theo con số của 2 công ty phát hành lớn nhất TP HCM là Cty phát hành báo chí TW 2 và công ty Trường phát; Ông Phạm Đức Hải, nguyên là TBT một tờ trực thuộc tuyên giáo trước khi sang Tuổi trẻ, không phải là nhà báo tay ngang và có thẻ nhà báo trước Trương Duy Nhất 2  kì hạn (5 năm cấp đổi một lần).

(2) Điều này nếu như có thật, phải hoan hô nhiệt liệt bằng cái nhìn cấp tiến, bởi nó cho thấy báo chí tư nhân thực sự đang phát triển rất tốt. Vì luật chưa cho phép nên những người làm báo thực sự phải núp bóng các nhà quản lí đơn vị chủ quản báo. Ví dụ, người đứng đầu Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt nam hay  Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt nam đều đang  làm TBT báo.  Họ hầu như không tham gia “định hướng” vì “chỉ đạo” nội dung ở đây là thị trường và các ông “bầu” bỏ tiền làm báo.

Cũng nói thêm ở ý  2, không có quy định nào bắt buộc TBT báo phải “từng là nhà báo”. Việc bổ nhiệm TBT bắt buộc phải đủ các hồ sơ sau: Một bằng đại học,  Bằng cao học chính trị, Đảng viên. Hết. Quy trình bổ nhiệm phải xuất phát từ đề xuất của cơ quan chủ quản, sau đó Hiệp thương với Tuyên giáo và bộ Thông tin truyền thông. Đủ văn bản của các cơ quan này, đơn vị chủ quản ra quyết định bổ nhiệm. Việc các cơ quan hay thậm chí các  cá nhân, can dự vào quy trình trên, thuộc về một chủ đề khác. Khác bởi, nó không thuộc về chủ trương hay quy  chế chung, mà phải gọi đúng tên là maphia.

(3) Ý này Beo không có thông tin của  Tuyên giáo TW hay các tỉnh thành khác nên không dám có ý kiến. Riêng TP HCM thì biết kĩ thế này. Theo quy định bậc lương  của Bộ nội vụ, TBT ngang vụ trưởng. Như vậy, chí ít hiện nay, các bác đang ngồi chơi xơi nước đợi nhảy xổ ra làm TBT, cũng đã phải là cấp trưởng phòng. Mà đã là trưởng phòng rồi, thì số nhiều, lấy đâu ra.

07 tháng 1 2012

Cảnh Sát Biển

Osin Huy Đức - beo - Yahoo! 360plus

Beo

Thứ Sáu, ngày 05 tháng 6 năm 2009

Hàng xóm

Trước khi vĩnh biệt 360, tớ điểm danh những hàng xóm cũ mà tớ hay lê la sang chơi nhất
...
7.
Osin. Lập luận, câu chữ kêu choang choang là ông này.
Tưởng bàn chuyện dân sinh nhưng thực ra toàn  chuyện chính trị.
Từ ngày cụ Sáu Dê mất, nguồn triều đình xuống của ông ấy đứt dù thiên hạ có dọa ông ấy còn nguồn từ ông Tư tới ông Mười mấy lận (đọc những gì ông ấy biên ra, tớ lại chả tin).
Còn nguồn từ dân đen lên, cuồng lên tìm vợ (do phụ nữ không dùng ông này để giải trí) nên lười đi.
Chân cật lơ lửng, ông ấy  rơi vào cảnh lộng ngôn và ngày càng thiếu nhân bản.
Cơ khổ, hay là cái nick nó ám, ông ấy muốn làm kiếp Osin (cho triều đình) thật ...

Osin Huy Đức

Thư mục: Tổng hợp |
Đăng ngày: 14:46 12-09-2009
Từ 25-8, tôi không còn là phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. Trong 21 năm làm báo, tôi đã từng bị mất việc nhiều lần.
Ngay cái hàng chữ đầu tiên, bạn Osin này đã nói dối và nói nửa sự thật. Đời làm báo của Osin từ thuở Tuổi Trẻ Thanh niên Nông thông ngày nay...chưa từng bị mất việc mà toàn là do bạn ấy đánh nhau rồi thua với một nhân vật nào đó trong tòa soạn, sau đó  tự xin chuyển hoặc thất bại trong kinh doanh báo mà tự động đóng cửa. Từ ngày 25/8, bạn í không còn là phóng viên nhưng, tội nghiệp một ngàn bạn tình nguyện đóng 10 ngàn/tháng nuôi bạn Osin, vẫn chưa bằng lương SGTT trả cho cộng tác viên Huy Đức đâu. Bạn í còn một đống bất động sản do công ty quân đội to đoành dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh đỡ đầu. Con bạn í du học Mỹ, nếu bạn í xộ khám cũng đã có bạn ở Cục thông tin quốc hội Hoa kỳ... đỡ đầu luôn. Bức tường Berlin chỉ là một hoạt cảnh cực khéo nhưng giá mà bức tường ấy nó sụp đổ sớm hơn thì con đường phía trước của Tổng Biên tập Tâm Chánh đỡ đen tối hơn.
Tác giả bức tranh báo chí hiện nay không phải hoàn toàn là Ban Tuyên giáo.
Câu này thì bạn Osin viết chính xác. Bởi vì bạn í là một trong những đồng tác giả bức tranh u ám hiện nay của báo chí. Tại sao tớ lại nói như vậy. Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, bạn Osin này là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người từ ngày ấy của công ty Bia Sài gòn nay còn kể vanh vách giai thoại Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Giá như chỉ dừng ở việc làm tiền thì OK, không có chuyện gì xảy ra cho cả bạn Huy Đức lẫn báo chí.

Huy Đức, cùng một vài bạn khác-có dịp tớ sẽ kể lần lượt- lấn sân sang chuyện chính trị. Đừng hiểu chính trị theo nghĩa sang trọng là đấu tranh cho tự do dân chủ công bằng xã hội xứ cừu nhé. Chính trị ở đây tức là dùng ngòi bút hỗ trợ các thế lực này nọ của thiên đình choảng nhau, nhất là sát gần đại hội Đảng. Vụ Năm Cam, vụ PMU 18 là hai ví dụ điển hình. Hai là quá đủ để Ban ra tay nhổ tuốt tuột cả cỏ lẫn hoa.Trong một entry tớ đã bảo bạn này làm nhà báo chả muốn lại muốn làm Osin cho triều đình. Ngoài đời, trong một lần caphe  tại số 5 Hàn Thuyên, tớ cũng rất chân tình can bạn ấy bằng tầm gương, 2h sáng ông Nguyễn Công Khế gọi điện cho tớ mà rằng: tại sao họ lại đối xử với anh như vậy. Ông Khế có một niềm tin thơ ngây của người không sinh ra trong lòng chế độ này, bạn Osin thì chơi trò 2 mang vì bạn í quá hiểu chế độ này.

Vậy ông chủ của Osin là ai?


Đầu tiên phải kể đến là  Lê Khả Phiêu. Cụ này  Osin quen biết từ thuở bên Campuchia, khá trống mồm nên một dạo Osin có rất nhiều tin độc.

 Thứ đến thì ai cũng biết là cụ Võ Văn Kiệt với chiêu bài viết hồi ký thuê. Cụ Kiệt chết là cú choáng váng với Osin bởi không chỉ mất chỗ chống lưng mà ngay sau đó, gia đình cụ than phiền với Văn phòng TW Đảng việc Osin cất giữ tài liệu của cụ. Osin phải hứa sau đây viết tất cả những gì về cụ Kiệt phải đưa cho VPTW ...duyệt. (he he he). Ông chủ thứ ba thì Osin còn cay đắng hơn rất nhiều. Ông Trương Tấn Sang đã phủi như phủi tà khi nhắc đến bạn Huy Đức dù thông qua một bạn bên Sàigon Giải phóng, mối lương duyên chủ tớ này coi bộ khá thắm thiết.

Còn một chủ nữa của Osin kiêm minh chủ của các bạn Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức ...nhân vật này hay đến độ tớ sẽ viết riêng một entry về  minh chủ và các đầy tớ sau.

Thân Osin, chủ nội thế là cũng oách. Nhưng bạn này còn có cả chủ ngoại nữa. Việc tớ ngừng chơi với bạn Osin  cũng bắt đầu từ một vụ liên quan đến chủ ngoại của bạn í.

Số là ngài đại sứ quán, thi thoảng ngẫu hứng tụ tập một nhóm  những người iêu nước Mỹ. Sau một cuộc gặp thế về, bạn Osin trình báo nội dung đàm đạo cho A 25. Osin đã tự cứu mình rất ngoạn mục nhưng  đường hoạn lộ của bạn Đức Hiển bên báo Pháp luật TP HCM, người tham dự cuộc đàm đạo,  đang lên phơi phới bỗng đứt dây và chưa biết bao giờ mới nối lại được sau những lời mách nhỏ của Osin. Theo tớ bạn Hiền bạn Nguyên bên sứ quán cũng nên cửn thựn có ngày Osin mách bà Clinton là toi công ăn việc làm.
Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện; những bài viết mà người làm báo tin rằng nó phụng sự xã hội.
Entry sau tớ sẽ  chỉ rõ từng bài Osin phụng sự các ông chủ thay vì phụng sự xã hội ra sao.

TRỀNH A SÁNG- NÓNG HỔI VỪA THỔI VỪA XEM ĐÊÊÊÊÊÊÊÊ!

Kinh thật. Beo còn đang rong ruổi lang thang tận hưởng tối đa tháng ăn chơi thì thiên hạ đã lao vào chính chị chính em như kiểu không nói nhanh hôm nay thì mai chết. Mới qua rằm, vẫn ủ mưu hành hương tới đỉnh Ngọa Vân ở Đông Triều, Quảng Ninh. Tương truyền đây mới chính là nơi Phật Hoàng tu niệm và đặt mộ tổ, Yên tử chỉ là mộ vọng. Đại đức trụ trì chùa Phật Tích đã hứa sẽ dẫn đi và hành lễ cho. Phải sớm, chứ cứ có cáp treo thành hội thành hè, nơi thanh sạch linh thiêng rồi cũng đầy xú uế, vì rác và vì hơi người, chen chúc.

*** Không rảnh để ngồi biên chuyện cả nước biết, Trềnh A Sáng là ai trong làng báo Việt. Vậy nên chỉ kể chuyện rất ít người biết.

Đàng trong đàng ngoài đều coi Trềnh này là bậc anh hùng nên khi Beo nổ phát pháo đầu tiên kể toạc móng heo bản chất Osin, thiên hạ điên Beo lắm lắm. Vì điên nên các fan Trềnh ít ai để ý những chi tiết Beo kể, như Osin không làm không công hay thủ thuật Osin kiếm tiền từ việc hầu chữ nghĩa. Beo phì cười khi có môn đệ kêu gọi lạc quyên nuôi Osin khi rời Sàigòn tiếp thị. Zời ạ, Osin vừa chẳng phải đi làm vừa ăn vừa chơi, đến Tết Cônggô cũng chưa hết lộc zời. Những tháng ngày thong thả sau khi Osin nghỉ việc, ở những nơi quýts tộc bậc nhất Sài thành, chắc cũng đủ để chứng minh điều Beo đã nói.

Vở diễn mới nhất là vụ hòa ca với Dương Thu Hương lồng lộn chuyện trym bướm .

Ngay sau khi bài cuối củaDương thị, mà chửa biết đã cuối chưa, Osin Huy Đức méc với công an bằng giấy trắng mực bút bi. Nào là trăm sự tại cái thằng Việt kiều Pháp Hà Dương Tường lẻo mép bịa đặt mang họa cho Osin, chứ Osin với phẩm chất kách mệnh cứ là chửi Dương Thu Hương như hát hay, không những không dây với mà còn khinh khi Dương thị ngang rác rưởi. Vở diễn này của Osin tạo ra rất nhiều khả năng, chú Việt kiều HDTường nào kia vì nhỡ mồm nhỡ miệng, sẽ hết đường về cố quốc trong tương lai. Y chang vở Osin từng giáng xuống chú Đức Hiển, bên báo Pháp luật TP, trước đây.

Rõ khổ, có lẽ khí lâu không được tiếp xúc với giới cao cấp, toàn các ẻm ban công tác bạn đọc hay láo nháo vỉa hè, rồi từ đó phân tích suy đóan kết luận đúc rút ra một điều mà bạn Beo chỉ cần hai dòng, là sổ toẹt sạch ráo. Nam nhi, sao phải khốn khổ giả tự dạng biên tay trái núp danh ảo cho thảm thế nhỉ.
hong ho: từ từ rồi khoai cũng nhừ
hong ho: đã bẩu là còn nhiều cái hay mờ
hien: nó cao thủ quá. xài ngay cái entry của mình, dùng chi tiết phủ nhận tổng thể
hong ho: không sao đâu em
hong ho: chị chỉ viết có 1/10 những gì mà chị chứng kiến thôi
hong ho: lão HĐ gọi phone
hong ho: chị đi ăn cơm không nghe máy
hien: thôi đừng nghe
hien: (chẳng nhẽ vừa năn nỉ em cải chính-dù chỉ một chi tiết, với ý đồ dùng chi tiết phủ nhận tổng thể. Lại vừa alo năn nỉ chị?)
hien: thất vọng quá
hong ho: bài này xưa rồi chú
hien: ông ấy giỏi, nhưng muốn nhiều quá, mà những cái ông ấy muốn lại mâu thuẫn với nhau
hien: đi hai chân trên hai băng chuyền
hien: nên có thể nó kéo nhân cách xuống
Trên đây là đoạn chat giữa Beo và Đức Hiển, chủ blog Bố cu Hưng, ngay sau khi đăng entry Beo kể chân tướng của Huy Đức trên blog này.

Đêm nay lại đi chơi, đầu tuần về kể tiếp chuyện Osin.

Nhà báo Huy Đức, Huỳnh Sơn Phước bị tố nhận tiền của Năm Cam, Liên Khui Thìn

Không biết ai là người đầu tiên lục lại hồ sơ vụ án Năm Cam, nhưng quả thật là ở thời hiện đại này chẳng có cái gì có thể lãng quên. Làm sao để lãng quên đây? 

Vnexpressbài tường thuật lại phiên tòa xét xử vụ Năm Cam. Ở phiên tòa này, bị cáo Hoàng Linh, nguyên là phóng viên báo Tuổi trẻ có khai rằng đã chuyển phong bì tiền của Liên Khui Thìn cho nhà báo Huy Đức và Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ lúc đấy Huỳnh Sơn Phước. Ngoài ra Hoàng Linh còn 3 lần đưa tiền của Năm Cam cho nhà báo Huy Đức.

Tôi không biết trong vụ Năm Cam này nhà báo Huy Đức và Huỳnh Sơn Phước có bị kỷ luật không, nhưng ông Phước vẫn giữ chức vụ Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ cho đến tận gần đây. Lúc ông Phước bị thiên chuyển không được làm Phó Tổng biên tập nữa, cũng có nhiều người bênh vực ông Phước, làm rầm rộ trên blog, cho rằng đây là một nhà báo chân chính. Ôi phải chăng đấy là cái chân chính trong quan niệm của các nhà báo!

Tôi luôn nghĩ rằng họa phúc không phải một sớm một chiều là xảy ra. Họa phúc có căn nguyên sâu xa, tích tụ bấy lâu nay. Khi có hiện tượng chớm xảy ra, đã không kiên quyết xử lý, thậm chí có thể còn bao che cho nhau, bao biện cho nhau. Đấy là đi trên sương mà không nghĩ tới băng giá đến. Bây giờ tôi nghĩ rằng nói rằng trong chốn nhà báo có nhà báo liêm khiết thì chẳng khác nào nói rằng ở chốn lầu xanh có người vẫn còn trinh. Mà để tình trạng như thế này xảy ra, trách nhiệm đầu tiên và trước hết thuộc về Hội Nhà báo Việt Nam. Nếu Hội Nhà báo Việt Nam còn tiếp tục im lặng, nếu Hội Nhà báo Việt Nam còn tiếp tục khoanh tay đứng nhìn, thì Hội Nhà báo Việt Nam có lý do gì để tồn tại?

Update 25-5-2008

Tôi tra Google vụ nhà báo Hoàng Linh này tìm được một số thông tin đáng quan tâm như dưới đây. Tuy vậy tôi vẫn chưa tìm được nguồn khẳng định thông tin mà blogger Osin cung cấp.

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam: phần Hoàng Linh

"Hoàng Linh khai nhận: Sau buổi làm việc với Liên Khui Thìn tại Công ty Epco cho tới khi Thìn bị bắt (đầu năm 1997), Hoàng Linh đã được Liên Khui Thìn cho 1 điện thoại di động Ericsson và nhiều lần cho tiền, do thời gian đã lâu nên Hoàng Linh không nhớ được cụ thể bao nhiêu lần nhưng tổng số tiền Hoàng Linh nhận khoảng 105 triệu đồng. Ngoài số tiền trên, từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh còn nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng. Tuy nhiên những người trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh (BL: V9 T1: 76-77, 119-123, 146-147)."

Nhận xét của Đông A: Hoàng Linh khai đưa tiền cho các nhà báo, các nhà báo không thừa nhận. Chuyện này giống như sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, nhưng khiến cho tôi nhớ đến chuyện "tứ tri" trong Cổ học tinh hoa. Chứng minh dường như là không thể. Nhưng có lý do gì mà khiến Hoàng Linh phải vu oan giá họa cho người khác, nhất là các đồng nghiệp, những người từng cùng cộng tác chứ?

Bài phỏng vấn nhà báo Hoàng Linh của Vnexpress:

- Nhưng hồi năm 1995-1996, Tuổi trẻ đã đăng bài của anh về hoạt động phạm tội của Năm Cam và bài phỏng vấn lãnh đạo ngành công an về việc đưa Năm Cam đi cải tạo?- Tôi và anh Huy Đức cùng thực hiện loạt bài này. Nhưng không vì vậy mà nói rằng tôi có quan hệ với Năm Cam.
Là bạn thân của Minh Diện, phóng viên báo Tiền Phong bị dính vào vụ Tamexo, anh đến thăm và Diện đã tâm sự khá nhiều, đưa hồ sơ nhờ giúp đỡ. Nhờ tư liệu này, anh đã đánh Diện không thương tiếc?- Tôi viết bài như vậy là theo lệnh của Ban biên tập Tuổi trẻ. Là người lính khi chỉ huy ấn vào tay mình một cây súng thì anh nghĩ sao?
Tôi đến thăm là với tư cách bạn bè, còn viết bài là với tư cách nhà báo. Tôi với Minh Diện chơi rất thân. Tôi đánh giá anh ta cao hơn đánh giá của người khác. Đến bây giờ, chúng tôi vẫn chơi rất thân với nhau. Lúc đó tôi không viết bài thì Ban biên tập sẽ nghĩ tôi cùng giuộc tiêu cực với Diện. Trong bài báo đánh Diện có một số trường đoạn có lợi cho anh ta đã bị ban biên tập cắt bỏ.

Nhận xét của Đông A: lý do gì mà báo Tuổi trẻ lại quan tâm đến chuyện Năm Cam bị đưa đi cải tạo để đăng báo chứ?

Bài học (chưa chắc) chót, từ Osin
Báo chí, trong một thời gian dài, rất dài, đã luyện tập cho bạn đọc một nếp nghĩ, phàm quan chức là tham nhũng, phàm giàu có là bất chính... Good news is  Bad news, nghề thế. Và thời gian đầu mở cửa, 99,9% là sự trong sáng, háo hức làm những Lục Vân Tiên thời đại. Nhưng rồi, đời mà, những con sâu xuất hiện. Tôi vẫn kết tội vì những con sâu này mà nồi canh ngon  biến thành nồi cám lợn, như hiện nay…


Đỉnh  điểm là vụ án Năm cam và PMU 18, báo chí đã góp một phần cực lớn vào việc tiêu diệt ba quan chức cao cấp. Sự trong sáng bị lợi dụng cũng có, sự lạm dụng cũng có và sự bất nhân với số phận con người, cũng có nốt.  Người dưng, tôi vẫn xót xa cho các ông. Và Huy Đức, cũng xót xa y như vậy, một cách rất thật lòng.

Có lẽ vì đó, Huy Đức đã chọn một con đường riêng.

Tạo ánh hào quang với các commenters cũng là  tạo luôn quần chúng cho mình bằng các bài viết thẳng vào những vấn đề dân sinh nóng nhất, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ xử dụng  giàu chất chính luận, Huy Đức khéo léo phản bác( not phản biện) lại hầu hết các quyết sách của chính quyền, rất sướng tai, đặc biệt là  một nhóm người hiện nay trong xã hội, bạ gì cũng chửi, xông vào chửi hôi mọi lúc mọi nơi  chửi luôn cả thằng đang đồng ca cùng mình.

Dừng lại ở đó thì  tôi dám đoan chắc, Huy Đức giờ này vẫn đàng hoàng nhận tấm thẻ nhà báo, xứng đáng với sự kính trọng của rất nhiều đồng nghiệp, trong đó có tôi. Nhưng, nếu thế, còn gì để tôi bôi ra đến 3 entry.

Bà ngoại tôi ngày xưa hay nói câu tử tế chả muốn…. Câu này áp vào vô cùng đúng  với Huy Đức. Bút lực ấy, nội công thâm hậu ấy, đâu cần đâm đầu tự nguyện làm thân Osin, rất thảm, vì thực tế không có ông chủ nào sai ông chủ nào khiến. Thế nên Osin sa vào hết lầm  này đến lẫn khác, như trong loạt bài nhắm vào Thủ tướng tôi đã dẫn chứng ở entry 2. Ở đây tôi mới chỉ nói thuần về nghề nghiệp và nhân cách thôi, còn việc lập lờ  hưởng lợi từ hào quang  các cụ cấp thiên triều, thấp hơn là một hai cụ bộ trưởng (nay đã hưu)…để làm kinh tế cá thể thì còn lắt léo nhiều chuyện nữa.

Khẳng định ngay, không nhà báo có máu mặt nào hiện nay trong làng báo  không chơi với A 25 nhỏ hơn là PA hay một vài quan chức cấp thứ bộ trưởng trong lĩnh vực nhà báo đó quan tâm. Bỏ qua quan hệ xã hội bình thường, quan hệ công việc là tương tác có văn hóa giữa đôi bên, văn hóa ở chỗ không ai khuynh loát áp đặt ai về chính kiến và nguyên tắc quan trọng bậc nhất là, không  mưu lợi về mọi phương diện từ nhau. Khi biện pháp nghiệp vụ ( của hai phía) phải giở ra thì dứt khoát một bên có vấn đề.

Tôi gọi mối quan hệ có văn hoá, giữa người với người, như trên là quan hệ  thật. Tôi chứng kiến cụ Trương Tấn Sang tới tận nhà thăm vợ chồng Minh Hiền, hồi  còn ở Nguyễn Thông,  khi chị ấy bệnh nặng, nhưng chưa một lần trực tiếp lẫn gián tiếp nghe chị ấy tận dụng mối quan hệ này bao giờ. Vài bạn nữa mà tôi thân ở truyền hình Hà nội, báo Tin tức…cũng có những mối quan hệ tương tự với các cụ nhất nhị phẩm quốc hội chính phủ, tính bền vững của các mối quan hệ thật này rất cao, toàn mười  lăm hai mươi năm đã.

Đối lập với thật ảo. Tôi dùng chữa ảo ở đây không chính xác nhưng  cho nó nhẹ nhàng,  đại để là quen biết thì có bảo kê thì không, nhưng anh lại cố tình đánh lận hai chữ in nghiêng kia để mưu lợi. Cấp thấp thì mưu danh mưu tiền, Huy Đức thêm toan tính chính trị,  thoạt tưởng sẽ thấy hơn người, là vì vậy.

Cũng vì khôn ngoan kiến tạo được vỏ bọc ảo này nên Huy Đức đã đánh lừa được nhiều người trong một thời gian rất dài,  ngay khi làng báo sóng gió nhất thì Osin vẫn vững vàng đi giữa lằn ranh  hai lề phải trái.

Sau vụ PMU 18, có ít nhất 2 bạn khi họ bị kỷ luật rồi tôi mới tá hỏa vì trước đó, tôi cũng như rất nhiều người khác đinh ninh các bạn ấy được bao bọc bởi quyền lực không thể đụng đến. Sự thật hoá ra cũng chỉ là quan hệ ảo. Ngay khi ấy tôi đã hình dung gần như chính xác kết cục nghiệp làm báo của Osin.

Thật tiếc, cái kết cục ấy lại không phải bằng hai chữ: tuẫn đạo.

03 tháng 1 2012

Lực lượng An ninh - Vũ trang Singapore


Những tài liệu cũ viết về Xin-ga-po rất sơ sài và tên gọi hòn đảo này cũng không thống nhất. Theo tài liệu viết bằng tiếng Hoa, Xin-ga-po được gọi là Pu-luo-chung, dịch từ tiếng Mãlai Pulau Ujong có nghĩa là “đảo tận cùng của bán đảo”.

Theo Trường ca Java Negarakretagama, đảo có tên là Temasek, thị trấn Nước. Theo Biên niên sử Mãlai (Sejarah Melayu), Quốc vương xứ Palembang, nay là In-đô-nê-xia, trong một chuyến tuần dương, đã đổ bộ lên hòn đảo này để tránh bão. Bỗng dưng, ông ta nhìn thấy một con vật giống như con sư tử xuất hiện từ dưới biển. Sau khi trở về nước, Quốc vương nọ bèn quyết định thành lập một xứ chư hầu trên đảo và gọi là Singapura, “Thị trấn Sư tử”. Chính vì thế mà từ cuối thế kỷ XIV, hòn đảo này thường được biết đến với cái tên Singapura.

Trong suốt thế kỷ XIV, Xin-ga-po là địa bàn tranh chấp giữa hai vương quốc Xiêm và Palembang. Cuối cùng, Vương quốc Palembang đã giành thắng lợi và kiểm soát toàn bộ bán đảo Mãlai. Tiếp theo đó, Xin-ga-po thuộc Vương quốc Malacca.

Vào giữa thế kỷ XVIII, Anh bắt đầu mở rộng thuộc địa ở Ấn Độ và tăng cường buôn bán với Trung Quốc. Để ngăn chặn bước tiến của Hà Lan ở Đông Ấn Độ và bảo vệ thương hạm của mình, Anh cần có một cảng trung chuyển trong khu vực. Chính vì vậy, họ đã lập thương cảng Penang năm 1786, chiếm toàn bộ vùng Malacca từ tay Hà Lan năm 1795 và thành lập cảng Xin-ga-po năm 1819. Trước đó năm 1818, Ngài Hasting, Toàn quyền Anh xứ Ấn Độ đồng ý ‎để cho Phó Toàn quyền Stamford Raffles lập một trạm buôn bán tại cực nam bán đảo Mãlai. Ngày 29 tháng 01 năm 1819, Raffles đổ bộ lên đảo Xin-ga-po sau khi khảo sát các đảo xung quanh. Tiếp sau đó, ông ta đã k‎ý ‎ hiệp ước sơ bộ với Vương hầu (Temenggong) Abdu’r Rahman để thành lập thương cảng tại đây. Ngày 6 tháng 2 năm 1819, một hiệp ước chính thức đã được k‎ý kết với Quốc vương xứ Johor và Vương hầu Abdu’r Rahman, một người trị vì về pháp lý và một người quản lý thực tế hòn đảo này.

Cho đến đầu thế kỷ XIX, đảo Xin-ga-po vẫn rất hoang vắng. Năm 1819 khi ông Stanford Raffles cập bến sông Xin-ga-po, chỉ có khoảng vài trăm người sinh sống bằng nghề chài lưới dọc theo hai bờ sông. Chỉ sau khi Xin-ga-po trở thành thương cảng tự do và hoạt động buôn bán nhộn nhịp thì dân số trên đảo mới tăng nhanh. Trước hết, người Hoa và người Mãlai di cư từ Malacca đến ; tiếp theo đó là người In-đô-nê-xia đến từ các đảo lân cận và đảo Java. Người dân gốc Ấn Độ đến từ Penang và một số là lính phục vụ dưới quyền của ông Stanford Raffles.

Năm 1824, hai văn bản pháp l‎ý ‎ đã được ký kết và Xin-ga-po chính thức trở thành thuộc địa của Anh. Hiệp ước thứ nhất được k‎ý kết với Hà Lan theo đó Hà Lan không phản đối Anh chiếm toàn bộ Xin-ga-po; Hiệp ước thứ hai với Quốc vương Johor và Vương hầu Abdu’r Rahman, đồng ý nhượng bán toàn bộ hòn đảo cho Anh. Năm 1826, ba vùng đất: Malacca, Penang và Xin-ga-po hợp thành thuộc địa Straits của Anh và năm 1832, Xin-ga-po trở thành thủ phủ của thuộc địa Straits. Từ năm 1854, chính quyền thuộc địa Anh đã cho thành lập ở Xin-ga-po Binh đoàn xạ thủ tình nguyện Xin-ga-po (Xin-ga-po Volunteer Rifle Corps) để phòng vệ vùng lãnh thổ này. Ngày 01 tháng 4 năm 1867, thuộc địa Straits chính thức thuộc Vương quốc Anh dưới quyền Tài phán của Cơ quan Thuộc địa (Colonial Office) ở Luôn Đôn.

Với việc phát minh tầu hơi nước vào giữa những năm 60 thế kỷ XIX và việc khai thông kênh đào Xuyê, Xin-ga-po trở thành thương cảng trung chuyển giữa châu Âu và Đông Á. Tiếp đến, vào những năm 70 của thế kỷ XIX khi các đồn điền cao su phát triển mạnh, Xin-ga-po trở thành trung tâm giao dịch về sản phẩm này. Sự phát triển của thương cảng đã thúc đẩy nhanh việc nhập cư. Từ một hòn đảo chỉ có ngư dân thưa thớt, năm 1860 Xin-ga-po đã có 80.792 dân trong đó người Hoa chiếm 61,9%, người Mãlai 13,5%, người Ấn Độ 16,05% và người thuộc các sắc tộc khác là 8,55%.

Cội nguồn các cơ quan an ninh Xin-ga-po có lẽ bắt đầu từ năm 1919, khi chính quyền thuộc địa Anh lập ra trong cơ quan cảnh sát ở đây Phòng Đặc vụ (Special Branch). Tiếp đó, năm 1922, chính quyền thuộc địa Anh cho xây dựng ở Woodland một căn cứ hải quân và một căn cứ không quân.

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đã chấm dứt quá trình phát triển liên tục của Xin-ga-po trong suốt gần một thế kỷ kể từ năm 1860. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản bắt đầu ném bom hòn đảo này và ngày 15 tháng 2 năm 1942 chiếm đóng toàn bộ đảo, kể từ ngày 10 tháng 2 năm 1942à đổi tên thành "Ánh sáng phương Nam". Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh; ngay sau đó quân Anh đổ bộ lên Xin-ga-po tái thiết lập hệ thống cai trị của mình bằng chế độ quân quản, Xin-ga-po là nơi đặt trụ sở Cơ quan an ninh Mã Lai. Từ đó mãi cho đến giữa năm 1946 Xin-ga-po nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Anh, sau đó mới được giao lại cho Bộ Thuộc địa. Chính sách của Anh đối với Xin-ga-po sau chiến tranh khác với chính sách đối với Malay. Ho dự tính cho Malay tiến tới độc lập nhưng lại quyết định rằng việc cải cách chính trị ở Xin-ga-po cần phải được kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho Xin-ga-po được một chính quyền tự trị rất hạn chế. Có 3 lý do chính về sự khác biệt chính sách này:

- Thứ nhất là việc tiếp tục kiểm soát trực tiếp Xin-ga-po được coi là sống còn đối với quyền lợi thương mại của Anh ở vùng Đông Nam Á.
- Thứ hai: Xin-ga-po là một căn cứ hải quân chiến lược ở Đông Nam Á.
- Thứ ba cộng động người Hoa chiếm đa số ở đây là mối đe dọa cho quyền lợi người Anh, không phải chỉ ở Xin-ga-po mà còn ở cả Malay nữa.

Khi chế độ quân quản chấm dứt vào tháng 3 năm 1946, Xin-ga-po tách khỏi thuộc địa Straits và trở thành thuộc địa riêng trong khi đó Penang và Malacca sát nhập vào Liên hiệp Mãlai (Malayan Union) năm 1946, rồi Liên bang Mãlai (Federation of Malaya) năm 1948. Tháng 7 năm 1947, dưới áp lực của giới thương nhân, Hội đồng Lập pháp và Hành pháp (Executive and Legislative Councils) tách làm đôi. Tháng 3 năm 1948, cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành tại Xin-ga-po để bầu chọn 6 thành viên của Hội đồng Lập pháp. Xin-ga-po được công nhận là một đơn vị hành chính độc lập và tới ngày 23/8 cùng năm, tại đây đã lập ra Cơ quan đặc vụ, được coi là tiền thân của các cơ quan an ninh đương đại ở quốc đảo này. Khi ấy có tới 90% số cảnh sát Xin-ga-po là người Mã Lai. Chính quyền không chấp nhận Hoa kiều vào làm cảnh sát vì sợ các thành viên của Hội Tam Hoàng trà trộn vào.

Sự thành công của Đảng Cộng Sản Malay trong hàng ngũ công nhân ở Xin-ga-po ngay sau những năm hậu chiến càng củng cố thêm cho quan điểm của người Anh cho rằng Xin-ga-po sẽ là cái ổ của Cộng sản Trung Quốc và tầng lớp cai trị của Ấn Độ đều bị khủng hoảng vì chủ nghĩa Cộng Sản đã đe dọa quyền lợi của họ y như đối với quyền lợi của người Anh. Tháng 6 năm 1948, Đảng Cộng sản Mãlai muốn giành chính quyền bằng bạo lực đã tiến hành nổi dậy ở Xin-ga-po và Malay dẫn đến việc tình trạng khẩn cấp đã được ban bố và kéo dài 12 năm tại Ma-lai-xia và Xin-ga-po. Cuộc chiến tranh lạnh nổ ra từ 1947 và sự kiện Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc năm 1949, sức mạnh của những liên đoàn Lao động dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng Sản vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 cùng với cuộc khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Malay được nhìn trong bối cảnh sự tự hào ngày càng lớn của những người Hoa ở hải ngoại về những thành tựu của chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc và phe những người theo chủ nghĩa dân tộc thất bại chạy sang Đài Loan đang cạnh tranh khốc liệt để giành sự ủng hộ của người Hoa ở Hải ngoại. Các mối quan hệ của Quốc Dân Đảng với hội Tam hoàng xuất hiện từ những ngày trước chiến tranh ở Thượng Hải, khi tướng Tưởng Giới Thạch dùng họ để chống phá cộng sản. Bọn họ theo ông ta ra Đài Loan. Mafia Đài Loan đã ra đời và bám rễ. Một lần nữa Xin-ga-po là lại tiền đồn sống còn trong chiến dịch vùng Đông Nam Á càng củng cố quan điểm của Anh cho rằng Xin-ga-po là một nước phản bội theo Cộng sản ở Đông Nam Á. Họ tin rằng một nước Xin-ga-po độc lập sẽ nhanh chóng nằm dưới quyền kiểm soát của Cộng sản và sau đó Xin-ga-po sẽ được dùng làm bàn đạp nhằm phá hoại quyền lợi của phương Tây ở Malay, Indonesia và những nước khác trong vùng Đông Nam Á.

Tới cuối năm 1950, tình hình chính trị nội địa đã buộc chính quyền thuộc địa Anh phải cải cách lại cơ cấu của Cơ quan cảnh sát Xin-ga-po và phá vỡ thế độc quyền của người Mã Lai trong tổ chức này. Để tương ứng với cơ cấu dân tộc trong cư dân Xin-ga-po, chính quyền đã đưa vào Cơ quan cảnh sát Xin-ga-po cả Hoa kiều, người châu Âu mang quốc tịch sở tại và Ấn Độ kiều... Tình trạng khẩn cấp naỳ và luật Nội an của Hội đồng Nội an (Internal Security Council) đã được Lý Quang Diệu khéo léo sử dụng dể bắt giam những người cộng sản trong đảng của ông ta và các đảng phái đối lập để giành độc quyền thống trị về cho mình và đảng Nhân dân Hành động (People’s Action Party- PAP) sau này. Được lãnh đạo bởi Lý Quang Diệu, một luật sư trẻ được tốt nghiệp ở Cambridge, Đảng Nhân dân Hành động là chính đảng của một thành phần nồng cốt mới, được đào tạo ở Anh Quốc và bắt đầu xuất hiện trong thập kỷ 1950. Vốn chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng dân chủ xã hội Âu Châu, Đảng Nhân dân Hành động đã hoạch định cho sự phát triển của Xin-ga-po dựa trên cơ sở một nhà nước hùng mạnh và sự can thiệp vào kinh tế của nhà nước để hình thành một nước Xin-ga-po công nghiệp hóa.

Ngày 22 tháng 9 năm 1951, Xin-ga-po được công nhận là một Thành phố (City). Cuối năm 1953, Chính phủ Anh lập ra một ủy ban dưới sự điều hành của George Rendel để xem xét lại quy chế pháp l‎ý của Xin-ga-po. Những kiến nghị của ủy ban này được Chính phủ Anh chấp thuận và tạo cơ sở cho việc thành lập một Chính phủ tự trị rộng rãi hơn ở Xin-ga-po trong tương lai. Năm 1954, tức là 4 năm trước khi quyết định trao trả quyền tự trị cho mảnh đất này, người Anh cho thành lập Lực lượng vũ trang Xin-ga-po (Xin-ga-po Military Force-SMF) gồm những người bản địa trong thành phần quân thường trực Anh tại Xin-ga-po. Mục đích của người Anh lúc đó là muốn từng bước "bản địa hoá" Lực lượng vũ trang Xin-ga-po, một mặt là để giảm bớt gánh nặng ngân khố quốc gia, mặt khác là nhằm đào tạo họ thành lực lượng hạt nhân cho một quân đội bản địa độc lập sau này.

Khi thành lập vào năm 1954, đảng Nhân dân Hành động là một liên minh chính trị giữa các lãnh đạo công đoàn cánh tả và một nhóm chuyên gia, trí thức tiểu tư sản, gồm Lý Quang Diệu, được đào tạo từ nền giáo dục Anh (British-educated professionals). Liên minh này hoạt động dưới ngọn cờ chung (common banner) là chống thực dân. Nhóm trí thức tiểu tư sản này chịu ảnh hưởng giáo dục của người Anh, họ không nói được tiếng Hoa và họ chỉ là thiểu số trong cộng đồng người Hoa vì thế họ không xâm nhập được giới thợ thuyền người Hoa. Họ cần lôi kéo được quần chúng người Hoa để được phiếu bầu. Trong số chính trị gia nói được tiếng Hoa có Lâm Thanh Tường là người giỏi ăn nói trước quần chúng và lôi cuốn được quần chúng. Những người thuộc giới nghiệp đoàn cần những người nói giỏi tiếng Anh để có thể quan hệ được với người Anh và để làm bình phong cho người Anh thấy đó không phải là phong trào cộng sản. Và sự kết hợp của một nhóm trí thức tiểu sư sản và nhóm chính trị thiên tả hoạt động trong giới nghiệp đoàn của thợ thuyền ra đời.

Lâm Thanh Tường vào năm 1950 bị đuổi học vì tham gia vào một phong trào của những người có tư tưởng chống lại nền thống trị của đế quốc Anh ở Xin-ga-po và bắt đầu tham gia công tác công đoàn với vị trí là một tổ chức viên của Công đoàn những công nhân xe buýt Xin-ga-po và Công đoàn những công nhân nhà máy và cửa hiệu Xin-ga-po. Khả năng nói tiếng Trung lưu loát của ông là một nhân tố quan trọng khiến Lâm Thanh Tường chiếm được cảm tình của đông đảo người dân thuộc cộng đồng Hoa kiều chiếm đa số ở Xin-ga-po. Tất cả những điều này khiến Lý Quang Diệu tuyển ông vào Đảng Nhân dân Hành động vào năm 1954. Danh tiếng của ông nhanh chóng nổi như cồn và ông trở thành lãnh tụ của giới công nhân Hoa kiều, các nghiệp đoàn và sinh viên Xin-ga-po trong thập niên 1950.

Chính quyền tự trị hạn chế của Xin-ga-po được hình thành vào năm 1955. Cuộc bầu cử năm 1955 là cuộc tranh cử tự do đầu tiên trong lịch sử Xin-ga-po. Số người đăng ký đi bỏ phiếu tăng từ 75.000 lên 300.000 người, đặc biệt là người Hoa, vốn trước đây không quan tâm đến chính trị. Mặt trận Lao động (Labour Front) giành được 10 ghế, đảng Nhân dân Hành động được 3 ghế. Lâm Thanh Tường lúc này mới 22 tuổi, đã trúng cử đại biểu Hội đồng Lập pháp với tư cách là đại biểu của Bukit Timah và cùng với Lý Quang Diệu là hai đại diện của Đảng Nhân dân Hành động trong buổi thảo luận về nội dung Hiến pháp Xin-ga-po tổ chức tại Luân Đôn năm 1956.

David Marshall trở thành Bộ trưởng Thứ nhất (Chief Minister) đầu tiên của Xin-ga-po ngày 06 tháng 4 năm 1955 với liên minh chính trị bao gồm Mặt trận Lao động (Labour Front) do Marshall lãnh đạo, Tổ chức Dân tộc Mãlai Thống nhất (The United Malays National Organisation) và Liên hiệp người Hoa Mãlai (Malayan Chinese Association). Trong năm này, Lâm Thanh Tường và người cộng sự thân cận Phương Thủy Song phát động một cuộc đình công của công nhân xe buýt mà về sau phát triển thành một cuộc bạo động của công nhân xe buýt Phúc Lợi. Về sau ông còn tham gia lãnh đạo Cuộc bạo động của sinh viên trung học người Hoa năm 1956 với mức độ còn cao hơn trước. Thủ hiến của Xin-ga-po lúc này là Lâm Hữu Phúc đã đàn áp hết sức tàn bạo các cuộc bạo loạn này; Lâm Thanh Tường cùng nhiều thủ lĩnh cánh tả khác đã bị bắt giam.

Ngày 06 tháng 6 năm 1956, Marshall từ chức sau khi cuộc đàm phán về quyền tự trị đầy đủ của Xin-ga-po tại Luân Đôn bị thất bại. Lim Yew Hock, phó của Marshall kiêm bộ trưởng Lao động trở thành Bộ trưởng Thứ nhất. Tháng 3 năm 1957, cuộc đàm phán về Hiến pháp mới của Xin-ga-po do Lim Yew Hock tiến hành đã diễn ra ở Luân Đôn và kết thúc thành công. Ngày 28 tháng 5 năm 1958, Hiệp định về Hiến Pháp (constitutional Agreement) đã được k‎ý kết tại Luân Đôn. Trước những khó khăn trong việc duy trì hệ thống thuộc địa và vấp phải phong trào đấu tranh của các lực lượng yêu nước Xin-ga-po, năm 1959, Chính phủ Anh buộc phải trao quyền tự trị cho hòn đảo này. Chính phủ tự trị được thành lập tháng 5 năm 1959.

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã được tổ chức nhằm bầu ra 51 thành viên của Quốc hội lập Hiến (Legislative Assembly) Xin-ga-po. Đảng Nhân dân Hành động cần sự giúp đỡ của Lâm Thanh Tường trong kỳ vận động tranh cử đã giúp ông được thả. Đảng PAP giành được 43 ghế chiếm 53,4% phiếu bầu. Lâm Thanh Tường được thả sau khi Đảng Nhân dân Hành động giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên. Ngày 03 tháng 6 năm 1959, Hiến pháp mới công nhận Xin-ga-po là một quốc gia tự trị có hiệu lực và Toàn quyền William Goode trở thành Quốc trưởng đầu tiên. Chính phủ đầu tiên của quốc gia tự trị Xin-ga-po nhậm chức ngày 05 tháng 6 năm 1959 và ông Lý Quang Diệu đảm đương chức vụ Thủ tướng.

Đảng PAP của ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền trong một mặt trận liên minh với những người cộng sản nhằm chống lại thực dân Anh. Nhưng nội bộ PAP lúc đó rất phức tạp và chia thành hai phe. Những người ôn hòa chủ trương một Xin-ga-po thực sự độc lập trong một nước Ma-lai-xia không cộng sản trong khi đó những người thân cộng sản muốn chiếm toàn bộ chính quyền. Tình hình căng thẳng đã nổ ra công khai Lâm Thanh Tường bị nhóm lãnh đạo Đảng Nhân dân Hành động của Lý Quang Diệu trục xuất, và ông cùng những người cùng chí hướng với mình quyết định thành lập một đảng cánh tả riêng mang tên Barisan Sosialis vào ngày 17 tháng 9 năm 1961.

Những năm đầu thập niên 1960, nước Anh đang tìm một phương thức để chấm dứt sự cai trị trực tiếp ở Xin-ga-po nhưng đồng thời vẫn bảo vệ được những lợi ích về chiến lược và thương mại của họ ở đây, áp lực về nền độc lập Xin-ga-po rất nặng nề. Ngoài ra, Anh Quốc còn phải đối mặt với vấn đề của các bang Sabah và Sarawak ở Borneo. Trong thời kỳ của sự phi thực dân hóa, nước Anh cần tìm giải pháp cho những vấn cẫn đề thuộc địa ở Xin-ga-po và Borneo. Ngày 27 tháng 5 năm 1961, Thủ tướng Ma-lai-xia, ông Tunku Abdul Rahman đưa ra một đề nghị hợp tác chặt chẽ về chính trị và kinh tế trong một liên hiệp bao gồm Liên bang Mãlai, Xin-ga-po, Sarawak, North Borneo và Brunei. Những nguyên tắc liên hiệp đã được Tunku Abdul Rahman và Lý Quang Diệu chấp thuận theo đó quốc phòng, ngoại giao và an ninh thuộc chính phủ trung ương còn giáo dục và công ăn việc làm thuộc chính quyền địa phương. Một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại Xin-ga-po và cử tri hoàn toàn ủng hộ kế hoạch liên hiệp này. Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1961 về việc sát nhập Xin-ga-po vào Ma-lai-xia, Lâm Thanh Tường và nhiều bạn chiến đấu của ôn, tông cộng hơn 100 nhân vật hoạt động chính trị cánh tả quan trọng hoặc nổi tiếng bị Hội đồng Nội an do đảng Nhân dân hành động cầm quyền giật dây bắt giam trong cái gọi là chiến dịch Operation Cold Store diễn ra vào ngày 2 tháng 2 năm 1963. Chiến dịch này được thực hiện bởi Hội đồng Nội an mà Ma-lai-xia nắm giữ một lá phiếu quyết định trong hội đồng gồm 7 người (có 3 từ chính phủ Xin-ga-po và 3 là các nhân viên người Anh). Do đó, mặc dù Lý Quang Diệu có mặt trong buổi họp quyết định bắt giữ, ông đã tránh được trách nhiệm của mình trong biến cố này.

Trong khoảng thời gian Xin-ga-po là một bang của Ma-lai-xia, đảng Barisan Sosialis đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử Xin-ga-po năm 1963. Họ là một đối thủ nặng kí của đảng Nhân dân hành động cầm quyền, tuy nhiên cái tai họa Coldstore là một đòn nặng vào Barisan Sosialis. Lý Quang Diệu khẳng định chắc chắn rằng Lâm Thanh Tường đúng là một đảng viên cộng sản, nhưng Lâm luôn luôn phủ định việc này. Ông cho rằng việc dán cái mác Cộng sản lên người mình là cách nhanh nhất và dễ nhất để chính quyền Lý Quang Diệu triệt hạ ông mà không cần phải mắc công đưa ra tòa án xét xử. Trần Bình, lãnh tụ của Đảng Cộng sản Ma-lai-xia chưa bao giờ công nhận Lâm là một đảng viên Cộng sản, Trần Bình cũng khẳng định rằng Đảng Cộng sản Ma-lai-xia chưa bao giờ có ý định khống chế Lâm Thanh Tường và Barisan Sosialis như lâu nay chính quyền Lý Quang Diệu vẫn tố cáo. Tổ chức của Đảng tại Miền Nam Thái Lan cũng chưa bao giờ thực thi ảnh hưởng của mình lên các hoạt động của những người cánh tả Xin-ga-po. Lý Quang Diệu từng cho rằng Lâm Thanh Tường sẽ là một Thủ tướng trong tương lai của Xin-ga-po, tuy nhiên sau đó Lý triệt hạ ông vì rõ ràng, Lâm Thanh Tường là một đối thủ chính trị nặng ký đe dọa đến quyền lực của Lý Quang Diệu, Lâm Thanh Tường lúc ấy là một thần tượng của chủ nghĩa dân tộc trong lòng đông đảo tầng lớp công nhân và sinh viên Xin-ga-po. Uy tín cao của Lâm trong quần chúng nhân dân đã khiến Lý Quang Diệu lo sợ rằng Lâm sẽ thay thế vị trí lãnh đạo của ông ta.

Một tài liệu mật của Anh quốc gần đây mới được công bố xác nhận rằng Lâm Thanh Tường không phải là một đảng viên Cộng sản như chính quyền Lý Quang Diệu gán cho ông suốt bao nhiêu lâu nay [Comet in our Sky: Lim Chin Siong in History Editor: Tan Jing Quee & Jomo K. S. Publisher: Selangor Darul Ehsan (Ma-lai-xia)]. Sau sự kiện này, đảng Barisan Sosialis suy yếu dần và tan rã. Một bộ phận đảng viên gia nhập vào Đảng Công nhân Xin-ga-po hiện nay. Giáo sư Greg Poulgrain của Đại học Griffith nói rằng viên Toàn quyền Anh tại Xin-ga-po cùng với Tổng thư ký của ông ta báo cáo với Luân Đôn rằng cảnh sát không tìm thấy bất cứ bằng chứng gì cho thấy Lâm Thanh Tường là một người cộng sản. Trong thời kỳ ông tham gia chính trường với tư cách là chính trị gia đối lập, người Anh và Thủ hiến Lâm Hữu Phúc, tức những thế lực chống cộng, đã ngầm kích động những thành viên công đoàn và sinh viên trong phong trào của Lâm thực hiện những hành động quá khích. Lý Quang Diệu đã vin vào những vụ như thế này để dán cái mác Cộng sản cho Lâm Thanh Tường và bắt bỏ tù ông để đối phó lại với việc Lâm cùng phần lớn đảng viên Đảng Nhân dân Hành động rút ra khỏi đảng nhằm thành lập Barisan Sosialis. Thế là từ một đồng sáng lập viên và một lãnh đạo của Đảng Nhân dân Hành động, Lâm bị chính những cựu đồng đảng của mình đàn áp và sau đó bị trục xuất sang Anh. Ngày 28 tháng 7 năm 1969 Lâm Thanh Tường được phóng thích nhưng ông bị trục xuất sang Luân Đôn và bị cấm tham gia hoạt động chính trị tại Xin-ga-po. Năm 1979 ông và gia đình trở về cố quốc. Chín năm sau, cựu đảng của ông, Barisan Sosialis, chính thức gia nhập Đảng Công nhân Xin-ga-po.

Ngay sau vụ bắt giữ và đàn áp, PAP tổ chức một cuộc bầu cử đột xuất. Kết quả là Barisan được 33,3% phiếu bầu và dành được 13 ghế, PAP dành được 46,9% phiều bầu và được 37 ghế. Khi quốc hội mới ra tuyên thệ, 3 dân biểu của Barisan đã bị bắt và 2 phải bỏ trốn ra nước ngoài. Tổng thư ký đảng Barisan đã tẩy chay vị trí đại biểu quốc hội của mình. Sau đó, việc 7 dân biểu Barisan còn lại lần lượt từ chức đã cho phép PAP nắm giữ thêm (hoàn toàn) ghế trong quốc hội và từ đó không còn những tiếng nói chính trị đối lập nào nữa.

Việc hình thành nước Ma-lai-xia xem ra giải quyết được mọi vấn đề của nước Anh. Xin-ga-po, Sabah và Sarawak sẽ hợp nhất với Malay để thàn lập quốc gia mới Ma-lai-xia. Những người Hoa chiếm đa số ở Xin-ga-po sẽ bị cân đối bởi Malay và những tộc người bản xứ chiếm đa số ở Malay và các bang của Borneo. Quả là một giải pháp chính trị gọn nhẹ. Những thành phần nồng nốt của Anh Quốc và Xin-ga-po cũng xem đó là sự hoàn tất tình trạng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế vốn đã phát triển hơn từ một trăm năm giữa Malay và Xin-ga-po. Xin-ga-po sẽ giữ quyền kiểm soát một số lĩnh vực trọng yếu, trong đó có giáo dục và giao thông liên lạc, nhằm bù trừ cho tỉ lệ số ghế của họ trong quốc hội của Liên bang Ma-lai-xia đã bị giảm sút ít đi so với tỉ lệ dân số của họ. Malay cảm thấy được sự xoa dịu về sự chiếm ưu thế của người Hoa, trong đó có Đảng Nhân dân Hành động lại củng cố Xin-ga-po một tư thế còn mạnh hơn là một chính quyền tiểu bang.

Năm 1963, người Anh rời khỏi Xin-ga-po và do thị trường nội địa quá nhỏ hẹp, lại thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, ngày 16 tháng 9 năm 1963, Xin-ga-po tự nguyện gia nhập Liên bang Ma-lai-xia. Phòng Đặc vụ Xin-ga-po trở thành một đơn vị trong Cục Đặc vụ Ma-lai-xia. Liên hiệp được thành lập ngày 16 tháng 9 năm 1963, bao gồm Liên bang Mãlai, Xin-ga-po, Sarawak, North Borneo, riêng Brunei không tán thành. In-đô-nê-xia và Phi-lip-pin phản đối việc thành lập Liên hiệp và bản thân Tổng thống Sukarno chống đối quyết liệt cho đến khi Liên hiệp tan rã do những mâu thuẫn nảy sinh giữa giai cấp tư sản người Hoa và những người theo chủ nghĩa Liên bang; đặc biệt, chính sách bảo hộ mậu dịch của Chính phủ Liên bang làm cản trở sự phát triển của Xin-ga-po nên ngày 9 tháng 8 năm 1965, Xin-ga-po tách ra khỏi Liên bang Ma-lai-xia và trở thành “quốc gia độc lập, chủ quyền và dân chủ” nằm trong Khối thịnh vượng Anh.

Về mặt thủ tục thì việc Xin-ga-po tách khỏi Ma-lai-xia là do sự thỏa thuận giữa chính quyền Liên Bang Ma-lai-xia và chính quyền Bang Xin-ga-po. Nhưng về mặt thực tế thì Xin-ga-po bị buộc phải ra riêng. Hai năm của cuộc hôn nhân này là những năm tháng không hạnh phúc. Các nước Malay càng ngày càng lo sợ rằng Xin-ga-po muốn thao túng Ma-lai-xia, và sợ rằng Đảng Nhân dân Hành động đang cố gắng tham gia vào những lực lượng của đảng đối lập của người Hoa đang chiếm đa số ở bán đảo Malay nhằm mục đích chiếm đa số ghế trong quốc hội liên bang. Họ sợ sẽ có sự thay đổi về hiến pháp, từ đó khống chế những đặc quyền lớn của người Malay. Đó là hai năm cực kỳ nhậy cảm, với sự cạnh tranh của các sắc tộc và với nỗi sợ hãi của người Malay rằng đất nước của họ sẽ bị “người ngoại quốc” thôn tính. Bản thân Lý Quang Diệu cũng bị sốc trước việc Xin-ga-po tách khỏi Ma-lai-xia. Với sự khôn ngoan của mình, Xin-ga-po nhận thấy rằng nền kinh tế của họ có mối liên kết rất chặt chẽ với kinh tế của bán đảo Malay, nên sự phồn vinh về kinh tế sẽ tùy thuộc vào mối liên kết này có còn liếp tục hay không. Xin-ga-po e sợ rằng nền kinh tế của họ quá nhỏ bé và dễ bị tổn thương trước thái độ chống lại người Hoa của những người Indonesia và Malay láng giềng.

Từ đây, Xin-ga-po tham gia các tổ chức quốc tế với tư cách quốc gia thành viên đầy đủ:

- Trở thành thành viên Liên hợp quốc ngày 21 tháng 9 năm 1965,
- Tham gia Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth of Nations) ngày 15 tháng 10 năm 1965.

Ngày 22 tháng 12 năm 1965, Xin-ga-po trở thành một nước cộng hòa đầy đủ và ông Yusof bin Ishak trở thành Tổng thống đầu tiên. Phòng Đặc vụ Xin-ga-po lại nằm trong thành phần Bộ Nội vụ và Quốc phòng. Tới ngày 17/2/1966, nó được tổ chức thành Cục An ninh Nội bộ (Internal Security Department). Cũng trong năm thành lập Cục Tình báo quân sự (Department of Military Intelligence, viết tắt là DMI). Về mặt tổ chức, DMI bao gồm Phòng Nghiên cứu (Research Branch) và Phòng An ninh thực địa (Field Security Branch). DMI là một phần của Bộ Tình báo và An ninh (Security and Intelligence Division, viết tắt là SID). Chẳng bao lâu sau DMI được cải tổ cơ cấu và các bộ phận mới được lập ra là Phòng Bản đồ, Phòng Chụp ảnh hàng không và Phòng Đối ngoại với quân đội nước ngoài...

Sau khi tách ra khỏi Ma-lai-xia và trở thành quốc gia độc lập, Xin-ga-po đứng trước hàng loạt khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và quốc phòng. Mặc dù đã được người Anh tích cực xúc tiến xây dựng từ rất sớm, nhưng sau khi tuyên bố độc lập, lực lượng Quân đội Singapre cũng chỉ vẻn vẹn có khoảng 1.000 binh lính và 60 sĩ quan, chia thành 2 trung đoàn bộ binh số 1 và số 2 (SIR I và SIR II). Cả hai trung đoàn này trước năm 1965 đều là các đơn vị trong Quân đội Ma-lai-xia, đồn trú và làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực Xin-ga-po. Sau khi Xin-ga-po tách ra khỏi Ma-lai-xia thành quốc gia độc lập, 2 trung đoàn này tạm thời vẫn nằm trong thành phần của Quân đội Ma-lai-xia và chịu sự điều hành của Ma-lai-xia. Có thể nói, những năm đầu sau khi giành được độc lập, toàn bộ nền quốc phòng của Xin-ga-po vẫn chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ và bảo hộ của Quân đội Anh.

Năm 1967, Anh tuyên bố sẽ rút quân khỏi Xin-ga-po vào 1972, thêm vào đó, tình hình chính trị trong nước ngày càng trở nên rối ren: Các cuộc bạo loạn giữa người Xin-ga-po gốc Hoa và người Ma-lai-xia nổ ra liên tiếp (kể cả trong các doanh trại quân đội); tình trạng phân biệt chủng tộc đang nổi lên gay gắt ở Ma-lai-xia và có nguy cơ lan tràn sang Xin-ga-po, v.v... Nhằm ứng phó kịp thời tình hình, đồng thời bảo vệ vừng chắc nền độc lập của Xin-ga-po trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ Xingapo, đứng đầu là Thủ tướng Lý Quang Diệu đã ban hành sắc lệnh thành lập Lực lượng vũ trang Xin-ga-po. Sau khi cân nhắc tất cả các phương án do Hội đồng chính phủ và những viên chức hàng đầu của ngành cảnh sát và quân đội đề ra, Chính phủ Xin-ga-po cho rằng, Xin-ga-po là một quốc đảo, tài nguyên thiên nhiên, sức người, sức của có hạn, nếu chỉ tập trung xây dựng một quân đội thường trực đủ mạnh, làm công cụ bảo vệ đất nước thì chi phí sẽ rất lớn, vượt quá khả năng cho phép của đất nước. Hơn thế nữa, điều đó sẽ làm cho nhiều người hiểu rằng, công việc bảo vệ đất nước là của nhà binh và sẽ là cơ hội để tâm lý "hảo hán bất đăng binh" (người tốt không đi lính) vốn tồn tại từ lâu trong cộng đồng người Hoa chiếm đa số ở Xin-ga-po có lí do để phát triển. Vì vậy, ngay sau khi sắc lệnh có hiệu lực, Xin-ga-po đã đề ra chiến lược phát triển quốc phòng toàn dân, trên cơ sở lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Công việc đầu tiên trong việc thực thi chiến lược này là xây dựng lại từ đầu Quân đội Xin-ga-po.

Trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng lực lượng quân đội cho riêng mình có khả năng bảo vệ đất nước. Thủ tướng Lý Quang Diệu nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ của Ấn Độ. Tuy nhiên, đáp lại New Delhi chỉ cam kết giúp đỡ về mặt ngoại giao và từ chối viện trợ quân sự. Trong tình thế đó, “thủ tướng Lý Quang Diệu chợt nghĩ tới Israel, một quốc gia Trung Đông có hoàn cảnh địa chính trị giống với Xin-ga-po: bị bao bọc giữa các quốc gia Hồi giáo”. Vào năm 1966, ông đã bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Goh Keng Swee, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng và chỉ thị Goh Keng Swee tìm cách liên lạc với Mordechai Kidron, cựu Đại sứ Israel tại Thái Lan mà ông từng quen biết để đặt vấn đề giúp đỡ quân sự. Chỉ vài ngày sau, Kidron cùng với Hezi Carmet, điệp viên Mossad bí mật đến Xin-ga-po mang theo thông điệp vô cùng có ý nghĩa: Israel đồng ý giúp đỡ Xin-ga-po xây dựng quân đội.

Thiếu tướng Rehavam Ze’evi, Phó chỉ huy Ban chiến dịch đặc biệt thuộc Bộ Quốc phòng Israel được giao chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Ngày 14/9/1965, Ze’evi - người còn được biết đến với mật danh Gandhi – có chuyến thăm bí mật đến Xin-ga-po để thảo luận với ông Lý Quang Diệu và Goh Keng Swee về chương trình trợ giúp quân sự của Israel. Trước khi rời Xin-ga-po, Ze’evi gửi lại cho người Xin-ga-po 2 quyển sách học thuyết quân sự của Israel: sách Nâu liên quan đến học thuyết chiến đấu và sách Xanh nói về việc thành lập Bộ Quốc phòng và Cơ quan tình báo để nghiên cứu và đưa ra quyết định liệu có chấp nhận sự giúp đỡ của Israel hay không. Đầu tháng 10/1965, một phái đoàn quân sự của Xin-ga-po đến Israel đưa ra lời mời chính thức các chuyên gia quân sự Israel đến Xin-ga-po để trực tiếp giúp đỡ nước này xây dựng lực lượng quân đội. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 24/12/1965, một nhóm 6 sĩ quan quân đội Israel và gia đình họ được lệnh xuất phát cho một nhiệm vụ bí mật ở nước ngoài. Đại tá Elazari được Ze’evi cử làm trưởng nhóm.

Đến Xin-ga-po, nhóm chuyên gia Israel, còn được các quan chức Xin-ga-po gọi với mật danh “Người Mexico”, nhanh chóng bắt tay vào thực hiện 3 mục tiêu chính. Trước tiên, phải đào tạo cấp tốc các sĩ quan chỉ huy người Xin-ga-po. Thứ hai, là biên soạn giáo án huấn luyện. Cuối cùng, tổ chức việc huấn luyện trên thao trường sẽ do chính các sĩ quan Xin-ga-po trực tiếp huấn luyện. Việc đầu tiên được tiến hành là lấy lại 2 trung đoàn bộ binh SIR I, SIR II để làm nồng cốt ban đầu cho quân đội Xin-ga-po, tiến hành khôi phục tính đồng nhất về bản sắc quốc gia-dân tộc Xin-ga-po để đảm bảo lòng trung thành của binh lính. Một nhóm 50 người có kinh nghiệm chiến đấu và sẵn sàng trở thành quân nhân chuyên nghiệp được tuyển mộ cho khoá đào tạo sĩ quan đầu tiên, kéo dài 3 tháng. Đến cuối năm 1966, tổng cộng 200 chỉ huy được “tốt nghiệp”. Trước đó, vào tháng 4/1966, căn cứ quân sự đầu tiên của Xin-ga-po đã được xây dựng với sự giúp đỡ của Israel.

Tháng 2 năm 1967, Chính phủ Xin-ga-po đã sửa đổi và thông qua Luật nghĩa vụ quân sự mới. Tháng 5 năm 1967, Xin-ga-po tiến hành chương trình tuyển quân đầu tiên. Chương trình này áp dụng mô hình của Israel, theo đó, độ tuổi nhập ngũ từ 18 đến 24. Sau khi hoàn thành quân dịch, mọi người lính phải sẵn sàng tái nhập ngũ trong vòng 13 năm sau đó trong trường hợp đất nước cần huy động lực lượng dự bị cho đến khi quá 33 tuổi. Trong đợt tuyển quân này, các hội đồng tuyển quân trên toàn quốc đã tuyển được hơn 9.000 nam thanh niên trong độ tuổi. Tháng 8 năm 1967, 900 trong số 9.000 thanh niên trúng tuyển đã được tập trung huấn luyện quân sự. Nhằm giảm bớt định kiến xấu đối với nghề lính, Chính phủ Xin-ga-po đã tổ chức các buổi lễ tiễn đưa tân binh hết sức long trọng tại các trung tâm dân cư. Các nghị sĩ, bộ trưởng và những người đứng đầu cộng đồng đã tới tận nơi để cổ vũ, khuyến khích và tiễn đưa tân binh lên đường, thậm chí họ còn dành một khoảng thời gian nhất định ban đầu để cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt và huấn luyện với binh lính. Với cách làm như vậy cùng với những chính sách phù hợp và nhất quán trong chế độ quân dịch, chỉ trong một thời gian ngắn, Xingapo đã xây dựng được một quân đội tương đối mạnh, đủ sức đảm đương công việc phòng thủ đất nước. Điều quan trong hơn là các chính sách và biện pháp đó đã từng bước xoá được những định kiến không tốt về nghề lính trong đại bộ phận dân chúng Xin-ga-po.

Bên cạnh việc giúp đỡ xây dựng quân đội Xin-ga-po, nhóm cố vấn quân sự Israel cũng không quên “giới thiệu” các loại vũ khí của Israel để trang bị cho SAF. Do được trang bị hết sức thô sơ, Xin-ga-po phải mua sắm ồ ạt khí tài quân sự cho quân đội của mình. Một hiệp định mua vũ khí giữa Xin-ga-po và Israel đã được bí mật ký kết, trong đó Xin-ga-po mua của Israel 72 xe tăng hạng nhẹ AMX-13 của Pháp, 3 máy bay trực thăng Alouette, súng phòng không 40 ly, súng trường bán tự động Uzi. Toàn bộ chi phí mua sắm vũ khí này được lấy từ số tiền viện trợ 50 triệu bảng của chính phủ Anh dành cho Xin-ga-po như là một sự “bồi thường cho sự ra đi vội vã của Quân đội Anh” và khoản tín dụng đặc biệt mà Israel cấp cho Xin-ga-po. Trong hai năm 1968 - 1969, trên cơ sở số vũ khí hạng nặng mua từ Isarel, Xin-ga-po được bước đầu xây dựng được binh chủng thiết giáp với 72 xe tăng AMX 13 và và 170 xe thiết giáp V200.

Bên cạnh việc mua sắm các trang thiết bị hiện đại, Quân đội Xin-ga-po cũng hết sức chú trọng tới việc huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ trong quân đội. Từ cuối năm 1967, đầu 1968, Xin-ga-po bắt đầu cho xây dựng một số trung tâm huấn luyện quân sự cơ bản để huấn luyện tân binh và đào tạo đội ngũ hạ sĩ quan. Ngoài ra, nước này còn đề nghị Anh, Ấn Độ, Israel, ... giúp họ đào tạo một số sĩ quan cho các quân, binh chủng như không quân, hải quân, phòng không, công binh, v.v...

Nhìn chung, sau khi giành được độc lập, Quân đội Xin-ga-po thế hệ đầu tiên đã được định hướng phát triển theo mấy hướng cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, thay thế những trang bị đã quá cũ kỹ và lạc hậu bằng những trang bị vũ khí, khí tài hiện đại.
- Thứ hai, tăng cường huấn luyện quân sự cho quân nhân theo mô hình của các nước phương Tây, đặc biệt là Anh, nhằm nâng cao khả năng tác chiến cho bộ đội; xây dựng lực lượng chính quy từng bước hiện đại hoả theo hướng cơ động, gọn nhẹ, chuyên nghiệp và hiệu quả; xây dựng lực lượng thường trực đủ mạnh làm nòng cốt. Bên cạnh đó, tập trung phát triển lực lượng dự bị (chiếm tới hơn 80% dân sô) nhằm khai thác tối đa khả năng vốn rất có hạn của đất nước vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Thứ ba, mở rộng hợp tác quân sự với các nước, lấy phương châm "hoà bình và thân thiện" với các nước láng giềng và các nước trong khu vực làm nền tảng phòng thủ; tranh thủ tối đa nguồn tiềm lực công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của các nước để hiện đại hoá quân đội. Đặc biệt, chính sách thân Mỹ của Xin-ga-po thời kỳ này đã đem lại cho nước này nhiều lợi ích. Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, Mỹ đã viện trợ cho Xin-ga-po hàng trăm triệu đô la, chỉ tính riêng từ năm 1970 đến năm 1985, Mỹ đầu tư trực tiếp vào Xin-ga-po 7,9 tỉ đô la. Trên lĩnh vực an ninh-quốc phòng, nhờ chính sách thân Mỹ và là căn cứ hậu cần quan trọng của Mỹ, Xin-ga-po đã được Mỹ viện trợ nhiều loại vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu F16, tàu ngầm, tàu hộ tống các loại. Bên cạnh đó, Xin-ga-po còn được Mỹ đầu tư xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại.

Như vậy, với chính sách quân dịch phù hợp, cùng với những khoản đầu tư thích đáng cho phát triển quân đội, chỉ trong gần 10 năm (từ năm 1965 đến năm 1975), Quân đội Xin-ga-po thế hệ thứ nhất đã có một cơ sở tương đối mạnh. Riêng lực lượng lục quân đến năm 1971 đã có tới 17 tiểu đoàn thường trực (16.000 người) và 14 tiểu đoàn dự bị (11.000 người). Ngoài ra còn có các đơn vị biệt kích, pháo binh, một số đơn vị xe tăng, xe thiết giáp, các đơn vị công binh, hậu cần,v.v... Lực lượng không quân và hải quân cũng đã được trang bị các loại vũ khí, khí tài tương đối hiện đại.

Năm 1973, DMI được nâng cấp thành Tổng cục. Ngày 1/9/1976, dưới ảnh hưởng của phương Tây, DMI được chuyển thành G2-MINDEFF và trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Năm 1980, tại Xin-ga-po thành lập Cục Tình báo không quân (Air Intelligence Department) và năm 1982, thành lập Cục Tình báo hải quân (Naval Intelligence Department). Năm 1988, tại Bộ Quốc phòng Xin-ga-po thành lập JID (Tổng cục Tình báo), tập trung các cơ quan tình báo của ba quân binh chủng. G2-MINEFF được đổi tên thành Tình báo Quân đội (G-2 Army)...

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan an ninh Xin-ga-po là đảm bảo an ninh về thông tin (chống lại gián điệp kỹ thuật) trong các công sở và các cơ cấu thương mại của đất nước. Chính vì thế trong hệ thống an ninh Xin-ga-po còn có một cơ quan nữa là Commercial and Industrial Security Corporation (CISCO). Đây là một cơ quan của Bộ Nội vụ. Nhiệm vụ của nó là đảm bảo an ninh thông tin của các cơ quan Nhà nước và các cơ cấu thương mại. CISCO có chi nhánh tại Sri Lanka, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Nam Phi

Xin-ga-po là một nước cộng hòa nghị viện dựa theo mô hình Westminster của Anh. Đến năm 1990, Lý Quang Diệu xuống làm thủ tướng. Sau đó đến ngày 28/08/1993 cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của Xin-ga-po được tiến hành với kết quả là Ong Teng Cheong là người đứng đầu quốc gia. Trước năm 1993, Xin-ga-po theo mô hình thể chế của nước Anh, trong đó thủ tướng là người nắm quyền hành pháp điều hành mọi hoạt động trong nước. Từ 1993 với luật mới của Xin-ga-po tổng thống được bầu ra là người có quyền phủ quyết những vấn đề quốc gia và chỉ định các quan chức trong guồng máy hành chính. Nhiệm kỳ của tổng thống là 6 năm. Một Hội đồng Cố vấn Tổng thống được chỉ định để tư vấn cho tổng thống trong các hoạt động của nhà nước. Đến năm 1999 S.R. Nathan được công nhận là tổng thống vì là người duy nhất đủ tư cách tham gia ứng cử cho nhiệm kỳ này.

Hệ thống chính trị Xin-ga-po hoạt động dựa trên nguyên tắc đa đảng, nhưng gần giống với chế độ dân chủ độc đảng vì kể từ khi giành được độc lập đến nay, Đảng Nhân dân Hành động (People’s Action Party-PAP) liên tục cầm quyền trong khi đó phe đối lập lại quá yếu. Xin-ga-po hiện có 24 đảng đăng k‎ý hoạt động chính thức, nhưng ngoài đảng cầm quyền (PAP) ra thì chỉ có ba đảng là có hoạt động đáng kể. Đó Đảng Lao động (Workers’ Party-WP), Đảng Dân chủ Xin-ga-po (Xin-ga-po Democratic Party-SDP) và Liên minh Dân chủ Xin-ga-po (Xin-ga-po Democratic Alliance-SDA). Chính quyền ở Sịngapore có khuynh hướng cưỡng chế hơn rất nhiều so với chính quyền ở các nước phương Tây. Một số nhà bình luận cho rằng Đảng Nhân dân Hành động đã gây nhiều khó khăn khi chính đảng đối lập có sự thách thức đối với chính quyền của họ. Đôi khi người ta vận dụng Đạo luật Nội an, vốn do người Anh đưa vào đây, để bắt bớ và cầm tù những người bị coi là nguy hiểm cho nhà nước. Nhiều nhà quan sát phương Tây, và cả rất nhiều những người Xin-ga-po, xem chính quyền ở đây là gia trưởng và đôi khi độc đoán nữa.

Đến thập kỷ 1990 Xin-ga-po là quốc gia giàu có nhất trong vùng Đông Nam Á (không kể ngoại lệ của quốc gia nhỏ bé Brunei). Đó là một xã hội đầy những mâu thuẫn. Về nhiều mặt, đó là một đất nước Khổng giáo hiện đại – hầu như gia trưởng, đôi lúc độc đoán và người dân có ý thức rất cao về bổn phận đối với đất nước. Lãnh đạo ở đây là những thành phần tinh hoa đoàn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng về Đảng Nhân dân Hành động. Nhà nước giữ quyền hạn tác động ngay cả vào số lượng người trong gia đình, vào mối quan hệ cá nhân của người dân cũng như cấu trúc của nền kinh tế đất nước. Nhà nước trực tiếp sở hữu hoặc kiểm soát những bộ phận lớn trong nền kinh tế và thông qua một công ty đầu tư của nhà nước có cổ phẩn trong những công ty ở Xin-ga-po cũng như nước ngoài, là nhà vô địch về tự do kinh doanh, rộng cửa đón nhận những công ty đa quốc gia ở nước ngoài và nuôi dưỡng những công ty đa quốc gia của chính họ. Nước này có những thành tích đáng nể trong việc cung cấp nhà ở với giá thấp, sự giáo dục chất lượng cao và dịch vụ y tế rộng rãi cho mọi công dân. Thế nhưng chế độ phúc lợi xã hội ở đây hầu như không tồn tại, vì họ buộc mỗi cá nhân đều phải làm việc tích cực và tự lực cánh sinh. Đã thế, qua những chính sách như Quỹ Dự phòng Trung ương, trong đó người lao động và người sử dụng lao động phải cùng đóng góp 40% lợi tức của họ vào quỹ lương trợ cấp, nhà nước này tạo ra một lượng dự trữ quốc gia rất lớn, cũng may là người lao động có thể mượn tiền trong số họ đã góp vào.

Đó là một đất nước khuyến khích những hoạt động kinh tế năng nổ và đãi ngộ đối với những năng lực và thành tựu cá nhân. Tuy nhiên đó lại là một đất nước vô cùng khắt khe về đạo đức, với sự kiểm soát của nhà nước đối với những phương tiện truyền thông địa phương và sự kiểm duyệt gắt gao đối với phương tiện truyền thông từ nước ngoài. Công chúng ở đây rất quan ngại đối với sự tha hóa đạo đức của lớp trẻ do những ảnh hưởng văn hóa của phương Tây. Nhìn chung, dưới thời Lý Quang Diệu, Xin-ga-po đã phát triển thành một trong những quốc gia sạch đẹp, an toàn và thịnh vượng về kinh tế nhất ở châu Á. Tuy nhiên sự cai trị nghiêm khắc cũng dẫn đến sự phê phán của những người cho rằng sự hưng thịnh của đất nước có được là nhờ vào việc trả giá bằng tự do cá nhân.


Tham khảo từ Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á và một số trang web khác
Communitarian Ideology and Democracy in Xin-ga-po, Beng Huat Chua, London: Routledge, 1995
The Xin-ga-po Story: Memoirs of Lee Kuan Yew. Lee, Kuan Yew, Xin-ga-po 1998
Memoirs of, from Thrid World to First, The Xin-ga-po Story: 1965-2000, Lee Kuan Yew, Xin-ga-po Press holdings, 2000
Lim Chin Siong vs Lee Kuan Yew: The true and shocking history http://singaporedemocrat.org/articlelimchinsionghistory_part1.html

Cuộc chiến tranh tâm lý 20 năm của Mỹ tại Việt Nam

http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosointepol/2011/11/76750.cand

Nhân vật kỳ dị

Edward Lansdale.

Nói đến cuộc chiến tranh tâm lý mà nước Mỹ đã tiến hành trong thời kỳ 1955 - 1975 ở Việt Nam người ta không thể không nhắc đến Edward Lansdale (1908 - 1987).